SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  86
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................7
4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................8
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ........................................................8
6. Đóng góp của luận văn........................................................................................9
7. Bố cục luận văn. ..................................................................................................9
Chƣơng 1 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 ............................................................................10
1.1.Một số nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa
và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa trước năm 1996..................10
1.1.1. Một số nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh
Hóa.................................................................................................................10
1.1.2. Kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa trước năm 1996..............................14
1.2. Kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 1996-2005.............................17
1.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh Quảng bình về
phát triển kinh tế - xã hội ...............................................................................17
1.2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Huyện ủy Minh Hóa..19
1.3. Một số kết quả về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm
1996 đến năm 2005............................................................................................25
1.3.1. Chuyển biến về kinh tế.........................................................................25
1.3.2. Chuyển biến về xã hội.........................................................................31
CHƢƠNG 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA TỪ
NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................................41
2.1. Chủ trương của Đảng..................................................................................41
2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng.......................................................41
2.2.3. Chủ trương của Đảng bộ Huyện Minh Hóa.........................................49
2.2. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở huyện Minh Hóa (2006-2015).......53
2.2.1. Chuyển biến về kinh tế.........................................................................53
2
2.2.2. Chuyển biến về xã hội.........................................................................56
Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM....67
3.1. Nhận xét chung...........................................................................................67
3.1.1. Ưu điểm nổi bật....................................................................................67
3.1.2. Một số hạn chế lớn..............................................................................72
3.2. Bài học kinh nghiệm...................................................................................73
KẾT LUẬN..............................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng:1.1. Bảng số liệu giáo dục huyện Minh Hóa qua từng thời kỳ........................35
Bảng 1.2. Hoạt động khám và điều trị trên địa bàn huyện........................................36
Bảng 1.3. Số lượng và cơ cấu cán bộ ngành y tê qua các năm. ................................37
Bảng 1.4 : Tình hình phủ sóng phát thanh và truyền hình........................................39
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm qua các thời kỳ...............54
Bảng 2.2: Bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành
phân theo ngành kinh tế. ...........................................................................................54
Bảng 2.3: Số liệu của ngành giáo dục qua các thời kỳ .............................................62
Bảng 2.4: Số lớp học qua các thời kỳ .......................................................................63
Bảng 2.5: Số liệu Y tế qua các thời kỳ......................................................................63
Bảng 2.6. Số lượng và cơ cấu cán bộ ngành y tê qua các năm. ................................64
Bảng 2.7: Số lượng và cơ cấu cán bộ ngành dược qua các năm...............................64
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta kết thúc
thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào mùa xuân năm 1975, đã
chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai trong
hơn 20 năm. Non sông Việt Nam thu về một mối, đất nước Việt Nam bước
vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, hòa bình, thống nhất, cả nước đi lên
chủ nghĩa xã hội. Trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội, nhân dân ta đã gặt hái được nhiều thành tựu. Song cho đến trước
năm 1986, nền kinh tế của đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, tăng trưởng
chậm, sau đó lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Để đưa
đất nước thoát khỏi khủng hoảng, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(12/1986) đã chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn
diện; trong đó nhấn mạnh đến đổi mới tư duy về phát triển kinh tế và giải
quyết các vấn đề xã hội.Chủ trương đổi mới về kinh tế, giải quyết các vấn đề
xã hội tiếp tục được các Đại hội VII(1991), VIII(1996), IX(2001), X(2006),
XI(2011) của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển.
Vận dụng đường lối về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới,
đặc biệt ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào hoàn cảnh
cụ thể của địa phương, từ 1996 đến 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự
điều hành của chính quyền huyện Minh Hóa, kinh tế - xã hội trên địa bàn
huyện có nhiểu chuyển biến tích cực. Kinh tế tăng trưởng khá, kết cấu hạ
tầng, điện, đường, trường, trạm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
được đầu tư. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân
được cải thiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế xã hội trên
địa bàn huyện Minh Hóa còn những bất cập, hạn chế. Những thành tựu về
phát triển kinh tế,- xã hội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của
5
huyện. Phục dựng lại bức tranh kinh tế - xã hội giai đoạn 1996-2015, trên cơ
sở đó, rút ra những kinh nghiệm để phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh
Hóa trong các giai đoạn tiếp theo tốt hơn là việc làm thiết thực, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Về ý nghĩa khoa học: Qua nghiên cứu đề tài góp phần hiểu rõ hơn về
những vấn đề lý luận và thực tiễn về đường lối đổi mới của Đảng, về việc
hiện thực hóa đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể ở huyện
Minh Hóa; đồng thời giúp chúng ta thấy được những thành công và tồn tại
của nền kinh tế huyện Minh Hóa trong 20 năm đổi mới. Mặt khác, qua luận
văn, mong muốn được đóng góp một số ý kiến, rút ra những kinh nghiệm
nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai.
Về ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài này đã góp phần làm rõ hơn
truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân Minh Hóa. Từ đó giáo dục thế hệ
trẻ của huyện thêm trân trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu đó. Ở
một mức độ nhất định, đề tài còn cung cấp hệ thống tư liệu góp phần thiết
thực vaò việc giảng dạy lịch sử địa phương
Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện
Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đến 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
- Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội nói chung
Thực hiện công cuộc đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế - xã hội nói
riêng đã ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề mới cần phải có những đánh giá,
lời giải thấu đáo.
Vậy nên, đây là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều
cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có những công trình tiêu biểu như:
- Phan Đại Doãn (1992), “Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế xã
hội”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình này đã phân tích về tình hình
6
sở hữu ruộng đất, bản chất của nền kinh tế tiểu nông và sự cố kết của quan
hệ làng xã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của nông thôn trong
công cuộc đổi mới. Từ đó tác giả đưa ra những kết luận và một số giải
pháp cụ thể cho vấn đề trên.
- Hà Vinh (1997), “Nông nghiệp Việt Nam trong bước chuyển sang kinh
tế thị trường” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày tình hình
nông nghiệp Việt Nam cũng như con đường phát triển của nông nghiệp trong
quá trình chuyển sang kinh tế thị trường.
- Trần Bá Đệ (2000), “Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay”, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đã dành trọn một chương để trình bày tình hình kinh
tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa và đổi mới.
- Lê Văn Anh, Đặng Văn Chương, Đinh Thị Dung, Nguyễn Văn Hoa,
Đinh Thị Lan, Đặng Văn Hồ, Trần Vĩnh Tường (2005), “Một số chuyên đề
lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử”, Nxb Giáo
dục Hà Nội. Công trình này đã dành trọn một mục lớn để nói về hoàn cảnh,
nội dung đổi mới, những thành tựu và bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi
mới ở nước ta.
- Nguyễn Trọng Phúc (2007), “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam, một số
vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Giáo dục Chính trị quốc gia, Hà Nội; và bài
viết “Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng cộng sản
Việt Nam”, trong tác phẩm, “Một số chuyên đề lịch sử Đảng cộng sản Việt
Nam”, tập III, Nxb Giáo dục Chính trị quốc gia, Hà Nội (2007). Ở đây, tác giả
đã phân tích cơ sở hoạch định đường lối đổi mới của Đảng, sự phát triển của
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình đổi mới
tư duy kinh tế của Đảng từ Đại hội VI đến nay.
- Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
Tiến trình phát triển KT-XH của Quảng Bình trong thời kỳ đổi mới đã
được đề cập đến ở các bộ sách như “Lịch sử Đảng bộ QB tập III (1975-
2000)” và các bộ lịch sử Đảng bộ các địa phương, Lịch sử các ngành và tổ
7
chức KT-XH trong tỉnh như “Lịch sử ngành công nghiệp - thủ công nghiệp
tỉnh Quảng Bình 1959-2000” của Sở công nghiệp Quảng Bình, “Lịch sử Đảng
bộ huyện Minh Hóa tập II (1975- 2005)” . Ngoài ra, còn có các công trình viết
về từng lĩnh vực kinh tế như: “Nội dung mô hình HTX nông nghiệp trong đổi
mới cơ chế kinh tế ở tỉnh Quảng Bình” của Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn Quảng Bình, , “Quảng Bình 15 năm xây dựng và phát triển (1990-
2004)”, “ Quảng Bình thời kỳ 1990 – 2000 xây dựng và phát triển” của cục
Thống kê Quảng Bình, “Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Quảng Bình 2001-2010” của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.
Gần đây, đã có một số luận văn thạc sĩ khai thác về vấn đề kinh tế - xã
hội các huyện của tỉnh Quảng Bình cũng như các lĩnh vực khác của các địa
phương khác như đề tài “Nông nghiệp Quảng Bình trong quá trình đổi mới”
của tác giả Vũ Thị Thúy Vân (2007), “Kinh tế huyện Bố Trạch thời kì đổi
mới (1986-2006)” của Nguyễn Minh Phương (2008), “Hoạt động dân vận ở
Quảng Bình giai đoạn 1989-2005” của tác giả Cái Thị Thùy Giang (2010).
Các công trình trên đã đề cập những vấn đề chung về kinh tế xã hội của
đất nước, đề cấp đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình và một số
huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình…nhưng nghiên cứu đến sự chuyển biến
kinh tế - xã hội ở huyện Minh Hóa thì cho đến nay vẫn chưa có công trình
nào. Tuy vậy, những công trình trên là những tài liệu tham khảo quan trọng để
tôi triển khai thực hiện đề tài luận văn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
-Về đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa từ
1996 -2015
-Về phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian nghiên cứu: từ 1996 đến 2015
Về không gian nghiên cứu: Tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
8
4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Về mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phục dựng lại tình hình kinh tế xã
hội của huyện Minh Hóa trong giai đoạn 1996-2015; trên cơ sở đó rút ra một
số kinh nghiệm để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Minh Hóa trong các giai
đoạn tiếp theo.
-Về nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, khái quát đặc điểm, tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình kinh tế
xã hội huyện Minh hóa trước năm 1996.
Hai là, tái họa bức tranh kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa thời kỳ 1996 – 2015.
Ba là, làm rõ những thành tựu, nguyên nhân của thành tựu, đồng thời chỉ
ra những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội huyện Minh Hóa (1996-2015).
Bốn là, rút ra kinh nghiệm để góp phần phát triển kinh tế xã hội ở huyện
Minh Hóa trong thời gian tới.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Nguồn tƣ liệu
Luận văn đã sử dụng một số nguồn tư liệu sau đây:
Một là, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc trong thời kỳ đổi mới, các
nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản luật của Nhà nước về phát triển
kinh tế.
Hai là, các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Đại hội Đảng bộ
huyện Minh Hóa, các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy. Các báo cáo
của Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa về tình hình kinh tế - xã hội; Các báo
cáo của các phòng, ban Tỉnh ủy, Huyện ủy, của Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban
nhân dân huyện, các ngành liên quan về kinh tế xã hội, nguồn tài liệu của Cục
Thống kê tỉnh Quảng Bình và Phòng Thống kê huyện Minh Hóa.
Ba là, các sách chuyên khảo, các bài viết nghiên cứu về tình hình đổi
mới đăng trên các tạp chí trung ương và địa phương.
9
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học
khác như xử lý số liệu, điền dã, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, nhằm
lựa chọn, sử dụng, xử lý những tư liệu phù hợp, làm cơ sở cho việc sử dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp logic để phục dựng, đánh giá và tổng
kết quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 1996-2015.
6. Đóng góp của luận văn.
Nghiên cứu đề tài này, luận văn có một số đóng góp trên những nội dung sau:
- Phục dựng lại sự chuyển biến của kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
Minh Hóa giai đoạn 1996 -2015.
- Cung cấp nguồn tư liệu để giảng dạy tại các cơ sở giáo dục kinh tế,
chính trị và giảng dạy lịch sử địa phương.
Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Minh Hóa.
7. Bố cục luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục
các bảng biếu, danh mục chữ cái viết tắt, phụ lục, phần nội dung của luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương 1. Chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm
1996 đến năm 2000.
Chương 2. Chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm
2000 đến năm 2015.
Chương 3. Một số nhận xét chung và bài học kinh nghiệm
10
Chƣơng 1
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005
1.1.Một số nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh
Hóa và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa trƣớc năm 1996
1.1.1. Một số nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện
Minh Hóa
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên
+ Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí, địa hình
Minh Hóa là huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, ở vào tọa độ 17o2’ 30
vĩ độ Bắc và 105o6’25 đến 105o20’30 kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc
giáp huyện Tuyên Hóa, phía Nam giáp huyện Bố Trạch; phía Tây giáp hai
huyện Bua – La – Pha và Nhòm – Ma – Lạt của tỉnh Khăm Muộn nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào. Minh Hóa có đường biên giới chung với tỉnh
Khăm Muộn (Lào) 89 km.
Trải qua quá trình lịch sử, địa giới hành chính huyện Minh Hóa cũng có
nhiều thay đổi. Đến nay, huyện Minh Hóa có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thị
trấn và 14 xã.
Huyện Minh Hóa có diện tích 141.006 ha, là một huyện nằm giữa dãy
núi đá vôi Kẻ Bàng, bao lấy vùng đất Minh Hóa là hai dãy núi đá lớn: Dãy núi
Đen và dãy núi Bông Dương, Bông Dầm (hay còn gọi là dãy núi Giăng Màn).
Với những núi đá cao như: Ca Reeng cao 1.326m, núi Bãi Dinh cao 1.029m,
núi Mia Xeng cao 848m, núi Ma Rai cao 178m,… ngoài những dãy núi đá
kéo dài, còn có nhiều núi đá đơn lẻ nằm giữa đồng ruộng hay trong các làng
mạc sầm uất như: Lèn Bảng, Lèn Một, Lèn Ông Ngòi…
Do kiến tạo địa tầng và quá trình đứt gãy địa chất phức tạp nên giữa
những núi đá vôi có các thung lũng là nơi cư dân sinh sống và cũng do chính
11
cấu tạo địa hình phức tạp nên các sông suối ở đây thường bị đứt dòng chảy.
Sự biến mất và xuất hiện của các con sông được người dân địa phương gọi
hiện tượng đó là lực nước mạch ngầm.
- Về khí hậu: Do cấu tạo về địa hình với sự án ngữ của dãy Hoành Sơn
nên khí hậu ở đây được chia thành hai vùng rõ rệt. Phía Bắc Hoành Sơn (Hà
Tĩnh) nằm trong vùng khí hậu của miền Bắc; Nam Hoành Sơn (Minh Hóa và
Tuyên Hóa) lại mang đầy đủ khí hậu của miền Nam. Khí hậu nóng ẩm thể
hiện rõ rệt ở hai mùa: mùa mưa và mùa nắng. Là một huyện miền núi, mùa
mưa ở đây thường đến rất sớm, bắt đầu từ tháng 9 năm trước và kết thúc
muộn vào khoảng tháng giêng hoặc tháng hai năm sau. Vào những tháng này
thường có gió mùa Đông – Bắc và mang theo không khí lạnh, mưa dầm,…
Khác với vùng đồng bằng, vào mùa mưa hơi lạnh của núi đá tỏa ra hòa cùng
không khí lạnh ngoài trời làm cho thời tiết càng thêm giá lạnh. Do lượng mưa
nhiều nên độ ẩm vào những tháng này tăng cao.
Mùa khô diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8, số giờ nắng bình quân hàng
ngày là 6,4 giờ, ngày nắng cao nhất đạt đến 9,9 giờ. Mùa khô có gió Tây –
Nam thổi từ Lào sang (còn gọi là gió Lào hoặc gió Nam). Gió Lào mang theo
hơi nóng từ vùng cao nguyên Lào vào cùng với hơi nóng tỏa ra từ núi đá vôi
gây nên không khí oi bức, khó chịu; nhiệt độ tăng cao làm cho lượng nước
bốc hơi mạnh.
Sự đa dạng về thời tiết là một thuận lợi lớn để những người làm nông
nghiệp phát triển các loại cây trồng xứ lạnh và xứ nóng. Song nó cũng gây ra
không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống của nhân dân.
+ Tài nguyên
- Về tài nguyên rừng: Rừng Minh Hóa có rừng núi đá, rừng núi đất với
nhiều loại gỗ quý như: Dạ Hương, Huê Mộc, Cánh Kiến, Lim, Sến, Táu, Gõ,
gỗ Mun, Lát giỗi, Chò, Kiền kiền. Nhiều loại tre nứa, song mây, nhiều loại
dược liệu quý giá như Sa nhân, Hà thủ ô, Ngũ gia bì, Sâm trần, mật ong. Mật
ong Minh Hóa đã trở thành thứ đặc sản quý. Núi rừng Minh Hóa còn là nơi
12
trú ngụ, sinh sống của hàng trăm loài chim, thú, hổ, báo, hươu, nai, lợn rừng,
chồn, cáo, sơn dương, voi, gấu, khỉ, chim công, chim khiếu… Núi đá vôi là
một sa mạc đá vào loại lớn nhất thế giới với diện tích 92.111.643 ha; đáng lưu
ý là trong núi đá vôi có hàng trăm động lớn nhỏ. Đây là một lợi thế để phát
triển du lịch sinh thái và du lịch hang động ngoài ra còn là nguồn khoáng sản
