SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  50
Télécharger pour lire hors ligne
ỦYBANNHÂNDÂNTỈNH NINH BÌNH
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
-------------------------------
ĐỀ ÁN
XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH
GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Đơn vị chủ trì Đơn vị Tư vấn
Sở Thông tin và Truyền thông
Ninh Bình, 2018
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
1) CPĐT Chính phủ điện tử
2) CQĐT Chính quyền điện tử
3) QLVB Quản lý văn bản
4) HSCV Hồ sơ công việc
5) TTHC Thủ tục hành chính
6) HTTT Hệ thống thông tin
7) CSDL Cơ sở dữ liệu
8) DVC Dịch vụ công
9) CNTT Công nghệ thông tin
10) UDCNTT Ứng dụng Công nghệ thông tin
11) CNTT & TT Công nghệ thông tin & Truyền thông
12) Smart City Đô thị thông minh (ĐTTM)
2
M C L C
Ụ Ụ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................7
1. Các văn bản của Trung ương...........................................................................................7
2. Các văn bản của Tỉnh......................................................................................................8
1. Mục tiêu.........................................................................................................................10
2. Nhiệm vụ.......................................................................................................................11
1. Đối tượng.......................................................................................................................12
2. Phạm vi..........................................................................................................................12
1. Phương pháp tiếp cận....................................................................................................12
2. Phương pháp thực hiện..................................................................................................13
PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN........................................14
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH
14
1. Khái niệm Chính quyền điện tử........................................................................14
2. Vai trò................................................................................................................14
3. Đặc điểm...........................................................................................................15
4. Các giai đoạn của phát triển chính quyền điện tử..............................................16
5. Vai trò của Kiến trúc chính quyền điện tử trong xây dựng CQĐT....................17
6. Khái niệm Đô thị thông minh............................................................................17
1. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử trong khu vực và
trên thế giới...........................................................................................................18
1.1. Hàn Quốc....................................................................................................................18
1.2. Singapore....................................................................................................................19
1.3. Australia......................................................................................................................20
2. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử ở các tỉnh/thành phố
trong nước.............................................................................................................21
2.1. Thành phố Đà Nẵng....................................................................................................21
2.2. Lào Cai.......................................................................................................................22
2.3. Quảng Ninh:...............................................................................................................23
2.4. Một số tỉnh thành khác...............................................................................................24
1. Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của cơ quan nhà nước, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy........................25
3
2. Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao năng suất lao động, tăng
năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế..................................................................25
3. Tác động của chính quyền điện tử tới việc giải quyết các vấn đề xã hội...........26
4. Tác động của chính quyền điện tử tới việc đảm bảo an ninh quốc phòng.........26
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI NINH BÌNH...........................................................................28
1. Hoạt động giao tiếp điện tử nói chung..............................................................30
1.1. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.....................................................................30
1.2. Hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh........................................................................31
1.3. Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị................................................31
2. Hạ tầng công nghệ thông tin.............................................................................32
3. Ứng dụng công nghệ thông tin và CSDL..........................................................32
4. Nhân lực công nghệ thông tin tỉnh....................................................................33
4.1. Tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh.....................................................................33
4.2. Tại các CQNN của tỉnh..............................................................................................33
4.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách về CNTT.........................33
4.4. Kỹ năng ứng dụng CNTT các CBCCVC của tỉnh......................................................34
5. Quản lý chỉ đạo nhà nước về công nghệ thông tin............................................34
6. An toàn thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh.........................37
7. Hiện trạng tin học hóa các quy trình, nghiệp vụ liên thông...............................38
9. Đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh.............................39
10. Đánh giá..........................................................................................................39
10.1. Đánh giá chung.........................................................................................................39
10.2. Đánh giá chi tiết........................................................................................................40
10.2.1. Thuận lợi................................................................................................................40
10.2.2. Khó khăn...............................................................................................................40
10.2.3. Thời cơ...................................................................................................................40
10.2.4. Thách thức.............................................................................................................42
10.3. Khái quát lại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện tại và phương hướng xây
dựng chính quyền điện tử phù hợp với điều kiện của tỉnh................................................43
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ
THỊ THÔNG MINH CỦA TỈNH NINH BÌNH................................................................44
1. Quan điểm, mục tiêu.........................................................................................44
2. Phạm vi.............................................................................................................45
3. Nguyên tắc........................................................................................................45
4
1. Phân tích chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển các cơ quan nhà nước của
tỉnh để xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ....................................................46
2. Sơ đồ tổ chức các cơ quan chính quyền............................................................47
3. Mô hình liên thông nghiệp vụ...........................................................................52
4. Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh (tên các cơ sở dữ liệu, nội dung
chính, cơ quan chủ trì,...).......................................................................................52
5. Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan........................................53
6. Nghiên cứu mô hình trung tâm hành chính công cấp tỉnh.................................54
7. Nghiên cứu trung tâm điều hành đô thi thông minh của tinh............................56
1. Mô hình đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình.................................................59
2. Xác định các lĩnh vực cần triển khai đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình.....64
3. Mô hình tổng quát kết hợp giữa đô thị thông minh và chính quyền điện tử......65
4. Nền tảng tích hợp và chia sẻ thông tin mô hình tổng thể, bao gồm mô tả các
dịch vụ dùng chung...............................................................................................69
5. Mô tả chi tiết các thành phần trong mô hình tổng thể, bao gồm các hệ thống
phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các thành phần liên quan khác, bao gồm
các yêu cầu về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ và các yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin
giữa các thành phần trong mô hình tổng thể.........................................................70
6. Nguyên tắc, yêu cầu và minh họa triển khai các thành phần trong mô hình tổng
thể.........................................................................................................................71
7. Các tiêu chuẩn áp dụng trong đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình................71
CHƯƠNG 4: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..................................73
1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin..............................................................73
2. Phát triển các cơ sở dữ liệu nền tảng.................................................................73
3. Phát triển các ứng dụng.....................................................................................73
4. Yêu cầu Phát triển nhân lực CNTT...................................................................75
5. Cơ chế chính sách quản lý đầu tư, ứng dụng CNTT..........................................75
6. Phương án tổ chức chính quyền điện tử và đô thị thông minh thuận tiện cho
giao tiếp giữa chính quyền với người dân.............................................................75
1. Tổ chức quản lý về xây dựng đô thị thông minh...............................................75
2. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.................................................78
3. Huy động vốn đầu tư.........................................................................................80
4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến đô thị thông minh........80
5. Khoa học công nghệ..........................................................................................81
6. An toàn, an ninh thông tin.................................................................................81
5
7. Các giải pháp khác............................................................................................82
CHƯƠNG 5: LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN......................................85
1. Phân kỳ đầu tư..................................................................................................85
2. Khái toán kinh phí thực hiện.............................................................................87
6
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tên đề án:
Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh
tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 – 2023, định hướng đến năm 2030.
II. Cơ sở pháp lý
1. Các văn bản của Trung ương
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4
khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức
cạnh tranh của nền kinh tế” đã đề cấp đến một nội dung “ưu tiên phát triển
một số đô thị thông minh”.
Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành
Chương trình Tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 –
2020.
Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành
chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-Q/TW
ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế tiếp tục giao nhiệm vụ
xây dựng, tổ chức triển khai chiến lược, kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin
quốc gia.
Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của chính phủ về chính
phủ điện tử.
Quyết định số 260-QĐ/TW ngày 01/10/2014 của Ban chấp hành Trung
ương về việc ban hành chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của
các cơ quan nhà nước giai đoạn 2015 – 2020.
Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính
phủ về Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan
nhà nước.
7
Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020.
2. Các văn bản của Tỉnh
Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về việc
triển khai, thực hiện nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính
phủ về Chính phủ điện tử của tỉnh Ninh Bình.
Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về ứng
dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2016-2020.
Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 29/03/2017 của UBND tỉnh Ninh
Bình về triển khai hệ thống Cổng dịch vụ công (Một cửa điện tử) tỉnh Ninh
Bình.
Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 21/7/2017 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình, phiên bản 1.0.
Quyết định số 1729/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh về
phê duyệt Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2018.
Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc thành lập Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Ninh
Bình.
Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh về Kế
hoạch Ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình.
Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban Cán sự Đảng
UBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị
thông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018-2023.
Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh về thực
hiện Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban Cán sự Đảng
UBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị
thông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018-2023.
Quyết định số 691/QĐ-UBND ngày 16/5/2018 của UBND tỉnh về việc
kiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Ninh Bình.
8
Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt Đề cương Đề án “Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển
dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 – 2023, định
hướng đến năm 2030”.
Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 16/7/2018 của UBND tỉnh về
ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc gửi,
nhận và sử dụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình.
III. Sự cần thiết
“Đô thị thông minh” là nơi mà CNTT và các giải pháp đồng bộ được
ứng dụng vào mọi hoạt động của Đô thị đem lại hiệu quả trong quản lý nhà
nước, phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông,
cộng đồng xã hội... Chính quyền điện tử được ứng dụng CNTT trong mọi
hoạt động của mình nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh
chính quyền điện tử, sẽ là các thành phần khác của Đô thị thông minh là
trường học thông minh, bệnh viện thông minh, giao thông hiện đại và cộng
đồng thông minh...
Sự phát triển của Đô thị thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về
chất cho quá trình đô thị hóa mới, một mặt áp dụng khoa học kỹ thuật hiện
đại, tri thức để thay đổi cách thức quản lý đô thị, một mặt đem đến hiệu quả
và môi trường sống ổn định, lành mạnh và tiện ích hơn cho người dân.
Quan điểm, chủ trương, định hướng xây dựng Đô thị thông minh làm
nền tảng cơ bản để định hướng các dự án/nhiệm vụ thành phần (chính quyền
điện tử, trường học thông minh, bệnh viện thông minh, giao thông đo thị
hiện đại, đồng bộ…) đã được Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình khẳng định trong Kế
hoạch số 08/KH-UBND ngày 15/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh việc
thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban cán sự
Đảng UBND tỉnh xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị
thông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018 – 2023.
Trong những năm qua ứng dụng trong các cơ quan hành chính nhà
nước của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đã tạo dựng
được một nền tảng ban đầu để xây dựng chính quyền điện tử Ninh Bình, góp
phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý,
phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Với những điều kiện thuận lợi
trong phát triển kinh tế- xã hội, với thực trạng ứng dụng CNTT hiện tại,
Ninh Bình đang có nhiều thuận lợi và có điều kiện để có thể xây dựng “Đô
9
thị thông minh” trong giai đoạn 2018-2023. Việc xây dựng Đô thị thông
minh sẽ thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT trên mọi phương diện
trong một tổng thể thống nhất lấy phát triển “chính quyền điện tử” là trung
tâm. Hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều do có sự tích hợp và tương tác từ
nhiều thành phần, sự thống nhất các nguồn lực của Tỉnh xây dựng các thành
phần Đô thị thông minh trong đó có Chính quyền điện tử và tất cả cùng
hướng đến một mục đích chung: xây dựng một Đô thị văn minh, hiện đại và
phát triển bền vững trên nền phát triển CNTT
Việc triển khai Đề án tổng thể xây dựng chính quyền điện tử và phát
triển dịch vụ Đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình là cần thiết, phù hợp với chủ
trương của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các mô
hình Đô thị thông minh trên thế giới và các kinh nghiệm của Thành phố Đà
Nẵng, Thành phố Hồ chí Minh và thực trạng ứng dụng CNTT của Ninh
Bình trong những năm vừa qua, có thể nhận thấy Ninh Bình đã đi lựa chọn
hướng tiếp cận ứng dụng CNTT để xây dựng thành công “Chính quyền điện
tử” làm trọng tâm cùng với ứng dụng CNTT vào một số lĩnh vực liên quan
trực tiếp đến người dân, như giáo dục, y tế, giao thông, môi trường, ... nhằm
tạo ra những chuyển biến tích cực góp phần đưa Ninh Bình trở thành Đô thị
thông minh.
IV. Mục tiêu, nhiệm vụ
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Phát triển chính quyền điện tử và các dịch vụ đô thị thông minh tỉnh
Ninh Bình nhằm mục tiêu kết nối toàn bộ các hoạt động của chính quyền và
các lĩnh vực kinh tế- xã hội trọng tâm của tỉnh Ninh Bình thông qua môi
trường điện tử nhằm tạo thuận lợi tối đa cho công việc của người dân, chính
quyền, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh
Bình.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tối đa hóa khả năng kết nối các dịch vụ công của cơ quan nhà nước
với người dân và các dịch vụ của doanh nghiệp trên môi trường điện tử giúp
người dân, doanh nghiệp, chính quyền có thể tương tác với nhau một cách
dễ dàng và thuận tiện nhất.
- Người dân, doanh nghiệp, chính quyền được cung cấp đầy đủ các
thông tin và công cụ tiện ích để trao đổi, chia sẻ thông tin, thủ tục hành
chính được nhanh chóng, thuận lợi.
10
- Nâng cao hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực trọng tâm của tỉnh
Ninh Bình thông qua ứng dụng các thành quả công nghệ của công nghệ
thông tin, viễn thông, tự động hóa, từ đó nâng cao chất lượng sống cho
người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp giám sát và tham gia
vào quá trình xây dựng tỉnh Ninh Bình, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân.
- Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các biện pháp cải cách
hành chính hiệu quả, giảm thủ tục, hồ sơ giấy. Tăng cường việc đăng ký,
kiểm tra, cấp phép, giám sát điện tử, có sự phối hợp liên ngành và đáp ứng
yêu cầu công việc.
- Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu mở để cùng hợp tác
xây dựng các giải pháp thông minh giúp giải quyết những vấn đề chung của
tỉnh.
2. Nhiệm vụ
Thu thập thông tin, tài liệu; tổng quan, hệ thống hóa các thông tin tài
liệu hiện có về chính quyền điện tử, đô thị thông minh, các định hướng chỉ
đạo, cơ chế chính sách, luật pháp liên quan… của Trung ương và tỉnh; tạo cơ
sở pháp lý cho những đề xuất nhiệm vụ, giải pháp xây dựng chính quyền
điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn
2018-2023, định hướng đến năm 2030.
Tổng quan về kinh nghiệm xây dựng chính quyền điện tử và phát triển
dịch vụ đô thị thông minh của một số tỉnh, thành phố trong cả nước, tham
khảo một số quốc gia trên thế giới.
Khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT)
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình giai
đoạn 2011-2017.
Nghiên cứu những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh giai đoạn 2018-2023 đối với việc xây
dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh
đến năm 2023, định hướng đến năm 2030.
Nghiên cứu đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây
dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2018-2023. Nghiên cứu khung kiến trúc chính quyền điện tử
và phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng. Nội
dung nghiên cứu bám sát, cụ thể hóa Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày
11
15/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Nghị quyết số 09-
NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng
chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình,
giai đoạn 2018 – 2023; Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04/12/2016 của
UBND tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số
36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của tỉnh
Ninh Bình; Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh
Ninh Bình về Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
nước tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 968/QĐ-UBND
ngày 21/7/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Kiến trúc
Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình, phiên bản 1.0.
V. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề án
1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là công nghệ thông tin được ứng dụng trong
các cơ quan hành chính nhà nước và các yếu tố, các điều kiện liên quan đến
xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể là: Điều
kiện kinh tế xã hội của tỉnh; Hạ tầng CNTT, Ứng dụng CNTT, Nhân lực
CNTT, An toàn thông tin; Các tiêu chuẩn kỹ thuật; Cơ chế, chính sách, quản
lý nhà nước về CNTT, đầu tư cho CNTT.
2. Phạm vi
a) Về không gian:
Thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin
của các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình, có tham khảo một số địa phương.
b) Về thời gian:
Đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính
nhà nước tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011- 2017, từ đó nghiên cứu đề
xuất mô hình chính quyền điện tử, đô thị thông minh phù hợp với tỉnh xác
định các nhiệm vụ, giải pháp tổng thể xây dựng chính quyền điện tử và phát
triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018- 2023.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp tiếp cận
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin; Phương
pháp tiếp cận hệ thống, từ phân tích đến tổng hợp, nghiên cứu lý thuyết gắn
kết với thực tiễn của tỉnh; kết hợp với phương pháp chuyên gia và tham
12
khảo các mô hình chính quyền điện tử, đô thị thông minh của các địa
phương đã triển khai.
2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập thông tin, thống kê.
- Phương pháp tổng hợp, mô hình hóa.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp nghiên cứu dự báo.
13
PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ ĐÔ
THỊ THÔNG MINH
I. Tổng quan về Chính quyền điện tử và đô thị thông minh
1. Khái niệm Chính quyền điện tử
Ngày nay, với sự bùng nổ của các phương tiện di động, băng rộng,
công nghệ, … nên nhiều nước đã đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử
đa dạng hơn, liên thông hơn dưới khái niệm chính phủ di động, chính phủ ở
mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện.
Đã có rất nhiều tổ chức và chính phủ đưa ra định nghĩa “Chính quyền
điện tử”. Tuy nhiên, hiện không có một định nghĩa thống nhất về chính
quyền điện tử, hay nói cách khác, hiện không có một hình thức chính quyền
điện tử được áp dụng giống nhau cho các nước. Các tổ chức khác nhau đưa
ra những định nghĩa về Chính quyền điện tử của riêng mình.
Khái niệm phổ biến nhất về Chính quyền điện tử là chính phủ ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các
cơ quan chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn hoặc chi tiết
hơn.
Chính quyền điện tử là việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ
thông tin (như máy tính, các mạng diện rộng, Internet, và sử dụng công nghệ
di động) có khả năng biến đổi những quan hệ với người dân, các doanh
nghiệp, và các tổ chức khác của Chính phủ (làm việc và trao đổi qua mạng
không cần trực tiếp đến công sở). Những công nghệ đó có thể phục vụ
những mục đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốt
hơn, cải thiện những tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp, tăng quyền
cho người dân thông qua truy nhập đến thông tin, hoặc quản lý của chính
phủ hiệu quả hơn.
2. Vai trò
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thế
giới đều có nền hành chính hiện đại song hành với nó là sự hoạt động, điều
hành rất hiệu quả của Chính quyền điện tử do vậy đã đạt được nhiều thành
quả lớn trong quản lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội,... Việt
Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, việc xây dựng Chính quyền
điện tử từ trung ương đến địa phương không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn
đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính quyền điện tử không chỉ đáp ứng yêu
cầu của toàn cầu hóa bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, rút ngắn không
gian, tiết kiệm thời gian và tạo khả năng kiểm soát các rủi ro một cách hiệu
quả mà còn giúp Chính quyền thực hiện vai trò quản lý nhà nước đạt hiệu
14
quả tối ưu, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên trong xã hội, thực
hiện nhà nước là của dân, do dân và vì dân.
Chính quyền điện tử tự động hoá, cho phép công dân truy cập thu thập
thông tin và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến một cách nhanh gọn, đơn
giản, chính xác và dễ dàng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí thông qua
các phương tiện điện tử bất kỳ khi nào và ở đâu. Chính quyền điện tử còn
thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch khi tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân tương tác với chính quyền, bày tỏ các ý kiến của mình; đồng thời,
góp phần tăng cường năng lực điều hành và quản lý của Nhà nước, giúp
giảm tham nhũng, giảm chi phí vận hành bộ máy Nhà nước, góp phần tăng
thu nhập quốc dân.
Vai trò của Chính quyền điện tử nhằm tạo ra sự thay đổi năng lực quản
lý và điều hành cho chính quyền địa phương, từ đó tạo ra các dịch vụ công
tốt hơn phục vụ người dân, doanh nghiệp.
3. Đặc điểm
Hiện nay, tồn tại nhiều xu hướng phát triển Chính quyền điện tử khác
nhau. Tuy nhiên, những xu hướng này đều có điểm chung là nâng cao mức
độ hài lòng của xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính phủ
và đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước.
Một số đặc điểm chính trong xu hướng phát triển Chính quyền điện tử
có thể điểm qua như sau:
1. Phát triển Chính quyền điện tử lấy người dân làm trọng tâm, rút ngắn
khoảng cách giữa người dân với các cơ quan nhà nước thông qua việc ứng
dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển Chính quyền
điện tử nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và huy động năng lực của mỗi
người dân vào việc phát triển xã hội đồng thời nâng cao hiệu suất phục vụ
của cơ quan nhà nước. Xã hội hóa hoạt động đầu tư các dự án Chính quyền
điện tử thông qua hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp.
3. Cung cấp nhiều kênh truy cập thông tin và sử dụng thuận tiện dịch
vụ hướng “chính phủ mọi nơi”, từ trang thông tin điện tử đơn thuần cung
cấp thông tin đến cổng thông tin tích hợp dịch vụ trực tuyến cho phép tương
tác hai chiều, cho phép ngoài hình thức Internet, thông tin và dịch vụ công
được truy cập thông qua các kênh như điện thoại, ki-ốt, các trung tâm dịch
vụ ứng dụng công nghệ thiết bị không dây và thiết bị di động.
4. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua tái cơ cấu và hoàn thiện mô
hình nghiệp vụ. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh
nghiệp, giảm bớt các thủ tục rườm rà để thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh
doanh tốt hơn. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng thông qua việc tăng
15
cường các thủ tục trực tuyến trong hoạt động dân sự và chính phủ. Tạo ra
môi trường cộng tác điện tử, kết nối chính phủ toàn diện tăng cường tính
tích hợp trong cung cấp dịch vụ hành chính công, xây dựng nền tảng đồng
nhất về hạ tầng ứng dụng, chia sẻ về dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ. Phát
triển rộng rãi số lượng các dịch vụ ra bên ngoài cho cộng đồng trong khi cố
gắng thu gọn và biến các quy trình nghiệp vụ hỗ trợ phía sau trở nên thông
minh hơn.
5. Ban hành tiêu chuẩn về CNTT thúc đẩy tương tác liên thông, công
nghệ được chuẩn hóa, thông tin được cấu trúc và lưu thống nhất, qua đó
hình thành một môi trường tích hợp các thành phần dữ liệu, hệ thống và tiến
trình trong các cơ quan khác nhau có thể nói chuyện với nhau, hỗ trợ lẫn
nhau, loại trừ các thành phần trùng lặp.
6. Đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có
chính sách đãi ngộ phù hợp, xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến kết nối
đầy đủ giữa các cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, cung cấp
các dịch vụ dùng chung cho phép tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và nguồn lực
chính phủ.
7. Đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ tính riêng tư và nâng cao độ tin
cậy dịch vụ. Xây dựng những giải pháp có tính pháp lý, giảm thiểu lo ngại
về thiếu tính minh bạch trong việc sử dụng và trao đổi thông tin cá nhân trên
các trang thông tin điện tử, theo dõi và quản lý hoạt động của người sử dụng
trên trang thông tin điện tử cũng như lo ngại về thất thoát dữ liệu, tính an
toàn thông tin trên môi trường Internet.
4. Các giai đoạn của phát triển chính quyền điện tử
Việc phát triển Chính quyền điện tử trải qua một số giai đoạn khác
nhau. Cứ qua từng giai đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăng
thêm, nhưng giá trị mà nó mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũng
tăng lên.
Biểu đồ tăng trưởng Chính quyền điện tử do hãng tư vấn và nghiên cứu
Gartner xây dựng, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển
Chính quyền điện tử.
Giai đoạn 1: Thông tin. Trong giai đoạn đầu, Chính quyền điện tử có
nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin
(thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin
của chính quyền, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất
lượng dịch vụ. Với G2G, các cơ quan chính quyền cũng có thể trao đổi
thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như Internet, hoặc trong
mạng nội bộ.
Giai đoạn 2: Tương tác. Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa
chính quyền và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng
16
khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra
cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm
thời gian. Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ
trong ngày. Thông thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại
bàn tiếp dân trong giờ hành chính. Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của
chính quyền sử dụng mạng LAN, Intranet và thư điện tử để liên lạc và trao
đổi dữ liệu. Rõ ràng giai đoạn này chỉ có thể thực hiện được khi đã thực hiện
cải cách hành chính (với cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một cửa liên thông
điện tử) theo tinh thần Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 /6/2007 của
Thủ tướng Chính phủ.
Giai đoạn 3: Giao dịch. Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công
nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng
tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ
quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký
thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và
hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an
ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết để
cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp. Về
khía cạnh doanh nghiệp, Chính quyền điện tử bắt đầu với các ứng dụng mua
bán trực tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết
kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt. Chính quyền cần những luật và quy chế
mới để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy.
Giai đoạn 4: Chuyển hóa. Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông
tin được tích hợp hoàn toàn, các dịch vụ điện tử không còn bị giới hạn bởi
các ranh giới hành chính. Khi đó công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C
và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm
chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao
nhất có thể được.
5. Vai trò của Kiến trúc chính quyền điện tử trong xây dựng CQĐT
Việc xây dựng Kiến trúc CQĐT ở các cấp đóng vai trò quan trọng
trong phát triển CQĐT, đặc biệt khi việc triển khai ứng dụng CNTT trong
các tỉnh, Đô thị ngày càng được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng.
Kiến trúc CQĐT thể hiện thiết kế tổng thể các thành phần trong CQĐT của
CQNN, chức năng, mối quan hệ giữa các thành phần. Chính vì vậy, giúp
chúng ta đạt được các mục tiêu đã đề ra.
6. Khái niệm Đô thị thông minh
Đô thị thông minh (Smart City) là một mô hình mới trong đó việc ứng
dụng CNTT cùng với các giải pháp đồng bộ được đưa vào áp dụng tới từng
đơn vị, tổ chức trong thành phố, tạo ra một hệ thống điều hành quản lý
thông minh và nâng cao các dịch vụ công, các ngành kinh tế xã hội trong
17
toàn tỉnh, tạo ra các tiện ích lớn cho mọi người dân trong toàn Tỉnh/Thành
phố.
Có một số khái niệm khác liên quan đến Smart City như: Thành phố tri
thức, thành phố kết nối, thành phố số, thành phố sinh thái (eco-city) … Tuy
nhiên hiện nay khái niệm Đô thị (thành phố) thông minh là khái niệm phổ
biến, được cả giới nghiên cứu, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân
chấp nhận.
II. Xu hướng phát triển chính quyền điện tử hiện nay
1. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử trong
khu vực và trên thế giới.
Theo kết quả đánh giá khảo sát Chính quyền điện tử của Liên Hợp
quốc năm 2012: Hàn Quốc đứng thứ 1, Singapore đứng thứ 10, Australia
đứng thứ 12. Phần dưới đây sơ lược các đặc điểm và kinh nghiệm triển khai
của các quốc gia trên.
1.1. Hàn Quốc
Hàn Quốc là một thành công điển hình trong xây dựng Chính quyền
điện tử theo mô hình “từ trên xuống”. Vai trò của Chính phủ là then chốt
trong mô hình này. Chính phủ đã thể hiện sự sáng tạo trong phát triển minh
bạch và hiệu quả các dịch vụ công. Chính phủ cũng giữ vai trò là “nhà đầu
tư” ban đầu, sau đó người dân sẽ tự phát triển.
Hai yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của Chính quyền điện tử của Hàn
Quốc chính là việc xây dựng các hệ thống CSDL quốc gia và hạ tầng mạng
CNTT tốc độ cao.
Chính quyền điện tử của Hàn Quốc phát triển theo 3 giai đoạn: tin học
hóa đơn giản; hình thành các mạng địa phương; và xây dựng hệ thống mạng
liên cơ quan.
Từ năm 1987 đến năm 1996, Hàn Quốc đặt mục tiêu xây dựng 6 CSDL
quốc gia: hồ sơ công dân, đất đai, phương tiện, việc làm, thông quan điện tử
và CSDL thống kê về kinh tế. Các hệ thống CSDL này được kết nối với các
cơ quan quản lý liên quan trên phạm vi toàn quốc và có thể cung cấp dịch vụ
trực tuyến cho người dân.
Để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan công quyền và khai
thác hiệu quả các hệ thống CSDL quốc gia, cần phải xây dựng một hạ tầng
CNTT tốc độ cao. Từ năm 1995 - 2005, Hàn Quốc đã đặt kế hoạch xây dựng
3 hệ thống mạng tốc độ cao: mạng quốc gia tốc độ cao, mạng công cộng tốc
độ cao và mạng nghiên cứu tốc độ cao. Trong đó, mạng quốc gia tốc độ cao
là yếu tố then chốt với Chính quyền điện tử của Hàn Quốc. Mạng này được
18
xây dựng bằng ngân sách chính phủ dành cho các cơ quan công quyền, các
viện nghiên cứu và các trường học truy cập với mức giá thấp.
Hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử phải xây dựng hạ tầng tốt,
nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của hệ thống dịch vụ công, và đặc biệt
là phải hỗ trợ phát triển công dân điện tử. Kinh nghiệm thực tiễn của Hàn
Quốc trong vấn đề này là Chính phủ đã chú trọng đào tạo 10 triệu công dân
trên tổng dân số 48 triệu dân sử dụng thông thạo CNTT với mục đích kích
thích nhu cầu sử dụng công nghệ cao trong công dân.
1.2. Singapore
Singapore bắt đầu nghiên cứu về Chính quyền điện tử từ khoảng giữa
thập niên 1980 và bắt đầu triển khai chương trình này một cách bài bản từ
đầu thập niên 1990. Sau 20 năm triển khai, Singapore đã đạt được những kết
quả quan trọng về Chính quyền điện tử.
Cũng giống như ở Việt Nam, ở Singapore vào thời gian đầu triển khai
rất nhiều người nghĩ rằng việc triển khai Chính quyền điện tử tập trung
chính vào việc xây dựng các cổng điện tử (portal), tự động hóa các quy trình
quản lý, cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7... Vì vậy, khi bắt tay vào
triển khai họ lập tức tiến hành khảo sát, thu thập thông tin rồi tập trung vào
thiết kế, lập trình, trang bị máy móc thiết bị, đào tạo... Nhưng thật sự, đó là
sự nhầm lẫn vì tựu trung lại đó là các vấn đề kỹ thuật - một thành phần rất
nhỏ, thứ yếu của Chính quyền điện tử.
Ngay sau khi nhận ra sai lầm đó, Chính phủ Singapore khẳng định,
muốn triển khai thành công Chính quyền điện tử thì trước tiên phải xác định
thật rõ mục tiêu cần phải đạt được, những việc cần làm, các nguồn lực cần
huy động, kế hoạch và lộ trình thực hiện... rồi đặt tất cả trong một tổng thể
chung. Nói cách khác, cần xây dựng tốt kế hoạch tổng thể Chính quyền điện
tử (e-government masterplan). Kế hoạch tổng thể này chỉ có thể xây dựng
tốt khi dựa trên 5 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Chính quyền điện tử là cơ chế thực hiện các hoạt động
nghiệp vụ của Chính phủ trên nền CNTT-TT (ICT). Điều này có nghĩa là các
hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan Chính phủ là chủ thể dẫn quá trình tự
động hóa dựa trên ICT (business driven, ICT enabled). Nói cụ thể hơn là
những quy trình xử lý công việc của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm
cung cấp các dịch vụ công đến người dân là đối tượng tin học hóa chủ yếu
theo suốt quá trình phát triển của chúng.
Nguyên tắc 2: Chính quyền điện tử chỉ có thể thành công khi mục tiêu
và tầm nhìn chung phải được thống nhất từ cấp cao nhất của quốc gia đến
cấp thừa hành thấp nhất. Nói cách khác, nhận thức về Chính quyền điện tử
phải nhất quán, rộng khắp và như nhau trong toàn bộ bộ máy (người
19
Singapore gọi nguyên tắc này là nguyên tắc "đồng hàng – aligned
government").
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc "đồng hàng" dẫn đến yêu cầu chia sẻ thông
tin và tích hợp các quá trình quản lý giữa các bộ, ngành, các cơ quan của
chính phủ. Nói cách khác, Chính quyền điện tử phải là Chính phủ tích hợp
(integrated government).
Nguyên tắc 4: Cơ cấu của Chính phủ cần được điều hướng đến việc
cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của người dân một cách đơn giản và hiệu
quả. Người dân tiếp xúc với Chính phủ thông qua một giao diện đơn giản
nhưng đồng thời tiếp xúc được với nhiều cơ quan và quá trình tham gia phục
vụ. Nói cách khác, Chính quyền điện tử là Chính phủ hướng đến người dân,
người dân là trung tâm (citizen-centric).
Nguyên tắc 5: Chính phủ cần ra được những quyết định kịp thời và
hiệu quả trong mọi tình huống. Điều này có thể thực hiện khi tất cả những
kinh nghiệm và tri thức tích tụ trong toàn bộ bộ máy được tổ chức khai thác
tốt. Nói cách khác, Chính quyền điện tử là Chính phủ dựa trên nền tảng tri
thức (knowledge-based).
1.3. Australia
Năm 1997, thủ tướng Australia đã công bố kế hoạch đầu tư cho sự phát
triển và tăng tính năng động cho nền kinh tế Australia, trong đó đặt ra một
mục tiêu quan trọng cho các bộ, ban ngành là tới tháng 9/2001, tất cả các
dịch vụ Chính phủ phải được cung cấp trên mạng Internet. Đây là nền móng
cho sự ra đời Chính quyền điện tử ở Australia.
Tháng 11/2002, Chính phủ Australia giao cho một uỷ ban mới thành
lập là Uỷ ban chiến lược quản lý thông tin (IMSC) với sự hỗ trợ của Uỷ ban
CIO lập Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử quốc gia, trong đó đã đề
ra một số mục tiêu quan trọng sau:
Đầu tư có hiệu quả hơn: Đầu tư cho sự phát triển một Chính quyền điện
tử hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng đối Australia. Nhưng phải đầu
tư như thế nào để đạt kết quả tốt nhất lại càng quan trọng hơn bởi kết quả
đầu tư sẽ là nền tảng quan trọng cho Chính phủ trong việc cải thiện hoạt
động của Chính phủ, cải thiện quá trình hoạch định chính sách, cung cấp
dịch vụ và thông tin. Do vậy phải cơ cấu lại bộ máy hành chính nhà nước,
áp dụng công nghệ mới trong quá trình cải cách, phải lập và quản lý dự án
đảm bảo đạt được kết quả toàn diện.
Đảm bảo tính thuận tiện khi truy cập thông tin và dịch vụ Chính phủ:
Chính quyền điện tử có thể giúp công dân và doanh nghiệp làm việc với
Chính phủ để giải quyết hàng loạt các vấn đề bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu
mà không cần phải biết là cơ quan nào của Chính phủ đang cung cấp dịch vụ
mà họ yêu cầu. Người dân không còn phải đứng xếp hàng hàng giờ bên
20
ngoài trụ sở của cơ quan Chính phủ để được gặp các quan chức có trách
nhiệm và sau đó phải chờ đợi điện thoại trả lời yêu cầu của mình hàng tuần
hay thậm chí hàng tháng.
Cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng: Mặc dù chúng ta luôn nói
công nghệ trong thời đại Chính quyền điện tử đóng vai trò rất quan trọng
nhưng công nghệ không quyết định loại dịch vụ mà Chính phủ cung cấp.
Ngược lại, áp dụng công nghệ để quản lý thông tin và hoạt động kinh doanh
mới là phương tiện để làm cho dịch vụ của Chính phủ đáp ứng được ước
muốn và nhu cầu của công dân.
Thống nhất, kết hợp các dịch vụ có liên quan: Thật không thuận tiện
cho các cá nhân và doanh nghiệp khi phải thực hiện nhiều giao dịch riêng lẻ
với Chính phủ để đạt được một mục tiêu duy nhất. Để hạn chế nhược điểm
này, Chính phủ Australia sẽ áp dụng biện pháp phân các dịch vụ liên quan
đến nhau thành từng nhóm, từ đó các dịch vụ liên quan đến nhau có thể
được thực hiện thông qua một giao dịch duy nhất.
Tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ: Chính phủ có
thể sử dụng Internet để tăng tính minh bạch trong các hoạt động của Chính
phủ và tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với công chúng. Khi mọi người ngày
càng quen với việc tìm kiếm thông tin và sử dụng dịch vụ công trên mạng
thì họ lại càng mong chờ một mối liên hệ ở cấp độ cao hơn với Chính phủ.
Điều này lại càng đem lại nhiều lợi ích cho Chính phủ khi mà công chúng
ngày càng quan tâm tới hoạt động của Chính phủ. Tính minh bạch và lòng
tin của công chúng vào Chính phủ ngày càng được củng cố khi những ý kiến
của công chúng được quan tâm để ý trong quá trình hoạch định chính sách
của Chính phủ.
2. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử ở các
tỉnh/thành phố trong nước.
Trong số các địa phương triển khai tích cực ứng dụng CNTT có một số
đơn vị đã bước đầu xây dựng và hình thành mô hình chính quyền điện tử
cấp tỉnh/thành phố, trước tiên có thể kể tới thành phố Đà Nẵng, Hồ Chí
Minh, Lào Cai và một số tỉnh/thành phố khác. Các địa phương này đã chủ
động xây dựng và phê duyệt mô hình chính quyền điện tử thống nhất trong
toàn tỉnh/thành phố nhằm quy hoạch nhóm các ứng dụng nghiệp vụ cho từng
ngành, cũng như nhóm các ứng dụng, dịch vụ kỹ thuật cơ bản, dùng chung
cho toàn bộ hệ thống chính quyền điện tử, phục vụ kết nối liên thông cho
các ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn
tỉnh/thành phố.
2.1. Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là địa phương chú trọng và khởi động sớm Chương trình ứng
dụng CNTT. Từ đầu những năm 2000 và được sự tài trợ của Ngân hàng thế
21
giới cho Dự án Phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng,
việc xây dựng Chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng đã có sự phát triển
từng bước, ổn định, có ưu tiên và đạt được những kết quả bước đầu quan
trọng so với mô hình Chính quyền điện tử.
Về hạ tầng: Thành phố đã đầu tư xây dựng riêng mạng cáp quang đến
tận cấp xã (mạng MAN) với 97 điểm kết nối; 100% các cơ quan nhà nước
được đầu tư thiết bị đầu cuối và kết nối mạng MAN, xây dựng trung tâm
tích hợp dữ liệu của Thành phố;
Về ứng dụng CNTT: Hệ thống một cửa điện tử được đưa vào áp dụng
từ ngày 03/9/2011 tại 56/56 xã, phường, thị trấn và 07 quận, huyện trên địa
bàn; Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống thư điện tử
được triển khai đến tất cả các sở, ban, ngành và địa phương.
Về nguồn nhân lực: Với lợi thế sẵn có của Đà Nẵng là Thành phố trực
thuộc Trung ương, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của Miền Trung, đa
số dân thành thị (82,37%), dân trí cao, đồng đều, đồng thời Thành phố đã có
những chính sách ưu việt, phù hợp để thu hút, đãi ngộ đã tạo thuận lợi trong
việc phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT; Tại các cơ quan nhà nước: 100%
đơn vị có ít nhất 2 biên chế chuyên trách về CNTT; 100% Lãnh đạo được
đào tạo CIO; Trên 95% CBCCVC tác nghiệp trên hệ thống; 100% CBCCVC
được đào tạo và đào tạo lại thường xuyên về CNTT.
2.2. Lào Cai
Lào Cai là tỉnh có những bước tiến nhanh, vững trong phát triển và ứng
dụng CNTT. Được sự hỗ trợ của quỹ Microsoft, Lào Cai đã lựa chọn mô
hình chính quyền điện tử và xây dựng Khung giải pháp chính quyền điện tử
liên kết- CGF của Microsoft. Theo Khung giải pháp, Lào Cai triển khai các
hệ thống nền tảng gồm: hệ thống phần cứng, hệ thống mạng, hệ thống an
ninh bảo mật, các hệ thống phần mềm nền tảng cốt lõi như hệ thống hệ điều
hành, danh bạ người dùng, cơ sở dữ liệu. Triển khai hệ thống ứng dụng theo
lộ trình triển khai CPĐT: Hệ thống cổng TTĐT, hệ thống thư điện tử, hệ
thống Điều hành tác nghiệp, hệ thống Dịch vụ công…
Về phát triển hạ tầng kỹ thuật: Lào Cai xây dựng và kết nối mạng
WAN, LAN, thông tin tại trụ sở hợp khối cho các cơ quan Đảng, chính
quyền, các sở, ban, ngành tại khu hành chính mới, với đường truyền tốc độ
cao, băng thông rộng, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu hạ tầng CNTT
đến 2020 cho các ứng dụng dùng chung của tỉnh. Mạng truyền dẫn cáp
quang được đầu tư đến tất cả 9/9 trung tâm huyện. Mạng Intranet/Internet
dùng chung của tỉnh được nâng cấp với cấu hình mạnh, công nghệ hiện đại.
Mạng MAN được đầu tư xây dựng mới tại khu đô thị mới Lào Cai- Cam
Đường, cho phép kết nối tất cả cơ quan Đảng, chính quyền với nhau, tạo
thành mạng thông tin đồng bộ, tốc độc cao.
22
Công tác ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của
HĐND, UBND tỉnh và phục vụ người dân, doanh nghiệp, được tỉnh Lào Cai
triển khai đồng bộ cho các cơ quan khối Đảng, hành chính nhà nước từ tỉnh
đến huyện. Cổng thông tin điện tử tỉnh gồm cổng chính và 35 cổng thành
viên, với 20 kênh chuyên đề. Cổng thông tin tác nghiệp gồm một cổng chính
với 33 cổng thành viên phục vụ cho hoạt động nội bộ của các cơ quan hành
chính nhà nước, hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành tại các đơn
vị, thúc đẩy cải cách hành chính. Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công
việc đã được triển khai và hoạt động ổn định tại 100% sở, ngành, văn phòng
UBND huyện, thành phố. Hệ thống giao ban trực tuyến được xây dựng đưa
vào sử dụng ổn định chất lượng cao, với 11 điểm cầu kết nối tỉnh với 9
huyện, thành phố. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến được tích hợp trên
Cổng thông tin điện tử của tỉnh, đã cung cấp 1238 dịch vụ công trực tuyến;
trong đó cung cấp 33 dịch vụ mức độ 3. Cổng TMĐT thu hút trên 2.800
doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động, với trên 260 doanh nghiệp
trong tỉnh, 98 doanh nghiệp nước ngoài…
2.3. Quảng Ninh:
Bắt đầu từ năm 2012 Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ việc xây dựng
chính quyền điện tử với nguồn kinh phí đầu tư rất lớn mỗi năm hàng trăm tỷ
đồng; đến năm 2015, Quảng Ninh đã cơ bản hình thành 06 Trung tâm hành
chính công, bao gồm: Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh và 5
huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Uông Bí, Móng Cái và Hạ Long, Cẩm
Phả, Vân Đồn). Nền tảng công nghệ, ứng dụng dịch vụ công của Quảng
Ninh là trên nền tảng công nghệ Microsoft, xây dựng trục tích hợp dịch vụ
(ESB) và quản lý phân tích quy trình nghiệp vụ BPM cùng với trung tâm dữ
liệu (DC) tập trung toàn Tỉnh tạo thành công nghệ lõi đảm bảo kết nối và xử
lý linh hoạt, liên thông cả các ứng dụng đang hoạt động và các ứng dụng
phát triển mới. Bên cạnh việc xây dựng các Trung tâm hành chính công,
Quảng Ninh cũng đang đẩy nhanh xúc tiến việc đầu tư xây dựng, nâng cấp
Cổng thông tin điện tử, giao thông thông minh, y tế điện tử… và đào tạo
nguồn nhân lực CNTT - viễn thông để đáp ứng yêu cầu quản lý. Trung tâm
tích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành và đang trong giai
đoạn kiểm thử trước khi bàn giao cho Sở Thông tin và Truyền thông quản
lý, khai thác.
Với mô hình Trung tâm hành chính công đã khẳng định hiệu quả, tăng
tính minh bạch, thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà
nước ở tỉnh và các địa phương tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa
cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, làm tăng hiệu quả làm
việc trong quá trình hoạt động, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức
cho tổ chức, công dân; được cung cấp các trang thiết bị thông minh, hiện đại
với hệ thống phần mềm giải quyết hồ sơ, từ khâu tiếp nhận đến khâu trả kết
quả nên đã kịp thời cung cấp các thông tin và giải quyết TTHC thực hiện
23
nhanh gọn; các hoạt động, quy trình giải quyết hồ sơ được trực tiếp theo dõi
là điều kiện thuận lợi để phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường
giám sát, đóng góp ý kiến đối với quy định trong các TTHC, góp ý về tinh
thần, thái độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Bước
đầu Trung tâm đã tạo hình ảnh, ấn tượng tốt, gần gũi, thân thiện khi công
dân, tổ chức đến thực hiện các thủ tục giao dịch hành chính với các cơ quan
Nhà nước. Mô hình Trung tâm hành chính công có nhiều nét mới và mang
tính đột phá hơn mô hình một cửa điện tử, một cửa liên thông hiện nay
nhiều nơi đã và đang triển khai rộng rãi trên cả nước. Đây là mô hình rất
đáng học tập, nhất là hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
80 về áp dụng cơ chế thuê dịch vụ CNTT, nên bài toán về nguồn vốn đầu tư
không phải còn là chuyện lớn.
2.4. Một số tỉnh thành khác
Theo Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu
tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, với nguyên
tắc phân bổ vốn các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể là
đối với Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin, các dự án ứng dụng
CNTT trong quản lý, điều hành đảm bảo kết nối liên thông với các cơ quan
Trung ương, kết nối liên thông vào hệ thống thông tin và CSDL sẽ thuộc
phạm vi hỗ trợ vốn của Chính phủ.
Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng ứng dụng CNTT tại các địa phương
phải đáp ứng yêu cầu khung về kiến trúc Chính quyền điện tử; đảm bảo tính
bảo mật, an toàn thông tin và kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin
của địa phương với các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia sẽ là đối tượng
được hỗ trợ, trong đó ưu tiên các địa phương khó khăn, chưa cân đối được
vốn. Theo danh sách có 49/63 tỉnh được hỗ trợ vốn của Trung ương cộng
với vốn đối ứng của địa phương (tối thiểu 30%) để triển khai các dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu khung về kiến trúc
Chính quyền điện tử.
Hiện nay, rất nhiều tỉnh/thành phố đã hoàn thành báo cáo dự án đầu tư
trình Bộ kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến và thông qua Hội đồng nhân dân
tỉnh/thành phố để xem xét, phê duyệt bố trí vốn đầu tư đối ứng. Trong Dự án
nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu và xây dựng trục
tích hợp dịch vụ (ESB) để đảm bảo kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu và
cung cấp dịch vụ công cho địa phương. Việc xây dựng trục tích hợp dịch vụ
(ESB) sẽ giải quyết được bài toán chia sẻ thông tin đối với các dự án ứng
dụng CNTT đã đầu tư trước bằng nhiều công nghệ, nền tảng khác nhau mà
không phải bỏ đi làm mới hoàn toàn, nên rất tiết kiệm được kinh phí đầu tư
và phù hợp với những địa phương có nguồn ngân sách hạn chế, không thể
cùng một lúc đầu tư đồng bộ hàng nghìn tỷ (Quảng Ninh, Đà Nẵng...) để
xây dựng mới đồng bộ toàn bộ hệ thống ứng dụng.
24
III.Tác động của chính quyền điện tử tới việc phát triển kinh tế - xã hội
1. Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của cơ quan nhà nước, cải cách hành chính, tổ
chức bộ máy.
Chính quyền điện tử là ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công
tác quản lý Nhà nước để đưa chính quyền đến gần người dân hơn. Để người
dân có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hành chính công bất kỳ thời điểm
nào (24/7) và tại đâu là một mục tiêu quan trọng mà chính quyền hướng đến
trong giai đoạn 2016-2020 để phục vụ người dân, doanh nghiệp và tổ chức
được tốt hơn
Đối với cải cách hành chính, tuy đã đạt được những bước đột phá
nhưng còn một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế như tổ
chức bộ máy ở một số đơn vị còn cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả; thủ
tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà; một bộ phận cán bộ chưa tích
cực cải cách phương thức, lề lối làm việc, còn có biểu hiện gây phiền hà,
sách nhiễu... gây ảnh hưởng đến tiến trình cải cách hành chính, xây dựng
chính quyền điện tử.
Nền hành chính của Việt Nam thực hiện 2 chức năng cùng 1 lúc bao
gồm chức năng quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Nó làm ảnh
hưởng đến công tác quản lý điều hành, cũng giải quyết các vấn đề liên quan
đến thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Do đó để xây dựng
chính quyền điện tử, cải cách hành chính có cơ chế hệ thống, đặc biệt phải
tách được hai chức năng này.
2. Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao năng suất lao
động, tăng năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thể hiện qua nhiều văn
bản quan trọng như: Nghị quyết 36 – NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát
triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của Bộ
chính trị; Quyết định 109/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành
lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT. Tất cả sự quan tâm này đều nhằm
tới mục đích phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước một cách bền vững.
CNTT là động lực thúc đẩy quá trình cải cách hành chính vừa là điều
kiện để cải cách hành chính thành công. Phát triển Chính quyền điện tử sẽ
giúp đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng
cường năng lực quản lý của chính quyền, giúp nắm bắt thông tin kịp thời,
chính xác và đầy đủ để đưa ra các quyết định hành chính phù hợp, nâng cao
25
hiệu lực pháp luật, giúp quản lý nhà nước hiệu quả, minh bạch hơn; cung
cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và
tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư.
3. Tác động của chính quyền điện tử tới việc giải quyết các vấn đề
xã hội
- Tạo môi trường thông thoáng cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
trong việc tiếp cận với dịch vụ công của chính phủ.
- Nâng cao cấp độ kết nối giữa các cơ quan cũng như các cá nhân trong
cơ quan, chất lượng và tốc độ làm việc sẽ tăng lên nhanh chóng.
- Hỗ trợ thu thập, phân tích thông tin cho quá trình phân tích, ra quyết
định của chính quyền nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp để ra được các
chính sách công tốt hơn.
- Nâng cao mặt bằng tri thức của xã hội.
- Nền kinh tế phát triển nhanh sẽ giúp cải thiện mức sống của người
dân. Sức khỏe cộng đồng cũng tốt hơn do họ được sử dụng các dịch vụ y tế
dễ dàng hơn.
4. Tác động của chính quyền điện tử tới việc đảm bảo an ninh quốc
phòng
- Kết nối thông tin an ninh giữa trung ương, địa phương và giữa các
quốc gia được dễ dàng hơn.
- Sử dụng các hệ thống cảnh bảo điện tử, chỉ huy, điều khiển, liên lạc
điện tử.
IV. Phương án xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô
thị thông minh của tỉnh Ninh Bình
STT Nội dung Mô Tả
1 Đánh giá hiện trạng
Thực hiện khảo sát để đánh giá hiện trạng,
thách thức, khó khăn và nhu cầu của thành
phố, người dân, doanh nghiệp
2 Xây dựng tầm nhìn
Xây dựng tầm nhìn tổng thể và cụ thể hóa
tầm nhìn về đô thị thông minh của thành phố
theo từng lĩnh vực. Đảm bảo tầm nhìn được
đồng thuận giữa chính quyền, người dân và
doanh nghiệp
3 Xác định các mục Xác định mục tiêu, nguyên tắc để đảm bảo
26
STT Nội dung Mô Tả
tiêu, nguyên tắc và
tiêu chí xây dựng
chính quyền điện tử
và đô thị thông minh
các giải pháp đưa ra luôn bám sát mục tiêu
và nguyên tắc đặt ra
Xác định các tiêu chí đánh giá cho các lĩnh
vực tham gia trong quá trình phát triển chính
quyền điện tử và đô thị thông minh
4
Xây dựng mô hình,
lộ trình triển khai
Xác định mô hình chính quyền điện tử kết
hợp với đô thị thông minh và lộ trình, kế
hoạch triển khai chính quyền điện tử và đô
thị thông minh tỉnh Ninh Bình.
27
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI NINH BÌNH
I. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình
Mặc dù tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng
không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng kinh tế - xã hội tỉnh Ninh
Bình vẫn có những bước tăng trưởng khá. Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh tiếp tục ộn định và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng
trưởng (GRDP) đạt 7,95%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất công
nghiệp tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp vượt qua khó khăn do bão lũ, giữ vững
tốc độ tăng trưởng; phong trào xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được đẩy
mạnh; công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả tốt; dịch
vụ, du lịch phát triển khá. Vãn hóa - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm
bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên; tổ chức
thành công các hoạt động kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư
được quan tâm, công tác đối ngoại được mở rộng; an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội được đảm bảo; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố
cáo được tập trung chỉ đạo, có chuyển biến tích cực. Đã có 16/16 chỉ tiêu đạt và
vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.745,5 tỷ đồng, đạt 146,1% dự toán
HĐND tỉnh, tăng 3% so với năm 2016.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2017 đạt 23,7 nghìn tỷ đồng,
tăng 6,5% so với năm 2016 và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó: vốn ừái phiếu
Chính Phủ tăng 9,4%, vốn ngoài nhà nước tăng 8,7%; vốn FDI tăng 46,5%. Tập
trung vào các công trình trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây
dựng nông thôn nhất là ưu tiên đầu tư tu bổ để khắc phục thiệt hại sau đợt lũ lụt
do áp thấp nhiệt đói gây ra nhằm phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân
dân.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 40,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25,05% so
với năm 2016. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng lớn tiếp tục
duy trì mức tăng trưởng khá như: xe ô tô gấp hơn 2,0 lần kế hoạch và gấp gần
2,4 lần so với năm 2016; modul camera tăng 43,1%; phân đạm tăng 88%; kính
nổi tăng 30,2%, linh kiện điện tử tăng 35,2% ... Phát triển tiểu thủ công nghiệp
tập trung tại các cụm công nghiệp tiếp tục ổn định theo Quy hoạch đã được phê
duyệt; trong đó phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đặc biệt là chế
28
biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ tiếp tục được các ngành và các địa phương
trong tỉnh chú trọng quan tâm..
Hoạt động xuất khẩu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Năm 2017,
kim ngạch xuất khẩu đạt 1,154 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016 và đạt 105%
kế hoạch năm. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: Camera và linh kiện
điện thoại, may mặc, giầy dép... Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 821,6 triệu
USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 670 doanh nghiệp (tăng
16,7% so vói cùng kỳ năm 2016) với tổng số vốn đăng ký đạt 4.808 tỷ đồng; số
doanh nghiệp giải thể là 45 doanh nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp được chú trọng, tổng giá trị sản xuất đạt 8,43 nghìn tỷ
đồng, tăng 2,2% so với năm 2016 và đạt 100% kế hoạch. Tổng diện tích gieo
trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt trên 105,3 nghìn ha, tăng 592 ha so với năm
2016. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không có dịch
bệnh xảy ra. Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với kế hoạch đề ra. Nuôi trồng
thủy sản được tập trung chỉ đạo. Tổng diện tích đạt trên 12,8 nghìn ha, vượt 5,3%
kế hoạch và tăng 8,7% so với năm 2016; tổng sản lượng đạt gần 49,6 nghìn tấn,
vượt kế hoạch 6,2% và tăng 12,2% so với năm 2016.
Công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão được quan chỉ đạo, tăng
cường công tác kiểm tra các công trình thủy lợi để sửa chữa kịp thời; đồng thời
tích cực, chủ động trong các khâu phòng chống lụt bão nhằm hạn chế thấp nhất
thiệt hại về người và tài sản.
Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành phong
trào thiết thực, rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, công nhận thêm 20 xã đạt
chuẩn nông thôn mới và 01 thành phố (Tam Điệp) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 80 xã,
chiếm 67,2% tổng số xã.
Dịch vụ, du lịch: Trong năm, lượng khách đến các điểm thăm quan du lịch
toàn tỉnh đạt trên 7 triệu lượt khách, tăng 8,8% so với năm 2016, vượt 4,6% kế
hoạch năm1
. Doanh thu du lịch đạt trên 2.489 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2016,
vượt 38,3% kế hoạch năm%. Dịch vụ vận tải hành khách đạt trên 18,9 triệu lượt,
tăng 0,5%, đạt doanh thu trên 5.811 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2016.
Văn hóa xã hội: Công tác giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất
lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên; kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm
2017, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh đạt 98,86%, xếp thứ 3 toàn quốc về điểm trung
bình các môn thi. Tiếp tục củng cố, duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng phổ
1
29
cập giáo dục, xóa mù chữ2
. Cơ sở vật chất được tăng cường, tỷ lệ kiên cố hóa toàn
tỉnh đạt 85,9%. Trong năm, có 27 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia các
mức độ, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 396 trường, đạt 83,7%. Công
tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ
cả 2 lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh, không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn
tỉnh.
An sinh xã hội được đảm bảo, đạt nhiều tiến bộ: Thực hiện tốt chế độ chính
sách đối với người có công và các đối tượng chính sách khác. Thành lập Ban chỉ
đạo “Quỹ đền ơn đáp nghĩa và An sinh xã hội”, vận động các tổ chức, cá nhân
tham gia ủng hộ Quỹ, kết quả đã vận động ủng hộ trên 51,3 tỷ đồng. Trong dịp Tết
Mậu Tuất, toàn tỉnh đã tổ chức thăm, tặng gần 173 nghìn suất quà, với tổng số
kinh phí đạt trên 53,8 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, người có công, người
cao tuổi, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các gia đình có
quân nhân đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo, gia đình quân nhân và thanh
niên nhập ngũ có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có Tốt.
Công tác xây dựng chính quyền: Tập trung vào việc sắp xếp tổ chức, biên
chế hành chính, sự nghiệp, lao động đảm bảo đúng quy định; thực hiện tốt chính
sách tinh giản biên chế; đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Cải cách hành chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tiếp tục duy trì cơ
chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng cung cấp
dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.
Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà
nước của tỉnh Ninh Bình
1. Hoạt động giao tiếp điện tử nói chung
1.1. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành
Phần mềm QLVB&ĐH (VNPT-iOffice) được đưa vào triển khai thực
hiện từ tháng 9/2016. Trong 6 tháng đầu năm 2018, BCĐ tiếp tục chỉ đạo
quyết liệt các cơ quan, đơn vị tăng cường sử dụng phần mềm. Đến nay,
100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 145 đơn vị cấp xã trong tỉnh
đã thực hiện xong việc chuyển đổi và chính thức đưa phần mềm vào hoạt
động, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND
tỉnh và công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính từ tỉnh đến
cơ sở. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đã được
liên thông với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Văn phòng Chính
2
Ninh Bình là tình thứ 2 trong toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù
chữ.
30
phủ, tiến tới phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa
phương thông qua môi trường mạng.
Đến ngày 20/7/2018, trên hệ thống đã có tổng số trên 1,4 triệu văn
bản được trao đổi, xử lý. Một số cơ quan, đơn vị đã thực hiện có hiệu quả
việc chuyển - nhận văn bản trên hệ thống phần mềm với tỷ lệ văn bản đi/đến
trên hệ thống đạt trên 85%.
1.2. Hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh
Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh đã được triển khai đồng bộ đến 18
sở, ban, ngành, 8 UBND cấp huyện và đang được triển khai đến 145 xã,
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với tổng số 2.283 thủ tục (trong đó, mức
độ 1, 2: 1.590 thủ tục, mức độ 3: 478 thủ tục, mức độ 4: 215 thủ tục)3
.
Việc đưa hệ thống Một cửa điện tử vào hoạt động đã phát huy được
hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài tỉnh, bước đầu hình thành nhận thức và thói quen ứng
dụng CNTT trong thực hiện CCHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và
cá nhân khi thực hiện các TTHC với cơ quan nhà nước và nâng cao chỉ số
CCHC của tỉnh. Nếu năm 2016, toàn tỉnh mới chỉ có 58 hồ sơ trên hệ thống
cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các sở, ban, ngành thì đến nay, tổng số
hồ sơ được tiếp nhận trên hệ thống Một cửa của tỉnh đã là 53.716 hồ sơ.
Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, đã có 15.450 hồ sơ được trả
kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, doanh thu đạt 356 triệu đồng.
Trong đó một số đơn vị thực hiện tốt như: Sở Giao thông Vận tải, Sở Tư
pháp, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường.
1.3. Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị
Hiện nay, Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp,
cung cấp đầy đủ các tính năng của cổng và cung cấp tương đối đầy đủ các
thông tin chỉ đạo điều hành theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP
ngày 13/6/2011 của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực
tuyến trên Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước.
Có 27/27 cơ quan nhà nước đã xây dựng được trang thông tin điện tử
(TTĐT), trong đó, 05 đơn vị có trang TTĐT tổng hợp. Hầu hết các trang
TTĐT của các đơn vị đã triển khai cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy
3
Một số đơn vị thực hiện tốt: Sở Công thương, Nông nghiệp và PTNT, Giáo dục và Đào
tạo, UBND huyện Nho Quan, UBND huyện Kim Sơn, UBND TP Ninh Bình. Một số đơn vị thực
hiện chưa hiệu quả như: UBND huyện Yên Mô, UBND huyện Yên Khánh, Sở Xây dựng, Ban
quản lý các KCN.
31
định của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP , nhất là cung cấp một số thông tin
nhằm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp4
.
2. Hạ tầng công nghệ thông tin
Hạ tầng CNTT tại các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã được
quan tâm đầu tư, nâng cấp. Trong đó, một số đơn vị đã mua sắm, đầu tư các
thiết bị đảm bảo an toàn thông tin. Vì vậy, hạ tầng CNTT tại các cơ quan nhà
nước trên địa bàn tỉnh hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai ứng
dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và hoạt động của các đơn vị:
- 100% đơn vị có mạng nội bộ LAN, tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ,
công chức toàn tỉnh đạt 95%; Tổng số máy chủ tại các cơ quan nhà nước là
62 máy; Tổng số máy trạm là 2.228 máy.
- 100% đơn vị được kết nối Internet băng thông rộng và sử dụng mạng
truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản
lý, chỉ đạo điều hành và chạy các phần mềm nghiệp vụ; Hệ thống mạng
truyền dẫn hiện đã kết nối và lắp đặt thiết bị đầu cuối cho tất cả các cơ quan
nhà nước trong tỉnh bằng đường truyền cáp quang.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin và CSDL
Hiện nay, trên toàn tỉnh có 62 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được
triển khai từ các Bộ, ngành Trung ương và một số đơn vị tự triển khai. Trong
đó có 57 HTTT/CSDL các Bộ triển khai tại địa phương, 05 HTTT/CSDL địa
phương tự triển khai. Việc ứng dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu
vào công tác quản lý chuyên ngành của các đơn vị đã mang lại lợi ích nhất
định giảm thiểu đáng kể chi phí đi lại, in ấn tài liệu, thông tin được công
khai minh bạch, việc lưu trữ, kiết xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng và
thuận tiện.
Các HTTT, CSDL chuyên ngành đã được triển khai và đưa vào sử dụng
tại các Sở, ban, ngành như: CSDL Quản lý cấp phát Ngân sách tại Sở Tài
chính; CSDL Cán bộ công chức tại Sở Nội vụ; CSDL đất đai, địa chính tại
Sở Tài nguyên và Môi trường; CSDL về giáo dục đào tạo tại Sở Giáo dục và
Đào tạo; CSDL liệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, lễ hội và
du lịch tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; CSDL khu công nghiệp, cụm
công nghiệp và làng nghề tại Ban quản lý các khu công nghiệp và ngoài ra
còn có một số CSDL hoạt động chuyên môn nghiệp vụ riêng của các Sở,
Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố như tài chính, kế toán, tổ chức
cán bộ, quản lý nhân sự ngành. Hầu hết các CSDL được cập nhật dữ liệu
4
Một số đơn vị đã khai thác và sử dụng có hiệu quả trang TTĐT như: Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ , Sở Khoa học và Công nghệ, Sở
Công thương. Một số đơn vị triển khai chưa tốt: Sở Xây dựng, Thanh tra tỉnh, UBND
huyện Yên Mô và UBND huyện Gia Viễn.
32
thường xuyên theo yêu cầu đặt ra của các đơn vị. Tuy nhiên, việc quản lý,
khai thác và sử dụng CSDL mang tính cá nhân hoặc tính cục bộ của các đơn
vị, không được tổ chức theo chuẩn thông tin thống nhất, không có trung tâm
tích hợp, vì vậy việc sử dụng CSDL phụ thuộc vào người quản lý dữ liệu và
qui chế của từng đơn vị, chưa có sự chia sẻ gắn kết dữ liệu trên toàn tỉnh.
Một số phần mềm ứng dụng tiêu biểu đã triển khai trong tỉnh: Quản lý
văn bản và điều hành trên môi trường mạng; Ứng dụng chữ ký số; Quản lý
nhân sự; Quản lý khoa học - công nghệ; Quản lý kế toán - tài chính; Quản lý
tài sản; Quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo; Thư điện tử chính thức của cơ
quan; Tin học hóa việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại bộ phận một cửa; và các
ứng dụng chuyên ngành khác. Trong đó, Phần mềm quản lý văn bản và Phần
mềm quản lý tài sản được triển khai đồng bộ trên toàn địa phương, có khả
năng kết nối chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan khi có sử dụng chung
phần mềm.
Các ứng dụng, phần mềm đang sử dụng trên Mạng truyền số liệu
chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
4. Nhân lực công nghệ thông tin tỉnh
4.1. Tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh
- Số CBCCVC tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh: Sở Thông tin và
Truyền thông tỉnh Ninh Bình: 22 người (4 công chức – 18 viên chức)
- Số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại đơn vị chuyên trách CNTT
của tỉnh: 77 người (Công chức và viên chức)
4.2. Tại các CQNN của tỉnh
- Số CQNN cấp tỉnh có CBCCVC chuyên trách về CNTT: 19 cơ quan
- Số UBND cấp huyện có CBCCVC chuyên trách về CNTT: 8 cơ quan
- Tổng số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại CQNN cấp tỉnh: 66
người
- Tổng số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại UBND cấp huyện: 11
người
4.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách về CNTT
- Thạc sỹ: 16 người
- Đại học: 48 người
- Cao đẳng: 13 người
33
4.4. Kỹ năng ứng dụng CNTT các CBCCVC của tỉnh
- Tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc:
100 %
- Tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng Internet để xử lý công việc:
100 %
5. Quản lý chỉ đạo nhà nước về công nghệ thông tin
UBND tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các chủ trương định hướng,
chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ
thể các văn bản đã được xây dựng, ban hành:
TT Nội dung Thông tin chi tiết
1 Kế hoạch ứng dụng CNTT giai
đoạn 5 năm
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh
Ninh Bình, giai đoạn 2016-2020
- Số hiệu văn bản: 18/QĐ-UBND ngày
04/02/2016
2 Kế hoạch ứng dụng CNTT
trong năm báo cáo
- Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng dụng
CNTT Trong hoạt động của cơ quan nhà nước
tỉnh Ninh Bình năm 2018
- Số hiệu văn bản: 1729/QĐ-UBND
ngày: 15/12/2017
3 Báo cáo mức độ hoàn thành kế
hoạch ứng dụng CNTT trong
năm báo cáo
- Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ thông
tin năm 2017
- Số hiệu văn bản: 1024/BC-STTTT của Sở
Thông Tin Truyền Thông
4 Quyết định thành lập Ban Chỉ
đạo ứng dụng CNTT
- Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng dụng
công nghệ thông tin tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu văn bản: 691/QĐ-UBND ngày
16/5/2018
5 Ban hành Kiến trúc Chính
quyền điện tử của Tỉnh
- Quyết định phê duyệt Kiến trúc Chính quyền
điện tử tỉnh NInh Bình, phiên bản 1.0
- Số: 968/QĐ-UBND ngày 21/07/2017 của
UBND tỉnh NInh Bình
6 Quy chế đảm bảo an toàn
thông tin trong hoạt động ứng
dụng CNTT
- Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi
34
TT Nội dung Thông tin chi tiết
quản lý của UBND tỉnh Ninh Bình.
- Số hiệu văn bản: 15/2016/QĐ-UBND ngày
06/7/2016
7 Quy định về trao đổi, lưu trữ,
xử lý văn bản điện tử trong
hoạt động của cơ quan nhà
nước
- Ban hành Quy định trao đổi, xử lý, lưu trữ
Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND tỉnh Ninh Bình.
- Số hiệu văn bản: 24/2016/QĐ-UBND ngày
27/09/2016
- Tăng cường triển khai ứng dụng chữ ký số
trên địa bàn tỉnh.
- Số hiệu văn bản: 419/UBND-VP6 ngày
21/11/2014
8 Quy định về danh mục các văn
bản, tài liệu trao đổi chính thức
bằng văn bản điện tử, không sử
dụng văn bản giấy
- Ban hành Quy định trao đổi, xử lý, lưu trữ
Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của
UBND tỉnh Ninh Bình.
- Số hiệu văn bản: 24/2016/QĐ-UBND ngày
27/09/2016
- Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số
chuyên dùng trong việc gửi, nhận và sử
dụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhà
nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Số hiệu văn bản: 12/2018/QĐ-UBND ngày
16/7/2018
9 Quy chế quản lý, sử dụng
chứng thư số và chữ ký số
- Quyết định về việc uỷ quyền cho Giám đốc
Sở Thông tin và Truyền thông quản lý thuê
bao dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên
dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống
chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu văn bản: 379/QĐ-UBND Ngày
17/07/2014
- Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số
chuyên dùng trong việc gửi, nhận và sử
dụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhà
nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
- Số hiệu văn bản: 12/2018/QĐ-UBND ngày
16/7/2018
35
TT Nội dung Thông tin chi tiết
10 Quy chế quản lý và sử dụng hệ
thống thư điện tử công vụ
- Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Hệ
thống thư điện tử trong hoạt động của các cơ
quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu văn bản: 10/2013/QĐ-UBND ngày
10/7//2013
11 Quy chế vận hành và duy trì
hoạt động cho cổng thông tin
điện tử
- Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của
trang thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu văn bản: 08/2013/QĐ-UBND ngày
15/5/2013
12 Quy định hoạt động quản lý,
cung cấp dịch vụ công trực
tuyến
- Ban hành Kế hoạch triển khai hệ thống Cổng
dịch vụ công (Một cửa điện tử) tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu văn bản: 34/KH-UBND ngày
29/3/2017
13 Ban hành văn bản quy định về
tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính qua
dịch vụ bưu chính công ích
(theo Quyết định số
45/2016/QĐ-TTg ngày
19/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ)
- QĐ v/v công bố danh mục thủ tục hành chính
thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua
dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền
giải quyết của các Sở ngành, UBND cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu văn bản: 337/QĐ-UBND Ngày
21/06/2017
14 Ban hành danh sách mã định
danh theo Quy chuẩn Q102:
2016/BTTTT
- Ban hành mã định danh các cơ quan, đơn vị
thuộc, trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình tham
gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ
thống QLVB&ĐH
- Số hiệu văn bản: 927/QĐ-UBND ngày
17/7/2018
15 Ban hành các văn bản gắn kết
giữa ứng dụng CNTT với cải
cách hành chính
- Kế hoạch triển khai ứng dụng và kết nối, liên
thông hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và
Điều hành 4 cấp
- Số hiệu văn bản: 16/KH-VPUBND
Ngày 10/06/2016
- Triển khai ứng dụng và kết nối, liên thông
phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; một
cửa điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu văn bản: 12/UBND-VP6 Ngày
10/01/2017
16 Thực hiện việc gửi các báo cáo
về ứng dụng CNTT và phát
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện và hoàn thành
các mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNTT, xây
36
TT Nội dung Thông tin chi tiết
triển chính phủ điện tử dựng Chính quyền điện tử tỉnh
- Số hiệu văn bản: 139/UBND-VP6 Ngày
16/4/2018
17 Các văn bản khác liên quan
đến ứng dụng CNTT
- Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày
15/12/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch
Ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn thông tin
mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Công văn số 84/UBND-VP6 ngày
15/3/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình về
việc liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ
thống thông tin một cửa điện tử trên địa
bàn tỉnh
- Công văn số 133/STTTT-CNTT ngày
23/02/2018 của Sở Thông tin và Truyền
thông về việc hướng dẫn các nguyên tắc
định hướng về công nghệ thông tin và
truyền thông trong xây dựng đô thị thông
minh
6. An toàn thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh
Trong thời gian qua, các đơn vị trên địa bàn đã quan tâm chỉ đạo, triển
khai thực hiện tốt các biện pháp nhằm khắc phục, phòng tránh các phương
thức tấn công khai thác hệ; Rà soát và cập nhật các bản vá lỗi đối với Hệ
thống sử dụng Hệ điều hành; Cập nhật phiên bản mới nhất của chương trình
diệt virus; Thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ, bảo vệ dữ liệu an toàn; máy
tính nên được bảo vệ đằng sau Router hoặc Firewalls.
Một số đơn vị đã đầu tư, trang bị hạ tầng, thiết bị đảm bảo an toàn
thông tin như: Router, firewall (UBND thành phố Ninh Bình, Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh…) và Sở Thông tin và Truyền
thông đã trang bị cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh phần mềm bản
quyền diệt virus (BKAV antivirus).
Trong tháng 4 năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình
đã phối hợp với Cục an toàn thông tin tổ chức Hội nghị tập huấn về bảo đảm
an toàn thông tin trong phát triển Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử
các cấp khu vực Đồng bằng Sông Hồng
37
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Contenu connexe

Tendances

Tendances (18)

Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở...
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chínhỨng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
 
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
LUẬN ÁN NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CHO TỈNH BẮC GIANG
 
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền TrungPhát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PH...
 
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
Luận văn: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bà...
 
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành ph...
 
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAYĐề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
Đề tài: Đổi mới dịch vụ công trực tuyến ở Bộ Nông nghiệp, HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóaLuận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở trong hiện đại hóa
 
Tạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm quận Hoàng Mai, 9đ
Tạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm quận Hoàng Mai, 9đTạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm quận Hoàng Mai, 9đ
Tạo động lực lao động tại cơ quan bảo hiểm quận Hoàng Mai, 9đ
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh BìnhLuận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
Luận văn: Hoàn thiện kế toán tại bệnh viên đa khoa tỉnh Ninh Bình
 

Similaire à ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Similaire à ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 (20)

ĐỀ ÁNXÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH...
ĐỀ ÁNXÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH...ĐỀ ÁNXÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH...
ĐỀ ÁNXÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH...
 
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
Luận văn thạc sĩ Chính sách phát triển dịch vụ thông tin Khoa Học và Công Ngh...
 
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệĐề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
Đề tài: Chính sách phát triển dịch vụ thông tin khoa học công nghệ
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở tỉnh Quảng Nam
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở tỉnh Quảng NamĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở tỉnh Quảng Nam
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin tại các Sở tỉnh Quảng Nam
 
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phốNghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
Nghiên cứu phương pháp xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh thành phố
 
Luận văn: Đề xuất một số giải pháp xây dựng các hoạt động kiểm soát trong môi...
Luận văn: Đề xuất một số giải pháp xây dựng các hoạt động kiểm soát trong môi...Luận văn: Đề xuất một số giải pháp xây dựng các hoạt động kiểm soát trong môi...
Luận văn: Đề xuất một số giải pháp xây dựng các hoạt động kiểm soát trong môi...
 
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI, 9 ĐIỂM
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục hành chính của Ủy ban nh...
 
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồngLuận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
Luận văn: Quản lý hạ tầng kỹ thuật với sự tham gia của cộng đồng
 
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
Luận văn: Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban n...
 
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
LA01.026_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch  t...
La01.026 tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch t...
 
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
LA01.045_Tài trợ của ngân hàng thương mại đối với phát triển ngành du lịch tỉ...
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
 
Quản lý đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, 9đ
Quản lý đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, 9đQuản lý đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, 9đ
Quản lý đối với điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, 9đ
 
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư phápBảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
Bảo đảm quyền tố giác về tội phạm xâm hại hoạt động tư pháp
 
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia IIILuận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
Luận văn: Dự án số hóa tài liệu lưu trữ Trung tâm lưu trữ quốc gia III
 
Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai
Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai
Thương Mại Điện Tử Trên Thiết Bị Di Động - Cơ Hội, Thách Thức Và Tương Lai
 
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
Báo cáo ngành thương mại điện tử Việt Nam 2013
 
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
Báo cáo Thương mại Điện tử VN 2013
 

Plus de nataliej4

Plus de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Dernier

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Dernier (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 

ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

  • 1. ỦYBANNHÂNDÂNTỈNH NINH BÌNH SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ------------------------------- ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2018–2023, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 Đơn vị chủ trì Đơn vị Tư vấn Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình, 2018 1
  • 2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT VIẾT TẮT GIẢI THÍCH 1) CPĐT Chính phủ điện tử 2) CQĐT Chính quyền điện tử 3) QLVB Quản lý văn bản 4) HSCV Hồ sơ công việc 5) TTHC Thủ tục hành chính 6) HTTT Hệ thống thông tin 7) CSDL Cơ sở dữ liệu 8) DVC Dịch vụ công 9) CNTT Công nghệ thông tin 10) UDCNTT Ứng dụng Công nghệ thông tin 11) CNTT & TT Công nghệ thông tin & Truyền thông 12) Smart City Đô thị thông minh (ĐTTM) 2
  • 3. M C L C Ụ Ụ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................2 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................7 1. Các văn bản của Trung ương...........................................................................................7 2. Các văn bản của Tỉnh......................................................................................................8 1. Mục tiêu.........................................................................................................................10 2. Nhiệm vụ.......................................................................................................................11 1. Đối tượng.......................................................................................................................12 2. Phạm vi..........................................................................................................................12 1. Phương pháp tiếp cận....................................................................................................12 2. Phương pháp thực hiện..................................................................................................13 PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN........................................14 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH 14 1. Khái niệm Chính quyền điện tử........................................................................14 2. Vai trò................................................................................................................14 3. Đặc điểm...........................................................................................................15 4. Các giai đoạn của phát triển chính quyền điện tử..............................................16 5. Vai trò của Kiến trúc chính quyền điện tử trong xây dựng CQĐT....................17 6. Khái niệm Đô thị thông minh............................................................................17 1. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử trong khu vực và trên thế giới...........................................................................................................18 1.1. Hàn Quốc....................................................................................................................18 1.2. Singapore....................................................................................................................19 1.3. Australia......................................................................................................................20 2. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử ở các tỉnh/thành phố trong nước.............................................................................................................21 2.1. Thành phố Đà Nẵng....................................................................................................21 2.2. Lào Cai.......................................................................................................................22 2.3. Quảng Ninh:...............................................................................................................23 2.4. Một số tỉnh thành khác...............................................................................................24 1. Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy........................25 3
  • 4. 2. Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế..................................................................25 3. Tác động của chính quyền điện tử tới việc giải quyết các vấn đề xã hội...........26 4. Tác động của chính quyền điện tử tới việc đảm bảo an ninh quốc phòng.........26 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI NINH BÌNH...........................................................................28 1. Hoạt động giao tiếp điện tử nói chung..............................................................30 1.1. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.....................................................................30 1.2. Hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh........................................................................31 1.3. Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị................................................31 2. Hạ tầng công nghệ thông tin.............................................................................32 3. Ứng dụng công nghệ thông tin và CSDL..........................................................32 4. Nhân lực công nghệ thông tin tỉnh....................................................................33 4.1. Tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh.....................................................................33 4.2. Tại các CQNN của tỉnh..............................................................................................33 4.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách về CNTT.........................33 4.4. Kỹ năng ứng dụng CNTT các CBCCVC của tỉnh......................................................34 5. Quản lý chỉ đạo nhà nước về công nghệ thông tin............................................34 6. An toàn thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh.........................37 7. Hiện trạng tin học hóa các quy trình, nghiệp vụ liên thông...............................38 9. Đầu tư cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tỉnh.............................39 10. Đánh giá..........................................................................................................39 10.1. Đánh giá chung.........................................................................................................39 10.2. Đánh giá chi tiết........................................................................................................40 10.2.1. Thuận lợi................................................................................................................40 10.2.2. Khó khăn...............................................................................................................40 10.2.3. Thời cơ...................................................................................................................40 10.2.4. Thách thức.............................................................................................................42 10.3. Khái quát lại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện tại và phương hướng xây dựng chính quyền điện tử phù hợp với điều kiện của tỉnh................................................43 CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH CỦA TỈNH NINH BÌNH................................................................44 1. Quan điểm, mục tiêu.........................................................................................44 2. Phạm vi.............................................................................................................45 3. Nguyên tắc........................................................................................................45 4
  • 5. 1. Phân tích chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển các cơ quan nhà nước của tỉnh để xây dựng mô hình liên thông nghiệp vụ....................................................46 2. Sơ đồ tổ chức các cơ quan chính quyền............................................................47 3. Mô hình liên thông nghiệp vụ...........................................................................52 4. Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung cấp tỉnh (tên các cơ sở dữ liệu, nội dung chính, cơ quan chủ trì,...).......................................................................................52 5. Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan........................................53 6. Nghiên cứu mô hình trung tâm hành chính công cấp tỉnh.................................54 7. Nghiên cứu trung tâm điều hành đô thi thông minh của tinh............................56 1. Mô hình đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình.................................................59 2. Xác định các lĩnh vực cần triển khai đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình.....64 3. Mô hình tổng quát kết hợp giữa đô thị thông minh và chính quyền điện tử......65 4. Nền tảng tích hợp và chia sẻ thông tin mô hình tổng thể, bao gồm mô tả các dịch vụ dùng chung...............................................................................................69 5. Mô tả chi tiết các thành phần trong mô hình tổng thể, bao gồm các hệ thống phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và các thành phần liên quan khác, bao gồm các yêu cầu về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ và các yêu cầu kết nối, chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong mô hình tổng thể.........................................................70 6. Nguyên tắc, yêu cầu và minh họa triển khai các thành phần trong mô hình tổng thể.........................................................................................................................71 7. Các tiêu chuẩn áp dụng trong đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình................71 CHƯƠNG 4: NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN..................................73 1. Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin..............................................................73 2. Phát triển các cơ sở dữ liệu nền tảng.................................................................73 3. Phát triển các ứng dụng.....................................................................................73 4. Yêu cầu Phát triển nhân lực CNTT...................................................................75 5. Cơ chế chính sách quản lý đầu tư, ứng dụng CNTT..........................................75 6. Phương án tổ chức chính quyền điện tử và đô thị thông minh thuận tiện cho giao tiếp giữa chính quyền với người dân.............................................................75 1. Tổ chức quản lý về xây dựng đô thị thông minh...............................................75 2. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.................................................78 3. Huy động vốn đầu tư.........................................................................................80 4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hướng đến đô thị thông minh........80 5. Khoa học công nghệ..........................................................................................81 6. An toàn, an ninh thông tin.................................................................................81 5
  • 6. 7. Các giải pháp khác............................................................................................82 CHƯƠNG 5: LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN......................................85 1. Phân kỳ đầu tư..................................................................................................85 2. Khái toán kinh phí thực hiện.............................................................................87 6
  • 7. PHẦN MỞ ĐẦU I. Tên đề án: Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 – 2023, định hướng đến năm 2030. II. Cơ sở pháp lý 1. Các văn bản của Trung ương Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 01/11/2016 Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về “Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế” đã đề cấp đến một nội dung “ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh”. Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình Tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020. Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-Q/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế tiếp tục giao nhiệm vụ xây dựng, tổ chức triển khai chiến lược, kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin quốc gia. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của chính phủ về chính phủ điện tử. Quyết định số 260-QĐ/TW ngày 01/10/2014 của Ban chấp hành Trung ương về việc ban hành chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2015 – 2020. Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. 7
  • 8. Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. 2. Các văn bản của Tỉnh Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về việc triển khai, thực hiện nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của tỉnh Ninh Bình. Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020. Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 29/03/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình về triển khai hệ thống Cổng dịch vụ công (Một cửa điện tử) tỉnh Ninh Bình. Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 21/7/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình, phiên bản 1.0. Quyết định số 1729/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2018. Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 15/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Đội Ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Ninh Bình. Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch Ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018-2023. Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018-2023. Quyết định số 691/QĐ-UBND ngày 16/5/2018 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Ninh Bình. 8
  • 9. Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 25/6/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương Đề án “Xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018 – 2023, định hướng đến năm 2030”. Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 16/7/2018 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc gửi, nhận và sử dụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. III. Sự cần thiết “Đô thị thông minh” là nơi mà CNTT và các giải pháp đồng bộ được ứng dụng vào mọi hoạt động của Đô thị đem lại hiệu quả trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, cộng đồng xã hội... Chính quyền điện tử được ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động của mình nhằm phục vụ nhân dân tốt hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh chính quyền điện tử, sẽ là các thành phần khác của Đô thị thông minh là trường học thông minh, bệnh viện thông minh, giao thông hiện đại và cộng đồng thông minh... Sự phát triển của Đô thị thông minh chính là hướng tới sự thay đổi về chất cho quá trình đô thị hóa mới, một mặt áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, tri thức để thay đổi cách thức quản lý đô thị, một mặt đem đến hiệu quả và môi trường sống ổn định, lành mạnh và tiện ích hơn cho người dân. Quan điểm, chủ trương, định hướng xây dựng Đô thị thông minh làm nền tảng cơ bản để định hướng các dự án/nhiệm vụ thành phần (chính quyền điện tử, trường học thông minh, bệnh viện thông minh, giao thông đo thị hiện đại, đồng bộ…) đã được Lãnh đạo tỉnh Ninh Bình khẳng định trong Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 15/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018 – 2023. Trong những năm qua ứng dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh Ninh Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đã tạo dựng được một nền tảng ban đầu để xây dựng chính quyền điện tử Ninh Bình, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Với những điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế- xã hội, với thực trạng ứng dụng CNTT hiện tại, Ninh Bình đang có nhiều thuận lợi và có điều kiện để có thể xây dựng “Đô 9
  • 10. thị thông minh” trong giai đoạn 2018-2023. Việc xây dựng Đô thị thông minh sẽ thúc đẩy việc ứng dụng và phát triển CNTT trên mọi phương diện trong một tổng thể thống nhất lấy phát triển “chính quyền điện tử” là trung tâm. Hiệu quả mang lại sẽ cao hơn nhiều do có sự tích hợp và tương tác từ nhiều thành phần, sự thống nhất các nguồn lực của Tỉnh xây dựng các thành phần Đô thị thông minh trong đó có Chính quyền điện tử và tất cả cùng hướng đến một mục đích chung: xây dựng một Đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững trên nền phát triển CNTT Việc triển khai Đề án tổng thể xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ Đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình là cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và của Tỉnh. Qua nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình Đô thị thông minh trên thế giới và các kinh nghiệm của Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hồ chí Minh và thực trạng ứng dụng CNTT của Ninh Bình trong những năm vừa qua, có thể nhận thấy Ninh Bình đã đi lựa chọn hướng tiếp cận ứng dụng CNTT để xây dựng thành công “Chính quyền điện tử” làm trọng tâm cùng với ứng dụng CNTT vào một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân, như giáo dục, y tế, giao thông, môi trường, ... nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực góp phần đưa Ninh Bình trở thành Đô thị thông minh. IV. Mục tiêu, nhiệm vụ 1. Mục tiêu a) Mục tiêu chung Phát triển chính quyền điện tử và các dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình nhằm mục tiêu kết nối toàn bộ các hoạt động của chính quyền và các lĩnh vực kinh tế- xã hội trọng tâm của tỉnh Ninh Bình thông qua môi trường điện tử nhằm tạo thuận lợi tối đa cho công việc của người dân, chính quyền, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. b) Mục tiêu cụ thể - Tối đa hóa khả năng kết nối các dịch vụ công của cơ quan nhà nước với người dân và các dịch vụ của doanh nghiệp trên môi trường điện tử giúp người dân, doanh nghiệp, chính quyền có thể tương tác với nhau một cách dễ dàng và thuận tiện nhất. - Người dân, doanh nghiệp, chính quyền được cung cấp đầy đủ các thông tin và công cụ tiện ích để trao đổi, chia sẻ thông tin, thủ tục hành chính được nhanh chóng, thuận lợi. 10
  • 11. - Nâng cao hiệu quả hoạt động trong các lĩnh vực trọng tâm của tỉnh Ninh Bình thông qua ứng dụng các thành quả công nghệ của công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hóa, từ đó nâng cao chất lượng sống cho người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp giám sát và tham gia vào quá trình xây dựng tỉnh Ninh Bình, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. - Cải thiện môi trường kinh doanh thông qua các biện pháp cải cách hành chính hiệu quả, giảm thủ tục, hồ sơ giấy. Tăng cường việc đăng ký, kiểm tra, cấp phép, giám sát điện tử, có sự phối hợp liên ngành và đáp ứng yêu cầu công việc. - Người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dữ liệu mở để cùng hợp tác xây dựng các giải pháp thông minh giúp giải quyết những vấn đề chung của tỉnh. 2. Nhiệm vụ Thu thập thông tin, tài liệu; tổng quan, hệ thống hóa các thông tin tài liệu hiện có về chính quyền điện tử, đô thị thông minh, các định hướng chỉ đạo, cơ chế chính sách, luật pháp liên quan… của Trung ương và tỉnh; tạo cơ sở pháp lý cho những đề xuất nhiệm vụ, giải pháp xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2023, định hướng đến năm 2030. Tổng quan về kinh nghiệm xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh của một số tỉnh, thành phố trong cả nước, tham khảo một số quốc gia trên thế giới. Khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2017. Nghiên cứu những yêu cầu đặt ra của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh giai đoạn 2018-2023 đối với việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh đến năm 2023, định hướng đến năm 2030. Nghiên cứu đề xuất quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2023. Nghiên cứu khung kiến trúc chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng. Nội dung nghiên cứu bám sát, cụ thể hóa Kế hoạch số 08/KH-UBND ngày 11
  • 12. 15/01/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Nghị quyết số 09- NQ/BCSĐ ngày 12/01/2018 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2018 – 2023; Kế hoạch số 12/KH-UBND ngày 04/12/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử của tỉnh Ninh Bình; Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 04/02/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình về Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 968/QĐ-UBND ngày 21/7/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Ninh Bình, phiên bản 1.0. V. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của Đề án 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là công nghệ thông tin được ứng dụng trong các cơ quan hành chính nhà nước và các yếu tố, các điều kiện liên quan đến xây dựng chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ thể là: Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh; Hạ tầng CNTT, Ứng dụng CNTT, Nhân lực CNTT, An toàn thông tin; Các tiêu chuẩn kỹ thuật; Cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước về CNTT, đầu tư cho CNTT. 2. Phạm vi a) Về không gian: Thực hiện khảo sát, đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, có tham khảo một số địa phương. b) Về thời gian: Đánh giá hiện trạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011- 2017, từ đó nghiên cứu đề xuất mô hình chính quyền điện tử, đô thị thông minh phù hợp với tỉnh xác định các nhiệm vụ, giải pháp tổng thể xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018- 2023. VI. Phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp tiếp cận Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin; Phương pháp tiếp cận hệ thống, từ phân tích đến tổng hợp, nghiên cứu lý thuyết gắn kết với thực tiễn của tỉnh; kết hợp với phương pháp chuyên gia và tham 12
  • 13. khảo các mô hình chính quyền điện tử, đô thị thông minh của các địa phương đã triển khai. 2. Phương pháp thực hiện - Phương pháp thu thập thông tin, thống kê. - Phương pháp tổng hợp, mô hình hóa. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp nghiên cứu dự báo. 13
  • 14. PHẦN THỨ NHẤT: NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ ĐÔ THỊ THÔNG MINH I. Tổng quan về Chính quyền điện tử và đô thị thông minh 1. Khái niệm Chính quyền điện tử Ngày nay, với sự bùng nổ của các phương tiện di động, băng rộng, công nghệ, … nên nhiều nước đã đẩy mạnh phát triển chính quyền điện tử đa dạng hơn, liên thông hơn dưới khái niệm chính phủ di động, chính phủ ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi phương tiện. Đã có rất nhiều tổ chức và chính phủ đưa ra định nghĩa “Chính quyền điện tử”. Tuy nhiên, hiện không có một định nghĩa thống nhất về chính quyền điện tử, hay nói cách khác, hiện không có một hình thức chính quyền điện tử được áp dụng giống nhau cho các nước. Các tổ chức khác nhau đưa ra những định nghĩa về Chính quyền điện tử của riêng mình. Khái niệm phổ biến nhất về Chính quyền điện tử là chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các cơ quan chính phủ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn hoặc chi tiết hơn. Chính quyền điện tử là việc các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông tin (như máy tính, các mạng diện rộng, Internet, và sử dụng công nghệ di động) có khả năng biến đổi những quan hệ với người dân, các doanh nghiệp, và các tổ chức khác của Chính phủ (làm việc và trao đổi qua mạng không cần trực tiếp đến công sở). Những công nghệ đó có thể phục vụ những mục đích khác nhau: cung cấp dịch vụ chính phủ đến người dân tốt hơn, cải thiện những tương tác giữa chính phủ với doanh nghiệp, tăng quyền cho người dân thông qua truy nhập đến thông tin, hoặc quản lý của chính phủ hiệu quả hơn. 2. Vai trò Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều có nền hành chính hiện đại song hành với nó là sự hoạt động, điều hành rất hiệu quả của Chính quyền điện tử do vậy đã đạt được nhiều thành quả lớn trong quản lý hành chính nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội,... Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, việc xây dựng Chính quyền điện tử từ trung ương đến địa phương không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng. Chính quyền điện tử không chỉ đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại, rút ngắn không gian, tiết kiệm thời gian và tạo khả năng kiểm soát các rủi ro một cách hiệu quả mà còn giúp Chính quyền thực hiện vai trò quản lý nhà nước đạt hiệu 14
  • 15. quả tối ưu, mang lại lợi ích thiết thực cho mọi thành viên trong xã hội, thực hiện nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Chính quyền điện tử tự động hoá, cho phép công dân truy cập thu thập thông tin và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến một cách nhanh gọn, đơn giản, chính xác và dễ dàng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí thông qua các phương tiện điện tử bất kỳ khi nào và ở đâu. Chính quyền điện tử còn thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch khi tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tương tác với chính quyền, bày tỏ các ý kiến của mình; đồng thời, góp phần tăng cường năng lực điều hành và quản lý của Nhà nước, giúp giảm tham nhũng, giảm chi phí vận hành bộ máy Nhà nước, góp phần tăng thu nhập quốc dân. Vai trò của Chính quyền điện tử nhằm tạo ra sự thay đổi năng lực quản lý và điều hành cho chính quyền địa phương, từ đó tạo ra các dịch vụ công tốt hơn phục vụ người dân, doanh nghiệp. 3. Đặc điểm Hiện nay, tồn tại nhiều xu hướng phát triển Chính quyền điện tử khác nhau. Tuy nhiên, những xu hướng này đều có điểm chung là nâng cao mức độ hài lòng của xã hội, cải tiến hiệu quả và minh bạch hoạt động chính phủ và đảm bảo tính công bằng, chuẩn mực trong quản lý nhà nước. Một số đặc điểm chính trong xu hướng phát triển Chính quyền điện tử có thể điểm qua như sau: 1. Phát triển Chính quyền điện tử lấy người dân làm trọng tâm, rút ngắn khoảng cách giữa người dân với các cơ quan nhà nước thông qua việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. 2. Thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào phát triển Chính quyền điện tử nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và huy động năng lực của mỗi người dân vào việc phát triển xã hội đồng thời nâng cao hiệu suất phục vụ của cơ quan nhà nước. Xã hội hóa hoạt động đầu tư các dự án Chính quyền điện tử thông qua hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp. 3. Cung cấp nhiều kênh truy cập thông tin và sử dụng thuận tiện dịch vụ hướng “chính phủ mọi nơi”, từ trang thông tin điện tử đơn thuần cung cấp thông tin đến cổng thông tin tích hợp dịch vụ trực tuyến cho phép tương tác hai chiều, cho phép ngoài hình thức Internet, thông tin và dịch vụ công được truy cập thông qua các kênh như điện thoại, ki-ốt, các trung tâm dịch vụ ứng dụng công nghệ thiết bị không dây và thiết bị di động. 4. Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua tái cơ cấu và hoàn thiện mô hình nghiệp vụ. Nâng cao hiệu quả hỗ trợ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, giảm bớt các thủ tục rườm rà để thu hút đầu tư, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng thông qua việc tăng 15
  • 16. cường các thủ tục trực tuyến trong hoạt động dân sự và chính phủ. Tạo ra môi trường cộng tác điện tử, kết nối chính phủ toàn diện tăng cường tính tích hợp trong cung cấp dịch vụ hành chính công, xây dựng nền tảng đồng nhất về hạ tầng ứng dụng, chia sẻ về dữ liệu và các quy trình nghiệp vụ. Phát triển rộng rãi số lượng các dịch vụ ra bên ngoài cho cộng đồng trong khi cố gắng thu gọn và biến các quy trình nghiệp vụ hỗ trợ phía sau trở nên thông minh hơn. 5. Ban hành tiêu chuẩn về CNTT thúc đẩy tương tác liên thông, công nghệ được chuẩn hóa, thông tin được cấu trúc và lưu thống nhất, qua đó hình thành một môi trường tích hợp các thành phần dữ liệu, hệ thống và tiến trình trong các cơ quan khác nhau có thể nói chuyện với nhau, hỗ trợ lẫn nhau, loại trừ các thành phần trùng lặp. 6. Đầu tư mạnh mẽ vào xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, có chính sách đãi ngộ phù hợp, xây dựng hạ tầng viễn thông tiên tiến kết nối đầy đủ giữa các cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ dùng chung cho phép tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và nguồn lực chính phủ. 7. Đảm bảo an toàn thông tin, bảo vệ tính riêng tư và nâng cao độ tin cậy dịch vụ. Xây dựng những giải pháp có tính pháp lý, giảm thiểu lo ngại về thiếu tính minh bạch trong việc sử dụng và trao đổi thông tin cá nhân trên các trang thông tin điện tử, theo dõi và quản lý hoạt động của người sử dụng trên trang thông tin điện tử cũng như lo ngại về thất thoát dữ liệu, tính an toàn thông tin trên môi trường Internet. 4. Các giai đoạn của phát triển chính quyền điện tử Việc phát triển Chính quyền điện tử trải qua một số giai đoạn khác nhau. Cứ qua từng giai đoạn (thực hiện và duy trì) thì tính phức tạp lại tăng thêm, nhưng giá trị mà nó mang lại cho người dân và doanh nghiệp cũng tăng lên. Biểu đồ tăng trưởng Chính quyền điện tử do hãng tư vấn và nghiên cứu Gartner xây dựng, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ) của quá trình phát triển Chính quyền điện tử. Giai đoạn 1: Thông tin. Trong giai đoạn đầu, Chính quyền điện tử có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có thể tiếp cận được thông tin của chính quyền, các quy trình trở nên minh bạch hơn, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với G2G, các cơ quan chính quyền cũng có thể trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như Internet, hoặc trong mạng nội bộ. Giai đoạn 2: Tương tác. Trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa chính quyền và công dân (G2C và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng 16
  • 17. khác nhau. Người dân có thể hỏi qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian. Thực tế, việc tiếp nhận đơn từ có thể thực hiện trực tuyến 24 giờ trong ngày. Thông thường, những động tác này chỉ có thể được thực hiện tại bàn tiếp dân trong giờ hành chính. Về mặt nội bộ (G2G), các tổ chức của chính quyền sử dụng mạng LAN, Intranet và thư điện tử để liên lạc và trao đổi dữ liệu. Rõ ràng giai đoạn này chỉ có thể thực hiện được khi đã thực hiện cải cách hành chính (với cơ chế một cửa điện tử, cơ chế một cửa liên thông điện tử) theo tinh thần Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 /6/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 3: Giao dịch. Với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng. Các giao dịch hoàn chỉnh có thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính. Có thể lấy ví dụ về các dịch vụ trực tuyến như: Đăng ký thuế thu nhập, đăng ký thuế tài sản, gia hạn/cấp mới giấy phép, thị thực và hộ chiếu, biểu quyết qua mạng. Giai đoạn 3 là phức tạp bởi các vấn đề an ninh và cá thể hóa, chẳng hạn như chữ ký số (chữ ký điện tử) là cần thiết để cho phép thực hiện việc chuyển giao các dịch vụ một cách hợp pháp. Về khía cạnh doanh nghiệp, Chính quyền điện tử bắt đầu với các ứng dụng mua bán trực tuyến. Ở giai đoạn này, các quy trình nội bộ (G2G) phải được thiết kế lại để cung cấp dịch vụ được tốt. Chính quyền cần những luật và quy chế mới để cho phép thực hiện các giao dịch không sử dụng tài liệu bằng giấy. Giai đoạn 4: Chuyển hóa. Giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp hoàn toàn, các dịch vụ điện tử không còn bị giới hạn bởi các ranh giới hành chính. Khi đó công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được. 5. Vai trò của Kiến trúc chính quyền điện tử trong xây dựng CQĐT Việc xây dựng Kiến trúc CQĐT ở các cấp đóng vai trò quan trọng trong phát triển CQĐT, đặc biệt khi việc triển khai ứng dụng CNTT trong các tỉnh, Đô thị ngày càng được phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng. Kiến trúc CQĐT thể hiện thiết kế tổng thể các thành phần trong CQĐT của CQNN, chức năng, mối quan hệ giữa các thành phần. Chính vì vậy, giúp chúng ta đạt được các mục tiêu đã đề ra. 6. Khái niệm Đô thị thông minh Đô thị thông minh (Smart City) là một mô hình mới trong đó việc ứng dụng CNTT cùng với các giải pháp đồng bộ được đưa vào áp dụng tới từng đơn vị, tổ chức trong thành phố, tạo ra một hệ thống điều hành quản lý thông minh và nâng cao các dịch vụ công, các ngành kinh tế xã hội trong 17
  • 18. toàn tỉnh, tạo ra các tiện ích lớn cho mọi người dân trong toàn Tỉnh/Thành phố. Có một số khái niệm khác liên quan đến Smart City như: Thành phố tri thức, thành phố kết nối, thành phố số, thành phố sinh thái (eco-city) … Tuy nhiên hiện nay khái niệm Đô thị (thành phố) thông minh là khái niệm phổ biến, được cả giới nghiên cứu, cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân chấp nhận. II. Xu hướng phát triển chính quyền điện tử hiện nay 1. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử trong khu vực và trên thế giới. Theo kết quả đánh giá khảo sát Chính quyền điện tử của Liên Hợp quốc năm 2012: Hàn Quốc đứng thứ 1, Singapore đứng thứ 10, Australia đứng thứ 12. Phần dưới đây sơ lược các đặc điểm và kinh nghiệm triển khai của các quốc gia trên. 1.1. Hàn Quốc Hàn Quốc là một thành công điển hình trong xây dựng Chính quyền điện tử theo mô hình “từ trên xuống”. Vai trò của Chính phủ là then chốt trong mô hình này. Chính phủ đã thể hiện sự sáng tạo trong phát triển minh bạch và hiệu quả các dịch vụ công. Chính phủ cũng giữ vai trò là “nhà đầu tư” ban đầu, sau đó người dân sẽ tự phát triển. Hai yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của Chính quyền điện tử của Hàn Quốc chính là việc xây dựng các hệ thống CSDL quốc gia và hạ tầng mạng CNTT tốc độ cao. Chính quyền điện tử của Hàn Quốc phát triển theo 3 giai đoạn: tin học hóa đơn giản; hình thành các mạng địa phương; và xây dựng hệ thống mạng liên cơ quan. Từ năm 1987 đến năm 1996, Hàn Quốc đặt mục tiêu xây dựng 6 CSDL quốc gia: hồ sơ công dân, đất đai, phương tiện, việc làm, thông quan điện tử và CSDL thống kê về kinh tế. Các hệ thống CSDL này được kết nối với các cơ quan quản lý liên quan trên phạm vi toàn quốc và có thể cung cấp dịch vụ trực tuyến cho người dân. Để thúc đẩy việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan công quyền và khai thác hiệu quả các hệ thống CSDL quốc gia, cần phải xây dựng một hạ tầng CNTT tốc độ cao. Từ năm 1995 - 2005, Hàn Quốc đã đặt kế hoạch xây dựng 3 hệ thống mạng tốc độ cao: mạng quốc gia tốc độ cao, mạng công cộng tốc độ cao và mạng nghiên cứu tốc độ cao. Trong đó, mạng quốc gia tốc độ cao là yếu tố then chốt với Chính quyền điện tử của Hàn Quốc. Mạng này được 18
  • 19. xây dựng bằng ngân sách chính phủ dành cho các cơ quan công quyền, các viện nghiên cứu và các trường học truy cập với mức giá thấp. Hướng tới xây dựng Chính quyền điện tử phải xây dựng hạ tầng tốt, nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của hệ thống dịch vụ công, và đặc biệt là phải hỗ trợ phát triển công dân điện tử. Kinh nghiệm thực tiễn của Hàn Quốc trong vấn đề này là Chính phủ đã chú trọng đào tạo 10 triệu công dân trên tổng dân số 48 triệu dân sử dụng thông thạo CNTT với mục đích kích thích nhu cầu sử dụng công nghệ cao trong công dân. 1.2. Singapore Singapore bắt đầu nghiên cứu về Chính quyền điện tử từ khoảng giữa thập niên 1980 và bắt đầu triển khai chương trình này một cách bài bản từ đầu thập niên 1990. Sau 20 năm triển khai, Singapore đã đạt được những kết quả quan trọng về Chính quyền điện tử. Cũng giống như ở Việt Nam, ở Singapore vào thời gian đầu triển khai rất nhiều người nghĩ rằng việc triển khai Chính quyền điện tử tập trung chính vào việc xây dựng các cổng điện tử (portal), tự động hóa các quy trình quản lý, cung cấp dịch vụ công trực tuyến 24/7... Vì vậy, khi bắt tay vào triển khai họ lập tức tiến hành khảo sát, thu thập thông tin rồi tập trung vào thiết kế, lập trình, trang bị máy móc thiết bị, đào tạo... Nhưng thật sự, đó là sự nhầm lẫn vì tựu trung lại đó là các vấn đề kỹ thuật - một thành phần rất nhỏ, thứ yếu của Chính quyền điện tử. Ngay sau khi nhận ra sai lầm đó, Chính phủ Singapore khẳng định, muốn triển khai thành công Chính quyền điện tử thì trước tiên phải xác định thật rõ mục tiêu cần phải đạt được, những việc cần làm, các nguồn lực cần huy động, kế hoạch và lộ trình thực hiện... rồi đặt tất cả trong một tổng thể chung. Nói cách khác, cần xây dựng tốt kế hoạch tổng thể Chính quyền điện tử (e-government masterplan). Kế hoạch tổng thể này chỉ có thể xây dựng tốt khi dựa trên 5 nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc 1: Chính quyền điện tử là cơ chế thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của Chính phủ trên nền CNTT-TT (ICT). Điều này có nghĩa là các hoạt động nghiệp vụ của các cơ quan Chính phủ là chủ thể dẫn quá trình tự động hóa dựa trên ICT (business driven, ICT enabled). Nói cụ thể hơn là những quy trình xử lý công việc của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm cung cấp các dịch vụ công đến người dân là đối tượng tin học hóa chủ yếu theo suốt quá trình phát triển của chúng. Nguyên tắc 2: Chính quyền điện tử chỉ có thể thành công khi mục tiêu và tầm nhìn chung phải được thống nhất từ cấp cao nhất của quốc gia đến cấp thừa hành thấp nhất. Nói cách khác, nhận thức về Chính quyền điện tử phải nhất quán, rộng khắp và như nhau trong toàn bộ bộ máy (người 19
  • 20. Singapore gọi nguyên tắc này là nguyên tắc "đồng hàng – aligned government"). Nguyên tắc 3: Nguyên tắc "đồng hàng" dẫn đến yêu cầu chia sẻ thông tin và tích hợp các quá trình quản lý giữa các bộ, ngành, các cơ quan của chính phủ. Nói cách khác, Chính quyền điện tử phải là Chính phủ tích hợp (integrated government). Nguyên tắc 4: Cơ cấu của Chính phủ cần được điều hướng đến việc cung cấp các dịch vụ theo nhu cầu của người dân một cách đơn giản và hiệu quả. Người dân tiếp xúc với Chính phủ thông qua một giao diện đơn giản nhưng đồng thời tiếp xúc được với nhiều cơ quan và quá trình tham gia phục vụ. Nói cách khác, Chính quyền điện tử là Chính phủ hướng đến người dân, người dân là trung tâm (citizen-centric). Nguyên tắc 5: Chính phủ cần ra được những quyết định kịp thời và hiệu quả trong mọi tình huống. Điều này có thể thực hiện khi tất cả những kinh nghiệm và tri thức tích tụ trong toàn bộ bộ máy được tổ chức khai thác tốt. Nói cách khác, Chính quyền điện tử là Chính phủ dựa trên nền tảng tri thức (knowledge-based). 1.3. Australia Năm 1997, thủ tướng Australia đã công bố kế hoạch đầu tư cho sự phát triển và tăng tính năng động cho nền kinh tế Australia, trong đó đặt ra một mục tiêu quan trọng cho các bộ, ban ngành là tới tháng 9/2001, tất cả các dịch vụ Chính phủ phải được cung cấp trên mạng Internet. Đây là nền móng cho sự ra đời Chính quyền điện tử ở Australia. Tháng 11/2002, Chính phủ Australia giao cho một uỷ ban mới thành lập là Uỷ ban chiến lược quản lý thông tin (IMSC) với sự hỗ trợ của Uỷ ban CIO lập Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử quốc gia, trong đó đã đề ra một số mục tiêu quan trọng sau: Đầu tư có hiệu quả hơn: Đầu tư cho sự phát triển một Chính quyền điện tử hiệu quả là một vấn đề hết sức quan trọng đối Australia. Nhưng phải đầu tư như thế nào để đạt kết quả tốt nhất lại càng quan trọng hơn bởi kết quả đầu tư sẽ là nền tảng quan trọng cho Chính phủ trong việc cải thiện hoạt động của Chính phủ, cải thiện quá trình hoạch định chính sách, cung cấp dịch vụ và thông tin. Do vậy phải cơ cấu lại bộ máy hành chính nhà nước, áp dụng công nghệ mới trong quá trình cải cách, phải lập và quản lý dự án đảm bảo đạt được kết quả toàn diện. Đảm bảo tính thuận tiện khi truy cập thông tin và dịch vụ Chính phủ: Chính quyền điện tử có thể giúp công dân và doanh nghiệp làm việc với Chính phủ để giải quyết hàng loạt các vấn đề bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu mà không cần phải biết là cơ quan nào của Chính phủ đang cung cấp dịch vụ mà họ yêu cầu. Người dân không còn phải đứng xếp hàng hàng giờ bên 20
  • 21. ngoài trụ sở của cơ quan Chính phủ để được gặp các quan chức có trách nhiệm và sau đó phải chờ đợi điện thoại trả lời yêu cầu của mình hàng tuần hay thậm chí hàng tháng. Cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng: Mặc dù chúng ta luôn nói công nghệ trong thời đại Chính quyền điện tử đóng vai trò rất quan trọng nhưng công nghệ không quyết định loại dịch vụ mà Chính phủ cung cấp. Ngược lại, áp dụng công nghệ để quản lý thông tin và hoạt động kinh doanh mới là phương tiện để làm cho dịch vụ của Chính phủ đáp ứng được ước muốn và nhu cầu của công dân. Thống nhất, kết hợp các dịch vụ có liên quan: Thật không thuận tiện cho các cá nhân và doanh nghiệp khi phải thực hiện nhiều giao dịch riêng lẻ với Chính phủ để đạt được một mục tiêu duy nhất. Để hạn chế nhược điểm này, Chính phủ Australia sẽ áp dụng biện pháp phân các dịch vụ liên quan đến nhau thành từng nhóm, từ đó các dịch vụ liên quan đến nhau có thể được thực hiện thông qua một giao dịch duy nhất. Tăng cường sự tham gia của công dân vào Chính phủ: Chính phủ có thể sử dụng Internet để tăng tính minh bạch trong các hoạt động của Chính phủ và tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với công chúng. Khi mọi người ngày càng quen với việc tìm kiếm thông tin và sử dụng dịch vụ công trên mạng thì họ lại càng mong chờ một mối liên hệ ở cấp độ cao hơn với Chính phủ. Điều này lại càng đem lại nhiều lợi ích cho Chính phủ khi mà công chúng ngày càng quan tâm tới hoạt động của Chính phủ. Tính minh bạch và lòng tin của công chúng vào Chính phủ ngày càng được củng cố khi những ý kiến của công chúng được quan tâm để ý trong quá trình hoạch định chính sách của Chính phủ. 2. Tình hình, kết quả triển khai thực hiện chính quyền điện tử ở các tỉnh/thành phố trong nước. Trong số các địa phương triển khai tích cực ứng dụng CNTT có một số đơn vị đã bước đầu xây dựng và hình thành mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh/thành phố, trước tiên có thể kể tới thành phố Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Lào Cai và một số tỉnh/thành phố khác. Các địa phương này đã chủ động xây dựng và phê duyệt mô hình chính quyền điện tử thống nhất trong toàn tỉnh/thành phố nhằm quy hoạch nhóm các ứng dụng nghiệp vụ cho từng ngành, cũng như nhóm các ứng dụng, dịch vụ kỹ thuật cơ bản, dùng chung cho toàn bộ hệ thống chính quyền điện tử, phục vụ kết nối liên thông cho các ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh/thành phố. 2.1. Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng là địa phương chú trọng và khởi động sớm Chương trình ứng dụng CNTT. Từ đầu những năm 2000 và được sự tài trợ của Ngân hàng thế 21
  • 22. giới cho Dự án Phát triển Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, việc xây dựng Chính quyền điện tử Thành phố Đà Nẵng đã có sự phát triển từng bước, ổn định, có ưu tiên và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng so với mô hình Chính quyền điện tử. Về hạ tầng: Thành phố đã đầu tư xây dựng riêng mạng cáp quang đến tận cấp xã (mạng MAN) với 97 điểm kết nối; 100% các cơ quan nhà nước được đầu tư thiết bị đầu cuối và kết nối mạng MAN, xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu của Thành phố; Về ứng dụng CNTT: Hệ thống một cửa điện tử được đưa vào áp dụng từ ngày 03/9/2011 tại 56/56 xã, phường, thị trấn và 07 quận, huyện trên địa bàn; Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống thư điện tử được triển khai đến tất cả các sở, ban, ngành và địa phương. Về nguồn nhân lực: Với lợi thế sẵn có của Đà Nẵng là Thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội của Miền Trung, đa số dân thành thị (82,37%), dân trí cao, đồng đều, đồng thời Thành phố đã có những chính sách ưu việt, phù hợp để thu hút, đãi ngộ đã tạo thuận lợi trong việc phát triển nguồn nhân lực CNTT-TT; Tại các cơ quan nhà nước: 100% đơn vị có ít nhất 2 biên chế chuyên trách về CNTT; 100% Lãnh đạo được đào tạo CIO; Trên 95% CBCCVC tác nghiệp trên hệ thống; 100% CBCCVC được đào tạo và đào tạo lại thường xuyên về CNTT. 2.2. Lào Cai Lào Cai là tỉnh có những bước tiến nhanh, vững trong phát triển và ứng dụng CNTT. Được sự hỗ trợ của quỹ Microsoft, Lào Cai đã lựa chọn mô hình chính quyền điện tử và xây dựng Khung giải pháp chính quyền điện tử liên kết- CGF của Microsoft. Theo Khung giải pháp, Lào Cai triển khai các hệ thống nền tảng gồm: hệ thống phần cứng, hệ thống mạng, hệ thống an ninh bảo mật, các hệ thống phần mềm nền tảng cốt lõi như hệ thống hệ điều hành, danh bạ người dùng, cơ sở dữ liệu. Triển khai hệ thống ứng dụng theo lộ trình triển khai CPĐT: Hệ thống cổng TTĐT, hệ thống thư điện tử, hệ thống Điều hành tác nghiệp, hệ thống Dịch vụ công… Về phát triển hạ tầng kỹ thuật: Lào Cai xây dựng và kết nối mạng WAN, LAN, thông tin tại trụ sở hợp khối cho các cơ quan Đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành tại khu hành chính mới, với đường truyền tốc độ cao, băng thông rộng, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu hạ tầng CNTT đến 2020 cho các ứng dụng dùng chung của tỉnh. Mạng truyền dẫn cáp quang được đầu tư đến tất cả 9/9 trung tâm huyện. Mạng Intranet/Internet dùng chung của tỉnh được nâng cấp với cấu hình mạnh, công nghệ hiện đại. Mạng MAN được đầu tư xây dựng mới tại khu đô thị mới Lào Cai- Cam Đường, cho phép kết nối tất cả cơ quan Đảng, chính quyền với nhau, tạo thành mạng thông tin đồng bộ, tốc độc cao. 22
  • 23. Công tác ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của HĐND, UBND tỉnh và phục vụ người dân, doanh nghiệp, được tỉnh Lào Cai triển khai đồng bộ cho các cơ quan khối Đảng, hành chính nhà nước từ tỉnh đến huyện. Cổng thông tin điện tử tỉnh gồm cổng chính và 35 cổng thành viên, với 20 kênh chuyên đề. Cổng thông tin tác nghiệp gồm một cổng chính với 33 cổng thành viên phục vụ cho hoạt động nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước, hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành tại các đơn vị, thúc đẩy cải cách hành chính. Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã được triển khai và hoạt động ổn định tại 100% sở, ngành, văn phòng UBND huyện, thành phố. Hệ thống giao ban trực tuyến được xây dựng đưa vào sử dụng ổn định chất lượng cao, với 11 điểm cầu kết nối tỉnh với 9 huyện, thành phố. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, đã cung cấp 1238 dịch vụ công trực tuyến; trong đó cung cấp 33 dịch vụ mức độ 3. Cổng TMĐT thu hút trên 2.800 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động, với trên 260 doanh nghiệp trong tỉnh, 98 doanh nghiệp nước ngoài… 2.3. Quảng Ninh: Bắt đầu từ năm 2012 Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ việc xây dựng chính quyền điện tử với nguồn kinh phí đầu tư rất lớn mỗi năm hàng trăm tỷ đồng; đến năm 2015, Quảng Ninh đã cơ bản hình thành 06 Trung tâm hành chính công, bao gồm: Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh và 5 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Uông Bí, Móng Cái và Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn). Nền tảng công nghệ, ứng dụng dịch vụ công của Quảng Ninh là trên nền tảng công nghệ Microsoft, xây dựng trục tích hợp dịch vụ (ESB) và quản lý phân tích quy trình nghiệp vụ BPM cùng với trung tâm dữ liệu (DC) tập trung toàn Tỉnh tạo thành công nghệ lõi đảm bảo kết nối và xử lý linh hoạt, liên thông cả các ứng dụng đang hoạt động và các ứng dụng phát triển mới. Bên cạnh việc xây dựng các Trung tâm hành chính công, Quảng Ninh cũng đang đẩy nhanh xúc tiến việc đầu tư xây dựng, nâng cấp Cổng thông tin điện tử, giao thông thông minh, y tế điện tử… và đào tạo nguồn nhân lực CNTT - viễn thông để đáp ứng yêu cầu quản lý. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành và đang trong giai đoạn kiểm thử trước khi bàn giao cho Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, khai thác. Với mô hình Trung tâm hành chính công đã khẳng định hiệu quả, tăng tính minh bạch, thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh và các địa phương tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, làm tăng hiệu quả làm việc trong quá trình hoạt động, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân; được cung cấp các trang thiết bị thông minh, hiện đại với hệ thống phần mềm giải quyết hồ sơ, từ khâu tiếp nhận đến khâu trả kết quả nên đã kịp thời cung cấp các thông tin và giải quyết TTHC thực hiện 23
  • 24. nhanh gọn; các hoạt động, quy trình giải quyết hồ sơ được trực tiếp theo dõi là điều kiện thuận lợi để phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường giám sát, đóng góp ý kiến đối với quy định trong các TTHC, góp ý về tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Bước đầu Trung tâm đã tạo hình ảnh, ấn tượng tốt, gần gũi, thân thiện khi công dân, tổ chức đến thực hiện các thủ tục giao dịch hành chính với các cơ quan Nhà nước. Mô hình Trung tâm hành chính công có nhiều nét mới và mang tính đột phá hơn mô hình một cửa điện tử, một cửa liên thông hiện nay nhiều nơi đã và đang triển khai rộng rãi trên cả nước. Đây là mô hình rất đáng học tập, nhất là hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80 về áp dụng cơ chế thuê dịch vụ CNTT, nên bài toán về nguồn vốn đầu tư không phải còn là chuyện lớn. 2.4. Một số tỉnh thành khác Theo Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020, với nguyên tắc phân bổ vốn các chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020, cụ thể là đối với Chương trình mục tiêu Công nghệ thông tin, các dự án ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành đảm bảo kết nối liên thông với các cơ quan Trung ương, kết nối liên thông vào hệ thống thông tin và CSDL sẽ thuộc phạm vi hỗ trợ vốn của Chính phủ. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng ứng dụng CNTT tại các địa phương phải đáp ứng yêu cầu khung về kiến trúc Chính quyền điện tử; đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin và kết nối liên thông giữa các hệ thống thông tin của địa phương với các hệ thống thông tin, CSDL quốc gia sẽ là đối tượng được hỗ trợ, trong đó ưu tiên các địa phương khó khăn, chưa cân đối được vốn. Theo danh sách có 49/63 tỉnh được hỗ trợ vốn của Trung ương cộng với vốn đối ứng của địa phương (tối thiểu 30%) để triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu khung về kiến trúc Chính quyền điện tử. Hiện nay, rất nhiều tỉnh/thành phố đã hoàn thành báo cáo dự án đầu tư trình Bộ kế hoạch và Đầu tư cho ý kiến và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố để xem xét, phê duyệt bố trí vốn đầu tư đối ứng. Trong Dự án nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu và xây dựng trục tích hợp dịch vụ (ESB) để đảm bảo kết nối liên thông và chia sẻ dữ liệu và cung cấp dịch vụ công cho địa phương. Việc xây dựng trục tích hợp dịch vụ (ESB) sẽ giải quyết được bài toán chia sẻ thông tin đối với các dự án ứng dụng CNTT đã đầu tư trước bằng nhiều công nghệ, nền tảng khác nhau mà không phải bỏ đi làm mới hoàn toàn, nên rất tiết kiệm được kinh phí đầu tư và phù hợp với những địa phương có nguồn ngân sách hạn chế, không thể cùng một lúc đầu tư đồng bộ hàng nghìn tỷ (Quảng Ninh, Đà Nẵng...) để xây dựng mới đồng bộ toàn bộ hệ thống ứng dụng. 24
  • 25. III.Tác động của chính quyền điện tử tới việc phát triển kinh tế - xã hội 1. Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy. Chính quyền điện tử là ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác quản lý Nhà nước để đưa chính quyền đến gần người dân hơn. Để người dân có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ hành chính công bất kỳ thời điểm nào (24/7) và tại đâu là một mục tiêu quan trọng mà chính quyền hướng đến trong giai đoạn 2016-2020 để phục vụ người dân, doanh nghiệp và tổ chức được tốt hơn Đối với cải cách hành chính, tuy đã đạt được những bước đột phá nhưng còn một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế như tổ chức bộ máy ở một số đơn vị còn cồng kềnh, hoạt động chưa hiệu quả; thủ tục hành chính ở một số lĩnh vực còn rườm rà; một bộ phận cán bộ chưa tích cực cải cách phương thức, lề lối làm việc, còn có biểu hiện gây phiền hà, sách nhiễu... gây ảnh hưởng đến tiến trình cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử. Nền hành chính của Việt Nam thực hiện 2 chức năng cùng 1 lúc bao gồm chức năng quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Nó làm ảnh hưởng đến công tác quản lý điều hành, cũng giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp. Do đó để xây dựng chính quyền điện tử, cải cách hành chính có cơ chế hệ thống, đặc biệt phải tách được hai chức năng này. 2. Tác động của chính quyền điện tử tới việc nâng cao năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thể hiện qua nhiều văn bản quan trọng như: Nghị quyết 36 – NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của Bộ chính trị; Quyết định 109/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT. Tất cả sự quan tâm này đều nhằm tới mục đích phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách bền vững. CNTT là động lực thúc đẩy quá trình cải cách hành chính vừa là điều kiện để cải cách hành chính thành công. Phát triển Chính quyền điện tử sẽ giúp đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường năng lực quản lý của chính quyền, giúp nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ để đưa ra các quyết định hành chính phù hợp, nâng cao 25
  • 26. hiệu lực pháp luật, giúp quản lý nhà nước hiệu quả, minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư. 3. Tác động của chính quyền điện tử tới việc giải quyết các vấn đề xã hội - Tạo môi trường thông thoáng cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong việc tiếp cận với dịch vụ công của chính phủ. - Nâng cao cấp độ kết nối giữa các cơ quan cũng như các cá nhân trong cơ quan, chất lượng và tốc độ làm việc sẽ tăng lên nhanh chóng. - Hỗ trợ thu thập, phân tích thông tin cho quá trình phân tích, ra quyết định của chính quyền nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp để ra được các chính sách công tốt hơn. - Nâng cao mặt bằng tri thức của xã hội. - Nền kinh tế phát triển nhanh sẽ giúp cải thiện mức sống của người dân. Sức khỏe cộng đồng cũng tốt hơn do họ được sử dụng các dịch vụ y tế dễ dàng hơn. 4. Tác động của chính quyền điện tử tới việc đảm bảo an ninh quốc phòng - Kết nối thông tin an ninh giữa trung ương, địa phương và giữa các quốc gia được dễ dàng hơn. - Sử dụng các hệ thống cảnh bảo điện tử, chỉ huy, điều khiển, liên lạc điện tử. IV. Phương án xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh Ninh Bình STT Nội dung Mô Tả 1 Đánh giá hiện trạng Thực hiện khảo sát để đánh giá hiện trạng, thách thức, khó khăn và nhu cầu của thành phố, người dân, doanh nghiệp 2 Xây dựng tầm nhìn Xây dựng tầm nhìn tổng thể và cụ thể hóa tầm nhìn về đô thị thông minh của thành phố theo từng lĩnh vực. Đảm bảo tầm nhìn được đồng thuận giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp 3 Xác định các mục Xác định mục tiêu, nguyên tắc để đảm bảo 26
  • 27. STT Nội dung Mô Tả tiêu, nguyên tắc và tiêu chí xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh các giải pháp đưa ra luôn bám sát mục tiêu và nguyên tắc đặt ra Xác định các tiêu chí đánh giá cho các lĩnh vực tham gia trong quá trình phát triển chính quyền điện tử và đô thị thông minh 4 Xây dựng mô hình, lộ trình triển khai Xác định mô hình chính quyền điện tử kết hợp với đô thị thông minh và lộ trình, kế hoạch triển khai chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Ninh Bình. 27
  • 28. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI NINH BÌNH I. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình Mặc dù tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhưng kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình vẫn có những bước tăng trưởng khá. Năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ộn định và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt 7,95%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, sản xuất công nghiệp tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp vượt qua khó khăn do bão lũ, giữ vững tốc độ tăng trưởng; phong trào xây dựng Nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh; công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn đạt kết quả tốt; dịch vụ, du lịch phát triển khá. Vãn hóa - xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên; tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm, công tác đối ngoại được mở rộng; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung chỉ đạo, có chuyển biến tích cực. Đã có 16/16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể: Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 8.745,5 tỷ đồng, đạt 146,1% dự toán HĐND tỉnh, tăng 3% so với năm 2016. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2017 đạt 23,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,5% so với năm 2016 và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó: vốn ừái phiếu Chính Phủ tăng 9,4%, vốn ngoài nhà nước tăng 8,7%; vốn FDI tăng 46,5%. Tập trung vào các công trình trọng điểm phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng nông thôn nhất là ưu tiên đầu tư tu bổ để khắc phục thiệt hại sau đợt lũ lụt do áp thấp nhiệt đói gây ra nhằm phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 40,3 nghìn tỷ đồng, tăng 25,05% so với năm 2016. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực chiếm tỷ trọng lớn tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá như: xe ô tô gấp hơn 2,0 lần kế hoạch và gấp gần 2,4 lần so với năm 2016; modul camera tăng 43,1%; phân đạm tăng 88%; kính nổi tăng 30,2%, linh kiện điện tử tăng 35,2% ... Phát triển tiểu thủ công nghiệp tập trung tại các cụm công nghiệp tiếp tục ổn định theo Quy hoạch đã được phê duyệt; trong đó phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đặc biệt là chế 28
  • 29. biến cói, thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ tiếp tục được các ngành và các địa phương trong tỉnh chú trọng quan tâm.. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,154 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2016 và đạt 105% kế hoạch năm. Một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn như: Camera và linh kiện điện thoại, may mặc, giầy dép... Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 821,6 triệu USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm 2016. Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 670 doanh nghiệp (tăng 16,7% so vói cùng kỳ năm 2016) với tổng số vốn đăng ký đạt 4.808 tỷ đồng; số doanh nghiệp giải thể là 45 doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp được chú trọng, tổng giá trị sản xuất đạt 8,43 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm 2016 và đạt 100% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh đạt trên 105,3 nghìn ha, tăng 592 ha so với năm 2016. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Tổng đàn gia súc, gia cầm đều tăng so với kế hoạch đề ra. Nuôi trồng thủy sản được tập trung chỉ đạo. Tổng diện tích đạt trên 12,8 nghìn ha, vượt 5,3% kế hoạch và tăng 8,7% so với năm 2016; tổng sản lượng đạt gần 49,6 nghìn tấn, vượt kế hoạch 6,2% và tăng 12,2% so với năm 2016. Công tác thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão được quan chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra các công trình thủy lợi để sửa chữa kịp thời; đồng thời tích cực, chủ động trong các khâu phòng chống lụt bão nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, trở thành phong trào thiết thực, rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Năm 2017, công nhận thêm 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 01 thành phố (Tam Điệp) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh lên 80 xã, chiếm 67,2% tổng số xã. Dịch vụ, du lịch: Trong năm, lượng khách đến các điểm thăm quan du lịch toàn tỉnh đạt trên 7 triệu lượt khách, tăng 8,8% so với năm 2016, vượt 4,6% kế hoạch năm1 . Doanh thu du lịch đạt trên 2.489 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2016, vượt 38,3% kế hoạch năm%. Dịch vụ vận tải hành khách đạt trên 18,9 triệu lượt, tăng 0,5%, đạt doanh thu trên 5.811 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm 2016. Văn hóa xã hội: Công tác giáo dục và đào tạo có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên; kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của tỉnh đạt 98,86%, xếp thứ 3 toàn quốc về điểm trung bình các môn thi. Tiếp tục củng cố, duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng phổ 1 29
  • 30. cập giáo dục, xóa mù chữ2 . Cơ sở vật chất được tăng cường, tỷ lệ kiên cố hóa toàn tỉnh đạt 85,9%. Trong năm, có 27 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia các mức độ, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia lên 396 trường, đạt 83,7%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ cả 2 lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh, không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn tỉnh. An sinh xã hội được đảm bảo, đạt nhiều tiến bộ: Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với người có công và các đối tượng chính sách khác. Thành lập Ban chỉ đạo “Quỹ đền ơn đáp nghĩa và An sinh xã hội”, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ, kết quả đã vận động ủng hộ trên 51,3 tỷ đồng. Trong dịp Tết Mậu Tuất, toàn tỉnh đã tổ chức thăm, tặng gần 173 nghìn suất quà, với tổng số kinh phí đạt trên 53,8 tỷ đồng cho các gia đình chính sách, người có công, người cao tuổi, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các gia đình có quân nhân đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo, gia đình quân nhân và thanh niên nhập ngũ có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có Tốt. Công tác xây dựng chính quyền: Tập trung vào việc sắp xếp tổ chức, biên chế hành chính, sự nghiệp, lao động đảm bảo đúng quy định; thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế; đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cải cách hành chính đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tiếp tục duy trì cơ chế một cửa, một cửa liên thông; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh Ninh Bình 1. Hoạt động giao tiếp điện tử nói chung 1.1. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành Phần mềm QLVB&ĐH (VNPT-iOffice) được đưa vào triển khai thực hiện từ tháng 9/2016. Trong 6 tháng đầu năm 2018, BCĐ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị tăng cường sử dụng phần mềm. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 145 đơn vị cấp xã trong tỉnh đã thực hiện xong việc chuyển đổi và chính thức đưa phần mềm vào hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đã được liên thông với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của Văn phòng Chính 2 Ninh Bình là tình thứ 2 trong toàn quốc được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. 30
  • 31. phủ, tiến tới phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương thông qua môi trường mạng. Đến ngày 20/7/2018, trên hệ thống đã có tổng số trên 1,4 triệu văn bản được trao đổi, xử lý. Một số cơ quan, đơn vị đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển - nhận văn bản trên hệ thống phần mềm với tỷ lệ văn bản đi/đến trên hệ thống đạt trên 85%. 1.2. Hệ thống Cổng dịch vụ công của tỉnh Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh đã được triển khai đồng bộ đến 18 sở, ban, ngành, 8 UBND cấp huyện và đang được triển khai đến 145 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh với tổng số 2.283 thủ tục (trong đó, mức độ 1, 2: 1.590 thủ tục, mức độ 3: 478 thủ tục, mức độ 4: 215 thủ tục)3 . Việc đưa hệ thống Một cửa điện tử vào hoạt động đã phát huy được hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, bước đầu hình thành nhận thức và thói quen ứng dụng CNTT trong thực hiện CCHC, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân khi thực hiện các TTHC với cơ quan nhà nước và nâng cao chỉ số CCHC của tỉnh. Nếu năm 2016, toàn tỉnh mới chỉ có 58 hồ sơ trên hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các sở, ban, ngành thì đến nay, tổng số hồ sơ được tiếp nhận trên hệ thống Một cửa của tỉnh đã là 53.716 hồ sơ. Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, đã có 15.450 hồ sơ được trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích, doanh thu đạt 356 triệu đồng. Trong đó một số đơn vị thực hiện tốt như: Sở Giao thông Vận tải, Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường. 1.3. Cổng/trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị Hiện nay, Cổng thông tin điện tử của tỉnh đã được đầu tư, nâng cấp, cung cấp đầy đủ các tính năng của cổng và cung cấp tương đối đầy đủ các thông tin chỉ đạo điều hành theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Có 27/27 cơ quan nhà nước đã xây dựng được trang thông tin điện tử (TTĐT), trong đó, 05 đơn vị có trang TTĐT tổng hợp. Hầu hết các trang TTĐT của các đơn vị đã triển khai cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy 3 Một số đơn vị thực hiện tốt: Sở Công thương, Nông nghiệp và PTNT, Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện Nho Quan, UBND huyện Kim Sơn, UBND TP Ninh Bình. Một số đơn vị thực hiện chưa hiệu quả như: UBND huyện Yên Mô, UBND huyện Yên Khánh, Sở Xây dựng, Ban quản lý các KCN. 31
  • 32. định của Nghị định số 43/2011/NĐ-CP , nhất là cung cấp một số thông tin nhằm phục vụ cho người dân và doanh nghiệp4 . 2. Hạ tầng công nghệ thông tin Hạ tầng CNTT tại các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Trong đó, một số đơn vị đã mua sắm, đầu tư các thiết bị đảm bảo an toàn thông tin. Vì vậy, hạ tầng CNTT tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh hiện nay đã cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hành và hoạt động của các đơn vị: - 100% đơn vị có mạng nội bộ LAN, tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ, công chức toàn tỉnh đạt 95%; Tổng số máy chủ tại các cơ quan nhà nước là 62 máy; Tổng số máy trạm là 2.228 máy. - 100% đơn vị được kết nối Internet băng thông rộng và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng để phục vụ ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và chạy các phần mềm nghiệp vụ; Hệ thống mạng truyền dẫn hiện đã kết nối và lắp đặt thiết bị đầu cuối cho tất cả các cơ quan nhà nước trong tỉnh bằng đường truyền cáp quang. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin và CSDL Hiện nay, trên toàn tỉnh có 62 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu được triển khai từ các Bộ, ngành Trung ương và một số đơn vị tự triển khai. Trong đó có 57 HTTT/CSDL các Bộ triển khai tại địa phương, 05 HTTT/CSDL địa phương tự triển khai. Việc ứng dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu vào công tác quản lý chuyên ngành của các đơn vị đã mang lại lợi ích nhất định giảm thiểu đáng kể chi phí đi lại, in ấn tài liệu, thông tin được công khai minh bạch, việc lưu trữ, kiết xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện. Các HTTT, CSDL chuyên ngành đã được triển khai và đưa vào sử dụng tại các Sở, ban, ngành như: CSDL Quản lý cấp phát Ngân sách tại Sở Tài chính; CSDL Cán bộ công chức tại Sở Nội vụ; CSDL đất đai, địa chính tại Sở Tài nguyên và Môi trường; CSDL về giáo dục đào tạo tại Sở Giáo dục và Đào tạo; CSDL liệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, lễ hội và du lịch tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; CSDL khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề tại Ban quản lý các khu công nghiệp và ngoài ra còn có một số CSDL hoạt động chuyên môn nghiệp vụ riêng của các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố như tài chính, kế toán, tổ chức cán bộ, quản lý nhân sự ngành. Hầu hết các CSDL được cập nhật dữ liệu 4 Một số đơn vị đã khai thác và sử dụng có hiệu quả trang TTĐT như: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ , Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương. Một số đơn vị triển khai chưa tốt: Sở Xây dựng, Thanh tra tỉnh, UBND huyện Yên Mô và UBND huyện Gia Viễn. 32
  • 33. thường xuyên theo yêu cầu đặt ra của các đơn vị. Tuy nhiên, việc quản lý, khai thác và sử dụng CSDL mang tính cá nhân hoặc tính cục bộ của các đơn vị, không được tổ chức theo chuẩn thông tin thống nhất, không có trung tâm tích hợp, vì vậy việc sử dụng CSDL phụ thuộc vào người quản lý dữ liệu và qui chế của từng đơn vị, chưa có sự chia sẻ gắn kết dữ liệu trên toàn tỉnh. Một số phần mềm ứng dụng tiêu biểu đã triển khai trong tỉnh: Quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng; Ứng dụng chữ ký số; Quản lý nhân sự; Quản lý khoa học - công nghệ; Quản lý kế toán - tài chính; Quản lý tài sản; Quản lý thanh tra, khiếu nại, tố cáo; Thư điện tử chính thức của cơ quan; Tin học hóa việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ tại bộ phận một cửa; và các ứng dụng chuyên ngành khác. Trong đó, Phần mềm quản lý văn bản và Phần mềm quản lý tài sản được triển khai đồng bộ trên toàn địa phương, có khả năng kết nối chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ quan khi có sử dụng chung phần mềm. Các ứng dụng, phần mềm đang sử dụng trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước. 4. Nhân lực công nghệ thông tin tỉnh 4.1. Tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh - Số CBCCVC tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình: 22 người (4 công chức – 18 viên chức) - Số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại đơn vị chuyên trách CNTT của tỉnh: 77 người (Công chức và viên chức) 4.2. Tại các CQNN của tỉnh - Số CQNN cấp tỉnh có CBCCVC chuyên trách về CNTT: 19 cơ quan - Số UBND cấp huyện có CBCCVC chuyên trách về CNTT: 8 cơ quan - Tổng số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại CQNN cấp tỉnh: 66 người - Tổng số CBCCVC chuyên trách về CNTT tại UBND cấp huyện: 11 người 4.3. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách về CNTT - Thạc sỹ: 16 người - Đại học: 48 người - Cao đẳng: 13 người 33
  • 34. 4.4. Kỹ năng ứng dụng CNTT các CBCCVC của tỉnh - Tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng máy tính để xử lý công việc: 100 % - Tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng Internet để xử lý công việc: 100 % 5. Quản lý chỉ đạo nhà nước về công nghệ thông tin UBND tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các chủ trương định hướng, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể các văn bản đã được xây dựng, ban hành: TT Nội dung Thông tin chi tiết 1 Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 5 năm - Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2016-2020 - Số hiệu văn bản: 18/QĐ-UBND ngày 04/02/2016 2 Kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm báo cáo - Quyết định phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT Trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Ninh Bình năm 2018 - Số hiệu văn bản: 1729/QĐ-UBND ngày: 15/12/2017 3 Báo cáo mức độ hoàn thành kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm báo cáo - Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ thông tin năm 2017 - Số hiệu văn bản: 1024/BC-STTTT của Sở Thông Tin Truyền Thông 4 Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo ứng dụng CNTT - Quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Ninh Bình - Số hiệu văn bản: 691/QĐ-UBND ngày 16/5/2018 5 Ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử của Tỉnh - Quyết định phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh NInh Bình, phiên bản 1.0 - Số: 968/QĐ-UBND ngày 21/07/2017 của UBND tỉnh NInh Bình 6 Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT - Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc phạm vi 34
  • 35. TT Nội dung Thông tin chi tiết quản lý của UBND tỉnh Ninh Bình. - Số hiệu văn bản: 15/2016/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 7 Quy định về trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước - Ban hành Quy định trao đổi, xử lý, lưu trữ Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Ninh Bình. - Số hiệu văn bản: 24/2016/QĐ-UBND ngày 27/09/2016 - Tăng cường triển khai ứng dụng chữ ký số trên địa bàn tỉnh. - Số hiệu văn bản: 419/UBND-VP6 ngày 21/11/2014 8 Quy định về danh mục các văn bản, tài liệu trao đổi chính thức bằng văn bản điện tử, không sử dụng văn bản giấy - Ban hành Quy định trao đổi, xử lý, lưu trữ Văn bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Ninh Bình. - Số hiệu văn bản: 24/2016/QĐ-UBND ngày 27/09/2016 - Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc gửi, nhận và sử dụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Số hiệu văn bản: 12/2018/QĐ-UBND ngày 16/7/2018 9 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số và chữ ký số - Quyết định về việc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý thuê bao dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Số hiệu văn bản: 379/QĐ-UBND Ngày 17/07/2014 - Quy chế quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng trong việc gửi, nhận và sử dụng văn bản điện tử của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Số hiệu văn bản: 12/2018/QĐ-UBND ngày 16/7/2018 35
  • 36. TT Nội dung Thông tin chi tiết 10 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ - Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng Hệ thống thư điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Số hiệu văn bản: 10/2013/QĐ-UBND ngày 10/7//2013 11 Quy chế vận hành và duy trì hoạt động cho cổng thông tin điện tử - Ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của trang thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình - Số hiệu văn bản: 08/2013/QĐ-UBND ngày 15/5/2013 12 Quy định hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công trực tuyến - Ban hành Kế hoạch triển khai hệ thống Cổng dịch vụ công (Một cửa điện tử) tỉnh Ninh Bình - Số hiệu văn bản: 34/KH-UBND ngày 29/3/2017 13 Ban hành văn bản quy định về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích (theo Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ) - QĐ v/v công bố danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở ngành, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Số hiệu văn bản: 337/QĐ-UBND Ngày 21/06/2017 14 Ban hành danh sách mã định danh theo Quy chuẩn Q102: 2016/BTTTT - Ban hành mã định danh các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc UBND tỉnh Ninh Bình tham gia trao đổi văn bản điện tử thông qua hệ thống QLVB&ĐH - Số hiệu văn bản: 927/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 15 Ban hành các văn bản gắn kết giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính - Kế hoạch triển khai ứng dụng và kết nối, liên thông hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Điều hành 4 cấp - Số hiệu văn bản: 16/KH-VPUBND Ngày 10/06/2016 - Triển khai ứng dụng và kết nối, liên thông phần mềm Quản lý văn bản và điều hành; một cửa điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Số hiệu văn bản: 12/UBND-VP6 Ngày 10/01/2017 16 Thực hiện việc gửi các báo cáo về ứng dụng CNTT và phát - Đẩy mạnh triển khai thực hiện và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNTT, xây 36
  • 37. TT Nội dung Thông tin chi tiết triển chính phủ điện tử dựng Chính quyền điện tử tỉnh - Số hiệu văn bản: 139/UBND-VP6 Ngày 16/4/2018 17 Các văn bản khác liên quan đến ứng dụng CNTT - Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh về Kế hoạch Ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình - Công văn số 84/UBND-VP6 ngày 15/3/2018 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa điện tử trên địa bàn tỉnh - Công văn số 133/STTTT-CNTT ngày 23/02/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn các nguyên tắc định hướng về công nghệ thông tin và truyền thông trong xây dựng đô thị thông minh 6. An toàn thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Trong thời gian qua, các đơn vị trên địa bàn đã quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các biện pháp nhằm khắc phục, phòng tránh các phương thức tấn công khai thác hệ; Rà soát và cập nhật các bản vá lỗi đối với Hệ thống sử dụng Hệ điều hành; Cập nhật phiên bản mới nhất của chương trình diệt virus; Thực hiện sao lưu dữ liệu định kỳ, bảo vệ dữ liệu an toàn; máy tính nên được bảo vệ đằng sau Router hoặc Firewalls. Một số đơn vị đã đầu tư, trang bị hạ tầng, thiết bị đảm bảo an toàn thông tin như: Router, firewall (UBND thành phố Ninh Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế, Văn phòng UBND tỉnh…) và Sở Thông tin và Truyền thông đã trang bị cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh phần mềm bản quyền diệt virus (BKAV antivirus). Trong tháng 4 năm 2018, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Cục an toàn thông tin tổ chức Hội nghị tập huấn về bảo đảm an toàn thông tin trong phát triển Chính phủ điện tử và Chính quyền điện tử các cấp khu vực Đồng bằng Sông Hồng 37