SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  110
BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ TH Ị THANH HUYỀN
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QU ẢN LÝ KINH T Ế
MÃ S Ố: 8340410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
HUẾ - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự
hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này
đã được c ảm ơn, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc.
Huế, ngày tháng 8 năm 2018
Tác gi ả luận văn
Lê Thị Thanh Huyền
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu của tác gi ả và b ởi sự giúp đỡ
nhiều mặt của Quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế và s ự giúp đỡ
của nhiều cá nhân và t ổ chức.
Trước hết tôi xin chân thành c ảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Châu, Th ầy giáo tr ực
tiếp hướng dẫn khoahọccho tácgi ả vì những hướng dẫn, đóng góp khoahọccủa thầy
trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Trường Đại
học Kinh tế Huế, Quý thầy giáo, cô giáo và Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại
học Kinh tế Huế về những quan tâm ch ỉ dẫn để tác gi ả hoàn thành lu ận văn.
Tôi c ũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh, Văn phòng
HĐND và UBND huyệ n, Chi cục Thống kê, Phòng Lao động TB&XH huyện Quảng
Ninh, Ủy ban nhân dân các xã H ải Ninh, Võ Ninh , Trường Xuân cùng toàn th ể bà
con nông dân t ại các xã đã nhi ệt tình giúp đỡ tác gi ả trong quá trình thu thập số
liệu liên quan đến đề tài nghiên c ứu.
Xin chân thành c ảm ơn gia đình, bạn bè vì những giúp đỡ quý báu v ề thời
gian, vật chất để tác gi ả hoàn thành lu ận văn đúng tiến độ.
Một lần nữa, xin trân tr ọng cảm ơn!
Huế, ngày tháng 8 năm 2018
Tác gi ả luận văn
Lê Thị Thanh Huyền
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH
TẾ Họ và tên h ọc viên: LÊ TH Ị THANH HUYỀN
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU
Tên đề tài: GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG
BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài
Huyệ n Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là huyện có di ện tích 1.194,18 km2
,
với dân số 90.389 người trong đó đa phần là lao động nông thôn, toàn huy ện có 15
xã, thị trấn. Với vị trí thuận lợi đó những năm qua huyện Quảng Ninh đã đạt được
những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm trên
địa bàn huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao, số
lượng người bước vào độ tuổi lao động ngày càng gia tăng, dân số chủ yếu sống
bằng nghề nông, t ốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh, cùng v ới đó kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội c ủa huyệ n ngày càng h ạn chế, kinh tế phát triển không đồng đều
giữa các vùng, ch ất lượng lao động còn th ấp, cung cầu về lao động còn m ất cân
đối. Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn c ần
được quan tâm. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn t ại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài li ệu thứ cấp được sử dụng để thu nhập và đánh
giá thực trạng tình hình việc làm và gi ải quyết việc làm của huyện. Phượng pháp
nghiên cứu tài liệu sơ cấp chủ yếu phục vụ cho việc phân tích định lượng được sử
dụng thông qua khảo sát các h ộ gia đình trên địa huyện Quảng Ninh về lĩnh vực
làm việc của các thành viên, tình trạng công vi ệc, nhu cầu làm việc trong thời gian
tới, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tạo việc làm thích hợp cho mỗi nhóm đối
tượng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng công c ụ Excel để xử lý s ố liệu điều tra.
3. Kết quả nghiên cứu và nh ững đóng góp khoa học của luận văn
Luận văn đã thừa kế, tiếp thu nhiều tài li ệ u nghiên cứu liên quan đến đề tài,
trên cơ sở đó có bổ sung, phát triển phù h ợp với yêu c ầ u của đối tượng nghiên
cứu. Luận văn có một số đóng góp chính như sau:
Xác định được tình hình laođộng và việc làm của lao động nông thôn hi ện
nay đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Phân tích thực trạng tình hình giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời
gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm tốt hơn cho lao động
nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong tương lai.
iii
DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT
CNH – HĐH Công nghi ệp hóa – Hiệnđại hóa
CN – XD Công nghi ệp – xây dựng
TM - DV Thương mại – Dịch vụ
LĐ Lao động
KHCN Khoa học công ngh ệ
XKLĐ Xuất khẩu lao động
KT – XH Kinh tế - xã hội
SX Sản xuất
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
CMKT Chuyên môn k ỹ thuật
ĐH Đại học
LLLĐ Lực lượng lao động
UBND Ủy ban nhân dân
GTVL Giới thiệu việc làm
iv
MỤC LỤC
L I CAM ĐOAN.......................................................................................................................................................i
L I CẢM ƠN.............................................................................................................................................................ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ................................................iii
DA H MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT........................................................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................................................viii
PHẦN I. ẶT V ẤN ĐỀ......................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứu của đề tài.................................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................3
5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NG IÊN C ỨU.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ K OA H C VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.................................................................................................................5
1.1 KHÁI QUÁT V Ề VIỆ LÀM VÀ GI ẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG NÔNG THÔN............................................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm và vai trò c ủa lao động nông thôn.........................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của việc làm trong nông thôn......................................................................................8
1.1.3. Giải quyết việc làm.................................................................................................................................12
1.1.4. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động.......................................................15
1.2. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
GƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
16
1.2.1. Phát triển kinh tế, các ngành ngh ề mới....................................................................................16
1.2.2. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động..................................................................................17
1.2.3. Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho người lao động.........................................................19
1.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.........................................................................................................19
1.3. NHỮNG NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG...........................................................................................................................................20
1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã h ội............................................20
1.3.2. Nhóm nhân t ố thuộc về chính quyền.........................................................................................21
1.3.3. Nhóm nhân t ố thuộc về người lao động..................................................................................23
v
1.4. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG.............................................................................................................................24
1.4.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại Thanh Hoá................................................................24
1.4.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở Hà Nam.........................................................................25
1.4.3. Bài học rút ra kinh nghi ệm của một số địaphương đối với vấn đề giải quyết việc
làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH..............................................28
2.1. ĐẶC IỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................................................28
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Quảng Ninh................................................................32
2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã h ội............................................34
2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA
BÀN HUY ỆN QU ẢNG NINH..................................................................................................................35
2.2.1. Thực trạng lao động nông thôn tại huyện huyện Quảng Ninh...................................35
2.2.2. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình..................................................................................................................................................................................39
2.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh tỉnh
Quảng Bình.................................................................................................................................................................44
2.3.1. Chủ trương, chính sách, giả i quyế t việc làm của huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.................................................................................................................................................................44
2.3.2. Hoạt động giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn hu yện
Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................................45
2.3.3.Thực trạng phát triển sản xuất, thu hút lao động nông thôn t ại huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình........................................................................................................................................52
2.3.4. Ưu điểm, hạn chế của các mô hình giải quyế t việc làm cho lao động nông
thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình..........................................................................................60
2.4. Thực trạng về lao động và việc làm của các hộ điều tra....................................................65
2.4.1. Đặc điểm chung về hộ điều tra.......................................................................................................65
2.4.2. Về nguồn lực lao động của 3 xã điều tra..................................................................................69
2.4.3. Thu nhập của lao động thuộc các hộ điều tra........................................................................71
2.4.4. Thời gian làm việc của các hộ điều tra......................................................................................71
vi
2.4.5. Một số nguyên nhân, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra....................73
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GI ẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG
NÔNG THÔN HUY
ỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH.........................................75
3.1. Quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm cho nông thôn huy ện Quảng
inh, tỉnh Quảng Bình........................................................................................................................................75
3.1.1. Quan điểm giải quyết việc làm cho nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình..................................................................................................................................................................................75
3.1.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.................................................................................................................................................................77
3.2. Những giải pháp giải quyết việc làm cho nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.................................................................................................................................................................78
3.2.1. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình78
3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh,
tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................................................................79
3.2.3. Khôi ph ục và phát tri ển ngành nghề tiểu thủ cô ng nghiệp.......................................82
3.2.4. Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, loại hình doanh nghiệp vừa và
nhỏ....................................................................................................................................................................................83
3.2.5 Tăng cường xuất khẩu lao động......................................................................................................84
3.2.6. Phát triển thị trường lao động..........................................................................................................85
3.2.7. Củng cố hệ thống sự nghiệ p về giả i quyết việc làm......................................................86
3.3. Điều kiện để thực hiện được các giải pháp..................................................................................87
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.................................................................................................90
1. Kết luận....................................................................................................................................................................90
2. Kiến nghị.................................................................................................................................................................91
TÀI LI ỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................93
PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................................95
BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT PH ẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT PH ẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Quảng Ninh năm 2015-2017 .................. 31
Bảng 2.2: Dân số và lao động trên địa bàn huyện Quảng Ninh 2015-2017 ...... 32
Bảng 2.3: Số lượng ước tính lực lượng lao động của khu vực năm 2015-201735
Bảng 2.4: Trình độ văn hóa của lao động huyện Quảng Ninh năm 2015 -2017
........................................................................................................... 36
Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn k ỹ thuật của lao động huyện năm 2015-201737
Bảng 2.6: Lực lượng lao động trong ngành kinh tế huyện năm 2015-2017..... 39
Bảng 2.7: Số lượng lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm
GTVL năm 2015-2017 ...................................................................... 46
Bảng 2.8: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quả ng Bình (2015- 2017) ................................................................. 49
Bảng 2.9: Số lượng ngành nghề đào tạo lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh
(2015 - 2017)..................................................................................... 51
Bảng 2.10: Số lao động làm việc tại các làng ngh ề huyện Quảng Ninh năm
2015-2017 ......................................................................................... 52
Bảng 2.11: Số dự án và tổng vốn hỗ trợ việc làm từ 2015- 2017........................ 55
Bảng 2.12 : Số lao động được t ạ o việ c làm thông qua xu ất khẩu lao động giai
đoạn 2015 – 2017. ............................................................................. 56
Bảng 2.13: Số lao động đi xuất khẩu lao động ở các thị trường giai đoạn 2015–
2017................................................................................................... 57
Bảng 2.14: Số việc làm mới được tạo ra qua các năm giai đoạn 2015 – 2017 ... 61
Bảng 2.15: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra................................................. 67
Bảng 2.16: Tình hình phân bổ lao động trong các ngành ngh ề của các hộ điều tra
phân theo địa bàn nghiên c ứu............................................................ 68
Bảng 2.17: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra .......................... 69
Bảng 2.18: Trình độ chuyên môn, k ỹ thuật của lao động của các hộ điều tra..... 70
Bảng 2.19: Thống kê mức thu nhập bình quân lao độ ng c ủa các hộ điều tra...... 71
Bảng 2.20: Thời gian làm việc của lao động thuộc các h ộ điề u tra. .................... 72
Bảng 2.21: Nguyên nhân, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra........... 73
viii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động - việc làm là m ột trong những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng
góp ph ần to lớn vào sự phát triển có hi ệu quả của nền kinh tế mỗi quốc gia trên thế
giới. Đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát tri ển thì vấn đề việc làm
luôn là m ối quan tâm hàng đầu và là m ột trong những mục tiêu cơ bản trong đường
lối phát tri ể n kinh tế - xã hội của đất nước.
Huyện Quảng Ninh được tái lập vào ngày 1/7/1990 theo Quy ết định số
190/QĐ-H BT, ngày 1/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) sau khi
chia tách huyện Lệ Ninh thành hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Huyện Quảng
Ninh có di ện tích 1.194,18 km2, dân số trung bình là 90.389 người, trong đó đa
phần là lao động nông thôn. Huy ện Quảng Ninh có 15 đơn vị hành chính bao gồm
14 xã và 1 th ị trấn, bình quân đất nông nghi ệp tính trên một lao động nông nghi ệp
chỉ có 3.600 m2, m ật độ dân số 76 người/km2 tương đối thấp. Dự kiến đến năm
2017 toàn huyện sẽ giảm đi gần 250 ha đất nông nghi ệp do chuyển sang các mục
đích phi nông nghiệp. Cùng v ới xu hướng giải phóng lao động khỏi nông nghi ệp,
nông thôn thì quá trình công n ghiệ p hoá – hiện đại hoá đang và sẽ làm tăng thêm
tình trạng dư thừa lao động trên địa bàn của huyện.
Một thực tế cần được tính đến là lực lượng lao động được giải phóng t ừ nông
nghiệp do chủ trương của nhà nước theo hướng chuyển dần lao động nông thôn sang
hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghi ệp, tiểu thủ công nghiệp và
thương mại, dịch vụ. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế
mà quá trình chuyển đổi này diễn ra một cách ch ậ m chạ p. Vì vậy thực trạng sử dụng
lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn c ần được quan tâm, nghiên c ứu và tìm ra
biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và ngu ồn lao động nông thôn
nói riêng m ột cách hiệu quả, đồng thời các bi ện pháp đó phải mang tính lâu dài để
