SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  8
Télécharger pour lire hors ligne
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83   
 
76 
Giao tiếp phi ngôn từ
Nguyễn Quang* 
Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh‐Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội,  
144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 1 tháng 6 năm 2007 
 
Tóm tắt. Bài báo này cung cấp  các quan điểm và sự phân loại “giao tiếp phi ngôn từ” của các học 
giả khác nhau. Tác giả bài báo cũng đưa ra định nghĩa và giới thiệu sự phân loại riêng của mình về 
giao tiếp phi ngôn từ. 
 
 
1. Giao tiếp phi ngôn từ là gì? 
 Có  thể  khẳng  định  rằng  giao  tiếp  phi 
ngôn*từ là một bộ phận tối quan trọng trong 
quá  trình  giao  tiếp  của  con  người,  “là  một 
phần cốt yếu của tất cả các tình huống “người‐
đối‐người” (person ‐ to ‐ person situations). Các 
công  trình  nghiên  cứu  về  giao  tiếp  hiện  nay 
đều khó có thể được coi là đầy đủ nếu không, 
ở các mức độ khác nhau, đề cập đến các bình 
diện  khác  nhau  của  giao  tiếp  phi  ngôn  từ. 
Theo Knapp [1]: 
Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các hành động 
hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ. Các hành động 
hoặc biểu hiện vốn có ý nghĩa được chia sẻ về mặt 
xã hội đó được gửi đi một cách có chủ đích hoặc 
được diễn giải như là có chủ đích và được gửi đi 
hoặc tiếp nhận một cách có ý thức. [...] Giao tiếp 
phi ngôn từ là một thuật ngữ để miêu tả tất cả các 
sự kiện giao tiếp vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ 
và bút ngữ. 
Định nghĩa này có lẽ chỉ chú ý đến các hiện 
tố phi ngôn từ được sử dụng một cách có ý thức 
và có chủ đích. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu 
hiện nay nhìn chung đều thống nhất rằng giao 
tiếp phi ngôn từ bao gồm cả các  hiện tố hữu 
thức và vô thức, chủ định và vô tình; và đó cũng 
_____
*
ĐT: 84‐4‐8353360. 
là  một  trong  những  lí  do  gây  ra  các  trục  trặc 
trong giao tiếp phi ngôn từ không chỉ giao văn 
hoá mà thậm chí cả nội văn hoá.  
Levine và Adelman [2] cho rằng 
Giao tiếp phi ngôn từ là ngôn ngữ “im lặng” 
(silent language), bao gồm việc sử dụng cử chỉ, diện 
hiện [biểu  hiện trên khuôn mặt ‐ NQ], nhãn giao 
[tiếp xúc ánh mắt ‐ NQ], và khoảng cách đối thoại. 
Theo chúng tôi, cách nhận diện này hình 
như  mới  chỉ  nhấn  mạnh  vào  ngôn  ngữ  thân 
thể  và  một  phần  nhỏ  của  ngôn  ngữ  môi 
trường; và điều đó có lẽ là chưa đủ để tạo ra 
một hình ảnh rõ nét về giao tiếp phi ngôn từ. 
Hơn nữa các yếu tố cận ngôn thuộc giao tiếp 
phi ngôn từ không phải là ngôn ngữ “im lặng”. 
Dwyer [3] có cách nhìn khái quát hơn và, với 
các ví dụ đi kèm, đã ý thức rõ hơn về các bình 
diện khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ như 
cận ngôn và ngoại ngôn. Theo tác giả: 
Giao tiếp phi ngôn từ bao gồm toàn bộ các bộ phận 
của thông điệp không được mã hoá bằng từ ngữ, ví dụ: 
giọng nói, diện hiện hoặc cử chỉ và chuyển động. 
Tuy nhiên, các ví dụ được nêu chỉ giúp ta 
thấy được các yếu tố cận ngôn và ngôn ngữ 
thân thể mà chưa gợi ra được các yếu tố thuộc 
ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường, mà 
các yếu tố này, như đã được chứng minh cả về 
lí thuyết và thực tiễn, là không thể thiếu được 
trong giao tiếp phi ngôn từ. 
Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  1
Với những lí do trên, chúng tôi xin được 
đưa ra định nghĩa sau: 
Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận 
kiến  tạo  nên  giao  tiếp  không  thuộc  mã  ngôn  từ 
(verbal code), có nghĩa là không được mã hoá bằng 
từ  ngữ,  nhưng  có  thể  thuộc  về  cả  hai  kênh 
(channels) ngôn thanh (vocal) và phi ngôn thanh 
(non‐vocal). Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi 
ngôn từ‐ngôn thanh) như tốc độ, cường độ, ngữ 
lưu... và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ‐phi 
ngôn thanh) thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ, 
dáng điệu, diện hiện..., thuộc ngôn ngữ vật thể như 
áo quần, trang sức..., và thuộc ngôn ngữ môi trường 
như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp... 
Ta có thể xác định  giao tiếp  phi ngôn từ 
theo sơ đồ sau: 
Mã 
Kênh 
Ngôn từ  Phi ngôn từ 
Ngôn thanh 
Nội ngôn 
(Khẩu ngữ) 
Cận ngôn 
Phi ngôn thanh 
Nội ngôn 
(Bút ngữ) 
Ngoại ngôn 
2. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ  
Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ 
là  không  thể  chối  bỏ.  Việc  nghiên  cứu  nó 
trong tổng thể giao tiếp là lẽ hiển nhiên. Song, 
điều lạ là trong hàng triệu năm tiến hoá của 
con người, trong khi lịch sử nghiên cứu giao 
tiếp ngôn từ đã có từ hàng nghìn năm nay, thì 
các  khía  cạnh  khác  nhau  của  giao  tiếp  phi 
ngôn  từ  mới  chỉ  thực  sự  được  xét  đến  một 
cách tích cực, có chủ đích, có hệ thống từ cuối 
những  năm  50  của  thế  kỉ  XX.  Và  có  lẽ,  mọi 
người chỉ thực sự quan tâm đến vấn đề này từ 
khi  xuất  hiện  cuốn  sách  của  Julius  Fast  về 
ngôn  ngữ  thân  thể  vào  năm  1970.  Cho  đến 
nay, rất nhiều công trình nghiên cứu về giao 
tiếp  nói  chung  và  giao  tiếp  phi  ngôn  từ  nói 
riêng đã lần lượt ra đời nhằm khẳng định tầm 
quan trọng và tính độc lập của loại giao tiếp 
này trong cả môi trường nội văn hoá và giao 
văn hoá. Pease [4]: 
Điều kì diệu là con người hầu như không ý 
thức được rằng dáng điệu, chuyển động và cử 
chỉ của mình có thể kể ra một câu chuyện trong 
khi tiếng nói của anh ta lại có thể kể ra một câu 
chuyện khác. 
Một  loạt  các  công  trình  nghiên  cứu  định 
lượng,  với  các  đường  hướng  tiếp  cận  và 
phương pháp nghiên cứu khác nhau, đã đưa 
ra các kết quả cụ thể cho thấy tầm quan trọng 
không thể chối bỏ của giao tiếp phi ngôn từ: 
Hall [5] tuyên bố 60% trong toàn bộ giao 
tiếp con người thuộc về phi ngôn từ. 
Harrison  [6]  cho  biết,  trong  giao  tiếp  trực 
diện, chỉ có 35% ý nghĩa xã hội (social meaning) 
là được truyền tải bằng thông điệp ngôn từ. 
Mehrabian  và  Wiener  [7]  phát  hiện  thấy 
93% ý nghĩa xã hội được gắn kết với giao tiếp 
phi ngôn từ. 
Birdwhistell  [8]  cho  rằng  một  người  (Mĩ) 
trung  bình  một  ngày  thường  chỉ  sử  dụng 
ngôn  từ  trong  khoảng  từ  10  đến  11  phút  và 
một phát ngôn trung bình có độ dài thời gian 
khoảng 2,5 giây. Ông cũng nhận ra rằng thành 
tố ngôn từ trong các cuộc thoại trực diện chỉ 
chiếm  gần 35%, trong khi hơn 65% thuộc về 
các thành tố phi ngôn từ. 
Mehrabian [9] còn đưa ra những con số cụ 
thể  sau:  trong  tổng  hiệu  quả  của  một  thông 
điệp, các yếu tố ngôn từ (các từ ngữ) chỉ tạo ra 
7%; trong khi đó, các yếu tố ngôn thanh (bao 
gồm  giọng  nói,  sự  thăng  giáng  và  các  âm 
thanh khác) chiếm tới 38% và các yếu tố phi 
ngôn từ mang lại 55%. 
Theo  Levine  và  Adelman  trong  giao  tiếp 
thông thường, 93% nội dung thông điệp là do 
giọng  điệu  và  các  diện  hiện  (biểu  hiện  trên 
khuôn mặt) quyết định; chỉ có 7% thông điệp 
là được truyền tải bằng ngôn từ. 
Goleman [10] cho rằng  90% cảm xúc của 
con  người  được  biểu  lộ  thông  qua  các  hình 
thức phi ngôn từ. 
Beisler et al. [11] cũng khẳng định: 
... không thể bàn luận về giao tiếp khẩu ngữ mà 
không xét đến giao tiếp phi ngôn từ vì chỉ có khoảng 
Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83 
78
một phần ba thông điệp trong một tình huống người‐
đối‐người là được truyền tải bởi ngôn từ thuần tuý. 
Ta vốn ít tin vào ngôn từ thuần tuý. 
Mario Pei (1971) cho biết con người ta có thể 
tạo  ra  được  khoảng  700.000  kí  hiệu  thân  thể 
khác nhau, một số lượng kí hiệu tương ứng với 
số lượng từ của một ngôn ngữ rất phát trển. 
Một số tác giả nêu ra ba lí do để biện giải 
cho tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ: 
‐ Thứ nhất, người ta dễ dàng ghi nhớ cái 
người ta nhìn thấy hơn cái người ta nghe thấy. 
‐ Thứ hai, giao tiếp phi ngôn từ xuất hiện 
nhiều hơn giao tiếp ngôn từ. 
‐ Thứ ba, người ta có thể dễ dàng lừa dối 
bằng giao tiếp ngôn từ, nhưng rất khó lừa dối 
bằng giao tiếp phi ngôn từ. 
3. Các nguyên tắc của giao tiếp phi ngôn từ 
Các nhà nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ 
có  thể  đưa  ra  các  nguyên  tắc  khác  nhau  và, 
thậm chí, khái niệm “nguyên tắc” có thể được 
họ hiểu khác nhau. Có tác giả coi các nguyên 
tắc là cái “nên và không nên”. Có tác giả trình 
bày  các  nguyên  tắc  như  là  các  chức  năng. 
Trong khi đó, có những tác giả lại nhìn nhận 
các  nguyên  tắc  như  là  các  biểu  hiện  thuộc 
tính của giao tiếp  phi ngôn  từ.  Tuy  nhiên, 
nhìn  chung  họ  đều  thống  nhất  ở  ba  điểm 
chính yếu sau: 
a)  Người ta không thể không giao tiếp phi 
ngôn  từ:  Điều này có nghĩa là  ngay  cả  khi ta 
không nói năng, không hoạt động thì, ở những 
mức độ khác nhau và hoặc hữu ý hoặc vô tình, 
ta  vẫn  đang  giao  tiếp  với  người  khác,  thông 
báo với họ về thái độ (thờ ơ, phân vân, khinh 
thị, kính trọng...), tình cảm (say mê, đau khổ, 
