SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  96
Chuyên đề tốt nghiệp
0
MỞ ĐẦU
Mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, với ngân sách
phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ
thanh toán. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái
mà họ phải thường thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán. Tình hình tài chính
của doanh nghiệp phản ánh việc làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp.Phải xem
xét tài chính để có thể tham gia ký kết các hợp đồng đủ khả năng thanh toán đảm bảo an
toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.Nghiệp vụ thanh toán xảy ra ở cả trong quá trình mua
hàng và quá trình tiêu thụ, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo
vốn. Như vậy, có thể nói các nghiệp vụ thanh toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
hoạt động của doanh nghiệp, nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp
nói riêng, dù là SX-kinh doanh hay dịch vụ và nền kinh tế quốc dân của 1 nước nói chung
đều cần phải sử dụng các công cụ khác quản lý khác nhau trong đó có kế toán.
Trong những năm gần đây hòa cùng với quá trình đổi mới đi nên của đất nước, công
tác hạch toán kế toán cũng đã có sự đổi mới tương ứng để có sự phù hợp kịp thời với các
yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế,
đồng thời phù hợp với đặc điểm, yêu cầu trình độ quản lý kinh tế ở nước ta. Sau nhiều lần
được sửa đổi, đến ngày 01-11-1995 theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng
Bộ tài chính, đã chính thức ban hành chế độ kế toán DN.Đây là một bước đổi mới đánh dấu
sự thay đổi mới đánh dấu sự thay đổi toàn diện, triệt để hệ thống kế toán Việt Nam.
Sau quá trình học tập và nghiên cứu ở trường để trang bị các kiến thức cơ bản và đặc
biệt là sau quá trình thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công
nghệ EAST-ASIAN, tôi đã chọn đề tài “Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người
bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần
đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á”. Trong đề tài này tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về
các nghiệp vụ thanh toán, so sánh thực tế hạch toán tại công ty với lý thuyết được học, với
chế độ tài chính hiện hành ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu thêm về hạch toán các nghiệp vụ
thanh toán theo chế độ kế toán quốc tế. Tham vọng của tôi đặt ra là thông qua các nghiệp vụ
thanh toán để có cái nhìn tổng quát nhất về công tác kế toán tại công ty, điều này xuất phát
từ đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty ASIAN. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên
tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số nghiệp vụ thanh toán đã nêu trong tên đề tài. Như vậy chuyên
đề thực tập này tôi sẽ tập chung vào bốn khía cạnh là :
- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp (người bán).
- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua.
- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước.
- Tăng cường quản lý tài chính tại công ty EAST-ASIAN.
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, bài viết của tôi chia làm ba phần chính :
Phần I : Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách
hàng, nhà nước trong doanh nghiệp.
Phần II : Thực trạng hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng
và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN.
Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người
bán, khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN.
Chuyên đề tốt nghiệp
1
PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI
NGƯỜI BÁN, KHÁCH HÀNG, NHÀ NƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP.
I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN.
1- Khái niệm :
Quan hệ thanh toán được hiểu là một quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp có quan
hệ mua bán và có sự trao đổi về một khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Mọi quan hệ
thanh toán đều tồn tại trong sự cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một khoản tiền
theo điều khoản đã qui định có hiệu lực trong thời hạn cho vay, nợ.
Theo đó các nghiệp vụ thanh toán có thể chia làm 2 loại :
Một là, các nghiệp vụ dùng tiền, hiện vật để giải quyết các nghiệp vụ công nợ phát sinh.
Hai là, các nghiệp vụ bù trừ công nợ.
2- Đặc điểm của các nghiệp vụ thanh toán.
- Các nghiệp vụ thanh toán có liên quan đến nhiều đối tượng.
- Các nghiệp vụ này phát sinh nhiều, thường xuyên và yêu cầu phải theo dõi chi tiết theo
từng đối tượng thanh toán.
- Việc thanh toán ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nên thường có
các quy định rất chặt chẽ trong thanh toán, vì vậy cần có sự giám sát, quản lý thường
xuyên để các quy tắc được tôn trọng.
- Các nghiệp vụ thanh toán phát sinh ở cả quá trình mua vật tư, hàng hoá đầu vào và quá
trình tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì nó tham gia vào toàn bộ
quá trình kinh doanh (mua hàng và bán hàng).
3- Quan hệ thanh toán với công tác quản lý tài chính.
Quan hệ thanh toán liên hệ mật thiết với dòng tiền vào, ra trong kỳ kinh doanh, do đó
nó có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy, tổ chức quản lý tốt quan hệ
thanh toán cũng có nghĩa là làm tốt công tác tài chính tại doanh nghiệp. Việc đảm bảo cho
hoạt động thanh toán được thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý và đạt hiệu quả cao sẽ góp
phần đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được nguồn tài trợ
vốn khác nhau. Do đó, cần phải kiểm soát các quan hệ kinh tế này.
Với chức năng thông tin và kiểm tra, hạch toán kế toán giúp cho doanh nghiệp có
được các thông tin cụ thể về số nợ, thời gian nợ và tình hình thanh toán với từng đối tượng
trong từng khoản phải thu, phải trả. Hơn thế nữa, với các số liệu kế toán, nhà quản lý sẽ biết
được khả năng thanh toán đối với các khoản phải trả cũng như khả năng thu hồi các khoản
phải thu. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những đối sách thu nợ, trả nợ kịp thời nhằm đảm bảo
các khoản công nợ sẽ được thanh toán đầy đủ, góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ
kinh doanh tốt với bạn hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó cũng có thể khẳng định thêm rằng hạch toán kế toán là công cụ quản lý
duy nhất đối với các nghịêp vụ thanh toán. Bởi vì, khác với một số phần hành như tiền mặt,
Chuyên đề tốt nghiệp
2
vật tư, hàng hoá - hiện hữu trong két, trong kho của doanh nghiệp, sự tồn tại của các nghiệp
vụ thanh toán phát sinh chỉ được biểu hiện duy nhất trên chứng từ, sổ sách.
4- Phân loại các nghiệp vụ thanh toán :
Có thể phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo nhiều tiêu thức khác nhau như :
Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán được chia
làm hai loại :
+ Thanh toán các khoản phải thu
+ Thanh toán các khoản phải trả
Theo quan hệ đối với doanh nghiệp : thanh toán bên trong doanh nghiệp (thanh toán
tạm ứng, thanh toán lương…) và thanh toán với bên ngoài (thanh toán với nhà cung cấp, với
khách hàng…).
Theo thời gian : thanh toán thường xuyên hoặc định kỳ.
Nhưng thông thường người ta thường phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo đối
tượng, theo tiêu thức này thì có các nghiệp vụ thanh toán sau :
-Thanh toán với người bán
-Thanh toán với khách hàng
-Thanh toán tạm ứng
- Thanh toán với nhà nước
Các nghiệp vụ thế chấp, ký cược, ký quỹ
Các nghiệp vụ thanh toán khác
Trong phạm vi chuyên đề này, tôi sẽ trình bày các nghiệp vụ thanh toán với người
bán, với khách hàng và với Nhà nước.
5- Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
* Thanh toán bằng tiền mặt.
Thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các loại hình thanh toán như : thanh toán bằng
tiền Việt Nam, trái phiếu ngân hàng, bằng ngoại tệ các loại và các loại giấy tờ có giá trị như
tiền. Khi nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ thì bên mua xuất tiền mặt ở quỹ để trả trực
tiếp cho người bán. Hình thức thanh toán này trên thực tế chỉ phù hợp các loại hình giao
dịch với số lượng nhỏ và đơn giản, bởi vì với các khoản mua có giá trị lớn việc thanh toán
trở nên phức tạp và kém an toàn. Thông thường hình thức này được áp dụng trong thanh
toán với công nhân viên, với các nhà cung cấp nhỏ, lẻ…
* Thanh toán không dùng tiền mặt.
Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách tính chuyển tài khoản hoặc
thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân hàng. Các hình thức cụ thể bao gồm :
Thanh toán bằng Séc.
Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của ngân
hàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền từ tài khoản của mình trả cho đơn vị được hưởng có tên
trên séc. Đơn vị phát hành séc hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sử dụng séc. Séc chỉ phát
hành khi tài khoản ở ngân hàng có số dư.
Séc thanh toán gồm có séc chuyển khoản, séc bảo chi ,séc tiền mặt và séc định mức.
Chuyên đề tốt nghiệp
3
- Séc chuyển khoản : Dùng để thanh toán và mua bán hàng hoá giữa các đơn vị trong
cùng một địa phương. Séc có tác dụng để thanh toán chuyển khoản không có giá trị để
lĩnh tiền mặt, séc phát hành chỉ có giá trị trong thời hạn quy định.
- Séc định mức : Là loại séc chuyển khoản nhưng chỉ được ngân hàng đảm bảo chi tổng
số tiền nhất định trong cả quyển séc. Sổ séc định mức có thể dùng để thanh toán trong
cùng địa phương hoặc khác địa phương. Khi phát hành, đơn vị chỉ được phát hành trong
phạm vi ngân hàng đảm bảo chi. Mỗi lần phát hành phải ghi số hạn mức còn lại vào mặt
sau của tờ séc. Đơn vị bán khi nhận séc phải kiểm tra hạn mức còn lại của quyển séc.
- Séc chuyển tiền cầm tay : Là loại séc chuyển khoản cầm tay, được ngân hàng đảm
bảo thanh toán.
- Séc bảo chi : Là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi số tiền ghi trên từng tờ
séc đó. Khi phát hành séc đơn vị phát hành đưa đến ngân hàng để đóng dấu đảm bảo chi
cho tờ séc đó. Séc này dùng để thanh toán chủ yếu giữa các đơn vị mua bán vật tư, hàng
hoá… trong cùng một địa phương nhưng chưa tín nhiệm lẫn nhau.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu.
Uỷ nhiệm thu là hình thức mà chủ tài khoản uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ một số
tiền nào đó từ khách hàng hoặc các đối tượng khác.
Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi.
Uỷ nhiệm chi là giấy uỷ nhiệm của chủ tài khoản nhờ ngân hàng phục vụ mình
chuyển một số tiền nhất định để trả cho nhà cung cấp, nộp ngân sách Nhà nước ,và một số
thanh toán khác…
Thanh toán bù trừ.
Áp dụng trong điều kiện hai tổ chức có quan hệ mua và bán hàng hoá hoặc cung ứng
dịch vụ lẫn nhau. Theo hình thức thanh toán này, định kỳ hai bên phải đối chiếu giữa số tiền
được thanh toán và số tiền phải thanh toán với nhau do bù trừ lẫn nhau. Các bên tham gia
thanh toán chỉ cần phải chi trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ. Việc thanh toán giữa hai bên
phải trên cơ sở thoả thuận rồi lập thành văn bản để làm căn cứ ghi sổ và theo dõi.
Thanh toán bằng thư tín dụng - L/C
Theo hình thức này khi mua hàng, bên mua phải lập một khoản tín dụng tại ngân
hàng để đảm bảo khả năng thanh toán tiền hàng cho bên bán. Khi giao hàng xong ngân hàng
của bên mua sẽ phải chuyển số tiền phải thanh toán cho ngân hàng của bên bán. hình thức
này áp dụng cho các đơn vị khác địa phương, không tín nhiệm lẫn nhau.
Trong thực tế, hình thức này ít được sử dụng trong thanh toán nội địa nhưng lại phát huy tác
dụng và được sử dụng phổ biến trong thanh toán Quốc tế, với đồng tiền thanh toán chủ yếu
là ngoại tệ.
Thanh toán bằng thẻ tín dụng
Hình thức này được sử dụng chủ yếu cho các khoản thanh toán nhỏ.
6- Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán.
6.1. Yêu cầu quản lý các nghiệp vụ thanh toán
a) Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu :
Chuyên đề tốt nghiệp
4
- Nợ phải thu được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung
phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có
quan hệ thanh toán với doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, …
- Không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dich vụ thu tiền ngay
(tiền mặt, séc, hoặc đã thu qua ngân hàng)
- Hạch toán chi tiết, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ : nợ trong hạn, nợ khó
đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải
thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
b) Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải trả :
- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ cần được hạch toán chi tiết từng đối
tượng phải trả. Đối tượng phải trả người bán, người cung cấp, người nhận thầu về XDCB
có quan hệ kinh tế chủ yếu đối với doanh nghiệp về bán vật tư, hàng hoá, cung cấp dịch
vụ. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền ứng trước
cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB nhưng chưa nhận hàng hoá, lao
vụ.
- Không phản ánh các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá, dich vụ trả tiền ngay (tiền mặt,
séc)
- Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng chưa đến cuối tháng chưa có
hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính dể ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận
được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
6.2. Nguyên tắc hạch toán.
Để theo dõi chính xác, kịp thời các nghiệp vụ thanh toán, kế toán cần quán triệt các
nguyên tắc sau :
- Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, cần theo dõi cả về nguyên tệ trên
các tài khoản chi tiết và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư
theo tỷ giá thực tế.
- Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu bằng vàng, bạc, đá quí, cần chi tiết theo cả chỉ
tiêu giá trị và hiện vật. Cuối kì điều chỉnh số dư theo giá thực tế.
- Không bù trừ công nợ giữa các nhà cung cấp, giữa các khách hàng mà phải căn cứ trên
sổ chi tiết để lấy số liệu lập bảng cân đối kế toán cuối kì.
- Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng; thường xuyên tiến
hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc để việc thanh toán được kịp thời.
- Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư nợ lớn thì
định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã
thanh toán và số còn phải thanh toán, có xác nhận bằng văn bản.
6.3. Nhiệm vụ hạch toán :
Công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán đòi hỏi phải thực hiện tốt các nhiệm
vụ cơ bản sau :
- Ghi chép đầy đủ kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết và tổng hợp của phần
hành các khoản nợ phải thu, phải trả.
Chuyên đề tốt nghiệp
5
- Thực hiện giám sát chế độ thanh toán công nợ và tính chấp hành các kỷ luật thanh toán
tài chính, tín dụng.
- Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác rõ ràng các khoản nợ phải thu, phải trả
theo từng đối tượng phải thu, phải trả theo từng khoản và thời gian thanh toán.
- Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và
phải thu khó đòi để quản lý tốt công nợ tránh dây dưa công nợ và góp phần nâng cao
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
II - HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN, VỚI
KHÁCH HÀNG VÀ VỚI NHÀ NƯỚC.
1- HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN.
Nghiệp vụ thanh toán với người bán thường xảy ra trong quan hệ mua bán vật tư,
hàng hoá, dịch vụ… giữa doanh nghiệp với người bán, nghiệp vụ này phát sinh khi doanh
nghiệp mua hàng theo phương thức thanh toán trả chậm hoặc trả trước tiền hàng, nghĩa là có
quan hệ nợ nần giữa doanh nghiệp và người bán. Khi doanh nghiệp mua chịu thì sẽ phát
sinh nợ phải trả, khi doanh nghiệp ứng trước sẽ xuất hiện một khoản phải thu của người bán.
1.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với người bán :
- Phản ánh các khoản phải trả phát sinh sau khi mua hàng và phải thu do ứng trước tiền
mua hàng với từng nhà cung cấp.
- Tài khoản này không theo dõi các nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay trực tiếp tại thời
điểm giao hàng.
- Khi mua hàng đã nhập, đã nhận hàng nhưng cuối kỳ chưa nhận được chứng từ mua
hàng thì số nợ tạm ghi theo giá tạm tính của hàng nhận. Khi nhận được chứng từ sẽ điều
chỉnh theo giá thực tế thoả thuận.
- Phản ánh các nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá phát sinh được người bán chấp thuận làm
thay đổi số nợ sẽ thanh toán.
Chứng từ sử dụng :
- Các chứng từ về mua hàng : hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT )
do người bán lập, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá; phiếu nhập kho,
biên bản giao nhận TSCĐ. . .
- Chứng từ ứng trước tiền : phiếu thu (do người bán lập)
- Các chứng từ thanh toán tiền hàng mua : phiếu chi, giấy báo Nợ, uỷ nhiệm chi ,séc…
Tuỳ theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản
lý của doanh nghiệp mà lựa chọn số lượng, loại chứng từ sao cho phù hợp. Trong trường
hợp doanh nghiệp muốn sử dụng loại chứng từ không có trong quy định nhằm tạo điều kiện
thuận lợi hơn cho công tác thanh toán thì càn có văn bản cho phép của Nhà nước.
1.2 Tài khoản sử dụng :
Chuyên đề tốt nghiệp
6
Tài khoản 331 - Phải trả người bán
Chuyên đề tốt nghiệp
7
Kết cấu của TK 331
Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán”
- Số phải trả người bán đã trả
- Số nợ được giảm do người bán chấp nhận
giảm giá, chiết khấu
- Số nợ được giảm do hàng mua trả lại người
bán
- Số tiền ứng trước cho người bán để mua
hàng
- Xử lý nợ không có chủ
- Số nợ phải trả phát sinh khi mua
hàng
- Trị giá hàng nhận theo số tiền đã
ứng
- Số nợ tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng
Số Dư Nợ : số tiền ứng trước cho người bán
hoặc số tiền trả thừa cho người bán.
Số Dư Có : số tiền còn phải trả cho
người bán.
Tài khoản này được mở chi tiết cho từng người bán.
1.3 Phương pháp hạch toán.
1.3.1- Hạch toán chi tiết.
Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau :
2. Căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi tiết ghi vào sổ
chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Mẫu sổ chi tiết TK 331 đã được bộ
tài chính ban hành và hướng dẫn cách ghi chép. Theo quy định chung, đối với tất cả các
khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ phải có sổ chi tiết riêng theo từng đối tượng thanh
toán và theo từng loại ngoại tệ.
3. Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với người bán.
Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 331.
1.3.2 - Hạch toán tổng hợp.
a) Trường hợp mua chịu :
Mua vật tư, TSCĐ : Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn, biên bản giao nhận… kế toán ghi :
Nợ TK 152, 153,156 : Nguyên liệu, công cụ, dụng cụ thực nhập (phương pháp KKTX)
Nợ TK 611 : Mua hàng ( phương pháp KKĐK)
Nợ TK 211, 213 : TSCĐ đã đưa vào sử dụng
Nợ TK 133 : Thuế VAT (VAT ) được khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay :
Nợ TK 627, 641, 642, 241, 142…
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Chứng từ
gốc
Sổ chi tiết
TK 331
Bảng tổng hợp
chi tiết TK 331(1)
(2)
Chuyên đề tốt nghiệp
8
Khi trả nợ cho người bán, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 111 : Trả bằng tiền mặt
Có TK 112 : Trả bằng tiền gửi Ngân hàng
Có TK 311, 341 : Trả bằng tiền vay
Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá và chấp nhận giảm nợ hoặc nhận nợ với doanh
nghiệp, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX
Có TK 611 : Phương pháp KKĐK
Có TK 711 : số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng
Khi trả lại vật tư cho người bán và được người bán xoá nợ hoặc ghi nhận nợ với
doanh nghiệp, kế toán ghi :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX
Có TK 611 : Phương pháp KKĐK
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
b) Trường hợp ứng trước tiền mua hàng
Khi ứng tiền cho người bán để mua hàng :
Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Có TK 111, 112
Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước :
Nợ TK 152, 153, 156…nhập hàng theo phương pháp KKTX
Nợ TK 611 : nhập hàng theo phương pháp KKĐK
Nợ TK 211, 213 : mua TSCĐ
Nợ TK 133 : VAT theo phương pháp khấu trừ
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Thanh toán chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước :
+ Nếu ứng trước < trị giá hàng mua đã nhập và doanh nghiệp trả số tiền còn thiếu :
Nợ TK 331 : trả nợ nhà cung cấp số thiếu
Có TK 111, 112
+ Nếu ứng trước > trị giá hàng nhập thì phải thu, khi thu ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp
Trường hợp nợ phải trả người bán không ai đòi, kế toán ghi tăng thu nhập bất thường.
Nợ TK 331 : kết chuyển xoá nợ vắng chủ.
Chuyên đề tốt nghiệp
9
Có TK 721 : thu nhập bất thường.
Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp thì không sử dụng TK133-
VAT đầu vào được khấu trừ. Khi đó giá trị vật tư, hàng hoá mua vào và giá trị hàng mua trả
lại là giá bao gồm cả VAT .
c) Trường hợp thanh toán với người bán bằng ngoại tệ :
Nếu doanh nghiệp dùng tỷ giá thực tế :
Khi phát sinh các khoản công nợ đối với người bán thì phải theo dõi cả số nguyên tệ phát
sinh.
Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331 : phải trả cho người bán
- Khi thanh toán :
+ Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ
Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK111, 112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán.
+ Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ
Có TK 111,112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán.
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái.
Đồng thời ghi đơn bên Có TK007
- Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán :
Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Nợ TK 635 :nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK 331 : phải trả cho người bán
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái
Khi thanh toán :
Nợ TK 331 : tỷ giá hạch toán
Có TK 111, 112… số tiền phải trả cho người bán
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007
Cuối kỳ đối với các khoản phải thu, phải trả người bán có gốc ngoại tệ thì phải tiến
hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế cuối kỳ, số chênh lệch lãi ghi vào TK 515, nếu lỗ ghi vào
TK 635, đầu kỳ kế toán tiếp theo sẽ ghi ngược lại xoá số dư trên TK 635 và TK 515 :
- Nếu tỷ giá tăng :
Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái
Có TK 331 : phải trả người bán
- Nếu tỷ giá giảm :
Nợ TK 331 : phải trả người bán
Chuyên đề tốt nghiệp
10
Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái
Đầu kỳ kế toán sau ghi ngược lại.
d) Trường hợp bù trừ công nợ :
Khi một tổ chức, cá nhân (VD : công ty X) vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp
của doanh nghiệp, nếu có sự đồng ý của cả hai bên thì có thể bù trừ công nợ.
Căn cứ vào các chứng từ mua hàng và bán hàng cho Công ty X và sổ chi tiết phải thu khách
hàng - Công ty X, phải trả người bán- Công ty X để xác định số tiền phải thu, phải trả.
- Trường hợp số phải thu > số phải trả
Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo sốphải trả
Có TK 131- công ty X
- Trường hợp số phải thu < số phải trả
Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo số phải thu
Có TK 131- công ty X
Trường hợp Y là nhà cung cấp, Z là khách hàng của doanh nghiệp nếu như Y và Z
đồng ý, doanh nghiệp có thể tiến hành bù trừ công nợ. Trong trường hợp này cần phải có
biên bản xác nhận về việc bù trừ công nợ, có chữ ký của các bên tham gia. Căn cứ vào biên
bản, kế toán ghi :
Nợ TK 331- Y
Có TK 131- Z
Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán :
TK 133
TK 711
Nợ vắng chủ
TK 515
Chiết khấu mua hàng
TK 152,
611
TK 311,
341
TT bằng tiền vay
Giảm giá, trả lại hàng
TK 111,
112 - TT cho NCC bằng tiền
- Ứng trước tiền cho NCC
- Thanh toán thêm nếu thiếu.
- Đã trả theo tỷ giá hạch toán
hoặc thực tế
TK 331
- Trả lại tiền thừa (nếu có)
TK 152, 611, 211, 627…
TK 133
- Mua chịu hàng
- Nhận hàng đã ứng trước
tiền
VAT được
khấu trừ
TK 152,153,156,211…
- tỷ giá thực tế
- tỷ giá hạch toán
TK 413
Chênh lệc tỷ giá
Chuyên đề tốt nghiệp
11
2- HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG.
Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật tư, hàng hoá,
tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức trả trước.. thông thường việc bán hàng theo
phương thức nêu trên chỉ xáy ra trong các nghiệp vụ bán buôn hàng hoá hoặc bán hàng của
các đại lý của doanh nghiệp.
2.1. Nội dung :
Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc trong trường hợp người mua trả trước
tiền hàng.
- Không theo dõi khoản tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán
hàng.
- Phản ánh số tiền doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, bớt giá, chiết khấu cho khách hàng
hoặc số phải trả khách hàng khi khách hàng trả lại hàng mua.
- Phản ánh tổng số phải thu của khách hàng (bao gồm số nợ gỗc và lãi trả chậm phải
thu) đôí với trường hợp bán trả góp.
- Phản ánh số nợ phải thu hoặc số tiền ứng trước phải trả của tất cả các khách hàng
có quan hệ kinh tế chủ yếu với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tài sản
bán thanh lý khác.
Các chứng từ thường gồm :
- Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT ) do doanh nghiệp lập
- Giấy nhận nợ hoặc lệnh phiếu do khách hàng lập
- Chứng từ thu tiền : phiếu thu, giấy báo Có…
2.2. Tài khoản sử dụng :
TK 131- Phải thu khách hàng.
Kết cấu của tài khoản 131 :
Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”
- Số tiền phải thu từ khách hàng mua
chịu vật tư, hàng hoá, dịch vụ của
doanh nghiệp
- Số tiền thu thừa của khách đã trả lại
- Nợ phải thu từ khách hàng tăng do tỷ
giá ngoại tệ tăng
- Số nợ phải thu từ khách hàng đã thu được
- Số nợ phải thu giảm do chấp nhận giảm giá,
chiết khấu, hoặc do khách hàng trả lại hàng
đã bán
- Số tiền khách hàng ứng trước để mua hàng
- Nợ phải thu từ khách hàng giảm do tỷ giá
ngoại tệ giảm
Số Dư Nợ : số tiền còn phải thu từ
khách hàng
Số Dư Có : số tiền doanh nghiệp còn nợ
khách hàng
(Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng. Khi lập bảng cân đối kế toán,
phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng để ghi cả hai chỉ tiêu bên tài sản và nguồn vốn. Tài
khoản này cũng được mở chi tiết theo thời hạn thanh toán để xác định nợ phải thu khó đòi,
làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi).
