SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  129
Télécharger pour lire hors ligne
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING

ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN QUỐC NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ YÊN
LỚP DU LỊCH 1

NIÊN KHÓA 2008-2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING

ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015

GVHD: ThS. NGUYỄN QUỐC NAM
SVTH: ĐẶNG THỊ YÊN
LỚP DU LỊCH 1

NIÊN KHÓA 2008-2012

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 VĂN HOÁ
1.1.1 Định nghĩa
Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của loài người, nó được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào
việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái
tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong
các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong
giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Bản sắc văn hoá là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc,
được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước,
các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng
và tiềm ẩn.
Văn hoá kiến thức truyền thống là hệ thống kiến thức của các dân tộc hoặc của
một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những
hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đòng ở một
vùng nhất định. Văn hoá kiến thức truyền thống được hình thành trực tiếp từ lao
động và sinh hoạt văn hoá của mọi người dân trong cộng đồng, được hoàn thiện
dần và truyền thụ chủ yếu bằng miệng, truyền tay trong gia đình, thôn bản hoặc
qua ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể, sử thi, luật tục…
1.1.2 Các loại hình văn hoá
Văn hóa được phân loại thành hai phạm trù lớn là văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể. Văn hóa vật thể bao gồm những sản phẩm văn hóa chứa đựng trong
vật chất mà sự tồn tại của chúng gắn liền với sự hiện diện của khối vật chất cụ
thể. Văn hóa phi vật thể gồm những sản phẩm văn hóa có giá trị tinh thần thuần

Trang 3
túy, sự tồn tại của chúng có tính độc lập tương đối, không trực tiếp liên quan đến
những vật chất mà chúng nhờ vả. Có thể hình dung qua sơ đồ sau :

Văn hóa

Văn hóa vật thể
-

Các công trình kiến trúc :
đền, đài…

-

Nhà cửa, đường sá, cầu
cống.

-

Thành phố.

-

Công viên, tượng đài

-

Di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh.

Văn hóa phi vật thể
Các hệ thống tư tưởng tôn giáo,
triết học.
-

Các sáng tác văn học nghệ thuật.

-

Những chuẩn mực đạo đức.

sống.

Những phong tục tập quán, lối

hồn.

Những phẩm chất tinh thần, tâm
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

Tất nhiên, sự phân chia trên chỉ là tương đối, để dễ phân biệt, không nên cứng
nhắc trong quan niệm, bởi lẽ trong những cái gọi là “ văn hóa vật thể” có giá trị của
văn hóa phi vật thể và trong những cái gọi là “ văn hóa phi vật thể” thì ít nhiều cũng
cần những nhân tố vật chất nhất định để thể hiện chúng.
1.1.3 Đặc điểm của Văn Hóa
Văn hóa có tính ổn định, tính bền vững. Vì về mặt phát sinh và phát triển, văn
hóa được tích lũy, được truyền lại, được tái tạo trong một cộng đồng. Về mặt chức
năng, văn hóa tạo ra sự ổn định, sự bền vững của cuộc sống con người trong cộng
đồng. Do đó, xã hội nào, cộng đồng nào cũng có truyền thống văn hóa của nó. Khái
niệm truyền thống văn hóa bao hàm tính bền vững của văn hóa, hay đúng hơn, sự tồn
tại của những yếu tố không thay đổi của văn hóa thường được gọi là hằng số văn hóa.
Tính bền vững, ổn định của văn hóa dưới một cách nhìn nhận định có khi lại được
xem là tính bảo thủ của văn hóa.
Nhưng ngay trong thực tiễn quan sát thông thường, ta cũng thấy không có một
nền văn hóa nào tồn tại trong trạng thái tĩnh hoàn toàn, nền văn hóa nào cũng phải
trải qua những biến đổi ở những mức độ khác nhau: biến đổi nhỏ, từng yếu tố, biến
đổi lớn, trên một phạm vi rộng, biến đổi từ từ, biến đổi có tính bước ngoặt … Khái
niệm đổi mới trong lĩnh vực văn hoá dùng để chỉ xu hướng và kết quả của những sự
biến đổi văn hóa, và khi dùng cặp đôi với khái niệm truyền thống thường chỉ mối
quan hệ giữa tính bền vững và tính biến đổi của văn hóa, mối quan hệ ấy nói lên qui
luật vận động của văn hóa. Như vậy nghiên cứu sự biến đổi, sự đổi mới của văn hóa
trên cái nền của truyền thống văn hóa. Qui luật vận động ấy bảo đảm cho văn hóa tồn
tại liên tục nhưng không ngưng đọng.
Do đó, khi có sự tiếp xúc kinh tế – xã hội giữa các nhóm người, các cộng đồng,
các dân tộc… thì sẽ tạo ra sự tiếp xúc văn hóa hay còn gọi là sự giao lưu văn hóa.
Qua việc tiếp xúc, một số yếu tố văn hóa ở cộng đồng người này có thể lan truyền
đến văn hóa của cộng đồng người khác và khi đó có thể có hai phản ứng: hoặc chối
từ hoặc tiếp nhận. Trong sự tiếp nhận văn hóa, những yếu tố văn hóa lan truyền ấy có
khi chỉ là những yếu tố cá biệt, tồn tại rời rạc bên cạnh nền văn hóa bản địa, có khi

Trang 5
được cộng đồng người bản địa bản địa hóa, có khi gây ra những tác động làm đổi
mới các yếu tố cũ của nền văn hóa bản địa.
1.1.4 Chức năng và vai trò của văn hoá
1.1.4.1

Chức năng :

Chức năng giáo dục: là chức năng mà văn hóa thông qua các hoạt động, các
sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực
theo tiêu chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ
bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống mà còn bằng cả những giá trị đang hoàn
thành. Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như hình
thành nhân loại.
Chức năng nhận thức : là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn
hóa. Văn hóa giúp nâng cao trình độ nhận thức của con người.
Chức năng thẩm mĩ : cùng với nhu cầu hiểu biết con người còn có nhu cầu
hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người đã tạo ra hiện thực dựa trên quan niệm về
cái đẹp nên văn hóa cũng có chức năng này. Trong quá trình phát triển, văn hóa sẽ
không ngừng được thanh lọc theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong
mỗi người.
Chức năng giải trí : các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca
nhạc… sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người. Sự giải trí bằng các hoạt động
văn hóa là bổ ích, cần thiết góp phần giúp con người lao động sáng tạo có hiệu quả
hơn và giúp con người phát triển toàn diện. Phát triển và hoàn thiện con người là mục
tiêu cao cả của văn hóa.
1.1.4.2

Vai trò

Văn hóa là nền tảng tinh thần : văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng
tinh thần của xã hội, văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh
của một dân tộc. Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính
trị. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người – nguồn nhân
lực quyết định sự phát triển xã hội.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển : văn hóa là mục tiêu của phát triển xã
hội, bởi văn hóa đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người.
Văn hóa có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người bằng giá trị
chuẩn mực xã hội, bằng văn hóa hướng tới mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống,
vì hạnh phúc của con người, nối dài cuộc sống, an ninh xã hội, điều tiết sự công bằng
xã hội.
Văn hóa là động lực của sự phát triển : chìa khóa của sự phát triển là nguồn
lực tự nhiên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người.
Phát triển hiện đại hóa dân tộc, trước hết phải hiện đại hóa nguồn lực con người, đầu
tư vào giáo dục. Văn hóa làm bàn đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn
minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lí và đạo lí xã hội, chống lại những
tiêu cực phản giá trị, phản văn hóa do nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo ra.
1.1.5 Các hình thức bảo tồn văn hoá dân tộc
Trong quá trình hiện đại hóa thì việc mất đi các giá trị văn hoá (đặc biệt là các
giá trị văn hóa phi vật thể) là một quy luật tất yếu. Con người khi nhận thức được
điều này sẽ có những hoạt động chủ quan, với nhiều hình thức để cố gắng lưu giữ lại.
Có thể nói hiện tại có các phương pháp bảo tồn văn hóa sau đây:
Đối với văn hóa vật thể : Thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản các di
tích lịch sử và các văn hoá vật thể. Tu bổ di tích không chỉ đơn giản là khôi phục lại
như mới một công trình kiến trúc cổ truyền, mà là sự tổng hợp của nhiều mặt hoạt
động phức tạp có quan hệ qua lại rất chặt chẽ như: Nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật
và quá trình thi công, sản xuất v.v... Công tác tu bổ di tích phải đáp ứng được các nhu
cầu: Giải phóng, loại bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu
tới các mặt giá trị của di tích; giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích; trên
cơ sở khoa học đáng tin cậy khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị
thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của di tích; trả lại cho di tích hình dáng vốn
có của nó; làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác
động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian.

Trang 7
Đối với văn hóa phi vật thể có hai phương pháp: Một là, phương pháp bảo tồn
tĩnh: quay phim, chụp ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi có nhu cầu, thì
căn cứ vào đó để phục dựng). Hai là, bảo tồn động: đưa nó về với cộng đồng. Vì,
cộng đồng chính là chủ thể của di sản, không ai có thể thay thế họ. Tất nhiên, khi bảo
tồn trong cộng đồng thì nó sẽ biến đổi, nhưng "cái hồn" của di sản vẫn sẽ được người
dân lưu giữ. Còn cố níu giữ cái cũ, mà người dân không chấp nhận, thì cũng không
được. Có thể, qua quá trình phát triển, nó sẽ gắn với một tâm thức khác. Vấn đề là ta
phải chủ động tạo điều kiện cho nó kế thừa, và nhập vào xã hội mới.
1.2 TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ
1.2.1 Định nghĩa
Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
1.2.2 Các loại hình du lịch văn hoá
Du lịch lễ hội, du lịch hoa: Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương,
hội Lim, tết cổ truyền… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan
vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế. Những tour du lịch tìm
hiểu văn hóa, lịch sử có thể thực hiện rất đa dạng ở Việt Nam. Loại hình này được tổ
chức theo mùa ở các thời điểm khác nhau trong năm.
Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến (Hưng Yên)… loại hình này có tính
chất thường xuyên, diễn ra đều đặn hơn.
Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông…
Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh
tế của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu, điều
kiện tự nhiên… Sự tinh tế trong ẩm thực vùng miền cũng là một yếu tố được du lịch
khai thác hiệu quả.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

1.2.3 Các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá
Điều kiện 1 : Có Tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và mang tính độc đáo,
có sức hấp dẫn đối với du khách.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên
môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên,
di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa các tộc
người. Đặc biệt là phải có sự tồn tại của các sắc thái tộc người, mỗi tộc người có bản
sắc đặc trưng riêng khác biệt với những tộc người ở các vùng khác. Sự khác biệt này
được thể hiện qua :
-

Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.

-

Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.

-

Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên
của khu vực.

-

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng.

-

Các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển tín
ngưỡng của cộng đồng.

Điều kiện 2 : Cơ sở hạ tầng du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch là các yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị
tài nguyên góp phần hình thành nên các điểm, khu du lịch.
Bao gồm :
-

Hệ thống và phương tiện giao thông

Trang 9
-

Hệ thống cung cấp điện

-

Hệ thống cấp thoát nước

-

Hệ thống thông tin liên lạc

-

Hạ tầng tài chính

-

Hạ tầng y tế

….

Điều kiện 3 : Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch,
có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Bởi vậy, nó đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định
mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du
lịch. Sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn
thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các yếu tố cơ bản của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật :
-

Cơ sở lưu trú

-

Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí

-

Các công trình thông tin – văn hóa, biểu diễn nghệ thuật.

-

Các cơ sở dịch vụ hỗ trợ khác.

Điều kiện 4 : Yếu tố con người
Con người luôn đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong hầu hết các lĩnh vực
kinh tế. Du lịch văn hóa cũng không ngoại lệ.
Yếu tố con người đầu tiên được thể hiện qua khả năng đón tiếp và phục vụ khách
du lịch. Đây là điều kiện quan trọng và cần thiết cho sự phát triển du lịch. Khả năng
đón tiếp và phục vụ du khách không chỉ là yêu cầu đối với các nhân viên, những
người hoạt động trong ngành du lịch, mà nó còn là yêu cầu đối với những người dân
tại địa phương, tại nơi du lịch, tại các cơ quan quản lý hành chính…
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

Yếu tố con người tiếp theo đó chính là khách du lịch. Một địa danh dù có giàu
đẹp, nhiều tiềm năng du lịch đến mấy mà không có khách du lịch thì cũng không thể
phát triển du lịch được. Con người phải có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu muốn đi du
lịch, có tiền để chi trả cho các dịch vụ … thì lúc đó du lịch mới có thể phát triển.
1.2.4 Các nguyên tắc khi khai thác loại hình du lịch văn hoá
-

Có các hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về văn
hóa, di tích lịch sử.

-

Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

-

Mang nét đẹp, sự tinh hoa của mỗi tộc người đến với khách du lịch,
góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

-

Đem lại sự hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của du khách, tăng cường
thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.

-

Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động đến mức tối thiểu đến hệ sinh
thái.

-

Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư
trong phát triển du lịch, tạo thêm cơ hội việc làm và mang lại lợi ích
cộng đồng địa phương.

-

Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài
hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng
điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.

-

Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.

-

Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an
ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch.

Trang 11
1.3 MÔ HÌNH LÀNG DU LỊCH VĂN HÓA
1.3.1 Mô hình và làng du lịch văn hóa
Mô hình là những yếu tố căn bản cấu thành sự vật. Nhờ các yếu tố này có thể
dựng lại sự vật theo một nguyên tắc chung nhất, khiến sự vật không bị biến đổi mặc
dù nó vẫn bao chứa được những khác biệt đa dạng của điều kiện cụ thể.
Làng du lịch văn hoá là một điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hoá và có tổ
chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hoá phục vụ du khách.
Mô hình “ làng văn hoá” là một mô hình đầu tư vào lĩnh vực văn hoá để phục vụ
cho du lịch nhằm phát triển kinh tế – xã hội. Trong mô hình này mối quan hệ hữu cơ
giữa hai yếu tố bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá với kinh tế – du lịch luôn tồn tại đan
xen và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
1.3.2 Các yếu tố cấu thành Làng du lịch văn hóa
Trong thực tế làng du lịch văn hoá được quyết định bởi ba nhóm nhân tố khác
nhau:
Nhóm nhân tố thứ nhất là các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của
làng du lịch văn hoá. Nhóm này bao gồm các vị trí địa lý (gần trung tâm du
lịch, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch văn hoá (sự độc đáo và
phong phú của nguồn tài nguyên, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể).
Nhóm nhân tố thứ hai là những nhân tố liên quan đến việc bảo đảm du
khách lưu lại ở làng du lịch văn hoá. Đó là các cơ sở phục vụ việc nghỉ ngơi
(cơ sở lưu trú như phòng ngủ, nhà nghỉ…), các cơ sở phục vụ ăn uống, phục
vụ nhu cầu vui chơi giải trí (xem văn nghệ, lễ hội…), mua sắm hàng thủ công lưu
niệm…
Nhóm nhân tố thứ ba gồm những nhân tố đảm bảo giao thông cho
khách đến điểm du lịch (bao gồm những điều kiện đã có và khả năng mở các
tuyến đường mới thuận tiện…).
Nhóm nhân tố thứ nhất là tạo ra vẻ hấp dẫn của làng du lịch văn hoá. Nhưng
nhóm nhân tố thứ hai, thứ ba lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng du
lịch văn hoá. Nhân tố thứ nhất đóng vai trò tiềm năng, còn nhóm nhân tố thứ hai, thứ
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

ba mới biến "tiền năng" thành khả năng hiện thực. Vì vậy, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng (hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc) và xây dựng cơ sở lưu trú, khai
thác các nguồn lực văn hoá phục vụ du lịch vẫn là vấn đề cấp thiết nhằm xây dựng
làng du lịch văn hoá.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ KHU VỰC TÂY BẮC
2.1

KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC

2.1.1 Vị trí địa lý :

Vùng Tây Bắc gồm vùng đất từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông
Đà, sông Mã bao gồm 6 tỉnh : Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện
Biên, Yên Bái. Tây Bắc là một vùng rộng lớn có địa lý chính trị, kinh tế- văn
hóa độc đáo, có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước
cả về an ninh – quốc phòng, kinh te, xã hội và văn hóa.
Diện tích tự nhiên của vùng là 37.533,8 km2, chiếm 11,33 % diện tích
cả nước. Với số dân 2.650.100 người, chiếm 3,11 % dân số cả nước (năm
Trang 13
2007). Phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông
giáp với Đông Bắc và một phần Đồng bằng sông Hồng còn phía Nam giáp với
Bắc Trung Bộ.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam,cắt xẻ mạnh. Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định
biên giới Việt – Trung. Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn cao
nhất Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipan (3.143 m). Phía Tây và
Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt – Lào. Nằm
giữa vùng Tây Bắc là sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc – đông Nam. Hai bên
sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau.
Khí hậu
Khí hậu của vùng là khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa.
Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè - Mùa đông. Biên độ nhiệt
giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở các thung lũng. Độ
ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%,ở các tiểu vùng có độ chênh lệch
từ 2 – 5%. Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500
mm/năm. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh
địa phương.Ngoài ra: Mưa đá ,sương muối,băng giá…
Tài nguyên nước
Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn như sông Đà, sông
Mã, sông Bôi. Sông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), có
chiều dài 983 km (trên đất Việt Nam dài 543 km), là nguồn thuỷ năng lớn nhất
Việt Nam. Nguồn nước nóng ở trong vùng tương đối nhiều nhưng đang ở dạng
tiềm năng và chưa được khai thác nhiều.
2.1.3 Các yếu tố nhân văn
Các dân tộc chính ở Tây Bắc
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

Ơ Tây Bắc có hơn 20 dân tộc sinh sống nhưng có 4 dân tộc chính đó là:
Thái, Mường, Dao và H’Mông. Về địa lí tự nhiên, vùng văn hóa này gồm ba
loại môi trường: môi trường thung lũng, môi trường rẻo cao và môi trường rẻo
giữa (sườn núi).
Vùng thung lũng lòng chảo ở chân núi là địa bàn cư trú của các tộc người
Thái và Mường. Với người Mường chiếm 1,2 % dân số cả nước và người Thái
chiếm gần 1,3 % dân số của cả nước. Còn người Mông, định cư và hoạt động
sản xuất ở các sườn núi với độ cao trên 1.500m sát biên giới phía Bắc đến
thượng du Thanh Hoá, Nghệ An. Chiếm khoảng 0,7% dân số cả nước. Người
Dao, cư trú ở độ cao 700 – 1000 m, tức là thấp hơn độ cao của người Mông ở
lưng chừng núi, nơi nạn đốt rừng đang gây ra hiện tượng xói mòn với tốc độ
đáng lo ngại. Cùng sinh sống trên địa bàn này còn có các dân tộc thiểu số khác
: Tày, Nùng… và có cả người Kinh.
Mật độ dân số
Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều. Nơi tập trung đông
nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung (nông, lâm trường), các
thị tứ và trên các trục đường giao thông. Trái lại ở các khu vực núi cao, đường
giao thông ít, đi lại khó khăn...thường chỉ có các dân tộc ít người sinh sống,
nên mật độ dân cư rất thấp.
Nguồn lao động
Tổng số lao động trong độ tuổi ở Tây Bắc là 986 nghìn người, trong đó
có 878 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm
90,7 % tổng số lao động). Như vậy còn 9,3 % số lao động chưa có việc làm.
Lao động của khu vực nông nghiệp chiếm ưu thế 76,6 %, công nghiệp và dịch
vụ chỉ có 23,4 %. Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao
động ước khoảng 163.000 người (chiếm 18,8 % lực lượng lao động).
Giá trị lịch sử

Trang 15
Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa
bàn Tây Bắc đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di
tích lịch sử các mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.
2.2

KHÁI QUÁT CÁC DÂN TỘC VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC

2.2.1 Văn hoá dân tộc Thái
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

2.2.1.1

SVTH : Đặng Thị Yên

Đặc điểm

Khái quát
Dân tộc Thái có trên 1 triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh
Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hoá và
sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư.
Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có các nhóm Táy Đăm, Táy

Trang 17
Khao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái
thuộc hệ ngôn nghữ Tày-Thái. Dân tộc Thái có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung
Quốc), trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc Thái có mặt ở Việt Nam
từ hàng trăm năm trước.
Hoạt động kinh tế
Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của người Thái, đây là
nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Họ có nhiều kinh nghiệm đắp
phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Tuy nhiên, người
Thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, lạc, vừng… và nhiều thứ cây trồng
khác. Trong từng gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, trồng bông,
nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của
người Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ, bền
đẹp.
Am thực
Trước năm 1954, người Thái không hay dùng gạo tẻ làm cơm. Họ cho
rằng ăn gạo tẻ chóng đói, không đủ sức lao động cả ngày ở ngoài trời. Mặc dù,
hiện nay người Thái có thói quen ăn gạo tẻ, nhưng họ vẫn coi gạo nếp là lương
thực lý tưởng và xem như là vật đặc trưng văn hóa tộc người. Sinh ra từ văn
hóa trồng lúa, dân tộc này có đủ kỹ thuật bằng thủ công để biến thóc thành
gạo. Có thể nói ngay rằng, người Thái chưa biết làm và dùng cối xay gạo mà
chỉ biết giã. Người ta giã gạo bằng cối chân hoặc các loại cối giã bằng sức đẩy
của dòng nước chảy trong tự nhiên. Từ gạo chế biến thành các món ăn mang
bản sắc dân tộc rõ rệt. Có lẽ, cách chế biến mang cổ xưa nhất là cơm nếp Lam.
Đó là cách bỏ gạo vào ống tre nứa, dạng bánh tẻ, ngâm cho hột gạo nở. Sau
đĩ, đốt ống Lam cho gạo chín rồi tước bỏ tre nứa lấy cơm mà ăn.
Lương thực ăn chính là xôi nếp nên dụng cụ bếp núc không phải là nồi
niêu, xoong, chảo mà là chiếc ninh đúc bằng đồng và chõ. Cơ cấu bữa ăn
thường nhật đậm đà bản sắc Thái là cơm, xôi. Xôi không phải chỉ là lương
thực cho bữa ăn hàng ngày mà còn là nguyên liệu để làm bánh cho trẻ em,
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

người già, để ăn chơi lót dạ ngon miệng như các món: xôi nướng, xôi cặp, xôi
giã nhão bóp tựa bánh dầy.
Nổi tiếng nhất là các món canh rau quả, trong đó có món rất Thái là
canh măng chua với cá, với các loại nhuyễn thể, côn trùng sống dưới nước
hoặc trên cạn. Thức ăn rau quả còn có thể kể tới các loài rong rêu, mọc ở đá
hoặc ở bùn.
Gần với rau, ta kể đến hàng trăm loài nhuyễn thể, sâu bọ, côn trùng ở
dạng nguyên và dạng nhộng sống ở dưới nước và trên cạn nằm trong tổng thể
thứ được con người chọn làm thức ăn.
Dân tộc Thái có nhiều cách chế biến thức ăn bằng cá. An cá sống,tươi
thì gọi là gỏi hoặc chế biến thành mắm để ăn dần. An chín có nhiều cách, trong
đó có những món đặc trưng Thái là nướng, cá lùi, cá ninh… Cá có thể sấy khô
trên gác bếp để ăn dần.
Lạp hay Xạ lấy thịt nạc còn tươi nguyên thái thành từng lát mỏng đem
nhúng vào nước lá ổi để lấy chất chát thàm thịt se, bỏ vào gạo nếp để vuốt cho
sạch nhớt hoặc có thể dùng giấy bản thấm… Sau đó thái thành miếng nhỏ để
vào bát tô to dùng nước măng chua hòa cùng lạc, vừng giã nhỏ trộn rau thơm,
mùi, tỏi, ớt và hoa chuối rừng. Để một lúc cho thịt ngấm gia vị rồi hãy ăn cùng
ghém rau xanh như cải bắp và một vài loại lá rau rừng. Nếu không nhúng nước
lấy trong ruột non của các con thú thuộc bộ nhai lại như trâu, bò, dê, hoẵng,
hươu, nai… thì lạp có thể làm chín bằng cách băm nhỏ thịt nạc đem rang khô
để nguội hẳn mới trộn vào nước chua. Lạp thường được ăn sống.
Cũng như cá, thịt nướng, lùi, ninh là những món sở trường của người
Thái. Thịt cũng được sấy khô trên gác bếp hoặc ướp lên men chua để ăn dần.
Món thịt ăn chín thường có: nướng, lùi, ninh. Đặc biệt thịt giống thú ăn
cỏ nhai lại thì thường luộc để chấm nặm pia thì rất ngon và đượm đà bản sắc
Thái.

