Publicité
Publicité

Contenu connexe

Similaire à Baocao moitruong2(20)

Publicité

Baocao moitruong2

  1. Trường : THPT Quang Trung Môn : Địa Lớp : 10a6 Nhóm : 4
  2. 1. Trần Hải Đăng
  3. MÔI TRƯỜNG Hello!! Môi trường không phải đâu xa Cái xanh, cái đẹp quanh ta đấy mà Môi trường ngay trong mọi nhà Ở ngay thôn xóm và qua phố phường. Môi trường trên mỗi tuyến đường Và trên tất cả bốn phương quanh mình. Con người sạch, đẹp càng xinh Môi trường xanh, sạch ắt mình sống lâu Xa xưa dân đã có câu Sạch làng đẹp ruộng bảo nhau mà làm
  4. Đất nước ngày một huy hoàng Kinh tế phát triển dân sang, dân giàu. Môi trường cũng phải đi đầu Việc này thế giới làm lâu lắm rồi Bắt tay vào làm đi thôi Đừng nhìn đừng đứng, đừng ngồi mà trông! Già trẻ, trai gái một lòng Vì môi trường sạch, cộng đồng làm ngay Chúng ta hãy nắm chặt tay Môi trường xanh, sạch tháng ngày chăm lo Ai ơi xin nhớ kỹ cho Môi trường xanh, sạch còn chờ đợi ai.
  5. PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN II: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC HIỆN NAY PHẦN III: HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC PHẦN IV: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT CHẤT LƯỢNG NƯỚC PHẦN V: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC PHẦN VI: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG TƯƠNG LAI PHẦN VII: KẾT LUẬN
  6. ̀ PHÂN I: MỞ ĐÂU ̀ Chức năng của môi trường là gì? (ở đây chỉ đề cập đến môi trường tự nhiên) Môi trường là không gian sống, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho hoạt động sống và hoạt động sản xuất của con người và đặc biệt môi trường cũng là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra. Lợi dụng điều đó con người tạo ra cho mình cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại… và đồng thời cũng phát huy tối đa chức năng của môi trường “là nơi chứa đựng rác thải”.
  7. Vì vậy trong môi trường sống nói chung, vấn đề bảo vệ và cung cấp nước sạch là vô cùng quan trọng. Đồng thời với việc bảo vệ và cung cấp nước sạch, việc thải và xử lý nước thải trước khi đổ vào nguồn là một vấn đề bức xúc đối với toàn thể loài người. Và đây cũng là một vấn đề cấp bách cần giải quyết của nước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  8. “Vấn đề cấp bách ” của toàn xã hội; là một sinh viên chuyên ngành môi trường , là một một người mang đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân, bạn suy nghĩ sao và hành động như thế nào về vấn đề “cấp hơn 100” này”?  “Ô nhiễm môi trường nước và một số vấn đề liên quan” sẽ phần nào cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay, và từ đó cũng hy vọng rằng; sẽ có những hành động cụ thề hơn, tích cực hơn vì cuộc sống đang ngày đổi thay của chúng ta!
  9. PHẦN II: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC HIỆN NAY I)Trên thế giớ i:  Theo Viện Nước quốc tế Xtốc-khôm (SIWI), tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gia tăng ở mọi nơi trên Trái đất, với trung bình mỗi ngày khoảng hai triệu tấn chất thải sinh hoạt bị đổ ra sông, hồ và biển.
  10. Nghiêm trọng nhất là tại các nước đang phát triển, có đến 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước, khiến nguồn nước cho sinh hoạt con người bị ô nhiễm nghiêm trọng.Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.
  11. II) Ở Việ t Nam: Tốc độ công nghiệp hoá ,đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải.
  12. Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 KCN. Đến nay, mới có 60 KCN đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số KCN đã vận hành) và 20 KCN đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm CN thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. ... và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày
  13. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1( TCVN về nước thải từ ngành công nghiệp nay là từ 30-40 mg/l); hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
  14. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, hẳn không ai không biết, là trường hợp của con sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền. Điều này khiến cho con sông bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người dân ở xung Càng tuyệt vời hơn quanh. Vedan tuyệt vời
  15. Còn tại các khu đô thị, nước thải sinh hoat trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước Phía sau một Thành Phố
  16. Theo kết quả xét nghiệm mẫu nước tại bãi rác Nam Sơn (Hà Nội) và một bãi rác ở tỉnh Lạng Sơn cho thấy, tất cả các mẫu nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn Coliform cao gấp hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép.(Vi khuẩn E.coli là loại vi khuẩn đặc trưng cho mức độ nước bị nhiễm vi khuẩn. Vì E. coli là loại vi khuẩn rất khỏe, khi số E. coli bị giảm đến tiêu chuẩn cho phép thì các loai vi khuẩn khác đã bị tiêu diệt)
  17. Vi khuẩn E. coli
  18. Hiện cả nước có khoảng 1.047 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế thải ra 400 tấn chất thải y tế mỗi ngày.
  19. Bên cạnh chất thải bệnh viện, chất thải nông nghiệp như thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặn và nước ngầm.
  20. Vấn đề ô nhiễm môi trường sẽ không bao giờ nói hết, khi chúng ta còn “đổi môi trường lấy dola”. Rõ ràng là với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt trên 8%, VN đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm trọng.
  21. Theo Ông Yutaka Matsuzawa là chuyên gia của JICA tại Dự án Nghiên cứu quản lý môi trường nước các lưu vực sông tại VN : “Thành thật mà nói, thật khó có thể tìm ra ví dụ về một nước nào đó, có cùng trình độ phát triển kinh tế mà lại ô nhiễm đến như VN. Tôi cho rằng, VN là trường hợp đầu tiên trên thế giới có mức độ ô nhiễm nặng nề và nhanh đến vậy, nếu so với quy mô kinh tế. Có thể, Trung Quốc hiện khá tương đồng về ô nhiễm so với VN. Nhưng, Trung Quốc lại hoàn toàn khác biệt về quy mô dân số, về tỉ trọng kinh tế. VN đạt được tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh trong thời gian qua, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm môi trường trong thời gian rất ngắn, rất sớm. Nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức độ cao như hiện nay, điều kiện môi trường sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Nếu không có những hành động quyết liệt, VN sẽ đối mặt với thảm hoạ môi trường rất sớm. Các nước khác, theo tôi, còn có linh động về thời gian, nhưng vấn đề môi trường ở VN đã là rất cấp thiết”.
  22. PHẦN III: HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC I. Sự ô nhiễm nước: I.1. Định nghĩa: Ô nhiễm nước là sự có mặt của một số chất ngoại lai trong môi trường nước tự nhiên dù chất đó có hại hay không. Khi vượt qua một ngưỡng cho phép thì chất đó sẽ trở nên độc hại đối với con người và sinh vật. I.2. Nguồn gốc và sự phân loại: - Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: - Sự ô nhiễm nhân tạo:
  23. Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất của nguồn nước thải mà người ta phân loại như sau: + Nước thải công nghiệp + Nước thải sinh hoạt
  24. II. HẬU QUẢ Ô nhiễm môi trường tác động đến mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là sức khỏe con người và nền kinh tế nhân loại. Sự suy thoái của chất lượng nước, và những nguy hiểm khác về môi trường đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sức khỏe con người, dẫn đến sự suy giảm sức khỏe và các bệnh tật liên quan, bao gồm cả các căn bệnh gây ra bởi vi trùng và côn trùng do sự thay đổi của khí hậu như sốt rét, vàng da..
  25. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém Góc nhìn trẻ thơ về ô nhiễm môi trường
  26. Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng
  27. - Tại Thành Phố Đà Nẵng: có 6 KCN đi vào hoạt động nhưng không có nhà máy nước thải tập trung nên nước khu vực này bị ô nhiễm trầm trọng. Người dân sống gần KCN Hòa Khánh đa số bị các bệnh lở loét chân tay và một số bệnh về da Hơn 400 hộ nông dân ở các đội sản xuất Hòa Hiệp ngao ngán trước tình trạng lúa cấy xuống bị héo rũ vì nguồn nước thải của KCN Hòa Khánh tràn ra các thửa ruộng.
