SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  21
Télécharger pour lire hors ligne
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
VŨ QUẢNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
VŨ QUẢNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD)
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Vũ Thành Hưởng
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường
HÀ NỘI – 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Vũ Quảng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
MỤC LỤC ......................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN ...................................8
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
đầu ra sinh viên..........................................................................................................8
1.1.1. Chương trình đào tạo.....................................................................................9
1.1.2. Đội ngũ giảng viên ........................................................................................9
1.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học..............................................................11
1.1.4. Đội ngũ hỗ trợ..............................................................................................12
1.1.5. Các dịch vụ gia tăng ....................................................................................13
1.1.6. Yếu tố khác..................................................................................................14
1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra
sinh viên....................................................................................................................17
1.3. Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu.............................22
1.3.1 Tổng quan tài liệu.........................................................................................22
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................................24
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ...............................................................................25
2.1. Giáo dục đại học và trường đại học sư phạm ................................................25
2.1.1. Khái niệm và mục tiêu của giáo dục đại học...............................................25
2.1.2. Trường đại học và vai trò của trường trong việc thực hiện mục tiêu của GDĐH...26
2.1.3. Trường đại học sư phạm và đặc điểm hoạt động của trường đại học sư phạm ....28
2.2. Chất lượng và chất lượng của giáo dục đại học.............................................34
2.2.1. Khái niệm về chất lượng và chất lượng dịch vụ..........................................34
2.2.2. Chất lượng của giáo dục đại học .................................................................35
2.2.3. Lý thuyết về chất lượng dịch vụ và đánh giá chất lượng đào tạo................36
2.3. Chất lượng đầu ra sinh viên của trường Đại học sư phạm ..........................44
iii
2.3.1. Khái niệm chất lượng đầu ra của sinh viên sư phạm ..................................44
2.3.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra sinh viên sư phạm ........................48
2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................................52
2.4.1. Một số mô hình tham khảo..........................................................................52
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................55
2.4.3. Các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................56
TÓM TẮT CHƯƠNG 2..............................................................................................61
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................62
3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................62
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................63
3.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính..............................................................63
3.2.2. Nội dung của nghiên cứu định tính .............................................................64
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................64
3.3. Các biến và thang đo ........................................................................................66
3.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ...........................................................................72
3.4.1. Thiết kế bảng hỏi.........................................................................................72
3.4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .........................................................74
3.5. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................80
3.5.1. Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................80
3.5.2. Thu thập dữ liệu...........................................................................................80
3.5.3. Phân tích dữ liệu..........................................................................................80
TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................82
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................83
4.1. Thực trạng hoạt động đào tạo và chất lượng đào tạo của các đại học sư phạm..83
4.1.1. Thực trạng về quy mô đào tạo.....................................................................83
4.1.2. Thực trạng về chương trình đào tạo ............................................................87
4.1.3. Thực trạng chất lượng giảng viên và sinh viên ra trường ...........................90
4.1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất .......................................................................95
4.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên
các trường Đại học Sư phạm ..................................................................................98
4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.................................................................98
4.2.2. Kết quả kiểm định đô tin cậy của thang đo...............................................100
4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá.........................................................103
4.2.4. Kết quả kiểm định giá trị trung bình .........................................................108
4.2.5. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy..................................................109
4.2.6. Kết quả phân tích sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính............................113
iv
TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................119
CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ,
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM...........................................................................120
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................120
5.1.1. Thảo luận kết quả đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo các trường đại học
ở Việt Nam ..........................................................................................................120
5.1.2. Thảo luận kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra
sinh viên các trường Đại học Sư phạm Việt Nam...............................................121
5.2. Một số khuyến nghị, giải pháp dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh
hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên các trường ĐHSP Việt Nam................125
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo......128
TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................129
KẾT LUẬN ................................................................................................................130
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................132
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................133
PHỤ LỤC . .................................................................................................................146
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa, dịch nghĩa
1 CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định
2 CGPA Cumulative Grade Point Average - Điểm trung bình tích lũy
3 CTĐT Chương trình đào tạo
4 ĐHSP Đại học Sư phạm
5 EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá
6 GDĐH Giáo dục đại học
7 GDĐT Giáo dục đào tạo
8 GPA Grade Point Average - Điểm học trung bình học kỳ
9 NCKH Nghiên cứu khoa học
10 SERVQUAL Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
11 THCS Trung học cơ sở
12 THPT Trung học phổ thông
13 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên..............................16
Bảng 2.1: Các giả thuyết của nghiên cứu......................................................................60
Bảng 3.1: Thang đo chương trình đào tạo.....................................................................67
Bảng 3.2: Thang đo Đội ngũ giảng viên các trường Sư phạm......................................67
Bảng 3.3: Thang đo Cơ sở vật chất ...............................................................................68
Bảng 3.4: Thang đo hỗ trợ người học............................................................................69
Bảng 3.5: Thang đo các dịch vụ gia tăng ......................................................................70
Bảng 3.6: Thang đo Nhóm nhân tố phản ánh chất lượng đầu ra sinh viên Sư phạm....71
Bảng 3.7: Kiểm định sơ bộ thang đo chương trình đào tạo...........................................74
Bảng 3.8: Kiểm định sơ bộ thang đo đội ngũ giảng viên..............................................75
Bảng 3.9: Kiểm định sơ bộ thang đo cơ sở vật chất......................................................76
Bảng 3.10: Kiểm định sơ bộ thang đo hỗ trợ người học ...............................................77
Bảng 3.11: Kiểm định sơ bộ thang đo các dịch vụ gia tăng..........................................78
Bảng 3.12: Kiểm định sơ bộ thang đo năng 1ực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm......79
Bảng 3.13: Kiểm định sơ bộ thang đo niềm tin và ý thức nghề nghiệp ........................79
Bảng 4.1: Quy mô trường, sinh viên và giảng viên đại học công lập giai đoạn 2010-
2017 ...............................................................................................................................83
Bảng 4.2: Tổng số cơ sở đào tạo giáo viên trên toàn quốc............................................86
Bảng 4.3: Chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2013-2017.......................90
Bảng 4.4: Số lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên ở một số trường đại học đào tạo
giáo viên ........................................................................................................................93
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả .................................................................................99
Bảng 4.6: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo Chương trình đào tạo...................100
Bảng 4.7: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo đội ngũ giảng viên .......................100
Bảng 4.8: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo cơ sở vật chất (lần 3)....................101
Bảng 4.9: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo hỗ trợ người học...........................101
Bảng 4.10: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo các dịch vụ gia tăng (lần 3).......102
Bảng 4.11: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo năng lực chuyên môn,................102
nghiệp vụ sư phạm (lần 3)...........................................................................................102
Bảng 4.12: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha thang đo niềm tin và ý thức nghề nghiệp..........103
Bảng 4.13: Kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến phụ thuộc..........................104
Bảng 4.14: Ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc.................................................105
vii
Bảng 4.15: Kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến độc lập (lần 3) ..................106
Bảng 4.16: Ma trận xoay các nhân tố (biến độc lập)...................................................106
Bảng 4.17: Kiểm định trung bình biến định tính GV_CSV đến biến phụ thuộc NL_NV ....108
Bảng 4.18: Kiểm định trung bình biến định tính GV_CSV đến biến phụ thuộc NT_YT.....109
Bảng 4.19: Tương quan giữa các phụ thuộc và các biến độc lập................................110
Bảng 4.20: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy với biến phụ thuộc NL_NV.................111
Bảng 4.21: Giá trị hệ số xác định R2
và hệ số Durbin-Watson ...................................112
Bảng 4.22: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy với biến phụ thuộc NT_YT .................112
Bảng 4.23: Giá trị hệ số xác định R2
và hệ số Durbin-Watson ...................................113
Bảng 4.24: Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố ....................................116
