SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  40
Télécharger pour lire hors ligne
HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)
Cuốn sách này được được biên soạn với nguồn thông tin được cung cấp từ:
Biksham Gujja thuộc Chương trình Nước sạch Toàn cầu, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên
Quốc tế (WWF) tại Gland, Thụy Sỹ; V. Vinod Goud, T. M. Thiyagarajan và Manisha
Agarwal, WWF tại ICRISAT, Ấn Độ; Gina E. Castillo và Timothy Mahoney ( 2008-
2009 ), thuộc tổ chức Oxfam Mỹ tại Boston Hoa Kỳ; Brian Lund, thuộc tổ chức
Oxfam Mỹ, văn phòng khu vực Đông Nam Á, Phnôm Pênh, Cam-pu-chia; Lê
Nguyệt Minh, thuộc tổ chức Oxfam Mỹ, văn phòng khu vực Đông Nam Á, Hà Nội,
Việt Nam; Erika Styger, thuộc tổ chức Africare (2007-2010), Timbuktu, Mali;
Norman Uphoff, thuộc Đại học Cornell , Ithaca, Niu-óoc, Hoa Kỳ và Olivia Vent,
Điều phối xuất bản, Ithaca, Niu-óoc, Hoa Kỳ.
Tài liệu tham khảo
Africare, Oxfam Mỹ, WWF-ICRISAT. 2010. Nhiều lúa gạo hơn cho con người, nhiều
nước hơn cho Hành tinh . WWF-ICRISAT, Hyderabad, Ấn Độ.
© WWF-ICRISAT (2010). Cuốn sách này đã được đăng ký bản quyền. Việc sử dụng
cuốn sách dưới dạng bản cứng hay bản điện tử, một trích đoạn hay toàn bộ nội
dung cuốn sách cho mục đích phi thương mại đều được chấp nhận với điều kiện
phải trích dẫn nguồn từ WWF-ICRISAT. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng
liên hệ Ban Truyền thông theo địa chỉ info@sri-india.net. Tên và logo của WWF,
Oxfam, Africare đã được đăng ký thương hiệu và không được phép sử dụng tùy
tiện nếu không được phép. Bất cứ sự thay đổi thương hiệu, bản quyền hoặc
những thông tin liên quan sẽ không được chấp nhận. Tranh ảnh không được phép
sử dụng hoặc sao chép nếu không được sự đồng ý.
WWF, Oxfam, Africare và các chi nhánh đại diện của 3 tổ chức này sẽ không chịu
trách nhiệm đối với bất cứ phát ngôn hoặc quan điểm nào được trình bày trong
bản Báo cáo này mà không thuộc phạm vi hoạt động của họ hoặc đối với bất cứ lỗi
nào xảy ra trong quá trình biên soạn Báo cáo.
Thuyết minh trang bìa: Phương pháp SRI hình thành một chiến lược cho nông dân trồng
lúa quy mô nhỏ với mức chi phí thấp và sản lượng tăng, giảm nhu cầu về nước, giống và
phân hóa học. Cây lúa áp dụng cách thức quản lý SRI tăng trưởng tốt, có bộ rễ chắc khỏe,
đẻ nhiều nhánh và bông lúa cho nhiều hạt chắc hơn. Trang bìa chụp cận cảnh những cây
lúa trên thửa ruộng của một nông dân thuộc tỉnh Andhra Pradesh, Ấn Độ. Ruộng lúa của
anh đã tăng năng suất nhờ áp dụng SRI . Canh tác lúa tiết kiệm nước và sử dụng ít hóa
chất đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực và tính bền vững của môi
trường trong thời gian tới. Các phương pháp SRI cũng đã được áp dụng cho các loại cây
trồng khác như lúa mì, kê, mía, ngô, đậu và rau.
BÁO CÁO QUỐC GIA
KHÁI QUÁT
1
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
...............
.......................................................................................
.......................................................................................................
...............................................................................................
........................................................
..............................................................
.............................................................................
..........................................................
....................................................
...........................................................
............................................................................................................
........................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................
2
4
6
7
8
9
12
16
20
24
29
31
32
33
SRINHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI,
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)
Góp phần đảm bảo an ninh lượng thực, tăng cường khả năng thích ứng
của nông dân với Biến đổi khí hậu và tính bền vững của môi trường
TÓM TẮT
Mục lụcLời nói đầu: Tại sao cần phải nhìn nhận lại hoạt động sản xuất lúa gạo?
Vì sao SRI là một tiến bộ?
Lợi ích của SRI
Nông dân nói về SRI
Những nhà hoạch định chính sách nói về SRI
Sự phù hợp của SRI với Biến đổi khí hậu
Giới thiệu các Báo cáo quốc gia
Các lựa chọn
SRI tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng của nông dân với Biến đổi khí hậu
Các yêu cầu và chi phí
Kinh nghiệm của Africare về SRI tại Mali
Giới thiệu SRI tại Mali
Cách tiếp cận: Nông dân làm chủ
Kết quả: Năng suất cao hơn, thu nhập tốt hơn
Các bài học
Các bước tiếp theo
Kinh nghiệm của Oxfam về SRI tại Việt Nam
Giới thiệu SRI tại Việt Nam
Cách tiếp cận: Dựa vào cộng đồng
Kết quả: Hộ gia đình nông thôn có khả năng thích ứng và phục hồi tốt hơn
Các bài học
Các bước tiếp theo
Kinh nghiệm của WWF về SRI tại Ấn Độ
Giới thiệu SRI tại Ấn Độ
WWF và SRI
Cách tiếp cận: Xây dựng diễn đàn quốc gia
Kết quả: Các ưu điểm của SRI đã thúc đẩy nhanh hơn việc ứng dụng trên toàn quốc
Các bước tiếp theo
Khuyến nghị
Lợi ích nhờ áp dụng SRI
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Tại sao phải nhìn nhận lại
hoạt động sản xuất lúa gạo?
Lúa gạo không chỉ
là nguồn cung cấp
lương thực chủ yếu
cho một nửa dân
số trên thế giới mà
còn là nguồn tạo
công ăn việc làm
và thu nhập lớn
nhất cho người dân
nông thôn.
LỜI NÓI ĐẦU
2
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
K
hi các tổ chức khác nhau như Oxfam, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF)
và Africare với những sứ mệnh riêng biệt của từng tổ chức về công bằng xã
hội, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và phát triển bền vững độc lập
đến với nhau để hỗ trợ một chiến lược chung nhằm giải quyết những thách
thức mang tính toàn cầu thì chiến lược này cần nhận được nhiều sự chú ý và nghiên
cứu sâu hơn.
Báo cáo này nêu lên những kinh nghiệm của Africare, Oxfam Mỹ và WWF trong hoạt
động triển khai Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại khu vực Sahel (châu Phi),
Đông Nam Á và Ấn Độ. Mặc dù hệ thống này được triển khai tại các khu vực có nền văn
hóa và điều kiện khí hậu khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung như sau: Người
nông dân có thể sản xuất ra nhiều lúa gạo hơn trong khi tiết kiệm được nước, hóa chất,
giống và mất ít công lao động hơn. Hệ thống SRI đã giúp cải thiện thu nhập của các hộ
gia đình và đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời giúp giảm thiểu các tác động tiêu
cực đối với môi trường và tăng cường khả năng thích ứng trong việc sản xuất lúa gạo.
Lúa gạo không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho một nửa dân số trên thế
giới mà còn là nguồn tạo công ăn việc làm và thu nhập lớn nhất cho những người dân ở
nông thôn. Số người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào việc trồng lúa và lấy gạo làm
lương thực cao hơn bất cứ loại cây lương thực nào khác. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất
lúa gạo đã gây ra những tác động đáng kể đối với môi trường. Những tập quán canh tác
hiện nay khuyến khích tính đồng nhất gen di truyền. Điều này làm cho cây lúa dễ bị
nhiễm sâu hại và dịch bệnh hơn. Canh tác tập quán cũng gây lãng phí các nguồn tài
nguyên hiện đang trở nên ngày càng khan hiếm như tài nguyên nước, tài nguyên hóa
thạch và hàng năm tiêu tốn khoảng 1/4 đến 1/3 tổng lượng nước ngọt tiêu thụ trên toàn
thế giới. Những cánh đồng ngập úng quanh năm được bón nhiều phân hóa học góp
phần tăng phát thải khí nhà kính, gây ra hiện tượng trái đất nóng lên. Việc lạm dụng
phân hóa học và các chất bảo vệ thực vật dẫn đến hiện tượng ô nhiễm đất và nước.
Hơn thế nữa, trồng lúa mất rất nhiều công lao động, trong đó người phụ nữ phải gánh
vác nhiều công việc đồng áng, cùng với công việc nội trợ và nuôi dạy con cái.Trong
những năm 1970-1980, cuộc Cách mạng xanh đã giúp tăng sản lượng lúa một cách
đáng kể. Tuy nhiên, sau đó sản lượng ở một số quốc gia đã giảm dần và việc bón phân
tổng hợp đe dọa lớn đến lợi ích thu được.
SRI: CƠ HỘI CÙNG CHIẾN THẮNG
Hoạt động sản xuất lúa gạo cần được đẩy mạnh trong những thập kỷ tới để có thể đáp
ứng được nhu cầu dân số ngày một gia tăng, đó là chưa tính đến tình trạng thiếu lương
thực và dinh dưỡng hiện nay trên thế giới. Cần phải tăng sản lượng lúa gạo trong điều
kiện diện tích đất tính theo đầu người giảm, nguồn nước phục vụ tưới tiêu ít hơn, không
làm suy thoái môi trường và không làm kiệt quệ các nguồn lực của các hộ nông dân sản
xuất nhỏ, những người chiếm đa số hộ nghèo trên thế giới. Việc tìm ra các giải pháp sản
xuất lương thực địa phương đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói và tạo ra cơ
sở đảm bảo khi giá lương thực tăng cao.
Hiện nay, SRI có lẽ là giải pháp tối ưu nhất cho người nông
dân và các quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển trong sản
xuất nông nghiệp dựa vào cộng đồng. Đồng thời, SRI cho
phép quản lý các nguồn tài nguyên đất và nước một cách
bền vững hơn và thậm chí còn làm tăng năng lực sản xuất
của những nguồn tài nguyên này trong tương lai.
SRI là tập hợp các phương pháp thực hành quản lý trồng
cây lương thực được thực hiện từ những năm 1980 ở
Madagascar nhằm hỗ trợ cho những hộ nông dân quy mô
nhỏ. SRI giúp tăng năng suất của các nguồn lực sử dụng
trong canh tác lúa, giảm nhu cầu về nước, giống, phân
bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và cắt giảm lao động, đặc
biệt là những công việc do phụ nữ đảm nhiệm. SRI chính
là một cơ hội hiếm có để các nước đang phát triển hỗ trợ
các nông hộ sản xuất lúa một cách hiệu quả, an toàn, tự
chủ trong khi không làm xấu đi, thậm chí có thể đảo ngược
xu thế về biến đổi khí hậu. Như vậy, SRI mang lại lợi ích
cho các hộ gia đình, cho các quốc gia và cho toàn thế giới.
Những lợi ích của SRI đã được ghi nhận tại 40 quốc gia,
với sản lượng gia tăng ở cả những giống lúa địa phương
Diệntíchtrồnglúavàsản xuất lúagạotrênthếgiới
(Nguồn:SốliệuthốngkêcủaViệnnghiêncứu lúagạo quốctế)
Trong những thập kỷ qua, sản lượng lúa gạo đã chững lại. Nhu cầu về
gạo hiện nay đang gia tăng. Tuy nhiên, tính theo nhịp độ gia tăng dân số,
ước tính đến năm 2050, sản lượng lúa gạo phải tăng lên 50% thì mới có
thểđápứng đượcnhucầulươngthựctoàncầu.
Diện tích(triệu hec-ta) Sản lượng (M/T)
KHÁI QUÁT
Vì sao SRI là một tiến bộ?
Hơn 90% sản lượng lúa gạo trên Thế giới được thu hoạch trên những cánh đồng được tưới tiêu hoặc những cánh
đồng lúa phụ thuộc nước mưa. Trong những hệ thống này, hạt giống thường được gieo trên các luống đất mạ,
sau 3-6 tuần sẽ được cấy trên cánh đồng và nước luôn được giữ ở mức xâm xấp mặt ruộng trong cả vụ. Nguyên
tắc SRI giới thiệu một số thay đổi đơn giản nhưng giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn. Dưới đây là các bước cơ bản
khi áp dụng cách thức quản lý SRI so với phương pháp canh tác lúa nước truyền thống.
HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)
1.Tuổi mạ
Mạ non được cấy khi
được 8-12 ngày tuổi
Xúc mạ nhẹ nhàng ra khỏi
đám mạ và đưa ra ruộng
trong xảo hoặc khay. Mạ
phải được cấy ngay trong
ngày.
Tỷ lệ giống: 5-7 kg /ha
2. Số lượng dảnh
Cấy 1-2 dảnh/khóm, cấy
nông 1-2 cm trên đất
không đọng nước.
Rễ mạ phải được đặt nhẹ
nhàng ngay dưới bề mặt
ruộng tránh gây tổn thương
cho bộ rễ, tránh làm cây mạ
bị sốc.
3. Khoảng cách cấy
Các luống cách nhau
khoảng 20-30 cm, theo
hình vuông hoặc hình
lưới để dễ dàng cho việc
làm cỏ sục bùn và giúp
cây có đủ ánh sáng mặt
trời.
4. Quản lý tưới tiêu
Điều kiện đất thông khí,
không úng nước, tưới
tiêu xen kẽ.
Nếu có thể, tưới nước vừa
phải, hoặc thay phiên tháo
nước và tưới nước cho
ruộng trong suốt quá trình
sinh trưởng của lúa; giữ
nước ở mức 1-2 cm sau khi
lúa trổ bông.
5. Bón phân
Khuyến khích bón phân
hữu cơ, có thể kết hợp
với bón phân tổng hợp.
Kết hợp bón phân hữu cơ
và phân hóa học giúp đảm
bảo cân bằng dinh dưỡng
cho đất.
6. Làm cỏ và quản lý sâu
bệnh
Công cụ cào cỏ thủ công
có thể cào cỏ và đồng
thời làm thông thoáng
tầng mặt của đất.
Khuyến khích áp dụng
phương pháp Quản lý dịch
hại tổng hợp (IPM). Lúa
SRI có khả năng kháng sâu
hại và dịch bệnh tốt hơn,
nhờ vậy ít phải sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật hơn.
4
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
CANH TÁC LÚA TẬP QUÁN
KHÁI QUÁT
2. Số lượng dảnh
3 -4 dảnh hoặc thậm chí 6-
8 dảnh được cấy thành
từng khóm sâu trên
ruộng ngập nước, làm
cho mật độ mạ dày chen
chúc và đất bí khí.
1.Tuổi mạ
Cấy khi mạ được 21 - 40
ngày
Rũ hết đất ra khỏi rễ mạ; mạ
được bó lại thành từng bó
và đưa ra đồng. Các bó mạ
được để trong một vài ngày
rồi mới cấy.
Tỷ lệ giống: 50-70 kg /ha
5. Bón phân
Bón phân vô cơ tổng hợp,
thay thế phân hữu cơ trong
khi phân hữu cơ giúp cải
tạo cấu trúc và chất đất.
4. Quản lý tưới tiêu
Giữ nước liên tục trong
ruộng ở mức 5-15 cm
trong toàn vụ.
6. Làm cỏ và quản lý sâu
bệnh
Ruộng luôn ngập nước,
làm cỏ thủ công hoặc
phun thuốc trừ cỏ. Không
dùng công cụ cào cỏ nếu
cấy ngẫu nhiên, không
thẳng hàng.
Đôi khi áp dụng
tuy nhiên vẫn phun thuốc
trừ sâu hoặc dập dịch khi
cần.
IPM được ,
3. Khoảng cách cấy
Khoảng cách cấy dày hơn.
Các luống cách nhau 10-15
cm, cấy theo hàng hoặc cấy
ngẫu nhiên
5
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
COUNTRY REPORTS
ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG TỐT HƠN
Phương pháp SRI cải thiện các điều kiện
sinh trưởng của cây thông qua:
1. Giảm thời gian phục hồi của mạ non sau khi cấy;
2. Giảm mật độ chen chúc của mạ;
3. Tối ưu hóa các điều kiện về đất và nước;
Các điều kiện này có được nhờ:
• Bộ rễ chắc, khỏe hơn;
Khả năng quang hợp tốt hơn;
Cây sinh trưởng tốt, có khả năng chống
chịu tốt với thời tiết và sâu bệnh;
Số lượng hạt nhiều hơn;
•
•
•
SẢN LƯỢNG CAO HƠN, ĐẦU VÀO ÍT HƠN
Phương pháp SRI cần :
Nhờ chi phí giảm, người nông dân có
thể sản xuất ra nhiều lúa gạo để ăn và
bán, cải thiện an ninh lương thực và
tăng thu nhập. Nhờ tiêu tốn ít nước và
hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
nên sức khỏe của người nông dân và
điều kiện môi trường được cải thiện.
Lợi ích của SRI
Đánh giá tác động của SRI tại 8 quốc gia
Xem bảng trong phần Phụ lục
LÚA GẠO NHIỀU HƠN,
THU NHẬP CAO HƠN,
ÍT TIÊU TỐN NƯỚC HƠN
47% 40% 23% 68%Tăng
sản lượng
Tiết kiệm nước Giảm chi phí
trên mỗi
hec-ta
Ảnh trên cùng: Cô Sugunamma ở huyện Warangal, vùngAndra
Prahesh,ẤnĐộ đanglàmcỏvàthôngkhítầngmặtchođất.
Ảnh trên: Lúa được trồng trong điều kiện đất thoáng khí có bộ
rễ chắc, khỏe hơn lúa trồng trong điều kiện ngập nước quanh
vụ.
KHÁI QUÁT
Tăng thu nhập
trên mỗi
hec-ta
• Rút ngắn thời gian gieo cấy do mạ được cấy khi 8-12 ngày
tuổi, thay vì 1 tháng như cấy tập quán;
Giảm 80-90% giống, do mật độ cấy giảm;
Giảm thời gian cấy do lượng mạ giảm;
Giảm 25-50% lượng nước do không cần giữ nước ngập
ruộng trong cả vụ;
Chi phí cho mỗi hec-ta giảm do nhu cầu về giống, phân hóa
học, thuốc trừ cỏ, thuốc sâu giảm. Ở một số quốc gia, công
lao động cũng giảm;
•
•
•
•
6
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Nông dân nói về SRI
Sản lượng cao hơn,
chi phí sản xuất thấp hơn
Ví dụ như lúa thường một khóm có 5 bông, lúa SRI cho 8-10 bông. Lúa
thường có 100-120 hạt chắc, lúa SRI cho 180-200 hạt chắc, thì chắc chắn là
thắng rồi. Làm SRI hay lắm, đánh trúng vào những vấn đề nông dân đang
bức xúc trong sản xuất lúa gạo như chi phí sản xuất cao và thu nhập thấp, đó
là những vấn đề mà nhiều hộ nông dân đã phải chịu đựng. Họ bón nhiều phân
nên đất bị chai, phun tràn lan thuốc trừ cỏ làm lúa bị ốm nên đẻ nhánh kém,
sâu bệnh nhiều, năng suất thấp.
Cộng đồng được khuyến khích
An ninh lương thực
của hộ gia đình được cải thiện
KHÁI QUÁT
— Bác Lê Ngọc Thạch, Chủ nhiệm hợp tác xã Đại Nghĩa, Việt Nam. Bác
Thạch là một trong những nông dân đầu tiên ở tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)
áp dụng phương pháp SRI. Chỉ sau bốn vụ, toàn bộ diện tích 175 hec-ta
của hợp tác xã đã được trồng theo SRI.
Lúc đầu, những người không tham gia chương trình thí điểm SRI cười nhạo
chúng tôi. Đến bây giờ thì họ lại tiếc vì đã không học hỏi kỹ thuật SRI. Tôi
mong muốn tất cả 120 nông dân cùng chia sẻ hệ thống tưới tiêu này cùng áp
dụng SRI. Áp dụng SRI đã cho phép chúng tôi cắt giảm đáng kể chi phí bơm
nước tưới. Chúng tôi, 5 nông dân đã áp dụng SRI có thể truyền đạt kỹ thuật lại
cho các nông dân khác.
— Anh Mossa Ag Alhousseini ở làng Bagadadji, vùng
Timbuktu, một trong những nông dân đầu tiên áp
dụng SRI ở Mali
Sau khi áp dụng SRI trên diện tích 0.2 hec-ta (trên tổng diện tích 0.65 hec-ta
đất nhà tôi), tôi nhận ra rằng SRI cần ít giống và nước hơn, chỉ cần một phụ
nữ cấy thôi. Tôi có nhiều ruộng lúa hơn so với những năm trước đây và lượng
thức ăn xanh cho gia súc tăng lên gấp rưỡi. Vậy là từ năm nay tôi có thể đảm
bảo cho gia đình tôi có thêm lương thực trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí
canh tác.
— Damayanthi Devi, Barmanu ki Sher, Sirmour, Himachal
Pradesh. Bà Devi đã được Viện Khoa học tập huấn và hỗ
trợ về kỹ thuật SRI, do WFF-ICRISAT tài trợ
7
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Những nhà hoạch định chính sách nói về SRI
TIỀM NĂNG CHƯA KHAI THÁC
TĂNG SẢN LƯỢNG,
GIẢM NƯỚC
Mei Xie, Chuyên gia cao cấp về nguồn nước của Ngân hàng Thế giới
đang thử dùng một dụng cụ làm cỏ trên cánh đồng SRI trong một
chuyến tham quan mô hình dự án của Ngân hàng thế giới/AMWARM
ởTamilNadu.
-
KHÁI QUÁT
HIỆU QUẢ KINH TẾ
Hiện nay chúng tôi đã có kinh nghiệm về việc áp dụng SRI
tại Việt Nam. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng SRI đã giúp
tăng hiệu quả kinh tế và có tiềm năng thích ứng với Biến đổi
khí hậu (BĐKH). Những người làm công tác nghiên cứu và
nông dân cần phối kết hợp với nhau để khai thác tiềm năng
này của SRI.
— Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, trong cuộc họp với bà
Janet McKinley, Chủ tịch Oxfam Mỹ, Tháng 09/2009
SRI bao gồm các phương pháp đã được kiểm chứng thúc
đẩy sự sinh trưởng của cây lúa. Việc áp dụng thí điểm SRI ở
châu Phi đã cho thấy sản lượng tiềm năng của những giống
lúa hiện nay có thể tăng gấp đôi mà không cần tăng lượng
thuốc bảo vệ thực vật và vẫn tiết kiệm nước. SRI thực sự
mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường.
— Tiến sỹ Mustapha Ceesay, Trợ lý Tổng giám đốc
phụ trách Nghiên cứu và Phát triển, thuộc Viện
Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia, Gambia.
Tất cả mọi người đều ngợi ca Cuộc Cách Mạng Xanh của
Ấn Độ. Bản thân tôi thậm chí còn ấn tượng hơn về SRI, hay
còn gọi là Hệ thống thâm canh lúa cải tiến, và theo tôi được
biết, Thủ tướng Manmohan Singh cũng rất quan tâm đến
SRI. Nhờ áp dụng cách thức quản lý thủy nông và canh tác
một cách hiệu quả, những người nông dân ở Tamil Nadu đã
tăng sản lượng lên khoảng 30%-80%, cắt giảm khoảng
30% lượng nước tưới và nhu cầu phân bón cũng giảm đáng
kể. Kỹ thuật mới này không những giải quyết vấn đề an ninh
lương thực mà còn giải quyết thực trạng khan hiếm nước
hiện đang xấu đi do sự thách thức của BĐKH. Đây thực sự
là những bài học cho tất cả chúng ta.
— Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick,
Theo Thời báo Hindustan, 02/12/2009.
LỢI ÍCH ĐỐI VỚI
NÔNG DÂN
Nhờ có dự án thâm canh lúa cải tiến mà năng suất của bang
Tamil Nadu đã đạt 6,461 triệu tấn. Trong khi phương pháp
canh tác truyền thống cho năng suất 3,45 tấn/ha thì SRI cho
năng suất 6-9 tấn/ha. Những kỹ thuật tiến bộ này sẽ giúp
ngành nông nghiệp của bang thu lợi cao.
— Veerpandi S. Arumugam, Lãnh đạo phụ trách
Nông nghiệp bang Tamil Nadu, Theo Hindu,
01/12/2009.
Tamil Nadu đứng thứ hai về sản lượng lúa gạo, sau bang Punjab,
mặc dù bang Tamil Nadu là một trong những bang khô hạn nhất ở
Ấn Độ với lượng nước bình quân tính theo đầu người chỉ ở mức
900 m3/người, thấp hơn một nửa so với lượng nước bình quân
trên đầu người của quốc gia này. Trong đó, lượng nước phục vụ
cho nông nghiệp chiếm đến 75% lượng nước của toàn bang. Năm
2006, nhờ nguồn tín dụng của Ngân hàng Thế Giới, bang đã triển
khai một dự án kéo dài 5 năm nhằm cải thiện hệ thống quản lý thủy
nông trên lưu vực 63 dòng sông ở bang Tamil Nadu. Hiện nay dự
án hiện đại hóa tưới tiêu nông nghiệp, trùng tu và dự trữ nước
(IAMWARM) đang mở rộng mô hình SRI trên diện tích 250.000
hec-ta với mục đích tiết kiệm nước và tăng sản lượng trong nông
nghiệp. Nông dân được tham dự tập huấn, cung cấp nguyên liệu
đầu vào, công cụ (công cụ cào cỏ, dụng cụ đánh dấu), hỗ trợ kỹ
thuật và giám sát để triển khai SRI. Trong vụ mùa chính năm 2009,
thiếu mưa đã làm đình đốn các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở
rất nhiều vùng tại Ấn Độ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ấn Độ tin
tưởng rằng nhờ áp dụng SRI nông dân sẽ có khả năng đạt sản
lượng cao, tiêu tốn ít nước hơn mặc dù chỉ canh tác trên một diện
tích nhỏ do tác động của hạn hán.
8
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
PHƯƠNG PHÁP SRI LÀM GIẢM NHU CẦU
VỀ NƯỚC TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO
SRI đòi hỏi nhu cầu về nước ít hơn
đồng nghĩa với việc người nông dân có
thể tiếp tục trồng lúa tại các khu vực
khan hiếm về nguồn nước.
Sự phù hợp của SRI với Biến đổi khí hậu
Nguồn nước khan hiếm: Các nguồn nước ngọt chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng lượng nước trên Trái Đất, trong đó chỉ một phần nhỏ được
sử dụng phục vụ con người. Phần lớn được sử dụng phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Lượng nước phục vụ tưới
tiêu cây lúa lớn gấp 3-5 lần so với lượng nước tưới tiêu lúa mì hoặc ngô. Khi nhu cầu về nước tăng cao (Xem ảnh phân bố nước ở thành
thị Ấn Độ), SRI hiện đã trở thành một cơ hội đầy hứa hẹn trong việc giảm nhu cầu về nước trong nông nghiệp. Theo đó, nước sẽ được sử
dụngphụcvụcácmụcđíchsinhhoạtvàmôitrường.
Nguồn: Igor A. Shiklomanov, Viện Thủy văn bang (St. Petersburg) và UNESCO, Pa-ri, 1999. Trong: Biểu đồ về nguồn nước thiết yếu 2. UNEP/GRID-Arendal.
Nguồn:
Dữ liệu từ IWMI (2007) và WRI (2005).
Tỷ lệ nước ngọt trên
Trái Đất phân chia
theo ngành
CÔNG NGHIỆP
20%
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP KHÁC
40%
SINH HOẠT
10%
TƯỚI TIÊU LÚA
24-30%
KHÁI QUÁT
B
iến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ tác động tới hoạt động
sản xuất lúa gạo, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến vấn đề
an ninh lượng thực. Theo đánh giá của Viện Quản
lý Nguồn nước Quốc tế (IWMI, 2007), nhiệt độ
tăng lên 1ºC sẽ làm giảm 7% sản lượng lúa gạo.
Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực
Quốc tế, tính đến năm 2050, sản lượng lúa gạo của Thế giới
sẽ giảm 12-14% do những tác động của BĐKH (Nelson
2009). Ngoài lợi ích tăng sản lượng, SRI còn đem lại ba lợi ích
quan trọng liên quan đến BĐKH nếu được áp dụng trên diện
rộng:
Ÿ Giảm nhu cầu về nước
Ÿ Giảm lượng phát thải khí mê-tan (CH )4
Ÿ Giảm sử dụng phân đạm
Ngoài ra, SRI giúp cho cây có bộ rễ chắc khỏe, có khả năng
chống chịu với lũ lụt và mưa bão so với cây lúa trồng tập quán.
Quan trọng hơn nữa là bộ rễ bám sâu có thể giúp cây chống
chịu hạn tốt hơn.
Theo đánh giá của Viện Quản lý Nguồn nước Quốc tế (IWMI
2007), khoảng 24-30% các nguồn nước ngọt có thể tiếp cận
được trên Trái Đất (sông, hồ, tầng nước ngầm) hiện đang
được sử dụng phục vụ cho tưới tiêu trong nông nghiệp. Trên
Thế giới, khan hiếm nguồn nước hiện đã trở thành một thực
trạng đe dọa khoảng 2 tỷ người. Nước phục vụ nông nghiệp
ngày càng trở nên khan hiếm. Nhiệt độ tăng cao do tác động
của BĐKH sẽ làm tăng nhu cầu về nước cho hoạt động trồng
trọt. Vì thế, sự khan hiếm nước càng trở nên nghiêm trọng
hơn. Tính đến năm 2025, sẽ có 15-20 triệu hec-ta trong tổng
số 79 triệu hec-ta diện tích trồng lúa cần được tưới tiêu (cung
cấp ¾ tổng nguồn cung lúa gạo cho thế giới) sẽ bị khan hiếm
về nguồn nước (Theo đánh giá của IWMI 2007). Cũng theo
ước tính, đến năm 2015, để xóa đói và suy dinh dưỡng cho
dân số thế giới, cần có lượng nước ngọt bổ sung tương
đương với lượng nước ngọt hiện đang được sử dụng phục vụ
ngành nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt hộ gia đình
(SIWI 2005). Cần phải tìm ra những giải pháp để tăng tính
hiệu quả sử dụng nguồn nước (bao gồm cả nước tưới tiêu và
nước mưa) trong nông nghiệp.
Khi áp dụng SRI, nước cho canh tác lúa tưới tiêu sẽ giảm từ
25-50%. Việc cắt giảm lượng nước trong sản xuất lúa gạo có
thể tiết kiệm nước cho việc trồng các loại cây lương thực
khác, tăng đa dạng cây trồng và sử dụng cho các lĩnh vực
khác như sinh hoạt gia đình, công nghiệp và môi trường. SRI
đòi hỏi nhu cầu về nước ít hơn đồng nghĩa với việc người
nông dân có thể tiếp tục trồng lúa tại các khu vực khan hiếm về
nguồn nước.
Trong ba loại khí phát thải nhà kính (CO , CH , N O), khí các-2 4 2
bô-nic (CO ) được chú ý nhiều nhất do lượng khí phát thải lớn2
nhất. Tuy nhiên, xét về góc độ phân tử, khí mê-tan (CH ) và ni-4
tơ oxit (N O) có tác động lần lượt gấp 23-25 và 310 lần trong2
việc làm nóng bầu khí quyển so với khí CO , theo đánh giá của2
U.C
SRI LÀM GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN
9
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Theo nhà khoa học Kirk Smith, tính đến năm 2017, cứ 1 tấn
khí CH phát thải ở thời điểm hiện nay sẽ tạo ra hiệu ứng làm4
nóng Trái Đất cao hơn một tấn khí CO phát thải cùng thời2
điểm (Xem biểu đồ kế bên). Khí CH phát thải từ những hoạt4
động nông nghiệp phần lớn bắt nguồn từ những cánh đồng
ngập nước và từ những loài động vật nhai lại chiếm gần một
nửa lượng khí CH do con người tạo ra. Khí CH được tạo ra4 4
do những vi khuẩn kỵ khí trong đất bị mất ôxy do ngập úng
thường xuyên. Việc tạo cho đất luôn ở trong điều kiện háo
khí giúp giảm một cách đáng kể lượng phát thải khí CH4
(Nguyên và đồng sự 2007). Theo một nghiên cứu của Viện
Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, hàng năm lượng phát thải
khí CH sẽ giảm gần 1/3 nếu tất cả những cánh đồng ngập4
nước được tháo cạn ít nhất một lần trong suốt mùa vụ và
rơm được vùi vào đất vào cuối vụ (Yan và đồng sự 2009).
Các phương pháp SRI khuyến khích việc tháo nước khỏi
ruộng một vài lần trong toàn vụ.
Những chuyến nghiên cứu thực địa tại Đại học Nông nghiệp
Bogor ở In-đô-nê-xi-a đã khẳng định SRI làm giảm đáng kể
lượng khí CH phát thải. Theo những đánh giá về tác động4
của hệ thống quản lý SRI về bón phân hữu cơ lên hiệu ứng
phát thải khí nhà kính thì những cánh đồng SRI thí điểm hầu
như không có hiện tượng tăng phát thải N O (Iswandi 2008).2
Nghiên cứu của Trung Quốc được đề cập ở phần trên đã đi
đến kết luận với việc giảm ngập nước trên ruộng và vùi rơm
vào đất ở cuối vụ thì những lợi ích thu được từ giảm phát thải
khí CH sẽ không dẫn đến việc tăng N O. Trường Đại học4 2
Nông nghiệp Tamil Nadu của Ấn Độ hiện cũng đang nghiên
cứu giảm phát thải khí CH từ những cánh đồng áp dụng SRI4
so với những phương pháp canh tác khác.
CẮT GIẢM LƯỢNG PHÁT THẢI MÊ-TAN
MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH TRƯỚC MẮT
… Phân đạm là “một trong ba nguy cơ
đe dọa lớn nhất đối với hành tinh của
chúng ta, chỉ sau mất đa dạng sinh
học và Biến đổi khí hậu”
KHÁI QUÁT
— John Lawton, Cựu tổng giám đốc điều hành,
Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên,
Vương quốc Anh
SRI CÓ THỂ HẠN CHẾ SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM
Ngành nông nghiệp hiện đại phụ thuộc nhiều vào phân bón
tổng hợp nhằm duy trì sản lượng mùa vụ, đặc biệt là phân
đạm vô cơ. Việc sử dụng phân đạm đã tăng gần 20 lần trong
50 năm qua (Glass 2003), trở thành một trong những tác
nhân gây ra phát thải khí N O và axit nitric, gây ra mưa axit.2
Khoảng một nửa lượng phân đạm được sử dụng trong trồng
lúa, ngô và lúa mì, trong đó trồng lúa chiếm 16%. Chỉ khoảng
30-50% lượng phân đạm dùng trong canh tác cây trồng
được cây hấp thụ. Trong điều kiện ngập nước, lượng phân
đạm thoát ra ngoài môi trường có thể lên đến 60% (Ghosh
và Bhat 1998). Các nguồn nước uống ô nhiễm có chứa hàm
lượng đạm cao, tích tụ nitrat có thể đầu độc cá và hệ sinh
thái biển.
Nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn, nhu cầu phân đạm
được dự báo có thể tăng 65% tính đến năm 2050, dẫn đến
lượng phát thải đạm vào không khí và nguồn nước tăng gấp
đôi (Rashid và đồng sự 2005). Cựu Tổng điều hành Hội
đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên đã so sánh việc gia
tăng sử dụng phân đạm như “ một trong ba nguy cơ lớn nhất
đối với hành tinh của chúng ta, chỉ sau mất đa dạng sinh học
và BĐKH” (Giles 2005).
Bằng cách áp dụng chất hữu cơ để cải tạo cấu trúc đất, sinh vật
đất và thông qua tăng cường tính hiệu quả sử dụng chất dinh
dưỡng (Zhao 2009), nông dân có thể hạn chế sử dụng phân
đạm và cắt giảm chi phí. Trong khi phân đạm trong các nguyên
liệu vô cơ đầu vào có thể gây ra phát thải khí nhà kính, thì hầu
hết phân đạm được sản xuất có nguồn từ các sản phẩm hóa
dầu gián tiếp gây phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất
và vận chuyển; chúng không có tác dụng lâu dài đối với việc cải
thiện chất lượng đất. Ngược lại, những nguyên liệu đầu vào
hữu cơ hầu như không mất chi phí sản xuất hay vận chuyển và
giúp cải tạo độ màu mỡ của đất về lâu dài.
Oxfam hiện đang hỗ trợ việc sử dụng phân đóng dạng viên,
được vùi vào trong đất, nhờ vậy giảm thất thoát chất dinh
dưỡng từ những ruộng lúa vào sông hồ. Dù phương pháp SRI
sử dụng toàn bộ phân hữu cơ hay kết hợp phân hữu cơ và phân
đạm vô cơ đều làm giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính do
việc sử dụng quá tải, sản xuất và vận chuyển trên quãng đường
dài các loại phân hóa học.
“…gần một nửa lượng phát thải đang làm Trái Đất ấm lên
trong 20 năm tới do CO gây ra. Khí CH và một số khí khác2 4
như carbon monoxit (CO), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
và hạt than đen gây ra hầu hết những thay đổi này. Các mô
hình gần đây đã cho thấy cách thức hiệu quả nhất để hạn
chế hiện tượng làm nóng Trái Đất trong thế kỷ 21 là ngay
lập tức giảm lượng phát thải của những khí này và duy trì
phát thải ở mức thấp. Nguy cơ đe dọa sức khỏe con người
của những chất gây ô nhiễm không khí này cao hơn tất cả
những nguy cơ môi trường và căn bệnh khác, ví dụ như
bệnh sốt rét và bệnh lao. Việc cắt giảm phát thải khí CH và4
một số chất ô nhiễm tạo ra từ phát thải khí nhà kính khác có
thể giúp bảo vệ sức khỏe con người. Nó này nằm trong khả
năng của chúng ta và đem lại rất nhiều lợi ích trước mắt.”
— Giáo sư Kirk Smith, Khoa Sức khỏe Môi trường toàn
cầu, Đại học California, Theo Berkeley
Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ
Việc chuyển đổi mô hình canh tác tưới tiêu sang mô hình SRI là
một chiến lược đầy hứa hẹn với chi phí thấp giúp giảm phát thải
CH trêntoàncầu.4
10
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Lượng CH4 phát thải trên toàn cầu
từ các nguồn khác nhau năm 2000
Khí tự nhiên
15%
Than đá
8%
Dầu
1%
Rác thải rắn
13%
Nước thải
10%
Nhiên liệu
1%
Đốt cháy
nhiên liệu
sinh học
4%
Đốt cháy
sinh khối
5%
Lên men ruột
28%
Phân
4%
Lúa
11%
BÁO CÁO QUỐC GIA
Những kinh nghiệm về SRI:
Báo cáo quốc gia từ
Mali, Việt Nam và Ấn Độ
11
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
GIỚI THIỆU CÁC BÁO CÁO QUỐC GIA
D
ù ở Ấn Độ, Mali hay Việt Nam, những hộ gia
đình nhỏ, đại diện cho lớp người nghèo trên thế
giới mà chúng tôi cùng làm việc, hiện đang đều
phải đối mặt với những thách thức như nhau.
Những thách thức này bao gồm diện tích đất
canh tác ít, lợi nhuận thấp do sản lượng thu được không đủ
bù lỗ cho chi phí đầu tư mua giống, hóa chất, nợ nần, nguồn
cung nước không đủ hoặc thất thường, đất bị sử dụng quá
tải, mùa màng thất bát do các hiện tượng thời tiết cực đoan,
sâu hại, khó tiếp cận thị trường và thông tin, thiếu hoặc sử
dụng quá tải nguyên liệu đầu vào.
Đặt trong bối cảnh cần phải tìm kiếm những giải pháp nhằm
cải thiện đời sống của những hộ gia đình nông thôn dễ chịu
tổn thương, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội
dân sự đã tiến hành nghiên cứu SRI. Africare, Oxfam và
WWF hiện đang ở những giai đoạn trải nghiệm khác nhau
về thực hành, đánh giá và thúc đẩy mô hình SRI.Africare bắt
đầu thí điểm SRI trên đồng ruộng tại Timbuktu, Mali năm
2007. Tháng 2/2010, cuộc họp cấp quốc gia đầu tiên về SRI
đã được tổ chức tại Mali nhằm trình bày kết quả của ba dự
án tiến hành tại năm trên tổng số tám vùng của Mali, với sự
tham gia của 450 nông dân. Oxfam đã hỗ trợ ứng dụng SRI
tại khu vực sông Mê-kông từ năm 2003 và nhân rộng cho
264.000 nông dân Việt Nam và 100.000 nông dân Cam-pu-
chia. Trong khi đó, WWF đã tiến hành đánh giá, thúc đẩy các
nguyên tắc SRI tại Ấn Độ từ năm 2004,với sự tham gia của
hơn 600.000 nông hộ sản xuất quy mô nhỏ thông qua rất
nhiều các sáng kiến của xã hội dân sự, Chính phủ, các
trường đại học, cộng đồng và khu vực tư nhân.
Những báo cáo quốc gia được soạn thảo trình bày phần nào
về SRI và các tổ chức đang làm việc về SRI. Oxfam hỗ trợ
các hoạt động SRI ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. WWF
hỗ trợ các hoạt động SRI trên diện rộng tại Ấn Độ, Morocco
và hỗ trợTanzania trên diện nhỏ hơn.
Tại Ấn Độ, hiện nay WWF đang hướng đến việc áp dụng
SRI trên những loại cây trồng khác đang “khát” nước như
mía và lúa mì.
SRI đã được công nhận tại 40 quốc gia và trong các điều kiện trồng lúa khác nhau. Từ trái qua phải: Rio Grande do Sul ở phía Nam Bra-
xin; Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc gia tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc; và người nông dân đầu tiên áp dụng SRI thuộc dự án MWEAở
Kenya.
BÁO CÁO QUỐC GIA
Mặc dù vậy, những quốc gia này cũng cho thấy sự đa dạng
về điều kiện xã hội và hệ sinh thái nông nghiệp mà trong đó
SRI đang được áp dụng, những lợi ích, cũng như các hạn
chế, phương thức tiếp cận và các chiến lược nhân rộng. Ở
các nước này, chúng tôi cùng những tổ chức đối tác trong
nước đã làm việc tích cực và chặt chẽ với nông dân, vì vậy,
những kiến thức về SRI bước đầu đã để lại những ấn tượng
tích cực với người nông dân và cộng đồng.
CÁC LỰA CHỌN
Thực tế ở các quốc gia áp dụng SRI cho thấy SRI không
phải là một kỹ thuật tập quán. Không mang tính chất áp đặt
như một công thức kỹ thuật, SRI có thể được ví như một
thực đơn, bao gồm rất nhiều sự lựa chọn nhằm tăng cường
tính hiệu quả của đất canh tác, sức lao động, nước, chất
dinh dưỡng và vốn. Kết quả tối ưu nhất sẽ đạt được nếu
tuân thủ tất cả các bước do có hiệu ứng hiệp lực giữa các
bước. Tuy nhiên, người nông dân có thể lựa chọn tuân thủ
tất cả các bước hoặc một số bước mà họ thấy phù hợp và
tùy điều kiện thực tế cho phép. Dù triển khai bất kỳ bước nào
thì người nông dân cũng sẽ nhận thấy những tiến bộ rõ rệt
làm họ phấn khích và khuyến khích các nông dân khác áp
dụng. Như vậy, những gì được “tăng cường” là kiến thức, kỹ
năng và cách thức quản lý, chứ không phải là tăng số lượng
nguyên liệu đầu vào trong sản xuất.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao kết quả thu được
không giống nhau ở các quốc gia, và thậm chí kết quả không
giống nhau ngay trên những cánh đồng liền kề. Kết quả tùy
thuộc vào đất, khí hậu, những khó khăn của từng địa
phương, các bước được áp dụng và chất lượng của công
tác quản lý. Điều này giúp lý giải vì sao một số nông dân có
thể tăng sản lượng lên gấp ba lần trong khi một số người
khác bước đầu chỉ có thể tăng sản lượng lên 20%. Thông
thường, nếu người nông dân càng có kỹ năng và tự tin thì
hiệu quả mùa vụ càng cao. Mặc dù lúc đầu cũng có một số
tranh cãi giữa các nhà khoa học đối với những báo cáo về
12
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Tầm quan trọng của SRI không chỉ ở
chỗ giúp nông dân tăng sản lượng,
giảm lượng nước mà còn ở những lợi
ích xã hội và môi trường mà SRI
mang lại
SRI, tuy nhiên những tranh cãi đã lắng xuống khi những
nghiên cứu khoa học đánh giá tác động của SRI bắt đầu
được xuất bản trên phạm vi quốc tế, được kiểm chứng và khi
SRI được các cơ quan Chính phủ của các quốc gia có thế
mạnh về sản xuất lúa gạo như Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a,
Cam-pu-chia và Việt Nam ủng hộ dựa trên những đánh giá
và kinh nghiệm thực tiễn về SRI.
Vẫn còn tồn tại một số ý kiến xung quanh vấn đề liệu SRI có
thể làm được điều mà các nhà khoa học vẫn gọi là “cách
quản lý tối ưu” hay không do các kết quả thu được không
nhất quán. Tuy nhiên, không nên so sánh SRI với những
biện pháp canh tác chi phí cao, đòi hỏi đầu vào lớn vì những
phương pháp này nằm ngoài khả năng của những nông dân
nghèo, những người cần tăng hiệu quả sản xuất lên mức
cao nhất dựa vào những nguồn lực rất hạn chế về đất đai,
sức lao động, vốn và nước tưới.
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH CỦA
CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC CẢI THIỆN
Tầm quan trọng của SRI không chỉ ở chỗ giúp nông dân tăng
sản lượng đồng thời giảm lượng nước mà SRI còn mang lại
những lợi ích xã hội và môi trường. Nên lưu ý là phương
pháp này mang tính linh hoạt cao. Nông dân có thể áp dụng
các bước tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế và tùy theo kỹ
năng cũng như kiến thức mà họ tiếp thu được. Các phương
pháp có thể áp dụng cho mọi giống lúa và trên các đồng
ruộng có diện tích khác nhau, từ quy mô nhỏ đến lớn. Tuy
nhiên, các phương pháp được thiết kế đặc biệt phù hợp với
nhu cầu của các hộ gia đình hạn chế về các nguồn lực và
chủ yếu phụ thuộc vào các thửa ruộng diện tích nhỏ. Vì vậy,
các phương pháp SRI về căn bản vì người nghèo.
Các hộ nông dân nghèo có nguồn lực tài chính hạn hẹp và
không có nhiều sự lựa chọn hiện đang chịu áp lực lớn để duy
trì nguồn thu nhập ít ỏi và họ hầu như không được trang bị để
ứng phó với những biến động giá cả của nguyên liệu đầu
vào và rất khó phục hồi khi mùa màng thất bát hay gia súc
chết. SRI và các lợi ích của nó trang bị cho người nông dân
những chiến lược tự quản lý rủi ro, năng lực và các hệ thống
nông trang để có thể tự khôi phục sau các sự cố. Yếu tố này
đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiệt độ và các hiện
tượng bất thường của thời tiết được dự báo sẽ gia tăng
trong những thập kỷ tới. Các chiến lược theo báo cáo từ
những chương trình ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Ấn Độ và
Mali và theo quan sát ở một số quốc gia khác sẽ được tóm
tắt ở trang 14.
YÊU CẨU ĐÒI HỎI VÀ CHI PHÍ
SRI hiện đang được liên tục cải thiện và sự sáng tạo của
người nông dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các thực
hành về tuổi mạ và mật độ cấy, quản lý nguồn nước, quản lý
sâu bệnh và các lựa chọn sử dụng phân bón được áp dụng
tùy vào điều kiện của từng địa phương và tùy mùa vụ. Mặc
dù, SRI có thể áp dụng được trong rất nhiều các điều kiện và
các hệ thống cây trồng khác nhau nhưng người nông dân
vẫn gặp một số cản trở khi tiếp thu những kỹ thuật và tiến bộ
mới. Những khó khăn có thể kế đến như thiếu hệ thống thoát
nước và kiểm soát nguồn nước tốt, nguồn lực lao động
không sẵn có, đặc biệt trong giai đoạn học hỏi những kiến
thức mới về SRI, mạ non dễ bị tổn thương, không có đủ phân
hữu cơ bón cho ruộng, không thể tiếp cận được các công cụ
như dụng cụ làm cỏ, dụng cụ đánh dấu và hơn nữa nông dân
còn rất e dè trong việc chuyển đổi từ canh tác tập quán sang
những phương pháp được giới thiệu trong các chương trình
khuyến nông. Một số khó khăn có thể được khắc phục nhờ
học hỏi, thực hành thêm hoặc tiếp cận với những công cụ,
trong khi đó, một số khó khăn khác có thể được khắc phục
nhờ những cải thiện về môi trường chính sách và thể chế tạo
điều kiện cho SRI được nhân rộng ra cả vùng và toàn bộ
châu thổ.
Trong giai đoạn đầu, các bước SRI có thể đòi hỏi nhiều sức
lao động hơn – chủ yếu cho công đoạn làm đất và làm cỏ.
Hầu hết các nông dân áp dụng SRI nhận thấy rằng nhờ nắm
bắt được kỹ năng và kỹ thuật nên hiệu quả công việc của họ
được cải thiện và việc áp dụng SRI thực sự tiết kiệm được
sức lao động. Ví dụ, ở Cam-pu-chia và Việt Nam, phụ nữ đã
ghi nhận việc tiết kiệm sức lao động trong giai đoạn cấy là
một điểm mạnh của SRI. Việc nhân rộng SRI khuyến khích
những sáng kiến và đánh giá của nông dân. SRI khuyến
khích nông dân có trách nhiệm hơn với việc thích ứng và đổi
mới, đóng góp cho sự phát triển nguồn nhân lực ở các khu
vực nông thôn và giúp nông dân nhận biết và sử dụng một
cách tốt hơn những tiến bộ khác.
Những độc giả ở các quốc gia khác quan tâm đến các hoạt
động SRI, về các khía cạnh liên quan đến nghiên cứu và
khoa học có thể tham khảo các bài báo và các nguồn tư liệu
khác trong phần Phụ lục.
BÁO CÁO QUỐC GIAGIỚI THIỆU
Phương pháp SRI đã đem lại hiệu quả tại rất nhiều địa phương nơi người dân đang dần hồi phục sau các cuộc bạo động và thảm họa thiên tai.
Tại miền Bắc Afghanistan, Tổ chức Aga Khan hiện đang giới thiệu SRI trong những điều kiện rất khó khăn. Trong năm 2009, đối chiếu những
kết quả thu được từ 27 nông dân cho thấy sản lượng đạt được đã tăng một cách đáng kể (Theo Thomas và Ramzi, 2009).
13
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
So sánh sản lượng thu được giữa phương pháp SRI
và phương pháp tập quán – Nông dân ở Baghlan
Baghlan - phương pháp tập quán
Số thứ tự nông dân
Tấn/ha
Baghlan - SRI
SRI tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng của hộ nông dân
trước Biến đổi khí hậu
Những lợi ích được báo cáo và công nhận
Sản lượng cao hơn tính theo một đơn vị diện
tích đất, công lao động và vốn đầu tư
Sản lượng lúa gạo bình quân tăng 20%-50%, thậm chí còn cao hơn, không những giúp
tạo ra nhiều lương thực hơn mà còn giải phóng đất và sức lao động cho các hoạt động
sản xuất khác. Năng suất cao hơn trên mỗi đơn vị diện tích đất làm giảm áp lực mở rộng
diện tích canh tác gây ảnh hưởng tới các hệ sinh thái khác
GIỚI THIỆUBÁO CÁO QUỐC GIA
Tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với BĐKH
Giảm gánh nặng công việc của người phụ nữ
Phụ nữ ghi nhận phương pháp SRI giúp họ tiết kiệm được thời gian và bớt đi nỗi vất vả
cực nhọc cấy trồng do họ mất ít thời gian hơn cho công việc chăm sóc và cấy mạ non,
việc cấy mạ non cũng dễ dàng hơn và mất ít thời gian tát nước hơn. SRI giúp phụ nữ có
thêm thời gian cho công việc khác như trồng rau để cải thiện bữa ăn trong gia đình và
tạo điều kiện cho các thành viên khác trong gia đình tìm kiếm công việc phi nông nghiệp
khác. Như vậy, SRI giúp đa dạng hoá nguồn thu nhập của hộ nông dân.
Giảm nhu cầu nước tưới
Áp dụng SRI, nhu cầu nước tưới giảm từ 25-50% do nước chỉ được tưới để duy trì điều
kiện đất thoáng khí. Nông dân có thể tiến hành canh tác lúa ở cả những khu vực ngày
càng khan hiếm nước hoặc khó dự báo chế độ mưa. Nông dân có thể giảm thất bát mùa
màng do mùa mưa đến muộn hoặc lượng mưa ít. Nhu cầu nước ít hơn đồng nghĩa với
việc nông dân sẽ có nhiều nước sử dụng hơn. Nước có thể được sử dụng để tưới cho
các loại cây trồng khác, phục vụ nhu cầu con người và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên.
Giảm tỷ lệ giống
Nhờ giảm được 80-90% giống nên người nông dân cần ít diện tích đất hơn để gieo mạ.
Mạ cấy bình thường với tỷ lệ 50-70kg/ha trong khi đó mạ cấy theo phương pháp SRI
với tỷ lệ chỉ 5-7kg/ha, giúp nông dân có thêm gạo để ăn thay vì để dành làm giống.
Những đám đất gieo mạ nhỏ nên rất dễ quản lý và tiết kiệm diện tích đất.
Giảm sự phụ thuộc vào phân hoá học, thuốc
diệt cỏ và thuốc trừ sâu
Chi phí phân bón và nguyên liệu đầu vào cao là một trong những nguyên nhân khiến
người nông dân quan tâm đến SRI do SRI giúp họ hạn chế sử dụng các hoá chất mà
không làm giảm sản lượng. Lượng hoá chất sử dụng giảm cũng mang lại những lợi ích
về sức khoẻ cho người nông dân và gia súc. Lượng hoá chất sử dụng giảm kết hợp với
chất lượng đất và nước được cải thiện tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với môi
trường.
Tăng cường khả năng chống chịu trước ảnh
hưởng của mưa bão (cũng như các đợt rét)
BĐKH hiện nay đang gây ra những cơn bão thường xuyên với sức tàn phá mạnh hơn,
gây thiệt hại cho cây lúa. Đây thực sự là một thảm hoạ với người nông dân. Cây lúa bị
đổ gãy rất dễ bị thối mục và gây khó khăn cho việc gặt. Các phương pháp SRI giúp cây
lúa có bộ rễ ăn sâu và khoẻ hơn, khó bị gãy rạp và đổ.
Tăng cường khả năng chống chịu với hạn hán
Cây lúa SRI có bộ rễ ăn sâu vào lòng đất. Ở độ sâu lớn hơn, cây có thể lấy được độ ẩm
và chất dinh dưỡng tốt hơn từ đất. Đặc điểm này đóng vai trò rất quan trọng khi nguy cơ
lượng mưa thay đổi ngày càng tăng trong suốt cả mùa vụ như hiện nay.
Mùa vụ ngắn hơn
Với cùng một giống lúa SRI có thể gặt sớm hơn 1-2 tuần, thậm chí 3 tuần so với lúa
trồng theo phương pháp tập quán. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa mang lại
lợi ích cho môi trường. Nông dân có thể sử dụng ruộng để trồng các cây ngắn ngày như
rau, hoặc có thể trồng gối vụ lúa mì sớm hơn và cho sản lượng cao hơn. Mùa vụ ngắn
hơn giúp giảm nhu cầu về nước, giảm nguy cơ sâu bệnh và nguy cơ bị tan phá bởi mưa
bão thường xảy ra vào cuối vụ.
Tốn ít giống và giảm thời gian gieo mạ giúp tạo
ra sự linh hoạt
Nếu cây trồng có khả năng chống chọi tốt với các điều kiện bất lợi của thời tiết thì nông
dân sẽ dễ dàng tìm giống và gieo lại mạ vì SRI chỉ đòi hỏi bằng 1/10 lượng giống và mạ
có thể được cấy sau 8-15 ngày, thay vì 30-45 ngày so với cấy tập quán. Nếu nông dân
phải đi xa kiếm việc làm thêm thì họ có thể đi sớm hơn sau khi cấy mạ xong, và nếu gặp
rủi ro phải cấy lại thì họ chỉ cần ít thời gian để ở lại nhà.
Tăng sản lượng và tiềm năng thị trường của
các giống lúa truyền thống giúp các giống lúa
này có thể tồn tại
Áp dụng SRI, nông dân có thể thu được sản lượng cao hơn từ những giống lúa truyền
thống, hầu hết các giống này mang đặc tính di truyền thích ứng tốt hơn với BĐKH. Các
giống địa phương thường có giá cao hơn trên thị trường. Đa dạng sinh học giống lúa
đã giảm mạnh từ những năm 1960. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy rất nhiều các
giống truyền thống chứa hàm lượng sắt và prô-tê-in cao hơn. Việc cải tạo và bảo tồn
các giống cây trồng vật nuôi có thể tạo ra đa dạng di truyền nhằm ứng phó với những
điều kiện nuôi trồng bất lợi và duy trì tính bền vững của các hệ thống canh tác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng thử nghiệm và
tính sáng tạo của nông dân
Việc nhân rộng các mô hình về SRI thúc đẩy nông dân sáng tạo và tự đánh giá. SRI
khuyến khích nông dân có trách nhiệm hơn với việc thích ứng và sáng tạo, góp phần
phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn và giúp nông dân có thể phát hiện và khai thác
những sáng kiến khác.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng thử nghiệm và
tính sáng tạo của nông dân
Với sản lượng thu được cao tính trên 1 đơn vị diện tích đất trồng trọt, nhiều nông dân đã
sử dụng một phần diện tích đất để trồng thêm một số loại cây khác giàu chất dinh dưỡng
và cho lợi nhuận cao như hoa quả, rau, đậu, nuôi thả gia súc, cải thiện bữa ăn và tạo
thêm thu nhập. Việc cắt giảm sử dụng hoá chất làm cho hệ thống canh tác thích hợp
hơn với việc nuôi cá, nuôi gà vịt. Các hệ thống cây trồng được đa dạng giúp bảo vệ đa
dạng sinh học và tích tụ các-bon vào trong đất.
Tăng khả năng kháng chịu sâu bệnh BĐKH cũng là tác nhân làm gia tăng sự hoành hành của các loài sâu bệnh do nhiệt độ
tăng cao và lượng mưa thay đổi. Theo cách thức quản lý của SRI, mùa màng sẽ ít thiệt
hại vì sâu bệnh mặc dù sử dụng ít hoá chất hơn.
14
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
BÁO CÁO QUỐC GIAGIỚI THIỆU
SRI làm vơi đi nỗi vất vả trong
việc cấy trồng lúa của người
phụ nữ. Làm việc trên những
mảnh đất gieo mạ nhỏ hơn, ít
mạ hơn với các công cụ tiết
kiệm lao động đã giúp họ có
thêm thời gian cho những hoạt
động khác. SRI cũng giúp phụ
nữ thoát cảnh ngâm nước hoặc
cúi khom lưng hàng giờ liền,
gây ảnh hưởng không tốt tới
sức khoẻcủahọ.
Nhờ áp dụng SRI, nhiều nông dân có thể tăng thu nhập cho gia
đình do bán lúa ở thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là
các giống lúa truyền thống, nhờ vậy mà thúc đẩy việc bảo tồn đa
dạng sinh học giống lúa . Lotus Foods, một công ty ở California,
Hoa Kỳ hiện đang nhập khẩu gạo sản xuất theo phương pháp
SRI của các nông dân ở Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a và
Madagascar. Các ảnh trên: Đồng Chủ tịch của công ty, ông Ken
Lee đang kiểm định chất lượng gạo tại Cam-pu-chia; Gạo SRI
của In-đô-nê-xi-a được cấp chứng nhận Tốt cho Cuộc sống; và
trưng bày các sản phẩm gạo SRI tại Hội chợ Thương mại năm
2009.
Lúa SRI có bộ rễ khoẻ và bám sâu hơn vào lòng đất giúp
chúng chống chịu tốt hơn với gió bão. Đây là hình ảnh
cánh đồng lúa của thôn Đông Trù, phía bắc Hà Nội sau
một trận bão. Cánh đồng SRI ở bên trái, cánh đồng canh
táctậpquánởbênphải
Với cùng một giống lúa, lúa SRI thường có thể thu hoạch
sớm hơn trước một vài tuần so với lúa trồng tập quán. Ở
Mali có thể thấy lúa SRI (bên phải) chín sớm hơn lúa trồng
theo truyền thống (bên trái). Hai cánh đồng trồng cùng
một giống lúa, được cấy cùng một ngày. Mùa vụ ngắn hơn
đem lại một số lợi ích: nhu cầu tưới tiêu ít hơn nhờ vậy mà
giảm được lượng nước và chi phí bơm nước; thời gian cho
thu hoạch ngắn hơn cho phép người nông dân chuyển sang
cácgiốngdàingàyhơn,chonăngsuấtcaohơn.
SRI khuyến khích nông dân
sáng tạo và khuyến khích sự
phát triển của những doanh
nghiệp nhỏ. Đây là ví dụ về
việcsáng chếra dụngcụlàm
cỏ, dụng cụ này có thể làm
cỏ hai hàng cùng một lúc và
có thể điều chỉnh cho phù
hợp với khoảng cách giữa
haihàng.
15
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Trên các ruộng mạ truyền thống (ảnh phía trên bên trái), phụ
nữ ngồi ngâm trong nước hàng giờ để nhổ mạ, điều này rất
không tốt cho sức khỏe. Rễ mạ sau đó được rửa sạch và rũ bỏ
đất bám xung quanh rễ trước khi mạ được bọc lại và đem ra
ruộng. Mạ SRI (ảnh bên phải) được xúc một cách nhẹ nhàng
bằng cuốc và vận chuyển mạ ra đồng trở thành “trò chơi của
trẻcon”
KINH NGHIỆM LÀM AFRICARE TẠI MALISRI CỦA
BÁO CÁO QUỐC GIA
A
fricare bắt đầu hoạt động tại Mali từ năm 1973,
làm việc với cộng đồng nhằm tăng sản lượng
lương thực và thu nhập cho người dân nông
thôn, cải thiện sức khoẻ, điều kiện dinh dưỡng
và quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài
nguyên nước.
Từ năm 1997, Africare tập trung nỗ lực triển khai Chương
trình an ninh lương thực tổng hợp tại Timbuktu. Vùng đất
khô cằn giáp sa mạc Sahara này là một trong những khu vực
bất ổn lương thực nhất tại Mali. Lượng mưa trung bình hàng
năm chỉ khoảng 150-200 mm. Vì thế sản xuất nông nghiệp
phụ thuộc nhiều vào lưu lượng nước của con sông Niger và
lượng nước lũ lên theo mùa của các nhánh sông và ao hồ.
Theo truyền thống, nông dân sử dụng nước lũ hàng năm để
tiến hành canh tác trên các bãi bồi khi nước lũ rút hoặc canh
tác lúa nước sâu ngay trong mùa lũ. Phạm vi của lũ quyết
định diện tích đất canh tác hàng năm. Phạm vi lũ thay đổi
thường xuyên làm cho sản xuất nông nghiệp không bền
vững. Sản lượng thường rất thấp, chưa đến 1 tấn/ha, tính cả
lúa gạo và lúa miến.
Cây lúa có vai trò quan trọng trong chiến lược vùng cũng
như đối với toàn bộ quốc gia này. Lúa gạo hiện ngày càng
được cư dân thành thị ưa chuộng thay vì lúa miến, kê và
cũng được ưa chuộng ngay tại các vùng nông thôn nơi sản
xuất ra sản phẩm này. Luợng tiêu dùng hàng năm tính theo
đầu người đã tăng gấp ba lần trong 20 năm qua, từ 34kg/
người/ năm lên 94kg/ người/ năm. Để tăng sản lượng, diện
tích tưới tiêu đã được mở rộng, giúp nông dân tăng năng
suất lên 4-6 tấn/ha.
Africare đã làm việc với những nông dân để xây dựng các
mô hình thủy lợi nhỏ, mỗi mô hình khoảng 30-35 ha, được
tưới tiêu bằng một máy bơm chạy động cơ điêzen. Tuy
nhiên, trong các mô hình này, 80-100 nông dân phải chung
nhau một khu ruộng được tưới tiêu. Diện tích canh tác được
tưới tiêu cho mỗi hộ gia đình khoảng 1/3 ha. Việc tăng sản
lượng lên tối đa và sử dụng một cách tối ưu nhất đầu vào
trong đó có tài nguyên nước trên những cánh đồng diện tích
nhỏ này có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác giảm
nghèo.
Chương trình Sáng kiến An ninh Lượng thực Goundam
đượcAfricare triển khai với nguồn tài trợ của tổ chức USAID
đã tiến hành thí điểm SRI lần đầu tiên vào năm 2007 nhằm
đánh giá hiệu quả mô hình SRI so với các phương pháp
canh tác tập quán khác tại Timbuktu, đồng thời đánh giá tác
động tiềm năng của SRI đối với vấn đề an ninh lương thực.
Các cố vấn kỹ thuật của SRI đã chọn lựa các nguyên tắc và
các bước tiến hành SRI để đưa vào thử nghiệm. Hộ gia đình
ông Imam ở làng Douegoussou, trưởng làng và đồng thời là
nông dân đầu tiên thử nghiệm mô hình trên ruộng nhà mình,
tự bỏ công lao động và các nguyên liệu đầu vào. Các bước
bao gồm cấy mạ non một dảnh/khóm mắt sàng vuông 25
cen-ti-met, bón phân hữu cơ đã cho ra sản lượng 9 tấn/ha
trong khi sản lượng cao nhất từng đạt được trước đây là 6,7
tấn/ha.
GIỚI THIỆU SRI
Dựa trên những kết quả khả quan trên, tổ chức Better U
Foundation (BUF) đã tài trợ cho Africare để tiến hành đánh
giá hiệu quả SRI trên diện rộng hơn trong vụ mùa năm 2008-
2009 nhằm:
Ÿ Thu thập thông tin về việc triển khai SRI tại các cánh
đồng trong khu vực
Ÿ Nâng cao nhận thức cơ bản về SRI tại các khu vực trồng
lúa củaTimbuktu
Ÿ Xác định tiềm năng cho việc nhân rộng mô hình SRI tại
Timbuktu và trên toàn Mali
Africare đã lựa chọn 12 thôn tại Dire và Goundam mà tổ
chức đã hợp tác trong suốt 5-10 năm qua và có đặc điểm địa
lý khác nhau. 12 thôn đã được lựa chọn tham gia thông qua
bỏ phiếu và mỗi thôn có năm nông dân tự nguyện tham gia
đánh giá SRI. Diện tích canh tác lúa của 12 thôn khoảng hơn
1.900 hec-ta, chiếm hơn 10% tổng diện tích trồng lúa ở
Timbuktu, bao gồm gần 17.200 hộ trồng lúa.
CÁCH TIẾP CẬN: NÔNG DÂN LÀM CHỦ
16
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
AFRICARE
Sản lượng bình quân trên các thửa
ruộng SRI cao hơn 66% so với các thửa
ruộng đối chứng (Xem biểu đồ). Mặc dù
phương pháp SRI giúp tiết kiệm được
3,5-5 lần giống trong giai đoạn cấy, một
dảnh mạ SRI trung bình cho ra hơn 50%
nhánh so với cấy 3 dảnh trong các ô
ruộng đối chứng. Khi thu hoạch, số
lượng bông lúa SRI trên mỗi mét vuông
cao hơn 31% so với các ruộng đối
chứng. Ảnh bên: anh Bouba Boureima,
một nông dân ở làng Morikoira đang
cầm một khóm lúa 3-4 bông ở ruộng đối
chứng (bên trái) và một khóm lúa SRI
(bênphải).
BÁO CÁO QUỐC GIA
Africare cung cấp cho mỗi thôn một dụng cụ làm cỏ (một loại
dụng cụ đơn giản mà trước đây chưa được biết đến tại
những thôn này) và hỗ trợ kỹ thuật cho họ. Cứ 15 nông dân
lại có một người hướng dẫn cách thức áp dụng các bước
SRI. Lãnh đạo phụ trách nông nghiệp tại Goundam đảm bảo
những số liệu được thu thập theo đúng nguyên tắc. Các
nông dân tình nguyện đã đi thăm ruộng của nhau cũng như
mời những người muốn học hỏi về SRI đến thăm ruộng của
mình. Họ cũng tham gia vào các cuộc đánh giá doAfricare tổ
chức, đề xuất các khuyến nghị và tham gia xây dựng giáo
trình tập huấn về SRI.
Nông dân tự lựa chọn kích thước thửa ruộng, giống lúa,
phân bón và tự lo các nguyên liệu đầu vào. Các thửa ruộng
gieo mạ SRI và các thửa ruộng đối chứng (trung bình
khoảng 400 m2) được gieo cùng một loại giống vào cùng
một ngày. Mạ non được cấy 10-12 ngày sau khi hạt nảy
mầm, cấy một dảnh.Trên các thửa ruộng đối chứng, mạ non
được cấy trung bình khoảng 29 ngày sau khi hạt nảy mầm,
cấy 2-5 dảnh. Do việc phân bổ nước được xây dựng trước
theo kế hoạch tưới tiêu nên việc tiết kiệm nước không thực
sự tối ưu.
Ngành nông nghiệp đã đưa ra khuyến nghị nên bón 200kg
phân urê cho mỗi hec-ta lúa. Các nông dân áp dụng SRI
được khuyến cáo chỉ nên bón phân hóa học trong trường
hợp thực sự cần thiết, và nên hạn chế tối đa việc sử dụng
phân bón.Tất cả các nông dân áp dụng SRI đã bón phân
chuồng và giảm lượng phân urê xuống mức 120kg/ha so
với 145 kg/ha trên các ruộng đối chứng.
NĂNG SUẤT CAO HƠN,
THU NHẬP TỐT HƠN
Năng suất tăng cùng với các lợi ích kinh tế của SRI đã được
ghi nhận ở cả 12 thôn. Việc áp dụng SRI còn tùy thuộc vào
loại đất, loại giống, chế độ phân bón và làm cỏ. 53 nông dân
áp dụng SRI đã thu được năng suất bình quân 9,1 tấn/ha,
cao hơn 66% so với năng suất bình quân thu được trên các
ruộng đối chứng (5,5 tấn/ha). Năng suất bình quân trên các
ruộng liền kề của các nông dân không áp dụng SRI là 4,86
tấn/ha.
Chi phí đầu vào trên mỗi hec-ta khi áp dụng phương pháp
SRI có cao hơn một chút. Đó là các chi phí cho công làm đất,
cấy và làm phân chuồng. Hầu hết nông dân áp dụng SRI
không mua phân bón mà thu gom và tự vận chuyển phân
đến các cánh đồng. Các tính toán trên dựa vào giá cả và chi
phí do nông dân thông báo. Do lợi nhuận thu về của SRI cao
gấp 2,1 lần so với các ruộng đối chứng nên nhìn tổng thể lợi
nhuận vẫn cao hơn. Tính theo giá thị trường hiện nay, lợi
nhuận ròng mà các nông dân thu được từ SRI là 1 triệu
CFA/ha (tương đương 2.220 đô la Mỹ) trong khi đó lợi nhuận
ròng của các ruộng mẫu là 490.000 CFA/ha (tương đương
1.089 đô la Mỹ) (Xem Bảng chi tiết trang 18).
Nông dân rất hưởng ứng phương pháp SRI và chỉ ra hàng
loạt các lợi ích của phương pháp này như: sản lượng tăng,
giảm giống, tiết kiệm thời gian làm cỏ (dùng dụng cụ cào cỏ
thủ công), lúa sinh trưởng nhanh hơn, chất lượng tốt hơn.
Phương pháp SRI chỉ mất 6kg hạt giống/ha trong khi đó các
ruộng mẫu mất 40-60 kg hạt giống/ha. Việc tăng cường bón
phân chuồng giúp giảm 30% lượng phân hóa học. Các thửa
ruộng SRI có thể cho thu hoạch sớm hơn từ 10-15 ngày so
với các ruộng đối chứng, cho phép nông dân tránh được ảnh
hưởng của mùa đông lạnh giá và chuyển từ các loại giống
ngắn ngày cho sản lượng thấp sang các loại giống dài ngày
cho sản lượng cao hơn, như giống BG90-2. Nông dân ở các
làng Adina, Niambourgou và Donghoi thường phải hứng
chịu một đợt không khí lạnh vào thời điểm cuối vụ. Trong khi
lúa SRI đã ở giai đoạn trĩu hạt thì lúa ở ruộng đối chứng vẫn
chưa đẻ nhánh. Thêm vào đó, ở Niambourgou và Donghoi,
các đàn chim di cư thường đến vào cuối vụ, gây tổn thất lớn
cho mùa màng.
Năng suất tăng và các lợi ích kinh tế
của SRI đã được ghi nhận ở cả 12
thôn.
Mặc dù nông dân có đề cập đến một số khó khăn như công
lao động tăng cho việc làm đất và học kỹ năng cấy nhưng
nhìn chung họ không nhận thấy điểm bất lợi nào của SRI.
Người ta hy vọng rằng nông dân sẽ giảm được thời gian cấy
một khi họ đã quen cấy mạ non và cấy mạ vuông mắt sàng.
CÁC BÀI HỌC
Tại Mali, những kết quả đạt được nhờ áp dụng SRI đã làm
các kỹ thuật viên và nông dân thực sự ngạc nhiên. Rất nhiều
chỉ dẫn có phần khác với những lý thuyết do các viện nghiên
cứu và kỹ thuật đưa ra và cũng có phần khác với những nếp
nghĩ hiện nay của nông dân. Ví dụ, nông dân ở Mali cho rằng
cánh đồng càng ngập nước thì lúa càng cho sản lượng cao.
Các cán bộ khuyến nông và nông dân tin rằng việc sử dụng
nhiều phân hóa học sẽ giúp thu được kết quả tốt hơn. Việc
nhân rộng mô hình trong tương lai sẽ phải giải quyết những
sai lệch trong nếp nghĩ truyền thống này.
17
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Ruộng SRI
Số nông dân
Ruộng đối chứng
ii) Cải thiện các kỹ thuật làm đất
thông qua việc giới thiệu và
thử nghiệm các loại máy san
ủi đất và máy đánh luống.
iii) Đánh giá các bước ứng dụng
SRI trên các loại giống lúa và
giống cây trồng khác, ví dụ
giống lúa truyền thống Oryza
glaberrima của châu Phi và
các loại giống mới như
Nerica;
iv) Thử nghiệm các chế độ tưới
tiêu khác nhau nhằm đưa ra
các khuyến cáo kỹ thuật đáng
tin cậy cho vùng Timbuktu và
các địa phương khác ở Mali.
Các nông dân tham gia vào việc đánh giá SRI trên cơ sở
hoàn toàn tình nguyện. Họ tự lo các chi phí đầu vào trong khi
ở các chương trình khác, khi tiến hành các cuộc thử nghiệm
thì phải cung cấp giống và phân bón miễn phí cho nông dân.
Do nông dân phải tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động
quản lý mùa vụ nên những kết quả đạt được phản ảnh đúng
thực trạng và điều kiện của họ. Khi tiếp thu những sáng kiến
SRI và những kết quả qua việc nhân rộng có chất lượng và
trực tiếp tham gia vào công việc tính toán, đánh giá, các
nông dân và kỹ thuật viên tỏ ra cởi mở hơn trước những ý
tưởng mới, quan sát rộng hơn và xem xét lại các nếp suy
nghĩ trước đây của mình.
Những hỗ trợ kỹ thuật có chất lượng cao rất cần thiết trong
việc giúp nông dân hiểu một các triệt để các nguyên tắc SRI
và sau đó có thể tự tin tiến hành. Các kỹ thuật viên cần có
kiến thức chuyên sâu chắc chắn để hỗ trợ nông dân. Việc
soạn thảo và phổ biến các tài liệu kỹ thuật đóng một vai trò
quan trọng trong việc hỗ trợ này vì đó là các tư liệu tốt thu
thập được (làm cùng với nông dân thay vì làm cho nông
dân) nhằm thông báo cho họ biết về những quyết định của
họ cũng như các hoạt động mở rộng, nghiên cứu và chính
sách.
Các lớp tập huấn nên bao gồm cả nam giới và phụ nữ vì phụ
nữ thường chỉ tham gia vào một số khâu nhất định trong sản
xuất truyền thống. Một trong những kết quả đáng lưu ý trong
hoạt động đánh giá năm 2009 là một nhóm phụ nữ nông dân
đã tự tiến hành các bước SRI và đạt được những kết quả rất
tốt (Xem ảnh: Phụ nữ ở Findoukaina áp dụng SRI).
Để SRI thích ứng tốt hơn trong điều kiện thực tế ở Mali và
cải thiện tính khả thi về mặt kỹ thuật giúp nông dân có thể
mở rộng diện tích áp dụng SRI cần phải tiếp tục đẩy mạnh
các hoạt động sau:
i) Đầu tư cho các hệ thống sản xuất sinh khối chất lượng
cao để làm phân hữu cơ, có thể là các hầm phân trộn làm
từ rơm, phân động vật hoặc các chất hữu cơ khác (sinh
khối thực vật hoặc tất cả các loại khác). Ở những nơi sử
dụng phân tổng hợp, kỹ thuật sử dụng phân bón tổng
hợp cần được cải thiện, đặc biệt đối với phân urê. Ví dụ,
nên trộn phân urê vào đất trong giai đoạn làm cỏ sẽ giữ
được các chất dinh dưỡng thay vì cách làm thông
thường là trộn phân vào nước tưới vì làm như vậy làm
mất các chất dinh dưỡng cho đất.
COUNTRY REPORTS
AFRICARE
FP = Nông dân canh tác, nguyên liệu đầu vào thấp hơn so với các thửa ruộng mẫuđược đánh giá là canh tác tốt nhất
* Làm đất: SRI - 40% máy kéo, 60% làm bằng tay; Ruộng mẫu - 33% máy kéo, 15% làm bằng tay, 52% không cày,
Ruộng nông dân - 20% máy kéo, 80% không cày.
Ghi chú: Nông dân chưa quen áp dụng SRI trong vụ đầu tiên; họ cho rằng kết quả sẽ được cải thiện ở những vụ sau.
BÁO CÁO QUỐC GIA
Chi phí, giá trị sản xuất, lợi tức thu được từ ruộng SRI, ruộng đối chứng và ruộng của nông dân (trên mỗi hec-ta)
ĐẦU VÀO SRI Ruộng Ruộng SRI Ruộng Ruộng
Tưới tiêu (ga, dầu) 90% 100% 100% 99.000 (21) 110.000 (27) 110.000 (29)
Chi phí máy bơm 90% 100% 100% 40.500 (8) 45.000 (11) 45.000 (12)
Gióng (kg) 6 50 50 2.280 (0,5) 19.000 (5) 19.000 (5)
Ure (kg) 120 145 97 42.000 (9) 50.750 (12) 33.950 (9)
DAP (kg) 8 34 20 2.800 (0,5) 11.900 (3) 7.000 (2)
Phân chuồng (tấn) 13 3 0 39.000 (8) 9.000 (2) 0
Công lao động (người ngày)* 251 169 161 251.000 (53) 169.000 (41) 161.000 (43)
Tổng chi phí đầu vào 476.580 (100) 414.650 (100) 375.950 (100)
SẢN LƯỢNG/ha 9,1 tấn 5,49 tấn 4,86 tấn 1.501.500 CFA 905.850 CFA 801.900 CFA
Chi phí sản xuất/kg 52 CFA 76 CFA 77 CFA
Chi phí đầu vào 32% 46% 47%
tính theo % giá trị sản xuất
LỢI NHUẬN RÒNG/ha 1.024.920 CFA 491.200 CFA 425.950 CFA
mẫu đối chứng đối chứng nông dân
CÁC BƯỚC TIẾP THEO
Tính đến năm 2009, trong vòng 3 năm với sự hỗ trợ của tổ
chức BUF và AUSAID, Africare đã giúp 300 nông dân tiếp
cận với SRI tại Timbuktu. Trong năm 2009, tổ chức AUSAID
đã tài trợ cho dự án Các sáng kiến cho tăng trưởng kinh tế ở
Mali (IICEM) để nhân rộng mô hình SRI trên địa bàn 04 tỉnh
nữa. Quỹ nông nghiệp bền vững Syngenta hiện đang hỗ trợ
Viện Kinh tế Nông thôn Mali trong việc đưa mô hình SRI trở
thành một vùng trồng lúa chủ đạo trên cả nước
Việc áp dụng SRI đòi hỏi ít nguyên
liệu, không quá tốn kém ngoài chi phí
cho các nghiên cứu ở địa phương,
nhân rộng mô hình và tạo cơ hội cho
những sáng kiến mới tại cơ sở.
Khó khăn trước mắt là phải thiết kế và nhân rộng mô hình
phù hợp để SRI có thể đến được với nông dân trên cả nước.
Người ta hy vọng rằng nếu nông dân tiếp tục nhận được sự
hỗ trợ về kỹ thuật và mô hình được mở rộng một cách thống
nhất thì SRI, một phương pháp có căn cứ và dựa vào kiến
thức sẽ nhanh chóng được nhân rộng và được nông dân
trồng lúa ở Mali tiếp nhận. Việc áp dụng SRI đòi hỏi ít nguyên
liệu, không quá tốn kém ngoài chi phí cho các nghiên cứu ở
địa phương, nhân rộng mô hình và tạo cơ hội cho những
sáng kiến mới tại cơ sở.
Tác động về vấn đề an ninh lượng thực là cực kỳ quan trọng
đối với những nông dân áp dụng SRI nói riêng cũng như với
Mali nói chung. Mali là một trong những nước sản xuất lúa
gạo chính ở khu vực Tây Phi. Người nông dân Mali đã sẵn
sàng bắt tay vào nhân rộng những kiến thức và kỹ thuật về
SRI trên các loại cây trồng khác, đặc biệt là lúa mì. SRI có thể
giúp người nông dân ở Mali tự cung tự cấp lúa gạo mà không
cần đến các khoản trợ cấp về giống và phân bón từ Chương
trình “Sáng kiến lúa gạo” của Chính phủ như hiện nay. Mali
có thể trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo và đóng vai trò
quan trọng trong việc bình ổn an ninh lương thực ở khu vực
Tây Phi.
18
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Ở khu vực phía Bắc Mali, cây lúa được xem là cây trồng của nam giới. Phụ nữ không tự canh tác lúa. Phụ nữ
chỉ làm một số công việc tẻ nhạt như nhổ mạ, làm cỏ và đập lúa.
Nhờ phối hợp vớiAfricare trong 5 năm qua mà một nhóm phụ nữ của làng Findoukaina đã được trang bị một
máy bơm nước động cơ đi-ê-zen. Các thành viên trong nhóm sử dụng máy bơm để tưới nước cho vườn rau
trong mùa mát. Vào vụ lúa, phụ nữ kiếm thêm chút thu nhập bằng cách dùng máy bơm để bơm nước cho
ruộng lúa của nam giới, vì phụ nữ không hề có chút ruộng nào cho riêng mình.
Trong các cuộc họp của thôn, để lên danh sách những nông dân mong muốn tham gia hoạt động thử
nghiệm SRI, chúng tôi đã khuyến khích phụ nữ tham gia mặc dù biết họ không quen với việc trồng lúa.
Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi làng Findoukaina lựa chọn hai thành viên trong nhóm phụ nữ là chị Maya
Abdoulaye và Maya Hama để tham gia chương trình thử nghiệm SRI.
Cũng giống như các phụ nữ khác ở Findoukaina, hai chị chưa bao giờ từng trồng lúa trước đó. Tuy nhiên,
họ đã nhận được sự hỗ trợ của tất cả 20 thành viên trong nhóm phụ nữ để thiết kế, quản lý các thửa ruộng
SRI và tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của cán bộAfricare. Hai chị tự làm tất cả các công việc như bừa,
san đất và cấy mà không có sự hỗ trợ nào của nam giới.
Sau khi đã chỉ cho nhóm nông dân tham quan thấy mô hình, khi nhóm này ra về, các phụ nữ của
Findoukaina cùng nhau múa hát thể hiện sự vui sướng và niềm tự hào về những gì mình đã làm được.
MayaAbdoulaye nói: “Năm nay chúng tôi được học về SRI. Đến sang năm, cả nhóm 20 người chúng tôi có
thể cày cấy trên những cánh đồng SRI của chính chúng tôi.”
[Ghi chú: Mặc dù lượng nước phục vụ tưới tiêu có muộn trong vụ 2009-2010, nhưng hơn một nửa số phụ nữ
trong hợp tác xã, gồm cả MayaAbdoulaye đã áp dụng SRI trên các cánh đồng của họ.]
Caption
Phụ nữ đang làm đất và cấy trên ruộng SRI (ảnh trên). Maya Abdoulaye và Maya Hama tự hào giới thiệu ruộng
của mình cho các nông dân là nam giới đến từ làng Morikoira và Findoukaina trong một chuyến tham quan mô
hìnhtạiFindoukaina(ảnhtráiphíadưới).Abdoulaye(ảnhphảiphíadưới)trongvụmùa thứ haiápdụngSRI.
AFRICARE BÁO CÁO QUỐC GIA
Phụ nữ ở Findoukaina tiếp nhận SRI
19
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Kinh nghiệm của Oxfam về SRI tại Việt Nam
O
xfam đã hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mê
Kông, khu vực Đông Nam Á được hơn 30 năm,
và hoạt động tại Việt Nam khoảng 20 năm. Mặc
dù nền kinh tế của Việt Nam đang được cải
thiện nhưng khoảng cách giàu nghèo đang gia
tăng và hiện có hàng triệu người thuộc các dân tộc thiểu số
và người dân sinh sống ở các vùng nông thôn vẫn đang
sống trong tình trạng đói nghèo.
BÁO CÁO QUỐC GIA
Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền
kinh tế theo định hướng thị trường năm 1986, khu vực nông
nghiệp nước này tăng trưởng ở mức 4%/năm nhờ có ngành
sản xuất lúa gạo rất phát triển. Tổng sản lượng lúa tăng từ
19,2 triệu tấn năm 1990 lên 35,8 triệu tấn năm 2005. Việt
Nam là một trong những quốc gia trồng lúa cho sản lượng
cao nhất trên thế giới với năng suất bình quân 5 tấn/ha từ hai
vụ trong năm.
Khoảng trên 9 triệu hộ nông dân Việt Nam, trong đó 95%
sống ở miền Bắc, sở hữu dưới 0,5 hec-ta đất trồng lúa, diện
tích này lại thường bị chia ra thành những thửa ruộng nhỏ.
Các hộ nông dân trồng lúa quy mô nhỏ phải đối mặt với bất
ổn giá cả của nguyên liệu đầu vào, thậm chí tiền thu về
không đủ bù lỗ. Họ không được hưởng lợi gì từ việc giá
lương thực tăng. Trong khi đó, các chương trình khuyến
nông hiện nay thường không đến được với các hộ nông
trang nhỏ.
Việc lạm dụng hoá chất (đặc biệt là phân đạm), thuốc trừ sâu
và giống là vấn đề nổi cộm trong hoạt động sản xuất lúa gạo
ở Việt Nam nói chung và ở miền Bắc nói riêng. Việc lạm
dụng đạm và cấy mật độ dày là những nguyên nhân chính
làm cho cây lúa dễ bị sâu hại và dịch bệnh, ảnh hưởng đến
sản lượng, hiệu quả kinh tế, sức khoẻ cộng đồng và môi
trường (Dung 2007).
Một nửa diện tích trồng lúa của Việt Nam được tưới tiêu và
hiện trạng khan hiếm nguồn nước gia tăng đang trở thành
một thách thức. Theo UNDP, lượng nước bình quân tính
theo đầu người hiện nay chỉ bằng 1/3 so với năm 1945 và
tình hình cạnh tranh tài nguyên nước đang gia tăng nhanh
chóng.
Tại thời điểm mà các nông dân trồng lúa quy mô nhỏ chịu áp
lực từ nhiều phía như chi phí đầu vào tăng (thường là do sử
dụng quá mức), cạnh tranh về đất, BĐKH, khan hiếm nước
thì SRI thực sự là một cơ hội tốt.
Cục Bảo vệ Thực vật (CBVTV) thuộc Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN&PTNT) đã học hỏi mô
hình SRI từ năm 2002 từ những cộng sự thuộc chương trình
Quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) của In-đô-nê-xi-a. Những
cộng sự này đã làm việc với tổ chức CIIFAD (Viện Lương
thực, Nông nghiệp và Phát triển Quốc tế) thuộc trường Đại
học Cornell để đánh giá phương pháp SRI tại In-đô-nê-xi-a.
CBVTV đã tiến hành các hoạt động tập huấn về SRI trong
năm 2003 tại ba tỉnh trong Chương trình IPM quốc gia do Tổ
chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) tài trợ. Hoạt động
GIỚI THIỆU VỀ SRI
tập huấn đã được triển khai mở rộng trên 5 tỉnh khác trong
năm 2004 và 12 tỉnh vào năm 2005 trên quy mô lớn từ 2-5
hec-ta. Năm 2006, SRI đã được nhân rộng trên 17 tỉnh, thu
hút sự tham gia của 3.450 nông dân trong Chương trình IPM
Việt Nam và Chương trình Sử dụng và Bảo tồn đa dạng sinh
học tại châu Á (BUCAP) do FAO và DANIDAtài trợ.
Báo cáo đánh giá của Bộ NN&PTNT về SRI giai đoạn 2003-
2006 thuộc Chương trình IPM Quốc gia đã kết luận SRI đóng
một vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững về canh
tác lúa nước tại Việt Nam. Báo cáo đưa ra khuyến nghị “SRI
nên được phổ biến một cách rộng rãi hơn nữa để đem lại lợi
ích cho nhiều nông dân hơn …Cây lúa khỏe hơn có thể
kháng chịu tốt hơn với sâu hại và làm giảm một cách đáng kể
việc sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.” Sản lượng bình
quân tăng từ 9-15% so với phương pháp canh tác tập quán
hiện nay, đồng thời tiết kiệm được 70-90% giống, 20-25%
lượng phân đạm và giảm 1/3 lượng nước tưới tiêu.
“SRI cần được phổ biến rộng rãi hơn
nữa để có thêm nhiều nông dân được
hưởng lợi từ kỹ thuật mới này.”
Cuối năm 2006, Oxfam phối hợp với Chi cục BVTV Hà Nội
(trước là tỉnh Hà Tây) để bước đầu triển khai SRI. Cán bộ
lãnh đạo tỉnh đã nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật mới này, đặc
biệt là sau chuyến tham quan nghiên cứu, trao đổi, học hỏi
về những thành công, thách thức và cơ hội về SRI. Các hoạt
động về SRI tại quốc gia này do Tổ chức Oxfam tài trợ và vẫn
tiếp tục tăng cho đến thời điểm hiện tại.
CÁCH TIẾP CẬN
Mô hình SRI dựa vào cộng đồng
Chiến lược tại Việt Nam bao gồm các hoạt động thử nghiệm,
kiểm chứng và phổ biến. Chiến lược này bao gồm việc nâng
cao nhận thức cho người nông dân, tăng cường năng lực
ứng dụng các nguyên tắc và các bước thực hành SRI;
chứng minh lợi ích của SRI cho nông dân và các cơ quan
Chính phủ; nhân rộng mô hình một cách thích hợp để đem
những kiến thức SRI đến với người nông dân trên cả nước.
Mục tiêu cuối cùng là gây dựng niềm tin cho nông dân và
giúp họ có đủ năng lực để tiếp thu các kỹ thuật mới trong hoạt
động canh tác lúa. Như vậy, họ sẽ có thể giải quyết những
vấn đề trong sản xuất nông nghiệp và cộng đồng thông qua
những phương pháp kỹ thuật phù hợp và làm chủ được sự
phát triển của mình.
Năm 2007, với nguồn tài trợ của Oxfam, Chi cục BVTV tỉnh
Hà Tây đã phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp Đại Nghĩa
triển khai các hoạt động SRI dựa vào cộng đồng, với sự
tham gia của chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và cộng đồng. Các hoạt động thử
nghiệm tiến hành trên đồng ruộng được triển khai với Hợp
20
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Lãnh đạo Hà Tây (cũ) thăm ruộng lúa SRI: Ông Nguyễn Duy
Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV(bên trái); Ông Trịnh Duy
Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh (giữa); Ông Chu
VănThương,Giám đốcSởNN&PTNNtỉnh(bênphải). -
OXFAM BÁO CÁO QUỐC GIA
tác xã nông nghiệp đã đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ mạ
cấy, chế độ điều tiết nước, bón các loại phân khác nhau, và
chất lượng các lúa giống được tạo ra theo phương pháp
SRI. Các thử nghiệm này đồng thời cũng được tiến hành
trong chương trình tập huấn cho nông dân và các kỹ thuật
viên. Sau đó các học viên này tổ chức các Lớp học đồng
ruộng (FFS) ngay tại cộng đồng và họ cùng nhau thiết kế các
thửa ruộng thử nghiệm. Các Lớp học đồng ruộng áp dụng
cách tiếp cận có sự tham gia, mang tính thử nghiệm và kéo
dài suốt cả vụ lúa bao gồm các hoạt động như thử nghiệm
của nông dân, thăm đồng thường xuyên và phân tích nhóm
với sự hỗ trợ kỹ thuật của các kỹ thuật viên. Những kiến thức
thu được từ những hoạt động này đã giúp các học viên có
thể tự đưa ra những quyết định về cách thức quản lý mùa vụ
tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương mình.
Thông qua chiến lược dựa vào cộng đồng, hơn 1000 nông
dân đã tiếp cận được SRI. Lợi nhuận ròng của những thửa
ruộng SRI bình quân tăng trên 2 triệu đồng/ha (khoảng 125
đô la Mỹ).
Tháng 10/2007, theo khuyến nghị của Cục BVTV, đồng thời
hưởng ứng thành công của SRI do Oxfam hỗ trợ và các hoạt
động nhân rộng mô hình tại Hà Nội và một số tỉnh khác, Bộ
trưởng Bộ NN&PTNT đã công nhận SRI là một tiến bộ kỹ
thuật và ủng hộ việc áp dụng rộng rãi mô hình SRI tại cấp địa
phương, trong đó chính quyền địa phương có thể tiếp cận
nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ nhằm mở rộng mô hình.
Hà Nội đi đầu trong triển khai và sử dụng nguồn ngân sách
nhà nước để nhân rộng mô hình trên diện tích 33.000 hec-ta
trong năm tiếp theo, thu hút sự tham gia của 108.000 nông
dân. Trong vòng một năm, SRI đã được áp dụng trên 18%
tổng diện tích canh tác của toàn thành phố.
Giai đoạn 2:
Phát triển dựa trên những thành công ban đầu
Sau khi thu được những kết quả triển khai ban đầu rất tốt tại
Hà Nội, Oxfam đã triển khai một chương trình SRI tại Việt
Nam kéo dài 3 năm trên nhiều tỉnh thành và có sự tham gia
của nhiều đối tác như Cục BVTV, Trung tâm Phát triển Nông
thôn Bền vững (SRD), Oxfam Quebec và Đại học Nông
nghiệp Hà Nội. Công tác phổ biến và tập huấn về SRI đã
được triển khai tại 13 xã thuộc 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam là
Hà Nội, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Tĩnh và Nghệ
An. Cũng trong thời gian đó, Chương trình IPM Quốc gia và
BUCAP đã độc lập tổ chức các lớp học đồng ruộng, triển
khai các mô hình trình diễn và các hoạt động tập huấn tại một
số tỉnh miền Trung. SRI đã được thí điểm tại một số ruộng
nhỏ, trên nhiều chất đất và áp dụng với các giống lúa được
ưa chuộng. Các hoạt động thí điểm nhằm mục đích tập huấn
cho nông dân trở thành những tập huấn viên, họ sẽ đóng vai
trò là các đại diện khuyến nông tại địa phương. Thông qua
việc khuyến khích các nông dân đi đầu trong sáng tạo, thử
nghiệm và hướng dẫn học hỏi mô hình, Chương trình đã gây
dựng được lòng tin và tăng cường năng lực cho phụ nữ nông
thôn, chiếm đến 76% số lượng các nông dân nòng cốt của
chương trình.
Các thửa ruộng lựa chọn cho lớp học đồng ruộng được giám
sát chặt chẽ và ghi chép đầy đủ kết quả, trong đó chú trọng
đến một số vấn đề phi nông nghiệp như tác động về giới, tạo
thu nhập và chuyển giao tri thức. Công tác tập hợp và phân
tích một cách nhất quán các dữ liệu này góp phần giúp các tổ
chức đối tác và chính quyền địa phương trong việc cân đối
và nhân rộng mô hình.
Để nâng cao nhận thức về các nguyên tắc SRI và phát triển
nông nghiệp bền vững, Chương trình đã tiến hành một số
cuộc hội thảo tại cộng đồng cho nông dân và cán bộ địa
phương cũng như mở các lớp tập huấn cho tập huấn viên
(TOT). Ngoài ra, chương trình cũng ưu tiên cho việc in ấn tài
liệu và các họat động truyền thông nhằm mục đích nâng cao
nhận thức cộng đồng.
Sau hơn hai vụ thực hiện phương pháp thâm canh lúa cải
tiến ở sáu tỉnh đã cho thấy có những kết quả tích cực. Báo
cáo thống kê mùa vụ năm 2008 ở khu vực thực hiện chương
trình đã cho thấy năng suất bình quân của những khu vực áp
dụng SRI đạt 6,3 tấn/ha với mô hình lớp học đồng ruộng, cao
hơn 11% so với các biện pháp canh tác khác hiện được áp
dụng trong toàn tỉnh. Mặc dù năng suất này không cao so với
hầu hết các quốc gia khác đang áp dụng SRI, nhưng cần
xem xét phương thức này vì nó đang mang lại nhiều lợi ích
quan trọng khác cho nông dân. Năng suất gia tăng đạt được
trong khi lượng phân bón urê sử dụng giảm đi 16%.
KẾT QUẢ: HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN
CÓ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG
VÀ PHỤC HỒI TỐT HƠN
Chuẩn bị mạ non để cấy. Các mảnh đất gieo mạ SRI
nhỏ hơn, và dễ quản lý hơn giúp tiết kiệm giống, đất và
công lao động. Trong vụ xuân năm 2009 khi SRI được
áp dụng trên diện tích khoảng 85.000 hecta, ước tính
đãtiếtkiệmđượckhoảng2.500tấnlúa.
21
NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI
NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn
Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn

Contenu connexe

Tendances

Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)Ky le Van
 
Trồng cây mây
Trồng cây mâyTrồng cây mây
Trồng cây mâyThuy Hoang
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển ngành mía đường vùng Đông Nam Bộ
Phát triển ngành mía đường vùng Đông Nam BộPhát triển ngành mía đường vùng Đông Nam Bộ
Phát triển ngành mía đường vùng Đông Nam BộNhà Bè Agri
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chế phẩm sinh học weh1 2
Chế phẩm sinh học weh1 2Chế phẩm sinh học weh1 2
Chế phẩm sinh học weh1 2chephamsinhhoc105
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...nataliej4
 
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giangHiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giangjackjohn45
 
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...nataliej4
 

Tendances (12)

Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
 
Trồng cây mây
Trồng cây mâyTrồng cây mây
Trồng cây mây
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy ho...
 
Phát triển ngành mía đường vùng Đông Nam Bộ
Phát triển ngành mía đường vùng Đông Nam BộPhát triển ngành mía đường vùng Đông Nam Bộ
Phát triển ngành mía đường vùng Đông Nam Bộ
 
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng ở h...
 
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã đức thuận,...
 
Chế phẩm sinh học weh1 2
Chế phẩm sinh học weh1 2Chế phẩm sinh học weh1 2
Chế phẩm sinh học weh1 2
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn ở Hà Giang, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn ở Hà Giang, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn ở Hà Giang, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác giống lúa nếp cạn ở Hà Giang, HAY
 
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giangHiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
Hiệu quả sử dụng đất vùng đất phèn huyện tri tôn – an giang
 
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAYĐề tài  nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
Đề tài nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp, HAY
 
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nghiên cứutên mô hình trồng thử nghiệm cây ...
 

Similaire à Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn

Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdfPhân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdfHanaTiti
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Man_Ebook
 
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhienGao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhienTrieu Ai Khanh
 
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)Nguyen Tri Hien
 
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfMan_Ebook
 
3 l1q08ssfkcnsh bvtv
3 l1q08ssfkcnsh bvtv3 l1q08ssfkcnsh bvtv
3 l1q08ssfkcnsh bvtvDuy Vọng
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoaiKej Ry
 
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương 2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương FOODCROPS
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5Canh Dong Xanh
 
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdfGiáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdfMan_Ebook
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngChém Gió Thành Bão
 
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoiThat thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoiGreen Tran
 
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat27
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat27Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat27
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat27Duy Vọng
 
Vai trò của các cây họ đậu
Vai trò của các cây họ đậuVai trò của các cây họ đậu
Vai trò của các cây họ đậuLucas, Lam LE
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoctam0122
 
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmDự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmYenPhuong16
 

Similaire à Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn (20)

Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdfPhân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
Phân hữu cơ phân vi sinh và phân ủ.pdf
 
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
Giáo trình cây ngô (Giáo trình dùng cho Đại học) - Dương Văn Sơn;Lương Văn Hi...
 
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhienGao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
Gao ta gao tay - nguyen thuong chanh - gaolut.vn- vui song tu nhien
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOTLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng, HOT
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồngLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững dựa vào cộng đồng
 
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
Kỷ yếu Mắc ca Việt Nam (macadamia)
 
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdfTL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
TL Giáo trình cây lúa - Nguyễn Thị Lẫm.pdf
 
3 l1q08ssfkcnsh bvtv
3 l1q08ssfkcnsh bvtv3 l1q08ssfkcnsh bvtv
3 l1q08ssfkcnsh bvtv
 
Dinh duong khoai
Dinh duong khoaiDinh duong khoai
Dinh duong khoai
 
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương 2017 Hoàng Kim. Đề Cương
2017 Hoàng Kim. Đề Cương
 
1338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.51338022181 bai khoa luan 25.5
1338022181 bai khoa luan 25.5
 
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdfGiáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
Giáo trình cây rau - Đào Thanh Vân;Nguyễn Thúy Hà.pdf
 
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trườngThực trạng ô nhiễm môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường
 
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoiThat thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
That thoat nguon gen cay trong, vat nuoi
 
Da dang sinh hoc
Da dang sinh hocDa dang sinh hoc
Da dang sinh hoc
 
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat27
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat27Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat27
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat27
 
Vai trò của các cây họ đậu
Vai trò của các cây họ đậuVai trò của các cây họ đậu
Vai trò của các cây họ đậu
 
Tu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hocTu lieu sinh hoc
Tu lieu sinh hoc
 
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấmDự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
Dự án tốt nghiệp Dự án phát triển nghề trồng nấm
 
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
Đề tài xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây dầu mè, ĐIỂM 8
 

Canh tác lúa cải tiến (VN)_More rice-for-people-more-water-for-the-planet-vn

  • 1. HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI)
  • 2. Cuốn sách này được được biên soạn với nguồn thông tin được cung cấp từ: Biksham Gujja thuộc Chương trình Nước sạch Toàn cầu, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) tại Gland, Thụy Sỹ; V. Vinod Goud, T. M. Thiyagarajan và Manisha Agarwal, WWF tại ICRISAT, Ấn Độ; Gina E. Castillo và Timothy Mahoney ( 2008- 2009 ), thuộc tổ chức Oxfam Mỹ tại Boston Hoa Kỳ; Brian Lund, thuộc tổ chức Oxfam Mỹ, văn phòng khu vực Đông Nam Á, Phnôm Pênh, Cam-pu-chia; Lê Nguyệt Minh, thuộc tổ chức Oxfam Mỹ, văn phòng khu vực Đông Nam Á, Hà Nội, Việt Nam; Erika Styger, thuộc tổ chức Africare (2007-2010), Timbuktu, Mali; Norman Uphoff, thuộc Đại học Cornell , Ithaca, Niu-óoc, Hoa Kỳ và Olivia Vent, Điều phối xuất bản, Ithaca, Niu-óoc, Hoa Kỳ. Tài liệu tham khảo Africare, Oxfam Mỹ, WWF-ICRISAT. 2010. Nhiều lúa gạo hơn cho con người, nhiều nước hơn cho Hành tinh . WWF-ICRISAT, Hyderabad, Ấn Độ. © WWF-ICRISAT (2010). Cuốn sách này đã được đăng ký bản quyền. Việc sử dụng cuốn sách dưới dạng bản cứng hay bản điện tử, một trích đoạn hay toàn bộ nội dung cuốn sách cho mục đích phi thương mại đều được chấp nhận với điều kiện phải trích dẫn nguồn từ WWF-ICRISAT. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ Ban Truyền thông theo địa chỉ info@sri-india.net. Tên và logo của WWF, Oxfam, Africare đã được đăng ký thương hiệu và không được phép sử dụng tùy tiện nếu không được phép. Bất cứ sự thay đổi thương hiệu, bản quyền hoặc những thông tin liên quan sẽ không được chấp nhận. Tranh ảnh không được phép sử dụng hoặc sao chép nếu không được sự đồng ý. WWF, Oxfam, Africare và các chi nhánh đại diện của 3 tổ chức này sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ phát ngôn hoặc quan điểm nào được trình bày trong bản Báo cáo này mà không thuộc phạm vi hoạt động của họ hoặc đối với bất cứ lỗi nào xảy ra trong quá trình biên soạn Báo cáo. Thuyết minh trang bìa: Phương pháp SRI hình thành một chiến lược cho nông dân trồng lúa quy mô nhỏ với mức chi phí thấp và sản lượng tăng, giảm nhu cầu về nước, giống và phân hóa học. Cây lúa áp dụng cách thức quản lý SRI tăng trưởng tốt, có bộ rễ chắc khỏe, đẻ nhiều nhánh và bông lúa cho nhiều hạt chắc hơn. Trang bìa chụp cận cảnh những cây lúa trên thửa ruộng của một nông dân thuộc tỉnh Andhra Pradesh, Ấn Độ. Ruộng lúa của anh đã tăng năng suất nhờ áp dụng SRI . Canh tác lúa tiết kiệm nước và sử dụng ít hóa chất đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề an ninh lương thực và tính bền vững của môi trường trong thời gian tới. Các phương pháp SRI cũng đã được áp dụng cho các loại cây trồng khác như lúa mì, kê, mía, ngô, đậu và rau.
  • 3. BÁO CÁO QUỐC GIA KHÁI QUÁT 1 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH ............... ....................................................................................... ....................................................................................................... ............................................................................................... ........................................................ .............................................................. ............................................................................. .......................................................... .................................................... ........................................................... ............................................................................................................ ........................................................................................ .................................................................................................................. .................................................................................................. 2 4 6 7 8 9 12 16 20 24 29 31 32 33 SRINHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI, NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) Góp phần đảm bảo an ninh lượng thực, tăng cường khả năng thích ứng của nông dân với Biến đổi khí hậu và tính bền vững của môi trường TÓM TẮT Mục lụcLời nói đầu: Tại sao cần phải nhìn nhận lại hoạt động sản xuất lúa gạo? Vì sao SRI là một tiến bộ? Lợi ích của SRI Nông dân nói về SRI Những nhà hoạch định chính sách nói về SRI Sự phù hợp của SRI với Biến đổi khí hậu Giới thiệu các Báo cáo quốc gia Các lựa chọn SRI tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng của nông dân với Biến đổi khí hậu Các yêu cầu và chi phí Kinh nghiệm của Africare về SRI tại Mali Giới thiệu SRI tại Mali Cách tiếp cận: Nông dân làm chủ Kết quả: Năng suất cao hơn, thu nhập tốt hơn Các bài học Các bước tiếp theo Kinh nghiệm của Oxfam về SRI tại Việt Nam Giới thiệu SRI tại Việt Nam Cách tiếp cận: Dựa vào cộng đồng Kết quả: Hộ gia đình nông thôn có khả năng thích ứng và phục hồi tốt hơn Các bài học Các bước tiếp theo Kinh nghiệm của WWF về SRI tại Ấn Độ Giới thiệu SRI tại Ấn Độ WWF và SRI Cách tiếp cận: Xây dựng diễn đàn quốc gia Kết quả: Các ưu điểm của SRI đã thúc đẩy nhanh hơn việc ứng dụng trên toàn quốc Các bước tiếp theo Khuyến nghị Lợi ích nhờ áp dụng SRI Phụ lục Tài liệu tham khảo
  • 4. Tại sao phải nhìn nhận lại hoạt động sản xuất lúa gạo? Lúa gạo không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho một nửa dân số trên thế giới mà còn là nguồn tạo công ăn việc làm và thu nhập lớn nhất cho người dân nông thôn. LỜI NÓI ĐẦU 2 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH K hi các tổ chức khác nhau như Oxfam, Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế (WWF) và Africare với những sứ mệnh riêng biệt của từng tổ chức về công bằng xã hội, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và phát triển bền vững độc lập đến với nhau để hỗ trợ một chiến lược chung nhằm giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu thì chiến lược này cần nhận được nhiều sự chú ý và nghiên cứu sâu hơn. Báo cáo này nêu lên những kinh nghiệm của Africare, Oxfam Mỹ và WWF trong hoạt động triển khai Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại khu vực Sahel (châu Phi), Đông Nam Á và Ấn Độ. Mặc dù hệ thống này được triển khai tại các khu vực có nền văn hóa và điều kiện khí hậu khác nhau nhưng vẫn có những điểm chung như sau: Người nông dân có thể sản xuất ra nhiều lúa gạo hơn trong khi tiết kiệm được nước, hóa chất, giống và mất ít công lao động hơn. Hệ thống SRI đã giúp cải thiện thu nhập của các hộ gia đình và đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường và tăng cường khả năng thích ứng trong việc sản xuất lúa gạo. Lúa gạo không chỉ là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho một nửa dân số trên thế giới mà còn là nguồn tạo công ăn việc làm và thu nhập lớn nhất cho những người dân ở nông thôn. Số người nghèo trên thế giới phụ thuộc vào việc trồng lúa và lấy gạo làm lương thực cao hơn bất cứ loại cây lương thực nào khác. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất lúa gạo đã gây ra những tác động đáng kể đối với môi trường. Những tập quán canh tác hiện nay khuyến khích tính đồng nhất gen di truyền. Điều này làm cho cây lúa dễ bị nhiễm sâu hại và dịch bệnh hơn. Canh tác tập quán cũng gây lãng phí các nguồn tài nguyên hiện đang trở nên ngày càng khan hiếm như tài nguyên nước, tài nguyên hóa thạch và hàng năm tiêu tốn khoảng 1/4 đến 1/3 tổng lượng nước ngọt tiêu thụ trên toàn thế giới. Những cánh đồng ngập úng quanh năm được bón nhiều phân hóa học góp phần tăng phát thải khí nhà kính, gây ra hiện tượng trái đất nóng lên. Việc lạm dụng phân hóa học và các chất bảo vệ thực vật dẫn đến hiện tượng ô nhiễm đất và nước. Hơn thế nữa, trồng lúa mất rất nhiều công lao động, trong đó người phụ nữ phải gánh vác nhiều công việc đồng áng, cùng với công việc nội trợ và nuôi dạy con cái.Trong những năm 1970-1980, cuộc Cách mạng xanh đã giúp tăng sản lượng lúa một cách đáng kể. Tuy nhiên, sau đó sản lượng ở một số quốc gia đã giảm dần và việc bón phân tổng hợp đe dọa lớn đến lợi ích thu được. SRI: CƠ HỘI CÙNG CHIẾN THẮNG Hoạt động sản xuất lúa gạo cần được đẩy mạnh trong những thập kỷ tới để có thể đáp ứng được nhu cầu dân số ngày một gia tăng, đó là chưa tính đến tình trạng thiếu lương thực và dinh dưỡng hiện nay trên thế giới. Cần phải tăng sản lượng lúa gạo trong điều kiện diện tích đất tính theo đầu người giảm, nguồn nước phục vụ tưới tiêu ít hơn, không làm suy thoái môi trường và không làm kiệt quệ các nguồn lực của các hộ nông dân sản xuất nhỏ, những người chiếm đa số hộ nghèo trên thế giới. Việc tìm ra các giải pháp sản xuất lương thực địa phương đóng vai trò quan trọng trong công tác xóa đói và tạo ra cơ sở đảm bảo khi giá lương thực tăng cao. Hiện nay, SRI có lẽ là giải pháp tối ưu nhất cho người nông dân và các quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp dựa vào cộng đồng. Đồng thời, SRI cho phép quản lý các nguồn tài nguyên đất và nước một cách bền vững hơn và thậm chí còn làm tăng năng lực sản xuất của những nguồn tài nguyên này trong tương lai. SRI là tập hợp các phương pháp thực hành quản lý trồng cây lương thực được thực hiện từ những năm 1980 ở Madagascar nhằm hỗ trợ cho những hộ nông dân quy mô nhỏ. SRI giúp tăng năng suất của các nguồn lực sử dụng trong canh tác lúa, giảm nhu cầu về nước, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và cắt giảm lao động, đặc biệt là những công việc do phụ nữ đảm nhiệm. SRI chính là một cơ hội hiếm có để các nước đang phát triển hỗ trợ các nông hộ sản xuất lúa một cách hiệu quả, an toàn, tự chủ trong khi không làm xấu đi, thậm chí có thể đảo ngược xu thế về biến đổi khí hậu. Như vậy, SRI mang lại lợi ích cho các hộ gia đình, cho các quốc gia và cho toàn thế giới. Những lợi ích của SRI đã được ghi nhận tại 40 quốc gia, với sản lượng gia tăng ở cả những giống lúa địa phương Diệntíchtrồnglúavàsản xuất lúagạotrênthếgiới (Nguồn:SốliệuthốngkêcủaViệnnghiêncứu lúagạo quốctế) Trong những thập kỷ qua, sản lượng lúa gạo đã chững lại. Nhu cầu về gạo hiện nay đang gia tăng. Tuy nhiên, tính theo nhịp độ gia tăng dân số, ước tính đến năm 2050, sản lượng lúa gạo phải tăng lên 50% thì mới có thểđápứng đượcnhucầulươngthựctoàncầu. Diện tích(triệu hec-ta) Sản lượng (M/T)
  • 5.
  • 6. KHÁI QUÁT Vì sao SRI là một tiến bộ? Hơn 90% sản lượng lúa gạo trên Thế giới được thu hoạch trên những cánh đồng được tưới tiêu hoặc những cánh đồng lúa phụ thuộc nước mưa. Trong những hệ thống này, hạt giống thường được gieo trên các luống đất mạ, sau 3-6 tuần sẽ được cấy trên cánh đồng và nước luôn được giữ ở mức xâm xấp mặt ruộng trong cả vụ. Nguyên tắc SRI giới thiệu một số thay đổi đơn giản nhưng giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn. Dưới đây là các bước cơ bản khi áp dụng cách thức quản lý SRI so với phương pháp canh tác lúa nước truyền thống. HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN (SRI) 1.Tuổi mạ Mạ non được cấy khi được 8-12 ngày tuổi Xúc mạ nhẹ nhàng ra khỏi đám mạ và đưa ra ruộng trong xảo hoặc khay. Mạ phải được cấy ngay trong ngày. Tỷ lệ giống: 5-7 kg /ha 2. Số lượng dảnh Cấy 1-2 dảnh/khóm, cấy nông 1-2 cm trên đất không đọng nước. Rễ mạ phải được đặt nhẹ nhàng ngay dưới bề mặt ruộng tránh gây tổn thương cho bộ rễ, tránh làm cây mạ bị sốc. 3. Khoảng cách cấy Các luống cách nhau khoảng 20-30 cm, theo hình vuông hoặc hình lưới để dễ dàng cho việc làm cỏ sục bùn và giúp cây có đủ ánh sáng mặt trời. 4. Quản lý tưới tiêu Điều kiện đất thông khí, không úng nước, tưới tiêu xen kẽ. Nếu có thể, tưới nước vừa phải, hoặc thay phiên tháo nước và tưới nước cho ruộng trong suốt quá trình sinh trưởng của lúa; giữ nước ở mức 1-2 cm sau khi lúa trổ bông. 5. Bón phân Khuyến khích bón phân hữu cơ, có thể kết hợp với bón phân tổng hợp. Kết hợp bón phân hữu cơ và phân hóa học giúp đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho đất. 6. Làm cỏ và quản lý sâu bệnh Công cụ cào cỏ thủ công có thể cào cỏ và đồng thời làm thông thoáng tầng mặt của đất. Khuyến khích áp dụng phương pháp Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Lúa SRI có khả năng kháng sâu hại và dịch bệnh tốt hơn, nhờ vậy ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn. 4 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 7. CANH TÁC LÚA TẬP QUÁN KHÁI QUÁT 2. Số lượng dảnh 3 -4 dảnh hoặc thậm chí 6- 8 dảnh được cấy thành từng khóm sâu trên ruộng ngập nước, làm cho mật độ mạ dày chen chúc và đất bí khí. 1.Tuổi mạ Cấy khi mạ được 21 - 40 ngày Rũ hết đất ra khỏi rễ mạ; mạ được bó lại thành từng bó và đưa ra đồng. Các bó mạ được để trong một vài ngày rồi mới cấy. Tỷ lệ giống: 50-70 kg /ha 5. Bón phân Bón phân vô cơ tổng hợp, thay thế phân hữu cơ trong khi phân hữu cơ giúp cải tạo cấu trúc và chất đất. 4. Quản lý tưới tiêu Giữ nước liên tục trong ruộng ở mức 5-15 cm trong toàn vụ. 6. Làm cỏ và quản lý sâu bệnh Ruộng luôn ngập nước, làm cỏ thủ công hoặc phun thuốc trừ cỏ. Không dùng công cụ cào cỏ nếu cấy ngẫu nhiên, không thẳng hàng. Đôi khi áp dụng tuy nhiên vẫn phun thuốc trừ sâu hoặc dập dịch khi cần. IPM được , 3. Khoảng cách cấy Khoảng cách cấy dày hơn. Các luống cách nhau 10-15 cm, cấy theo hàng hoặc cấy ngẫu nhiên 5 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 8. COUNTRY REPORTS ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG TỐT HƠN Phương pháp SRI cải thiện các điều kiện sinh trưởng của cây thông qua: 1. Giảm thời gian phục hồi của mạ non sau khi cấy; 2. Giảm mật độ chen chúc của mạ; 3. Tối ưu hóa các điều kiện về đất và nước; Các điều kiện này có được nhờ: • Bộ rễ chắc, khỏe hơn; Khả năng quang hợp tốt hơn; Cây sinh trưởng tốt, có khả năng chống chịu tốt với thời tiết và sâu bệnh; Số lượng hạt nhiều hơn; • • • SẢN LƯỢNG CAO HƠN, ĐẦU VÀO ÍT HƠN Phương pháp SRI cần : Nhờ chi phí giảm, người nông dân có thể sản xuất ra nhiều lúa gạo để ăn và bán, cải thiện an ninh lương thực và tăng thu nhập. Nhờ tiêu tốn ít nước và hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên sức khỏe của người nông dân và điều kiện môi trường được cải thiện. Lợi ích của SRI Đánh giá tác động của SRI tại 8 quốc gia Xem bảng trong phần Phụ lục LÚA GẠO NHIỀU HƠN, THU NHẬP CAO HƠN, ÍT TIÊU TỐN NƯỚC HƠN 47% 40% 23% 68%Tăng sản lượng Tiết kiệm nước Giảm chi phí trên mỗi hec-ta Ảnh trên cùng: Cô Sugunamma ở huyện Warangal, vùngAndra Prahesh,ẤnĐộ đanglàmcỏvàthôngkhítầngmặtchođất. Ảnh trên: Lúa được trồng trong điều kiện đất thoáng khí có bộ rễ chắc, khỏe hơn lúa trồng trong điều kiện ngập nước quanh vụ. KHÁI QUÁT Tăng thu nhập trên mỗi hec-ta • Rút ngắn thời gian gieo cấy do mạ được cấy khi 8-12 ngày tuổi, thay vì 1 tháng như cấy tập quán; Giảm 80-90% giống, do mật độ cấy giảm; Giảm thời gian cấy do lượng mạ giảm; Giảm 25-50% lượng nước do không cần giữ nước ngập ruộng trong cả vụ; Chi phí cho mỗi hec-ta giảm do nhu cầu về giống, phân hóa học, thuốc trừ cỏ, thuốc sâu giảm. Ở một số quốc gia, công lao động cũng giảm; • • • • 6 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 9. Nông dân nói về SRI Sản lượng cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn Ví dụ như lúa thường một khóm có 5 bông, lúa SRI cho 8-10 bông. Lúa thường có 100-120 hạt chắc, lúa SRI cho 180-200 hạt chắc, thì chắc chắn là thắng rồi. Làm SRI hay lắm, đánh trúng vào những vấn đề nông dân đang bức xúc trong sản xuất lúa gạo như chi phí sản xuất cao và thu nhập thấp, đó là những vấn đề mà nhiều hộ nông dân đã phải chịu đựng. Họ bón nhiều phân nên đất bị chai, phun tràn lan thuốc trừ cỏ làm lúa bị ốm nên đẻ nhánh kém, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp. Cộng đồng được khuyến khích An ninh lương thực của hộ gia đình được cải thiện KHÁI QUÁT — Bác Lê Ngọc Thạch, Chủ nhiệm hợp tác xã Đại Nghĩa, Việt Nam. Bác Thạch là một trong những nông dân đầu tiên ở tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) áp dụng phương pháp SRI. Chỉ sau bốn vụ, toàn bộ diện tích 175 hec-ta của hợp tác xã đã được trồng theo SRI. Lúc đầu, những người không tham gia chương trình thí điểm SRI cười nhạo chúng tôi. Đến bây giờ thì họ lại tiếc vì đã không học hỏi kỹ thuật SRI. Tôi mong muốn tất cả 120 nông dân cùng chia sẻ hệ thống tưới tiêu này cùng áp dụng SRI. Áp dụng SRI đã cho phép chúng tôi cắt giảm đáng kể chi phí bơm nước tưới. Chúng tôi, 5 nông dân đã áp dụng SRI có thể truyền đạt kỹ thuật lại cho các nông dân khác. — Anh Mossa Ag Alhousseini ở làng Bagadadji, vùng Timbuktu, một trong những nông dân đầu tiên áp dụng SRI ở Mali Sau khi áp dụng SRI trên diện tích 0.2 hec-ta (trên tổng diện tích 0.65 hec-ta đất nhà tôi), tôi nhận ra rằng SRI cần ít giống và nước hơn, chỉ cần một phụ nữ cấy thôi. Tôi có nhiều ruộng lúa hơn so với những năm trước đây và lượng thức ăn xanh cho gia súc tăng lên gấp rưỡi. Vậy là từ năm nay tôi có thể đảm bảo cho gia đình tôi có thêm lương thực trong khi vẫn tiết kiệm được chi phí canh tác. — Damayanthi Devi, Barmanu ki Sher, Sirmour, Himachal Pradesh. Bà Devi đã được Viện Khoa học tập huấn và hỗ trợ về kỹ thuật SRI, do WFF-ICRISAT tài trợ 7 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 10. Những nhà hoạch định chính sách nói về SRI TIỀM NĂNG CHƯA KHAI THÁC TĂNG SẢN LƯỢNG, GIẢM NƯỚC Mei Xie, Chuyên gia cao cấp về nguồn nước của Ngân hàng Thế giới đang thử dùng một dụng cụ làm cỏ trên cánh đồng SRI trong một chuyến tham quan mô hình dự án của Ngân hàng thế giới/AMWARM ởTamilNadu. - KHÁI QUÁT HIỆU QUẢ KINH TẾ Hiện nay chúng tôi đã có kinh nghiệm về việc áp dụng SRI tại Việt Nam. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng SRI đã giúp tăng hiệu quả kinh tế và có tiềm năng thích ứng với Biến đổi khí hậu (BĐKH). Những người làm công tác nghiên cứu và nông dân cần phối kết hợp với nhau để khai thác tiềm năng này của SRI. — Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tiến sĩ Bùi Bá Bổng, trong cuộc họp với bà Janet McKinley, Chủ tịch Oxfam Mỹ, Tháng 09/2009 SRI bao gồm các phương pháp đã được kiểm chứng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây lúa. Việc áp dụng thí điểm SRI ở châu Phi đã cho thấy sản lượng tiềm năng của những giống lúa hiện nay có thể tăng gấp đôi mà không cần tăng lượng thuốc bảo vệ thực vật và vẫn tiết kiệm nước. SRI thực sự mang lại hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường. — Tiến sỹ Mustapha Ceesay, Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách Nghiên cứu và Phát triển, thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc gia, Gambia. Tất cả mọi người đều ngợi ca Cuộc Cách Mạng Xanh của Ấn Độ. Bản thân tôi thậm chí còn ấn tượng hơn về SRI, hay còn gọi là Hệ thống thâm canh lúa cải tiến, và theo tôi được biết, Thủ tướng Manmohan Singh cũng rất quan tâm đến SRI. Nhờ áp dụng cách thức quản lý thủy nông và canh tác một cách hiệu quả, những người nông dân ở Tamil Nadu đã tăng sản lượng lên khoảng 30%-80%, cắt giảm khoảng 30% lượng nước tưới và nhu cầu phân bón cũng giảm đáng kể. Kỹ thuật mới này không những giải quyết vấn đề an ninh lương thực mà còn giải quyết thực trạng khan hiếm nước hiện đang xấu đi do sự thách thức của BĐKH. Đây thực sự là những bài học cho tất cả chúng ta. — Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick, Theo Thời báo Hindustan, 02/12/2009. LỢI ÍCH ĐỐI VỚI NÔNG DÂN Nhờ có dự án thâm canh lúa cải tiến mà năng suất của bang Tamil Nadu đã đạt 6,461 triệu tấn. Trong khi phương pháp canh tác truyền thống cho năng suất 3,45 tấn/ha thì SRI cho năng suất 6-9 tấn/ha. Những kỹ thuật tiến bộ này sẽ giúp ngành nông nghiệp của bang thu lợi cao. — Veerpandi S. Arumugam, Lãnh đạo phụ trách Nông nghiệp bang Tamil Nadu, Theo Hindu, 01/12/2009. Tamil Nadu đứng thứ hai về sản lượng lúa gạo, sau bang Punjab, mặc dù bang Tamil Nadu là một trong những bang khô hạn nhất ở Ấn Độ với lượng nước bình quân tính theo đầu người chỉ ở mức 900 m3/người, thấp hơn một nửa so với lượng nước bình quân trên đầu người của quốc gia này. Trong đó, lượng nước phục vụ cho nông nghiệp chiếm đến 75% lượng nước của toàn bang. Năm 2006, nhờ nguồn tín dụng của Ngân hàng Thế Giới, bang đã triển khai một dự án kéo dài 5 năm nhằm cải thiện hệ thống quản lý thủy nông trên lưu vực 63 dòng sông ở bang Tamil Nadu. Hiện nay dự án hiện đại hóa tưới tiêu nông nghiệp, trùng tu và dự trữ nước (IAMWARM) đang mở rộng mô hình SRI trên diện tích 250.000 hec-ta với mục đích tiết kiệm nước và tăng sản lượng trong nông nghiệp. Nông dân được tham dự tập huấn, cung cấp nguyên liệu đầu vào, công cụ (công cụ cào cỏ, dụng cụ đánh dấu), hỗ trợ kỹ thuật và giám sát để triển khai SRI. Trong vụ mùa chính năm 2009, thiếu mưa đã làm đình đốn các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở rất nhiều vùng tại Ấn Độ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ấn Độ tin tưởng rằng nhờ áp dụng SRI nông dân sẽ có khả năng đạt sản lượng cao, tiêu tốn ít nước hơn mặc dù chỉ canh tác trên một diện tích nhỏ do tác động của hạn hán. 8 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 11. PHƯƠNG PHÁP SRI LÀM GIẢM NHU CẦU VỀ NƯỚC TRONG SẢN XUẤT LÚA GẠO SRI đòi hỏi nhu cầu về nước ít hơn đồng nghĩa với việc người nông dân có thể tiếp tục trồng lúa tại các khu vực khan hiếm về nguồn nước. Sự phù hợp của SRI với Biến đổi khí hậu Nguồn nước khan hiếm: Các nguồn nước ngọt chỉ chiếm khoảng 2,5% tổng lượng nước trên Trái Đất, trong đó chỉ một phần nhỏ được sử dụng phục vụ con người. Phần lớn được sử dụng phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa. Lượng nước phục vụ tưới tiêu cây lúa lớn gấp 3-5 lần so với lượng nước tưới tiêu lúa mì hoặc ngô. Khi nhu cầu về nước tăng cao (Xem ảnh phân bố nước ở thành thị Ấn Độ), SRI hiện đã trở thành một cơ hội đầy hứa hẹn trong việc giảm nhu cầu về nước trong nông nghiệp. Theo đó, nước sẽ được sử dụngphụcvụcácmụcđíchsinhhoạtvàmôitrường. Nguồn: Igor A. Shiklomanov, Viện Thủy văn bang (St. Petersburg) và UNESCO, Pa-ri, 1999. Trong: Biểu đồ về nguồn nước thiết yếu 2. UNEP/GRID-Arendal. Nguồn: Dữ liệu từ IWMI (2007) và WRI (2005). Tỷ lệ nước ngọt trên Trái Đất phân chia theo ngành CÔNG NGHIỆP 20% HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP KHÁC 40% SINH HOẠT 10% TƯỚI TIÊU LÚA 24-30% KHÁI QUÁT B iến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ tác động tới hoạt động sản xuất lúa gạo, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lượng thực. Theo đánh giá của Viện Quản lý Nguồn nước Quốc tế (IWMI, 2007), nhiệt độ tăng lên 1ºC sẽ làm giảm 7% sản lượng lúa gạo. Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế, tính đến năm 2050, sản lượng lúa gạo của Thế giới sẽ giảm 12-14% do những tác động của BĐKH (Nelson 2009). Ngoài lợi ích tăng sản lượng, SRI còn đem lại ba lợi ích quan trọng liên quan đến BĐKH nếu được áp dụng trên diện rộng: Ÿ Giảm nhu cầu về nước Ÿ Giảm lượng phát thải khí mê-tan (CH )4 Ÿ Giảm sử dụng phân đạm Ngoài ra, SRI giúp cho cây có bộ rễ chắc khỏe, có khả năng chống chịu với lũ lụt và mưa bão so với cây lúa trồng tập quán. Quan trọng hơn nữa là bộ rễ bám sâu có thể giúp cây chống chịu hạn tốt hơn. Theo đánh giá của Viện Quản lý Nguồn nước Quốc tế (IWMI 2007), khoảng 24-30% các nguồn nước ngọt có thể tiếp cận được trên Trái Đất (sông, hồ, tầng nước ngầm) hiện đang được sử dụng phục vụ cho tưới tiêu trong nông nghiệp. Trên Thế giới, khan hiếm nguồn nước hiện đã trở thành một thực trạng đe dọa khoảng 2 tỷ người. Nước phục vụ nông nghiệp ngày càng trở nên khan hiếm. Nhiệt độ tăng cao do tác động của BĐKH sẽ làm tăng nhu cầu về nước cho hoạt động trồng trọt. Vì thế, sự khan hiếm nước càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tính đến năm 2025, sẽ có 15-20 triệu hec-ta trong tổng số 79 triệu hec-ta diện tích trồng lúa cần được tưới tiêu (cung cấp ¾ tổng nguồn cung lúa gạo cho thế giới) sẽ bị khan hiếm về nguồn nước (Theo đánh giá của IWMI 2007). Cũng theo ước tính, đến năm 2015, để xóa đói và suy dinh dưỡng cho dân số thế giới, cần có lượng nước ngọt bổ sung tương đương với lượng nước ngọt hiện đang được sử dụng phục vụ ngành nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt hộ gia đình (SIWI 2005). Cần phải tìm ra những giải pháp để tăng tính hiệu quả sử dụng nguồn nước (bao gồm cả nước tưới tiêu và nước mưa) trong nông nghiệp. Khi áp dụng SRI, nước cho canh tác lúa tưới tiêu sẽ giảm từ 25-50%. Việc cắt giảm lượng nước trong sản xuất lúa gạo có thể tiết kiệm nước cho việc trồng các loại cây lương thực khác, tăng đa dạng cây trồng và sử dụng cho các lĩnh vực khác như sinh hoạt gia đình, công nghiệp và môi trường. SRI đòi hỏi nhu cầu về nước ít hơn đồng nghĩa với việc người nông dân có thể tiếp tục trồng lúa tại các khu vực khan hiếm về nguồn nước. Trong ba loại khí phát thải nhà kính (CO , CH , N O), khí các-2 4 2 bô-nic (CO ) được chú ý nhiều nhất do lượng khí phát thải lớn2 nhất. Tuy nhiên, xét về góc độ phân tử, khí mê-tan (CH ) và ni-4 tơ oxit (N O) có tác động lần lượt gấp 23-25 và 310 lần trong2 việc làm nóng bầu khí quyển so với khí CO , theo đánh giá của2 U.C SRI LÀM GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊ-TAN 9 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 12. Theo nhà khoa học Kirk Smith, tính đến năm 2017, cứ 1 tấn khí CH phát thải ở thời điểm hiện nay sẽ tạo ra hiệu ứng làm4 nóng Trái Đất cao hơn một tấn khí CO phát thải cùng thời2 điểm (Xem biểu đồ kế bên). Khí CH phát thải từ những hoạt4 động nông nghiệp phần lớn bắt nguồn từ những cánh đồng ngập nước và từ những loài động vật nhai lại chiếm gần một nửa lượng khí CH do con người tạo ra. Khí CH được tạo ra4 4 do những vi khuẩn kỵ khí trong đất bị mất ôxy do ngập úng thường xuyên. Việc tạo cho đất luôn ở trong điều kiện háo khí giúp giảm một cách đáng kể lượng phát thải khí CH4 (Nguyên và đồng sự 2007). Theo một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, hàng năm lượng phát thải khí CH sẽ giảm gần 1/3 nếu tất cả những cánh đồng ngập4 nước được tháo cạn ít nhất một lần trong suốt mùa vụ và rơm được vùi vào đất vào cuối vụ (Yan và đồng sự 2009). Các phương pháp SRI khuyến khích việc tháo nước khỏi ruộng một vài lần trong toàn vụ. Những chuyến nghiên cứu thực địa tại Đại học Nông nghiệp Bogor ở In-đô-nê-xi-a đã khẳng định SRI làm giảm đáng kể lượng khí CH phát thải. Theo những đánh giá về tác động4 của hệ thống quản lý SRI về bón phân hữu cơ lên hiệu ứng phát thải khí nhà kính thì những cánh đồng SRI thí điểm hầu như không có hiện tượng tăng phát thải N O (Iswandi 2008).2 Nghiên cứu của Trung Quốc được đề cập ở phần trên đã đi đến kết luận với việc giảm ngập nước trên ruộng và vùi rơm vào đất ở cuối vụ thì những lợi ích thu được từ giảm phát thải khí CH sẽ không dẫn đến việc tăng N O. Trường Đại học4 2 Nông nghiệp Tamil Nadu của Ấn Độ hiện cũng đang nghiên cứu giảm phát thải khí CH từ những cánh đồng áp dụng SRI4 so với những phương pháp canh tác khác. CẮT GIẢM LƯỢNG PHÁT THẢI MÊ-TAN MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH TRƯỚC MẮT … Phân đạm là “một trong ba nguy cơ đe dọa lớn nhất đối với hành tinh của chúng ta, chỉ sau mất đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu” KHÁI QUÁT — John Lawton, Cựu tổng giám đốc điều hành, Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên, Vương quốc Anh SRI CÓ THỂ HẠN CHẾ SỬ DỤNG PHÂN ĐẠM Ngành nông nghiệp hiện đại phụ thuộc nhiều vào phân bón tổng hợp nhằm duy trì sản lượng mùa vụ, đặc biệt là phân đạm vô cơ. Việc sử dụng phân đạm đã tăng gần 20 lần trong 50 năm qua (Glass 2003), trở thành một trong những tác nhân gây ra phát thải khí N O và axit nitric, gây ra mưa axit.2 Khoảng một nửa lượng phân đạm được sử dụng trong trồng lúa, ngô và lúa mì, trong đó trồng lúa chiếm 16%. Chỉ khoảng 30-50% lượng phân đạm dùng trong canh tác cây trồng được cây hấp thụ. Trong điều kiện ngập nước, lượng phân đạm thoát ra ngoài môi trường có thể lên đến 60% (Ghosh và Bhat 1998). Các nguồn nước uống ô nhiễm có chứa hàm lượng đạm cao, tích tụ nitrat có thể đầu độc cá và hệ sinh thái biển. Nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn, nhu cầu phân đạm được dự báo có thể tăng 65% tính đến năm 2050, dẫn đến lượng phát thải đạm vào không khí và nguồn nước tăng gấp đôi (Rashid và đồng sự 2005). Cựu Tổng điều hành Hội đồng Nghiên cứu Môi trường Tự nhiên đã so sánh việc gia tăng sử dụng phân đạm như “ một trong ba nguy cơ lớn nhất đối với hành tinh của chúng ta, chỉ sau mất đa dạng sinh học và BĐKH” (Giles 2005). Bằng cách áp dụng chất hữu cơ để cải tạo cấu trúc đất, sinh vật đất và thông qua tăng cường tính hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng (Zhao 2009), nông dân có thể hạn chế sử dụng phân đạm và cắt giảm chi phí. Trong khi phân đạm trong các nguyên liệu vô cơ đầu vào có thể gây ra phát thải khí nhà kính, thì hầu hết phân đạm được sản xuất có nguồn từ các sản phẩm hóa dầu gián tiếp gây phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất và vận chuyển; chúng không có tác dụng lâu dài đối với việc cải thiện chất lượng đất. Ngược lại, những nguyên liệu đầu vào hữu cơ hầu như không mất chi phí sản xuất hay vận chuyển và giúp cải tạo độ màu mỡ của đất về lâu dài. Oxfam hiện đang hỗ trợ việc sử dụng phân đóng dạng viên, được vùi vào trong đất, nhờ vậy giảm thất thoát chất dinh dưỡng từ những ruộng lúa vào sông hồ. Dù phương pháp SRI sử dụng toàn bộ phân hữu cơ hay kết hợp phân hữu cơ và phân đạm vô cơ đều làm giảm tổng lượng phát thải khí nhà kính do việc sử dụng quá tải, sản xuất và vận chuyển trên quãng đường dài các loại phân hóa học. “…gần một nửa lượng phát thải đang làm Trái Đất ấm lên trong 20 năm tới do CO gây ra. Khí CH và một số khí khác2 4 như carbon monoxit (CO), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi và hạt than đen gây ra hầu hết những thay đổi này. Các mô hình gần đây đã cho thấy cách thức hiệu quả nhất để hạn chế hiện tượng làm nóng Trái Đất trong thế kỷ 21 là ngay lập tức giảm lượng phát thải của những khí này và duy trì phát thải ở mức thấp. Nguy cơ đe dọa sức khỏe con người của những chất gây ô nhiễm không khí này cao hơn tất cả những nguy cơ môi trường và căn bệnh khác, ví dụ như bệnh sốt rét và bệnh lao. Việc cắt giảm phát thải khí CH và4 một số chất ô nhiễm tạo ra từ phát thải khí nhà kính khác có thể giúp bảo vệ sức khỏe con người. Nó này nằm trong khả năng của chúng ta và đem lại rất nhiều lợi ích trước mắt.” — Giáo sư Kirk Smith, Khoa Sức khỏe Môi trường toàn cầu, Đại học California, Theo Berkeley Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ Việc chuyển đổi mô hình canh tác tưới tiêu sang mô hình SRI là một chiến lược đầy hứa hẹn với chi phí thấp giúp giảm phát thải CH trêntoàncầu.4 10 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH Lượng CH4 phát thải trên toàn cầu từ các nguồn khác nhau năm 2000 Khí tự nhiên 15% Than đá 8% Dầu 1% Rác thải rắn 13% Nước thải 10% Nhiên liệu 1% Đốt cháy nhiên liệu sinh học 4% Đốt cháy sinh khối 5% Lên men ruột 28% Phân 4% Lúa 11%
  • 13. BÁO CÁO QUỐC GIA Những kinh nghiệm về SRI: Báo cáo quốc gia từ Mali, Việt Nam và Ấn Độ 11 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 14. GIỚI THIỆU CÁC BÁO CÁO QUỐC GIA D ù ở Ấn Độ, Mali hay Việt Nam, những hộ gia đình nhỏ, đại diện cho lớp người nghèo trên thế giới mà chúng tôi cùng làm việc, hiện đang đều phải đối mặt với những thách thức như nhau. Những thách thức này bao gồm diện tích đất canh tác ít, lợi nhuận thấp do sản lượng thu được không đủ bù lỗ cho chi phí đầu tư mua giống, hóa chất, nợ nần, nguồn cung nước không đủ hoặc thất thường, đất bị sử dụng quá tải, mùa màng thất bát do các hiện tượng thời tiết cực đoan, sâu hại, khó tiếp cận thị trường và thông tin, thiếu hoặc sử dụng quá tải nguyên liệu đầu vào. Đặt trong bối cảnh cần phải tìm kiếm những giải pháp nhằm cải thiện đời sống của những hộ gia đình nông thôn dễ chịu tổn thương, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự đã tiến hành nghiên cứu SRI. Africare, Oxfam và WWF hiện đang ở những giai đoạn trải nghiệm khác nhau về thực hành, đánh giá và thúc đẩy mô hình SRI.Africare bắt đầu thí điểm SRI trên đồng ruộng tại Timbuktu, Mali năm 2007. Tháng 2/2010, cuộc họp cấp quốc gia đầu tiên về SRI đã được tổ chức tại Mali nhằm trình bày kết quả của ba dự án tiến hành tại năm trên tổng số tám vùng của Mali, với sự tham gia của 450 nông dân. Oxfam đã hỗ trợ ứng dụng SRI tại khu vực sông Mê-kông từ năm 2003 và nhân rộng cho 264.000 nông dân Việt Nam và 100.000 nông dân Cam-pu- chia. Trong khi đó, WWF đã tiến hành đánh giá, thúc đẩy các nguyên tắc SRI tại Ấn Độ từ năm 2004,với sự tham gia của hơn 600.000 nông hộ sản xuất quy mô nhỏ thông qua rất nhiều các sáng kiến của xã hội dân sự, Chính phủ, các trường đại học, cộng đồng và khu vực tư nhân. Những báo cáo quốc gia được soạn thảo trình bày phần nào về SRI và các tổ chức đang làm việc về SRI. Oxfam hỗ trợ các hoạt động SRI ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. WWF hỗ trợ các hoạt động SRI trên diện rộng tại Ấn Độ, Morocco và hỗ trợTanzania trên diện nhỏ hơn. Tại Ấn Độ, hiện nay WWF đang hướng đến việc áp dụng SRI trên những loại cây trồng khác đang “khát” nước như mía và lúa mì. SRI đã được công nhận tại 40 quốc gia và trong các điều kiện trồng lúa khác nhau. Từ trái qua phải: Rio Grande do Sul ở phía Nam Bra- xin; Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc gia tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc; và người nông dân đầu tiên áp dụng SRI thuộc dự án MWEAở Kenya. BÁO CÁO QUỐC GIA Mặc dù vậy, những quốc gia này cũng cho thấy sự đa dạng về điều kiện xã hội và hệ sinh thái nông nghiệp mà trong đó SRI đang được áp dụng, những lợi ích, cũng như các hạn chế, phương thức tiếp cận và các chiến lược nhân rộng. Ở các nước này, chúng tôi cùng những tổ chức đối tác trong nước đã làm việc tích cực và chặt chẽ với nông dân, vì vậy, những kiến thức về SRI bước đầu đã để lại những ấn tượng tích cực với người nông dân và cộng đồng. CÁC LỰA CHỌN Thực tế ở các quốc gia áp dụng SRI cho thấy SRI không phải là một kỹ thuật tập quán. Không mang tính chất áp đặt như một công thức kỹ thuật, SRI có thể được ví như một thực đơn, bao gồm rất nhiều sự lựa chọn nhằm tăng cường tính hiệu quả của đất canh tác, sức lao động, nước, chất dinh dưỡng và vốn. Kết quả tối ưu nhất sẽ đạt được nếu tuân thủ tất cả các bước do có hiệu ứng hiệp lực giữa các bước. Tuy nhiên, người nông dân có thể lựa chọn tuân thủ tất cả các bước hoặc một số bước mà họ thấy phù hợp và tùy điều kiện thực tế cho phép. Dù triển khai bất kỳ bước nào thì người nông dân cũng sẽ nhận thấy những tiến bộ rõ rệt làm họ phấn khích và khuyến khích các nông dân khác áp dụng. Như vậy, những gì được “tăng cường” là kiến thức, kỹ năng và cách thức quản lý, chứ không phải là tăng số lượng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất. Như vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao kết quả thu được không giống nhau ở các quốc gia, và thậm chí kết quả không giống nhau ngay trên những cánh đồng liền kề. Kết quả tùy thuộc vào đất, khí hậu, những khó khăn của từng địa phương, các bước được áp dụng và chất lượng của công tác quản lý. Điều này giúp lý giải vì sao một số nông dân có thể tăng sản lượng lên gấp ba lần trong khi một số người khác bước đầu chỉ có thể tăng sản lượng lên 20%. Thông thường, nếu người nông dân càng có kỹ năng và tự tin thì hiệu quả mùa vụ càng cao. Mặc dù lúc đầu cũng có một số tranh cãi giữa các nhà khoa học đối với những báo cáo về 12 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 15. Tầm quan trọng của SRI không chỉ ở chỗ giúp nông dân tăng sản lượng, giảm lượng nước mà còn ở những lợi ích xã hội và môi trường mà SRI mang lại SRI, tuy nhiên những tranh cãi đã lắng xuống khi những nghiên cứu khoa học đánh giá tác động của SRI bắt đầu được xuất bản trên phạm vi quốc tế, được kiểm chứng và khi SRI được các cơ quan Chính phủ của các quốc gia có thế mạnh về sản xuất lúa gạo như Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia và Việt Nam ủng hộ dựa trên những đánh giá và kinh nghiệm thực tiễn về SRI. Vẫn còn tồn tại một số ý kiến xung quanh vấn đề liệu SRI có thể làm được điều mà các nhà khoa học vẫn gọi là “cách quản lý tối ưu” hay không do các kết quả thu được không nhất quán. Tuy nhiên, không nên so sánh SRI với những biện pháp canh tác chi phí cao, đòi hỏi đầu vào lớn vì những phương pháp này nằm ngoài khả năng của những nông dân nghèo, những người cần tăng hiệu quả sản xuất lên mức cao nhất dựa vào những nguồn lực rất hạn chế về đất đai, sức lao động, vốn và nước tưới. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI BĐKH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐƯỢC CẢI THIỆN Tầm quan trọng của SRI không chỉ ở chỗ giúp nông dân tăng sản lượng đồng thời giảm lượng nước mà SRI còn mang lại những lợi ích xã hội và môi trường. Nên lưu ý là phương pháp này mang tính linh hoạt cao. Nông dân có thể áp dụng các bước tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế và tùy theo kỹ năng cũng như kiến thức mà họ tiếp thu được. Các phương pháp có thể áp dụng cho mọi giống lúa và trên các đồng ruộng có diện tích khác nhau, từ quy mô nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, các phương pháp được thiết kế đặc biệt phù hợp với nhu cầu của các hộ gia đình hạn chế về các nguồn lực và chủ yếu phụ thuộc vào các thửa ruộng diện tích nhỏ. Vì vậy, các phương pháp SRI về căn bản vì người nghèo. Các hộ nông dân nghèo có nguồn lực tài chính hạn hẹp và không có nhiều sự lựa chọn hiện đang chịu áp lực lớn để duy trì nguồn thu nhập ít ỏi và họ hầu như không được trang bị để ứng phó với những biến động giá cả của nguyên liệu đầu vào và rất khó phục hồi khi mùa màng thất bát hay gia súc chết. SRI và các lợi ích của nó trang bị cho người nông dân những chiến lược tự quản lý rủi ro, năng lực và các hệ thống nông trang để có thể tự khôi phục sau các sự cố. Yếu tố này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh nhiệt độ và các hiện tượng bất thường của thời tiết được dự báo sẽ gia tăng trong những thập kỷ tới. Các chiến lược theo báo cáo từ những chương trình ở Cam-pu-chia, Việt Nam, Ấn Độ và Mali và theo quan sát ở một số quốc gia khác sẽ được tóm tắt ở trang 14. YÊU CẨU ĐÒI HỎI VÀ CHI PHÍ SRI hiện đang được liên tục cải thiện và sự sáng tạo của người nông dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Các thực hành về tuổi mạ và mật độ cấy, quản lý nguồn nước, quản lý sâu bệnh và các lựa chọn sử dụng phân bón được áp dụng tùy vào điều kiện của từng địa phương và tùy mùa vụ. Mặc dù, SRI có thể áp dụng được trong rất nhiều các điều kiện và các hệ thống cây trồng khác nhau nhưng người nông dân vẫn gặp một số cản trở khi tiếp thu những kỹ thuật và tiến bộ mới. Những khó khăn có thể kế đến như thiếu hệ thống thoát nước và kiểm soát nguồn nước tốt, nguồn lực lao động không sẵn có, đặc biệt trong giai đoạn học hỏi những kiến thức mới về SRI, mạ non dễ bị tổn thương, không có đủ phân hữu cơ bón cho ruộng, không thể tiếp cận được các công cụ như dụng cụ làm cỏ, dụng cụ đánh dấu và hơn nữa nông dân còn rất e dè trong việc chuyển đổi từ canh tác tập quán sang những phương pháp được giới thiệu trong các chương trình khuyến nông. Một số khó khăn có thể được khắc phục nhờ học hỏi, thực hành thêm hoặc tiếp cận với những công cụ, trong khi đó, một số khó khăn khác có thể được khắc phục nhờ những cải thiện về môi trường chính sách và thể chế tạo điều kiện cho SRI được nhân rộng ra cả vùng và toàn bộ châu thổ. Trong giai đoạn đầu, các bước SRI có thể đòi hỏi nhiều sức lao động hơn – chủ yếu cho công đoạn làm đất và làm cỏ. Hầu hết các nông dân áp dụng SRI nhận thấy rằng nhờ nắm bắt được kỹ năng và kỹ thuật nên hiệu quả công việc của họ được cải thiện và việc áp dụng SRI thực sự tiết kiệm được sức lao động. Ví dụ, ở Cam-pu-chia và Việt Nam, phụ nữ đã ghi nhận việc tiết kiệm sức lao động trong giai đoạn cấy là một điểm mạnh của SRI. Việc nhân rộng SRI khuyến khích những sáng kiến và đánh giá của nông dân. SRI khuyến khích nông dân có trách nhiệm hơn với việc thích ứng và đổi mới, đóng góp cho sự phát triển nguồn nhân lực ở các khu vực nông thôn và giúp nông dân nhận biết và sử dụng một cách tốt hơn những tiến bộ khác. Những độc giả ở các quốc gia khác quan tâm đến các hoạt động SRI, về các khía cạnh liên quan đến nghiên cứu và khoa học có thể tham khảo các bài báo và các nguồn tư liệu khác trong phần Phụ lục. BÁO CÁO QUỐC GIAGIỚI THIỆU Phương pháp SRI đã đem lại hiệu quả tại rất nhiều địa phương nơi người dân đang dần hồi phục sau các cuộc bạo động và thảm họa thiên tai. Tại miền Bắc Afghanistan, Tổ chức Aga Khan hiện đang giới thiệu SRI trong những điều kiện rất khó khăn. Trong năm 2009, đối chiếu những kết quả thu được từ 27 nông dân cho thấy sản lượng đạt được đã tăng một cách đáng kể (Theo Thomas và Ramzi, 2009). 13 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH So sánh sản lượng thu được giữa phương pháp SRI và phương pháp tập quán – Nông dân ở Baghlan Baghlan - phương pháp tập quán Số thứ tự nông dân Tấn/ha Baghlan - SRI
  • 16. SRI tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng của hộ nông dân trước Biến đổi khí hậu Những lợi ích được báo cáo và công nhận Sản lượng cao hơn tính theo một đơn vị diện tích đất, công lao động và vốn đầu tư Sản lượng lúa gạo bình quân tăng 20%-50%, thậm chí còn cao hơn, không những giúp tạo ra nhiều lương thực hơn mà còn giải phóng đất và sức lao động cho các hoạt động sản xuất khác. Năng suất cao hơn trên mỗi đơn vị diện tích đất làm giảm áp lực mở rộng diện tích canh tác gây ảnh hưởng tới các hệ sinh thái khác GIỚI THIỆUBÁO CÁO QUỐC GIA Tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng với BĐKH Giảm gánh nặng công việc của người phụ nữ Phụ nữ ghi nhận phương pháp SRI giúp họ tiết kiệm được thời gian và bớt đi nỗi vất vả cực nhọc cấy trồng do họ mất ít thời gian hơn cho công việc chăm sóc và cấy mạ non, việc cấy mạ non cũng dễ dàng hơn và mất ít thời gian tát nước hơn. SRI giúp phụ nữ có thêm thời gian cho công việc khác như trồng rau để cải thiện bữa ăn trong gia đình và tạo điều kiện cho các thành viên khác trong gia đình tìm kiếm công việc phi nông nghiệp khác. Như vậy, SRI giúp đa dạng hoá nguồn thu nhập của hộ nông dân. Giảm nhu cầu nước tưới Áp dụng SRI, nhu cầu nước tưới giảm từ 25-50% do nước chỉ được tưới để duy trì điều kiện đất thoáng khí. Nông dân có thể tiến hành canh tác lúa ở cả những khu vực ngày càng khan hiếm nước hoặc khó dự báo chế độ mưa. Nông dân có thể giảm thất bát mùa màng do mùa mưa đến muộn hoặc lượng mưa ít. Nhu cầu nước ít hơn đồng nghĩa với việc nông dân sẽ có nhiều nước sử dụng hơn. Nước có thể được sử dụng để tưới cho các loại cây trồng khác, phục vụ nhu cầu con người và duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Giảm tỷ lệ giống Nhờ giảm được 80-90% giống nên người nông dân cần ít diện tích đất hơn để gieo mạ. Mạ cấy bình thường với tỷ lệ 50-70kg/ha trong khi đó mạ cấy theo phương pháp SRI với tỷ lệ chỉ 5-7kg/ha, giúp nông dân có thêm gạo để ăn thay vì để dành làm giống. Những đám đất gieo mạ nhỏ nên rất dễ quản lý và tiết kiệm diện tích đất. Giảm sự phụ thuộc vào phân hoá học, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu Chi phí phân bón và nguyên liệu đầu vào cao là một trong những nguyên nhân khiến người nông dân quan tâm đến SRI do SRI giúp họ hạn chế sử dụng các hoá chất mà không làm giảm sản lượng. Lượng hoá chất sử dụng giảm cũng mang lại những lợi ích về sức khoẻ cho người nông dân và gia súc. Lượng hoá chất sử dụng giảm kết hợp với chất lượng đất và nước được cải thiện tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với môi trường. Tăng cường khả năng chống chịu trước ảnh hưởng của mưa bão (cũng như các đợt rét) BĐKH hiện nay đang gây ra những cơn bão thường xuyên với sức tàn phá mạnh hơn, gây thiệt hại cho cây lúa. Đây thực sự là một thảm hoạ với người nông dân. Cây lúa bị đổ gãy rất dễ bị thối mục và gây khó khăn cho việc gặt. Các phương pháp SRI giúp cây lúa có bộ rễ ăn sâu và khoẻ hơn, khó bị gãy rạp và đổ. Tăng cường khả năng chống chịu với hạn hán Cây lúa SRI có bộ rễ ăn sâu vào lòng đất. Ở độ sâu lớn hơn, cây có thể lấy được độ ẩm và chất dinh dưỡng tốt hơn từ đất. Đặc điểm này đóng vai trò rất quan trọng khi nguy cơ lượng mưa thay đổi ngày càng tăng trong suốt cả mùa vụ như hiện nay. Mùa vụ ngắn hơn Với cùng một giống lúa SRI có thể gặt sớm hơn 1-2 tuần, thậm chí 3 tuần so với lúa trồng theo phương pháp tập quán. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa mang lại lợi ích cho môi trường. Nông dân có thể sử dụng ruộng để trồng các cây ngắn ngày như rau, hoặc có thể trồng gối vụ lúa mì sớm hơn và cho sản lượng cao hơn. Mùa vụ ngắn hơn giúp giảm nhu cầu về nước, giảm nguy cơ sâu bệnh và nguy cơ bị tan phá bởi mưa bão thường xảy ra vào cuối vụ. Tốn ít giống và giảm thời gian gieo mạ giúp tạo ra sự linh hoạt Nếu cây trồng có khả năng chống chọi tốt với các điều kiện bất lợi của thời tiết thì nông dân sẽ dễ dàng tìm giống và gieo lại mạ vì SRI chỉ đòi hỏi bằng 1/10 lượng giống và mạ có thể được cấy sau 8-15 ngày, thay vì 30-45 ngày so với cấy tập quán. Nếu nông dân phải đi xa kiếm việc làm thêm thì họ có thể đi sớm hơn sau khi cấy mạ xong, và nếu gặp rủi ro phải cấy lại thì họ chỉ cần ít thời gian để ở lại nhà. Tăng sản lượng và tiềm năng thị trường của các giống lúa truyền thống giúp các giống lúa này có thể tồn tại Áp dụng SRI, nông dân có thể thu được sản lượng cao hơn từ những giống lúa truyền thống, hầu hết các giống này mang đặc tính di truyền thích ứng tốt hơn với BĐKH. Các giống địa phương thường có giá cao hơn trên thị trường. Đa dạng sinh học giống lúa đã giảm mạnh từ những năm 1960. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy rất nhiều các giống truyền thống chứa hàm lượng sắt và prô-tê-in cao hơn. Việc cải tạo và bảo tồn các giống cây trồng vật nuôi có thể tạo ra đa dạng di truyền nhằm ứng phó với những điều kiện nuôi trồng bất lợi và duy trì tính bền vững của các hệ thống canh tác Nâng cao kiến thức, kỹ năng thử nghiệm và tính sáng tạo của nông dân Việc nhân rộng các mô hình về SRI thúc đẩy nông dân sáng tạo và tự đánh giá. SRI khuyến khích nông dân có trách nhiệm hơn với việc thích ứng và sáng tạo, góp phần phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn và giúp nông dân có thể phát hiện và khai thác những sáng kiến khác. Nâng cao kiến thức, kỹ năng thử nghiệm và tính sáng tạo của nông dân Với sản lượng thu được cao tính trên 1 đơn vị diện tích đất trồng trọt, nhiều nông dân đã sử dụng một phần diện tích đất để trồng thêm một số loại cây khác giàu chất dinh dưỡng và cho lợi nhuận cao như hoa quả, rau, đậu, nuôi thả gia súc, cải thiện bữa ăn và tạo thêm thu nhập. Việc cắt giảm sử dụng hoá chất làm cho hệ thống canh tác thích hợp hơn với việc nuôi cá, nuôi gà vịt. Các hệ thống cây trồng được đa dạng giúp bảo vệ đa dạng sinh học và tích tụ các-bon vào trong đất. Tăng khả năng kháng chịu sâu bệnh BĐKH cũng là tác nhân làm gia tăng sự hoành hành của các loài sâu bệnh do nhiệt độ tăng cao và lượng mưa thay đổi. Theo cách thức quản lý của SRI, mùa màng sẽ ít thiệt hại vì sâu bệnh mặc dù sử dụng ít hoá chất hơn. 14 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 17. BÁO CÁO QUỐC GIAGIỚI THIỆU SRI làm vơi đi nỗi vất vả trong việc cấy trồng lúa của người phụ nữ. Làm việc trên những mảnh đất gieo mạ nhỏ hơn, ít mạ hơn với các công cụ tiết kiệm lao động đã giúp họ có thêm thời gian cho những hoạt động khác. SRI cũng giúp phụ nữ thoát cảnh ngâm nước hoặc cúi khom lưng hàng giờ liền, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻcủahọ. Nhờ áp dụng SRI, nhiều nông dân có thể tăng thu nhập cho gia đình do bán lúa ở thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là các giống lúa truyền thống, nhờ vậy mà thúc đẩy việc bảo tồn đa dạng sinh học giống lúa . Lotus Foods, một công ty ở California, Hoa Kỳ hiện đang nhập khẩu gạo sản xuất theo phương pháp SRI của các nông dân ở Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a và Madagascar. Các ảnh trên: Đồng Chủ tịch của công ty, ông Ken Lee đang kiểm định chất lượng gạo tại Cam-pu-chia; Gạo SRI của In-đô-nê-xi-a được cấp chứng nhận Tốt cho Cuộc sống; và trưng bày các sản phẩm gạo SRI tại Hội chợ Thương mại năm 2009. Lúa SRI có bộ rễ khoẻ và bám sâu hơn vào lòng đất giúp chúng chống chịu tốt hơn với gió bão. Đây là hình ảnh cánh đồng lúa của thôn Đông Trù, phía bắc Hà Nội sau một trận bão. Cánh đồng SRI ở bên trái, cánh đồng canh táctậpquánởbênphải Với cùng một giống lúa, lúa SRI thường có thể thu hoạch sớm hơn trước một vài tuần so với lúa trồng tập quán. Ở Mali có thể thấy lúa SRI (bên phải) chín sớm hơn lúa trồng theo truyền thống (bên trái). Hai cánh đồng trồng cùng một giống lúa, được cấy cùng một ngày. Mùa vụ ngắn hơn đem lại một số lợi ích: nhu cầu tưới tiêu ít hơn nhờ vậy mà giảm được lượng nước và chi phí bơm nước; thời gian cho thu hoạch ngắn hơn cho phép người nông dân chuyển sang cácgiốngdàingàyhơn,chonăngsuấtcaohơn. SRI khuyến khích nông dân sáng tạo và khuyến khích sự phát triển của những doanh nghiệp nhỏ. Đây là ví dụ về việcsáng chếra dụngcụlàm cỏ, dụng cụ này có thể làm cỏ hai hàng cùng một lúc và có thể điều chỉnh cho phù hợp với khoảng cách giữa haihàng. 15 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 18. Trên các ruộng mạ truyền thống (ảnh phía trên bên trái), phụ nữ ngồi ngâm trong nước hàng giờ để nhổ mạ, điều này rất không tốt cho sức khỏe. Rễ mạ sau đó được rửa sạch và rũ bỏ đất bám xung quanh rễ trước khi mạ được bọc lại và đem ra ruộng. Mạ SRI (ảnh bên phải) được xúc một cách nhẹ nhàng bằng cuốc và vận chuyển mạ ra đồng trở thành “trò chơi của trẻcon” KINH NGHIỆM LÀM AFRICARE TẠI MALISRI CỦA BÁO CÁO QUỐC GIA A fricare bắt đầu hoạt động tại Mali từ năm 1973, làm việc với cộng đồng nhằm tăng sản lượng lương thực và thu nhập cho người dân nông thôn, cải thiện sức khoẻ, điều kiện dinh dưỡng và quản lý tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước. Từ năm 1997, Africare tập trung nỗ lực triển khai Chương trình an ninh lương thực tổng hợp tại Timbuktu. Vùng đất khô cằn giáp sa mạc Sahara này là một trong những khu vực bất ổn lương thực nhất tại Mali. Lượng mưa trung bình hàng năm chỉ khoảng 150-200 mm. Vì thế sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào lưu lượng nước của con sông Niger và lượng nước lũ lên theo mùa của các nhánh sông và ao hồ. Theo truyền thống, nông dân sử dụng nước lũ hàng năm để tiến hành canh tác trên các bãi bồi khi nước lũ rút hoặc canh tác lúa nước sâu ngay trong mùa lũ. Phạm vi của lũ quyết định diện tích đất canh tác hàng năm. Phạm vi lũ thay đổi thường xuyên làm cho sản xuất nông nghiệp không bền vững. Sản lượng thường rất thấp, chưa đến 1 tấn/ha, tính cả lúa gạo và lúa miến. Cây lúa có vai trò quan trọng trong chiến lược vùng cũng như đối với toàn bộ quốc gia này. Lúa gạo hiện ngày càng được cư dân thành thị ưa chuộng thay vì lúa miến, kê và cũng được ưa chuộng ngay tại các vùng nông thôn nơi sản xuất ra sản phẩm này. Luợng tiêu dùng hàng năm tính theo đầu người đã tăng gấp ba lần trong 20 năm qua, từ 34kg/ người/ năm lên 94kg/ người/ năm. Để tăng sản lượng, diện tích tưới tiêu đã được mở rộng, giúp nông dân tăng năng suất lên 4-6 tấn/ha. Africare đã làm việc với những nông dân để xây dựng các mô hình thủy lợi nhỏ, mỗi mô hình khoảng 30-35 ha, được tưới tiêu bằng một máy bơm chạy động cơ điêzen. Tuy nhiên, trong các mô hình này, 80-100 nông dân phải chung nhau một khu ruộng được tưới tiêu. Diện tích canh tác được tưới tiêu cho mỗi hộ gia đình khoảng 1/3 ha. Việc tăng sản lượng lên tối đa và sử dụng một cách tối ưu nhất đầu vào trong đó có tài nguyên nước trên những cánh đồng diện tích nhỏ này có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác giảm nghèo. Chương trình Sáng kiến An ninh Lượng thực Goundam đượcAfricare triển khai với nguồn tài trợ của tổ chức USAID đã tiến hành thí điểm SRI lần đầu tiên vào năm 2007 nhằm đánh giá hiệu quả mô hình SRI so với các phương pháp canh tác tập quán khác tại Timbuktu, đồng thời đánh giá tác động tiềm năng của SRI đối với vấn đề an ninh lương thực. Các cố vấn kỹ thuật của SRI đã chọn lựa các nguyên tắc và các bước tiến hành SRI để đưa vào thử nghiệm. Hộ gia đình ông Imam ở làng Douegoussou, trưởng làng và đồng thời là nông dân đầu tiên thử nghiệm mô hình trên ruộng nhà mình, tự bỏ công lao động và các nguyên liệu đầu vào. Các bước bao gồm cấy mạ non một dảnh/khóm mắt sàng vuông 25 cen-ti-met, bón phân hữu cơ đã cho ra sản lượng 9 tấn/ha trong khi sản lượng cao nhất từng đạt được trước đây là 6,7 tấn/ha. GIỚI THIỆU SRI Dựa trên những kết quả khả quan trên, tổ chức Better U Foundation (BUF) đã tài trợ cho Africare để tiến hành đánh giá hiệu quả SRI trên diện rộng hơn trong vụ mùa năm 2008- 2009 nhằm: Ÿ Thu thập thông tin về việc triển khai SRI tại các cánh đồng trong khu vực Ÿ Nâng cao nhận thức cơ bản về SRI tại các khu vực trồng lúa củaTimbuktu Ÿ Xác định tiềm năng cho việc nhân rộng mô hình SRI tại Timbuktu và trên toàn Mali Africare đã lựa chọn 12 thôn tại Dire và Goundam mà tổ chức đã hợp tác trong suốt 5-10 năm qua và có đặc điểm địa lý khác nhau. 12 thôn đã được lựa chọn tham gia thông qua bỏ phiếu và mỗi thôn có năm nông dân tự nguyện tham gia đánh giá SRI. Diện tích canh tác lúa của 12 thôn khoảng hơn 1.900 hec-ta, chiếm hơn 10% tổng diện tích trồng lúa ở Timbuktu, bao gồm gần 17.200 hộ trồng lúa. CÁCH TIẾP CẬN: NÔNG DÂN LÀM CHỦ 16 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 19. AFRICARE Sản lượng bình quân trên các thửa ruộng SRI cao hơn 66% so với các thửa ruộng đối chứng (Xem biểu đồ). Mặc dù phương pháp SRI giúp tiết kiệm được 3,5-5 lần giống trong giai đoạn cấy, một dảnh mạ SRI trung bình cho ra hơn 50% nhánh so với cấy 3 dảnh trong các ô ruộng đối chứng. Khi thu hoạch, số lượng bông lúa SRI trên mỗi mét vuông cao hơn 31% so với các ruộng đối chứng. Ảnh bên: anh Bouba Boureima, một nông dân ở làng Morikoira đang cầm một khóm lúa 3-4 bông ở ruộng đối chứng (bên trái) và một khóm lúa SRI (bênphải). BÁO CÁO QUỐC GIA Africare cung cấp cho mỗi thôn một dụng cụ làm cỏ (một loại dụng cụ đơn giản mà trước đây chưa được biết đến tại những thôn này) và hỗ trợ kỹ thuật cho họ. Cứ 15 nông dân lại có một người hướng dẫn cách thức áp dụng các bước SRI. Lãnh đạo phụ trách nông nghiệp tại Goundam đảm bảo những số liệu được thu thập theo đúng nguyên tắc. Các nông dân tình nguyện đã đi thăm ruộng của nhau cũng như mời những người muốn học hỏi về SRI đến thăm ruộng của mình. Họ cũng tham gia vào các cuộc đánh giá doAfricare tổ chức, đề xuất các khuyến nghị và tham gia xây dựng giáo trình tập huấn về SRI. Nông dân tự lựa chọn kích thước thửa ruộng, giống lúa, phân bón và tự lo các nguyên liệu đầu vào. Các thửa ruộng gieo mạ SRI và các thửa ruộng đối chứng (trung bình khoảng 400 m2) được gieo cùng một loại giống vào cùng một ngày. Mạ non được cấy 10-12 ngày sau khi hạt nảy mầm, cấy một dảnh.Trên các thửa ruộng đối chứng, mạ non được cấy trung bình khoảng 29 ngày sau khi hạt nảy mầm, cấy 2-5 dảnh. Do việc phân bổ nước được xây dựng trước theo kế hoạch tưới tiêu nên việc tiết kiệm nước không thực sự tối ưu. Ngành nông nghiệp đã đưa ra khuyến nghị nên bón 200kg phân urê cho mỗi hec-ta lúa. Các nông dân áp dụng SRI được khuyến cáo chỉ nên bón phân hóa học trong trường hợp thực sự cần thiết, và nên hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón.Tất cả các nông dân áp dụng SRI đã bón phân chuồng và giảm lượng phân urê xuống mức 120kg/ha so với 145 kg/ha trên các ruộng đối chứng. NĂNG SUẤT CAO HƠN, THU NHẬP TỐT HƠN Năng suất tăng cùng với các lợi ích kinh tế của SRI đã được ghi nhận ở cả 12 thôn. Việc áp dụng SRI còn tùy thuộc vào loại đất, loại giống, chế độ phân bón và làm cỏ. 53 nông dân áp dụng SRI đã thu được năng suất bình quân 9,1 tấn/ha, cao hơn 66% so với năng suất bình quân thu được trên các ruộng đối chứng (5,5 tấn/ha). Năng suất bình quân trên các ruộng liền kề của các nông dân không áp dụng SRI là 4,86 tấn/ha. Chi phí đầu vào trên mỗi hec-ta khi áp dụng phương pháp SRI có cao hơn một chút. Đó là các chi phí cho công làm đất, cấy và làm phân chuồng. Hầu hết nông dân áp dụng SRI không mua phân bón mà thu gom và tự vận chuyển phân đến các cánh đồng. Các tính toán trên dựa vào giá cả và chi phí do nông dân thông báo. Do lợi nhuận thu về của SRI cao gấp 2,1 lần so với các ruộng đối chứng nên nhìn tổng thể lợi nhuận vẫn cao hơn. Tính theo giá thị trường hiện nay, lợi nhuận ròng mà các nông dân thu được từ SRI là 1 triệu CFA/ha (tương đương 2.220 đô la Mỹ) trong khi đó lợi nhuận ròng của các ruộng mẫu là 490.000 CFA/ha (tương đương 1.089 đô la Mỹ) (Xem Bảng chi tiết trang 18). Nông dân rất hưởng ứng phương pháp SRI và chỉ ra hàng loạt các lợi ích của phương pháp này như: sản lượng tăng, giảm giống, tiết kiệm thời gian làm cỏ (dùng dụng cụ cào cỏ thủ công), lúa sinh trưởng nhanh hơn, chất lượng tốt hơn. Phương pháp SRI chỉ mất 6kg hạt giống/ha trong khi đó các ruộng mẫu mất 40-60 kg hạt giống/ha. Việc tăng cường bón phân chuồng giúp giảm 30% lượng phân hóa học. Các thửa ruộng SRI có thể cho thu hoạch sớm hơn từ 10-15 ngày so với các ruộng đối chứng, cho phép nông dân tránh được ảnh hưởng của mùa đông lạnh giá và chuyển từ các loại giống ngắn ngày cho sản lượng thấp sang các loại giống dài ngày cho sản lượng cao hơn, như giống BG90-2. Nông dân ở các làng Adina, Niambourgou và Donghoi thường phải hứng chịu một đợt không khí lạnh vào thời điểm cuối vụ. Trong khi lúa SRI đã ở giai đoạn trĩu hạt thì lúa ở ruộng đối chứng vẫn chưa đẻ nhánh. Thêm vào đó, ở Niambourgou và Donghoi, các đàn chim di cư thường đến vào cuối vụ, gây tổn thất lớn cho mùa màng. Năng suất tăng và các lợi ích kinh tế của SRI đã được ghi nhận ở cả 12 thôn. Mặc dù nông dân có đề cập đến một số khó khăn như công lao động tăng cho việc làm đất và học kỹ năng cấy nhưng nhìn chung họ không nhận thấy điểm bất lợi nào của SRI. Người ta hy vọng rằng nông dân sẽ giảm được thời gian cấy một khi họ đã quen cấy mạ non và cấy mạ vuông mắt sàng. CÁC BÀI HỌC Tại Mali, những kết quả đạt được nhờ áp dụng SRI đã làm các kỹ thuật viên và nông dân thực sự ngạc nhiên. Rất nhiều chỉ dẫn có phần khác với những lý thuyết do các viện nghiên cứu và kỹ thuật đưa ra và cũng có phần khác với những nếp nghĩ hiện nay của nông dân. Ví dụ, nông dân ở Mali cho rằng cánh đồng càng ngập nước thì lúa càng cho sản lượng cao. Các cán bộ khuyến nông và nông dân tin rằng việc sử dụng nhiều phân hóa học sẽ giúp thu được kết quả tốt hơn. Việc nhân rộng mô hình trong tương lai sẽ phải giải quyết những sai lệch trong nếp nghĩ truyền thống này. 17 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH Ruộng SRI Số nông dân Ruộng đối chứng
  • 20. ii) Cải thiện các kỹ thuật làm đất thông qua việc giới thiệu và thử nghiệm các loại máy san ủi đất và máy đánh luống. iii) Đánh giá các bước ứng dụng SRI trên các loại giống lúa và giống cây trồng khác, ví dụ giống lúa truyền thống Oryza glaberrima của châu Phi và các loại giống mới như Nerica; iv) Thử nghiệm các chế độ tưới tiêu khác nhau nhằm đưa ra các khuyến cáo kỹ thuật đáng tin cậy cho vùng Timbuktu và các địa phương khác ở Mali. Các nông dân tham gia vào việc đánh giá SRI trên cơ sở hoàn toàn tình nguyện. Họ tự lo các chi phí đầu vào trong khi ở các chương trình khác, khi tiến hành các cuộc thử nghiệm thì phải cung cấp giống và phân bón miễn phí cho nông dân. Do nông dân phải tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động quản lý mùa vụ nên những kết quả đạt được phản ảnh đúng thực trạng và điều kiện của họ. Khi tiếp thu những sáng kiến SRI và những kết quả qua việc nhân rộng có chất lượng và trực tiếp tham gia vào công việc tính toán, đánh giá, các nông dân và kỹ thuật viên tỏ ra cởi mở hơn trước những ý tưởng mới, quan sát rộng hơn và xem xét lại các nếp suy nghĩ trước đây của mình. Những hỗ trợ kỹ thuật có chất lượng cao rất cần thiết trong việc giúp nông dân hiểu một các triệt để các nguyên tắc SRI và sau đó có thể tự tin tiến hành. Các kỹ thuật viên cần có kiến thức chuyên sâu chắc chắn để hỗ trợ nông dân. Việc soạn thảo và phổ biến các tài liệu kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ này vì đó là các tư liệu tốt thu thập được (làm cùng với nông dân thay vì làm cho nông dân) nhằm thông báo cho họ biết về những quyết định của họ cũng như các hoạt động mở rộng, nghiên cứu và chính sách. Các lớp tập huấn nên bao gồm cả nam giới và phụ nữ vì phụ nữ thường chỉ tham gia vào một số khâu nhất định trong sản xuất truyền thống. Một trong những kết quả đáng lưu ý trong hoạt động đánh giá năm 2009 là một nhóm phụ nữ nông dân đã tự tiến hành các bước SRI và đạt được những kết quả rất tốt (Xem ảnh: Phụ nữ ở Findoukaina áp dụng SRI). Để SRI thích ứng tốt hơn trong điều kiện thực tế ở Mali và cải thiện tính khả thi về mặt kỹ thuật giúp nông dân có thể mở rộng diện tích áp dụng SRI cần phải tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động sau: i) Đầu tư cho các hệ thống sản xuất sinh khối chất lượng cao để làm phân hữu cơ, có thể là các hầm phân trộn làm từ rơm, phân động vật hoặc các chất hữu cơ khác (sinh khối thực vật hoặc tất cả các loại khác). Ở những nơi sử dụng phân tổng hợp, kỹ thuật sử dụng phân bón tổng hợp cần được cải thiện, đặc biệt đối với phân urê. Ví dụ, nên trộn phân urê vào đất trong giai đoạn làm cỏ sẽ giữ được các chất dinh dưỡng thay vì cách làm thông thường là trộn phân vào nước tưới vì làm như vậy làm mất các chất dinh dưỡng cho đất. COUNTRY REPORTS AFRICARE FP = Nông dân canh tác, nguyên liệu đầu vào thấp hơn so với các thửa ruộng mẫuđược đánh giá là canh tác tốt nhất * Làm đất: SRI - 40% máy kéo, 60% làm bằng tay; Ruộng mẫu - 33% máy kéo, 15% làm bằng tay, 52% không cày, Ruộng nông dân - 20% máy kéo, 80% không cày. Ghi chú: Nông dân chưa quen áp dụng SRI trong vụ đầu tiên; họ cho rằng kết quả sẽ được cải thiện ở những vụ sau. BÁO CÁO QUỐC GIA Chi phí, giá trị sản xuất, lợi tức thu được từ ruộng SRI, ruộng đối chứng và ruộng của nông dân (trên mỗi hec-ta) ĐẦU VÀO SRI Ruộng Ruộng SRI Ruộng Ruộng Tưới tiêu (ga, dầu) 90% 100% 100% 99.000 (21) 110.000 (27) 110.000 (29) Chi phí máy bơm 90% 100% 100% 40.500 (8) 45.000 (11) 45.000 (12) Gióng (kg) 6 50 50 2.280 (0,5) 19.000 (5) 19.000 (5) Ure (kg) 120 145 97 42.000 (9) 50.750 (12) 33.950 (9) DAP (kg) 8 34 20 2.800 (0,5) 11.900 (3) 7.000 (2) Phân chuồng (tấn) 13 3 0 39.000 (8) 9.000 (2) 0 Công lao động (người ngày)* 251 169 161 251.000 (53) 169.000 (41) 161.000 (43) Tổng chi phí đầu vào 476.580 (100) 414.650 (100) 375.950 (100) SẢN LƯỢNG/ha 9,1 tấn 5,49 tấn 4,86 tấn 1.501.500 CFA 905.850 CFA 801.900 CFA Chi phí sản xuất/kg 52 CFA 76 CFA 77 CFA Chi phí đầu vào 32% 46% 47% tính theo % giá trị sản xuất LỢI NHUẬN RÒNG/ha 1.024.920 CFA 491.200 CFA 425.950 CFA mẫu đối chứng đối chứng nông dân CÁC BƯỚC TIẾP THEO Tính đến năm 2009, trong vòng 3 năm với sự hỗ trợ của tổ chức BUF và AUSAID, Africare đã giúp 300 nông dân tiếp cận với SRI tại Timbuktu. Trong năm 2009, tổ chức AUSAID đã tài trợ cho dự án Các sáng kiến cho tăng trưởng kinh tế ở Mali (IICEM) để nhân rộng mô hình SRI trên địa bàn 04 tỉnh nữa. Quỹ nông nghiệp bền vững Syngenta hiện đang hỗ trợ Viện Kinh tế Nông thôn Mali trong việc đưa mô hình SRI trở thành một vùng trồng lúa chủ đạo trên cả nước Việc áp dụng SRI đòi hỏi ít nguyên liệu, không quá tốn kém ngoài chi phí cho các nghiên cứu ở địa phương, nhân rộng mô hình và tạo cơ hội cho những sáng kiến mới tại cơ sở. Khó khăn trước mắt là phải thiết kế và nhân rộng mô hình phù hợp để SRI có thể đến được với nông dân trên cả nước. Người ta hy vọng rằng nếu nông dân tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và mô hình được mở rộng một cách thống nhất thì SRI, một phương pháp có căn cứ và dựa vào kiến thức sẽ nhanh chóng được nhân rộng và được nông dân trồng lúa ở Mali tiếp nhận. Việc áp dụng SRI đòi hỏi ít nguyên liệu, không quá tốn kém ngoài chi phí cho các nghiên cứu ở địa phương, nhân rộng mô hình và tạo cơ hội cho những sáng kiến mới tại cơ sở. Tác động về vấn đề an ninh lượng thực là cực kỳ quan trọng đối với những nông dân áp dụng SRI nói riêng cũng như với Mali nói chung. Mali là một trong những nước sản xuất lúa gạo chính ở khu vực Tây Phi. Người nông dân Mali đã sẵn sàng bắt tay vào nhân rộng những kiến thức và kỹ thuật về SRI trên các loại cây trồng khác, đặc biệt là lúa mì. SRI có thể giúp người nông dân ở Mali tự cung tự cấp lúa gạo mà không cần đến các khoản trợ cấp về giống và phân bón từ Chương trình “Sáng kiến lúa gạo” của Chính phủ như hiện nay. Mali có thể trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo và đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn an ninh lương thực ở khu vực Tây Phi. 18 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 21. Ở khu vực phía Bắc Mali, cây lúa được xem là cây trồng của nam giới. Phụ nữ không tự canh tác lúa. Phụ nữ chỉ làm một số công việc tẻ nhạt như nhổ mạ, làm cỏ và đập lúa. Nhờ phối hợp vớiAfricare trong 5 năm qua mà một nhóm phụ nữ của làng Findoukaina đã được trang bị một máy bơm nước động cơ đi-ê-zen. Các thành viên trong nhóm sử dụng máy bơm để tưới nước cho vườn rau trong mùa mát. Vào vụ lúa, phụ nữ kiếm thêm chút thu nhập bằng cách dùng máy bơm để bơm nước cho ruộng lúa của nam giới, vì phụ nữ không hề có chút ruộng nào cho riêng mình. Trong các cuộc họp của thôn, để lên danh sách những nông dân mong muốn tham gia hoạt động thử nghiệm SRI, chúng tôi đã khuyến khích phụ nữ tham gia mặc dù biết họ không quen với việc trồng lúa. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi làng Findoukaina lựa chọn hai thành viên trong nhóm phụ nữ là chị Maya Abdoulaye và Maya Hama để tham gia chương trình thử nghiệm SRI. Cũng giống như các phụ nữ khác ở Findoukaina, hai chị chưa bao giờ từng trồng lúa trước đó. Tuy nhiên, họ đã nhận được sự hỗ trợ của tất cả 20 thành viên trong nhóm phụ nữ để thiết kế, quản lý các thửa ruộng SRI và tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của cán bộAfricare. Hai chị tự làm tất cả các công việc như bừa, san đất và cấy mà không có sự hỗ trợ nào của nam giới. Sau khi đã chỉ cho nhóm nông dân tham quan thấy mô hình, khi nhóm này ra về, các phụ nữ của Findoukaina cùng nhau múa hát thể hiện sự vui sướng và niềm tự hào về những gì mình đã làm được. MayaAbdoulaye nói: “Năm nay chúng tôi được học về SRI. Đến sang năm, cả nhóm 20 người chúng tôi có thể cày cấy trên những cánh đồng SRI của chính chúng tôi.” [Ghi chú: Mặc dù lượng nước phục vụ tưới tiêu có muộn trong vụ 2009-2010, nhưng hơn một nửa số phụ nữ trong hợp tác xã, gồm cả MayaAbdoulaye đã áp dụng SRI trên các cánh đồng của họ.] Caption Phụ nữ đang làm đất và cấy trên ruộng SRI (ảnh trên). Maya Abdoulaye và Maya Hama tự hào giới thiệu ruộng của mình cho các nông dân là nam giới đến từ làng Morikoira và Findoukaina trong một chuyến tham quan mô hìnhtạiFindoukaina(ảnhtráiphíadưới).Abdoulaye(ảnhphảiphíadưới)trongvụmùa thứ haiápdụngSRI. AFRICARE BÁO CÁO QUỐC GIA Phụ nữ ở Findoukaina tiếp nhận SRI 19 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 22. Kinh nghiệm của Oxfam về SRI tại Việt Nam O xfam đã hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mê Kông, khu vực Đông Nam Á được hơn 30 năm, và hoạt động tại Việt Nam khoảng 20 năm. Mặc dù nền kinh tế của Việt Nam đang được cải thiện nhưng khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng và hiện có hàng triệu người thuộc các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống ở các vùng nông thôn vẫn đang sống trong tình trạng đói nghèo. BÁO CÁO QUỐC GIA Từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế theo định hướng thị trường năm 1986, khu vực nông nghiệp nước này tăng trưởng ở mức 4%/năm nhờ có ngành sản xuất lúa gạo rất phát triển. Tổng sản lượng lúa tăng từ 19,2 triệu tấn năm 1990 lên 35,8 triệu tấn năm 2005. Việt Nam là một trong những quốc gia trồng lúa cho sản lượng cao nhất trên thế giới với năng suất bình quân 5 tấn/ha từ hai vụ trong năm. Khoảng trên 9 triệu hộ nông dân Việt Nam, trong đó 95% sống ở miền Bắc, sở hữu dưới 0,5 hec-ta đất trồng lúa, diện tích này lại thường bị chia ra thành những thửa ruộng nhỏ. Các hộ nông dân trồng lúa quy mô nhỏ phải đối mặt với bất ổn giá cả của nguyên liệu đầu vào, thậm chí tiền thu về không đủ bù lỗ. Họ không được hưởng lợi gì từ việc giá lương thực tăng. Trong khi đó, các chương trình khuyến nông hiện nay thường không đến được với các hộ nông trang nhỏ. Việc lạm dụng hoá chất (đặc biệt là phân đạm), thuốc trừ sâu và giống là vấn đề nổi cộm trong hoạt động sản xuất lúa gạo ở Việt Nam nói chung và ở miền Bắc nói riêng. Việc lạm dụng đạm và cấy mật độ dày là những nguyên nhân chính làm cho cây lúa dễ bị sâu hại và dịch bệnh, ảnh hưởng đến sản lượng, hiệu quả kinh tế, sức khoẻ cộng đồng và môi trường (Dung 2007). Một nửa diện tích trồng lúa của Việt Nam được tưới tiêu và hiện trạng khan hiếm nguồn nước gia tăng đang trở thành một thách thức. Theo UNDP, lượng nước bình quân tính theo đầu người hiện nay chỉ bằng 1/3 so với năm 1945 và tình hình cạnh tranh tài nguyên nước đang gia tăng nhanh chóng. Tại thời điểm mà các nông dân trồng lúa quy mô nhỏ chịu áp lực từ nhiều phía như chi phí đầu vào tăng (thường là do sử dụng quá mức), cạnh tranh về đất, BĐKH, khan hiếm nước thì SRI thực sự là một cơ hội tốt. Cục Bảo vệ Thực vật (CBVTV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NN&PTNT) đã học hỏi mô hình SRI từ năm 2002 từ những cộng sự thuộc chương trình Quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) của In-đô-nê-xi-a. Những cộng sự này đã làm việc với tổ chức CIIFAD (Viện Lương thực, Nông nghiệp và Phát triển Quốc tế) thuộc trường Đại học Cornell để đánh giá phương pháp SRI tại In-đô-nê-xi-a. CBVTV đã tiến hành các hoạt động tập huấn về SRI trong năm 2003 tại ba tỉnh trong Chương trình IPM quốc gia do Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (FAO) tài trợ. Hoạt động GIỚI THIỆU VỀ SRI tập huấn đã được triển khai mở rộng trên 5 tỉnh khác trong năm 2004 và 12 tỉnh vào năm 2005 trên quy mô lớn từ 2-5 hec-ta. Năm 2006, SRI đã được nhân rộng trên 17 tỉnh, thu hút sự tham gia của 3.450 nông dân trong Chương trình IPM Việt Nam và Chương trình Sử dụng và Bảo tồn đa dạng sinh học tại châu Á (BUCAP) do FAO và DANIDAtài trợ. Báo cáo đánh giá của Bộ NN&PTNT về SRI giai đoạn 2003- 2006 thuộc Chương trình IPM Quốc gia đã kết luận SRI đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững về canh tác lúa nước tại Việt Nam. Báo cáo đưa ra khuyến nghị “SRI nên được phổ biến một cách rộng rãi hơn nữa để đem lại lợi ích cho nhiều nông dân hơn …Cây lúa khỏe hơn có thể kháng chịu tốt hơn với sâu hại và làm giảm một cách đáng kể việc sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.” Sản lượng bình quân tăng từ 9-15% so với phương pháp canh tác tập quán hiện nay, đồng thời tiết kiệm được 70-90% giống, 20-25% lượng phân đạm và giảm 1/3 lượng nước tưới tiêu. “SRI cần được phổ biến rộng rãi hơn nữa để có thêm nhiều nông dân được hưởng lợi từ kỹ thuật mới này.” Cuối năm 2006, Oxfam phối hợp với Chi cục BVTV Hà Nội (trước là tỉnh Hà Tây) để bước đầu triển khai SRI. Cán bộ lãnh đạo tỉnh đã nhanh chóng tiếp thu kỹ thuật mới này, đặc biệt là sau chuyến tham quan nghiên cứu, trao đổi, học hỏi về những thành công, thách thức và cơ hội về SRI. Các hoạt động về SRI tại quốc gia này do Tổ chức Oxfam tài trợ và vẫn tiếp tục tăng cho đến thời điểm hiện tại. CÁCH TIẾP CẬN Mô hình SRI dựa vào cộng đồng Chiến lược tại Việt Nam bao gồm các hoạt động thử nghiệm, kiểm chứng và phổ biến. Chiến lược này bao gồm việc nâng cao nhận thức cho người nông dân, tăng cường năng lực ứng dụng các nguyên tắc và các bước thực hành SRI; chứng minh lợi ích của SRI cho nông dân và các cơ quan Chính phủ; nhân rộng mô hình một cách thích hợp để đem những kiến thức SRI đến với người nông dân trên cả nước. Mục tiêu cuối cùng là gây dựng niềm tin cho nông dân và giúp họ có đủ năng lực để tiếp thu các kỹ thuật mới trong hoạt động canh tác lúa. Như vậy, họ sẽ có thể giải quyết những vấn đề trong sản xuất nông nghiệp và cộng đồng thông qua những phương pháp kỹ thuật phù hợp và làm chủ được sự phát triển của mình. Năm 2007, với nguồn tài trợ của Oxfam, Chi cục BVTV tỉnh Hà Tây đã phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp Đại Nghĩa triển khai các hoạt động SRI dựa vào cộng đồng, với sự tham gia của chính quyền địa phương, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và cộng đồng. Các hoạt động thử nghiệm tiến hành trên đồng ruộng được triển khai với Hợp 20 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH
  • 23. Lãnh đạo Hà Tây (cũ) thăm ruộng lúa SRI: Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục BVTV(bên trái); Ông Trịnh Duy Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh (giữa); Ông Chu VănThương,Giám đốcSởNN&PTNNtỉnh(bênphải). - OXFAM BÁO CÁO QUỐC GIA tác xã nông nghiệp đã đánh giá mối liên quan giữa tỷ lệ mạ cấy, chế độ điều tiết nước, bón các loại phân khác nhau, và chất lượng các lúa giống được tạo ra theo phương pháp SRI. Các thử nghiệm này đồng thời cũng được tiến hành trong chương trình tập huấn cho nông dân và các kỹ thuật viên. Sau đó các học viên này tổ chức các Lớp học đồng ruộng (FFS) ngay tại cộng đồng và họ cùng nhau thiết kế các thửa ruộng thử nghiệm. Các Lớp học đồng ruộng áp dụng cách tiếp cận có sự tham gia, mang tính thử nghiệm và kéo dài suốt cả vụ lúa bao gồm các hoạt động như thử nghiệm của nông dân, thăm đồng thường xuyên và phân tích nhóm với sự hỗ trợ kỹ thuật của các kỹ thuật viên. Những kiến thức thu được từ những hoạt động này đã giúp các học viên có thể tự đưa ra những quyết định về cách thức quản lý mùa vụ tùy vào điều kiện cụ thể của địa phương mình. Thông qua chiến lược dựa vào cộng đồng, hơn 1000 nông dân đã tiếp cận được SRI. Lợi nhuận ròng của những thửa ruộng SRI bình quân tăng trên 2 triệu đồng/ha (khoảng 125 đô la Mỹ). Tháng 10/2007, theo khuyến nghị của Cục BVTV, đồng thời hưởng ứng thành công của SRI do Oxfam hỗ trợ và các hoạt động nhân rộng mô hình tại Hà Nội và một số tỉnh khác, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã công nhận SRI là một tiến bộ kỹ thuật và ủng hộ việc áp dụng rộng rãi mô hình SRI tại cấp địa phương, trong đó chính quyền địa phương có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ nhằm mở rộng mô hình. Hà Nội đi đầu trong triển khai và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để nhân rộng mô hình trên diện tích 33.000 hec-ta trong năm tiếp theo, thu hút sự tham gia của 108.000 nông dân. Trong vòng một năm, SRI đã được áp dụng trên 18% tổng diện tích canh tác của toàn thành phố. Giai đoạn 2: Phát triển dựa trên những thành công ban đầu Sau khi thu được những kết quả triển khai ban đầu rất tốt tại Hà Nội, Oxfam đã triển khai một chương trình SRI tại Việt Nam kéo dài 3 năm trên nhiều tỉnh thành và có sự tham gia của nhiều đối tác như Cục BVTV, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Oxfam Quebec và Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Công tác phổ biến và tập huấn về SRI đã được triển khai tại 13 xã thuộc 6 tỉnh miền Bắc Việt Nam là Hà Nội, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Tĩnh và Nghệ An. Cũng trong thời gian đó, Chương trình IPM Quốc gia và BUCAP đã độc lập tổ chức các lớp học đồng ruộng, triển khai các mô hình trình diễn và các hoạt động tập huấn tại một số tỉnh miền Trung. SRI đã được thí điểm tại một số ruộng nhỏ, trên nhiều chất đất và áp dụng với các giống lúa được ưa chuộng. Các hoạt động thí điểm nhằm mục đích tập huấn cho nông dân trở thành những tập huấn viên, họ sẽ đóng vai trò là các đại diện khuyến nông tại địa phương. Thông qua việc khuyến khích các nông dân đi đầu trong sáng tạo, thử nghiệm và hướng dẫn học hỏi mô hình, Chương trình đã gây dựng được lòng tin và tăng cường năng lực cho phụ nữ nông thôn, chiếm đến 76% số lượng các nông dân nòng cốt của chương trình. Các thửa ruộng lựa chọn cho lớp học đồng ruộng được giám sát chặt chẽ và ghi chép đầy đủ kết quả, trong đó chú trọng đến một số vấn đề phi nông nghiệp như tác động về giới, tạo thu nhập và chuyển giao tri thức. Công tác tập hợp và phân tích một cách nhất quán các dữ liệu này góp phần giúp các tổ chức đối tác và chính quyền địa phương trong việc cân đối và nhân rộng mô hình. Để nâng cao nhận thức về các nguyên tắc SRI và phát triển nông nghiệp bền vững, Chương trình đã tiến hành một số cuộc hội thảo tại cộng đồng cho nông dân và cán bộ địa phương cũng như mở các lớp tập huấn cho tập huấn viên (TOT). Ngoài ra, chương trình cũng ưu tiên cho việc in ấn tài liệu và các họat động truyền thông nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng. Sau hơn hai vụ thực hiện phương pháp thâm canh lúa cải tiến ở sáu tỉnh đã cho thấy có những kết quả tích cực. Báo cáo thống kê mùa vụ năm 2008 ở khu vực thực hiện chương trình đã cho thấy năng suất bình quân của những khu vực áp dụng SRI đạt 6,3 tấn/ha với mô hình lớp học đồng ruộng, cao hơn 11% so với các biện pháp canh tác khác hiện được áp dụng trong toàn tỉnh. Mặc dù năng suất này không cao so với hầu hết các quốc gia khác đang áp dụng SRI, nhưng cần xem xét phương thức này vì nó đang mang lại nhiều lợi ích quan trọng khác cho nông dân. Năng suất gia tăng đạt được trong khi lượng phân bón urê sử dụng giảm đi 16%. KẾT QUẢ: HỘ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN CÓ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ PHỤC HỒI TỐT HƠN Chuẩn bị mạ non để cấy. Các mảnh đất gieo mạ SRI nhỏ hơn, và dễ quản lý hơn giúp tiết kiệm giống, đất và công lao động. Trong vụ xuân năm 2009 khi SRI được áp dụng trên diện tích khoảng 85.000 hecta, ước tính đãtiếtkiệmđượckhoảng2.500tấnlúa. 21 NHIỀU LÚA GẠO HƠN CHO CON NGƯỜI NHIỀU NƯỚC HƠN CHO HÀNH TINH