SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  180
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG QUANG HOÀN
CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM -
HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016: NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯƠNG QUANG HOÀN
CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM -
HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016: NHỮNG VẤN
ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế
Mã số : 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng
2. PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trình
bày của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu
nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận án
Trương Quang Hoàn
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT V
DANH MỤC CÁC BẢNG VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH XI
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN 13
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ cấu
thương mại hàng hóa 13
1.2. Các công trình nghiên cứu thương mại Việt – Hàn như là một phần hợp
thành quan hệ chung giữa hai quốc gia hoặc cấp độ rộng lớn hơn 16
1.3. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại Việt - Hàn 20
1.4. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu thương mại hàng hóa khác 27
1.5. Đánh giá chung và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA SONG PHƯƠNG 33
2.1. Các khái niệm cơ bản 33
2.1.1. Thương mại hàng hóa, thương mại liên ngành và thương mại nội
ngành 33
2.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa và cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương 35
2.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý và cải thiện cơ cấu thương mại
hàng hóa 36
2.2. Cơ sở lý thuyết 38
2.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối 39
2.2.2. Lý thuyết tương quan các nhân tố 40
2.2.3. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (lý thuyết thương mại mới)
41
ii
2.2.4. Lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu 42
2.2.5. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia 43
2.3. Cơ sở đánh giá hiệu quả cơ cấu thương mại hàng hóa song phương 44
2.3.1. Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc
gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu
dùng 45
2.3.2. Chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 46
2.3.3. Giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc
gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế 46
2.3.4. Tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu 47
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương48
2.4.1. Điều kiện tự nhiên của đất nước 48
2.4.2. Điều kiện, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp 49
2.4.3. Lợi thế so sánh của quốc gia 51
2.4.4. Quan hệ và chính sách phát triển thương mại của mỗi quốc gia 52
2.4.5. Chính sách thu hút FDI và chiến lược kinh doanh, đầu tư ra bên
ngoài của mỗi quốc gia 52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ CẤU THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG 55
3.1. Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa vào sử dụng
các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế 55
3.1.1. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo ngành xuất nhập khẩu 55
3.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo giai đoạn sản xuất 56
3.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo hàm lượng công nghệ 57
3.1.4. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo đóng góp của các nhân tố 59
3.1.5. Thương mại hàng hóa Việt -Hàn xét theo yếu tố giá trị gia tăng 60
3.2. Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa vào sử dụng
các chỉ số cơ cấu thương mại 61
3.2.1. Chỉ số cường độ thương mại (TII) 61
iii
3.2.2. Chỉ số bổ sung thương mại (TCI) 61
3.2.3. Đa dạng hóa xuất khẩu 62
3.2.4. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) 63
3.2.5. Chỉ số phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY) 64
3.2.6. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và lợi thế so sánh hiện hữu
được tiêu chuẩn hóa (NRCA) 66
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016 69
4.1. Khái quát quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc 69
4.1.1. Nhìn lại lịch sử quan hệ thương mại Việt - Hàn 69
4.1.2. Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt
Nam và Hàn Quốc từ năm 2001 đến nay 70
4.1.3. Tầm quan trọng của thương mại Việt - Hàn đối với mỗi quốc gia72
4.2. Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc 75
4.2.1. Các mặt hàng và nhóm hàng xuất nhập khẩu 75
4.2.2. Giai đoạn sản xuất, chế tạo 79
4.2.3. Hàm lượng công nghệ, đóng góp của yếu tố sản xuất và mức độ
phức tạp của sản phẩm 82
4.2.4. Thương mại liên ngành, thương mại nội ngành, thương mại nội
ngành dọc và thương mại nội ngành ngang 92
4.2.5. Thương mại giá trị gia tăng 95
4.2.6. Tính đa dạng của sản phẩm xuất khẩu 98
4.2.7. Lợi thế so sánh xuất khẩu 100
4.2.8. Tính bổ sung trong thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 105
4.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong dịch chuyển cơ cấu
thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc 108
4.3.1. Kết quả đạt được 108
4.3.2. Những vấn đề đặt ra 111
4.4. Các nhân tố tác động đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
Việt Nam – Hàn Quốc 116
iv
4.4.1. Các nhân tố tác động tích cực 116
4.4.2. Các nhân tố tác động không tích cực 118
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CƠ CẤU
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – HÀN
QUỐC 122
5.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến quan hệ thương
mại Việt Nam – Hàn Quốc thời gian tới 122
5.1.1. Bối cảnh quốc tế 122
5.1.2. Bối cảnh khu vực 125
5.1.3. Bối cảnh trong nước 127
5.1.4. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc 131
5.2. Quan điểm, định hướng cải thiện cơ cấu thương mại Việt – Hàn 133
5.2.1. Về quan điểm, định hướng xuất khẩu 134
5.2.2. Về quan điểm, định hướng nhập khẩu 135
5.3. Giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn 136
5.3.1. Xây dựng và thực thi chính sách định hướng xuất nhập khẩu phù
hợp với thị trường Hàn Quốc 136
5.3.2. Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 139
5.3.3. Khai thác, tận dụng hiệu quả lợi thế từ VKFTA 140
5.3.4. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên 142
5.3.5. Tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác công
nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc 143
5.3.6. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại
với thị trường Hàn Quốc 145
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 162
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN
AKFTA
ASEAN-Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do
ASEAN-Hàn Quốc
APEC
Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
– Thái Bình Dương
ASEAN
Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
BEC Board Economic Categories Hệ thống ngành kinh tế rộng
CLMV
Cambodia-Laos-Myanmar-
Vietnam
Campuchia, Lào, Myanmar, Việt
Nam
CPTPP
Comprehensive and
Progressive Agreement for
Trans-Pacific Partnership
Hiệp định đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
EU European Union Liên minh châu Âu
EXPY
Chỉ số phức tạp cho các sản
phẩm
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GTAP Global Trade Analysis Project
Dự án phân tích thương mại toàn
cầu
HHI Herfindahl-Hirschman Index
Chỉ số mức độ tập trung xuất
khẩu
HIIT Horizontal Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành ngang
vi
HS Harmonized System Hệ thống hài hòa
IIT Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành
NRCA
Normalised Revealed
Comparative Advantage
Lợi thế so sánh biểu lộ tiêu chuẩn
hóa
ODA
Official Development
Assistance
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organization for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua
PRODY
Chỉ số mức độ phức tạp cho từng
sản phẩm
ROO Rules of Origin Quy tắc xuất xứ
R&D Research and Development Nghiên cứu và triển khai
RCA
Revealed Comparative
Advantage
Lợi thế so sánh hiện hữu
RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn
diện khu vực
SITC
Standard International Trade
Classification
Hệ thống phân loại thương mại
quốc tế tiêu chuẩn
SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SPS Sanitary and phytosanitary
An toàn thực phẩm và kiểm dịch
động thực vật
TBT Technical Barriers to Trade
Hàng rào kỹ thuật trong thương
mại
TII Trade Intensity Index Chỉ số cường độ thương mại
TiVA Trade in Value-Added Thương mại giá trị gia tăng
vii
VKFTA
Vietnam-Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Hàn Quốc
VIIT Vertical Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành dọc
UN
Comtrade
United Nations Comtrade
Cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế
của Liên hợp quốc
UNCTAD
United Nations Conference on
Trade and Development
Hội nghị Liên hợp quốc về
Thương mại và Phát triển
USD United States Dollar Đô la Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hàng hóa danh mục BEC phân loại theo giai đoạn sản xuất 57
Bảng 3.2: Hàng hóa xuất khẩu phân theo hàm lượng công nghệ 58
Bảng 3.3: Hàng hóa xuất khẩu phân loại theo đóng góp của các nhân tố 59
Bảng 4.1: Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Việt
Nam năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 73
Bảng 4.2: Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Hàn
Quốc năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 73
Bảng 4.3: Chỉ số TII giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2001 –
2016 75
Bảng 4.4: Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu lớn nhất đến Hàn Quốc
(SITC cấp độ 4 chữ số) 76
Bảng 4.5: Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Hàn Quốc
(SITC cấp độ 4 chữ số) 77
Bảng 4.6: Việt Nam xuất khẩu đến Hàn Quốc theo các ngành (đơn vị:
%) 78
Bảng 4.7: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc theo các ngành (đơn vị: %) 78
Bảng 4.8: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc phân theo giai đoạn sản
xuất (đơn vị: %) 80
Bảng 4.9: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn Quốc
phân theo giai đoạn sản xuất năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 80
Bảng 4.10: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc phân theo giai đoạn sản
xuất (đơn vị: %) 81
Bảng 4.11: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực
phân theo giai đoạn sản xuất các năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 82
Bảng 4.12: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hàm lượng công 83
ix
nghệ (đơn vị: %)
Bảng 4.13: Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc theo hàm lượng công
nghệ (đơn vị: %) 84
Bảng 4.14: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo đóng góp của các
yếu tố (đơn vị: %) 86
Bảng 4.15: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc theo đóng góp của các
yếu tố sản xuất (đơn vị: %) 87
Bảng 4.16: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực sang Hàn
Quốc theo đóng góp của các nhân tố (đơn vị: %) 88
Bảng 4.17: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực
theo đóng góp của các nhân tố (đơn vị: %) 89
Bảng 4.18: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 90
Bảng 4.19: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu của một số quốc gia sang Hàn
Quốc 91
Bảng 4.20: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu của Hàn Quốc sang một số
quốc gia 91
Bảng 4.21: Chỉ số IIT giữa một số quốc gia với Hàn Quốc (HS 6 chữ
số) 93
Bảng 4.22: Các mặt hàng có giá trị IIT lớn nhất giữa Việt Nam và Hàn
Quốc các năm 2001 và 2016 (HS 6 chữ số) 95
Bảng 4.23: Nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Hàn Quốc
(đơn vị: triệu USD) 97
Bảng 4.24: Nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam
(đơn vị: triệu USD) 98
Bảng 4.25: Lợi thế so sánh xuất khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc 101
Bảng 4.26: Các mặt hàng xuất khẩu ra thế giới có chỉ số NRCA lớn
nhất của Việt Nam năm 2001 và 2016 (SITC 3 chữ số) 102
x
Bảng 4.27: Các mặt hàng xuất khẩu ra thế giới có chỉ số NRCA lớn
nhất của Hàn Quốc năm 2001 và 2016 (SITC 3 chữ số) 102
Bảng 4.28: Lợi thế so sánh các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang
Hàn Quốc 103
Bảng 4.29: Lợi thế so sánh các nhóm hàng Hàn Quốc xuất khẩu sang
Việt Nam 104
Bảng 4.30: Tính bổ sung giữa xuất khẩu của các quốc gia Đông Á và
nhập khẩu của Hàn Quốc 107
Bảng 4.31: Tính bổ sung giữa xuất khẩu của Hàn Quốc và nhập khẩu
của các nước Đông Á 107
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khung phân tích của luận án 9
Hình 4.1: Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam với
Hàn Quốc (đơn vị: triệu USD) 71
Hình 4.2: Tầm quan trọng của thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đối
với xuất khẩu và nhập khẩu của mỗi nước (đơn vị: %) 72
Hình 4.3: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn
Quốc phân theo hàm lượng công nghệ 83
Hình 4.4: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực
phân theo hàm lượng công nghệ năm 2001 và 2016 85
Hình 4.5: Thương mại liên ngành và thương mại nội ngành giữa Việt
Nam và Hàn Quốc (đơn vị: %) 92
Hình 4.6: Tỷ trọng thương mại nội ngành dọc và thương mại nội
ngành ngang giữa Việt Nam và Hàn Quốc, HS 6 chữ số (đơn vị: %) 94
Hình 4.7: Hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu giữa
Việt Nam và Hàn Quốc (đơn vị: triệu USD) 96
Hình 4.8: Chỉ số HHI xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 99
Hình 4.9: Số lượng sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 99
Hình 4.10: Tính bổ trợ trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam -
Hàn Quốc (HS 4 chữ số) 106
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kể từ khi thực hiện quá trình đổi mới kinh tế vào năm 1986 đến nay, Việt
Nam luôn chú trọng mở rộng quan hệ thương mại các quốc gia, khu vực trên
thế giới. Và thực tế là, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã và đang đóng góp
quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tương
đối ấn tượng trong những thập niên qua của Việt Nam. Bên cạnh ký kết, thực
thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN) và các đối tác mà Việt Nam tham gia với tư cách quốc gia
thành viên, Việt Nam đã thiết lập và thực thi các FTA song phương với nhiều
đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á – Âu. Việt Nam
hiện cũng đang đẩy mạnh đàm phán, tiến tới ký kết và thực hiện các thỏa
thuận thương mại ưu đãi đáng chú ý khác như FTA Việt Nam - Liên minh
châu Âu (EU) (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),
hay Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Những nỗ lực đó không nằm ngoài mục tiêu tiếp tục gia tăng, mở rộng hoạt
động thương mại, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đến các thị
trường trọng điểm trên.
Trong số các quốc gia Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức,
quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt được những bước phát triển rất
mạnh mẽ. Trong đó, điểm nhấn là vào năm 2001, hai quốc gia đã thiết lập
quan hệ Đối tác toàn diện thế kỷ 21 và sau đó nâng cấp quan hệ lên thành Đối
tác chiến lược năm 2009, hay gần đây nhất là ký kết và thực thi Hiệp định
thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vào năm
2015. Những bước tiến ấn tượng trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc dựa
trên nền tảng cơ cấu kinh tế của hai nước mang tính bổ sung rõ nét, mối quan
hệ chính trị song phương ngày càng tốt đẹp, và một sức hấp dẫn thương mại
đến từ thị trường tiêu thụ đa dạng hàng hóa sản phẩm của Việt Nam và Hàn
2
Quốc. Trong lĩnh vực thương mại, trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia đã tăng
từ 500 triệu USD vào năm 1992, lên tới 45 tỷ USD, 61,5 tỷ USD và 65,7 tỷ
USD, lần lượt các năm 2016, 2017 và 2018, tương đương với mức tăng hơn
130 lần trong vòng gần ba thập niên qua [118], [119]. Sự tăng trưởng nhanh
chóng đó đã đưa Việt Nam và Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại quan
trọng hàng đầu của nhau.
Mặc dù vậy, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc
những năm qua nổi lên nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Việt Nam luôn là nước bị
thâm hụt thương mại với Hàn Quốc và đáng ngại hơn, giá trị thâm hụt có
chiều hướng tăng mạnh những năm gần đây. Đặc biệt, nhiều ý kiến nhận định
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu mới chỉ ở dạng
thô, hoặc hàng hóa chế biến, chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp. Hệ quả
là, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của
Việt Nam vẫn chưa cao như kỳ vọng. Bên cạnh đó, một số quan điểm cho
rằng, Việt Nam chưa khai thác được các lợi thế so sánh, các ưu đãi từ quá
trình tự do hóa, liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng trong thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) để cải thiện, dịch chuyển căn bản cơ cấu thương
mại hàng hóa với thị trường Hàn Quốc theo hướng tích cực.
Việc đánh giá bản chất cơ cấu thương mại giữa các quốc gia cũng như ảnh
hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế, tới khả năng liên kết vào các chuỗi
cung ứng sản xuất, phân phối khu vực hay quốc tế của mỗi nền kinh tế dường
như là câu chuyện không quá mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị học thuật và
thực tiễn cho giới nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển của các
nước, trong đó có các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách của Việt Nam.
Xung quanh nội dung thương mại hàng hóa Việt – Hàn đã có nhiều công trình
nghiên cứu bàn luận, tuy nhiên hiện vẫn thiếu vắng các nghiên cứu chuyên
sâu, toàn diện về cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn. Thực tế đó, cùng
với vai trò, vị trí quan trọng của thương mại Việt – Hàn đối với mỗi nước
3
đang đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét về quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ
thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay và thời gian tới.
Trong bối cảnh như vậy, sẽ là cần thiết để có những công trình khoa học
nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về cơ cấu thương mại hàng hóa
Việt - Hàn, nhằm làm nổi bật những đặc trưng và biến đổi chủ yếu đã diễn ra
trong cấu trúc thương mại giữa đôi bên dưới nhiều góc độ, chiều cạnh khác
nhau. Từ những nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận diện, đánh giá sâu sắc
hơn các mặt tích cực, hạn chế và vấn đề cơ bản đang đặt ra, qua đó đưa ra các
quan điểm, định hướng và giải pháp khả thi góp phần cải thiện cơ cấu thương
mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích thực trạng cơ cấu thương
mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016, trong sự so sánh
đối chiếu với một số quốc gia khác của khu vực. Từ đó, luận án nhận diện kết
quả đạt được và những vấn đề đặt ra; kiến nghị các giải pháp để cải thiện cơ
cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc những năm tới đây.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
(i) Khái quát, hệ thống hóa các khái niệm và xây dựng khung phương
pháp phân tích, đánh giá về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương.
(ii) Phân tích những biến đổi chủ yếu đã diễn ra trong cơ cấu thương mại
hàng hóa Việt - Hàn giai đoạn 2001 – 2016; So sánh, đối chiếu cơ cấu thương
mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc với cơ cấu thương mại hàng hóa của một
số quốc gia khác trong khu vực. Từ đó, chỉ ra các mặt tích cực và những vấn
đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc.
(iii) Nhận diện bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế hiện nay, thời
gian tới có tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc; đề xuất
4
các quan điểm, định hướng và giải pháp nhìn từ phía hai chủ thể quan trọng
nhất là nhà nước và doanh nghiệp để góp phần giúp Việt Nam cải thiện cơ cấu
thương mại hàng hóa với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ những năm tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
1) Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu nào được dùng để phân tích,
đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương?
2) Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc có những biến đổi
như thế nào giai đoạn 2001-2016? Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra
trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc là gì?
3) Định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt
Nam – Hàn Quốc thời gian tới là gì?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là ‘Cơ cấu thương mại hàng hóa
Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 – 2016’.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Luận án phân tích, đánh giá cơ cấu thương mại
hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong sự so sánh đối chiếu với
một vài quốc gia Đông Á khác, nhất là các nước ASEAN, để từ đó có cái nhìn
tổng quát, toàn diện và khách quan hơn về thành tựu, hạn chế và những vấn
đề đặt ra của quan hệ thương mại Việt - Hàn.
- Phạm vi thời gian: giai đoạn 2001 - 2016. Nghiên cứu tập trung phân
tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc chủ yếu kể từ khi hai
nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21 vào năm 2001 đến
năm 2016. Giai đoạn 2001 - 2016 là giai đoạn chứng kiến nhiều sự kiện quan
trọng khác tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến quan hệ thương mại Việt Nam –
Hàn Quốc, cụ thể là: Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
5
(2006); ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc
(AKFTA) (2007); nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc lên thành quan hệ
Đối tác chiến lược (2009); và đặc biệt là ký kết và thực thi VKFTA (2015).
Lý do chọn lựa mốc thời gian đến năm 2016 chủ yếu là bởi độ trễ trong cập
nhật các dữ liệu thống kê thương mại quốc tế ở các mức độ chi tiết hơn của
Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Á khác. Tuy nhiên, đối với các dữ
liệu thống kê cấp độ tổng quát hơn như tổng xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân
thương mại hàng hóa, các dữ liệu thống kê được cập nhật tới năm 2018.
- Phạm vi nội dung: Luận án chỉ xem xét cơ cấu thương mại Việt Nam -
Hàn Quốc trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mà không xem xét lĩnh vực
thương mại dịch vụ; Luận án chủ yếu xem xét các dòng thương mại hàng hóa
trực tiếp giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà không tập trung phân tích thương
mại hàng hóa gián tiếp qua nước thứ ba. Luận án xem xét cả cơ cấu xuất khẩu
hàng hóa và cơ cấu nhập khẩu hàng hóa.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án sử dụng các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội
bao gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý thuyết
kinh tế và thương mại quốc tế để luận giải những biến đổi đã diễn ra và
nguyên nhân trong cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc
giai đoạn 2001 - 2016.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative
method) và phương pháp nghiên cứu bán định lượng (semi-quantitative
method); tiếp cận theo cấp độ tổng thể (aggregate level), cấp độ ngành xuất
khẩu và nhập khẩu (sectoral level) và cấp độ sản phẩm (product level) trong
phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 -
2016. Việc sử dụng các phương pháp, cách tiếp cận khác nhau nhằm mục đích
6
phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc một cách toàn
diện hơn. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
4.2.1. Phương pháp định tính
- Phương pháp phân tích thống kê và phân tích tổng hợp:
Luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê và phương pháp phân
tích tổng hợp để phân tích thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam -
Hàn Quốc giai đoạn 2001 – 2016 cũng như tổng hợp các khái niệm và phương
pháp luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương.
- Phương pháp so sánh:
Luận án sử dụng phương pháp so sánh khi so sánh cơ cấu thương mại
hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
của các quốc gia Đông Á khác, nhất là các nước ASEAN với Hàn Quốc.
- Phương pháp dự báo:
Phương pháp dự báo được áp dụng chủ yếu khi đưa ra những nhận định,
đánh giá về xu hướng, biến động chính có thể diễn ra trong môi trường kinh
tế, chính trị và an ninh trong nước, khu vực và quốc tế, ảnh hưởng lớn đến
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc thời gian tới.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản:
Luận án nghiên cứu các văn bản, văn kiện và tài liệu khác liên quan đến
quan điểm, chính sách đối ngoại kinh tế nói chung của Việt Nam, Hàn Quốc;
quan điểm, chính sách hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nói riêng của
Chính phủ Việt Nam với Hàn Quốc, của Chính phủ Hàn Quốc với Việt Nam.
Từ đó, giúp tác giả xây dựng được các quan điểm, định hướng và đưa ra các
giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn.
7
4.2.2. Phương pháp bán định lượng (phương pháp chỉ số)
Luận án áp dụng các chỉ số cơ cấu thương mại để phân tích và đánh giá
cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016
dưới các khía cạnh: tính bổ sung, cường độ thương mại, tính đa dạng, thương
mại nội ngành, độ phức tạp và lợi thế so sánh. Theo đó, các chỉ số cơ cấu
thương mại được sử dụng là: chỉ số bổ sung thương mại (TCI); chỉ số cường
độ thương mại (TII); chỉ số tập trung xuất khẩu (HHI); chỉ số thương mại nội
ngành (IIT); chỉ số phức tạp của sản phẩm (EXPY); và chỉ số lợi thế so sánh
hiện hữu tiêu chuẩn hóa (NRCA).
4.2.3. Phương pháp sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế
Để phân tích những biến đổi trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt -
Hàn giai đoạn 2001 – 2016, luận án sử dụng phương pháp phân loại hàng hóa
quốc tế theo ngành xuất nhập khẩu của Hanson (2010); hàm lượng công nghệ
của Lall (2000); đóng góp các nhân tố của Hinloopen và Van Marrewijk
(2008) và giai đoạn sản xuất của Gaulier et al. (2007). Luận án cũng sử dụng
cơ sở dữ liệu về thương mại giá trị gia tăng (TiVA) của OECD để nghiên cứu
thương mại hàng hóa Việt - Hàn dưới hai góc độ: giá trị gia tăng nội địa trong
hàng xuất khẩu; và nguồn gốc giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu.
Về mặt dữ liệu, dữ liệu nghiên cứu của luận án chủ yếu được tham khảo
từ Cơ sở dữ liệu về thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc - UN Comtrade
[115], với các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế thông dụng như: Hệ thống
phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn – SITC; Hệ thống hài hòa – HS; và
Hệ thống ngành kinh tế rộng - BEC với những cấp độ khác nhau (từ 1 đến 6
chữ số). Bên cạnh số liệu thống kê của các Bộ, ngành Việt Nam như Tổng cục
thống kê [122], Tổng cục Hải quan [119], Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế
hoạch và Đầu tư [121], các cơ sở dữ liệu quan trọng khác được sử dụng trong
nghiên cứu gồm: Ngân hàng Thế giới [120], [125]; Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD) [123]; Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
8
triển (UNCTAD) [124]. Đây là những nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao, cập
nhật, đầy đủ và chi tiết giúp việc phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt -
Hàn đạt được hiệu quả hơn.
4.3. Khung phân tích của luận án
Khung phân tích của luận án được trình bày ở Hình 1.1 dưới đây. Sau
Chương 1: Tổng quan tình hình hình nghiên cứu, Chương 2 trình bày cơ sở lý
luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, bao gồm một số khái niệm
cơ bản, lý thuyết thương mại cổ điển, tân cổ điển và lý thuyết thương mại
hiện đại, các cơ sở đánh giá, nhân tố tác động. Trong Chương 3, luận án xây
dựng và làm rõ phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương, gồm phương pháp nghiên cứu dựa vào các hệ thống phân loại hàng
hóa quốc tế (theo ngành xuất nhập khẩu, giai đoạn sản xuất, hàm lượng công
nghệ, đóng góp của các nhân tố, giá trị gia tăng) và phương pháp nghiên cứu
dựa vào sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại (TCI, TII, HHI, IIT, EXPY và
NRCA). Trong Chương 4, tác giả tập trung phân tích cơ cấu thương mại Việt
– Hàn; qua đó đánh giá kết quả, hạn chế, những vấn đề đặt ra theo các cơ sở,
tiêu chí: (i) Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc
gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng;
(ii) Chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu; (iii) Giá trị gia tăng
hàng xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu
vực và quốc tế; và (iv) Tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu.
Trong Chương 5, luận án phân tích bối cảnh trong nước, khu vực và quốc
tế hiện nay, thời gian tới có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ hợp tác kinh
tế nói chung, đến quan hệ, cơ cấu thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Hàn
Quốc. Việc nhận diện bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế, cùng với
những phân tích thực trạng trong Chương 4 là cơ sở để tác giả đưa ra các quan
điểm, định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt
Nam với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ thời gian tới.
9
Hình 1.1: Khung phân tích của Luận án
Ngành xuất nhập khẩu
Lợi thế so sánh
Cường độ các yếu tố
Hàm lượng công
nghệ; độ phức tạp của
sản phẩm
Giai đoạn sản xuất;
Giá trị gia tăng
Thương mại nội ngành
Lý thuyết
thương
mại cổ
điển, tân
cổ điển
Lý thuyết
thương
mại hiện
đại
Kết quả và
những vấn
đề đặt ra
Định hướng,
giải pháp cải
thiện cơ cấu
thương mại
Việt - Hàn
Bối cảnh khu vực
và quốc tế
Bối cảnh trong
nướcTính đa dạng của
xuất khẩu
CHƯƠNG 2 và CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5
Cường độ thương mại,
tính bổ sung thương mại
Cơ cấu
thương mại
hàng hóa
Việt Nam –
Hàn Quốc
giai đoạn
2001 - 2016
10
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Những đóng góp mới của luận án bao gồm:
Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ các khái niệm cơ bản
liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa; phân tích, tổng hợp các lý thuyết
thương mại quốc tế quan trọng được dùng làm cơ sở lý luận cho phân tích cơ
cấu thương mại hàng hóa song phương. Luận án làm rõ hơn các nhân tố tác
động đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương; các cơ sở, tiêu chí đánh
giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Đặc biệt, luận án xây dựng các
phương pháp nghiên cứu, phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương, bao gồm phương pháp sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc
tế và phương pháp chỉ số. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra được phương
pháp luận, khung phân tích phục vụ cho việc khảo cứu, đánh giá cơ cấu
thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016 nói riêng
và cho phân tích các mối quan hệ thương mại song phương và đa phương
quốc tế khác của Việt Nam nói chung.
Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng và nhận diện các mặt tích cực và
những vấn đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc
giai đoạn 2001 - 2016. Cụ thể, luận án góp phần làm sáng tỏ: mức độ khai
thác hiệu quả lợi thế so sánh xuất khẩu, các nguồn lực quốc gia của Việt Nam
trong thương mại với Hàn Quốc; khả năng tận dụng thế mạnh của Hàn Quốc
để tăng cường nhập khẩu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam;
mức độ cải thiện chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu;
mức độ cải thiện giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và khả năng tham gia của
Việt Nam vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế; hay tính bền vững của
cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Luận án cũng chỉ ra
những yếu tố tác động tích cực và không tích cực đến cơ cấu thương mại hàng
hóa Việt Nam – Hàn Quốc.
Thứ ba, luận án đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp có tính
khả thi, tập trung vào chính sách định hướng xuất khẩu, nhập khẩu; đa dạng
11
hóa mặt hàng xuất khẩu; khai thác, tận dụng hiệu quả lợi thế từ VKFTA; phát
triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên; tăng cường thu hút FDI, chuyển
giao công nghệ, hợp tác công nghiệp Việt – Hàn; và nâng cao hiệu quả hoạt
động xúc tiến thương mại, qua đó góp phần cải thiện cơ cấu thương mại hàng
hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc thời gian tới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
(i) Luận án góp phần bổ sung, phát triển và hoàn thiện khung phân tích
chung về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, trong đó bao gồm cơ sở
lý thuyết, các nhân tố tác động và các tiêu chí, cơ sở đánh giá hiệu quả cơ cấu
thương mại hàng hóa song phương, và phương pháp nghiên cứu cơ cấu
thương mại hàng hóa song phương.
(ii) Các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các bằng chứng về
sự dịch chuyển, các yếu tố tác động đến sự chuyển trong quan hệ, cơ cấu
thương mại giữa một quốc gia đang phát triển (Việt Nam) với một quốc gia
phát triển (Hàn Quốc). Từ đó luận án củng cố thêm nhận định: trong quan hệ
thương mại với các nền kinh tế phát triển, các quốc gia đang phát triển có khả
năng cải thiện, dịch chuyển cấu trúc thương mại hàng hóa của mình nếu thực
hiện hợp lý các cải cách kinh tế, tận dụng hiệu quả các lợi thế từ bên trong,
khu vực và quốc tế mang lại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
(i) Những phân tích về thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương Việt – Hàn giai đoạn 2001 - 2016 của luận án là kênh tham khảo hữu
ích giúp các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp có quan hệ trao đổi
buôn bán, đầu tư với Hàn Quốc nhận diện rõ hơn đặc trưng cơ bản trong quan
hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc.
(ii) Tương tự, các định hướng và khuyến nghị từ luận án là nguồn tham
khảo hữu ích, góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam xây
12
dựng các chiến lược, biện pháp phù hợp để cải thiện cơ cấu thương mại hàng
hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc; giúp các doanh nghiệp có quan hệ buôn
bán, đầu tư với Hàn Quốc đưa ra các kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất và
kinh doanh hợp lý với thị trường Hàn Quốc.
7. Cấu trúc của luận án
Bên cạnh Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được
chia thành 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương
Chương 4: Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt
Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016
Chương 5: Định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa
song phương Việt Nam - Hàn Quốc
13
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ
LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ cấu
thương mại hàng hóa
Nhiều nghiên cứu tập trung vào các vấn đề lý luận, đặc biệt phương pháp
phân tích cơ cấu thương mại giữa các nước. Trong phần này, tác giả chủ yếu
tập trung tổng quan các nghiên cứu được dùng làm cơ sở lý luận cho nghiên
cứu cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn ở các chương tiếp theo.
Nghiên cứu của Lall (2000) nhan đề “The technological structure and
performance of developing country manufactured exports, 1985‐98”, sử dụng
hệ thống SITC cấp độ 3 chữ số để phân chia hàng hóa xuất nhập khẩu thành
các nhóm hàng: Hàng hóa sơ cấp (48 ngành); Hàng công nghiệp dựa vào tài
nguyên (62 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ thấp (44 ngành); Hàng công
nghiệp công nghệ trung bình (58 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ cao
(18 ngành); và Hàng không phân loại khác (10 ngành). Phương pháp phân
loại của Lall (2000) dựa trên mức độ thâm dụng tài nguyên, lao động và công
nghệ trong quá trình sản xuất hàng hóa.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Gaulier, Lemoine và Ünal-Kesenci (2007)
nhan đề “China’s integration in East Asia: Production sharing, FDI & high-
tech trade”, sử dụng hệ thống BEC để phân loại hàng hóa theo giai đoạn sản
xuất. Hàng hóa được chia thành các nhóm: Nhóm hàng hóa sơ cấp; Nhóm
hàng trung gian (gồm hàng bán thành phẩm và linh kiện, phụ tùng); Nhóm
hàng hóa cuối cùng (gồm tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng).
Nghiên cứu của Hinloopen và van Marrewijk (2008) nhan đề “Empirical
Relevance of the Hillman Condition for Revealed Comparative Advantage:
10 Stylized Facts”, sử dụng hệ thống phân loại SITC cấp độ 3 chữ số để phân
14
loại hàng hóa xuất nhập khẩu thành 5 nhóm theo mức độ đóng góp của các
yếu tố sản xuất, đó là: Nhóm sản phẩm thô (83 ngành); Nhóm sản phẩm tập
trung hàm lượng tài nguyên (21 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng
lao động phổ thông (26 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng vốn –
trí tuệ (43 ngành); và Nhóm hàng không phân loại (5 ngành).
Nghiên cứu của Hanson (2010) nhan đề “Sources of export growth in
developing countries” dựa vào mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất như đất
đai, khoáng sản, lao động, máy móc để chia hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc
hệ thống HS 2 chữ số thành các nhóm hàng khác nhau. Cụ thể là các nhóm:
(1) Nông nghiệp, thịt, sữa và hải sản; (2) Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, giấy;
(3) Các ngành công nghiệp khai khoáng; (4) Hóa chất, nhựa, cao su; (5) Dệt
may, quần áo, đồ da, giày dép; (6) Sắt, thép và kim loại khác; (7) Máy móc,
điện tử, thiết bị vận tải; và (8) Các ngành công nghiệp khác.
Nghiên cứu của Hirschman (1964) nhan đề “The paternity of an index”
xây dựng chỉ số mức độ tập trung (HHI). Chỉ số HHI được sử dụng để đo
lường mức độ tập trung trong nhiều trường hợp khác nhau như mức độ tập
trung của thu nhập, của các hãng. Trong nghiên cứu thương mại quốc tế, chỉ
số HHI được sử dụng để đo lường mức độ tập trung (đa dạng) của sản phẩm,
mức độ tập trung (đa dạng) về mặt thị trường trong hoạt động thương mại của
một quốc gia. Các quốc gia đang phát triển thường cố gắng đa dạng hóa danh
mục mặt hàng xuất nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu để
giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi từ sự biến động của thị trường quốc tế.
Công trình nghiên cứu của Balassa (1965) nhan đề “Trade liberalisation
and “revealed” comparative advantage” đã xây dựng phương pháp tính toán
chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), qua đó giải thích cách thức các quốc
gia tiến hành trao đổi thương mại với nhau. Để khắc phục tính bất đối xứng về
giá trị RCA trong phương pháp nghiên cứu của Balassa (1965), công trình
nghiên cứu của Laursen (2000) nhan đề “Trade specialisation, technology and
economic growth: Theory and evidence from advanced countries” đã xây
15
dựng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu được tiêu chuẩn hóa (NRCA), với giá trị
đối xứng từ -1 đến +1.
Nghiên cứu của Grubel và Lloyd (1975) nhan đề “Intra-industry trade: the
theory and measurement of international trade in differentiated products” đã
xây dựng phương pháp đo lường mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc
gia. Công trình nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về sản phẩm và tính kinh
tế theo quy mô là các nhân tố chính giải thích cho hiện tượng gia tăng trao đổi
các mặt hàng trong cùng nhóm, ngành hàng giữa các quốc gia.
Công trình nghiên cứu của Michaely (1996) nhan đề “Trade preferential
agreements in Latin America: an ex-ante assessment” đã xây dựng phương
pháp tính toán chỉ số bổ sung thương mại (TCI) để đo lường mức độ tương
thích trong xuất khẩu và nhập khẩu giữa các quốc gia Mỹ Latinh, giữa Hoa
Kỳ với các quốc gia Mỹ Latinh. Qua đó, tác giả đưa ra các đánh giá về lợi ích
tiềm năng mà các quốc gia này thu được nếu tiến hành tự do hóa thị trường và
hình thành khu vực mậu dịch tự do chung của khối.
Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Hausmann, Hwang và Rodrik
(2006) nhan đề “What you export matters” đã xây dựng chỉ số độ phức tạp
của sản phẩm xuất khẩu (EXPY) để tính toán sự phức tạp của sản phẩm xuất
khẩu giữa các quốc gia. Nghiên cứu dựa trên giả định rằng, nếu một sản phẩm
chủ yếu được sản xuất bởi các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao,
sản phẩm đó có hàm lượng phức tạp lớn. Ngược lại, nếu một hàng hóa chủ
yếu do các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp sản xuất, hàng hóa đó
được coi có hàm lượng phức tạp thấp.
Nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại như
TCI, HHI và IIT hay các mô hình kinh tế định lượng gồm mô hình trọng lực,
mô hình cân bằng chung tổng thể và mô hình cân bằng chung một phần để
làm nổi bật quan hệ, cấu trúc thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt các quốc
gia thuộc khu vực Đông Á. Các công trình tiêu biểu bao gồm: “Competition
