SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  165
Télécharger pour lire hors ligne
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn
nhân loại. Kinh tế tri thức đang đưa nhân loại tới một
kỷ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những
con đường đi tới tương lai. Mỗi dân tộc chọn cho mình
một con đường để phát triển đất nước. Việt Nam đã chọn
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự
quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tuy nhiên, đất nước
có thực sự phát triển mạnh hay không lại tùy thuộc vào
việc giáo dục và phát triển con người. Đảng, Nhà nước và
Nhân dân Việt Nam giáo dục con người Việt Nam theo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó
làm cơ sở nền tảng cho định hướng phát triển và hình
thành nhân cách con người Việt Nam mới.
Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin về con người, Đảng ta đã đề ra
và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người
Việt Nam toàn diện với tư cách là động lực của sự
nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội. Đó là con người phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần,
trong sáng về đạo đức.
Phát triển con người Việt Nam toàn diện cũng
chính là động lực, là mục tiêu nhân đạo của sự nghiệp
6 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi lẽ, người lao động
nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
thì chất lượng người lao động về trí lực và văn hóa
đạo đức là nhân tố quyết định. Thực tiễn đã chứng
minh rằng, không có nguồn lao động chất lượng cao
thì chúng ta không thể phát triển kinh tế, đưa đất
nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Để tạo đà cho
bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi Việt Nam phải xây
dựng một chính sách phát triển con người bền vững,
có nâng cao dần chất lượng của người lao động.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề con người,
đặc biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới
đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
xuất bản cuốn sách Nhân cách con người Việt Nam
và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình
hội nhập quốc tế hiện nay do TS. Bùi Xuân Dũng
chủ biên.
Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho
việc nghiên cứu về nhân cách và chiến lược phát triển
nguồn nhân lực của Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 6 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
Chương I
TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH
VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ SỰ HÌNH THÀNH
NHÂN CÁCH
I- NHÂN CÁCH VÀ CÁC THÀNH TỐ
HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
1. Những quan điểm về nhân cách
Nhân cách là một khái niệm được đề cập
dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo nghĩa Hán
Việt: Nhân cách được ghép bởi hai từ trong đó:
nhân là người, cách là tính cách. Nhân cách là
tính cách hay bản chất của một người cụ thể nào
đấy. Song dưới góc độ khoa học, việc nghiên cứu
nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa
học xã hội và nhân văn trong nước và ngoài nước
quan tâm với những định nghĩa, lý thuyết, quan
điểm tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam có hai công
trình nghiên cứu chuyên sâu luận bàn về nhân
cách: cuốn Nghiên cứu giá trị nhân cách theo
8 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
phương pháp NEO PI-R cải biên1
do Phạm Minh
Hạc chủ biên, chủ trương xác định những giá trị
cơ bản của nhân cách, chính là tìm ra cái cốt lõi
của nhân cách, có ý nghĩa, có giá trị sống còn đối
với mỗi con người. Trong cuốn Xây dựng nhân
cách văn hóa những bài học kinh nghiệm trong
lịch sử Việt Nam của nhóm tác giả Hoàng Tuấn
Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú,
chủ trương tiếp cận nghiên cứu nhân cách con
người Việt Nam trong một bối cảnh rộng của lịch
đại lẫn đồng đại, từ đó “có thể rút ra những bài
học kinh nghiệm thiết thực cho việc xây dựng
nhân cách văn hóa cho con người Việt Nam hiện
nay”. Công trình nghiên cứu này đã nêu ra định
nghĩa có tính phổ quát về nhân cách: “Nhân cách
là các phẩm chất và năng lực của con người được
biểu hiện và thể hiện trong một hệ thống ứng xử
nhất định đối với thế giới xung quanh và ngay
với chính bản thân mình”2
.
1. Phạm Minh Hạc (chủ biên): Nghiên cứu giá trị
nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007.
2. Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan,
Vũ Anh Tú: Xây dựng nhân cách văn hóa - những bài
học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội, 2012, tr. 300.
9
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
Học giả Đào Duy Anh, tác giả cuốn Hán
Việt từ điển, xuất bản năm 1950 đã giải thích:
Nhân cách: Phẩm cách của con người; cái tính
cách riêng của một người; cái tư cách tự chủ độc
lập của người ta ở trên pháp luật. Cuốn sách
này cũng giải thích: “Tư cách: Thân phận người
ta ở trên xã hội; tài khí và trình độ của người
vừa đúng theo một việc gì, cũng gọi là tư cách”.
Cuốn Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên,
xuất bản năm 1967 cũng giải nghĩa: Nhân cách:
Phẩm chất con người.
Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm
cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc
điểm quy định con người như là một thành viên
của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và
cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên,
nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất
tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới.
Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân
cách. Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc,
cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện
chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng
mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên
Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả
những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều
10 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu
làng xóm, yêu quê hương, đất nước.
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của
một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại
của người đó với những người khác, với tập thể, với
xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong
mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương
lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và
hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn
tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người,
thể hiện những phẩm chất bên trong con người
nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.
Như vậy, nhân cách hiểu theo nghĩa phổ
thông là phẩm cách hay phẩm chất của con
người. Ở đó thể hiện được giá trị đạo đức, giá trị
năng lực và giá trị chung sống đối với xã hội qua
hệ thống ứng xử đối với thế giới xung quanh và
với chính bản thân mình.
2. Các thành tố cơ bản để hình thành
nhân cách
2.1. Yếu tố môi trường
Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên
ngoài các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh
11
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của
con người. Môi trường chia thành 2 loại: Môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội.
2.1.1. Môi trường tự nhiên gắn với yếu tố bẩm
sinh - di truyền có vai trò là cơ sở, tạo tiền đề vật
chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách
Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên
ngoài một con người bằng xương bằng thịt mà
nhân cách của một con người cụ thể sống trong
xã hội cụ thể. Theo sinh vật học hiện đại, di
truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống
bảo đảm sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống
nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và bảo
đảm năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn
cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.
Trong khi đó những đặc điểm giải phẫu sinh
lý của cá thể ngoài những yếu tố do di truyền
tạo nên, còn có những yếu tố riêng tự tạo do sự
vận động và phát triển của cá thể. Những yếu tố
đó đối với con người có ngay từ trong môi trường
bào thai của người mẹ. Chính vì vậy, một cá thể
vừa mang đặc điểm giải phẫu sinh lý của cha mẹ
vừa có những đặc điểm riêng của nó.
Bẩm sinh - di truyền là những đặc điểm giải
phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan
12 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời
đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức
năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường
di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo
và các chức năng của các giác quan và não.
Để hình thành nên nhân cách của con người
thì trước tiên vẫn phải trải qua các yếu tố của
hoàn cảnh tự nhiên, nó như là cái nền vốn có quy
định ít nhiều tính cách của con người.
Mỗi dân tộc sống trên một vùng lãnh thổ
nhất định, có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý:
núi sông, trời biển, mưa gió, cây cỏ, tài nguyên,
môi trường... Những yếu tố này quy định về đặc
điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính
của nghề nghiệp (tức là phương thức hoạt động
của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng
trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy
định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức
độ nhất định. Có thể nói rằng, tâm lý dân tộc
mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua
khâu trung gian là phương thức sống.
Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều
có nguồn gốc điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh
sống tự nhiên. Một số nét tâm lý nào đó của
13
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
bản địa, của nghề nghiệp cũng có thể được hiểu
theo lôgic ấy. Nhân cách như là một thành viên
xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
thông qua những giá trị vật chất và tinh thần,
qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa
phương, của nghề nghiệp - những cái vốn có liên
hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức
sống của chính bản thân nó.
2.1.2 Môi trường xã hội có vai trò quan trọng
trong sự phát triển tâm lý nhân cách
Con người mang một bản chất xã hội nhất
định; bản chất ấy có cơ sở vật chất - sinh học của
nó, bởi con người trước hết là một thực thể sinh
vật. Nhân cách của nó không tách rời mà trái
lại gắn liền với những cội rễ của di truyền sinh
vật mà nó thừa hưởng từ những thế hệ trước để
lại. Song, trong sự hình thành bản chất xã hội
của từng cá thể, cá nhân thì tính ưu trội và vai
trò quyết định lại thuộc về cơ sở xã hội - lịch sử
và văn hóa, thuộc về thực thể xã hội. Con người
mang bản chất xã hội và hình thành nhân cách
của mình từ sự tổng hoà các quan hệ xã hội, từ
hoàn cảnh xã hội mà trong đó nó tồn tại, nó
thực hiện hoạt động sống của mình. C. Mác
14 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
đã vạch ra những luận đề nổi tiếng về những
đặc trưng xã hội và quy luật xã hội tác động tới
sự hình thành bản chất người, nhân cách người.
Đó là:
Nếu không có sự tiếp xúc, trao đổi với người
xung quanh hoặc trong một xã hội quá đơn điệu
thì cơ thể sẽ lớn lên và phát triển trong trạng
thái của động vật hoặc sẽ nghèo nàn về tâm
lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sĩ Sing
(người Ấn Độ) có kể về trường hợp cô Kamala
được chó sói nuôi trong rừng từ nhỏ. Khi được
đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường,
cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và
đôi khi sủa lên như tiếng chó sói. Cô đi bằng 2
chi nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng 4 chi khá
nhanh. Người ta dạy Kamala tập nói trong 4
năm nhưng cô chỉ nói được 2 từ. Cô không thể
thành con người thực sự. Đến năm 18 tuổi thì
cô qua đời. Sự thực đó đã khẳng định tính đúng
đắn trong nhận xét của C. Mác: “Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hòa những quan hệ xã hội”1
hay “hoàn cảnh đã
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 3, tr. 11.
15
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con
người đã sang tạo ra hoàn cảnh”1
.
Như vậy, nhân cách là một sản phẩm của
xã hội. Đứa trẻ muốn có nhân cách phải có sự
tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh
nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào
cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại.
2.1.3. Yếu tố giáo dục - thông qua giáo dục
nhân cách được hình thành và phát triển một
cách đúng đắn, có hệ thống
Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách con người.
Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước
vạch đường cho nhân cách, do vậy nếu được
giáo dục tốt ngay từ trong nhà trường sẽ giúp
cho thế hệ trẻ có những định hướng giá trị
nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ
hành vi hợp lý.
Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể
đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Giáo
dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển
1. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên): Giáo trình tâm
lý học đại cương, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008.
16 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
nhân cách. Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên
trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ,
hứng thú và nó phù hợp với quy luật phát triển
bên trong của cá nhân. Thực tế, sự phát triển
nhân cách của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách
tốt đẹp trong những điều kiện của việc giáo dục.
Điều này được chứng minh bằng cả lịch sử phát
triển của loài người: Trên thế giới chưa từng có
nhà bác học, danh nhân, thiên tài nào lại chưa hề
qua giáo dục của nhà trường cả. Giáo dục giữ vai
trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò
của giáo dục. Giáo dục không phải là vạn năng,
bởi vì giáo dục cũng chỉ vạch ra phương hướng
cho sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và
phát triển theo hướng đó.
Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con
người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặt khác
hình thành trong nhân cách học những phẩm
chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát
triển xã hội.
Sự phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo
dục cũng như sự thống nhất giữa mục tiêu và
17
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
phương pháp giáo dục trở nên hết sức cần thiết.
Nó tạo ra những tác động tích cực cùng chiều
tới sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ.
Muốn vậy, phải khai thác tối đa sức mạnh của
giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, truyền
thống cách mạng; kết hợp giáo dục khoa học
để rèn luyện phương pháp tư duy sáng tạo
và phát triển trí tuệ với giáo dục đạo đức và
trau dồi sự tinh tế trong cảm thụ nghệ thuật,
nâng cao khiếu thẩm mỹ để làm phong phú
thế giới tinh thần của họ. Đó là những lực đẩy
cần thiết giúp con người phát triển và hoàn
thiện nhân cách. Nó còn cần thiết để thức tỉnh
những người đã bị lệch lạc về nhân cách, thậm
chí đánh mất nhân cách của mình mà trong
hoàn cảnh và ở thời điểm nào đó, họ có thể
hoàn lương và hướng thiện.
Bên cạnh đó, giáo dục có tầm quan trọng
đặc biệt đối với những người khuyết tật, nó có
thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây
ra cho con người. Giáo dục còn có thể uốn nắn
những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó
phát triển theo chiều hướng mong muốn của
xã hội.
18 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do
khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem lại cho
con người như trường hợp của thầy giáo Nguyễn
Ngọc Ký tuy không còn đôi tay nhưng vẫn trở
thành giáo viên, hay như nghệ sĩ ghi ta tài năng
Văn Vượng bị mù từ bé nhưng nhờ có phương
pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng
âm nhạc... Đây là cơ sở để tổ chức các trường
dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi. Ngoài
ra giáo dục còn giúp các em có tư chất tốt phát
triển, như các trường năng khiếu, trường đào
tạo chất lượng cao... Giáo dục là sự tác động có
mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực
hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. Giáo
dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang
lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm
sinh - di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh
không thể có được.
2.1.4. Hoạt động thực tiễn là nhân tố tác
động quan trọng tới sự phát triển nhân cách mỗi
cá nhân trong xã hội
Con đường tác động có mục đích, tự giác của
xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ trở nên
19
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học
sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những
tác động đó nhằm phát triển tâm lý, hình thành
nhân cách. Bởi vậy, hoạt động thực tiễn của mỗi
cá nhân mới là nhân tố tác động quyết định trực
tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với
quy luật về sự tự vận động, về động lực bên trong
của sự phát triển nói chung. Chừng nào cá nhân
nhận thức được ý nghĩa của hoạt động cá nhân
trong sự phát triển, hoàn thiện bản thân mình
thì hoạt động của cá nhân sẽ trở thành hoạt động
tự giác giáo dục. Hoạt động thực tiễn của chính
bản thân mỗi cá nhân sẽ để lại dấu ấn của mình
lên chính bản thân con người. Tâm lý không chỉ
được thể hiện mà còn được hình thành trong
hoạt động thực tiễn.
Thông qua hoạt động thực tiễn của mỗi người để
cải tạo môi trường xã hội cũng là nhân tố tác động
quan trọng tới sự phát triển nhân cách của chính
họ. Tính xã hội là một trong những đặc trưng cơ
bản nhất trong các hoạt động thực tiễn của con
người. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con
người phải trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ,
20 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
phải sử dụng một khối lượng lớn văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần của nhân loại. Trong các hoạt
động của mình, con người cần thiết phải hợp tác
với những người xung quanh. Họ phải tồn tại và
phát triển trong các mối quan hệ xã hội, nếu tách
khỏi các mối quan hệ đó con người không bao giờ
có thể phát triển được. Trong quá trình ấy, mỗi cá
nhân phản ứng trước sự tác động của môi trường
xã hội một cách khác nhau, thể hiện trong bản
thân mình nét này hoặc nét khác của môi trường
xã hội tạo nên sự phong phú, đa dạng của nhân
cách con người. Có thể nói, thông qua hoạt động
thực tiễn, con người biểu hiện các năng lực và
phẩm chất nhân cách của mình.
Chính quá trình tự giáo dục nhân cách của
con người được hình thành: con người trở lên can
đảm, quả quyết, cứng rắn... Hãy quan sát những
người xung quanh, bạn sẽ thấy hoạt động nghề
nghiệp làm thay đổi vẻ ngoài và thế giới tinh thần
của họ như thế nào? Đồng thời, qua cách cư xử, lời
ăn tiếng nói... của họ, ta cũng biết họ làm nghề
gì. Chúng ta đã biết, thông qua hoạt động, lao
động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt
động của con người là hoạt động có mục đích,
21
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng
những thao tác nhất định với những công cụ nhất
định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động có những yêu cầu
nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất
tâm lý nhất định. Qua đó, nhân cách được hình
thành và phát triển. Như vậy, giáo dục không thể
tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện
nhân cách ở mỗi cá nhân.
