SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÂM TUẤN KHANH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60-34-01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS. Đỗ Anh Tài
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
kiến thức khoa học, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn với sự hướng
dẫn của PGS.TS. Đỗ Anh Tài.
Các số liệu, tính toán trong luận văn là trung thực, các luận điểm và
phương hướng giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa
từng được công bố trên dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ
và công nhận bởi: “Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý
Kinh tế”.
Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết.
Tháng 8 năm 2012
Tác giả
Lâm Tuấn Khanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
i
i
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PGS. Tiến sĩ: Đỗ Anh Tài đã tận tình hướng
dẫn từ việc xây dựng đề cương đến khi hoàn thành luận văn và quý thầy, cô
Khoa sau Đạihọc, trườngĐại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình cao học và giúp đỡ
để tôi hoàn thiện Luận văn được thuận lợi.
Cám ơn sâu sắc tới phòng Dạy nghề, phòng Việc làm và An toàn lao
động tập thể cán bộ, giáo viên Trường trung cấp nghề Nghĩa Lộ thuộc Sở Lao
động Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình trao đổi, góp ý và
cung cấp thông tin tư liệu.
Tháng8 năm 2012
Tác giả
Lâm Tuấn Khanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
MỤC LỤC
Lời cam đoan....................................................................................................i
Lời cảm ơn......................................................................................................ii
Mục lục.......................................................................................................... iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.............................................................vi
Danh mục các bảng, hộp thông tin .................................................................. vii
Danh sách các biểu đồ, sơ đồ......................................................................... viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1
2. Mục tiêu......................................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................3
3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3
4. Đóng góp mới của đề tài ..............................................................................3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................5
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.........................................................................5
1.2. Đào tạo nghề - công cụ phát triển nguồn nhân lực địa phương.....................6
1.2.1. Các quan niệm .......................................................................................6
1.2.2. Các hình thức đào tạo nghề.....................................................................9
1.2.3. Những vấn đề cơ bản về chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo nghề...........................................................................10
1.2.4. Ảnh hưởng của đào tạo nghề tới phát triển KT-XH ................................13
1.3. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài.........................................................15
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu của Đề tài...............................................................15
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................15
Chƣơng 2:THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC, ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ
NHU CẦU SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC, LAO ĐỘNG ........................18
CỦA TỈNH YÊN BÁI ..................................................................................18
2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..........................................................18
2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................18
2.1.2. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
2.1.3. Đặc điểm xã hội...................................................................................21
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực ......................................................................23
2.2.1. Quy mô và tốc độ dân số và nguồn nhân lực ..........................................23
2.2.2. Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực ........................................................28
2.2.3. Thực trạng lao động ở tỉnh Yên Bái.......................................................29
2.3. Thực trạng công tác đào tạo nghề Bái giai đoạn 2001 - 2010 .....................32
2.3.1. Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề ...........................................32
2.3.3. Quy mô đào tạo nghề và cơ cấu đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề
công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái..................................................................34
2.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình..............35
2.3.5. Kết quả đạt được..................................................................................39
2.3.6. Liên kết đào tạo, xuất khẩu lao động......................................................42
2.4. Đánh giá của học sinh, sinh viên tham gia học nghề về côngtác đào tạo
nghề tại cơ sở dạy nghề ........................................................................42
2.4.1. Về sinh hoạt đoàn thể, đời sống và những nhận xét chung ......................43
2.4.2. Về trang thiết bị dạy nghề.....................................................................44
2.4.3.Về chất lượng,chương trìnhdạy nghề vàphươngthức, tổ chức đào tạo ........46
2.4.4. Về công tác giảng viên, giáo viên và phương pháp đào tạo .....................51
2.5. Thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật và những đánh giá lao động tại
các doanh nghiệp tại tỉnh Yên Bái.........................................................53
2.5.1. Trình độ học vấn người lao động...........................................................53
2.5.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động Yên Bái ...................54
2.5.3. Mộtsố chỉ tiêu khácphản ánhchất lượngcủanguồn lao động YênBái........58
2.6. Những yếu kém, nguyên nhân của sự yếu kém của côngtác đào tạo nghề
trên địa bàn tỉnh Yên Bái......................................................................62
2.6.1. Công tác tuyên truyền và nhận thức chưađúng về dạy nghề, học nghề......62
2.6.2. Về cơ chế chính sách, phân côngđào tạo, quản lý nhà nước với công
tác dạy nghề của tỉnh chưa hợp lý...................................................................62
2.6.3. Về quy mô, chất lượng, cơ cấu đào tạo..................................................64
2.6.4. Về năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề ..........................................65
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƢỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN
2010 - 2015...................................................................................................68
3.1. Định hướng phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 .................................68
3.1.1. Quan điểm phát triển ............................................................................68
3.1.2. Mục tiêu tổng quát................................................................................68
3.2. Dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực................................................70
3.2.1. Dự báo về cung lao động......................................................................70
3.2.2. Dự báo về cầu lao động trên các lĩnh vực đến 2015 và 2020 ...................71
3.3. Tác động của đào tạo nghề tới sự phát triển KT-XH tại tỉnh Yên Bái.........73
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
3.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề
của tỉnh................................................................................................75
3.4.1. Nâng cao chất lượng côngtác thông tin tuyên truyền và nhận thức về
dạy nghề, học nghề trong giai đoạn hiện nay....................................................75
3.4.2. Các giải pháp về quản lý nhà nước ........................................................76
3.4.3. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý các cơ sở dạy nghề ......................77
3.4.4. Đào tạo nghề gắn liền với việc đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.....81
3.4.5. Các nhóm giải pháp khác......................................................................82
KẾT LUẬN..................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH An sinh xã hội
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTĐT Chương trình đào tạo
DS KHH GĐ Dân số Kế hoạch hóa Gia đình
ĐH KTQD Đại học kinh tế Quốc dân
GDTX-HNDN Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp Dạy nghề
GD&ĐT Giáo dục - Đào tạo
GV Giáo viên
KT-XH Kinh tế - Xã hội
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KHKT Khoa học kỹ thuật
NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
HDI Chỉ số phát triển con người
TB&XH Thương binh và Xã hội
TCN Trung cấp nghề
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TT Trung tâm
UBND Ủy ban nhân dân
XKLĐ Xuất khẩu lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
v
i
i
DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP THÔNG TIN
Bảng 2.1: Nguồn lao động tỉnh Yên Bái, 2005-2010 ....................................29
Bảng 2.2: Sử dụng nguồn lao động Yên Bái, 2005-2010 ..............................31
Bảng 2.4: Phát triển độingũ Giá o viên dạ y nghề tỉ nh Yên Bá i, 2006-2010 ..36
Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí mục tiêu quốc gia dự án "Tăng cường năng lực
đào tạo nghề" 2001-2010............................................................................37
Bảng 2.5 Kết quả và so sá nh giữa cá c năm (2001 - 2005)...........................39
Bảng 2.6: Kết quả và so sá nh giữa cá c năm (2006- 2010 )...........................40
Bảng 2.7:Những đánhgiá củahọc sinh, sinhviên về các đơnvịđào tạo nghề...49
