SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  11
Télécharger pour lire hors ligne
BÀI GIẢNG THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM
Ths.Bs Đinh Thạc
Bệnh viện Nhi Đồng 1. TP.HCM
Mục tiêu bài giảng
Thực hiện tiêm chủng cho trẻ em giúp cho thế hệ bác sĩ tương lai hiểu rõ tầm quan trọng và áp
dụng thuận lợi việc tiêm ngừa các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em, góp phần bảo vệ sức khỏe
cho những mầm non – thế hệ tương lai của đất nước.
Sau các buổi thực hành tiêm chủng tại bệnh viện, sinh viên sẽ đạt những kiến thức và kỹ năng
về tiêm chủng vắc xin cho trẻ em như sau:
 Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh cho
trẻ em.
 Hiểu rõ các loại vắc xin (thuốc chủng ngừa) cần thiết cho trẻ em hiện đang được áp
dụng tại Việt nam. Từ đó kể tên được các bệnh có thể phòng bệnh bằng vắc xin hiện có.
 Áp dụng thực tế lịch tiêm chủng cơ bản trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng
quốc gia – chương trình EPI (Expanded Program of Immunization) và những vắc xin
được áp dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ.
 Nêu được sự phát triển và những thành quả đạt được của chương trình tiêm chủng mở
rộng quốc gia ở Việt nam trong suốt 30 năm qua.
 Hiểu đúng sự cần thiết của việc tiêm nhắc cho trẻ nhằm giúp trẻ được bảo vệ toàn diện,
tránh tình trạng tái nhiễm các bệnh lý nguy hiểm mà trẻ đã được tiêm vắc xin.
 Xác định được những vấn đề cần chú ý và những hiểu lầm thường gặp trong việc tiêm
vắc xin cho trẻ.
 Thực hành tốt qui trình tiêm chủng an toàn cho trẻ theo qui định của Bộ Y tế, nhằm hạn
chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra sau khi trẻ được tiêm ngừa.
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiêm chủng
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe của trẻ em chính là tiêm chủng
dự phòng. Tiêm chủng vắc xin trở thành một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong bảo vệ
sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho con người.
Là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và thiết thực nhất trước những
tác nhân gây bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), việc tiêm chủng bằng các loại vắc xin sẵn có đã góp phần rất lớn trong việc cứu
sống hàng triệu người trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là đối tượng trẻ em. Cụ thể hàng
năm chủng ngừa đã giúp dự phòng trên 3 triệu ca tử vong và 750,000 trẻ không bị tàn phế
Theo đánh giá của WHO, trẻ em là lứa tuổi dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm vì sức đề kháng còn
rất non yếu và khi mắc bệnh trẻ rất dễ bị bệnh nặng, đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc
trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng sau khi mắc bệnh. Theo các bác sĩ nhi khoa, hiện nay hầu hết các bệnh
thường gặp ở trẻ em có thể phòng ngừa được bằng tiêm chủng vắc xin. Một minh chứng sống
động là Chương trình tiêm chủng quốc gia Việt Nam (từ 1985) đã giúp giảm đáng kể tỉ lệ mắc
bệnh và tử vong ở trẻ em. Một số bệnh đã được thanh toán trên toàn quốc như bệnh bại liệt,
bệnh uốn ván sơ sinh giúp cải thiện đáng kể sức khỏe trẻ em Việt nam.
2. Thuốc chủng ngừa (vắc xin) phòng bệnh
2.1 Định nghĩa vắc xin và cơ chế miễn dịch: vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng
để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác
nhân gây bệnh”. Tiêm chủng là đưa vắc xin vào cơ thể nhằm kích thích sự đáp ứng miễn dịch
(MD) đặc hiệu của cơ thể đối với từng loại vi sinh vật hay kháng nguyên. Kết quả là cơ thể
“nhớ” được loại kháng nguyên (KN) đó và sẵn sàng tiêu diệt tác nhân gây bệnh khi tác nhân
xâm nhập vào cơ thể.
Cơ chế đáp ứng miễn dịch
Đáp ứng miễn dịch
Kháng thể
kháng nguyên
KHÁNG NGUYÊN
VI KHUẨN
VI RÚT
KÝ SINH TRÙNG
NẤM
…..
KHÁNG THỂ
CHẤT BẢO VỆ CƠ THỂ
DO TẾ BÀO BẠCH CẦU TIẾT RA
Đáp ứng miễn dịch
Kháng thể
Vắc xin
Trí nhớ miễn dịch
Khi trẻ được tiêm chủng
2.2 Các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ: gồm 2 loại cơ bản sau đây
 Vaccine sống, giảm độc lực: vắc xin ngừa lao (BCG), vắc xin cúm đường hít mũi (nasal),
Sởi-Quai bị - Rubella (MMR vắc xin), Viêm não nhật Bản (Japanese Encephalitis Vaccine
thế hệ mới - JEV), vắc xin bại liệt uống (OPV), Rô ta vắc xin, vắc xin Trái rạ (Varicella
Zoster Vaccine – VZV).
 Vaccine bất hoạt:
 Toàn bộ vi rút /vi khuẩn: vắc xin Ho gà toàn tế bào (whole-cell Pertussis), viêm gan siêu vi
A (Hepatitis A vaccine), vắc xin viêm não nhật Bản, Vắc xin bại liệt đường tiêm (IPV).
 Một phần từ cấu trúc của tác nhân
 Protein: độc tố Bạch hầu, Uốn ván
 Subunit (tiểu đơn vị): Ho gà vô bào (Acelluar Pertussis – aP), vắc xin Cúm.
 Polysaccharide: vắc xin Nảo mô cầu, vắc xin Phế cầu (PPV – Polysaccharide
Pneumococcal Vaccine).
 Liên hợp/cộng hợp (conjugate): vắc xin ngừa vi khuẩn HiB (Hemophilus Influenzae type
B), Vắc xin ngừa viêm gan B (vaccine tái tổ hợp), vắc xin liên hợp Não mô cầu, vắc xin
phế cầu liên hợp/cộng hợp (CPV – Conjugate Pnuemococcal Vaccine).
2.3 Vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI): 8 loại vắc xin cơ bản gồm vắc
xin ngừa bệnh Lao, ngừa Bạch hầu, uốn ván, ho gà, ngừa bệnh Bại liệt, ngừa Sởi, ngừa viêm
gan siêu vi B, ngừa viêm màng não mủ do vi khuẩn HiB.
Vắc xin ngừa bệnh Lao: việc ngừa Lao cho trẻ sơ sinh được thực hiện bằng cách tiêm vắc xin
BCG ngay trong tuần đầu sau sinh. Thuốc được tiêm trong da, sau khi tiêm ngừa, vắc xin này
trẻ sơ sinh có thể nổi mẩn đỏ, sưng tấy nhẹ, hoặc loét tại chỗ tiêm. Không nên tiêm cho trẻ bị
viêm da có mủ, đang bị sốt thân nhiệt trên 37,5 độ C, bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bệnh tai
mũi họng, viêm phổi, vàng da…nhất là trẻ bị nhiễm HIV. Việc tiêm BCG có hiệu quả lâu dài
nhưng không được dùng cho những người đã bị Lao.
Vắc xin ngừa Bạch hầu, uốn ván, ho gà: việc tiêm ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà
được thực hiện cùng một lúc khi các trẻ đã được 2 tháng tuổi, các vắc xin này được pha trộn
chung, viết tắt là DTP (theo tiếng Anh) hoặc DTC (theo tiếng Pháp) và được tiêm vào bắp thịt
của trẻ. Theo lịch tiêm chủng chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ được tiêm 3 liều liên tiếp
lúc trẻ được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi, khoảng cách giữa 2 liều tiêm cách nhau ít nhất 4
tuần, trẻ sẽ được tiêm mũi nhắc lúc 18 tháng tuổi.
Vắc xin ngừa bệnh Bại liệt: trẻ sẽ được chủng ngừa sốt bại liệt cùng lúc với tiêm ngừa bạch
hầu, uốn ván, ho gà bằng thuốc ngừa dạng uống (vắc xin Sabin), trẻ sẽ được uống vắc xin
Sabin ba lần vào lúc 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Hiện nay vắc xin ngừa bệnh bại
liệt được sản xuất dưới dạng tiêm bắp (IPV – Intramascular Polio Vaccine) trong những loại
vắc xin liên hợp ngừa nhiều loại bệnh lý trong một mũi tiêm như Quinvaxem/Pentaxim ngừa 5
loại bệnh trong mỗi mũi vắc xin (vắc xin 5 trong 1), như Infanrixhexa ngừa được 6 loại bệnh
trong một mũi tiêm (vắc xin 6 trong 1). Tuyệt đối không được cho uống Sabin ngừa sốt bại liệt
trong lúc trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang được điều trị bằng thuốc kháng viêm
corticosteroid (như dexamethasone, medrol, prednisone hoặc prednisolone), mắc bệnh ác tính
(u lympho, bạch cầu cấp...) hoặc bị nhiễm HIV. Vắc xin Sabin dạng uống không nên cho uống
chung với vắc xin sống giảm độc lực khác như vắc xin ngừa Rota vi rút.
Vắc xin ngừa Sởi: trẻ được chủng ngừa bệnh sởi khi được 9 tháng tuổi, thuốc được tiêm dưới
da và có tác dụng bảo vệ trong nhiều năm. Sau khi tiêm vắc xin Sởi, có thể có phản ứng tại chỗ
tiêm như sưng đỏ, nổi mụn nước, đôi khi trẻ cũng có thể bị sốt, ho, sổ mũi và nhức đầu. Trẻ sẽ