phục vụ sự nghiệp Công ng hiệp hóa – Hiện đạ i hóa nông nghi ệp – nông thôn. Điều
này đòi h ỏi cần sớm nhận thức và hành động trước trong lĩnh vực đào
1
tạo nghề để trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động trẻ để
giúp h ọ có đủ điều kiện và năng lực cần thiết chuyển sang hoạt động trong các nghề
phi nông nghi ệp và các gi ải pháp tạo việc làm nhằm góp ph ần giải quyết vấn đề
lao động việc làm ở huyện Quảng Ninh.
Đó chính là lý do mà em ch ọn đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động
nông thôn t ại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý lu ận về việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động nông
thôn kết hợp phân tích, đánh giá về thực trạng việc làm hiện nay để đề xuất giải
pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa nh ữ ng vấn đề lý lu ận về việc làm và gi ải quyết việc làm
cho lao động nông thôn.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao
động nông thôn ở Huyện Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bả n giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn trong quá trình Công nghi ệ p hóa – hiện đại hóa nông nghi ệp – nông thôn ở
Huyện Quảng Ninh.
3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến việc làm và gi ải quyết
việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung
- Làm rõ nh ững vấn đề lý lu ận về việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao
động nông thôn.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng việc làm và gi ả i quyế t việc làm ở huyện
Quảng Ninh.
2
+ Phạm vi về không gian
Không gian nghiên c ứu là phạm vi huyện Quảng Ninh.
+ Phạm vi về thời gian
Tập trung thu thập và nghiên c ứu thực trạng việc làm và gi ải quyết việc làm
cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh từ năm 2015 – 2017; đề
xuất một số giải pháp đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệusơ cấp: được thu thập từ điềutra, phỏng vấn đối tượng là các lao động
nông nghi ệp đại diện của 3 xã: Hải Ninh, Võ Ninh, Tr ường Xuân và m ỗi xã chọn
30 hộ ngẫu nhiên theo danh sách để nghiên cứu về lao động nông thôn hi ện nay.
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn Chi cục Thống kê huyện, Phòng
Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh, Phòng Nông nghi ệp và phát tri ển nông thôn
huyện Quảng Ninh, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Quảng Ninh.
4.2. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu
- Số liệu điều tra được tổng hợp theo các tiêu th ức phù h ợp với mục đích và
yêu cầu nghiên cứu;
- Với số liệu sơ cấp thu th ập được từ các hộ điều tra, tiến hành tổng hợp và
xử lý thông qua phần mềm excel.
4.3. Phương pháp phân tích
- Số liệu thứ cấp được sử dụng phân nhóm theo t ừng nội dung của đề tài
nhằm chứng minh và làm rõ t ừng nội dung của đề tài. Phương pháp so sánh sự tăng
giảm đối với các chỉ tiêu liê n quan đến tình hình việc làm của lao động nông thôn.
Các số liệu thứ cấp đều có ngu ồn trích dẫn cụ thể.
- Với số liệu sơ cấp thu thập được từ các h ộ điề u tra, tác giả đã tiến hành
tổng hợp và xử lý thông qua ph ần mềm excel.
- Phương pháp hệ thống tổng hợp: Đề tài đã tổng hợp, hệ thống hóa các k ết
quả nghiên cứu về các phạm trù lao động, lực lượng lao động, vi ệ c làm, thất
nghiệp của một số tác giả trong nước.
- Phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn, thống kê, tổng hợp.
3
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài li ệu tham khảo, nội dung của luận văn
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động
nông thôn.
Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa
bàn huy ệ n Qu ả ng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
1.1 KHÁI QUÁT V Ề VIỆC LÀM VÀ GI ẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘ NÔNG THÔN
1.1.1. Khái ni ệ m và vai trò c ủa lao động nông thôn
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật
chất và các giá tr ị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã h ội, là hoạt
động gắn liền với sự hình thành và phát triển của loài người. Lao động có năng suất,
chất lượng, hiệu quả là nhân t ố quyết định sự phát triển của xã hội. Vì vậy lao động
được coi là hoạt động ch ủ yếu, là quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người. Lao
động ngày càng phát tri ển theo hướng chuyên môn hóa và h ợp tác hóa, t ừ nhiều
thế kỷ nay đã hình thành bộ môn khoa h ọc riêng chuyên ngh iên cứu về lao động
gọi là khoa học lao động.
Có nhi ều quan điểm khác nhau về lao động.
Theo Mác thì: Lao động là ho ạt động có m ục đích để sáng tạo ra những giá
trị sử dụng và lao động là sự kế t hợp giữ a sức lao động của con người và tư liệu
lao động để tác động vào đối tượng lao động [8].
Theo giáo trình tổ chức lao động khoa học: Lao động là hoạt động có m ục
đích của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất
yếu để tồn tại và phát tri ển của xã hội loài người.
Ngày nay, khái niệm lao động đã được mở rộng. Lao động là hoạt động có
mục đích, có ích của con người tác động lên gi ới tự nhiên, xã h ội nhằm mang lại
của cải vật chất cho bản thân và cho xã h ội. Lao động là điều kiện không th ể thiếu
được của đời sống con người, là sự tất yếu vĩnh viễn, là kẻ môi gi ới trong sự trao
đổi chất giữa tự nhiên và con người. Lao động làm cho con người ta ngày càng phát
triển và hoàn thi ện. Lao động làm cho con người mang tính sáng tạo ngày càng cao.
5
Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát tr iển đều phải không ngừng phát
triển sản xuất. Điều đó có nghĩa là lao động sản xuất là hoạt động có ý thức của con
người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá tr ị tinh thần phục vụ cho nhu cầu của bản
thân và xã h ội. Lao động mãi mãi là ngu ồn gốc và động lực phát triển xã hội.
Không có lao động, không thể có sự tồn tại của đời sống cá nhân cũng như xã hội
loài người nói chung. Bởi vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và
phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ.
1.1.1.1. Nguồn lao động
Nguồn lao động là phạm trù ph ản ánh lực lượng quan trọng nhất của nền sản
xuất xã hội. Theo từ điển thống kê: “Nguồn lao động xã hội là toàn th ể những thành
viên trong xã h ội có kh ả năng tham gia lao động, bao gồm: những người theo quy
đị nh c ủa Nhà nước ở trong độ tuổi lao động, có kh ả năng lao động và những
người theo quy định của Nhà nước ở ngoài độ tuổi quy định nhưng thực tế tham gia
lao động”.
Như vậy, nguồn lao động xã hội là tổng thể lao động xã hội được xem xét
trong khoảng thời gian nhất định.
- Chất lượng nguồn lao động: đây là phạm trù ph ản ánh trình độ chuyên môn,
trình độ văn hóa, thể lực và trí lực… của người lao động. Trong từng quốc gia khác
nhau, từng lãnh thổ khác nhau, từng vùng khác nhau thì chất lượng của nguồn lao
động cũng khác nhau. Chất lượng nguồn lao động được thể hiện trên các m ặt: Trình
độ văn hóa, trình độ chuyên môn ngh ề nghiệp, trình độ tổ chức cuộc sống, các yếu
tố về tâm lý, t ập quán, phẩm chất đạo đức, trình độ và ý th ức pháp luật, trạng thái
tâm lý, năng lực tư duy, sáng tạo, trình độ sức khỏe….
Như vậy chất lượng nguồn lao động ch ủ yế u biể u hiện ở mặt thể lực và trí
lực của người lao động.
- Trí lực của người lao động được thể hiện qua các tiêu trí sau:
Trình độ văn hóa của người lao động;
Trình độ chuyên môn ngh ề nghiệp;
Tâm lý, t ập quán;
6
Trình độ tổ chức cuộc sống;
- Thể lực của người lao động: bao gồm trình độ sức khỏe, cơ cấu độ tuổi của
người lao động. Có th ể lực tốt thì người lao động mới có kh ả năng vận dụng các kỹ
năng nghề nghiệp vào làm vi ệc. Người lao động có ch ất lượng cao không ch ỉ biểu
hiện ở trình độ văn hóa cao, trình độ chuyên môn cao mà còn bi ểu hiện ở chất lượng
của thể lực của họ.
Như vậ y, trí lực và thể lực là hai mặt của chất lượng nguồn lao động, giữa
chúng ph ả i luôn có s ự phối hợp hài hòa thì nguồn lao động mới đạt được hiệu quả
cao trong sử dụng.
1.1.1.2. Vai trò c ủa nguồn lao động nông thôn
* Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát tri ển các ngành
trong nền kinh tế quốc dân
Nguồn lao độ ng nông thôn đóng vai trò r ất quan trọng trong quá trình phát
triển các ngành ngh ề trong nền kinh tế. Để nền kinh tế phát triển mạnh đòi h ỏi phải
có m ột nguồn lao động phù h ợp cả về số lượng và chất lượng. Trong mỗi thời kỳ
khác nhau thì sự phù h ợp này cũng được biểu hiện khác nhau và di ễn biến theo xu
hướng có tính quy luật.
Về mặt số lượng: Thời k ỳ đầ u công nghi ệp hóa s ố lượng nguồn lao động
nông thôn đông và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song xu hướng
ngày càng gi ảm dần cả về số lượng tương đối lẫn tuyệt đối trong quá trình phát
triển xã hội. Xu hướng này diễn ra theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu: Khi đất nước bắt đầu công nghi ệp hóa, nông nghi ệp chuyển
sang sản xuất hàng hóa, năng suất lao động tăng, một số lao động nông nghi ệp
được giải phóng tr ở nên dư thừa và được các ngành khác thu hút s ử dụng.
Giai đoạn hai: Khi nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động
nông nghi ệp tăng nhanh, năng suất lao động xã hội đạt ở mức cao, số lượng lao
động nông nghi ệp được giải phóng, dư thừa nhiều đã được các ngành khác thu hút
sử dụng hết. Vì thế giai đoạn này lao động nông nghi ệp giả m c ả về số tương đối
lẫn tuyệt đối.
7
* Nguồn lao động nông thôn tham gia vào s ản xuất lương thực, thực phẩm
Như chúng ta đều biết, nguồn lương thực, thực phẩm phần lớn được cung cấp
từ khu vực nông thôn, ngo ại thành cá c thành phố lớn. Các nguồn này vì thế mà do
chính nguồn lao động nông thôn s ản xuất ra. Không ch ỉ quá trình gia tăng dân số
hàng năm mà quá trình đô thị hóa đất nước và thu nhập của người dân tăng lên đòi
hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm hàng hóa ngày càng lớn, chất lượng cao để
đáp ứng nhu cầ u tiêu dùng c ủa dân cư.
Trên th ự c tế, có m ột số nước chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên phong phú
để xuất khẩu và nhập khẩu phần lớn lương thực từ các nước khác. Nhưng hầu hết
các nước đang phát triển phải dựa vào nô ng nghiệp và nguồn lao động trong nông
thônđóng góp một vai trò to l ớn trong quá trình tạo ra lương thực, thực phẩm.
* Nguồn lao động nông thôn, tham gia vào s ản xuất nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
Cùng v ới quá trìnhtăng trưởng và phát tri ển của nền kinh tế, các ngành công
nghiệp chế biến nông, lâm, th ủy sản cũng ngày càng l ớn mạnh. Việc phát triển ngành
công nghi ệp chế biến nông, lâm, th ủy sản với các quy trình công nghệ, quy mô khác
nhau là m ột nội dung c ủa quá trình công nghiệp hóa, hi ện đại hóa đất nước. Với một
cơ cấu kinh tế nông nghi ệ p-công nghi ệp-dịch vụ như Việt Nam hiện nay, ngành công
nghi ệp chế biến phát triển sẽ tạo đà cho phát triển một nền kinh tế vững chắc, đồng
thời tạo sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng côn g nghiệp - nông nghi ệp - dịch
vụ. Tuy nhiên, không th ể phát triển được ngành công nghi ệp chế biến nếu như không
cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đầu vào. Các ngu ồn nguyên liệu của công nghi ệp chế
biến chủ yếu được cung cấp bởi sản phẩm nông nghi ệp.
1.1.2. Đặc điểm của việc làm trong nông thôn
1.1.2.1. Khái ni ệm về việc làm
Việc làm là m ột phạm trù t ổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và
nhân khẩu, nó thu ộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội.
Điều 13 Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng
định: “Việc làm là mọi hoạt động tạo ra thu nhập mà không b ị pháp luật ngăn cấm”.
8
Những công vi ệc bị pháp luật ngăn cấm chỉ là tương đối, ở thời điểm này
công vi ệc này bị ngăn cấm nhưng ở thời điểm khác nó l ại không b ị cấm, đương
nhiên tồn tại.
Người có vi ệc làm là người làm việc trong mọi lĩnh vực ngành nghề, dạng
hoạt động có ích không b ị pháp luật ngăn cấm mang lại thu nhập để nuôi s ống bản
thân và gia đình, đồng thời góp m ột phần cho xã hội.
Người lao động có vi ệc làm là người trong độ tuổi lao động đang làm việc
trong các ngành kinh t ế quốc dân với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn
quy định cho người lao động có vi ệc làm trong tuần lễ điều tra. Tùy theo tình hình
kinh tế xã hội và đặc điểm của từng nhóm ngành ng hề, Nhà nước quy định mức
thời gian làm việc chuẩn để được coi là có vi ệc làm.
Với khái ni ệ m về vi ệc làm như trên thì hoạt động được xác định là việc
làm bao gồm:
Làm các công vi ệc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật.
Những công vi ệc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập
cho gia đình mình nhưng không được trả công b ằng tiền hoặc hiện vật cho công
việc đó.
Với quan niệm như vậy s ẽ làm cho nội dung việc làm được mở rộng và tạo
khả năng to lớn để giải phóng ti ềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều
người. Điều này thể hiện trên hai góc độ:
Thứ nhất: Là thị trường lao động được mở rộng bao gồm tất cả các thành
phần kinh tế, các hình thức sản xuất kinh doanh. Và cũng không bị hạn chế về mặt
không gian.
Thứ hai: Là nguời lao động được tự do hành ngh ề , tự do liên doanh liên k
ết, tự do thuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước để tự
tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động cho xã hội.
Căn cứ vào lượng thời gian thực tế làm việc, nhu c ầ u làm việc và mức thu
nhập, người ta chia ra làm các lo ại việc làm:
9
Việc làm đầy đủ: Là việc làm nó cho phép người lao động có đủ điều kiện để
sử dụng thời gian lao động theo quy định và mang lại thu nhập không th ấp hơn so
với mức thu nhập tối thiểu trong xã hội. Đó là sự thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về việc
làm cho bất cứ ai có kh ả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, việc làm đầy đủ phải đảm bảo hai yếu tố là có đủ điều kiện sử dụng
hết thời gian theo quy định và phải có m ức thu nhập không th ấp hơn mức thu nhập
tối thiể u. N ếu không đảm bảo một trong hai yếu tố này thì gọi là bán th ất nghiệp.
Việc làm h ợp lý: Là s ự phù h ợp về mặt số lượng và chất lượng của các yếu
tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy
đủ. Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Như vậy, việc làm hợp lý ch ỉ rõ vi ệc làm đó phải phù h ợp với khả năng và
nguyện vọng của người lao động.
1.1.2.2. Khái ni ệm thất nghiệp và thi ếu việc làm
Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận trong lực lượng lao động muốn làm
việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức tiền công không th ấp hơn mức
lương tối thiểu hiện hành.
Thất nghiệp là do cung về lao động vượt quá hoặc không phù h ợp về cơ cấu
với cầu về lao động, làm cho bộ phận người lao động không tìm được việc làm.
Người lao động chưa có việc làm là người lao động có nhu c ầu làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm hoặc đang làm việc nhưng với mức thời gian thấp
hơn mức thời gian chuẩn do Nhà nước quy định.
Người lao động thất nghiệp bao gồm thất nghiệp dài hạn và người thất
nghiệp ngắn hạn. Người thất nghiệp dài hạn là người thất nghiệp liên tục từ 12
tháng trở lên tính từ ngày đăng ký th ất nghiệp, hoặ c từ tuần lễ điều tra trở về trước.
Người thất nghiệp ngắn hạn là người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký
th ất nghiệp hoặc tính từ tuần lễ điều tra trở về trước.
Người lao động thiếu việc làm được hiểu là người có th ời gian làm việc dưới
mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu c ầ u làm việc thêm. Mức
thời gian chuẩn tùy thu ộc vào từng ngành nghề và tính chất công vi ệc theo quy
định cụ thể trong từng thời kỳ.
10
1.1.2.3. Đặc điểm việc làm trong lao động nông thôn
- Năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp.
Lao động nông thôn ch ủ yếu làm việc trong các ngàn h nông, lâm, ngư
nghiệp là những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên. Do đó năng
suất lao động của những lao động này thường thấp hơn so với khu vực công nghi ệp
và dịch vụ. Tính thời vụ là một trong những đặc điểm nổi bật của sản xuất nôn g
nghiệp nó gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động cũng như thời gian lao
động của người nông dân nông thôn. Hơn nữa việc thu hoạch sản phẩm lại tiến hành
trong thời gian ngắn trong khi quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi
lại kéo dài. Nhiều sản phẩm sản xuất ra lại được tiêu dùng tr ực tiếp nên đôi khi
người lao động không thu được thu nhập từ các nguồn này. Năng suất lao động đã
thấp lại cộng thêm v ới điề u kiện tự nhiên không ổn định làm cho thu nhập của
người nông dân th ấ p và b ấ t ổn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân d ẫn
đến tình trạng đói nghèo trong nông thôn.
- Điều kiện làm việc của lao động nông thôn khó khăn.
Sản xuất nông nghi ệp chủ yếu được tiến hành trong phạm vi không gian r
ộng lớn và ngoài tr ời. Khác với khu vự c thành thị, kết cấu hạ tầng, trình độ kỹ
thuật, trình độ sản xuất hàng hóa c ủa nông thôn th ấp hơn rất nhiều. Điều này khiến
cho người lao động nông nghi ệp, nông thôn ph ải làm việc trong những điểu kiện
khắc nghiệt và khó khăn hơn rất nhiều.
- Việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn mang tính chất đa dạng.
Do tính đa dạng của nông nghi ệp nông thôn nên vi ệc làm cho lao động nông
thôn c ũng mang tính đa dạng. Nông thôn mang tính ch ất đa dạng về quy mô, trình độ
phát triển cũng như các hình thức tổ chức và qu ả n lý. Ở nông thôn hi ện nay đang tồn
tại rất nhiều loại hình kinh doanh từ hộ nông dân, h ợp tác xã d ịch vụ đến các tổ hợp
tác, công ty tư nhân…Cùng với đó là các ngành nghề phụ trợ cho nông nghi ệp trong
thời vụ nông nhàn khi ến cho việc làm của người lao động r ất đa dạng, phong phú.
Ngay trong m ột ngành nghề cũng đòi h ỏi những giai đoạ n yêu cầu trình độ kỹ thuật
khác nhau làm phát sinh các lo ại công vi ệc mang tính chất khác nhau.
11
- Việc làm của lao động nông thôn có th ể không cho thu nh ập trực tiếp.
Trong nông thô n không ph ải bất cứ công vi ệc nào cũng đều mang lại thu
nhập cho người lao động. Nhiều khi đó cũng chỉ là các ho ạt động phúc l ợi xã hội,
xây dựng các khu trường học, trạm xá hay đường giao thông… Các hoạt động này
tuy người lao động không có thu nh ập trực tiếp nhưng họ lại được hưởng thụ những
thành quả lao động về sau.
1.1.3. iải quy ế t việc làm
1.1.3.1. Khái ni ệm giải quyết việc làm
Theo nghĩa rộng: Giải quyết việc là tổng thể những biện pháp, chính sách
kinh tế xã hội của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến
mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có
khả năng lao động có vi ệ c làm.
Theo nghĩa hẹ p: Giả i quyết việc làm là các bi ện pháp chủ yếu hướng vào
đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm giải quyết ra việc làm cho người lao
động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất.
Giải quyết việc làm là “quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất,
số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp
tư liệu sản xuất và sức lao động”. [3, tr.261]
Giải quyết việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù h ợp giữa sức
lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về chất lượng và cả số lượng. Môi trường cho
sự kết hợp giữa các yếu tố này là h ết sức quan trọng, nó ba o gồm các chính sách,
điều kiện khuyến khích người lao động cũng như người sử dụng lao động trong
