SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  11
Télécharger pour lire hors ligne
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ TP.HCM: CƠ SỞ THỰC TIỄN, KHOA HỌC VÀ CÁC ĐỀ XUẤT

                                                                   ThS. Võ Đình Phước

Mở đầu

Chương trình tiếng Anh giao tiếp thương mại (TAGTTM - English for Business
Communication) được Bộ môn Tiếng Anh – Ban Ngoại ngữ (BMTA-BNN) đưa vào
giảng dạy hơn 2 năm. Để xây dựng chương trình của môn học này, thầy cô giáo BMTA
đã dành rất nhiều tâm huyết và nỗ lực để hoàn thành một khối lượng công tác chuyên
môn rất lớn: từ việc thu thập các dữ liệu khoa học làm cơ sở để xây dựng chương trình
đến việc biên soạn các tài liệu giảng dạy; từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy đến tổ
chức lại cách thức kiểm tra đánh giá. Bài viết sau đây giới thiệu sơ lược về chương trình
tiếng Anh này và điểm lại những cơ sở thực tiển và khoa học dựa trên đó chương trình
được xây dựng. Thông qua bài viết này chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị đối với nhà trường và các đơn vị liên quan nhằm giúp chúng tôi thực hiện thành
công chương trình đào tạo này.

Chiến lược đào tạo của trường

Trước những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội, việc thay đổi chiến lược và mục
tiêu đào tạo cũng đã được đặt ra nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về nguồn
nhân lực trong thời kỳ mới.

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã
tiến hành chuẩn hóa quy trình đào tạo của nhà trường, với mục tiêu đặt ra là các môn học,
chương trình học ở các Khoa, các Ban chuyên môn phải được xây dựng và xác định
chuẩn đào tạo đối với sinh viên tốt nghiệp. Các chuẩn đào tạo này phải thể hiện những
kiến thức và kỹ năng mà sinh viên cần đạt được để có thể đáp ứng một cách tốt nhất với
công việc và môi trường làm việc và có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ
sau khi tốt nghiệp.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập khá toàn diện với nền kinh tế thế giới, các tổ chức,
công ty và doanh nghiệp đã đưa ra nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực không chỉ giỏi về
chuyên môn mà còn phải có năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc thường


                                                                                       5
nhật và trong môi truờng làm việc quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng
Anh đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nhà trường đã đặt ra cho BMTA
nhiệm vụ xây dựng chương trình tiếng Anh phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Đích
đến cuối cùng đối với chương trình tiếng Anh là sinh viên phải đạt một chuẩn trình độ
tiếng Anh quốc tế được các nhà tuyển dụng công nhận để góp phần nâng cao chất lượng
và tính cạnh tranh của sản phẩm do nhà trường đào tạo.

Việc thay đổi chiến lược đào tạo của nhà trường theo hướng chuẩn hóa, mục tiêu đặt ra
đối với từng môn học trong chương trình đào tạo cũng thay đổi theo hướng tiếp cận với
nhu cầu thực tế của xã hội, và đó cũng chính là một trong những cơ sở thực tiễn để
BMTA-BNN nghiên cứu và thay mới hoàn toàn chương trình đào tạo của mình phù hợp
với yêu cầu mà Bộ và nhà trường đề ra. Cũng phải nói sự quan tâm của lãnh đạo nhà
trường đối với môn học tiếng Anh cũng chính là nguồn động viên rất lớn giúp thầy cô
giáo BMTA nỗ lực xây dựng chương trình trình đào tạo mới, cải tiến nội dung và phương
pháp giảng dạy.

Những bất cập trong chương trình tiếng Anh cũ

Trước đây, chương trình tiếng Anh tại trường được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đại
cương – toàn thể sinh viên được học chung một chương trình tiếng Anh Thương mại
(Business English) và giai đoạn chuyên ngành (English for Specific Purposes - ESP): sinh
viên được học tiêng Anh theo ngành học của mình. BMTA đã xây dựng được 11 chương
trình tiếng Anh chuyên ngành như: Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán, Tiếng Anh chuyên
ngành Tài chính & Ngân hàng, Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh
chuyên ngành Ngoại thương, Tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế học …Các chương trình
này được xây dựng trên cở sở lý thuyết nội dung (content-based syllabus) trong đó tập
trung vào việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu (reading comprehension) và từ vựng chuyên
ngành cho sinh viên. Không thể phủ nhận các yếu tố tích cực của các chương trình tiếng
Anh chuyên ngành (ESP) là đã giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và cung cấp
một lượng từ vựng chuyên ngành nhất định tạo điều kiện để sinh viên có thể đào sâu kiến
thức chuyên môn của mình thông qua sách vở, báo chí và các tài liệu đọc bằng tiếng Anh.
Nhưng qua một thời gian dài đưa vào áp dụng, các chương trình ESP cũng bộc lộ một số
bất cập như:




6
(i)     các chương trình dựa chủ yếu vào tài liệu giảng dạy nước ngoài, phần lớn đều
           là các tài liệu được xuất bản cách nay khá lâu nên các chủ đề học và từ vựng
           được giới thiệu cho sinh viên không mang tính cập nhật. Hơn nữa, một số
           ngành không tìm được tài liệu giảng dạy thích hợp (TD: Toán kinh tế, Thống
           kê…) nên sinh viên phải học chung chương trình tiếng Anh các chuyên ngành
           khác. Do vậy, nhu cầu của học viên (learners’ needs) không được đáp ứng dẫn
           đến việc dạy và học ngoại ngữ khó có thể đạt được các mục tiêu như mong
           đợi;
   (ii)    phương pháp giảng dạy được áp dụng chủ yếu là phương pháp ngữ pháp-dịch
           (grammar-translation), rất ít các hoạt động giao tiếp được thực hiện trên lớp.
           Để giảng được tiếng Anh chuyên ngành ít nhiều đòi hỏi giảng viên phải có
           kiến thức chuyên ngành nên một số giảng viên gặp rất nhiều khó khăn và lúng
           túng trong việc xử lý các bài giảng;
   (iii)   việc kiểm tra đánh giá chỉ tập trung vào kỹ năng đọc hiểu và từ vựng khiến đa
           số sinh viên không quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ khác.
           Giữa các chuyên ngành khó có sự thống nhất trong cách đánh giá do vậy
           không tạo ra sự công bằng trong kết quả đánh giá đối với sinh viên: ở một số
           chuyên ngành sinh viên dễ đạt điểm cao và ngược lại ở một một số chuyên
           ngành khác tỷ lệ sinh viên thi lại rất lớn;
   (iv)    việc quản lý chuyên môn của Ban chủ nhiệm đối với tất cả các chuyên ngành
           về tiến độ, nội dung giảng dạy cũng như công tác kiểm tra đánh giá khó có thể
           bao quát và thực hiện tốt.

Cùng với việc thay đổi chiến lược đào tạo của nhà trường việc phân tích và thấy được
những bất cập trong chương trình đào tạo trước đây đã giúp Ban chủ nhiệm và các thầy cô
giáo trong BMTA đặt quyết tâm thay mới chương trình đào tạo của mình để đem lại hiệu
quả thiết thực cho việc dạy và học tiếng Anh tại trường.

Xu hướng mới trong việc dạy và học ngoại ngữ

Việc áp dụng chương trình tiếng Anh giao tiếp thương mại với mục đích phát triển năng
lực giao tiếp là phù hợp với xu thế dạy và học ngoại ngữ hiện nay. Theo Leech (1989), từ
vài thập kỷ gần đây, việc giảng dạy và tiếp thu ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ trên thế
giới đã được chuyển hướng từ ngữ nghĩa học (semantics) sang ngữ dụng học
(pragmatics). Ngữ nghĩa học xem ngôn ngữ như một hệ thống áp dụng các quy tắc ngữ


                                                                                       7
pháp mang tính quy ước còn ngữ dụng học xem ngôn ngữ như quá trình trung gian, là hệ
thống các nguyên tắc không mang tính quy ước được chi phối bởi mục đích giao tiếp.

Nói cách khác, học ngoại ngữ theo quan niệm truyền thống tập trung vào việc nắm vững
các hệ thống và quy tắc ngữ pháp trong khi đó xu thế giảng dạy và học ngoại ngữ hiện
nay là hướng đến các vấn đề như ngữ cảnh, giao tiếp, và sự tương tác giữa người nói và
người nghe, là quá trình giao tiếp với xã hội và thế giới.

Một cải cách đang diễn ra trong các chương trình dạy ngoại ngữ là việc tạo ra một môi
trường học tập mang tính văn hóa xã hội, tạo ra các hoạt động tình huống trong đó đòi hỏi
người học phải sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp và thực hiện các yêu cầu mà tình huống
đặt ra. Phương pháp này đem đến cho người học sự thích thú và thông qua đó các kỹ năng
ngôn ngữ được phát triển.