and complementarity in Northeast Asian trade: Korea’s perspective” của Nam
16
(2000); “Trade structure and Complementarity among APEC member
economies” của Nam (2003); “Fragmentation and vertical intra-industry trade
in East Asia” của Ando (2006); “Trade structures and relations among China,
Japan, and Korea” của Yoon và Yeo (2007); “Intra-industry trade between
Japan and Korea: Vertical intra-industry trade, fragmentation and export
margins” của Yoshida (2008).
Ở trong nước, công trình luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Hương
(2012) nhan đề “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn
2001-2010”, cho đến nay có lẽ là nghiên cứu xây dựng được hệ thống cơ sở lý
luận về cơ cấu thương mại hàng hóa tương đối toàn diện. Công trình luận án
đưa ra và phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến cơ cấu thương mại,
các lý thuyết thương mại quốc tế, các cách tiếp cận phân tích cơ cấu thương
mại hàng hóa song phương. Công trình luận án sử dụng chỉ số IIT để đánh giá
thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy vậy, công trình
nghiên cứu vẫn chưa đề cập thỏa đáng đến nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ
cấu thương mại hàng hóa như cường độ thương mại, độ phức tạp của sản
phẩm, hàm lượng công nghệ, giai đoạn sản xuất, thương mại giá trị gia tăng,
lợi thế so sánh hiện hữu, tính bổ sung thương mại.
Như vậy, các vấn đề lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa đã được đề
cập trong khá nhiều công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu ở nước ngoài.
Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu vắng các công trình nghiên cứu xây dựng được hệ
thống cơ sở lý luận toàn diện về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương và
áp dụng vào phân tích trường hợp cụ thể thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.
1.2. Các công trình nghiên cứu thương mại Việt – Hàn như là một phần
hợp thành quan hệ chung giữa hai quốc gia hoặc cấp độ rộng lớn hơn
1.2.1. Các nghiên cứu ở trong nước
Nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước phân tích thương mại như là
một phần cấu thành quan trọng tổng thể quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
17
Hàn Quốc. Các công trình tiêu biểu bao gồm: “Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt-
Hàn” của Hoàng Văn Hiển, Ngô Văn Phúc (2002); “Quan hệ Việt Nam - Hàn
Quốc: Thành tựu và thách thức” của Phạm Minh Sơn (2003); “Quan hệ Việt
Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới” của Ngô Xuân Bình (2013);
“Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau chiến tranh lạnh và quan hệ Việt Nam -
Hàn Quốc” của Nguyễn Hoàng Giáp (2009); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc
từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát triển đến năm 2020” của Nguyễn
Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Văn Dương (2011); “Quan hệ Việt
- Hàn: Thành tựu và vấn đề trong hợp tác phát triển quốc tế và hợp tác Việt
Nam - Hàn Quốc” của Park Noh Wan (2011); “Việt Nam - Hàn Quốc: một
phần tư thế kỷ chia sẻ cùng phát triển” của Lee Han Woo và Bùi Thế Cường
(2015); “Sự can dự của các nước Đông Bắc Á vào Tiểu vùng sông Mê Kông”
của Nguyễn Thị Thắm (2015).
Điểm chung của những công trình nghiên cứu trên là các tác giả sử dụng
chủ yếu cách tiếp cận mang tính định tính, tức là sử dụng các phương pháp
thống kê mô tả để phân tích quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh
vực, bao gồm thương mại. Các dữ liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ Tổng cục
thống kê của Việt Nam mà chưa có nhiều nghiên cứu dựa vào các nguồn dữ
liệu được quốc tế sử dụng rộng rãi như UN Comtrade, UNCTAD, OECD, hay
Ngân hàng Thế giới.
Tương tự, các nghiên cứu “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong
bối cảnh hội nhập Đông Á” của Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình và Sung-Yeal
Koo (2005); “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế
và Chính trị Thế giới (2005); “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc
tới các nước CLMV” của Trương Quang Hoàn (2012); “Hội nhập kinh tế
Đông Á nhìn từ góc độ mạng lưới sản xuất khu vực và hàm ý đối với Việt
Nam” của Bùi Thái Quyên (2014) cũng chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính hỗ trợ cho phân tích, đánh giá về quan hệ hợp tác kinh tế,
18
thương mại và đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc. Trong khi đó, các phương pháp
định lượng thực chứng ít được sử dụng để phân tích chuyên sâu cơ cấu
thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.
Chuyên san đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn
Quốc của Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á tháng 11/2017 có nhiều bài viết
đáng chú ý về quan hệ hợp tác Việt - Hàn, đặt trong xu hướng hợp tác khu
vực, trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, hợp tác an ninh - quốc
phòng, văn hóa và lịch sử. Cụ thể, bài viết “Suy nghĩ về 25 năm quan hệ Hàn
Quốc và Việt Nam” của Lee Hyuk, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Đại
Hàn Dân Quốc tại Việt Nam điểm lại những kết quả, mốc son đáng chú ý
trong quan hệ giữa hai quốc gia. Tác giả nhận định, Việt Nam đang thay đổi
bản đồ đầu tư nước ngoài và thương mại của Hàn Quốc và hai quốc gia đã trở
thành những đối tác không thể thiếu của nhau, đồng thời kỳ vọng mối quan hệ
này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới.
Bài viết “Quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc: Thực trạng, triển vọng và tác
động tới Việt Nam” của Trần Quang Minh và Trần Ngọc Nhật (2017) đánh
giá quan hệ Việt - Hàn dưới ảnh hưởng, tác động của quan hệ Hàn - Trung.
Theo đó, các tác giả cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc và nhận thức được
sự phụ thuộc lớn của Hàn Quốc vào kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc đang và
tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược chính sách Trung Quốc + 1, vì thế sẽ
tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc,
đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư.
Tương tự, bài viết “Chiến lược đối ngoại và vị trí của Việt Nam và Hàn
Quốc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước” của Võ Hải Thanh (2017) chỉ ra
nhiều điểm tương đồng trong chiến lược đối ngoại giữa hai nước, đó là đều
thúc đẩy mở cửa hợp tác kinh tế với bên ngoài. Trong đó, Việt Nam và Hàn
Quốc đều coi nhau là những đối tác kinh tế quan trọng hiện nay và lâu dài.
Tham luận của Trần Quang Minh (2018) nhan đề “Tăng cường quan hệ
gắn kết Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh mới ở Đông Á” đề xuất nâng
19
tầm quan hệ chính trị ngoại giao Việt - Hàn lên cao hơn mức “Đối tác Chiến
lược”. Tác giả khuyến nghị đưa quan hệ thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc đi vào chiều sâu hơn
nữa, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước trong
lĩnh vực văn hóa và xã hội. Tác giả đánh giá triển vọng quan hệ thương mại
và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa bởi các yếu
tố: quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao hai nước; tiềm năng hợp tác vẫn
còn rất lớn; và những cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
1.2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: “ASEAN and Korea: Trends in
economic and labour relations” của Singh và Siregar (1997); “Toward a
Comprehensive Partnership: ASEAN-Korea Economic Cooperation” của
Kwon (2004); “ASEAN-Korea co-operation in the development of new
ASEAN members” của Le (2007); “Korea's Changing Roles in Southeast
Asia: Expanding influence and relations” của Steinberg (2010). Một số
nghiên cứu đáng chú ý khác gồm “Korea’s economic cooperation with
CLMV Countries: Vietnam case” của Cheong (2010); “Economic exchange
and human migration between ASEAN and South Korea” của Seoul (2012);
và “ASEAN-Korea relation: Twenty-five years of partnership and friendship”
của Lee, Hong và Youn (2015).
Nhìn chung, những công trình, bài viết nghiên cứu trên ít nhiều đề cập
đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc như là một bộ phận cấu
thành quan trọng của quan hệ hợp tác tổng thể giữa Việt Nam và Hàn Quốc
cũng như giữa ASEAN với Hàn Quốc. Mặc dù vậy, hầu hết các công trình,
bài viết nghiên cứu này chưa hoặc ít sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại
hàng hóa trong các phân tích, đánh giá hoặc nếu có chỉ là một vài chỉ số đơn
lẻ, chưa mang tính toàn diện và hệ thống.
20
1.3. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại Việt - Hàn
1.3.1. Các nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứu “Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc”
của Nguyễn Hồng Nhung và Chu Thắng Trung (2005); “Triển vọng và giải
pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2005), “20 năm
quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Một số thành tựu nổi bật và triển vọng” của
Trần Quang Minh (2012), đã phân tích những tiến triển mạnh mẽ trong hợp
tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Các tác giả lập
luận, mức nhập siêu lớn của Việt Nam từ Hàn Quốc là do dòng vốn FDI đi
vào tạo nên, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư,
bởi lẽ đi kèm với nó không chỉ là dòng vốn vào mà còn bao gồm công nghệ,
kỹ năng quản lý và cuối cùng là làm đa dạng danh mục hàng hóa xuất khẩu.
Các nghiên cứu khuyến nghị cần có những ưu đãi để gia tăng thu hút vốn đầu
tư từ Hàn Quốc cũng như tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ từ
phía các doanh nghiệp Hàn Quốc cho các công ty nội địa Việt Nam.
Nghiên cứu của Ngô Xuân Bình và Đặng Khánh Toàn (2010) về “Thúc
đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc”; nghiên cứu của Nguyễn Khánh
Doanh (2011) về “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng và
giải pháp”; nghiên cứu của Trần Huyền Trang (2011) về “Quan hệ thương
mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay”; và nghiên cứu của Phan
(2015) về “Vietnam - Korea bilateral Trade: Current situation and prospects”
nhấn mạnh thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã mở rộng nhanh chóng, nhất
là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định AKFTA được ký kết giai
đoạn 2005 - 2007. Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng hợp tác kinh tế, thương
mại, đầu tư và ODA giữa Việt Nam và Hàn Quốc là rất lớn, bởi Việt Nam có
lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chính trị ổn định, quan hệ
quốc tế ngày càng mở rộng, trong khi Hàn Quốc được thừa nhận là quốc gia
21
có kinh nghiệm phát triển độc đáo, các doanh nghiệp toàn cầu, quy mô thị
trường rộng lớn và chính sách đối ngoại kinh tế cởi mở.
Dưới góc nhìn so sánh, tác giả Trương Quang Hoàn (2013) trong công
trình nghiên cứu về “Quan hệ hợp tác kinh tế Hàn Quốc và các nước CLMV:
thực trạng và một số kiến nghị” rút ra nhận xét: Việt Nam là đối tác thương
mại, đầu tư quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc không chỉ trong nhóm CLMV
(Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) mà còn cả trong ASEAN. Ngoài
ra, đầu tư của Hàn Quốc cũng tập trung chủ yếu vào Việt Nam là lý do giải
thích Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong mạng lưới sản
xuất khu vực của các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt với lĩnh vực công
nghiệp điện tử. Tác giả cũng đánh giá những hạn chế của CLMV trong quan
hệ thương mại với Hàn Quốc như năng lực cạnh tranh của khu vực doanh
nghiệp nội địa yếu kém, môi trường kinh doanh và chính sách đầu tư còn
chưa minh bạch. Vì thế, cải cách thể chế kinh tế và môi trường đầu tư kinh
doanh là nhiệm vụ cấp bách để cải thiện quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại
và đầu tư của CLMV với Hàn Quốc thời gian tới.
Nguyễn Thị Thắm (2018) trong công trình nghiên cứu “Những điều kiện
thuận lợi đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trở thành trọng tâm của
hợp tác Hàn Quốc – Mê Kông” sử dụng các dữ liệu thống kê mô tả để phân
tích quan hệ thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển giữa Việt Nam và Hàn
Quốc, đặt trong bối cảnh hợp tác Hàn Quốc - Mê Kông. Tác giả cho rằng, hợp
tác với Việt Nam được Hàn Quốc xem là trọng tâm của hợp tác Hàn Quốc –
ASEAN, hợp tác Hàn Quốc – Mê Kông và có nhiều điều kiện để tiếp tục nâng
cấp mối quan hệ này. Những điều kiện đó bao gồm: sự bổ sung cho nhau về
lợi thế cạnh tranh, sự đồng điệu trong mong muốn, nhu cầu hợp tác phát triển,
những kết quả ấn tượng trong hợp tác kinh tế, sự đa dạng và hoàn thiện của
các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung phân tích tác động của
AKFTA, VKFTA lên quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.
22
Nguyễn Tiến Dũng (2011a) trong nghiên cứu “Tác động của khu vực
thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” và Nguyễn
Tiến Dũng (2011b) với nghiên cứu “Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn
Quốc và các hàm ý chính sách với Việt Nam” đã sử dụng mô hình trọng lực
để đánh giá những ảnh hưởng tích cực và không tích cực của AKFTA đến
xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc. Các nghiên cứu đánh
giá AKFTA đã có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng thương mại giữa Việt
Nam và Hàn Quốc, nhưng cũng khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với
Hàn Quốc tăng nhanh. Vì thế, Việt Nam cần có chính sách định hướng xuất
nhập khẩu phù hợp để cải thiện tình trạng nhập siêu với Hàn Quốc.
Nghiên cứu của MUTRAP (2011) về “Đánh giá tác động của Hiệp định
thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam” sử dụng mô
hình cân bằng tổng thể để đánh giá những ảnh hưởng của AKFTA đến thương
mại hàng hóa tổng thể, thương mại từng ngành hàng và phúc lợi xã hội của
Việt Nam. Đối với cấp độ ngành, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang
Hàn Quốc được dự báo tăng trưởng cao hơn trong dài hạn khi các cam kết cắt
giảm thuế quan trong AKFTA được thực thi đầy đủ. Tuy nhiên, với AKFTA
Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các quốc gia
ASEAN trong việc tăng cường xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc. Do vậy,
các tác giả khuyến nghị Việt Nam cần có những giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, nhất là thông qua tăng cường đầu tư
vào đổi mới tư liệu sản xuất.
Các công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động đối với Việt Nam khi tham
gia Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc” của Đặng Thị Hải
Hà (2006); “Đánh giá tác động của Hiệp định khu vực thương mại tự do
AKFTA” của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2007); “Tác động
của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ
thương mại Việt Nam - Hàn Quốc” của Viện Nghiên cứu Thương mại (2008)
đã sử dụng lại các kết quả phân tích định lượng từ những nghiên cứu khác
23
trong các phân tích. Các tác giả cho rằng, AKFTA đã có những tác động
mạnh mẽ đến gia tăng trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn
Quốc cũng như đối với sự phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực tài nguyên.
Cuốn sách của Bộ Công Thương (2016) nhan đề “Những điều cần biết và
hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử trong Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc” đã phân tích khá chi tiết về nội dung chủ yếu của VKFTA,
đặc biệt các quy tắc xuất xứ. Cuốn sách cũng đề cập đến những cơ hội và
thách thức của VKFTA đối với Việt Nam dưới các góc độ Chính phủ, Bộ,
ngành và doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Phạm Thị Khanh và Nguyễn Hà Phương (2017) về “Thực
trạng thương mại hàng hóa và đầu tư của Việt Nam với Hàn Quốc sau khi ký
hiệp định thương mại tự do”, sử dụng dữ liệu thống kê của Việt Nam để lập
luận rằng, việc thiết lập VKFTA vào năm 2015 với những cam kết sâu và
rộng hơn đã có nhiều tác động đến nền kinh tế của Việt Nam trên nhiều mặt
như thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, lao động và phát triển thị
trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghiên cứu cũng đánh giá, xu thế phát
triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong 25 năm qua bên cạnh cam kết
thuận lợi hóa thương mại - đầu tư sâu rộng của VKFTA sẽ góp phần thúc đẩy
quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển mạnh
mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính hỗ trợ cho phân tích, đánh giá về quan hệ hợp tác kinh
tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong khi đó, các
phương pháp định lượng thực chứng ít được sử dụng để phân tích chuyên sâu
cơ cấu thương mại Việt Nam - Hàn Quốc.
1.3.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc cũng là chủ đề nhận được
nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Những nghiên cứu tương
24
đối chuyên sâu về quan hệ thương mại Việt - Hàn được đề cập trong nghiên
cứu của Tran et al. (2010) với tiêu đề “Dynamic patterns of Korea - Vietnam
trade relations”. Bài nghiên cứu sử dụng một vài chỉ số cơ cấu thương mại
như RCA và IIT để phân tích quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn
Quốc giai đoạn 1991 - 2006. Nghiên cứu đưa ra nhận định, Việt Nam có lợi
thế so sánh về các sản phẩm sơ cấp, thâm dụng lao động trái lại, lợi thế so
sánh của Hàn Quốc là các sản phẩm chế tạo, thâm dụng máy móc và công
nghệ. Đồng thời, do cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc mang
tính bổ sung nên một FTA song phương giữa hai nước có thể tạo ra lợi ích lớn
hơn cho Việt Nam và Hàn Quốc. Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh đến tỷ trọng
thương mại nội ngành tăng lên trong quan hệ thương mại Việt - Hàn như là
kết quả của tăng trưởng trong dòng vốn FDI từ Hàn Quốc đến Việt Nam.
Tương tự, trong nghiên cứu nhan đề “An Analysis of Korea-Vietnam
Bilateral Trade Relation”, Phan và Ji (2012) cũng sử dụng chỉ số RCA, IIT để
phân tích thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 1993 - 2011. Bài
viết này khẳng định lại Hàn Quốc có lợi thế sản xuất các mặt hàng chế tạo,
máy móc và phương tiện vận tải trong khi Việt Nam có lợi thế sản xuất sản
phẩm thâm dụng tài nguyên và lao động. Ngoài ra, cấu trúc thương mại Việt
Nam - Hàn Quốc chủ yếu là thương mại liên ngành, tiêu biểu cho quan hệ
thương mại giữa một quốc gia phát triển với một quốc gia đang phát triển.
Nghiên cứu cũng dự báo những lợi ích tiềm năng mà Việt Nam và Hàn Quốc
có thể thu được khi kết thúc đàm phán FTA song phương.
Nghiên cứu của Tran (2012) tiêu đề “Trade Relations between Korea and
Vietnam and the Implications for a Korea-Vietnam FTA” cũng phân tích
những thay đổi trong quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam và dự
báo tiềm năng phát triển thương mại lớn giữa hai quốc gia nếu thỏa thuận
thương mại tự do song phương được thành lập.
Điểm hạn chế lớn nhất của những công trình nghiên cứu trên là các tác
giả mới chỉ sử dụng hệ thống phân loại SITC ở mức 3 chữ số cũng như chưa
25
có những so sánh về thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với thương
mại hàng hóa với các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, các tác giả cũng
chưa đi sâu phân tích sự biến động về giai đoạn sản xuất, đóng góp của các
nhân tố, giá trị gia tăng, hay mức độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu trong
quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.
Nghiên cứu của Cheong (2013) về “Trade and production network
between Korea and Vietnam” phân tích cấu trúc thương mại hàng hóa giữa
Việt Nam và Hàn Quốc theo ngành. Tác giả rút ra nhận định, Việt Nam đã
nhanh chóng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các công ty đa
quốc gia Hàn Quốc. Nghiên cứu khuyến nghị, tăng cường hợp tác công
nghiệp Việt - Hàn là phương thức giúp gia tăng hợp tác thương mại cũng như
cải thiện cấu trúc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa đôi bên. Tương tự, nghiên
cứu của Bui (2013) tiêu đề “Vietnam’s strategy for participating in global
production networks” đề xuất tăng cường hợp tác nghiên cứu chung giữa Việt
Nam và Hàn Quốc để xác định các ngành cụ thể Hàn Quốc có lợi thế so sánh,
có thể đóng vai trò lãnh đạo mạng lưới và các doanh nghiệp Việt Nam có thể
tham gia với tư cách nhà cung cấp trong mạng lưới đó.
Nghiên cứu của Youn (2015) về “Korea-Vietnam relations: from enemy
to comrade” phân tích quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh
vực khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại, tác giả cho rằng Hàn Quốc có thể