Trang 19
Rượu là thức uống trong các dịp vui, buồn và là vật tượng trưng của
các nghi thức. Rượu Thái có hai loại chính: cất, cần và 2 loại phụ : nếp, một
thứ có tên là vạng hay lọn.
Trang phục
Trang phục truyền thống của người Thái, nam giới mặc quần áo thổ
cẩm màu chàm xanh hoặc chàm đen nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã
chuyển sang mặc âu phục là chủ yếu.
Phụ nữ Thái vẫn gắn bó với trang phục truyền thống: áo cỏn màu trắng,
xanh hoặc đen, áo có tay hoặc xẻ ngực, bó sát thân với hàng khuy bạc trắng
hình bướm, váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu. Cùng
với váy, áo phụ nữ Thái Đen còn có chiếc khăn Piêu thêu hoa văn bằng nhiều
loại chỉ màu rất sặc sỡ và đẹp. Đồ trang sức của phụ nữ chủ yếu là vòng bạc,
xuyến bạc đeo ở cổ tay và cổ; hoa tai bằng bạc hoặc vàng.
Hiện nay, thanh thiếu niên đã ưa mặc áo sơ mi, quần âu may sẵn. Phụ
nữ vẫn ưa trang phục truyền thống, may thủ công bằng dệt vải công nghiệp.
Vào những dịp hội hè hay liên hoan văn nghệ, phụ nữ Thái mặc trang phục
dân tộc rất trang nhã, màu đặc sắc dân tộc rất nguyên vẹn.
Nhà ở
Bản mường Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài
chục đến hơn trăm nóc nhà kề bên nhau. Theo truyền thống thì người Thái ở
nhà sàn. Nếp nhà được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và có gióng như tre,
vầu, nứa… lợp bằng cỏ tranh. Nhà sàn của người Thái kết cấu bằng gỗ, với
những hàng cột gỗ vuông hoặc tròn được kê đá, sàn cao, lợp lá cọ hoặc ngói.
Mỗi nhà tuỳ theo gia cảnh mà dựng 3,4 gian hoặc 5 gian. Người Thái Đen làm
nhà thường tạo mái hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng khau cút
theo phong tục xưa truyền lại.
Nếu ai đó đã quen với nếp sống thủ công nghiệp phát triển hoặc công
nghiệp đến quan sát thì sẽ không sao tránh khỏi ngạc nhiên vì cả một ngôi nhà
sàn, có nếp sống khá đồ sộ như nhà của quý tộc xưa. Thay vì đóng đinh là cả
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

một hệ thống dây chằng, buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giang
và mây hoặc những vỏ cây chuyên dùng.
Nhà sàn của người Thái làm bằng gỗ rất đẹp và chắc chắn. Nhà vẫn làm
theo quy chuẩn truyền thống, gồm 4 gian có hệ thống cột vững chãi, sàn làm
bằng giát tre. Trong nhà không có vách ngăn, có hệ thống cửa sổ thoáng mát.
Mái lợp bằng gỗ hoặc ngói móc. Cầu thang lên phía đầu hồi nhà, gắn liền với
một khoảng sàn hẹp làm sân. Ngoài ra, còn có cầu thang lên phía tay phải.
Trong nhà có nơi tiếp khách, tại đây có bày bộ bàn ghế gỗ hoặc ghế mây tre.
Một số gia đình khá giả có thêm tủ ly, hòm đựng quần áo. Trong nhà còn có
nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi kê giường nằm nam, nữ cách biệt. Hàng xa phía cột
sau của nhà là nơi gác chăn đệm. Đó là đồ dùng phục vụ sinh hoạt gia đình và
khách. Gầm nhà sàn để trống, làm nơi chứa công cụ sản xuất và để trẻ em chơi.
Hiện nay, người Thái đã tự cải tiến và thay đổi kiến trúc nhà của mình khá
nhiều. Sự cải tiến và thay đổi ấy chủ yếu học ở cách làm của người Kinh. Các
nhà sàn thì dựng cột kê và lắp ghép theo phương pháp nối dầm vào cột bằng
mộng thắt. Sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc đã tạo ra các kiểu nhà sàn
đẹp đẽ và bề thế vô chừng. Ơ nhiều nơi, đặc biệt dọc theo đường quốc lộ và
ven thị trấn, thị xã đã có nhiều nhà sàn lắp cầu phong li tô để lợp ngói. Xu thế
hiện nay là mọi người đang đua nhau xây dựng nhà ngói hai tầng hoặc các kiểu
nhà mái bằng, xi măng, cốt thép.
Lễ hội
Lễ hội cộng đồng :
Xên Mường: như Xên Cha Mường, do Tạo Muổi ( người đứng đầu
dân tộc Thái làm chảu xửa – chủ áo). Lễ này từ ngày giải phóng Tây Bắc
đến nay không làm, vì nó không có lợi cho đoàn kết các dân tộc.
Xên Bản (lễ bản), người Thái thường xên hàng năm hoặc 3 năm một
lần vào tháng 3 khi hoa ban nở rộ. Hiện nay, xên Bản đang hồi phục ở một
số địa phương. Nội dung chủ yếu của cuộc Xên Bản là : cúng thổ thần, thần
nước, mưa gió, và những người có công khai phá xây dựng bản, tạ ơn họ

Trang 21
và cầu các thần phù hộ cho bản mùa màng tốt tươi, người, xúc vật khoẻ
mạnh và phát triển. Mục đích cuối cùng và cố kết cộng đồng bản thêm bền
chặt.
Xên Bản được mọi người tự nguyện tham gia và tự nguyện góp các lễ
vật hiến tế và chảu xửa do dân bàn bạc cử ra. Chủ áo ( chảu xửa) là người
có uy tín, hiểu phong tục tập quán và là người có công khai phá bản đầu
tiên, hoặc là người đứng đầu bản lâu đời. Nay có nơi cử người đứng đầu
Mặt trận Tổ Quốc ở bản, trưởng bản hoặc đồng chí bí thư cấp uỷ Đảng ở
đấy và có nơi vẫn cử người trong dòng dõi quí tộc.
Xên Bản hay Xên Mường, ngoài cúng tế thần linh, mọi người còn tham
gia các hoạt động vui chơi như ném còn, múa xòe, hát giao duyên và hát
chúc tụng lẫn nhau trong bữa cơm tại nhà chảu xửa. Riêng lễ Xên Mường,
diễn ra trong phạm vi Mường Tạo, nghĩa là nhiều bản, nhiều xã cùng một
lúc tại một địa điểm và có nhiều trò chơi kéo dài vài ngày do ông mo định
thường không quá 5 ngày.
Lễ hội gia đình
Xên Hướn theo lịch Thái :
Tháng giêng Thái vào tháng 7 âm lịch, nhưng lễ hội gia đình cũng như
lễ hội cộng đồng chỉ tổ chức vào mùa xuân, khi hoa ban nở rộ, măng vầu
đã mọc, cho nên Xên Hướn (lễ nhà hay cúng nhà) còn gọi là “ Xên lảu nó”
( lễ rượu măng). Người Thái ngày xưa không ăn tết Nguyên Đán, do đó có
thể gọi Xên Hướn là lễ tết của người Thái. Xên Hướn, mời mọi người trong
bản và họ hàng nội ngoại đến dự rất vui. Ông Mo ngoài việc dâng lễ mời
tổ tiên về ăn, uống và nhận lễ, cầu xin tổ tiên và các thần phù hộ còn có
người hát để chúc tụng chủ nhà mạnh khỏe làm ăn phát tài. Với làn điệu
rất hay và câu văn chắt lọc tinh túy.
Xên lảu nó ( lễ rượu Măng) 3 năm/lần vào tháng ba, là tết của Mo
một, con nuôi đến tạ ơn thầy đã có công chữa khỏi ốm, nhưng cũng là ngày
mọi người trong bản đến vui chơi múa hát, lễ thường diễn ra trong 3 ngày.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

Lễ cầu hôn chúc thọ, người Thái gọi là panh khuân ( sửa hồn). Người
Thái quan niệm, người có “xam xíp khuân mang nả, hả xíp khuân mang
lăng” nghĩa là ba mươi hồn đằng trước, năm mươi hồn đằng sau, hồn có
thể bị lạc, bị ma xấu bắt, người bùa yểm … cho nên phải sửa hồn cho thể
xác được mạnh khỏe. Lễ này có thể do ông Mo Một (Một lào) hoặc bà Một
Nhính (một Á Ni) thực hiện, Một lào : hát có nhạc đệm, làn điệu sôi nổi,
thiết tha, tiết tấu mạnh mẽ, gần như duy nhất dân ca Thái đen có tiết tấu rõ
ràng, nhưng là hát Một lào nên không ai hát trước công chúng. Một Á Ni,
giọng con gái tha thiết, đằm thắm nhất là đoạn ru hồn. Nói chung lời ca của
cả hai loại đều mượt mà trau chuốt, giàu tính nhân văn, nhưng về hình thức
mang tính mơ hồ, cho nên bị coi là mê tín dị đoan.
Lễ cưới gồm lễ tiễn rể và đón dâu :
Lễ tiễn rể (đưa con trai đến làm rể nhà gái) lễ này còn gọi là lễ lên (khửn).
Lễ sau mấy năm ở rể, có con, được bố mẹ vợ cho nhà trai đón dâu về nhà
hoặc làm nhà ở riêng, bố mẹ vợ cho một số tài sản nhất định đủ để vợ chồng
con gái con rể sử dụng, gọi là lễ xuống (lống). Mỗi lễ tiến hành theo các
nghi thức dân gian rất chặt chẽ về vai trò trách nhiệm của con gái, con trai,
hai bên cha mẹ nội ngoại. Tại lễ cưới người ta thực hiện các lễ thức kèm
theo một hệ thống nói vần, hát lời rất hay do đó lễ cưới có rất nhiều người
tham dự.
Lễ tang: người Thái có tục hỏa táng, tục này ngày nay còn ở nông thôn
Sơn La và được thực hiện theo một qui ước chặt chẽ, phức tạp nhưng mỗi
nghi thức đều mang một ý tưởng bày tỏ sự tiếc thương, tưởng nhớ, lo cho
người chết về phương ma với tổ tiên không thiếu một thứ gì.
Văn hóa, nghệ thuật dân gian
Do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân dân như
truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số luật lệ còn được
lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc
trên lá cây . Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ xon xao”,

Trang 23
“Khun Lú, Nàng ửa”… Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp
là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa
như múa xoè, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân khấu
trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Vào dịp lễ hội, hạn khuống
và ném còn là hai trò chơi mang nét đặc trưng văn hoá nổi tiếng của người
Thái.
Do có chữ sớm và có một đội ngũ trí thức hình thành từ trước, nên đã
tổng kết, tinh lọc kho tàng kiến thức truyền thống thành sách “ Lời khuyên
người” vừa có giá trị văn chương vừa có tính trí tuệ. Nội dung là khuyên mọi
người phải tu dưỡng đạo đức cá nhân, thận trọng, cảnh giác, không được khoe
khoang; Mọi người phải sống chăm chỉ, lương thiện; phải tôn trọng người già;
phải đoàn kết nương tựa, yêu thương nhau.
Điệu múa bắt gặp nhiều nhất là điệu xòe đặc trưng của người Thái. Vào
những dịp lễ hội hay những cuộc vui, có thể múa xòe quanh đống lửa, quanh
hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của mọi lứa tuổi trong tiếng chiêng,
tiếng trống rộn ràng. Mọi người nắm tay nhau nhảy theo điệu xòe, như sợi chỉ
tơ gắn kết con người với nhau, tăng sự hiểu biết, đoàn kết.
Múa xòe là điệu múa tập thể không thể thiếu trong các dịp lễ hội của
người Thái. Xòe là điệu múa dân gian phản ánh cuộc sống lao động và sự đấu
tranh sinh tồn giữa con người với cuộc sống thiên nhiên. Nó tượng trưng cho
sức sống mãnh liệt của dân tộc Thái trong việc đấu tranh chống ngoại xâm,
qua đó thể hiện ước mơ về một cuộc sống thanh bình, ấm no và hạnh phúc.
Ngày nay, múa xòe đã trở thành đặc trưng văn hóa truyền thống của người
Thái, góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc. Hệ thống các điệu xòe: Các điệu xòe quạt, Các điệu xòe khăn, Các
điệu xòe cúp, Các điệu xòe má hính.
Bên cạnh nền văn học rất đa dạng người Thái đã có nền nghệ thuật của
mình. Đặc trưng nghệ thuật của dân tộc Thái biểu hiện bằng ba mặt: Họa tiết
thể hiện bằng điêu khắc trên các môtíp trang trí nhà cửa như những tâm “khâu
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

cút” đặt ở hai đầu đốc hồi mái cong mai rùa hoặc ở những bậc cửa sổ…; Nghệ
thuật trang trí còn được thể hiện bằng phương pháp thêu, dệt thành những tấm
thổ cẩm; Nghệ thuật múa folklore của Thái khá phát triển.
Nhạc cụ
Nhạc cụ gõ của người Thái Tây Bắc gồm trống, chiêng, chũm chọe và
quả nhạc. Bộ gõ này có vai trò rất quan trọng trong đời sống nghệ thuật và tâm
linh. Bộ gõ là vật linh thiêng của mỗi bản, không bao giờ được để mất, không
để kẻ thù chiếm đoạt, không được đổi chác mua bán. Việc chế tác bộ gõ được
tiến hành với những bước rất nghiêm ngặt: Cúng tế xin phép thần linh, cầu
mong thần cho phép, chứng giám và phù hộ rồi tiến hành ở nơi kín đáo, sạch
sẽ. Khi chế tác xong phải cử hành lễ tế trang trọng và cất giữ ở nhà sàn hoặc
gian thờ ma nhà của trưởng bản hoặc người có chức sắc và chỉ được dùng
trong dịp tết hoặc lễ cúng xên bản, xên mường. Người Thái cho rằng nếu dùng
trống chiêng tùy tiện sẽ có hại cho bản mường.
Trống có hai loại "cống" và "cong". Thông thường "cống" hay được
dùng trong hội xuân, lễ cúng ma bản mường, còn "cong" dùng khi chủ mường
chết hoặc khi có giặc, báo động… Tang trống dùng cây gỗ tròn được đục bỏ
lõi, thường là gỗ xâng hoặc mít. Tang dài 0,8 - 1 m, mặt có đường kính từ
30cm đến 50 cm, bịt bằng da trâu bò, âm thành trầm và gần.
"Cong" là loại trống dài từ 1,5m đến 3 m, mặt bịt da bò, có đường kính
từ 50cm đến 70cm, âm thanh trong hơn, vọng rất xa. Khi chế tác tang trống,
để có âm thanh như ý, các nghệ nhân cạo nhẵn bên trong và mặt ngoài chứ
không dùng sơn.
Chiêng và chũm chọe được chế tác công phu, đặc biệt là rốn chiêng. Để
có âm thanh mong muốn, các nghệ nhân pha thêm vào đồng một tỷ lệ vàng
theo công thức bí truyền. Chiêng có âm thanh trầm được gọi "tô me", tức là
con mái, chiếc có âm thanh cao gọi là "tô po", tức là con trống, chiếc có âm
thanh ở khoảng giữa gọi là "tô lụ" tức là con con.Chũm chọe gọi là "xánh",
chùm nhạc là "mắc hính". Chiêng có thể dùng riêng hoặc phối hợp cả ba cái

Trang 25
tạo ra một hợp âm độc đáo mà các nhà nghiên cứu cho rằng đậm đà ý nghĩa
nhân

sinh.

Thường là đàn ông đánh trống, đàn bà đánh chiêng, trẻ con dùng chũm chọe,
con gái trẻ dùng quả nhạc tạo ra những âm thanh sôi động, lôi cuốn lòng
người.Nghe tiếng trống, chiêng, người ta có thể biết ở bản Thái ấy đang có
việc vui hay buồn: Nghe tiếng trống nhịp 2/4 theo kiểu 3 tiếng cùng với 7
tiếng, tiếng chuông gõ trên con mái và con trống rơi vào nhịp mạnh, tiếng của
con rơi rơi và nhịp nhẹ của trống, thì chắc chắn rằng ở đó có hội xòe. Còn khi
nghe tiếng "cong" dồn dập 3 tiếng hoặc 5 tiếng là có việc khẩn cấp như: cháy
nhà, có lũ bão, có giặc. Các quả nhạc cùng phụ trợ cho hát và các điệu xòe làm
tăng sự vui tươi, sôi động.
Bộ gõ nói chung và chiêng trống nói riêng là những nhạc cụ không thể
thiếu của người Thái Tây Bắc, góp phần làm cho đời sống nghệ thuật thêm
phong phú, đồng thời còn chứa đựng những ý nghĩa tâm linh và nhân sinh cao
cả, gửi gắm vào đó cả tình yêu, tinh thần lạc quan tin tưởng vào cuộc sống no
ấm, hạnh phúc. Ngoài ra, Thổi khèn bè, pí (sáo) là một hình thức sinh hoạt văn
hóa cộng đồng của đồng bào Thái. Trong gian nhà đơn sơ của người Thái, bên
tường luôn có dựng nhiều loại nhạc cụ của người Thái như: khèn bè, pí (sáo),
kèn la… Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, người
Thái vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình thông qua
các nhạc cụ như khèn bè, pí (sáo), đàn tính tẩu, tập pinh, kèn la, tăng bu, trống
chiêng…
Khèn bè : Gỗ làm thân khèn được làm từ vỉa ngoài của cây gỗ tốt nhiều
năm tuổi và được dán kín bằng nhựa một loại cây rừng. Có như vậy, luồng hơi
mới được giữ trong bầu khèn ống... vừa để thổi giải trí hàng ngày vừa để trình
diễn vào các ngày lễ hội làng xã, hát giao duyên hay thổi khèn mỗi khi trong
làng có người qua đời.
Trong những ngày vui, lễ hội, cúng bản, đồng bào Thái thường sử dụng
các loại nhạc cụ: đàn tính, nhị, pí đôi, pí tam, pí thiu... để đệm cho múa và hát
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

các làn điệu dân ca. Pí thiu dành cho thầy Mo, thầy cúng. Riêng cây pí pặt,
loại nhạc cụ nhỏ nhất được làm bằng ống nứa mỏng, để trên sàn bếp có màu
sáng như đánh véc ni. Pí pặp có 6 lỗ, nằm thẳng hàng trên một ống nứa, to
bằng ngón tay út người lớn. Miệng thổi là lưỡi gà làm bằng đồng lá thật mỏng,
khi sử dụng như sáo dạo của người Kinh. Pí pặp làm hai chức năng chính:
Đệm cho hát các làn điệu dân ca, gọi người tình của các chàng trai chưa vợ
trong những đêm đi chọc sàn.
Thiết chế xã hội – luật tục
Trong hôn nhân gia đình, hiện vẫn còn duy trì tục ở rể, vài năm sau, khi
đôi vợ chồng có con mới về nhà chồng sinh sống rồi sau đó mới tách hộ ra ở
riêng. Về thế giới tâm linh, người Thái có quan niệm đa thần và giữ tục cúng
tổ tiên. Do đời sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên có tục lấy nước
đêm giao thừa, lễ hội đón tiếng sấm năm mới và một số lễ hội cầu mùa khác.
Đối với người chết, họ quan niệm là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia vì vậy
đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Người Thái có nhiều họ,
mỗi họ có những qui định kiêng kỵ khác nhau, chẳng hạn: họ Lò kiêng không
ăn thịt chim Táng Lò, họ Quàng kiêng con hổ…
Tục chọc sàn : Vào những đêm trăng sáng, đồng khô sau gặt mùa. Từng
tốp thanh niên chưa vợ, rủ nhau tìm đến các bản có nhiều con gái chưa chồng
để chọc sàn. Những đêm khuya trăng sáng, tĩnh mịch, ngoài đồng văng vẳng
tiếng pí pặp tha thiết nỉ non, gợi tình khúc triết, ngọt ngào làm cho các cô gái
chưa chồng thao thức đợi chờ. Đến đầu bản điệu pí pặp lại vút lên nỉ non, báo
hiệu, rồi các chàng trai chia nhau đến từng nhà có gái đẹp để chọc sàn. Khi
đến gầm sàn, họ tìm đến chỗ cô gái ngủ, rồi dùng một đoạn cây cứng, có thể
làm bằng tre hoặc gỗ, dài chừng 30 đến 50 cm, nhẹ nhàng nâng cái đệm của
cô gái lên, báo hiệu người tình đã đến. Nếu cô gái ưng thuận thì chỉ trong giây
lát sẽ có tiếng mở cửa, chàng trai nhẹ nhàng bước lên cầu thang và vào nhà.
Hai chiếc ghế mây để sẵn, cô gái hồi hộp chờ đợi trước cửa, rồi sau đó cả hai
cùng ngồi vào ghế để nói chuyện. Họ đắm say trong tình yêu đôi lứa, cuộc nói

Trang 27
chuyện kéo dài đến gần sáng mới tạm chia tay. Nếu cả hai đã ưng thuận thì
sau đó sẽ tiến hành cho lễ cưới, nếu không ưng thuận thì chàng trai sẽ đi tìm
cô gái khác. Nhưng cũng có trường hợp cô gái đã ưng thuận nhưng còn thử
thách lòng chung thủy, kiên nhẫn của chàng trai, nên cứ nằm ì, không dậy.
Gặp trường hợp này thì chàng trai phải ra xa nhà một chút, mượn cây pí pặp
thay lời tỏ tình, cho đến khi cô gái dậy mở cửa mới thôi. Tục lệ chọc sàn của
dân tộc Thái vùng Điện Biên có từ lâu, tình yêu đôi lứa, nên vợ, nên chồng
hầu hết đều thông qua hình thức chọc sàn. Nhiều đôi vợ chồng phải tìm hiểu
như thế năm, bảy đêm mới thành, nhưng tình yêu của họ rất trong sáng và
chung thủy. Ngày nay tục lệ chọc sàn chỉ còn lại ở những vùng sâu, vùng xa,
tuy vậy đó cũng là một nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Thái ở Điện
Biên.
2.2.1.2

Nhận xét về văn hóa dân tộc Thái

Những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Thái tồn tại và gắn
bó với đời sống người dân như một phần không thể thiếu vắng. Những tập
tục truyền thống, những tập quán sinh hoạt, các lễ hội, các bài múa dân
gian… có giá trị rất lớn đối với việc phát triển du lịch văn hóa, góp phần
làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên,
trong văn hoá truyền thống, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên còn
tồn tại khá nhiều hủ tục, tập quán không thể phù hợp với cuộc sống của
con người hiện đại, chính nó đã gây cản trở, kìm hãm lối sống văn minh,
tiến bộ mà nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã từng khuyến khích.
Các yếu tố tiêu cực này bao gồm tục lệ cưới hỏi, lễ tang còn khá nhiều tốn
kém. Đồng bào dân tộc còn phụ thuộc khá nhiều vào tự nhiên, chưa thực
sự làm chủ được cuộc sống của mình. Tin tưởng vào thần linh, có nhiều
phong tục mang tính chất mê tín dị đoan.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

2.2.2 Văn hoá dân tộc Mường

Trang 29
Đặc điểm

2.2.2.1
Khái quát

Người Mường ở Tây Bắc cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng nằm
giữa vùng người Việt ở phía Đông và vùng người Thái ở phía Tây, chiều
dài ước chừng khoảng 350 km. Khu vực cư trú của người Mường chủ yếu
tập trung trong các thung lũng chân núi, địa lý môi sinh có nhiều thuận lợi
cho trồng trọt. Sự phong phú của cảnh quan, môi trường đã có những tác
động tích cực đến đời sống nhiều mặt của người Mường ở đây, chính trên
cơ sở nền tảng đó họ đã sáng tạo ra một nền văn hóa Mường “văn hóa
thung lũng” đa dạng nhưng thống nhất.
Hoạt động kinh tế
Môi trường thung lũng chân núi đã tạo điều kiện cho người Mường làm
ruộng nước. Trong đó, cây lúa với hàng chục loại giống khác nhau đóng
vai trò quan trọng bậc nhất trong các loại giống cây trồng. Trên nền tảng
của truyền thống làm nông nghiệp ruộng nước người Mường đã xây dựng
được một hệ thống nông lịch hoàn chỉnh, đồng thời đúc kết và tích lũy
được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng trọt và đến nay vẫn còn tác
dụng tích cực.
Ngày nay, bên cạnh việc duy trì các biện pháp thủy lợi truyền thống,
nhờ sự giúp đỡ về vốn, vật tư và kỹ thuật của nhà nước, nhiều phai đập, kè,
cống đã được xây dựng. Cùng với thủy lợi, người Mường đã xây dựng một
tập quán canh tác nông nghiệp khá ổn định và thành thạo phù hợp với từng
loại ruộng: ruộng lầy thụt và ruộng bậc thang, đúc kết thành những kinh
nghiệm trong sản xuất. Bên cạnh đó hiện nay, một số tiến bộ khoa học kỹ
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

thuật nông nghiệp cũng đã được người Mường áp dụng như thuốc trừ sâu,
bón phân hóa học. Người Mường không chỉ làm ruộng nước trong thung
lũng mà còn làm nương trên các sườn đồi, núi bao quanh thung lũng. Khác
với ruộng nước, nương bao gồm những khoảnh đất rừng được phát, đốt để
gieo trồng. Nhưng không bằng phẳng, không có bờ giữ nước. Nương ở
người Mường chủ yếu là nương lúa, ngoài ra còn có nương sắn, nương ngô,
nương bầu, nương bí… được trồng xen canh với một vài loại giống cây
trồng khác như đỗ, vừng…
Điều kiện môi trường đã tạo cho chăn nuôi phát triển thành một nghề
phụ của gia đình. Vật nuôi bao gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn, trâu, bò
nhằm mục đích lấy sức kéo phục vụ cho sản xuất, một phần để làm thực
phẩm phục vụ cho nghi lễ của gia đình và một phần đem bán. Tập quán thả
rông trâu bò từ lâu đã trở thành phổ biến, ngoài lối chăn thả này trâu bò
còn được chăn theo lối buộc dây để trẻ em hoặc người già trông nom, còn
đàn lợn được chăm sóc chu đáo hơn, chuồng lợn làm ở dưới gầm sàn hoặc
ở góc vườn, hàng ngày được chủ cho ăn ba bữa.
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, các nghề thủ công truyền thống cũng
tương đối phát triển không những đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp mà còn
đem bán, trao đổi. Trong nghề thủ công, nổi bật là nghề dệt, nuôi tằm ươm
tơ, đan lát, ở những nghề này nhiều người đã đạt tới trình độ tinh xảo. Dẫu
vậy, nhìn chung, thủ công ở người Mường chưa tách khỏi nông nghiệp, nó
chỉ đóng vai trò phụ và phụ thuộc vào nông nghiệp. Hoạt động của nghề
thủ công mang tính thời vụ, làm vào lúc nông nhàn, tranh thủ lúc rỗi rãi
trong ngày, chưa đạt tới trình độ chuyên môn hóa. Những sản phẩm tiểu
thủ công nghiệp chỉ nhằm đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày
nhằm đảm bảo cho tính tự cấp tự túc trong kinh tế ở phạm vi gia đình, làng
bản, địa phương.
Ơ người Mường các hình thức kinh tế chiếm đoạt vẫn còn khá phổ biến,
đặc biệt là hái lượm vẫn giữ vị trí đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày. Hái

Trang 31
lượm được tiến hành theo mùa, mỗi mùa có một loại rau quả khác nhau.
Nhìn chung, người Mường có rất nhiều kinh nghiệm trong hái lượm. Họ
nắm vững chu kỳ sinh trưởng và phát triển các loại cây trong rừng nên hiểu
rõ thời vụ hái của từng loại.
Việc kiếm nhặt thức ăn dưới nước như mò cua, bắt ốc, đánh cá cũng
được tiến hành thường xuyên. Đánh cá có hai hình thức cá nhân và tập thể.
Đông nhất và huyên náo nhất là những buổi đánh cá xưa kia do nhà lang
tổ chức. Hiện nay, đánh bắt cá chủ yếu tiến hành dưới hình thức cá nhân,
dụng cụ bắt cá chủ yếu tiến hành dưới hình thức cá nhân với dụng cụ là
nhiều loại chài, vó, câu…
Ngoài ra thì săn bắt cũng góp thêm một phần quan trọng trong bữa ăn
hàng ngày. Tuy nhiên, săn bắt không được tiến hành thường xuyên và công
cụ săn bắt thường là súng kíp, nỏ và các loại bẫy.
Việc trao đổi hàng hóa thông qua các chợ phiên ở người Mường đã xuất
hiện từ lâu, tuy nhiên trong cộng đồng Mường chưa hình thành một tầng
lớp thương nhân chuyên nghiệp. Người dân đến chợ mang theo những sản
phẩm làm ra như: thóc, gạo, ngô, các sản phẩm của nghề thủ công, hái
lượm bán lấy tiền mua các sản phẩm như: dầu hỏa, muối, vải vóc và nhiều
hàng tiêu dùng khác.
Am thực
Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân
Mường ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của
nó phục vụ đời sống con người. Hầu hết, các món ăn của Người Mường
không được chế biến cầu kỳ nhưng lại mang tính độc đáo, đậm bản sắc
riêng của dân tộc mình. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có
sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bồi dưỡng và có
món ăn còn có tác dụng ngăn ngừa, chữa bệnh. Hơn thế nữa, các dân tộc
cũng đã hình thành được tập quán, phong tục ăn uống mang bản sắc riêng.
Lợn thui luộc.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

Lợn thả rông được thui vàng, thui đến đâu thì cạo lông đến đó. Sau đó
rửa sạch trước khi mổ lấy phần nội tạng, không rửa lại nước, mà chỉ lấy
lạt giang buộc treo lên để cho ráo máu. Thịt lợn làm như vậy sẽ để được
lâu, không bị ôi thiu. Sau đó, thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp
củi ở nhiệt độ vừa phải. Khi thịt vừa chín tới được đem ra thái mỏng
bày trên lá chuối rừng tươi xanh. Thịt nóng quyện với lá chuối rừng tạo
ra hương vị thơm ngon. Thịt luộc được chấm với muối rang và hạt dổi
nướng giã nhỏ.
Thịt lợn muối chua.
Thịt lợn nuôi thả ướp với men của lá rừng cùng với gạo rang giã nhỏ
thời gian khoảng 60 phút. Sau đó, lấy lá chuối rừng hơ lên trên lửa, lau
sạch rồi lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa, trước khi đưa thịt vào bồ.
Phần dưới của bồ (trên của lá chuối) được rải một lớp gạo rang nhỏ trộn
với muối rang sau đó xếp thịt lên, cứ một lần xếp thịt lại rải một lần gạo
rang với muối. Sau đó, đậy kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối
ở quang bếp củi hoặc trên gác bếp đun củi. Khi thưởng thức món ăn thịt
lợn chua vẫn cảm nhận được màu sắc của thịt, ngậy của bì, độ chua của
men rừng, độ mặn vừa phải của muối, độ thơm của gạo. Món ăn này
thường được ăn với các loại lá rừng.
Măng chua nấu thịt gà
Gà nuôi thả có trọng lượng từ 0,8 – 1 kg được làm sạch lông rồi mổ bỏ
phần nội tạng, gà chặt ra thành miếng nhỏ, đem ướp với măng chua
(măng muối càng lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20 – 30
phút cho ngấm hương vị của măng và gia vị, sau đó cho vào nồi vần
quanh bếp củi than khoảng 1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ
rắc thêm một ít hạt dổi nướng giã nhỏ. Món ăn này khi ăn thịt gà, măng
chua, hạt dổi được quyện với nhau.
Chả cuốn lá bưởi.

Trang 33
Thịt lợn ba chỉ thái con chì, ướp một chút nước mắm, hành. Lá bưởi cắt
làm đôi, cuốn mỗi miếng thịt một nửa lá to hoặc một lá nhỏ, kẹp vào
kẹp tre nướng trên than hồng. Mỡ lợn gieo xuống than hồng làm dậy
lên ngọn lửa mỏng mơn man kẹp chả, lá bưởi ngả màu hơi tím se lại là
được.
Nhộng ong rừng rang măng chua
Đây là một món ăn dân dã mà độc đáo được đồng bào Mường ở Mai
Châu (Hòa Bình) rất ưa chuộng. Vào mùa ong rừng (thường là dịp
cuối hè) người dân trong bản tìm những tổ ong to bằng chiếc rổ con
mang về. Nhặt những con ong già màu nâu đem ngâm rượu, còn
những con ong non màu trắng béo tròn mập mạp thì để chế biến các
món đặc sản. Sau khi lấy hết ong ra khỏi tổ đem rửa qua bằng nước
lạnh để ráo nước. Ong rừng có thể rang với lá chanh giống như rang
nhộng tằm, nhưng ở đây người dân rang với măng chua. Khi thưởng
thức món này, để hương vị thêm đậm đà và đúng vị thì ăn kèm với củ
kiệu muối.
Món cá nướng đồ
Một số loại cá như: cá diếc, cá trê, cá chép... thường được đem nướng
thơm. Trước khi nướng, cá được thọc các que nhỏ dài qua miệng xuống
bụng, xuống tận đuôi cá rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi
rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối, gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn.
Thịt trâu nấu lá loam
Thịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái
miếng nhỏ, hầm trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm ( một loại lá chua),
nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và
hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm. Đây
là món ăn dân tộc phổ biến của người Mường Hoà Bình.
Cơm lam
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

Cơm lam được làm bằng cách bỏ gạo nếp vào ống nứa tươi non, đổ
nước sâm sấp sau đó đem nướng trên lửa. Cơm chín với vị thơm của
hạt gạo quyện với mùi thơm tự nhiên của nứa tươi mang đậm hương vị
của món ăn vùng Tây Bắc.
Xôi các màu
Người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo
màu đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên
cùng. Khi xôi chín, dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành
loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt.
Măng đắng
Măng ngon là thứ mầm cây thuộc họ tre, trúc, mai, vầu, sặt, nứa mới
nhú khoảng 1-2 đốt ngón tay trở xuống, phần thân còn lại ngập trong
đất. Lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại bóc dần từng
bẹ chấm vào gói chẩm cheo gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và
củ tỏi giã nhỏ. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị
mặn của muối, vị cay nồng của ớt, vị cay ấm của lá gừng, vị cay tê của
mắc khén, vị cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng
chua và cây măng nướng.
Rau rừng đồ
Rau rừng đồ được ăn với bánh dày làm từ gạo và sắn. Rau rừng gồm
rất nhiều loại như: Rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the
hởi, hoa chuối, quả quạnh… rửa sạch đem đồ trên cuốp gỗ khoảng 3040 phút. Món ăn này được dùng với loại nước chấm đặc biệt, mang đậm
mùi vị riêng của đặc sản Tây Bắc.
Canh Loóng
Đây là món canh được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng thái
mỏng. Cây chuối rừng lấy về được bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ
bóp với muối sau đó thả vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 30

Trang 35
phút. Sau đó rắc vào một ít hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái
mảnh trước khi ăn.
Nước chấm ớt
Ớt nướng giã với củ kiệu, sau đó lấy đầu gà, tiết gà, ruột gà giã tiếp cho
nhuyễn rồi trộn với ít rau thơm thái nhỏ thành món nước chấm ớt, đây
là nước chấm cổ truyền của người Mường. Món này dùng để chấm thịt
luộc rất ngon.
Rượu cần
Rượu cần được làm bằng cách lấy một nắm lá rừng nghiền nhỏ rồi trộn
với tinh bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ. Khi
uống, chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai
vào đầy bình, vơi đến đâu lại đổ tiếp nước đến đó, sao cho bình rượu
bao giờ cũng đầy.
Rượu cần của người Mường rất nổi tiếng bởi cách chế biến và
hương vị đậm đà của men rượu. Rượu được đem ra mời khách quí và
uống trong các cuộc vui tập thể. Rượu cần đóng vai trò quan trọng trong
đời sống văn hóa tinh thần của người Mường, từ việc uống chơi giữa
những người thân đến cuộc vui cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, thần thánh.
Họ đã biết làm ra những vò rượu vừa ngọt vừa thơm, để được lâu. Vò
đựng rượu thực sự là của cải đáng giá và rất quí trong gia đình Mường.
Trang phục
Người Mường chăm lo đến trang phục từ rất lâu đời. Trang phục
Mường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật không thể pha lẫn với
các dân tộc khác. Những màu sắc được kết hợp với nhau làm cho bộ trang
phục Mường không chói chang rực rỡ mà mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh
khiết của núi rừng. Với nhiều biện pháp kĩ thuật dệt, cuối cùng họ đã đạt
tới sự trang nhã như thẩm mỹ và tính cách của dân tộc, đó là tính trầm lắng
nhưng vui vẻ của người Mường. Các bộ phận của bộ trang phục đã kết hợp
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

với nhau hết sức hài hòa, đến nỗi nếu thiếu thứ gì là có thể nhận biết được
sự mất cân đối ngay.
Nam thường mặc áo cánh phủ kín mông, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng
vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần lá ống rộng dùng khăn
thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Trên đầu quấn khăn trắng. Xa xưa,
đàn ông Mường thường để tóc dài và búi gọn gàng phía sau. Khi đi bắt còn,
vui hội hay trong lễ cưới, người ta mặc những bộ quần áo mới, sang trọng
là áo lụa tím, xanh hoặc vàng tơ tằm. Khăn đầu màu tím than. Khăn quần
bằng lụa xanh tím. Ngoài cùng mặc đôi áo chùng. Ao chùng màu đen, dài
tới đầu gối, cổ cao và cứng hơn cổ áo thường, đằng trước vó một vạt rộng
trùm từ bên trái sang phải, khuy vai cài ở nách và sườn phải. Hai bên áo xẻ
tà cao tới hông. Trong lễ cưới, chàng rể cùng hai người phụ rể mặc áo
chùng trình bàn thờ tổ tiên và bố mẹ vợ.
Về y phục nữ thì phức tạp hơn rất nhiều.
Trên đầu thắt một chiếc khăn màu trắng, tiếng Mường gọi là mũ. Mũ
này là một dải trắng không viền, rộng khoảng một gang tay, dài quá vòng đầu
để thắt ở phía sau gáy theo kiểu giắt vặn. Dù tóc cắt ngang vai hay tóc búi, cái
mũ vẫn thắt ra ngoài, không luồn dưới tóc. Trên đỉnh đầu, mũ thường tạo nên
một góc nhọn, xa trông giống hình phễu.
Ao ngắn, tiếng Mường gọi là “áo pẳn”. Ao này dài đến chấm eo lưng,
phía sau có một đường can vải dọc theo sống lưng. Phía trước không có cổ mà
may tràng vắt qua cổ sang hai bên. Tràng rộng bằng ngón tay, dày hai lớp vải,
nửa dưới được may nhỏ, thanh hơn cho áo dễ bay. Ao thường không may túi,
nếu có chỉ khâu một túi nhỏ ở bên trong.
Ao chùng là cái áo ngắn được may kéo dài xuống đến đầu gối hoặc quá
gối. Phía chân áo hơi xòe ra. Phía trước áo mở hoàn toàn và không dùng cài
như áo chùng của người Thái ở Mai Châu hoặc người Tày ở Đà Bắc. Loại áo
này họ ưa dùng màu tím than, màu đen. Trong lễ cưới, nàng dâu cùng 2 người
phụ dâu mặc áo chùng trùm mông, hai vạt trước túm gọn vào lòng. Trong lễ

Trang 37
hội, các cuộc vui chơi ném còn hay trong đoàn sắc bùa quanh mường bản, áo
chùng buông, vạt áo ngắn khoe màu cùng cạp váy con rồng, nẹp gắn hoa ẩn
hiện theo nhịp chân bước rộn ràng hòa trong điệu chiêng ngân quyện với gió.
Cái yếm mặc hàng ngày người Mường gọi là áo báng – tức là áo một
bên. Nó là một miếng vải hình vuông, cạnh trên khoét một cổ tròn và khít,
dùng hai dây cài sau gáy. Ba cạnh còn lại được để nguyên, cũng dùng hai cài
để thắt đằng sau lưng. Riêng ở Mường Bi, phục nữ dùng yếm có hai bên, tiếng
Mường gọi là áo báng hai bên. Để cho yếm được nổi bật giữa áo và đầu váy,
yếm được may bằng màu trắng hoặc màu khác với màu áo ngắn nhưng không
dùng màu đỏ, vàng tươi. Còn một loại yếm thứ hai mà người Mường gọi hẳn
là yếm chứ không gọi là áo báng. Yếm này y hệt như yếm của người Kinh.
Loại yếm này có thể dùng màu hồng đào, màu xanh nõn chuối, hoặc vàng…
Họ mặc trùm lên cái áo báng ở trong, trùm lên cả đầu váy, nhưng chỉ mặc vào
trường hợp đặc biệt. Đó là các nàng dâu đi quạt ma trong đám tang và mặc cho
người chết làm mồ mang về mường ma.
Váy Mường được chia làm hai phần chính. Phần từ hông trở lên, rực rỡ
bởi bộ cạp váy. Phần từ hông trở xuống đến mắt cá chân là thân váy. Thân váy
được khâu nối với bộ đầu váy rồi khâu thành hình ống to gấp đôi thân người.
Chân váy chỉ dùng màu đen hoặc màu xanh đen. Do đó, cạp váy ôm sát ngực
không chỉ là điểm nhấn tạo nên nét duyên dáng cho người phụ nữ Mường mà
thể hiện sự khéo léo của người mặc váy.
Gấu váy có miếng vải nẹp lót phía trong được trang trí một cách kín
đáo. Nẹp rộng hơn một đốt ngón tay, nhuộm hồng hoặc đỏ hoặc xanh điểm
một số bông hoa. Những bông này tô điểm cho nẹp váy chỗ nhiều, chỗ thưa
lác đác.
Bộ đầu váy người Mường được nối với thân váy thành cái váy hoàn
chỉnh. Bộ đầu váy bao gồm cao váy và đang dưới. Cao váy rộng khoảng từ 10
đến 15cm, trang trí vòng quanh hông và eo bằng những sọc đứng nhiều màu.
Mỗi sọc to nhỏ khác nhau, có sọc mang hoa văn hình học, có sọc mang hoa
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

văn hình cây cách điệu. Đang dưới là bộ phận nổi bật nhất của đầu váy. Bộ
phận này được trang trí các hoa văn hình học, hình bông hoa cách điệu và quả
cây. Có khi được trang trí hình bèo hoa dâu với kích thước nhỏ, giản dị dùng
để mặc đi làm. Có khi được trang trí hoa văn động vật trên nền loại vải đẹp và
dệt một cách cầu kì nhất để làm thành cái váy đi dự lễ hội nhất là cho con gái.
Các hoa văn động vật này thường là các kiểu rồng như : rồng cái, rồng con,
rồng ngắn, rồng lượn, con phượng, con công, con gà lôi… Hoa văn càng cầu
kì thì việc dệt nó phải tinh tế và tốn rất nhiều thời gian, công sức.
Đi đôi với bộ váy là bộ tênh khăn. Cái tênh bằng vải hoặc lụa dài hơn
sải tay, khâu nối hai đầu thành một vòng kép, thắt đúng giữa eo trên nền cao
váy, làm nổi eo người mặc. Tênh thuần một màu: hoặc trắng, hoặc xanh, hoặc
tím, hoặc vàng.
Khăn là một dải vải nhuộm đen hoặc tím than giống váy. Khăn thắt phía
dưới tênh, hai đầu quấn với nhau ở phía trước, sang tới hai bên hông buông
hai đầu xòe xuống như tua. Có lúc khăn được thắt ra ngoài áo chùng cho gọn
áo.
Đồ trang sức: trang sức người Mường thường là để dành đến ngày cưới,
ngày hội mới mang ra dùng. Đôi vòng bạc đeo ở cổ tay gọi là lằm. Lằm cũng
phổ biến ở người Mường có hai kiểu: kiểu dẹt nổi gờ gọi là lằm ba, kiểu tròn
như chiêc đũa gọi là lằm lâm. Lằm có chiếc trơn, chiếc chạm. Lằm ba hay
chạm hoa dây tinh tế, gần với hoa văn dây trên đồ gốm cổ. Lằm lâm chỉ chạm
một kiểu hoa văn múi quả thông rất độc đáo tạo nên vẻ trang trọng, khỏe
khoắn. Ngoài ra, người Mường còn có một loại vòng dùng để đeo trên vùng
cánh tay, tiếng Mường gọi là lằm kẻnh tức vòng cánh. Loại vòng này cũng có
hình thức như lằm nhưng to hơn.
Bên cạnh lằm, có một chuỗi hạt cườm mà người Mường gọi là pượn
khạu. Người Mường rất quý khạu vì khạu đẹp đáng giá trâu bò. Bộ xà tích toàn
bằng bạc tết thành dây bốn cạnh dài hai gang, bốn dây gập lại thành tám, móc
vào tênh từ bên hông đeo vòng về phía trước.