Theo ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục học, chất lượng và hiệu quả của việc
dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở nước ta còn rất thấp là do mục
tiệu, nội dung, phương pháp đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá còn nhiều bất cập và
chưa có những cải tiến theo xu thế giảng dạy ngoại ngữ mà thế giới hiện đang áp dụng.
Người học chỉ “học” được ngoại ngữ chứ không “sử dụng” được ngoại ngữ. Kết quả khảo
sát được Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) thống kê từ báo cáo về tình hình giảng dạy
tiếng Anh của 59 trường đại học không chuyên ngữ trong cả nước đưa ra số liệu 51,7%1
sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh. Các khảo sát do
Công ty IIG (đại diện cho Viện Khảo thí Hoa kỳ tại Việt Nam) thực hiện đối với các
doanh nghiệp đều nhận được kết quả cho thấy khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên
tốt nghiệp trong các tình huống thực tế rất hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu của
đại đa số đơn vị sử dụng lao động2. Rõ ràng, nếu chúng ta tiếp tục đào tạo ngoại ngữ theo
kiểu “truyền thống” thì một mặt chúng ta sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội
về nguồn nhân lực; một mặt chúng ta sẽ gây lãng phí lớn về thời gian, công sức và tiền
bạc.




1
  Báo cáo của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) tại Hội thảo “Đào tạo tiếng Anh trong các trường đại học
không chuyên ngữ” tổ chức vào ngày 5/12/2008.
2
  Báo cáo của Công ty IIG tại Hội thảo vừa nêu.


8
Phương pháp giảng dạy tích cực

Việc đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo theo hướng phát triển các kỹ năng giao tiếp
cũng làm thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên đồng thời giúp sinh viên có
phương pháp học chủ động và tích cực hơn.

Chương trình TAGTTM được thiết kế rất phù hợp với phương pháp giảng dạy tiên tiến
đang được áp dụng rộng rãi hiện nay: task-based learning - phương pháp dạy và học
thông qua việc thực hiện bài tập cụ thể và có nội dung liên quan đến chủ đề học. Với
phương pháp này, phần lớn giờ học trên lớp được dành cho các hoạt động thực hành như
thảo luận, trình bày, đặt và trả lời câu hỏi. Các bài tập thực hành được thực hiện theo cặp
(pair work) và nhóm (group work) giúp sinh viên tự tin hơn, cùng nhau bàn bạc để tìm ra
những ý tưởng hay và cách giải quyết tốt nhất các bài tập, và đặc biệt sinh viên có điều
kiện để học hỏi lẫn nhau từ vựng và cách diễn đạt. Các kiến thức ngữ pháp cơ bản chỉ
được giảng viên giảng dạy ngắn gọn trên lớp hoặc giới thiệu giáo trình tài liệu để sinh
viên tham khảo, tự học và làm các bài tập thưc hành ngoài giờ lên lớp. Với môi trường và
cách học như vậy, người học buộc phải thực hiện tích cực nhiệm vụ (task) được giao duới
hình thức là các bài tập tình huống từ đó có thể phát triển các kỹ năng giao tiếp.

Ngoài việc áp dụng một phương pháp giảng dạy tích cực, việc tuyên truyền và giúp sinh
viên hiểu rõ về chiến lược học (learning strategies) cũng là một nhiệm vụ quan trọng của
các giảng viên trong quá trình giảng dạy của mình. Muốn đạt kết quả cao trong học tập
người học không chỉ có động cơ học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực mà còn phải
có chiến lược có hiệu quả. Theo O’Mally và Chamot (1989), chiến lược học là các hoạt
động trí tuệ giúp đạt kết quả cao trong học tập bao gồm việc lên kế hoạch học tập, theo
dõi và đánh giá công việc đã thực hiện. Trong học ngoại ngữ, chiến lược học được áp
dụng cho các bài tập và công việc từ đơn giản đến phức tạp như học từ vựng mới, cách sử
dụng tự điển đến phương pháp để hiểu các bài đọc khó hoặc tương tác với bạn cùng
nhóm, cùng cặp hay cùng lớp trong các hoạt động giao tiếp trên lớp.

Với chương trình TAGTTM, chiến lược học mộn tiếng Anh được chúng tôi đưa vào giới
thiệu trong tài liệu giảng dạy và phổ biến đến tất cả các lớp sinh viên. Theo đó, chúng tôi
hướng dẫn sinh viên xây dựng riêng cho mình một phương pháp học tập hay chiến lược
học có hiệu quả cả trên lớp lẫn thời gian tự học. Trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên,
các bạn sinh viên cần tham gia tích cực các bài tập thực hành các kỹ năng. Luôn tìm mọi


                                                                                         9
cơ hội để có thể giao tiếp với thầy cô và bạn bè bằng tiếng Anh để tạo phản ứng nhanh
nhạy. Ngoài giờ lên lớp sinh viên cần hình thành thói quen học đều, học thường xuyên.
Mỗi ngày sinh viên cần đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1
tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Sinh viên
cũng phải cần thường xuyên ôn lại và củng cố các bài học thông qua hệ thống bài tập thực
hành có hướng dẫn (guided independent practice) và chuẩn bị trước các bài học sắp tới.

Có thể nói chương trình TAGTTM đã thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên về
cách dạy và học ngoại ngữ. Thay vì phải ghi chép nhiều như trước đây, sinh viên vào lớp
được “nghe”, “nói” và thực hành các kỹ năng tiếng Anh nhiều hơn, đồng thời xây dựng
một chiến lược học tập hiệu quả, tích cực và chủ động. Giáo viên cũng đã thay đổi
phương pháp giảng dạy truyền thống, từ dạy dịch, dạy ngữ pháp đơn lẻ sang dạy sử dụng
tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp.

Hệ thống giáo trình tài liệu phục vụ chương trình

Giáo trình chính được sử dụng cho chương trình tiếng TAGTTM là bộ sách Market
Leader – Elementary & Pre-intermediate Business English - New Edition (David
Cotton, David Falvey & Simon Kent; NXB: Pearson Longman 2007). Bộ giáo trình này
được chung tôi lựa chọn vì nó bám sát được mục tiêu chương trình đào tạo theo hướng
giao tiếp mà chúng tôi đặt ra.

Có thể nói việc chọn giáo trình là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay
thất bại của một chương trình giảng dạy ngoại ngữ. Đây là bộ giáo trình hiện được nhiều
cơ sở đào tạo sử dụng và được các chuyên gia ngôn ngữ và các giảng viên đánh giá rất
cao. Bộ giáo trình này với các chủ đề giao tiếp trong môi trường kinh doanh, các hoạt
động của công ty và và các công việc thường nhật tại văn phòng làm việc… được thiết kế
trên nguồn ngữ liệu xác thực (authenticity) từ nguồn từ vựng thương mại rất thông dụng.
Các bài tập trong giáo trình phải được thiết kế tạo ra một môi trường để người học sử
dụng tiếng Anh tích cực và hứng thú. Các bài đọc được trích từ thời báo nổi tiếng
Financial Times với những kiến thức và từ vựng kinh kế-thương mại được cập nhật mới
nhất. Phần nghe được trích từ các cuộc phỏng vấn, các cuộc họp của công ty và đặc biệt
phần Case Study giúp sinh vận dụng cả 4 kỹ năng ngôn ngữ vào các tình huống thực
tế…Đi kèm với giáo trình còn có các tài liệu hỗ trợ rất phong phú như sách bài tập, đĩa
CD audio, CD video… Ngoài những ưu điểm vừa kế, chúng tôi lựa chọn giáo trình này là


10
vì các chủ đề rất phù hợp với các ngành học của sinh viên kinh tế - sinh viên cũng được
tiếp cận và làm quen với các thuật ngữ kinh tế -thương mại trong đó có nhiều thuật ngữ
chuyên ngành mà sinh viên đang học.

Ngoài bộ giáo trình chính, giảng viên BMTA cũng biên soạn thêm các giáo trình phụ trợ
(supplementary materials) nhằm giúp sinh viên tăng cường kiến thức và kỹ năng tiếng
Anh cũng như hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên tự học ngoài những giờ lên lớp.
Giáo trình gồm 4 tập sách tương ứng với 4 học phần, mỗi tập sách bao gồm 2 phần chính:
(i) Bài tập thực hành kỹ năng (Further Skill Work): giúp sinh viên phát triển thêm kỹ
năng ngôn ngữ và được sử dụng trên lớp học; và (ii) Bài tập tự thực hành có hướng dẫn
(Guided Independent Practice) cung cấp các bài tập định hướng để sinh tự học, tự rèn
luyện và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ theo chủ đề của từng bài học trong giáo trình
chính.

Phương pháp kiểm tra đánh giá

Phương pháp kiểm tra đánh giá cũng đươc cải tiến để phù hợp với những thay đổi trong
chương trình tiếng Anh mới. Thay vì trước đây việc kiểm tra đánh giá chỉ được tiến hành
một lần vào cuối học phần và tập trung vào kỹ năng đọc hiểu và từ vựng thì nay phương
pháp được thực hiện toàn diện hơn và kiểm tra cả 4 kỹ năng ngôn ngữ. Ngoài ra, BMTA
cũng xây dựng tiêu chí đánh giá và chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt được sau khi kết thúc
từng học phần.

Phương pháp đánh giá gồm 2 phần chính: (i) Đánh giá quá trình: chiếm 30% điểm học
phần bao gồm: điểm kiểm tra giữa kỳ (mid-term test), điểm tham gia các hoạt động trên
lớp và thái độ học tập của sinh viên và (ii) Bài thi cuối học phần (final test) chiếm 70%
điểm học phần.