căm  giận,  yêu  thương...),  tình  trạng  sức  khoẻ 
(cường tráng, suy sụp...), trạng thái tâm lí (căng 
thẳng,  lo  âu,  phấn  khích...)  của  ta.  Sigmund 
Freud (1959) khẳng định: 
... không một hữu tử [con người‐NQ] nào có thể 
giữ được bí mật cho riêng mình. Nếu cặp môi của 
anh ta im lặng, anh ta sẽ chuyện trò bằng các đầu 
ngón tay của mình; sự phản bội [việc không giữ được 
bí mật‐NQ] toát ra khỏi con người anh ta từ mọi lỗ 
chân lông. 
b) Các kênh phi ngôn từ tỏ ra đặc biệt hiệu 
quả  trong  việc  biểu  lộ  tình  cảm,  thái  độ  và 
quan hệ của các đối tác: Nếu nhận diện giao 
tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ  trên cơ 
sở của sự đối lập giữa cái “Cái gì” (the What) ‐ 
có  nghĩa  là  thông  tin  nhận  thức  (cognitive 
information)  hay  nội  dung  thông  tin  và  kiến 
thức ‐ và cái “Thế nào” (the How) ‐ có nghĩa là 
thông  tin  biểu  cảm  (affective  information)  hay 
thái  độ  và  tình  cảm  của  người  giao  tiếp,  các 
nhà nghiên cứu giao tiếp thường thống nhất 
rằng cả hai yếu tố này đều hiện hữu trong cả 
giao  tiếp  ngôn  từ  và  giao  tiếp  phi  ngôn  từ. 
Tuy nhiên, các quan sát thực tế cũng như các 
kết  quả  nghiên  cứu  nguồn  một  (primary 
research) và nguồn hai (secondary research) cũng 
cho thấy rằng trong khi giao tiếp ngôn từ tỏ ra 
nổi trội hơn trong việc chia sẻ thông tin nhận 
thức và truyền tải kiến thức thì giao tiếp phi 
ngôn  từ  lại  chứng  minh  tính  ưu  việt  của  nó 
trong việc thể hiện và chia sẻ các cung bậc tinh 
tế của tình cảm, xúc cảm và thái độ. Brooks và 
Heath (1990) nhận xét: 
Kênh  ngôn  từ  có  tiềm  năng  lớn  trong  việc 
truyền tải thông tin ngữ nghĩa, trong khi kênh phi 
ngôn từ lại có tiềm năng lớn trong việc truyền tải 
thông tin biểu cảm. 
c) Các thông điệp phi ngôn từ ngẫu nhiên 
và vô tình thường có độ tin cậy rất cao: thực 
tế  trong  các  cộng  đồng  ngôn  ngữ  ‐  văn  hoá 
khác  nhau,  kể  cả  các  cộng  đồng  có  tần  suất 
hoạt động giao tiếp phi ngôn từ cao như ở các 
nước Mĩ ‐ Latinh, đã cho thấy việc dạy dỗ về 
hành vi giao tiếp chủ yếu hướng tới giao tiếp 
ngôn từ. Hơn nữa, xét về mặt tâm lí hành vi, 
con người hiện đại thường lưu tâm hơn đến 
các  yếu  tố  ngôn  từ  khi  giao  tiếp  với  người 
khác. Do vậy, như  một lẽ  tự  nhiên,  khi phải 
che  đậy  một  sự  thật,  người  ta  thường  chú  ý 
hơn  đến  việc  sử  dụng  ngôn  từ  để  thực  hiện 
mục  đích  này.  Trong  những  trường  hợp  như 
vậy, những yếu tố phi ngôn từ, đặc biệt là các vi 
cử  chỉ  (micro‐gestures),  thường  ít  và  khó  được 
khống chế một cách hợp lí nên sự thật dễ bị để 
lộ. Vì thế, chúng thường giúp ta thấy rõ hơn bản 
chất của điều được người nói che dấu một cách 
có ý thức thông qua các yếu tố ngôn từ. 
Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  79
4.  Phân loại giao tiếp phi ngôn từ 
Dwyer  cho  rằng,  xét  theo  khu  vực,  giao 
tiếp phi ngôn từ sẽ bao gồm: 
+ Chuyển động thân thể (hành vi thân thể). 
+ Các đặc tính thể chất. 
+ Hành vi động chạm. 
+ Các phẩm chất ngôn thanh (cận ngôn ngữ) 
+ Không gian (Tính cận kề) 
+ Các tạo tác. 
+ Môi trường. 
Xét  theo  nguồn  gốc,  tác  giả  phân  chia 
thành bốn loại: 
+ Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân 
Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân gồm các loại 
hành vi phi ngôn từ khác nhau mà chỉ duy nhất 
một  người  có  được.  Ý  nghĩa  của  hành  vi  đó 
cũng là duy nhất đối với người gửi thông điệp. 
Ví dụ: Một người nào đó có thể vừa làm việc, 
vừa nói chuyện, vừa nghe nhạc, trong khi một 
người khác lại chỉ có thể làm được công việc đó 
trong môi trường im lặng. Hoặc một người, do 
lúng túng và sợ hãi, có thể cười trong khi ở tình 
huống tương tự, người khác lại khóc. 
+ Giao tiếp phi ngôn từ văn hoá 
Ngược lại với giao tiếp phi ngôn từ cá nhân, 
giao tiếp phi ngôn từ văn hoá là đặc tính phổ 
biến của một nhóm người, một xã hội hay một 
nền văn hoá. Nó được tiếp thụ thông qua việc 
quan  sát  những  thành  viên  khác  thuộc  cùng 
nhóm, cùng xã hội hay cùng nền văn hoá. Ví dụ: 
Phụ nữ với nhau có xu hướng viện đến hành vi 
động chạm thoải mái hơn và nhiều hơn so với 
nam giới. Tuy nhiên, trong khi ở văn hoá Việt, 
hành vi động chạm  được phụ nữ sử dụng với 
người đồng giới nhiều hơn hẳn thì ở văn hoá Mĩ 
và Pháp, nó lại được phụ nữ sử dụng với người 
khác giới nhiều hơn đáng kể. 
Giao tiếp phi ngôn từ văn hoá là hành vi 
theo  qui  tắc  (rule‐governed).  Các  qui  tắc  này 
khống chế cả các yếu tố ngôn từ và phi ngôn 
từ của các thông điệp được truyền tải. Chúng 
tạo ra cái mà ta có thể tạm gọi là ʺsự kiểm duyệt 
mang  tính  văn  hoá  đặc  thù”  để  xác  định  tính 
phù hợp và không phù hợp trong giao tiếp. Sự 
kiểm duyệt này dựa vào hệ giá trị văn hoá để 
xác định tính phù hợp trong các hành vi. Nó 
mang tính văn hoá đặc thù vì mỗi nền văn hoá 
đều  có  hệ  giá  trị  riêng  của  nó.  Do  vậy,  một 
hành vi có thể được coi là phù hợp trong nền 
văn hoá này, nhưng lại bị nhìn nhận tiêu cực 
trong nền văn hoá khác. Ví dụ: Trong văn hoá 
Việt, hành vi nhãn giao (tiếp xúc ánh mắt), đặc 
biệt là với người hơn tuổi hoặc có địa vị xã hội 
cao  hơn,  thường  có  tần  suất  thấp  hơn  và 
cường  độ  yếu  hơn  so  với  tình  huống  tương 
ứng trong văn hoá Mĩ. Hoặc người Brasil sử 
dụng các diện hiện (biểu hiện trên khuôn mặt) 
rất  nhiều  trong  các  phiếm  đàm;  và  nếu  một 
người Việt sử dụng như vậy trong cộng đồng 
của mình, anh ta sẽ rất dễ dàng bị coi là “kịch” 
hoặc “bất bình thường”. 
+ Giao tiếp phi ngôn từ phổ niệm: 
Giao  tiếp  phi  ngôn  từ  phổ  niệm  là  loại 
hành vi có ở mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Nó 
biểu  hiện  các  trạng  thái  tình  cảm  khác  nhau 
như vui, buồn, say mê, giận dữ... Ví dụ: Khi 
sung  sướng,  người  ta  thường  cười;  khi  đau 
khổ, người ta thường khóc; khi say mê, vẻ mặt 
thường đờ ra, mắt lim rim; khi giận dữ, mày 
thường chau lại, răng nghiến ken két ... 
+ Giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu: 
Giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu thường 
là những hành vi thuần túy mang tính sinh học 
như ngáp, hắt hơi... Các hành vi này không liên 
quan gì đến các thông điệp ngôn từ. Dẫu vậy, nó 
có thể gợi ra một thông điệp nhất định tới người 
tiếp  nhận  mặc  dù  thông  điệp  này  hoàn  toàn 
không mang tính chủ đích. Ví dụ: Việc đối thể 
giao tiếp ngáp có thể được chủ thể giao tiếp diễn 
giải rằng cuộc chuyện trò không gây hứng thú 
cho đối thể hoặc thời gian đã khuya. Việc đối thể 
hắt hơi có thể được diễn giải rằng căn phòng hơi 
lạnh hoặc chủ thể giao tiếp không nên hút thuốc 
trong phòng. 
Tuy  nhiên,  nếu  xét  toàn  bộ  tình  huống 
giao tiếp với tuyến trung tâm giao tiếp là các 
yếu  tố  nội  ngôn  và  đường  biên  giao  tiếp  là 
toàn bộ các yếu tố cảnh huống gián tiếp tham 
gia vào quá trình giao tiếp, chúng tôi xin được 
đưa ra cách phân loại sau: 
a. Cận ngôn ngữ (Paralanguage) 
*  Các  đặc  tính  ngôn  thanh  (Vocal 
characteristics): 
Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83 
80
‐ Cao độ (Pitch) 
‐ Cường độ (Volumn) 
‐ Tốc độ (Rate) 
‐ Phẩm chất ngôn thanh (Vocal quality) 
*  Các  yếu  tố  xen  ngôn  thanh  (Vocal 
interferences/Vocal fillers) 
* Các loại thanh lưu (Types of vocal flow) 
* Im lặng (Silence/Pauses) 
* ... 
b. Ngoại ngôn ngữ (Extralanguage) 
*  Ngôn  ngữ  thân  thể  (Body  language/ 
Kenesics/ Action language) 
‐ Nhãn giao (Eye‐contact) 
‐  Diện hiện (Facial expressions) 
‐ Đặc tính thể chất (Physical characteristics) 
‐  Cử  chỉ  và  chuyển  động  thân  thể  (Gestures 
and Body movements) 
‐ Tư thế (Postures/Body positioning) 
‐  Hành  vi  động  chạm  (Touch/  Haptics/  Tactile/ 
Touching bihaviour) 
‐ ... 
*  Ngôn  ngữ  vật  thể  (Object  language/ 
Artifacts/ Artefacts) 
‐ Quần áo (Clothing) 
‐  Đồ  trang  sức  và  phụ  kiện  (Jewellery  and 
accessories) 
‐ Trang điểm (Make‐up) 
‐  Nước  hoa/  Hương  nhân  tạo  (Perfume/  Artificial 
scents) 
‐ Hoa (Flowers) 
‐ Quà tặng (Gifts) 
‐  ... 
*  Ngôn  ngữ  môi  trường  (Environmental 
language) 
‐ Địa điểm (Setting) 
‐  Tính  kề  cận/Khoảng  cách  đối  thoại 
(Proxemics/Conversational distance) 
‐ Thời gian (Time/Chronemics) 
‐  Hệ thống ánh sáng (Lighting system) 
‐  Mầu sắc (Colours) 
‐  Nhiệt độ (Heat) 
‐  Độ ẩm/Sự thông thoáng/Mùi vị (Humidity/ 
Ventilation/ Smell) 
* ... 
Sơ đồ sau sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn sự 
phân loại của chúng tôi. 
   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Giao tiếp phi ngôn từ 
(Nonverbal communication) 
Cận ngôn 
(Paralanguage) 
Ngoại ngôn 
(Extralanguage) 
‐ Các đặc tính ngôn thanh 
(Vocal characteristics): 
   + Cao độ (Pitch) 
   + Cường độ (Volume) 
  + Tốc độ (Rate) 
   + Phẩm chất ngôn thanh  
     (Vocal quality) 
   ‐ Các loại thanh lưu 
     (Types of vocal flow) 
‐ Các yếu tố xen ngôn thanh 
(Vocal interferences) 
  ‐ Im lặng (Silence) 
‐ ... 
 