công vi ệc. Thị trường lao động chỉ có th ể được hình thành khi người lao động với
người sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi đi đến nhấ t trí vấn đề sử dụng sức lao động,
do vậy vấn để tạo việc làm phải được nhìn nhận ở cả người lao động và người sử
dụng lao động đồng thời không th ể không th ể kể đến vai trò c ủa Nhà nước.
1.1.3.2. Bản chất của giải quyết việc làm
Như đã nêu, vi ệc làm là ph ạm trù để chi trạng thái phù h ợp giữa sức lao động
và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công ngh ệ...) để sử dụng sức lao
12
động đó. Như vậy, để có vi ệc làm trước hết cần có hai y ếu tố sức lao động và
những việc làm cần thiết (đối tượng lao động; tư liệu lao động) để sử dụng sức lao
động, trong đó bao gồm cả những yếu tố xã hội. Sự kết hợp giữa sức lao động với tư
liệu sản xuất theo một kết cấu, tỷ lệ và yêu c ầu nhất định.
Vì vậy, vấn đề đặt ra khi nào chúng ta t ạo việc làm, khi có lao động nhưng
không có vi ệc làm, thiếu việc làm. Nguyên nhân c ủa thiếu việc làm là do: thi ếu
đối tượng lao động, công c ụ lao động hoặc lao động không phù h ợp với yêu cầu
công việc. Cho nên, th ực chất của tạo việc làm là:
- Hoặc làm cho người lao động phù h ợp với yêu cầu của công vi ệc, tức lao
động phải qua đào tạo nghề thích hợp với yêu cầu;
- Hoặc tăng thêm đối tượng lao động, hoặc tăng thêm công cụ lao động; đòi
hỏi phải có v ốn để mua máy móc thi ết bị, công ngh ệ, nguyên nhiên li ệu...
Và có cơ chế để phối hợp các yếu tố này lại với nhau; nhằm để sáng tạo ra
của cải vật chất có ích cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu chính đáng của con người
trong xã hội và lao động phải có hi ệu quả.
Chính vì vậy, quá trình tạo việc làm là quá trình tạo ra của cải vật chất (số
lượng, chất lượng tư liệu sản xu ấ t), sức lao động (số lượng, chất lượng sức lao
động) và điều kiện kinh tế xã hội khác.
1.1.3.3. Cơ chế giải quyết việc làm
Để giải quyết việc làm đòi h ỏi phải có s ự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ
chức cũng như cá nhân người lao động, tạo thành cơ chế giải quyết việc làm; trong
đó có cơ chế 3 bên với sự tham gia của người lao động, Nhà nước và người sử dụng
lao động.
+ Về phía người lao động, muốn tìm đượ c việ c làm phù h ợp, có thu nh ập cao
phải có k ế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức lao động của mình, có ngh ĩa
là phải tự mình, hoặc dựa vào các ngu ồn tài trợ từ gia đình, từ các tổ chức xã hội...
để tham gia đào tạo, phát triển, nắm vững một nghề nghiệ p nhất định. Tuy nhiên, để
tham gia đào tạo, nắm vững một ngành nghề đáp ứng được yêu c ầu của thị trường lao
động phải nắm bắt được thông tin v ề thị trường lao động để lựa chọn ngành
13
nghề đào tạo phù h ợp với khả năng của mình và nhu cầu của thị trường lao động.
Đây là điều kiện cần thiết cho người lao động tham gia vào thị trường lao động. Có
nghĩa là làm cho lao động phù h ợp với công việc.
+ Về phía Nhà nước, Nhà nước tạo hành lang pháp lý, ban hành các lu ật, cơ
chế chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động,
tạo ra môi trường pháp lý k ết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phận
cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động.
Nhà nước có nh ững chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công ngh ệ sản
xuất thông qua nh ững chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách giá
cả tư liệu lao động, tiền tệ, tiền lương, chính sách thuế thu nhập. Trong điều kiện
như nước ta, nguồn nhân lực dồi dào, nhưng thiếu vốn; Nhà nước cần có chính sách
khuyến khích phát triể n doanh nghiệp nhỏ, thủ công, cá th ể cần ít vốn nhưng sử
dụng nhiều lao động, thông qua vi ệc hỗ trợ của nhà nước về vốn, về nguyên liệu,
tiêu thụ, dạy nghề... Sự hỗ trợ về vốn có th ể thông qua h ệ thống quỹ đặc biệt, qua
các chương trình, dự án tạo việc làm.... Tổ chức tốt việc dạy nghề và đào tạo lại lao
động đã bị lạc hậu về nghề, tổ chức thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho
người thất nghiệp, thiếu việc làm ki ế m việc làm, rút ng ắn thời gian tìm việc; có
chính sách đẩy mạnh và hỗ trợ xuấ t khẩu lao động thông qua chính sách hợp tác
quốc tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài....
+ Về phía sử dụng ngườilao động, gồm các doanh nghiệp trong nước thuộc các
thành ph ần kinh tế, các doanh nghiệp có v ốn đầu tư nước ngoài, các t ổ chức kinh tế
xã hội cần có thông tin v ề thị trường đầu vào và đầu ra để không ch ỉ tạo ra chỗ làm
việc mà còn ph ải duy trì và phát tri ển chỗ làm cho người lao động. Đó cũng chính là
duy trì sự tồn tại và phát tri ển của doanh nghi ệp. Do đó, người sử dụng lao
động cần có v ốn để mua hoặc thuê nhà xưởng (nơi làm việc), công ngh ệ, máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Hơn
nữa, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động không nh ững cần
vốn, mà còn c ần có kinh nghi ệm quản lý, bi ết vận dụng linh hoạt chính sách của
Nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm; đồng thời đề ra được các quy định phù
14
hợp, biết quản lý lao động một cách khoa học, hợp lý, nh ằm đạt được mục tiêu của
doanh nghiệp và nâng cao s ự thoả mãn của người lao động, khơi dậy động lực lao
động nhằm thu hút và gi ữ chân những người lao động giỏi phù h ợp với yêu cầu
công vi ệc, đây là tài sản quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp, yếu tố quyết định sự
thành công trong c ạnh trạnh.
Tóm l ại, cơ chế tạo việc làm cho người lao động đòi h ỏi có s ự tham gia tích
cực của ba phía: Nhà nước, người sử dụng lao động và của chính bản thân những
người lao động sao cho cơ hội việc làm và mong mu ốn nguyện vọng đươc làm việc
của người lao động gặp nhau trên thị trường lao động đúng lúc, đúng chỗ.
1.1.4. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động
Việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính toàn cầu, là
mối quan tâm của h ầ u h ế t các Quốc gia. Bởi vậy, đấu tranh chống thất nghiệp và
đảm bảo việc làm (có thu nh ập) cho người lao động là thách th ức lớn của nhân loại
nói chung và c ủa mỗi quốc gia nói riêng. Để giải quyết việc làm và t ự tạo việc làm
không ch ỉ Đảng và Nhà nước mà bản thân người lao động phải thấy được sự cần
thiết của giải quyết việc làm.
- Giải quyết việc làm cho người lao động là c ần thiết nhằm giảm thất
nghiệp. Công nghi ệp hoá là xu hướ ng tất yếu đối với các nước muốn thoát nhanh
khỏi tình trạng kinh tế nông nghi ệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống thấp sang nền
kinh tế công nghi ệp năng suất cao. Trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động là tất yếu. Vì vậy, khi có ho
ạt động sản xuất mới ra đời (sản xuất công nghiêp, dịch vụ ..), trong khi một số
ngành ngh ề cũ, hoạt động sản xuất cũ bị mất đi (sản xuất công nghi ệp bị thu hẹp
hoặc mất đi do không còn đất sản xuất ...) thì
thất nghiêp, ho ặc thiếu việc làm phát sinh.
- Giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động không nh ững tạo điều kiện
để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời s ố ng mà còn làm gi ảm các tệ nạn
xã hội, làm cho xã h ội văn minh hơn.
15
Lịch sử phát triển xã hội loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào, đều
có nhu c ầu sử dụng hợp lý ngu ồn lao động của mình, để khai thác tài nguyên thiên
nhiên, phát tri ển kinh tế của đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan
trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển để phát triển. Mọi chủ trương,
đường lối, chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao
độ khả năng của nguồn nhân lực quan trọng đó. Nếu có nh ữ ng sai ph ạm về chủ
trương, chính sách và biện pháp thì nguồn lao động có th ể tr ở thành gánh n ặng về
chủ trương, chính sách và biện pháp thì nguồn lao động có th ể trở thành gánh n
ặng, thậm chí gây trở ngại, tổn thất cho nền kinh tế.
Do vậy, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn là v ấn đề hết sức
cấp thiết, không nh ững mang tính kinh tế mà còn mang tính chính trị, xã hội cao.
1.2. NỘI DUNG GIẢ QUYẾT VIỆCLÀM CHONGƯỜILAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Để giải quyế t vi ệc làm đòi h ỏi phải có s ự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ
chức cùng v ới các cá nhân người lao động. Mỗi bên đảm nhận một chức năng,
nhiệm vụ nhất định song lại có m ối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau để
cộng tác tạo thành việc làm một cách có hi ệu quả. Suy cho cùng, n ếu công tác giải
quyết việc làm có hi ệu qu ả cao thì cả ba bên đều có l ợi. Về phía người lao động,
họ có vi ệc làm có th ể có thu nh ậ p, ổn định cuộc sống, nâng cao vị thế của mình
trong xã hội. Đối với người sử dụng lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người
lao động cũng là duy trì và mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp. Còn đối với nhà
nước, nếu lao động được tạo việc làm đầy đủ thì sẽ giảm thất nghiệp, từ đó giảm các
khoản trợ cấp của chính phủ, tăng cường nguồn đầu tư vào các lĩnh vực khác, đặc
biệt là lĩnh vực xây dựng các công trình phúc l ợi, nâng cao xã hội về nhiều mặt.
Trên cơ sở đó, nội dung gi ả i quyế t việc làm cho lao động cần bao hàm các ho ạt
động sau:
1.2.1. Phát tri ển kinh tế, các ngành ngh ề mới
Trong điều kiện kinh tế Việt Nam chưa phát triển, thiếu vốn sản xuất, trình độ
người lao động còn th ấp nhưng lực lượng lao động nhiều. Để tạo được nhiều chỗ làm
việc cho người lao động trong quá trình thực hiện công nghi ệp hoá, hiện đại hoá nền
16
kinh tế, cần chú ý v ừa phát triển các ngành kinh t ế theo chiều rộng và chiều sâu. Do
đó, trước hết cần có chính sách cụ thể thu hút và khuy ết khích đầu tư nước ngoài vào
các khu côn g nghiệp lớn, phát triển sản xuất các khu công nghi ệp lớn, khu công ngh ệ
cao, nhằm phát huy thế mạnh của công nghi ệp, tạo ra bước chuyển biến rõ r ệt về cơ
cấu lao động có ch ất lượng cao. Đồng thời, phát triển công nghi ệp vừa và nhỏ, tiểu thủ
công nghi ệp và các ngành ngh ề truyền thống, tận dụng tiềm năng sẵn có c ủa đất nước
về lao động và nguyên li ệu. Để thúc đẩy các ngành ngh ề thủ công phát tri ển, tạo cơ
hội việc làm cho người lao động. Việc khôi ph ục các làng ngh ề truyền thống, có vai
trò vô cùng quan tr ọng; nó không ch ỉ sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, b ảo tồn
được nét văn hoá truyền thống của dân tộc, mà còn góp ph ần tạo công ăn việc làm,
nâng cao đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, cần phải giải quyết các khâu cơ bản
như thiếu thị trường đầu ra; thiếu vốn; cơ sở vật chất nghèo nàn và môi trường ô nhiễm.
Cùng v ới sự phát tri ể n công nghi ệp, là phát tri ển mạnh các loại hình dịch vụ có ch ất
lượng cao phục vụ công nghi ệp hoá và đời sống của nhân dân, v ừa tạo thêm việc làm
cho người lao động. Tiếp tục phát triển nông nghi ệp theo hướng phát triển kinh tế
trang trại, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn, chuy ển đổi cơ cấu sản
xuất, tạo nhiều sản phẩ m hàng hoá có giá tr ị cao. Chính quyền địa phương cùng v ới
nhà nước hướng dẫn nông dân v ề kỹ thuật, cây giống, con giống và đặc biệt là thị
trường tiêu thụ ổn định lâu dài; c ủng cố phát triển các trung tâm chuyển giao công ngh
ệ, cung cấp giống cây, con theo phương pháp tiên tiến và công ngh ệ sinh học hiện đại;
phát triển vùng chuyên canh như: rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi có
hiệu quả kinh tế cao; phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ và sữa chữa máy nông
nghi ệp, hỗ trợ và phát tri ển các làng ngh ề, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn
và các d ịch vụ nhỏ.
1.2.2. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động
Hoàn thiện chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề phổ thông c ũng như đào
tạo nghề bậc cao cho lực lượng lao động; thực hiện xã h ội hoá đào tạo nghề cho
người lao động nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài để đầu tư
cho hệ thống dạy nghề, nâng cao chất lượng giáo dục cho cấp học, tạo tiền đề cho
17
đào tạo nghề, chuyên môn nghi ệp vụ cho người lao động, tư vấn nghề nghiệp đối
với những học sinh tốt nghiệp phổ thông, g ắn dạy nghề với tạo việc làm cho người
lao động... là đòi h ỏi đầu tiên và ti ền đề của giải quyết việc làm cho người lao
động. Các loại hình đào tạo: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo mở rộng,
đào tạo lại… Quan trọng là đào tạo những nghề phù h ợp với nhu cầu thị trường.
Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và nhu cầu xã hội là quan hệ “Cung - Cầu”.
Nếu xét m ối quan hệ giữa hệ thống kinh tế - xã hội với hệ thống đào tạo nhân lực
dễ dàng nh ậ n th ấ y mối quan hệ đào tạo với nhu cầu xã hội rất chặt chẽ và khăng
khít với nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực kỹ thuật
trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ này phải đáp ứng cả về
chất, về lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ phù h ợp với yêu cầu
tăng trưởng kinh tế, phát tri ể n xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Kinh tế -
xã hội càng phát tri ển thì nhu cầ u về lao động có k ỹ năng càng tăng, khi đó đào
tạo nhân lực càng có điều kiện để phát triển và ngược lại. Do vậy đào tạo nhân lực
phải gắn với việc làm . Việc làm trong thị trường lao động là thước đo nhu cầu xã
hội. Nếu đào tạo không g ắn với nhu cầu xã hội sẽ ngay lập tức xuất hiện hiện tượng
mất cân đối, vừa thừa, vừa thiếu nhân lực như hiệ n nay. Tuy nhiên mối quan hệ
“cung- cầu” này luôn t ồn tại dưới dạng “cân bằng động” điều đó cho thấy đào tạo
nghề phải linh hoạt, thích ứng với nhu cầu xã hội luôn thay đổi.
Quan hệ giữa nhu cầu xã hội thông qua th ị trường lao động đối với đào tạo
nghề thực chất là mối quan hệ “Khách hàng”. Để đào tạo nghề thích ứng với nhu
cầu xã hội cần xây dựng phương pháp tiếp cận hiệu quả trong đó quan trọng nhất là
có s ự tham gia của các đối tượng liên quan đến đào tạo nghề bao gồm:
- Cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo nghề (Các cơ sở dạy nghề);
- Cơ sở sử dụng lao động (nhu cầu xã hội mà đại diện là các doanh nghi ệp);
- Sản phẩm qua đào tạo (người lao động tốt nghiệp).
Các đối tượng này tạo nên mối quan hệ “Cung - Cầu” v à cách ti ếp cận này
cho phép xác định được những khoảng trống, những điểm nghẽn trong cung- cầu
nhân lực qua đào tạo nghề để có giải pháp phù h ợp.
18
1.2.3. Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho người lao động
Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm là m ột trong những chính sách quan trọng từ
phía Nhà nước. Vốn đầu tư có ý ngh ĩa rất lớn đối với việc làm của người lao động:
vốn dùng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị, đào tạo
đội ngũ người lao động,… Trong điều kiện hiện nay, để phát triển sản xuất đòi h ỏi
phải có v ốn để đổi mới máy móc thi ết bị, ứng dụng khoa học công ngh ệ trong sản
xuất, trên th ự c t ế để có l ợi thế doanh nghiệp phải có m ột nguồn vốn lớn và muốn
phát tri ể n một ngành nghề nào đó cần phải có m ột lượng vốn đầu tư tương ứng
cho một chỗ làm mới.
Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình nông thôn đều khó khăn về vốn. Do đó,
việc hỗ trợ vốn giải quyết việc làm thông qua nhi ều chính sách khác nhau của Nhà
nước sẽ là nhân t ố quan tr ọng để tạo ra nhiều việc làm mới. Ưu tiên cho vay từ các
nguồn khác nhau, v ới lãi su ất ưu đãi. Nâng cao vai trò c ủa các quỹ tín dụng, quỹ
xoá đói giảm nghèo, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để hỗ trợ cho các hộ gia
đình, các cơ sở công nghi ệp, tiểu thủ công nghi ệp, làng nghề... Bên cạnh đó, thực
hiện vốn hỗ trợ cho người lao động từ qũy đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề của
địa phương. Ngoài ra, khi có sự ưu đãi của Nhà nước về tín dụng, các doanh nghiệp
sẽ có trách nhi ệm hơn với các h ộ nông dân m ất đất, thông qua vi ệc trợ giúp đào
tạo nghề tại chỗ.
1.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được các nước trên thế giới
quan tâm và khai thác t ối đa. Thông qua việc xuất khẩu lao động không c hỉ giảm
bớt gánh nặng về việc làm trước mắt trong nước, mà hàng năm còn thu v ề một
lượng ngoại tệ đáng kể do người đi lao động nước ngoài gửi về. Mặt khác, thông
qua xuất khẩu lao động, người lao động học hỏi và ti ế p nhận được kỹ thuật hiện
đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công nghi ệp của người lao động tại
các nước phát triển. Cùng v ới xuất khẩu lao động ra nước ngoài, cần có chính sách
thu hút xu ất khẩu lao động tại chỗ thông qua hình thức gia công s ả n phẩm theo
đơn đặt hàng của nước ngoài và lao động làm việc tại các doanh nghiệp có v ốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
19
1.3. NHỮNG NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hiệu quả của công tác gi ải quyết việc làm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
khác nhau. Song với quan niệm cho rằng, chủ thể giải quyết việc làm bao gồm Nhà
nước, doanh nghiệp, cộng đồng và bản thân người lao động thì những nhân tố cơ
bản sau đây sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm cho lao động:
1.3.1. Điề u kiệ n tự nhiên và tình hình phát triểnkinh tế xã h ội
C ầ u vi ệ c làm b ắt nguồn từ đòi h ỏi của sản xuất, sự phát triển của nền
kinh tế. Sản xuất càng tăng, quy mô ngày càng mở rộng thì cầu lao động càng lớn,
do đó khả năng giải quyết việc làm ngày càng tăng. Nhưng muốn mở rộng sản xuất,
phát tri ển kinh tế cần phải dựa vào những tiền đề vật chất, đó là nhân tố tiên quyết
trướ c h ế t ảnh hưởng đến giải quyết việc làm. Trong nh ững tiền đề vật chất, đầu
tiên ph ả i k ể đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên c ủa một quốc gia, một
vùng, m ột địa phương. Chúng được hình thành một cách tự nhiên, ngoài ý mu ốn
chủ quan của con người. Ví dụ như điều kiện khí hậu, độ màu mỡ của đất đai, diện
tích đất canh tác bình quân đầu người, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên… của địa
phương. Trên thế giới, có nh ững nước rất giàu tài nguyên, điều kiện tự nhiên thu ậ
n l ợ i cho phát triển các ngành s ản xuất, thu hút được người lao động. Tuy nhiên, l
ại có nh ững nước thiên nhiên không ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên h ạn hẹp,
thường xuyên x ảy ra thiên tai, động đất, bão lụt… gây ảnh hưởng bất lợi cho sản
xuất. Chính vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi địa phương cần phải biết tận dụng các l ợi thế
của mình để phát tri ển kinh tế, mở rộng sản xuất giải quyết việc làm.
Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì tình hình phát triển kinh tế xã h ội cũng ảnh
hưởng đến côn g tác gi ải quyết việc làm. Đối với một quốc gia hay một địa phương
việc phát triển kinh tế ổn định sẽ tạo động lực mạnh mẽ để giải quyết tốt các v ấn xã
hội, trong đó có vấn đề việc làm. Kinh t ế tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện cho
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh t ế theo hướng hiện đại và bền vững, cùng v ới đó
là sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng tích
20
cực. Bên c ạnh đó việc phát tri ển kinh tế xã h ội ổn định sẽ giúp t ạo ra nhiều việc
làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cho mọi người dân.
1.3.2. Nhóm nhân t ố thuộc về chính quyền
- Nhân t ố chính sách
Các chính sách liên quan chặt chẽ đến hiệu quả giải quyết việc làm bao gồm:
chính sách quản lý di c ư, chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách tiền lương,
chính sách dân s ố… Các chính sách này không ch ỉ tác động trực tiếp đến quy mô,
s ố lượng và ch ất lượng nguồn lao động mà còn tác động đến số lượng và chất
lượng những chỗ việc làm mới được tạo ra. Ở đây có thể nêu ra tác động của một
vài chính sách đến tạo việc làm như sau:
+ Chính sách ti ền lương: trên thị trường lao động, mọi giá cả sức lao động thể
hiện ở tiềnlương, tiề n công. Tuy nhiên, trongth ực tế ở mức độ nào đó Nhà nước có th
ể can thi ệ p mộ t cách gián ti ếp đến việc hình thành tiền công, ti ền lương.
Chẳng hạn, để bảo vệ lợi ích của người lao động, Nhà nước có th ể quy định lương
tối thiểu ở mức cao. Với việc quy định này có th ể tạo động lực khuyến khích nâng
cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải
quyết nhiều việc làm mới ở khu vự c kinh tế chính thức và khu vực kinh tế không
chính thức góp ph ần giải quyết việ c làm.
+ Chính sách giáo d ục, đào tạo: một chính sách giáo dục tốt ít nhất phải hội
tụ đủ hai tiêu chuẩn cơ bản nhất, một là cung cấp đủ số lượng lao động cho số lượng
việc làm được tạo ra; hai là, cơ cấu về giáo dục đào tạo, bao gồm cơ cấu giới tính,
độ tuổi, trình độ chuyên môn, k ỹ thuật, cơ cấu về ngành nghề đào tạo, theo vùng,
theo khu vực… phải phù h ợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,
HĐH. Do vậy, khi có m ột chính sách phát triển giáo d ục, đào tạo tốt sẽ tạo điều
kiện vô cùng thu ận lợi cho công tác t ạo việc làm. Ngược lại, một chính sách giáo
dục đào tạo có nhi ều hạn chế, khiếm khuyết thì sẽ không chu ẩn bị tốt nguồn nhân
lực trên cả ba phương diện: số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứ ng yêu cầu cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, gây cản trở không nh ỏ cho giải quyế t việ c làm.
21
Ngoài những chính sách trên thì các chính sách như: chính sách phát triển
kinh tế xã hội nông thôn, chính sách h ỗ trợ vốn, chính sách quản lý di dân… cũng
là tác nhân mạnh mẽ đến hiệu quả tạo việc làm cho người lao động.
- Nhân tố lựa chọn mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế và lựa chọn công nghệ:
Ở phương diệnlý thuyết, lựa chọnmô hình tăng trưởngvà phát tri ển kinh tế tức
là nghiên cứu lựa chọn cách thức khai thác và s ử dụng các nguồn lực: vốn, khoa học,
công ngh ệ, lao động, tài nguyên thiên nhiên. Do đó, nền kinh tế khai thác và s ử dụng ít
hay nhiều lao động là do sự lựa chọn mô hình tăng trưởng và phát tri ển kinh tế quyết
định. Điều này cũng có nghĩa, việc sử dụng nhiều hay ít lao động cho quá trình sản xuất
phụ thuộc vào cơ cấu kết hợp các nguồn lực, nhu cầu sử dụng các nguồn lực và khả
năng thay thế lẫn nhau giữa nguồn lực lao động với các nguồn lực khác.
Nếu nền kinh tế có quá ít vốn đầu tư vào sản xuất thì nguồn lực lao động sẽ ứ
đọng, không có ti ền đề vậ t chất để hoạt động, khi đầu tư nhiều vốn vào sản xuất thì
nâng cao khả năng thu hút lao động. Nếu lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế sử
dụng công ngh ệ cao thì cần nhiều vốn nhưng nhu cầu về số lượng lao động lại ít.
Trong thực tế, không có m ột mô hình tăng trưởng và phát tri ển kinh tế một cách
tuyệt đối, với việc sử dụng ít vốn, công ngh ệ cao, sử dụng nhiều lao động, tiêu tốn
ít tài nguyên mà có năng suất cao. Vì thế, đối với một quốc gia, một nền kinh tế, tùy
theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà xác định những mục tiêu cần ưu tiên để lựa chọn
một mô hình tăng trưởng và phát tri ển kinh tế cho phù h ợp.
Đối với việc lựa chọn công ngh ệ cho mô hình tăng trưởng và phát tri ển kinh tế
thì lựa chọn công ngh ệ càng hiện đại, mức độ tự động hóa cao, c ần nhiều vốn sẽ làm
giảm chỗ làm việc năng suất thấp và tăng chỗ làm việc có ch ất lượng, năng suất cao
cần lao động có trình độ chuyên môn k ỹ thuật. Do đó, việc lựa chọn công ngh ệ hiện
đại tác động đến tạo việc làm thông qua c ầu lao động, theo hai hướng khác nhau:
+ Giảm cầu lao động, nhất là cầu lao động có trình độ thấp, tăng nguy cơ thất nghiệp.
+ Tăng cầu lao động, khi công ngh ệ càng cao năng suất lao động tăng, chi
phí lao động giảm, tức là lợi nhuận tăng, nâng cao được quy mô tích lũy vốn tạo
điều kiện mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều chỗ việc làm mới, tạo điều kiện thuận lợi
cho giải quyết việc làm.
22
Do vậy, hiệu quả của công tác gi ải quyết việc làm phụ thuộc rất lớn vào
công nghệ được lựa chọn có phù h ợp với số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lao
động hay không. Nh ững điều trên đây hàm ý r ằng, trong quá trình đô thị hoá, thì
việc lựa chọn công ngh ệ theo xu hướng hiện đại hoá là tất yếu, song cũng phải lấy
đặc điểm nguồn lao động làm căn cứ cơ bản để quyết định lựa chọn công ngh ệ sản
xuất phù hợp sao cho vừa hạn chế được thất nghiệp, tăng chỗ làm, vừa tăng năng
suất lao động, tiế t kiệm được tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên đây là một thách
thức không nhỏ đối v ới nhữ ng nhà hoạch định chính sách, các nhà qu ản lý.
1.3.3. Nhóm nhân t ố thuộc về người lao động
Đặc điểm của người lao động bao gồm đặc điểm về nhân khẩu (độ tuổi, giới
tính, dân tộc, quy mô và ki ểu hộ gia đình, tình trạng hôn nhân…), đặc điểm về giáo
dục (học vấn, trình độ chuyên môn, k ỹ thuật, tay nghề), đặc điểm về kinh tế (mức
sống, thu nhập, quy mô và thói quen chi tiêu, nhà ở, tài sản…), đặc điểm về văn
hóa, l ối sống, phong tục, tập quán, tác phong lao động, khả năng thiết lập các mối
quan hệ làm ăn, thái độ tích cực, sự năng động và niềm tin của bản thân người lao
động về khả năng tìm kiếm việc làm… Do đó, những nhân tố thuộc về người lao
động không ch ỉ quyết định khả năng tham gia và thực hiện các giao dịch trên thị
trường lao động của bản thân người lao động mà còn là c ăn cứ để những nhà hoạch
định chính sách phát triển kinh tế lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô,
là căn cứ để người sử dụng lao động đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh
hiệu quả. Như vậy, những nhân tố thuộc về người lao động ảnh hưởng lớn đến thách
thức sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm.
Những đặc điểm của người lao động thể hiện như trên là những nhân tố cấu
thành nên ch ất lượng nguồn lao động. Ở nước ta hi ệ n nay, số lượng lao động dồi
dào nhưng chất lượng lao động còn th ấp chưa đáp ứng được những yêu cầu về chất
lượng lao động của quá trình CNH, HĐH. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc
làm, thất nghiệp với tỷ lệ cao ở khía cạnh nào đó là một trong nh ững nguyên nhân
cản trở quá trình CNH, HĐH. Bên cạnh đó, do chất lượng ngu ồn nhân lực thấp,
năng suất lao động và thu nhập hầu hết chỉ đủ để nuôi b ản thân nên nhu c ầu việc
23
làm thêm c ũng như việc làm mới tốt hơn tăng lên đáng kể, gây áp l ực cho kinh tế -
xã hội. Hơn nữa, thu nhập thấp cũng là lý do c ản trở việc tham gia các chương trình
giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Vì vậy việc cải thiện
chất lượng nguồn lao động ở nước ta hiện nay là một thách thức không nh ỏ.
1.4. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Qua thực tiễngiải quyết việc làm cho lao động nông nghi ệp, nông thôn c ủa các
nước nói trên, ta có th ể rút ra m ột số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau:
- Trước hết cần xác định đúng vị trí của nền kinh tế trong xu thế phát triển để
từ đó đề ra các chính sách thích hợp.
- Một trong những nhân tố quyết định thành công c ủa sự nghiệp công nghi ệp
hóa, hi ện đại hóa nông thôn là s ự quan tâm của các cấp chính quyền đặc biệt trong
việc tạo môi trường pháp lý thu ận lợi, khuyến khích phát triển nông thôn. C ần đẩy
mạnh các chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề cho người lao động nông nghi ệp, nông thôn.
- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách đất đai, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho
người nông dân và đồng thời với việc thu hồi đất nông nghi ệp phục vụ cho sự nghiệp
đô thị hóa ph ải giải quyết việc làm cho s ố lao động thiếu việc làm do mất đất.
- Phát triển nông nghi ệp, nông thôn trước hết phải nhằm mục đích xóa đói,
giảm nghèo. Cần có s ự phối hợp giữa địa phương với các chương trình, dự án cấp
quốc gia về xóa đói giảm nghèo.
- Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương phát triển, đặc
biệt là phát tri ển các làng ngh ề tiểu thủ công nghi ệp ở địa phương.
- Tăng cường hoàn thiện hệ thống qũy tín dụng nhằm cung cấp nguồn vốn
cho người nông dân s ản xuất.
1.4.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm t ại Thanh Hoá
Lao động và việc làm ở khu vực nông thôn t ỉnh hanh Hoá nằm trong tình
trạng chung như đối với các tỉnh khác: Lao động nông nghi ệ p chiếm hơn 80% tổng
lực lượng lao động toàn tỉnh, trong khi lao động làm vi ệ c trong khu vực dịch vụ,
thương mại chỉ chiếm 6% và lao động trong khu vực nhà nước chiếm 9%. Phần lớn
24
lao động nông nghi ệp tập trung ở đồng bằng, nơi đất đai hạn chế và chật chội. Hàng
năm có thêm 30.000 người tham gia vào lực lượng lao động. Lao động nông thôn
chỉ sử dụng hết 70% qũy thời gian trong năm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm rất
phổ biến. Hằng năm, tỉnh phải lo giải quyết việc làm cho ít nhất 70.000 người, tăng
tỉ lệ thời gian làm việc của lao động nông thôn lên 75%.
Trước tình hìnhđó, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã có Ngh ị quyết đề ra các biện
pháp: Thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; Tăng cường đào tạo tay nghề gắn
với các chương trình dự án phát tri ển chung, xây dựng các khu công nghi ệp; Tăng
cường và nâng cao ch ất lượng dịch vụ việc làm, cung cấp thông tin đầy đủ và
thường xuyên về thị trường lao động; Hổ trợ người lao động để họ tự phát triển sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ để tự tạo việc làm cho mình, cho lao động trong gia đình
họ. Các ngành, các c ấ p xây dựng đề án về giải quyết việc làm; Tạo điều kiện để
thuê đất, mặt bằng, thuê lao động, cho vay tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, khuyến
khích sử dụng nguyên liệu, lao động tại chỗ, xúc ti ến xuất khẩu lao động.
1.4.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Kỳ
Anh, tĩnh Hà T ĩnh.
Kỳ Anh là một huyện nh ỏ c ủa Hà Tĩnh, gồm 6 phường và 6 xã, di ện tích
1.053 km2
, dân số là 173.404 người. ỳ Anh có địa hình bán sơn địa nghiêng từ Tây
sang Đông, phía Tây là đồi núi, ở giữa là đồng bằng, phía đông là bãi cát và cồn cát
ven biển. Là một huyện chịu nhiều thiên tai do điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt
nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, vì vậy vấn đề tạo công ăn việc làm
cho người dân luôn được huyện quan tâm, nhất là việc làm cho người lao động ở
khu vực nông thôn.
Để giải quyết việc làm cho người lao động huyện Kỳ Anh đã thực hiện
nhiều giải pháp trong đó có:
- Các chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn nhằm phát triển các làng
nghề truyền thống, các cơ sở dịch vụ - việc làm, phát tri ể n kinh tế hộ gia đình...
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, điều ch ỉnh cơ cấu ngành hợp lý,
đảm bảo cân đối lao động qua đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động.
25
- Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm: huyện Kỳ Anh đã đẩy mạnh công
tác tư vấn các đề án tạo việc làm, dự án tạo thêm việc làm cho người lao động, phát
triển các trung tâm gi ới thiệu việc làm, tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Tăng cường xuất khẩu lao động: bằng việc tìm kiếm thị trường đào tạo tay
nghề, kỹ năng, hỗ trợ vốn vay cho lao động đi xuất khẩu.
Đặc biệt trước tình trạng sự cố ô nhi ễm môi trường biển do công ty gang
thép Hưng Nghiệp Formosa gây nên đã ảnh hưởng rất lớn tới việc làm và đời sống
của người dân các xã ven bi ển. Huyện Kỳ Anh đã chỉ đạo phòng Lao động –
Thương binh và xã hội huyện phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức
phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cụm xã ven biển. Tại phiên giao dịch
người dân được tư vấn đầy đủ thoong tin về thị trường lao động, kết nối cung cầu,
tư vấn giới thiệu việ c làm trên địa bàn tỉnh, trong nước, xuất khẩu lao động, học
nghề...Trong phiên giao d ị ch việc làm tổ chức cho người dân cụm xã ven biển,
huyện đã thu hút được 43 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng trực
tiếp. Chỉ sau một ngày tổ chức đã có h ơn 300 lượt người được tư vấn nghề nghiệp,
trong đó có 95 lao động tìm được việc làm và h ọc nghề. Bên cạnh đó huyện cũng
chủ động hỗ trợ vay, day nghề ng ắ n hạn để ngư dân chuyển đổi sang nghề trồng
trọt, chăn nuôi, tham gia dịch v ụ hậ u ngh ề cá. Đồng thời trong thời gian tới huyện
cũng đề ra chủ trương đào tạo nghề mới cho ngư dân, hỗ trợ vay vốn để người dân
đầu tư sản xuất, chăn nuôi; làm tốt công tác tuyên truy ền, tuyển dụng, đào tạo và
đưa lao động đi xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
1.4.3. Bài học rút ra kinh nghiệm của một số địa phương đối với vấn đề giải
quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn c ủa tỉnh
Thanh Hòa và Hà Nam, có th ể rút ra bài h ọc để vận dụng vào giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh như sau:
- Phát triển kinh tế nông nghi ệp nông thôn m ộ t cách toàn di ện: phát triển
nông nghi ệp theo hướng hàng hóa, chú tr ọng phát triể n cây nông nghi ệp phù h ợp
với điều kiện địa phương, áp dụng KHCN vào sản xuất, phát triển sản xuất.
26
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghi ệp, dịch
vụ, phát triển các khu công nghi ệp, đầu tư công nghiệp chế biến. Tạo thuận lợi cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.
- Khôi ph ục làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề là thế mạnh của
địa phương nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn khi nông nhàn.
- Đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động nông thôn nh ằm đáp ứng yêu
cầu của thị trường lao động, các ngành ngh ề đào tạo cần phù h ợp điều kiện địa
phương và nhu cầu của thị trường.
- Chú tr ọng công tác gi ải quyết việc làm, tổ chức các hoạt động hướng
nghiệp, hỗ trợ cho lao động tham gia XKLĐ. Giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn c ần chú tr ọng đến đặc điểm của lao động nông thôn và phù h ợp với tình hình
địa phương.
- Phát triển h ệ thống dịch vụ việc làm, nhưng các trung tâm giới thiệu việc
làm, sàn giao d ịch việc làm, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để tư vấn
việc làm và tìm việc làm cho người lao động nông thôn.
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động thông qua các chính sách h ỗ trợ cho người
lao động như: vay vốn để đi XKLĐ hoặ c chính sách hỗ trợ khi người lao động đi
xuất khẩu lao động trở về nước.
- Có các gi ải pháp hỗ trợ người dân vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Phối
hợp với các ngân hàng để rà soát các đối tượng cho vay cũng như quản lý v ốn vay
một cách hiệu quả.
Tóm l ại, tùy vào điều kiện tự nhiên, văn hóa, KT – XH của địa phương mà
có chính sách giải quyết việc làm khác nhau. Tuy nhiên đây là m ột quá trình lâu
dài, đòi h ỏi sự tham gia, kết hợp đồng bộ từ nhi ề u phía. Huyện Quảng Ninh cần
học hỏi, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các địa phương cũng như phát huy nội
lực để giải quyết tốt việc làm cho người lao động nói chung và lao động
nô ng thôn nói riêng.
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Quả ng Ninh là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lí
từ 170
04’ đến 170
26’ vĩ độ Bắc và từ 1060
17’ đến 1060
48’ độ kinh Đông. Ranh giới
hành chính của huyện Quảng Ninh gồm:
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành ph ố Đồng Hới;
- Phía Nam giáp huyệ n Lệ Thủy;
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân ch ủ nhân dân Lào.
Huyện có 25 km bờ biển và trên 39 km đường biên giới với nước Lào, tổng
diện tích tự nhiên là 1.191,69 km2, có tr ục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam
là quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (gồm hai nhánh: nhánh phía Đông và nhánh
phía Tây), đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua chiều dài của huyện. Huyện Quảng
Ninh có 15 xã ph ường, thị trấn, với 162 thôn bản, tiểu khu. Trong đó có 2 xã miền
núi và 1 xã ven biển bãi ngang là xã H ải Ninh.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình đặc trưng của huyện Quảng inh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang
Đông (từ biên giới nước Lào đến biển Đông), đồi núi chi ếm 80% diện tích, bao gồm:
- Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên gi ới Việt - Lào,
chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hi ếm. Địa hình có đặc điểm là
núi cao kéo dài theo hướng Bắc - Nam, trong đó đan xem một số khối núi đá vôi; độ
cao trung bình vùng núi t ừ 300 - 500 m, có m ột số đỉnh cao trên 1.000 m như đỉnh
U Bò - Ba Rền. Do núi cao nằm gần biển nên sườn dốc và b ị chia cắt lớn, nhưng
nhờ lớp phủ thực vật còn khá nên h ạn chế một phần tốc độ dòng ch ảy lũ.
28
- Địa hình vùng gò đồi: Là phần tiếp giáp địa hình núi cao từ Bắc vào Nam,
gồm các quả đồi hình bát úp liên t ục chạy theo hướng Bắc Nam, có độ cao từ 50 -
100 m, độ dốc từ 5 - 25o
, sườn đồi ít bị chia cắt. Dạng địa hình này chiếm 26,7%
diện tích tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây
công nghi ệp có giá tr ị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc.
- Địa hình đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng hẹp nằm
giữa vùng đồi và vùng cát ven bi ển. Vùng đồng bằng với đặc điểm có độ cao từ 0,5
- 5 m, tương đối bằng phẳng. Do địa hình vùng thấp trũng, hàng năm thường bị
ngập lũ và phù sa b ồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản xuất
lương thực trọng điểm của huyện và nuôi tr ồng thủy sản.
- Địa hình vùng cát ven bi ển: Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện
tích tự nhiên và có chi ều dài 25 km; có độ cao từ 5 - 20m, thuận lợi cho việc phát
triển du lịch. Do trong vùng cát có ngu ồn nước ngầm khá dồi dào nên phù h ợp các
mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi tr ồng thủy sản và trồng rừng.
2.1.1.3. Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ch ịu ảnh hưởng của khí
hậu chuyển tiếp giữa miền Bắ c và mi ề n Nam. Nhiệt độ bình quân 24,5 - 250
C,
lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 2 mùa rõ r ệt.
Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt độ trung bình
từ 26,5 - 270
C, nhiệt độ cao nhất có khi đến 390
C. Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ
chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa khô có gió mùa Tây - Nam, sau
khi vượt qua lục địa Thái - Lào bị hút m ất độ ẩm nên cho nên thường gây khô hạn,
làm các h ồ đập nhỏ bị cạn nước; đồng thời vào mùa khô nước mặn xâm nhập vùng
h ạ lưu các sông. Với đặc điểm này khá phù h ợp cho nhiều vùng đất gần biển có
nước mặn lợ để nuôi tr ồng thủy sản và nuôi tôm.
Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình
22 -230
C, thấp nhất vào tháng 1 có khi đến 100
C. Lượng mưa trong mùa này thường
chiếm 65 - 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhấ t vào khoảng 15/9 - 15/11
hàng năm. Do mưa lớn, địa hình rất dốc nên thường gây lũ lụt ở vùng th ấp và
29
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!
Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!