cần được tiêm nhắc mũi vắc xin Sởi lúc được 18 thág tuổi để nâng cao khả năng bảo vệ tối ưu
cho trẻ.
Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B: từ năm 1995, việc phòng ngừa viêm gan siêu vi B
(VGSVB) được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm ngừa miễn phí cho trẻ. Trẻ
sẽ được tiêm mũi vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B ngay sau sinh trong vòng 24 giờ đầu sau
sinh và tiêm trễ nhất trong vòng 7 ngày đầu sau sinh (được gọi là mũi vắc xin ngừa VGSVB sơ
sinh). Trẻ sẽ được tiêm tiếp một loạt 3 mũi ngừa VGSVB lúc 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi
(thường được phối với các vắc xin khác trong một mũi vắc xin liên hợp như vắc xin 5 trong 1,
vắc xin 6 trong 1). Nếu trẻ sinh ra chưa được tiêm mũi vắc xin VGSVB sơ sinh, phụ huynh nên
chờ đến khi trẻ tròn 2 tháng tuổi để tiêm vắc xin ngừa VGSVB dạng liên hợp kể trên. Cần lưu
ý, đối với trẻ sinh ra nhẹ cân (ít hơn 1,5kg) có thể chờ cho đến khi trẻ được 2kg hoặc từ 2
tháng tuổi mới bắt đầu tiêm ngừa VGSVB.
Vắc xin ngừa viêm màng não mủ do vi khuẩn HiB (HiB Vaccine): HiB là tên viết tắt của
một loại vi khuẩn có tên gọi đầy đủ là Haemophilus influenzae týp B. Đây là thủ phạm thường
gặp nhất gây nên những bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm, có thể đe dọa sự sống của trẻ dưới 5
tuổi. Chính vì vậy mà trong nhiều năm trở lại đây, việc chủng ngừa HiB đã được các bậc cha
mẹ rất quan tâm khi đưa trẻ đi tiêm chủng. HiB có thể gây nên các bệnh cảnh khác nhau cho
trẻ như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tế bào, viêm khớp, viêm hầu họng. Thường
khi nhiễm HiB, bệnh sẽ diễn tiến nhanh chóng và trẻ có thể tử vong nếu không được điều trị
kịp thời. Trẻ được tiêm vắc xin HiB lúc trẻ tròn 2 tháng tuổi với 3 mũi tiêm liên tiếp lúc trẻ 2
tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi, vắc xin này hiện nay cũng được sản xuất dưới dạng liên hợp để
tiện sử dụng những vẫn đảm bảo độ an toàn và hiệu quả phòng bệnh giúp trẻ được bảo vệ từ rất
sớm.
2.4 Vắc xin trong chương tiêm chủng dịch vụ
- Một số loại vắc xin khác được tiêm cho trẻ dưới dạng vắc xin dịch vụ (đóng phí), thường
dành cho trẻ trên 1 tuổi, trừ các loại vắc xin sau
 Vắcc xin ngừa bệnh do Rotavirus: áp dụng cho trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi hoặc từ 7,5 tuần
– 32 tuần tuổi theo khuyến cáo cáo của nhà sản xuất.
 Vắc xin cúm và vắc xin tả áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi, phụ huynh được tư vấn cụ thể
trước khi quyết định cho trẻ tiêm các loại vắc xin này.
 Vắc xin Phế cầu cộng hợp: được áp dụng cho trẻ từ 6 tuần – 5 tuổi với lịch tiêm cụ thể như
sau
 Trẻ 6 tuần – 6 tháng tuổi: 3 lần tiêm cơ bản, mỗi lần cách nhau 1 tháng, lần tiêm nhắc
6 tháng sau lần tiêm cơ bản cuối cùng.
 Trẻ 7 tháng – 11 tháng: 3 lần tiêm, 2 lần đầu cách nhau 1 tháng, lần tiêm thứ 3 lúc trẻ
được 2 tuổi.
 Trẻ 12 tháng – 23 tháng: 2 lần tiêm cách nhau ít nhất 2 tháng.
 Trẻ 2 tuổi – 5 tuổi: 2 lần tiêm cách nhau ít nhất 2 tháng.
 Vắc xin ngừa Thủy đậu áp dụng cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi.
 Vắc xin ngừa Sởi – Quai bị - Rubella (MMR – vắc xin 3 trong 1) áp dụng cho trẻ từ 12 – 15
tháng tuổi.
 Vắc xin ngừa viêm não nhật bản B áp dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
 Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
 Vắc xin ngừa Não mô cầu A + C áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi.
 Vắc xin ngừa Thương Hàn áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi.
 Vắc xin ngừa nhiễm phế cầu trùng – Polysaccharide Pneumococcal Vaccine áp dụng cho
trẻ từ 24 tháng tuổi.
 Vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rô ta vi rút áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi
hoặc từ 7,5 tuần – 32 tuần tuổi theo khuyến cáo cáo của nhà sản xuất.
 Vắc xin phế cầu cộng hợp áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 5 tuổi.
3. Lịch tiêm chủng cơ bản cho trẻ em
Lịch áp dụng cho chương trình tiêm chủng mở rộng: do Bộ Y tế ban hành từ công văn số
845/QĐ-BYT, ký ngày 17/03/2010, áp dụng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi (xin tham khảo phía
dưới).
Lịch tiêm chủng dịch vụ: chủ yếu dành cho trẻ trên 1 tuổi và trẻ lớn (xin tham khảo phía
dưới).
 Vắc xin Thủy đậu áp dụng cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi (khuyến cáo tiêm 2 mũi, mũi 1 lúc
12 – 15 tháng tuổi, mũi 2 tiêm cho trẻ lúc 4 – 6 tuổi).
 Vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella ( vắc xin 3 trong 1) áp dụng cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi
(khuyến cáo tiêm 2 mũi, mũi 1 lúc 12 – 15 tháng tuổi, mũi 2 tiêm cho trẻ lúc 4 – 6 tuổi).
 Vắc xin viêm não Nhật bản áp dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Trẻ được tiêm 2 mũi liên tiếp
mũi 1 cách mũi 2 khoảng 1 – 2 tuần, mũi thứ 3 sẽ tiêm cho trẻ 1 năm sau mũi 2. Sau đó mỗi
3 năm tiêm nhắc cho trẻ 1 lần cho đến khi trẻ được 15 tuổi.
 Vắc xin viêm gan siêu vi A cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Tiêm cho trẻ 2 mũi với khoảng cách
mũi 1 và mũi 2 từ 6 – 12 tháng.
 Vắc xin Não mô cầu A + C áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Trẻ được tiêm một liều lúc trẻ
2 tuổi, sau đó mỗi 3 năm tiêm nhắc cho trẻ 1 lần cho đến khi trẻ trưởng thành.
 Vắc xin Thương Hàn áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Trẻ được tiêm một liều lúc trẻ 2
tuổi, sau đó mỗi 3 năm tiêm nhắc cho trẻ 1 lần cho đến khi trẻ trưởng thành.
 Vắc xin Phế cầu trùng (dạng Polysaccharide) áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Trẻ được
tiêm một liều duy nhất.
TIÊM CHỦNG CHO TRẺ TRÊN 1 TUỔI
Tuổi 12 - 24
tháng
Trên 2
tuổi
5 – 13 tuổi
BẠCH HẦU – UỐN VÁN –HO GÀ –
BẠI LIỆT
NHIỄM TRÙNG DO Hib
(HAEMOPHILUS INFLUENZAE TÝP B)
CÚM Mỗi năm
THỦY ĐẬU
SỞI - QUAI BỊ - RUBELLA
VIÊM GAN SIÊU VI A
NÃO MÔ CẦU A & C Mỗi 3 năm
PHẾ CẦU (VIÊM PHỔI, VIÊM MÀNG
NÃO)
Duy nhất
4. Sự phát triển và thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (EPI)
Năm 1981 chương trình TCMR bắt đầu triển khai thí điểm tại một số địa phương để thăm dò.
Đến năm 1985 chương trình chính thức được triển khai trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, từ năm
1986 chương trình TCMR được coi là một trong 6 chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Năm
1990, mục tiêu Phổ cập tiêm chủng cho toàn thể trẻ em dưới 1 tuổi đã được hoàn thành, cụ thể
với 87% trẻ dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 8 loại kháng nguyên (Lao, Bạch
hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Sởi, viêm gan siêu vi B và HiB). Như vậy chương trình TCMR
tại Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới từ Trung ương tới tận tuyến xã /phường.
Hơn 30 năm triển khai và thực hiện tiêm chủng cho trẻ em, chương trình TCMR quốc gia ở
Việt nam đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhớ
- Dịch vụ Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam được triển khai ở 100% xã phường trong cả
nước. Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên 80% vào năm
1989 và đạt tỷ lệ trên 90% từ năm 1993.
- Việt Nam thanh toán bệnh Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và giảm tỷ lệ mắc các bệnh sởi,
ho gà, bạch hầu một cách rõ rệt. So sánh năm 1984 và năm 2004, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 183
lần, Bạch hầu giảm 82 lần; Sởi giảm 573 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 47 lần.
- Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã thiết lập được hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản
vắc xin từ tuyến trung ương đến xã phường, đảm bảo tốt chất lượng vắc xin tiêm chủng cho
trẻ em.