Ngôn ngữ thân thể 
(Body language/Kinesics)
Ngôn ngữ vật thể 
(Object language/Artifacts)
Ngôn ngữ môi trường 
(Environmental language)
‐ Nhãn giao (Eye contact) 
‐ Diện hiện (Facial 
                      expressions) 
‐ Đặc tính thể chất (Physical 
characteristics) 
‐ Cử chỉ (Gestures) 
‐ Tư thế và chuyển động thân 
thể (Postures and 
            body movements) 
‐ Hành vi động chạm  
(Touch/Haptics/Tactile) 
‐ ... 
‐ Trang phục (Clothing) 
‐ Đồ trang sức và phụ kiện 
(Jewellery and accessories) 
‐ Trang điểm (Make‐up) 
‐ Hương nhân tạo (Artificial      
scents) 
‐ Quà tặng (Gift) 
‐ Hoa (Flowers) 
‐ ... 
 
‐ Địa điểm (Setting) 
‐ Khoảng cách giao tiếp                   
(Conversational distance /     
Proxemics) 
‐ Thời gian (Time/ Chronemics) 
‐ Ánh sáng (Lighting system) 
‐ Mầu sắc (Colour) 
‐ Nhiệt độ (Heat) 
‐ Độ ẩm/Sự thông thoáng/ Mùi vị 
(Humidity/ Ventilation/ Smell) 
‐ ... 
Ng.Quang‐GTPNT
Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  81
 
5.  Đôi điều cần lưu ý về giao tiếp phi ngôn từ 
Khi  nghiên  cứu  về  giao  tiếp  phi  ngôn  từ 
nói  chung  và  ngôn  ngữ  thân  thể  nói  riêng, 
điều  cần  lưu  ý  trước  hết  là  ta  nên  tránh  chỉ 
xem xét và diễn giải một hiện tố phi ngôn từ 
(nonverbal  cue)  hay  một  cử  chỉ  đơn  lẻ  mà 
không  lưu  tâm  tới  cảnh  huống  và  các  hiện 
tố/cử  chỉ  khác.  Điều  này,  trong  rất  nhiều 
trường hợp, đặc biệt trong giao tiếp giao văn 
hoá,  dễ  dàng  dẫn  đến  những  diễn  giải  sai 
(misinterpretation),  gây  hiểu  lầm 
(misunderstanding),  tạo  ra  cách  nhìn  nhận  sai 
lệch (misperception) và làm trệch dòng giao tiếp 
(miscommunication). Ví dụ: 
* Giao tiếp nội văn hoá: Việc một cô gái gãi 
đầu khi đang nói chuyện với một cô gái khác: 
‐ Ờ... vợ chồng tớ  thì bây giờ kinh tế cũng... 
gọi là ... ờ... kha khá. Được cái ông xã tớ cũng 
... kiểu... “nhất vợ nhì giời”, vợ muốn gì được 
nấy. Giầy dép, quần áo, vòng nhẫn... (giơ tay 
gãi đầu)... tớ thích là chiều ngay. Có thể tạo ra 
một loạt các diễn giải tiềm năng:  
‐ Ngứa đầu do chấy hoặc gầu,  
‐ Thói quen cá nhân,  
‐  Một  cách  khoe  khéo  những  ngón  tay 
và/hoặc đồ trang sức đẹp,  
‐ Một cách thể hiện việc đang nghĩ thêm 
về các đồ trang sức, phục sức khác,  
‐ Một cách che dấu việc nói dối...  
‐ ... 
Chỉ khi ta xem xét chúng trong mối tương 
giao với một loạt các yếu tố như cảnh huống 
về  thời  gian,  không  gian  (một  tối  cuối  tuần 
trong một quán cà phê thời thượng), quan hệ 
(bạn học cũ gặp nhau sau nhiều năm xa cách), 
đề tài trò chuyện (nói về cuộc sống gia đình), 
v.v…, lưu xét các yếu tố thuộc ngôn ngữ vật 
thể  (cách phục sức,  trang điểm...),  các cử  chỉ 
khác đi kèm (khi gãi đầu, cô gái sử dụng bàn 
tay đeo đồ trang sức, các ngón tay cong lên, 
hướng về người nghe, cằm hơi vênh lên, mắt 
nhìn hơi xéo xuống...) và các yếu tố cận ngôn 
(cách nói chậm rãi, sử dụng nhiều yếu tố xen 
ngôn  thanh/vocal  interferences  và  các  quãng 
lặng/pauses...), ta mới có thể đưa ra một diễn 
giải  đúng  về  cử  chỉ  gãi  đầu  của  cô  gái:  Cô 
muốn khoe khéo món đồ trang sức của mình. 
+  Giao  tiếp  giao  văn  hoá:  Một  chuyên  viên 
dự  án  người  Mĩ  đang  ngồi  vắt  chân  lên  bàn 
đọc  tài  liệu  trong  văn  phòng  của  mình.  Một 
đồng  nghiệp  Việt  bước  vào.  Anh  bạn  Mĩ, 
không thay đổi tư thế, chỉ vào chiếc ghế trước 
mặt  mời  đồng  nghiệp  của  mình  ngồi  và 
chuyện trò sôi nổi. Tư thế ngồi của anh ta có 
thể được diễn giải theo nhiều cách:  
‐ Tỏ ra thoải mái,  
‐ Tỏ thái độ trịnh thượng,  
‐ Xương bánh chè có thể bị cứng khớp,  
‐ Đang bị tê chân nên chưa kịp rút chân lại  
‐ ...  
‐ Tuy nhiên, nếu ta hiểu được rằng, trong 
văn  hoá  Mĩ,  thông  thường,  một  tư  thế  ngồi 
như vậy (ownership posture) được đa số người 
Mĩ tiếp nhận một cách trung tính, và nếu ta ý 
thức được thực tế rằng đây là văn phòng của 
anh  bạn  Mĩ,  quan  hệ  giữa  hai  đồng  nghiệp 
đang rất tốt, các yếu tố nội ngôn, cận ngôn và 
ngôn ngữ thân thể khác được sử dụng trong 
cuộc thoại giữa hai người là tích cực thì ta có 
thể dễ dàng diễn giải cử chỉ trên như một biểu 
hiện bằng hữu: tỏ ra thoải mái, thân mật. 
Điều cần thấy khi nghiên cứu giao tiếp phi 
ngôn từ là, nếu với giao tiếp ngôn từ, ta có các 
đơn  vị  như  từ  (word),  cụm  từ  (phrase)  và 
câu/phát ngôn (sentence/utterance) thì với giao 
tiếp phi ngôn từ, ta cũng có các đơn vị tương 
ứng  như  hiện  tố  phi  ngôn  từ  (nonverbal  cue), 
vùng  hiện  tố  phi  ngôn  từ  (area  of  nonverbal 
cues)  và  chùm  hiện  tố  phi  ngôn  từ  (cluster  of 
nonverbal cues). Nếu như hiện tố phi ngôn từ 
là đơn vị đa nghĩa (ví dụ: hành động nheo mắt 
có thể có các nghĩa sau: chói nắng, tập trung 
nhìn  cho  rõ,  suy  nghĩ,  cân  nhắc,  phân  vân, 
nghi ngờ...) thì vùng hiện tố phi ngôn từ (có 
nghĩa là các hiện tố phi ngôn từ ở khu vực bao 
quanh  hiện  tố  được  xét  như  toàn  bộ  khuôn 
mặt, toàn bộ hai cánh tay...) sẽ giúp ta thu hẹp 
các nét nghĩa và giảm bớt tính mờ nghĩa của 
hiện tố được xét (ví dụ hành động nheo mắt đi 
kèm với hành động cắn môi), và chùm hiện tố 
Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83 
19
phi ngôn  từ  (có nghĩa  là toàn bộ  các hiện tố 
tương  thích  trên  cơ  thể)  sẽ  giúp  ta  thấy  rõ 
được  nét  nghĩa  của  hiện  tố  được  xét  (ví  dụ: 
Hành động nheo mắt đi kèm với hành động 
cắn môi, tay gõ lên trán, đầu hơi gật gù ... thể 
hiện sự cân nhắc). 
Tuy nhiên, ta cũng cần thấy được sự khác  
biệt giữa các đơn vị ngôn từ và phi ngôn từ. 
Điểm dị biệt nổi bật nhất là trong khi các đơn 
vị  ngôn  từ  có  bản  chất  tuyến  tính,  lần  lượt 
xuất hiện theo chuỗi thời gian và không gian 
thì các đơn vị phi ngôn từ lại mang tính đồng 
hiện,  cùng  đồng  thời  hiện  hữu  để  xác  lập  ý 
nghĩa xã hội. Bảng sau đây sẽ giúp ta thấy rõ 
hơn những tương đồng và dị biệt trên:  
Từ  Hiện tố 
Cụm từ  Vùng hiện tố 
Câu/Phát ngôn  Chùm hiện tố 
 
  
 
Tuyến tính 
 
 
 