Bảng 4.25: Trọng số hồi quy chuẩn hóa......................................................................117
Bảng 4.26: Kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu ....................................117
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos (1984)........................................37
Hình 2.2: Mô hình chất lượng dịch vụ của của Parasuraman và các cộng sự (1988)...38
Hình 2.3: Mô hình chất lượng dịch vụ của Cronin và Taylor (1992) ...........................39
Hình 2.4: Mô hình 05 yếu tố của SEAMEO (1999)......................................................40
Hình 2.5: Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục đại học của Abdullah (2006)........43
Hình 2.6: Mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng GDĐH..................................52
Hình 2.7: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng kết quả đầu ra sinh viên.............................53
Hình 2.8: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đào tạo đại học............54
Hình 2.9: Mô hình COACTIV đo lường về năng lực chuyên môn của giáo viên (2013)....54
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố đến chất lượng đầu ra sinh
viên ................................................................................................................................55
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án .................................................................63
Hình 4.1: Cơ cấu sinh viên đại học theo Khối ngành năm 2016-2017 .........................84
Hình 4.2: Số lượng và phân bố các trường đại học trên toàn quốc...............................85
Hình 4.3. Kết quả phân tích CFA................................................................................114
Hình 4.4. Kết quả phân tích tác động của các nhân tố tới chất lượng đầu ra sinh viên.......115
No table of contents entries found.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận án
Ngày nay, giáo dục đại học (GDĐH) đang hướng tới cạnh tranh thương mại bị
chi phối bởi các lực lượng kinh tế, kết quả từ sự phát triển của thị trường giáo dục toàn
cầu và nguồn chi từ ngân sách của Chính phủ giảm dần buộc các trường đại học phải
tìm kiếm các nguồn tài chính khác. Các trường đại học phải chú trọng đến không chỉ
các vấn đề mà xã hội quan tâm trong các tiêu chí sinh viên tốt nghiệp của họ (Ginsbeg,
1991; Lawson, 1992). Những quan điểm mới yêu cầu sự chú ý đến quy trình quản lý
trong các tổ chức giáo dục thay thế cho các lĩnh vực truyền thống về kết quả học tập,
hiệu suất giảng dạy nghiên cứu, các nhà giáo dục đại học đang được kêu gọi để giải
thích về chất lượng giáo dục mà họ cung cấp (Abdullah, 2006).
Với xu thế phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các
trường đại học trên thế giới và tại Việt Nam đang phải đứng trước cạnh tranh gay gắt
không chỉ với những trường trong nước mà còn các đại học quốc tế. Do đó, việc nâng
cao chất lượng GDĐH là hết sức cần thiết để các trường có thể tồn tại và phát triển
(Nguyễn Thị Anh Vân, 2015). Trong lý thuyết về marketing dịch vụ, GDĐH được
phân loại như là một loại hình dịch vụ với kết quả đầu ra chính là sự phát triển tinh
thần, kiến thức, kỹ năng và kết quả tốt nghiệp của người học (Fisk và các cộng sự,
2007; Dann, 2008). Vì vậy, để nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên, các trường đại
học cần nâng cao chất lượng dịch vụ GDĐH.
Đã có nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ bản chất cũng như đề xuất các mô hình
đo lường chất lượng các loại hình dịch vụ khác nhau như du lịch, chăm sóc sức khỏe,
bán hàng,... Trong đó, tiêu biểu là mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ (SERVQUAL)
của Parasuraman và các cộng sự (1988) và mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor
(1992). Mô hình SERVQUAL đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch
vụ với 5 đặc tính, gồm có: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Độ tin cậy; (3) Khả năng đáp
ứng; (4) Năng lực phục vụ; và (5) Sự cảm thông. Theo Cronin và Taylor (1992), chất
lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất qua chất lượng cảm nhận mà không cần có chất
lượng kỳ vọng. Trên cơ sở đó, Cronin và Taylor (1992) đã đề xuất thang đo
SERVPERF để đo lường chất lượng thay vì thang đo SERVQUAL. Trái với các lĩnh
vực dịch vụ khác, đo lường chất lượng dịch vụ trong GDĐH vẫn còn là vấn đề tương
đối mới (Sultan và Wong, 2010). Việc đo lường chất lượng dịch vụ GDĐH thường
được thực hiện thông qua các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ trong kinh doanh
thay vì đề xuất một thang đo riêng (Chua, 2004). Các thang đo trong mô hình
2
SERVQUAL và SERVPERF thường được các nghiên cứu sử dụng. Tuy nhiên, đây là
những thang đo đánh giá về chất lượng dịch nói chung nên khi đưa vào các lĩnh vực
khác cần phải có sự điều chỉnh (Abdullah, 2006a; Nguyễn Thị Anh Vân, 2015). Bên
cạnh đó, White và Schneider (2000) cho rằng nhiều nghiên cứu đã thất bại trong việc
chỉnh sửa cấu trúc năm thành phần của hai thang đo SERVQUAL và SERVPERF khi
áp dụng các thang đo này để đo lường chất lượng dịch vụ trong các ngành khác nhau.
Để đo lường chất lượng dịch vụ GDĐH, Abdullah (2006b) đã phát triển thang
đo HEdPERF, gồm 06 nhóm nhân tố với 41 biến quan sát. Các nhóm nhân tố này bao
gồm: (1) học thuật; (2) ngoài học thuật; (3) danh tiếng; (4) tiếp cận; (5) chương trình
học: (6) thấu hiểu. Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng thang đo HEdPERF trong đánh
giá chất lượng dịch vụ GDĐH tại các quốc gia và các khía cạnh chuyên ngành khác
nhau (Randheer, 2015; Varana và các cộng sự, 2015; Lê Ngọc Thắng, 2017). Trong
quá trình vận dụng, việc điều chỉnh thang đo HEdPERF là cần thiết để phù hợp với
thực tiễn của các trường, quốc gia và các lĩnh vực chuyên ngành GDĐH (Lê Ngọc
Thắng, 2017).
Sinh viên là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của các trường đại
học (Mohamed và các cộng sự, 2018). Nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên có vai trò
đặc biệt quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh, cũng như vị thế của trường đại
học. Tuy nhiên, thông qua sử dụng các thang đo chất lượng dịch vụ GDĐH trong các
mô hình HEdPERF hay SERVQUAL, SERVPERF, các nghiên cứu hiện chủ yếu tập
trung xem xét ảnh hưởng của các thang đo này tới sự hài lòng của sinh viên. Tiêu biểu
là các nghiên cứu của Weerasinghe và Fernando (2018), Mohamed và các cộng sự
(2018), Phạm Thị Liên và các cộng sự (2016). Baumert và Kunter (2013) đưa ra mô
hình COACTIV đánh giá về năng lực chuyên môn của giáo viên tích hợp lý thuyết về
phẩm chất nghề nghiệp với các nghiên cứu về năng lực. Trong mô hình COACTIV
khả năng nghề nghiệp được coi là kết quả của sự tương tác của các yếu tố: (1) Kiến
thức chuyên ngành (năng lực theo nghĩa hẹp: kiến thức và kỹ năng), (2) Giá trị, niềm
tin và mục tiêu nghề nghiệp, (3) Định hướng động lực/nguồn động lực, (4) Năng lực tự
điều chỉnh. Hiện chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
đo lường chất lượng dịch vụ GDĐH tới chất lượng đầu ra sinh viên.
Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam trong những năm gần đây nhận được sự quan
tâm, đầu tư phát triển của lãnh đạo Đảng, Chính phủ. Trên cơ sở đó, Giáo dục Việt
Nam gần đây đã có những bước phát triển quan trọng với sự gia tăng về số lượng
trường (công lập, tư thục) và số lượng học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, chất lượng
GDĐH Việt Nam hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nguồn nhân lực trong
3
thời kỳ hội nhập và cách mạng công nghiệp. Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ “Chất
lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn
nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu
của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao
chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và
học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành
nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập.
Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu
quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội”. Chất lượng giáo dục chậm được cải
thiện một phần rất quan trọng là do chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp chưa được
cải thiện và nâng lên. Số lượng giáo viên còn thiếu ở một số cấp học, tỷ lệ giáo viên
trên sinh viên/học sinh còn cao so với nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới. Đây là vấn đề của cả hệ thống giáo dục, song trong đó, có trách nhiệm rất lớn của
các trường đại học và cao đẳng sư phạm-nơi đào tạo ra các “máy cái” cho cả hệ thống
giáo dục quốc dân. Hiện nay, ở nước ta có 66 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục với 14 trường ĐHSP và 52 trường đại học có khoa đào tạo sư
phạm. Các trường ĐHSP giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi đào tạo ra đội ngũ giáo
viên, giảng viên tương lai cho nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, trong thời gian gần
đây chất lượng GDĐH nói chung và chất lượng đầu ra sinh viên khối ngành sư phạm
nói riêng đang còn nhiều bất cập (Bùi Minh Tuấn, 2013). Theo kết quả báo cáo của Bộ
GDĐT cho thấy số sinh viên đã tốt nghiệp chưa có việc làm và dự kiến ra trường năm
2018, 2019 chưa có việc làm ngay có thể rơi vào khoảng 40.000 người. Trong đó,
khoảng 50% vẫn chờ cơ hội để được vào ngành hoặc quay lại làm việc đúng ngành
nghề nếu có cơ hội (Nguyễn Trang, 2018). Trước xu thế hội nhập và hiện thực hóa
việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học theo Nghị quyết 19 của Ban chấp
hành trung ương, các trường hướng tới tự chủ, ngành giáo dục đứng trước những thách
thức lớn nhưng cũng là cơ hội, việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm cũng
đặt ra cho các trường phải tự nâng cao chất lượng về mọi mặt trong đó chú trọng đến
đầu ra sinh sinh viên.
Từ những vấn đề đặt ra ở trên, việc nghiên cứu luận án “Nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học Sư phạm Việt Nam”
có tính cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên của các trường
ĐHSP tại Việt Nam.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
4
Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng các thang đo, mô hình và đánh giá tác
động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư
phạm Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện thực tế tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
sẽ hàm ý chính sách cho các trường Đại học nói chung và các trường Đại học Sư phạm
nói riêng có những cách tiếp cận trong việc nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên. Để
thực hiện được mục tiêu đó, Luận án hướng đến các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
(1) Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm.
(2) Đánh giá tác động của các nhân tố đến chất lượng đầu ra sinh viên các
trường đại học sư phạm Việt Nam.
(3) Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đầu
ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án hướng tới trả lời những
câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Mô hình nào là phù hợp để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến chất
lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam?
2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường
ĐHSP Việt Nam?
3) Mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường
ĐHSP Việt Nam là như thế nào?
4) Các trường ĐHSP Việt Nam cần có các biện pháp gì để góp phần nâng cao chất
lượng đầu ra sinh viên?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng
đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Về nội dung: luận án tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP trên cơ sở kế thừa và điều chỉnh thang đo chất
lượng dịch vụ GDĐH (HEdPERF) của Abdullah (2006), COACTIV về năng lực
chuyên môn của giáo viên do Baumert và Kunter (2013) đề xuất.
5
- Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là tại Việt Nam. Trong đó,
phạm vi khảo sát giới hạn tại các trường ĐHSP lớn ở Việt Nam, bao gồm: trường
ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP Hà Nội 2, trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh (TP.
HCM), trường ĐHSP Đà Nẵng, trường ĐHSP Huế, trường ĐHSP Thái Nguyên đây là
7 trường sư phạm chủ chốt của cả nước nằm tại các vùng địa lý trải dài toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam hiện đang được thụ hưởng chương trình dự án phát triển năng lực các
trường Sư phạm. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát cựu sinh viên ngành sư
phạm hiện đang công tác tại trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học ở
một số tỉnh, thành trên cả nước, bao gồm: Hà Nội, TP. HCM, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Bến Tre, Bình
Dương, Tiền Giang, Cần Thơ.... đây là một số địa phương trong cả nước đang tham
gia và được thụ hưởng chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên và cán bộ
quản lý giáo dục cốt cán của dự án phát triển năng lực các trường Sư phạm.
- Về thời gian: Luận án giới hạn việc thu thập và phân tích các dữ liệu thứ cấp liên
quan tới chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP công lập trong giai đoạn từ
năm 2010 đến 2018 và một số dữ liệu cập nhật đến 2019. Các dữ liệu sơ cấp được thu
thập qua điều tra bằng bảng hỏi trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019. Từ
đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên
cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
tính sơ bộ thực hiện thông qua phỏng vấn sâu và định lượng sơ bộ được thực hiện
thông qua bảng hỏi. Kết quả thu được từ nghiên cứu được dùng để đánh giá sơ bộ độ
tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kế và hiệu chỉnh để cho phù hợp với điều
kiện thực tế Việt Nam. Phương pháp độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 22) được sử dụng trong phần này.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng dựa trên
mẫu lớn, thông qua việc thu thập bằng bảng hỏi. Mục đích của nghiên cứu nhằm
khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy của thang đo và kiểm định
mô hình nghiên cứu. Phương pháp áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu
của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích nhân tố
khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) và hồi quy đa biến được sử dụng để
kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Chi tiết của phương pháp nghiên cứu được
trình bày cụ thể ở Chương 3.
6
5. Những đóng góp mới của luận án
5.1. Những đóng góp về mặt lý luận
Luận án có những đóng góp về mặt lý luận như sau:
(i) Nghiên cứu này bổ sung thêm lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng chất lượng
đầu ra của sinh viên nói chung và sinh viên các trường sư phạm nói riêng trong bối
cảnh đổi mới giáo dục đang là trọng tâm của Quốc gia, đồng thời giúp cho các trường
Sư phạm có cái nhìn tổng quan dưới góc độ kinh tế. Cụ thể, trên cơ sở kế thừa các
thang đo các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên trong mô hình
HEdPERF, luận án đã phân chia và điều chỉnh các thang đo này thành 05 nhóm nhân
tố, bao gồm: (1) Chương trình đào tạo gồm 06 thang đo (với 03 thang đo mới), (2) Đội
ngũ giảng viên gồm 08 thang đo (với 01 thang đo mới), (3) Cơ sở vật chất gồm 09
thang đo (với 02 thang đo mới), (4) Hỗ trợ người học gồm 11 thang đo, (5) Các dịch
vụ gia tăng gồm 09 thang đo (với 02 thang đo mới). Mô hình COACTIV được gộp lại
từ 04 nhóm thành 02 nhóm: (1) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm gồm 08
thang đo (bổ sung và điều chỉnh thang đo liên quan tới nghiệp vụ sư phạm), (2) niềm
tin và ý thức nghề nghiệp gồm 06 thang đo. Bên cạnh đó, một số thang đo được sử
dụng trong mô hình HEdPERF và COACTIV được gộp lại, bỏ bớt hoặc điều chỉnh từ
ngữ cho phù hợp với bối cảnh của các trường ĐHSP ở Việt Nam. Việc quy hoạch
mạng lưới các trường Sư phạm cũng là bước đi lớn để cân bằng giữa các cơ sở đào tạo
tạo sự cạnh tranh bình đẳng bằng chất lượng sinh viên ra trường. Bởi vậy, có thể nói
nghiên cứu này làm phong phú thêm các nghiên cứu về chất lượng đào tạo đại học nói
chung và ngành Sư phạm Việt Nam nói riêng.
(ii) Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất
lượng đầu sinh viên dựa trên cơ sở vận dụng và điều chỉnh các thang đo chất lượng
dịch vụ GDĐH trong mô hình HEdPERF, mô hình COACTIV về năng lực chuyên
môn của giáo viên do Baumert và Kunter (2013) đề xuất;
(iii) Luận án đã kiểm định mô hình đề xuất trong bối cảnh của các trường ĐHSP
Việt Nam về chất lượng đầu ra của khối ngành sư phạm, chưa có nghiên cứu nào công
bố cho đến thời điểm này.
(iv) Luận án đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên sư phạm dưới góc nhìn Quản
trị kinh doanh trong bối cảnh thực hiện chủ trương tự chủ đại học, các trường học cung
cấp dịch vụ đào tạo, sinh viên là trọng tâm của Nhà trường.
5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án có những đóng góp về mặt thực tiễn như sau:
7
(i) Luận án là một công trình nghiên cứu về chất lượng đầu ra của ngành sư phạm
dựa trên góc nhìn quản trị kinh doanh, cung cấp cho các nhà quản lý giáo dục biết thực
trạng chất lượng đầu ra sinh viên đồng thời có các nhân tố ảnh hưởng để có sự điều chỉnh
trong xu thế mới để ngành Sư phạm xứng đáng với vị thế quan trọng trong xã hội.
(ii) Luận án giúp làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo của các trường đại học ở
Việt Nam nói chung và các trường ĐHSP nói riêng.
(iii) Kết quả của luận án giúp các trường ĐHSP Việt Nam nắm bắt được đã các
nhân tố cũng như mức độ tác động của các nhân tố tới chất lượng đầu ra sinh viên. Từ
đó, có thể giúp các trường ĐHSP có các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng
đầu ra sinh viên.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu
gồm 05 Chương như sau:
• Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
• Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng đầu ra sinh viên các trường Đại học sư phạm
• Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
• Chương 4: Kết quả nghiên cứu
• Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị, giải pháp nâng cao chất
lượng đầu ra sinh viên các trường Đại học sư phạm Việt Nam
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 1 tập trung tổng quan các nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh
hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên và các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra sinh
viên. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ khoảng trống của nghiên cứu, cũng như các điểm
đóng góp mới của luận án. Nội dung cụ thể các phần như sau:
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
đầu ra sinh viên
Sinh viên là tài sản chính của các trường đại học. Thành tích của sinh viên
(thành tích học tập) đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sinh viên tốt
nghiệp chất lượng tốt nhất, những người sẽ trở thành nhà lãnh đạo và nhân lực tuyệt
vời cho đất nước chịu trách nhiệm cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước.
Kết quả đầu ra của sinh viên trong các trường đại học không chỉ là mối quan tâm của
các nhà quản lý và các nhà giáo dục mà còn cả các tập đoàn trong thị trường lao động.
Sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia gắn liền với chất lượng GDĐH. Thành
tích học tập của sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một đội ngũ
sinh viên ra trường có chất lượng đầu ra tốt nhất, người sẽ trở thành lãnh đạo và nhân
lực của một quốc gia cụ thể, do đó chịu trách nhiệm thúc đẩy đất nước phát triển về
kinh tế và xã hội (Ali và các cộng sự, 2009).
Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng GDĐH, cũng như chất lượng đầu ra sinh viên.
Tuy nhiên, từ thực tế các trường sư phạm Việt Nam cho thấy một số nhân tố được cho
là có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu ra thì đối với các trường sư phạm lại là
điều trăn trở. Ta có thể thấy chất lượng đầu vào là một yếu tố vô cùng quan trọng, các
trường sư phạm khó đón nhận được các học sinh phổ thông có chất lượng vào sư
phạm, do sự quan tâm chưa thực sự đúng tầm của xã hội và quan niệm “chuột chạy
cùng sào mới vào sư phạm” khiến cho chất lượng đầu vào các trường sư phạm chưa
bao giờ là tốt nhất. Với thực tế hiện nay sinh viên sư phạm ra trường không có việc
làm càng khiến cho các trường sư phạm không thể thu hút được nguồn nhân lực có
chất lượng.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên được đề cập trong các
nghiên cứu tập trung vào các nhóm nhân tố chính, gồm: (1) chương trình đào tạo, (2)
9
đội ngũ giảng viên, (3) cơ sở vật chất và học liệu, (4) Đội ngũ nhân viên hỗ trợ, (5) các
dịch vụ gia tăng.
1.1.1. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo giáo dục đại học gồm các phần chính như mục tiêu, chuẩn
đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tao; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ; và hoạt động học thuật. Chương trình đào tạo là một trong những nhân tố quan
trọng có ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của sinh viên (Harvery và Green, 1993;
Church, 1998; Đoàn Văn Dũng, 2015; Phạm Thúy Hương Triêu, 2010). Nguyễn Thu
Hương (2014) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của các lớp chất lượng
cao bao gồm: mục tiêu của các chương trình đào tạo, định hướng phát triển các
chương trình đào tạo, cơ chế quản lý tài chính và xu hướng phát triển giáo dục đại học.
Chương trình đào tạo sẽ xác định hệ thống các kiến thức, kỹ năng, năng lực và nhân
cách cần được trang bị cho sinh viên khi tốt nghiệp. Sự phù hợp hay không phù hợp,
sự hiện đại, cập nhật hay lạc hậu của chương trình đào tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả
đầu ra sinh viên. Chương trình đào tạo tốt sẽ nhân thêm giá trị cho nỗ lực của giảng
viên và sinh viên, tạo thêm động lực cho người dạy và người học, tạo cơ sở để có chất
lượng chương trình đào tạo phù hợp. Chương trình đào tạo lạc hậu, không phù hợp với
thực tiễn, sinh viên tốt nghiệp sẽ không có năng lực để thích ứng với thực tiễn, kết quả
đào tạo đại học sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia và thị trường lao động toàn cầu
trong bối cảnh toàn cầu hoá. Chương trình đào tạo phù hợp với mong đợi và kỳ vọng
của người học sẽ là một điều kiện quan trọng để kết quả đào tạo đầu ra sinh viên được
đảm bảo.
1.1.2. Đội ngũ giảng viên
Chất lượng của đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng quyết định chất lượng
chất lượng đầu ra sinh viên, bởi đây là đội ngũ trực tiếp cung cấp dịch vụ trí tuệ (Doãn
Thị Mai Hương, 2017; Nguyễn Khắc Bình, 2012). Chất lượng của giảng viên phản ánh
thông qua kiến thức về ngành học, khả năng truyền đạt, hỗ trợ sinh viên trong quá
trình học tập, và phương pháp đánh giá hiệu quả. Alos và các cộng sự (2015) đã chỉ ra
tầm quan trọng của việc có giảng viên có trình độ trong lĩnh vực giảng dạy, và nói
rằng thành công của bất kỳ chương trình nào là do khả năng của người dạy. Để đảm
bảo chất lượng đầu ra sinh viên tốt, cần phải đảm bảo đủ số lượng giảng viên có trình
độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề nghiệp. Theo Nguyễn Khắc Bình (2012), chất
lượng đầu ra sinh viên phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như: chương trình và quy trình
10
đào tạo, công tác quản lý giáo dục, cơ cấu trình độ và hệ thống mạng lưới,… Trong đó,
nhân tố đội ngũ giảng viên trong các trường đại học có vai trò quan trọng trong nâng
cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học, cũng như nâng cao chất lượng
đầu ra sinh viên. Năng lực giảng viên không chỉ đơn thuần là năng lực chuyên môn và
năng lực dạy học, mà năng lực của đội ngũ giảng viên còn bao gồm: năng lực giao
tiếp, năng lực kiểm tra và đánh giá, năng lực thực hiện, năng lực tổ chức và năng lực
giáo dục. Với chức năng giảng dạy, đội ngũ giảng viên có nhiệm vụ trang bị cho sinh
viên các phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp tự học và phương pháp
luận; phát triển trí tuệ, tư duy sáng tạo và năng lực hoạt động trí tuệ; trang bị những kỹ
năng, kỹ xảo về một lĩnh vực khoa học nhất định và những tri thức khoa học hiện đại;
tiếp thu những cái mới, các chuẩn mực xã hội và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên cần phải có nhân cách tốt, phẩm chất tốt, đạo đức lối
sống lành mạnh và trong sáng, năng lực của một nhà giáo, tôn trọng nhân cách của
sinh viên, yêu thương học sinh, sinh viên và yêu nghề. Như vậy, chất lượng đội ngũ
giảng viên là một trong những yếu tố quyết định kết quả đào tạo của các trường Đại
học (Church, 1998; Phạm Thúy Hương Triêu, 2010). Để đảm bảo chất lượng đầu ra
sinh viên tốt, cần phải đảm bảo đủ số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn cao,
tâm huyết với nghề nghiệp. Vì vậy, nhà trường cần có các chính sách khuyến khích
các giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy/sư phạm, khả năng nghiên cứu
và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng
đầu ra sinh viên (Nguyễn Thu Hương, 2014; Đoàn Văn Dũng, 2015; Nguyễn Minh
Tuấn, 2015). Wenglinsky (1997) chỉ ra rằng tỷ lệ giáo viên - sinh viên ảnh hưởng đến
thành tích của học sinh. Theo Hauptman (2006), chất lượng đầu ra sinh viên chịu ảnh
hưởng bởi mức chi cho đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học.
Doãn Thị Mai Hương (2017) cũng nhấn mạnh nhân tố quan trọng quyết định tới chất
lượng đại học tại các cơ sở giáo dục đại học chính là năng lực đội ngũ giảng viên.
Theo tác giả, năng lực đội ngũ giảng viên được thể hiện chủ yếu qua năng lực giảng
dạy và nghiên cứu khoa học. Trong đó, năng lực nghiên cứu khoa học đóng vai trò rất
quan trọng đối với đội ngũ giảng viên. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của đội ngũ
giảng viên trong những năm qua trong hoạt động nghiên cứu khoa học, những hạn chế
về số lượng cũng như chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học của đội ngũ
giảng viên trong các cơ sở giáo dục hiện nay.
Đinh Thị Minh Tuyết (2010) chỉ ra rằng: Nhân tố “Đổi mới phương pháp dạy
học” là một nhân tố quan trọng góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đại
học nói chung và chất lượng đầu ra sinh viên nói riêng. Phương pháp dạy học là tổng
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51962
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

Contenu connexe

Tendances

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
haiha91
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Nguyễn Thanh Phong
 

Tendances (20)

Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
Luận văn: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đà...
 
Đề tài tốt nghiệp cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hay nhất
Đề tài tốt nghiệp cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hay nhấtĐề tài tốt nghiệp cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hay nhất
Đề tài tốt nghiệp cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hay nhất
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tài chính tại các trường đại học công lập tự chủ...
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư việnLuận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
Luận văn: Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ Thư viện
 
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
Yếu tố quyết định chọn trường đhtg của học sinh trung học phổ thông trên địa ...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phíBÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH download miễn phí
 
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAYLuận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
Luận văn: Sự hài lòng về chất lượng đào tạo của sinh viên, HAY
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
Luận án: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chiến lược v...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viênCác yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty xây dựng nội thất
 
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAYĐề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
Đề tài: Kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
Đề tài: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy tại Công ty xăng dầu
 
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAYLuận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
Luận văn: Chất lượng dịch vụ Thư viện Trường ĐH Bạc Liêu, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chínhPhân tích tình hình tài chính
Phân tích tình hình tài chính
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan làm việc của sinh viên
Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan làm việc của sinh viênYếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan làm việc của sinh viên
Yếu tố tác động đến ý định chọn cơ quan làm việc của sinh viên
 

Similaire à Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học Sư phạm Việt Nam

Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học Sư phạm Việt Nam (20)

Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự ánLuận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
Luận văn: Năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn TíchLuận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
Luận Văn Các Nhân Tố Tác Động Đến Việc Quản Trị Lợi Nhuận Trên Cơ Sở Dồn Tích
 
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
Luận án: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ của khách hàng cá...
 
Đề tài: Xây dựng mô hình xử lý bụi bằng phương pháp ly tâm, HAY
Đề tài: Xây dựng mô hình xử lý bụi bằng phương pháp ly tâm, HAYĐề tài: Xây dựng mô hình xử lý bụi bằng phương pháp ly tâm, HAY
Đề tài: Xây dựng mô hình xử lý bụi bằng phương pháp ly tâm, HAY
 
Luận văn: Xây dựng mô hình xử lý bụi bằng cách ly tâm, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình xử lý bụi bằng cách ly tâm, HAYLuận văn: Xây dựng mô hình xử lý bụi bằng cách ly tâm, HAY
Luận văn: Xây dựng mô hình xử lý bụi bằng cách ly tâm, HAY
 
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tếLuận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
Luận văn: Giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư y tế
 
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
Luận văn: Một số giải pháp quản lý tiêu thụ sản phẩm của công ty CP Dược và v...
 
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Xu Hướng Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Mtv Xây Lắp Và Vật Liệu Xây Dựng...
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Mtv Xây Lắp Và Vật Liệu Xây Dựng...Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Mtv Xây Lắp Và Vật Liệu Xây Dựng...
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Tnhh Mtv Xây Lắp Và Vật Liệu Xây Dựng...
 
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAYĐề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
Đề tài: Xây dựng chương trình quản lý tài sản ở khách sạn, HAY
 
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAYĐề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
Đề tài: Chương trình quản lý tài sản cố định ở khách sạn, HAY
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
Đề tài luận văn 2024 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Trường Đại học Ki...
 

Plus de Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Plus de Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Dernier (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học Sư phạm Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- VŨ QUẢNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2020
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------------------------------- VŨ QUẢNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Khoa QTKD) Mã số: 9340101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thành Hưởng 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Hường HÀ NỘI – 2020
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Nghiên cứu sinh Vũ Quảng
  • 4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i MỤC LỤC ......................................................................................................................ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN ...................................8 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên..........................................................................................................8 1.1.1. Chương trình đào tạo.....................................................................................9 1.1.2. Đội ngũ giảng viên ........................................................................................9 1.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học..............................................................11 1.1.4. Đội ngũ hỗ trợ..............................................................................................12 1.1.5. Các dịch vụ gia tăng ....................................................................................13 1.1.6. Yếu tố khác..................................................................................................14 1.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới tiêu chí đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên....................................................................................................................17 1.3. Đánh giá tổng quan tài liệu và khoảng trống nghiên cứu.............................22 1.3.1 Tổng quan tài liệu.........................................................................................22 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................23 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..............................................................................................24 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ...............................................................................25 2.1. Giáo dục đại học và trường đại học sư phạm ................................................25 2.1.1. Khái niệm và mục tiêu của giáo dục đại học...............................................25 2.1.2. Trường đại học và vai trò của trường trong việc thực hiện mục tiêu của GDĐH...26 2.1.3. Trường đại học sư phạm và đặc điểm hoạt động của trường đại học sư phạm ....28 2.2. Chất lượng và chất lượng của giáo dục đại học.............................................34 2.2.1. Khái niệm về chất lượng và chất lượng dịch vụ..........................................34 2.2.2. Chất lượng của giáo dục đại học .................................................................35 2.2.3. Lý thuyết về chất lượng dịch vụ và đánh giá chất lượng đào tạo................36 2.3. Chất lượng đầu ra sinh viên của trường Đại học sư phạm ..........................44
  • 5. iii 2.3.1. Khái niệm chất lượng đầu ra của sinh viên sư phạm ..................................44 2.3.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra sinh viên sư phạm ........................48 2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................................52 2.4.1. Một số mô hình tham khảo..........................................................................52 2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất........................................................................55 2.4.3. Các giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................56 TÓM TẮT CHƯƠNG 2..............................................................................................61 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................62 3.1. Thiết kế nghiên cứu..........................................................................................62 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................63 3.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu định tính..............................................................63 3.2.2. Nội dung của nghiên cứu định tính .............................................................64 3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................64 3.3. Các biến và thang đo ........................................................................................66 3.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ...........................................................................72 3.4.1. Thiết kế bảng hỏi.........................................................................................72 3.4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .........................................................74 3.5. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................80 3.5.1. Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu ....................................................80 3.5.2. Thu thập dữ liệu...........................................................................................80 3.5.3. Phân tích dữ liệu..........................................................................................80 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..............................................................................................82 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................83 4.1. Thực trạng hoạt động đào tạo và chất lượng đào tạo của các đại học sư phạm..83 4.1.1. Thực trạng về quy mô đào tạo.....................................................................83 4.1.2. Thực trạng về chương trình đào tạo ............................................................87 4.1.3. Thực trạng chất lượng giảng viên và sinh viên ra trường ...........................90 4.1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất .......................................................................95 4.2. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên các trường Đại học Sư phạm ..................................................................................98 4.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu.................................................................98 4.2.2. Kết quả kiểm định đô tin cậy của thang đo...............................................100 4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá.........................................................103 4.2.4. Kết quả kiểm định giá trị trung bình .........................................................108 4.2.5. Kết quả phân tích tương quan và hồi quy..................................................109 4.2.6. Kết quả phân tích sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính............................113
  • 6. iv TÓM TẮT CHƯƠNG 4............................................................................................119 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẦU RA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VIỆT NAM...........................................................................120 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu.......................................................................120 5.1.1. Thảo luận kết quả đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo các trường đại học ở Việt Nam ..........................................................................................................120 5.1.2. Thảo luận kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên các trường Đại học Sư phạm Việt Nam...............................................121 5.2. Một số khuyến nghị, giải pháp dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên các trường ĐHSP Việt Nam................125 5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo......128 TÓM TẮT CHƯƠNG 5............................................................................................129 KẾT LUẬN ................................................................................................................130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................132 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................133 PHỤ LỤC . .................................................................................................................146
  • 7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Nguyên nghĩa, dịch nghĩa 1 CFA Confirmatory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khẳng định 2 CGPA Cumulative Grade Point Average - Điểm trung bình tích lũy 3 CTĐT Chương trình đào tạo 4 ĐHSP Đại học Sư phạm 5 EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích nhân tố khám phá 6 GDĐH Giáo dục đại học 7 GDĐT Giáo dục đào tạo 8 GPA Grade Point Average - Điểm học trung bình học kỳ 9 NCKH Nghiên cứu khoa học 10 SERVQUAL Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ 11 THCS Trung học cơ sở 12 THPT Trung học phổ thông 13 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên..............................16 Bảng 2.1: Các giả thuyết của nghiên cứu......................................................................60 Bảng 3.1: Thang đo chương trình đào tạo.....................................................................67 Bảng 3.2: Thang đo Đội ngũ giảng viên các trường Sư phạm......................................67 Bảng 3.3: Thang đo Cơ sở vật chất ...............................................................................68 Bảng 3.4: Thang đo hỗ trợ người học............................................................................69 Bảng 3.5: Thang đo các dịch vụ gia tăng ......................................................................70 Bảng 3.6: Thang đo Nhóm nhân tố phản ánh chất lượng đầu ra sinh viên Sư phạm....71 Bảng 3.7: Kiểm định sơ bộ thang đo chương trình đào tạo...........................................74 Bảng 3.8: Kiểm định sơ bộ thang đo đội ngũ giảng viên..............................................75 Bảng 3.9: Kiểm định sơ bộ thang đo cơ sở vật chất......................................................76 Bảng 3.10: Kiểm định sơ bộ thang đo hỗ trợ người học ...............................................77 Bảng 3.11: Kiểm định sơ bộ thang đo các dịch vụ gia tăng..........................................78 Bảng 3.12: Kiểm định sơ bộ thang đo năng 1ực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm......79 Bảng 3.13: Kiểm định sơ bộ thang đo niềm tin và ý thức nghề nghiệp ........................79 Bảng 4.1: Quy mô trường, sinh viên và giảng viên đại học công lập giai đoạn 2010- 2017 ...............................................................................................................................83 Bảng 4.2: Tổng số cơ sở đào tạo giáo viên trên toàn quốc............................................86 Bảng 4.3: Chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2013-2017.......................90 Bảng 4.4: Số lượng và trình độ của đội ngũ giảng viên ở một số trường đại học đào tạo giáo viên ........................................................................................................................93 Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả .................................................................................99 Bảng 4.6: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo Chương trình đào tạo...................100 Bảng 4.7: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo đội ngũ giảng viên .......................100 Bảng 4.8: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo cơ sở vật chất (lần 3)....................101 Bảng 4.9: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo hỗ trợ người học...........................101 Bảng 4.10: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo các dịch vụ gia tăng (lần 3).......102 Bảng 4.11: Hệ số tin cậy Cronbach alpha thang đo năng lực chuyên môn,................102 nghiệp vụ sư phạm (lần 3)...........................................................................................102 Bảng 4.12: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha thang đo niềm tin và ý thức nghề nghiệp..........103 Bảng 4.13: Kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến phụ thuộc..........................104 Bảng 4.14: Ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc.................................................105