- Trẻ em Việt Nam luôn được sử dụng những thế hệ bơm kim tiêm tiên tiến nhất để đảm bảo
vô khuẩn mũi tiêm. Hệ thống giám sát bệnh trong tiêm chủng mở rộng hoạt động có hiệu
quả và đáng tin cậy.
- Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã làm giảm được khoảng cách biệt về tỷ lệ và chất
lượng dịch vụ tiêm chủng mở rộng giữa các vùng miền trong cả nước.
- Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động tiêm chủng được chú trọng nhằm định
hướng phát triển và xây dựng kế hoạch dài hạn về TCMR ở Việt Nam.
- Việt Nam thành công trong chiến lược tự lực sản xuất văc xin, cho đến nay Việt Nam đã
sản xuất được 9/10 loại văc xin dùng trong TCMR. Đó là các văc xin Bại liệt, văc xin Bạch
hầu – Ho gà - Uốn ván, văc xin Viêm gan B, văc xin Uốn ván, văc xin viêm não Nhật Bản,
văc xin Tả, văc xin Thương hàn, Lao.
- Thành quả từ chương trình: năm 2000 Việt nam chính thức công bố đã thanh toán bệnh bại
liệt và năm 2006 Việt nam cơ bản đã thanh toán bệnh uốn ván sơ sinh.
5. Hiểu đúng sự cần thiết của việc tiêm nhắc vắc xin cho trẻ và tiêm trễ lịch
- Tiêm nhắc các mũi vắc xin cần thiết (còn gọi là tái chủng) vì 3 lý do cơ bản sau đây:
 Để nhắc lại miễn dịch trong cơ thể đang giảm.
 Nỗ lực làm giảm bệnh tật của trẻ.
 Để có sự bảo vệ đặc hiệu và lâu bền.
- Kháng thể (chất bảo vệ) sẽ giảm dần theo thời gian, đôi khi biến mất, nhưng ”trí nhớ” miễn
dịch vẫn còn duy trì. Hầu hết các loại vắc xin đều sinh ra trí nhớ miễn dịch và tồn tại rất
lâu.
- Nhờ trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch đáp ứng rất nhanh khi tiêm vắc xin liều
nhắc, giúp bảo vệ tối ưu cho trẻ.
- Không cần tiêm vắc-xin lại từ đầu nếu lịch tiêm ngừa của trẻ bị trễ so với hẹn
- Nguyên tắc cơ bản trong tiêm nhắc: 2 vắc xin sống dạng chích phải chích cách nhau ít nhất
4 tuần. Tăng khoảng cách giữa các liều (của loại vắc xin phải chích nhiều liều) không làm
giảm hiệu quả của vắc xin. Ngược lại, giảm khoảng cách giữa các liều có thể gây hiện
tượng giao thoa giữa đáp ứng kháng thể và kháng thể bảo vệ.
6. Những vấn đề cần chú ý và những hiểu lầm phổ biến trong việc tiêm vắc xin cho trẻ
6.1 Chỉ định và chống chỉ định trong tiêm chủng trẻ em
6.1.1 Chỉ định: mỗi vắc xin chỉ phòng được một bệnh đặc hiệu (một số sinh phẩm vắc xin có
thể gồm nhiều loại vắc xin trong một mũi tiêm).
6.1.2 Chống chỉ định
- Chống chỉ định tương đối (trì hoạn tạm thởi)
 Trẻ đang sốt từ 37,5o
C.
 Đang mắc bệnh cấp tính trung bình hoặc nặng, nhất là các bệnh nhiễm trùng như: viêm
amygdale, viêm phổi, viêm phế quản...cần được điều trị bệnh trước.
 Trẻ đang hoặc mới kết thúc điều trị với corticoid (uống, tiêm)trong vòng 14 ngày.
 Trẻ mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ
đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan siêu vi B.
 Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000gram.
 Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng
loại vắc xin.
- Chống chỉ định tuyệt đối
 Trẻ được xác định có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước
như: sốt cao trên 39o
C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.
 Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy
thận, suy gan...).
 Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định
tiêm chủng các loại vắc xin sống.
 Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại
vắc xin.
6.2Những hiểu lầm phổ biến trong việc tiêm vắc xin cho trẻ
- Tiêm vắc xin 5 hoặc 6 trong 1 có thể phòng ngừa tất cả các bệnh cho trẻ em không cần
tiêm thêm vắc xin nào (thực chất vắc xin 5 trong 1 chỉ ngừa được 5 bệnh trong một mũi
tiêm hoặc văc xin 6 trong 1 chỉ ngừa tối đa 6 bệnh khác nhau).
- Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ tiêm ngừa quá trễ so với lịch hẹn sẽ không còn có tác
dụng cần phải tiêm lại từ đầu. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh
không cần tiêm vắc xin lại từ đầu vẫn có thể giúp trẻ phòng bệnh.
- Một số phụ huynh cũng nghĩ rằng trẻ đã được xác nhận là bị sốc vắc xin sau tiêm ngừa
vẫn có thể tiêm tiếp vắc xin đó cho trẻ. Điều này hoàn toàn không đúng vì theo ”chống
chỉ định trong tiêm ngừa”, trẻ đã được xác định bị sốc loại vắc xin đó rồi thì tuyệt đối
không được chích loại vắc xin đó nữa. Tuy nhiên, các loại vắc xin khác vẫn có thể cho
trẻ tiêm bình thường.
- Nhiều phụ huynh cho trẻ đi tiêm ngừa quá sớm so với lịch hẹn (ví dụ hẹn 1 tháng mới
đưa trẻ đi tiêm nhưng khoảng 2 tuần cha mẹ đã đưa trẻ đến bệnh viện yêu cầu tiêm ngừa
vắc xin), điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ vì sẽ làm giảm hiệu quả và tác dụng bảo
vệ của vắc xin.
- Khi nghe 1 thông tin sự cố về tiêm chủng vắc xin là phụ huynh không muốn cho trẻ tiếp
tục đi tiêm ngừa vắc xin nữa vì sợ trẻ sẽ bị sốc vắc xin. Thực ra tai biến sau tiêm ngừa
có tỷ lệ rất thấp so với lợi ích rất to lớn do tiêm chủng mang lại cho con người.
7. Thực hành tốt qui trình tiêm chủng an toàn cho trẻ của Bộ Y tế
7.1Trước khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ
 Phụ huynh mang theo phiếu tiêm chủng (sổ sức khỏe) đầy đủ và thông báo tình trạng sức
khỏe hiện tại và việc dùng thuốc của trẻ. Đặc biệt cần thông báo rõ tiền căn, tiền sử dị ứng
của trẻ.
 Bác sĩ thực hiện khám sàng lọc sức khỏe thật kỹ trước khi quyết định cho trẻ tiêm chủng.
7.2 Trong lúc trẻ được tiêm chủng: cần xác định vắc xin được chỉ định, lọ vắc xin phải còn
nguyên nhãn, còn hạn sử dụng, được bảo quản lạnh hay được giữ an toàn trong phích vắc xin.
Kỹ thuật tiêm như đúng vị trí, vắc xin khác nhau phải được tiêm ở những vị trí khác nhau; sử
dụng 1 bơm kim tiêm còn nguyên trong bao, còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm.
7.3 Sau khi trẻ được tiêm chủng cần thực hiện
 Giữ trẻ ở lại cơ sở y tế ít nhất là 30 phút để bác sĩ khám lại.
 Trẻ về nhà cần tiếp tục theo dõi sát các phản ứng phụ sau tiêm chủng, ít nhất 24 giờ tiếp
theo. Cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất khi thấy trẻ có một trong các
dấu hiệu bất thường như sau: sốt cao 39o
C liên tục kèm dấu hiệu não/màng não, trẻ quấy
khóc kéo dài bất thường trên 3 giờ mẹ dỗ dành nhưng không nín, trẻ bú kém, trẻ bị tím tái,
bị co giật, lơ mơ hoặc khó thở.
Tài liệu tham khảo
1. Demicheli V, et al. (2005). Vaccines for measles, mumps and rubella in children.
Cochrane Database of Systematic Reviews (4). Oxford: Update Software.
2. Peacock G, Yeargin-Allsopp M (2009). Autism spectrum disorders: Prevalence and
vaccines. Pediatric Annals, 38(1): 22-25.
3. Centers for Disease Control and Prevention (2009). Updated recommendations from the
Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP) for use of hepatitis A vaccine
in close contacts of newly arriving international adoptees. MMWR, 58(36): 1006-1007.
Also available online:
http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm5836a4.htm?s_cid=mm5836a4_e.
4. Centers for Disease Control and Prevention. (2011). Epidemiology and Prevention of
Vaccine-Preventable Diseases (The Pink Book), 12th ed. Washington, DC: Public
Health Foundation. Also available online:
http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/default.htm.
5. Centers for Disease Control and Prevention (2007). Smallpox fact sheet: Vaccine
overview. Available online:
http://emergency.cdc.gov/agent/smallpox/vaccination/facts.asp.
6. Bộ Y tế (2008). Qui định về sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều
trị, Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT ngày 07/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế..
7. Dự án tiêm chủng mở rộng (2004). Giám sát phản ứng sau tiêm chủng. NXB Y học, Hà
Nội, 2004.
8. Chỉ thị 01/CT-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng
cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng.