                               Đồng hiện 
Ngoài  ra,  khi  nghiên  cứu  giao  tiếp  phi 
ngôn từ nói chung và ngôn ngữ thân thể nói 
riêng, điều cần xem xét là các cử chỉ (gestures), 
nhưng điều rất cần lưu ý để có được cách diễn 
giải đúng, để thấy được sự khác biệt trong các 
cử chỉ tưởng như giống nhau đó, để nhìn ra 
được cái tạo nên “tính bản sắc” (identity) của 
các cộng đồng ngôn ngữ‐văn hoá khác nhau 
trong giao tiếp phi ngôn từ lại chính là các vi 
cử  chỉ  (micro‐gestures).  Cũng  là  cử  chỉ  “bắt 
tay”, nhưng nếu so sánh hai cách bắt tay của 
người Việt và người Mĩ, ta sẽ thấy được một 
số  vi  cử  chỉ  phổ  dụng  đáng  chú  ý  sau  (chỉ 
mang tính tương đối): 
‐  Người  Mĩ  thường  bắt  tay  chặt  hơn 
người Việt; 
‐ Người Việt thường giữ tay đối tác lâu hơn; 
‐ Người Việt thường lắc tay đối tác nhiều hơn; 
‐ Khi đưa tay ra bắt, các ngón tay của người 
Việt thường để ở tư thế khum khum hơn, còn 
các ngón tay của người Mĩ thẳng hơn; 
‐ Khi đưa tay ra bắt, người Mĩ thường doãi 
cánh tay ra xa cơ thể hơn, trong khi người Việt 
thường co cánh tay về gần cơ thể hơn; 
‐  Khi  bắt  tay  trang  trọng,  người  Việt 
thường khom lưng và hơi cúi đầu còn người 
Mĩ thường thẳng lưng và hơi cúi đầu; 
‐  Khi  bắt  tay  trang  trọng,  người  Việt 
thường hơi nhìn xuống còn người Mĩ thường 
nhìn thẳng vào đối tác giao tiếp; 
‐ ... 
Với giao tiếp phi ngôn từ giao văn hoá, ta 
cũng dễ dàng quan sát thấy rằng, ở rất nhiều 
trường hợp, trong một cộng đồng ngôn ngữ‐ 
văn hoá này, một hiện tố nào đó thường rất 
hay được sử dụng và được diễn giải rõ ràng; 
trong khi đó, ở một cộng đồng ngôn ngữ‐văn 
hoá khác, cử chỉ đó lại hoàn toàn không có ý 
nghĩa  gì  và,  thậm  chí,  mang  một  ý  nghĩa 
ngược lại. Xin nêu ra một số ví dụ cụ thể: 
+ Cử chỉ “xin đi nhờ xe” bằng cách dang 
cánh  tay  ra,  giơ  ngón  cái  vuông  góc  với  các 
ngón còn lại và các ngón này được co vào một 
cách tự nhiên được mọi người Âu‐Mĩ sử dụng 
và  diễn  giải  đúng.  Nhưng  đối  với  rất  nhiều 
người Việt (chí ít là với đa số nghiệm thể mà 
chúng tôi cùng các sinh viên của mình phỏng 
vấn), nó lại hoàn toàn không có ý nghĩa gì. 
+ Cử chỉ khum ngón tay cái và ngón tay 
trỏ thành một vòng tròn được hiểu là một biểu 
hiện thân thiện ở Mĩ, có nghĩa là “Tốt”, “OK”; 
nhưng ở Pháp và Bỉ, hiện tố đó lại có nghĩa là 
“Anh chẳng là gì cả”, “Điều đó không đáng”; 
còn ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, nó lại được diễn 
giải  như  là  “gợi  ý  làm  tình”;  trong  khi  đó, 
người Nhật lại hiểu đó là “Tiền”.  
+ Việc giơ bàn tay lên, dang ngón tay trỏ 
và ngón tay giữa sang hai bên tạo thành hình 
chữ  V,  ngửa  lòng  bàn  tay  ra  ngoài  với  các 
ngón tay còn lại khum vào một cách tự nhiên 
Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  83
được  hiểu  là  kí  hiệu  của  “thắng  lợi”,  “chúc 
thành  công”  (Victory),  nhưng  nếu  quay  mu 
bàn tay ra ngoài thì đó lại là một cử chỉ tục tĩu 
(up‐yours)  chỉ  bộ  phận  giới  tính  của  phụ  nữ 
(Vulva). Nhưng đối với rất nhiều nghiệm thể 
Việt trong các khảo sát của chúng tôi, cả hai cử 
chỉ trên đều được hiểu theo nghĩa hoặc chỉ sự 
thành  công,  thắng  lợi  hoặc  thuần  tuý  mang 
tính  đùa  cợt  (chủ  yếu  là  khi  chụp  ảnh  theo 
nhóm). Câu chuyện được đưa ra dưới đây sẽ 
cho ta thấy tính nghiêm trọng của sự lầm lẫn 
khi sử dụng hiện tố phi ngôn từ này và, khái 
quát  hơn,  chỉ  ra  tầm  quan  trọng  của  việc 
nghiên  cứu  các  hiện  tố  phi  ngôn  từ  trong 
giao tiếp: 
Năm  1993,  tổng  thống  Mĩ  George  Bush  tới 
thăm nước Úc. Ngồi trong chiếc xe limousine dành 
cho  nguyên  thủ  đang  lướt  qua  đám  đông  công 
chúng Úc, ông Bush giơ ngón trỏ và ngón giữa ra 
theo hình chữ V để thể  hiện kí hiệu “Thắng lợi”. 
Nhưng thay vì giơ lòng bàn tay ra ngoài thì ông lại 
xoay mu bàn tay về phía công chúng. Ngay ngày 
hôm  sau,  hình  ảnh  này  đã  đồng  loạt  được  đăng 
trong rất nhiều tờ báo của Úc với tiêu đề “Tổng 
thống lăng mạ người Úc”. Có lẽ ông Bush không 
để ý rằng, đối với người Anh và người Úc, đây là 
một cử chỉ tục tĩu (up‐yours). 
  Tài liệu tham khảo 
[1] M.  Knapp,  Nonverbal  Communication  in  Human 
Interaction.  Holt,  Rinehart  and  Winston,  New 
York, 1972. 
[2] D.R.  Levine,  M.B.  Adelman,  Beyond  Language  ‐ 
Cross ‐ Cultural Communication, Regents, Prentice 
Hall Inc, 1993. 
[3] J. Dwyer, The Business Communication Handbook, 
Fifth Edition, Prentice Hall, 2000. 
[4] A.  Pease,  Signals  –  How  to  Use  Body  Language  for 
Power, Success and Love, Bantom Books, 1984.
[5] E.T.  Hall,  Silent  Language,  Doubleday  and  Co, 
New York, 1959. 
[6] R.P.  Harrison,  Toward  an  Understanding  of 
Nonverbal  Communication  Systems,  Journal  of 
Communication (1965) 339. 
[7] A.  Mehrabian,  M.  Wiener,  Non  Immediacy 
between  Communication  and  Object  of 
Communication  in  a  Verbal  Message,    Journal  of 
Consulting Psychology 30 (1966) 225. 
[8] R.L.  Birdwhistell,  Kenesics  and  Context, 
University of  Pennsylvania Press, 1970. 
[9] A.  Mehrabian,  Nonverbal  Communicatio,. 
Wadsworth,  Belmont,  California,  Chicago: 
Aidine, Atherton, 1972. 
[10] D. Goleman, Emotional Intelligence, Bantam, 1995. 
[11] F.  Beisler,  H.  Scheeres,  D.  Pinner,  Communication 
Skills, 2nd Edition, Longman, 1997. 
 
Nonverbal Communication
 Nguyen Quang 
Department of English‐American Language and Culture,
College of Foreign Languages, Vietnam National University, Hanoi,  
 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
 
This  article  raises  readersʹ  awareness  of  the  importance  of  nonverbal  messages  in  human 
interaction. It presents a critical review of different definitions, conceptualisations, principles and 
classifications of “nonverbal communication” by different scholars. The author of the article then 
gives his own definition and introduces his own classification of nonverbal communication. He also 
points out things that can be found in common and in difference between verbal and nonverbal 
communication. 

Contenu connexe

Tendances

Các Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản
Các Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ BảnCác Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản
Các Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ BảnTram Do
 
Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
 Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty  Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty Luanvantot.com 0934.573.149
 
Basic communication skills duy students
Basic communication skills duy studentsBasic communication skills duy students
Basic communication skills duy studentsshengvn
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Dan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocDan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocFrozania
 
Kỹ năng phỏng vấn - Diễn giả Nguyễn Văn Thung
Kỹ năng phỏng vấn - Diễn giả Nguyễn Văn ThungKỹ năng phỏng vấn - Diễn giả Nguyễn Văn Thung
Kỹ năng phỏng vấn - Diễn giả Nguyễn Văn ThungNguyễn Minh Thanh
 
Presentation - Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
Presentation - Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu QuảPresentation - Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
Presentation - Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu QuảPaven Garibandi
 
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CThuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CDinhPhuongAnh
 
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngGiáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngHọc Huỳnh Bá
 
kỹ năng giao trong giao tiếp
kỹ năng giao trong giao tiếpkỹ năng giao trong giao tiếp
kỹ năng giao trong giao tiếpleon dat
 
Ky Nang Giao Tiep
Ky Nang Giao TiepKy Nang Giao Tiep
Ky Nang Giao Tiepforeman
 
đốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anhđốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anhTrangTrangvuc
 
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016Lan Nguyen
 

Tendances (20)

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếpKỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp
 
Các Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản
Các Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ BảnCác Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản
Các Kỹ Năng Giao Tiếp Cơ Bản
 
Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
 Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty  Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
Báo cáo thực tập tiếng anh biên phiên dịch tại công ty
 
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng ViệtLuận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
Luận án: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
 
Basic communication skills duy students
Basic communication skills duy studentsBasic communication skills duy students
Basic communication skills duy students
 
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
Hướng dẫn viết báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ anh trường đh công nghiệp tphc...
 
Dan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hocDan luan ngon ngu hoc
Dan luan ngon ngu hoc
 
Kỹ năng phỏng vấn - Diễn giả Nguyễn Văn Thung
Kỹ năng phỏng vấn - Diễn giả Nguyễn Văn ThungKỹ năng phỏng vấn - Diễn giả Nguyễn Văn Thung
Kỹ năng phỏng vấn - Diễn giả Nguyễn Văn Thung
 
Presentation - Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
Presentation - Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu QuảPresentation - Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
Presentation - Kỹ Năng Giao Tiếp Hiệu Quả
 
Listening
ListeningListening
Listening
 
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC CThuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
Thuyết trình nhập môn ngôn ngữ K17 ATC C
 
Introduction to Linguistics
Introduction to LinguisticsIntroduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
 
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngGiáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
 
kỹ năng giao trong giao tiếp
kỹ năng giao trong giao tiếpkỹ năng giao trong giao tiếp
kỹ năng giao trong giao tiếp
 
Ky Nang Giao Tiep
Ky Nang Giao TiepKy Nang Giao Tiep
Ky Nang Giao Tiep
 
đốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anhđốI chiếu nguyên âm việt anh
đốI chiếu nguyên âm việt anh
 
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
Nghệ thuật và văn hóa hàn quốc 2016
 
Trinh bày ky nang giao tiếp (1)
Trinh bày ky nang giao tiếp (1)Trinh bày ky nang giao tiếp (1)
Trinh bày ky nang giao tiếp (1)
 
Presentation Skills
Presentation SkillsPresentation Skills
Presentation Skills
 
Semantics p2
Semantics  p2Semantics  p2
Semantics p2
 

En vedette

Lev Semyonovich Vygotsky
Lev Semyonovich VygotskyLev Semyonovich Vygotsky
Lev Semyonovich Vygotskyguestf3585b
 
Final Practicum PowerPoint
Final Practicum PowerPointFinal Practicum PowerPoint
Final Practicum PowerPointBrittany Salinas
 
Practicum Powerpoint
Practicum PowerpointPracticum Powerpoint
Practicum PowerpointKelsey Foster
 
Markus basic 01 - Tập 4 - Promotion vs Communication
Markus basic 01 - Tập 4 - Promotion vs CommunicationMarkus basic 01 - Tập 4 - Promotion vs Communication
Markus basic 01 - Tập 4 - Promotion vs Communicationwelcometomarkus
 
Business communication - Day 3
Business communication - Day 3Business communication - Day 3
Business communication - Day 3Ratan Agarwal
 
Piaget, Vygotsky and Bruner methods.
Piaget, Vygotsky and Bruner methods.Piaget, Vygotsky and Bruner methods.
Piaget, Vygotsky and Bruner methods.Débora Bustos
 
Lý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạILý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạImr_pooh
 
Effective non verbal Communication Development
Effective non verbal Communication  DevelopmentEffective non verbal Communication  Development
Effective non verbal Communication DevelopmentAbhishek Chhilwar
 
Bodylanguage and culture - My website moved now to Boxolog.com
Bodylanguage and culture - My website moved now to Boxolog.comBodylanguage and culture - My website moved now to Boxolog.com
Bodylanguage and culture - My website moved now to Boxolog.comBoxolog.com
 
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...Hang Nguyen
 
Nonverbal communication powerpoint
Nonverbal communication powerpoint Nonverbal communication powerpoint
Nonverbal communication powerpoint Kelsie Saunders
 
Body Language in Different Cultures
Body Language in Different CulturesBody Language in Different Cultures
Body Language in Different CulturesKevin Daly
 
Cross Cultural Communication
Cross Cultural CommunicationCross Cultural Communication
Cross Cultural CommunicationSaranya vasudevan
 
Cross Cultural Communication
Cross  Cultural CommunicationCross  Cultural Communication
Cross Cultural CommunicationAlok Singh
 
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc SốngNgoc Hoang
 
100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong tiếng anh phổ thông
100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong tiếng anh phổ thông100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong tiếng anh phổ thông
100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong tiếng anh phổ thôngHong Phuong Nguyen
 

En vedette (20)

Chapter 3: Nonverbal Communication
Chapter 3: Nonverbal CommunicationChapter 3: Nonverbal Communication
Chapter 3: Nonverbal Communication
 
Nonverbal Communication
Nonverbal CommunicationNonverbal Communication
Nonverbal Communication
 
Inner speech
Inner speechInner speech
Inner speech
 
Lev Semyonovich Vygotsky
Lev Semyonovich VygotskyLev Semyonovich Vygotsky
Lev Semyonovich Vygotsky
 
Final Practicum PowerPoint
Final Practicum PowerPointFinal Practicum PowerPoint
Final Practicum PowerPoint
 
Practicum Powerpoint
Practicum PowerpointPracticum Powerpoint
Practicum Powerpoint
 
Markus basic 01 - Tập 4 - Promotion vs Communication
Markus basic 01 - Tập 4 - Promotion vs CommunicationMarkus basic 01 - Tập 4 - Promotion vs Communication
Markus basic 01 - Tập 4 - Promotion vs Communication
 
Business communication - Day 3
Business communication - Day 3Business communication - Day 3
Business communication - Day 3
 
Piaget, Vygotsky and Bruner methods.
Piaget, Vygotsky and Bruner methods.Piaget, Vygotsky and Bruner methods.
Piaget, Vygotsky and Bruner methods.
 