2.1.4. Nhân cách cá nhân - là khả năng tự
ý thức, tự điều chỉnh của mỗi người làm cho ta
khác người khác
Nếu con người là sản phẩm của hoàn cảnh
thì vấn đề là ở chỗ, phải tạo ra hoàn cảnh có tính
người. Đó là nhân tính, là những sức mạnh (lực
lượng) bản chất người của con người. Đó là con
đường phát triển theo xu hướng nhân đạo hóa
hoàn cảnh để hình thành nên nhân cách mỗi
người với tư cách là nhân cách chung của xã hội.
Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành
trong các mối liên hệ xã hội, trong các quan hệ
liên nhân cách. Song mỗi cá nhân là một chủ
thể mang nhân cách của mình, đồng thời là đối
tượng; khách thể được đánh giá về nhân cách bởi
một chủ thể khác, bởi cộng đồng xã hội.
22 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
Nhân cách được biểu thị qua cách sống,
cách ứng xử văn hóa, tập luyện hành vi, thói
quen tốt cho từng cá nhân theo những chuẩn
mà xã hội đó đề ra. Từ đó làm cho từng cá
nhân nảy nở và phát triển nhân cách đẹp để
tạo nên những thuộc tính giá trị cho cộng đồng
và cộng đồng cảm thấy những nhân cách đó
cần được phát huy và hòa hợp với cộng đồng.
Đó là sự hòa hợp giữa nhân cách cá nhân và
nhân cách xã hội trong một hoàn cảnh lịch sử
cụ thể nhất định.
Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng
mực mà con người tác động cải biến trở lại đối
với hoàn cảnh. Con vật là một tồn tại bản năng
trong khi con người là một thực thể xã hội có
hoạt động sống sáng tạo dựa trên tiền đề tồn tại.
Sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự
phong phú của những mối liên hệ, những quan
hệ xã hội của nó. Con người trở thành thực thể
và chủ thể xã hội bằng hoạt động của nó từ cá thể
đến loài, từ bản chất loài, tộc loại tiến đến bản
chất xã hội. Đó là cả lịch sử của nó - lịch sử sáng
tạo ra một tự nhiên thứ hai như là sáng tạo ra
tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Con người
23
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
sáng tạo ra xã hội con người theo quy luật của xã
hội. Điều đó chứng tỏ rằng, con người sáng tạo ra
nhân cách xã hội và nhân cách cá nhân trong xã
hội lại sáng tạo ra con người ở phương diện làm
cho con người hoàn thiện, hoàn mỹ.
Nhân cách cá nhân là nhân cách của từng
người, trong tính cá thể sinh động của nó, trong
sự tự biểu hiện và tự khẳng định chất lượng
phát triển người của nó với tư cách một cá nhân,
một chủ thể mang nhân cách. Đây là sự phát
triển đặc trưng của cái riêng, của từng cái riêng
một trong mối liên hệ mật thiết về bản chất với
cái chung. Mỗi cái riêng đó là một con người cá
thể, cá nhân mà nhân cách của nó phản ánh
nhân cách xã hội, là sản phẩm của sự phát triển
xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định.
Mỗi một cái tôi nhân cách đều mang dấu ấn của
nhân cách xã hội, chịu ảnh hưởng và tác động
của hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống, truyền
thống lịch sử, văn hóa cũng như trình độ và
tính chất phát triển của xã hội đương thời.
Cái chung của nhân cách xã hội chi phối
nhân cách cá nhân thông qua hệ giá trị và chuẩn
mực của nó, biểu hiện thành thế giới quan và
24 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
nhân sinh quan, thành tư tưởng và đạo đức, tình
cảm và niềm tin, thành hành vi trong hoạt động
và ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội.
Do đó, mỗi cá nhân mang cái tôi nhân cách như
một hình ảnh thu nhỏ của nhân cách xã hội.
Đời sống hiện thực, hằng ngày của nó diễn ra
trong môi trường xã hội, giữa những người khác,
trong công việc, trong giao tiếp và ứng xử. Môi
trường xã hội, hoạt động của con người và những
quan hệ xã hội của nó là những nhân tố trực tiếp
nhất tham gia vào sự hình thành và thực hiện
nhân cách của mỗi cá nhân. Tính hiện thực này
của nhân cách xác định hình thức biểu hiện của
nhân cách ở lẽ sống, lối sống và nếp sống. Lẽ
sống biểu đạt một quan niệm sống, một thái độ
lựa chọn và định hướng giá trị cuộc sống của bản
thân, chứa đựng trong đó cả mục đích, động cơ,
nhu cầu và lý tưởng xã hội mà cá nhân hướng
tới. Nó đo lường trình độ trưởng thành xã hội
của cá nhân về mặt nhận thức, lý trí, tình cảm...
ý thức và tự ý thức về mình - cải tạo thành bản
ngã, hay ý thức về cái tôi cá thể và chủ thể, trước
hết được định hình ở lẽ sống. Nó như một triết lý
về con người và cuộc sống.
25
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
II- CÁC QUAN ĐIỂM VỀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
CỦA CON NGƯỜI
1. Sự hình thành nhân cách theo quan
điểm phương Đông
Từ thời cổ đại, các nhà triết học phương
Đông đều đã tìm cách lý giải vấn đề bản chất
con người, về yếu tố quyết định hình thành nhân
cách con người và mối quan hệ giữa con người với
thế giới xung quanh.
Nho gia thể hiện quan điểm về hình thành
nhân cách của con người thông qua học thuyết
“chính danh” - mỗi người trong xã hội đều mang
một danh nhất định, tuỳ vào mối quan hệ mà
trong xã hội có vô số các cặp danh khác nhau,
tương ứng với từng danh, từng cặp danh là một
hệ thống những yêu cầu mà con người phải thực
hiện. Học thuyết chính danh là cách con người
thể hiện nhân cách của mình thông qua các mối
quan hệ đó và cũng là cách giáo dục nhân cách
con người theo yêu cầu chung nhất và cũng là
những yêu cầu cơ bản nhất của danh “người”
(nhân) là ngũ thường, gồm nhân, nghĩa, lễ, trí,
tín; trong đó nhân là gốc và lễ là phương tiện
26 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
để thực hiện và thể hiện nhân. Khái niệm nhân
là hạt nhân trong triết học Khổng Tử, trung
tâm của học thuyết Khổng Tử. Trong Luận ngữ,
Khổng Tử có 58 chỗ đề cập quan niệm chữ nhân
với 105 chữ, nhưng không chỗ nào giống nhau
cả. Khi Nhan Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử,
hỏi ông về nhân, Khổng Tử đáp: “Khắc phục ham
muốn của mình, nói và làm phù hợp với lễ. Một
ngày làm được như thế người trong thiên hạ sẽ
cùng về đức nhân. Thực hiện đức nhân hoàn toàn
ở mình, không lẽ dựa vào người khác hay sao?”1
.
Nhan Uyên hỏi chi tiết điều mục chữ nhân,
Khổng Tử giải thích: “Cái gì không hợp lễ thì
mắt đừng nhìn, cái gì không hợp lễ thì tai đừng
nghe, cái gì không hợp lễ thì miệng đừng nói, cái
gì không hợp lễ thì thân đừng làm”2
. Theo ông,
người có nhân là người làm được năm điều trong
thiên hạ: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Nhân còn
là biết “yêu người” và biết “ghét người”. Người có
đức nhân, phải là người “Trước làm những điều
khó, sau đó mới nghĩ tới thu hoạch kết quả”3
.
1, 2, 3. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm
Đại Viện, Lưu Phong (chú dịch) - Trần Trọng Sâm, Kiều
Bách Vũ Thuận (biên dịch): Tứ thư, Nxb. Hội Nhà văn,
Hà Nội, 2006, tr. 342, 342, 223.
27
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
Người có đức nhân không xa rời “nhân” dù chỉ
trước sau một bữa ăn, vì nhân đâu phải xa, bởi
bản tính của con người là thiện. Nhưng vì con
người quen thói đời, mê vật dục, nên thấy nhân
xa mình đó thôi: “Không lẽ điều nhân xa chúng
ta như vậy? Ta nghĩ muốn đạt được điều nhân thì
điều nhân sẽ đến”1
. Nho gia xây dựng mẫu người
quân tử, là hình tượng con người sống theo đạo
nhân, nghĩa, lễ, trí, dũng, cuộc sống của họ là cuộc
sống tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ để
giúp đời. Nho gia cho rằng, nhân cách con người
là do thiên mệnh chi phối và quyết định, “đức
nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặc
biệt là người quân tử. Nhân là trung thứ, thương
người, hết lòng với người khác. Bản tính này được
bộc lộ “tiềm ẩn” trong các quan hệ xã hội giữa
người với người. Cốt lõi của nó là “trung thứ”.
Khổng Tử nói: “Đạo ta là một lẽ mà thông suốt tất
cả chỉ gom vào một chữ trung thứ”; “Chuẩn tắc
trung thứ rất gần đạo, không trái đạo. Phàm cái
gì làm cho mình mà mình không thích thì cũng
đừng đem áp dụng vào người khác”2
. Điều đó
1, 2. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại
Viện, Lưu Phong (chú dịch) - Trần Trọng Sâm, Kiều
Bách Vũ Thuận (biên dịch): Tứ thư, Sđd, tr. 253, 169.
28 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
có nghĩa là, mình muốn đứng vững, mình muốn
công việc của mình thành đạt thì cũng làm cho
công việc của người khác thành đạt. Con người
phải hết lòng, hết dạ, thành tâm, thành ý sống
theo nguyên tắc ấy. Ở đây, “Trung” không chỉ
yêu người (ái nhân), mà còn phải giúp đỡ, tạo
lập cho người thành đạt. “Thứ” là suy mình ra
người, cái gì không có lợi cho mình, mình không
muốn, mình ghét thì đừng đem cái đó cho người
khác. Qua đây ta thấy, quan niệm “trung thứ”
biểu hiện tính nhân văn sâu sắc, một lẽ sống,
sống sao cho ra người. Vì thế, nhân là đức tính
hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người. Đó
là đạo làm người mà cốt lõi là vừa yêu thương,
vừa phải giúp đỡ lẫn nhau để tạo dựng cuộc sống
cộng đồng hòa bình, hạnh phúc.
Nhân của Nho giáo còn gồm nhiều tiêu chuẩn
khác nữa như: trung, hiếu, cung, kính, khoan,
hòa, cần, mẫn, chính đáng, thật thà, khiêm tốn,
dũng cảm, học gắn với hành, tự trách mình hơn
trách người, thận trọng, biết yêu người đáng
yêu, biết ghét người đáng ghét. Giết một người
để cứu muôn người là nhân. Do quan niệm về
nhân bao quát nhiều tiêu chuẩn đạo đức như vậy,
29
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
nên người thiếu những tiêu chuẩn đó không phải
là người có nhân thật sự.
Tuy nhiên, trong việc giáo dục đức nhân
cho con người, Khổng Tử chủ trương “hữu giáo
vô loại”. Quan điểm này là tiến bộ, làm phong
phú thêm kho tàng giáo dục đạo đức cho nhân
loại. Đứng ở phương diện này, ông không chỉ là
nhà lý luận, mà còn là nhà giáo dục lớn. Nhưng
mặt khác, vì hạn chế của hoàn cảnh lịch sử và
sự ràng buộc của lợi ích giai cấp, ông lại khẳng
định rằng, đức nhân chỉ có thể có được ở người
quân tử, Khổng Tử luôn luôn phân biệt rõ sự đối
lập giữa hai hạng người trong xã hội: quân tử và
tiểu nhân. “Người nhân dùng của cải của mình
để hoàn thiện phẩm đức. Kẻ bất nhân dùng sinh
mệnh của mình để vơ vét của cải”1
. Ông khẳng
định rằng: “Người quân tử chẳng may lỡ làm việc
bất nhân là có. Nhưng chưa có kẻ tiểu nhân nào
mà làm được một việc có nhân”2
. Đây là điểm
hạn chế lớn về thế giới quan cũng như nhân sinh
quan của Khổng Tử.
1, 2. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại
Viện, Lưu Phong (chú dịch) - Trần Trọng Sâm, Kiều
Bách Vũ Thuận (biên dịch): Tứ thư, Sđd, tr. 53, 397.
30 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
Pháp gia cho rằng bản tính con người là ác,
vì con người sinh ra đã có lòng tham, có sự đố kỵ
ganh ghét lẫn nhau. Bởi người theo Hàn Phi Tử -
học trò của Tuân Tử, quan niệm “tính con người
ta vốn ác”1
của Tuân Tử và bổ sung, phát triển
nó bằng những nội dung mới. Những nội dung
về vấn đề con người trong triết thuyết của ông
khá “tàn nhẫn” và thể hiện một sự “công phá”
từ bên trong khi ông nhận ra bản chất đích thực
của con người lại thường bị che giấu bởi những
giá trị “không thật”. Ông chấp nhận con người
với đầy đủ bản năng sinh tồn để đấu tranh cho
sự tồn tại của chính bản thân mình như một lẽ
tự nhiên. Với xuất phát điểm đó, Hàn Phi Tử đã
đi thẳng vào khía cạnh lợi ích cá nhân - chủ yếu
là lợi ích về mặt vật chất, để khẳng định cơ sở sự
tồn tại của con người và bản tính vốn hám lợi, sợ
hãi của mọi cá thể. Bản chất này được bộc lộ qua
vô số các hiện tượng khác nhau như: người đóng
quan tài thì mong cho người ta chết, người làm cỗ
xe thì mong cho người ta được sang, thầy thuốc
thì mong người ta bị bệnh nhiều, trong quan hệ
1. Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi: Tuân Tử, Nxb.
Văn hóa, Hà Nội, 1994, tr. 50.
31
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
vua tôi: “làm hại đến thân mình mà có lợi cho
nước, bầy tôi không làm... tình cảm của bề tôi là
không thấy cái lợi ở chỗ mình bị thiệt hại”1
. Cho
nên với Hàn Phi Tử, các quan hệ giữa người với
người đều bị quyết định bởi cái lợi ích thiết thân.
Cái lợi ở đâu thì người ta theo đó mà làm, cái hại
đến thân ở đâu thì người ta theo đó mà tránh,
mọi giá trị nhân, nghĩa đều chỉ là giả dối.
Thẳng thắn nhìn vào con người với tư cách
là một sinh vật mang bản chất hám lợi và ích
kỷ, Hàn Phi Tử chấp nhận sự tồn tại phổ biến
của dạng người này một cách tự nhiên như nó
vốn tồn tại, một sản phẩm tất yếu của quá trình
phát triển. Theo ông, đã có thời kỳ lịch sử con
người không đặt cái lợi ích lên hàng đầu đó là
thời thượng cổ. Lúc đó “đàn ông không cày vì các
sản phẩm của cây, cỏ đủ để ăn; đàn bà không dệt
vì da của chim muông đủ để mặc; không phải
vất vả mà việc nuôi dưỡng có đủ, số người thì
ít mà tài sản thì có thừa. Vì vậy cho nên nhân
dân không phải tranh giành. Bởi vậy không cần
thưởng hậu, không phải dùng hình phạt nặng
1. Phan Ngọc (dịch): Hàn Phi Tử, Nxb. Văn học,
Hà Nội, 2005, tr. 167.
32 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
mà nhân dân tự nhiên trị an”1
. Nhưng về sau,
khi con người đông lên, của cải ít đi, mặc dù đã
cố gắng vất vả làm việc nhưng họ vẫn không
đủ sống. Lúc này xã hội bắt đầu nảy sinh tranh
giành của cải, cướp bóc lẫn nhau và xã hội vì thế
mà loạn. Ông đã giải thích mâu thuẫn xã hội bắt
đầu từ lợi ích kinh tế trên cơ sở phân tích sự biến
đổi của điều kiện dân số, tình trạng dân cư, trình
độ của công cụ lao động... Có thể thấy, khi khẳng
định ảnh hưởng mang tính quyết định của yếu tố
kinh tế đối với mỗi cá nhân và từng xã hội, Hàn
Phi Tử thực sự đã động chạm đến gốc rễ của vấn
đề, cái gốc rễ mà nhiều người đương thời phải che
đậy, không dám thẳng thắn thừa nhận nó. Cao
hơn, Hàn Phi Tử còn nhận ra tác dụng hai chiều
của yếu tố kinh tế đối với con người. Một mặt,
cái lợi là yếu tố căn bản thúc đẩy con người hành
động tranh giành của cải và là nguyên nhân gây
ra mâu thuẫn, nhưng mặt khác, nó cũng là yếu
tố liên kết con người với nhau. Theo đó, hành
động vì cái lợi là lẽ bình thường chỉ cần đặt cái
lợi riêng trong cái lợi chung, không vì cái lợi riêng
mà đi ngược lại cái lợi chung. Đây là tư tưởng biện
1. Phan Ngọc (dịch): Hàn Phi Tử, Sđd, tr. 540.
33
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
chứng khá sâu sắc của Hàn Phi Tử. Ông đã đánh
giá xã hội đương thời và phê phán chế độ quân
chủ một cách sắc bén và thẳng thắn. Như một
bản cáo trạng đối với chế độ quân chủ, trong hệ
thống triết học - chính trị của Hàn Phi Tử, mỗi
con người, với tư cách là cá nhân đều bị lột trần
cái vỏ bọc bề ngoài để hiện ra với nguyên nghĩa
cá thể cần những giá trị căn bản bên trong như
nhau để tồn tại. Bản chất hám danh, hám lợi ấy
của con người, đối với Hàn Phi Tử là cái không
thể che giấu, sửa đổi nhưng nếu biết sử dụng nó
cho hợp lý trong các mối quan hệ giữa người với
người thì nó đem lại hiệu quả nhất định. Do vậy,
cần phải giáo dục nhân cách của họ bằng pháp,
thế, thuật để họ biết sợ mà qua đó nhân cách con
người được thay đổi. Trong khi xác nhận những
yếu tố hợp lý, đúng đắn của các quan điểm pháp,
thế, thuật, Hàn Phi Tử cũng chỉ ra những hạn
chế cụ thể của họ. Phê phán quan điểm phiến
diện của cả ba phái, ông đã nêu rõ tính tất yếu
phải hợp nhất chúng lại vì theo ông chúng có mối
liên hệ mật thiết với nhau trong sự thống nhất
không thể tách rời. Trước đây, Thân Bất Hại mới
chỉ dừng lại ở việc lý giải thuật là gì và nhấn mạnh
34 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
yêu cầu nhà vua cần phải sử dụng thuật để trị
nước. Tiếp thu tư tưởng của Thân Bất Hại, Hàn
Phi Tử đã chỉ rõ nhà vua cần phải sử dụng thuật
như thế nào và có những thuật gì. Ông đã đi vào
ngõ ngách của từng vấn đề để phân tích cho nhà
vua thấy sự cần thiết phải có thuật và đề xuất
một loạt các biện pháp để bổ sung tư tưởng đó,
như: thuyết “hình danh”, hệ thống các thủ đoạn
thống trị trong việc bổ nhiệm, miễn trừ, soát xét,
thưởng phạt quan lại... Ông đã kế thừa, phát
triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, tạo cho “thuật” có
một nội dung mới, phong phú, hoàn chỉnh và sắc
thái riêng. Từ Thân Bất Hại đi lên, nhưng Hàn
Phi Tử đã vượt lên người đi trước về phương diện
thủ thuật chính trị. Tư tưởng về “thế” do Thận
Đáo xác lập được Hàn Phi tiếp thu và làm phong
phú, sâu sắc hơn với những dẫn chứng lịch sử
và so sánh trong thực tiễn xã hội. Trên cơ sở gắn
thế với vai trò người đứng đầu của một quốc gia,
quyền lực chính trị của nhà cầm quyền; Do đó,
“thế” qua sự trình bày của Hàn Phi Tử có nội
dung đầy đủ và rõ nét hơn, trở thành một yếu tố
không thể thiếu được trong phương pháp trị nước
của pháp gia. Bên cạnh đó, những quan điểm
35
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
đề cao vai trò của pháp luật, chủ trương “thời
biến, pháp biến”, giữ “tín” và coi trọng thưởng
phạt trong thi hành pháp luật của Thương Ưởng
đã được Hàn Phi Tử tiếp thu, phát triển thành
một hệ thống quan điểm, nguyên tắc tương đối
hoàn chỉnh, chặt chẽ, giá trị lâu dài và trở thành
đỉnh cao của lý luận pháp luật phương Đông cổ
đại. Là tập đại thành của học thuyết pháp trị, tư
tưởng của các pháp gia đi trước trở thành tiền
đề tư tưởng, chất liệu và nền tảng quan trọng để
Hàn Phi Tử kế thừa, nâng lên một trình độ mới
và phát triển thành học thuyết pháp trị.
Đạo gia cho rằng, con người sinh ra từ “Đạo”
vì vậy con người phải sống “vô vi” theo lẽ tự nhiên
thuần phát, không hành động gò ép, giả tạo trái lẽ
tự nhiên. Cứ làm theo cái tự nhiên đó là cái đạo và
đó cũng là cái “vô vi”. Chỉ có thực hiện được vô vi
con người mới thể hiện đúng nhân cách của mình.
“Vô vi” là một học thuyết triết học của người Trung
Hoa cổ đại đã được Lão Tử nâng lên thành học
thuyết về nghệ thuật sống của con người trong sự
hòa nhập với tự nhiên. “Vô vi” theo nghĩa thông
thường là “không làm gì”. Nhưng thực chất,
theo Lão Tử, danh từ “vô vi” không có nghĩa là
36 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
không làm gì mà là hành động theo lẽ tự nhiên,
thuần phác, không có tính chất giả tạo, gò ép,
trái với bản tính tự nhiên của mình; không làm
trái với quy luật tự nhiên, không can thiệp vào
guồng máy của tự nhiên. Lão Tử viết: “Đạo
thường không làm gì mà không gì không làm.
Vua chúa nếu giữ được đạo, muôn vật sẽ tự mình
chuyển hóa... Không ham muốn để được yên
lặng, thiên hạ sẽ tự yên” (Đạo đức kinh, Chương
37)1
. Như vậy, “vô vi” không có nghĩa là không
làm gì cả mà là phương thức hành động của con
người đã ngộ được “đạo”, ngộ được quy luật tự
nhiên để không can thiệp (hữu vi) vào tiến trình
phát triển của bản thân giới tự nhiên. Ông cho
rằng: “...Đạo đức là cái luật tự nhiên, không cần
tranh mà thắng, không cần nói mà ứng nghiệm,
không cần mời mà các vật vẫn theo về, lờ mờ mà
hay mưu tính” (Đạo đức kinh, Chương 42)2
. Nếu
không thuận theo đạo tự nhiên, đem ý chí và dục
vọng của con người cưỡng ép vạn vật là trái với
“đạo vô vi”, tất nhiên sẽ thất bại. Lão Tử nói:
“Nếu trời không trong sẽ vỡ. Đất không yên sẽ
1, 2. Xem Lão Tử: Đạo đức kinh (Khải K. Phạm biên
dịch), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2008.
37
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
lở. Hang không đầy sẽ cạn. Vạn vật không sống
sẽ dứt” (Đạo đức kinh, Chương 39)1
. “Lấy thiên
hạ thường ở sự vô, nếu mà hữu sự không đủ lấy
thiên hạ” (Đạo đức kinh, Chương 48)2
. Lão Tử
viết: “Đạo sinh ra vạn vật, Đức bao bọc vật chất
khiến cho mỗi vật thành hình, hoàn cảnh hoàn
thành mỗi vật... Đạo và Đức không can thiệp chi
phối vạn vật mà để vật tự nhiên phát triển” (Đạo
đức kinh, Chương 51)3
. Với quan niệm “vô vi”,
ông chủ trương không can thiệp vào tiến trình
phát triển tự nhiên của vạn vật. Theo Lão Tử,
chính con người cũng thống nhất với “đạo”, tức
là mang tính tự nhiên.
