SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  40
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT có vai
trò rất quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công
dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, quản lý xã hội. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo
tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW thì giáo dục pháp luật với vị trí là một bộ
phận của giáo dục đào tạo cần phải được đổi mới nội dung, chương trình phù hợp để
thực hiện được mục tiêu làm cho giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện.
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, tiếp
tục triển khai Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhà trường” và Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày
19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đến năm 2021 nhằm tạo
chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập,
tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sốngvà làm việc theo pháp luật của cán bộ, công
chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường. Đưa công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phát triển ổn định, bền vững, đi vào
chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông
tin về pháp luật của công dân.
Mặc dù công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến nay đã đạt
được nhiều chuyển biến xong vẫn chưa đồng bộ, đôi khi còn làm theo kiểu chống đối
nên kết quả chưa cao. Thậm chí hiện nay, hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật có
chiều hướng gia tăng.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả của
việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất
lượng và hiệu quả giáo dục, tôi lựa chọn nội dung: “Một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh
Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo– Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh
Phúc” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông
Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đinh Thị Thanh Minh
- Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0977587585
Email:dinhthanhminh.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đinh Thị Thanh Minh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Môn GDCD
-Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh
Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh
Phúc.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Ngày 23 tháng 9 năm 2017
7. Mô tả sáng kiến:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp
năm 2013 đã khẳng định:“Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”.
Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật,
trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là cầu nối
giữa đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp
nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhằm
xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên
có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật.
Sinh thời, V.I.Lênin từng chỉ rõ:“Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta không
nên sợ phảilặp đi lặp lại… Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều
đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp
trăm lần nữa”. Điều đó có nghĩa là, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, thực hiện càng nhiều nội dung, phong
phú về hình thức, không chỉ bằng lời nói mà bằng hình ảnh minh họa, thực hiện càng
nhiều càng tốt, khi nào hoạt động tuyên truyền đến với đối tượng được tuyên truyền
biến thành hành động trong thực tế thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật mới thực sự có hiệu quả.
Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặc biệt coi trọng công tác
giáo dục pháp luật, ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh: “phải coi trọng công
tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ
thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học),
của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở
phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật”.
Mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta hiện nay là:“Đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện con
người Việt Nam mới, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một nội dung
không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học trong các nhà trường phổ
thông và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từ yêu
cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Các Nghị quyết quan
trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TƯ ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục đến
các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII đều đã thể hiện nhất quán
chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình
xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ V, khẳng định: “ Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải
thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục
pháp luậtvào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn
trọng pháp luật”.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : “Coi trọng
công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ
thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của
các đoàn thể nhân dân. Cán bộquản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải
có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình
thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật
cho nhân dân”.
“ Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nângcaotrình độ dân trí, hiểu biết pháp luật
và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây
dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luậttrong nhân dân.” (Văn kiện Đại hội Đại
biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Sự thật Hà nội - 1991)
Quyết định số 705/QĐ-TTg, (ngày 25/5/2017) về việc Ban hành chương trình
phổ biến pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 đề ra mục tiêu cụ thể để “Phấn đấu 100%
các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo
dục chính khóa và hoạt động ngoạikhóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục
công dân và môn pháp luật theo quy định”
Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp
luật cho học sinh trong các nhà trường phổ thông hiện nay là giáo dục đạo đức, lối
sống, giáo dục ý thức chấp hành qui định của pháp luật, ý thức công dân, ý thức làm
người... Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyết
của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhà
trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhà trường.
Là một giáo viên trẻ, đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân trong
nhà trường suốt hơn mười năm qua, tôi nhận thấy đạo đức, lối sống của một bộ phận
giới trẻ hiện nay đã và đang đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề bức thiết đáng quan tâm.
Đó là, lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi, lún sâu vào tệ nạn xã hội, sống ảo, sống
không có lí tưởng, sống chưa thực sự hữu ích... Điều đó cho thấy, đã đến lúc chúng ta
cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật đối với nhóm đối tượng này.
Với ý nghĩa to lớn đó, tôi tập trung nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh
nghiệm về “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng
Đạo – Huyện Tam Dương – TỉnhVĩnh Phúc”, để nâng cao hiểu biết, và ý thức chấp
hành pháp luật cho các em học sinh của trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam
Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc, trang bị cho các em những kiến thức có thể tự bảo vệ mình
đồng thời không xâm phạm tới quyền và lợi ích của người khác và của xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Qua đề tài này, tôi muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Tìm hiểu, nghiên cứu
cách thức tuyên truyền tốt nhất để học sinh nắm được vai trò của pháp luật trong cuộc
sống, đồng thời nắm được trách nhiệm pháp lí mà các em phải gánh chịu từ những
hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Thay đổi phương pháp tuyên truyền, góp phần nâng
cao hứng thú và năng lực tư duy, năng lực điều chỉnh hành vi của học sinh, góp phần
hướng các em sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Bản thân mỗi học sinh trở
thành những tuyên truyền viên đối với gia đình và những người xung quanh. Xây
dựng môi học tập, làm việc, phát triển tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần
Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Khách thể nghiên cứu: học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo
– Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp biện chứng, đặc biệt là quan
điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thống nhất giữa lí luận và
thực tiễn, lịch sử và lôgic cùng những tư liệu từ các văn kiện Đại hội Đảng, các văn
bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Những tư liệu này giúp cho tác giả có cái
nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, từ đó có kế hoạch và định hướng cho việc
nghiên cứu đề tài sáng kiến.
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh
Vĩnh Phúc
- Về thời gian nghiên cứu: năm học 2017 – 2019.
- Về khách thể nghiên cứu: nghiên cứu thực nghiệm trên 623 học sinh của
trường Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Về nội dung: Có rất nhiều phương pháp để tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật cho học sinh để đạt hiệu quả. Tuy nhiên trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm
của mình bản thân tôi chỉ đi vào nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh
Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh
Phúc.
6. Điểm mới của đề tài
- Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh Trường Trung
học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trong công tác giảng dạy, tuyên truyền và
phổ biến pháp luật cho đối tượng học sinh để xây dựng một môi trường học đường
với nhứng học sinh hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục cả về tri thức, đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ của nhà trường.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến được cấu
tạo thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tuyên truyền, phổ biến
pháp luật trong trường phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh
Vĩnh Phúc.
Chương 2. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật trong Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh
Phúc.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng
Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
NỘI DUNG
Chương 1
Cơ sở lí luận và thực tiến của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong
trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Cơ sở lí luận của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường
THPT
1.1. Một số khái niệm cơ bản về tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
1.1.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đíchđẩy thái độ, suy
nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông
tin mong muốn. Tuyên truyền là một trong 3 hình thái của công tác tư tưởng. Khái
niệm tuyên truyền là phổ biến, giải thích một học thuyết, một tư tưởng, một quan
điểm nào đó nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền truyền một thế
giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống, thông qua đó mà ảnh hưởng
tới thái độ, tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội.
Người tuyên truyền được gọi là tuyên truyền viên. Tuyên truyền viên có thể chia
làm hai loại: Tuyên truyền viên chính trị (tuyên truyền viên) và tuyên truyền viên
pháp luật.
Tuyên truyền viên là tên gọi chỉ chung về một chức danh, công việc ở Việt
Nam về những người chuyên thực hiện các hoạt động tuyên truyền các chủ trương,
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, pháp luật của Nhà
nước Việt Nam đến các đối tượng nhân dân. Trong phạm vi của nghiên cứu này tôi
tìm hiểu tuyên truyền viên với nghĩa người giáo viên làm công tác tuyên truyền pháp
luật cho học sinh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu,
dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó thì tuyên truyền thất
bại”.
Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt
(NXB Từ điển Bách Khoa - 2002) thì "Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết
đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức
nào đó" hoặc làm cho mọi người đề biết đến".
So với phổ biến thì tuyên truyền cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song
nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục
đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo
dục cụ thể.
Phổ biến theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) là làm cho đông
đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay
thông qua hình thức nào đó
Giáo dục pháp luật theo Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt "Giáo dục là quá trình hoạt
động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người
những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham
gia mọi mặt của đời sống xã hội".
So với phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội
dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục
đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo
dục cụ thể.
Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá
thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định
hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục
một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp
luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành.
Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và
được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.
Tuyên truyền pháp luật là quá trình đưa thông tin pháp luật đến với người dân.
Phổ biến pháp luật vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa nhân văn, pháp luật
ban hành phải được phổ biến công khai đến tất cả các đối tượng mới đem lại hiệu quả
cao. Giáo dục pháp luật là định hướng, trang bị những kiến thức phù hợp với đối
tượng cần giáo dục. Ngoài ra, phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyền
đạt nội dung pháp luật cho những đối tượng cụ thể để hiểu rõ các quy định của pháp
luật, từ đó thực hiện đúng pháp luật. Trong thực tiễn, thông qua các buổi tọa đàm, tập
huấn, các cuộc hội thảo có lồng ghếp phổ biến pháp luật.
1.1.2. Vị trí, vai trò của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường
THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo
dục đạo đức, lối sống, rèn luyện nề nếp, xây dựng nhân cách cho học sinh tại trường
THPT Trần Hưng Đạo. Nhằm tạo ra một lớp công dân sống và làm việc theo hiến
pháp và pháp luật.
Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện lồng ghép thông qua các
môn học hay những tiết ngoại khóa đầu năm của nhà trường, các cuộc thi, vẽ tranh
cổ động, thi tìm hiểu pháp luật, đóng kịch…. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong
nhà trường giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lối sống, nhân cách
sống cho học sinh tại trường Trần Hưng Đạo, để các em có được vốn hiểu biết pháp
luật cơ bản trước khi bước chân vào cuộc sống. Giúp các em hiểu biết pháp luật,
hình thành nên thói quen pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi
ích cơ bản của bản thân. Tạo điều kiện cho việc học tập, làm việc và phát triển bản
thân.
Trường học là môi trường lí tưởng để tuyên truyền và phổ biến pháp luật, bởi
học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo là đối tượng rất nhanh nhạy và có khả năng
nắm bắt và lan tỏa rất nhanh. Khi các em nắm được luật thì bản thân các em sẽ là
một tuyên truyền viên đến gia đình, người thân, làng xóm, bạn bè một cách nhanh
chóng, tích cực nhất giúp cho quá trình phổ biến giáo dục đối với nhân dân trở nên
đơn giản hơn. Học sinh chỉ có ý thức pháp luật khi đã nắm vững kiến thức pháp luật,
nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một yếu tố quan trọng giúp học sinh
chấp hành, tuân thủ pháp luật, có những hành vi phù hợp với qui định pháp luật.
1.1.3. Mục đích của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Từng bước hình thành tri thức pháp luật cho học sinh.
Trang bị kiến thức pháp luật cơ bản cho học sinh thông qua việc tuyên truyền,
giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa, vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Học
sinh tự hình hành thành tình cảm pháp luật, biết tự đánh giá hành vi pháp luật, có thái
độ phê phán, đấu tranh trước những hành vi vi phạm pháp luật, hình thành nên thói
quen đạo đức cho học sinh.
Hình thành niềm tin đối với pháp luật.
Học sinh chỉ thực hiện và tuân thủ tốt pháp luật khi các em tin tưởng vào nó.
Việc hình thành niềm tin pháp luật dựa vào những qui định cụ thể về những điều
được làm, những điều không được làm và trách nhiệm pháp lí cũng như việc công
dân phảo được bình đẳng trước pháp luật là rất quan trọng. Thông qua việc tuyên
truyền, phổ biến pháp luật giúp cho học sinh có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn.
Giáo dục, răn đe đối với những tư tưởng, lối sống, hành vi thiếu lành mạnh
Việc trang bị cho học sinh một khối lượng kiến thức pháp luật không đơn giản
chỉ là cung cấp kiến thức cho các em mà nó còn là công cụ hữu hiệu để các em không
vi phạm pháp luật khi mù pháp luật. Hầu hết các vụ vi phạm pháp luật tuổi thành niên
chủ yếu là do thiếu hiểu biết pháp luật và không hiểu được những trách nhiệm bản
thân phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật nên rất nhiều những vi phạm đáng tiếc sảy
ra.
1.2. Cơ sở của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh trường
THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhà nước luôn quan tâm tới việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho
mọi tầng lớp nhân dân nhất là tầng lớp học sinh, nhằm đưa những quy định của pháp
luật đi vào thực tiễn đời sống xã hội, trở thành hành vi hợp pháp cá nhân, tổ chức nói
chung và của học sinh nói riêng.
Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và thiết
thực, hiện nay, các trường học trên địa bản tỉnh đều quan tâm, chú trọng đến công tác
tuyên truyền, thường xuyên tổ chức phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức khác
nhau để đảm bảo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều
được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, ngay
từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào
nhà trường. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TU ngày
11/01/1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
V,VI,VII đều đã thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến
giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Trong Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V, khẳng định Đảng ta tiếp tục
khẳng định: “ Các cấp uỷ Đảng, cáccơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường
xuyên giải thích pháp luậttrong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật
vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng
pháp luật”.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : “Coi trọng
công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ
thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của
các đoàn thể nhân dân. Cán bộquản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải
có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình
thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật
cho nhân dân”.
“ Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây đựng và hoàn chỉnh hệ thống
pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nângcaotrình độ dân trí, hiểu biết pháp luật
và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây
dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luậttrong nhân dân.” (Văn kiện Đại hội Đại
biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Sự thật Hà nội - 1991)
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) về “về định hướng
chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và nhiệm vụ đến năm 2000” đã xác định mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện
nay là “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo
vệ tổ quốc”; “coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả nǎng tư duy sáng
tạo và nǎng lực thực hành”. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những giải pháp
được Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) đề ra là: “Tǎng cường
giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-
Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi
và với từng bậc học”.
Với quan niệm phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho
học sinh trong các nhà trường là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức công
dân, ý thức làm người, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá
các Nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp
luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo
dục pháp luật trong nhà trường.
Trên tinh thần quán triệt nghị quyết Trung ương II về “tăng cường giáo dục
công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lê nin, đưa việc
giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường, phù hợp với lứa tuổi và với từng
bậc học”, ngày 07/01/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về
việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, nhấn
mạnh tầm quan trọng của môn học pháp luật trong việc góp phần hình thành và xây
dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên- thế hệ tương lai của đất nước, của dân tộc.
Chỉ thị có đoạn
Nhận thức được vai trò của Pháp luật đối với sự phát triển chung của cộng đồng
xã hội. Ban giám hiệu trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh
Vĩnh Phúc luôn quan tâm và sát sao đến việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục Pháp
luật đến với học sinh nhằm tạo ra môi trường học tập, giáo dục lành mạnh. Xây dựng
ý thức trách nhiệm cộng đồng đối từng công dân tương lai của đất nước.
2. Cơ sở thực tiễn của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường
THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò
vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa
hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống
chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức
thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan
trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào
cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội. Đối với tổ
chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công tác giáo dục pháp luật cho đoàn
viên, thanh niên là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc
bồi dưỡng, phát triển thanh, thiếu nhi Việt Nam; góp phần thực hiện mục tiêu giáo
dục - “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mỹ và nghềnghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã
Việc thiếu hiểu biết về pháp luật, vốn sống, nhận thức về các vấn đề xã hội còn
hạn chế cộng với tâm lý hiếu thắng, bốc đồng và bối cảnh sống có nhiều cám dỗ
khiến nhiều bạn trẻ dễ bị chi phối dẫn tới hành động sai trái, vi phạm pháp luật.
Không ít bạn trẻ có tâm lý đắc thắng, cảm thấy mình dũng cảm khi dám vi phạm luật.
Các bạn ngang nhiên vượt đèn đỏ mà không ý thức được việc làm này có thể dẫn tới
tai nạn giao thông và các bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xảy ra chết người
hoặc thương tích nặng. Nhiều bạn trẻ chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực
mà không biết rằng hành động đó có thể dẫn mình tới phiên tòa và nhà giam… Thiếu
hiểu biết về pháp luật trong thanh, thiếu niên có thể coi là một nguyên nhân quan
trọng dẫn tới xu hướng người phạm tội ngày càng trẻ hóa hiện nay
Mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự tham gia nhiệt tình
của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn.
Nhiều ngành, nhiều cấp đã tổ chức nghiên cứu để tìm ra các hình thức, biện pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này, nhưng đây là một hoạt động mà kết
quả của công tác không thể xác định hay định lượng được, mà là một quá trình bền bỉ
và lâu dài để từng bước nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho các tầng lớp nhân
dân, nhất là đối với các dân tộc ít người.
Để cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về côngtác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật, cụ thể hóa trách nhiệm của các cơ quan của nhà nước và các
tổ chức, đoàn thể cũng như của nhân dân trong công tác này, nhà nước đang khển
trương tiến hành xây dựng dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật để trình Quốc hội
ban hành.
Đến nay, trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn
đến mọi tầng lớp trong xã hội vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này;
Do vậy, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông thì cần phải nghiên cứu về
các hoạt động liên quan đến công tác này, để từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường
và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh
vực thông tin và truyền thông.
Đối tượng học sinh nói chung và học sinh tại trường Trần Hưng nói riêng là lứa
tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó
được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì
không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng
trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về
mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian
phát triển của lứa tuổi. Đây là lứa tuổi dễ nảy sinh những mâu thuẫn tâm lí và dễ gây
ra những hành động nông nổi, bột phát. Nên việc giáo dục pháp luật cho các em là
vô cùng cần thiết.
Về đối tượng giáo dục pháp luật, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là thời
kỳ chuyển tiếp giữa trẻ con (học sinh trung học cơ sở) với người lớn (sinh viên). Các
em có khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực, nhạy bén và năng động trong học tập cũng
như các hoạt động giao tiếp nhưng cũng là độ tuổi phức tạp, nhạy cảm, dễ bị tổn
thương và dễ bị tác động bởi điều kiện xã hội. Đây là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy
vọng nhất của cuộc đời các em cũng như của gia đình và xã hội. Nếu được giáo dục
tốt đó sẽ là bệ phóng sản sinh những công dân đầy tự tin, có ý thức công dân đầy đủ,
có tinh thần trách nhiệm cao. Ngược lại, nếu các em mắc sai lầm trong thời kỳ này sẽ
bị tổn thương lớn về tâm hồn, lệch lạc về nhận thức và hành vi. Do vậy, muốn đạt
được chất lượng giáo dục pháp luật cao, chủ thể giáo dục pháp luật phải nghiên cứu
và nắm chắc đối tượng giáo dục của mình, phải thiết kế và thực hiện những tác động
sư phạm phù hợp, xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục
khoa học.
Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
trong Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam
Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
1. 1. Đặc điểm tình hình về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luậtcủa Trường THPT Trần Hưng Đạo– Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc;
những thuận lợi và khó khăn của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật cho học sinh.
Trường THPT Trần Hưng Đạo là một trường đi lên từ trường bán công cũ, nên
chất lượng học sinh cũng như ý thức tổ chức kỉ luật đầu vào của các em chưa cao.
Đối tượng học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo là con em đồng bào dân tộc
thuộc 13 xã và thị trấn trên toàn huyện, đa phần các em đều đều là con em nông thôn,
chăm chỉ, chịu khó, có ý thức song cũng không ít em còn ham chơi, nghịch ngợm,
chưa chú ý học tập.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh ở nhà
trường trong những năm gần đây được lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, vì trường
học là nơi quản lý trực tiếp học sinh đồng thời cũng là nơi giáo dục toàn diện cho
người học về đạo đức, lối sống và nhân cách. Dưới sự lãnh chỉ đạo đúng đắn của Chi
bộ, Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm thích đáng của các tổ chức Công đoàn,
Đoàn thanh niên của các thầy giáo, cô giáo về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật cho học sinh, chắc chắn đem lại hiệu quả. Thực tế cho thấy, làm tốt
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học sẽ tạo ra một sân
chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút được đông đảo học sinh tham gia.
Trên cơ sở đó, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo trực tiếp đến tổ chuyên
môn, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm tổ chức tích hợp, lồng
ghép công tuyên truyền, tác phổ biến, giáo dục pháp luật qua các môn học chính
khóa, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa nên đã đem lại nhiều
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa được đa dạng, phong
phú…. Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật cho các em. Vì vậy, nhà trường cần phải đa dạng hóa các phương pháp,
đa dạng về hình thức tổ chức, nội dung phong phú phù hợp với thực tiễn cho học
sinh hiện nay của nhà trường.
1.2. Thuận lợi
Luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm về công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật cho học sinh và xác định đây là một nhiệm vụ giáo dục quan trọng
góp phần vào giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường.
Là trường có điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ và phục vụ tốt cho tổ chức hoạt
động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: tivi, máy chiếu, âm ly, loa, đài,
sân khấu …
Đội ngũ giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình và tích cực tham gia các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh.
Đoàn thanh niên luôn năng nổ, nhiệt tình, giúp đỡ trong quá trình thực hiện các
buổi ngoại khóa, tuyên truyền phổ biến pháp luật.
Học sinh ham học hỏi và có ý thức trau dồi kiến thức, ngoan ngoãn, luôn phát
huy vai trò tự học tự sáng tạo.
Nhà trường luôn tíchcực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật do sở giáo
dục đào tạo tổ chức.
Thư viện nhà trường có đầy đủ các loại sách về pháp luật.
Các giáo viên được giao nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục được đi tập
huấn bài bản và thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ pháp luật, có
những hình thức tuyên truyền phù hợp, tạo hứng thú trong học sinh.
Các buổi tuyên truyền được tổ chức dưới dạng các cuộc thi viết bài, rung
chuông vàng, đóng kịch, vẽ tranh, xem tư liệu nên không có sự nhàm chán.
Phụ huynh luôn quan tâm, tin tưởng, ủng hộ đối với các hoạt động tuyên truyền,
phổ biến pháp luật của nhà trường.
1.3. Khó khăn
Trong công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm còn coi nhẹ công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh.
Học sinh cònngại khi tham gia hoạt độngngoại khóa, tâm lý e dè trong giao tiếp
và phản hồi. Chưa chủ động trong tìm hiểu và tham gia các hoạt động ngoại khóa,
tuyên truyền.
Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn do đó bố mẹ phải đi làm ăn xa,
nên hầu như không quan tâm được đến đời sống hàng ngày cũng như việc thực hiện
nền nếp của con em mình ở trường và phó mặc cho nhà trường.
Đội ngũ tuyên truyền viên về côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật là làm công
tác kiêm nhiệm nên kiến thức pháp luật, khả năng và kỹ năng tuyên truyền còn hạn
chế, nội dung còn chưa có trọng tâm trọng điểm, chưa sát thực với học sinh nên chưa
thực sự quấn hút được học sinh tham gia.
2. Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho
học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh
Phúc.
Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã chú ý cải tiến về nội dung và
hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em nhằm nâng
cao hiệu qủa của hoạt động giáo dục pháp luật và thu hút sự tham gia của học sinh.
Song những cải tiến đó chỉ mang nặng tính hình thức, lý thuyết chưa sát thực với hoạt