1
11
1
 
Lý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạILý ThuyếT HộI ThoạI
Lý ThuyếT HộI ThoạI
 
Effective non verbal Communication Development
Effective non verbal Communication  DevelopmentEffective non verbal Communication  Development
Effective non verbal Communication Development
 
Bodylanguage and culture - My website moved now to Boxolog.com
Bodylanguage and culture - My website moved now to Boxolog.comBodylanguage and culture - My website moved now to Boxolog.com
Bodylanguage and culture - My website moved now to Boxolog.com
 
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
92945636 bai-tiểu-luận-phong-cach-lanh-đạo-độc-đoan-steve-jobs-final-chưa-co-...
 
Nonverbal communication powerpoint
Nonverbal communication powerpoint Nonverbal communication powerpoint
Nonverbal communication powerpoint
 
Body Language in Different Cultures
Body Language in Different CulturesBody Language in Different Cultures
Body Language in Different Cultures
 
Cross Cultural Communication
Cross Cultural CommunicationCross Cultural Communication
Cross Cultural Communication
 
Cross Cultural Communication
Cross  Cultural CommunicationCross  Cultural Communication
Cross Cultural Communication
 
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
400 Câu Tiếng Anh Thông Dụng Trong Cuộc Sống
 
100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong tiếng anh phổ thông
100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong tiếng anh phổ thông100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong tiếng anh phổ thông
100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong tiếng anh phổ thông
 

Similaire à Giao tiep phi ngon ngu

Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...jackjohn45
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...nataliej4
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguatcak11
 
ban chat ngon ngu
ban chat ngon nguban chat ngon ngu
ban chat ngon nguatcak11
 
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon NguBan Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Nguatcak11
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonnguminhhdthvn
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...ChungDung4
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxKết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxtruongmyanh120904
 
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfGiáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfMan_Ebook
 
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfBAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfLinhPhuong78
 
Langmaster - Chiến lược xin lỗi bằng tiếng Anh của người Mĩ và người Việt
Langmaster - Chiến lược xin lỗi bằng tiếng Anh của người Mĩ và người ViệtLangmaster - Chiến lược xin lỗi bằng tiếng Anh của người Mĩ và người Việt
Langmaster - Chiến lược xin lỗi bằng tiếng Anh của người Mĩ và người ViệtTrường doanh nhân HBR
 
dẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữdẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữHuỳnh Nhã
 

Similaire à Giao tiep phi ngon ngu (20)

Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
Bài giảng học phần dẫn luận ngôn ngữ học chương trình đại học ngành sư phạm n...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon nguban chat va chuc nang cua ngon ngu
ban chat va chuc nang cua ngon ngu
 
ban chat ngon ngu
ban chat ngon nguban chat ngon ngu
ban chat ngon ngu
 
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon NguBan Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
Ban Chat Va Chuc Nang Cua Ngon Ngu
 
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAYLuận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
Luận án: Xin phép và hồi đáp trong tiếng anh và tiếng việt, HAY
 
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC VÀ TIẾNG VIỆT
 
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
Th s17.012 ảnh hưởng của ngôn ngữ nói đến ngôn ngữ viết của học sinh trung họ...
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
 
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxKết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
 
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdfGiáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
 
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
Hỏi và hồi đáp trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc ...
 
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfBAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
 
Langmaster - Chiến lược xin lỗi bằng tiếng Anh của người Mĩ và người Việt
Langmaster - Chiến lược xin lỗi bằng tiếng Anh của người Mĩ và người ViệtLangmaster - Chiến lược xin lỗi bằng tiếng Anh của người Mĩ và người Việt
Langmaster - Chiến lược xin lỗi bằng tiếng Anh của người Mĩ và người Việt
 
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOTLuận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
Luận văn: Thành phần rào đón trong tác phẩm của Tô Hoài, HOT
 
dẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữdẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữ
 

Plus de Nguyen Trang

Kỹ năng lãnh đạo _mindmap
Kỹ năng lãnh đạo _mindmapKỹ năng lãnh đạo _mindmap
Kỹ năng lãnh đạo _mindmapNguyen Trang
 
khế ước xã hội - quyển 2
khế ước xã hội - quyển 2khế ước xã hội - quyển 2
khế ước xã hội - quyển 2Nguyen Trang
 
Please tell me why
Please tell me whyPlease tell me why
Please tell me whyNguyen Trang
 
Khế ước xã hội - quyển 1
Khế ước xã hội - quyển 1Khế ước xã hội - quyển 1
Khế ước xã hội - quyển 1Nguyen Trang
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Nguyen Trang
 
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183Nguyen Trang
 
Cam nang quan tri cong ty second edition
Cam nang quan tri cong ty  second editionCam nang quan tri cong ty  second edition
Cam nang quan tri cong ty second editionNguyen Trang
 
Pllw final with_bonus-1_3
Pllw final with_bonus-1_3Pllw final with_bonus-1_3
Pllw final with_bonus-1_3Nguyen Trang
 
Alimony in french law
Alimony in french lawAlimony in french law
Alimony in french lawNguyen Trang
 
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sưTham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sưNguyen Trang
 

Plus de Nguyen Trang (10)

Kỹ năng lãnh đạo _mindmap
Kỹ năng lãnh đạo _mindmapKỹ năng lãnh đạo _mindmap
Kỹ năng lãnh đạo _mindmap
 
khế ước xã hội - quyển 2
khế ước xã hội - quyển 2khế ước xã hội - quyển 2
khế ước xã hội - quyển 2
 
Please tell me why
Please tell me whyPlease tell me why
Please tell me why
 
Khế ước xã hội - quyển 1
Khế ước xã hội - quyển 1Khế ước xã hội - quyển 1
Khế ước xã hội - quyển 1
 
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
Luật hình sự vn phần chung (phạm văn beo)20
 
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
luật hình sự vn phần các tội phạm (phạm văn beo)183
 
Cam nang quan tri cong ty second edition
Cam nang quan tri cong ty  second editionCam nang quan tri cong ty  second edition
Cam nang quan tri cong ty second edition
 
Pllw final with_bonus-1_3
Pllw final with_bonus-1_3Pllw final with_bonus-1_3
Pllw final with_bonus-1_3
 
Alimony in french law
Alimony in french lawAlimony in french law
Alimony in french law
 
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sưTham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
Tham khảo hình thức làm tiểu luận luật sư và nghề luật sư
 

