SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  85
`
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN VĂN ĐỦ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
VÔ HIỆU TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Hà Nội, năm 2019
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐOÀN VĂN ĐỦ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
VÔ HIỆU TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỌ
Hà Nội, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn "Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô
hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM" trước hết tôi xin chân thành
cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Thị Bích Thọ.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức, cá nhân
có tên sau đây:
- Lãnh đạo, giảng viên và cán bộ, công chức Học viện Khoa học xã hội.
- Lãnh đạo và Thẩm phán, Thư ký các đơn vị thuộc hệ thống Toà án nhân dân
hai cấp TPHCM gồm có:
+ Toà Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân TPHCM;
+ Toà án nhân dân Quận Phú nhuận;
+ Toà án nhân dân Quận Tân Bình;
+ Toà án nhân dân Quận 10;
Tác giả luận văn
Đoàn Văn Đủ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thị Bích Thọ. Các kết quả được trình bày
trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các
số liệu, trích dẫn trong Luận văn mang tính chất tham khảo và được trích từ nguồn
thông tin chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã Hội –
Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Vì vậy, tôi đề nghị Học viện Khoa học Xã Hội – Viện hàn lâm Khoa học xã
hội Việt Nam xem xét, quyết định cho tôi được bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
ĐOÀN VĂN ĐỦ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG
THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG
MẠI VÔ HIỆU ..........................................................................................................6
1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại......................................................................6
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................6
1.2. Sơ lược hợp đồng thương mại vô hiệu và phân loại hợp đồng thương mại vô
hiệu. .......................................................................................................................13
1.2.1. Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại.................................13
1.2.2. Khái quát những qui định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu của
hợp đồng thương mại.........................................................................................13
1.3. Các trường hợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng thương mại. ............................14
1.3.1. Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo
đức xã hội...........................................................................................................14
1.3.2. Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo................................................15
1.3.3. Hợp đồng thương mại vô hiệu do không tuân thủ hình thức...................16
1.3.4. Hợp đồng thương mại vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
...........................................................................................................................17
1.3.5. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa...............................17
1.3.6. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị nhầm lẫn........................................22
1.3.7. Hợp đồng thương mại vô hiệu do người kí hợp đồng không đúng thẩm
quyền..................................................................................................................24
1.4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng thương mại vô hiệu......................................26
1.5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu.....................................27
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU TỪ
THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................47
2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ
thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................47
2.1.1. Yếu tố nhầm lẫn trong hợp đồng .............................................................53
2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng...................................................................55
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô
hiệu từ thực tiễn xét xử Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh ................59
2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và sự tác động đến việc thi hành pháp
luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử
của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh............................................59
2.2.2. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật giải quyết tranh chấp về hợp đồng
thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM. ......63
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU TỪ
THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH........................................................................................................................69
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh
...............................................................................................................................69
3.1.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.................................70
3.2. Giải pháp ........................................................................................................71
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh
...........................................................................................................................71
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành. ...................................................72
KẾT LUẬN..............................................................................................................74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc xác lập hợp đồng thương mại là một trong những phương thức hiệu quả
đối với các chủ thể khi tham gia xác lập quan hệ pháp luật dân sự nhằm hướng tới
các lợi ích kinh tế mà cả hai bên muốn đạt được. Hơn thế, đặt trong tương quan với
pháp luật thế giới và sự phát sinh nhiều quan hệ dân sự mới thì hợp đồng thương mại
lại có ý nghĩa quan trọng, vì hợp đồng ghi nhận và ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các
bên trong quan hệ. Bởi thế Pháp luật dân sự Việt Nam quy định khá chi tiết, cụ thể,
phù hợp với điều kiện xã hội, hoàn cảnh cũng như pháp luật thế giới về hợp đồng
thương mại.
Vì lẽ, ngoại trừ một vài biệt lệ, một hợp đồng có thể khi là thương mại khi là
dân sự, cho nên không thể phân chia các hợp đồng thành hai loại có bản chất khác
nhau: một có bản chất thương mại, một có bản chất dân sự, và nghiên cứu chúng trong
hai lĩnh vực riêng biệt, một trong luật dân sự, một trong luật thương mại. Mọi hợp
đồng cần được xem xét theo nguyên tắc đại tổng được qui định trong Bộ luật dân sự
vốn vẫn được coi là luật chung áp dụng cho mọi giao dịch trong xã hội.
Hiện nay, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam nằm rải rác trong rất nhiều văn
bản pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau và cũng chưa có bất kì thử nghiệm
nào nhằm thống nhất hóa hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng cũng như chỉ
ra sự liên kết, liên thông hoặc tính hệ thống của pháp luật hợp đồng nói chung. Tuân
thủ nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, có thể thấy rằng, các qui
định chung của pháp luật hợp đồng được qui định từ các điều từ 388 – 411 Bộ luật
dân sự 2005 có thể được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng khác nhau. Bên cạnh
các qui định chung đó, Bộ luật dân sự 2005 có các qui định riêng cho các hợp đồng
chuyên biệt. Các qui định về các hợp đồng chuyên biệt, theo nghĩa rộng có thể bao
gồm tất cả các hợp đồng khác mang tính luật pháp ( ví dụ: hợp đồng lao động, tín
dụng, hợp đồng thương mại ); đó là các qui định riêng so với nguyên tắc chung của
Bộ luật dân sự 2005 . Đối với những vấn đề mà luật tư đã qui định thì áp dụng luật tư
để điều chỉnh, đối với những vấn đề luật tư chưa đề cập đến thì áp dụng luật chung
để điều chỉnh.
2
Tuy nhiên, khi vận dụng quy định của pháp luật dân sự về tính vô hiệu của
hợp đồng thương mại vào thực tế, chủ thể áp dụng pháp luật đã có những cách hiểu
khác nhau, vận dụng khác nhau dẫn tới đường lối xử lý chưa thống nhất. Ngay trong
nội tại chế định hợp đồng vô hiệu việc hiểu như thế nào là "nhầm lẫn" để được coi là
một trong những yếu tố tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi điều này xảy ra? Hay như việc
xác lập hợp đồng thương mại với những cá nhân, tập thể không đủ năng lực tài chính?
Giá trị hợp đồng như thế nào được coi là giá trị nhỏ và giá trị lớn; Hoặc là hai bên
mua bán tài sản hình thành trong tương lai nhưng cuối cùng đối tượng của hợp đồng
lại không thể thực hiện được thì giải quyết theo hướng nào? Do đó giá trị hợp đồng
thương mại so với giá trị thực tế mà các bên giao dịch có sự không đồng nhất hoặc
việc mua bán giữa các bên không lập hợp đồng bằng văn bản theo quy định... Cho
nên số lượng tranh chấp liên quan đến hợp đồng thương mại đang có xu hướng gia
tăng, mà chính sự vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chiếm một tỷ lệ không
nhỏ. Hơn thế việc xử lý hậu quả khi hợp đồng thương mại vô hiệu còn nhiều hạn chế.
Chẳng hạn như việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận giữa các bên chủ thể trong
hợp đồng được thực hiện trên thực tế như thế nào? Chính bởi vậy, nghiên cứu một
cách có hệ thống quy định này giúp làm rõ lý luận cơ bản và những nguyên tắc chung
nhất cho việc áp dụng vào thực tế. Qua đó cũng khái quát vấn đề để đề xuất cơ quan
Tòa án hướng hoàn thiện nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia
trong quan hệ thương mại, cao và xa hơn nữa là lợi ích kinh tế, sự bình ổn trong xã
hội. Vì các lẽ trên, tác giả lựa chọn đề tài " Giải quyết tranh chấp về hợp đồng
thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM" cho
luận văn tốt nghiệp cao học luật.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài
Khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các vấn đề
khác nhau của hợp đồng như: luận án tiến sĩ “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị
trường ở giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Hữu Nghị, Hà Nội (1996); đề tài luận
án tiến sĩ: “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, tác giả Lê
Minh Hùng (2010). Ngoài ra, còn có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí,
3
các hội nghị như: “Bàn về hợp đồng vô hiệu do được giao kết bởi người mất năng lực
hành vi dân sự qua một vụ án” của PGS.TS. Đỗ Văn Đại; “Xử lý hợp đồng vô hiệu
trong lĩnh vực thương mại” của Phạm Nguyên Linh (2008), Tạp chí luật học số
11/2008; “Chế độ hợp đồng dân sự vô hiệu trước yêu cầu sủa đổi bổ sung của BLDS
2005” của Bùi Thanh Hằng, Tạp chí luật học 11/2008; “Chuyên đề thực tiễn ký kết
và thực hiện hợp đồng khi bị xác định là vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự”
của La Minh Tường (TAND tỉnh Thừa Thiên Huế). Bên cạnh đó, còn có các bài khóa
luận như: “Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại: lý luận và thực tiễn tài
phán” của Nguyễn Như Dạ Ngọc (2009); “Hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật
Thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Lý (2006)… Những công trình khoa học
trên là tài liệu vô cùng quý giá, và là một trong những căn cứ giúp tác giả có thêm
nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn của mình. Các
công trình nghiên cứu trên chỉ đi vào vấn đề chung, không nghiên cứu cụ thế và toàn
diện về hợp đồng thương mại vô hiệu theo quy định của pháp luật nước ta. Theo đó,
việc lựa chọn đề tài “ Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực
tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM” để nghiên cứu hoàn toàn là chủ ý của
tác giả.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu Đề tài có các mục đích sau đây:
Nghiên cứu các cơ sở lý luận, phân tích đánh giá các quy định của pháp luật
hiện hành và thực tế áp dụng pháp luật tại địa bàn TPHCM, từ đó đưa ra các giải pháp
hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng thương mại vô hiệu.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được nội dung trên, đề tài có các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ các khái niệm.
- Phân tích quy định pháp luật về hợp đồng thương mại vô hiệu trong kinh
doanh thương mại.
- Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM.
4
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về hợp
đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM.
- Đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng vô hiệu trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
+) Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hợp đồng thương mại vô hiệu bao gồm cơ sở lý luận, đánh
giá pháp luật thực định và thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM.
+) Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận quy định pháp luật về hợp đồng thương mại
vô hiệu trong BLDS 2005, BLDS 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản liên
quan khác. Đề tài nghiên cứu giữa các chủ thể trong nước, không có yếu tố nước
ngoài. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi cả nước, trong thời gian từ năm 2015 đến năm
2018.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp
nghiên cứu khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản
về hợp đồng thương mại vô hiệu.
- Phương pháp điều tra, bình luận: Đưa ra các ví dụ thực tế để phân tích việc
áp dụng luật, cũng như bình luận các bản án, nhằm đánh giá việc thực hiện pháp luật
trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM.
- Phương pháp so sánh: Các quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật một
số nước trên thế giới, so sánh pháp BLDS 2015 với BLDS 2005 để làm rõ vấn đề cần
phân tích.
5
- Phương pháp phân tích đánh giá: Để đánh giá pháp luật và tìm ra những hạn
chế của pháp luật quy định chưa phù hợp, nhằm đưa ra một số hướng giải quyết cụ
thể.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng thương mại vô
hiệu trong bối cảnh vai trò hợp đồng chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các
giao dịch dân sự hiện nay.
- Luận văn chỉ ra những hạn chế và đề xuất hướng giải pháp về giải quyết tranh
chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại
TPHCM.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu bổ ích cho những người làm
công tác áp dụng pháp luật.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên luật và
những người không chuyên về luật và cho những đối tượng khác nhau.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài được kết cấu gồm có 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng thương mại và giải
quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về giải quyết tranh chấp
hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM .
Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh
chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại
TPHCM.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU
1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại
1.1.1. Khái niệm.
1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại
Trong Luật thương mại 2005 không có khái niệm hợp đồng thương mại, nhưng
có thể hiểu Hợp đồng thương mại là Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các
chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi,
hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Với cách hiểu về
hợp đồng thương mại như trên, hợp đồng thương mại mang những đặc điểm đặc thù
như sau:
Thứ nhất: về chủ thể thì hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các
chủ thể là thương nhân. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005 “thương
nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương
mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [22, Điều 6]. Trong
hợp đồng thương mại, có thể có những hợp đồng đòi hỏi các bên đều phải là thương
nhân như: hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại… hay có
những hợp đồng chỉ đòi hỏi có ít nhất một bên là thương nhân như: hợp đồng ủy thác
mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp đồng môi giới thương
mại…). Ngoài ra, các tổ chức, các nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở
thành chủ thể của hợp đồng thương mại khi họ có hoạt động liên quan đến thương
mại.
Thứ hai: về hình thức thì hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức
mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng
phải được thiết lập bằng văn bản như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác
mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm
thương mại… Điều 24 Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “Hợp đồng mua bán
7
hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng háo mà pháp luật quy định phải được lập
thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó” [22, Điều 24]. Luật thương mại
năm 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: về đối tượng của hợp đồng thì đối tượng của hợp đồng thương mại là
hàng hóa. Theo nghĩa thông thường, hàng hóa được hiểu là những sản phẩm lao động
của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Dựa vào
tính chất pháp lý, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như bất động sản,
động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các quyền về tài sản.
Thứ tư: mục đích của hợp đồng thì mục đích của hợp đồng thương mại là lợi
nhuận. Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các
thương nhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi
ích lợi nhuận.
Thứ năm: về nội dung hợp đồng thì nội dung hợp đồng thương mại thể hiện
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng đó là các điều khoản do các
bên thỏa thuận. Các bên thỏa thuận nội dung càng chi tiết thì việc thực hiện hợp đồng
càng thuận lợi, phòng ngừa được những tranh chấp có thể phát sinh.
1.1.1.2. Hình thành hợp đồng thương mại.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 [16, Điều 385] thì hợp đồng
là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền,
nghĩa vụ của các bên. Từ định nghĩa này chúng ta thấy hợp đồng hình thành khi hội
đủ 3 yếu tố:
+) Hình thành một thỏa thuận, tức giữa các bên đã có sự thống nhất về mặt ý
chí về việc thực hiện hay không thực hiện một công việc cụ thể. Muốn thống nhất ý
chí, các bên phải có cơ hội bày tỏ ý chí; các ý chí này phải trùng khớp, thống nhất về
nội dung nhất định (như: đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương
thức thanh toán, thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng,...)
8
+) Các bên trong hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của
pháp luật. Một hợp đồng có thể được thiết lập giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với tổ chức hoặc giữa tổ chức với nhau.
+) Nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ nghĩa vụ của các bên. Theo quy định
tại Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015 thì Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều
chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao
quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện
công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là
bên có quyền) [16, Điều 274] .
1.1.1.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại.
a). Năng lực chủ thể.
Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển và hệ thống pháp luật lâu
đời không có sự phân biệt và cách biệt giữa khái niệm thương gia và doanh nghiệp
với tính cách là những thành viên hợp pháp của thương trường. Khi giao lưu trong
thương trường, các thành viên thường quan tâm đến tính chất và đặc tính pháp lý của
nhau mà trước hết đó là một pháp nhân hay thể nhân, và quan trọng hơn là xét tư cách
chủ thể của hai chủ thể này.
+) Năng lực pháp luật:
Cá nhân: là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là “tổng hòa các mối quan
hệ xã hội”. Cá nhân – con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội mà
Đảng và Nhà nước ta đã và đang phục vụ với mục đích phục vụ con người, vì con
người . Trong các mối quan hệ tài sản và nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá
nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ
dân sự cũng thông qua hành vi của con người. Để tham gia vào quan hệ xã hội nói
chung và quan hệ dân sự, thương mại nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để
tham gia vào các quan hệ đó. Đó là năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực
pháp luật và năng lực hành vi.
“Năng lực pháp luật dân sự của các nhân là khả năng của cá nhân có quyền
dân sự và có nghĩa vụ dân sự” [16, Khoản 1 Điều 16]. Năng lực pháp luật dân sự của
9
cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa
vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ
pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể.
Pháp nhân: có năng lực pháp luật kể từ thời điểm tư cách pháp nhân phát sinh.
Khác với tư cách pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân do luật xác
định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng loại pháp nhân, thậm chí với từng
cá nhân của pháp nhân. Mỗi pháp nhân có những mục đích xác định để theo đuổi và,
do đó, có khả năng có những quyền và nghĩa vụ giới hạn bởi chính các mục đích
đó.Mục đích của các pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗn hợp được xác định trong
điều lệ pháp nhân.
+) Năng lực hành vi:
Cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính
được pháp luật ghi nhận cho mọi cá nhân.“Năng lực pháp luật hành vi dân sự của cá
nhân là khả năng của các nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự” [16, Điều 19]. Nếu năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách
quan của chủ thể, thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính thể tạo ra các
quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn
bao hàm cả năng lực trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.Cùng với năng
lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân , tạo ra tư cách chủ
thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
b). Sự tự nguyện,tự do của các bên giao kết hợp đồng thương mại.
Bản chất của mọi giao dịch là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên
sự tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có
tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này
không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện. Sự tự nguyện của một
bên ( hành vi pháp lý đơn phương ) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một hợp
đồng là một trong các nguyên tắc được qui định tại Điều 4 Bộ luật dân sự 2005 [15,
Điều 4]: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Vi phạm sự tự nguyện của
chủ thể là vi phạm pháp luật. Vì vậy giao dịch không có sự tự nguyện không làm phát
10
sinh hậu quả pháp lý. Quyền tự do của các bên trong việc quyết định có tham gia vào
một giao dịch cụ thể và đồng ý về các điều khoản của giao dịch đó hay không là nền
tảng pháp lý của nền kinh tế thị trường. Từng cá nhân có thể tham gia vào các mối
quan hệ pháp lý một cách nhanh chóng và trực tiếp mà không có bất kỳ sự can thiệp
chính trị hay ngoại giao nào. Do vậy, các bên có thể đưa ra các quyết định kinh tế tức
thì, có liên quan trực tiếp đến sự thành công của họ.
