SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  122
Télécharger pour lire hors ligne
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                                        Trang 1                         Ngành: Kỹ Thuật Biển


                                                           Mục Lục

    LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2

    CHƢƠNG 1.GIỚI THIỆU CHUNG. ..................................................................3

       1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công trình bến xà lan cảng Viconship. .................4
       1.2. Điều kiện tự nhiên. ....................................................................................5
       1.3. Kết luận. ......................................................................................................8
       1.4. Các tài liệu cần thiết. .................................................................................9

    CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ QUI HOẠCH MẶT BẰNG. ...................................10

       2.1. Xác định kích thƣớc cơ bản các bộ phận công trình. ...........................11
       2.2. Đề xuất, lựa chọn phƣơng án mặt bằng. ................................................14

    CHƢƠNG 3.THIẾT KẾ SƠ BỘ CÁC PHƢƠNG ÁN KẾT CẤU CÔNG
TRÌNH ......................................................................................................................17

       3.1. Đề xuất phƣơng án kết cấu công trình...................................................18
       3.2. Xác định tải trọng do tàu tác dụng lên công trình. ............................... 21
       3.3. Tính toán nội lực các phƣơng án kết cấu. .............................................25

    CHƢƠNG 4. SO SÁNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ. ................99

       4.1. Lựa chọn phƣơng án thiết kế. ...............................................................103
       4.2. Tính toán cọc cầu tàu phƣơng án chọn. ...............................................104
       4.3. Tính toán dầm tựa tàu. ..........................................................................109
       4.4. Nạo vét khu nƣớc trƣớc bến. ................................................................113

    CHƢƠNG 5.TRÌNH TỰ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THI CÔNG. .............114

       5.1. Trình tự tiến hành thi công. ..................................................................115
       5.2.Các điểm lƣu ý trong quá trình thi công. .............................................115

    CHƢƠNG 6. DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH. ......................................................117

       6.1. Cơ sở lập dự toán xây lắp......................................................................118
       6.2. Dự toán chi tiết xây dựng công trình. ..................................................118

    CHƢƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................120

       7.1. Kết luận. ..................................................................................................121
       7.2. Kiến nghị . ...............................................................................................121
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                  Trang 2               Ngành: Kỹ Thuật Biển




                                    LỜI MỞ ĐẦU

   Đối với nước ta, một quốc gia có khoảng 3260 km bờ biển kéo dài dọc theo chiều
dài đất nước cùng với một mạng lưới sông ngòi dày đặc . Đây là một điều kiện rất
thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy. Trong sự phát triển
chung của ngành giao thông vận tải đường thủy của cả đất nước , cảng Hải Phòng
là một đầu mối giao thông quan trọng trong việc giao lưu hàng hóa khu vực phía
Bắc với các vùng kinh tế trong nước, trong nước với nước ngoài. Hiện tại đây là
một thương cảng lớn nhất phía bắc Việt Nam, hàng năm đảm nhận 85 ÷ 90 % tổng
khối lượng hàng khô thông qua nhóm cảng phía Bắc . Với nhu cầu phát triển nền
kinh tế giai đoạn tới cảng Hải Phòng vẫn được xác định là một cảng tổng hợp trọng
điểm, được ưu tiên đầu tư ở khu vực phía Bắc nhằm tiếp nhận các tàu hàng tổng
hợp, tàu container đến 10000 DWT và lớn hơn. Để đáp ứng sự phát triển sản xuất,
đáp ứng nhu cầu của các chủ tàu, chủ hàng, tăng sức hấp dẫn của cảng Green Port
Viconship cũng như mở rộng nhu cầu phục vụ hàng container cũng như các hàng
khác, hội đồng của công ty cổ phần container Việt Nam đã phê duyệt dự án xây
dựng bến xà lan 400 DWT cảng Viconship.
   Mục tiêu của đồ án là đi vào thiết kế kĩ thuật, lựa chọn phương án kết cấu cho
bến xà lan 400 DWT cảng Viconship – Chùa Vẽ - Hải phòng.
   Đồ án xét trong phạm vi cảng chùa vẽ thuộc thành phố Hải Phòng, vị trí đặt
công trình là thuộc phần đất của công ty cổ phần container phía bắc liền kề với cầu
tầu liền bờ số 2 của cảng Chùa Vẽ.
   Trong quá trình thực hiện đồ án em áp dụng những phương pháp như : nghiên
cứu, kế thừa các thiết kế và các đồ án tốt nghiệp sinh viên án về bến cảng đã thực
hiện trước đây. Thu thập, phân tích xử lí các tài liệu cần thiết, áp dụng tính toán
theo các qui phạm của nhà nước ban hành về thiết kế bến cảng. Dùng mô hình toán
(phần mềm SAP 2000) để phục vụ cho việc tính toán và Phương pháp khái toán,
phương pháp phân tích kinh tế, kỹ thuật.
   Đồ án có 7 chương trong đó chương 1 là Giới thiệu chung về vị trí , các điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực đặt công trình. Chương 2 đi vào tính toán
kích thước các bộ phận cơ bản của công trình và lựa chọn phương án mặt bằng.
Thiết kế sơ bộ các phương án kết cấu và lựa chọn phương án tối ưu nhất để đi vào
tính toán thiết kế chi tiết được trình bày trong chương 3 và chương 4. Chương 5
đưa ra trình tự và và một số biện pháp thi công chủ yếu. Chương 6 là tính toán giá
thành xây dựng công trình và chương 7 là kết luận và kiến nghị.
   Trong suốt quá trình thực hiện đồ án em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
nhiệt tình của các cô giáo là Thạc Sĩ Lê Thị Hương Giang và Thạc Sĩ Nguyễn Thị
Thế Nguyên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án này. Tuy đã được sự
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, cùng với sự nỗ lực hết mình của bản thân
nhưng do trình độ bản thân có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa có nên trong đồ án
khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy ,cô để
sau này tốt nghiệp, ra trường em có thể hoàn thành công việc được tốt hơn .
   Em xin chân thành cảm ơn!
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư              Trang 3           Ngành: Kỹ Thuật Biển




                         CHƢƠNG 1.GIỚI THIỆU CHUNG.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                  Trang 4              Ngành: Kỹ Thuật Biển


   1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công trình bến xà lan cảng Viconship.
   1.1.1. Vị Trí.
   Vị trí xây dựng công trình là tại cảng chùa vẽ, thành Phố Hải Phòng .Thành phố
Hải Phòng nằm ở bờ biển đông bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 102 km. Hải Phòng
là thành phố lớn thứ 3 của cả nước và có cảng biển lớn nhất miền Bắc.
   Hải Phòng có diện tích là 1.519 km2, có 2 huyện đảo: Cát Bà và Bạch Long Vĩ.
Hải Phòng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 24
độ C, lượng mưa 1.600 - 1.800mm và độ ẩm là 85 - 86%. Hải Phòng là trung tâm
thương mại, giao thông vận tải quan trọng của miền bắc Việt Nam, cầu nối giữa các
tỉnh phía bắc với thị trường thế giới thông qua hệ thống cảng biển. Hải Phòng được
nối liền với nhiều tỉnh, thành bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và
đường hàng không.
   Hệ thống cảng biển của Hải Phòng có lượng hàng hoá thông qua lớn nhất trong
các cảng miền bắc. Cảng Hải Phòng có trang thiết bị hiện đại, an toàn theo tiêu
chuẩn quốc tế.
   Mạng lưới đường bộ của Hải Phòng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá
đến Hà Nội và các tỉnh phía bắc thông qua quốc lộ số 5 và quốc lộ số 10.
   Mạng lưới đường sông của Hải Phòng cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển
hàng hoá.
   Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, nối liền với Côn Minh (tỉnh Vân
Nam - Trung Quốc) tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá tới
phía nam Trung Quốc. Tuyến Hải Phòng - Hà Nội nối liền trực tiếp với nhiều thành
phố thị xã đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh.
   Bến xà lan cảng Viconship nằm trên khu đất, khu nước tại phía hạ lưu cầu tàu số
2 nằm ở bờ trái luồng sông Cấm, phía thượng lưu bến (tây bắc ) giáp với cầu tàu số
2, phía hạ lưu (đông nam) giáp cảng Container Chùa Vẽ, phía tây nam giáp tuyến kè
bảo vệ bờ bãi Container. Tuyến mép bến xà lan cách tuyến nối giữa hạ lưu bến hải
đăng với điểm đầu phía hạ lưu cầu tàu số 2 là khoảng 13,5m.




                          Hình 1.1. Vị Trí Cảng Chùa Vẽ.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                    Trang 5                Ngành: Kỹ Thuật Biển


   1.1.2. Tải trọng của bến.
   1.1.2.1. Xà lan neo cập khai thác.
   xà lan xếp hàng hoá 400 DWT có các thông số kỹ thuật sau:
      - Chiều dài xà lan: Lt = 46,0 m.
      - Chiều rộng xà lan: Bt = 7,5 m.
      - Mớn nước xà lan đầy tải: Tc = 2,4 m.
      - Mớn nước xà lan không tải: To = 0,4 m.
   1.1.2.2. Tải trọng khai thác cầu tầu.
      - Tải trọng hàng hoá: q = 4 T/m2.
      - Cần cẩu bánh hơi sức nâng 25T:
      + Áp lực lớn nhất lên một chân cần cẩu: 39T.
      + Khoảng cách giữa hai chân chống: 4,4 m.
      + Kích thước chân đế : 36x36 (cm).
      - Tải trọng ôtô: Tương đương ôtô H30
   1.1.2.3. Điều kiện khai thác .
      - Vận tốc gió: Vgió = 20 m/s. (cấp 8)
      - Vận tốc dòng chảy: Tính toán với vận tốc dòng chảy hướng dọc: V dc = 1,62
          m/s.
      - Chiều cao sóng: H = 0,5 m.
   1.1.2.4. Công nghệ khai thác trên bến.
      - Tuyến trên bến: Sử dụng cần cẩu bánh hơi để bốc xếp các cấu kiện phục vụ
          xà lan.
      - Tuyến sau bến: công tác vận chuyển từ bến vào bãi và ngược lại, sử dụng
          ôtô H30.
   1.2. Điều kiện tự nhiên.
   1.2.1. Điều kiện địa hình.
        Đặc điểm địa hình được trình bày trong bình đồ khảo sát khu vực xây dựng
tỷ lệ 1/500 do công ty cổ phần Tư vấn Xây Dựng Công Trình Hàng hải lập tháng 02
năm 2007.
   1.2.2. Điều kiện địa chất.
   Tài liệu địa chất của khu vực được trình bày ở bảng sau:
              Bảng 1.1. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý cơ bản các lớp đất.

                                        Chỉ tiêu cơ lý cơ bản.
   Lớp đất. Đặc điểm.
                          γw(T/m ) φ( Độ ) C(Kg/cm2) Is
                                   3
                                                                    αW       αK
              Bùn sét
             màu xám
     1a         nâu,        1,63       2017'        0,07   1,4
             trạng thái
                chảy
              Bùn sét
             pha màu
      1      xám nâu,       1,74       3005'        0,06   1,58
             trạng thái
                chảy
      2       Bùn sét       1,87       7044'        0,09   0,54
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                    Trang 6                Ngành: Kỹ Thuật Biển


              pha màu
              xám nâu,
              trạng thái
                  chảy
               Sét màu
                  xám
       3         xanh,      1,79       5049'       0,11       0,8
             trạng thái
                 chảy.
               Sét pha,
                 Trạng
       4                     1,9       5008'       0,08      0,93
               thái dẻo
                 chảy.
               Sét màu
                 vàng,
     TK1                    1,94      12046'        0,2      0,44
             trạng thái
             dẻo cứng.
               Sét pha
                  màu
                 vàng,
     TK2                    1,94       6050'        0,2      0,54
               xám ghi
             trạng thái
             dẻo mềm.
                Cát hạt
             trung màu
                  xám
       5                                                            26025' 33037'
                 trắng,
             trạng thái
                  chặt
             Cát hạt to
               lẫn cuội
              sỏi thạch
              anh màu
      5b                                                            24047' 320345'
                  xám
                 trắng,
             trạng thái
               rất chặt.
                sét pha
               màu đỏ,
       6                    2,00      15049'        0,2       0,1
             trạng thái
             nửa cứng.
   Nguồn : Hồ sơ khảo sát địa chất số: 05-KSĐC-03 tháng 02 năm 2007 do công ty
cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải lập.
   Từ bảng tổng hợp trên ta có thể thấy địa chất của khu vực xây dựng công trình
tương đối yếu, các lớp chủ yếu là đất sét và á sét ở trạng thái chảy, lớp đất tốt nằm ở
dưới sâu.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                  Trang 7               Ngành: Kỹ Thuật Biển


   1.2.3. Điều kiện khí tượng thuỷ văn
   1.2.3.1. Đặc điểm khí tượng
   a) Gió
   Hướng gió thịnh hành là hướng Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam và Nam, trong
đó gió hướng Đông có tần suất 31,32 %, Tiếp theo là hướng Bắc có tần suất 15,36
%, Đông Nam có tần suất 14,55%, Nam có tần suất 12,13 % và Đông Bắc có tần
suất 10,3 %, còn lại là các hướng khác.
   Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tốc độ trung bình
trong các tháng đạt 4,4 m/s (tháng 2) đến 4,9 m/s (tháng 11). Tốc độ W >15 m/s chỉ
chiếm 5%.
   Gió mùa Tây Nam chỉ xuất hiện tháng 6  8, tốc độ gió trung bình cao hơn các
tháng khác trong năm đạt 9,7 m/s vào tháng 8 và 6,0 m/s vào tháng 7. Tốc độ gió
bão quan trắc được Wmax = 40 m/s (tháng 6/1989).
   b) Bão
   Theo số liệu thống kê của tổng cục khí tượng thủy văn. Tại khu vực này bão
thường đổ bộ vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Tần suất bão thống kê từ năm
1960  1994 cho thấy tháng 11 ít bão nhất, chiếm 3,4%, tháng 7 là tháng có nhiều
bão nhất, chiếm 33,3%.
   Tốc độ gió cực đại Wmax = 40 m/s quan trắc được nhiều lần tại Hòn Dấu và đặc
biệt cơn bão WENDY (1968) tại Phũ Liễn có tốc độ gió đạt Wmax = 50 m/s.
   c) Mưa
   Theo số liệu thống kê 10 năm tại khu vực, tổng lượng mưa trung bình năm là
1.459 mm, năm có lượng mưa lớn nhất đạt 2.292,8 mm (1992) và năm có lượng
mưa ít nhất 764,1 mm (1991).
   Tại khu vực nghiên cứu, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng
mưa trung bình trong mùa mưa là 1.254,1 mm, chiếm 85,9% lượng mưa trong năm.
   Tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng 8 (292 mm) chiếm 19,32%
lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình các tháng trong mùa mưa là 209 mm,
trong mùa khô chỉ có 34,2 mm. Số ngày mưa trung bình nhiều năm là 150,1
mm/ngày, năm có ngày mưa nhiều nhất là năm 1992 có 200 ngày, năm có số ngày
mưa ít nhất là năm 1987 có 125 ngày.
   1.2.3.2. Đặc điểm thủy văn
     a) Thủy triều – mực nước
      Cửa sông Cấm bị ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều, trong một ngày xuất hiện
một đỉnh triều và một chân triều, độ lớn thủy triều có thể đạt tới 4 m vào kì triều
cường. Khu vực sông Cấm từ Chùa Vẽ đến cảng Cấm bị ảnh hưởng triều biển và
dòng chảy sông. Khi lan truyền vào sông Cấm, độ lớn thủy triều có giảm chút ít so
với triều tại Hòn Dấu nhưng không đáng kể, chân triều và đỉnh triều được nâng
khoảng 0,4 m vào mùa kiệt và có thể còn cao hơn vào mùa lũ. Thời gian xuất hiện
đỉnh triều tại cửa Cấm thường chậm hơn so với tại Hòn Dấu 1  2 giờ, chân triều
thường xuất hiện chậm hơn 2  3 giờ.
     Một số đặc trưng thủy triều (trạm Hòn Dấu):
     - Mực nước trung bình nhiều năm : + 1,9 m (Hải Đồ)
     - Mực nước triều cao nhất            : + 4,21 m
     - Mực nước triều thấp nhất           : - 0,07 m
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                   Trang 8                  Ngành: Kỹ Thuật Biển


     - Biên độ triều lớn nhất trong ngày : 3,94 m
                         Bảng 1.2. Tần suất mực nước giờ.


             P%                 1              5            50               99

            H (m)              4,1            3,5           2,4             0,6
   Nguồn : Tổng cục khí tượng thủy văn năm 2001.
   b) Dòng chảy
   Lưu lượng bình quân nhiều năm của sông Cấm là 353 m3/s. Lưu lượng lớn nhất
ghi nhận được là 3360 m3/s, lượng nước tải ra biển trung bình khoảng 12 km3/năm.
Mùa kiệt dòng chảy thủy triều theo hướng từ biển vào sông chiếm 9  11 giờ vào kỳ
triều cường và 8  10 giờ vào kỳ triều yếu, với vận tốc trung bình 0,2  0,3 m/s, cực
đại đến 0,8  1,0 m/s; vận tốc dòng chảy khi triều xuống trung bình là 0,3  0,5 m/s,
đạt cực đại 1,8  2,6 m/s. Trong mùa mưa, nếu xuất hiện lũ lớn có thể không có
dòng triều lên. Điều này cho thấy chế độ dòng chảy ở đây khá phức tạp, phụ thuộc
không chỉ vào thủy triều mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cường suất lũ.
   Dựa vào số liệu của hai ngày đầu và cuối của đợt khảo sát vào mùa khô 2001 nói
trên có thể thấy: thời gian này lượng nước đổ ra ngoài sông không đáng kể nên tính
chất dòng chảy là thuận nghịch, có hai pha rõ rệt là triều lên và triều xuống. Khi
triều xuống vận tốc dòng chảy giảm từ mặt xuống đáy nhưng chênh lệch giữa các
lớp so với trị số trung bình là không đáng kể; khi triều lên hiện tượng phức tạp hơn,
đôi khi vận tốc dòng chảy lớp giữa lớn hơn lớp mặt; tần suất dòng chảy hướng ra
biển (triều xuống) khoảng 60%. Trong một ngày đêm, chênh lệch giữa lượng nước
từ sông đổ ra biển và lượng nước từ biển theo thủy triều xâm nhập vào sông
khoảng 4.000  5.000 m3.
   c) Sóng
   Sóng tại vùng cửa Nam Triệu thịnh hành theo hướng Đông và Đông Bắc trong
mùa khô, độ cao sóng trung bình khoảng 0,5  0,75 m. Mùa hè thịnh hành sóng
Đông Nam với độ cao trung bình 0,7  0,9 m. Với độ cao như vậy, sóng chỉ tác động
vào một phạm vi khá hẹp vùng cửa sông Bạch Đằng, không lan truyền vào sâu
trong sông và trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên nếu sóng gặp mực nước triều
cường và gió thổi vào bờ gây nên hiện tượng nước dâng cũng có thể ảnh hưởng đến
khả năng thoát nước của sông Cấm, ảnh hưởng đến mực nước và dòng chảy.
   1.3. Kết luận.
   Với lợi thế về địa lý, tài nguyên biển và hệ thống kết cấu hạ tầng so với các tỉnh
khác trong vùng duyên hải Bắc Bộ ,nên Hải Phòng là trọng điểm của vùng kinh tế
phía Bắc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có vai trò động lực lan tỏa đến sự phát
triển kinh tế của các tỉnh trong vùng Bắc Bộ, trực tiếp là Đồng bằng sông Hồng.
Được thiên nhiên ưu đãi cảng Hải Phòng có hệ thống sông ngòi liên kết với nhau,
nếu được khai thác tốt việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy thì sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
   Cảng Hải Phòng là một đầu mối giao thông quan trọng trong việc giao lưu hàng
hóa khu vực phía Bắc với các vùng kinh tế trong nước, trong nước với nước ngoài.
Hiện tại đây là một thương cảng lớn nhất phía Bắc Việt Nam, hàng năm đảm nhận
85 ÷ 90 % tổng khối lượng hàng khô thông qua nhóm cảng phía Bắc. Trong thời kỳ
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                    Trang 9                Ngành: Kỹ Thuật Biển


đổi mới, đặc biệt năm 1999 – 2000 tốc độ tăng hàng hóa qua cảng đạt trên 11%/năm
Và với nhu cầu phát triển nền kinh tế giai đoạn tới cảng Hải Phòng vẫn được xác
định là một cảng tổng hợp trọng điểm, được ưu tiên đầu tư ở khu vực phía Bắc
nhằm tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp, tàu container đến 10000 DWT và lớn hơn.
   Để đáp ứng sự phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu của các chủ tàu, chủ hàng,
tăng sức hấp dẫn của cảng Green Port Viconship cũng như mở rộng nhu cầu phục
vụ hàng container cũng như các hàng khác, Hội đồng của công ty cổ phần container
Việt Nam đã phê duyệt dự án xây dựng bến xà lan 400 DWT cảng Viconship.
   Địa điểm xây dựng bến sà lan thuộc phần đất của công ty cổ phần container phía
bắc liền kề với cầu tầu liền bờ số 2. Đây cũng là một thuận lợi để thi công bến xà
lan trong việc cung cấp điện, nước, đổ bê tông, rải mốc định vị công trình.
   Tuy nhiên cũng có một số điều kiện khó khăn như:
       - Thi công dưới nước khó khăn hơn rất nhiều so với trên bờ do sóng, vì vậy
          việc thực hiện an toàn lao động gặp nhiều khó khăn.
       - Việc luồng sông Cấm có độ sâu lớn, hay có tầu lớn đi lại do đó sóng rất lớn.
          Và do khu vực Hải Phòng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng rất mạnh
          của thủy triều nên ảnh hưởng tới tính ổn định, chính xác của các thiết bị thi
          công và thi công bê tông các hạng mục nằm trong vùng mực nước dao
          động.
       - Độ lớn triều trung bình trên dưới 3,5m vào kỳ triều cường và mực nước lên
          xuống nhanh có thể đạt 0,5m/giờ gây rất nhiều khó khăn cho việc thi công.
   Từ những phân tích trên cho thấy việc xây dựng bến sà lan cảng Viconship là cần
thiết. Những khó khăn có thể khắc phục trong khi thiết kế kết cấu và thi công công
trình.
   1.4. Các tài liệu cần thiết.
       - Quy chuẩn xây dựng.
       - Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
       - Công trình bến cảng Biển – tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 207-92.
       - Công trình bến cảng Sông – tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 206-92.
       - Tải trọng và tác động (do sóng và do tầu) lên công trình thủy – tiêu chuẩn
          thiết kế 22 TCN 222-95.
       - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công TCVN- 4116-85.
       - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong
          môi trường biển TCXDVN 327:2004.
       - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN- 4453-1995.
       - Nền các công trình thủy công – TCVN 4253-86.
       - Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205-1998.
       - Chống ăn mòn trong xây dựng TCXD 3993-85.
       - Kết cấu thép TCXDVN 338-2005.
       - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCXDVN 356-2005.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư         Trang 10       Ngành: Kỹ Thuật Biển




              CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ QUI HOẠCH MẶT BẰNG.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                 Trang 11             Ngành: Kỹ Thuật Biển




   2.1. Xác định kích thƣớc cơ bản các bộ phận công trình.
   2.1.1. Mực nước thấp thiết kế.
   Theo tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển 22TCN207- 92, mực nước tính
toán là mực nước thấp nhất theo một tần suất đảm bảo nhất định được xác định theo
đường đảm bảo tần suất nhiều năm của mực nước ngày.
   Mực nước thấp thiết kế (MNTTK) được lấy theo bảng 1(22TCN207-92), phụ
thuộc vào hiệu số giữa mực nước có tần suất đảm bảo 50% (H50%) và mực nước
thấp nhất Hmin.
   Từ bảng 1.2(trong chương 1), ta có H50% = + 2,4 m.
   Theo số liệu thống kê mực nước triều thấp nhất đo được tại trạm Hòn Dấu là:
   Hmin = -0.07 m.
   Vậy : H50% - Hmin = 2,4 – (-0,07) = 2,47 m.
   Theo bảng 1 của tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 207 – 92 với :
   H50% - Hmin = 2,47 , thì mực nước thấp thiết kế ứng với tần suất 99%.
   Tra bảng 1.2(chương 1) ta có mực nước ứng với tần suất 99% là H99% = + 0,6 m.
   Vậy MNTTK = + 0,6 m.
   2.1.2. Mực nước cao thiết kế .
   Theo giáo trình “Công trình bến cảng” – NXB xây dựng, mực nước cao thiết kế
(MNCTK) phụ thuộc vào cấp công trình.
   Với công trình là cấp III (dựa vào năng lực phục vụ hàng hóa của bến) thì
MNCTK lấy với mực nước ứng với tần suất 5%. Từ bảng 1.2 ta có mực nước ứng
với tần suất 5% là H5% = + 3,5 m.
   Vậy MNCTK = + 3,5 m.
   2.1.3. Cao trình đỉnh bến.
   Cao trình đỉnh bến được xác định theo hai tiêu chuẩn:
      - Tiêu chuẩn chính:
      - Tiêu chuẩn kiểm tra:
   2.1.3.1. Theo tiêu chuẩn chính.
   Cao trình đỉnh bến được xác định theo công thức:
              Đỉnh bến =  H50% + a                                      (2.1)
     Trong đó:
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                     Trang 12             Ngành: Kỹ Thuật Biển


    - H50%: Cao trình mực nước ứng với tần suất p = 50% của đường tần suất lũy
       tích hàng giờ được quan sát trong nhiều năm. Theo bảng 1.2 H50% = +2,4
       m;
    - a: Độ vượt cao dự phòng của bến , a = 2 m (ứng với cảng biển), do bến đặt
       tại đoạn sông chịu ảnh hưởng mạnh của triều nên ta có thể lấy a = 2m.
  Thay vào (2.1) ta có :
               Đỉnh bến =  H50% + a = 2,4 + 2 = + 4,4 m                      (2.2)
  2.1.3.2. Theo tiêu chuẩn kiểm tra.
  Cao trình đỉnh bến được xác định theo công thức sau :
             Đỉnh bến = H(1%÷5%) + a’.                                      (2.3)
    Trong đó:
    - H(1%÷5%) : Cao trình mực nước ứng với tần suất P = 1% ÷ 5% của đường
       lũy tích hàng giờ được quan sát trong nhiều năm, lấy mực nước ứng với p
       = 5%. theo bảng 1.2 H5% = + 3,5 m.
    - a’: độ vượt cao dự phòng của bến, a’ = 0 ÷ 1 m, chọn a’ = 1 m.
  Thay vào (2.3 )có :
           Đỉnh bến = H5% + a’ = 3,5 + 1 = + 4,5m.                             (2.4)
  Từ kết quả tính toán ở trên ta chọn Đỉnh bến theo tiêu chuẩn cho giá trị lớn hơn.
  Vậy Đỉnh bến = +4,5 m.
  2.1.4. Độ sâu trước bến.
  Theo Tiêu chuẩn 22TCN 207-92 ta có:
  Độ sâu chạy tàu được tính theo công thức:
             Hct = Ttt + Z1 + Z2 + Z3 + Z4                                      (2.5)

  Độ sâu thiết kế được xác định theo công thức:
             Hb = Hct + Z5                                                       (2.6)




      Hình 2.1: Sơ đồ các cao trình và các chiều sâu, chiều cao trước bến.
  Trong đó:
    - Ttt: mớn nước của tàu tính toán
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                    Trang 13             Ngành: Kỹ Thuật Biển


             Ttt = Tc + T                                                    (2.7)
   Với:
      - Tc: mớn nước có tải của tàu tính toán, Tc= 2,4 m;
      - T: giá trị xét đến sự thay đổi của dung trọng nước.
   Giá trị của T được xác định dựa theo bảng 2 trong tiêu chuẩn 22TCN 207 – 92,
ta có T = 0.
      - Z1: dự phòng chạy tàu tối thiểu tra theo bảng 3 –22 TCN207 - 92 phụ thuộc
          vào loại đất ở đáy khu nước .
   Với lớp đất ở đáy là đất bùn thì : Z1 = 0,04T = 0,04.2,4 = 0,096 m.
      - Z2: dự phòng do sóng, xác định dựa vào chiều cao sóng cho phép tại khu
          nước trong cảng .
   Với chiều cao sóng hs = 0,5 m chọn Z2 = 0.
      - Z3: dự phòng về vận tốc (tính đến sự thay đổi mớn nước của tàu khi chạy so
          với mớn nước của tàu neo đậu khi nước tĩnh), xác định theo bảng 5 –
          22TCN207 – 92, có Z3 = 0,15 m.
      - Z4: độ dự phòng nghiêng lệch tàu do xếp hàng hóa không đều, do hàng hóa
          bị xê dịch. Phụ thuộc vào loại hàng hóa, Tra bảng 6 – 22TCN207 – 92, ta
          có Z0 = 0,026 . B = 0,026 . 7,5 = 0,195 m. (Tàu chở hàng khô, hỗn hợp).
      - Z5: dự phòng do sa bồi, và hàng hóa rơi vãi trong khu nước của cảng. Lấy
          tùy thuộc vào lượng sa bồi trong khoảng thời gian giữa hai lần nạo vét, duy
          tu, nhưng yêu cầu Z4  0,4 m. Chọn Z4 = 0,4 m.
   Vậy :
   Độ sâu chạy tàu :
             Hct = Ttt + Z1 + Z2 + Z3 + Z4.
             Hct = 2,4 + 0,096 + 0 + 0,15 + 0,195 = 2,84 m                     (2.8)
  Độ sâu thiết kế :
              Hb = 2,84 + 0,4 = 3,24 m.                                        (2.9)
  2.1.5. Cao trình đáy bến.
  Cao trình đáy bến được xác định theo công thức:
             Đáy = MNTTK – Hb .                                              ( 2.10)
  Trong đó:
  MNTTK : cao độ mực nước thấp thiết kế; MNTTK = + 0,6 m.
  Hb: độ sâu trước bến; Hb = 3,24 m.
               Đáy = MNTTK – Hb = 0,6 – 3,24 = -2,64 m.                      (2.11)
     Vậy cao trình đáy bến là: Đáy = -2,64 (m).
  2.1.6. Chiều cao tự do của bến.
  Chiều cao tự do HTD của bến được xác định theo công thức :
             HTD = Đỉnh - Đáy .                                             (2.12)
             HTD = 4,5 – (-2,64) = 7,14 m
  2.1.7. Chiều dài bến.
  Chiều dài bến được xác định theo công thức:
             Lb = L t + e .                                                   (2.13)
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                  Trang 14             Ngành: Kỹ Thuật Biển


   Trong đó
      - Lt: chiều dài tàu tính toán, Lt = 46m.
      - e: khoảng cách dự phòng, phụ thuộc vào chiều dài tàu. Được tra theo bảng
          8 – TCN207 – 92 , Với Lt < 100m lấy e = 5,5m.
   Có Lb = 46 + 5,5 = 51,5m.
   Lb = 51,5 m.
   2.1.8. Chiều rộng bến.
   Việc xác định chiều rộng bến phải dựa vào công nghệ khai thác trên bến và sự ổn
định của kết cấu. Sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ trên bến gồm có 2 cần trục bánh hơi 25T
và 45T, 1làn đường ô tô vận tải H30, do đó chiều rộng bến được xác định như sau:
             Bb = b + 1 + 2 + a.                                         (2.14)

  Trong đó:
     - b: khoảng cách hai chân chống lớn nhất của cần cẩu bánh hơi, căn cứ vào
         thông số kỹ thuật của cần cẩu thì b = 5,8 m.
     - 1: khoảng cách từ chân cần cẩu tới mép ngoài của bến, 1 = 2,5 m;
     - 2: khoảng cách an toàn từ chân cần cẩu đến làn đường ô tô, 2 = 2 m;
     - a: khoảng dự trữ đi lại trên bến, chọn a = 1,2 m;
  Vậy Bb = 5,8 + 2,5 + 2 + 1,2 = 11,5 m.
  2.1.9. Khu nước trước bến.
  2.1.9.1. Chiều rộng khu nước.
             BKN = (23)BT + B.                                           (2.16)
  Trong đó:
     - BKN: chiều rộng khu nước;
     - BT: chiều rộng tàu tính toán, BT = 7,5 m;
     - B: chiều rộng an toàn khi chạy tàu, B = 0;
  Vậy BKN = (23).7,5 = 1522,5. Chọn BKN = 22 m.
  2.1.9.2. Chiều dài khu nước.
             LKN = LT + 2d.                                                (2.17)
  Trong đó:
    - LKN: chiều dài khu nước;
    - LT: chiều dài tàu tính toán, LT = 46 m.
    - d: khoảng cách dự phòng, d = 20m.
             LKN = LT + 2d = 46 + 2.20 = 86 m                              (2.18)
  Vậy diện tích khu nước trước bến là:
               = LKN.BKN = 86.22 = 1892 m2.                                (2.19)
   2.2. Đề xuất, lựa chọn phƣơng án mặt bằng.
   2.2.1. Các phương án bố trí mặt bằng.
   Cơ sở để xác định phương án bố trí mặt bằng công trình là chiều dài đường bờ
được cấp, chiều dài công trình, số tàu có thể neo đậu đồng thời trên bến. Dựa vào
loại kết cấu công trình dự kiến sử dụng để xây dựng công trình, như công trình bến
bệ cọc cao thích hợp với dạng liền bờ, xa bờ. Bến tường cừ có neo, không có neo
thích hợp với dạng bến liền bờ v..v. Việc xác định được dạng mặt bằng hợp lí phải
dựa vào các yếu tố trên. Tuy nhiên yếu tố chiều dài, chiều rộng đường bờ, khu đất,
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                  Trang 15             Ngành: Kỹ Thuật Biển


chiều dài công trình và số tàu đồng thời neo đậu trên bến sẽ quyết định dạng mặt
bằng công trình.
   Việc xác định mặt bằng bến cần đạt được những mục tiêu sau:
     - Phù hợp với quy hoạch tổng thể của cảng Chùa Vẽ.
     - Phù hợp với điều kiện giao thông đường bộ, đường thủy trong khu vực.
     - Quy hoạch bố trí xây dựng các công trình phải phù hợp với yêu cầu khai
         thác trước mắt đồng thời phù hợp với qui mô phát triển lâu dài, tận dụng
         triệt để lợi thế tự nhiên của khu đất, khu nước nhằm giảm được vốn đầu tư
         xây dựng công trình.
     - Tận dụng tối đa điều kiện che chắn tự nhiên.
     - Không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực cũng như những công
         trình, cơ sở lân cận.
   Dựa vào cơ sở trên ta chọn phương án mặt bằng như sau:
     + Phương án 1: Công trình bến liền bờ.
     + Phương án 2: Công trình bến song song với bờ.

              Bến nhô


                         Cầu dẫn                           Bến liền bờ
                                                           bbbbờ
                                        Khu đất

             Hình 2.2. Sơ đồ bố trí các phương án bến liền bờ và bến nhô.
  2.2.2. So sánh lựa chọn phương án
  Trong hai phương án nêu trên, chỉ khác nhau là cách bố trí bến xà lan 400T còn
các bộ phận khác đều như nhau.
  Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình và công nghệ khai thác trên bến thì mặt
bằng phương án 1 và 2 có các ưu nhược điểm như sau:
  2.2.2.1. Phương án 1: Công trình bến liền bờ
     - Ưu điểm:
     + Hình dạng, kích thước bến đơn giản.
     + Khu nước trước bến thông thoáng, thuận lợi cho việc bố trí vũng quay tàu,
         không gây ảnh hưởng tới luồng tàu lưu thông trên đoạn sông đặt bến.
     + Liên hệ với khu đất tốt, thuận lợi cho việc đưa các thiết bị lên tàu.
     + Lợi dụng được tối đa điều kiện tự nhiên do cảng nằm trong khu vực khuất
         gió, sóng nên kết cấu công trình đơn giản.
     + Phù hợp với quy hoạch tổng thể của cảng Chùa Vẽ trước đó.
     - Nhược điểm:
     + Mặt bằng kéo dài, làm tăng hệ thống các đường kỹ thuật (cung cấp điện
         nước).
     + Nếu đặt gần bờ thì có thể khối lượng nạo vét luồng lạch cho tàu sẽ lớn.
  2.2.2.2. Phương án 2: Công trình bến song song với bờ
     - Ưu điểm:
     + Giảm bớt đường đi của hệ thống các đường kỹ thuật.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                   Trang 16             Ngành: Kỹ Thuật Biển


     + Lợi dụng được tối đa điều kiện tự nhiên do cảng nằm trong khu vực khuất
         gió, sóng.
     + Tận dụng được độ sâu tự nhiên, giảm được khối lượng nạo vét các luồng
         lạch cho tàu, bè.
     - Nhược điểm:
     + Khả năng liên kết với khu đất sẽ kém hơn phương án 1.
     + Kết cấu công trình phức tạp hơn do phải có cầu dẫn, do đó chi phí sẽ tăng
         hơn so với phương án 1.
     + Tăng khối lượng đất san lấp khu đất phía sau bến.
     + Gây ảnh hưởng tới công trình bên cạnh
     + Khu nước trước bến không được thông thoáng, gây rất nhiều khó khăn cho
         việc điều động tàu, cản trở sự lưu thông của tàu bè qua lại trên đoạn sông
         đặt bến.
   Từ những kết quả phân tích đặc điểm của hai phương án trên, nên quyết định
lựa chọn phương án 1 làm phương án nghiên cứu xây dựng bến




                              Hình 2.3. Mặt bằng vị trí.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư     Trang 17      Ngành: Kỹ Thuật Biển




   CHƢƠNG 3.THIẾT KẾ SƠ BỘ CÁC PHƢƠNG ÁN KẾT CẤU CÔNG
                          TRÌNH




               
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                   Trang 18              Ngành: Kỹ Thuật Biển




   3.1. Đề xuất phƣơng án kết cấu công trình.
   Việc lựa chọn kết cấu công trình phải dựa vào sự tối ưu về hiệu quả kinh tế, kỹ
thuật, điều kiện thi công, cơ sở cung cấp các cấu kiện đúc sẵn cũng như vật liệu xây
dựng và khả năng nâng cấp công trình trong tương lai. Phương án kết cấu còn phụ
thuộc vào dạng mặt bằng công trình mà ta đã lựa chọn.
   Căn cứ vào điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng, các quy trình quy phạm hiện
hành, điều kiện công nghệ và khả năng thi công cũng như các dạng kết cấu đã được
áp dụng trong nước, do bến dự kiến được xây dựng nằm gần bờ với mặt bằng công
trình là dạng bến liền bờ. Mặt khác từ kết quả khảo sát địa chất tại vị trí xây dựng
bến xà lan cảng Viconship cho thấy: địa chất của khu vực xây dựng là nền đất yếu
với các lớp đất sét và á sét xen kẽ, bùn sét màu xám đen, bùn sét lẫn cát, bùn sét
nhão, cát mịn. Nguyên tắc chung của giải pháp kết cấu bến là:
      - Nhẹ, tiếp nhận được tất cả các tải trọng ngoài.
      - Luôn luôn tạo ra sự ma sát đến mức tối đa giữa các cấu kiện của kết cấu bến
          với nền đất.
      - Bảo đảm được ổn định và độ bền.
   Trong đồ án đưa ra hai phương án kết cấu:
   Phương án một là : kết cấu cầu tàu dạng bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm
ngang, dầm dọc trên nền cọc vuông BTCT M300 có tiết diện 40 x 40 cm.
   Phương án hai là : kết cấu cầu tàu bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm
dọc trên nền cọc ống BTCT ứng suất trước có đường kính D = 500 mm.
   3.1.1. Phương án kết cấu một.
   Kết cấu cầu tàu dạng bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên
nền cọc vuông BTCT M300 có tiết diện 40 x 40 cm.
   3.1.1.1. Thông số cơ bản của cầu tàu.
   Cầu tàu dài 51,5 m; rộng 11,5 m. Toàn bộ cầu tàu có 16 khung ngang, 4 khung
dọc.
   Cao trình đỉnh bến : + 4,5 m.
   Cao trình đáy bến : - 2,64 m.
   3.1.1.2. Nền cọc.
   Nền cọc cầu tầu bằng BTCT M300 đá 1x2 tiết diện 40 x 40 (cm), chiều dài cọc
thay đổi từ L = 35 m, đến L = 37 m tùy thuộc vào vị trí, cắm vào những lớp đất tốt
(lớp TK 2 và lớp 5). Theo mặt cắt ngang có 5 hàng cọc, trong đó gồm 4 hàng cọc
đóng thẳng, 1 hàng cọc đóng xiên độ xiên 8:1,góc xiên là 150. Bước cọc theo
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                   Trang 19              Ngành: Kỹ Thuật Biển


phương ngang kể từ ngoài bến vào lần lượt là 0,7 m + 2,2 m + 2x3,3 m. Bước cọc
theo phương dọc bến là 3,2 m và 3,3 m. Tổng số cọc của bến là 80 cọc trong đó có
32 cọc chiều dài L = 35 m gồm 17 cọc đóng thẳng 15 cọc đóng xiên; 48 cọc chiều
dài L = 37 m các cọc đều đóng thẳng.
   3.1.1.3. Hệ dầm ngang, dầm dọc:
   Dầm ngang: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ, toàn bến có 16 dầm ngang
chia làm 3 loại:
      - Dầm ngang loại 1: Tiết diện dầm bxh = 80 x 70 cm (kể đến bản cao 100
          cm), phía ngoài đầu dầm được hạ thấp thành dầm cao 305 cm để liên kết
          với dầm tựa tầu. Toàn bộ bến có 13 dầm ngang N1
      - Dầm ngang loại 2: Dầm ngang tại vị trí đầu dầm liên kết bích neo tầu 75 T,
          tiết diện dầm bxh = 80 x 70 cm (kể đến bản cao 100 cm), phía ngoài từ
          hàng cọc thứ 3 (tính từ trong bờ trở ra) được hạ thấp và mở rộng thành dầm
          có tiết diện bxh = 100 x 70 cm (kể đến bản cao 100 cm) để liên kết với
          bích neo tầu 75T, phía ngoài đầu dầm được hạ thấp thành dầm cao 305 cm
          để liên kết với dầm tựa tàu. Toàn bộ bến có 02 dầm ngang N2.
      - Dầm ngang loại 3: Tiết diện dầm bxh = 80 x 70 cm (kể đến bản cao 100
          cm), phía ngoài đầu dầm được hạ thấp thành dầm cao 305 cm để liên kết
          với dầm tựa tàu, đặt tại vị trí có bích neo vỏ tôn. Toàn bộ bến có 01 dầm
          ngang N3.
   Dầm dọc: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ, theo phương ngang có 5 dầm
chia làm 3 loại:
      - Dầm dọc loại 1: Tiết diện dầm bxh = 80 x 70 cm (kể đến bản cao 100 cm),
          chiều dài dầm bằng chiều dài bến. Toàn bến có 03 dầm dọc D1.
      - Dầm dọc loại 2: Tiết diện dầm bxh = 70 x 80 cm (kể đến dầm tựa tàu rộng
          95 cm), chiều dài dầm bằng chiều dài bến. Toàn bộ bến có 01 dầm dọc D2.
      - Dầm dọc loại 3: Tiết diện dầm bxh = 70 x 70 cm ( kể đến dầm tựa tàu rộng
          95 cm), chiều dài dầm bằng chiều dài bến. Toàn bộ bến có 01 dầm dọc D3
   3.1.1.4. Dầm tựa tàu.
   Sử dụng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ dạng chữ T tiết diện bxh = 25 x 355 cm,
phần dưới liên kết với dầm ngang bề rộng 200 cm, phần trên liên kết với dầm dọc
D3 có chiều dài bằng chiều dài bến.
   3.1.1.5. Bản mặt cầu.
   Bản mặt cầu bằng BTCT M300 đá 1x2, đổ tại chỗ dày 30 cm. Để thoát nước mặt
cầu và thông thoáng gầm cầu, tại giữa mỗi ô bản có bố trí các lỗ thông hơi bằng ống
thép Ф60 mm, Ltb = 36 cm, ống được đặt trước khi thi công đổ bê tông bản mặt cầu.
Mặt cầu được phủ bằng bê tông nhựa hạt mịn dày trung bình 6 cm, tạo độ dốc cho
mặt cầu i = 0,5 % về phía kè bảo vệ bờ.
   3.1.1.6. Gờ chắn xe.
   Bằng BTCT M300 đá 1x2, đổ tại chỗ cùng với bê tông dầm tựa tàu và bản mặt
cầu, tiết diện hình thang vuông cạnh nghiêng ra phía ngoài đỉnh rộng b1=20 cm, đáy
rộng b2=30 cm, chiều cao h=25 cm.
   3.1.1.7. Hào công nghệ.
   Bằng BTCT M300 đá 1x2, đổ tại chỗ cùng với hệ thống dầm, bản mặt cầu.
Tuyến hào công nghệ được bố trí chạy dọc suốt chiều dài bến. Kích thước hào công
nghệ rộng 30 cm, cao 34 cm. Nắp hào bằng BTCT M300 đá 1x2 đúc sẵn, kích
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                   Trang 20              Ngành: Kỹ Thuật Biển


thước nắp hào 100x38x10 cm. Để tránh đọng nước trong hào tại đáy hào giữa mỗi
nhịp theo phương dọc bến đặt các ống nhựa Ф42 – L = 30 cm, ống được đặt trước
khi thi công đổ bê tông đáy và thành hào.
   3.1.1.8. Bích neo tầu.
   Toàn bến có 03 bích neo chia làm 02 loại:
      - Bích neo loại 1: Sử dụng loại bích neo kết cấu vỏ tôn lõi BTCT M300,
          đường kính D = 350 mm. Cốt thép chịu lực bích neo được liên kết với cốt
          thép dầm bản, toàn bến bố trí 01 bích neo vỏ tôn.
      - Bích neo loại 2: Dùng bích neo gang đúc 75 T (theo mẫu thiết kế của Nhật
          Bản) sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam cùng các chi tiết liên kết
          đồng bộ hoặc loại bích có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Bích neo có
          đường kính ngoài 320mm, chiều cao h = 490 mm, liên kết giữa bích neo
      - Tàu với bê tông bằng các bu lông d = 64 mm chiều dài 750 mm. Toàn bến
          có 02 bích neo tầu gang đúc 75 T.
   Bích neo gang đúc CT 21  40 đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
   Thành phần hóa học: C = 3,17%, Mn = 0,98%, Cu = 0,20%, Cr = 0,07%, P =
0,04%, S = 0,02%, Si = 1,65%.
      - đặc tính cơ học: giới hạn bền kéo 324 N/mm2.
      - Kiểm tra siêu âm không có khuyết tật trong sản phẩm.
   3.1.1.9. Đệm tầu.
   Sử dụng đệm tàu lốp ô tô cũ đường kính Ф1000
   Đệm tàu treo phía trước bến xà lan: theo phương đứng bố trí 02 đệm, khoảng
cách giữa các đệm 1,5 m. Theo phương dọc bến bố trí 16 đệm, khoảng cách giữa
các đệm 3,2 m và 3,3 m. Đệm tàu được treo bằng dây xích đường kính Ф20,5 liên
kết với móc treo inox Ф32 chôn sẵn khi đổ bê tông dầm tựa tàu bằng ma ní Ф28,5.
Toàn bộ đệm tàu lắp đặt phía trước bến sà lan có 32 bộ.
   3.1.1.10. Khe lún giữa bến với kè sau cầu và cầu tầu số 2 .
   Khe lún giữa bến sà lan với cầu tàu số hai rộng 2 cm, giữa bến sà lan và kè bảo
vệ bờ rộng 4 cm; mép bê tông bản mặt cầu bến sà lan, đỉnh tường kè và mép bê tông
bản mặt cầu cầu tàu số 2 tại vị trí tiếp giáp sau khi phá dỡ đục tẩy gờ chắn xe hiện
hữu được gia cường các râu thép Ф8AI, a = 30 cm.
   3.1.1.11. Hệ thống cấp điện, cấp nước.
   Hệ thống cấp điện, cấp nước cứu hỏa cho cầu tàu số 1 và cầu tàu số 2 hiện hữu
được lấy từ trạm biến áp và đường ống cấp nước hiện hữu, tuyến đường dây cấp
điện và tuyến đường dây cấp nước cứu hỏa chạy ngang qua tuyến đường ra bến sà
lan không đảm bảo an toàn cho tuyến cáp điện và ống cấp nước vì vậy tuyến ống
công nghệ được đi chuyển lắp đặt trong hào công nghệ bến xà lan.
   3.1.2. Phương án kết cấu 2.
   Kết cấu cầu tàu bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên nền cọc
ống BTCT ứng suất trước có đường kính D = 500 mm
   3.1.2.1. Nền cọc.
   Nền cọc cầu tầu bằng BTCT ứng suất trước đường kính D = 50cm, d = 32cm.
Theo mặt cắt ngang có 3 hàng cọc thẳng. Theo phương ngang có 3 hàng cọc với
bước cọc là 4,5m. Theo phương dọc bến có 12 hàng cọc với bước cọc là 4,5m. Tổng
số cọc của cầu tàu là 36 cọc, các cọc đều đóng thẳng.
   3.1.1.3. Hệ dầm ngang, dầm dọc.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                    Trang 21            Ngành: Kỹ Thuật Biển


      - Dầm ngang: bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ, toàn bến có 12 dầm
          ngang có tiết diện bxh = 100x70 cm (kể đến bản cao 100cm), đầu dầm
          được hạ thấp thành dầm cao 305 cm để liên kết với dầm tựa tàu.
      - Dầm dọc: bằng BTCT M300 đổ tại chỗ, theo phương ngang có 4 dầm có
          tiết diện bxh = 100x70 cm (kể đến bản cao 100cm), chiều dài dầm bằng
          chiều dài bến.
   3.1.2.2. Bản mặt cầu.
   Như phương án 1.
   3.1.2.3. Dầm tựa tàu.
   Như phương án 1.
    3.1.2.4. Gờ chắn xe.
   Như phương án 1.
   3.1.2.5. Bích neo tầu.
   Như phương án 1.
   3.1.2.6. Hào công nghệ.
   Như phương án 1.
   3.1.2.7. Đệm tầu.
   Như phương án 1.
   3.1.2.8. Khe lún giữa bến với kè sau cầu và cầu tầu số 2 hiện hữu.
   Như phương án 1.
   3.1.2.9. Hệ thống cấp điện, cấp nước.
   Như phương án 1.
   3.2. Xác định tải trọng do tàu tác dụng lên công trình.
   3.2.1. Tải trọng neo tàu.
   xà lan neo đậu tại bến chịu tác dụng tổng hợp của gió, dòng chảy và sóng. Được
xác định theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95.
   3.2.1.1. Tải trọng neo do gió.
   Theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95 tải trọng tác động lên tàu do gió được xác
định theo công thức:
   a) Thành phần ngang:
                Wq = 73,6 . 10 -5 . Aq . V2q .q (KN)                       (3.1).

  b) Thành phần dọc:
                Wn = 49,0 . 10 -5 . An . V2n .n (KN)                       (3.2)
  Trong đó:
    - Wp , Wn: thành phần ngang và dọc của lực gió tác dụng lên tàu.
    - Aq , An: là diện tích cản gió theo phương ngang tàu và phương dọc tàu (m2).
                Aq = q . L2t,max                                           (3.3)
                An = n . B2t,max                                            (3.4)
  Với q , n : hệ số phụ thuộc vào loại tàu, chiều dài lớn nhất của tàu tính toán.
Với xà lan chở hàng khô có chiều dài Lt,max = 46m tra bảng 1 và bảng 2– phụ lục 3
Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95 ta có :
   Trường hợp đầy tải :
                qc = 0,06; nc = 0,95.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                  Trang 22              Ngành: Kỹ Thuật Biển


  Trường hợp không có tải :
                qk = 0,10; nk = 1,20
     - Vq, Vn : thành phần ngang và dọc của tốc độ gió tác dụng lên tàu.
              Vq = Vn = 20(m/s) (Tương đương với gió cấp 8)
    - : hệ số phụ thuộc vào kích thước lớn nhất của mặt cản gió.
  Với L = 46 m tra bảng 26 Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95, ta có:
               q = 0,94( nội suy).
  Với B = 7,5 m tra bảng 26 Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95, ta có:
                n = 1.
  Các kết quả tính toán được thể hiện ở bảng dưới đây.
                           Bảng 3.1. Tải trọng neo do gió
                                                Trạng thái của xà lan
        Thành phần          Đơn vị
                                           Đầy hàng          Không hàng
             Aq                m2           126,96              211,16
             An                m2            53,44               67,5
             Wq                T              3,51               5,86
             Wn                T              1,05               1,32

  3.2.1.2. Tải trọng neo do dòng chảy.
  Theo Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95 tải trọng tác động lên tàu do dòng chảy
được xác định theo công thức:
     - Thành phần ngang:
              Q = 0,59 . At . V2t (KN)                                     (3.5)
     - Thành phần dọc :
                N = 0,59 . Al . V2l (kN)                                (3.6)
  Trong đó:
    - Q, N: thành phần ngang và dọc của lực do dòng chảy tác dụng lên tàu .
    - At, Al: diện tích cản nước theo phương ngang và phương dọc tàu (m2).
  Với
                At = Lt . T.                                                (3.7)
                 Al = B . T .                                                 (3.8)
  Lt: chiều dài phần tàu chìm trong nước, Lt = 0,85 . L = 0,85 . 46 = 39,1 m.
  Tc: mớn nước đầy tải của tàu, Tc = 2,4 m;
  T0: mớn nước khi tàu không có hàng, T0 = 0,4 m;
  B: chiều rộng tàu, B = 7,5 m;
  Vl,Vt : thành phần dọc và ngang của vận tốc dòng chảy.
  Dòng chảy có hướng hợp với phương trục dọc tàu góc 00, với vận tốc dòng chảy
Vd = 1,62 m/s. Vậy Vt = 0 m/s; Vl = 1,62 m/s.
  Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau:
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                         Trang 23                Ngành: Kỹ Thuật Biển


                             Bảng 3.2. Tải trọng neo do dòng chảy
                                                     Trạng thái của xà lan.
        Thành phần               Đơn vị
                                                Đầy hàng          Không hàng
             Al                          m2         18                      0,00
             At                          m2
                                                   93,84                    0,00
            Q                           T           0                      0,00
            N                           T         2,79                     0,00



   3.2.1.3. Tính toán lực neo lên cầu tàu.
   Tải trọng tác dụng lên một bích neo do gió và do dòng chảy được xác định trong
tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 222- 95 theo công thức:
                            Qtot
                  S=                                                                    (T)
                       n sin  . cos 


  Trong đó:
    - Qtot : Thành phần lực vuông góc với mép bến do dòng chảy và do gió tác
        dụng lên tàu .
  Khi tàu đầy hàng :
              Qtot = Wqc + Qωc                                                      (3.10)
  Khi tàu không hàng :
                Qtot = Wqk + Qωk .                                         (3.11)
  Chọn trường hợp tàu không hàng có giá trị lớn hơn để tính toán
    - n : Số lượng bích neo chịu lực, được lấy theo bảng 31; với Ltmax = 46m theo
       bảng 31 22TCN 222-95 n =2.
    - , trị số góc nghiêng dây neo, tra bảng 32 Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN222
       – 95.
    + Khi tàu đầy hàng : 
    + Khi tàu không hàng: 


  Vậy khi tàu đầy hàng :
              S = 6,73 T                                                           (3.12)
  Khi tàu không có hàng :                                              Sv
               S = 5,86 T                                                          (3.13)
  Lực neo theo các phương:               S

                                                                   
                                              Sn          



                                                              Sq
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                       Trang 24            Ngành: Kỹ Thuật Biển




               Hình 3.1. Sơ đồ phân bố lực neo trên một bích neo.
  Khi tàu đầy hàng:
  Theo phương vuông góc với tuyến bến:
             Sq = S . cos . sin  = 6,73. cos 00 . sin 300 = 3,37 T.        (3.14)
  Theo phương song song với tuyến bến:
             Sn = S . cos . cos 6,73 . cos 00 . cos 300 = 5,83 T.      (3.15)
  Theo phương thẳng đứng với tuyến bến:
              Sv = S . sin 6,73 . sin 00 = 0 T.                            (3.16)
  Khi tàu không có hàng:
  Theo phương vuông góc với tuyến bến:
             Sq = S . cos . sin  = 5,86 . cos 00 . sin 300 = 2,93 T.       (3.17)
  Theo phương song song với tuyến bến:
             Sn = S . cos . cos 5,86. cos 00 . cos 300 = 5,07 T.       (3.18)
  Theo phương thẳng đứng với tuyến bến:
               Sv = S . sin 5,86 . sin 00 = 0 T.                           (3.19)

   3.2.2. Tải trọng tựa tàu.
   Theo Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 222 – 95 tải trọng phân bố q do tàu đang neo
đậu tại bến tựa trên công trình dưới tác động của gió, dòng chảy và sóng xác định
theo công thức:
                         Qtot
               q = 1,1                                                        (3.20)
                         ld
     Trong đó :
     - q : lực tựa tàu ;
     - Qtot : lực ngang do tác động tổng hợp của gió và dòng chảy
     + Khi tàu đầy hàng : Qtot = Wqc + Qωc
     + Khi tàu không có hàng: Qtot = Wqk + Q
     - ld: chiều dài tiếp xúc giữa tàu với công trình
               ld = min(l; L),
  với:
    - L là chiều dài bến, L = 46 m;
    - l là chiều dài đoạn thẳng thành tầu, được xác định trong 22TCN222-95 theo
       công thức:
                          l = a.Lt                                       (3.21)
     + a: hệ số xác định theo bảng 3 – phụ lục 3 – TCN222-95 phụ thuộc vào loại
        tàu và chiều dài lớn nhất của tàu.
                                a = 0,36 (trường hợp có hàng)
                            a = 0,24 (trường hợp không có hàng)
     + Lt: chiều dài tàu tính toán, Lt = 46 m
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                         Trang 25         Ngành: Kỹ Thuật Biển


                  lc = 0.36 . 46 = 16,56 m  Ld = 16,56.
                lk = 0,24 . 46 = 11,04 m  Ld = 11,04.
   Tải trọng phân bố do tàu tựa trên công trình dưới tác động của sóng, gió.
                               3,51
                qc = 1,1.           = 0,23 T/m.
                              16,56
   Tải trọng phân bố do tàu tựa trên công trình dưới tác động của sóng, gió.
                               5,86
                Qk = 1,1.           = 0,58 T/m.
                              11,04
   3.2.3. Tải trọng va tàu.
   3.2.3.1Năng lượng va tàu.
   Tải trọng va tàu tác dụng vào công trình phụ thuộc vào trọng tải của tàu tính toán,
vận tốc lớn nhất khi cập tàu. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào các loại đệm va.
   Khi tàu cập vào công trình bến cảng thì động năng va của tàu Eq (kJ) xác định
trong 22TCN222-95 theo công thức:
                            D.V 2
                 Eq   .                                                      (3.22)
                             2

  Trong đó:
    -  : hệ số lấy theo bảng 30 – TCN222-95, với kết cấu công trình dạng bến
       liền bờ nền cọc có mái dốc dưới gầm cầu bến,  = 0,4;
    - D: lượng rẽ nước của tàu tính toán, được xác định dựa vào phụ lục 4
       22TCN222-95 dựa vào trọng tải của tàu và loại hàng hóa. Tra ra được D =
       8000 T.
    - V: thành phần vuông góc (với mặt trước công trình) của tốc độ cập tàu,lấy
       theo bảng 29 trong 22TCN222-95 phụ thuộc vào lượng rẽ nước của tàu
       tính toán.
  Với D = 8000 T tra ra v = 0,12 (m/s).
  Vậy:
                           8000.0,12 2
              E q  0,4.                23,04 (kJ) .
                               2
    3.2.3.2.Lực va tàu.
    a) Theo Phương vuông góc với mép bến.
    Theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN222-95 thì lực va tàu Fq được xác định căn cứ
vào trị số năng lượng va tàu Eq, với Eq = 23,04 KJ tra biểu đồ quan hệ giữa Eq và Fq
thì
    Với Eq = 23,04 kJ thì Fq = 139 KN = 13,9 T.
    b) theo phương song song với mép bến.
                 Fq = μ.Eq.                                                    (3.23)
  Nguồn : 22TCN222-95.
  Với μ – hệ số phụ thuộc vật liệu của mặt thiết bị đệm.
  Với đệm làm bằng cao su lấy μ = 0,5. Vậy Fq = 0,5.13,9 = 6,95 T
  3.3. Tính toán nội lực các phƣơng án kết cấu.
  3.3.1. Thiết kế sơ bộ phương án 1.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                      Trang 26               Ngành: Kỹ Thuật Biển


   3.3.1.1. Xác định hệ chịu lực cơ bản.
   Công trình bến bệ cọc cao là kết cấu khung không gian, vì vậy muốn tính toán
giải kết cấu dạng khung phẳng của hệ chịu lực cơ bản ta phải phân chia bến thành
các khung ngang, khung dọc.
   1)Phân chia khung ngang, khung dọc.
   Nguyên tắc phân chia khung ngang, khung dọc:
   Khung ngang: bề rộng khung ngang bằng bước cọc theo phương dọc, chiều dài
khung ngang bằng chiều rông bến.
   Khung dọc: cần phải chia sao cho các lực thẳng đứng tác dụng trên cọc càng gần
tim cọc càng tốt, hoặc ít nhất cũng không ra ngoài phạm vi của cọc. Chiều rộng
khung dọc được xác định theo nguyên tắc lực trên toàn nhịp phân đều cho hai gối
nên chiều rộng khung dọc phụ thuộc chiều rộng của toàn bệ và khoảng cách giữa
các hàng cọc ngang nên có thể rất khác nhau. Chiều dài khung dọc bằng chiều dài
của bến.
   Chia bệ cọc cao có các bước cọc theo chiều dọc, chiều ngang như sau.

         1   2    3    4   5    6    7      8   9   10   11   12   13   14   15   16


                                                                                       a
    i
                                                                                       b

    ii                                                                                 c


   iii                                                                                 d


   iv                                                                                  e


             Hình 3.2. Sơ đồ phân chia khung ngang, khung dọc bến.

   2)Tính toán khung ngang, khung dọc bến.
   Xác định chiều rộng chịu tải trọng đứng của khung ngang, khung dọc:
   Khung ngang: do có cấu tạo giống nhau, chịu tải trọng thẳng đứng như nhau, vì
vậy chỉ cần tính cho khung ngang chịu tải trọng ngang lớn nhất nếu thỏa mãn điều
kiện chịu lực thì toàn bộ các khung ngang còn lại đều thỏa mãn.
    Khung dọc: do có cấu tạo khác nhau, tính chất chịu tải trọng thẳng đứng, tải
trọng ngang khác nhau, vì vậy phải tính toán cho từng khung dọc một.
   Theo cách phân chia như trên, bến đã được chia thành các kết cấu khung ngang
(1), (2), (3), (4),….(16). Khung dọc là (I), (II), (III), (IV).
   3.3.1.2. Sơ bộ xác định tải trọng tác dụng lên khung ngang, khung dọc.
   1) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung dọc (I).
   với dầm dọc có kích thước D2: bxhxl = 70x80x5148 cm, D3: bxhxl =
70x70x5148 cm, chiều rộng dải chịu tải là 260 cm.
   a) Tải trọng hàng hóa:
   Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                 qhh = 4 . 2,6 = 10,4 T/m
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                       Trang 27                      Ngành: Kỹ Thuật Biển


  b) Tải trọng bản thân:
     - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
               q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 2,6 . 0,06 = 0,343 (T/m)
     - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
               q2 = γbt . b . h = 2,5 . 2,6 . 0,3 = 1,95 (T/m)
     - Tải trọng do bản thân dầm dọc D2 mép bến phía trên phân bố:
               q3 = γbt . b . h = 2,5 . (0,7 . 0,8) = 1,4 (T/m)
     - Tải trọng do bản thân dầm dọc D3 mép bến phía dưới phân bố:
                 q4 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,7 . 0,7 = 1,225 (T/m)
     -   Tải trọng bản thân bản tựa tàu BTCT dày 25 cm phân bố:
               q5 = γbt . b .h = 2,5 . 2,6 . 0,25 = 1,625 (T/m)
     - Tải trọng bản thân do gờ chắn xe phân bố:
               q6 = (0,2 + 0,3) . 0,25 . 2,5 /2 = 0,078 (T/m)
     - Tải trọng bản thân dầm đứng:
                q7 = 1,11 . 0,7 . 2,5 = 1,94 (T/m)
  Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung dọc (I) là:
               q = q1 + q2 + q3 + q4 + q5 + q6 + q7 = 8,56 (T/m)
     - Lực tập trung do dầm ngang N3: bxhxl = 80x70x1150 (cm)
               P1 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,6 – 0,7) = 2,66 (T)
     - Lực tập trung do dầm ngang N1: bxhxl = 80x70x1150 (cm)
               P2 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,6 – 0,7) = 2,66 (T)
     - Lực tập trung do dầm ngang N2: bxhxl = 100x70x1150 (cm)
                P3 = γbt . b .h . l = 2,5 . 1 . 0,7 . (2,6 – 0,7) = 3,325 (T)
  c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển:
  Tải trọng do cần trục bánh hơi K252, có các thông số như sau:
     - Cần trục bánh hơi K252 sức nâng max: 25T
     - Áp lực lớn nhất lên một chân cần cẩu : Pmax = 39T
     - Khoảng cách giữa hai chân chống                : (4,4x4,4)m
     - Kích thước chân đế                            : (0,36x0,36)m
                                            14.75T        3.5T
                                                                                           0.36 m
                                                                   4.4 m




                                            39T           14.75T

         4,4 m
                                                  4.4 m                          0.36 m




  Tải trọng ô tô tương đương với ô tô H30: bánh hơi K252.
                          Hình 3.3. Cần trục




                           Hình 3.4. Tải trọng đoàn xe tiêu chuẩn
                         HHH30
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                       Trang 28                 Ngành: Kỹ Thuật Biển




  2) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung dọc (II).
  Với dầm dọc có kích thước D1: bxhxl = 80x70x5148 (cm), chiều rộng chịu tải là
275 cm.
  a) Tải trọng hàng hóa:
  Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                qhh = 4 . 2,75 = 11 T/m.
  b) Tải trọng bản thân:
     - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
               q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 2,75 . 0,06 = 0,363 (T/m).
     - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
               q2 = γbt . b . h = 2,5 . 2,75 . 0,3 = 2,063 (T/m).
     - Tải trọng do bản thân dầm dọc D1:
                q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m).
  Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung dọc (II) là:
               q = q1 + q2 + q3 = 3,83 (T/m).
     - Lực tập trung do dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm) .
                P2 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,75 – 0,8) = 2,73 (T).
  c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển:
  Như phần 1c ở trên
  3) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung dọc (III):
   Với dầm dọc có kích thước D1: bxhxl = 80x70x5148 (cm), chiều rộng chịu tải là
330 cm.
  a) Tải trọng hàng hóa:
  Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                qhh = 4 . 3,3 = 13,2 T/m
  b) Tải trọng bản thân:
     - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
               q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,3 . 0,06 = 0,436 (T/m)
     - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
               q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,3 . 0,3 = 2,475 (T/m)
     - Tải trọng do bản thân dầm dọc D1:
                q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m)
  Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung dọc (III) là:
               q = q1 + q2 + q3 = 4,31 (T/m)
     - Lực tập trung do dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm)
                P2 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,3 – 0,8) = 3,5 (T)
  c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển:
  Như phần c ở trên
  4) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung dọc (IV).
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                      Trang 29                Ngành: Kỹ Thuật Biển


   Với dầm dọc có kích thước D1: bxhxl = 80x70x5148 (cm), chiều rộng chịu tải là
285 cm.
  a) Tải trọng hàng hóa:
  Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                qhh = 4 . 2,85 = 11,4 T/m
  b) Tải trọng bản thân:
     - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
               q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 2,85 . 0,06 = 0,376 (T/m)
     - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
               q2 = γbt . b . h = 2,5 . 2,85 . 0,3 = 2,138 (T/m)
     - Tải trọng do bản thân dầm dọc D1:
                q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m)
  Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung dọc (III) là:
               q = q1 + q2 + q3 = 3,91 (T/m)
     - Lực tập trung do dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm)
                 P2 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,85 – 0,8) = 2,87 (T)
   c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển
   Như phần 1 c ở trên
   5) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (2), (3), (4), (5), (7), (8),
(9)…(10).
   Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là
320 cm.
   a) Tải trọng hàng hóa:
   Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                qhh = 4 . 3,2 = 12,8 T/m
  b) Tải trọng bản thân:
     - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
             q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,2 . 0,06 = 0,422 (T/m)

     - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
               q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,2 . 0,3 = 2,4 (T/m)
     - Tải trọng do bản thân dầm ngang:
                q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m)
  Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang là:
               q = q1 + q2 + q3 = 4,222 (T/m)
     - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm)
               P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,2 – 0,8) = 3,36 (T)
     - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe:
                                                                    0,2  0,3
                P2 = 2,5 . 3,2 . (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 .             ) = 13,82 T
                                                                        2
  c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                       Trang 30                Ngành: Kỹ Thuật Biển


  Như phần 1c ở trên
  6) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (12), (13), (14), (15): với dầm
ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là 330 cm.
  a) Tải trọng hàng hóa:
  Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                qhh = 4 . 3,3 = 13,2 T/m
  b) Tải trọng bản thân:
  Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
               q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,3 . 0,06 = 0,436 (T/m)
     - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
               q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,3 . 0,3 = 2,475 (T/m)
     - Tải trọng do bản thân dầm ngang:
                q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m)
  Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang là:
               q = q1 + q2 + q3 = 4,311 (T/m)
     - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm)
               P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,3 – 0,8) = 3,5 (T)
     - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe:
                                                                    0,2  0,3
                 P2 = 2,5 . 3,3. (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 .             ) = 14,25 T
                                                                        2
  c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển
  Như phần 1 c ở trên
  7) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (11).
   Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là
325 cm.
  a) Tải trọng hàng hóa:
  Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                qhh = 4 . 3,25 = 13 T/m
  b) Tải trọng bản thân:
     - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
               q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,25 . 0,06 = 0,429 (T/m)
     - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
               q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,25 . 0,3 = 2,438 (T/m)
     - Tải trọng do bản thân dầm ngang:
                q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m)
  Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang là:
               q = q1 + q2 + q3 = 4,267 (T/m)
     - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm)
               P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,25 – 0,8) = 3,43 (T)
     - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe:
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                         Trang 31                Ngành: Kỹ Thuật Biển


                                                                       0,2  0,3
                   P2 = 2,5 . 3,25. (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 .             ) = 14,04 T
                                                                           2
   c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển
   Như phần 1c ở trên
   8) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (6).
    Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = (80-100)x70x1150 (cm), chiều rộng chịu
tải là 320 cm.
   a) Tải trọng hàng hóa:
   Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                    qhh = 4 . 3,2 = 12,8 T/m
      b) Tải trọng bản thân:
         - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
                  q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,2 . 0,06 = 0,422 (T/m)
        - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
                  q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,2 . 0,3 = 2,4 (T/m)
        - Tải trọng do bản thân dầm ngang tính từ mép bến vào 3,7 m:
                  q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 1 . 0,7 = 1,75 (T/m)
        - Tải trọng bản thân dầm ngang còn lại:
                   q4 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m)
      Vậy:
      Tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang tính từ mép bến vào 3,7m
là:
                   q = q1 + q2 + q3 = 4,572 (T/m)
      Tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang còn lại:
                  q = q1 + q2 + q4 = 4,222 (T/m)
        - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm)
                  P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,2 – 0,8) = 3,36 (T)
        - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe:
                                                                       0,2  0,3
                   P2 = 2,5 . 3,2 . (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 .             ) = 13,82 T
                                                                           2
  c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển.
   Như phần 1c ở trên
  9) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (1).
   Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là
272 cm.
  a) Tải trọng hàng hóa:
  Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                    qhh = 4 . 2,72 = 10,88 T/m
      b) Tải trọng bản thân:
      Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
                  q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 2,72 . 0,06 = 0,36 (T/m)
        - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                         Trang 32                 Ngành: Kỹ Thuật Biển


                  q2 = γbt . b . h = 2,5 . 2,72 . 0,3 = 2,04 (T/m)
        - Tải trọng do bản thân dầm ngang:
                    q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m)
      Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang là:
                  q = q1 + q2 + q3 = 3,8 (T/m)
        - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm)
                  P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,72 – 0,8) = 2,69 (T)
        - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe:
                                                                        0,2  0,3
                   P2 = 2,5 . 2,72 . (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 .             ) = 11,75 T
                                                                            2
   c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển.
   Như phần 1c ở trên
   10) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (16).
   Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = (80-100)x70x1150 (cm), chiều rộng chịu
tải là 351 cm.
   a) Tải trọng hàng hóa:
   Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2
                    qhh = 4 . 3,51 = 14,04 T/m
      b) Tải trọng bản thân:
         - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
                  q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,51 . 0,06 = 0,46 (T/m)
        - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
                  q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,51 . 0,3 = 2,63 (T/m)
        - Tải trọng do bản thân dầm ngang tính từ mép bến vào 3,7 m:
                  q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 1 . 0,7 = 1,75 (T/m)
        - Tải trọng bản thân dầm ngang còn lại:
                   q4 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m)
      Vậy:
      Tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang tính từ mép bến vào 3,7m
là:
                   q = q1 + q2 + q3 = 4,84 (T/m)
      Tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang còn lại:
                   q = q1 + q2 + q4 = 4,49 (T/m)
      Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm)
                  P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,51 – 0,8) = 3,79 (T)
        - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe:
                                                                        0,2  0,3
                   P2 = 2,5 . 3,51 . (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 .             ) = 15,16 T
                                                                            2
      c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển.
      Như phần 1c ở trên.
      3.3.1.3. Tính toán cọc
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                     Trang 33           Ngành: Kỹ Thuật Biển


  Theo “16TCXD 205-98”
  1)Xác định sơ bộ sức chịu tải của cọc theo đất nền:
  Xét cọc có chiều dài 37 m




      Hình 3.5. Ô bản tính toán sức chịu tải(kích thước trên hình vẽ là mm).
  a) Tải trọng tác dụng lên đầu cọc :
     - Trọng lượng bản thân của cọc dài 37 m
               q0 = 0,4 . 0,4 . 37 . 2,5 = 14,8 (T)
     - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm:
               q1 = 2,2 . 3,3 . 3,3 . 0,06 = 1,44 (T)
     - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
             q2 = 2,5 . 3,3 . 3,3 . 0,3 = 8,17 (T)
     - Dầm dọc BTCT bxh: 80x70 cm
             q3 = 0,8 . 0,7 . 3,3 . 2,5 = 4,62 (T)
     - Dầm ngang BTCT bxh: 80x70 (cm)
               q4 = 0,8 . 0,7 . (3,3 – 0,8) . 2,5 = 3,5 (T)
     - Tải trọng hàng hóa rải đều 4 T/m2:
               q5 = 3,3 . 3,3 . 4 = 43,56 (T)
     - Tải trọng do cần trục:
               q6 = 39 T
   Tổng tải trọng tác dụng lên đầu cọc:
   - Trường hợp chỉ có tải trọng hàng hóa:
              N = q1 + q2 + q3 + q4 + q5 = 61,29 T
     - Trường hợp tải trọng có cần cẩu:
                N = q1 + q2 + q3 + q4 + q6 = 56,73 T
  Ta lấy trường hợp lớn nhất để tính toán: N = 61,29 T
  b) Tính toán sức chịu tải nén của cọc theo đất nền
  Công thức tính toán:
              Q= m . (mR . qp . AP + U .Σmf.fsi.li)                   (3.24)
  Nguồn : 16TCXD 205 – 1998.
  Trong đó:
    - Q : Sức chịu tải của cọc theo đất nền;
    - mr,mf: Hệ số điều kiện làm việc của cọc ở mũi và mặt bên cọc có kể đến
       phương pháp hạ cọc vào trong nền đất, được lấy theo bảng A3 16TCXD
       205 – 1998. Lấy m = 1.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                     Trang 34               Ngành: Kỹ Thuật Biển


       - qp, : cường độ chịu tải ở mũi cọc (T/m2), được lấy theo bảng A1 16TCXD
          205 – 1998.
        Với lớp đất 6,sét pha trạng thái dẻo cứng có độ sệt I = 0,1 độ sâu cọc là 37 m
        tra ra được qp = 972,5 (T/m2).
       - F: Diện tích mặt cắt ngang cọc, F = 0,4 . 0,4 = 0,16 m2;
       - U: Chu vi cọc, U = 4 . 0,4 = 1,6 m;
       - fi: Sức chống tính toán của đất ở thân cọc (T/m2), tra bảng A2: 16TCXD
           205-1998.
       - li: chiều dầy lớp đất thứ i mà mũi cọc đi qua.
       - m : hệ số điều kiện làm việc của cọc với đất nền, lấy m = 1.
       Chia các lớp đất thành dải 2 m để tính ma sát hông, ta được kết quả trong bảng
sau:


                          Bảng 3.3: Kết quả tính toán ma sát bên.
                                li      Độ sâu    fi        fi.li
                    Lớp đất
                                (m)     (m)       (T/m2)    (T/m)
                                2,2     1,1       0,21      0,462
                                2       3,2       0,5       1
                    1           2       5,2       0,6       1,2
                                2       7,2       0,6       1,2
                                2       9,2       0,6       1,2
                    2           2,15    11,275    2,41      5,182
                                0,6     12,65     0,8       0,48
                                2       13,95     0,8       1,6
                                2       15,95     0,8       1,6
                                2       17,95     0,8       1,6
                    3
                                2       19,95     0,8       1,6
                                2       21,95     0,8       1,6
                                2       23,95     0,8       1,6
                                2       25,95     0,819     1,638
                    4           1,51    27,705    0,724     1,093
                    5           2,05    29,485    4,153     8,514
                      6        1,24 31,13         2,916    3,616
   . f i .li = 35,185 (T/m).
  Vậy sức chịu tải của cọc tính toán là :
  Q= m . (mR . qp . AP + U .Σmf.fsi.li) = 211,9 (T)
  Sức chịu tải của cọc theo điều kiện làm việc của đất nền là :
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                       Trang 35          Ngành: Kỹ Thuật Biển


                       Qtc
                Qa         .
                       K tc
  Nguồn : 16TCXD 205 – 1998.
    - Qa : Sức chịu tải của cọc tính toán.
    - Ktc : hệ số an toàn, lấy Ktc = 1,4.
  Vậy :
                       211,9
                Qa          = 151,35 (T).
                        1,4
  c) Kiểm tra khả năng chịu nén của cọc:
  Công thức kiểm tra:
  Ntt ≤ P
  Trong đó:
                Ntt = Kn . nc . n . m . N + G                                 (3.25)
  Với:
    - Kn: hệ số tin cậy , phụ thuộc vào cấp công trình. Với công trình cấp 3 thì
       Kn = 1,15.
    - nc: hệ số tổ hợp tải trọng, với tổ hợp tải trọng cơ bản thì nc = 1.
    - n: hệ số vượt tải, n = 1,25;
    - m: hệ số phụ thuộc điều kiện làm việc, m = 1;
    - N: tổng tải trọng tác dụng lên đầu cọc, N = 61,29 T
    - G: trọng lượng bản thân cọc, đối với cọc vuông a = 0,4m, dài 37m.
                  G = 2,5.0,4.0,4.37 = 14,8 (T)
   Thay vào công thức (3-25) ta có:
   Ntt = Kn . nc . n . m . N + G = 1,15 . 1 . 1,25 . 1 . 61,29 + 14,8 = 102,9 T.
   Ntt = 102,9 T < P = 156,78 T
   Vậy cọc đảm bảo khả năng chịu lực .
   3.3.1.4. Phân phối lực ngang tác dụng lên bến
   Khi bến chịu tác dụng của lực ngang: lực neo, lực va động của tàu thì bệ cọc
không những có chuyển vị tịnh tiến mà còn xoay quanh một tâm O nào đó, tâm O
này được gọi là tâm đàn hồi.
   Đặc điểm của tâm đàn hồi là một lực ngang bấtkỳ tác động vào bệ đi qua tâm đàn
hồi thì chỉ gây ra chuyển vị tịnh tiến mà không gây ra chuyển vị xoay cho bệ.
   Khi bệ chuyển vị tịnh tiến và xoay thì ở các đầu cọc phát sinh các phản lực Hi, do
khung bị xoay quanh tâm đần hồi và chuyển vị tịnh tiến nên các đầu cọc có chuyển
vị khác nhau, vì vậy các khung không chịu lực đều nhau mà có sự phân bố lực
ngang cho toàn bệ. Nhiệm vụ đặt ra là phải xác định được lực ngang tác dụng lên
các khung ngang, khung dọc.
    1) Xác định vị trí tâm đàn hồi
   Qua hàng cọc biên ngang và hàng cọc dọc trong cùng của bến, ta dựng một hệ
trục tọa độ XO1Y, trục X hướng theo hàng cọc ngang, trục Y hướng theo hàng cọc
dọc. Vị trí các đầu cọc được xác định theo hệ trục tọa độ trên (X i, Yi). Tọa độ tâm
đàn hồi được xác định theo điều 21.13 của 22TCN 207-92.
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                                                  Trang 36            Ngành: Kỹ Thuật Biển


      y


                                                                                                         a
                                                                                                         b
                                                                                                         c


                                                                                                          d

      o1
                                                                                                          e
                                                                                                                   x

               Hình 3.6. Hệ trục tọa độ xác định vị trí tâm đàn hồi.
   Theo điều 21.13 của 22TCN 207-92, tọa độ tâm đàn hồi được xác định theo công
thức:
                               n

                           H           yi       Xi
                  Xo      i 1
                               n
                                                      ;                                                  (3.26)
                               H  1
                                                 yi


                           n

                         H            xi   .Yi
                  Yo    i 1
                             n
                                                                                                          (3.27)
                           H  1
                                            xi


Trong đó:
    - H xi ; H yi : là phản lực ngang tác dụng lên đầu cọc thứ I do chuyển vị ngang
        bằng một đơn vị tại đó gây ra theo phương x và phương y (T/m);
           + Xi, Yi: tọa độ của cọc i so với các trục X và Y;
           + n: là tổng số cọc trong bến.                                      
      *) Trường hợp đối với cọc đơn:                                    X
                                                                                     H ix




Hình 3.7. Sơ đồ xác định lực đơn vị do chuyển vị bằng một đơn vị (đối với cọc đơn)
  Phản lực của các cọc đơn do chuyển vị ngang bằng một đơn vị theo các trục X và
Y trong trường hợp cọc được coi là ngàm trong bệ được xác định theo Điều 21.10
22-TCN-207-92.
                           12.i                                12.i
                  H xi           ;                   H yi                                              (3.28)
                           l 2 ui                              l 2 ui
  Trong đó:
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                                Trang 37                     Ngành: Kỹ Thuật Biển


     - i: độ cứng đơn vị;
                          E. J
                     i                                                                               (3.29)
                          lui
                                   12.E.J         12.E.J
                      H xi         3
                                          ; H yi  3                                                  (3.30)
                                    l ui           l ui
     - E: là mô đun đàn hồi của vật liệu làm cọc, E = 2,9.106 (T/m);
     - J: là mômen quán tính của tiết diện cọc (m4);
                        b.h 3 0,4.0,4 3
                                        0,00213 (m )
                                                    4
                     J=                                                                               (3.31)
                         12      12
     -     lu: là chiều dài chịu uốn của cọc, được xác định theo tiêu chuẩn thiết kế
           16TCXD 205-98:
                                   2
                     lu= l0 +                                                                         (3.32)
                                  bd
  Với:
    + lo: chiều cao tự do của cọc, tính từ trọng tâm mặt cắt ngang dầm đến giao
       điểm giữa đường đáy với tim cọc;
    +  bd : hệ số biến dạng (1/m) xác định theo công thức sau:
                                 K qd .bc
                      bd  5                                                                         (3.33)
                                  EJ
  Nguồn : 20TCN21-86.
    - bc: chiều rộng qui ước của cọc
                     bc = 1,5.d + 0,5 = 1,5 . 0,4 + 0,5 = 1,1 (m)
         d: tiết diện của cọc vuông, d = 0,4 m
         Kqd: hệ số tỷ lệ nền quy đổi được tính theo công thức:

   Kqd =
             1
            hm2
               K1 .h1 h1  2h2   K 2 .h2 h2  2h3   K 3 .h3 h3  2h4   ....  K n .hn
                                                                                              2
                                                                                                     (3.34)

     - Ki: hệ số đặc trưng cho hệ số nền của mỗi lớp, tra bảng phụ thuộc loại đất
       xung quanh cọc (cụ thể là độ sệt Is đối với lớp đất xung quanh cọc trừ đất
       cát)
     Điều kiện địa chất:
         Lớp 1: Bùn sét pha màu xám nâu
                   Is = 1,58  K1 = 65,0
         Lớp 2: Sét màu vàng lẫn ít sạn sỏi, trạng thái dẻo mềm
                   Is = 0,54  K2 = 460,0
         Lớp 3: Sét màu xám xanh, trạng thái dẻo chảy
                   Is = 0,80  K3 = 213,0
         Lớp 4: Sét pha trạng thái dẻo chảy
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                 Trang 38           Ngành: Kỹ Thuật Biển


             Is = 0,93  K4 = 116,8
      Lớp TK1: Sét màu vàng trạng thái dẻo cứng
             Is = 0,44  K5 = 536,0
      Lớp TK2: Sét pha màu vàng, xám ghi, trạng thái dẻo mềm
             Is = 0,54  K6 = 460
     - hi: chiều dày mỗi lớp trong phạm vi hm
     - hm: chiều dài đoạn cọc nằm trong đất .
Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư                          Trang 39         Ngành: Kỹ Thuật Biển




      Kết quả tính toán được trình bày trong bảng sau :


                                       Bảng 3.4.Bảng xác định chiều dài cọc tính toán bến xà lan.



       Lc   bc                                                                                             bc
                 lo         k1           h 2 K2          k3       h4 k4       h5 k5      h6 k6      K           Eb     J   αbd     Lu
H/c    (    (       hm h1                            h3                                                    (             4
                 (m         (T/          (m (T/          (T/      (m (T/      (m (T/     (m (T/     (T/         (T/    (m (1/      (m
ọc     m    m       (m) (m)                          (m)                                                   m
                 )          m4)          )   m4)         m4)      )  m4)      )  m4)     )  m4)     m4)         m2)    )   m)      )
       )    )                                                                                              )
            0,   4,   30,   9,7          2,          14,          1,   116,   1,         1,                1,   2,9.   0,0   0,4   8,
A      35   4    25   75    8     65     00   460    54    213    35   8      90   536   18   460   89,3   1    106    02    37    83
            0,   3,   31,   9,7          2,          14,          1,   116,   2,         0,                1,   2,9.   0,0   0,4   8,
B      35   4    90   10    9     65     15   460    54    213    67   8      20   536   75   460   91,4   1    106    02    39    46
            0,   5,   31,   10,          2,          14,          1,   116,   2,         1,                1,   2,9.   0,0   0,4   9,
C      37   4    25   75    20    65     15   460    60    213    51   8      05   536   24   460   89,0   1    106    02    36    83
            0,   4,   32,   10,          2,          14,          1,   116,   2,         1,                1,   2,9.   0,0   0,4   9,
D      37   4    50   50    30    65     35   460    65    213    75   8      20   536   25   460   90,4   1    106    02    38    07
            0,   4,   32,   9,6          2,          14,          1,   116,   2,         1,                1,   2,9.   0,0   0,4   9,
E      37   4    50   50    5     65     60   460    65    213    95   8      35   536   30   460   94,6   1    106    02    42    03
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship
Tm tk ben xa lan cang viconship

Contenu connexe

Tendances

Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
luuguxd
 
Nhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Nhà cao tầng btct - Võ Bá TầmNhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Nhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Dung Bui
 
CSD.HuynhQuocBinh
CSD.HuynhQuocBinhCSD.HuynhQuocBinh
CSD.HuynhQuocBinh
tgu_violet
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
JayTor RapPer
 

Tendances (20)

Bài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuônBài giảng về ván khuôn
Bài giảng về ván khuôn
 
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà NộiLuận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi tại Hà Nội
 
Thuyet minh
Thuyet minhThuyet minh
Thuyet minh
 
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng RobotĐề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
Đề tài: Giải pháp thi công cọc ly tâm ứng suất trước bằng Robot
 
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụngđồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỦ TỤC HẢI QUAN
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỦ TỤC HẢI QUANBÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỦ TỤC HẢI QUAN
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG THỦ TỤC HẢI QUAN
 
Quy trình thi công đường
Quy trình thi công đườngQuy trình thi công đường
Quy trình thi công đường
 
Tiểu luận logistics: Chuỗi cung ứng Logistics
Tiểu luận logistics: Chuỗi cung ứng LogisticsTiểu luận logistics: Chuỗi cung ứng Logistics
Tiểu luận logistics: Chuỗi cung ứng Logistics
 
HDSD phần mềm vẽ Tấm đan và Cống hộp
HDSD phần mềm vẽ Tấm đan và Cống hộpHDSD phần mềm vẽ Tấm đan và Cống hộp
HDSD phần mềm vẽ Tấm đan và Cống hộp
 
Qui trình công nghệ xếp dỡ nhóm hàng container 6993833
Qui trình công nghệ xếp dỡ   nhóm hàng container  6993833Qui trình công nghệ xếp dỡ   nhóm hàng container  6993833
Qui trình công nghệ xếp dỡ nhóm hàng container 6993833
 
Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqt
Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqtSlide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqt
Slide chương 1 cac phuong thuc giao dich trong tmqt
 
Nhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Nhà cao tầng btct - Võ Bá TầmNhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
Nhà cao tầng btct - Võ Bá Tầm
 
đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)đồ áN định mức chnh thuc (1)
đồ áN định mức chnh thuc (1)
 
CSD.HuynhQuocBinh
CSD.HuynhQuocBinhCSD.HuynhQuocBinh
CSD.HuynhQuocBinh
 
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biểnHợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
 
Thay đất kết hợp cọc cát và bệ phản áp trong xử lý nền đất yếu
Thay đất kết hợp cọc cát và bệ phản áp trong xử lý nền đất yếuThay đất kết hợp cọc cát và bệ phản áp trong xử lý nền đất yếu
Thay đất kết hợp cọc cát và bệ phản áp trong xử lý nền đất yếu
 
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầngĐề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
Đề tài: Tải trọng động do gió và động đất tác dụng lên nhà cao tầng
 
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5
500-cau-trac-nghiem-luat-kinh-te-co-dap-an-p5
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
 
Conguoc hs
Conguoc hsConguoc hs
Conguoc hs
 

En vedette

Ben tuong cu
Ben tuong cuBen tuong cu
Ben tuong cu
luuguxd
 
Do an cang bien coc ống d60
Do an cang bien coc ống d60Do an cang bien coc ống d60
Do an cang bien coc ống d60
luuguxd
 
đồ án Cảng Biển
đồ án Cảng Biểnđồ án Cảng Biển
đồ án Cảng Biển
robinking277
 
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁKHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
luuguxd
 
Thuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve boThuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve bo
luuguxd
 
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Young Boss
 
đồ áN môn học thuy loi
đồ áN môn học thuy loiđồ áN môn học thuy loi
đồ áN môn học thuy loi
buixuankiem
 
Tk cảng hiếu
Tk cảng   hiếuTk cảng   hiếu
Tk cảng hiếu
Hieu Le
 
Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn tỉnh ninh bình
Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn   tỉnh ninh bìnhThiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn   tỉnh ninh bình
Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn tỉnh ninh bình
Vcoi Vit
 
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTThuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
luuguxd
 
Tinh toan thiet ke song chan rac
Tinh toan thiet ke song chan racTinh toan thiet ke song chan rac
Tinh toan thiet ke song chan rac
eoicti
 
Thi cong ven bo
Thi cong ven boThi cong ven bo
Thi cong ven bo
luuguxd
 

En vedette (20)

105 tinh toan cong trinh ben
105 tinh toan cong trinh ben105 tinh toan cong trinh ben
105 tinh toan cong trinh ben
 
đồ áN cảng
đồ áN cảngđồ áN cảng
đồ áN cảng
 
Ben tuong cu
Ben tuong cuBen tuong cu
Ben tuong cu
 
Do an cang bien coc ống d60
Do an cang bien coc ống d60Do an cang bien coc ống d60
Do an cang bien coc ống d60
 
đồ án Cảng Biển
đồ án Cảng Biểnđồ án Cảng Biển
đồ án Cảng Biển
 
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁKHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
KHU NEO ĐẬU TÀU CÁ
 
Thuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve boThuyet minh ke bao ve bo
Thuyet minh ke bao ve bo
 
45.thuyet minh do an ket cau+thi cong
45.thuyet minh do an ket cau+thi cong45.thuyet minh do an ket cau+thi cong
45.thuyet minh do an ket cau+thi cong
 
210213 thuyet minh
210213 thuyet minh210213 thuyet minh
210213 thuyet minh
 
Thuyet minh tkco
Thuyet minh tkcoThuyet minh tkco
Thuyet minh tkco
 
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
Thuyet minh quy_hoach_cang_song_hong_9079_qx_ftsxlr67_20140221041616_65671
 
Thuyet minh 01052016
Thuyet minh 01052016Thuyet minh 01052016
Thuyet minh 01052016
 
đồ áN môn học thuy loi
đồ áN môn học thuy loiđồ áN môn học thuy loi
đồ áN môn học thuy loi
 
Tk cảng hiếu
Tk cảng   hiếuTk cảng   hiếu
Tk cảng hiếu
 
Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn tỉnh ninh bình
Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn   tỉnh ninh bìnhThiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn   tỉnh ninh bình
Thiết kế đê bình minh 3, huyện kim sơn tỉnh ninh bình
 
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWTThuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
Thuyet minh DATN đà tàu Cà Mau 15000 DWT
 
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cao cấp
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cao cấpDự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cao cấp
Dự án đầu tư xây dựng khu biệt thự cao cấp
 
download
downloaddownload
download
 
Tinh toan thiet ke song chan rac
Tinh toan thiet ke song chan racTinh toan thiet ke song chan rac
Tinh toan thiet ke song chan rac
 
Thi cong ven bo
Thi cong ven boThi cong ven bo
Thi cong ven bo
 

Similaire à Tm tk ben xa lan cang viconship

Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdfCong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Noi Nguyen
 
Ung dung phan mem Maxsurf kiem tra cac yeu to thuy tinh tau 13.500 DWT, Luong...
Ung dung phan mem Maxsurf kiem tra cac yeu to thuy tinh tau 13.500 DWT, Luong...Ung dung phan mem Maxsurf kiem tra cac yeu to thuy tinh tau 13.500 DWT, Luong...
Ung dung phan mem Maxsurf kiem tra cac yeu to thuy tinh tau 13.500 DWT, Luong...
Man_Ebook
 
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Tania Bergnaum
 
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung QuấtLàm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Nguyen Thanh Luan
 

Similaire à Tm tk ben xa lan cang viconship (20)

Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
 
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
 
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
Lập dự án đầu tư kinh doanh khai thác bãi chứa vỏ và sửa chữa vỏ container tạ...
 
Dự án Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng
Dự án Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàngDự án Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng
Dự án Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng
 
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
 
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
Dự án “Xây dựng cầu cảng nhập xuất hàng”
 
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdfCong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
Cong nghe thi cong Cang bien nuoc sau.pdf
 
Ung dung phan mem Maxsurf kiem tra cac yeu to thuy tinh tau 13.500 DWT, Luong...
Ung dung phan mem Maxsurf kiem tra cac yeu to thuy tinh tau 13.500 DWT, Luong...Ung dung phan mem Maxsurf kiem tra cac yeu to thuy tinh tau 13.500 DWT, Luong...
Ung dung phan mem Maxsurf kiem tra cac yeu to thuy tinh tau 13.500 DWT, Luong...
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về hàng hải, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về hàng hải, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về hàng hải, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về hàng hải, HAY
 
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các cảng, bến...
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các cảng, bến...Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các cảng, bến...
Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước tại các cảng, bến...
 
thi cong cac cong trinh thuy loi
thi cong cac cong trinh thuy loithi cong cac cong trinh thuy loi
thi cong cac cong trinh thuy loi
 
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55
đồ áN tốt nghiệp đường ống lvhieu k55
 
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân ...
 
Luận Văn Cảng Hàng Không Quốc Tế Cát Bi – Hải Phòng.doc
Luận Văn Cảng Hàng Không Quốc Tế Cát Bi – Hải Phòng.docLuận Văn Cảng Hàng Không Quốc Tế Cát Bi – Hải Phòng.doc
Luận Văn Cảng Hàng Không Quốc Tế Cát Bi – Hải Phòng.doc
 
Đề tài: Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân c...
Đề tài: Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân c...Đề tài: Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân c...
Đề tài: Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ phần tân c...
 
Dự án Đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và Nuôi trồng thủ...
Dự án Đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và Nuôi trồng thủ...Dự án Đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và Nuôi trồng thủ...
Dự án Đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và Nuôi trồng thủ...
 
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
 
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung QuấtLàm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
Làm rõ thêm lựa chọn cao độ đỉnh bến Cảng Chân mây và Dung Quất
 
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho cảng Đình Vũ, HAY
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho cảng Đình Vũ, HAYLuận văn: Thiết kế cung cấp điện cho cảng Đình Vũ, HAY
Luận văn: Thiết kế cung cấp điện cho cảng Đình Vũ, HAY
 
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho cảng Đình Vũ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho cảng Đình Vũ, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế cung cấp điện cho cảng Đình Vũ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho cảng Đình Vũ, HAY, 9đ
 

Plus de Nguyen Thanh Luan

Physical model for coastal inlet
Physical model for coastal inletPhysical model for coastal inlet
Physical model for coastal inlet
Nguyen Thanh Luan
 
Tính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảng
Tính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảngTính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảng
Tính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảng
Nguyen Thanh Luan
 
Giải pháp đê lấn biển trên nền đất yếu không xử lý
Giải pháp đê lấn biển trên nền đất yếu không xử lýGiải pháp đê lấn biển trên nền đất yếu không xử lý
Giải pháp đê lấn biển trên nền đất yếu không xử lý
Nguyen Thanh Luan
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nguyen Thanh Luan
 
Sự tương quan giữa hai ngành kinh tế biển: cảng- đóng tàu
Sự tương quan giữa hai ngành kinh tế biển: cảng- đóng tàuSự tương quan giữa hai ngành kinh tế biển: cảng- đóng tàu
Sự tương quan giữa hai ngành kinh tế biển: cảng- đóng tàu
Nguyen Thanh Luan
 
Cam nang quy hoach khong gian bien final
Cam nang quy hoach khong gian bien finalCam nang quy hoach khong gian bien final
Cam nang quy hoach khong gian bien final
Nguyen Thanh Luan
 
Shore protection manual-Volume II
Shore protection manual-Volume IIShore protection manual-Volume II
Shore protection manual-Volume II
Nguyen Thanh Luan
 
Cơ chế xói lở bãi biển Đồi Dương và đề xuất giải pháp phòng chống
Cơ chế xói lở bãi biển Đồi Dương và đề xuất giải pháp phòng chốngCơ chế xói lở bãi biển Đồi Dương và đề xuất giải pháp phòng chống
Cơ chế xói lở bãi biển Đồi Dương và đề xuất giải pháp phòng chống
Nguyen Thanh Luan
 
Chinh tri doan song cam luong vao cang hp
Chinh tri doan song cam luong vao cang hpChinh tri doan song cam luong vao cang hp
Chinh tri doan song cam luong vao cang hp
Nguyen Thanh Luan
 
Ltdtc tk de chan song cong trinh cang
Ltdtc tk de chan song cong trinh cangLtdtc tk de chan song cong trinh cang
Ltdtc tk de chan song cong trinh cang
Nguyen Thanh Luan
 

Plus de Nguyen Thanh Luan (20)

Pianc guide on channel design
Pianc guide on channel designPianc guide on channel design
Pianc guide on channel design
 
Dinh vu
Dinh vuDinh vu
Dinh vu
 
Rubble mound breakwater
Rubble mound breakwaterRubble mound breakwater
Rubble mound breakwater
 
Physical model for coastal inlet
Physical model for coastal inletPhysical model for coastal inlet
Physical model for coastal inlet
 
De baodbscl
De baodbsclDe baodbscl
De baodbscl
 
Tính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảng
Tính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảngTính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảng
Tính toán thông số sóng nhiễu xạ trong bể cảng
 
Giải pháp đê lấn biển trên nền đất yếu không xử lý
Giải pháp đê lấn biển trên nền đất yếu không xử lýGiải pháp đê lấn biển trên nền đất yếu không xử lý
Giải pháp đê lấn biển trên nền đất yếu không xử lý
 
Nc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de giNc qua trinh boi lap cua de gi
Nc qua trinh boi lap cua de gi
 
Sự tương quan giữa hai ngành kinh tế biển: cảng- đóng tàu
Sự tương quan giữa hai ngành kinh tế biển: cảng- đóng tàuSự tương quan giữa hai ngành kinh tế biển: cảng- đóng tàu
Sự tương quan giữa hai ngành kinh tế biển: cảng- đóng tàu
 
Cam nang quy hoach khong gian bien final
Cam nang quy hoach khong gian bien finalCam nang quy hoach khong gian bien final
Cam nang quy hoach khong gian bien final
 
Shore protection manual-Volume II
Shore protection manual-Volume IIShore protection manual-Volume II
Shore protection manual-Volume II
 
Cơ chế xói lở bãi biển Đồi Dương và đề xuất giải pháp phòng chống
Cơ chế xói lở bãi biển Đồi Dương và đề xuất giải pháp phòng chốngCơ chế xói lở bãi biển Đồi Dương và đề xuất giải pháp phòng chống
Cơ chế xói lở bãi biển Đồi Dương và đề xuất giải pháp phòng chống
 
Mc de bien p2
Mc de bien p2Mc de bien p2
Mc de bien p2
 
Đập mỏ hàn
Đập mỏ hànĐập mỏ hàn
Đập mỏ hàn
 
Datn thiet ke dap pha song
Datn  thiet ke dap pha songDatn  thiet ke dap pha song
Datn thiet ke dap pha song
 
Habour and dock engineering
Habour and dock engineeringHabour and dock engineering
Habour and dock engineering
 
Chinh tri doan song cam luong vao cang hp
Chinh tri doan song cam luong vao cang hpChinh tri doan song cam luong vao cang hp
Chinh tri doan song cam luong vao cang hp
 
Mike by DHI_2011uk
Mike by DHI_2011ukMike by DHI_2011uk
Mike by DHI_2011uk
 
Do tin cay cac cong trinh tren bien_Nguyen Vi
Do tin cay cac cong trinh tren bien_Nguyen ViDo tin cay cac cong trinh tren bien_Nguyen Vi
Do tin cay cac cong trinh tren bien_Nguyen Vi
 
Ltdtc tk de chan song cong trinh cang
Ltdtc tk de chan song cong trinh cangLtdtc tk de chan song cong trinh cang
Ltdtc tk de chan song cong trinh cang
 

Tm tk ben xa lan cang viconship

  • 1. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 1 Ngành: Kỹ Thuật Biển Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................2 CHƢƠNG 1.GIỚI THIỆU CHUNG. ..................................................................3 1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công trình bến xà lan cảng Viconship. .................4 1.2. Điều kiện tự nhiên. ....................................................................................5 1.3. Kết luận. ......................................................................................................8 1.4. Các tài liệu cần thiết. .................................................................................9 CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ QUI HOẠCH MẶT BẰNG. ...................................10 2.1. Xác định kích thƣớc cơ bản các bộ phận công trình. ...........................11 2.2. Đề xuất, lựa chọn phƣơng án mặt bằng. ................................................14 CHƢƠNG 3.THIẾT KẾ SƠ BỘ CÁC PHƢƠNG ÁN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH ......................................................................................................................17 3.1. Đề xuất phƣơng án kết cấu công trình...................................................18 3.2. Xác định tải trọng do tàu tác dụng lên công trình. ............................... 21 3.3. Tính toán nội lực các phƣơng án kết cấu. .............................................25 CHƢƠNG 4. SO SÁNH LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ. ................99 4.1. Lựa chọn phƣơng án thiết kế. ...............................................................103 4.2. Tính toán cọc cầu tàu phƣơng án chọn. ...............................................104 4.3. Tính toán dầm tựa tàu. ..........................................................................109 4.4. Nạo vét khu nƣớc trƣớc bến. ................................................................113 CHƢƠNG 5.TRÌNH TỰ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP THI CÔNG. .............114 5.1. Trình tự tiến hành thi công. ..................................................................115 5.2.Các điểm lƣu ý trong quá trình thi công. .............................................115 CHƢƠNG 6. DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH. ......................................................117 6.1. Cơ sở lập dự toán xây lắp......................................................................118 6.2. Dự toán chi tiết xây dựng công trình. ..................................................118 CHƢƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................120 7.1. Kết luận. ..................................................................................................121 7.2. Kiến nghị . ...............................................................................................121
  • 2. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 2 Ngành: Kỹ Thuật Biển LỜI MỞ ĐẦU Đối với nước ta, một quốc gia có khoảng 3260 km bờ biển kéo dài dọc theo chiều dài đất nước cùng với một mạng lưới sông ngòi dày đặc . Đây là một điều kiện rất thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy. Trong sự phát triển chung của ngành giao thông vận tải đường thủy của cả đất nước , cảng Hải Phòng là một đầu mối giao thông quan trọng trong việc giao lưu hàng hóa khu vực phía Bắc với các vùng kinh tế trong nước, trong nước với nước ngoài. Hiện tại đây là một thương cảng lớn nhất phía bắc Việt Nam, hàng năm đảm nhận 85 ÷ 90 % tổng khối lượng hàng khô thông qua nhóm cảng phía Bắc . Với nhu cầu phát triển nền kinh tế giai đoạn tới cảng Hải Phòng vẫn được xác định là một cảng tổng hợp trọng điểm, được ưu tiên đầu tư ở khu vực phía Bắc nhằm tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp, tàu container đến 10000 DWT và lớn hơn. Để đáp ứng sự phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu của các chủ tàu, chủ hàng, tăng sức hấp dẫn của cảng Green Port Viconship cũng như mở rộng nhu cầu phục vụ hàng container cũng như các hàng khác, hội đồng của công ty cổ phần container Việt Nam đã phê duyệt dự án xây dựng bến xà lan 400 DWT cảng Viconship. Mục tiêu của đồ án là đi vào thiết kế kĩ thuật, lựa chọn phương án kết cấu cho bến xà lan 400 DWT cảng Viconship – Chùa Vẽ - Hải phòng. Đồ án xét trong phạm vi cảng chùa vẽ thuộc thành phố Hải Phòng, vị trí đặt công trình là thuộc phần đất của công ty cổ phần container phía bắc liền kề với cầu tầu liền bờ số 2 của cảng Chùa Vẽ. Trong quá trình thực hiện đồ án em áp dụng những phương pháp như : nghiên cứu, kế thừa các thiết kế và các đồ án tốt nghiệp sinh viên án về bến cảng đã thực hiện trước đây. Thu thập, phân tích xử lí các tài liệu cần thiết, áp dụng tính toán theo các qui phạm của nhà nước ban hành về thiết kế bến cảng. Dùng mô hình toán (phần mềm SAP 2000) để phục vụ cho việc tính toán và Phương pháp khái toán, phương pháp phân tích kinh tế, kỹ thuật. Đồ án có 7 chương trong đó chương 1 là Giới thiệu chung về vị trí , các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực đặt công trình. Chương 2 đi vào tính toán kích thước các bộ phận cơ bản của công trình và lựa chọn phương án mặt bằng. Thiết kế sơ bộ các phương án kết cấu và lựa chọn phương án tối ưu nhất để đi vào tính toán thiết kế chi tiết được trình bày trong chương 3 và chương 4. Chương 5 đưa ra trình tự và và một số biện pháp thi công chủ yếu. Chương 6 là tính toán giá thành xây dựng công trình và chương 7 là kết luận và kiến nghị. Trong suốt quá trình thực hiện đồ án em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô giáo là Thạc Sĩ Lê Thị Hương Giang và Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thế Nguyên đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án này. Tuy đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, cùng với sự nỗ lực hết mình của bản thân nhưng do trình độ bản thân có hạn và kinh nghiệm thực tế chưa có nên trong đồ án khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy ,cô để sau này tốt nghiệp, ra trường em có thể hoàn thành công việc được tốt hơn . Em xin chân thành cảm ơn!
  • 3. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 3 Ngành: Kỹ Thuật Biển CHƢƠNG 1.GIỚI THIỆU CHUNG.
  • 4. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 4 Ngành: Kỹ Thuật Biển 1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công trình bến xà lan cảng Viconship. 1.1.1. Vị Trí. Vị trí xây dựng công trình là tại cảng chùa vẽ, thành Phố Hải Phòng .Thành phố Hải Phòng nằm ở bờ biển đông bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 102 km. Hải Phòng là thành phố lớn thứ 3 của cả nước và có cảng biển lớn nhất miền Bắc. Hải Phòng có diện tích là 1.519 km2, có 2 huyện đảo: Cát Bà và Bạch Long Vĩ. Hải Phòng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 24 độ C, lượng mưa 1.600 - 1.800mm và độ ẩm là 85 - 86%. Hải Phòng là trung tâm thương mại, giao thông vận tải quan trọng của miền bắc Việt Nam, cầu nối giữa các tỉnh phía bắc với thị trường thế giới thông qua hệ thống cảng biển. Hải Phòng được nối liền với nhiều tỉnh, thành bằng đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không. Hệ thống cảng biển của Hải Phòng có lượng hàng hoá thông qua lớn nhất trong các cảng miền bắc. Cảng Hải Phòng có trang thiết bị hiện đại, an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Mạng lưới đường bộ của Hải Phòng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá đến Hà Nội và các tỉnh phía bắc thông qua quốc lộ số 5 và quốc lộ số 10. Mạng lưới đường sông của Hải Phòng cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá. Tuyến đường sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai, nối liền với Côn Minh (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc) tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hoá tới phía nam Trung Quốc. Tuyến Hải Phòng - Hà Nội nối liền trực tiếp với nhiều thành phố thị xã đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Bến xà lan cảng Viconship nằm trên khu đất, khu nước tại phía hạ lưu cầu tàu số 2 nằm ở bờ trái luồng sông Cấm, phía thượng lưu bến (tây bắc ) giáp với cầu tàu số 2, phía hạ lưu (đông nam) giáp cảng Container Chùa Vẽ, phía tây nam giáp tuyến kè bảo vệ bờ bãi Container. Tuyến mép bến xà lan cách tuyến nối giữa hạ lưu bến hải đăng với điểm đầu phía hạ lưu cầu tàu số 2 là khoảng 13,5m. Hình 1.1. Vị Trí Cảng Chùa Vẽ.
  • 5. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 5 Ngành: Kỹ Thuật Biển 1.1.2. Tải trọng của bến. 1.1.2.1. Xà lan neo cập khai thác. xà lan xếp hàng hoá 400 DWT có các thông số kỹ thuật sau: - Chiều dài xà lan: Lt = 46,0 m. - Chiều rộng xà lan: Bt = 7,5 m. - Mớn nước xà lan đầy tải: Tc = 2,4 m. - Mớn nước xà lan không tải: To = 0,4 m. 1.1.2.2. Tải trọng khai thác cầu tầu. - Tải trọng hàng hoá: q = 4 T/m2. - Cần cẩu bánh hơi sức nâng 25T: + Áp lực lớn nhất lên một chân cần cẩu: 39T. + Khoảng cách giữa hai chân chống: 4,4 m. + Kích thước chân đế : 36x36 (cm). - Tải trọng ôtô: Tương đương ôtô H30 1.1.2.3. Điều kiện khai thác . - Vận tốc gió: Vgió = 20 m/s. (cấp 8) - Vận tốc dòng chảy: Tính toán với vận tốc dòng chảy hướng dọc: V dc = 1,62 m/s. - Chiều cao sóng: H = 0,5 m. 1.1.2.4. Công nghệ khai thác trên bến. - Tuyến trên bến: Sử dụng cần cẩu bánh hơi để bốc xếp các cấu kiện phục vụ xà lan. - Tuyến sau bến: công tác vận chuyển từ bến vào bãi và ngược lại, sử dụng ôtô H30. 1.2. Điều kiện tự nhiên. 1.2.1. Điều kiện địa hình. Đặc điểm địa hình được trình bày trong bình đồ khảo sát khu vực xây dựng tỷ lệ 1/500 do công ty cổ phần Tư vấn Xây Dựng Công Trình Hàng hải lập tháng 02 năm 2007. 1.2.2. Điều kiện địa chất. Tài liệu địa chất của khu vực được trình bày ở bảng sau: Bảng 1.1. Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý cơ bản các lớp đất. Chỉ tiêu cơ lý cơ bản. Lớp đất. Đặc điểm. γw(T/m ) φ( Độ ) C(Kg/cm2) Is 3 αW αK Bùn sét màu xám 1a nâu, 1,63 2017' 0,07 1,4 trạng thái chảy Bùn sét pha màu 1 xám nâu, 1,74 3005' 0,06 1,58 trạng thái chảy 2 Bùn sét 1,87 7044' 0,09 0,54
  • 6. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 6 Ngành: Kỹ Thuật Biển pha màu xám nâu, trạng thái chảy Sét màu xám 3 xanh, 1,79 5049' 0,11 0,8 trạng thái chảy. Sét pha, Trạng 4 1,9 5008' 0,08 0,93 thái dẻo chảy. Sét màu vàng, TK1 1,94 12046' 0,2 0,44 trạng thái dẻo cứng. Sét pha màu vàng, TK2 1,94 6050' 0,2 0,54 xám ghi trạng thái dẻo mềm. Cát hạt trung màu xám 5 26025' 33037' trắng, trạng thái chặt Cát hạt to lẫn cuội sỏi thạch anh màu 5b 24047' 320345' xám trắng, trạng thái rất chặt. sét pha màu đỏ, 6 2,00 15049' 0,2 0,1 trạng thái nửa cứng. Nguồn : Hồ sơ khảo sát địa chất số: 05-KSĐC-03 tháng 02 năm 2007 do công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình hàng hải lập. Từ bảng tổng hợp trên ta có thể thấy địa chất của khu vực xây dựng công trình tương đối yếu, các lớp chủ yếu là đất sét và á sét ở trạng thái chảy, lớp đất tốt nằm ở dưới sâu.
  • 7. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 7 Ngành: Kỹ Thuật Biển 1.2.3. Điều kiện khí tượng thuỷ văn 1.2.3.1. Đặc điểm khí tượng a) Gió Hướng gió thịnh hành là hướng Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam và Nam, trong đó gió hướng Đông có tần suất 31,32 %, Tiếp theo là hướng Bắc có tần suất 15,36 %, Đông Nam có tần suất 14,55%, Nam có tần suất 12,13 % và Đông Bắc có tần suất 10,3 %, còn lại là các hướng khác. Gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tốc độ trung bình trong các tháng đạt 4,4 m/s (tháng 2) đến 4,9 m/s (tháng 11). Tốc độ W >15 m/s chỉ chiếm 5%. Gió mùa Tây Nam chỉ xuất hiện tháng 6  8, tốc độ gió trung bình cao hơn các tháng khác trong năm đạt 9,7 m/s vào tháng 8 và 6,0 m/s vào tháng 7. Tốc độ gió bão quan trắc được Wmax = 40 m/s (tháng 6/1989). b) Bão Theo số liệu thống kê của tổng cục khí tượng thủy văn. Tại khu vực này bão thường đổ bộ vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Tần suất bão thống kê từ năm 1960  1994 cho thấy tháng 11 ít bão nhất, chiếm 3,4%, tháng 7 là tháng có nhiều bão nhất, chiếm 33,3%. Tốc độ gió cực đại Wmax = 40 m/s quan trắc được nhiều lần tại Hòn Dấu và đặc biệt cơn bão WENDY (1968) tại Phũ Liễn có tốc độ gió đạt Wmax = 50 m/s. c) Mưa Theo số liệu thống kê 10 năm tại khu vực, tổng lượng mưa trung bình năm là 1.459 mm, năm có lượng mưa lớn nhất đạt 2.292,8 mm (1992) và năm có lượng mưa ít nhất 764,1 mm (1991). Tại khu vực nghiên cứu, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tổng lượng mưa trung bình trong mùa mưa là 1.254,1 mm, chiếm 85,9% lượng mưa trong năm. Tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất là tháng 8 (292 mm) chiếm 19,32% lượng mưa cả năm. Lượng mưa trung bình các tháng trong mùa mưa là 209 mm, trong mùa khô chỉ có 34,2 mm. Số ngày mưa trung bình nhiều năm là 150,1 mm/ngày, năm có ngày mưa nhiều nhất là năm 1992 có 200 ngày, năm có số ngày mưa ít nhất là năm 1987 có 125 ngày. 1.2.3.2. Đặc điểm thủy văn a) Thủy triều – mực nước Cửa sông Cấm bị ảnh hưởng bởi chế độ nhật triều, trong một ngày xuất hiện một đỉnh triều và một chân triều, độ lớn thủy triều có thể đạt tới 4 m vào kì triều cường. Khu vực sông Cấm từ Chùa Vẽ đến cảng Cấm bị ảnh hưởng triều biển và dòng chảy sông. Khi lan truyền vào sông Cấm, độ lớn thủy triều có giảm chút ít so với triều tại Hòn Dấu nhưng không đáng kể, chân triều và đỉnh triều được nâng khoảng 0,4 m vào mùa kiệt và có thể còn cao hơn vào mùa lũ. Thời gian xuất hiện đỉnh triều tại cửa Cấm thường chậm hơn so với tại Hòn Dấu 1  2 giờ, chân triều thường xuất hiện chậm hơn 2  3 giờ. Một số đặc trưng thủy triều (trạm Hòn Dấu): - Mực nước trung bình nhiều năm : + 1,9 m (Hải Đồ) - Mực nước triều cao nhất : + 4,21 m - Mực nước triều thấp nhất : - 0,07 m
  • 8. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 8 Ngành: Kỹ Thuật Biển - Biên độ triều lớn nhất trong ngày : 3,94 m Bảng 1.2. Tần suất mực nước giờ. P% 1 5 50 99 H (m) 4,1 3,5 2,4 0,6 Nguồn : Tổng cục khí tượng thủy văn năm 2001. b) Dòng chảy Lưu lượng bình quân nhiều năm của sông Cấm là 353 m3/s. Lưu lượng lớn nhất ghi nhận được là 3360 m3/s, lượng nước tải ra biển trung bình khoảng 12 km3/năm. Mùa kiệt dòng chảy thủy triều theo hướng từ biển vào sông chiếm 9  11 giờ vào kỳ triều cường và 8  10 giờ vào kỳ triều yếu, với vận tốc trung bình 0,2  0,3 m/s, cực đại đến 0,8  1,0 m/s; vận tốc dòng chảy khi triều xuống trung bình là 0,3  0,5 m/s, đạt cực đại 1,8  2,6 m/s. Trong mùa mưa, nếu xuất hiện lũ lớn có thể không có dòng triều lên. Điều này cho thấy chế độ dòng chảy ở đây khá phức tạp, phụ thuộc không chỉ vào thủy triều mà còn phụ thuộc rất nhiều vào cường suất lũ. Dựa vào số liệu của hai ngày đầu và cuối của đợt khảo sát vào mùa khô 2001 nói trên có thể thấy: thời gian này lượng nước đổ ra ngoài sông không đáng kể nên tính chất dòng chảy là thuận nghịch, có hai pha rõ rệt là triều lên và triều xuống. Khi triều xuống vận tốc dòng chảy giảm từ mặt xuống đáy nhưng chênh lệch giữa các lớp so với trị số trung bình là không đáng kể; khi triều lên hiện tượng phức tạp hơn, đôi khi vận tốc dòng chảy lớp giữa lớn hơn lớp mặt; tần suất dòng chảy hướng ra biển (triều xuống) khoảng 60%. Trong một ngày đêm, chênh lệch giữa lượng nước từ sông đổ ra biển và lượng nước từ biển theo thủy triều xâm nhập vào sông khoảng 4.000  5.000 m3. c) Sóng Sóng tại vùng cửa Nam Triệu thịnh hành theo hướng Đông và Đông Bắc trong mùa khô, độ cao sóng trung bình khoảng 0,5  0,75 m. Mùa hè thịnh hành sóng Đông Nam với độ cao trung bình 0,7  0,9 m. Với độ cao như vậy, sóng chỉ tác động vào một phạm vi khá hẹp vùng cửa sông Bạch Đằng, không lan truyền vào sâu trong sông và trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên nếu sóng gặp mực nước triều cường và gió thổi vào bờ gây nên hiện tượng nước dâng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của sông Cấm, ảnh hưởng đến mực nước và dòng chảy. 1.3. Kết luận. Với lợi thế về địa lý, tài nguyên biển và hệ thống kết cấu hạ tầng so với các tỉnh khác trong vùng duyên hải Bắc Bộ ,nên Hải Phòng là trọng điểm của vùng kinh tế phía Bắc có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, có vai trò động lực lan tỏa đến sự phát triển kinh tế của các tỉnh trong vùng Bắc Bộ, trực tiếp là Đồng bằng sông Hồng. Được thiên nhiên ưu đãi cảng Hải Phòng có hệ thống sông ngòi liên kết với nhau, nếu được khai thác tốt việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cảng Hải Phòng là một đầu mối giao thông quan trọng trong việc giao lưu hàng hóa khu vực phía Bắc với các vùng kinh tế trong nước, trong nước với nước ngoài. Hiện tại đây là một thương cảng lớn nhất phía Bắc Việt Nam, hàng năm đảm nhận 85 ÷ 90 % tổng khối lượng hàng khô thông qua nhóm cảng phía Bắc. Trong thời kỳ
  • 9. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 9 Ngành: Kỹ Thuật Biển đổi mới, đặc biệt năm 1999 – 2000 tốc độ tăng hàng hóa qua cảng đạt trên 11%/năm Và với nhu cầu phát triển nền kinh tế giai đoạn tới cảng Hải Phòng vẫn được xác định là một cảng tổng hợp trọng điểm, được ưu tiên đầu tư ở khu vực phía Bắc nhằm tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp, tàu container đến 10000 DWT và lớn hơn. Để đáp ứng sự phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu của các chủ tàu, chủ hàng, tăng sức hấp dẫn của cảng Green Port Viconship cũng như mở rộng nhu cầu phục vụ hàng container cũng như các hàng khác, Hội đồng của công ty cổ phần container Việt Nam đã phê duyệt dự án xây dựng bến xà lan 400 DWT cảng Viconship. Địa điểm xây dựng bến sà lan thuộc phần đất của công ty cổ phần container phía bắc liền kề với cầu tầu liền bờ số 2. Đây cũng là một thuận lợi để thi công bến xà lan trong việc cung cấp điện, nước, đổ bê tông, rải mốc định vị công trình. Tuy nhiên cũng có một số điều kiện khó khăn như: - Thi công dưới nước khó khăn hơn rất nhiều so với trên bờ do sóng, vì vậy việc thực hiện an toàn lao động gặp nhiều khó khăn. - Việc luồng sông Cấm có độ sâu lớn, hay có tầu lớn đi lại do đó sóng rất lớn. Và do khu vực Hải Phòng là một trong những nơi chịu ảnh hưởng rất mạnh của thủy triều nên ảnh hưởng tới tính ổn định, chính xác của các thiết bị thi công và thi công bê tông các hạng mục nằm trong vùng mực nước dao động. - Độ lớn triều trung bình trên dưới 3,5m vào kỳ triều cường và mực nước lên xuống nhanh có thể đạt 0,5m/giờ gây rất nhiều khó khăn cho việc thi công. Từ những phân tích trên cho thấy việc xây dựng bến sà lan cảng Viconship là cần thiết. Những khó khăn có thể khắc phục trong khi thiết kế kết cấu và thi công công trình. 1.4. Các tài liệu cần thiết. - Quy chuẩn xây dựng. - Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. - Công trình bến cảng Biển – tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 207-92. - Công trình bến cảng Sông – tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 206-92. - Tải trọng và tác động (do sóng và do tầu) lên công trình thủy – tiêu chuẩn thiết kế 22 TCN 222-95. - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công TCVN- 4116-85. - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển TCXDVN 327:2004. - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối TCVN- 4453-1995. - Nền các công trình thủy công – TCVN 4253-86. - Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205-1998. - Chống ăn mòn trong xây dựng TCXD 3993-85. - Kết cấu thép TCXDVN 338-2005. - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCXDVN 356-2005.
  • 10. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 10 Ngành: Kỹ Thuật Biển CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ QUI HOẠCH MẶT BẰNG.
  • 11. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 11 Ngành: Kỹ Thuật Biển 2.1. Xác định kích thƣớc cơ bản các bộ phận công trình. 2.1.1. Mực nước thấp thiết kế. Theo tiêu chuẩn thiết kế công trình bến cảng biển 22TCN207- 92, mực nước tính toán là mực nước thấp nhất theo một tần suất đảm bảo nhất định được xác định theo đường đảm bảo tần suất nhiều năm của mực nước ngày. Mực nước thấp thiết kế (MNTTK) được lấy theo bảng 1(22TCN207-92), phụ thuộc vào hiệu số giữa mực nước có tần suất đảm bảo 50% (H50%) và mực nước thấp nhất Hmin. Từ bảng 1.2(trong chương 1), ta có H50% = + 2,4 m. Theo số liệu thống kê mực nước triều thấp nhất đo được tại trạm Hòn Dấu là: Hmin = -0.07 m. Vậy : H50% - Hmin = 2,4 – (-0,07) = 2,47 m. Theo bảng 1 của tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 207 – 92 với : H50% - Hmin = 2,47 , thì mực nước thấp thiết kế ứng với tần suất 99%. Tra bảng 1.2(chương 1) ta có mực nước ứng với tần suất 99% là H99% = + 0,6 m. Vậy MNTTK = + 0,6 m. 2.1.2. Mực nước cao thiết kế . Theo giáo trình “Công trình bến cảng” – NXB xây dựng, mực nước cao thiết kế (MNCTK) phụ thuộc vào cấp công trình. Với công trình là cấp III (dựa vào năng lực phục vụ hàng hóa của bến) thì MNCTK lấy với mực nước ứng với tần suất 5%. Từ bảng 1.2 ta có mực nước ứng với tần suất 5% là H5% = + 3,5 m. Vậy MNCTK = + 3,5 m. 2.1.3. Cao trình đỉnh bến. Cao trình đỉnh bến được xác định theo hai tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn chính: - Tiêu chuẩn kiểm tra: 2.1.3.1. Theo tiêu chuẩn chính. Cao trình đỉnh bến được xác định theo công thức:  Đỉnh bến =  H50% + a (2.1) Trong đó:
  • 12. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 12 Ngành: Kỹ Thuật Biển - H50%: Cao trình mực nước ứng với tần suất p = 50% của đường tần suất lũy tích hàng giờ được quan sát trong nhiều năm. Theo bảng 1.2 H50% = +2,4 m; - a: Độ vượt cao dự phòng của bến , a = 2 m (ứng với cảng biển), do bến đặt tại đoạn sông chịu ảnh hưởng mạnh của triều nên ta có thể lấy a = 2m. Thay vào (2.1) ta có :  Đỉnh bến =  H50% + a = 2,4 + 2 = + 4,4 m (2.2) 2.1.3.2. Theo tiêu chuẩn kiểm tra. Cao trình đỉnh bến được xác định theo công thức sau : Đỉnh bến = H(1%÷5%) + a’. (2.3) Trong đó: - H(1%÷5%) : Cao trình mực nước ứng với tần suất P = 1% ÷ 5% của đường lũy tích hàng giờ được quan sát trong nhiều năm, lấy mực nước ứng với p = 5%. theo bảng 1.2 H5% = + 3,5 m. - a’: độ vượt cao dự phòng của bến, a’ = 0 ÷ 1 m, chọn a’ = 1 m. Thay vào (2.3 )có : Đỉnh bến = H5% + a’ = 3,5 + 1 = + 4,5m. (2.4) Từ kết quả tính toán ở trên ta chọn Đỉnh bến theo tiêu chuẩn cho giá trị lớn hơn. Vậy Đỉnh bến = +4,5 m. 2.1.4. Độ sâu trước bến. Theo Tiêu chuẩn 22TCN 207-92 ta có: Độ sâu chạy tàu được tính theo công thức: Hct = Ttt + Z1 + Z2 + Z3 + Z4 (2.5) Độ sâu thiết kế được xác định theo công thức: Hb = Hct + Z5 (2.6) Hình 2.1: Sơ đồ các cao trình và các chiều sâu, chiều cao trước bến. Trong đó: - Ttt: mớn nước của tàu tính toán
  • 13. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 13 Ngành: Kỹ Thuật Biển Ttt = Tc + T (2.7) Với: - Tc: mớn nước có tải của tàu tính toán, Tc= 2,4 m; - T: giá trị xét đến sự thay đổi của dung trọng nước. Giá trị của T được xác định dựa theo bảng 2 trong tiêu chuẩn 22TCN 207 – 92, ta có T = 0. - Z1: dự phòng chạy tàu tối thiểu tra theo bảng 3 –22 TCN207 - 92 phụ thuộc vào loại đất ở đáy khu nước . Với lớp đất ở đáy là đất bùn thì : Z1 = 0,04T = 0,04.2,4 = 0,096 m. - Z2: dự phòng do sóng, xác định dựa vào chiều cao sóng cho phép tại khu nước trong cảng . Với chiều cao sóng hs = 0,5 m chọn Z2 = 0. - Z3: dự phòng về vận tốc (tính đến sự thay đổi mớn nước của tàu khi chạy so với mớn nước của tàu neo đậu khi nước tĩnh), xác định theo bảng 5 – 22TCN207 – 92, có Z3 = 0,15 m. - Z4: độ dự phòng nghiêng lệch tàu do xếp hàng hóa không đều, do hàng hóa bị xê dịch. Phụ thuộc vào loại hàng hóa, Tra bảng 6 – 22TCN207 – 92, ta có Z0 = 0,026 . B = 0,026 . 7,5 = 0,195 m. (Tàu chở hàng khô, hỗn hợp). - Z5: dự phòng do sa bồi, và hàng hóa rơi vãi trong khu nước của cảng. Lấy tùy thuộc vào lượng sa bồi trong khoảng thời gian giữa hai lần nạo vét, duy tu, nhưng yêu cầu Z4  0,4 m. Chọn Z4 = 0,4 m. Vậy : Độ sâu chạy tàu : Hct = Ttt + Z1 + Z2 + Z3 + Z4. Hct = 2,4 + 0,096 + 0 + 0,15 + 0,195 = 2,84 m (2.8) Độ sâu thiết kế : Hb = 2,84 + 0,4 = 3,24 m. (2.9) 2.1.5. Cao trình đáy bến. Cao trình đáy bến được xác định theo công thức: Đáy = MNTTK – Hb . ( 2.10) Trong đó: MNTTK : cao độ mực nước thấp thiết kế; MNTTK = + 0,6 m. Hb: độ sâu trước bến; Hb = 3,24 m. Đáy = MNTTK – Hb = 0,6 – 3,24 = -2,64 m. (2.11) Vậy cao trình đáy bến là: Đáy = -2,64 (m). 2.1.6. Chiều cao tự do của bến. Chiều cao tự do HTD của bến được xác định theo công thức : HTD = Đỉnh - Đáy . (2.12) HTD = 4,5 – (-2,64) = 7,14 m 2.1.7. Chiều dài bến. Chiều dài bến được xác định theo công thức: Lb = L t + e . (2.13)
  • 14. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 14 Ngành: Kỹ Thuật Biển Trong đó - Lt: chiều dài tàu tính toán, Lt = 46m. - e: khoảng cách dự phòng, phụ thuộc vào chiều dài tàu. Được tra theo bảng 8 – TCN207 – 92 , Với Lt < 100m lấy e = 5,5m. Có Lb = 46 + 5,5 = 51,5m. Lb = 51,5 m. 2.1.8. Chiều rộng bến. Việc xác định chiều rộng bến phải dựa vào công nghệ khai thác trên bến và sự ổn định của kết cấu. Sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ trên bến gồm có 2 cần trục bánh hơi 25T và 45T, 1làn đường ô tô vận tải H30, do đó chiều rộng bến được xác định như sau: Bb = b + 1 + 2 + a. (2.14) Trong đó: - b: khoảng cách hai chân chống lớn nhất của cần cẩu bánh hơi, căn cứ vào thông số kỹ thuật của cần cẩu thì b = 5,8 m. - 1: khoảng cách từ chân cần cẩu tới mép ngoài của bến, 1 = 2,5 m; - 2: khoảng cách an toàn từ chân cần cẩu đến làn đường ô tô, 2 = 2 m; - a: khoảng dự trữ đi lại trên bến, chọn a = 1,2 m; Vậy Bb = 5,8 + 2,5 + 2 + 1,2 = 11,5 m. 2.1.9. Khu nước trước bến. 2.1.9.1. Chiều rộng khu nước. BKN = (23)BT + B. (2.16) Trong đó: - BKN: chiều rộng khu nước; - BT: chiều rộng tàu tính toán, BT = 7,5 m; - B: chiều rộng an toàn khi chạy tàu, B = 0; Vậy BKN = (23).7,5 = 1522,5. Chọn BKN = 22 m. 2.1.9.2. Chiều dài khu nước. LKN = LT + 2d. (2.17) Trong đó: - LKN: chiều dài khu nước; - LT: chiều dài tàu tính toán, LT = 46 m. - d: khoảng cách dự phòng, d = 20m. LKN = LT + 2d = 46 + 2.20 = 86 m (2.18) Vậy diện tích khu nước trước bến là:  = LKN.BKN = 86.22 = 1892 m2. (2.19) 2.2. Đề xuất, lựa chọn phƣơng án mặt bằng. 2.2.1. Các phương án bố trí mặt bằng. Cơ sở để xác định phương án bố trí mặt bằng công trình là chiều dài đường bờ được cấp, chiều dài công trình, số tàu có thể neo đậu đồng thời trên bến. Dựa vào loại kết cấu công trình dự kiến sử dụng để xây dựng công trình, như công trình bến bệ cọc cao thích hợp với dạng liền bờ, xa bờ. Bến tường cừ có neo, không có neo thích hợp với dạng bến liền bờ v..v. Việc xác định được dạng mặt bằng hợp lí phải dựa vào các yếu tố trên. Tuy nhiên yếu tố chiều dài, chiều rộng đường bờ, khu đất,
  • 15. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 15 Ngành: Kỹ Thuật Biển chiều dài công trình và số tàu đồng thời neo đậu trên bến sẽ quyết định dạng mặt bằng công trình. Việc xác định mặt bằng bến cần đạt được những mục tiêu sau: - Phù hợp với quy hoạch tổng thể của cảng Chùa Vẽ. - Phù hợp với điều kiện giao thông đường bộ, đường thủy trong khu vực. - Quy hoạch bố trí xây dựng các công trình phải phù hợp với yêu cầu khai thác trước mắt đồng thời phù hợp với qui mô phát triển lâu dài, tận dụng triệt để lợi thế tự nhiên của khu đất, khu nước nhằm giảm được vốn đầu tư xây dựng công trình. - Tận dụng tối đa điều kiện che chắn tự nhiên. - Không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực cũng như những công trình, cơ sở lân cận. Dựa vào cơ sở trên ta chọn phương án mặt bằng như sau: + Phương án 1: Công trình bến liền bờ. + Phương án 2: Công trình bến song song với bờ. Bến nhô Cầu dẫn Bến liền bờ bbbbờ Khu đất Hình 2.2. Sơ đồ bố trí các phương án bến liền bờ và bến nhô. 2.2.2. So sánh lựa chọn phương án Trong hai phương án nêu trên, chỉ khác nhau là cách bố trí bến xà lan 400T còn các bộ phận khác đều như nhau. Căn cứ vào tài liệu khảo sát địa hình và công nghệ khai thác trên bến thì mặt bằng phương án 1 và 2 có các ưu nhược điểm như sau: 2.2.2.1. Phương án 1: Công trình bến liền bờ - Ưu điểm: + Hình dạng, kích thước bến đơn giản. + Khu nước trước bến thông thoáng, thuận lợi cho việc bố trí vũng quay tàu, không gây ảnh hưởng tới luồng tàu lưu thông trên đoạn sông đặt bến. + Liên hệ với khu đất tốt, thuận lợi cho việc đưa các thiết bị lên tàu. + Lợi dụng được tối đa điều kiện tự nhiên do cảng nằm trong khu vực khuất gió, sóng nên kết cấu công trình đơn giản. + Phù hợp với quy hoạch tổng thể của cảng Chùa Vẽ trước đó. - Nhược điểm: + Mặt bằng kéo dài, làm tăng hệ thống các đường kỹ thuật (cung cấp điện nước). + Nếu đặt gần bờ thì có thể khối lượng nạo vét luồng lạch cho tàu sẽ lớn. 2.2.2.2. Phương án 2: Công trình bến song song với bờ - Ưu điểm: + Giảm bớt đường đi của hệ thống các đường kỹ thuật.
  • 16. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 16 Ngành: Kỹ Thuật Biển + Lợi dụng được tối đa điều kiện tự nhiên do cảng nằm trong khu vực khuất gió, sóng. + Tận dụng được độ sâu tự nhiên, giảm được khối lượng nạo vét các luồng lạch cho tàu, bè. - Nhược điểm: + Khả năng liên kết với khu đất sẽ kém hơn phương án 1. + Kết cấu công trình phức tạp hơn do phải có cầu dẫn, do đó chi phí sẽ tăng hơn so với phương án 1. + Tăng khối lượng đất san lấp khu đất phía sau bến. + Gây ảnh hưởng tới công trình bên cạnh + Khu nước trước bến không được thông thoáng, gây rất nhiều khó khăn cho việc điều động tàu, cản trở sự lưu thông của tàu bè qua lại trên đoạn sông đặt bến. Từ những kết quả phân tích đặc điểm của hai phương án trên, nên quyết định lựa chọn phương án 1 làm phương án nghiên cứu xây dựng bến Hình 2.3. Mặt bằng vị trí.
  • 17. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 17 Ngành: Kỹ Thuật Biển CHƢƠNG 3.THIẾT KẾ SƠ BỘ CÁC PHƢƠNG ÁN KẾT CẤU CÔNG TRÌNH 
  • 18. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 18 Ngành: Kỹ Thuật Biển 3.1. Đề xuất phƣơng án kết cấu công trình. Việc lựa chọn kết cấu công trình phải dựa vào sự tối ưu về hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, điều kiện thi công, cơ sở cung cấp các cấu kiện đúc sẵn cũng như vật liệu xây dựng và khả năng nâng cấp công trình trong tương lai. Phương án kết cấu còn phụ thuộc vào dạng mặt bằng công trình mà ta đã lựa chọn. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng, các quy trình quy phạm hiện hành, điều kiện công nghệ và khả năng thi công cũng như các dạng kết cấu đã được áp dụng trong nước, do bến dự kiến được xây dựng nằm gần bờ với mặt bằng công trình là dạng bến liền bờ. Mặt khác từ kết quả khảo sát địa chất tại vị trí xây dựng bến xà lan cảng Viconship cho thấy: địa chất của khu vực xây dựng là nền đất yếu với các lớp đất sét và á sét xen kẽ, bùn sét màu xám đen, bùn sét lẫn cát, bùn sét nhão, cát mịn. Nguyên tắc chung của giải pháp kết cấu bến là: - Nhẹ, tiếp nhận được tất cả các tải trọng ngoài. - Luôn luôn tạo ra sự ma sát đến mức tối đa giữa các cấu kiện của kết cấu bến với nền đất. - Bảo đảm được ổn định và độ bền. Trong đồ án đưa ra hai phương án kết cấu: Phương án một là : kết cấu cầu tàu dạng bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên nền cọc vuông BTCT M300 có tiết diện 40 x 40 cm. Phương án hai là : kết cấu cầu tàu bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên nền cọc ống BTCT ứng suất trước có đường kính D = 500 mm. 3.1.1. Phương án kết cấu một. Kết cấu cầu tàu dạng bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên nền cọc vuông BTCT M300 có tiết diện 40 x 40 cm. 3.1.1.1. Thông số cơ bản của cầu tàu. Cầu tàu dài 51,5 m; rộng 11,5 m. Toàn bộ cầu tàu có 16 khung ngang, 4 khung dọc. Cao trình đỉnh bến : + 4,5 m. Cao trình đáy bến : - 2,64 m. 3.1.1.2. Nền cọc. Nền cọc cầu tầu bằng BTCT M300 đá 1x2 tiết diện 40 x 40 (cm), chiều dài cọc thay đổi từ L = 35 m, đến L = 37 m tùy thuộc vào vị trí, cắm vào những lớp đất tốt (lớp TK 2 và lớp 5). Theo mặt cắt ngang có 5 hàng cọc, trong đó gồm 4 hàng cọc đóng thẳng, 1 hàng cọc đóng xiên độ xiên 8:1,góc xiên là 150. Bước cọc theo
  • 19. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 19 Ngành: Kỹ Thuật Biển phương ngang kể từ ngoài bến vào lần lượt là 0,7 m + 2,2 m + 2x3,3 m. Bước cọc theo phương dọc bến là 3,2 m và 3,3 m. Tổng số cọc của bến là 80 cọc trong đó có 32 cọc chiều dài L = 35 m gồm 17 cọc đóng thẳng 15 cọc đóng xiên; 48 cọc chiều dài L = 37 m các cọc đều đóng thẳng. 3.1.1.3. Hệ dầm ngang, dầm dọc: Dầm ngang: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ, toàn bến có 16 dầm ngang chia làm 3 loại: - Dầm ngang loại 1: Tiết diện dầm bxh = 80 x 70 cm (kể đến bản cao 100 cm), phía ngoài đầu dầm được hạ thấp thành dầm cao 305 cm để liên kết với dầm tựa tầu. Toàn bộ bến có 13 dầm ngang N1 - Dầm ngang loại 2: Dầm ngang tại vị trí đầu dầm liên kết bích neo tầu 75 T, tiết diện dầm bxh = 80 x 70 cm (kể đến bản cao 100 cm), phía ngoài từ hàng cọc thứ 3 (tính từ trong bờ trở ra) được hạ thấp và mở rộng thành dầm có tiết diện bxh = 100 x 70 cm (kể đến bản cao 100 cm) để liên kết với bích neo tầu 75T, phía ngoài đầu dầm được hạ thấp thành dầm cao 305 cm để liên kết với dầm tựa tàu. Toàn bộ bến có 02 dầm ngang N2. - Dầm ngang loại 3: Tiết diện dầm bxh = 80 x 70 cm (kể đến bản cao 100 cm), phía ngoài đầu dầm được hạ thấp thành dầm cao 305 cm để liên kết với dầm tựa tàu, đặt tại vị trí có bích neo vỏ tôn. Toàn bộ bến có 01 dầm ngang N3. Dầm dọc: Bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ, theo phương ngang có 5 dầm chia làm 3 loại: - Dầm dọc loại 1: Tiết diện dầm bxh = 80 x 70 cm (kể đến bản cao 100 cm), chiều dài dầm bằng chiều dài bến. Toàn bến có 03 dầm dọc D1. - Dầm dọc loại 2: Tiết diện dầm bxh = 70 x 80 cm (kể đến dầm tựa tàu rộng 95 cm), chiều dài dầm bằng chiều dài bến. Toàn bộ bến có 01 dầm dọc D2. - Dầm dọc loại 3: Tiết diện dầm bxh = 70 x 70 cm ( kể đến dầm tựa tàu rộng 95 cm), chiều dài dầm bằng chiều dài bến. Toàn bộ bến có 01 dầm dọc D3 3.1.1.4. Dầm tựa tàu. Sử dụng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ dạng chữ T tiết diện bxh = 25 x 355 cm, phần dưới liên kết với dầm ngang bề rộng 200 cm, phần trên liên kết với dầm dọc D3 có chiều dài bằng chiều dài bến. 3.1.1.5. Bản mặt cầu. Bản mặt cầu bằng BTCT M300 đá 1x2, đổ tại chỗ dày 30 cm. Để thoát nước mặt cầu và thông thoáng gầm cầu, tại giữa mỗi ô bản có bố trí các lỗ thông hơi bằng ống thép Ф60 mm, Ltb = 36 cm, ống được đặt trước khi thi công đổ bê tông bản mặt cầu. Mặt cầu được phủ bằng bê tông nhựa hạt mịn dày trung bình 6 cm, tạo độ dốc cho mặt cầu i = 0,5 % về phía kè bảo vệ bờ. 3.1.1.6. Gờ chắn xe. Bằng BTCT M300 đá 1x2, đổ tại chỗ cùng với bê tông dầm tựa tàu và bản mặt cầu, tiết diện hình thang vuông cạnh nghiêng ra phía ngoài đỉnh rộng b1=20 cm, đáy rộng b2=30 cm, chiều cao h=25 cm. 3.1.1.7. Hào công nghệ. Bằng BTCT M300 đá 1x2, đổ tại chỗ cùng với hệ thống dầm, bản mặt cầu. Tuyến hào công nghệ được bố trí chạy dọc suốt chiều dài bến. Kích thước hào công nghệ rộng 30 cm, cao 34 cm. Nắp hào bằng BTCT M300 đá 1x2 đúc sẵn, kích
  • 20. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 20 Ngành: Kỹ Thuật Biển thước nắp hào 100x38x10 cm. Để tránh đọng nước trong hào tại đáy hào giữa mỗi nhịp theo phương dọc bến đặt các ống nhựa Ф42 – L = 30 cm, ống được đặt trước khi thi công đổ bê tông đáy và thành hào. 3.1.1.8. Bích neo tầu. Toàn bến có 03 bích neo chia làm 02 loại: - Bích neo loại 1: Sử dụng loại bích neo kết cấu vỏ tôn lõi BTCT M300, đường kính D = 350 mm. Cốt thép chịu lực bích neo được liên kết với cốt thép dầm bản, toàn bến bố trí 01 bích neo vỏ tôn. - Bích neo loại 2: Dùng bích neo gang đúc 75 T (theo mẫu thiết kế của Nhật Bản) sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam cùng các chi tiết liên kết đồng bộ hoặc loại bích có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Bích neo có đường kính ngoài 320mm, chiều cao h = 490 mm, liên kết giữa bích neo - Tàu với bê tông bằng các bu lông d = 64 mm chiều dài 750 mm. Toàn bến có 02 bích neo tầu gang đúc 75 T. Bích neo gang đúc CT 21  40 đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Thành phần hóa học: C = 3,17%, Mn = 0,98%, Cu = 0,20%, Cr = 0,07%, P = 0,04%, S = 0,02%, Si = 1,65%. - đặc tính cơ học: giới hạn bền kéo 324 N/mm2. - Kiểm tra siêu âm không có khuyết tật trong sản phẩm. 3.1.1.9. Đệm tầu. Sử dụng đệm tàu lốp ô tô cũ đường kính Ф1000 Đệm tàu treo phía trước bến xà lan: theo phương đứng bố trí 02 đệm, khoảng cách giữa các đệm 1,5 m. Theo phương dọc bến bố trí 16 đệm, khoảng cách giữa các đệm 3,2 m và 3,3 m. Đệm tàu được treo bằng dây xích đường kính Ф20,5 liên kết với móc treo inox Ф32 chôn sẵn khi đổ bê tông dầm tựa tàu bằng ma ní Ф28,5. Toàn bộ đệm tàu lắp đặt phía trước bến sà lan có 32 bộ. 3.1.1.10. Khe lún giữa bến với kè sau cầu và cầu tầu số 2 . Khe lún giữa bến sà lan với cầu tàu số hai rộng 2 cm, giữa bến sà lan và kè bảo vệ bờ rộng 4 cm; mép bê tông bản mặt cầu bến sà lan, đỉnh tường kè và mép bê tông bản mặt cầu cầu tàu số 2 tại vị trí tiếp giáp sau khi phá dỡ đục tẩy gờ chắn xe hiện hữu được gia cường các râu thép Ф8AI, a = 30 cm. 3.1.1.11. Hệ thống cấp điện, cấp nước. Hệ thống cấp điện, cấp nước cứu hỏa cho cầu tàu số 1 và cầu tàu số 2 hiện hữu được lấy từ trạm biến áp và đường ống cấp nước hiện hữu, tuyến đường dây cấp điện và tuyến đường dây cấp nước cứu hỏa chạy ngang qua tuyến đường ra bến sà lan không đảm bảo an toàn cho tuyến cáp điện và ống cấp nước vì vậy tuyến ống công nghệ được đi chuyển lắp đặt trong hào công nghệ bến xà lan. 3.1.2. Phương án kết cấu 2. Kết cấu cầu tàu bệ cọc cao đài mềm bản có hệ dầm ngang, dầm dọc trên nền cọc ống BTCT ứng suất trước có đường kính D = 500 mm 3.1.2.1. Nền cọc. Nền cọc cầu tầu bằng BTCT ứng suất trước đường kính D = 50cm, d = 32cm. Theo mặt cắt ngang có 3 hàng cọc thẳng. Theo phương ngang có 3 hàng cọc với bước cọc là 4,5m. Theo phương dọc bến có 12 hàng cọc với bước cọc là 4,5m. Tổng số cọc của cầu tàu là 36 cọc, các cọc đều đóng thẳng. 3.1.1.3. Hệ dầm ngang, dầm dọc.
  • 21. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 21 Ngành: Kỹ Thuật Biển - Dầm ngang: bằng BTCT M300 đá 1x2 đổ tại chỗ, toàn bến có 12 dầm ngang có tiết diện bxh = 100x70 cm (kể đến bản cao 100cm), đầu dầm được hạ thấp thành dầm cao 305 cm để liên kết với dầm tựa tàu. - Dầm dọc: bằng BTCT M300 đổ tại chỗ, theo phương ngang có 4 dầm có tiết diện bxh = 100x70 cm (kể đến bản cao 100cm), chiều dài dầm bằng chiều dài bến. 3.1.2.2. Bản mặt cầu. Như phương án 1. 3.1.2.3. Dầm tựa tàu. Như phương án 1. 3.1.2.4. Gờ chắn xe. Như phương án 1. 3.1.2.5. Bích neo tầu. Như phương án 1. 3.1.2.6. Hào công nghệ. Như phương án 1. 3.1.2.7. Đệm tầu. Như phương án 1. 3.1.2.8. Khe lún giữa bến với kè sau cầu và cầu tầu số 2 hiện hữu. Như phương án 1. 3.1.2.9. Hệ thống cấp điện, cấp nước. Như phương án 1. 3.2. Xác định tải trọng do tàu tác dụng lên công trình. 3.2.1. Tải trọng neo tàu. xà lan neo đậu tại bến chịu tác dụng tổng hợp của gió, dòng chảy và sóng. Được xác định theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95. 3.2.1.1. Tải trọng neo do gió. Theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95 tải trọng tác động lên tàu do gió được xác định theo công thức: a) Thành phần ngang: Wq = 73,6 . 10 -5 . Aq . V2q .q (KN) (3.1). b) Thành phần dọc: Wn = 49,0 . 10 -5 . An . V2n .n (KN) (3.2) Trong đó: - Wp , Wn: thành phần ngang và dọc của lực gió tác dụng lên tàu. - Aq , An: là diện tích cản gió theo phương ngang tàu và phương dọc tàu (m2). Aq = q . L2t,max (3.3) An = n . B2t,max (3.4) Với q , n : hệ số phụ thuộc vào loại tàu, chiều dài lớn nhất của tàu tính toán. Với xà lan chở hàng khô có chiều dài Lt,max = 46m tra bảng 1 và bảng 2– phụ lục 3 Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95 ta có : Trường hợp đầy tải : qc = 0,06; nc = 0,95.
  • 22. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 22 Ngành: Kỹ Thuật Biển Trường hợp không có tải : qk = 0,10; nk = 1,20 - Vq, Vn : thành phần ngang và dọc của tốc độ gió tác dụng lên tàu. Vq = Vn = 20(m/s) (Tương đương với gió cấp 8) - : hệ số phụ thuộc vào kích thước lớn nhất của mặt cản gió. Với L = 46 m tra bảng 26 Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95, ta có: q = 0,94( nội suy). Với B = 7,5 m tra bảng 26 Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95, ta có: n = 1. Các kết quả tính toán được thể hiện ở bảng dưới đây. Bảng 3.1. Tải trọng neo do gió Trạng thái của xà lan Thành phần Đơn vị Đầy hàng Không hàng Aq m2 126,96 211,16 An m2 53,44 67,5 Wq T 3,51 5,86 Wn T 1,05 1,32 3.2.1.2. Tải trọng neo do dòng chảy. Theo Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN – 95 tải trọng tác động lên tàu do dòng chảy được xác định theo công thức: - Thành phần ngang: Q = 0,59 . At . V2t (KN) (3.5) - Thành phần dọc : N = 0,59 . Al . V2l (kN) (3.6) Trong đó: - Q, N: thành phần ngang và dọc của lực do dòng chảy tác dụng lên tàu . - At, Al: diện tích cản nước theo phương ngang và phương dọc tàu (m2). Với At = Lt . T. (3.7) Al = B . T . (3.8) Lt: chiều dài phần tàu chìm trong nước, Lt = 0,85 . L = 0,85 . 46 = 39,1 m. Tc: mớn nước đầy tải của tàu, Tc = 2,4 m; T0: mớn nước khi tàu không có hàng, T0 = 0,4 m; B: chiều rộng tàu, B = 7,5 m; Vl,Vt : thành phần dọc và ngang của vận tốc dòng chảy. Dòng chảy có hướng hợp với phương trục dọc tàu góc 00, với vận tốc dòng chảy Vd = 1,62 m/s. Vậy Vt = 0 m/s; Vl = 1,62 m/s. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng sau:
  • 23. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 23 Ngành: Kỹ Thuật Biển Bảng 3.2. Tải trọng neo do dòng chảy Trạng thái của xà lan. Thành phần Đơn vị Đầy hàng Không hàng Al m2 18 0,00 At m2 93,84 0,00 Q T 0 0,00 N T 2,79 0,00 3.2.1.3. Tính toán lực neo lên cầu tàu. Tải trọng tác dụng lên một bích neo do gió và do dòng chảy được xác định trong tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 222- 95 theo công thức: Qtot S= (T) n sin  . cos  Trong đó: - Qtot : Thành phần lực vuông góc với mép bến do dòng chảy và do gió tác dụng lên tàu . Khi tàu đầy hàng : Qtot = Wqc + Qωc (3.10) Khi tàu không hàng : Qtot = Wqk + Qωk . (3.11) Chọn trường hợp tàu không hàng có giá trị lớn hơn để tính toán - n : Số lượng bích neo chịu lực, được lấy theo bảng 31; với Ltmax = 46m theo bảng 31 22TCN 222-95 n =2. - , trị số góc nghiêng dây neo, tra bảng 32 Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN222 – 95. + Khi tàu đầy hàng :  + Khi tàu không hàng:  Vậy khi tàu đầy hàng : S = 6,73 T (3.12) Khi tàu không có hàng : Sv S = 5,86 T (3.13) Lực neo theo các phương: S  Sn  Sq
  • 24. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 24 Ngành: Kỹ Thuật Biển Hình 3.1. Sơ đồ phân bố lực neo trên một bích neo. Khi tàu đầy hàng: Theo phương vuông góc với tuyến bến: Sq = S . cos . sin  = 6,73. cos 00 . sin 300 = 3,37 T. (3.14) Theo phương song song với tuyến bến: Sn = S . cos . cos 6,73 . cos 00 . cos 300 = 5,83 T. (3.15) Theo phương thẳng đứng với tuyến bến: Sv = S . sin 6,73 . sin 00 = 0 T. (3.16) Khi tàu không có hàng: Theo phương vuông góc với tuyến bến: Sq = S . cos . sin  = 5,86 . cos 00 . sin 300 = 2,93 T. (3.17) Theo phương song song với tuyến bến: Sn = S . cos . cos 5,86. cos 00 . cos 300 = 5,07 T. (3.18) Theo phương thẳng đứng với tuyến bến: Sv = S . sin 5,86 . sin 00 = 0 T. (3.19) 3.2.2. Tải trọng tựa tàu. Theo Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 222 – 95 tải trọng phân bố q do tàu đang neo đậu tại bến tựa trên công trình dưới tác động của gió, dòng chảy và sóng xác định theo công thức: Qtot q = 1,1 (3.20) ld Trong đó : - q : lực tựa tàu ; - Qtot : lực ngang do tác động tổng hợp của gió và dòng chảy + Khi tàu đầy hàng : Qtot = Wqc + Qωc + Khi tàu không có hàng: Qtot = Wqk + Q - ld: chiều dài tiếp xúc giữa tàu với công trình ld = min(l; L), với: - L là chiều dài bến, L = 46 m; - l là chiều dài đoạn thẳng thành tầu, được xác định trong 22TCN222-95 theo công thức: l = a.Lt (3.21) + a: hệ số xác định theo bảng 3 – phụ lục 3 – TCN222-95 phụ thuộc vào loại tàu và chiều dài lớn nhất của tàu. a = 0,36 (trường hợp có hàng) a = 0,24 (trường hợp không có hàng) + Lt: chiều dài tàu tính toán, Lt = 46 m
  • 25. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 25 Ngành: Kỹ Thuật Biển  lc = 0.36 . 46 = 16,56 m  Ld = 16,56. lk = 0,24 . 46 = 11,04 m  Ld = 11,04. Tải trọng phân bố do tàu tựa trên công trình dưới tác động của sóng, gió. 3,51 qc = 1,1. = 0,23 T/m. 16,56 Tải trọng phân bố do tàu tựa trên công trình dưới tác động của sóng, gió. 5,86 Qk = 1,1. = 0,58 T/m. 11,04 3.2.3. Tải trọng va tàu. 3.2.3.1Năng lượng va tàu. Tải trọng va tàu tác dụng vào công trình phụ thuộc vào trọng tải của tàu tính toán, vận tốc lớn nhất khi cập tàu. Bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào các loại đệm va. Khi tàu cập vào công trình bến cảng thì động năng va của tàu Eq (kJ) xác định trong 22TCN222-95 theo công thức: D.V 2 Eq   . (3.22) 2 Trong đó: -  : hệ số lấy theo bảng 30 – TCN222-95, với kết cấu công trình dạng bến liền bờ nền cọc có mái dốc dưới gầm cầu bến,  = 0,4; - D: lượng rẽ nước của tàu tính toán, được xác định dựa vào phụ lục 4 22TCN222-95 dựa vào trọng tải của tàu và loại hàng hóa. Tra ra được D = 8000 T. - V: thành phần vuông góc (với mặt trước công trình) của tốc độ cập tàu,lấy theo bảng 29 trong 22TCN222-95 phụ thuộc vào lượng rẽ nước của tàu tính toán. Với D = 8000 T tra ra v = 0,12 (m/s). Vậy: 8000.0,12 2 E q  0,4.  23,04 (kJ) . 2 3.2.3.2.Lực va tàu. a) Theo Phương vuông góc với mép bến. Theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN222-95 thì lực va tàu Fq được xác định căn cứ vào trị số năng lượng va tàu Eq, với Eq = 23,04 KJ tra biểu đồ quan hệ giữa Eq và Fq thì Với Eq = 23,04 kJ thì Fq = 139 KN = 13,9 T. b) theo phương song song với mép bến. Fq = μ.Eq. (3.23) Nguồn : 22TCN222-95. Với μ – hệ số phụ thuộc vật liệu của mặt thiết bị đệm. Với đệm làm bằng cao su lấy μ = 0,5. Vậy Fq = 0,5.13,9 = 6,95 T 3.3. Tính toán nội lực các phƣơng án kết cấu. 3.3.1. Thiết kế sơ bộ phương án 1.
  • 26. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 26 Ngành: Kỹ Thuật Biển 3.3.1.1. Xác định hệ chịu lực cơ bản. Công trình bến bệ cọc cao là kết cấu khung không gian, vì vậy muốn tính toán giải kết cấu dạng khung phẳng của hệ chịu lực cơ bản ta phải phân chia bến thành các khung ngang, khung dọc. 1)Phân chia khung ngang, khung dọc. Nguyên tắc phân chia khung ngang, khung dọc: Khung ngang: bề rộng khung ngang bằng bước cọc theo phương dọc, chiều dài khung ngang bằng chiều rông bến. Khung dọc: cần phải chia sao cho các lực thẳng đứng tác dụng trên cọc càng gần tim cọc càng tốt, hoặc ít nhất cũng không ra ngoài phạm vi của cọc. Chiều rộng khung dọc được xác định theo nguyên tắc lực trên toàn nhịp phân đều cho hai gối nên chiều rộng khung dọc phụ thuộc chiều rộng của toàn bệ và khoảng cách giữa các hàng cọc ngang nên có thể rất khác nhau. Chiều dài khung dọc bằng chiều dài của bến. Chia bệ cọc cao có các bước cọc theo chiều dọc, chiều ngang như sau. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 a i b ii c iii d iv e Hình 3.2. Sơ đồ phân chia khung ngang, khung dọc bến. 2)Tính toán khung ngang, khung dọc bến. Xác định chiều rộng chịu tải trọng đứng của khung ngang, khung dọc: Khung ngang: do có cấu tạo giống nhau, chịu tải trọng thẳng đứng như nhau, vì vậy chỉ cần tính cho khung ngang chịu tải trọng ngang lớn nhất nếu thỏa mãn điều kiện chịu lực thì toàn bộ các khung ngang còn lại đều thỏa mãn. Khung dọc: do có cấu tạo khác nhau, tính chất chịu tải trọng thẳng đứng, tải trọng ngang khác nhau, vì vậy phải tính toán cho từng khung dọc một. Theo cách phân chia như trên, bến đã được chia thành các kết cấu khung ngang (1), (2), (3), (4),….(16). Khung dọc là (I), (II), (III), (IV). 3.3.1.2. Sơ bộ xác định tải trọng tác dụng lên khung ngang, khung dọc. 1) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung dọc (I). với dầm dọc có kích thước D2: bxhxl = 70x80x5148 cm, D3: bxhxl = 70x70x5148 cm, chiều rộng dải chịu tải là 260 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 2,6 = 10,4 T/m
  • 27. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 27 Ngành: Kỹ Thuật Biển b) Tải trọng bản thân: - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 2,6 . 0,06 = 0,343 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 2,6 . 0,3 = 1,95 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm dọc D2 mép bến phía trên phân bố: q3 = γbt . b . h = 2,5 . (0,7 . 0,8) = 1,4 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm dọc D3 mép bến phía dưới phân bố: q4 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,7 . 0,7 = 1,225 (T/m) - Tải trọng bản thân bản tựa tàu BTCT dày 25 cm phân bố: q5 = γbt . b .h = 2,5 . 2,6 . 0,25 = 1,625 (T/m) - Tải trọng bản thân do gờ chắn xe phân bố: q6 = (0,2 + 0,3) . 0,25 . 2,5 /2 = 0,078 (T/m) - Tải trọng bản thân dầm đứng: q7 = 1,11 . 0,7 . 2,5 = 1,94 (T/m) Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung dọc (I) là: q = q1 + q2 + q3 + q4 + q5 + q6 + q7 = 8,56 (T/m) - Lực tập trung do dầm ngang N3: bxhxl = 80x70x1150 (cm) P1 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,6 – 0,7) = 2,66 (T) - Lực tập trung do dầm ngang N1: bxhxl = 80x70x1150 (cm) P2 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,6 – 0,7) = 2,66 (T) - Lực tập trung do dầm ngang N2: bxhxl = 100x70x1150 (cm) P3 = γbt . b .h . l = 2,5 . 1 . 0,7 . (2,6 – 0,7) = 3,325 (T) c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển: Tải trọng do cần trục bánh hơi K252, có các thông số như sau: - Cần trục bánh hơi K252 sức nâng max: 25T - Áp lực lớn nhất lên một chân cần cẩu : Pmax = 39T - Khoảng cách giữa hai chân chống : (4,4x4,4)m - Kích thước chân đế : (0,36x0,36)m 14.75T 3.5T 0.36 m 4.4 m 39T 14.75T 4,4 m 4.4 m 0.36 m Tải trọng ô tô tương đương với ô tô H30: bánh hơi K252. Hình 3.3. Cần trục Hình 3.4. Tải trọng đoàn xe tiêu chuẩn HHH30
  • 28. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 28 Ngành: Kỹ Thuật Biển 2) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung dọc (II). Với dầm dọc có kích thước D1: bxhxl = 80x70x5148 (cm), chiều rộng chịu tải là 275 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 2,75 = 11 T/m. b) Tải trọng bản thân: - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 2,75 . 0,06 = 0,363 (T/m). - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 2,75 . 0,3 = 2,063 (T/m). - Tải trọng do bản thân dầm dọc D1: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m). Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung dọc (II) là: q = q1 + q2 + q3 = 3,83 (T/m). - Lực tập trung do dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm) . P2 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,75 – 0,8) = 2,73 (T). c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển: Như phần 1c ở trên 3) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung dọc (III): Với dầm dọc có kích thước D1: bxhxl = 80x70x5148 (cm), chiều rộng chịu tải là 330 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 3,3 = 13,2 T/m b) Tải trọng bản thân: - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,3 . 0,06 = 0,436 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,3 . 0,3 = 2,475 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm dọc D1: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m) Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung dọc (III) là: q = q1 + q2 + q3 = 4,31 (T/m) - Lực tập trung do dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm) P2 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,3 – 0,8) = 3,5 (T) c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển: Như phần c ở trên 4) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung dọc (IV).
  • 29. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 29 Ngành: Kỹ Thuật Biển Với dầm dọc có kích thước D1: bxhxl = 80x70x5148 (cm), chiều rộng chịu tải là 285 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 2,85 = 11,4 T/m b) Tải trọng bản thân: - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 2,85 . 0,06 = 0,376 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 2,85 . 0,3 = 2,138 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm dọc D1: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m) Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung dọc (III) là: q = q1 + q2 + q3 = 3,91 (T/m) - Lực tập trung do dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm) P2 = γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,85 – 0,8) = 2,87 (T) c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển Như phần 1 c ở trên 5) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (2), (3), (4), (5), (7), (8), (9)…(10). Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là 320 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 3,2 = 12,8 T/m b) Tải trọng bản thân: - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,2 . 0,06 = 0,422 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,2 . 0,3 = 2,4 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm ngang: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m) Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang là: q = q1 + q2 + q3 = 4,222 (T/m) - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm) P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,2 – 0,8) = 3,36 (T) - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe: 0,2  0,3 P2 = 2,5 . 3,2 . (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 . ) = 13,82 T 2 c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển
  • 30. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 30 Ngành: Kỹ Thuật Biển Như phần 1c ở trên 6) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (12), (13), (14), (15): với dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là 330 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 3,3 = 13,2 T/m b) Tải trọng bản thân: Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,3 . 0,06 = 0,436 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,3 . 0,3 = 2,475 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm ngang: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m) Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang là: q = q1 + q2 + q3 = 4,311 (T/m) - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm) P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,3 – 0,8) = 3,5 (T) - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe: 0,2  0,3 P2 = 2,5 . 3,3. (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 . ) = 14,25 T 2 c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển Như phần 1 c ở trên 7) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (11). Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là 325 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 3,25 = 13 T/m b) Tải trọng bản thân: - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,25 . 0,06 = 0,429 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,25 . 0,3 = 2,438 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm ngang: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m) Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang là: q = q1 + q2 + q3 = 4,267 (T/m) - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm) P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,25 – 0,8) = 3,43 (T) - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe:
  • 31. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 31 Ngành: Kỹ Thuật Biển 0,2  0,3 P2 = 2,5 . 3,25. (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 . ) = 14,04 T 2 c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển Như phần 1c ở trên 8) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (6). Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = (80-100)x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là 320 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 3,2 = 12,8 T/m b) Tải trọng bản thân: - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,2 . 0,06 = 0,422 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,2 . 0,3 = 2,4 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm ngang tính từ mép bến vào 3,7 m: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 1 . 0,7 = 1,75 (T/m) - Tải trọng bản thân dầm ngang còn lại: q4 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m) Vậy: Tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang tính từ mép bến vào 3,7m là: q = q1 + q2 + q3 = 4,572 (T/m) Tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang còn lại: q = q1 + q2 + q4 = 4,222 (T/m) - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm) P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,2 – 0,8) = 3,36 (T) - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe: 0,2  0,3 P2 = 2,5 . 3,2 . (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 . ) = 13,82 T 2 c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển. Như phần 1c ở trên 9) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (1). Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = 80x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là 272 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 2,72 = 10,88 T/m b) Tải trọng bản thân: Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 2,72 . 0,06 = 0,36 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm:
  • 32. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 32 Ngành: Kỹ Thuật Biển q2 = γbt . b . h = 2,5 . 2,72 . 0,3 = 2,04 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm ngang: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m) Vậy tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang là: q = q1 + q2 + q3 = 3,8 (T/m) - Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm) P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (2,72 – 0,8) = 2,69 (T) - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe: 0,2  0,3 P2 = 2,5 . 2,72 . (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 . ) = 11,75 T 2 c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển. Như phần 1c ở trên 10) Tải trọng thẳng đứng tác dụng lên khung ngang (16). Với dầm ngang có kích thước: bxhxl = (80-100)x70x1150 (cm), chiều rộng chịu tải là 351 cm. a) Tải trọng hàng hóa: Tải trọng hàng hóa dải đều = 4 T/m2 qhh = 4 . 3,51 = 14,04 T/m b) Tải trọng bản thân: - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = γbtn . b. h = 2,2 . 3,51 . 0,06 = 0,46 (T/m) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = γbt . b . h = 2,5 . 3,51 . 0,3 = 2,63 (T/m) - Tải trọng do bản thân dầm ngang tính từ mép bến vào 3,7 m: q3 = γbt . b . h .= 2,5 . 1 . 0,7 = 1,75 (T/m) - Tải trọng bản thân dầm ngang còn lại: q4 = γbt . b . h .= 2,5 . 0,8 . 0,7 = 1,4 (T/m) Vậy: Tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang tính từ mép bến vào 3,7m là: q = q1 + q2 + q3 = 4,84 (T/m) Tổng tải trọng bản thân phân bố đều trên khung ngang còn lại: q = q1 + q2 + q4 = 4,49 (T/m) Lực tập trung do dầm dọc có kích thước: bxhxl = 80x70x5148 (cm) P1= γbt . b .h . l = 2,5 . 0,8 . 0,7 . (3,51 – 0,8) = 3,79 (T) - Lực tập trung do dầm đứng, dầm tựa tàu, gờ chắn xe: 0,2  0,3 P2 = 2,5 . 3,51 . (1,11.0,7 + 0,25 . 3,55 + 0,25 . ) = 15,16 T 2 c) Tải trọng do phương tiện vận chuyển. Như phần 1c ở trên. 3.3.1.3. Tính toán cọc
  • 33. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 33 Ngành: Kỹ Thuật Biển Theo “16TCXD 205-98” 1)Xác định sơ bộ sức chịu tải của cọc theo đất nền: Xét cọc có chiều dài 37 m Hình 3.5. Ô bản tính toán sức chịu tải(kích thước trên hình vẽ là mm). a) Tải trọng tác dụng lên đầu cọc : - Trọng lượng bản thân của cọc dài 37 m q0 = 0,4 . 0,4 . 37 . 2,5 = 14,8 (T) - Tải trọng do lớp phủ mặt cầu bằng bê tông nhựa mịn dày 6 cm: q1 = 2,2 . 3,3 . 3,3 . 0,06 = 1,44 (T) - Tải trọng do lớp bê tông M300 dày 30 cm: q2 = 2,5 . 3,3 . 3,3 . 0,3 = 8,17 (T) - Dầm dọc BTCT bxh: 80x70 cm q3 = 0,8 . 0,7 . 3,3 . 2,5 = 4,62 (T) - Dầm ngang BTCT bxh: 80x70 (cm) q4 = 0,8 . 0,7 . (3,3 – 0,8) . 2,5 = 3,5 (T) - Tải trọng hàng hóa rải đều 4 T/m2: q5 = 3,3 . 3,3 . 4 = 43,56 (T) - Tải trọng do cần trục: q6 = 39 T  Tổng tải trọng tác dụng lên đầu cọc: - Trường hợp chỉ có tải trọng hàng hóa: N = q1 + q2 + q3 + q4 + q5 = 61,29 T - Trường hợp tải trọng có cần cẩu: N = q1 + q2 + q3 + q4 + q6 = 56,73 T Ta lấy trường hợp lớn nhất để tính toán: N = 61,29 T b) Tính toán sức chịu tải nén của cọc theo đất nền Công thức tính toán: Q= m . (mR . qp . AP + U .Σmf.fsi.li) (3.24) Nguồn : 16TCXD 205 – 1998. Trong đó: - Q : Sức chịu tải của cọc theo đất nền; - mr,mf: Hệ số điều kiện làm việc của cọc ở mũi và mặt bên cọc có kể đến phương pháp hạ cọc vào trong nền đất, được lấy theo bảng A3 16TCXD 205 – 1998. Lấy m = 1.
  • 34. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 34 Ngành: Kỹ Thuật Biển - qp, : cường độ chịu tải ở mũi cọc (T/m2), được lấy theo bảng A1 16TCXD 205 – 1998. Với lớp đất 6,sét pha trạng thái dẻo cứng có độ sệt I = 0,1 độ sâu cọc là 37 m tra ra được qp = 972,5 (T/m2). - F: Diện tích mặt cắt ngang cọc, F = 0,4 . 0,4 = 0,16 m2; - U: Chu vi cọc, U = 4 . 0,4 = 1,6 m; - fi: Sức chống tính toán của đất ở thân cọc (T/m2), tra bảng A2: 16TCXD 205-1998. - li: chiều dầy lớp đất thứ i mà mũi cọc đi qua. - m : hệ số điều kiện làm việc của cọc với đất nền, lấy m = 1. Chia các lớp đất thành dải 2 m để tính ma sát hông, ta được kết quả trong bảng sau: Bảng 3.3: Kết quả tính toán ma sát bên. li Độ sâu fi fi.li Lớp đất (m) (m) (T/m2) (T/m) 2,2 1,1 0,21 0,462 2 3,2 0,5 1 1 2 5,2 0,6 1,2 2 7,2 0,6 1,2 2 9,2 0,6 1,2 2 2,15 11,275 2,41 5,182 0,6 12,65 0,8 0,48 2 13,95 0,8 1,6 2 15,95 0,8 1,6 2 17,95 0,8 1,6 3 2 19,95 0,8 1,6 2 21,95 0,8 1,6 2 23,95 0,8 1,6 2 25,95 0,819 1,638 4 1,51 27,705 0,724 1,093 5 2,05 29,485 4,153 8,514 6 1,24 31,13 2,916 3,616  . f i .li = 35,185 (T/m). Vậy sức chịu tải của cọc tính toán là : Q= m . (mR . qp . AP + U .Σmf.fsi.li) = 211,9 (T) Sức chịu tải của cọc theo điều kiện làm việc của đất nền là :
  • 35. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 35 Ngành: Kỹ Thuật Biển Qtc Qa  . K tc Nguồn : 16TCXD 205 – 1998. - Qa : Sức chịu tải của cọc tính toán. - Ktc : hệ số an toàn, lấy Ktc = 1,4. Vậy : 211,9 Qa  = 151,35 (T). 1,4 c) Kiểm tra khả năng chịu nén của cọc: Công thức kiểm tra: Ntt ≤ P Trong đó: Ntt = Kn . nc . n . m . N + G (3.25) Với: - Kn: hệ số tin cậy , phụ thuộc vào cấp công trình. Với công trình cấp 3 thì Kn = 1,15. - nc: hệ số tổ hợp tải trọng, với tổ hợp tải trọng cơ bản thì nc = 1. - n: hệ số vượt tải, n = 1,25; - m: hệ số phụ thuộc điều kiện làm việc, m = 1; - N: tổng tải trọng tác dụng lên đầu cọc, N = 61,29 T - G: trọng lượng bản thân cọc, đối với cọc vuông a = 0,4m, dài 37m. G = 2,5.0,4.0,4.37 = 14,8 (T) Thay vào công thức (3-25) ta có: Ntt = Kn . nc . n . m . N + G = 1,15 . 1 . 1,25 . 1 . 61,29 + 14,8 = 102,9 T. Ntt = 102,9 T < P = 156,78 T Vậy cọc đảm bảo khả năng chịu lực . 3.3.1.4. Phân phối lực ngang tác dụng lên bến Khi bến chịu tác dụng của lực ngang: lực neo, lực va động của tàu thì bệ cọc không những có chuyển vị tịnh tiến mà còn xoay quanh một tâm O nào đó, tâm O này được gọi là tâm đàn hồi. Đặc điểm của tâm đàn hồi là một lực ngang bấtkỳ tác động vào bệ đi qua tâm đàn hồi thì chỉ gây ra chuyển vị tịnh tiến mà không gây ra chuyển vị xoay cho bệ. Khi bệ chuyển vị tịnh tiến và xoay thì ở các đầu cọc phát sinh các phản lực Hi, do khung bị xoay quanh tâm đần hồi và chuyển vị tịnh tiến nên các đầu cọc có chuyển vị khác nhau, vì vậy các khung không chịu lực đều nhau mà có sự phân bố lực ngang cho toàn bệ. Nhiệm vụ đặt ra là phải xác định được lực ngang tác dụng lên các khung ngang, khung dọc. 1) Xác định vị trí tâm đàn hồi Qua hàng cọc biên ngang và hàng cọc dọc trong cùng của bến, ta dựng một hệ trục tọa độ XO1Y, trục X hướng theo hàng cọc ngang, trục Y hướng theo hàng cọc dọc. Vị trí các đầu cọc được xác định theo hệ trục tọa độ trên (X i, Yi). Tọa độ tâm đàn hồi được xác định theo điều 21.13 của 22TCN 207-92.
  • 36. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 36 Ngành: Kỹ Thuật Biển y a b c d o1 e x Hình 3.6. Hệ trục tọa độ xác định vị trí tâm đàn hồi. Theo điều 21.13 của 22TCN 207-92, tọa độ tâm đàn hồi được xác định theo công thức: n H yi Xi Xo  i 1 n ; (3.26) H 1 yi n H xi .Yi Yo  i 1 n (3.27) H 1 xi Trong đó: - H xi ; H yi : là phản lực ngang tác dụng lên đầu cọc thứ I do chuyển vị ngang bằng một đơn vị tại đó gây ra theo phương x và phương y (T/m); + Xi, Yi: tọa độ của cọc i so với các trục X và Y; + n: là tổng số cọc trong bến.  *) Trường hợp đối với cọc đơn: X H ix Hình 3.7. Sơ đồ xác định lực đơn vị do chuyển vị bằng một đơn vị (đối với cọc đơn) Phản lực của các cọc đơn do chuyển vị ngang bằng một đơn vị theo các trục X và Y trong trường hợp cọc được coi là ngàm trong bệ được xác định theo Điều 21.10 22-TCN-207-92. 12.i 12.i H xi  ; H yi  (3.28) l 2 ui l 2 ui Trong đó:
  • 37. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 37 Ngành: Kỹ Thuật Biển - i: độ cứng đơn vị; E. J i (3.29) lui 12.E.J 12.E.J  H xi  3 ; H yi  3 (3.30) l ui l ui - E: là mô đun đàn hồi của vật liệu làm cọc, E = 2,9.106 (T/m); - J: là mômen quán tính của tiết diện cọc (m4); b.h 3 0,4.0,4 3   0,00213 (m ) 4 J= (3.31) 12 12 - lu: là chiều dài chịu uốn của cọc, được xác định theo tiêu chuẩn thiết kế 16TCXD 205-98: 2 lu= l0 + (3.32)  bd Với: + lo: chiều cao tự do của cọc, tính từ trọng tâm mặt cắt ngang dầm đến giao điểm giữa đường đáy với tim cọc; +  bd : hệ số biến dạng (1/m) xác định theo công thức sau: K qd .bc  bd  5 (3.33) EJ Nguồn : 20TCN21-86. - bc: chiều rộng qui ước của cọc bc = 1,5.d + 0,5 = 1,5 . 0,4 + 0,5 = 1,1 (m) d: tiết diện của cọc vuông, d = 0,4 m Kqd: hệ số tỷ lệ nền quy đổi được tính theo công thức: Kqd = 1 hm2 K1 .h1 h1  2h2   K 2 .h2 h2  2h3   K 3 .h3 h3  2h4   ....  K n .hn 2  (3.34) - Ki: hệ số đặc trưng cho hệ số nền của mỗi lớp, tra bảng phụ thuộc loại đất xung quanh cọc (cụ thể là độ sệt Is đối với lớp đất xung quanh cọc trừ đất cát) Điều kiện địa chất: Lớp 1: Bùn sét pha màu xám nâu Is = 1,58  K1 = 65,0 Lớp 2: Sét màu vàng lẫn ít sạn sỏi, trạng thái dẻo mềm Is = 0,54  K2 = 460,0 Lớp 3: Sét màu xám xanh, trạng thái dẻo chảy Is = 0,80  K3 = 213,0 Lớp 4: Sét pha trạng thái dẻo chảy
  • 38. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 38 Ngành: Kỹ Thuật Biển Is = 0,93  K4 = 116,8 Lớp TK1: Sét màu vàng trạng thái dẻo cứng Is = 0,44  K5 = 536,0 Lớp TK2: Sét pha màu vàng, xám ghi, trạng thái dẻo mềm Is = 0,54  K6 = 460 - hi: chiều dày mỗi lớp trong phạm vi hm - hm: chiều dài đoạn cọc nằm trong đất .
  • 39. Đồ Án Tốt Nghiệp Kỹ Sư Trang 39 Ngành: Kỹ Thuật Biển Kết quả tính toán được trình bày trong bảng sau : Bảng 3.4.Bảng xác định chiều dài cọc tính toán bến xà lan. Lc bc bc lo k1 h 2 K2 k3 h4 k4 h5 k5 h6 k6 K Eb J αbd Lu H/c ( ( hm h1 h3 ( 4 (m (T/ (m (T/ (T/ (m (T/ (m (T/ (m (T/ (T/ (T/ (m (1/ (m ọc m m (m) (m) (m) m ) m4) ) m4) m4) ) m4) ) m4) ) m4) m4) m2) ) m) ) ) ) ) 0, 4, 30, 9,7 2, 14, 1, 116, 1, 1, 1, 2,9. 0,0 0,4 8, A 35 4 25 75 8 65 00 460 54 213 35 8 90 536 18 460 89,3 1 106 02 37 83 0, 3, 31, 9,7 2, 14, 1, 116, 2, 0, 1, 2,9. 0,0 0,4 8, B 35 4 90 10 9 65 15 460 54 213 67 8 20 536 75 460 91,4 1 106 02 39 46 0, 5, 31, 10, 2, 14, 1, 116, 2, 1, 1, 2,9. 0,0 0,4 9, C 37 4 25 75 20 65 15 460 60 213 51 8 05 536 24 460 89,0 1 106 02 36 83 0, 4, 32, 10, 2, 14, 1, 116, 2, 1, 1, 2,9. 0,0 0,4 9, D 37 4 50 50 30 65 35 460 65 213 75 8 20 536 25 460 90,4 1 106 02 38 07 0, 4, 32, 9,6 2, 14, 1, 116, 2, 1, 1, 2,9. 0,0 0,4 9, E 37 4 50 50 5 65 60 460 65 213 95 8 35 536 30 460 94,6 1 106 02 42 03