  28. Và điều cũng đáng quan tâm nữa là sự ô nhiễm nước ở vịnh Mân Quang do sự xả thải nước bẩn không qua xử lý ra môi trường … Hàng tấn cá hồng, cá mú và nghêu chết đang khiến cho người dân tổn thất, mất trắng hàng tỷ đồng và có nguy cơ lâm vào cảnh phá sản và nợ nần…
  29. Điển hình như sự bùng nổ làng ung thư ở Việt Nam. Sau một làng ung thư đầu tiên ở Thạch Sơn – Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, liên tiếp một loạt các làng ung thư khác được nhắc tới ở Hà Nam, Hà Tây, Nghệ An, Quảng Nam và mới đây nhất là làng ung thư ở Thuỷ Nguyên - Hải Phòng. Có nơi số người chết lên tới hơn 1/3 dân số của làng, bao gồm cà người già và trẻ em – tất cả đểu liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng
  30. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thủy triều đỏ Thuận, Bình Thuận xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo
  31. Dưới dây là một số chất gây ô nhiễm thường gặp trong nước và tác hại của chúng đến sức khỏe con người + Chì : Tùy theo mức độ nhiễm độc có thể gây triệu chứng như đâu bụng, đâu thận, cao huyết áp vĩnh viễn, tai biến não, nếu nhiễm độc nặng có thể gây tử vong + Thủy ngân(Hg): Trong nước, metyl thủy ngân là dạng độc nhất, chất này hòa tan mỡ và phần chất béo của màng não tủy, làm phân liệt nhiếm sắc thể và ngăn cản quá trình phân chia tế bào. Nồng độ tối đa cho phép của thủy ngân có trong nước uống là 1μg/l, nước nuôi trồng thủy sản là 0,5μg/l
  32. +Asen(As): Với nồng độ thấp là nguyên tố kích thích sinh trưởng, nhưng với nồng độ cao lại gây độc cho đời sống động vật và thực vật. Về mặt sinh học, asen có thể gây 19 căn bệnh khác nhau. Các ảnh hưởng chính của asen đối với sức khỏe con người là làm keo tụ protein, do tạo phức với asen (III) và phá hủy quá trình photpho hóa. Asen gây ung thư biểu bì da, phổi, phế quản, xoang…Nồng độ tối đa cho phép của asen có trong nước uống là 50μg/l + Cadimi(Cd): Cadimi gây nhiễu hoạt động của một số enzim gây nên hội chứng tăng huyết áp, gây ung thư phổi, thủng vách ngăn mũi, làm rối loạn chức năng thận, phá hủy xương tủy. Nồng độ tối đa cho phép của cadimi có trong nước uống là <0,003 mg/l (TC WHO)
  33. PHẦN IV: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC Phân tích toàn diện và chính xác một mẫu nước là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, phải sử dụng các phương pháp phân tích hóa lí, vật lí, sinh học…khác nhau, dựa vào từng chỉ tiêu mà chọn phương pháp phân tích cho phù hợp. • Tổng cacbon hữu cơ (Total Organic Carbon – TOC): là chỉ số phản ánh lượng cacbon hữu cơ tổng cộng có trong một mẫu vật, được tính bằng tỉ lệ giữa khối lượng cacbon so với khối lượng hợp chất hữu cơ. Đơn vị: mg/l. • Nhu cầu oxy tổng cộng (Total Oxygen Demand – TOD): là chỉ số phản ánh lượng oxy tổng cộng cần thiết để oxy hoá các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải. Đơn vị: mg/l.
