SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  60
Télécharger pour lire hors ligne
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HUẾ
PHÁP LUẬT PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ HUẾ
PHÁP LUẬT PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương
Hà nội – 2013
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Trang
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT
HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM ....................................................4
1.1 Khái luận về Ngân hàng thương mại (NHTM). ................................................6
1.2 Trái phiếu và hoạt động trái phiếu của Ngân hàng thương mại (NHTM).........6
1.2.1 Trái phiếu ...................................................................................................6
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu do NHTM phát hành .....................8
1.2.3 Bản chất và đặc điểm của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM .....9
1.3 Loại hình và hình thức trái phiếu ....................................................................10
1.3.1 Trái phiếu không chuyển đổi: ..................................................................10
1.3.2 Trái phiếu chuyển đổi: .............................................................................11
1.4 Kỳ hạn trái phiếu .............................................................................................13
1.5 Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu.................................................13
1.6 Vai trò của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM ..................................14
1.7 Thực tiễn hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ở một số
nước trên thế giới...................................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM..........................24
2.1 Khái quát Pháp luật Việt Nam về hoạt động phát hành trái phiếu của
NHTM. ..................................................................................................................24
2.2 Nguyên tắc phát hành trái phiếu của các NHTM ............................................31
2.3 Chuyển nhượng trái phiếu ...............................................................................32
2.4 Phương thức phát hành trái phiếu....................................................................32
2.5 Điều kiện phát hành trái phiếu.........................................................................34
2.5.1. Đối với chào bán trái phiếu ra công chúng .............................................34
2.5.2. Đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ trong nước....................................36
2.5.3. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế.......................................................38
2.6 Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt..............................39
2.6.1. Đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước....................................39
2.6.2. Đối với phát hành trái phiếu ra công chúng............................................41
2.6.3. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế.......................................................41
2.7 Hồ sơ, phương thức và thời hạn xem xét việc phát hành trái phiếu của
NHTM. ..................................................................................................................42
2.7.1 Hồ sơ phát hành trái phiếu .......................................................................42
2.7.2. Phương thức phát hành trái phiếu ...........................................................44
2.7.3 Thời hạn xem xét việc phát hành trái phiếu.............................................45
2.8 Thông báo phát hành trái phiếu và công bố thông tin.....................................45
2.8.1. Thông báo phát hành trái phiếu...............................................................45
2.8.2. Công bố thông tin phát hành trái phiếu...................................................46
2.9 Quyền lợi của người mua trái phiếu và trách nhiệm của NHTM....................49
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM. MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP..............................................................................................56
3.1 Thực tiễn hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam ..........56
3.2 Đánh giá ưu và nhược điểm của việc phát hành trái phiếu của các Ngân
hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua...................................................71
3.3 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động phát hành trái phiếu của
NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua. ...............................................................77
3.5 Kiến nghị và giải pháp.....................................................................................82
KẾT LUẬN.................................................................................................101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
…………………………………….103
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Công ty cổ phần: CTCP
Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: Luật TCTD 2010
Luật Chứng khoán: Luật CK
Ngân hàng thương mại: NHTM
Tổ chưc tín dụng: TCTD
Nghị định: NĐ
Phát hành trái phiếu: PHTP
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm gần đây, Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển
gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Các ngân hàng thương mại đã áp dụng
nhiều kênh huy động vốn khác nhau trong đó hoạt động phát hành trái phiếu của các
NHTM là tạo ra một kênh huy động vốn rất hiệu quả, nhất là trong thời buổi cạnh
tranh ngày càng gay gắt. Trái phiếu NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có thể
sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái
phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn. Vì thế, pháp luật cần có các quy
định chặt chẽ về phát hành trái phiếu của các các ngân hàng thương mại để tăng cường
hoạt động hiệu quả trong hoạt huy động vốn doanh cuả các ngân hàng thương mại.
Vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát hành
trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có rất nhiều sách báo, tạp chí khoa học chuyên ngành nghiên cứu về phát
hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam như tạp chí ngân hàng, tạp chí
luật học, trong đó các tài liệu này đã nói khái quát về tổ chức và hoạt động của
NHTMCP. Pháp luật Việt nam hiện hành cũng có các quy định về phát hành trái phiếu
của các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu trước đó đã đánh giá một các khái quát
về phát hành trái của các doanh nghiệp nói chung bao gồm cả ngân hàng thương mại ở
Việt Nam, theo đó các nghiên cứu này đã đánh giá cao vai trò của hoạt động phát hành
trái phiếu trong việc huy động vốn của các ngân hàng. Các nghiên cứu này cũng đã
nhận xét về những ưu điểm cũng như nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về
phát hành trái phiếu của các Doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu
nào chuyên sâu về phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
2
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm tăng cường hoạt
động hiệu quả cho hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam và hạn
chế rủi ro trong hoạt động phát hành trái phiếu của các ngân hàng này.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về quy chế
pháp lý của hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và
đối chiếu, so sánh với các quy định của pháp luật các nước khác trên thế giới về để
khắc phục, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về phát hành trái
phiếu của ngân hàng thương mại.
4. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Luận văn nghiên cứu, đánh giá những quy định hiện hành của pháp luật Việt nam về
phát hành trái phiếu của NHTM, thực tiễn áp dụng pháp luật của các NHTM trong hoạt
động phát hành trái phiếu và so sánh những quy định này với pháp luật của một số
nước trên thế giới. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những nhận xét đánh giá và phương
hướng hoàn thiện pháp luật Việt nam về phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương
mại.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về phát hành trái
phiếu của các NHTM và việc áp dụng các quy định này của pháp luật vào thực tiễn
hoạt động của các NHTM.
Phạm vi nghiên cứu là các quy định hiện hành của pháp luật Việt nam và pháp
luật cuả một số nước trên thế giới về phát hành trái phiếu của NHTM.
3
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên đề
cập một cách có hệ thống và toàn diện những vẫn đề lý luận và thực tiễn về phát hành
trái phiếu của NHTM ở Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng
góp về mặt khoa học đã nêu trên.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
những quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu của NHTM ở Việt Nam, so sánh
với một số nước trên thế giới, và chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, yếu kém của hoạt
động phát hành trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam, cũng như những vướng mắc và
bất cập của những quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng. Nghiên cứu các giải
pháp để hoàn thiện pháp luật về phát hành trái phiếu của NHTM ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Những vấn đề khái quát về hoạt động phát hành trái phiếu của
Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam đối với hoạt động phát hành trái
phiếu của NHTM.
CHƯƠNG 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động phát hành trái phiếu
của NHTM ở Việt Nam. Một số kiến nghị và giải pháp.
4
CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH
TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM
1.1 Khái luận về Ngân hàng thương mại (NHTM).
* Khái niệm về NHTM
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí
quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau
về ngân hàng thương mại:
 Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính
và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
 Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công
chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ
vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.
 Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư.
 Theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010: “Ngân hàng thương mại
là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
 Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2009 của Chính Phủ
quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM thì : “Ngân hàng thương mại là ngân
hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có
liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các
quy định khác của pháp luật.
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM chúng ta có thể đưa ra khái niệm
chung nhất về Ngân hàng thương mại: Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh
5
doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo
lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. NHTM là tổ
chức tài chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất. Ngoài
ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản
phẩm dịch vụ của xã hội.
Trong vài năm qua, những đóng góp của hệ thống NHTM Việt Nam vào quá
trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá -
hiện đại hoá là rất lớn. Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM
VN đã tăng nhanh, đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương
thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển. Các NHTM không chỉ tiếp tục
khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định
sức mua đồng tiền.
* Hoạt động, chức năng, vai trò của NHTM
Các hoạt động chủ yếu của NHTM bao gồm: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền
gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài; cấp tín dụng;
mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; cung ứng các phương tiện thanh toán; cung
ứng các dịch vụ thanh toán khác. Các hoạt động này được quy định trong Luật các tổ chức
tín dụng và lần lượt được cụ thể hóa, quy định chi tiết hơn trong các nghị định của Chính
phủ và các văn bản dưới luật.
NHTM có các chức năng làm trung gian tín dụng, chức năng thanh toán, chức năng
tạo tiền. Có thể nhận thấy, sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay
đổi cơ bản nền kinh tế với những chỉ số kinh tế ngày càng khả quan, hệ thống ngân
hàng đã đóng một vai trò quan trọng. Những đổi đóng góp của hệ thống ngân hành nói
chung và của các NHTM nói riêng vào nền kinh tế của đất nước được coi là khâu đột
phá, có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế.
6
1.2 Trái phiếu và hoạt động trái phiếu của Ngân hàng thương mại (NHTM)
1.2.1 Trái phiếu
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ
về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (sau đây goi tắt là Nghị định 90) thì “trái phiếu
doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả
gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ
hoặc dữ liệu điện tử, với mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng. Các mệnh giá khác là bội
số của 100.000 đồng. Tiền thu từ phát hành trái phiếu, doanh nghiệp chỉ được sử dụng
cho mục đích thực hiện các khoản đầu tư, cơ cấu lại khoản vay trung và dài hạn hoặc
tăng quy mô vốn hoạt động.
Căn cứ mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của dự án đầu tư và tình hình
thị trường tài chính - tiền tệ, doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định lãi suất trái
phiếu cho từng đợt phát hành. Lãi suất trái phiếu có thể xác định cố định cho cả kỳ hạn
hoặc thả nổi trên thị trường. Trường hợp phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi, tổ
chức phát hành công bố mức lãi suất tham chiếu để làm căn cứ xác định lãi suất phải
trả cho người sở hữu trái phiếu.
Trái phiếu doanh nghiệp bao gồm: trái phiếu chuyển đổi (loại trái phiếu có thể
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều
kiện đã được xác định trong phương án phát hành) và trái phiếu không chuyển đổi (loại
trái phiếu không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu). Tuy nhiên, chỉ có công ty cổ
phần mới được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Thông thường, trái phiếu có những đặc điểm chủ yếu sau:
* Mệnh giá:
7
Là giá trị danh nghĩa được thể hiện trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết
sẽ hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn.
* Lãi suất trái phiếu:
Mỗi trái phiếu đều có một mức lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh
toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo
định kỳ. Trái phiếu phát hành với mức lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều
kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỷ
lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu. Số tiền lãi trái phiếu được tính bằng
mệnh giá trái phiếu nhân với lãi suất trái phiếu. Thông thường, thời hạn trả lãi của trái
phiếu được quy định một năm hoặc nửa năm một lần.
* Giá trái phiếu:
Đây là số tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để được quyền sở hữu trái phiếu. Trái
phiếu có thể được mua bằng mệnh giá, cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá (còn gọi là giá
chiết khấu). Dù vậy, tiền lãi trả cho các trái chủ luôn được xác định trên mệnh giá trái
phiếu; đồng thời, trái chủ sẽ được hoàn trả vốn gốc ban đầu bằng với mệnh giá trái
phiếu vào ngày đáo hạn.
* Kỳ hạn của trái phiếu:
Kỳ hạn cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu nhận được tiền
lãi định kỳ và thời điểm mà tổ chức phát hành phải hoàn trả khoản vốn gốc ban đầu
cho các nhà đầu tư trái phiếu theo mệnh giá trái phiếu. Theo quy định tại Điều 6 Nghị
định 90 thì: Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên; Doanh nghiệp
phát hành quyết định kỳ hạn trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn và công bố tại
phương án phát hành. Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng vì lợi tức trái phiếu
phụ thuộc vào thời hạn trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu càng dài thì giá trái phiếu càng
8
biến động lớn do sự ảnh hưởng của biến động lãi suất thị trường. Hay nói cách khác, sự
biến động của giá trái phiếu thì phụ thuộc vào kỳ hạn của trái phiếu.
Trái phiếu trên thị trường tài chính có rất nhiều loại, tuỳ theo tiêu chí khác nhau mà trái
phiếu sẽ được phân thành các loại tương ứng. Nếu căn cứ vào tiêu chí đối tượng phát
hành và mục đích phát hành, trái phiếu được phân thành hai loại là trái phiếu chính phủ
và trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, trái phiếu chính phủ (TPCP) là loại trái phiếu do
Chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích cân đối ngân sách,
tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và được đảm bảo bằng ngân sách quốc gia
hoặc ngân sách địa phương. Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu được đánh giá an
toàn nhất, hầu như không có rủi ro vì nó được đảm bảo bằng nguồn vốn ngân sách.
Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là loại trái phiếu do các DN phát hành
nhằm huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển, mở rộng quy mô hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá có mức
rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ, vì vậy lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp thường
cao hơn lãi suất của trái phiếu chính phủ ở cùng kỳ hạn [16]
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu do NHTM phát hành
Trái phiếu do NHTM phát hành là một loại trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu
doanh nghiệp là loại trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm huy động
vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển. Doanh nghiệp (bao gồm các NHTM) sẽ phát
hành trái phiếu khi có nhu cầu huy động vốn lớn để tài trợ cho việc đầu tư mở rộng,
phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trường hợp không đủ điều kiện hoặc
không muốn phát hành cổ phiếu, hoặc tùy thuộc vào chiến lược quản lý vốn của mỗi
doanh nghiệp.
Về bản chất, trái phiếu doanh nghiệp chính là chứng khán xác nhận nợ của
doanh nghiệp phát hành, trong đó doanh nghiệp phát hành trái phiếu là người đi vay
còn người mua trái phiếu (trái chủ) chính là người cho vay. Trái phiếu doanh nghiệp
9
chính là sự chứng nhận về mặt pháp lý, ghi nhận sự liên hệ giữa quyền của chủ nợ đối
với doanh nghiệp và những nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện. Thông
thường, trái phiếu doanh nghiệp được trả lãi theo thời hạn một năm hoặc nửa năm một
lần. Trong trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các trái chủ được
quyền ưu tiên thanh toán trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu
đãi. Trong phân khúc trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu do các ngân hàng thương mại
và các tổ chức tài chính phát hành thường được phân loại thành một nhánh riêng. Về
bản chất, trái phiếu do NHTM phát hành có thể coi là một dạng huy động tiết kiệm đặc