Contenu connexe

Tendances

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...PinkHandmade
 
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Tendances (20)

Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niênLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề cho thanh niên
 
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thônLuận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Luận văn: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
 
Luận án: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên
Luận án: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng YênLuận án: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên
Luận án: Tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở Hưng Yên
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Tuyển Dụng Viên Chức Tại Sở Nội Vụ ...
 
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAYĐề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
Đề tài: Thực hiện chính sách tạo việc làm tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu sốLuận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Luận văn: Giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nayLuận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
 
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn: Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk LắkLuận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Luận văn: Thực hiện chính sách giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOTLuận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
Luận văn: Giải pháp chính sách đào tạo nghề cho thanh niên, HOT
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà NộiLuận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
Luận văn: Thực hiện chính sách đào tạo nghề ở Mê Linh,Hà Nội
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
 
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAYLuận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
Luận văn: Kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOTLuận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
Luận văn: Pháp luật về quyền của người lao động di trú, HOT
 
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
 
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOTLuận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
Luận văn: Vấn đề việc làm của lao động nữ ở tỉnh Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9dLuận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
Luận văn: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất tại tp Hà Nội, 9d
 
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAYLuận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
Luận văn: Đô thị hóa ngoại thành Hà Nội phát triển bền vững, HAY
 
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAYLuận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
Luận văn: Quản lý trong lĩnh vực khai sinh tại tỉnh Bến Tre, HAY
 

Similaire à Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!

Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...luanvantrust
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng...sividocz
 

Similaire à Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY! (20)

Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp phường, HAY!
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái BìnhLuận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Làng Nghề tại Thái Bình
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
Thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Thanh Ba,tỉ...
 
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!Luận văn: Nghiên cứu giảm  nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
Luận văn: Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân, 9 ĐIỂM, HOT!
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niênLuận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
Luận văn: Quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm cho thanh niên
 
Đề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sông Hinh, HOT
Đề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sông Hinh, HOTĐề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sông Hinh, HOT
Đề tài: Giải quyết việc làm cho thanh niên huyện Sông Hinh, HOT
 
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio LinhLV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
LV: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Gio Linh
 
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
Đề tài khóa luận năm 2024 Thực trạng và một số giải pháp xây dựng nông thôn m...
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, HAY!
 
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOTĐề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
Đề tài: Quản lý về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, HOT
 
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp XãNâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Chuyên Môn Cấp Xã
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAYLuận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
Luận văn: Quản lý nhà nước về khuyến công tỉnh Tiền Giang, HAY
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao độngLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân lao động
 
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóalv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
lv: Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Hướng Hóa
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng TrạchLuận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
Luận văn: Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Quảng Trạch
 
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng...Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng...
Luận Văn Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng...
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Dernier

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 

Dernier (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 

Luận văn: Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, HAY!

