SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  4
Télécharger pour lire hors ligne
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
1
LÝ THUYẾT CỦA BẢN THÂN VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI
Nguyên tác: Barbara F. Okun – Effective Helping
Người dịch: BS. NGUYỄN MINH TIẾN
Việc hiểu biết bản chất của các mối quan hệ hỗ trợ, vai trò và những thuộc tính đặc trưng
của một người hỗ trợ hiệu quả, cùng với việc hiểu biết và vận dụng những kỹ năng giao tiếp
tốt sẽ có vai trò quan trọng trong việc thiết lập những mối quan hệ hỗ trợ. Trong khi đó, để
có thể áp dụng tốt các chiến lược hỗ trợ (giai đoạn II của tiến trình hỗ trợ), chúng ta cần
nắm vững những học thuyết cơ bản về sự hỗ trợ. Tuy nhiên, trước khi đi vào tìm hiểu
những học thuyết này, bản thân mỗi người hỗ trợ cũng cần xem xét, khám phá các giá trị,
các nhu cầu mà từ đó góp phần tạo nên cái gọi là “học thuyết cá nhân” của bản thân từng
người hỗ trợ. Việc hiểu “học thuyết riêng” về hành vi con người của bản thân mỗi người
chúng ta là rất quan trọng, bởi vì chính nó sẽ ảnh hưởng lên việc bạn hiểu như thế nào về
những học thuyết hỗ trợ được công bố chính thức về mặt khoa học, ảnh hưởng lên cách mà
bạn có thể chấp nhận chúng hoặc phản bác chúng.
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
2
Mỗi người trong chúng ta đều có sẵn những quan điểm riêng, những ý kiến riêng có thể tạo
nên một lý thuyết về hành vi của con người. Những niềm tin và quan điểm ấy vẫn mỗi ngày
vận hành cuộc sống chúng ta. Lý thuyết riêng của mỗi người vẫn thực sự tồn tại và ảnh
hưởng lên những hành động của chúng ta. Bất kể chúng ta có tự mình nhận ra sự hiện diện
của chúng hay không, hoặc chúng ta có thể diễn đạt lại các lý thuyết ấy hay không, thì chúng
vẫn có những ảnh hưởng lên trên hành động của chúng ta.
Lý thuyết riêng của mỗi người lại chịu ảnh hưởng bởi những nền tảng đạo đức, kinh tế xã
hội, văn hóa và gia đình mà chúng ta đã hấp thụ từ trước đó, bởi những xu hướng giới, các
yếu tố sinh học, những trải nghiệm trong quá khứ, sự tiếp xúc với các trường phái, xu
hướng suy nghĩ khác nhau trong cuộc sống, cũng như từ các cơ hội mà chúng ta gặp phải
trong đời và từ những con người mà chúng ta cùng sống, học tập và làm việc... Nhân cách và
tính tình của chúng ta cũng có ảnh hưởng lên trên sự hình thành cái lý thuyết về nhân sinh
riêng của chúng ta, cũng như sẽ ảnh hưởng lên trên khả năng tự nhận biết về bản thân
chúng ta. Mỗi người trong chúng ta sẽ có thể nhận biết được lý thuyết về sự hỗ trợ của riêng
mình khi chúng ta lưu tâm suy nghĩ về nó và khi chúng ta thăm dò các tình huống hỗ trợ xảy
ra trong thực tế.
Bất kể lý thuyết riêng của chúng ta là như thế nào, chúng ta đều cần phải hiểu về nội dung
của nó, bởi vì nó sẽ có ảnh hưởng lên trên những hành động và những phản ứng của chúng
ta đối với những người mà chúng ta đang giúp đỡ. Cho đến khi chúng ta thừa nhận cái cơ sở
lý thuyết của riêng mình là như thế nào, chúng ta mới có thể “giúp đỡ” người khác nhiều
hơn, áp dụng các lý thuyết của bản thân mình tốt hơn để đáp ứng những nhu cầu của người
khác.
Việc hiểu biết về hành vi của con người là điều rất quan trọng đối với tất cả những ai làm
công việc liên quan đến con người. Thông qua học tập từ lý thuyết, từ kinh nghiệm làm việc,
hoặc từ cả hai loại học tập ấy, người hỗ trợ (helpers) phải thường xuyên “đánh vật” với các
đề tài như: nhân cách được hình thành và phát triển như thế nào, tại sao con người lại có
những cách ứng xử như thế, đâu là động cơ thúc đẩy con người, làm thế nào để những động
cơ ấy vận hành, con người suy nghĩ như thế nào, học tập như thế nào, tập thể có ảnh hưởng
như thế nào trên hành vi của các cá nhân và làm thế nào để thay đổi hành vi của con người...
Chúng ta có tất cả những suy nghĩ về những chủ đề này, dẫu rằng trong cuộc sống thường
ngày chúng ta không thể (hoặc ít khi) giải bày những suy nghĩ ấy ra dưới dạng những học
thuyết. Tuy nhiên, những niềm tin của chúng ta về các mối quan hệ giữa người và người vẫn
ảnh hưởng lên trên thái độ và hành vi của chúng ta khi quan hệ với những người khác.
Những người làm công tác hỗ trợ nếu nhận biết được những niềm tin của chính họ và có ý
thức trăn trở với những câu hỏi liên quan đến các chủ đề nêu trên thì sẽ có thể nhận biết
được những ảnh hưởng từ nhân sinh quan của họ lên nhận thức, thái độ và hành vi của họ
đối với những người mà họ giúp đỡ. Ví dụ, một người hỗ trợ mà bản thân tin rằng bằng cách
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
3
thay đổi hành vi có thể dẫn đến thay đổi thái độ và cảm xúc, thì người ấy dễ có khuynh
hướng lựa chọn các chiến lược hỗ trợ theo định hướng hành động (action-oriented) tập
trung vào các thay đổi về hành vi, trong khi một người hỗ trợ tin rằng hành vi chỉ thay đổi
khi con người phát triển được khả năng tự nhận biết về bản thân sẽ dễ chấp nhận việc áp
dụng các kỹ thuật đối thọai bằng lời để phát triển khả năng “thấu hiểu” hoặc “nội thị”
(insight). Tương tự, việc hiểu biết lý thuyết cơ bản về sự học tập cũng sẽ cho phép người hỗ
trợ nhận biết và sử dụng một cách có ý thức những tiềm năng của chính bản thân mình như
những khuôn mẫu (models) để vận dụng vào trong các mối quan hệ hỗ trợ.
Vì thế, sự hiểu biết các lý thuyết và vận dụng sự hiểu biết ấy là có tính thiết yếu cho việc
chúng ta có thực hiện được sự hỗ trợ hiệu quả trong thực hành lâm sàng hay không. Tuy
nhiên, mỗi người hỗ trợ nên xây dựng cho mình một phong cách hỗ trợ riêng sao cho phù
hợp với lý thuyết riêng của mình và vẫn có thể hiệu quả theo cách thức riêng mà mình đã
chọn.
Không may thay, thường thì vẫn có một chút gì đó không được hài hòa lắm giữa những gì
mà một người hỗ trợ tin tưởng với những gì mà người ấy thực sự làm. Nếu nhận thức được
rõ cái lý thuyết nhân sinh riêng của bản thân, chúng ta sẽ có thể thấy rõ cách thức mà chúng
ta đang vận dụng những lý thuyết chính thức vào trong sự thực hành hỗ trợ mà chúng ta
đang thực hiện. Để bắt đầu tìm hiểu những về những giả định trong lý thuyết riêng của
mình, bạn hãy tự đặt ra những trả lời cho các câu hỏi sau đây:
1. Con người là gì? Họ tốt hay xấu? Họ sinh ra vốn đã tốt hay xấu chưa? Họ có thể tự kiểm
soát bản thân hay chịu sự kiểm sóat bởi một cái gì khác từ bên ngòai? Điều gì là động cơ
thúc đẩy họ?
2. Bạn giải thích như thế nào về nam tính và nữ tính? Những khác biệt giữa nam và nữ có
phải là do sinh học? Do các yếu tố xã hội? Do sự khác biệt về chủng tộc, đạo đức hay là do
học tập mà có?
3. Con người học tập như thế nào? Có những phương thức học tập khác nhau hay không?
4. Nhân cách phát triển như thế nào? Nhân cách được định hình sẵn hay là do học tập? Các
loại nhân cách khác nhau có thể phân biệt được dựa trên những biểu lộ bằng hành vi
không?
5. Con người có thể thay đổi được không? Họ thay đổi như thế nào? Có tác nhân gì bên
ngoài khiến họ thay đổi hay là sự thay đổi đã xuất phát từ bên trong con người?
6. Thế nào là sự lệch lạc về mặt xã hội? Ai là người quyết định một việc gì đó là lệch lạc hay
không lệch lạc? Việc gì có thể làm hoặc nên làm đối với các lệch lạc ấy? Những hành vi nào
(của bản thân và của người khác) mà bạn thấy có thể chấp nhận được và không thể chấp
nhận được? Những hành ấy có lệch lạc không?
TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON
4
Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi này bằng chính những ngôn từ của bạn, dựa trên khung
tham chiếu của chính bạn. Bạn có thể ngạc nhiên nhận ra rằng lâu nay bạn đã có sẵn nhiều
giải đáp cho các câu hỏi này rồi! Hãy so sánh chúng với sự trả lời của những người khác.
Những trả lời của bạn không đúng mà cũng không sai, thậm chí chúng vẫn còn có thể thay
đổi về sau nếu bạn vẫn tiếp tục học hỏi, tiếp tục nhận biết thêm những quan điểm và những
cảm xúc của riêng bạn.
Bạn cởi mở như thế nào đối với những quan điểm khác biệt với bạn? Sự cởi mở có thể ảnh
hưởng lên tính uyển chuyển và khả năng thích ứng của bạn, từ đó ảnh hưởng lên khả năng
tiếp xúc làm việc của bạn với nhiều loại người khác nhau và khả năng cảm thấy thoải mái
trong nhiều môi trường sống và làm việc khác nhau.
Sau khi khảo sát cái lý thuyết nhân sinh của bản thân, bạn có thể bắt đầu xem xét tổng quan
các học thuyết chính yếu về sự hỗ trợ. Bạn có thể nhận thấy thấp thóang phần nào quan
điểm nhân sinh của bạn trong những học thuyết ấy; bạn cũng sẽ nhận thấy có những phần
lý thuyết bạn chấp nhận được và cũng có những phần lý thuyết bạn sẽ phản bác lại, không
chấp nhận. Tuy nhiên, ý kiến riêng của bạn hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian và theo
tiến trình học tập của chính bạn.