Các giảng viên phụ trách lớp có quyền chủ động thực hiện phần đánh giá quá trình. Ở
buổi giảng đầu tiên của học phần, giảng viên phải công bố công khai phương pháp đánh
giá quá trình của mình. Phần kiểm tra giữa kỳ được BMTA qui định là phần thi nói
(speaking) và giảng viên có thể lựa chọn hình thức, nội dung và thời điểm tổ chức kiểm
tra cho từng lớp mà mình phụ trách




                                                                                      11
Bài thi cuối học phần cũng được thiết kế khoa học, kiểm tra đủ cả kiến thức và kỹ năng
mà sinh viên được học trong học phần. Ở phần thi này, BMTA đã mạnh dạn đưa vào phần
kiểm tra kỹ năng nghe hiểu. Việc tổ chức đánh giá kỹ năng nghe (cần đảm bảo các yếu tố
kỹ thuật như thu băng đĩa, máy móc thiết bị…) cho gần 100 lớp sinh viên là một công
việc hết sức phức tạp đòi hỏi có sự phối hợp giữa BM, giảng viên và các đơn vị có liên
quan. Tuy vậy, qua 2 năm thực hiện, mọi công việc tổ chức đều tốt đẹp, không có sự cố
đáng tiếc nào xảy ra.

TOEIC - chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp

Như đã trình bày ở trên, với việc chuẩn hóa chương trình đào tạo, Ban Giám hiệu nhà
trường đã chỉ đạo BNN - BMTA xây dựng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên tốt
nghiệp và xem đó như là dấu chứng nhận trình độ nguồn nhân lực do trường đào tạo .

Chuẩn ngoại ngữ phổ biến được nhiều nước trên thế giới và Bộ Giáo dục & Đào tạo đang
áp dụng là Khung năng lực ngoại ngữ chung do Hội đồng Khảo thí ngôn ngữ Châu Âu
xây dựng (Common European Framework of Reference - CEFR). Chuẩn này liệt kê 6
trình độ từ A1 đến C2 giúp người học xác định trình độ ngoại ngữ của mình được sử dụng
như thế nào và đề xuất số giờ học cần thiết để đạt các trình độ tương ứng3. TOEIC là một
trong số các chứng chỉ quốc tế được lựa chọn cho việc xây dựng chuẩn vì nó đáp ứng
được chuẩn CEFR4. Ngoài ra còn kể đến chi phí hợp lý của bài thi TOEIC và mức độ phổ
dụng của chứng chỉ này trên thị trường lao động với hàng ngàn công ty đang lấy TOEIC
là một trong những tiêu chuẩn tuyển dụng.

Theo ETS, bài thi TOEIC là một bài thi định hướng giao tiếp được phát triển dựa trên
nhiệm vụ và tình huống và nội dung của bài thi được thu thập từ tài liệu thực tế như: báo
chí, thư từ kinh doanh, memo, báo cáo, biên bản họp và từ những tình huống giao tiếp các
cuộc hội thoại tại văn phòng, tại khách sạn, sân bay, nhà ga, nhà hàng… Do vậy, việc học
chương trình TAGTTM với các chủ đề và tình huống giao tiếp cũng tương thích với các
chủ đề trên và sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh và có
kiến thức và kỹ năng nhất định chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC.




3
    Tham khảo tại: http://www.cambridgeesol.org/exams/exams-info/cefr.html
4
    Tham khảo tại http://www.ea.etsglobal.org/uploads/tx_etsquicklinks/TOEIC_L_R_can-do_table_01.pdf



12
Để xác định thang chuẩn cho sinh viên tốt nghiệp nhà trường và BNN đã phối hợp với
công ty IIG Việt Nam thực hiện đề án: “Đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn về trình độ sử
dụng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM bằng chương trình
TOEIC.” và điểm chuẩn công bố áp dụng cho sinh viên K.34 là kết quả của đề án này.

Nhằm tạo điều kiện giúp sinh viên đạt chuẩn TOEIC, BMTA đã tham mưu với Ban Giám
hiệu về lộ trình giảng dạy và những giải pháp thực hiện, đồng thời cũng tập trung biên
soạn tài liệu giáo trình trong đó đưa vào các bài tập giúp sinh viên làm quen và thực hành
các kỹ năng cho dạng thức thi này.

Việc xây dựng chuẩn trình độ ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định
trong việc kiểm tra đánh giá cũng như xây dựng chương trình, giáo trình tài liệu cho quá
trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với sinh viên, việc áp dụng chuẩn TOEIC vừa tạo động
lực và mục tiêu cụ thể trong việc học tập môn học tiếng Anh, vừa giúp các sinh viên tốt
nghiệp có thế mạnh trong việc cạnh tranh các vị trí công tác tốt và có nhiều cơ hội thăng
tiến trong nghề nghiệp.

Những đề xuất cho chương trình tiếng Anh theo định hướng TOEIC

Để triển khai thành công chương trình tiếng Anh theo định hướng TOEIC, nhà trường cần
phối hợp với BNN-BMTA tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

   (i)    Nhân lực, đội ngũ giảng viên luôn là yếu tố then chốt giúp thực hiện thành công
          chương trình. Do vậy, nhà trường cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa
          trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giảng viên tiếng Anh. Tạo điều kiện tối đa
          để các giảng viên học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có thể sử dụng nguồn kinh
          phí được tài trợ từ các dự án giáo dục (TRIG) mà trường tham gia để cử giảng
          viên đi đào tạo và bổi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn tại các quốc gia sử
          dụng tiếng Anh.
   (ii)   Rà soát và cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo định
          hướng TOEIC. Biên sọan các giáo trình và tài liệu giảng dạy mới nhằm giúp
          sinh viên tăng cường các kỹ năng tiếng Anh và chuẩn bị tốt cho kỳ thi TOEIC.
   (iii) Trong điều kiện nhà trường áp dụng qui trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ dẫn
          đến việc cắt giảm thời lượng giảng dạy trên lớp học thì việc khuyến khích và
          đẩy mạnh việc tự học của sinh viên là một giải pháp. BMTA-BNN cần được sự



                                                                                       13
hợp tác của nhà trường và các đơn vị có liên quan như Phòng Công nghệ thông
           tin, Phòng QLĐT & CTSV… để thiết kế các trang web học trực tuyến cũng như
           biên soạn các giáo trình tài liệu cho loại hình học tập này.
     (iv) Cần có sự liên thông hơn nữa về công tác chuyên môn giữa BNN-BMTA và
           Trung tâm Ngoại ngữ Kinh tế-thương mại của trường để thực hiện tốt lộ trình
           đạt chuẩn TOEIC mà BMTA đã đề xuất với nhà trường.
     (v)   Tăng cường các hoạt động tư vấn phương pháp học tập đối với môn học tiếng
           Anh nhằm giúp sinh viên những phương pháp phù hợp để vượt qua các khó
           khăn trong học tập cũng như phát triển các kiến thức và kỹ năng tiếng Anh.
     (vi) Tiếp tục tổ chức kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào và phân loại lớp theo trình
           độ tiếng Anh. Để có sự đánh giá toàn diện quá trình học tiếng Anh tại trường
           cần tìm nguồn kinh phí để có thể tổ chức kiểm năng lực tiếng Anh đầu vào bằng
           bài thi TOEIC.
     (vii) Duy trì và nâng cấp hoạt động của các câu lạc bộ tiếng Anh với sự hỗ trợ chuyên
           môn của các giảng viên. Tạo ra các môi trường tiếng Anh để sinh viên có điều
           kiện thực tập ngoài những giờ lên lớp. Tổ chức thường xuyên các cuộc thi học
           thuật bằng tiếng Anh để tạo cho sinh viên sự hứng thú học tập mộn học này.
     (viii) Cần có những qui định về cách tổ chức lớp học tiếng Anh: lớp học theo trình độ,
           sĩ số lớp giới hạn. Phòng học cần được trang bị các thiết bị hiện đại, bàn ghế dể
           dàng thay đổi để tạo điều kiện cho giảng viên tổ chức các hoạt động giao tiếp,
           các hoạt động nhóm trong các giờ thực hành.
     (ix) Xây dựng các phòng thực hành ngôn ngữ với các trang thiết bị hiện đại như máy
           tính, mạng Internet, các phần mềm học tiếng Anh và các nguồn ngữ liệu học tập
           khác. Tổ chức các khóa học ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
           ngoại ngữ cho giảng viên. Việc tận dụng tối đa công nghệ thông tin sẽ mang đến
           những hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy và học ngoại ngữ.

Lời kết

Trong thời gian sắp tới, với những thay đổi trong tổ chức đào tạo đặc biệt là việc áp dụng
triệt để hệ thống tín chỉ, chương trình đào tạo tiếng Anh tại trường nhất định sẽ phải có
những cải tiến và thay đổi phù hợp. Tuy vậy, những điều được trình bày trong bài viết này
cho thấy chương trình tiếng Anh tại ĐHKT TP.HCM có đủ cở sở thực tiển và khoa học
để giúp sinh viên có những tiến bộ nhất định trong việc học tiếng Anh. Tuy còn phải tiếp



14
tục cải tiến về nội dung, chương trình, phương pháp đánh giá cũng như nâng cấp cơ sở
vật chất và điều kiện học tập, nhưng với việc áp dụng chương trình học theo xu hướng
giảng dạy ngoại ngữ mới và việc xác lập một chuẩn trình độ để đánh giá năng lực tiếng
Anh của sinh viên sẽ tạo cho các giảng viên và sinh viên có sự hứng khởi và một mục tiêu
phấn đấu rõ ràng trong việc dạy và học tiếng Anh tại trường.

                              TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BMTA 2008. Giới thiệu tài liệu môn học tiếng Anh giao tiếp thương mại,
2. Chen Chao-ming 2008. Từ ngữ nghĩa học đến ngữ dụng học: học tiếng Anh dựa theo
   TOEIC và những gợi ý. Kỷ yếu đào tạo tiếng Anh trong các trường không chuyên
   ngữ, Hà nội 12/2008.
3. Leech, G 1989. Principles of Pragmatics. London; New York: Lonman
4. O’Malley,J and A.Chamot 1989. Learning Strategies in second language
   acquisition. New York: Cambridge University Press
5. Willis. J. 1996. A Framework for Task-Based Learning. Longman
6. http://www.cambridgeesol.org/exams/exams-info/cefr.html
7. http://www.ea.etsglobal.org/uploads/tx_etsquicklinks/TOEIC_L_R_can-
   do_table_01.pdf




                                                                                     15

Contenu connexe

Tendances

1400 qd-t tg
1400 qd-t tg1400 qd-t tg
1400 qd-t tgICTesol
 
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhTham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhjackjohn45
 
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họctieuhocvn .info
 
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực haybộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hayfreeloadtailieu
 
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Son La College
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16DinhBaoChau
 

Tendances (18)

Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAYTài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
Tài liệu cho 3 kĩ năng nghe, nói và đọc tiếng anh cho sinh viên, HAY
 
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng các trường THCS tại tp.Hải Phòng
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng các trường THCS tại tp.Hải PhòngTiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng các trường THCS tại tp.Hải Phòng
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu trưởng các trường THCS tại tp.Hải Phòng
 
Luận án: Năng lực ngôn ngữ xã hội học của sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Năng lực ngôn ngữ xã hội học của sinh viên ĐH Thái NguyênLuận án: Năng lực ngôn ngữ xã hội học của sinh viên ĐH Thái Nguyên
Luận án: Năng lực ngôn ngữ xã hội học của sinh viên ĐH Thái Nguyên
 
1400 qd-t tg
1400 qd-t tg1400 qd-t tg
1400 qd-t tg
 
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anhTham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
Tham luận nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng anh
 
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
 
13.
13.13.
13.
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đLuận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
 
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
Những khó khăn khi phiên dịch cho giáo viên nước ngoài, HAY!
 
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu họcCông tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
Công tác chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở trường Tiểu học
 
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực haybộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
bộ sáng kiến kinh nghiệm tiểu học cực hay
 
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ ANH (TẢI FREE ZALO: 093 457...
 
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
Biện pháp chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường Trung học cơ sở huyện Hồ...
 
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đMẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
Mẫu báo cáo thực tập ngành Tiếng Hàn, Ngôn ngữ Hàn , 9đ
 
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
Đổi mới giáo dục đại học - Bài viết cho Hội thảo quốc gia năm 2015
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAYĐề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập tại trung tâm anh ngữ, HAY
 
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
Quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh - Gửi miễn ...
 
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
Chu de02 noidungtunghiencuu_nhom16
 

En vedette

Chapter 11 presention
Chapter 11 presentionChapter 11 presention
Chapter 11 presentionsheila77reyes
 
Introduction & Concerts
Introduction & ConcertsIntroduction & Concerts
Introduction & ConcertsLaura Riddle
 
Madelines Birthday Wishes
Madelines Birthday WishesMadelines Birthday Wishes
Madelines Birthday WishesMark Modesti
 
Poster yener fatma
Poster yener fatmaPoster yener fatma
Poster yener fatmamiroli
 
Programa oficial reunion n°7 15 11-2016
Programa oficial reunion n°7 15 11-2016Programa oficial reunion n°7 15 11-2016
Programa oficial reunion n°7 15 11-2016UTTA OSPAT
 
Test Presentation
Test PresentationTest Presentation
Test PresentationPamlico
 
Poster bayat tork mina
Poster bayat tork minaPoster bayat tork mina
Poster bayat tork minamiroli
 
Loisirs Numériques
Loisirs NumériquesLoisirs Numériques
Loisirs NumériquesArsKinovA
 
R11251356966751
R11251356966751R11251356966751
R11251356966751kenanselo
 
CQ Campus
CQ CampusCQ Campus
CQ Campusrmaris
 
Programa De Carreras del Hipdromo de Gualeguaychu 3/08/2011
Programa De Carreras del Hipdromo de Gualeguaychu 3/08/2011Programa De Carreras del Hipdromo de Gualeguaychu 3/08/2011
Programa De Carreras del Hipdromo de Gualeguaychu 3/08/2011UTTA OSPAT
 
Protecting Your Children's Online Experience
Protecting Your Children's Online Experience  Protecting Your Children's Online Experience
Protecting Your Children's Online Experience Lisa McKenzie ★
 
Miller apps integration
Miller apps integrationMiller apps integration
Miller apps integrationcalcisfun
 
Seo rankings report for eagleinc.net 10 2010
Seo rankings report for eagleinc.net   10 2010Seo rankings report for eagleinc.net   10 2010
Seo rankings report for eagleinc.net 10 2010NetSolutions Group LLC
 
Telstra presentation
Telstra presentationTelstra presentation
Telstra presentationEric Masaba
 
2008 Anglers Catalog
2008 Anglers Catalog2008 Anglers Catalog
2008 Anglers Catalogflyfish49
 

En vedette (20)

Chapter 11 presention
Chapter 11 presentionChapter 11 presention
Chapter 11 presention
 
Introduction & Concerts
Introduction & ConcertsIntroduction & Concerts
Introduction & Concerts
 
Parker thankful
Parker thankfulParker thankful
Parker thankful
 
Twitter4business
Twitter4businessTwitter4business
Twitter4business
 
Madelines Birthday Wishes
Madelines Birthday WishesMadelines Birthday Wishes
Madelines Birthday Wishes
 
Poster yener fatma
Poster yener fatmaPoster yener fatma
Poster yener fatma
 
Programa oficial reunion n°7 15 11-2016
Programa oficial reunion n°7 15 11-2016Programa oficial reunion n°7 15 11-2016
Programa oficial reunion n°7 15 11-2016
 
Test Presentation
Test PresentationTest Presentation
Test Presentation
 
Poster bayat tork mina
Poster bayat tork minaPoster bayat tork mina
Poster bayat tork mina
 
Loisirs Numériques
Loisirs NumériquesLoisirs Numériques
Loisirs Numériques
 
R11251356966751
R11251356966751R11251356966751
R11251356966751
 
CQ Campus
CQ CampusCQ Campus
CQ Campus
 
Programa De Carreras del Hipdromo de Gualeguaychu 3/08/2011
Programa De Carreras del Hipdromo de Gualeguaychu 3/08/2011Programa De Carreras del Hipdromo de Gualeguaychu 3/08/2011
Programa De Carreras del Hipdromo de Gualeguaychu 3/08/2011
 
Protecting Your Children's Online Experience
Protecting Your Children's Online Experience  Protecting Your Children's Online Experience
Protecting Your Children's Online Experience
 
eVermont
eVermonteVermont
eVermont
 
Miller apps integration
Miller apps integrationMiller apps integration
Miller apps integration
 
6.беляши
6.беляши6.беляши
6.беляши
 
Seo rankings report for eagleinc.net 10 2010
Seo rankings report for eagleinc.net   10 2010Seo rankings report for eagleinc.net   10 2010
Seo rankings report for eagleinc.net 10 2010
 
Telstra presentation
Telstra presentationTelstra presentation
Telstra presentation
 
2008 Anglers Catalog
2008 Anglers Catalog2008 Anglers Catalog
2008 Anglers Catalog
 

Similaire à 01.chương trình tiếng anh giao tiếp thương mại tại trường đại học kinh tế tp.hcm cơ sở thực tiễn, khoa học và các đề xuất võ đình phước

Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPTTài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPTNguyen Van Nghiem
 
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhmrwindy_3282
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhmrwindy_3282
 
Baocao Detai KHKT A10.ppt
Baocao Detai KHKT A10.pptBaocao Detai KHKT A10.ppt
Baocao Detai KHKT A10.pptChnhChin
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7 SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7 nataliej4
 
Sổ tay - THPT Mobile
Sổ tay - THPT MobileSổ tay - THPT Mobile
Sổ tay - THPT MobileAnh Le
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfjackjohn45
 
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018TopSKKN
 

Similaire à 01.chương trình tiếng anh giao tiếp thương mại tại trường đại học kinh tế tp.hcm cơ sở thực tiễn, khoa học và các đề xuất võ đình phước (20)

Luận án: Nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh đáp ứng công việc
Luận án: Nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh đáp ứng công việcLuận án: Nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh đáp ứng công việc
Luận án: Nhu cầu học và sử dụng tiếng Anh đáp ứng công việc
 
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPTTài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
 
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình sách giáo khoa mới ...
 
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên...
 
Ứng dụng khung tham chiếu châu âu về ngôn ngữ ở bậc ĐH, HAY
Ứng dụng khung tham chiếu châu âu về ngôn ngữ ở bậc ĐH, HAYỨng dụng khung tham chiếu châu âu về ngôn ngữ ở bậc ĐH, HAY
Ứng dụng khung tham chiếu châu âu về ngôn ngữ ở bậc ĐH, HAY
 
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ SởBiện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
Biện Pháp Chuẩn Hóa Giáo Viên Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở
 
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCSLuận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
Luận văn: Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh trường THCS
 
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
Luận văn: Quản lý quá trình đổi mới phương pháp dạy học tiếng anh HAY!
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anh
 
Skkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anhSkkn day tu vung tieng anh
Skkn day tu vung tieng anh
 
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú phápLuận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
Luận án: Các bài tập học tích hợp về hình thái học và cú pháp
 
Baocao Detai KHKT A10.ppt
Baocao Detai KHKT A10.pptBaocao Detai KHKT A10.ppt
Baocao Detai KHKT A10.ppt
 
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đLuận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
Luận văn: Chuẩn hóa giáo viên tiếng Anh ở các trường THCS, 9đ
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
 
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docxDANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
DANG LE DUY_20.35.000067_0938681086.docx
 
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7 SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
SKKN Rèn Luyện Kỹ Năng Nói Tiếng Anh Cho Học Sinh Lớp 6 -7
 
Sổ tay - THPT Mobile
Sổ tay - THPT MobileSổ tay - THPT Mobile
Sổ tay - THPT Mobile
 
De an ttnn
De an ttnn De an ttnn
De an ttnn
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 

Plus de Giang Nguyễn

Php can ban_bai1_laptrinhwebphp.com
Php can ban_bai1_laptrinhwebphp.comPhp can ban_bai1_laptrinhwebphp.com
Php can ban_bai1_laptrinhwebphp.comGiang Nguyễn
 
Lap trinh web dong voi php my sql
Lap trinh web dong voi php my sqlLap trinh web dong voi php my sql
Lap trinh web dong voi php my sqlGiang Nguyễn
 
Kentcources 110109221507-phpapp01
Kentcources 110109221507-phpapp01Kentcources 110109221507-phpapp01
Kentcources 110109221507-phpapp01Giang Nguyễn
 
Hay php architect eav modeling
Hay php architect   eav modelingHay php architect   eav modeling
Hay php architect eav modelingGiang Nguyễn
 
Haiphongit.com.tai lieu-php.my sql-thiet-ke-web-dong
Haiphongit.com.tai lieu-php.my sql-thiet-ke-web-dongHaiphongit.com.tai lieu-php.my sql-thiet-ke-web-dong
Haiphongit.com.tai lieu-php.my sql-thiet-ke-web-dongGiang Nguyễn
 
Haiphongit.com.tai lieu-laptrinh ph-pvamysql
Haiphongit.com.tai lieu-laptrinh ph-pvamysqlHaiphongit.com.tai lieu-laptrinh ph-pvamysql
Haiphongit.com.tai lieu-laptrinh ph-pvamysqlGiang Nguyễn
 
Haiphongit.com.tai lieu-learning-php-my sql
Haiphongit.com.tai lieu-learning-php-my sqlHaiphongit.com.tai lieu-learning-php-my sql
Haiphongit.com.tai lieu-learning-php-my sqlGiang Nguyễn
 
Joomla administratormanual vi_20060206
Joomla administratormanual vi_20060206Joomla administratormanual vi_20060206
Joomla administratormanual vi_20060206Giang Nguyễn
 
Canbanvethietkevalaptrinhgame
CanbanvethietkevalaptrinhgameCanbanvethietkevalaptrinhgame
CanbanvethietkevalaptrinhgameGiang Nguyễn
 
Building websites-with-joomla-1-5-sample-chapter-chapter-7-the-menus-menu
Building websites-with-joomla-1-5-sample-chapter-chapter-7-the-menus-menuBuilding websites-with-joomla-1-5-sample-chapter-chapter-7-the-menus-menu
Building websites-with-joomla-1-5-sample-chapter-chapter-7-the-menus-menuGiang Nguyễn
 
Eclipse pdt indigo release review
Eclipse pdt   indigo release reviewEclipse pdt   indigo release review
Eclipse pdt indigo release reviewGiang Nguyễn
 
Bai tap lap trinh web voi joomla csau
Bai tap   lap trinh web voi joomla csauBai tap   lap trinh web voi joomla csau
Bai tap lap trinh web voi joomla csauGiang Nguyễn
 

Plus de Giang Nguyễn (20)

Php can ban_bai1_laptrinhwebphp.com
Php can ban_bai1_laptrinhwebphp.comPhp can ban_bai1_laptrinhwebphp.com
Php can ban_bai1_laptrinhwebphp.com
 
Os xmldomphp
Os xmldomphpOs xmldomphp
Os xmldomphp
 
Os php-7oohabits
Os php-7oohabitsOs php-7oohabits
Os php-7oohabits
 
Os php-5.3new1
Os php-5.3new1Os php-5.3new1
Os php-5.3new1
 
Lap trinh web dong voi php my sql
Lap trinh web dong voi php my sqlLap trinh web dong voi php my sql
Lap trinh web dong voi php my sql
 
Kentcources 110109221507-phpapp01
Kentcources 110109221507-phpapp01Kentcources 110109221507-phpapp01
Kentcources 110109221507-phpapp01
 
Php day4
Php day4Php day4
Php day4
 
Hay php architect eav modeling
Hay php architect   eav modelingHay php architect   eav modeling
Hay php architect eav modeling
 
Haiphongit.com.tai lieu-php.my sql-thiet-ke-web-dong
Haiphongit.com.tai lieu-php.my sql-thiet-ke-web-dongHaiphongit.com.tai lieu-php.my sql-thiet-ke-web-dong
Haiphongit.com.tai lieu-php.my sql-thiet-ke-web-dong
 
Haiphongit.com.tai lieu-laptrinh ph-pvamysql
Haiphongit.com.tai lieu-laptrinh ph-pvamysqlHaiphongit.com.tai lieu-laptrinh ph-pvamysql
Haiphongit.com.tai lieu-laptrinh ph-pvamysql
 
Chuong07 php
Chuong07 phpChuong07 php
Chuong07 php
 
Bai th08 php voi csdl
Bai th08 php voi csdlBai th08 php voi csdl
Bai th08 php voi csdl
 
Haiphongit.com.tai lieu-learning-php-my sql
Haiphongit.com.tai lieu-learning-php-my sqlHaiphongit.com.tai lieu-learning-php-my sql
Haiphongit.com.tai lieu-learning-php-my sql
 
Hd lap pttkht2008
Hd lap pttkht2008Hd lap pttkht2008
Hd lap pttkht2008
 
Joomla administratormanual vi_20060206
Joomla administratormanual vi_20060206Joomla administratormanual vi_20060206
Joomla administratormanual vi_20060206
 
Canbanvethietkevalaptrinhgame
CanbanvethietkevalaptrinhgameCanbanvethietkevalaptrinhgame
Canbanvethietkevalaptrinhgame
 
C1
C1C1
C1
 
Building websites-with-joomla-1-5-sample-chapter-chapter-7-the-menus-menu
Building websites-with-joomla-1-5-sample-chapter-chapter-7-the-menus-menuBuilding websites-with-joomla-1-5-sample-chapter-chapter-7-the-menus-menu
Building websites-with-joomla-1-5-sample-chapter-chapter-7-the-menus-menu
 
Eclipse pdt indigo release review
Eclipse pdt   indigo release reviewEclipse pdt   indigo release review
Eclipse pdt indigo release review
 
Bai tap lap trinh web voi joomla csau
Bai tap   lap trinh web voi joomla csauBai tap   lap trinh web voi joomla csau
Bai tap lap trinh web voi joomla csau
 

01.chương trình tiếng anh giao tiếp thương mại tại trường đại học kinh tế tp.hcm cơ sở thực tiễn, khoa học và các đề xuất võ đình phước

  • 1. CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH GIAO TIẾP THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM: CƠ SỞ THỰC TIỄN, KHOA HỌC VÀ CÁC ĐỀ XUẤT ThS. Võ Đình Phước Mở đầu Chương trình tiếng Anh giao tiếp thương mại (TAGTTM - English for Business Communication) được Bộ môn Tiếng Anh – Ban Ngoại ngữ (BMTA-BNN) đưa vào giảng dạy hơn 2 năm. Để xây dựng chương trình của môn học này, thầy cô giáo BMTA đã dành rất nhiều tâm huyết và nỗ lực để hoàn thành một khối lượng công tác chuyên môn rất lớn: từ việc thu thập các dữ liệu khoa học làm cơ sở để xây dựng chương trình đến việc biên soạn các tài liệu giảng dạy; từ việc thay đổi phương pháp giảng dạy đến tổ chức lại cách thức kiểm tra đánh giá. Bài viết sau đây giới thiệu sơ lược về chương trình tiếng Anh này và điểm lại những cơ sở thực tiển và khoa học dựa trên đó chương trình được xây dựng. Thông qua bài viết này chúng tôi cũng đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đối với nhà trường và các đơn vị liên quan nhằm giúp chúng tôi thực hiện thành công chương trình đào tạo này. Chiến lược đào tạo của trường Trước những thay đổi lớn trong đời sống kinh tế xã hội, việc thay đổi chiến lược và mục tiêu đào tạo cũng đã được đặt ra nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã tiến hành chuẩn hóa quy trình đào tạo của nhà trường, với mục tiêu đặt ra là các môn học, chương trình học ở các Khoa, các Ban chuyên môn phải được xây dựng và xác định chuẩn đào tạo đối với sinh viên tốt nghiệp. Các chuẩn đào tạo này phải thể hiện những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên cần đạt được để có thể đáp ứng một cách tốt nhất với công việc và môi trường làm việc và có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập khá toàn diện với nền kinh tế thế giới, các tổ chức, công ty và doanh nghiệp đã đưa ra nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải có năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh trong công việc thường 5
  • 2. nhật và trong môi truờng làm việc quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nhà trường đã đặt ra cho BMTA nhiệm vụ xây dựng chương trình tiếng Anh phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội. Đích đến cuối cùng đối với chương trình tiếng Anh là sinh viên phải đạt một chuẩn trình độ tiếng Anh quốc tế được các nhà tuyển dụng công nhận để góp phần nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm do nhà trường đào tạo. Việc thay đổi chiến lược đào tạo của nhà trường theo hướng chuẩn hóa, mục tiêu đặt ra đối với từng môn học trong chương trình đào tạo cũng thay đổi theo hướng tiếp cận với nhu cầu thực tế của xã hội, và đó cũng chính là một trong những cơ sở thực tiễn để BMTA-BNN nghiên cứu và thay mới hoàn toàn chương trình đào tạo của mình phù hợp với yêu cầu mà Bộ và nhà trường đề ra. Cũng phải nói sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đối với môn học tiếng Anh cũng chính là nguồn động viên rất lớn giúp thầy cô giáo BMTA nỗ lực xây dựng chương trình trình đào tạo mới, cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy. Những bất cập trong chương trình tiếng Anh cũ Trước đây, chương trình tiếng Anh tại trường được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đại cương – toàn thể sinh viên được học chung một chương trình tiếng Anh Thương mại (Business English) và giai đoạn chuyên ngành (English for Specific Purposes - ESP): sinh viên được học tiêng Anh theo ngành học của mình. BMTA đã xây dựng được 11 chương trình tiếng Anh chuyên ngành như: Tiếng Anh chuyên ngành Kế toán, Tiếng Anh chuyên ngành Tài chính & Ngân hàng, Tiếng Anh chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tiếng Anh chuyên ngành Ngoại thương, Tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế học …Các chương trình này được xây dựng trên cở sở lý thuyết nội dung (content-based syllabus) trong đó tập trung vào việc rèn luyện kỹ năng đọc hiểu (reading comprehension) và từ vựng chuyên ngành cho sinh viên. Không thể phủ nhận các yếu tố tích cực của các chương trình tiếng Anh chuyên ngành (ESP) là đã giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và cung cấp một lượng từ vựng chuyên ngành nhất định tạo điều kiện để sinh viên có thể đào sâu kiến thức chuyên môn của mình thông qua sách vở, báo chí và các tài liệu đọc bằng tiếng Anh. Nhưng qua một thời gian dài đưa vào áp dụng, các chương trình ESP cũng bộc lộ một số bất cập như: 6
  • 3. (i) các chương trình dựa chủ yếu vào tài liệu giảng dạy nước ngoài, phần lớn đều là các tài liệu được xuất bản cách nay khá lâu nên các chủ đề học và từ vựng được giới thiệu cho sinh viên không mang tính cập nhật. Hơn nữa, một số ngành không tìm được tài liệu giảng dạy thích hợp (TD: Toán kinh tế, Thống kê…) nên sinh viên phải học chung chương trình tiếng Anh các chuyên ngành khác. Do vậy, nhu cầu của học viên (learners’ needs) không được đáp ứng dẫn đến việc dạy và học ngoại ngữ khó có thể đạt được các mục tiêu như mong đợi; (ii) phương pháp giảng dạy được áp dụng chủ yếu là phương pháp ngữ pháp-dịch (grammar-translation), rất ít các hoạt động giao tiếp được thực hiện trên lớp. Để giảng được tiếng Anh chuyên ngành ít nhiều đòi hỏi giảng viên phải có kiến thức chuyên ngành nên một số giảng viên gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng trong việc xử lý các bài giảng; (iii) việc kiểm tra đánh giá chỉ tập trung vào kỹ năng đọc hiểu và từ vựng khiến đa số sinh viên không quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ khác. Giữa các chuyên ngành khó có sự thống nhất trong cách đánh giá do vậy không tạo ra sự công bằng trong kết quả đánh giá đối với sinh viên: ở một số chuyên ngành sinh viên dễ đạt điểm cao và ngược lại ở một một số chuyên ngành khác tỷ lệ sinh viên thi lại rất lớn; (iv) việc quản lý chuyên môn của Ban chủ nhiệm đối với tất cả các chuyên ngành về tiến độ, nội dung giảng dạy cũng như công tác kiểm tra đánh giá khó có thể bao quát và thực hiện tốt. Cùng với việc thay đổi chiến lược đào tạo của nhà trường việc phân tích và thấy được những bất cập trong chương trình đào tạo trước đây đã giúp Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong BMTA đặt quyết tâm thay mới chương trình đào tạo của mình để đem lại hiệu quả thiết thực cho việc dạy và học tiếng Anh tại trường. Xu hướng mới trong việc dạy và học ngoại ngữ Việc áp dụng chương trình tiếng Anh giao tiếp thương mại với mục đích phát triển năng lực giao tiếp là phù hợp với xu thế dạy và học ngoại ngữ hiện nay. Theo Leech (1989), từ vài thập kỷ gần đây, việc giảng dạy và tiếp thu ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ trên thế giới đã được chuyển hướng từ ngữ nghĩa học (semantics) sang ngữ dụng học (pragmatics). Ngữ nghĩa học xem ngôn ngữ như một hệ thống áp dụng các quy tắc ngữ 7
  • 4. pháp mang tính quy ước còn ngữ dụng học xem ngôn ngữ như quá trình trung gian, là hệ thống các nguyên tắc không mang tính quy ước được chi phối bởi mục đích giao tiếp. Nói cách khác, học ngoại ngữ theo quan niệm truyền thống tập trung vào việc nắm vững các hệ thống và quy tắc ngữ pháp trong khi đó xu thế giảng dạy và học ngoại ngữ hiện nay là hướng đến các vấn đề như ngữ cảnh, giao tiếp, và sự tương tác giữa người nói và người nghe, là quá trình giao tiếp với xã hội và thế giới. Một cải cách đang diễn ra trong các chương trình dạy ngoại ngữ là việc tạo ra một môi trường học tập mang tính văn hóa xã hội, tạo ra các hoạt động tình huống trong đó đòi hỏi người học phải sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp và thực hiện các yêu cầu mà tình huống đặt ra. Phương pháp này đem đến cho người học sự thích thú và thông qua đó các kỹ năng ngôn ngữ được phát triển. Theo ý kiến của các chuyên gia, các nhà giáo dục học, chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ở nước ta còn rất thấp là do mục tiệu, nội dung, phương pháp đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá còn nhiều bất cập và chưa có những cải tiến theo xu thế giảng dạy ngoại ngữ mà thế giới hiện đang áp dụng. Người học chỉ “học” được ngoại ngữ chứ không “sử dụng” được ngoại ngữ. Kết quả khảo sát được Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) thống kê từ báo cáo về tình hình giảng dạy tiếng Anh của 59 trường đại học không chuyên ngữ trong cả nước đưa ra số liệu 51,7%1 sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng tiếng Anh. Các khảo sát do Công ty IIG (đại diện cho Viện Khảo thí Hoa kỳ tại Việt Nam) thực hiện đối với các doanh nghiệp đều nhận được kết quả cho thấy khả năng sử dụng tiếng Anh của sinh viên tốt nghiệp trong các tình huống thực tế rất hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu của đại đa số đơn vị sử dụng lao động2. Rõ ràng, nếu chúng ta tiếp tục đào tạo ngoại ngữ theo kiểu “truyền thống” thì một mặt chúng ta sẽ không đáp ứng được các nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực; một mặt chúng ta sẽ gây lãng phí lớn về thời gian, công sức và tiền bạc. 1 Báo cáo của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) tại Hội thảo “Đào tạo tiếng Anh trong các trường đại học không chuyên ngữ” tổ chức vào ngày 5/12/2008. 2 Báo cáo của Công ty IIG tại Hội thảo vừa nêu. 8
