SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  3
Cao huyết áp đang tấn công cả giới trẻ
Giới chuyên môn cho biết bệnh tăng huyết áp không chừa một ai, đừng nghĩ chỉ có ở
người già
Nhiều người nghĩ bệnh tăng huyết áp thường chỉ có ở người già mà quên rằng
căn bệnh này đang tấn công cả giới trẻ với hàng triệu người mắc bệnh
Còn độc thân, khỏe mạnh, tuổi đời khá trẻ (mới 24 tuổi) song cô gái L.N.T.A (làm việc
tại quận 3, TP HCM) đang mang căn bệnh tăng huyết áp. Mới đây, trong một lần đi
công tác về tới cơ quan, chị bỗng chóng mặt rồi ngã quỵ trong thang máy. May mắn
được đồng nghiệp phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên A. qua cơn nguy kịch. Đây
không phải là lần đầu chị A. ngất xỉu đột ngột. “Đâu có ai muốn rơi vào tình trạng này.
Em vẫn theo dõi sức khỏe thường lắm nhưng nhiều lúc huyết áp lên bất chợt thì cũng
chịu” - chị nói.
Thừa dinh dưỡng, thiếu vận động
Trường hợp chị A. là mắc bệnh tăng huyết áp điển hình của giới trẻ. Anh N.L.Q (38
tuổi, kỹ sư xây dựng) đến giờ vẫn không tin mình mắc bệnh tăng huyết áp và chưa
quên khoảnh khắc ngã quỵ tại công trường. Anh Q. có thói quen ăn mặn và do chưa
lập gia đình nên xong việc, anh thường giao du với bạn bè và về nhà trễ. Ngày nào,
anh cũng chạy xe máy 50 km lên công trình tại huyện Củ Chi, TP HCM để làm việc.
Mới đây, trong một lần chỉ đạo thi công, anh bỗng xây xẩm mặt mày rồi lăn đùng ra đất.
Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định huyết áp anh cao với chỉ số 145/95 mmHg và khuyên
anh thay đổi chế độ sinh hoạt, kiểm soát mỡ máu.
Giới chuyên môn cho biết bệnh tăng huyết áp không chừa một ai, đừng nghĩ chỉ có ở
người già. Theo PGS-TS Nguyễn Văn Trí, Chủ nhiệm Bộ môn Lão khoa Trường ĐH Y
Dược TP HCM kiêm Chủ tịch Hội Lão khoa TP HCM, bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi
thường có bệnh đi kèm bao gồm biến chứng mạn do tăng huyết áp như bệnh mạch
vành, suy tim mạn hay bệnh thận mạn tính; các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, rối
loạn mỡ máu và bệnh đồng phát như thoái hóa khớp…
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch đang là
vấn đề báo động toàn cầu hiện nay. Tại Việt Nam, ước tính có 11 triệu người trưởng
thành mắc bệnh tăng huyết áp. Theo Viện Tim mạch quốc gia, nếu cách đây hơn 50
năm, chỉ có 1% người trưởng thành ở nước ta bị tăng huyết áp thì nay đã tăng lên trên
25%. Một trong những nguyên nhân là do lối sống dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng,
thiếu vận động, không khí ô nhiễm, hút thuốc lá, uống bia rượu…
70% người không biết mình bị tăng huyết áp
Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đều được xem là nguy cơ gây nên các bệnh mạn
tính không lây như tim mạch, ung thư, đái tháo đường... đe dọa tính mạng, làm suy
giảm tuổi thọ và chất lượng sống. Thực tế là phần lớn người bệnh tăng huyết áp và rối
loạn mỡ máu không có triệu chứng bên ngoài nên thường mất cảnh giác, không điều trị
và dự phòng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ
tim, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận. Điều đáng nói là 70% những người bị
tăng huyết áp không biết mình bị bệnh.
PGS-TS-BS Phạm Nguyễn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, dẫn ra thêm
nhiều trường hợp tuổi đời mới ngoài 20 đã cao huyết áp, chừng 25 tuổi đã đột tử vì
bệnh tim mạch. “Tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch được xem là kẻ giết người thầm
lặng vì hằng năm có khoảng 17 triệu người tử vong do các bệnh lý tim mạch trên toàn
cầu” - ông cảnh báo.
Các bác sĩ lưu ý điều trị tăng huyết áp phải toàn diện, bao gồm điều trị không dùng
thuốc và dùng thuốc. Thông thường, khi điều trị không dùng thuốc mà không hiệu quả
thì bác sĩ mới cho bệnh nhân dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc là điều chỉnh lối
sống, làm việc khoa học, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, thay đổi chế độ ăn, bổ sung dinh
dưỡng, thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, giảm cân, tăng cường vận động (tối thiểu
30 phút/ngày)… “Sức khỏe thì mỗi người tự biết và tự chăm sóc bản thân. Chất lượng
sống nâng cao hay không phụ thuộc vào hành vi, ứng xử, thay đổi của mỗi người” - một
chuyên gia nhấn mạnh.
Nam bị tăng huyết áp nhiều hơn nữ
Một nghiên cứu sàng lọc do các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP HCM thực hiện trong
vòng 1 năm trên hơn 74.000 người tại 16 phường, xã ở TP HCM đã xác định tỉ lệ tăng
huyết áp là gần 25%. tăng huyết áp ở nam giới là 27,5%, ở nữ là 23%. Nghiên cứu cũng
chỉ ra có mối liên hệ giữa người từ 55 tuổi trở lên bị tăng huyết áp với bệnh đái tháo
đường, thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, mập bụng, người có gia đình bị mắc
bệnh tim mạch sớm và bệnh tăng huyết áp…
Theo NLĐ
FAZ với GDL-5 thiên nhiên tăng hoạt hóa receptor tế bào, điều hòa cholesterol một cách tự
nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh do rối loạn mỡ máu như:
cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, tiểu đường...
FAZ - Điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu
Trung tâm Tư vấn Y khoa: 1900 545404 – (08) 38 112777
Website: www.faz.com.vn

Contenu connexe

En vedette (6)

Humor en imagenes 08
Humor en imagenes 08Humor en imagenes 08
Humor en imagenes 08
 
Rudiments of effective training strategy
Rudiments of effective training strategyRudiments of effective training strategy
Rudiments of effective training strategy
 
歩行者交通シミュレーション振り返り
歩行者交通シミュレーション振り返り歩行者交通シミュレーション振り返り
歩行者交通シミュレーション振り返り
 
Nouveau realism right side
Nouveau realism right sideNouveau realism right side
Nouveau realism right side
 
Хичээл 02
Хичээл 02Хичээл 02
Хичээл 02
 
October 14
October 14October 14
October 14
 

Cao huyết áp đang tấn công cả giới trẻ

  • 1. Cao huyết áp đang tấn công cả giới trẻ Giới chuyên môn cho biết bệnh tăng huyết áp không chừa một ai, đừng nghĩ chỉ có ở người già Nhiều người nghĩ bệnh tăng huyết áp thường chỉ có ở người già mà quên rằng căn bệnh này đang tấn công cả giới trẻ với hàng triệu người mắc bệnh Còn độc thân, khỏe mạnh, tuổi đời khá trẻ (mới 24 tuổi) song cô gái L.N.T.A (làm việc tại quận 3, TP HCM) đang mang căn bệnh tăng huyết áp. Mới đây, trong một lần đi công tác về tới cơ quan, chị bỗng chóng mặt rồi ngã quỵ trong thang máy. May mắn được đồng nghiệp phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên A. qua cơn nguy kịch. Đây không phải là lần đầu chị A. ngất xỉu đột ngột. “Đâu có ai muốn rơi vào tình trạng này. Em vẫn theo dõi sức khỏe thường lắm nhưng nhiều lúc huyết áp lên bất chợt thì cũng chịu” - chị nói. Thừa dinh dưỡng, thiếu vận động Trường hợp chị A. là mắc bệnh tăng huyết áp điển hình của giới trẻ. Anh N.L.Q (38 tuổi, kỹ sư xây dựng) đến giờ vẫn không tin mình mắc bệnh tăng huyết áp và chưa quên khoảnh khắc ngã quỵ tại công trường. Anh Q. có thói quen ăn mặn và do chưa lập gia đình nên xong việc, anh thường giao du với bạn bè và về nhà trễ. Ngày nào, anh cũng chạy xe máy 50 km lên công trình tại huyện Củ Chi, TP HCM để làm việc. Mới đây, trong một lần chỉ đạo thi công, anh bỗng xây xẩm mặt mày rồi lăn đùng ra đất. Tại bệnh viện, các bác sĩ xác định huyết áp anh cao với chỉ số 145/95 mmHg và khuyên anh thay đổi chế độ sinh hoạt, kiểm soát mỡ máu. Giới chuyên môn cho biết bệnh tăng huyết áp không chừa một ai, đừng nghĩ chỉ có ở người già. Theo PGS-TS Nguyễn Văn Trí, Chủ nhiệm Bộ môn Lão khoa Trường ĐH Y Dược TP HCM kiêm Chủ tịch Hội Lão khoa TP HCM, bệnh nhân tăng huyết áp cao tuổi thường có bệnh đi kèm bao gồm biến chứng mạn do tăng huyết áp như bệnh mạch vành, suy tim mạn hay bệnh thận mạn tính; các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu và bệnh đồng phát như thoái hóa khớp… Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch đang là vấn đề báo động toàn cầu hiện nay. Tại Việt Nam, ước tính có 11 triệu người trưởng thành mắc bệnh tăng huyết áp. Theo Viện Tim mạch quốc gia, nếu cách đây hơn 50 năm, chỉ có 1% người trưởng thành ở nước ta bị tăng huyết áp thì nay đã tăng lên trên 25%. Một trong những nguyên nhân là do lối sống dẫn đến tình trạng thừa dinh dưỡng, thiếu vận động, không khí ô nhiễm, hút thuốc lá, uống bia rượu…
  • 2. 70% người không biết mình bị tăng huyết áp Tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu đều được xem là nguy cơ gây nên các bệnh mạn tính không lây như tim mạch, ung thư, đái tháo đường... đe dọa tính mạng, làm suy giảm tuổi thọ và chất lượng sống. Thực tế là phần lớn người bệnh tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu không có triệu chứng bên ngoài nên thường mất cảnh giác, không điều trị và dự phòng dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận. Điều đáng nói là 70% những người bị tăng huyết áp không biết mình bị bệnh. PGS-TS-BS Phạm Nguyễn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, dẫn ra thêm nhiều trường hợp tuổi đời mới ngoài 20 đã cao huyết áp, chừng 25 tuổi đã đột tử vì bệnh tim mạch. “Tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch được xem là kẻ giết người thầm lặng vì hằng năm có khoảng 17 triệu người tử vong do các bệnh lý tim mạch trên toàn cầu” - ông cảnh báo. Các bác sĩ lưu ý điều trị tăng huyết áp phải toàn diện, bao gồm điều trị không dùng thuốc và dùng thuốc. Thông thường, khi điều trị không dùng thuốc mà không hiệu quả thì bác sĩ mới cho bệnh nhân dùng thuốc. Điều trị không dùng thuốc là điều chỉnh lối
  • 3. sống, làm việc khoa học, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, thay đổi chế độ ăn, bổ sung dinh dưỡng, thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên, giảm cân, tăng cường vận động (tối thiểu 30 phút/ngày)… “Sức khỏe thì mỗi người tự biết và tự chăm sóc bản thân. Chất lượng sống nâng cao hay không phụ thuộc vào hành vi, ứng xử, thay đổi của mỗi người” - một chuyên gia nhấn mạnh. Nam bị tăng huyết áp nhiều hơn nữ Một nghiên cứu sàng lọc do các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP HCM thực hiện trong vòng 1 năm trên hơn 74.000 người tại 16 phường, xã ở TP HCM đã xác định tỉ lệ tăng huyết áp là gần 25%. tăng huyết áp ở nam giới là 27,5%, ở nữ là 23%. Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối liên hệ giữa người từ 55 tuổi trở lên bị tăng huyết áp với bệnh đái tháo đường, thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, mập bụng, người có gia đình bị mắc bệnh tim mạch sớm và bệnh tăng huyết áp… Theo NLĐ FAZ với GDL-5 thiên nhiên tăng hoạt hóa receptor tế bào, điều hòa cholesterol một cách tự nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh do rối loạn mỡ máu như: cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, gan nhiễm mỡ, tiểu đường... FAZ - Điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu Trung tâm Tư vấn Y khoa: 1900 545404 – (08) 38 112777 Website: www.faz.com.vn