  • 1. BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ TH Ị THANH HUYỀN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QU ẢN LÝ KINH T Ế MÃ S Ố: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU HUẾ - 2018
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo viên hướng dẫn. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn tốt nghiệp này đã được c ảm ơn, mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ ngu ồn gốc. Huế, ngày tháng 8 năm 2018 Tác gi ả luận văn Lê Thị Thanh Huyền i
  • 3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả quá trình nghiên cứu của tác gi ả và b ởi sự giúp đỡ nhiều mặt của Quý thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế và s ự giúp đỡ của nhiều cá nhân và t ổ chức. Trước hết tôi xin chân thành c ảm ơn TS. Nguyễn Ngọc Châu, Th ầy giáo tr ực tiếp hướng dẫn khoahọccho tácgi ả vì những hướng dẫn, đóng góp khoahọccủa thầy trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Huế, Quý thầy giáo, cô giáo và Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế Huế về những quan tâm ch ỉ dẫn để tác gi ả hoàn thành lu ận văn. Tôi c ũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh, Văn phòng HĐND và UBND huyệ n, Chi cục Thống kê, Phòng Lao động TB&XH huyện Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân các xã H ải Ninh, Võ Ninh , Trường Xuân cùng toàn th ể bà con nông dân t ại các xã đã nhi ệt tình giúp đỡ tác gi ả trong quá trình thu thập số liệu liên quan đến đề tài nghiên c ứu. Xin chân thành c ảm ơn gia đình, bạn bè vì những giúp đỡ quý báu v ề thời gian, vật chất để tác gi ả hoàn thành lu ận văn đúng tiến độ. Một lần nữa, xin trân tr ọng cảm ơn! Huế, ngày tháng 8 năm 2018 Tác gi ả luận văn Lê Thị Thanh Huyền ii
  • 4. TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên h ọc viên: LÊ TH Ị THANH HUYỀN Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Niên khóa: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC CHÂU Tên đề tài: GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 1. Tính cấp thiết của đề tài Huyệ n Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình là huyện có di ện tích 1.194,18 km2 , với dân số 90.389 người trong đó đa phần là lao động nông thôn, toàn huy ện có 15 xã, thị trấn. Với vị trí thuận lợi đó những năm qua huyện Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao, số lượng người bước vào độ tuổi lao động ngày càng gia tăng, dân số chủ yếu sống bằng nghề nông, t ốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh, cùng v ới đó kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội c ủa huyệ n ngày càng h ạn chế, kinh tế phát triển không đồng đều giữa các vùng, ch ất lượng lao động còn th ấp, cung cầu về lao động còn m ất cân đối. Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn c ần được quan tâm. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn t ại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài li ệu thứ cấp được sử dụng để thu nhập và đánh giá thực trạng tình hình việc làm và gi ải quyết việc làm của huyện. Phượng pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp chủ yếu phục vụ cho việc phân tích định lượng được sử dụng thông qua khảo sát các h ộ gia đình trên địa huyện Quảng Ninh về lĩnh vực làm việc của các thành viên, tình trạng công vi ệc, nhu cầu làm việc trong thời gian tới, làm cơ sở để đề xuất các giải pháp tạo việc làm thích hợp cho mỗi nhóm đối tượng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng công c ụ Excel để xử lý s ố liệu điều tra. 3. Kết quả nghiên cứu và nh ững đóng góp khoa học của luận văn Luận văn đã thừa kế, tiếp thu nhiều tài li ệ u nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó có bổ sung, phát triển phù h ợp với yêu c ầ u của đối tượng nghiên cứu. Luận văn có một số đóng góp chính như sau: Xác định được tình hình laođộng và việc làm của lao động nông thôn hi ện nay đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Phân tích thực trạng tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm tốt hơn cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trong tương lai. iii
  • 5. DANH MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT CNH – HĐH Công nghi ệp hóa – Hiệnđại hóa CN – XD Công nghi ệp – xây dựng TM - DV Thương mại – Dịch vụ LĐ Lao động KHCN Khoa học công ngh ệ XKLĐ Xuất khẩu lao động KT – XH Kinh tế - xã hội SX Sản xuất THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông CMKT Chuyên môn k ỹ thuật ĐH Đại học LLLĐ Lực lượng lao động UBND Ủy ban nhân dân GTVL Giới thiệu việc làm iv
  • 6. MỤC LỤC L I CAM ĐOAN.......................................................................................................................................................i L I CẢM ƠN.............................................................................................................................................................ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ................................................iii DA H MỤC CÁC CH Ữ VIẾT TẮT........................................................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................................................viii PHẦN I. ẶT V ẤN ĐỀ......................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên c ứu của đề tài.................................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài.................................................................................................................................................4 PHẦN II. NỘI DUNG NG IÊN C ỨU.....................................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ K OA H C VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN.................................................................................................................5 1.1 KHÁI QUÁT V Ề VIỆ LÀM VÀ GI ẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN............................................................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm và vai trò c ủa lao động nông thôn.........................................................................5 1.1.2. Đặc điểm của việc làm trong nông thôn......................................................................................8 1.1.3. Giải quyết việc làm.................................................................................................................................12 1.1.4. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động.......................................................15 1.2. NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO GƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 16 1.2.1. Phát triển kinh tế, các ngành ngh ề mới....................................................................................16 1.2.2. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động..................................................................................17 1.2.3. Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho người lao động.........................................................19 1.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.........................................................................................................19 1.3. NHỮNG NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG...........................................................................................................................................20 1.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã h ội............................................20 1.3.2. Nhóm nhân t ố thuộc về chính quyền.........................................................................................21 1.3.3. Nhóm nhân t ố thuộc về người lao động..................................................................................23 v
  • 7. 1.4. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG.............................................................................................................................24 1.4.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại Thanh Hoá................................................................24 1.4.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở Hà Nam.........................................................................25 1.4.3. Bài học rút ra kinh nghi ệm của một số địaphương đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.................................26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH..............................................28 2.1. ĐẶC IỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU................................................28 2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................................................28 2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội của huyện Quảng Ninh................................................................32 2.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã h ội............................................34 2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN HUY ỆN QU ẢNG NINH..................................................................................................................35 2.2.1. Thực trạng lao động nông thôn tại huyện huyện Quảng Ninh...................................35 2.2.2. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình..................................................................................................................................................................................39 2.3. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................................................................44 2.3.1. Chủ trương, chính sách, giả i quyế t việc làm của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................................................................44 2.3.2. Hoạt động giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn hu yện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................................45 2.3.3.Thực trạng phát triển sản xuất, thu hút lao động nông thôn t ại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình........................................................................................................................................52 2.3.4. Ưu điểm, hạn chế của các mô hình giải quyế t việc làm cho lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình..........................................................................................60 2.4. Thực trạng về lao động và việc làm của các hộ điều tra....................................................65 2.4.1. Đặc điểm chung về hộ điều tra.......................................................................................................65 2.4.2. Về nguồn lực lao động của 3 xã điều tra..................................................................................69 2.4.3. Thu nhập của lao động thuộc các hộ điều tra........................................................................71 2.4.4. Thời gian làm việc của các hộ điều tra......................................................................................71 vi
  • 8. 2.4.5. Một số nguyên nhân, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra....................73 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GI ẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUY ỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH.........................................75 3.1. Quan điểm, phương hướng giải quyết việc làm cho nông thôn huy ện Quảng inh, tỉnh Quảng Bình........................................................................................................................................75 3.1.1. Quan điểm giải quyết việc làm cho nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình..................................................................................................................................................................................75 3.1.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................................................................77 3.2. Những giải pháp giải quyết việc làm cho nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.................................................................................................................................................................78 3.2.1. Nâng cao chất lượng thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình78 3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.......................................................................................................................................................79 3.2.3. Khôi ph ục và phát tri ển ngành nghề tiểu thủ cô ng nghiệp.......................................82 3.2.4. Phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ....................................................................................................................................................................................83 3.2.5 Tăng cường xuất khẩu lao động......................................................................................................84 3.2.6. Phát triển thị trường lao động..........................................................................................................85 3.2.7. Củng cố hệ thống sự nghiệ p về giả i quyết việc làm......................................................86 3.3. Điều kiện để thực hiện được các giải pháp..................................................................................87 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ.................................................................................................90 1. Kết luận....................................................................................................................................................................90 2. Kiến nghị.................................................................................................................................................................91 TÀI LI ỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................93 PHỤ LỤC.....................................................................................................................................................................95 BIÊN B ẢN CỦA HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PH ẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT PH ẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NH ẬN HOÀN THI ỆN LUẬN VĂN vii
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Quảng Ninh năm 2015-2017 .................. 31 Bảng 2.2: Dân số và lao động trên địa bàn huyện Quảng Ninh 2015-2017 ...... 32 Bảng 2.3: Số lượng ước tính lực lượng lao động của khu vực năm 2015-201735 Bảng 2.4: Trình độ văn hóa của lao động huyện Quảng Ninh năm 2015 -2017 ........................................................................................................... 36 Bảng 2.5: Trình độ chuyên môn k ỹ thuật của lao động huyện năm 2015-201737 Bảng 2.6: Lực lượng lao động trong ngành kinh tế huyện năm 2015-2017..... 39 Bảng 2.7: Số lượng lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm tại trung tâm GTVL năm 2015-2017 ...................................................................... 46 Bảng 2.8: Số lượng lao động được đào tạo trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quả ng Bình (2015- 2017) ................................................................. 49 Bảng 2.9: Số lượng ngành nghề đào tạo lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh (2015 - 2017)..................................................................................... 51 Bảng 2.10: Số lao động làm việc tại các làng ngh ề huyện Quảng Ninh năm 2015-2017 ......................................................................................... 52 Bảng 2.11: Số dự án và tổng vốn hỗ trợ việc làm từ 2015- 2017........................ 55 Bảng 2.12 : Số lao động được t ạ o việ c làm thông qua xu ất khẩu lao động giai đoạn 2015 – 2017. ............................................................................. 56 Bảng 2.13: Số lao động đi xuất khẩu lao động ở các thị trường giai đoạn 2015– 2017................................................................................................... 57 Bảng 2.14: Số việc làm mới được tạo ra qua các năm giai đoạn 2015 – 2017 ... 61 Bảng 2.15: Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra................................................. 67 Bảng 2.16: Tình hình phân bổ lao động trong các ngành ngh ề của các hộ điều tra phân theo địa bàn nghiên c ứu............................................................ 68 Bảng 2.17: Tình hình sử dụng đất sản xuất của các hộ điều tra .......................... 69 Bảng 2.18: Trình độ chuyên môn, k ỹ thuật của lao động của các hộ điều tra..... 70 Bảng 2.19: Thống kê mức thu nhập bình quân lao độ ng c ủa các hộ điều tra...... 71 Bảng 2.20: Thời gian làm việc của lao động thuộc các h ộ điề u tra. .................... 72 Bảng 2.21: Nguyên nhân, khó khăn và nguyện vọng của các hộ điều tra........... 73 viii
  • 10. PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Lao động - việc làm là m ột trong những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng góp ph ần to lớn vào sự phát triển có hi ệu quả của nền kinh tế mỗi quốc gia trên thế giới. Đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát tri ển thì vấn đề việc làm luôn là m ối quan tâm hàng đầu và là m ột trong những mục tiêu cơ bản trong đường lối phát tri ể n kinh tế - xã hội của đất nước. Huyện Quảng Ninh được tái lập vào ngày 1/7/1990 theo Quy ết định số 190/QĐ-H BT, ngày 1/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) sau khi chia tách huyện Lệ Ninh thành hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Huyện Quảng Ninh có di ện tích 1.194,18 km2, dân số trung bình là 90.389 người, trong đó đa phần là lao động nông thôn. Huy ện Quảng Ninh có 15 đơn vị hành chính bao gồm 14 xã và 1 th ị trấn, bình quân đất nông nghi ệp tính trên một lao động nông nghi ệp chỉ có 3.600 m2, m ật độ dân số 76 người/km2 tương đối thấp. Dự kiến đến năm 2017 toàn huyện sẽ giảm đi gần 250 ha đất nông nghi ệp do chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Cùng v ới xu hướng giải phóng lao động khỏi nông nghi ệp, nông thôn thì quá trình công n ghiệ p hoá – hiện đại hoá đang và sẽ làm tăng thêm tình trạng dư thừa lao động trên địa bàn của huyện. Một thực tế cần được tính đến là lực lượng lao động được giải phóng t ừ nông nghiệp do chủ trương của nhà nước theo hướng chuyển dần lao động nông thôn sang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghi ệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Do chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân vì thế mà quá trình chuyển đổi này diễn ra một cách ch ậ m chạ p. Vì vậy thực trạng sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn c ần được quan tâm, nghiên c ứu và tìm ra biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn lao động nói chung và ngu ồn lao động nông thôn nói riêng m ột cách hiệu quả, đồng thời các bi ện pháp đó phải mang tính lâu dài để phục vụ sự nghiệp Công ng hiệp hóa – Hiện đạ i hóa nông nghi ệp – nông thôn. Điều này đòi h ỏi cần sớm nhận thức và hành động trước trong lĩnh vực đào 1
  • 11. tạo nghề để trang bị kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho lực lượng lao động trẻ để giúp h ọ có đủ điều kiện và năng lực cần thiết chuyển sang hoạt động trong các nghề phi nông nghi ệp và các gi ải pháp tạo việc làm nhằm góp ph ần giải quyết vấn đề lao động việc làm ở huyện Quảng Ninh. Đó chính là lý do mà em ch ọn đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn t ại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý lu ận về việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động nông thôn kết hợp phân tích, đánh giá về thực trạng việc làm hiện nay để đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa nh ữ ng vấn đề lý lu ận về việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Phân tích, đánh giá về thực trạng việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Huyện Quảng Ninh. - Đề xuất một số giải pháp cơ bả n giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình Công nghi ệ p hóa – hiện đại hóa nông nghi ệp – nông thôn ở Huyện Quảng Ninh. 3. Đối tượng và ph ạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung - Làm rõ nh ững vấn đề lý lu ận về việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Phân tích, đánh giá về thực trạng việc làm và gi ả i quyế t việc làm ở huyện Quảng Ninh. 2
  • 12. + Phạm vi về không gian Không gian nghiên c ứu là phạm vi huyện Quảng Ninh. + Phạm vi về thời gian Tập trung thu thập và nghiên c ứu thực trạng việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Quảng Ninh từ năm 2015 – 2017; đề xuất một số giải pháp đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệusơ cấp: được thu thập từ điềutra, phỏng vấn đối tượng là các lao động nông nghi ệp đại diện của 3 xã: Hải Ninh, Võ Ninh, Tr ường Xuân và m ỗi xã chọn 30 hộ ngẫu nhiên theo danh sách để nghiên cứu về lao động nông thôn hi ện nay. - Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn Chi cục Thống kê huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh, Phòng Nông nghi ệp và phát tri ển nông thôn huyện Quảng Ninh, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Quảng Ninh. 4.2. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu - Số liệu điều tra được tổng hợp theo các tiêu th ức phù h ợp với mục đích và yêu cầu nghiên cứu; - Với số liệu sơ cấp thu th ập được từ các hộ điều tra, tiến hành tổng hợp và xử lý thông qua phần mềm excel. 4.3. Phương pháp phân tích - Số liệu thứ cấp được sử dụng phân nhóm theo t ừng nội dung của đề tài nhằm chứng minh và làm rõ t ừng nội dung của đề tài. Phương pháp so sánh sự tăng giảm đối với các chỉ tiêu liê n quan đến tình hình việc làm của lao động nông thôn. Các số liệu thứ cấp đều có ngu ồn trích dẫn cụ thể. - Với số liệu sơ cấp thu thập được từ các h ộ điề u tra, tác giả đã tiến hành tổng hợp và xử lý thông qua ph ần mềm excel. - Phương pháp hệ thống tổng hợp: Đề tài đã tổng hợp, hệ thống hóa các k ết quả nghiên cứu về các phạm trù lao động, lực lượng lao động, vi ệ c làm, thất nghiệp của một số tác giả trong nước. - Phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn, thống kê, tổng hợp. 3
  • 13. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài li ệu tham khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về việc làm và gi ải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huy ệ n Qu ả ng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 4
  • 14. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN C ỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC LÀM VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1 KHÁI QUÁT V Ề VIỆC LÀM VÀ GI ẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘ NÔNG THÔN 1.1.1. Khái ni ệ m và vai trò c ủa lao động nông thôn Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá tr ị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã h ội, là hoạt động gắn liền với sự hình thành và phát triển của loài người. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân t ố quyết định sự phát triển của xã hội. Vì vậy lao động được coi là hoạt động ch ủ yếu, là quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người. Lao động ngày càng phát tri ển theo hướng chuyên môn hóa và h ợp tác hóa, t ừ nhiều thế kỷ nay đã hình thành bộ môn khoa h ọc riêng chuyên ngh iên cứu về lao động gọi là khoa học lao động. Có nhi ều quan điểm khác nhau về lao động. Theo Mác thì: Lao động là ho ạt động có m ục đích để sáng tạo ra những giá trị sử dụng và lao động là sự kế t hợp giữ a sức lao động của con người và tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động [8]. Theo giáo trình tổ chức lao động khoa học: Lao động là hoạt động có m ục đích của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát tri ển của xã hội loài người. Ngày nay, khái niệm lao động đã được mở rộng. Lao động là hoạt động có mục đích, có ích của con người tác động lên gi ới tự nhiên, xã h ội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân và cho xã h ội. Lao động là điều kiện không th ể thiếu được của đời sống con người, là sự tất yếu vĩnh viễn, là kẻ môi gi ới trong sự trao đổi chất giữa tự nhiên và con người. Lao động làm cho con người ta ngày càng phát triển và hoàn thi ện. Lao động làm cho con người mang tính sáng tạo ngày càng cao. 5
  • 15. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát tr iển đều phải không ngừng phát triển sản xuất. Điều đó có nghĩa là lao động sản xuất là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá tr ị tinh thần phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã h ội. Lao động mãi mãi là ngu ồn gốc và động lực phát triển xã hội. Không có lao động, không thể có sự tồn tại của đời sống cá nhân cũng như xã hội loài người nói chung. Bởi vậy, xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ. 1.1.1.1. Nguồn lao động Nguồn lao động là phạm trù ph ản ánh lực lượng quan trọng nhất của nền sản xuất xã hội. Theo từ điển thống kê: “Nguồn lao động xã hội là toàn th ể những thành viên trong xã h ội có kh ả năng tham gia lao động, bao gồm: những người theo quy đị nh c ủa Nhà nước ở trong độ tuổi lao động, có kh ả năng lao động và những người theo quy định của Nhà nước ở ngoài độ tuổi quy định nhưng thực tế tham gia lao động”. Như vậy, nguồn lao động xã hội là tổng thể lao động xã hội được xem xét trong khoảng thời gian nhất định. - Chất lượng nguồn lao động: đây là phạm trù ph ản ánh trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, thể lực và trí lực… của người lao động. Trong từng quốc gia khác nhau, từng lãnh thổ khác nhau, từng vùng khác nhau thì chất lượng của nguồn lao động cũng khác nhau. Chất lượng nguồn lao động được thể hiện trên các m ặt: Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn ngh ề nghiệp, trình độ tổ chức cuộc sống, các yếu tố về tâm lý, t ập quán, phẩm chất đạo đức, trình độ và ý th ức pháp luật, trạng thái tâm lý, năng lực tư duy, sáng tạo, trình độ sức khỏe…. Như vậy chất lượng nguồn lao động ch ủ yế u biể u hiện ở mặt thể lực và trí lực của người lao động. - Trí lực của người lao động được thể hiện qua các tiêu trí sau: Trình độ văn hóa của người lao động; Trình độ chuyên môn ngh ề nghiệp; Tâm lý, t ập quán; 6
  • 16. Trình độ tổ chức cuộc sống; - Thể lực của người lao động: bao gồm trình độ sức khỏe, cơ cấu độ tuổi của người lao động. Có th ể lực tốt thì người lao động mới có kh ả năng vận dụng các kỹ năng nghề nghiệp vào làm vi ệc. Người lao động có ch ất lượng cao không ch ỉ biểu hiện ở trình độ văn hóa cao, trình độ chuyên môn cao mà còn bi ểu hiện ở chất lượng của thể lực của họ. Như vậ y, trí lực và thể lực là hai mặt của chất lượng nguồn lao động, giữa chúng ph ả i luôn có s ự phối hợp hài hòa thì nguồn lao động mới đạt được hiệu quả cao trong sử dụng. 1.1.1.2. Vai trò c ủa nguồn lao động nông thôn * Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát tri ển các ngành trong nền kinh tế quốc dân Nguồn lao độ ng nông thôn đóng vai trò r ất quan trọng trong quá trình phát triển các ngành ngh ề trong nền kinh tế. Để nền kinh tế phát triển mạnh đòi h ỏi phải có m ột nguồn lao động phù h ợp cả về số lượng và chất lượng. Trong mỗi thời kỳ khác nhau thì sự phù h ợp này cũng được biểu hiện khác nhau và di ễn biến theo xu hướng có tính quy luật. Về mặt số lượng: Thời k ỳ đầ u công nghi ệp hóa s ố lượng nguồn lao động nông thôn đông và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lao động xã hội. Song xu hướng ngày càng gi ảm dần cả về số lượng tương đối lẫn tuyệt đối trong quá trình phát triển xã hội. Xu hướng này diễn ra theo hai giai đoạn: Giai đoạn đầu: Khi đất nước bắt đầu công nghi ệp hóa, nông nghi ệp chuyển sang sản xuất hàng hóa, năng suất lao động tăng, một số lao động nông nghi ệp được giải phóng tr ở nên dư thừa và được các ngành khác thu hút s ử dụng. Giai đoạn hai: Khi nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, năng suất lao động nông nghi ệp tăng nhanh, năng suất lao động xã hội đạt ở mức cao, số lượng lao động nông nghi ệp được giải phóng, dư thừa nhiều đã được các ngành khác thu hút sử dụng hết. Vì thế giai đoạn này lao động nông nghi ệp giả m c ả về số tương đối lẫn tuyệt đối. 7
  • 17. * Nguồn lao động nông thôn tham gia vào s ản xuất lương thực, thực phẩm Như chúng ta đều biết, nguồn lương thực, thực phẩm phần lớn được cung cấp từ khu vực nông thôn, ngo ại thành cá c thành phố lớn. Các nguồn này vì thế mà do chính nguồn lao động nông thôn s ản xuất ra. Không ch ỉ quá trình gia tăng dân số hàng năm mà quá trình đô thị hóa đất nước và thu nhập của người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm hàng hóa ngày càng lớn, chất lượng cao để đáp ứng nhu cầ u tiêu dùng c ủa dân cư. Trên th ự c tế, có m ột số nước chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu và nhập khẩu phần lớn lương thực từ các nước khác. Nhưng hầu hết các nước đang phát triển phải dựa vào nô ng nghiệp và nguồn lao động trong nông thônđóng góp một vai trò to l ớn trong quá trình tạo ra lương thực, thực phẩm. * Nguồn lao động nông thôn, tham gia vào s ản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Cùng v ới quá trìnhtăng trưởng và phát tri ển của nền kinh tế, các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, th ủy sản cũng ngày càng l ớn mạnh. Việc phát triển ngành công nghi ệp chế biến nông, lâm, th ủy sản với các quy trình công nghệ, quy mô khác nhau là m ột nội dung c ủa quá trình công nghiệp hóa, hi ện đại hóa đất nước. Với một cơ cấu kinh tế nông nghi ệ p-công nghi ệp-dịch vụ như Việt Nam hiện nay, ngành công nghi ệp chế biến phát triển sẽ tạo đà cho phát triển một nền kinh tế vững chắc, đồng thời tạo sự chuyển dịch cơ cầu kinh tế theo hướng côn g nghiệp - nông nghi ệp - dịch vụ. Tuy nhiên, không th ể phát triển được ngành công nghi ệp chế biến nếu như không cung cấp đủ nguồn nguyên liệu đầu vào. Các ngu ồn nguyên liệu của công nghi ệp chế biến chủ yếu được cung cấp bởi sản phẩm nông nghi ệp. 1.1.2. Đặc điểm của việc làm trong nông thôn 1.1.2.1. Khái ni ệm về việc làm Việc làm là m ột phạm trù t ổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu, nó thu ộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội. Điều 13 Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: “Việc làm là mọi hoạt động tạo ra thu nhập mà không b ị pháp luật ngăn cấm”. 8
  • 18. Những công vi ệc bị pháp luật ngăn cấm chỉ là tương đối, ở thời điểm này công vi ệc này bị ngăn cấm nhưng ở thời điểm khác nó l ại không b ị cấm, đương nhiên tồn tại. Người có vi ệc làm là người làm việc trong mọi lĩnh vực ngành nghề, dạng hoạt động có ích không b ị pháp luật ngăn cấm mang lại thu nhập để nuôi s ống bản thân và gia đình, đồng thời góp m ột phần cho xã hội. Người lao động có vi ệc làm là người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh t ế quốc dân với thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người lao động có vi ệc làm trong tuần lễ điều tra. Tùy theo tình hình kinh tế xã hội và đặc điểm của từng nhóm ngành ng hề, Nhà nước quy định mức thời gian làm việc chuẩn để được coi là có vi ệc làm. Với khái ni ệ m về vi ệc làm như trên thì hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: Làm các công vi ệc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. Những công vi ệc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo ra thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trả công b ằng tiền hoặc hiện vật cho công việc đó. Với quan niệm như vậy s ẽ làm cho nội dung việc làm được mở rộng và tạo khả năng to lớn để giải phóng ti ềm năng lao động, giải quyết việc làm cho nhiều người. Điều này thể hiện trên hai góc độ: Thứ nhất: Là thị trường lao động được mở rộng bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức sản xuất kinh doanh. Và cũng không bị hạn chế về mặt không gian. Thứ hai: Là nguời lao động được tự do hành ngh ề , tự do liên doanh liên k ết, tự do thuê mướn lao động theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước để tự tạo việc làm cho mình và thu hút thêm lao động cho xã hội. Căn cứ vào lượng thời gian thực tế làm việc, nhu c ầ u làm việc và mức thu nhập, người ta chia ra làm các lo ại việc làm: 9
  • 19. Việc làm đầy đủ: Là việc làm nó cho phép người lao động có đủ điều kiện để sử dụng thời gian lao động theo quy định và mang lại thu nhập không th ấp hơn so với mức thu nhập tối thiểu trong xã hội. Đó là sự thỏa mãn đầy đủ nhu cầu về việc làm cho bất cứ ai có kh ả năng lao động trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy, việc làm đầy đủ phải đảm bảo hai yếu tố là có đủ điều kiện sử dụng hết thời gian theo quy định và phải có m ức thu nhập không th ấp hơn mức thu nhập tối thiể u. N ếu không đảm bảo một trong hai yếu tố này thì gọi là bán th ất nghiệp. Việc làm h ợp lý: Là s ự phù h ợp về mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố con người và vật chất của sản xuất, là bước phát triển cao hơn của việc làm đầy đủ. Việc làm hợp lý có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế xã hội cao. Như vậy, việc làm hợp lý ch ỉ rõ vi ệc làm đó phải phù h ợp với khả năng và nguyện vọng của người lao động. 1.1.2.2. Khái ni ệm thất nghiệp và thi ếu việc làm Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức tiền công không th ấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành. Thất nghiệp là do cung về lao động vượt quá hoặc không phù h ợp về cơ cấu với cầu về lao động, làm cho bộ phận người lao động không tìm được việc làm. Người lao động chưa có việc làm là người lao động có nhu c ầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm hoặc đang làm việc nhưng với mức thời gian thấp hơn mức thời gian chuẩn do Nhà nước quy định. Người lao động thất nghiệp bao gồm thất nghiệp dài hạn và người thất nghiệp ngắn hạn. Người thất nghiệp dài hạn là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ ngày đăng ký th ất nghiệp, hoặ c từ tuần lễ điều tra trở về trước. Người thất nghiệp ngắn hạn là người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng ký th ất nghiệp hoặc tính từ tuần lễ điều tra trở về trước. Người lao động thiếu việc làm được hiểu là người có th ời gian làm việc dưới mức quy định chuẩn cho người có đủ việc làm và có nhu c ầ u làm việc thêm. Mức thời gian chuẩn tùy thu ộc vào từng ngành nghề và tính chất công vi ệc theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ. 10
  • 20. 1.1.2.3. Đặc điểm việc làm trong lao động nông thôn - Năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp. Lao động nông thôn ch ủ yếu làm việc trong các ngàn h nông, lâm, ngư nghiệp là những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên. Do đó năng suất lao động của những lao động này thường thấp hơn so với khu vực công nghi ệp và dịch vụ. Tính thời vụ là một trong những đặc điểm nổi bật của sản xuất nôn g nghiệp nó gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động cũng như thời gian lao động của người nông dân nông thôn. Hơn nữa việc thu hoạch sản phẩm lại tiến hành trong thời gian ngắn trong khi quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi lại kéo dài. Nhiều sản phẩm sản xuất ra lại được tiêu dùng tr ực tiếp nên đôi khi người lao động không thu được thu nhập từ các nguồn này. Năng suất lao động đã thấp lại cộng thêm v ới điề u kiện tự nhiên không ổn định làm cho thu nhập của người nông dân th ấ p và b ấ t ổn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân d ẫn đến tình trạng đói nghèo trong nông thôn. - Điều kiện làm việc của lao động nông thôn khó khăn. Sản xuất nông nghi ệp chủ yếu được tiến hành trong phạm vi không gian r ộng lớn và ngoài tr ời. Khác với khu vự c thành thị, kết cấu hạ tầng, trình độ kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa c ủa nông thôn th ấp hơn rất nhiều. Điều này khiến cho người lao động nông nghi ệp, nông thôn ph ải làm việc trong những điểu kiện khắc nghiệt và khó khăn hơn rất nhiều. - Việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn mang tính chất đa dạng. Do tính đa dạng của nông nghi ệp nông thôn nên vi ệc làm cho lao động nông thôn c ũng mang tính đa dạng. Nông thôn mang tính ch ất đa dạng về quy mô, trình độ phát triển cũng như các hình thức tổ chức và qu ả n lý. Ở nông thôn hi ện nay đang tồn tại rất nhiều loại hình kinh doanh từ hộ nông dân, h ợp tác xã d ịch vụ đến các tổ hợp tác, công ty tư nhân…Cùng với đó là các ngành nghề phụ trợ cho nông nghi ệp trong thời vụ nông nhàn khi ến cho việc làm của người lao động r ất đa dạng, phong phú. Ngay trong m ột ngành nghề cũng đòi h ỏi những giai đoạ n yêu cầu trình độ kỹ thuật khác nhau làm phát sinh các lo ại công vi ệc mang tính chất khác nhau. 11
  • 21. - Việc làm của lao động nông thôn có th ể không cho thu nh ập trực tiếp. Trong nông thô n không ph ải bất cứ công vi ệc nào cũng đều mang lại thu nhập cho người lao động. Nhiều khi đó cũng chỉ là các ho ạt động phúc l ợi xã hội, xây dựng các khu trường học, trạm xá hay đường giao thông… Các hoạt động này tuy người lao động không có thu nh ập trực tiếp nhưng họ lại được hưởng thụ những thành quả lao động về sau. 1.1.3. iải quy ế t việc làm 1.1.3.1. Khái ni ệm giải quyết việc làm Theo nghĩa rộng: Giải quyết việc là tổng thể những biện pháp, chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, cộng đồng và bản thân người lao động tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động có vi ệ c làm. Theo nghĩa hẹ p: Giả i quyết việc làm là các bi ện pháp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, thiếu việc làm nhằm giải quyết ra việc làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất. Giải quyết việc làm là “quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất, số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tư liệu sản xuất và sức lao động”. [3, tr.261] Giải quyết việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù h ợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về chất lượng và cả số lượng. Môi trường cho sự kết hợp giữa các yếu tố này là h ết sức quan trọng, nó ba o gồm các chính sách, điều kiện khuyến khích người lao động cũng như người sử dụng lao động trong công vi ệc. Thị trường lao động chỉ có th ể được hình thành khi người lao động với người sử dụng lao động gặp gỡ trao đổi đi đến nhấ t trí vấn đề sử dụng sức lao động, do vậy vấn để tạo việc làm phải được nhìn nhận ở cả người lao động và người sử dụng lao động đồng thời không th ể không th ể kể đến vai trò c ủa Nhà nước. 1.1.3.2. Bản chất của giải quyết việc làm Như đã nêu, vi ệc làm là ph ạm trù để chi trạng thái phù h ợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công ngh ệ...) để sử dụng sức lao 12
  • 22. động đó. Như vậy, để có vi ệc làm trước hết cần có hai y ếu tố sức lao động và những việc làm cần thiết (đối tượng lao động; tư liệu lao động) để sử dụng sức lao động, trong đó bao gồm cả những yếu tố xã hội. Sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất theo một kết cấu, tỷ lệ và yêu c ầu nhất định. Vì vậy, vấn đề đặt ra khi nào chúng ta t ạo việc làm, khi có lao động nhưng không có vi ệc làm, thiếu việc làm. Nguyên nhân c ủa thiếu việc làm là do: thi ếu đối tượng lao động, công c ụ lao động hoặc lao động không phù h ợp với yêu cầu công việc. Cho nên, th ực chất của tạo việc làm là: - Hoặc làm cho người lao động phù h ợp với yêu cầu của công vi ệc, tức lao động phải qua đào tạo nghề thích hợp với yêu cầu; - Hoặc tăng thêm đối tượng lao động, hoặc tăng thêm công cụ lao động; đòi hỏi phải có v ốn để mua máy móc thi ết bị, công ngh ệ, nguyên nhiên li ệu... Và có cơ chế để phối hợp các yếu tố này lại với nhau; nhằm để sáng tạo ra của cải vật chất có ích cho xã hội, phục vụ cho nhu cầu chính đáng của con người trong xã hội và lao động phải có hi ệu quả. Chính vì vậy, quá trình tạo việc làm là quá trình tạo ra của cải vật chất (số lượng, chất lượng tư liệu sản xu ấ t), sức lao động (số lượng, chất lượng sức lao động) và điều kiện kinh tế xã hội khác. 1.1.3.3. Cơ chế giải quyết việc làm Để giải quyết việc làm đòi h ỏi phải có s ự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức cũng như cá nhân người lao động, tạo thành cơ chế giải quyết việc làm; trong đó có cơ chế 3 bên với sự tham gia của người lao động, Nhà nước và người sử dụng lao động. + Về phía người lao động, muốn tìm đượ c việ c làm phù h ợp, có thu nh ập cao phải có k ế hoạch thực hiện và đầu tư cho phát triển sức lao động của mình, có ngh ĩa là phải tự mình, hoặc dựa vào các ngu ồn tài trợ từ gia đình, từ các tổ chức xã hội... để tham gia đào tạo, phát triển, nắm vững một nghề nghiệ p nhất định. Tuy nhiên, để tham gia đào tạo, nắm vững một ngành nghề đáp ứng được yêu c ầu của thị trường lao động phải nắm bắt được thông tin v ề thị trường lao động để lựa chọn ngành 13
  • 23. nghề đào tạo phù h ợp với khả năng của mình và nhu cầu của thị trường lao động. Đây là điều kiện cần thiết cho người lao động tham gia vào thị trường lao động. Có nghĩa là làm cho lao động phù h ợp với công việc. + Về phía Nhà nước, Nhà nước tạo hành lang pháp lý, ban hành các lu ật, cơ chế chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động, tạo ra môi trường pháp lý k ết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước có nh ững chính sách khuyến khích đầu tư, đổi mới công ngh ệ sản xuất thông qua nh ững chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách giá cả tư liệu lao động, tiền tệ, tiền lương, chính sách thuế thu nhập. Trong điều kiện như nước ta, nguồn nhân lực dồi dào, nhưng thiếu vốn; Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triể n doanh nghiệp nhỏ, thủ công, cá th ể cần ít vốn nhưng sử dụng nhiều lao động, thông qua vi ệc hỗ trợ của nhà nước về vốn, về nguyên liệu, tiêu thụ, dạy nghề... Sự hỗ trợ về vốn có th ể thông qua h ệ thống quỹ đặc biệt, qua các chương trình, dự án tạo việc làm.... Tổ chức tốt việc dạy nghề và đào tạo lại lao động đã bị lạc hậu về nghề, tổ chức thị trường lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người thất nghiệp, thiếu việc làm ki ế m việc làm, rút ng ắn thời gian tìm việc; có chính sách đẩy mạnh và hỗ trợ xuấ t khẩu lao động thông qua chính sách hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.... + Về phía sử dụng ngườilao động, gồm các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành ph ần kinh tế, các doanh nghiệp có v ốn đầu tư nước ngoài, các t ổ chức kinh tế xã hội cần có thông tin v ề thị trường đầu vào và đầu ra để không ch ỉ tạo ra chỗ làm việc mà còn ph ải duy trì và phát tri ển chỗ làm cho người lao động. Đó cũng chính là duy trì sự tồn tại và phát tri ển của doanh nghi ệp. Do đó, người sử dụng lao động cần có v ốn để mua hoặc thuê nhà xưởng (nơi làm việc), công ngh ệ, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa, để nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động không nh ững cần vốn, mà còn c ần có kinh nghi ệm quản lý, bi ết vận dụng linh hoạt chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm; đồng thời đề ra được các quy định phù 14
  • 24. hợp, biết quản lý lao động một cách khoa học, hợp lý, nh ằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp và nâng cao s ự thoả mãn của người lao động, khơi dậy động lực lao động nhằm thu hút và gi ữ chân những người lao động giỏi phù h ợp với yêu cầu công vi ệc, đây là tài sản quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp, yếu tố quyết định sự thành công trong c ạnh trạnh. Tóm l ại, cơ chế tạo việc làm cho người lao động đòi h ỏi có s ự tham gia tích cực của ba phía: Nhà nước, người sử dụng lao động và của chính bản thân những người lao động sao cho cơ hội việc làm và mong mu ốn nguyện vọng đươc làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường lao động đúng lúc, đúng chỗ. 1.1.4. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động Việc làm, thất nghiệp là một trong những vấn đề xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của h ầ u h ế t các Quốc gia. Bởi vậy, đấu tranh chống thất nghiệp và đảm bảo việc làm (có thu nh ập) cho người lao động là thách th ức lớn của nhân loại nói chung và c ủa mỗi quốc gia nói riêng. Để giải quyết việc làm và t ự tạo việc làm không ch ỉ Đảng và Nhà nước mà bản thân người lao động phải thấy được sự cần thiết của giải quyết việc làm. - Giải quyết việc làm cho người lao động là c ần thiết nhằm giảm thất nghiệp. Công nghi ệp hoá là xu hướ ng tất yếu đối với các nước muốn thoát nhanh khỏi tình trạng kinh tế nông nghi ệp lạc hậu, năng suất thấp, mức sống thấp sang nền kinh tế công nghi ệp năng suất cao. Trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động là tất yếu. Vì vậy, khi có ho ạt động sản xuất mới ra đời (sản xuất công nghiêp, dịch vụ ..), trong khi một số ngành ngh ề cũ, hoạt động sản xuất cũ bị mất đi (sản xuất công nghi ệp bị thu hẹp hoặc mất đi do không còn đất sản xuất ...) thì thất nghiêp, ho ặc thiếu việc làm phát sinh. - Giải quyết việc làm đầy đủ cho người lao động không nh ững tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời s ố ng mà còn làm gi ảm các tệ nạn xã hội, làm cho xã h ội văn minh hơn. 15
  • 25. Lịch sử phát triển xã hội loài người cho thấy, bất cứ một quốc gia nào, đều có nhu c ầu sử dụng hợp lý ngu ồn lao động của mình, để khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát tri ển kinh tế của đất nước. Người lao động là một nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển để phát triển. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy cao độ khả năng của nguồn nhân lực quan trọng đó. Nếu có nh ữ ng sai ph ạm về chủ trương, chính sách và biện pháp thì nguồn lao động có th ể tr ở thành gánh n ặng về chủ trương, chính sách và biện pháp thì nguồn lao động có th ể trở thành gánh n ặng, thậm chí gây trở ngại, tổn thất cho nền kinh tế. Do vậy, giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn là v ấn đề hết sức cấp thiết, không nh ững mang tính kinh tế mà còn mang tính chính trị, xã hội cao. 1.2. NỘI DUNG GIẢ QUYẾT VIỆCLÀM CHONGƯỜILAO ĐỘNG NÔNG THÔN Để giải quyế t vi ệc làm đòi h ỏi phải có s ự phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức cùng v ới các cá nhân người lao động. Mỗi bên đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ nhất định song lại có m ối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau để cộng tác tạo thành việc làm một cách có hi ệu quả. Suy cho cùng, n ếu công tác giải quyết việc làm có hi ệu qu ả cao thì cả ba bên đều có l ợi. Về phía người lao động, họ có vi ệc làm có th ể có thu nh ậ p, ổn định cuộc sống, nâng cao vị thế của mình trong xã hội. Đối với người sử dụng lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động cũng là duy trì và mở rộng kinh doanh cho doanh nghiệp. Còn đối với nhà nước, nếu lao động được tạo việc làm đầy đủ thì sẽ giảm thất nghiệp, từ đó giảm các khoản trợ cấp của chính phủ, tăng cường nguồn đầu tư vào các lĩnh vực khác, đặc biệt là lĩnh vực xây dựng các công trình phúc l ợi, nâng cao xã hội về nhiều mặt. Trên cơ sở đó, nội dung gi ả i quyế t việc làm cho lao động cần bao hàm các ho ạt động sau: 1.2.1. Phát tri ển kinh tế, các ngành ngh ề mới Trong điều kiện kinh tế Việt Nam chưa phát triển, thiếu vốn sản xuất, trình độ người lao động còn th ấp nhưng lực lượng lao động nhiều. Để tạo được nhiều chỗ làm việc cho người lao động trong quá trình thực hiện công nghi ệp hoá, hiện đại hoá nền 16
  • 26. kinh tế, cần chú ý v ừa phát triển các ngành kinh t ế theo chiều rộng và chiều sâu. Do đó, trước hết cần có chính sách cụ thể thu hút và khuy ết khích đầu tư nước ngoài vào các khu côn g nghiệp lớn, phát triển sản xuất các khu công nghi ệp lớn, khu công ngh ệ cao, nhằm phát huy thế mạnh của công nghi ệp, tạo ra bước chuyển biến rõ r ệt về cơ cấu lao động có ch ất lượng cao. Đồng thời, phát triển công nghi ệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghi ệp và các ngành ngh ề truyền thống, tận dụng tiềm năng sẵn có c ủa đất nước về lao động và nguyên li ệu. Để thúc đẩy các ngành ngh ề thủ công phát tri ển, tạo cơ hội việc làm cho người lao động. Việc khôi ph ục các làng ngh ề truyền thống, có vai trò vô cùng quan tr ọng; nó không ch ỉ sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, b ảo tồn được nét văn hoá truyền thống của dân tộc, mà còn góp ph ần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động. Tuy nhiên, cần phải giải quyết các khâu cơ bản như thiếu thị trường đầu ra; thiếu vốn; cơ sở vật chất nghèo nàn và môi trường ô nhiễm. Cùng v ới sự phát tri ể n công nghi ệp, là phát tri ển mạnh các loại hình dịch vụ có ch ất lượng cao phục vụ công nghi ệp hoá và đời sống của nhân dân, v ừa tạo thêm việc làm cho người lao động. Tiếp tục phát triển nông nghi ệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn, chuy ển đổi cơ cấu sản xuất, tạo nhiều sản phẩ m hàng hoá có giá tr ị cao. Chính quyền địa phương cùng v ới nhà nước hướng dẫn nông dân v ề kỹ thuật, cây giống, con giống và đặc biệt là thị trường tiêu thụ ổn định lâu dài; c ủng cố phát triển các trung tâm chuyển giao công ngh ệ, cung cấp giống cây, con theo phương pháp tiên tiến và công ngh ệ sinh học hiện đại; phát triển vùng chuyên canh như: rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao; phát triển các cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ và sữa chữa máy nông nghi ệp, hỗ trợ và phát tri ển các làng ngh ề, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn và các d ịch vụ nhỏ. 1.2.2. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động Hoàn thiện chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề phổ thông c ũng như đào tạo nghề bậc cao cho lực lượng lao động; thực hiện xã h ội hoá đào tạo nghề cho người lao động nhằm phát huy mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài để đầu tư cho hệ thống dạy nghề, nâng cao chất lượng giáo dục cho cấp học, tạo tiền đề cho 17
  • 27. đào tạo nghề, chuyên môn nghi ệp vụ cho người lao động, tư vấn nghề nghiệp đối với những học sinh tốt nghiệp phổ thông, g ắn dạy nghề với tạo việc làm cho người lao động... là đòi h ỏi đầu tiên và ti ền đề của giải quyết việc làm cho người lao động. Các loại hình đào tạo: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo mở rộng, đào tạo lại… Quan trọng là đào tạo những nghề phù h ợp với nhu cầu thị trường. Mối quan hệ giữa đào tạo nghề và nhu cầu xã hội là quan hệ “Cung - Cầu”. Nếu xét m ối quan hệ giữa hệ thống kinh tế - xã hội với hệ thống đào tạo nhân lực dễ dàng nh ậ n th ấ y mối quan hệ đào tạo với nhu cầu xã hội rất chặt chẽ và khăng khít với nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của đào tạo nghề là cung cấp nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đội ngũ này phải đáp ứng cả về chất, về lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và cơ cấu trình độ phù h ợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, phát tri ể n xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Kinh tế - xã hội càng phát tri ển thì nhu cầ u về lao động có k ỹ năng càng tăng, khi đó đào tạo nhân lực càng có điều kiện để phát triển và ngược lại. Do vậy đào tạo nhân lực phải gắn với việc làm . Việc làm trong thị trường lao động là thước đo nhu cầu xã hội. Nếu đào tạo không g ắn với nhu cầu xã hội sẽ ngay lập tức xuất hiện hiện tượng mất cân đối, vừa thừa, vừa thiếu nhân lực như hiệ n nay. Tuy nhiên mối quan hệ “cung- cầu” này luôn t ồn tại dưới dạng “cân bằng động” điều đó cho thấy đào tạo nghề phải linh hoạt, thích ứng với nhu cầu xã hội luôn thay đổi. Quan hệ giữa nhu cầu xã hội thông qua th ị trường lao động đối với đào tạo nghề thực chất là mối quan hệ “Khách hàng”. Để đào tạo nghề thích ứng với nhu cầu xã hội cần xây dựng phương pháp tiếp cận hiệu quả trong đó quan trọng nhất là có s ự tham gia của các đối tượng liên quan đến đào tạo nghề bao gồm: - Cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo nghề (Các cơ sở dạy nghề); - Cơ sở sử dụng lao động (nhu cầu xã hội mà đại diện là các doanh nghi ệp); - Sản phẩm qua đào tạo (người lao động tốt nghiệp). Các đối tượng này tạo nên mối quan hệ “Cung - Cầu” v à cách ti ếp cận này cho phép xác định được những khoảng trống, những điểm nghẽn trong cung- cầu nhân lực qua đào tạo nghề để có giải pháp phù h ợp. 18
  • 28. 1.2.3. Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm cho người lao động Hỗ trợ vốn giải quyết việc làm là m ột trong những chính sách quan trọng từ phía Nhà nước. Vốn đầu tư có ý ngh ĩa rất lớn đối với việc làm của người lao động: vốn dùng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị, đào tạo đội ngũ người lao động,… Trong điều kiện hiện nay, để phát triển sản xuất đòi h ỏi phải có v ốn để đổi mới máy móc thi ết bị, ứng dụng khoa học công ngh ệ trong sản xuất, trên th ự c t ế để có l ợi thế doanh nghiệp phải có m ột nguồn vốn lớn và muốn phát tri ể n một ngành nghề nào đó cần phải có m ột lượng vốn đầu tư tương ứng cho một chỗ làm mới. Hiện nay, hầu hết các hộ gia đình nông thôn đều khó khăn về vốn. Do đó, việc hỗ trợ vốn giải quyết việc làm thông qua nhi ều chính sách khác nhau của Nhà nước sẽ là nhân t ố quan tr ọng để tạo ra nhiều việc làm mới. Ưu tiên cho vay từ các nguồn khác nhau, v ới lãi su ất ưu đãi. Nâng cao vai trò c ủa các quỹ tín dụng, quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để hỗ trợ cho các hộ gia đình, các cơ sở công nghi ệp, tiểu thủ công nghi ệp, làng nghề... Bên cạnh đó, thực hiện vốn hỗ trợ cho người lao động từ qũy đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề của địa phương. Ngoài ra, khi có sự ưu đãi của Nhà nước về tín dụng, các doanh nghiệp sẽ có trách nhi ệm hơn với các h ộ nông dân m ất đất, thông qua vi ệc trợ giúp đào tạo nghề tại chỗ. 1.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được các nước trên thế giới quan tâm và khai thác t ối đa. Thông qua việc xuất khẩu lao động không c hỉ giảm bớt gánh nặng về việc làm trước mắt trong nước, mà hàng năm còn thu v ề một lượng ngoại tệ đáng kể do người đi lao động nước ngoài gửi về. Mặt khác, thông qua xuất khẩu lao động, người lao động học hỏi và ti ế p nhận được kỹ thuật hiện đại, phương pháp làm việc tiên tiến, tác phong công nghi ệp của người lao động tại các nước phát triển. Cùng v ới xuất khẩu lao động ra nước ngoài, cần có chính sách thu hút xu ất khẩu lao động tại chỗ thông qua hình thức gia công s ả n phẩm theo đơn đặt hàng của nước ngoài và lao động làm việc tại các doanh nghiệp có v ốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. 19
  • 29. 1.3. NHỮNG NHÂN T Ố ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Hiệu quả của công tác gi ải quyết việc làm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Song với quan niệm cho rằng, chủ thể giải quyết việc làm bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và bản thân người lao động thì những nhân tố cơ bản sau đây sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm cho lao động: 1.3.1. Điề u kiệ n tự nhiên và tình hình phát triểnkinh tế xã h ội C ầ u vi ệ c làm b ắt nguồn từ đòi h ỏi của sản xuất, sự phát triển của nền kinh tế. Sản xuất càng tăng, quy mô ngày càng mở rộng thì cầu lao động càng lớn, do đó khả năng giải quyết việc làm ngày càng tăng. Nhưng muốn mở rộng sản xuất, phát tri ển kinh tế cần phải dựa vào những tiền đề vật chất, đó là nhân tố tiên quyết trướ c h ế t ảnh hưởng đến giải quyết việc làm. Trong nh ững tiền đề vật chất, đầu tiên ph ả i k ể đến điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên c ủa một quốc gia, một vùng, m ột địa phương. Chúng được hình thành một cách tự nhiên, ngoài ý mu ốn chủ quan của con người. Ví dụ như điều kiện khí hậu, độ màu mỡ của đất đai, diện tích đất canh tác bình quân đầu người, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên… của địa phương. Trên thế giới, có nh ững nước rất giàu tài nguyên, điều kiện tự nhiên thu ậ n l ợ i cho phát triển các ngành s ản xuất, thu hút được người lao động. Tuy nhiên, l ại có nh ững nước thiên nhiên không ưu đãi, tài nguyên thiên nhiên h ạn hẹp, thường xuyên x ảy ra thiên tai, động đất, bão lụt… gây ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất. Chính vì vậy, mỗi quốc gia, mỗi địa phương cần phải biết tận dụng các l ợi thế của mình để phát tri ển kinh tế, mở rộng sản xuất giải quyết việc làm. Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì tình hình phát triển kinh tế xã h ội cũng ảnh hưởng đến côn g tác gi ải quyết việc làm. Đối với một quốc gia hay một địa phương việc phát triển kinh tế ổn định sẽ tạo động lực mạnh mẽ để giải quyết tốt các v ấn xã hội, trong đó có vấn đề việc làm. Kinh t ế tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện cho thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh t ế theo hướng hiện đại và bền vững, cùng v ới đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều hướng tích 20
  • 30. cực. Bên c ạnh đó việc phát tri ển kinh tế xã h ội ổn định sẽ giúp t ạo ra nhiều việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cho mọi người dân. 1.3.2. Nhóm nhân t ố thuộc về chính quyền - Nhân t ố chính sách Các chính sách liên quan chặt chẽ đến hiệu quả giải quyết việc làm bao gồm: chính sách quản lý di c ư, chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách tiền lương, chính sách dân s ố… Các chính sách này không ch ỉ tác động trực tiếp đến quy mô, s ố lượng và ch ất lượng nguồn lao động mà còn tác động đến số lượng và chất lượng những chỗ việc làm mới được tạo ra. Ở đây có thể nêu ra tác động của một vài chính sách đến tạo việc làm như sau: + Chính sách ti ền lương: trên thị trường lao động, mọi giá cả sức lao động thể hiện ở tiềnlương, tiề n công. Tuy nhiên, trongth ực tế ở mức độ nào đó Nhà nước có th ể can thi ệ p mộ t cách gián ti ếp đến việc hình thành tiền công, ti ền lương. Chẳng hạn, để bảo vệ lợi ích của người lao động, Nhà nước có th ể quy định lương tối thiểu ở mức cao. Với việc quy định này có th ể tạo động lực khuyến khích nâng cao năng suất lao động, gia tăng sản lượng. Từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết nhiều việc làm mới ở khu vự c kinh tế chính thức và khu vực kinh tế không chính thức góp ph ần giải quyết việ c làm. + Chính sách giáo d ục, đào tạo: một chính sách giáo dục tốt ít nhất phải hội tụ đủ hai tiêu chuẩn cơ bản nhất, một là cung cấp đủ số lượng lao động cho số lượng việc làm được tạo ra; hai là, cơ cấu về giáo dục đào tạo, bao gồm cơ cấu giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, k ỹ thuật, cơ cấu về ngành nghề đào tạo, theo vùng, theo khu vực… phải phù h ợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Do vậy, khi có m ột chính sách phát triển giáo d ục, đào tạo tốt sẽ tạo điều kiện vô cùng thu ận lợi cho công tác t ạo việc làm. Ngược lại, một chính sách giáo dục đào tạo có nhi ều hạn chế, khiếm khuyết thì sẽ không chu ẩn bị tốt nguồn nhân lực trên cả ba phương diện: số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứ ng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội, gây cản trở không nh ỏ cho giải quyế t việ c làm. 21
  • 31. Ngoài những chính sách trên thì các chính sách như: chính sách phát triển kinh tế xã hội nông thôn, chính sách h ỗ trợ vốn, chính sách quản lý di dân… cũng là tác nhân mạnh mẽ đến hiệu quả tạo việc làm cho người lao động. - Nhân tố lựa chọn mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế và lựa chọn công nghệ: Ở phương diệnlý thuyết, lựa chọnmô hình tăng trưởngvà phát tri ển kinh tế tức là nghiên cứu lựa chọn cách thức khai thác và s ử dụng các nguồn lực: vốn, khoa học, công ngh ệ, lao động, tài nguyên thiên nhiên. Do đó, nền kinh tế khai thác và s ử dụng ít hay nhiều lao động là do sự lựa chọn mô hình tăng trưởng và phát tri ển kinh tế quyết định. Điều này cũng có nghĩa, việc sử dụng nhiều hay ít lao động cho quá trình sản xuất phụ thuộc vào cơ cấu kết hợp các nguồn lực, nhu cầu sử dụng các nguồn lực và khả năng thay thế lẫn nhau giữa nguồn lực lao động với các nguồn lực khác. Nếu nền kinh tế có quá ít vốn đầu tư vào sản xuất thì nguồn lực lao động sẽ ứ đọng, không có ti ền đề vậ t chất để hoạt động, khi đầu tư nhiều vốn vào sản xuất thì nâng cao khả năng thu hút lao động. Nếu lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế sử dụng công ngh ệ cao thì cần nhiều vốn nhưng nhu cầu về số lượng lao động lại ít. Trong thực tế, không có m ột mô hình tăng trưởng và phát tri ển kinh tế một cách tuyệt đối, với việc sử dụng ít vốn, công ngh ệ cao, sử dụng nhiều lao động, tiêu tốn ít tài nguyên mà có năng suất cao. Vì thế, đối với một quốc gia, một nền kinh tế, tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà xác định những mục tiêu cần ưu tiên để lựa chọn một mô hình tăng trưởng và phát tri ển kinh tế cho phù h ợp. Đối với việc lựa chọn công ngh ệ cho mô hình tăng trưởng và phát tri ển kinh tế thì lựa chọn công ngh ệ càng hiện đại, mức độ tự động hóa cao, c ần nhiều vốn sẽ làm giảm chỗ làm việc năng suất thấp và tăng chỗ làm việc có ch ất lượng, năng suất cao cần lao động có trình độ chuyên môn k ỹ thuật. Do đó, việc lựa chọn công ngh ệ hiện đại tác động đến tạo việc làm thông qua c ầu lao động, theo hai hướng khác nhau: + Giảm cầu lao động, nhất là cầu lao động có trình độ thấp, tăng nguy cơ thất nghiệp. + Tăng cầu lao động, khi công ngh ệ càng cao năng suất lao động tăng, chi phí lao động giảm, tức là lợi nhuận tăng, nâng cao được quy mô tích lũy vốn tạo điều kiện mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều chỗ việc làm mới, tạo điều kiện thuận lợi cho giải quyết việc làm. 22
  • 32. Do vậy, hiệu quả của công tác gi ải quyết việc làm phụ thuộc rất lớn vào công nghệ được lựa chọn có phù h ợp với số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn lao động hay không. Nh ững điều trên đây hàm ý r ằng, trong quá trình đô thị hoá, thì việc lựa chọn công ngh ệ theo xu hướng hiện đại hoá là tất yếu, song cũng phải lấy đặc điểm nguồn lao động làm căn cứ cơ bản để quyết định lựa chọn công ngh ệ sản xuất phù hợp sao cho vừa hạn chế được thất nghiệp, tăng chỗ làm, vừa tăng năng suất lao động, tiế t kiệm được tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên đây là một thách thức không nhỏ đối v ới nhữ ng nhà hoạch định chính sách, các nhà qu ản lý. 1.3.3. Nhóm nhân t ố thuộc về người lao động Đặc điểm của người lao động bao gồm đặc điểm về nhân khẩu (độ tuổi, giới tính, dân tộc, quy mô và ki ểu hộ gia đình, tình trạng hôn nhân…), đặc điểm về giáo dục (học vấn, trình độ chuyên môn, k ỹ thuật, tay nghề), đặc điểm về kinh tế (mức sống, thu nhập, quy mô và thói quen chi tiêu, nhà ở, tài sản…), đặc điểm về văn hóa, l ối sống, phong tục, tập quán, tác phong lao động, khả năng thiết lập các mối quan hệ làm ăn, thái độ tích cực, sự năng động và niềm tin của bản thân người lao động về khả năng tìm kiếm việc làm… Do đó, những nhân tố thuộc về người lao động không ch ỉ quyết định khả năng tham gia và thực hiện các giao dịch trên thị trường lao động của bản thân người lao động mà còn là c ăn cứ để những nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô, là căn cứ để người sử dụng lao động đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh hiệu quả. Như vậy, những nhân tố thuộc về người lao động ảnh hưởng lớn đến thách thức sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm. Những đặc điểm của người lao động thể hiện như trên là những nhân tố cấu thành nên ch ất lượng nguồn lao động. Ở nước ta hi ệ n nay, số lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn th ấp chưa đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng lao động của quá trình CNH, HĐH. Tình trạng dư thừa lao động, thiếu việc làm, thất nghiệp với tỷ lệ cao ở khía cạnh nào đó là một trong nh ững nguyên nhân cản trở quá trình CNH, HĐH. Bên cạnh đó, do chất lượng ngu ồn nhân lực thấp, năng suất lao động và thu nhập hầu hết chỉ đủ để nuôi b ản thân nên nhu c ầu việc 23
  • 33. làm thêm c ũng như việc làm mới tốt hơn tăng lên đáng kể, gây áp l ực cho kinh tế - xã hội. Hơn nữa, thu nhập thấp cũng là lý do c ản trở việc tham gia các chương trình giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Vì vậy việc cải thiện chất lượng nguồn lao động ở nước ta hiện nay là một thách thức không nh ỏ. 1.4. KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Qua thực tiễngiải quyết việc làm cho lao động nông nghi ệp, nông thôn c ủa các nước nói trên, ta có th ể rút ra m ột số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau: - Trước hết cần xác định đúng vị trí của nền kinh tế trong xu thế phát triển để từ đó đề ra các chính sách thích hợp. - Một trong những nhân tố quyết định thành công c ủa sự nghiệp công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa nông thôn là s ự quan tâm của các cấp chính quyền đặc biệt trong việc tạo môi trường pháp lý thu ận lợi, khuyến khích phát triển nông thôn. C ần đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, đào tạo nghề cho người lao động nông nghi ệp, nông thôn. - Tiếp tục hoàn thiện các chính sách đất đai, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người nông dân và đồng thời với việc thu hồi đất nông nghi ệp phục vụ cho sự nghiệp đô thị hóa ph ải giải quyết việc làm cho s ố lao động thiếu việc làm do mất đất. - Phát triển nông nghi ệp, nông thôn trước hết phải nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo. Cần có s ự phối hợp giữa địa phương với các chương trình, dự án cấp quốc gia về xóa đói giảm nghèo. - Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương phát triển, đặc biệt là phát tri ển các làng ngh ề tiểu thủ công nghi ệp ở địa phương. - Tăng cường hoàn thiện hệ thống qũy tín dụng nhằm cung cấp nguồn vốn cho người nông dân s ản xuất. 1.4.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm t ại Thanh Hoá Lao động và việc làm ở khu vực nông thôn t ỉnh hanh Hoá nằm trong tình trạng chung như đối với các tỉnh khác: Lao động nông nghi ệ p chiếm hơn 80% tổng lực lượng lao động toàn tỉnh, trong khi lao động làm vi ệ c trong khu vực dịch vụ, thương mại chỉ chiếm 6% và lao động trong khu vực nhà nước chiếm 9%. Phần lớn 24
  • 34. lao động nông nghi ệp tập trung ở đồng bằng, nơi đất đai hạn chế và chật chội. Hàng năm có thêm 30.000 người tham gia vào lực lượng lao động. Lao động nông thôn chỉ sử dụng hết 70% qũy thời gian trong năm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến. Hằng năm, tỉnh phải lo giải quyết việc làm cho ít nhất 70.000 người, tăng tỉ lệ thời gian làm việc của lao động nông thôn lên 75%. Trước tình hìnhđó, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá đã có Ngh ị quyết đề ra các biện pháp: Thúc đẩy đầu tư phát triển kinh tế-xã hội; Tăng cường đào tạo tay nghề gắn với các chương trình dự án phát tri ển chung, xây dựng các khu công nghi ệp; Tăng cường và nâng cao ch ất lượng dịch vụ việc làm, cung cấp thông tin đầy đủ và thường xuyên về thị trường lao động; Hổ trợ người lao động để họ tự phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tự tạo việc làm cho mình, cho lao động trong gia đình họ. Các ngành, các c ấ p xây dựng đề án về giải quyết việc làm; Tạo điều kiện để thuê đất, mặt bằng, thuê lao động, cho vay tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, khuyến khích sử dụng nguyên liệu, lao động tại chỗ, xúc ti ến xuất khẩu lao động. 1.4.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Kỳ Anh, tĩnh Hà T ĩnh. Kỳ Anh là một huyện nh ỏ c ủa Hà Tĩnh, gồm 6 phường và 6 xã, di ện tích 1.053 km2 , dân số là 173.404 người. ỳ Anh có địa hình bán sơn địa nghiêng từ Tây sang Đông, phía Tây là đồi núi, ở giữa là đồng bằng, phía đông là bãi cát và cồn cát ven biển. Là một huyện chịu nhiều thiên tai do điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, vì vậy vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân luôn được huyện quan tâm, nhất là việc làm cho người lao động ở khu vực nông thôn. Để giải quyết việc làm cho người lao động huyện Kỳ Anh đã thực hiện nhiều giải pháp trong đó có: - Các chính sách hỗ trợ cho người lao động vay vốn nhằm phát triển các làng nghề truyền thống, các cơ sở dịch vụ - việc làm, phát tri ể n kinh tế hộ gia đình... - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, điều ch ỉnh cơ cấu ngành hợp lý, đảm bảo cân đối lao động qua đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động. 25
  • 35. - Phát triển hệ thống dịch vụ việc làm: huyện Kỳ Anh đã đẩy mạnh công tác tư vấn các đề án tạo việc làm, dự án tạo thêm việc làm cho người lao động, phát triển các trung tâm gi ới thiệu việc làm, tạo nghề cho lao động nông thôn. - Tăng cường xuất khẩu lao động: bằng việc tìm kiếm thị trường đào tạo tay nghề, kỹ năng, hỗ trợ vốn vay cho lao động đi xuất khẩu. Đặc biệt trước tình trạng sự cố ô nhi ễm môi trường biển do công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây nên đã ảnh hưởng rất lớn tới việc làm và đời sống của người dân các xã ven bi ển. Huyện Kỳ Anh đã chỉ đạo phòng Lao động – Thương binh và xã hội huyện phối hợp với trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động tại các cụm xã ven biển. Tại phiên giao dịch người dân được tư vấn đầy đủ thoong tin về thị trường lao động, kết nối cung cầu, tư vấn giới thiệu việ c làm trên địa bàn tỉnh, trong nước, xuất khẩu lao động, học nghề...Trong phiên giao d ị ch việc làm tổ chức cho người dân cụm xã ven biển, huyện đã thu hút được 43 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tuyển sinh, tuyển dụng trực tiếp. Chỉ sau một ngày tổ chức đã có h ơn 300 lượt người được tư vấn nghề nghiệp, trong đó có 95 lao động tìm được việc làm và h ọc nghề. Bên cạnh đó huyện cũng chủ động hỗ trợ vay, day nghề ng ắ n hạn để ngư dân chuyển đổi sang nghề trồng trọt, chăn nuôi, tham gia dịch v ụ hậ u ngh ề cá. Đồng thời trong thời gian tới huyện cũng đề ra chủ trương đào tạo nghề mới cho ngư dân, hỗ trợ vay vốn để người dân đầu tư sản xuất, chăn nuôi; làm tốt công tác tuyên truy ền, tuyển dụng, đào tạo và đưa lao động đi xuất khẩu sang các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... 1.4.3. Bài học rút ra kinh nghiệm của một số địa phương đối với vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Từ thực tiễn giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn c ủa tỉnh Thanh Hòa và Hà Nam, có th ể rút ra bài h ọc để vận dụng vào giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huy ện Quảng Ninh như sau: - Phát triển kinh tế nông nghi ệp nông thôn m ộ t cách toàn di ện: phát triển nông nghi ệp theo hướng hàng hóa, chú tr ọng phát triể n cây nông nghi ệp phù h ợp với điều kiện địa phương, áp dụng KHCN vào sản xuất, phát triển sản xuất. 26
  • 36. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghi ệp, dịch vụ, phát triển các khu công nghi ệp, đầu tư công nghiệp chế biến. Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. - Khôi ph ục làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề là thế mạnh của địa phương nhằm tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn khi nông nhàn. - Đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động nông thôn nh ằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, các ngành ngh ề đào tạo cần phù h ợp điều kiện địa phương và nhu cầu của thị trường. - Chú tr ọng công tác gi ải quyết việc làm, tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, hỗ trợ cho lao động tham gia XKLĐ. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn c ần chú tr ọng đến đặc điểm của lao động nông thôn và phù h ợp với tình hình địa phương. - Phát triển h ệ thống dịch vụ việc làm, nhưng các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao d ịch việc làm, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để tư vấn việc làm và tìm việc làm cho người lao động nông thôn. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động thông qua các chính sách h ỗ trợ cho người lao động như: vay vốn để đi XKLĐ hoặ c chính sách hỗ trợ khi người lao động đi xuất khẩu lao động trở về nước. - Có các gi ải pháp hỗ trợ người dân vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Phối hợp với các ngân hàng để rà soát các đối tượng cho vay cũng như quản lý v ốn vay một cách hiệu quả. Tóm l ại, tùy vào điều kiện tự nhiên, văn hóa, KT – XH của địa phương mà có chính sách giải quyết việc làm khác nhau. Tuy nhiên đây là m ột quá trình lâu dài, đòi h ỏi sự tham gia, kết hợp đồng bộ từ nhi ề u phía. Huyện Quảng Ninh cần học hỏi, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các địa phương cũng như phát huy nội lực để giải quyết tốt việc làm cho người lao động nói chung và lao động nô ng thôn nói riêng. 27
  • 37. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN C ỨU 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Quả ng Ninh là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, có vị trí địa lí từ 170 04’ đến 170 26’ vĩ độ Bắc và từ 1060 17’ đến 1060 48’ độ kinh Đông. Ranh giới hành chính của huyện Quảng Ninh gồm: - Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành ph ố Đồng Hới; - Phía Nam giáp huyệ n Lệ Thủy; - Phía Đông giáp biển Đông; - Phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân ch ủ nhân dân Lào. Huyện có 25 km bờ biển và trên 39 km đường biên giới với nước Lào, tổng diện tích tự nhiên là 1.191,69 km2, có tr ục giao thông quan trọng xuyên Bắc Nam là quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (gồm hai nhánh: nhánh phía Đông và nhánh phía Tây), đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua chiều dài của huyện. Huyện Quảng Ninh có 15 xã ph ường, thị trấn, với 162 thôn bản, tiểu khu. Trong đó có 2 xã miền núi và 1 xã ven biển bãi ngang là xã H ải Ninh. 2.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình đặc trưng của huyện Quảng inh hẹp và dốc, nghiêng dần từ Tây sang Đông (từ biên giới nước Lào đến biển Đông), đồi núi chi ếm 80% diện tích, bao gồm: - Địa hình vùng rừng núi cao: Dạng địa hình này ở sát biên gi ới Việt - Lào, chiếm 57% diện tích tự nhiên, với nhiều lâm sản quý hi ếm. Địa hình có đặc điểm là núi cao kéo dài theo hướng Bắc - Nam, trong đó đan xem một số khối núi đá vôi; độ cao trung bình vùng núi t ừ 300 - 500 m, có m ột số đỉnh cao trên 1.000 m như đỉnh U Bò - Ba Rền. Do núi cao nằm gần biển nên sườn dốc và b ị chia cắt lớn, nhưng nhờ lớp phủ thực vật còn khá nên h ạn chế một phần tốc độ dòng ch ảy lũ. 28
  • 38. - Địa hình vùng gò đồi: Là phần tiếp giáp địa hình núi cao từ Bắc vào Nam, gồm các quả đồi hình bát úp liên t ục chạy theo hướng Bắc Nam, có độ cao từ 50 - 100 m, độ dốc từ 5 - 25o , sườn đồi ít bị chia cắt. Dạng địa hình này chiếm 26,7% diện tích tự nhiên là nơi có nhiều thuận lợi trong việc trồng rừng lấy gỗ, trồng cây công nghi ệp có giá tr ị kinh tế cao (cao su, thông, tiêu...), chăn nuôi đại gia súc. - Địa hình đồng bằng: Chiếm 9,5% diện tích, là vùng đồng bằng hẹp nằm giữa vùng đồi và vùng cát ven bi ển. Vùng đồng bằng với đặc điểm có độ cao từ 0,5 - 5 m, tương đối bằng phẳng. Do địa hình vùng thấp trũng, hàng năm thường bị ngập lũ và phù sa b ồi đắp nên đất có độ phì tự nhiên cao. Đây là khu vực sản xuất lương thực trọng điểm của huyện và nuôi tr ồng thủy sản. - Địa hình vùng cát ven bi ển: Địa hình vùng cát ven biển chiếm 6,7% diện tích tự nhiên và có chi ều dài 25 km; có độ cao từ 5 - 20m, thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Do trong vùng cát có ngu ồn nước ngầm khá dồi dào nên phù h ợp các mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với nuôi tr ồng thủy sản và trồng rừng. 2.1.1.3. Khí hậu Quảng Ninh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ch ịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắ c và mi ề n Nam. Nhiệt độ bình quân 24,5 - 250 C, lượng mưa bình quân khoảng 2.100 - 2.200 mm, mỗi năm có 2 mùa rõ r ệt. Mùa khô thường từ tháng 3 đến hết tháng 8 hàng năm, có nhiệt độ trung bình từ 26,5 - 270 C, nhiệt độ cao nhất có khi đến 390 C. Do nền nhiệt cao, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm. Trong mùa khô có gió mùa Tây - Nam, sau khi vượt qua lục địa Thái - Lào bị hút m ất độ ẩm nên cho nên thường gây khô hạn, làm các h ồ đập nhỏ bị cạn nước; đồng thời vào mùa khô nước mặn xâm nhập vùng h ạ lưu các sông. Với đặc điểm này khá phù h ợp cho nhiều vùng đất gần biển có nước mặn lợ để nuôi tr ồng thủy sản và nuôi tôm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, nhiệt độ trung bình 22 -230 C, thấp nhất vào tháng 1 có khi đến 100 C. Lượng mưa trong mùa này thường chiếm 65 - 70% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhấ t vào khoảng 15/9 - 15/11 hàng năm. Do mưa lớn, địa hình rất dốc nên thường gây lũ lụt ở vùng th ấp và 29