gia tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam, qua đó giảm bớt
thâm hụt thương mại cho phía Việt Nam. Để gia tăng hợp tác thương mại và
đầu tư hai bên có thể thúc đẩy hợp tác công nghiệp, đặc biệt các lĩnh vực thế
mạnh của mỗi quốc gia.
Nghiên cứu của Tran et al. (2016) nhan đề “Regional Inter-Dependence
and Vietnam-Korea Economic Relationship” sử dụng chỉ số phụ thuộc thương
mại để đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại giữa Việt Nam và Hàn
Quốc. Sử dụng mô hình trọng lực, nghiên cứu chỉ ra những yếu tố tác động
đến các dòng thương mại và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc. Các tác giả cho
26
rằng, Việt Nam có thể tận dụng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng
giữa Việt Nam và Hàn Quốc để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế,
nhất là cải thiện khu vực sản xuất chế tạo theo định hướng xuất khẩu.
Nghiên cứu của Cheong (2011) về “Korea’s intermediate goods trade
with ASEAN” sử dụng hệ thống phân loại BEC của Liên hợp quốc để phân
tích vai trò các sản phẩm trung gian trong thương mại Hàn Quốc - ASEAN.
Tác giả cho rằng, sự gia tăng trong tỷ phần các sản phẩm trung gian, đặc biệt
linh phụ kiện, thiết bị điện tử là minh chứng rõ nét cho sự phát triển nhanh
chóng của quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN-Hàn Quốc. Trong đó, các công ty
đa quốc gia của Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng, thông qua tăng cường các
hoạt động đầu tư, thu mua nguyên vật liệu, đầu vào trung gian cho các nhà
máy của mình tại các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để phân tích
ảnh hưởng của các FTA lên thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Sử dụng mô hình cân bằng tổng quát của GTAP (Dự án Phân tích thương
mại toàn cầu), Phan và Ji (2016) trong nghiên cứu “Potential Economic
Impacts of the Vietnam - Korea Free Trade Agreement on Vietnam” lập luận
rằng FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ gia tăng phúc lợi cho cả hai quốc
gia trong dài hạn khi việc tự do hóa thương mại giúp phân bổ các nguồn lực
hiệu quả hơn. Các kết quả ước lượng cũng cho thấy, xuất khẩu nhóm sản
phẩm nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ tăng mạnh
trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu Việt Nam đến thị
trường Hàn Quốc được dự báo gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ
phía các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore.
Vì thế, các tác giả khuyến nghị Việt Nam nên cố gắng kết thúc sớm đàm phán
và thực thi các điều khoản trong FTA với Hàn Quốc nhằm tránh sự cạnh tranh
trực tiếp với các quốc gia ASEAN trong tương lai.
Nghiên cứu của Phan và Ji (2014) tiêu đề “An empirical analysis of intra-
industry trade in manufacturing between Korea and ASEAN” sử dụng mô
27
hình trọng lực để chỉ ra các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành giữa
Hàn Quốc và sáu nước ASEAN có khu vực sản xuất chế tạo lớn nhất (gồm
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam). Các
biến phụ thuộc là thương mại nội ngành, biến độc lập bao gồm Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu người, FDI, các yếu tố sản
xuất, vốn nhân lực và AKFTA.
1.4. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu thương mại hàng hóa khác
1.4.1. Các nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Chiến Thắng và Trần Văn Hoàng (2015) về “Cơ
cấu thương mại của Việt Nam: Những thách thức mang tính dài hạn” sử dụng
hệ thống phân loại BEC để phân tích cơ cấu thương mại của Việt Nam với thế
giới dưới góc độ giai đoạn sản xuất.
Nghiên cứu của Truong (2016) tiêu đề “Technological Structure in
Vietnam - Thailand bilateral trade relations” đã sử dụng hệ thống phân loại
SITC để phân tích cơ cấu thương mại của Việt Nam với Thái Lan, dưới góc
độ hàm lượng công nghệ. Tác giả chỉ ra sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường Thái Lan đã có những cải thiện đáng chú ý nhưng đóng góp
của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam vào sự cải thiện đó là hạn chế.
Công trình luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Hương (2012) “Cơ cấu
thương mại hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2001-2010” sử dụng chỉ
số đa dạng hóa xuất khẩu để chỉ ra rằng, dù có cải thiện, cơ cấu hàng xuất
khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chưa đa dạng, thể hiện qua số
lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm còn nghèo nàn.
Công trình luận án Tiến sỹ của Vũ Thanh Hương (2016) “Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động đối với thương mại hàng hóa giữa
hai bên và hàm ý cho Việt Nam” sử dụng mô hình trọng lực và mô hình
SMART chỉ ra, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại nhiều cơ hội mở rộng
xuất khẩu sang thị trường EU cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, tuy nhiên
28
thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh của sản phẩm vẫn còn yếu kém và
các doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được chiến lược quảng bá thương hiệu
hiệu quả tại thị trường khó tính này.
Nghiên cứu của Võ Thy Trang (2016) tiêu đề “Yếu tố tác động đến
thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và APEC” cho thấy, quy
mô kinh tế, dân số, thu nhập bình quân đầu người, hội nhập thương mại quốc
tế là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thương mại hai chiều về hàng
hóa nông sản giữa Việt Nam và các quốc gia trong APEC.
Như vậy, tổng quan tài liệu trong nước cho thấy, một vài công trình
nghiên cứu ở Việt Nam đã sử dụng một số hệ thống phân loại hàng hóa quốc
tế và chỉ số cơ cấu thương mại để phân tích thương mại hàng hóa của Việt
Nam với Hàn Quốc nhưng vẫn chưa mang tính hệ thống và toàn diện. Trong
đó, các khía cạnh về hàm lượng công nghệ, đóng góp các yếu tố, thương mại
nội ngành dọc, nội ngành ngang, giá trị gia tăng chưa được phân tích chuyên
sâu, cũng như chưa có so sánh, đối chiếu thương mại hàng hóa Việt Nam -
Hàn Quốc với các quốc gia khác trong khu vực.
1.4.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Sử dụng hệ thống phân loại HS cấp độ 6 chữ số đối với nhóm hàng linh
kiện và phụ tùng, nghiên cứu của Athukorala, P.-C. (2011) nhan đề
“Production Networks and Trade Patterns in East Asia: Regionalization or
Globalization?” chỉ ra vai trò ngày càng tăng lên của thương mại trung gian,
đặc biệt hàng hóa phụ tùng và linh kiện trong mạng lưới sản xuất của khu vực
Đông Á. Tác giả nhận định, Hàn Quốc và Trung Quốc ngày càng thu hẹp
khoảng cách phát triển cũng như đang dần thay thế Nhật Bản trong một số
khâu sản xuất thiết bị điện tử và cơ khí. Điều tương tự cũng diễn ra với một số
nền kinh tế công nghiệp hóa của ASEAN như Singapore và Malaysia.
Sử dụng dữ liệu thống kê quốc tế ở mức độ tương đối chi tiết, Kimura et
al. (2007) trong nghiên cứu “Fragmentation and parts and components trade:
29
Comparison between East Asia and Europe” đã so sánh mức độ phân rã của
hoạt động sản xuất giữa khu vực Đông Á và châu Âu. Theo đó, thương mại
khu vực Đông Á, nhất là giữa ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc
về các linh kiện và phụ tùng công nghiệp có sự phân mảnh theo chiều dọc khá
rõ rét, khi mỗi quốc gia trong khu vực chi phối một hoặc một vài khâu trong
quy trình sản xuất hàng hóa. Ngược lại, mạng lưới sản xuất ở châu Âu lại đi
theo mô hình khác biệt sản phẩm theo chiều ngang truyền thống.
Nghiên cứu của Gaulier et al. (2007) nhan đề “China’s integration in East
Asia: Production sharing, FDI & high-tech trade” chỉ ra FDI và các ngành
công nghệ cao đóng vai trò thiết yếu đối với sự tham gia của các quốc gia, đặc
biệt là Trung Quốc vào chuỗi cung ứng của toàn khu vực. Sử dụng cách tiếp
cận tương tự, nghiên cứu của Ha (2011) nhan đề “Intermediate goods trade
between Vietnam and China” phân tích thương mại hàng hóa trung gian giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Tác giả nhận định, thâm hụt thương mại lớn của
Việt Nam với Trung Quốc chủ yếu là do Việt Nam ngày càng phụ thuộc nặng
nề vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trung gian từ thị trường này. Vì thế,
phát triển công nghiệp phụ trợ nên là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để cải
thiện cấu trúc thương mại với Trung Quốc.
Nghiên cứu của Truong (2017) nhan đề “The structure of commodity
trade between Thailand and Vietnam (2004-2013)” chỉ ra thương mại nội
ngành giữa Việt Nam với Thái Lan ngày càng tăng lên, phản ánh hai nước đã
tận dụng được phần nào lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng như đa dạng hóa các
mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, sự gia tăng đó phần lớn đến từ tăng trưởng
trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên tiềm ẩn nhiều rủi ro một khi hoạt
động thu hút FDI của Việt Nam gặp bất lợi.
Như vậy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã tiếp cận thương mại
hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc cũng như thương mại của Việt Nam, Hàn
Quốc với các nước khác chuyên sâu hơn thông qua sử dụng hệ thống phân
loại hàng hóa quốc tế và các chỉ số cơ cấu thương mại hay một số mô hình
30
định lượng. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có nhiều công trình khoa học phân
tích thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc một cách toàn diện, hệ thống
cũng như có sự so sánh đối chiếu với các quốc gia khác trong khu vực.
1.5. Đánh giá chung và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.5.1. Đánh giá chung
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ
đề luận án cho thấy, quan hệ thương mại Việt – Hàn được phân tích chuyên
biệt hoặc với tư cách một bộ phận cấu thành trong quan hệ tổng thể của hai
nước. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao sự phát triển của quan hệ
hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc kể từ khi
thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992, đồng thời đưa ra những dự
báo tương đối tích cực cho triển vọng thúc đẩy trao đổi thương mại giữa đôi
bên. Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận truyền thống,
mang tính thống kê mô tả để đưa ra các nhận định, đánh giá và dự báo triển
vọng cho quan hệ hợp tác thương mại Việt – Hàn. Việc áp dụng các chỉ số cơ
cấu thương mại để phân tích cấu trúc thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn
Quốc là không nhiều cũng như chưa mang tính cập nhật. Đồng thời, phần lớn
cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc mới chỉ
dừng lại ở cấp độ từ 1 đến 3 chữ số nên chưa đủ chi tiết để làm nổi bật sự thay
đổi về mặt cấu trúc của quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.
Thứ hai, các nghiên cứu nước ngoài đã xây dựng các phương pháp phân
tích cơ cấu thương mại hàng hóa giữa các quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã có
những phân tích chuyên sâu hơn về quan hệ, cơ cấu thương mại Việt Nam –
Hàn Quốc, ASEAN - Hàn Quốc. Phần lớn các tác giả đều khuyến nghị Việt
Nam và Hàn Quốc đẩy nhanh ký kết FTA song phương nhằm tạo ra các lợi
ích kinh tế lớn hơn cho mỗi nước; đồng thời tăng cường thu hút vốn FDI từ
Hàn Quốc. Tuy thế, các khuyến nghị giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại
hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc cũng chưa cụ thể và toàn diện.
31
Thứ ba, yếu tố lợi thế so sánh động, giá trị gia tăng, độ phức tạp của sản
phẩm xuất khẩu, cũng như ảnh hưởng của VKFTA trong quan hệ thương mại
giữa Việt Nam với Hàn Quốc, hay giữa các nước khác trong khu vực Đông Á
hầu như chưa được phân tích chuyên sâu và thỏa đáng cả trong những nghiên
cứu ở Việt Nam và quốc tế. Trong khi đó, những nhân tố kể trên đang ngày
càng chi phối tính chất quan hệ thương mại Việt - Hàn. Vì thế, việc đưa ra các
hàm ý chính sách cải thiện cơ cấu thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc
trong những nghiên cứu trên chưa thực sự bao quát và bắt kịp với thực tiễn.
Thứ tư, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thương
mại hàng hóa Việt – Hàn một cách tách biệt mà chưa đặt quan hệ thương mại
Việt – Hàn trong sự so sánh, đối chiếu với các quốc gia khác trong khu vực,
đặc biệt các nước ASEAN. Đây là điểm cần bổ sung bởi việc so sánh giúp
đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan hơn về thành tựu và hạn chế,
những vấn đề đặt ra của thương mại Việt Nam – Hàn Quốc thời gian qua.
Thứ năm, phần lớn các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chưa
phân tích sâu bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế cho quan hệ thương
mại Việt Nam - Hàn Quốc hiện nay và thời gian tới. Đây là khoảng trống luận
án có thể tập trung nghiên cứu bởi Việt Nam và Hàn Quốc đều là các nền kinh
tế có độ mở cao, lại cùng thuộc khu vực Đông Á đang phát triển năng động,
nên quan hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc chắc chắn
chịu (ít nhiều) ảnh hưởng từ những biến động của môi trường kinh tế, chính
trị - an ninh bên trong mỗi nước cũng như tại khu vực và quốc tế.
1.5.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến
quan hệ, cơ cấu thương mại Việt - Hàn Quốc, luận án tập trung giải quyết
những nội dung sau đây:
Một là, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận; xây dựng khung phân tích
và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song
32
phương; bao gồm làm rõ các nhân tố tác động và các cơ sở, tiêu chí đánh giá
cơ cấu thương mại hàng hóa song phương.
Hai là, áp dụng khung phương pháp vào phân tích cơ cấu thương mại
hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016; qua đó làm rõ thực
trạng và những mặt tích cực, hạn chế, vấn đề đặt ra và những yếu tố tác động
trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn này. Bên
cạnh đó, luận án so sánh những biến đổi đã diễn ra trong cơ cấu thương mại
hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc với một số quốc gia khu vực Đông Á với
Hàn Quốc, nhằm đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện về cơ cấu
thương mại Việt – Hàn.
Ba là, nhận diện và phân tích những ảnh hưởng của bối cảnh trong nước,
khu vực và quốc tế đến quan hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn
Quốc thời gian tới đây.
Bốn là, đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp phù hợp, khả thi,
chủ yếu dưới góc độ nhà nước và doanh nghiệp nhằm giúp cải thiện căn bản
cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ
những năm tới đây.
33
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
SONG PHƯƠNG
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Thương mại hàng hóa, thương mại liên ngành và thương mại nội
ngành
- Thương mại hàng hóa:
Thương mại là phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và
tồn tại của nền kinh tế hàng hóa. Theo nghĩa rộng, thương mại gồm các hoạt
động kinh doanh của các cá nhân trên thị trường với mục tiêu tìm kiếm lợi
nhuận. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa
hoặc dịch vụ trên thị trường, là quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và
dịch vụ [20], [108].
Về mặt lịch sử, thương mại phát triển từ hình thái trao đổi trực tiếp hàng
đổi hàng thông qua các kim loại quý như vàng, sau đó chuyển sang sử dụng
tiền tệ và phiếu séc như phương tiện thanh toán trung gian, tách biệt giữa
người mua và người bán. Hiện nay, thương mại điện tử (một hình thức của
thương mại) đóng vai trò trung gian quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động
mua bán, thanh toán ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đối
với các quốc gia đang phát triển, các hình thức thương mại truyền thống vẫn
còn tương đối phổ biến.
Như vậy, thương mại hàng hóa được hiểu là thương mại trong lĩnh vực
hàng hóa, cùng với thương mại dịch vụ cấu thành thương mại nói chung và
bao gồm toàn bộ các hoạt động mua, bán hoặc phân phối hàng hóa nhằm thỏa
mãn nhu cầu của con người và tồn tại dưới hình thức hữu hình, khác với
thương mại dịch vụ tồn tại dưới hình thức vô hình [20], [108].
- Thương mại liên ngành và thương mại nội ngành:
34
Thương mại hàng hóa có thể được phân loại thành thương mại liên ngành
và thương mại nội ngành, trong đó thương mại nội ngành tiếp tục được phân
chia thành thương mại nội ngành dọc và thương mại nội ngành ngang.
+ Thương mại liên ngành (Inter-industry trade): được hiểu là các hoạt
động thương mại diễn ra giữa các ngành, nhóm hàng khác nhau. Thí dụ,
Indonesia xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang Nhật Bản, đồng thời
nhập khẩu lại từ Nhật Bản ô tô, máy móc, thiết bị sản xuất. Ví dụ khác,
Indonesia xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ các sản phẩm may mặc, đồng
thời nhập khẩu từ Hoa Kỳ hàng hóa dược phẩm, thiết bị y tế.
Thương mại liên ngành là hình thức thương mại truyền thống, hình thành
bởi sự khác biệt giữa các nước về lợi thế tuyệt đối và tương đối, cho phép mỗi
nước thu được lợi ích nếu chuyên môn hóa sản xuất vào lĩnh vực khác biệt
sau đó tiến hành trao đổi, buôn bán với nhau [108].
+ Thương mại nội ngành (Intra-industry trade): thương mại nội ngành
dùng để chỉ loại hình thương mại mà một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu
các nhóm hàng, ngành hàng giống nhau [58].
Thương mại nội ngành ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt
động thương mại quốc tế khi một khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ giống
nhau, đặc biệt sản phẩm ô tô, máy tính, điện tử, đồng thời được nhập khẩu và
xuất khẩu giữa các quốc gia [108]. Ví dụ, Malaysia xuất khẩu các sản phẩm
điện tử sang thị trường Thái Lan nhưng đồng thời nhập khẩu các sản phẩm
này từ Thái Lan; hay Nhật Bản xuất khẩu các sản phẩm xe ô tô gia đình sang
thị trường Đức nhưng cũng nhập khẩu từ Đức các sản phẩm xe ô tô thể thao.
Thương mại nội ngành được phân chia thành thương mại nội ngành ngang
(Horizontal Intra-industry trade) và thương mại nội ngành dọc (Vertical Intra-
Industry Trade). Thương mại nội ngành ngang chỉ các hoạt động xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa trong cùng một ngành, có cùng giai đoạn xử lý và gia
công [86]. Những sản phẩm này được sản xuất bởi các công nghệ tương tự,
đồng thời cung cấp các chức năng thay thế như nhau. Thí dụ, các sản phẩm
35
điện thoại sản xuất với công nghệ tương tự từ các công ty Nhật Bản và Hàn
Quốc, có các chức năng giống nhau và chỉ khác về hình dạng, màu sắc, hay
thiết kế để thỏa mãn các nhóm khách hàng khác biệt nhau. Ngược lại, thương
mại nội ngành dọc cũng là thương mại với các sản phẩm trong cùng một
ngành nhưng khác nhau về các giai đoạn, quy trình sản xuất. Thương mại nội
ngành dọc thường có sự liên hệ chặt chẽ với quá trình phân rã hoạt động sản
xuất quốc tế thành các giai đoạn gia công, chế biến khác nhau tại các khu vực
địa lý khác nhau, dựa trên lợi thế về điều kiện của từng vùng như nguồn tài
nguyên thiên nhiên, chi phí lao động, hay dung lượng thị trường nội địa [86].
Ví dụ, Philipines nhập khẩu linh phụ kiện của điện thoại từ Hàn Quốc để lắp
ráp, hoàn thiện các sản phẩm điện thoại, sau đó xuất khẩu ngược lại Hàn
Quốc và các quốc gia khác.
2.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa và cơ cấu thương mại hàng hóa song
phương
Cơ cấu thương mại hàng hóa được định nghĩa là: tổng thể các bộ phận giá
trị hàng hóa hợp thành nền thương mại của một quốc gia; các bộ phận đó
gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và phù hợp với những điều kiện
kinh tế và xã hội cụ thể nhất định của quốc gia [20].
Dựa trên khái niệm cơ cấu thương mại hàng hóa, luận án đề xuất khái niệm
cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Theo đó, cơ cấu thương mại hàng
hóa song phương là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hóa hợp thành tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia này với một quốc gia khác,
phù hợp với những điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể nhất định của hai quốc
gia. Ở đây, cơ cấu thương mại hàng hóa song phương chính là cơ cấu thương
mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia cụ thể, chứ không phải giữa
một nước với một khu vực khác (bao gồm nhiều quốc gia thuộc khu vực đó).
Cơ cấu thương mại là kết quả của quá trình sáng tạo ra của cải vật chất của
một nền kinh tế tương ứng với một mức độ và trình độ phát triển của quốc gia
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc
Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Contenu connexe