Contenu connexe

Tendances

VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢNVIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢNSoM
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptSoM
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHSoM
 
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINHHƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINHSoM
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔISoM
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚINHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚISoM
 
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxSoM
 
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMUpdate Y học
 
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPVIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPSoM
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )SoM
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 

Tendances (20)

VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢNVIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
 
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.pptnhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính _ ARI_full.ppt
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
Cập nhật Nhiễm khuẩn huyết 2016
 
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINHNHIỄM TRÙNG SƠ SINH
NHIỄM TRÙNG SƠ SINH
 
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINHHƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚINHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP DƯỚI
 
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh thủy đậu - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docx
 
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCMBệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
Bệnh quai bị - 2019 - Đại học Y dược TPHCM
 
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPVIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
Nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểuNhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng tiểu
 

Similaire à Ly thuyet tiem chung tre em cap nhat 2017

THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIÊN
THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIÊNTHỰC HÀNH TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIÊN
THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIÊNSoM
 
THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIỆN
THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIỆNTHỰC HIỆN TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIỆN
THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIỆNSoM
 
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG.pptx
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG.pptxCHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG.pptx
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG.pptxLaboCovid1
 
Tiêm chủng ở trẻ em.ppt
Tiêm chủng ở trẻ em.pptTiêm chủng ở trẻ em.ppt
Tiêm chủng ở trẻ em.pptThi Hien Uyen Mai
 
CHỦNG NGỪA 2016.ppt
CHỦNG NGỪA 2016.pptCHỦNG NGỪA 2016.ppt
CHỦNG NGỪA 2016.pptSoM
 
Du an Tiem chung mo rong.pdf
Du an Tiem chung mo rong.pdfDu an Tiem chung mo rong.pdf
Du an Tiem chung mo rong.pdfNguynKhim28
 
Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu
Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu
Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu Yhoccongdong.com
 
Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất tron...
Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất tron...Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất tron...
Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất tron...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.Yhoccongdong.com
 
Dac diem dich te hoc benh soi tai ha noi giai doan 2006 2015 va tinh trang kh...
Dac diem dich te hoc benh soi tai ha noi giai doan 2006 2015 va tinh trang kh...Dac diem dich te hoc benh soi tai ha noi giai doan 2006 2015 va tinh trang kh...
Dac diem dich te hoc benh soi tai ha noi giai doan 2006 2015 va tinh trang kh...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp dpt vgb-hib trong tiêm chủng mở rộng (tài ...
Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp dpt vgb-hib trong tiêm chủng mở rộng (tài ...Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp dpt vgb-hib trong tiêm chủng mở rộng (tài ...
Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp dpt vgb-hib trong tiêm chủng mở rộng (tài ...jackjohn45
 
Danavac.docx
Danavac.docxDanavac.docx
Danavac.docxDa navac
 
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdf
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdfTIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdf
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdfLinh Phương Mỹ
 
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcPhác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Bai 6_Quan ly_Du phong lao_TS.Tuan.pdf
Bai 6_Quan ly_Du phong lao_TS.Tuan.pdfBai 6_Quan ly_Du phong lao_TS.Tuan.pdf
Bai 6_Quan ly_Du phong lao_TS.Tuan.pdfDungTran760961
 
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giá...
Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giá...Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giá...
Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giá...luanvantrust
 

Similaire à Ly thuyet tiem chung tre em cap nhat 2017 (20)

THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIÊN
THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIÊNTHỰC HÀNH TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIÊN
THỰC HÀNH TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIÊN
 
THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIỆN
THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIỆNTHỰC HIỆN TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIỆN
THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG TẠI BỆNH VIỆN
 
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG.pptx
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG.pptxCHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG.pptx
CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG.pptx
 
Tiêm chủng ở trẻ em.ppt
Tiêm chủng ở trẻ em.pptTiêm chủng ở trẻ em.ppt
Tiêm chủng ở trẻ em.ppt
 
Chungngua luan (nx power-lite)
Chungngua luan (nx power-lite)Chungngua luan (nx power-lite)
Chungngua luan (nx power-lite)
 
CHỦNG NGỪA 2016.ppt
CHỦNG NGỪA 2016.pptCHỦNG NGỪA 2016.ppt
CHỦNG NGỪA 2016.ppt
 
Du an Tiem chung mo rong.pdf
Du an Tiem chung mo rong.pdfDu an Tiem chung mo rong.pdf
Du an Tiem chung mo rong.pdf
 
Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu
Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu
Thuốc chủng ngừa bệnh thủy đậu
 
Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất tron...
Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất tron...Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất tron...
Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất tron...
 
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
Chủng Ngừa cho Học Sinh Lớp 6 tại B.C.
 
Dac diem dich te hoc benh soi tai ha noi giai doan 2006 2015 va tinh trang kh...
Dac diem dich te hoc benh soi tai ha noi giai doan 2006 2015 va tinh trang kh...Dac diem dich te hoc benh soi tai ha noi giai doan 2006 2015 va tinh trang kh...
Dac diem dich te hoc benh soi tai ha noi giai doan 2006 2015 va tinh trang kh...
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
 
Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp dpt vgb-hib trong tiêm chủng mở rộng (tài ...
Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp dpt vgb-hib trong tiêm chủng mở rộng (tài ...Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp dpt vgb-hib trong tiêm chủng mở rộng (tài ...
Hướng dẫn sử dụng vắc xin phối hợp dpt vgb-hib trong tiêm chủng mở rộng (tài ...
 
Danavac.docx
Danavac.docxDanavac.docx
Danavac.docx
 
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdf
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdfTIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdf
TIÊM CHỦNG Ở TRẺ EM.pdf
 
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcPhác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
 
Phòng ngừa uốn ván
Phòng ngừa uốn vánPhòng ngừa uốn ván
Phòng ngừa uốn ván
 
Bai 6_Quan ly_Du phong lao_TS.Tuan.pdf
Bai 6_Quan ly_Du phong lao_TS.Tuan.pdfBai 6_Quan ly_Du phong lao_TS.Tuan.pdf
Bai 6_Quan ly_Du phong lao_TS.Tuan.pdf
 
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
Danh gia thuc trang tiem chung tre em duoi 1 tuoi va thai do cua ba me voi ca...
 
Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giá...
Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giá...Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giá...
Một số biện pháp rèn kỹ năng phòng chống dịch bệnh covid - 19 cho trẻ mẫu giá...
 

Plus de SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

Plus de SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Dernier

SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtHongBiThi1
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéHongBiThi1
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdfHongBiThi1
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdfThyMai360365
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạHongBiThi1
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuHongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấyHongBiThi1
 

Dernier (20)

SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạnSGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Sỏi đường mật chính Y4.pdf hay nha các bạn
 
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdfSGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
SGK cũ tăng trưởng thể chất ở trẻ em.pdf
 
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạnY4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
Y4- Encephalitis Quỳnh.pptx rất hay nha các bạn
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạnSGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
SGK Chảy máu đường tiêu hóa.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhéSGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
SGK cũ dinh dưỡng trẻ em.pdf rất hay các bạn nhé
 
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK mới Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdfNTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN -  thầy Tuấn.pdf
NTH_CHẢY MÁU TIÊU HÓA TRÊN - thầy Tuấn.pdf
 
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
26-dang-bai-tapcccc-kinh-te-chinh-tri.pdf
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạSGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
SGK cũ Suy dinh dưỡng ở trẻ em.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Sổ rau thường.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Áp xe gan Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư dạ dày Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nhaSGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
SGK Ung thư biểu mô tế bào gan Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 

Ly thuyet tiem chung tre em cap nhat 2017

  • 1. BÀI GIẢNG THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG CHO TRẺ EM Ths.Bs Đinh Thạc Bệnh viện Nhi Đồng 1. TP.HCM Mục tiêu bài giảng Thực hiện tiêm chủng cho trẻ em giúp cho thế hệ bác sĩ tương lai hiểu rõ tầm quan trọng và áp dụng thuận lợi việc tiêm ngừa các loại vắc xin cần thiết cho trẻ em, góp phần bảo vệ sức khỏe cho những mầm non – thế hệ tương lai của đất nước. Sau các buổi thực hành tiêm chủng tại bệnh viện, sinh viên sẽ đạt những kiến thức và kỹ năng về tiêm chủng vắc xin cho trẻ em như sau:  Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ em.  Hiểu rõ các loại vắc xin (thuốc chủng ngừa) cần thiết cho trẻ em hiện đang được áp dụng tại Việt nam. Từ đó kể tên được các bệnh có thể phòng bệnh bằng vắc xin hiện có.  Áp dụng thực tế lịch tiêm chủng cơ bản trẻ em trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia – chương trình EPI (Expanded Program of Immunization) và những vắc xin được áp dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ.  Nêu được sự phát triển và những thành quả đạt được của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ở Việt nam trong suốt 30 năm qua.  Hiểu đúng sự cần thiết của việc tiêm nhắc cho trẻ nhằm giúp trẻ được bảo vệ toàn diện, tránh tình trạng tái nhiễm các bệnh lý nguy hiểm mà trẻ đã được tiêm vắc xin.  Xác định được những vấn đề cần chú ý và những hiểu lầm thường gặp trong việc tiêm vắc xin cho trẻ.  Thực hành tốt qui trình tiêm chủng an toàn cho trẻ theo qui định của Bộ Y tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra sau khi trẻ được tiêm ngừa. 1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiêm chủng Một trong những yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ sức khỏe của trẻ em chính là tiêm chủng dự phòng. Tiêm chủng vắc xin trở thành một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho con người. Là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả và thiết thực nhất trước những tác nhân gây bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm chủng bằng các loại vắc xin sẵn có đã góp phần rất lớn trong việc cứu
  • 2. sống hàng triệu người trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là đối tượng trẻ em. Cụ thể hàng năm chủng ngừa đã giúp dự phòng trên 3 triệu ca tử vong và 750,000 trẻ không bị tàn phế Theo đánh giá của WHO, trẻ em là lứa tuổi dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm vì sức đề kháng còn rất non yếu và khi mắc bệnh trẻ rất dễ bị bệnh nặng, đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng sau khi mắc bệnh. Theo các bác sĩ nhi khoa, hiện nay hầu hết các bệnh thường gặp ở trẻ em có thể phòng ngừa được bằng tiêm chủng vắc xin. Một minh chứng sống động là Chương trình tiêm chủng quốc gia Việt Nam (từ 1985) đã giúp giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em. Một số bệnh đã được thanh toán trên toàn quốc như bệnh bại liệt, bệnh uốn ván sơ sinh giúp cải thiện đáng kể sức khỏe trẻ em Việt nam. 2. Thuốc chủng ngừa (vắc xin) phòng bệnh 2.1 Định nghĩa vắc xin và cơ chế miễn dịch: vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh”. Tiêm chủng là đưa vắc xin vào cơ thể nhằm kích thích sự đáp ứng miễn dịch (MD) đặc hiệu của cơ thể đối với từng loại vi sinh vật hay kháng nguyên. Kết quả là cơ thể “nhớ” được loại kháng nguyên (KN) đó và sẵn sàng tiêu diệt tác nhân gây bệnh khi tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Cơ chế đáp ứng miễn dịch Đáp ứng miễn dịch Kháng thể kháng nguyên KHÁNG NGUYÊN VI KHUẨN VI RÚT KÝ SINH TRÙNG NẤM ….. KHÁNG THỂ CHẤT BẢO VỆ CƠ THỂ DO TẾ BÀO BẠCH CẦU TIẾT RA Đáp ứng miễn dịch Kháng thể Vắc xin Trí nhớ miễn dịch Khi trẻ được tiêm chủng 2.2 Các loại vắc xin phòng bệnh cho trẻ: gồm 2 loại cơ bản sau đây  Vaccine sống, giảm độc lực: vắc xin ngừa lao (BCG), vắc xin cúm đường hít mũi (nasal), Sởi-Quai bị - Rubella (MMR vắc xin), Viêm não nhật Bản (Japanese Encephalitis Vaccine
  • 3. thế hệ mới - JEV), vắc xin bại liệt uống (OPV), Rô ta vắc xin, vắc xin Trái rạ (Varicella Zoster Vaccine – VZV).  Vaccine bất hoạt:  Toàn bộ vi rút /vi khuẩn: vắc xin Ho gà toàn tế bào (whole-cell Pertussis), viêm gan siêu vi A (Hepatitis A vaccine), vắc xin viêm não nhật Bản, Vắc xin bại liệt đường tiêm (IPV).  Một phần từ cấu trúc của tác nhân  Protein: độc tố Bạch hầu, Uốn ván  Subunit (tiểu đơn vị): Ho gà vô bào (Acelluar Pertussis – aP), vắc xin Cúm.  Polysaccharide: vắc xin Nảo mô cầu, vắc xin Phế cầu (PPV – Polysaccharide Pneumococcal Vaccine).  Liên hợp/cộng hợp (conjugate): vắc xin ngừa vi khuẩn HiB (Hemophilus Influenzae type B), Vắc xin ngừa viêm gan B (vaccine tái tổ hợp), vắc xin liên hợp Não mô cầu, vắc xin phế cầu liên hợp/cộng hợp (CPV – Conjugate Pnuemococcal Vaccine). 2.3 Vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (EPI): 8 loại vắc xin cơ bản gồm vắc xin ngừa bệnh Lao, ngừa Bạch hầu, uốn ván, ho gà, ngừa bệnh Bại liệt, ngừa Sởi, ngừa viêm gan siêu vi B, ngừa viêm màng não mủ do vi khuẩn HiB. Vắc xin ngừa bệnh Lao: việc ngừa Lao cho trẻ sơ sinh được thực hiện bằng cách tiêm vắc xin BCG ngay trong tuần đầu sau sinh. Thuốc được tiêm trong da, sau khi tiêm ngừa, vắc xin này trẻ sơ sinh có thể nổi mẩn đỏ, sưng tấy nhẹ, hoặc loét tại chỗ tiêm. Không nên tiêm cho trẻ bị viêm da có mủ, đang bị sốt thân nhiệt trên 37,5 độ C, bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng, bệnh tai mũi họng, viêm phổi, vàng da…nhất là trẻ bị nhiễm HIV. Việc tiêm BCG có hiệu quả lâu dài nhưng không được dùng cho những người đã bị Lao. Vắc xin ngừa Bạch hầu, uốn ván, ho gà: việc tiêm ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà được thực hiện cùng một lúc khi các trẻ đã được 2 tháng tuổi, các vắc xin này được pha trộn chung, viết tắt là DTP (theo tiếng Anh) hoặc DTC (theo tiếng Pháp) và được tiêm vào bắp thịt của trẻ. Theo lịch tiêm chủng chương trình tiêm chủng mở rộng, trẻ được tiêm 3 liều liên tiếp lúc trẻ được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi, khoảng cách giữa 2 liều tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần, trẻ sẽ được tiêm mũi nhắc lúc 18 tháng tuổi. Vắc xin ngừa bệnh Bại liệt: trẻ sẽ được chủng ngừa sốt bại liệt cùng lúc với tiêm ngừa bạch hầu, uốn ván, ho gà bằng thuốc ngừa dạng uống (vắc xin Sabin), trẻ sẽ được uống vắc xin Sabin ba lần vào lúc 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Hiện nay vắc xin ngừa bệnh bại
  • 4. liệt được sản xuất dưới dạng tiêm bắp (IPV – Intramascular Polio Vaccine) trong những loại vắc xin liên hợp ngừa nhiều loại bệnh lý trong một mũi tiêm như Quinvaxem/Pentaxim ngừa 5 loại bệnh trong mỗi mũi vắc xin (vắc xin 5 trong 1), như Infanrixhexa ngừa được 6 loại bệnh trong một mũi tiêm (vắc xin 6 trong 1). Tuyệt đối không được cho uống Sabin ngừa sốt bại liệt trong lúc trẻ đang bị sốt, bị nôn, tiêu chảy, đang được điều trị bằng thuốc kháng viêm corticosteroid (như dexamethasone, medrol, prednisone hoặc prednisolone), mắc bệnh ác tính (u lympho, bạch cầu cấp...) hoặc bị nhiễm HIV. Vắc xin Sabin dạng uống không nên cho uống chung với vắc xin sống giảm độc lực khác như vắc xin ngừa Rota vi rút. Vắc xin ngừa Sởi: trẻ được chủng ngừa bệnh sởi khi được 9 tháng tuổi, thuốc được tiêm dưới da và có tác dụng bảo vệ trong nhiều năm. Sau khi tiêm vắc xin Sởi, có thể có phản ứng tại chỗ tiêm như sưng đỏ, nổi mụn nước, đôi khi trẻ cũng có thể bị sốt, ho, sổ mũi và nhức đầu. Trẻ sẽ cần được tiêm nhắc mũi vắc xin Sởi lúc được 18 thág tuổi để nâng cao khả năng bảo vệ tối ưu cho trẻ. Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B: từ năm 1995, việc phòng ngừa viêm gan siêu vi B (VGSVB) được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm ngừa miễn phí cho trẻ. Trẻ sẽ được tiêm mũi vắc xin ngừa viêm gan siêu vi B ngay sau sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh và tiêm trễ nhất trong vòng 7 ngày đầu sau sinh (được gọi là mũi vắc xin ngừa VGSVB sơ sinh). Trẻ sẽ được tiêm tiếp một loạt 3 mũi ngừa VGSVB lúc 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi (thường được phối với các vắc xin khác trong một mũi vắc xin liên hợp như vắc xin 5 trong 1, vắc xin 6 trong 1). Nếu trẻ sinh ra chưa được tiêm mũi vắc xin VGSVB sơ sinh, phụ huynh nên chờ đến khi trẻ tròn 2 tháng tuổi để tiêm vắc xin ngừa VGSVB dạng liên hợp kể trên. Cần lưu ý, đối với trẻ sinh ra nhẹ cân (ít hơn 1,5kg) có thể chờ cho đến khi trẻ được 2kg hoặc từ 2 tháng tuổi mới bắt đầu tiêm ngừa VGSVB. Vắc xin ngừa viêm màng não mủ do vi khuẩn HiB (HiB Vaccine): HiB là tên viết tắt của một loại vi khuẩn có tên gọi đầy đủ là Haemophilus influenzae týp B. Đây là thủ phạm thường gặp nhất gây nên những bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm, có thể đe dọa sự sống của trẻ dưới 5 tuổi. Chính vì vậy mà trong nhiều năm trở lại đây, việc chủng ngừa HiB đã được các bậc cha mẹ rất quan tâm khi đưa trẻ đi tiêm chủng. HiB có thể gây nên các bệnh cảnh khác nhau cho trẻ như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tế bào, viêm khớp, viêm hầu họng. Thường khi nhiễm HiB, bệnh sẽ diễn tiến nhanh chóng và trẻ có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Trẻ được tiêm vắc xin HiB lúc trẻ tròn 2 tháng tuổi với 3 mũi tiêm liên tiếp lúc trẻ 2
  • 5. tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi, vắc xin này hiện nay cũng được sản xuất dưới dạng liên hợp để tiện sử dụng những vẫn đảm bảo độ an toàn và hiệu quả phòng bệnh giúp trẻ được bảo vệ từ rất sớm. 2.4 Vắc xin trong chương tiêm chủng dịch vụ - Một số loại vắc xin khác được tiêm cho trẻ dưới dạng vắc xin dịch vụ (đóng phí), thường dành cho trẻ trên 1 tuổi, trừ các loại vắc xin sau  Vắcc xin ngừa bệnh do Rotavirus: áp dụng cho trẻ từ 6 tuần – 6 tháng tuổi hoặc từ 7,5 tuần – 32 tuần tuổi theo khuyến cáo cáo của nhà sản xuất.  Vắc xin cúm và vắc xin tả áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi, phụ huynh được tư vấn cụ thể trước khi quyết định cho trẻ tiêm các loại vắc xin này.  Vắc xin Phế cầu cộng hợp: được áp dụng cho trẻ từ 6 tuần – 5 tuổi với lịch tiêm cụ thể như sau  Trẻ 6 tuần – 6 tháng tuổi: 3 lần tiêm cơ bản, mỗi lần cách nhau 1 tháng, lần tiêm nhắc 6 tháng sau lần tiêm cơ bản cuối cùng.  Trẻ 7 tháng – 11 tháng: 3 lần tiêm, 2 lần đầu cách nhau 1 tháng, lần tiêm thứ 3 lúc trẻ được 2 tuổi.  Trẻ 12 tháng – 23 tháng: 2 lần tiêm cách nhau ít nhất 2 tháng.  Trẻ 2 tuổi – 5 tuổi: 2 lần tiêm cách nhau ít nhất 2 tháng.  Vắc xin ngừa Thủy đậu áp dụng cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi.  Vắc xin ngừa Sởi – Quai bị - Rubella (MMR – vắc xin 3 trong 1) áp dụng cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi.  Vắc xin ngừa viêm não nhật bản B áp dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi.  Vắc xin ngừa viêm gan siêu vi A cho trẻ từ 12 tháng tuổi.  Vắc xin ngừa Não mô cầu A + C áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi.  Vắc xin ngừa Thương Hàn áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi.  Vắc xin ngừa nhiễm phế cầu trùng – Polysaccharide Pneumococcal Vaccine áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi.  Vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do Rô ta vi rút áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 6 tháng tuổi hoặc từ 7,5 tuần – 32 tuần tuổi theo khuyến cáo cáo của nhà sản xuất.  Vắc xin phế cầu cộng hợp áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi – 5 tuổi.
  • 6. 3. Lịch tiêm chủng cơ bản cho trẻ em Lịch áp dụng cho chương trình tiêm chủng mở rộng: do Bộ Y tế ban hành từ công văn số 845/QĐ-BYT, ký ngày 17/03/2010, áp dụng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi (xin tham khảo phía dưới). Lịch tiêm chủng dịch vụ: chủ yếu dành cho trẻ trên 1 tuổi và trẻ lớn (xin tham khảo phía dưới).  Vắc xin Thủy đậu áp dụng cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi (khuyến cáo tiêm 2 mũi, mũi 1 lúc 12 – 15 tháng tuổi, mũi 2 tiêm cho trẻ lúc 4 – 6 tuổi).  Vắc xin Sởi – Quai bị - Rubella ( vắc xin 3 trong 1) áp dụng cho trẻ từ 12 – 15 tháng tuổi (khuyến cáo tiêm 2 mũi, mũi 1 lúc 12 – 15 tháng tuổi, mũi 2 tiêm cho trẻ lúc 4 – 6 tuổi).  Vắc xin viêm não Nhật bản áp dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Trẻ được tiêm 2 mũi liên tiếp mũi 1 cách mũi 2 khoảng 1 – 2 tuần, mũi thứ 3 sẽ tiêm cho trẻ 1 năm sau mũi 2. Sau đó mỗi 3 năm tiêm nhắc cho trẻ 1 lần cho đến khi trẻ được 15 tuổi.  Vắc xin viêm gan siêu vi A cho trẻ từ 12 tháng tuổi. Tiêm cho trẻ 2 mũi với khoảng cách mũi 1 và mũi 2 từ 6 – 12 tháng.  Vắc xin Não mô cầu A + C áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Trẻ được tiêm một liều lúc trẻ 2 tuổi, sau đó mỗi 3 năm tiêm nhắc cho trẻ 1 lần cho đến khi trẻ trưởng thành.  Vắc xin Thương Hàn áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Trẻ được tiêm một liều lúc trẻ 2 tuổi, sau đó mỗi 3 năm tiêm nhắc cho trẻ 1 lần cho đến khi trẻ trưởng thành.
  • 7.  Vắc xin Phế cầu trùng (dạng Polysaccharide) áp dụng cho trẻ từ 24 tháng tuổi. Trẻ được tiêm một liều duy nhất. TIÊM CHỦNG CHO TRẺ TRÊN 1 TUỔI Tuổi 12 - 24 tháng Trên 2 tuổi 5 – 13 tuổi BẠCH HẦU – UỐN VÁN –HO GÀ – BẠI LIỆT NHIỄM TRÙNG DO Hib (HAEMOPHILUS INFLUENZAE TÝP B) CÚM Mỗi năm THỦY ĐẬU SỞI - QUAI BỊ - RUBELLA VIÊM GAN SIÊU VI A NÃO MÔ CẦU A & C Mỗi 3 năm PHẾ CẦU (VIÊM PHỔI, VIÊM MÀNG NÃO) Duy nhất 4. Sự phát triển và thành quả của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (EPI) Năm 1981 chương trình TCMR bắt đầu triển khai thí điểm tại một số địa phương để thăm dò. Đến năm 1985 chương trình chính thức được triển khai trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, từ năm 1986 chương trình TCMR được coi là một trong 6 chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Năm 1990, mục tiêu Phổ cập tiêm chủng cho toàn thể trẻ em dưới 1 tuổi đã được hoàn thành, cụ thể với 87% trẻ dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 8 loại kháng nguyên (Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Sởi, viêm gan siêu vi B và HiB). Như vậy chương trình TCMR tại Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới từ Trung ương tới tận tuyến xã /phường. Hơn 30 năm triển khai và thực hiện tiêm chủng cho trẻ em, chương trình TCMR quốc gia ở Việt nam đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhớ - Dịch vụ Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam được triển khai ở 100% xã phường trong cả nước. Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi trên 80% vào năm 1989 và đạt tỷ lệ trên 90% từ năm 1993.
  • 8. - Việt Nam thanh toán bệnh Bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh và giảm tỷ lệ mắc các bệnh sởi, ho gà, bạch hầu một cách rõ rệt. So sánh năm 1984 và năm 2004, tỷ lệ mắc Ho gà giảm 183 lần, Bạch hầu giảm 82 lần; Sởi giảm 573 lần, Uốn ván sơ sinh giảm 47 lần. - Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã thiết lập được hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin từ tuyến trung ương đến xã phường, đảm bảo tốt chất lượng vắc xin tiêm chủng cho trẻ em. - Trẻ em Việt Nam luôn được sử dụng những thế hệ bơm kim tiêm tiên tiến nhất để đảm bảo vô khuẩn mũi tiêm. Hệ thống giám sát bệnh trong tiêm chủng mở rộng hoạt động có hiệu quả và đáng tin cậy. - Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã làm giảm được khoảng cách biệt về tỷ lệ và chất lượng dịch vụ tiêm chủng mở rộng giữa các vùng miền trong cả nước. - Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động tiêm chủng được chú trọng nhằm định hướng phát triển và xây dựng kế hoạch dài hạn về TCMR ở Việt Nam. - Việt Nam thành công trong chiến lược tự lực sản xuất văc xin, cho đến nay Việt Nam đã sản xuất được 9/10 loại văc xin dùng trong TCMR. Đó là các văc xin Bại liệt, văc xin Bạch hầu – Ho gà - Uốn ván, văc xin Viêm gan B, văc xin Uốn ván, văc xin viêm não Nhật Bản, văc xin Tả, văc xin Thương hàn, Lao. - Thành quả từ chương trình: năm 2000 Việt nam chính thức công bố đã thanh toán bệnh bại liệt và năm 2006 Việt nam cơ bản đã thanh toán bệnh uốn ván sơ sinh. 5. Hiểu đúng sự cần thiết của việc tiêm nhắc vắc xin cho trẻ và tiêm trễ lịch - Tiêm nhắc các mũi vắc xin cần thiết (còn gọi là tái chủng) vì 3 lý do cơ bản sau đây:  Để nhắc lại miễn dịch trong cơ thể đang giảm.  Nỗ lực làm giảm bệnh tật của trẻ.  Để có sự bảo vệ đặc hiệu và lâu bền. - Kháng thể (chất bảo vệ) sẽ giảm dần theo thời gian, đôi khi biến mất, nhưng ”trí nhớ” miễn dịch vẫn còn duy trì. Hầu hết các loại vắc xin đều sinh ra trí nhớ miễn dịch và tồn tại rất lâu. - Nhờ trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch đáp ứng rất nhanh khi tiêm vắc xin liều nhắc, giúp bảo vệ tối ưu cho trẻ. - Không cần tiêm vắc-xin lại từ đầu nếu lịch tiêm ngừa của trẻ bị trễ so với hẹn
  • 9. - Nguyên tắc cơ bản trong tiêm nhắc: 2 vắc xin sống dạng chích phải chích cách nhau ít nhất 4 tuần. Tăng khoảng cách giữa các liều (của loại vắc xin phải chích nhiều liều) không làm giảm hiệu quả của vắc xin. Ngược lại, giảm khoảng cách giữa các liều có thể gây hiện tượng giao thoa giữa đáp ứng kháng thể và kháng thể bảo vệ. 6. Những vấn đề cần chú ý và những hiểu lầm phổ biến trong việc tiêm vắc xin cho trẻ 6.1 Chỉ định và chống chỉ định trong tiêm chủng trẻ em 6.1.1 Chỉ định: mỗi vắc xin chỉ phòng được một bệnh đặc hiệu (một số sinh phẩm vắc xin có thể gồm nhiều loại vắc xin trong một mũi tiêm). 6.1.2 Chống chỉ định - Chống chỉ định tương đối (trì hoạn tạm thởi)  Trẻ đang sốt từ 37,5o C.  Đang mắc bệnh cấp tính trung bình hoặc nặng, nhất là các bệnh nhiễm trùng như: viêm amygdale, viêm phổi, viêm phế quản...cần được điều trị bệnh trước.  Trẻ đang hoặc mới kết thúc điều trị với corticoid (uống, tiêm)trong vòng 14 ngày.  Trẻ mới dùng các sản phẩm Globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng trừ trường hợp trẻ đang sử dụng globulin miễn dịch điều trị viêm gan siêu vi B.  Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2000gram.  Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin. - Chống chỉ định tuyệt đối  Trẻ được xác định có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc xin lần trước như: sốt cao trên 39o C kèm co giật hoặc dấu hiệu não/màng não, tím tái, khó thở.  Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan...).  Trẻ suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh) chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc xin sống.  Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
  • 10. 6.2Những hiểu lầm phổ biến trong việc tiêm vắc xin cho trẻ - Tiêm vắc xin 5 hoặc 6 trong 1 có thể phòng ngừa tất cả các bệnh cho trẻ em không cần tiêm thêm vắc xin nào (thực chất vắc xin 5 trong 1 chỉ ngừa được 5 bệnh trong một mũi tiêm hoặc văc xin 6 trong 1 chỉ ngừa tối đa 6 bệnh khác nhau). - Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ tiêm ngừa quá trễ so với lịch hẹn sẽ không còn có tác dụng cần phải tiêm lại từ đầu. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh không cần tiêm vắc xin lại từ đầu vẫn có thể giúp trẻ phòng bệnh. - Một số phụ huynh cũng nghĩ rằng trẻ đã được xác nhận là bị sốc vắc xin sau tiêm ngừa vẫn có thể tiêm tiếp vắc xin đó cho trẻ. Điều này hoàn toàn không đúng vì theo ”chống chỉ định trong tiêm ngừa”, trẻ đã được xác định bị sốc loại vắc xin đó rồi thì tuyệt đối không được chích loại vắc xin đó nữa. Tuy nhiên, các loại vắc xin khác vẫn có thể cho trẻ tiêm bình thường. - Nhiều phụ huynh cho trẻ đi tiêm ngừa quá sớm so với lịch hẹn (ví dụ hẹn 1 tháng mới đưa trẻ đi tiêm nhưng khoảng 2 tuần cha mẹ đã đưa trẻ đến bệnh viện yêu cầu tiêm ngừa vắc xin), điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ vì sẽ làm giảm hiệu quả và tác dụng bảo vệ của vắc xin. - Khi nghe 1 thông tin sự cố về tiêm chủng vắc xin là phụ huynh không muốn cho trẻ tiếp tục đi tiêm ngừa vắc xin nữa vì sợ trẻ sẽ bị sốc vắc xin. Thực ra tai biến sau tiêm ngừa có tỷ lệ rất thấp so với lợi ích rất to lớn do tiêm chủng mang lại cho con người. 7. Thực hành tốt qui trình tiêm chủng an toàn cho trẻ của Bộ Y tế 7.1Trước khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ  Phụ huynh mang theo phiếu tiêm chủng (sổ sức khỏe) đầy đủ và thông báo tình trạng sức khỏe hiện tại và việc dùng thuốc của trẻ. Đặc biệt cần thông báo rõ tiền căn, tiền sử dị ứng của trẻ.  Bác sĩ thực hiện khám sàng lọc sức khỏe thật kỹ trước khi quyết định cho trẻ tiêm chủng. 7.2 Trong lúc trẻ được tiêm chủng: cần xác định vắc xin được chỉ định, lọ vắc xin phải còn nguyên nhãn, còn hạn sử dụng, được bảo quản lạnh hay được giữ an toàn trong phích vắc xin. Kỹ thuật tiêm như đúng vị trí, vắc xin khác nhau phải được tiêm ở những vị trí khác nhau; sử dụng 1 bơm kim tiêm còn nguyên trong bao, còn hạn sử dụng cho mỗi mũi tiêm. 7.3 Sau khi trẻ được tiêm chủng cần thực hiện
  • 11.  Giữ trẻ ở lại cơ sở y tế ít nhất là 30 phút để bác sĩ khám lại.  Trẻ về nhà cần tiếp tục theo dõi sát các phản ứng phụ sau tiêm chủng, ít nhất 24 giờ tiếp theo. Cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu bất thường như sau: sốt cao 39o C liên tục kèm dấu hiệu não/màng não, trẻ quấy khóc kéo dài bất thường trên 3 giờ mẹ dỗ dành nhưng không nín, trẻ bú kém, trẻ bị tím tái, bị co giật, lơ mơ hoặc khó thở. Tài liệu tham khảo 1. Demicheli V, et al. (2005). Vaccines for measles, mumps and rubella in children. Cochrane Database of Systematic Reviews (4). Oxford: Update Software. 2. Peacock G, Yeargin-Allsopp M (2009). Autism spectrum disorders: Prevalence and vaccines. Pediatric Annals, 38(1): 22-25. 3. Centers for Disease Control and Prevention (2009). Updated recommendations from the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP) for use of hepatitis A vaccine in close contacts of newly arriving international adoptees. MMWR, 58(36): 1006-1007. Also available online: http://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/mm5836a4.htm?s_cid=mm5836a4_e. 4. Centers for Disease Control and Prevention. (2011). Epidemiology and Prevention of Vaccine-Preventable Diseases (The Pink Book), 12th ed. Washington, DC: Public Health Foundation. Also available online: http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/default.htm. 5. Centers for Disease Control and Prevention (2007). Smallpox fact sheet: Vaccine overview. Available online: http://emergency.cdc.gov/agent/smallpox/vaccination/facts.asp. 6. Bộ Y tế (2008). Qui định về sử dụng vắc xin và sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị, Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT ngày 07/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế.. 7. Dự án tiêm chủng mở rộng (2004). Giám sát phản ứng sau tiêm chủng. NXB Y học, Hà Nội, 2004. 8. Chỉ thị 01/CT-BYT ngày 18 tháng 01 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường an toàn tiêm chủng và giám sát các phản ứng sau tiêm chủng.