quý phục vụ cho xây dựng cơ bản
- Về tài nguyên đất: Ở Minh Hóa đất trồng trọt chiếm chưa đến 3,98%
diện tích tự nhiên nhưng có nhiều loại đất trồng có độ màu mỡ cao như đất
pheralit vàng nâu (sét vàng); đất được bồi lắng (đất dốc tụ) do quá trình bồi
lắng, trầm tích của đá vôi rất thích hợp cho việc hình thành các làng mạc sầm
uất, trù phú. Ở Minh Hóa đất lâm nghiệp nằm xen với đất nông nghiệp, diện
tích đất lâm nghiệp khá lớn, phù hợp với các loại cây trồng như: cao su, cà
phê, hồ tiêu, chè, mít, dâu tằm, lúa nương, lúa nước, ngô, khoai, sắn...
- Về tài nguyên nƣớc: Huyện Minh Hóa ở đầu nguồn các con sông, có độ
cao trên 1.000m so với mặt biển, do cấu tạo đặc biệt của địa hình núi đá vôi
nên các con sông suối ở đây nhiều và có độ dốc lớn. Ngoài hàng trăm con suối,
Minh Hóa có 2 sông chính là sông Gianh và sông Nan. Đây là nguồn nước
phục vụ chủ yếu cho dân sinh huyện Minh Hóa. Ngoài ra còn các hồ chứa nước
có khả năng chứa nước và điều tiết lũ, chống hạn cho các khu kinh tế nông lâm
nghiệp. Hệ thống sông suối dày đặc, có độ dốc lớn chảy xen giữa những dãy
núi đá vôi thậm chí có nhiều con suối chảy qua làng- núi đá. Đây là nguồn
nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và ổn định môi trường sinh thái.
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội
+ Nguồn lực kinh tế
Minh Hoá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế.
Huyện có cửa khẩu quốc tế Chalo - Nà Phàu các đầu mối và tuyến giao thông
quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện,
đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan
qua Lào, về QL1A, đến cảng biển Hòn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà
13
Tĩnh). Bên cạnh đó, Minh Hoá còn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo,
Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve, Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên, sơn
thuỷ hữu tình có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú
Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hoá Hợp, Nước Rụng ở Dân Hoá, phía Bắc đèo
Đá Đẽo và các hang động ở Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. Đây là điều
kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập
khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các
vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Với tiềm năng đó, Minh Hóa hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển nền kinh tế toàn diện gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp,
thương mại, và dịch vụ.
+ Nguồn lực xã hội
Dân số huyện Minh Hóa tính đến năm 2010 là 49.571 người, trong đó
tổng số lao động trong độ tuổi 26.671 người chiếm 53,8% dân số. Tỷ lệ tham
gia lao động ở nông nghiệp chiếm trên 77,78%, thu nhập nhập bình quân đầu
người đến cuối năm 2010 là 6 triệu đồng/người/năm.
Cùng sinh sống với người Việt còn có hai dân tộc ít người khác: Bru –
Vân Kiều và Chứt, thuộc hai nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường và Môn – Khơ
me. Dân cư Minh Hóa phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các vùng đất
bằng phẳng, ven các con sông, con suối, các trục đường giao thông, các thung
lũng, miền núi cao dân cư thưa thớt. Sống trên mảnh đất Minh Hóa có nhiều
dân tộc. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng. Quá trình lao động, xây
dựng quê hương, đấu tranh chống thiên nhiên, chống ngoại xâm, các cộng đồng
dân tộc đã đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn gian khổ xây dựng cuộc
sống. Họ xem vùng đất đầy nắng nóng, gió Lào, mưa lũ giữa núi rừng đại ngàn
của Trường Sơn là nơi chôn rau cắt rốn. Minh Hóa nằm trong vùng giao thoa
giữa nền văn hóa Đông Sơn phía Bắc và nền văn hóa Sa Huỳnh phía Nam.
Chính sự giao thoa này cùng với điều kiện sống giữa núi rừng bạt ngàn của
Trường Sơn và xa những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn, qua bao thế hệ đã hun
đúc nên một bản sắc văn hóa riêng cho mỗi tộc người và cả cộng đồng dân cư.
14
Trải qua quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương bản làng đã
hun đúc nên trong các thế hệ con người Minh Hóa một bản lĩnh, một tính
cách, một lối sống truyền thống rất được trân trọng đó là: cần cù trong lao
động, thông minh sáng tạo, trung thực, thật thà, thẳng thắn, chịu thương chịu
khó, đoàn kết, trọng nghĩa tình, giàu lòng yêu nước, yêu quê hương.
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, do có vị trí
chiến lược quan trọng là “phên dậu” phía Tây của Quảng Bình,người Minh
Hóa đã cùng nhân dân trong vùng đứng lên cầm vũ khí chống kẻ thù xâm
lược, góp phần xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, Minh
Hóa giữ vị trí chiến lược quan trọng trong việc chi viện cho chiến trường
miền Nam, cho nên Minh Hóa đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của
không quân Mỹ, là nơi chịu đựng nhiều thử thách ác liệt của chiến tranh, là
nơi tuyến lửa đã hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ do không lực
Hoa Kỳ dội xuống nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào chiến
trường miền Nam. Thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”,
với lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân Minh
Hóa đã hăng hái ra quân đánh Mỹ, cứu nước.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, dựa vào tài nguyên, đất đai và lao
động, nhân dân Minh Hóa không lùi bước trước khó khăn và lạc hậu. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, các dân tộc ở Minh Hóa đoàn kết cùng nhau tìm cách
khắc phục khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc tìm con đường đi thích hợp
tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
1.1.2. Kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa trước năm 1996
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chủ trương của Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình, sự quyết tâm lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ huyện Minh Hóa,
tính đến trước năm 1996, kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa đã đạt được một số
kết quả nhất định. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần
thứ XV đã nhận định:
15
Trong quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV,
có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động, song về cơ bản chúng ta đã
thực hiện được những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân cơ bản được ổn định và cải thiện một bước. Quốc phòng,
an ninh được củng cố, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ
vững. Bộ mặt nông thôn đang từng bước được thay đổi. [53].
Trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất toàn
diện, nhằm giải quyết một bước về nhu cầu lương thực tại chỗ, đảm bảo đời
sống của nhân dân. Tổng sản lượng lương thực tăng lên từ 5.421 tấn năm
1991 lên 6.370 tấn năm 1995. Năng suất các loại cây trồng đều tăng, nhất là
cây ngô. Lĩnh vực chăn nuôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tổng
đàn gia súc tăng bình quân hàng năm là 5,4%. Nhiều hộ có thu nhập từ chăn
nuôi khá và đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình. Về lâm nghiệp,
từ năm 1991 đến năm 1995, đã tu bổ, cải tạo 84 ha rừng tự nhiên, trồng mới
216 ha rừng tập trung và hàng ngàn cây phân tán. Về tiểu thủ công nghiệp, giá
trị tăng bình quân hàng năm là 8,5%. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất,
phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn có hiệu quả như xây dựng
các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, xây dựng trung tâm y tế huyện và xã...
Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được chú ý quan tâm, quốc lộ 29
và 15 đã từng bước được nâng cấp và sửa chữa, mạng lưới giao thông liên
thôn, liên xã phát triển khá. Thu, chi ngân sách có nhiều cố gắng, tốc độ tăng
trưởng hàng năm đạt 15,8%.
Về văn hóa - xã hội huyện Minh Hóa tính đến trước năm 1996 có những
bước phát triển nhất định. Sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được
chú trọng, thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế. Tuyên truyền, vận
động nhân dân thực hiện có hiệu quả về công tác dân số - kế hoạch hóa gia
đình. Duy trì và phát triển công tác văn hóa thông tin, thể dục, thể thao, phát
thanh truyền hình để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
16
phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân trong toàn huyện. Thực hiện tốt các
chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Phong trào đền
ơn đáp nghĩa đã được các cấp, các ngành quan tâm
Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa vẫn
còn những bất cập hạn chế. Kinh tế huyện Minh Hóa vẫn đang trong tình
trạng chậm phát triển, trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất các loại cây
trồng thấp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chưa xây dựng quy hoạch
tổng thể về phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển nông thôn, công tác chỉ
đạo còn nhiều lúng túng. Việc tập trung sức để khai thác những tiềm năng, thế
mạnh hiện có từ nông - lâm nghiệp của địa phương còn hạn chế. Công tác quy
hoạch theo ngành, theo vùng chưa làm được, công tác giao đất, giao rừng cho
nông dân tiến hành còn chậm. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp chưa thực sự
đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Còn bảo lưu những tập quán
sản xuất cũ, lạc hậu, tình trạng du canh du cư vẫn còn. Sản xuất công nghiệp -
thủ công nghiệp, dịch vụ còn yếu. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo, các hợp
tác xã theo mô hình mới chưa được hình thành, các doanh nghiệp nhà nước
chưa đủ sức đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Về mặt xã hội, trình độ dân trí mặt bằng chung của huyện còn thấp, vẫn
chưa tận dụng hết nguồn nhân lực để phục vụ sản xuất. Đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn nhiều yếu kém về
chất lượng dạy và học, giáo dục mầm non, dạy nghề chưa được quan tâm
đúng mức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào văn hóa, cuộc sống văn
minh ở cơ sở chưa mạnh, thiếu quan tâm chỉ đạo đồng bộ. Nhận thức của
quần chúng về âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của địch chưa sâu,
công tác giáo dục tư tưởng thiếu thường xuyên. Tình trạng vi phạm pháp luật
và trật tự an toàn xã hội vẫn xảy ra.
Tuy còn nhiều bất cập, hạn chế, nhưng những kết quả đạt được bước đầu
về phát triên kinh tế - xã hội đã tạo được tiền đề quan trọng cho chiến lược
phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH.
17
1.2. Kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 1996-2005
1.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh Quảng bình
về phát triển kinh tế - xã hội
Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt
được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo
nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố.
Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng phải đối đầu với nhiều
thách thức như nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, “diễn biến hoà bình”; tệ quan liêu,
tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình thế giới và thực
tiễn công cuộc đổi mới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới.
Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của
Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra. Đại hội đã xác định giai đoạn 1996 -
2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi
lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới
một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trưởng
kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề
bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân
dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước
phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
Đại hội IX của Đảng đã diễn ra vào tháng 4/ 2001 đã xác định: Đưa nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa,
tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
18
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực
khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh
được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được
hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là:
Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ
rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại.
Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát
huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ
nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp
tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan
trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn
định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Trung ương về đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Quảng Bình lần thứ XII (nhiệm kỳ 1996 - 2000) đã quyết định những nhiệm
vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và công tác xây dựng Đảng,
xây dựng hệ thống chính trị trong giai đoạn 1996-2000.
Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm tới là “Vượt qua khó khăn thử thách,
tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách vững chắc, cải thiện một
bước đời sống nhân dân, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tăng cường ổn
định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh, đưa tỉnh ta thoát khỏi tỉnh nghèo và
kém phát triển, phấn đấu đạt mức trung bình của cả nước” [32; tr.45-46].
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ tỉnh luôn quán triệt
tư tưởng chỉ đạo là phải đề cao tinh thần tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, đi
lên từ tiềm năng thế mạnh của chính mình, trên cơ sở đó tranh thủ các nguồn lực
19
bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIII xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2000-2005 là:
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, tăng cường đoàn
kết, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, huy động và
khai thác tốt nguồn nội lực, tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn
lực từ bên ngoài, nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng
ngành, từng lĩnh vực, từng vùng và địa phương, bảo đảm cho nền kinh tế -
xã hội của tỉnh phát triển mạnh mẽ, vững chắc; kết hợp chặt chẽ kinh tế -
xã hội với quốc phòng - an ninh; tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,
nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng hội nhập của nền kinh tế, tạo sự
chuyển biến tiến bộ các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo,
giải quyết việc làm; cơ bản xoá hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, ổn định và
nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố vững
chắc quốc phòng - an ninh[33; tr.51].
Trong chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ đã xác định rõ là
phải gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, tăng trưởng kinh
tế phải luôn đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. “giải quyết tốt các mối
quan hệ kinh tế và xã hội; coi trọng tính thống nhất hiệu quả kinh tế - xã hội,
lợi ích kinh tế và động lực tinh thần trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong từng
địa phương cơ sở…” [31; tr. 33].
1.2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Huyện ủy Minh Hóa
Giữa những năm 90 của thế kỉ XX, trong khi toàn Đảng, toàn dân huyện
Minh Hóa đang nỗ lực, phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách thì tình
hình thế giới và trong nước lại có những diễn biến phức tạp, chế độ xã hội chủ
nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã hoàn toàn sụp đổ, đất nước ta chưa
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng thấp, các thế
lực thù địch tìm mọi cách chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó
nước ta là một trọng điểm.
20
Trước tác động phức tạp của tình hình thế giới và những khó khăn của đất
nước, đặc biệt là những khó khăn về kinh tế - xã hội, ban chấp hành Đảng bộ
huyện Minh Hóa tuy mới trải qua một thời gian ngắn sau những năm đầu tái lập
huyện, nhưng qua hoạt động thực tiễn vẫn vững vàng về chính trị, nhất trí cao
với đường lối đổi mới của Đảng; quán triệt các nghị quyết, chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Quảng Bình; đồng thời căn cứ vào điệu
kiện cụ thể của địa phương để hoạch định chính sách, chủ trương, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, trong những năm 1996 - 2000. Đại hội Đại biểu Đảng bộ
huyện Minh Hóa khóa XVI (1996) đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế trên địa
bàn huyện giai đoạn 1996 - 2000. Đại hội nhấn mạnh: giai đoạn 1996 - 2000 sẽ
là thời kì đất nước ta có những thời cơ và vận hội mới để phát triển đất nước theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, song
cũng có những nguy cơ và thách thức mới. Đại hội đã chỉ ra mục tiêu tổng quát
giai đoạn 1996-2000 như sau: “phát triển kinh tế trên cơ sở cơ cấu kinh tế nông
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ổn định sản xuất lương thực, tăng
nhanh sản phẩm hàng hóa từ chăn nuôi và các loại cây công nghiệp. Đẩy mạnh
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn huyện. Đảm bảo quốc phòng, giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.” [7; tr.321].
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát của Đại hội, Đảng bộ và chính
quyền Minh Hóa cho rằng xác định đúng những cây trồng vật nuôi có khả
năng xuất khẩu là cần thiết để tập trung vốn đầu tư và có chính sách cụ thể
nhằm khuyến khích phát triển sản xuất đúng hướng. Từ đặc điểm và điều kiện
tự nhiên trên địa bàn huyện, phát huy thế mạnh bốn vùng kinh tế, phấn đấu
đưa huyện Minh Hóa đi lên vững mạnh:
Vùng I: gồm các xã Quy Hóa, Xuân Hóa, Yên Hóa, Minh Hóa và Tân
Hóa. Hướng sản xuất chủ yếu là: trồng cây lương thực, cây dâu tằm, cây công
nghiệp và rau quả thực phẩm. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, cá. Phát triển thủ công
nghiệp, dịch vụ tại trung tâm huyện lỵ để sản xuất và chế biến các loại sản
phẩm có nguồn nguyên liệu tại chỗ.
21
Vùng II: gồm các xã Trung Hóa, Hóa Hợp, Hóa Tiến, Hóa Thanh và một
phần xã Thượng Hóa. Hướng sản xuất là trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài
ngày gồm: cao su 1000ha; càphê 1000 ha; lạc 800 - 1000 ha. Đồng thời đẩy mạnh
chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, cá theo hướng sản xuất hàng hóa.
Vùng III: gồm các xã Hóa Sơn, Dân Hóa và một phần xã Thượng Hóa.
Hướng sản xuất chủ yếu là: khoanh nuôi và bảo vệ rừng đầu nguồn. Khai thác
gỗ và các loại lâm sản khác. Có kế hoạch để tận thu các nguồn lợi từ rừng.
Phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, trồng cây lương thực để giải quyết một
phần lương thực tại chỗ.
Vùng IV: gồm các xã Hồng Hóa và Hóa Phúc. Hướng sản xuất chủ yếu
là trồng rừng và bảo vệ rừng. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà và trồng
cây lương thực.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng,
ngày 16 – 12 – 1996, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần
thứ hai để bàn về định hướng chiến lược giáo dục, đào tạo, khoa học và công
nghệ trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết đề ra những vấn
đề quan trọng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giáo dục, đào tạo và
khoa học, công nghệ, coi giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc
sách hàng đầu trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để thực
hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, đồng thời
thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, đào tạo huyện nhà phát triển hơn nữa theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, huyện ủy và các cấp chính quyền đã
chỉ đạo ngành giáo dục rà soát tình hình hoạt động giáo dục, đào tạo trong
những năm qua để cung cấp luận cứ cho cấp ủy đảng có những nhận định,
đánh giá toàn diện về những thành tựu, khó khăn, thuận lợi, những hạn chế và
tồn tại để từ đó đề ra những quyết sách cho việc phát triển giáo dục đào tạo
phù hợp với địa phương trong giai đoạn 1996 – 2000. Tiếp tục thực hiện chủ
trương phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ một cách vững chắc, ngành
giáo dục được chú ý quan tâm, đẩy mạnh.
22
Trên cơ sở những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ 1996 – 2000, Đại
hội đại biểu Đảng bộ huyện Minh Hóa lần thứ XVII đã thống nhất biểu quyết
phương hướng, nhiệm vụ Đảng bộ nhiệm kỳ 2000 – 2005. Mục tiêu tổng quát
về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa giai đoạn 2000 – 2005 là:
Tăng cường đoàn kết, tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện dân chủ, kỷ
cương, huy động mọi nguồn lực của địa phương, các chương trình dự án cùng
với sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước để đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng
trưởng kinh tế với cơ cấu: nông – lâm – ngư nghiệp – thủ công nghiệp và dịch
vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung khai thác đất gò đồi,
đất lâm nghiệp, xây dựng trang trại, cái tạo và nâng cao giá trị kinh tế vườn.
Phát triển văn hóa xã hội, củng cố xây dựng quốc phòng an ninh, công tác
xây dựng Đảng. Phấn đấu đến năm 2005 cơ bản xóa hết hộ đói, giảm hộ
nghèo, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Xây dựng huyện Minh Hóa ấm
no, hạnh phúc. [7; tr.392].
Sau Đại hội, Huyện ủy đã chủ trương kịp thời tổ chức quán triệt học tập
đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện lần thứ XVII vào cuộc sống. Với sự thống nhất về quan điểm và
nhận thức, nắm vững và vận dụng tốt thời cơ, phát huy nội lực, khắc phục khó
khăn, thách thức, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo sát
đúng quan điểm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa.
Nhận thức rõ năm 2001 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, thực hiện tốt các
nhiệm vụ năm 2001 sẽ là tiền đề cho việc hoàn thành kế hoạch 5 năm (2000-
2005), xuất phát từ tình hình, đặc điểm của huyện nhà, ngày 1-1-2001, Huyện
ủy tổ chức hội nghị lần thứ 3 (khóa XVII) nhằm đánh giá kết quả năm 2000
và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2001. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ:
trong năm 2001, các cấp ủy Đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
23
các nhiệm vụ sau: Tiếp tục phát huy tốt những mặt làm được trong năm
2000, khắc phục những mặt tồn tại yếu kém, tích cực chuẩn bị điều kiện các
nguồn lực hiện có, tận dụng những cơ hội mới, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp
trên, sự hỗ trợ tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, công nghệ để đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội. Thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm:
điện nông thôn, thủy lợi - bê tông hóa kênh mương, chương trình 135, chương
trình xóa đói, giảm nghèo và các dự án trên địa bàn.[7; tr.397].
Đẩy mạnh phát triển nông thôn toàn diện và kinh tế nông thôn, dự tính
đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, tiếp tục thực hiện kiên
cố hóa kênh mương, sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, mở
rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây có giá trị hàng hóa như cây
cao su, cây lạc, cây hồ tiêu... tổ chức tốt các khâu dịch vụ cơ giới, kỹ thuật,
thu mua,...nhằm khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho
nhân dân. Từng bước tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong sản xuất thủ
công nghiệp và dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản
xuất hàng hóa.
Trong nửa nhiệm kì đầu, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo giải quyết những
tồn đọng, vướng mắc trong công tác giao đất theo Nghị định 64/CP. Đồng
thời, để đáp ứng yêu cầu giao lưu buôn bán và hoạt động thương mại, dịch vụ
trong thời kỳ hội nhập, tận dụng và khai thác triệt để những lợi thế của một
huyện biên giới, ngày 15-10-2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số
137/2002/QĐ-TTg về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu và áp dụng các
chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo tỉnh Quảng Bình gồm
các xã: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hóa Phúc và Hồng Hóa
thuộc huyện Minh Hóa. Việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo đã tạo
bước chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực thương mại, thúc đẩy quá trình hội
nhập quốc tế, thông thương, buôn bán giữa huyện Minh Hóa với các nước
Đông Dương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc
phòng, an ninh trong thời kì đổi mới.
24
Thực hiện chỉ thị số 61-CT/TW, ngày 28 – 12 – 2000 của Bộ Chính trị
về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, Đảng bộ và chính quyền
huyện Minh Hóa đã nhận thức rõ việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong
giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở là nhằm nâng cao
dân trí một cách toàn diện, phấn đấu hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt
nghiệp trung học cơ sở, từ đó mà phát huy được tính độc lập, năng động, sáng
tạo và bản lĩnh của thế hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Để hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương đề ra, Ban thường vụ Huyện ủy Minh Hóa đã ra
chỉ thị số 15-CT/TV về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên
địa bàn huyện.
Về văn hóa, y tế cũng đã có những chỉ đạo kịp thời để góp phần cải thiện
đời sống tinh thần và sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và
phát triển văn hóa trong thời kì mới là: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước và
truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại,
làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng
người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi
lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh
thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, ngành văn
hóa thông tin từ huyện đến cơ sở ngày càng được kiện toàn, củng cố tổ chức.
Tổ chức những điểm dạ hội văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ lớn. Đẩy
25
mạnh cuộc xây dựng đời sống văn hóa; từng bước triển khai Chỉ thị số 27-
CT/TW của Bộ chính trị về việc cưới, việc tang và lễ hội. Ngành y tế huyện
cũng đã phát động phong trào thi đua trong cán bộ viên chức ngành y tế, thực
hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu.”
Về lao động - việc làm: Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc giải
quyết vấn đề lao động - việc làm, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực
tế, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền Minh Hóa đã có nhiều cố
gắng nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bằng nhiều biện
pháp và các hình thức khác nhau như thông qua trung tâm giới thiệu việc làm
của tỉnh, tổ chức các khoá đào tạo nghề ngắn hạn.
Thực hiện mục tiêu về việc làm của tỉnh, phòng lao động thương binh và
xã hội của huyện Minh Hóa đã tổ chức liên kết với trung tâm giới thiệu việc
làm của Tỉnh chủ động tìm kiếm, tham gia cùng trung tâm để tổ chức các hoạt
động như hội chợ việc làm, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp thông
tin cho người lao động có nhu cầu tìm việc làm, cho các doanh nghiệp có nhu
cầu tuyển dụng lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường lao động
chính góp phần đắc lực cho thị trường lao động trên địa bàn Minh Hóa.
1.3. Một số kết quả về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ
năm 1996 đến năm 2005.
1.3.1. Chuyển biến về kinh tế
1.3.1.1 Trong nông nghiệp
Trên mặt trận nông nghiệp đã có bước phát triển quan trọng, từng bước
chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh kinh tế hàng hóa nông
nghiệp; diện tích, năng suất các loại cây trồng tiếp tục tăng
Tổng diện tích gieo trồng năm 1996 là 4.860 ha đạt 102% so với năm 1995.
Tổng sản lượng lương thực năm 1996 là 5.853 tấn đạt 92% so với kế hoạch.
Bước sang năm 1997, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục
phát triển. Thời tiết thuận lợi, lịch gieo trồng thời vụ phù hợp, sự phát triển,
sinh trưởng của các loại cây trồng tốt. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng
26
đẩy mạnh kinh tế hàng hóa nông nghiệp, mà trước hết là chuyển đổi giống,
cây, con kết hợp với các biện pháp áp dụng chuyển giao khoa học kĩ thuật sâu
rộng trong nhân dân. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp phát triển tốt hơn, chất
lượng và kết quả đạt cao hơn năm trước. Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng là
5.404 ha, tăng so với cùng kỳ năm trước là 377 ha. Tổng sản lượng lương
thực đạt 6.584 tấn, tăng hơn năm 1996 là 599 tấn, so với kế hoạch tăng 2,4%.
Nguyên nhân đạt kết quả trên là tổng diện tích gieo trồng tăng, trong đó diện
tích cây công nghiệp ngắn ngày tăng 10,8% và cây thực phẩm tăng 3,9%. Các
tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất, các loại giống cây trồng được
thuẩn chủng, phù hợp với khí hậu, thời tiết, đất đai trên địa bàn huyện như
giống lúa CR203, IR38, giống ngô Q2 và giống lạc sen lai…tất cả các giống
mới đều đạt năng suất cao hơn giống cũ địa phương. Công tác tổ chức dịch vụ
phục vụ cho sản xuất được người lao động quan tâm, số lượng tiêu thụ các
loại phân hóa học tăng 1,8 lần so với năm 1996. Hệ thống thủy lợi nội đồng
và tưới tiêu tuy mới đảm bảo phục vụ cho một nửa diện tích, nhưng là khâu
quan trọng để tăng năng suất các loại cây trồng mà trước hết là cây lúa nước.
Những kết quả đạt được trong năm 1997 trên lĩnh vực nông nghiệp đã
khích lệ tinh thần sản xuất và phát triển kinh tế của nhân dân. Tuy nhiên, sang
năm 1998, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp một số khó khăn, đặc biệt là
vụ 10 thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng đến diện
tích gieo trồng, năng suất và sản lượng cây trồng giảm.
Tổng diện tích gieo trồng năm 1998 là 4.876 ha, so với cùng kỳ năm
trước (5.404 ha) giảm 8,1%. Riêng diện tích cây lương thực là 3.800 ha, so
với cùng kỳ (4.288 ha), giảm 10,4%. Cây thực phẩm là 376 ha, so với cùng kỳ
năm trước (515 ha), giảm 27%. Cây công nghiệp 691,4 ha, tăng so với cùng
kỳ là 16,2%. Tổng sản lượng lương thực là 5566.36 tấn, so với năm trước
bằng 84,5%, so với kế hoạch đạt 81,8%.[7; tr.329]
Nguyên nhân tổng diện tích gieo trồng năm 1998 giảm, năng suất, sản
lượng không cao là do thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh, chuột phát sinh gây
27
thiệt hại nhiều nơi, mà chủ yếu là gây hại cho lúa, lạc, ngô. Công tác chuẩn bị
trên tất cả các mặt phục vụ cho sản xuất nhìn chung còn thiếu như: chuẩn bị
các loại giống cây trồng, dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu… công tác
chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch trồng trọt cho các loại cây trồng chưa
thật tích cực, chu đáo nên không đảm bảo được chỉ tiêu.
Năm 1999, tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 1996 – 2000.
Tổng diện tích gieo trồng năm 1999 là 4.981 ha, so với kế hoạch đạt
99,6% so với năm 1998 đạt 101,1%, trong đó, vụ đông xuân là: 2.939 ha
chiếm 60%; vụ 8 và vụ 10 là: 2.042 ha, chiếm 40%; tỷ lệ cây lương thực
chiếm 79,3%; cây công nghiệp ngắn ngày 12%; cây thực phẩm chiếm 8,7%.
Tổng sản lượng quy ra thóc cả năm là 6.071 tấn, so với năm trước tăng 9%;
so với kế hoạch đạt 85%. Bình quân lương thực cả năm đạt 142 kg/người. Về
năng suất các loại cây trồng: Vụ đông xuân đạt năng suất ngô là 27,33 tạ/ha;
năng suất lúa là 27 tạ/ha; năng suất lạc là 9,2 tạ/ha.[7; tr.331] Nhìn chung,
diện tích gieo trồng trong năm 1999 đạt khá, nhưng do thời tiết nắng hạn, lũ
lụt nên năng suất các loại cây trồng không cao, ảnh hưởng đến tổng sản
lượng. Đặc biệt là lúa vại vụ 10 và lúa rẫy nhiều địa phương không thu đủ
giống cho vụ sau.
Tổng diện tích gieo trồng năm 2000 đạt 4.524 ha, so với kế hoạch đạt
100,2%, so với năm trước đạt 90,8%. Trong đó, vụ đông xuân đạt 3.113 ha
chiếm 68,8%; vụ 8 và vụ 10 đat 1.441 ha, chiếm 31,2%. Cơ cấu các loại cây
trồng như sau: cây lương thực là 2.072 ha chiếm 45,8%; cây chất bột là
1.209 ha chiếm 26,7%; cây công nghiệp ngắn ngày là 903 ha chiếm 20%.
Tổng sản lượng lương thực cả năm 5.114 tấn. So với năm trước đạt 121%; so
với kế hoạch đạt 82,5%. Lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 182
kg/người, tăng so với năm trước 40 kg.[7; tr.329]
Tổng diện tích gieo trồng năm 2004 đạt 4.546 ha. Sản lượng lương thực
năm 2004 đạt 7.195 tấn, năm 2005 đạt 6.823 tấn (giảm 5,7% so với năm
2004).
28
Về năng suất các loại cây trồng năm 1996: Năng suất cây lúa cả năm đạt
20 tạ/ha. Năng suất lúa nước bình quân đạt xấp xỉ 50 tạ/ha/năm; năng suất lúa
vụ 10 đạt 9 tạ/ha/năm; năng suất ngô bình quân đạt 18 tạ/ha/năm. Riêng ngô
Q2 và CV1 năng suất đạt 45 tạ/ha; năng suất cây lạc đạt bình quân 8
tạ/ha.Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp năm 1996 gặp nhiều khó khăn, đầu vụ
đông xuân rét đậm kéo dài làm cho một số cây trồng (lúa, lạc) bị mất trắng.
Vụ 10 bị lũ lụt liên tiếp làm giảm năng suất, sản lượng lương thực. Ước tính
thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm khoảng 1.000 tấn (quy ra thóc). Nhưng
về tổng thể thì sản xuất nông nghiệp năm 1996 giành được nhiều kết quả đáng
khích lệ. Đó là kết quả của sự chuyển đổi cơ cấu giống và tích cực đưa giống
mới vào sản xuất đại trà. Các hộ gia đình đã chú trọng tập trung thực hiện các
biện pháp thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Các dịch vụ nông nghiệp được
ưu tiên và đa dạng hơn. Một số tiến bộ kĩ thuật được áp dụng vào sản xuất
nông nghiệp như: phương thực gieo thẳng, dùng thuốc diệt cỏ…
Năm 2005, diện tích trồng lúa là 11.232 ha, đạt 91% kế hoạch, năng
suất bình quân đạt 30,75 tấn/ha (giảm 2,8 tạ/ha so với năm 2004); diện tích
trồng ngô là 903 ha, đạt 120% kế hoạch (bằng 117% năm 2004), năng suất
37,33 tạ/ha (giảm 5,27 tạ/ha so với năm 2004).Các loại cây có củ khoai, sắn
diện tích thực hiện tính đến năm 2005 là 1.052 ha, đạt 100,28% kế hoạch
(bằng 100,6% kế hoạch năm 2004). Trong đó, diện tích trồng sắn nguyên liệu
thực hiện được 350ha, đạt 38,3%so với kế hoạch, sản lượng ước đạt 5.938
tấn. Đốivới vây lạc, huyện đã xác định là cây chủ lực trong phát triển cây
công nghiệp ngắn ngày. Năm 2005, diện tích trồng lạc là 1.365 ha, đạt 124%
kế hoạch (tăng 196 ha so với năm 2004), năng suất 14,11 tạ/ha (giảm 1,79
tạ/ha so với năm 2004), sản lượng đạt 1.951 tấn.[7; tr.409]
Trên lĩnh vực chăn nuôi: năm 1996, do đợt rét đậm kéo dài đã làm đàn
gia súc thiệt hại nặng, toàn huyện có 3.854 con trâu, bò bị chết rét, nên tổng
đàn gia súc giảm xuống. Tuy nhiên, nhờ có sự năng động, chịu khó của nhân
dân, được sự hỗ trợ vay vốn của ngân hàng, vì vậy đàn gia súc sớm được phục
29
hồi và tiếp tục phát triển ở các hộ gia đình. “Tính đến tháng 12 – 1996, đàn
trâu có 5.123 con, đạt 92% so với kế hoạch, bằng 96,6% so với năm 1995
(giảm 3,4%). Đàn bò có 15.070 con đạt 91% so với kế hoạch, bằng 94,7% so
với năm 1995 (giảm 5,3%). Đàn lợn có 11.200 con đạt 96,8% so với kế
hoạch, bằng 100% so với năm 1995”. [7; tr.333]
Bước sang năm 1997, ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục được chú trọng phát
triển và trở thành thế mạnh của huyện. Tính đến tháng 10-1997, tổng đàn trâu
có 5.168 con, tăng hơn năm 1996 là 1,1%; đàn bò có 15.296 con, tăng hơn
năm 1996 là 1,5%; đàn lợn có 10.050 con. Tỷ lệ tăng trưởng của đàn gia súc
năm 1997 thấp, tốc độ phát triển chậm. Các yếu tố trực tiếp tác động để hạn
chế đến sự tăng trưởng của tổng đàn là do đầu ra chưa có, giá cả thị trường
xuống thấp, sự phát triển kinh tế gò đồi làm thu hẹp đồng cỏ, cũng tác động
trực tiếp đến sự phát triển của chăn nuôi; hậu quả của đợt rét đậm năm 1996;
khâu tuyển chọn, chuyển dịch con giống chưa được tốt. Tổng đàn gia súc hai
năm 1997- 1998 có chiều hướng giảm về số lượng nên chất lượng ngày một
tốt hơn.
“Tổng đàn gia súc tính đến tháng 11 năm 2005 là 29.174 con, đạt
98,38% kế hoạch (tăng 9,7% so với năm 2004). Trong đó, đàn bò là 12.722
con (tăng 9,7% con); đàn trâu 4.201 con (tăng 9,9%); đàn lợn 12.755 con (
tăng 9,9%); đàn dê 96 con (tăng 18,75%) so với năm 2004”.[7; tr.410]
1.3.1.2. Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Với mục tiêu tăng trưởng hàng năm là 7% mà Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ lần thứ XVI đề ra, ngay trong năm đầu thực hiện Kế hoạch, huyện đã tập
trung củng cố và quy mô công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được mở rộng và
đa dạng hơn về ngành nghề với phương châm: “ Đa ngành, đa nghề,... đa thu
nhập”. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 1996
đạt 1.900 triệu đồng, tăng 15% so với năm 1995 và tăng lên 4.172 triệu đồng
năm 2000.
30
Từ năm 1997 – 2000, cơ sở sản suất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
vẫn chủ yếu tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất gạch, ngói, cơ
khí nhỏ, thủy điện nhỏ, một số ngành, nghề thủ công. Chất lượng sản phẩm
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được nâng lên,
Tính đến năm 2005, giá trị sản xuất đạt 4.635 triệu đồng. Sản phẩm công
nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng (đá hộc, cát, sạn).
Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, Huyện đã quan tâm chỉ đạo triển
khai chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên
địa bàn. Đến cuối năm 2005, toàn huyện đã có 6 hợp tác xã sản xuất tiểu thủ
công nghiệp, 270 cơ sở sản xuất, đã giải quyết cho 450 lao động tại chỗ.
Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông
thôn bước đầu đã thu được một số kết quả, nhưng nhìn chung tốc độ phát triển
còn chậm, công tác chỉ đạo còn nhiều lúng túng, chưa xác định được hướng đi
chủ yếu, chưa có sản phẩm đặc thù, truyền thống. Nhân dân còn thiếu kinh
nghiệm trong sản xuất và kinh doanh, ngại vay vốn để đầu tư, chưa mạnh dạn
khôi phục, phát huy các giá trị truyền thống, việc tiếp thu các ngành nghề mới
còn khó khăn. Chưa có cơ chế chính sách khuyến khích thiết thực để thúc đẩy
phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn phát triển.
1.3.1.3. Trong dịch vụ thương mại
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trong giai đoạn 1996 – 2000 đã có
những chuyển biến mới, lượng vật tư hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời
sống của nhân dân ngày càng tăng lên. Thương mại quốc doanh đã phát huy
được vai trò trong việc lưu thông hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng
thiết yếu, hàng chính sách xã hội cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Hệ thống chợ trung tâm, chợ cụm xã như: chợ Quy Đạt, chợ
Trung Hóa, Hóa Tiến. Từng bước được đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu
quả, có sức thu hút người mua, người bán trong và ngoài địa bàn, góp phần
bình ổn giá cả phục vụ đời sống nhân dân.
31
Bước sang những năm 2001 – 2003 hoạt động thương mại, dịch vụ có
bước phát triển. Mạng lưới dịch vụ đã hình thành đến các cụm dân cư, lượng
