SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  71
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 1
MỤC LỤC
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 2
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu như trên thế giới, du lịch được hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế
(World travel and tourism council – WTTC) công nhận là một ngành kinh tế lớn
nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, sắt thép, điện tử viễn thông … thì ở
Việt Nam ngành du lịch cũng đóng một vị trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động kinh doanh khách sạn, khu vui chơi nghỉ mát chính là phần quan trọng
nhất của guồng quay quan trọng này.
Sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn đã kéo theo sự cạnh tranh
gay gắt trên thị trường. Để tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường đòi hỏi
doanh nghiệp phải chi đủ, thu đủ. Nghĩa là trước hết đảm bảo hoàn vốn, sau nữa
kinh doanh phải có lãi. Muốn có hiệu quả ngày càng cao và chắc chắn các nhà
quản lý cần nắm vững và sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tối ưu nhất tất cả các nguồn
lực hiện có về vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ...
Đối với ngành kinh doanh khách sạn như Công ty TNHHMTV khách sạn du
lịch Công đoàn Hạ Long thì cơ sở vật chất tài sản cố định đóng vai trò không thể
thiếu trong hạch toán lãi lỗ kết quả hoạt động kinh doanh. Tài sản cố định không
chỉ là nhân tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà còn là
cơ sở vật chất kỹ thuật của mọi nền kinh tế. Tài sản cố định phản ánh năng lực sản
xuất, trình độ trang bị máy móc, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đồng
thời là thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thương trường. Kế
toán tài sản cố định với chức năng là cụng cụ quản lý góp phần quan trọng trong
việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hạ gía thành sản phẩm, thu hồi
nhanh vốn đầu tư, tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tài sản cố định, xuất phát từ
yêu cầu thực tế trong thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 3
tại công ty TNHHMTV – khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long ,với kiến thức đã
được trang bị và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn
Phương Tuyến, em đã lựa chọn và hoàn thành luận văn: “Kế toán tài sản cố định
tại công ty TNHHMTV khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long”.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 4
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.1.1. Khái niệm tài sản cố định
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài
sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kì SXKD và giá trị của nó được
chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra
trong các chu kì sản xuất.
Theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003, TSCĐ phải có 2 điều
kiện:
- Giá trị từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên
- Thời gian từ 1 năm trở lên
1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định
Yêu cầu chung quản lý TSCĐ ở các doanh nghiệp là cần phản ánh kịp thời
số hiện có, tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh
nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng; đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác
sử dụng đảm bảo khai thác hết công suất có hiệu quả. Quản lý TSCĐ phải theo
những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này được quy định tại Quyết định
206/2003/QĐ-BTC.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán là một công
cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về
số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển
TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư,
bảo quản và sử dụng TSCĐ.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 5
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính
toán phản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kì của đơn vị có
liên quan
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ
- Tham gia các công tác kiểm kê, kiểm tra định kì hay bất thường, đánh giá
lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết. Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử
dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.
1.2. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.2.1. Phân loại tài sản cố định
1.2.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia làm 2 loại TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vô hình:
- TSCĐ hữu hình:
Theo VAS 03, TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể
do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ.
Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả
4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó
+ Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy
+ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
+ Giá trị từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên
Loại này có thể phân chia theo nhóm căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của
chúng gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, truyền
dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;
TSCĐ hữu hình khác.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 6
- TSCĐ vô hình:
Theo VAS 04 TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất
nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho SXKD, cung
cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận
TSCĐ.
TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể mà chỉ biểu hiện một
lượng giá trị đã đầu tư. Do đó, TSCĐ vô hình rất khó nhận biết một cách riêng biệt
nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thỏa mãn định nghĩa trên hay không thì
phải xem xét đến các khía cạnh sau:
+ Tính có thể xác định được
+ Khả năng kiểm soát
+ Lợi ích kinh tế tương lai
+ Thời gian sử dụng từ một năm trở lên
+ Giá trị từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên
Bao gồm một số loại sau: quyền sử dụng đất; nhãn hiệu hàng hóa; bản
quyền, bằng sáng chế; phần mềm máy tính; giấy phép và giấy phép chuyển
nhượng; quyền phát hành.
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp, tổ
chức hoạch toán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích
hợp với đặc điểm kĩ thuật của từng nhóm TSCĐ.
1.2.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
Căn cứ quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp, TSCĐ được chia thành 2 loại
TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài:
- TSCĐ tự có: là các TSCĐ đươc xây dựng, mua sắm và hình thành từ
nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các
quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng. Đây là những tài sản thuộc sở
hữu của doanh nghiệp.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 7
- TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất
định theo hợp đồng thuê tài sản. Tùy theo hợp đồng thuê mà TSCĐ chia thành
TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động
+ Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê vó sự chuyển giao phần lớn
rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài
sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Đối với TSCĐ thuê tài chính, doanh
nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng
thuê. Một hợp đồng thuê tài chính phải thỏa mãn một trong năm điều kiện sau:
 Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết
hạn thuê (tức là mua lại tài sản)
 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua
lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối
thời hạn thuê
 Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài
sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu
 Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản
thanh toán tiền thuê tối thiệu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản
thuê
 Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả
năng sử dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa nào
+ TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ không thỏa mãn bất cứ điều kiện nào của
hợp đồng thuê tài chính. Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản trong thời
hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn thuê.
Cách phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu có ý nghĩa lớn với công tác quản lý
tài sản. Đối với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải
có các biện pháp quản lý riêng, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng, định đoạt đối
với tài sản. Đối với TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì doanh
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 8
nghiệp phải dựa trên hợp đồng thuê, phối hợp với bên cho thuê tài sản để thực hiện
quản lý, sử dụng tài sản….
Cách phân loại này còn là cơ sở cho công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở
doanh nghiệp, tính toán và phản ánh hao mòn, khấu hao và chi phí thuê tài sản…
1.2.1.3. Các cách phân loại khác
Phân loại theo công dụng kinh tế, gồm:
- TSCĐ đang dùng cho hoạt động sản xuất
- TSCĐ dùng ngoài SXKD
Phân loại theo tình hình sử dụng:
- TSCĐ đang dùng
- TSCĐ chưa cần dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phân loại TSCĐ theo nguồn vốn hình
thành, phân loại theo nơi sử dụng.
1.2.2. Đánh giá tài sản cố định
Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị
của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung.
1.2.2.1 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ
1.2.2.1.1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên
giá TSCĐ
=
Giá mua
(trừ chiết khấu,
giảm giá)
+
Các khoản thuế
không được hoàn lại
+
Chi phí liên
quan đến mua
TSCĐ
Chi phí liên quan gồm: chi phí chuẩn bị mặt hàng; chi phí vận chuyển và bốc
xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử; chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan
trực tiếp khác.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua trả chậm được xác định theo giá mua trả
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 9
tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua
trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức
giao thầu:
Nguyên giá
TSCĐ
=
Giá quyết toán công
trình xây dựng
+
Chi phí liên
quan
+
Thuế trước
bạ ( nếu có)
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:
+ Trao đổi với một TSCĐ khác không tương tự: nguyên giá TSCĐ hình
thành được xác định bằng giá hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài
sản đem đi trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả
thêm hoặc thu về.
+ Trao đổi với một TSCĐ tương tự: nguyên giá TSCĐ nhận về được tính
bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do tự xây dựng hoặc tự chế:
Nguyên giá
TSCĐ
=
Giá thành thực tế
của TSCĐ
+
Chi phí lắp
đặt, chạy thử
Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển
thành tài sản cố định:
Nguyên giá
TSCĐ
=
Chi phí sản xuất
sản phẩm
+
Chi phí
liên quan
- Nguyên giá TSCĐ được cấp (do đơn vị cấp trên cùng hệ thống cấp), được
điều chuyển nội bộ đến... xác định theo giá ghi trên sổ kế toán đơn vị cấp, đơn vị
điều chuyển.
- Nguyên giá TSCĐ do đơn vị cấp trên không cùng hệ thống cấp:
Nguyên giá
TSCĐ
=
Giá trị còn lại hoặc
giá đánh giá lại
+
Chi phí liên
quan
+
Thuế trước
bạ ( nếu có)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 10
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do
phát hiện thừa, được tài trợ, biếu tặng...:
Nguyên giá
TSCĐ
=
Giá đánh giá của
Hội đồng giao nhận
+
Chi phí
liên quan
1.2.2.1.2. Nguyên giá TSCĐ vô hình
- Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định trong các trường hợp mua riêng
biệt, trao đổi, được tài trợ, được cấp, được biếu tặng đều xác định tương tự như xác
định nguyên giá TSCĐ hữu hình.
- Một số TSCĐ vô hình đặc thù nguyên giá xác định cụ thể như sau:
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình từ việc sát nhập doanh nghiệp: là giá hợp lý
của tài sản đó vào ngày mua, ngày sát nhập doanh nghiệp
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: là giá trị
quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê 1 lần cho
nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi
chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận
góp vốn
+ Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn là số
tiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ
chi phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa
và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình đưa vào sử dụng.
1.2.2.1.3. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo giá thấp hơn trong hai
loại giá sau:
- Giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản: tức là giá
trị tài sản có thể trao đổi được giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi
ngang giá.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 11
- Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài
sản: giá trị hiện tại được tính theo tỉ lệ chiết khấu là lãi suất ngầm định trong hợp
đồng thuê, lãi suất ghi trong hợp đồng.
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính không bao gồm thuế GTGT bên cho thuê
đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê.
1.2.2.2. Xác định giá trị TSCĐ trong quá trình nắm giữ, sử dụng
- Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế
- Đánh giá lại TSCĐ: đánh giá lại cả chỉ tiêu nguyên giá và giá trị còn lại
của TSCĐ
Giá trị còn lại của TSCĐ
sau khi đánh giá lại
=
Nguyên giá sau
khi đánh giá lại
-
Giá trị hao mòn TSCĐ
sau khi đánh giá lại
1.3. KẾ TOÁN CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.3.1. Xác định đối tượng ghi tài sản cố định
Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả
vật gá lắp và phụ tùng kèm theo.
Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một nội dung
chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng
biệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản.
1.3.2. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ
1.3.2.1. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng
- Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02 – TSCĐ)
- Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (mẫu số 03 – TSCĐ)
- Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu số 04 – TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05 – TSCĐ)
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06 – TSCĐ)
- Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 12
1.3.2.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản
Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng...) sử dụng sổ
“TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi
bộ phận quản lý.
1.3.2.3. Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán
Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và sổ
“TSCĐ toàn doanh nghiệp” để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.
1.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ
VÔ HÌNH
1.4.1. Tài khoản kế toán sử dụng
TK 211 – TSCĐ hữu hình: được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình
hình tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. TK
211 có các TK cấp 2 sau: 2111, 2112, 2113, 2114, 2115, 2118.
TK 213 – TSCĐ vô hình: được dùng để theo dõi tình hình biến động của
TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. TK 213 có các TK cấp 2 sau:
2131, 2132, 2133, 2134, 2135, 2136, 2138.
Kết cấu chung của TK 211, TK 213:
TK 211, 213
Nguyên giá TSCĐ tăng trong kì Nguyên giá TSCĐ giảm trong kì
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện
có ở doanh nghiệp
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 111, 112, 331, 241, 342, 411, 415, 431, 441...
1.4.2. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1.4.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình, vô hình (sơ đồ 01)
1.4.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình, vô hình (sơ đồ 02)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 13
Sơ đồ 01: Kế toán tăng TSCĐ
TK 111,112,331...
TK 441
TK 241
TK 512
TK 711
TK 131
TK 111, 112
TK 421
TK 133
TK 133
Mua sắm TSCĐ
Nhận TSCĐ gố vốn
liên doanh
TSCĐ xây dựng hoàn
thành bàn giao
TSCĐ tự chế dùng cho
sản xuất kinh doanh
TSCĐ nhận biếu tặng,
tàỉntợ
TSCĐ trao đổi
Chi phí trực tiếp đưa
TSCĐ vào sử dụng
Đánh giá lại
TSCĐ
TK 1212, 213
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 14
Sơ đồ 02: Kế toán giảm TSCĐ
TK 212, 213
Gốp vốn liên doanh bằng TSCĐ
TK 128,222
TK 214
TK411
TK228
TK811
TK138(1)
TK242
TK627,641,642
TK214
TK 412
TK214
CL giảm giá
TSCĐ
Trả vốn liên doanh bằng TSCĐ
CL tăng giá
TSCĐ
Cho thuê tài TSCĐ tài chính
Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
TSCĐ thiếu chờ xử lý
Giá trị hao mòn luỹ
kế của TSCĐ
TSCĐ giảm do không đủ
tiêu chuẩn ghi nhận
Giá trị còn lại (nếu
giá trị lớn)
Giá trị còn lại (nếu
giá trị nhỏ)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 15
1.5. KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.5.1. Khái niệm
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao
của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra.
1.5.2. Tính khấu hao TSCĐ
1.5.2.1. Những TSCĐ phải trích khấu hao
Theo Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính, phạm vi phải trích khấu hao được xác định như sau:
- Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh đều phải trích khấu hao và được tính vào chi phí SXKD trong kỳ.
- Những TSCĐ còn lại không tham gia vào hoạt động SXKD thì không phải
trích khấu hao.
1.5.2.2. Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ
1.5.2.2.1. Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình
- Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào
khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC
ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của
TSCĐ.
- Đối với TSCĐ đãqua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định
như sau:
Thời gian
sử dụng
=
Giá trị hợp lý của TSCĐ
x
Thời gian sử dụng của
TSCĐ mới cùng TSCĐ
xác định theo QĐ 206
Giá bán TSCĐ tương đương
- Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Quyết định 206 thì doanh nghiệp
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 16
phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để cơ
quan chức năng xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau:
+ Tuổi thọ kĩ thuật của TSCĐ theo thiết kế
+ Hiện trạng TSCĐ
+ Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
1.5.2.2.2. Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình
Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa
không quá 20 năm. Thời gian này cũng có thể quá 20 năm khi có những căn cứ tin
cậy và phải trình bày các lý do ước tính trên báo cáo tài chính. Riêng thời gian sử
dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là tời hạn được phép sử dụng đất theo quy
định.
1.5.2.2.3. Nguyên tắc trích khấu hao
Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCD được thực hiện bắt đầu từ ngày
(theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động
SXKD.
1.5.2.3. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao
1.5.2.3.1. Phươngphápkhấu haođường thẳng (phươngphápkhấu haobình quân,
phương pháp khấu hao tuyến tính cố định)
- Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ.
- Theo phương pháp này mức khấu hao bình quân được tính như sau:
Mkhbq năm =
Giá trị phải khấu hao
Số năm sử dụng
Nếu đơn vị thực hiện trích khâu hao cho từng tháng thì:
Mkhbq tháng =
Mkhbq năm
12 tháng
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 17
Sau khi tính được mức trích khấu hao của từng TSCĐ, doanh nghiệp phải
xác định mức trích khâu hao của từng bộ phận sử dụng TSCĐ và tập hợp chung
cho toàn doanh nghiệp.
Để công việc tính toán mức khâu hao TSCĐ phải trích được đơn giản, khi
doanh nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính thì mức khấu hao
TSCĐ cần trích của tháng bất kỳ được tính theo công thức sau:
Khấu hao TSCĐ
phải trích trong
tháng
=
Khấu hao
TSCĐ đã trích
tháng trước
+
Khấu hao
TSCĐ tăng
trong tháng
-
Khấu hao
TSCĐ giảm
trong tháng
Đối với những tháng đầu (hoặc tháng cuối) khi TSCĐ được đưa vào sử dụng
(hoặc ngừng sử dụng ) không phải từ đầu tháng (cuối tháng) thì mức trích khấu hao
tăng (giảm) trong tháng được xác định theo công thức:
Mức khấu hao tăng
giảm trong tháng
=
Mức khấu hao bình quân tháng
x
Số ngày còn lại
của tháng30 ngày
1.5.2.3.2. Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp
khấu hao nhanh)
- Là phương pháp mà số khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm dần
trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó.
- Điều kiện áp dụng:
+ TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
+ TSCĐ trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi
phải thay đổi, phát triển nhanh.
- Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản được tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao
hàng năm
=
Giá trị còn lại của
TSCĐ
x Tỷ lệ khấu hao nhanh
Trong đó:
+ Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định như sau:
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 18
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) =
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
theo phương pháp
đường thẳng
x Hệ số điều chỉnh
+ Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định theo
công thức:
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ
theo phương pháp
đường thẳng
=
1
x 100
Thời gian sử dụng của TSCĐ
+ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định như
sau:
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần)
Đến 4 năm 1,5
Trên 4 năm đến 6 năm 2,0
Trên 6 năm 2,5
Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư
giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và
số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng
giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
- Mức trích khấu hao hàng tháng được tính như sau:
Mức trích khấu hao hàng tháng =
Mức trích khấu hao hàng năm
12 tháng
1.5.2.3.3. Phương pháp khấu hao theo sản lương
- Điều kiện áp dụng:
+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế của TSCĐ
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 19
+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp
hơn 50% công suất thiết kế.
- Mức trích khấu hao trong tháng (Mkh tháng) của TSCĐ được tính như sau:
Mkh tháng =
Số lượng sản phẩm
sản xuất trong tháng
x Mkh cho 1 đơn vị sản phẩm
Trong đó, mức khấu hao (Mkh) cho 1 đơn vị sản phẩm được tính:
Mkh cho 1 đơn vị sản phẩm =
Giá trị phải khấu hao
Sản lượng thiết kế
- Mức khấu hao năm (Mkh năm) bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng
hoặc tính theo công thức sau:
Mkh năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mkh cho 1 đơn vị sản phẩm
1.5.3. Kế toán khấu hao và hao mòn tài sản cố đinh
1.5.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng
TK 214 – Hao mòn TSCĐ: được dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá
trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và
những trường hợp tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ.
Kết cấu TK 214:
TK 214
Hao mòn TSCĐ giảm Hao mòn TSCĐ tăng
Dư có: Hao mòn TSCĐ hiện có
1.5.3.2. Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu (sơ dồ 03)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 20
Sơ đồ 03: Kế toán khấu hao TSCĐ
TK211,213
Giá trị hao mòn TSCĐ khi thanh
lý, nhượng bán
TK214 TK627,641,642
TK211,213
TK4313
TK136
TK411
TK4112
TK111,112
Trích khấu hao vào chi phí
Nhận TSCĐ đã qua sử dụng do
điều chuyển nội bộ
Trích hao mòn TSCĐ dùng cho
phúc lợi, sự nghiệp
Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn
Được tăng giá trị hao mòn
Nộp vốn KH được
hoàn trả
Nộp vốn KH được
hoàn trả
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 21
1.6. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ
Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng,
các doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng.
Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng của TSCĐ rất khác nhau nên tính
chất và quy mô của công việc sửa chữa TSCĐ cũng rất khác nhau.
* Nếu căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa TSCĐ chia
làm 2 loại:
- Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng
- Sửa chữa lớn
* Nếu căn cứ vào phương pháp tiến hành sửa chữa TSCĐ thì doanh nghiệp
có thể tiến hành sửa chữa TSCĐ theo 2 phương thức:
- Phương thức tự làm
- Phương thức thuê ngoài
1.6.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ khi phát sinh thường được hạch toán
thẳng vào chi phí SXKD của bộ phận có tài sản sửa chữa.
1.7.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ
Để phản ánh tình hình sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 241 – Xây
dựng cơ bản dở dang (TK cấp 2: TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ).
Trình tự kế toán sửa chữa TSCĐ được phản ánh tại sơ đồ 04:
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 22
Sơ đồ 04: Kế toán sửa chữa TSCĐ
TK 111, 112, 152, 334, 338…
Tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên
TK 2413
Chi phí sửa chữa lớn
nếu tự làm
TK 335
Kết chuyển chi phí sửa chữa
lớn theo kế hoạch
Trích trước chi phí sửa
chữa lớn theo dự toán
TK 133
VAT
khấu trừ
TK 242
Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn
ngoài kế hoạch phân bổ nhiều Phân bổ chi phí sửa chữa lớn
ngoài kế hoạch
Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn ngoài kế hoạch
phân bổ trong năm
Tập hợp chi phí
sửa chữa nâng cấp
TK 211
Gia tăng TSCĐ
khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành
TK 627, 641, 642
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 23
1.7. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1.7.1. Kế toán thuê TSCD
1.7.1.1. Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính (sơ đồ 05)
Để phản ánh TSCĐ thuê tài chính, kế toán sử dụng TK 212 – TSCĐ thuê tài
chính. Kết cấu của tài khoản này như sau:
TK 212
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm
Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài
chính hiện có
Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu được phản ánh tại sơ đồ 05:
Sơ đồ 05: Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính
TK 627, 641, 642
TK315,112,111
Tổng số
tiền thuê
phải trả
TK342 TK212
TK111,112
TK2142
TK2441,2143
TK332 TK3331
NHận
TSCĐ thuê
ngoài
Chuyển quyền sở hữu
TSCĐ
Mua lại
TSCĐ
Trả lại
TSCĐ
Trích KH
TSCĐ thuê
TC
Khấu trừ
VAT đầu
vào
Chuyển
KH
TK 211, 213
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 24
1.7.1.2. Kế toán TSCĐ thuê hoạt đông
1.7.1.2.1. Kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động (sơ đồ 06)
Doanh nghiệp không phản ánh giá trị của TSCĐ thuê hoạt động trên Bảng
CĐKT mà chỉ sử dụng tài khoản ngoài Bảng CĐKT là TK 001 – Tài sản thuê
ngoài để theo dõi nguyên giá của TSCĐ đi thuê. Khi nhận TSCĐ thuê hoạt động,
kế toán ghi đơn Nợ TK 001.
Tiền thuê TSCĐ hoạt động được tính vào chi phí SXKD theo phương pháp
đường thẳng trong suốt thời hạn thuê.
Trình tự kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động được phản ánh tại sơ đồ 06:
Sơ đồ 06: Kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động
TK111,112
Trả trước toàn bộ tiền thuê TSCĐ
TK1421 TK627,641,642
TK133
TK335
TK133
Phân bổ dần vào
chi phí
VAT được
khấu trừ
Trả tiền thuê khi trả TSCĐ Trích trước vào chi phí
Tiền thuê TSCĐ, trả ngay, hạch toán vào chi phí
VAT được khấu trừ
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 25
1.7.1.2.2. Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động (sơ đồ 07)
Sơ đồ 07: Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động
Trích KH
TSCĐ cho
thuê
TK811 TK711 TK111,112
TK33311
TK911
TK131
TK111,112,334...
TK152,153,156TK33311
Các CP khác về
cho thuê TSCĐ
K/C CP
cho thuê
K/C TN
cho thuê
TN cho thuê, nhận ngay
VAT
đầu ra
VAT
đầu ra
Thu
tiếpCho nợ
VAT
đầu ra
TN cho thuê nhận
bằng hiện vật
TK 214
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 26
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI
CÔNG TY TNHHMTV - KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG
2.1. TỔNG QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHHMTV – KHÁCH SẠN DU
LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHHMTV – Khách
sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Công ty TNHH MTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long là một doanh
nghiệp đoàn thể trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh. Tiền thân của
Công ty Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long là một Nhà nghỉ Công đoàn nằm
bên bờ Vịnh Hạ Long phục vụ cho công nhân viên chức Vùng Mỏ trong những
năm 1965 - 1975.
Ban đầu, cơ sở vật chất của Nhà nghỉ rất đơn sơ với ba lô nhà cấp bốn gồm
20 phòng không có vệ sinh khép kín, một nhà ăn 80 chỗ, một hội trường và câu lạc
bộ. Đội ngũ phục vụ gồm 25 người, chủ yếu lấy tinh thần phục vụ làm đầu.
Đến năm 1976 Nhà nghỉ được giao thêm một chức năng nữa là phục vụ
công nhân viên chức trong cả nước đến nghỉ dưỡng sức 10 ngày vào mùa đông
hàng năm. Cũng từ đó Nhà nghỉ bắt đầu hoạt động liên tục cả bốn mùa trong năm.
Lúc này Tổng Công đoàn đã dùng nguồn kinh phí Bảo hiểm xã hội để đầu tư mở
rộng nâng công suất hoạt động với số giường từ 80 lên 150 vào năm 1977.
Song song với việc đầu tư nâng cấp số giường nghỉ dưỡng sức, Tổng Công
đoàn (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đã khởi công xây dựng tại khu
đất của Nhà nghỉ một toà nhà cao 6 tầng có quy mô 80 phòng nghỉ ở bốn tầng trên
và dành hai tầng dưới cho khám chữa bệnh, tập thể dục, phòng đọc sách, câu lạc bộ
và tầng một phục vụ ăn uống , đón tiếp và quản lý.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 27
Năm 1982, công suất giường tăng lên có lúc phục vụ tới 350 khách nghỉ. Cơ
sở vật chất của Nhà nghỉ được đầu tư tăng lên nhờ phương tiện vận chuyển ... ,
đặc biệt là có một con tàu thăm Vịnh lớn nhất lúc đó có sức chuyên chở 150 khách.
Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nghỉ Công đoàn Bãi Cháy đã từng bước đổi mới
phương thức phục vụ kết hợp với kinh doanh. Từ chỗ lấy chỉ tiêu số lượt người, số
ngày đến nghỉ của công nhân viên chức làm chủ đạo sang chỉ tiêu doanh thu, chi
phí và lãi làm cơ sở giao kế hoạch hàng năm. Lúc này việc đa công nhân viên
chức đến nghỉ không phải do Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ định
mà là Công đoàn cơ sở. Các đơn vị có thể chọn bất cứ Nhà nghỉ nào trong hệ thống
Công đoàn toàn quốc ký hợp đồng cho công nhân của họ đến nghỉ dưỡng sức vừa
có chất lượng cao thoả mãn yêu cầu của khách, vừa có mức giá phù hợp. Cơ chế
này đã đặt các Nhà nghỉ Công đoàn vào cơ chế cạnh tranh, thu hút khách đến nghỉ
mới có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Đến năm 1995 Nhà nghỉ Công đoàn Bãi Cháy thực sự hoà nhập vào cơ chế
thị trường. Nhà nghỉ hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh Khách sạn, hạch
toán độc lập không còn sự bảo trợ kinh phí như trước đây.
Từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được, Nhà nghỉ Công đoàn Bãi Cháy đã
tìm ra lối đi thích hợp, tận dụng những tiềm năng, mạnh dạn đầu tư nâng cấp cơ sở
vật chất từ Nhà nghỉ dưỡng sức sang tiêu chuẩn Khách sạn. Với phương châm,
đầu tư trọng điểm, đầu tư dần từng bước phù hợp với nhịp độ phát triển của thị tr-
ường Du lịch, không vay vốn ồ ạt, song song với việc nâng cấp cơ sở vật chất
khách sạn, chú ý đầu tư cho công tác đào tạo, và đào tạo lại đội ngũ công nhân lao
động, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Năm 1997 đổi tên từ Nhà nghỉ sang Khách sạn du lịch Công đoàn Bãi Cháy
và được Nhà nước cấp đăng ký kinh doanh với các nội dung: Khách sạn, nhà hàng
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 28
ăn uống và các dịch vụ khác. Từ đó Khách sạn Du lịch Công đoàn Bãi Cháy trở
thành một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập.
Ngày 31/12/2004 khách sạn DLCĐ Bãi cháy chuyển đổi sang công ty
TNHH một thành viên khách sạn DLCĐ Hạ Long theo quyết định số 4905 QĐ/UB
ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh.
Cơ sở vật chất của Công ty TNHH MTV Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ
Long có 121 phòng nghỉ, phòng ăn, hội trường các dịch vụ bổ sung đủ điều kiện
phục vụ khách Quốc tế. Khách sạn kinh doanh có hiệu quả, doanh thu năm sau cao
hơn năm trước, nguồn vốn được bảo toàn và phát triển, đời sống người lao động ổn
định và được cải thiện rõ rệt, đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà
nước, công tác từ thiện xã hội cũng được quan tâm thường xuyên.
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHHMTV – Khách sạn du
lịch Công đoàn Hạ Long
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHHMTV – Khách sạn
du lịch Công đoàn Hạ Long
Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long được quản lý
theo chế độ một thủ trưởng Chủ tịch công ty kiêm giám đốc do thủ trưởng cấp trên
trực tiếp bổ nhiệm (bãi nhiệm). Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc và
Kế toán trưởng do Giám đốc đề nghị cấp trên trực tiếp bổ nhiệm (Bãi nhiệm).
Căn cứ vào quy mô, ngành nghề kinh doanh ở từng giai đoạn, Giám đốc
công ty xây dựng tổ chức bộ máy và quy định trách nhiệm, quyền hạn, chức năng
cho từng bộ phận đề nghị hoặc trực tiếp bổ nhiệm các chức danh trong bộ máy.
Đứng đầu là Giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp hoặc thông qua các Phó
Giám đốc đến từng tổ, bộ phận trong khách sạn. Mỗi tổ, bộ phận đều có chức năng,
nhiệm vụ riêng nhng giữa các tổ, bộ phận đều có những mối quan hệ qua lại, liên
hệ với nhau để thực hiện tốt hơn công tác quản lý.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 29
SƠ ĐỒ 08: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 30
- Chủ tịch kiêm giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất về mọi mặt của
Khách sạn. Quyết định tất cả những vấn đề trong phạm vi quyền hạn và giao quyền
quyết định một số vấn đề cho các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng. Quyết định hoặc
đề nghị cấp trên quyết định khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, tuyển dụng lao động, tiền
lương, buộc thôi việc cán bộ - công nhân viên trong Khách sạn. Ký duyệt chứng từ
thu chi, quyết định việc mua sắm và ký duyệt chứng từ nhập tài sản, hàng hoá. Ký
các hợp đồng và thanh lý hợp đồng dịch vụ. Quyết định giá bán các dịch vụ và biếu
tặng các dịch vụ , hàng hoá.Có quyền điều hành trực tiếp tới tất cả công nhân lao
động ở các bộ phận thuộc quyền phụ trách của các Phó Giám đốc (khi cần thiết).
- Phó Giám đốc phụ trách hoạt động sảnh và kinh doanh nhà hàng ăn
uống: giúp Giám đốc quản lý chỉ đạo bộ phận Sảnh và phòng KD ăn uống. Th-
ường xuyên kiểm tra kế hoạch đón khách, đôn đốc chỉ đạo các hoạt động của bộ
phận sảnh sao cho nhịp nhàng giữa các bộ phận tại sảnh. Quyết định hoặc đề nghị
Giám đốc quyết định việc khen thưởng đột xuất, kỷ luật nhân viên trong bộ phận
được phân công phụ trách. Ký duyệt các chứng từ xuất nhập thực phẩm của nhà ăn.
Quản lý giá các mặt hàng thực phẩm. Quản lý mức thu phí phục vụ ăn uống. Khi
cần điều chỉnh giá các dịch vụ và giá phòng với từng đối tượng khách hàng phải
báo cáo Giám đốc. Được uỷ quyền đàm phán, ký kết các hợp đồng dịch vụ và
thanh lý hợp đồng khi Giám đốc bận công việc khác hoặc đi công tác. Trực tiếp
giao dịch với khách hàng để quảng cáo, chào bán sản phẩm của khách sạn.
- Phó Giám đốc phụ trách buồng phòng, giặt là, hành chính, Tổ chức,
bảo vệ và XDCB: giúp Giám đốc quản lý các hoạt động thuộc phạm vi Buồng
phòng khách, Giặt là, Hành chính quản trị, kỹ thuật, Tổ chức lao động, bảo vệ và
XDCB Quản lý, tổ chức cho các bộ phận thuộc quyền quản lý hoạt động nhịp
nhàng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Giúp
Giám đốc quản lý công tác tu bổ, sửa chữa nâng cấp công trình cũ, xây dựng các
công trình mới và mua sắm tài sản, công cụ. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 31
động, hợp đồng lao động, đào tạo và đào tạo lại lao động. Giúp Giám đốc theo dõi
lao động - tiền lương, tổ chức thi nâng bậc hoặc đề nghị nâng bậc hàng năm. Quản
lý trật tự, an toàn, an ninh trong khách sạn, vệ sinh môi trờng, vệ sinh công cộng
trong khách sạn. Thường trực giải quyết các công việc trong các ngày Lễ, Chủ nhật
và buổi tối. Quyết định hoặc đề nghị Giám đốc quyết định khen thưởng, kỷ luật
nhân viên trong các bộ phận phụ trách.Ký các hợp đồng trong lĩnh vực XDCB,
mua sắm tài sản, thuê mướn tài sản, cửa hàng. Ký duyệt các chứng từ xuất đồ
dùng, tài sản cho các bộ phận. Ký giấy công tác, giấy nghỉ phép năm, giấy giới
thiệu các loại cho CBCNV và lệnh điều xe ôtô. Có quyền điều phối lao động trong
tất cả các bộ phận để đáp ứng công việc đột xuất. Điều hành công việc thay Giám
đốc khi Giám đốc đi vắng.
- Kế toán trưởng: có trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ công việc của
nhân viên kế toán, kho quỹ. Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê,
phân tích hoạt động kinh doanh trong khách sạn.Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu báo
cáo thống kê, quyết toán ... đối với cơ quan chức năng, cơ quan quản lý cấp trên
kịp thời, chính xác.Chỉ đạo việc thực hiện nguyên tắc, chế độ, thể lệ công tác kế
toán, tài vụ, bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán.Phân công công việc cụ thể cho nhân
viên kế toán, kho quỹ dưới quyền, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc về chuyên môn,
quản lý ngày giờ công lao động trong phòng.Giúp Giám đốc quản lý toàn bộ hoạt
động bán hàng, thu ngân tại quầy Lễ tân. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực
hiện các chứng từ hoá đơn tại các bộ phận khi thực hiện các dịch vụ mua bán sản
phẩm, hàng hoá. Tham mưu cho Giám đốc về tất cả các mặt quản lý tài chính, tài
sản, giá cả, và các chế độ chính sách đối với người lao động, các chế độ, nguyên
tắc chi tiêu trong giá thành sản phẩm.
- Phòng Kế hoạch thị trường: tổ chức khai thác khách ở các trung tâm lữ
hành, khách hàng truyền thống và khai thác các nguồn khách mới. Chủ động th-
ương thảo với khách hàng về hợp đồng bán các sản phẩm, dịch vụ trên sơ sở có lợi
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 32
cho khách sạn song phải chú trọng đến chiến lược tiếp thị sao cho khách hàng quay
trở lại với khách sạn.Chuyển các hợp đồng dịch vụ hoặc thông báo cho Lễ tân triển
khai thực hiện việc phục vụ khách. Quản lý chặt chẽ các chi phí giao dịch, điện
thoại ... và các phương tiện làm việc được trang bị cho phòng.
- Tổ Lễ tân: nắm vững số lựơng khách đang ở tại khách sạn, số buồng
phòng đã bố trí, số buồng phòng còn trống. Đón tiếp, bố trí buồng phòng và tiễn đa
khách. Giải quyết thủ tục nhanh chóng, giao trả giấy tờ cho khách kịp thời đầy đủ,
không bị nhầm lẫn. Báo kịp thời cho nhà buồng - Số khách sắp đi hoặc sắp đến để
chuẩn bị những việc cần thiết. Báo trước cho hành chính, căng tin, tầu thăm vịnh ...
chuẩn bị các nội dung có liên quan nếu khách có yêu cầu. Liên hệ để đáp ứng
những yêu cầu của khách về điện tín, phương tiện giao thông. Báo chính xác cho
phòng ăn số xuất, mức ăn, giờ ăn, đồ uống mà khách đặt trước. Hàng ngày lập báo
cáo bán hàng và vào sổ đăng ký tạm trú cho khách.
- Tổ thu ngân và thu đổi ngoại tệ: thực hiện việc nhận đồ ký gửi khi khách
lu trú có nhu cầu. Làm thủ tục đổi ngoại tệ ra VNĐ khi khách có nhu cầu theo tỷ
giá qui đổi hàng ngày mà ngân hàng Ngoại thơng thông báo. Viết hoá đơn, thu tiền
của khách về tiền phòng, tiền ăn và các dịch vụ khi nhận đợc bảng kê chi tiết hoặc
bảng thanh toán của Lễ tân.Vào sổ và nộp tiền hàng ngày cho thủ quỹ. Hàng tháng
đối chiếu với tổ Lễ tân và lập các báo cáo về việc thu tiền bán hàng, báo cáo thu
đổi ngoại tệ trong tháng; lập báo cáo về tình hình công nợ.
- Tổ hành lý: đón khách từ xe vào sảnh. Mang hành lý và đa khách lên
phòng trực đóng, mở, vận hành cầu thang máy. Khi khách làm xong thủ tục nhập
tại Lễ tân, có nhiệm vụ đa khách lên tầng giao cho trực phòng và đa hành lý vào
phòng nghỉ cho khách. Không để nhầm lẫn hoặc thất lạc hành lý của khách. Kiểm
soát an ninh trật tự trong khu vực sảnh, kiểm tra ngời lạ mặt không phải là khách
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 33
nghỉ đi lại qua cầu thang và thang máy. Nhận sổ khai báo tạm trú của khách để
đăng ký tại các địa điểm qui định.
- Phòng kinh doanh ăn uống: lên thực đơn hàng ngày, nghiên cứu ứng
dụng các kinh nghiệm tiên tiến trong việc chế biến các món ăn với chất lượng cao,
mặt hàng đa dạng, hấp dẫn. Hàng ngày phải xem đối tượng khách ăn để lên thực
đơn cho phù hợp, đồng thời bố trí kỹ thuật chế biến tương ứng với yêu cầu của
thực đơn. Chế biến thực phẩm, theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho món ăn
có chất lượng cao, mỹ thuật đẹp, đúng thời gian, yêu cầu của khách hàng. Chịu
trách nhiệm về vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ lưu giữ
thức ăn theo quy định của ngành Y tế. Tổ chức điều hành thực hiện các nhiệm vụ
của nhà hàng có hiệu quả. Đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ, thiết kế thực thi trình tự
phục vụ và đánh giá việc thực hiện của các nhân viên.
- Bộ phận Buồng: chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh buồng khách,
hành lang, cầu thang, thang máy và chất lượng đồ giặt là. Quản lý vật tư, tài sản đã
trang bị cho phòng khách. Giữ gìn máy móc, tiện ghi, nội thất trong buồng khách
theo đúng cấp hạng của khách sạn. Thường xuyên thông báo cho Lễ tân biết về số
lượng buồng phòng đã được vệ sinh sạch sẽ sẵn sàng đón khách.
- Phòng Hành chính – Quản trị: đáp ứng đủ điều kiện làm việc của các tổ,
bộ phận trong khách sạn. Đáp ứng các công việc vệ sinh ở tất cả các khu vực thuộc
phạm vi Hành chính Quản lý, nấu ăn giữa ca cho CNLĐ, vườn hoa, cây cảnh, tạp
vụ, văn thư, lái xe, hội trường, trang trí khánh tiết, âm thanh loa máy phục vụ hội
nghị, sửa chữa gắn vá nhà cửa vật kiến trúc và mua sắm vật tư, công cụ, vật dụng
phục vụ khách…
- Phòng bảo vệ: chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự,
chống các tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ trong phạm vi khách sạn và toàn bộ
khu vực khách sạn quản lý. Chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát nội quy, quy
định của khách sạn đối với tất cả CB - CNV và khách nghỉ tại khách sạn.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 34
- Tổ kỹ thuật điện, nước: quản lý toàn bộ thiết bị, máy móc, hệ thống
truyền dẫn, điện, nước trong khách sạn. Đáp ứng công việc vận hành thiết bị, sửa
chữa điện, nước và các sự cố thuộc phạm vi kỹ thuật quản lý.Thường xuyên kiểm
tra an toàn thiết bị, máy móc.Đề xuất các phương án sửa chữa, cải tạo, cải tiến thiết
bị điện nước, hệ thống truyền dẫn.Xây dựng kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng các
thiết bị điện, nước theo định kỳ tháng, năm, quý. Quản lý hệ thống phương tiện
phòng cháy, chữa cháy trong khách sạn. Lập sổ sách theo dõi các thiết bị động lực
như : Trạm điện, cầu thang máy, hệ thống Anten Parapol…
- Phân xưởng Giặt là: đáp ứng yêu cầu giặt, là lấy ngay của khách nghỉ tại
khách sạn và khách hàng trong khu vực.Đảm bảo, cung cấp lượng ga, gối sạch
hàng ngày cho bộ phận Buồng thay hàng ngày. Nhận giặt ga, gối của các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực. Quản lý và sử dụng các dịch tẩy giặt
đúng quy cách, an toàn và tiết kiệm. Lập chương trình hậu khách hàng đối với
những khách hàng thường xuyên và có lượng giặt nhiều.
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch
Công đoàn Hạ Long
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của đơn vị phù hợp với
điều kiện và trình độ của cán bộ nhân viên phòng kế toán, tại Công ty Khách sạn
du lịch Công đoàn Hạ Long áp dụng hình thức kế toán tập trung. Với hình thức
này toàn bộ công tác kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán của đơn vị.
Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy phòng Kế toán của Công ty TNHHMTV-
Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long:
- Kế toán trưởng: giúp Giám đốc chỉ đạo và phân công thực hiện công tác
kế toán - thống kê, đảm bảo thực hiện đúng pháp lệnh Kế toán - thống kê và các
chế độ quản lý hiện hành. Hàng kỳ lập báo cáo tài chính và phải chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và Nhà nước về các số liệu báo cáo.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 35
SƠ ĐỒ 09: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN LÝ
Kế
toán
TCSĐ
và
NVL
Kế
toán
Tiền
lương
BH
XH
Thu
ngân
Kế
toán
kinh
doanh
và ăn
uống
Thủ
quỹ
Kế
toán
thanh
toán
Kế toán trưởng
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 36
- Kế toán tiền lương và BHXH: hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công đã
được duyệt lập bảng thanh toán tiền lương cho CB-CNV trong khách sạn. Lập
bảng thanh toán trợ cấp BHXH, bảng đối chiếu BHXH...
- Kế toán thanh toán và ngân hàng: chịu trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ
tiền mặt, sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng, ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự
phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, tiền gửi
ngân hàng.
- Kế toán TSCĐ, vật tư: lập sổ theo dõi sự biến động tăng, giảm của
TSCĐ, vật tư, nguyên vật liệu, định kỳ đối chiếu với thủ kho về số lượng vật tư,
nguyên vật liệu tồn kho. Cuối tháng lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư,
nguyên vật liệu; lập bảng trính khấu hao TCSĐ, đồng thời tập hợp chi phí phát
sinh trong tháng.
- Kế toán kinh doanh ăn uống: thực hiện việc theo dõi tình hình nhập xuất
thực phẩm, hàng hoá kinh doanh ăn uống. Tập hợp các chi phí phát sinh trong quá
trình kinh doanh ăn uống của từng tháng.
- Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt,
ngoại tệ tại quỹ trên cơ sở các chứng từ thu, chi. Hàng ngày phải kiểm kê số tiền
mặt thực tế và tiến hành đỗi chiếu số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền
mặt.
- Thu ngân: nộp báo cáo doanh thu tiền mặt về các dịch vụ, theo dõi công
nợ.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch
Công đoàn Hạ Long
2.1.5.1. Những quy định chung
Công tác kế toán tại công ty tuân thủ theo đúng quy định của Luật kế toán và
Chế độ kế toán Việt Nam.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 37
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng.
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
2.1.5.2. Tổ chức chứng từ kế toán
Công ty sử dụng chứng từ theo đúng chế độ kế toán Việt Nam ban hành.
Chứng từ về quỹ bao gồm: Phiếu thu,phiếu chi,giấy đề nghị thanh toán ,giấy
tạm ứng…
Chứng từ ngân hàng bao gồm: ủy nhiệm chi,yêu cầu chuyển tiền,phiếu thu
phí dịch vụ,hóa đơn,giấy lĩnh tiền,séc...
Chứng từ hàng hóa bao gồm: hóa đơn bán hàng (HĐ GTGT), phiếu nhập
kho, phiếu xuất kho, thẻ kho…
Chứng từ TSCĐ bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý
TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, sổ nhật
kí chứng từ.
2.1.5.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo QĐ số 15/2006 QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
2.1.5.4. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, toàn bộ
quá trinh hạch toán được thực hiện trên phần mềm kế toán MISA – SME Verson
7.9. Tuy nhiên, do phần mềm chưa hoàn thiện nên việc hạch toán TSCĐ vẫn phải
làm theo phương pháp thủ công.
Các loại sổ kế toán của công ty gồm:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 38
- Sổ cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán được thực hiện theo sơ đồ 10:
SƠ ĐỒ 10: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
2.1.5.5. Hệ thống báo cáo tài chính
Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC
ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ban hành theo đúng chế
độ.
Hệ thống BCTC của công ty bao gồm:
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI
SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
quản trị
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Đối chiếu, kiểm tra
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 39
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Các báo cáo được lập vào ngày 31/12 và được gửi cho Ban Giám đốc, cơ
quan thuế…
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHHMTV
– KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG
2.2.1. Đặc điểm yêu cầu quản lý TSCĐ của Công ty TNHHMTV- Khách sạn
du lịch Công đoàn Hạ Long
2.2.1.1.Đặc điểm TSCĐ của công ty
TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản, chủ yếu là nhà
cửa, vật kiến trúc, bao gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Khách sạn, Hội trường, Nhà hàng, các kiot
- Máy móc, thiết bị sản xuất: máy giặt, máy sấy, bếp ga, lò nướng…
- Phương tiện vận tải: ô tô, xe tải…
- Dụng cụ quản lý văn phòng: máy vi tính, máy in, máy fax…
Tính theo chỉ tiêu nguyên giá thì TSCĐ của công ty được hình thành chủ yếu
từ hai nguồn: nguồn vốn cấp trên cấp và nguồn vốn vay.
Hiện nay, hệ số hao mòn TSCĐ là 28%. Như vậy, TSCĐ của công ty vẫn còn
tương đối mới. Chứng tỏ doanh nghiệp đã thường xuyên đổi mới, trang bị TSCĐ.
Đây là biểu hiện tốt trong công tác quản lý TSCĐ ở công ty.
2.2.1.2. Phân loại TSCĐ
Để theo dõi, quản lý TSCĐ được chặt chẽ, nắm bắt được tình hình biến động
và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Công ty đã thực hiện phân loại TSCĐ theo 2 cách:
- Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 40
- Phân loại theo nguồn vốn hình thành
2.2.2. Đánh giá tài sản cố định ở Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch
Công đoàn Hạ Long
Để có thể tiến hành hoạch toán, tính toán khấu hao và phân tích hiệu quả sử
dụng TSCĐ, cần thiết phải tiến hành đánh giá TSCĐ, ở Công ty TNHHMTV-
Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và
giá trị còn lại .
2.2.2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá
- Nguyên giá TSCĐ mua sắm: để đánh giá đúng TSCĐ khi mua sắm Công ty
sử dụng công thức sau:
Nguyên giá
TSCĐ do
mua sắm
=
Giá mua
TSCĐ ghi
trên hóa đơn
+
Chi phí vận
chuyển lắp
đặt
+
Thuế nhập khẩu,
thuế trước bạ
(nếu có)
Ví dụ: Trong tháng 11 năm 2007 Công ty mua một máy vi tính, tiền hàng ghi
trên hóa đơn là 10.000.000đ, chi phí vận chuyển là 20.000đ.
Vậy nguyên giá TSCĐ = 10.000.000 + 20.000 = 10.020.000đ
- Đối với TSCĐ do xây dựng hoàn thành:
Nguyên giá TSCĐ do xây dựng hoàn thành = Giá trị quyết toán được duyệt
2.2.2.2. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau
Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế
Ví dụ: Trong tháng 11 năm 2007, theo Biên bản thanh lý TSCĐ số 200 về việc
thanh lý máy vi tính, nguyên giá là 11.700.000đ, giá trị hao mòn lũy kế đến ngày
thanh lý là 11.250.000đ.
Vậy giá trị còn lại của TSCĐ được xác định như sau:
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 41
Giá trị còn lại = 11.700.000 – 11.250.000 = 450.000đ
2.2.3. Kế toán tăng, giảm tài sản cố định
2.2.3.1. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ
Tại Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long, các
trường hợp tăng TSCĐ chủ yếu do mua sắm mới trang thiết bị, máy móc, xây dựng
cơ bản; các trường hợp giảm TSCĐ chủ yếu do thanh lý, nhượng bán.
Khi có TSCĐ tăng thêm, Công ty thành lập Ban nghiệm thu, kiểm nhận
TSCĐ và cùng với đại diện bên giao TSCĐ lập “Biên bản giao nhận TSCĐ” cho
từng đối tượng tài sản. Sau đó, phòng kế toán sao cho mỗi đối tượng một biên bản
để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ. Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm: Hợp đồng
mua bán, Biên bản thanh lý hợp đồng, Hoá đơn, Phiếu kiểm tra chất lượng, Phiếu
thu (cửa phòng thuế trước bạ và thuế khác giao cho), Quyết định tăng TSCĐ, Biên
bản kiểm nghiệm và các chứng từ khác có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế
toán lập thẻ TSCĐ cho từng đối tượng và ghi vào sổ TSCĐ.
Trong các trường hợp giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán, căn cứ vào
nguyên nhân cụ thể mà Công ty lập “Biên bản thanh lý TSCĐ”. Căn cứ vào “Biên
bản thanh lý TSCĐ” và một số chứng từ khác có liên quan, kế toán ghi giảm
TSCĐ trên sổ TSCĐ.
2.2.3.2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ
Để hạch toán tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng: TK 211 – TSCĐ hữu hình,
TK 213 – TSCĐ vô hình và một số tài khoản khác có liên quan.
2.2.3.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
Trong quá trình hình thành TSCĐ, các khoản chi phí phát sinh được theo
dõi, tập hợp đầy đủ trên các chứng từ làm căn cứ xác định nguyên giá TSCĐ. Kế
toán phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ và ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn tương
ứng (nếu có) rồi tiến hành ghi các sổ Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 211.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 42
2.2.3.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
- Hàng năm công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối mỗi niên độ kế toán.
Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ công ty sẽ tổ chức Hội đồng đánh giá lại
TSCĐ: xem xét hiện trạng tài sản, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản. Sau
đó, Hội đồng này lập Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Hội đồng làm đơn xin thanh lý
một số TSCĐ để trình lên Giám đốc công ty.
- Giám đốc công ty xem xét các thông tin trong biên bản đánh giá lại TSCĐ
và đơn xin thanh lý nếu hợp lý Giám đốc sẽ ký duyệt.
- Căn cứ vào biên bản đánh giá lại TSCĐ và sự cho phép thanh lý TSCĐ của
Giám đốc công ty. Công ty sẽ tổ chức Hội đồng thanh lý, Hội đồng thanh lý sẽ tổ
chức thanh lý số TSCĐ đó và lập Biên bản thanh lý TSCĐ.
- Kế toán TSCĐ căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ để tiến hành huỷ Thẻ
TSCĐ đồng thời ghi giảm TSCĐ trong sổ chi tiết, sổ cái.
2.2.3.3. Ví dụ minh họa
2.2.3.3.1. Tăng TSCĐ do mua sắm
Ngày 10/07/2009, Giám đốc Công ty quyết định đầu tư mua 1 máy điều hòa
nhiệt độ LG của Công ty điện tử Thắng Bắc. Ngày 11/07/2009, Công ty điện tử
Thắng Bắc giao hàng đến tận Công ty.
Căn cứ vào hóa đơn GTGT (biểu 01) nhận kèm, kế toán thanh toán lập Phiếu
chi thanh toán tiền mua hàng cho bên bán. Sau khi thanh toán xong, theo chỉ thị
của Giám đốc Công ty, kế toán TSCĐ tiến hành lập Biên bản giao nhận TSCĐ số
180 ngày 11/07/2009 (biểu 02) cho Phòng Hành chính.
Khi nhận được máy điều hòa, Phòng Hành chính ghi vào Sổ theo dõi TSCĐ
(biểu 04).
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 180 ngày 11 tháng 07 năm 2009,
hóa đơn GTGT số 095064 ngày 10 tháng 07 năm 2009 và Phiếu chi số 552 ngày
18 tháng 11 năm 2007 về việc mua máy vi tính, kế toán công ty định khỏan:
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 43
Nợ TK 2112: 54.000.000
Nợ TK 1332: 5.400.000
Có TK 1111: 59.400.000
Sau đó kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ (biểu 04), ghi vào Sổ TSCĐ (biểu 05) và
Sổ Nhật ký chung (biểu 06). Từ Sổ Nhật ký chung, tiếp tục ghi vào Sổ cái TK 211
(biểu 07).
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 44
Biểu 01:
Mẫu số:01 GTKT – 3LT
HÓA ĐƠN GTGT
( Liên 2: Giao cho khách hàng)
Ngày 10 tháng 07 năm 2009
Ký hiệu : Kp/01 – B
N0: 095064
Đơn vị bán hàng: Công ty điện tử Thắng Bắc
Địa chỉ: Số 1 Yiết Kiêu - Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh - Số Tài khoản: 01230987
Điện thoại: 033.827859 Mã số thuế: 57 00105616-1
Họ tên người mua: Nguyễn Văn Bảo
Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch công đoàn Hạ Long
Địa chỉ: Hạ Long - Quảng Ninh Số tài khoản: 0141000018631
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 57 00101718
STT Tên hàng hóa dịch vụ Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1x2
1 Máy điều hòa LG Cái 01 54.000.000 54.000.000
Cộng tiền hàng : 54.000.000
Thuế suất thuế GTGT 10% Tìền thuế GTGT : 5.400.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 59.400.000
Số tiền viết bằng chữ ( Năm chín triệu bốn trăm nghìn đồng)
Người mua hàng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 45
Biểu 02:
Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Địa chỉ: Đường hạ Long –thành phố Hạ Long – Quảng Ninh
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Số: 180
Ngày 11 tháng 07 năm 2009
Căn cứ quyết định số 08 ngày 11 tháng 07 năm 2009 của Giám đốc về bàn
giao máy vi tính cho ông Phạm Văn Điển phòng Hành chính
Ban giao nhận TSCĐ gồm:
Ông: Chức vụ: Giám đốc
Bà: Chức vụ: Kế toán trưởng
Bà: Phạm Văn Điển Chức vụ: Cán bộ phòng hành chính
Địa điểm giao nhận TSCĐ: Tại văn phòng Công ty TNHHMTV- Khách sạn
du lịch Công đoàn Hạ Long
Xác nhận về việc giao nhận TSCĐ như sau:
S
T
T
Tên ký
hiệu quy
cách
TSCĐ
Số hiệu
TSCĐ
Nước
sản xuất
Năm
sản
xuất
Năm đưa
TSCĐ
vào sử
dụng
Công suất
(diện tích
thiết kế)
Tính nguyên giá TSCĐ (đồng) Thiết
kế
kèm
theo
Giá mua
(zsx)
Cp vận
chuyển
Nguyên giá
1
Máy điều
hòa LG
Nhật 2008 2009 54.000.000 0 54.000.000
Giám đốc
( Ký, họ tên, đóng dấu)
Kế toán trưởng
( Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký,họ tên)
Người giao
(Ký, họ tên)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 46
Biểu 03:
Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
Năm 2009
Bộ phận sử dụng: Phòng Hành chính
NT
GS
Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên quy cách,
nhãn hiệu TSCĐ
Số hiệu
TSCĐ
Đơn
vị
tính
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền
Chứng từ
Lý
do
Số
lượng
Thành
tiền
Ghi
chúSH NT SH NT
… … … … … … … … … … … … … … …
11/07 180 11/07 Máy điều hòa LG 2113 cái 01 54.000.000 54.000.000
… … … … … … … … … … … … … … …
… … … … … … … … … … … … … … …
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 47
Biểu 04:
Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: 150
Ngày 11 tháng 07 năm 2009
- Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ số 180 ngày 11 tháng 07 năm 2009
- Tên, ký hiệu, mã TSCĐ: Máy vi tính
- Nước sản xuất: Nhật Bản
- Năm sản xuất: 2008
- Nơi sử dụng: Phòng Hành chính
- Năm đưa vào sử dụng: 2009
- Đình chỉ sử dụng ngày:
- Lý do đình chỉ:
Số hiệu
chứng
từ
Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn
Ngày
tháng
năm
Diễn giải Nguyên giá Năm
Giá trị
hao mòn
Cộng dồn
180 11/07 Máy điều hòa LG 54.000.000 2009
Ghi giảm TSCĐ: chứng từ … ngày … tháng … năm ….
Lý do giảm: …………………………………………….
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 48
Biểu 05:
Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm 2009
Loại TSCĐ: Máy móc thiết bị
STT
Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ Tên, đặc
điểm, kí hiệu
TSCĐ
Nước sản
xuất
Tháng năm
đưa vào sử
dụng
Số
hiệu
TSCĐ
Nguyên
giá
Khấu hao năm Số kh đã tính
đến khi ghi
giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do
giảm
Giá trị còn
lại của
TSCĐ
SH NT
Số năm
sử dụng
Mức khấu
hao
SH NT
… … … … … … … … … … … … … …
17 180 11/07
Máy điều
hòa LG
Nhật 11/07 54.000.000 10 5.400.000
… … … … … … … … … … … … … …
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 49
Biểu 06:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2009
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số trang trước chuyển sang xxx xxx
... ... ... ... ... ... ...
180 11/07 Máy điều hòa LG v 2112 54.000.000
1332 5.400.000
1111 59.400.000
... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... .. ... ...
... ... .... ... ... ....
Cộng sang trang xxx xxx
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 50
Biểu 07:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009
Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình
Chứng từ
Diễn giải Tài khoản
Tài khoản
đối ứng
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số dư đầu kì 24.355.572.189
… … … … … … …
180 11/07 Mua máy điều hòa LG 2112 1111 59.400.000
… … … … … … …
Cộng 4.180.248.849 130.987.056
Số dư cuối kì 28.666.808.094
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 51
2.2.3.3.2. Giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán
Ngày 06/07/2009, Công ty tiến hành thanh lý máy vi tính đang dùng tại
phòng Hành chính, nguyên giá 15.600.000đ, đã khấu hao 13.780.000, thời gian sử
dụng 5 năm, giá trị thu hồi thanh lý không có. Sau khi việc thanh lý hoàn thành, kế
toán lập Biên bản thanh lý TSCĐ số 11 ngày 06/07/2009 (biểu 08).
Căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ số 11 ngày 06/07/2009 (biểu 08), kế
toán định khoản:
Nợ TK 214: 13.780.000
Nợ TK 811: 1.820.000
Có TK 211: 15.600.000
Sau đó, kế toán tiến hành hủy Thẻ TSCĐ tương ứng (biểu 09), ghi giảm
TSCĐ trên Sổ TSCĐ (biểu 10), ghi vào Sổ Nhật ký chung (biểu 11). Căn cứ vào
Sổ Nhật Ký chung (biểu 11), ghi giảm TSCĐ trên Sổ cái TK 211 (biểu 13).
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 52
Biểu 08:
Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Số: 11
Ngày 06 tháng 07 năm 2009
Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 211
Căn cứ quyết định số 1163QĐUB HT ngày 05 tháng 07 năm 2009 về việc
thanh lý TSCĐ.
I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:
Ông: Vũ Hồng Hải - Giám đốc công ty – trưởng ban thanh lý
Ông: - Kế toán trưởng
Ông :Nguyễn Sỹ Hiệp - Trưởng phòng hành chính
II. Tiến hành thanh lý TSCĐ.
- Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách của TSCĐ:máy vi tính LG
- Số hiệu TSCĐ.
- Nớc sản xuất: Nhật Bản
- Năm đưa vào sử dụng: 2004 Số thẻ TSCĐ:60
- Nguyên giá TSCĐ:15.600.000đ
- Tỷ lệ khấu hao (số năm sử dụng): 5 năm
- Giá trị hao mòn đã tríchđến thời điểm thanh lý: 13.780.000đ
- Giá trị cònlại của TSCĐ:1.820.000đ
III. Kết luận của ban thanh lý
Tài sản cố định đã cũ bị hư hỏng cần phải thanh lý ngay.
IV. Kết quả thanh lý
- Chi phí thanh lý: Không
- Giá trị thu hồi: Không
- Đã ghi giảm thẻ TSCĐ ngày 06 tháng 07 năm 2009
Kế tóan trưởng
(Ký, họ và tên)
Các ủy viên
(Ký, họ và tên)
Ngày 6 tháng 11 năm 2007
Truởng ban thanh lý
(Ký, họ và tên)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 53
Biểu 09:
Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số: 60
Ngày 03 tháng 02 năm 2005
- Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ số 71 ngày 03 tháng 02 năm 2005
- Tên, ký hiệu, mã TSCĐ: Máy vi tính LG
- Nước sản xuất: Nhật Bản
- Năm sản xuất: 2004
- Nơi sử dụng: Phòng Hành chính
- Năm đưa vào sử dụng: 2005
- Đình chỉ sử dụng ngày: 06/07/2009
- Lý do đình chỉ: Thanh lý TSCĐ
Số hiệu
chứng
từ
Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn
Ngày
tháng
năm
Diễn giải Nguyên giá Năm
Giá trị
hao mòn
Cộng dồn
71 03/02 Máy vi tính 15.600.000 2009
Ghi giảm TSCĐ: chứng từ 11 ngày 06 tháng 07 năm 1999
Lý do giảm: thanh lý TSCĐ
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 54
Biểu 10:
Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Năm 2004
Loại TSCĐ: Máy móc thiết bị
STT
Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ
Chứng
từ
Tên, đặc
điểm, kí hiệu
TSCĐ
Nước sản
xuất
Tháng
năm
đưa vào
sử dụng
Số
hiệu
TSCĐ
Nguyên
giá
Khấu hao năm
Số kh đã tính
đến khi ghi
giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do
giảm
Giá trị còn
lại của
TSCĐSH NT
Số
năm
sử
dụng
Mức khấu
hao
SH NT
… … … … … … … … … … … … … …
15 71 03/02
Máy vi tính
LG
Nhật 03/02 15.600.000 5 3.120.000 13.780.000 11 06/07/2009
Thanh
lý
1.820.000
… … … … … … … … … … … … … …
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 55
Biểu 11:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2009
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số trang trước chuyển sang xxx xxx
... ... ... ... ... ... ...
11 06/07 Máy vi tính LG v 214 13.780.000
811 1.820.000
2112 15.600.000
... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... .. ... ...
... ... .... ... ... ....
Cộng sang trang xxx xxx
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 56
Biểu 12:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009
Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình
Chứng từ
Diễn giải
Tài
khoản
Tài
khoản
đối ứng
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số dư đầu kì 24.355.572.189
… … … … … … …
11 06/07
Thanh lý máy vi tính
LG
2112 214 13.780.000
811 1.820.000
… … … … … … …
Cộng 4.180.248.849 130.987.056
Số dư cuối kì 28.666.808.094
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 57
2.2.4. Kế toán khấu hao tài sản cố dịnh
2.2.4.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ
Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long áp dụng
phương pháp khấu hao theo đường thẳng (theo thời gian). Công ty tuân thủ mọi
quy định về trích khấu hao do Nhà nước quy định.
Hàng tháng, kế toán TSCĐ tính và trích khấu hao theo đúng tỷ lệ quy định.
Căn cứ vào nguyên giá và mức khấu hao cụ thể của từng TSCĐ, mức khấu
hao hàng tháng được xét theo công thức sau:
Mức trích khấu hao
hàng tháng của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng x 12 tháng
Tổng mức khấu hao TSCĐ từng tháng công ty:
Mức khấu hao
TSCĐ trích
tháng này
=
Mức khấu hao
TSCĐ trích
tháng trước
+
Mức khấu hao
TSCĐ tăng
trong tháng
-
Mức khấu hao
TSCĐ giảm
trong tháng
Ví dụ: Ngày 11/07/2009, Công ty mua một máy điều hòa nhiệt độ LG,
nguyên giá là 54.000.000đ, thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm. Mức trích khấu
hao hàng tháng của máy điều hòa LG mới mua về được xác định như sau:
Mức trích khấu hao hàng tháng
của máy điều hòa
=
54.000.000
= 450.000đ
10 năm x 12 tháng
2.2.4.2. Nội dung kế toán khấu hao TSCĐ
Để hạch toán tăng, giảm hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214 (2141) và
một số tài khoản khác có liên quan.
Vào cuối tháng, căn cứ vào nguyên giá, thời gian sử dụng, giá trị hao mòn
lũy kế của từng TSCĐ, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Căn cứ
vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng, kế toán ghi vào Sổ Nhật ký
chung. Từ Sổ Nhật ký chung ghi vào Sổ cái TK 214.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 58
Ví dụ: Trong tháng 07/2009, tại Công ty có các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ
như sau:
- Ngày 06/07, tiến hành thanh lý máy vi tính LG tại phòng Hành chính,
nguyên giá 15.600.000đ, thời gian sử dụng 5 năm, đã khấu hao 13.780.000, giá trị
thu hồi ước tính bằng 0.
- Ngày 08/07, tiến hành thanh lý máy giặt tại Phân xưởng giặt là, nguyên giá
24.000.000, thời gian sử dụng 5 năm, đã khấu hao 22.800.000đ
- Ngày 11/07, Công ty mua một máy điều hòa nhiệt độ LG đem sử dụng ở
phòng Hành chính, nguyên giá 54.000.000đ, thời gian sử dụng 10 năm, giá trị thu
hồi ước tính bằng 0.
- Ngày 13/07, Công ty mua máy Fax sử dụng tại Bộ phận Lễ tân, nguyên giá
12.240.000đ, thời gian sử dụng 3 năm, giá trị thu hồi ước tính không có.
Cuối tháng, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 07/2009
(biểu 13). Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 07/2009, kế toán ghi
Sổ Nhật ký chung (biểu 14). Từ Sổ Nhật ký chung ghi vào Sổ cái TK 214 (biểu 15)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 59
Biểu 13:
Đơn vị: Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 07 năm 2009
STT Chỉ tiêu
Thời
gian
sử
dụng
Nơi sử dụng
Toàn công ty
TK 627 TK 642
Nguyên giá
Mức khấu
hao
I
Số khấu hao trích
tháng trước
26.059.000 21.056.540 5.002.460
II
Số khấu hao tăng
trong tháng
790.000 790.000
1 Máy điều hòa LG 10 năm 54.000.000 450.000 450.000
2 Máy Fax 3 năm 12.240.000 340.000 340.000
III
Số khấu hao giảm
trong tháng
660.000 400.000 260.000
1 Máy vi tính Samsung 5 năm 15.600.000 260.000 260.000
2 Máy giặt 5 năm 24.000.000 400.000 400.000
IV
Số khấu hao trích
tháng này (I+II-III)
26.189.000 20.656.540 5.532.460
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 60
Biểu 14:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2009
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ
cái
SHTK
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số trang trước chuyển sang xxx xxx
... ... ... ... ... ... ...
BKH07 31/07
Trích khấu hao TSCĐ
07/2009
v 6274 20.656.540
6424 5.532.460
2141 26.189.000
... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... .. ... ...
... ... .... ... ... ....
Cộng sang trang xxx xxx
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 61
Biểu 15:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009
Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ
Chứng từ
Diễn giải
Tài
khoản
Tài
khoản
đối ứng
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số dư đầu kì 7.375.746.444
… … … … … … …
BKH07 31/07
Trích khấu hao TSCĐ
07/2009
2141 6274 20.656.540
6424 5.532.460
… … … … … … …
Cộng 3.904.141.336
Số dư cuối kì 11.279.887.780
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 62
2.2.5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định
Để đảm bảo TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng,
Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long luôn tiến hành
bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Công việc sửa chữa TSCĐ tại
Công ty chia thành 2 loại:
- Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng TSCĐ
- Sửa chữa lớn TSCĐ
2.2.5.1. Nội dung kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ tại Công ty
Sửa chữa thường xuyên TSCĐ chủ yếu là thuê ngoài, một số công việc bảo
dưỡng và sửa chữa đơn giản do nhân viên kĩ thuật của Công ty tiến hành. Chi phí
sửa chữa thường xuyên TSCĐ được hạch toán vào chi phí SXKD của bộ phận có
tài sản ngay trong kỳ đó, kế toán tập hợp các chứng từ liên quan và định khoản như
sau:
Nợ TK 642 (6427), 627 (6277): Chi phí sửa chữa TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 334
2.2.5.1. Nội dung kế toán sửa chữa lớn TSCĐ tại Công ty
Sửa chữa lớn TSCĐ là loại hình sửa chữa nhằm phục hồi chức năng hoạt
động của TSCĐ, thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa phát
sinh nhiều. Do đó, chi phí sửa chữa lớn được theo dõi và phản ánh riêng trên TK
241 (2413). Khi hoàn thành công việc sửa chữa thì kế toán kết chuyển chi phí về
TK 142 vì Công ty không tiến hành trích trước chi phí TSCĐ.
Ví dụ minh hoạ:
Trong Quý IV/2007, Công ty tiến hành sửa chữa khu nhà văn phòng làm
việc. Quá trình sửa chữa văn phòng được tiến hành như sau:
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 63
- Phòng kỹ thuật lập dự toán sửa chữa cùng đơn đề nghị sửa chữa, trình giám
đốc công ty.
- Ngày 08/09/2009, Giám đốc công ty ra quyết định số 11/QĐ-GĐ về việc
sửa chữa lớn TSCĐ. Việc sửa chữa TSCĐ được thuê ngoài với tổng chi phí dự
toán là 30.000.000đ. Công ty tạm ứng 15.000.000đ cho đơn vị thi công theo phiếu
chi số 206.
- Ngày 30/11/2009, công trình hoàn thành, Công ty và đơn vị thi công lập
Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (biểu 16). Tổng chi phí thực tế
phát sinh được duyệt là 32.542.000.000đ.
- Công ty thanh toán nốt số tiền còn lại cho đơn vị thi công theo phiếu chi số
257.
Kế toán định khoản các nghiệp vụ trên như sau:
Căn cứ vào Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành và các chứng
từ có liên quan, kế toán ghi vào Sổ Nhật ký chung (biểu 17), từ Sổ Nhật ký chung
ghi vào Sổ cái TK 241 (biểu 18).
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 64
Biểu 16:
Đơn vị: Công ty THNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long
Bộ phận: Quản lý doanh nghiệp
BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH
Ngày 30 tháng 11 năm 2009
Số: 01/2009
Nợ: TK 627
Có: TK 241(2413)
Căn cứ quyết định số: 11/QĐ-GĐ ngày 08 tháng 09 năm 2009 của Giám đốc công ty
TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long.
Chúng tôi gồm:
- Ông: Vũ Hồng Hải Chức vụ: Giám đốc Công ty
- Ông: Nguyễn Văn Liên Chức vụ: Tổ trưởng tổ sửachữa
Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:
- Tên, kýhiệu, quy cách cấp hạng TSCĐ: Nhà văn phòng công ty.
- Số hiệu TSCĐ:.............................................................................................Số thẻ TSCĐ: 154
- Bộ phận quản lý sử dụng: Văn phòng công ty.
- Thời gian sửa chữa từngày 01tháng 10 năm 2009 đến ngày 29 tháng 11 năm 2009
- Các bộ phận sửa chữa bao gồm:
Đơn vị tính: Đồng
Số
TT
Tên bộ phận
sửa chữa
Nội dung công việc Giá dự toán
Chi phí
thực tế
Kết quả
kiểm tra
1 Hệ thống trần nhà Thay thế mới 30.000.000 30.000.000 30.000.000
2 Khu vực vệ sinh Sửa chữa 0 2.542.000 2.542.000
Cộng 30.000.000 32.542.000 32.542.000
Kết luận: Công việc sửa chữa đạt yêu cầu đã đề ra.
Kế toán trưởng
(Ký họ tên)
Đơn vị nhận
(Ký họ tên)
Đơn vị giao
(Ký họ tên)
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 65
Biểu 17:
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2009
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số trang trước chuyển sang xxx xxx
... ... ... ... ... ... ...
206 08/09 Sửa chữa nhà văn phòng v 2413 15.000.000
1111 15.000.000
... ... ... ... ... ... ...
257 30/11 Sửa chữa nhà văn phòng v 2413 17.542.000
1111 17.542.000
... ... ... ... .. ... ...
... ... .... ... ... ....
Cộng sang trang xxx xxx
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 66
Biểu 18:
SỔ CÁI TÀI KHOẢN
Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009
Tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Chứng từ
Diễn giải
Tài
khoản
Tài khoản
đối ứng
Số tiền
SH NT Nợ Có
Số dư đầu kì 2.809.866.968
… … … … … … …
206 08/09 Sửa chữa nhà văn phòng 2413 1111 15.000.000
… … … … … … …
257 30/11 Sửa chữa nhà văn phòng 2413 1111 17.542.000
… … … … … … …
Cộng 7.900.334.580
Số dư cuối kì 10.710.201.548
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 67
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
TNHH MTV-KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG
3.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ
HẠCH TOÁN TAI SẢN CỐ ĐỊNH
Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long đã phân loại
các TSCĐ trong doanh nghiệp theo đúng chế độ của nhà nước mà vẫn đáp ứng
được yêu cầu quản lý của đơn vị. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng giúp người đọc
báo cáo tài chính nhận biết được thế mạnh của đơn vị. Chẳng hạn trong cách phân
loại TSCĐ theo tính chất sử dụng kết hợp phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, giúp
người đọc biết được tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng TSCĐ đang dùng
trong sản xuất kinh doanh.
Tại Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long, TSCĐ
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản. Nhận thức được điều này nên trong những
năm qua đơn vị đã sử dụng những biện pháp hữu hiện để quản lý TSCĐ và sử
dụng có hiệu quả cao, đơn vị tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho từng tổ, bộ
phận sử dụng cả về mặt hiện vật và giá trị, cũng như theo dõi chung trên sổ chi tiết
kế toán.
Hàng năm, đơn vị đã định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết
bị nhằm đảm bảo các TSCĐ hoạt động hiệu quả.
Do nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ đối với hoạt động kinh doanh
khách sạn, ở Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long có đội
ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm làm việc
kết hợp với lý thuyết được đào tạo nên có đủ khả năng để quản lý và vận hành thiết
bị an toàn.
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 68
Đối với kế toán theo dõi TSCĐ đã đảm bảo việc thực hiện tính trích, hạch
toán chính xác kịp thời số khấu hao vào đối tượng chịu chi phí và giá trị hao mòn
tài sản cố định, giám sát việc sử dụng vốn khấu hao trong quá trình tái đầu tư và
đầu tư mở rộng nhằm nâng cao năng lực kinh doanh và sản xuất kinh doanh đạt
hiệu quả.
Hàng năm đơn vị đã thực hiện tốt chế độ kiểm kê định kỳ, thực hiện chế độ
báo cáo kế toán TSCĐ theo quyết định của Nhà nước.
3.2. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC
Bên cạnh những mặt đáng hoan nghênh trong công tác quản lý và công tác kế
toán nhưng một số việc còn tồn tại như:
- Về kế toán TSCĐ: Kế toán chưa đánh số TSCĐ.
- Về kế toán khấu hao TSCĐ: Công ty chưa áp dụng chế độ kế toán về khấu
hao TSCĐ được tính theo số ngày thực tế tăng giảm trong tháng mà vẫn tính theo
tròn tháng. Nghĩa là TSCĐ tăng giảm tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao.
3.1. KIẾN NGHỊ
- Về kế toán chi tiết TSCĐ thì công ty nên đánh số cho từng TSCĐ để tiện
theo dõi trên máy.Những số hiệu đã được đánh cho một TSCĐ nào đó thì không
được dùng để đánh cho một TSCĐ khác khi TSCĐ này đã hư hỏng, thanh lý.
Số hiệu TSCĐ phải được đánh trực tiếp vào TSCĐ sao cho không thể tẩy xóa
được. Số hiệu TSCĐ nên lấy số đầu là số của TK cấp 1, cấp 2, các số sau tùy theo
quy mô của TSCĐ để quy định số lượng cá chữ số cần đánh.
Ví dụ: Khách sạn Công Đoàn I có thể được đánh số là: 211.01
Khách sạn Công Đoàn II có thể được đánh số là: 211.02
Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp
Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 69
- Về kế toán khấu hao TSCĐ: Theo chế độ kế toán về khấu hao TSCĐ, công
ty nên áp dụng việc tính khấu hao trong tháng theo công thức sau:
Số khấu hao
tăng trong tháng
=
Nguyên giá
TSCĐ tăng trong
tháng
x
Số ngày trong tháng
x
Số ngày
tăng trong
tháng
Số năm sử dụng x 12
tháng
Số khấu hao
giảm trong
tháng
=
Nguyên giá
TSCĐ giảm trong
tháng
x
Số ngày trong tháng
x
Số ngày
giảm trong
tháng
Số năm sử dụng x 12
tháng
Số khấu hao
TSCĐ có đầu tháng
=
Nguyên giá
TSCĐ có đầu
tháng
x
12 tháng
Số năm sử dụng
Số khấu hao
phải trích trong
tháng
=
Số khấu hao
TSCĐ có đầu
tháng
+
Số khấu hao tăng
trong tháng
-
Số khấu hao
giảm trong
tháng
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ

Contenu connexe

Tendances

Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Nhan Nguyen
 
Slide ke toan tai chinh 1
Slide ke toan tai chinh 1Slide ke toan tai chinh 1
Slide ke toan tai chinh 1
Tran Trung
 
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai SanTra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
guest3bd3d2
 
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt độngKiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động
Anh Bùi
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Nguyen Minh Chung Neu
 
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộChương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Tendances (20)

Chương 13 chính sách cổ tức gửi cô -
Chương 13 chính sách cổ tức   gửi cô -Chương 13 chính sách cổ tức   gửi cô -
Chương 13 chính sách cổ tức gửi cô -
 
bài tập kế toán máy Misa
bài tập kế toán máy Misabài tập kế toán máy Misa
bài tập kế toán máy Misa
 
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổChứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Công ty Cao Su Đà Nẵng
 
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2
 
Slide ke toan tai chinh 1
Slide ke toan tai chinh 1Slide ke toan tai chinh 1
Slide ke toan tai chinh 1
 
Tổ chức dữ liệu trong httt kế toán
Tổ chức dữ liệu trong httt kế toánTổ chức dữ liệu trong httt kế toán
Tổ chức dữ liệu trong httt kế toán
 
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai SanTra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
Tra Loi Cau Hoi Dinh Gia Tai San
 
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNGĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
ĐỀ THI NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN
 
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt độngKiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động
 
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
Kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp - Gửi miễn p...
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn khoBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp hàng tồn kho
 
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
Báo cáo thực tập kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty tn...
 
Htttkt
HtttktHtttkt
Htttkt
 
Nguyen Ly Ke Toan Chuong III
Nguyen Ly Ke Toan Chuong IIINguyen Ly Ke Toan Chuong III
Nguyen Ly Ke Toan Chuong III
 
Bai giang phan tich tai chinh
 Bai giang phan tich tai chinh Bai giang phan tich tai chinh
Bai giang phan tich tai chinh
 
Bài tập hệ thống thông tin kế toán
Bài tập hệ thống thông tin kế toánBài tập hệ thống thông tin kế toán
Bài tập hệ thống thông tin kế toán
 
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộChương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
 

Similaire à Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ

De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
Cẩm Linh
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
Luanvan84
 

Similaire à Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ (20)

Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Truyền tải Điện - Gửi mi...
 
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh CườngBáo Cáo Thực Tập  Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
Báo Cáo Thực Tập Kế Toán Tài Sản Cố Định Công Ty Xây Dựng Thịnh Cường
 
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại Công ty Xe máy- xe đạp, HAY - Gửi miễn ph...
 
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường ThịnhKế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
Kế toán Tài sản cố định tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
 
Đề tài: Nâng cao Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựngĐề tài: Nâng cao Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng
Đề tài: Nâng cao Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty xây dựng
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Hoá chất mỏ - Gửi miễn p...
 
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp.docxCơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Luận Về Kế Toán Tài Sản Cố Định Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001Tailieu.vncty.com qt001
Tailieu.vncty.com qt001
 
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
Huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại công ty Cổ phần dệt 10/10
 
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hìnhBáo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
Báo cáo tốt nghiệp hạch toán tài sản cố định hữu hình
 
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
Quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Công ty Kiểm toán Tư vấn - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp, HAY
Đề tài: Quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp, HAYĐề tài: Quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp, HAY
Đề tài: Quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp, HAY
 
De tai tot nghiep
De tai tot nghiepDe tai tot nghiep
De tai tot nghiep
 
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tưKế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty thương mại Lê Bình
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty thương mại Lê BìnhĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty thương mại Lê Bình
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty thương mại Lê Bình
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂNCHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THANH TÂN
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (15).doc
 
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội TosercoHạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
Hạch toán TSCĐHH tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco
 
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
.Báo cáo thực tập kế toán tài sản cố định hữu hình công ty Hà Nội toserco
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Dernier (20)

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Đề tài: Kế toán tài sản cố định tại công ty khách sạn du lịch, 9đ

  • 1. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 1 MỤC LỤC
  • 2. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 2 LỜI NÓI ĐẦU Nếu như trên thế giới, du lịch được hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế (World travel and tourism council – WTTC) công nhận là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, sắt thép, điện tử viễn thông … thì ở Việt Nam ngành du lịch cũng đóng một vị trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Hoạt động kinh doanh khách sạn, khu vui chơi nghỉ mát chính là phần quan trọng nhất của guồng quay quan trọng này. Sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn đã kéo theo sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để tồn tại và phát triển, đứng vững trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải chi đủ, thu đủ. Nghĩa là trước hết đảm bảo hoàn vốn, sau nữa kinh doanh phải có lãi. Muốn có hiệu quả ngày càng cao và chắc chắn các nhà quản lý cần nắm vững và sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tối ưu nhất tất cả các nguồn lực hiện có về vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ... Đối với ngành kinh doanh khách sạn như Công ty TNHHMTV khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long thì cơ sở vật chất tài sản cố định đóng vai trò không thể thiếu trong hạch toán lãi lỗ kết quả hoạt động kinh doanh. Tài sản cố định không chỉ là nhân tố quan trọng trong mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở vật chất kỹ thuật của mọi nền kinh tế. Tài sản cố định phản ánh năng lực sản xuất, trình độ trang bị máy móc, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đồng thời là thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thương trường. Kế toán tài sản cố định với chức năng là cụng cụ quản lý góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hạ gía thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư, tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tài sản cố định, xuất phát từ yêu cầu thực tế trong thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh
  • 3. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 3 tại công ty TNHHMTV – khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long ,với kiến thức đã được trang bị và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Phương Tuyến, em đã lựa chọn và hoàn thành luận văn: “Kế toán tài sản cố định tại công ty TNHHMTV khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long”.
  • 4. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 4 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.1.1. Khái niệm tài sản cố định TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kì SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kì sản xuất. Theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003, TSCĐ phải có 2 điều kiện: - Giá trị từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên - Thời gian từ 1 năm trở lên 1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán tài sản cố định Yêu cầu chung quản lý TSCĐ ở các doanh nghiệp là cần phản ánh kịp thời số hiện có, tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng; đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng đảm bảo khai thác hết công suất có hiệu quả. Quản lý TSCĐ phải theo những nguyên tắc nhất định. Những nguyên tắc này được quy định tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC. Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ: - Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ.
  • 5. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 5 - Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kì của đơn vị có liên quan - Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ - Tham gia các công tác kiểm kê, kiểm tra định kì hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết. Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. 1.2. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.2.1. Phân loại tài sản cố định 1.2.1.1 Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia làm 2 loại TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: - TSCĐ hữu hình: Theo VAS 03, TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó + Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy + Thời gian sử dụng ước tính trên một năm + Giá trị từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên Loại này có thể phân chia theo nhóm căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của chúng gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc thiết bị; phương tiện vận tải, truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; TSCĐ hữu hình khác.
  • 6. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 6 - TSCĐ vô hình: Theo VAS 04 TSCĐ vô hình là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể mà chỉ biểu hiện một lượng giá trị đã đầu tư. Do đó, TSCĐ vô hình rất khó nhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thỏa mãn định nghĩa trên hay không thì phải xem xét đến các khía cạnh sau: + Tính có thể xác định được + Khả năng kiểm soát + Lợi ích kinh tế tương lai + Thời gian sử dụng từ một năm trở lên + Giá trị từ 10.000.000 đồng Việt Nam trở lên Bao gồm một số loại sau: quyền sử dụng đất; nhãn hiệu hàng hóa; bản quyền, bằng sáng chế; phần mềm máy tính; giấy phép và giấy phép chuyển nhượng; quyền phát hành. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức hoạch toán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích hợp với đặc điểm kĩ thuật của từng nhóm TSCĐ. 1.2.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu Căn cứ quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp, TSCĐ được chia thành 2 loại TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài: - TSCĐ tự có: là các TSCĐ đươc xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng. Đây là những tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
  • 7. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 7 - TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản. Tùy theo hợp đồng thuê mà TSCĐ chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động + Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê vó sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Đối với TSCĐ thuê tài chính, doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê. Một hợp đồng thuê tài chính phải thỏa mãn một trong năm điều kiện sau:  Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết hạn thuê (tức là mua lại tài sản)  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê  Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu  Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiệu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê  Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa nào + TSCĐ thuê hoạt động là TSCĐ không thỏa mãn bất cứ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính. Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn thuê. Cách phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu có ý nghĩa lớn với công tác quản lý tài sản. Đối với TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải có các biện pháp quản lý riêng, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng, định đoạt đối với tài sản. Đối với TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì doanh
  • 8. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 8 nghiệp phải dựa trên hợp đồng thuê, phối hợp với bên cho thuê tài sản để thực hiện quản lý, sử dụng tài sản…. Cách phân loại này còn là cơ sở cho công tác hạch toán kế toán TSCĐ ở doanh nghiệp, tính toán và phản ánh hao mòn, khấu hao và chi phí thuê tài sản… 1.2.1.3. Các cách phân loại khác Phân loại theo công dụng kinh tế, gồm: - TSCĐ đang dùng cho hoạt động sản xuất - TSCĐ dùng ngoài SXKD Phân loại theo tình hình sử dụng: - TSCĐ đang dùng - TSCĐ chưa cần dùng - TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phân loại TSCĐ theo nguồn vốn hình thành, phân loại theo nơi sử dụng. 1.2.2. Đánh giá tài sản cố định Đánh giá TSCĐ là việc vận dụng phương pháp tính giá để xác định giá trị của TSCĐ ở những thời điểm nhất định theo những nguyên tắc chung. 1.2.2.1 Xác định giá trị ban đầu của TSCĐ 1.2.2.1.1. Nguyên giá TSCĐ hữu hình - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua (trừ chiết khấu, giảm giá) + Các khoản thuế không được hoàn lại + Chi phí liên quan đến mua TSCĐ Chi phí liên quan gồm: chi phí chuẩn bị mặt hàng; chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; chi phí lắp đặt, chạy thử; chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua trả chậm được xác định theo giá mua trả
  • 9. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 9 tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Nguyên giá TSCĐ = Giá quyết toán công trình xây dựng + Chi phí liên quan + Thuế trước bạ ( nếu có) - Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: + Trao đổi với một TSCĐ khác không tương tự: nguyên giá TSCĐ hình thành được xác định bằng giá hợp lý của TSCĐ nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem đi trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. + Trao đổi với một TSCĐ tương tự: nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem đi trao đổi. - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế của TSCĐ + Chi phí lắp đặt, chạy thử Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành tài sản cố định: Nguyên giá TSCĐ = Chi phí sản xuất sản phẩm + Chi phí liên quan - Nguyên giá TSCĐ được cấp (do đơn vị cấp trên cùng hệ thống cấp), được điều chuyển nội bộ đến... xác định theo giá ghi trên sổ kế toán đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển. - Nguyên giá TSCĐ do đơn vị cấp trên không cùng hệ thống cấp: Nguyên giá TSCĐ = Giá trị còn lại hoặc giá đánh giá lại + Chi phí liên quan + Thuế trước bạ ( nếu có)
  • 10. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 10 - Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu tặng...: Nguyên giá TSCĐ = Giá đánh giá của Hội đồng giao nhận + Chi phí liên quan 1.2.2.1.2. Nguyên giá TSCĐ vô hình - Nguyên giá TSCĐ vô hình được xác định trong các trường hợp mua riêng biệt, trao đổi, được tài trợ, được cấp, được biếu tặng đều xác định tương tự như xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình. - Một số TSCĐ vô hình đặc thù nguyên giá xác định cụ thể như sau: + Nguyên giá TSCĐ vô hình từ việc sát nhập doanh nghiệp: là giá hợp lý của tài sản đó vào ngày mua, ngày sát nhập doanh nghiệp + Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: là giá trị quyền sử dụng đất khi doanh nghiệp đi thuê đất dài hạn đã trả tiền thuê 1 lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn + Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất không có thời hạn là số tiền đã trả khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp. - Nguyên giá TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi phí bình thường, hợp lý phát sinh từ thời điểm tài sản đáp ứng được định nghĩa và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình cho đến khi đưa TSCĐ vô hình đưa vào sử dụng. 1.2.2.1.3. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định theo giá thấp hơn trong hai loại giá sau: - Giá trị hợp lý của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản: tức là giá trị tài sản có thể trao đổi được giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
  • 11. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 11 - Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản: giá trị hiện tại được tính theo tỉ lệ chiết khấu là lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê, lãi suất ghi trong hợp đồng. Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính không bao gồm thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê. 1.2.2.2. Xác định giá trị TSCĐ trong quá trình nắm giữ, sử dụng - Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá – Hao mòn lũy kế - Đánh giá lại TSCĐ: đánh giá lại cả chỉ tiêu nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ sau khi đánh giá lại = Nguyên giá sau khi đánh giá lại - Giá trị hao mòn TSCĐ sau khi đánh giá lại 1.3. KẾ TOÁN CHI TIẾT TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.3.1. Xác định đối tượng ghi tài sản cố định Đối tượng ghi TSCĐ hữu hình là từng vật kết cấu hoàn chỉnh bao gồm cả vật gá lắp và phụ tùng kèm theo. Đối tượng ghi TSCĐ vô hình là từng TSCĐ vô hình gắn với một nội dung chi phí và một mục đích riêng mà doanh nghiệp có thể xác định một cách riêng biệt, có thể kiểm soát và thu được lợi ích kinh tế từ việc nắm giữ tài sản. 1.3.2. Nội dung kế toán chi tiết TSCĐ 1.3.2.1. Những chứng từ chủ yếu được sử dụng - Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 02 – TSCĐ) - Biên bản giao nhận TSCĐ SCL đã hoàn thành (mẫu số 03 – TSCĐ) - Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu số 04 – TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05 – TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (mẫu số 06 – TSCĐ) - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan.
  • 12. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 12 1.3.2.2. Tổ chức kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng, bảo quản Tại nơi sử dụng, bảo quản TSCĐ (các phòng ban, phân xưởng...) sử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong phạm vi bộ phận quản lý. 1.3.2.3. Tổ chức kế toán chi tiết tại bộ phận kế toán Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và sổ “TSCĐ toàn doanh nghiệp” để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ. 1.4. KẾ TOÁN TỔNG HỢP TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ VÔ HÌNH 1.4.1. Tài khoản kế toán sử dụng TK 211 – TSCĐ hữu hình: được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. TK 211 có các TK cấp 2 sau: 2111, 2112, 2113, 2114, 2115, 2118. TK 213 – TSCĐ vô hình: được dùng để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. TK 213 có các TK cấp 2 sau: 2131, 2132, 2133, 2134, 2135, 2136, 2138. Kết cấu chung của TK 211, TK 213: TK 211, 213 Nguyên giá TSCĐ tăng trong kì Nguyên giá TSCĐ giảm trong kì Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 111, 112, 331, 241, 342, 411, 415, 431, 441... 1.4.2. Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1.4.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ hữu hình, vô hình (sơ đồ 01) 1.4.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ hữu hình, vô hình (sơ đồ 02)
  • 13. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 13 Sơ đồ 01: Kế toán tăng TSCĐ TK 111,112,331... TK 441 TK 241 TK 512 TK 711 TK 131 TK 111, 112 TK 421 TK 133 TK 133 Mua sắm TSCĐ Nhận TSCĐ gố vốn liên doanh TSCĐ xây dựng hoàn thành bàn giao TSCĐ tự chế dùng cho sản xuất kinh doanh TSCĐ nhận biếu tặng, tàỉntợ TSCĐ trao đổi Chi phí trực tiếp đưa TSCĐ vào sử dụng Đánh giá lại TSCĐ TK 1212, 213
  • 14. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 14 Sơ đồ 02: Kế toán giảm TSCĐ TK 212, 213 Gốp vốn liên doanh bằng TSCĐ TK 128,222 TK 214 TK411 TK228 TK811 TK138(1) TK242 TK627,641,642 TK214 TK 412 TK214 CL giảm giá TSCĐ Trả vốn liên doanh bằng TSCĐ CL tăng giá TSCĐ Cho thuê tài TSCĐ tài chính Thanh lý, nhượng bán TSCĐ TSCĐ thiếu chờ xử lý Giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ TSCĐ giảm do không đủ tiêu chuẩn ghi nhận Giá trị còn lại (nếu giá trị lớn) Giá trị còn lại (nếu giá trị nhỏ)
  • 15. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 15 1.5. KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.5.1. Khái niệm Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra. 1.5.2. Tính khấu hao TSCĐ 1.5.2.1. Những TSCĐ phải trích khấu hao Theo Quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, phạm vi phải trích khấu hao được xác định như sau: - Toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trích khấu hao và được tính vào chi phí SXKD trong kỳ. - Những TSCĐ còn lại không tham gia vào hoạt động SXKD thì không phải trích khấu hao. 1.5.2.2. Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ 1.5.2.2.1. Xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình - Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định tại Quyết định số 206/2003/QĐ – BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. - Đối với TSCĐ đãqua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau: Thời gian sử dụng = Giá trị hợp lý của TSCĐ x Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng TSCĐ xác định theo QĐ 206 Giá bán TSCĐ tương đương - Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ khác với khung thời gian sử dụng quy định tại Quyết định 206 thì doanh nghiệp
  • 16. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 16 phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để cơ quan chức năng xem xét, quyết định theo ba tiêu chuẩn sau: + Tuổi thọ kĩ thuật của TSCĐ theo thiết kế + Hiện trạng TSCĐ + Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ 1.5.2.2.2. Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Thời gian này cũng có thể quá 20 năm khi có những căn cứ tin cậy và phải trình bày các lý do ước tính trên báo cáo tài chính. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là tời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. 1.5.2.2.3. Nguyên tắc trích khấu hao Việc trích hay thôi trích khấu hao TSCD được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động SXKD. 1.5.2.3. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao 1.5.2.3.1. Phươngphápkhấu haođường thẳng (phươngphápkhấu haobình quân, phương pháp khấu hao tuyến tính cố định) - Là phương pháp khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. - Theo phương pháp này mức khấu hao bình quân được tính như sau: Mkhbq năm = Giá trị phải khấu hao Số năm sử dụng Nếu đơn vị thực hiện trích khâu hao cho từng tháng thì: Mkhbq tháng = Mkhbq năm 12 tháng
  • 17. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 17 Sau khi tính được mức trích khấu hao của từng TSCĐ, doanh nghiệp phải xác định mức trích khâu hao của từng bộ phận sử dụng TSCĐ và tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp. Để công việc tính toán mức khâu hao TSCĐ phải trích được đơn giản, khi doanh nghiệp tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính thì mức khấu hao TSCĐ cần trích của tháng bất kỳ được tính theo công thức sau: Khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng = Khấu hao TSCĐ đã trích tháng trước + Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng - Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng Đối với những tháng đầu (hoặc tháng cuối) khi TSCĐ được đưa vào sử dụng (hoặc ngừng sử dụng ) không phải từ đầu tháng (cuối tháng) thì mức trích khấu hao tăng (giảm) trong tháng được xác định theo công thức: Mức khấu hao tăng giảm trong tháng = Mức khấu hao bình quân tháng x Số ngày còn lại của tháng30 ngày 1.5.2.3.2. Phương pháp khấu hao số dư giảm dần có điều chỉnh (phương pháp khấu hao nhanh) - Là phương pháp mà số khấu hao phải trích hàng năm của TSCĐ giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ đó. - Điều kiện áp dụng: + TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng) + TSCĐ trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh. - Mức trích khấu hao hàng năm của tài sản được tính theo công thức sau: Mức trích khấu hao hàng năm = Giá trị còn lại của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao nhanh Trong đó: + Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định như sau:
  • 18. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 18 Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng x Hệ số điều chỉnh + Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định theo công thức: Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng = 1 x 100 Thời gian sử dụng của TSCĐ + Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định như sau: Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh (lần) Đến 4 năm 1,5 Trên 4 năm đến 6 năm 2,0 Trên 6 năm 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. - Mức trích khấu hao hàng tháng được tính như sau: Mức trích khấu hao hàng tháng = Mức trích khấu hao hàng năm 12 tháng 1.5.2.3.3. Phương pháp khấu hao theo sản lương - Điều kiện áp dụng: + Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm + Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ
  • 19. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 19 + Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế. - Mức trích khấu hao trong tháng (Mkh tháng) của TSCĐ được tính như sau: Mkh tháng = Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng x Mkh cho 1 đơn vị sản phẩm Trong đó, mức khấu hao (Mkh) cho 1 đơn vị sản phẩm được tính: Mkh cho 1 đơn vị sản phẩm = Giá trị phải khấu hao Sản lượng thiết kế - Mức khấu hao năm (Mkh năm) bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng hoặc tính theo công thức sau: Mkh năm = Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm x Mkh cho 1 đơn vị sản phẩm 1.5.3. Kế toán khấu hao và hao mòn tài sản cố đinh 1.5.3.1. Tài khoản kế toán sử dụng TK 214 – Hao mòn TSCĐ: được dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ và những trường hợp tăng, giảm hao mòn khác của TSCĐ. Kết cấu TK 214: TK 214 Hao mòn TSCĐ giảm Hao mòn TSCĐ tăng Dư có: Hao mòn TSCĐ hiện có 1.5.3.2. Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu (sơ dồ 03)
  • 20. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 20 Sơ đồ 03: Kế toán khấu hao TSCĐ TK211,213 Giá trị hao mòn TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán TK214 TK627,641,642 TK211,213 TK4313 TK136 TK411 TK4112 TK111,112 Trích khấu hao vào chi phí Nhận TSCĐ đã qua sử dụng do điều chuyển nội bộ Trích hao mòn TSCĐ dùng cho phúc lợi, sự nghiệp Điều chỉnh giảm giá trị hao mòn Được tăng giá trị hao mòn Nộp vốn KH được hoàn trả Nộp vốn KH được hoàn trả
  • 21. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 21 1.6. KẾ TOÁN SỬA CHỮA TSCĐ Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, các doanh nghiệp phải tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng của TSCĐ rất khác nhau nên tính chất và quy mô của công việc sửa chữa TSCĐ cũng rất khác nhau. * Nếu căn cứ vào quy mô sửa chữa TSCĐ thì công việc sửa chữa TSCĐ chia làm 2 loại: - Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng - Sửa chữa lớn * Nếu căn cứ vào phương pháp tiến hành sửa chữa TSCĐ thì doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa TSCĐ theo 2 phương thức: - Phương thức tự làm - Phương thức thuê ngoài 1.6.1. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ khi phát sinh thường được hạch toán thẳng vào chi phí SXKD của bộ phận có tài sản sửa chữa. 1.7.2. Kế toán sửa chữa lớn TSCĐ Để phản ánh tình hình sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (TK cấp 2: TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ). Trình tự kế toán sửa chữa TSCĐ được phản ánh tại sơ đồ 04:
  • 22. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 22 Sơ đồ 04: Kế toán sửa chữa TSCĐ TK 111, 112, 152, 334, 338… Tập hợp chi phí sửa chữa thường xuyên TK 2413 Chi phí sửa chữa lớn nếu tự làm TK 335 Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch Trích trước chi phí sửa chữa lớn theo dự toán TK 133 VAT khấu trừ TK 242 Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn ngoài kế hoạch phân bổ nhiều Phân bổ chi phí sửa chữa lớn ngoài kế hoạch Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn ngoài kế hoạch phân bổ trong năm Tập hợp chi phí sửa chữa nâng cấp TK 211 Gia tăng TSCĐ khi sửa chữa nâng cấp hoàn thành TK 627, 641, 642
  • 23. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 23 1.7. KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KHÁC VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.7.1. Kế toán thuê TSCD 1.7.1.1. Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính (sơ đồ 05) Để phản ánh TSCĐ thuê tài chính, kế toán sử dụng TK 212 – TSCĐ thuê tài chính. Kết cấu của tài khoản này như sau: TK 212 Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu được phản ánh tại sơ đồ 05: Sơ đồ 05: Kế toán TSCĐ đi thuê tài chính TK 627, 641, 642 TK315,112,111 Tổng số tiền thuê phải trả TK342 TK212 TK111,112 TK2142 TK2441,2143 TK332 TK3331 NHận TSCĐ thuê ngoài Chuyển quyền sở hữu TSCĐ Mua lại TSCĐ Trả lại TSCĐ Trích KH TSCĐ thuê TC Khấu trừ VAT đầu vào Chuyển KH TK 211, 213
  • 24. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 24 1.7.1.2. Kế toán TSCĐ thuê hoạt đông 1.7.1.2.1. Kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động (sơ đồ 06) Doanh nghiệp không phản ánh giá trị của TSCĐ thuê hoạt động trên Bảng CĐKT mà chỉ sử dụng tài khoản ngoài Bảng CĐKT là TK 001 – Tài sản thuê ngoài để theo dõi nguyên giá của TSCĐ đi thuê. Khi nhận TSCĐ thuê hoạt động, kế toán ghi đơn Nợ TK 001. Tiền thuê TSCĐ hoạt động được tính vào chi phí SXKD theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn thuê. Trình tự kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động được phản ánh tại sơ đồ 06: Sơ đồ 06: Kế toán TSCĐ đi thuê hoạt động TK111,112 Trả trước toàn bộ tiền thuê TSCĐ TK1421 TK627,641,642 TK133 TK335 TK133 Phân bổ dần vào chi phí VAT được khấu trừ Trả tiền thuê khi trả TSCĐ Trích trước vào chi phí Tiền thuê TSCĐ, trả ngay, hạch toán vào chi phí VAT được khấu trừ
  • 25. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 25 1.7.1.2.2. Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động (sơ đồ 07) Sơ đồ 07: Kế toán TSCĐ cho thuê hoạt động Trích KH TSCĐ cho thuê TK811 TK711 TK111,112 TK33311 TK911 TK131 TK111,112,334... TK152,153,156TK33311 Các CP khác về cho thuê TSCĐ K/C CP cho thuê K/C TN cho thuê TN cho thuê, nhận ngay VAT đầu ra VAT đầu ra Thu tiếpCho nợ VAT đầu ra TN cho thuê nhận bằng hiện vật TK 214
  • 26. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 26 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHHMTV - KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG 2.1. TỔNG QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHHMTV – KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Công ty TNHH MTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long là một doanh nghiệp đoàn thể trực thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh. Tiền thân của Công ty Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long là một Nhà nghỉ Công đoàn nằm bên bờ Vịnh Hạ Long phục vụ cho công nhân viên chức Vùng Mỏ trong những năm 1965 - 1975. Ban đầu, cơ sở vật chất của Nhà nghỉ rất đơn sơ với ba lô nhà cấp bốn gồm 20 phòng không có vệ sinh khép kín, một nhà ăn 80 chỗ, một hội trường và câu lạc bộ. Đội ngũ phục vụ gồm 25 người, chủ yếu lấy tinh thần phục vụ làm đầu. Đến năm 1976 Nhà nghỉ được giao thêm một chức năng nữa là phục vụ công nhân viên chức trong cả nước đến nghỉ dưỡng sức 10 ngày vào mùa đông hàng năm. Cũng từ đó Nhà nghỉ bắt đầu hoạt động liên tục cả bốn mùa trong năm. Lúc này Tổng Công đoàn đã dùng nguồn kinh phí Bảo hiểm xã hội để đầu tư mở rộng nâng công suất hoạt động với số giường từ 80 lên 150 vào năm 1977. Song song với việc đầu tư nâng cấp số giường nghỉ dưỡng sức, Tổng Công đoàn (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) đã khởi công xây dựng tại khu đất của Nhà nghỉ một toà nhà cao 6 tầng có quy mô 80 phòng nghỉ ở bốn tầng trên và dành hai tầng dưới cho khám chữa bệnh, tập thể dục, phòng đọc sách, câu lạc bộ và tầng một phục vụ ăn uống , đón tiếp và quản lý.
  • 27. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 27 Năm 1982, công suất giường tăng lên có lúc phục vụ tới 350 khách nghỉ. Cơ sở vật chất của Nhà nghỉ được đầu tư tăng lên nhờ phương tiện vận chuyển ... , đặc biệt là có một con tàu thăm Vịnh lớn nhất lúc đó có sức chuyên chở 150 khách. Khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nghỉ Công đoàn Bãi Cháy đã từng bước đổi mới phương thức phục vụ kết hợp với kinh doanh. Từ chỗ lấy chỉ tiêu số lượt người, số ngày đến nghỉ của công nhân viên chức làm chủ đạo sang chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lãi làm cơ sở giao kế hoạch hàng năm. Lúc này việc đa công nhân viên chức đến nghỉ không phải do Tổng Liên đoàn và Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ định mà là Công đoàn cơ sở. Các đơn vị có thể chọn bất cứ Nhà nghỉ nào trong hệ thống Công đoàn toàn quốc ký hợp đồng cho công nhân của họ đến nghỉ dưỡng sức vừa có chất lượng cao thoả mãn yêu cầu của khách, vừa có mức giá phù hợp. Cơ chế này đã đặt các Nhà nghỉ Công đoàn vào cơ chế cạnh tranh, thu hút khách đến nghỉ mới có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu. Đến năm 1995 Nhà nghỉ Công đoàn Bãi Cháy thực sự hoà nhập vào cơ chế thị trường. Nhà nghỉ hoạt động như một doanh nghiệp kinh doanh Khách sạn, hạch toán độc lập không còn sự bảo trợ kinh phí như trước đây. Từ những kinh nghiệm đã tích luỹ được, Nhà nghỉ Công đoàn Bãi Cháy đã tìm ra lối đi thích hợp, tận dụng những tiềm năng, mạnh dạn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất từ Nhà nghỉ dưỡng sức sang tiêu chuẩn Khách sạn. Với phương châm, đầu tư trọng điểm, đầu tư dần từng bước phù hợp với nhịp độ phát triển của thị tr- ường Du lịch, không vay vốn ồ ạt, song song với việc nâng cấp cơ sở vật chất khách sạn, chú ý đầu tư cho công tác đào tạo, và đào tạo lại đội ngũ công nhân lao động, từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 1997 đổi tên từ Nhà nghỉ sang Khách sạn du lịch Công đoàn Bãi Cháy và được Nhà nước cấp đăng ký kinh doanh với các nội dung: Khách sạn, nhà hàng
  • 28. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 28 ăn uống và các dịch vụ khác. Từ đó Khách sạn Du lịch Công đoàn Bãi Cháy trở thành một doanh nghiệp hạch toán kinh doanh độc lập. Ngày 31/12/2004 khách sạn DLCĐ Bãi cháy chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên khách sạn DLCĐ Hạ Long theo quyết định số 4905 QĐ/UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Cơ sở vật chất của Công ty TNHH MTV Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long có 121 phòng nghỉ, phòng ăn, hội trường các dịch vụ bổ sung đủ điều kiện phục vụ khách Quốc tế. Khách sạn kinh doanh có hiệu quả, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, nguồn vốn được bảo toàn và phát triển, đời sống người lao động ổn định và được cải thiện rõ rệt, đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, công tác từ thiện xã hội cũng được quan tâm thường xuyên. 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long được quản lý theo chế độ một thủ trưởng Chủ tịch công ty kiêm giám đốc do thủ trưởng cấp trên trực tiếp bổ nhiệm (bãi nhiệm). Giúp việc cho Giám đốc có các Phó giám đốc và Kế toán trưởng do Giám đốc đề nghị cấp trên trực tiếp bổ nhiệm (Bãi nhiệm). Căn cứ vào quy mô, ngành nghề kinh doanh ở từng giai đoạn, Giám đốc công ty xây dựng tổ chức bộ máy và quy định trách nhiệm, quyền hạn, chức năng cho từng bộ phận đề nghị hoặc trực tiếp bổ nhiệm các chức danh trong bộ máy. Đứng đầu là Giám đốc công ty chỉ đạo trực tiếp hoặc thông qua các Phó Giám đốc đến từng tổ, bộ phận trong khách sạn. Mỗi tổ, bộ phận đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhng giữa các tổ, bộ phận đều có những mối quan hệ qua lại, liên hệ với nhau để thực hiện tốt hơn công tác quản lý. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
  • 29. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 29 SƠ ĐỒ 08: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
  • 30. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 30 - Chủ tịch kiêm giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất về mọi mặt của Khách sạn. Quyết định tất cả những vấn đề trong phạm vi quyền hạn và giao quyền quyết định một số vấn đề cho các Phó Giám đốc, Kế toán trưởng. Quyết định hoặc đề nghị cấp trên quyết định khen thưởng, kỷ luật, đề bạt, tuyển dụng lao động, tiền lương, buộc thôi việc cán bộ - công nhân viên trong Khách sạn. Ký duyệt chứng từ thu chi, quyết định việc mua sắm và ký duyệt chứng từ nhập tài sản, hàng hoá. Ký các hợp đồng và thanh lý hợp đồng dịch vụ. Quyết định giá bán các dịch vụ và biếu tặng các dịch vụ , hàng hoá.Có quyền điều hành trực tiếp tới tất cả công nhân lao động ở các bộ phận thuộc quyền phụ trách của các Phó Giám đốc (khi cần thiết). - Phó Giám đốc phụ trách hoạt động sảnh và kinh doanh nhà hàng ăn uống: giúp Giám đốc quản lý chỉ đạo bộ phận Sảnh và phòng KD ăn uống. Th- ường xuyên kiểm tra kế hoạch đón khách, đôn đốc chỉ đạo các hoạt động của bộ phận sảnh sao cho nhịp nhàng giữa các bộ phận tại sảnh. Quyết định hoặc đề nghị Giám đốc quyết định việc khen thưởng đột xuất, kỷ luật nhân viên trong bộ phận được phân công phụ trách. Ký duyệt các chứng từ xuất nhập thực phẩm của nhà ăn. Quản lý giá các mặt hàng thực phẩm. Quản lý mức thu phí phục vụ ăn uống. Khi cần điều chỉnh giá các dịch vụ và giá phòng với từng đối tượng khách hàng phải báo cáo Giám đốc. Được uỷ quyền đàm phán, ký kết các hợp đồng dịch vụ và thanh lý hợp đồng khi Giám đốc bận công việc khác hoặc đi công tác. Trực tiếp giao dịch với khách hàng để quảng cáo, chào bán sản phẩm của khách sạn. - Phó Giám đốc phụ trách buồng phòng, giặt là, hành chính, Tổ chức, bảo vệ và XDCB: giúp Giám đốc quản lý các hoạt động thuộc phạm vi Buồng phòng khách, Giặt là, Hành chính quản trị, kỹ thuật, Tổ chức lao động, bảo vệ và XDCB Quản lý, tổ chức cho các bộ phận thuộc quyền quản lý hoạt động nhịp nhàng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Giúp Giám đốc quản lý công tác tu bổ, sửa chữa nâng cấp công trình cũ, xây dựng các công trình mới và mua sắm tài sản, công cụ. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao
  • 31. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 31 động, hợp đồng lao động, đào tạo và đào tạo lại lao động. Giúp Giám đốc theo dõi lao động - tiền lương, tổ chức thi nâng bậc hoặc đề nghị nâng bậc hàng năm. Quản lý trật tự, an toàn, an ninh trong khách sạn, vệ sinh môi trờng, vệ sinh công cộng trong khách sạn. Thường trực giải quyết các công việc trong các ngày Lễ, Chủ nhật và buổi tối. Quyết định hoặc đề nghị Giám đốc quyết định khen thưởng, kỷ luật nhân viên trong các bộ phận phụ trách.Ký các hợp đồng trong lĩnh vực XDCB, mua sắm tài sản, thuê mướn tài sản, cửa hàng. Ký duyệt các chứng từ xuất đồ dùng, tài sản cho các bộ phận. Ký giấy công tác, giấy nghỉ phép năm, giấy giới thiệu các loại cho CBCNV và lệnh điều xe ôtô. Có quyền điều phối lao động trong tất cả các bộ phận để đáp ứng công việc đột xuất. Điều hành công việc thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng. - Kế toán trưởng: có trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ công việc của nhân viên kế toán, kho quỹ. Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh trong khách sạn.Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu báo cáo thống kê, quyết toán ... đối với cơ quan chức năng, cơ quan quản lý cấp trên kịp thời, chính xác.Chỉ đạo việc thực hiện nguyên tắc, chế độ, thể lệ công tác kế toán, tài vụ, bảo quản hồ sơ, tài liệu kế toán.Phân công công việc cụ thể cho nhân viên kế toán, kho quỹ dưới quyền, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc về chuyên môn, quản lý ngày giờ công lao động trong phòng.Giúp Giám đốc quản lý toàn bộ hoạt động bán hàng, thu ngân tại quầy Lễ tân. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chứng từ hoá đơn tại các bộ phận khi thực hiện các dịch vụ mua bán sản phẩm, hàng hoá. Tham mưu cho Giám đốc về tất cả các mặt quản lý tài chính, tài sản, giá cả, và các chế độ chính sách đối với người lao động, các chế độ, nguyên tắc chi tiêu trong giá thành sản phẩm. - Phòng Kế hoạch thị trường: tổ chức khai thác khách ở các trung tâm lữ hành, khách hàng truyền thống và khai thác các nguồn khách mới. Chủ động th- ương thảo với khách hàng về hợp đồng bán các sản phẩm, dịch vụ trên sơ sở có lợi
  • 32. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 32 cho khách sạn song phải chú trọng đến chiến lược tiếp thị sao cho khách hàng quay trở lại với khách sạn.Chuyển các hợp đồng dịch vụ hoặc thông báo cho Lễ tân triển khai thực hiện việc phục vụ khách. Quản lý chặt chẽ các chi phí giao dịch, điện thoại ... và các phương tiện làm việc được trang bị cho phòng. - Tổ Lễ tân: nắm vững số lựơng khách đang ở tại khách sạn, số buồng phòng đã bố trí, số buồng phòng còn trống. Đón tiếp, bố trí buồng phòng và tiễn đa khách. Giải quyết thủ tục nhanh chóng, giao trả giấy tờ cho khách kịp thời đầy đủ, không bị nhầm lẫn. Báo kịp thời cho nhà buồng - Số khách sắp đi hoặc sắp đến để chuẩn bị những việc cần thiết. Báo trước cho hành chính, căng tin, tầu thăm vịnh ... chuẩn bị các nội dung có liên quan nếu khách có yêu cầu. Liên hệ để đáp ứng những yêu cầu của khách về điện tín, phương tiện giao thông. Báo chính xác cho phòng ăn số xuất, mức ăn, giờ ăn, đồ uống mà khách đặt trước. Hàng ngày lập báo cáo bán hàng và vào sổ đăng ký tạm trú cho khách. - Tổ thu ngân và thu đổi ngoại tệ: thực hiện việc nhận đồ ký gửi khi khách lu trú có nhu cầu. Làm thủ tục đổi ngoại tệ ra VNĐ khi khách có nhu cầu theo tỷ giá qui đổi hàng ngày mà ngân hàng Ngoại thơng thông báo. Viết hoá đơn, thu tiền của khách về tiền phòng, tiền ăn và các dịch vụ khi nhận đợc bảng kê chi tiết hoặc bảng thanh toán của Lễ tân.Vào sổ và nộp tiền hàng ngày cho thủ quỹ. Hàng tháng đối chiếu với tổ Lễ tân và lập các báo cáo về việc thu tiền bán hàng, báo cáo thu đổi ngoại tệ trong tháng; lập báo cáo về tình hình công nợ. - Tổ hành lý: đón khách từ xe vào sảnh. Mang hành lý và đa khách lên phòng trực đóng, mở, vận hành cầu thang máy. Khi khách làm xong thủ tục nhập tại Lễ tân, có nhiệm vụ đa khách lên tầng giao cho trực phòng và đa hành lý vào phòng nghỉ cho khách. Không để nhầm lẫn hoặc thất lạc hành lý của khách. Kiểm soát an ninh trật tự trong khu vực sảnh, kiểm tra ngời lạ mặt không phải là khách
  • 33. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 33 nghỉ đi lại qua cầu thang và thang máy. Nhận sổ khai báo tạm trú của khách để đăng ký tại các địa điểm qui định. - Phòng kinh doanh ăn uống: lên thực đơn hàng ngày, nghiên cứu ứng dụng các kinh nghiệm tiên tiến trong việc chế biến các món ăn với chất lượng cao, mặt hàng đa dạng, hấp dẫn. Hàng ngày phải xem đối tượng khách ăn để lên thực đơn cho phù hợp, đồng thời bố trí kỹ thuật chế biến tương ứng với yêu cầu của thực đơn. Chế biến thực phẩm, theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo cho món ăn có chất lượng cao, mỹ thuật đẹp, đúng thời gian, yêu cầu của khách hàng. Chịu trách nhiệm về vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, chế độ lưu giữ thức ăn theo quy định của ngành Y tế. Tổ chức điều hành thực hiện các nhiệm vụ của nhà hàng có hiệu quả. Đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ, thiết kế thực thi trình tự phục vụ và đánh giá việc thực hiện của các nhân viên. - Bộ phận Buồng: chịu trách nhiệm về chất lượng vệ sinh buồng khách, hành lang, cầu thang, thang máy và chất lượng đồ giặt là. Quản lý vật tư, tài sản đã trang bị cho phòng khách. Giữ gìn máy móc, tiện ghi, nội thất trong buồng khách theo đúng cấp hạng của khách sạn. Thường xuyên thông báo cho Lễ tân biết về số lượng buồng phòng đã được vệ sinh sạch sẽ sẵn sàng đón khách. - Phòng Hành chính – Quản trị: đáp ứng đủ điều kiện làm việc của các tổ, bộ phận trong khách sạn. Đáp ứng các công việc vệ sinh ở tất cả các khu vực thuộc phạm vi Hành chính Quản lý, nấu ăn giữa ca cho CNLĐ, vườn hoa, cây cảnh, tạp vụ, văn thư, lái xe, hội trường, trang trí khánh tiết, âm thanh loa máy phục vụ hội nghị, sửa chữa gắn vá nhà cửa vật kiến trúc và mua sắm vật tư, công cụ, vật dụng phục vụ khách… - Phòng bảo vệ: chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự, chống các tệ nạn xã hội, phòng chống cháy nổ trong phạm vi khách sạn và toàn bộ khu vực khách sạn quản lý. Chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát nội quy, quy định của khách sạn đối với tất cả CB - CNV và khách nghỉ tại khách sạn.
  • 34. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 34 - Tổ kỹ thuật điện, nước: quản lý toàn bộ thiết bị, máy móc, hệ thống truyền dẫn, điện, nước trong khách sạn. Đáp ứng công việc vận hành thiết bị, sửa chữa điện, nước và các sự cố thuộc phạm vi kỹ thuật quản lý.Thường xuyên kiểm tra an toàn thiết bị, máy móc.Đề xuất các phương án sửa chữa, cải tạo, cải tiến thiết bị điện nước, hệ thống truyền dẫn.Xây dựng kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng các thiết bị điện, nước theo định kỳ tháng, năm, quý. Quản lý hệ thống phương tiện phòng cháy, chữa cháy trong khách sạn. Lập sổ sách theo dõi các thiết bị động lực như : Trạm điện, cầu thang máy, hệ thống Anten Parapol… - Phân xưởng Giặt là: đáp ứng yêu cầu giặt, là lấy ngay của khách nghỉ tại khách sạn và khách hàng trong khu vực.Đảm bảo, cung cấp lượng ga, gối sạch hàng ngày cho bộ phận Buồng thay hàng ngày. Nhận giặt ga, gối của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong khu vực. Quản lý và sử dụng các dịch tẩy giặt đúng quy cách, an toàn và tiết kiệm. Lập chương trình hậu khách hàng đối với những khách hàng thường xuyên và có lượng giặt nhiều. 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh của đơn vị phù hợp với điều kiện và trình độ của cán bộ nhân viên phòng kế toán, tại Công ty Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long áp dụng hình thức kế toán tập trung. Với hình thức này toàn bộ công tác kế toán đều được tập trung tại phòng kế toán của đơn vị. Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy phòng Kế toán của Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long: - Kế toán trưởng: giúp Giám đốc chỉ đạo và phân công thực hiện công tác kế toán - thống kê, đảm bảo thực hiện đúng pháp lệnh Kế toán - thống kê và các chế độ quản lý hiện hành. Hàng kỳ lập báo cáo tài chính và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Nhà nước về các số liệu báo cáo.
  • 35. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 35 SƠ ĐỒ 09: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN QUẢN LÝ Kế toán TCSĐ và NVL Kế toán Tiền lương BH XH Thu ngân Kế toán kinh doanh và ăn uống Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán trưởng
  • 36. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 36 - Kế toán tiền lương và BHXH: hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công đã được duyệt lập bảng thanh toán tiền lương cho CB-CNV trong khách sạn. Lập bảng thanh toán trợ cấp BHXH, bảng đối chiếu BHXH... - Kế toán thanh toán và ngân hàng: chịu trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng, ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, tiền gửi ngân hàng. - Kế toán TSCĐ, vật tư: lập sổ theo dõi sự biến động tăng, giảm của TSCĐ, vật tư, nguyên vật liệu, định kỳ đối chiếu với thủ kho về số lượng vật tư, nguyên vật liệu tồn kho. Cuối tháng lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu; lập bảng trính khấu hao TCSĐ, đồng thời tập hợp chi phí phát sinh trong tháng. - Kế toán kinh doanh ăn uống: thực hiện việc theo dõi tình hình nhập xuất thực phẩm, hàng hoá kinh doanh ăn uống. Tập hợp các chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh ăn uống của từng tháng. - Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ tại quỹ trên cơ sở các chứng từ thu, chi. Hàng ngày phải kiểm kê số tiền mặt thực tế và tiến hành đỗi chiếu số liệu của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. - Thu ngân: nộp báo cáo doanh thu tiền mặt về các dịch vụ, theo dõi công nợ. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long 2.1.5.1. Những quy định chung Công tác kế toán tại công ty tuân thủ theo đúng quy định của Luật kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N.
  • 37. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 37 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Việt Nam đồng. Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. 2.1.5.2. Tổ chức chứng từ kế toán Công ty sử dụng chứng từ theo đúng chế độ kế toán Việt Nam ban hành. Chứng từ về quỹ bao gồm: Phiếu thu,phiếu chi,giấy đề nghị thanh toán ,giấy tạm ứng… Chứng từ ngân hàng bao gồm: ủy nhiệm chi,yêu cầu chuyển tiền,phiếu thu phí dịch vụ,hóa đơn,giấy lĩnh tiền,séc... Chứng từ hàng hóa bao gồm: hóa đơn bán hàng (HĐ GTGT), phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho… Chứng từ TSCĐ bao gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, sổ nhật kí chứng từ. 2.1.5.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo QĐ số 15/2006 QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành. 2.1.5.4. Tổ chức hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung, toàn bộ quá trinh hạch toán được thực hiện trên phần mềm kế toán MISA – SME Verson 7.9. Tuy nhiên, do phần mềm chưa hoàn thiện nên việc hạch toán TSCĐ vẫn phải làm theo phương pháp thủ công. Các loại sổ kế toán của công ty gồm: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
  • 38. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 38 - Sổ cái - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán được thực hiện theo sơ đồ 10: SƠ ĐỒ 10: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH 2.1.5.5. Hệ thống báo cáo tài chính Công ty áp dụng hệ thống BCTC theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, ban hành theo đúng chế độ. Hệ thống BCTC của công ty bao gồm: PHẦN MỀM KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
  • 39. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 39 - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính Các báo cáo được lập vào ngày 31/12 và được gửi cho Ban Giám đốc, cơ quan thuế… 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHHMTV – KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG 2.2.1. Đặc điểm yêu cầu quản lý TSCĐ của Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long 2.2.1.1.Đặc điểm TSCĐ của công ty TSCĐ của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản, chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc, bao gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc: Khách sạn, Hội trường, Nhà hàng, các kiot - Máy móc, thiết bị sản xuất: máy giặt, máy sấy, bếp ga, lò nướng… - Phương tiện vận tải: ô tô, xe tải… - Dụng cụ quản lý văn phòng: máy vi tính, máy in, máy fax… Tính theo chỉ tiêu nguyên giá thì TSCĐ của công ty được hình thành chủ yếu từ hai nguồn: nguồn vốn cấp trên cấp và nguồn vốn vay. Hiện nay, hệ số hao mòn TSCĐ là 28%. Như vậy, TSCĐ của công ty vẫn còn tương đối mới. Chứng tỏ doanh nghiệp đã thường xuyên đổi mới, trang bị TSCĐ. Đây là biểu hiện tốt trong công tác quản lý TSCĐ ở công ty. 2.2.1.2. Phân loại TSCĐ Để theo dõi, quản lý TSCĐ được chặt chẽ, nắm bắt được tình hình biến động và hiệu quả sử dụng TSCĐ. Công ty đã thực hiện phân loại TSCĐ theo 2 cách: - Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
  • 40. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 40 - Phân loại theo nguồn vốn hình thành 2.2.2. Đánh giá tài sản cố định ở Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Để có thể tiến hành hoạch toán, tính toán khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ, cần thiết phải tiến hành đánh giá TSCĐ, ở Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long, TSCĐ được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại . 2.2.2.1. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá - Nguyên giá TSCĐ mua sắm: để đánh giá đúng TSCĐ khi mua sắm Công ty sử dụng công thức sau: Nguyên giá TSCĐ do mua sắm = Giá mua TSCĐ ghi trên hóa đơn + Chi phí vận chuyển lắp đặt + Thuế nhập khẩu, thuế trước bạ (nếu có) Ví dụ: Trong tháng 11 năm 2007 Công ty mua một máy vi tính, tiền hàng ghi trên hóa đơn là 10.000.000đ, chi phí vận chuyển là 20.000đ. Vậy nguyên giá TSCĐ = 10.000.000 + 20.000 = 10.020.000đ - Đối với TSCĐ do xây dựng hoàn thành: Nguyên giá TSCĐ do xây dựng hoàn thành = Giá trị quyết toán được duyệt 2.2.2.2. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại Giá trị còn lại của TSCĐ được tính như sau Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế Ví dụ: Trong tháng 11 năm 2007, theo Biên bản thanh lý TSCĐ số 200 về việc thanh lý máy vi tính, nguyên giá là 11.700.000đ, giá trị hao mòn lũy kế đến ngày thanh lý là 11.250.000đ. Vậy giá trị còn lại của TSCĐ được xác định như sau:
  • 41. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 41 Giá trị còn lại = 11.700.000 – 11.250.000 = 450.000đ 2.2.3. Kế toán tăng, giảm tài sản cố định 2.2.3.1. Kế toán chi tiết tăng, giảm TSCĐ Tại Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long, các trường hợp tăng TSCĐ chủ yếu do mua sắm mới trang thiết bị, máy móc, xây dựng cơ bản; các trường hợp giảm TSCĐ chủ yếu do thanh lý, nhượng bán. Khi có TSCĐ tăng thêm, Công ty thành lập Ban nghiệm thu, kiểm nhận TSCĐ và cùng với đại diện bên giao TSCĐ lập “Biên bản giao nhận TSCĐ” cho từng đối tượng tài sản. Sau đó, phòng kế toán sao cho mỗi đối tượng một biên bản để lưu vào hồ sơ riêng cho từng TSCĐ. Mỗi bộ hồ sơ TSCĐ bao gồm: Hợp đồng mua bán, Biên bản thanh lý hợp đồng, Hoá đơn, Phiếu kiểm tra chất lượng, Phiếu thu (cửa phòng thuế trước bạ và thuế khác giao cho), Quyết định tăng TSCĐ, Biên bản kiểm nghiệm và các chứng từ khác có liên quan. Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, kế toán lập thẻ TSCĐ cho từng đối tượng và ghi vào sổ TSCĐ. Trong các trường hợp giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán, căn cứ vào nguyên nhân cụ thể mà Công ty lập “Biên bản thanh lý TSCĐ”. Căn cứ vào “Biên bản thanh lý TSCĐ” và một số chứng từ khác có liên quan, kế toán ghi giảm TSCĐ trên sổ TSCĐ. 2.2.3.2. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ Để hạch toán tăng, giảm TSCĐ, kế toán sử dụng: TK 211 – TSCĐ hữu hình, TK 213 – TSCĐ vô hình và một số tài khoản khác có liên quan. 2.2.3.2.1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ Trong quá trình hình thành TSCĐ, các khoản chi phí phát sinh được theo dõi, tập hợp đầy đủ trên các chứng từ làm căn cứ xác định nguyên giá TSCĐ. Kế toán phản ánh tăng nguyên giá TSCĐ và ghi bút toán kết chuyển nguồn vốn tương ứng (nếu có) rồi tiến hành ghi các sổ Sổ Nhật ký chung và Sổ cái TK 211.
  • 42. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 42 2.2.3.2.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ - Hàng năm công ty tiến hành kiểm kê TSCĐ vào cuối mỗi niên độ kế toán. Căn cứ vào biên bản kiểm kê TSCĐ công ty sẽ tổ chức Hội đồng đánh giá lại TSCĐ: xem xét hiện trạng tài sản, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của tài sản. Sau đó, Hội đồng này lập Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Hội đồng làm đơn xin thanh lý một số TSCĐ để trình lên Giám đốc công ty. - Giám đốc công ty xem xét các thông tin trong biên bản đánh giá lại TSCĐ và đơn xin thanh lý nếu hợp lý Giám đốc sẽ ký duyệt. - Căn cứ vào biên bản đánh giá lại TSCĐ và sự cho phép thanh lý TSCĐ của Giám đốc công ty. Công ty sẽ tổ chức Hội đồng thanh lý, Hội đồng thanh lý sẽ tổ chức thanh lý số TSCĐ đó và lập Biên bản thanh lý TSCĐ. - Kế toán TSCĐ căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ để tiến hành huỷ Thẻ TSCĐ đồng thời ghi giảm TSCĐ trong sổ chi tiết, sổ cái. 2.2.3.3. Ví dụ minh họa 2.2.3.3.1. Tăng TSCĐ do mua sắm Ngày 10/07/2009, Giám đốc Công ty quyết định đầu tư mua 1 máy điều hòa nhiệt độ LG của Công ty điện tử Thắng Bắc. Ngày 11/07/2009, Công ty điện tử Thắng Bắc giao hàng đến tận Công ty. Căn cứ vào hóa đơn GTGT (biểu 01) nhận kèm, kế toán thanh toán lập Phiếu chi thanh toán tiền mua hàng cho bên bán. Sau khi thanh toán xong, theo chỉ thị của Giám đốc Công ty, kế toán TSCĐ tiến hành lập Biên bản giao nhận TSCĐ số 180 ngày 11/07/2009 (biểu 02) cho Phòng Hành chính. Khi nhận được máy điều hòa, Phòng Hành chính ghi vào Sổ theo dõi TSCĐ (biểu 04). Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 180 ngày 11 tháng 07 năm 2009, hóa đơn GTGT số 095064 ngày 10 tháng 07 năm 2009 và Phiếu chi số 552 ngày 18 tháng 11 năm 2007 về việc mua máy vi tính, kế toán công ty định khỏan:
  • 43. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 43 Nợ TK 2112: 54.000.000 Nợ TK 1332: 5.400.000 Có TK 1111: 59.400.000 Sau đó kế toán TSCĐ lập thẻ TSCĐ (biểu 04), ghi vào Sổ TSCĐ (biểu 05) và Sổ Nhật ký chung (biểu 06). Từ Sổ Nhật ký chung, tiếp tục ghi vào Sổ cái TK 211 (biểu 07).
  • 44. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 44 Biểu 01: Mẫu số:01 GTKT – 3LT HÓA ĐƠN GTGT ( Liên 2: Giao cho khách hàng) Ngày 10 tháng 07 năm 2009 Ký hiệu : Kp/01 – B N0: 095064 Đơn vị bán hàng: Công ty điện tử Thắng Bắc Địa chỉ: Số 1 Yiết Kiêu - Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh - Số Tài khoản: 01230987 Điện thoại: 033.827859 Mã số thuế: 57 00105616-1 Họ tên người mua: Nguyễn Văn Bảo Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch công đoàn Hạ Long Địa chỉ: Hạ Long - Quảng Ninh Số tài khoản: 0141000018631 Hình thức thanh toán: Chuyển khoản Mã số thuế: 57 00101718 STT Tên hàng hóa dịch vụ Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1x2 1 Máy điều hòa LG Cái 01 54.000.000 54.000.000 Cộng tiền hàng : 54.000.000 Thuế suất thuế GTGT 10% Tìền thuế GTGT : 5.400.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 59.400.000 Số tiền viết bằng chữ ( Năm chín triệu bốn trăm nghìn đồng) Người mua hàng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên)
  • 45. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 45 Biểu 02: Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Địa chỉ: Đường hạ Long –thành phố Hạ Long – Quảng Ninh BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Số: 180 Ngày 11 tháng 07 năm 2009 Căn cứ quyết định số 08 ngày 11 tháng 07 năm 2009 của Giám đốc về bàn giao máy vi tính cho ông Phạm Văn Điển phòng Hành chính Ban giao nhận TSCĐ gồm: Ông: Chức vụ: Giám đốc Bà: Chức vụ: Kế toán trưởng Bà: Phạm Văn Điển Chức vụ: Cán bộ phòng hành chính Địa điểm giao nhận TSCĐ: Tại văn phòng Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Xác nhận về việc giao nhận TSCĐ như sau: S T T Tên ký hiệu quy cách TSCĐ Số hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm sản xuất Năm đưa TSCĐ vào sử dụng Công suất (diện tích thiết kế) Tính nguyên giá TSCĐ (đồng) Thiết kế kèm theo Giá mua (zsx) Cp vận chuyển Nguyên giá 1 Máy điều hòa LG Nhật 2008 2009 54.000.000 0 54.000.000 Giám đốc ( Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng ( Ký, họ tên) Người nhận (Ký,họ tên) Người giao (Ký, họ tên)
  • 46. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 46 Biểu 03: Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG Năm 2009 Bộ phận sử dụng: Phòng Hành chính NT GS Ghi tăng TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên quy cách, nhãn hiệu TSCĐ Số hiệu TSCĐ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Chứng từ Lý do Số lượng Thành tiền Ghi chúSH NT SH NT … … … … … … … … … … … … … … … 11/07 180 11/07 Máy điều hòa LG 2113 cái 01 54.000.000 54.000.000 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …
  • 47. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 47 Biểu 04: Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 150 Ngày 11 tháng 07 năm 2009 - Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ số 180 ngày 11 tháng 07 năm 2009 - Tên, ký hiệu, mã TSCĐ: Máy vi tính - Nước sản xuất: Nhật Bản - Năm sản xuất: 2008 - Nơi sử dụng: Phòng Hành chính - Năm đưa vào sử dụng: 2009 - Đình chỉ sử dụng ngày: - Lý do đình chỉ: Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 180 11/07 Máy điều hòa LG 54.000.000 2009 Ghi giảm TSCĐ: chứng từ … ngày … tháng … năm …. Lý do giảm: …………………………………………….
  • 48. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 48 Biểu 05: Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2009 Loại TSCĐ: Máy móc thiết bị STT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, kí hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá Khấu hao năm Số kh đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm Giá trị còn lại của TSCĐ SH NT Số năm sử dụng Mức khấu hao SH NT … … … … … … … … … … … … … … 17 180 11/07 Máy điều hòa LG Nhật 11/07 54.000.000 10 5.400.000 … … … … … … … … … … … … … …
  • 49. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 49 Biểu 06: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK Số tiền SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển sang xxx xxx ... ... ... ... ... ... ... 180 11/07 Máy điều hòa LG v 2112 54.000.000 1332 5.400.000 1111 59.400.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. ... ... ... ... .... ... ... .... Cộng sang trang xxx xxx
  • 50. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 50 Biểu 07: SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình Chứng từ Diễn giải Tài khoản Tài khoản đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kì 24.355.572.189 … … … … … … … 180 11/07 Mua máy điều hòa LG 2112 1111 59.400.000 … … … … … … … Cộng 4.180.248.849 130.987.056 Số dư cuối kì 28.666.808.094
  • 51. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 51 2.2.3.3.2. Giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán Ngày 06/07/2009, Công ty tiến hành thanh lý máy vi tính đang dùng tại phòng Hành chính, nguyên giá 15.600.000đ, đã khấu hao 13.780.000, thời gian sử dụng 5 năm, giá trị thu hồi thanh lý không có. Sau khi việc thanh lý hoàn thành, kế toán lập Biên bản thanh lý TSCĐ số 11 ngày 06/07/2009 (biểu 08). Căn cứ vào Biên bản thanh lý TSCĐ số 11 ngày 06/07/2009 (biểu 08), kế toán định khoản: Nợ TK 214: 13.780.000 Nợ TK 811: 1.820.000 Có TK 211: 15.600.000 Sau đó, kế toán tiến hành hủy Thẻ TSCĐ tương ứng (biểu 09), ghi giảm TSCĐ trên Sổ TSCĐ (biểu 10), ghi vào Sổ Nhật ký chung (biểu 11). Căn cứ vào Sổ Nhật Ký chung (biểu 11), ghi giảm TSCĐ trên Sổ cái TK 211 (biểu 13).
  • 52. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 52 Biểu 08: Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ Số: 11 Ngày 06 tháng 07 năm 2009 Nợ TK 214 Nợ TK 811 Có TK 211 Căn cứ quyết định số 1163QĐUB HT ngày 05 tháng 07 năm 2009 về việc thanh lý TSCĐ. I. Ban thanh lý TSCĐ gồm: Ông: Vũ Hồng Hải - Giám đốc công ty – trưởng ban thanh lý Ông: - Kế toán trưởng Ông :Nguyễn Sỹ Hiệp - Trưởng phòng hành chính II. Tiến hành thanh lý TSCĐ. - Tên, ký hiệu, mã hiệu, quy cách của TSCĐ:máy vi tính LG - Số hiệu TSCĐ. - Nớc sản xuất: Nhật Bản - Năm đưa vào sử dụng: 2004 Số thẻ TSCĐ:60 - Nguyên giá TSCĐ:15.600.000đ - Tỷ lệ khấu hao (số năm sử dụng): 5 năm - Giá trị hao mòn đã tríchđến thời điểm thanh lý: 13.780.000đ - Giá trị cònlại của TSCĐ:1.820.000đ III. Kết luận của ban thanh lý Tài sản cố định đã cũ bị hư hỏng cần phải thanh lý ngay. IV. Kết quả thanh lý - Chi phí thanh lý: Không - Giá trị thu hồi: Không - Đã ghi giảm thẻ TSCĐ ngày 06 tháng 07 năm 2009 Kế tóan trưởng (Ký, họ và tên) Các ủy viên (Ký, họ và tên) Ngày 6 tháng 11 năm 2007 Truởng ban thanh lý (Ký, họ và tên)
  • 53. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 53 Biểu 09: Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 60 Ngày 03 tháng 02 năm 2005 - Căn cứ vào biên bản bàn giao TSCĐ số 71 ngày 03 tháng 02 năm 2005 - Tên, ký hiệu, mã TSCĐ: Máy vi tính LG - Nước sản xuất: Nhật Bản - Năm sản xuất: 2004 - Nơi sử dụng: Phòng Hành chính - Năm đưa vào sử dụng: 2005 - Đình chỉ sử dụng ngày: 06/07/2009 - Lý do đình chỉ: Thanh lý TSCĐ Số hiệu chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn 71 03/02 Máy vi tính 15.600.000 2009 Ghi giảm TSCĐ: chứng từ 11 ngày 06 tháng 07 năm 1999 Lý do giảm: thanh lý TSCĐ
  • 54. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 54 Biểu 10: Đơn vị: Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Địa chỉ: Đường Hạ Long – thành phố Hạ Long – Quảng Ninh SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2004 Loại TSCĐ: Máy móc thiết bị STT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên, đặc điểm, kí hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá Khấu hao năm Số kh đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ Chứng từ Lý do giảm Giá trị còn lại của TSCĐSH NT Số năm sử dụng Mức khấu hao SH NT … … … … … … … … … … … … … … 15 71 03/02 Máy vi tính LG Nhật 03/02 15.600.000 5 3.120.000 13.780.000 11 06/07/2009 Thanh lý 1.820.000 … … … … … … … … … … … … … …
  • 55. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 55 Biểu 11: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK Số tiền SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển sang xxx xxx ... ... ... ... ... ... ... 11 06/07 Máy vi tính LG v 214 13.780.000 811 1.820.000 2112 15.600.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. ... ... ... ... .... ... ... .... Cộng sang trang xxx xxx
  • 56. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 56 Biểu 12: SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Tài khoản 211 – Tài sản cố định hữu hình Chứng từ Diễn giải Tài khoản Tài khoản đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kì 24.355.572.189 … … … … … … … 11 06/07 Thanh lý máy vi tính LG 2112 214 13.780.000 811 1.820.000 … … … … … … … Cộng 4.180.248.849 130.987.056 Số dư cuối kì 28.666.808.094
  • 57. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 57 2.2.4. Kế toán khấu hao tài sản cố dịnh 2.2.4.1. Phương pháp khấu hao TSCĐ Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng (theo thời gian). Công ty tuân thủ mọi quy định về trích khấu hao do Nhà nước quy định. Hàng tháng, kế toán TSCĐ tính và trích khấu hao theo đúng tỷ lệ quy định. Căn cứ vào nguyên giá và mức khấu hao cụ thể của từng TSCĐ, mức khấu hao hàng tháng được xét theo công thức sau: Mức trích khấu hao hàng tháng của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ Số năm sử dụng x 12 tháng Tổng mức khấu hao TSCĐ từng tháng công ty: Mức khấu hao TSCĐ trích tháng này = Mức khấu hao TSCĐ trích tháng trước + Mức khấu hao TSCĐ tăng trong tháng - Mức khấu hao TSCĐ giảm trong tháng Ví dụ: Ngày 11/07/2009, Công ty mua một máy điều hòa nhiệt độ LG, nguyên giá là 54.000.000đ, thời gian sử dụng dự kiến là 10 năm. Mức trích khấu hao hàng tháng của máy điều hòa LG mới mua về được xác định như sau: Mức trích khấu hao hàng tháng của máy điều hòa = 54.000.000 = 450.000đ 10 năm x 12 tháng 2.2.4.2. Nội dung kế toán khấu hao TSCĐ Để hạch toán tăng, giảm hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214 (2141) và một số tài khoản khác có liên quan. Vào cuối tháng, căn cứ vào nguyên giá, thời gian sử dụng, giá trị hao mòn lũy kế của từng TSCĐ, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng, kế toán ghi vào Sổ Nhật ký chung. Từ Sổ Nhật ký chung ghi vào Sổ cái TK 214.
  • 58. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 58 Ví dụ: Trong tháng 07/2009, tại Công ty có các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ như sau: - Ngày 06/07, tiến hành thanh lý máy vi tính LG tại phòng Hành chính, nguyên giá 15.600.000đ, thời gian sử dụng 5 năm, đã khấu hao 13.780.000, giá trị thu hồi ước tính bằng 0. - Ngày 08/07, tiến hành thanh lý máy giặt tại Phân xưởng giặt là, nguyên giá 24.000.000, thời gian sử dụng 5 năm, đã khấu hao 22.800.000đ - Ngày 11/07, Công ty mua một máy điều hòa nhiệt độ LG đem sử dụng ở phòng Hành chính, nguyên giá 54.000.000đ, thời gian sử dụng 10 năm, giá trị thu hồi ước tính bằng 0. - Ngày 13/07, Công ty mua máy Fax sử dụng tại Bộ phận Lễ tân, nguyên giá 12.240.000đ, thời gian sử dụng 3 năm, giá trị thu hồi ước tính không có. Cuối tháng, kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 07/2009 (biểu 13). Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 07/2009, kế toán ghi Sổ Nhật ký chung (biểu 14). Từ Sổ Nhật ký chung ghi vào Sổ cái TK 214 (biểu 15)
  • 59. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 59 Biểu 13: Đơn vị: Công ty TNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 07 năm 2009 STT Chỉ tiêu Thời gian sử dụng Nơi sử dụng Toàn công ty TK 627 TK 642 Nguyên giá Mức khấu hao I Số khấu hao trích tháng trước 26.059.000 21.056.540 5.002.460 II Số khấu hao tăng trong tháng 790.000 790.000 1 Máy điều hòa LG 10 năm 54.000.000 450.000 450.000 2 Máy Fax 3 năm 12.240.000 340.000 340.000 III Số khấu hao giảm trong tháng 660.000 400.000 260.000 1 Máy vi tính Samsung 5 năm 15.600.000 260.000 260.000 2 Máy giặt 5 năm 24.000.000 400.000 400.000 IV Số khấu hao trích tháng này (I+II-III) 26.189.000 20.656.540 5.532.460
  • 60. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 60 Biểu 14: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK Số tiền SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển sang xxx xxx ... ... ... ... ... ... ... BKH07 31/07 Trích khấu hao TSCĐ 07/2009 v 6274 20.656.540 6424 5.532.460 2141 26.189.000 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... .. ... ... ... ... .... ... ... .... Cộng sang trang xxx xxx
  • 61. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 61 Biểu 15: SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản Tài khoản đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kì 7.375.746.444 … … … … … … … BKH07 31/07 Trích khấu hao TSCĐ 07/2009 2141 6274 20.656.540 6424 5.532.460 … … … … … … … Cộng 3.904.141.336 Số dư cuối kì 11.279.887.780
  • 62. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 62 2.2.5. Kế toán sửa chữa tài sản cố định Để đảm bảo TSCĐ hoạt động bình thường trong suốt thời gian sử dụng, Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long luôn tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ khi bị hư hỏng. Công việc sửa chữa TSCĐ tại Công ty chia thành 2 loại: - Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng TSCĐ - Sửa chữa lớn TSCĐ 2.2.5.1. Nội dung kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ tại Công ty Sửa chữa thường xuyên TSCĐ chủ yếu là thuê ngoài, một số công việc bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản do nhân viên kĩ thuật của Công ty tiến hành. Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ được hạch toán vào chi phí SXKD của bộ phận có tài sản ngay trong kỳ đó, kế toán tập hợp các chứng từ liên quan và định khoản như sau: Nợ TK 642 (6427), 627 (6277): Chi phí sửa chữa TSCĐ Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 334 2.2.5.1. Nội dung kế toán sửa chữa lớn TSCĐ tại Công ty Sửa chữa lớn TSCĐ là loại hình sửa chữa nhằm phục hồi chức năng hoạt động của TSCĐ, thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều. Do đó, chi phí sửa chữa lớn được theo dõi và phản ánh riêng trên TK 241 (2413). Khi hoàn thành công việc sửa chữa thì kế toán kết chuyển chi phí về TK 142 vì Công ty không tiến hành trích trước chi phí TSCĐ. Ví dụ minh hoạ: Trong Quý IV/2007, Công ty tiến hành sửa chữa khu nhà văn phòng làm việc. Quá trình sửa chữa văn phòng được tiến hành như sau:
  • 63. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 63 - Phòng kỹ thuật lập dự toán sửa chữa cùng đơn đề nghị sửa chữa, trình giám đốc công ty. - Ngày 08/09/2009, Giám đốc công ty ra quyết định số 11/QĐ-GĐ về việc sửa chữa lớn TSCĐ. Việc sửa chữa TSCĐ được thuê ngoài với tổng chi phí dự toán là 30.000.000đ. Công ty tạm ứng 15.000.000đ cho đơn vị thi công theo phiếu chi số 206. - Ngày 30/11/2009, công trình hoàn thành, Công ty và đơn vị thi công lập Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (biểu 16). Tổng chi phí thực tế phát sinh được duyệt là 32.542.000.000đ. - Công ty thanh toán nốt số tiền còn lại cho đơn vị thi công theo phiếu chi số 257. Kế toán định khoản các nghiệp vụ trên như sau: Căn cứ vào Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành và các chứng từ có liên quan, kế toán ghi vào Sổ Nhật ký chung (biểu 17), từ Sổ Nhật ký chung ghi vào Sổ cái TK 241 (biểu 18).
  • 64. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 64 Biểu 16: Đơn vị: Công ty THNHHMTV – Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long Bộ phận: Quản lý doanh nghiệp BIÊN BẢN BÀN GIAO TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH Ngày 30 tháng 11 năm 2009 Số: 01/2009 Nợ: TK 627 Có: TK 241(2413) Căn cứ quyết định số: 11/QĐ-GĐ ngày 08 tháng 09 năm 2009 của Giám đốc công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long. Chúng tôi gồm: - Ông: Vũ Hồng Hải Chức vụ: Giám đốc Công ty - Ông: Nguyễn Văn Liên Chức vụ: Tổ trưởng tổ sửachữa Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau: - Tên, kýhiệu, quy cách cấp hạng TSCĐ: Nhà văn phòng công ty. - Số hiệu TSCĐ:.............................................................................................Số thẻ TSCĐ: 154 - Bộ phận quản lý sử dụng: Văn phòng công ty. - Thời gian sửa chữa từngày 01tháng 10 năm 2009 đến ngày 29 tháng 11 năm 2009 - Các bộ phận sửa chữa bao gồm: Đơn vị tính: Đồng Số TT Tên bộ phận sửa chữa Nội dung công việc Giá dự toán Chi phí thực tế Kết quả kiểm tra 1 Hệ thống trần nhà Thay thế mới 30.000.000 30.000.000 30.000.000 2 Khu vực vệ sinh Sửa chữa 0 2.542.000 2.542.000 Cộng 30.000.000 32.542.000 32.542.000 Kết luận: Công việc sửa chữa đạt yêu cầu đã đề ra. Kế toán trưởng (Ký họ tên) Đơn vị nhận (Ký họ tên) Đơn vị giao (Ký họ tên)
  • 65. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 65 Biểu 17: SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm 2009 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái SHTK Số tiền SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển sang xxx xxx ... ... ... ... ... ... ... 206 08/09 Sửa chữa nhà văn phòng v 2413 15.000.000 1111 15.000.000 ... ... ... ... ... ... ... 257 30/11 Sửa chữa nhà văn phòng v 2413 17.542.000 1111 17.542.000 ... ... ... ... .. ... ... ... ... .... ... ... .... Cộng sang trang xxx xxx
  • 66. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 66 Biểu 18: SỔ CÁI TÀI KHOẢN Từ ngày 01/01/2009 đến ngày 31/12/2009 Tài khoản 241 – Xây dựng cơ bản dở dang Chứng từ Diễn giải Tài khoản Tài khoản đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có Số dư đầu kì 2.809.866.968 … … … … … … … 206 08/09 Sửa chữa nhà văn phòng 2413 1111 15.000.000 … … … … … … … 257 30/11 Sửa chữa nhà văn phòng 2413 1111 17.542.000 … … … … … … … Cộng 7.900.334.580 Số dư cuối kì 10.710.201.548
  • 67. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 67 CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MTV-KHÁCH SẠN DU LỊCH CÔNG ĐOÀN HẠ LONG 3.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN TAI SẢN CỐ ĐỊNH Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long đã phân loại các TSCĐ trong doanh nghiệp theo đúng chế độ của nhà nước mà vẫn đáp ứng được yêu cầu quản lý của đơn vị. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng giúp người đọc báo cáo tài chính nhận biết được thế mạnh của đơn vị. Chẳng hạn trong cách phân loại TSCĐ theo tính chất sử dụng kết hợp phân loại theo đặc trưng kỹ thuật, giúp người đọc biết được tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh. Tại Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long, TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tài sản. Nhận thức được điều này nên trong những năm qua đơn vị đã sử dụng những biện pháp hữu hiện để quản lý TSCĐ và sử dụng có hiệu quả cao, đơn vị tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho từng tổ, bộ phận sử dụng cả về mặt hiện vật và giá trị, cũng như theo dõi chung trên sổ chi tiết kế toán. Hàng năm, đơn vị đã định kỳ tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị nhằm đảm bảo các TSCĐ hoạt động hiệu quả. Do nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, ở Công ty TNHHMTV- Khách sạn du lịch Công đoàn Hạ Long có đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm làm việc kết hợp với lý thuyết được đào tạo nên có đủ khả năng để quản lý và vận hành thiết bị an toàn.
  • 68. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 68 Đối với kế toán theo dõi TSCĐ đã đảm bảo việc thực hiện tính trích, hạch toán chính xác kịp thời số khấu hao vào đối tượng chịu chi phí và giá trị hao mòn tài sản cố định, giám sát việc sử dụng vốn khấu hao trong quá trình tái đầu tư và đầu tư mở rộng nhằm nâng cao năng lực kinh doanh và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Hàng năm đơn vị đã thực hiện tốt chế độ kiểm kê định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo kế toán TSCĐ theo quyết định của Nhà nước. 3.2. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ CẦN KHẮC PHỤC Bên cạnh những mặt đáng hoan nghênh trong công tác quản lý và công tác kế toán nhưng một số việc còn tồn tại như: - Về kế toán TSCĐ: Kế toán chưa đánh số TSCĐ. - Về kế toán khấu hao TSCĐ: Công ty chưa áp dụng chế độ kế toán về khấu hao TSCĐ được tính theo số ngày thực tế tăng giảm trong tháng mà vẫn tính theo tròn tháng. Nghĩa là TSCĐ tăng giảm tháng này thì tháng sau mới tính khấu hao. 3.1. KIẾN NGHỊ - Về kế toán chi tiết TSCĐ thì công ty nên đánh số cho từng TSCĐ để tiện theo dõi trên máy.Những số hiệu đã được đánh cho một TSCĐ nào đó thì không được dùng để đánh cho một TSCĐ khác khi TSCĐ này đã hư hỏng, thanh lý. Số hiệu TSCĐ phải được đánh trực tiếp vào TSCĐ sao cho không thể tẩy xóa được. Số hiệu TSCĐ nên lấy số đầu là số của TK cấp 1, cấp 2, các số sau tùy theo quy mô của TSCĐ để quy định số lượng cá chữ số cần đánh. Ví dụ: Khách sạn Công Đoàn I có thể được đánh số là: 211.01 Khách sạn Công Đoàn II có thể được đánh số là: 211.02
  • 69. Học viện tài chính AOF Luận văn tốt nghiệp Lê Thị Kim Dung CQ44/21.10 69 - Về kế toán khấu hao TSCĐ: Theo chế độ kế toán về khấu hao TSCĐ, công ty nên áp dụng việc tính khấu hao trong tháng theo công thức sau: Số khấu hao tăng trong tháng = Nguyên giá TSCĐ tăng trong tháng x Số ngày trong tháng x Số ngày tăng trong tháng Số năm sử dụng x 12 tháng Số khấu hao giảm trong tháng = Nguyên giá TSCĐ giảm trong tháng x Số ngày trong tháng x Số ngày giảm trong tháng Số năm sử dụng x 12 tháng Số khấu hao TSCĐ có đầu tháng = Nguyên giá TSCĐ có đầu tháng x 12 tháng Số năm sử dụng Số khấu hao phải trích trong tháng = Số khấu hao TSCĐ có đầu tháng + Số khấu hao tăng trong tháng - Số khấu hao giảm trong tháng