Giao tiep phi ngon ngu

  • 1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83      76  Giao tiếp phi ngôn từ Nguyễn Quang*  Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Anh‐Mỹ, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội,   144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 1 tháng 6 năm 2007    Tóm tắt. Bài báo này cung cấp  các quan điểm và sự phân loại “giao tiếp phi ngôn từ” của các học  giả khác nhau. Tác giả bài báo cũng đưa ra định nghĩa và giới thiệu sự phân loại riêng của mình về  giao tiếp phi ngôn từ.      1. Giao tiếp phi ngôn từ là gì?   Có  thể  khẳng  định  rằng  giao  tiếp  phi  ngôn*từ là một bộ phận tối quan trọng trong  quá  trình  giao  tiếp  của  con  người,  “là  một  phần cốt yếu của tất cả các tình huống “người‐ đối‐người” (person ‐ to ‐ person situations). Các  công  trình  nghiên  cứu  về  giao  tiếp  hiện  nay  đều khó có thể được coi là đầy đủ nếu không,  ở các mức độ khác nhau, đề cập đến các bình  diện  khác  nhau  của  giao  tiếp  phi  ngôn  từ.  Theo Knapp [1]:  Giao tiếp phi ngôn từ hàm chỉ các hành động  hoặc các biểu hiện ngoài ngôn từ. Các hành động  hoặc biểu hiện vốn có ý nghĩa được chia sẻ về mặt  xã hội đó được gửi đi một cách có chủ đích hoặc  được diễn giải như là có chủ đích và được gửi đi  hoặc tiếp nhận một cách có ý thức. [...] Giao tiếp  phi ngôn từ là một thuật ngữ để miêu tả tất cả các  sự kiện giao tiếp vượt lên trên ngôn từ khẩu ngữ  và bút ngữ.  Định nghĩa này có lẽ chỉ chú ý đến các hiện  tố phi ngôn từ được sử dụng một cách có ý thức  và có chủ đích. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu  hiện nay nhìn chung đều thống nhất rằng giao  tiếp phi ngôn từ bao gồm cả các  hiện tố hữu  thức và vô thức, chủ định và vô tình; và đó cũng  _____ * ĐT: 84‐4‐8353360.  là  một  trong  những  lí  do  gây  ra  các  trục  trặc  trong giao tiếp phi ngôn từ không chỉ giao văn  hoá mà thậm chí cả nội văn hoá.   Levine và Adelman [2] cho rằng  Giao tiếp phi ngôn từ là ngôn ngữ “im lặng”  (silent language), bao gồm việc sử dụng cử chỉ, diện  hiện [biểu  hiện trên khuôn mặt ‐ NQ], nhãn giao  [tiếp xúc ánh mắt ‐ NQ], và khoảng cách đối thoại.  Theo chúng tôi, cách nhận diện này hình  như  mới  chỉ  nhấn  mạnh  vào  ngôn  ngữ  thân  thể  và  một  phần  nhỏ  của  ngôn  ngữ  môi  trường; và điều đó có lẽ là chưa đủ để tạo ra  một hình ảnh rõ nét về giao tiếp phi ngôn từ.  Hơn nữa các yếu tố cận ngôn thuộc giao tiếp  phi ngôn từ không phải là ngôn ngữ “im lặng”.  Dwyer [3] có cách nhìn khái quát hơn và, với  các ví dụ đi kèm, đã ý thức rõ hơn về các bình  diện khác nhau của giao tiếp phi ngôn từ như  cận ngôn và ngoại ngôn. Theo tác giả:  Giao tiếp phi ngôn từ bao gồm toàn bộ các bộ phận  của thông điệp không được mã hoá bằng từ ngữ, ví dụ:  giọng nói, diện hiện hoặc cử chỉ và chuyển động.  Tuy nhiên, các ví dụ được nêu chỉ giúp ta  thấy được các yếu tố cận ngôn và ngôn ngữ  thân thể mà chưa gợi ra được các yếu tố thuộc  ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường, mà  các yếu tố này, như đã được chứng minh cả về  lí thuyết và thực tiễn, là không thể thiếu được  trong giao tiếp phi ngôn từ. 
  • 2. Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  1 Với những lí do trên, chúng tôi xin được  đưa ra định nghĩa sau:  Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận  kiến  tạo  nên  giao  tiếp  không  thuộc  mã  ngôn  từ  (verbal code), có nghĩa là không được mã hoá bằng  từ  ngữ,  nhưng  có  thể  thuộc  về  cả  hai  kênh  (channels) ngôn thanh (vocal) và phi ngôn thanh  (non‐vocal). Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn (phi  ngôn từ‐ngôn thanh) như tốc độ, cường độ, ngữ  lưu... và các yếu tố ngoại ngôn (phi ngôn từ‐phi  ngôn thanh) thuộc ngôn ngữ thân thể như cử chỉ,  dáng điệu, diện hiện..., thuộc ngôn ngữ vật thể như  áo quần, trang sức..., và thuộc ngôn ngữ môi trường  như khoảng cách đối thoại, địa điểm giao tiếp...  Ta có thể xác định  giao tiếp  phi ngôn từ  theo sơ đồ sau:  Mã  Kênh  Ngôn từ  Phi ngôn từ  Ngôn thanh  Nội ngôn  (Khẩu ngữ)  Cận ngôn  Phi ngôn thanh  Nội ngôn  (Bút ngữ)  Ngoại ngôn  2. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ   Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ  là  không  thể  chối  bỏ.  Việc  nghiên  cứu  nó  trong tổng thể giao tiếp là lẽ hiển nhiên. Song,  điều lạ là trong hàng triệu năm tiến hoá của  con người, trong khi lịch sử nghiên cứu giao  tiếp ngôn từ đã có từ hàng nghìn năm nay, thì  các  khía  cạnh  khác  nhau  của  giao  tiếp  phi  ngôn  từ  mới  chỉ  thực  sự  được  xét  đến  một  cách tích cực, có chủ đích, có hệ thống từ cuối  những  năm  50  của  thế  kỉ  XX.  Và  có  lẽ,  mọi  người chỉ thực sự quan tâm đến vấn đề này từ  khi  xuất  hiện  cuốn  sách  của  Julius  Fast  về  ngôn  ngữ  thân  thể  vào  năm  1970.  Cho  đến  nay, rất nhiều công trình nghiên cứu về giao  tiếp  nói  chung  và  giao  tiếp  phi  ngôn  từ  nói  riêng đã lần lượt ra đời nhằm khẳng định tầm  quan trọng và tính độc lập của loại giao tiếp  này trong cả môi trường nội văn hoá và giao  văn hoá. Pease [4]:  Điều kì diệu là con người hầu như không ý  thức được rằng dáng điệu, chuyển động và cử  chỉ của mình có thể kể ra một câu chuyện trong  khi tiếng nói của anh ta lại có thể kể ra một câu  chuyện khác.  Một  loạt  các  công  trình  nghiên  cứu  định  lượng,  với  các  đường  hướng  tiếp  cận  và  phương pháp nghiên cứu khác nhau, đã đưa  ra các kết quả cụ thể cho thấy tầm quan trọng  không thể chối bỏ của giao tiếp phi ngôn từ:  Hall [5] tuyên bố 60% trong toàn bộ giao  tiếp con người thuộc về phi ngôn từ.  Harrison  [6]  cho  biết,  trong  giao  tiếp  trực  diện, chỉ có 35% ý nghĩa xã hội (social meaning)  là được truyền tải bằng thông điệp ngôn từ.  Mehrabian  và  Wiener  [7]  phát  hiện  thấy  93% ý nghĩa xã hội được gắn kết với giao tiếp  phi ngôn từ.  Birdwhistell  [8]  cho  rằng  một  người  (Mĩ)  trung  bình  một  ngày  thường  chỉ  sử  dụng  ngôn  từ  trong  khoảng  từ  10  đến  11  phút  và  một phát ngôn trung bình có độ dài thời gian  khoảng 2,5 giây. Ông cũng nhận ra rằng thành  tố ngôn từ trong các cuộc thoại trực diện chỉ  chiếm  gần 35%, trong khi hơn 65% thuộc về  các thành tố phi ngôn từ.  Mehrabian [9] còn đưa ra những con số cụ  thể  sau:  trong  tổng  hiệu  quả  của  một  thông  điệp, các yếu tố ngôn từ (các từ ngữ) chỉ tạo ra  7%; trong khi đó, các yếu tố ngôn thanh (bao  gồm  giọng  nói,  sự  thăng  giáng  và  các  âm  thanh khác) chiếm tới 38% và các yếu tố phi  ngôn từ mang lại 55%.  Theo  Levine  và  Adelman  trong  giao  tiếp  thông thường, 93% nội dung thông điệp là do  giọng  điệu  và  các  diện  hiện  (biểu  hiện  trên  khuôn mặt) quyết định; chỉ có 7% thông điệp  là được truyền tải bằng ngôn từ.  Goleman [10] cho rằng  90% cảm xúc của  con  người  được  biểu  lộ  thông  qua  các  hình  thức phi ngôn từ.  Beisler et al. [11] cũng khẳng định:  ... không thể bàn luận về giao tiếp khẩu ngữ mà  không xét đến giao tiếp phi ngôn từ vì chỉ có khoảng 
  • 3. Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  78 một phần ba thông điệp trong một tình huống người‐ đối‐người là được truyền tải bởi ngôn từ thuần tuý.  Ta vốn ít tin vào ngôn từ thuần tuý.  Mario Pei (1971) cho biết con người ta có thể  tạo  ra  được  khoảng  700.000  kí  hiệu  thân  thể  khác nhau, một số lượng kí hiệu tương ứng với  số lượng từ của một ngôn ngữ rất phát trển.  Một số tác giả nêu ra ba lí do để biện giải  cho tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ:  ‐ Thứ nhất, người ta dễ dàng ghi nhớ cái  người ta nhìn thấy hơn cái người ta nghe thấy.  ‐ Thứ hai, giao tiếp phi ngôn từ xuất hiện  nhiều hơn giao tiếp ngôn từ.  ‐ Thứ ba, người ta có thể dễ dàng lừa dối  bằng giao tiếp ngôn từ, nhưng rất khó lừa dối  bằng giao tiếp phi ngôn từ.  3. Các nguyên tắc của giao tiếp phi ngôn từ  Các nhà nghiên cứu giao tiếp phi ngôn từ  có  thể  đưa  ra  các  nguyên  tắc  khác  nhau  và,  thậm chí, khái niệm “nguyên tắc” có thể được  họ hiểu khác nhau. Có tác giả coi các nguyên  tắc là cái “nên và không nên”. Có tác giả trình  bày  các  nguyên  tắc  như  là  các  chức  năng.  Trong khi đó, có những tác giả lại nhìn nhận  các  nguyên  tắc  như  là  các  biểu  hiện  thuộc  tính của giao tiếp  phi ngôn  từ.  Tuy  nhiên,  nhìn  chung  họ  đều  thống  nhất  ở  ba  điểm  chính yếu sau:  a)  Người ta không thể không giao tiếp phi  ngôn  từ:  Điều này có nghĩa là  ngay  cả  khi ta  không nói năng, không hoạt động thì, ở những  mức độ khác nhau và hoặc hữu ý hoặc vô tình,  ta  vẫn  đang  giao  tiếp  với  người  khác,  thông  báo với họ về thái độ (thờ ơ, phân vân, khinh  thị, kính trọng...), tình cảm (say mê, đau khổ,  căm  giận,  yêu  thương...),  tình  trạng  sức  khoẻ  (cường tráng, suy sụp...), trạng thái tâm lí (căng  thẳng,  lo  âu,  phấn  khích...)  của  ta.  Sigmund  Freud (1959) khẳng định:  ... không một hữu tử [con người‐NQ] nào có thể  giữ được bí mật cho riêng mình. Nếu cặp môi của  anh ta im lặng, anh ta sẽ chuyện trò bằng các đầu  ngón tay của mình; sự phản bội [việc không giữ được  bí mật‐NQ] toát ra khỏi con người anh ta từ mọi lỗ  chân lông.  b) Các kênh phi ngôn từ tỏ ra đặc biệt hiệu  quả  trong  việc  biểu  lộ  tình  cảm,  thái  độ  và  quan hệ của các đối tác: Nếu nhận diện giao  tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ  trên cơ  sở của sự đối lập giữa cái “Cái gì” (the What) ‐  có  nghĩa  là  thông  tin  nhận  thức  (cognitive  information)  hay  nội  dung  thông  tin  và  kiến  thức ‐ và cái “Thế nào” (the How) ‐ có nghĩa là  thông  tin  biểu  cảm  (affective  information)  hay  thái  độ  và  tình  cảm  của  người  giao  tiếp,  các  nhà nghiên cứu giao tiếp thường thống nhất  rằng cả hai yếu tố này đều hiện hữu trong cả  giao  tiếp  ngôn  từ  và  giao  tiếp  phi  ngôn  từ.  Tuy nhiên, các quan sát thực tế cũng như các  kết  quả  nghiên  cứu  nguồn  một  (primary  research) và nguồn hai (secondary research) cũng  cho thấy rằng trong khi giao tiếp ngôn từ tỏ ra  nổi trội hơn trong việc chia sẻ thông tin nhận  thức và truyền tải kiến thức thì giao tiếp phi  ngôn  từ  lại  chứng  minh  tính  ưu  việt  của  nó  trong việc thể hiện và chia sẻ các cung bậc tinh  tế của tình cảm, xúc cảm và thái độ. Brooks và  Heath (1990) nhận xét:  Kênh  ngôn  từ  có  tiềm  năng  lớn  trong  việc  truyền tải thông tin ngữ nghĩa, trong khi kênh phi  ngôn từ lại có tiềm năng lớn trong việc truyền tải  thông tin biểu cảm.  c) Các thông điệp phi ngôn từ ngẫu nhiên  và vô tình thường có độ tin cậy rất cao: thực  tế  trong  các  cộng  đồng  ngôn  ngữ  ‐  văn  hoá  khác  nhau,  kể  cả  các  cộng  đồng  có  tần  suất  hoạt động giao tiếp phi ngôn từ cao như ở các  nước Mĩ ‐ Latinh, đã cho thấy việc dạy dỗ về  hành vi giao tiếp chủ yếu hướng tới giao tiếp  ngôn từ. Hơn nữa, xét về mặt tâm lí hành vi,  con người hiện đại thường lưu tâm hơn đến  các  yếu  tố  ngôn  từ  khi  giao  tiếp  với  người  khác. Do vậy, như  một lẽ  tự  nhiên,  khi phải  che  đậy  một  sự  thật,  người  ta  thường  chú  ý  hơn  đến  việc  sử  dụng  ngôn  từ  để  thực  hiện  mục  đích  này.  Trong  những  trường  hợp  như  vậy, những yếu tố phi ngôn từ, đặc biệt là các vi  cử  chỉ  (micro‐gestures),  thường  ít  và  khó  được  khống chế một cách hợp lí nên sự thật dễ bị để  lộ. Vì thế, chúng thường giúp ta thấy rõ hơn bản  chất của điều được người nói che dấu một cách  có ý thức thông qua các yếu tố ngôn từ. 
  • 4. Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  79 4.  Phân loại giao tiếp phi ngôn từ  Dwyer  cho  rằng,  xét  theo  khu  vực,  giao  tiếp phi ngôn từ sẽ bao gồm:  + Chuyển động thân thể (hành vi thân thể).  + Các đặc tính thể chất.  + Hành vi động chạm.  + Các phẩm chất ngôn thanh (cận ngôn ngữ)  + Không gian (Tính cận kề)  + Các tạo tác.  + Môi trường.  Xét  theo  nguồn  gốc,  tác  giả  phân  chia  thành bốn loại:  + Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân  Giao tiếp phi ngôn từ cá nhân gồm các loại  hành vi phi ngôn từ khác nhau mà chỉ duy nhất  một  người  có  được.  Ý  nghĩa  của  hành  vi  đó  cũng là duy nhất đối với người gửi thông điệp.  Ví dụ: Một người nào đó có thể vừa làm việc,  vừa nói chuyện, vừa nghe nhạc, trong khi một  người khác lại chỉ có thể làm được công việc đó  trong môi trường im lặng. Hoặc một người, do  lúng túng và sợ hãi, có thể cười trong khi ở tình  huống tương tự, người khác lại khóc.  + Giao tiếp phi ngôn từ văn hoá  Ngược lại với giao tiếp phi ngôn từ cá nhân,  giao tiếp phi ngôn từ văn hoá là đặc tính phổ  biến của một nhóm người, một xã hội hay một  nền văn hoá. Nó được tiếp thụ thông qua việc  quan  sát  những  thành  viên  khác  thuộc  cùng  nhóm, cùng xã hội hay cùng nền văn hoá. Ví dụ:  Phụ nữ với nhau có xu hướng viện đến hành vi  động chạm thoải mái hơn và nhiều hơn so với  nam giới. Tuy nhiên, trong khi ở văn hoá Việt,  hành vi động chạm  được phụ nữ sử dụng với  người đồng giới nhiều hơn hẳn thì ở văn hoá Mĩ  và Pháp, nó lại được phụ nữ sử dụng với người  khác giới nhiều hơn đáng kể.  Giao tiếp phi ngôn từ văn hoá là hành vi  theo  qui  tắc  (rule‐governed).  Các  qui  tắc  này  khống chế cả các yếu tố ngôn từ và phi ngôn  từ của các thông điệp được truyền tải. Chúng  tạo ra cái mà ta có thể tạm gọi là ʺsự kiểm duyệt  mang  tính  văn  hoá  đặc  thù”  để  xác  định  tính  phù hợp và không phù hợp trong giao tiếp. Sự  kiểm duyệt này dựa vào hệ giá trị văn hoá để  xác định tính phù hợp trong các hành vi. Nó  mang tính văn hoá đặc thù vì mỗi nền văn hoá  đều  có  hệ  giá  trị  riêng  của  nó.  Do  vậy,  một  hành vi có thể được coi là phù hợp trong nền  văn hoá này, nhưng lại bị nhìn nhận tiêu cực  trong nền văn hoá khác. Ví dụ: Trong văn hoá  Việt, hành vi nhãn giao (tiếp xúc ánh mắt), đặc  biệt là với người hơn tuổi hoặc có địa vị xã hội  cao  hơn,  thường  có  tần  suất  thấp  hơn  và  cường  độ  yếu  hơn  so  với  tình  huống  tương  ứng trong văn hoá Mĩ. Hoặc người Brasil sử  dụng các diện hiện (biểu hiện trên khuôn mặt)  rất  nhiều  trong  các  phiếm  đàm;  và  nếu  một  người Việt sử dụng như vậy trong cộng đồng  của mình, anh ta sẽ rất dễ dàng bị coi là “kịch”  hoặc “bất bình thường”.  + Giao tiếp phi ngôn từ phổ niệm:  Giao  tiếp  phi  ngôn  từ  phổ  niệm  là  loại  hành vi có ở mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Nó  biểu  hiện  các  trạng  thái  tình  cảm  khác  nhau  như vui, buồn, say mê, giận dữ... Ví dụ: Khi  sung  sướng,  người  ta  thường  cười;  khi  đau  khổ, người ta thường khóc; khi say mê, vẻ mặt  thường đờ ra, mắt lim rim; khi giận dữ, mày  thường chau lại, răng nghiến ken két ...  + Giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu:  Giao tiếp phi ngôn từ phi quan yếu thường  là những hành vi thuần túy mang tính sinh học  như ngáp, hắt hơi... Các hành vi này không liên  quan gì đến các thông điệp ngôn từ. Dẫu vậy, nó  có thể gợi ra một thông điệp nhất định tới người  tiếp  nhận  mặc  dù  thông  điệp  này  hoàn  toàn  không mang tính chủ đích. Ví dụ: Việc đối thể  giao tiếp ngáp có thể được chủ thể giao tiếp diễn  giải rằng cuộc chuyện trò không gây hứng thú  cho đối thể hoặc thời gian đã khuya. Việc đối thể  hắt hơi có thể được diễn giải rằng căn phòng hơi  lạnh hoặc chủ thể giao tiếp không nên hút thuốc  trong phòng.  Tuy  nhiên,  nếu  xét  toàn  bộ  tình  huống  giao tiếp với tuyến trung tâm giao tiếp là các  yếu  tố  nội  ngôn  và  đường  biên  giao  tiếp  là  toàn bộ các yếu tố cảnh huống gián tiếp tham  gia vào quá trình giao tiếp, chúng tôi xin được  đưa ra cách phân loại sau:  a. Cận ngôn ngữ (Paralanguage)  *  Các  đặc  tính  ngôn  thanh  (Vocal  characteristics): 
  • 5. Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  80 ‐ Cao độ (Pitch)  ‐ Cường độ (Volumn)  ‐ Tốc độ (Rate)  ‐ Phẩm chất ngôn thanh (Vocal quality)  *  Các  yếu  tố  xen  ngôn  thanh  (Vocal  interferences/Vocal fillers)  * Các loại thanh lưu (Types of vocal flow)  * Im lặng (Silence/Pauses)  * ...  b. Ngoại ngôn ngữ (Extralanguage)  *  Ngôn  ngữ  thân  thể  (Body  language/  Kenesics/ Action language)  ‐ Nhãn giao (Eye‐contact)  ‐  Diện hiện (Facial expressions)  ‐ Đặc tính thể chất (Physical characteristics)  ‐  Cử  chỉ  và  chuyển  động  thân  thể  (Gestures  and Body movements)  ‐ Tư thế (Postures/Body positioning)  ‐  Hành  vi  động  chạm  (Touch/  Haptics/  Tactile/  Touching bihaviour)  ‐ ...  *  Ngôn  ngữ  vật  thể  (Object  language/  Artifacts/ Artefacts)  ‐ Quần áo (Clothing)  ‐  Đồ  trang  sức  và  phụ  kiện  (Jewellery  and  accessories)  ‐ Trang điểm (Make‐up)  ‐  Nước  hoa/  Hương  nhân  tạo  (Perfume/  Artificial  scents)  ‐ Hoa (Flowers)  ‐ Quà tặng (Gifts)  ‐  ...  *  Ngôn  ngữ  môi  trường  (Environmental  language)  ‐ Địa điểm (Setting)  ‐  Tính  kề  cận/Khoảng  cách  đối  thoại  (Proxemics/Conversational distance)  ‐ Thời gian (Time/Chronemics)  ‐  Hệ thống ánh sáng (Lighting system)  ‐  Mầu sắc (Colours)  ‐  Nhiệt độ (Heat)  ‐  Độ ẩm/Sự thông thoáng/Mùi vị (Humidity/  Ventilation/ Smell)  * ...  Sơ đồ sau sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn sự  phân loại của chúng tôi.                                                        Giao tiếp phi ngôn từ  (Nonverbal communication)  Cận ngôn  (Paralanguage)  Ngoại ngôn  (Extralanguage)  ‐ Các đặc tính ngôn thanh  (Vocal characteristics):     + Cao độ (Pitch)     + Cường độ (Volume)    + Tốc độ (Rate)     + Phẩm chất ngôn thanh        (Vocal quality)     ‐ Các loại thanh lưu       (Types of vocal flow)  ‐ Các yếu tố xen ngôn thanh  (Vocal interferences)    ‐ Im lặng (Silence)  ‐ ...    Ngôn ngữ thân thể  (Body language/Kinesics) Ngôn ngữ vật thể  (Object language/Artifacts) Ngôn ngữ môi trường  (Environmental language) ‐ Nhãn giao (Eye contact)  ‐ Diện hiện (Facial                        expressions)  ‐ Đặc tính thể chất (Physical  characteristics)  ‐ Cử chỉ (Gestures)  ‐ Tư thế và chuyển động thân  thể (Postures and              body movements)  ‐ Hành vi động chạm   (Touch/Haptics/Tactile)  ‐ ...  ‐ Trang phục (Clothing)  ‐ Đồ trang sức và phụ kiện  (Jewellery and accessories)  ‐ Trang điểm (Make‐up)  ‐ Hương nhân tạo (Artificial       scents)  ‐ Quà tặng (Gift)  ‐ Hoa (Flowers)  ‐ ...    ‐ Địa điểm (Setting)  ‐ Khoảng cách giao tiếp                    (Conversational distance /      Proxemics)  ‐ Thời gian (Time/ Chronemics)  ‐ Ánh sáng (Lighting system)  ‐ Mầu sắc (Colour)  ‐ Nhiệt độ (Heat)  ‐ Độ ẩm/Sự thông thoáng/ Mùi vị  (Humidity/ Ventilation/ Smell)  ‐ ...  Ng.Quang‐GTPNT