Tendances

Công ty xuyên quốc gia - TNC
Công ty xuyên quốc gia - TNCCông ty xuyên quốc gia - TNC
Công ty xuyên quốc gia - TNCTruong Ho
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namTran Trang
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmTrang Dai Phan Thi
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếNguyễn Nhật Anh
 
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt NamChiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Namluanvantrust
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teN9uy3n2un9
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầupehau93
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)Phụ Kiện Xinh
 
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Hee Young Shin
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 

Tendances (20)

Công ty xuyên quốc gia - TNC
Công ty xuyên quốc gia - TNCCông ty xuyên quốc gia - TNC
Công ty xuyên quốc gia - TNC
 
Giáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lượcGiáo trình quản trị chiến lược
Giáo trình quản trị chiến lược
 
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt namhội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam
 
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcmGiao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
Giao trinh thuong_mai_quoc_te_truong_dh_mo_tp_hcm
 
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tếGiáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
Giáo trình quản trị kinh doanh quốc tế
 
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt NamChiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
Chiến lược định vị thương hiệu OMO của UNILEVER Việt Nam
 
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc teSu khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
Su khac biet kinh doanh trong nuoc va quoc te
 
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầuTổng cầu và các hàm tổng cầu
Tổng cầu và các hàm tổng cầu
 
Chính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩmChính sách sản phẩm
Chính sách sản phẩm
 
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường CanadaLuận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộcTiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
Tiểu luận Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề giải phóng dân tộc
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
 
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAYĐề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
Đề tài: Hàng rào phi thuế quan theo quy định của pháp luật, HAY
 
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anhSales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
 
Phương trình hồi quy
Phương trình hồi quyPhương trình hồi quy
Phương trình hồi quy
 
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
Tiểu luận: Chiến lược thâm nhập thị trường của Mcdonald’s thâm nhập thị trườn...
 
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
Bia heineken và việc áp dụng thành công các chiến lược marketing tại thị trườ...
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 

Similaire à Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều ki...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều ki...Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều ki...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều ki...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vn ind whitepaper_slides_vie
Vn ind whitepaper_slides_vieVn ind whitepaper_slides_vie
Vn ind whitepaper_slides_vieThuy Nguyen
 
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...nataliej4
 
Luận án: Khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành Quốc tế Việt Nam sau khi Việt...
Luận án: Khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành Quốc tế Việt Nam sau khi Việt...Luận án: Khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành Quốc tế Việt Nam sau khi Việt...
Luận án: Khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành Quốc tế Việt Nam sau khi Việt...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021Advantage Logistics
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NamMột số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Namluanvantrust
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt NamLuận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt NamViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
De cuong qtbh (5 chuong)
De cuong qtbh (5 chuong)De cuong qtbh (5 chuong)
De cuong qtbh (5 chuong)lamkinh_a4
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc (20)

Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt...
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt ...
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt ...Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt ...
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt ...
 
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
Luận văn: Chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở TP. Hồ...
 
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Kiểm toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp sản xuất thép
Luận án: Kiểm toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp sản xuất thépLuận án: Kiểm toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp sản xuất thép
Luận án: Kiểm toán hàng tồn kho tại doanh nghiệp sản xuất thép
 
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh ...
Luận án: Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh ...Luận án: Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh ...
Luận án: Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh ...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều ki...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều ki...Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều ki...
Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thương mại Hà Nội trong điều ki...
 
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, HAYChuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, HAY
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, HAY
 
Vn ind whitepaper_slides_vie
Vn ind whitepaper_slides_vieVn ind whitepaper_slides_vie
Vn ind whitepaper_slides_vie
 
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá trình hội...
 
Luận án: Khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành Quốc tế Việt Nam sau khi Việt...
Luận án: Khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành Quốc tế Việt Nam sau khi Việt...Luận án: Khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành Quốc tế Việt Nam sau khi Việt...
Luận án: Khả năng cạnh tranh của các DN lữ hành Quốc tế Việt Nam sau khi Việt...
 
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
BÁO CÁO LOGISTICS VIỆT NAM 2021
 
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt NamMột số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Một số giải pháp hoàn thiện Marketing- Mix tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương ...
 
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệpQuản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
Quản lý rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
 
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt NamLuận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Luận án: Rủi ro và Hạn chế rủi ro trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
 
De cuong qtbh (5 chuong)
De cuong qtbh (5 chuong)De cuong qtbh (5 chuong)
De cuong qtbh (5 chuong)
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ...Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ...
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ...
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Dernier

