SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  20
Télécharger pour lire hors ligne
Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1128 ngày 28/5/2015
- Khánh thành tượng đài
“Bác Hồ với nhân dân các dân tộc
tỉnh Tuyên Quang”
[Tr.5]
- Tiếp tục chỉ đạo di dời 6 bia
cònlạitạiditíchlăngmộĐềnTrần
(TháiBình)
[Tr.6]
- Mô hình làng, bản Văn hóa -
Quốc phòng tại Hòa Bình
đang phát huy hiệu quả
[Tr.16]
Phiên họp lần thứ 6 của Hội đồng Tư vấn Du lịch vừa diễn ra tại Hà Nội nhằm
tìm ra các giải pháp và các kế hoạch hành động ưu tiên để triển khai Nghị quyết
số 92/NQ-CP của Chính phủ trên cả ba lĩnh vực: xúc tiến quảng bá du lịch, quản
lý chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch và chính sách và thể chế. Phiên
họp được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án “Chương trình Phát triển
Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội” do Liên minh Châu
Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU-ESRT). (Xem tiếp trang 6)
Tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn
năm 2015
Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1911/BVHTTDL-VHCS về việc
chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015. Bộ
VHTTDL yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành tập trung chỉ đạo và phối hợp
các Sở, Ban, ngành triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Kiểm tra, rà soát
công tác tuyên truyền cổ động, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và
du lịch chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015 tại địa phương; chỉ đạo,
thực hiện đúng các quy định về sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc
ca, Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình ảnh bản đồ nước CHXHCN
Việt Nam. Việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động, văn hóa, nghệ
thuật, thể thao và du lịch cần được tổ chức kịp thời, tạo không khí sôi nổi,
phấn khởi thiết thực, an toàn và tiết kiệm. H.PHượng
Triểnkhai,xúctiếnquảngbádulịch,quảnlýchấtlượngdịchvụvànguồnnhânlựcdulịch
Bàn giải pháp thúc đẩy
du lịch Việt Nam
Ảnh:c.t.v
trong số này
Phụ cấp ưu đãi đối
với người làm việc
tronglĩnhvực
nghệthuậtbiểudiễn
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành
Quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi
nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối
với người làm việc trong lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn. Theo đó, đối tượng
hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề
nghiệp gồm: Người chỉ huy dàn nhạc
giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao
hưởng; diễn viên Tuồng, Chèo, Cải
lương, Xiếc, Múa Rối nước, Nhạc kịch
(Opera), Vũ kịch (Ballet), Kịch nói,
Kịch dân ca, Kịch hình thể; người biểu
diễn nhạc cụ hơi. Người chỉ huy dàn hợp
xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống;
diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới,
Múa Rối cạn, Múa đương đại, Múa dân
gian dân tộc, Múa hát cung đình, Múa
tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây,
nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật
viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng.
(Xem tiếp trang 3)
quản lý nhà nước
2 số 1128 l 28.5.2015
Sáng 26/5, tại Đà Nẵng, Bộ
VHTTDL tổ chức Hội nghị công bố,
phổ biến và triển khai Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Vùng
duyên hải Nam Trung bộ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Vùng duyên hải Nam Trung bộ
bao gồm TP Đà Nẵng và các tỉnh:
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận. Đây là địa bàn
có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có bề
dày lịch sử, được thiên nhiên ưu đãi
nhiều danh lam thắng cảnh đẹp tạo
nên tiềm năng du lịch vô cùng to lớn
và giữ một vị trí, vai trò hết sức quan
trọng đối với du lịch Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL -
Đặng Thị Bích Liên, du lịch Vùng
duyên hải Nam Trung bộ thời gian
qua có bước phát triển, góp phần
thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội
và làm thay đổi diện mạo của nhiều
địa phương trong vùng; tạo nên
nhiều công ăn việc làm, đóng góp
tích cực vào công cuộc xóa đói
giảm nghèo, củng cố quốc phòng,
an ninh vùng biển và hải đảo. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, phát triển du lịch của Vùng
vẫn còn chưa đồng bộ, chưa tương
xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn
tổng thể. Vì vậy, theo Thứ trưởng
Đặng Thị Bích Liên, Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Vùng
duyên hải Nam Trung bộ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 được
Chính phủ phê duyệt là tiền đề cho
công tác đầu tư, quản lý phát triển
du lịch của Vùng một cách đúng
hướng và bền vững, thống nhất,
đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ
của các cấp, các Bộ, ngành, các địa
phương trong Vùng và toàn xã hội.
Mục tiêu tổng quát của Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch
Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
là nhằm khai thác đối đa tiềm năng,
lợi thế của Vùng để phát triển du
lịch biển đảo trở thành thế mạnh
hàng đầu của du lịch Việt Nam; phát
triển các đô thị du lịch hiện đại, các
khu du lịch, điểm du lịch quốc gia
với các cơ sở dịch vụ cao cấp. Đến
năm 2020, đưa du lịch trở thành
ngành kinh tế quan trọng và phấn
đấu đến năm 2030 trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh
tế của Vùng...
Tại Hội nghị, các đại biểu đại
diện các Bộ, ngành Trung ương;
lãnh đạo UBND, Sở VHTTDL; đại
diện các tổ chức, doanh nghiệp,
Hiệp hội Du lịch các địa phương
khu vực duyên hải Nam Trung bộ
và các tỉnh lân cận đã được phổ
biến Quyết định số 2350/QĐ-TTg,
ngày 24/12/2014 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Vùng
duyên hải Nam Trung bộ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”; phổ
biến nội dung Quy hoạch và Kế
hoạch triển khai Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Vùng duyên
hải Nam Trung bộ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
Các đại biểu cũng đã trao đổi,
thảo luận về giải pháp, mục tiêu,
các định hướng phát triển chủ yếu
của Kế hoạch triển khai Quy hoạch
lần này.
Đ.AnH
Hội nghị công bố, phổ biến và triển khai Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
BộVHTTDLđãbanhànhCôngvăn
bản số 1945/BVHTTDL-DSVH ngày
18/5/2015gửiSởVHTTDLtỉnhQuảng
Nam về việc bảo vệ di tích khảo cổ học
TriềnTranh, huyện Duy Xuyên (Quảng
Nam).Trước đó, BộVHTTDLđã nhận
được Công văn số 450/SVHTTDL-
NVVH của Sở VHTTDL tỉnh Quảng
Namđềnghịchoýkiếnvềphươngthức
bảo tồn sau khai quật khảo cổ tại di tích
Triền Tranh, xã Duy Trinh, huyện Duy
Xuyên,tỉnhQuảngNam.BộVHTTDL
yêu cầu Sở VHTTDL Quảng Nam chỉ
đạocơquanchuyênmônvàđơnvịkhai
quậtthựchiệnkhaiquậttổchứcbáocáo
sơ bộ kết quả của đợt khai quật tại hiện
trường.
Vềphươngánbảotồnsaukhaiquật,
Bộ VHTTDL đã thỏa thuận Báo cáo
kinh tế-kỹ thuật khai quật nghiên cứu
khảocổditíchTriềnTranhtạiCôngvăn
số 3956/BVHTTDL-DSVH ngày
04/11/2014, trong đó nêu rõ: “... di dời
di tích, di vật giải phóng mặt bằng phục
vụ cho việc xây dựng tuyến đường cao
tốcĐàNẵng-QuảngNgãi.Nhưngtheo
báo cáo cho biết thì di tích có quy mô
lớn, có giá trị về kiến trúc và tôn giáo...
đây là những phát hiện rất quan trọng.
Vì vậy, đề nghị Sở VHTTDL tỉnh
QuảngNambáocáoUBNDtỉnhQuảng
Nam để tỉnh chỉ đạo việc tổ chức hội
thảokhoahọcxinýkiếnchuyêngiaqua
đó đề xuất và quyết định phương án xử
lý đối với di vật, di tích phát hiện được
trong quá trinh khai quật. Đ.ngọc
Bảo vệ di tích khảo cổ học Triền Tranh, Quảng Nam
quản lý nhà nước
3số 1128 l 28.5.2015
Ngày 19/5, Bộ VHTTDL ban hành
Kế hoạch số 1964/KH-BVHTTDL
Triển khai Tháng hành động vì trẻ em
và tổ chức các hoạt động cho trẻ em
trong dịp hè năm 2015 của Ngành
VHTTDL.
Với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”,
các hoạt động cho trẻ em dịp hè năm
2015 được tổ chức nhằm tăng cường sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy, chính quyền địa phương, các cấp,
các ngành; sự phối hợp của các tổ chức
xã hội, gia đình và cộng đồng về ý
nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu
cần đạt được, cũng như tạo một môi
trường sống lành mạnh, an toàn cho trẻ
em. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt
động và hỗ trợ trẻ em được tham gia
các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa
nghệ thuật, thể dục thể thao trong
Tháng hành động và trong dịp hè năm
2015; tạo điều kiện để trẻ em, đặc biệt
là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ
em vùng sâu, vùng xa có kỳ nghỉ hè an
toàn, lành mạnh, bổ ích; thực hiện kiểm
tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa,
gia đình, thể dục thể thao và du lịch
dành cho trẻ em để đảm bảo yêu cầu
giáo dục, phù hợp tâm lý lưa tuổi cho
trẻ em.
Các hoạt động tập trung tuyên
truyền về vai trò của gia đình trong việc
nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ và chăm
sóc trẻ em trên các phương tiện thông
tin đại chúng; đưa tin phản ánh về các
hoạt động hưởng ứng Tháng hành động
vì trẻ em năm 2015 và trong dịp hè
2015 của Ngành VHTTDL; tổ chức và
tạo điều kiện, đảm bảo đầy đủ cơ sở,
địa điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, hỗ
trợ để trẻ em được tham gia các hoạt
động văn hóa, vui chơi giải trí, tham
quan di tích lịch sử và thắng cảnh, tập
luyện năng khiếu, thể dục thể thao…
Các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL
như: Vụ Gia đình, Tổng cục Thể dục
thể thao, Tổng cục Du lịch, Cục Văn
hóa cơ sở, Cục Nghệ thuật biểu diễn,
Cục Điện ảnh, Vụ Thư viện là các đơn
vị được giao làm đầu mối, hướng dẫn
và tham gia triển khai thực hiện.
Sở VHTTDL các tỉnh/thành được
giao xây dựng Kế hoạch tổ chức các
hoạt động cho trẻ em trong Tháng hành
động vì trẻ em và trong dịp hè năm
2015 gắn với các hoạt động hưởng ứng
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 trên địa
bàn.
tr.QuỳnH
Triển khai Tháng hành động vì trẻ em và tổ chức các hoạt động
cho trẻ em trong dịp hè năm 2015 của Ngành VHTTDL
Đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng
luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn gồm
người trực tiếp tham gia luyện tập, biểu
diễn và phục vụ công tác biểu diễn, bao
gồm: đối tượng (1), (2) nêu trên; người
chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn chương
trình nghệ thuật ca múa nhạc, chỉ đạo
nghệ thuật vở diễn sân khấu; trưởng,
phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng,
phó các đoàn biểu diễn trực thuộc;
người làm việc theo chế độ hợp đồng
hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị
sự nghiệp công lập theo quy định của
pháp luật.
Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm 2
mức: mức phụ cấp 20%, áp dụng đối
với đối tượng 1 nêu trên; mức phụ cấp
15%, áp dụng đối với đối tượng 2 nêu
trên. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được
tính như sau: phụ cấp ưu đãi theo nghề
= mức lương cơ sở x (Hệ số lương theo
ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp
chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp
thâm niên vượt khung (nếu có)) x mức
phụ cấp ưu đãi theo nghề. Phụ cấp ưu
đãi nghề nghiệp được trả cùng tiền
lương hằng tháng; phụ cấp ưu đãi nghề
nghiệp không dùng để tính đóng, hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo
hiểm khác.
Cũng theo quyết định, chế độ bồi
dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế
luyện tập, gồm 4 mức: 35.000 đồng/buổi
tập; 50.000 đồng/buổi tập; 60.000
đồng/buổi tập; 80.000 đồng/buổi tập.
Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo
số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn
thực tế, gồm 4 mức: 80.000 đồng/buổi
diễn; 120.000 đồng/buổi diễn; 160.000
đồng/buổi diễn; 200.000 đồng/buổi
diễn. Trong đó, mức 200.000
đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn
viên chính, nhạc công chính, người chỉ
đạo nghệ thuật chương trình nghệ
thuật ca múa nhạc, người chỉ đạo nghệ
thuật vở diễn sân khấu; mức 160.000
đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn
viên chính thứ, nhạc công chính thứ,
kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật
viên chính ánh sáng; mức 120.000
đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn
viên phụ, nhạc công, kỹ thuật viên
âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng;
trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và
trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực
thuộc; mức 80.000 đồng/buổi diễn,
áp dụng đối với nhân viên hậu đài,
nhân viên hóa trang, nhân viên phục
trang, nhân viên đạo cụ và nhân viên
phục vụ làm việc theo chế độ hợp
đồng. Trường hợp người tham gia
biểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệm
vụ kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồi
dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn
cao nhất.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ
01/7/2015.
H.PHượng
Phụcấpưuđãi… (Tiếp theo trang 1)
4 số 1128 l 28.5.2015
quản lý nhà nước
- Tại Quyết định số 1588/QĐ-
BVHTTDL ngày 18/5/2015, Bộ
VHTTDL cho phép Cục Điện ảnh
phối hợp với Vụ Văn hóa Đối ngoại
và UNESCO (Bộ Ngoại giao), Đại
sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ
chức Tuần phim Việt Nam tại Hoa
Kỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày
Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
Việt Nam-Hoa Kỳ. Thời gian từ
ngày 03-17/7/2015, tại thành phố
New York, Hoa Kỳ.
- Ngày 18/5/2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 1592/QĐ-
BVHTDL, cho phép Sở VHTTDL
TP. Hà Nội phối hợp với Bảo tàng
Lịch sử quốc gia khai quật tại di tích
Chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện
Gia Lâm, TP. Hà Nội. Thời gian khai
quật từ tháng 5-11/2015, diện tích
khai quật 600m2. Những hiện vật thu
thập được trong quá trình khai quật
phải được tạm nhập vào Bảo tàng Hà
Nội để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng
Hà Nội, Sở VHTTDL TP. Hà Nội
báo cáo Bộ trưởng phương án bảo vệ
và phát huy giá trị những hiện vật đó.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 1605/QĐ-BVHTTDL ngày
19/5/2015 thành lập Ban Chỉ đạo
“Liên hoa Âm nhạc truyền thống các
nước ASEAN-2015” vào tháng 8 tại
TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa do
Thứ trưởng Vương Duy Biên làm
Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng
Chương - Cục trưởng Cục Nghệ
thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban
Thường trực và 04 Ủy viên.
- Ngày 19/5/2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 1606/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo
“Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch
nói chuyên nghiệp toàn quốc-2015”
vào tháng 6 tại tỉnh Thanh Hóa do
Thứ trưởng Vương Duy Biên làm
Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng
Chương - Cục trưởng Cục Nghệ
thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban
thường trực và 02 Ủy viên.
- Tại Quyết định số 1620/QĐ-
BVHTTDL ngày 20/5/2015, Bộ
VHTTDL thành lập Ban Soạn thảo,
Tổ Biên tập Nghị định quản lý, bảo
vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên
Thế giới ở Việt Nam, có nhiệm vụ
nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, soạn
thảo và hoàn thiện nội dung dự thảo
Nghị định quản lý, bảo vệ Di sản
Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở
Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ
VHTTDL để Bộ trưởng trình Chỉnh
phủ. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên
làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Thế
Hùng - Cục trưởng Cục Di sản văn
hóa làm Phó Trưởng Ban, 09 Thành
viên và 11 Thành viên Tổ Biên tập.
- Ngày 20/5/2015 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 1630/QĐ-
BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo
Hội chợ Du lịch quốc tế tại TP. Hồ
Chí Minh năm 2015 do Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban,
Thứ trưởng Lê Khánh Hải và bà
Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch
UBND TP. Hồ Chí Minh làm Phó
Trưởng Ban và 02 Thành viên.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 1614/QĐ-BVHTTDL ngày
19/5/2015, thành lập Ban Chỉ đạo tổ
chức Hội thảo “Quy hoạch tổng thể
phát triển văn hóa, gia đình thể dục
thể thao và du lịch vùng Đông Nam
Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” tại thành phố Vũng Tàu
do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm
Trưởng Ban Chỉ đạo, ông Nguyễn
Kiều Linh - Phó Cục trưởng Cục
Công tác phía Nam và ông Hồ Việt
Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài
chính làm Phó Trưởng Ban và 09
Thành viên.
tHtt
VăN BảN Mới
Kỷ niệm 125 năm Ngày Sinh Chủ
tịch Hồ Chí Minh và 104 năm Ngày
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước,
tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên
truyền giáo dục về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh và phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” cho các em học sinh, ngày
22/5, Sở Văn hóa - Thể thao TP. Hồ
Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Hồ
Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí
Minh tổ chức hội thi vẽ tranh, chủ đề
“Chúng em tự hào về thành phố mang
tên Bác”.
36 trường mầm non, tiểu học và
trung học cơ sở trên địa bàn thành phố
với 150 học sinh đã đăng ký tham gia
hội thi. Các em dự thi với 3 chủ đề
chính là Bác Hồ với tuổi thơ; Chúng
em tự hào về thành phố mang tên
Bác; Ước mơ của các em về TP. Hồ
Chí Minh trong tương lai. Hội thi vẽ
tranh là một sân chơi vui tươi, lành
mạnh, bổ ích vào dịp hè 2015. Qua
hội thi các em được giao lưu, trao đổi
về kinh nghiệm học tập, lĩnh vực hội
họa, về học tập và làm theo 5 điều
Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con
ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ,
góp phần chung tay xây dựng thành
phố mang tên Bác Hồ ngày một văn
minh, giàu đẹp, nghĩa tình. Kết thúc
hội thi, Ban tổ chức đã trao các giải
nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các
em học sinh đạt giải ở các khối thi.
M.HạnH
Hộithi vẽtranh“Chúngemtựhàovềthànhphốmang tênBác”
5số 1128 l 28.5.2015
quản lý nhà nước
Ngày 20/5/2015, Bộ VHTTDL đã
ban hành Công văn số
1983/BVHTTDL-VP về việc Sơ kết 6
tháng đầu năm 2015. Theo đó, để chuẩn
bị Sơ kết công tácVHTTDL6 tháng đầu
năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối
năm 2015, Bộ VHTTDL yêu cầu Thủ
trưởng cácTổng cục, Cục,Thanh tra,Vụ
trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở VHTTDL;
Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch các
tỉnh/thành thực hiện một số nội dung:
Đối với các Tổng cục, Cục, Thanh
tra, Vụ trực thuộc Bộ: Tổ chức Sơ kết
tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6
tháng đầu năm 2015, lưu ý các yêu cầu
sau: Phạm vi nội dung báo cáo là toàn
diện các hoạt động quản lý nhà nước,
phát triển sự nghiệp thuộc lĩnh vực
chuyên ngành được giao quản lý, theo
dõi, trên toàn quốc, từ Trung ương đến
địa phương (không phải là báo cáo về
các hoạt động nội vụ của cơ quan, đơn
vị). Báo cáo cần đánh giá ngắn gọn, tập
trung làm rõ những kết quả đã đạt được,
những hạn chế, bất cập; nêu rõ nguyên
nhân, xác định các nhiệm vụ trọng tâm
và đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện
trong 6 tháng cuối năm 2015; Chủ động
rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung kế
hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2015
đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với
tình hình thực tiễn.
Đối với Sở Văn VHTTDL; Sở Văn
hóa, Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh/thành:
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình
hình hoạt động văn hóa, gia đình thể thao
và du lịch trên địa bàn với UBND
tỉnh/thành, Bộ VHTTDL theo quy định.
Nêu rõ kiến nghị giải quyết những khó
khăn,vướngmắctrongthựctiễnhoạtđộng
Ngành ở địa phương; kết quả thực hiện
những nội dung công việc đã được lãnh
đạoBộvàlãnhđạotỉnhthốngnhấtchỉđạo.
Công văn yêu cầu Báo cáo Sơ kết
công tác VHTTDL 6 tháng đầu năm
2015 gửi về Bộ VHTTDL trước ngày
15/6/2015 để tổng hợp.
H.Quân
Hướng dẫn Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015
Đúng dịp kỷ niệm 125 năm Ngày
Sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5, tại
thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang, đã diễn ra lễ khánh thành tượng
đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc
tỉnh Tuyên Quang”.
Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang,
Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng
đã tới dự và chứng kiến lễ khánh thành.
Dự lễ còn có các đồng chí nguyên Tổng
Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh;
nguyên Chủ tịch nước -Trần Đức Lương
và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị:
Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng
Chính phủ; Ngô Văn Dụ - Chủ nhiệm
Ủy ban kiểm tra Trung ương; Trần Đại
Quang - Bộ trưởng Bộ Công an; Phạm
Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội;
Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy TP. Hồ
Chí Minh. Tới dự còn có đại diện lãnh