  • 6. Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  81   5.  Đôi điều cần lưu ý về giao tiếp phi ngôn từ  Khi  nghiên  cứu  về  giao  tiếp  phi  ngôn  từ  nói  chung  và  ngôn  ngữ  thân  thể  nói  riêng,  điều  cần  lưu  ý  trước  hết  là  ta  nên  tránh  chỉ  xem xét và diễn giải một hiện tố phi ngôn từ  (nonverbal  cue)  hay  một  cử  chỉ  đơn  lẻ  mà  không  lưu  tâm  tới  cảnh  huống  và  các  hiện  tố/cử  chỉ  khác.  Điều  này,  trong  rất  nhiều  trường hợp, đặc biệt trong giao tiếp giao văn  hoá,  dễ  dàng  dẫn  đến  những  diễn  giải  sai  (misinterpretation),  gây  hiểu  lầm  (misunderstanding),  tạo  ra  cách  nhìn  nhận  sai  lệch (misperception) và làm trệch dòng giao tiếp  (miscommunication). Ví dụ:  * Giao tiếp nội văn hoá: Việc một cô gái gãi  đầu khi đang nói chuyện với một cô gái khác:  ‐ Ờ... vợ chồng tớ  thì bây giờ kinh tế cũng...  gọi là ... ờ... kha khá. Được cái ông xã tớ cũng  ... kiểu... “nhất vợ nhì giời”, vợ muốn gì được  nấy. Giầy dép, quần áo, vòng nhẫn... (giơ tay  gãi đầu)... tớ thích là chiều ngay. Có thể tạo ra  một loạt các diễn giải tiềm năng:   ‐ Ngứa đầu do chấy hoặc gầu,   ‐ Thói quen cá nhân,   ‐  Một  cách  khoe  khéo  những  ngón  tay  và/hoặc đồ trang sức đẹp,   ‐ Một cách thể hiện việc đang nghĩ thêm  về các đồ trang sức, phục sức khác,   ‐ Một cách che dấu việc nói dối...   ‐ ...  Chỉ khi ta xem xét chúng trong mối tương  giao với một loạt các yếu tố như cảnh huống  về  thời  gian,  không  gian  (một  tối  cuối  tuần  trong một quán cà phê thời thượng), quan hệ  (bạn học cũ gặp nhau sau nhiều năm xa cách),  đề tài trò chuyện (nói về cuộc sống gia đình),  v.v…, lưu xét các yếu tố thuộc ngôn ngữ vật  thể  (cách phục sức,  trang điểm...),  các cử  chỉ  khác đi kèm (khi gãi đầu, cô gái sử dụng bàn  tay đeo đồ trang sức, các ngón tay cong lên,  hướng về người nghe, cằm hơi vênh lên, mắt  nhìn hơi xéo xuống...) và các yếu tố cận ngôn  (cách nói chậm rãi, sử dụng nhiều yếu tố xen  ngôn  thanh/vocal  interferences  và  các  quãng  lặng/pauses...), ta mới có thể đưa ra một diễn  giải  đúng  về  cử  chỉ  gãi  đầu  của  cô  gái:  Cô  muốn khoe khéo món đồ trang sức của mình.  +  Giao  tiếp  giao  văn  hoá:  Một  chuyên  viên  dự  án  người  Mĩ  đang  ngồi  vắt  chân  lên  bàn  đọc  tài  liệu  trong  văn  phòng  của  mình.  Một  đồng  nghiệp  Việt  bước  vào.  Anh  bạn  Mĩ,  không thay đổi tư thế, chỉ vào chiếc ghế trước  mặt  mời  đồng  nghiệp  của  mình  ngồi  và  chuyện trò sôi nổi. Tư thế ngồi của anh ta có  thể được diễn giải theo nhiều cách:   ‐ Tỏ ra thoải mái,   ‐ Tỏ thái độ trịnh thượng,   ‐ Xương bánh chè có thể bị cứng khớp,   ‐ Đang bị tê chân nên chưa kịp rút chân lại   ‐ ...   ‐ Tuy nhiên, nếu ta hiểu được rằng, trong  văn  hoá  Mĩ,  thông  thường,  một  tư  thế  ngồi  như vậy (ownership posture) được đa số người  Mĩ tiếp nhận một cách trung tính, và nếu ta ý  thức được thực tế rằng đây là văn phòng của  anh  bạn  Mĩ,  quan  hệ  giữa  hai  đồng  nghiệp  đang rất tốt, các yếu tố nội ngôn, cận ngôn và  ngôn ngữ thân thể khác được sử dụng trong  cuộc thoại giữa hai người là tích cực thì ta có  thể dễ dàng diễn giải cử chỉ trên như một biểu  hiện bằng hữu: tỏ ra thoải mái, thân mật.  Điều cần thấy khi nghiên cứu giao tiếp phi  ngôn từ là, nếu với giao tiếp ngôn từ, ta có các  đơn  vị  như  từ  (word),  cụm  từ  (phrase)  và  câu/phát ngôn (sentence/utterance) thì với giao  tiếp phi ngôn từ, ta cũng có các đơn vị tương  ứng  như  hiện  tố  phi  ngôn  từ  (nonverbal  cue),  vùng  hiện  tố  phi  ngôn  từ  (area  of  nonverbal  cues)  và  chùm  hiện  tố  phi  ngôn  từ  (cluster  of  nonverbal cues). Nếu như hiện tố phi ngôn từ  là đơn vị đa nghĩa (ví dụ: hành động nheo mắt  có thể có các nghĩa sau: chói nắng, tập trung  nhìn  cho  rõ,  suy  nghĩ,  cân  nhắc,  phân  vân,  nghi ngờ...) thì vùng hiện tố phi ngôn từ (có  nghĩa là các hiện tố phi ngôn từ ở khu vực bao  quanh  hiện  tố  được  xét  như  toàn  bộ  khuôn  mặt, toàn bộ hai cánh tay...) sẽ giúp ta thu hẹp  các nét nghĩa và giảm bớt tính mờ nghĩa của  hiện tố được xét (ví dụ hành động nheo mắt đi  kèm với hành động cắn môi), và chùm hiện tố 
  • 7. Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  19 phi ngôn  từ  (có nghĩa  là toàn bộ  các hiện tố  tương  thích  trên  cơ  thể)  sẽ  giúp  ta  thấy  rõ  được  nét  nghĩa  của  hiện  tố  được  xét  (ví  dụ:  Hành động nheo mắt đi kèm với hành động  cắn môi, tay gõ lên trán, đầu hơi gật gù ... thể  hiện sự cân nhắc).  Tuy nhiên, ta cũng cần thấy được sự khác   biệt giữa các đơn vị ngôn từ và phi ngôn từ.  Điểm dị biệt nổi bật nhất là trong khi các đơn  vị  ngôn  từ  có  bản  chất  tuyến  tính,  lần  lượt  xuất hiện theo chuỗi thời gian và không gian  thì các đơn vị phi ngôn từ lại mang tính đồng  hiện,  cùng  đồng  thời  hiện  hữu  để  xác  lập  ý  nghĩa xã hội. Bảng sau đây sẽ giúp ta thấy rõ  hơn những tương đồng và dị biệt trên:   Từ  Hiện tố  Cụm từ  Vùng hiện tố  Câu/Phát ngôn  Chùm hiện tố         Tuyến tính                                       Đồng hiện  Ngoài  ra,  khi  nghiên  cứu  giao  tiếp  phi  ngôn từ nói chung và ngôn ngữ thân thể nói  riêng, điều cần xem xét là các cử chỉ (gestures),  nhưng điều rất cần lưu ý để có được cách diễn  giải đúng, để thấy được sự khác biệt trong các  cử chỉ tưởng như giống nhau đó, để nhìn ra  được cái tạo nên “tính bản sắc” (identity) của  các cộng đồng ngôn ngữ‐văn hoá khác nhau  trong giao tiếp phi ngôn từ lại chính là các vi  cử  chỉ  (micro‐gestures).  Cũng  là  cử  chỉ  “bắt  tay”, nhưng nếu so sánh hai cách bắt tay của  người Việt và người Mĩ, ta sẽ thấy được một  số  vi  cử  chỉ  phổ  dụng  đáng  chú  ý  sau  (chỉ  mang tính tương đối):  ‐  Người  Mĩ  thường  bắt  tay  chặt  hơn  người Việt;  ‐ Người Việt thường giữ tay đối tác lâu hơn;  ‐ Người Việt thường lắc tay đối tác nhiều hơn;  ‐ Khi đưa tay ra bắt, các ngón tay của người  Việt thường để ở tư thế khum khum hơn, còn  các ngón tay của người Mĩ thẳng hơn;  ‐ Khi đưa tay ra bắt, người Mĩ thường doãi  cánh tay ra xa cơ thể hơn, trong khi người Việt  thường co cánh tay về gần cơ thể hơn;  ‐  Khi  bắt  tay  trang  trọng,  người  Việt  thường khom lưng và hơi cúi đầu còn người  Mĩ thường thẳng lưng và hơi cúi đầu;  ‐  Khi  bắt  tay  trang  trọng,  người  Việt  thường hơi nhìn xuống còn người Mĩ thường  nhìn thẳng vào đối tác giao tiếp;  ‐ ...  Với giao tiếp phi ngôn từ giao văn hoá, ta  cũng dễ dàng quan sát thấy rằng, ở rất nhiều  trường hợp, trong một cộng đồng ngôn ngữ‐  văn hoá này, một hiện tố nào đó thường rất  hay được sử dụng và được diễn giải rõ ràng;  trong khi đó, ở một cộng đồng ngôn ngữ‐văn  hoá khác, cử chỉ đó lại hoàn toàn không có ý  nghĩa  gì  và,  thậm  chí,  mang  một  ý  nghĩa  ngược lại. Xin nêu ra một số ví dụ cụ thể:  + Cử chỉ “xin đi nhờ xe” bằng cách dang  cánh  tay  ra,  giơ  ngón  cái  vuông  góc  với  các  ngón còn lại và các ngón này được co vào một  cách tự nhiên được mọi người Âu‐Mĩ sử dụng  và  diễn  giải  đúng.  Nhưng  đối  với  rất  nhiều  người Việt (chí ít là với đa số nghiệm thể mà  chúng tôi cùng các sinh viên của mình phỏng  vấn), nó lại hoàn toàn không có ý nghĩa gì.  + Cử chỉ khum ngón tay cái và ngón tay  trỏ thành một vòng tròn được hiểu là một biểu  hiện thân thiện ở Mĩ, có nghĩa là “Tốt”, “OK”;  nhưng ở Pháp và Bỉ, hiện tố đó lại có nghĩa là  “Anh chẳng là gì cả”, “Điều đó không đáng”;  còn ở Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, nó lại được diễn  giải  như  là  “gợi  ý  làm  tình”;  trong  khi  đó,  người Nhật lại hiểu đó là “Tiền”.   + Việc giơ bàn tay lên, dang ngón tay trỏ  và ngón tay giữa sang hai bên tạo thành hình  chữ  V,  ngửa  lòng  bàn  tay  ra  ngoài  với  các  ngón tay còn lại khum vào một cách tự nhiên 
  • 8. Nguyễn Quang / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 23 (2007) 76‐83  83 được  hiểu  là  kí  hiệu  của  “thắng  lợi”,  “chúc  thành  công”  (Victory),  nhưng  nếu  quay  mu  bàn tay ra ngoài thì đó lại là một cử chỉ tục tĩu  (up‐yours)  chỉ  bộ  phận  giới  tính  của  phụ  nữ  (Vulva). Nhưng đối với rất nhiều nghiệm thể  Việt trong các khảo sát của chúng tôi, cả hai cử  chỉ trên đều được hiểu theo nghĩa hoặc chỉ sự  thành  công,  thắng  lợi  hoặc  thuần  tuý  mang  tính  đùa  cợt  (chủ  yếu  là  khi  chụp  ảnh  theo  nhóm). Câu chuyện được đưa ra dưới đây sẽ  cho ta thấy tính nghiêm trọng của sự lầm lẫn  khi sử dụng hiện tố phi ngôn từ này và, khái  quát  hơn,  chỉ  ra  tầm  quan  trọng  của  việc  nghiên  cứu  các  hiện  tố  phi  ngôn  từ  trong  giao tiếp:  Năm  1993,  tổng  thống  Mĩ  George  Bush  tới  thăm nước Úc. Ngồi trong chiếc xe limousine dành  cho  nguyên  thủ  đang  lướt  qua  đám  đông  công  chúng Úc, ông Bush giơ ngón trỏ và ngón giữa ra  theo hình chữ V để thể  hiện kí hiệu “Thắng lợi”.  Nhưng thay vì giơ lòng bàn tay ra ngoài thì ông lại  xoay mu bàn tay về phía công chúng. Ngay ngày  hôm  sau,  hình  ảnh  này  đã  đồng  loạt  được  đăng  trong rất nhiều tờ báo của Úc với tiêu đề “Tổng  thống lăng mạ người Úc”. Có lẽ ông Bush không  để ý rằng, đối với người Anh và người Úc, đây là  một cử chỉ tục tĩu (up‐yours).    Tài liệu tham khảo  [1] M.  Knapp,  Nonverbal  Communication  in  Human  Interaction.  Holt,  Rinehart  and  Winston,  New  York, 1972.  [2] D.R.  Levine,  M.B.  Adelman,  Beyond  Language  ‐  Cross ‐ Cultural Communication, Regents, Prentice  Hall Inc, 1993.  [3] J. Dwyer, The Business Communication Handbook,  Fifth Edition, Prentice Hall, 2000.  [4] A.  Pease,  Signals  –  How  to  Use  Body  Language  for  Power, Success and Love, Bantom Books, 1984. [5] E.T.  Hall,  Silent  Language,  Doubleday  and  Co,  New York, 1959.  [6] R.P.  Harrison,  Toward  an  Understanding  of  Nonverbal  Communication  Systems,  Journal  of  Communication (1965) 339.  [7] A.  Mehrabian,  M.  Wiener,  Non  Immediacy  between  Communication  and  Object  of  Communication  in  a  Verbal  Message,    Journal  of  Consulting Psychology 30 (1966) 225.  [8] R.L.  Birdwhistell,  Kenesics  and  Context,  University of  Pennsylvania Press, 1970.  [9] A.  Mehrabian,  Nonverbal  Communicatio,.  Wadsworth,  Belmont,  California,  Chicago:  Aidine, Atherton, 1972.  [10] D. Goleman, Emotional Intelligence, Bantam, 1995.  [11] F.  Beisler,  H.  Scheeres,  D.  Pinner,  Communication  Skills, 2nd Edition, Longman, 1997.    Nonverbal Communication  Nguyen Quang  Department of English‐American Language and Culture, College of Foreign Languages, Vietnam National University, Hanoi,    144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam   This  article  raises  readersʹ  awareness  of  the  importance  of  nonverbal  messages  in  human  interaction. It presents a critical review of different definitions, conceptualisations, principles and  classifications of “nonverbal communication” by different scholars. The author of the article then  gives his own definition and introduces his own classification of nonverbal communication. He also  points out things that can be found in common and in difference between verbal and nonverbal  communication.