Bảng 2.8: Giảng viên, giáo viên và phương pháp đào tạo .............................52
Hộ p thông tin 2.1: Đào tạo nghề tại Yên Bái ..............................................55
Bảng 2.9: Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng........................57
Bảng 2.10: Đánh giá về lao độngđã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm
việc trong các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái....................................................58
Hộp thông tin 2.2: Thái độ lao động qua ý kiến nhận xét về lao động............61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
vi
ii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quy mô dân số tỉnh Yên Bái, 2000 - 2010.............................. 24
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng quy mô dân số của Yên Bái................................ 25
và một số địa phương ............................................................................... 25
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng tự nhiên dân số, năm 2000 - 2010........................ 26
Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng quy mô dân số, tăng tự nhiên.............................. 27
và di cư, 2000-2010 .................................................................................. 27
Sơ đồ 2.1: Quản lý nhà nước về dạy nghề tỉnh Yên Bái............................... 32
Biểu đồ 2.5: Sinh hoạt đoàn thể và đời sống và những nhận xét chung ........ 44
Biểu đồ 2.6: Trang thiết bị dạy nghề lý thuyết và thực hành........................ 45
Biểu số 2.7: Đánh giá của giảng viên, giáo viên về chương trình................. 47
và phương thức đào tạo ............................................................................ 47
Biểu đồ 2.8: Đánh giá của học sinh, sinh viên tỷ lệ phân giữa lý thuyết....... 48
và thực hành............................................................................................. 48
Biểu đồ 2.9: Đánh giá về việc trang bị các kỹ năng mềm cho người học..... 50
Biểu đồ 2.11: Ứng dụng ngoại ngữ của lao động biết ngoại ngữ.................. 59
Biểu đồ 2.12: Ứng dụng tin học của lao động biết tin học........................... 59
Biểu đồ 2.13: Khả năng gắn bó của người lao động với công ty/................. 60
đơn vị công tác......................................................................................... 60
Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ thất nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2010............. 74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làm thế nào để thúc đẩy KT-XH của tỉnh Yên Bái trong tương lai luôn
là câu hỏi lớn được đặt ra cho các nhà quản lý của tỉnh Yên Bái. Với tiềm
năng và nguồn lực có hạn, sự phát triển KT-XH của tỉnh đòi hỏi phải có sự
cân nhắc, xem xét tính hiệu quả trong việc lực chọn các công cụ phục vụ cho
mục tiêu phát triển.Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những thành
tựu nhất định trong phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, đời sống vật chất tinh
thần của người dân ngày càng được cải thiện, nhưng Yên Bái vẫn là một tỉnh
miền núi nghèo, nguồn lực đầu tư phát triển KT - XH hạn chế, chất lượng
nguồn nhân lực thấp, cơ cấu và phân bố nguồn nhân lực chưa hợp lý. Đây là
một thách thức lớn cho sự phát triển KT-XH của Yên Bái.
Trong những nhân tố có tác động lớn, giữ vai trò quyết định tới sự phát
triển KT-XH của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua như: Tài nguyên thiên
nhiên, hiệu quả cơ chế quản lý hành chính nhà nước, tính hấp dẫn của môi
trường đầu tư,... Trong đó nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan
trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT-XH của tỉnh mà trong đó chất
lượng của nguồn nhân lực (được đảm bảo thông qua đào tạo) yếu tố then chốt.
Công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong những năm gần
đây đã có những thay đổi đáng kế, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-
XH của địa phương, tuy nhiên tỷ lệ qua đào tạo chung của toàn tỉnh còn đạt
thấp, chưa tương xứng với tiền năng nguồn lực của tỉnh, cụ thể như: Năm
2006, tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của toàn tỉnh đạt 26,94%, chỉ có
10,6% lao động qua đào tạo nghề; Thực hiện hết đến năm 2010 tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 35%, trong đó đào tạo nghề đạt 17%, so với các tỉnh lân cận
tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh ta còn thấp hơn Lao Cai đạt 21,9%,
Phú Thọ đạt 22 %, Hà Giang đạt 18,2%... Mặt khác, chất lượng lao động qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
đào tạo nghề và vấn đề tạo việc làm cho người lao động sau khi đào tạo nghề
còn nhiều hạn chế, bất cập. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề như một yếu tố
khách quan, một yêu cầu hết sức cần thiết đặc biệt là số lao động trong lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng đang rất thấp chưa theo kịp sự phát triển của
ngành công nghiệp. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp trực tiếp đến
chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng việc thực hiện mục tiêu CNH,
HĐH của tỉnh Yên Bái cũng như trong khu vực.
Xuất phát từ thực tiễn đó, có thể thấy rằng việc nâng cao chất lượng
công tác đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay là một việc cấp thiết. Do vậy,
tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo nghề trên địa
bàn tỉnh Yên Bái” đưa vào nghiên cứu mong muốn đưa ra những đánh giá
một cách tổng thể trực trạng của công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong
thời gian qua nhằm tìm ra một số giải pháp hữu hiệu chấn chỉnh, nâng cao
hiệu quả của công tác đào tạo nghề, góp phần đưa công tác đào tạo nghề trở
thành một công cụ quan trọng, đóng góp thiết thực vào việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của tỉnh, thức đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Yên Bái
nói riêng và của cả nước nói chung.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy
nghề cho lao động phổ thông tỉnh Yên Bái, qua đó nhằm thực hiện thành công
công cuộc CNH, HĐH của tỉnh, tiến tới đưa Yên Bái thành một trung tâm đào
tạo nghề cho khu vực Tây Bắc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề và
quản lý công tác đào tạo nghề.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
- Đánh giá được thực trạng công tác đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái
trong giai đoạn 2001 - 2010, từ đó chỉ ra được những thành công và tồn tại
cũng như những bài học kinh nghiệm của công tác đào tạo nghề của tỉnh.
- Đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất
lượng công tác dạy nghề nghề cho tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay.
3. Đốitƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chính của Đề tài là tập trung nghiên cứu tình hình
đạo tạo nghề trình độ cao đằng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề trong hệ
thống công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ đó, rút ra những bài học kinh
nghiệm để từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo nghề của các cơ sở này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái
3.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu kết quả công tác đào tạo nghề của tỉnh trong giai
đoạn 2001 - 2010; đánh giá kết quả điểm năm 2010.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác dạy nghề của các, trường cao đẳng
nghề, trung cấp nghề, các trung tâm đào tạo nghề công lập trên đại bàn tỉnh
Yên Bái.
4. Đóng gópmới của đề tài
Một là, đề tài đánh giá công tác dạy nghề của tỉnh Yên Bái trong cả giai
đoạn 2001 - 2010, đây là một nghiên cứu trong giai đoạn dài, do đó sẽ cho ta
cái nhìn tổng quát nhất về công tác đào tạo nghề của tỉnh nói riêng và các tỉnh
có cùng đặc thù nói chung. Đến thời điểm hiện nay chưa có đề tài cụ thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
nghiên cứu và thực hiện một đề tài về việc nâng cao côngtác đào tạo nghề tại
tỉnh Yên Bái.
Hai là, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu
cho côngtác phát triển đào tạo nghề cho tỉnh và các địa phương khác.
Ba là, từ những bài học kinh nghiệm, đề tài sẽ chỉ ra những giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng côngtác đào tạo nghề cho tỉnh trong thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Chƣơng1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề chất lượng đào tạo nghề từ trước đến nay, là một đề tài có tính
thời sự, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên đây là
vấn đề khó, phức tạp phạm vi rộng và phong phú, do vậy các đề tài đi sâu
nghiên cứu lính vực này còn ít với nội dung nghiên cứu khá rộng.
Nhiều tài liệu giáo trình về quản lý đào tạo nghề đã được biên soạn và
phát hành như: Năm 1999, trường Đào tạo cán bộ công đoàn Hà Nội với đề
tài: “Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội”, đề xuất các giải
pháp nâng cao tay nghề cho công nhân trong các ngành trọng điểm của Hà
Nội. “Định hướng nghề nghiệp và việc làm” (2004) của Tổng cục Dạy nghề
“Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp” (2005) của PGS.TS
Nguyễn Viết Sự...
Tất cả cho chúng ta thấy các đề tài đã đề cập đến chất lượng tay nghề,
chất lượng công tác đào tạo nghề trong những năm qua và đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới nhằm phục
vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Các công trình nghiên cứu khoa học, từ trên những
hướng tiếp cận khác nhau, đã cũng đề cập đến những khó khăn, thuận lợi,
những nỗ lực và sự chuyển biến tích cực của công tác đào tạo nghề trong
những năm qua.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự nỗ lực của toàn
ngành dạy nghề, sự nghiệp dạy nghề đã được phục hồi và đang tiếp tục phát
triển mạnh, đạt được một số thành tựu đáng khích lệ: Mạng lưới cơ sở dạy
nghề từng bước được phát triển theo quy hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề được cải thiện một
bước như nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới nội dung, chương
trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học nghề đã được đầu
tư, nâng cấp.
Phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong toàn ngành đã được đẩy mạnh.
Các hoạt động như hội thi học sinh giỏi nghề, hội giảng giáo viên dạy nghề,
hội thi thiết bị dạy nghề tự làm… đã trở thành hoạt động thường xuyên từ cơ
sở dạy nghề đến toàn quốc mang lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng và hiệu
quả dạy nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực nhiều học sinh ra trường tìm
được việc làm và cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị truờng lao động.
1.2. Đào tạo nghề - công cụphát triển nguồn nhân lực địa phƣơng
1.2.1. Các quan niệm
a, Khái niệm nghề: Theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác
nhau nhất định. Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về nghề.
+ Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: "Là một loại hoạt động lao
động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn"
+ Khái niệm nghề ở Pháp: "Là một loại lao động có thói quen về kỹ
năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống".
+ Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: "Là công việc chuyên môn
đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học học nghệ thuật".
+ Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: " Là hoạt động cần thiết cho
xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ
nào đó". Như vậy nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến
gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn
minh nhân loại. Bởi vậy được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ
nhiều góc độ khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
+ Ở Việt nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được
thống nhất, chẳng hạn có định nghĩa được nêu: "Nghề là một tập hợp lao động
do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được.
Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của
nền sản xuất và nhu cầu xã hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều
góc độ khác nhau song chúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất
định sau:
- Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi
lặp lại.
- Là sự phân cônglao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Là phương tiện để sinh sống.
- Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã
hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định.
Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác
động KHKT và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển KT-
XH của mỗi quốc gia nói riêng. Bởi vậy phạm trù "Nghề" biến đổi mạnh mẽ
và gắn chặt với xu hướng phát triển KT-XH của đất nước.
b, Một số quan niệm cơ bản về nghềvà đàotạo nghề:
- Đào tạo: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức
nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn,
tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã
hội cần thiết. Như vậy, đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể
một cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên
ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ
khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
- Nghề: Là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý
thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất
định như nghề mộc, nghề cơ khí,…
- Đào tạo nghề: “Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng
cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại
và trong tương lai”. Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ
với nhau. Đó là:
+ Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý
thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự
khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp.
+ Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực
hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”.
Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao
động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới,
đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề.
Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những
người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi
lao động nhưng trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng
tăng thêm lao động đào tạo nghề cho xã hội.
Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có
chuyên môn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến
việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn. Một số công nhân
được đào tạo lại cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới.
Đào tạo lại thường được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động có cơ
hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề.
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập
nhật hóa kiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
cố các kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận
bằng một chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn. Như vậy, xác định rõ ranh giới
giữa đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nghề hiện nay là một việc phức tạp,
khó khăn. Dựa vào lý thuyết qui luật số đông, các khái niệm trên được phân
biệt theo các tiêu chí sau:
- Mục đích:Để tiếp tục làm nghề cũ hay đổinghề.
- Nội dung: Nội dung học có liên quan tới nghề chuyên môn mới hay cũ.
- Lần đào tạo: Lần đầu tiên hay tiếp nối. Văn bằng: Được cấp bằng,
chứng chỉ hay không được cấp sau khi học.
1.2.2. Các hình thức đào tạo nghề
Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp đào tạo, nhìn chung tên
gọi của mỗi phương pháp có thể khác nhau nhưng cách đào tạo và nội dung
đào tạo tương đối giống nhau. Các phương pháp đào tạo nghề có thể chia cho
3 nhóm đối tượng: Các nhà quản trị, chuyên viên ở mức khởi điểm và công
nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó, việc đào tạo cho công nhân trực tiếp sản
xuất chính là việc đào tạo nghề, cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề của một
nghề nhất định đáp ứng các yêu cầu của xã hội.
- Đào tạo nghề tại chỗ: Đào tạo tại chỗ hay đào tào ngay trong lúc làm
việc đó là việc người học nghề được phân công làm việc chung với người có
kinh nghiệm hơn, người học nghề vừa học vừa làm bằng cách quan sát, nghe
lời chỉ dẫn và làm theo. Phương pháp này đòi hởi sự nỗ lực của cả người kèm
và người học nghề, phải có sự tin tưởng và lắng nghe giữa hai bên.
- Đào tạo học nghề: Là phương pháp phối hợp giữa lý thuyết và
phương pháp đào tạo tại chỗ, phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với các
nghề thủ công hoặc các nghề cần phải khéo tay như: Thợ nề, thợ cơ khí, thợ
điện... Thời gian huấn luyện có thể kéo dài tùy theo từng loại nghề. Người
huấn luyện có thể là các công nhân có tay nghề cao, đặc biệt là công nhân giỏi
đã về hưu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
- Phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng: Các dụng cụ mô phỏng là
các dụng cụ thuộc đủ mọi loại mô phỏng giống hệt như trong thực tế. Dụng cụ
có thể đơn giản là các mô hình giấy cho tới các dụng cụ được vi tính hóa. Các
chuyên viên tạo thường chuẩn bị các dụng cụ mô phỏng để học viên thực tập.
Phương pháp này tuy không cơ ưu điểm lớn hơn phương pháp đào tạo tại chỗ
nhưng trong một vài trường hợp nó ít tốn kém hơn và bớt nguy hiểm hơn.
- Đào tạo xa nơi làm việc: Phương pháp này gần giống như phương
pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng nhưng khác ở chỗ, các dụng cụ gần giống
hệt máy móc tại nơi sản xuất, máy móc thiết bị thường được đặt để ở hành
lang hay tại một phòng riêng biệt cách xa nơi làm việc. So với phương pháp
đào tạo tại chỗ, trong phương pháp này người học nghề không làm gián đoạn
hay trì trệ dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, có nhưng loại máy móc mà người
mới học việc mới đứng máy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc phá
hủy cơ sở sản xuất. Thông thường người huấn luyện thường là người có tay
nghề cao.
Tại các địa phương hiện nay, các phương pháp đào tạo trên thường
được sử dụng trong các trường dạy nghề và có một phần nhỏ được áp dụng
trực tiếp ngay tại các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo công nhân tùy theo
từng điều kiện cụ thể.
1.2.3. Những vấn đề cơ bản về chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đàotạo nghề
a, Một số quan niệm về chấtlượng, chấtlượng đào tạo nghề
- Quan niệm về chất lượng: Có rất nhiều định nghĩa và cách lý giải
khác nhau. Có ý kiến cho rằng chất lượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá
trị bằng tiền, là sự biến đổi về chất và là sự phù hợp với mục tiêu. Các quan
niệm về chất lượng chúng ta có thể thấy qua 6 định nghĩa sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
+ Chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật
(sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”(1)
+ Chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo
nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”(2)
. + Chất lượng là
“mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc
thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” (Oxford Poket Dictationary). + Chất
lượng là “tiềm năng (a)
của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
người sử dụng”(3)
. + Chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối
tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã
nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN- ISO 8402).
Tóm lại: Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp và là khái niệm
đa chiều, nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sự vật và
dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác.
b, Quan niệm về chất lượng đào tạo nghề: khái niệm “chất lượng” đã
trừu tượng và phức tạp thì khái niệm về “chất lượng đào tạo nghề ” càng phức
tạp hơn bởi liên quan đến sản phẩm là giá trị của con người, một sự vật, sự
việc. Như vậy có thể hiểu chất lượng là để chỉ sự hoàn hảo, phù hợp, tốt đẹp.
Chất lượng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo
đếm được và cảm nhận được. Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái
đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác
động đến nó. Sẽ không thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không
đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng.
Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng các công nhân
kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và
chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu
a (1)
(Từ điển tiếng Việt phổ thông);
(2)
(Từ điển tiếng Việt thông dụng – Nhà xuất bản Giáo dục – 1998); (3)
(Tiêu chuẩn Pháp – NFX 50-109).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51840
DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn
Hoặc : + ZALO: 0932091562

Contenu connexe

Tendances

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN nataliej4
 
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...nataliej4
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...nataliej4
 
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...nataliej4
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfNguyễn Công Huy
 
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Thư viện Tài liệu mẫu
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...nataliej4
 
Quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội dựa vào Chu...
Quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội dựa vào Chu...Quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội dựa vào Chu...
Quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội dựa vào Chu...nataliej4
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...nataliej4
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...nataliej4
 

Tendances (20)

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN BIÊN
 
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam – Đề xuất chính s...
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
 
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
Phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Ph...
 
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
Đề tài: một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt ...
 
luan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdfluan van thac si kinh te (39).pdf
luan van thac si kinh te (39).pdf
 
Luận văn: Phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, HOTLuận văn: Phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, HOT
Luận văn: Phát triển loại hình du lịch trekking tại Cát Bà, HOT
 
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh YênLuận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
Luận văn: Chất lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp tại TP Vĩnh Yên
 
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
Đề tài Hoàn thiện công tác nhân sự tại công ty doanh nghiệp tư nhân xuân tặng...
 
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị nhân lực tại công ty than Quang Hanh, 9đ
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TAO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ̣ Tên ngành đào taọ : QUẢN TR...
 
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên TửĐề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
Đề tài: Giải pháp nhằm phát triển du lịch tại khu di tích Đông Yên Tử
 
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing dịch vụ du lịch tại Công ty!
 
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng LongĐề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
Đề tài: Du lịch văn hóa tại di sản văn hóa Hoàng Thành Thăng Long
 
Quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội dựa vào Chu...
Quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội dựa vào Chu...Quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội dựa vào Chu...
Quản lý đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Uy Nỗ- Đông Anh- Hà Nội dựa vào Chu...
 
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục giá trị sống- kỹ năng sống cho học sinh ở trường t...
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tiệc cưới nhà khách Bến Bính, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tiệc cưới nhà khách Bến Bính, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh doanh tiệc cưới nhà khách Bến Bính, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tiệc cưới nhà khách Bến Bính, HAY
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI TH...
 
Đề tài: Đổi mới quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Đổi mới quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhĐề tài: Đổi mới quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
Đề tài: Đổi mới quản lý tài chính thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
 

Similaire à Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái

luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nộilamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuyPhương Thảo Vũ
 
Khóa luận quản trị nhân lực.
Khóa luận quản trị nhân lực.Khóa luận quản trị nhân lực.
Khóa luận quản trị nhân lực.ssuser499fca
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...jackjohn45
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similaire à Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái (20)

Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Công Tác Đào Tạo Nghề.
 
luan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdfluan van thac si kinh te (33).pdf
luan van thac si kinh te (33).pdf
 
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
Luận văn: Thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm cho lao động nôn...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà NộiĐề tài luận văn 2024  Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Đề tài luận văn 2024 Phát triển nguồn nhân lực tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
 
38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy38608 228201383714nguyenxuanthuy
38608 228201383714nguyenxuanthuy
 
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừaNâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nâng cao vai trò Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Khóa luận quản trị nhân lực.
Khóa luận quản trị nhân lực.Khóa luận quản trị nhân lực.
Khóa luận quản trị nhân lực.
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH NN ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
Luận văn: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công t...
 
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa tại trường đại học theo hướng chuẩ...
 
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt NamLuận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
Luận Văn Đãi Ngộ Tài Chính Cho Người Lao Động Tại Điện Lực Việt Nam
 
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng NinhLuận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường tỉnh Quảng Ninh
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VI...
 
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
Luận Văn Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Tại Trường Đại Học Tài Chính – Ngân Hà...
 
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
Áp dụng thuyết năng lực động để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bất ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái NguyênLuận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Luận văn: Phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

Plus de Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Dernier

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhBookoTime
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnhC.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
C.pptx. Phát hiện biên ảnh trong xử lý ảnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận văn: Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH LÂM TUẤN KHANH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60-34-01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:PGS.TS. Đỗ Anh Tài THÁI NGUYÊN - 2012
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức khoa học, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn với sự hướng dẫn của PGS.TS. Đỗ Anh Tài. Các số liệu, tính toán trong luận văn là trung thực, các luận điểm và phương hướng giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố trên dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ và công nhận bởi: “Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý Kinh tế”. Một lần nữa tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết. Tháng 8 năm 2012 Tác giả Lâm Tuấn Khanh
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i i LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn PGS. Tiến sĩ: Đỗ Anh Tài đã tận tình hướng dẫn từ việc xây dựng đề cương đến khi hoàn thành luận văn và quý thầy, cô Khoa sau Đạihọc, trườngĐại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình cao học và giúp đỡ để tôi hoàn thiện Luận văn được thuận lợi. Cám ơn sâu sắc tới phòng Dạy nghề, phòng Việc làm và An toàn lao động tập thể cán bộ, giáo viên Trường trung cấp nghề Nghĩa Lộ thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái đã nhiệt tình trao đổi, góp ý và cung cấp thông tin tư liệu. Tháng8 năm 2012 Tác giả Lâm Tuấn Khanh
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 MỤC LỤC Lời cam đoan....................................................................................................i Lời cảm ơn......................................................................................................ii Mục lục.......................................................................................................... iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.............................................................vi Danh mục các bảng, hộp thông tin .................................................................. vii Danh sách các biểu đồ, sơ đồ......................................................................... viii MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1 2. Mục tiêu......................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................3 3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................3 3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3 4. Đóng góp mới của đề tài ..............................................................................3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................................5 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.........................................................................5 1.2. Đào tạo nghề - công cụ phát triển nguồn nhân lực địa phương.....................6 1.2.1. Các quan niệm .......................................................................................6 1.2.2. Các hình thức đào tạo nghề.....................................................................9 1.2.3. Những vấn đề cơ bản về chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề...........................................................................10 1.2.4. Ảnh hưởng của đào tạo nghề tới phát triển KT-XH ................................13 1.3. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài.........................................................15 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu của Đề tài...............................................................15 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................15 Chƣơng 2:THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC, ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC, LAO ĐỘNG ........................18 CỦA TỈNH YÊN BÁI ..................................................................................18 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu..........................................................18 2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................18 2.1.2. Đặc điểm kinh tế ..................................................................................19
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 2.1.3. Đặc điểm xã hội...................................................................................21 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực ......................................................................23 2.2.1. Quy mô và tốc độ dân số và nguồn nhân lực ..........................................23 2.2.2. Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực ........................................................28 2.2.3. Thực trạng lao động ở tỉnh Yên Bái.......................................................29 2.3. Thực trạng công tác đào tạo nghề Bái giai đoạn 2001 - 2010 .....................32 2.3.1. Công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề ...........................................32 2.3.3. Quy mô đào tạo nghề và cơ cấu đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái..................................................................34 2.3.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, chương trình, giáo trình..............35 2.3.5. Kết quả đạt được..................................................................................39 2.3.6. Liên kết đào tạo, xuất khẩu lao động......................................................42 2.4. Đánh giá của học sinh, sinh viên tham gia học nghề về côngtác đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề ........................................................................42 2.4.1. Về sinh hoạt đoàn thể, đời sống và những nhận xét chung ......................43 2.4.2. Về trang thiết bị dạy nghề.....................................................................44 2.4.3.Về chất lượng,chương trìnhdạy nghề vàphươngthức, tổ chức đào tạo ........46 2.4.4. Về công tác giảng viên, giáo viên và phương pháp đào tạo .....................51 2.5. Thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật và những đánh giá lao động tại các doanh nghiệp tại tỉnh Yên Bái.........................................................53 2.5.1. Trình độ học vấn người lao động...........................................................53 2.5.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động Yên Bái ...................54 2.5.3. Mộtsố chỉ tiêu khácphản ánhchất lượngcủanguồn lao động YênBái........58 2.6. Những yếu kém, nguyên nhân của sự yếu kém của côngtác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái......................................................................62 2.6.1. Công tác tuyên truyền và nhận thức chưađúng về dạy nghề, học nghề......62 2.6.2. Về cơ chế chính sách, phân côngđào tạo, quản lý nhà nước với công tác dạy nghề của tỉnh chưa hợp lý...................................................................62 2.6.3. Về quy mô, chất lượng, cơ cấu đào tạo..................................................64 2.6.4. Về năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề ..........................................65 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2010 - 2015...................................................................................................68 3.1. Định hướng phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 .................................68 3.1.1. Quan điểm phát triển ............................................................................68 3.1.2. Mục tiêu tổng quát................................................................................68 3.2. Dự báo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực................................................70 3.2.1. Dự báo về cung lao động......................................................................70 3.2.2. Dự báo về cầu lao động trên các lĩnh vực đến 2015 và 2020 ...................71 3.3. Tác động của đào tạo nghề tới sự phát triển KT-XH tại tỉnh Yên Bái.........73
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 3.4. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề của tỉnh................................................................................................75 3.4.1. Nâng cao chất lượng côngtác thông tin tuyên truyền và nhận thức về dạy nghề, học nghề trong giai đoạn hiện nay....................................................75 3.4.2. Các giải pháp về quản lý nhà nước ........................................................76 3.4.3. Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý các cơ sở dạy nghề ......................77 3.4.4. Đào tạo nghề gắn liền với việc đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.....81 3.4.5. Các nhóm giải pháp khác......................................................................82 KẾT LUẬN..................................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................90
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTĐT Chương trình đào tạo DS KHH GĐ Dân số Kế hoạch hóa Gia đình ĐH KTQD Đại học kinh tế Quốc dân GDTX-HNDN Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp Dạy nghề GD&ĐT Giáo dục - Đào tạo GV Giáo viên KT-XH Kinh tế - Xã hội KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư KHKT Khoa học kỹ thuật NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn HDI Chỉ số phát triển con người TB&XH Thương binh và Xã hội TCN Trung cấp nghề THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TT Trung tâm UBND Ủy ban nhân dân XKLĐ Xuất khẩu lao động
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v i i DANH MỤC CÁC BẢNG, HỘP THÔNG TIN Bảng 2.1: Nguồn lao động tỉnh Yên Bái, 2005-2010 ....................................29 Bảng 2.2: Sử dụng nguồn lao động Yên Bái, 2005-2010 ..............................31 Bảng 2.4: Phát triển độingũ Giá o viên dạ y nghề tỉ nh Yên Bá i, 2006-2010 ..36 Bảng 2.3: Tổng hợp kinh phí mục tiêu quốc gia dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" 2001-2010............................................................................37 Bảng 2.5 Kết quả và so sá nh giữa cá c năm (2001 - 2005)...........................39 Bảng 2.6: Kết quả và so sá nh giữa cá c năm (2006- 2010 )...........................40 Bảng 2.7:Những đánhgiá củahọc sinh, sinhviên về các đơnvịđào tạo nghề...49 Bảng 2.8: Giảng viên, giáo viên và phương pháp đào tạo .............................52 Hộ p thông tin 2.1: Đào tạo nghề tại Yên Bái ..............................................55 Bảng 2.9: Tỷ lệ lao động phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng........................57 Bảng 2.10: Đánh giá về lao độngđã tốt nghiệp các trường dạy nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp tỉnh Yên Bái....................................................58 Hộp thông tin 2.2: Thái độ lao động qua ý kiến nhận xét về lao động............61
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi ii DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Quy mô dân số tỉnh Yên Bái, 2000 - 2010.............................. 24 Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng quy mô dân số của Yên Bái................................ 25 và một số địa phương ............................................................................... 25 Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng tự nhiên dân số, năm 2000 - 2010........................ 26 Biểu đồ 2.4: Tốc độ tăng quy mô dân số, tăng tự nhiên.............................. 27 và di cư, 2000-2010 .................................................................................. 27 Sơ đồ 2.1: Quản lý nhà nước về dạy nghề tỉnh Yên Bái............................... 32 Biểu đồ 2.5: Sinh hoạt đoàn thể và đời sống và những nhận xét chung ........ 44 Biểu đồ 2.6: Trang thiết bị dạy nghề lý thuyết và thực hành........................ 45 Biểu số 2.7: Đánh giá của giảng viên, giáo viên về chương trình................. 47 và phương thức đào tạo ............................................................................ 47 Biểu đồ 2.8: Đánh giá của học sinh, sinh viên tỷ lệ phân giữa lý thuyết....... 48 và thực hành............................................................................................. 48 Biểu đồ 2.9: Đánh giá về việc trang bị các kỹ năng mềm cho người học..... 50 Biểu đồ 2.11: Ứng dụng ngoại ngữ của lao động biết ngoại ngữ.................. 59 Biểu đồ 2.12: Ứng dụng tin học của lao động biết tin học........................... 59 Biểu đồ 2.13: Khả năng gắn bó của người lao động với công ty/................. 60 đơn vị công tác......................................................................................... 60 Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ thất nghiệp tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2010............. 74
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làm thế nào để thúc đẩy KT-XH của tỉnh Yên Bái trong tương lai luôn là câu hỏi lớn được đặt ra cho các nhà quản lý của tỉnh Yên Bái. Với tiềm năng và nguồn lực có hạn, sự phát triển KT-XH của tỉnh đòi hỏi phải có sự cân nhắc, xem xét tính hiệu quả trong việc lực chọn các công cụ phục vụ cho mục tiêu phát triển.Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nhưng Yên Bái vẫn là một tỉnh miền núi nghèo, nguồn lực đầu tư phát triển KT - XH hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực thấp, cơ cấu và phân bố nguồn nhân lực chưa hợp lý. Đây là một thách thức lớn cho sự phát triển KT-XH của Yên Bái. Trong những nhân tố có tác động lớn, giữ vai trò quyết định tới sự phát triển KT-XH của tỉnh Yên Bái trong thời gian qua như: Tài nguyên thiên nhiên, hiệu quả cơ chế quản lý hành chính nhà nước, tính hấp dẫn của môi trường đầu tư,... Trong đó nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng, tác động mạnh mẽ tới sự phát triển KT-XH của tỉnh mà trong đó chất lượng của nguồn nhân lực (được đảm bảo thông qua đào tạo) yếu tố then chốt. Công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong những năm gần đây đã có những thay đổi đáng kế, đóng góp tích cực vào sự phát triển KT- XH của địa phương, tuy nhiên tỷ lệ qua đào tạo chung của toàn tỉnh còn đạt thấp, chưa tương xứng với tiền năng nguồn lực của tỉnh, cụ thể như: Năm 2006, tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của toàn tỉnh đạt 26,94%, chỉ có 10,6% lao động qua đào tạo nghề; Thực hiện hết đến năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35%, trong đó đào tạo nghề đạt 17%, so với các tỉnh lân cận tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh ta còn thấp hơn Lao Cai đạt 21,9%, Phú Thọ đạt 22 %, Hà Giang đạt 18,2%... Mặt khác, chất lượng lao động qua
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 đào tạo nghề và vấn đề tạo việc làm cho người lao động sau khi đào tạo nghề còn nhiều hạn chế, bất cập. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề như một yếu tố khách quan, một yêu cầu hết sức cần thiết đặc biệt là số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng đang rất thấp chưa theo kịp sự phát triển của ngành công nghiệp. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng việc thực hiện mục tiêu CNH, HĐH của tỉnh Yên Bái cũng như trong khu vực. Xuất phát từ thực tiễn đó, có thể thấy rằng việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay là một việc cấp thiết. Do vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Yên Bái” đưa vào nghiên cứu mong muốn đưa ra những đánh giá một cách tổng thể trực trạng của công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua nhằm tìm ra một số giải pháp hữu hiệu chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nghề, góp phần đưa công tác đào tạo nghề trở thành một công cụ quan trọng, đóng góp thiết thực vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, thức đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Đề tài được thực hiện nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động phổ thông tỉnh Yên Bái, qua đó nhằm thực hiện thành công công cuộc CNH, HĐH của tỉnh, tiến tới đưa Yên Bái thành một trung tâm đào tạo nghề cho khu vực Tây Bắc. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa được lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo nghề và quản lý công tác đào tạo nghề.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 - Đánh giá được thực trạng công tác đào tạo nghề của tỉnh Yên Bái trong giai đoạn 2001 - 2010, từ đó chỉ ra được những thành công và tồn tại cũng như những bài học kinh nghiệm của công tác đào tạo nghề của tỉnh. - Đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác dạy nghề nghề cho tỉnh Yên Bái trong giai đoạn hiện nay. 3. Đốitƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu chính của Đề tài là tập trung nghiên cứu tình hình đạo tạo nghề trình độ cao đằng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề trong hệ thống công lập trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo nghề của các cơ sở này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh Yên Bái 3.2.2. Phạm vi thời gian Đề tài nghiên cứu kết quả công tác đào tạo nghề của tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2010; đánh giá kết quả điểm năm 2010. 3.2.3. Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu công tác dạy nghề của các, trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, các trung tâm đào tạo nghề công lập trên đại bàn tỉnh Yên Bái. 4. Đóng gópmới của đề tài Một là, đề tài đánh giá công tác dạy nghề của tỉnh Yên Bái trong cả giai đoạn 2001 - 2010, đây là một nghiên cứu trong giai đoạn dài, do đó sẽ cho ta cái nhìn tổng quát nhất về công tác đào tạo nghề của tỉnh nói riêng và các tỉnh có cùng đặc thù nói chung. Đến thời điểm hiện nay chưa có đề tài cụ thể
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 nghiên cứu và thực hiện một đề tài về việc nâng cao côngtác đào tạo nghề tại tỉnh Yên Bái. Hai là, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho côngtác phát triển đào tạo nghề cho tỉnh và các địa phương khác. Ba là, từ những bài học kinh nghiệm, đề tài sẽ chỉ ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng côngtác đào tạo nghề cho tỉnh trong thời gian tới.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề chất lượng đào tạo nghề từ trước đến nay, là một đề tài có tính thời sự, luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên đây là vấn đề khó, phức tạp phạm vi rộng và phong phú, do vậy các đề tài đi sâu nghiên cứu lính vực này còn ít với nội dung nghiên cứu khá rộng. Nhiều tài liệu giáo trình về quản lý đào tạo nghề đã được biên soạn và phát hành như: Năm 1999, trường Đào tạo cán bộ công đoàn Hà Nội với đề tài: “Đánh giá thực trạng tay nghề của công nhân Hà Nội”, đề xuất các giải pháp nâng cao tay nghề cho công nhân trong các ngành trọng điểm của Hà Nội. “Định hướng nghề nghiệp và việc làm” (2004) của Tổng cục Dạy nghề “Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp” (2005) của PGS.TS Nguyễn Viết Sự... Tất cả cho chúng ta thấy các đề tài đã đề cập đến chất lượng tay nghề, chất lượng công tác đào tạo nghề trong những năm qua và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong thời gian tới nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Các công trình nghiên cứu khoa học, từ trên những hướng tiếp cận khác nhau, đã cũng đề cập đến những khó khăn, thuận lợi, những nỗ lực và sự chuyển biến tích cực của công tác đào tạo nghề trong những năm qua. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự nỗ lực của toàn ngành dạy nghề, sự nghiệp dạy nghề đã được phục hồi và đang tiếp tục phát triển mạnh, đạt được một số thành tựu đáng khích lệ: Mạng lưới cơ sở dạy nghề từng bước được phát triển theo quy hoạch.
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nghề được cải thiện một bước như nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học nghề đã được đầu tư, nâng cấp. Phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong toàn ngành đã được đẩy mạnh. Các hoạt động như hội thi học sinh giỏi nghề, hội giảng giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm… đã trở thành hoạt động thường xuyên từ cơ sở dạy nghề đến toàn quốc mang lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực nhiều học sinh ra trường tìm được việc làm và cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị truờng lao động. 1.2. Đào tạo nghề - công cụphát triển nguồn nhân lực địa phƣơng 1.2.1. Các quan niệm a, Khái niệm nghề: Theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định. Cho đến nay thuật ngữ “nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về nghề. + Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa: "Là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn" + Khái niệm nghề ở Pháp: "Là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống". + Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa: "Là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học học nghệ thuật". + Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa: " Là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó". Như vậy nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn minh nhân loại. Bởi vậy được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau.
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 + Ở Việt nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra song chưa được thống nhất, chẳng hạn có định nghĩa được nêu: "Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất và nhu cầu xã hội. Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau: - Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại. - Là sự phân cônglao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội. - Là phương tiện để sinh sống. - Là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định. Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động KHKT và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển KT- XH của mỗi quốc gia nói riêng. Bởi vậy phạm trù "Nghề" biến đổi mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển KT-XH của đất nước. b, Một số quan niệm cơ bản về nghềvà đàotạo nghề: - Đào tạo: “Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm truyền đạt các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực để thực hiện thành công một hoạt động nghề nghiệp hoặc xã hội cần thiết. Như vậy, đào tạo là sự phát triển có hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân để họ thực hiện một nghề hoặc một nhiệm vụ cụ thể một cách tốt nhất. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 - Nghề: Là một hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định như nghề mộc, nghề cơ khí,… - Đào tạo nghề: “Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng, kỹ xảo của mỗi cá nhân đối với công việc hiện tại và trong tương lai”. Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau. Đó là: + Dạy nghề: Là quá trình giảng viên truyền bá những kiến thức về lý thuyết và thực hành để các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo, thành thục nhất định về nghề nghiệp. + Học nghề: “Là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hành của người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định”. Đào tạo nghề cho người lao động là giáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp, chuyên môn bao gồm đào tạo nghề mới, đào tạo nghề bổ sung, đào tạo lại nghề. Đào tạo nghề mới: Là đào tạo những người chưa có nghề, gồm những người đến tuổi lao động chưa được học nghề, hoặc những người trong độ tuổi lao động nhưng trước đó chưa được học nghề. Đào tạo mới nhằm đáp ứng tăng thêm lao động đào tạo nghề cho xã hội. Đào tạo lại nghề: Là đào tạo đối với những người đã có nghề, có chuyên môn nhưng do yêu cầu mới của sản xuất và tiến bộ kỹ thuật dẫn đến việc thay đổi cơ cấu ngành nghề, trình độ chuyên môn. Một số công nhân được đào tạo lại cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề và trình độ kỹ thuật mới. Đào tạo lại thường được hiểu là quá trình nhằm tạo cho người lao động có cơ hội để học tập một lĩnh vực chuyên môn mới để thay đổi nghề. Bồi dưỡng nâng cao tay nghề: Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu, đã lạc hậu, bổ túc nghề, đào tạo thêm hoặc củng
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 cố các kỹ năng nghề nghiệp theo từng chuyên môn và thường được xác nhận bằng một chứng chỉ hay nâng lên bậc cao hơn. Như vậy, xác định rõ ranh giới giữa đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại nghề hiện nay là một việc phức tạp, khó khăn. Dựa vào lý thuyết qui luật số đông, các khái niệm trên được phân biệt theo các tiêu chí sau: - Mục đích:Để tiếp tục làm nghề cũ hay đổinghề. - Nội dung: Nội dung học có liên quan tới nghề chuyên môn mới hay cũ. - Lần đào tạo: Lần đầu tiên hay tiếp nối. Văn bằng: Được cấp bằng, chứng chỉ hay không được cấp sau khi học. 1.2.2. Các hình thức đào tạo nghề Trên thế giới hiện nay có nhiều phương pháp đào tạo, nhìn chung tên gọi của mỗi phương pháp có thể khác nhau nhưng cách đào tạo và nội dung đào tạo tương đối giống nhau. Các phương pháp đào tạo nghề có thể chia cho 3 nhóm đối tượng: Các nhà quản trị, chuyên viên ở mức khởi điểm và công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó, việc đào tạo cho công nhân trực tiếp sản xuất chính là việc đào tạo nghề, cung cấp kiến thức, kỹ năng nghề của một nghề nhất định đáp ứng các yêu cầu của xã hội. - Đào tạo nghề tại chỗ: Đào tạo tại chỗ hay đào tào ngay trong lúc làm việc đó là việc người học nghề được phân công làm việc chung với người có kinh nghiệm hơn, người học nghề vừa học vừa làm bằng cách quan sát, nghe lời chỉ dẫn và làm theo. Phương pháp này đòi hởi sự nỗ lực của cả người kèm và người học nghề, phải có sự tin tưởng và lắng nghe giữa hai bên. - Đào tạo học nghề: Là phương pháp phối hợp giữa lý thuyết và phương pháp đào tạo tại chỗ, phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với các nghề thủ công hoặc các nghề cần phải khéo tay như: Thợ nề, thợ cơ khí, thợ điện... Thời gian huấn luyện có thể kéo dài tùy theo từng loại nghề. Người huấn luyện có thể là các công nhân có tay nghề cao, đặc biệt là công nhân giỏi đã về hưu.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 - Phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng: Các dụng cụ mô phỏng là các dụng cụ thuộc đủ mọi loại mô phỏng giống hệt như trong thực tế. Dụng cụ có thể đơn giản là các mô hình giấy cho tới các dụng cụ được vi tính hóa. Các chuyên viên tạo thường chuẩn bị các dụng cụ mô phỏng để học viên thực tập. Phương pháp này tuy không cơ ưu điểm lớn hơn phương pháp đào tạo tại chỗ nhưng trong một vài trường hợp nó ít tốn kém hơn và bớt nguy hiểm hơn. - Đào tạo xa nơi làm việc: Phương pháp này gần giống như phương pháp sử dụng dụng cụ mô phỏng nhưng khác ở chỗ, các dụng cụ gần giống hệt máy móc tại nơi sản xuất, máy móc thiết bị thường được đặt để ở hành lang hay tại một phòng riêng biệt cách xa nơi làm việc. So với phương pháp đào tạo tại chỗ, trong phương pháp này người học nghề không làm gián đoạn hay trì trệ dây chuyền sản xuất. Ngoài ra, có nhưng loại máy móc mà người mới học việc mới đứng máy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc phá hủy cơ sở sản xuất. Thông thường người huấn luyện thường là người có tay nghề cao. Tại các địa phương hiện nay, các phương pháp đào tạo trên thường được sử dụng trong các trường dạy nghề và có một phần nhỏ được áp dụng trực tiếp ngay tại các doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo công nhân tùy theo từng điều kiện cụ thể. 1.2.3. Những vấn đề cơ bản về chất lượng đào tạo nghề, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đàotạo nghề a, Một số quan niệm về chấtlượng, chấtlượng đào tạo nghề - Quan niệm về chất lượng: Có rất nhiều định nghĩa và cách lý giải khác nhau. Có ý kiến cho rằng chất lượng là sự xuất chúng, tuyệt hảo, là giá trị bằng tiền, là sự biến đổi về chất và là sự phù hợp với mục tiêu. Các quan niệm về chất lượng chúng ta có thể thấy qua 6 định nghĩa sau:
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 + Chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc)… làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”(1) + Chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác sự vật kia”(2) . + Chất lượng là “mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản” (Oxford Poket Dictationary). + Chất lượng là “tiềm năng (a) của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”(3) . + Chất lượng là “tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn” (TCVN- ISO 8402). Tóm lại: Chất lượng là khái niệm trừu tượng, phức tạp và là khái niệm đa chiều, nhưng chung nhất đó là khái niệm phản ánh bản chất của sự vật và dùng để so sánh sự vật này với sự vật khác. b, Quan niệm về chất lượng đào tạo nghề: khái niệm “chất lượng” đã trừu tượng và phức tạp thì khái niệm về “chất lượng đào tạo nghề ” càng phức tạp hơn bởi liên quan đến sản phẩm là giá trị của con người, một sự vật, sự việc. Như vậy có thể hiểu chất lượng là để chỉ sự hoàn hảo, phù hợp, tốt đẹp. Chất lượng đào tạo nghề là khái niệm đa chiều, không thể trực tiếp đo đếm được và cảm nhận được. Chất lượng đào tạo nghề phản ánh trạng thái đào tạo nghề nhất định và trạng thái đó thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố tác động đến nó. Sẽ không thể biết được chất lượng đào tạo nếu chúng ta không đánh giá thông qua một hệ thống các chỉ tiêu và các yếu tố ảnh hưởng. Khái niệm chất lượng đào tạo nghề là để chỉ chất lượng các công nhân kỹ thuật được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu và chương trình đào tạo xác định trong các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, biểu a (1) (Từ điển tiếng Việt phổ thông); (2) (Từ điển tiếng Việt thông dụng – Nhà xuất bản Giáo dục – 1998); (3) (Tiêu chuẩn Pháp – NFX 50-109).
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51840 DOWNLOAD: + Link tải: tailieumau.vn Hoặc : + ZALO: 0932091562