động thực tiễn. Nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa
dạng. Vì vậy dễ gây sự nhàm chán, tạo bầu không khí uể oải trong hoạt động tổ chức
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh.
Không chỉ học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo, mà các trường phổ thông
trên phạm vi toàn quốc do học sinh thiếu hiểu biết về pháp luật, nên các em có những
hành vi lệch chuẩn đạo đức, lối sống vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, với
những biểu hiện rất đa dạng khiến người lớn không khỏi giật mình như: gặp người
lớn không chào hỏi, có lời lẽ xúc phạm thầy cô giáo, xúc phạm đến danh dự, nhân
phẩm của các bạn; đánh nhau với bạn bè, quan hệ bạn khác giới đi qua giới hạn....
Một bộ phận giới trẻ tự thành lập cho mình những nhóm bạn mang tính chất côn đồ,
xã hội đen….
Trên 90% học sinh nhà trường là con em nông thôn, cha mẹ chủ yếu làm thuê
tự do hay đi làm công nhân trong các nhà máy. Chính vì vậy, mọi công việc của các
em hầu như không được gia đình quan tâm chỉ bảo đến nơi đến chốn, do đó các em
thích làm gì thì làm gì thì làm.
Trong học tập, cũng như thực hiện nề nếp nội quy nhà trường, hay trong cuộc
sống hàng ngày tại nhà trường các em chưa biết cách tổ chức học tập sao cho hiệu
quả; chưa thực hiện đúng những yêu cầu về nội quy trường lớp và thời gian biểu của
nhà trường theo quy định, vẫn có hiện tượng trong quan hệ bạn bè cư xử cục cằn, thô
lỗ để xảy ra mâu thuẫn, mất đoàn kết …
Để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh, thì thầy cô giáo
đang đứng trên bục giảng, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục
công dân trong nhà trường, bên cạnh những kiến thức học đường, cần nắm bắt, hiểu
biết và vận dụng được kiến thức về pháp luật để hiểu được phần nào được tâm tư,
nguyện vọng, sự phát triền tâm sinh lý của mỗi cá nhân học sinh. Từ đó mới có thể
giúp học sinh hiểu được ở lứa tuổi mình, những điều mình nên làm, những điều mình
không nên làm. Nắm bắt kịp thời những biểu hiện bất thường của các em, để nhà
trường và gia đình thông tin cho nhau biết, có biện pháp ngăn chặn những hành vi
nông nổi của các em. Lứa tuổi học trò, nhất là lứa tuổi vị thành niên thì nhà trường,
gia đình cần phải hiểu rằng các em đang ở lứa tuổi muốn khẳng định mình những suy
nghĩ, biểu hiện và hành động chưa thực sự đúng đắn và không làm chủ được bản
thân. Do đó các thầy cô giáo, gia đình cần nắm vững đặc điểm tâm lý này để có biện
pháp giáo dục phù hợp. Chúng ta cần giáo dục cho các em và trang bị cho các em
hiểu biết về pháp luật, những quy định của pháp luật, những biểu hiện, hành vi vi
phạm pháp luật mà các em không được làm có như vậy các em mới thực sự trở thành
con ngoan, trò giỏi, thành người có ích cho xã hội.
* Nguyên nhân thực trạng:
- Việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cụ
thể, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường; nội dung các hoạt động giáo
dục pháp luật thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục pháp luật
chưa được tốt, cán bộ và học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương
pháp trong việc rèn luyện bản thân; vai trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối
hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ,
qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; chưa xây dựng
được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của trường, ít quan tâm
và đầu tư công sức vào công tác giáo dục pháp luật; ý thức thực hiện pháp luật của
cán bộ và của học sinh chưa cao.
- Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của nhà trường làm công tác kiêm nhiệm
nên đôi lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền cũng như việc tham gia
các buổi, đợt triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, thiếu
đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao.
- Việc triển khai, quán triệt các văn bản luật mới ban hành cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường đôi khi còn chậm.
- Việc tổ chức tập huấn các lớp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập qua các đợt triển khai hội nghị
phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện và các địa phương tổ chức chưa được thường
xuyên.
- Công tác phối hợp với các ngành như: Công an huyện Tam Dương, Công an
Thị trấn Hợp Hòa, Công an các xã trên địa bàn huyện Tam Dương và Phòng Tư
pháp huyện Tam Dương chưa thực sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tủ sách pháp luật nhà trường đã được xây dựng nhưng hiệu quả khai thác và
sử dụng còn thấp, số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia mượn
đọc, nghiên cứu sách báo pháp luật còn quá ít.
- Kinh phí đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn quá hạn chế.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng
Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc.
Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường
THPT Trần Hưng Đạo thực hiện có hiệu quả, giúp các em nắm được những kiến thức
pháp luật mà Nhà nước quy định, những qui định của ngành Giáo dục, cũng như
những biểu hiện, hành vi học sinh không được làm... để góp phần nâng cao chất
lượng Giáo dục và Đào tạo đối với Trường THPT Trần Hưng Đạo, đòi hỏi phải tiến
hành bằng nhiều nội dung giải pháp, từ nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo, thay đổi tư duy,
phương pháp giáo dục...
Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số giải pháp cơ
bản để đem lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho
học sinh nhà trường.
Giải pháp 1:Xác địnhrõ vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường để nâng cao nhận thức và ý thức
chấp hành nghiêm những quyđịnhcủa pháp luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật,
tiếp tục quán triệt Chỉ thị 32 - CT/TW (ngày 09 tháng 12 năm 2013) của Ban Bí thư
về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân và Nghị quyết số
40/2000/QH X (ngày 09 tháng 12 năm 2000) của Quốc hội về đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình
giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT (ngày
05/5/2006), trong đó có Chương trình môn Giáo dục công dân được xây dựng liên
hoàn từ lớp 1 đến lớp 12. Triển khai đến cán bộ, giáo viên, học sinh các văn bản chỉ
đạo của Đảng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận
thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trong nhà trường. Tăng cường chỉ đạo bồidưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp
luật là giáo viện của nhà trường.
Xác định rõ cùng với tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật là một
giai đoạn của quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, là một mắt xích
quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là cầu
nối để chuyển tải và đưa pháp luật vào cuộc sống, qua đó đưa cuộc sống vào pháp
luật. Giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là một bộ phận của
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa là một bộ phận của công tác
giáo dục và đào tạo. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của giáo dục pháp
luật, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục
pháp luật vào nhà trường, được thể chế bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Bám
sát chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục pháp luật
chính thức được đưa vào nhà trường từ năm học 1987 - 1988. Đến nay, công tác này
đã đạt được những kết quả nhất định, trở thành nội dung giáo dục văn hóa không thể
thiếu trong việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo
dục và Đào tạo; đóng vai trò then chốt trong giáo dục phẩm chất đạo đức nhân văn, ý
thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tạo lập, nâng cao trình độ văn hóa pháp luật
của thế hệ trẻ - thế hệ tương lại của đất nước.
Giải pháp 2:Đổi mới về hình thức, phương pháp trong công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Lâu nay công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở Trường THPT
Trần hưng Đạo chủ yếu là mở các hội nghị, lớp tập huấn, thông qua các cuộc họp cơ
quan, các buổi hoạt động ngoại khóa về tuyên truyền, phổ biến pháp luật…. Nhưng
nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến giáo dục chưa đa dạng, phong phú,
chưa thực sự thu hút học sinh nên còn tạo sự nhàm chán cho các em tham gia. Nhận
thức được vấn đầ đó nhà trường đã phối hợp chặt chẽ giữa với: Phòng Tư pháp Tam
Dương, Công an huyện Tam Dương, phòng Văn hoá, Đài phát thanh truyền hình
huyện Tam Dương để xây dựng thành những chuyên mục về hỏi đáp, tư vấn pháp
luật: nhằm mục đích chuyển tải kịp thời những nội dung chuyên đề về pháp luật, lồng
ghép việc phổ biến giáo dục pháp luật trong các hội thảo, hội nghị, cuộc họp, bài nói
chuyện, các buổi sinh hoạt ngoại khóa ….cho mọi đối tượng, cụ thể là cán bộ, giáo
viên và học sinh.
Biên tập những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật về của Luật Tố
tụng Hình sự; Luật Tố tụng Dân sự; Luật hình sự; Luật giáo dục; Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em; Luật hôn nhân và gia đình; Luật giao thông đường bộ; Luật
phòng chống bạo lực gia đình; Pháp luật về phòng chống ma túy; phòng chống
HIV/AIDS thật ngắn gọn dễ hiểu để cung cấp thông tin cho cán bộ và học sinh. Các
hình thức tổ chức được đa dạng hóa như: Nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp
luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, thi kể chuyện về pháp luật, đóng
kịch đã thu hút học sinh tham gia trong nhà trường.
Hình ảnh: Học sinh tham gia dóng kịch trong buổi ngoại khóa tuyên truyền pháp luật về an
toàn giao thông.
Giải pháp 3: Thiết kế các chủ đề giáo dục về công tác tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
Thiết kế các chủ đề giáo dục về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật trong nhà trường về bản chất là dạy học các chủ đề pháp luật trong chương trình
môn giáo dục công dân chính khóa, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục pháp luật
vào nội dung của các môn học, của hoạt động giáo dục ngoại khóa, hoạt động ngoài
giờ lên lớp cho học sinh trong nhà trường.
Luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục của
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đa dạng hóa các loại hình hoạt
động, các hình thức tổ chức hoạt động để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt
động giáo dục pháp luật. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh
trong các trường phổ thông, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội
dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Các
hoạt động được thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động phù hợp với lứa tuổi học
sinh phổ thông như: hoạt động sân khấu hóa, thi tìm hiểu về pháp luật, đóng kịch, thi
tuyên truyền viên giỏi trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật….
Hình ảnh: Học sinh tham gia dóng kịch trong buổi ngoại khóa tuyên truyền pháp luật về an
toàn giao thông.
Việc thiết kế các chủ đề giáo dục về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh của nhà trường được thực hiện qua
các bước sau:
+ Căn cứ vào kế hoạch, phân phối thời gian tổ chức về công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, người thiết kế phân tích các nội dung
và hình thức hoạt động của từng chủ đề thuộc chương trình để xác định thiết kế được
các chủ đề giáo dục về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chủ đề, chủ
điểm như: tháng 9 tổ chức về “An toàn giao thông”
Hình ảnh: Công an giao thông tỉnh Vĩnh Phúc đang phổ biến pháp luật đến giáo viên và học
sinh trường THPT Trần Hưng Đạo.
Ngày 09 tháng 11 là ngày pháp luật tổ chưc thi “Tìm hiểu về Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; (1/12) là “Ngày thế giới phòng chống AIDS”
thi tìm hiểu về cách phòng chống HIV/AIDS...
Hình ảnh: học sinh tham gia thi tìm hiểu về cách phòng chống HIV/AIDS
Nội dung thiết kế chủ đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực
hiện cần:
+ Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục pháp luật.
+ Xác định thông điệp chính của chủ đề.
+ Xác định các tài liệu và phương tiện cần thực hiện.
+ Hướng dẫn tổ chức hoạt động thực hiện chủ đề.
Giải pháp 4: Tăng cường việc bồi dưỡng kiến thức pháp luậtcho cán bộ
quản lý, giáoviên dạymôn giáodục công dân và báocáo viên, cán bộ phụ trách
công tác tuyên truyền, phổ biến giáodụcpháp luậtcủa nhà trường.
Thực tế cho thấy, hiện nay ở Trường THPT Trần Hưng Đạo, giáo viên giảng
dạy môn môn Giáo dục công dân ở trường chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến
thức pháp luật, những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
hiện nay là làm công tác kiêm nhiệm. Kiến thức pháp luật của họ chủ yếu là tự tìm
hiểu. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau nên việc cập nhật những thông tin
pháp luật, điều kiện để tiếp xúc với sáchbáo pháp luật cònnhiều hạn chế. Trong khi
đó, do nhận thức không đúng mức của một số người làm công tác phổ biến pháp
luật, coi công tác phổ biến pháp luật chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành tư pháp. Dẫn
đến tình trạng coi thường về dạy và học môn pháp luật, nhiều khi giáo viên dạy còn
qua loa đại khái, thiếu nhiệt tình, thiếu sáng tạo trong việc dạy học, còn học sinh thì
học một các miễn cưỡng, gò ép, dẫn đến buổi học tập pháp luật thường trở nên khô
khan, tẻ nhạt. Do đó việc bồidưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý, giáo
viên dạy môn giáo dục công dân và báo cáo viên, cán bộ phụ trách công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà trường là hết sức cấn thiết và để đội
ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác báo cáo viên về phổ biến giáo dục pháp luật đạt
hiệu quả cao.
Ngoài ra cán bộ giáo viên phải tự bồidưỡng để nâng cao về kiến thức pháp
luật cho mình thông qua sách, báo, Internet …
Kết hợp giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khoá với việc tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khoá, chương
trình hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường . Từng bước hình thành và nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ giáo viên và học sinh.
Một số hình ảnh hoạt động khác của học sinh
Giải pháp 5:Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp
luậttrong nhà trường.
Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhà trường chúng ta cần:
- Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Quán triệt quan
điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho công dân trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.
+ Tạo cơ chế phối hợp giữa ngành công an, ngành tư pháp địa phương với nhà
trường, cha mẹ học sinh và các ngành có liên quan trong giáo dục ý thức pháp luật
cho học sinh.
Hình ảnh: Công an giao thông huyện Tam Dương tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học
sinh dịp đầu năm học.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên dạy giáo dục công dân tham gia đầy đủ các lớp
tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ về
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây chính là những nhân tố quan trọng,
quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trong nhà trường hiện nay.
Hình ảnh: Cán bộ và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân được tham gia tập huấn về
an toàn giao thông.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật trong trường học.
+ Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa chuyên môn và các đoàn thể (như Công
đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức; lồng ghép các hoạt
động nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh.
- Đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo tính tích
cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như:
hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc tuyền tải thông
tin, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành....Qua đó,
hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật,
sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật trong học sinh.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, triển
khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế như
mạng internet. Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức
tuyên truyền miệng tới tận học sinh các lớp như trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp
thắc mắc nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật.
- Lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với
từng đối tượng từng học sinh để giáo dục có hiệu quả.
- Về phía Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc giảng
dạy chính khoá cũng như hoạt động ngoại khoá về giáo dục pháp luật.
+ Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường theo hướng nâng
cao tính chủ động, tích cực của học sinh và tính thực tiễn trong bài giảng của giảng
viên.
+ Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh vào các
môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá trong chương trình giáo dục.
+ Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, là cái nôi, là môi
trường tốt nhất cho học sinh rèn luyện mình; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật từ
giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức
đoàn thể, cha mẹ học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh về môi trường học tập của học sinh trường tôi:
Hình ảnh: không gian lớp học của học sinh trường Trần Hưng đạo
Hình ảnh: Nhận quà từ ông già noel
Hình ảnh: trò chơi cùng chiếc mo cau
Kiểm tra thường xuyên cũng như định kỳ công tác giáo dục pháp luật:
– Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng tiêu chí đánh giá công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học, đánh giá công tác quản lý giáo
dục của đơn vị đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua của giáo viên đứng lớp, tổ chức
đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm lớp.
Hình ảnh: Thầy Trần Thanh Tùng đang triển khai mô hình “4 an toàn” về an toàn giao
thông (2019)
Giải pháp 6: Tăng cường bồi dưỡng năng lựccho các chủ thể tham gia
tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp luậtvà đồng thời tăng cường tổ chức hoạt
động tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp luậttrong nhà trường hiện nay.
Nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao là yếu tố cốt lõi, là
yếu tố quyết định để đi đến thành công của bất kì hoạt động nào. Bởi vậy, việc xây
dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chất và năng lực tham gia tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng trong nhà
trường hiện nay. Với đặc trưng riêng, người thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học
sinh cần có một số phẩm chất, am hiểu về kiến thức pháp luật và khả năng tổ chức
hoạt động tốt. Chính vì vậy nhà trường cần lựa chọn người có đủ phẩm chất tối thiểu
để phụ trách mảng hoạt động này của trường. Người thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật cho học sinh ở cấp trường hay ở lớp, người đó có thể là cán bộ quản lý, giáo viên
bộ môn, giáo viên chủ nhiệm hoặc học sinh đều cần có một số tiêu chuẩn sau:
+ Năng lực tổ chức.
+ Khả năng diễn đạt tốt.
+ Yêu thích hoạt động.
+ Tâm huyết, yêu quí học sinh, khoan dung, hòa đồng, thân thiện.
+ Thói quen làm việc trách nhiệm.
+ Có sức khoẻ tốt.
+ Am hiểu về pháp luật.
+ Sáng tạo và đổi mới.
Trong năm học 2019 – 2020 này, Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho tôi là giáo
viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD lớp 11, lớp 12 và phụ trách công tác tuyên
truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; giao công việc cho Đoàn
Thanh niên, phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chuyên môn tổ chức các
hoạt động theo chủ đề hàng tháng, hàng tuần.
Ngoài ra để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho công việc, hiệu trưởng tổ chức bồi
dưỡng thường xuyên cho cán bộ cốt cán về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật và tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh để các em
cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
tổ chức và qua đó chính các em được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình,
đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đồng thời cử cán bộ cốt cán tham gia tập
huấn chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh
Phúc tổ chức.
Hình ảnh: giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo tập huấn phổ biến, tuyên truyền pháp
luật về an toàn giáo thông và LXAT.( 2019)
Về hình thức tổ chức tập huấn, lãnh đạo nhà trường chọn người có năng lực
phổ biến cho các giáo viên, học sinh có tiềm năng, sau đó giáo viên chủ nhiệm, cán
bộ lớp, cán bộ Đoàn lại tiếp tục nhân lên cho các em học sinh.
Để tạo động lực làm việc cho đội ngũ này, ngoài phân công công việc cụ thể
giao trách nhiệm cho các thành viên, cũng cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời
đối với họ.
Giải pháp 7:Tăng cường đầu tư cho tủ sách pháp luậtcủa nhà trường.
Hiện nay, trong nhà trường đã có tủ sáchpháp luật nhưng nhìn lại tủ sáchnày
còn nghèo nàn về các loại sách báo pháp luật, tài liệu pháp luật thiếu đồng bộ và nhất
là việc tổ chức khai thác sử dụng còn hạn chế, đối tượng phục vụ chủ yếu của tủ sách
pháp luật hiện nay là cán bộ quản lý. Còn cán bộ giáo viên và học sinh ít biết đến tủ
sách này. Vì nhiều lí do, trong đó lí do chính là ngại đến thư viện mượn đọc và tham
khảo về pháp luật, kiến thức pháp luật cònkhô khan….
Hình ảnh: Sách pháp luật trong thư viện còn hạn chế
Vì thế việc đầu tư mua sắm thêm sách, báo về pháp luật là một việc làm cần
thiết. Nhà trường đã đầu tư tủ sách pháp luật có qui mô để cán bộ giáo viên thuận tiện
trong việc đến đọc, tham khảo về các loại sách, báo, tài liệu về tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật. Và quy định cụ thể ngày lên đọc và tìm hiểu pháp luật, đây
cũng là tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh để nâng cao hiểu biết kiến
thức về pháp luật cho cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường.
Giải pháp 8:Phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minhnhững học sinhcó
biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quynhà trường.
Để hạn chế tối đa những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy nhà
trường, nhà trường đã tổ chức xây dựng các hòm thư góp ý: để các hòm thư tố giác
học sinh tại các nhà lớp học; cho học sinh viết “Điều em muốn nói” với giáo viên chủ
nhiệm, để các em mạnh dạn góp ý kiến về những việc làm chưa tốt, chưa đúng đối
với các bạn của mình. Nếu có học sinh vi phạm nội qui nhà trường sẽ có biện pháp
giải quyết kịp thời. Đối với những trường hợp học sinh cá biệt, có dấu hiệu vi phạm
pháp luật, nhà trường có biện pháp phối kết hợp với Công an huyện Tam Dương, cha
mẹ học sinh để có biện pháp xử lý một kịp thời và triệt để nhằm giáo dục, răn đe,
chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật. Để pháp luật thực sự đi vào đời sống và
mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật.
KẾT LUẬN
Sáng kiên kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng
Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc” là sự đúc rút kinh nghiệm từ trong quá
trình trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cũng như nhiệm vụ được phân
công của nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho
học sinh của bản thân. Tôi đã áp dụng sáng kiến này vào việc tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật cho học sinh trong phạm vi nhà trường. Tôi nhận thấy các em có
những chuyển biến tích cực trong sự nhận thức, trong kĩ năng và thái độ, có được sự
thống nhất giữa ý thức và hành vi, có sự hiểu biết về pháp luật trong một số lĩnh vực
của đời sống xã hội. Do yêu cầu của môn học Giáo dục công dân là phải đạt được
mục tiêu giáo dục đề ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, nên việc truyền đạt pháp luật
đến các em đòi hỏi bản thân người dạy và người học phải có sự đổi mới tích cực về
phương pháp và cách học, cách tiếp cận. Học sinh cũng phải đáp ứng được yêu cầu
của giáo viên trong việc tích cực tìm hiểu và thực hiện pháp luật trong cuộc sống phù
hợp với bản thân.
Muốn giáo dục về pháp luật cho học sinh trong nhà trường cần có nhiều biện
pháp đổi mới, vận dụng sáng tạo và linh hoạt. Những giải pháp mà sáng kiến này nêu
ra hy vọng góp một tiếng nói hữu ích cho người làm công tác tuyên truyền, phổ viến,
giáo dục pháp luật trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Tuy nhiên vì thời gian
và kinh nghiệm còn hạn chế, rất mong đồng nghiệp góp ý, bổ sung để sáng kiến hoàn
chỉnh hơn.
8. Những thông tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên cần đưa ra các phương pháp tuyên truyền, phổ biến phù hợp với
năng lực và trình độ nhận thức của học sinh.
- Việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải được Ban giám hiệu và
các đoàn thể hưởng ứng và tạo điều kiện để thực hiện.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cùng các phương tiện phải được chú trọng đầu tư.
10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Khi người tuyên truyền trở thành chuyên gia, có thể trả lời được những thắc mắc
về kiến thức pháp luật cho học sinh. Giáo viên chúng tôi đã làm cho học sinh tin
tưởng và có những phản hồi tích cực. Hầu hết học sinh nắm được cơ bản các loại vi
phạm pháp luật, có năng lực sống và làm việc theo Hiến pháp và Luật. Số liệu từ
công an Tỉnh Vĩnh Phúc và công an huyện Tam Dương, trong 3 năm liên tiếp từ năm
2017-2018-2019 trường THPT Trần Hưng Đạo không có học sinh vi phạm pháp luật.
Có thể nói đây là kết quả đáng mừng từ công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật.
Cách làm sáng tạo, đồng bộ, đúng cách và kịp thời đã mang lại hiệu quả trong thực
tế.
10.1.Đánhgiá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả:
Hiệu quả của sáng kiếnkinh nghiệm.
Qua thực tế trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 10, 12 và qua
quá trình thực hiện công tuyên truyền, tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh
trong nhà Trường THPT Trần Hưng Đạo, tôi đã áp dụng một số giải pháp nêu trên và
tôi thấy đạt kết quả cao. Đặc biệt trong năm học 2018 – 2019 và thời điểm hiện tại
của năm học 2019 - 2020 này kết quả được thể hiện rất rõ như sau:
Trước đây, sau khi tổ chức các tiết dạy về chủ đề pháp luật trong chương trình
chính khóa môn Giáo dục công dân, hay các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật cho học sinh tôi thấy kết quả chưa đạt được như mong muốn. Tôi có phỏng
vấn nhanh học sinh sau mỗi buổi hoạt động thì thấy học sinh chưa thật sự yêu thích.
Thậm chí có những em còn không thích tham gia, không hiểu và nắm được các quyền
và nghĩa vụ của bản thân. Và có em khi tham gia vào hoạt động nhưng khi giáo viên
hỏi thì không nhớ được các hoạt động vừa tổ chức là gì cũng có nghĩa rằng các em
không tập trung trong buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ấy. Những câu
trả lời đó của học sinh khiến cho tôi rất trăn trở, băn khoăn và luôn nghĩ mình cần
phải làm gì để thu hút các em.
Bảng kết quả trước khi áp dụng những giải pháp trên:
Mức độ hứng thú Thích Bình thường Không thích
Tỉ lệ học sinh 40% 40% 20%
Lí do
Bổ ích, được trau
dồi kiến thức,
học hỏi được
nhiều điều hay…
Nếu tổ chức thì
được ở lại chơi,
nếu không tổ
chức thì được về
sớm
Mất thời gian
Nhưng khi áp dụng những giải pháp trên, sau các tiết dạy, buổi tuyên truyền
pháp luật, tôi có phát phiếu trắc nghiệm để tìm hiểu. Kết quả thu được như sau:
Bảng kết quả sau khi áp dụng những giải pháp trên:
Mức độ hứng thú Thích Bình thường Không thích
Tỉ lệ học sinh 95% 5% 0%
Như vậy, với việc tổ chức đa dạng các hoạt động, không chỉ chất lượng của buổi
tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng cao mà còn khơi dạy niềm yêu
thích của các em, giúp các em hiểu biết pháp luật để thực hiện tốt pháp luật, hình
thành niềm tin vào pháp luật, hình thói thói quen tuân thủ pháp luật...
Trong năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019 vá 2019 - 2020 tôi đã phối hớp với
Đoàn thanh niên, nhà trường tổ chức được 03 buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật
trong mỗi năm: Luật giao thông đường bộ; phòng, chống tai tệ nạn xã hội; Chăm sóc
và bảo vệ trẻ em, Phòng chống ma tuý; phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và các văn
bản có tính quy phạm pháp luật của ngành giáo dục và đào tạo, công an và địa
phương liên quan đến giáo dục thu hút được hơn 2000 lượt học sinh tham gia.
Tổ chức thực hiện chuyên đề: “ Phòng, chống tội phạm trong học đường” cho
học sinh nhà trường bằng hình thức sân khấu hóa…
Như vậy với các giải pháp và nội dung, hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật tôi đã áp dụng đã thu hút và tạo được hứng thú cho học sinh
tham gia một cách tích cực và kết quả cụ thể như sau:
100% học sinh nhà trường được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật
giúp các em có kiến thức về pháp luật để các em tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của mình, người thân, cộng đồng; tham gia tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người
thân, bạn bè, hàng xóm thực hiện đúng pháp luật; phòng, chống vi phạm pháp luật.
Trong năm học 2018 – 2019 và tính đến thời điểm hiện tại năm học 2019 – 2020
này, 100% học sinh nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, của
ngành, nội quy nhà trường, sống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập,
lao động và rèn luyện tu dưỡng đạo đức; không có học sinh vi phạm pháp luật, không
có hiện tượng học sinh đánh nhau, kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ
chức:
- Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả
cao trong giờ ngoại khóa về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh.
- Giúp học sinh ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Làm cho mỗi học sinh trở thành một tuyên truyền viên gương mẫu, giúp cho
quá trình làm cho pháp luật đi vào đời sống nhân dân một cách tự nhiên và hiệu quả
nhất.
11. Danh sáchnhững cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT
Tên tổ
chức/cá
nhân
Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1 Đinh Thị
Thanh
Minh
Trường THPT Trần
Hưng Đạo – Tam
Dương – Vĩnh Phúc
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật
cho học sinh trường THPT Trần
Hưng Đạo
Tam Dương, ngày.....tháng......năm 2020
Thủ trưởng đơn vị/
(Ký tên, đóng dấu)
Tam Dương , ngày 22 tháng 02 năm 2020
Tác giả sáng kiến
(Ký, ghi rõ họ tên)
Đinh Thị Thanh Minh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia
Hà nội, năm 2011
2. Tập bài giảng lớp “ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và công tác pháp chế nghành
giáo dục”
3. Quyết định số 1928 QT-TTg ngày 20/1/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt đề án “ nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục trong nhà trường phổ
thông”
4.Chỉ thị 45/2007CT- BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo về “công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật nghành giáo dục”
5. Kế hoạch số 143/KH- BGDĐT ngày 29/3/2011 của BGDĐT về “ công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật năm 2011 của nghành giáo dục”
6. Chỉ thị số 32-CT/TW NGÀY 9/12/2003 của Ban bí thư trung ươngĐảng về việc
tăng cường chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý
thức của cán bộ, nhân dân.
7. Quyết định số 705/QĐ-TTg, ( ngày 25/5/2017) về việc Ban hành chương trình phổ
biến pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 đề ra mục tiêu cụ thể để “Phấn đấu 100% các
nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục
chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạymôn giáo dục công
dân và môn pháp luật theo quy định”
Tam dương, ngày tháng năm 2020
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Tam dương, ngày 22 tháng 2 năm 2020
Người viết
Đinh Thị Thanh Minh
40

Contenu connexe

Similaire à Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh

Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồBáo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...hieu anh
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxHoaMai738887
 

Similaire à Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh (20)

Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú NhuậnĐề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên ở quận Phú Nhuận
 
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viênLuận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
Luận văn: Đổi mới công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên
 
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.docThực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc
Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bỡnh Định hiện nay.doc
 
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luậtTiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
Tiểu luận pháp luật đại cương về giáo dục pháp luật
 
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân yLuận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y
Luận văn: Quản lí giáo dục pháp luật ở Trường Trung cấp Quân y
 
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân HồBáo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
Báo cáo thực tập tại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Vân Hồ
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình ĐịnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
 
Cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.docx
Cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.docxCơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.docx
Cơ sở lý luận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.docx
 
Giáo Dục Pháp Luật Từ Thực Tiễn Tỉnh Cà Mau.
Giáo Dục Pháp Luật Từ Thực Tiễn Tỉnh Cà Mau.Giáo Dục Pháp Luật Từ Thực Tiễn Tỉnh Cà Mau.
Giáo Dục Pháp Luật Từ Thực Tiễn Tỉnh Cà Mau.
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành p...
 
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn TâyTuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại Thị xã Sơn Tây
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà NẵngLuận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Giáo dục pháp luật đối với thanh niên tại Tp Đà Nẵng
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
 
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
Luận Văn Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung...
 
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docxPL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
PL Giáo-dục-pháp-luật-đối-với-thanh-niên-từ-thực-tiễn-Thành-Phố-Đà-Nẵng.docx
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, HAY, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, HAY, 9đLuận văn: Giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, HAY, 9đ
Luận văn: Giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Cà Mau, HAY, 9đ
 
Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông.Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
Giáo Dục Pháp Luật Cho Học Sinh Trung Học Phổ Thông.
 
Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.docx
Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.docxCơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.docx
Cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên.docx
 
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
Truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật từ thực tiễn Thị xã Sơn Tây, Thành ...
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Học Viên Khoa Học Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Học Viên Khoa Học Xã Hội.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Học Viên Khoa Học Xã Hội.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Học Viên Khoa Học Xã Hội.
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

Plus de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Dernier

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 

Dernier (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

Đề tài: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh

  • 1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh THPT có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết số 29/NQ-TW thì giáo dục pháp luật với vị trí là một bộ phận của giáo dục đào tạo cần phải được đổi mới nội dung, chương trình phù hợp để thực hiện được mục tiêu làm cho giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện. Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, tiếp tục triển khai Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” và Quyết định 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đến năm 2021 nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sốngvà làm việc theo pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học trong nhà trường. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, góp phần bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được thông tin về pháp luật của công dân. Mặc dù công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đến nay đã đạt được nhiều chuyển biến xong vẫn chưa đồng bộ, đôi khi còn làm theo kiểu chống đối nên kết quả chưa cao. Thậm chí hiện nay, hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả của việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tôi lựa chọn nội dung: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh
  • 2. Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo– Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Đinh Thị Thanh Minh - Địa chỉ: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0977587585 Email:dinhthanhminh.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đinh Thị Thanh Minh 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: - Môn GDCD -Trong phạm vi đề tài này, tôi thực hiện nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 23 tháng 9 năm 2017 7. Mô tả sáng kiến: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định:“Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật”. Nhiệm vụ đầu tiên là phải ban hành pháp luật, tiếp đến là tổ chức thực hiện pháp luật, trong đó, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được xem là cầu nối giữa đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân. Mục đích của nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhằm xây dựng ý thức pháp luật, làm cho nhân dân, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên có lòng tin vào pháp luật, có thói quen, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật. Sinh thời, V.I.Lênin từng chỉ rõ:“Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phảilặp đi lặp lại… Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp
  • 3. trăm lần nữa”. Điều đó có nghĩa là, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, thực hiện càng nhiều nội dung, phong phú về hình thức, không chỉ bằng lời nói mà bằng hình ảnh minh họa, thực hiện càng nhiều càng tốt, khi nào hoạt động tuyên truyền đến với đối tượng được tuyên truyền biến thành hành động trong thực tế thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới thực sự có hiệu quả. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đặc biệt coi trọng công tác giáo dục pháp luật, ngay từ Đại hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh: “phải coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật”. Mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta hiện nay là:“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Để thực hiện đào tạo phát triển toàn diện con người Việt Nam mới, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một nội dung không thể thiếu trong chương trình giáo dục ở các cấp học trong các nhà trường phổ thông và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, từ yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TƯ ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, VI, VII đều đã thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V, khẳng định: “ Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luậtvào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”.
  • 4. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : “Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộquản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. “ Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nângcaotrình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luậttrong nhân dân.” (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Sự thật Hà nội - 1991) Quyết định số 705/QĐ-TTg, (ngày 25/5/2017) về việc Ban hành chương trình phổ biến pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 đề ra mục tiêu cụ thể để “Phấn đấu 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoạikhóa, có giáo viên, giảng viên dạy môn giáo dục công dân và môn pháp luật theo quy định” Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường phổ thông hiện nay là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức chấp hành qui định của pháp luật, ý thức công dân, ý thức làm người... Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Là một giáo viên trẻ, đang trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân trong nhà trường suốt hơn mười năm qua, tôi nhận thấy đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ hiện nay đã và đang đặt ra cho xã hội nhiều vấn đề bức thiết đáng quan tâm. Đó là, lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi, lún sâu vào tệ nạn xã hội, sống ảo, sống không có lí tưởng, sống chưa thực sự hữu ích... Điều đó cho thấy, đã đến lúc chúng ta cần thiết phải tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đối với nhóm đối tượng này.
  • 5. Với ý nghĩa to lớn đó, tôi tập trung nghiên cứu và đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – TỉnhVĩnh Phúc”, để nâng cao hiểu biết, và ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh của trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc, trang bị cho các em những kiến thức có thể tự bảo vệ mình đồng thời không xâm phạm tới quyền và lợi ích của người khác và của xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Qua đề tài này, tôi muốn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh. Tìm hiểu, nghiên cứu cách thức tuyên truyền tốt nhất để học sinh nắm được vai trò của pháp luật trong cuộc sống, đồng thời nắm được trách nhiệm pháp lí mà các em phải gánh chịu từ những hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Thay đổi phương pháp tuyên truyền, góp phần nâng cao hứng thú và năng lực tư duy, năng lực điều chỉnh hành vi của học sinh, góp phần hướng các em sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Bản thân mỗi học sinh trở thành những tuyên truyền viên đối với gia đình và những người xung quanh. Xây dựng môi học tập, làm việc, phát triển tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Khách thể nghiên cứu: học sinh trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp biện chứng, đặc biệt là quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, lịch sử và lôgic cùng những tư liệu từ các văn kiện Đại hội Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước. Những tư liệu này giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu, từ đó có kế hoạch và định hướng cho việc nghiên cứu đề tài sáng kiến. 5. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh
  • 6. Vĩnh Phúc - Về thời gian nghiên cứu: năm học 2017 – 2019. - Về khách thể nghiên cứu: nghiên cứu thực nghiệm trên 623 học sinh của trường Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Về nội dung: Có rất nhiều phương pháp để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh để đạt hiệu quả. Tuy nhiên trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình bản thân tôi chỉ đi vào nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 6. Điểm mới của đề tài - Tìm hiểu, nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng học sinh Trường Trung học phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng trong công tác giảng dạy, tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho đối tượng học sinh để xây dựng một môi trường học đường với nhứng học sinh hiểu biết, tôn trọng và chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục cả về tri thức, đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ của nhà trường. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận; Phần nội dung của sáng kiến được cấu tạo thành 3 chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường phổ thông Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 2. Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. NỘI DUNG
  • 7. Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiến của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 1. Cơ sở lí luận của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường THPT 1.1. Một số khái niệm cơ bản về tuyên truyền, phổ biến pháp luật. 1.1.1. Khái niệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đíchđẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn. Tuyên truyền là một trong 3 hình thái của công tác tư tưởng. Khái niệm tuyên truyền là phổ biến, giải thích một học thuyết, một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống, thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ, tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội. Người tuyên truyền được gọi là tuyên truyền viên. Tuyên truyền viên có thể chia làm hai loại: Tuyên truyền viên chính trị (tuyên truyền viên) và tuyên truyền viên pháp luật. Tuyên truyền viên là tên gọi chỉ chung về một chức danh, công việc ở Việt Nam về những người chuyên thực hiện các hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, pháp luật của Nhà nước Việt Nam đến các đối tượng nhân dân. Trong phạm vi của nghiên cứu này tôi tìm hiểu tuyên truyền viên với nghĩa người giáo viên làm công tác tuyên truyền pháp luật cho học sinh. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó thì tuyên truyền thất bại”. Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt (NXB Từ điển Bách Khoa - 2002) thì "Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức nào đó" hoặc làm cho mọi người đề biết đến". So với phổ biến thì tuyên truyền cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục
  • 8. đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể. Phổ biến theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó Giáo dục pháp luật theo Từ điển Từ và ngữ Hán – Việt "Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội". So với phổ biến thì giáo dục cũng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm song nội dung rộng hơn, phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, đối tượng xác định hơn, mục đích lớn hơn. Xét dưới góc độ nhất định thì phổ biến chính là các phương thức giáo dục cụ thể. Trong các tài liệu khoa học về pháp luật ở nước ta hiện nay, các tác giả đã khá thống nhất với khái niệm giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước. Tuyên truyền pháp luật là quá trình đưa thông tin pháp luật đến với người dân. Phổ biến pháp luật vừa mang ý nghĩa xã hội, vừa mang ý nghĩa nhân văn, pháp luật ban hành phải được phổ biến công khai đến tất cả các đối tượng mới đem lại hiệu quả cao. Giáo dục pháp luật là định hướng, trang bị những kiến thức phù hợp với đối tượng cần giáo dục. Ngoài ra, phổ biến pháp luật còn mang tính tác nghiệp, truyền đạt nội dung pháp luật cho những đối tượng cụ thể để hiểu rõ các quy định của pháp luật, từ đó thực hiện đúng pháp luật. Trong thực tiễn, thông qua các buổi tọa đàm, tập huấn, các cuộc hội thảo có lồng ghếp phổ biến pháp luật. 1.1.2. Vị trí, vai trò của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện nề nếp, xây dựng nhân cách cho học sinh tại trường THPT Trần Hưng Đạo. Nhằm tạo ra một lớp công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện lồng ghép thông qua các
  • 9. môn học hay những tiết ngoại khóa đầu năm của nhà trường, các cuộc thi, vẽ tranh cổ động, thi tìm hiểu pháp luật, đóng kịch…. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhà trường giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành lối sống, nhân cách sống cho học sinh tại trường Trần Hưng Đạo, để các em có được vốn hiểu biết pháp luật cơ bản trước khi bước chân vào cuộc sống. Giúp các em hiểu biết pháp luật, hình thành nên thói quen pháp luật và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của bản thân. Tạo điều kiện cho việc học tập, làm việc và phát triển bản thân. Trường học là môi trường lí tưởng để tuyên truyền và phổ biến pháp luật, bởi học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo là đối tượng rất nhanh nhạy và có khả năng nắm bắt và lan tỏa rất nhanh. Khi các em nắm được luật thì bản thân các em sẽ là một tuyên truyền viên đến gia đình, người thân, làng xóm, bạn bè một cách nhanh chóng, tích cực nhất giúp cho quá trình phổ biến giáo dục đối với nhân dân trở nên đơn giản hơn. Học sinh chỉ có ý thức pháp luật khi đã nắm vững kiến thức pháp luật, nên việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật là một yếu tố quan trọng giúp học sinh chấp hành, tuân thủ pháp luật, có những hành vi phù hợp với qui định pháp luật. 1.1.3. Mục đích của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật Từng bước hình thành tri thức pháp luật cho học sinh. Trang bị kiến thức pháp luật cơ bản cho học sinh thông qua việc tuyên truyền, giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa, vai trò của pháp luật trong cuộc sống. Học sinh tự hình hành thành tình cảm pháp luật, biết tự đánh giá hành vi pháp luật, có thái độ phê phán, đấu tranh trước những hành vi vi phạm pháp luật, hình thành nên thói quen đạo đức cho học sinh. Hình thành niềm tin đối với pháp luật. Học sinh chỉ thực hiện và tuân thủ tốt pháp luật khi các em tin tưởng vào nó. Việc hình thành niềm tin pháp luật dựa vào những qui định cụ thể về những điều được làm, những điều không được làm và trách nhiệm pháp lí cũng như việc công dân phảo được bình đẳng trước pháp luật là rất quan trọng. Thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật giúp cho học sinh có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn. Giáo dục, răn đe đối với những tư tưởng, lối sống, hành vi thiếu lành mạnh Việc trang bị cho học sinh một khối lượng kiến thức pháp luật không đơn giản chỉ là cung cấp kiến thức cho các em mà nó còn là công cụ hữu hiệu để các em không
  • 10. vi phạm pháp luật khi mù pháp luật. Hầu hết các vụ vi phạm pháp luật tuổi thành niên chủ yếu là do thiếu hiểu biết pháp luật và không hiểu được những trách nhiệm bản thân phải gánh chịu khi vi phạm pháp luật nên rất nhiều những vi phạm đáng tiếc sảy ra. 1.2. Cơ sở của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà nước luôn quan tâm tới việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân nhất là tầng lớp học sinh, nhằm đưa những quy định của pháp luật đi vào thực tiễn đời sống xã hội, trở thành hành vi hợp pháp cá nhân, tổ chức nói chung và của học sinh nói riêng. Để công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao và thiết thực, hiện nay, các trường học trên địa bản tỉnh đều quan tâm, chú trọng đến công tác tuyên truyền, thường xuyên tổ chức phổ biến pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều được phổ biến kịp thời, đầy đủ đến giáo viên và học sinh trong nhà trường. Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của các nhà trường, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường. Các Nghị quyết quan trọng của Đảng từ Nghị quyết số 14/TU ngày 11/01/1979 về cải cách giáo dục đến các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V,VI,VII đều đã thể hiện nhất quán chủ trương đó và nhấn mạnh vai trò của phổ biến giáo dục pháp luật trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ V, khẳng định Đảng ta tiếp tục khẳng định: “ Các cấp uỷ Đảng, cáccơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên giải thích pháp luậttrong các tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật”. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh : “Coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộquản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật, cần sử dụng nhiều hình
  • 11. thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. “ Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây đựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, nângcaotrình độ dân trí, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân. Thường xuyên giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luậttrong nhân dân.” (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, nhà xuất bản Sự thật Hà nội - 1991) Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) về “về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000” đã xác định mục tiêu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay là “xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc”; “coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả nǎng tư duy sáng tạo và nǎng lực thực hành”. Để thực hiện mục tiêu này, một trong những giải pháp được Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai (khoá VIII) đề ra là: “Tǎng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác- Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường phù hợp với lứa tuổi và với từng bậc học”. Với quan niệm phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho học sinh trong các nhà trường là giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục ý thức công dân, ý thức làm người, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thể chế hoá các Nghị quyết của Đảng, khẳng định vai trò chiến lược của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Trên tinh thần quán triệt nghị quyết Trung ương II về “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lê nin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh vào nhà trường, phù hợp với lứa tuổi và với từng bậc học”, ngày 07/01/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, nhấn mạnh tầm quan trọng của môn học pháp luật trong việc góp phần hình thành và xây dựng nhân cách cho học sinh, sinh viên- thế hệ tương lai của đất nước, của dân tộc. Chỉ thị có đoạn
  • 12. Nhận thức được vai trò của Pháp luật đối với sự phát triển chung của cộng đồng xã hội. Ban giám hiệu trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm và sát sao đến việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục Pháp luật đến với học sinh nhằm tạo ra môi trường học tập, giáo dục lành mạnh. Xây dựng ý thức trách nhiệm cộng đồng đối từng công dân tương lai của đất nước. 2. Cơ sở thực tiễn của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể; là khâu then chốt, quan trọng để chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội. Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, công tác giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh, thiếu nhi Việt Nam; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục - “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghềnghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã Việc thiếu hiểu biết về pháp luật, vốn sống, nhận thức về các vấn đề xã hội còn hạn chế cộng với tâm lý hiếu thắng, bốc đồng và bối cảnh sống có nhiều cám dỗ khiến nhiều bạn trẻ dễ bị chi phối dẫn tới hành động sai trái, vi phạm pháp luật. Không ít bạn trẻ có tâm lý đắc thắng, cảm thấy mình dũng cảm khi dám vi phạm luật. Các bạn ngang nhiên vượt đèn đỏ mà không ý thức được việc làm này có thể dẫn tới tai nạn giao thông và các bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xảy ra chết người hoặc thương tích nặng. Nhiều bạn trẻ chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực mà không biết rằng hành động đó có thể dẫn mình tới phiên tòa và nhà giam… Thiếu hiểu biết về pháp luật trong thanh, thiếu niên có thể coi là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới xu hướng người phạm tội ngày càng trẻ hóa hiện nay
  • 13. Mặc dù đã được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự tham gia nhiệt tình của các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều ngành, nhiều cấp đã tổ chức nghiên cứu để tìm ra các hình thức, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác này, nhưng đây là một hoạt động mà kết quả của công tác không thể xác định hay định lượng được, mà là một quá trình bền bỉ và lâu dài để từng bước nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với các dân tộc ít người. Để cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về côngtác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, cụ thể hóa trách nhiệm của các cơ quan của nhà nước và các tổ chức, đoàn thể cũng như của nhân dân trong công tác này, nhà nước đang khển trương tiến hành xây dựng dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật để trình Quốc hội ban hành. Đến nay, trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, lĩnh vực có ảnh hưởng rất lớn đến mọi tầng lớp trong xã hội vẫn chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này; Do vậy, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông thì cần phải nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến công tác này, để từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Đối tượng học sinh nói chung và học sinh tại trường Trần Hưng nói riêng là lứa tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi. Đây là lứa tuổi dễ nảy sinh những mâu thuẫn tâm lí và dễ gây ra những hành động nông nổi, bột phát. Nên việc giáo dục pháp luật cho các em là vô cùng cần thiết. Về đối tượng giáo dục pháp luật, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là thời kỳ chuyển tiếp giữa trẻ con (học sinh trung học cơ sở) với người lớn (sinh viên). Các em có khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực, nhạy bén và năng động trong học tập cũng
  • 14. như các hoạt động giao tiếp nhưng cũng là độ tuổi phức tạp, nhạy cảm, dễ bị tổn thương và dễ bị tác động bởi điều kiện xã hội. Đây là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng nhất của cuộc đời các em cũng như của gia đình và xã hội. Nếu được giáo dục tốt đó sẽ là bệ phóng sản sinh những công dân đầy tự tin, có ý thức công dân đầy đủ, có tinh thần trách nhiệm cao. Ngược lại, nếu các em mắc sai lầm trong thời kỳ này sẽ bị tổn thương lớn về tâm hồn, lệch lạc về nhận thức và hành vi. Do vậy, muốn đạt được chất lượng giáo dục pháp luật cao, chủ thể giáo dục pháp luật phải nghiên cứu và nắm chắc đối tượng giáo dục của mình, phải thiết kế và thực hiện những tác động sư phạm phù hợp, xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức, phương pháp giáo dục khoa học.
  • 15. Chương 2: Thực trạng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. 1. 1. Đặc điểm tình hình về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtcủa Trường THPT Trần Hưng Đạo– Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc; những thuận lợi và khó khăn của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Trường THPT Trần Hưng Đạo là một trường đi lên từ trường bán công cũ, nên chất lượng học sinh cũng như ý thức tổ chức kỉ luật đầu vào của các em chưa cao. Đối tượng học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo là con em đồng bào dân tộc thuộc 13 xã và thị trấn trên toàn huyện, đa phần các em đều đều là con em nông thôn, chăm chỉ, chịu khó, có ý thức song cũng không ít em còn ham chơi, nghịch ngợm, chưa chú ý học tập. Về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh ở nhà trường trong những năm gần đây được lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm, vì trường học là nơi quản lý trực tiếp học sinh đồng thời cũng là nơi giáo dục toàn diện cho người học về đạo đức, lối sống và nhân cách. Dưới sự lãnh chỉ đạo đúng đắn của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường và sự quan tâm thích đáng của các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên của các thầy giáo, cô giáo về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, chắc chắn đem lại hiệu quả. Thực tế cho thấy, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học sẽ tạo ra một sân chơi lành mạnh mang tính giáo dục cao, thu hút được đông đảo học sinh tham gia. Trên cơ sở đó, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo trực tiếp đến tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm tổ chức tích hợp, lồng ghép công tuyên truyền, tác phổ biến, giáo dục pháp luật qua các môn học chính khóa, qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa nên đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được tổ chức thường xuyên, hình thức tổ chức chưa được đa dạng, phong phú…. Một số giáo viên chưa quan tâm nhiều công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
  • 16. dục pháp luật cho các em. Vì vậy, nhà trường cần phải đa dạng hóa các phương pháp, đa dạng về hình thức tổ chức, nội dung phong phú phù hợp với thực tiễn cho học sinh hiện nay của nhà trường. 1.2. Thuận lợi Luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh và xác định đây là một nhiệm vụ giáo dục quan trọng góp phần vào giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường. Là trường có điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ và phục vụ tốt cho tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như: tivi, máy chiếu, âm ly, loa, đài, sân khấu … Đội ngũ giáo viên trẻ, luôn nhiệt tình và tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Đoàn thanh niên luôn năng nổ, nhiệt tình, giúp đỡ trong quá trình thực hiện các buổi ngoại khóa, tuyên truyền phổ biến pháp luật. Học sinh ham học hỏi và có ý thức trau dồi kiến thức, ngoan ngoãn, luôn phát huy vai trò tự học tự sáng tạo. Nhà trường luôn tíchcực tham gia các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật do sở giáo dục đào tạo tổ chức. Thư viện nhà trường có đầy đủ các loại sách về pháp luật. Các giáo viên được giao nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến giáo dục được đi tập huấn bài bản và thường xuyên trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ pháp luật, có những hình thức tuyên truyền phù hợp, tạo hứng thú trong học sinh. Các buổi tuyên truyền được tổ chức dưới dạng các cuộc thi viết bài, rung chuông vàng, đóng kịch, vẽ tranh, xem tư liệu nên không có sự nhàm chán. Phụ huynh luôn quan tâm, tin tưởng, ủng hộ đối với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật của nhà trường. 1.3. Khó khăn Trong công tác chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm còn coi nhẹ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Học sinh cònngại khi tham gia hoạt độngngoại khóa, tâm lý e dè trong giao tiếp và phản hồi. Chưa chủ động trong tìm hiểu và tham gia các hoạt động ngoại khóa, tuyên truyền.
  • 17. Một số gia đình các em có hoàn cảnh khó khăn do đó bố mẹ phải đi làm ăn xa, nên hầu như không quan tâm được đến đời sống hàng ngày cũng như việc thực hiện nền nếp của con em mình ở trường và phó mặc cho nhà trường. Đội ngũ tuyên truyền viên về côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật là làm công tác kiêm nhiệm nên kiến thức pháp luật, khả năng và kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế, nội dung còn chưa có trọng tâm trọng điểm, chưa sát thực với học sinh nên chưa thực sự quấn hút được học sinh tham gia. 2. Thực trạng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm qua, mặc dù nhà trường đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các em nhằm nâng cao hiệu qủa của hoạt động giáo dục pháp luật và thu hút sự tham gia của học sinh. Song những cải tiến đó chỉ mang nặng tính hình thức, lý thuyết chưa sát thực với hoạt động thực tiễn. Nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng. Vì vậy dễ gây sự nhàm chán, tạo bầu không khí uể oải trong hoạt động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh. Không chỉ học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo, mà các trường phổ thông trên phạm vi toàn quốc do học sinh thiếu hiểu biết về pháp luật, nên các em có những hành vi lệch chuẩn đạo đức, lối sống vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, với những biểu hiện rất đa dạng khiến người lớn không khỏi giật mình như: gặp người lớn không chào hỏi, có lời lẽ xúc phạm thầy cô giáo, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của các bạn; đánh nhau với bạn bè, quan hệ bạn khác giới đi qua giới hạn.... Một bộ phận giới trẻ tự thành lập cho mình những nhóm bạn mang tính chất côn đồ, xã hội đen…. Trên 90% học sinh nhà trường là con em nông thôn, cha mẹ chủ yếu làm thuê tự do hay đi làm công nhân trong các nhà máy. Chính vì vậy, mọi công việc của các em hầu như không được gia đình quan tâm chỉ bảo đến nơi đến chốn, do đó các em thích làm gì thì làm gì thì làm. Trong học tập, cũng như thực hiện nề nếp nội quy nhà trường, hay trong cuộc sống hàng ngày tại nhà trường các em chưa biết cách tổ chức học tập sao cho hiệu quả; chưa thực hiện đúng những yêu cầu về nội quy trường lớp và thời gian biểu của
  • 18. nhà trường theo quy định, vẫn có hiện tượng trong quan hệ bạn bè cư xử cục cằn, thô lỗ để xảy ra mâu thuẫn, mất đoàn kết … Để hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh, thì thầy cô giáo đang đứng trên bục giảng, đặc biệt là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân trong nhà trường, bên cạnh những kiến thức học đường, cần nắm bắt, hiểu biết và vận dụng được kiến thức về pháp luật để hiểu được phần nào được tâm tư, nguyện vọng, sự phát triền tâm sinh lý của mỗi cá nhân học sinh. Từ đó mới có thể giúp học sinh hiểu được ở lứa tuổi mình, những điều mình nên làm, những điều mình không nên làm. Nắm bắt kịp thời những biểu hiện bất thường của các em, để nhà trường và gia đình thông tin cho nhau biết, có biện pháp ngăn chặn những hành vi nông nổi của các em. Lứa tuổi học trò, nhất là lứa tuổi vị thành niên thì nhà trường, gia đình cần phải hiểu rằng các em đang ở lứa tuổi muốn khẳng định mình những suy nghĩ, biểu hiện và hành động chưa thực sự đúng đắn và không làm chủ được bản thân. Do đó các thầy cô giáo, gia đình cần nắm vững đặc điểm tâm lý này để có biện pháp giáo dục phù hợp. Chúng ta cần giáo dục cho các em và trang bị cho các em hiểu biết về pháp luật, những quy định của pháp luật, những biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật mà các em không được làm có như vậy các em mới thực sự trở thành con ngoan, trò giỏi, thành người có ích cho xã hội. * Nguyên nhân thực trạng: - Việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cụ thể, chưa phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường; nội dung các hoạt động giáo dục pháp luật thực hiện ở mức độ trung bình; các phương pháp giáo dục pháp luật chưa được tốt, cán bộ và học sinh chưa thấy được tác dụng hiệu quả của các phương pháp trong việc rèn luyện bản thân; vai trò các lực lượng giáo dục chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất và đồng bộ; việc kiểm tra đánh giá nhiều lúc còn chiếu lệ, qua loa, chưa mang tính động viên, khuyến khích, răn đe kịp thời; chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng tuần phù hợp với đặc thù riêng của trường, ít quan tâm và đầu tư công sức vào công tác giáo dục pháp luật; ý thức thực hiện pháp luật của cán bộ và của học sinh chưa cao. - Đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật của nhà trường làm công tác kiêm nhiệm nên đôi lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền cũng như việc tham gia
  • 19. các buổi, đợt triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Việc triển khai, quán triệt các văn bản luật mới ban hành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường đôi khi còn chậm. - Việc tổ chức tập huấn các lớp về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập qua các đợt triển khai hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật tại huyện và các địa phương tổ chức chưa được thường xuyên. - Công tác phối hợp với các ngành như: Công an huyện Tam Dương, Công an Thị trấn Hợp Hòa, Công an các xã trên địa bàn huyện Tam Dương và Phòng Tư pháp huyện Tam Dương chưa thực sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. - Tủ sách pháp luật nhà trường đã được xây dựng nhưng hiệu quả khai thác và sử dụng còn thấp, số lượng cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia mượn đọc, nghiên cứu sách báo pháp luật còn quá ít. - Kinh phí đầu tư cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn quá hạn chế.
  • 20. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc. Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo thực hiện có hiệu quả, giúp các em nắm được những kiến thức pháp luật mà Nhà nước quy định, những qui định của ngành Giáo dục, cũng như những biểu hiện, hành vi học sinh không được làm... để góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo đối với Trường THPT Trần Hưng Đạo, đòi hỏi phải tiến hành bằng nhiều nội dung giải pháp, từ nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo, thay đổi tư duy, phương pháp giáo dục... Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin trình bày một số giải pháp cơ bản để đem lại hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh nhà trường. Giải pháp 1:Xác địnhrõ vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường để nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm những quyđịnhcủa pháp luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tiếp tục quán triệt Chỉ thị 32 - CT/TW (ngày 09 tháng 12 năm 2013) của Ban Bí thư về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân và Nghị quyết số 40/2000/QH X (ngày 09 tháng 12 năm 2000) của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ - BGDĐT (ngày 05/5/2006), trong đó có Chương trình môn Giáo dục công dân được xây dựng liên hoàn từ lớp 1 đến lớp 12. Triển khai đến cán bộ, giáo viên, học sinh các văn bản chỉ đạo của Đảng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tăng cường chỉ đạo bồidưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật là giáo viện của nhà trường. Xác định rõ cùng với tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục pháp luật là một giai đoạn của quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, là một mắt xích
  • 21. quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là cầu nối để chuyển tải và đưa pháp luật vào cuộc sống, qua đó đưa cuộc sống vào pháp luật. Giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là một bộ phận của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa là một bộ phận của công tác giáo dục và đào tạo. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò quan trọng của giáo dục pháp luật, ngay từ đầu những năm 80, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, được thể chế bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục pháp luật chính thức được đưa vào nhà trường từ năm học 1987 - 1988. Đến nay, công tác này đã đạt được những kết quả nhất định, trở thành nội dung giáo dục văn hóa không thể thiếu trong việc đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo; đóng vai trò then chốt trong giáo dục phẩm chất đạo đức nhân văn, ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tạo lập, nâng cao trình độ văn hóa pháp luật của thế hệ trẻ - thế hệ tương lại của đất nước. Giải pháp 2:Đổi mới về hình thức, phương pháp trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Lâu nay công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở Trường THPT Trần hưng Đạo chủ yếu là mở các hội nghị, lớp tập huấn, thông qua các cuộc họp cơ quan, các buổi hoạt động ngoại khóa về tuyên truyền, phổ biến pháp luật…. Nhưng nội dung, hình thức và phương pháp phổ biến giáo dục chưa đa dạng, phong phú, chưa thực sự thu hút học sinh nên còn tạo sự nhàm chán cho các em tham gia. Nhận thức được vấn đầ đó nhà trường đã phối hợp chặt chẽ giữa với: Phòng Tư pháp Tam Dương, Công an huyện Tam Dương, phòng Văn hoá, Đài phát thanh truyền hình huyện Tam Dương để xây dựng thành những chuyên mục về hỏi đáp, tư vấn pháp luật: nhằm mục đích chuyển tải kịp thời những nội dung chuyên đề về pháp luật, lồng ghép việc phổ biến giáo dục pháp luật trong các hội thảo, hội nghị, cuộc họp, bài nói chuyện, các buổi sinh hoạt ngoại khóa ….cho mọi đối tượng, cụ thể là cán bộ, giáo viên và học sinh. Biên tập những nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật về của Luật Tố tụng Hình sự; Luật Tố tụng Dân sự; Luật hình sự; Luật giáo dục; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật hôn nhân và gia đình; Luật giao thông đường bộ; Luật
  • 22. phòng chống bạo lực gia đình; Pháp luật về phòng chống ma túy; phòng chống HIV/AIDS thật ngắn gọn dễ hiểu để cung cấp thông tin cho cán bộ và học sinh. Các hình thức tổ chức được đa dạng hóa như: Nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, thi kể chuyện về pháp luật, đóng kịch đã thu hút học sinh tham gia trong nhà trường. Hình ảnh: Học sinh tham gia dóng kịch trong buổi ngoại khóa tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông. Giải pháp 3: Thiết kế các chủ đề giáo dục về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Thiết kế các chủ đề giáo dục về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường về bản chất là dạy học các chủ đề pháp luật trong chương trình môn giáo dục công dân chính khóa, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục pháp luật vào nội dung của các môn học, của hoạt động giáo dục ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh trong nhà trường. Luôn làm mới các hình thức thực hiện từng chủ đề của hoạt động giáo dục của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đa dạng hóa các loại hình hoạt động, các hình thức tổ chức hoạt động để thu hút học sinh tích cực tham gia hoạt động giáo dục pháp luật. Sự mới lạ bao giờ cũng có sức hấp dẫn đối với học sinh trong các trường phổ thông, khiến các em say mê khám phá, nếu các hoạt động nội dung đơn điệu, hình thức không phong phú học sinh dễ chán nản hoặc thờ ơ. Các hoạt động được thiết kế phải bao gồm các dạng hoạt động phù hợp với lứa tuổi học
  • 23. sinh phổ thông như: hoạt động sân khấu hóa, thi tìm hiểu về pháp luật, đóng kịch, thi tuyên truyền viên giỏi trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật…. Hình ảnh: Học sinh tham gia dóng kịch trong buổi ngoại khóa tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông. Việc thiết kế các chủ đề giáo dục về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh của nhà trường được thực hiện qua các bước sau: + Căn cứ vào kế hoạch, phân phối thời gian tổ chức về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, người thiết kế phân tích các nội dung và hình thức hoạt động của từng chủ đề thuộc chương trình để xác định thiết kế được các chủ đề giáo dục về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với chủ đề, chủ điểm như: tháng 9 tổ chức về “An toàn giao thông”
  • 24. Hình ảnh: Công an giao thông tỉnh Vĩnh Phúc đang phổ biến pháp luật đến giáo viên và học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo. Ngày 09 tháng 11 là ngày pháp luật tổ chưc thi “Tìm hiểu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; (1/12) là “Ngày thế giới phòng chống AIDS” thi tìm hiểu về cách phòng chống HIV/AIDS... Hình ảnh: học sinh tham gia thi tìm hiểu về cách phòng chống HIV/AIDS Nội dung thiết kế chủ đề tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện cần: + Xác định mục tiêu của chủ đề giáo dục pháp luật. + Xác định thông điệp chính của chủ đề. + Xác định các tài liệu và phương tiện cần thực hiện.
  • 25. + Hướng dẫn tổ chức hoạt động thực hiện chủ đề. Giải pháp 4: Tăng cường việc bồi dưỡng kiến thức pháp luậtcho cán bộ quản lý, giáoviên dạymôn giáodục công dân và báocáo viên, cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền, phổ biến giáodụcpháp luậtcủa nhà trường. Thực tế cho thấy, hiện nay ở Trường THPT Trần Hưng Đạo, giáo viên giảng dạy môn môn Giáo dục công dân ở trường chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến thức pháp luật, những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay là làm công tác kiêm nhiệm. Kiến thức pháp luật của họ chủ yếu là tự tìm hiểu. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau nên việc cập nhật những thông tin pháp luật, điều kiện để tiếp xúc với sáchbáo pháp luật cònnhiều hạn chế. Trong khi đó, do nhận thức không đúng mức của một số người làm công tác phổ biến pháp luật, coi công tác phổ biến pháp luật chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành tư pháp. Dẫn đến tình trạng coi thường về dạy và học môn pháp luật, nhiều khi giáo viên dạy còn qua loa đại khái, thiếu nhiệt tình, thiếu sáng tạo trong việc dạy học, còn học sinh thì học một các miễn cưỡng, gò ép, dẫn đến buổi học tập pháp luật thường trở nên khô khan, tẻ nhạt. Do đó việc bồidưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ quản lý, giáo viên dạy môn giáo dục công dân và báo cáo viên, cán bộ phụ trách công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà trường là hết sức cấn thiết và để đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác báo cáo viên về phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao. Ngoài ra cán bộ giáo viên phải tự bồidưỡng để nâng cao về kiến thức pháp luật cho mình thông qua sách, báo, Internet … Kết hợp giảng dạy pháp luật trong chương trình chính khoá với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong các chương trình ngoại khoá, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp trong nhà trường . Từng bước hình thành và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ giáo viên và học sinh.
  • 26. Một số hình ảnh hoạt động khác của học sinh Giải pháp 5:Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp luậttrong nhà trường. Để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường chúng ta cần: - Coi trọng và xây dựng nhận thức đúng về vị trí, vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Quán triệt quan điểm, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • 27. - Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. + Tạo cơ chế phối hợp giữa ngành công an, ngành tư pháp địa phương với nhà trường, cha mẹ học sinh và các ngành có liên quan trong giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh. Hình ảnh: Công an giao thông huyện Tam Dương tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh dịp đầu năm học. + Tạo điều kiện cho giáo viên dạy giáo dục công dân tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đây chính là những nhân tố quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường hiện nay. Hình ảnh: Cán bộ và giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân được tham gia tập huấn về an toàn giao thông.
  • 28. - Xây dựng kế hoạch phối hợp cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học. + Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa chuyên môn và các đoàn thể (như Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức; lồng ghép các hoạt động nhằm phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh. - Đổi mới phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo tính tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như: hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc tuyền tải thông tin, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành....Qua đó, hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật trong học sinh. - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, triển khai trên diện rộng những hình thức mới đang phát huy hiệu quả trên thực tế như mạng internet. Tăng cường giới thiệu các quy định pháp luật thông qua hình thức tuyên truyền miệng tới tận học sinh các lớp như trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp thắc mắc nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật. - Lựa chọn nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng từng học sinh để giáo dục có hiệu quả. - Về phía Ban giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo thực hiện nghiêm túc giảng dạy chính khoá cũng như hoạt động ngoại khoá về giáo dục pháp luật. + Nâng cao chất lượng dạy và học pháp luật trong nhà trường theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh và tính thực tiễn trong bài giảng của giảng viên. + Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh vào các môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá trong chương trình giáo dục. + Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, trong sáng, là cái nôi, là môi trường tốt nhất cho học sinh rèn luyện mình; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thực hiện pháp luật từ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh. Dưới đây là một số hình ảnh về môi trường học tập của học sinh trường tôi:
  • 29. Hình ảnh: không gian lớp học của học sinh trường Trần Hưng đạo Hình ảnh: Nhận quà từ ông già noel Hình ảnh: trò chơi cùng chiếc mo cau Kiểm tra thường xuyên cũng như định kỳ công tác giáo dục pháp luật:
  • 30. – Ban giám hiệu nhà trường cần xây dựng tiêu chí đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường học, đánh giá công tác quản lý giáo dục của đơn vị đưa vào tiêu chuẩn bình xét thi đua của giáo viên đứng lớp, tổ chức đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm lớp. Hình ảnh: Thầy Trần Thanh Tùng đang triển khai mô hình “4 an toàn” về an toàn giao thông (2019) Giải pháp 6: Tăng cường bồi dưỡng năng lựccho các chủ thể tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp luậtvà đồng thời tăng cường tổ chức hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáodụcpháp luậttrong nhà trường hiện nay. Nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực chuyên môn cao là yếu tố cốt lõi, là yếu tố quyết định để đi đến thành công của bất kì hoạt động nào. Bởi vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có phẩm chất và năng lực tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng trong nhà trường hiện nay. Với đặc trưng riêng, người thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh cần có một số phẩm chất, am hiểu về kiến thức pháp luật và khả năng tổ chức hoạt động tốt. Chính vì vậy nhà trường cần lựa chọn người có đủ phẩm chất tối thiểu để phụ trách mảng hoạt động này của trường. Người thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh ở cấp trường hay ở lớp, người đó có thể là cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm hoặc học sinh đều cần có một số tiêu chuẩn sau: + Năng lực tổ chức.
  • 31. + Khả năng diễn đạt tốt. + Yêu thích hoạt động. + Tâm huyết, yêu quí học sinh, khoan dung, hòa đồng, thân thiện. + Thói quen làm việc trách nhiệm. + Có sức khoẻ tốt. + Am hiểu về pháp luật. + Sáng tạo và đổi mới. Trong năm học 2019 – 2020 này, Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn GDCD lớp 11, lớp 12 và phụ trách công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường; giao công việc cho Đoàn Thanh niên, phối hợp với các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động theo chủ đề hàng tháng, hàng tuần. Ngoài ra để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho công việc, hiệu trưởng tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cốt cán về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh để các em cập nhật kiến thức mới, phát triển một số kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức và qua đó chính các em được phát triển, từ đó yêu thích công việc của mình, đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Đồng thời cử cán bộ cốt cán tham gia tập huấn chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tổ chức.
  • 32. Hình ảnh: giáo viên trường THPT Trần Hưng Đạo tập huấn phổ biến, tuyên truyền pháp luật về an toàn giáo thông và LXAT.( 2019) Về hình thức tổ chức tập huấn, lãnh đạo nhà trường chọn người có năng lực phổ biến cho các giáo viên, học sinh có tiềm năng, sau đó giáo viên chủ nhiệm, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn lại tiếp tục nhân lên cho các em học sinh. Để tạo động lực làm việc cho đội ngũ này, ngoài phân công công việc cụ thể giao trách nhiệm cho các thành viên, cũng cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời đối với họ. Giải pháp 7:Tăng cường đầu tư cho tủ sách pháp luậtcủa nhà trường. Hiện nay, trong nhà trường đã có tủ sáchpháp luật nhưng nhìn lại tủ sáchnày còn nghèo nàn về các loại sách báo pháp luật, tài liệu pháp luật thiếu đồng bộ và nhất là việc tổ chức khai thác sử dụng còn hạn chế, đối tượng phục vụ chủ yếu của tủ sách pháp luật hiện nay là cán bộ quản lý. Còn cán bộ giáo viên và học sinh ít biết đến tủ sách này. Vì nhiều lí do, trong đó lí do chính là ngại đến thư viện mượn đọc và tham khảo về pháp luật, kiến thức pháp luật cònkhô khan…. Hình ảnh: Sách pháp luật trong thư viện còn hạn chế Vì thế việc đầu tư mua sắm thêm sách, báo về pháp luật là một việc làm cần thiết. Nhà trường đã đầu tư tủ sách pháp luật có qui mô để cán bộ giáo viên thuận tiện trong việc đến đọc, tham khảo về các loại sách, báo, tài liệu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Và quy định cụ thể ngày lên đọc và tìm hiểu pháp luật, đây cũng là tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh để nâng cao hiểu biết kiến thức về pháp luật cho cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường.
  • 33. Giải pháp 8:Phát hiện kịp thời và xử lí nghiêm minhnhững học sinhcó biểu hiện vi phạm pháp luật, nội quynhà trường. Để hạn chế tối đa những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy nhà trường, nhà trường đã tổ chức xây dựng các hòm thư góp ý: để các hòm thư tố giác học sinh tại các nhà lớp học; cho học sinh viết “Điều em muốn nói” với giáo viên chủ nhiệm, để các em mạnh dạn góp ý kiến về những việc làm chưa tốt, chưa đúng đối với các bạn của mình. Nếu có học sinh vi phạm nội qui nhà trường sẽ có biện pháp giải quyết kịp thời. Đối với những trường hợp học sinh cá biệt, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhà trường có biện pháp phối kết hợp với Công an huyện Tam Dương, cha mẹ học sinh để có biện pháp xử lý một kịp thời và triệt để nhằm giáo dục, răn đe, chấm dứt ngay hành vi vi phạm pháp luật. Để pháp luật thực sự đi vào đời sống và mọi người đều được bình đẳng trước pháp luật. KẾT LUẬN Sáng kiên kinh nghiệm “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Huyện Tam Dương – Tỉnh Vĩnh Phúc” là sự đúc rút kinh nghiệm từ trong quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân cũng như nhiệm vụ được phân công của nhà trường trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh của bản thân. Tôi đã áp dụng sáng kiến này vào việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh trong phạm vi nhà trường. Tôi nhận thấy các em có những chuyển biến tích cực trong sự nhận thức, trong kĩ năng và thái độ, có được sự thống nhất giữa ý thức và hành vi, có sự hiểu biết về pháp luật trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Do yêu cầu của môn học Giáo dục công dân là phải đạt được mục tiêu giáo dục đề ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, nên việc truyền đạt pháp luật đến các em đòi hỏi bản thân người dạy và người học phải có sự đổi mới tích cực về phương pháp và cách học, cách tiếp cận. Học sinh cũng phải đáp ứng được yêu cầu của giáo viên trong việc tích cực tìm hiểu và thực hiện pháp luật trong cuộc sống phù hợp với bản thân. Muốn giáo dục về pháp luật cho học sinh trong nhà trường cần có nhiều biện pháp đổi mới, vận dụng sáng tạo và linh hoạt. Những giải pháp mà sáng kiến này nêu ra hy vọng góp một tiếng nói hữu ích cho người làm công tác tuyên truyền, phổ viến,
  • 34. giáo dục pháp luật trong các nhà trường phổ thông hiện nay. Tuy nhiên vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, rất mong đồng nghiệp góp ý, bổ sung để sáng kiến hoàn chỉnh hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên cần đưa ra các phương pháp tuyên truyền, phổ biến phù hợp với năng lực và trình độ nhận thức của học sinh. - Việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật phải được Ban giám hiệu và các đoàn thể hưởng ứng và tạo điều kiện để thực hiện. - Cơ sở vật chất kĩ thuật cùng các phương tiện phải được chú trọng đầu tư. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Khi người tuyên truyền trở thành chuyên gia, có thể trả lời được những thắc mắc về kiến thức pháp luật cho học sinh. Giáo viên chúng tôi đã làm cho học sinh tin tưởng và có những phản hồi tích cực. Hầu hết học sinh nắm được cơ bản các loại vi phạm pháp luật, có năng lực sống và làm việc theo Hiến pháp và Luật. Số liệu từ công an Tỉnh Vĩnh Phúc và công an huyện Tam Dương, trong 3 năm liên tiếp từ năm 2017-2018-2019 trường THPT Trần Hưng Đạo không có học sinh vi phạm pháp luật. Có thể nói đây là kết quả đáng mừng từ công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Cách làm sáng tạo, đồng bộ, đúng cách và kịp thời đã mang lại hiệu quả trong thực tế. 10.1.Đánhgiá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiếntheo ý kiến của tác giả: Hiệu quả của sáng kiếnkinh nghiệm. Qua thực tế trực tiếp giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân lớp 10, 12 và qua quá trình thực hiện công tuyên truyền, tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà Trường THPT Trần Hưng Đạo, tôi đã áp dụng một số giải pháp nêu trên và tôi thấy đạt kết quả cao. Đặc biệt trong năm học 2018 – 2019 và thời điểm hiện tại của năm học 2019 - 2020 này kết quả được thể hiện rất rõ như sau: Trước đây, sau khi tổ chức các tiết dạy về chủ đề pháp luật trong chương trình chính khóa môn Giáo dục công dân, hay các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh tôi thấy kết quả chưa đạt được như mong muốn. Tôi có phỏng vấn nhanh học sinh sau mỗi buổi hoạt động thì thấy học sinh chưa thật sự yêu thích. Thậm chí có những em còn không thích tham gia, không hiểu và nắm được các quyền
  • 35. và nghĩa vụ của bản thân. Và có em khi tham gia vào hoạt động nhưng khi giáo viên hỏi thì không nhớ được các hoạt động vừa tổ chức là gì cũng có nghĩa rằng các em không tập trung trong buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ấy. Những câu trả lời đó của học sinh khiến cho tôi rất trăn trở, băn khoăn và luôn nghĩ mình cần phải làm gì để thu hút các em. Bảng kết quả trước khi áp dụng những giải pháp trên: Mức độ hứng thú Thích Bình thường Không thích Tỉ lệ học sinh 40% 40% 20% Lí do Bổ ích, được trau dồi kiến thức, học hỏi được nhiều điều hay… Nếu tổ chức thì được ở lại chơi, nếu không tổ chức thì được về sớm Mất thời gian Nhưng khi áp dụng những giải pháp trên, sau các tiết dạy, buổi tuyên truyền pháp luật, tôi có phát phiếu trắc nghiệm để tìm hiểu. Kết quả thu được như sau: Bảng kết quả sau khi áp dụng những giải pháp trên: Mức độ hứng thú Thích Bình thường Không thích Tỉ lệ học sinh 95% 5% 0% Như vậy, với việc tổ chức đa dạng các hoạt động, không chỉ chất lượng của buổi tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được nâng cao mà còn khơi dạy niềm yêu thích của các em, giúp các em hiểu biết pháp luật để thực hiện tốt pháp luật, hình thành niềm tin vào pháp luật, hình thói thói quen tuân thủ pháp luật... Trong năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019 vá 2019 - 2020 tôi đã phối hớp với Đoàn thanh niên, nhà trường tổ chức được 03 buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật trong mỗi năm: Luật giao thông đường bộ; phòng, chống tai tệ nạn xã hội; Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Phòng chống ma tuý; phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và các văn bản có tính quy phạm pháp luật của ngành giáo dục và đào tạo, công an và địa
  • 36. phương liên quan đến giáo dục thu hút được hơn 2000 lượt học sinh tham gia. Tổ chức thực hiện chuyên đề: “ Phòng, chống tội phạm trong học đường” cho học sinh nhà trường bằng hình thức sân khấu hóa… Như vậy với các giải pháp và nội dung, hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tôi đã áp dụng đã thu hút và tạo được hứng thú cho học sinh tham gia một cách tích cực và kết quả cụ thể như sau: 100% học sinh nhà trường được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật giúp các em có kiến thức về pháp luật để các em tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người thân, cộng đồng; tham gia tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người thân, bạn bè, hàng xóm thực hiện đúng pháp luật; phòng, chống vi phạm pháp luật. Trong năm học 2018 – 2019 và tính đến thời điểm hiện tại năm học 2019 – 2020 này, 100% học sinh nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, của ngành, nội quy nhà trường, sống đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, lao động và rèn luyện tu dưỡng đạo đức; không có học sinh vi phạm pháp luật, không có hiện tượng học sinh đánh nhau, kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết nội bộ. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức: - Đề tài nghiên cứu có tính khả thi, ứng dụng vào thực tiễn, mang lại hiệu quả cao trong giờ ngoại khóa về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh. - Giúp học sinh ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Làm cho mỗi học sinh trở thành một tuyên truyền viên gương mẫu, giúp cho quá trình làm cho pháp luật đi vào đời sống nhân dân một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. 11. Danh sáchnhững cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Số TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Đinh Thị Thanh Minh Trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo
  • 37. Tam Dương, ngày.....tháng......năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ (Ký tên, đóng dấu) Tam Dương , ngày 22 tháng 02 năm 2020 Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ họ tên) Đinh Thị Thanh Minh
  • 38. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia Hà nội, năm 2011 2. Tập bài giảng lớp “ Bồi dưỡng kiến thức pháp luật và công tác pháp chế nghành giáo dục” 3. Quyết định số 1928 QT-TTg ngày 20/1/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt đề án “ nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục trong nhà trường phổ thông” 4.Chỉ thị 45/2007CT- BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo về “công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nghành giáo dục” 5. Kế hoạch số 143/KH- BGDĐT ngày 29/3/2011 của BGDĐT về “ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011 của nghành giáo dục” 6. Chỉ thị số 32-CT/TW NGÀY 9/12/2003 của Ban bí thư trung ươngĐảng về việc tăng cường chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức của cán bộ, nhân dân. 7. Quyết định số 705/QĐ-TTg, ( ngày 25/5/2017) về việc Ban hành chương trình phổ biến pháp luật giai đoạn 2017 – 2021 đề ra mục tiêu cụ thể để “Phấn đấu 100% các nhà trường đều triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động ngoại khóa, có giáo viên, giảng viên dạymôn giáo dục công dân và môn pháp luật theo quy định” Tam dương, ngày tháng năm 2020 Thủ trưởng đơn vị (ký tên, đóng dấu) Tam dương, ngày 22 tháng 2 năm 2020 Người viết
  • 40. 40