Con người - Tự nhiên - “Đạo” là một thể
thống nhất. Chính xác hơn, “đạo” là cơ sở của
sự thống nhất, hài hòa giữa con người và tự
nhiên. Con người, tự nhiên vừa nằm trong
“đạo”, vừa thuộc về “đạo”, vừa tuân theo “đạo”.
Như thế, quan niệm “vô vi” của Lão Tử nghĩa
là con người cần tôn trọng sự vận động, phát
triển khách quan của bản thân hiện thực, từ
đó con người mới giữ được “đạo” và tuân theo
1, 2, 3. Xem Lão Tử: Đạo đức kinh (Khải K. Phạm
biên dịch), Sđd.
38 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
“đạo”. Triết lý “vô vi” của Lão Tử còn thể hiện
ở sự nhận thức các quy luật của tự nhiên, và
từ đó làm theo các quy luật của tự nhiên. Theo
Lão Tử, toàn thể vũ trụ bị chi phối bởi hai quy
luật phổ biến và cơ bản nhất là luật quân bình
và luật phản phục.
Phật giáo cho rằng, con người được kết hợp
giữa hai yếu tố là danh và sắc (vật chất và tinh
thần), đời sống của con người trên trần thế chỉ
là hư vô, ảo giác, vì vậy cuộc đời con người sống
chỉ là sống gửi, tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu phải
hướng tới niết bàn, nơi tinh thần con người được
giải phóng, thoát khỏi ngọn lửa tham, sân, si
và trở thành bất diệt. Trong quá trình tồn tại,
người nào cũng có nhân cách trần tục tính và
phật tính. Trần tục tính là tính tham, sân, si;
là vô minh, ái dục. Phật tính là tính giác ngộ
về cõi niết bàn, về cõi chân như. Quan niệm về
nhân cách của con người được Phật giáo thể
hiện bằng cách đem tình yêu thương đến với
mọi người. Từ bi là phạm trù thuộc tứ vô lượng
tâm, bao gồm: từ, bi, hỷ, xả. Tâm từ là tình
thương bao la, không giới hạn; đem lại hạnh
phúc cho mọi người, mọi loài, cứu khổ, cứu nạn cho
39
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
chúng sinh mà quên đi những lợi ích của bản
thân. Tâm bi là thương xót vô lượng, vô biên
nhưng không bi lụy, vì thế trở thành động lực
cho việc cứu khổ, cứu nạn. Đây cũng là đức tính
giúp cho con người sống cao thượng hơn, gần
gũi hơn. Tâm hỷ là sống vui vẻ, bất kể thất bại,
nghịch cảnh, vui với thành công của người khác
là vô lượng vô biên. Tâm xả là đem hết sức mình
để cứu người, giúp người không mong bù đắp, là
tinh thần hy sinh vì tha nhân. Tâm từ và tâm
bi là tiền đề, khởi đầu cho tâm hỷ, tâm xả. Sự
rung động, lòng trắc ẩn, cao thượng hướng về
nỗi đau của người khác sẽ định hướng cho con
người trong lý trí, hành động, sẵn sàng quên
mình vì mọi người. Xây dựng tứ vô lượng tâm,
Phật giáo muốn nhấn mạnh vào cái tâm của con
người, đó là đạo đức, lòng người, trí tuệ.
Cái tâm của con người nằm trong mối quan
hệ biện chứng với xã hội. Do đó, nói đến nhân
cách của con người của Phật giáo, người ta
thường nói đến từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha, cho
nên tứ vô lượng tâm vừa là cái thiện hoàn chỉnh,
vừa là lòng khoan dung rộng lớn của Phật giáo.
Phật giáo nói đạo lý vô ngã là muốn con người
40 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
hiểu rằng cái tôi thực ra chỉ là giả tướng do
4 đại: đất, nước, lửa, gió tạm thời hợp nhau
tạo thành, theo quy luật có ngày nó sẽ bị tan
rã, suy yếu, già rồi chết. Do vậy, để đạt được
nhân cách thì con người không nên mê muội
theo đuổi danh lợi, không cần thiết phải tranh
giành mà cần phải độ lượng, khoan dung với
mọi người. Đó cũng chính là cách con người
hoàn thiện bản thân để tiến tới giải thoát. Với
thuyết vô thường, vô ngã, Phật giáo đem lại
cho con người một triết lý sống vị tha, nhân
bản. Khi đã thấu suốt được chân lý này, con
người sẽ vươn lên khỏi cuộc sống vị kỷ mà sống
theo tinh thần từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha.
Với quan niệm trên, Phật giáo thừa nhận nhân
cách của con người vốn tự có cái ác và cái thiện.
Trong quá trình tồn tại, nhân cách con người
do chính bản thân con người quyết định qua
quá trình tạo nghiệp. Tạo nghiệp thiện là từng
bước xóa bỏ tham, sân, si; từng bước xóa bỏ vô
minh, loại trừ ái dục để trở thành người trong
suốt về tâm linh, không bị tác động bởi các cám
dỗ của cuộc đời và sau khi chết thoát khỏi vòng
luân hồi, nghiệp báo.
41
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
Nhìn chung, quan niệm về nhân cách theo
quan điểm của phương Đông thể hiện rất phong
phú, nhưng đều mang nặng tính duy tâm, tôn
giáo. Trong những quan niệm về nhân cách người
của phương Đông, có những quan niệm trái chiều,
đối lập nhau, nhưng về cơ bản, họ đều giải thích
những vấn đề về nhân cách thông qua việc giải
quyết, ứng xử những vấn đề trong cuộc sống,
chính điều này làm cho bức tranh về con người
rất đa sắc và sinh động. Các quan điểm đều cố
gắng xây dựng những nhân cách người lý tưởng
cho riêng mình, với mong muốn hướng nhân cách
người đến một chuẩn mực của cái chân, thiện,
mỹ. Tất cả nhưng tư tưởng này đều tồn tại lâu dài
trong lịch sử và giữ vai trò nền tảng cho các thế
hệ sau tiếp tục hoàn thiện để thể hiện quan điểm
của mình và làm sâu sắc hơn quan niệm về nhân
cách trong lịch sử phát triển của nhân loại.
2. Sự hình thành nhân cách theo quan
điểm phương Tây
Các học thuyết phương Tây trước Mác có
nhiều quan niệm khác nhau về quá trình hình
thành nhân cách con người. Các quan điểm
42 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kito giáo nhận
thức con người trên cơ sở duy tâm, thần bí - cuộc
sống của con người do đấng tối cao an bài và sắp
đặt. Con người chỉ là kẻ có tội, gồm hai phần
thể xác và linh hồn. Thể xác có thể già và chết
đi nhưng linh hồn là phần vĩnh cửu vì vậy phải
thường xuyên chăm sóc, tu dưỡng cho linh hồn
để hướng đến thiên đường vĩnh cửu. Do đó, nhân
cách cũng được hình thành và chịu sự quyết
định, chi phối của đấng tối cao.
Ngược lại, các nhà nghiên cứu về nhân cách
người theo quan điểm duy vật lấy khoa học tự
nhiên để lý giải về nhân cách người và các vấn
đề khác có liên quan, đưa ra quan niệm về nhân
cách tự nhiên của con người như một bộ phận
cấu thành của thế giới. Xuất phát từ quan điểm
thế giới do một hay một số chất tạo nên, các nhà
duy vật thời kỳ này cũng quan niệm nhân cách
được bắt đầu từ một hay một số chất đó. Quan
niệm này tồn tại ở thời kỳ cổ đại, nhất là thời kỳ
Hi Lạp và La Mã.
Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, bước đầu đã có
được sự phân biệt giữa nhân cách - yếu tố tạo
nên con người với tự nhiên, nhưng chỉ dừng lại ở
43
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
hiểu biết bên ngoài của tồn tại người. Con người
là điểm khởi đầu của tư duy, là thước đo của vũ
trụ. Arítxtốt cho rằng, chỉ có cái linh hồn, tư duy,
trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật mới làm
con người ta vượt trội - con người có nhân cách
của mình.
TưtưởngvềnhâncáchđãđượcArítxtốt(384-322
trước Công nguyên) - nhà triết học cổ Hy Lạp - bàn
đến khi ông cho rằng, con người là một “động vật
chính trị” (Joon poltikon). Ở đây, bước đầu Arítxtốt
đã thấy được vai trò của xã hội, của giáo dục tác
động đến sự phát triển của con người như là một
nhân cách. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hai
nhà tâm lý học người Đức - Dilthey và Spranger
mới đưa ra khái niệm nhân cách. Theo các ông,
nhân cách là cái mặt nạ có tính chất xã hội của cái
tôi bên trong. Khi nào cái mặt nạ đó trùng với cái
tôi thì nhân cách phát triển chín muồi. Thuật ngữ
nhân cách (Personalyti) xuất phát từ tiếng Latinh
cổ đại Persona (cá tính) và tiếng Latinh trung cổ
personalitas, nghĩa gốc của từ mặt nạ, chỉ vẻ bên
ngoài của một cá nhân. Tuy nhiên, nhân cách theo
nghĩa là mặt nạ không được sử dụng lâu dài vì đây
là khái niệm bao hàm rất nhiều nghĩa, bao gồm
44 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
những đặc điểm bên trong, phẩm chất và diện mạo
bên ngoài của một cá nhân mang nhân cách1
.
Sau này đến thời kỳ phục hưng, Francis
Bacon coi thể xác con người là sản phẩm của tự
nhiên, là thực thể vật chất, còn nhân cách - tinh
thần là thứ vật chất chỉ tồn tại trong óc người
vận động theo thần kinh và mạch máu, song
chính thứ vật chất đã đem lại cho con người là
“vật thể tự nhiên” - lực lượng đã làm ra vật thể
nhân tạo của xã hội là nhân cách.
Trong các triết gia Khai sáng Pháp thế kỷ
XVIII thì Jean - Jacques Rousseau (1712-1778)
là triết gia có tư tưởng cấp tiến đấu tranh vì con
người, quyền con người một cách quyết liệt nhất.
Các luận điểm về quyền con người của Rousseau
đã có nhiều đóng góp trên phương diện lý luận
và phương diện thực tiễn. Nội dung xuyên suốt
trong tư tưởng về quyền con người của Rousseau
là tư tưởng về các quyền sống, quyền tự do, bình
đẳng và sở hữu. Để bảo vệ, phát huy quyền con
người, Rousseau chủ trương thực hiện phương
án khế ước xã hội nhằm hướng đến xây dựng một
1. Lương Quỳnh Khuê: Văn hóa thẩm mỹ và nhân
cách, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 42.
45
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
xã hội mà chủ quyền tối cao thuộc về toàn dân.
Ông tán thành hình thức dân chủ trực tiếp, coi
đó là phương thức để toàn dân thực hiện sự tự do
về ý chí của mình. Ông cũng đưa ra tư tưởng về
việc xây dựng nhà nước pháp quyền và thiết lập
một kiểu quyền lực nhà nước có mối quan hệ gắn
bó với vấn đề dân chủ, cũng như các quyền tự do,
bình đẳng của con người.
Thông qua các tác phẩm của mình, Rousseau
đã thể hiện rõ những đặc điểm mang tính phổ
biến của các nhà triết học đòi nhân quyền thời
kỳ bấy giờ, song, cũng thể hiện cái đặc thù khi
đề cập quyền con người. Tư tưởng về quyền con
người của ông thể hiện tính duy lý, nhân văn
và triết lý hành động sâu sắc, đặc biệt là thái
độ tôn trọng và đề cao vai trò ý chí chung của
nhân dân. Bên cạnh những ưu điểm khi tiếp cận,
nghiên cứu và đấu tranh vì nhân quyền, quan
điểm về quyền con người của Rousseau cũng
không tránh khỏi những hạn chế của thời đại
như phản ánh khuynh hướng tự nhiên thần luận
và quan điểm duy tâm chủ quan về lịch sử khi
đề cập đến các quyền của con người, một số mâu
thuẫn trong quá trình đưa ra các quan điểm về
46 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
quyền con người. Rousseau tiếp cận, phân tích,
luận giải các vấn đề này trên các quyền dân sự,
chính trị là chủ yếu, không có bất kỳ sự luận
giải nào dựa trên các quyền về văn hóa, kinh tế...
Rousseau quan niệm nhân cách con người là do
lịch sử nhân loại không tuân theo ý muốn của
bất kỳ thế lực nào mà là kết quả hoạt động của
con người mang bản tính tự do ấy.
Tóm lại, thời phục hưng và cận đại là sự
phủ nhận quyền lực của đấng sáng tạo, đề cao
sức mạnh của lý trí trong quá trình hình thành
nhân cách con người.
Các nhà triết học cổ điển Đức, từ Immanuel
Kant đến Georg Wilhelm Friedrich Hegel đã
quan niệm việc hình thành nhân cách con người
theo hướng của duy tâm. Đặc biệt Georg Wilhelm
Friedrich Hegel quan niệm nhân cách của con
người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối là con
người ý thức và do đó đời sống con người chỉ được
xem xét về mặt tinh thần. Song Georg Wilhelm
Friedrich Hegel cũng là người đầu tiên thông
qua việc xem xét cơ chế hoạt động của đời sống
tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát
triển của nhân cách của mỗi cá nhân.
47
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm
Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Ludwig Andreas
Feuerbach đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi
thể xác trong quan niệm triết học Georg Wilhelm
Friedrich Hegel, ông quan niệm con người là sản
phẩm của tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con
người sinh học trực quan, phụ thuộc vào hoàn
cảnh, ông đã sử dụng thành tựu của khoa học tự
nhiên để chứng minh mối liên hệ không thể chia
cắt của tư duy với những quá trình vật chất diễn
ra trong cơ thể con người, song khi giải thích
con người - với tính chất là nhân cách của mình
trong mối liên hệ cộng đồng thì Ludwig Andreas
Feuerbach lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa
duy tâm.
Theo thuyết Phân tâm học của Sigmund
Freud (1856-1939) bản chất nhân cách là thuộc
tính sinh vật hay sinh vật hóa thuộc tính nhân
cách. Theo Phân tâm học, trước hết, Freud nhấn
mạnh hành vi con người do bản năng quyết định
và chứng minh rằng hầu hết những khía cạnh
trọng yếu của hành vi bị ảnh hưởng sâu đậm bởi
những động cơ mà chúng ta không thể nhận thức
được. Thứ hai, thuyết nhân cách của Freud có
48 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
cấu trúc xác định rõ ràng và liên quan đến 3 ý
niệm trọng yếu là xung đột bản năng, bản ngã và
siêu ngã. Ba thành tố này tham gia điều khiển
hành vi con người. Thứ ba, mô hình nhân cách
của ông chia hệ thống phân loại biến thiên của
sự nhận thức thành 3 giai đoạn: Nhận thức, vô
thức và tiền nhận thức. Ông chính là triết gia đầu
tiên phát triển học thuyết khoa học tâm lý về vai
trò của vô thức và cũng là người đầu tiên đưa vô
thức thành thành tố trung tâm của nhân cách.
Ông khẳng định: “Vô thức chứa đựng những ham
muốn đầy quyền năng... tồn tại toàn bộ bên ngoài
trạng thái của ý thức nhưng lại chịu trách nhiệm
cho toàn bộ hành vi quan trọng của con người”.
Mặc dù có đóng góp lớn cho khoa học, nhưng
Freud lại quá chú trọng tác động của yếu tố sinh
vật đến hành vi con người mà không thấy được
những tác động khác đến quá trình hình thành và
phát triển nhân cách của con người. Trong Tâm
lý học phân tích, Carl Jung (1875-1961) coi nhân
cách là sự vô thức tập thể. Bản chất nhân cách là
nhân tính con người. Nhân cách được hiểu theo
nhiều cách khác nhau: Nhân cách là động cơ tự động
điều hành (G.Allport); là toàn bộ mối quan hệ của
49
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
cá nhân người; nhân cách được hiểu đồng nhất
với khái niệm con người; nhân cách được hiểu như
cá nhân con người với tư cách là chủ thể của các
mối quan hệ và hoạt động có ý thức; nhân cách
được hiểu là một thuộc tính nào đó. Đại biểu nổi
tiếng của chủ nghĩa nhân bản triết học tư sản thế
kỷ XX là M.Scheler - một nhà triết học Đức, cho
rằng, “bản chất vốn có của con người không gắn
với tồn tại của nó về mặt sinh vật và xã hội mà
nằm trong tinh thần của nó, trong khả năng của
con người trở thành nhân cách” . Theo quan niệm
của ông, con người không tồn tại thực mà chỉ là
một bộ phận của thực tại tinh thần. Nhìn chung,
các học thuyết trên hoặc xem nhân cách như là
sự đáp ứng nhu cầu sinh học thuần túy, hoặc xem
nhân cách chỉ có tính chất thuần túy của cá nhân
con người mà không thấy được vai trò quyết định
của xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân
cách con người.
Nhìn chung quan điểm về nhân cách của
phương Tây khoảng thế kỷ XIX có khác nhau
xoay quanh những vấn đề, quan niệm như sau:
Một là, quan điểm sinh vật hóa bản chất
nhân cách. Nhân cách được coi là bản năng
50 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
tình dục (Sigmund Freud) là đặc điểm hình thể
(Krestchmer), siêu đẳng, bù trừ (Atle Selberg),
vô thức tập thể (Carl Gustav Jung) là các kiểu
hoạt động thần kinh cấp cao (những người quá
tôn sùng học thuyết (Ivan Petrovich Pavlov).
Thực chất của các quan điểm trên dù hình thức
biểu hiện ở mỗi người có khác nhau, nhưng đều
sinh vật hóa bản chất nhân cách, đều mang quan
điểm duy tâm siêu hình.
Hai là, nhân cách là nhân tính con người. Đại
diện của trường phái này là Carl Ransom Rogers,
Abraham (Harold) Maslow,... Những người ở
trường phái này đều quan tâm đến giá trị tiềm
năng bẩm sinh của con người, đến những đặc
tính riêng của mỗi người, kinh nghiệm của con
người. Abraham (Harold) Maslow cho rằng tính
xã hội nằm trong bản năng con người. Những
nhu cầu tiếp xúc, tình yêu, lòng kính trọng đều
có tính chất bản năng, đặc trưng cho giống người.
Nhân cách là động cơ tự điều hành (G. Ônpooc),
là nhu cầu (Abraham (Harold) Maslow), là tương
tác xã hội (G.H. Mead) là lo lắng (K. Hoocnây).
Những quan điểm này đều đề cao tính chất tự
nhiên sinh vật của con người, phủ nhận bản chất
51
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
xã hội của nhân cách. Do đó cũng cũng rơi vào
chủ nghĩa duy tâm.
Ba là, nhân cách được hiểu là toàn bộ mối
quan hệ xã hội của cá nhân (Lucien Seve,
Zeigarnit, Ogordnikov). Họ lấy các mối quan hệ
xã hội của cá nhân như trong quan hệ gia đình,
nhà trường, cơ quan công tác, nghề nghiệp, bạn
bè... làm chuẩn để đánh giá nhân cách. Về thực
chất, quan điểm này đã xã hội hóa nhân cách
một cách giản đơn.
Bốn là, nhân cách được hiểu đồng nghĩa với hai
khái niệm con người. Andrei Platonov cho rằng nhân
cách là con người có ý thức, có lý trí và ngôn ngữ, là
con người lao động. Loại quan điểm này nói về cái
chung, cái đặc trưng nhất của con người mà không
chú ý đến cái đặc thù, cái riêng của nhân cách.
Năm là, nhân cách được hiểu như cá nhân
của con người với tư cách là chủ thể của mối
quan hệ và hoạt động có ý thức (A.G.Kôvaliôp,
I.X.Kon). Hiện nay quan điểm này được đa số các
nhà tâm lý học xã hội chấp nhận, coi nhân cách
là cá nhân là cá thể so với tập thể và xã hội.
Sáu là, nhân cách được hiểu như là các thuộc
tính nào đó tạo nên bản chất nhân cách như là
52 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
các thuộc tính ổn định, các thuộc tính sinh vật
hoặc thuộc tính xã hội. P.Buêva cho rằng nhân
cách là con người với toàn bộ những phẩm chất xã
hội của nó. Nhân cách là toàn bộ những đặc tính
và những quy luật cá nhân (H.Hipsô, M.Phorvec),
là tổng số những những đặc điểm cá nhân con
người mà không người nào giống người nào
(E.P.Hôlenđơ). Nhân cách là tâm thế (Uzơnatze) là
thái độ (V.N.Miaxisev), là phương thức tồn tại của
con người trong xã hội, trong điều kiện lịch sử cụ
thể (L.I.Anxưphêrôva). Những quan điểm này chỉ
chú ý đến cái đơn nhất trong nhân cách, chưa thể
hiện tính toàn diện trong định nghĩa về nhân cách.
Bảy là, nhân cách được hiểu như cấu trúc
hệ thống tâm lý cá nhân. Trong hàng chục năm
gần đây, nhiều nhà tâm lý học đều có xu hướng
kiểu nhân cách là cấu trúc, hệ thống tâm lý
(A.N.Lêônchiep, K. Obuchowxki). Nhân cách là
cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong mối
quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động
cải tạo của con người đó (A.N.Lêônchiep). Với
quan niệm bản chất nhân cách là một hệ thống
tổ chức K. Ôbuchốpxki đã định nghĩa như sau:
“Nhân cách là sự tổ chức những thuộc tính
53
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
tâm lý của con người có tính chất, điều kiện lịch
sử xã hội, ý nghĩa của nó cho phép giải thích và
dự đoán hành động cơ bản của con người”.
Tóm lại: Các quan niệm về nhân cách nói
trên đã đi đến những cách thức lý luận xem xét
người một cách trừu tượng và họ vẫn còn nhiều
hạn chế, các quan niệm nói trên đều chưa chú
ý đầy đủ đến nhân cách con người và quá trình
hình thành nhân cách người.
3. Sự hình thành nhân cách theo quan
điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của các bậc
tiền bối, Mác - Ăngghen đã kế thừa và khắc phục
những mặt hạn chế, đồng thời phát triển những
quan niệm về nhân cách con người đã có trong
các học thuyết trước đây để đi tới quan niệm về
con người thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội với
tư cách là con người hiện thực. Con người vừa là
sản phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời vừa
là chủ thể cải tạo tự nhiên. Con người không thể
sống thoát ly khỏi tự nhiên, nhưng con người
cũng có thể làm chủ giới tự nhiên thông qua
54 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
hoạt động thực tiễn của mình. Sự hình thành
và phát triển nhân cách là quá trình thống nhất
giữa cá nhân và xã hội, giữa mặt sinh vật và mặt
xã hội. Đó là sự thống nhất giữa điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan.