Trang 39
Nhà ở
Văn hóa người Mường là văn hóa ở nhà sàn mà theo truyền thuyết dân
gian là nhà rùa: có 4 mái, 3 tầng, mô phỏng theo quan niệm vũ trụ dân gian ba
tầng bốn thế giới của người Mường (ba tầng là: Tầng trên, tầng giữa, tầng
dưới; bốn thế giới: Mường trời, Mường bằng, Mường vua khú và Mường dưới
nữa hay còn gọi là Mường vua đín).
Hình thức bố trí nơi cư trú của người Mường cũng rất đa dạng: làng có
thể thiết lập ở sườn đồi, nhà cửa bố trí từ chân đồi lên lưng chừng đồi thành
hình vành khăn. Nếp nhà chính là nhà sàn, tựa lưng vào núi, mặt ngoảnh ra
đồng ruộng.
Lễ hội
Ngày 27 tháng chạp hàng năm, các gia đình Mường sửa lễ cúng Tản
Viên để đón mừng năm mới, mùng 3 tết gia chủ lại có mâm cơm cúng với mục
đích đón thần tản viên về ngự trị tại nhà. Trong năm vào ngày rằm tháng bảy,
nhà nào có bàn thờ Tản Viên lại làm cỗ cúng, chủ yếu là cổ chay gồm: xôi
chuối, chè, oản nhất thiết phải có đu đủ luộc. Nếu nhà nào sửa cỗ mặn thì làm
cá nướng sau đó cho đồ chin bày lên mâm cúng. Nhà nào định thịt gà cũng
phải nhốt 3 ngày cho sạch sẽ. Đền, miếu thờ Tản Viên thường được lập ở các
trung tâm Mường. Hàng năm, vào ngày 7 tháng giêng dân chúng toàn Mường
đến rước kiệu đưa thánh Tản từ bãi vào miếu. Ong mo mặc áo thụng, đội mũ
tai én làm lễ khấn thánh Tản phù trợ mùa màng tươi tốt.
Vào ngày mùng một tết, hầu hết các gia đình người Mường đều sửa
soạn cúng tổ tiên và thổ công. Vào bất cứ ngôi nhà nào của người Mường,
chúng ta thường thấy ở sân trước hoặc ở đầu nhà có một nhà thờ nhỏ làm bằng
tre, mái tranh. Đấy là nơi thờ thổ công, vị thần cai quản đất đai của gia đình,
nghi lễ cúng thổ công do gia đình thực hiện vào bất cứ thời điểm nào khi gia
đình có công việc.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

Lễ khống mùa ( xuống đồng) : đầu xuân, khi có tiếng sấm, những trận
mưa xuân bắt đầu cũng là lúc người Mường làm lễ khai mở mùa cày cấy, tổ
chức lễ cúng cầu lúa còn gọi là khống mùa.
Hội ném còn được tổ chức ở bãi đất rộng trước sân đình, ở giữa dân
làng trồng 1 cọc tre, trên ngọn cao có buộc 1 chiếc võng quấn giấy màu ngũ
sắc trông rất đẹp. Quả còn làm bằng vải màu nhiều mảnh ghép lại, hình thang
vuông, trong quả còn nhồi cát, ở 4 góc và chính giữa có đính các mảnh vải nhỏ
nhiều màu sắc. Khi tung còn người tung cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả
còn thuận theo chiều kim đồng hồ để tung lên ngọn cột sao cho quả còn bay
đúng vào giữa vòng tròn thì mới thắng cuộc. Trước khi ném còn, người chủ tế
đem các quả còn được dùng trong hội lên đình thắp hương để làm lễ. Hội còn
chia làm 2 bên nam – nữ đứng cách cột giữa sân khoảng 15m. Dân làng đứng
thành hàng dọc để cổ vũ, động viên cuộc thi tài. Sau 3 hồi chiêng – trống nổi
lên thì cuộc ném còn mới bắt đầu, các bên nam – nữ tung còn sang cho
nhau,vừa tung vừa hát.
Buổi ném còn cứ hát đối giữa bên nọ bên kia kéo dài theo ngày hội, các
tốp nam – nữ thay nhau đua tài mỗi lần còn được tung vào giữa vòng tròn thì
tiếng reo hò, vỗ tay tán thưởng và những hồi trống chiêng lại vang lên.
Chàm đuống hày còn gọi là đâm đuống: Đuống hay máng thường
được làm bằng gỗ. Trước đây có đuống bằng đồng, còn gọi là đuống thau.
Đuống được khoét từ một thân cây lớn và người ta dùng một chiếc chày dài
để đâm (giã). Đâm đuống trước hết bắt nguồn từ công việc giã lúa và dân dần
được nâng cao trở thành một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo. Vào sáng
sớm tinh mơ, các thiếu nữ Mường cho lúa nguyên bông vào máng để giã, họ
dùng chày đâm thẳng xuống máng tạo nên những âm thanh trầm và khi chạm
vào thành máng tạo nên các âm thanh trong phối hợp với nhau. Từ đó dần dần
hình thành tục chơi đuống.
Hàng năm vào sáng sớm 29 tết âm lịch, mỗi gia đình đem 4 bó lúa buộc
lên 4 dây của gác bếp. Sáng mồng 7 thán giêng nhà Lang và sau đó là cả làng

Trang 41
tiến hành đam đuống và dùng thóc đó cho gà, lợn ăn. Ngày 7-7 âm lịch, dân
làng tổ chức lễ cầu lá lúa. Ơ ngoài đồng, người ta cắm các cọc cao từ 1m đến
1,5m, trên mỗi cọc có treo 7 xâu vòng làm bằng gỗ hoặc bằng nứa. Một nghi
lễ mang tính phồn thực mong mùa màng bội thu, người và muôn vật sinh sôi
nảy nở, phổ biến của các cư dân trồng trọt, trong khi đó thì trong làng trai gái
tổ chức đâm đuống suốt ngày, đâm đuống còn được sử dụng trong lễ cơm mới,
đặc biệt trong đám cưới. Vào dịp này, người ta đâm đuống khi nhà trai đến
làm lễ, khi đưa cô dâu ra khỏi nhà gái, khi đón cô dâu về đến sân nhà trai.
Thông thường khi chơi, người ta sử dụng 3-4 đuống kề liền nhau, những
người tham gia được kết hợp thành từng đôi đối diện nhau, thường từ 3-4 đôi
giữ một đuống; người ta chọn một đôi đứng đầu đuống làm “cái” đánh nhịp
cho các đôi con đánh theo, thành một thể thức nhất định đảm bảo sự phối hợp,
nhịp nhàng cho cả cuộc chơi. Đây là thứ nhạc cụ và trò chơi độc đáo trong kho
tàng văn hóa cổ truyền của người Mường.
Chàm thau ( đánh trống đồng) : Trước đây, người Mường chỉ tổ chức
chàm thau vào tháng giêng và tháng 7 âm lịch, trong hội lễ cầu mùa. Tại bãi
hội, người ta làm giá treo trống bằng một cái sào đặt trên những cây tre bắc
chéo nhau ở hai đầu sào. Dưới đáy trống, người ta đào một hố nông vừa đường
kính đáy trống, khi đâm trống tiếng trống sẽ vọng từ hố lên. Chàm thau cũng
có người cái, người con. “Cái” cầm hai dùi đam xuống mặt trống, còn “con”
chỉ cầm một dùi. Mỗi lần, một hoặc hai cặp “con” đâm cso khi cặp nam, cặp
nữ cùng đánh. Những người chàm thau tay đam nhịp nhàng, thân hình đung
đưa, nhẹ nhàng uyển chuyển. Chàm thau cũng có nhịp điệu thay đổi tiết tấu
chàm đuống. Hiện nay, chàm thau còn được biểu diễn trong lễ hôi đền hùng
hàng năm.
Hội sắc bùa: Tổ chức vào dịp mùa xuân và những dịp hội hè cưới xin.
Nội dung cơ bản của hội sắc bùa là mang những dàn cồng vào các gia đình
đánh lên để chúc tụng mọi nghà với ý nghĩa cầu được mùa, cầu sinh sôi nảy
nở, thịnh vượng phồn vinh. Hát sắc bùa do phường bùa tiến hành. Phường bùa
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

không chỉ đi sắc bùa trong xóm mà còn đi sang các xóm, mường bên cạnh. Đi
sắc bùa thành hàng một, dẫn đầu đoàn là người mang cồng boòng beng rồi lần
lượt đến cồng đúm, cồng khệ, cồng đàm. Phường bùa đến nhà hẹn trước để hát
sắc bùa, lúc đó chủ nhà tập trung anh em, họ hàng để chờ đón, nhưng theo tục
lệ cổng vào nhà vẫn đóng. Phường bùa đứng ngoài cổng đánh bài báo hiệu.
Người đi đầu hát bài mở cổng, chủ nhà ra mở cổng chào đón. Phường bùa đi
vào sân, vừa đi vừa đánh cồng, cứ sau mỗi bài cồng là mọi người trong đoàn
hát một bài chúc tụng, ngợi ca. Sau cuộc hát, gia đình mang thóc gạo tặng
phường bùa, chủ nhà cầm thóc vãi nhẹ vào chiếc cồng đàm, người cầm cồng
ngửa cồng, nâng hai tay đỡ lấy. Những hạt thóc từ tay chủ nhà rời nhẹ vào
lòng cồng như gieo mạ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nỏe, tươi tốt thuận hòa
của mùa gieo trồng sắp tới. Nhận quà từ tay chủ nhà, người dẫn đầu hát lời tạ
ơn.
Văn hóa, nghệ thuật dân gian
Dân tộc Mường chưa có chữ viết nhưng ngôn ngữ về căn bản rất thống
nhất và có một nền văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú. Có thể nói, vốn
văn nghệ dân gian của người Mường đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn
hóa chung của dân tộc Việt Nam. Nền văn học nghệ thuật dân gian Mường
không những đồ sộ về khối lượng mà còn phong phú về thể loại. Các truyện
thơ út lót Hồ Liêu, Nàng Nga Hai mối, Nàng ởm chằng Bồng Hương, Con
côi… không chỉ nói về tình yêu nam nữ mà còn lên án nạn ép duyên của chế
độ cũ. Ca dao tục ngữ Mường phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của con người
với thiên nhiên, của nhân dân lao động với bọn thống trị, mặt khác ca ngợi tinh
thần lao động, tình yêu, phản ánh kinh nghiệm sản xuất. Người Mường có một
pho tư liệu truyền miệng đặc sắc là “ Mo Lễ Tang”. “Mo Lễ tang” chứa đựng
2 bộ phận có giá trị đặc biệt là sử thi sáng thế Đẻ đất, đẻ nước và thần thoại hệ
thống Mo lên. “Mo Lễ tang” chỉ ra những bước đi gian lao của lịch sử. Mo
dạy cho người sau lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, cảm thông với những gian khổ
của con người từ thời nguyên thuỷ. Mo lên trời thể hiện một tình yêu chứa

Trang 43
chan với cuộc sống, quê hương và con người. Giá trị tư tưởng cơ bản của Mo
lên trời là lòng nhân ái, bao đời nay Mo lên trời đã giáo dục cho con người
bản Mường tình yêu cuộc đời, lối sống nhân hậu, lòng từ thiện, không ích kỷ,
biết lo toan cho mọi người… bằng một nghệ thuật hấp dẫn, tác động tâm lý
mạnh mẽ và sâu sắc. Đây là một di sản quý và có hiệu lực trong việc giáo dục
chủ nghĩa nhân văn.
Thơ ca cũng có nhiều hình thức như rằng thường, bộ mẹng, hát đúm.
Rằng thường là loại dân ca ca ngợi công việc làm ăn, phản ánh một phần phong
tục tốt đẹp của dân tộc. Bộ mẹng là hình thức hát giao duyên diễn tả tâm sự,
tình yêu của tuổi trẻ. Hát đúm giống như hát ví là thể loại hát đối đáp và được
hát nhiều trong khi đi chợ, lúc gặp nhau dọc đường hoặc trong lao động sản
xuất. Trước khi đi tới hôn nhân, nam nữ Mường được chủ động tìm hiểu nhau
ở mức độ nhất định, được thổ lộ tình yêu qua các buổi làm đồng, lên nương,
qua những lần gặp nhau trong các dịp hội hè hàng năm, qua các phiên chợ, đặc
biệt là những chuyến đi chơi hang. Đó là những chuyến đi vui nhất của trai gái
Mường ở tuổi trưởng thành trong các dịp múa xuân dù ở ngoài hang, hay trong
hang, ngày cũng như đêm, là nơi hội ngộ của hàng trăm đôi nam nữ. Họ mặc
những bộ quần áo đẹp nhất, mời nhau uống rượu cùng nhau hát ví, hát đúm,
hai bên đối đáp sôi nổi, rồi đến một lúc nào đó từng đôi dắt nhau đến nơi thanh
vắng để tâm sự. Nam, nữ Mường còn biểu lộ tình cảm thông qua các bài dân
ca thường rang, bộ mẹng với những hình thức đối đáp phong phú. Trong làn
điệu thường rang, bộ mẹng, trai gái đã gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm,
những ước mơ của mình để nói cho người mà họ muốn kết duyên. Sau mỗi
buổi hát, chàng trai thường tặng cho cô gái những vật kỷ niệm như vòng bạc,
chiếc túi thổ cẩm… Nếu cô gái nhận lấy các vật kỷ niệm, cũng có nghĩa là đã
ngầm hẹn vơi các chàng trai. Nếu cô gái từ chối, chàng trai phải chuyển sang
đối tượng khác. Mặc dầu vậy, mọi chuyện chỉ mới dừng lại ở tình yêu. Dẫu
yêu nhau đắm say, dù thề thốt nặng lời đến may những vẫn cần phải có sự
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam

SVTH : Đặng Thị Yên

đồng ý của cha mẹ. Các cô gái thường phải nghe theo lời bố mẹ, không vâng
lời sẽ bị coi là đứa bất hiếu.
Ngoài ra, người Mường còn có các loại hát khác như: hát ru con, Đồng
Dao, hát Đập Hoa… Trong kho tàng văn học dân gian cũng cần kể đến các
áng tang ca, đó là những bài khấn do ông mo, ông tượng đọc và hát trong đám
tang, bài mo đẻ đất, đẻ nước là một vốn quí văn học dân gian có giá trị.
Múa sạp là điệu múa đặc sắc của dân tộc Mường trong những dịp vui,
lễ hội và nay nhân rộng ra nhiều dân tộc khác. Đạo cụ cần thiết cho múa sạp
phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre
nhỏ hay nứa. Khi múa, người ta đặt hai sạp cái để cách nhau khoảng rộng vừa
đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cặp sạp con đặt song song, cách đều
nhau chừng hai gang tay, tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập
sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng
nhiều, đội hình càng phong phú sinh động.
Về nghệ thuật, đáng chú ý nhất là các họa tiết hoa văn trang trí trên
cạp váy với nhiều mô típ rất đẹp mắt trong bộ nữ phục. Cạp váy là một sản
phẩm mỹ thuật, còn giữ được toàn bộ cấu trúc trang trí của hoa văn trên trống
đồng đông sơn. Ở đất Mường tồn tại một loại lịch sao Đoi. Theo lịch đó thì
ngày lui đi một ngày, tháng tiến trước hai tháng, nên gọi là lịch ngày lui tháng
tiến, một thứ lịch độc đáo khác hẳn lịch mặt trời, lịch mặt trăng mà lại thích
hợp với nông nghiệp vùng cao.
Nhạc cụ
Trước hết phải nói đến văn hóa trống đồng. Con số trống đồng luôn
được giữ là con số lý tưởng với số trống đồng phát hiện được riêng trong
tỉnh Hòa Bình đến nay lên đến 112 chiếc. Việc đó nói lên rằng, việc sử
dụng trống đồng ngày xưa đã được coi trọng, là một công cụ, là một nhạc
cụ được sử dụng trong hầu hết các nghi lễ quan trọng như : tế thần, cầu
mưa, tang lễ, hội hè… trống đồng là sự biểu hiện của uy quyền, của giàu
sang, của thế lực; tiếng trống là hiệu lệnh thúc giục tiến quân khi có kẻ thù

Trang 45
xâm lăng đất nước, quê hương; là vật tùy táng theo người chết về thế giới
bên kia. Trống đồng còn mang những giá trị tôn giáo, nghệ thuật, xã hội.
Nếu văn hóa trống đồng được dùng trong những lễ trọng, những nghi
thức lớn, thì văn hóa cồng chiêng tham gia vào mọi sinh hoạt hàng ngày
của cộng đồng như: hội sắc bùa, lễ cưới, lễ tang, cuộc đi săn, cuộc kéo gỗ
mừng nhà mới, hội xuống đồng, khi thiên tai địch hoạ, đặc biệt cồng chiêng
được sử dụng trong hội lễ mùa Xuân. Trong dịp tết xuân, thường có những
phường chiêng, phường cồng đi chúc tết các gia đình gọi là phường sắc
bùa. Mỗi phường cồng đi chúc tết các gia đình tập trung từ 15 đến 30 người,
mang cồng chiêng khi đi đường đánh bài đi đường, khi đến từng nhà đánh
bài chúc phúc cùng những tặng phẩm mang theo ngày tết.
Văn hóa cồng chiêng Mường từ lâu đã đi vào cuộc sống không thể thiếu
được của đồng bào Mường. Cồng có nhiều loại: cồng boòng beng là loại
nhỏ nhất, cồng đúm là loại trung bình, cồng đàm tiếng tram nhất tron bộ
cồng và cồng khệ dùng đánh trùng âm. Các loại cồng này được ghép thành
dàn cồng từ 8-12 chiếc. Số lượng 12 chiếc biểu tượng cho 12 tháng trong
một năm.
Cùng với chàm đuống, chàm thau, hát sắc bùa cùng với bộ chiêng cồng
là những sáng tạo văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường.
Thiết chế xã hội – luật tục
Thiết chế xã hội trong xã hội cổ truyền ở người Mường nói chung là
xóm và mường. Ơ đó hình thành một bộ máy quản lý, điều hành theo luật
tục, mọi thành viên trong cộng đồng xóm, mường phải tuyệt đối tuân thủ.
Làng (xóm) là đơn vị cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ
quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó quyền thế tập thuộc
về con trưởng. Mỗi làng của người Mường thường quần tụ nhiều dòng họ,
trung bình mỗi làng có 4-5 dòng họ. Hiện nay, kết cấu dân làng có cùng
một huyết thống hầu như không còn nữa.
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac
Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac

Contenu connexe

Tendances

Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namHoang Nguyen
 
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt namVĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt namnataliej4
 
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóaThu Quyên
 
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiĐường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiPhạm Trung Đức
 
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamSeminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamNguyen Ha
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHItgu_violet
 
Mon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmMon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmLinh Duong
 
Chuong vii
Chuong viiChuong vii
Chuong viivcuk46h1
 
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nataliej4
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG nataliej4
 
Bai thuyettrinhdlcm
Bai thuyettrinhdlcmBai thuyettrinhdlcm
Bai thuyettrinhdlcmDavid Bui
 
7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinhanthao1
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaQuyên Nguyễn Tố
 
Một số khái niệm khái quát về VĂN HÓA
Một số khái niệm khái quát về VĂN HÓAMột số khái niệm khái quát về VĂN HÓA
Một số khái niệm khái quát về VĂN HÓAatcak11
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...nataliej4
 

Tendances (20)

Các tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt namCác tộc người trên đất nước việt nam
Các tộc người trên đất nước việt nam
 
Chăm phồn thực
Chăm phồn thựcChăm phồn thực
Chăm phồn thực
 
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt namVĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
VĂN hóa GIAO TIẾP của người việt nam
 
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
24092013 - Quan điểm 2, 3 của Đảng trong chỉ đạo và phát triển văn hóa
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN               I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
 
Môn xã hội học
Môn xã hội họcMôn xã hội học
Môn xã hội học
 
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mớiĐường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
Đường lối của Đảng xây dựng văn hóa thời kì Đổi mới
 
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt NamSeminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Seminar Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHICCSHVH.HUYNHQUANCHI
CCSHVH.HUYNHQUANCHI
 
Mon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcmMon tu tuong hcm
Mon tu tuong hcm
 
Chuong vii
Chuong viiChuong vii
Chuong vii
 
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
Phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
 
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
DÂN TỘC HỌC ĐẠI CƯƠNG
 
Bai thuyettrinhdlcm
Bai thuyettrinhdlcmBai thuyettrinhdlcm
Bai thuyettrinhdlcm
 
7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh7.nguyen thi tra vinh
7.nguyen thi tra vinh
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Một số khái niệm khái quát về VĂN HÓA
Một số khái niệm khái quát về VĂN HÓAMột số khái niệm khái quát về VĂN HÓA
Một số khái niệm khái quát về VĂN HÓA
 
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
Văn Hoá Là Nền Tảng Tinh Thần Vừa Là Mục Tiêu, Vừa Là Động Lực Thúc Đẩy Sự Ph...
 
giáo dục
giáo dụcgiáo dục
giáo dục
 

En vedette

Macquarie University Degree
Macquarie University DegreeMacquarie University Degree
Macquarie University DegreeAbhishek Bajaj
 
Apache click
Apache clickApache click
Apache clickntomasto
 
семінар тренінг лідерів освіти гадяччини
семінар тренінг лідерів освіти гадяччинисемінар тренінг лідерів освіти гадяччини
семінар тренінг лідерів освіти гадяччиниTamara Emec
 
Social media sysqa
Social media sysqaSocial media sysqa
Social media sysqaBudeco
 
інновац. послуги б к башун-ярмар._2012
інновац. послуги б к башун-ярмар._2012інновац. послуги б к башун-ярмар._2012
інновац. послуги б к башун-ярмар._2012Olena Bashun
 
Bibliomist advocacy
Bibliomist advocacyBibliomist advocacy
Bibliomist advocacyOlena Bashun
 
Vakantie: niet in je een(d)tje
Vakantie: niet in je een(d)tjeVakantie: niet in je een(d)tje
Vakantie: niet in je een(d)tjeTen Bos
 
Yatem 3° aniversario invitacion
Yatem  3°  aniversario invitacionYatem  3°  aniversario invitacion
Yatem 3° aniversario invitacionJocelyne Quiroga
 
Pár slajdů na téma průniky
Pár slajdů na téma průnikyPár slajdů na téma průniky
Pár slajdů na téma průnikyJosef Šlerka
 
Memorando - II Reunião do Conselho Unidos Pela Missão
Memorando -  II Reunião do Conselho Unidos Pela MissãoMemorando -  II Reunião do Conselho Unidos Pela Missão
Memorando - II Reunião do Conselho Unidos Pela MissãoUnidos Pela Missão
 
Testimonial Harvest Time Investment Limited
Testimonial Harvest Time Investment LimitedTestimonial Harvest Time Investment Limited
Testimonial Harvest Time Investment LimitedFaisal Khan
 

En vedette (20)

Macquarie University Degree
Macquarie University DegreeMacquarie University Degree
Macquarie University Degree
 
05 monitoramento
05 monitoramento05 monitoramento
05 monitoramento
 
Apache click
Apache clickApache click
Apache click
 
семінар тренінг лідерів освіти гадяччини
семінар тренінг лідерів освіти гадяччинисемінар тренінг лідерів освіти гадяччини
семінар тренінг лідерів освіти гадяччини
 
Social media sysqa
Social media sysqaSocial media sysqa
Social media sysqa
 
інновац. послуги б к башун-ярмар._2012
інновац. послуги б к башун-ярмар._2012інновац. послуги б к башун-ярмар._2012
інновац. послуги б к башун-ярмар._2012
 
Bibliomist advocacy
Bibliomist advocacyBibliomist advocacy
Bibliomist advocacy
 
Vakantie: niet in je een(d)tje
Vakantie: niet in je een(d)tjeVakantie: niet in je een(d)tje
Vakantie: niet in je een(d)tje
 
Yatem 3° aniversario invitacion
Yatem  3°  aniversario invitacionYatem  3°  aniversario invitacion
Yatem 3° aniversario invitacion
 
Pár slajdů na téma průniky
Pár slajdů na téma průnikyPár slajdů na téma průniky
Pár slajdů na téma průniky
 
References
ReferencesReferences
References
 
isamary
isamaryisamary
isamary
 
20150325135329939
2015032513532993920150325135329939
20150325135329939
 
Transportes
TransportesTransportes
Transportes
 
Infographic: How Businesses can Benefit from Social Media
Infographic: How Businesses can Benefit from Social MediaInfographic: How Businesses can Benefit from Social Media
Infographic: How Businesses can Benefit from Social Media
 
Memorando - II Reunião do Conselho Unidos Pela Missão
Memorando -  II Reunião do Conselho Unidos Pela MissãoMemorando -  II Reunião do Conselho Unidos Pela Missão
Memorando - II Reunião do Conselho Unidos Pela Missão
 
20121108125749031
2012110812574903120121108125749031
20121108125749031
 
Testimonial Harvest Time Investment Limited
Testimonial Harvest Time Investment LimitedTestimonial Harvest Time Investment Limited
Testimonial Harvest Time Investment Limited
 
2
22
2
 
Palestra de Conceitos Web
Palestra de Conceitos WebPalestra de Conceitos Web
Palestra de Conceitos Web
 

Similaire à Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac

Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay nataliej4
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingbookbooming
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068jackjohn45
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tườnghtxhanhthinh
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Thích Hô Hấp
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 

Similaire à Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac (20)

Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
Văn Hóa Chính Trị Và Việc Nâng Cao Văn Hóa Chính Trị Ở Nước Ta Hiện Nay
 
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docxCơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
Cơ sở lí luận và thực tiễn về bản sắc văn hóa dân tộc.docx
 
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookboomingChương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
Chương 7 đường lối văn hóa Đường lối CMĐ ĐHNT-bookbooming
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ ĐứcĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư quận Thủ Đức
 
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
Tiểu luận văn hóa ứng xử trong gia đình việt nam hiện nay 9871068
 
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh_ Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giữ gìn và phá...
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk LắkĐề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
 
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịchTiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
Tiểu luận du lịch văn hóa phát triển hoạt động du lịch
 
Nội dung nghị quyết tường
Nội dung nghị quyết   tườngNội dung nghị quyết   tường
Nội dung nghị quyết tường
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
Cơ Sở Lý Luận Lễ Hội Làng Vọng Nguyệt Trong Đời Sống Người Dân.
 
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAYBÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
BÀI MẪU TIÊU LUẬN MÔN VỀ VĂN HÓA NHẬN THỨC. HAY
 
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOTĐề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
Đề tài: Hoạt động văn hóa của Nhà văn hoá thanh thiếu nhi, HOT
 
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdfKhái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
Khái lược quan điểm của một số tôn giáo lớn về quyền con người.pdf
 
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
Tiểu luận bản sắc dân tộc trong nền kinh tế mở
 
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdfCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM.pdf
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 

Dernier

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Dernier (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

Xay dung bao ton va phat trien van hoa dan toc tay bac

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING ĐỀ TÀI XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN QUỐC NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ YÊN LỚP DU LỊCH 1 NIÊN KHÓA 2008-2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING ĐỀ TÀI XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015 GVHD: ThS. NGUYỄN QUỐC NAM SVTH: ĐẶNG THỊ YÊN LỚP DU LỊCH 1 NIÊN KHÓA 2008-2012 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
  • 3. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 VĂN HOÁ 1.1.1 Định nghĩa Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của loài người, nó được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Bản sắc văn hoá là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn. Văn hoá kiến thức truyền thống là hệ thống kiến thức của các dân tộc hoặc của một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đòng ở một vùng nhất định. Văn hoá kiến thức truyền thống được hình thành trực tiếp từ lao động và sinh hoạt văn hoá của mọi người dân trong cộng đồng, được hoàn thiện dần và truyền thụ chủ yếu bằng miệng, truyền tay trong gia đình, thôn bản hoặc qua ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể, sử thi, luật tục… 1.1.2 Các loại hình văn hoá Văn hóa được phân loại thành hai phạm trù lớn là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Văn hóa vật thể bao gồm những sản phẩm văn hóa chứa đựng trong vật chất mà sự tồn tại của chúng gắn liền với sự hiện diện của khối vật chất cụ thể. Văn hóa phi vật thể gồm những sản phẩm văn hóa có giá trị tinh thần thuần Trang 3
  • 4. túy, sự tồn tại của chúng có tính độc lập tương đối, không trực tiếp liên quan đến những vật chất mà chúng nhờ vả. Có thể hình dung qua sơ đồ sau : Văn hóa Văn hóa vật thể - Các công trình kiến trúc : đền, đài… - Nhà cửa, đường sá, cầu cống. - Thành phố. - Công viên, tượng đài - Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Văn hóa phi vật thể Các hệ thống tư tưởng tôn giáo, triết học. - Các sáng tác văn học nghệ thuật. - Những chuẩn mực đạo đức. sống. Những phong tục tập quán, lối hồn. Những phẩm chất tinh thần, tâm
  • 5. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên Tất nhiên, sự phân chia trên chỉ là tương đối, để dễ phân biệt, không nên cứng nhắc trong quan niệm, bởi lẽ trong những cái gọi là “ văn hóa vật thể” có giá trị của văn hóa phi vật thể và trong những cái gọi là “ văn hóa phi vật thể” thì ít nhiều cũng cần những nhân tố vật chất nhất định để thể hiện chúng. 1.1.3 Đặc điểm của Văn Hóa Văn hóa có tính ổn định, tính bền vững. Vì về mặt phát sinh và phát triển, văn hóa được tích lũy, được truyền lại, được tái tạo trong một cộng đồng. Về mặt chức năng, văn hóa tạo ra sự ổn định, sự bền vững của cuộc sống con người trong cộng đồng. Do đó, xã hội nào, cộng đồng nào cũng có truyền thống văn hóa của nó. Khái niệm truyền thống văn hóa bao hàm tính bền vững của văn hóa, hay đúng hơn, sự tồn tại của những yếu tố không thay đổi của văn hóa thường được gọi là hằng số văn hóa. Tính bền vững, ổn định của văn hóa dưới một cách nhìn nhận định có khi lại được xem là tính bảo thủ của văn hóa. Nhưng ngay trong thực tiễn quan sát thông thường, ta cũng thấy không có một nền văn hóa nào tồn tại trong trạng thái tĩnh hoàn toàn, nền văn hóa nào cũng phải trải qua những biến đổi ở những mức độ khác nhau: biến đổi nhỏ, từng yếu tố, biến đổi lớn, trên một phạm vi rộng, biến đổi từ từ, biến đổi có tính bước ngoặt … Khái niệm đổi mới trong lĩnh vực văn hoá dùng để chỉ xu hướng và kết quả của những sự biến đổi văn hóa, và khi dùng cặp đôi với khái niệm truyền thống thường chỉ mối quan hệ giữa tính bền vững và tính biến đổi của văn hóa, mối quan hệ ấy nói lên qui luật vận động của văn hóa. Như vậy nghiên cứu sự biến đổi, sự đổi mới của văn hóa trên cái nền của truyền thống văn hóa. Qui luật vận động ấy bảo đảm cho văn hóa tồn tại liên tục nhưng không ngưng đọng. Do đó, khi có sự tiếp xúc kinh tế – xã hội giữa các nhóm người, các cộng đồng, các dân tộc… thì sẽ tạo ra sự tiếp xúc văn hóa hay còn gọi là sự giao lưu văn hóa. Qua việc tiếp xúc, một số yếu tố văn hóa ở cộng đồng người này có thể lan truyền đến văn hóa của cộng đồng người khác và khi đó có thể có hai phản ứng: hoặc chối từ hoặc tiếp nhận. Trong sự tiếp nhận văn hóa, những yếu tố văn hóa lan truyền ấy có khi chỉ là những yếu tố cá biệt, tồn tại rời rạc bên cạnh nền văn hóa bản địa, có khi Trang 5
  • 6. được cộng đồng người bản địa bản địa hóa, có khi gây ra những tác động làm đổi mới các yếu tố cũ của nền văn hóa bản địa. 1.1.4 Chức năng và vai trò của văn hoá 1.1.4.1 Chức năng : Chức năng giáo dục: là chức năng mà văn hóa thông qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực theo tiêu chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống mà còn bằng cả những giá trị đang hoàn thành. Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như hình thành nhân loại. Chức năng nhận thức : là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hóa. Văn hóa giúp nâng cao trình độ nhận thức của con người. Chức năng thẩm mĩ : cùng với nhu cầu hiểu biết con người còn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người đã tạo ra hiện thực dựa trên quan niệm về cái đẹp nên văn hóa cũng có chức năng này. Trong quá trình phát triển, văn hóa sẽ không ngừng được thanh lọc theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người. Chức năng giải trí : các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca nhạc… sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người. Sự giải trí bằng các hoạt động văn hóa là bổ ích, cần thiết góp phần giúp con người lao động sáng tạo có hiệu quả hơn và giúp con người phát triển toàn diện. Phát triển và hoàn thiện con người là mục tiêu cao cả của văn hóa. 1.1.4.2 Vai trò Văn hóa là nền tảng tinh thần : văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh của một dân tộc. Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính trị. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người – nguồn nhân lực quyết định sự phát triển xã hội.
  • 7. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển : văn hóa là mục tiêu của phát triển xã hội, bởi văn hóa đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người. Văn hóa có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người bằng giá trị chuẩn mực xã hội, bằng văn hóa hướng tới mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, vì hạnh phúc của con người, nối dài cuộc sống, an ninh xã hội, điều tiết sự công bằng xã hội. Văn hóa là động lực của sự phát triển : chìa khóa của sự phát triển là nguồn lực tự nhiên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người. Phát triển hiện đại hóa dân tộc, trước hết phải hiện đại hóa nguồn lực con người, đầu tư vào giáo dục. Văn hóa làm bàn đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lí và đạo lí xã hội, chống lại những tiêu cực phản giá trị, phản văn hóa do nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo ra. 1.1.5 Các hình thức bảo tồn văn hoá dân tộc Trong quá trình hiện đại hóa thì việc mất đi các giá trị văn hoá (đặc biệt là các giá trị văn hóa phi vật thể) là một quy luật tất yếu. Con người khi nhận thức được điều này sẽ có những hoạt động chủ quan, với nhiều hình thức để cố gắng lưu giữ lại. Có thể nói hiện tại có các phương pháp bảo tồn văn hóa sau đây: Đối với văn hóa vật thể : Thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản các di tích lịch sử và các văn hoá vật thể. Tu bổ di tích không chỉ đơn giản là khôi phục lại như mới một công trình kiến trúc cổ truyền, mà là sự tổng hợp của nhiều mặt hoạt động phức tạp có quan hệ qua lại rất chặt chẽ như: Nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật và quá trình thi công, sản xuất v.v... Công tác tu bổ di tích phải đáp ứng được các nhu cầu: Giải phóng, loại bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt giá trị của di tích; giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích; trên cơ sở khoa học đáng tin cậy khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của di tích; trả lại cho di tích hình dáng vốn có của nó; làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian. Trang 7
  • 8. Đối với văn hóa phi vật thể có hai phương pháp: Một là, phương pháp bảo tồn tĩnh: quay phim, chụp ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi có nhu cầu, thì căn cứ vào đó để phục dựng). Hai là, bảo tồn động: đưa nó về với cộng đồng. Vì, cộng đồng chính là chủ thể của di sản, không ai có thể thay thế họ. Tất nhiên, khi bảo tồn trong cộng đồng thì nó sẽ biến đổi, nhưng "cái hồn" của di sản vẫn sẽ được người dân lưu giữ. Còn cố níu giữ cái cũ, mà người dân không chấp nhận, thì cũng không được. Có thể, qua quá trình phát triển, nó sẽ gắn với một tâm thức khác. Vấn đề là ta phải chủ động tạo điều kiện cho nó kế thừa, và nhập vào xã hội mới. 1.2 TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ 1.2.1 Định nghĩa Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. 1.2.2 Các loại hình du lịch văn hoá Du lịch lễ hội, du lịch hoa: Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương, hội Lim, tết cổ truyền… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế. Những tour du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử có thể thực hiện rất đa dạng ở Việt Nam. Loại hình này được tổ chức theo mùa ở các thời điểm khác nhau trong năm. Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến (Hưng Yên)… loại hình này có tính chất thường xuyên, diễn ra đều đặn hơn. Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông… Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh tế của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu, điều kiện tự nhiên… Sự tinh tế trong ẩm thực vùng miền cũng là một yếu tố được du lịch khai thác hiệu quả.
  • 9. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên 1.2.3 Các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá Điều kiện 1 : Có Tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và mang tính độc đáo, có sức hấp dẫn đối với du khách. Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa các tộc người. Đặc biệt là phải có sự tồn tại của các sắc thái tộc người, mỗi tộc người có bản sắc đặc trưng riêng khác biệt với những tộc người ở các vùng khác. Sự khác biệt này được thể hiện qua : - Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng. - Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống. - Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực. - Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng. - Các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển tín ngưỡng của cộng đồng. Điều kiện 2 : Cơ sở hạ tầng du lịch Cơ sở hạ tầng du lịch là các yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị tài nguyên góp phần hình thành nên các điểm, khu du lịch. Bao gồm : - Hệ thống và phương tiện giao thông Trang 9
  • 10. - Hệ thống cung cấp điện - Hệ thống cấp thoát nước - Hệ thống thông tin liên lạc - Hạ tầng tài chính - Hạ tầng y tế …. Điều kiện 3 : Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch, có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Bởi vậy, nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật. Các yếu tố cơ bản của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật : - Cơ sở lưu trú - Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí - Các công trình thông tin – văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. - Các cơ sở dịch vụ hỗ trợ khác. Điều kiện 4 : Yếu tố con người Con người luôn đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Du lịch văn hóa cũng không ngoại lệ. Yếu tố con người đầu tiên được thể hiện qua khả năng đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Đây là điều kiện quan trọng và cần thiết cho sự phát triển du lịch. Khả năng đón tiếp và phục vụ du khách không chỉ là yêu cầu đối với các nhân viên, những người hoạt động trong ngành du lịch, mà nó còn là yêu cầu đối với những người dân tại địa phương, tại nơi du lịch, tại các cơ quan quản lý hành chính…
  • 11. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên Yếu tố con người tiếp theo đó chính là khách du lịch. Một địa danh dù có giàu đẹp, nhiều tiềm năng du lịch đến mấy mà không có khách du lịch thì cũng không thể phát triển du lịch được. Con người phải có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu muốn đi du lịch, có tiền để chi trả cho các dịch vụ … thì lúc đó du lịch mới có thể phát triển. 1.2.4 Các nguyên tắc khi khai thác loại hình du lịch văn hoá - Có các hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa, di tích lịch sử. - Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Mang nét đẹp, sự tinh hoa của mỗi tộc người đến với khách du lịch, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. - Đem lại sự hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của du khách, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam. - Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động đến mức tối thiểu đến hệ sinh thái. - Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch, tạo thêm cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cộng đồng địa phương. - Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch. - Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Trang 11
  • 12. 1.3 MÔ HÌNH LÀNG DU LỊCH VĂN HÓA 1.3.1 Mô hình và làng du lịch văn hóa Mô hình là những yếu tố căn bản cấu thành sự vật. Nhờ các yếu tố này có thể dựng lại sự vật theo một nguyên tắc chung nhất, khiến sự vật không bị biến đổi mặc dù nó vẫn bao chứa được những khác biệt đa dạng của điều kiện cụ thể. Làng du lịch văn hoá là một điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hoá và có tổ chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hoá phục vụ du khách. Mô hình “ làng văn hoá” là một mô hình đầu tư vào lĩnh vực văn hoá để phục vụ cho du lịch nhằm phát triển kinh tế – xã hội. Trong mô hình này mối quan hệ hữu cơ giữa hai yếu tố bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá với kinh tế – du lịch luôn tồn tại đan xen và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. 1.3.2 Các yếu tố cấu thành Làng du lịch văn hóa Trong thực tế làng du lịch văn hoá được quyết định bởi ba nhóm nhân tố khác nhau: Nhóm nhân tố thứ nhất là các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của làng du lịch văn hoá. Nhóm này bao gồm các vị trí địa lý (gần trung tâm du lịch, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch văn hoá (sự độc đáo và phong phú của nguồn tài nguyên, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể). Nhóm nhân tố thứ hai là những nhân tố liên quan đến việc bảo đảm du khách lưu lại ở làng du lịch văn hoá. Đó là các cơ sở phục vụ việc nghỉ ngơi (cơ sở lưu trú như phòng ngủ, nhà nghỉ…), các cơ sở phục vụ ăn uống, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí (xem văn nghệ, lễ hội…), mua sắm hàng thủ công lưu niệm… Nhóm nhân tố thứ ba gồm những nhân tố đảm bảo giao thông cho khách đến điểm du lịch (bao gồm những điều kiện đã có và khả năng mở các tuyến đường mới thuận tiện…). Nhóm nhân tố thứ nhất là tạo ra vẻ hấp dẫn của làng du lịch văn hoá. Nhưng nhóm nhân tố thứ hai, thứ ba lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng du lịch văn hoá. Nhân tố thứ nhất đóng vai trò tiềm năng, còn nhóm nhân tố thứ hai, thứ
  • 13. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên ba mới biến "tiền năng" thành khả năng hiện thực. Vì vậy, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc) và xây dựng cơ sở lưu trú, khai thác các nguồn lực văn hoá phục vụ du lịch vẫn là vấn đề cấp thiết nhằm xây dựng làng du lịch văn hoá. CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ KHU VỰC TÂY BẮC 2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC 2.1.1 Vị trí địa lý : Vùng Tây Bắc gồm vùng đất từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông Đà, sông Mã bao gồm 6 tỉnh : Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Yên Bái. Tây Bắc là một vùng rộng lớn có địa lý chính trị, kinh tế- văn hóa độc đáo, có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước cả về an ninh – quốc phòng, kinh te, xã hội và văn hóa. Diện tích tự nhiên của vùng là 37.533,8 km2, chiếm 11,33 % diện tích cả nước. Với số dân 2.650.100 người, chiếm 3,11 % dân số cả nước (năm Trang 13
  • 14. 2007). Phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp với Đông Bắc và một phần Đồng bằng sông Hồng còn phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ. 2.1.2 Điều kiện tự nhiên Địa hình Địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam,cắt xẻ mạnh. Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định biên giới Việt – Trung. Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipan (3.143 m). Phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt – Lào. Nằm giữa vùng Tây Bắc là sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc – đông Nam. Hai bên sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau. Khí hậu Khí hậu của vùng là khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè - Mùa đông. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên là núi cao lớn hơn ở các thung lũng. Độ ẩm tương đối trung bình thường từ 78 – 93%,ở các tiểu vùng có độ chênh lệch từ 2 – 5%. Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1.800 – 2.500 mm/năm. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào và gió lạnh địa phương.Ngoài ra: Mưa đá ,sương muối,băng giá… Tài nguyên nước Tây Bắc là đầu nguồn của một vài hệ thống sông lớn như sông Đà, sông Mã, sông Bôi. Sông Đà bắt nguồn từ Ngụy Sơn (Vân Nam, Trung Quốc), có chiều dài 983 km (trên đất Việt Nam dài 543 km), là nguồn thuỷ năng lớn nhất Việt Nam. Nguồn nước nóng ở trong vùng tương đối nhiều nhưng đang ở dạng tiềm năng và chưa được khai thác nhiều. 2.1.3 Các yếu tố nhân văn Các dân tộc chính ở Tây Bắc
  • 15. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên Ơ Tây Bắc có hơn 20 dân tộc sinh sống nhưng có 4 dân tộc chính đó là: Thái, Mường, Dao và H’Mông. Về địa lí tự nhiên, vùng văn hóa này gồm ba loại môi trường: môi trường thung lũng, môi trường rẻo cao và môi trường rẻo giữa (sườn núi). Vùng thung lũng lòng chảo ở chân núi là địa bàn cư trú của các tộc người Thái và Mường. Với người Mường chiếm 1,2 % dân số cả nước và người Thái chiếm gần 1,3 % dân số của cả nước. Còn người Mông, định cư và hoạt động sản xuất ở các sườn núi với độ cao trên 1.500m sát biên giới phía Bắc đến thượng du Thanh Hoá, Nghệ An. Chiếm khoảng 0,7% dân số cả nước. Người Dao, cư trú ở độ cao 700 – 1000 m, tức là thấp hơn độ cao của người Mông ở lưng chừng núi, nơi nạn đốt rừng đang gây ra hiện tượng xói mòn với tốc độ đáng lo ngại. Cùng sinh sống trên địa bàn này còn có các dân tộc thiểu số khác : Tày, Nùng… và có cả người Kinh. Mật độ dân số Mật độ dân số toàn vùng rất thấp và không đồng đều. Nơi tập trung đông nhất là các thị xã, thị trấn, các điểm dân cư tập trung (nông, lâm trường), các thị tứ và trên các trục đường giao thông. Trái lại ở các khu vực núi cao, đường giao thông ít, đi lại khó khăn...thường chỉ có các dân tộc ít người sinh sống, nên mật độ dân cư rất thấp. Nguồn lao động Tổng số lao động trong độ tuổi ở Tây Bắc là 986 nghìn người, trong đó có 878 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân (chiếm 90,7 % tổng số lao động). Như vậy còn 9,3 % số lao động chưa có việc làm. Lao động của khu vực nông nghiệp chiếm ưu thế 76,6 %, công nghiệp và dịch vụ chỉ có 23,4 %. Số người trên và dưới độ tuổi có khả năng tham gia lao động ước khoảng 163.000 người (chiếm 18,8 % lực lượng lao động). Giá trị lịch sử Trang 15
  • 16. Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa bàn Tây Bắc đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử các mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử. 2.2 KHÁI QUÁT CÁC DÂN TỘC VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC TÂY BẮC 2.2.1 Văn hoá dân tộc Thái
  • 17. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam 2.2.1.1 SVTH : Đặng Thị Yên Đặc điểm Khái quát Dân tộc Thái có trên 1 triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hoá và sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư. Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có các nhóm Táy Đăm, Táy Trang 17
  • 18. Khao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc. Tiếng Thái thuộc hệ ngôn nghữ Tày-Thái. Dân tộc Thái có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc), trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc Thái có mặt ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước. Hoạt động kinh tế Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của người Thái, đây là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng. Tuy nhiên, người Thái cũng làm nương để trồng lúa, ngô, lạc, vừng… và nhiều thứ cây trồng khác. Trong từng gia đình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, trồng bông, nuôi tằm để dệt vải, một số nơi còn làm đồ gốm… Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm với những nét hoa văn độc đáo sắc màu rực rỡ, bền đẹp. Am thực Trước năm 1954, người Thái không hay dùng gạo tẻ làm cơm. Họ cho rằng ăn gạo tẻ chóng đói, không đủ sức lao động cả ngày ở ngoài trời. Mặc dù, hiện nay người Thái có thói quen ăn gạo tẻ, nhưng họ vẫn coi gạo nếp là lương thực lý tưởng và xem như là vật đặc trưng văn hóa tộc người. Sinh ra từ văn hóa trồng lúa, dân tộc này có đủ kỹ thuật bằng thủ công để biến thóc thành gạo. Có thể nói ngay rằng, người Thái chưa biết làm và dùng cối xay gạo mà chỉ biết giã. Người ta giã gạo bằng cối chân hoặc các loại cối giã bằng sức đẩy của dòng nước chảy trong tự nhiên. Từ gạo chế biến thành các món ăn mang bản sắc dân tộc rõ rệt. Có lẽ, cách chế biến mang cổ xưa nhất là cơm nếp Lam. Đó là cách bỏ gạo vào ống tre nứa, dạng bánh tẻ, ngâm cho hột gạo nở. Sau đĩ, đốt ống Lam cho gạo chín rồi tước bỏ tre nứa lấy cơm mà ăn. Lương thực ăn chính là xôi nếp nên dụng cụ bếp núc không phải là nồi niêu, xoong, chảo mà là chiếc ninh đúc bằng đồng và chõ. Cơ cấu bữa ăn thường nhật đậm đà bản sắc Thái là cơm, xôi. Xôi không phải chỉ là lương thực cho bữa ăn hàng ngày mà còn là nguyên liệu để làm bánh cho trẻ em,
  • 19. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên người già, để ăn chơi lót dạ ngon miệng như các món: xôi nướng, xôi cặp, xôi giã nhão bóp tựa bánh dầy. Nổi tiếng nhất là các món canh rau quả, trong đó có món rất Thái là canh măng chua với cá, với các loại nhuyễn thể, côn trùng sống dưới nước hoặc trên cạn. Thức ăn rau quả còn có thể kể tới các loài rong rêu, mọc ở đá hoặc ở bùn. Gần với rau, ta kể đến hàng trăm loài nhuyễn thể, sâu bọ, côn trùng ở dạng nguyên và dạng nhộng sống ở dưới nước và trên cạn nằm trong tổng thể thứ được con người chọn làm thức ăn. Dân tộc Thái có nhiều cách chế biến thức ăn bằng cá. An cá sống,tươi thì gọi là gỏi hoặc chế biến thành mắm để ăn dần. An chín có nhiều cách, trong đó có những món đặc trưng Thái là nướng, cá lùi, cá ninh… Cá có thể sấy khô trên gác bếp để ăn dần. Lạp hay Xạ lấy thịt nạc còn tươi nguyên thái thành từng lát mỏng đem nhúng vào nước lá ổi để lấy chất chát thàm thịt se, bỏ vào gạo nếp để vuốt cho sạch nhớt hoặc có thể dùng giấy bản thấm… Sau đó thái thành miếng nhỏ để vào bát tô to dùng nước măng chua hòa cùng lạc, vừng giã nhỏ trộn rau thơm, mùi, tỏi, ớt và hoa chuối rừng. Để một lúc cho thịt ngấm gia vị rồi hãy ăn cùng ghém rau xanh như cải bắp và một vài loại lá rau rừng. Nếu không nhúng nước lấy trong ruột non của các con thú thuộc bộ nhai lại như trâu, bò, dê, hoẵng, hươu, nai… thì lạp có thể làm chín bằng cách băm nhỏ thịt nạc đem rang khô để nguội hẳn mới trộn vào nước chua. Lạp thường được ăn sống. Cũng như cá, thịt nướng, lùi, ninh là những món sở trường của người Thái. Thịt cũng được sấy khô trên gác bếp hoặc ướp lên men chua để ăn dần. Món thịt ăn chín thường có: nướng, lùi, ninh. Đặc biệt thịt giống thú ăn cỏ nhai lại thì thường luộc để chấm nặm pia thì rất ngon và đượm đà bản sắc Thái. Trang 19
  • 20. Rượu là thức uống trong các dịp vui, buồn và là vật tượng trưng của các nghi thức. Rượu Thái có hai loại chính: cất, cần và 2 loại phụ : nếp, một thứ có tên là vạng hay lọn. Trang phục Trang phục truyền thống của người Thái, nam giới mặc quần áo thổ cẩm màu chàm xanh hoặc chàm đen nhưng vài chục năm gần đây nam giới đã chuyển sang mặc âu phục là chủ yếu. Phụ nữ Thái vẫn gắn bó với trang phục truyền thống: áo cỏn màu trắng, xanh hoặc đen, áo có tay hoặc xẻ ngực, bó sát thân với hàng khuy bạc trắng hình bướm, váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu. Cùng với váy, áo phụ nữ Thái Đen còn có chiếc khăn Piêu thêu hoa văn bằng nhiều loại chỉ màu rất sặc sỡ và đẹp. Đồ trang sức của phụ nữ chủ yếu là vòng bạc, xuyến bạc đeo ở cổ tay và cổ; hoa tai bằng bạc hoặc vàng. Hiện nay, thanh thiếu niên đã ưa mặc áo sơ mi, quần âu may sẵn. Phụ nữ vẫn ưa trang phục truyền thống, may thủ công bằng dệt vải công nghiệp. Vào những dịp hội hè hay liên hoan văn nghệ, phụ nữ Thái mặc trang phục dân tộc rất trang nhã, màu đặc sắc dân tộc rất nguyên vẹn. Nhà ở Bản mường Thái thường định cư gần nguồn nước, mỗi bản có từ vài chục đến hơn trăm nóc nhà kề bên nhau. Theo truyền thống thì người Thái ở nhà sàn. Nếp nhà được cấu trúc bởi các loại cây thân gỗ và có gióng như tre, vầu, nứa… lợp bằng cỏ tranh. Nhà sàn của người Thái kết cấu bằng gỗ, với những hàng cột gỗ vuông hoặc tròn được kê đá, sàn cao, lợp lá cọ hoặc ngói. Mỗi nhà tuỳ theo gia cảnh mà dựng 3,4 gian hoặc 5 gian. Người Thái Đen làm nhà thường tạo mái hình mai rùa, trang trí trên hai đầu nóc nhà bằng khau cút theo phong tục xưa truyền lại. Nếu ai đó đã quen với nếp sống thủ công nghiệp phát triển hoặc công nghiệp đến quan sát thì sẽ không sao tránh khỏi ngạc nhiên vì cả một ngôi nhà sàn, có nếp sống khá đồ sộ như nhà của quý tộc xưa. Thay vì đóng đinh là cả
  • 21. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên một hệ thống dây chằng, buộc, thắt khá công phu và tinh xảo bằng lạt tre, giang và mây hoặc những vỏ cây chuyên dùng. Nhà sàn của người Thái làm bằng gỗ rất đẹp và chắc chắn. Nhà vẫn làm theo quy chuẩn truyền thống, gồm 4 gian có hệ thống cột vững chãi, sàn làm bằng giát tre. Trong nhà không có vách ngăn, có hệ thống cửa sổ thoáng mát. Mái lợp bằng gỗ hoặc ngói móc. Cầu thang lên phía đầu hồi nhà, gắn liền với một khoảng sàn hẹp làm sân. Ngoài ra, còn có cầu thang lên phía tay phải. Trong nhà có nơi tiếp khách, tại đây có bày bộ bàn ghế gỗ hoặc ghế mây tre. Một số gia đình khá giả có thêm tủ ly, hòm đựng quần áo. Trong nhà còn có nơi đặt bàn thờ tổ tiên, nơi kê giường nằm nam, nữ cách biệt. Hàng xa phía cột sau của nhà là nơi gác chăn đệm. Đó là đồ dùng phục vụ sinh hoạt gia đình và khách. Gầm nhà sàn để trống, làm nơi chứa công cụ sản xuất và để trẻ em chơi. Hiện nay, người Thái đã tự cải tiến và thay đổi kiến trúc nhà của mình khá nhiều. Sự cải tiến và thay đổi ấy chủ yếu học ở cách làm của người Kinh. Các nhà sàn thì dựng cột kê và lắp ghép theo phương pháp nối dầm vào cột bằng mộng thắt. Sự giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc đã tạo ra các kiểu nhà sàn đẹp đẽ và bề thế vô chừng. Ơ nhiều nơi, đặc biệt dọc theo đường quốc lộ và ven thị trấn, thị xã đã có nhiều nhà sàn lắp cầu phong li tô để lợp ngói. Xu thế hiện nay là mọi người đang đua nhau xây dựng nhà ngói hai tầng hoặc các kiểu nhà mái bằng, xi măng, cốt thép. Lễ hội Lễ hội cộng đồng : Xên Mường: như Xên Cha Mường, do Tạo Muổi ( người đứng đầu dân tộc Thái làm chảu xửa – chủ áo). Lễ này từ ngày giải phóng Tây Bắc đến nay không làm, vì nó không có lợi cho đoàn kết các dân tộc. Xên Bản (lễ bản), người Thái thường xên hàng năm hoặc 3 năm một lần vào tháng 3 khi hoa ban nở rộ. Hiện nay, xên Bản đang hồi phục ở một số địa phương. Nội dung chủ yếu của cuộc Xên Bản là : cúng thổ thần, thần nước, mưa gió, và những người có công khai phá xây dựng bản, tạ ơn họ Trang 21
  • 22. và cầu các thần phù hộ cho bản mùa màng tốt tươi, người, xúc vật khoẻ mạnh và phát triển. Mục đích cuối cùng và cố kết cộng đồng bản thêm bền chặt. Xên Bản được mọi người tự nguyện tham gia và tự nguyện góp các lễ vật hiến tế và chảu xửa do dân bàn bạc cử ra. Chủ áo ( chảu xửa) là người có uy tín, hiểu phong tục tập quán và là người có công khai phá bản đầu tiên, hoặc là người đứng đầu bản lâu đời. Nay có nơi cử người đứng đầu Mặt trận Tổ Quốc ở bản, trưởng bản hoặc đồng chí bí thư cấp uỷ Đảng ở đấy và có nơi vẫn cử người trong dòng dõi quí tộc. Xên Bản hay Xên Mường, ngoài cúng tế thần linh, mọi người còn tham gia các hoạt động vui chơi như ném còn, múa xòe, hát giao duyên và hát chúc tụng lẫn nhau trong bữa cơm tại nhà chảu xửa. Riêng lễ Xên Mường, diễn ra trong phạm vi Mường Tạo, nghĩa là nhiều bản, nhiều xã cùng một lúc tại một địa điểm và có nhiều trò chơi kéo dài vài ngày do ông mo định thường không quá 5 ngày. Lễ hội gia đình Xên Hướn theo lịch Thái : Tháng giêng Thái vào tháng 7 âm lịch, nhưng lễ hội gia đình cũng như lễ hội cộng đồng chỉ tổ chức vào mùa xuân, khi hoa ban nở rộ, măng vầu đã mọc, cho nên Xên Hướn (lễ nhà hay cúng nhà) còn gọi là “ Xên lảu nó” ( lễ rượu măng). Người Thái ngày xưa không ăn tết Nguyên Đán, do đó có thể gọi Xên Hướn là lễ tết của người Thái. Xên Hướn, mời mọi người trong bản và họ hàng nội ngoại đến dự rất vui. Ông Mo ngoài việc dâng lễ mời tổ tiên về ăn, uống và nhận lễ, cầu xin tổ tiên và các thần phù hộ còn có người hát để chúc tụng chủ nhà mạnh khỏe làm ăn phát tài. Với làn điệu rất hay và câu văn chắt lọc tinh túy. Xên lảu nó ( lễ rượu Măng) 3 năm/lần vào tháng ba, là tết của Mo một, con nuôi đến tạ ơn thầy đã có công chữa khỏi ốm, nhưng cũng là ngày mọi người trong bản đến vui chơi múa hát, lễ thường diễn ra trong 3 ngày.
  • 23. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên Lễ cầu hôn chúc thọ, người Thái gọi là panh khuân ( sửa hồn). Người Thái quan niệm, người có “xam xíp khuân mang nả, hả xíp khuân mang lăng” nghĩa là ba mươi hồn đằng trước, năm mươi hồn đằng sau, hồn có thể bị lạc, bị ma xấu bắt, người bùa yểm … cho nên phải sửa hồn cho thể xác được mạnh khỏe. Lễ này có thể do ông Mo Một (Một lào) hoặc bà Một Nhính (một Á Ni) thực hiện, Một lào : hát có nhạc đệm, làn điệu sôi nổi, thiết tha, tiết tấu mạnh mẽ, gần như duy nhất dân ca Thái đen có tiết tấu rõ ràng, nhưng là hát Một lào nên không ai hát trước công chúng. Một Á Ni, giọng con gái tha thiết, đằm thắm nhất là đoạn ru hồn. Nói chung lời ca của cả hai loại đều mượt mà trau chuốt, giàu tính nhân văn, nhưng về hình thức mang tính mơ hồ, cho nên bị coi là mê tín dị đoan. Lễ cưới gồm lễ tiễn rể và đón dâu : Lễ tiễn rể (đưa con trai đến làm rể nhà gái) lễ này còn gọi là lễ lên (khửn). Lễ sau mấy năm ở rể, có con, được bố mẹ vợ cho nhà trai đón dâu về nhà hoặc làm nhà ở riêng, bố mẹ vợ cho một số tài sản nhất định đủ để vợ chồng con gái con rể sử dụng, gọi là lễ xuống (lống). Mỗi lễ tiến hành theo các nghi thức dân gian rất chặt chẽ về vai trò trách nhiệm của con gái, con trai, hai bên cha mẹ nội ngoại. Tại lễ cưới người ta thực hiện các lễ thức kèm theo một hệ thống nói vần, hát lời rất hay do đó lễ cưới có rất nhiều người tham dự. Lễ tang: người Thái có tục hỏa táng, tục này ngày nay còn ở nông thôn Sơn La và được thực hiện theo một qui ước chặt chẽ, phức tạp nhưng mỗi nghi thức đều mang một ý tưởng bày tỏ sự tiếc thương, tưởng nhớ, lo cho người chết về phương ma với tổ tiên không thiếu một thứ gì. Văn hóa, nghệ thuật dân gian Do người Thái có chữ viết riêng nên kho tàng văn học dân dân như truyền thuyết, ca dao, truyện thơ, văn học, dân ca… và một số luật lệ còn được lưu giữ và truyền lại khá nguyên vẹn qua các bản ghi chép trên giấy bản hoặc trên lá cây . Một số tác phẩm truyện thơ nổi tiếng như “Xống chụ xon xao”, Trang 23
  • 24. “Khun Lú, Nàng ửa”… Đồng bào Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa như múa xoè, múa sạp, múa quạt rất độc đáo đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Vào dịp lễ hội, hạn khuống và ném còn là hai trò chơi mang nét đặc trưng văn hoá nổi tiếng của người Thái. Do có chữ sớm và có một đội ngũ trí thức hình thành từ trước, nên đã tổng kết, tinh lọc kho tàng kiến thức truyền thống thành sách “ Lời khuyên người” vừa có giá trị văn chương vừa có tính trí tuệ. Nội dung là khuyên mọi người phải tu dưỡng đạo đức cá nhân, thận trọng, cảnh giác, không được khoe khoang; Mọi người phải sống chăm chỉ, lương thiện; phải tôn trọng người già; phải đoàn kết nương tựa, yêu thương nhau. Điệu múa bắt gặp nhiều nhất là điệu xòe đặc trưng của người Thái. Vào những dịp lễ hội hay những cuộc vui, có thể múa xòe quanh đống lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của mọi lứa tuổi trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng. Mọi người nắm tay nhau nhảy theo điệu xòe, như sợi chỉ tơ gắn kết con người với nhau, tăng sự hiểu biết, đoàn kết. Múa xòe là điệu múa tập thể không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Thái. Xòe là điệu múa dân gian phản ánh cuộc sống lao động và sự đấu tranh sinh tồn giữa con người với cuộc sống thiên nhiên. Nó tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Thái trong việc đấu tranh chống ngoại xâm, qua đó thể hiện ước mơ về một cuộc sống thanh bình, ấm no và hạnh phúc. Ngày nay, múa xòe đã trở thành đặc trưng văn hóa truyền thống của người Thái, góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hệ thống các điệu xòe: Các điệu xòe quạt, Các điệu xòe khăn, Các điệu xòe cúp, Các điệu xòe má hính. Bên cạnh nền văn học rất đa dạng người Thái đã có nền nghệ thuật của mình. Đặc trưng nghệ thuật của dân tộc Thái biểu hiện bằng ba mặt: Họa tiết thể hiện bằng điêu khắc trên các môtíp trang trí nhà cửa như những tâm “khâu
  • 25. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên cút” đặt ở hai đầu đốc hồi mái cong mai rùa hoặc ở những bậc cửa sổ…; Nghệ thuật trang trí còn được thể hiện bằng phương pháp thêu, dệt thành những tấm thổ cẩm; Nghệ thuật múa folklore của Thái khá phát triển. Nhạc cụ Nhạc cụ gõ của người Thái Tây Bắc gồm trống, chiêng, chũm chọe và quả nhạc. Bộ gõ này có vai trò rất quan trọng trong đời sống nghệ thuật và tâm linh. Bộ gõ là vật linh thiêng của mỗi bản, không bao giờ được để mất, không để kẻ thù chiếm đoạt, không được đổi chác mua bán. Việc chế tác bộ gõ được tiến hành với những bước rất nghiêm ngặt: Cúng tế xin phép thần linh, cầu mong thần cho phép, chứng giám và phù hộ rồi tiến hành ở nơi kín đáo, sạch sẽ. Khi chế tác xong phải cử hành lễ tế trang trọng và cất giữ ở nhà sàn hoặc gian thờ ma nhà của trưởng bản hoặc người có chức sắc và chỉ được dùng trong dịp tết hoặc lễ cúng xên bản, xên mường. Người Thái cho rằng nếu dùng trống chiêng tùy tiện sẽ có hại cho bản mường. Trống có hai loại "cống" và "cong". Thông thường "cống" hay được dùng trong hội xuân, lễ cúng ma bản mường, còn "cong" dùng khi chủ mường chết hoặc khi có giặc, báo động… Tang trống dùng cây gỗ tròn được đục bỏ lõi, thường là gỗ xâng hoặc mít. Tang dài 0,8 - 1 m, mặt có đường kính từ 30cm đến 50 cm, bịt bằng da trâu bò, âm thành trầm và gần. "Cong" là loại trống dài từ 1,5m đến 3 m, mặt bịt da bò, có đường kính từ 50cm đến 70cm, âm thanh trong hơn, vọng rất xa. Khi chế tác tang trống, để có âm thanh như ý, các nghệ nhân cạo nhẵn bên trong và mặt ngoài chứ không dùng sơn. Chiêng và chũm chọe được chế tác công phu, đặc biệt là rốn chiêng. Để có âm thanh mong muốn, các nghệ nhân pha thêm vào đồng một tỷ lệ vàng theo công thức bí truyền. Chiêng có âm thanh trầm được gọi "tô me", tức là con mái, chiếc có âm thanh cao gọi là "tô po", tức là con trống, chiếc có âm thanh ở khoảng giữa gọi là "tô lụ" tức là con con.Chũm chọe gọi là "xánh", chùm nhạc là "mắc hính". Chiêng có thể dùng riêng hoặc phối hợp cả ba cái Trang 25
  • 26. tạo ra một hợp âm độc đáo mà các nhà nghiên cứu cho rằng đậm đà ý nghĩa nhân sinh. Thường là đàn ông đánh trống, đàn bà đánh chiêng, trẻ con dùng chũm chọe, con gái trẻ dùng quả nhạc tạo ra những âm thanh sôi động, lôi cuốn lòng người.Nghe tiếng trống, chiêng, người ta có thể biết ở bản Thái ấy đang có việc vui hay buồn: Nghe tiếng trống nhịp 2/4 theo kiểu 3 tiếng cùng với 7 tiếng, tiếng chuông gõ trên con mái và con trống rơi vào nhịp mạnh, tiếng của con rơi rơi và nhịp nhẹ của trống, thì chắc chắn rằng ở đó có hội xòe. Còn khi nghe tiếng "cong" dồn dập 3 tiếng hoặc 5 tiếng là có việc khẩn cấp như: cháy nhà, có lũ bão, có giặc. Các quả nhạc cùng phụ trợ cho hát và các điệu xòe làm tăng sự vui tươi, sôi động. Bộ gõ nói chung và chiêng trống nói riêng là những nhạc cụ không thể thiếu của người Thái Tây Bắc, góp phần làm cho đời sống nghệ thuật thêm phong phú, đồng thời còn chứa đựng những ý nghĩa tâm linh và nhân sinh cao cả, gửi gắm vào đó cả tình yêu, tinh thần lạc quan tin tưởng vào cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Ngoài ra, Thổi khèn bè, pí (sáo) là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào Thái. Trong gian nhà đơn sơ của người Thái, bên tường luôn có dựng nhiều loại nhạc cụ của người Thái như: khèn bè, pí (sáo), kèn la… Trải qua bao biến đổi, thăng trầm của lịch sử và thiên nhiên, người Thái vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình thông qua các nhạc cụ như khèn bè, pí (sáo), đàn tính tẩu, tập pinh, kèn la, tăng bu, trống chiêng… Khèn bè : Gỗ làm thân khèn được làm từ vỉa ngoài của cây gỗ tốt nhiều năm tuổi và được dán kín bằng nhựa một loại cây rừng. Có như vậy, luồng hơi mới được giữ trong bầu khèn ống... vừa để thổi giải trí hàng ngày vừa để trình diễn vào các ngày lễ hội làng xã, hát giao duyên hay thổi khèn mỗi khi trong làng có người qua đời. Trong những ngày vui, lễ hội, cúng bản, đồng bào Thái thường sử dụng các loại nhạc cụ: đàn tính, nhị, pí đôi, pí tam, pí thiu... để đệm cho múa và hát
  • 27. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên các làn điệu dân ca. Pí thiu dành cho thầy Mo, thầy cúng. Riêng cây pí pặt, loại nhạc cụ nhỏ nhất được làm bằng ống nứa mỏng, để trên sàn bếp có màu sáng như đánh véc ni. Pí pặp có 6 lỗ, nằm thẳng hàng trên một ống nứa, to bằng ngón tay út người lớn. Miệng thổi là lưỡi gà làm bằng đồng lá thật mỏng, khi sử dụng như sáo dạo của người Kinh. Pí pặp làm hai chức năng chính: Đệm cho hát các làn điệu dân ca, gọi người tình của các chàng trai chưa vợ trong những đêm đi chọc sàn. Thiết chế xã hội – luật tục Trong hôn nhân gia đình, hiện vẫn còn duy trì tục ở rể, vài năm sau, khi đôi vợ chồng có con mới về nhà chồng sinh sống rồi sau đó mới tách hộ ra ở riêng. Về thế giới tâm linh, người Thái có quan niệm đa thần và giữ tục cúng tổ tiên. Do đời sống gắn liền với sản xuất nông nghiệp nên có tục lấy nước đêm giao thừa, lễ hội đón tiếng sấm năm mới và một số lễ hội cầu mùa khác. Đối với người chết, họ quan niệm là tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia vì vậy đám ma là lễ tiễn người chết về với “mường trời”. Người Thái có nhiều họ, mỗi họ có những qui định kiêng kỵ khác nhau, chẳng hạn: họ Lò kiêng không ăn thịt chim Táng Lò, họ Quàng kiêng con hổ… Tục chọc sàn : Vào những đêm trăng sáng, đồng khô sau gặt mùa. Từng tốp thanh niên chưa vợ, rủ nhau tìm đến các bản có nhiều con gái chưa chồng để chọc sàn. Những đêm khuya trăng sáng, tĩnh mịch, ngoài đồng văng vẳng tiếng pí pặp tha thiết nỉ non, gợi tình khúc triết, ngọt ngào làm cho các cô gái chưa chồng thao thức đợi chờ. Đến đầu bản điệu pí pặp lại vút lên nỉ non, báo hiệu, rồi các chàng trai chia nhau đến từng nhà có gái đẹp để chọc sàn. Khi đến gầm sàn, họ tìm đến chỗ cô gái ngủ, rồi dùng một đoạn cây cứng, có thể làm bằng tre hoặc gỗ, dài chừng 30 đến 50 cm, nhẹ nhàng nâng cái đệm của cô gái lên, báo hiệu người tình đã đến. Nếu cô gái ưng thuận thì chỉ trong giây lát sẽ có tiếng mở cửa, chàng trai nhẹ nhàng bước lên cầu thang và vào nhà. Hai chiếc ghế mây để sẵn, cô gái hồi hộp chờ đợi trước cửa, rồi sau đó cả hai cùng ngồi vào ghế để nói chuyện. Họ đắm say trong tình yêu đôi lứa, cuộc nói Trang 27
  • 28. chuyện kéo dài đến gần sáng mới tạm chia tay. Nếu cả hai đã ưng thuận thì sau đó sẽ tiến hành cho lễ cưới, nếu không ưng thuận thì chàng trai sẽ đi tìm cô gái khác. Nhưng cũng có trường hợp cô gái đã ưng thuận nhưng còn thử thách lòng chung thủy, kiên nhẫn của chàng trai, nên cứ nằm ì, không dậy. Gặp trường hợp này thì chàng trai phải ra xa nhà một chút, mượn cây pí pặp thay lời tỏ tình, cho đến khi cô gái dậy mở cửa mới thôi. Tục lệ chọc sàn của dân tộc Thái vùng Điện Biên có từ lâu, tình yêu đôi lứa, nên vợ, nên chồng hầu hết đều thông qua hình thức chọc sàn. Nhiều đôi vợ chồng phải tìm hiểu như thế năm, bảy đêm mới thành, nhưng tình yêu của họ rất trong sáng và chung thủy. Ngày nay tục lệ chọc sàn chỉ còn lại ở những vùng sâu, vùng xa, tuy vậy đó cũng là một nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Thái ở Điện Biên. 2.2.1.2 Nhận xét về văn hóa dân tộc Thái Những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Thái tồn tại và gắn bó với đời sống người dân như một phần không thể thiếu vắng. Những tập tục truyền thống, những tập quán sinh hoạt, các lễ hội, các bài múa dân gian… có giá trị rất lớn đối với việc phát triển du lịch văn hóa, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong văn hoá truyền thống, bên cạnh những mặt tích cực đã nêu trên còn tồn tại khá nhiều hủ tục, tập quán không thể phù hợp với cuộc sống của con người hiện đại, chính nó đã gây cản trở, kìm hãm lối sống văn minh, tiến bộ mà nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước đã từng khuyến khích. Các yếu tố tiêu cực này bao gồm tục lệ cưới hỏi, lễ tang còn khá nhiều tốn kém. Đồng bào dân tộc còn phụ thuộc khá nhiều vào tự nhiên, chưa thực sự làm chủ được cuộc sống của mình. Tin tưởng vào thần linh, có nhiều phong tục mang tính chất mê tín dị đoan.
  • 29. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên 2.2.2 Văn hoá dân tộc Mường Trang 29
  • 30. Đặc điểm 2.2.2.1 Khái quát Người Mường ở Tây Bắc cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng nằm giữa vùng người Việt ở phía Đông và vùng người Thái ở phía Tây, chiều dài ước chừng khoảng 350 km. Khu vực cư trú của người Mường chủ yếu tập trung trong các thung lũng chân núi, địa lý môi sinh có nhiều thuận lợi cho trồng trọt. Sự phong phú của cảnh quan, môi trường đã có những tác động tích cực đến đời sống nhiều mặt của người Mường ở đây, chính trên cơ sở nền tảng đó họ đã sáng tạo ra một nền văn hóa Mường “văn hóa thung lũng” đa dạng nhưng thống nhất. Hoạt động kinh tế Môi trường thung lũng chân núi đã tạo điều kiện cho người Mường làm ruộng nước. Trong đó, cây lúa với hàng chục loại giống khác nhau đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong các loại giống cây trồng. Trên nền tảng của truyền thống làm nông nghiệp ruộng nước người Mường đã xây dựng được một hệ thống nông lịch hoàn chỉnh, đồng thời đúc kết và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng trọt và đến nay vẫn còn tác dụng tích cực. Ngày nay, bên cạnh việc duy trì các biện pháp thủy lợi truyền thống, nhờ sự giúp đỡ về vốn, vật tư và kỹ thuật của nhà nước, nhiều phai đập, kè, cống đã được xây dựng. Cùng với thủy lợi, người Mường đã xây dựng một tập quán canh tác nông nghiệp khá ổn định và thành thạo phù hợp với từng loại ruộng: ruộng lầy thụt và ruộng bậc thang, đúc kết thành những kinh nghiệm trong sản xuất. Bên cạnh đó hiện nay, một số tiến bộ khoa học kỹ
  • 31. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên thuật nông nghiệp cũng đã được người Mường áp dụng như thuốc trừ sâu, bón phân hóa học. Người Mường không chỉ làm ruộng nước trong thung lũng mà còn làm nương trên các sườn đồi, núi bao quanh thung lũng. Khác với ruộng nước, nương bao gồm những khoảnh đất rừng được phát, đốt để gieo trồng. Nhưng không bằng phẳng, không có bờ giữ nước. Nương ở người Mường chủ yếu là nương lúa, ngoài ra còn có nương sắn, nương ngô, nương bầu, nương bí… được trồng xen canh với một vài loại giống cây trồng khác như đỗ, vừng… Điều kiện môi trường đã tạo cho chăn nuôi phát triển thành một nghề phụ của gia đình. Vật nuôi bao gồm: gà, vịt, ngan, ngỗng, lợn, trâu, bò nhằm mục đích lấy sức kéo phục vụ cho sản xuất, một phần để làm thực phẩm phục vụ cho nghi lễ của gia đình và một phần đem bán. Tập quán thả rông trâu bò từ lâu đã trở thành phổ biến, ngoài lối chăn thả này trâu bò còn được chăn theo lối buộc dây để trẻ em hoặc người già trông nom, còn đàn lợn được chăm sóc chu đáo hơn, chuồng lợn làm ở dưới gầm sàn hoặc ở góc vườn, hàng ngày được chủ cho ăn ba bữa. Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, các nghề thủ công truyền thống cũng tương đối phát triển không những đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp mà còn đem bán, trao đổi. Trong nghề thủ công, nổi bật là nghề dệt, nuôi tằm ươm tơ, đan lát, ở những nghề này nhiều người đã đạt tới trình độ tinh xảo. Dẫu vậy, nhìn chung, thủ công ở người Mường chưa tách khỏi nông nghiệp, nó chỉ đóng vai trò phụ và phụ thuộc vào nông nghiệp. Hoạt động của nghề thủ công mang tính thời vụ, làm vào lúc nông nhàn, tranh thủ lúc rỗi rãi trong ngày, chưa đạt tới trình độ chuyên môn hóa. Những sản phẩm tiểu thủ công nghiệp chỉ nhằm đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo cho tính tự cấp tự túc trong kinh tế ở phạm vi gia đình, làng bản, địa phương. Ơ người Mường các hình thức kinh tế chiếm đoạt vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là hái lượm vẫn giữ vị trí đáng kể trong sinh hoạt hàng ngày. Hái Trang 31
  • 32. lượm được tiến hành theo mùa, mỗi mùa có một loại rau quả khác nhau. Nhìn chung, người Mường có rất nhiều kinh nghiệm trong hái lượm. Họ nắm vững chu kỳ sinh trưởng và phát triển các loại cây trong rừng nên hiểu rõ thời vụ hái của từng loại. Việc kiếm nhặt thức ăn dưới nước như mò cua, bắt ốc, đánh cá cũng được tiến hành thường xuyên. Đánh cá có hai hình thức cá nhân và tập thể. Đông nhất và huyên náo nhất là những buổi đánh cá xưa kia do nhà lang tổ chức. Hiện nay, đánh bắt cá chủ yếu tiến hành dưới hình thức cá nhân, dụng cụ bắt cá chủ yếu tiến hành dưới hình thức cá nhân với dụng cụ là nhiều loại chài, vó, câu… Ngoài ra thì săn bắt cũng góp thêm một phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, săn bắt không được tiến hành thường xuyên và công cụ săn bắt thường là súng kíp, nỏ và các loại bẫy. Việc trao đổi hàng hóa thông qua các chợ phiên ở người Mường đã xuất hiện từ lâu, tuy nhiên trong cộng đồng Mường chưa hình thành một tầng lớp thương nhân chuyên nghiệp. Người dân đến chợ mang theo những sản phẩm làm ra như: thóc, gạo, ngô, các sản phẩm của nghề thủ công, hái lượm bán lấy tiền mua các sản phẩm như: dầu hỏa, muối, vải vóc và nhiều hàng tiêu dùng khác. Am thực Trải qua thời gian dài lịch sử hình thành và phát triển, người dân Mường ngày càng biết cách sống cùng thiên nhiên, tận dụng tiềm năng của nó phục vụ đời sống con người. Hầu hết, các món ăn của Người Mường không được chế biến cầu kỳ nhưng lại mang tính độc đáo, đậm bản sắc riêng của dân tộc mình. Họ phát hiện ngày càng nhiều về nguồn thức ăn có sẵn trong thiên nhiên và tìm cách chế biến hợp khẩu vị, bồi dưỡng và có món ăn còn có tác dụng ngăn ngừa, chữa bệnh. Hơn thế nữa, các dân tộc cũng đã hình thành được tập quán, phong tục ăn uống mang bản sắc riêng. Lợn thui luộc.
  • 33. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên Lợn thả rông được thui vàng, thui đến đâu thì cạo lông đến đó. Sau đó rửa sạch trước khi mổ lấy phần nội tạng, không rửa lại nước, mà chỉ lấy lạt giang buộc treo lên để cho ráo máu. Thịt lợn làm như vậy sẽ để được lâu, không bị ôi thiu. Sau đó, thịt được pha ra cho vào nồi luộc trên bếp củi ở nhiệt độ vừa phải. Khi thịt vừa chín tới được đem ra thái mỏng bày trên lá chuối rừng tươi xanh. Thịt nóng quyện với lá chuối rừng tạo ra hương vị thơm ngon. Thịt luộc được chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ. Thịt lợn muối chua. Thịt lợn nuôi thả ướp với men của lá rừng cùng với gạo rang giã nhỏ thời gian khoảng 60 phút. Sau đó, lấy lá chuối rừng hơ lên trên lửa, lau sạch rồi lót vào đáy bồ làm bằng tre, nứa, trước khi đưa thịt vào bồ. Phần dưới của bồ (trên của lá chuối) được rải một lớp gạo rang nhỏ trộn với muối rang sau đó xếp thịt lên, cứ một lần xếp thịt lại rải một lần gạo rang với muối. Sau đó, đậy kín nắp bồ bằng lá chuối và để bồ thịt muối ở quang bếp củi hoặc trên gác bếp đun củi. Khi thưởng thức món ăn thịt lợn chua vẫn cảm nhận được màu sắc của thịt, ngậy của bì, độ chua của men rừng, độ mặn vừa phải của muối, độ thơm của gạo. Món ăn này thường được ăn với các loại lá rừng. Măng chua nấu thịt gà Gà nuôi thả có trọng lượng từ 0,8 – 1 kg được làm sạch lông rồi mổ bỏ phần nội tạng, gà chặt ra thành miếng nhỏ, đem ướp với măng chua (măng muối càng lâu càng tốt) cùng với gia vị bóp ướp để từ 20 – 30 phút cho ngấm hương vị của măng và gia vị, sau đó cho vào nồi vần quanh bếp củi than khoảng 1-2 giờ. Khi thịt gà và măng đã chín nhừ rắc thêm một ít hạt dổi nướng giã nhỏ. Món ăn này khi ăn thịt gà, măng chua, hạt dổi được quyện với nhau. Chả cuốn lá bưởi. Trang 33
  • 34. Thịt lợn ba chỉ thái con chì, ướp một chút nước mắm, hành. Lá bưởi cắt làm đôi, cuốn mỗi miếng thịt một nửa lá to hoặc một lá nhỏ, kẹp vào kẹp tre nướng trên than hồng. Mỡ lợn gieo xuống than hồng làm dậy lên ngọn lửa mỏng mơn man kẹp chả, lá bưởi ngả màu hơi tím se lại là được. Nhộng ong rừng rang măng chua Đây là một món ăn dân dã mà độc đáo được đồng bào Mường ở Mai Châu (Hòa Bình) rất ưa chuộng. Vào mùa ong rừng (thường là dịp cuối hè) người dân trong bản tìm những tổ ong to bằng chiếc rổ con mang về. Nhặt những con ong già màu nâu đem ngâm rượu, còn những con ong non màu trắng béo tròn mập mạp thì để chế biến các món đặc sản. Sau khi lấy hết ong ra khỏi tổ đem rửa qua bằng nước lạnh để ráo nước. Ong rừng có thể rang với lá chanh giống như rang nhộng tằm, nhưng ở đây người dân rang với măng chua. Khi thưởng thức món này, để hương vị thêm đậm đà và đúng vị thì ăn kèm với củ kiệu muối. Món cá nướng đồ Một số loại cá như: cá diếc, cá trê, cá chép... thường được đem nướng thơm. Trước khi nướng, cá được thọc các que nhỏ dài qua miệng xuống bụng, xuống tận đuôi cá rồi dùng kẹp tre xanh kẹp vào để cho cá khỏi rơi, gãy. Cá nướng được đem rắc muối, gói lá chuối, đồ lên rồi mới ăn. Thịt trâu nấu lá loam Thịt trâu đem thui cho thơm, cạo sạch rồi bung cho mềm, đem bóc thái miếng nhỏ, hầm trong nồi đất chín kỹ rồi giã lá lồm ( một loại lá chua), nêm một ít tấm gạo bỏ vào nồi hầm với thịt trâu. Khi tấm chín nở và hơi sánh thì cũng là lúc thịt trâu nhừ và ngấm vị chua của lá lồm. Đây là món ăn dân tộc phổ biến của người Mường Hoà Bình. Cơm lam
  • 35. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên Cơm lam được làm bằng cách bỏ gạo nếp vào ống nứa tươi non, đổ nước sâm sấp sau đó đem nướng trên lửa. Cơm chín với vị thơm của hạt gạo quyện với mùi thơm tự nhiên của nứa tươi mang đậm hương vị của món ăn vùng Tây Bắc. Xôi các màu Người ta tạo ra màu xôi từ các thứ cây thân cỏ, sau đó lần lượt cho gạo màu đỏ xuống trước, sau là màu xanh, vàng, tím, trắng cho lên trên cùng. Khi xôi chín, dỡ ra rồi trộn với nhau hoặc để riêng từng màu thành loại xôi nhiều màu với hương vị khác nhau trông rất đẹp mắt. Măng đắng Măng ngon là thứ mầm cây thuộc họ tre, trúc, mai, vầu, sặt, nứa mới nhú khoảng 1-2 đốt ngón tay trở xuống, phần thân còn lại ngập trong đất. Lấy củi nướng cho đến khi măng cháy xém, quắt lại bóc dần từng bẹ chấm vào gói chẩm cheo gồm muối, ớt, lá gừng, mắc khén, lá tỏi và củ tỏi giã nhỏ. Khi ăn, ta sẽ cảm nhận được vị đắng ngọt của măng, vị mặn của muối, vị cay nồng của ớt, vị cay ấm của lá gừng, vị cay tê của mắc khén, vị cay rát của tỏi cùng hương vị đặc trưng của nước măng chua và cây măng nướng. Rau rừng đồ Rau rừng đồ được ăn với bánh dày làm từ gạo và sắn. Rau rừng gồm rất nhiều loại như: Rau beo, rau tầm bóp, rau đốm, rau đu đủ, rau the hởi, hoa chuối, quả quạnh… rửa sạch đem đồ trên cuốp gỗ khoảng 3040 phút. Món ăn này được dùng với loại nước chấm đặc biệt, mang đậm mùi vị riêng của đặc sản Tây Bắc. Canh Loóng Đây là món canh được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng thái mỏng. Cây chuối rừng lấy về được bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ bóp với muối sau đó thả vào nước luộc thịt đun trên bếp củi khoảng 30 Trang 35
  • 36. phút. Sau đó rắc vào một ít hạt dổi nướng giã nhỏ và lá lốt rừng thái mảnh trước khi ăn. Nước chấm ớt Ớt nướng giã với củ kiệu, sau đó lấy đầu gà, tiết gà, ruột gà giã tiếp cho nhuyễn rồi trộn với ít rau thơm thái nhỏ thành món nước chấm ớt, đây là nước chấm cổ truyền của người Mường. Món này dùng để chấm thịt luộc rất ngon. Rượu cần Rượu cần được làm bằng cách lấy một nắm lá rừng nghiền nhỏ rồi trộn với tinh bột để tạo men, sau đó cho vào vò, phủ một lớp trấu để ủ. Khi uống, chỉ việc đổ nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng đóng chai vào đầy bình, vơi đến đâu lại đổ tiếp nước đến đó, sao cho bình rượu bao giờ cũng đầy. Rượu cần của người Mường rất nổi tiếng bởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men rượu. Rượu được đem ra mời khách quí và uống trong các cuộc vui tập thể. Rượu cần đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người Mường, từ việc uống chơi giữa những người thân đến cuộc vui cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, thần thánh. Họ đã biết làm ra những vò rượu vừa ngọt vừa thơm, để được lâu. Vò đựng rượu thực sự là của cải đáng giá và rất quí trong gia đình Mường. Trang phục Người Mường chăm lo đến trang phục từ rất lâu đời. Trang phục Mường hết sức tinh tế và có những nét riêng nổi bật không thể pha lẫn với các dân tộc khác. Những màu sắc được kết hợp với nhau làm cho bộ trang phục Mường không chói chang rực rỡ mà mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng, tinh khiết của núi rừng. Với nhiều biện pháp kĩ thuật dệt, cuối cùng họ đã đạt tới sự trang nhã như thẩm mỹ và tính cách của dân tộc, đó là tính trầm lắng nhưng vui vẻ của người Mường. Các bộ phận của bộ trang phục đã kết hợp
  • 37. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên với nhau hết sức hài hòa, đến nỗi nếu thiếu thứ gì là có thể nhận biết được sự mất cân đối ngay. Nam thường mặc áo cánh phủ kín mông, xẻ ngực, cổ tròn, cúc sừng vai, hai túi dưới hoặc thêm túi trên ngực trái. Quần lá ống rộng dùng khăn thắt giữa bụng còn gọi là khăn quần. Trên đầu quấn khăn trắng. Xa xưa, đàn ông Mường thường để tóc dài và búi gọn gàng phía sau. Khi đi bắt còn, vui hội hay trong lễ cưới, người ta mặc những bộ quần áo mới, sang trọng là áo lụa tím, xanh hoặc vàng tơ tằm. Khăn đầu màu tím than. Khăn quần bằng lụa xanh tím. Ngoài cùng mặc đôi áo chùng. Ao chùng màu đen, dài tới đầu gối, cổ cao và cứng hơn cổ áo thường, đằng trước vó một vạt rộng trùm từ bên trái sang phải, khuy vai cài ở nách và sườn phải. Hai bên áo xẻ tà cao tới hông. Trong lễ cưới, chàng rể cùng hai người phụ rể mặc áo chùng trình bàn thờ tổ tiên và bố mẹ vợ. Về y phục nữ thì phức tạp hơn rất nhiều. Trên đầu thắt một chiếc khăn màu trắng, tiếng Mường gọi là mũ. Mũ này là một dải trắng không viền, rộng khoảng một gang tay, dài quá vòng đầu để thắt ở phía sau gáy theo kiểu giắt vặn. Dù tóc cắt ngang vai hay tóc búi, cái mũ vẫn thắt ra ngoài, không luồn dưới tóc. Trên đỉnh đầu, mũ thường tạo nên một góc nhọn, xa trông giống hình phễu. Ao ngắn, tiếng Mường gọi là “áo pẳn”. Ao này dài đến chấm eo lưng, phía sau có một đường can vải dọc theo sống lưng. Phía trước không có cổ mà may tràng vắt qua cổ sang hai bên. Tràng rộng bằng ngón tay, dày hai lớp vải, nửa dưới được may nhỏ, thanh hơn cho áo dễ bay. Ao thường không may túi, nếu có chỉ khâu một túi nhỏ ở bên trong. Ao chùng là cái áo ngắn được may kéo dài xuống đến đầu gối hoặc quá gối. Phía chân áo hơi xòe ra. Phía trước áo mở hoàn toàn và không dùng cài như áo chùng của người Thái ở Mai Châu hoặc người Tày ở Đà Bắc. Loại áo này họ ưa dùng màu tím than, màu đen. Trong lễ cưới, nàng dâu cùng 2 người phụ dâu mặc áo chùng trùm mông, hai vạt trước túm gọn vào lòng. Trong lễ Trang 37
  • 38. hội, các cuộc vui chơi ném còn hay trong đoàn sắc bùa quanh mường bản, áo chùng buông, vạt áo ngắn khoe màu cùng cạp váy con rồng, nẹp gắn hoa ẩn hiện theo nhịp chân bước rộn ràng hòa trong điệu chiêng ngân quyện với gió. Cái yếm mặc hàng ngày người Mường gọi là áo báng – tức là áo một bên. Nó là một miếng vải hình vuông, cạnh trên khoét một cổ tròn và khít, dùng hai dây cài sau gáy. Ba cạnh còn lại được để nguyên, cũng dùng hai cài để thắt đằng sau lưng. Riêng ở Mường Bi, phục nữ dùng yếm có hai bên, tiếng Mường gọi là áo báng hai bên. Để cho yếm được nổi bật giữa áo và đầu váy, yếm được may bằng màu trắng hoặc màu khác với màu áo ngắn nhưng không dùng màu đỏ, vàng tươi. Còn một loại yếm thứ hai mà người Mường gọi hẳn là yếm chứ không gọi là áo báng. Yếm này y hệt như yếm của người Kinh. Loại yếm này có thể dùng màu hồng đào, màu xanh nõn chuối, hoặc vàng… Họ mặc trùm lên cái áo báng ở trong, trùm lên cả đầu váy, nhưng chỉ mặc vào trường hợp đặc biệt. Đó là các nàng dâu đi quạt ma trong đám tang và mặc cho người chết làm mồ mang về mường ma. Váy Mường được chia làm hai phần chính. Phần từ hông trở lên, rực rỡ bởi bộ cạp váy. Phần từ hông trở xuống đến mắt cá chân là thân váy. Thân váy được khâu nối với bộ đầu váy rồi khâu thành hình ống to gấp đôi thân người. Chân váy chỉ dùng màu đen hoặc màu xanh đen. Do đó, cạp váy ôm sát ngực không chỉ là điểm nhấn tạo nên nét duyên dáng cho người phụ nữ Mường mà thể hiện sự khéo léo của người mặc váy. Gấu váy có miếng vải nẹp lót phía trong được trang trí một cách kín đáo. Nẹp rộng hơn một đốt ngón tay, nhuộm hồng hoặc đỏ hoặc xanh điểm một số bông hoa. Những bông này tô điểm cho nẹp váy chỗ nhiều, chỗ thưa lác đác. Bộ đầu váy người Mường được nối với thân váy thành cái váy hoàn chỉnh. Bộ đầu váy bao gồm cao váy và đang dưới. Cao váy rộng khoảng từ 10 đến 15cm, trang trí vòng quanh hông và eo bằng những sọc đứng nhiều màu. Mỗi sọc to nhỏ khác nhau, có sọc mang hoa văn hình học, có sọc mang hoa
  • 39. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên văn hình cây cách điệu. Đang dưới là bộ phận nổi bật nhất của đầu váy. Bộ phận này được trang trí các hoa văn hình học, hình bông hoa cách điệu và quả cây. Có khi được trang trí hình bèo hoa dâu với kích thước nhỏ, giản dị dùng để mặc đi làm. Có khi được trang trí hoa văn động vật trên nền loại vải đẹp và dệt một cách cầu kì nhất để làm thành cái váy đi dự lễ hội nhất là cho con gái. Các hoa văn động vật này thường là các kiểu rồng như : rồng cái, rồng con, rồng ngắn, rồng lượn, con phượng, con công, con gà lôi… Hoa văn càng cầu kì thì việc dệt nó phải tinh tế và tốn rất nhiều thời gian, công sức. Đi đôi với bộ váy là bộ tênh khăn. Cái tênh bằng vải hoặc lụa dài hơn sải tay, khâu nối hai đầu thành một vòng kép, thắt đúng giữa eo trên nền cao váy, làm nổi eo người mặc. Tênh thuần một màu: hoặc trắng, hoặc xanh, hoặc tím, hoặc vàng. Khăn là một dải vải nhuộm đen hoặc tím than giống váy. Khăn thắt phía dưới tênh, hai đầu quấn với nhau ở phía trước, sang tới hai bên hông buông hai đầu xòe xuống như tua. Có lúc khăn được thắt ra ngoài áo chùng cho gọn áo. Đồ trang sức: trang sức người Mường thường là để dành đến ngày cưới, ngày hội mới mang ra dùng. Đôi vòng bạc đeo ở cổ tay gọi là lằm. Lằm cũng phổ biến ở người Mường có hai kiểu: kiểu dẹt nổi gờ gọi là lằm ba, kiểu tròn như chiêc đũa gọi là lằm lâm. Lằm có chiếc trơn, chiếc chạm. Lằm ba hay chạm hoa dây tinh tế, gần với hoa văn dây trên đồ gốm cổ. Lằm lâm chỉ chạm một kiểu hoa văn múi quả thông rất độc đáo tạo nên vẻ trang trọng, khỏe khoắn. Ngoài ra, người Mường còn có một loại vòng dùng để đeo trên vùng cánh tay, tiếng Mường gọi là lằm kẻnh tức vòng cánh. Loại vòng này cũng có hình thức như lằm nhưng to hơn. Bên cạnh lằm, có một chuỗi hạt cườm mà người Mường gọi là pượn khạu. Người Mường rất quý khạu vì khạu đẹp đáng giá trâu bò. Bộ xà tích toàn bằng bạc tết thành dây bốn cạnh dài hai gang, bốn dây gập lại thành tám, móc vào tênh từ bên hông đeo vòng về phía trước. Trang 39
  • 40. Nhà ở Văn hóa người Mường là văn hóa ở nhà sàn mà theo truyền thuyết dân gian là nhà rùa: có 4 mái, 3 tầng, mô phỏng theo quan niệm vũ trụ dân gian ba tầng bốn thế giới của người Mường (ba tầng là: Tầng trên, tầng giữa, tầng dưới; bốn thế giới: Mường trời, Mường bằng, Mường vua khú và Mường dưới nữa hay còn gọi là Mường vua đín). Hình thức bố trí nơi cư trú của người Mường cũng rất đa dạng: làng có thể thiết lập ở sườn đồi, nhà cửa bố trí từ chân đồi lên lưng chừng đồi thành hình vành khăn. Nếp nhà chính là nhà sàn, tựa lưng vào núi, mặt ngoảnh ra đồng ruộng. Lễ hội Ngày 27 tháng chạp hàng năm, các gia đình Mường sửa lễ cúng Tản Viên để đón mừng năm mới, mùng 3 tết gia chủ lại có mâm cơm cúng với mục đích đón thần tản viên về ngự trị tại nhà. Trong năm vào ngày rằm tháng bảy, nhà nào có bàn thờ Tản Viên lại làm cỗ cúng, chủ yếu là cổ chay gồm: xôi chuối, chè, oản nhất thiết phải có đu đủ luộc. Nếu nhà nào sửa cỗ mặn thì làm cá nướng sau đó cho đồ chin bày lên mâm cúng. Nhà nào định thịt gà cũng phải nhốt 3 ngày cho sạch sẽ. Đền, miếu thờ Tản Viên thường được lập ở các trung tâm Mường. Hàng năm, vào ngày 7 tháng giêng dân chúng toàn Mường đến rước kiệu đưa thánh Tản từ bãi vào miếu. Ong mo mặc áo thụng, đội mũ tai én làm lễ khấn thánh Tản phù trợ mùa màng tươi tốt. Vào ngày mùng một tết, hầu hết các gia đình người Mường đều sửa soạn cúng tổ tiên và thổ công. Vào bất cứ ngôi nhà nào của người Mường, chúng ta thường thấy ở sân trước hoặc ở đầu nhà có một nhà thờ nhỏ làm bằng tre, mái tranh. Đấy là nơi thờ thổ công, vị thần cai quản đất đai của gia đình, nghi lễ cúng thổ công do gia đình thực hiện vào bất cứ thời điểm nào khi gia đình có công việc.
  • 41. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên Lễ khống mùa ( xuống đồng) : đầu xuân, khi có tiếng sấm, những trận mưa xuân bắt đầu cũng là lúc người Mường làm lễ khai mở mùa cày cấy, tổ chức lễ cúng cầu lúa còn gọi là khống mùa. Hội ném còn được tổ chức ở bãi đất rộng trước sân đình, ở giữa dân làng trồng 1 cọc tre, trên ngọn cao có buộc 1 chiếc võng quấn giấy màu ngũ sắc trông rất đẹp. Quả còn làm bằng vải màu nhiều mảnh ghép lại, hình thang vuông, trong quả còn nhồi cát, ở 4 góc và chính giữa có đính các mảnh vải nhỏ nhiều màu sắc. Khi tung còn người tung cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả còn thuận theo chiều kim đồng hồ để tung lên ngọn cột sao cho quả còn bay đúng vào giữa vòng tròn thì mới thắng cuộc. Trước khi ném còn, người chủ tế đem các quả còn được dùng trong hội lên đình thắp hương để làm lễ. Hội còn chia làm 2 bên nam – nữ đứng cách cột giữa sân khoảng 15m. Dân làng đứng thành hàng dọc để cổ vũ, động viên cuộc thi tài. Sau 3 hồi chiêng – trống nổi lên thì cuộc ném còn mới bắt đầu, các bên nam – nữ tung còn sang cho nhau,vừa tung vừa hát. Buổi ném còn cứ hát đối giữa bên nọ bên kia kéo dài theo ngày hội, các tốp nam – nữ thay nhau đua tài mỗi lần còn được tung vào giữa vòng tròn thì tiếng reo hò, vỗ tay tán thưởng và những hồi trống chiêng lại vang lên. Chàm đuống hày còn gọi là đâm đuống: Đuống hay máng thường được làm bằng gỗ. Trước đây có đuống bằng đồng, còn gọi là đuống thau. Đuống được khoét từ một thân cây lớn và người ta dùng một chiếc chày dài để đâm (giã). Đâm đuống trước hết bắt nguồn từ công việc giã lúa và dân dần được nâng cao trở thành một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo. Vào sáng sớm tinh mơ, các thiếu nữ Mường cho lúa nguyên bông vào máng để giã, họ dùng chày đâm thẳng xuống máng tạo nên những âm thanh trầm và khi chạm vào thành máng tạo nên các âm thanh trong phối hợp với nhau. Từ đó dần dần hình thành tục chơi đuống. Hàng năm vào sáng sớm 29 tết âm lịch, mỗi gia đình đem 4 bó lúa buộc lên 4 dây của gác bếp. Sáng mồng 7 thán giêng nhà Lang và sau đó là cả làng Trang 41
  • 42. tiến hành đam đuống và dùng thóc đó cho gà, lợn ăn. Ngày 7-7 âm lịch, dân làng tổ chức lễ cầu lá lúa. Ơ ngoài đồng, người ta cắm các cọc cao từ 1m đến 1,5m, trên mỗi cọc có treo 7 xâu vòng làm bằng gỗ hoặc bằng nứa. Một nghi lễ mang tính phồn thực mong mùa màng bội thu, người và muôn vật sinh sôi nảy nở, phổ biến của các cư dân trồng trọt, trong khi đó thì trong làng trai gái tổ chức đâm đuống suốt ngày, đâm đuống còn được sử dụng trong lễ cơm mới, đặc biệt trong đám cưới. Vào dịp này, người ta đâm đuống khi nhà trai đến làm lễ, khi đưa cô dâu ra khỏi nhà gái, khi đón cô dâu về đến sân nhà trai. Thông thường khi chơi, người ta sử dụng 3-4 đuống kề liền nhau, những người tham gia được kết hợp thành từng đôi đối diện nhau, thường từ 3-4 đôi giữ một đuống; người ta chọn một đôi đứng đầu đuống làm “cái” đánh nhịp cho các đôi con đánh theo, thành một thể thức nhất định đảm bảo sự phối hợp, nhịp nhàng cho cả cuộc chơi. Đây là thứ nhạc cụ và trò chơi độc đáo trong kho tàng văn hóa cổ truyền của người Mường. Chàm thau ( đánh trống đồng) : Trước đây, người Mường chỉ tổ chức chàm thau vào tháng giêng và tháng 7 âm lịch, trong hội lễ cầu mùa. Tại bãi hội, người ta làm giá treo trống bằng một cái sào đặt trên những cây tre bắc chéo nhau ở hai đầu sào. Dưới đáy trống, người ta đào một hố nông vừa đường kính đáy trống, khi đâm trống tiếng trống sẽ vọng từ hố lên. Chàm thau cũng có người cái, người con. “Cái” cầm hai dùi đam xuống mặt trống, còn “con” chỉ cầm một dùi. Mỗi lần, một hoặc hai cặp “con” đâm cso khi cặp nam, cặp nữ cùng đánh. Những người chàm thau tay đam nhịp nhàng, thân hình đung đưa, nhẹ nhàng uyển chuyển. Chàm thau cũng có nhịp điệu thay đổi tiết tấu chàm đuống. Hiện nay, chàm thau còn được biểu diễn trong lễ hôi đền hùng hàng năm. Hội sắc bùa: Tổ chức vào dịp mùa xuân và những dịp hội hè cưới xin. Nội dung cơ bản của hội sắc bùa là mang những dàn cồng vào các gia đình đánh lên để chúc tụng mọi nghà với ý nghĩa cầu được mùa, cầu sinh sôi nảy nở, thịnh vượng phồn vinh. Hát sắc bùa do phường bùa tiến hành. Phường bùa
  • 43. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên không chỉ đi sắc bùa trong xóm mà còn đi sang các xóm, mường bên cạnh. Đi sắc bùa thành hàng một, dẫn đầu đoàn là người mang cồng boòng beng rồi lần lượt đến cồng đúm, cồng khệ, cồng đàm. Phường bùa đến nhà hẹn trước để hát sắc bùa, lúc đó chủ nhà tập trung anh em, họ hàng để chờ đón, nhưng theo tục lệ cổng vào nhà vẫn đóng. Phường bùa đứng ngoài cổng đánh bài báo hiệu. Người đi đầu hát bài mở cổng, chủ nhà ra mở cổng chào đón. Phường bùa đi vào sân, vừa đi vừa đánh cồng, cứ sau mỗi bài cồng là mọi người trong đoàn hát một bài chúc tụng, ngợi ca. Sau cuộc hát, gia đình mang thóc gạo tặng phường bùa, chủ nhà cầm thóc vãi nhẹ vào chiếc cồng đàm, người cầm cồng ngửa cồng, nâng hai tay đỡ lấy. Những hạt thóc từ tay chủ nhà rời nhẹ vào lòng cồng như gieo mạ tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nỏe, tươi tốt thuận hòa của mùa gieo trồng sắp tới. Nhận quà từ tay chủ nhà, người dẫn đầu hát lời tạ ơn. Văn hóa, nghệ thuật dân gian Dân tộc Mường chưa có chữ viết nhưng ngôn ngữ về căn bản rất thống nhất và có một nền văn học nghệ thuật dân gian rất phong phú. Có thể nói, vốn văn nghệ dân gian của người Mường đã góp phần không nhỏ vào kho tàng văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Nền văn học nghệ thuật dân gian Mường không những đồ sộ về khối lượng mà còn phong phú về thể loại. Các truyện thơ út lót Hồ Liêu, Nàng Nga Hai mối, Nàng ởm chằng Bồng Hương, Con côi… không chỉ nói về tình yêu nam nữ mà còn lên án nạn ép duyên của chế độ cũ. Ca dao tục ngữ Mường phản ánh cuộc đấu tranh bất khuất của con người với thiên nhiên, của nhân dân lao động với bọn thống trị, mặt khác ca ngợi tinh thần lao động, tình yêu, phản ánh kinh nghiệm sản xuất. Người Mường có một pho tư liệu truyền miệng đặc sắc là “ Mo Lễ Tang”. “Mo Lễ tang” chứa đựng 2 bộ phận có giá trị đặc biệt là sử thi sáng thế Đẻ đất, đẻ nước và thần thoại hệ thống Mo lên. “Mo Lễ tang” chỉ ra những bước đi gian lao của lịch sử. Mo dạy cho người sau lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, cảm thông với những gian khổ của con người từ thời nguyên thuỷ. Mo lên trời thể hiện một tình yêu chứa Trang 43
  • 44. chan với cuộc sống, quê hương và con người. Giá trị tư tưởng cơ bản của Mo lên trời là lòng nhân ái, bao đời nay Mo lên trời đã giáo dục cho con người bản Mường tình yêu cuộc đời, lối sống nhân hậu, lòng từ thiện, không ích kỷ, biết lo toan cho mọi người… bằng một nghệ thuật hấp dẫn, tác động tâm lý mạnh mẽ và sâu sắc. Đây là một di sản quý và có hiệu lực trong việc giáo dục chủ nghĩa nhân văn. Thơ ca cũng có nhiều hình thức như rằng thường, bộ mẹng, hát đúm. Rằng thường là loại dân ca ca ngợi công việc làm ăn, phản ánh một phần phong tục tốt đẹp của dân tộc. Bộ mẹng là hình thức hát giao duyên diễn tả tâm sự, tình yêu của tuổi trẻ. Hát đúm giống như hát ví là thể loại hát đối đáp và được hát nhiều trong khi đi chợ, lúc gặp nhau dọc đường hoặc trong lao động sản xuất. Trước khi đi tới hôn nhân, nam nữ Mường được chủ động tìm hiểu nhau ở mức độ nhất định, được thổ lộ tình yêu qua các buổi làm đồng, lên nương, qua những lần gặp nhau trong các dịp hội hè hàng năm, qua các phiên chợ, đặc biệt là những chuyến đi chơi hang. Đó là những chuyến đi vui nhất của trai gái Mường ở tuổi trưởng thành trong các dịp múa xuân dù ở ngoài hang, hay trong hang, ngày cũng như đêm, là nơi hội ngộ của hàng trăm đôi nam nữ. Họ mặc những bộ quần áo đẹp nhất, mời nhau uống rượu cùng nhau hát ví, hát đúm, hai bên đối đáp sôi nổi, rồi đến một lúc nào đó từng đôi dắt nhau đến nơi thanh vắng để tâm sự. Nam, nữ Mường còn biểu lộ tình cảm thông qua các bài dân ca thường rang, bộ mẹng với những hình thức đối đáp phong phú. Trong làn điệu thường rang, bộ mẹng, trai gái đã gửi gắm vào đó những tâm tư tình cảm, những ước mơ của mình để nói cho người mà họ muốn kết duyên. Sau mỗi buổi hát, chàng trai thường tặng cho cô gái những vật kỷ niệm như vòng bạc, chiếc túi thổ cẩm… Nếu cô gái nhận lấy các vật kỷ niệm, cũng có nghĩa là đã ngầm hẹn vơi các chàng trai. Nếu cô gái từ chối, chàng trai phải chuyển sang đối tượng khác. Mặc dầu vậy, mọi chuyện chỉ mới dừng lại ở tình yêu. Dẫu yêu nhau đắm say, dù thề thốt nặng lời đến may những vẫn cần phải có sự
  • 45. GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên đồng ý của cha mẹ. Các cô gái thường phải nghe theo lời bố mẹ, không vâng lời sẽ bị coi là đứa bất hiếu. Ngoài ra, người Mường còn có các loại hát khác như: hát ru con, Đồng Dao, hát Đập Hoa… Trong kho tàng văn học dân gian cũng cần kể đến các áng tang ca, đó là những bài khấn do ông mo, ông tượng đọc và hát trong đám tang, bài mo đẻ đất, đẻ nước là một vốn quí văn học dân gian có giá trị. Múa sạp là điệu múa đặc sắc của dân tộc Mường trong những dịp vui, lễ hội và nay nhân rộng ra nhiều dân tộc khác. Đạo cụ cần thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa. Khi múa, người ta đặt hai sạp cái để cách nhau khoảng rộng vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cặp sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay, tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều, đội hình càng phong phú sinh động. Về nghệ thuật, đáng chú ý nhất là các họa tiết hoa văn trang trí trên cạp váy với nhiều mô típ rất đẹp mắt trong bộ nữ phục. Cạp váy là một sản phẩm mỹ thuật, còn giữ được toàn bộ cấu trúc trang trí của hoa văn trên trống đồng đông sơn. Ở đất Mường tồn tại một loại lịch sao Đoi. Theo lịch đó thì ngày lui đi một ngày, tháng tiến trước hai tháng, nên gọi là lịch ngày lui tháng tiến, một thứ lịch độc đáo khác hẳn lịch mặt trời, lịch mặt trăng mà lại thích hợp với nông nghiệp vùng cao. Nhạc cụ Trước hết phải nói đến văn hóa trống đồng. Con số trống đồng luôn được giữ là con số lý tưởng với số trống đồng phát hiện được riêng trong tỉnh Hòa Bình đến nay lên đến 112 chiếc. Việc đó nói lên rằng, việc sử dụng trống đồng ngày xưa đã được coi trọng, là một công cụ, là một nhạc cụ được sử dụng trong hầu hết các nghi lễ quan trọng như : tế thần, cầu mưa, tang lễ, hội hè… trống đồng là sự biểu hiện của uy quyền, của giàu sang, của thế lực; tiếng trống là hiệu lệnh thúc giục tiến quân khi có kẻ thù Trang 45
  • 46. xâm lăng đất nước, quê hương; là vật tùy táng theo người chết về thế giới bên kia. Trống đồng còn mang những giá trị tôn giáo, nghệ thuật, xã hội. Nếu văn hóa trống đồng được dùng trong những lễ trọng, những nghi thức lớn, thì văn hóa cồng chiêng tham gia vào mọi sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng như: hội sắc bùa, lễ cưới, lễ tang, cuộc đi săn, cuộc kéo gỗ mừng nhà mới, hội xuống đồng, khi thiên tai địch hoạ, đặc biệt cồng chiêng được sử dụng trong hội lễ mùa Xuân. Trong dịp tết xuân, thường có những phường chiêng, phường cồng đi chúc tết các gia đình gọi là phường sắc bùa. Mỗi phường cồng đi chúc tết các gia đình tập trung từ 15 đến 30 người, mang cồng chiêng khi đi đường đánh bài đi đường, khi đến từng nhà đánh bài chúc phúc cùng những tặng phẩm mang theo ngày tết. Văn hóa cồng chiêng Mường từ lâu đã đi vào cuộc sống không thể thiếu được của đồng bào Mường. Cồng có nhiều loại: cồng boòng beng là loại nhỏ nhất, cồng đúm là loại trung bình, cồng đàm tiếng tram nhất tron bộ cồng và cồng khệ dùng đánh trùng âm. Các loại cồng này được ghép thành dàn cồng từ 8-12 chiếc. Số lượng 12 chiếc biểu tượng cho 12 tháng trong một năm. Cùng với chàm đuống, chàm thau, hát sắc bùa cùng với bộ chiêng cồng là những sáng tạo văn hóa đặc sắc của dân tộc Mường. Thiết chế xã hội – luật tục Thiết chế xã hội trong xã hội cổ truyền ở người Mường nói chung là xóm và mường. Ơ đó hình thành một bộ máy quản lý, điều hành theo luật tục, mọi thành viên trong cộng đồng xóm, mường phải tuyệt đối tuân thủ. Làng (xóm) là đơn vị cơ sở của xã hội Mường gồm nhiều tiểu gia đình phụ quyền mà tế bào gia đình là cha mẹ và con cái, trong đó quyền thế tập thuộc về con trưởng. Mỗi làng của người Mường thường quần tụ nhiều dòng họ, trung bình mỗi làng có 4-5 dòng họ. Hiện nay, kết cấu dân làng có cùng một huyết thống hầu như không còn nữa.