Ngoài ra, các bên sẽ tự quyết định sự được mất trong phần lớn các cuộc thương
lượng của họ (với điều kiện là không bên nào bị ở vị thế quá bất lợi).Luật thương mại
chỉ có hiệu lực ràng buộc các nghĩa vụ pháp lý khi các bên tham gia được cho là đã
tự nguyện gánh vác các nghĩa vụ đó. Một bộ luật thương mại có thể qui định cụ thể
khi nào một bên đã thực sự gánh vác các nghĩa vụ pháp lý đó, ví dụ như là việc xác
định ranh giới khi việc thỏa thuận về một thương vụ nào đó trở thành một cam kết
mang tính hợp đồng. Nhưng các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản cho các cam
kết của họ. Thậm chí ngay cả khi khi bộ luật thương mại có các qui định về việc thực
hiện các giao dịch cụ thể nào đó, các bên vẫn có quyền tự do bãi bỏ hoặc thay đổi các
quy tắc áp dụng. Một hợp đồng được xác lập trên cơ sở tự nguyện, tự do nhưng cũng
phải đảm bảo tuân thủ theo qui định của pháp luật.
1.1.1.4. Nội dung và mục đích của hợp đồng thương mại.
“ Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được
khi xác lập giao dịch đó ”[16, Điều 118]. Nội dung của mọi giao dịch là tổng hợp các
điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong giao dịch. Những điều khoản này
xác định quyền , nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch. Mục đích và nội dung
của giao dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch
luôn nhằm đạt được mục đích nhất định. Muốn dạt được mục đích đó họ phải cam
kết, thỏa thuận về nội dung và ngược lại những cam kết, thỏa thuận về nội dung của
họ là để đạt được mục đích của giao dịch. Vì thế, chỉ những tài sản được phép giao
dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội là những giao dịch có mục đích và nội dung không hợp pháp,
không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó .
11
Tuy vậy, nội dung của hợp đồng cũng phụ thuộc vào tự do ý chí của các bên
giao kết trong khuôn khổ pháp luật.Học thuyết về tính độc lập của ý chí được thiết
lập trong triết học luật. Tư tưởng chủ đạo là: ý chí của con người là luật; con người
chỉ bị ràng buộc vào một nghĩa vụ bởi ý chí của mình, một cách trực tiếp trong quan
hệ hợp đồng (ý chí đặc thù) hoặc một cách gián tiếp một khi nghĩa vụ do luật áp đặt
(ý chí chung được suy đoán). Cũng vì ý chí tạo ra nghĩa vụ mà hợp đồng phải được
tự do giao kết. Cá nhân có quyền tự do quyết định giao kết hoặc không giao kết hợp
đồng; có quyền tự do quyết định hình thức và nội dung của hợp đồng.
1.1.1.5. Hình thức của hợp đồng thương mại.
Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chí của các bên giao kết được ghi
nhận theo một cách nào đó. Trên nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn cách thức
bộc lộ ý chí của mình. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được
nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh
đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra.Về
nguyên tắc, “hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hoặc hành
vi cụ thể, ngoại trừ pháp luật có qui định những hình thức nhất định đối với hợp đồng
cụ thể, khi pháp luật không qui định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một
hình thức nhất định” [15, Khoản 1 Điều 401]. Điều 122 Bộ luật dân sự Việt Nam
2015 :Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117
của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Do đó, nếu các bên có vi phạm về mặt hình thức thì: “Trong trường hợp pháp
luật qui định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các
bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện theo qui định về hình
thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao
dịch vô hiệu” [15, Điều 134].Có thể nói, hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể hiện
nội dung của hợp đồng và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao
kết hợp đồng phải tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng nhất định. Việc đưa ra
12
hình thức bắt buộc đối với một số loại giao dịch là nhằm mục đích lưu ý các bên cần
thận trọng hơn khi giao kết kinh doanh và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại
các giao dịch kinh doanh, quyền và nghĩa vụ cũng như đặc điểm của quan hệ pháp
luật kinh doanh. Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với
đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc
pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh
doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Nhiều công ty, tập
đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và
tư vấn cho mình trước khi ký kết các hợp đồng.Ta nói rằng hợp đồng trong luật Việt
Nam được giao kết theo nguyên tắc ưng thuận như trong luật của Pháp. Nguyên tắc
này chấp nhận một số ngoại lệ,. Các ngoại lệ có thể được xếp thành hai nhóm: Nhóm
thứ nhất gồm một số qui định đặc biệt về hình thức; nhóm thứ hai gồm các qui định
đặc biệt về thủ tục.
Một số qui định đặc biệt về hình thức (1)
Hợp đồng trọng thức: Gọi là trọng thức một hợp đồng chỉ có thể có giá trị một
khi được lập theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức viết, tức là dùng
ngôn ngữ viết để mô tả nội dung thoả thuận). Ví dụ điển hình của hợp đồng trọng
thức là các hợp đồng mà theo luật phải được chứng nhận, chứng thực, như hợp đồng
mua bán nhà ở. Có trường hợp luật chỉ đòi hỏi việc giao kết hợp đồng phải được ghi
nhận bằng văn bản chứ không nhất thiết được chứng nhận, chứng thực, như hợp đồng
uỷ quyền Điều quan trọng để tính trọng thức trở thành một điều kiện về hình thức của
một hợp đồng là phải có một điều luật quy định rành mạch về việc loại bỏ nguyên tắc
ưng thuận và áp đặt tính trọng thức đối với việc giao kết hợp đồng đó.
Hợp đồng thực tại. Một số hợp đồng, như đã biết, được giao kết bằng cách
chuyển giao vật mà các bên quan tâm. Việc chuyển giao đó cũng được coi như một
điều kiện về hình thức của hợp đồng: không có hình thức đó, sự thoả thuận đơn thuần
giữa hai bên không có hiệu lực ràng buộc. Ví dụ điển hình của loại hợp đồng thực tại
là hợp đồng thuê tài sản: nếu chỉ có thoả thuận về việc thuê mà không có việc chuyển
giao tài sản từ người cho thuê sang người thuê, thì hợp đồng chưa hình thành. Xin
13
phép cơ quan có thẩm quyền. Có trường hợp do tính chất quan trọng của tài sản giao
dịch hoặc của bản thân giao dịch đối với kinh tế quốc dân hoặc đối với trật tự công
cộng, người làm luật đặt các giao dịch ấy dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước
thông qua một hệ thống các quy tắc về kiểm tra, xem xét và cho phép của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền.
1.1.2. Sơ lược hợp đồng thương mại vô hiệu và phân loại hợp đồng thương
mại vô hiệu.
1.2.1.1. Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại
Các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu được quy định tại BLDS 2015
từ Điều 123 đến Điều 129 [16] và Điều 408 BLDS 2015 [16] đó là:
a) Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều
123);
b) Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124);
c) Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125);
d) Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126);
e) Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127);
f) Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình (Điều 128);
g) Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129);
h) Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408).
1.2.1.2. Khái quát những qui định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu
của hợp đồng thương mại.
Định nghĩa:
Hợp đồng là thoả thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn. Khi giao kết,
các bên phải tôn trọng một số điều kiện.Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh
doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng.
14
Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh.Chỉ những
giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước
đảm bảo thực hiện. Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ 4 điều kiện có hiệu lực của
các giao dịch theo phần trên đã phân tích (Năng lực chủ thể, sự tự nguyện tự do của
các bên giao kết hợp đồng, nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm pháp
luật, hình thức của hợp đồng theo qui định pháp luật). Khoản 1 Điều 410 Bộ luật dân
sự Việt Nam 2005: “Các qui định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều
138 của bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu” [15, Điều 410],
hơn nữa Khoản 2, Khoản 3 Điều 410 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 có qui định mối
quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ:“ 2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính
làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được
thay thế hợp đồng chính”“ 3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp
đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể
tách rời hợp đồng chính”Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của mọi giao dịch là một
thể thống nhất trong mối quan hệ biển chứng. Bởi vậy, xem xét một giao dịch phải
đặt nó trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô hiệu từng
phần mà không ảnh hưởng đến phần khác, thì chỉ phần vô hiệu không có hiệu lực,
phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.
1.2. Các trường hợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng thương mại.
1.2.1. Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo
đức xã hội.
"Đạo đức xã hội" không phải là một khái niệm pháp lý, nó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như văn hóa, lịch sử, kinh tế.. .Hầu hết các hệ thống pháp luật không có giải
thích chính thức về vấn đề này. Các thẩm phán, trọng tài viên thường căn cứ vào án
lệ hoặc tư duy theo lô-gích của mình để giải thích.
Đạo đức xã hội là những hành vi được số đông trong xã hội ứng xử và chấp
nhận. Hành vi trái với với những hành vi đó có thể coi là trái với đạo đức xã hội.
Trong thương mại quốc tế, các hợp đồng vi phạm trật tự công cộng thường cũng
bị coi là không có hiệu lực. Trật tự công cộng cũng là một vấn đề không được quy
15
định rõ bằng pháp luật và thường được giải thích theo án lệ, phụ thuộc vào nhiều điều
kiện khác nhau.
1.2.2. Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo.
Giả tạo trong hoạt động thương mại: Trong hoạt động của các cơ quan, doanh
nghiệp, quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nước hoặc thuộc về nhà đầu tư hay các cổ
đông góp vốn. Những người đại diện cho cơ quan, đơn vị trong hoạt động đầu tư,
kinh doanh là những người tham gia giao kết hợp đồng nên họ quan tâm đầy đủ và
trước hết đến lợi ích của đơn vị mình, tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất cho đơn vị trong
phạm vi có thể. Nhưng do không phải là chủ sở hữu đích thực, người trực tiếp tiến
hành các hoạt động này có thể không có lợi ích kinh tế cụ thể từ những giao dịch mà
mình tiến hành, hoặc được hưởng một phần nào đó từ lợi ích thu được, mà những lợi
ích đó nhiều khi quá nhỏ so với điều kiện cho phép họ có thể tìm kiếm những cơ hội,
thông đồng với đối tác để mang lại lợi ích riêng cho cá nhân. Chính những cơ sở đã
lặp luận vừa rồi và dựa trên thực tiễn hoạt động kinh doanh những hợp đồng giả tạo
được hình thành.
Khái niệm: Hợp đồng giả tạo theo qui định của pháp luật Việt Nam “ Khi các
bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự
khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu
lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật
khác có liên quan ” [16, Điều 124]. Nói cách khác, giao dịch dân sự giả tạo là giao
dịch có nội dung được thiết lập không phản ánh ý chí đích thực của các bên.
Điều kiện của sự giả tạo: Các bên kết ướcTrên thực tế các bên giao dịch không
có ý định tạo lập quyền, nghĩa vụ pháp lý qua các giao dịch dân sự này. Thông thường
các giao dịch này được thiết lập là để lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà
nước hoặc nghĩa vụ đối với người thứ ba hoặc để che dấu một hành vi trái pháp luật.
Những giao dịch dân sự như vậy sẽ không có hiệu lực pháp luật. Ý chí của các bên
kết ước Trường hợp vô hiệu do giả tạo có điểm đặc biệt là các bên trong giao dịch đó
hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý
16
chí thực của họ (có sự tự nguyện nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ
ý chí).
1.2.3. Hợp đồng thương mại vô hiệu do không tuân thủ hình thức.
Hình thức của hợp đồng - yếu tố không nên xem nhẹ trên thương trường, bất
kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện
thông qua hợp đồng. Một trong các vấn đề mà các chuyên gia về pháp luật kinh doanh
quan tâm là hình thức hợp đồng có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng như thế
nào. Về vấn đề này, pháp luật của các nước có những quan điểm và cách tiếp cận
khác nhau.Ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật có những điều khoản cụ thể đối với
một số hợp đồng, bắt buộc từng loại phải được thể hiện bằng hình thức nhất định, nếu
vi phạm quy định này, hợp đồng đã ký kết sẽ không có giá trị pháp lý. Vi phạm các
quy định bắt buộc về hình thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật và trật tự công
cộng. Vì vậy, chừng nào sự thống nhất của các bên chưa được thể hiện bằng những
hình thức nhất định theo đòi hỏi của pháp luật thì chừng đó chưa có hợp đồng. Pháp
luật một số nước coi sự vi phạm về hình thức là vi phạm lợi ích công cộng nên hợp
đồng vô hiệu tuyệt đối.
Một lời khuyên đối với các công ty là khi ký kết Hợp đồng kinh doanh quốc
tế, công ty nên thoả thuận với đối tác để luật điều chỉnh Hợp đồng là luật của nước
mình. Có như thế, khi có tranh chấp xảy ra, công ty sẽ đỡ mất thời gian tìm hiểu pháp
luật nước ngoài và có thêm lợi thế để giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Theo qui đinh của pháp luật Việt Nam Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 có quy
định hình thức của các giao dịch: “Giao dịch dân sự được biểu hiện bằng lời nói, văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể” [16, Điều 119].Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015
nêu các điều kiện để một giao dịch có hiệu lực không bao gồm hình thức của giao
dịch. Cho nên, có thể nói rằng hình thức của giao dịch theo qui định của luật hiện
hành là điều kiện cần để một giao dịch được tiến hành thuận lợi dưới sự bảo hộ của
pháp luật:Hình thức của hợp đồng không phải là yếu tố đương nhiên khiến hợp đồng
vô hiệu và cũng không thể dựa vào lặp luận do hợp đồng không tuân thủ hình thức
nên vô hiệu (Khoản 2 Điều 401). Ta có thể suy luận rằng: mọi thỏa thuận giữa các
17
bên trong hợp đồng đều có giá trị pháp lý. Chỉ những giao dịch pháp luật qui định bắt
buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng kí, hoặc xin
phép thì mới ràng buộc các bên phải tuân theo, nếu các bên không tuân thủ các qui
định này đồng thời có yêu cầu thì Tòa án xem xét và buộc các bên thực hiện theo qui
định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn nhất định.
Việc ấn định thời hạn do Tòa án quyết định căn cứ vào giao dịch cụ thể. Việc
buộc các bên phải thực hiện và đưa ra thời hạn thực hiện quy định về hình thức của
giao dịch thuộc thẩm quyền và là nghĩa vụ của Tòa án. Tòa án không mặc nhiên tuyên
bố giao dịch này là vô hiệu. Chỉ khi các bên không thực hiện và hoàn tất các qui định
về hình thức của giao dịch trong thời hạn do Tòa án ấn định thì giao dịch mới đương
nhiên vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại.
1.2.4. Hợp đồng thương mại vô hiệu do người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ
không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí. Vì vậy, giao dịch của họ phải được
xác lập, thiết lập dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người khác xác lập, thực
hiện.Tuy nhiên, giao dịch do những người này xác lập không mặc nhiên bị coi là vô
hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của những người đại diện cho họ: “Khi giao dịch
dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại
diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo qui định của pháp
luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện” (Điều130 Bộ luật
dân sự Việt Nam 2005 )Ngoài ra, “người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác
lập vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu” (Điều 133 Bộ luật dân sự
Việt Nam 2005 ).
1.2.5. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa.
1.2.5.1. Hợp đồng thương mại lừa dối.
Hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng
18
Lừa dối là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.
Theo cách nói thông thường, lừa dối là lừa bằng thủ đoạn nói dối, gian lận để làm cho
người ta nhầm tưởng mà nghe theo, tin theo, ví dụ: thủ đoạn lừa dối của con buôn.
Theo ngôn ngữ pháp luật, lừa dối là một xảo thuật dùng để lừa gạt người khác. Từ
những lời lẽ gian dối đến mánh khóe xảo trá dùng để khiến người ta giao kết hợp
đồng đều là lừa dối. Cũng có cách hiểu: “Lừa dối là hành vi cố ý đưa thông tin sai
không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Nếu không có các thủ đoạn
ấy thì bên kia sẽ không giao kết hợp đồng”. Các nhà khoa học pháp lý cũng như các
nhà lập pháp Việt Nam coi lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên
nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung
của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó.
Khoa học pháp lý đã đưa ra những điều kiện để xác định khi nào thì lừa dối
tồn tại. Phần lớn pháp luật các nước đều coi những lừa dối có tính chất quyết định
đến sự giao kết hợp đồng là yếu tố vô hiệu hợp đồng. Tính chất quyết định thể hiện ở
chỗ nếu không dùng các mánh khóe như vậy thì sẽ không có giao kết hợp đồng. “Sự
lừa dối là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi các thủ đoạn do một bên đã thực hiện
mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không kí kết hợp đồng”. Việc một
người bán hàng giới thiệu không đúng sự thật về hàng hóa của mình hoặc người bán
hàng nói giá quá cao (nói thách) thì không bị xem là lừa dối, bởi lẽ trong các trường
hợp này người tiếp nhận thông tin không bị buộc phải kí hợp đồng nếu họ không
muốn.
Hợp đồng lừa dối
Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết. Ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vị
trí vô cùng quan trọng trong việc xác định sự tồn tại hay không của hợp đồng. Các
biểu hiện của sự không thống nhất ý chí (sự thể hiện ý chí khác nhau) hoặc sự trái
ngược giữa biểu hiện với ý chí đích thực của các bên giao kết sẽ không hình thành
nên một hợp đồng có hiệu lực. Nói cách khác một hợp đồng được giao kết dưới tác
động của sự lừa dối, nhầm lẫn hay đe dọa có thể không có giá trị vì trong các hoàn
19
cảnh như vậy, các cam kết được đưa ra không xuất phát từ ý chí đích thực của người
giao kết. Cũng như nhiều quốc gia khác, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam thừa nhận
lừa dối trong giao kết hợp đồng như một yếu tố có thể đưa đến sự vô hiệu của hợp
đồng.Theo Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 Ðiều 127: “Lừa dối trong giao dịch là hành
vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ
thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao
dịch đó” [16, Điều 127].Người giao kết với người lừa dối không nhầm, mà bị lừa,
hay đúng hơn là bị người lừa dối dẫn dụ vào sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn do bị lừa dối
được hình dung trong một phạm vi khá rộng so với sự nhầm lẫn tự động phân tích ở
trên: người nhầm lẫn tự động chỉ được bảo vệ trong trường hợp nhầm lẫn về nội dung
chủ yếu của hợp đồng; trong khi người nhầm lẫn do bị lừa dối có thể được bảo vệ cả
trong trường hợp nhầm lẫn về chủ thể giao kết, về tính chất của đối tượng, về nội
dung của giao dịch.
+) Ðiều kiện của sự lừa dối
.Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 ở Điều 117 đã dự liệu được thiếu sót của Bộ
luật cũ: “lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch
dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.
+) Ý định lừa dối.
Người lừa dối phải thực hiện hành vi lừa dối một cách cố ý, nghĩa là thực hiện
hành vi lừa dối một cách có ý thức với mong muốn có được sự chấp nhận giao kết
hợp đồng của người bị lừa dối. Hành vi lừa dối, vả lại, phải bị đánh giá xấu theo các
chuẩn mực chung về đạo đức; có những thủ đoạn lừa dối chấp nhận được trong thực
tiễn giao dịch, do tính chất vô hại của chúng, ví dụ, quảng cáo bột giặt “chỉ ngâm thôi
đã sạch”, kem đánh răng có tác dụng làm cho “răng chắc như thép”,... Thế nào là xấu
hoặc chấp nhận được theo các chuẩn mực chung về đạo đức là vấn đề không đơn
giản.
+) Sự lừa dối phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận.
20
“Lừa dối là hành vi cố ý... nhằm là cho bên kia hiểu sai... nên đã xác lập giao
dịch...”. Một người đồng ý mua một chiếc xe máy, nhân viên công ty nói dối về những
ưu điểm không tồn tại của xe máy để người mua chấp nhận trả giá cao hơn: luật của
Pháp nói rằng người bán trong trường hợp này cũng đã lừa dối, nhưng không phải để
dẫn dụ người mua đi đến chỗ giao kết hợp đồng mà chỉ để tìm cách đưa vào hợp đồng,
mà nội dung đã được thống nhất về cơ bản, một điều khoản có lợi cho mình; người
mua trong trường hợp này chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại chứ không thể
xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Có vẻ như đây không phải là giải pháp được xây dựng
trong luật Việt Nam: sự ưng thuận của người kết ước trong luật Việt Nam, dù chỉ
không hoàn hảo ở một vài điểm thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng, cũng là sự ưng
thuận không hoàn hảo đối với toàn bộ hợp đồng.Tóm lại, để có thể xem xét một hành
vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng hay không người ta căn cứ vào các
yếu tố sau đây:
Một là, phải có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên.
Hai là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó.
Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp
đồng.
Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra.
1.2.5.2. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị đe dọa.
+) Sự đe dọa
Ðịnh nghĩa. Theo BLDS 2015 Ðiều 127: “Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch
dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực
hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín,
nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”.Bộ luật dân sự hiện
hành đã dự liệu thêm hành vi đe doạ của người thứ ba buộc bên kia phải giao kết hợp
đồng, nhưng đã cụ thể hơn những người thân thích thành cha, mẹ, vợ, chồng, con.
Thực tế mà nói, tình cảm của người dành cho người chưa hẳn đã là thân thích
hay ruột thịt mới có. Luật Việt Nam hiện hành có quy định cụ thể những điều cấm
công dân làm, vậy theo tinh thần của luật, những điều luật không cấm, tức không qui
định thì công dân có thể thực hiện.
21
Luật dùng từ “thực hiện”, nhưng ta có thể nghĩ đến việc “xác lập”: một giao
dịch xác lập không phải dưới sự đe dọa không thể bị tuyên bố vô hiệu vì lý do người
xác lập bị đe dọa phải thực hiện.
+) Ðiều kiện của sự đe dọa
Sự tiềm ẩn của hiểm hoạ. Nếu người đối tác đã dùng đến vũ lực hoặc đã thực
hiện các biện pháp nhằm gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe,... hoặc nhằm đưa nạn
nhân vào tình trạng không thể nhận thức được hành vi của mình (say ma túy, say
rượu…) để nạn nhân chấp nhận giao kết hợp đồng, thì hợp đồng vô hiệu không phải
vì sự ưng thuận không hoàn hảo mà do hoàn toàn không có sự ưng thuận. “Ðe dọa”,
trong khung cảnh của Ðiều 127, được hình dung như một hành vi có tác dụng dẫn dắt
ý chí của người bị đe dọa đi theo ý chí của người đe dọa, mà, người bị đe dọa, dù
không muốn, không thể (hoặc không dám) cưỡng lại. Nói rõ hơn, đe dọa, ở góc nhìn
của người bị đe dọa, hình thành từ hai yếu tố: một yếu tố khách quan - mối nguy hiểm
bủa vây - và yếu tố chủ quan - nỗi sợ. Chính dưới sự đe dọa đó mà ý chí được bày tỏ
của người bị đe dọa không thể phản ánh trung thực ý chí nội tâm của người này [16,
Điều 132].
+) Người đe doạ
Luật nói rằng “Ðe dọa... là hành vi cố ý của một bên”. Thoạt trông, điều đó có
nghĩa rằng, cũng như việc lừa dối, việc đe dọa phải xuất phát từ bên kết ước hoặc
xuất phát từ sự đe dọa của người thứ ba. Song, có thể tin rằng “một bên” và “bên kia”,
nói trong định nghĩa về đe dọa tại Ðiều 132 là các bên trong quan hệ đe dọa chứ
không phải các bên trong giao dịch dân sự xác lập dưới sự đe dọa. Với cách hiểu đó,
thì đe dọa có thể là hành vi của bất kỳ người nào, không nhất thiết là hành vi của
người kết ước với người bị đe dọa.
+)Tính chất của sự đe doạ.
Sự đe dọa phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận (miễn cưỡng) của
người bị đe dọa, nghĩa là người bị đe dọa chấp nhận giao kết chỉ vì bị đe dọa.Luật
của Pháp còn xây dựng khái niệm đe doạ không chính đáng, để phân biệt với khái
niệm gây sức ép chính đáng, là sự đe dọa không dẫn tới khả năng vô hiệu hoá giao
22
dịch. Một trong những trường hợp gây sức ép chính đáng là việc đe doạ thực hiện
một quyền hợp pháp kèm theo yêu cầu đánh đổi quyền này với sự ưng thuận của
người bị đe doạ trong việc xác lập giao dịch với những điều kiện hoàn toàn bình
thường chính đáng, bởi vì, một là, việc gây sức ép không bao hàm một dự tính trái
pháp luật; hai là, người gây sức ép không thu nhận các lợi ích bất thường, quá đáng
từ giao dịch và người bị gây sức ép cũng không bị thiệt hại do việc thực hiện giao
dịch ấy.
1.2.6. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị nhầm lẫn.
Theo những lý luận vừa phân tích ở phần trên lừa dối chỉ được coi là yếu tố
dẫn đến vô hiệu hợp đồng khi một bên cố ý làm cho bên kia phải giao kết hợp đồng
không theo ý muốn thực. Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể
hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều
liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không
đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ:
Sự nhầm lẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự mình hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu
sai do đối phương gây ra. Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởi
tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên.
Nhầm lẫn hay lừa dối đều đưa đến hệ quả là hợp đồng có thể bị vô hiệu do
thỏa thuận không thể hiện đúng ý chí thật của các bên.Trong trường hợp này mỗi
quốc gia có cách giải thích, cách hiểu và giải quyết về sự nhầm lẫn rất khác nhau. Để
chứng minh điều này, chúng ta tìm hiểu những qui định pháp luật của Pháp và Anh -
Mỹ để hiểu thêm về hợp đồng thiết lập do nhầm lẫn:Trong luật của Pháp, các trường
hợp nhầm lẫn liên quan đến hợp đồng có thể được xếp thành ba nhóm :
+) Theo luật Việt NamNhận định chung về tình trạng nhầm lẫn:
Nhầm lẫn, trong ngôn ngữ pháp lý tổng quát, là sự nhận định không chính xác
về cái có thật; tưởng cái sai sự thật là thật và ngược lại. Theo BLDS 2005 Ðiều 131:
“ khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự
mà xác lập giao dịch, thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung
của giao dịch đó; nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu
23
Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu” [15, Điều 131]. Theo luật Việt Nam sự nhầm lẫn
này là do sự vô ý của một bên, và thực chất, cả hai bên đều mong muốn giao kết một
hợp đồng nghiêm túc, đúng pháp luật.Dựa vào BLDS 2005 Ðiều 131 đã dẫn, ta thấy
rằng:Luật Việt Nam không xây dựng khái niệm nhầm lẫn về nhân thân của người
giao kết. Trước và sau khi phát hiện ra sự nhầm lẫn, người bị nhầm lẫn luôn có duy
nhất một “bên kia” của quan hệ kết ước.Luật Việt Nam không xây dựng lý thuyết về
nguyên nhân của nghĩa vụ, bởi vậy, cũng không thừa nhận khái niệm nhầm lẫn về
nguyên nhân giao kết.“Nội dung của giao dịch” (của hợp đồng) là một khái niệm rất
rộng, có thể bao gồm cả “chất lượng cơ bản của đối tượng của nghĩa vụ”, tính chất
của quan hệ kết ước, đối tượng của hợp đồng. Thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt
Nam chưa tổng kết các trường hợp nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng thành
lý luận chung.
+) Điều kiện xác lập tình trạng nhầm lẫn (1)
+) Giao kết hợp đồng do nhầm lẫn.
Người giao kết chỉ có thể phản ứng với tư cách người bị nhầm lẫn, một khi
chính sự nhầm lẫn đó đã có ảnh hưởng quyết định đối với sự ưng thuận của mình.
“Khi một bên do nhầm lẫn.... mà xác lập giao dịch...”.
+) Bằng chứng của sự nhầm lẫn.
Một cách hợp lý, người cho rằng mình đã nhầm lẫn phải chứng minh sự nhầm
lẫn đó. Việc chứng minh có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện nào được
thừa nhận trong luật chung về chứng cứ (văn bản, lời khai, lời thú nhận, người làm
chứng, đối chất,...). Người nhầm lẫn phải chứng minh không chỉ việc nhầm lẫn mà
còn cả tính chất quyết định của sự nhầm lẫn đối với sự ưng thuận của mình trong
việc giao kết hợp đồng.
+) Hệ quả của sự nhầm lẫn
Có vẻ như luật không cho phép người bị nhầm lẫn phát ngay yêu cầu tuyên bố
hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn:“Khi một bên do nhầm lẫn..., thì có quyền yêu cầu bên
kia thay đổi nội dung của giao dịch”. Trước hết, người bị nhầm lẫn phải thảo luận với
người đối tác về việc sửa đổi nội dung hợp đồng. Nếu người đối tác từ chối thảo luận
24
hoặc thảo luận không có kết quả như ý muốn của người bị nhầm lẫn, thì người này
mới có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.Song, giải pháp này khả thi trong
hầu hết các trường hợp mà cả hai bên đều nhầm. Còn trong trường hợp chỉ có một
bên bị nhầm, thì hẳn các bên không có gì để thảo luận thêm với nhau về hợp đồng có
liên quan: người bán biết rõ chất lượng, bao bì, nguồn gốc hàng hóa mình đang bán,
trong khi người mua ngỡ đang mua hàng hóa mình định mua; nếu, sau khi biết mình
bị nhầm, người mua vẫn chấp nhận mua với điều kiện người bán chấp nhận giảm giá,
thì đó là một hợp đồng mua bán có đối tượng khác, một hợp đồng mới; nếu người bị
nhầm lẫn vẫn chỉ quan tâm đến hàng hóa mình muốn mua, mà người bán có, thì các
bên càng cần phải giao kết một hợp đồng khác; và nếu người bị nhầm lẫn chỉ quan
tâm đến hàng hóa mình muốn mua, mà người bán không có, thì quyền yêu cầu người
bán sửa đổi nội dung hợp đồng không không khả thi.
1.2.7. Hợp đồng thương mại vô hiệu do người kí hợp đồng không đúng thẩm
quyền.
+) Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng thương mại trong doanh nghiệp
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì người đại diện theo pháp luật
của công ty là người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng kinh doanh thương mại. Đại
diện là một hoạt động phổ biến trong các lĩnh vực có sự phân công lao động đối với
sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ. Đại diện theo pháp luật là người được pháp
luật quy định hoặc ghi nhận khả năng được là đại diện bởi một sự kiện pháp lý đã
được quy định, là sự thống nhất của các thành viên ghi trong điều lệ của tổ chức đó.
Nội dung này cũng được qui định trong Luật doanh nghiệp 2014.
+) Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng trong từng loại hình doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Điều 55 Luật doanh nghiệp
2014: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên,
Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm
hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít
hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công
ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát,
25
Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định” [20, Điều 55], và Điểm e Khoản
2 Điều 64 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định rằng: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
có quyền “ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
của Chủ tịch hội đồng thành viên” [20, Điều 64]
Khoản 3 Điều 67 Luật doanh nghiệp 2014: “Hợp đồng, giao dịch vô hiệu và
bị xử lý theo qui định của pháp luật khi được giao kết không đúng quy định tại khoản
1 điều này” [20, Điều 3].
+) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty, còn Chủ tịch công ty nhân
danh chủ sở hữu,đều “tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công
ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu
trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hện các quyền và
nhiệm vụ được giao theo qui định của Luật này và pháp luật có liên quan”( Khoản 1
Điều 79 và Khoản 1 Điều 80 Luật doanh nghiệp 2014)
Điểm e Khoản 2 Điều 81 Luật doanh nghiệp 2014: Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc có quyền: “ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty”Hợp đồng của công
ty do người đại diện giao kết, nhưng hợp đồng, giao dịch đó vẫn bị vô hiệu nếu được
giao kết không đúng qui định tại Khoản 1 Điều 86 Luật doanh nghiệp 2014.
+) Công ty cổ phần
Như chúng ta đã biết, nền kinh tế thị trường được thúc đẩy bởi động lực lợi
nhuận. Vì thế, các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế phải luôn tính toán để làm
sao đạt được lợi nhuận tối đa. Việc đàm phán và ký kết các hợp đồng không là ngoại
lệ. Bởi lẽ đó, các chủ thể phải được hoàn toàn tự do quyết định ký với ai, khi nào ký,
trên những điều kiện nào họ cần ký hợp đồng. Vậy ai là người có thẩm quyền giao
kết hợp đồng trong công ty cổ phần? Khoản 1 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014 quy
định [20, Điều 157]: “Trường hợp điều lệ công ty không qui định Chủ tịch hội đồng
quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người
đại diện theo pháp luật của công ty”“Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều
26
hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng
quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực
hiện các quyền và nhiệm vụ được giao” (Khoản 2 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014)
.
1.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng thương mại vô hiệu.
Khi giao kết hợp đồng, các bên phải tôn trọng các điều kiện theo qui định của
pháp luật. Thực tế cho thấy, nhiều hợp đồng đã không tôn trọng một trong những điều
kiện này và bị tuyên bố vô hiệu. Theo pháp luật của Việt Nam cũng như của nhiều
nước: “hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập…các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải
hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch
thu theo qui định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường” (Điều 131
Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 ). Tất cả các hành vi khiến hợp đồng vô hiệu: giả tạo,
lừa dối, đe dọa … nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Điều bất ngờ là mặc dù các biện pháp chế tài tỏ ra khá nghiêm khắc, thời
hiệu để yêu cầu thực hiện các biện pháp này là hai năm kể từ ngày xác lập giao dịch.
Hai năm đúng là ngắn, càng ngắn hơn trong điều kiện thời hiệu được tính từ ngày xác
lập giao dịch chứ không phải từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nếu một bên biết
mình bị bên kia vi phạm hơn hai năm sau khi xác lập giao dịch thì sẽ không có quyền
khởi kiện. Đồng thời, vấn đề “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” còn rất nhiều vấn
đề đáng quan tâm. Trong một số trường hợp, việc hoàn trả bằng hiện vật không thể
thực hiện được vì nhiều lý do như tài sản đã được tiêu thụ, bị mất, bị bán lại cho người
khác. Ví dụ, theo Điều 4:115 của Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, “nếu việc
hoàn trả bằng hiện vật không thể thực hiện được thì hoàn trả bằng một khoản tiền hợp
lý”. Tương tự, theo Điều 3.17 Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của
Unidroit: “những gì không thể hoàn trả được bằng vật chất thì phải được hoàn lại
bằng giá trị” [9, Điều 3.17]. Khi không thể hoàn trả bằng hiện vật, việc hoàn trả bằng
27
giá trị cũng được thừa nhận ở Việt Nam. Theo Điều 131, Khoản 2 Bộ luật dân sự Việt
Nam 2015 “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”
Như vậy, cũng như pháp luật của nhiều nước, theo pháp luật Việt Nam, khi
hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và
“nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”. Bộ luật dân sự
quy định như vậy nhưng lại không nêu rõ khi nào “không hoàn trả được bằng hiện
vật”và “hoàn trả bằng tiền” được hiểu là bao nhiêu. Khoản tiền phải hoàn trả do không
hoàn trả được tài sản bằng hiện vật cần được xác định như thế nào? Kinh nghiệm
trong pháp luật nước ngoài cho thấy đây là một vấn đề không đơn giản. Theo Bộ
nguyên tắc châu Âu về hợp đồng viện dẫn ở trên, trong trường hợp như trên thì cần
phải trả một khoản tiền “hợp lý”. Khi nào thì có thể coi đây là một khoản tiền “hợp
lý”? Bộ nguyên tắc trên không cho lời giải đáp. Do văn bản pháp luật không quy định
rõ hai khái niệm này nên, trong thực tế, Tòa án Việt Nam đã giải quyết theo hướng
buộc các bên thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu khi tài sản được giao phù hợp
với nội dung của hợp đồng: ở đây tài sản đã được giao, khoản tiền đã nhận không
phải hoàn trả lại và khoản tiền chưa thanh toán theo hợp đồng phải tiếp tục được
thanh toán.
1.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu
+) Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh
Tranh chấp kinh tế là những bất đồng giữa các chủ thể phát sinh trong quá
trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Nó là những tranh chấp nảy sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
+) Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
 Nhanh chóng và dứt khoát hạn chế tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuất
kinh doanh.
 Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp
 Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường
 Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh
28
 Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp
của các bên.
+) Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
1. Phương thức thương lượng
“Thương lượng là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề
nào đó giữa các bên“. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính
thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Thương
lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên. Phần lớn các
điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng các bên đều quy định việc giải quyết
tranh chấp bằng thương lượng khi có sự vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, Điều 329
Luật Thương mại có quy định:”Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết
thông qua thương lượng giữa các bên”. Tuy nhiên, đây được hiểu là điều luật mang
tính tùy nghi, không được hiểu là một quy định bắt buộc.
Ưu điểm:
– Không đòi hòi thủ tục phức tạp;
– Không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý ngặt nghèo;
– Hạn chế tối đa chi phí;
– Ít phương hại đến mối quan hệ giữa các bên;
– Giữ được bí mật kinh doanh.
Nhược: Đòi hỏi các bên đều phải có thiện chí, trung thực với tinh thần hợp tác
cao, nếu không, việc thương lượng sẽ thất bại và lại phải theo một phương thức khác
để giải quyết.
2. Phương thức hòa giải
+ Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử
xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp
Hợp đồng.
+ Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống
nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án
đã thỏa thuận qua hòa giải.
29
+ Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự
thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải
bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn
có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh
tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ
việc mà Tòa án đã phải giải quyết.
+ Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong thực tế bằng
phương thức hòa giải:
– Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém.
– Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra
tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các
bên.
– Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng
từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên.
– Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt
được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện.
+ Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp đồng:
– Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ
sung cho các bên tranh chấp.
– Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực hiện
nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất
quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện.
+ Các hình thức hòa giải:
– Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương
án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.
– Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với
nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian
hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc
do pháp luật qui định.
30
– Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước
khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.
– Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án,
trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một
bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết
định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi
hành đối với các bên.
3. Phương thức giải quyết bởi Trọng tài:
Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra
giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra
phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
+ Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các
bên trên cơ sở tự nguyện.
+ Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định
trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp.
+ Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử).
Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi
hành.
+ Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát
sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài).
+ Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch,
địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có
tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng.
+ Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải
có thỏa thuận trọng tài.
+ Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã
hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài.
+ Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích
danh một trung tâm trọng tài cụ thể .
31
+ Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản
trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài).
+ Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn glàm
ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng
vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).
+ Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu
lực hoặc không thể thi hành được.
+ Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự
thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng
tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là
không thể thực hiện được.
+ Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài có
tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào
khác.
+ Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định
của phán quyết.
Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng
tài:
a) Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng.
b) Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài.
c) Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi,
nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải
quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác.
d) Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí
quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường.
e) Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải
quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài.
Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài:
a) Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài
không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).
32
b) Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức tự
nguyện của các bên.
4. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp
Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa
giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng
là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo
thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.
Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
a) Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước)
có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên.
b) Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh
chấp có khả năng được phát hiện khắc phục.
c) Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí
trọng tài.
Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:
a) Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án
quá chặt chẽ).
b) Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế.
Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh
tế
Cơ cấu tổ chức của toà án
33
 Ở trung ương :Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà
hình sự, toà dân sự ... có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ
giải quyết các vụ án kinh tế. Trong Toà phúc thẩm của toà án NDTC có các thẩm
phán kinh tế chuyên trách để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án kinh tế
và giải quyết khiếu nại đối với quyết định của toà án cấp dưới về tuyên bố phá sản
doanh nghiệp theo quy định của pháp luật
 Ở địa phương: Chỉ có toà án nhân dân cấp tỉnh mới có toà kinh tế chuyên
trách còn ở toà án nhân dân cấp huyện không có toà kinh tế chuyên trách mà chỉ có
thẩm phán kinh tế chuyên trách giải quyết các vụ án kinh tế.
Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế
Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế có thể phân
thành:
 Thẩm quyền theo cấp
 Thẩm quyền theo lãnh thổ
34
 Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn
Thẩm quyền của toà án theo cấp được quy định như sau
 Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện : Toà án nhân dân cấp huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các
vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng và
không có nhân tố nước ngoài.
 Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp Tỉnh:
o Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương xét xử theo thủ tục sơ Thẩm những vụ án kinh tế trừ những vụ án thuộc thẩm
quyền của toà án nhân dân cấp huyện (trong trường hợp cần thiết thì toà kinh tế toà
án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của
toà án nhân dân cấp huyện.
 Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu
lực pháp luật của toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị thep quy định của pháp
luật tố tụng.
o Uỷ ban thẩm phán của toà án cấp tỉnh xem xét giải quyết theo trình tự giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân
cấp huyện bị kháng nghị .
 Thẩm quyền của toà án nhân dân tối cao
Toà án nhân dân tối cao không xét xử sơ thẩm bất kỳ một vụ án kinh tế nào
mà chỉ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
o Phúc thẩm là việc tòa án nhân dân cấp trên xem xét lại bản án và quyết định
sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp dưới khi có kháng cáo
hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật.
o Giám đốc thẩm: Là giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế trong đó toà án
cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của những bản án và quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
o Tái thẩm kinh tế là một giai đoạn tố tụng đặc biệt trong đó toà án cấp trên
kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu
Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu

Contenu connexe

Tendances

Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Tendances (20)

Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
Luận văn: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo pháp luật - Gửi miễn ph...
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luậtLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức theo pháp luật
 
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAYĐề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
 
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAYQuy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
Quy định về miễn trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán nhà ở chung cư trong các dự án, 9đ
 
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mạiĐề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
Đề tài: Pháp luật về chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAYĐề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
Đề tài: Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa theo luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAYLuận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Pháp luật lao động giúp việc gia đình tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
 
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOTLuận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
Luận văn: Giá trị bồi thường thiệt hại theo luật thương mại, HOT
 
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
Luận án: Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong...
 
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngLuận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 

Similaire à Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu

Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụngThế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnOnTimeVitThu
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánViết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

Similaire à Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luậtLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
Luận văn: Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012
 
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao độngLuận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận văn: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
 
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao độngLuận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
Luận án: Pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.docThực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Thương Mại Theo Pháp Luật, HAY.doc
 
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụngThế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
Thế chấp tài sản của bên thứ ba bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tín chấp tại TPHCM - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAYLuận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
Luận án: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HAY
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bảnLuận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâmLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng Trung tâm
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAYLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
 
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.docPháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
Pháp Luật Hòa Giải Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại, HAY.doc
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn vi phạm hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
Thực tiễn pháp luật về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu từ thực t...
 
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn giao kết hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bánLuận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
Luận văn: chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán
 
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAYLuận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý, HAY
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Plus de Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Dernier

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Dernier (20)

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Luân văn: Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu

  • 1. ` VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN VĂN ĐỦ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐOÀN VĂN ĐỦ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỌ Hà Nội, năm 2019
  • 3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn "Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM" trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Thị Bích Thọ. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các tổ chức, cá nhân có tên sau đây: - Lãnh đạo, giảng viên và cán bộ, công chức Học viện Khoa học xã hội. - Lãnh đạo và Thẩm phán, Thư ký các đơn vị thuộc hệ thống Toà án nhân dân hai cấp TPHCM gồm có: + Toà Kinh tế thuộc Tòa án nhân dân TPHCM; + Toà án nhân dân Quận Phú nhuận; + Toà án nhân dân Quận Tân Bình; + Toà án nhân dân Quận 10; Tác giả luận văn Đoàn Văn Đủ
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thị Bích Thọ. Các kết quả được trình bày trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn mang tính chất tham khảo và được trích từ nguồn thông tin chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học Xã Hội – Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Vì vậy, tôi đề nghị Học viện Khoa học Xã Hội – Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xem xét, quyết định cho tôi được bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN ĐOÀN VĂN ĐỦ
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU ..........................................................................................................6 1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại......................................................................6 1.1.1. Khái niệm...................................................................................................6 1.2. Sơ lược hợp đồng thương mại vô hiệu và phân loại hợp đồng thương mại vô hiệu. .......................................................................................................................13 1.2.1. Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại.................................13 1.2.2. Khái quát những qui định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại.........................................................................................13 1.3. Các trường hợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng thương mại. ............................14 1.3.1. Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội...........................................................................................................14 1.3.2. Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo................................................15 1.3.3. Hợp đồng thương mại vô hiệu do không tuân thủ hình thức...................16 1.3.4. Hợp đồng thương mại vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. ...........................................................................................................................17 1.3.5. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa...............................17 1.3.6. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị nhầm lẫn........................................22 1.3.7. Hợp đồng thương mại vô hiệu do người kí hợp đồng không đúng thẩm quyền..................................................................................................................24 1.4. Hậu quả pháp lý của hợp đồng thương mại vô hiệu......................................26 1.5. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu.....................................27 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................................................................47
  • 6. 2.1. Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................47 2.1.1. Yếu tố nhầm lẫn trong hợp đồng .............................................................53 2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng...................................................................55 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh ................59 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và sự tác động đến việc thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh............................................59 2.2.2. Đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM. ......63 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................................................................69 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh ...............................................................................................................................69 3.1.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.................................70 3.2. Giải pháp ........................................................................................................71 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................................71 3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành. ...................................................72 KẾT LUẬN..............................................................................................................74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc xác lập hợp đồng thương mại là một trong những phương thức hiệu quả đối với các chủ thể khi tham gia xác lập quan hệ pháp luật dân sự nhằm hướng tới các lợi ích kinh tế mà cả hai bên muốn đạt được. Hơn thế, đặt trong tương quan với pháp luật thế giới và sự phát sinh nhiều quan hệ dân sự mới thì hợp đồng thương mại lại có ý nghĩa quan trọng, vì hợp đồng ghi nhận và ràng buộc quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Bởi thế Pháp luật dân sự Việt Nam quy định khá chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện xã hội, hoàn cảnh cũng như pháp luật thế giới về hợp đồng thương mại. Vì lẽ, ngoại trừ một vài biệt lệ, một hợp đồng có thể khi là thương mại khi là dân sự, cho nên không thể phân chia các hợp đồng thành hai loại có bản chất khác nhau: một có bản chất thương mại, một có bản chất dân sự, và nghiên cứu chúng trong hai lĩnh vực riêng biệt, một trong luật dân sự, một trong luật thương mại. Mọi hợp đồng cần được xem xét theo nguyên tắc đại tổng được qui định trong Bộ luật dân sự vốn vẫn được coi là luật chung áp dụng cho mọi giao dịch trong xã hội. Hiện nay, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam nằm rải rác trong rất nhiều văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau và cũng chưa có bất kì thử nghiệm nào nhằm thống nhất hóa hệ thống các văn bản pháp luật về hợp đồng cũng như chỉ ra sự liên kết, liên thông hoặc tính hệ thống của pháp luật hợp đồng nói chung. Tuân thủ nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng, có thể thấy rằng, các qui định chung của pháp luật hợp đồng được qui định từ các điều từ 388 – 411 Bộ luật dân sự 2005 có thể được áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng khác nhau. Bên cạnh các qui định chung đó, Bộ luật dân sự 2005 có các qui định riêng cho các hợp đồng chuyên biệt. Các qui định về các hợp đồng chuyên biệt, theo nghĩa rộng có thể bao gồm tất cả các hợp đồng khác mang tính luật pháp ( ví dụ: hợp đồng lao động, tín dụng, hợp đồng thương mại ); đó là các qui định riêng so với nguyên tắc chung của Bộ luật dân sự 2005 . Đối với những vấn đề mà luật tư đã qui định thì áp dụng luật tư để điều chỉnh, đối với những vấn đề luật tư chưa đề cập đến thì áp dụng luật chung để điều chỉnh.
  • 8. 2 Tuy nhiên, khi vận dụng quy định của pháp luật dân sự về tính vô hiệu của hợp đồng thương mại vào thực tế, chủ thể áp dụng pháp luật đã có những cách hiểu khác nhau, vận dụng khác nhau dẫn tới đường lối xử lý chưa thống nhất. Ngay trong nội tại chế định hợp đồng vô hiệu việc hiểu như thế nào là "nhầm lẫn" để được coi là một trong những yếu tố tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi điều này xảy ra? Hay như việc xác lập hợp đồng thương mại với những cá nhân, tập thể không đủ năng lực tài chính? Giá trị hợp đồng như thế nào được coi là giá trị nhỏ và giá trị lớn; Hoặc là hai bên mua bán tài sản hình thành trong tương lai nhưng cuối cùng đối tượng của hợp đồng lại không thể thực hiện được thì giải quyết theo hướng nào? Do đó giá trị hợp đồng thương mại so với giá trị thực tế mà các bên giao dịch có sự không đồng nhất hoặc việc mua bán giữa các bên không lập hợp đồng bằng văn bản theo quy định... Cho nên số lượng tranh chấp liên quan đến hợp đồng thương mại đang có xu hướng gia tăng, mà chính sự vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Hơn thế việc xử lý hậu quả khi hợp đồng thương mại vô hiệu còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận giữa các bên chủ thể trong hợp đồng được thực hiện trên thực tế như thế nào? Chính bởi vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống quy định này giúp làm rõ lý luận cơ bản và những nguyên tắc chung nhất cho việc áp dụng vào thực tế. Qua đó cũng khái quát vấn đề để đề xuất cơ quan Tòa án hướng hoàn thiện nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể tham gia trong quan hệ thương mại, cao và xa hơn nữa là lợi ích kinh tế, sự bình ổn trong xã hội. Vì các lẽ trên, tác giả lựa chọn đề tài " Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM" cho luận văn tốt nghiệp cao học luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các vấn đề khác nhau của hợp đồng như: luận án tiến sĩ “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở giai đoạn hiện nay” của tác giả Phạm Hữu Nghị, Hà Nội (1996); đề tài luận án tiến sĩ: “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, tác giả Lê Minh Hùng (2010). Ngoài ra, còn có nhiều bài báo khoa học đăng trên các tạp chí,
  • 9. 3 các hội nghị như: “Bàn về hợp đồng vô hiệu do được giao kết bởi người mất năng lực hành vi dân sự qua một vụ án” của PGS.TS. Đỗ Văn Đại; “Xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại” của Phạm Nguyên Linh (2008), Tạp chí luật học số 11/2008; “Chế độ hợp đồng dân sự vô hiệu trước yêu cầu sủa đổi bổ sung của BLDS 2005” của Bùi Thanh Hằng, Tạp chí luật học 11/2008; “Chuyên đề thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng khi bị xác định là vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự” của La Minh Tường (TAND tỉnh Thừa Thiên Huế). Bên cạnh đó, còn có các bài khóa luận như: “Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại: lý luận và thực tiễn tài phán” của Nguyễn Như Dạ Ngọc (2009); “Hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam” của Nguyễn Thị Lý (2006)… Những công trình khoa học trên là tài liệu vô cùng quý giá, và là một trong những căn cứ giúp tác giả có thêm nhiều thông tin quan trọng để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn của mình. Các công trình nghiên cứu trên chỉ đi vào vấn đề chung, không nghiên cứu cụ thế và toàn diện về hợp đồng thương mại vô hiệu theo quy định của pháp luật nước ta. Theo đó, việc lựa chọn đề tài “ Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM” để nghiên cứu hoàn toàn là chủ ý của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Đề tài có các mục đích sau đây: Nghiên cứu các cơ sở lý luận, phân tích đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành và thực tế áp dụng pháp luật tại địa bàn TPHCM, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng thương mại vô hiệu. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được nội dung trên, đề tài có các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ các khái niệm. - Phân tích quy định pháp luật về hợp đồng thương mại vô hiệu trong kinh doanh thương mại. - Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM.
  • 10. 4 - Đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM. - Đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật về hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu +) Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hợp đồng thương mại vô hiệu bao gồm cơ sở lý luận, đánh giá pháp luật thực định và thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM. +) Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận quy định pháp luật về hợp đồng thương mại vô hiệu trong BLDS 2005, BLDS 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản liên quan khác. Đề tài nghiên cứu giữa các chủ thể trong nước, không có yếu tố nước ngoài. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi cả nước, trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp nghiên cứu khoa học biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại vô hiệu. - Phương pháp điều tra, bình luận: Đưa ra các ví dụ thực tế để phân tích việc áp dụng luật, cũng như bình luận các bản án, nhằm đánh giá việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM. - Phương pháp so sánh: Các quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới, so sánh pháp BLDS 2015 với BLDS 2005 để làm rõ vấn đề cần phân tích.
  • 11. 5 - Phương pháp phân tích đánh giá: Để đánh giá pháp luật và tìm ra những hạn chế của pháp luật quy định chưa phù hợp, nhằm đưa ra một số hướng giải quyết cụ thể. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận văn là công trình nghiên cứu chuyên sâu về hợp đồng thương mại vô hiệu trong bối cảnh vai trò hợp đồng chiếm một vị trí ngày càng quan trọng trong các giao dịch dân sự hiện nay. - Luận văn chỉ ra những hạn chế và đề xuất hướng giải pháp về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM. - Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu bổ ích cho những người làm công tác áp dụng pháp luật. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên luật và những người không chuyên về luật và cho những đối tượng khác nhau. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được kết cấu gồm có 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng thương mại và giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM . Chương 3. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại vô hiệu từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại TPHCM.
  • 12. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÔ HIỆU 1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại 1.1.1. Khái niệm. 1.1.1.1. Khái niệm hợp đồng thương mại Trong Luật thương mại 2005 không có khái niệm hợp đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là Hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Với cách hiểu về hợp đồng thương mại như trên, hợp đồng thương mại mang những đặc điểm đặc thù như sau: Thứ nhất: về chủ thể thì hợp đồng thương mại được thiết lập chủ yếu giữa các chủ thể là thương nhân. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật thương mại năm 2005 “thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [22, Điều 6]. Trong hợp đồng thương mại, có thể có những hợp đồng đòi hỏi các bên đều phải là thương nhân như: hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại… hay có những hợp đồng chỉ đòi hỏi có ít nhất một bên là thương nhân như: hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ bán đấu giá hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại…). Ngoài ra, các tổ chức, các nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng thương mại khi họ có hoạt động liên quan đến thương mại. Thứ hai: về hình thức thì hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng văn bản như hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại… Điều 24 Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “Hợp đồng mua bán
  • 13. 7 hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng háo mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó” [22, Điều 24]. Luật thương mại năm 2005 cũng cho phép thay thế hình thức văn bản bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương, bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Thứ ba: về đối tượng của hợp đồng thì đối tượng của hợp đồng thương mại là hàng hóa. Theo nghĩa thông thường, hàng hóa được hiểu là những sản phẩm lao động của con người, được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người. Dựa vào tính chất pháp lý, hàng hóa được chia thành nhiều loại khác nhau như bất động sản, động sản, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, các quyền về tài sản. Thứ tư: mục đích của hợp đồng thì mục đích của hợp đồng thương mại là lợi nhuận. Xuất phát từ mục đích của hoạt động thương mại là nhằm sinh lợi nên khi các thương nhân tham gia ký kết một hợp đồng thương mại suy cho cùng cũng đều vì lợi ích lợi nhuận. Thứ năm: về nội dung hợp đồng thì nội dung hợp đồng thương mại thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng đó là các điều khoản do các bên thỏa thuận. Các bên thỏa thuận nội dung càng chi tiết thì việc thực hiện hợp đồng càng thuận lợi, phòng ngừa được những tranh chấp có thể phát sinh. 1.1.1.2. Hình thành hợp đồng thương mại. Theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 [16, Điều 385] thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên. Từ định nghĩa này chúng ta thấy hợp đồng hình thành khi hội đủ 3 yếu tố: +) Hình thành một thỏa thuận, tức giữa các bên đã có sự thống nhất về mặt ý chí về việc thực hiện hay không thực hiện một công việc cụ thể. Muốn thống nhất ý chí, các bên phải có cơ hội bày tỏ ý chí; các ý chí này phải trùng khớp, thống nhất về nội dung nhất định (như: đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng,...)
  • 14. 8 +) Các bên trong hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Một hợp đồng có thể được thiết lập giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa tổ chức với nhau. +) Nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ nghĩa vụ của các bên. Theo quy định tại Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015 thì Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) [16, Điều 274] . 1.1.1.3. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại. a). Năng lực chủ thể. Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển và hệ thống pháp luật lâu đời không có sự phân biệt và cách biệt giữa khái niệm thương gia và doanh nghiệp với tính cách là những thành viên hợp pháp của thương trường. Khi giao lưu trong thương trường, các thành viên thường quan tâm đến tính chất và đặc tính pháp lý của nhau mà trước hết đó là một pháp nhân hay thể nhân, và quan trọng hơn là xét tư cách chủ thể của hai chủ thể này. +) Năng lực pháp luật: Cá nhân: là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Cá nhân – con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang phục vụ với mục đích phục vụ con người, vì con người . Trong các mối quan hệ tài sản và nhân thân mà luật dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông qua hành vi của con người. Để tham gia vào quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự, thương mại nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ đó. Đó là năng lực chủ thể được tạo thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi. “Năng lực pháp luật dân sự của các nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự” [16, Khoản 1 Điều 16]. Năng lực pháp luật dân sự của
  • 15. 9 cá nhân là khả năng, là tiền đề, điều kiện cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một mặt của năng lực chủ thể. Pháp nhân: có năng lực pháp luật kể từ thời điểm tư cách pháp nhân phát sinh. Khác với tư cách pháp luật của cá nhân, năng lực pháp luật của pháp nhân do luật xác định về nội dung, phù hợp với đặc điểm của từng loại pháp nhân, thậm chí với từng cá nhân của pháp nhân. Mỗi pháp nhân có những mục đích xác định để theo đuổi và, do đó, có khả năng có những quyền và nghĩa vụ giới hạn bởi chính các mục đích đó.Mục đích của các pháp nhân tư pháp và pháp nhân hỗn hợp được xác định trong điều lệ pháp nhân. +) Năng lực hành vi: Cá nhân: Tư cách chủ thể của cá nhân chỉ đầy đủ, hoàn thiện, độc lập khi họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp luật ghi nhận cho mọi cá nhân.“Năng lực pháp luật hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của các nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự” [16, Điều 19]. Nếu năng lực pháp luật là tiền đề, là quyền dân sự khách quan của chủ thể, thì năng lực hành vi là khả năng hành động của chính thể tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.Cùng với năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân , tạo ra tư cách chủ thể của cá nhân trong các quan hệ dân sự. b). Sự tự nguyện,tự do của các bên giao kết hợp đồng thương mại. Bản chất của mọi giao dịch là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, cho nên sự tự nguyện bao gồm các yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí. Không có tự do ý chí và bày tỏ ý chí không thể có tự nguyện, nếu một trong hai yếu tố này không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện. Sự tự nguyện của một bên ( hành vi pháp lý đơn phương ) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một hợp đồng là một trong các nguyên tắc được qui định tại Điều 4 Bộ luật dân sự 2005 [15, Điều 4]: Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Vi phạm sự tự nguyện của chủ thể là vi phạm pháp luật. Vì vậy giao dịch không có sự tự nguyện không làm phát
  • 16. 10 sinh hậu quả pháp lý. Quyền tự do của các bên trong việc quyết định có tham gia vào một giao dịch cụ thể và đồng ý về các điều khoản của giao dịch đó hay không là nền tảng pháp lý của nền kinh tế thị trường. Từng cá nhân có thể tham gia vào các mối quan hệ pháp lý một cách nhanh chóng và trực tiếp mà không có bất kỳ sự can thiệp chính trị hay ngoại giao nào. Do vậy, các bên có thể đưa ra các quyết định kinh tế tức thì, có liên quan trực tiếp đến sự thành công của họ. Ngoài ra, các bên sẽ tự quyết định sự được mất trong phần lớn các cuộc thương lượng của họ (với điều kiện là không bên nào bị ở vị thế quá bất lợi).Luật thương mại chỉ có hiệu lực ràng buộc các nghĩa vụ pháp lý khi các bên tham gia được cho là đã tự nguyện gánh vác các nghĩa vụ đó. Một bộ luật thương mại có thể qui định cụ thể khi nào một bên đã thực sự gánh vác các nghĩa vụ pháp lý đó, ví dụ như là việc xác định ranh giới khi việc thỏa thuận về một thương vụ nào đó trở thành một cam kết mang tính hợp đồng. Nhưng các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản cho các cam kết của họ. Thậm chí ngay cả khi khi bộ luật thương mại có các qui định về việc thực hiện các giao dịch cụ thể nào đó, các bên vẫn có quyền tự do bãi bỏ hoặc thay đổi các quy tắc áp dụng. Một hợp đồng được xác lập trên cơ sở tự nguyện, tự do nhưng cũng phải đảm bảo tuân thủ theo qui định của pháp luật. 1.1.1.4. Nội dung và mục đích của hợp đồng thương mại. “ Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó ”[16, Điều 118]. Nội dung của mọi giao dịch là tổng hợp các điều khoản mà các bên đã cam kết, thỏa thuận trong giao dịch. Những điều khoản này xác định quyền , nghĩa vụ của các bên phát sinh từ giao dịch. Mục đích và nội dung của giao dịch có quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người xác lập, thực hiện giao dịch luôn nhằm đạt được mục đích nhất định. Muốn dạt được mục đích đó họ phải cam kết, thỏa thuận về nội dung và ngược lại những cam kết, thỏa thuận về nội dung của họ là để đạt được mục đích của giao dịch. Vì thế, chỉ những tài sản được phép giao dịch, những công việc được phép thực hiện không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội là những giao dịch có mục đích và nội dung không hợp pháp, không làm phát sinh hiệu lực pháp luật của giao dịch đó .
  • 17. 11 Tuy vậy, nội dung của hợp đồng cũng phụ thuộc vào tự do ý chí của các bên giao kết trong khuôn khổ pháp luật.Học thuyết về tính độc lập của ý chí được thiết lập trong triết học luật. Tư tưởng chủ đạo là: ý chí của con người là luật; con người chỉ bị ràng buộc vào một nghĩa vụ bởi ý chí của mình, một cách trực tiếp trong quan hệ hợp đồng (ý chí đặc thù) hoặc một cách gián tiếp một khi nghĩa vụ do luật áp đặt (ý chí chung được suy đoán). Cũng vì ý chí tạo ra nghĩa vụ mà hợp đồng phải được tự do giao kết. Cá nhân có quyền tự do quyết định giao kết hoặc không giao kết hợp đồng; có quyền tự do quyết định hình thức và nội dung của hợp đồng. 1.1.1.5. Hình thức của hợp đồng thương mại. Hình thức giao kết hợp đồng là sự bộc lộ ý chí của các bên giao kết được ghi nhận theo một cách nào đó. Trên nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn cách thức bộc lộ ý chí của mình. Thông qua cách thức biểu hiện này, người ta có thể biết được nội dung của giao dịch kinh doanh đã xác lập. Hình thức của hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tố tụng, bởi đó là chứng cứ xác nhận các quan hệ kinh doanh đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm khi có vi phạm xảy ra.Về nguyên tắc, “hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể, ngoại trừ pháp luật có qui định những hình thức nhất định đối với hợp đồng cụ thể, khi pháp luật không qui định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định” [15, Khoản 1 Điều 401]. Điều 122 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 :Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Do đó, nếu các bên có vi phạm về mặt hình thức thì: “Trong trường hợp pháp luật qui định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện theo qui định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu” [15, Điều 134].Có thể nói, hình thức hợp đồng được hiểu là sự thể hiện nội dung của hợp đồng và những thủ tục mà pháp luật quy định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ khi ký kết một số loại hợp đồng nhất định. Việc đưa ra
  • 18. 12 hình thức bắt buộc đối với một số loại giao dịch là nhằm mục đích lưu ý các bên cần thận trọng hơn khi giao kết kinh doanh và nhằm đảm bảo tính rõ ràng của việc tồn tại các giao dịch kinh doanh, quyền và nghĩa vụ cũng như đặc điểm của quan hệ pháp luật kinh doanh. Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh. Khá nhiều các tranh chấp kinh doanh ngày nay đều xuất phát từ những bất cập của hợp đồng. Nhiều công ty, tập đoàn lớn trên toàn thế giới đã tổ chức bộ phận pháp lý riêng để xem xét, đánh giá và tư vấn cho mình trước khi ký kết các hợp đồng.Ta nói rằng hợp đồng trong luật Việt Nam được giao kết theo nguyên tắc ưng thuận như trong luật của Pháp. Nguyên tắc này chấp nhận một số ngoại lệ,. Các ngoại lệ có thể được xếp thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm một số qui định đặc biệt về hình thức; nhóm thứ hai gồm các qui định đặc biệt về thủ tục. Một số qui định đặc biệt về hình thức (1) Hợp đồng trọng thức: Gọi là trọng thức một hợp đồng chỉ có thể có giá trị một khi được lập theo một hình thức nhất định (thông thường là hình thức viết, tức là dùng ngôn ngữ viết để mô tả nội dung thoả thuận). Ví dụ điển hình của hợp đồng trọng thức là các hợp đồng mà theo luật phải được chứng nhận, chứng thực, như hợp đồng mua bán nhà ở. Có trường hợp luật chỉ đòi hỏi việc giao kết hợp đồng phải được ghi nhận bằng văn bản chứ không nhất thiết được chứng nhận, chứng thực, như hợp đồng uỷ quyền Điều quan trọng để tính trọng thức trở thành một điều kiện về hình thức của một hợp đồng là phải có một điều luật quy định rành mạch về việc loại bỏ nguyên tắc ưng thuận và áp đặt tính trọng thức đối với việc giao kết hợp đồng đó. Hợp đồng thực tại. Một số hợp đồng, như đã biết, được giao kết bằng cách chuyển giao vật mà các bên quan tâm. Việc chuyển giao đó cũng được coi như một điều kiện về hình thức của hợp đồng: không có hình thức đó, sự thoả thuận đơn thuần giữa hai bên không có hiệu lực ràng buộc. Ví dụ điển hình của loại hợp đồng thực tại là hợp đồng thuê tài sản: nếu chỉ có thoả thuận về việc thuê mà không có việc chuyển giao tài sản từ người cho thuê sang người thuê, thì hợp đồng chưa hình thành. Xin
  • 19. 13 phép cơ quan có thẩm quyền. Có trường hợp do tính chất quan trọng của tài sản giao dịch hoặc của bản thân giao dịch đối với kinh tế quốc dân hoặc đối với trật tự công cộng, người làm luật đặt các giao dịch ấy dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước thông qua một hệ thống các quy tắc về kiểm tra, xem xét và cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 1.1.2. Sơ lược hợp đồng thương mại vô hiệu và phân loại hợp đồng thương mại vô hiệu. 1.2.1.1. Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại Các trường hợp hợp đồng thương mại vô hiệu được quy định tại BLDS 2015 từ Điều 123 đến Điều 129 [16] và Điều 408 BLDS 2015 [16] đó là: a) Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123); b) Hợp đồng vô hiệu do giả tạo (Điều 124); c) Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125); d) Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126); e) Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127); f) Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128); g) Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129); h) Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (Điều 408). 1.2.1.2. Khái quát những qui định của pháp luật về các trường hợp vô hiệu của hợp đồng thương mại. Định nghĩa: Hợp đồng là thoả thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ nhằm đạt được lợi ích hợp pháp mà họ mong muốn. Khi giao kết, các bên phải tôn trọng một số điều kiện.Trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng.
  • 20. 14 Đây chính là ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ của các bên trong kinh doanh.Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước đảm bảo thực hiện. Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ 4 điều kiện có hiệu lực của các giao dịch theo phần trên đã phân tích (Năng lực chủ thể, sự tự nguyện tự do của các bên giao kết hợp đồng, nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm pháp luật, hình thức của hợp đồng theo qui định pháp luật). Khoản 1 Điều 410 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005: “Các qui định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu” [15, Điều 410], hơn nữa Khoản 2, Khoản 3 Điều 410 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 có qui định mối quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ:“ 2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính”“ 3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời hợp đồng chính”Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của mọi giao dịch là một thể thống nhất trong mối quan hệ biển chứng. Bởi vậy, xem xét một giao dịch phải đặt nó trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô hiệu từng phần mà không ảnh hưởng đến phần khác, thì chỉ phần vô hiệu không có hiệu lực, phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành. 1.2. Các trường hợp vô hiệu cụ thể của hợp đồng thương mại. 1.2.1. Hợp đồng thương mại vô hiệu do vi phạm điều cấm pháp luật, trái đạo đức xã hội. "Đạo đức xã hội" không phải là một khái niệm pháp lý, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa, lịch sử, kinh tế.. .Hầu hết các hệ thống pháp luật không có giải thích chính thức về vấn đề này. Các thẩm phán, trọng tài viên thường căn cứ vào án lệ hoặc tư duy theo lô-gích của mình để giải thích. Đạo đức xã hội là những hành vi được số đông trong xã hội ứng xử và chấp nhận. Hành vi trái với với những hành vi đó có thể coi là trái với đạo đức xã hội. Trong thương mại quốc tế, các hợp đồng vi phạm trật tự công cộng thường cũng bị coi là không có hiệu lực. Trật tự công cộng cũng là một vấn đề không được quy
  • 21. 15 định rõ bằng pháp luật và thường được giải thích theo án lệ, phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau. 1.2.2. Hợp đồng thương mại vô hiệu do giả tạo. Giả tạo trong hoạt động thương mại: Trong hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nước hoặc thuộc về nhà đầu tư hay các cổ đông góp vốn. Những người đại diện cho cơ quan, đơn vị trong hoạt động đầu tư, kinh doanh là những người tham gia giao kết hợp đồng nên họ quan tâm đầy đủ và trước hết đến lợi ích của đơn vị mình, tìm kiếm lợi nhuận tốt nhất cho đơn vị trong phạm vi có thể. Nhưng do không phải là chủ sở hữu đích thực, người trực tiếp tiến hành các hoạt động này có thể không có lợi ích kinh tế cụ thể từ những giao dịch mà mình tiến hành, hoặc được hưởng một phần nào đó từ lợi ích thu được, mà những lợi ích đó nhiều khi quá nhỏ so với điều kiện cho phép họ có thể tìm kiếm những cơ hội, thông đồng với đối tác để mang lại lợi ích riêng cho cá nhân. Chính những cơ sở đã lặp luận vừa rồi và dựa trên thực tiễn hoạt động kinh doanh những hợp đồng giả tạo được hình thành. Khái niệm: Hợp đồng giả tạo theo qui định của pháp luật Việt Nam “ Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan ” [16, Điều 124]. Nói cách khác, giao dịch dân sự giả tạo là giao dịch có nội dung được thiết lập không phản ánh ý chí đích thực của các bên. Điều kiện của sự giả tạo: Các bên kết ướcTrên thực tế các bên giao dịch không có ý định tạo lập quyền, nghĩa vụ pháp lý qua các giao dịch dân sự này. Thông thường các giao dịch này được thiết lập là để lẩn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc nghĩa vụ đối với người thứ ba hoặc để che dấu một hành vi trái pháp luật. Những giao dịch dân sự như vậy sẽ không có hiệu lực pháp luật. Ý chí của các bên kết ước Trường hợp vô hiệu do giả tạo có điểm đặc biệt là các bên trong giao dịch đó hoàn toàn tự nguyện xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với ý
  • 22. 16 chí thực của họ (có sự tự nguyện nhưng không có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí). 1.2.3. Hợp đồng thương mại vô hiệu do không tuân thủ hình thức. Hình thức của hợp đồng - yếu tố không nên xem nhẹ trên thương trường, bất kể hoạt động kinh doanh nào của bạn với đối tác bên ngoài cũng đều được thể hiện thông qua hợp đồng. Một trong các vấn đề mà các chuyên gia về pháp luật kinh doanh quan tâm là hình thức hợp đồng có ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng như thế nào. Về vấn đề này, pháp luật của các nước có những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau.Ở nhiều nước trên thế giới, pháp luật có những điều khoản cụ thể đối với một số hợp đồng, bắt buộc từng loại phải được thể hiện bằng hình thức nhất định, nếu vi phạm quy định này, hợp đồng đã ký kết sẽ không có giá trị pháp lý. Vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến pháp luật và trật tự công cộng. Vì vậy, chừng nào sự thống nhất của các bên chưa được thể hiện bằng những hình thức nhất định theo đòi hỏi của pháp luật thì chừng đó chưa có hợp đồng. Pháp luật một số nước coi sự vi phạm về hình thức là vi phạm lợi ích công cộng nên hợp đồng vô hiệu tuyệt đối. Một lời khuyên đối với các công ty là khi ký kết Hợp đồng kinh doanh quốc tế, công ty nên thoả thuận với đối tác để luật điều chỉnh Hợp đồng là luật của nước mình. Có như thế, khi có tranh chấp xảy ra, công ty sẽ đỡ mất thời gian tìm hiểu pháp luật nước ngoài và có thêm lợi thế để giải quyết các vướng mắc phát sinh. Theo qui đinh của pháp luật Việt Nam Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 có quy định hình thức của các giao dịch: “Giao dịch dân sự được biểu hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể” [16, Điều 119].Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 nêu các điều kiện để một giao dịch có hiệu lực không bao gồm hình thức của giao dịch. Cho nên, có thể nói rằng hình thức của giao dịch theo qui định của luật hiện hành là điều kiện cần để một giao dịch được tiến hành thuận lợi dưới sự bảo hộ của pháp luật:Hình thức của hợp đồng không phải là yếu tố đương nhiên khiến hợp đồng vô hiệu và cũng không thể dựa vào lặp luận do hợp đồng không tuân thủ hình thức nên vô hiệu (Khoản 2 Điều 401). Ta có thể suy luận rằng: mọi thỏa thuận giữa các
  • 23. 17 bên trong hợp đồng đều có giá trị pháp lý. Chỉ những giao dịch pháp luật qui định bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản, phải có chứng thực, chứng nhận, đăng kí, hoặc xin phép thì mới ràng buộc các bên phải tuân theo, nếu các bên không tuân thủ các qui định này đồng thời có yêu cầu thì Tòa án xem xét và buộc các bên thực hiện theo qui định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn nhất định. Việc ấn định thời hạn do Tòa án quyết định căn cứ vào giao dịch cụ thể. Việc buộc các bên phải thực hiện và đưa ra thời hạn thực hiện quy định về hình thức của giao dịch thuộc thẩm quyền và là nghĩa vụ của Tòa án. Tòa án không mặc nhiên tuyên bố giao dịch này là vô hiệu. Chỉ khi các bên không thực hiện và hoàn tất các qui định về hình thức của giao dịch trong thời hạn do Tòa án ấn định thì giao dịch mới đương nhiên vô hiệu. Bên có lỗi làm cho giao dịch vô hiệu phải bồi thường thiệt hại. 1.2.4. Hợp đồng thương mại vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí. Vì vậy, giao dịch của họ phải được xác lập, thiết lập dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người khác xác lập, thực hiện.Tuy nhiên, giao dịch do những người này xác lập không mặc nhiên bị coi là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của những người đại diện cho họ: “Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo qui định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện” (Điều130 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 )Ngoài ra, “người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu” (Điều 133 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 ). 1.2.5. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa. 1.2.5.1. Hợp đồng thương mại lừa dối. Hành vi lừa dối trong giao kết hợp đồng
  • 24. 18 Lừa dối là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Theo cách nói thông thường, lừa dối là lừa bằng thủ đoạn nói dối, gian lận để làm cho người ta nhầm tưởng mà nghe theo, tin theo, ví dụ: thủ đoạn lừa dối của con buôn. Theo ngôn ngữ pháp luật, lừa dối là một xảo thuật dùng để lừa gạt người khác. Từ những lời lẽ gian dối đến mánh khóe xảo trá dùng để khiến người ta giao kết hợp đồng đều là lừa dối. Cũng có cách hiểu: “Lừa dối là hành vi cố ý đưa thông tin sai không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật. Nếu không có các thủ đoạn ấy thì bên kia sẽ không giao kết hợp đồng”. Các nhà khoa học pháp lý cũng như các nhà lập pháp Việt Nam coi lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó. Khoa học pháp lý đã đưa ra những điều kiện để xác định khi nào thì lừa dối tồn tại. Phần lớn pháp luật các nước đều coi những lừa dối có tính chất quyết định đến sự giao kết hợp đồng là yếu tố vô hiệu hợp đồng. Tính chất quyết định thể hiện ở chỗ nếu không dùng các mánh khóe như vậy thì sẽ không có giao kết hợp đồng. “Sự lừa dối là căn cứ làm cho hợp đồng vô hiệu khi các thủ đoạn do một bên đã thực hiện mà nếu không có các thủ đoạn đó thì bên kia đã không kí kết hợp đồng”. Việc một người bán hàng giới thiệu không đúng sự thật về hàng hóa của mình hoặc người bán hàng nói giá quá cao (nói thách) thì không bị xem là lừa dối, bởi lẽ trong các trường hợp này người tiếp nhận thông tin không bị buộc phải kí hợp đồng nếu họ không muốn. Hợp đồng lừa dối Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí trong việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết. Ý chí giao kết hợp đồng của các bên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong việc xác định sự tồn tại hay không của hợp đồng. Các biểu hiện của sự không thống nhất ý chí (sự thể hiện ý chí khác nhau) hoặc sự trái ngược giữa biểu hiện với ý chí đích thực của các bên giao kết sẽ không hình thành nên một hợp đồng có hiệu lực. Nói cách khác một hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối, nhầm lẫn hay đe dọa có thể không có giá trị vì trong các hoàn
  • 25. 19 cảnh như vậy, các cam kết được đưa ra không xuất phát từ ý chí đích thực của người giao kết. Cũng như nhiều quốc gia khác, pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam thừa nhận lừa dối trong giao kết hợp đồng như một yếu tố có thể đưa đến sự vô hiệu của hợp đồng.Theo Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 Ðiều 127: “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó” [16, Điều 127].Người giao kết với người lừa dối không nhầm, mà bị lừa, hay đúng hơn là bị người lừa dối dẫn dụ vào sự nhầm lẫn. Sự nhầm lẫn do bị lừa dối được hình dung trong một phạm vi khá rộng so với sự nhầm lẫn tự động phân tích ở trên: người nhầm lẫn tự động chỉ được bảo vệ trong trường hợp nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng; trong khi người nhầm lẫn do bị lừa dối có thể được bảo vệ cả trong trường hợp nhầm lẫn về chủ thể giao kết, về tính chất của đối tượng, về nội dung của giao dịch. +) Ðiều kiện của sự lừa dối .Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 ở Điều 117 đã dự liệu được thiếu sót của Bộ luật cũ: “lừa dối là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. +) Ý định lừa dối. Người lừa dối phải thực hiện hành vi lừa dối một cách cố ý, nghĩa là thực hiện hành vi lừa dối một cách có ý thức với mong muốn có được sự chấp nhận giao kết hợp đồng của người bị lừa dối. Hành vi lừa dối, vả lại, phải bị đánh giá xấu theo các chuẩn mực chung về đạo đức; có những thủ đoạn lừa dối chấp nhận được trong thực tiễn giao dịch, do tính chất vô hại của chúng, ví dụ, quảng cáo bột giặt “chỉ ngâm thôi đã sạch”, kem đánh răng có tác dụng làm cho “răng chắc như thép”,... Thế nào là xấu hoặc chấp nhận được theo các chuẩn mực chung về đạo đức là vấn đề không đơn giản. +) Sự lừa dối phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận.
  • 26. 20 “Lừa dối là hành vi cố ý... nhằm là cho bên kia hiểu sai... nên đã xác lập giao dịch...”. Một người đồng ý mua một chiếc xe máy, nhân viên công ty nói dối về những ưu điểm không tồn tại của xe máy để người mua chấp nhận trả giá cao hơn: luật của Pháp nói rằng người bán trong trường hợp này cũng đã lừa dối, nhưng không phải để dẫn dụ người mua đi đến chỗ giao kết hợp đồng mà chỉ để tìm cách đưa vào hợp đồng, mà nội dung đã được thống nhất về cơ bản, một điều khoản có lợi cho mình; người mua trong trường hợp này chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại chứ không thể xin tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Có vẻ như đây không phải là giải pháp được xây dựng trong luật Việt Nam: sự ưng thuận của người kết ước trong luật Việt Nam, dù chỉ không hoàn hảo ở một vài điểm thuộc nội dung chủ yếu của hợp đồng, cũng là sự ưng thuận không hoàn hảo đối với toàn bộ hợp đồng.Tóm lại, để có thể xem xét một hành vi có phải là sự lừa dối trong giao kết hợp đồng hay không người ta căn cứ vào các yếu tố sau đây: Một là, phải có sự cố ý đưa thông tin sai lệch hoặc bỏ qua sự thật của một bên. Hai là, người nghe phải không biết đến sự sai lệch đó. Ba là, người nghe đã tin vào sự sai lệch do một bên đưa ra mà giao kết hợp đồng. Và bốn là, phải có thiệt hại xảy ra. 1.2.5.2. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị đe dọa. +) Sự đe dọa Ðịnh nghĩa. Theo BLDS 2015 Ðiều 127: “Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình”.Bộ luật dân sự hiện hành đã dự liệu thêm hành vi đe doạ của người thứ ba buộc bên kia phải giao kết hợp đồng, nhưng đã cụ thể hơn những người thân thích thành cha, mẹ, vợ, chồng, con. Thực tế mà nói, tình cảm của người dành cho người chưa hẳn đã là thân thích hay ruột thịt mới có. Luật Việt Nam hiện hành có quy định cụ thể những điều cấm công dân làm, vậy theo tinh thần của luật, những điều luật không cấm, tức không qui định thì công dân có thể thực hiện.
  • 27. 21 Luật dùng từ “thực hiện”, nhưng ta có thể nghĩ đến việc “xác lập”: một giao dịch xác lập không phải dưới sự đe dọa không thể bị tuyên bố vô hiệu vì lý do người xác lập bị đe dọa phải thực hiện. +) Ðiều kiện của sự đe dọa Sự tiềm ẩn của hiểm hoạ. Nếu người đối tác đã dùng đến vũ lực hoặc đã thực hiện các biện pháp nhằm gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe,... hoặc nhằm đưa nạn nhân vào tình trạng không thể nhận thức được hành vi của mình (say ma túy, say rượu…) để nạn nhân chấp nhận giao kết hợp đồng, thì hợp đồng vô hiệu không phải vì sự ưng thuận không hoàn hảo mà do hoàn toàn không có sự ưng thuận. “Ðe dọa”, trong khung cảnh của Ðiều 127, được hình dung như một hành vi có tác dụng dẫn dắt ý chí của người bị đe dọa đi theo ý chí của người đe dọa, mà, người bị đe dọa, dù không muốn, không thể (hoặc không dám) cưỡng lại. Nói rõ hơn, đe dọa, ở góc nhìn của người bị đe dọa, hình thành từ hai yếu tố: một yếu tố khách quan - mối nguy hiểm bủa vây - và yếu tố chủ quan - nỗi sợ. Chính dưới sự đe dọa đó mà ý chí được bày tỏ của người bị đe dọa không thể phản ánh trung thực ý chí nội tâm của người này [16, Điều 132]. +) Người đe doạ Luật nói rằng “Ðe dọa... là hành vi cố ý của một bên”. Thoạt trông, điều đó có nghĩa rằng, cũng như việc lừa dối, việc đe dọa phải xuất phát từ bên kết ước hoặc xuất phát từ sự đe dọa của người thứ ba. Song, có thể tin rằng “một bên” và “bên kia”, nói trong định nghĩa về đe dọa tại Ðiều 132 là các bên trong quan hệ đe dọa chứ không phải các bên trong giao dịch dân sự xác lập dưới sự đe dọa. Với cách hiểu đó, thì đe dọa có thể là hành vi của bất kỳ người nào, không nhất thiết là hành vi của người kết ước với người bị đe dọa. +)Tính chất của sự đe doạ. Sự đe dọa phải có tác dụng quyết định đối với sự ưng thuận (miễn cưỡng) của người bị đe dọa, nghĩa là người bị đe dọa chấp nhận giao kết chỉ vì bị đe dọa.Luật của Pháp còn xây dựng khái niệm đe doạ không chính đáng, để phân biệt với khái niệm gây sức ép chính đáng, là sự đe dọa không dẫn tới khả năng vô hiệu hoá giao
  • 28. 22 dịch. Một trong những trường hợp gây sức ép chính đáng là việc đe doạ thực hiện một quyền hợp pháp kèm theo yêu cầu đánh đổi quyền này với sự ưng thuận của người bị đe doạ trong việc xác lập giao dịch với những điều kiện hoàn toàn bình thường chính đáng, bởi vì, một là, việc gây sức ép không bao hàm một dự tính trái pháp luật; hai là, người gây sức ép không thu nhận các lợi ích bất thường, quá đáng từ giao dịch và người bị gây sức ép cũng không bị thiệt hại do việc thực hiện giao dịch ấy. 1.2.6. Hợp đồng thương mại vô hiệu do bị nhầm lẫn. Theo những lý luận vừa phân tích ở phần trên lừa dối chỉ được coi là yếu tố dẫn đến vô hiệu hợp đồng khi một bên cố ý làm cho bên kia phải giao kết hợp đồng không theo ý muốn thực. Lừa dối và nhầm lẫn đều là những khiếm khuyết của sự thể hiện ý chí của các bên trong giao kết hợp đồng và đều giống nhau ở chỗ cả hai đều liên quan đến việc trình bày một cách trực tiếp hay gián tiếp về những sự việc không đúng sự thật hay không tiết lộ một sự thật. Song sự lừa dối khác với nhầm lẫn ở chỗ: Sự nhầm lẫn vốn do người kí kết hợp đồng tự mình hiểu sai còn sự lừa dối là sự hiểu sai do đối phương gây ra. Sự phân biệt giữa lừa dối và nhầm lẫn được xác định bởi tính chất và mục đích của việc trình bày gian lận của một bên. Nhầm lẫn hay lừa dối đều đưa đến hệ quả là hợp đồng có thể bị vô hiệu do thỏa thuận không thể hiện đúng ý chí thật của các bên.Trong trường hợp này mỗi quốc gia có cách giải thích, cách hiểu và giải quyết về sự nhầm lẫn rất khác nhau. Để chứng minh điều này, chúng ta tìm hiểu những qui định pháp luật của Pháp và Anh - Mỹ để hiểu thêm về hợp đồng thiết lập do nhầm lẫn:Trong luật của Pháp, các trường hợp nhầm lẫn liên quan đến hợp đồng có thể được xếp thành ba nhóm : +) Theo luật Việt NamNhận định chung về tình trạng nhầm lẫn: Nhầm lẫn, trong ngôn ngữ pháp lý tổng quát, là sự nhận định không chính xác về cái có thật; tưởng cái sai sự thật là thật và ngược lại. Theo BLDS 2005 Ðiều 131: “ khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch, thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó; nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu
  • 29. 23 Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu” [15, Điều 131]. Theo luật Việt Nam sự nhầm lẫn này là do sự vô ý của một bên, và thực chất, cả hai bên đều mong muốn giao kết một hợp đồng nghiêm túc, đúng pháp luật.Dựa vào BLDS 2005 Ðiều 131 đã dẫn, ta thấy rằng:Luật Việt Nam không xây dựng khái niệm nhầm lẫn về nhân thân của người giao kết. Trước và sau khi phát hiện ra sự nhầm lẫn, người bị nhầm lẫn luôn có duy nhất một “bên kia” của quan hệ kết ước.Luật Việt Nam không xây dựng lý thuyết về nguyên nhân của nghĩa vụ, bởi vậy, cũng không thừa nhận khái niệm nhầm lẫn về nguyên nhân giao kết.“Nội dung của giao dịch” (của hợp đồng) là một khái niệm rất rộng, có thể bao gồm cả “chất lượng cơ bản của đối tượng của nghĩa vụ”, tính chất của quan hệ kết ước, đối tượng của hợp đồng. Thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam chưa tổng kết các trường hợp nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lý luận chung. +) Điều kiện xác lập tình trạng nhầm lẫn (1) +) Giao kết hợp đồng do nhầm lẫn. Người giao kết chỉ có thể phản ứng với tư cách người bị nhầm lẫn, một khi chính sự nhầm lẫn đó đã có ảnh hưởng quyết định đối với sự ưng thuận của mình. “Khi một bên do nhầm lẫn.... mà xác lập giao dịch...”. +) Bằng chứng của sự nhầm lẫn. Một cách hợp lý, người cho rằng mình đã nhầm lẫn phải chứng minh sự nhầm lẫn đó. Việc chứng minh có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương tiện nào được thừa nhận trong luật chung về chứng cứ (văn bản, lời khai, lời thú nhận, người làm chứng, đối chất,...). Người nhầm lẫn phải chứng minh không chỉ việc nhầm lẫn mà còn cả tính chất quyết định của sự nhầm lẫn đối với sự ưng thuận của mình trong việc giao kết hợp đồng. +) Hệ quả của sự nhầm lẫn Có vẻ như luật không cho phép người bị nhầm lẫn phát ngay yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn:“Khi một bên do nhầm lẫn..., thì có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch”. Trước hết, người bị nhầm lẫn phải thảo luận với người đối tác về việc sửa đổi nội dung hợp đồng. Nếu người đối tác từ chối thảo luận
  • 30. 24 hoặc thảo luận không có kết quả như ý muốn của người bị nhầm lẫn, thì người này mới có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu.Song, giải pháp này khả thi trong hầu hết các trường hợp mà cả hai bên đều nhầm. Còn trong trường hợp chỉ có một bên bị nhầm, thì hẳn các bên không có gì để thảo luận thêm với nhau về hợp đồng có liên quan: người bán biết rõ chất lượng, bao bì, nguồn gốc hàng hóa mình đang bán, trong khi người mua ngỡ đang mua hàng hóa mình định mua; nếu, sau khi biết mình bị nhầm, người mua vẫn chấp nhận mua với điều kiện người bán chấp nhận giảm giá, thì đó là một hợp đồng mua bán có đối tượng khác, một hợp đồng mới; nếu người bị nhầm lẫn vẫn chỉ quan tâm đến hàng hóa mình muốn mua, mà người bán có, thì các bên càng cần phải giao kết một hợp đồng khác; và nếu người bị nhầm lẫn chỉ quan tâm đến hàng hóa mình muốn mua, mà người bán không có, thì quyền yêu cầu người bán sửa đổi nội dung hợp đồng không không khả thi. 1.2.7. Hợp đồng thương mại vô hiệu do người kí hợp đồng không đúng thẩm quyền. +) Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng thương mại trong doanh nghiệp Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì người đại diện theo pháp luật của công ty là người có thẩm quyền ký kết các hợp đồng kinh doanh thương mại. Đại diện là một hoạt động phổ biến trong các lĩnh vực có sự phân công lao động đối với sản xuất, phân phối hàng hóa và dịch vụ. Đại diện theo pháp luật là người được pháp luật quy định hoặc ghi nhận khả năng được là đại diện bởi một sự kiện pháp lý đã được quy định, là sự thống nhất của các thành viên ghi trong điều lệ của tổ chức đó. Nội dung này cũng được qui định trong Luật doanh nghiệp 2014. +) Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng trong từng loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Điều 55 Luật doanh nghiệp 2014: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát,
  • 31. 25 Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định” [20, Điều 55], và Điểm e Khoản 2 Điều 64 Luật doanh nghiệp 2014 có quy định rằng: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền “ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng thành viên” [20, Điều 64] Khoản 3 Điều 67 Luật doanh nghiệp 2014: “Hợp đồng, giao dịch vô hiệu và bị xử lý theo qui định của pháp luật khi được giao kết không đúng quy định tại khoản 1 điều này” [20, Điều 3]. +) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty, còn Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu,đều “tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hện các quyền và nhiệm vụ được giao theo qui định của Luật này và pháp luật có liên quan”( Khoản 1 Điều 79 và Khoản 1 Điều 80 Luật doanh nghiệp 2014) Điểm e Khoản 2 Điều 81 Luật doanh nghiệp 2014: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền: “ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty”Hợp đồng của công ty do người đại diện giao kết, nhưng hợp đồng, giao dịch đó vẫn bị vô hiệu nếu được giao kết không đúng qui định tại Khoản 1 Điều 86 Luật doanh nghiệp 2014. +) Công ty cổ phần Như chúng ta đã biết, nền kinh tế thị trường được thúc đẩy bởi động lực lợi nhuận. Vì thế, các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế phải luôn tính toán để làm sao đạt được lợi nhuận tối đa. Việc đàm phán và ký kết các hợp đồng không là ngoại lệ. Bởi lẽ đó, các chủ thể phải được hoàn toàn tự do quyết định ký với ai, khi nào ký, trên những điều kiện nào họ cần ký hợp đồng. Vậy ai là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng trong công ty cổ phần? Khoản 1 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014 quy định [20, Điều 157]: “Trường hợp điều lệ công ty không qui định Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty”“Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều
  • 32. 26 hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao” (Khoản 2 Điều 157 Luật doanh nghiệp 2014) . 1.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng thương mại vô hiệu. Khi giao kết hợp đồng, các bên phải tôn trọng các điều kiện theo qui định của pháp luật. Thực tế cho thấy, nhiều hợp đồng đã không tôn trọng một trong những điều kiện này và bị tuyên bố vô hiệu. Theo pháp luật của Việt Nam cũng như của nhiều nước: “hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập…các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo qui định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường” (Điều 131 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 ). Tất cả các hành vi khiến hợp đồng vô hiệu: giả tạo, lừa dối, đe dọa … nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều bất ngờ là mặc dù các biện pháp chế tài tỏ ra khá nghiêm khắc, thời hiệu để yêu cầu thực hiện các biện pháp này là hai năm kể từ ngày xác lập giao dịch. Hai năm đúng là ngắn, càng ngắn hơn trong điều kiện thời hiệu được tính từ ngày xác lập giao dịch chứ không phải từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Nếu một bên biết mình bị bên kia vi phạm hơn hai năm sau khi xác lập giao dịch thì sẽ không có quyền khởi kiện. Đồng thời, vấn đề “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận” còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm. Trong một số trường hợp, việc hoàn trả bằng hiện vật không thể thực hiện được vì nhiều lý do như tài sản đã được tiêu thụ, bị mất, bị bán lại cho người khác. Ví dụ, theo Điều 4:115 của Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, “nếu việc hoàn trả bằng hiện vật không thể thực hiện được thì hoàn trả bằng một khoản tiền hợp lý”. Tương tự, theo Điều 3.17 Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của Unidroit: “những gì không thể hoàn trả được bằng vật chất thì phải được hoàn lại bằng giá trị” [9, Điều 3.17]. Khi không thể hoàn trả bằng hiện vật, việc hoàn trả bằng
  • 33. 27 giá trị cũng được thừa nhận ở Việt Nam. Theo Điều 131, Khoản 2 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền” Như vậy, cũng như pháp luật của nhiều nước, theo pháp luật Việt Nam, khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và “nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”. Bộ luật dân sự quy định như vậy nhưng lại không nêu rõ khi nào “không hoàn trả được bằng hiện vật”và “hoàn trả bằng tiền” được hiểu là bao nhiêu. Khoản tiền phải hoàn trả do không hoàn trả được tài sản bằng hiện vật cần được xác định như thế nào? Kinh nghiệm trong pháp luật nước ngoài cho thấy đây là một vấn đề không đơn giản. Theo Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng viện dẫn ở trên, trong trường hợp như trên thì cần phải trả một khoản tiền “hợp lý”. Khi nào thì có thể coi đây là một khoản tiền “hợp lý”? Bộ nguyên tắc trên không cho lời giải đáp. Do văn bản pháp luật không quy định rõ hai khái niệm này nên, trong thực tế, Tòa án Việt Nam đã giải quyết theo hướng buộc các bên thực hiện hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu khi tài sản được giao phù hợp với nội dung của hợp đồng: ở đây tài sản đã được giao, khoản tiền đã nhận không phải hoàn trả lại và khoản tiền chưa thanh toán theo hợp đồng phải tiếp tục được thanh toán. 1.4. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại vô hiệu +) Khái niệm tranh chấp trong kinh doanh Tranh chấp kinh tế là những bất đồng giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của mình. Nó là những tranh chấp nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. +) Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh  Nhanh chóng và dứt khoát hạn chế tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.  Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp  Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường  Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh
  • 34. 28  Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp pháp của các bên. +) Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh 1. Phương thức thương lượng “Thương lượng là việc bàn bạc nhằm đi đến thỏa thuận giải quyết một vấn đề nào đó giữa các bên“. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không có sự can thiệp của bất kỳ cơ quan nhà nước hay bên thứ ba nào. Thương lượng thể hiện quyền tự do thỏa thuận và tự do định đoạt của các bên. Phần lớn các điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng các bên đều quy định việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng khi có sự vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, Điều 329 Luật Thương mại có quy định:”Tranh chấp thương mại trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên”. Tuy nhiên, đây được hiểu là điều luật mang tính tùy nghi, không được hiểu là một quy định bắt buộc. Ưu điểm: – Không đòi hòi thủ tục phức tạp; – Không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý ngặt nghèo; – Hạn chế tối đa chi phí; – Ít phương hại đến mối quan hệ giữa các bên; – Giữ được bí mật kinh doanh. Nhược: Đòi hỏi các bên đều phải có thiện chí, trung thực với tinh thần hợp tác cao, nếu không, việc thương lượng sẽ thất bại và lại phải theo một phương thức khác để giải quyết. 2. Phương thức hòa giải + Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lãnh vực, chứ không riêng đặc trưng gì với tranh chấp Hợp đồng. + Hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
  • 35. 29 + Ở VN, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết. + Các ưu điểm của giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh tế trong thực tế bằng phương thức hòa giải: – Là phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém. – Các bên hòa giải thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu giữa các bên, vì vậy duy trì được quan hệ hợp tác vẫn có giữa các bên. – Các bên dễ dàng kiểm soát được việc cung cấp chứng từ và sử dụng chứng từ đó giữ được các bí quyết kinh doanh và uy tín của các bên. – Hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện có điều kiện của các bên, nên khi đạt được phương án hòa giải, các bên thường nghiêm túc thực hiện. + Những mặt hạn chế của phương thức hòa giải trong tranh chấp Hợp đồng: – Nếu hoà giải bất thành, thì lợi thế về chi phí thấp trở thành gánh nặng bổ sung cho các bên tranh chấp. – Người thiếu thiện chí sẽ lợi dụng thủ tục hòa giải để trì hoản việc thực hiện nghĩa vụ của mình và có thể đưa đến hậu quả là bên có quyền lợi bị vi phạm mất quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài vì hết thời hạn khởi kiện. + Các hình thức hòa giải: – Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân. – Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.
  • 36. 30 – Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài. – Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. 3. Phương thức giải quyết bởi Trọng tài: Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. + Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. + Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp. + Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành. + Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài). + Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng. + Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài. + Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài. + Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể .
  • 37. 31 + Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của Hợp đồng (điều khoản trọng tài) hay là một thỏa thuận riêng biệt (Hiệp nghị trọng tài). + Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều khôn glàm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu). + Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được. + Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được. + Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần. phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác. + Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết. Các ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng thông qua trọng tài: a) Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng. b) Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài. c) Quyền chỉ định trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua đó, có điều kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng nhanh chóng, chính xác. d) Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các bí quyết kinh doanh, giữ được uy tính của các bên trên thương trường. e) Trọng tài không đại diện cho quyền lực nhà nước nên rất phù hợp để giải quyết các tranh chấp có nhân tố nước ngoài. Các mặt hạn chế của phương thức trọng tài: a) Tính cưỡng chế thi hành các quyết định trọng tài không cao (vì Trọng tài không đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước).
  • 38. 32 b) Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn tòan phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên. 4. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự. Các lợi thế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án: a) Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. b) Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục. c) Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài. Các mặt hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án: a) Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài (vì thủ tục tố tụng Tòa án quá chặt chẽ). b) Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế. Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế Cơ cấu tổ chức của toà án
  • 39. 33  Ở trung ương :Trong toà án nhân dân tối cao bên cạnh toà phúc thẩm , toà hình sự, toà dân sự ... có toà kinh tế là một trong các toà chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết các vụ án kinh tế. Trong Toà phúc thẩm của toà án NDTC có các thẩm phán kinh tế chuyên trách để giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ án kinh tế và giải quyết khiếu nại đối với quyết định của toà án cấp dưới về tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo quy định của pháp luật  Ở địa phương: Chỉ có toà án nhân dân cấp tỉnh mới có toà kinh tế chuyên trách còn ở toà án nhân dân cấp huyện không có toà kinh tế chuyên trách mà chỉ có thẩm phán kinh tế chuyên trách giải quyết các vụ án kinh tế. Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các vụ án kinh tế có thể phân thành:  Thẩm quyền theo cấp  Thẩm quyền theo lãnh thổ
  • 40. 34  Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn Thẩm quyền của toà án theo cấp được quy định như sau  Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện : Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng và không có nhân tố nước ngoài.  Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp Tỉnh: o Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử theo thủ tục sơ Thẩm những vụ án kinh tế trừ những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện (trong trường hợp cần thiết thì toà kinh tế toà án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân cấp huyện.  Phúc thẩm những vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị thep quy định của pháp luật tố tụng. o Uỷ ban thẩm phán của toà án cấp tỉnh xem xét giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân cấp huyện bị kháng nghị .  Thẩm quyền của toà án nhân dân tối cao Toà án nhân dân tối cao không xét xử sơ thẩm bất kỳ một vụ án kinh tế nào mà chỉ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. o Phúc thẩm là việc tòa án nhân dân cấp trên xem xét lại bản án và quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp dưới khi có kháng cáo hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật. o Giám đốc thẩm: Là giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế trong đó toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ của những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền. o Tái thẩm kinh tế là một giai đoạn tố tụng đặc biệt trong đó toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu