SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  21
Télécharger pour lire hors ligne
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN LAN OANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN LAN OANH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
CHUYÊN NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hùng Cƣờng
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong
luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu” là trung thực và đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do các phòng, khoa trong
các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu cung cấp và
do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu có liên quan
đến đề tài đã được công bố… Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Lan Oanh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài
chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu”,
ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Vũ Hùng Cƣờng
- Người đã hết lòng tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau Đại học,
các khoa, phòng, các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các đồng chí ,
đồng nghiệp tại các phòng, khoa trong các trường cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp
đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Lan Oanh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii
MỤC LỤC .........................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .....................................................................viii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài.......................................................................... 5
6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ............................................................... 6
1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục... 6
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục......................................................................................... 6
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục ...................................................................................................... 8
1.2. Quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục ................................................................................................ 9
1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục ............................................................................... 9
1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục ............................................................................. 10
1.2.3 Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục ............................................................................. 11
iv
1.2.4. Phương pháp quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục .................................................................... 16
1.2.5. Các công cụ quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục .................................................................... 20
1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại đơn vị
sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục............................. 23
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp ........................................................................................... 27
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam................................................................. 27
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các trường cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp tỉnh Lai Châu................................................................................. 29
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 31
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................... 31
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh ............ 31
2.2.3. Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ... 32
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 33
2.3.1. Chỉ tiêu về quản lý các khoản thu......................................................... 33
2.3.2. Chỉ tiêu về quản lý các khoản chi ......................................................... 34
2.3.3. Chỉ tiêu về chênh lệch thu - chi tài chính.............................................. 34
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC
TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TỈNH
LAI CHÂU ................................................................................................ 36
3.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu ...................................................................... 36
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ......................................................... 36
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 38
v
3.2. Công tác đào tạo, quản lý của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp tỉnh Lai Châu................................................................................. 41
3.2.1. Đặc điểm về tổ chức hoạt động của các trường cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu .................................................................... 41
3.2.2. Hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp tỉnh Lai Châu................................................................................. 46
3.3. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013-2015.......... 52
3.3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính .................................... 52
3.3.2. Đánh giá về các công cụ quản lý tài chính............................................ 66
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu thời gian qua ......................... 71
3.4.1. Những thành công................................................................................. 71
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân............................................................ 72
3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại các trường
cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Lai Châu thời gian qua................. 75
3.5.1. Cơ chế, các văn bản pháp luật quản lý tài chính đối với các trường
cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu của Nhà nước, Bộ,
ngành, tỉnh Lai Châu................................................................................. 75
3.5.2. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính ................................................. 76
3.5.3. Trình độ cán bộ quản lý ........................................................................ 77
3.5.4. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý tài chính................................. 78
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN
NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ...................................................................... 79
4.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc
và yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực ...................................................... 79
4.2. Định hướng phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Lai Châu .... 81
vi
4.3. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu ...................................... 84
4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc hoàn thiện
công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp tỉnh Lai Châu................................................................................. 85
4.5. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.............. 88
4.5.1. Giải pháp tăng cường khai thác và đa dạng các nguồn thu tại các
trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.................... 88
4.5.2. Giải pháp phát triển nghiên cứu khoa học ............................................ 89
4.5.3. Giải pháp xây dựng hệ thống kế toán quản trị ...................................... 90
4.5.4. Giải pháp hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ........................................ 90
4.5.5. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính... 91
4.6. Một số kiến nghị....................................................................................... 91
4.6.1. Kiến nghị với các Bộ, Ngành Trung ương............................................ 91
4.6.2. Kiến nghị với tỉnh Lai Châu.................................................................. 92
KẾT LUẬN...................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCVC Công chức viên chức
CĐ Cao đẳng
CĐCĐ Cao đẳng Cộng đồng
CĐLT Cao đẳng liên thông
CTMT Chương trình mục tiêu
ĐH Đại học
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HĐND Hội đồng nhân dân
HSSV Học sinh sinh viên
NCNLQL Nâng cao năng lực quản lý
NSNN Ngân sách Nhà nước
NVYTTB Nghiệp vụ y tế thôn bản
SP Sư phạm
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TCN Trung cấp nghề
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban nhân dân
VHVL Vừa học vừa làm
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1. Thực trạng quy mô đào tạo của trường CĐCĐ Lai Châu giai
đoạn 2013 - 2015 .......................................................................... 48
Bảng 3.2. Thực trạng quy mô đào tạo của trường Trung cấp Y tê Lai Châu
giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................... 50
Bảng 3.3. Thực trạng quy mô đào tạo của trường Trung cấp nghề tỉnh Lai
Châu giai đoạn 2013 - 2015.......................................................... 52
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn thu tại trường CĐCĐ Lai Châu............................... 53
Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn thu tại trường Trung cấp Y tế Lai Châu.................. 55
Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn thu tại trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu.......... 57
Bảng 3.7: Các khoản chi tại trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu.............. 59
Bảng 3.8 : Cân đối thu, chi tại trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu.......... 60
Bảng 3.9: Các khoản chi tại trường Trung cấp Y tế Lai Châu ....................... 62
Bảng 3.10: Cân đối thu, chi tại trường Trung cấp Y tế Lai Châu................... 63
Bảng 3.11: Các khoản chi tại trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ............. 64
Bảng 3.12: Cân đối thu, chi tại trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu .......... 65
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với sự
thành công và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Kinh nghiệm một số nước
cho thấy rằng phát triển nguồn lực chính là chìa khoá cho sự phát triển bền
vững. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong
quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật
Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp
hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương
Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo
dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; một người bạn lớn của Việt
Nam là Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là
điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo
là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của
Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Tại Nghị quyết trung ương 8, khoá
XI: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà
nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu
tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Quan
điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đã được cụ thể hoá thành
các chính sách như: Chính sách đầu tư cho giáo dục. Việt Nam là một trong
những quốc gia có sự đầu tư ngân sách cho giáo dục lớn. Cùng với việc đầu tư
cho giáo dục và đào tạo đòi hỏi công tác quản lý tài chính cũng được chú trọng.
Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội
và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý,
có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích
cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được
2
hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có
liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám
sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng
trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả
việc sử dụng các nguồn tài chính. Mặc dù vậy, công tác quản lý tài chính ở
các đơn vị sự nghiệp nói chung và ở các trường học nói riêng, đặc biệt ở các
trường cao đẳng, đại học đến nay vẫn còn nhiều hạn chế.
Tỉnh Lai Châu là một vùng cao biên giới của đất nước, kinh tế còn
nghèo, khó khăn. Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu; Trường Trung cấp
Y tế Lai Châu và trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu là ba trường cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đã góp phần quan
trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh và các địa phương lân
cận. Trong quá trình hoạt động, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng
đào tạo, các đơn vị cũng chú trọng đến công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên,
trong thực tế, công tác quản lý tài chính của các đơn vị còn bộc lộ những tồn
tại, hạn chế. Với nguồn ngân sách cấp hàng năm còn hạn hẹp và mức thu học
phí theo quy định của tỉnh cũng rất thấp nên chi phí chưa đảm bảo để nâng
cao chất lượng đào tạo. Trong xu thế tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo
dục đào tạo công lập, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường đáp
ứng nhu cầu đào tạo của tỉnh Lai Châu và các tỉnh trong vùng Tây Bắc và từ
đó dẫn đến yêu cầu phải nâng cao chất lượng quản lý tài chính.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, cần đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp
chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với xu
hướng phát triển của đất nước. Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công
tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp
tỉnh Lai Châu” đã được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.
3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Đề tài mang tính thực tiễn cao, phù
hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách tài chính và định hướng phát triển tài
chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Đã có một số công trình khoa học
nghiên cứu về công tác quản lý tài chính trong các trường đại học, cao đẳng
như luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Cao
đẳng kinh tế - kỹ thuật Phú Thọ” của tác giả Trần Thị Lan Anh; “Hoàn thiện
công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Tô Kiên Cường; “Hoàn thiện quản lý tài
chính tại trường Đại học Thương mại” của tác giả Trần Việt Thảo.
Các đề tài nghiên cứu đã nêu ra được những thuận lợi, khó khăn trong
quản lý tài chính. Những tác động tích cực của cơ chế tự chủ tài chính đã tạo
điều kiện cho các trường chủ động nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính
gắn với chất lượng hoạt động như đa dạng hoá các nguồn thu, tiết kiệm chi,
chống lãng phí, đời sống của cán bộ viên chức được nâng lên. Những tác
động tiêu cực, vướng mắc trong quản lý tài chính như các văn bản của Nhà
nước không còn phù hợp; không thống nhất giữa quy định của văn bản pháp
quy và quyền thực tế; phân bổ ngân sách chưa có tiêu chí… Các đề tài nghiên
cứu đã đề xuất một số giải pháp thực hiện có hiệu quả quản lý tài chính như
giải pháp về cơ chế, về quản lý.
Tuy nhiên, một số điểm mà các đề tài trên chưa đề cấp đến: các đề tài chủ
yếu nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng lớn, tại các thành phố lớn, các
trường này có nhiều cơ hội và điều kiện tốt để mở rộng quy mô đào tạo và nâng
cao chất lượng đào tạo, đa dạng hoá nguồn thu và có nguồn thu lớn khi được
giao tự chủ về tài chính. Những vùng khó khăn như vùng Tây Bắc, trong đó có
tỉnh Lai Châu với nguồn thu ngân sách thấp không đủ chi, phải nhận trợ cấp từ
ngân sách Trung ương. Các trường Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh
Lai Châu hoàn toàn do NSNN cấp. Các trường chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đào
4
tạo nguồn nhân lực cho địa phương, các đối tượng học chủ yếu là người dân tộc,
vùng sâu vùng xa – là đối tượng được Nhà nước bao cấp hoàn toàn hoặc một
phần học phí. Thách thức còn lớn hơn khi tại đây không có nhiều khoản đóng
góp của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Trong khi đó, chưa có đề tài nào nghiên
cứu về vấn đề quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp tỉnh Lai Châu cho nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại
các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn vừa
qua, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài
chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu trong
thời gian tới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính
trong đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu, chỉ ra những thành công, hạn
chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài
chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu trong
thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý tài chính tại các
trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: đề tài được thực hiện tại các trường cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu (bao gồm trường Cao đẳng Cộng
5
đồng Lai Châu; trường Trung cấp Y tế Lai Châu và trường Trung cấp nghề tỉnh
Lai Châu).
- Phạm vi về thời gian: số liệu của đề tài được thu thập từ năm 2013
đến năm 2015.
- Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý tài
chính về các mặt: quản lý thu - chi các nguồn kinh phí tại các trường cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.
5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác
quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục nhằm quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính đúng
mục đích, hiệu quả.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu từ năm 2013 đến năm 2015,
từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản
lý tài chính tại các đơn vị những năm tiếp theo.
- Đề tài là tài liệu tham khảo có hữu ích cho các trường cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu và các đơn vị, cá nhân quan tâm đến
hoạt động quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của luận văn, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu
tham khảo, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại
đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các
trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG TRONG
LĨNH VỰC GIÁO DỤC
1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục
* Khái niệm:
Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do cơ quan có thẩm quyền
của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân,
cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị được Nhà nước thành lập để
thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục,
thể thao,...[6, tr.13].
Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là một
đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động bằng nguồn kinh phí Nhà nước cấp, cấp
trên cấp hoặc các nguồn kinh phí khác như: thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ
kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhận viện trợ, biếu tặng…theo
nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà
nước giao.
Các điều kiện để thành lập một đơn vị sự nghiệp công lập được quy
định tại khoản 1 điều 3 của Nghị định 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 28 tháng 6 năm 2012 như sau:
- Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
7
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang
thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định
của pháp luật.
* Những đặc điểm cơ bản của đơn vị sự nghiệp công lập:
- Chi phí hoạt động lấy từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp hoặc
cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí khác do Nhà nước quy định nhằm thực
hiện chức năng, nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao.
- Hàng năm lập dự toán chi tiêu và phải tuân thủ theo dự toán đã được
giao. Bên cạnh đấy, Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến
hành sản xuất, cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập
cho cán bộ, viên chức.
- Khi kết thúc năm ngân sách, các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán.
- Các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên
tắc phục xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Các đơn vị này có trách nhiệm
đào tạo và nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ tri thức, đội
ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Các đơn vị này do Nhà nước đầu tư xây dựng, cung cấp trang thiết bị
dạy học, bố trí cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo giảng dạy. Nhà nước thống
nhất quản lý về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu
chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng chứng chỉ.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào
tạo được phép chủ động trong công tác đào tạo như: xây dựng đề cương, giáo
trình môn học, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với những ngành được phép
đào tạo, tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ giáo dục và đào tạo, thực hiện
tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng theo thẩm quyền.
- Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy
kế toán theo quy định của Luật kế toán.[6,tr.13]
8
1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục
Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập
hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là một đơn vị thuộc đơn vị sự nghiệp công
lập. Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là các đơn
vị sự nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn
vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo
quy định của Luật kế toán). Để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành ba loại đơn vị sau:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
động thường xuyên, phần còn lại được Ngân sách Nhà nước cấp (hay còn gọi
là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi hoạt động sự nghiệp).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có
nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do
Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (hay còn gọi là đơn
vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Căn cứ để xác định việc phân loại trên dựa vào mức tự đảm bảo chi phí
hoạt động thường xuyên của đơn vị:
Mức tự đảm bảo chi
phí hoạt động thường
xuyên của đơn vị
=
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
Tổng số chi hoạt động thường xuyên
x 100%
Nếu đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của
đơn vị bằng hoặc lớn hơn 100%, Nhà nước không cần dùng Ngân sách Nhà
nước để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị thì được gọi là đơn
vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động.
9
Nếu đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của
đơn vị trên 10% đến dưới 100%, Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí
hoạt động thường xuyên của đơn vị thì được gọi là đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt động.
Nếu đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của
đơn vị từ 10% trở xuống, Nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động
thường xuyên của đơn vị thì được gọi là đơn vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà
nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. [7, Điều 9]
1.2. Quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục
1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân
phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm
đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.
Tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo
dục là phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong các đơn
vị. Xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn
lực tài chính trong quá trình sử dụng các quỹ bằng tiền.
Quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử
dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều
biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách
quan về kinh tế - tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập
quốc tế của đất nước.
Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm
phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế
hoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của đơn vị.
10
Quản lý tài chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các
quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được
mục tiêu hoạt động quản lý tài chính của đơn vị. Mục tiêu tài chính có thể
thay đổi theo từng thời kỳ và chính sách chiến lược của từng đơn vị. Tuy
nhiên, khác với quản lý doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi
nhuận, mục tiêu của quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ cho
cộng đồng xã hội là chủ yếu cho nên quản lý tài chính tại các đơn vị sự
nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là quản lý sử dụng có hiệu
quả, đúng định hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác
theo quy định của pháp luật.
Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh
vực giáo dục là quá trình sử dụng những số liệu mà bộ phận kế toán cung cấp
để giám sát và điều hành quá trình hoạt động, phân tích những vấn đề còn tồn
tại trong quá trình hoạt động thường xuyên của đơn vị, qua đó tiến hành phân
tích và dự toán tài chính, lựa chọn những phương hướng và thực hiện đúng
hướng, từ đó duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục
Để quản lý tài chính hiệu quả, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục cần thực hiện các nguyên tắc sau:
- Chi tiêu tại các đơn vị phải thực hiện theo tiêu chuẩn định mức qui
định, chi đúng mục đích, đúng dự toán được duyệt, không được lấy khoản chi
này để chi cho các khoản chi khác nếu không được cơ quan tài chính đồng ý.
- Triệt để tiết kiệm chống lãng phí, các khoản chi có tính chất không
cần thiết, phô trương hình thức thì không được phép chi, các khoản tiết kiệm
sẽ được sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50665
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

Contenu connexe

Tendances

Tendances (20)

Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
LUẬN VĂN QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CHO PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC...
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAYLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng, HAY
 
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOTLuận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
Luận văn: Quản lý cơ sở vật chất ở Trường ĐH Tiền Giang, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
Luận văn: Quản lý tài chính tại trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đLuận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
Luận văn: Quản lý tài chính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, 9đ
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOTLuận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
 
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh BìnhQuy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân độiLV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục  trường dạy nghề quân đội
LV: Quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục trường dạy nghề quân đội
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệmLuận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
Luận văn: Phát triển năng lực tự học thông qua các hoạt động trải nghiệm
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại Sở Xây dựng TPHCM, HOT
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng sống của Hiệu trưởng, HOT
 
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
Luận văn: Hình thành năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh bằng phương ...
 
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu sốĐề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
Đề tài: Phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh dân tộc thiểu số
 
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn các trường tiểu học. luận văn thạc sĩ quản lý...
 

Similaire à Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu

Similaire à Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu (20)

Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương, ĐIỂM CAO, RẤT HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Tài chính – ngân h...
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Tài chính – ngân h...Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Tài chính – ngân h...
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Đại học Tài chính – ngân h...
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
 
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế PsLuận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
Luận Văn Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Của Công Ty Cổ Phần Dầu Khí Quốc Tế Ps
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
Luận văn: Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh phổ thông qua dạy ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gvPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kỹ thuật và thương mại gv
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại quang nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại quang namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại quang nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh đầu tư và thương mại quang nam
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty đầu tư thương mại, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty đầu tư thương mại, RẤT HAY, 2018Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty đầu tư thương mại, RẤT HAY, 2018
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty đầu tư thương mại, RẤT HAY, 2018
 
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên QuangLuận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV Tuyên Quang
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tếLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty thiết bị y tế
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái HòaHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP cấp nước Thái Hòa
 
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn thạc sĩ trường đại học Thương Mại, 9 ĐIỂM
 
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giảng Viên Trường Đại Học Tài Chính
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giảng Viên Trường Đại Học Tài ChínhGiải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giảng Viên Trường Đại Học Tài Chính
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giảng Viên Trường Đại Học Tài Chính
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 

Plus de Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149

Plus de Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149 (20)

Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới NhấtTrọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
Trọn Gói 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Đạo Đức Kinh Doanh, Mới Nhất
 
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại HọcTrọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
Trọn Bộ Hơn 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sinh Học Tổng Hợp Từ Nhiều Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
Trọn Bộ Hơn 199 Đề Tài Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Chuyên Viên Chính Từ Khóa T...
 
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm CaoTrọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
Trọn Bộ Gồm 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Dự Án Đầu Tư, Làm Điểm Cao
 
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất SắcTrọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
Trọn Bộ Gần 250 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Hóa Dân Gian Từ Sinh Viên Xuất Sắc
 
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ Gần 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Quan Hệ Quốc Tế Từ Nhiều Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại HọcTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Môn Pháp Luật Đại Cương Từ Các Trường Đại Học
 
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới NhấtTrọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
Trọn Bộ Các Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Quản Lý Nhà Nước, Điểm 9, 10 Mới Nhất
 
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa TrướcTrọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
Trọn Bộ 311 Đề Tài Tiểu Luận Môn Xã Hội Học Pháp Luật, Từ Sinh Viên Khóa Trước
 
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 211 Đề Tài Tiểu Luận Môn Cơ Sở Tự Nhiên và Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý CôngTrọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
Trọn Bộ 210 Đề Tài Tiểu Luận Môn Chính Trị Học Trong Quản Lý Công
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh ViênTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Văn Học Anh Mỹ Từ Sinh Viên
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Tâm Lý Học Đại Cương Làm Đạt 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Sử Dụng Trang Thiết Bị Văn Phòng, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh DoanhTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Trong Kinh Doanh
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 ĐiểmTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Phương Pháp Điều Tra Xã Hội Học, 9 Điểm
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Lý Thuyết Truyền Thông Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Luật Thương Mại Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Tiểu Luận Môn Logistics Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

Dernier (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN LAN OANH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN LAN OANH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Hùng Cƣờng THÁI NGUYÊN - 2016
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, thông tin và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu” là trung thực và đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do các phòng, khoa trong các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu cung cấp và do cá nhân tôi thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố… Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Lan Oanh
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu”, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Vũ Hùng Cƣờng - Người đã hết lòng tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau Đại học, các khoa, phòng, các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Qua đây, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, các đồng chí , đồng nghiệp tại các phòng, khoa trong các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu phục vụ cho luận văn này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Lan Oanh
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii MỤC LỤC .........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .....................................................................viii MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài.......................................................................... 5 6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ............................................................... 6 1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục... 6 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục......................................................................................... 6 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ...................................................................................................... 8 1.2. Quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ................................................................................................ 9 1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ............................................................................... 9 1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ............................................................................. 10 1.2.3 Nội dung quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục ............................................................................. 11
  • 6. iv 1.2.4. Phương pháp quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục .................................................................... 16 1.2.5. Các công cụ quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục .................................................................... 20 1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục............................. 23 1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ........................................................................................... 27 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam................................................................. 27 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu................................................................................. 29 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. 31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp................................................... 31 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh ............ 31 2.2.3. Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ... 32 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................. 33 2.3.1. Chỉ tiêu về quản lý các khoản thu......................................................... 33 2.3.2. Chỉ tiêu về quản lý các khoản chi ......................................................... 34 2.3.3. Chỉ tiêu về chênh lệch thu - chi tài chính.............................................. 34 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ................................................................................................ 36 3.1. Khái quát về tỉnh Lai Châu ...................................................................... 36 3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ......................................................... 36 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................ 38
  • 7. v 3.2. Công tác đào tạo, quản lý của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu................................................................................. 41 3.2.1. Đặc điểm về tổ chức hoạt động của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu .................................................................... 41 3.2.2. Hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu................................................................................. 46 3.3. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013-2015.......... 52 3.3.1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính .................................... 52 3.3.2. Đánh giá về các công cụ quản lý tài chính............................................ 66 3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu thời gian qua ......................... 71 3.4.1. Những thành công................................................................................. 71 3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân............................................................ 72 3.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Lai Châu thời gian qua................. 75 3.5.1. Cơ chế, các văn bản pháp luật quản lý tài chính đối với các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu của Nhà nước, Bộ, ngành, tỉnh Lai Châu................................................................................. 75 3.5.2. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính ................................................. 76 3.5.3. Trình độ cán bộ quản lý ........................................................................ 77 3.5.4. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý tài chính................................. 78 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TỈNH LAI CHÂU ...................................................................... 79 4.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc và yêu cầu về đào tạo nguồn nhân lực ...................................................... 79 4.2. Định hướng phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực tại tỉnh Lai Châu .... 81
  • 8. vi 4.3. Định hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu ...................................... 84 4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu................................................................................. 85 4.5. Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.............. 88 4.5.1. Giải pháp tăng cường khai thác và đa dạng các nguồn thu tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.................... 88 4.5.2. Giải pháp phát triển nghiên cứu khoa học ............................................ 89 4.5.3. Giải pháp xây dựng hệ thống kế toán quản trị ...................................... 90 4.5.4. Giải pháp hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ........................................ 90 4.5.5. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính... 91 4.6. Một số kiến nghị....................................................................................... 91 4.6.1. Kiến nghị với các Bộ, Ngành Trung ương............................................ 91 4.6.2. Kiến nghị với tỉnh Lai Châu.................................................................. 92 KẾT LUẬN...................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95
  • 9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CCVC Công chức viên chức CĐ Cao đẳng CĐCĐ Cao đẳng Cộng đồng CĐLT Cao đẳng liên thông CTMT Chương trình mục tiêu ĐH Đại học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo HĐND Hội đồng nhân dân HSSV Học sinh sinh viên NCNLQL Nâng cao năng lực quản lý NSNN Ngân sách Nhà nước NVYTTB Nghiệp vụ y tế thôn bản SP Sư phạm TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TCN Trung cấp nghề THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban nhân dân VHVL Vừa học vừa làm
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1. Thực trạng quy mô đào tạo của trường CĐCĐ Lai Châu giai đoạn 2013 - 2015 .......................................................................... 48 Bảng 3.2. Thực trạng quy mô đào tạo của trường Trung cấp Y tê Lai Châu giai đoạn 2013 - 2015 ................................................................... 50 Bảng 3.3. Thực trạng quy mô đào tạo của trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu giai đoạn 2013 - 2015.......................................................... 52 Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn thu tại trường CĐCĐ Lai Châu............................... 53 Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn thu tại trường Trung cấp Y tế Lai Châu.................. 55 Bảng 3.6: Cơ cấu nguồn thu tại trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu.......... 57 Bảng 3.7: Các khoản chi tại trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu.............. 59 Bảng 3.8 : Cân đối thu, chi tại trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu.......... 60 Bảng 3.9: Các khoản chi tại trường Trung cấp Y tế Lai Châu ....................... 62 Bảng 3.10: Cân đối thu, chi tại trường Trung cấp Y tế Lai Châu................... 63 Bảng 3.11: Các khoản chi tại trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu ............. 64 Bảng 3.12: Cân đối thu, chi tại trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu .......... 65
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giáo dục và đào tạo có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Kinh nghiệm một số nước cho thấy rằng phát triển nguồn lực chính là chìa khoá cho sự phát triển bền vững. Nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nhờ sớm coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo như Nhật Bản với quan điểm coi “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu; cần kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hóa lâu đời phương Đông với những tri thức Phương Tây hiện đại”; hay Singapore với phương châm “Thắng trong cuộc đua về giáo dục sẽ thắng trong cuộc đua về phát triển kinh tế”; một người bạn lớn của Việt Nam là Liên xô trước đây cũng đã khẳng định “Chính sách về con người là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của mọi chính sách kinh tế - xã hội”. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của Nhà nước, được ưu tiên trước nhất, thậm chí đi trước một bước so với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội khác. Tại Nghị quyết trung ương 8, khoá XI: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”. Quan điểm coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu đã được cụ thể hoá thành các chính sách như: Chính sách đầu tư cho giáo dục. Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đầu tư ngân sách cho giáo dục lớn. Cùng với việc đầu tư cho giáo dục và đào tạo đòi hỏi công tác quản lý tài chính cũng được chú trọng. Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được
  • 12. 2 hoạch định. Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính. Mặc dù vậy, công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp nói chung và ở các trường học nói riêng, đặc biệt ở các trường cao đẳng, đại học đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Tỉnh Lai Châu là một vùng cao biên giới của đất nước, kinh tế còn nghèo, khó khăn. Trường Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu; Trường Trung cấp Y tế Lai Châu và trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu là ba trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp nằm trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đã góp phần quan trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh và các địa phương lân cận. Trong quá trình hoạt động, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, các đơn vị cũng chú trọng đến công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác quản lý tài chính của các đơn vị còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Với nguồn ngân sách cấp hàng năm còn hạn hẹp và mức thu học phí theo quy định của tỉnh cũng rất thấp nên chi phí chưa đảm bảo để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong xu thế tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đào tạo công lập, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của trường đáp ứng nhu cầu đào tạo của tỉnh Lai Châu và các tỉnh trong vùng Tây Bắc và từ đó dẫn đến yêu cầu phải nâng cao chất lượng quản lý tài chính. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, cần đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu để nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu” đã được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ.
  • 13. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Quản lý tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Đề tài mang tính thực tiễn cao, phù hợp với yêu cầu của công cuộc cải cách tài chính và định hướng phát triển tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về công tác quản lý tài chính trong các trường đại học, cao đẳng như luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Phú Thọ” của tác giả Trần Thị Lan Anh; “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Tô Kiên Cường; “Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Đại học Thương mại” của tác giả Trần Việt Thảo. Các đề tài nghiên cứu đã nêu ra được những thuận lợi, khó khăn trong quản lý tài chính. Những tác động tích cực của cơ chế tự chủ tài chính đã tạo điều kiện cho các trường chủ động nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính gắn với chất lượng hoạt động như đa dạng hoá các nguồn thu, tiết kiệm chi, chống lãng phí, đời sống của cán bộ viên chức được nâng lên. Những tác động tiêu cực, vướng mắc trong quản lý tài chính như các văn bản của Nhà nước không còn phù hợp; không thống nhất giữa quy định của văn bản pháp quy và quyền thực tế; phân bổ ngân sách chưa có tiêu chí… Các đề tài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp thực hiện có hiệu quả quản lý tài chính như giải pháp về cơ chế, về quản lý. Tuy nhiên, một số điểm mà các đề tài trên chưa đề cấp đến: các đề tài chủ yếu nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng lớn, tại các thành phố lớn, các trường này có nhiều cơ hội và điều kiện tốt để mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hoá nguồn thu và có nguồn thu lớn khi được giao tự chủ về tài chính. Những vùng khó khăn như vùng Tây Bắc, trong đó có tỉnh Lai Châu với nguồn thu ngân sách thấp không đủ chi, phải nhận trợ cấp từ ngân sách Trung ương. Các trường Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu hoàn toàn do NSNN cấp. Các trường chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đào
  • 14. 4 tạo nguồn nhân lực cho địa phương, các đối tượng học chủ yếu là người dân tộc, vùng sâu vùng xa – là đối tượng được Nhà nước bao cấp hoàn toàn hoặc một phần học phí. Thách thức còn lớn hơn khi tại đây không có nhiều khoản đóng góp của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Trong khi đó, chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu cho nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu giai đoạn vừa qua, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu trong thời gian tới. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống được cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: đề tài được thực hiện tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu (bao gồm trường Cao đẳng Cộng
  • 15. 5 đồng Lai Châu; trường Trung cấp Y tế Lai Châu và trường Trung cấp nghề tỉnh Lai Châu). - Phạm vi về thời gian: số liệu của đề tài được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015. - Phạm vi về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý tài chính về các mặt: quản lý thu - chi các nguồn kinh phí tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhằm quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính đúng mục đích, hiệu quả. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu từ năm 2013 đến năm 2015, từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các đơn vị những năm tiếp theo. - Đề tài là tài liệu tham khảo có hữu ích cho các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu và các đơn vị, cá nhân quan tâm đến hoạt động quản lý tài chính tại các cơ sở giáo dục đào tạo công lập. 6. Kết cấu của đề tài Kết cấu của luận văn, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Lai Châu.
  • 16. 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC 1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục * Khái niệm: Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Đơn vị sự nghiệp công lập là những đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao,...[6, tr.13]. Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là một đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động bằng nguồn kinh phí Nhà nước cấp, cấp trên cấp hoặc các nguồn kinh phí khác như: thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhận viện trợ, biếu tặng…theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Các điều kiện để thành lập một đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1 điều 3 của Nghị định 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 6 năm 2012 như sau: - Xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ. - Phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
  • 17. 7 - Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật. * Những đặc điểm cơ bản của đơn vị sự nghiệp công lập: - Chi phí hoạt động lấy từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp và từ các nguồn kinh phí khác do Nhà nước quy định nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao. - Hàng năm lập dự toán chi tiêu và phải tuân thủ theo dự toán đã được giao. Bên cạnh đấy, Nhà nước cho phép thu một số loại phí, lệ phí, được tiến hành sản xuất, cung ứng dịch vụ để bù đắp chi phí hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức. - Khi kết thúc năm ngân sách, các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán. - Các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo nguyên tắc phục xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Các đơn vị này có trách nhiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ tri thức, đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Các đơn vị này do Nhà nước đầu tư xây dựng, cung cấp trang thiết bị dạy học, bố trí cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo giảng dạy. Nhà nước thống nhất quản lý về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng chứng chỉ. - Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được phép chủ động trong công tác đào tạo như: xây dựng đề cương, giáo trình môn học, kế hoạch giảng dạy và học tập đối với những ngành được phép đào tạo, tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ giáo dục và đào tạo, thực hiện tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng theo thẩm quyền. - Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.[6,tr.13]
  • 18. 8 1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Căn cứ theo lĩnh vực hoạt động sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là một đơn vị thuộc đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là các đơn vị sự nghiệp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán). Để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập được phân thành ba loại đơn vị sau: - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động). - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được Ngân sách Nhà nước cấp (hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi hoạt động sự nghiệp). - Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (hay còn gọi là đơn vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Căn cứ để xác định việc phân loại trên dựa vào mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị: Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị = Tổng số nguồn thu sự nghiệp Tổng số chi hoạt động thường xuyên x 100% Nếu đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị bằng hoặc lớn hơn 100%, Nhà nước không cần dùng Ngân sách Nhà nước để cấp kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị thì được gọi là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động.
  • 19. 9 Nếu đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị trên 10% đến dưới 100%, Nhà nước vẫn phải cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị thì được gọi là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động. Nếu đơn vị có mức tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị từ 10% trở xuống, Nhà nước phải cấp toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị thì được gọi là đơn vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động. [7, Điều 9] 1.2. Quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục 1.2.1. Khái niệm quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. Tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là phản ánh các khoản thu, chi bằng tiền của các quỹ tiền tệ trong các đơn vị. Xét về hình thức nó phản ánh sự vận động và chuyển hóa của các nguồn lực tài chính trong quá trình sử dụng các quỹ bằng tiền. Quản lý tài chính là quản lý các hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính bằng những phương pháp tổng hợp gồm nhiều biện pháp khác nhau được thực hiện trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan về kinh tế - tài chính một cách phù hợp với điều kiện đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước. Quản lý tài chính là việc sử dụng các công cụ quản lý tài chính nhằm phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị, thông qua đó lập kế hoạch quản lý và sử dụng các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
  • 20. 10 Quản lý tài chính đòi hỏi các chủ thể quản lý phải lựa chọn, đưa ra các quyết định tài chính và tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động quản lý tài chính của đơn vị. Mục tiêu tài chính có thể thay đổi theo từng thời kỳ và chính sách chiến lược của từng đơn vị. Tuy nhiên, khác với quản lý doanh nghiệp chủ yếu nhằm mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, mục tiêu của quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục không vì mục đích lợi nhuận mà phục vụ cho cộng đồng xã hội là chủ yếu cho nên quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là quản lý sử dụng có hiệu quả, đúng định hướng các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục là quá trình sử dụng những số liệu mà bộ phận kế toán cung cấp để giám sát và điều hành quá trình hoạt động, phân tích những vấn đề còn tồn tại trong quá trình hoạt động thường xuyên của đơn vị, qua đó tiến hành phân tích và dự toán tài chính, lựa chọn những phương hướng và thực hiện đúng hướng, từ đó duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị. 1.2.2. Nguyên tắc quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Để quản lý tài chính hiệu quả, các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cần thực hiện các nguyên tắc sau: - Chi tiêu tại các đơn vị phải thực hiện theo tiêu chuẩn định mức qui định, chi đúng mục đích, đúng dự toán được duyệt, không được lấy khoản chi này để chi cho các khoản chi khác nếu không được cơ quan tài chính đồng ý. - Triệt để tiết kiệm chống lãng phí, các khoản chi có tính chất không cần thiết, phô trương hình thức thì không được phép chi, các khoản tiết kiệm sẽ được sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50665 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562