hàng hóa lưu thông trên thị trường phong phú, đa dạng, giá cả tương đối ổn
định, sản phẩm hàng hóa của nông dân được tiêu thụ kịp thời, thuận lợi hơn.
Hệ thống chợ ở các xã và trung tâm cụm xã từng bước được đầu tư xây dựng
kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm.
Trong hai năm 2004 – 2005 phát triển với tốc độ khá, lượng hàng hóa
lưu thông trên thị trường đa dạng, phong phú, giá cả tương đối ổn định, đáp
ứng như cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tỷ trọng giá trị dịch vụ
trong nền kinh tế dần tăng cao và chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng giá trị
nền kinh tế. Giá trị sản xuất trong năm 2005 đạt 26.904 triệu đồng, đạt
110,2% kế hoạch, tăng 8,48% so với năm 2004.
1.3.2. Chuyển biến về xã hội
1.3.2.1 Chuyển biến trong lĩnh vực dân số, lao động và việc làm
Lao động và việc làm
Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển
của hình thức kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặt
vấn đề dân số- lao động- việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách
kinh tế, xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm vào vị
trí trung tâm, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương
trình kế hoạch phát triển.
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã
hội. Song con người trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có
điều kiện sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần
cho xã hội, quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình
người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm.
32
Lực lượng lao động trên địa bàn huyện Minh Hóa chủ yếu là lao động
nông thôn. Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, đặc biệt thực hiện CNH,
HĐH nông nghiệp nông thôn tất yếu dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày
càng bị thu hẹp, trong khi đó, dân số ngày càng tăng, người dân thiếu việc làm
đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân trong toàn huyện.
Do vậy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết
không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Minh Hóa
Thêm số liệu 2000 được bao nhiêu ???? Đến năm 2005 huyện đã giải
quyết việc làm cho 28.874 lao động chiếm 84,2% lực lượng lao động toàn
Minh Hóa.
Vì vậy những năm qua công tác đào tạo nghề đã được huyện đầu tư và
quan tâm. Số lượng lao động được đào tạo nghề ngày càng tăng góp phần
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao
động phi nông nghiệp. Đến năm 2000 lao động hoạt động trong ngành nông
nghiệp còn chiếm 74% lực lượng lao động toàn huyện.
Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng tăng lao động
ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ và giảm lao động ngành nông nghiệp.
Nhờ thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động,
đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Số lao động
nông thôn mắc các tệ nạn xã hội do thất nghiệp, nghèo đói đã giảm đáng kể, góp
phần giúp ổn định trật tự xã hội, nâng cao nếp sống văn minh cho Minh Hóa.
Đời sống dân cư
Nhờ sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành nên công tác xóa đói,
giảm nghèo đạt được những kết quả khả quan, đời sống nhân dân từng bước
được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 68% năm 2001 xuống 45,49% vào
tháng 6 – 2003 và 37,3% năm 2004, bình quân hàng năm giảm 7,2 % số hộ
nghèo. Đến năm 2005, xóa được 96/1.859 mái nhà tranh cho hộ nghèo, đời
sống nhân dân được cải thiện, không để xảy ra tình trạng thiếu đói gay gắt
lúc giáp hạt.[7; tr.422]
33
Mặc dù so với mặt bằng chung về thu nhập của cả nước còn khiêm tốn,
song với sự tăng trưởng của kinh tế nên thu nhập bình quân đầu người trên địa
bàn huyện Minh Hóa ngày một tăng. Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người
là ... , đã tăng lên ... tháng năm 2000, và đến 2005 tăng lên là 2.200.000
đồng/năm.
Cơ cấu chi tiêu cho đời sống có nhiều thay đổi quan trọng, tỷ trọng chi
tiêu ăn uống trong tổng chi tiêu cho đời sống giảm dần theo thời gian, chi tiêu
cho nhu cầu ngoài ăn uống như chi tiêu cho mặc, đồ dùng sinh hoạt, chi học
hành, chăm sóc sức khỏe được tăng lên. Nhà ở được xây dựng kiên cố, đồ
dùng sinh hoạt ngày càng được trang bị hiện đại như quạt, ti vi, nồi cơm điện,
lò vi sống…những đồ dùng này đã góp phần cho chất lượng cuộc sống của
người dân ngày càng được phát triển.
1.3.2.2. Về giáo dục và đào tạo
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, huyện đã chủ trương phát
triển giáo dục trên tất cả các mặt, từ xây dựng cơ sở vật chất đến nâng cao
chất lượng giảng dạy.
Nhằm thu hút và tạo điều kiện cho học sinh đến lớp phù hợp với điều
kiện phát triển giáo dục của huyện miền núi, huyện Minh Hóa đã xây dựng
mạng lưới trường, lớp đến tận thôn bản.
Nhìn chung giai đoạn 1996 – 2000 dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục huyện nhà đã có nhiều cố gắng, vượt
qua thử thách buổi ban đầu về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên và thái độ,
ý thức học tập của học sinh. Đến năm 2000, nhờ chương trình 135, cơ bản
toàn huyện đã có một hệ thống trường lớp ở khắp các xã trong huyện. Có 8
trường được xây dựng khang trang còn hầu hết các trường đều được xây dựng
cấp 4, từng bước đảm bảo tốt hơn về cơ sở vật chất cho giáo dục. Không còn
tình trạng học ba ca, học ghép như những năm trước đây, điều kiện dạy và
học ngày càng được cải thiện. Ngành giáo dục luôn duy trì thường xuyên
34
công tác thi đua hàng năm như “thi đua dạy tốt, học tốt”, thi đua xây dựng
“trường điểm của ngành”, “trường chuẩn quốc gia” đã nổi lên những đơn vị
xuất sắc như trường tiểu học Quy Hóa I, trường cấp II + III Minh Hóa…
Giai đoạn 2000 – 2005, để tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về
kinh tế - xã hội, Huyện ủy đã đề ra chương trình nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục đào tạo. Các cấp ủy đảng và chính quyền đã quan tâm đầu tư xây
dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học. Cơ sở vật chất ở các
trường được đầu tư nâng cấp, chủ trương xây dựng trường theo tiêu chuẩn
quốc gia ngày càng được quan tâm. Đến năm 2003, có 1 trường tiểu học được
công nhận đạt chuẩn quốc gia, ba trường khác đang xây dựng đảm bảo đủ tiêu
chí, để đề nghị công nhận trường chuẩn quốc giá. Tất cả các trường đều đủ
phòng học, không có lớp học ca 3.
Chất lượng giảng dạy, học sinh:
So với năm học 1995 – 1996, số trường, số lớp và số học sinh trong các
độ tuổi đến trường tăng lên nhanh chóng. Toàn huyện có 30 trường cấp I, 08
trường cấp II và 01 trường cấp III. Đón nhận các em vào trường cấp I là 8.614
em, cấp II là 2.122 em. Công tác dạy và học ngày càng được nâng lên với sự
cố gắng của ngành giáo dục có sự phối hợp với các cấp và ban chỉ đạo phổ
cập giáo dục chống mù chữ từ huyện đến xã, đã tổ chức xóa mù cho 751
người. Tháng 6 – 1996, huyện Minh Hóa được tỉnh công nhận đã phổ cập
giáo dục tiểu học chống mù chữ theo chuẩn quốc gia.
Về công tác đào tạo, thực hiện chỉ thị, kế hoạch đào tạo năm 1996 –
1997 toàn huyện có 47 em vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp. Trong đó, thi đỗ đại học 2 em, cự tuyển đại học 4 em, còn lại
vào học các trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp.
Năm học 1997 – 1998, đã đón 14.569 em học sinh đến trường, trong đó
mầm non có 2.699 em, tiểu học 7.802 em, trung học cơ sở có 3.519 em và
trung học phổ thông có 459 em. Đến năm học 1999 – 2000 số học sinh đến
trường là 15.290 em. Trong đó: mầm non có 2.557 em, tiểu học 7.450 em,
35
trung học cơ sở có 4.377 em và trung học phổ thông có 906 em. Tính đến năm
2000, tổng số lớp học trên địa bàn huyện có 467 lớp. [7; tr.348-349]
Đi đôi với việc nâng cao chất lượng dạy và học cho ngành giáo dục,
huyện Minh Hóa còn tập trung phát triển Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề
nhằm đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lớp trẻ, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã
hội. Năm học 1998 – 1999 huyện Minh Hóa thành lập thêm một trường cấp II
+ III ở xã Hóa Tiến nhằm đảm bảo nhu cầu học tập các xã rẻo cao.
Ngoài ra, huyện đã tăng cường chỉ đạo đối với công tác phổ cập giáo dục
tiểu học, khắc phục tình trạng tái mù sau khi phổ cập. Tiến hành kiểm tra,
đánh giá đề nghị công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Giữ vững
quy mô trường lớp, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng
dạy và học. Tổng số lớp và học sinh trong năm học 2004 – 2005 như sau:
Hệ mầm non 132 lớp, có 2.014 cháu; tiểu học 274 lớp, có 5.660 học sinh;
trung học cơ sở 106 lớp, có 3.676 học sinh, phổ thông cấp II + III có 41 lớp,
1.608 học sinh, trung học phổ thông 34 lớp, có 1.534 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp các cấp học đạt cao. Năm học 2000 – 2001, tốt nghiệp tiểu học 98%;
trung học cơ sở 91%, trung học phổ thông 96%. Năm học 2004 – 2005, tiểu học
99,3%; trung học cơ sở 96%, trung học phổ thông 95,5%.[7; tr.416-417]
Bảng:1.1. Bảng số liệu giáo dục huyện Minh Hóa qua từng thời kỳ
Năm học
Lớp học Giáo viên Học sinh
Tiểu
học
THCS THPT
Tiểu
học
THCS THPT
Tiểu
học
THCS THPT
1996-1997 361 68 7 408 108 23 8.021 2.498 265
2001-2002 297 131 34 335 222 57 6.669 4.755 1.618
2004-2005 269 134 43 341 257 96 5.559 4.564 1.844
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa năm 19997, 2002, 2005 )
36
Trong giai đoạn 2000 – 2005, công tác cự tuyển vào các trường đại học
và cao đẳng đã từng bước đi vào nề nếp, kỷ cương. Việc cự tuyển thực hiện
đúng đối tượng và tiêu chuẩn quy định.
Kết quả tính đến năm 2005, có 11/16 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập
giáo dục trung học cơ sở.
Những kết quả đạt được trên lĩnh vực giáo dục đào tạo thể hiện sự cố
gắng, nỗ lực của ngành giáo dục.
1.3.2.3. Về y tế.
Huyện đã chú ý đầu tư, củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất
và tìm các giải pháp chuyên môn để ngăn chặn và dập tắt các loại bệnh tật đe
dọa sức khỏe nhân dân ở vùng núi, vùng cao như sốt rét, phong, lao, tình trạng
gia tăng dân số và suy dinh dưỡng trẻ em… Đến năm 2000, hệ thống y tế của
xã đã khép kín với cơ sở vật chất và đội ngũ thầy thuốc được đào tạo đủ, đáp
ứng yêu cầu phòng và chữa bệnh ở tuyến cơ sở. Hệ thống y tế thôn bản hoạt
động có hiệu quả, các chương trình y tế quốc gia luôn được tỉnh, trung ương và
các tổ chức quốc tế đánh giá tốt. Trong mấy năm liền đã ngăn chặn có hiệu quả
sự tái diễn dịch sốt rét. Là huyện được cấp trên công nhận đã thanh toán bệnh
phong cùng với những thành tích trên các lĩnh vực hoạt động khác.
Bảng 1.2. Hoạt động khám và điều trị trên địa bàn huyện.
Năm
Cơ sở điều trị Giường bệnh Cán bộ y tế
Bệnh
viện
Trạm y tế
Giường
bệnh viện
Giường
trạm y tế
Ngành y
Ngành
dược
1996 1 11 45 13 102 10
2001 1 15 55 49 122 8
2005 1 16 61 53 133 3
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa năm 1996, 2001,2005 )
37
Năm 2005 toàn huyện có 18 cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh viện, 1 phòng
khám khu vực, 16 trạm y tế với tổng số 124 giường bệnh. Huyện có 136 cán
bộ y tế, trong đó ngành y có 133 người, ngành dược có 3 người phục vụ tận
tình cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân.
Bảng 1.3. Số lƣợng và cơ cấu cán bộ ngành y tê qua các năm.
ĐVT. SL: người, Tỷ trọng: %
Tổng số Bác sĩ Y sĩ Y tá Trình độ
khác
SL Tỷ
trọng
SL Tỷ
trọng
SL Tỷ
trọng
SL Tỷ
trọng
SL Tỷ
trọng
1996 102 100 8 7,85 39 38,23 50 49,02 5 4,9
2001 122 100 11 9 47
38,52
50 41 14 11,48
2005 133 100 16 12 51 38,4 44 33,1 22 16,5
Cán bộ y tế tăng từ 102 cán bộ năm 1996 tăng lên 133 cán bộ năm 2005.
Chất lượng cán bộ y tế ngày càng được nâng cao, với ngành y tỷ trọng bác sỹ
tăng dần theo thời gian, chiếm 7,85% năm 1996 tăng lên 12% năm 2005.
Trong giai đoạn 2000 – 2005, toàn huyện đã thực hiện khá tốt công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, bồi
dưỡng đào tạo cán bộ y tế huyện, xã, thôn, bản. Mạng lưới y tế đã phủ kín các
địa bàn dân cư trong huyện.
Năm 2003, có 14/16 xã, thị trấn có trạm y tế, các thôn bản có nhân viên
y tế phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho bà con. Tính đến năm 2005, huyện đã có
một trung tâm y tế được xếp loại bệnh viện hạng 3 trong hệ thống y tế toàn
quốc, 100% số xã, thị trấn có trạm y tế, trong đó: trạm đạt chuẩn quốc gia
12,5%, trạm có bác sĩ đạt 25%. Các chướng trình y tế quốc gia thực hiện có
chất lượng, góp phần tích cực trong việc ngăn chặn và điều trị các bệnh xã
hội. Cấp thuốc bảo hiểm y tế xã hội theo Quyết định 139/QĐ/TTG của thủ
tướng chính phủ có 14.959 lượt bệnh nhân.[7; tr.420-421]
38
1.3.2.4.Về văn hóa – thông tin, thể dục thể thao.
Hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Phong trào xây
dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, gia đình thể thao được duy trì và phát triển.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XVI, hoạt động văn hóa thông tin đã có những chuyển biến tích cực. Trung
tâm văn hóa thông tin – thể thao huyện đã nhanh chóng khắc phục và tổ chức
hoạt động văn hóa dưới nhiều hình thức, phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng
nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần cho nhân dân, bằng các hoạt động
thông tin lưu động, phát thanh, văn hóa văn nghệ, cổ động trực quan, xây
dựng nếp sống văn hóa mới. Năm 1996, đã có 38 đội văn nghệ cơ sở, đội văn
nghệ của các trường học được tổ chức để phục vụ ở đơn vị mình vào những
ngày lễ lớn, mang nội dung phong phú, phán ánh phong tục tập quán lao động
sản xuất và những đổi mới đi lên của huyện nhà. Duy trì và khơi dậy nền văn
hóa dân gian cổ truyền, đồng thời từng bước tiếp cận văn hóa, văn nghệ hiện
đại, nhất là trong thế hệ trẻ. Thông qua các cuộc liên hoan văn nghệ, chúng ta
đã thấy rõ nét đẹp văn hóa, nghệ thuật dân gian của nhân dân huyện Minh
Hóa vô cùng đa dạng và phong phú, giữ vững được những nét tinh túy, đậm
đà bản sắc của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện.
Năm 1999, có 4.000 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, có 8 làng
đăng ký làng văn hóa, được tỉnh công nhận một làng (Kim Bảng).
Tính đến năm 2003, có 3 làng văn hóa được tỉnh công nhận, có 26 làng
đạt văn hóa cấp huyện, 2.285 gia đình văn hóa, 500 gia đình thể thao cấp
huyện. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa năm 2001 đạt 16,7%, đến năm
2005 đạt 50%. Đến năm 2005 đã có 44 thôn, bản, đơn vị đạt chuẩn văn hóa,
đơn vị văn hóa .[7; tr 418]
Những chuẩn mực về tư tưởng đạo đức, lối sống, những giá trị văn hóa
truyền thống ngày càng được phát huy. Dân chủ cơ sở được mở rộng, trình độ
dân trí được nâng lên đáng kể, hoạt động văn hóa – nghệ thuật được quần
chúng khơi dậy, giao tiếp ứng xử văn hóa có nhiều tiến bộ… góp phần ngăn
chặn những suy thoái đạo đức trong các tầng lớp xã hội, trong từng gia đình.
39
Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và phát triển. Các
môn thể thao truyền thống được khơi dậy, duy trì và phát huy trong dịp lễ, tết
và lễ hội văn hóa truyền thống rằm tháng 3.
Hoạt động truyền thanh, truyền hình phát triển tích cực.
Bảng 1.4 : Tình hình phủ sóng phát thanh và truyền hình
1996 1997 1998
Tổng số xã 14 14 14
Phủ sóng phát thanh
Số xã được phủ sóng 14 14 14
Trạm truyền thanh
Số xã đã có 2 3 4
Số xã chưa có 12 11 10
Phủ sóng truyền hình
Số xã được phủ sóng 4 4 4
Số xã chưa được phủ sóng 10 10
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa năm 1996, 1997,1998 )
Đến năm 2005, toàn huyện đã có Đài truyền thanh và trạm phát lại truyền
hình công suất 200W. Ở các khu vực đã có thêm 5 trạm thu, phát lại truyền hình
có công suất từ 100 – 150W. Diện phủ sóng truyền thanh – truyền hình đạt
100%, góp phần đáp ứng nhu cầu nghe đài và xem truyền hình của nhân dân.
* Tiểu kết:
Đảng bộ và chính quyền huyện Minh Hóa đã tranh thủ, sự lãnh đạo, chỉ
đạo của Tỉnh uỷ, UBND và các Sở, Ban ngành trong việc thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội. Trong điều kiện gặp không ít khó khăn như nội lực của huyện
nhà chưa mạnh, cơ sở vật chất, kĩ thuật thiếu đồng bộ, nguồn thu ngân sách
trên địa bàn không đáng kể, dân trí còn thấp, nhận thức, tư duy kinh tế thị
trường còn hạn chế. Tỷ lệ phát triển dân số còn cao, số người thiếu việc làm
còn nhiều, đời sống nhân dân, nhất là các vùng rẻo cao còn khó khăn, bên
cạnh đó là ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, nhưng Đảng bộ và nhân dân
40
Minh Hóa đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, ra sức phát huy truyền thống
cách mạng của quê hương, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, đạt được một
số kết quả đáng mừng trong những năm 1996 - 2005.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, huyện Minh Hóa còn có nhiều
hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù huyện có nguồn tài nguyên
thiên nhiên đa dạng, phong phú, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo nên sự tăng trưởng kinh tế cho huyện, song
vấn đề khai thác tài nguyên chưa được chú ý phát triển. Bởi vậy, cơ cấu kinh
tế của Minh Hóa từ 1996 - 2005 chủ yếu nặng về tỷ trọng nông nghiệp. Tiềm
năng đất đai còn lớn thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện
với các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng đem lại năng suất và chất lượng
cao. Song nền kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa vẫn mang tính chất
độc canh, trồng cây lương thực là chính, năng suất, sản lượng thấp, cơ cấu cây
trồng ít có sự thay đổi.
Mặc dù còn có nhiều hạn chế nhưng những thành quả bước đầu mà Đảng
bộ và nhân dân Minh Hóa đã đạt được những năm đầu thực hiện công cuộc
đổi mới đã tạo nên những cơ sở cần thiết và quan trọng cho phép Minh Hóa
tiếp tục bước vào thời kỳ CNH – HĐH trong các giai đoạn tiếp theo.
41
CHƢƠNG 2
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015
2.1. Chủ trƣơng của Đảng
2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
Thành tựu của 20 năm đổi mới (1986 - 2006) tạo thêm nhiều thuận lợi
cho đất nước ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn,
chất lượng cao hơn. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, bước vào những năm
đầu thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau,
tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Trong rất nhiều nguy cơ mà đất
nước ta đối mặt có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong
khu vực và trên thế giới. Vậy nên,đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc ta lúc này
là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn
diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn.
Giai đoạn 2006 - 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỉ XXIdo Đại hội IX của Đảng đề
ra. Đại hội X của Đảng đề ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm
2006 - 2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát
huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và
sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; phát
triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và
an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm
đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.[Văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X; tr.23].
Đại hội X khẳng định, mục tiêu trực tiếp là “sớm đưa nước ta khỏi tình
trạng kém phát triển”. Để thực hiện được mục tiêu đó, những chỉ tiêu định
hướng về phát triển kinh tế - xã hội được xác định: Mức tăng trưởng bình
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)