Nếu con người bị tách ra khỏi môi trường
và các hoạt động xã hội thì nhân cách con người
không thể hình thành và phát triển được. C. Mác
và Ph. Ăngghen, trên cơ sở kế thừa quan niệm
của các nhà duy vật Pháp về sự tác động của
môi trường xã hội đến cá nhân, đã khẳng
định: “Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh
vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có
thể phát triển bản tính chân chính của mình
trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng
của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào
lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào
lực lượng của toàn xã hội”1
. Nói cách khác,
đây chính là quá trình xã hội hóa cá nhân và
cá nhân hóa xã hội, nhưng suy cho cùng, xã hội
hóa cá nhân là yếu tố quyết định đến sự hình
thành và phát triển nhân cách. Vì thế, có thể
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd,  t. 2,
tr. 200.
55
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
khái quát một số yếu tố cơ bản tác động đến sự
hình thành và phát triển nhân cách như sau:
Một là, sự hình thành và phát triển nhân
cách chịu sự quy định bởi điều kiện kinh tế -
xã hội
Con người trong hoạt động sản xuất, hoạt
động chính trị - xã hội... đều thể hiện mục đích,
lợi ích của mình trong quan hệ với những người
xung quanh, với xã hội. C. Mác khẳng định rằng,
lịch sử không phải là cái gì khác hơn là hoạt
động của con người theo đuổi những mục đích
của mình. Những mục đích của con người bao giờ
cũng xuất phát và gắn liền với tính chế định của
điều kiện lịch sử - xã hội, của các quan hệ kinh
tế trong một thời đại nhất định. Tính quy định
khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội đã tạo
ra một giới hạn chung, một xu thế chung cho mọi
hoạt động của con người. Sự phát triển của nhân
cách với tư cách sự phát triển các phẩm chất xã
hội của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội cũng
không nằm ngoài những quy định khách quan
của điều kiện kinh tế - xã hội hiện thời mà mỗi
cá nhân đó là thành viên. V.I.Lênin gọi đây là
quyết định luận lịch sử.
56 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
Bị quy định khách quan bởi điều kiện kinh
tế - xã hội, nhưng cái trực tiếp quy định bản chất
và đặc trưng của nhân cách lại không phải là
tất cả các quan hệ kinh tế, mà nhân tố quy định
nhân cách ở tầng sâu nhất là quan hệ lợi ích.
Bởi cái lõi vật chất của đạo đức, nhân cách là
vấn đề lợi ích. Nói cụ thể hơn, tính chất của việc
giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân, lợi ích
tập thể và lợi ích xã hội là nhân tố sau cùng quy
định bộ mặt của nhân cách. Sự phát triển của
con người nói chung, nhân cách nói riêng chỉ có
thể phát triển đúng quy luật khi mỗi cá nhân
tự giác nhận thức đúng đắn, giải quyết hài hòa
mối quan hệ cá nhân - xã hội xét trên phương
diện lợi ích. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ:
“chừng nào con người còn ở trong xã hội hình
thành một cách tự nhiên, do đó chừng nào còn có
sự chia cắt giữa lợi ích riêng và lợi ích chung...
thì chừng đó hành động của bản thân con người
sẽ trở thành một lực lượng xa lạ, đối lập với con
người, và nô dịch con người, chứ không phải bị
con người thống trị”1
. Lợi ích cá nhân là động lực
trực tiếp cho mọi hoạt động của con người. Con
1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 47.
57
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
người ở bất kỳ thời đại nào cũng hành động trước
hết vì lợi ích của bản thân mình. Vì vậy, lợi ích
cá nhân đóng vai trò trực tiếp, cơ sở cho mọi hoạt
động tự giác, hoạt động tích cực của con người.
Lợi ích cá nhân cũng là nhân tố quyết định, là cơ
sở để thực hiện lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Lợi
ích xã hội với ý nghĩa là lợi ích hướng vào thỏa
mãn những nhu cầu chung của nhiều thành viên
hợp lại thành cộng đồng, xã hội. Vì vậy, lợi ích xã
hội là điều kiện và đóng vai trò định hướng cho
việc thực hiện lợi ích cá nhân. Điều này đã được
C. Mác và Ph. Ăngghen căn dặn: “Nếu như lợi ích
đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do
đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá
biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người”1
.
Việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích xã hội
và lợi ích cá nhân là động lực của sự phát triển
nhân cách được minh chứng rõ ràng qua quá
trình xây dựng đất nước ta. Trong nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, lợi ích tập thể được đề
cao, lấn át lợi ích cá nhân, dẫn tới có sự đối lập,
tách rời giữa việc thực hiện hành vi đạo đức với
việc thực hiện lợi ích cá nhân. Con người đứng
1.C.MácvàPh.Ăngghen:Toàntập, Sđd, t.2,tr.199-200.
58 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
trước hai lựa chọn: Thực hiện hành vi đạo đức
phải từ bỏ lợi ích của cá nhân; ngược lại, hoạt
động vì lợi ích cá nhân có thể không có động cơ
để thực hiện hành vi đạo đức, điều này khiến cho
hoạt động đạo đức của nhân cách bị hạn chế. Vì
vậy, nhân cách không có điều kiện phát triển một
cách hoàn thiện. Từ khi đất nước bước vào công
cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường
với tính đặc thù của nó là thừa nhận tính hợp lý
và thỏa mãn lợi ích cá nhân, đã tạo điều kiện tốt
cho sự phát triển nhân cách của con người. Trên
mặt tích cực của mình, lợi ích cá nhân là “chất
kích thích” thôi thúc con người năng động, sáng
tạo, tích cực hoạt động. Quá trình con người tham
gia và chủ động tham gia vào các hoạt động kinh
tế - xã hội để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn
diện của nhân cách. Bởi, nhân cách chỉ có thể
được xác định đầy đủ khi đặt nó trong mối quan
hệ với các nhu cầu và lợi ích.
Hai là, nhân cách là tổng hòa các yếu tố tạo
thành giá trị mới của mỗi cá nhân trong xã hội
Nhân cách là cốt cách làm người của mỗi con
người, khi con người chết đi, giá trị nhân cách
59
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
vẫn còn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Đạo
đức không tách rời tài năng. Đạo đức (phẩm
chất) và tài năng (năng lực) của con người là
hai nhân tố trung tâm tạo nên nhân cách con
người, hai nhân tố này phải gắn bó chặt chẽ với
nhau, không tách rời nhau. Người cho rằng “Có
tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế
tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì
chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã
hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà
không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì,
nhưng cũng không lợi gì cho loài người”1
. Vì vậy,
Người cho rằng, có tài mà không có đức là người
vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó.
Trong quan niệm về cấu trúc nhân cách,
Người nhấn mạnh hai thành tố quan trọng là
tài và đức (hồng và chuyên) trong đó đức là gốc
của con người, nhất là người cán bộ. Theo Người,
cái cốt lõi, nền tảng của nhân cách người cán bộ
cách mạng là đạo đức cách mạng. Người chỉ rõ:
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 399.
60 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải
phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là
một công việc to tát, mà tự mình không có đạo
đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu
xa thì còn làm nổi việc gì?”1
.
Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là
đạo đức tiến bộ, đạo đức cách mạng: “Đạo đức
đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức
mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng
của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của
dân tộc, của loài người”2
. Đạo đức mới khác
hẳn về chất so với kiểu đạo đức cũ. “Đạo đức
cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng
lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng
vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”3
. Đạo
đức mới - đạo đức cách mạng, theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh là quyết tâm suốt đời phấn đấu cho
Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất.
Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của
Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của
1, 2, 3.  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 292-
293; t. 5, tr. 292; t. 7, tr. 220.
61
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao
động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân mình.
Hết lòng phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì nhân
dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong
mọi việc. Người dạy: “Mỗi đồng chí phải ra sức
học tập, rèn luyện, tu dưỡng, củng cố lập trường
giai cấp công nhân... phải tuyệt đối chấp hành
đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ...
Dù ở cương vị nào, các đồng chí phải luôn luôn
gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đày tớ
trung thành tận tụy của nhân dân”1
. Mặt khác,
muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán
bộ cách mạng thì nhất thiết phải có năng lực
công tác. Quan điểm của Người về vấn đề năng
lực luôn có tác dụng định hướng và chỉ đạo việc
bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ. Do đó,
vấn đề năng lực cũng là vấn đề luôn được người
quan tâm đặc biệt. Người cán bộ có năng lực là
gì? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải
quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh
quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng,
có trình độ và năng lực cần thiết để đảm nhiệm
trọng trách mà Đảng giao phó.
1.  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 588.
62 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
Hai là, sự hình thành và phát triển nhân
cách bị quy định bởi nhân tố văn hóa của xã hội
Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những
kiểu mẫu hành vi, đến sự đánh giá và những
tình cảm đạo đức trong sáng của nhân cách.
Hiệu quả của giáo dục với tính cách một nhân tố
phát triển nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào kỹ
năng vận dụng những giá trị truyền thống vào
hoàn cảnh xã hội mới để phục vụ xã hội và bản
thân mỗi cá nhân.
Văn hóa xã hội là tổng hòa của văn hóa cá
nhân; tuy nhiên, đây không phải là phép cộng
đơn giản của tất cả văn hóa cá nhân, mà nó là
sự kết tinh những tinh hoa của nhiều thời đại,
nhiều thế hệ đã qua. Mỗi cá nhân khi sinh ra
đã được sống, được tiếp nhận một hệ các giá trị,
hệ các chuẩn mực của văn hóa xã hội. Những
giá trị, chuẩn mực này được phản ánh trong
thế giới quan, hệ thống tri thức xã hội, trong
những chuẩn mực về pháp lý, đạo đức, thẩm
mỹ... Chúng ta không thể nói đến nhân cách của
một đứa trẻ sơ sinh. Nhân cách của con người
được hình thành và phát triển trong môi trường
63
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông qua quá
trình giáo dục và tự giáo dục.
Trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa
tinh thần xã hội thì thế giới quan, những chuẩn
mực pháp lý, thẩm mỹ, đạo đức... có vị trí quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân
cách. Trong đó, thế giới quan có vị trí đặc biệt trong
cấu trúc nhân cách. Nó được cấu thành từ những
yếu tố cơ bản là tri thức, niềm tin, lý tưởng. Một
thế giới quan đúng đắn là cơ sở quan trọng nhất
để xây dựng một nhân cách phát triển toàn diện.
Nói cách khác, thế giới quan giữ vai trò định hướng
chung cho con người trong mọi hoạt động hiện thực
của họ. Trong xã hội có phân chia giai cấp, thế giới
quan bao giờ cũng mang tính giai cấp và phản ánh
lợi ích của một giai cấp nhất định. Do vậy, khi được
tiếp nhận trong ý thức đạo đức cá nhân, nó khẳng
định về mặt đạo đức lợi ích của giai cấp mà nó phản
ánh. Hiện nay, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới
quan khoa học và tiến bộ nhất. Bởi vì, ngoài sự
phản ánh lợi ích của giai cấp vô sản, nó đồng thời
phản ánh lợi ích trong xu thế vận động tất yếu của
xã hội loài người. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay không chỉ là làm
64 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
cho những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được quán triệt cho
mọi người, mà còn phải làm cho những nguyên tắc
ấy trở thành niềm tin, động lực thúc đẩy mọi hoạt
động của họ. Với ý nghĩa ấy, chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là
động lực cho sự phát triển nhân cách.
Tuy nhiên, khi chúng ta nhấn mạnh tính
quyết định xã hội của nhân cách thì phải hiểu
rằng đó là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Trong
hiện thực cuộc sống, sự hình thành và phát triển
của nhân cách không diễn ra đơn giản như vậy.
Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, của môi trường
xã hội, môi trường giáo dục đối với nhân cách
không phải là quá trình thuận một chiều, mà
giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Khi nhân cách được hình thành, con người trở
thành chủ thể xã hội với bản chất là hoạt động
sáng tạo, cải tạo thế giới hiện thực. Con người lại
không ngừng tạo ra những điều kiện môi trường
xã hội mới, tốt đẹp làm cơ sở cho quá trình hình
thành và phát triển nhân cách. Đó chính là quá
trình cá nhân hóa xã hội trong mỗi chủ thể hoạt
động mang nhân cách.Với sức sáng tạo của tư
65
Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM...
duy trí tuệ và thông qua hàng loạt các hoạt động
trong thực tiễn, nhân cách của con người tự biểu
hiện, tự khẳng định chính mình. Là sản phẩm
của tự nhiên, của lịch sử - xã hội, đến lượt mình,
con người lại tác động vào tự nhiên nhằm khai
thác mọi tiềm năng tự nhiên phục vụ mục đích
và nhu cầu của mình, tái tạo nên “tự nhiên thứ
hai” cho đời sống con người. Là chủ thể sáng tạo,
tự ý thức, tự giác hành động, bằng năng lực tuyệt
đối và riêng có là hoạt động thực tiễn, con người
ngày càng nắm bắt được các quy luật tự nhiên,
quy luật xã hội, ngày càng có khả năng sáng tạo
to lớn để cải tạo tự nhiên và xã hội, làm nên lịch
sử nhân loại. Đồng thời, thông qua quá trình đó,
con người cũng không ngừng cải tạo bản thân
mình. Sự thành đạt của mỗi người có tác động
tích cực đến việc lành mạnh hóa môi trường xã
hội. Sự thành đạt ấy không chỉ tạo nên tâm lý
tự tin, niềm kiêu hãnh trong mỗi chủ thể hoạt
động, mà còn mở rộng khả năng hiện có và tác
động tích cực đến tinh thần phấn đấu của những
người xung quanh.
Xã hội hóa cá nhân trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách không chỉ biểu
66 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
hiện sự tác động một chiều, mà còn bao hàm cả
quá trình cá nhân hóa xã hội. Giữa chúng có mối
quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này khẳng
định vai trò to lớn của sự tác động xã hội đến sự
hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời
khẳng định vai trò chủ thể hoạt động cải tạo xã
hội của con người.
67
Chương II
SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH
CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG
SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY
I- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ NHÂN CÁCH VÀ XÂY DỰNG
CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Năm 1986, Đại hội VI của Đảng quyết định
đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch
hóa, theo cơ chế quản lý tập trung, quan liêu,
bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước. Vấn đề xây dựng nhân cách được
đưa vào Nghị quyết của Đại hội, về nhiệm vụ
phát triển giáo dục: “Nâng cao chất lượng giáo
dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển
toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế
hệ trẻ”1
, nhằm tạo ra một lớp người vừa hồng,
vừa chuyên, có đức, có tài, thực hiện lời chỉ dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng chủ
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn
tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t. 47, tr. 402.
68 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người
xã hội chủ nghĩa”1
. Báo cáo Chính trị trình bày
tại Đại hội VI cũng giao nhiệm vụ: “Đảng yêu
cầu các văn nghệ sĩ thường xuyên trau dồi ý
thức trách nhiệm của công dân, chiến sĩ, thực
hiện chức trách cao quý: tạo nên những giá
trị tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm,
xây dựng nhân cách và bản lĩnh của các thế hệ
công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong
xã hội”2
. Điều này chứng tỏ ngay khi mở đầu
công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác
định rõ mục tiêu là phải hướng đến xây dựng
nhân cách con người đồng thời với quá trình
đổi mới về kinh tế.
Năm 1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết
Trung ương 4, khóa VII, vấn đề nhân cách được
xác định là một phẩm chất của con người Việt Nam,
là một nhiệm vụ hệ trọng phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục: “Nhiệm vụ trung tâm...
là góp phần xây dựng con người Việt Nam về
trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống,
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 13, tr. 66.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn
tập, Sđd, t. 47, tr. 464.
69
Chương II: SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM...
có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng
ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước
mạnh, xã hội văn minh”1
.
Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện được Đảng ta chỉ rõ trong Báo
cáo chính trị trình bày tại Đại hội IX (2001) của
Đảng với nhận thức mới về xây dựng nhân cách.
Việc xây dựng nhân cách con người không chỉ
ở phương diện sự tác động của xã hội mà còn ở
phương diện sự tự ý thức, răn mình, sửa mình
của mỗi cá nhân đặt trong mối quan hệ với văn
hóa: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện về chính
trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng
lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái,
khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có
văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng
đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc
đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa
truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy
tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc”2
.
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn
tập, Sđd, t. 52, tr. 515; t. 60, tr. 202.
70 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN...
Năm 2006, tại Đại hội X của Đảng, vấn đề
xây dựng nhân cách con người Việt Nam được
đặt trong tương quan với quan điểm tiếp cận
giá trị. Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội
đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng và hoàn thiện giá
trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh
tế quốc tế”1
. Và, trong Phương hướng, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010,
nhân tố văn hóa với vai trò là hệ thống tri
thức, giá trị, khơi dậy tính tích cực, hướng tới
chân, thiện, mỹ được đề cao trong hoạt động
lãnh đạo, quản lý, kinh doanh và phẩm giá con
người: “Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa
lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh
và văn hóa trong nhân cách của thanh niên,
thiếu niên”2
.
Năm 2008, Bộ Chính trị khóa X ban hành
Nghị quyết số 23-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng
và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ
mới”, định hướng mục tiêu của việc xây dựng nền
1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn
tập, Sđd, t. 65, tr. 205, 285.
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf
Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf

Contenu connexe

Tendances

Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
ĐHKHXH&NV HN
 
Đặc trưng tâm lý của sinh viên
Đặc trưng tâm lý của sinh viênĐặc trưng tâm lý của sinh viên
Đặc trưng tâm lý của sinh viên
ĐHKHXH&NV HN
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
CONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHCONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANH
Tran Huong
 

Tendances (20)

Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
 
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
Sự Phát Triển Tâm Lý Tuổi Trung Niên
 
Kỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lýKỹ năng tham vấn tâm lý
Kỹ năng tham vấn tâm lý
 
Bai tam li
Bai tam liBai tam li
Bai tam li
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Đặc trưng tâm lý của sinh viên
Đặc trưng tâm lý của sinh viênĐặc trưng tâm lý của sinh viên
Đặc trưng tâm lý của sinh viên
 
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
Bài giảng TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH
 
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
Phương Pháp Tiếp Cận Phát Triển Cộng Đồng Dựa Vào Nội Lực Và Do Người Dân Làm...
 
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
 
CONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANHCONG TY HOP DANH
CONG TY HOP DANH
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt namTrung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt nam
Trung gian bảo hiểm và hoạt động của trun gian bảo hiểm tại việt nam
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 

Similaire à Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf

Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
Nga Linh
 
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửABàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
guest6aec14
 

Similaire à Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf (20)

Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm q...
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docxTiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
Tiểu Luận Quan Điểm Của Triết Học Mác-Lênin Về Con Người.docx
 
vấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptxvấn đề con người.pptx
vấn đề con người.pptx
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
 
Xã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhânXã hội hóa cá nhân
Xã hội hóa cá nhân
 
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
Vấn Đề Nhân Cách Trong Tâm Lý Học Ngày Nay
 
Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người Và Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cô...
Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người Và Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cô...Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người Và Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cô...
Lý Luận Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người Và Vấn Đề Con Người Trong Sự Nghiệp Cô...
 
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptxThuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
Thuyết trình TRIẾT tổ 44.pptx
 
Khóa luận Tâm lý học nhân cách người thầy giáo
Khóa luận Tâm lý học nhân cách người thầy giáoKhóa luận Tâm lý học nhân cách người thầy giáo
Khóa luận Tâm lý học nhân cách người thầy giáo
 
Vận Dụng Triết Học Mác Vào Phân Tích Vai Trò Của Nhân Tố Con Người Trong Nền ...
Vận Dụng Triết Học Mác Vào Phân Tích Vai Trò Của Nhân Tố Con Người Trong Nền ...Vận Dụng Triết Học Mác Vào Phân Tích Vai Trò Của Nhân Tố Con Người Trong Nền ...
Vận Dụng Triết Học Mác Vào Phân Tích Vai Trò Của Nhân Tố Con Người Trong Nền ...
 
Vận Dụng Quan Điểm Triết Học Mác Để Phân Tích Tầm Quan Trọng Của Nhân Tố Con ...
Vận Dụng Quan Điểm Triết Học Mác Để Phân Tích Tầm Quan Trọng Của Nhân Tố Con ...Vận Dụng Quan Điểm Triết Học Mác Để Phân Tích Tầm Quan Trọng Của Nhân Tố Con ...
Vận Dụng Quan Điểm Triết Học Mác Để Phân Tích Tầm Quan Trọng Của Nhân Tố Con ...
 
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bacXay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửABàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
BàI ThuyếT TrìNh SửA ChửA
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.docQuan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Về Con Người.doc
 
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...
Luận Văn Quan điểm triết học Mác - Lê Nin về con người và sự vân dụng của Đản...
 

Plus de Man_Ebook

Plus de Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Dernier

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Dernier (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 

Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.pdf

  • 1.
  • 2.
  • 3.
  • 4.
  • 5.
  • 6. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn nhân loại. Kinh tế tri thức đang đưa nhân loại tới một kỷ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường đi tới tương lai. Mỗi dân tộc chọn cho mình một con đường để phát triển đất nước. Việt Nam đã chọn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tuy nhiên, đất nước có thực sự phát triển mạnh hay không lại tùy thuộc vào việc giáo dục và phát triển con người. Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam giáo dục con người Việt Nam theo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm cơ sở nền tảng cho định hướng phát triển và hình thành nhân cách con người Việt Nam mới. Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó là con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Phát triển con người Việt Nam toàn diện cũng chính là động lực, là mục tiêu nhân đạo của sự nghiệp
  • 7. 6 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bởi lẽ, người lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì chất lượng người lao động về trí lực và văn hóa đạo đức là nhân tố quyết định. Thực tiễn đã chứng minh rằng, không có nguồn lao động chất lượng cao thì chúng ta không thể phát triển kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Để tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng một chính sách phát triển con người bền vững, có nâng cao dần chất lượng của người lao động. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Nhân cách con người Việt Nam và sự phát triển nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay do TS. Bùi Xuân Dũng chủ biên. Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu về nhân cách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 6 năm 2021 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
  • 8. Chương I TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM VỀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH I- NHÂN CÁCH VÀ CÁC THÀNH TỐ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH 1. Những quan điểm về nhân cách Nhân cách là một khái niệm được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo nghĩa Hán Việt: Nhân cách được ghép bởi hai từ trong đó: nhân là người, cách là tính cách. Nhân cách là tính cách hay bản chất của một người cụ thể nào đấy. Song dưới góc độ khoa học, việc nghiên cứu nhân cách đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong nước và ngoài nước quan tâm với những định nghĩa, lý thuyết, quan điểm tiếp cận khác nhau. Ở Việt Nam có hai công trình nghiên cứu chuyên sâu luận bàn về nhân cách: cuốn Nghiên cứu giá trị nhân cách theo
  • 9. 8 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... phương pháp NEO PI-R cải biên1 do Phạm Minh Hạc chủ biên, chủ trương xác định những giá trị cơ bản của nhân cách, chính là tìm ra cái cốt lõi của nhân cách, có ý nghĩa, có giá trị sống còn đối với mỗi con người. Trong cuốn Xây dựng nhân cách văn hóa những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam của nhóm tác giả Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú, chủ trương tiếp cận nghiên cứu nhân cách con người Việt Nam trong một bối cảnh rộng của lịch đại lẫn đồng đại, từ đó “có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho việc xây dựng nhân cách văn hóa cho con người Việt Nam hiện nay”. Công trình nghiên cứu này đã nêu ra định nghĩa có tính phổ quát về nhân cách: “Nhân cách là các phẩm chất và năng lực của con người được biểu hiện và thể hiện trong một hệ thống ứng xử nhất định đối với thế giới xung quanh và ngay với chính bản thân mình”2 . 1. Phạm Minh Hạc (chủ biên): Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. 2. Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Chí Bền, Từ Thị Loan, Vũ Anh Tú: Xây dựng nhân cách văn hóa - những bài học kinh nghiệm trong lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2012, tr. 300.
  • 10. 9 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... Học giả Đào Duy Anh, tác giả cuốn Hán Việt từ điển, xuất bản năm 1950 đã giải thích: Nhân cách: Phẩm cách của con người; cái tính cách riêng của một người; cái tư cách tự chủ độc lập của người ta ở trên pháp luật. Cuốn sách này cũng giải thích: “Tư cách: Thân phận người ta ở trên xã hội; tài khí và trình độ của người vừa đúng theo một việc gì, cũng gọi là tư cách”. Cuốn Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, xuất bản năm 1967 cũng giải nghĩa: Nhân cách: Phẩm chất con người. Nhân cách không phải là tất cả các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ bao hàm những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý mới. Do đó không phải con người sinh ra đã có nhân cách. Ngoài ra, nhân cách còn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự thống nhất biện chứng với cái chung, cái phổ biển của cộng đồng mà cá nhân đó là đại biểu. Ví dụ: mỗi sinh viên Việt Nam đều là nhân cách duy nhất với tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, song đều
  • 11. 10 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... có cái chung của con người Việt Nam là tình yêu làng xóm, yêu quê hương, đất nước. Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ mối quan hệ qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc. Như vậy, nhân cách hiểu theo nghĩa phổ thông là phẩm cách hay phẩm chất của con người. Ở đó thể hiện được giá trị đạo đức, giá trị năng lực và giá trị chung sống đối với xã hội qua hệ thống ứng xử đối với thế giới xung quanh và với chính bản thân mình. 2. Các thành tố cơ bản để hình thành nhân cách 2.1. Yếu tố môi trường Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh
  • 12. 11 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Môi trường chia thành 2 loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. 2.1.1. Môi trường tự nhiên gắn với yếu tố bẩm sinh - di truyền có vai trò là cơ sở, tạo tiền đề vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách Không thể có nhân cách trừu tượng ở bên ngoài một con người bằng xương bằng thịt mà nhân cách của một con người cụ thể sống trong xã hội cụ thể. Theo sinh vật học hiện đại, di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống bảo đảm sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước và bảo đảm năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn. Trong khi đó những đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá thể ngoài những yếu tố do di truyền tạo nên, còn có những yếu tố riêng tự tạo do sự vận động và phát triển của cá thể. Những yếu tố đó đối với con người có ngay từ trong môi trường bào thai của người mẹ. Chính vì vậy, một cá thể vừa mang đặc điểm giải phẫu sinh lý của cha mẹ vừa có những đặc điểm riêng của nó. Bẩm sinh - di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan
  • 13. 12 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác quan và não. Để hình thành nên nhân cách của con người thì trước tiên vẫn phải trải qua các yếu tố của hoàn cảnh tự nhiên, nó như là cái nền vốn có quy định ít nhiều tính cách của con người. Mỗi dân tộc sống trên một vùng lãnh thổ nhất định, có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý: núi sông, trời biển, mưa gió, cây cỏ, tài nguyên, môi trường... Những yếu tố này quy định về đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính của nghề nghiệp (tức là phương thức hoạt động của con người trong tự nhiên) và một số nét riêng trong phạm vi sáng tạo nghệ thuật. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Có thể nói rằng, tâm lý dân tộc mang dấu ấn của hoàn cảnh tự nhiên thông qua khâu trung gian là phương thức sống. Xét cho cùng, nhiều phong tục tập quán đều có nguồn gốc điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh sống tự nhiên. Một số nét tâm lý nào đó của
  • 14. 13 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... bản địa, của nghề nghiệp cũng có thể được hiểu theo lôgic ấy. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp - những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó. 2.1.2 Môi trường xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý nhân cách Con người mang một bản chất xã hội nhất định; bản chất ấy có cơ sở vật chất - sinh học của nó, bởi con người trước hết là một thực thể sinh vật. Nhân cách của nó không tách rời mà trái lại gắn liền với những cội rễ của di truyền sinh vật mà nó thừa hưởng từ những thế hệ trước để lại. Song, trong sự hình thành bản chất xã hội của từng cá thể, cá nhân thì tính ưu trội và vai trò quyết định lại thuộc về cơ sở xã hội - lịch sử và văn hóa, thuộc về thực thể xã hội. Con người mang bản chất xã hội và hình thành nhân cách của mình từ sự tổng hoà các quan hệ xã hội, từ hoàn cảnh xã hội mà trong đó nó tồn tại, nó thực hiện hoạt động sống của mình. C. Mác
  • 15. 14 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... đã vạch ra những luận đề nổi tiếng về những đặc trưng xã hội và quy luật xã hội tác động tới sự hình thành bản chất người, nhân cách người. Đó là: Nếu không có sự tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc trong một xã hội quá đơn điệu thì cơ thể sẽ lớn lên và phát triển trong trạng thái của động vật hoặc sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sĩ Sing (người Ấn Độ) có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi trong rừng từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như tiếng chó sói. Cô đi bằng 2 chi nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng 4 chi khá nhanh. Người ta dạy Kamala tập nói trong 4 năm nhưng cô chỉ nói được 2 từ. Cô không thể thành con người thực sự. Đến năm 18 tuổi thì cô qua đời. Sự thực đó đã khẳng định tính đúng đắn trong nhận xét của C. Mác: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”1 hay “hoàn cảnh đã 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, t. 3, tr. 11.
  • 16. 15 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... sáng tạo ra con người, trong chừng mực mà con người đã sang tạo ra hoàn cảnh”1 . Như vậy, nhân cách là một sản phẩm của xã hội. Đứa trẻ muốn có nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm vững tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại. 2.1.3. Yếu tố giáo dục - thông qua giáo dục nhân cách được hình thành và phát triển một cách đúng đắn, có hệ thống Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân cách, do vậy nếu được giáo dục tốt ngay từ trong nhà trường sẽ giúp cho thế hệ trẻ có những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ hành vi hợp lý. Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Giáo dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển 1. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên): Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008.
  • 17. 16 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... nhân cách. Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ, hứng thú và nó phù hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân. Thực tế, sự phát triển nhân cách của trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của việc giáo dục. Điều này được chứng minh bằng cả lịch sử phát triển của loài người: Trên thế giới chưa từng có nhà bác học, danh nhân, thiên tài nào lại chưa hề qua giáo dục của nhà trường cả. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục. Giáo dục không phải là vạn năng, bởi vì giáo dục cũng chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển theo hướng đó. Như vậy, giáo dục một mặt cung cấp cho con người những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, mặt khác hình thành trong nhân cách học những phẩm chất tâm lý cần thiết theo yêu cầu của sự phát triển xã hội. Sự phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục cũng như sự thống nhất giữa mục tiêu và
  • 18. 17 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... phương pháp giáo dục trở nên hết sức cần thiết. Nó tạo ra những tác động tích cực cùng chiều tới sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Muốn vậy, phải khai thác tối đa sức mạnh của giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng; kết hợp giáo dục khoa học để rèn luyện phương pháp tư duy sáng tạo và phát triển trí tuệ với giáo dục đạo đức và trau dồi sự tinh tế trong cảm thụ nghệ thuật, nâng cao khiếu thẩm mỹ để làm phong phú thế giới tinh thần của họ. Đó là những lực đẩy cần thiết giúp con người phát triển và hoàn thiện nhân cách. Nó còn cần thiết để thức tỉnh những người đã bị lệch lạc về nhân cách, thậm chí đánh mất nhân cách của mình mà trong hoàn cảnh và ở thời điểm nào đó, họ có thể hoàn lương và hướng thiện. Bên cạnh đó, giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
  • 19. 18 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do khuyết tật bẩm sinh hoặc bệnh tật đem lại cho con người như trường hợp của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký tuy không còn đôi tay nhưng vẫn trở thành giáo viên, hay như nghệ sĩ ghi ta tài năng Văn Vượng bị mù từ bé nhưng nhờ có phương pháp giáo dục đúng đắn mà trở thành tài năng âm nhạc... Đây là cơ sở để tổ chức các trường dạy trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi. Ngoài ra giáo dục còn giúp các em có tư chất tốt phát triển, như các trường năng khiếu, trường đào tạo chất lượng cao... Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh - di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. 2.1.4. Hoạt động thực tiễn là nhân tố tác động quan trọng tới sự phát triển nhân cách mỗi cá nhân trong xã hội Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ trở nên
  • 20. 19 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... không có hiệu quả nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân mới là nhân tố tác động quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung. Chừng nào cá nhân nhận thức được ý nghĩa của hoạt động cá nhân trong sự phát triển, hoàn thiện bản thân mình thì hoạt động của cá nhân sẽ trở thành hoạt động tự giác giáo dục. Hoạt động thực tiễn của chính bản thân mỗi cá nhân sẽ để lại dấu ấn của mình lên chính bản thân con người. Tâm lý không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành trong hoạt động thực tiễn. Thông qua hoạt động thực tiễn của mỗi người để cải tạo môi trường xã hội cũng là nhân tố tác động quan trọng tới sự phát triển nhân cách của chính họ. Tính xã hội là một trong những đặc trưng cơ bản nhất trong các hoạt động thực tiễn của con người. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người phải trao đổi với nhau bằng ngôn ngữ,
  • 21. 20 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... phải sử dụng một khối lượng lớn văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của nhân loại. Trong các hoạt động của mình, con người cần thiết phải hợp tác với những người xung quanh. Họ phải tồn tại và phát triển trong các mối quan hệ xã hội, nếu tách khỏi các mối quan hệ đó con người không bao giờ có thể phát triển được. Trong quá trình ấy, mỗi cá nhân phản ứng trước sự tác động của môi trường xã hội một cách khác nhau, thể hiện trong bản thân mình nét này hoặc nét khác của môi trường xã hội tạo nên sự phong phú, đa dạng của nhân cách con người. Có thể nói, thông qua hoạt động thực tiễn, con người biểu hiện các năng lực và phẩm chất nhân cách của mình. Chính quá trình tự giáo dục nhân cách của con người được hình thành: con người trở lên can đảm, quả quyết, cứng rắn... Hãy quan sát những người xung quanh, bạn sẽ thấy hoạt động nghề nghiệp làm thay đổi vẻ ngoài và thế giới tinh thần của họ như thế nào? Đồng thời, qua cách cư xử, lời ăn tiếng nói... của họ, ta cũng biết họ làm nghề gì. Chúng ta đã biết, thông qua hoạt động, lao động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích,
  • 22. 21 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Vì vậy, mỗi loại hoạt động có những yêu cầu nhất định và đòi hỏi ở con người những phẩm chất tâm lý nhất định. Qua đó, nhân cách được hình thành và phát triển. Như vậy, giáo dục không thể tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân. 2.1.4. Nhân cách cá nhân - là khả năng tự ý thức, tự điều chỉnh của mỗi người làm cho ta khác người khác Nếu con người là sản phẩm của hoàn cảnh thì vấn đề là ở chỗ, phải tạo ra hoàn cảnh có tính người. Đó là nhân tính, là những sức mạnh (lực lượng) bản chất người của con người. Đó là con đường phát triển theo xu hướng nhân đạo hóa hoàn cảnh để hình thành nên nhân cách mỗi người với tư cách là nhân cách chung của xã hội. Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành trong các mối liên hệ xã hội, trong các quan hệ liên nhân cách. Song mỗi cá nhân là một chủ thể mang nhân cách của mình, đồng thời là đối tượng; khách thể được đánh giá về nhân cách bởi một chủ thể khác, bởi cộng đồng xã hội.
  • 23. 22 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... Nhân cách được biểu thị qua cách sống, cách ứng xử văn hóa, tập luyện hành vi, thói quen tốt cho từng cá nhân theo những chuẩn mà xã hội đó đề ra. Từ đó làm cho từng cá nhân nảy nở và phát triển nhân cách đẹp để tạo nên những thuộc tính giá trị cho cộng đồng và cộng đồng cảm thấy những nhân cách đó cần được phát huy và hòa hợp với cộng đồng. Đó là sự hòa hợp giữa nhân cách cá nhân và nhân cách xã hội trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định. Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực mà con người tác động cải biến trở lại đối với hoàn cảnh. Con vật là một tồn tại bản năng trong khi con người là một thực thể xã hội có hoạt động sống sáng tạo dựa trên tiền đề tồn tại. Sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ, những quan hệ xã hội của nó. Con người trở thành thực thể và chủ thể xã hội bằng hoạt động của nó từ cá thể đến loài, từ bản chất loài, tộc loại tiến đến bản chất xã hội. Đó là cả lịch sử của nó - lịch sử sáng tạo ra một tự nhiên thứ hai như là sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Con người
  • 24. 23 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... sáng tạo ra xã hội con người theo quy luật của xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng, con người sáng tạo ra nhân cách xã hội và nhân cách cá nhân trong xã hội lại sáng tạo ra con người ở phương diện làm cho con người hoàn thiện, hoàn mỹ. Nhân cách cá nhân là nhân cách của từng người, trong tính cá thể sinh động của nó, trong sự tự biểu hiện và tự khẳng định chất lượng phát triển người của nó với tư cách một cá nhân, một chủ thể mang nhân cách. Đây là sự phát triển đặc trưng của cái riêng, của từng cái riêng một trong mối liên hệ mật thiết về bản chất với cái chung. Mỗi cái riêng đó là một con người cá thể, cá nhân mà nhân cách của nó phản ánh nhân cách xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Mỗi một cái tôi nhân cách đều mang dấu ấn của nhân cách xã hội, chịu ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống, truyền thống lịch sử, văn hóa cũng như trình độ và tính chất phát triển của xã hội đương thời. Cái chung của nhân cách xã hội chi phối nhân cách cá nhân thông qua hệ giá trị và chuẩn mực của nó, biểu hiện thành thế giới quan và
  • 25. 24 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... nhân sinh quan, thành tư tưởng và đạo đức, tình cảm và niềm tin, thành hành vi trong hoạt động và ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Do đó, mỗi cá nhân mang cái tôi nhân cách như một hình ảnh thu nhỏ của nhân cách xã hội. Đời sống hiện thực, hằng ngày của nó diễn ra trong môi trường xã hội, giữa những người khác, trong công việc, trong giao tiếp và ứng xử. Môi trường xã hội, hoạt động của con người và những quan hệ xã hội của nó là những nhân tố trực tiếp nhất tham gia vào sự hình thành và thực hiện nhân cách của mỗi cá nhân. Tính hiện thực này của nhân cách xác định hình thức biểu hiện của nhân cách ở lẽ sống, lối sống và nếp sống. Lẽ sống biểu đạt một quan niệm sống, một thái độ lựa chọn và định hướng giá trị cuộc sống của bản thân, chứa đựng trong đó cả mục đích, động cơ, nhu cầu và lý tưởng xã hội mà cá nhân hướng tới. Nó đo lường trình độ trưởng thành xã hội của cá nhân về mặt nhận thức, lý trí, tình cảm... ý thức và tự ý thức về mình - cải tạo thành bản ngã, hay ý thức về cái tôi cá thể và chủ thể, trước hết được định hình ở lẽ sống. Nó như một triết lý về con người và cuộc sống.
  • 26. 25 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... II- CÁC QUAN ĐIỂM VỀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA CON NGƯỜI 1. Sự hình thành nhân cách theo quan điểm phương Đông Từ thời cổ đại, các nhà triết học phương Đông đều đã tìm cách lý giải vấn đề bản chất con người, về yếu tố quyết định hình thành nhân cách con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh. Nho gia thể hiện quan điểm về hình thành nhân cách của con người thông qua học thuyết “chính danh” - mỗi người trong xã hội đều mang một danh nhất định, tuỳ vào mối quan hệ mà trong xã hội có vô số các cặp danh khác nhau, tương ứng với từng danh, từng cặp danh là một hệ thống những yêu cầu mà con người phải thực hiện. Học thuyết chính danh là cách con người thể hiện nhân cách của mình thông qua các mối quan hệ đó và cũng là cách giáo dục nhân cách con người theo yêu cầu chung nhất và cũng là những yêu cầu cơ bản nhất của danh “người” (nhân) là ngũ thường, gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; trong đó nhân là gốc và lễ là phương tiện
  • 27. 26 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... để thực hiện và thể hiện nhân. Khái niệm nhân là hạt nhân trong triết học Khổng Tử, trung tâm của học thuyết Khổng Tử. Trong Luận ngữ, Khổng Tử có 58 chỗ đề cập quan niệm chữ nhân với 105 chữ, nhưng không chỗ nào giống nhau cả. Khi Nhan Uyên, học trò ưu tú của Khổng Tử, hỏi ông về nhân, Khổng Tử đáp: “Khắc phục ham muốn của mình, nói và làm phù hợp với lễ. Một ngày làm được như thế người trong thiên hạ sẽ cùng về đức nhân. Thực hiện đức nhân hoàn toàn ở mình, không lẽ dựa vào người khác hay sao?”1 . Nhan Uyên hỏi chi tiết điều mục chữ nhân, Khổng Tử giải thích: “Cái gì không hợp lễ thì mắt đừng nhìn, cái gì không hợp lễ thì tai đừng nghe, cái gì không hợp lễ thì miệng đừng nói, cái gì không hợp lễ thì thân đừng làm”2 . Theo ông, người có nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Nhân còn là biết “yêu người” và biết “ghét người”. Người có đức nhân, phải là người “Trước làm những điều khó, sau đó mới nghĩ tới thu hoạch kết quả”3 . 1, 2, 3. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong (chú dịch) - Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận (biên dịch): Tứ thư, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006, tr. 342, 342, 223.
  • 28. 27 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... Người có đức nhân không xa rời “nhân” dù chỉ trước sau một bữa ăn, vì nhân đâu phải xa, bởi bản tính của con người là thiện. Nhưng vì con người quen thói đời, mê vật dục, nên thấy nhân xa mình đó thôi: “Không lẽ điều nhân xa chúng ta như vậy? Ta nghĩ muốn đạt được điều nhân thì điều nhân sẽ đến”1 . Nho gia xây dựng mẫu người quân tử, là hình tượng con người sống theo đạo nhân, nghĩa, lễ, trí, dũng, cuộc sống của họ là cuộc sống tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ để giúp đời. Nho gia cho rằng, nhân cách con người là do thiên mệnh chi phối và quyết định, “đức nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. Nhân là trung thứ, thương người, hết lòng với người khác. Bản tính này được bộc lộ “tiềm ẩn” trong các quan hệ xã hội giữa người với người. Cốt lõi của nó là “trung thứ”. Khổng Tử nói: “Đạo ta là một lẽ mà thông suốt tất cả chỉ gom vào một chữ trung thứ”; “Chuẩn tắc trung thứ rất gần đạo, không trái đạo. Phàm cái gì làm cho mình mà mình không thích thì cũng đừng đem áp dụng vào người khác”2 . Điều đó 1, 2. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong (chú dịch) - Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận (biên dịch): Tứ thư, Sđd, tr. 253, 169.