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận án: Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG QUANG HOÀN CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG QUANG HOÀN CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Duy Dũng 2. PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả trình bày của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận án Trương Quang Hoàn
  • 4. i MỤC LỤC MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT V DANH MỤC CÁC BẢNG VIII DANH MỤC CÁC HÌNH XI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN 13 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa 13 1.2. Các công trình nghiên cứu thương mại Việt – Hàn như là một phần hợp thành quan hệ chung giữa hai quốc gia hoặc cấp độ rộng lớn hơn 16 1.3. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại Việt - Hàn 20 1.4. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu thương mại hàng hóa khác 27 1.5. Đánh giá chung và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG 33 2.1. Các khái niệm cơ bản 33 2.1.1. Thương mại hàng hóa, thương mại liên ngành và thương mại nội ngành 33 2.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa và cơ cấu thương mại hàng hóa song phương 35 2.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý và cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa 36 2.2. Cơ sở lý thuyết 38 2.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối 39 2.2.2. Lý thuyết tương quan các nhân tố 40 2.2.3. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô (lý thuyết thương mại mới) 41
  • 5. ii 2.2.4. Lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu 42 2.2.5. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia 43 2.3. Cơ sở đánh giá hiệu quả cơ cấu thương mại hàng hóa song phương 44 2.3.1. Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng 45 2.3.2. Chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu 46 2.3.3. Giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế 46 2.3.4. Tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu 47 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương48 2.4.1. Điều kiện tự nhiên của đất nước 48 2.4.2. Điều kiện, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 49 2.4.3. Lợi thế so sánh của quốc gia 51 2.4.4. Quan hệ và chính sách phát triển thương mại của mỗi quốc gia 52 2.4.5. Chính sách thu hút FDI và chiến lược kinh doanh, đầu tư ra bên ngoài của mỗi quốc gia 52 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG 55 3.1. Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa vào sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế 55 3.1.1. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo ngành xuất nhập khẩu 55 3.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo giai đoạn sản xuất 56 3.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo hàm lượng công nghệ 57 3.1.4. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo đóng góp của các nhân tố 59 3.1.5. Thương mại hàng hóa Việt -Hàn xét theo yếu tố giá trị gia tăng 60 3.2. Nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dựa vào sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại 61 3.2.1. Chỉ số cường độ thương mại (TII) 61
  • 6. iii 3.2.2. Chỉ số bổ sung thương mại (TCI) 61 3.2.3. Đa dạng hóa xuất khẩu 62 3.2.4. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT) 63 3.2.5. Chỉ số phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY) 64 3.2.6. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và lợi thế so sánh hiện hữu được tiêu chuẩn hóa (NRCA) 66 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - HÀN QUỐC GIAI ĐOẠN 2001 - 2016 69 4.1. Khái quát quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc 69 4.1.1. Nhìn lại lịch sử quan hệ thương mại Việt - Hàn 69 4.1.2. Xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 2001 đến nay 70 4.1.3. Tầm quan trọng của thương mại Việt - Hàn đối với mỗi quốc gia72 4.2. Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc 75 4.2.1. Các mặt hàng và nhóm hàng xuất nhập khẩu 75 4.2.2. Giai đoạn sản xuất, chế tạo 79 4.2.3. Hàm lượng công nghệ, đóng góp của yếu tố sản xuất và mức độ phức tạp của sản phẩm 82 4.2.4. Thương mại liên ngành, thương mại nội ngành, thương mại nội ngành dọc và thương mại nội ngành ngang 92 4.2.5. Thương mại giá trị gia tăng 95 4.2.6. Tính đa dạng của sản phẩm xuất khẩu 98 4.2.7. Lợi thế so sánh xuất khẩu 100 4.2.8. Tính bổ sung trong thương mại Việt Nam – Hàn Quốc 105 4.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong dịch chuyển cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc 108 4.3.1. Kết quả đạt được 108 4.3.2. Những vấn đề đặt ra 111 4.4. Các nhân tố tác động đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt Nam – Hàn Quốc 116
  • 7. iv 4.4.1. Các nhân tố tác động tích cực 116 4.4.2. Các nhân tố tác động không tích cực 118 CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – HÀN QUỐC 122 5.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc thời gian tới 122 5.1.1. Bối cảnh quốc tế 122 5.1.2. Bối cảnh khu vực 125 5.1.3. Bối cảnh trong nước 127 5.1.4. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc 131 5.2. Quan điểm, định hướng cải thiện cơ cấu thương mại Việt – Hàn 133 5.2.1. Về quan điểm, định hướng xuất khẩu 134 5.2.2. Về quan điểm, định hướng nhập khẩu 135 5.3. Giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn 136 5.3.1. Xây dựng và thực thi chính sách định hướng xuất nhập khẩu phù hợp với thị trường Hàn Quốc 136 5.3.2. Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc 139 5.3.3. Khai thác, tận dụng hiệu quả lợi thế từ VKFTA 140 5.3.4. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên 142 5.3.5. Tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc 143 5.3.6. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Hàn Quốc 145 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 162
  • 8. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AKFTA ASEAN-Korea Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc APEC Asia Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BEC Board Economic Categories Hệ thống ngành kinh tế rộng CLMV Cambodia-Laos-Myanmar- Vietnam Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương EU European Union Liên minh châu Âu EXPY Chỉ số phức tạp cho các sản phẩm FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GTAP Global Trade Analysis Project Dự án phân tích thương mại toàn cầu HHI Herfindahl-Hirschman Index Chỉ số mức độ tập trung xuất khẩu HIIT Horizontal Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành ngang
  • 9. vi HS Harmonized System Hệ thống hài hòa IIT Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành NRCA Normalised Revealed Comparative Advantage Lợi thế so sánh biểu lộ tiêu chuẩn hóa ODA Official Development Assistance Vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD Organization for Economic Co- operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua PRODY Chỉ số mức độ phức tạp cho từng sản phẩm ROO Rules of Origin Quy tắc xuất xứ R&D Research and Development Nghiên cứu và triển khai RCA Revealed Comparative Advantage Lợi thế so sánh hiện hữu RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực SITC Standard International Trade Classification Hệ thống phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ SPS Sanitary and phytosanitary An toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật TBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TII Trade Intensity Index Chỉ số cường độ thương mại TiVA Trade in Value-Added Thương mại giá trị gia tăng
  • 10. vii VKFTA Vietnam-Korea Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VIIT Vertical Intra-Industry Trade Thương mại nội ngành dọc UN Comtrade United Nations Comtrade Cơ sở dữ liệu thương mại quốc tế của Liên hợp quốc UNCTAD United Nations Conference on Trade and Development Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển USD United States Dollar Đô la Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 11. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hàng hóa danh mục BEC phân loại theo giai đoạn sản xuất 57 Bảng 3.2: Hàng hóa xuất khẩu phân theo hàm lượng công nghệ 58 Bảng 3.3: Hàng hóa xuất khẩu phân loại theo đóng góp của các nhân tố 59 Bảng 4.1: Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 73 Bảng 4.2: Các thị trường xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 73 Bảng 4.3: Chỉ số TII giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2001 – 2016 75 Bảng 4.4: Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu lớn nhất đến Hàn Quốc (SITC cấp độ 4 chữ số) 76 Bảng 4.5: Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Hàn Quốc (SITC cấp độ 4 chữ số) 77 Bảng 4.6: Việt Nam xuất khẩu đến Hàn Quốc theo các ngành (đơn vị: %) 78 Bảng 4.7: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc theo các ngành (đơn vị: %) 78 Bảng 4.8: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc phân theo giai đoạn sản xuất (đơn vị: %) 80 Bảng 4.9: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn Quốc phân theo giai đoạn sản xuất năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 80 Bảng 4.10: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc phân theo giai đoạn sản xuất (đơn vị: %) 81 Bảng 4.11: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực phân theo giai đoạn sản xuất các năm 2001 và 2016 (đơn vị: %) 82 Bảng 4.12: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hàm lượng công 83
  • 12. ix nghệ (đơn vị: %) Bảng 4.13: Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc theo hàm lượng công nghệ (đơn vị: %) 84 Bảng 4.14: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo đóng góp của các yếu tố (đơn vị: %) 86 Bảng 4.15: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc theo đóng góp của các yếu tố sản xuất (đơn vị: %) 87 Bảng 4.16: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực sang Hàn Quốc theo đóng góp của các nhân tố (đơn vị: %) 88 Bảng 4.17: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực theo đóng góp của các nhân tố (đơn vị: %) 89 Bảng 4.18: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 90 Bảng 4.19: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu của một số quốc gia sang Hàn Quốc 91 Bảng 4.20: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu của Hàn Quốc sang một số quốc gia 91 Bảng 4.21: Chỉ số IIT giữa một số quốc gia với Hàn Quốc (HS 6 chữ số) 93 Bảng 4.22: Các mặt hàng có giá trị IIT lớn nhất giữa Việt Nam và Hàn Quốc các năm 2001 và 2016 (HS 6 chữ số) 95 Bảng 4.23: Nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Hàn Quốc (đơn vị: triệu USD) 97 Bảng 4.24: Nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam (đơn vị: triệu USD) 98 Bảng 4.25: Lợi thế so sánh xuất khẩu của Việt Nam và Hàn Quốc 101 Bảng 4.26: Các mặt hàng xuất khẩu ra thế giới có chỉ số NRCA lớn nhất của Việt Nam năm 2001 và 2016 (SITC 3 chữ số) 102
  • 13. x Bảng 4.27: Các mặt hàng xuất khẩu ra thế giới có chỉ số NRCA lớn nhất của Hàn Quốc năm 2001 và 2016 (SITC 3 chữ số) 102 Bảng 4.28: Lợi thế so sánh các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc 103 Bảng 4.29: Lợi thế so sánh các nhóm hàng Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 104 Bảng 4.30: Tính bổ sung giữa xuất khẩu của các quốc gia Đông Á và nhập khẩu của Hàn Quốc 107 Bảng 4.31: Tính bổ sung giữa xuất khẩu của Hàn Quốc và nhập khẩu của các nước Đông Á 107
  • 14. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Khung phân tích của luận án 9 Hình 4.1: Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc (đơn vị: triệu USD) 71 Hình 4.2: Tầm quan trọng của thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đối với xuất khẩu và nhập khẩu của mỗi nước (đơn vị: %) 72 Hình 4.3: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn Quốc phân theo hàm lượng công nghệ 83 Hình 4.4: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực phân theo hàm lượng công nghệ năm 2001 và 2016 85 Hình 4.5: Thương mại liên ngành và thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Hàn Quốc (đơn vị: %) 92 Hình 4.6: Tỷ trọng thương mại nội ngành dọc và thương mại nội ngành ngang giữa Việt Nam và Hàn Quốc, HS 6 chữ số (đơn vị: %) 94 Hình 4.7: Hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc (đơn vị: triệu USD) 96 Hình 4.8: Chỉ số HHI xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 99 Hình 4.9: Số lượng sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc 99 Hình 4.10: Tính bổ trợ trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc (HS 4 chữ số) 106
  • 15. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Kể từ khi thực hiện quá trình đổi mới kinh tế vào năm 1986 đến nay, Việt Nam luôn chú trọng mở rộng quan hệ thương mại các quốc gia, khu vực trên thế giới. Và thực tế là, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã và đang đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tương đối ấn tượng trong những thập niên qua của Việt Nam. Bên cạnh ký kết, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác mà Việt Nam tham gia với tư cách quốc gia thành viên, Việt Nam đã thiết lập và thực thi các FTA song phương với nhiều đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á – Âu. Việt Nam hiện cũng đang đẩy mạnh đàm phán, tiến tới ký kết và thực hiện các thỏa thuận thương mại ưu đãi đáng chú ý khác như FTA Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hay Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Những nỗ lực đó không nằm ngoài mục tiêu tiếp tục gia tăng, mở rộng hoạt động thương mại, đặc biệt lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường trọng điểm trên. Trong số các quốc gia Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt được những bước phát triển rất mạnh mẽ. Trong đó, điểm nhấn là vào năm 2001, hai quốc gia đã thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện thế kỷ 21 và sau đó nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược năm 2009, hay gần đây nhất là ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) vào năm 2015. Những bước tiến ấn tượng trong quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc dựa trên nền tảng cơ cấu kinh tế của hai nước mang tính bổ sung rõ nét, mối quan hệ chính trị song phương ngày càng tốt đẹp, và một sức hấp dẫn thương mại đến từ thị trường tiêu thụ đa dạng hàng hóa sản phẩm của Việt Nam và Hàn
  • 16. 2 Quốc. Trong lĩnh vực thương mại, trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia đã tăng từ 500 triệu USD vào năm 1992, lên tới 45 tỷ USD, 61,5 tỷ USD và 65,7 tỷ USD, lần lượt các năm 2016, 2017 và 2018, tương đương với mức tăng hơn 130 lần trong vòng gần ba thập niên qua [118], [119]. Sự tăng trưởng nhanh chóng đó đã đưa Việt Nam và Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau. Mặc dù vậy, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc những năm qua nổi lên nhiều vấn đề đáng lưu tâm. Việt Nam luôn là nước bị thâm hụt thương mại với Hàn Quốc và đáng ngại hơn, giá trị thâm hụt có chiều hướng tăng mạnh những năm gần đây. Đặc biệt, nhiều ý kiến nhận định hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu mới chỉ ở dạng thô, hoặc hàng hóa chế biến, chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp. Hệ quả là, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của Việt Nam vẫn chưa cao như kỳ vọng. Bên cạnh đó, một số quan điểm cho rằng, Việt Nam chưa khai thác được các lợi thế so sánh, các ưu đãi từ quá trình tự do hóa, liên kết kinh tế khu vực và tăng trưởng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để cải thiện, dịch chuyển căn bản cơ cấu thương mại hàng hóa với thị trường Hàn Quốc theo hướng tích cực. Việc đánh giá bản chất cơ cấu thương mại giữa các quốc gia cũng như ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế, tới khả năng liên kết vào các chuỗi cung ứng sản xuất, phân phối khu vực hay quốc tế của mỗi nền kinh tế dường như là câu chuyện không quá mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị học thuật và thực tiễn cho giới nghiên cứu và hoạch định chính sách phát triển của các nước, trong đó có các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách của Việt Nam. Xung quanh nội dung thương mại hàng hóa Việt – Hàn đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn luận, tuy nhiên hiện vẫn thiếu vắng các nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn. Thực tế đó, cùng với vai trò, vị trí quan trọng của thương mại Việt – Hàn đối với mỗi nước
  • 17. 3 đang đặt ra nhiều vấn đề cần xem xét về quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay và thời gian tới. Trong bối cảnh như vậy, sẽ là cần thiết để có những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và hệ thống về cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn, nhằm làm nổi bật những đặc trưng và biến đổi chủ yếu đã diễn ra trong cấu trúc thương mại giữa đôi bên dưới nhiều góc độ, chiều cạnh khác nhau. Từ những nghiên cứu này, chúng ta có thể nhận diện, đánh giá sâu sắc hơn các mặt tích cực, hạn chế và vấn đề cơ bản đang đặt ra, qua đó đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp khả thi góp phần cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là phân tích thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016, trong sự so sánh đối chiếu với một số quốc gia khác của khu vực. Từ đó, luận án nhận diện kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra; kiến nghị các giải pháp để cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc những năm tới đây. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: (i) Khái quát, hệ thống hóa các khái niệm và xây dựng khung phương pháp phân tích, đánh giá về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. (ii) Phân tích những biến đổi chủ yếu đã diễn ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn giai đoạn 2001 – 2016; So sánh, đối chiếu cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc với cơ cấu thương mại hàng hóa của một số quốc gia khác trong khu vực. Từ đó, chỉ ra các mặt tích cực và những vấn đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc. (iii) Nhận diện bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế hiện nay, thời gian tới có tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc; đề xuất
  • 18. 4 các quan điểm, định hướng và giải pháp nhìn từ phía hai chủ thể quan trọng nhất là nhà nước và doanh nghiệp để góp phần giúp Việt Nam cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ những năm tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây: 1) Cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu nào được dùng để phân tích, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương? 2) Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc có những biến đổi như thế nào giai đoạn 2001-2016? Những kết quả đạt được và vấn đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc là gì? 3) Định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc thời gian tới là gì? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là ‘Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 – 2016’. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án phân tích, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc trong sự so sánh đối chiếu với một vài quốc gia Đông Á khác, nhất là các nước ASEAN, để từ đó có cái nhìn tổng quát, toàn diện và khách quan hơn về thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra của quan hệ thương mại Việt - Hàn. - Phạm vi thời gian: giai đoạn 2001 - 2016. Nghiên cứu tập trung phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc chủ yếu kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ 21 vào năm 2001 đến năm 2016. Giai đoạn 2001 - 2016 là giai đoạn chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng khác tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, cụ thể là: Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
  • 19. 5 (2006); ký kết và thực thi Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) (2007); nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc lên thành quan hệ Đối tác chiến lược (2009); và đặc biệt là ký kết và thực thi VKFTA (2015). Lý do chọn lựa mốc thời gian đến năm 2016 chủ yếu là bởi độ trễ trong cập nhật các dữ liệu thống kê thương mại quốc tế ở các mức độ chi tiết hơn của Việt Nam, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Á khác. Tuy nhiên, đối với các dữ liệu thống kê cấp độ tổng quát hơn như tổng xuất khẩu, nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hóa, các dữ liệu thống kê được cập nhật tới năm 2018. - Phạm vi nội dung: Luận án chỉ xem xét cơ cấu thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong lĩnh vực thương mại hàng hóa mà không xem xét lĩnh vực thương mại dịch vụ; Luận án chủ yếu xem xét các dòng thương mại hàng hóa trực tiếp giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà không tập trung phân tích thương mại hàng hóa gián tiếp qua nước thứ ba. Luận án xem xét cả cơ cấu xuất khẩu hàng hóa và cơ cấu nhập khẩu hàng hóa. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng các phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội bao gồm phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý thuyết kinh tế và thương mại quốc tế để luận giải những biến đổi đã diễn ra và nguyên nhân trong cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative method) và phương pháp nghiên cứu bán định lượng (semi-quantitative method); tiếp cận theo cấp độ tổng thể (aggregate level), cấp độ ngành xuất khẩu và nhập khẩu (sectoral level) và cấp độ sản phẩm (product level) trong phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016. Việc sử dụng các phương pháp, cách tiếp cận khác nhau nhằm mục đích
  • 20. 6 phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc một cách toàn diện hơn. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 4.2.1. Phương pháp định tính - Phương pháp phân tích thống kê và phân tích tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp phân tích thống kê và phương pháp phân tích tổng hợp để phân tích thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 – 2016 cũng như tổng hợp các khái niệm và phương pháp luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. - Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh khi so sánh cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với cơ cấu thương mại hàng hóa song phương của các quốc gia Đông Á khác, nhất là các nước ASEAN với Hàn Quốc. - Phương pháp dự báo: Phương pháp dự báo được áp dụng chủ yếu khi đưa ra những nhận định, đánh giá về xu hướng, biến động chính có thể diễn ra trong môi trường kinh tế, chính trị và an ninh trong nước, khu vực và quốc tế, ảnh hưởng lớn đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc thời gian tới. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản: Luận án nghiên cứu các văn bản, văn kiện và tài liệu khác liên quan đến quan điểm, chính sách đối ngoại kinh tế nói chung của Việt Nam, Hàn Quốc; quan điểm, chính sách hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư nói riêng của Chính phủ Việt Nam với Hàn Quốc, của Chính phủ Hàn Quốc với Việt Nam. Từ đó, giúp tác giả xây dựng được các quan điểm, định hướng và đưa ra các giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn.
  • 21. 7 4.2.2. Phương pháp bán định lượng (phương pháp chỉ số) Luận án áp dụng các chỉ số cơ cấu thương mại để phân tích và đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016 dưới các khía cạnh: tính bổ sung, cường độ thương mại, tính đa dạng, thương mại nội ngành, độ phức tạp và lợi thế so sánh. Theo đó, các chỉ số cơ cấu thương mại được sử dụng là: chỉ số bổ sung thương mại (TCI); chỉ số cường độ thương mại (TII); chỉ số tập trung xuất khẩu (HHI); chỉ số thương mại nội ngành (IIT); chỉ số phức tạp của sản phẩm (EXPY); và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu tiêu chuẩn hóa (NRCA). 4.2.3. Phương pháp sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế Để phân tích những biến đổi trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn giai đoạn 2001 – 2016, luận án sử dụng phương pháp phân loại hàng hóa quốc tế theo ngành xuất nhập khẩu của Hanson (2010); hàm lượng công nghệ của Lall (2000); đóng góp các nhân tố của Hinloopen và Van Marrewijk (2008) và giai đoạn sản xuất của Gaulier et al. (2007). Luận án cũng sử dụng cơ sở dữ liệu về thương mại giá trị gia tăng (TiVA) của OECD để nghiên cứu thương mại hàng hóa Việt - Hàn dưới hai góc độ: giá trị gia tăng nội địa trong hàng xuất khẩu; và nguồn gốc giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Về mặt dữ liệu, dữ liệu nghiên cứu của luận án chủ yếu được tham khảo từ Cơ sở dữ liệu về thương mại hàng hóa của Liên hợp quốc - UN Comtrade [115], với các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế thông dụng như: Hệ thống phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn – SITC; Hệ thống hài hòa – HS; và Hệ thống ngành kinh tế rộng - BEC với những cấp độ khác nhau (từ 1 đến 6 chữ số). Bên cạnh số liệu thống kê của các Bộ, ngành Việt Nam như Tổng cục thống kê [122], Tổng cục Hải quan [119], Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [121], các cơ sở dữ liệu quan trọng khác được sử dụng trong nghiên cứu gồm: Ngân hàng Thế giới [120], [125]; Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) [123]; Diễn đàn Liên hợp quốc về Thương mại và Phát