Contenu connexe

Tendances

Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...nataliej4
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...KhoTi1
 
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...hieu anh
 
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngTiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Tendances (16)

nguyenthikieulam_5tc.doc
nguyenthikieulam_5tc.docnguyenthikieulam_5tc.doc
nguyenthikieulam_5tc.doc
 
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Dân Tộc Để Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội...
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới của huyện Sóc Sơn,Hà Nội, HOT
 
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và MỹChính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
Chính sách hỗ trợ các xã trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOTLuận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
Luận văn:Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, HOT
 
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng NaiPhát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
Phát triển kinh tế ở vùng đồng bào công giáo tỉnh Đồng Nai
 
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệ...
 
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt NamLuận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
 
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây BắcLuận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
Luận án: Chính sách dân tộc Nhà nước đối với vùng Tây Bắc
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng NinhQuản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
Quản lý về xây dựng nông thôn mới huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
 
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngTiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
 
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tếLuận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
Luận văn: Mối quan hệ bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế
 

Similaire à Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)

ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...HanaTiti
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfHanaTiti
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...hieu anh
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfMan_Ebook
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...anh hieu
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...hieu anh
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 

Similaire à Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) (20)

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM (1996 - 2015) - TẢI FR...
 
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP...
 
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
Luận Văn Khu Vực Kinh Tế Tư Nhân Ở Thành Phố Hà Nội Trong Thời Kỳ Đổi Mới - T...
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG (1997 - 2015) - TẢI ...
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân YênLuận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
Luận văn: Chuyển biến kinh tế, xã hội Huyện Tân Yên
 
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh XuânLuận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
Luận văn: Thực hiện chính sách phát triển giáo dục quận Thanh Xuân
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAYLuận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
Luận văn: Giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị) từ 1990 đến...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn... Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thàn...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà NộiĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở huyện Mỹ Đức, Hà Nội
 
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà NộiThực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
 
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdfGiáo trình kinh tế phát triển.pdf
Giáo trình kinh tế phát triển.pdf
 
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt NamLuận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
Luận án: Công bằng xã hội trong kinh tế thị trường ở Việt Nam
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành chính trị học, 9 ĐIỂM
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, thành...
 
10220
1022010220
10220
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Dernier

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Dernier (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)