  • 29. 28 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... có nghĩa là, mình muốn đứng vững, mình muốn công việc của mình thành đạt thì cũng làm cho công việc của người khác thành đạt. Con người phải hết lòng, hết dạ, thành tâm, thành ý sống theo nguyên tắc ấy. Ở đây, “Trung” không chỉ yêu người (ái nhân), mà còn phải giúp đỡ, tạo lập cho người thành đạt. “Thứ” là suy mình ra người, cái gì không có lợi cho mình, mình không muốn, mình ghét thì đừng đem cái đó cho người khác. Qua đây ta thấy, quan niệm “trung thứ” biểu hiện tính nhân văn sâu sắc, một lẽ sống, sống sao cho ra người. Vì thế, nhân là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người. Đó là đạo làm người mà cốt lõi là vừa yêu thương, vừa phải giúp đỡ lẫn nhau để tạo dựng cuộc sống cộng đồng hòa bình, hạnh phúc. Nhân của Nho giáo còn gồm nhiều tiêu chuẩn khác nữa như: trung, hiếu, cung, kính, khoan, hòa, cần, mẫn, chính đáng, thật thà, khiêm tốn, dũng cảm, học gắn với hành, tự trách mình hơn trách người, thận trọng, biết yêu người đáng yêu, biết ghét người đáng ghét. Giết một người để cứu muôn người là nhân. Do quan niệm về nhân bao quát nhiều tiêu chuẩn đạo đức như vậy,
  • 30. 29 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... nên người thiếu những tiêu chuẩn đó không phải là người có nhân thật sự. Tuy nhiên, trong việc giáo dục đức nhân cho con người, Khổng Tử chủ trương “hữu giáo vô loại”. Quan điểm này là tiến bộ, làm phong phú thêm kho tàng giáo dục đạo đức cho nhân loại. Đứng ở phương diện này, ông không chỉ là nhà lý luận, mà còn là nhà giáo dục lớn. Nhưng mặt khác, vì hạn chế của hoàn cảnh lịch sử và sự ràng buộc của lợi ích giai cấp, ông lại khẳng định rằng, đức nhân chỉ có thể có được ở người quân tử, Khổng Tử luôn luôn phân biệt rõ sự đối lập giữa hai hạng người trong xã hội: quân tử và tiểu nhân. “Người nhân dùng của cải của mình để hoàn thiện phẩm đức. Kẻ bất nhân dùng sinh mệnh của mình để vơ vét của cải”1 . Ông khẳng định rằng: “Người quân tử chẳng may lỡ làm việc bất nhân là có. Nhưng chưa có kẻ tiểu nhân nào mà làm được một việc có nhân”2 . Đây là điểm hạn chế lớn về thế giới quan cũng như nhân sinh quan của Khổng Tử. 1, 2. Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong (chú dịch) - Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Vũ Thuận (biên dịch): Tứ thư, Sđd, tr. 53, 397.
  • 31. 30 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... Pháp gia cho rằng bản tính con người là ác, vì con người sinh ra đã có lòng tham, có sự đố kỵ ganh ghét lẫn nhau. Bởi người theo Hàn Phi Tử - học trò của Tuân Tử, quan niệm “tính con người ta vốn ác”1 của Tuân Tử và bổ sung, phát triển nó bằng những nội dung mới. Những nội dung về vấn đề con người trong triết thuyết của ông khá “tàn nhẫn” và thể hiện một sự “công phá” từ bên trong khi ông nhận ra bản chất đích thực của con người lại thường bị che giấu bởi những giá trị “không thật”. Ông chấp nhận con người với đầy đủ bản năng sinh tồn để đấu tranh cho sự tồn tại của chính bản thân mình như một lẽ tự nhiên. Với xuất phát điểm đó, Hàn Phi Tử đã đi thẳng vào khía cạnh lợi ích cá nhân - chủ yếu là lợi ích về mặt vật chất, để khẳng định cơ sở sự tồn tại của con người và bản tính vốn hám lợi, sợ hãi của mọi cá thể. Bản chất này được bộc lộ qua vô số các hiện tượng khác nhau như: người đóng quan tài thì mong cho người ta chết, người làm cỗ xe thì mong cho người ta được sang, thầy thuốc thì mong người ta bị bệnh nhiều, trong quan hệ 1. Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi: Tuân Tử, Nxb. Văn hóa, Hà Nội, 1994, tr. 50.
  • 32. 31 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... vua tôi: “làm hại đến thân mình mà có lợi cho nước, bầy tôi không làm... tình cảm của bề tôi là không thấy cái lợi ở chỗ mình bị thiệt hại”1 . Cho nên với Hàn Phi Tử, các quan hệ giữa người với người đều bị quyết định bởi cái lợi ích thiết thân. Cái lợi ở đâu thì người ta theo đó mà làm, cái hại đến thân ở đâu thì người ta theo đó mà tránh, mọi giá trị nhân, nghĩa đều chỉ là giả dối. Thẳng thắn nhìn vào con người với tư cách là một sinh vật mang bản chất hám lợi và ích kỷ, Hàn Phi Tử chấp nhận sự tồn tại phổ biến của dạng người này một cách tự nhiên như nó vốn tồn tại, một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển. Theo ông, đã có thời kỳ lịch sử con người không đặt cái lợi ích lên hàng đầu đó là thời thượng cổ. Lúc đó “đàn ông không cày vì các sản phẩm của cây, cỏ đủ để ăn; đàn bà không dệt vì da của chim muông đủ để mặc; không phải vất vả mà việc nuôi dưỡng có đủ, số người thì ít mà tài sản thì có thừa. Vì vậy cho nên nhân dân không phải tranh giành. Bởi vậy không cần thưởng hậu, không phải dùng hình phạt nặng 1. Phan Ngọc (dịch): Hàn Phi Tử, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2005, tr. 167.
  • 33. 32 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... mà nhân dân tự nhiên trị an”1 . Nhưng về sau, khi con người đông lên, của cải ít đi, mặc dù đã cố gắng vất vả làm việc nhưng họ vẫn không đủ sống. Lúc này xã hội bắt đầu nảy sinh tranh giành của cải, cướp bóc lẫn nhau và xã hội vì thế mà loạn. Ông đã giải thích mâu thuẫn xã hội bắt đầu từ lợi ích kinh tế trên cơ sở phân tích sự biến đổi của điều kiện dân số, tình trạng dân cư, trình độ của công cụ lao động... Có thể thấy, khi khẳng định ảnh hưởng mang tính quyết định của yếu tố kinh tế đối với mỗi cá nhân và từng xã hội, Hàn Phi Tử thực sự đã động chạm đến gốc rễ của vấn đề, cái gốc rễ mà nhiều người đương thời phải che đậy, không dám thẳng thắn thừa nhận nó. Cao hơn, Hàn Phi Tử còn nhận ra tác dụng hai chiều của yếu tố kinh tế đối với con người. Một mặt, cái lợi là yếu tố căn bản thúc đẩy con người hành động tranh giành của cải và là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, nhưng mặt khác, nó cũng là yếu tố liên kết con người với nhau. Theo đó, hành động vì cái lợi là lẽ bình thường chỉ cần đặt cái lợi riêng trong cái lợi chung, không vì cái lợi riêng mà đi ngược lại cái lợi chung. Đây là tư tưởng biện 1. Phan Ngọc (dịch): Hàn Phi Tử, Sđd, tr. 540.
  • 34. 33 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... chứng khá sâu sắc của Hàn Phi Tử. Ông đã đánh giá xã hội đương thời và phê phán chế độ quân chủ một cách sắc bén và thẳng thắn. Như một bản cáo trạng đối với chế độ quân chủ, trong hệ thống triết học - chính trị của Hàn Phi Tử, mỗi con người, với tư cách là cá nhân đều bị lột trần cái vỏ bọc bề ngoài để hiện ra với nguyên nghĩa cá thể cần những giá trị căn bản bên trong như nhau để tồn tại. Bản chất hám danh, hám lợi ấy của con người, đối với Hàn Phi Tử là cái không thể che giấu, sửa đổi nhưng nếu biết sử dụng nó cho hợp lý trong các mối quan hệ giữa người với người thì nó đem lại hiệu quả nhất định. Do vậy, cần phải giáo dục nhân cách của họ bằng pháp, thế, thuật để họ biết sợ mà qua đó nhân cách con người được thay đổi. Trong khi xác nhận những yếu tố hợp lý, đúng đắn của các quan điểm pháp, thế, thuật, Hàn Phi Tử cũng chỉ ra những hạn chế cụ thể của họ. Phê phán quan điểm phiến diện của cả ba phái, ông đã nêu rõ tính tất yếu phải hợp nhất chúng lại vì theo ông chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sự thống nhất không thể tách rời. Trước đây, Thân Bất Hại mới chỉ dừng lại ở việc lý giải thuật là gì và nhấn mạnh
  • 35. 34 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... yêu cầu nhà vua cần phải sử dụng thuật để trị nước. Tiếp thu tư tưởng của Thân Bất Hại, Hàn Phi Tử đã chỉ rõ nhà vua cần phải sử dụng thuật như thế nào và có những thuật gì. Ông đã đi vào ngõ ngách của từng vấn đề để phân tích cho nhà vua thấy sự cần thiết phải có thuật và đề xuất một loạt các biện pháp để bổ sung tư tưởng đó, như: thuyết “hình danh”, hệ thống các thủ đoạn thống trị trong việc bổ nhiệm, miễn trừ, soát xét, thưởng phạt quan lại... Ông đã kế thừa, phát triển cả về bề rộng lẫn bề sâu, tạo cho “thuật” có một nội dung mới, phong phú, hoàn chỉnh và sắc thái riêng. Từ Thân Bất Hại đi lên, nhưng Hàn Phi Tử đã vượt lên người đi trước về phương diện thủ thuật chính trị. Tư tưởng về “thế” do Thận Đáo xác lập được Hàn Phi tiếp thu và làm phong phú, sâu sắc hơn với những dẫn chứng lịch sử và so sánh trong thực tiễn xã hội. Trên cơ sở gắn thế với vai trò người đứng đầu của một quốc gia, quyền lực chính trị của nhà cầm quyền; Do đó, “thế” qua sự trình bày của Hàn Phi Tử có nội dung đầy đủ và rõ nét hơn, trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong phương pháp trị nước của pháp gia. Bên cạnh đó, những quan điểm
  • 36. 35 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... đề cao vai trò của pháp luật, chủ trương “thời biến, pháp biến”, giữ “tín” và coi trọng thưởng phạt trong thi hành pháp luật của Thương Ưởng đã được Hàn Phi Tử tiếp thu, phát triển thành một hệ thống quan điểm, nguyên tắc tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, giá trị lâu dài và trở thành đỉnh cao của lý luận pháp luật phương Đông cổ đại. Là tập đại thành của học thuyết pháp trị, tư tưởng của các pháp gia đi trước trở thành tiền đề tư tưởng, chất liệu và nền tảng quan trọng để Hàn Phi Tử kế thừa, nâng lên một trình độ mới và phát triển thành học thuyết pháp trị. Đạo gia cho rằng, con người sinh ra từ “Đạo” vì vậy con người phải sống “vô vi” theo lẽ tự nhiên thuần phát, không hành động gò ép, giả tạo trái lẽ tự nhiên. Cứ làm theo cái tự nhiên đó là cái đạo và đó cũng là cái “vô vi”. Chỉ có thực hiện được vô vi con người mới thể hiện đúng nhân cách của mình. “Vô vi” là một học thuyết triết học của người Trung Hoa cổ đại đã được Lão Tử nâng lên thành học thuyết về nghệ thuật sống của con người trong sự hòa nhập với tự nhiên. “Vô vi” theo nghĩa thông thường là “không làm gì”. Nhưng thực chất, theo Lão Tử, danh từ “vô vi” không có nghĩa là
  • 37. 36 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... không làm gì mà là hành động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không có tính chất giả tạo, gò ép, trái với bản tính tự nhiên của mình; không làm trái với quy luật tự nhiên, không can thiệp vào guồng máy của tự nhiên. Lão Tử viết: “Đạo thường không làm gì mà không gì không làm. Vua chúa nếu giữ được đạo, muôn vật sẽ tự mình chuyển hóa... Không ham muốn để được yên lặng, thiên hạ sẽ tự yên” (Đạo đức kinh, Chương 37)1 . Như vậy, “vô vi” không có nghĩa là không làm gì cả mà là phương thức hành động của con người đã ngộ được “đạo”, ngộ được quy luật tự nhiên để không can thiệp (hữu vi) vào tiến trình phát triển của bản thân giới tự nhiên. Ông cho rằng: “...Đạo đức là cái luật tự nhiên, không cần tranh mà thắng, không cần nói mà ứng nghiệm, không cần mời mà các vật vẫn theo về, lờ mờ mà hay mưu tính” (Đạo đức kinh, Chương 42)2 . Nếu không thuận theo đạo tự nhiên, đem ý chí và dục vọng của con người cưỡng ép vạn vật là trái với “đạo vô vi”, tất nhiên sẽ thất bại. Lão Tử nói: “Nếu trời không trong sẽ vỡ. Đất không yên sẽ 1, 2. Xem Lão Tử: Đạo đức kinh (Khải K. Phạm biên dịch), Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2008.
  • 38. 37 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... lở. Hang không đầy sẽ cạn. Vạn vật không sống sẽ dứt” (Đạo đức kinh, Chương 39)1 . “Lấy thiên hạ thường ở sự vô, nếu mà hữu sự không đủ lấy thiên hạ” (Đạo đức kinh, Chương 48)2 . Lão Tử viết: “Đạo sinh ra vạn vật, Đức bao bọc vật chất khiến cho mỗi vật thành hình, hoàn cảnh hoàn thành mỗi vật... Đạo và Đức không can thiệp chi phối vạn vật mà để vật tự nhiên phát triển” (Đạo đức kinh, Chương 51)3 . Với quan niệm “vô vi”, ông chủ trương không can thiệp vào tiến trình phát triển tự nhiên của vạn vật. Theo Lão Tử, chính con người cũng thống nhất với “đạo”, tức là mang tính tự nhiên. Con người - Tự nhiên - “Đạo” là một thể thống nhất. Chính xác hơn, “đạo” là cơ sở của sự thống nhất, hài hòa giữa con người và tự nhiên. Con người, tự nhiên vừa nằm trong “đạo”, vừa thuộc về “đạo”, vừa tuân theo “đạo”. Như thế, quan niệm “vô vi” của Lão Tử nghĩa là con người cần tôn trọng sự vận động, phát triển khách quan của bản thân hiện thực, từ đó con người mới giữ được “đạo” và tuân theo 1, 2, 3. Xem Lão Tử: Đạo đức kinh (Khải K. Phạm biên dịch), Sđd.
  • 39. 38 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... “đạo”. Triết lý “vô vi” của Lão Tử còn thể hiện ở sự nhận thức các quy luật của tự nhiên, và từ đó làm theo các quy luật của tự nhiên. Theo Lão Tử, toàn thể vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật phổ biến và cơ bản nhất là luật quân bình và luật phản phục. Phật giáo cho rằng, con người được kết hợp giữa hai yếu tố là danh và sắc (vật chất và tinh thần), đời sống của con người trên trần thế chỉ là hư vô, ảo giác, vì vậy cuộc đời con người sống chỉ là sống gửi, tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu phải hướng tới niết bàn, nơi tinh thần con người được giải phóng, thoát khỏi ngọn lửa tham, sân, si và trở thành bất diệt. Trong quá trình tồn tại, người nào cũng có nhân cách trần tục tính và phật tính. Trần tục tính là tính tham, sân, si; là vô minh, ái dục. Phật tính là tính giác ngộ về cõi niết bàn, về cõi chân như. Quan niệm về nhân cách của con người được Phật giáo thể hiện bằng cách đem tình yêu thương đến với mọi người. Từ bi là phạm trù thuộc tứ vô lượng tâm, bao gồm: từ, bi, hỷ, xả. Tâm từ là tình thương bao la, không giới hạn; đem lại hạnh phúc cho mọi người, mọi loài, cứu khổ, cứu nạn cho
  • 40. 39 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... chúng sinh mà quên đi những lợi ích của bản thân. Tâm bi là thương xót vô lượng, vô biên nhưng không bi lụy, vì thế trở thành động lực cho việc cứu khổ, cứu nạn. Đây cũng là đức tính giúp cho con người sống cao thượng hơn, gần gũi hơn. Tâm hỷ là sống vui vẻ, bất kể thất bại, nghịch cảnh, vui với thành công của người khác là vô lượng vô biên. Tâm xả là đem hết sức mình để cứu người, giúp người không mong bù đắp, là tinh thần hy sinh vì tha nhân. Tâm từ và tâm bi là tiền đề, khởi đầu cho tâm hỷ, tâm xả. Sự rung động, lòng trắc ẩn, cao thượng hướng về nỗi đau của người khác sẽ định hướng cho con người trong lý trí, hành động, sẵn sàng quên mình vì mọi người. Xây dựng tứ vô lượng tâm, Phật giáo muốn nhấn mạnh vào cái tâm của con người, đó là đạo đức, lòng người, trí tuệ. Cái tâm của con người nằm trong mối quan hệ biện chứng với xã hội. Do đó, nói đến nhân cách của con người của Phật giáo, người ta thường nói đến từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha, cho nên tứ vô lượng tâm vừa là cái thiện hoàn chỉnh, vừa là lòng khoan dung rộng lớn của Phật giáo. Phật giáo nói đạo lý vô ngã là muốn con người
  • 41. 40 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... hiểu rằng cái tôi thực ra chỉ là giả tướng do 4 đại: đất, nước, lửa, gió tạm thời hợp nhau tạo thành, theo quy luật có ngày nó sẽ bị tan rã, suy yếu, già rồi chết. Do vậy, để đạt được nhân cách thì con người không nên mê muội theo đuổi danh lợi, không cần thiết phải tranh giành mà cần phải độ lượng, khoan dung với mọi người. Đó cũng chính là cách con người hoàn thiện bản thân để tiến tới giải thoát. Với thuyết vô thường, vô ngã, Phật giáo đem lại cho con người một triết lý sống vị tha, nhân bản. Khi đã thấu suốt được chân lý này, con người sẽ vươn lên khỏi cuộc sống vị kỷ mà sống theo tinh thần từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha. Với quan niệm trên, Phật giáo thừa nhận nhân cách của con người vốn tự có cái ác và cái thiện. Trong quá trình tồn tại, nhân cách con người do chính bản thân con người quyết định qua quá trình tạo nghiệp. Tạo nghiệp thiện là từng bước xóa bỏ tham, sân, si; từng bước xóa bỏ vô minh, loại trừ ái dục để trở thành người trong suốt về tâm linh, không bị tác động bởi các cám dỗ của cuộc đời và sau khi chết thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo.
  • 42. 41 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... Nhìn chung, quan niệm về nhân cách theo quan điểm của phương Đông thể hiện rất phong phú, nhưng đều mang nặng tính duy tâm, tôn giáo. Trong những quan niệm về nhân cách người của phương Đông, có những quan niệm trái chiều, đối lập nhau, nhưng về cơ bản, họ đều giải thích những vấn đề về nhân cách thông qua việc giải quyết, ứng xử những vấn đề trong cuộc sống, chính điều này làm cho bức tranh về con người rất đa sắc và sinh động. Các quan điểm đều cố gắng xây dựng những nhân cách người lý tưởng cho riêng mình, với mong muốn hướng nhân cách người đến một chuẩn mực của cái chân, thiện, mỹ. Tất cả nhưng tư tưởng này đều tồn tại lâu dài trong lịch sử và giữ vai trò nền tảng cho các thế hệ sau tiếp tục hoàn thiện để thể hiện quan điểm của mình và làm sâu sắc hơn quan niệm về nhân cách trong lịch sử phát triển của nhân loại. 2. Sự hình thành nhân cách theo quan điểm phương Tây Các học thuyết phương Tây trước Mác có nhiều quan niệm khác nhau về quá trình hình thành nhân cách con người. Các quan điểm
  • 43. 42 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kito giáo nhận thức con người trên cơ sở duy tâm, thần bí - cuộc sống của con người do đấng tối cao an bài và sắp đặt. Con người chỉ là kẻ có tội, gồm hai phần thể xác và linh hồn. Thể xác có thể già và chết đi nhưng linh hồn là phần vĩnh cửu vì vậy phải thường xuyên chăm sóc, tu dưỡng cho linh hồn để hướng đến thiên đường vĩnh cửu. Do đó, nhân cách cũng được hình thành và chịu sự quyết định, chi phối của đấng tối cao. Ngược lại, các nhà nghiên cứu về nhân cách người theo quan điểm duy vật lấy khoa học tự nhiên để lý giải về nhân cách người và các vấn đề khác có liên quan, đưa ra quan niệm về nhân cách tự nhiên của con người như một bộ phận cấu thành của thế giới. Xuất phát từ quan điểm thế giới do một hay một số chất tạo nên, các nhà duy vật thời kỳ này cũng quan niệm nhân cách được bắt đầu từ một hay một số chất đó. Quan niệm này tồn tại ở thời kỳ cổ đại, nhất là thời kỳ Hi Lạp và La Mã. Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, bước đầu đã có được sự phân biệt giữa nhân cách - yếu tố tạo nên con người với tự nhiên, nhưng chỉ dừng lại ở
  • 44. 43 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... hiểu biết bên ngoài của tồn tại người. Con người là điểm khởi đầu của tư duy, là thước đo của vũ trụ. Arítxtốt cho rằng, chỉ có cái linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật mới làm con người ta vượt trội - con người có nhân cách của mình. TưtưởngvềnhâncáchđãđượcArítxtốt(384-322 trước Công nguyên) - nhà triết học cổ Hy Lạp - bàn đến khi ông cho rằng, con người là một “động vật chính trị” (Joon poltikon). Ở đây, bước đầu Arítxtốt đã thấy được vai trò của xã hội, của giáo dục tác động đến sự phát triển của con người như là một nhân cách. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hai nhà tâm lý học người Đức - Dilthey và Spranger mới đưa ra khái niệm nhân cách. Theo các ông, nhân cách là cái mặt nạ có tính chất xã hội của cái tôi bên trong. Khi nào cái mặt nạ đó trùng với cái tôi thì nhân cách phát triển chín muồi. Thuật ngữ nhân cách (Personalyti) xuất phát từ tiếng Latinh cổ đại Persona (cá tính) và tiếng Latinh trung cổ personalitas, nghĩa gốc của từ mặt nạ, chỉ vẻ bên ngoài của một cá nhân. Tuy nhiên, nhân cách theo nghĩa là mặt nạ không được sử dụng lâu dài vì đây là khái niệm bao hàm rất nhiều nghĩa, bao gồm
  • 45. 44 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... những đặc điểm bên trong, phẩm chất và diện mạo bên ngoài của một cá nhân mang nhân cách1 . Sau này đến thời kỳ phục hưng, Francis Bacon coi thể xác con người là sản phẩm của tự nhiên, là thực thể vật chất, còn nhân cách - tinh thần là thứ vật chất chỉ tồn tại trong óc người vận động theo thần kinh và mạch máu, song chính thứ vật chất đã đem lại cho con người là “vật thể tự nhiên” - lực lượng đã làm ra vật thể nhân tạo của xã hội là nhân cách. Trong các triết gia Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII thì Jean - Jacques Rousseau (1712-1778) là triết gia có tư tưởng cấp tiến đấu tranh vì con người, quyền con người một cách quyết liệt nhất. Các luận điểm về quyền con người của Rousseau đã có nhiều đóng góp trên phương diện lý luận và phương diện thực tiễn. Nội dung xuyên suốt trong tư tưởng về quyền con người của Rousseau là tư tưởng về các quyền sống, quyền tự do, bình đẳng và sở hữu. Để bảo vệ, phát huy quyền con người, Rousseau chủ trương thực hiện phương án khế ước xã hội nhằm hướng đến xây dựng một 1. Lương Quỳnh Khuê: Văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 42.
  • 46. 45 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... xã hội mà chủ quyền tối cao thuộc về toàn dân. Ông tán thành hình thức dân chủ trực tiếp, coi đó là phương thức để toàn dân thực hiện sự tự do về ý chí của mình. Ông cũng đưa ra tư tưởng về việc xây dựng nhà nước pháp quyền và thiết lập một kiểu quyền lực nhà nước có mối quan hệ gắn bó với vấn đề dân chủ, cũng như các quyền tự do, bình đẳng của con người. Thông qua các tác phẩm của mình, Rousseau đã thể hiện rõ những đặc điểm mang tính phổ biến của các nhà triết học đòi nhân quyền thời kỳ bấy giờ, song, cũng thể hiện cái đặc thù khi đề cập quyền con người. Tư tưởng về quyền con người của ông thể hiện tính duy lý, nhân văn và triết lý hành động sâu sắc, đặc biệt là thái độ tôn trọng và đề cao vai trò ý chí chung của nhân dân. Bên cạnh những ưu điểm khi tiếp cận, nghiên cứu và đấu tranh vì nhân quyền, quan điểm về quyền con người của Rousseau cũng không tránh khỏi những hạn chế của thời đại như phản ánh khuynh hướng tự nhiên thần luận và quan điểm duy tâm chủ quan về lịch sử khi đề cập đến các quyền của con người, một số mâu thuẫn trong quá trình đưa ra các quan điểm về
  • 47. 46 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... quyền con người. Rousseau tiếp cận, phân tích, luận giải các vấn đề này trên các quyền dân sự, chính trị là chủ yếu, không có bất kỳ sự luận giải nào dựa trên các quyền về văn hóa, kinh tế... Rousseau quan niệm nhân cách con người là do lịch sử nhân loại không tuân theo ý muốn của bất kỳ thế lực nào mà là kết quả hoạt động của con người mang bản tính tự do ấy. Tóm lại, thời phục hưng và cận đại là sự phủ nhận quyền lực của đấng sáng tạo, đề cao sức mạnh của lý trí trong quá trình hình thành nhân cách con người. Các nhà triết học cổ điển Đức, từ Immanuel Kant đến Georg Wilhelm Friedrich Hegel đã quan niệm việc hình thành nhân cách con người theo hướng của duy tâm. Đặc biệt Georg Wilhelm Friedrich Hegel quan niệm nhân cách của con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối là con người ý thức và do đó đời sống con người chỉ được xem xét về mặt tinh thần. Song Georg Wilhelm Friedrich Hegel cũng là người đầu tiên thông qua việc xem xét cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần mà phát hiện ra quy luật về sự phát triển của nhân cách của mỗi cá nhân.
  • 48. 47 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... Sau khi đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Ludwig Andreas Feuerbach đã phê phán tính siêu tự nhiên, phi thể xác trong quan niệm triết học Georg Wilhelm Friedrich Hegel, ông quan niệm con người là sản phẩm của tự nhiên, có bản năng tự nhiên, là con người sinh học trực quan, phụ thuộc vào hoàn cảnh, ông đã sử dụng thành tựu của khoa học tự nhiên để chứng minh mối liên hệ không thể chia cắt của tư duy với những quá trình vật chất diễn ra trong cơ thể con người, song khi giải thích con người - với tính chất là nhân cách của mình trong mối liên hệ cộng đồng thì Ludwig Andreas Feuerbach lại rơi vào lập trường của chủ nghĩa duy tâm. Theo thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud (1856-1939) bản chất nhân cách là thuộc tính sinh vật hay sinh vật hóa thuộc tính nhân cách. Theo Phân tâm học, trước hết, Freud nhấn mạnh hành vi con người do bản năng quyết định và chứng minh rằng hầu hết những khía cạnh trọng yếu của hành vi bị ảnh hưởng sâu đậm bởi những động cơ mà chúng ta không thể nhận thức được. Thứ hai, thuyết nhân cách của Freud có