  • 5. Phương pháp giảng dạy tích cực Việc đổi mới mục tiêu chương trình đào tạo theo hướng phát triển các kỹ năng giao tiếp cũng làm thay đổi phương pháp giảng dạy của giảng viên đồng thời giúp sinh viên có phương pháp học chủ động và tích cực hơn. Chương trình TAGTTM được thiết kế rất phù hợp với phương pháp giảng dạy tiên tiến đang được áp dụng rộng rãi hiện nay: task-based learning - phương pháp dạy và học thông qua việc thực hiện bài tập cụ thể và có nội dung liên quan đến chủ đề học. Với phương pháp này, phần lớn giờ học trên lớp được dành cho các hoạt động thực hành như thảo luận, trình bày, đặt và trả lời câu hỏi. Các bài tập thực hành được thực hiện theo cặp (pair work) và nhóm (group work) giúp sinh viên tự tin hơn, cùng nhau bàn bạc để tìm ra những ý tưởng hay và cách giải quyết tốt nhất các bài tập, và đặc biệt sinh viên có điều kiện để học hỏi lẫn nhau từ vựng và cách diễn đạt. Các kiến thức ngữ pháp cơ bản chỉ được giảng viên giảng dạy ngắn gọn trên lớp hoặc giới thiệu giáo trình tài liệu để sinh viên tham khảo, tự học và làm các bài tập thưc hành ngoài giờ lên lớp. Với môi trường và cách học như vậy, người học buộc phải thực hiện tích cực nhiệm vụ (task) được giao duới hình thức là các bài tập tình huống từ đó có thể phát triển các kỹ năng giao tiếp. Ngoài việc áp dụng một phương pháp giảng dạy tích cực, việc tuyên truyền và giúp sinh viên hiểu rõ về chiến lược học (learning strategies) cũng là một nhiệm vụ quan trọng của các giảng viên trong quá trình giảng dạy của mình. Muốn đạt kết quả cao trong học tập người học không chỉ có động cơ học tập đúng đắn và thái độ học tập tích cực mà còn phải có chiến lược có hiệu quả. Theo O’Mally và Chamot (1989), chiến lược học là các hoạt động trí tuệ giúp đạt kết quả cao trong học tập bao gồm việc lên kế hoạch học tập, theo dõi và đánh giá công việc đã thực hiện. Trong học ngoại ngữ, chiến lược học được áp dụng cho các bài tập và công việc từ đơn giản đến phức tạp như học từ vựng mới, cách sử dụng tự điển đến phương pháp để hiểu các bài đọc khó hoặc tương tác với bạn cùng nhóm, cùng cặp hay cùng lớp trong các hoạt động giao tiếp trên lớp. Với chương trình TAGTTM, chiến lược học mộn tiếng Anh được chúng tôi đưa vào giới thiệu trong tài liệu giảng dạy và phổ biến đến tất cả các lớp sinh viên. Theo đó, chúng tôi hướng dẫn sinh viên xây dựng riêng cho mình một phương pháp học tập hay chiến lược học có hiệu quả cả trên lớp lẫn thời gian tự học. Trên lớp với sự hướng dẫn của giáo viên, các bạn sinh viên cần tham gia tích cực các bài tập thực hành các kỹ năng. Luôn tìm mọi 9
  • 6. cơ hội để có thể giao tiếp với thầy cô và bạn bè bằng tiếng Anh để tạo phản ứng nhanh nhạy. Ngoài giờ lên lớp sinh viên cần hình thành thói quen học đều, học thường xuyên. Mỗi ngày sinh viên cần đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Sinh viên cũng phải cần thường xuyên ôn lại và củng cố các bài học thông qua hệ thống bài tập thực hành có hướng dẫn (guided independent practice) và chuẩn bị trước các bài học sắp tới. Có thể nói chương trình TAGTTM đã thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên về cách dạy và học ngoại ngữ. Thay vì phải ghi chép nhiều như trước đây, sinh viên vào lớp được “nghe”, “nói” và thực hành các kỹ năng tiếng Anh nhiều hơn, đồng thời xây dựng một chiến lược học tập hiệu quả, tích cực và chủ động. Giáo viên cũng đã thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống, từ dạy dịch, dạy ngữ pháp đơn lẻ sang dạy sử dụng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp. Hệ thống giáo trình tài liệu phục vụ chương trình Giáo trình chính được sử dụng cho chương trình tiếng TAGTTM là bộ sách Market Leader – Elementary & Pre-intermediate Business English - New Edition (David Cotton, David Falvey & Simon Kent; NXB: Pearson Longman 2007). Bộ giáo trình này được chung tôi lựa chọn vì nó bám sát được mục tiêu chương trình đào tạo theo hướng giao tiếp mà chúng tôi đặt ra. Có thể nói việc chọn giáo trình là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một chương trình giảng dạy ngoại ngữ. Đây là bộ giáo trình hiện được nhiều cơ sở đào tạo sử dụng và được các chuyên gia ngôn ngữ và các giảng viên đánh giá rất cao. Bộ giáo trình này với các chủ đề giao tiếp trong môi trường kinh doanh, các hoạt động của công ty và và các công việc thường nhật tại văn phòng làm việc… được thiết kế trên nguồn ngữ liệu xác thực (authenticity) từ nguồn từ vựng thương mại rất thông dụng. Các bài tập trong giáo trình phải được thiết kế tạo ra một môi trường để người học sử dụng tiếng Anh tích cực và hứng thú. Các bài đọc được trích từ thời báo nổi tiếng Financial Times với những kiến thức và từ vựng kinh kế-thương mại được cập nhật mới nhất. Phần nghe được trích từ các cuộc phỏng vấn, các cuộc họp của công ty và đặc biệt phần Case Study giúp sinh vận dụng cả 4 kỹ năng ngôn ngữ vào các tình huống thực tế…Đi kèm với giáo trình còn có các tài liệu hỗ trợ rất phong phú như sách bài tập, đĩa CD audio, CD video… Ngoài những ưu điểm vừa kế, chúng tôi lựa chọn giáo trình này là 10
  • 7. vì các chủ đề rất phù hợp với các ngành học của sinh viên kinh tế - sinh viên cũng được tiếp cận và làm quen với các thuật ngữ kinh tế -thương mại trong đó có nhiều thuật ngữ chuyên ngành mà sinh viên đang học. Ngoài bộ giáo trình chính, giảng viên BMTA cũng biên soạn thêm các giáo trình phụ trợ (supplementary materials) nhằm giúp sinh viên tăng cường kiến thức và kỹ năng tiếng Anh cũng như hướng dẫn và tạo điều kiện cho sinh viên tự học ngoài những giờ lên lớp. Giáo trình gồm 4 tập sách tương ứng với 4 học phần, mỗi tập sách bao gồm 2 phần chính: (i) Bài tập thực hành kỹ năng (Further Skill Work): giúp sinh viên phát triển thêm kỹ năng ngôn ngữ và được sử dụng trên lớp học; và (ii) Bài tập tự thực hành có hướng dẫn (Guided Independent Practice) cung cấp các bài tập định hướng để sinh tự học, tự rèn luyện và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ theo chủ đề của từng bài học trong giáo trình chính. Phương pháp kiểm tra đánh giá Phương pháp kiểm tra đánh giá cũng đươc cải tiến để phù hợp với những thay đổi trong chương trình tiếng Anh mới. Thay vì trước đây việc kiểm tra đánh giá chỉ được tiến hành một lần vào cuối học phần và tập trung vào kỹ năng đọc hiểu và từ vựng thì nay phương pháp được thực hiện toàn diện hơn và kiểm tra cả 4 kỹ năng ngôn ngữ. Ngoài ra, BMTA cũng xây dựng tiêu chí đánh giá và chuẩn kiến thức kỹ năng cần đạt được sau khi kết thúc từng học phần. Phương pháp đánh giá gồm 2 phần chính: (i) Đánh giá quá trình: chiếm 30% điểm học phần bao gồm: điểm kiểm tra giữa kỳ (mid-term test), điểm tham gia các hoạt động trên lớp và thái độ học tập của sinh viên và (ii) Bài thi cuối học phần (final test) chiếm 70% điểm học phần. Các giảng viên phụ trách lớp có quyền chủ động thực hiện phần đánh giá quá trình. Ở buổi giảng đầu tiên của học phần, giảng viên phải công bố công khai phương pháp đánh giá quá trình của mình. Phần kiểm tra giữa kỳ được BMTA qui định là phần thi nói (speaking) và giảng viên có thể lựa chọn hình thức, nội dung và thời điểm tổ chức kiểm tra cho từng lớp mà mình phụ trách 11