  • 1. 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................4 2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...........................................................................7 4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................8 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ........................................................8 6. Đóng góp của luận văn........................................................................................9 7. Bố cục luận văn. ..................................................................................................9 Chƣơng 1 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 ............................................................................10 1.1.Một số nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa trước năm 1996..................10 1.1.1. Một số nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa.................................................................................................................10 1.1.2. Kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa trước năm 1996..............................14 1.2. Kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 1996-2005.............................17 1.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh Quảng bình về phát triển kinh tế - xã hội ...............................................................................17 1.2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Huyện ủy Minh Hóa..19 1.3. Một số kết quả về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm 1996 đến năm 2005............................................................................................25 1.3.1. Chuyển biến về kinh tế.........................................................................25 1.3.2. Chuyển biến về xã hội.........................................................................31 CHƢƠNG 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 ...................................................................................41 2.1. Chủ trương của Đảng..................................................................................41 2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng.......................................................41 2.2.3. Chủ trương của Đảng bộ Huyện Minh Hóa.........................................49 2.2. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở huyện Minh Hóa (2006-2015).......53 2.2.1. Chuyển biến về kinh tế.........................................................................53
  • 2. 2 2.2.2. Chuyển biến về xã hội.........................................................................56 Chƣơng 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM....67 3.1. Nhận xét chung...........................................................................................67 3.1.1. Ưu điểm nổi bật....................................................................................67 3.1.2. Một số hạn chế lớn..............................................................................72 3.2. Bài học kinh nghiệm...................................................................................73 KẾT LUẬN..............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 3. 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng:1.1. Bảng số liệu giáo dục huyện Minh Hóa qua từng thời kỳ........................35 Bảng 1.2. Hoạt động khám và điều trị trên địa bàn huyện........................................36 Bảng 1.3. Số lượng và cơ cấu cán bộ ngành y tê qua các năm. ................................37 Bảng 1.4 : Tình hình phủ sóng phát thanh và truyền hình........................................39 Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm qua các thời kỳ...............54 Bảng 2.2: Bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế. ...........................................................................................54 Bảng 2.3: Số liệu của ngành giáo dục qua các thời kỳ .............................................62 Bảng 2.4: Số lớp học qua các thời kỳ .......................................................................63 Bảng 2.5: Số liệu Y tế qua các thời kỳ......................................................................63 Bảng 2.6. Số lượng và cơ cấu cán bộ ngành y tê qua các năm. ................................64 Bảng 2.7: Số lượng và cơ cấu cán bộ ngành dược qua các năm...............................64
  • 4. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta kết thúc thắng lợi với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào mùa xuân năm 1975, đã chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai trong hơn 20 năm. Non sông Việt Nam thu về một mối, đất nước Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, hòa bình, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta đã gặt hái được nhiều thành tựu. Song cho đến trước năm 1986, nền kinh tế của đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, tăng trưởng chậm, sau đó lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới đất nước một cách toàn diện; trong đó nhấn mạnh đến đổi mới tư duy về phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.Chủ trương đổi mới về kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội tiếp tục được các Đại hội VII(1991), VIII(1996), IX(2001), X(2006), XI(2011) của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển. Vận dụng đường lối về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt ở giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từ 1996 đến 2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền huyện Minh Hóa, kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện có nhiểu chuyển biến tích cực. Kinh tế tăng trưởng khá, kết cấu hạ tầng, điện, đường, trường, trạm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Minh Hóa còn những bất cập, hạn chế. Những thành tựu về phát triển kinh tế,- xã hội vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của
  • 5. 5 huyện. Phục dựng lại bức tranh kinh tế - xã hội giai đoạn 1996-2015, trên cơ sở đó, rút ra những kinh nghiệm để phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa trong các giai đoạn tiếp theo tốt hơn là việc làm thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về ý nghĩa khoa học: Qua nghiên cứu đề tài góp phần hiểu rõ hơn về những vấn đề lý luận và thực tiễn về đường lối đổi mới của Đảng, về việc hiện thực hóa đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể ở huyện Minh Hóa; đồng thời giúp chúng ta thấy được những thành công và tồn tại của nền kinh tế huyện Minh Hóa trong 20 năm đổi mới. Mặt khác, qua luận văn, mong muốn được đóng góp một số ý kiến, rút ra những kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai. Về ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu đề tài này đã góp phần làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân Minh Hóa. Từ đó giáo dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân trọng, gìn giữ và phát huy truyền thống quý báu đó. Ở một mức độ nhất định, đề tài còn cung cấp hệ thống tư liệu góp phần thiết thực vaò việc giảng dạy lịch sử địa phương Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình) từ 1996 đến 2015” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề - Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội nói chung Thực hiện công cuộc đổi mới nói chung, đổi mới kinh tế - xã hội nói riêng đã ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề mới cần phải có những đánh giá, lời giải thấu đáo. Vậy nên, đây là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có những công trình tiêu biểu như: - Phan Đại Doãn (1992), “Làng Việt Nam - một số vấn đề kinh tế xã hội”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Công trình này đã phân tích về tình hình
  • 6. 6 sở hữu ruộng đất, bản chất của nền kinh tế tiểu nông và sự cố kết của quan hệ làng xã ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội của nông thôn trong công cuộc đổi mới. Từ đó tác giả đưa ra những kết luận và một số giải pháp cụ thể cho vấn đề trên. - Hà Vinh (1997), “Nông nghiệp Việt Nam trong bước chuyển sang kinh tế thị trường” Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày tình hình nông nghiệp Việt Nam cũng như con đường phát triển của nông nghiệp trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. - Trần Bá Đệ (2000), “Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách đã dành trọn một chương để trình bày tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trong thời kỳ cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa và đổi mới. - Lê Văn Anh, Đặng Văn Chương, Đinh Thị Dung, Nguyễn Văn Hoa, Đinh Thị Lan, Đặng Văn Hồ, Trần Vĩnh Tường (2005), “Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử”, Nxb Giáo dục Hà Nội. Công trình này đã dành trọn một mục lớn để nói về hoàn cảnh, nội dung đổi mới, những thành tựu và bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới ở nước ta. - Nguyễn Trọng Phúc (2007), “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Giáo dục Chính trị quốc gia, Hà Nội; và bài viết “Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam”, trong tác phẩm, “Một số chuyên đề lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam”, tập III, Nxb Giáo dục Chính trị quốc gia, Hà Nội (2007). Ở đây, tác giả đã phân tích cơ sở hoạch định đường lối đổi mới của Đảng, sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và quá trình đổi mới tư duy kinh tế của Đảng từ Đại hội VI đến nay. - Các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình Tiến trình phát triển KT-XH của Quảng Bình trong thời kỳ đổi mới đã được đề cập đến ở các bộ sách như “Lịch sử Đảng bộ QB tập III (1975- 2000)” và các bộ lịch sử Đảng bộ các địa phương, Lịch sử các ngành và tổ
  • 7. 7 chức KT-XH trong tỉnh như “Lịch sử ngành công nghiệp - thủ công nghiệp tỉnh Quảng Bình 1959-2000” của Sở công nghiệp Quảng Bình, “Lịch sử Đảng bộ huyện Minh Hóa tập II (1975- 2005)” . Ngoài ra, còn có các công trình viết về từng lĩnh vực kinh tế như: “Nội dung mô hình HTX nông nghiệp trong đổi mới cơ chế kinh tế ở tỉnh Quảng Bình” của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Bình, , “Quảng Bình 15 năm xây dựng và phát triển (1990- 2004)”, “ Quảng Bình thời kỳ 1990 – 2000 xây dựng và phát triển” của cục Thống kê Quảng Bình, “Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình 2001-2010” của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Gần đây, đã có một số luận văn thạc sĩ khai thác về vấn đề kinh tế - xã hội các huyện của tỉnh Quảng Bình cũng như các lĩnh vực khác của các địa phương khác như đề tài “Nông nghiệp Quảng Bình trong quá trình đổi mới” của tác giả Vũ Thị Thúy Vân (2007), “Kinh tế huyện Bố Trạch thời kì đổi mới (1986-2006)” của Nguyễn Minh Phương (2008), “Hoạt động dân vận ở Quảng Bình giai đoạn 1989-2005” của tác giả Cái Thị Thùy Giang (2010). Các công trình trên đã đề cập những vấn đề chung về kinh tế xã hội của đất nước, đề cấp đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Quảng Bình và một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình…nhưng nghiên cứu đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội ở huyện Minh Hóa thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào. Tuy vậy, những công trình trên là những tài liệu tham khảo quan trọng để tôi triển khai thực hiện đề tài luận văn. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. -Về đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa từ 1996 -2015 -Về phạm vi nghiên cứu: Về thời gian nghiên cứu: từ 1996 đến 2015 Về không gian nghiên cứu: Tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
  • 8. 8 4.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. - Về mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là phục dựng lại tình hình kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa trong giai đoạn 1996-2015; trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Minh Hóa trong các giai đoạn tiếp theo. -Về nhiệm vụ nghiên cứu Một là, khái quát đặc điểm, tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình kinh tế xã hội huyện Minh hóa trước năm 1996. Hai là, tái họa bức tranh kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa thời kỳ 1996 – 2015. Ba là, làm rõ những thành tựu, nguyên nhân của thành tựu, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Minh Hóa (1996-2015). Bốn là, rút ra kinh nghiệm để góp phần phát triển kinh tế xã hội ở huyện Minh Hóa trong thời gian tới. 5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1. Nguồn tƣ liệu Luận văn đã sử dụng một số nguồn tư liệu sau đây: Một là, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc trong thời kỳ đổi mới, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các văn bản luật của Nhà nước về phát triển kinh tế. Hai là, các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, Đại hội Đảng bộ huyện Minh Hóa, các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy, Huyện ủy. Các báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa về tình hình kinh tế - xã hội; Các báo cáo của các phòng, ban Tỉnh ủy, Huyện ủy, của Ủy ban nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân huyện, các ngành liên quan về kinh tế xã hội, nguồn tài liệu của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình và Phòng Thống kê huyện Minh Hóa. Ba là, các sách chuyên khảo, các bài viết nghiên cứu về tình hình đổi mới đăng trên các tạp chí trung ương và địa phương.
  • 9. 9 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học khác như xử lý số liệu, điền dã, phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, nhằm lựa chọn, sử dụng, xử lý những tư liệu phù hợp, làm cơ sở cho việc sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để phục dựng, đánh giá và tổng kết quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 1996-2015. 6. Đóng góp của luận văn. Nghiên cứu đề tài này, luận văn có một số đóng góp trên những nội dung sau: - Phục dựng lại sự chuyển biến của kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Minh Hóa giai đoạn 1996 -2015. - Cung cấp nguồn tư liệu để giảng dạy tại các cơ sở giáo dục kinh tế, chính trị và giảng dạy lịch sử địa phương. Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Minh Hóa. 7. Bố cục luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, danh mục các bảng biếu, danh mục chữ cái viết tắt, phụ lục, phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1. Chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm 1996 đến năm 2000. Chương 2. Chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm 2000 đến năm 2015. Chương 3. Một số nhận xét chung và bài học kinh nghiệm
  • 10. 10 Chƣơng 1 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN MINH HÓA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2005 1.1.Một số nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa trƣớc năm 1996 1.1.1. Một số nhân tố tác động đến chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa 1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên + Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lí, địa hình Minh Hóa là huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, ở vào tọa độ 17o2’ 30 vĩ độ Bắc và 105o6’25 đến 105o20’30 kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hóa, phía Nam giáp huyện Bố Trạch; phía Tây giáp hai huyện Bua – La – Pha và Nhòm – Ma – Lạt của tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Minh Hóa có đường biên giới chung với tỉnh Khăm Muộn (Lào) 89 km. Trải qua quá trình lịch sử, địa giới hành chính huyện Minh Hóa cũng có nhiều thay đổi. Đến nay, huyện Minh Hóa có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 14 xã. Huyện Minh Hóa có diện tích 141.006 ha, là một huyện nằm giữa dãy núi đá vôi Kẻ Bàng, bao lấy vùng đất Minh Hóa là hai dãy núi đá lớn: Dãy núi Đen và dãy núi Bông Dương, Bông Dầm (hay còn gọi là dãy núi Giăng Màn). Với những núi đá cao như: Ca Reeng cao 1.326m, núi Bãi Dinh cao 1.029m, núi Mia Xeng cao 848m, núi Ma Rai cao 178m,… ngoài những dãy núi đá kéo dài, còn có nhiều núi đá đơn lẻ nằm giữa đồng ruộng hay trong các làng mạc sầm uất như: Lèn Bảng, Lèn Một, Lèn Ông Ngòi… Do kiến tạo địa tầng và quá trình đứt gãy địa chất phức tạp nên giữa những núi đá vôi có các thung lũng là nơi cư dân sinh sống và cũng do chính
  • 11. 11 cấu tạo địa hình phức tạp nên các sông suối ở đây thường bị đứt dòng chảy. Sự biến mất và xuất hiện của các con sông được người dân địa phương gọi hiện tượng đó là lực nước mạch ngầm. - Về khí hậu: Do cấu tạo về địa hình với sự án ngữ của dãy Hoành Sơn nên khí hậu ở đây được chia thành hai vùng rõ rệt. Phía Bắc Hoành Sơn (Hà Tĩnh) nằm trong vùng khí hậu của miền Bắc; Nam Hoành Sơn (Minh Hóa và Tuyên Hóa) lại mang đầy đủ khí hậu của miền Nam. Khí hậu nóng ẩm thể hiện rõ rệt ở hai mùa: mùa mưa và mùa nắng. Là một huyện miền núi, mùa mưa ở đây thường đến rất sớm, bắt đầu từ tháng 9 năm trước và kết thúc muộn vào khoảng tháng giêng hoặc tháng hai năm sau. Vào những tháng này thường có gió mùa Đông – Bắc và mang theo không khí lạnh, mưa dầm,… Khác với vùng đồng bằng, vào mùa mưa hơi lạnh của núi đá tỏa ra hòa cùng không khí lạnh ngoài trời làm cho thời tiết càng thêm giá lạnh. Do lượng mưa nhiều nên độ ẩm vào những tháng này tăng cao. Mùa khô diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8, số giờ nắng bình quân hàng ngày là 6,4 giờ, ngày nắng cao nhất đạt đến 9,9 giờ. Mùa khô có gió Tây – Nam thổi từ Lào sang (còn gọi là gió Lào hoặc gió Nam). Gió Lào mang theo hơi nóng từ vùng cao nguyên Lào vào cùng với hơi nóng tỏa ra từ núi đá vôi gây nên không khí oi bức, khó chịu; nhiệt độ tăng cao làm cho lượng nước bốc hơi mạnh. Sự đa dạng về thời tiết là một thuận lợi lớn để những người làm nông nghiệp phát triển các loại cây trồng xứ lạnh và xứ nóng. Song nó cũng gây ra không ít khó khăn trong sản xuất và đời sống của nhân dân. + Tài nguyên - Về tài nguyên rừng: Rừng Minh Hóa có rừng núi đá, rừng núi đất với nhiều loại gỗ quý như: Dạ Hương, Huê Mộc, Cánh Kiến, Lim, Sến, Táu, Gõ, gỗ Mun, Lát giỗi, Chò, Kiền kiền. Nhiều loại tre nứa, song mây, nhiều loại dược liệu quý giá như Sa nhân, Hà thủ ô, Ngũ gia bì, Sâm trần, mật ong. Mật ong Minh Hóa đã trở thành thứ đặc sản quý. Núi rừng Minh Hóa còn là nơi
  • 12. 12 trú ngụ, sinh sống của hàng trăm loài chim, thú, hổ, báo, hươu, nai, lợn rừng, chồn, cáo, sơn dương, voi, gấu, khỉ, chim công, chim khiếu… Núi đá vôi là một sa mạc đá vào loại lớn nhất thế giới với diện tích 92.111.643 ha; đáng lưu ý là trong núi đá vôi có hàng trăm động lớn nhỏ. Đây là một lợi thế để phát triển du lịch sinh thái và du lịch hang động ngoài ra còn là nguồn khoáng sản quý phục vụ cho xây dựng cơ bản - Về tài nguyên đất: Ở Minh Hóa đất trồng trọt chiếm chưa đến 3,98% diện tích tự nhiên nhưng có nhiều loại đất trồng có độ màu mỡ cao như đất pheralit vàng nâu (sét vàng); đất được bồi lắng (đất dốc tụ) do quá trình bồi lắng, trầm tích của đá vôi rất thích hợp cho việc hình thành các làng mạc sầm uất, trù phú. Ở Minh Hóa đất lâm nghiệp nằm xen với đất nông nghiệp, diện tích đất lâm nghiệp khá lớn, phù hợp với các loại cây trồng như: cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, mít, dâu tằm, lúa nương, lúa nước, ngô, khoai, sắn... - Về tài nguyên nƣớc: Huyện Minh Hóa ở đầu nguồn các con sông, có độ cao trên 1.000m so với mặt biển, do cấu tạo đặc biệt của địa hình núi đá vôi nên các con sông suối ở đây nhiều và có độ dốc lớn. Ngoài hàng trăm con suối, Minh Hóa có 2 sông chính là sông Gianh và sông Nan. Đây là nguồn nước phục vụ chủ yếu cho dân sinh huyện Minh Hóa. Ngoài ra còn các hồ chứa nước có khả năng chứa nước và điều tiết lũ, chống hạn cho các khu kinh tế nông lâm nghiệp. Hệ thống sông suối dày đặc, có độ dốc lớn chảy xen giữa những dãy núi đá vôi thậm chí có nhiều con suối chảy qua làng- núi đá. Đây là nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và ổn định môi trường sinh thái. 1.1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội + Nguồn lực kinh tế Minh Hoá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế. Huyện có cửa khẩu quốc tế Chalo - Nà Phàu các đầu mối và tuyến giao thông quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về QL1A, đến cảng biển Hòn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà
  • 13. 13 Tĩnh). Bên cạnh đó, Minh Hoá còn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve, Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên, sơn thuỷ hữu tình có thể xây dựng thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hoá Hợp, Nước Rụng ở Dân Hoá, phía Bắc đèo Đá Đẽo và các hang động ở Thượng Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu kinh tế giữa địa phương với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Với tiềm năng đó, Minh Hóa hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế toàn diện gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại, và dịch vụ. + Nguồn lực xã hội Dân số huyện Minh Hóa tính đến năm 2010 là 49.571 người, trong đó tổng số lao động trong độ tuổi 26.671 người chiếm 53,8% dân số. Tỷ lệ tham gia lao động ở nông nghiệp chiếm trên 77,78%, thu nhập nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2010 là 6 triệu đồng/người/năm. Cùng sinh sống với người Việt còn có hai dân tộc ít người khác: Bru – Vân Kiều và Chứt, thuộc hai nhóm ngôn ngữ: Việt – Mường và Môn – Khơ me. Dân cư Minh Hóa phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các vùng đất bằng phẳng, ven các con sông, con suối, các trục đường giao thông, các thung lũng, miền núi cao dân cư thưa thớt. Sống trên mảnh đất Minh Hóa có nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc có một sắc thái văn hóa riêng. Quá trình lao động, xây dựng quê hương, đấu tranh chống thiên nhiên, chống ngoại xâm, các cộng đồng dân tộc đã đoàn kết, đồng lòng vượt qua khó khăn gian khổ xây dựng cuộc sống. Họ xem vùng đất đầy nắng nóng, gió Lào, mưa lũ giữa núi rừng đại ngàn của Trường Sơn là nơi chôn rau cắt rốn. Minh Hóa nằm trong vùng giao thoa giữa nền văn hóa Đông Sơn phía Bắc và nền văn hóa Sa Huỳnh phía Nam. Chính sự giao thoa này cùng với điều kiện sống giữa núi rừng bạt ngàn của Trường Sơn và xa những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn, qua bao thế hệ đã hun đúc nên một bản sắc văn hóa riêng cho mỗi tộc người và cả cộng đồng dân cư.
  • 14. 14 Trải qua quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ quê hương bản làng đã hun đúc nên trong các thế hệ con người Minh Hóa một bản lĩnh, một tính cách, một lối sống truyền thống rất được trân trọng đó là: cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo, trung thực, thật thà, thẳng thắn, chịu thương chịu khó, đoàn kết, trọng nghĩa tình, giàu lòng yêu nước, yêu quê hương. Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, do có vị trí chiến lược quan trọng là “phên dậu” phía Tây của Quảng Bình,người Minh Hóa đã cùng nhân dân trong vùng đứng lên cầm vũ khí chống kẻ thù xâm lược, góp phần xây dựng và bảo vệ quốc gia Đại Việt. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc ta, Minh Hóa giữ vị trí chiến lược quan trọng trong việc chi viện cho chiến trường miền Nam, cho nên Minh Hóa đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ, là nơi chịu đựng nhiều thử thách ác liệt của chiến tranh, là nơi tuyến lửa đã hứng chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ do không lực Hoa Kỳ dội xuống nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, với lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân Minh Hóa đã hăng hái ra quân đánh Mỹ, cứu nước. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, dựa vào tài nguyên, đất đai và lao động, nhân dân Minh Hóa không lùi bước trước khó khăn và lạc hậu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các dân tộc ở Minh Hóa đoàn kết cùng nhau tìm cách khắc phục khó khăn, tháo gỡ những vướng mắc tìm con đường đi thích hợp tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 1.1.2. Kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa trước năm 1996 Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Bình, sự quyết tâm lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ huyện Minh Hóa, tính đến trước năm 1996, kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa đã đạt được một số kết quả nhất định. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XV đã nhận định:
  • 15. 15 Trong quá trình thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động, song về cơ bản chúng ta đã thực hiện được những mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cơ bản được ổn định và cải thiện một bước. Quốc phòng, an ninh được củng cố, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bộ mặt nông thôn đang từng bước được thay đổi. [53]. Trong lĩnh vực nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất toàn diện, nhằm giải quyết một bước về nhu cầu lương thực tại chỗ, đảm bảo đời sống của nhân dân. Tổng sản lượng lương thực tăng lên từ 5.421 tấn năm 1991 lên 6.370 tấn năm 1995. Năng suất các loại cây trồng đều tăng, nhất là cây ngô. Lĩnh vực chăn nuôi đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tổng đàn gia súc tăng bình quân hàng năm là 5,4%. Nhiều hộ có thu nhập từ chăn nuôi khá và đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình. Về lâm nghiệp, từ năm 1991 đến năm 1995, đã tu bổ, cải tạo 84 ha rừng tự nhiên, trồng mới 216 ha rừng tập trung và hàng ngàn cây phân tán. Về tiểu thủ công nghiệp, giá trị tăng bình quân hàng năm là 8,5%. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn có hiệu quả như xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, xây dựng trung tâm y tế huyện và xã... Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được chú ý quan tâm, quốc lộ 29 và 15 đã từng bước được nâng cấp và sửa chữa, mạng lưới giao thông liên thôn, liên xã phát triển khá. Thu, chi ngân sách có nhiều cố gắng, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 15,8%. Về văn hóa - xã hội huyện Minh Hóa tính đến trước năm 1996 có những bước phát triển nhất định. Sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển cả về số lượng và chất lượng. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được chú trọng, thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Duy trì và phát triển công tác văn hóa thông tin, thể dục, thể thao, phát thanh truyền hình để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
  • 16. 16 phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân trong toàn huyện. Thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước đối với người có công. Phong trào đền ơn đáp nghĩa đã được các cấp, các ngành quan tâm Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa vẫn còn những bất cập hạn chế. Kinh tế huyện Minh Hóa vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển, trình độ sản xuất còn lạc hậu, năng suất các loại cây trồng thấp và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chưa xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển nông thôn, công tác chỉ đạo còn nhiều lúng túng. Việc tập trung sức để khai thác những tiềm năng, thế mạnh hiện có từ nông - lâm nghiệp của địa phương còn hạn chế. Công tác quy hoạch theo ngành, theo vùng chưa làm được, công tác giao đất, giao rừng cho nông dân tiến hành còn chậm. Trong sản xuất nông - lâm nghiệp chưa thực sự đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Còn bảo lưu những tập quán sản xuất cũ, lạc hậu, tình trạng du canh du cư vẫn còn. Sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp, dịch vụ còn yếu. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo, các hợp tác xã theo mô hình mới chưa được hình thành, các doanh nghiệp nhà nước chưa đủ sức đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Về mặt xã hội, trình độ dân trí mặt bằng chung của huyện còn thấp, vẫn chưa tận dụng hết nguồn nhân lực để phục vụ sản xuất. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Vẫn còn nhiều yếu kém về chất lượng dạy và học, giáo dục mầm non, dạy nghề chưa được quan tâm đúng mức. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo phong trào văn hóa, cuộc sống văn minh ở cơ sở chưa mạnh, thiếu quan tâm chỉ đạo đồng bộ. Nhận thức của quần chúng về âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của địch chưa sâu, công tác giáo dục tư tưởng thiếu thường xuyên. Tình trạng vi phạm pháp luật và trật tự an toàn xã hội vẫn xảy ra. Tuy còn nhiều bất cập, hạn chế, nhưng những kết quả đạt được bước đầu về phát triên kinh tế - xã hội đã tạo được tiền đề quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH.
  • 17. 17 1.2. Kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa giai đoạn 1996-2005 1.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh Quảng bình về phát triển kinh tế - xã hội Đến năm 1996, công cuộc đổi mới đã tiến hành được 10 năm và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của đông đảo nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh được củng cố. Đồng thời, thành tựu 10 năm đổi mới đã tạo được nhiều tiền đề cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nước ta cũng phải đối đầu với nhiều thách thức như nguy cơ tụt hậu xa về kinh tế, “diễn biến hoà bình”; tệ quan liêu, tham nhũng; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Tình hình thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới. Trong hoàn cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra. Đại hội đã xác định giai đoạn 1996 - 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau. Đại hội IX của Đảng đã diễn ra vào tháng 4/ 2001 đã xác định: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
  • 18. 18 một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Theo đó, mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 là: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xóa đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Trên cơ sở quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Trung ương về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XII (nhiệm kỳ 1996 - 2000) đã quyết định những nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong giai đoạn 1996-2000. Mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm tới là “Vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách vững chắc, cải thiện một bước đời sống nhân dân, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tăng cường ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh, đưa tỉnh ta thoát khỏi tỉnh nghèo và kém phát triển, phấn đấu đạt mức trung bình của cả nước” [32; tr.45-46]. Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ tỉnh luôn quán triệt tư tưởng chỉ đạo là phải đề cao tinh thần tự lực tự cường, năng động, sáng tạo, đi lên từ tiềm năng thế mạnh của chính mình, trên cơ sở đó tranh thủ các nguồn lực
  • 19. 19 bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2000-2005 là: Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, tăng cường đoàn kết, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, huy động và khai thác tốt nguồn nội lực, tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài, nâng cao nhịp độ và chất lượng tăng trưởng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng và địa phương, bảo đảm cho nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển mạnh mẽ, vững chắc; kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh; tăng cường cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng hội nhập của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến tiến bộ các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm; cơ bản xoá hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố vững chắc quốc phòng - an ninh[33; tr.51]. Trong chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, Đảng bộ đã xác định rõ là phải gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, tăng trưởng kinh tế phải luôn đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. “giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế và xã hội; coi trọng tính thống nhất hiệu quả kinh tế - xã hội, lợi ích kinh tế và động lực tinh thần trong mọi lĩnh vực hoạt động, trong từng địa phương cơ sở…” [31; tr. 33]. 1.2.2. Chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Huyện ủy Minh Hóa Giữa những năm 90 của thế kỉ XX, trong khi toàn Đảng, toàn dân huyện Minh Hóa đang nỗ lực, phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách thì tình hình thế giới và trong nước lại có những diễn biến phức tạp, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã hoàn toàn sụp đổ, đất nước ta chưa thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế tăng trưởng thấp, các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó nước ta là một trọng điểm.
  • 20. 20 Trước tác động phức tạp của tình hình thế giới và những khó khăn của đất nước, đặc biệt là những khó khăn về kinh tế - xã hội, ban chấp hành Đảng bộ huyện Minh Hóa tuy mới trải qua một thời gian ngắn sau những năm đầu tái lập huyện, nhưng qua hoạt động thực tiễn vẫn vững vàng về chính trị, nhất trí cao với đường lối đổi mới của Đảng; quán triệt các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Quảng Bình; đồng thời căn cứ vào điệu kiện cụ thể của địa phương để hoạch định chính sách, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm 1996 - 2000. Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Minh Hóa khóa XVI (1996) đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế trên địa bàn huyện giai đoạn 1996 - 2000. Đại hội nhấn mạnh: giai đoạn 1996 - 2000 sẽ là thời kì đất nước ta có những thời cơ và vận hội mới để phát triển đất nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, song cũng có những nguy cơ và thách thức mới. Đại hội đã chỉ ra mục tiêu tổng quát giai đoạn 1996-2000 như sau: “phát triển kinh tế trên cơ sở cơ cấu kinh tế nông công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ổn định sản xuất lương thực, tăng nhanh sản phẩm hàng hóa từ chăn nuôi và các loại cây công nghiệp. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn huyện. Đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.” [7; tr.321]. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát của Đại hội, Đảng bộ và chính quyền Minh Hóa cho rằng xác định đúng những cây trồng vật nuôi có khả năng xuất khẩu là cần thiết để tập trung vốn đầu tư và có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển sản xuất đúng hướng. Từ đặc điểm và điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện, phát huy thế mạnh bốn vùng kinh tế, phấn đấu đưa huyện Minh Hóa đi lên vững mạnh: Vùng I: gồm các xã Quy Hóa, Xuân Hóa, Yên Hóa, Minh Hóa và Tân Hóa. Hướng sản xuất chủ yếu là: trồng cây lương thực, cây dâu tằm, cây công nghiệp và rau quả thực phẩm. Chăn nuôi trâu, bò, lợn, cá. Phát triển thủ công nghiệp, dịch vụ tại trung tâm huyện lỵ để sản xuất và chế biến các loại sản phẩm có nguồn nguyên liệu tại chỗ.
  • 21. 21 Vùng II: gồm các xã Trung Hóa, Hóa Hợp, Hóa Tiến, Hóa Thanh và một phần xã Thượng Hóa. Hướng sản xuất là trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày gồm: cao su 1000ha; càphê 1000 ha; lạc 800 - 1000 ha. Đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm như trâu, bò, gà, cá theo hướng sản xuất hàng hóa. Vùng III: gồm các xã Hóa Sơn, Dân Hóa và một phần xã Thượng Hóa. Hướng sản xuất chủ yếu là: khoanh nuôi và bảo vệ rừng đầu nguồn. Khai thác gỗ và các loại lâm sản khác. Có kế hoạch để tận thu các nguồn lợi từ rừng. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, trồng cây lương thực để giải quyết một phần lương thực tại chỗ. Vùng IV: gồm các xã Hồng Hóa và Hóa Phúc. Hướng sản xuất chủ yếu là trồng rừng và bảo vệ rừng. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà và trồng cây lương thực. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, ngày 16 – 12 – 1996, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ hai để bàn về định hướng chiến lược giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết đề ra những vấn đề quan trọng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, coi giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, đồng thời thúc đẩy sự nghiệp giáo dục, đào tạo huyện nhà phát triển hơn nữa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, huyện ủy và các cấp chính quyền đã chỉ đạo ngành giáo dục rà soát tình hình hoạt động giáo dục, đào tạo trong những năm qua để cung cấp luận cứ cho cấp ủy đảng có những nhận định, đánh giá toàn diện về những thành tựu, khó khăn, thuận lợi, những hạn chế và tồn tại để từ đó đề ra những quyết sách cho việc phát triển giáo dục đào tạo phù hợp với địa phương trong giai đoạn 1996 – 2000. Tiếp tục thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ một cách vững chắc, ngành giáo dục được chú ý quan tâm, đẩy mạnh.
  • 22. 22 Trên cơ sở những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ 1996 – 2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Minh Hóa lần thứ XVII đã thống nhất biểu quyết phương hướng, nhiệm vụ Đảng bộ nhiệm kỳ 2000 – 2005. Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa giai đoạn 2000 – 2005 là: Tăng cường đoàn kết, tiếp tục công cuộc đổi mới, thực hiện dân chủ, kỷ cương, huy động mọi nguồn lực của địa phương, các chương trình dự án cùng với sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước để đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế với cơ cấu: nông – lâm – ngư nghiệp – thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung khai thác đất gò đồi, đất lâm nghiệp, xây dựng trang trại, cái tạo và nâng cao giá trị kinh tế vườn. Phát triển văn hóa xã hội, củng cố xây dựng quốc phòng an ninh, công tác xây dựng Đảng. Phấn đấu đến năm 2005 cơ bản xóa hết hộ đói, giảm hộ nghèo, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện. Xây dựng huyện Minh Hóa ấm no, hạnh phúc. [7; tr.392]. Sau Đại hội, Huyện ủy đã chủ trương kịp thời tổ chức quán triệt học tập đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII vào cuộc sống. Với sự thống nhất về quan điểm và nhận thức, nắm vững và vận dụng tốt thời cơ, phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, thách thức, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo sát đúng quan điểm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Nhận thức rõ năm 2001 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, thực hiện tốt các nhiệm vụ năm 2001 sẽ là tiền đề cho việc hoàn thành kế hoạch 5 năm (2000- 2005), xuất phát từ tình hình, đặc điểm của huyện nhà, ngày 1-1-2001, Huyện ủy tổ chức hội nghị lần thứ 3 (khóa XVII) nhằm đánh giá kết quả năm 2000 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2001. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: trong năm 2001, các cấp ủy Đảng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
  • 23. 23 các nhiệm vụ sau: Tiếp tục phát huy tốt những mặt làm được trong năm 2000, khắc phục những mặt tồn tại yếu kém, tích cực chuẩn bị điều kiện các nguồn lực hiện có, tận dụng những cơ hội mới, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên, sự hỗ trợ tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật, công nghệ để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm: điện nông thôn, thủy lợi - bê tông hóa kênh mương, chương trình 135, chương trình xóa đói, giảm nghèo và các dự án trên địa bàn.[7; tr.397]. Đẩy mạnh phát triển nông thôn toàn diện và kinh tế nông thôn, dự tính đầu tư các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn, tiếp tục thực hiện kiên cố hóa kênh mương, sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi hiện có, mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây có giá trị hàng hóa như cây cao su, cây lạc, cây hồ tiêu... tổ chức tốt các khâu dịch vụ cơ giới, kỹ thuật, thu mua,...nhằm khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa cho nhân dân. Từng bước tháo gỡ những khó khăn, ách tắc trong sản xuất thủ công nghiệp và dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất hàng hóa. Trong nửa nhiệm kì đầu, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo giải quyết những tồn đọng, vướng mắc trong công tác giao đất theo Nghị định 64/CP. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu giao lưu buôn bán và hoạt động thương mại, dịch vụ trong thời kỳ hội nhập, tận dụng và khai thác triệt để những lợi thế của một huyện biên giới, ngày 15-10-2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 137/2002/QĐ-TTg về việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu và áp dụng các chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo tỉnh Quảng Bình gồm các xã: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hóa Phúc và Hồng Hóa thuộc huyện Minh Hóa. Việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo đã tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trên lĩnh vực thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, thông thương, buôn bán giữa huyện Minh Hóa với các nước Đông Dương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh trong thời kì đổi mới.
  • 24. 24 Thực hiện chỉ thị số 61-CT/TW, ngày 28 – 12 – 2000 của Bộ Chính trị về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, Đảng bộ và chính quyền huyện Minh Hóa đã nhận thức rõ việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong giai đoạn 2001 – 2010 có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở là nhằm nâng cao dân trí một cách toàn diện, phấn đấu hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp trung học cơ sở, từ đó mà phát huy được tính độc lập, năng động, sáng tạo và bản lĩnh của thế hệ trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 theo tinh thần Nghị quyết Trung ương đề ra, Ban thường vụ Huyện ủy Minh Hóa đã ra chỉ thị số 15-CT/TV về việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn huyện. Về văn hóa, y tế cũng đã có những chỉ đạo kịp thời để góp phần cải thiện đời sống tinh thần và sức khỏe cho nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kì mới là: “Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, ngành văn hóa thông tin từ huyện đến cơ sở ngày càng được kiện toàn, củng cố tổ chức. Tổ chức những điểm dạ hội văn nghệ quần chúng trong các ngày lễ lớn. Đẩy
  • 25. 25 mạnh cuộc xây dựng đời sống văn hóa; từng bước triển khai Chỉ thị số 27- CT/TW của Bộ chính trị về việc cưới, việc tang và lễ hội. Ngành y tế huyện cũng đã phát động phong trào thi đua trong cán bộ viên chức ngành y tế, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu.” Về lao động - việc làm: Nhận thức đúng tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề lao động - việc làm, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tế, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền Minh Hóa đã có nhiều cố gắng nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bằng nhiều biện pháp và các hình thức khác nhau như thông qua trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh, tổ chức các khoá đào tạo nghề ngắn hạn. Thực hiện mục tiêu về việc làm của tỉnh, phòng lao động thương binh và xã hội của huyện Minh Hóa đã tổ chức liên kết với trung tâm giới thiệu việc làm của Tỉnh chủ động tìm kiếm, tham gia cùng trung tâm để tổ chức các hoạt động như hội chợ việc làm, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cho người lao động có nhu cầu tìm việc làm, cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, hình thành hệ thống thông tin thị trường lao động chính góp phần đắc lực cho thị trường lao động trên địa bàn Minh Hóa. 1.3. Một số kết quả về phát triển kinh tế - xã hội của huyện Minh Hóa từ năm 1996 đến năm 2005. 1.3.1. Chuyển biến về kinh tế 1.3.1.1 Trong nông nghiệp Trên mặt trận nông nghiệp đã có bước phát triển quan trọng, từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh kinh tế hàng hóa nông nghiệp; diện tích, năng suất các loại cây trồng tiếp tục tăng Tổng diện tích gieo trồng năm 1996 là 4.860 ha đạt 102% so với năm 1995. Tổng sản lượng lương thực năm 1996 là 5.853 tấn đạt 92% so với kế hoạch. Bước sang năm 1997, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển. Thời tiết thuận lợi, lịch gieo trồng thời vụ phù hợp, sự phát triển, sinh trưởng của các loại cây trồng tốt. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng
  • 26. 26 đẩy mạnh kinh tế hàng hóa nông nghiệp, mà trước hết là chuyển đổi giống, cây, con kết hợp với các biện pháp áp dụng chuyển giao khoa học kĩ thuật sâu rộng trong nhân dân. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp phát triển tốt hơn, chất lượng và kết quả đạt cao hơn năm trước. Cụ thể, tổng diện tích gieo trồng là 5.404 ha, tăng so với cùng kỳ năm trước là 377 ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 6.584 tấn, tăng hơn năm 1996 là 599 tấn, so với kế hoạch tăng 2,4%. Nguyên nhân đạt kết quả trên là tổng diện tích gieo trồng tăng, trong đó diện tích cây công nghiệp ngắn ngày tăng 10,8% và cây thực phẩm tăng 3,9%. Các tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng trong sản xuất, các loại giống cây trồng được thuẩn chủng, phù hợp với khí hậu, thời tiết, đất đai trên địa bàn huyện như giống lúa CR203, IR38, giống ngô Q2 và giống lạc sen lai…tất cả các giống mới đều đạt năng suất cao hơn giống cũ địa phương. Công tác tổ chức dịch vụ phục vụ cho sản xuất được người lao động quan tâm, số lượng tiêu thụ các loại phân hóa học tăng 1,8 lần so với năm 1996. Hệ thống thủy lợi nội đồng và tưới tiêu tuy mới đảm bảo phục vụ cho một nửa diện tích, nhưng là khâu quan trọng để tăng năng suất các loại cây trồng mà trước hết là cây lúa nước. Những kết quả đạt được trong năm 1997 trên lĩnh vực nông nghiệp đã khích lệ tinh thần sản xuất và phát triển kinh tế của nhân dân. Tuy nhiên, sang năm 1998, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn gặp một số khó khăn, đặc biệt là vụ 10 thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài đã làm ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng cây trồng giảm. Tổng diện tích gieo trồng năm 1998 là 4.876 ha, so với cùng kỳ năm trước (5.404 ha) giảm 8,1%. Riêng diện tích cây lương thực là 3.800 ha, so với cùng kỳ (4.288 ha), giảm 10,4%. Cây thực phẩm là 376 ha, so với cùng kỳ năm trước (515 ha), giảm 27%. Cây công nghiệp 691,4 ha, tăng so với cùng kỳ là 16,2%. Tổng sản lượng lương thực là 5566.36 tấn, so với năm trước bằng 84,5%, so với kế hoạch đạt 81,8%.[7; tr.329] Nguyên nhân tổng diện tích gieo trồng năm 1998 giảm, năng suất, sản lượng không cao là do thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh, chuột phát sinh gây
  • 27. 27 thiệt hại nhiều nơi, mà chủ yếu là gây hại cho lúa, lạc, ngô. Công tác chuẩn bị trên tất cả các mặt phục vụ cho sản xuất nhìn chung còn thiếu như: chuẩn bị các loại giống cây trồng, dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu… công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch trồng trọt cho các loại cây trồng chưa thật tích cực, chu đáo nên không đảm bảo được chỉ tiêu. Năm 1999, tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 1996 – 2000. Tổng diện tích gieo trồng năm 1999 là 4.981 ha, so với kế hoạch đạt 99,6% so với năm 1998 đạt 101,1%, trong đó, vụ đông xuân là: 2.939 ha chiếm 60%; vụ 8 và vụ 10 là: 2.042 ha, chiếm 40%; tỷ lệ cây lương thực chiếm 79,3%; cây công nghiệp ngắn ngày 12%; cây thực phẩm chiếm 8,7%. Tổng sản lượng quy ra thóc cả năm là 6.071 tấn, so với năm trước tăng 9%; so với kế hoạch đạt 85%. Bình quân lương thực cả năm đạt 142 kg/người. Về năng suất các loại cây trồng: Vụ đông xuân đạt năng suất ngô là 27,33 tạ/ha; năng suất lúa là 27 tạ/ha; năng suất lạc là 9,2 tạ/ha.[7; tr.331] Nhìn chung, diện tích gieo trồng trong năm 1999 đạt khá, nhưng do thời tiết nắng hạn, lũ lụt nên năng suất các loại cây trồng không cao, ảnh hưởng đến tổng sản lượng. Đặc biệt là lúa vại vụ 10 và lúa rẫy nhiều địa phương không thu đủ giống cho vụ sau. Tổng diện tích gieo trồng năm 2000 đạt 4.524 ha, so với kế hoạch đạt 100,2%, so với năm trước đạt 90,8%. Trong đó, vụ đông xuân đạt 3.113 ha chiếm 68,8%; vụ 8 và vụ 10 đat 1.441 ha, chiếm 31,2%. Cơ cấu các loại cây trồng như sau: cây lương thực là 2.072 ha chiếm 45,8%; cây chất bột là 1.209 ha chiếm 26,7%; cây công nghiệp ngắn ngày là 903 ha chiếm 20%. Tổng sản lượng lương thực cả năm 5.114 tấn. So với năm trước đạt 121%; so với kế hoạch đạt 82,5%. Lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 182 kg/người, tăng so với năm trước 40 kg.[7; tr.329] Tổng diện tích gieo trồng năm 2004 đạt 4.546 ha. Sản lượng lương thực năm 2004 đạt 7.195 tấn, năm 2005 đạt 6.823 tấn (giảm 5,7% so với năm 2004).