  • 49. 48 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... cấu trúc xác định rõ ràng và liên quan đến 3 ý niệm trọng yếu là xung đột bản năng, bản ngã và siêu ngã. Ba thành tố này tham gia điều khiển hành vi con người. Thứ ba, mô hình nhân cách của ông chia hệ thống phân loại biến thiên của sự nhận thức thành 3 giai đoạn: Nhận thức, vô thức và tiền nhận thức. Ông chính là triết gia đầu tiên phát triển học thuyết khoa học tâm lý về vai trò của vô thức và cũng là người đầu tiên đưa vô thức thành thành tố trung tâm của nhân cách. Ông khẳng định: “Vô thức chứa đựng những ham muốn đầy quyền năng... tồn tại toàn bộ bên ngoài trạng thái của ý thức nhưng lại chịu trách nhiệm cho toàn bộ hành vi quan trọng của con người”. Mặc dù có đóng góp lớn cho khoa học, nhưng Freud lại quá chú trọng tác động của yếu tố sinh vật đến hành vi con người mà không thấy được những tác động khác đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. Trong Tâm lý học phân tích, Carl Jung (1875-1961) coi nhân cách là sự vô thức tập thể. Bản chất nhân cách là nhân tính con người. Nhân cách được hiểu theo nhiều cách khác nhau: Nhân cách là động cơ tự động điều hành (G.Allport); là toàn bộ mối quan hệ của
  • 50. 49 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... cá nhân người; nhân cách được hiểu đồng nhất với khái niệm con người; nhân cách được hiểu như cá nhân con người với tư cách là chủ thể của các mối quan hệ và hoạt động có ý thức; nhân cách được hiểu là một thuộc tính nào đó. Đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa nhân bản triết học tư sản thế kỷ XX là M.Scheler - một nhà triết học Đức, cho rằng, “bản chất vốn có của con người không gắn với tồn tại của nó về mặt sinh vật và xã hội mà nằm trong tinh thần của nó, trong khả năng của con người trở thành nhân cách” . Theo quan niệm của ông, con người không tồn tại thực mà chỉ là một bộ phận của thực tại tinh thần. Nhìn chung, các học thuyết trên hoặc xem nhân cách như là sự đáp ứng nhu cầu sinh học thuần túy, hoặc xem nhân cách chỉ có tính chất thuần túy của cá nhân con người mà không thấy được vai trò quyết định của xã hội trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Nhìn chung quan điểm về nhân cách của phương Tây khoảng thế kỷ XIX có khác nhau xoay quanh những vấn đề, quan niệm như sau: Một là, quan điểm sinh vật hóa bản chất nhân cách. Nhân cách được coi là bản năng
  • 51. 50 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... tình dục (Sigmund Freud) là đặc điểm hình thể (Krestchmer), siêu đẳng, bù trừ (Atle Selberg), vô thức tập thể (Carl Gustav Jung) là các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao (những người quá tôn sùng học thuyết (Ivan Petrovich Pavlov). Thực chất của các quan điểm trên dù hình thức biểu hiện ở mỗi người có khác nhau, nhưng đều sinh vật hóa bản chất nhân cách, đều mang quan điểm duy tâm siêu hình. Hai là, nhân cách là nhân tính con người. Đại diện của trường phái này là Carl Ransom Rogers, Abraham (Harold) Maslow,... Những người ở trường phái này đều quan tâm đến giá trị tiềm năng bẩm sinh của con người, đến những đặc tính riêng của mỗi người, kinh nghiệm của con người. Abraham (Harold) Maslow cho rằng tính xã hội nằm trong bản năng con người. Những nhu cầu tiếp xúc, tình yêu, lòng kính trọng đều có tính chất bản năng, đặc trưng cho giống người. Nhân cách là động cơ tự điều hành (G. Ônpooc), là nhu cầu (Abraham (Harold) Maslow), là tương tác xã hội (G.H. Mead) là lo lắng (K. Hoocnây). Những quan điểm này đều đề cao tính chất tự nhiên sinh vật của con người, phủ nhận bản chất
  • 52. 51 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... xã hội của nhân cách. Do đó cũng cũng rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Ba là, nhân cách được hiểu là toàn bộ mối quan hệ xã hội của cá nhân (Lucien Seve, Zeigarnit, Ogordnikov). Họ lấy các mối quan hệ xã hội của cá nhân như trong quan hệ gia đình, nhà trường, cơ quan công tác, nghề nghiệp, bạn bè... làm chuẩn để đánh giá nhân cách. Về thực chất, quan điểm này đã xã hội hóa nhân cách một cách giản đơn. Bốn là, nhân cách được hiểu đồng nghĩa với hai khái niệm con người. Andrei Platonov cho rằng nhân cách là con người có ý thức, có lý trí và ngôn ngữ, là con người lao động. Loại quan điểm này nói về cái chung, cái đặc trưng nhất của con người mà không chú ý đến cái đặc thù, cái riêng của nhân cách. Năm là, nhân cách được hiểu như cá nhân của con người với tư cách là chủ thể của mối quan hệ và hoạt động có ý thức (A.G.Kôvaliôp, I.X.Kon). Hiện nay quan điểm này được đa số các nhà tâm lý học xã hội chấp nhận, coi nhân cách là cá nhân là cá thể so với tập thể và xã hội. Sáu là, nhân cách được hiểu như là các thuộc tính nào đó tạo nên bản chất nhân cách như là
  • 53. 52 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... các thuộc tính ổn định, các thuộc tính sinh vật hoặc thuộc tính xã hội. P.Buêva cho rằng nhân cách là con người với toàn bộ những phẩm chất xã hội của nó. Nhân cách là toàn bộ những đặc tính và những quy luật cá nhân (H.Hipsô, M.Phorvec), là tổng số những những đặc điểm cá nhân con người mà không người nào giống người nào (E.P.Hôlenđơ). Nhân cách là tâm thế (Uzơnatze) là thái độ (V.N.Miaxisev), là phương thức tồn tại của con người trong xã hội, trong điều kiện lịch sử cụ thể (L.I.Anxưphêrôva). Những quan điểm này chỉ chú ý đến cái đơn nhất trong nhân cách, chưa thể hiện tính toàn diện trong định nghĩa về nhân cách. Bảy là, nhân cách được hiểu như cấu trúc hệ thống tâm lý cá nhân. Trong hàng chục năm gần đây, nhiều nhà tâm lý học đều có xu hướng kiểu nhân cách là cấu trúc, hệ thống tâm lý (A.N.Lêônchiep, K. Obuchowxki). Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong mối quan hệ sống của cá nhân do kết quả hoạt động cải tạo của con người đó (A.N.Lêônchiep). Với quan niệm bản chất nhân cách là một hệ thống tổ chức K. Ôbuchốpxki đã định nghĩa như sau: “Nhân cách là sự tổ chức những thuộc tính
  • 54. 53 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... tâm lý của con người có tính chất, điều kiện lịch sử xã hội, ý nghĩa của nó cho phép giải thích và dự đoán hành động cơ bản của con người”. Tóm lại: Các quan niệm về nhân cách nói trên đã đi đến những cách thức lý luận xem xét người một cách trừu tượng và họ vẫn còn nhiều hạn chế, các quan niệm nói trên đều chưa chú ý đầy đủ đến nhân cách con người và quá trình hình thành nhân cách người. 3. Sự hình thành nhân cách theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của các bậc tiền bối, Mác - Ăngghen đã kế thừa và khắc phục những mặt hạn chế, đồng thời phát triển những quan niệm về nhân cách con người đã có trong các học thuyết trước đây để đi tới quan niệm về con người thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội với tư cách là con người hiện thực. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội đồng thời vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên. Con người không thể sống thoát ly khỏi tự nhiên, nhưng con người cũng có thể làm chủ giới tự nhiên thông qua
  • 55. 54 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... hoạt động thực tiễn của mình. Sự hình thành và phát triển nhân cách là quá trình thống nhất giữa cá nhân và xã hội, giữa mặt sinh vật và mặt xã hội. Đó là sự thống nhất giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Nếu con người bị tách ra khỏi môi trường và các hoạt động xã hội thì nhân cách con người không thể hình thành và phát triển được. C. Mác và Ph. Ăngghen, trên cơ sở kế thừa quan niệm của các nhà duy vật Pháp về sự tác động của môi trường xã hội đến cá nhân, đã khẳng định: “Nếu như con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội thì do đó con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lực lượng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội”1 . Nói cách khác, đây chính là quá trình xã hội hóa cá nhân và cá nhân hóa xã hội, nhưng suy cho cùng, xã hội hóa cá nhân là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì thế, có thể 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd,  t. 2, tr. 200.
  • 56. 55 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... khái quát một số yếu tố cơ bản tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách như sau: Một là, sự hình thành và phát triển nhân cách chịu sự quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội Con người trong hoạt động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội... đều thể hiện mục đích, lợi ích của mình trong quan hệ với những người xung quanh, với xã hội. C. Mác khẳng định rằng, lịch sử không phải là cái gì khác hơn là hoạt động của con người theo đuổi những mục đích của mình. Những mục đích của con người bao giờ cũng xuất phát và gắn liền với tính chế định của điều kiện lịch sử - xã hội, của các quan hệ kinh tế trong một thời đại nhất định. Tính quy định khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội đã tạo ra một giới hạn chung, một xu thế chung cho mọi hoạt động của con người. Sự phát triển của nhân cách với tư cách sự phát triển các phẩm chất xã hội của mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội cũng không nằm ngoài những quy định khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội hiện thời mà mỗi cá nhân đó là thành viên. V.I.Lênin gọi đây là quyết định luận lịch sử.
  • 57. 56 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... Bị quy định khách quan bởi điều kiện kinh tế - xã hội, nhưng cái trực tiếp quy định bản chất và đặc trưng của nhân cách lại không phải là tất cả các quan hệ kinh tế, mà nhân tố quy định nhân cách ở tầng sâu nhất là quan hệ lợi ích. Bởi cái lõi vật chất của đạo đức, nhân cách là vấn đề lợi ích. Nói cụ thể hơn, tính chất của việc giải quyết quan hệ lợi ích giữa cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội là nhân tố sau cùng quy định bộ mặt của nhân cách. Sự phát triển của con người nói chung, nhân cách nói riêng chỉ có thể phát triển đúng quy luật khi mỗi cá nhân tự giác nhận thức đúng đắn, giải quyết hài hòa mối quan hệ cá nhân - xã hội xét trên phương diện lợi ích. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: “chừng nào con người còn ở trong xã hội hình thành một cách tự nhiên, do đó chừng nào còn có sự chia cắt giữa lợi ích riêng và lợi ích chung... thì chừng đó hành động của bản thân con người sẽ trở thành một lực lượng xa lạ, đối lập với con người, và nô dịch con người, chứ không phải bị con người thống trị”1 . Lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp cho mọi hoạt động của con người. Con 1. C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t. 3, tr. 47.
  • 58. 57 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... người ở bất kỳ thời đại nào cũng hành động trước hết vì lợi ích của bản thân mình. Vì vậy, lợi ích cá nhân đóng vai trò trực tiếp, cơ sở cho mọi hoạt động tự giác, hoạt động tích cực của con người. Lợi ích cá nhân cũng là nhân tố quyết định, là cơ sở để thực hiện lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. Lợi ích xã hội với ý nghĩa là lợi ích hướng vào thỏa mãn những nhu cầu chung của nhiều thành viên hợp lại thành cộng đồng, xã hội. Vì vậy, lợi ích xã hội là điều kiện và đóng vai trò định hướng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân. Điều này đã được C. Mác và Ph. Ăngghen căn dặn: “Nếu như lợi ích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cho lợi ích riêng của con người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người”1 . Việc giải quyết hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân là động lực của sự phát triển nhân cách được minh chứng rõ ràng qua quá trình xây dựng đất nước ta. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lợi ích tập thể được đề cao, lấn át lợi ích cá nhân, dẫn tới có sự đối lập, tách rời giữa việc thực hiện hành vi đạo đức với việc thực hiện lợi ích cá nhân. Con người đứng 1.C.MácvàPh.Ăngghen:Toàntập, Sđd, t.2,tr.199-200.
  • 59. 58 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... trước hai lựa chọn: Thực hiện hành vi đạo đức phải từ bỏ lợi ích của cá nhân; ngược lại, hoạt động vì lợi ích cá nhân có thể không có động cơ để thực hiện hành vi đạo đức, điều này khiến cho hoạt động đạo đức của nhân cách bị hạn chế. Vì vậy, nhân cách không có điều kiện phát triển một cách hoàn thiện. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường với tính đặc thù của nó là thừa nhận tính hợp lý và thỏa mãn lợi ích cá nhân, đã tạo điều kiện tốt cho sự phát triển nhân cách của con người. Trên mặt tích cực của mình, lợi ích cá nhân là “chất kích thích” thôi thúc con người năng động, sáng tạo, tích cực hoạt động. Quá trình con người tham gia và chủ động tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của nhân cách. Bởi, nhân cách chỉ có thể được xác định đầy đủ khi đặt nó trong mối quan hệ với các nhu cầu và lợi ích. Hai là, nhân cách là tổng hòa các yếu tố tạo thành giá trị mới của mỗi cá nhân trong xã hội Nhân cách là cốt cách làm người của mỗi con người, khi con người chết đi, giá trị nhân cách
  • 60. 59 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... vẫn còn. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Đạo đức không tách rời tài năng. Đạo đức (phẩm chất) và tài năng (năng lực) của con người là hai nhân tố trung tâm tạo nên nhân cách con người, hai nhân tố này phải gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau. Người cho rằng “Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người”1 . Vì vậy, Người cho rằng, có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Trong quan niệm về cấu trúc nhân cách, Người nhấn mạnh hai thành tố quan trọng là tài và đức (hồng và chuyên) trong đó đức là gốc của con người, nhất là người cán bộ. Theo Người, cái cốt lõi, nền tảng của nhân cách người cán bộ cách mạng là đạo đức cách mạng. Người chỉ rõ: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 399.
  • 61. 60 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”1 . Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là đạo đức tiến bộ, đạo đức cách mạng: “Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”2 . Đạo đức mới khác hẳn về chất so với kiểu đạo đức cũ. “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”3 . Đạo đức mới - đạo đức cách mạng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của 1, 2, 3.  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 292- 293; t. 5, tr. 292; t. 7, tr. 220.
  • 62. 61 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích cá nhân mình. Hết lòng phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì nhân dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Người dạy: “Mỗi đồng chí phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng, củng cố lập trường giai cấp công nhân... phải tuyệt đối chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ... Dù ở cương vị nào, các đồng chí phải luôn luôn gương mẫu, luôn luôn xứng đáng là người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”1 . Mặt khác, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của người cán bộ cách mạng thì nhất thiết phải có năng lực công tác. Quan điểm của Người về vấn đề năng lực luôn có tác dụng định hướng và chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao năng lực của cán bộ. Do đó, vấn đề năng lực cũng là vấn đề luôn được người quan tâm đặc biệt. Người cán bộ có năng lực là gì? Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm chỉnh quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, có trình độ và năng lực cần thiết để đảm nhiệm trọng trách mà Đảng giao phó. 1.  Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 11, tr. 588.
  • 63. 62 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... Hai là, sự hình thành và phát triển nhân cách bị quy định bởi nhân tố văn hóa của xã hội Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành những kiểu mẫu hành vi, đến sự đánh giá và những tình cảm đạo đức trong sáng của nhân cách. Hiệu quả của giáo dục với tính cách một nhân tố phát triển nhân cách phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng vận dụng những giá trị truyền thống vào hoàn cảnh xã hội mới để phục vụ xã hội và bản thân mỗi cá nhân. Văn hóa xã hội là tổng hòa của văn hóa cá nhân; tuy nhiên, đây không phải là phép cộng đơn giản của tất cả văn hóa cá nhân, mà nó là sự kết tinh những tinh hoa của nhiều thời đại, nhiều thế hệ đã qua. Mỗi cá nhân khi sinh ra đã được sống, được tiếp nhận một hệ các giá trị, hệ các chuẩn mực của văn hóa xã hội. Những giá trị, chuẩn mực này được phản ánh trong thế giới quan, hệ thống tri thức xã hội, trong những chuẩn mực về pháp lý, đạo đức, thẩm mỹ... Chúng ta không thể nói đến nhân cách của một đứa trẻ sơ sinh. Nhân cách của con người được hình thành và phát triển trong môi trường
  • 64. 63 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa tinh thần xã hội thì thế giới quan, những chuẩn mực pháp lý, thẩm mỹ, đạo đức... có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Trong đó, thế giới quan có vị trí đặc biệt trong cấu trúc nhân cách. Nó được cấu thành từ những yếu tố cơ bản là tri thức, niềm tin, lý tưởng. Một thế giới quan đúng đắn là cơ sở quan trọng nhất để xây dựng một nhân cách phát triển toàn diện. Nói cách khác, thế giới quan giữ vai trò định hướng chung cho con người trong mọi hoạt động hiện thực của họ. Trong xã hội có phân chia giai cấp, thế giới quan bao giờ cũng mang tính giai cấp và phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định. Do vậy, khi được tiếp nhận trong ý thức đạo đức cá nhân, nó khẳng định về mặt đạo đức lợi ích của giai cấp mà nó phản ánh. Hiện nay, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan khoa học và tiến bộ nhất. Bởi vì, ngoài sự phản ánh lợi ích của giai cấp vô sản, nó đồng thời phản ánh lợi ích trong xu thế vận động tất yếu của xã hội loài người. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay không chỉ là làm
  • 65. 64 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... cho những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được quán triệt cho mọi người, mà còn phải làm cho những nguyên tắc ấy trở thành niềm tin, động lực thúc đẩy mọi hoạt động của họ. Với ý nghĩa ấy, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là động lực cho sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên, khi chúng ta nhấn mạnh tính quyết định xã hội của nhân cách thì phải hiểu rằng đó là điều kiện cần, nhưng chưa đủ. Trong hiện thực cuộc sống, sự hình thành và phát triển của nhân cách không diễn ra đơn giản như vậy. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế, của môi trường xã hội, môi trường giáo dục đối với nhân cách không phải là quá trình thuận một chiều, mà giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Khi nhân cách được hình thành, con người trở thành chủ thể xã hội với bản chất là hoạt động sáng tạo, cải tạo thế giới hiện thực. Con người lại không ngừng tạo ra những điều kiện môi trường xã hội mới, tốt đẹp làm cơ sở cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó chính là quá trình cá nhân hóa xã hội trong mỗi chủ thể hoạt động mang nhân cách.Với sức sáng tạo của tư
  • 66. 65 Chương I: TRIẾT HỌC VỀ NHÂN CÁCH VÀ CÁC QUAN ĐIỂM... duy trí tuệ và thông qua hàng loạt các hoạt động trong thực tiễn, nhân cách của con người tự biểu hiện, tự khẳng định chính mình. Là sản phẩm của tự nhiên, của lịch sử - xã hội, đến lượt mình, con người lại tác động vào tự nhiên nhằm khai thác mọi tiềm năng tự nhiên phục vụ mục đích và nhu cầu của mình, tái tạo nên “tự nhiên thứ hai” cho đời sống con người. Là chủ thể sáng tạo, tự ý thức, tự giác hành động, bằng năng lực tuyệt đối và riêng có là hoạt động thực tiễn, con người ngày càng nắm bắt được các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, ngày càng có khả năng sáng tạo to lớn để cải tạo tự nhiên và xã hội, làm nên lịch sử nhân loại. Đồng thời, thông qua quá trình đó, con người cũng không ngừng cải tạo bản thân mình. Sự thành đạt của mỗi người có tác động tích cực đến việc lành mạnh hóa môi trường xã hội. Sự thành đạt ấy không chỉ tạo nên tâm lý tự tin, niềm kiêu hãnh trong mỗi chủ thể hoạt động, mà còn mở rộng khả năng hiện có và tác động tích cực đến tinh thần phấn đấu của những người xung quanh. Xã hội hóa cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách không chỉ biểu
  • 67. 66 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... hiện sự tác động một chiều, mà còn bao hàm cả quá trình cá nhân hóa xã hội. Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng. Mối quan hệ này khẳng định vai trò to lớn của sự tác động xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách, đồng thời khẳng định vai trò chủ thể hoạt động cải tạo xã hội của con người.
  • 68. 67 Chương II SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY I- QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ NHÂN CÁCH VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY Năm 1986, Đại hội VI của Đảng quyết định đường lối đổi mới, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa, theo cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Vấn đề xây dựng nhân cách được đưa vào Nghị quyết của Đại hội, về nhiệm vụ phát triển giáo dục: “Nâng cao chất lượng giáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển toàn diện nhân cách xã hội chủ nghĩa của thế hệ trẻ”1 , nhằm tạo ra một lớp người vừa hồng, vừa chuyên, có đức, có tài, thực hiện lời chỉ dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn xây dựng chủ 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t. 47, tr. 402.
  • 69. 68 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”1 . Báo cáo Chính trị trình bày tại Đại hội VI cũng giao nhiệm vụ: “Đảng yêu cầu các văn nghệ sĩ thường xuyên trau dồi ý thức trách nhiệm của công dân, chiến sĩ, thực hiện chức trách cao quý: tạo nên những giá trị tinh thần, bồi dưỡng tâm hồn và tình cảm, xây dựng nhân cách và bản lĩnh của các thế hệ công dân, xây dựng môi trường đạo đức trong xã hội”2 . Điều này chứng tỏ ngay khi mở đầu công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu là phải hướng đến xây dựng nhân cách con người đồng thời với quá trình đổi mới về kinh tế. Năm 1993, Đảng ta ban hành Nghị quyết Trung ương 4, khóa VII, vấn đề nhân cách được xác định là một phẩm chất của con người Việt Nam, là một nhiệm vụ hệ trọng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục: “Nhiệm vụ trung tâm... là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, 1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 13, tr. 66. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 47, tr. 464.
  • 70. 69 Chương II: SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM... có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”1 . Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện được Đảng ta chỉ rõ trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội IX (2001) của Đảng với nhận thức mới về xây dựng nhân cách. Việc xây dựng nhân cách con người không chỉ ở phương diện sự tác động của xã hội mà còn ở phương diện sự tự ý thức, răn mình, sửa mình của mỗi cá nhân đặt trong mối quan hệ với văn hóa: “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”2 . 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 52, tr. 515; t. 60, tr. 202.
  • 71. 70 NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN... Năm 2006, tại Đại hội X của Đảng, vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam được đặt trong tương quan với quan điểm tiếp cận giá trị. Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế”1 . Và, trong Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010, nhân tố văn hóa với vai trò là hệ thống tri thức, giá trị, khơi dậy tính tích cực, hướng tới chân, thiện, mỹ được đề cao trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, kinh doanh và phẩm giá con người: “Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hóa lãnh đạo và quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên”2 . Năm 2008, Bộ Chính trị khóa X ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, định hướng mục tiêu của việc xây dựng nền 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t. 65, tr. 205, 285.