  • 9. vii Bảng 4.15: Kiểm định KMO và Bartlett đối với các biến độc lập (lần 3) ..................106 Bảng 4.16: Ma trận xoay các nhân tố (biến độc lập)...................................................106 Bảng 4.17: Kiểm định trung bình biến định tính GV_CSV đến biến phụ thuộc NL_NV ....108 Bảng 4.18: Kiểm định trung bình biến định tính GV_CSV đến biến phụ thuộc NT_YT.....109 Bảng 4.19: Tương quan giữa các phụ thuộc và các biến độc lập................................110 Bảng 4.20: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy với biến phụ thuộc NL_NV.................111 Bảng 4.21: Giá trị hệ số xác định R2 và hệ số Durbin-Watson ...................................112 Bảng 4.22: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy với biến phụ thuộc NT_YT .................112 Bảng 4.23: Giá trị hệ số xác định R2 và hệ số Durbin-Watson ...................................113 Bảng 4.24: Kết quả ước lượng mối quan hệ giữa các nhân tố ....................................116 Bảng 4.25: Trọng số hồi quy chuẩn hóa......................................................................117 Bảng 4.26: Kết quả kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu ....................................117
  • 10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos (1984)........................................37 Hình 2.2: Mô hình chất lượng dịch vụ của của Parasuraman và các cộng sự (1988)...38 Hình 2.3: Mô hình chất lượng dịch vụ của Cronin và Taylor (1992) ...........................39 Hình 2.4: Mô hình 05 yếu tố của SEAMEO (1999)......................................................40 Hình 2.5: Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục đại học của Abdullah (2006)........43 Hình 2.6: Mô hình các nhân tố tác động đến chất lượng GDĐH..................................52 Hình 2.7: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng kết quả đầu ra sinh viên.............................53 Hình 2.8: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ đào tạo đại học............54 Hình 2.9: Mô hình COACTIV đo lường về năng lực chuyên môn của giáo viên (2013)....54 Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu tác động của các nhân tố đến chất lượng đầu ra sinh viên ................................................................................................................................55 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án .................................................................63 Hình 4.1: Cơ cấu sinh viên đại học theo Khối ngành năm 2016-2017 .........................84 Hình 4.2: Số lượng và phân bố các trường đại học trên toàn quốc...............................85 Hình 4.3. Kết quả phân tích CFA................................................................................114 Hình 4.4. Kết quả phân tích tác động của các nhân tố tới chất lượng đầu ra sinh viên.......115 No table of contents entries found.
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài luận án Ngày nay, giáo dục đại học (GDĐH) đang hướng tới cạnh tranh thương mại bị chi phối bởi các lực lượng kinh tế, kết quả từ sự phát triển của thị trường giáo dục toàn cầu và nguồn chi từ ngân sách của Chính phủ giảm dần buộc các trường đại học phải tìm kiếm các nguồn tài chính khác. Các trường đại học phải chú trọng đến không chỉ các vấn đề mà xã hội quan tâm trong các tiêu chí sinh viên tốt nghiệp của họ (Ginsbeg, 1991; Lawson, 1992). Những quan điểm mới yêu cầu sự chú ý đến quy trình quản lý trong các tổ chức giáo dục thay thế cho các lĩnh vực truyền thống về kết quả học tập, hiệu suất giảng dạy nghiên cứu, các nhà giáo dục đại học đang được kêu gọi để giải thích về chất lượng giáo dục mà họ cung cấp (Abdullah, 2006). Với xu thế phát triển kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, các trường đại học trên thế giới và tại Việt Nam đang phải đứng trước cạnh tranh gay gắt không chỉ với những trường trong nước mà còn các đại học quốc tế. Do đó, việc nâng cao chất lượng GDĐH là hết sức cần thiết để các trường có thể tồn tại và phát triển (Nguyễn Thị Anh Vân, 2015). Trong lý thuyết về marketing dịch vụ, GDĐH được phân loại như là một loại hình dịch vụ với kết quả đầu ra chính là sự phát triển tinh thần, kiến thức, kỹ năng và kết quả tốt nghiệp của người học (Fisk và các cộng sự, 2007; Dann, 2008). Vì vậy, để nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên, các trường đại học cần nâng cao chất lượng dịch vụ GDĐH. Đã có nhiều nghiên cứu tập trung làm rõ bản chất cũng như đề xuất các mô hình đo lường chất lượng các loại hình dịch vụ khác nhau như du lịch, chăm sóc sức khỏe, bán hàng,... Trong đó, tiêu biểu là mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ (SERVQUAL) của Parasuraman và các cộng sự (1988) và mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992). Mô hình SERVQUAL đánh giá cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ với 5 đặc tính, gồm có: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Độ tin cậy; (3) Khả năng đáp ứng; (4) Năng lực phục vụ; và (5) Sự cảm thông. Theo Cronin và Taylor (1992), chất lượng dịch vụ được phản ánh tốt nhất qua chất lượng cảm nhận mà không cần có chất lượng kỳ vọng. Trên cơ sở đó, Cronin và Taylor (1992) đã đề xuất thang đo SERVPERF để đo lường chất lượng thay vì thang đo SERVQUAL. Trái với các lĩnh vực dịch vụ khác, đo lường chất lượng dịch vụ trong GDĐH vẫn còn là vấn đề tương đối mới (Sultan và Wong, 2010). Việc đo lường chất lượng dịch vụ GDĐH thường được thực hiện thông qua các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ trong kinh doanh thay vì đề xuất một thang đo riêng (Chua, 2004). Các thang đo trong mô hình
  • 12. 2 SERVQUAL và SERVPERF thường được các nghiên cứu sử dụng. Tuy nhiên, đây là những thang đo đánh giá về chất lượng dịch nói chung nên khi đưa vào các lĩnh vực khác cần phải có sự điều chỉnh (Abdullah, 2006a; Nguyễn Thị Anh Vân, 2015). Bên cạnh đó, White và Schneider (2000) cho rằng nhiều nghiên cứu đã thất bại trong việc chỉnh sửa cấu trúc năm thành phần của hai thang đo SERVQUAL và SERVPERF khi áp dụng các thang đo này để đo lường chất lượng dịch vụ trong các ngành khác nhau. Để đo lường chất lượng dịch vụ GDĐH, Abdullah (2006b) đã phát triển thang đo HEdPERF, gồm 06 nhóm nhân tố với 41 biến quan sát. Các nhóm nhân tố này bao gồm: (1) học thuật; (2) ngoài học thuật; (3) danh tiếng; (4) tiếp cận; (5) chương trình học: (6) thấu hiểu. Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng thang đo HEdPERF trong đánh giá chất lượng dịch vụ GDĐH tại các quốc gia và các khía cạnh chuyên ngành khác nhau (Randheer, 2015; Varana và các cộng sự, 2015; Lê Ngọc Thắng, 2017). Trong quá trình vận dụng, việc điều chỉnh thang đo HEdPERF là cần thiết để phù hợp với thực tiễn của các trường, quốc gia và các lĩnh vực chuyên ngành GDĐH (Lê Ngọc Thắng, 2017). Sinh viên là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng của các trường đại học (Mohamed và các cộng sự, 2018). Nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh, cũng như vị thế của trường đại học. Tuy nhiên, thông qua sử dụng các thang đo chất lượng dịch vụ GDĐH trong các mô hình HEdPERF hay SERVQUAL, SERVPERF, các nghiên cứu hiện chủ yếu tập trung xem xét ảnh hưởng của các thang đo này tới sự hài lòng của sinh viên. Tiêu biểu là các nghiên cứu của Weerasinghe và Fernando (2018), Mohamed và các cộng sự (2018), Phạm Thị Liên và các cộng sự (2016). Baumert và Kunter (2013) đưa ra mô hình COACTIV đánh giá về năng lực chuyên môn của giáo viên tích hợp lý thuyết về phẩm chất nghề nghiệp với các nghiên cứu về năng lực. Trong mô hình COACTIV khả năng nghề nghiệp được coi là kết quả của sự tương tác của các yếu tố: (1) Kiến thức chuyên ngành (năng lực theo nghĩa hẹp: kiến thức và kỹ năng), (2) Giá trị, niềm tin và mục tiêu nghề nghiệp, (3) Định hướng động lực/nguồn động lực, (4) Năng lực tự điều chỉnh. Hiện chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đo lường chất lượng dịch vụ GDĐH tới chất lượng đầu ra sinh viên. Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam trong những năm gần đây nhận được sự quan tâm, đầu tư phát triển của lãnh đạo Đảng, Chính phủ. Trên cơ sở đó, Giáo dục Việt Nam gần đây đã có những bước phát triển quan trọng với sự gia tăng về số lượng trường (công lập, tư thục) và số lượng học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, chất lượng GDĐH Việt Nam hiện nay còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nguồn nhân lực trong
  • 13. 3 thời kỳ hội nhập và cách mạng công nghiệp. Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội”. Chất lượng giáo dục chậm được cải thiện một phần rất quan trọng là do chất lượng đội ngũ giáo viên các cấp chưa được cải thiện và nâng lên. Số lượng giáo viên còn thiếu ở một số cấp học, tỷ lệ giáo viên trên sinh viên/học sinh còn cao so với nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Đây là vấn đề của cả hệ thống giáo dục, song trong đó, có trách nhiệm rất lớn của các trường đại học và cao đẳng sư phạm-nơi đào tạo ra các “máy cái” cho cả hệ thống giáo dục quốc dân. Hiện nay, ở nước ta có 66 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục với 14 trường ĐHSP và 52 trường đại học có khoa đào tạo sư phạm. Các trường ĐHSP giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi đào tạo ra đội ngũ giáo viên, giảng viên tương lai cho nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây chất lượng GDĐH nói chung và chất lượng đầu ra sinh viên khối ngành sư phạm nói riêng đang còn nhiều bất cập (Bùi Minh Tuấn, 2013). Theo kết quả báo cáo của Bộ GDĐT cho thấy số sinh viên đã tốt nghiệp chưa có việc làm và dự kiến ra trường năm 2018, 2019 chưa có việc làm ngay có thể rơi vào khoảng 40.000 người. Trong đó, khoảng 50% vẫn chờ cơ hội để được vào ngành hoặc quay lại làm việc đúng ngành nghề nếu có cơ hội (Nguyễn Trang, 2018). Trước xu thế hội nhập và hiện thực hóa việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học theo Nghị quyết 19 của Ban chấp hành trung ương, các trường hướng tới tự chủ, ngành giáo dục đứng trước những thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội, việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm cũng đặt ra cho các trường phải tự nâng cao chất lượng về mọi mặt trong đó chú trọng đến đầu ra sinh sinh viên. Từ những vấn đề đặt ra ở trên, việc nghiên cứu luận án “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học Sư phạm Việt Nam” có tính cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên của các trường ĐHSP tại Việt Nam. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu
  • 14. 4 Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng các thang đo, mô hình và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam trong bối cảnh và điều kiện thực tế tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ hàm ý chính sách cho các trường Đại học nói chung và các trường Đại học Sư phạm nói riêng có những cách tiếp cận trong việc nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên. Để thực hiện được mục tiêu đó, Luận án hướng đến các nhiệm vụ nghiên cứu sau: (1) Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm. (2) Đánh giá tác động của các nhân tố đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường đại học sư phạm Việt Nam. (3) Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Nhằm hiện thực hóa mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án hướng tới trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Mô hình nào là phù hợp để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam? 2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam? 3) Mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng đầu ra sinh viên các trường ĐHSP Việt Nam là như thế nào? 4) Các trường ĐHSP Việt Nam cần có các biện pháp gì để góp phần nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau: - Về nội dung: luận án tập trung xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP trên cơ sở kế thừa và điều chỉnh thang đo chất lượng dịch vụ GDĐH (HEdPERF) của Abdullah (2006), COACTIV về năng lực chuyên môn của giáo viên do Baumert và Kunter (2013) đề xuất.
  • 15. 5 - Về không gian: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là tại Việt Nam. Trong đó, phạm vi khảo sát giới hạn tại các trường ĐHSP lớn ở Việt Nam, bao gồm: trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐHSP Hà Nội 2, trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), trường ĐHSP Đà Nẵng, trường ĐHSP Huế, trường ĐHSP Thái Nguyên đây là 7 trường sư phạm chủ chốt của cả nước nằm tại các vùng địa lý trải dài toàn bộ lãnh thổ Việt Nam hiện đang được thụ hưởng chương trình dự án phát triển năng lực các trường Sư phạm. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát cựu sinh viên ngành sư phạm hiện đang công tác tại trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học ở một số tỉnh, thành trên cả nước, bao gồm: Hà Nội, TP. HCM, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Bến Tre, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ.... đây là một số địa phương trong cả nước đang tham gia và được thụ hưởng chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cốt cán của dự án phát triển năng lực các trường Sư phạm. - Về thời gian: Luận án giới hạn việc thu thập và phân tích các dữ liệu thứ cấp liên quan tới chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP công lập trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018 và một số dữ liệu cập nhật đến 2019. Các dữ liệu sơ cấp được thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2019. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách và biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên tại các trường ĐHSP Việt Nam đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính sơ bộ thực hiện thông qua phỏng vấn sâu và định lượng sơ bộ được thực hiện thông qua bảng hỏi. Kết quả thu được từ nghiên cứu được dùng để đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của các thang đo đã thiết kế và hiệu chỉnh để cho phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Phương pháp độ tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 22) được sử dụng trong phần này. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng dựa trên mẫu lớn, thông qua việc thu thập bằng bảng hỏi. Mục đích của nghiên cứu nhằm khẳng định lại các thành phần cũng như giá trị, độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu. Phương pháp áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) và hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Chi tiết của phương pháp nghiên cứu được trình bày cụ thể ở Chương 3.
  • 16. 6 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Những đóng góp về mặt lý luận Luận án có những đóng góp về mặt lý luận như sau: (i) Nghiên cứu này bổ sung thêm lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên nói chung và sinh viên các trường sư phạm nói riêng trong bối cảnh đổi mới giáo dục đang là trọng tâm của Quốc gia, đồng thời giúp cho các trường Sư phạm có cái nhìn tổng quan dưới góc độ kinh tế. Cụ thể, trên cơ sở kế thừa các thang đo các yếu tố ảnh hưởng chất lượng đầu ra của sinh viên trong mô hình HEdPERF, luận án đã phân chia và điều chỉnh các thang đo này thành 05 nhóm nhân tố, bao gồm: (1) Chương trình đào tạo gồm 06 thang đo (với 03 thang đo mới), (2) Đội ngũ giảng viên gồm 08 thang đo (với 01 thang đo mới), (3) Cơ sở vật chất gồm 09 thang đo (với 02 thang đo mới), (4) Hỗ trợ người học gồm 11 thang đo, (5) Các dịch vụ gia tăng gồm 09 thang đo (với 02 thang đo mới). Mô hình COACTIV được gộp lại từ 04 nhóm thành 02 nhóm: (1) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm gồm 08 thang đo (bổ sung và điều chỉnh thang đo liên quan tới nghiệp vụ sư phạm), (2) niềm tin và ý thức nghề nghiệp gồm 06 thang đo. Bên cạnh đó, một số thang đo được sử dụng trong mô hình HEdPERF và COACTIV được gộp lại, bỏ bớt hoặc điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp với bối cảnh của các trường ĐHSP ở Việt Nam. Việc quy hoạch mạng lưới các trường Sư phạm cũng là bước đi lớn để cân bằng giữa các cơ sở đào tạo tạo sự cạnh tranh bình đẳng bằng chất lượng sinh viên ra trường. Bởi vậy, có thể nói nghiên cứu này làm phong phú thêm các nghiên cứu về chất lượng đào tạo đại học nói chung và ngành Sư phạm Việt Nam nói riêng. (ii) Luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu sinh viên dựa trên cơ sở vận dụng và điều chỉnh các thang đo chất lượng dịch vụ GDĐH trong mô hình HEdPERF, mô hình COACTIV về năng lực chuyên môn của giáo viên do Baumert và Kunter (2013) đề xuất; (iii) Luận án đã kiểm định mô hình đề xuất trong bối cảnh của các trường ĐHSP Việt Nam về chất lượng đầu ra của khối ngành sư phạm, chưa có nghiên cứu nào công bố cho đến thời điểm này. (iv) Luận án đánh giá chất lượng đầu ra sinh viên sư phạm dưới góc nhìn Quản trị kinh doanh trong bối cảnh thực hiện chủ trương tự chủ đại học, các trường học cung cấp dịch vụ đào tạo, sinh viên là trọng tâm của Nhà trường. 5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Luận án có những đóng góp về mặt thực tiễn như sau:
  • 17. 7 (i) Luận án là một công trình nghiên cứu về chất lượng đầu ra của ngành sư phạm dựa trên góc nhìn quản trị kinh doanh, cung cấp cho các nhà quản lý giáo dục biết thực trạng chất lượng đầu ra sinh viên đồng thời có các nhân tố ảnh hưởng để có sự điều chỉnh trong xu thế mới để ngành Sư phạm xứng đáng với vị thế quan trọng trong xã hội. (ii) Luận án giúp làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo của các trường đại học ở Việt Nam nói chung và các trường ĐHSP nói riêng. (iii) Kết quả của luận án giúp các trường ĐHSP Việt Nam nắm bắt được đã các nhân tố cũng như mức độ tác động của các nhân tố tới chất lượng đầu ra sinh viên. Từ đó, có thể giúp các trường ĐHSP có các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án kết cấu gồm 05 Chương như sau: • Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu • Chương 2: Cơ sở lý luận về chất lượng đầu ra sinh viên các trường Đại học sư phạm • Chương 3: Phương pháp nghiên cứu • Chương 4: Kết quả nghiên cứu • Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên các trường Đại học sư phạm Việt Nam
  • 18. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 tập trung tổng quan các nghiên cứu liên quan tới các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên và các yếu tố cấu thành chất lượng đầu ra sinh viên. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ khoảng trống của nghiên cứu, cũng như các điểm đóng góp mới của luận án. Nội dung cụ thể các phần như sau: 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên Sinh viên là tài sản chính của các trường đại học. Thành tích của sinh viên (thành tích học tập) đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những sinh viên tốt nghiệp chất lượng tốt nhất, những người sẽ trở thành nhà lãnh đạo và nhân lực tuyệt vời cho đất nước chịu trách nhiệm cho sự phát triển kinh tế và xã hội của các nước. Kết quả đầu ra của sinh viên trong các trường đại học không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản lý và các nhà giáo dục mà còn cả các tập đoàn trong thị trường lao động. Sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia gắn liền với chất lượng GDĐH. Thành tích học tập của sinh viên đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một đội ngũ sinh viên ra trường có chất lượng đầu ra tốt nhất, người sẽ trở thành lãnh đạo và nhân lực của một quốc gia cụ thể, do đó chịu trách nhiệm thúc đẩy đất nước phát triển về kinh tế và xã hội (Ali và các cộng sự, 2009). Đã có nhiều nghiên cứu trong nước và quốc tế chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng GDĐH, cũng như chất lượng đầu ra sinh viên. Tuy nhiên, từ thực tế các trường sư phạm Việt Nam cho thấy một số nhân tố được cho là có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu ra thì đối với các trường sư phạm lại là điều trăn trở. Ta có thể thấy chất lượng đầu vào là một yếu tố vô cùng quan trọng, các trường sư phạm khó đón nhận được các học sinh phổ thông có chất lượng vào sư phạm, do sự quan tâm chưa thực sự đúng tầm của xã hội và quan niệm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” khiến cho chất lượng đầu vào các trường sư phạm chưa bao giờ là tốt nhất. Với thực tế hiện nay sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm càng khiến cho các trường sư phạm không thể thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra sinh viên được đề cập trong các nghiên cứu tập trung vào các nhóm nhân tố chính, gồm: (1) chương trình đào tạo, (2)
  • 19. 9 đội ngũ giảng viên, (3) cơ sở vật chất và học liệu, (4) Đội ngũ nhân viên hỗ trợ, (5) các dịch vụ gia tăng. 1.1.1. Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo giáo dục đại học gồm các phần chính như mục tiêu, chuẩn đầu ra; nội dung, phương pháp và hoạt động đào tao; cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ; và hoạt động học thuật. Chương trình đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của sinh viên (Harvery và Green, 1993; Church, 1998; Đoàn Văn Dũng, 2015; Phạm Thúy Hương Triêu, 2010). Nguyễn Thu Hương (2014) chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của các lớp chất lượng cao bao gồm: mục tiêu của các chương trình đào tạo, định hướng phát triển các chương trình đào tạo, cơ chế quản lý tài chính và xu hướng phát triển giáo dục đại học. Chương trình đào tạo sẽ xác định hệ thống các kiến thức, kỹ năng, năng lực và nhân cách cần được trang bị cho sinh viên khi tốt nghiệp. Sự phù hợp hay không phù hợp, sự hiện đại, cập nhật hay lạc hậu của chương trình đào tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả đầu ra sinh viên. Chương trình đào tạo tốt sẽ nhân thêm giá trị cho nỗ lực của giảng viên và sinh viên, tạo thêm động lực cho người dạy và người học, tạo cơ sở để có chất lượng chương trình đào tạo phù hợp. Chương trình đào tạo lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn, sinh viên tốt nghiệp sẽ không có năng lực để thích ứng với thực tiễn, kết quả đào tạo đại học sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của quốc gia và thị trường lao động toàn cầu trong bối cảnh toàn cầu hoá. Chương trình đào tạo phù hợp với mong đợi và kỳ vọng của người học sẽ là một điều kiện quan trọng để kết quả đào tạo đầu ra sinh viên được đảm bảo. 1.1.2. Đội ngũ giảng viên Chất lượng của đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng quyết định chất lượng chất lượng đầu ra sinh viên, bởi đây là đội ngũ trực tiếp cung cấp dịch vụ trí tuệ (Doãn Thị Mai Hương, 2017; Nguyễn Khắc Bình, 2012). Chất lượng của giảng viên phản ánh thông qua kiến thức về ngành học, khả năng truyền đạt, hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập, và phương pháp đánh giá hiệu quả. Alos và các cộng sự (2015) đã chỉ ra tầm quan trọng của việc có giảng viên có trình độ trong lĩnh vực giảng dạy, và nói rằng thành công của bất kỳ chương trình nào là do khả năng của người dạy. Để đảm bảo chất lượng đầu ra sinh viên tốt, cần phải đảm bảo đủ số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề nghiệp. Theo Nguyễn Khắc Bình (2012), chất lượng đầu ra sinh viên phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như: chương trình và quy trình
  • 20. 10 đào tạo, công tác quản lý giáo dục, cơ cấu trình độ và hệ thống mạng lưới,… Trong đó, nhân tố đội ngũ giảng viên trong các trường đại học có vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học, cũng như nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên. Năng lực giảng viên không chỉ đơn thuần là năng lực chuyên môn và năng lực dạy học, mà năng lực của đội ngũ giảng viên còn bao gồm: năng lực giao tiếp, năng lực kiểm tra và đánh giá, năng lực thực hiện, năng lực tổ chức và năng lực giáo dục. Với chức năng giảng dạy, đội ngũ giảng viên có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp tự học và phương pháp luận; phát triển trí tuệ, tư duy sáng tạo và năng lực hoạt động trí tuệ; trang bị những kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực khoa học nhất định và những tri thức khoa học hiện đại; tiếp thu những cái mới, các chuẩn mực xã hội và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên cần phải có nhân cách tốt, phẩm chất tốt, đạo đức lối sống lành mạnh và trong sáng, năng lực của một nhà giáo, tôn trọng nhân cách của sinh viên, yêu thương học sinh, sinh viên và yêu nghề. Như vậy, chất lượng đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết định kết quả đào tạo của các trường Đại học (Church, 1998; Phạm Thúy Hương Triêu, 2010). Để đảm bảo chất lượng đầu ra sinh viên tốt, cần phải đảm bảo đủ số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề nghiệp. Vì vậy, nhà trường cần có các chính sách khuyến khích các giảng viên trong việc nâng cao kỹ năng giảng dạy/sư phạm, khả năng nghiên cứu và bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng đầu ra sinh viên (Nguyễn Thu Hương, 2014; Đoàn Văn Dũng, 2015; Nguyễn Minh Tuấn, 2015). Wenglinsky (1997) chỉ ra rằng tỷ lệ giáo viên - sinh viên ảnh hưởng đến thành tích của học sinh. Theo Hauptman (2006), chất lượng đầu ra sinh viên chịu ảnh hưởng bởi mức chi cho đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học. Doãn Thị Mai Hương (2017) cũng nhấn mạnh nhân tố quan trọng quyết định tới chất lượng đại học tại các cơ sở giáo dục đại học chính là năng lực đội ngũ giảng viên. Theo tác giả, năng lực đội ngũ giảng viên được thể hiện chủ yếu qua năng lực giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trong đó, năng lực nghiên cứu khoa học đóng vai trò rất quan trọng đối với đội ngũ giảng viên. Tác giả cũng chỉ ra những hạn chế của đội ngũ giảng viên trong những năm qua trong hoạt động nghiên cứu khoa học, những hạn chế về số lượng cũng như chất lượng của các công trình nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Đinh Thị Minh Tuyết (2010) chỉ ra rằng: Nhân tố “Đổi mới phương pháp dạy học” là một nhân tố quan trọng góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục đại học nói chung và chất lượng đầu ra sinh viên nói riêng. Phương pháp dạy học là tổng
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51962 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562