Contenu connexe

Tendances

Công tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônCông tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônforeman
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtRiêng Trời
 
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG  CỦA DOANH NGHIỆP   TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG  CỦA DOANH NGHIỆP   TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp nataliej4
 
Chương 1: Đạo đức kinh doanh
Chương 1: Đạo đức kinh doanhChương 1: Đạo đức kinh doanh
Chương 1: Đạo đức kinh doanhTrong Hoang
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngminhphuongcorp
 
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhap Tran
 
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânMẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânDương Hà
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngLe Nguyen Truong Giang
 
chiến lược thân thiện
chiến lược thân thiệnchiến lược thân thiện
chiến lược thân thiệnPhngPhng814025
 

Tendances (20)

Công tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập mônCông tác xã hội nhập môn
Công tác xã hội nhập môn
 
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạtPhiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
Phiếu khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên trường đại học đà lạt
 
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG  CỦA DOANH NGHIỆP   TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG  CỦA DOANH NGHIỆP   TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỰC TRONG CÁC CHỨC NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAYĐề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
Đề Tài: Nhu cầu tham vấn tâm lý Học đường của Học Sinh, 9đ, HAY
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
Tiểu luận đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
Tiểu luận đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Tiểu luận đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
Tiểu luận đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp
 
Chương 1: Đạo đức kinh doanh
Chương 1: Đạo đức kinh doanhChương 1: Đạo đức kinh doanh
Chương 1: Đạo đức kinh doanh
 
Thuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hộiThuyết tâm lí xã hội
Thuyết tâm lí xã hội
 
Cấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cáchCấu trúc nhân cách
Cấu trúc nhân cách
 
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàngĐồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
Đồ án luận văn lập kế hoạch kinh doanh quán ăn,nhà hàng
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành viLuận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
Luận văn: Điều trị rối loạn lo âu bằng liệu pháp nhận thức hành vi
 
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tínhPhân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
Phân tích xử lý thông tin nghiên cứu định tính
 
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng tại công ty CoopMart, 9 ĐIỂM!
 
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dânMẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
Mẫu bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp trường đại học kinh tế quốc dân
 
Chương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhânChương 4 văn hóa doanh nhân
Chương 4 văn hóa doanh nhân
 
Giáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượngGiáo trình quản lý chất lượng
Giáo trình quản lý chất lượng
 
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của VinamilkPhân tích cơ cấu của Vinamilk
Phân tích cơ cấu của Vinamilk
 
chiến lược thân thiện
chiến lược thân thiệnchiến lược thân thiện
chiến lược thân thiện
 

En vedette

Ly thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoiLy thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoiforeman
 
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchA. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchLenam711.tk@gmail.com
 
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]foreman
 
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhLàm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Bandura sinh vien
Bandura sinh vienBandura sinh vien
Bandura sinh vienNhat Nguyen
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmCâu Lạc Bộ Trăng Non
 

En vedette (20)

Ly thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoiLy thuyet ve hanh vi con nguoi
Ly thuyet ve hanh vi con nguoi
 
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cáchA. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
A. Bandura và J. Rotter - Hướng xã hội nhận thức trong lý thuyết nhân cách
 
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
Hanh Vi Suc Khoe Va Qua Trinh Thay Doi Hanh Vi [Compatibility Mode]
 
Thay doi hanh vi
Thay doi hanh viThay doi hanh vi
Thay doi hanh vi
 
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống  - Trăng non 2016
Tài liệu tham khảo về liệu pháp hệ thống - Trăng non 2016
 
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm cănNhững nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
Những nghi thức của chứng chán ăn tâm căn
 
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiênNghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
Nghiên cứu theo dõi 11 ca tự kỷ đầu tiên
 
Liệu pháp khay cát
Liệu pháp khay cátLiệu pháp khay cát
Liệu pháp khay cát
 
Bí mật gia đình
Bí mật gia đìnhBí mật gia đình
Bí mật gia đình
 
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
Ap dung lieu phap choi va lieu phap nghe thuat trong viec ho tro tam ly tre e...
 
Mỗi cõi lòng một cảnh đời
Mỗi cõi lòng   một cảnh đờiMỗi cõi lòng   một cảnh đời
Mỗi cõi lòng một cảnh đời
 
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
Một số giả thuyết về sự ngập ngừng và các biểu hiện không lời trong thực hành...
 
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đìnhLàm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
Làm việc với trẻ em trong liệu pháp gia đình
 
Giáo trình-tltl
Giáo trình-tltlGiáo trình-tltl
Giáo trình-tltl
 
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆUGIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
GIÁO TRÌNH ĐẠI CƯƠNG TÂM LÝ TRỊ LIỆU
 
Albert Ellis
Albert EllisAlbert Ellis
Albert Ellis
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thốngĐại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
Đại cương Tâm lý Trị liệu Gia đình theo Quan điểm hệ thống
 
Bandura sinh vien
Bandura sinh vienBandura sinh vien
Bandura sinh vien
 
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâmLiệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
Liệu pháp nghệ thuật diễn đạt thân chủ trọng tâm
 
Stress
StressStress
Stress
 

Similaire à Lý thuyết của bản thân về hành vi con người

Nghề nghiệp trong ngành tâm lý học
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý họcNghề nghiệp trong ngành tâm lý học
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý họcWE Link
 
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdfFred Hub
 
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptxNHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptxThnhNguyn140331
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO nataliej4
 
HDGDNGLL - SEND MR MINH.ppt
HDGDNGLL - SEND MR MINH.pptHDGDNGLL - SEND MR MINH.ppt
HDGDNGLL - SEND MR MINH.pptMai Mẫn Tiệp
 
Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì
Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gìChương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì
Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gìHA VO THI
 
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cườngTài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cườngTrường Bảo
 
tieu luan Nghe Thuat lanh dao.doc
tieu luan Nghe Thuat lanh dao.doctieu luan Nghe Thuat lanh dao.doc
tieu luan Nghe Thuat lanh dao.docHaiNguyen215186
 
Hanh vi to_chuc_dai hoc mo
Hanh vi to_chuc_dai hoc moHanh vi to_chuc_dai hoc mo
Hanh vi to_chuc_dai hoc moNguyễn Tú
 
Hvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanhHvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanhRang Truong
 
nghệ thuật thuyết phục
nghệ thuật thuyết  phụcnghệ thuật thuyết  phục
nghệ thuật thuyết phụcJasmine Nguyen
 
Thuyết phục bằng tâm lý
Thuyết phục bằng tâm lýThuyết phục bằng tâm lý
Thuyết phục bằng tâm lýVung Nguyen
 
Chương 2. nhu cầu, động cơ
Chương 2. nhu cầu, động cơChương 2. nhu cầu, động cơ
Chương 2. nhu cầu, động cơHằng Trần
 
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung họcLuận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung họcViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Leadership Ch5 Lytri&Tcam
Leadership Ch5 Lytri&TcamLeadership Ch5 Lytri&Tcam
Leadership Ch5 Lytri&TcamChuong Nguyen
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthptvuthanhtien
 
Nhan van sinh vien
Nhan van   sinh vienNhan van   sinh vien
Nhan van sinh vienNhat Nguyen
 

Similaire à Lý thuyết của bản thân về hành vi con người (20)

Nghề nghiệp trong ngành tâm lý học
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý họcNghề nghiệp trong ngành tâm lý học
Nghề nghiệp trong ngành tâm lý học
 
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
2. Khoa học và nghiên cứu xã hội.pdf
 
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptxNHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
NHÓM 7_NHU CẦU VÀ TÍNH CÁCH Ở HỌC SINH TIỂU HỌC .pptx
 
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
BÀI GIẢNG KỸ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO
 
HDGDNGLL - SEND MR MINH.ppt
HDGDNGLL - SEND MR MINH.pptHDGDNGLL - SEND MR MINH.ppt
HDGDNGLL - SEND MR MINH.ppt
 
Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì
Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gìChương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì
Chương 2_Phương pháp dạy lấy sinh viên làm trọng tâm có những vấn đề gì
 
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cườngTài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
Tài liệu: Sáng tạo và sự kiên cường
 
Cơ sở lý luận liên quan đến hành vi mua của khách hàng.docx
Cơ sở lý luận liên quan đến hành vi mua của khách hàng.docxCơ sở lý luận liên quan đến hành vi mua của khách hàng.docx
Cơ sở lý luận liên quan đến hành vi mua của khách hàng.docx
 
tieu luan Nghe Thuat lanh dao.doc
tieu luan Nghe Thuat lanh dao.doctieu luan Nghe Thuat lanh dao.doc
tieu luan Nghe Thuat lanh dao.doc
 
Hanh vi to_chuc_dai hoc mo
Hanh vi to_chuc_dai hoc moHanh vi to_chuc_dai hoc mo
Hanh vi to_chuc_dai hoc mo
 
Hvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanhHvtc ts-hong-hanh
Hvtc ts-hong-hanh
 
nghệ thuật thuyết phục
nghệ thuật thuyết  phụcnghệ thuật thuyết  phục
nghệ thuật thuyết phục
 
Thuyết phục bằng tâm lý
Thuyết phục bằng tâm lýThuyết phục bằng tâm lý
Thuyết phục bằng tâm lý
 
Hanh vi to chuc
Hanh vi to chucHanh vi to chuc
Hanh vi to chuc
 
Chương 2. nhu cầu, động cơ
Chương 2. nhu cầu, động cơChương 2. nhu cầu, động cơ
Chương 2. nhu cầu, động cơ
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành tâm lý học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung họcLuận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
Luận văn: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học
 
Leadership Ch5 Lytri&Tcam
Leadership Ch5 Lytri&TcamLeadership Ch5 Lytri&Tcam
Leadership Ch5 Lytri&Tcam
 
Dacdiemtamlyhsthpt
DacdiemtamlyhsthptDacdiemtamlyhsthpt
Dacdiemtamlyhsthpt
 
Nhan van sinh vien
Nhan van   sinh vienNhan van   sinh vien
Nhan van sinh vien
 

Plus de Câu Lạc Bộ Trăng Non

Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜICâu Lạc Bộ Trăng Non
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNCâu Lạc Bộ Trăng Non
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnCâu Lạc Bộ Trăng Non
 

Plus de Câu Lạc Bộ Trăng Non (14)

Ẩn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượngẨn dụ & Biểu tượng
Ẩn dụ & Biểu tượng
 
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trongCái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
Cái ngã của nhà trị liệu và cuộc đối thoại bên trong
 
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnhTiếp cận dựa trên bối cảnh
Tiếp cận dựa trên bối cảnh
 
Thiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệuThiết lập mối liên minh trị liệu
Thiết lập mối liên minh trị liệu
 
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giaoEric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
Eric Berne & Học thuyết Phân tích Tương giao
 
Meta-Communication
Meta-CommunicationMeta-Communication
Meta-Communication
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015Gặp gỡ cuối năm 2015
Gặp gỡ cuối năm 2015
 
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đạiVì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
Vì sao tâm lý trị liệu cần đến nhãn quan hậu hiện đại
 
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game onlineQuan điểm đa chiều về nghiện game online
Quan điểm đa chiều về nghiện game online
 
Chi hội Trăng Non
Chi hội Trăng NonChi hội Trăng Non
Chi hội Trăng Non
 
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜITRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
TRẺ HỌC NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG BA NĂM ĐẦU ĐỜI
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊNMỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ THƯỜNG GẶP Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
 
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bảnĐại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
Đại cương Tâm lý Trị liệu - Một số học thuyết cơ bản
 

Lý thuyết của bản thân về hành vi con người

  • 1. TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 1 LÝ THUYẾT CỦA BẢN THÂN VỀ HÀNH VI CON NGƯỜI Nguyên tác: Barbara F. Okun – Effective Helping Người dịch: BS. NGUYỄN MINH TIẾN Việc hiểu biết bản chất của các mối quan hệ hỗ trợ, vai trò và những thuộc tính đặc trưng của một người hỗ trợ hiệu quả, cùng với việc hiểu biết và vận dụng những kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có vai trò quan trọng trong việc thiết lập những mối quan hệ hỗ trợ. Trong khi đó, để có thể áp dụng tốt các chiến lược hỗ trợ (giai đoạn II của tiến trình hỗ trợ), chúng ta cần nắm vững những học thuyết cơ bản về sự hỗ trợ. Tuy nhiên, trước khi đi vào tìm hiểu những học thuyết này, bản thân mỗi người hỗ trợ cũng cần xem xét, khám phá các giá trị, các nhu cầu mà từ đó góp phần tạo nên cái gọi là “học thuyết cá nhân” của bản thân từng người hỗ trợ. Việc hiểu “học thuyết riêng” về hành vi con người của bản thân mỗi người chúng ta là rất quan trọng, bởi vì chính nó sẽ ảnh hưởng lên việc bạn hiểu như thế nào về những học thuyết hỗ trợ được công bố chính thức về mặt khoa học, ảnh hưởng lên cách mà bạn có thể chấp nhận chúng hoặc phản bác chúng.
  • 2. TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 2 Mỗi người trong chúng ta đều có sẵn những quan điểm riêng, những ý kiến riêng có thể tạo nên một lý thuyết về hành vi của con người. Những niềm tin và quan điểm ấy vẫn mỗi ngày vận hành cuộc sống chúng ta. Lý thuyết riêng của mỗi người vẫn thực sự tồn tại và ảnh hưởng lên những hành động của chúng ta. Bất kể chúng ta có tự mình nhận ra sự hiện diện của chúng hay không, hoặc chúng ta có thể diễn đạt lại các lý thuyết ấy hay không, thì chúng vẫn có những ảnh hưởng lên trên hành động của chúng ta. Lý thuyết riêng của mỗi người lại chịu ảnh hưởng bởi những nền tảng đạo đức, kinh tế xã hội, văn hóa và gia đình mà chúng ta đã hấp thụ từ trước đó, bởi những xu hướng giới, các yếu tố sinh học, những trải nghiệm trong quá khứ, sự tiếp xúc với các trường phái, xu hướng suy nghĩ khác nhau trong cuộc sống, cũng như từ các cơ hội mà chúng ta gặp phải trong đời và từ những con người mà chúng ta cùng sống, học tập và làm việc... Nhân cách và tính tình của chúng ta cũng có ảnh hưởng lên trên sự hình thành cái lý thuyết về nhân sinh riêng của chúng ta, cũng như sẽ ảnh hưởng lên trên khả năng tự nhận biết về bản thân chúng ta. Mỗi người trong chúng ta sẽ có thể nhận biết được lý thuyết về sự hỗ trợ của riêng mình khi chúng ta lưu tâm suy nghĩ về nó và khi chúng ta thăm dò các tình huống hỗ trợ xảy ra trong thực tế. Bất kể lý thuyết riêng của chúng ta là như thế nào, chúng ta đều cần phải hiểu về nội dung của nó, bởi vì nó sẽ có ảnh hưởng lên trên những hành động và những phản ứng của chúng ta đối với những người mà chúng ta đang giúp đỡ. Cho đến khi chúng ta thừa nhận cái cơ sở lý thuyết của riêng mình là như thế nào, chúng ta mới có thể “giúp đỡ” người khác nhiều hơn, áp dụng các lý thuyết của bản thân mình tốt hơn để đáp ứng những nhu cầu của người khác. Việc hiểu biết về hành vi của con người là điều rất quan trọng đối với tất cả những ai làm công việc liên quan đến con người. Thông qua học tập từ lý thuyết, từ kinh nghiệm làm việc, hoặc từ cả hai loại học tập ấy, người hỗ trợ (helpers) phải thường xuyên “đánh vật” với các đề tài như: nhân cách được hình thành và phát triển như thế nào, tại sao con người lại có những cách ứng xử như thế, đâu là động cơ thúc đẩy con người, làm thế nào để những động cơ ấy vận hành, con người suy nghĩ như thế nào, học tập như thế nào, tập thể có ảnh hưởng như thế nào trên hành vi của các cá nhân và làm thế nào để thay đổi hành vi của con người... Chúng ta có tất cả những suy nghĩ về những chủ đề này, dẫu rằng trong cuộc sống thường ngày chúng ta không thể (hoặc ít khi) giải bày những suy nghĩ ấy ra dưới dạng những học thuyết. Tuy nhiên, những niềm tin của chúng ta về các mối quan hệ giữa người và người vẫn ảnh hưởng lên trên thái độ và hành vi của chúng ta khi quan hệ với những người khác. Những người làm công tác hỗ trợ nếu nhận biết được những niềm tin của chính họ và có ý thức trăn trở với những câu hỏi liên quan đến các chủ đề nêu trên thì sẽ có thể nhận biết được những ảnh hưởng từ nhân sinh quan của họ lên nhận thức, thái độ và hành vi của họ đối với những người mà họ giúp đỡ. Ví dụ, một người hỗ trợ mà bản thân tin rằng bằng cách
  • 3. TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 3 thay đổi hành vi có thể dẫn đến thay đổi thái độ và cảm xúc, thì người ấy dễ có khuynh hướng lựa chọn các chiến lược hỗ trợ theo định hướng hành động (action-oriented) tập trung vào các thay đổi về hành vi, trong khi một người hỗ trợ tin rằng hành vi chỉ thay đổi khi con người phát triển được khả năng tự nhận biết về bản thân sẽ dễ chấp nhận việc áp dụng các kỹ thuật đối thọai bằng lời để phát triển khả năng “thấu hiểu” hoặc “nội thị” (insight). Tương tự, việc hiểu biết lý thuyết cơ bản về sự học tập cũng sẽ cho phép người hỗ trợ nhận biết và sử dụng một cách có ý thức những tiềm năng của chính bản thân mình như những khuôn mẫu (models) để vận dụng vào trong các mối quan hệ hỗ trợ. Vì thế, sự hiểu biết các lý thuyết và vận dụng sự hiểu biết ấy là có tính thiết yếu cho việc chúng ta có thực hiện được sự hỗ trợ hiệu quả trong thực hành lâm sàng hay không. Tuy nhiên, mỗi người hỗ trợ nên xây dựng cho mình một phong cách hỗ trợ riêng sao cho phù hợp với lý thuyết riêng của mình và vẫn có thể hiệu quả theo cách thức riêng mà mình đã chọn. Không may thay, thường thì vẫn có một chút gì đó không được hài hòa lắm giữa những gì mà một người hỗ trợ tin tưởng với những gì mà người ấy thực sự làm. Nếu nhận thức được rõ cái lý thuyết nhân sinh riêng của bản thân, chúng ta sẽ có thể thấy rõ cách thức mà chúng ta đang vận dụng những lý thuyết chính thức vào trong sự thực hành hỗ trợ mà chúng ta đang thực hiện. Để bắt đầu tìm hiểu những về những giả định trong lý thuyết riêng của mình, bạn hãy tự đặt ra những trả lời cho các câu hỏi sau đây: 1. Con người là gì? Họ tốt hay xấu? Họ sinh ra vốn đã tốt hay xấu chưa? Họ có thể tự kiểm soát bản thân hay chịu sự kiểm sóat bởi một cái gì khác từ bên ngòai? Điều gì là động cơ thúc đẩy họ? 2. Bạn giải thích như thế nào về nam tính và nữ tính? Những khác biệt giữa nam và nữ có phải là do sinh học? Do các yếu tố xã hội? Do sự khác biệt về chủng tộc, đạo đức hay là do học tập mà có? 3. Con người học tập như thế nào? Có những phương thức học tập khác nhau hay không? 4. Nhân cách phát triển như thế nào? Nhân cách được định hình sẵn hay là do học tập? Các loại nhân cách khác nhau có thể phân biệt được dựa trên những biểu lộ bằng hành vi không? 5. Con người có thể thay đổi được không? Họ thay đổi như thế nào? Có tác nhân gì bên ngoài khiến họ thay đổi hay là sự thay đổi đã xuất phát từ bên trong con người? 6. Thế nào là sự lệch lạc về mặt xã hội? Ai là người quyết định một việc gì đó là lệch lạc hay không lệch lạc? Việc gì có thể làm hoặc nên làm đối với các lệch lạc ấy? Những hành vi nào (của bản thân và của người khác) mà bạn thấy có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được? Những hành ấy có lệch lạc không?
  • 4. TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN CỦA CÂU LẠC BỘ TRĂNG NON 4 Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi này bằng chính những ngôn từ của bạn, dựa trên khung tham chiếu của chính bạn. Bạn có thể ngạc nhiên nhận ra rằng lâu nay bạn đã có sẵn nhiều giải đáp cho các câu hỏi này rồi! Hãy so sánh chúng với sự trả lời của những người khác. Những trả lời của bạn không đúng mà cũng không sai, thậm chí chúng vẫn còn có thể thay đổi về sau nếu bạn vẫn tiếp tục học hỏi, tiếp tục nhận biết thêm những quan điểm và những cảm xúc của riêng bạn. Bạn cởi mở như thế nào đối với những quan điểm khác biệt với bạn? Sự cởi mở có thể ảnh hưởng lên tính uyển chuyển và khả năng thích ứng của bạn, từ đó ảnh hưởng lên khả năng tiếp xúc làm việc của bạn với nhiều loại người khác nhau và khả năng cảm thấy thoải mái trong nhiều môi trường sống và làm việc khác nhau. Sau khi khảo sát cái lý thuyết nhân sinh của bản thân, bạn có thể bắt đầu xem xét tổng quan các học thuyết chính yếu về sự hỗ trợ. Bạn có thể nhận thấy thấp thóang phần nào quan điểm nhân sinh của bạn trong những học thuyết ấy; bạn cũng sẽ nhận thấy có những phần lý thuyết bạn chấp nhận được và cũng có những phần lý thuyết bạn sẽ phản bác lại, không chấp nhận. Tuy nhiên, ý kiến riêng của bạn hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình học tập của chính bạn. 