đạo nhiều Ban, Bộ, ngành Trung ương
và địa phương trong cả nước; các Bà mẹ
Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực
lượng vũ trang cùng đông đảo đồng bào
các dân tộc tỉnh Tuyên Quang.
Được sự đồng ý của Ban Bí thư
Trung ương Đảng khóa X, cùng sự ủng
hộ của Quốc hội, Chính phủ, sự đồng
tình của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh
Tuyên Quang đã xây dựng tượng đài
“Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh
Tuyên Quang” tại Quảng trường
Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên
Quang. Nơi đây, tháng 3/1961 Bác Hồ
đã về thăm và nói chuyện với nhân dân
các dân tộc tỉnh Tuyên Quang.
Sau 3 năm thi công với 160 tấn sắt
thép các loại và trên 3.000m3 đá, tượng
đài và phù điêu được lắp đặt ở độ cao
25m so với sân tượng đài. Công trình đã
hoàn thiện, đảm bảo an toàn, tiến độ,
kiến trúc mỹ thuật và kỹ thuật, đáp ứng
sự mong mỏi, nguyện vọng của Đảng
bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc
tỉnh Tuyên Quang.
Theo các thành viên Hội đồng nghệ
thuật, nhìn tổng thể công trình tượng đài
có bố cục đẹp, tỷ lệ tương xứng đồng
đều mang tính mỹ thuật cao. Chân dung
Bác Hồ và các nhân vật có tính biểu cảm
rõ nét. Tượng đài đặt vị trí trang trọng,
có ánh sáng lý tưởng làm tăng thần sắc
của nhóm nhân vật. Đây là một trong
những công trình bề thế và tạo sự khác
biệt so với các công trình tượng đài Bác
Hồ của các tỉnh.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xúc động:
Hôm nay, bên tượng đài “Bác Hồ với
nhân dân các dân tộc tỉnhTuyên Quang”
cùng với đồng bào cả nước, đồng bào ta
ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, chúng
ta long trọng tổ chức kỷ niệm 125 năm
Ngày Sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng
nhớ công lao to lớn của Bác với tấm lòng
thành kính vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu
của dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng nêu rõ, công trình Tượng đài
“Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh
Tuyên Quang” được khánh thành hôm
nay là nguyện vọng, tình cảm và lòng
mong mỏi của cán bộ, đảng viên và
nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên
Quang, khẳng định tấm lòng son sắt,
thủy chung và lòng tôn kính của đồng
bào đối Bác Hồ. Công trình tượng đài
là biểu tượng cao đẹp hun đúc lòng yêu
nước và phát huy truyền thống cách
mạng, thiết thực góp phần giáo dục
truyền thống cách mạng dân tộc ta, của
Đảng, của Bác Hồ cho các thế hệ hôm
nay và mai sau.
L.KHánH
Khánh thành tượng đài“Bác Hồ với nhân dân các dân tộc
tỉnh Tuyên Quang”
6 số 1128 l 28.5.2015
quản lý nhà nước
Ngày 21/5, Bộ VHTTDL đã ban
hành Công văn số 1992/BVHTTDL-
TTr gửi UBND tỉnh Thái Bình đề nghị
chỉ đạo di dời 6 bia còn lại tại di tích
lăng mộ Đền Trần.
Công văn nêu rõ, việc Ban Quản lý
di tích Đền Trần, huyện Hưng Hà, tỉnh
Thái Bình cho phép đặt 12 bia đá trong
quần thể di tích Đền Trần khi chưa lập
hồ sơ khoa học, chưa được cơ quan
chức năng thẩm định về nội dung, quy
cách, hình dáng, thẩm mỹ và chưa
được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cho phép là việc làm vi
phạm các quy định của pháp luật về di
sản văn hóa.
Bộ VHTTDL yêu cầu UBND tỉnh
Thái Bình chỉ đạo Sở VHTTDL, Ban
Quản lý di tích Đền Trần và cơ quan
liên quan thực hiện nghiêm nội dung
văn bản 1746/BVHTTDL-TTr ngày
07/5/2015 của Bộ VHTTDL, tiếp tục
tháo dỡ, di dời 06 bia còn lại (03 bia đá
và 03 bia đá ốp chất liệu kim loại đồng
đặt tại lăng mộ) ra khỏi khuôn viên di
tích, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ
VHTTDL trước ngày 31/5/2015.
Giao Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình
nghiên cứu đề xuất phương án việc tiếp
tục xử lý những bia đá nêu trên để thể
hiện sự ghi nhận đóng góp của các tổ
chức, cá nhân đối với việc bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa, đề nghị
UBND tỉnh trình Bộ VHTTDL xem
xét, quyết định.
Trước đó, Bộ VHTTDL nhận được
Báo cáo số 38/BC-SVHTTDL ngày
14/5/2015 của Sở VHTTDL tỉnh Thái
Bình kèm theo Tờ trình số 65/TTr-
BQL ngày 14/5/205 của Ban Quản lý
di tích Đền Trần xã Tiến Đức, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình về việc đã
tiến hành tháo dỡ, di dời 6 bia đá gồm
03 bia đá có ghi tiếng Việt và dịch tiếng
Anh tại 03 đền thờ và 03 bia đá có ghi
tiếngAnh tại 03 lăng mộ ra khỏi khuôn
viên di tích lăng mộ và đền thờ. 03 bia
đá và 03 bia đá ốp chất liệu kim loại
đồng đặt tại lăng mộ từ năm 2014, Ban
Quản lý di tích xin được giữ nguyên.
H.Quân
Tiếp tục chỉ đạo di dời 6 bia còn lại tại di tích lăng mộ Đền Trần
(Thái Bình)
Tại phiên họp, các Tổ trưởng các
Tổ công tác của Hội đồng lần lượt cập
nhật thông tin về các hoạt động đã thực
hiện kể từ phiên họp thứ 5
(12/12/2014). Trong thời gian qua, Tổ
công tác về Quản lý chất lượng dịch vụ
du lịch và Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực du lịch đã tham mưu, đề xuất
Hội đồng ban hành Công văn số 02
ngày 31/3/2015 gửi Bộ trưởng Bộ
VHTTDL, Tổng cục trưởng Tổng cục
Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn
nghề du lịch Việt Nam nhằm nâng cao
chất lượng nhân lực du lịch.
Trong khi đó, Tổ công tác về Chính
sách và Thể chế đã họp thảo luận
những vấn đề trọng tâm như tạo thuận
lợi cho doanh nghiệp để thu hút vốn
đầu tư vào lĩnh vực Du lịch thông qua
các chính sách liên quan tới thuế đất;
tạo thuận lợi cho khách du lịch đến Việt
Nam thông qua chính sách thị thực;
hợp tác chặt chẽ và tích cực hơn với
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam.
Về hoạt động Quảng bá xúc tiến Du
lịch, Tổ công tác chuyên trách cũng đã
tổ chức hai cuộc họp nhằm báo cáo
Tổng cục trưởng về kết quả nghiên cứu
để nâng cao hiệu quả hoạt động quảng
bá xúc tiến du lịch và tình hình triển
khai công tác hỗ trợ Tổng cục đổi mới
trang web chính thức của Du lịch Việt
Nam. Đồng thời, Tổ công tác cũng
đang tích cực hỗ trợ Tổng cục Du lịch
xây dựng ba video quảng bá du lịch
Việt Nam và triển khai chiến dịch tiếp
thị trực tuyến (e-marketing) cho Tổng
cục.
Cũng tại phiên họp, các đại biểu
tham dự phiên họp cũng đã thảo luận
về tình hình triển khai cũng như những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình
thực hiện và phương hướng giải quyết.
Đặc biệt, từ Nghị quyết số 92/NQ-CP
của Chính phủ ngày 08/12/2014 về một
số giải pháp đẩy mạnh phát triển du
lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hội
đồng đã xác định các kế hoạch hành
động ưu tiên trong thời gian tới, tập
trung vào hai lĩnh vực là xây dựng Quỹ
Hỗ trợ phát triển Du lịch và cải thiện
môi trường Du lịch.
t.HợP
BàngiảiphápthúcđẩydulịchViệtNam (Tiếp theo trang 1)
Tại đồi Đắk Nur, phường Nghĩa
Đức, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông),
UBND tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức
khởi công xây dựng tượng đài Anh
hùng dân tộc N’Trang Lơng và các dân
tộc Tây Nguyên. Tượng đài Anh hùng
dân tộc N’Trang Lơng và các dân tộc
Tây Nguyên được xây dựng trong
khuôn viên rộng 5,9ha, tại đồi Đắk
Nur. Tượng đài được xây dựng bằng bê
tông cốt thép, có chiều cao 18,5m, rộng
25m2, gồm 3 phần: chân tượng, phù
điêu và tượng Anh hùng dân tộc
N’Trang Lơng. Tổng kinh phí của giai
đoạn 1 gồm phần móng và hệ thống
Xây dựng tượng đài Anh hùng dân tộc N’Trang Lơng và các dân
tộc Tây Nguyên
7số 1128 l 28.5.2015
quản lý nhà nước
Theo Quyết định số 1592/QĐ-
BVHTTDL, Bộ VHTTDL đã cho
phép Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp
với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai
quật khảo cổ tại di tích Chùa Bà Tấm,
xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà
Nội). Theo đó, thời gian tiến hành
khai quật từ 20/5 đến 20/11/2015 trên
diện tích 600m2. Những hiện vật thu
được trong quá trình khai quật phải
tạm nhập vào Bảo tàng Hà Nội để giữ
gìn, bảo quản, báo cáo Bộ trưởng Bộ
VHTTDL phương án bảo vệ, phát huy
giá trị hiện vật.
Bộ VHTTDL yêu cầu chậm nhất 3
tháng sau khi kết thúc đợt khai quật,
Sở VHTTDL Hà Nội và Bảo tàng
Lịch sử quốc gia phải có báo cáo sơ
bộ, sau 1 năm phải có báo cáo khoa
học gửi về Cục Di sản văn hóa. Các
cơ quan được cấp phép có trách nhiệm
tuyên truyền về việc bảo vệ di sản văn
hóa ở địa phương trong thời gian khai
quật, không công bố kết luận chính
thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ
quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa.
Chùa Bà Tấm được xây dựng từ
thời Lý, gắn với Nguyên phi - Hoàng
thái Hậu Ỷ Lan. Hiện nay, chùa còn
lưu giữ nhiều di vật quý mang ý nghĩa
lịch sử - văn hóa như 2 tượng sư tử (bệ
thờ), kích thước rất lớn, tạo bằng đá
liền khối cao 1,2m rộng 1,36m trong
tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt
mềm mại. Sư tử ở đền Ỷ Lan đang
vờn hòn ngọc, trên trán có trổ chữ
Vương khẳng định vị trí chúa tể muôn
loài, đồng thời cũng thể hiện uy quyền
của vương triều. Trong đền còn có
một thành bậc bằng đá chạm nổi rồng
và lân đang chạy xuống. Thành đá dài
1,3m cao 0,8m. Cùng các di vật đất
nung trang trí kiến trúc thời Lý đang
được lưu giữ tại di tích.
Đ.ngọc
Hà Nội: Khai quật khảo cổ tại di tích Chùa Bà Tấm
Lễ vinh danh và trao Giải thưởng
Du lịch Việt Nam năm 2014 dự kiến sẽ
được tổ chức vào đầu tháng 7/2015,
nhân kỷ niệm 55 năm Thành lập ngành
Du lịch Việt Nam (09/7/1960-
09/7/2015).
Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm
2014 sẽ tôn vinh các đơn vị, doanh
nghiệp có đóng góp tích cực cho sự
nghiệp phát triển du lịch Việt Nam, bao
gồm: 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành quốc tế hàng đầu đón khách du
lịch vào Việt Nam; 10 doanh nghiệp
kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu
đưa khách du lịch ra nước ngoài; 10
doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội
địa hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 5
sao hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 4
sao hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 3
sao hàng đầu Việt Nam; 3 hãng hàng
không (1 hãng hàng không vận chuyển
khách du lịch nhiều nhất, 01 hãng hàng
không năng động nhất, 01 hãng hàng
không nước ngoài vận chuyển khách du
lịch đến Việt Nam nhiều nhất); 3 doanh
nghiệp kinh doanh vận chuyển khách
du lịch bằng ô tô hàng đầu Việt Nam; 1
doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển
khách du lịch bằng tầu thủy hàng đầu
Việt Nam; 10 nhà hàng ăn uống phục
vụ khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 5
cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch
tốt nhất; 5 điểm dừng chân phục vụ
khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 5 sân
golf hàng đầu Việt Nam; 5 điểm tham
quan du lịch hàng đầu Việt Nam. Các
tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại
địa phương gửi hồ sơ đăng ký tham gia
xét thưởng về Tổng cục Du lịch trước
ngày 25/5/2015.
Giải thưởng Du lịch Việt Nam là
giải thưởng uy tín nhất của ngành Du
lịch Việt Nam, nhằm tôn vinh các tổ
chức, cá nhân có đóng góp tích cực cho
sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam,
góp phần khẳng định vị trí của ngành
Du lịch trong nền kinh tế quốc dân, đẩy
mạnh phong trào thi đua, nâng cao khả
năng hội nhập quốc tế, quảng bá hình
ảnh của du lịch Việt Nam, tạo điều kiện
để khách du lịch lựa chọn sử dụng dịch
vụ du lịch có thương hiệu và chất
lượng tốt nhất.
n.tHAnH
Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014
chống sét... hơn 67 tỷ đồng, chủ yếu từ
sự ủng hộ của nhân dân trong và ngoài
tỉnh. Công trình dự kiến hoàn thành
trong năm 2018.
Trong những năm kháng chiến
chống thực dân Pháp giai đoạn 1912-
1936, Anh hùng dân tộc N’Trang
Lơng đã tập hợp các dân tộc Tây
Nguyên đoàn kết một lòng, khởi
nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài
trong 25 năm, làm nên những chiến
công vang dội, thể hiện tinh thần yêu
nước, ý chí bất khuất, kiên cường
của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên… Việc xây dựng Tượng đài
N’Trang Lơng và các dân tộc Tây
Nguyên mang ý nghĩa nhân văn cao
cả, thể hiện đạo lý uống nước nhớ
nguồn của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên đối với Anh hùng N’Trang
Lơng và những người con ưu tú trên
đất Tây Nguyên đã có công to lớn
trong cuộc đấu tranh chống thực dân
xâm lược cũng như tôn vinh giá trị
cao đẹp của lòng yêu nước, vì độc
lập, tự do của Tổ quốc. Đây là một
công trình văn hóa lịch sử, góp phần
giáo dục truyền thống cho thế hệ
hôm nay và mai sau.
K.Hoàn
8 số 1128 l 28.5.2015
quản lý nhà nước
Ngày 21/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên
giáoTrung ương, BộYtế đã công bố kết
quả nghiên cứu đánh giá độc lập 9 năm
thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW,
ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân
số, kế hoạch hóa gia đình. Việc nghiên
cứu này nhằm đúc kết bài học kinh
nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân của
những hạn chế, bất cập, đề xuất giải
pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với việc đẩy mạnh thực hiện chương
trình dân số kế hoạch hóa gia đình trong
thời gian tới.
Hoạt động nghiên cứu tập trung
vào các nội dung: sự phù hợp, tính khả
thi và mức độ đạt được trong thực tế
của các mục tiêu mà Nghị quyết số 47
đã đề cập; Những cam kết chính trị và
phối hợp liên ngành trong quán triệt
và tổ chức triển khai thực hiện Nghị
quyết trong thực tiễn tại các địa
phương; kết quả của triển khai thực
hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
được xác định trong Nghị quyết; Tác
động của quá trình tổ chức triển khai
Nghị quyết trong thời gian qua đối với
công tác dân số kế hoạch hóa gia đình
của các địa phương trong cả nước.
Các chuyên gia nghiên cứu những yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện
Nghị quyết trong thực tế; đề xuất các
giải pháp tiếp tục đẩy mạnh và nâng
cao hiệu quả hoạt động của chương
trình dân số, kế hoạch hóa gia đình ở
nước ta trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau 9
năm triển khai thực hiện Nghị quyết,
chương trình dân số, kế hoạch hóa gia
đình đã đạt được nhiều thành tựu đáng
ghi nhận: nước ta đã đạt và duy trì được
mức sinh thay thế; ổn định được quy mô
dân số. Dân số nước ta hiện đạt 90,6
triệu người. Với số dân cư tăng thêm
hàng năm như hiện nay, theo dự báo
năm 2015, dân số Việt Nam không quá
93 triệu người, năm 2020 không quá 98
triệu người. Công tác truyền thông vận
động xã hội về dân số kế hoạch hóa gia
đình được đẩy mạnh. Các địa phương
đã củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộ
làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia
đình. Chất lượng cung cấp các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản được mở
rộng và nâng cao.
Ngân sách chương trình mục tiêu
quốc gia tăng khoảng 15%, nguồn kinh
phí viện trợ tăng 25%, kinh phí địa
phương bổ sung cho công tác dân số, kế
hoạch hóa gia đình ngày càng tăng.
Chất lượng dân số Việt Nam được nâng
cao: Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám
sàng lọc trước sinh, sơ sinh tăng; tỷ lệ
suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm
hàng năm, còn 15,3%. Tuổi thọ trung
bình của người Việt Nam tăng lên, năm
2005 là 72 tuổi, đến năm 2013 là 73,1
tuổi. Bên cạnh những thành tựu đáng
ghi nhận, công tác dân số kế hoạch hóa
gia đình cũng đang phải đối mặt với
nhiều thách thức: Tốc độ dân số già
nhanh, áp lực lớn về an sinh xã hội cho
người cao tuổi; di dân đô thị ngày càng
tăng; mất cân bằng giới tính...
Phân tích những khó khăn, bất cập
trong triển khai thực hiện Nghị quyết,
những thách thức trong thời gian tới, các
chuyên gia khuyến nghị: Chính sách dân
số củaViệt Nam cần phải chuyển hướng
từ chỗ chỉ tập trung vào kiểm soát sinh
nhằm giảm sinh, sang định hướng chính
sách dân số toàn diện, tập trung nguồn
lực nhằm đáp ứng nhu cầu về sức khỏe
sinh sản và tránh thai, xây dựng hệ thống
an sinh xã hội chuẩn bị cho một xã hội
già hóa… Kế hoạch hóa gia đình cần
tiếp tục là trọng tâm trong chính sách dân
số. Chương trình kế hoạch hóa gia đình
cần hướng tới tạo môi trường thuận lợi
và cung cấp thông tin, dịch vụ có chất
lượng cho người dân.
Các chuyên gia đề nghị tiếp tục tăng
cường sự cam kết chính trị thông qua
khẳng định vai trò của cấp ủy Đảng,
chính quyền trong triển khai thực hiện
chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
tại các địa phương, đưa công tác dân số
kế hoạch hóa gia đình thành một nội
dung quan trọng, thường xuyên trong
chương trình hành động của các cấp ủy,
chính quyền.
H.Yến
Đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
Theo ông Trần Đức Phấn - Phó
Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể
thao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam
tại SEA Games 28, đến thời điểm này
việc vận động tài trợ gây quỹ thưởng
cho các vận động viên giành thành tích
xuất sắc tại SEA Games 28, đã nhận
được tổng số tiền lên tới hơn 2 tỷ đồng.
Với nguồn tài trợ này, mức thưởng
nóng cho các vận động viên đạt thành
tích cao tại SEA Games chắc chắn sẽ
tăng. Trong đó, những vận động viên
giành Huy chương Vàng có thể nhận
được khoảng 10 triệu đồng, tăng ít
nhất gấp 3 lần so với kỳ SEA Games
trước. Bên cạnh hình thức thưởng
nóng bằng tiền của đoàn Thể thao Việt
Nam, các vận động viên đạt thành tích
tốt tại SEA Games 28 còn có cơ hội
nhận được rất nhiều hiện vật từ những
mạnh thường quân và các nhà tài trợ
đồng hành cùng đoàn Thể thao Việt
Nam tại SEA Games 28. Mitre -
thương hiệu thời trang đến từ Anh
Quốc là nhà tài trợ trang phục chính
thức cho toàn đoàn Thể thao Việt Nam
tại SEA Games 28. Ngoài SEA Games
28, Mitre cũng là nhà tài trợ trang phục
chính thức cho đoàn Thể thao Việt Nam
(Xem tiếp trang 11)
Tăng mức thưởng“nóng”cho vận động viên giành huy chương
tại SEA Games 28
9số 1128 l 28.5.2015
quản lý nhà nước
Ngày 20/5, tại thành phố Huế đã
diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng
kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong
trưng bày bảo tàng”. Hội thảo do Bảo
tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
tổ chức, thu hút sự tham gia của hàng
trăm đại biểu đến từ các bảo tàng, di
tích ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam, Khánh Hòa và một số tỉnh
miền Trung.
Hội thảo tập trung đánh giá tình hình
ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại
trong các hoạt động, đặc biệt là trưng
bày, giới thiệu của hệ thống bảo tàng, di
tích ở Việt Nam. Nổi bật là các tham
luận “Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ
hiện đại trong trưng bày bảo tàng đảm
bảo hiệu quả” (của ông Nguyễn Quốc
Bình - Trưởng phòng trưng bày Bảo
tàng Lịch sử quốc gia); “Hoạt động
trưng bày ở di tích Cố đô Huế, hiện
trạng và giải pháp” (Tiến sĩ Phan Thanh
Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế); “Công nghệ hiện đại
góp phần kết nối lịch sử và hiện tại”
(Nguyễn Hải Ninh - Phòng Quản lý Bảo
tàng, Cục Di sản văn hóa); “Thực trạng
và nhu cầu ứng dụng các phương tiện
kỹ thuật hiện đại trong trưng bày các
bảo tàng tổng hợp tỉnh, thành phố nhìn
từ thực tế Bảo tàng Đà Nẵng” (Hồ Đắc
Trai - Bảo tàng Đà Nẵng)...
Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường - Giám
đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết:
“Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ
thuật diễn ra hết sức mạnh mẽ, kỹ thuật,
công nghệ hiện đại ngày càng thấm sâu
vào mọi mặt của đời sống xã hội. Các
thành tựu khoa học đó đã góp phần thúc
đẩy, nâng cao chất lượng hiệu quả các
hoạt động bảo tàng, đặc biệt trong trưng
bày và giới thiệu tới công chúng. Tuy
nhiên, trong thực tế hiện nay, phần lớn
các bảo tàng ở nước ta vẫn trong tình
trạng trì trệ, lạc hậu, trùng lặp về nội
dung, hiện vật trưng bày, hình thức đơn
điệu khó thu hút công chúng, đặc biệt
là công chúng trẻ tuổi”. Các đại biểu
đưa ra những định hướng, giải pháp
ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại
nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động trưng bày, thu hút khách
tham quan, góp phần vào sự đổi mới,
phát triển hệ thống bảo tàng, di tích ở
nước ta.
Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốc
gia và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế đã ký thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác
giữa hai đơn vị trong việc tăng cường
nghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại di
tích Cố đô Huế và triều Nguyễn; nghiên
cứu, ứng dụng các phương pháp kỹ
thuật bảo tồn, bảo quản di tích, di vật;
trao đổi thông tin tư liệu, tổ chức xuất
bản các ấn phẩm; trưng bày, triển lãm
cổ vật, cũng như các vấn đề lịch sử văn
hóa Việt Nam có liên quan...
Q.Việt
Ứngdụngkỹthuậtvàcôngnghệhiệnđạitrongtrưngbàybảotàng
Ngày 22/5, đại diện các Sở Xây
dựng, Sở VHTTDL và một số đơn vị
chức năng tỉnh Quảng Ninh cùng với
UBND thị xã Đông Triều đã họp tìm
các giải pháp khắc phục sự cố “thiên
tai” làm hư hại một phần công trình
cụm tượng đài. Trước đó, ngày
16/5/2015, sau sự cố mưa lớn kèm theo
sấm sét, phần đỉnh cột phù điêu, bút
tháp của cụm tượng đài văn hóa ở
huyện Đông Triều bị vỡ, rạn nứt và
một bộ phận bút tháp rơi.
Sau khi đi kiểm tra hồ sơ và thực tế
tại hiện trường, các cơ quan chuyên