  • 22. 8 triển (UNCTAD) [124]. Đây là những nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao, cập nhật, đầy đủ và chi tiết giúp việc phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn đạt được hiệu quả hơn. 4.3. Khung phân tích của luận án Khung phân tích của luận án được trình bày ở Hình 1.1 dưới đây. Sau Chương 1: Tổng quan tình hình hình nghiên cứu, Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, bao gồm một số khái niệm cơ bản, lý thuyết thương mại cổ điển, tân cổ điển và lý thuyết thương mại hiện đại, các cơ sở đánh giá, nhân tố tác động. Trong Chương 3, luận án xây dựng và làm rõ phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, gồm phương pháp nghiên cứu dựa vào các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế (theo ngành xuất nhập khẩu, giai đoạn sản xuất, hàm lượng công nghệ, đóng góp của các nhân tố, giá trị gia tăng) và phương pháp nghiên cứu dựa vào sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại (TCI, TII, HHI, IIT, EXPY và NRCA). Trong Chương 4, tác giả tập trung phân tích cơ cấu thương mại Việt – Hàn; qua đó đánh giá kết quả, hạn chế, những vấn đề đặt ra theo các cơ sở, tiêu chí: (i) Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng; (ii) Chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu; (iii) Giá trị gia tăng hàng xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế; và (iv) Tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu. Trong Chương 5, luận án phân tích bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế hiện nay, thời gian tới có ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ hợp tác kinh tế nói chung, đến quan hệ, cơ cấu thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Việc nhận diện bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế, cùng với những phân tích thực trạng trong Chương 4 là cơ sở để tác giả đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ thời gian tới.
  • 23. 9 Hình 1.1: Khung phân tích của Luận án Ngành xuất nhập khẩu Lợi thế so sánh Cường độ các yếu tố Hàm lượng công nghệ; độ phức tạp của sản phẩm Giai đoạn sản xuất; Giá trị gia tăng Thương mại nội ngành Lý thuyết thương mại cổ điển, tân cổ điển Lý thuyết thương mại hiện đại Kết quả và những vấn đề đặt ra Định hướng, giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại Việt - Hàn Bối cảnh khu vực và quốc tế Bối cảnh trong nướcTính đa dạng của xuất khẩu CHƯƠNG 2 và CHƯƠNG 3 CHƯƠNG 4 CHƯƠNG 5 Cường độ thương mại, tính bổ sung thương mại Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016
  • 24. 10 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Những đóng góp mới của luận án bao gồm: Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án góp phần làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa; phân tích, tổng hợp các lý thuyết thương mại quốc tế quan trọng được dùng làm cơ sở lý luận cho phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Luận án làm rõ hơn các nhân tố tác động đến cơ cấu thương mại hàng hóa song phương; các cơ sở, tiêu chí đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Đặc biệt, luận án xây dựng các phương pháp nghiên cứu, phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, bao gồm phương pháp sử dụng các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế và phương pháp chỉ số. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra được phương pháp luận, khung phân tích phục vụ cho việc khảo cứu, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016 nói riêng và cho phân tích các mối quan hệ thương mại song phương và đa phương quốc tế khác của Việt Nam nói chung. Thứ hai, luận án làm rõ thực trạng và nhận diện các mặt tích cực và những vấn đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016. Cụ thể, luận án góp phần làm sáng tỏ: mức độ khai thác hiệu quả lợi thế so sánh xuất khẩu, các nguồn lực quốc gia của Việt Nam trong thương mại với Hàn Quốc; khả năng tận dụng thế mạnh của Hàn Quốc để tăng cường nhập khẩu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng của Việt Nam; mức độ cải thiện chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; mức độ cải thiện giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và khả năng tham gia của Việt Nam vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế; hay tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Luận án cũng chỉ ra những yếu tố tác động tích cực và không tích cực đến cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc. Thứ ba, luận án đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp có tính khả thi, tập trung vào chính sách định hướng xuất khẩu, nhập khẩu; đa dạng
  • 25. 11 hóa mặt hàng xuất khẩu; khai thác, tận dụng hiệu quả lợi thế từ VKFTA; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên; tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác công nghiệp Việt – Hàn; và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, qua đó góp phần cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc thời gian tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận (i) Luận án góp phần bổ sung, phát triển và hoàn thiện khung phân tích chung về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, trong đó bao gồm cơ sở lý thuyết, các nhân tố tác động và các tiêu chí, cơ sở đánh giá hiệu quả cơ cấu thương mại hàng hóa song phương, và phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. (ii) Các kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các bằng chứng về sự dịch chuyển, các yếu tố tác động đến sự chuyển trong quan hệ, cơ cấu thương mại giữa một quốc gia đang phát triển (Việt Nam) với một quốc gia phát triển (Hàn Quốc). Từ đó luận án củng cố thêm nhận định: trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế phát triển, các quốc gia đang phát triển có khả năng cải thiện, dịch chuyển cấu trúc thương mại hàng hóa của mình nếu thực hiện hợp lý các cải cách kinh tế, tận dụng hiệu quả các lợi thế từ bên trong, khu vực và quốc tế mang lại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn (i) Những phân tích về thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt – Hàn giai đoạn 2001 - 2016 của luận án là kênh tham khảo hữu ích giúp các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp có quan hệ trao đổi buôn bán, đầu tư với Hàn Quốc nhận diện rõ hơn đặc trưng cơ bản trong quan hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc. (ii) Tương tự, các định hướng và khuyến nghị từ luận án là nguồn tham khảo hữu ích, góp phần giúp các nhà hoạch định chính sách Việt Nam xây
  • 26. 12 dựng các chiến lược, biện pháp phù hợp để cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc; giúp các doanh nghiệp có quan hệ buôn bán, đầu tư với Hàn Quốc đưa ra các kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất và kinh doanh hợp lý với thị trường Hàn Quốc. 7. Cấu trúc của luận án Bên cạnh Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án Chương 2: Cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Chương 3: Phương pháp nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Chương 4: Thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016 Chương 5: Định hướng và giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Việt Nam - Hàn Quốc
  • 27. 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa Nhiều nghiên cứu tập trung vào các vấn đề lý luận, đặc biệt phương pháp phân tích cơ cấu thương mại giữa các nước. Trong phần này, tác giả chủ yếu tập trung tổng quan các nghiên cứu được dùng làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn ở các chương tiếp theo. Nghiên cứu của Lall (2000) nhan đề “The technological structure and performance of developing country manufactured exports, 1985‐98”, sử dụng hệ thống SITC cấp độ 3 chữ số để phân chia hàng hóa xuất nhập khẩu thành các nhóm hàng: Hàng hóa sơ cấp (48 ngành); Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên (62 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ thấp (44 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ trung bình (58 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ cao (18 ngành); và Hàng không phân loại khác (10 ngành). Phương pháp phân loại của Lall (2000) dựa trên mức độ thâm dụng tài nguyên, lao động và công nghệ trong quá trình sản xuất hàng hóa. Nghiên cứu của nhóm tác giả Gaulier, Lemoine và Ünal-Kesenci (2007) nhan đề “China’s integration in East Asia: Production sharing, FDI & high- tech trade”, sử dụng hệ thống BEC để phân loại hàng hóa theo giai đoạn sản xuất. Hàng hóa được chia thành các nhóm: Nhóm hàng hóa sơ cấp; Nhóm hàng trung gian (gồm hàng bán thành phẩm và linh kiện, phụ tùng); Nhóm hàng hóa cuối cùng (gồm tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng). Nghiên cứu của Hinloopen và van Marrewijk (2008) nhan đề “Empirical Relevance of the Hillman Condition for Revealed Comparative Advantage: 10 Stylized Facts”, sử dụng hệ thống phân loại SITC cấp độ 3 chữ số để phân
  • 28. 14 loại hàng hóa xuất nhập khẩu thành 5 nhóm theo mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất, đó là: Nhóm sản phẩm thô (83 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên (21 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng lao động phổ thông (26 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng vốn – trí tuệ (43 ngành); và Nhóm hàng không phân loại (5 ngành). Nghiên cứu của Hanson (2010) nhan đề “Sources of export growth in developing countries” dựa vào mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất như đất đai, khoáng sản, lao động, máy móc để chia hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc hệ thống HS 2 chữ số thành các nhóm hàng khác nhau. Cụ thể là các nhóm: (1) Nông nghiệp, thịt, sữa và hải sản; (2) Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, giấy; (3) Các ngành công nghiệp khai khoáng; (4) Hóa chất, nhựa, cao su; (5) Dệt may, quần áo, đồ da, giày dép; (6) Sắt, thép và kim loại khác; (7) Máy móc, điện tử, thiết bị vận tải; và (8) Các ngành công nghiệp khác. Nghiên cứu của Hirschman (1964) nhan đề “The paternity of an index” xây dựng chỉ số mức độ tập trung (HHI). Chỉ số HHI được sử dụng để đo lường mức độ tập trung trong nhiều trường hợp khác nhau như mức độ tập trung của thu nhập, của các hãng. Trong nghiên cứu thương mại quốc tế, chỉ số HHI được sử dụng để đo lường mức độ tập trung (đa dạng) của sản phẩm, mức độ tập trung (đa dạng) về mặt thị trường trong hoạt động thương mại của một quốc gia. Các quốc gia đang phát triển thường cố gắng đa dạng hóa danh mục mặt hàng xuất nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi từ sự biến động của thị trường quốc tế. Công trình nghiên cứu của Balassa (1965) nhan đề “Trade liberalisation and “revealed” comparative advantage” đã xây dựng phương pháp tính toán chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), qua đó giải thích cách thức các quốc gia tiến hành trao đổi thương mại với nhau. Để khắc phục tính bất đối xứng về giá trị RCA trong phương pháp nghiên cứu của Balassa (1965), công trình nghiên cứu của Laursen (2000) nhan đề “Trade specialisation, technology and economic growth: Theory and evidence from advanced countries” đã xây
  • 29. 15 dựng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu được tiêu chuẩn hóa (NRCA), với giá trị đối xứng từ -1 đến +1. Nghiên cứu của Grubel và Lloyd (1975) nhan đề “Intra-industry trade: the theory and measurement of international trade in differentiated products” đã xây dựng phương pháp đo lường mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia. Công trình nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về sản phẩm và tính kinh tế theo quy mô là các nhân tố chính giải thích cho hiện tượng gia tăng trao đổi các mặt hàng trong cùng nhóm, ngành hàng giữa các quốc gia. Công trình nghiên cứu của Michaely (1996) nhan đề “Trade preferential agreements in Latin America: an ex-ante assessment” đã xây dựng phương pháp tính toán chỉ số bổ sung thương mại (TCI) để đo lường mức độ tương thích trong xuất khẩu và nhập khẩu giữa các quốc gia Mỹ Latinh, giữa Hoa Kỳ với các quốc gia Mỹ Latinh. Qua đó, tác giả đưa ra các đánh giá về lợi ích tiềm năng mà các quốc gia này thu được nếu tiến hành tự do hóa thị trường và hình thành khu vực mậu dịch tự do chung của khối. Công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Hausmann, Hwang và Rodrik (2006) nhan đề “What you export matters” đã xây dựng chỉ số độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY) để tính toán sự phức tạp của sản phẩm xuất khẩu giữa các quốc gia. Nghiên cứu dựa trên giả định rằng, nếu một sản phẩm chủ yếu được sản xuất bởi các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, sản phẩm đó có hàm lượng phức tạp lớn. Ngược lại, nếu một hàng hóa chủ yếu do các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp sản xuất, hàng hóa đó được coi có hàm lượng phức tạp thấp. Nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại như TCI, HHI và IIT hay các mô hình kinh tế định lượng gồm mô hình trọng lực, mô hình cân bằng chung tổng thể và mô hình cân bằng chung một phần để làm nổi bật quan hệ, cấu trúc thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt các quốc gia thuộc khu vực Đông Á. Các công trình tiêu biểu bao gồm: “Competition and complementarity in Northeast Asian trade: Korea’s perspective” của Nam
  • 30. 16 (2000); “Trade structure and Complementarity among APEC member economies” của Nam (2003); “Fragmentation and vertical intra-industry trade in East Asia” của Ando (2006); “Trade structures and relations among China, Japan, and Korea” của Yoon và Yeo (2007); “Intra-industry trade between Japan and Korea: Vertical intra-industry trade, fragmentation and export margins” của Yoshida (2008). Ở trong nước, công trình luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Hương (2012) nhan đề “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2001-2010”, cho đến nay có lẽ là nghiên cứu xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa tương đối toàn diện. Công trình luận án đưa ra và phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến cơ cấu thương mại, các lý thuyết thương mại quốc tế, các cách tiếp cận phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Công trình luận án sử dụng chỉ số IIT để đánh giá thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy vậy, công trình nghiên cứu vẫn chưa đề cập thỏa đáng đến nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa như cường độ thương mại, độ phức tạp của sản phẩm, hàm lượng công nghệ, giai đoạn sản xuất, thương mại giá trị gia tăng, lợi thế so sánh hiện hữu, tính bổ sung thương mại. Như vậy, các vấn đề lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa đã được đề cập trong khá nhiều công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu vắng các công trình nghiên cứu xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận toàn diện về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương và áp dụng vào phân tích trường hợp cụ thể thương mại Việt Nam – Hàn Quốc. 1.2. Các công trình nghiên cứu thương mại Việt – Hàn như là một phần hợp thành quan hệ chung giữa hai quốc gia hoặc cấp độ rộng lớn hơn 1.2.1. Các nghiên cứu ở trong nước Nhiều công trình nghiên cứu ở trong nước phân tích thương mại như là một phần cấu thành quan trọng tổng thể quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và
  • 31. 17 Hàn Quốc. Các công trình tiêu biểu bao gồm: “Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt- Hàn” của Hoàng Văn Hiển, Ngô Văn Phúc (2002); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Thành tựu và thách thức” của Phạm Minh Sơn (2003); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới” của Ngô Xuân Bình (2013); “Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau chiến tranh lạnh và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc” của Nguyễn Hoàng Giáp (2009); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát triển đến năm 2020” của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Văn Dương (2011); “Quan hệ Việt - Hàn: Thành tựu và vấn đề trong hợp tác phát triển quốc tế và hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc” của Park Noh Wan (2011); “Việt Nam - Hàn Quốc: một phần tư thế kỷ chia sẻ cùng phát triển” của Lee Han Woo và Bùi Thế Cường (2015); “Sự can dự của các nước Đông Bắc Á vào Tiểu vùng sông Mê Kông” của Nguyễn Thị Thắm (2015). Điểm chung của những công trình nghiên cứu trên là các tác giả sử dụng chủ yếu cách tiếp cận mang tính định tính, tức là sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để phân tích quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại. Các dữ liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ Tổng cục thống kê của Việt Nam mà chưa có nhiều nghiên cứu dựa vào các nguồn dữ liệu được quốc tế sử dụng rộng rãi như UN Comtrade, UNCTAD, OECD, hay Ngân hàng Thế giới. Tương tự, các nghiên cứu “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á” của Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình và Sung-Yeal Koo (2005); “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2005); “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc tới các nước CLMV” của Trương Quang Hoàn (2012); “Hội nhập kinh tế Đông Á nhìn từ góc độ mạng lưới sản xuất khu vực và hàm ý đối với Việt Nam” của Bùi Thái Quyên (2014) cũng chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hỗ trợ cho phân tích, đánh giá về quan hệ hợp tác kinh tế,
  • 32. 18 thương mại và đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc. Trong khi đó, các phương pháp định lượng thực chứng ít được sử dụng để phân tích chuyên sâu cơ cấu thương mại Việt Nam – Hàn Quốc. Chuyên san đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc của Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á tháng 11/2017 có nhiều bài viết đáng chú ý về quan hệ hợp tác Việt - Hàn, đặt trong xu hướng hợp tác khu vực, trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, hợp tác an ninh - quốc phòng, văn hóa và lịch sử. Cụ thể, bài viết “Suy nghĩ về 25 năm quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam” của Lee Hyuk, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam điểm lại những kết quả, mốc son đáng chú ý trong quan hệ giữa hai quốc gia. Tác giả nhận định, Việt Nam đang thay đổi bản đồ đầu tư nước ngoài và thương mại của Hàn Quốc và hai quốc gia đã trở thành những đối tác không thể thiếu của nhau, đồng thời kỳ vọng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới. Bài viết “Quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc: Thực trạng, triển vọng và tác động tới Việt Nam” của Trần Quang Minh và Trần Ngọc Nhật (2017) đánh giá quan hệ Việt - Hàn dưới ảnh hưởng, tác động của quan hệ Hàn - Trung. Theo đó, các tác giả cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc và nhận thức được sự phụ thuộc lớn của Hàn Quốc vào kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc đang và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược chính sách Trung Quốc + 1, vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Tương tự, bài viết “Chiến lược đối ngoại và vị trí của Việt Nam và Hàn Quốc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước” của Võ Hải Thanh (2017) chỉ ra nhiều điểm tương đồng trong chiến lược đối ngoại giữa hai nước, đó là đều thúc đẩy mở cửa hợp tác kinh tế với bên ngoài. Trong đó, Việt Nam và Hàn Quốc đều coi nhau là những đối tác kinh tế quan trọng hiện nay và lâu dài. Tham luận của Trần Quang Minh (2018) nhan đề “Tăng cường quan hệ gắn kết Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh mới ở Đông Á” đề xuất nâng
  • 33. 19 tầm quan hệ chính trị ngoại giao Việt - Hàn lên cao hơn mức “Đối tác Chiến lược”. Tác giả khuyến nghị đưa quan hệ thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc đi vào chiều sâu hơn nữa, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước trong lĩnh vực văn hóa và xã hội. Tác giả đánh giá triển vọng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa bởi các yếu tố: quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao hai nước; tiềm năng hợp tác vẫn còn rất lớn; và những cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh mới. 1.2.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài Những nghiên cứu tiêu biểu bao gồm: “ASEAN and Korea: Trends in economic and labour relations” của Singh và Siregar (1997); “Toward a Comprehensive Partnership: ASEAN-Korea Economic Cooperation” của Kwon (2004); “ASEAN-Korea co-operation in the development of new ASEAN members” của Le (2007); “Korea's Changing Roles in Southeast Asia: Expanding influence and relations” của Steinberg (2010). Một số nghiên cứu đáng chú ý khác gồm “Korea’s economic cooperation with CLMV Countries: Vietnam case” của Cheong (2010); “Economic exchange and human migration between ASEAN and South Korea” của Seoul (2012); và “ASEAN-Korea relation: Twenty-five years of partnership and friendship” của Lee, Hong và Youn (2015). Nhìn chung, những công trình, bài viết nghiên cứu trên ít nhiều đề cập đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Hàn Quốc như là một bộ phận cấu thành quan trọng của quan hệ hợp tác tổng thể giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như giữa ASEAN với Hàn Quốc. Mặc dù vậy, hầu hết các công trình, bài viết nghiên cứu này chưa hoặc ít sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại hàng hóa trong các phân tích, đánh giá hoặc nếu có chỉ là một vài chỉ số đơn lẻ, chưa mang tính toàn diện và hệ thống.
  • 34. 20 1.3. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về thương mại Việt - Hàn 1.3.1. Các nghiên cứu ở trong nước Các nghiên cứu “Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc” của Nguyễn Hồng Nhung và Chu Thắng Trung (2005); “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2005), “20 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Một số thành tựu nổi bật và triển vọng” của Trần Quang Minh (2012), đã phân tích những tiến triển mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Các tác giả lập luận, mức nhập siêu lớn của Việt Nam từ Hàn Quốc là do dòng vốn FDI đi vào tạo nên, có tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư, bởi lẽ đi kèm với nó không chỉ là dòng vốn vào mà còn bao gồm công nghệ, kỹ năng quản lý và cuối cùng là làm đa dạng danh mục hàng hóa xuất khẩu. Các nghiên cứu khuyến nghị cần có những ưu đãi để gia tăng thu hút vốn đầu tư từ Hàn Quốc cũng như tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ từ phía các doanh nghiệp Hàn Quốc cho các công ty nội địa Việt Nam. Nghiên cứu của Ngô Xuân Bình và Đặng Khánh Toàn (2010) về “Thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc”; nghiên cứu của Nguyễn Khánh Doanh (2011) về “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc: Triển vọng và giải pháp”; nghiên cứu của Trần Huyền Trang (2011) về “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay”; và nghiên cứu của Phan (2015) về “Vietnam - Korea bilateral Trade: Current situation and prospects” nhấn mạnh thương mại Việt Nam - Hàn Quốc đã mở rộng nhanh chóng, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO và Hiệp định AKFTA được ký kết giai đoạn 2005 - 2007. Các nghiên cứu đánh giá tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và ODA giữa Việt Nam và Hàn Quốc là rất lớn, bởi Việt Nam có lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chính trị ổn định, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng, trong khi Hàn Quốc được thừa nhận là quốc gia
  • 35. 21 có kinh nghiệm phát triển độc đáo, các doanh nghiệp toàn cầu, quy mô thị trường rộng lớn và chính sách đối ngoại kinh tế cởi mở. Dưới góc nhìn so sánh, tác giả Trương Quang Hoàn (2013) trong công trình nghiên cứu về “Quan hệ hợp tác kinh tế Hàn Quốc và các nước CLMV: thực trạng và một số kiến nghị” rút ra nhận xét: Việt Nam là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc không chỉ trong nhóm CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) mà còn cả trong ASEAN. Ngoài ra, đầu tư của Hàn Quốc cũng tập trung chủ yếu vào Việt Nam là lý do giải thích Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong mạng lưới sản xuất khu vực của các doanh nghiệp Hàn Quốc, đặc biệt với lĩnh vực công nghiệp điện tử. Tác giả cũng đánh giá những hạn chế của CLMV trong quan hệ thương mại với Hàn Quốc như năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp nội địa yếu kém, môi trường kinh doanh và chính sách đầu tư còn chưa minh bạch. Vì thế, cải cách thể chế kinh tế và môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ cấp bách để cải thiện quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư của CLMV với Hàn Quốc thời gian tới. Nguyễn Thị Thắm (2018) trong công trình nghiên cứu “Những điều kiện thuận lợi đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trở thành trọng tâm của hợp tác Hàn Quốc – Mê Kông” sử dụng các dữ liệu thống kê mô tả để phân tích quan hệ thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển giữa Việt Nam và Hàn Quốc, đặt trong bối cảnh hợp tác Hàn Quốc - Mê Kông. Tác giả cho rằng, hợp tác với Việt Nam được Hàn Quốc xem là trọng tâm của hợp tác Hàn Quốc – ASEAN, hợp tác Hàn Quốc – Mê Kông và có nhiều điều kiện để tiếp tục nâng cấp mối quan hệ này. Những điều kiện đó bao gồm: sự bổ sung cho nhau về lợi thế cạnh tranh, sự đồng điệu trong mong muốn, nhu cầu hợp tác phát triển, những kết quả ấn tượng trong hợp tác kinh tế, sự đa dạng và hoàn thiện của các cơ chế hợp tác khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu tập trung phân tích tác động của AKFTA, VKFTA lên quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc.
  • 36. 22 Nguyễn Tiến Dũng (2011a) trong nghiên cứu “Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” và Nguyễn Tiến Dũng (2011b) với nghiên cứu “Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc và các hàm ý chính sách với Việt Nam” đã sử dụng mô hình trọng lực để đánh giá những ảnh hưởng tích cực và không tích cực của AKFTA đến xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc. Các nghiên cứu đánh giá AKFTA đã có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc, nhưng cũng khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc tăng nhanh. Vì thế, Việt Nam cần có chính sách định hướng xuất nhập khẩu phù hợp để cải thiện tình trạng nhập siêu với Hàn Quốc. Nghiên cứu của MUTRAP (2011) về “Đánh giá tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc đối với kinh tế Việt Nam” sử dụng mô hình cân bằng tổng thể để đánh giá những ảnh hưởng của AKFTA đến thương mại hàng hóa tổng thể, thương mại từng ngành hàng và phúc lợi xã hội của Việt Nam. Đối với cấp độ ngành, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc được dự báo tăng trưởng cao hơn trong dài hạn khi các cam kết cắt giảm thuế quan trong AKFTA được thực thi đầy đủ. Tuy nhiên, với AKFTA Việt Nam cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các quốc gia ASEAN trong việc tăng cường xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc. Do vậy, các tác giả khuyến nghị Việt Nam cần có những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa, nhất là thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới tư liệu sản xuất. Các công trình nghiên cứu “Đánh giá tác động đối với Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc” của Đặng Thị Hải Hà (2006); “Đánh giá tác động của Hiệp định khu vực thương mại tự do AKFTA” của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (2007); “Tác động của Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc” của Viện Nghiên cứu Thương mại (2008) đã sử dụng lại các kết quả phân tích định lượng từ những nghiên cứu khác
  • 37. 23 trong các phân tích. Các tác giả cho rằng, AKFTA đã có những tác động mạnh mẽ đến gia tăng trao đổi thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng như đối với sự phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực tài nguyên. Cuốn sách của Bộ Công Thương (2016) nhan đề “Những điều cần biết và hướng dẫn thực hiện Quy tắc ứng xử trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc” đã phân tích khá chi tiết về nội dung chủ yếu của VKFTA, đặc biệt các quy tắc xuất xứ. Cuốn sách cũng đề cập đến những cơ hội và thách thức của VKFTA đối với Việt Nam dưới các góc độ Chính phủ, Bộ, ngành và doanh nghiệp. Nghiên cứu của Phạm Thị Khanh và Nguyễn Hà Phương (2017) về “Thực trạng thương mại hàng hóa và đầu tư của Việt Nam với Hàn Quốc sau khi ký hiệp định thương mại tự do”, sử dụng dữ liệu thống kê của Việt Nam để lập luận rằng, việc thiết lập VKFTA vào năm 2015 với những cam kết sâu và rộng hơn đã có nhiều tác động đến nền kinh tế của Việt Nam trên nhiều mặt như thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, lao động và phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghiên cứu cũng đánh giá, xu thế phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước trong 25 năm qua bên cạnh cam kết thuận lợi hóa thương mại - đầu tư sâu rộng của VKFTA sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Có thể thấy, phần lớn các nghiên cứu trên chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hỗ trợ cho phân tích, đánh giá về quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong khi đó, các phương pháp định lượng thực chứng ít được sử dụng để phân tích chuyên sâu cơ cấu thương mại Việt Nam - Hàn Quốc. 1.3.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài Quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc cũng là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của các nhà nghiên cứu nước ngoài. Những nghiên cứu tương
  • 38. 24 đối chuyên sâu về quan hệ thương mại Việt - Hàn được đề cập trong nghiên cứu của Tran et al. (2010) với tiêu đề “Dynamic patterns of Korea - Vietnam trade relations”. Bài nghiên cứu sử dụng một vài chỉ số cơ cấu thương mại như RCA và IIT để phân tích quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1991 - 2006. Nghiên cứu đưa ra nhận định, Việt Nam có lợi thế so sánh về các sản phẩm sơ cấp, thâm dụng lao động trái lại, lợi thế so sánh của Hàn Quốc là các sản phẩm chế tạo, thâm dụng máy móc và công nghệ. Đồng thời, do cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc mang tính bổ sung nên một FTA song phương giữa hai nước có thể tạo ra lợi ích lớn hơn cho Việt Nam và Hàn Quốc. Nhóm tác giả cũng nhấn mạnh đến tỷ trọng thương mại nội ngành tăng lên trong quan hệ thương mại Việt - Hàn như là kết quả của tăng trưởng trong dòng vốn FDI từ Hàn Quốc đến Việt Nam. Tương tự, trong nghiên cứu nhan đề “An Analysis of Korea-Vietnam Bilateral Trade Relation”, Phan và Ji (2012) cũng sử dụng chỉ số RCA, IIT để phân tích thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn 1993 - 2011. Bài viết này khẳng định lại Hàn Quốc có lợi thế sản xuất các mặt hàng chế tạo, máy móc và phương tiện vận tải trong khi Việt Nam có lợi thế sản xuất sản phẩm thâm dụng tài nguyên và lao động. Ngoài ra, cấu trúc thương mại Việt Nam - Hàn Quốc chủ yếu là thương mại liên ngành, tiêu biểu cho quan hệ thương mại giữa một quốc gia phát triển với một quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu cũng dự báo những lợi ích tiềm năng mà Việt Nam và Hàn Quốc có thể thu được khi kết thúc đàm phán FTA song phương. Nghiên cứu của Tran (2012) tiêu đề “Trade Relations between Korea and Vietnam and the Implications for a Korea-Vietnam FTA” cũng phân tích những thay đổi trong quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc và Việt Nam và dự báo tiềm năng phát triển thương mại lớn giữa hai quốc gia nếu thỏa thuận thương mại tự do song phương được thành lập. Điểm hạn chế lớn nhất của những công trình nghiên cứu trên là các tác giả mới chỉ sử dụng hệ thống phân loại SITC ở mức 3 chữ số cũng như chưa
  • 39. 25 có những so sánh về thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với thương mại hàng hóa với các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chưa đi sâu phân tích sự biến động về giai đoạn sản xuất, đóng góp của các nhân tố, giá trị gia tăng, hay mức độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc. Nghiên cứu của Cheong (2013) về “Trade and production network between Korea and Vietnam” phân tích cấu trúc thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo ngành. Tác giả rút ra nhận định, Việt Nam đã nhanh chóng tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia Hàn Quốc. Nghiên cứu khuyến nghị, tăng cường hợp tác công nghiệp Việt - Hàn là phương thức giúp gia tăng hợp tác thương mại cũng như cải thiện cấu trúc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa đôi bên. Tương tự, nghiên cứu của Bui (2013) tiêu đề “Vietnam’s strategy for participating in global production networks” đề xuất tăng cường hợp tác nghiên cứu chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc để xác định các ngành cụ thể Hàn Quốc có lợi thế so sánh, có thể đóng vai trò lãnh đạo mạng lưới và các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia với tư cách nhà cung cấp trong mạng lưới đó. Nghiên cứu của Youn (2015) về “Korea-Vietnam relations: from enemy to comrade” phân tích quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc trên các lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực thương mại, tác giả cho rằng Hàn Quốc có thể gia tăng nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam, qua đó giảm bớt thâm hụt thương mại cho phía Việt Nam. Để gia tăng hợp tác thương mại và đầu tư hai bên có thể thúc đẩy hợp tác công nghiệp, đặc biệt các lĩnh vực thế mạnh của mỗi quốc gia. Nghiên cứu của Tran et al. (2016) nhan đề “Regional Inter-Dependence and Vietnam-Korea Economic Relationship” sử dụng chỉ số phụ thuộc thương mại để đánh giá sự phụ thuộc lẫn nhau về thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Sử dụng mô hình trọng lực, nghiên cứu chỉ ra những yếu tố tác động đến các dòng thương mại và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc. Các tác giả cho
  • 40. 26 rằng, Việt Nam có thể tận dụng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Hàn Quốc để đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là cải thiện khu vực sản xuất chế tạo theo định hướng xuất khẩu. Nghiên cứu của Cheong (2011) về “Korea’s intermediate goods trade with ASEAN” sử dụng hệ thống phân loại BEC của Liên hợp quốc để phân tích vai trò các sản phẩm trung gian trong thương mại Hàn Quốc - ASEAN. Tác giả cho rằng, sự gia tăng trong tỷ phần các sản phẩm trung gian, đặc biệt linh phụ kiện, thiết bị điện tử là minh chứng rõ nét cho sự phát triển nhanh chóng của quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN-Hàn Quốc. Trong đó, các công ty đa quốc gia của Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng, thông qua tăng cường các hoạt động đầu tư, thu mua nguyên vật liệu, đầu vào trung gian cho các nhà máy của mình tại các quốc gia thành viên ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để phân tích ảnh hưởng của các FTA lên thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Sử dụng mô hình cân bằng tổng quát của GTAP (Dự án Phân tích thương mại toàn cầu), Phan và Ji (2016) trong nghiên cứu “Potential Economic Impacts of the Vietnam - Korea Free Trade Agreement on Vietnam” lập luận rằng FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ gia tăng phúc lợi cho cả hai quốc gia trong dài hạn khi việc tự do hóa thương mại giúp phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn. Các kết quả ước lượng cũng cho thấy, xuất khẩu nhóm sản phẩm nông nghiệp và thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ tăng mạnh trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, hàng xuất khẩu Việt Nam đến thị trường Hàn Quốc được dự báo gặp phải sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ phía các quốc gia ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia hay Singapore. Vì thế, các tác giả khuyến nghị Việt Nam nên cố gắng kết thúc sớm đàm phán và thực thi các điều khoản trong FTA với Hàn Quốc nhằm tránh sự cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia ASEAN trong tương lai. Nghiên cứu của Phan và Ji (2014) tiêu đề “An empirical analysis of intra- industry trade in manufacturing between Korea and ASEAN” sử dụng mô
  • 41. 27 hình trọng lực để chỉ ra các yếu tố tác động đến thương mại nội ngành giữa Hàn Quốc và sáu nước ASEAN có khu vực sản xuất chế tạo lớn nhất (gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam). Các biến phụ thuộc là thương mại nội ngành, biến độc lập bao gồm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu người, FDI, các yếu tố sản xuất, vốn nhân lực và AKFTA. 1.4. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu thương mại hàng hóa khác 1.4.1. Các nghiên cứu ở trong nước Nghiên cứu của Nguyễn Chiến Thắng và Trần Văn Hoàng (2015) về “Cơ cấu thương mại của Việt Nam: Những thách thức mang tính dài hạn” sử dụng hệ thống phân loại BEC để phân tích cơ cấu thương mại của Việt Nam với thế giới dưới góc độ giai đoạn sản xuất. Nghiên cứu của Truong (2016) tiêu đề “Technological Structure in Vietnam - Thailand bilateral trade relations” đã sử dụng hệ thống phân loại SITC để phân tích cơ cấu thương mại của Việt Nam với Thái Lan, dưới góc độ hàm lượng công nghệ. Tác giả chỉ ra sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Thái Lan đã có những cải thiện đáng chú ý nhưng đóng góp của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam vào sự cải thiện đó là hạn chế. Công trình luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Hương (2012) “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2001-2010” sử dụng chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu để chỉ ra rằng, dù có cải thiện, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chưa đa dạng, thể hiện qua số lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm còn nghèo nàn. Công trình luận án Tiến sỹ của Vũ Thanh Hương (2016) “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam” sử dụng mô hình trọng lực và mô hình SMART chỉ ra, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, tuy nhiên
  • 42. 28 thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh của sản phẩm vẫn còn yếu kém và các doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả tại thị trường khó tính này. Nghiên cứu của Võ Thy Trang (2016) tiêu đề “Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và APEC” cho thấy, quy mô kinh tế, dân số, thu nhập bình quân đầu người, hội nhập thương mại quốc tế là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thương mại hai chiều về hàng hóa nông sản giữa Việt Nam và các quốc gia trong APEC. Như vậy, tổng quan tài liệu trong nước cho thấy, một vài công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã sử dụng một số hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế và chỉ số cơ cấu thương mại để phân tích thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hàn Quốc nhưng vẫn chưa mang tính hệ thống và toàn diện. Trong đó, các khía cạnh về hàm lượng công nghệ, đóng góp các yếu tố, thương mại nội ngành dọc, nội ngành ngang, giá trị gia tăng chưa được phân tích chuyên sâu, cũng như chưa có so sánh, đối chiếu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với các quốc gia khác trong khu vực. 1.4.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài Sử dụng hệ thống phân loại HS cấp độ 6 chữ số đối với nhóm hàng linh kiện và phụ tùng, nghiên cứu của Athukorala, P.-C. (2011) nhan đề “Production Networks and Trade Patterns in East Asia: Regionalization or Globalization?” chỉ ra vai trò ngày càng tăng lên của thương mại trung gian, đặc biệt hàng hóa phụ tùng và linh kiện trong mạng lưới sản xuất của khu vực Đông Á. Tác giả nhận định, Hàn Quốc và Trung Quốc ngày càng thu hẹp khoảng cách phát triển cũng như đang dần thay thế Nhật Bản trong một số khâu sản xuất thiết bị điện tử và cơ khí. Điều tương tự cũng diễn ra với một số nền kinh tế công nghiệp hóa của ASEAN như Singapore và Malaysia. Sử dụng dữ liệu thống kê quốc tế ở mức độ tương đối chi tiết, Kimura et al. (2007) trong nghiên cứu “Fragmentation and parts and components trade:
  • 43. 29 Comparison between East Asia and Europe” đã so sánh mức độ phân rã của hoạt động sản xuất giữa khu vực Đông Á và châu Âu. Theo đó, thương mại khu vực Đông Á, nhất là giữa ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc về các linh kiện và phụ tùng công nghiệp có sự phân mảnh theo chiều dọc khá rõ rét, khi mỗi quốc gia trong khu vực chi phối một hoặc một vài khâu trong quy trình sản xuất hàng hóa. Ngược lại, mạng lưới sản xuất ở châu Âu lại đi theo mô hình khác biệt sản phẩm theo chiều ngang truyền thống. Nghiên cứu của Gaulier et al. (2007) nhan đề “China’s integration in East Asia: Production sharing, FDI & high-tech trade” chỉ ra FDI và các ngành công nghệ cao đóng vai trò thiết yếu đối với sự tham gia của các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc vào chuỗi cung ứng của toàn khu vực. Sử dụng cách tiếp cận tương tự, nghiên cứu của Ha (2011) nhan đề “Intermediate goods trade between Vietnam and China” phân tích thương mại hàng hóa trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tác giả nhận định, thâm hụt thương mại lớn của Việt Nam với Trung Quốc chủ yếu là do Việt Nam ngày càng phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trung gian từ thị trường này. Vì thế, phát triển công nghiệp phụ trợ nên là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để cải thiện cấu trúc thương mại với Trung Quốc. Nghiên cứu của Truong (2017) nhan đề “The structure of commodity trade between Thailand and Vietnam (2004-2013)” chỉ ra thương mại nội ngành giữa Việt Nam với Thái Lan ngày càng tăng lên, phản ánh hai nước đã tận dụng được phần nào lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng như đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, sự gia tăng đó phần lớn đến từ tăng trưởng trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên tiềm ẩn nhiều rủi ro một khi hoạt động thu hút FDI của Việt Nam gặp bất lợi. Như vậy, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã tiếp cận thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc cũng như thương mại của Việt Nam, Hàn Quốc với các nước khác chuyên sâu hơn thông qua sử dụng hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế và các chỉ số cơ cấu thương mại hay một số mô hình
  • 44. 30 định lượng. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có nhiều công trình khoa học phân tích thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc một cách toàn diện, hệ thống cũng như có sự so sánh đối chiếu với các quốc gia khác trong khu vực. 1.5. Đánh giá chung và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 1.5.1. Đánh giá chung Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ đề luận án cho thấy, quan hệ thương mại Việt – Hàn được phân tích chuyên biệt hoặc với tư cách một bộ phận cấu thành trong quan hệ tổng thể của hai nước. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992, đồng thời đưa ra những dự báo tương đối tích cực cho triển vọng thúc đẩy trao đổi thương mại giữa đôi bên. Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận truyền thống, mang tính thống kê mô tả để đưa ra các nhận định, đánh giá và dự báo triển vọng cho quan hệ hợp tác thương mại Việt – Hàn. Việc áp dụng các chỉ số cơ cấu thương mại để phân tích cấu trúc thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc là không nhiều cũng như chưa mang tính cập nhật. Đồng thời, phần lớn cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc mới chỉ dừng lại ở cấp độ từ 1 đến 3 chữ số nên chưa đủ chi tiết để làm nổi bật sự thay đổi về mặt cấu trúc của quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc. Thứ hai, các nghiên cứu nước ngoài đã xây dựng các phương pháp phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa giữa các quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã có những phân tích chuyên sâu hơn về quan hệ, cơ cấu thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, ASEAN - Hàn Quốc. Phần lớn các tác giả đều khuyến nghị Việt Nam và Hàn Quốc đẩy nhanh ký kết FTA song phương nhằm tạo ra các lợi ích kinh tế lớn hơn cho mỗi nước; đồng thời tăng cường thu hút vốn FDI từ Hàn Quốc. Tuy thế, các khuyến nghị giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc cũng chưa cụ thể và toàn diện.
  • 45. 31 Thứ ba, yếu tố lợi thế so sánh động, giá trị gia tăng, độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu, cũng như ảnh hưởng của VKFTA trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc, hay giữa các nước khác trong khu vực Đông Á hầu như chưa được phân tích chuyên sâu và thỏa đáng cả trong những nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế. Trong khi đó, những nhân tố kể trên đang ngày càng chi phối tính chất quan hệ thương mại Việt - Hàn. Vì thế, việc đưa ra các hàm ý chính sách cải thiện cơ cấu thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc trong những nghiên cứu trên chưa thực sự bao quát và bắt kịp với thực tiễn. Thứ tư, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thương mại hàng hóa Việt – Hàn một cách tách biệt mà chưa đặt quan hệ thương mại Việt – Hàn trong sự so sánh, đối chiếu với các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt các nước ASEAN. Đây là điểm cần bổ sung bởi việc so sánh giúp đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan hơn về thành tựu và hạn chế, những vấn đề đặt ra của thương mại Việt Nam – Hàn Quốc thời gian qua. Thứ năm, phần lớn các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước chưa phân tích sâu bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế cho quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc hiện nay và thời gian tới. Đây là khoảng trống luận án có thể tập trung nghiên cứu bởi Việt Nam và Hàn Quốc đều là các nền kinh tế có độ mở cao, lại cùng thuộc khu vực Đông Á đang phát triển năng động, nên quan hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc chắc chắn chịu (ít nhiều) ảnh hưởng từ những biến động của môi trường kinh tế, chính trị - an ninh bên trong mỗi nước cũng như tại khu vực và quốc tế. 1.5.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Kế thừa các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến quan hệ, cơ cấu thương mại Việt - Hàn Quốc, luận án tập trung giải quyết những nội dung sau đây: Một là, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận; xây dựng khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song
  • 46. 32 phương; bao gồm làm rõ các nhân tố tác động và các cơ sở, tiêu chí đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Hai là, áp dụng khung phương pháp vào phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016; qua đó làm rõ thực trạng và những mặt tích cực, hạn chế, vấn đề đặt ra và những yếu tố tác động trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc giai đoạn này. Bên cạnh đó, luận án so sánh những biến đổi đã diễn ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc với một số quốc gia khu vực Đông Á với Hàn Quốc, nhằm đưa ra những đánh giá khách quan, toàn diện về cơ cấu thương mại Việt – Hàn. Ba là, nhận diện và phân tích những ảnh hưởng của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế đến quan hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc thời gian tới đây. Bốn là, đưa ra các quan điểm, định hướng và giải pháp phù hợp, khả thi, chủ yếu dưới góc độ nhà nước và doanh nghiệp nhằm giúp cải thiện căn bản cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ những năm tới đây.
  • 47. 33 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƯƠNG 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Thương mại hàng hóa, thương mại liên ngành và thương mại nội ngành - Thương mại hàng hóa: Thương mại là phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa. Theo nghĩa rộng, thương mại gồm các hoạt động kinh doanh của các cá nhân trên thị trường với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường, là quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và dịch vụ [20], [108]. Về mặt lịch sử, thương mại phát triển từ hình thái trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng thông qua các kim loại quý như vàng, sau đó chuyển sang sử dụng tiền tệ và phiếu séc như phương tiện thanh toán trung gian, tách biệt giữa người mua và người bán. Hiện nay, thương mại điện tử (một hình thức của thương mại) đóng vai trò trung gian quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động mua bán, thanh toán ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đối với các quốc gia đang phát triển, các hình thức thương mại truyền thống vẫn còn tương đối phổ biến. Như vậy, thương mại hàng hóa được hiểu là thương mại trong lĩnh vực hàng hóa, cùng với thương mại dịch vụ cấu thành thương mại nói chung và bao gồm toàn bộ các hoạt động mua, bán hoặc phân phối hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và tồn tại dưới hình thức hữu hình, khác với thương mại dịch vụ tồn tại dưới hình thức vô hình [20], [108]. - Thương mại liên ngành và thương mại nội ngành:
  • 48. 34 Thương mại hàng hóa có thể được phân loại thành thương mại liên ngành và thương mại nội ngành, trong đó thương mại nội ngành tiếp tục được phân chia thành thương mại nội ngành dọc và thương mại nội ngành ngang. + Thương mại liên ngành (Inter-industry trade): được hiểu là các hoạt động thương mại diễn ra giữa các ngành, nhóm hàng khác nhau. Thí dụ, Indonesia xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang Nhật Bản, đồng thời nhập khẩu lại từ Nhật Bản ô tô, máy móc, thiết bị sản xuất. Ví dụ khác, Indonesia xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ các sản phẩm may mặc, đồng thời nhập khẩu từ Hoa Kỳ hàng hóa dược phẩm, thiết bị y tế. Thương mại liên ngành là hình thức thương mại truyền thống, hình thành bởi sự khác biệt giữa các nước về lợi thế tuyệt đối và tương đối, cho phép mỗi nước thu được lợi ích nếu chuyên môn hóa sản xuất vào lĩnh vực khác biệt sau đó tiến hành trao đổi, buôn bán với nhau [108]. + Thương mại nội ngành (Intra-industry trade): thương mại nội ngành dùng để chỉ loại hình thương mại mà một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu các nhóm hàng, ngành hàng giống nhau [58]. Thương mại nội ngành ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động thương mại quốc tế khi một khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ giống nhau, đặc biệt sản phẩm ô tô, máy tính, điện tử, đồng thời được nhập khẩu và xuất khẩu giữa các quốc gia [108]. Ví dụ, Malaysia xuất khẩu các sản phẩm điện tử sang thị trường Thái Lan nhưng đồng thời nhập khẩu các sản phẩm này từ Thái Lan; hay Nhật Bản xuất khẩu các sản phẩm xe ô tô gia đình sang thị trường Đức nhưng cũng nhập khẩu từ Đức các sản phẩm xe ô tô thể thao. Thương mại nội ngành được phân chia thành thương mại nội ngành ngang (Horizontal Intra-industry trade) và thương mại nội ngành dọc (Vertical Intra- Industry Trade). Thương mại nội ngành ngang chỉ các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong cùng một ngành, có cùng giai đoạn xử lý và gia công [86]. Những sản phẩm này được sản xuất bởi các công nghệ tương tự, đồng thời cung cấp các chức năng thay thế như nhau. Thí dụ, các sản phẩm
  • 49. 35 điện thoại sản xuất với công nghệ tương tự từ các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc, có các chức năng giống nhau và chỉ khác về hình dạng, màu sắc, hay thiết kế để thỏa mãn các nhóm khách hàng khác biệt nhau. Ngược lại, thương mại nội ngành dọc cũng là thương mại với các sản phẩm trong cùng một ngành nhưng khác nhau về các giai đoạn, quy trình sản xuất. Thương mại nội ngành dọc thường có sự liên hệ chặt chẽ với quá trình phân rã hoạt động sản xuất quốc tế thành các giai đoạn gia công, chế biến khác nhau tại các khu vực địa lý khác nhau, dựa trên lợi thế về điều kiện của từng vùng như nguồn tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động, hay dung lượng thị trường nội địa [86]. Ví dụ, Philipines nhập khẩu linh phụ kiện của điện thoại từ Hàn Quốc để lắp ráp, hoàn thiện các sản phẩm điện thoại, sau đó xuất khẩu ngược lại Hàn Quốc và các quốc gia khác. 2.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa và cơ cấu thương mại hàng hóa song phương Cơ cấu thương mại hàng hóa được định nghĩa là: tổng thể các bộ phận giá trị hàng hóa hợp thành nền thương mại của một quốc gia; các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và phù hợp với những điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể nhất định của quốc gia [20]. Dựa trên khái niệm cơ cấu thương mại hàng hóa, luận án đề xuất khái niệm cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Theo đó, cơ cấu thương mại hàng hóa song phương là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hóa hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia này với một quốc gia khác, phù hợp với những điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể nhất định của hai quốc gia. Ở đây, cơ cấu thương mại hàng hóa song phương chính là cơ cấu thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia cụ thể, chứ không phải giữa một nước với một khu vực khác (bao gồm nhiều quốc gia thuộc khu vực đó). Cơ cấu thương mại là kết quả của quá trình sáng tạo ra của cải vật chất của một nền kinh tế tương ứng với một mức độ và trình độ phát triển của quốc gia