Chuyên đề tốt nghiệp
12
2.3. Phương pháp hạch toán :
2.3.1 - Hạch toán chi tiết.
Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau :
(1) Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán chi tiết tiến hành ghi vào sổ chi tiết cho từng khách
hàng.
(2) Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng, bảng này sẽ
dùng để đối chiếu với sổ cái TK 131.
2.3.2 - Hạch toán tổng hợp.
- Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ
* Trường hợp bán chịu cho khách hàng :
- Khi bán chịu vật tư, hàng hoá cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi
doanh thu bán chịu phải thu :
Nợ TK 131 : số phải thu của khách hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra
- Khi bán chịu TSCĐ kế toán ghi :
Nợ TK 131 : phải thu khách hàng
Có TK 711 : thu nhập bất thường
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra
- Khi chấp nhận giảm giá trừ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 532 : giảm giá hàng bán
Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán ra
Có TK 131 : phải thu khách hàng
- Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 635 : chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Có TK 131 : phải thu khách hàng
- Căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi số nợ đã thu :
Nợ TK 111, 112 : thu tiền nợ của khách hàng
Nợ TK 311 : thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn
Có TK 131 : ghi giảm số phải thu của khách hàng
- Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng và trừ nợ hoặc ghi nhận nợ với khách hàng, kế
toán ghi :
Nợ TK 531 : doanh thu hàng bán bị trả lại
Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán bị trả lại
Có TK 131 : ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng
* Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng.
- Khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112 : số tiền khách hàng ứng trước
Có TK 131 : phải thu khách hàng
- Khi giao nhận hàng cho khách hàng theo số tiền ứng trước, căn cứ vào hoá đơn bán hàng,
kế toán ghi :
Chứng từ
gốc
Sổ chi tiết
TK 131
Bảng tổng hợp
chi tiết TK 131
(1) (2)
Chuyên đề tốt nghiệp
13
Nợ TK 131 : tổng số tiền hàng khách hàng phải thanh toán
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra
- Chênh lệch giữa số tiền ứng trước và giá trị hàng bán theo thương vụ sẽ được theo dõi
thanh quyết toán trên TK 131.
* Trường hợp bán hàng trả góp
Theo phương thức này, khách hàng thanh toán trước một phần tiền, phần còn lại chưa
trả và phải chịu lãi, số lãi đó được coi là thu nhập tài chính. Doanh thu bán hàng được xác
định như trong trường hợp bán hàng một lần, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112 : số tiền trả ngay
Nợ TK 131 : số nợ trả góp
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán (tính trên doanh thu bán hàng)
Có TK 3387 : lãi do bán trả góp.
* Trường hợp hàng đổi hàng
Hàng xuất kho mang đi đổi được coi như tiêu thụ, hàng nhận về do đổi coi như mua.
- Khi xuất hàng đem đi đổi :
Nợ TK 131 : phải thu khách hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra.
- Khi nhận hàng do đổi hàng :
Nợ TK 152, 153, 211, 611
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 131 : phải thu khách hàng
Số tiền thừa, thiếu do đổi hàng được xử lý trên TK 131
* Trường hợp đặc biệt nợ phải thu khó đòi
Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán
từ 2 năm trở lên. Trong trường hợp đặc biệt, tuy thời hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ
đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu khác như bỏ trốn
…cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi.
Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi :
Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay :
Nợ TK 642- 6426
Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi
Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước
đã lập :
+ Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng
+ Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành
lập thêm theo số chênh lệch.
Nợ TK 642- 6426 : số chênh lệch
Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn
nhập dự phòng theo số chênh lệch.
Nợ TK 139 : số chênh lệch
Chuyên đề tốt nghiệp
14
Có TK 642- chi phí quản lý DN
Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi :
Nợ TK 642- 6426
Có TK 131 : số thực tế mất
Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng : số nợ đã xoá sổ.
Trường hợp số nợ đã xoá sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu nhập bất thường :
Nợ TK 111, 112…
Có TK 711 : thu nhập bất thường
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004
Sơ đồ hạch toán thanh toán với khách hàng :
.
Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp :
Các khoản doanh thu, thu nhập, doanh thu hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán đều bao
gồm cả VAT , VAT của hàng bán ra không được hạch toán riêng.
3 - HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NHÀ NƯỚC.
Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP
ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ
chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt
Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cở sở kinh
doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người
nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.
3.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước :
Chiết khấu bán hàng
TK
6426
TK 111,
112
TK
311
TK333
1 TK
811
TK
531
TK
532
TK
131
- Thu tiền của người mua
- Người mua đặt trước tiền
hàng
Thu tiền & trả tiền vay
ngắn hạn
Giảm giá hàng bán
Hàng bán bị trả lại
TK
511
TK 3331
Doanh thu bán hàng
Doanh thu bán TSCĐ
Nợ phải thu đã thu
và thất thu thực tế
Số thực thu
Số nợ thất thu
TK
642
TK
642
TK
139Hoàn nhập dự
Phòng đã lập năm
trước (theo số
chênh lệch)
Lập dự phòng
cho năm sau
(theo số
chênh lệch)
Chuyên đề tốt nghiệp
15
Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng.
Các khoản phải nộp ngân sách, trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ
thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc :
- Các loại thuế trực thu và thuế gián thu.
- Khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn ngân sách.
- Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định.
Ngoài ra một số doanh nghiệp công ích, khi sản xuất kinh doanh các mặt hàng bán theo giá
chỉ đạo của Nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí thì được Nhà nước trợ cấp, trợ giá.
3.2 Nhiệm vụ hạch toán
Hạch toán thanh toán với Nhà nước phải thực hiện được các nhiệm vụ hạch toán sau :
- Giám đốc nắm tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp
đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp.
- Kê khai chính xác khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng trợ cấp, trợ
giá của Nhà nước.
- Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ, thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi
ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm nộp.
- Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo đúng
chế độ quy định.
- Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số chính
thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết, sổ
tổng hợp.
3.3 Tài khoản sử dụng
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau :
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”
- Nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản khác nộp cho
Nhà nước.
- Số thuế được Nhà nước miễn giảm hoặc bù trừ.
- Số tiềntrợ cấptrợ giá của Nhà nước chưa nhận được.
- Thuế, phí, lệ phí và các khoản khác
phải nộp Nhà nước.
- Số tiền trợ cấp, trợ giá của Nhà nước
đã nhận được.
Số Dư Nợ : Số tiền doanh nghiệp còn nợ Nhà nước Số Dư Có : Số tiền nộp thừa cho Nhà
nước hoặc số tiền trợ cấp trợ giá của Nhà
nước chưa nhận được.
Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp hai :
TK 3331- VAT phải nộp.
- - 33311 : VAT đầu ra
- - 33312 : VAT của hàng nhập khẩu
TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu.
TK 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
TK 3335- Thu trên vốn.
TK 3336- Thuế tài nguyên.
TK 3337- Thuế nhà đất.
Chuyên đề tốt nghiệp
16
TK 3338- Các loại thuế khác (thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế trước bạ…)
TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông, phí cầu phà, phí xăng
dầu, khấu hao cơ bản phải nộp, trợ giá…)
3.4- Phương pháp hạch toán
3.4.1- Hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước.
 Chứng từ sử dụng :
- - Bảng kê khai thuế của doanh nghiệp
- - Thông báo thuế của các cơ quan thuế
- - Phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng,bảng kê nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
…
 Sổ chi tiết sử dụng :
Sổ chi tiết cuả TK 333 “ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ”. Sổ chi tiết này dùng để
theo dõi chi tiết từng khoản thanh toán với ngân sách.
Sơ đồ hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước :
(1) Căn cứ vào các chứng từ thanh toán với ngân sách, kế toán chi tiết tiến hành ghi sổ các
nghiệp vụ phát sinh.
(2) Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp các khoản thanh toán với Nhà nước để làm cơ sở đối
chiếu với sổ cái TK 333 và là căn cứ để lập Báo cáo kết quả kinh doanh :
- - Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước
- - Phần III : VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
3.4. 2- Hạch toán tổng hợp thanh toán với Nhà nước
3.4.2.1 - Hạch toán thuế giá trị gia tăng.
- Thuế giá trị gia tăng (VAT ) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch
vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu VAT có thể tính thuế theo 1 trong
2 phương pháp là : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên VAT
* Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên VAT là :
- - Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm
căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ.
- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá, quý, ngoại tệ.
Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm
các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các
công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác (trừ các đối tượng áp
dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên VAT nói trên).
 Phương pháp tính VAT :
- Phương pháp khấu trừ thuế.
Chứng từ gốc
( thông báo thuế, bảng
khai thuế, phiếu chi, giấy
báo Nợ …)
Sổ chi tiết theo dõi
thanh toán với
ngân sách
Tổng hợp
chi tiết
1 2
Chuyên đề tốt nghiệp
17
- Căn cứ để tính VAT là giá tính thuế và thuế suất. VAT cơ sở phải nộp được tính theo
một trong hai phương pháp sau :
Số VAT phải nộp = VAT đầu ra - VAT đầu vào
VAT đầu ra =
Số VAT của hàng
bán ra
-
Số VAT của hàng
bán bị trả lại
-
Số VAT của hàng
giảm giá
VAT
đầu vào
=
Số VAT đầu
vào chưa
được khấu trừ
+
Số VAT đầu
vào của hàng
mua vào
-
VAT đầu vào
của hàng mua
trả lại
-
VAT đầu vào
của giảm giá
hàng mua
- Phương pháp tính thuế trực tiếp trên VAT .
Số thuế GTGT phải
nộp
= GTGT của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế
* Thuế suất thuế GTGT của
hàng hoá, dịch vụ
GTGT của hàng hoá,
dịch vụ chịu thuế
= Giá thanh toán của
hàng hoá, dịch vụ bán
ra
- Giá thanh toán của hàng hoá,
dịch vụ mua vào tương ứng
- . Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho
bên bán, bao gồm cả VAT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
- . Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng được xác định bằng giá thực
tế mua vào, bao gồm cả VAT .
a)- Hạch toán thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ :
 VAT đầu vào :
Tài khoản sử dụng : TK 133- VAT được khấu trừ.
Nội dung và kết cấu của TK 133 :
Tài khoản 133- “VAT được khấu trừ”
- Số VAT đầu vào phát sinh trong kỳ - Số VAT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển VAT đầu vào không được khấu
trừ
- VAT đầu vào của hàng mua đã trả lại, được
giảm giá.
- Số VAT đầu vào đã hoàn lại
Số Dư Nợ :
- Số VAT đầu vào còn được khấu trừ
- Số VAT đầu vào được hoàn lại nhưng
chưa được hoàn trả.
TK 133 có 2 tài khoản cấp hai :
- - TK 1331 : VAT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh
VAT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế.
- - TK 1332 : VAT được khấu trừ của TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu
vào của quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế
Chuyên đề tốt nghiệp
18
Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, chịu
VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào các chứng từ :
- - Hoá đơn VAT
- - Hoá đơn bán hàng : khấu trừ 3% trên tổng giá mua
- - Bảng kê mua hàng : khấu trừ 2%
Kế toán ghi :
Nợ TK 152 : nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 156 : hàng hoá
Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình
Nợ TK 213 : TSCĐ vô hình
Nợ TK 611 : mua hàng- phương pháp kiểm kê định kỳ
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331 : tổng giá thanh toán
Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi
Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241…
Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán
Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (thuộc đối tượng chịu VAT theo phương
pháp khấu trừ), kế toán ghi :