  • 8. Bài thi cuối học phần cũng được thiết kế khoa học, kiểm tra đủ cả kiến thức và kỹ năng mà sinh viên được học trong học phần. Ở phần thi này, BMTA đã mạnh dạn đưa vào phần kiểm tra kỹ năng nghe hiểu. Việc tổ chức đánh giá kỹ năng nghe (cần đảm bảo các yếu tố kỹ thuật như thu băng đĩa, máy móc thiết bị…) cho gần 100 lớp sinh viên là một công việc hết sức phức tạp đòi hỏi có sự phối hợp giữa BM, giảng viên và các đơn vị có liên quan. Tuy vậy, qua 2 năm thực hiện, mọi công việc tổ chức đều tốt đẹp, không có sự cố đáng tiếc nào xảy ra. TOEIC - chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp Như đã trình bày ở trên, với việc chuẩn hóa chương trình đào tạo, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo BNN - BMTA xây dựng chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên tốt nghiệp và xem đó như là dấu chứng nhận trình độ nguồn nhân lực do trường đào tạo . Chuẩn ngoại ngữ phổ biến được nhiều nước trên thế giới và Bộ Giáo dục & Đào tạo đang áp dụng là Khung năng lực ngoại ngữ chung do Hội đồng Khảo thí ngôn ngữ Châu Âu xây dựng (Common European Framework of Reference - CEFR). Chuẩn này liệt kê 6 trình độ từ A1 đến C2 giúp người học xác định trình độ ngoại ngữ của mình được sử dụng như thế nào và đề xuất số giờ học cần thiết để đạt các trình độ tương ứng3. TOEIC là một trong số các chứng chỉ quốc tế được lựa chọn cho việc xây dựng chuẩn vì nó đáp ứng được chuẩn CEFR4. Ngoài ra còn kể đến chi phí hợp lý của bài thi TOEIC và mức độ phổ dụng của chứng chỉ này trên thị trường lao động với hàng ngàn công ty đang lấy TOEIC là một trong những tiêu chuẩn tuyển dụng. Theo ETS, bài thi TOEIC là một bài thi định hướng giao tiếp được phát triển dựa trên nhiệm vụ và tình huống và nội dung của bài thi được thu thập từ tài liệu thực tế như: báo chí, thư từ kinh doanh, memo, báo cáo, biên bản họp và từ những tình huống giao tiếp các cuộc hội thoại tại văn phòng, tại khách sạn, sân bay, nhà ga, nhà hàng… Do vậy, việc học chương trình TAGTTM với các chủ đề và tình huống giao tiếp cũng tương thích với các chủ đề trên và sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong việc nâng cao năng lực tiếng Anh và có kiến thức và kỹ năng nhất định chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC. 3 Tham khảo tại: http://www.cambridgeesol.org/exams/exams-info/cefr.html 4 Tham khảo tại http://www.ea.etsglobal.org/uploads/tx_etsquicklinks/TOEIC_L_R_can-do_table_01.pdf 12
  • 9. Để xác định thang chuẩn cho sinh viên tốt nghiệp nhà trường và BNN đã phối hợp với công ty IIG Việt Nam thực hiện đề án: “Đánh giá và xây dựng tiêu chuẩn về trình độ sử dụng tiếng Anh cho sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM bằng chương trình TOEIC.” và điểm chuẩn công bố áp dụng cho sinh viên K.34 là kết quả của đề án này. Nhằm tạo điều kiện giúp sinh viên đạt chuẩn TOEIC, BMTA đã tham mưu với Ban Giám hiệu về lộ trình giảng dạy và những giải pháp thực hiện, đồng thời cũng tập trung biên soạn tài liệu giáo trình trong đó đưa vào các bài tập giúp sinh viên làm quen và thực hành các kỹ năng cho dạng thức thi này. Việc xây dựng chuẩn trình độ ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng và có tính quyết định trong việc kiểm tra đánh giá cũng như xây dựng chương trình, giáo trình tài liệu cho quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đối với sinh viên, việc áp dụng chuẩn TOEIC vừa tạo động lực và mục tiêu cụ thể trong việc học tập môn học tiếng Anh, vừa giúp các sinh viên tốt nghiệp có thế mạnh trong việc cạnh tranh các vị trí công tác tốt và có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Những đề xuất cho chương trình tiếng Anh theo định hướng TOEIC Để triển khai thành công chương trình tiếng Anh theo định hướng TOEIC, nhà trường cần phối hợp với BNN-BMTA tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây: (i) Nhân lực, đội ngũ giảng viên luôn là yếu tố then chốt giúp thực hiện thành công chương trình. Do vậy, nhà trường cần có sự quan tâm và đầu tư nhiều hơn nữa trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giảng viên tiếng Anh. Tạo điều kiện tối đa để các giảng viên học tập nâng cao trình độ, đặc biệt có thể sử dụng nguồn kinh phí được tài trợ từ các dự án giáo dục (TRIG) mà trường tham gia để cử giảng viên đi đào tạo và bổi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh. (ii) Rà soát và cải tiến chương trình và phương pháp giảng dạy tiếng Anh theo định hướng TOEIC. Biên sọan các giáo trình và tài liệu giảng dạy mới nhằm giúp sinh viên tăng cường các kỹ năng tiếng Anh và chuẩn bị tốt cho kỳ thi TOEIC. (iii) Trong điều kiện nhà trường áp dụng qui trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ dẫn đến việc cắt giảm thời lượng giảng dạy trên lớp học thì việc khuyến khích và đẩy mạnh việc tự học của sinh viên là một giải pháp. BMTA-BNN cần được sự 13
  • 10. hợp tác của nhà trường và các đơn vị có liên quan như Phòng Công nghệ thông tin, Phòng QLĐT & CTSV… để thiết kế các trang web học trực tuyến cũng như biên soạn các giáo trình tài liệu cho loại hình học tập này. (iv) Cần có sự liên thông hơn nữa về công tác chuyên môn giữa BNN-BMTA và Trung tâm Ngoại ngữ Kinh tế-thương mại của trường để thực hiện tốt lộ trình đạt chuẩn TOEIC mà BMTA đã đề xuất với nhà trường. (v) Tăng cường các hoạt động tư vấn phương pháp học tập đối với môn học tiếng Anh nhằm giúp sinh viên những phương pháp phù hợp để vượt qua các khó khăn trong học tập cũng như phát triển các kiến thức và kỹ năng tiếng Anh. (vi) Tiếp tục tổ chức kiểm tra năng lực tiếng Anh đầu vào và phân loại lớp theo trình độ tiếng Anh. Để có sự đánh giá toàn diện quá trình học tiếng Anh tại trường cần tìm nguồn kinh phí để có thể tổ chức kiểm năng lực tiếng Anh đầu vào bằng bài thi TOEIC. (vii) Duy trì và nâng cấp hoạt động của các câu lạc bộ tiếng Anh với sự hỗ trợ chuyên môn của các giảng viên. Tạo ra các môi trường tiếng Anh để sinh viên có điều kiện thực tập ngoài những giờ lên lớp. Tổ chức thường xuyên các cuộc thi học thuật bằng tiếng Anh để tạo cho sinh viên sự hứng thú học tập mộn học này. (viii) Cần có những qui định về cách tổ chức lớp học tiếng Anh: lớp học theo trình độ, sĩ số lớp giới hạn. Phòng học cần được trang bị các thiết bị hiện đại, bàn ghế dể dàng thay đổi để tạo điều kiện cho giảng viên tổ chức các hoạt động giao tiếp, các hoạt động nhóm trong các giờ thực hành. (ix) Xây dựng các phòng thực hành ngôn ngữ với các trang thiết bị hiện đại như máy tính, mạng Internet, các phần mềm học tiếng Anh và các nguồn ngữ liệu học tập khác. Tổ chức các khóa học ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ngoại ngữ cho giảng viên. Việc tận dụng tối đa công nghệ thông tin sẽ mang đến những hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Lời kết Trong thời gian sắp tới, với những thay đổi trong tổ chức đào tạo đặc biệt là việc áp dụng triệt để hệ thống tín chỉ, chương trình đào tạo tiếng Anh tại trường nhất định sẽ phải có những cải tiến và thay đổi phù hợp. Tuy vậy, những điều được trình bày trong bài viết này cho thấy chương trình tiếng Anh tại ĐHKT TP.HCM có đủ cở sở thực tiển và khoa học để giúp sinh viên có những tiến bộ nhất định trong việc học tiếng Anh. Tuy còn phải tiếp 14
  • 11. tục cải tiến về nội dung, chương trình, phương pháp đánh giá cũng như nâng cấp cơ sở vật chất và điều kiện học tập, nhưng với việc áp dụng chương trình học theo xu hướng giảng dạy ngoại ngữ mới và việc xác lập một chuẩn trình độ để đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên sẽ tạo cho các giảng viên và sinh viên có sự hứng khởi và một mục tiêu phấn đấu rõ ràng trong việc dạy và học tiếng Anh tại trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BMTA 2008. Giới thiệu tài liệu môn học tiếng Anh giao tiếp thương mại, 2. Chen Chao-ming 2008. Từ ngữ nghĩa học đến ngữ dụng học: học tiếng Anh dựa theo TOEIC và những gợi ý. Kỷ yếu đào tạo tiếng Anh trong các trường không chuyên ngữ, Hà nội 12/2008. 3. Leech, G 1989. Principles of Pragmatics. London; New York: Lonman 4. O’Malley,J and A.Chamot 1989. Learning Strategies in second language acquisition. New York: Cambridge University Press 5. Willis. J. 1996. A Framework for Task-Based Learning. Longman 6. http://www.cambridgeesol.org/exams/exams-info/cefr.html 7. http://www.ea.etsglobal.org/uploads/tx_etsquicklinks/TOEIC_L_R_can- do_table_01.pdf 15