môn nhận định ban đầu cột phù điêu
tượng đài là do sét đánh. Đồng thời
khẳng định: phần móng cụm tượng và
cột phù điêu được thiết kế trên nền cọc
bê tông cốt thép và phần đồi thiết kế
đắp đất trên nền đất tự nhiên do đó dẫn
đến việc lún không đều gây rạn nứt khu
vực tiếp giáp. Để khắc phục sự cố trên,
UBND thị xã Đông Triều cũng như các
sở ngành của tỉnh chỉ đạo nhà thầu và
các cơ quan chuyên môn liên quan
khẩn trương lên phương án triển khai
thi công, khắc phục sự cố và các khiếm
khuyết của công trình.
UBND thị xã Đông Triều yêu cầu
nhà thầu phải thay toàn bộ phần đế tam
cấp của bút tháp và bút tháp bằng đá
mới. Cùng với đó, nhà thầu sẽ xây
dựng hai cột cờ có hệ thống thu lôi ở
bên cạnh tượng đài nhằm chống sét
đánh vào tượng đài văn hóa. UBND thị
xã Đông Triều cũng yêu cầu nhà thầu
phải hoàn tất việc khắc phục sự cố sét
đánh làm hư hỏng tượng đài trước ngày
08/6/2015, là ngày kỷ niệm 70 năm
Thành lập Chiến khu Trần Hưng Đạo -
Chiến khu Đông Triều.
Công trình Cụm Tượng đài văn hóa
của thị xã Đông Triều nằm tại khu vực
ngã 3 đường tránh thuộc xã Hồng
Phong được khởi công từ năm 2010
đến tháng 7/2014 được hoàn thành.
Công trình do Công ty cổ phần Trách
nhiệm hữu hạn Mỹ Thuật Hữu Nghị
Hà Nội thi công, gồm các hạng mục:
Móng bệ tượng đài với giá trị dự toán
trên 2,5 tỷ đồng và Cụm tượng, biểu
tượng giá trị dự toán hơn 14,3 tỷ đồng
được làm bằng chất liệu đá Thanh Hóa.
Công trình có chiều cao 18m, gồm 3
phần (bệ tượng cao 3,6m, nhóm nhân
vật, phần cột phù điêu cao 14,8m).
Hồ tHAnH
Hoàn thành việc khắc phục sự cố tượng đài văn hóa Đông Triều
trước ngày 08/6
10 số 1128 l 28.5.2015
Sự kiện vấn đề
Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một
trong số các đơn vị đang lưu giữ nhiều
kỷ vật quý giá về Bác Hồ. Những hiện
vật, tài liệu nơi đây đều chứa đựng
trong đó câu chuyện về từng chặng
đường hoạt động cách mạng và những
câu chuyện xúc động về tình cảm của
Người với nhân dân và tấm lòng của
nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế
dành cho Bác.
Bácbắtnhịpbàicakếtđoàn
Bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ bắt
nhịp bài ca Kết đoàn” của nghệ sĩ
nhiếp ảnh Lâm Hồng Long, nguyên
phóng viên Thông tấn xã Việt Nam
đã ghi lại hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng trên bục nhạc trưởng,
cầm đũa chỉ huy, bắt nhịp dàn hợp
xướng hát bài ca “Kết đoàn” tại công
viên Bách Thảo, Hà Nội ngày
03/9/1960. Đây là một phần quan
trọng của buổi dạ hội do Đoàn Thanh
niên Hà Nội tổ chức chào mừng 15
năm Ngày Thành lập nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
Lao động Việt Nam. Nhắc đến sự
kiện Bác Hồ bắt nhịp bài ca “Kết
đoàn”, không thể không nhắc đến
chiếc đũa chỉ huy Người dùng trong
buổi dạ hội đó. Hiện nay, chiếc đũa
chỉ huy này đang được Bảo tàng Lịch
sử quốc gia lưu giữ, trưng bày trong
hệ thống trưng bày thường xuyên của
bảo tàng. Chiếc đũa làm bằng gỗ, dài
48cm. Người đặt làm chiếc đũa đó là
ông Nguyễn Quang Thiện, lúc đó là
Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc
vũ kịch Việt Nam.
Theo lời kể của ông Nguyễn
Quang Thiện và cán bộ Bảo tàng
Lịch sử quốc gia: Khi đó, ông
Nguyễn Quang Thiện không khỏi lo
lắng về tiết mục biểu diễn của đơn vị
mình tại buổi dạ hội, điều khiến ông
trăn trở là phải làm một chiếc đũa chỉ
huy dàn nhạc thật tốt, đúng kiểu và
quan trọng là không bị gãy trong lúc
chỉ huy. Do đó, ông cho làm 2 chiếc
đũa, sau 10 ngày đã hoàn thành. Hai
chiếc đũa được ông Nguyễn Quang
Thiện cất kĩ vào tủ, đúng ngày diễn
ra dạ hội mới đem cả 2 chiếc đũa đặt
lên trên bục chỉ huy của nhạc trưởng
để chuẩn bị cho buổi biểu diễn trước
đông đảo quan khách và nhân dân.
Đúng 20 giờ 30 phút tối
03/9/1960, Bác Hồ và các vị khách
quốc tế đến. Bác thật giản dị, hiền từ
trong chiếc áo lụa trắng, quần đen và
đôi dép cao su, đôi mắt sáng ngời và
chòm râu bạc trắng như cước. Theo
nguyện vọng của đông đảo nhân dân,
Bác Hồ bước lên bục chỉ huy, cầm
đũa nhạc trưởng và Người hỏi các
nghệ sĩ có hát được bài Kết đoàn hay
không? Mọi người nói có và Người
bắt đầu bắt nhịp bài ca “Kết đoàn”.
Bác cầm đũa chỉ huy, hướng về phía
dàn nhạc và dàn hợp xướng như một
nhạc trưởng thực thụ. Các nhạc công
và ca sĩ nhìn vào người nhạc trưởng
đặc biệt và đồng thanh cất lên với
một giọng trầm hùng: “Kết đoàn
chúng ta là sức mạnh...”.
Câybútchìxanhđỏ
Đó là một cây bút chì có 2 đầu
xanh và đỏ mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã dùng để gạch trên phiếu bầu
cử đại biểu Quốc hội khóa II, thực
hiện quyền công dân như mọi người
dân Việt Nam vào ngày 08/5/1960.
Hiện cây bút chì này đang được bảo
quản cẩn thận tại Bảo tàng Lịch sử
quốc gia với số đăng kí BTCM
41/ĐM.9 cùng với bức ảnh chụp
khoảnh khắc Hồ Chí Minh bỏ phiếu
với nhân dân phường Trúc Bạch.
Trong kì Đại hội này, Bác là ứng cử
viên khu vực Ba Đình (Hà Nội),
được 99,91% số phiếu bầu. Riêng về
phần mình, Bác Hồ bỏ phiếu tại tổ
bầu cử 52, khu vực Trúc Bạch, đơn
vị bầu cử số 1 của khu Ba Đình. Sau
khi thực hiện nghĩa vụ công dân, Bác
Hồ đã ân cần hỏi thăm sức khỏe cán
bộ, nhân dân, nhắc nhở ban tổ chức
khu vực bầu cử làm việc chu đáo,
trách nhiệm để cử tri đi bỏ phiếu
đúng giờ. Tại địa điểm bầu cử này,
các cử tri đều dùng cây bút chì xanh
đỏ 2 mầu để gạch tên các đại biểu mà
mình không đồng ý chọn.
Nói về cây bút chì đặc biệt này,
các cán bộ của Bảo tàng Lịch sử
quốc gia cho biết: Đây là một cây
bút chì đã được dùng nhiều lần trong
đợt bầu đại biểu Quốc hội tại điểm
bầu cử số 1, khu vực Ba Đình. Do
đó, cây bút chì đã bị mòn đi rất
nhiều, chiều dài chỉ còn 14,5cm. Hai
mầu sơn xanh, đỏ đã bị bong tróc
đôi chỗ. Cây bút chì này là hiện vật
nhỏ, rất giản dị nhưng là kỉ vật
thiêng liêng gắn với Chủ tịch Hồ
Chí Minh và sự kiện chính trị trọng
đại của đất nước. Cây bút chì này đã
được Bảo tàng Lịch sử quốc gia
mang đi trưng bày nhiều lần và lần
nào cũng nhận được sự quan tâm
đặc biệt của du khách trong nước,
quốc tế, bởi ý nghĩa sâu sắc của nó.
Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chính tay dùng chiếc bút chì này như
mọi người dân bình thường khác để
thực hiện quyền công dân, lựa chọn
những người có tài, có đức, vì dân
để giữ trọng trách đại biểu của nhân
dân trong Quốc hội khóa II.
Bác Hồ, vị lãnh tụ kiệt xuất
nhưng hết sức gần gũi, bình dị, gắn
bó với người dân Việt Nam. Mỗi kỉ
vật của Người lúc sinh thời là di sản
vô giá, sống mãi với thời gian, để
các thế hệ người Việt Nam sau này
hiểu hơn về cuộc đời của Bác, người
chiến sĩ cộng sản đã dành trọn cuộc
đời mình cho dân tộc.
tHế Hùng
Người sống mãi trong lòng Việt Nam
11số 1128 l 28.5.2015
Sự kiện vấn đề
Tuần Văn hóa du lịch Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai diễn ra từ 06/6 đến 13/6 với
nhiều hoạt động phong phú. Trong đó
giải đua ngựa Bắc Hà được coi là điểm
nhấn hấp dẫn du khách.
Ông Tạ Quang Huy - Chủ tịch
UBND huyện,Trưởng ban tổ chứcTuần
Văn hóa du lịch huyện Bắc Hà (Lào Cai)
cho biết: Để chuẩn bị giải đua ngựa năm
nay, huyện đã có kế hoạch chi tiết giao
nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng và
địa phương chủ động chuẩn bị từ khâu
tuyên truyền đến vận động các nhà tài
trợ; rà soát nội quy quy chế, thể lệ cuộc
thi; cơ cấu giải thưởng... Mặc dù còn hơn
hai tuần nữa mới bước vào ngày thi đấu
chínhthứcnhưngđếnnaycôngtácchuẩn
bịđãcơbảnhoàntất.Sânvậnđộngtrung
tâm thị trấn được nâng cấp khang trang
hơn. Nhiều “kỵ sỹ” từ các ngả đường Na
Hối,Tà Chải,TảVan Chư, Bản Phố... đã
có mặt tại sân vận động trung tâm. Theo
các tay đua, tập luyện sớm để cho ngựa
quen sân, tăng sự nhanh nhẹn, dẻo dai và
quan trọng là bạo dạn hơn khi qua những
nơi đông người.
Bằng hình thức xã hội hóa, giải đua
ngựa năm nay sẽ sử dụng kinh phí của
các nhà tài trợ cộng với thu phí từ các
dịch vụ du lịch, tiền bán vé xem giải đua
(mỗivé30.000đồng).Saukhitrừcácchi
phí khác, số tiền còn lại được dành để
trao thưởng. Giải nhất cá nhân có giải
thưởng trị giá 20 triệu đồng. Giải nhất
đồng đội có giải thưởng trị giá 6 triệu
đồng. Theo Ban tổ chức, giải đua ngựa
BắcHàmởrộngnămnaycóquymôlớn.
Sân vận động có sức chứa hơn 5.000
người. Giải thu hút hơn 200 con ngựa
tham gia diễu hành. Sau đó là cuộc tranh
đua tốc độ của gần 100 con ngựa diễn ra
liên tục trong hai ngày 06 và 07/6.
Ông Nguyễn Văn Luyện - Trưởng
phòng Văn hóa-Thông tin huyện Bắc
Hà cho biết: Đua ngựa là môn thể thao
truyền thống ở Bắc Hà, đây cũng là
điểm nhấn cho hoạt động du lịch của địa
phương, do vậy lượng khách đến du lịch
Bắc Hà tăng mạnh trong những năm
gần đây.
Đức MinH
Giải đua ngựa - điểm nhấn của Tuần Văn hóa du lịch Bắc Hà
Từ ngày 29/5 đến 01/6, tại Công viên
Văn hóa Đầm Sen, quận 11, TP. Hồ Chí
Minh diễn ra “Liên hoan Ẩm thực Đất
Phương Nam” lần thứ 5 năm 2015 với
chủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông” nhằm tái
hiện không gian văn hóa ẩm thực đặc sắc
củavùngđấtNamBộ.Hoạtđộngtrêndo
Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội
Du lịch thành phố và Công ty TNHH
Một thành viên Dịch vụ Du lịch PhúThọ
phối hợp tổ chức.
Theo Ban tổ chức: Liên hoan năm
nay tiếp tục giới thiệu và tôn vinh văn
hóa ẩm thực của vùng đất phương Nam
với nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc
như: Chế biến và phục vụ ẩm thực đặc
trưng các vùng miền với hơn 200 món
ngon dân dã miệt vườn sông nước miền
Tây; biểu diễn nghệ thuật, chế biến thức
ăn, pha chế nước uống của từng địa
phương; Hội thi “Gian hàng ấn tượng”;
Cuộc thi “Điêu khắc củ quả, trang trí mô
hình”… Đặc biệt, năm nay điểm nhấn
của Liên hoan là hoạt động văn nghệ đặc
sắc tái hiện Lễ hội Tết cổ truyền Chol
Chnam Thmay của đồng bào dân tộc
Khmer. Đây là hoạt động được Ban tổ
chức phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Bạc
Liêu nhằm tái hiện sinh động và phong
phú đời sống sinh hoạt và đời sống văn
hóa nghệ thuật của người Khmer. Trong
các ngày diễn ra liên hoan, đoàn nghệ
thuật Khmer tỉnh Bạc Liêu sẽ biểu diễn
phục vụ du khách các điệu múa đặc
trưng của dân tộc Khmer; trình diễn
trang phục Tết của người Khmer, lễ hội
Té nước, trò chơi dân gian, trưng bày và
bán các đặc sản như: mắm Bò Hóc
(prahok), nước thốt nốt, bánh thốt nốt,
đường thốt nốt… Bên cạnh đó, còn có
hoạt động góc Chợ quê Phương Nam
giới thiệu những sản vật Phương Nam
(rắn, vịt, dê, gà…), ẩm thực hàng rong,
biểu diễn xiếc, hò đối đáp giao duyên…
ÔngPhạmHuyBình-PhóGiámđốc
Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đánh giá:
“Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam”
đã trở thành sự kiện thường niên của
ngành du lịch thành phố nhằm quảng bá,
giới thiệu những món ngon đặc sản nổi
tiếng, đa dạng của các vùng miền đến
khách du lịch trong và ngoài nước. Đây
cũng là dịp để ngành du lịch thành phố
tôn vinh và giới thiệu đến du khách trong
nướcvàquốctếtinhhoavănhóaẩmthực
của Việt Nam nói chung và của vùng đất
phương Nam nói riêng. M.cường
Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam năm 2015
tham dự ASEAN Para Games 8, Thế
vận hội Olympic mùa hè 31, Đại hội
Thể thao người khuyết tật
Paralympic Rio 2016, Đại hội Thể
thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 -
2016. Đây chính là nguồn động lực
mang rất nhiều ý nghĩa về mặt tinh
thần cho đoàn Thể thao Việt Nam tự
tin hơn trước khi bước vào những
ngày tranh tài. Theo quy định của
Nhà nước, vận động viên đoạt Huy
chương Vàng tại SEA Games sẽ
được thưởng 45 triệu đồng/huy
chương. Ngoài ra, các khoản thưởng
khác sẽ đến từ các nhà tài trợ đồng
hành cùng Thể thao Việt Nam tại
mỗi kỳ SEA Games.
Hồ tHAnH
Tăngmứcthưởng“nóng”chovậnđộngviên... (Tiếp theo trang 8)
Sự kiện vấn đề
12 số 1128 l 28.5.2015
Giải bóng đá futsal trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt lần thứ 16 - Cúp Tôn Hoa
Sen năm 2015 diễn ra từ ngày 26 đến
30/5 tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (TP.
Hồ Chí Minh) do báo Công an Thành
phố Hồ Chí Minh, báo Thể thao Việt
Nam và Công ty Cổ phần Nexus phối
hợp tổ chức. 8 đội bóng tham gia, được
chia thành hai bảng gồm: chủ nhà TP.
Hồ Chí Minh, trường Giáo dưỡng số 4,
Khánh Hòa, Hà Nội (bảngA); Bến Tre,
Gia Lai, Cà Mau, Hải Phòng (bảng B).
Tổng giá trị giải thưởng là 150 triệu
đồng, trong đó đội vô địch giải sẽ nhận
được phần thưởng gồm Cúp, Huy
chương Vàng và tổng tiền mặt 30 triệu
đồng.
Ngoài những em thuộc các đội
tham dự giải, Ban tổ chức sẽ đón
khoảng 2.000 trẻ em tại các mái ấm,
nhà mở, cơ sở từ thiện ở TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh/thành lân cận về vui
chơi, thưởng thức các hoạt động văn
nghệ, các trận thi đấu của giải, tham
quan các danh lam thắng cảnh của TP.
Hồ Chí Minh và nhận những món quà
ý nghĩa. Giải bóng đá futsal trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt đã trở thành một sân
chơi thú vị, nhân văn cho những trẻ em
có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Ngày
Quốc tế Thiếu nhi 01/6 hàng năm.
Ngoài ra, Quỹ đầu tư và phát triển
tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) sẽ tài
trợ cho 10 cầu thủ tiêu biểu của giải
một chuyến đi tham quan và thi đấu
giao hữu tại Thái Lan, dự kiến diễn ra
vào cuối tháng 6/2015.
Vũ MinH
Sau bốn ngày tranh tài sôi nổi với
những cuộc đua hấp dẫn, Giải Bơi vô
địch nhóm tuổi quốc gia năm 2015 đã
chính thức khép lại vào chiều 22/5.
Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã khẳng định
sức mạnh tại giải đấu năm nay khi giành
vị trí Nhất toàn đoàn với 127 huy
chương các loại, trong đó có 60 Huy
chương Vàng, 37 Huy chương Bạc và
30 Huy chương Đồng. Kết quả này góp
phần khẳng định, TP. Hồ Chí Minh đã
có sự đầu tư đúng hướng và chuyên
nghiệp cao với môn này. Trong tổng số
303 huy chương các loại, TP. Hồ Chí
Minh đã chiếm lĩnh hơn 1/3 tổng số huy
chương.
Đứng ở vị trí thứ Nhì tại Giải lần này
là Trung tâm Thể dục thể thao Quốc
phòng V với 10 Huy chương Vàng, 3
Huy chương Bạc và 6 Huy chương
Đồng. Đứng thứ 3 tại giải là Quảng
Bình với 7 Huy chương Vàng, 10 Huy
chương Bạc và 5 Huy chương Đồng.
Cũng tại giải đấu này, đã có 24 kỷ lục
quốc gia mới được thiết lập cả hai nội
dung cá nhân và đồng đội tiếp sức.
Giải Bơi vô địch nhóm tuổi quốc
gia năm 2015 do Hiệp hội Thể thao
dưới nước Việt Nam tổ chức với sự
tham dự của 181 vận động viên đến từ
25 đoàn tham dự. Các vận động viên
thuộc 3 nhóm tuổi (16-18, 14-15 và 13
tuổi trở xuống) tranh tài ở các nội dung
bơi tự do, ngửa, ếch, bướm, hỗn hợp cự
ly 50m, 100m, 200m, 400m, 800m,
1.500m, 4x100m, 4x200m.
Theo Hiệp hội Thể thao dưới nước
Việt Nam, Giải Bơi vô địch nhóm tuổi
quốc gia năm 2015 là dịp để Ban tổ
chức đánh giá lại chất lượng thi đấu
của các vận động viên cũng như công
tác đào tạo chuyên môn của các huấn
luyện viên. Giải cũng là dịp phát hiện
và tuyển chọn các vận động viên năng
khiếu, nâng cao trình độ chuyên môn,
chuẩn bị lực lượng tham dự SEA
Games 28...
Quốc trị
TP.HồChíMinhdẫnđầuGiảiBơivôđịchnhómtuổiquốcgia2015
Sáng 24/5, trên kênh Nhiêu Lộc -Thị
Nghè (đoạn qua quận Bình Thạnh và
quận 1, TP. Hồ Chí Minh), Giải Đua
thuyền truyền thống TP. Hồ Chí Minh
năm 2015 đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn,
dưới sự cổ vũ của đông đảo người dân
và du khách. Tham gia giải có 10 đoàn
đến từ các quận, huyện, đơn vị trên địa
bàn TP. Hồ Chí Minh với khoảng 400
vận động viên thi đấu ở các nội dung: 10
tay chèo nam, 10 tay chèo nữ, 10 tay
chèo nam nữ phối hợp, 20 tay chèo nam,
20 tay chèo nam nữ phối hợp. Cự ly thi
đấu dài 400m, dọc theo kênh Nhiêu Lộc
- Thị Nghè (đoạn từ gần cầu Điện Biên
Phủ đến cầu Thị Nghè). Xen giữa các
cuộc đua, người dân còn được chứng
kiến những tiết mục biểu diễn đua
thuyền Kayat đầy thú vị.
Cùng ngày, Ban tổ chức đã trao giải
cho các đội đạt thứ hạng cao. Là địa
phương có phong trào đua thuyền mạnh
nhất của Thành phố, quận 8 gần như
không có đối thủ, xếp vị trí dẫn đầu khi
giành trọn 5 bộ Huy chương Vàng của
Giải. Xếp các vị trí tiếp theo ở các nội
dung là các đoàn quận Phú Nhuận, quận
1, Bình Thạnh, Cảnh sát Phòng cháy
chữa cháy quận 4...
Theo ông Mai Bá Hùng - Phó Giám
đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP. Hồ Chí
Minh, Giải Đua thuyền truyền thốngTP.
Hồ Chí Minh nhằm cổ vũ mạnh mẽ
phong trào tập luyện thể dục thể thao
trong nhân dân, giữ gìn và phát huy bộ
môn đua thuyền truyền thống tại TP. Hồ
Chí Minh. Bên cạnh đó, Giải còn hướng
đến kêu gọi người dân nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường cho dòng kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè và các dòng kênh khác,
góp phần tạo vẻ đẹp mỹ quan đô thị của
thành phố… HuY Long
Giải Đua thuyền truyền thống TP. Hồ Chí Minh năm 2015
Giải bóng đá futsal trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2015
13số 1128 l 28.5.2015
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
Ngày 22/5, Trung tâm Bảo tồn Di
tích Cố đô Huế phối hợp với Viện
Khoa học Công nghệ Xây dung, Bộ
Xây dựng tổ chức lễ khởi công hạng
mục công trình Eo Bầu Nam Xương
Đài, thuộc Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn
tạo hệ thống Kinh thành Huế - Hợp
phần tu bổ, tôn tạo di tích. Công trình
có tổng mức đầu tư hơn 9,3 tỷ đồng,
thực hiện trong thời gian 2 năm, hoàn
thành vào tháng 5/2016.
Công trình bao gồm việc tu bổ
tường thành (chiều dài đoạn từ cửa
Thượng Tứ đến cửa Ngăn, có bề rộng
21m), mũ tường tại những vị trí bị
bong tróc, nứt gãy; vệ sinh bề mặt
tường thành và phục hồi bằng lớp vôi
vữa truyền thống; đào, đắp đất cốt nền;
đổ bê tông đường dạo, dốc kéo pháo;
lát gạch Bát Tràng đường dạo, xây bó
vỉa bằng vồ; hạ giải kết cấu kè đá,
tường kè bị hư hỏng; đào móng kè, tu
bổ phục hồi kè chắn đất bằng đá hộc và
phần tường kè bằng gạch vồ; tu bổ,
phục hồi kho đạn...
Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
cho biết: Kinh thành Huế được khởi
công xây dựng từ năm 1805 và hoàn
chỉnh vào năm 1832 (dưới triều vua
Minh Mạng), có diện tích 520ha. Vòng
thành hình vuông bên ngoài có chu vi
10km; cao 6,6m; chiều dày của thành
21m. Các mặt thành được xây khúc
khuỷu với 24 pháo đài (phần xây nhô
ra phía ngoài có hình ngũ giác), bố trí
cách đều nhau kèm theo là hệ thống
tường bắn, pháo nhãn, xưởng súng,
kho đạn, điếm canh… với tổng chiều
dài hơn 11km.
Các pháo đài của Kinh thành Huế
đều được đặt tên riêng, chữ đầu của mỗi
tên được lấy từ một trong 4 hướng Nam,
Bắc, Đông, Tây. Vì thế, các pháo đài ở
mặt Nam Kinh thành gồm: Nam Minh
Đài, Nam Hưng Đài, Nam Thắng Đài,
Nam Hanh Đài và Nam Xương Đài...
Trải qua gần 2 thế kỷ, dưới tác động
của thời gian, yếu tố bất lợi về thời tiết
và nhất là sự tàn phá do các cuộc chiến
tranh, Kinh thành Huế, nhất là mặt Nam
Kinh thành đang bị xuống cấp nghiêm
trọng. Nhiều hạng mục công trình bị cây
cỏ xâm thực, các kết cấu khối xây bị nứt
vỡ, đe dọa tới sự an nguy của công trình.
Đó là chưa kể đến việc các hộ dân lấn
chiếm, xây dựng trái phép, gây mất mỹ
quan, làm ô nhiễm và nhiều tác động
xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh
di tích trong khu vực.
Việc đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo
Kinh thành, đặc biệt là tại mặt Nam vì
thế hết sức cấp bách và cần thiết. Đây
được xem như bộ mặt của toàn bộ hệ
thống Kinh thành Huế, nơi có Kỳ đài
và dòng sông Hương bao quanh, có
quảng trường và công trình Ngọ Môn
từ lâu đã là một trong những biểu trưng
ý nghĩa của thành phố Huế.
Dự án tu bổ, tôn tạo hệ thống Kinh
thành Huế đã được UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế phê duyệt đầu tư tại quyết
định số 1918/QĐ-UBND, với tổng mức
đầu tư hơn 1.282 tỉ đồng. Tuy nhiên,
với quy mô dự án lớn, số hộ dân bị ảnh
hưởng nhiều và còn nhiều vướng mắc
khi áp dụng đền bù giữa thực tế và
chính sách hiện hành… nên việc giải
phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn,
làm chậm tiến độ triển khai dự án.
Quốc Việt
Tu bổ Eo Bầu Nam Xương Đài, mặt Nam Kinh thành Huế
Chiều 20/5, Bảo tàng tỉnh Nam
Định đã tổ chức tiếp nhận 32 cổ vật
do nhà sưu tập tư nhân Trần Cao
Tường, hội viên Hội cổ vật Thiên
Trường - Nam Định trao tặng. 32 cổ
vật nhà sưu tập Trần Cao Tường trao
tặng Bảo tàng tỉnh Nam Định gồm:
17 thanh kiếm chất liệu sắt thời kì
Tây Sơn, một pho tượng Phật thiên
thủ thiên nhãn chất liệu gỗ sơn son
thiếp vàng thời kì Hậu Lê, một đỉnh
hương chất liệu đồng thời Nguyễn,
một vòng tràng hạt thủy tinh nhiều
màu sắc của văn hóa Chăm Pa và
nhóm rìu bôn đá 12 chiếc thời đồ đá
tiền sử. Ông Trần Cao Tường đã sưu
tầm cổ vật từ 20 năm nay, những cổ
vật trong lần trao tặng này đều được
ông sưu tầm từ khu vực miền Trung
trở ra tới khu vực tỉnh Hòa Bình.
Ông Nguyễn Văn Thư - Giám
đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định bày tỏ
sự ghi nhận và cảm ơn nhà sưu tập
Trần Cao Tường đối với việc gìn giữ
và phát huy giá trị các cổ vật Việt
Nam. Ông Thư cho biết: Đây là
những di sản quí giá và phù hợp với
chức năng hoạt động của bảo tàng,
sau khi bảo tàng tiếp nhận sẽ thành
lập hội đồng giám định để chính
thức nhập kho cơ sở, bảo đảm các
tiêu chí, nguyên tắc để tiếp tục bảo
quản, bổ sung cho các bộ sưu tập,
tiến tới tổ chức trưng bày để công
chúng có dịp tham quan, thưởng
ngoạn.
Trong vài năm trở lại đây, Bảo
tàng tỉnh Nam Định đã tiếp nhận
hơn 500 cổ vật, hiện vật do các tổ
chức và các nhà sưu tập tư nhân trao
tặng. Các cổ vật phong phú, đa dạng
về chất liệu, niên đại… và bao hàm
nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử,
khoa học, nghệ thuật.
MinH HạnH
Bảo tàng Nam Định tiếp nhận nhiều cổ vật có giá trị
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG
14 số 1128 l 28.5.2015
Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa
thế giới Thành Nhà Hồ cho biết, trong
quá trình kiểm kê, khảo sát các di tích
trong khu vực vùng đệm di sản thế giới
Thành Nhà Hồ, cán bộ Trung tâm vừa
phát hiện nhiều dấu tích và di vật cổ có
niên đại thế kỷ XIV-XVII trên dãy núi
Xuân Đài (thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện
Vĩnh Lộc), cách Thành Nhà Hồ
khoảng 5km về phía Nam.
Những dấu tích kiến trúc và các di
vật được phát hiện nằm rải rác ở nhiều
vị trí trong khuôn viên chùa Du Anh,
động Hồ Công... nhưng được phân bố
đậm đặc trên một thung lũng nhỏ có
diện tích khoảng 100m2, nằm trên độ
cao khoảng 30-40m, bên phải chùa Du
Anh. Các hiện vật được tìm thấy nhiều
nhất là ngói với nhiều loại như: ngói
âm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũi
sen kép, ngói mũi lá, ngói ống, ngói bò,
ngói lá đề... nhiều loại được trang trí
tinh xảo, tráng men màu xanh hoặc
vàng. Đặc biệt, tại đây, đã phát hiện ra
loại ngói lưu ly là loại ngói thường chỉ
dùng để lợp các công trình kiến trúc
của hoàng gia hoặc các dinh thự của
quan lại quý tộc trước kia, loại ngói này
có khung niên đại từ thế kỷ XIV-XVI.
Cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản
Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ còn
phát hiện tại đây có nhiều gạch vồ lớn,
kích thước trung bình 45 x 24 x 7cm,
trong đó một số viên được tìm thấy có
in khắc chữ Hán - Nôm ghi tên các địa
danh sản xuất giống như các hiện vật
được tìm thấy tại Thành Nhà Hồ. Ngoài
ra, còn tìm thấy nhiều chân tảng đá được
đục đẽo vuông vức, có đường kính 41 x
41cm, cùng với rất nhiều đồ gốm sứ có
kích thước lớn, với khá nhiều dòng gốm
như gốm men nâu, men ngọc, men trắng
ngà và gốm hoa nâu, chủ yếu là mảnh
thạp, bình và bát đĩa... và nhiều đồ sành
với phần miệng có gờ hơi loe, trên thân
và cổ có trang trí hoa văn hình sóng
nước, một số có núm trang trí có niên
đại thế kỷ XIV-XV.
Việc phát hiện những dấu tích kiến
trúc và các di vật tại vùng đệm khu di
sản thế giới Thành nhà Hồ là một phát
hiện quan trọng, có ý nghĩa rất lớn
trong việc bảo tồn, quản lý và phát huy
giá trị di sản Thành nhà Hồ gắn phát
triển du lịch của địa phương.
Trước đó, cũng tại khu vực núi
Xuân Đài, vào tháng 11/2012, Trung
tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ
cũng đã phát hiện những dấu tích của
một công trường khai thác đá lớn, được
xác định để lấy đá xây dựng Thành
Nhà Hồ. Đây là công trường khai thác
đá cổ thứ 2 dùng để xây dựng Thành
Nhà Hồ được phát hiện, sau công
trường khai thác đá tại núi An Tôn.
trần nguYện
Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc và di vật cổ
tại vùng đệm Khu di sản Thành Nhà Hồ
Ngày 20/5, tại xã Vĩnh Trạch Đông,
thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu),
UBND thành phố Bạc Liêu tổ chức
công bố Quyết định và đón Bằng công
nhận cây xoài cổ thụ 300 năm tuổi tại
ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông là
Cây di sản Việt Nam.
Cây xoài cổ thụ được công nhận là
Cây di sản Việt Nam nằm tại địa phận
ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông,
thành phố Bạc Liêu, cách trung tâm
thành phố khoảng 7km. Cây thường
được người dân địa phương gọi là cây
xoài 300 tuổi, có tên khoa học là
Mangifera Indica L, thuộc họ
Anacardicae (họ đào lộn hột). Cây có
chiều cao 15m, đường kính 1,92m, tán
tỏa bóng mát rộng đến 300m2. Đây là
cây xoài cổ thụ có tuổi thọ lớn nhất tại
Bạc Liêu, được chăm sóc, bảo tồn phục
vụ khách du lịch đến tham quan,
nghiên cứu. Tại buổi lễ, đại diện Cục
Môi trường miền Nam đã công bố
(Xem tiếp trang 18)
Bạc Liêu: Cây xoài 300 năm tuổi được công nhận là Cây di sản
Việt Nam
Chương trình nghệ thuật “Tâm tình
Ví, Giặm” do các nghệ sĩ và nghệ nhân
của Câu lạc bộ UNESCO di sản dân ca
xứ Nghệ ở Hà Nội thực hiện, sẽ diễn ra
ngày 22/5, tại Heritage Space (Hà Nội).
Chương trình sẽ đem đến cho khán giả
những nét tinh túy nhất của loại hình di
sản đã được UNESCO công nhận là
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại. Trong đêm diễn, các nghệ sĩ cũng
sẽ trò chuyện, trao đổi và lý giải nguồn
gốc, nét đẹp và các lối hát dân ca Ví,
Giặm với khán giả Thủ đô. Dân ca Ví,
Giặm Nghệ Tĩnh có vị trí quan trọng
trong đời sống văn hóa của người dân
hai tỉnh NghệAn và Hà Tĩnh; phổ biến
trong đời sống, được hát trong hầu hết
mọi hoạt động đời thường, từ ru con,
dệt vải, trồng lúa... Ngày 27/11/2014
tại Paris, Pháp, Dân ca Ví, Giặm Nghệ
Tĩnh chính thức được UNESCO ghi
danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.
Hải PHong
Đêm nghệ thuật“Tâm tình Ví, Giặm”
nhân tố mới
15số 1128 l 28.5.2015
Trong những năm gần đây, công tác
xây dựng các mô hình văn hóa được Hà
Nội quan tâm triển khai nhằm tăng tính
hiệu quả cho các phong trào xây dựng
“Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”,
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”. Tuy nhiên, nhiều nơi xây
dựng mô hình văn hóa mang nặng tính
hình thức, hoạt động kém hiệu quả, đặc
biệt là các tổ dân phố văn hóa, cơ quan
đơn vị văn hóa. Để dần xóa bỏ tình trạng
này, Hà Nội đang triển khai các mô hình
văn hóa đặc thù để nhân rộng ra toàn
thành phố, không duy trì các mô hình
văn hóa hình thức, xây dựng hiệu quả
đời sống văn hóa tinh thần của người
dân Thủ đô.
Nhânrộngcácmôhìnhvănhóa
đặcthù
Hiện tại, Hà Nội có nhiều mô hình
văn hóa: Gia đình văn hóa, làng văn
hóa, tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vị
văn hóa. Trong đó mô hình gia đình văn
hóa là yếu tố hàng đầu trong việc xây
dựng các mô hình văn hóa khác và làng
văn hóa là nội dung chính trong xây
dựng nông thôn mới ở ngoại thành Hà
Nội. Do vậy, hai mô hình này hoạt động
khá hiệu quả. Duy có tổ dân phố văn
hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa tồn tại
nhiều mô hình mang tính hình thức do
vậy, việc xây dựng mô hình văn hóa đặc
thù trong nhóm này để nhân rộng, đang
được thành phố triển khai, hoàn thiện.
Theo Sở VHTTDL Hà Nội, tại các
địa phương xuất hiện nhiều mô hình văn
hóa mang tính đặc thù như: Cầu thang
văn hóa ở phường NghĩaTân (quận Cầu
Giấy), phường văn hóa QuảngAn, Nhật
Tân (quận Tây Hồ), các khu phố văn
minh đô thị, nhà trường văn hóa, đơn vị
văn hóa… Đây là các mô hình tiêu biểu
trong việc xây dựng đời sống văn hóa
tinh thần cho nhân dân, tạo sự đồng
thuận trong nhân dân và có sức lan tỏa
lớn đối với cộng đồng. Nổi lên trong số
này là mô hình cầu thang văn hóa
phường Nghĩa Tân. Theo thống kê, toàn
phường có 176 cầu thang đăng ký cầu
thang văn hóa. Đây là địa chỉ thu hút
người dân nơi này đến giao lưu, học hỏi,
tạo môi trường sống lành mạnh, khắc
phục tình trạng “đèn nhà ai, nhà ấy
rạng”. Tại cầu thang văn hóa, người dân
chung tay xây dựng thư viện sách báo
phục vụ nhu cầu đọc của mọi người,
cùng giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh
trật tự, tổ chức các hoạt động văn hóa
khác. Điều này rất có ý nghĩa khi các
chung cư cao tầng rất thiếu điểm vui
chơi, giải trí cho người dân.
Ông Trương Văn Côn - Bí thư Chi
bộ tổ 27, phường Nghĩa Tân, người có
công rất lớn trong việc xây dựng cầu
thang văn hóaA3 cho biết: “Sở dĩ chúng
tôi xây dựng thành công cầu thang văn
hóa do người dân đồng thuận, nhiệt tình
hưởng ứng. Bà con chủ động ủng hộ
mặt bằng, kinh phí để mua báo, đầu tư
tủ, bàn ghế và cùng tham gia đọc báo,
tạo thành sức mạnh tổng hợp mang lại
hiệu quả cao. Điều này đúng nghĩa là
một nơi sinh hoạt cộng đồng”.
Phong trào xây dựng Đơn vị văn hóa
vẫn được triển khai rộng rãi trong khối
các cơ quan, doanh nghiệp, trường học,
đơn vị lực lượng vũ trang… trên địa bàn
Hà Nội. Tuy nhiên, số các đơn vị đăng
ký đơn vị văn hóa và đơn vị đạt danh
hiệu văn hóa chưa nhiều. Trường THCS
Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy là một
trong số các cơ quan, đơn vị, trường học
quan tâm xây dựng mô hình Nhà trường
văn hóa. Từ những tiết học, những hoạt
động ngoại khóa, những tiết sinh hoạt
dưới cờ nhà trường lồng ghép các
chương trình giáo dục đạo đức, văn hóa,
nếp sống thanh lịch văn minh… cho học
sinh. Từ nhiều năm nay, Trường THCS
Lê Quý Đôn chú ý xây dựng quy chế
ứng xử đối với cán bộ, giáo viên trong
nhà trường, trong đó có ứng xử văn hóa
giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo
viên với phụ huynh, giữa học sinh với
nhau. Đặc biệt, trong phong trào nhà
trường thân thiện, học sinh tích cực,
Trường THCS Lê Quý Đôn thực hiện
lồng ghép tích hợp liên môn như tham
quan bảo tàng, vẽ ngoài trời, tham quan
khu công nghệ Panasonic có sự tham
gia của giáo viên các bộ môn.
Cô giáo Nguyễn Quỳnh Anh, giáo
viên chủ nhiệm lớp 7E Trường Lê Quý
Đôn cho biết: “Các con tham gia hoạt
động như thế này, khiến các con cảm
thấy yêu việc đến trường, mỗi ngày đến
trường là một ngày vui và cảm thấy việc
học không quá nặng nề, học mà
chơi,chơi mà học”.
Chính vì chú trọng phong trào này,
trường THCS Lê Quý Đôn luôn đạt
những kết quả kích lệ. Hàng năm, tỷ lệ
học sinh giỏi của trường đạt 60%, tỷ lệ
học sinh khá đạt 30%, tỷ lệ học sinh lớp
9 tốt nghiệp là 100% và khoảng 1/3 học
sinh thi đỗ vào các lớp chuyên trên địa
bàn thành phố.
Đầutưchiềusâu
Mô hình phường văn hóa của quận
Tây Hồ được coi là mô hình văn hóa
tiêu biểu, được địa phương sáng kiến
xây dựng trong vài năm trở lại đây.
Toàn quận có 7/8 phường đăng ký
tham gia xây dựng phường văn hóa,
đến nay, hai đơn vị đã hoàn thành là
phường Quảng An và Nhật Tân. Tại
phường QuảngAn, hệ thống hạ tầng cơ
sở cơ bản hoàn thiện với sự đầu tư
đồng bộ các thiết chế văn hóa, nhà sinh
hoạt dân cư, điện chiếu sáng, đường
giao thông, trạm y tế và trường học đều
đạt chuẩn quốc gia. Toàn phường
không còn hộ nghèo, các hộ chính sách
được chăm lo tốt.
Cóđượckếtquảđó,theoôngNguyễn
Mạnh Trường - Phó Chủ tịch UBND
phườngQuảngAn:Đảngủy,chínhquyền
và nhân dân quyết tâm thực hiện
(Xem tiếp trang 17)
Nhân rộng các mô hình văn hóa đặc thù
16 số 1128 l 28.5.2015
nhân tố mới
Từ thị trấn huyện Kỳ Sơn (Hòa
Bình) lên xã vùng cao Độc Lập dài hơn
hai chục cây số đường đèo dốc, chúng
tôi trở lại xóm Nội sau 5 năm mà đã
thấy bộ mặt nông thôn miền núi như
đổi thịt thay da. Những căn nhà tranh
xiêu vẹo trước kia hầu như không còn,
thay vào đó là nhà mái bằng vững chãi,
đàn gia súc đã được di dời khỏi gầm
nhà sàn. Hơn tám chục hộ người
Mường trong xóm, hầu hết đã có bể
nước sạch và công trình vệ sinh tự hoại.
Ông Nguyễn Văn Bồng, Bí thư Chi bộ
xóm Nội hồ hởi: “Xóm mình được như
thế này là nhờ công sức của bộ đội đấy.
Đúng là tình nghĩa quân dân không bao
giờ hết”.
Trung tá Nguyễn Văn Tiếp, Chính
trị viên phó - Ban Chỉ huy quân sự
huyện Kỳ Sơn cho biết: xóm Nội là mô
hình thí điểm đầu tiên của Đề án xây
dựng “làng, bản văn hóa - quốc phòng”
ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu
vực phòng thủ tỉnh Hòa Bình giai đoạn
2009-2014, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
chủ trì. Năm 2010, năm đầu tiên triển
khai đề án ở địa bàn vùng cao này có
bao khó khăn phức tạp do trình độ nhận
thức và hủ tục lạc hậu của bà con dân
tộc. Huyện đội Kỳ Sơn cùng hàng trăm
cán bộ chiến sỹ Trung đoàn tên lửa 250
đã thực hiện ba cùng “cùng ăn, cùng ở,
cùng làm” với dân, họp xóm nhiều
cuộc để tuyên truyền vận động nhân
dân thực hiện nếp sống mới, ăn ở hợp
vệ sinh. Bộ đội trực tiếp bỏ kinh phí hỗ
trợ dân làm 7 nhà vệ sinh tự hoại, cải
tạo vườn tạp, kè đá bờ ao; rồi huy động
lực lượng dân quân và nhân dân phối
hợp làm 220 mét đường bê tông vào
xóm.
Ông Nguyễn Minh Hồi - Chủ tịch
UBND xã Độc Lập chia sẻ: Nhờ có bộ
đội chung sức xây dựng nông thôn mới
nên xóm Nội và các xóm khác của xã
nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông
thôn miền núi. Năm 2014, xóm Nưa
làm mới được 1,4km đường bê tông
cũng nhờ bộ đội góp sức. Có đường ô
tô, việc tiêu thụ nông sản, lâm sản của
bà con được thuận lợi, kinh tế phát
triển, nâng mức thu nhập bình quân của
người dân trong xã lên 15 triệu
đồng/năm, gấp đôi so với trước kia.
Trao đổi với phóng viên về ý
tưởng xây dựng đề án “Xây dựng mô
hình làng, bản văn hóa - quốc phòng ở
địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu
vực phòng thủ tỉnh Hòa Bình”, Đại tá
Nguyễn Trọng Quỳnh - Chỉ huy trưởng
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho hay: Xuất
phát từ thực trạng các làng, bản ở các
xã đặc biệt khó khăn của tỉnh chậm
phát triển kinh tế, đường làng, ngõ xóm
nhỏ hẹp, lầy lội, năng suất lao động
thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (từ 30 đến 35
%) nên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã xây
dựng và được Tỉnh ủy, UBND tỉnh
chấp thuận cho thực hiện đề án. Mục
tiêu của đề án là xây dựng “làng bản
ấm no, không còn nghèo đói, sạch
đường, đẹp ngõ, không có dịch bệnh;
gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền,
làng xóm yên vui”.
Để thực hiện đề án có hiệu quả, Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo các
Ban Chỉ huy quân sự huyện, thành phố
phối hợp với cấp ủy chính quyền địa
phương mỗi huyện chọn một làng, bản
làm trước để rút kinh nghiệm; thành lập
tổ công tác liên ngành, do một đồng chí
trong Ban Chỉ huy quân sự huyện làm
tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ:
Khảo sát tính toán khối lượng công
việc cần thực hiện, lực lượng cần huy
động, kinh phí thực hiện một số công
trình; tham mưu cho UBND huyện, ưu
tiên dành một phần kinh phí từ các
nguồn đầu tư cho xây dựng đường giao
thông nông thôn, thủy lợi, kinh phí cho
sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục để
xây dựng mô hình.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền,
dự án đã nhận được sự đồng thuận cao
của nhân dân và các doanh nghiệp, các
đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn,
trong đó lực lượng dân quân tại chỗ
làm nòng cốt. Sau 4 năm thực hiện đề
án, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng
thành công 18 mô hình làng, bản văn
hóa - quốc phòng. Tại các làng, bản
này, đã làm mới được 21,4km đường
bê tông theo tiêu chuẩn đường nông
thôn mới; sửa chữa, phát quang 17km
đường liên xóm; xây mới 36 bể chứa
nước sạch, di chuyển 156 chuồng gia
súc, gia cầm ra khỏi khu nhà ở; xây
dựng 123 nhà vệ sinh; đào 82 giếng
nước sạch phục vụ sinh hoạt và ăn
uống. Nhân dân được hướng dẫn về kỹ
thuật chăn nuôi, sản xuất mang tính
hàng hóa như: nuôi lợn bản địa, trồng
mướp đắng lấy hạt xuất khẩu, trồng cây
mít Thái, rau sạch… đem lại hiệu quả
kinh tế cao, đã góp phần xóa đói giảm
nghèo tại địa phương.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Bảo -
Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh Hòa Bình: cái được lớn nhất
trong thực hiện đề án đó là cấp ủy,
chính quyền địa phương đánh giá
cao, nhân dân đồng tình ủng hộ,
nhiều bản làng khác trong tỉnh mong
muốn được thực hiện đề án. Sáng
kiến của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
Hòa Bình trong việc xây dựng làng,
bản văn hóa - quốc phòng đã được
Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đánh giá cao,
không những có sức lan tỏa trong địa
bàn tỉnh mà còn lan tỏa đến tỉnh
ngoài, một số Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh như Sơn La, Quảng Trị đến tham
quan, nghiên cứu; được Ban Dân vận
Trung ương tặng Bằng khen.
t.t.n
Mô hình làng, bản văn hóa - quốc phòng
tại Hòa Bình đang phát huy hiệu quả
17số 1128 l 28.5.2015
nhân tố mới
Tỉnh Gia Lai đang tập trung phát
triển văn hóa nông thôn giai đoạn
2015-2020, tạo điều kiện để người dân
ở các vùng nông thôn nâng cao mức
hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng
tạo văn hóa; nâng cao chất lượng
phong trào xây dựng gia đình văn hóa,
làng văn hóa. Tỉnh phấn đấu đến năm
2020 có 2.103 thôn, làng có nhà văn
hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy
định; 1.472 thôn, làng đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới; 60% gia đình và 1.051
thôn, làng giữ vững và phát huy danh
hiệu văn hóa...
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Gia
Lai - Phan Xuân Vũ cho biết: Tỉnh
đang thực hiện nhiều giải pháp quan
trọng để đạt được mục tiêu trên, trong
đó giải pháp hàng đầu và có tính quyết
định là đưa nhiệm vụ phát triển văn hóa
nông thôn vào Nghị quyết các cấp ủy
Đảng, chính quyền, kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội ngắn hạn, dài hạn ở từng
địa phương. Bên cạnh đó, tăng cường
nguồn lực phát triển văn hóa nông thôn
để xây dựng các thiết chế văn hóa, hỗ
trợ xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao
cấp thôn, làng. Đồng thời, thực hiện có
hiệu quả chính sách khuyến khích xã
hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân,
tổ chức doanh nghiệp đầu tư xây dựng
cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui
chơi giải trí trên địa bàn. Từ năm 2010
đến nay, tỉnh Gia Lai có nhiều nỗ lực
trong công tác phát triển văn hóa nông
thôn và đã đạt được một số thành tựu
đáng kể, góp phần nâng cao đời sống
tinh thần của nhân dân. Toàn tỉnh hiện
có 80 nhà văn hóa xã, trên 1.500 nhà
văn hóa thôn, làng (trong đó có 925
nhà rông và 580 nhà sinh hoạt cộng
đồng); phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng
được nâng cao, hiện có 72% hộ gia
đình văn hóa và 50% số thôn, làng văn
hóa. Gắn liền với chủ trương phát triển
văn hóa nông thôn, tỉnh cũng đã làm tốt
công tác bảo tồn văn hóa cồng chiêng;
nghiên cứu sưu tầm văn hóa vật thể và
phi vật thể trong cộng đồng và nhất là
cộng đồng người dân tộc thiểu số
Bahnar - J’rai. Các loại hình văn hóa
văn nghệ dân gian, nhạc cụ truyền
thống... được sưu tầm sử dụng và phát
huy tác dụng trong các dịp lễ hội. Trên
lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị
không gian văn hóa cồng chiêng, toàn
tỉnh hiện còn lưu giữ được trên 6.000 bộ,
trong đó có khoảng 1.000 bộ cồng
chiêng quý hiếm. Ia Grai là một trong
những địa phương của tỉnh còn lưu giữ
được nhiều bộ cồng chiêng nhất, với hơn
1.100 bộ. Tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư
nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hóa
phi vật thể, hiện có hàng trăm hồ sơ
(Xem tiếp trang 19)
Gia Lai phát triển thiết chế văn hóa vùng nông thôn
để mô hình phường văn hóa đạt hiệu
quả một cách tốt nhất, hoạt động thực
chất, đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh.
Khi triển khai chương trình liên quan,
phường đều thực hiện ký cam kết với
các gia đình. Ví dụ, ký cam kết với các
gia đình xây dựng gia đình văn hóa lồng
ghép nội dung giữ vệ sinh môi trường,
phòng chống tệ nạn xã hội, phòng,
chống bạo lực gia đình... Công tác tuyên
truyền được thực hiện qua hệ thống
chính trị, qua các hoạt động lễ hội, hệ
thống phát thanh. “Trên địa bàn phường,
tất cả khu dân cư có biển tuyên truyền
xây dựng, giữ vững danh hiệu phường
văn hóa. Tất cả các tổ dân phố đều xây
dựng quy chế hoạt động để giữ vững
danh hiệu và các tiêu chí đã đề ra.” -
Ông Nguyễn Mạnh Trường cho biết.
Thực tế, nhiều mô hình văn hóa
sau khi được công nhận không duy trì
được các hoạt động thường xuyên dẫn
đến hoạt động không hiệu quả. Cơ sở
hạ tầng, các thiết chế văn hóa xuống
cấp không đầu tư kịp thời. Các tổ chức
đoàn thể cũng như người dân sở tại
không dành nhiều sự quan tâm đến
đời sống văn hóa cơ sở, tổ chức các
hoạt động văn hóa tinh thần, đầu tư cơ
sở vật chất. Kinh nghiệm của quận
Cầu Giấy cho thấy, muốn xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở hiệu quả, cần
quan tâm đến lợi ích chính đáng của
người dân.
Bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng
phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu
Giấy khẳng định: “Chúng tôi lắng nghe
để xem vấn đề gì cần quan tâm đối với
đời sống văn hóa của nhân dân để giải
quyết một cách tốt nhất khi có thể”. Với
những tổ dân phố thực hiện chưa tốt nếp
sống văn minh nơi công cộng, quận vận
động bà con thực hiện. Cụ thể, quận Cầu
Giấy triển khai xuống các tổ dân phố
vận động nhân dân đổ rác đúng giờ,
đúng nơi quy định, tăng cường việc thu
gom rác, vận động nhân dân tổng vệ
sinh đường làng ngõ xóm vào sáng thứ
7 hằng tuần. Năm 2014, toàn quận đưa
ra tọa đàm để toàn dân tham gia đóng
góp về xây dựng giữ gìn vệ sinh môi
trường và các ngõ phố xanh sạch đẹp đã
được các tổ dân phố và nhân dân hưởng
ứng tích cực.
Theo Sở VHTTDL Hà Nội, hiện
nay, công tác xây dựng các mô hình văn
hóa đặc thù đang được nhiều địa
phương quan tâm và sẽ là nhân tố để Sở
nhân rộng ra toàn thành phố. Điều quan
trọng là trong quá trình xây dựng các mô
hình văn hóa đặc thù, cần có sự tuyên
truyền rộng rãi, tạo sự đồng thuận trong
dân. Mọi vấn đề, dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra sẽ nhanh chóng đạt
hiệu quả và có tính bền vững cao.
t.t.n
Nhânrộngcácmôhình... (Tiếp theo trang 15)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

Contenu connexe

Tendances

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnPham Long
 

Tendances (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1112
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1039 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1026 (vanhien.vn)
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1088 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1175 - vanhien.vn
 
tuan-tin-991
tuan-tin-991tuan-tin-991
tuan-tin-991
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1036 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1035 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1150 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1132 - vanhien.vn
 

En vedette

Sistemas de gestão de segurança 2005 - fundacentro
Sistemas de gestão de segurança   2005 - fundacentroSistemas de gestão de segurança   2005 - fundacentro
Sistemas de gestão de segurança 2005 - fundacentroRogério Mathias
 
Campaña EUREKA - Fin de Semana Publicitario
Campaña  EUREKA - Fin de Semana PublicitarioCampaña  EUREKA - Fin de Semana Publicitario
Campaña EUREKA - Fin de Semana PublicitarioCarlos Hernández Mesta
 
óLeos e gorduras aplicações e implicações
óLeos e gorduras aplicações e implicaçõesóLeos e gorduras aplicações e implicações
óLeos e gorduras aplicações e implicaçõesEvaneide Ferreira
 
Guia de especificacion_basica
Guia de especificacion_basicaGuia de especificacion_basica
Guia de especificacion_basicaKanaroca
 
Listado de premiados bacchus 2014
Listado de premiados bacchus 2014Listado de premiados bacchus 2014
Listado de premiados bacchus 2014Quelujo.es
 
Inteligencias múltiples
Inteligencias múltiplesInteligencias múltiples
Inteligencias múltiplesCristianperez91
 
As revistas em quadrinhos como recurso
As revistas em quadrinhos como recursoAs revistas em quadrinhos como recurso
As revistas em quadrinhos como recursoEvaneide Ferreira
 
Reavivamiento y Reforma 2012 (UMN)
Reavivamiento y Reforma 2012 (UMN)Reavivamiento y Reforma 2012 (UMN)
Reavivamiento y Reforma 2012 (UMN)Jrsnchzhrs Sh
 
Sentar se a janela do aviao..
Sentar se a janela do aviao..Sentar se a janela do aviao..
Sentar se a janela do aviao..LUCIOLABHT
 
Emmanuel Todd : actualité, vision du monde.
Emmanuel Todd :  actualité, vision du monde.Emmanuel Todd :  actualité, vision du monde.
Emmanuel Todd : actualité, vision du monde.gagoubaba
 
01 como lidar com a indisciplina na escola
01 como lidar com a indisciplina na escola01 como lidar com a indisciplina na escola
01 como lidar com a indisciplina na escolajoelmarodrigues
 
LECTIO DIVINA Domingo II de Adviento Ciclo A
LECTIO DIVINA Domingo II de Adviento Ciclo ALECTIO DIVINA Domingo II de Adviento Ciclo A
LECTIO DIVINA Domingo II de Adviento Ciclo ACristonautas
 
Cómo se ve el panorama del futuro próximo
Cómo se ve el panorama del futuro próximoCómo se ve el panorama del futuro próximo
Cómo se ve el panorama del futuro próximoIADERE
 
麵包師傅
麵包師傅麵包師傅
麵包師傅AMY peng
 
Bizantinos y carolingios
Bizantinos y carolingiosBizantinos y carolingios
Bizantinos y carolingiosÁngel Encinas
 
Micro Misión Simón Rodríguez. Eje Metropolitano
Micro Misión Simón Rodríguez. Eje MetropolitanoMicro Misión Simón Rodríguez. Eje Metropolitano
Micro Misión Simón Rodríguez. Eje MetropolitanoIsabel Guerra
 

En vedette (20)

Diplomacia online
Diplomacia onlineDiplomacia online
Diplomacia online
 
Sistemas de gestão de segurança 2005 - fundacentro
Sistemas de gestão de segurança   2005 - fundacentroSistemas de gestão de segurança   2005 - fundacentro
Sistemas de gestão de segurança 2005 - fundacentro
 
Campaña EUREKA - Fin de Semana Publicitario
Campaña  EUREKA - Fin de Semana PublicitarioCampaña  EUREKA - Fin de Semana Publicitario
Campaña EUREKA - Fin de Semana Publicitario
 
óLeos e gorduras aplicações e implicações
óLeos e gorduras aplicações e implicaçõesóLeos e gorduras aplicações e implicações
óLeos e gorduras aplicações e implicações
 
Guia de especificacion_basica
Guia de especificacion_basicaGuia de especificacion_basica
Guia de especificacion_basica
 
Listado de premiados bacchus 2014
Listado de premiados bacchus 2014Listado de premiados bacchus 2014
Listado de premiados bacchus 2014
 
Inteligencias múltiples
Inteligencias múltiplesInteligencias múltiples
Inteligencias múltiples
 
As revistas em quadrinhos como recurso
As revistas em quadrinhos como recursoAs revistas em quadrinhos como recurso
As revistas em quadrinhos como recurso
 
Reavivamiento y Reforma 2012 (UMN)
Reavivamiento y Reforma 2012 (UMN)Reavivamiento y Reforma 2012 (UMN)
Reavivamiento y Reforma 2012 (UMN)
 
Sentar se a janela do aviao..
Sentar se a janela do aviao..Sentar se a janela do aviao..
Sentar se a janela do aviao..
 
Emmanuel Todd : actualité, vision du monde.
Emmanuel Todd :  actualité, vision du monde.Emmanuel Todd :  actualité, vision du monde.
Emmanuel Todd : actualité, vision du monde.
 
Diferencias
DiferenciasDiferencias
Diferencias
 
01 como lidar com a indisciplina na escola
01 como lidar com a indisciplina na escola01 como lidar com a indisciplina na escola
01 como lidar com a indisciplina na escola
 
1º encontro
1º encontro1º encontro
1º encontro
 
LECTIO DIVINA Domingo II de Adviento Ciclo A
LECTIO DIVINA Domingo II de Adviento Ciclo ALECTIO DIVINA Domingo II de Adviento Ciclo A
LECTIO DIVINA Domingo II de Adviento Ciclo A
 
Cómo se ve el panorama del futuro próximo
Cómo se ve el panorama del futuro próximoCómo se ve el panorama del futuro próximo
Cómo se ve el panorama del futuro próximo
 
麵包師傅
麵包師傅麵包師傅
麵包師傅
 
Baroque
BaroqueBaroque
Baroque
 
Bizantinos y carolingios
Bizantinos y carolingiosBizantinos y carolingios
Bizantinos y carolingios
 
Micro Misión Simón Rodríguez. Eje Metropolitano
Micro Misión Simón Rodríguez. Eje MetropolitanoMicro Misión Simón Rodríguez. Eje Metropolitano
Micro Misión Simón Rodríguez. Eje Metropolitano
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Pham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnPham Long
 

Similaire à Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1027 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1108
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1078
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1160 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1115
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1031 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1097 - vanhien.vn
 

Plus de Pham Long

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)Pham Long
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiPham Long
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngPham Long
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Pham Long
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Pham Long
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchPham Long
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongPham Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGPham Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1Pham Long
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngPham Long
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGPham Long
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoPham Long
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiPham Long
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnhPham Long
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngPham Long
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtPham Long
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênPham Long
 

Plus de Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Người thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiênNgười thầy đầu tiên
Người thầy đầu tiên
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1128 - vanhien.vn

  • 1. Phát hành thứ năm hằng tuầnbộ văn hóa, thể thao và du lịch Số 1128 ngày 28/5/2015 - Khánh thành tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” [Tr.5] - Tiếp tục chỉ đạo di dời 6 bia cònlạitạiditíchlăngmộĐềnTrần (TháiBình) [Tr.6] - Mô hình làng, bản Văn hóa - Quốc phòng tại Hòa Bình đang phát huy hiệu quả [Tr.16] Phiên họp lần thứ 6 của Hội đồng Tư vấn Du lịch vừa diễn ra tại Hà Nội nhằm tìm ra các giải pháp và các kế hoạch hành động ưu tiên để triển khai Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ trên cả ba lĩnh vực: xúc tiến quảng bá du lịch, quản lý chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực du lịch và chính sách và thể chế. Phiên họp được thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Dự án “Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có Trách nhiệm với Môi trường và Xã hội” do Liên minh Châu Âu tài trợ (gọi tắt là Dự án EU-ESRT). (Xem tiếp trang 6) Tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015 Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1911/BVHTTDL-VHCS về việc chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015. Bộ VHTTDL yêu cầu Sở VHTTDL các tỉnh/thành tập trung chỉ đạo và phối hợp các Sở, Ban, ngành triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ: Kiểm tra, rà soát công tác tuyên truyền cổ động, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2015 tại địa phương; chỉ đạo, thực hiện đúng các quy định về sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và hình ảnh bản đồ nước CHXHCN Việt Nam. Việc triển khai các hoạt động tuyên truyền cổ động, văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch cần được tổ chức kịp thời, tạo không khí sôi nổi, phấn khởi thiết thực, an toàn và tiết kiệm. H.PHượng Triểnkhai,xúctiếnquảngbádulịch,quảnlýchấtlượngdịchvụvànguồnnhânlựcdulịch Bàn giải pháp thúc đẩy du lịch Việt Nam Ảnh:c.t.v trong số này Phụ cấp ưu đãi đối với người làm việc tronglĩnhvực nghệthuậtbiểudiễn Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp và chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Theo đó, đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm: Người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng nhạc vũ kịch, dàn nhạc giao hưởng; diễn viên Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc, Múa Rối nước, Nhạc kịch (Opera), Vũ kịch (Ballet), Kịch nói, Kịch dân ca, Kịch hình thể; người biểu diễn nhạc cụ hơi. Người chỉ huy dàn hợp xướng, dàn nhạc sân khấu truyền thống; diễn viên kịch câm, hát dân ca, hát mới, Múa Rối cạn, Múa đương đại, Múa dân gian dân tộc, Múa hát cung đình, Múa tạp kỹ; người biểu diễn nhạc cụ dây, nhạc cụ gõ, nhạc cụ bàn phím; kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng. (Xem tiếp trang 3)
  • 2. quản lý nhà nước 2 số 1128 l 28.5.2015 Sáng 26/5, tại Đà Nẵng, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị công bố, phổ biến và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Vùng duyên hải Nam Trung bộ bao gồm TP Đà Nẵng và các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đây là địa bàn có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có bề dày lịch sử, được thiên nhiên ưu đãi nhiều danh lam thắng cảnh đẹp tạo nên tiềm năng du lịch vô cùng to lớn và giữ một vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch Việt Nam. Theo Thứ trưởng Bộ VHTTDL - Đặng Thị Bích Liên, du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ thời gian qua có bước phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội và làm thay đổi diện mạo của nhiều địa phương trong vùng; tạo nên nhiều công ăn việc làm, đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh vùng biển và hải đảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, phát triển du lịch của Vùng vẫn còn chưa đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tầm nhìn tổng thể. Vì vậy, theo Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt là tiền đề cho công tác đầu tư, quản lý phát triển du lịch của Vùng một cách đúng hướng và bền vững, thống nhất, đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các Bộ, ngành, các địa phương trong Vùng và toàn xã hội. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là nhằm khai thác đối đa tiềm năng, lợi thế của Vùng để phát triển du lịch biển đảo trở thành thế mạnh hàng đầu của du lịch Việt Nam; phát triển các đô thị du lịch hiện đại, các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia với các cơ sở dịch vụ cao cấp. Đến năm 2020, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của Vùng... Tại Hội nghị, các đại biểu đại diện các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND, Sở VHTTDL; đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch các địa phương khu vực duyên hải Nam Trung bộ và các tỉnh lân cận đã được phổ biến Quyết định số 2350/QĐ-TTg, ngày 24/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; phổ biến nội dung Quy hoạch và Kế hoạch triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận về giải pháp, mục tiêu, các định hướng phát triển chủ yếu của Kế hoạch triển khai Quy hoạch lần này. Đ.AnH Hội nghị công bố, phổ biến và triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng duyên hải Nam Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 BộVHTTDLđãbanhànhCôngvăn bản số 1945/BVHTTDL-DSVH ngày 18/5/2015gửiSởVHTTDLtỉnhQuảng Nam về việc bảo vệ di tích khảo cổ học TriềnTranh, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam).Trước đó, BộVHTTDLđã nhận được Công văn số 450/SVHTTDL- NVVH của Sở VHTTDL tỉnh Quảng Namđềnghịchoýkiếnvềphươngthức bảo tồn sau khai quật khảo cổ tại di tích Triền Tranh, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên,tỉnhQuảngNam.BộVHTTDL yêu cầu Sở VHTTDL Quảng Nam chỉ đạocơquanchuyênmônvàđơnvịkhai quậtthựchiệnkhaiquậttổchứcbáocáo sơ bộ kết quả của đợt khai quật tại hiện trường. Vềphươngánbảotồnsaukhaiquật, Bộ VHTTDL đã thỏa thuận Báo cáo kinh tế-kỹ thuật khai quật nghiên cứu khảocổditíchTriềnTranhtạiCôngvăn số 3956/BVHTTDL-DSVH ngày 04/11/2014, trong đó nêu rõ: “... di dời di tích, di vật giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc xây dựng tuyến đường cao tốcĐàNẵng-QuảngNgãi.Nhưngtheo báo cáo cho biết thì di tích có quy mô lớn, có giá trị về kiến trúc và tôn giáo... đây là những phát hiện rất quan trọng. Vì vậy, đề nghị Sở VHTTDL tỉnh QuảngNambáocáoUBNDtỉnhQuảng Nam để tỉnh chỉ đạo việc tổ chức hội thảokhoahọcxinýkiếnchuyêngiaqua đó đề xuất và quyết định phương án xử lý đối với di vật, di tích phát hiện được trong quá trinh khai quật. Đ.ngọc Bảo vệ di tích khảo cổ học Triền Tranh, Quảng Nam
  • 3. quản lý nhà nước 3số 1128 l 28.5.2015 Ngày 19/5, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch số 1964/KH-BVHTTDL Triển khai Tháng hành động vì trẻ em và tổ chức các hoạt động cho trẻ em trong dịp hè năm 2015 của Ngành VHTTDL. Với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”, các hoạt động cho trẻ em dịp hè năm 2015 được tổ chức nhằm tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành; sự phối hợp của các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được, cũng như tạo một môi trường sống lành mạnh, an toàn cho trẻ em. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động và hỗ trợ trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao trong Tháng hành động và trong dịp hè năm 2015; tạo điều kiện để trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em vùng sâu, vùng xa có kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh, bổ ích; thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch dành cho trẻ em để đảm bảo yêu cầu giáo dục, phù hợp tâm lý lưa tuổi cho trẻ em. Các hoạt động tập trung tuyên truyền về vai trò của gia đình trong việc nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa tin phản ánh về các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2015 và trong dịp hè 2015 của Ngành VHTTDL; tổ chức và tạo điều kiện, đảm bảo đầy đủ cơ sở, địa điểm vui chơi giải trí cho trẻ em, hỗ trợ để trẻ em được tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, tham quan di tích lịch sử và thắng cảnh, tập luyện năng khiếu, thể dục thể thao… Các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL như: Vụ Gia đình, Tổng cục Thể dục thể thao, Tổng cục Du lịch, Cục Văn hóa cơ sở, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Điện ảnh, Vụ Thư viện là các đơn vị được giao làm đầu mối, hướng dẫn và tham gia triển khai thực hiện. Sở VHTTDL các tỉnh/thành được giao xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động cho trẻ em trong Tháng hành động vì trẻ em và trong dịp hè năm 2015 gắn với các hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 trên địa bàn. tr.QuỳnH Triển khai Tháng hành động vì trẻ em và tổ chức các hoạt động cho trẻ em trong dịp hè năm 2015 của Ngành VHTTDL Đối tượng hưởng chế độ bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn gồm người trực tiếp tham gia luyện tập, biểu diễn và phục vụ công tác biểu diễn, bao gồm: đối tượng (1), (2) nêu trên; người chỉ đạo nghệ thuật buổi diễn chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc; người làm việc theo chế độ hợp đồng hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp gồm 2 mức: mức phụ cấp 20%, áp dụng đối với đối tượng 1 nêu trên; mức phụ cấp 15%, áp dụng đối với đối tượng 2 nêu trên. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được tính như sau: phụ cấp ưu đãi theo nghề = mức lương cơ sở x (Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x mức phụ cấp ưu đãi theo nghề. Phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp được trả cùng tiền lương hằng tháng; phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ bảo hiểm khác. Cũng theo quyết định, chế độ bồi dưỡng luyện tập tính theo số buổi thực tế luyện tập, gồm 4 mức: 35.000 đồng/buổi tập; 50.000 đồng/buổi tập; 60.000 đồng/buổi tập; 80.000 đồng/buổi tập. Chế độ bồi dưỡng biểu diễn tính theo số buổi biểu diễn và phục vụ biểu diễn thực tế, gồm 4 mức: 80.000 đồng/buổi diễn; 120.000 đồng/buổi diễn; 160.000 đồng/buổi diễn; 200.000 đồng/buổi diễn. Trong đó, mức 200.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính, nhạc công chính, người chỉ đạo nghệ thuật chương trình nghệ thuật ca múa nhạc, người chỉ đạo nghệ thuật vở diễn sân khấu; mức 160.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên chính thứ, nhạc công chính thứ, kỹ thuật viên chính âm thanh, kỹ thuật viên chính ánh sáng; mức 120.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với diễn viên phụ, nhạc công, kỹ thuật viên âm thanh, kỹ thuật viên ánh sáng; trưởng, phó các đơn vị nghệ thuật và trưởng, phó các đoàn biểu diễn trực thuộc; mức 80.000 đồng/buổi diễn, áp dụng đối với nhân viên hậu đài, nhân viên hóa trang, nhân viên phục trang, nhân viên đạo cụ và nhân viên phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng. Trường hợp người tham gia biểu diễn nghệ thuật thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm thì chỉ hưởng mức bồi dưỡng luyện tập, bồi dưỡng biểu diễn cao nhất. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 01/7/2015. H.PHượng Phụcấpưuđãi… (Tiếp theo trang 1)
  • 4. 4 số 1128 l 28.5.2015 quản lý nhà nước - Tại Quyết định số 1588/QĐ- BVHTTDL ngày 18/5/2015, Bộ VHTTDL cho phép Cục Điện ảnh phối hợp với Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO (Bộ Ngoại giao), Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức Tuần phim Việt Nam tại Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam-Hoa Kỳ. Thời gian từ ngày 03-17/7/2015, tại thành phố New York, Hoa Kỳ. - Ngày 18/5/2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1592/QĐ- BVHTDL, cho phép Sở VHTTDL TP. Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật tại di tích Chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội. Thời gian khai quật từ tháng 5-11/2015, diện tích khai quật 600m2. Những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật phải được tạm nhập vào Bảo tàng Hà Nội để giữ gìn, bảo quản; Bảo tàng Hà Nội, Sở VHTTDL TP. Hà Nội báo cáo Bộ trưởng phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật đó. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1605/QĐ-BVHTTDL ngày 19/5/2015 thành lập Ban Chỉ đạo “Liên hoa Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN-2015” vào tháng 8 tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban Thường trực và 04 Ủy viên. - Ngày 19/5/2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1606/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo “Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc-2015” vào tháng 6 tại tỉnh Thanh Hóa do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Đăng Chương - Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn làm Phó Trưởng Ban thường trực và 02 Ủy viên. - Tại Quyết định số 1620/QĐ- BVHTTDL ngày 20/5/2015, Bộ VHTTDL thành lập Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập Nghị định quản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam, có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, soạn thảo và hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định quản lý, bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới ở Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL để Bộ trưởng trình Chỉnh phủ. Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm Trưởng Ban, ông Nguyễn Thế Hùng - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa làm Phó Trưởng Ban, 09 Thành viên và 11 Thành viên Tổ Biên tập. - Ngày 20/5/2015 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1630/QĐ- BVHTTDL, thành lập Ban Chỉ đạo Hội chợ Du lịch quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh năm 2015 do Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm Trưởng Ban, Thứ trưởng Lê Khánh Hải và bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh làm Phó Trưởng Ban và 02 Thành viên. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 1614/QĐ-BVHTTDL ngày 19/5/2015, thành lập Ban Chỉ đạo tổ chức Hội thảo “Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tại thành phố Vũng Tàu do Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái làm Trưởng Ban Chỉ đạo, ông Nguyễn Kiều Linh - Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam và ông Hồ Việt Hà - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính làm Phó Trưởng Ban và 09 Thành viên. tHtt VăN BảN Mới Kỷ niệm 125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 104 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cho các em học sinh, ngày 22/5, Sở Văn hóa - Thể thao TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thi vẽ tranh, chủ đề “Chúng em tự hào về thành phố mang tên Bác”. 36 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố với 150 học sinh đã đăng ký tham gia hội thi. Các em dự thi với 3 chủ đề chính là Bác Hồ với tuổi thơ; Chúng em tự hào về thành phố mang tên Bác; Ước mơ của các em về TP. Hồ Chí Minh trong tương lai. Hội thi vẽ tranh là một sân chơi vui tươi, lành mạnh, bổ ích vào dịp hè 2015. Qua hội thi các em được giao lưu, trao đổi về kinh nghiệm học tập, lĩnh vực hội họa, về học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, góp phần chung tay xây dựng thành phố mang tên Bác Hồ ngày một văn minh, giàu đẹp, nghĩa tình. Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các em học sinh đạt giải ở các khối thi. M.HạnH Hộithi vẽtranh“Chúngemtựhàovềthànhphốmang tênBác”
  • 5. 5số 1128 l 28.5.2015 quản lý nhà nước Ngày 20/5/2015, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1983/BVHTTDL-VP về việc Sơ kết 6 tháng đầu năm 2015. Theo đó, để chuẩn bị Sơ kết công tácVHTTDL6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2015, Bộ VHTTDL yêu cầu Thủ trưởng cácTổng cục, Cục,Thanh tra,Vụ trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở VHTTDL; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh/thành thực hiện một số nội dung: Đối với các Tổng cục, Cục, Thanh tra, Vụ trực thuộc Bộ: Tổ chức Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm 2015, lưu ý các yêu cầu sau: Phạm vi nội dung báo cáo là toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước, phát triển sự nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên ngành được giao quản lý, theo dõi, trên toàn quốc, từ Trung ương đến địa phương (không phải là báo cáo về các hoạt động nội vụ của cơ quan, đơn vị). Báo cáo cần đánh giá ngắn gọn, tập trung làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập; nêu rõ nguyên nhân, xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2015; Chủ động rà soát, kiến nghị điều chỉnh, bổ sung kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2015 đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Đối với Sở Văn VHTTDL; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Du lịch các tỉnh/thành: Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động văn hóa, gia đình thể thao và du lịch trên địa bàn với UBND tỉnh/thành, Bộ VHTTDL theo quy định. Nêu rõ kiến nghị giải quyết những khó khăn,vướngmắctrongthựctiễnhoạtđộng Ngành ở địa phương; kết quả thực hiện những nội dung công việc đã được lãnh đạoBộvàlãnhđạotỉnhthốngnhấtchỉđạo. Công văn yêu cầu Báo cáo Sơ kết công tác VHTTDL 6 tháng đầu năm 2015 gửi về Bộ VHTTDL trước ngày 15/6/2015 để tổng hợp. H.Quân Hướng dẫn Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2015 Đúng dịp kỷ niệm 125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 19/5, tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”. Chủ tịch nước - Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Sinh Hùng đã tới dự và chứng kiến lễ khánh thành. Dự lễ còn có các đồng chí nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước -Trần Đức Lương và các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Xuân Phúc - Phó Thủ tướng Chính phủ; Ngô Văn Dụ - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương; Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an; Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Hải - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Tới dự còn có đại diện lãnh đạo nhiều Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương trong cả nước; các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang cùng đông đảo đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X, cùng sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ, sự đồng tình của các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang. Nơi đây, tháng 3/1961 Bác Hồ đã về thăm và nói chuyện với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Sau 3 năm thi công với 160 tấn sắt thép các loại và trên 3.000m3 đá, tượng đài và phù điêu được lắp đặt ở độ cao 25m so với sân tượng đài. Công trình đã hoàn thiện, đảm bảo an toàn, tiến độ, kiến trúc mỹ thuật và kỹ thuật, đáp ứng sự mong mỏi, nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang. Theo các thành viên Hội đồng nghệ thuật, nhìn tổng thể công trình tượng đài có bố cục đẹp, tỷ lệ tương xứng đồng đều mang tính mỹ thuật cao. Chân dung Bác Hồ và các nhân vật có tính biểu cảm rõ nét. Tượng đài đặt vị trí trang trọng, có ánh sáng lý tưởng làm tăng thần sắc của nhóm nhân vật. Đây là một trong những công trình bề thế và tạo sự khác biệt so với các công trình tượng đài Bác Hồ của các tỉnh. Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng xúc động: Hôm nay, bên tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnhTuyên Quang” cùng với đồng bào cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, chúng ta long trọng tổ chức kỷ niệm 125 năm Ngày Sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tưởng nhớ công lao to lớn của Bác với tấm lòng thành kính vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, công trình Tượng đài “Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang” được khánh thành hôm nay là nguyện vọng, tình cảm và lòng mong mỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang, khẳng định tấm lòng son sắt, thủy chung và lòng tôn kính của đồng bào đối Bác Hồ. Công trình tượng đài là biểu tượng cao đẹp hun đúc lòng yêu nước và phát huy truyền thống cách mạng, thiết thực góp phần giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc ta, của Đảng, của Bác Hồ cho các thế hệ hôm nay và mai sau. L.KHánH Khánh thành tượng đài“Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang”
  • 6. 6 số 1128 l 28.5.2015 quản lý nhà nước Ngày 21/5, Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 1992/BVHTTDL- TTr gửi UBND tỉnh Thái Bình đề nghị chỉ đạo di dời 6 bia còn lại tại di tích lăng mộ Đền Trần. Công văn nêu rõ, việc Ban Quản lý di tích Đền Trần, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho phép đặt 12 bia đá trong quần thể di tích Đền Trần khi chưa lập hồ sơ khoa học, chưa được cơ quan chức năng thẩm định về nội dung, quy cách, hình dáng, thẩm mỹ và chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép là việc làm vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Bộ VHTTDL yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình chỉ đạo Sở VHTTDL, Ban Quản lý di tích Đền Trần và cơ quan liên quan thực hiện nghiêm nội dung văn bản 1746/BVHTTDL-TTr ngày 07/5/2015 của Bộ VHTTDL, tiếp tục tháo dỡ, di dời 06 bia còn lại (03 bia đá và 03 bia đá ốp chất liệu kim loại đồng đặt tại lăng mộ) ra khỏi khuôn viên di tích, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ VHTTDL trước ngày 31/5/2015. Giao Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình nghiên cứu đề xuất phương án việc tiếp tục xử lý những bia đá nêu trên để thể hiện sự ghi nhận đóng góp của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đề nghị UBND tỉnh trình Bộ VHTTDL xem xét, quyết định. Trước đó, Bộ VHTTDL nhận được Báo cáo số 38/BC-SVHTTDL ngày 14/5/2015 của Sở VHTTDL tỉnh Thái Bình kèm theo Tờ trình số 65/TTr- BQL ngày 14/5/205 của Ban Quản lý di tích Đền Trần xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình về việc đã tiến hành tháo dỡ, di dời 6 bia đá gồm 03 bia đá có ghi tiếng Việt và dịch tiếng Anh tại 03 đền thờ và 03 bia đá có ghi tiếngAnh tại 03 lăng mộ ra khỏi khuôn viên di tích lăng mộ và đền thờ. 03 bia đá và 03 bia đá ốp chất liệu kim loại đồng đặt tại lăng mộ từ năm 2014, Ban Quản lý di tích xin được giữ nguyên. H.Quân Tiếp tục chỉ đạo di dời 6 bia còn lại tại di tích lăng mộ Đền Trần (Thái Bình) Tại phiên họp, các Tổ trưởng các Tổ công tác của Hội đồng lần lượt cập nhật thông tin về các hoạt động đã thực hiện kể từ phiên họp thứ 5 (12/12/2014). Trong thời gian qua, Tổ công tác về Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch và Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đã tham mưu, đề xuất Hội đồng ban hành Công văn số 02 ngày 31/3/2015 gửi Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch về việc áp dụng tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng nhân lực du lịch. Trong khi đó, Tổ công tác về Chính sách và Thể chế đã họp thảo luận những vấn đề trọng tâm như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực Du lịch thông qua các chính sách liên quan tới thuế đất; tạo thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam thông qua chính sách thị thực; hợp tác chặt chẽ và tích cực hơn với Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam. Về hoạt động Quảng bá xúc tiến Du lịch, Tổ công tác chuyên trách cũng đã tổ chức hai cuộc họp nhằm báo cáo Tổng cục trưởng về kết quả nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch và tình hình triển khai công tác hỗ trợ Tổng cục đổi mới trang web chính thức của Du lịch Việt Nam. Đồng thời, Tổ công tác cũng đang tích cực hỗ trợ Tổng cục Du lịch xây dựng ba video quảng bá du lịch Việt Nam và triển khai chiến dịch tiếp thị trực tuyến (e-marketing) cho Tổng cục. Cũng tại phiên họp, các đại biểu tham dự phiên họp cũng đã thảo luận về tình hình triển khai cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và phương hướng giải quyết. Đặc biệt, từ Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/12/2014 về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hội đồng đã xác định các kế hoạch hành động ưu tiên trong thời gian tới, tập trung vào hai lĩnh vực là xây dựng Quỹ Hỗ trợ phát triển Du lịch và cải thiện môi trường Du lịch. t.HợP BàngiảiphápthúcđẩydulịchViệtNam (Tiếp theo trang 1) Tại đồi Đắk Nur, phường Nghĩa Đức, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông), UBND tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức khởi công xây dựng tượng đài Anh hùng dân tộc N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên. Tượng đài Anh hùng dân tộc N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên được xây dựng trong khuôn viên rộng 5,9ha, tại đồi Đắk Nur. Tượng đài được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có chiều cao 18,5m, rộng 25m2, gồm 3 phần: chân tượng, phù điêu và tượng Anh hùng dân tộc N’Trang Lơng. Tổng kinh phí của giai đoạn 1 gồm phần móng và hệ thống Xây dựng tượng đài Anh hùng dân tộc N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên
  • 7. 7số 1128 l 28.5.2015 quản lý nhà nước Theo Quyết định số 1592/QĐ- BVHTTDL, Bộ VHTTDL đã cho phép Sở VHTTDL Hà Nội phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Chùa Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm (Hà Nội). Theo đó, thời gian tiến hành khai quật từ 20/5 đến 20/11/2015 trên diện tích 600m2. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải tạm nhập vào Bảo tàng Hà Nội để giữ gìn, bảo quản, báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL phương án bảo vệ, phát huy giá trị hiện vật. Bộ VHTTDL yêu cầu chậm nhất 3 tháng sau khi kết thúc đợt khai quật, Sở VHTTDL Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải có báo cáo sơ bộ, sau 1 năm phải có báo cáo khoa học gửi về Cục Di sản văn hóa. Các cơ quan được cấp phép có trách nhiệm tuyên truyền về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương trong thời gian khai quật, không công bố kết luận chính thức khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Chùa Bà Tấm được xây dựng từ thời Lý, gắn với Nguyên phi - Hoàng thái Hậu Ỷ Lan. Hiện nay, chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa như 2 tượng sư tử (bệ thờ), kích thước rất lớn, tạo bằng đá liền khối cao 1,2m rộng 1,36m trong tư thế phủ phục, đường nét đặc biệt mềm mại. Sư tử ở đền Ỷ Lan đang vờn hòn ngọc, trên trán có trổ chữ Vương khẳng định vị trí chúa tể muôn loài, đồng thời cũng thể hiện uy quyền của vương triều. Trong đền còn có một thành bậc bằng đá chạm nổi rồng và lân đang chạy xuống. Thành đá dài 1,3m cao 0,8m. Cùng các di vật đất nung trang trí kiến trúc thời Lý đang được lưu giữ tại di tích. Đ.ngọc Hà Nội: Khai quật khảo cổ tại di tích Chùa Bà Tấm Lễ vinh danh và trao Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014 dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu tháng 7/2015, nhân kỷ niệm 55 năm Thành lập ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960- 09/7/2015). Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014 sẽ tôn vinh các đơn vị, doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam, bao gồm: 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu đón khách du lịch vào Việt Nam; 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế hàng đầu đưa khách du lịch ra nước ngoài; 10 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 5 sao hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 4 sao hàng đầu Việt Nam; 10 khách sạn 3 sao hàng đầu Việt Nam; 3 hãng hàng không (1 hãng hàng không vận chuyển khách du lịch nhiều nhất, 01 hãng hàng không năng động nhất, 01 hãng hàng không nước ngoài vận chuyển khách du lịch đến Việt Nam nhiều nhất); 3 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng ô tô hàng đầu Việt Nam; 1 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng tầu thủy hàng đầu Việt Nam; 10 nhà hàng ăn uống phục vụ khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 5 cơ sở mua sắm phục vụ khách du lịch tốt nhất; 5 điểm dừng chân phục vụ khách du lịch hàng đầu Việt Nam; 5 sân golf hàng đầu Việt Nam; 5 điểm tham quan du lịch hàng đầu Việt Nam. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch tại địa phương gửi hồ sơ đăng ký tham gia xét thưởng về Tổng cục Du lịch trước ngày 25/5/2015. Giải thưởng Du lịch Việt Nam là giải thưởng uy tín nhất của ngành Du lịch Việt Nam, nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam, góp phần khẳng định vị trí của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnh phong trào thi đua, nâng cao khả năng hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam, tạo điều kiện để khách du lịch lựa chọn sử dụng dịch vụ du lịch có thương hiệu và chất lượng tốt nhất. n.tHAnH Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2014 chống sét... hơn 67 tỷ đồng, chủ yếu từ sự ủng hộ của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2018. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1912- 1936, Anh hùng dân tộc N’Trang Lơng đã tập hợp các dân tộc Tây Nguyên đoàn kết một lòng, khởi nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài trong 25 năm, làm nên những chiến công vang dội, thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên… Việc xây dựng Tượng đài N’Trang Lơng và các dân tộc Tây Nguyên mang ý nghĩa nhân văn cao cả, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Anh hùng N’Trang Lơng và những người con ưu tú trên đất Tây Nguyên đã có công to lớn trong cuộc đấu tranh chống thực dân xâm lược cũng như tôn vinh giá trị cao đẹp của lòng yêu nước, vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây là một công trình văn hóa lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau. K.Hoàn
  • 8. 8 số 1128 l 28.5.2015 quản lý nhà nước Ngày 21/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáoTrung ương, BộYtế đã công bố kết quả nghiên cứu đánh giá độc lập 9 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW, ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Việc nghiên cứu này nhằm đúc kết bài học kinh nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, đề xuất giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đẩy mạnh thực hiện chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình trong thời gian tới. Hoạt động nghiên cứu tập trung vào các nội dung: sự phù hợp, tính khả thi và mức độ đạt được trong thực tế của các mục tiêu mà Nghị quyết số 47 đã đề cập; Những cam kết chính trị và phối hợp liên ngành trong quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết trong thực tiễn tại các địa phương; kết quả của triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được xác định trong Nghị quyết; Tác động của quá trình tổ chức triển khai Nghị quyết trong thời gian qua đối với công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của các địa phương trong cả nước. Các chuyên gia nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Nghị quyết trong thực tế; đề xuất các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình ở nước ta trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau 9 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận: nước ta đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế; ổn định được quy mô dân số. Dân số nước ta hiện đạt 90,6 triệu người. Với số dân cư tăng thêm hàng năm như hiện nay, theo dự báo năm 2015, dân số Việt Nam không quá 93 triệu người, năm 2020 không quá 98 triệu người. Công tác truyền thông vận động xã hội về dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh. Các địa phương đã củng cố, kiện toàn bộ máy cán bộ làm công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được mở rộng và nâng cao. Ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia tăng khoảng 15%, nguồn kinh phí viện trợ tăng 25%, kinh phí địa phương bổ sung cho công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình ngày càng tăng. Chất lượng dân số Việt Nam được nâng cao: Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám sàng lọc trước sinh, sơ sinh tăng; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm hàng năm, còn 15,3%. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng lên, năm 2005 là 72 tuổi, đến năm 2013 là 73,1 tuổi. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức: Tốc độ dân số già nhanh, áp lực lớn về an sinh xã hội cho người cao tuổi; di dân đô thị ngày càng tăng; mất cân bằng giới tính... Phân tích những khó khăn, bất cập trong triển khai thực hiện Nghị quyết, những thách thức trong thời gian tới, các chuyên gia khuyến nghị: Chính sách dân số củaViệt Nam cần phải chuyển hướng từ chỗ chỉ tập trung vào kiểm soát sinh nhằm giảm sinh, sang định hướng chính sách dân số toàn diện, tập trung nguồn lực nhằm đáp ứng nhu cầu về sức khỏe sinh sản và tránh thai, xây dựng hệ thống an sinh xã hội chuẩn bị cho một xã hội già hóa… Kế hoạch hóa gia đình cần tiếp tục là trọng tâm trong chính sách dân số. Chương trình kế hoạch hóa gia đình cần hướng tới tạo môi trường thuận lợi và cung cấp thông tin, dịch vụ có chất lượng cho người dân. Các chuyên gia đề nghị tiếp tục tăng cường sự cam kết chính trị thông qua khẳng định vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền trong triển khai thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình tại các địa phương, đưa công tác dân số kế hoạch hóa gia đình thành một nội dung quan trọng, thường xuyên trong chương trình hành động của các cấp ủy, chính quyền. H.Yến Đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình Theo ông Trần Đức Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 28, đến thời điểm này việc vận động tài trợ gây quỹ thưởng cho các vận động viên giành thành tích xuất sắc tại SEA Games 28, đã nhận được tổng số tiền lên tới hơn 2 tỷ đồng. Với nguồn tài trợ này, mức thưởng nóng cho các vận động viên đạt thành tích cao tại SEA Games chắc chắn sẽ tăng. Trong đó, những vận động viên giành Huy chương Vàng có thể nhận được khoảng 10 triệu đồng, tăng ít nhất gấp 3 lần so với kỳ SEA Games trước. Bên cạnh hình thức thưởng nóng bằng tiền của đoàn Thể thao Việt Nam, các vận động viên đạt thành tích tốt tại SEA Games 28 còn có cơ hội nhận được rất nhiều hiện vật từ những mạnh thường quân và các nhà tài trợ đồng hành cùng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 28. Mitre - thương hiệu thời trang đến từ Anh Quốc là nhà tài trợ trang phục chính thức cho toàn đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 28. Ngoài SEA Games 28, Mitre cũng là nhà tài trợ trang phục chính thức cho đoàn Thể thao Việt Nam (Xem tiếp trang 11) Tăng mức thưởng“nóng”cho vận động viên giành huy chương tại SEA Games 28
  • 9. 9số 1128 l 28.5.2015 quản lý nhà nước Ngày 20/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo khoa học “Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo tàng”. Hội thảo do Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức, thu hút sự tham gia của hàng trăm đại biểu đến từ các bảo tàng, di tích ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa và một số tỉnh miền Trung. Hội thảo tập trung đánh giá tình hình ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong các hoạt động, đặc biệt là trưng bày, giới thiệu của hệ thống bảo tàng, di tích ở Việt Nam. Nổi bật là các tham luận “Ứng dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong trưng bày bảo tàng đảm bảo hiệu quả” (của ông Nguyễn Quốc Bình - Trưởng phòng trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia); “Hoạt động trưng bày ở di tích Cố đô Huế, hiện trạng và giải pháp” (Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế); “Công nghệ hiện đại góp phần kết nối lịch sử và hiện tại” (Nguyễn Hải Ninh - Phòng Quản lý Bảo tàng, Cục Di sản văn hóa); “Thực trạng và nhu cầu ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong trưng bày các bảo tàng tổng hợp tỉnh, thành phố nhìn từ thực tế Bảo tàng Đà Nẵng” (Hồ Đắc Trai - Bảo tàng Đà Nẵng)... Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: “Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra hết sức mạnh mẽ, kỹ thuật, công nghệ hiện đại ngày càng thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội. Các thành tựu khoa học đó đã góp phần thúc đẩy, nâng cao chất lượng hiệu quả các hoạt động bảo tàng, đặc biệt trong trưng bày và giới thiệu tới công chúng. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phần lớn các bảo tàng ở nước ta vẫn trong tình trạng trì trệ, lạc hậu, trùng lặp về nội dung, hiện vật trưng bày, hình thức đơn điệu khó thu hút công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ tuổi”. Các đại biểu đưa ra những định hướng, giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trưng bày, thu hút khách tham quan, góp phần vào sự đổi mới, phát triển hệ thống bảo tàng, di tích ở nước ta. Cùng ngày, Bảo tàng Lịch sử quốc gia và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã ký thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác giữa hai đơn vị trong việc tăng cường nghiên cứu, khai quật khảo cổ học tại di tích Cố đô Huế và triều Nguyễn; nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp kỹ thuật bảo tồn, bảo quản di tích, di vật; trao đổi thông tin tư liệu, tổ chức xuất bản các ấn phẩm; trưng bày, triển lãm cổ vật, cũng như các vấn đề lịch sử văn hóa Việt Nam có liên quan... Q.Việt Ứngdụngkỹthuậtvàcôngnghệhiệnđạitrongtrưngbàybảotàng Ngày 22/5, đại diện các Sở Xây dựng, Sở VHTTDL và một số đơn vị chức năng tỉnh Quảng Ninh cùng với UBND thị xã Đông Triều đã họp tìm các giải pháp khắc phục sự cố “thiên tai” làm hư hại một phần công trình cụm tượng đài. Trước đó, ngày 16/5/2015, sau sự cố mưa lớn kèm theo sấm sét, phần đỉnh cột phù điêu, bút tháp của cụm tượng đài văn hóa ở huyện Đông Triều bị vỡ, rạn nứt và một bộ phận bút tháp rơi. Sau khi đi kiểm tra hồ sơ và thực tế tại hiện trường, các cơ quan chuyên môn nhận định ban đầu cột phù điêu tượng đài là do sét đánh. Đồng thời khẳng định: phần móng cụm tượng và cột phù điêu được thiết kế trên nền cọc bê tông cốt thép và phần đồi thiết kế đắp đất trên nền đất tự nhiên do đó dẫn đến việc lún không đều gây rạn nứt khu vực tiếp giáp. Để khắc phục sự cố trên, UBND thị xã Đông Triều cũng như các sở ngành của tỉnh chỉ đạo nhà thầu và các cơ quan chuyên môn liên quan khẩn trương lên phương án triển khai thi công, khắc phục sự cố và các khiếm khuyết của công trình. UBND thị xã Đông Triều yêu cầu nhà thầu phải thay toàn bộ phần đế tam cấp của bút tháp và bút tháp bằng đá mới. Cùng với đó, nhà thầu sẽ xây dựng hai cột cờ có hệ thống thu lôi ở bên cạnh tượng đài nhằm chống sét đánh vào tượng đài văn hóa. UBND thị xã Đông Triều cũng yêu cầu nhà thầu phải hoàn tất việc khắc phục sự cố sét đánh làm hư hỏng tượng đài trước ngày 08/6/2015, là ngày kỷ niệm 70 năm Thành lập Chiến khu Trần Hưng Đạo - Chiến khu Đông Triều. Công trình Cụm Tượng đài văn hóa của thị xã Đông Triều nằm tại khu vực ngã 3 đường tránh thuộc xã Hồng Phong được khởi công từ năm 2010 đến tháng 7/2014 được hoàn thành. Công trình do Công ty cổ phần Trách nhiệm hữu hạn Mỹ Thuật Hữu Nghị Hà Nội thi công, gồm các hạng mục: Móng bệ tượng đài với giá trị dự toán trên 2,5 tỷ đồng và Cụm tượng, biểu tượng giá trị dự toán hơn 14,3 tỷ đồng được làm bằng chất liệu đá Thanh Hóa. Công trình có chiều cao 18m, gồm 3 phần (bệ tượng cao 3,6m, nhóm nhân vật, phần cột phù điêu cao 14,8m). Hồ tHAnH Hoàn thành việc khắc phục sự cố tượng đài văn hóa Đông Triều trước ngày 08/6
  • 10. 10 số 1128 l 28.5.2015 Sự kiện vấn đề Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một trong số các đơn vị đang lưu giữ nhiều kỷ vật quý giá về Bác Hồ. Những hiện vật, tài liệu nơi đây đều chứa đựng trong đó câu chuyện về từng chặng đường hoạt động cách mạng và những câu chuyện xúc động về tình cảm của Người với nhân dân và tấm lòng của nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế dành cho Bác. Bácbắtnhịpbàicakếtđoàn Bức ảnh nổi tiếng “Bác Hồ bắt nhịp bài ca Kết đoàn” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long, nguyên phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã ghi lại hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng trên bục nhạc trưởng, cầm đũa chỉ huy, bắt nhịp dàn hợp xướng hát bài ca “Kết đoàn” tại công viên Bách Thảo, Hà Nội ngày 03/9/1960. Đây là một phần quan trọng của buổi dạ hội do Đoàn Thanh niên Hà Nội tổ chức chào mừng 15 năm Ngày Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam. Nhắc đến sự kiện Bác Hồ bắt nhịp bài ca “Kết đoàn”, không thể không nhắc đến chiếc đũa chỉ huy Người dùng trong buổi dạ hội đó. Hiện nay, chiếc đũa chỉ huy này đang được Bảo tàng Lịch sử quốc gia lưu giữ, trưng bày trong hệ thống trưng bày thường xuyên của bảo tàng. Chiếc đũa làm bằng gỗ, dài 48cm. Người đặt làm chiếc đũa đó là ông Nguyễn Quang Thiện, lúc đó là Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch Việt Nam. Theo lời kể của ông Nguyễn Quang Thiện và cán bộ Bảo tàng Lịch sử quốc gia: Khi đó, ông Nguyễn Quang Thiện không khỏi lo lắng về tiết mục biểu diễn của đơn vị mình tại buổi dạ hội, điều khiến ông trăn trở là phải làm một chiếc đũa chỉ huy dàn nhạc thật tốt, đúng kiểu và quan trọng là không bị gãy trong lúc chỉ huy. Do đó, ông cho làm 2 chiếc đũa, sau 10 ngày đã hoàn thành. Hai chiếc đũa được ông Nguyễn Quang Thiện cất kĩ vào tủ, đúng ngày diễn ra dạ hội mới đem cả 2 chiếc đũa đặt lên trên bục chỉ huy của nhạc trưởng để chuẩn bị cho buổi biểu diễn trước đông đảo quan khách và nhân dân. Đúng 20 giờ 30 phút tối 03/9/1960, Bác Hồ và các vị khách quốc tế đến. Bác thật giản dị, hiền từ trong chiếc áo lụa trắng, quần đen và đôi dép cao su, đôi mắt sáng ngời và chòm râu bạc trắng như cước. Theo nguyện vọng của đông đảo nhân dân, Bác Hồ bước lên bục chỉ huy, cầm đũa nhạc trưởng và Người hỏi các nghệ sĩ có hát được bài Kết đoàn hay không? Mọi người nói có và Người bắt đầu bắt nhịp bài ca “Kết đoàn”. Bác cầm đũa chỉ huy, hướng về phía dàn nhạc và dàn hợp xướng như một nhạc trưởng thực thụ. Các nhạc công và ca sĩ nhìn vào người nhạc trưởng đặc biệt và đồng thanh cất lên với một giọng trầm hùng: “Kết đoàn chúng ta là sức mạnh...”. Câybútchìxanhđỏ Đó là một cây bút chì có 2 đầu xanh và đỏ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng để gạch trên phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa II, thực hiện quyền công dân như mọi người dân Việt Nam vào ngày 08/5/1960. Hiện cây bút chì này đang được bảo quản cẩn thận tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia với số đăng kí BTCM 41/ĐM.9 cùng với bức ảnh chụp khoảnh khắc Hồ Chí Minh bỏ phiếu với nhân dân phường Trúc Bạch. Trong kì Đại hội này, Bác là ứng cử viên khu vực Ba Đình (Hà Nội), được 99,91% số phiếu bầu. Riêng về phần mình, Bác Hồ bỏ phiếu tại tổ bầu cử 52, khu vực Trúc Bạch, đơn vị bầu cử số 1 của khu Ba Đình. Sau khi thực hiện nghĩa vụ công dân, Bác Hồ đã ân cần hỏi thăm sức khỏe cán bộ, nhân dân, nhắc nhở ban tổ chức khu vực bầu cử làm việc chu đáo, trách nhiệm để cử tri đi bỏ phiếu đúng giờ. Tại địa điểm bầu cử này, các cử tri đều dùng cây bút chì xanh đỏ 2 mầu để gạch tên các đại biểu mà mình không đồng ý chọn. Nói về cây bút chì đặc biệt này, các cán bộ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia cho biết: Đây là một cây bút chì đã được dùng nhiều lần trong đợt bầu đại biểu Quốc hội tại điểm bầu cử số 1, khu vực Ba Đình. Do đó, cây bút chì đã bị mòn đi rất nhiều, chiều dài chỉ còn 14,5cm. Hai mầu sơn xanh, đỏ đã bị bong tróc đôi chỗ. Cây bút chì này là hiện vật nhỏ, rất giản dị nhưng là kỉ vật thiêng liêng gắn với Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Cây bút chì này đã được Bảo tàng Lịch sử quốc gia mang đi trưng bày nhiều lần và lần nào cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của du khách trong nước, quốc tế, bởi ý nghĩa sâu sắc của nó. Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính tay dùng chiếc bút chì này như mọi người dân bình thường khác để thực hiện quyền công dân, lựa chọn những người có tài, có đức, vì dân để giữ trọng trách đại biểu của nhân dân trong Quốc hội khóa II. Bác Hồ, vị lãnh tụ kiệt xuất nhưng hết sức gần gũi, bình dị, gắn bó với người dân Việt Nam. Mỗi kỉ vật của Người lúc sinh thời là di sản vô giá, sống mãi với thời gian, để các thế hệ người Việt Nam sau này hiểu hơn về cuộc đời của Bác, người chiến sĩ cộng sản đã dành trọn cuộc đời mình cho dân tộc. tHế Hùng Người sống mãi trong lòng Việt Nam
  • 11. 11số 1128 l 28.5.2015 Sự kiện vấn đề Tuần Văn hóa du lịch Bắc Hà, tỉnh Lào Cai diễn ra từ 06/6 đến 13/6 với nhiều hoạt động phong phú. Trong đó giải đua ngựa Bắc Hà được coi là điểm nhấn hấp dẫn du khách. Ông Tạ Quang Huy - Chủ tịch UBND huyện,Trưởng ban tổ chứcTuần Văn hóa du lịch huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho biết: Để chuẩn bị giải đua ngựa năm nay, huyện đã có kế hoạch chi tiết giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng và địa phương chủ động chuẩn bị từ khâu tuyên truyền đến vận động các nhà tài trợ; rà soát nội quy quy chế, thể lệ cuộc thi; cơ cấu giải thưởng... Mặc dù còn hơn hai tuần nữa mới bước vào ngày thi đấu chínhthứcnhưngđếnnaycôngtácchuẩn bịđãcơbảnhoàntất.Sânvậnđộngtrung tâm thị trấn được nâng cấp khang trang hơn. Nhiều “kỵ sỹ” từ các ngả đường Na Hối,Tà Chải,TảVan Chư, Bản Phố... đã có mặt tại sân vận động trung tâm. Theo các tay đua, tập luyện sớm để cho ngựa quen sân, tăng sự nhanh nhẹn, dẻo dai và quan trọng là bạo dạn hơn khi qua những nơi đông người. Bằng hình thức xã hội hóa, giải đua ngựa năm nay sẽ sử dụng kinh phí của các nhà tài trợ cộng với thu phí từ các dịch vụ du lịch, tiền bán vé xem giải đua (mỗivé30.000đồng).Saukhitrừcácchi phí khác, số tiền còn lại được dành để trao thưởng. Giải nhất cá nhân có giải thưởng trị giá 20 triệu đồng. Giải nhất đồng đội có giải thưởng trị giá 6 triệu đồng. Theo Ban tổ chức, giải đua ngựa BắcHàmởrộngnămnaycóquymôlớn. Sân vận động có sức chứa hơn 5.000 người. Giải thu hút hơn 200 con ngựa tham gia diễu hành. Sau đó là cuộc tranh đua tốc độ của gần 100 con ngựa diễn ra liên tục trong hai ngày 06 và 07/6. Ông Nguyễn Văn Luyện - Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Bắc Hà cho biết: Đua ngựa là môn thể thao truyền thống ở Bắc Hà, đây cũng là điểm nhấn cho hoạt động du lịch của địa phương, do vậy lượng khách đến du lịch Bắc Hà tăng mạnh trong những năm gần đây. Đức MinH Giải đua ngựa - điểm nhấn của Tuần Văn hóa du lịch Bắc Hà Từ ngày 29/5 đến 01/6, tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 11, TP. Hồ Chí Minh diễn ra “Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam” lần thứ 5 năm 2015 với chủ đề “Lời hẹn 9 dòng sông” nhằm tái hiện không gian văn hóa ẩm thực đặc sắc củavùngđấtNamBộ.Hoạtđộngtrêndo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Du lịch thành phố và Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Du lịch PhúThọ phối hợp tổ chức. Theo Ban tổ chức: Liên hoan năm nay tiếp tục giới thiệu và tôn vinh văn hóa ẩm thực của vùng đất phương Nam với nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như: Chế biến và phục vụ ẩm thực đặc trưng các vùng miền với hơn 200 món ngon dân dã miệt vườn sông nước miền Tây; biểu diễn nghệ thuật, chế biến thức ăn, pha chế nước uống của từng địa phương; Hội thi “Gian hàng ấn tượng”; Cuộc thi “Điêu khắc củ quả, trang trí mô hình”… Đặc biệt, năm nay điểm nhấn của Liên hoan là hoạt động văn nghệ đặc sắc tái hiện Lễ hội Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc Khmer. Đây là hoạt động được Ban tổ chức phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu nhằm tái hiện sinh động và phong phú đời sống sinh hoạt và đời sống văn hóa nghệ thuật của người Khmer. Trong các ngày diễn ra liên hoan, đoàn nghệ thuật Khmer tỉnh Bạc Liêu sẽ biểu diễn phục vụ du khách các điệu múa đặc trưng của dân tộc Khmer; trình diễn trang phục Tết của người Khmer, lễ hội Té nước, trò chơi dân gian, trưng bày và bán các đặc sản như: mắm Bò Hóc (prahok), nước thốt nốt, bánh thốt nốt, đường thốt nốt… Bên cạnh đó, còn có hoạt động góc Chợ quê Phương Nam giới thiệu những sản vật Phương Nam (rắn, vịt, dê, gà…), ẩm thực hàng rong, biểu diễn xiếc, hò đối đáp giao duyên… ÔngPhạmHuyBình-PhóGiámđốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đánh giá: “Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam” đã trở thành sự kiện thường niên của ngành du lịch thành phố nhằm quảng bá, giới thiệu những món ngon đặc sản nổi tiếng, đa dạng của các vùng miền đến khách du lịch trong và ngoài nước. Đây cũng là dịp để ngành du lịch thành phố tôn vinh và giới thiệu đến du khách trong nướcvàquốctếtinhhoavănhóaẩmthực của Việt Nam nói chung và của vùng đất phương Nam nói riêng. M.cường Liên hoan Ẩm thực Đất Phương Nam năm 2015 tham dự ASEAN Para Games 8, Thế vận hội Olympic mùa hè 31, Đại hội Thể thao người khuyết tật Paralympic Rio 2016, Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 - 2016. Đây chính là nguồn động lực mang rất nhiều ý nghĩa về mặt tinh thần cho đoàn Thể thao Việt Nam tự tin hơn trước khi bước vào những ngày tranh tài. Theo quy định của Nhà nước, vận động viên đoạt Huy chương Vàng tại SEA Games sẽ được thưởng 45 triệu đồng/huy chương. Ngoài ra, các khoản thưởng khác sẽ đến từ các nhà tài trợ đồng hành cùng Thể thao Việt Nam tại mỗi kỳ SEA Games. Hồ tHAnH Tăngmứcthưởng“nóng”chovậnđộngviên... (Tiếp theo trang 8)
  • 12. Sự kiện vấn đề 12 số 1128 l 28.5.2015 Giải bóng đá futsal trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt lần thứ 16 - Cúp Tôn Hoa Sen năm 2015 diễn ra từ ngày 26 đến 30/5 tại Nhà thi đấu Quân khu 7 (TP. Hồ Chí Minh) do báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, báo Thể thao Việt Nam và Công ty Cổ phần Nexus phối hợp tổ chức. 8 đội bóng tham gia, được chia thành hai bảng gồm: chủ nhà TP. Hồ Chí Minh, trường Giáo dưỡng số 4, Khánh Hòa, Hà Nội (bảngA); Bến Tre, Gia Lai, Cà Mau, Hải Phòng (bảng B). Tổng giá trị giải thưởng là 150 triệu đồng, trong đó đội vô địch giải sẽ nhận được phần thưởng gồm Cúp, Huy chương Vàng và tổng tiền mặt 30 triệu đồng. Ngoài những em thuộc các đội tham dự giải, Ban tổ chức sẽ đón khoảng 2.000 trẻ em tại các mái ấm, nhà mở, cơ sở từ thiện ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành lân cận về vui chơi, thưởng thức các hoạt động văn nghệ, các trận thi đấu của giải, tham quan các danh lam thắng cảnh của TP. Hồ Chí Minh và nhận những món quà ý nghĩa. Giải bóng đá futsal trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã trở thành một sân chơi thú vị, nhân văn cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6 hàng năm. Ngoài ra, Quỹ đầu tư và phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF) sẽ tài trợ cho 10 cầu thủ tiêu biểu của giải một chuyến đi tham quan và thi đấu giao hữu tại Thái Lan, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 6/2015. Vũ MinH Sau bốn ngày tranh tài sôi nổi với những cuộc đua hấp dẫn, Giải Bơi vô địch nhóm tuổi quốc gia năm 2015 đã chính thức khép lại vào chiều 22/5. Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã khẳng định sức mạnh tại giải đấu năm nay khi giành vị trí Nhất toàn đoàn với 127 huy chương các loại, trong đó có 60 Huy chương Vàng, 37 Huy chương Bạc và 30 Huy chương Đồng. Kết quả này góp phần khẳng định, TP. Hồ Chí Minh đã có sự đầu tư đúng hướng và chuyên nghiệp cao với môn này. Trong tổng số 303 huy chương các loại, TP. Hồ Chí Minh đã chiếm lĩnh hơn 1/3 tổng số huy chương. Đứng ở vị trí thứ Nhì tại Giải lần này là Trung tâm Thể dục thể thao Quốc phòng V với 10 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 6 Huy chương Đồng. Đứng thứ 3 tại giải là Quảng Bình với 7 Huy chương Vàng, 10 Huy chương Bạc và 5 Huy chương Đồng. Cũng tại giải đấu này, đã có 24 kỷ lục quốc gia mới được thiết lập cả hai nội dung cá nhân và đồng đội tiếp sức. Giải Bơi vô địch nhóm tuổi quốc gia năm 2015 do Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam tổ chức với sự tham dự của 181 vận động viên đến từ 25 đoàn tham dự. Các vận động viên thuộc 3 nhóm tuổi (16-18, 14-15 và 13 tuổi trở xuống) tranh tài ở các nội dung bơi tự do, ngửa, ếch, bướm, hỗn hợp cự ly 50m, 100m, 200m, 400m, 800m, 1.500m, 4x100m, 4x200m. Theo Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam, Giải Bơi vô địch nhóm tuổi quốc gia năm 2015 là dịp để Ban tổ chức đánh giá lại chất lượng thi đấu của các vận động viên cũng như công tác đào tạo chuyên môn của các huấn luyện viên. Giải cũng là dịp phát hiện và tuyển chọn các vận động viên năng khiếu, nâng cao trình độ chuyên môn, chuẩn bị lực lượng tham dự SEA Games 28... Quốc trị TP.HồChíMinhdẫnđầuGiảiBơivôđịchnhómtuổiquốcgia2015 Sáng 24/5, trên kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè (đoạn qua quận Bình Thạnh và quận 1, TP. Hồ Chí Minh), Giải Đua thuyền truyền thống TP. Hồ Chí Minh năm 2015 đã diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, dưới sự cổ vũ của đông đảo người dân và du khách. Tham gia giải có 10 đoàn đến từ các quận, huyện, đơn vị trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với khoảng 400 vận động viên thi đấu ở các nội dung: 10 tay chèo nam, 10 tay chèo nữ, 10 tay chèo nam nữ phối hợp, 20 tay chèo nam, 20 tay chèo nam nữ phối hợp. Cự ly thi đấu dài 400m, dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (đoạn từ gần cầu Điện Biên Phủ đến cầu Thị Nghè). Xen giữa các cuộc đua, người dân còn được chứng kiến những tiết mục biểu diễn đua thuyền Kayat đầy thú vị. Cùng ngày, Ban tổ chức đã trao giải cho các đội đạt thứ hạng cao. Là địa phương có phong trào đua thuyền mạnh nhất của Thành phố, quận 8 gần như không có đối thủ, xếp vị trí dẫn đầu khi giành trọn 5 bộ Huy chương Vàng của Giải. Xếp các vị trí tiếp theo ở các nội dung là các đoàn quận Phú Nhuận, quận 1, Bình Thạnh, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy quận 4... Theo ông Mai Bá Hùng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP. Hồ Chí Minh, Giải Đua thuyền truyền thốngTP. Hồ Chí Minh nhằm cổ vũ mạnh mẽ phong trào tập luyện thể dục thể thao trong nhân dân, giữ gìn và phát huy bộ môn đua thuyền truyền thống tại TP. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Giải còn hướng đến kêu gọi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và các dòng kênh khác, góp phần tạo vẻ đẹp mỹ quan đô thị của thành phố… HuY Long Giải Đua thuyền truyền thống TP. Hồ Chí Minh năm 2015 Giải bóng đá futsal trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2015
  • 13. 13số 1128 l 28.5.2015 Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Ngày 22/5, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Xây dung, Bộ Xây dựng tổ chức lễ khởi công hạng mục công trình Eo Bầu Nam Xương Đài, thuộc Dự án bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế - Hợp phần tu bổ, tôn tạo di tích. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 9,3 tỷ đồng, thực hiện trong thời gian 2 năm, hoàn thành vào tháng 5/2016. Công trình bao gồm việc tu bổ tường thành (chiều dài đoạn từ cửa Thượng Tứ đến cửa Ngăn, có bề rộng 21m), mũ tường tại những vị trí bị bong tróc, nứt gãy; vệ sinh bề mặt tường thành và phục hồi bằng lớp vôi vữa truyền thống; đào, đắp đất cốt nền; đổ bê tông đường dạo, dốc kéo pháo; lát gạch Bát Tràng đường dạo, xây bó vỉa bằng vồ; hạ giải kết cấu kè đá, tường kè bị hư hỏng; đào móng kè, tu bổ phục hồi kè chắn đất bằng đá hộc và phần tường kè bằng gạch vồ; tu bổ, phục hồi kho đạn... Tiến sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: Kinh thành Huế được khởi công xây dựng từ năm 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 (dưới triều vua Minh Mạng), có diện tích 520ha. Vòng thành hình vuông bên ngoài có chu vi 10km; cao 6,6m; chiều dày của thành 21m. Các mặt thành được xây khúc khuỷu với 24 pháo đài (phần xây nhô ra phía ngoài có hình ngũ giác), bố trí cách đều nhau kèm theo là hệ thống tường bắn, pháo nhãn, xưởng súng, kho đạn, điếm canh… với tổng chiều dài hơn 11km. Các pháo đài của Kinh thành Huế đều được đặt tên riêng, chữ đầu của mỗi tên được lấy từ một trong 4 hướng Nam, Bắc, Đông, Tây. Vì thế, các pháo đài ở mặt Nam Kinh thành gồm: Nam Minh Đài, Nam Hưng Đài, Nam Thắng Đài, Nam Hanh Đài và Nam Xương Đài... Trải qua gần 2 thế kỷ, dưới tác động của thời gian, yếu tố bất lợi về thời tiết và nhất là sự tàn phá do các cuộc chiến tranh, Kinh thành Huế, nhất là mặt Nam Kinh thành đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều hạng mục công trình bị cây cỏ xâm thực, các kết cấu khối xây bị nứt vỡ, đe dọa tới sự an nguy của công trình. Đó là chưa kể đến việc các hộ dân lấn chiếm, xây dựng trái phép, gây mất mỹ quan, làm ô nhiễm và nhiều tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh di tích trong khu vực. Việc đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo Kinh thành, đặc biệt là tại mặt Nam vì thế hết sức cấp bách và cần thiết. Đây được xem như bộ mặt của toàn bộ hệ thống Kinh thành Huế, nơi có Kỳ đài và dòng sông Hương bao quanh, có quảng trường và công trình Ngọ Môn từ lâu đã là một trong những biểu trưng ý nghĩa của thành phố Huế. Dự án tu bổ, tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt đầu tư tại quyết định số 1918/QĐ-UBND, với tổng mức đầu tư hơn 1.282 tỉ đồng. Tuy nhiên, với quy mô dự án lớn, số hộ dân bị ảnh hưởng nhiều và còn nhiều vướng mắc khi áp dụng đền bù giữa thực tế và chính sách hiện hành… nên việc giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn, làm chậm tiến độ triển khai dự án. Quốc Việt Tu bổ Eo Bầu Nam Xương Đài, mặt Nam Kinh thành Huế Chiều 20/5, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tổ chức tiếp nhận 32 cổ vật do nhà sưu tập tư nhân Trần Cao Tường, hội viên Hội cổ vật Thiên Trường - Nam Định trao tặng. 32 cổ vật nhà sưu tập Trần Cao Tường trao tặng Bảo tàng tỉnh Nam Định gồm: 17 thanh kiếm chất liệu sắt thời kì Tây Sơn, một pho tượng Phật thiên thủ thiên nhãn chất liệu gỗ sơn son thiếp vàng thời kì Hậu Lê, một đỉnh hương chất liệu đồng thời Nguyễn, một vòng tràng hạt thủy tinh nhiều màu sắc của văn hóa Chăm Pa và nhóm rìu bôn đá 12 chiếc thời đồ đá tiền sử. Ông Trần Cao Tường đã sưu tầm cổ vật từ 20 năm nay, những cổ vật trong lần trao tặng này đều được ông sưu tầm từ khu vực miền Trung trở ra tới khu vực tỉnh Hòa Bình. Ông Nguyễn Văn Thư - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định bày tỏ sự ghi nhận và cảm ơn nhà sưu tập Trần Cao Tường đối với việc gìn giữ và phát huy giá trị các cổ vật Việt Nam. Ông Thư cho biết: Đây là những di sản quí giá và phù hợp với chức năng hoạt động của bảo tàng, sau khi bảo tàng tiếp nhận sẽ thành lập hội đồng giám định để chính thức nhập kho cơ sở, bảo đảm các tiêu chí, nguyên tắc để tiếp tục bảo quản, bổ sung cho các bộ sưu tập, tiến tới tổ chức trưng bày để công chúng có dịp tham quan, thưởng ngoạn. Trong vài năm trở lại đây, Bảo tàng tỉnh Nam Định đã tiếp nhận hơn 500 cổ vật, hiện vật do các tổ chức và các nhà sưu tập tư nhân trao tặng. Các cổ vật phong phú, đa dạng về chất liệu, niên đại… và bao hàm nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học, nghệ thuật. MinH HạnH Bảo tàng Nam Định tiếp nhận nhiều cổ vật có giá trị
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG 14 số 1128 l 28.5.2015 Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cho biết, trong quá trình kiểm kê, khảo sát các di tích trong khu vực vùng đệm di sản thế giới Thành Nhà Hồ, cán bộ Trung tâm vừa phát hiện nhiều dấu tích và di vật cổ có niên đại thế kỷ XIV-XVII trên dãy núi Xuân Đài (thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc), cách Thành Nhà Hồ khoảng 5km về phía Nam. Những dấu tích kiến trúc và các di vật được phát hiện nằm rải rác ở nhiều vị trí trong khuôn viên chùa Du Anh, động Hồ Công... nhưng được phân bố đậm đặc trên một thung lũng nhỏ có diện tích khoảng 100m2, nằm trên độ cao khoảng 30-40m, bên phải chùa Du Anh. Các hiện vật được tìm thấy nhiều nhất là ngói với nhiều loại như: ngói âm dương, ngói mũi sen đơn, ngói mũi sen kép, ngói mũi lá, ngói ống, ngói bò, ngói lá đề... nhiều loại được trang trí tinh xảo, tráng men màu xanh hoặc vàng. Đặc biệt, tại đây, đã phát hiện ra loại ngói lưu ly là loại ngói thường chỉ dùng để lợp các công trình kiến trúc của hoàng gia hoặc các dinh thự của quan lại quý tộc trước kia, loại ngói này có khung niên đại từ thế kỷ XIV-XVI. Cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ còn phát hiện tại đây có nhiều gạch vồ lớn, kích thước trung bình 45 x 24 x 7cm, trong đó một số viên được tìm thấy có in khắc chữ Hán - Nôm ghi tên các địa danh sản xuất giống như các hiện vật được tìm thấy tại Thành Nhà Hồ. Ngoài ra, còn tìm thấy nhiều chân tảng đá được đục đẽo vuông vức, có đường kính 41 x 41cm, cùng với rất nhiều đồ gốm sứ có kích thước lớn, với khá nhiều dòng gốm như gốm men nâu, men ngọc, men trắng ngà và gốm hoa nâu, chủ yếu là mảnh thạp, bình và bát đĩa... và nhiều đồ sành với phần miệng có gờ hơi loe, trên thân và cổ có trang trí hoa văn hình sóng nước, một số có núm trang trí có niên đại thế kỷ XIV-XV. Việc phát hiện những dấu tích kiến trúc và các di vật tại vùng đệm khu di sản thế giới Thành nhà Hồ là một phát hiện quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ gắn phát triển du lịch của địa phương. Trước đó, cũng tại khu vực núi Xuân Đài, vào tháng 11/2012, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cũng đã phát hiện những dấu tích của một công trường khai thác đá lớn, được xác định để lấy đá xây dựng Thành Nhà Hồ. Đây là công trường khai thác đá cổ thứ 2 dùng để xây dựng Thành Nhà Hồ được phát hiện, sau công trường khai thác đá tại núi An Tôn. trần nguYện Phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc và di vật cổ tại vùng đệm Khu di sản Thành Nhà Hồ Ngày 20/5, tại xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), UBND thành phố Bạc Liêu tổ chức công bố Quyết định và đón Bằng công nhận cây xoài cổ thụ 300 năm tuổi tại ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông là Cây di sản Việt Nam. Cây xoài cổ thụ được công nhận là Cây di sản Việt Nam nằm tại địa phận ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố khoảng 7km. Cây thường được người dân địa phương gọi là cây xoài 300 tuổi, có tên khoa học là Mangifera Indica L, thuộc họ Anacardicae (họ đào lộn hột). Cây có chiều cao 15m, đường kính 1,92m, tán tỏa bóng mát rộng đến 300m2. Đây là cây xoài cổ thụ có tuổi thọ lớn nhất tại Bạc Liêu, được chăm sóc, bảo tồn phục vụ khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Tại buổi lễ, đại diện Cục Môi trường miền Nam đã công bố (Xem tiếp trang 18) Bạc Liêu: Cây xoài 300 năm tuổi được công nhận là Cây di sản Việt Nam Chương trình nghệ thuật “Tâm tình Ví, Giặm” do các nghệ sĩ và nghệ nhân của Câu lạc bộ UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ ở Hà Nội thực hiện, sẽ diễn ra ngày 22/5, tại Heritage Space (Hà Nội). Chương trình sẽ đem đến cho khán giả những nét tinh túy nhất của loại hình di sản đã được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Trong đêm diễn, các nghệ sĩ cũng sẽ trò chuyện, trao đổi và lý giải nguồn gốc, nét đẹp và các lối hát dân ca Ví, Giặm với khán giả Thủ đô. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân hai tỉnh NghệAn và Hà Tĩnh; phổ biến trong đời sống, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa... Ngày 27/11/2014 tại Paris, Pháp, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hải PHong Đêm nghệ thuật“Tâm tình Ví, Giặm”
  • 15. nhân tố mới 15số 1128 l 28.5.2015 Trong những năm gần đây, công tác xây dựng các mô hình văn hóa được Hà Nội quan tâm triển khai nhằm tăng tính hiệu quả cho các phong trào xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Tuy nhiên, nhiều nơi xây dựng mô hình văn hóa mang nặng tính hình thức, hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là các tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa. Để dần xóa bỏ tình trạng này, Hà Nội đang triển khai các mô hình văn hóa đặc thù để nhân rộng ra toàn thành phố, không duy trì các mô hình văn hóa hình thức, xây dựng hiệu quả đời sống văn hóa tinh thần của người dân Thủ đô. Nhânrộngcácmôhìnhvănhóa đặcthù Hiện tại, Hà Nội có nhiều mô hình văn hóa: Gia đình văn hóa, làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa. Trong đó mô hình gia đình văn hóa là yếu tố hàng đầu trong việc xây dựng các mô hình văn hóa khác và làng văn hóa là nội dung chính trong xây dựng nông thôn mới ở ngoại thành Hà Nội. Do vậy, hai mô hình này hoạt động khá hiệu quả. Duy có tổ dân phố văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa tồn tại nhiều mô hình mang tính hình thức do vậy, việc xây dựng mô hình văn hóa đặc thù trong nhóm này để nhân rộng, đang được thành phố triển khai, hoàn thiện. Theo Sở VHTTDL Hà Nội, tại các địa phương xuất hiện nhiều mô hình văn hóa mang tính đặc thù như: Cầu thang văn hóa ở phường NghĩaTân (quận Cầu Giấy), phường văn hóa QuảngAn, Nhật Tân (quận Tây Hồ), các khu phố văn minh đô thị, nhà trường văn hóa, đơn vị văn hóa… Đây là các mô hình tiêu biểu trong việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và có sức lan tỏa lớn đối với cộng đồng. Nổi lên trong số này là mô hình cầu thang văn hóa phường Nghĩa Tân. Theo thống kê, toàn phường có 176 cầu thang đăng ký cầu thang văn hóa. Đây là địa chỉ thu hút người dân nơi này đến giao lưu, học hỏi, tạo môi trường sống lành mạnh, khắc phục tình trạng “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”. Tại cầu thang văn hóa, người dân chung tay xây dựng thư viện sách báo phục vụ nhu cầu đọc của mọi người, cùng giữ gìn vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, tổ chức các hoạt động văn hóa khác. Điều này rất có ý nghĩa khi các chung cư cao tầng rất thiếu điểm vui chơi, giải trí cho người dân. Ông Trương Văn Côn - Bí thư Chi bộ tổ 27, phường Nghĩa Tân, người có công rất lớn trong việc xây dựng cầu thang văn hóaA3 cho biết: “Sở dĩ chúng tôi xây dựng thành công cầu thang văn hóa do người dân đồng thuận, nhiệt tình hưởng ứng. Bà con chủ động ủng hộ mặt bằng, kinh phí để mua báo, đầu tư tủ, bàn ghế và cùng tham gia đọc báo, tạo thành sức mạnh tổng hợp mang lại hiệu quả cao. Điều này đúng nghĩa là một nơi sinh hoạt cộng đồng”. Phong trào xây dựng Đơn vị văn hóa vẫn được triển khai rộng rãi trong khối các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang… trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, số các đơn vị đăng ký đơn vị văn hóa và đơn vị đạt danh hiệu văn hóa chưa nhiều. Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy là một trong số các cơ quan, đơn vị, trường học quan tâm xây dựng mô hình Nhà trường văn hóa. Từ những tiết học, những hoạt động ngoại khóa, những tiết sinh hoạt dưới cờ nhà trường lồng ghép các chương trình giáo dục đạo đức, văn hóa, nếp sống thanh lịch văn minh… cho học sinh. Từ nhiều năm nay, Trường THCS Lê Quý Đôn chú ý xây dựng quy chế ứng xử đối với cán bộ, giáo viên trong nhà trường, trong đó có ứng xử văn hóa giữa giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với phụ huynh, giữa học sinh với nhau. Đặc biệt, trong phong trào nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, Trường THCS Lê Quý Đôn thực hiện lồng ghép tích hợp liên môn như tham quan bảo tàng, vẽ ngoài trời, tham quan khu công nghệ Panasonic có sự tham gia của giáo viên các bộ môn. Cô giáo Nguyễn Quỳnh Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp 7E Trường Lê Quý Đôn cho biết: “Các con tham gia hoạt động như thế này, khiến các con cảm thấy yêu việc đến trường, mỗi ngày đến trường là một ngày vui và cảm thấy việc học không quá nặng nề, học mà chơi,chơi mà học”. Chính vì chú trọng phong trào này, trường THCS Lê Quý Đôn luôn đạt những kết quả kích lệ. Hàng năm, tỷ lệ học sinh giỏi của trường đạt 60%, tỷ lệ học sinh khá đạt 30%, tỷ lệ học sinh lớp 9 tốt nghiệp là 100% và khoảng 1/3 học sinh thi đỗ vào các lớp chuyên trên địa bàn thành phố. Đầutưchiềusâu Mô hình phường văn hóa của quận Tây Hồ được coi là mô hình văn hóa tiêu biểu, được địa phương sáng kiến xây dựng trong vài năm trở lại đây. Toàn quận có 7/8 phường đăng ký tham gia xây dựng phường văn hóa, đến nay, hai đơn vị đã hoàn thành là phường Quảng An và Nhật Tân. Tại phường QuảngAn, hệ thống hạ tầng cơ sở cơ bản hoàn thiện với sự đầu tư đồng bộ các thiết chế văn hóa, nhà sinh hoạt dân cư, điện chiếu sáng, đường giao thông, trạm y tế và trường học đều đạt chuẩn quốc gia. Toàn phường không còn hộ nghèo, các hộ chính sách được chăm lo tốt. Cóđượckếtquảđó,theoôngNguyễn Mạnh Trường - Phó Chủ tịch UBND phườngQuảngAn:Đảngủy,chínhquyền và nhân dân quyết tâm thực hiện (Xem tiếp trang 17) Nhân rộng các mô hình văn hóa đặc thù
  • 16. 16 số 1128 l 28.5.2015 nhân tố mới Từ thị trấn huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) lên xã vùng cao Độc Lập dài hơn hai chục cây số đường đèo dốc, chúng tôi trở lại xóm Nội sau 5 năm mà đã thấy bộ mặt nông thôn miền núi như đổi thịt thay da. Những căn nhà tranh xiêu vẹo trước kia hầu như không còn, thay vào đó là nhà mái bằng vững chãi, đàn gia súc đã được di dời khỏi gầm nhà sàn. Hơn tám chục hộ người Mường trong xóm, hầu hết đã có bể nước sạch và công trình vệ sinh tự hoại. Ông Nguyễn Văn Bồng, Bí thư Chi bộ xóm Nội hồ hởi: “Xóm mình được như thế này là nhờ công sức của bộ đội đấy. Đúng là tình nghĩa quân dân không bao giờ hết”. Trung tá Nguyễn Văn Tiếp, Chính trị viên phó - Ban Chỉ huy quân sự huyện Kỳ Sơn cho biết: xóm Nội là mô hình thí điểm đầu tiên của Đề án xây dựng “làng, bản văn hóa - quốc phòng” ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực phòng thủ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009-2014, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì. Năm 2010, năm đầu tiên triển khai đề án ở địa bàn vùng cao này có bao khó khăn phức tạp do trình độ nhận thức và hủ tục lạc hậu của bà con dân tộc. Huyện đội Kỳ Sơn cùng hàng trăm cán bộ chiến sỹ Trung đoàn tên lửa 250 đã thực hiện ba cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với dân, họp xóm nhiều cuộc để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống mới, ăn ở hợp vệ sinh. Bộ đội trực tiếp bỏ kinh phí hỗ trợ dân làm 7 nhà vệ sinh tự hoại, cải tạo vườn tạp, kè đá bờ ao; rồi huy động lực lượng dân quân và nhân dân phối hợp làm 220 mét đường bê tông vào xóm. Ông Nguyễn Minh Hồi - Chủ tịch UBND xã Độc Lập chia sẻ: Nhờ có bộ đội chung sức xây dựng nông thôn mới nên xóm Nội và các xóm khác của xã nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Năm 2014, xóm Nưa làm mới được 1,4km đường bê tông cũng nhờ bộ đội góp sức. Có đường ô tô, việc tiêu thụ nông sản, lâm sản của bà con được thuận lợi, kinh tế phát triển, nâng mức thu nhập bình quân của người dân trong xã lên 15 triệu đồng/năm, gấp đôi so với trước kia. Trao đổi với phóng viên về ý tưởng xây dựng đề án “Xây dựng mô hình làng, bản văn hóa - quốc phòng ở địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực phòng thủ tỉnh Hòa Bình”, Đại tá Nguyễn Trọng Quỳnh - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh cho hay: Xuất phát từ thực trạng các làng, bản ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh chậm phát triển kinh tế, đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, lầy lội, năng suất lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao (từ 30 đến 35 %) nên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã xây dựng và được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chấp thuận cho thực hiện đề án. Mục tiêu của đề án là xây dựng “làng bản ấm no, không còn nghèo đói, sạch đường, đẹp ngõ, không có dịch bệnh; gia đình hòa thuận, con cháu thảo hiền, làng xóm yên vui”. Để thực hiện đề án có hiệu quả, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo các Ban Chỉ huy quân sự huyện, thành phố phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương mỗi huyện chọn một làng, bản làm trước để rút kinh nghiệm; thành lập tổ công tác liên ngành, do một đồng chí trong Ban Chỉ huy quân sự huyện làm tổ trưởng. Tổ công tác có nhiệm vụ: Khảo sát tính toán khối lượng công việc cần thực hiện, lực lượng cần huy động, kinh phí thực hiện một số công trình; tham mưu cho UBND huyện, ưu tiên dành một phần kinh phí từ các nguồn đầu tư cho xây dựng đường giao thông nông thôn, thủy lợi, kinh phí cho sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục để xây dựng mô hình. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, dự án đã nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân và các doanh nghiệp, các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn, trong đó lực lượng dân quân tại chỗ làm nòng cốt. Sau 4 năm thực hiện đề án, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng thành công 18 mô hình làng, bản văn hóa - quốc phòng. Tại các làng, bản này, đã làm mới được 21,4km đường bê tông theo tiêu chuẩn đường nông thôn mới; sửa chữa, phát quang 17km đường liên xóm; xây mới 36 bể chứa nước sạch, di chuyển 156 chuồng gia súc, gia cầm ra khỏi khu nhà ở; xây dựng 123 nhà vệ sinh; đào 82 giếng nước sạch phục vụ sinh hoạt và ăn uống. Nhân dân được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất mang tính hàng hóa như: nuôi lợn bản địa, trồng mướp đắng lấy hạt xuất khẩu, trồng cây mít Thái, rau sạch… đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Theo Đại tá Nguyễn Văn Bảo - Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình: cái được lớn nhất trong thực hiện đề án đó là cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao, nhân dân đồng tình ủng hộ, nhiều bản làng khác trong tỉnh mong muốn được thực hiện đề án. Sáng kiến của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình trong việc xây dựng làng, bản văn hóa - quốc phòng đã được Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đánh giá cao, không những có sức lan tỏa trong địa bàn tỉnh mà còn lan tỏa đến tỉnh ngoài, một số Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh như Sơn La, Quảng Trị đến tham quan, nghiên cứu; được Ban Dân vận Trung ương tặng Bằng khen. t.t.n Mô hình làng, bản văn hóa - quốc phòng tại Hòa Bình đang phát huy hiệu quả
  • 17. 17số 1128 l 28.5.2015 nhân tố mới Tỉnh Gia Lai đang tập trung phát triển văn hóa nông thôn giai đoạn 2015-2020, tạo điều kiện để người dân ở các vùng nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hóa; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa. Tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có 2.103 thôn, làng có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn theo quy định; 1.472 thôn, làng đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 60% gia đình và 1.051 thôn, làng giữ vững và phát huy danh hiệu văn hóa... Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai - Phan Xuân Vũ cho biết: Tỉnh đang thực hiện nhiều giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu trên, trong đó giải pháp hàng đầu và có tính quyết định là đưa nhiệm vụ phát triển văn hóa nông thôn vào Nghị quyết các cấp ủy Đảng, chính quyền, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ngắn hạn, dài hạn ở từng địa phương. Bên cạnh đó, tăng cường nguồn lực phát triển văn hóa nông thôn để xây dựng các thiết chế văn hóa, hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao cấp thôn, làng. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích xã hội hóa và tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn. Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Gia Lai có nhiều nỗ lực trong công tác phát triển văn hóa nông thôn và đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Toàn tỉnh hiện có 80 nhà văn hóa xã, trên 1.500 nhà văn hóa thôn, làng (trong đó có 925 nhà rông và 580 nhà sinh hoạt cộng đồng); phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng được nâng cao, hiện có 72% hộ gia đình văn hóa và 50% số thôn, làng văn hóa. Gắn liền với chủ trương phát triển văn hóa nông thôn, tỉnh cũng đã làm tốt công tác bảo tồn văn hóa cồng chiêng; nghiên cứu sưu tầm văn hóa vật thể và phi vật thể trong cộng đồng và nhất là cộng đồng người dân tộc thiểu số Bahnar - J’rai. Các loại hình văn hóa văn nghệ dân gian, nhạc cụ truyền thống... được sưu tầm sử dụng và phát huy tác dụng trong các dịp lễ hội. Trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng, toàn tỉnh hiện còn lưu giữ được trên 6.000 bộ, trong đó có khoảng 1.000 bộ cồng chiêng quý hiếm. Ia Grai là một trong những địa phương của tỉnh còn lưu giữ được nhiều bộ cồng chiêng nhất, với hơn 1.100 bộ. Tỉnh cũng đã quan tâm đầu tư nghiên cứu, sưu tầm các di sản văn hóa phi vật thể, hiện có hàng trăm hồ sơ (Xem tiếp trang 19) Gia Lai phát triển thiết chế văn hóa vùng nông thôn để mô hình phường văn hóa đạt hiệu quả một cách tốt nhất, hoạt động thực chất, đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh. Khi triển khai chương trình liên quan, phường đều thực hiện ký cam kết với các gia đình. Ví dụ, ký cam kết với các gia đình xây dựng gia đình văn hóa lồng ghép nội dung giữ vệ sinh môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng, chống bạo lực gia đình... Công tác tuyên truyền được thực hiện qua hệ thống chính trị, qua các hoạt động lễ hội, hệ thống phát thanh. “Trên địa bàn phường, tất cả khu dân cư có biển tuyên truyền xây dựng, giữ vững danh hiệu phường văn hóa. Tất cả các tổ dân phố đều xây dựng quy chế hoạt động để giữ vững danh hiệu và các tiêu chí đã đề ra.” - Ông Nguyễn Mạnh Trường cho biết. Thực tế, nhiều mô hình văn hóa sau khi được công nhận không duy trì được các hoạt động thường xuyên dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa xuống cấp không đầu tư kịp thời. Các tổ chức đoàn thể cũng như người dân sở tại không dành nhiều sự quan tâm đến đời sống văn hóa cơ sở, tổ chức các hoạt động văn hóa tinh thần, đầu tư cơ sở vật chất. Kinh nghiệm của quận Cầu Giấy cho thấy, muốn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở hiệu quả, cần quan tâm đến lợi ích chính đáng của người dân. Bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin quận Cầu Giấy khẳng định: “Chúng tôi lắng nghe để xem vấn đề gì cần quan tâm đối với đời sống văn hóa của nhân dân để giải quyết một cách tốt nhất khi có thể”. Với những tổ dân phố thực hiện chưa tốt nếp sống văn minh nơi công cộng, quận vận động bà con thực hiện. Cụ thể, quận Cầu Giấy triển khai xuống các tổ dân phố vận động nhân dân đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, tăng cường việc thu gom rác, vận động nhân dân tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm vào sáng thứ 7 hằng tuần. Năm 2014, toàn quận đưa ra tọa đàm để toàn dân tham gia đóng góp về xây dựng giữ gìn vệ sinh môi trường và các ngõ phố xanh sạch đẹp đã được các tổ dân phố và nhân dân hưởng ứng tích cực. Theo Sở VHTTDL Hà Nội, hiện nay, công tác xây dựng các mô hình văn hóa đặc thù đang được nhiều địa phương quan tâm và sẽ là nhân tố để Sở nhân rộng ra toàn thành phố. Điều quan trọng là trong quá trình xây dựng các mô hình văn hóa đặc thù, cần có sự tuyên truyền rộng rãi, tạo sự đồng thuận trong dân. Mọi vấn đề, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả và có tính bền vững cao. t.t.n Nhânrộngcácmôhình... (Tiếp theo trang 15)