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán (giá mua chưa có VAT đầu vào)
Nợ TK 133 : VAT đầu vào
Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán
Khi trả lại hàng cho người bán, kế toán phải ghi giảm VAT đầu vào (nếu có)
Nợ TK 111, 112, 331… : giá thanh toán của hàng trả lại cho người bán
Có TK 133 : VAT đầu vào
Có TK 152, 153… : giá chưa thuế
 Hạch toán VAT đầu ra :
Tài khoản sử dụng : TK3331- VAT phải nộp
Nội dung và kết cấu của TK này như sau :
Tài khoản TK3331 “VAT phải nộp”
- Số VAT đầu vào đã khấu trừ
- Số VAT được giảm trừ
- Số VAT đã nộp vào Ngân sách Nhà
nước
- Số VAT của hàng bán bị trả lại, giảm giá
hàng bán.
- Số VAT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ
đã tiêu thụ
- Số VAT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ
dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ.
- Số VAT đầu ra phải nộp của thu nhập hoạt
động tài chính, hoạt động bất thường.
- Số VAT đầu ra phải nộp của hàng nhập khẩu
Số Dư Nợ: số VAT nộp thừa vào Ngân sách. Số dư Có : số VAT còn phải nộp cuối kỳ.
Tài khoản này có các tài khoản cấp ba sau :
- TK33311 : VAT đầu ra. Dùng để phản ánh số VAT đầu ra, số thuế VAT phải nộp, đã nộp,
còn phài nộp của hàng hoá, sản phẩm , dịch vụ tiêu thụ.
- TK33312 : VAT của hàng nhập khẩu. Dùng để phản ánh VAT phải nộp, đã nộp, còn phải
nộp của hàng nhập khẩu.
Chuyên đề tốt nghiệp
19
Trình tự hạch toán :
Khi bán hàng hoá, dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán
Có TK 3331 : VAT phải nộp
Có TK 511 : doanh thu bán hàng, giá chưa có thuế VAT
Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại ( thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu
trừ ) kế toán ghi :
Nợ TK 531 : hàng bán bị trả lại ( giá bán chưa có VAT )
Nợ TK 3331 : giảm VAT phải nộp
Có TK 111, 112, 131… : giá thanh toán của hàng bán bị trả lại
Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường
thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế (VD : thu về cho thuê tài sản,
thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ…), kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán
Có TK 711 : thu nhập hoạt động tài chính
Có TK 711 : thu nhập hoạt động bất thường
Có TK 3331 : VAT phải nộp
Đơn vị nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hoá, dịch vụ để biếu, tặng
thì doanh thu và số VAT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đem biếu, tặng ghi :
- - Doanh thu bán hàng :
Nợ TK 641, 642 : giá chưa có thuế VAT
Có TK 512 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : thuế VAT
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thì được hạch toán như sau :
- - Doanh thu bán hàng :
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 512 : doanh thu bán hàng nội bộ
Không phản ánh VAT khi lập hoá đơn, gạch bỏ dòng thuế VAT .
 Quyết toán thuế VAT .
Theo quy định, năm quyết toán VAT được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh
doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31
tháng 12 của năm quyết toán.
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp hoặc số thuế
được hoàn của năm quyết toán, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán.
Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế và gửi tới
cơ quan thuế địa phương theo đúng thời gian quy định.
Cuối kỳ, kế toán xác định số VAT đầu vào được khấu trừ và số VAT phải nộp trong kỳ, kế
toán ghi :
Nợ TK 3331 : VAT phải nộp
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
Khi nộp VAT vào ngân sách Nhà nước :
Nợ TK 3331 : VAT phải nộp
Có TK 111, 112
Chuyên đề tốt nghiệp
20
Nếu số VAT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số VAT đầu ra được phát sinh trong kỳ thì chỉ
được khấu trừ số VAT đầu vào bằng số VAT đầu ra. Số VAT đầu vào còn lại được khấu trừ
tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế.
Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế và không chịu VAT nhưng không tách riêng được thì cuối năm quyết toán, xác
định số VAT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ
doanh thu. Số VAT không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi :
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
Số VAT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán
sau, kế toán ghi :
Nợ TK 142 : chi phí trả trước
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
Đến kỳ kế toán sau khi tính số VAT không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi
:
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán
Có TK 142 : chi phí trả trước
Khi nộp VAT vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi :
Nợ TK 3331 : VAT phải nộp
Có TK 111, 112…
Trường hợp đơn vị được giảm VAT :
Nợ TK 3331 : trừ vào VAT phải nộp
Nợ TK 111, 112 : nhận bằng tiền
Có TK 711 : thu nhập bất thường
Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ :
VAT đầu vào
TK 111, 112,
331
TK 152, 156 TK 133
TK 621, 627…
TK 632
TK 152, 156
(1) Mua vật tư, hàng hoá
(2) Mua hàng sử dụng ngay
(3) Mua hàng hoá tiêu thụ ngay
(4) Trả lại hàng mua
TK 111, 112
TK 515,
711
TK 512TK 133 TK 641, 642
VAT đầu ra(7) Nộp VAT của hàng
NK
(3) VAT của hàng
bán bị trả lại
TK 3331 TK 511,
512
TK 111,
112
VAT đầu ra
(1) Dthu bán sp, hàng hóa,
dịch vụ
(2) TN từ hoạt động tài chính
và hoạt động khác
Chuyên đề tốt nghiệp
21
Quyết toán thuế VAT .
Hàng hoá, vật tư mua về dùng cho sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế và mặt
hàng không chịu thuế.
 Đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu VAT :
Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá, kế toán số VAT của hàng nhập khẩu :
Trường hợp hàng hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo
phương pháp khấu trừ thuế số VAT hàng nhập khẩu được khấu trừ ghi :
TK 111,
112
TK 3331TK
133
(1) Khấu trừ thuế cuối kỳ, sau khi quyết toán
(2) Nộp thuế GTGT
vào ngân sách(3) Hoàn thuế GTGT
TK 133 TK 632TK 111, 112,
331
TK 152,
156
TK
142
(1) Mua vật
tư, hàng hoá
(5) Phân bổ VAT
đầu vào cho kỳ sau
(3) VAT đầu vào không được
khấu trừ (phân bổ 1 lần)
(2) VAT đầu vào
(4) TH phân
bổ nhiều lần
Chuyên đề tốt nghiệp
22
Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ
Có TK 3331- 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu
Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ không chịu VAT hoặc chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hay dùng vào hoạt động sự
nghiệp, chương trình dự án, phúc lợi … số VAT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ,
kế toán ghi :
Nợ TK 152, 156, 211…
Có TK 3331- 33312 : VAT phải nộp
Khi nộp VAT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi :
Nợ TK 3331- 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu
Có TK 111, 112
 Trường hợp hoàn VAT :
Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu
trừ thuế mà thường xuyên có số VAT đầu vào lớn hơn số VAT đầu ra thì được cơ quan có
thẩm quyền cho phép hoàn lại VAT theo quy định của chế độ thuế :
Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn
thuế trong các trường hợp sau :
- Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế
số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được hoàn thuế. Số thuế được hoàn
là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế.
- Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào
chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến
hàng (nếu xác định được số thuế giá trị gia tăng đầu vào riêng của từng chuyến hàng).
- Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng
gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng đi
uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu.
Khi nhận được tiền ngân sách Nhà nước thanh toán về số tiền VAT đầu vào được hoàn lại,
kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 133 : VAT được khấu trừ
b) Phương pháp tính VAT trực tiếp.
Khi mua vật tư, hàng hoá :
Nợ TK 152, 156…giá có thuế
Có TK 111, 112, 331…
Khi xác định được số VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi :
Nợ TK 642- 6425 : thuế, phí và lệ phí
Có TK 3331 : VAT phải nộp
Khi nộp thuế hoặc được miễn giảm thuế thì kế toán phản ánh tương tự như phương pháp
khấu trừ.
Trường hợp VAT âm thì tháng đó không phải nộp thuế VAT , phần VAT đó được trừ vào
tháng sau nhưng không được chuyển sang niên độ sau.
Chuyên đề tốt nghiệp
23
Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp trực tiếp :
3.4.2.2 - Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu được thu trên giá bán của một số
mặt hàng mà Nhà nước hạn chế tiêu dùng như : bia, rượu thuốc lá,ô tô,xe máy…
Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có nhập
khẩu hay sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Các cơ sở
sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB thì phải nộp thuế TTĐB và
không phải nộp VAT đối với hàng hoá này ở khâu tiêu thụ.
Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB, ngoài thuế nhập khẩu lúc nhập khẩu
hàng hoá còn phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp thuế VAT . Trường hợp nhập khẩu
uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác là đối tượng nộp thuế TTĐB
Đối với cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì
khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với
nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp.
Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
Số thuế TTĐB phải
nộp
= Giá tính thuế TTĐB của
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế
* Thuế suất thuế TTĐB
Giá tính thuế :
- Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước : giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở
sản xuất chưa có thuế TTĐB, được xác định cụ thể như sau :
Giá tính thuế
TTĐB của hh, dvụ
= Giá bán hàng hoá, dịch vụ
( 1 + Thuế suất )
Giá bán của cơ sở sản xuất là giá bán ghi trên hoá đơn bán hàng và các khoản phụ thu (nếu
có) của cơ sở.
Đối với trường hợp bán hàng qua đại lý thì giá bán làm căn cứ tính thuế là giá bán ra chưa
trừ hoa hồng đại lý.
- Đối với hàng nhập khẩu :
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
TK111, 112,
331. . .
TK 151, 152,
211…
TK 711 TK111,
112..
TK 3331 TK 642-
6425
Gi¸ mua vËt t-,
hµng
ho¸, tµi s¶n (
c¶ VAT )
VAT ph¶i nép trong
kú
VAT ®-îc miÔn,
gi¶m
nhËn l¹i b»ng
tiÒn
Nép VAT cho ng©n s¸ch
VAT ®-îc miÔn gi¶m trõ vµo sè ph¶i
nép
VAT ph¶i nép cña hµng NK
Chuyên đề tốt nghiệp
24
Trường hợp hàng nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu tính trong
công thức trên là số thuế còn phải nộp.
- Đối với hàng hoá gia công thì giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế cuả mặt hàng sản xuất
cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng. Nếu không có giá sản phẩm cùng loại
hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá bán sản phẩm đó
trên thị trường hoặc do cơ sở đưa gia công nhận hàng về bán ra để xác định giá tính thuế và
thông báo cho cơ sở thực hiện.
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có
thuế TTĐB của hàng bán ra theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả
góp.
Việc hạch toán tổng hợp được thực hiện như sau :
Khi bán hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, kế toán ghi doanh thu :
Nợ TK 111, 112, 131…
Có TK 511, 512 : doanh thu
Khi nhận được thông báo nộp thuế TTĐB của cơ quan thuế, kế toán ghi :
Nợ TK 511, 512 : doanh thu
Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Đối với thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 151, 152, 211…
Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Khi nộp thuế TTĐB, kế toán ghi :
Nợ TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 111, 112
Nếu doanh nghiệp được hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp hàng tạm nhập tái xuất, thuế
nộp theo tờ khai nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn, kế toán ghi âm để giảm thuế TTĐB phải nộp :
Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt - ghi âm
Nếu được hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Khi được giảm thuế TTĐB, kế toán ghi :
Nợ TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 711 : thu nhập bất thường
3.4.2.3 - Hạch toán thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế phát sinh khi hàng hoá được xuất nhập khẩu qua biên giới
Việt Nam mà các hàng hoá này thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
Phương pháp tính :
Thuế xuất khẩu
hoặc nhập khẩu
=
Số lượng từng mặt hàng
xuất hay nhập khẩu
x
Giá tính
thuế
x Thuế suất
a) Hạch toán thuế xuất khẩu
Khi xác định được số thuế xuất khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng
Chuyên đề tốt nghiệp
25
Có TK 3333- thuế xuất khẩu
Trong trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế xuất khẩu như hàng tạm xuất tái nhập, hàng
xuất thực tế ít hơn so với tờ khai, hàng không xuất khẩu được… phản ánh số thuế xuất khẩu
được hoàn lại, kế toán ghi âm để giảm số thuế phải nộp :
Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3333- thuế xuất khẩu : ghi âm
Nếu được hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112
Có TK 3333- thuế xuất khẩu
Trong trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế xuất khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 3333- thuế xuất khẩu
Có TK 711 : thu nhập bất thường
Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 3333- thuế xuất khẩu
Có TK 111, 112
Sơ đồ hạch toán thuế xuất khẩu :
b) Hạch toán thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế phát sinh trong quá trình mua vật tư, hàng hoá, vì vậy nó được
tính vào giá thực tế của vật tư, hàng hoá.
Khi xác định được số thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi :
Nợ TK151 : hàng nhập khẩu đang đi đường
Nợ TK 152, 156 : hàng nhập khẩu đã nhập kho
Nợ TK 211, 241 : hàng nhập khẩu là TSCĐ
Có TK 3333- thuế nhập khẩu
Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu như hàng tạm nhập tái xuất, hàng thực
nhập ít hơn so với tờ khai… phản ánh số thuế được hoàn lại, kế toán ghi :
Nợ TK 3333 : thanh toán bù trừ
Nợ TK 111, 112 : được hoàn thuế bằng tiền
Có TK 632 : ghi giảm giá vốn hàng tái xuất
Có TK 711 : thu nhập khác (nếu đã kết chuyển giá vốn hàng tái xuất)
Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế nhập khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 3333- thuế nhập khẩu
Có TK 711 : thu nhập khác
TK 111,
112
TK
711
TK 111,
112
TK 3333 - thuế xuất khẩu TK
511
(1) Thuế XK của hàng tiêu thụ
Thuế XK của hàng tiêu thụ
(2a) Hoàn thuế XK ( ghi âm )
(2b) Nếu được hoàn thuế
bằng tiền
(3) Giảm thuế XK
(4) Nộp thuế XK
Chuyên đề tốt nghiệp
26
Khi nộp thuế nhập khẩu, kế toán ghi :
Nợ TK 3333- thuế nhập khẩu
Có TK 111, 112
Sơ đồ hạch toán thuế nhập khẩu :
3.4.2.4 - Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khái niệm : Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả tài
chính của doanh nghiệp. Các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu
nhập chịu thuế đều phải nộp thuế theo luật định.
Phương pháp tính : Thuế thu nhập được xác định như sau :
Thu nhập chịu
thuế trong kỳ
=
Doanh thu để tính
thu nhập chịu
thuế
-
Chi phí hợp lý,
hợp lệ trong kỳ
+
Thu nhập
chịu thuế
khác
Số thuế TNDN phải nộp
trong kỳ
= Thu nhập chịu thuế trong kỳ x Thuế suất
Theo quy định của luật thuế doanh nghiệp thì thuế thu nhập được quyết toán hàng năm, tuy
nhiên để đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên cho ngân sách Nhà nước, hàng quý
doanh nghiệp phải nộp thuế theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung :
Theo thông tư số 18/2002/ TT – BTC ngày 20/2/2002 thì các cơ sở kinh doanh có thu nhập
cao do địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề ít bị cạnh tranh mang lại thu nhập cao,
TK 211,
241
TK 151,
152…
TK
632
TK 111,
112
TK
721
TK 111,
112
TK 3333- thuế nhập khẩu
(2) Thuế NK khi mua TSCĐ
(3c) Hoàn thuế NK trong TH
đã kết chuyển giá vốn
(1) Thuế NK khi mua
hàng hoá, vật tư
(3a) Hoàn thuế NK (thanh toán
bù trừ
(3b) Hoàn thuế NK bằng tiền
(4) Giảm thuế NK
(5) Nộp thuế NK
Chuyên đề tốt nghiệp
27
sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất32% mà phần thu nhập còn lại cao hơn 20% vốn
chủ sở hữu hiện có thì số vượt trên 20% phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với
thuế suất 25%. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung được xác định bằng cách
lấy thu nhập còn lại (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32%) trừ 20%
vốn chủ sở hữu hiện có.
Phương pháp hạch toán :
Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp cho ngân sách, kế toán ghi :
Nợ TK 421- 4212 : ghi giảm lợi nhuận năm nay
Có TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Đầu năm sau, khi báo cáo quyết toán thuế được duyệt, kế toán so sánh số thuế tạm nộp trong
năm trước với số thực tế phải nộp (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung - nếu
có).
Nếu số thuế thực tế phải nộp lớn hơn số tạm nộp thì tiến hành nộp bổ xung, kế toán ghi
Nợ TK 421- 4211 : ghi giảm lợi nhuận năm trước
Có TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Nếu số tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì số nộp thừa chuyển bù cho năm tiếp theo :
Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 4211 : lợi nhuận năm trước
Khi nộp thuế thu nhập cho Nhà nước, kế toán ghi :
Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112…
Trường hợp doanh nghiệp được Nhà nước miễn giảm thuế thu nhập, kế toán ghi :
Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 4211 : ghi tăng lợi nhuận của năm trước.
Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
3.4.2.5 - Hạch toán tiền thu trên vốn.
Tiền thu trên vốn là khoản thu có tính chất điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp nhà
nước, được tính trên tổng số vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tỷ lệ thu trên vốn .
Theo chế độ tài chính hiện hành, những doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách kinh doanh có
lãi mới phải nộp tiền thu sử dụng vốn và tiền thu trên vốn được tính theo năm.
Khi xác định được tiền thu sử dụng vốn kế toán ghi :
Nợ TK 421 : lợi nhuận chưa phân phối
TK 111,
112
TK
3334
TK
421
(4) Khi nộp tiền thuế TNDN
(1) Số thuế TNDN tạm nộp
(2) Nộp bổ xung nếu thiếu
sau khi quyết toán
(3) Kết chuyển năm sau nếu thừa
(5) Được miễn giảm thuế TNDN
Chuyên đề tốt nghiệp
28
Có TK 3335 : thu trên vốn
Khi nộp tiền sử dụng vốn cho Nhà nước, kế toán ghi :
Nợ TK 3335 : thu trên vốn
Có TK 111, 112
Sơ đồ hạch toán tiền thu trên vốn :
3.4.2.6 - Hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất.
- Thuế nhà đất bao gồm hai phần :
Thuế đối với nhà
Thuế đối với đất : được áp dụng đối với đất ở, đất xây dựng công trinh trên lãnh thổ Việt
Nam.
- Phương pháp tính :
Tiền thuê đất = Diện tích đất x
Giá tính thuế của
từng hạng đất
x Thuế suất
Thuế đất được tính dựa trên diện tích đất, giá tính thuế của từng hạng đất và thuế suất. Công
thức tính như sau :
- Đối với các doanh nghiệp thuê đất Nhà nước để tiến hành sản xuất, kinh doanh thì phải
nộp tiền thuê đất theo giá quy định.
Nếu doanh nghiệp nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm thì khoản chi đó sẽ hình thành
TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất).
Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất định kỳ hàng năm thì tiền thuê đất được hạch
toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Khi xác định được số thuế nhà đất phải nộp hoặc tiền thuê đất phải trả định kỳ hàng năm, kế
toán ghi :
Nợ TK 213-2131 : tiền thuê đất trả trước cho nhiều năm
Nợ TK 642- 6425 : thuế nhà, đất hoặc tiền thuê đất trả định kỳ hàng năm
Có TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất
Khi nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất, kế toán ghi :
Nợ TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất
Có TK 111, 112
Sơ đồ hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất :
TK 3335TK 111,
112
TK
421
(2) Nộp thuế cho nhà nước
(1) Xác định tiền thu trên vốn
phải nộp
TK 111,
112
TK 3337 TK 213
TK 642
(3) Nộp tiền thuế cho nhà nước
(1) Tiền thuê đất trả
trước cho nhiều năm
(2) Thuế nhà, đất
trả hàng năm
Chuyên đề tốt nghiệp
29
3.4.2.7 - Hạch toán các loại thuế khác
Ngoài các loại thuế nói trên, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước còn có :
- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao : là loại thuế đối với người có thu nhập cao,
trường hợp người lao động trong doanh nghiệp thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân
thì doanh nghiệp là người thu hộ thuế cho nhà nước.
Thuế thu nhập cá nhân được tính cho cả năm và tạm nộp theo thu nhập thực tế hàng tháng.
Đối với thu nhập thường xuyên thì cuối năm quyết toán để tính ra số thừa, thiếu. Đối với thu
nhập không thường xuyên thì tính theo từng lần phát sinh và cuối năm không quyết toán.
Để phản ánh số thuế thu nhập cá nhân mà doanh nghiệp thu hộ Nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 334 : trừ vào thu nhập phải trả người lao động
Có TK 3338- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế môn bài : là loại thuế nhằm mục đích nắm đơn vị kinh doanh đầu năm mới (thuế mở
cửa hàng đầu năm). Loại thuế này được tính theo các mức thu nhập bình quân hàng tháng
của đối tượng chịu thuế.
Phản ánh số thuế môn bài phải nộp, kế toán ghi :
Nợ TK 642- 6425 : thuế, phí, lệ phí
Có TK 3338 - Thuế môn bài
- Khi nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài, kế toán ghi :
Nợ TK 3338 : Các loại thuế khác
Có TK 111, 112
3.4.2.8 - Hạch toán các khoản thanh toán khác với Nhà nước.
Ngoài các khoản thuế, các doanh nghiệp còn phải nộp các khoản phí, lệ phí như phí trước
bạ, lệ phí giao thông, lệ phí cầu, đường, phí xăng dầu…
- Phản ánh lệ phí trước bạ phải nộp, kế toán ghi :
Nợ TK 211 : tính vào nguyên giá TSCĐ
Có TK 3339- Phí trước bạ
- Đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, khi bán hàng phải thu hộ lệ phí giao thông cho
Nhà nước :
Nợ TK 111, 112… : thu tiền bán hàng
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3339 : lệ phí giao thông phải nộp Nhà nước
Khi nộp lệ phí giao thông cho Nhà nước, kế toán ghi :
Nợ TK 3339 - Phí giao thông
Có TK 111, 112
- Đối với các doanh nghiệp hưởng trợ cấp trợ giá của Nhà nước thì khi nhận thông báo về số
tiền trợ cấp, trợ giá được duyệt, kế toán ghi :
Nợ TK 3339 - Trợ cấp, trợ giá
Có TK 511- 5114 : doanh thu được trợ cấp trợ giá
Khi nhận được tiền trợ cấp, trợ giá, kế toán ghi :
Nợ TK 111, 112, 311…
Chuyên đề tốt nghiệp
30
Có TK 3339 - Trợ cấp, trợ giá
- Phí xăng dầu : là loại phí được thu trên một số loại xăng dầu nhất định và chỉ thu một lần.
Phương pháp tính :
Phí xăng dầu =
Số lượng xăng dầu xuất bán tại Việt Nam
(lít)
*
Mức thu (đồng/
lít)
Khi bán các loại xăng, dầu thuộc đối tượng chịu phí xăng dầu, kế toán ghi như sau :
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511 : doanh thu bán hàng
Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra
Có TK 3339- Phí xăng dầu
Chuyên đề tốt nghiệp
31
Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán khác với Nhà nước :
Phí xăng dầu
III- GHI SỔ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THEO CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN.
Có bốn loại hình thức sổ cơ bản là :
Hình thức Nhật ký- Sổ cái
Hình thức Nhật ký chung
Hình thức Chứng từ- Ghi sổ
Hình thức Nhật ký chứng từ
Tuỳ theo trình độ quản lý cũng như trình độ của kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn
hình thức sổ phù hợp.
1- Hình thức Nhật ký chung.
Trong điều kiện kế toán thủ công, hình thức này áp dụng trong loại hình kinh doanh đơn
giản, quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Trình độ quản lý, trình độ kế toán thấp, có nhu cầu
phân công lao động kế toán.
Hình thức này cũng áp dụng trong điều kiện kế toán máy, nó phù hợp với mọi loại hình hoạt
động, quy mô và trình độ.
Các loại sổ sử dụng :
- Sổ Nhật ký Chung : hạch toán cho mọi đối tượng, do kế toán tổng hợp cầm và ghi sổ.
- Sổ Nhật ký đặc biệt : mở cho các đối tượng phát sinh nhiều hoác các đối tượng trọng yếu
tronh quản lý, có quan hệ đối chiếu thường xuyên.
TK 111, 112 TK 3338 TK 334
TK 642
(3) Nộp các khoản thuế khác
(1) Thuế thu nhập cá nhân
(2) Thuế môn bài
TK 511
TK 3331
TK111. 112.
131
TK 3339 - phí xăng dầu
Doanh thu bán hàng
VAT của hàng bán ra
Phí xăng dầu thu hộ Nhà nước
Nộp phí xăng dầu cho Nhà nước
Chuyên đề tốt nghiệp
32
- Sổ Cái các tài khoản
- Sổ chi tiết các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung :
(1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ, tiến hành ghi sổ Nhật ký chung cho các nghiệp vụ
phát sinh. Nếu doanh nghịêp mở sổ chi tiết thì đồng thời với việc ghi Nhật ký chung, các
nghiệp vụ phát sinh được ghi sổ chi tiết có liên quan.
Trường hợp đơn vị mở sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ tiến hành
ghi sổ Nhật ký đặc biệt liên quan.
(2) Căn cứ vào Nhật ký chung để ghi các sổ Cái tài khoản.
Định kỳ, tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh tiến hành tổng hợp từng Nhật ký đặc biệt
để ghi sổ Cái, sau khi loại trừ số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều Nhật ký (nếu có).
Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng.
(3) Tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
(4) Cuối kỳ, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng Cân đối số phát sinh. Về nguyên tắc tổng số
phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát
sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Nhật ký chung (hoặc nhật ký đặc biệt ) cùng kỳ.
(5) Cuối kỳ, căn cứ vào Bảng Cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết lập Báo cáo tài
chính.
Sổ Cái TK 331,
131, 333
Chứng từ gốc
( Hoá đơn, Phiếu Thu,
Phiếu Chi…)
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài
chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ Nhật ký
chung
NK mua hàng, bán hàng
NK quỹ tiền mặt
NK tiền gửi Ngân hàng
Sổ chi tiết TK331,
131, 333
(1) (1)
(2)
(2)
(4)
(5)
(5)
Chuyên đề tốt nghiệp
33
2- Hình thức Nhật ký –Sổ cái.
Hằng ngày người giữ Nhật kí – Sổ cái nhận toàn bộ chứng từ gốc, kiểm tra, định khoản rồi
ghi vào sổ. Mỗi chứng từ ghi vào một dòng ở cả hai phần nhật kí và sổ cái. Kế toán có thể
lập bảngtổng hợp chứng từ gốc cùng loại phát sinh nhiều lần trong tháng theo định kì sau đó
căn cứ vào số liệu trên bảng này để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc liên quan đến các đối
tượng cần hạch toán chi tiết sau khi ghi vào sổ cái được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán
chi tiết có liên quan.
Cuối tháng sau khi ghi toàn bộ số liệu trên các chứng từ gốc vào Nhật kí- Sổ cái và các sổ
chi tiết liên quan, kế toán cộng dồn phải đạt được quan hệ cân đối sau:
Tổng cọng số tiền = Tổng cộng phát sinh = Tổng cộng phát sinh
phát sinh bên Nợ các TK bên Có các TK
và
Tổng số dư Nợ cuối = Tống số dư Có cuối
kì của các tài khoản kì của các tài khoản
Lập bảng tổng hợp các số liệu phát sinh trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết theo từng TK. Đối
chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số liệu trên sổ cái theo từng TK.
Sau khi đối chiếu số liệu thấy khớp đúng thì căn cứ vào các số liệu trên sổ cái và các sổ
chi tiết để lập báo cáo kế toán.
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
3- Hình thức chứng từ ghi sổ
Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ
kinh tế. Lập chứng từ ghi sổ cho các chứng từ cùng loại. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong
được ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ để láy số hiệu. Số hiệu của chứng từ ghi sổ chính là
Sổ quỹ CHỨNG TỪ GỐC Thẻ kế toán
chi tiết
NHẬT KÝ – SỔ CÁI Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO KẾ TOÁN
Chuyên đề tốt nghiệp
34
số thứ tự trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Sau khi đăng kí xong, số hiệu tổng cộng trên
chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ Cái các tài khoản có liên quan.Cuối tháng , kế toán
cộng sổ Cái để tính số phát sinh và số dư cuối kì các tài khoản. Căn cứ vào số liệu cuối
tháng kế toán lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo kế toán.
- Chứng từ ghi sổ:Là sổ kế toán kiểu rời dùng để hệ thống hóa chứng từ ban đầu theo các
loại nghiệp vụ kinh tế. Thực chất là định khoản nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ gốc để tạo
điều kiện cho việc ghi sổ cái.
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã
lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu
với sổ cái.
- Sổ cái: Dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một vài trang sổ
cái. Căn cứ duy nhất để ghi vào sổ cái là các chứng từ ghi sổ đã được đăng ký qua sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ.
- Bảng cân đối tài khoản: Dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình
hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chính xác của việc
ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý. Quan hệ cân đối:
Tổng số tiền trên Tổng số phát sinh bên Nợ
“Sổ đăng ký = (hoặc bên Có) của tất cả
CTGS” các tài khoản
- Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết : Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết
(vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất, tiêu thụ v.v…)
Sổ quỹ CHỨNG TỪ GỐC Thẻ kế toán
chi tiết
Sổ đăng kí
CTGS
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI Bảng tổng hợp
chi tiết
BẢNG CÂN ĐỐI TK
BÁO CÁO KẾ TOÁN
Chuyên đề tốt nghiệp
35
4- Hình thức nhật ký chứng từ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các
Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được
ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng
kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký
chứng từ.
Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lầnhoặc mang tính chất phân
bổ, các chứng từ gổc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ. Cuối
tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các
Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bang tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số
liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và
các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo Tài chính.
IV- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH
NGHIỆP.
1- Phân tích tình hình thanh toán.
Để biết thực trạng tài chính của doanh nghiệp phải xem xét khả năng thanh toán và tình hình
công nợ của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính tốt thì có khả năng thanh toán nhanh, ít
bị chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp có sự chủ động đối với nguồn vốn kinh doanh, tạo điều
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Nhật ký
chứng từ
Bảng
kê
Thẻ và sổ kế
toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Báo cáo tài chính
Chuyên đề tốt nghiệp
36
kiện cho sản xuất kinh doanh thuận lợi. Trong thực tế, luôn tồn tại tình trạng doanh nghệp
vừa chiếm dụng vốn của người khác vừa bị chiếm dụng vốn, điều này xuất phát từ phương
thức thanh toán trả chậm đã được các bên thoả thuận khi mua bán vật tư, hàng hoá. Tuy
nhiên, nếu phần vốn đi chiếm dụng nhiều hơn số bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm
nguồn vốn lưu động để sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu phần bị chiếm dụng nhiều hơn
thì vốn lưu động sẽ bị giảm dẫn tới làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Phân tích khả năng thanh toán sẽ cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua
việc đánh gía, so sánh các chỉ tiêu sau :
( 1 ) Hệ số thanh toán hiện hành.
Hệ số thanh toán hiện
hành
=
Tổng tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ
kinh doanh. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn. Thông thường hệ số
này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình
hình tài chính là bình thường hay khả quan.
(2) Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh =
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
Nếu hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng 0, 5 thì doanh nghiệp có
đủ khả năng thanh toán, tình hình tài chính khả quan, nếu nhỏ hơn 0, 5 thì doanh nghiệp gặp
khó khăn trong việc thanh toán. Mặc dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì
vốn bằng tiền quá nhiều dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm.
(3 ) Hệ số thanh toán của vốn lưu động.
Hệ số thanh toán của vốn lưu
động
=
Vốn bằng tiền
Tổng tài sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy
nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0, 5 hoặc nhỏ hơn 0, 1 đều không tốt vì nếu lớn hơn 0, 5 thì gây ứ
đọng vốn, còn nếu nhỏ hơn 0, 1 thì thiếu tiền để thanh toán.
Bên cạnh các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cần phải xem xét các chỉ tiêu sau :
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (hoặc tỷ lệ các khoản phải trả so với các
khoản phải thu).
Tỷ lệ các khoản phải thu so với
các khoản phải trả
=
Tổng số nợ phải thu
x 100%
Tổng số nợ phải trả
Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại. Nếu tỷ lệ
này lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và nếu nhỏ hơn 100% thì
doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn.
- Số vòng quay các khoản phải thu.
Số vòng quay các khoản phải
thu
=
Tổng số tiền hàng bán chịu trong kỳ
Nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ chu chuyển các khoản phải thu thành tiền, số vòng quay càng
lớn chứng tỏ doanh nghiệp có thể thu hồi nhanh các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu chỉ số này
quá cao nghĩa là điều kiện thanh toán quá chặt chẽ, chủ yếu thu bằng tiền mặt, ít trả chậm,
điều này có thể làm hạn chế khối lượng hàng hoá tiêu thụ.
Chuyên đề tốt nghiệp
37
- Thời gian một vòng quay các khoản phải thu.
Thời gian một vòng quay
các khoản phải thu
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết để quay được một vòng các khoản phải thu mất mấy ngày. Thời gian
càng lớn thì tốc độ quay càng chậm.
- Số vòng quay các khoản phải trả.
Số vòng quay các khoản phải trả =
Tổng số tiền hàng mua chịu trong kỳ
Nợ phải trả bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thanh toán các khoản phải trả. Chỉ tiêu này càng lớn thì doanh
nghiệp phải thanh toán tiền hàng mua càng nhanh, có nghĩa là chỉ tiêu này càng lớn doanh
nghiệp càng không có lợi.
- Thời gian một vòng quay các khoản phải trả.
Thời gian một vòng quay các
khoản phải trả
=
Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết để quay được một vòng, các khoản phải trả phải mất mấy ngày.
Để đánh giá khả năng thanh toán cần xem xét sự biến động về cơ cấu các khoản phải thu,
phải trả và so sánh số đầu kỳ với số cuối kỳ thông qua việc lập bảng phân tích các khoản
phải thu, phải trả.
BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ.
Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu kỳ
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ
I- Các khoản phải thu
1. Phảithu khách hàng
2. Trả trước cho người bán
3. VAT được khấu trừ
4. Phải thu nội bộ
5. Phải thu khác
II- Các khoản phải trả
1. Phải trả cho người bán
2. Người mua trả tiền trước
3. Thuế &các khoản phải
Nộp nhà nước
4. Phải trả công nhân viên
5. Phải trả nội bộ
6. Phải trả phải nộp khác
Tuy nhiên, để có nhận xét sát thực về tình hình thanh toán của doanh nghiệp cũng cần phải
kết hợp các chỉ tiêu trên với các tài liệu hạch toán hàng ngày và các tài liệu khác.
Chuyên đề tốt nghiệp
38
2- Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.
Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong
thời gian tới, cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Dựa vào tài liệu kế toán để lập bảng sau :
Chuyên đề tốt nghiệp
39
BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Nhu cầu Số tiền Khả năng Số tiền
I - Các khoản phải thanh
toán ngay :
I- Các khoản có thể thanh toán
ngay
1. Các khoản nợ quá hạn 1. Tiền mặt
Nhà nước 2. Tiền gửi ngân hàng
Nhà cung cấp 3. Các khoản tương đương tiền
…
2. Các khoản nợ đến hạn
II - Các khoản phải thanh
toán trong thời gian tới
II- Các khoản có thể thanh toán
trong thời gian tới
1. Tháng tới 1. Tháng tới
Ngân sách Khoản phải thu
Ngân hàng Hàng gửi bán
… …
2. Quý tới 2. Quý tới
3. Hai quý tới 3. Hai quý tới
… …
Cộng Cộng
Trên cơ sở bảng phân tích ta tính chỉ tiêu :
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Tiền và tương đương tiền
Các khoản nợ quá hạn và đến hạn
Hệ số khả năng thanh toán
trong thời gian tới
=
Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới
Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới
Nếu các chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng
thanh toán và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan.
Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và
nếu chỉ tiêu này gần bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán.
Chuyên đề tốt nghiệp
40
PHẦN II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á(EAST-ASIAN).
I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ ĐÔNG Á.
1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN là một loại hình doanh
nghiệp tư nhân được thành lập vào ngày 17 tháng 05 năm 2002 theo quyết đinh:
0102000230, trụ sở đặt tại số 2 ngõ 190 Giải Phóng, Hà Nội. Là một công ty tư nhân được
thành lập vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới ở nước ta, chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Cũng như nhiều công ty tư nhân khác ở Việt Nam những năm đầu mới thành lập công
ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN đã gặp phải không ít những khó
khăn và thử thách cho các doanh nghiệp non trẻ trong cơ chế mới của nền kinh tế. Nhưng
với quyết tâm vượt khó để đứng vững trong cơ chế thị trường đang ngày càng phát triển ở
Viêt nam, công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc cũng như đầu tư về mặt con
người để không ngừng mở rộng thị trường đa dạng hoá sản phẩm, nhằm tạo được niềm tin
vững trắc trên thị trường để tạo tiền đề phát triển cho những năm tới.
Từ một công ty khi thành lập chỉ vẻn vẹn có ba kỹ sư và năm nhân viên kỹ thuật, sản phẩm
của công ty chỉ là những máy tính được nắp ráp thủ công, những sản phẩm phần mềm đơn
giản để bán ra thị trường. Mặc dù mới thành lập được hơn 5 năm tuổi đời còn ít nhưng đến
nay công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trườngvà thị trường tin
học. Công ty đã tạo dựng mối quan hệ ổn định với nhiều khác hàng lớn trong và ngoài nước.
Các sản phẩm của công ty luôn tạo được uy tín và được khách hàng ưa chuộng. Trụ sở chính
mới của công ty đặt tại số 2 ngõ 190 đường Giải Phóng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đến
nay tổng số nhân viên là 50 người trong đó số kỹ sư Tin học điện tử là 30 người, cử nhân
kinh tế là 20 người .
Quá trình phát triển của công ty được chia làm hai giai đoạn: 2002_2004 và 2004
đến nay.
Giai đoạn 1: 2002_ 2004
Nhiệm vụ : nghiên cứu khoa học ,nghiên cứu thị trườngvà thực hiện các hợp đồng
kinh tế. Công ty kinh doanh theo hướng lắp ráp thiết bị máy tính thủ công,tìm kiếm khách
hàng, tạo chữ tín.
Giai đoạn 2: Từ năm 2004đến nay.
Công ty phát triển với tốc độ nhanh chóng và trở thành công ty khá mạnh, có uy tín về
lĩnh vực tin học ở Việt Nam, có quan hệ rộng rãi với các hãng máy tính lớn trên Thế giới ,
mở ra hàng loạt các trung tâm ứng dụng tin học tại Việt Nam, bước đầu xâm nhập thị trường
Thế giới.Công ty hoạt động theo hướng chủ đạo là tin học , dịch vụ sau bán hàng và đạt
được những thành tựu to lớn góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nước .Và ngày
càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin .
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Contenu connexe

Tendances

Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Duyên Nguyễn
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Công ty TNHH Nhân thành
 
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Nguyễn Công Huy
 

Tendances (20)

Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
Đề cương chi tiết kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tt 200 mới...
 
Đề tài: Kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty - Gửi miễn ph...Đề tài: Kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty - Gửi miễn ph...
Đề tài: Kế toán thanh toán với người mua, người bán tại công ty - Gửi miễn ph...
 
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàngChu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
Chu trình hệ thống kiểm soát bán hàng
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán
 
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAYLuận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
Luận văn: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Xây dựng 204, HAY
 
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAOTẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
TẢI BÁO CÁO THỰC TẬP: KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, ĐIỂM CAO
 
Chu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phíChu tr nh chi phí
Chu tr nh chi phí
 
Bài giảng "KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP"
Bài giảng "KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP" Bài giảng "KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP"
Bài giảng "KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP"
 
Luận văn: Kế toán thanh toán tại Công ty giao nhận vận tải, HAY
Luận văn: Kế toán thanh toán tại Công ty giao nhận vận tải, HAYLuận văn: Kế toán thanh toán tại Công ty giao nhận vận tải, HAY
Luận văn: Kế toán thanh toán tại Công ty giao nhận vận tải, HAY
 
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAYĐề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
Đề tài: Kế toán tiền lương tại công ty thương mại vận tải, HAY
 
Đề tài: Kế toán Vốn bằng tiền và các khoản phải thu trong doanh nghiệp
Đề tài: Kế toán Vốn bằng tiền và các khoản phải thu trong doanh nghiệpĐề tài: Kế toán Vốn bằng tiền và các khoản phải thu trong doanh nghiệp
Đề tài: Kế toán Vốn bằng tiền và các khoản phải thu trong doanh nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bánLuận văn tốt nghiệp:  Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
Luận văn tốt nghiệp: Kế toán phải thu khách hàng, phải trả người bán
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, bán, HOT
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, bán, HOTHoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, bán, HOT
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua, bán, HOT
 
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP MIỀN...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VI...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VI...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VI...
 
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngbáo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
báo cáo thực tập kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóaBáo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
Báo cáo thực tập kế toán tiền mặt và kế toán hàng hóa
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOTĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty May Yes Vina, HOT
 
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
Kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng – thu tiền tại Công ty cổ phần Dệt Hòa Kh...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTCĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty vận tải thương mại TTC
 

Similaire à Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similaire à Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
 
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương ...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Thanh Toán Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương ...
 
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG, PHẢI TRẢ NHÀ CUN...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
 
Nophaitra
NophaitraNophaitra
Nophaitra
 
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Thương M...
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Thương M...Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Thương M...
Khóa Luận Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Thương M...
 
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỚI NGƯỜI MUA, NGƯỜI ...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỚI NGƯỜI  MUA, NGƯỜI ...KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỚI NGƯỜI  MUA, NGƯỜI ...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỚI NGƯỜI MUA, NGƯỜI ...
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Đức Hoàng
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Đức HoàngĐề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Đức Hoàng
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại công ty cổ phần Đức Hoàng
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty chế tạo cơ khí, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty chế tạo cơ khí, HAY, 9đĐề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty chế tạo cơ khí, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty chế tạo cơ khí, HAY, 9đ
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty thương mại Thiên Hòa An, 9đ
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty thương mại Thiên Hòa An, 9đĐề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty thương mại Thiên Hòa An, 9đ
Đề tài: Kế toán thanh toán tại Công ty thương mại Thiên Hòa An, 9đ
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài...
 
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo thực tập kế toán Hạch toán kế toán vốn bằng tiền
 
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...
Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở công ty TN...
 
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...
ĐỀ TÀI : Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua người bán tại công ty Cổ...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua người bán tại công ty Cổ...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua người bán tại công ty Cổ...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua người bán tại công ty Cổ...
 
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
Đề tài: Kiểm toán chu trình bán hàng - Thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài c...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán Tại Công Ty T...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán Tại Công Ty T...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán Tại Công Ty T...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Thanh Toán Với Người Mua, Người Bán Tại Công Ty T...
 
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty.Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty.
 
Lv (25)
Lv (25)Lv (25)
Lv (25)
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Dernier (20)

TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Đề tài: Nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng tại công ty - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Chuyên đề tốt nghiệp 0 MỞ ĐẦU Mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, với ngân sách phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái mà họ phải thường thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán. Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh việc làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp.Phải xem xét tài chính để có thể tham gia ký kết các hợp đồng đủ khả năng thanh toán đảm bảo an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.Nghiệp vụ thanh toán xảy ra ở cả trong quá trình mua hàng và quá trình tiêu thụ, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo vốn. Như vậy, có thể nói các nghiệp vụ thanh toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, dù là SX-kinh doanh hay dịch vụ và nền kinh tế quốc dân của 1 nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ khác quản lý khác nhau trong đó có kế toán. Trong những năm gần đây hòa cùng với quá trình đổi mới đi nên của đất nước, công tác hạch toán kế toán cũng đã có sự đổi mới tương ứng để có sự phù hợp kịp thời với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc điểm, yêu cầu trình độ quản lý kinh tế ở nước ta. Sau nhiều lần được sửa đổi, đến ngày 01-11-1995 theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ tài chính, đã chính thức ban hành chế độ kế toán DN.Đây là một bước đổi mới đánh dấu sự thay đổi mới đánh dấu sự thay đổi toàn diện, triệt để hệ thống kế toán Việt Nam. Sau quá trình học tập và nghiên cứu ở trường để trang bị các kiến thức cơ bản và đặc biệt là sau quá trình thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN, tôi đã chọn đề tài “Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á”. Trong đề tài này tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ thanh toán, so sánh thực tế hạch toán tại công ty với lý thuyết được học, với chế độ tài chính hiện hành ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu thêm về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán theo chế độ kế toán quốc tế. Tham vọng của tôi đặt ra là thông qua các nghiệp vụ thanh toán để có cái nhìn tổng quát nhất về công tác kế toán tại công ty, điều này xuất phát từ đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty ASIAN. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số nghiệp vụ thanh toán đã nêu trong tên đề tài. Như vậy chuyên đề thực tập này tôi sẽ tập chung vào bốn khía cạnh là : - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp (người bán). - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua. - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước. - Tăng cường quản lý tài chính tại công ty EAST-ASIAN. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, bài viết của tôi chia làm ba phần chính : Phần I : Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng, nhà nước trong doanh nghiệp. Phần II : Thực trạng hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN. Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN.
  • 2. Chuyên đề tốt nghiệp 1 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN, KHÁCH HÀNG, NHÀ NƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP. I- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN. 1- Khái niệm : Quan hệ thanh toán được hiểu là một quan hệ kinh doanh xảy ra khi doanh nghiệp có quan hệ mua bán và có sự trao đổi về một khoản vay nợ tiền vốn cho kinh doanh. Mọi quan hệ thanh toán đều tồn tại trong sự cam kết vay nợ giữa chủ nợ và con nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã qui định có hiệu lực trong thời hạn cho vay, nợ. Theo đó các nghiệp vụ thanh toán có thể chia làm 2 loại : Một là, các nghiệp vụ dùng tiền, hiện vật để giải quyết các nghiệp vụ công nợ phát sinh. Hai là, các nghiệp vụ bù trừ công nợ. 2- Đặc điểm của các nghiệp vụ thanh toán. - Các nghiệp vụ thanh toán có liên quan đến nhiều đối tượng. - Các nghiệp vụ này phát sinh nhiều, thường xuyên và yêu cầu phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng thanh toán. - Việc thanh toán ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nên thường có các quy định rất chặt chẽ trong thanh toán, vì vậy cần có sự giám sát, quản lý thường xuyên để các quy tắc được tôn trọng. - Các nghiệp vụ thanh toán phát sinh ở cả quá trình mua vật tư, hàng hoá đầu vào và quá trình tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì nó tham gia vào toàn bộ quá trình kinh doanh (mua hàng và bán hàng). 3- Quan hệ thanh toán với công tác quản lý tài chính. Quan hệ thanh toán liên hệ mật thiết với dòng tiền vào, ra trong kỳ kinh doanh, do đó nó có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy, tổ chức quản lý tốt quan hệ thanh toán cũng có nghĩa là làm tốt công tác tài chính tại doanh nghiệp. Việc đảm bảo cho hoạt động thanh toán được thực hiện một cách linh hoạt, hợp lý và đạt hiệu quả cao sẽ góp phần đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được nguồn tài trợ vốn khác nhau. Do đó, cần phải kiểm soát các quan hệ kinh tế này. Với chức năng thông tin và kiểm tra, hạch toán kế toán giúp cho doanh nghiệp có được các thông tin cụ thể về số nợ, thời gian nợ và tình hình thanh toán với từng đối tượng trong từng khoản phải thu, phải trả. Hơn thế nữa, với các số liệu kế toán, nhà quản lý sẽ biết được khả năng thanh toán đối với các khoản phải trả cũng như khả năng thu hồi các khoản phải thu. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những đối sách thu nợ, trả nợ kịp thời nhằm đảm bảo các khoản công nợ sẽ được thanh toán đầy đủ, góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ kinh doanh tốt với bạn hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng có thể khẳng định thêm rằng hạch toán kế toán là công cụ quản lý duy nhất đối với các nghịêp vụ thanh toán. Bởi vì, khác với một số phần hành như tiền mặt,
  • 3. Chuyên đề tốt nghiệp 2 vật tư, hàng hoá - hiện hữu trong két, trong kho của doanh nghiệp, sự tồn tại của các nghiệp vụ thanh toán phát sinh chỉ được biểu hiện duy nhất trên chứng từ, sổ sách. 4- Phân loại các nghiệp vụ thanh toán : Có thể phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo nhiều tiêu thức khác nhau như : Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán được chia làm hai loại : + Thanh toán các khoản phải thu + Thanh toán các khoản phải trả Theo quan hệ đối với doanh nghiệp : thanh toán bên trong doanh nghiệp (thanh toán tạm ứng, thanh toán lương…) và thanh toán với bên ngoài (thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng…). Theo thời gian : thanh toán thường xuyên hoặc định kỳ. Nhưng thông thường người ta thường phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo đối tượng, theo tiêu thức này thì có các nghiệp vụ thanh toán sau : -Thanh toán với người bán -Thanh toán với khách hàng -Thanh toán tạm ứng - Thanh toán với nhà nước Các nghiệp vụ thế chấp, ký cược, ký quỹ Các nghiệp vụ thanh toán khác Trong phạm vi chuyên đề này, tôi sẽ trình bày các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với Nhà nước. 5- Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay. * Thanh toán bằng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các loại hình thanh toán như : thanh toán bằng tiền Việt Nam, trái phiếu ngân hàng, bằng ngoại tệ các loại và các loại giấy tờ có giá trị như tiền. Khi nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ thì bên mua xuất tiền mặt ở quỹ để trả trực tiếp cho người bán. Hình thức thanh toán này trên thực tế chỉ phù hợp các loại hình giao dịch với số lượng nhỏ và đơn giản, bởi vì với các khoản mua có giá trị lớn việc thanh toán trở nên phức tạp và kém an toàn. Thông thường hình thức này được áp dụng trong thanh toán với công nhân viên, với các nhà cung cấp nhỏ, lẻ… * Thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách tính chuyển tài khoản hoặc thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân hàng. Các hình thức cụ thể bao gồm : Thanh toán bằng Séc. Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền từ tài khoản của mình trả cho đơn vị được hưởng có tên trên séc. Đơn vị phát hành séc hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc sử dụng séc. Séc chỉ phát hành khi tài khoản ở ngân hàng có số dư. Séc thanh toán gồm có séc chuyển khoản, séc bảo chi ,séc tiền mặt và séc định mức.
  • 4. Chuyên đề tốt nghiệp 3 - Séc chuyển khoản : Dùng để thanh toán và mua bán hàng hoá giữa các đơn vị trong cùng một địa phương. Séc có tác dụng để thanh toán chuyển khoản không có giá trị để lĩnh tiền mặt, séc phát hành chỉ có giá trị trong thời hạn quy định. - Séc định mức : Là loại séc chuyển khoản nhưng chỉ được ngân hàng đảm bảo chi tổng số tiền nhất định trong cả quyển séc. Sổ séc định mức có thể dùng để thanh toán trong cùng địa phương hoặc khác địa phương. Khi phát hành, đơn vị chỉ được phát hành trong phạm vi ngân hàng đảm bảo chi. Mỗi lần phát hành phải ghi số hạn mức còn lại vào mặt sau của tờ séc. Đơn vị bán khi nhận séc phải kiểm tra hạn mức còn lại của quyển séc. - Séc chuyển tiền cầm tay : Là loại séc chuyển khoản cầm tay, được ngân hàng đảm bảo thanh toán. - Séc bảo chi : Là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi số tiền ghi trên từng tờ séc đó. Khi phát hành séc đơn vị phát hành đưa đến ngân hàng để đóng dấu đảm bảo chi cho tờ séc đó. Séc này dùng để thanh toán chủ yếu giữa các đơn vị mua bán vật tư, hàng hoá… trong cùng một địa phương nhưng chưa tín nhiệm lẫn nhau. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu. Uỷ nhiệm thu là hình thức mà chủ tài khoản uỷ nhiệm cho ngân hàng thu hộ một số tiền nào đó từ khách hàng hoặc các đối tượng khác. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi. Uỷ nhiệm chi là giấy uỷ nhiệm của chủ tài khoản nhờ ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định để trả cho nhà cung cấp, nộp ngân sách Nhà nước ,và một số thanh toán khác… Thanh toán bù trừ. Áp dụng trong điều kiện hai tổ chức có quan hệ mua và bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ lẫn nhau. Theo hình thức thanh toán này, định kỳ hai bên phải đối chiếu giữa số tiền được thanh toán và số tiền phải thanh toán với nhau do bù trừ lẫn nhau. Các bên tham gia thanh toán chỉ cần phải chi trả số chênh lệch sau khi đã bù trừ. Việc thanh toán giữa hai bên phải trên cơ sở thoả thuận rồi lập thành văn bản để làm căn cứ ghi sổ và theo dõi. Thanh toán bằng thư tín dụng - L/C Theo hình thức này khi mua hàng, bên mua phải lập một khoản tín dụng tại ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán tiền hàng cho bên bán. Khi giao hàng xong ngân hàng của bên mua sẽ phải chuyển số tiền phải thanh toán cho ngân hàng của bên bán. hình thức này áp dụng cho các đơn vị khác địa phương, không tín nhiệm lẫn nhau. Trong thực tế, hình thức này ít được sử dụng trong thanh toán nội địa nhưng lại phát huy tác dụng và được sử dụng phổ biến trong thanh toán Quốc tế, với đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ. Thanh toán bằng thẻ tín dụng Hình thức này được sử dụng chủ yếu cho các khoản thanh toán nhỏ. 6- Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán. 6.1. Yêu cầu quản lý các nghiệp vụ thanh toán a) Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu :
  • 5. Chuyên đề tốt nghiệp 4 - Nợ phải thu được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ thanh toán với doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, … - Không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dich vụ thu tiền ngay (tiền mặt, séc, hoặc đã thu qua ngân hàng) - Hạch toán chi tiết, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ : nợ trong hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. b) Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải trả : - Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ cần được hạch toán chi tiết từng đối tượng phải trả. Đối tượng phải trả người bán, người cung cấp, người nhận thầu về XDCB có quan hệ kinh tế chủ yếu đối với doanh nghiệp về bán vật tư, hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu XDCB nhưng chưa nhận hàng hoá, lao vụ. - Không phản ánh các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá, dich vụ trả tiền ngay (tiền mặt, séc) - Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng chưa đến cuối tháng chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính dể ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. 6.2. Nguyên tắc hạch toán. Để theo dõi chính xác, kịp thời các nghiệp vụ thanh toán, kế toán cần quán triệt các nguyên tắc sau : - Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, cần theo dõi cả về nguyên tệ trên các tài khoản chi tiết và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế. - Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu bằng vàng, bạc, đá quí, cần chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật. Cuối kì điều chỉnh số dư theo giá thực tế. - Không bù trừ công nợ giữa các nhà cung cấp, giữa các khách hàng mà phải căn cứ trên sổ chi tiết để lấy số liệu lập bảng cân đối kế toán cuối kì. - Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng; thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc để việc thanh toán được kịp thời. - Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán, có xác nhận bằng văn bản. 6.3. Nhiệm vụ hạch toán : Công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán đòi hỏi phải thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau : - Ghi chép đầy đủ kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết và tổng hợp của phần hành các khoản nợ phải thu, phải trả.
  • 6. Chuyên đề tốt nghiệp 5 - Thực hiện giám sát chế độ thanh toán công nợ và tính chấp hành các kỷ luật thanh toán tài chính, tín dụng. - Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác rõ ràng các khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng phải thu, phải trả theo từng khoản và thời gian thanh toán. - Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến hạn, quá hạn và phải thu khó đòi để quản lý tốt công nợ tránh dây dưa công nợ và góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. II - HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN, VỚI KHÁCH HÀNG VÀ VỚI NHÀ NƯỚC. 1- HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN. Nghiệp vụ thanh toán với người bán thường xảy ra trong quan hệ mua bán vật tư, hàng hoá, dịch vụ… giữa doanh nghiệp với người bán, nghiệp vụ này phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng theo phương thức thanh toán trả chậm hoặc trả trước tiền hàng, nghