SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  114
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 8 TP.HCM
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH CAO CẤP - EMBA
CAO ĐỨC ANH
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 8 TP.HCM
Ngành: Quản trị kinh doanh
Chương trình điều hành cao cấp - EMBA
Mã số: 8340101
Họ và tên học viên: CAO ĐỨC ANH
Người hướng dẫn: TS TRẦN QUỐC TRUNG
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2021
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác
giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ
một chương trình nghiên cứu nào của người khác.
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ
thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được các tác giả đồng ý
và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn và pháp luật về những
cam kết nói trên.
TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 03 năm 2021
Tác giả luận văn
Cao Đức Anh
i
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/cô trường Đại học
Ngoại Thương Cơ Sở 2 TPHCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền
tảng cho việc thực hiện lý luận giữa lý thuyết và thực tiễn từ đó có những bài học và nghiên
cứu hiệu quả áp dụng vào cuộc sống và công việc.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Quốc Trung, người đã
hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn
thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình
của các anh chị đi trước và các khách hàng đã tham gia khảo sát để tôi có được
thông tin cho nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những người
bạn thân thiết đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận
tình từ quý Thầy Cô và các Bạn.
iii
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................................ix
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 3
5. Ý nghĩa nghiên cứu .......................................................................................................... 3
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................................................. 5
1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại................... 5
1.1.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ...................................................................................... 5
1.1.1.1 Tổ chức tín dụng ............................................................................................... 5
1.1.1.2 Ngân hàng thương mại ..................................................................................... 5
1.1.1.3 Cấp tín dụng....................................................................................................... 5
1.1.1.4 Tín dụng bán lẻ.................................................................................................. 5
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của tín dụng bán lẻ.................................................................. 6
1.1.2.1 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ .......................................................................... 6
1.1.2.2 Vai trò của tín dụng bán lẻ............................................................................... 8
1.1.3 Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng .................................................................. 9
1.1.3.1 Nguyên tắc cấp tín dụng................................................................................... 9
1.1.3.2 Điều kiện cấp tín dụng....................................................................................10
1.1.4 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ..............................................................................12
1.1.5 Các biện pháp bảo đảm tín dụng ........................................................................14
1.1.5.1 Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản....................................................14
iv
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.5.2 Biện pháp bảo đảm tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản ...................15
1.1.6 Phân loại tín dụng bán lẻ......................................................................................15
1.1.6.1 Căn cứ theo thời hạn tín dụng .......................................................................15
1.1.6.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng.......................................................................16
1.1.6.3 Căn cứ theo phương thức cho vay ................................................................16
1.1.6.4 Căn cứ theo hình thức bảo đảm.....................................................................16
1.2 Giới thiệu khái quát về các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng ...............16
1.2.1 Một số khái niệm ....................................................................................................16
1.2.2 Đặc điểm sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng .......................................18
1.2.3 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng .................................................19
1.2.3.1 Cho vay mua nhà ở, đất ở ..............................................................................19
1.2.3.2 Cho vay mua nhà dự án..................................................................................19
1.2.3.3 Cho vay mua ô tô ............................................................................................19
1.2.3.4 Cho vay Hộ kinh doanh..................................................................................20
1.2.3.5 Cho vay Doanh nghiệp siêu vi mô................................................................20
1.2.3.6 Cho vay tín chấp cán bộ, công nhân viên ....................................................20
1.2.3.7 Cho vay thẻ tín dụng.......................................................................................20
1.2.3.8 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm..........................................................................21
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương
mại .............................................................................................................................................21
1.3.1 Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân
hàng thương mại..................................................................................................................21
1.3.2 Yếu tố bên trong .....................................................................................................23
1.3.2.1 Yếu tố về thương hiệu, uy tín của ngân hàng..............................................23
1.3.2.2 Yếu tố về sản phẩm.........................................................................................23
1.3.2.3 Yếu tố về giá/ lãi suất/ phí dịch vụ ...............................................................24
1.3.2.4 Yếu tố về phân phối/ marketing ....................................................................25
1.3.2.5 Yếu tố về quy trình/ thời gian xử lý..............................................................25
1.3.2.6 Yếu tố về trình độ công nghệ/ hệ thống giao dịch điện tử.........................26
v
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.3.2.7 Yếu tố về con người/ chất lượng đội ngũ nhân viên/ chăm sóc khách hàng
............................................................................................................................26
1.3.2.8 Yếu tố về cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch............................................27
1.3.2.9 Yếu tố về chính sách Marketing....................................................................28
1.3.3 Yếu tố bên ngoài .....................................................................................................29
1.3.3.1 Môi trường kinh tế..........................................................................................29
1.3.3.2 Môi trường pháp lý .........................................................................................29
1.3.3.3 Môi trường văn hóa - xã hội..........................................................................30
1.3.3.5 Môi trường công nghệ ....................................................................................30
1.3.3.6 Đối thủ cạnh tranh...........................................................................................31
1.3.3.7 Xu hướng/ nhu cầu/ thu nhập của khách hàng ............................................31
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI
NHÁNH 8 TP.HCM.....................................................................................................................33
2.1 Giới thiệuvề Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh 8 TP.HCM và kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................33
2.1.1 Giới Thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8
TP.HCM.............................................................................................................................33
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM trong thời gian qua .......................................................35
2.2 Một số quy định chung trong hoạt động tíndụng bán lẻ của Ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM....................................38
2.2.1 Đối tượng cấp tín dụng..........................................................................................38
2.2.2 Nguyên tắc và điều kiện........................................................................................38
2.2.2.1 Nguyên tắc cấp tín dụng.................................................................................38
2.2.2.2 Điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng .......................................................39
2.2.3 Quy trình tín dụng bán lẻ.....................................................................................40
2.2.4 Các biện pháp bảo đảm tín dụng ........................................................................43
2.2.4.1 Các biện pháp bảo đảm được VietinBank áp dụng.....................................43
2.2.4.2 Nguyên tắc thực hiện bảo đảm tín dụng.......................................................44
vi
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2.4.3 Biện pháp bảo đảm bằng tài sản...................................................................44
2.2.4.4 Biện pháp bảo lãnh .........................................................................................46
2.3 Thực trạng về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM giai đoạn 2016-2020........................48
2.3.1 Các chỉ tiêuđánh giákhả năng nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM...
.....................................................................................................................................48
2.3.1.1 Chỉ tiêu định tính.............................................................................................48
2.3.1.2 Chỉ tiêu định lượng.........................................................................................50
2.3.2 Đánh giácác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tíndụng bán lẻ của Ngân
hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM.........53
2.3.2.1 Yếu tố bên trong..............................................................................................53
2.3.2.2 Yếu tố bên ngoài .............................................................................................64
2.3.3 Phân tíchhoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM .........................................................70
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI
NHÁNH 8 TP.HCM.....................................................................................................................75
3.1 Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại
cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM.............................................75
3.1.1 Dự báo xu hướng phát triểntíndụng bán lẻ của ngân hàng thương mại
trên địa bàn TP.HCM ........................................................................................................75
3.1.2 Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM ................................77
3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 8 TP.HCM ...................................................79
3.2.1 Quảng bá, tận dụng lợi thế thương hiệu của VietinBank..............................79
3.2.2 Cải thiện, đổi mới và đa dạng hóa tính năng các sản phẩm tín dụng bán lẻ .
.....................................................................................................................................80
3.2.3 Tận dụng lợi thế về lãi suất, phí ..........................................................................85
3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động bán hàng............................................................................86
vii
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2.5 Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian xử lý .....................................................88
3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình xử lý hồ sơ .............................90
3.2.7 Đào tạo chất lượng đội ngũ cán bộ đồng đều ...................................................91
3.2.8 Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ..................................................93
3.2.9 Xây dựng chính sách Marketing một cách đồng bộ .......................................94
3.2.10 Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả....................................94
3.2.11 Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay .....................................................95
KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ .........................................................................................96
1. Kết luận.............................................................................................................................96
2. Một số kiến nghị..............................................................................................................97
2.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các Bộ ngành có liên quan .............97
2.2 Kiến nghị với VietinBank .....................................................................................98
3. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu..........................................................................99
4. Hạn chế của đề tài ........................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................101
viii
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
VietinBank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
VietinBank Chi nhánh 8 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM
CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
CBTD Cán bộ tín dụng
CB QHKH Cán bộ quan hệ khách hàng
CB TĐ Cán bộ thẩm định
LĐP KH Lãnh đạo phòng khách hàng
LĐ CN Lãnh đạo Chi nhánh
HĐCTD Hợp đồng cấp tín dụng
NIM Biên lợi nhuận
SMS Dịch vụ tin nhắn ngắn
ATM Máy rút tiền tự động
POS Máy bán hàng chấp nhận thẻ ngân hàng để thanh toán hóa đơn
SXKD Sản xuất kinh doanh
ix
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số bảng Tên bảng Trang
2.1
Kết quả hoạt động kinh doanh về mặt tài chính từ năm
2016 đến 2020
34
2.2 Tình hình huy động vốn từ năm 2016 đến 2020 35
2.3 Tình hình tín dụng cho vay từ năm 2016 đến 2020 35
2.4 Tình hình thu phí dịch vụ phi tín dụng năm 2019, 2020 36
2.5 Mức độ hài lòng của khách hàng từ năm 2016 đến 2020 47
2.6 Số lượng khách hàng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 48
2.7
Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ từ năm 2016
đến 2020
49
2.8 Lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 50
2.9
Biên lợi nhuận (NIM) từ tín dụng bán lẻ từ năm 2016 đến
2020
50
2.10 Tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 51
2.11 Lãi suất vay vốn của một số ngân hàng trên thị trường 56
2.12 Phí trả nợ trước hạn của một số ngân hàng trên thị trường 57
2.13 Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 67
x
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BIỂU
Số biểu Tên biểu Trang
2.1 Cho vay mua nhà đất 68
2.2 Cho vay mua nhà dự án 69
2.3 Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở 70
2.4 Cho vay mua ô tô 70
2.5 Cho vay vốn lưu động SXKD 71
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tín dụng (cho vay) và hoạt động huy động vốn là hai hoạt động cơ
bản nhất của một ngân hàng thương mại (NHTM), bên cạnh những hoạt động khác như
tài trợ thương mại, thanh toán chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ … Trong đó hoạt động
tín dụng đem lại nguồn thu và lợi nhuận chính cho NHTM. Do đó, các NHTM luôn
dành nhiều nguồn lực để phát triển hoạt động tín dụng của mình, qua đó góp phần vào
phát triển hoạt động kinh tế - xã hội nói chung.
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng bán lẻ đang được các NHTM chú
trọng đẩy mạnh phát triển như một xu thế, có thể kể đến các NHTM có tốc độ phát triển
tín dụng bán lẻ nhanh chóng như Vietcombank, Techcombank, VPBank, VIB, TPBank,
HDBank. Sở dĩ hoạt động tín dụng bán lẻ được các NHTM đẩy mạnh phát triển là do tính
ổn định và bền vững, thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân còn nhiều dư địa để phát
triển, rủi ro tương đối ít. Không nằm ngoài xu thế chung đó, Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam (VietinBank) cũng định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là
một trong những mục tiêu ngắn hạn – trung hạn và dài hạn quan trọng trong chiến lược
chung của mình. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM
(VietinBank Chi nhánh 8) là một trong những chi nhánh lâu năm tại khu vực TP.HCM
luôn bám sát định hướng đó của VietinBank.
Hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8 trong những năm vừa qua
đã có sự tăng trưởng, góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Chi
nhánh, cụ thể trong năm 2020 đóng góp vào 30% lợi nhuận của Chi nhánh với lợi nhuận
từ hoạt động tín dụng bán lẻ là 43,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng bán lẻ của
VietinBank Chi nhánh 8 vẫn còn tồn tại khá nhiều những hạn chế cần phải cải thiện như:
- Quy mô chưa tương xứng so với tiềm năng, trong khi các chi nhánh khác trong
cùng hệ thống VietinBank đều đạt dư nợ tín dụng bán lẻ trên mức 2.000 tỷ đồng và thậm
chí có những chi nhánh vượt ngưỡng dư nợ 4.000 tỷ đồng, thì dư nợ tín dụng bán lẻ tính
đến hết năm 2020 chỉ đạt 1.382 tỷ đồng, đây cũng là số liệu khá thấp so với các ngân hàng
khác trong địa bàn Quận 8 như Vietcombank đã đạt trên 2.000 tỷ đồng, Sacombank đạt
2
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trên 3.000 tỷ đồng, ACB đạt trên 2.500 tỷ đồng. Ngoài ra, số lượng khách hàng tín dụng
bán lẻ trong năm 2020 chỉ tăng 36 khách hàng so với năm 2019, trong khi năm 2019 số
lượng khách hàng tín dụng bán lẻ phát triển tăng tới 185 khách hàng so với năm 2018,
điều này cho thấy sự phát triển số lượng khách hàng mới bị chậm lại và số lượng khách
hàng cũ mất đi cũng gia tăng.
- Tốc độ trăng tưởng khá thất thường, dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2016-2017 phát
triểnmỗi năm chỉ tăng trưởng hơn 100 tỷđồng, nhưng giai đoạn 2018-2019 mỗi năm phát
triển tăng trưởng hơn 200 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2020 mức tăng trưởng giảm xuống
chỉ đạt mức tăng 103 tỷ đồng so với năm 2019.
- Ngoài ra còn các hạn chế như quy trình còn rườm rà, hàm lượng công nghệ ứng
dụng còn thấp, lãi suất và phí chưa phù hợp, chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế, chính
sách chăm sóc khách hàng khá đơn điệu, sự đa dạng của sản phẩm chưa cao, tổ chức hoạt
động bán hàng chưa chuyên nghiệp và hiệu quả …
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng bán lẻ có ý nghĩa rất lớn
đối với VietinBank Chi nhánh 8 cũng như đời sống kinh tế- xã hội TP.HCM nói chung, tôi
chọn đề tài: “Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh 8 TP.HCM” làm đề tài thạc sĩ của mình với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu về
hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8 để từ đó đề ra những giải pháp
nhằm nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố
tác động đến hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8, trên cơ sở đó đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng
bán lẻ của NHTM. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu cụ thể là
hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8, thực trạng và các giải pháp được
áp dụng đối với hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8.
3
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng bán lẻ tại các NHTM tại Việt Nam,
trong đó tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8
TP.HCM.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Việc thu thập thông tin, dữ liệu được thực hiện
từ thời điểm năm 2016 đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê - mô tả,
phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp tổng hợp - phân tích, phương pháp so
sánh - đối chiếu.
Tác giả đã tiến hành tổng hợp - phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
tín dụng bán lẻ của NHTM và của VietinBank Chi nhánh 8.
5. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng bán lẻ tại một chi nhánh của NHTM, cụ
thể là VietinBank Chi nhánh 8. Theo đó đề tài tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM và của VietinBank Chi nhánh 8, chứ
không đi sâu vào quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm
nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8 trên cơ sở nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng này.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được thể hiện
trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Trình bày các nội dung cơ bản về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên
cứu.
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng
thương mại
4
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Chương này sẽ khái quát lại các vấn đề về tín dụng bán lẻ của NHTM, các sản
phẩm tín dụng bản lẻ của ngân hàng. Chương này cũng trình bày các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM.
Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM
Trong chương này, đề tài sẽ giới thiệu về VietinBank Chi nhánh 8 và một số
quy định chung trong hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8. Sau đó
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ và phân tích hoạt động tín
dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM
Với việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ và phân
tích hoạt động tín dụng bán lẻ ở Chương 3, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8.
5
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Một số vấn đề cơ bản về tíndụng bán lẻ của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ
1.1.1.1 Tổ chức tín dụng
Theo Luật các Tổ chức tín dụng được ban hành theo văn bản luật số
47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một,
một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ
chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”.
1.1.1.2 Ngân hàng thương mại
Theo khái niệm trong Luật các Tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh
doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.1.3 Cấp tín dụng
Theo Luật các Tổ chức tín dụng: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá
nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”.
“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao
cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian
nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
1.1.1.4 Tín dụng bán lẻ
“Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay
(Ngân hàng và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp
và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nghiệm hoàn trả vô
điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán” (PGS.TS Mai Văn
6
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bạn, giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” - Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội,
2014).
“Tổ chức tín dụng cho các tổ chức cá nhân vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống” (Khoản 2 Điều
50 Luật Các tổ chức tín dụng) được bao hàm cả hai hoạt động là tín dụng bán buôn và
tín dụng bán lẻ, chứ chưa đưa ra định nghĩa và giải thích cụ thể về tín dụng bán buôn
và tín dụng bán lẻ. Trong thực tế tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, sự phân biệt tín
dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ mang tính chất tương đối và tùy thuộc vào mục đích
quản lý của từng ngân hàng mà có các quy định khác nhau. Thông thường tín dụng bán
buôn được hiểu là các hình thức cấp tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp và tín
dụng bán lẻ được hiểu là các hình thức cấp tín dụng cho các khách hàng cá nhân, hộ
gia đình. Một số ngân hàng quy định tín dụng bán lẻ là các hình thức cấp tín dụng cho
các khách hàng cá nhân, hộ gia đình và cả doanh nghiệp siêu vi mô bởi doanh nghiệp
siêu vi mô có quy mô và số tiền cấp tín dụng tương đối nhỏ giống như cá nhân và hộ
gia đình.
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra khái niệm về tín dụng bán lẻ là
hình thức cấp tín dụng (bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác) trực tiếp cho
khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô. Như vậy, tín dụng bán
buôn có thể được hiểu là hình thức cấp tín dụng (bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,
cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng
khác) cho khách hàng là doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp
lớn và doanh nghiệp siêu lớn.
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của tín dụng bán lẻ
1.1.2.1 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ
Đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ là cá nhân, hộ
gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô. Trong khi đó, đối tượng khách hàng của tín dụng
bán buôn chỉ là các khách hàng doanh nghiệp. Như vậy, đối tượng của tín dụng bán lẻ
7
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nhìn chung rộng và đa dạng trải dài trên nhiều đối tượng khác nhau từ cá nhân tới
doanh nghiệp.
Số lượng nhu cầu lớn nhưng quy mô nhu cầu nhỏ: Do đối tượng của tín dụng
bán lẻ là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô nên số lượng
khách hàng là rất lớn với nhu cầu rất nhiều và thường xuyên. Tuy nhiên giá trị của mỗi
nhu cầu của đối tượng tín dụng bán lẻ thường nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu của đối
tượng tín dụng bán buôn. Do đó, tín dụng bán lẻ có một đặc điểm là quy mô của các
khoản cấp tín dụng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản cấp tín dụng lại
khá nhiều. Bởi đặc điểm giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn và thường xuyên đã đem lại
cho tín dụng bán lẻ một lợi thế so với tín dụng bán buôn là sự ổn định, bền vững và rủi
ro tổng thể không quá nhiều.
Danh mục sản phẩm nhiều và đa dạng: Với đặc điểm đối tượng khách hàng
nhiều và đa dạng từ cá nhân cho tới doanh nghiệp dẫn tới nhu cầu của khách hàng đối
với tín dụng bán lẻ tương ứng cũng sẽ rất nhiều và đa dạng. Để đáp ứng được nhu cầu
đó, số lượng sản phẩm tín dụng của tín dụng bán lẻ sẽ phải nhiều và đa dạng như cho
vay mua nhà đất, sửa chữa nhà ở, ô tô, mua sắm trang thiết bị gia đình, cho vay tín
chấp cán bộ công nhân viên, cho vay kinh doanh … Trong khi đó số lượng sản phẩm
tín dụng của tín dụng bán buôn chủ yếu nằm ở sản phẩm cho vay vốn lưu động sản
xuất kinh doanh và cho vay đầu tư dự án.
Mạng lưới, kênh phân phối rộng: Vì nhóm đối tượng khách hàng của tín dụng
bán lẻ là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp siêu vi mô được phân bố rộng
khắp nên để tiếp cận càng nhiều khách hàng thì mạng lưới, kênh phân phối phải nhiều
và trải rộng. Ngân hàng càng có nhiều chi nhánh, nhiều phòng giao dịch phân bố càng
rộng thì có càng nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng.
Lãi suất cho vay thường cao: Phần lớn các nhu cầu tín dụng bán lẻ là tiêu dùng
phục vụ cho cá nhân, do đó lãi suất cho vay thường cao hơn so với loại hình cho vay
phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo đó, biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ
thường lớn hơn so với biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán buôn.
8
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phần lớn các khoản vay đều yêu cầu phải có tài sản bảo đảm: Nhằm đảm bảo an
toàn cho hoạt động tín dụng bán lẻ khi mà số lượng các khoản cấp tín dụng là rất lớn,
cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thường yêu cầu
các khách hàng phải có tài sản bảo đảm để đảm bảo cho khoản cấp tín dụng của mình,
các trường hợp cho vay tín chấp hoặc không có tài sản bảo đảm là rất hạn chế.
1.1.2.2 Vai trò của tín dụng bán lẻ
Đối với khách hàng cá nhân: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của cá nhân
như mua nhà cửa, ô tô, trang thiết bị gia đình … Qua đó tín dụng bán lẻ giúp cho đời
sống của người dân được tốt đẹp hơn, tiện nghi và đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Đây là
nét đẹp rất nhân văn của tín dụng bán lẻ. Ngoài ra, việc khách hàng cá nhân tiêu dùng
cũng đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa khi giúp các nhà sản
xuất, cung cấp tiêu thụ được hàng hóa, thu được lợi nhuận.
Đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu vi mô: Cung cấp cho các hộ kinh
doanh vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cải thiện và mở rộng hoạt
động kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao hơn khi sử dụng đòn bẩy tài chính là vốn vay
một cách có hiệu quả. Tín dụng bán lẻ giúp đem lại cho các hộ kinh doanh các cơ hội
kinh doanh tốt hơn khi có đủ tiềm lực tài chính vững mạnh và ổn định đến từ sự giúp
sức của ngân hàng.
Đối với ngân hàng: Thu được lợi nhuận cao từ việc lãi suất cho vay đối với tín
dụng bán lẻ có biên lợi nhuận lớn, số lượng khoản vay nhiều và mức độ rủi ro của các
khoản vay thấp. Phát triển tín dụng bán lẻ là một định hướng giúp cho ngân hàng đa
dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đến với một thị trường bán lẻ rộng lớn và đầy tiềm
năng với gần 100 triệu dân, tín dụng bán lẻ qua đó giúp cho ngân hàng có được sự phát
triển ổn định, bền vững và an toàn. Với đặc điểm số lượng giao dịch lớn nhưng giá trị
mỗi giao dịch nhỏ, tín dụng bán lẻ giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro khi
mỗi biến động của mỗi khách hàng tác động không nhiều đến ngân hàng. Ngoài ra,
thông qua hoạt động tín dụng bán lẻ, ngân hàng còn mở rộng được các mảng hoạt động
khác, mở rộng thị trường hoạt động và được nhiều khách hàng biết đến hơn.
9
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Đối với nền kinh tế: Kích thích người dân tiêu dùng, kích thích sản xuất kinh
doanh, giúp dòng vốn được luân chuyển liên tục góp phần tạo ra của cải cho xã hội,
làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Tín dụng bán lẻ giúp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, tạo ra nhiều việc làm hơn, giúp điều tiết dòng vốn từ nơi thừa vốn sang nơi
thiếu vốn.
1.1.3 Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng
Mỗi ngân hàng sẽ có những nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng khác nhau tùy
thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu thị phần, kế hoạch kinh doanh, địa bàn hoạt động,
… trong đó yếu tố về khẩu vị rủi ro thường đóng vai trò quan trọng nhất.
Những nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng tuy có khác nhau giữa các ngân
hàng nhưng vẫn có những nguyên tắc và điều kiện chung sau đây.
1.1.3.1 Nguyên tắc cấp tín dụng
 Nguyên tắc có hoàn trả vốn và lãi đúng hạn:
Khi vay tiền tại các ngân hàng, khách hàng có nghĩa vụ phải hoàn trả đầy đủ cả
gốc và lãi vay sau một khoảng thời gian nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng. Đây là một nguyên tắc không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, việc hoàn
trả vốn vay đúng thời hạn đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng đã bỏ ra,
hoàn trả lãi vay đúng thời hạn đảm bảo hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân
hàng. Trường hợp khách hàng không hoàn trả vốn và lãi vay đúng thời hạn sẽ đưa ngân
hàng đến rủi ro mất vốn và mất an toàn tín dụng, lúc này ngân hàng sẽ áp dụng các
biện pháp để thu hồi nợ như khởi kiện ra tòa, thanh lý tài sản bảo đảm.
 Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích:
Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích theo thỏa thuận của khách
hàng và ngân hàng ngay từ ban đầu cũng như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc
sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm giúp ngân hàng kiểm soát được vốn vay, đảm
bảo thu hồi đầy đủ vốn đã cho vay ra, giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Khi khách
hàng sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ gây rủi ro mất vốn, thất thoát tài sản của ngân
hàng. Để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng thường sử
10
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dụng các công cụ kiểm soát như giải ngân chuyển khoản trực tiếp cho bên thụ hưởng,
kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ và đột xuất. Trường hợp
phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng có quyền thu hồi nợ
vay trước hạn để đảm bảo an toàn rủi ro cho mình.
1.1.3.2 Điều kiện cấp tín dụng
 Tư cách pháp lý:
Khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng phải có đầy đủ tư cách pháp lý, theo quy
định tại tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì khách hàng phải đáp ứng các điều
kiện về pháp lý như sau: “Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo
quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi
dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”.
 Nhu cầu vay vốn:
Nhu cầu vay vốn của khách hàng phải vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp
pháp, hợp lệ theo các quy định của ngân hàng nhà nước và của pháp luật.
Những nhu cầu vốn không được cho vay trong hoạt động cho vay của tổ chức
tín dụng được quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau:
“Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:
- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật
cấm đầu tư kinh doanh.
- Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành
vi mà pháp luật cấm.
- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu
tư kinh doanh.
- Để mua vàng miếng.
- Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay
để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi
phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê
11
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
duyệt theo quy định của pháp luật.
- Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài,
trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau
đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời
hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả
nợ”.
 Phương án vay vốn:
Phương án vay vốn của khách hàng phải khả thi, hiệu quả và có khả năng thực
hiện được. Sở dĩ như vậy là vì khi phương án vay vốn của khách hàng khả thi, hiệu quả
thì ngân hàng mới có thể thu hồi đầy đủ được gốc và lãi vay. Để đáp ứng được điều
kiện này, khách hàng thường phải có một số vốn tự có nhất định và ngân hàng sẽ cho
vay phần còn lại để thực hiện phương án cho dù đó là phương án vay vốn để tiêu dùng
hay phương án vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
 Năng lực tài chính:
Khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện về năng lực tài chính để đảm bảo
khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đối với cho vay tiêu dùng, khách hàng phải đáp ứng
được các điều kiện về thu nhập như lương, cho thuê tài sản, kinh doanh, góp vốn đầu
tư. Đối với cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trường hợp cho vay hộ
kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện về doanh thu, lợi nhuận, kinh nghiệm … trường
hợp cho doanh nghiệp siêu vi mô cần đáp ứng các điều kiện về báo cáo tài chính, lợi
nhuận, ROE, ROA … Việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là khâu hết
sức quan trọng đối với ngân hàng để xác định khách hàng có đủ khả năng hoàn trả nợ
vay đã cam kết hay không.
 Tài sản bảo đảm:
Đối với các ngân hàng, xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng để có thể
thu hồi được nợ vay khi khách hàng vì một lý do gì đó (khách quan, chủ quan) mà
không trả được nợ vay cho ngân hàng. Vì vậy, điều kiện về tài sản bảo đảm gần như là
nguyên tắc bất di bất dịch đối với các ngân hàng. Các ngân hàng cũng có cho vay tín
12
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chấp nhưng số lượng cũng như giá trị các khoản vay này là rất ít và rất hạn chế, thường
các ngân hàng chỉ cho vay tín chấp đối với các cá nhân có uy tín như các Giám đốc,
chủ doanh nghiệp và các cán bộ công nhân viên của các công ty đang có quan hệ lâu
năm với ngân hàng và đang thực hiện chi trả lương qua ngân hàng. Tài sản bảo đảm
cũng là một loại công cụ để gây áp lực cho khách hàng có trách nhiệm trong việc hoàn
trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng.
1.1.4 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ
Mỗi ngân hàng sẽ có quy trình cấp tín dụng bán lẻ của riêng mình, ngân hàng
này có thể khác ngân hàng kia ở phần này nhưng lại giống nhau ở phần kia. Tựu chung
lại quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng sẽ tuân theo các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu, hồ sơ vay vốn từ phía ngân hàng
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, thông qua kênh tiếp thị của ngân hàng hoặc
khách hàng tự tìm đến, khách hàng sẽ liên hệ cán bộ ngân hàng để gửi đề nghị vay vốn
và hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn tùy vào quy định của mỗi ngân hàng nhưng tối thiểu
gồm các hồ sơ sau: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn, Tài liệu chứng minh
mục đích sử dụng vốn, Tài liệu chứng minh tình hình tài chính/ thu nhập, Giấy tờ tài
sản bảo đảm.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và khách hàng
Căn cứ dựa trên các hồ sơ khách hàng đã cung cấp cũng như các số liệu thu thập
được, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng dựa trên các quy định chung
của pháp luật, quy định của ngân hàng nhà nước và quy định cụ thể của ngân hàng đó.
Thẩm định hồ sơ khách hàng chia làm bốn phần chính là thẩm định hồ sơ pháp lý, thẩm
định hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ tài chính (thu nhập), thẩm định hồ sơ tài sản bảo
đảm.
Sau khi thẩm định về mặt hồ sơ, ngân hàng sẽ đi thẩm định về mặt thực tế để
đánh giá thêm về tình hình thực tế khách hàng có khớp đúng với hồ sơ đã cung cấp hay
không, cũng như có thêm dữ liệu để đưa vào hồ sơ thẩm định phân tích sâu thêm.
Thẩm định thực tế bao gồm thẩm định địa điểm khách hàng sinh sống, địa điểm kinh
13
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
doanh của khách hàng, các cơ sở sản xuất của khách hàng và các tài sản bảo đảm của
khách hàng.
Bước 3: Quyết định cấp tín dụng
Sau khi thẩm định hồ sơ và khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm
định và đề xuất cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp có thẩm quyền ở
đây có thể là Trưởng phòng hoặc Ban Giám đốc tùy thuộc vào sự phân cấp thẩm quyền
tín dụng của ngân hàng.
Nội dung trong tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng có khá nhiều thông
tin tùy theo độ phức tạp và độ lớn của hồ sơ, tuy nhiên sẽ bao gồm các thông tin cơ bản
như sau: số tiền cấp tín dụng (số tiền cho vay, bảo lãnh, chiết khấu …), thời gian cho
vay, lãi suất cho vay, phí, tỷ lệ cấp tín dụng trên tài sản bảo đảm.
Bước 4: Ký kết hợp đồng và các thỏa thuận với khách hàng
Theo nội dung trong tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo các hợp đồng và các thỏa thuận với
khách hàng. Trong đó có hai hợp đồng quan trọng cần soạn thảo và ký kết, đó là hợp
đồng tín dụng (gồm các hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng chiết khấu
…) và hợp đồng bảo đảm (gồm các hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố, …).
Sau khi soạn thảo xong, cán bộ tín dụng sẽ gửi bản thảo cho khách hàng, nếu
khách hàng đồng ý thì cán bộ sẽ trình cấp có thẩm quyền ký và đóng dấu của ngân
hàng, sau đó chuyển cho khách hàng ký.
Bước 5: Cấp tín dụng
Sau khi hoàn thành các thủ tục ký kết hợp đồng và thỏa thuận, ngân hàng sẽ tiến
hành cấp tín dụng cho khách hàng dưới các hình thức như giải ngân, phát hành bảo
lãnh, chiết khấu dựa trên các chứng từ, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn mà
khách hàng đã cung cấp.
Bước 6: Theo dõi và thu hồi nợ
Đây là một khâu quan trọng không kém khâu cấp tín dụng trong quy trình cấp
tín dụng cho khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất, ngân hàng sẽ kiểm tra tình hình tài
14
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chính và tình hình khoản cấp tín dụng để giám sát xem khách hàng có làm đúng các
thỏa thuận trong các hợp đồng đã ký kết hay không, có sử dụng vốn vay đúng mục đích
hay không. Đồng thời thông qua giám sát, ngân hàng sẽ phát hiện các rủi ro phát sinh
và rủi ro tiềm tàng để có những biện pháp, ứng xử tín dụng phù hợp để đảm bảo an
toàn cho nguồn vốn và quyền lợi của ngân hàng.
Thu nợ là việc khách hàng theo định kỳ sẽ trả một khoản nợ lãi hoặc nợ gốc
hoặc cả nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường
hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn thì khoản cấp tín dụng đó sẽ bị đánh
giá là nợ quá hạn, khi đó ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp xử lý tín dụng để thu hồi
nợ.
1.1.5 Các biện pháp bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng là việc ngân hàng thiết lập cơ sở pháp lý và kinh tế để ràng
buộc người đi vay và tạo điều kiện để ngân hàng có cơ sở pháp lý để thu hồi nợ vay khi
người đi vay không hoàn trả được nợ vay.
1.1.5.1 Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản
Là biện pháp mà theo đó khi đi vay vốn thì người đi vay cam kết đảm bảo cho
nghĩa vụ trả nợ của mình bằng tài sản thuộc sở hữu người đi vay hoặc bên thứ ba. Các
hình thức bảo đảm gồm hai hình thức chính là thế chấp và cầm cố.
Thế chấp tài sản bảo đảm: Khoản 1, Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định
“Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ và không giao tài sản đó cho bên kia”. Đối với thế chấp tài sản thì người
thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ.
Cầm cố tài sản bảo đảm: Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Cầm cố tài
sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ”. Theo đó khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó
để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng.
15
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Điểm chung của hai loại hình này là phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên đối
với thế chấp tài sản thì việc thế chấp thường phải được công chứng, chứng thực hoặc
đăng ký giao dịch đảm bảo.
Như vậy có thể thấy cầm cố tài sản được dùng cho các giao dịch là các loại
động sản thông thường như xe ô tô, máy móc thiết bị, hàng hóa, quyền đòi nợ … và thế
chấp tài sản được áp dụng đối với những loại tài sản có giá trị lớn là các bất động sản
và động sản có đăng ký quyền sở hữu.
1.1.5.2 Biện pháp bảo đảm tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản
Là một hình thức bảo đảm bằng tín chấp, nghĩa là nghĩa vụ của người đi vay
không được đảm bảo bằng tài sản mà chủ yếu được đảm bảo bằng tín hiệm, uy tín,
năng lực của người đi vay. Hình thức bảo đảm này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng
khi khó thu hồi nợ vay nếu rủi ro người đi vay không trả được nợ vay, vì vậy hình thức
này rất hạn chế tại các ngân hàng và thường được sử dụng cho các sản phẩm thẻ tín
dụng, cho vay cán bộ công nhân viên của các đơn vị chi lương qua ngân hàng với giá
trị khoản vay nhỏ chỉ vài chục triệu đồng.
1.1.6 Phân loại tín dụng bán lẻ
1.1.6.1 Căn cứ theo thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay từ 12 tháng trở xuống. Đối
với khách hàng cá nhân thì nguồn vốn này phục vụ nhu cầu tiêu dùng cần thiết của cá
nhân và gia đình. Đối với doanh nghiệp và hộ gia đình thì nguồn vốn này dùng để bù
đắp vốn lưu động ngắn hạn.
Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng.
Tín dụng trung hạn bổ sung vốn cho nhu cầu mua sắm nhà cửa, đất đai, ô tô, đầu tư tài
sản cố định có quy mô vừa và nhỏ.
Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Tín dụng dài
hạn cung cấp vốn cho nhu cầu mua sắm nhà cửa, đất đai, ô tô, đầu tư tài sản cố định có
quy mô khoản vay lớn.
16
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.1.6.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng
Các sản phẩm cho vay dành cho các khách hàng bán lẻ được thiết kế rất đa dạng
và mang đặc trưng riêng của từng ngân hàng thương mại. Trong đó bao gồm các sản
phẩm chính như: cho vay mua nhà đất, nhà dự án, cho vay mua ô tô, cho vay sản xuất
kinh doanh dành cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu vi mô, cho vay tín chấp cán
bộ công nhân viên, cho vay thẻ tín dụng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.
1.1.6.3 Căn cứ theo phương thức cho vay
Tín dụng trả góp: là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng
trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Hình thức này áp dụng cho
các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ
không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay.
Tín dụng hoàn trả một lần: đây là hình thức tín dụng mà theo đó số tiền vay của
khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Đặc điểm của
khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ và thời gian cho vay ngắn.
1.1.6.4 Căn cứ theo hình thức bảo đảm
Tín dụng có bảo đảm: là hình thức cấp tín dụng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc
có bảo lãnh của bên thứ ba. Hình thức này áp dụng với các khách hàng chưa đủ điều
kiện cấp tín dụng không có bảo đảm của ngân hàng, khi vay vốn phải có tài sản bảo
đảm hoặc phải có bảo lãnh. Các khoản vay này thường có giá trị lớn, hầu hết các khoản
cấp tín dụng cho cá nhân là có bảo đảm.
Tín dụng không bảo đảm (tín chấp): là hình thức cấp tín dụng không có tài sản
thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối
với các khách hàng đáp ứng đủ kiện cấp tín dụng không bảo đảm của ngân hàng, có
nguồn thu nhập ổn định, giá trị khoản vay thấp.
1.2 Giới thiệukhái quát về các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng
1.2.1 Một số khái niệm
Thuật ngữ ngân hàng bán lẻ xuất phát từ gốc tiếng Anh “Retail banking” được
đưa vào sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây, được hiểu là Ngân hàng bán lẻ.
17
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo khái niệm của Tổ chức Thương mại thế giới, Ngân hàng bán lẻ là nơi
khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của ngân hàng để
thực hiện các dịch vụ như: gửi tiền tiết kiệm, kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, thẻ
tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác đi kèm.
Còn Học viện Công nghệ Châu Á - AIT cho rằng Ngân hàng bán lẻ là nơi cung
ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh. Khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm
và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông
tin.
Theo từ điển giải nghĩa Tài chính - Đầu tư - Ngân hàng - Kế toán Anh Việt, Nhà
xuất bản khoa học và kinh tế năm 1999 định nghĩa Ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ
ngân hàng được thực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mô nhỏ và
thông qua các chi nhánh nhằm đối lập với dịch vụ ngân hàng bán buôn là dịch vụ ngân
hàng dành cho các định chế tài chính và những dịch vụ ngân hàng được cung cấp với
số lượng lớn.
Theo khái niệm của WTO: “Ngân hàng bán lẻ là nơi khách hàng cá nhân có thể
đến giao dịch tại những điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các dịch vụ như:
Gửi tiền tiết kiệm và kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi
nợ và các dịch vụ khác đi kèm”.
Theo từ điển Ngân hàng và Tin học - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996 thì
Retail banking - hoạt động ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng dành cho quảng đại
quần chúng, thường là một nhóm các dịch vụ tài chính gồm cho vay trả dần, cho vay
thế chấp, tín dụng chứng khoán, nhận tiền gửi và các tài khoản cá nhân.
Theo Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại - Nhà xuất bản chính trị quốc gia thì thuật
ngữ “ngân hàng bán lẻ” được đề cập tới như một loại hình ngân hàng chia theo tính
chất hoạt động mà loại hình đó “chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh
nghiệp, hộ gia đình và các các nhân với các khoản tín dụng nhỏ”.
18
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tính đến thời điểm hiện tại chưa có định nghĩa chính xác về hoạt động ngân
hàng bán lẻ. Các quan điểm về hoạt động ngân hàng bán lẻ dựa trên loại hình dịch vụ
hoặc đối tượng khách hàng mà các sản phẩm hướng tới. Theo cách hiểu phổ biến nhất,
ngân hàng bán lẻ là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chủ yếu cho
khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nói tóm lại, kết hợp các quan điểm trên có thể rút ra khái niệm về Ngân hàng
bán lẻ như sau: Ngân hàng bán lẻ là ngân hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng cho các đối tượng chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp vừa và
nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc việc các khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp
với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua phương tiện thông tin, điện tử viễn thông.
Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với các
thuật ngữ: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) hay Block Chain, sự tham gia
mạnh mẽ của các tổ chức phi tài chính và các công ty fintech thì có lẽ hoạt động ngân
hàng bán lẻ cũng nên được cập nhật theo một quan niệm như sau:
Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ là các hoạt động kinh doanh dựa trên
nền tảng công nghệ mạnh mẽ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính…, để cung ứng
các sản phẩm dịch vụ tài chính và phi tài chính tới từng cá nhân riêng lẻ, hộ gia đình
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ... nhằm gia tăng tối đa các tiện ích cho khách hàng…
1.2.2 Đặc điểm sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng
Đối tượng sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ là rất rộng, bao gồm các cá
nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng có một đặc điểm là rất đa dạng về sản
phẩm. Do đối tượng của sản phẩm tín dụng bán lẻ rất rộng nên đa dạng về nhu cầu,
theo đó sản phẩm tín dụng bản lẻ cũng phải đa dạng theo để có thể đáp ứng được các
nhu cầu đó. Có thể kể ra hàng loạt các sản phẩm bán lẻ như: Cho vay mua nhà ở, đất ở,
nhà dự án; Cho vay mua ô tô; Cho vay Hộ kinh doanh; Cho vay Doanh nghiệp siêu vi
mô; Cho vay tín chấp cán bộ, công nhân viên; Cho vay thẻ tín dụng; Cho vay cầm cố
sổ tiết kiệm.
19
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giá trị và quy mô giao dịch của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ thường có giá trị
thấp, quy mô nhỏ nên có mức độ rủi ro thấp xét trên tổng thể các sản phẩm tín dụng
bán lẻ khi rủi ro được phân tán với số lượng khách hàng rất lớn, qua đó đem lại nguồn
doanh thu và lợi nhuận ổn định, an toàn cho ngân hàng.
Mạng lưới phân phối các sản phẩm tín dụng bán lẻ có mạng lưới rộng và trải dài
trên tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng. Ngày nay, việc tiếp
cận các các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng đối với người dân là khá dễ dàng
và có nhiều sự lựa chọn đến từ các ngân hàng khác nhau.
1.2.3 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng
1.2.3.1 Cho vay mua nhà ở, đất ở
Là sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận
quyền sử dụng đất đối với bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận tại thời điểm vay
vốn nhằm mục đích phục vụ đời sống.
Sản phẩm có tiện tích là thời hạn cho vay dài, linh hoạt đối với từng mục đích
trong đó tối đa lên tới 20 năm; có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài
sản bảo đảm trong trường hợp vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất, xây dựng nhà
ở; đáp ứng nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận quyền sử dụng
đất phục vụ sinh hoạt của khách hàng và gia đình khách hàng.
1.2.3.2 Cho vay mua nhà dự án
Là sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu mua nhà ở dự án của khách hàng cá nhân
nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống.
Sản phẩm có tiện tích là mức cho vay tối đa lên tới 80% nhu cầu vốn, thời gian
cho vay tối đa lên tới 20 năm và có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm
tài sản bảo đảm cho khoản vay.
1.2.3.3 Cho vay mua ô tô
Là sản phẩm cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống
của chính khách hàng vay hoặc người thân của khách hàng vay.
20
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sản phẩm có tiện tích là mức cho vay tối đa 100% theo nhu cầu vốn, thời hạn
cho vay tối đa lên đến 7 năm, có thể dùng tài sản hình thành từ vốn vay là chính chiếc
xe hoặc tài sản khác để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay, có thể giải ngân khi có bản
chính giấy hẹn Giấy chứng nhận đăng ký xe.
1.2.3.4 Cho vay Hộ kinh doanh
Là sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ kinh
doanh về nhu cầu vốn lưu động hoặc đầu tư tài sản cố định.
Tiện ích của sản phẩm là thủ tục nhanh gọn, không đòi hỏi nhiều giấy tờ phức
tạp, lãi suất vay vốn thấp hơn nhiều so với vay tiêu dùng.
1.2.3.5 Cho vay Doanh nghiệp siêu vi mô
Là sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
siêu vi mô về nhu cầu vốn lưu động hoặc đầu tư tài sản cố định.
Tiện ích của sản phẩm là thủ tục nhanh gọn, tiêu chí báo cáo tài chính đơn giản
và không đòi hỏi các hệ số sinh lời cao, lãi suất vay vốn thấp hơn nhiều so với vay tiêu
dùng.
1.2.3.6 Cho vay tín chấp cán bộ, công nhân viên
Là sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống không có bảo đảm bằng tài sản
đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định, có hợp đồng lao
động dài hạn hoặc không xác định thời hạn.
Tiện tích của sản phẩm này là không cần tài sản bảo đảm, thủ tục đơn giản và
giải ngân nhanh chóng.
1.2.3.7 Cho vay thẻ tín dụng
Là sản phẩm mà theo đó ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp cho khách hàng một
hạn mức nhất định gọi là hạn mức tín dụng, khách hàng được cho vay tiền trong hạn
mức tín dụng này để chi tiêu, sau đó thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ dư nợ hoặc
trả góp hàng tháng. Vào ngày đến hạn thanh toán, khách hàng phải trả một khoản thanh
toán tối thiểu cho thẻ tín dụng.
21
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến và thanh toán
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, đại lý, nhà hàng, khách sạn …
1.2.3.8 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
Là sản phẩm dịch vụ đi kèm mà ngân hàng triển khai cho khách hàng gửi tiền
tiết kiệm khi có nhu cầu vay tiền gấp, theo đó khách hàng sẽ bàn giao sổ tiết kiệm cho
ngân hàng phong tỏa, quản lý trong suốt thời gian được sử dụng để đảm bảo cho khoản
vay.
Tiện ích của sản phẩm này là thủ tục rất đơn giản, gọn nhẹ, giải ngân nhanh chỉ
trong vòng vài chục phút đồng hồ.
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương
mại
1.3.1 Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng
thương mại
Lương Thị Nga và Đào Thị Thu Hiền (Lương Thị Nga và Đào Thị Thu Hiền,
2015, “Xác định quy mô TTTD tối ưu cho hệ thống NHTM Việt Nam”, Nội san sinh
viên nghiên cứu khoa học Học viện Ngân hàng, số 1/ 2015, tr. 38-54) nhấn mạnh rằng
môi trường vĩ mô, trong đó lạm phát tăng khiến cho lợi nhuận thực của người gửi tiền
giảm xuống, từ đó làm cho vốn huy động của ngân hàng giảm xuống do khách hàng
chuyển kênh đầu tư, vì vậy khả năng cho vay của các ngân hàng cũng giảm, dẫn đến
quy mô tăng trưởng tín dụng giảm. Như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng
lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Shingjergji và Hyseni (Shingjergji, A. & Hyseni, M., 2015, ‘The Impact of
Macroeconomic and Banking Factors on Credit Growth in the Albanian Banking
System’, European Journal of Economics and Business Studies, 1(2), pp. 113-120)
trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra lãi suất cho vay bình quân có tác dụng đến sự tăng
trưởng tín dụng. Qua đó có thể thấy khi lãi suất vay gia tăng đồng nghĩa với chi phí vay
gia tăng sẽ làm cho các chủ thể trong nền kinh tế hạn chế việc đi vay và qua đó làm
giảm sự tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
22
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự (Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh
Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải, 2014, “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng TTTD hệ
thống ngân hàng giai đoạn 2001-2012”, Tạp chí Ngân hàng, số 3 tháng 2/2014, tr. 20-
31) đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Khi nền kinh tế
phát triển và ổn định, thu nhập của người dân sẽ được cải thiện, khiến cho nhu cầu tích
lũy cao hơn, dẫn đến nhu cầu gửi tiền tăng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các ngân
hàng có nguồn tiền để cho vay các doanh nghiệp. Mặt khác, kinh tế phát triển tạo điều
kiện cho nhu cầu vốn đối với các dự án cũng tăng do cơ hội sinh lời được cải thiện.
Đường Thị Thanh Hải (Đường Thị Thanh Hải, 2014, “Các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, tháng 05/2014) đã chỉ
ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân gồm 3 nhân tố chính là nhân tố
ngân hàng, nhân tố khách hàng và nhân tố ngoài ngân hàng. Trong nhân tố ngân hàng
có yếu tố gồm chiến lược kinh doanh, chính sách và quy định của ngân hàng, chất
lượng cán bộ tín dụng, công tác thông tin, công nghệ của ngân hàng. Trong nhân tố
khách hàng có các yếu tố gồm năng lực tài chính của khách hàng, nhu cầu, thói quen
và đạo đức của khách hàng. Trong nhân tố ngoài ngân hàng có các yếu tố gồm đặc
điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động, môi trường kinh tế, chính trị.
Frangos, Fragkos & Sotiropoulos (Frangos, , Fragkos, K.C., Sotiropoulos, I.,
Manolopoulos, G. & Valvi, A. C. (2012). Factors Affecting Customers Decisionfor
Taking out Bank Loans: A Case of Greek Customers, Journal of Marketing Research &
Case Studies, 2012, 1-16), trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
vay vốn ngân hàng của khách hàng ở Hy Lạp, đã tìm ra các nhân tố khác nhau ảnh
hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của khách hàng gồm tình trạng hôn nhân,
dịch vụ khách hàng, thiết kế cửa hàng và lãi suất là những nhân tố dự báo quan trọng
nhất về việc vay vốn. Frangos và cộng sự (2012) cũng đã đề xuất một số cho các ngân
hàng nên tập trung vào việc cho vay đối với các cá nhân đơn lẻ cũng như thay đổi
chính sách lãi suất của họ bằng cách giảm lãi suất cho tất cả các loại cho vay, đặc biệt
là cho vay mua nhà ở.
23
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Siddique (Siddique, Md. (2012). Bank Selection Influencing Factors: A Study
on Customer Preferences with Reference to Rajshahi City, Asian Business Review,
1(1), 80-87) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
ngân hàng của khách hàng, đã xác định được các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến việc khách hàng lựa chọn ngân hàng thương mại, gồm các nhân tố: dịch vụ khách
hàng hiệu quả; tốc độ và chất lượng dịch vụ; hình ảnh của ngân hàng; ngân hàng trực
tuyến và quản lý tốt. Mặt khác, các nhân tố quan trọng nhất để lựa chọn một ngân hàng
thương mại cổ phần hóa là lãi suất thấp; vị trí chi nhánh thuận tiện; đầu tư an toàn
(trách nhiệm giải trình của chính phủ); nhiều dịch vụ được cung cấp và phí dịch vụ
thấp.
Dựa trên các phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm và xem xét kỹ lưỡng các mô
hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tín dụng được phát triển bởi
các nhà nghiên cứu trước đó, tác giả đã vận dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại gồm 9 yếu tố bên trong và 7 yếu
tố bên ngoài.
1.3.2 Yếu tố bên trong
1.3.2.1 Yếu tố về thương hiệu, uy tín của ngân hàng
Thương hiệu và uy tín của ngân hàng có thể nói là yếu tố quan trọng hàng đầu,
việc khách hàng lựa chọn ngân hàng nào để sử dụng sản phẩm dịch vụ thì yếu tố đầu
tiên họ nghĩ đến là thương hiệu và uy tín của ngân hàng đó. Đối với một số khách hàng
trung thành, thì thương hiệu đôi khi còn quan trọng hơn là giá cả, việc xây dựng cho
mình một thương hiệu mạnh sẽ đem lại một lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh khách
hàng như hiện nay, ngân hàng có thương hiệu càng lớn, càng uy tín thì sẽ càng thu hút
khách hàng cũng như các khách hàng hiện hữu trung thành sẽ giới thiệu cho ngân hàng
một lượng khách hàng mới rất đang kể, đó là cơ sở và nền tảng để phát triển lâu dài.
1.3.2.2 Yếu tố về sản phẩm
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng.
Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi theo thời gian, do đó luôn có
24
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một cuộc đua giữa các ngân hàng trong việc đưa ra các sản phẩm mới hoặc điều chỉnh
các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số ngân hàng còn tiên phong
trong việc đưa ra các sản phẩm mới nhằm định hướng nhu cầu của khách hàng như
việc vay online cầm cố sổ tiết kiệm thay vì phải trực tiếp ra quầy giao dịch theo thông
thường.
Sản phẩm tín dụng bán lẻ phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
và luật các Tổ chức tín dụng, do đó bị ràng buộc về các yếu tố như số tiền cho vay, tỷ
lệ vốn tự có tham gia, thời gian cho vay tối đa, mục đích sử dụng vốn phù hợp … Vì
vậy việc thiết kế sản phẩm phải đáp ứng được một lúc cả hai mục tiêu về nhu cầu của
khách hàng và quy định của pháp luật, do đó sản phẩm của ngân hàng nào càng đa
dạng, linh hoạt đáp ứng được càng nhiều yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo tuân
thủ đúng quy định của pháp luật thì càng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đó là yếu
tố thu hút và tăng trưởng khách hàng.
1.3.2.3 Yếu tố về giá/ lãi suất/ phí dịch vụ
Đối với tín dụng bán lẻ, yếu tố về giá có 2 yếu tố là lãi suất vay và phí trả nợ
trước hạn. Trong đó yếu tố về lãi suất vay có tính quyết định và quan trọng hơn phí trả
nợ trước hạn. Đối với thời gian vay từ 5 năm trở xuống thì khách hàng thường quan
tâm đến lãi suất ưu đãi năm đầu tiên hơn là lãi suất thông thường ở các năm tiếp theo.
Đối với khoản vay trên 5 năm đến 20 năm hoặc 30 năm thì khách hàng thường quan
tâm đến lãi suất thông thường áp dụng cho toàn bộ thời gian vay hơn là lãi suất ưu đãi
năm đầu tiên. Còn về yếu tố phí trả nợ trước hạn thì thường thời gian vay vốn của
khách hàng đã đi được 3 hoặc 5 năm, tùy mỗi ngân hàng, sẽ không thu phí trả nợ trước
hạn và xác suất khách hàng trả nợ trước hạn trong khoảng thời gian 3 hoặc 5 năm là
không cao, do đó phí trả nợ trước hạn thường không tác động nhiều đến quyết định vay
vốn của khách hàng.
Có thể nói lãi suất vay là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động chính
đến quyết định vay vốn của khách hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích mà khách
hàng nhận được, hay nói cách khác lãi suất vay ngân hàng này thấp hơn ngân hàng kia
25
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đồng nghĩa với việc khách hàng khi vay ở ngân hàng này sẽ tiết kiệm được một khoản
tiền đáng kể khi trả lãi vay so với khi vay ở ngân hàng kia.
1.3.2.4 Yếu tố về phân phối/ marketing
Hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là yếu tố quan trọng để tiếp cận
các khách hàng. Ngân hàng nào có hệ thống mạng lưới rộng và trải khắp các khu vực
thì ngân hàng đó dễ dàng đưa các sản phẩm dịch vụ của mình đến các khách hàng từ
các sản phẩm huy động vốn đến các sản phẩm cho vay. Do đó, các ngân hàng hiện nay
khá đặt nặng vấn đề mở rộng hệ thống mạng lưới của mình để góp phần gia tăng số
lượng khách hàng đến giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình. Hệ thống
mạng lưới rộng khắp, kết hợp với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cũng là một kênh
marketting rất hiệu quả.
1.3.2.5 Yếu tố về quy trình/ thời gian xử lý
Mỗi ngân hàng có một quy trình và thời gian xử lý riêng, nó thể hiện đường lối
và chủ trương của ban lãnh đạo ngân hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi
đúng mục tiêu, định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Nếu khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo ngân hàng trong thời kỳ đó thấp thì quy
trình sẽ được xây dựng theo hướng chặt chẽ với nhiều bước và thao tác thực hiện,
nhiều các vòng kiểm soát và phê duyệt, nhiều thủ tục và hồ sơ quy định, theo đó thời
gian xử lý hồ sẽ tăng lên và như vậy sẽ làm chậm tiến độ xử lý hồ sơ cho khách hàng,
khách hàng vì thế cũng sẽ sụt giảm.
Ngược lại nếu khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo ngân hàng trong thời kỳ đó cao
thì quy trình sẽ được xây dựng theo hướng cởi mở hơn với ít bước và thao tác thực
hiện, ít các vòng kiểm soát và phê duyệt, ít thủ tục và hồ sơ, theo đó thời gian xử lý hồ
sẽ rút ngắn đi đáng kể và như vậy sẽ làm nhanh tiến độ xử lý hồ sơ cho khách hàng,
khách hàng vì thế cũng sẽ tăng cao do đáp ứng được nhu cầu và năng suất xử lý hồ sơ
cũng cao hơn, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng.
Quy trình và thời gian xử lý phải linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của môi
trường, đảm bảo cân bằng giữa yếu tố lợi nhuận và rủi ro, tuân thủ quy định của ngân
26
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hàng nhà nước, quy định của pháp luật. Do đó việc xây dựng một quy trình và thời gian
xử lý nhanh chóng, hiệu quả, kiểm soát được rủi ro là hết sức quan trọng đối với ngân
hàng, tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng cho vay và phát triển
khách hàng.
1.3.2.6 Yếu tố về trình độ công nghệ/ hệ thống giao dịch điện tử
Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển rất mạnh mẽ và ứng dụng ngày
càng sâu rộng vào cuộc sống thì có thể nói ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả
năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực và
trình độ công nghệ của ngân hàng thể hiện ở khả năng trang bị công nghệ mới gồm hệ
thống thiết bị và con người, tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng.
Hiện nay, các ngân hàng đều xây dựng mạng cục bộ (LAN) để quản lý hoạt
động kinh doanh của mình, một trong những công cụ quan trọng là các phần mềm ứng
dụng. Các ngân hàng xây dựng hệ thống website để đưa ra những thông tin về sản
phẩm dịch vụ của mình đến các khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, một
số phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động mà hầu hết các ngân hàng đã đưa vào sử
dụng như Internet Banking, Mobile Banking, thanh toán trực tuyến …
1.3.2.7 Yếu tố về con người/ chất lượng đội ngũ nhân viên/ chăm sóc khách hàng
Đối với ngân hàng, hoạt động tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào con người, thì
yếu tố con người là yếu tố vô cùng quan trọng. Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn
phải tiếp cận với công nghệ thông tin, sự thay đổi nhanh của thị trường, của nhu cầu
khách hàng, do đó đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ phải có trình độ, nghiệp vụ vững
vàng, có kiến thức về xã hội cũng như các kỹ năng mềm, có đạo đức với nghề. Đồng
thời để ngân hàng hoạt động tốt, an toàn và có lợi nhuận ổn định cũng đòi hỏi ngân
hàng phải có một đội ngũ lãnh đạo và quản lý giỏi, có năng lực, năng động và sáng tạo
trong kinh doanh, đạo đức và tâm huyết với nghề.
Lợi ích mà nguồn nhân lực mang lại là rất lớn và không bị giới hạn như các
nguồn lực khác, bởi sự năng động và khả năng sáng tạo của đội ngũ này có khả năng
tạo ra những khác biệt lớn cho các ngân hàng: Đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn,
27
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kỹ năng quản trị tốt, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích và đổi mới
không ngừng … Một ngân hàng sở hữu nguồn nhân lực chất lượng sẽ có được các lợi
thế này, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao và khác biệt so với các ngân hàng khác.
Các cán bộ tín dụng có thể nói là bộ mặt của ngân hàng, đại diện cho ngân hàng
để giao dịch với khách hàng. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng
rất lớn đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng, là nền tảng cũng như động lực để phát triển
các hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng. Thương hiệu của ngân hàng gắn chặt với
yếu tố con người, với văn hóa và phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng của mỗi
ngân hàng. Chính những điều này đã tạo ra dấu ấn riêng có cho ngân hàng, tạo ra sự
khác biệt cho thương hiệu của ngân hàng và đó là niềm tin của khách hàng đối với
ngân hàng đó.
Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, sẽ giúp cho
ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tốt giúp các ngân
hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động.
Tiêu chuẩn để xét tuyển nhân viên của ngân hàng đối với mảng tín dụng thường
yêu cầu phải có trình độ đại học trở lên với chuyên ngành tài chính - ngân hàng, kế
toán - kiểm toán, quản trị kinh doanh, ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh
vực ngân hàng và ưu tiên các ứng viên có ngoại hình. Đối với vị trí lãnh đạo và quản lý
đòi hỏi ứng viên dự tuyển có tiêu chuẩn cao hơn với 5 hoặc 10 năm kinh nghiệm trong
ngành ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng vẫn thường ưu tiên cho các ứng viên nội bộ
có năng lực, có nhiều thành tích và đóng góp nổi trội cho ngân hàng hơn là các ứng
viên bên ngoài.
1.3.2.8 Yếu tố về cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch
Ngân hàng là nơi giao dịch về tiền bạc, tượng trưng cho sự giàu có và sung túc,
do đó đòi hỏi cơ sở vật chất của ngân hàng phải bề thế, hiện đại để đem lại niềm tin, sự
tín nhiệm cho khách hàng, nhất là các khách hàng cá nhân họ rất dễ bị ấn tượng bởi
những hình ảnh hào nhoáng bên ngoài hoặc những khách hàng giàu có, chủ các doanh
28
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
nghiệp vẫn ưu chuộng giao dịch với các ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại, đẳng
cấp.
Ngoài ra, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt nhất
các nhu cầu của khách hàng về sự trải nghiệm, sử dụng các sản phẩm dịch vụ, năng
suất xử lý các giao dịch vì thế mà sẽ chuyên nghiệp hơn, năng suất hơn.
Mạng lưới giao dịch là một yếu tố quan trọng không kém, bởi khi khách hàng
cần mà không tìm được điểm giao dịch thì xem như không chỉ mất khách hàng mà còn
để lại cho họ một ấn tượng không mấy tốt đẹp và ấn tượng đó sẽ bị lan truyền theo hiệu
ứng dây chuyền từ người này sang người khác.
Vì vậy, một hệ thống các cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng, đẳng cấp kết hợp
với một mạng lưới giao dịch rộng khắp và trải dài sẽ là lợi thế cạnh tranh, thu hút một
lượng lớn khách hàng đến giao dịch, đây cũng là nền tảng để ngân hàng phát triển ổn
định và lâu dài.
1.3.2.9 Yếu tố về chính sách Marketing
Marketing là hoạt động cầu nối đưa khách hàng đến với ngân hàng, thông qua
hoạt động marketing khách hàng có thể nắm bắt được các thông tin, chương trình của
ngân hàng từ các kênh như website, facebook, báo đài, truyền hình, thư ngỏ, tờ rơi …
Marketing góp phần thúc đẩy thương hiệu, nâng cao khả năng nhận biết, quảng
bá hình ảnh, nâng cao uy tín và tăng vị thế cạnh tranh cho ngân hàng. Đặc trưng của
hoạt động kinh doanh ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ cung ứng tương đối giống
nhau giữa các ngân hàng, do đó việc tạo ra một sự khác biệt nhằm gia tăng vị thế cạnh
tranh là rất quan trọng. Việc tạo lập vị thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng
phụ thuộc khá lớn vào khả năng, trình độ marketing của mỗi ngân hàng.
Marketing giúp ngân hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của
khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và sự biến động của chúng. Nhờ có
marketing mà ban lãnh đạo ngân hàng có thể phối kết hợp và định hướng cả hoạt động
của ngân hàng vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tiềm năng ở mức có lợi cao
nhất cho ngân hàng. Sau khi thu thập thông tin, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, lựa chọn
29
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dịch vụ chiến lược, bộ phận marketing tổ chức hỗ trợ cung ứng quảng bá sản phẩm,
đồng thời đánh giá và thu thập thông tin phản hồi nhằm cải tiến các hoạt động, thủ tục
nghiệp vụ, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tạo sự
thuận tiện và hiệu quả tối ưu nhất, để nhận được sự hài lòng cao nhất của khách hàng.
1.3.3 Yếu tố bên ngoài
1.3.3.1 Môi trường kinh tế
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, làm cầu nối giữa khu vực tiết
kiệm và khu vực vay vốn của nền kinh tế. Do vậy, những biến động của nền kinh tế sẽ
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế thuận
lợi và tăng cao thì nhu cầu tiêu dùng của người dân có xu hướng gia tăng và các khu
vực trong nền kinh tế có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ tạo điều
kiện cho hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển khi nhu cầu vay vốn tăng cao, khả
năng hấp thụ nguồn vốn và hoàn trả vốn được đảm bảo khi dòng vốn trong nền kinh tế
được lưu thông tốt. Ngược lại nếu môi trường kinh tế bất ổn thì hoạt động tín dụng của
ngân hàng cũng sẽ bất ổn theo khi nhu cầu vay vốn suy giảm và khả năng hoàn trả nợ
vay thấp, nguy cơ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng
của ngân hàng.
1.3.3.2 Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn
bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Nếu hệ thống luật pháp được xây
dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát
triển của nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Việt Nam do mới chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường được hơn 20 năm nên hệ thống luật còn nhiều thiếu sót,
chưa đầy đủ là một trở ngại lớn đối với hoạt động của các ngân hàng.
Các hoạt động của nền kinh tế hiện nay đều được tiền tệ hóa đòi hỏi Việt Nam
phải sớm đưa ra hoặc thông qua các luật mới và sửa đổi các điều luật không còn phù
hợp với tình hình hiện nay để tạo lập một môi trường pháp lý hoàn chỉnh, làm cơ sở để
giải quyết các tranh chấp, khiếu nại phát sinh trong hoạt động kinh tế cũng như hoạt
30
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
động ngân hàng. Như vậy, môi trường pháp lý có thể nói đóng vai trò hết sức quan
trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói
riêng, là cơ sở tiền đề cho ngân hàng phát triển nhanh chóng và bền vững.
1.3.3.3 Môi trường văn hóa - xã hội
Môi trường văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân
hàng như trình độ dân trí, tập quán và sự hiểu biết về hệ thống ngân hàng. Người dân
Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có trình độ dân trí cao và sự am hiểu về hệ
thống ngân hàng, đó là điều kiện thuận lợi để cho các sản phẩm của ngân hàng nói
chung và sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng phát triển mạnh. Một trong những
tập quán quan trọng của người dân Việt Nam là an cư lạc nghiệp, bất kỳ người dân nào
cũng muốn sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình, chính từ tâm lý đó tạo điều kiện cho
các khoản tín dụng vay vốn mua nhà đất rất phát triển tại Việt Nam.
1.3.3.5 Môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đây theo xu
hướng 4.0, nếu như trước đây để sử dụng hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì
khách hàng cần phải ra quầy giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, ngày nay các giao dịch
hầu hết có thể được thực hiện tại nhà thông qua máy vi tính hoặc smart phone có kết
nối mạng internet. Theo xu hướng này, trong tương lai khách hàng có thể không cần
đến ngân hàng giao dịch nữa mà có thể ngồi ở nhà để thực hiện toàn bộ giao dịch với
ngân hàng từ thanh toán chuyển tiền, trả nợ vay, đóng tiền điện nước, điện thoại, thanh
toán các loại thuế phí cho nhà nước, và ngân hàng khi đó chủ yếu đóng vai trò cung
cấp một hệ thống giao dịch cung cấp các sản phẩm và dịch vụ qua mạng một cách tốt
nhất và mượt mà nhất để khách hàng có thể sử dụng.
Như vậy, vấn đề của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng bán lẻ là làm thế
nào có thể cung cấp và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình thông qua môi trường
công nghệ một cách tốt nhất, cạnh tranh nhất và khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng
mọi cách mọi nơi, thông tin nhu cầu của khách hàng được sử dụng một cách nhanh
nhất.
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx
Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx

Contenu connexe

Similaire à Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx

Similaire à Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx (16)

Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thịnh ...
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thịnh ...Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thịnh ...
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam Thịnh ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông ng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông ng...Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông ng...
Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông ng...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại phòng giao dịch Techcom...
 
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.docLuận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
Luận Văn Ứng Dụng Hoàn Thiện Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel II.doc
 
Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Khách Hàng Cá Nhân.docx
Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Khách Hàng Cá Nhân.docxNâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Khách Hàng Cá Nhân.docx
Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Khách Hàng Cá Nhân.docx
 
Khóa Luận Ý Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Quốc Tế Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Khóa Luận Ý Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Quốc Tế Của Khách Hàng Cá Nhân.docxKhóa Luận Ý Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Quốc Tế Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
Khóa Luận Ý Định Sử Dụng Thẻ Tín Dụng Quốc Tế Của Khách Hàng Cá Nhân.docx
 
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docxPhân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Phát Triển Nhà TpHCM.docx
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân sự tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân sự tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á...Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân sự tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân sự tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á...
 
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
Nghiên cứu về mạng neural Convolutional, áp dụng vào bài toán nhận dạng đối t...
 
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.docKế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
Kế toán phải trả cho người lao động tại công ty Lê Linh.doc
 
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
Thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn...
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docxThực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Kiên Long.docx
 
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.docLuận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
Luận Văn Giải Pháp Gia Tăng Nguồn Vốn Huy Động Tại Ngân Hàng.doc
 
Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hà...
Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hà...Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hà...
Cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Ngân hà...
 
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
Quản Lý Thu Thuế Thông Qua Mối Quan Hệ Giữa Kế Toán Tài Chính Và Kế Toán Thuế...
 
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Agriban...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Agriban...Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Agriban...
Nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng Agriban...
 

Plus de DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149

Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 

Plus de DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149 (20)

Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
Khóa Luận Thực Trạng Hoạt Động Dịch Vụ Du Lịch Đầm Phá Tại Khu Vực Quảng Lợi....
 
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docxLuận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
Luận văn Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quyền Của Người Đồng Tính.docx
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Giải Quyết Tranh Chấp Thương Mại Bằng Trọng Tài V...
 
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docxTải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
Tải FREE Đề Tài khóa Luận Tốt Nghiệp Khoa Học Về Hiệp Định TPP.docx
 
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docxKhóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
Khóa Luận Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Anh Khoa Ngoại Ngữ.docx
 
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
Chuyên đề Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Côn...
 
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docxDanh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
Danh Sách Đề Tài Luật Thương Mại theo luật doanh nghiệp 2020.docx
 
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docxTiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Y Dược.docx
 
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docxĐề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
Đề Tài Yếu Tổ Ảnh Hưởng Đến Thái Độ Môi Trường Và Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh.docx
 
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docxBáo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
Báo Cáo Chiến Lược Pr Để Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu Cho Công Ty Solarbk.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docxBáo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Của Công Ty Thiết Bị Điện, 9 điểm.docx
 
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docxLuận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
Luận Văn Phân Tích Tình Hình Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Icd Tân Cảng.docx
 
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docxĐồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
Đồ Án Pháp Luật Về Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Ly Hôn.docx
 
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
The marketing strategies to attract customers and students of nghi cambridge ...
 
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docxTiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
Tiểu luận Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với lao động khuyết tật.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Quản Trị Kênh Phân Phối Tại Công Ty Dầu Nhờn Pvoil.docx
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docxKhóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
Khóa Luận Hoàn Thiện Qui Trình Phục Vụ Buffet Sáng Tại Nhà Hàng Epice.docx
 
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docxĐề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
Đề tài Đánh Giá Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Công Ty Phân Bón Sơn Trang.docx
 
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên  Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
Đề tài Chiến Lược Truyền Thông Trên Kỹ Thuật Số Cho Dòng Sản Phẩm Sữa Rửa Mặ...
 
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docxĐề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
Đề Tài Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Nhà Ở Hình Thành Trong Tương Lai.docx
 

Dernier

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Dernier (20)

các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 

Luận Văn Hoạt Động Tín Dụng Bán Lẻ Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 8 TP.HCM NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH CAO CẤP - EMBA CAO ĐỨC ANH Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 8 TP.HCM Ngành: Quản trị kinh doanh Chương trình điều hành cao cấp - EMBA Mã số: 8340101 Họ và tên học viên: CAO ĐỨC ANH Người hướng dẫn: TS TRẦN QUỐC TRUNG Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2021
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác. Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được các tác giả đồng ý và trích dẫn cụ thể. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn và pháp luật về những cam kết nói trên. TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 03 năm 2021 Tác giả luận văn Cao Đức Anh i
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy/cô trường Đại học Ngoại Thương Cơ Sở 2 TPHCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm nền tảng cho việc thực hiện lý luận giữa lý thuyết và thực tiễn từ đó có những bài học và nghiên cứu hiệu quả áp dụng vào cuộc sống và công việc. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trần Quốc Trung, người đã hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các anh chị đi trước và các khách hàng đã tham gia khảo sát để tôi có được thông tin cho nghiên cứu này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình và những người bạn thân thiết đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng nỗ lực hết sức mình, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình từ quý Thầy Cô và các Bạn.
  • 5. iii Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................viii DANH MỤC CÁC BẢNG ...........................................................................................................ix 1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 3 5. Ý nghĩa nghiên cứu .......................................................................................................... 3 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................................................................................................................. 5 1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại................... 5 1.1.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ...................................................................................... 5 1.1.1.1 Tổ chức tín dụng ............................................................................................... 5 1.1.1.2 Ngân hàng thương mại ..................................................................................... 5 1.1.1.3 Cấp tín dụng....................................................................................................... 5 1.1.1.4 Tín dụng bán lẻ.................................................................................................. 5 1.1.2 Đặc điểm, vai trò của tín dụng bán lẻ.................................................................. 6 1.1.2.1 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ .......................................................................... 6 1.1.2.2 Vai trò của tín dụng bán lẻ............................................................................... 8 1.1.3 Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng .................................................................. 9 1.1.3.1 Nguyên tắc cấp tín dụng................................................................................... 9 1.1.3.2 Điều kiện cấp tín dụng....................................................................................10 1.1.4 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ..............................................................................12 1.1.5 Các biện pháp bảo đảm tín dụng ........................................................................14 1.1.5.1 Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản....................................................14
  • 6. iv Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.5.2 Biện pháp bảo đảm tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản ...................15 1.1.6 Phân loại tín dụng bán lẻ......................................................................................15 1.1.6.1 Căn cứ theo thời hạn tín dụng .......................................................................15 1.1.6.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng.......................................................................16 1.1.6.3 Căn cứ theo phương thức cho vay ................................................................16 1.1.6.4 Căn cứ theo hình thức bảo đảm.....................................................................16 1.2 Giới thiệu khái quát về các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng ...............16 1.2.1 Một số khái niệm ....................................................................................................16 1.2.2 Đặc điểm sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng .......................................18 1.2.3 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng .................................................19 1.2.3.1 Cho vay mua nhà ở, đất ở ..............................................................................19 1.2.3.2 Cho vay mua nhà dự án..................................................................................19 1.2.3.3 Cho vay mua ô tô ............................................................................................19 1.2.3.4 Cho vay Hộ kinh doanh..................................................................................20 1.2.3.5 Cho vay Doanh nghiệp siêu vi mô................................................................20 1.2.3.6 Cho vay tín chấp cán bộ, công nhân viên ....................................................20 1.2.3.7 Cho vay thẻ tín dụng.......................................................................................20 1.2.3.8 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm..........................................................................21 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại .............................................................................................................................................21 1.3.1 Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại..................................................................................................................21 1.3.2 Yếu tố bên trong .....................................................................................................23 1.3.2.1 Yếu tố về thương hiệu, uy tín của ngân hàng..............................................23 1.3.2.2 Yếu tố về sản phẩm.........................................................................................23 1.3.2.3 Yếu tố về giá/ lãi suất/ phí dịch vụ ...............................................................24 1.3.2.4 Yếu tố về phân phối/ marketing ....................................................................25 1.3.2.5 Yếu tố về quy trình/ thời gian xử lý..............................................................25 1.3.2.6 Yếu tố về trình độ công nghệ/ hệ thống giao dịch điện tử.........................26
  • 7. v Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.3.2.7 Yếu tố về con người/ chất lượng đội ngũ nhân viên/ chăm sóc khách hàng ............................................................................................................................26 1.3.2.8 Yếu tố về cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch............................................27 1.3.2.9 Yếu tố về chính sách Marketing....................................................................28 1.3.3 Yếu tố bên ngoài .....................................................................................................29 1.3.3.1 Môi trường kinh tế..........................................................................................29 1.3.3.2 Môi trường pháp lý .........................................................................................29 1.3.3.3 Môi trường văn hóa - xã hội..........................................................................30 1.3.3.5 Môi trường công nghệ ....................................................................................30 1.3.3.6 Đối thủ cạnh tranh...........................................................................................31 1.3.3.7 Xu hướng/ nhu cầu/ thu nhập của khách hàng ............................................31 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH 8 TP.HCM.....................................................................................................................33 2.1 Giới thiệuvề Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM và kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................33 2.1.1 Giới Thiệu về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM.............................................................................................................................33 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM trong thời gian qua .......................................................35 2.2 Một số quy định chung trong hoạt động tíndụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM....................................38 2.2.1 Đối tượng cấp tín dụng..........................................................................................38 2.2.2 Nguyên tắc và điều kiện........................................................................................38 2.2.2.1 Nguyên tắc cấp tín dụng.................................................................................38 2.2.2.2 Điều kiện cấp tín dụng cho khách hàng .......................................................39 2.2.3 Quy trình tín dụng bán lẻ.....................................................................................40 2.2.4 Các biện pháp bảo đảm tín dụng ........................................................................43 2.2.4.1 Các biện pháp bảo đảm được VietinBank áp dụng.....................................43 2.2.4.2 Nguyên tắc thực hiện bảo đảm tín dụng.......................................................44
  • 8. vi Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2.4.3 Biện pháp bảo đảm bằng tài sản...................................................................44 2.2.4.4 Biện pháp bảo lãnh .........................................................................................46 2.3 Thực trạng về hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM giai đoạn 2016-2020........................48 2.3.1 Các chỉ tiêuđánh giákhả năng nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM... .....................................................................................................................................48 2.3.1.1 Chỉ tiêu định tính.............................................................................................48 2.3.1.2 Chỉ tiêu định lượng.........................................................................................50 2.3.2 Đánh giácác yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tíndụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM.........53 2.3.2.1 Yếu tố bên trong..............................................................................................53 2.3.2.2 Yếu tố bên ngoài .............................................................................................64 2.3.3 Phân tíchhoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM .........................................................70 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH 8 TP.HCM.....................................................................................................................75 3.1 Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM.............................................75 3.1.1 Dự báo xu hướng phát triểntíndụng bán lẻ của ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM ........................................................................................................75 3.1.2 Định hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM ................................77 3.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- Chi nhánh 8 TP.HCM ...................................................79 3.2.1 Quảng bá, tận dụng lợi thế thương hiệu của VietinBank..............................79 3.2.2 Cải thiện, đổi mới và đa dạng hóa tính năng các sản phẩm tín dụng bán lẻ . .....................................................................................................................................80 3.2.3 Tận dụng lợi thế về lãi suất, phí ..........................................................................85 3.2.4 Đẩy mạnh hoạt động bán hàng............................................................................86
  • 9. vii Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2.5 Cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian xử lý .....................................................88 3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình xử lý hồ sơ .............................90 3.2.7 Đào tạo chất lượng đội ngũ cán bộ đồng đều ...................................................91 3.2.8 Cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ..................................................93 3.2.9 Xây dựng chính sách Marketing một cách đồng bộ .......................................94 3.2.10 Xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả....................................94 3.2.11 Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay .....................................................95 KẾT LUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ .........................................................................................96 1. Kết luận.............................................................................................................................96 2. Một số kiến nghị..............................................................................................................97 2.1 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và các Bộ ngành có liên quan .............97 2.2 Kiến nghị với VietinBank .....................................................................................98 3. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu..........................................................................99 4. Hạn chế của đề tài ........................................................................................................100 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................101
  • 10. viii Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Ý nghĩa NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại VietinBank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam VietinBank Chi nhánh 8 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM CIC Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam GDP Tổng sản phẩm quốc nội TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh CBTD Cán bộ tín dụng CB QHKH Cán bộ quan hệ khách hàng CB TĐ Cán bộ thẩm định LĐP KH Lãnh đạo phòng khách hàng LĐ CN Lãnh đạo Chi nhánh HĐCTD Hợp đồng cấp tín dụng NIM Biên lợi nhuận SMS Dịch vụ tin nhắn ngắn ATM Máy rút tiền tự động POS Máy bán hàng chấp nhận thẻ ngân hàng để thanh toán hóa đơn SXKD Sản xuất kinh doanh
  • 11. ix Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh về mặt tài chính từ năm 2016 đến 2020 34 2.2 Tình hình huy động vốn từ năm 2016 đến 2020 35 2.3 Tình hình tín dụng cho vay từ năm 2016 đến 2020 35 2.4 Tình hình thu phí dịch vụ phi tín dụng năm 2019, 2020 36 2.5 Mức độ hài lòng của khách hàng từ năm 2016 đến 2020 47 2.6 Số lượng khách hàng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 48 2.7 Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ trong tổng dư nợ từ năm 2016 đến 2020 49 2.8 Lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 50 2.9 Biên lợi nhuận (NIM) từ tín dụng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 50 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của tín dụng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 51 2.11 Lãi suất vay vốn của một số ngân hàng trên thị trường 56 2.12 Phí trả nợ trước hạn của một số ngân hàng trên thị trường 57 2.13 Cơ cấu dư nợ tín dụng bán lẻ từ năm 2016 đến 2020 67
  • 12. x Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BIỂU Số biểu Tên biểu Trang 2.1 Cho vay mua nhà đất 68 2.2 Cho vay mua nhà dự án 69 2.3 Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở 70 2.4 Cho vay mua ô tô 70 2.5 Cho vay vốn lưu động SXKD 71
  • 13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng (cho vay) và hoạt động huy động vốn là hai hoạt động cơ bản nhất của một ngân hàng thương mại (NHTM), bên cạnh những hoạt động khác như tài trợ thương mại, thanh toán chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ … Trong đó hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu và lợi nhuận chính cho NHTM. Do đó, các NHTM luôn dành nhiều nguồn lực để phát triển hoạt động tín dụng của mình, qua đó góp phần vào phát triển hoạt động kinh tế - xã hội nói chung. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng bán lẻ đang được các NHTM chú trọng đẩy mạnh phát triển như một xu thế, có thể kể đến các NHTM có tốc độ phát triển tín dụng bán lẻ nhanh chóng như Vietcombank, Techcombank, VPBank, VIB, TPBank, HDBank. Sở dĩ hoạt động tín dụng bán lẻ được các NHTM đẩy mạnh phát triển là do tính ổn định và bền vững, thị trường rộng lớn với gần 100 triệu dân còn nhiều dư địa để phát triển, rủi ro tương đối ít. Không nằm ngoài xu thế chung đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng định hướng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ là một trong những mục tiêu ngắn hạn – trung hạn và dài hạn quan trọng trong chiến lược chung của mình. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM (VietinBank Chi nhánh 8) là một trong những chi nhánh lâu năm tại khu vực TP.HCM luôn bám sát định hướng đó của VietinBank. Hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8 trong những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng, góp phần không nhỏ vào hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Chi nhánh, cụ thể trong năm 2020 đóng góp vào 30% lợi nhuận của Chi nhánh với lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ là 43,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8 vẫn còn tồn tại khá nhiều những hạn chế cần phải cải thiện như: - Quy mô chưa tương xứng so với tiềm năng, trong khi các chi nhánh khác trong cùng hệ thống VietinBank đều đạt dư nợ tín dụng bán lẻ trên mức 2.000 tỷ đồng và thậm chí có những chi nhánh vượt ngưỡng dư nợ 4.000 tỷ đồng, thì dư nợ tín dụng bán lẻ tính đến hết năm 2020 chỉ đạt 1.382 tỷ đồng, đây cũng là số liệu khá thấp so với các ngân hàng khác trong địa bàn Quận 8 như Vietcombank đã đạt trên 2.000 tỷ đồng, Sacombank đạt
  • 14. 2 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trên 3.000 tỷ đồng, ACB đạt trên 2.500 tỷ đồng. Ngoài ra, số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ trong năm 2020 chỉ tăng 36 khách hàng so với năm 2019, trong khi năm 2019 số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ phát triển tăng tới 185 khách hàng so với năm 2018, điều này cho thấy sự phát triển số lượng khách hàng mới bị chậm lại và số lượng khách hàng cũ mất đi cũng gia tăng. - Tốc độ trăng tưởng khá thất thường, dư nợ tín dụng bán lẻ năm 2016-2017 phát triểnmỗi năm chỉ tăng trưởng hơn 100 tỷđồng, nhưng giai đoạn 2018-2019 mỗi năm phát triển tăng trưởng hơn 200 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2020 mức tăng trưởng giảm xuống chỉ đạt mức tăng 103 tỷ đồng so với năm 2019. - Ngoài ra còn các hạn chế như quy trình còn rườm rà, hàm lượng công nghệ ứng dụng còn thấp, lãi suất và phí chưa phù hợp, chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế, chính sách chăm sóc khách hàng khá đơn điệu, sự đa dạng của sản phẩm chưa cao, tổ chức hoạt động bán hàng chưa chuyên nghiệp và hiệu quả … Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng bán lẻ có ý nghĩa rất lớn đối với VietinBank Chi nhánh 8 cũng như đời sống kinh tế- xã hội TP.HCM nói chung, tôi chọn đề tài: “Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 8 TP.HCM” làm đề tài thạc sĩ của mình với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8 để từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8. 2. Mục tiêu nghiên cứu Dựa vào cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu cụ thể là hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8, thực trạng và các giải pháp được áp dụng đối với hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8.
  • 15. 3 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: Hoạt động tín dụng bán lẻ tại các NHTM tại Việt Nam, trong đó tập trung tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM. - Giới hạn thời gian nghiên cứu: Việc thu thập thông tin, dữ liệu được thực hiện từ thời điểm năm 2016 đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê - mô tả, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp tổng hợp - phân tích, phương pháp so sánh - đối chiếu. Tác giả đã tiến hành tổng hợp - phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM và của VietinBank Chi nhánh 8. 5. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng bán lẻ tại một chi nhánh của NHTM, cụ thể là VietinBank Chi nhánh 8. Theo đó đề tài tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM và của VietinBank Chi nhánh 8, chứ không đi sâu vào quy trình cấp tín dụng tại ngân hàng. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8 trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng này. 6. Kết cấu luận văn Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Giới thiệu Trình bày các nội dung cơ bản về tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại
  • 16. 4 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Chương này sẽ khái quát lại các vấn đề về tín dụng bán lẻ của NHTM, các sản phẩm tín dụng bản lẻ của ngân hàng. Chương này cũng trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của NHTM. Chương 2: Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM Trong chương này, đề tài sẽ giới thiệu về VietinBank Chi nhánh 8 và một số quy định chung trong hoạt động tín dụng bán lẻ của VietinBank Chi nhánh 8. Sau đó đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ và phân tích hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8. Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 8 TP.HCM Với việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ và phân tích hoạt động tín dụng bán lẻ ở Chương 3, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng bán lẻ tại VietinBank Chi nhánh 8.
  • 17. 5 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Một số vấn đề cơ bản về tíndụng bán lẻ của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm tín dụng bán lẻ 1.1.1.1 Tổ chức tín dụng Theo Luật các Tổ chức tín dụng được ban hành theo văn bản luật số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”. 1.1.1.2 Ngân hàng thương mại Theo khái niệm trong Luật các Tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. 1.1.1.3 Cấp tín dụng Theo Luật các Tổ chức tín dụng: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. 1.1.1.4 Tín dụng bán lẻ “Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các tổ chức định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nghiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán” (PGS.TS Mai Văn
  • 18. 6 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bạn, giáo trình “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” - Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2014). “Tổ chức tín dụng cho các tổ chức cá nhân vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống” (Khoản 2 Điều 50 Luật Các tổ chức tín dụng) được bao hàm cả hai hoạt động là tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ, chứ chưa đưa ra định nghĩa và giải thích cụ thể về tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ. Trong thực tế tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay, sự phân biệt tín dụng bán buôn và tín dụng bán lẻ mang tính chất tương đối và tùy thuộc vào mục đích quản lý của từng ngân hàng mà có các quy định khác nhau. Thông thường tín dụng bán buôn được hiểu là các hình thức cấp tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp và tín dụng bán lẻ được hiểu là các hình thức cấp tín dụng cho các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Một số ngân hàng quy định tín dụng bán lẻ là các hình thức cấp tín dụng cho các khách hàng cá nhân, hộ gia đình và cả doanh nghiệp siêu vi mô bởi doanh nghiệp siêu vi mô có quy mô và số tiền cấp tín dụng tương đối nhỏ giống như cá nhân và hộ gia đình. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả đưa ra khái niệm về tín dụng bán lẻ là hình thức cấp tín dụng (bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác) trực tiếp cho khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô. Như vậy, tín dụng bán buôn có thể được hiểu là hình thức cấp tín dụng (bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác) cho khách hàng là doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp siêu lớn. 1.1.2 Đặc điểm, vai trò của tín dụng bán lẻ 1.1.2.1 Đặc điểm của tín dụng bán lẻ Đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô. Trong khi đó, đối tượng khách hàng của tín dụng bán buôn chỉ là các khách hàng doanh nghiệp. Như vậy, đối tượng của tín dụng bán lẻ
  • 19. 7 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nhìn chung rộng và đa dạng trải dài trên nhiều đối tượng khác nhau từ cá nhân tới doanh nghiệp. Số lượng nhu cầu lớn nhưng quy mô nhu cầu nhỏ: Do đối tượng của tín dụng bán lẻ là các khách hàng cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô nên số lượng khách hàng là rất lớn với nhu cầu rất nhiều và thường xuyên. Tuy nhiên giá trị của mỗi nhu cầu của đối tượng tín dụng bán lẻ thường nhỏ hơn nhiều so với nhu cầu của đối tượng tín dụng bán buôn. Do đó, tín dụng bán lẻ có một đặc điểm là quy mô của các khoản cấp tín dụng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản cấp tín dụng lại khá nhiều. Bởi đặc điểm giá trị nhỏ nhưng số lượng lớn và thường xuyên đã đem lại cho tín dụng bán lẻ một lợi thế so với tín dụng bán buôn là sự ổn định, bền vững và rủi ro tổng thể không quá nhiều. Danh mục sản phẩm nhiều và đa dạng: Với đặc điểm đối tượng khách hàng nhiều và đa dạng từ cá nhân cho tới doanh nghiệp dẫn tới nhu cầu của khách hàng đối với tín dụng bán lẻ tương ứng cũng sẽ rất nhiều và đa dạng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, số lượng sản phẩm tín dụng của tín dụng bán lẻ sẽ phải nhiều và đa dạng như cho vay mua nhà đất, sửa chữa nhà ở, ô tô, mua sắm trang thiết bị gia đình, cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên, cho vay kinh doanh … Trong khi đó số lượng sản phẩm tín dụng của tín dụng bán buôn chủ yếu nằm ở sản phẩm cho vay vốn lưu động sản xuất kinh doanh và cho vay đầu tư dự án. Mạng lưới, kênh phân phối rộng: Vì nhóm đối tượng khách hàng của tín dụng bán lẻ là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp siêu vi mô được phân bố rộng khắp nên để tiếp cận càng nhiều khách hàng thì mạng lưới, kênh phân phối phải nhiều và trải rộng. Ngân hàng càng có nhiều chi nhánh, nhiều phòng giao dịch phân bố càng rộng thì có càng nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng. Lãi suất cho vay thường cao: Phần lớn các nhu cầu tín dụng bán lẻ là tiêu dùng phục vụ cho cá nhân, do đó lãi suất cho vay thường cao hơn so với loại hình cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo đó, biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán lẻ thường lớn hơn so với biên lợi nhuận từ hoạt động tín dụng bán buôn.
  • 20. 8 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phần lớn các khoản vay đều yêu cầu phải có tài sản bảo đảm: Nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng bán lẻ khi mà số lượng các khoản cấp tín dụng là rất lớn, cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thường yêu cầu các khách hàng phải có tài sản bảo đảm để đảm bảo cho khoản cấp tín dụng của mình, các trường hợp cho vay tín chấp hoặc không có tài sản bảo đảm là rất hạn chế. 1.1.2.2 Vai trò của tín dụng bán lẻ Đối với khách hàng cá nhân: Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của cá nhân như mua nhà cửa, ô tô, trang thiết bị gia đình … Qua đó tín dụng bán lẻ giúp cho đời sống của người dân được tốt đẹp hơn, tiện nghi và đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Đây là nét đẹp rất nhân văn của tín dụng bán lẻ. Ngoài ra, việc khách hàng cá nhân tiêu dùng cũng đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa khi giúp các nhà sản xuất, cung cấp tiêu thụ được hàng hóa, thu được lợi nhuận. Đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu vi mô: Cung cấp cho các hộ kinh doanh vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cải thiện và mở rộng hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao hơn khi sử dụng đòn bẩy tài chính là vốn vay một cách có hiệu quả. Tín dụng bán lẻ giúp đem lại cho các hộ kinh doanh các cơ hội kinh doanh tốt hơn khi có đủ tiềm lực tài chính vững mạnh và ổn định đến từ sự giúp sức của ngân hàng. Đối với ngân hàng: Thu được lợi nhuận cao từ việc lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ có biên lợi nhuận lớn, số lượng khoản vay nhiều và mức độ rủi ro của các khoản vay thấp. Phát triển tín dụng bán lẻ là một định hướng giúp cho ngân hàng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đến với một thị trường bán lẻ rộng lớn và đầy tiềm năng với gần 100 triệu dân, tín dụng bán lẻ qua đó giúp cho ngân hàng có được sự phát triển ổn định, bền vững và an toàn. Với đặc điểm số lượng giao dịch lớn nhưng giá trị mỗi giao dịch nhỏ, tín dụng bán lẻ giúp ngân hàng phân tán và giảm thiểu rủi ro khi mỗi biến động của mỗi khách hàng tác động không nhiều đến ngân hàng. Ngoài ra, thông qua hoạt động tín dụng bán lẻ, ngân hàng còn mở rộng được các mảng hoạt động khác, mở rộng thị trường hoạt động và được nhiều khách hàng biết đến hơn.
  • 21. 9 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Đối với nền kinh tế: Kích thích người dân tiêu dùng, kích thích sản xuất kinh doanh, giúp dòng vốn được luân chuyển liên tục góp phần tạo ra của cải cho xã hội, làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển. Tín dụng bán lẻ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm hơn, giúp điều tiết dòng vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. 1.1.3 Nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng Mỗi ngân hàng sẽ có những nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu thị phần, kế hoạch kinh doanh, địa bàn hoạt động, … trong đó yếu tố về khẩu vị rủi ro thường đóng vai trò quan trọng nhất. Những nguyên tắc và điều kiện cấp tín dụng tuy có khác nhau giữa các ngân hàng nhưng vẫn có những nguyên tắc và điều kiện chung sau đây. 1.1.3.1 Nguyên tắc cấp tín dụng  Nguyên tắc có hoàn trả vốn và lãi đúng hạn: Khi vay tiền tại các ngân hàng, khách hàng có nghĩa vụ phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay sau một khoảng thời gian nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đây là một nguyên tắc không thể thiếu đối với bất kỳ ngân hàng nào, việc hoàn trả vốn vay đúng thời hạn đảm bảo an toàn cho nguồn vốn của ngân hàng đã bỏ ra, hoàn trả lãi vay đúng thời hạn đảm bảo hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Trường hợp khách hàng không hoàn trả vốn và lãi vay đúng thời hạn sẽ đưa ngân hàng đến rủi ro mất vốn và mất an toàn tín dụng, lúc này ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ như khởi kiện ra tòa, thanh lý tài sản bảo đảm.  Nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích: Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích theo thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng ngay từ ban đầu cũng như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm giúp ngân hàng kiểm soát được vốn vay, đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn đã cho vay ra, giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Khi khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích sẽ gây rủi ro mất vốn, thất thoát tài sản của ngân hàng. Để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng thường sử
  • 22. 10 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dụng các công cụ kiểm soát như giải ngân chuyển khoản trực tiếp cho bên thụ hưởng, kiểm tra thực tế việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ và đột xuất. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, ngân hàng có quyền thu hồi nợ vay trước hạn để đảm bảo an toàn rủi ro cho mình. 1.1.3.2 Điều kiện cấp tín dụng  Tư cách pháp lý: Khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng phải có đầy đủ tư cách pháp lý, theo quy định tại tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì khách hàng phải đáp ứng các điều kiện về pháp lý như sau: “Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật”.  Nhu cầu vay vốn: Nhu cầu vay vốn của khách hàng phải vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, hợp lệ theo các quy định của ngân hàng nhà nước và của pháp luật. Những nhu cầu vốn không được cho vay trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN như sau: “Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn: - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩm quyền phê
  • 23. 11 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản nợ vay tại tổ chức tín dụng khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ”.  Phương án vay vốn: Phương án vay vốn của khách hàng phải khả thi, hiệu quả và có khả năng thực hiện được. Sở dĩ như vậy là vì khi phương án vay vốn của khách hàng khả thi, hiệu quả thì ngân hàng mới có thể thu hồi đầy đủ được gốc và lãi vay. Để đáp ứng được điều kiện này, khách hàng thường phải có một số vốn tự có nhất định và ngân hàng sẽ cho vay phần còn lại để thực hiện phương án cho dù đó là phương án vay vốn để tiêu dùng hay phương án vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.  Năng lực tài chính: Khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện về năng lực tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đối với cho vay tiêu dùng, khách hàng phải đáp ứng được các điều kiện về thu nhập như lương, cho thuê tài sản, kinh doanh, góp vốn đầu tư. Đối với cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trường hợp cho vay hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện về doanh thu, lợi nhuận, kinh nghiệm … trường hợp cho doanh nghiệp siêu vi mô cần đáp ứng các điều kiện về báo cáo tài chính, lợi nhuận, ROE, ROA … Việc thẩm định năng lực tài chính của khách hàng là khâu hết sức quan trọng đối với ngân hàng để xác định khách hàng có đủ khả năng hoàn trả nợ vay đã cam kết hay không.  Tài sản bảo đảm: Đối với các ngân hàng, xử lý tài sản bảo đảm là biện pháp cuối cùng để có thể thu hồi được nợ vay khi khách hàng vì một lý do gì đó (khách quan, chủ quan) mà không trả được nợ vay cho ngân hàng. Vì vậy, điều kiện về tài sản bảo đảm gần như là nguyên tắc bất di bất dịch đối với các ngân hàng. Các ngân hàng cũng có cho vay tín
  • 24. 12 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chấp nhưng số lượng cũng như giá trị các khoản vay này là rất ít và rất hạn chế, thường các ngân hàng chỉ cho vay tín chấp đối với các cá nhân có uy tín như các Giám đốc, chủ doanh nghiệp và các cán bộ công nhân viên của các công ty đang có quan hệ lâu năm với ngân hàng và đang thực hiện chi trả lương qua ngân hàng. Tài sản bảo đảm cũng là một loại công cụ để gây áp lực cho khách hàng có trách nhiệm trong việc hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng. 1.1.4 Quy trình cấp tín dụng bán lẻ Mỗi ngân hàng sẽ có quy trình cấp tín dụng bán lẻ của riêng mình, ngân hàng này có thể khác ngân hàng kia ở phần này nhưng lại giống nhau ở phần kia. Tựu chung lại quy trình cấp tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng sẽ tuân theo các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu, hồ sơ vay vốn từ phía ngân hàng Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, thông qua kênh tiếp thị của ngân hàng hoặc khách hàng tự tìm đến, khách hàng sẽ liên hệ cán bộ ngân hàng để gửi đề nghị vay vốn và hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn tùy vào quy định của mỗi ngân hàng nhưng tối thiểu gồm các hồ sơ sau: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án vay vốn, Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn, Tài liệu chứng minh tình hình tài chính/ thu nhập, Giấy tờ tài sản bảo đảm. Bước 2: Thẩm định hồ sơ và khách hàng Căn cứ dựa trên các hồ sơ khách hàng đã cung cấp cũng như các số liệu thu thập được, ngân hàng tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng dựa trên các quy định chung của pháp luật, quy định của ngân hàng nhà nước và quy định cụ thể của ngân hàng đó. Thẩm định hồ sơ khách hàng chia làm bốn phần chính là thẩm định hồ sơ pháp lý, thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ tài chính (thu nhập), thẩm định hồ sơ tài sản bảo đảm. Sau khi thẩm định về mặt hồ sơ, ngân hàng sẽ đi thẩm định về mặt thực tế để đánh giá thêm về tình hình thực tế khách hàng có khớp đúng với hồ sơ đã cung cấp hay không, cũng như có thêm dữ liệu để đưa vào hồ sơ thẩm định phân tích sâu thêm. Thẩm định thực tế bao gồm thẩm định địa điểm khách hàng sinh sống, địa điểm kinh
  • 25. 13 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 doanh của khách hàng, các cơ sở sản xuất của khách hàng và các tài sản bảo đảm của khách hàng. Bước 3: Quyết định cấp tín dụng Sau khi thẩm định hồ sơ và khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ lập tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cấp có thẩm quyền ở đây có thể là Trưởng phòng hoặc Ban Giám đốc tùy thuộc vào sự phân cấp thẩm quyền tín dụng của ngân hàng. Nội dung trong tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng có khá nhiều thông tin tùy theo độ phức tạp và độ lớn của hồ sơ, tuy nhiên sẽ bao gồm các thông tin cơ bản như sau: số tiền cấp tín dụng (số tiền cho vay, bảo lãnh, chiết khấu …), thời gian cho vay, lãi suất cho vay, phí, tỷ lệ cấp tín dụng trên tài sản bảo đảm. Bước 4: Ký kết hợp đồng và các thỏa thuận với khách hàng Theo nội dung trong tờ trình thẩm định và đề xuất cấp tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cán bộ tín dụng sẽ soạn thảo các hợp đồng và các thỏa thuận với khách hàng. Trong đó có hai hợp đồng quan trọng cần soạn thảo và ký kết, đó là hợp đồng tín dụng (gồm các hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng chiết khấu …) và hợp đồng bảo đảm (gồm các hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố, …). Sau khi soạn thảo xong, cán bộ tín dụng sẽ gửi bản thảo cho khách hàng, nếu khách hàng đồng ý thì cán bộ sẽ trình cấp có thẩm quyền ký và đóng dấu của ngân hàng, sau đó chuyển cho khách hàng ký. Bước 5: Cấp tín dụng Sau khi hoàn thành các thủ tục ký kết hợp đồng và thỏa thuận, ngân hàng sẽ tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng dưới các hình thức như giải ngân, phát hành bảo lãnh, chiết khấu dựa trên các chứng từ, hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn mà khách hàng đã cung cấp. Bước 6: Theo dõi và thu hồi nợ Đây là một khâu quan trọng không kém khâu cấp tín dụng trong quy trình cấp tín dụng cho khách hàng. Định kỳ hoặc đột xuất, ngân hàng sẽ kiểm tra tình hình tài
  • 26. 14 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chính và tình hình khoản cấp tín dụng để giám sát xem khách hàng có làm đúng các thỏa thuận trong các hợp đồng đã ký kết hay không, có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không. Đồng thời thông qua giám sát, ngân hàng sẽ phát hiện các rủi ro phát sinh và rủi ro tiềm tàng để có những biện pháp, ứng xử tín dụng phù hợp để đảm bảo an toàn cho nguồn vốn và quyền lợi của ngân hàng. Thu nợ là việc khách hàng theo định kỳ sẽ trả một khoản nợ lãi hoặc nợ gốc hoặc cả nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng không trả được nợ khi đến hạn thì khoản cấp tín dụng đó sẽ bị đánh giá là nợ quá hạn, khi đó ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp xử lý tín dụng để thu hồi nợ. 1.1.5 Các biện pháp bảo đảm tín dụng Bảo đảm tín dụng là việc ngân hàng thiết lập cơ sở pháp lý và kinh tế để ràng buộc người đi vay và tạo điều kiện để ngân hàng có cơ sở pháp lý để thu hồi nợ vay khi người đi vay không hoàn trả được nợ vay. 1.1.5.1 Biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản Là biện pháp mà theo đó khi đi vay vốn thì người đi vay cam kết đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của mình bằng tài sản thuộc sở hữu người đi vay hoặc bên thứ ba. Các hình thức bảo đảm gồm hai hình thức chính là thế chấp và cầm cố. Thế chấp tài sản bảo đảm: Khoản 1, Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản đó cho bên kia”. Đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ lại tài sản thế chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Cầm cố tài sản bảo đảm: Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”. Theo đó khi cầm cố tài sản, người cầm cố phải chuyển tài sản đó để cho người nhận cầm cố quản lý và sử dụng.
  • 27. 15 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Điểm chung của hai loại hình này là phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên đối với thế chấp tài sản thì việc thế chấp thường phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo. Như vậy có thể thấy cầm cố tài sản được dùng cho các giao dịch là các loại động sản thông thường như xe ô tô, máy móc thiết bị, hàng hóa, quyền đòi nợ … và thế chấp tài sản được áp dụng đối với những loại tài sản có giá trị lớn là các bất động sản và động sản có đăng ký quyền sở hữu. 1.1.5.2 Biện pháp bảo đảm tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản Là một hình thức bảo đảm bằng tín chấp, nghĩa là nghĩa vụ của người đi vay không được đảm bảo bằng tài sản mà chủ yếu được đảm bảo bằng tín hiệm, uy tín, năng lực của người đi vay. Hình thức bảo đảm này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng khi khó thu hồi nợ vay nếu rủi ro người đi vay không trả được nợ vay, vì vậy hình thức này rất hạn chế tại các ngân hàng và thường được sử dụng cho các sản phẩm thẻ tín dụng, cho vay cán bộ công nhân viên của các đơn vị chi lương qua ngân hàng với giá trị khoản vay nhỏ chỉ vài chục triệu đồng. 1.1.6 Phân loại tín dụng bán lẻ 1.1.6.1 Căn cứ theo thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay từ 12 tháng trở xuống. Đối với khách hàng cá nhân thì nguồn vốn này phục vụ nhu cầu tiêu dùng cần thiết của cá nhân và gia đình. Đối với doanh nghiệp và hộ gia đình thì nguồn vốn này dùng để bù đắp vốn lưu động ngắn hạn. Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng. Tín dụng trung hạn bổ sung vốn cho nhu cầu mua sắm nhà cửa, đất đai, ô tô, đầu tư tài sản cố định có quy mô vừa và nhỏ. Tín dụng dài hạn: là tín dụng có thời hạn cho vay trên 60 tháng. Tín dụng dài hạn cung cấp vốn cho nhu cầu mua sắm nhà cửa, đất đai, ô tô, đầu tư tài sản cố định có quy mô khoản vay lớn.
  • 28. 16 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.1.6.2 Căn cứ vào mục đích tín dụng Các sản phẩm cho vay dành cho các khách hàng bán lẻ được thiết kế rất đa dạng và mang đặc trưng riêng của từng ngân hàng thương mại. Trong đó bao gồm các sản phẩm chính như: cho vay mua nhà đất, nhà dự án, cho vay mua ô tô, cho vay sản xuất kinh doanh dành cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp siêu vi mô, cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên, cho vay thẻ tín dụng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm. 1.1.6.3 Căn cứ theo phương thức cho vay Tín dụng trả góp: là hình thức tín dụng theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Hình thức này áp dụng cho các khoản vay có giá trị lớn hoặc với những khách hàng mà thu nhập định kỳ của họ không đủ để thanh toán hết một lần số nợ vay. Tín dụng hoàn trả một lần: đây là hình thức tín dụng mà theo đó số tiền vay của khách hàng sẽ được thanh toán một lần khi hợp đồng tín dụng đến hạn. Đặc điểm của khoản tín dụng này thường có quy mô nhỏ và thời gian cho vay ngắn. 1.1.6.4 Căn cứ theo hình thức bảo đảm Tín dụng có bảo đảm: là hình thức cấp tín dụng có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Hình thức này áp dụng với các khách hàng chưa đủ điều kiện cấp tín dụng không có bảo đảm của ngân hàng, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc phải có bảo lãnh. Các khoản vay này thường có giá trị lớn, hầu hết các khoản cấp tín dụng cho cá nhân là có bảo đảm. Tín dụng không bảo đảm (tín chấp): là hình thức cấp tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứ ba. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với các khách hàng đáp ứng đủ kiện cấp tín dụng không bảo đảm của ngân hàng, có nguồn thu nhập ổn định, giá trị khoản vay thấp. 1.2 Giới thiệukhái quát về các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng 1.2.1 Một số khái niệm Thuật ngữ ngân hàng bán lẻ xuất phát từ gốc tiếng Anh “Retail banking” được đưa vào sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây, được hiểu là Ngân hàng bán lẻ.
  • 29. 17 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo khái niệm của Tổ chức Thương mại thế giới, Ngân hàng bán lẻ là nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các dịch vụ như: gửi tiền tiết kiệm, kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác đi kèm. Còn Học viện Công nghệ Châu Á - AIT cho rằng Ngân hàng bán lẻ là nơi cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh. Khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin. Theo từ điển giải nghĩa Tài chính - Đầu tư - Ngân hàng - Kế toán Anh Việt, Nhà xuất bản khoa học và kinh tế năm 1999 định nghĩa Ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ ngân hàng được thực hiện với khách hàng là công chúng, thường có quy mô nhỏ và thông qua các chi nhánh nhằm đối lập với dịch vụ ngân hàng bán buôn là dịch vụ ngân hàng dành cho các định chế tài chính và những dịch vụ ngân hàng được cung cấp với số lượng lớn. Theo khái niệm của WTO: “Ngân hàng bán lẻ là nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại những điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các dịch vụ như: Gửi tiền tiết kiệm và kiểm tra tài khoản, thế chấp vay vốn, dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các dịch vụ khác đi kèm”. Theo từ điển Ngân hàng và Tin học - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia 1996 thì Retail banking - hoạt động ngân hàng bán lẻ là dịch vụ ngân hàng dành cho quảng đại quần chúng, thường là một nhóm các dịch vụ tài chính gồm cho vay trả dần, cho vay thế chấp, tín dụng chứng khoán, nhận tiền gửi và các tài khoản cá nhân. Theo Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại - Nhà xuất bản chính trị quốc gia thì thuật ngữ “ngân hàng bán lẻ” được đề cập tới như một loại hình ngân hàng chia theo tính chất hoạt động mà loại hình đó “chủ yếu cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ gia đình và các các nhân với các khoản tín dụng nhỏ”.
  • 30. 18 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tính đến thời điểm hiện tại chưa có định nghĩa chính xác về hoạt động ngân hàng bán lẻ. Các quan điểm về hoạt động ngân hàng bán lẻ dựa trên loại hình dịch vụ hoặc đối tượng khách hàng mà các sản phẩm hướng tới. Theo cách hiểu phổ biến nhất, ngân hàng bán lẻ là hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính chủ yếu cho khách hàng là các cá nhân, các hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói tóm lại, kết hợp các quan điểm trên có thể rút ra khái niệm về Ngân hàng bán lẻ như sau: Ngân hàng bán lẻ là ngân hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh hoặc việc các khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông qua phương tiện thông tin, điện tử viễn thông. Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với các thuật ngữ: Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data) hay Block Chain, sự tham gia mạnh mẽ của các tổ chức phi tài chính và các công ty fintech thì có lẽ hoạt động ngân hàng bán lẻ cũng nên được cập nhật theo một quan niệm như sau: Hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ là các hoạt động kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ mạnh mẽ của các ngân hàng, các tổ chức tài chính…, để cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính và phi tài chính tới từng cá nhân riêng lẻ, hộ gia đình các doanh nghiệp vừa và nhỏ ... nhằm gia tăng tối đa các tiện ích cho khách hàng… 1.2.2 Đặc điểm sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng Đối tượng sử dụng các sản phẩm tín dụng bán lẻ là rất rộng, bao gồm các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng có một đặc điểm là rất đa dạng về sản phẩm. Do đối tượng của sản phẩm tín dụng bán lẻ rất rộng nên đa dạng về nhu cầu, theo đó sản phẩm tín dụng bản lẻ cũng phải đa dạng theo để có thể đáp ứng được các nhu cầu đó. Có thể kể ra hàng loạt các sản phẩm bán lẻ như: Cho vay mua nhà ở, đất ở, nhà dự án; Cho vay mua ô tô; Cho vay Hộ kinh doanh; Cho vay Doanh nghiệp siêu vi mô; Cho vay tín chấp cán bộ, công nhân viên; Cho vay thẻ tín dụng; Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.
  • 31. 19 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giá trị và quy mô giao dịch của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ thường có giá trị thấp, quy mô nhỏ nên có mức độ rủi ro thấp xét trên tổng thể các sản phẩm tín dụng bán lẻ khi rủi ro được phân tán với số lượng khách hàng rất lớn, qua đó đem lại nguồn doanh thu và lợi nhuận ổn định, an toàn cho ngân hàng. Mạng lưới phân phối các sản phẩm tín dụng bán lẻ có mạng lưới rộng và trải dài trên tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng. Ngày nay, việc tiếp cận các các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng đối với người dân là khá dễ dàng và có nhiều sự lựa chọn đến từ các ngân hàng khác nhau. 1.2.3 Các sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng 1.2.3.1 Cho vay mua nhà ở, đất ở Là sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận quyền sử dụng đất đối với bất động sản đã được cấp giấy chứng nhận tại thời điểm vay vốn nhằm mục đích phục vụ đời sống. Sản phẩm có tiện tích là thời hạn cho vay dài, linh hoạt đối với từng mục đích trong đó tối đa lên tới 20 năm; có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm trong trường hợp vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất, xây dựng nhà ở; đáp ứng nhu cầu vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhận quyền sử dụng đất phục vụ sinh hoạt của khách hàng và gia đình khách hàng. 1.2.3.2 Cho vay mua nhà dự án Là sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu mua nhà ở dự án của khách hàng cá nhân nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đời sống. Sản phẩm có tiện tích là mức cho vay tối đa lên tới 80% nhu cầu vốn, thời gian cho vay tối đa lên tới 20 năm và có thể dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. 1.2.3.3 Cho vay mua ô tô Là sản phẩm cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua ô tô phục vụ nhu cầu đời sống của chính khách hàng vay hoặc người thân của khách hàng vay.
  • 32. 20 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sản phẩm có tiện tích là mức cho vay tối đa 100% theo nhu cầu vốn, thời hạn cho vay tối đa lên đến 7 năm, có thể dùng tài sản hình thành từ vốn vay là chính chiếc xe hoặc tài sản khác để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay, có thể giải ngân khi có bản chính giấy hẹn Giấy chứng nhận đăng ký xe. 1.2.3.4 Cho vay Hộ kinh doanh Là sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ kinh doanh về nhu cầu vốn lưu động hoặc đầu tư tài sản cố định. Tiện ích của sản phẩm là thủ tục nhanh gọn, không đòi hỏi nhiều giấy tờ phức tạp, lãi suất vay vốn thấp hơn nhiều so với vay tiêu dùng. 1.2.3.5 Cho vay Doanh nghiệp siêu vi mô Là sản phẩm cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp siêu vi mô về nhu cầu vốn lưu động hoặc đầu tư tài sản cố định. Tiện ích của sản phẩm là thủ tục nhanh gọn, tiêu chí báo cáo tài chính đơn giản và không đòi hỏi các hệ số sinh lời cao, lãi suất vay vốn thấp hơn nhiều so với vay tiêu dùng. 1.2.3.6 Cho vay tín chấp cán bộ, công nhân viên Là sản phẩm cho vay phục vụ nhu cầu đời sống không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên có thu nhập ổn định, có hợp đồng lao động dài hạn hoặc không xác định thời hạn. Tiện tích của sản phẩm này là không cần tài sản bảo đảm, thủ tục đơn giản và giải ngân nhanh chóng. 1.2.3.7 Cho vay thẻ tín dụng Là sản phẩm mà theo đó ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức nhất định gọi là hạn mức tín dụng, khách hàng được cho vay tiền trong hạn mức tín dụng này để chi tiêu, sau đó thanh toán lại cho ngân hàng toàn bộ dư nợ hoặc trả góp hàng tháng. Vào ngày đến hạn thanh toán, khách hàng phải trả một khoản thanh toán tối thiểu cho thẻ tín dụng.
  • 33. 21 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khách hàng có thể sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến và thanh toán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, đại lý, nhà hàng, khách sạn … 1.2.3.8 Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm Là sản phẩm dịch vụ đi kèm mà ngân hàng triển khai cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm khi có nhu cầu vay tiền gấp, theo đó khách hàng sẽ bàn giao sổ tiết kiệm cho ngân hàng phong tỏa, quản lý trong suốt thời gian được sử dụng để đảm bảo cho khoản vay. Tiện ích của sản phẩm này là thủ tục rất đơn giản, gọn nhẹ, giải ngân nhanh chỉ trong vòng vài chục phút đồng hồ. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại 1.3.1 Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại Lương Thị Nga và Đào Thị Thu Hiền (Lương Thị Nga và Đào Thị Thu Hiền, 2015, “Xác định quy mô TTTD tối ưu cho hệ thống NHTM Việt Nam”, Nội san sinh viên nghiên cứu khoa học Học viện Ngân hàng, số 1/ 2015, tr. 38-54) nhấn mạnh rằng môi trường vĩ mô, trong đó lạm phát tăng khiến cho lợi nhuận thực của người gửi tiền giảm xuống, từ đó làm cho vốn huy động của ngân hàng giảm xuống do khách hàng chuyển kênh đầu tư, vì vậy khả năng cho vay của các ngân hàng cũng giảm, dẫn đến quy mô tăng trưởng tín dụng giảm. Như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Shingjergji và Hyseni (Shingjergji, A. & Hyseni, M., 2015, ‘The Impact of Macroeconomic and Banking Factors on Credit Growth in the Albanian Banking System’, European Journal of Economics and Business Studies, 1(2), pp. 113-120) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra lãi suất cho vay bình quân có tác dụng đến sự tăng trưởng tín dụng. Qua đó có thể thấy khi lãi suất vay gia tăng đồng nghĩa với chi phí vay gia tăng sẽ làm cho các chủ thể trong nền kinh tế hạn chế việc đi vay và qua đó làm giảm sự tăng trưởng tín dụng ngân hàng.
  • 34. 22 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nguyễn Thanh Nhàn và cộng sự (Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải, 2014, “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng TTTD hệ thống ngân hàng giai đoạn 2001-2012”, Tạp chí Ngân hàng, số 3 tháng 2/2014, tr. 20- 31) đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Khi nền kinh tế phát triển và ổn định, thu nhập của người dân sẽ được cải thiện, khiến cho nhu cầu tích lũy cao hơn, dẫn đến nhu cầu gửi tiền tăng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng có nguồn tiền để cho vay các doanh nghiệp. Mặt khác, kinh tế phát triển tạo điều kiện cho nhu cầu vốn đối với các dự án cũng tăng do cơ hội sinh lời được cải thiện. Đường Thị Thanh Hải (Đường Thị Thanh Hải, 2014, “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, tháng 05/2014) đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân gồm 3 nhân tố chính là nhân tố ngân hàng, nhân tố khách hàng và nhân tố ngoài ngân hàng. Trong nhân tố ngân hàng có yếu tố gồm chiến lược kinh doanh, chính sách và quy định của ngân hàng, chất lượng cán bộ tín dụng, công tác thông tin, công nghệ của ngân hàng. Trong nhân tố khách hàng có các yếu tố gồm năng lực tài chính của khách hàng, nhu cầu, thói quen và đạo đức của khách hàng. Trong nhân tố ngoài ngân hàng có các yếu tố gồm đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động, môi trường kinh tế, chính trị. Frangos, Fragkos & Sotiropoulos (Frangos, , Fragkos, K.C., Sotiropoulos, I., Manolopoulos, G. & Valvi, A. C. (2012). Factors Affecting Customers Decisionfor Taking out Bank Loans: A Case of Greek Customers, Journal of Marketing Research & Case Studies, 2012, 1-16), trong nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của khách hàng ở Hy Lạp, đã tìm ra các nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của khách hàng gồm tình trạng hôn nhân, dịch vụ khách hàng, thiết kế cửa hàng và lãi suất là những nhân tố dự báo quan trọng nhất về việc vay vốn. Frangos và cộng sự (2012) cũng đã đề xuất một số cho các ngân hàng nên tập trung vào việc cho vay đối với các cá nhân đơn lẻ cũng như thay đổi chính sách lãi suất của họ bằng cách giảm lãi suất cho tất cả các loại cho vay, đặc biệt là cho vay mua nhà ở.
  • 35. 23 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Siddique (Siddique, Md. (2012). Bank Selection Influencing Factors: A Study on Customer Preferences with Reference to Rajshahi City, Asian Business Review, 1(1), 80-87) trong nghiên cứu của mình về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng của khách hàng, đã xác định được các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc khách hàng lựa chọn ngân hàng thương mại, gồm các nhân tố: dịch vụ khách hàng hiệu quả; tốc độ và chất lượng dịch vụ; hình ảnh của ngân hàng; ngân hàng trực tuyến và quản lý tốt. Mặt khác, các nhân tố quan trọng nhất để lựa chọn một ngân hàng thương mại cổ phần hóa là lãi suất thấp; vị trí chi nhánh thuận tiện; đầu tư an toàn (trách nhiệm giải trình của chính phủ); nhiều dịch vụ được cung cấp và phí dịch vụ thấp. Dựa trên các phát hiện của nghiên cứu thực nghiệm và xem xét kỹ lưỡng các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay tín dụng được phát triển bởi các nhà nghiên cứu trước đó, tác giả đã vận dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại gồm 9 yếu tố bên trong và 7 yếu tố bên ngoài. 1.3.2 Yếu tố bên trong 1.3.2.1 Yếu tố về thương hiệu, uy tín của ngân hàng Thương hiệu và uy tín của ngân hàng có thể nói là yếu tố quan trọng hàng đầu, việc khách hàng lựa chọn ngân hàng nào để sử dụng sản phẩm dịch vụ thì yếu tố đầu tiên họ nghĩ đến là thương hiệu và uy tín của ngân hàng đó. Đối với một số khách hàng trung thành, thì thương hiệu đôi khi còn quan trọng hơn là giá cả, việc xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh sẽ đem lại một lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh khách hàng như hiện nay, ngân hàng có thương hiệu càng lớn, càng uy tín thì sẽ càng thu hút khách hàng cũng như các khách hàng hiện hữu trung thành sẽ giới thiệu cho ngân hàng một lượng khách hàng mới rất đang kể, đó là cơ sở và nền tảng để phát triển lâu dài. 1.3.2.2 Yếu tố về sản phẩm Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và thay đổi theo thời gian, do đó luôn có
  • 36. 24 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một cuộc đua giữa các ngân hàng trong việc đưa ra các sản phẩm mới hoặc điều chỉnh các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một số ngân hàng còn tiên phong trong việc đưa ra các sản phẩm mới nhằm định hướng nhu cầu của khách hàng như việc vay online cầm cố sổ tiết kiệm thay vì phải trực tiếp ra quầy giao dịch theo thông thường. Sản phẩm tín dụng bán lẻ phải tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và luật các Tổ chức tín dụng, do đó bị ràng buộc về các yếu tố như số tiền cho vay, tỷ lệ vốn tự có tham gia, thời gian cho vay tối đa, mục đích sử dụng vốn phù hợp … Vì vậy việc thiết kế sản phẩm phải đáp ứng được một lúc cả hai mục tiêu về nhu cầu của khách hàng và quy định của pháp luật, do đó sản phẩm của ngân hàng nào càng đa dạng, linh hoạt đáp ứng được càng nhiều yêu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì càng có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đó là yếu tố thu hút và tăng trưởng khách hàng. 1.3.2.3 Yếu tố về giá/ lãi suất/ phí dịch vụ Đối với tín dụng bán lẻ, yếu tố về giá có 2 yếu tố là lãi suất vay và phí trả nợ trước hạn. Trong đó yếu tố về lãi suất vay có tính quyết định và quan trọng hơn phí trả nợ trước hạn. Đối với thời gian vay từ 5 năm trở xuống thì khách hàng thường quan tâm đến lãi suất ưu đãi năm đầu tiên hơn là lãi suất thông thường ở các năm tiếp theo. Đối với khoản vay trên 5 năm đến 20 năm hoặc 30 năm thì khách hàng thường quan tâm đến lãi suất thông thường áp dụng cho toàn bộ thời gian vay hơn là lãi suất ưu đãi năm đầu tiên. Còn về yếu tố phí trả nợ trước hạn thì thường thời gian vay vốn của khách hàng đã đi được 3 hoặc 5 năm, tùy mỗi ngân hàng, sẽ không thu phí trả nợ trước hạn và xác suất khách hàng trả nợ trước hạn trong khoảng thời gian 3 hoặc 5 năm là không cao, do đó phí trả nợ trước hạn thường không tác động nhiều đến quyết định vay vốn của khách hàng. Có thể nói lãi suất vay là một trong những yếu tố quan trọng nhất tác động chính đến quyết định vay vốn của khách hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích mà khách hàng nhận được, hay nói cách khác lãi suất vay ngân hàng này thấp hơn ngân hàng kia
  • 37. 25 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đồng nghĩa với việc khách hàng khi vay ở ngân hàng này sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể khi trả lãi vay so với khi vay ở ngân hàng kia. 1.3.2.4 Yếu tố về phân phối/ marketing Hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch là yếu tố quan trọng để tiếp cận các khách hàng. Ngân hàng nào có hệ thống mạng lưới rộng và trải khắp các khu vực thì ngân hàng đó dễ dàng đưa các sản phẩm dịch vụ của mình đến các khách hàng từ các sản phẩm huy động vốn đến các sản phẩm cho vay. Do đó, các ngân hàng hiện nay khá đặt nặng vấn đề mở rộng hệ thống mạng lưới của mình để góp phần gia tăng số lượng khách hàng đến giao dịch và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình. Hệ thống mạng lưới rộng khắp, kết hợp với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại cũng là một kênh marketting rất hiệu quả. 1.3.2.5 Yếu tố về quy trình/ thời gian xử lý Mỗi ngân hàng có một quy trình và thời gian xử lý riêng, nó thể hiện đường lối và chủ trương của ban lãnh đạo ngân hàng nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng mục tiêu, định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Nếu khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo ngân hàng trong thời kỳ đó thấp thì quy trình sẽ được xây dựng theo hướng chặt chẽ với nhiều bước và thao tác thực hiện, nhiều các vòng kiểm soát và phê duyệt, nhiều thủ tục và hồ sơ quy định, theo đó thời gian xử lý hồ sẽ tăng lên và như vậy sẽ làm chậm tiến độ xử lý hồ sơ cho khách hàng, khách hàng vì thế cũng sẽ sụt giảm. Ngược lại nếu khẩu vị rủi ro của ban lãnh đạo ngân hàng trong thời kỳ đó cao thì quy trình sẽ được xây dựng theo hướng cởi mở hơn với ít bước và thao tác thực hiện, ít các vòng kiểm soát và phê duyệt, ít thủ tục và hồ sơ, theo đó thời gian xử lý hồ sẽ rút ngắn đi đáng kể và như vậy sẽ làm nhanh tiến độ xử lý hồ sơ cho khách hàng, khách hàng vì thế cũng sẽ tăng cao do đáp ứng được nhu cầu và năng suất xử lý hồ sơ cũng cao hơn, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Quy trình và thời gian xử lý phải linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của môi trường, đảm bảo cân bằng giữa yếu tố lợi nhuận và rủi ro, tuân thủ quy định của ngân
  • 38. 26 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hàng nhà nước, quy định của pháp luật. Do đó việc xây dựng một quy trình và thời gian xử lý nhanh chóng, hiệu quả, kiểm soát được rủi ro là hết sức quan trọng đối với ngân hàng, tác động trực tiếp và ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng cho vay và phát triển khách hàng. 1.3.2.6 Yếu tố về trình độ công nghệ/ hệ thống giao dịch điện tử Ngày nay, khoa học công nghệ đã phát triển rất mạnh mẽ và ứng dụng ngày càng sâu rộng vào cuộc sống thì có thể nói ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực và trình độ công nghệ của ngân hàng thể hiện ở khả năng trang bị công nghệ mới gồm hệ thống thiết bị và con người, tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đều xây dựng mạng cục bộ (LAN) để quản lý hoạt động kinh doanh của mình, một trong những công cụ quan trọng là các phần mềm ứng dụng. Các ngân hàng xây dựng hệ thống website để đưa ra những thông tin về sản phẩm dịch vụ của mình đến các khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Ngoài ra, một số phần mềm ứng dụng trên thiết bị di động mà hầu hết các ngân hàng đã đưa vào sử dụng như Internet Banking, Mobile Banking, thanh toán trực tuyến … 1.3.2.7 Yếu tố về con người/ chất lượng đội ngũ nhân viên/ chăm sóc khách hàng Đối với ngân hàng, hoạt động tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào con người, thì yếu tố con người là yếu tố vô cùng quan trọng. Hoạt động tín dụng ngân hàng luôn phải tiếp cận với công nghệ thông tin, sự thay đổi nhanh của thị trường, của nhu cầu khách hàng, do đó đòi hỏi chất lượng đội ngũ cán bộ phải có trình độ, nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức về xã hội cũng như các kỹ năng mềm, có đạo đức với nghề. Đồng thời để ngân hàng hoạt động tốt, an toàn và có lợi nhuận ổn định cũng đòi hỏi ngân hàng phải có một đội ngũ lãnh đạo và quản lý giỏi, có năng lực, năng động và sáng tạo trong kinh doanh, đạo đức và tâm huyết với nghề. Lợi ích mà nguồn nhân lực mang lại là rất lớn và không bị giới hạn như các nguồn lực khác, bởi sự năng động và khả năng sáng tạo của đội ngũ này có khả năng tạo ra những khác biệt lớn cho các ngân hàng: Đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn,
  • 39. 27 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kỹ năng quản trị tốt, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, dịch vụ tiện ích và đổi mới không ngừng … Một ngân hàng sở hữu nguồn nhân lực chất lượng sẽ có được các lợi thế này, từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cao và khác biệt so với các ngân hàng khác. Các cán bộ tín dụng có thể nói là bộ mặt của ngân hàng, đại diện cho ngân hàng để giao dịch với khách hàng. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng, là nền tảng cũng như động lực để phát triển các hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng. Thương hiệu của ngân hàng gắn chặt với yếu tố con người, với văn hóa và phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng của mỗi ngân hàng. Chính những điều này đã tạo ra dấu ấn riêng có cho ngân hàng, tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu của ngân hàng và đó là niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng đó. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tốt giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động. Tiêu chuẩn để xét tuyển nhân viên của ngân hàng đối với mảng tín dụng thường yêu cầu phải có trình độ đại học trở lên với chuyên ngành tài chính - ngân hàng, kế toán - kiểm toán, quản trị kinh doanh, ưu tiên các ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và ưu tiên các ứng viên có ngoại hình. Đối với vị trí lãnh đạo và quản lý đòi hỏi ứng viên dự tuyển có tiêu chuẩn cao hơn với 5 hoặc 10 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, tuy nhiên các ngân hàng vẫn thường ưu tiên cho các ứng viên nội bộ có năng lực, có nhiều thành tích và đóng góp nổi trội cho ngân hàng hơn là các ứng viên bên ngoài. 1.3.2.8 Yếu tố về cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch Ngân hàng là nơi giao dịch về tiền bạc, tượng trưng cho sự giàu có và sung túc, do đó đòi hỏi cơ sở vật chất của ngân hàng phải bề thế, hiện đại để đem lại niềm tin, sự tín nhiệm cho khách hàng, nhất là các khách hàng cá nhân họ rất dễ bị ấn tượng bởi những hình ảnh hào nhoáng bên ngoài hoặc những khách hàng giàu có, chủ các doanh
  • 40. 28 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 nghiệp vẫn ưu chuộng giao dịch với các ngân hàng có cơ sở vật chất hiện đại, đẳng cấp. Ngoài ra, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng về sự trải nghiệm, sử dụng các sản phẩm dịch vụ, năng suất xử lý các giao dịch vì thế mà sẽ chuyên nghiệp hơn, năng suất hơn. Mạng lưới giao dịch là một yếu tố quan trọng không kém, bởi khi khách hàng cần mà không tìm được điểm giao dịch thì xem như không chỉ mất khách hàng mà còn để lại cho họ một ấn tượng không mấy tốt đẹp và ấn tượng đó sẽ bị lan truyền theo hiệu ứng dây chuyền từ người này sang người khác. Vì vậy, một hệ thống các cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng, đẳng cấp kết hợp với một mạng lưới giao dịch rộng khắp và trải dài sẽ là lợi thế cạnh tranh, thu hút một lượng lớn khách hàng đến giao dịch, đây cũng là nền tảng để ngân hàng phát triển ổn định và lâu dài. 1.3.2.9 Yếu tố về chính sách Marketing Marketing là hoạt động cầu nối đưa khách hàng đến với ngân hàng, thông qua hoạt động marketing khách hàng có thể nắm bắt được các thông tin, chương trình của ngân hàng từ các kênh như website, facebook, báo đài, truyền hình, thư ngỏ, tờ rơi … Marketing góp phần thúc đẩy thương hiệu, nâng cao khả năng nhận biết, quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và tăng vị thế cạnh tranh cho ngân hàng. Đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ cung ứng tương đối giống nhau giữa các ngân hàng, do đó việc tạo ra một sự khác biệt nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh là rất quan trọng. Việc tạo lập vị thế cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào khả năng, trình độ marketing của mỗi ngân hàng. Marketing giúp ngân hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và sự biến động của chúng. Nhờ có marketing mà ban lãnh đạo ngân hàng có thể phối kết hợp và định hướng cả hoạt động của ngân hàng vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tiềm năng ở mức có lợi cao nhất cho ngân hàng. Sau khi thu thập thông tin, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, lựa chọn
  • 41. 29 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dịch vụ chiến lược, bộ phận marketing tổ chức hỗ trợ cung ứng quảng bá sản phẩm, đồng thời đánh giá và thu thập thông tin phản hồi nhằm cải tiến các hoạt động, thủ tục nghiệp vụ, giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng nhằm tạo sự thuận tiện và hiệu quả tối ưu nhất, để nhận được sự hài lòng cao nhất của khách hàng. 1.3.3 Yếu tố bên ngoài 1.3.3.1 Môi trường kinh tế Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm và khu vực vay vốn của nền kinh tế. Do vậy, những biến động của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế thuận lợi và tăng cao thì nhu cầu tiêu dùng của người dân có xu hướng gia tăng và các khu vực trong nền kinh tế có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển khi nhu cầu vay vốn tăng cao, khả năng hấp thụ nguồn vốn và hoàn trả vốn được đảm bảo khi dòng vốn trong nền kinh tế được lưu thông tốt. Ngược lại nếu môi trường kinh tế bất ổn thì hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng sẽ bất ổn theo khi nhu cầu vay vốn suy giảm và khả năng hoàn trả nợ vay thấp, nguy cơ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3.3.2 Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển của nền kinh tế nói chung và ngân hàng nói riêng. Việt Nam do mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường được hơn 20 năm nên hệ thống luật còn nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ là một trở ngại lớn đối với hoạt động của các ngân hàng. Các hoạt động của nền kinh tế hiện nay đều được tiền tệ hóa đòi hỏi Việt Nam phải sớm đưa ra hoặc thông qua các luật mới và sửa đổi các điều luật không còn phù hợp với tình hình hiện nay để tạo lập một môi trường pháp lý hoàn chỉnh, làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại phát sinh trong hoạt động kinh tế cũng như hoạt
  • 42. 30 Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 động ngân hàng. Như vậy, môi trường pháp lý có thể nói đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng, là cơ sở tiền đề cho ngân hàng phát triển nhanh chóng và bền vững. 1.3.3.3 Môi trường văn hóa - xã hội Môi trường văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như trình độ dân trí, tập quán và sự hiểu biết về hệ thống ngân hàng. Người dân Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có trình độ dân trí cao và sự am hiểu về hệ thống ngân hàng, đó là điều kiện thuận lợi để cho các sản phẩm của ngân hàng nói chung và sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng phát triển mạnh. Một trong những tập quán quan trọng của người dân Việt Nam là an cư lạc nghiệp, bất kỳ người dân nào cũng muốn sở hữu một ngôi nhà cho riêng mình, chính từ tâm lý đó tạo điều kiện cho các khoản tín dụng vay vốn mua nhà đất rất phát triển tại Việt Nam. 1.3.3.5 Môi trường công nghệ Môi trường công nghệ hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với trước đây theo xu hướng 4.0, nếu như trước đây để sử dụng hầu hết các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì khách hàng cần phải ra quầy giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, ngày nay các giao dịch hầu hết có thể được thực hiện tại nhà thông qua máy vi tính hoặc smart phone có kết nối mạng internet. Theo xu hướng này, trong tương lai khách hàng có thể không cần đến ngân hàng giao dịch nữa mà có thể ngồi ở nhà để thực hiện toàn bộ giao dịch với ngân hàng từ thanh toán chuyển tiền, trả nợ vay, đóng tiền điện nước, điện thoại, thanh toán các loại thuế phí cho nhà nước, và ngân hàng khi đó chủ yếu đóng vai trò cung cấp một hệ thống giao dịch cung cấp các sản phẩm và dịch vụ qua mạng một cách tốt nhất và mượt mà nhất để khách hàng có thể sử dụng. Như vậy, vấn đề của các ngân hàng trong hoạt động tín dụng bán lẻ là làm thế nào có thể cung cấp và quảng bá các sản phẩm dịch vụ của mình thông qua môi trường công nghệ một cách tốt nhất, cạnh tranh nhất và khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng mọi cách mọi nơi, thông tin nhu cầu của khách hàng được sử dụng một cách nhanh nhất.