  34. • Nhu cầu oxy sinh hoá (Biochemical Oxygen Demand – BOD) • Nhu cầu oxy hoá học (Chemical Oxygen Demand – COD • Hàm lượng các kim loại và kim loại nặng: asen, cadimi, chì, niken, crom, sắt, kẽm, mângn, thuỷ ngân, thiếc,... Đơn vị: mg/l. • Coliform: là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước. Đơn vị: MPN/100ml.5
  35. PHẦN V: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC *Hướng giải quyết: - Để giải quyết việc ô nhiễm môi trường nước một cách tối ưu và hiệu quả nhất, ngoài vấn đề công nghệ cần phải chú ý đến hiệu quả kinh tế. -Tuyên truyền ý thức người dân trong viêc bảo vệ môi trường nói chung và việc bảo vệ nguồn nước nói riêng theo chủ trương “ tiết kiệm nước tức là tiết kiệm tiền” - Sử dụng những những mô hình xử lý nước ô nhiễm có hiệu quả.Thông thường có các phương pháp xử lý sau: + phương pháp sinh học. + phương pháp hóa lý. + phương pháp hóa học. + phương pháp hóa sinh.
  36. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học gồm các phương pháp sau: - Phương pháp hiếu khí. - Phương pháp kỵ khí. - Phương pháp thiếu khí. Các phương pháp hóa lý được ứng dụng để xử lý nước thải gồm lọc, đông tụ và keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, siêu lọc, thẩm tách và điện thẩm tách,…Các phương pháp này được ứng dụng để loại ra khỏi nước thải các hạt phân tán lơ lửng ( rắn và lỏng ), các khí tan những chất vô cơ và hữu cơ hòa tan.
  37. Các phương pháp hóa học dùng trong xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxy hóa và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hóa học nên là phương pháp đắt tiền. Người ta sử dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp nước khép kín. Phương pháp hóa sinh xử lí nước thải dựa trên khả năng của vi sinh sử dụng đối với các chất này làm chất dinh dưỡng trong hoạt động sống - các chất hữu cơ đối với vi sinh là nguồn cacbon. Phương pháp vi sinh được ứng dụng để loại các chất hữu cơ hoà tan và một số hữu cơ ra khỏi nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
  38. PHẦN IV: NHỮNG THÁCH THỨC TRONG TƯƠNG LAI Sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội trong thế kỷ 21 sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu dùng nước và đồng thời tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Tài nguyên nước (xét cả về lượng và chất) liệu có đảm bảo cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai của nước ta hay không? Đây là một vấn đề lớn cần được quan tâm. -Nhu cầu dùng nước tăng lên mạnh mẽ Cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước
  39. Tác động của biến đối khí hậu toàn cầu Sự biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tuỳ theo mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 4,50C. Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
  40. Ngoài ra, trái đất nóng lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao từ 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển. Nếu nước biển dâng 1m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe doạ và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt.
  41. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố ngày 5/3/2003, nguồn nước sạch toàn cầu đang cạn kiệt một cách đáng lo ngại do sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với nhiệt độ trái đất nóng lên sẽ làm mất đi khoảng 1/3 nguồn nước sử dụng trong 20 năm tới. Hiện nay đã có khoảng 12.000 km2 nước sạch trên thế giới bị ô nhiễm, hàng năm có hơn 2,2 triệu người chết do các căn bệnh có liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm và điều kiện vệ sinh nghèo nàn.
  42. Tóm lại, khan hiếm và thiếu nước là mối đe doạ rất nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người trong tương lai. Vì lẽ đó, cần có các giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ tốt tài nguyên nước. Trên cơ sở kiểm kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nói chung và cho các lưu vực nói riêng. Cần thực hiện nghiêm chỉnh Luật Tài nguyên Nước và đẩy mạnh hoạt động của Hội đồng Tài nguyên Nước Quốc gia và Ban quản lý lưu vực các sông.
  43. PHẦN V: KẾT LUẬN Về phương diện khoa học, môi trường là một lĩnh vực liên ngành, đa ngành; còn về phạm vi ảnh hưởng của nó là một trong những đối tượng mang tính toàn cầu rõ rệt nhất. Nếu sự ô nhiễm môi trường là một tai họa thì “ tai họa này không phải của riêng ai” , mà là chung của tất cả các quốc gia, của toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
  44. Hết
Publicité