  • 28. 28 Về năng suất các loại cây trồng năm 1996: Năng suất cây lúa cả năm đạt 20 tạ/ha. Năng suất lúa nước bình quân đạt xấp xỉ 50 tạ/ha/năm; năng suất lúa vụ 10 đạt 9 tạ/ha/năm; năng suất ngô bình quân đạt 18 tạ/ha/năm. Riêng ngô Q2 và CV1 năng suất đạt 45 tạ/ha; năng suất cây lạc đạt bình quân 8 tạ/ha.Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp năm 1996 gặp nhiều khó khăn, đầu vụ đông xuân rét đậm kéo dài làm cho một số cây trồng (lúa, lạc) bị mất trắng. Vụ 10 bị lũ lụt liên tiếp làm giảm năng suất, sản lượng lương thực. Ước tính thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm khoảng 1.000 tấn (quy ra thóc). Nhưng về tổng thể thì sản xuất nông nghiệp năm 1996 giành được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đó là kết quả của sự chuyển đổi cơ cấu giống và tích cực đưa giống mới vào sản xuất đại trà. Các hộ gia đình đã chú trọng tập trung thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Các dịch vụ nông nghiệp được ưu tiên và đa dạng hơn. Một số tiến bộ kĩ thuật được áp dụng vào sản xuất nông nghiệp như: phương thực gieo thẳng, dùng thuốc diệt cỏ… Năm 2005, diện tích trồng lúa là 11.232 ha, đạt 91% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 30,75 tấn/ha (giảm 2,8 tạ/ha so với năm 2004); diện tích trồng ngô là 903 ha, đạt 120% kế hoạch (bằng 117% năm 2004), năng suất 37,33 tạ/ha (giảm 5,27 tạ/ha so với năm 2004).Các loại cây có củ khoai, sắn diện tích thực hiện tính đến năm 2005 là 1.052 ha, đạt 100,28% kế hoạch (bằng 100,6% kế hoạch năm 2004). Trong đó, diện tích trồng sắn nguyên liệu thực hiện được 350ha, đạt 38,3%so với kế hoạch, sản lượng ước đạt 5.938 tấn. Đốivới vây lạc, huyện đã xác định là cây chủ lực trong phát triển cây công nghiệp ngắn ngày. Năm 2005, diện tích trồng lạc là 1.365 ha, đạt 124% kế hoạch (tăng 196 ha so với năm 2004), năng suất 14,11 tạ/ha (giảm 1,79 tạ/ha so với năm 2004), sản lượng đạt 1.951 tấn.[7; tr.409] Trên lĩnh vực chăn nuôi: năm 1996, do đợt rét đậm kéo dài đã làm đàn gia súc thiệt hại nặng, toàn huyện có 3.854 con trâu, bò bị chết rét, nên tổng đàn gia súc giảm xuống. Tuy nhiên, nhờ có sự năng động, chịu khó của nhân dân, được sự hỗ trợ vay vốn của ngân hàng, vì vậy đàn gia súc sớm được phục
  • 29. 29 hồi và tiếp tục phát triển ở các hộ gia đình. “Tính đến tháng 12 – 1996, đàn trâu có 5.123 con, đạt 92% so với kế hoạch, bằng 96,6% so với năm 1995 (giảm 3,4%). Đàn bò có 15.070 con đạt 91% so với kế hoạch, bằng 94,7% so với năm 1995 (giảm 5,3%). Đàn lợn có 11.200 con đạt 96,8% so với kế hoạch, bằng 100% so với năm 1995”. [7; tr.333] Bước sang năm 1997, ngành chăn nuôi vẫn tiếp tục được chú trọng phát triển và trở thành thế mạnh của huyện. Tính đến tháng 10-1997, tổng đàn trâu có 5.168 con, tăng hơn năm 1996 là 1,1%; đàn bò có 15.296 con, tăng hơn năm 1996 là 1,5%; đàn lợn có 10.050 con. Tỷ lệ tăng trưởng của đàn gia súc năm 1997 thấp, tốc độ phát triển chậm. Các yếu tố trực tiếp tác động để hạn chế đến sự tăng trưởng của tổng đàn là do đầu ra chưa có, giá cả thị trường xuống thấp, sự phát triển kinh tế gò đồi làm thu hẹp đồng cỏ, cũng tác động trực tiếp đến sự phát triển của chăn nuôi; hậu quả của đợt rét đậm năm 1996; khâu tuyển chọn, chuyển dịch con giống chưa được tốt. Tổng đàn gia súc hai năm 1997- 1998 có chiều hướng giảm về số lượng nên chất lượng ngày một tốt hơn. “Tổng đàn gia súc tính đến tháng 11 năm 2005 là 29.174 con, đạt 98,38% kế hoạch (tăng 9,7% so với năm 2004). Trong đó, đàn bò là 12.722 con (tăng 9,7% con); đàn trâu 4.201 con (tăng 9,9%); đàn lợn 12.755 con ( tăng 9,9%); đàn dê 96 con (tăng 18,75%) so với năm 2004”.[7; tr.410] 1.3.1.2. Trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Với mục tiêu tăng trưởng hàng năm là 7% mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI đề ra, ngay trong năm đầu thực hiện Kế hoạch, huyện đã tập trung củng cố và quy mô công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được mở rộng và đa dạng hơn về ngành nghề với phương châm: “ Đa ngành, đa nghề,... đa thu nhập”. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 1996 đạt 1.900 triệu đồng, tăng 15% so với năm 1995 và tăng lên 4.172 triệu đồng năm 2000.
  • 30. 30 Từ năm 1997 – 2000, cơ sở sản suất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất gạch, ngói, cơ khí nhỏ, thủy điện nhỏ, một số ngành, nghề thủ công. Chất lượng sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được nâng lên, Tính đến năm 2005, giá trị sản xuất đạt 4.635 triệu đồng. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu là vật liệu xây dựng (đá hộc, cát, sạn). Trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, Huyện đã quan tâm chỉ đạo triển khai chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn trên địa bàn. Đến cuối năm 2005, toàn huyện đã có 6 hợp tác xã sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 270 cơ sở sản xuất, đã giải quyết cho 450 lao động tại chỗ. Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn bước đầu đã thu được một số kết quả, nhưng nhìn chung tốc độ phát triển còn chậm, công tác chỉ đạo còn nhiều lúng túng, chưa xác định được hướng đi chủ yếu, chưa có sản phẩm đặc thù, truyền thống. Nhân dân còn thiếu kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh, ngại vay vốn để đầu tư, chưa mạnh dạn khôi phục, phát huy các giá trị truyền thống, việc tiếp thu các ngành nghề mới còn khó khăn. Chưa có cơ chế chính sách khuyến khích thiết thực để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn phát triển. 1.3.1.3. Trong dịch vụ thương mại Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trong giai đoạn 1996 – 2000 đã có những chuyển biến mới, lượng vật tư hàng hóa phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân ngày càng tăng lên. Thương mại quốc doanh đã phát huy được vai trò trong việc lưu thông hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, hàng chính sách xã hội cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hệ thống chợ trung tâm, chợ cụm xã như: chợ Quy Đạt, chợ Trung Hóa, Hóa Tiến. Từng bước được đầu tư xây dựng và khai thác có hiệu quả, có sức thu hút người mua, người bán trong và ngoài địa bàn, góp phần bình ổn giá cả phục vụ đời sống nhân dân.
  • 31. 31 Bước sang những năm 2001 – 2003 hoạt động thương mại, dịch vụ có bước phát triển. Mạng lưới dịch vụ đã hình thành đến các cụm dân cư, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường phong phú, đa dạng, giá cả tương đối ổn định, sản phẩm hàng hóa của nông dân được tiêu thụ kịp thời, thuận lợi hơn. Hệ thống chợ ở các xã và trung tâm cụm xã từng bước được đầu tư xây dựng kiên cố, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong hai năm 2004 – 2005 phát triển với tốc độ khá, lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường đa dạng, phong phú, giá cả tương đối ổn định, đáp ứng như cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Tỷ trọng giá trị dịch vụ trong nền kinh tế dần tăng cao và chiếm tỉ trọng tương đối trong tổng giá trị nền kinh tế. Giá trị sản xuất trong năm 2005 đạt 26.904 triệu đồng, đạt 110,2% kế hoạch, tăng 8,48% so với năm 2004. 1.3.2. Chuyển biến về xã hội 1.3.2.1 Chuyển biến trong lĩnh vực dân số, lao động và việc làm Lao động và việc làm Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của hình thức kinh tế xã hội. Chính vì lẽ đó Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề dân số- lao động- việc làm vào vị trí hàng đầu trong các chính sách kinh tế, xã hội. Chính sách đó được thể hiện trong việc hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặt con người và việc làm vào vị trí trung tâm, lấy lợi ích của con người làm điểm xuất phát của mọi chương trình kế hoạch phát triển. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Song con người trở thành động lực cho sự phát triển khi và chỉ khi họ có điều kiện sử dụng sức lao động của họ để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội, quá trình kết hợp sức lao động và điều kiện sản xuất là quá trình người lao động làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm.
  • 32. 32 Lực lượng lao động trên địa bàn huyện Minh Hóa chủ yếu là lao động nông thôn. Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH, đặc biệt thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn tất yếu dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó, dân số ngày càng tăng, người dân thiếu việc làm đã ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội của người dân trong toàn huyện. Do vậy giải quyết việc làm cho lao động nông thôn là một yêu cầu cấp thiết không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Minh Hóa Thêm số liệu 2000 được bao nhiêu ???? Đến năm 2005 huyện đã giải quyết việc làm cho 28.874 lao động chiếm 84,2% lực lượng lao động toàn Minh Hóa. Vì vậy những năm qua công tác đào tạo nghề đã được huyện đầu tư và quan tâm. Số lượng lao động được đào tạo nghề ngày càng tăng góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động phi nông nghiệp. Đến năm 2000 lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp còn chiếm 74% lực lượng lao động toàn huyện. Cơ cấu lao động trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng tăng lao động ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ và giảm lao động ngành nông nghiệp. Nhờ thực hiện có hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện đáng kể. Số lao động nông thôn mắc các tệ nạn xã hội do thất nghiệp, nghèo đói đã giảm đáng kể, góp phần giúp ổn định trật tự xã hội, nâng cao nếp sống văn minh cho Minh Hóa. Đời sống dân cư Nhờ sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành nên công tác xóa đói, giảm nghèo đạt được những kết quả khả quan, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 68% năm 2001 xuống 45,49% vào tháng 6 – 2003 và 37,3% năm 2004, bình quân hàng năm giảm 7,2 % số hộ nghèo. Đến năm 2005, xóa được 96/1.859 mái nhà tranh cho hộ nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện, không để xảy ra tình trạng thiếu đói gay gắt lúc giáp hạt.[7; tr.422]
  • 33. 33 Mặc dù so với mặt bằng chung về thu nhập của cả nước còn khiêm tốn, song với sự tăng trưởng của kinh tế nên thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện Minh Hóa ngày một tăng. Năm 1990 thu nhập bình quân đầu người là ... , đã tăng lên ... tháng năm 2000, và đến 2005 tăng lên là 2.200.000 đồng/năm. Cơ cấu chi tiêu cho đời sống có nhiều thay đổi quan trọng, tỷ trọng chi tiêu ăn uống trong tổng chi tiêu cho đời sống giảm dần theo thời gian, chi tiêu cho nhu cầu ngoài ăn uống như chi tiêu cho mặc, đồ dùng sinh hoạt, chi học hành, chăm sóc sức khỏe được tăng lên. Nhà ở được xây dựng kiên cố, đồ dùng sinh hoạt ngày càng được trang bị hiện đại như quạt, ti vi, nồi cơm điện, lò vi sống…những đồ dùng này đã góp phần cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được phát triển. 1.3.2.2. Về giáo dục và đào tạo Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, huyện đã chủ trương phát triển giáo dục trên tất cả các mặt, từ xây dựng cơ sở vật chất đến nâng cao chất lượng giảng dạy. Nhằm thu hút và tạo điều kiện cho học sinh đến lớp phù hợp với điều kiện phát triển giáo dục của huyện miền núi, huyện Minh Hóa đã xây dựng mạng lưới trường, lớp đến tận thôn bản. Nhìn chung giai đoạn 1996 – 2000 dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành giáo dục huyện nhà đã có nhiều cố gắng, vượt qua thử thách buổi ban đầu về cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên và thái độ, ý thức học tập của học sinh. Đến năm 2000, nhờ chương trình 135, cơ bản toàn huyện đã có một hệ thống trường lớp ở khắp các xã trong huyện. Có 8 trường được xây dựng khang trang còn hầu hết các trường đều được xây dựng cấp 4, từng bước đảm bảo tốt hơn về cơ sở vật chất cho giáo dục. Không còn tình trạng học ba ca, học ghép như những năm trước đây, điều kiện dạy và học ngày càng được cải thiện. Ngành giáo dục luôn duy trì thường xuyên
  • 34. 34 công tác thi đua hàng năm như “thi đua dạy tốt, học tốt”, thi đua xây dựng “trường điểm của ngành”, “trường chuẩn quốc gia” đã nổi lên những đơn vị xuất sắc như trường tiểu học Quy Hóa I, trường cấp II + III Minh Hóa… Giai đoạn 2000 – 2005, để tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, Huyện ủy đã đề ra chương trình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Các cấp ủy đảng và chính quyền đã quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học. Cơ sở vật chất ở các trường được đầu tư nâng cấp, chủ trương xây dựng trường theo tiêu chuẩn quốc gia ngày càng được quan tâm. Đến năm 2003, có 1 trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, ba trường khác đang xây dựng đảm bảo đủ tiêu chí, để đề nghị công nhận trường chuẩn quốc giá. Tất cả các trường đều đủ phòng học, không có lớp học ca 3. Chất lượng giảng dạy, học sinh: So với năm học 1995 – 1996, số trường, số lớp và số học sinh trong các độ tuổi đến trường tăng lên nhanh chóng. Toàn huyện có 30 trường cấp I, 08 trường cấp II và 01 trường cấp III. Đón nhận các em vào trường cấp I là 8.614 em, cấp II là 2.122 em. Công tác dạy và học ngày càng được nâng lên với sự cố gắng của ngành giáo dục có sự phối hợp với các cấp và ban chỉ đạo phổ cập giáo dục chống mù chữ từ huyện đến xã, đã tổ chức xóa mù cho 751 người. Tháng 6 – 1996, huyện Minh Hóa được tỉnh công nhận đã phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ theo chuẩn quốc gia. Về công tác đào tạo, thực hiện chỉ thị, kế hoạch đào tạo năm 1996 – 1997 toàn huyện có 47 em vào học các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Trong đó, thi đỗ đại học 2 em, cự tuyển đại học 4 em, còn lại vào học các trường cao đẳng trung học chuyên nghiệp. Năm học 1997 – 1998, đã đón 14.569 em học sinh đến trường, trong đó mầm non có 2.699 em, tiểu học 7.802 em, trung học cơ sở có 3.519 em và trung học phổ thông có 459 em. Đến năm học 1999 – 2000 số học sinh đến trường là 15.290 em. Trong đó: mầm non có 2.557 em, tiểu học 7.450 em,
  • 35. 35 trung học cơ sở có 4.377 em và trung học phổ thông có 906 em. Tính đến năm 2000, tổng số lớp học trên địa bàn huyện có 467 lớp. [7; tr.348-349] Đi đôi với việc nâng cao chất lượng dạy và học cho ngành giáo dục, huyện Minh Hóa còn tập trung phát triển Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề nhằm đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lớp trẻ, đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội. Năm học 1998 – 1999 huyện Minh Hóa thành lập thêm một trường cấp II + III ở xã Hóa Tiến nhằm đảm bảo nhu cầu học tập các xã rẻo cao. Ngoài ra, huyện đã tăng cường chỉ đạo đối với công tác phổ cập giáo dục tiểu học, khắc phục tình trạng tái mù sau khi phổ cập. Tiến hành kiểm tra, đánh giá đề nghị công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Giữ vững quy mô trường lớp, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nâng cao chất lượng dạy và học. Tổng số lớp và học sinh trong năm học 2004 – 2005 như sau: Hệ mầm non 132 lớp, có 2.014 cháu; tiểu học 274 lớp, có 5.660 học sinh; trung học cơ sở 106 lớp, có 3.676 học sinh, phổ thông cấp II + III có 41 lớp, 1.608 học sinh, trung học phổ thông 34 lớp, có 1.534 học sinh. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp học đạt cao. Năm học 2000 – 2001, tốt nghiệp tiểu học 98%; trung học cơ sở 91%, trung học phổ thông 96%. Năm học 2004 – 2005, tiểu học 99,3%; trung học cơ sở 96%, trung học phổ thông 95,5%.[7; tr.416-417] Bảng:1.1. Bảng số liệu giáo dục huyện Minh Hóa qua từng thời kỳ Năm học Lớp học Giáo viên Học sinh Tiểu học THCS THPT Tiểu học THCS THPT Tiểu học THCS THPT 1996-1997 361 68 7 408 108 23 8.021 2.498 265 2001-2002 297 131 34 335 222 57 6.669 4.755 1.618 2004-2005 269 134 43 341 257 96 5.559 4.564 1.844 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa năm 19997, 2002, 2005 )
  • 36. 36 Trong giai đoạn 2000 – 2005, công tác cự tuyển vào các trường đại học và cao đẳng đã từng bước đi vào nề nếp, kỷ cương. Việc cự tuyển thực hiện đúng đối tượng và tiêu chuẩn quy định. Kết quả tính đến năm 2005, có 11/16 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Những kết quả đạt được trên lĩnh vực giáo dục đào tạo thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của ngành giáo dục. 1.3.2.3. Về y tế. Huyện đã chú ý đầu tư, củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất và tìm các giải pháp chuyên môn để ngăn chặn và dập tắt các loại bệnh tật đe dọa sức khỏe nhân dân ở vùng núi, vùng cao như sốt rét, phong, lao, tình trạng gia tăng dân số và suy dinh dưỡng trẻ em… Đến năm 2000, hệ thống y tế của xã đã khép kín với cơ sở vật chất và đội ngũ thầy thuốc được đào tạo đủ, đáp ứng yêu cầu phòng và chữa bệnh ở tuyến cơ sở. Hệ thống y tế thôn bản hoạt động có hiệu quả, các chương trình y tế quốc gia luôn được tỉnh, trung ương và các tổ chức quốc tế đánh giá tốt. Trong mấy năm liền đã ngăn chặn có hiệu quả sự tái diễn dịch sốt rét. Là huyện được cấp trên công nhận đã thanh toán bệnh phong cùng với những thành tích trên các lĩnh vực hoạt động khác. Bảng 1.2. Hoạt động khám và điều trị trên địa bàn huyện. Năm Cơ sở điều trị Giường bệnh Cán bộ y tế Bệnh viện Trạm y tế Giường bệnh viện Giường trạm y tế Ngành y Ngành dược 1996 1 11 45 13 102 10 2001 1 15 55 49 122 8 2005 1 16 61 53 133 3 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa năm 1996, 2001,2005 )
  • 37. 37 Năm 2005 toàn huyện có 18 cơ sở y tế, trong đó có 1 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực, 16 trạm y tế với tổng số 124 giường bệnh. Huyện có 136 cán bộ y tế, trong đó ngành y có 133 người, ngành dược có 3 người phục vụ tận tình cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân. Bảng 1.3. Số lƣợng và cơ cấu cán bộ ngành y tê qua các năm. ĐVT. SL: người, Tỷ trọng: % Tổng số Bác sĩ Y sĩ Y tá Trình độ khác SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng 1996 102 100 8 7,85 39 38,23 50 49,02 5 4,9 2001 122 100 11 9 47 38,52 50 41 14 11,48 2005 133 100 16 12 51 38,4 44 33,1 22 16,5 Cán bộ y tế tăng từ 102 cán bộ năm 1996 tăng lên 133 cán bộ năm 2005. Chất lượng cán bộ y tế ngày càng được nâng cao, với ngành y tỷ trọng bác sỹ tăng dần theo thời gian, chiếm 7,85% năm 1996 tăng lên 12% năm 2005. Trong giai đoạn 2000 – 2005, toàn huyện đã thực hiện khá tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, bồi dưỡng đào tạo cán bộ y tế huyện, xã, thôn, bản. Mạng lưới y tế đã phủ kín các địa bàn dân cư trong huyện. Năm 2003, có 14/16 xã, thị trấn có trạm y tế, các thôn bản có nhân viên y tế phục vụ, chăm sóc sức khỏe cho bà con. Tính đến năm 2005, huyện đã có một trung tâm y tế được xếp loại bệnh viện hạng 3 trong hệ thống y tế toàn quốc, 100% số xã, thị trấn có trạm y tế, trong đó: trạm đạt chuẩn quốc gia 12,5%, trạm có bác sĩ đạt 25%. Các chướng trình y tế quốc gia thực hiện có chất lượng, góp phần tích cực trong việc ngăn chặn và điều trị các bệnh xã hội. Cấp thuốc bảo hiểm y tế xã hội theo Quyết định 139/QĐ/TTG của thủ tướng chính phủ có 14.959 lượt bệnh nhân.[7; tr.420-421]
  • 38. 38 1.3.2.4.Về văn hóa – thông tin, thể dục thể thao. Hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, gia đình thể thao được duy trì và phát triển. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, hoạt động văn hóa thông tin đã có những chuyển biến tích cực. Trung tâm văn hóa thông tin – thể thao huyện đã nhanh chóng khắc phục và tổ chức hoạt động văn hóa dưới nhiều hình thức, phục vụ nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần cho nhân dân, bằng các hoạt động thông tin lưu động, phát thanh, văn hóa văn nghệ, cổ động trực quan, xây dựng nếp sống văn hóa mới. Năm 1996, đã có 38 đội văn nghệ cơ sở, đội văn nghệ của các trường học được tổ chức để phục vụ ở đơn vị mình vào những ngày lễ lớn, mang nội dung phong phú, phán ánh phong tục tập quán lao động sản xuất và những đổi mới đi lên của huyện nhà. Duy trì và khơi dậy nền văn hóa dân gian cổ truyền, đồng thời từng bước tiếp cận văn hóa, văn nghệ hiện đại, nhất là trong thế hệ trẻ. Thông qua các cuộc liên hoan văn nghệ, chúng ta đã thấy rõ nét đẹp văn hóa, nghệ thuật dân gian của nhân dân huyện Minh Hóa vô cùng đa dạng và phong phú, giữ vững được những nét tinh túy, đậm đà bản sắc của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện. Năm 1999, có 4.000 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, có 8 làng đăng ký làng văn hóa, được tỉnh công nhận một làng (Kim Bảng). Tính đến năm 2003, có 3 làng văn hóa được tỉnh công nhận, có 26 làng đạt văn hóa cấp huyện, 2.285 gia đình văn hóa, 500 gia đình thể thao cấp huyện. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa năm 2001 đạt 16,7%, đến năm 2005 đạt 50%. Đến năm 2005 đã có 44 thôn, bản, đơn vị đạt chuẩn văn hóa, đơn vị văn hóa .[7; tr 418] Những chuẩn mực về tư tưởng đạo đức, lối sống, những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng được phát huy. Dân chủ cơ sở được mở rộng, trình độ dân trí được nâng lên đáng kể, hoạt động văn hóa – nghệ thuật được quần chúng khơi dậy, giao tiếp ứng xử văn hóa có nhiều tiến bộ… góp phần ngăn chặn những suy thoái đạo đức trong các tầng lớp xã hội, trong từng gia đình.
  • 39. 39 Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì và phát triển. Các môn thể thao truyền thống được khơi dậy, duy trì và phát huy trong dịp lễ, tết và lễ hội văn hóa truyền thống rằm tháng 3. Hoạt động truyền thanh, truyền hình phát triển tích cực. Bảng 1.4 : Tình hình phủ sóng phát thanh và truyền hình 1996 1997 1998 Tổng số xã 14 14 14 Phủ sóng phát thanh Số xã được phủ sóng 14 14 14 Trạm truyền thanh Số xã đã có 2 3 4 Số xã chưa có 12 11 10 Phủ sóng truyền hình Số xã được phủ sóng 4 4 4 Số xã chưa được phủ sóng 10 10 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa năm 1996, 1997,1998 ) Đến năm 2005, toàn huyện đã có Đài truyền thanh và trạm phát lại truyền hình công suất 200W. Ở các khu vực đã có thêm 5 trạm thu, phát lại truyền hình có công suất từ 100 – 150W. Diện phủ sóng truyền thanh – truyền hình đạt 100%, góp phần đáp ứng nhu cầu nghe đài và xem truyền hình của nhân dân. * Tiểu kết: Đảng bộ và chính quyền huyện Minh Hóa đã tranh thủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND và các Sở, Ban ngành trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội. Trong điều kiện gặp không ít khó khăn như nội lực của huyện nhà chưa mạnh, cơ sở vật chất, kĩ thuật thiếu đồng bộ, nguồn thu ngân sách trên địa bàn không đáng kể, dân trí còn thấp, nhận thức, tư duy kinh tế thị trường còn hạn chế. Tỷ lệ phát triển dân số còn cao, số người thiếu việc làm còn nhiều, đời sống nhân dân, nhất là các vùng rẻo cao còn khó khăn, bên cạnh đó là ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai, nhưng Đảng bộ và nhân dân
  • 40. 40 Minh Hóa đã tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, ra sức phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, đạt được một số kết quả đáng mừng trong những năm 1996 - 2005. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, huyện Minh Hóa còn có nhiều hạn chế trong phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù huyện có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tạo nên sự tăng trưởng kinh tế cho huyện, song vấn đề khai thác tài nguyên chưa được chú ý phát triển. Bởi vậy, cơ cấu kinh tế của Minh Hóa từ 1996 - 2005 chủ yếu nặng về tỷ trọng nông nghiệp. Tiềm năng đất đai còn lớn thuận lợi cho việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện với các loại cây trồng, vật nuôi có khả năng đem lại năng suất và chất lượng cao. Song nền kinh tế nông nghiệp của huyện Minh Hóa vẫn mang tính chất độc canh, trồng cây lương thực là chính, năng suất, sản lượng thấp, cơ cấu cây trồng ít có sự thay đổi. Mặc dù còn có nhiều hạn chế nhưng những thành quả bước đầu mà Đảng bộ và nhân dân Minh Hóa đã đạt được những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã tạo nên những cơ sở cần thiết và quan trọng cho phép Minh Hóa tiếp tục bước vào thời kỳ CNH – HĐH trong các giai đoạn tiếp theo.
  • 41. 41 CHƢƠNG 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2015 2.1. Chủ trƣơng của Đảng 2.2.1. Chủ trương của Trung ương Đảng Thành tựu của 20 năm đổi mới (1986 - 2006) tạo thêm nhiều thuận lợi cho đất nước ta đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn. Bên cạnh những thuận lợi cơ bản, bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Trong rất nhiều nguy cơ mà đất nước ta đối mặt có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vậy nên,đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc ta lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn. Giai đoạn 2006 - 2010 có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỉ XXIdo Đại hội IX của Đảng đề ra. Đại hội X của Đảng đề ra mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.[Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X; tr.23]. Đại hội X khẳng định, mục tiêu trực tiếp là “sớm đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển”. Để thực hiện được mục tiêu đó, những chỉ tiêu định hướng về phát triển kinh tế - xã hội được xác định: Mức tăng trưởng bình