biệt của các ngân hàng.
1.2.3 Bản chất và đặc điểm của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM
Việc phát hành trái phiếu của NHTM thực chất là một hình thức huy động vốn,
có thể chính các công ty chứng khoán mua kinh doanh. Hoạt động phát hành trái phiếu
của các NHTM là tạo ra một kênh huy động vốn rất hiệu quả, nhất là trong thời buổi
cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trái phiếu NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có
thể sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái
phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn. Bởi lãi suất trái phiếu ngân hàng
có mức trên dưới 10,5% một năm, bên mua có quyền bán lại trái phiếu cho bên bán khi
chưa đến kỳ đáo hạn. Lãi suất được thanh toán cuối kỳ hoặc hàng năm…Một số doanh
nghiệp hiện trích một phần vốn ra đầu tư trái phiếu ngân hàng trong lúc chưa có dự án
hoặc do vẫn có nguồn vốn nhàn rỗi nhưng chưa triển khai được dự án nên đầu tư vào
trái phiếu và họ có thể bán lại cho ngân hàng thu hồi vốn khi có nhu cầu vốn. Thực tế
trên thị trường, lãi suất tiết kiệm VND hiện được các ngân hàng đẩy lên cao, sát trần
cho vay , cùng nhiều khuyến mãi, tiện ích để khuyến khích khách hàng gửi tiền. Trong
khi đó, người dân không mấy mặn mà với gửi kỳ hạn dài. Với các mức lãi suất cao,
ngân hàng lại có thêm những điều kiện ràng buộc như món tiền gửi lớn, không được
rút trước hạn, lĩnh lãi cuối kỳ… Điều này không phù hợp với tính toán của khách hàng
10
cũng như nhu cầu rút vốn linh hoạt để rót vào các kênh đầu tư khác đang hấp dẫn. Đại
diện một số NHTM thừa nhận, nhu cầu vốn trung dài hạn thường rất lớn trong khi
nguồn vốn trung dài hạn không nhiều. Thời gian qua, tình hình huy động vốn trên thị
trường chứng khoán của doanh nghiệp gần như tê liệt. Doanh nghiệp phải làm hồ sơ
đến ngân hàng đề nghị tài trợ vốn trung dài hạn. Để huy động vốn trung dài hạn, phát
hành trái phiếu trung dài hạn là bài toán được các ngân hàng áp dụng linh hoạt. Nhờ đó
các ngân hàng đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn từ phát hành trái
phiếu. Thông qua hoạt động phát hành trái phiếu, theo đánh giá của các chuyên gia, các
NHTM cùng lúc đạt được nhiều mục đích như vừa cải thiện vốn trung – dài hạn, vừa
có cơ sở tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn phát hành trái phiếu. Với nguồn vốn mới này,
các NHTM có khả năng đa dạng hóa kênh đầu tư thông qua việc đầu tư vào các loại
giấy tờ có đặc biệt là TPCP, trái phiếu của chính các NHTM hoặc các tổ chức kinh tế
[21].
1.3 Loại hình và hình thức trái phiếu
Phân loại dựa vào tính chất thì trái phiếu có hai loại là trái phiếu không chuyển
đổi và trái phiếu chuyển đổi; phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của chủ thế
phát hành thì trái phiếu bao gồm: trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu không có bảo
đảm. Trái phiếu không chuyển đổi có thể được phát hành bởi công ty cổ phần và công
ty trách nhiệm hữu hạn, riêng đối với trái phiếu không chuyển đổi có kèm chứng quyền
thì chỉ được phép phát hành bởi CTCP. Trái phiểu chuyển đổi có thể chuyển thành cổ
phiếu phổ thông nếu doanh nghiệp phát hành là CTCP và theo các điều kiện đã được
xác định trước đó trong phương án phát hành.
1.3.1 Trái phiếu không chuyển đổi:
Khoản 1 Điều 5, Nghị định 90 quy định Trái phiếu không chuyển đổi như sau:
11
a) Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không
có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng
quyền;
b) Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi là công ty cổ phần và công
ty trách nhiệm hữu hạn. Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi có kèm
chứng quyền là công ty cổ phần.
Theo đó, trái phiếu không chuyển đổi là loại trái phiếu không có khả năng chuyển
đổi thành cổ phiếu. Việc phát hành loại trái phiếu này phải tuân theo nguyên tắc: công
khai mục đích sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu; tổng mức phát hành không
vượt hạn mức phát hành được duyệt. Trên thực tế thì việc phát hành trái phiếu không
chuyển đổi không hấp dẫn các nhà đầu tư bằng loại hình trái phiếu chuyển đổi vì nhược
điểm của loại hình trái phiếu này là không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu.
1.3.2 Trái phiếu chuyển đổi:
Khoản 2 điều 5 Nghị định 90 quy định trái phiếu chuyển đổi như sau:
a) Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo
đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền;
b) Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần.[15]
Như vậy theo Nghị định thì doanh nghiệp là công ty cổ phần bao gồm cả các ngân
hàng thương mại cổ phần được phép phát hành cả trái phiếu không chuyển đổi và trái
phiếu chuyển đổi.
Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 90 thì : “Trái phiếu chuyển
đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu
phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện đã được xác định trong phương
án phát hành trái phiếu”. Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương
đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn đem lại cho
12
nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường doanh nghiệp
và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Về bản chất kinh tế, trái
phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép giữa trái phiếu DN và quyền
mua cổ phiếu do chính DN phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có
quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một
mức giá xác định trước.
Sự khác biệt của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu không chuyển đổi đó là
quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ. Do
đó, trái phiếu chuyển đổi thường có giá trị hơn trái phiếu thông thường [35].
 Những ưu điểm và nhược điểm của việc phát hành 2 loại hình trái phiếu này:
 Ưu điểm:
Việc phát hành loại hình trái phiếu chuyển đổi của các NHTM nói riêng và các
doanh nghiệp nói chung có những ưu điểm mà việc phát hành trái không chuyển đổi
không có như: Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái
phiếu thông thường cũng như so với lãi suất ngân hàng và điều này đồng nghĩa với
việc giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành; tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển
từ trái phiếu thành vốn cổ phần; giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được
tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường; trước khi trái
phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu so với
phát hành cổ phiếu; dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có
thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu [41].
 Nhược điểm:
Tuy nhiên, việc phát hành trái không chuyển đổi cũng có những nhược điểm
như: do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể
gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty; khi trái phiếu được chuyển đổi,
vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó
13
đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty; kết quả chuyển đổi sẽ
làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty,do đó, công ty
phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi. Những nhược điểm của việc phát hành trái
phiểu chuyển đổi cũng là những ưu điểm của việc phát hành trái phiếu không chuyển
đổi.
Trên thực tế thì việc các NHTM phát hành trái phiếu chuyển đổi dễ dàng huy
động vốn và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn so với việc phát hành trái phiếu không
chuyển đổi do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu.
1.4 Kỳ hạn trái phiếu
Kỳ hạn hay còn gọi là thời hạn trái phiếu là khoảng thời gian từ ngày phát hành
đến ngày đến hạn thanh toán ( theo khoản 8 Điều 4 về Quy chế phát hành giấy tờ có giá
trong nước của tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-
NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) [13].
Doanh nghiệp bao gồm các Ngân hàng thương mại tự quyết định về kỳ hạn của
trái phiếu trên cơ sở nhu cầu thời hạn mong muốn sử dụng vốn vay, tuy nhiên trái
phiếu phát hành có kỳ hạn tối thiểu phải là từ một năm trở lên, kỳ hạn trái phiếu phải
được công bố trong phương án phát hành.
1.5 Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
Điều 7, Nghị định 90 quy định về đồng tiền phát hành trái phiếu như sau:
1. Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là
đồng Việt Nam.
2. Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành là
ngoại tệ tự do chuyển đổi.
3. Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền
phát hành. [15]
14
Như vậy, đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu phải tuân thủ các quy định
của pháp luật Việt Nam.
1.6 Vai trò của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM
Nhu cầu về vốn là một trong những nhu cầu được xem là bức xúc nhất hiện nay
của DN nói chung và của các NHTM nói riêng, nhằm mục đích huy động vốn để tài trợ
cho đầu tư phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ,
tăng cường khả năng cạnh tranh của các NHTM trên cả thị trường quốc tế cũng như thị
trường nội địa; đặc biệt sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.
Tùy vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình, các NHTM có thể lựa chọn phương án
huy động vốn phù hợp. Xét về mặt tổng thể, việc huy động vốn bằng phương thức
phát hành trái phiếu thường có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức tài trợ vốn
khác.
* Đối với nền kinh tế
Thứ nhất, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM cũng như các DN là
một trong những kênh huy động vốn của thị trường tài chính, thu hút nguồn vốn từ
những nhà đầu tư có vốn tiết kiệm nhàn rỗi sang những người có nhu cầu thật sự về
vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo nên những hoạt động đầu tư,
kinh doanh thực sự có hiệu quả.
Thứ hai, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM góp phần đa dạng hóa
các công cụ tài chính. Bên cạnh thị trường cổ phiếu với mức độ rủi ro cao thi trái phiếu
được xem là kênh đầu tư an toàn hơn và có hiệu quả cao trong đầu tư dài hạn.
* Đối với NHTM
Thứ nhất, việc các NHTM phát hành trái phiếu là tạo ra một kênh huy động vốn
hiệu quả, nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt. Phát hành trái phiếu sẽ
15
giúp cho các NHTM huy động được một lượng vốn lớn với chi phí sử dụng vốn thấp
hơn so với vốn cổ phần, đồng thời giới hạn trách nhiệm của NHTM đối với các khoản
nợ khi phát hành trái phiếu cũng ít bị ràng buộc hơn so với khi phát hành cổ phiếu.
Mặt khác, việc huy động nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu có thể giúp NHTM
giảm được chi phí sử dụng vốn do lãi suất trả cho các trái chủ được tính vào chi phí của
NHTM nên số thuế thu nhập mà NHTM phải nộp sẽ được giảm đi, trong khi phần cổ
tức thanh toán cho các cổ đông là phần thu nhập còn lại sau khi DN đã nộp thuế. Hay
nói cách khác, chi phí sử dụng vốn từ trái phiếu là chi phí không phải chịu thuế còn
chi phí vốn cổ phần là chi phí phải chịu thuế. Bên cạnh đó, trái phiếu là công cụ huy
động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của NHTM đối với các trái chủ sẽ được chấm
dứt khi trái phiếu đáo hạn, còn cổ phiếu thể hiện đặc tính sở hữu một cách lâu dài nên
các ngân hàng phải có trách nhiệm đối với các cổ đông trong suốt thời gian ngân hàng
tồn tại.
Thứ hai, phát hành trái phiếu làm tăng tổng tài sản của các ngân hàng. Có thể
nói, tổng tài sản lớn đang là một thế mạnh mà các ngân hàng rất quan tâm khai thác.
Ngân hàng nào cũng muốn mình có tổng tài sản lớn nhất vì cổ đông và khách hàng của
họ cứ thấy ngân hàng nào có tổng tài sản lớn nhất là yên tâm. Điều này hàm chứa nhiều
rủi ro vì trên thực tế có tình trạng là ngân hàng này phát hành trái phiếu, ngân hàng
khác mua vào và cứ như thế tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng lên.
Thứ ba, việc các ngân hàng phát hành trái phiếu để tăng khả năng cho vay trung
và dài hạn. Trái phiếu NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có thể sinh lời cao,
lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái phiếu mà thu về
hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn. Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng vẫn là
kênh trung chuyển vốn chính. Thị trường chứng khoán vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá
trình phát triển, chỉ một số ít doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn trực tiếp từ thị trường
này.
16
*Đối với nhà đầu tư
Tùy vào tình hình tài chính và khả năng mạo hiểm, nhà đầu tư có thể lựa chọn
cho mình kênh đầu tư thích hợp. Nếu như đầu tư vào cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao
hơn nhưng bên cạnh đó mức độ rủi ro tương đối cao thì trái phiếu là giải pháp an toàn
dài hạn. Hơn thế nữa, nếu một doanh nghiệp giải thể hay phá sản thì trái chủ luôn được
ưu tiên thanh toán trước các cổ đông.
1.7 Thực tiễn hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ở một số
nước trên thế giới.
Sự phát triển của thị trường trái phiếu là yếu tố quan trọng làm nên sự phát triển
bền vững của hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung và của
các NHTM cổ phần nói riêng. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển thị trường trái
phiếu doanh nghiệp (TPDN) (bao gồm cả trái phiếu của NHTM cổ phần) Việt Nam,
bên cạnh việc phân tích và đánh giá thực trạng tình hình thị trường trong nước thì vấn
đề nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra một số bài
học kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường TPDN là hết sức quan trọng và cần
thiết.
* Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Mỹ:
Đa số các doanh nghiệp đều áp dụng phương thức phát hành TPDN để huy động
vốn, chủ yếu là các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 2 năm đến 50 năm. Thị trường
TPDN Mỹ đã trở thành thị trường phát hành phi chính phủ lớn nhất thế giới kể từ
những năm 1920. Thị trường TPDN Mỹ là thị trường phi tập trung giữa các nhà kinh
doanh và công chúng. Việc phát hành TPDN ở Mỹ phát triển mạnh theo cả hai phương
diện về số lượng DN phát hành cũng như về giá trị trái phiếu đang lưu hành. Ở Mỹ, trái
phiếu do các công ty nước ngoài phát hành bằng USD gọi là trái phiếu Yankee và loại
trái phiếu này có một khu vực thị trường đặc biệt trong thị trường TPDN gọi là thị
trường trái phiếu Yankee. Trái phiếu Yankee có các đặc điểm tương tự như TPDN
17
trong nước, trừ đặc điểm về tổ chức phát hành và thuế. Nhà đầu tư nước ngoài được
miễn nộp thuế cho phần lãi của trái phiếu Yankee, trái phiếu Yankee trở thành trái
phiếu duy nhất ở Mỹ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua mà không bị đánh thuế. Thị
trường thứ cấp cho TPDN ở Mỹ gồm hai loại: Sở giao dịch chứng khoán và thị trường
OTC. Trên thị trường OTC thường diễn ra các giao dịch TPDN với khối lượng lớn
giữa các nhà đầu tư có tổ chức và nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Đặc biệt, thị trường
DN không quy định về việc công bố thông tin ra công chúng về các giao dịch thực hiện
cũng như giá đặt mua và đặt bán như là trên thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ [37].
* Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Nhật Bản:
Giữ vai trò quan trọng trên thị trường TPDN ở Nhật gồm 43 tổ chức có nhiệm
vụ xây dựng các tiêu chuẩn cho việc phát hành trái phiếu, giám sát kỳ hạn và tổng giá
trị trái phiếu phát hành, kiểm soát các đợt phát hành ra công chúng để tránh tình trạng
thao túng thị trường. Hệ thống định mức tín nhiệm TPDN ở Nhật chính thức ra đời vào
năm 1977. Trước năm 1983, các công ty Nhật xem việc phát hành trái phiếu chuyển
đổi ra nước ngoài là một kênh huy động vốn rất hấp dẫn. Từ năm 1983 đến nay, do
việc nới lỏng các quy định về phát hành trái phiếu chuyển đổi cùng với xu thế giảm lãi
suất trên thị trường trong nước, các công ty Nhật lại chuyển sang phát hành trái phiếu
chuyển đổi trên thị trường nội địa [36]
Trong những năm 1990, lãi suất ngân hàng ở Nhật đã giảm xuống rất thấp và
đạt mức kỷ lục là 0,5% vào tháng 9/1995. Điều này khiến cho các nhà đầu tư cá nhân
và nhà đầu tư có tổ chức rút vốn ra khỏi ngân hàng và chuyển sang đầu tư vào thị
trường trái phiếu. Hầu hết các đợt phát hành TPDN đều có lãi suất cố định với thời hạn
từ 3 – 5 năm. Đối với các nhà đầu tư muốn có lãi suất coupon cao hơn, một số công ty
hàng đầu (như Tepco, NTT) còn kéo dài thời hạn trái phiếu lên 10 – 20 năm. Tổng giá
trị TPDN đã phát hành trên thị trường trái phiếu Nhật đạt 6,95 ngàn tỷ yên vào năm
1995 và 10 ngàn tỷ yên vào năm 1996. Khối lượng TPDN lưu hành trên thị trường trái
18
phiếu Nhật Bản đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây và đạt 773,97 tỷ USD
vào năm 2007, trong khi con số này ở năm 2005 là 743,87 tỷ USD và năm 2006 là
706,93 tỷ USD (theo Asia Bond Monitor 2008).
* Phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc:
Trung Quốc bắt đầu phát hành trái phiếu xây dựng vào những năm 1950, nhưng phải
đến năm 1981 khi Trung Quốc bắt đầu thời kỳ cải cách và mở cửa nền kinh tế thì chính
phủ mới bắt đầu chủ trương xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu. Cùng với sự
xuất hiện của trái phiếu kho bạc tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 1981 –
1985 là việc phát hành trái phiếu của các DN địa phương vào năm 1982 và trái phiếu
ngắn hạn của các DN nhà nước vào năm 1986, góp phần nâng cao tỷ trọng của trái
phiếu lên hơn 90% lượng giao dịch. Đặc biệt từ khi Trung Quốc ban hành “Quy chế
tạm thời về việc phát hành trái phiếu công ty” vào ngày 27/3/1987 thì việc phát hành
TPDN được quản lý thống nhất, do vậy số lượng trái phiếu phát hành ngày càng tăng.
Tổng giá trị trái phiếu phát hành năm 1981 là 48,7 triệu nhân dân tệ (NDT), năm 1985
là 65,5 triệu NDT, đến năm 1994 đạt 113,3 tỷ NDT và hiện nay tổng giá trị TPDN phát
hành lên tới hàng ngàn tỷ NDT mỗi năm. Việc phát hành TPDN ở Trung Quốc bị kiểm
soát chặt chẽ hơn sau khi Trung Quốc ban hành “Các quy định hành chính đối với
TPDN” vào năm 1993. Cho đến năm 1996, TPDN Trung Quốc được đánh giá là có
tính thanh khoản thấp. Số lượng TPDN niêm yết trên Sở giao dịch Thượng Hải và
Thẩm Quyến rất ít và không được giao dịch thường xuyên (đến năm 1996 chỉ có 5
TPDN được niêm yết tại Sở giao dịch Thượng Hải và 1 TPDN được niêm yết tại Sở
giao dịch Thẩm Quyến). Trước tình trạng đó, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành
những cải cách nhằm vực dậy thị trường TPDN như: định giá TPDN căn cứ vào TPCP,
nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu, xây dựng các tổ chức định mức tín nhiệm,
quy định các DN muốn niêm yết trái phiếu trên Sở giao dịch thì phải thõa mãn một số
điều kiện nhất định; chẳng hạn, DN phát hành từ 1 tỷ NDT trở lên thì phải có định mức
19
tín nhiệm AAA. Nhờ vậy số lượng DN phát hành trái phiếu ra thị trường gia tăng đáng
kể, TPDN phát hành không chỉ được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán mà còn có
thể được giao dịch trên cả thị trường OTC. Hiện nay, tỷ lệ dư nợ TPDN Trung Quốc
bằng 35% thị trường và chiếm 19% GDP. Quy mô thị trường TPDN Trung Quốc cũng
có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, thể hiện qua sự gia tăng liên tục
của giá trị trái phiếu phát hành trên thị trường. Nếu như giá trị TPDN phát hành trên thị
trường trong hai năm 2005, 2006 lần lượt là 64,07 tỷ USD và 105,55 tỷ USD thì con số
này ở năm 2007 đã đạt 156,71 tỷ USD, tăng 144,59% so với năm 2005 và tăng 48,47%
so với năm 2006 (theo Asia Bond Monitor 2008).
*Phát hành trái phiếu doanh nghiệp Hàn Quốc:
Thị trường trái phiếu Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai ở Châu Á sau thị
trường trái phiếu Nhật Bản. Tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành trên thị trường tính
đến cuối năm 2007 đã đạt 1.313,81 tỷ USD. Trước năm 1997, thị trường trái phiếu Hàn
Quốc vẫn còn nhiều bất cập. Sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á 1997,
Hàn Quốc đã tiến hành một số biện pháp cải tổ nhằm phục hồi và phát triển thị trường
trái phiếu quốc gia nói chung và thị trường TPDN nói riêng.
Trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên được phát hành vào năm 1963. Khi đó chính
phủ Hàn Quốc nhận thấy nhu cầu cần phải phát triển thị trường vốn với vai trò là kênh
huy động vốn trong nước và Luật khuyến khích thị trường vốn năm 1968 đã được ban
hành nhằm hỗ trợ cho việc phát triển thị trường trái phiếu. Vào những năm 1970,
Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để tạo môi trường thuận lợi cho việc
phát hành TPDN, đáng chú ý nhất là hệ thống đảm bảo cho TPDN và một số cải cách
về hệ thống thuế. Cùng với việc thành lập Hệ thống tín thác đầu tư chứng khoán và hệ
thống bảo lãnh phát hành, thị trường TPDN Hàn Quốc bắt đầu được hình thành. Vào
những năm 1980, chính phủ đã bãi bỏ giới hạn về phát hành TPDN đảm bảo, ban hành
hợp đồng mua lại, cho phép áp dụng chế độ tự quản khi phát hành TPDN và cho phép
20
phát hành tín phiếu có lãi suất thả nổi. Các biện pháp này có tác dụng kiểm soát khối
lượng phát hành trên thị trường TPDN so với toàn bộ thị trường trái phiếu Hàn Quốc.
Trên cơ sở đó, TPDN dài hạn với lãi suất thả nổi đã được phát hành từ năm 1980 và
các giao dịch trái phiếu theo hợp đồng mua lại xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1984.
Trên thị trường TPDN Hàn Quốc, trái phiếu bảo đảm chiếm một tỷ trọng lớn và thường
được coi là mức chuẩn cho toàn bộ thị trường trái phiếu. Lợi suất TPDN kỳ hạn 3 năm
được lấy làm mức chuẩn, mức chuẩn này duy trì ở mức 13% cho đến năm 1987, sau đó
bắt đầu tăng do lạm phát và sự bùng nổ trên thị trường bất động sản trong nước. Trong
suốt thời kỳ tín dụng bất ổn vào cuối năm 1991, lợi suất TPDN kỳ hạn 3 năm này tăng
lên tới 19,56% và đến tháng 3/1993 giảm xuống còn 11% do nhu cầu vay vốn của các
DN giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế mạnh. Đến năm 1994, chính phủ thực hiện
chính sách thắt chặt tiền tệ nên lợi suất trái phiếu đã tăng lên mức từ 13 – 14%. Vào
thời kỳ 1989 – 1994, trong 5 loại trái phiếu lưu hành trên thị trường trái phiếu Hàn
Quốc (TPCP, TPCQĐP, TPDN nhà nước, trái phiếu ngân hàng trung ương và TPDN)
thì TPDN chiếm tỷ trọng lớn nhất là 38% với tổng giá trị là 126,87 tỷ Won (tương
đương với 157 tỷ USD). Có thể thấy rằng cho đến trước năm 1997, thị trường TPDN
Hàn Quốc không theo nguyên tắc thị trường, vai trò và sự ảnh hưởng của nó trong hệ
thống tài chính Hàn Quốc vẫn còn rất mờ nhạt. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính –
tiền tệ Châu Á năm 1997, chính phủ Hàn Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc phát triển thị trường trái phiếu và đã đề ra nhiều giải pháp tích cực để vực dậy thị
trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Thị trường trái phiếu chính
phủ đã có những thay đổi căn bản, trái phiếu chính phủ 3 năm được phát hành theo mô
hình trái phiếu chính phủ Mỹ để xác định lãi suất tham chiếu cho toàn thị trường. Quy
trình phát hành trái phiếu cũng được thay đổi nhằm tăng tính minh bạch của thị trường
hơn[28]. Cơ chế phát hành theo tỷ giá định trước được thay thế bằng cơ chế xác định
giá theo cung cầu thị trường, hệ thống đấu giá điện tử được thiết lập nhằm từng bước
hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường trái phiếu. Hệ thống định mức tín nhiệm được
21
hình thành theo quy chuẩn và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển thị trường TPDN Hàn Quốc. Với những giải pháp tích cực và mang tính đột
phá như trên, thị trường TPDN Hàn Quốc đã có những chuyển biến rất rõ nét, việc phát
hành TPDN của các công ty đã thực sự trở thành một trong những công cụ huy động
vốn trung dài hạn quan trọng và hiệu quả cho các DN khi có nhu cầu tài trợ vốn. Cơ
cấu thị trường trái phiếu Hàn Quốc trong năm 2006 đã có sự thay đổi đáng kể so với
thời kỳ trước khủng hoảng tài chính năm 1997, trong đó TPDN chiếm tỷ trọng là
15,13%, TPCP chiếm tỷ trọng 31,61%, trái phiếu bình ổn tiền tệ chiếm tỷ trọng
19,69%, trái phiếu do các định chế tài chính phát hành chiếm tỷ trọng 20,52%, trái
phiếu đặc biệt và TPCQĐP chiếm tỷ trọng 13,06% toàn thị trường [43]
Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trái phiếu là một công cụ nợ, bởi vậy chức năng chính của tất cả các loại trái
phiếu là giúp nhà phát hành huy động vốn. Tuy nhiên riêng với phân khúc trái phiếu
doanh nghiệp, trái phiếu do các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phát
hành thường được phân loại thành một nhánh riêng. Về bản chất nhánh trái phiếu này
có thể coi là một dạng các ngân hàng huy động tiết kiệm đặc biệt. Điểm khác biệt quan
trọng nhất so với huy động tiết kiệm trực tiếp từ dân cư là số dư trái phiếu của giới
ngân hàng thường không được xếp vào diện tiền gửi (deposit) nên các qui định về an
toàn và bảo hiểm (deposit insurance) cũng khác. Ở một số nước có thị trường vốn phát
triển và các qui định quản lý phát hành dạng trái phiếu này không quá khó khăn, các
ngân hàng có khuynh hướng thích sử dụng kênh huy động vốn này vì nó không đòi hỏi
phải có hệ thống chi nhánh rộng lớn và thường có chi phí vốn thấp. Anh, Úc, Thụy
Điển là những nước điển hình như vậy. Một điểm cần lưu ý là số liệu trái phiếu doanh
nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do NHTM phát hành) ở các nước phát triển không bao
gồm các công cụ nợ ngắn hạn và trung hạn thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ
cấu vốn của các doanh nghiệp.
22
Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển thị
trường TPDN như sau:
Một là, minh bạch hóa chính sách vĩ mô và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát trên cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Kiềm chế lạm phát
là điều kiện tiên quyết để thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng
phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả.
Hai là, sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói
riêng phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia. Vai
trò và sự chi phối của thị trường TPDN sẽ ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển
của nền kinh tế cũng như của cả hệ thống tài chính.
Ba là, việc phát hành trái phiếu của các Doanh nghiệp (bao gồm các NHTM) có
thể thay thế một phần và giảm sức ép cho thị trường vốn vay ngân hàng. Vì vậy, sự
phát triển của thị trường TPDN phải được thực hiện cùng với việc tái cơ cấu lại hệ
thống ngân hàng trong sự phát triển đồng bộ của hệ thống tài chính.
Bốn là, phát triển thị trường trái phiếu chính phủ là nền tảng để phát triển thị
trường TPDN. Để giảm chi phí giao dịch thì cần phải chuẩn hóa các loại TPCP về
mệnh giá, kỳ hạn, lãi suất, điều khoản trái phiếu và phát hành một cách đều đặn theo
một cơ chế thống nhất, lịch biểu rõ ràng trên cơ sở đấu giá công khai thông qua hệ
thống giao dịch điện tử. Hơn nữa, cùng với việc quản lý và tách bạch được giao dịch
mua bán lại (repo) và giao dịch mua đứt bán đoạn sẽ tạo điều kiện để thị trường trái
phiếu có thể xây dựng được đường cong lãi
suất chuẩn làm cơ sở cho việc phát hành/giao dịch TPDN cũng như cổ phiếu và các
công cụ phái sinh khác.
Năm là, lãi suất tham chiếu giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập giá cả thị
trường TPDN. Để có lãi suất tham chiếu phản ánh đúng quy luật thị trường, chính phủ
23
cần bãi bỏ các phương pháp xác định lãi suất áp đặt và không tuân theo quy luật thị
trường (như việc quy định mức lãi suất trần). Cần phải xác định lãi suất thông qua quan
hệ cung cầu trên cơ sở đấu giá công khai.
Sáu là, để TPDN có thể phát hành thành công, cần lưu ý vai trò của các nhà kinh
doanh trái phiếu sơ cấp. Bên cạnh đó, để tăng cường tính thanh khoản cho trái phiếu đã
phát hành trên thị trường sơ cấp thì phải chú trọng phát triển hệ thống các nhà tạo lập
thị trường. Cần đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu tập trung, nâng cao hiệu quả
hoạt động của thị trường trái phiếu chuyên biệt.
Bảy là, minh bạch hóa hệ thống thông tin và công bố thông tin để nâng cao hình
ảnh và uy tín của DN; tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư đối với thị trường
TPDN, khuyến khích họ gắn bó tích cực, thường xuyên và lâu dài cùng với thị trường.
Tám là, hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở để
đánh giá rủi ro tín dụng và xác định lãi suất yêu cầu đối với từng loại trái phiếu có mức
rủi ro tín dụng khác nhau [24]
Kết luận chương 1
Chương 1 đã đề cập đến các vấn đề chung liên quan đến hoạt động phát hành
trái phiếu của NHTM theo quy định của pháp luật hiện hành. Với những ưu thế vượt
trội so với các hình thức huy động vốn khác, hoạt động phát hành trái phiếu của các
NHTM thực sự trở thành một kênh huy động vốn tích cực và hiệu quả, là sự lựa chọn
hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho các NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung.
24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM
2.1 Khái quát Pháp luật Việt Nam về hoạt động phát hành trái phiếu
của NHTM.
Phát hành trái phiếu là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của
các tổ chức tín dụng trong đó có NHTM cổ phần và thường được quy định một cách rõ
ràng, cụ thể trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới.
Kể từ khi Việt Nam quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường năm 1986 đến nay, nước ta đã có những văn bản pháp luật
quy định chi tiết về việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung, tuy
nhiên chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về việc phát hành
trái phiếu của NHTM mà nó chỉ được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật
chuyên ngành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong suốt quá trình phát
triển của nền kinh tế, các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu của NHTM
trong các văn bản pháp luật chuyên ngành luôn kịp thời và phát triển hơn qua các thời
kỳ.
Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch các loại
trái phiếu đã được ban hành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với các quy định về
phát hành trái phiếu của công ty cổ phần trong Luật Công ty 1990. Thế nhưng trên
thực tế chưa có DN nào phát hành TPDN theo luật này. Năm 1994, Chính phủ ban
hành Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành
trái phiếu, cổ phiếu DNNN ra thị trường thì thị trường TPDN mới chính thức được
hình thành. Quy chế này hướng dẫn các vấn đề có liên quan đến việc phát hành, mua
bán, chuyển nhượng, các hình thức thanh toán, lãi suất trái phiếu và các vấn đề khác có
liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng văn bản này vào trong thực tế đã bộc lộ
25
nhiều hạn chế như: phương thức phát hành chưa phù hợp với thông lệ chung của thị
trường trái phiếu (chưa quy định việc phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh
phát hành, chưa gắn việc phát hành với niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng
khoán tập trung); chưa bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch về thông tin khi phát
hành TPDN. Ngoài ra, Nghị định này đưa ra những quy định về điều hành lãi suất còn
mang nặng tính hành chính, làm giảm tính chủ động của DN và chưa thực sự gắn với
thị trường. Điều kiện phát hành quá chặt chẽ, không khuyến khích DN thực hiện huy
động vốn trên thị trường như phải có lãi 3 năm trước khi phát hành, trái phiếu bắt buộc
phải có tổ chức bảo lãnh thanh toán. Vì vậy, việc phát hành TPDN để huy động vốn
cho các DN theo Nghị định này vẫn còn rất hạn chế và chưa phổ biến. Cùng với Nghị
định 120/CP, trong năm 2004, Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng đã ban
hành Quyết định 212/QĐ/NH1 ngày 22/9/1994 về thể lệ phát hành trái phiếu Ngân
hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ
chức tín dụng. Để chuẩn bị cho sự ra đời của Thị trường chứng khoán (TTCK) ở nước
ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán
và TTCK. Nội dung của Nghị định này hướng dẫn về việc phát hành chứng khoán ra
công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và
TTCK.
Năm 1999, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật Doanh
nghiệp vào ngày 12/6/1999 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2000) để thay thế cho Luật
Công ty 1990. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999 thì việc phát hành trái phiếu
ra thị trường của các DN đã chính thức được điều chỉnh theo Luật này thay cho Luật
Công ty 1990.
Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày
28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm thay thế cho Nghị định
48/1998/NĐ-CP, trong đó điều chỉnh sâu hơn việc phát hành TPDN ra công chúng, các
26
điều kiện niêm yết TPDN cũng như TPCP tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tuy
nhiên, Nghị định này vẫn còn một số bất cập và hạn chế nhất định. Nghị định
144/2003/NĐ-CP đặt ra yêu cầu và các tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán khi DN
phát hành trái phiếu ra công chúng như điều kiện tài chính của tổ chức phát hành, công
bố thông tin … trong khi về phương diện DN thì Luật Doanh nghiệp chưa có hướng
dẫn về vấn đề này, dẫn đến các DN thường rất lúng túng trong quá trình chuẩn bị và
thực hiện phát hành huy động vốn. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 144/2003/NĐ-
CP chỉ quy định việc phát hành trái phiếu ra công chúng (có từ 50 nhà đầu tư tham gia
trở lên, được bảo lãnh phát hành). Như vậy, toàn bộ hoạt động phát hành TPDN theo
hình thức riêng lẻ (cho dưới 50 nhà đầu tư) của Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN
có vốn đầu tư nước ngoài cho đến thời điểm năm 2003 vẫn chưa có khung pháp lý điều
chỉnh.
Năm 2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày
23/7/2004 về phát hành TPDN ra công chúng. Theo đó, các DN khi phát hành trái
phiếu ra công chúng để huy động vốn phải đăng ký với UBCKNN. Điều kiện để được
phát hành trái phiếu bao gồm: có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng; hoạt động sản xuất
kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế liền trước năm đăng ký là số dương và không lỗ
lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành; có tổ chức bảo lãnh phát hành.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành thay thế cho Luật Doanh nghiệp
năm 1999 đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành việc phát hành trái
phiếu của công ty cổ phần, đồng thời đưa ra những mầm mống manh nha cho việc phát
hành trái phiếu của công ty cổ phần ở nước ta. Nhưng ở Luật Doanh nghiệp năm
2005, việc phát hành trái phiếu chỉ quy định cho các công ty cổ phần nói chung và chỉ
nêu một cách sơ bộ về quyền được phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các
loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, luật cũng quy định
các trường hợp không được phát hành trái phiếu (Điều 88, Luật Doang nghiệp 2005).
27
Như vậy Luật DN năm 2005 đã đặt nền móng, hình thành khung pháp lý sơ lược về
quyền phát hành trái phiếu của công ty cổ phần, chưa có nhưng quy định cụ thể về
nguyên tắc phát hành trái phiếu, điều kiện phát hành trái phiếu, loại hình trái phiếu...
Thực tế này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của thời kì đó. Mức độ phát triển của các Tổ
chức tín dụng thời kỳ này còn thấp, các ngân hàng có quy mô nhỏ, đơn giản .
Để xử lý những tồn tại trong quy định về phát hành TPDN, nhất là về phương
diện phát hành TPDN riêng lẻ, trong năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định
52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về việc phát hành TPDN thay thế cho Nghị định
120/CP ngày 17/9/1994. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các DNNN
như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty CP và DN có vốn đầu tư nước
ngoài với một nguyên tắc chung là các DN tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công
khai minh bạch thông tin. Với Nghị định này, DN chỉ cần có thời gian hoạt động tối
thiểu 1 năm kể từ ngày chính thức hoạt động; có báo cáo tài chính của năm liền kề
trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền
kề năm phát hành phải có lãi và có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền thông qua là có thể triển khai việc phát hành trái phiếu để huy
động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển. Với những quy định khá thông thoáng,
Nghị định 52/2006/NĐ-CP không chỉ tạo điều kiện cho DN huy động vốn ngoài thị
trường, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, giảm áp lực cho các NHTM mà còn
làm tăng tính thanh khoản của TPDN do Nghị định này yêu cầu các tổ chức phát hành
phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho các nhà đầu tư nên khuyến khích các nhà đầu tư xem việc đầu tư vào
TPDN như là một kênh đầu tư an toàn, hấp dẫn và có hiệu quả.
Cùng với Nghị định 52/2006/NĐ-CP, một văn bản quy phạm pháp luật khác
cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị trường TPDN đã
được ban hành trong năm 2006, đó chính là Luật Chứng khoán. Luật Chứng khoán đã
28
được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9 – Quốc hội
khóa XI và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào
năm 2010).
Nhằm cụ thể hóa Nghị định 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 3/3/2007 Bộ
Tài chính đã ban hành Thông tư số 17/2007/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào
bán chứng khoán ra công chúng. Như vậy với sự ra đời của Luật chứng khoán, tính đến
thời điểm hiện nay, khung pháp lý cơ bản cho việc phát hành TPDN đã tương đối hoàn
thiện và đầy đủ. Trong cả Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và Nghị định
52/2006/NĐ-CP đều đã có những quy định khá cởi mở nhằm tạo thuận lợi cho DN phát
hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, Nghị định 52/2006/NĐ-CP chỉ quy định
việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở thị trường trong nước, còn việc phát hành trái
phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số
53/2009/NĐ-CP ngày 4/6/2009 của Chính phủ; Nghị định 52/2006/NĐ-CP cũng chưa
có các quy định cụ thể về việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Nghị định
90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ( Nghị định 90)
thay thế Nghị định 52/2006/NĐ-CP đã khắc phục được các nhược điểm đó.
Ngày 14/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về
phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Nghị định 90) thay thế Nghị định 52/2006/NĐ-CP
. Nghị định 90 có nhiều thay đổi, quy định chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành về
phát hành trái phiếu doanh nghiệp và điều chỉnh cả đối với hoạt động phát hành trái
phiếu của các tổ chức tín dụng. Nghị định 90 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh các hoạt
động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bao gồm cả việc phát hành trái phiếu riêng
lẻ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế
của doanh nghiệp. Nghị định này điều chỉnh cả việc phát hành trái phiếu của tổ chức
tín dụng và nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp;
nghị định cũng quy định các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hướng
29
chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành; nghị định còn quy định thêm phương thức
phát hành trái phiếu và bổ sung quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài đối với việc
phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.
* Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật quy định về giao dịch phát hành trái
phiếu ngân hàng như Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.
Sau đó, văn bản này được cụ thể hoá bằng các Quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày
22/9/1994; Quyết định số 214/QĐ-NH1 ngày 23/9/1994; Quyết định số 243/QĐ-NH1
ngày 30/3/1994 và Quyết định số 247/QĐ-NH ngày 05/10/1994 về việc cho phép các
tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng cho
các tổ chức, cá nhân Việt Nam để huy động vốn trung hạn và dài hạn trên thị trường
vốn. Gần đây, giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác lại
tiếp tục được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997 (đạo
luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2004) và được cụ thể hoá bằng
các văn bản dưới luật như Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (khoản 2 Điều 3); Nghị định số
13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín
dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
(khoản 2 Điều 30); Quyết định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Sau đó, văn bản này đã bị thay thế bởi
Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy
động vốn trong nước (sau đây gọi tắt: Quyết định số 02).
Gần đây nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số
07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong
nước của tổ chức tín dụng ( bao gồm phát hành trái phiếu của NHTM cổ phần) (sau
30
đây gọi tắt: Quyết định số 07) để thay thế cho Quyết định số 02 và Quyết định số 07
này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành tại
Thông tư số 16/2009/TT-NHNN ngày 11/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của các tổ chức tín dụng. Hành động này
có thể xem như một nỗ lực đáng kể của Ngân hàng Nhà nước trong việc kết nối hoạt
động huy động vốn của tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần
với thị trường chứng khoán nói chung và việc phát hành trái phiếu của các NHTM nói
riêng, thông qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán Việt
Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay. Có thể nói, việc ban hành
Quyết định số 07 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 16/2009/TT-
NHNN ngày 11/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ
có giá trong nước của các tổ chức tín dụng là cần thiết và đúng hướng. Văn bản này, đã
từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá bao gồm
phát hành trái phiếu của NHTM cổ phần với các quy định của Luật chứng khoán năm
2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định
thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định chưa
rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền của tổ chức
tín dụng cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương thức đấu thầu,
thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng được ban hành thay thế Luật các tổ chức
tín dụng năm 1997 quy định việc phát hành trái phiếu là một trong những hoạt động
của NHTM (Điều 98), Luật cũng quy định Chính phủ căn cứ vào luật này và Luật
Chứng khoán để quy định về việc phát hành trái phiếu trừ trái phiếu chuyển đổi của các
tổ chức tín dụng. Như vậy, Luật các tổ chức tín dụng đưa ra những quy định khái quát
nhất, mang tính nền tảng cho việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng nói
chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng.
31
Như vậy, xét một cách tổng thể thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban
hành các văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung và
các NHTM cổ phần nói riêng tương đối kịp thời và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp nói chung và cho các NHTM nói chung chủ động trong việc huy
động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu, góp phần hỗ trợ việc hình thành và phát
triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu ở Việt Nam, mặt khác cũng tạo cơ sở pháp lý
tăng cường quản lý, giám sát đối với việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp để
hoạt động này an toàn, hiệu quả hơn.
2.2 Nguyên tắc phát hành trái phiếu của các NHTM
Theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP, các nguyên tắc phát hành trái phiếu doanh
nghiệp được thực hiện như sau:
(1) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu
trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn;
(2) Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công
bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
(3) Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ phải đảm bảo nguyên tắc không
phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để cơ cấu lại nợ bằng đồng Việt Nam;
(4) Đối với phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án, doanh
nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% trong tổng
mức đầu tư của chương trình, dự án;
(5) Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế,
ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp
luật về vay và trả nợ nước ngoài.
Luật cũng quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp
thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định
32
này, phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. Trường hợp
quy định của chuyên ngành khác với quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp phát
hành trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Bên cạnh đó,
Luật cũng có các quy đinh riêng đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế,
doanh nghiệp phải phát hành xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định phải làm thủ tục xác nhận và phải
đăng ký khoản vay thương mại nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của Nghị định 90 thì việc phát hành trái phiếu của
NHTM ngoài việc tuân thủ 5 nguyên tắc quy định trong nghị định thì còn phải tuân
thủ các nguyên tắc quy định trong pháp luật chuyên ngành liên quan, đó là Luật Chứng
khoán, Luật các tổ chức tín dụng.
2.3 Chuyển nhượng trái phiếu
Do tính chất dài hạn của phương thức huy động vốn qua kênh phát hành trái
phiếu nên việc chuyển nhượng trái phiếu chỉ được cho phép đối với trái phiếu chuyển
đổi và chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu, theo đó hai loại này sẽ không được
chuyển nhượng trong tối thiểu một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ
trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán
chuyên nghiệp [16].
Nhằm tối đa hóa quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu và xét về khía cạnh pháp lý
thì trái phiếu là một trong những loại tài sản giấy tờ có giá nên chủ sở hữu trái phiếu
được quyền dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu,
cầm cố trong các quan hệ dân sự và quan hệ tín dụng và đồng thời đối tượng mua trái
phiếu không bị ràng buộc bởi bất kỳ giới hạn nào ngoại trừ việc dùng kinh phí từ ngân
sách nhà nước để mua trái phiếu.
2.4 Phương thức phát hành trái phiếu.
33
Có hai phương thức phát hành trái phiếu là phát hành phiếu riêng lẻ và phát hành
phiếu ra công chúng.
 Phát hành riêng lẻ (Private Placement) “là phát hành trái phiếu cho
dưới một trăm (100) nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp và không sử dụng
phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet”. (Khoản 4, Điều 2, Nghị định
90/2011/NĐ-CP). Đó là việc công ty phát hành chào bán trái phiếu của mình trong
phạm vi một số người nhất định, thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý
định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài với những điều kiện hạn chế chứ không
phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc
phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Tức là ngân hàng
đầu tư sẽ đứng ra mua trọn gói số trái phiếu phát hành và phân phối lại cho các
nhà đầu tư. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành
riêng lẻ, còn việc phát hành cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức
này bởi lẽ cổ phiếu là một mặt hàng hấp dẫn và phổ biến trên thị trường chứng khoán,
công ty thường phát hành rộng rãi cổ phiếu ra công chúng như một hình thức huy động
vốn hiệu quả [17].
 Phát hành ra công chúng: là việc phát hành trong đó trái phiếu có thể
chuyển nhượng và được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư
(trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt
một mức nhất định. Chính vì vậy thủ tục phát hành công chúng thường phức tạp hơn là
phát hành riêng lẻ, thường phải đi kèm với một số điều kiện về tình hình kinh doanh
công ty và khối lượng phát hành có sự thẩm định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước..
Cụ thể, Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN quy định như sau:
“Chào bán trái phiếu ra công chúng” là việc chào bán trái phiếu theo một trong
các phương thức sau:
a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet
34
b) Chào bán trái phiếu cho từ một năm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư
chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê
tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định.
Ý nghĩa của việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để
xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất
lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho nhà đầu tư nói chung,
nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây
dựng một thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng an toàn,
công khai và có hiệu quả.
2.5 Điều kiện phát hành trái phiếu
2.5.1. Đối với chào bán trái phiếu ra công chúng
Sau khi thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, trái phiếu của chủ thể phát
hành sẽ được sở hữu rộng rãi bởi các nhà đầu tư. Sự thành bại của chủ thể phát hành
trong quá trình kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi của các nhà đầu tư có
được từ lãi trái phiếu. Để bảo vệ lợi ích thỏa đáng của các nhà đầu tư và cũng để củng
cố lòng tin của họ vào thị trường chứng khoán, pháp luật mà cụ thể là Luật Chứng
khoán đã đề ra các điều kiện mà tổ chức phát hành phải thỏa mãn để được chào bán trái
phiếu ra công chúng như sau:
Theo Điều 12 của Luật chứng khoán, điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng
bao gồm:
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ
mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
35
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi,
đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ
phải trả quá hạn trên một năm
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào
bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông
qua
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều
kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các
điều kiện khác.
Hiện nay, theo Luật Chứng khoán năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010,
các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng cũng được các nhà làm luật thiết kế
có phân biệt giữa chào bán cổ phiếu, chào bán trái phiếu và chào chứng chỉ quỹ đầu tư
ra công chúng. Những quy định của Luật Chứng khoán về điều kiện chào bán trái
phiếu ra công chúng còn lưu ý đến địa vị pháp lý của chủ thể phát hành cũng như địa vị
pháp lý của nơi chào bán trái phiếu, vì vậy điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng
có sự phân biệt giữa công ty cổ phần, công ty TNHH và quỹ đầu tư chứng khoán đại
chúng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển
đổi thành công ty cổ phần và doanh nghiệp thành lập mới; giữa chào bán trái phiếu
trong nước với chào bán trái phiếu quốc tế.
Ngoài ra theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ hướng
dẫn Luật Chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi, thì tổ chức phát hành phải mở
một tài khoản riêng tại NHTM để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trường
hợp tổ chức phát hành là NHTM thì phải lựa chọn một NHTM khác để phong tỏa số
tiền thu được từ đợt chào bán. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào
bán, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước về kết quả chào
36
bán kèm theo xác nhận của NHTM nơi mở tài tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền
thu được từ đợt chào bán.
2.5.2. Đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ trong nước
2.5.2.1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi
Điều 13, Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện phát hành trái phiếu
không chuyển đổi như sau:
a) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày
doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động;
b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành
phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ
chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính
được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp
nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4
hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có:
- Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh có lãi;
- Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi được kiểm toán (nếu có);
- Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có
lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo
Điều lệ hoạt động của công ty.
c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn
trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật
chuyên ngành;
37
d) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và
chấp thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này.
2.5.2.2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng
quyền
Theo quy định tại điều 28, Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN và Thông tư số
16/2009/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 07/2008/QĐ-
NHNN thi Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần phát hành trái
phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của
Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín
dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; Có thời gian hoạt động tối thiểu là một
năm kể từ ngày tổ chức tín dụng chính thức đi vào hoạt động
2. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính được Đại hội đồng cổ đông thông qua và
được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành và tính
đến thời điểm gần nhất phải có lãi, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của năm liền kề trước
năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất dưới 5%.
4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 3 năm liên tiếp
trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu
kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động từ 2 đến dưới 3
năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 2 năm liên tiếp
trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu
kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động dưới 2 năm, tỷ suất
38
lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự
kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.
5. Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành
trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của tổ chức tín
dụng. Nếu phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái
phiếu kèm chứng quyền đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua có thay đổi, tổ chức
tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng)
để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận.
Ngoài ra, điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp nói chung
và của Ngân hàng thương mại nói riêng phải tuân theo các quy định tại Khoản 2, Điều
13 của Nghị định 90/2011/NĐ-CP như sau:
(i) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm
theo chứng quyền;
(ii) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt
Nam theo quy định của pháp luật hiện hành;
(iii) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06)
tháng.
2.5.3. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế
Điều kiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được quy định tại Điều 23
Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14-10-2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu
doanh nghiệp như sau:
* Đối với trái phiếu không chuyển đổi: doanh nghiệp phát hành có thời gian
hoạt động tối thiểu là ba năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động và đáp ứng đủ các
điều kiện sau: 1) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ba năm liên tiếp liền kề
trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán
39
Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.
Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành trong ba năm liên tiếp
liền kề trước năm phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần.
2) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về bảo đảm an toàn trong
hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật
chuyên ngành. 3) Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước
xác nhận thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hằng năm được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt. 4) Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để
phát hành trái phiếu. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm có hệ số tín
nhiệm tối thiểu bằng hệ số tín nhiệm quốc gia. 5) Phương án phát hành trái phiếu được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 24 và Điều 26 nghị
định này. 6) Doanh nghiệp phát hành đã hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng luật
pháp của thị trường phát hành áp dụng cho từng đợt, từng hình thức phát hành [17]
* Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền: doanh
nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, ngoài
việc đáp ứng các điều kiện quy định như doanh nghiệp phát hành trái phiếu không
chuyển đổi nêu trên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: 1) Thuộc đối tượng được
phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền. 2) Bảo đảm tỷ
lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của
pháp luật hiện hành. 3) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất
sáu tháng [18].
2.6 Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt
2.6.1. Đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước
* Nội dung cơ bản của phương án phát hành trái phiếu
(i) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật
Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam   luận văn th s. luật

Contenu connexe

Tendances

Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan ananh hieu
 

Tendances (20)

Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAYLuận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vayLuận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
Luận văn: Pháp luật về cho vay và đảm bảo an toàn khi cho vay
 
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcĐề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
 
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nướcHoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
Hoạt động thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng nhà nước
 
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi tại ngân hàng SHB, HAY
 
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt NamLuận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Luận án: Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi từ thực tiễn Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
 
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viênLuận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
Luận văn: Trách nhiệm của người quản lý công ty TNHH 2 thành viên
 
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAYLuận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
Luận án: Quản trị công ty đại chúng theo pháp luật hiện nay, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAYLuận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
Luận văn: Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ, HAY
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
 
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luậtLuận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
Luận văn: quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp theo luật
 
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOTĐề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
Đề tài: Pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng AgribankHuy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
Huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của ngân hàng Agribank
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
 

Similaire à Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam luận văn th s. luật

Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo luật chứng khoán ở việt nam hiện ...
Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo luật chứng khoán ở việt nam hiện ...Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo luật chứng khoán ở việt nam hiện ...
Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo luật chứng khoán ở việt nam hiện ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdfPháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdfNuioKila
 

Similaire à Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam luận văn th s. luật (20)

Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOTPháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank, HOT
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc bảo lãnh ngân hàng
Đề tài: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc bảo lãnh ngân hàngĐề tài: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc bảo lãnh ngân hàng
Đề tài: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc bảo lãnh ngân hàng
 
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAYĐề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
 
Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo luật chứng khoán ở việt nam hiện ...
Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo luật chứng khoán ở việt nam hiện ...Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo luật chứng khoán ở việt nam hiện ...
Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo luật chứng khoán ở việt nam hiện ...
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của công ty chứng khoán theo Luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt NamĐề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
Đề tài: Pháp luật về chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam
 
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàngGiải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động cho vay của ngân hàng
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
 
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOTĐề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, HOT
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt NamLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOTĐề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
Đề tài: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại, HOT
 
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mạiLuận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
Luận án: Pháp luật về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAYĐề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
Đề tài: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các ngân hàng, HAY
 
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdfPháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng ở Việt Nam 6831234.pdf
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt NamLuận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam
 
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.docPháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
Pháp Luật Về Cho Vay Và Đảm Bảo An Toàn Khi Cho Vay.doc
 
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng tại Ngân hàng Vietcombank
 
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàngĐề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
Đề tài: Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng
 
Luận văn: Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, HAY
Luận văn: Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, HAYLuận văn: Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, HAY
Luận văn: Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng AgribankĐề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
Đề tài: Pháp luật về quản lý sử dụng vốn của ngân hàng Agribank
 

Plus de nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

Plus de nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Dernier

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 

Pháp luật phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở việt nam luận văn th s. luật

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HUẾ PHÁP LUẬT PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2013
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HUẾ PHÁP LUẬT PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương Hà nội – 2013
  • 3. MỤC LỤC Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Trang MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM ....................................................4 1.1 Khái luận về Ngân hàng thương mại (NHTM). ................................................6 1.2 Trái phiếu và hoạt động trái phiếu của Ngân hàng thương mại (NHTM).........6 1.2.1 Trái phiếu ...................................................................................................6 1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu do NHTM phát hành .....................8 1.2.3 Bản chất và đặc điểm của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM .....9 1.3 Loại hình và hình thức trái phiếu ....................................................................10 1.3.1 Trái phiếu không chuyển đổi: ..................................................................10 1.3.2 Trái phiếu chuyển đổi: .............................................................................11 1.4 Kỳ hạn trái phiếu .............................................................................................13 1.5 Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu.................................................13 1.6 Vai trò của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM ..................................14 1.7 Thực tiễn hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới...................................................................................................16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM..........................24 2.1 Khái quát Pháp luật Việt Nam về hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM. ..................................................................................................................24 2.2 Nguyên tắc phát hành trái phiếu của các NHTM ............................................31 2.3 Chuyển nhượng trái phiếu ...............................................................................32 2.4 Phương thức phát hành trái phiếu....................................................................32 2.5 Điều kiện phát hành trái phiếu.........................................................................34 2.5.1. Đối với chào bán trái phiếu ra công chúng .............................................34
  • 4. 2.5.2. Đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ trong nước....................................36 2.5.3. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế.......................................................38 2.6 Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt..............................39 2.6.1. Đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước....................................39 2.6.2. Đối với phát hành trái phiếu ra công chúng............................................41 2.6.3. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế.......................................................41 2.7 Hồ sơ, phương thức và thời hạn xem xét việc phát hành trái phiếu của NHTM. ..................................................................................................................42 2.7.1 Hồ sơ phát hành trái phiếu .......................................................................42 2.7.2. Phương thức phát hành trái phiếu ...........................................................44 2.7.3 Thời hạn xem xét việc phát hành trái phiếu.............................................45 2.8 Thông báo phát hành trái phiếu và công bố thông tin.....................................45 2.8.1. Thông báo phát hành trái phiếu...............................................................45 2.8.2. Công bố thông tin phát hành trái phiếu...................................................46 2.9 Quyền lợi của người mua trái phiếu và trách nhiệm của NHTM....................49 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP..............................................................................................56 3.1 Thực tiễn hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam ..........56 3.2 Đánh giá ưu và nhược điểm của việc phát hành trái phiếu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua...................................................71 3.3 Nguyên nhân hạn chế sự phát triển của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua. ...............................................................77 3.5 Kiến nghị và giải pháp.....................................................................................82 KẾT LUẬN.................................................................................................101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………….103
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ty cổ phần: CTCP Luật các tổ chức tín dụng năm 2010: Luật TCTD 2010 Luật Chứng khoán: Luật CK Ngân hàng thương mại: NHTM Tổ chưc tín dụng: TCTD Nghị định: NĐ Phát hành trái phiếu: PHTP
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Những năm gần đây, Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Các ngân hàng thương mại đã áp dụng nhiều kênh huy động vốn khác nhau trong đó hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM là tạo ra một kênh huy động vốn rất hiệu quả, nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trái phiếu NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có thể sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn. Vì thế, pháp luật cần có các quy định chặt chẽ về phát hành trái phiếu của các các ngân hàng thương mại để tăng cường hoạt động hiệu quả trong hoạt huy động vốn doanh cuả các ngân hàng thương mại. Vì vậy việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam là một vấn đề mang tính cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu trong nước Đã có rất nhiều sách báo, tạp chí khoa học chuyên ngành nghiên cứu về phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam như tạp chí ngân hàng, tạp chí luật học, trong đó các tài liệu này đã nói khái quát về tổ chức và hoạt động của NHTMCP. Pháp luật Việt nam hiện hành cũng có các quy định về phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu trước đó đã đánh giá một các khái quát về phát hành trái của các doanh nghiệp nói chung bao gồm cả ngân hàng thương mại ở Việt Nam, theo đó các nghiên cứu này đã đánh giá cao vai trò của hoạt động phát hành trái phiếu trong việc huy động vốn của các ngân hàng. Các nghiên cứu này cũng đã nhận xét về những ưu điểm cũng như nhược điểm của pháp luật Việt Nam hiện hành về phát hành trái phiếu của các Doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu về phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
  • 7. 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm tăng cường hoạt động hiệu quả cho hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam và hạn chế rủi ro trong hoạt động phát hành trái phiếu của các ngân hàng này. 3.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam hiện hành về quy chế pháp lý của hoạt động phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và đối chiếu, so sánh với các quy định của pháp luật các nước khác trên thế giới về để khắc phục, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài - Luận văn nghiên cứu, đánh giá những quy định hiện hành của pháp luật Việt nam về phát hành trái phiếu của NHTM, thực tiễn áp dụng pháp luật của các NHTM trong hoạt động phát hành trái phiếu và so sánh những quy định này với pháp luật của một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra những nhận xét đánh giá và phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt nam về phát hành trái phiếu của các ngân hàng thương mại. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về phát hành trái phiếu của các NHTM và việc áp dụng các quy định này của pháp luật vào thực tiễn hoạt động của các NHTM. Phạm vi nghiên cứu là các quy định hiện hành của pháp luật Việt nam và pháp luật cuả một số nước trên thế giới về phát hành trái phiếu của NHTM.
  • 8. 3 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận: Đây là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ đầu tiên đề cập một cách có hệ thống và toàn diện những vẫn đề lý luận và thực tiễn về phát hành trái phiếu của NHTM ở Việt Nam ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học với những đóng góp về mặt khoa học đã nêu trên. Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện những quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu của NHTM ở Việt Nam, so sánh với một số nước trên thế giới, và chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, yếu kém của hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM ở Việt Nam, cũng như những vướng mắc và bất cập của những quy định của pháp luật trong quá trình áp dụng. Nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về phát hành trái phiếu của NHTM ở Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương: CHƯƠNG 1: Những vấn đề khái quát về hoạt động phát hành trái phiếu của Ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam. CHƯƠNG 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam đối với hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM. CHƯƠNG 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật trong hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM ở Việt Nam. Một số kiến nghị và giải pháp.
  • 9. 4 CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM 1.1 Khái luận về Ngân hàng thương mại (NHTM). * Khái niệm về NHTM Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại:  Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.  Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính.  Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư.  Theo Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.  Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16 tháng 07 năm 2009 của Chính Phủ quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM thì : “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về Ngân hàng thương mại: Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh
  • 10. 5 doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là huy động vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan. NHTM là tổ chức tài chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Trong vài năm qua, những đóng góp của hệ thống NHTM Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn. Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM VN đã tăng nhanh, đã và đang từng bước chuyển dần hướng tới một hệ thống tương thích của các nền kinh tế đang nổi và mới phát triển. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. * Hoạt động, chức năng, vai trò của NHTM Các hoạt động chủ yếu của NHTM bao gồm: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài; cấp tín dụng; mở tài khoản thanh toán cho khách hàng; cung ứng các phương tiện thanh toán; cung ứng các dịch vụ thanh toán khác. Các hoạt động này được quy định trong Luật các tổ chức tín dụng và lần lượt được cụ thể hóa, quy định chi tiết hơn trong các nghị định của Chính phủ và các văn bản dưới luật. NHTM có các chức năng làm trung gian tín dụng, chức năng thanh toán, chức năng tạo tiền. Có thể nhận thấy, sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước làm thay đổi cơ bản nền kinh tế với những chỉ số kinh tế ngày càng khả quan, hệ thống ngân hàng đã đóng một vai trò quan trọng. Những đổi đóng góp của hệ thống ngân hành nói chung và của các NHTM nói riêng vào nền kinh tế của đất nước được coi là khâu đột phá, có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế.
  • 11. 6 1.2 Trái phiếu và hoạt động trái phiếu của Ngân hàng thương mại (NHTM) 1.2.1 Trái phiếu Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Nghị định 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (sau đây goi tắt là Nghị định 90) thì “trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, với mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng. Các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng. Tiền thu từ phát hành trái phiếu, doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho mục đích thực hiện các khoản đầu tư, cơ cấu lại khoản vay trung và dài hạn hoặc tăng quy mô vốn hoạt động. Căn cứ mức độ uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả của dự án đầu tư và tình hình thị trường tài chính - tiền tệ, doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định lãi suất trái phiếu cho từng đợt phát hành. Lãi suất trái phiếu có thể xác định cố định cho cả kỳ hạn hoặc thả nổi trên thị trường. Trường hợp phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi, tổ chức phát hành công bố mức lãi suất tham chiếu để làm căn cứ xác định lãi suất phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp bao gồm: trái phiếu chuyển đổi (loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của cùng một tổ chức phát hành theo các điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành) và trái phiếu không chuyển đổi (loại trái phiếu không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu). Tuy nhiên, chỉ có công ty cổ phần mới được quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi. Thông thường, trái phiếu có những đặc điểm chủ yếu sau: * Mệnh giá:
  • 12. 7 Là giá trị danh nghĩa được thể hiện trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết sẽ hoàn trả cho người sở hữu trái phiếu vào ngày đáo hạn. * Lãi suất trái phiếu: Mỗi trái phiếu đều có một mức lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Trái phiếu phát hành với mức lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu. Số tiền lãi trái phiếu được tính bằng mệnh giá trái phiếu nhân với lãi suất trái phiếu. Thông thường, thời hạn trả lãi của trái phiếu được quy định một năm hoặc nửa năm một lần. * Giá trái phiếu: Đây là số tiền thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra để được quyền sở hữu trái phiếu. Trái phiếu có thể được mua bằng mệnh giá, cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá (còn gọi là giá chiết khấu). Dù vậy, tiền lãi trả cho các trái chủ luôn được xác định trên mệnh giá trái phiếu; đồng thời, trái chủ sẽ được hoàn trả vốn gốc ban đầu bằng với mệnh giá trái phiếu vào ngày đáo hạn. * Kỳ hạn của trái phiếu: Kỳ hạn cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu nhận được tiền lãi định kỳ và thời điểm mà tổ chức phát hành phải hoàn trả khoản vốn gốc ban đầu cho các nhà đầu tư trái phiếu theo mệnh giá trái phiếu. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 90 thì: Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ một (01) năm trở lên; Doanh nghiệp phát hành quyết định kỳ hạn trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn và công bố tại phương án phát hành. Kỳ hạn trái phiếu có ý nghĩa rất quan trọng vì lợi tức trái phiếu phụ thuộc vào thời hạn trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu càng dài thì giá trái phiếu càng
  • 13. 8 biến động lớn do sự ảnh hưởng của biến động lãi suất thị trường. Hay nói cách khác, sự biến động của giá trái phiếu thì phụ thuộc vào kỳ hạn của trái phiếu. Trái phiếu trên thị trường tài chính có rất nhiều loại, tuỳ theo tiêu chí khác nhau mà trái phiếu sẽ được phân thành các loại tương ứng. Nếu căn cứ vào tiêu chí đối tượng phát hành và mục đích phát hành, trái phiếu được phân thành hai loại là trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, trái phiếu chính phủ (TPCP) là loại trái phiếu do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích cân đối ngân sách, tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và được đảm bảo bằng ngân sách quốc gia hoặc ngân sách địa phương. Trái phiếu chính phủ là loại trái phiếu được đánh giá an toàn nhất, hầu như không có rủi ro vì nó được đảm bảo bằng nguồn vốn ngân sách. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là loại trái phiếu do các DN phát hành nhằm huy động vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển, mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá có mức rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ, vì vậy lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp thường cao hơn lãi suất của trái phiếu chính phủ ở cùng kỳ hạn [16] 1.2.2 Khái niệm và đặc điểm của trái phiếu do NHTM phát hành Trái phiếu do NHTM phát hành là một loại trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu được phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm huy động vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển. Doanh nghiệp (bao gồm các NHTM) sẽ phát hành trái phiếu khi có nhu cầu huy động vốn lớn để tài trợ cho việc đầu tư mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong trường hợp không đủ điều kiện hoặc không muốn phát hành cổ phiếu, hoặc tùy thuộc vào chiến lược quản lý vốn của mỗi doanh nghiệp. Về bản chất, trái phiếu doanh nghiệp chính là chứng khán xác nhận nợ của doanh nghiệp phát hành, trong đó doanh nghiệp phát hành trái phiếu là người đi vay còn người mua trái phiếu (trái chủ) chính là người cho vay. Trái phiếu doanh nghiệp
  • 14. 9 chính là sự chứng nhận về mặt pháp lý, ghi nhận sự liên hệ giữa quyền của chủ nợ đối với doanh nghiệp và những nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện. Thông thường, trái phiếu doanh nghiệp được trả lãi theo thời hạn một năm hoặc nửa năm một lần. Trong trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, các trái chủ được quyền ưu tiên thanh toán trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Trong phân khúc trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu do các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phát hành thường được phân loại thành một nhánh riêng. Về bản chất, trái phiếu do NHTM phát hành có thể coi là một dạng huy động tiết kiệm đặc biệt của các ngân hàng. 1.2.3 Bản chất và đặc điểm của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM Việc phát hành trái phiếu của NHTM thực chất là một hình thức huy động vốn, có thể chính các công ty chứng khoán mua kinh doanh. Hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM là tạo ra một kênh huy động vốn rất hiệu quả, nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trái phiếu NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có thể sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn. Bởi lãi suất trái phiếu ngân hàng có mức trên dưới 10,5% một năm, bên mua có quyền bán lại trái phiếu cho bên bán khi chưa đến kỳ đáo hạn. Lãi suất được thanh toán cuối kỳ hoặc hàng năm…Một số doanh nghiệp hiện trích một phần vốn ra đầu tư trái phiếu ngân hàng trong lúc chưa có dự án hoặc do vẫn có nguồn vốn nhàn rỗi nhưng chưa triển khai được dự án nên đầu tư vào trái phiếu và họ có thể bán lại cho ngân hàng thu hồi vốn khi có nhu cầu vốn. Thực tế trên thị trường, lãi suất tiết kiệm VND hiện được các ngân hàng đẩy lên cao, sát trần cho vay , cùng nhiều khuyến mãi, tiện ích để khuyến khích khách hàng gửi tiền. Trong khi đó, người dân không mấy mặn mà với gửi kỳ hạn dài. Với các mức lãi suất cao, ngân hàng lại có thêm những điều kiện ràng buộc như món tiền gửi lớn, không được rút trước hạn, lĩnh lãi cuối kỳ… Điều này không phù hợp với tính toán của khách hàng
  • 15. 10 cũng như nhu cầu rút vốn linh hoạt để rót vào các kênh đầu tư khác đang hấp dẫn. Đại diện một số NHTM thừa nhận, nhu cầu vốn trung dài hạn thường rất lớn trong khi nguồn vốn trung dài hạn không nhiều. Thời gian qua, tình hình huy động vốn trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp gần như tê liệt. Doanh nghiệp phải làm hồ sơ đến ngân hàng đề nghị tài trợ vốn trung dài hạn. Để huy động vốn trung dài hạn, phát hành trái phiếu trung dài hạn là bài toán được các ngân hàng áp dụng linh hoạt. Nhờ đó các ngân hàng đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn từ phát hành trái phiếu. Thông qua hoạt động phát hành trái phiếu, theo đánh giá của các chuyên gia, các NHTM cùng lúc đạt được nhiều mục đích như vừa cải thiện vốn trung – dài hạn, vừa có cơ sở tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn phát hành trái phiếu. Với nguồn vốn mới này, các NHTM có khả năng đa dạng hóa kênh đầu tư thông qua việc đầu tư vào các loại giấy tờ có đặc biệt là TPCP, trái phiếu của chính các NHTM hoặc các tổ chức kinh tế [21]. 1.3 Loại hình và hình thức trái phiếu Phân loại dựa vào tính chất thì trái phiếu có hai loại là trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu chuyển đổi; phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của chủ thế phát hành thì trái phiếu bao gồm: trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu không có bảo đảm. Trái phiếu không chuyển đổi có thể được phát hành bởi công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, riêng đối với trái phiếu không chuyển đổi có kèm chứng quyền thì chỉ được phép phát hành bởi CTCP. Trái phiểu chuyển đổi có thể chuyển thành cổ phiếu phổ thông nếu doanh nghiệp phát hành là CTCP và theo các điều kiện đã được xác định trước đó trong phương án phát hành. 1.3.1 Trái phiếu không chuyển đổi: Khoản 1 Điều 5, Nghị định 90 quy định Trái phiếu không chuyển đổi như sau:
  • 16. 11 a) Trái phiếu không chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền; b) Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Đối tượng phát hành trái phiếu không chuyển đổi có kèm chứng quyền là công ty cổ phần. Theo đó, trái phiếu không chuyển đổi là loại trái phiếu không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu. Việc phát hành loại trái phiếu này phải tuân theo nguyên tắc: công khai mục đích sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu; tổng mức phát hành không vượt hạn mức phát hành được duyệt. Trên thực tế thì việc phát hành trái phiếu không chuyển đổi không hấp dẫn các nhà đầu tư bằng loại hình trái phiếu chuyển đổi vì nhược điểm của loại hình trái phiếu này là không có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu. 1.3.2 Trái phiếu chuyển đổi: Khoản 2 điều 5 Nghị định 90 quy định trái phiếu chuyển đổi như sau: a) Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có bảo đảm hoặc trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền; b) Đối tượng phát hành trái phiếu chuyển đổi là công ty cổ phần.[15] Như vậy theo Nghị định thì doanh nghiệp là công ty cổ phần bao gồm cả các ngân hàng thương mại cổ phần được phép phát hành cả trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu chuyển đổi. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 90 thì : “Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu”. Loại trái phiếu này có đặc điểm là lãi suất cố định và tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song trái phiếu chuyển đổi hứa hẹn đem lại cho
  • 17. 12 nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn khi chuyển đổi thành loại cổ phiếu thường doanh nghiệp và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Về bản chất kinh tế, trái phiếu chuyển đổi được coi là một sản phẩm lồng ghép giữa trái phiếu DN và quyền mua cổ phiếu do chính DN phát hành. Quyền mua cổ phiếu cho phép người nắm giữ có quyền, mà không có nghĩa vụ mua cổ phiếu tại một thời điểm trong tương lai với một mức giá xác định trước. Sự khác biệt của trái phiếu chuyển đổi so với trái phiếu không chuyển đổi đó là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ. Do đó, trái phiếu chuyển đổi thường có giá trị hơn trái phiếu thông thường [35].  Những ưu điểm và nhược điểm của việc phát hành 2 loại hình trái phiếu này:  Ưu điểm: Việc phát hành loại hình trái phiếu chuyển đổi của các NHTM nói riêng và các doanh nghiệp nói chung có những ưu điểm mà việc phát hành trái không chuyển đổi không có như: Chi phí phát hành và lãi suất phải trả thấp hơn so với phát hành trái phiếu thông thường cũng như so với lãi suất ngân hàng và điều này đồng nghĩa với việc giảm rủi ro đối với tổ chức phát hành; tăng vốn cổ phần trong tương lai khi chuyển từ trái phiếu thành vốn cổ phần; giá cổ phiếu thường không bị sụt giảm do tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường; trước khi trái phiếu được chuyển đổi sẽ không làm giảm thu nhập của các cổ đông hiện hữu so với phát hành cổ phiếu; dễ dàng hơn trong việc huy động vốn do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu [41].  Nhược điểm: Tuy nhiên, việc phát hành trái không chuyển đổi cũng có những nhược điểm như: do cổ đông thường tham gia vào việc quản lý công ty nên khi chuyển đổi có thể gây ra một sự thay đổi trong việc kiểm soát công ty; khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị "pha loãng" do tăng số cổ phiếu lưu hành nên mỗi cổ phần khi đó
  • 18. 13 đại diện cho một tỷ lệ thấp hơn của quyền sở hữu trong công ty; kết quả chuyển đổi sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tức là làm tăng thu nhập chịu thuế của công ty,do đó, công ty phải trả thuế nhiều hơn khi chuyển đổi. Những nhược điểm của việc phát hành trái phiểu chuyển đổi cũng là những ưu điểm của việc phát hành trái phiếu không chuyển đổi. Trên thực tế thì việc các NHTM phát hành trái phiếu chuyển đổi dễ dàng huy động vốn và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn so với việc phát hành trái phiếu không chuyển đổi do tính hấp dẫn của việc có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu. 1.4 Kỳ hạn trái phiếu Kỳ hạn hay còn gọi là thời hạn trái phiếu là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày đến hạn thanh toán ( theo khoản 8 Điều 4 về Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ- NHNN ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) [13]. Doanh nghiệp bao gồm các Ngân hàng thương mại tự quyết định về kỳ hạn của trái phiếu trên cơ sở nhu cầu thời hạn mong muốn sử dụng vốn vay, tuy nhiên trái phiếu phát hành có kỳ hạn tối thiểu phải là từ một năm trở lên, kỳ hạn trái phiếu phải được công bố trong phương án phát hành. 1.5 Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu Điều 7, Nghị định 90 quy định về đồng tiền phát hành trái phiếu như sau: 1. Đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành là đồng Việt Nam. 2. Đối với trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành là ngoại tệ tự do chuyển đổi. 3. Đồng tiền sử dụng để thanh toán gốc, lãi trái phiếu cùng loại với đồng tiền phát hành. [15]
  • 19. 14 Như vậy, đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. 1.6 Vai trò của hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM Nhu cầu về vốn là một trong những nhu cầu được xem là bức xúc nhất hiện nay của DN nói chung và của các NHTM nói riêng, nhằm mục đích huy động vốn để tài trợ cho đầu tư phát triển, mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh của các NHTM trên cả thị trường quốc tế cũng như thị trường nội địa; đặc biệt sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Tùy vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của mình, các NHTM có thể lựa chọn phương án huy động vốn phù hợp. Xét về mặt tổng thể, việc huy động vốn bằng phương thức phát hành trái phiếu thường có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức tài trợ vốn khác. * Đối với nền kinh tế Thứ nhất, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM cũng như các DN là một trong những kênh huy động vốn của thị trường tài chính, thu hút nguồn vốn từ những nhà đầu tư có vốn tiết kiệm nhàn rỗi sang những người có nhu cầu thật sự về vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, tạo nên những hoạt động đầu tư, kinh doanh thực sự có hiệu quả. Thứ hai, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM góp phần đa dạng hóa các công cụ tài chính. Bên cạnh thị trường cổ phiếu với mức độ rủi ro cao thi trái phiếu được xem là kênh đầu tư an toàn hơn và có hiệu quả cao trong đầu tư dài hạn. * Đối với NHTM Thứ nhất, việc các NHTM phát hành trái phiếu là tạo ra một kênh huy động vốn hiệu quả, nhất là trong thời buổi cạnh tranh ngày càng gay gắt. Phát hành trái phiếu sẽ
  • 20. 15 giúp cho các NHTM huy động được một lượng vốn lớn với chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với vốn cổ phần, đồng thời giới hạn trách nhiệm của NHTM đối với các khoản nợ khi phát hành trái phiếu cũng ít bị ràng buộc hơn so với khi phát hành cổ phiếu. Mặt khác, việc huy động nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu có thể giúp NHTM giảm được chi phí sử dụng vốn do lãi suất trả cho các trái chủ được tính vào chi phí của NHTM nên số thuế thu nhập mà NHTM phải nộp sẽ được giảm đi, trong khi phần cổ tức thanh toán cho các cổ đông là phần thu nhập còn lại sau khi DN đã nộp thuế. Hay nói cách khác, chi phí sử dụng vốn từ trái phiếu là chi phí không phải chịu thuế còn chi phí vốn cổ phần là chi phí phải chịu thuế. Bên cạnh đó, trái phiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của NHTM đối với các trái chủ sẽ được chấm dứt khi trái phiếu đáo hạn, còn cổ phiếu thể hiện đặc tính sở hữu một cách lâu dài nên các ngân hàng phải có trách nhiệm đối với các cổ đông trong suốt thời gian ngân hàng tồn tại. Thứ hai, phát hành trái phiếu làm tăng tổng tài sản của các ngân hàng. Có thể nói, tổng tài sản lớn đang là một thế mạnh mà các ngân hàng rất quan tâm khai thác. Ngân hàng nào cũng muốn mình có tổng tài sản lớn nhất vì cổ đông và khách hàng của họ cứ thấy ngân hàng nào có tổng tài sản lớn nhất là yên tâm. Điều này hàm chứa nhiều rủi ro vì trên thực tế có tình trạng là ngân hàng này phát hành trái phiếu, ngân hàng khác mua vào và cứ như thế tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng lên. Thứ ba, việc các ngân hàng phát hành trái phiếu để tăng khả năng cho vay trung và dài hạn. Trái phiếu NHTM được nhận định là rất thanh khoản, có thể sinh lời cao, lãi suất hấp dẫn, điều kiện linh hoạt nên các NHTM nhờ phát hành trái phiếu mà thu về hàng ngàn tỷ đồng vốn trung dài hạn. Điều này cho thấy hệ thống ngân hàng vẫn là kênh trung chuyển vốn chính. Thị trường chứng khoán vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, chỉ một số ít doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn trực tiếp từ thị trường này.
  • 21. 16 *Đối với nhà đầu tư Tùy vào tình hình tài chính và khả năng mạo hiểm, nhà đầu tư có thể lựa chọn cho mình kênh đầu tư thích hợp. Nếu như đầu tư vào cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao hơn nhưng bên cạnh đó mức độ rủi ro tương đối cao thì trái phiếu là giải pháp an toàn dài hạn. Hơn thế nữa, nếu một doanh nghiệp giải thể hay phá sản thì trái chủ luôn được ưu tiên thanh toán trước các cổ đông. 1.7 Thực tiễn hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp ở một số nước trên thế giới. Sự phát triển của thị trường trái phiếu là yếu tố quan trọng làm nên sự phát triển bền vững của hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung và của các NHTM cổ phần nói riêng. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) (bao gồm cả trái phiếu của NHTM cổ phần) Việt Nam, bên cạnh việc phân tích và đánh giá thực trạng tình hình thị trường trong nước thì vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường TPDN là hết sức quan trọng và cần thiết. * Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Mỹ: Đa số các doanh nghiệp đều áp dụng phương thức phát hành TPDN để huy động vốn, chủ yếu là các trái phiếu có thời gian đáo hạn từ 2 năm đến 50 năm. Thị trường TPDN Mỹ đã trở thành thị trường phát hành phi chính phủ lớn nhất thế giới kể từ những năm 1920. Thị trường TPDN Mỹ là thị trường phi tập trung giữa các nhà kinh doanh và công chúng. Việc phát hành TPDN ở Mỹ phát triển mạnh theo cả hai phương diện về số lượng DN phát hành cũng như về giá trị trái phiếu đang lưu hành. Ở Mỹ, trái phiếu do các công ty nước ngoài phát hành bằng USD gọi là trái phiếu Yankee và loại trái phiếu này có một khu vực thị trường đặc biệt trong thị trường TPDN gọi là thị trường trái phiếu Yankee. Trái phiếu Yankee có các đặc điểm tương tự như TPDN
  • 22. 17 trong nước, trừ đặc điểm về tổ chức phát hành và thuế. Nhà đầu tư nước ngoài được miễn nộp thuế cho phần lãi của trái phiếu Yankee, trái phiếu Yankee trở thành trái phiếu duy nhất ở Mỹ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể mua mà không bị đánh thuế. Thị trường thứ cấp cho TPDN ở Mỹ gồm hai loại: Sở giao dịch chứng khoán và thị trường OTC. Trên thị trường OTC thường diễn ra các giao dịch TPDN với khối lượng lớn giữa các nhà đầu tư có tổ chức và nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp. Đặc biệt, thị trường DN không quy định về việc công bố thông tin ra công chúng về các giao dịch thực hiện cũng như giá đặt mua và đặt bán như là trên thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ [37]. * Phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở Nhật Bản: Giữ vai trò quan trọng trên thị trường TPDN ở Nhật gồm 43 tổ chức có nhiệm vụ xây dựng các tiêu chuẩn cho việc phát hành trái phiếu, giám sát kỳ hạn và tổng giá trị trái phiếu phát hành, kiểm soát các đợt phát hành ra công chúng để tránh tình trạng thao túng thị trường. Hệ thống định mức tín nhiệm TPDN ở Nhật chính thức ra đời vào năm 1977. Trước năm 1983, các công ty Nhật xem việc phát hành trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài là một kênh huy động vốn rất hấp dẫn. Từ năm 1983 đến nay, do việc nới lỏng các quy định về phát hành trái phiếu chuyển đổi cùng với xu thế giảm lãi suất trên thị trường trong nước, các công ty Nhật lại chuyển sang phát hành trái phiếu chuyển đổi trên thị trường nội địa [36] Trong những năm 1990, lãi suất ngân hàng ở Nhật đã giảm xuống rất thấp và đạt mức kỷ lục là 0,5% vào tháng 9/1995. Điều này khiến cho các nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức rút vốn ra khỏi ngân hàng và chuyển sang đầu tư vào thị trường trái phiếu. Hầu hết các đợt phát hành TPDN đều có lãi suất cố định với thời hạn từ 3 – 5 năm. Đối với các nhà đầu tư muốn có lãi suất coupon cao hơn, một số công ty hàng đầu (như Tepco, NTT) còn kéo dài thời hạn trái phiếu lên 10 – 20 năm. Tổng giá trị TPDN đã phát hành trên thị trường trái phiếu Nhật đạt 6,95 ngàn tỷ yên vào năm 1995 và 10 ngàn tỷ yên vào năm 1996. Khối lượng TPDN lưu hành trên thị trường trái
  • 23. 18 phiếu Nhật Bản đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây và đạt 773,97 tỷ USD vào năm 2007, trong khi con số này ở năm 2005 là 743,87 tỷ USD và năm 2006 là 706,93 tỷ USD (theo Asia Bond Monitor 2008). * Phát hành trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc: Trung Quốc bắt đầu phát hành trái phiếu xây dựng vào những năm 1950, nhưng phải đến năm 1981 khi Trung Quốc bắt đầu thời kỳ cải cách và mở cửa nền kinh tế thì chính phủ mới bắt đầu chủ trương xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu. Cùng với sự xuất hiện của trái phiếu kho bạc tài trợ cho thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 1981 – 1985 là việc phát hành trái phiếu của các DN địa phương vào năm 1982 và trái phiếu ngắn hạn của các DN nhà nước vào năm 1986, góp phần nâng cao tỷ trọng của trái phiếu lên hơn 90% lượng giao dịch. Đặc biệt từ khi Trung Quốc ban hành “Quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu công ty” vào ngày 27/3/1987 thì việc phát hành TPDN được quản lý thống nhất, do vậy số lượng trái phiếu phát hành ngày càng tăng. Tổng giá trị trái phiếu phát hành năm 1981 là 48,7 triệu nhân dân tệ (NDT), năm 1985 là 65,5 triệu NDT, đến năm 1994 đạt 113,3 tỷ NDT và hiện nay tổng giá trị TPDN phát hành lên tới hàng ngàn tỷ NDT mỗi năm. Việc phát hành TPDN ở Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ hơn sau khi Trung Quốc ban hành “Các quy định hành chính đối với TPDN” vào năm 1993. Cho đến năm 1996, TPDN Trung Quốc được đánh giá là có tính thanh khoản thấp. Số lượng TPDN niêm yết trên Sở giao dịch Thượng Hải và Thẩm Quyến rất ít và không được giao dịch thường xuyên (đến năm 1996 chỉ có 5 TPDN được niêm yết tại Sở giao dịch Thượng Hải và 1 TPDN được niêm yết tại Sở giao dịch Thẩm Quyến). Trước tình trạng đó, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành những cải cách nhằm vực dậy thị trường TPDN như: định giá TPDN căn cứ vào TPCP, nâng cao tính thanh khoản của trái phiếu, xây dựng các tổ chức định mức tín nhiệm, quy định các DN muốn niêm yết trái phiếu trên Sở giao dịch thì phải thõa mãn một số điều kiện nhất định; chẳng hạn, DN phát hành từ 1 tỷ NDT trở lên thì phải có định mức
  • 24. 19 tín nhiệm AAA. Nhờ vậy số lượng DN phát hành trái phiếu ra thị trường gia tăng đáng kể, TPDN phát hành không chỉ được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán mà còn có thể được giao dịch trên cả thị trường OTC. Hiện nay, tỷ lệ dư nợ TPDN Trung Quốc bằng 35% thị trường và chiếm 19% GDP. Quy mô thị trường TPDN Trung Quốc cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, thể hiện qua sự gia tăng liên tục của giá trị trái phiếu phát hành trên thị trường. Nếu như giá trị TPDN phát hành trên thị trường trong hai năm 2005, 2006 lần lượt là 64,07 tỷ USD và 105,55 tỷ USD thì con số này ở năm 2007 đã đạt 156,71 tỷ USD, tăng 144,59% so với năm 2005 và tăng 48,47% so với năm 2006 (theo Asia Bond Monitor 2008). *Phát hành trái phiếu doanh nghiệp Hàn Quốc: Thị trường trái phiếu Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai ở Châu Á sau thị trường trái phiếu Nhật Bản. Tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành trên thị trường tính đến cuối năm 2007 đã đạt 1.313,81 tỷ USD. Trước năm 1997, thị trường trái phiếu Hàn Quốc vẫn còn nhiều bất cập. Sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á 1997, Hàn Quốc đã tiến hành một số biện pháp cải tổ nhằm phục hồi và phát triển thị trường trái phiếu quốc gia nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Trái phiếu doanh nghiệp đầu tiên được phát hành vào năm 1963. Khi đó chính phủ Hàn Quốc nhận thấy nhu cầu cần phải phát triển thị trường vốn với vai trò là kênh huy động vốn trong nước và Luật khuyến khích thị trường vốn năm 1968 đã được ban hành nhằm hỗ trợ cho việc phát triển thị trường trái phiếu. Vào những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành TPDN, đáng chú ý nhất là hệ thống đảm bảo cho TPDN và một số cải cách về hệ thống thuế. Cùng với việc thành lập Hệ thống tín thác đầu tư chứng khoán và hệ thống bảo lãnh phát hành, thị trường TPDN Hàn Quốc bắt đầu được hình thành. Vào những năm 1980, chính phủ đã bãi bỏ giới hạn về phát hành TPDN đảm bảo, ban hành hợp đồng mua lại, cho phép áp dụng chế độ tự quản khi phát hành TPDN và cho phép
  • 25. 20 phát hành tín phiếu có lãi suất thả nổi. Các biện pháp này có tác dụng kiểm soát khối lượng phát hành trên thị trường TPDN so với toàn bộ thị trường trái phiếu Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, TPDN dài hạn với lãi suất thả nổi đã được phát hành từ năm 1980 và các giao dịch trái phiếu theo hợp đồng mua lại xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1984. Trên thị trường TPDN Hàn Quốc, trái phiếu bảo đảm chiếm một tỷ trọng lớn và thường được coi là mức chuẩn cho toàn bộ thị trường trái phiếu. Lợi suất TPDN kỳ hạn 3 năm được lấy làm mức chuẩn, mức chuẩn này duy trì ở mức 13% cho đến năm 1987, sau đó bắt đầu tăng do lạm phát và sự bùng nổ trên thị trường bất động sản trong nước. Trong suốt thời kỳ tín dụng bất ổn vào cuối năm 1991, lợi suất TPDN kỳ hạn 3 năm này tăng lên tới 19,56% và đến tháng 3/1993 giảm xuống còn 11% do nhu cầu vay vốn của các DN giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế mạnh. Đến năm 1994, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên lợi suất trái phiếu đã tăng lên mức từ 13 – 14%. Vào thời kỳ 1989 – 1994, trong 5 loại trái phiếu lưu hành trên thị trường trái phiếu Hàn Quốc (TPCP, TPCQĐP, TPDN nhà nước, trái phiếu ngân hàng trung ương và TPDN) thì TPDN chiếm tỷ trọng lớn nhất là 38% với tổng giá trị là 126,87 tỷ Won (tương đương với 157 tỷ USD). Có thể thấy rằng cho đến trước năm 1997, thị trường TPDN Hàn Quốc không theo nguyên tắc thị trường, vai trò và sự ảnh hưởng của nó trong hệ thống tài chính Hàn Quốc vẫn còn rất mờ nhạt. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Châu Á năm 1997, chính phủ Hàn Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường trái phiếu và đã đề ra nhiều giải pháp tích cực để vực dậy thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng. Thị trường trái phiếu chính phủ đã có những thay đổi căn bản, trái phiếu chính phủ 3 năm được phát hành theo mô hình trái phiếu chính phủ Mỹ để xác định lãi suất tham chiếu cho toàn thị trường. Quy trình phát hành trái phiếu cũng được thay đổi nhằm tăng tính minh bạch của thị trường hơn[28]. Cơ chế phát hành theo tỷ giá định trước được thay thế bằng cơ chế xác định giá theo cung cầu thị trường, hệ thống đấu giá điện tử được thiết lập nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho thị trường trái phiếu. Hệ thống định mức tín nhiệm được
  • 26. 21 hình thành theo quy chuẩn và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển thị trường TPDN Hàn Quốc. Với những giải pháp tích cực và mang tính đột phá như trên, thị trường TPDN Hàn Quốc đã có những chuyển biến rất rõ nét, việc phát hành TPDN của các công ty đã thực sự trở thành một trong những công cụ huy động vốn trung dài hạn quan trọng và hiệu quả cho các DN khi có nhu cầu tài trợ vốn. Cơ cấu thị trường trái phiếu Hàn Quốc trong năm 2006 đã có sự thay đổi đáng kể so với thời kỳ trước khủng hoảng tài chính năm 1997, trong đó TPDN chiếm tỷ trọng là 15,13%, TPCP chiếm tỷ trọng 31,61%, trái phiếu bình ổn tiền tệ chiếm tỷ trọng 19,69%, trái phiếu do các định chế tài chính phát hành chiếm tỷ trọng 20,52%, trái phiếu đặc biệt và TPCQĐP chiếm tỷ trọng 13,06% toàn thị trường [43] Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Trái phiếu là một công cụ nợ, bởi vậy chức năng chính của tất cả các loại trái phiếu là giúp nhà phát hành huy động vốn. Tuy nhiên riêng với phân khúc trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu do các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phát hành thường được phân loại thành một nhánh riêng. Về bản chất nhánh trái phiếu này có thể coi là một dạng các ngân hàng huy động tiết kiệm đặc biệt. Điểm khác biệt quan trọng nhất so với huy động tiết kiệm trực tiếp từ dân cư là số dư trái phiếu của giới ngân hàng thường không được xếp vào diện tiền gửi (deposit) nên các qui định về an toàn và bảo hiểm (deposit insurance) cũng khác. Ở một số nước có thị trường vốn phát triển và các qui định quản lý phát hành dạng trái phiếu này không quá khó khăn, các ngân hàng có khuynh hướng thích sử dụng kênh huy động vốn này vì nó không đòi hỏi phải có hệ thống chi nhánh rộng lớn và thường có chi phí vốn thấp. Anh, Úc, Thụy Điển là những nước điển hình như vậy. Một điểm cần lưu ý là số liệu trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do NHTM phát hành) ở các nước phát triển không bao gồm các công cụ nợ ngắn hạn và trung hạn thường chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp.
  • 27. 22 Có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc phát triển thị trường TPDN như sau: Một là, minh bạch hóa chính sách vĩ mô và ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trên cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Kiềm chế lạm phát là điều kiện tiên quyết để thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả. Hai là, sự phát triển của thị trường trái phiếu nói chung và thị trường TPDN nói riêng phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và hệ thống tài chính quốc gia. Vai trò và sự chi phối của thị trường TPDN sẽ ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như của cả hệ thống tài chính. Ba là, việc phát hành trái phiếu của các Doanh nghiệp (bao gồm các NHTM) có thể thay thế một phần và giảm sức ép cho thị trường vốn vay ngân hàng. Vì vậy, sự phát triển của thị trường TPDN phải được thực hiện cùng với việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong sự phát triển đồng bộ của hệ thống tài chính. Bốn là, phát triển thị trường trái phiếu chính phủ là nền tảng để phát triển thị trường TPDN. Để giảm chi phí giao dịch thì cần phải chuẩn hóa các loại TPCP về mệnh giá, kỳ hạn, lãi suất, điều khoản trái phiếu và phát hành một cách đều đặn theo một cơ chế thống nhất, lịch biểu rõ ràng trên cơ sở đấu giá công khai thông qua hệ thống giao dịch điện tử. Hơn nữa, cùng với việc quản lý và tách bạch được giao dịch mua bán lại (repo) và giao dịch mua đứt bán đoạn sẽ tạo điều kiện để thị trường trái phiếu có thể xây dựng được đường cong lãi suất chuẩn làm cơ sở cho việc phát hành/giao dịch TPDN cũng như cổ phiếu và các công cụ phái sinh khác. Năm là, lãi suất tham chiếu giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập giá cả thị trường TPDN. Để có lãi suất tham chiếu phản ánh đúng quy luật thị trường, chính phủ
  • 28. 23 cần bãi bỏ các phương pháp xác định lãi suất áp đặt và không tuân theo quy luật thị trường (như việc quy định mức lãi suất trần). Cần phải xác định lãi suất thông qua quan hệ cung cầu trên cơ sở đấu giá công khai. Sáu là, để TPDN có thể phát hành thành công, cần lưu ý vai trò của các nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp. Bên cạnh đó, để tăng cường tính thanh khoản cho trái phiếu đã phát hành trên thị trường sơ cấp thì phải chú trọng phát triển hệ thống các nhà tạo lập thị trường. Cần đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu tập trung, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường trái phiếu chuyên biệt. Bảy là, minh bạch hóa hệ thống thông tin và công bố thông tin để nâng cao hình ảnh và uy tín của DN; tăng cường niềm tin cho các nhà đầu tư đối với thị trường TPDN, khuyến khích họ gắn bó tích cực, thường xuyên và lâu dài cùng với thị trường. Tám là, hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm làm cơ sở để đánh giá rủi ro tín dụng và xác định lãi suất yêu cầu đối với từng loại trái phiếu có mức rủi ro tín dụng khác nhau [24] Kết luận chương 1 Chương 1 đã đề cập đến các vấn đề chung liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM theo quy định của pháp luật hiện hành. Với những ưu thế vượt trội so với các hình thức huy động vốn khác, hoạt động phát hành trái phiếu của các NHTM thực sự trở thành một kênh huy động vốn tích cực và hiệu quả, là sự lựa chọn hấp dẫn và mang lại nhiều lợi ích cho các NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung.
  • 29. 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CỦA NHTM Ở VIỆT NAM 2.1 Khái quát Pháp luật Việt Nam về hoạt động phát hành trái phiếu của NHTM. Phát hành trái phiếu là loại hình giao dịch huy động vốn khá thông dụng của các tổ chức tín dụng trong đó có NHTM cổ phần và thường được quy định một cách rõ ràng, cụ thể trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Kể từ khi Việt Nam quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường năm 1986 đến nay, nước ta đã có những văn bản pháp luật quy định chi tiết về việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung, tuy nhiên chưa có một văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, chi tiết về việc phát hành trái phiếu của NHTM mà nó chỉ được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế, các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu của NHTM trong các văn bản pháp luật chuyên ngành luôn kịp thời và phát triển hơn qua các thời kỳ. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc phát hành và giao dịch các loại trái phiếu đã được ban hành từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với các quy định về phát hành trái phiếu của công ty cổ phần trong Luật Công ty 1990. Thế nhưng trên thực tế chưa có DN nào phát hành TPDN theo luật này. Năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 kèm theo quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu DNNN ra thị trường thì thị trường TPDN mới chính thức được hình thành. Quy chế này hướng dẫn các vấn đề có liên quan đến việc phát hành, mua bán, chuyển nhượng, các hình thức thanh toán, lãi suất trái phiếu và các vấn đề khác có liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng văn bản này vào trong thực tế đã bộc lộ
  • 30. 25 nhiều hạn chế như: phương thức phát hành chưa phù hợp với thông lệ chung của thị trường trái phiếu (chưa quy định việc phát hành theo phương thức đấu thầu và bảo lãnh phát hành, chưa gắn việc phát hành với niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung); chưa bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch về thông tin khi phát hành TPDN. Ngoài ra, Nghị định này đưa ra những quy định về điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính, làm giảm tính chủ động của DN và chưa thực sự gắn với thị trường. Điều kiện phát hành quá chặt chẽ, không khuyến khích DN thực hiện huy động vốn trên thị trường như phải có lãi 3 năm trước khi phát hành, trái phiếu bắt buộc phải có tổ chức bảo lãnh thanh toán. Vì vậy, việc phát hành TPDN để huy động vốn cho các DN theo Nghị định này vẫn còn rất hạn chế và chưa phổ biến. Cùng với Nghị định 120/CP, trong năm 2004, Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng đã ban hành Quyết định 212/QĐ/NH1 ngày 22/9/1994 về thể lệ phát hành trái phiếu Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và hướng dẫn việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Để chuẩn bị cho sự ra đời của Thị trường chứng khoán (TTCK) ở nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và TTCK. Nội dung của Nghị định này hướng dẫn về việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK. Năm 1999, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật Doanh nghiệp vào ngày 12/6/1999 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2000) để thay thế cho Luật Công ty 1990. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999 thì việc phát hành trái phiếu ra thị trường của các DN đã chính thức được điều chỉnh theo Luật này thay cho Luật Công ty 1990. Năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm thay thế cho Nghị định 48/1998/NĐ-CP, trong đó điều chỉnh sâu hơn việc phát hành TPDN ra công chúng, các
  • 31. 26 điều kiện niêm yết TPDN cũng như TPCP tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn còn một số bất cập và hạn chế nhất định. Nghị định 144/2003/NĐ-CP đặt ra yêu cầu và các tiêu chuẩn của thị trường chứng khoán khi DN phát hành trái phiếu ra công chúng như điều kiện tài chính của tổ chức phát hành, công bố thông tin … trong khi về phương diện DN thì Luật Doanh nghiệp chưa có hướng dẫn về vấn đề này, dẫn đến các DN thường rất lúng túng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện phát hành huy động vốn. Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 144/2003/NĐ- CP chỉ quy định việc phát hành trái phiếu ra công chúng (có từ 50 nhà đầu tư tham gia trở lên, được bảo lãnh phát hành). Như vậy, toàn bộ hoạt động phát hành TPDN theo hình thức riêng lẻ (cho dưới 50 nhà đầu tư) của Công ty cổ phần, Công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài cho đến thời điểm năm 2003 vẫn chưa có khung pháp lý điều chỉnh. Năm 2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 75/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004 về phát hành TPDN ra công chúng. Theo đó, các DN khi phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn phải đăng ký với UBCKNN. Điều kiện để được phát hành trái phiếu bao gồm: có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng; hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, lợi nhuận sau thuế liền trước năm đăng ký là số dương và không lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành; có tổ chức bảo lãnh phát hành. Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999 đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho việc hình thành việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần, đồng thời đưa ra những mầm mống manh nha cho việc phát hành trái phiếu của công ty cổ phần ở nước ta. Nhưng ở Luật Doanh nghiệp năm 2005, việc phát hành trái phiếu chỉ quy định cho các công ty cổ phần nói chung và chỉ nêu một cách sơ bộ về quyền được phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, luật cũng quy định các trường hợp không được phát hành trái phiếu (Điều 88, Luật Doang nghiệp 2005).
  • 32. 27 Như vậy Luật DN năm 2005 đã đặt nền móng, hình thành khung pháp lý sơ lược về quyền phát hành trái phiếu của công ty cổ phần, chưa có nhưng quy định cụ thể về nguyên tắc phát hành trái phiếu, điều kiện phát hành trái phiếu, loại hình trái phiếu... Thực tế này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của thời kì đó. Mức độ phát triển của các Tổ chức tín dụng thời kỳ này còn thấp, các ngân hàng có quy mô nhỏ, đơn giản . Để xử lý những tồn tại trong quy định về phát hành TPDN, nhất là về phương diện phát hành TPDN riêng lẻ, trong năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về việc phát hành TPDN thay thế cho Nghị định 120/CP ngày 17/9/1994. Theo đó, chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ là các DNNN như trước đây mà còn có các công ty TNHH, công ty CP và DN có vốn đầu tư nước ngoài với một nguyên tắc chung là các DN tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin. Với Nghị định này, DN chỉ cần có thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm kể từ ngày chính thức hoạt động; có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi và có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua là có thể triển khai việc phát hành trái phiếu để huy động vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển. Với những quy định khá thông thoáng, Nghị định 52/2006/NĐ-CP không chỉ tạo điều kiện cho DN huy động vốn ngoài thị trường, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển, giảm áp lực cho các NHTM mà còn làm tăng tính thanh khoản của TPDN do Nghị định này yêu cầu các tổ chức phát hành phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư nên khuyến khích các nhà đầu tư xem việc đầu tư vào TPDN như là một kênh đầu tư an toàn, hấp dẫn và có hiệu quả. Cùng với Nghị định 52/2006/NĐ-CP, một văn bản quy phạm pháp luật khác cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị trường TPDN đã được ban hành trong năm 2006, đó chính là Luật Chứng khoán. Luật Chứng khoán đã
  • 33. 28 được Quốc hội chính thức thông qua vào ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9 – Quốc hội khóa XI và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2010). Nhằm cụ thể hóa Nghị định 52/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 3/3/2007 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 17/2007/TT-BTC hướng dẫn hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng. Như vậy với sự ra đời của Luật chứng khoán, tính đến thời điểm hiện nay, khung pháp lý cơ bản cho việc phát hành TPDN đã tương đối hoàn thiện và đầy đủ. Trong cả Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán và Nghị định 52/2006/NĐ-CP đều đã có những quy định khá cởi mở nhằm tạo thuận lợi cho DN phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, Nghị định 52/2006/NĐ-CP chỉ quy định việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ở thị trường trong nước, còn việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế thực hiện theo quy định tại Nghị định số 53/2009/NĐ-CP ngày 4/6/2009 của Chính phủ; Nghị định 52/2006/NĐ-CP cũng chưa có các quy định cụ thể về việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ( Nghị định 90) thay thế Nghị định 52/2006/NĐ-CP đã khắc phục được các nhược điểm đó. Ngày 14/10/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (Nghị định 90) thay thế Nghị định 52/2006/NĐ-CP . Nghị định 90 có nhiều thay đổi, quy định chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và điều chỉnh cả đối với hoạt động phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Nghị định 90 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh các hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bao gồm cả việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam và việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp. Nghị định này điều chỉnh cả việc phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng và nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện đối với phát hành trái phiếu doanh nghiệp; nghị định cũng quy định các điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hướng
  • 34. 29 chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành; nghị định còn quy định thêm phương thức phát hành trái phiếu và bổ sung quy định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế. * Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật quy định về giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng như Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sau đó, văn bản này được cụ thể hoá bằng các Quyết định số 212/QĐ-NH1 ngày 22/9/1994; Quyết định số 214/QĐ-NH1 ngày 23/9/1994; Quyết định số 243/QĐ-NH1 ngày 30/3/1994 và Quyết định số 247/QĐ-NH ngày 05/10/1994 về việc cho phép các tổ chức tín dụng, ngân hàng đầu tư phát triển được phát hành trái phiếu ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam để huy động vốn trung hạn và dài hạn trên thị trường vốn. Gần đây, giao dịch phát hành trái phiếu ngân hàng và các giấy tờ có giá khác lại tiếp tục được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng ban hành ngày 12/12/1997 (đạo luật này đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2004) và được cụ thể hoá bằng các văn bản dưới luật như Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại (khoản 2 Điều 3); Nghị định số 13/1999/NĐ-CP ngày 17/3/1999 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của tổ chức tín dụng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam (khoản 2 Điều 30); Quyết định số 1287/2002/QĐ-NHNN ngày 22/11/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Sau đó, văn bản này đã bị thay thế bởi Quyết định số 02/2005/QĐ-NHNN ngày 04/01/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước (sau đây gọi tắt: Quyết định số 02). Gần đây nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng ( bao gồm phát hành trái phiếu của NHTM cổ phần) (sau
  • 35. 30 đây gọi tắt: Quyết định số 07) để thay thế cho Quyết định số 02 và Quyết định số 07 này đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sửa đổi, bổ sung một số điều ban hành tại Thông tư số 16/2009/TT-NHNN ngày 11/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của các tổ chức tín dụng. Hành động này có thể xem như một nỗ lực đáng kể của Ngân hàng Nhà nước trong việc kết nối hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần với thị trường chứng khoán nói chung và việc phát hành trái phiếu của các NHTM nói riêng, thông qua đó góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, vốn đang gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay. Có thể nói, việc ban hành Quyết định số 07 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 16/2009/TT- NHNN ngày 11/8/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của các tổ chức tín dụng là cần thiết và đúng hướng. Văn bản này, đã từng bước thiết lập sự đồng bộ giữa các quy định về phát hành giấy tờ có giá bao gồm phát hành trái phiếu của NHTM cổ phần với các quy định của Luật chứng khoán năm 2006 về phát hành chứng khoán ra công chúng. Đặc biệt, văn bản này đã quy định thêm một số vấn đề mới mà các văn bản bị thay thế chưa quy định hoặc quy định chưa rõ, chẳng hạn như: quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền của tổ chức tín dụng cổ phần; việc áp dụng cơ chế phát hành thông qua phương thức đấu thầu, thông qua tổ chức làm đại lý hoặc tổ chức trung gian bảo lãnh phát hành chứng khoán. - Năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng được ban hành thay thế Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 quy định việc phát hành trái phiếu là một trong những hoạt động của NHTM (Điều 98), Luật cũng quy định Chính phủ căn cứ vào luật này và Luật Chứng khoán để quy định về việc phát hành trái phiếu trừ trái phiếu chuyển đổi của các tổ chức tín dụng. Như vậy, Luật các tổ chức tín dụng đưa ra những quy định khái quát nhất, mang tính nền tảng cho việc phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng.
  • 36. 31 Như vậy, xét một cách tổng thể thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các văn bản pháp luật về phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nói chung và các NHTM cổ phần nói riêng tương đối kịp thời và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và cho các NHTM nói chung chủ động trong việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu, góp phần hỗ trợ việc hình thành và phát triển thị trường vốn, thị trường trái phiếu ở Việt Nam, mặt khác cũng tạo cơ sở pháp lý tăng cường quản lý, giám sát đối với việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp để hoạt động này an toàn, hiệu quả hơn. 2.2 Nguyên tắc phát hành trái phiếu của các NHTM Theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP, các nguyên tắc phát hành trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện như sau: (1) Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn; (2) Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; (3) Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ phải đảm bảo nguyên tắc không phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để cơ cấu lại nợ bằng đồng Việt Nam; (4) Đối với phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án, doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% trong tổng mức đầu tư của chương trình, dự án; (5) Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay và trả nợ nước ngoài. Luật cũng quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định
  • 37. 32 này, phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. Trường hợp quy định của chuyên ngành khác với quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, Luật cũng có các quy đinh riêng đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải phát hành xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định phải làm thủ tục xác nhận và phải đăng ký khoản vay thương mại nước ngoài với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy, theo quy định của Nghị định 90 thì việc phát hành trái phiếu của NHTM ngoài việc tuân thủ 5 nguyên tắc quy định trong nghị định thì còn phải tuân thủ các nguyên tắc quy định trong pháp luật chuyên ngành liên quan, đó là Luật Chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng. 2.3 Chuyển nhượng trái phiếu Do tính chất dài hạn của phương thức huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu nên việc chuyển nhượng trái phiếu chỉ được cho phép đối với trái phiếu chuyển đổi và chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu, theo đó hai loại này sẽ không được chuyển nhượng trong tối thiểu một năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp [16]. Nhằm tối đa hóa quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu và xét về khía cạnh pháp lý thì trái phiếu là một trong những loại tài sản giấy tờ có giá nên chủ sở hữu trái phiếu được quyền dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu, cầm cố trong các quan hệ dân sự và quan hệ tín dụng và đồng thời đối tượng mua trái phiếu không bị ràng buộc bởi bất kỳ giới hạn nào ngoại trừ việc dùng kinh phí từ ngân sách nhà nước để mua trái phiếu. 2.4 Phương thức phát hành trái phiếu.
  • 38. 33 Có hai phương thức phát hành trái phiếu là phát hành phiếu riêng lẻ và phát hành phiếu ra công chúng.  Phát hành riêng lẻ (Private Placement) “là phát hành trái phiếu cho dưới một trăm (100) nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet”. (Khoản 4, Điều 2, Nghị định 90/2011/NĐ-CP). Đó là việc công ty phát hành chào bán trái phiếu của mình trong phạm vi một số người nhất định, thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài với những điều kiện hạn chế chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Tức là ngân hàng đầu tư sẽ đứng ra mua trọn gói số trái phiếu phát hành và phân phối lại cho các nhà đầu tư. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, còn việc phát hành cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này bởi lẽ cổ phiếu là một mặt hàng hấp dẫn và phổ biến trên thị trường chứng khoán, công ty thường phát hành rộng rãi cổ phiếu ra công chúng như một hình thức huy động vốn hiệu quả [17].  Phát hành ra công chúng: là việc phát hành trong đó trái phiếu có thể chuyển nhượng và được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định. Chính vì vậy thủ tục phát hành công chúng thường phức tạp hơn là phát hành riêng lẻ, thường phải đi kèm với một số điều kiện về tình hình kinh doanh công ty và khối lượng phát hành có sự thẩm định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.. Cụ thể, Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN quy định như sau: “Chào bán trái phiếu ra công chúng” là việc chào bán trái phiếu theo một trong các phương thức sau: a) Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, kể cả Internet
  • 39. 34 b) Chào bán trái phiếu cho từ một năm nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán. c) Chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định. Ý nghĩa của việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho nhà đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng an toàn, công khai và có hiệu quả. 2.5 Điều kiện phát hành trái phiếu 2.5.1. Đối với chào bán trái phiếu ra công chúng Sau khi thực hiện chào bán trái phiếu ra công chúng, trái phiếu của chủ thể phát hành sẽ được sở hữu rộng rãi bởi các nhà đầu tư. Sự thành bại của chủ thể phát hành trong quá trình kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi của các nhà đầu tư có được từ lãi trái phiếu. Để bảo vệ lợi ích thỏa đáng của các nhà đầu tư và cũng để củng cố lòng tin của họ vào thị trường chứng khoán, pháp luật mà cụ thể là Luật Chứng khoán đã đề ra các điều kiện mà tổ chức phát hành phải thỏa mãn để được chào bán trái phiếu ra công chúng như sau: Theo Điều 12 của Luật chứng khoán, điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm: - Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
  • 40. 35 - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm - Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua - Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. Hiện nay, theo Luật Chứng khoán năm 2006 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010, các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng cũng được các nhà làm luật thiết kế có phân biệt giữa chào bán cổ phiếu, chào bán trái phiếu và chào chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng. Những quy định của Luật Chứng khoán về điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng còn lưu ý đến địa vị pháp lý của chủ thể phát hành cũng như địa vị pháp lý của nơi chào bán trái phiếu, vì vậy điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng có sự phân biệt giữa công ty cổ phần, công ty TNHH và quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần và doanh nghiệp thành lập mới; giữa chào bán trái phiếu trong nước với chào bán trái phiếu quốc tế. Ngoài ra theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ hướng dẫn Luật Chứng khoán và Luật chứng khoán sửa đổi, thì tổ chức phát hành phải mở một tài khoản riêng tại NHTM để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trường hợp tổ chức phát hành là NHTM thì phải lựa chọn một NHTM khác để phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo Ủy ban chứng khoán nhà nước về kết quả chào
  • 41. 36 bán kèm theo xác nhận của NHTM nơi mở tài tổ chức phát hành được giải tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán. 2.5.2. Đối với trái phiếu phát hành riêng lẻ trong nước 2.5.2.1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi Điều 13, Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định về điều kiện phát hành trái phiếu không chuyển đổi như sau: a) Doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; b) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. Trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu trước ngày 01 tháng 4 hàng năm chưa có báo cáo tài chính năm của năm liền kề được kiểm toán thì phải có: - Báo cáo tài chính được kiểm toán của năm trước năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi; - Báo cáo tài chính quý gần nhất với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được kiểm toán (nếu có); - Báo cáo tài chính của năm liền kề với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt theo Điều lệ hoạt động của công ty. c) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành;
  • 42. 37 d) Có phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định này. 2.5.2.2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền Theo quy định tại điều 28, Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN và Thông tư số 16/2009/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 07/2008/QĐ- NHNN thi Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: 1. Tuân thủ các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; Có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm kể từ ngày tổ chức tín dụng chính thức đi vào hoạt động 2. Phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính được Đại hội đồng cổ đông thông qua và được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 3. Kết quả hoạt động, kinh doanh của năm liền kề trước năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất phải có lãi, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của năm liền kề trước năm phát hành và tính đến thời điểm gần nhất dưới 5%. 4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 3 năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động từ 2 đến dưới 3 năm, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của 2 năm liên tiếp trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. Đối với tổ chức tín dụng có thời gian hoạt động dưới 2 năm, tỷ suất
  • 43. 38 lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của năm trước đó phải cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền. 5. Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền của năm tài chính của tổ chức tín dụng. Nếu phương án tăng vốn điều lệ từ nguồn phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua có thay đổi, tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận. Ngoài ra, điều kiện phát hành trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp nói chung và của Ngân hàng thương mại nói riêng phải tuân theo các quy định tại Khoản 2, Điều 13 của Nghị định 90/2011/NĐ-CP như sau: (i) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền; (ii) Đảm bảo tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành; (iii) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu (06) tháng. 2.5.3. Đối với phát hành trái phiếu quốc tế Điều kiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế được quy định tại Điều 23 Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14-10-2011 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau: * Đối với trái phiếu không chuyển đổi: doanh nghiệp phát hành có thời gian hoạt động tối thiểu là ba năm kể từ ngày chính thức đi vào hoạt động và đáp ứng đủ các điều kiện sau: 1) Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của ba năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải có lãi theo báo cáo tài chính được kiểm toán bởi Kiểm toán
  • 44. 39 Nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam. Báo cáo tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp phát hành trong ba năm liên tiếp liền kề trước năm phát hành phải là báo cáo kiểm toán nêu ý kiến chấp nhận toàn phần. 2) Đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn và các hạn chế khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại pháp luật chuyên ngành. 3) Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước xác nhận thuộc tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài hằng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4) Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu. Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước phải bảo đảm có hệ số tín nhiệm tối thiểu bằng hệ số tín nhiệm quốc gia. 5) Phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận quy định tại Điều 24 và Điều 26 nghị định này. 6) Doanh nghiệp phát hành đã hoàn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp của thị trường phát hành áp dụng cho từng đợt, từng hình thức phát hành [17] * Đối với trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền: doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định như doanh nghiệp phát hành trái phiếu không chuyển đổi nêu trên còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: 1) Thuộc đối tượng được phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm theo chứng quyền. 2) Bảo đảm tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành. 3) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng [18]. 2.6 Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt 2.6.1. Đối với phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước * Nội dung cơ bản của phương án phát hành trái phiếu (i) Thông tin chung về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;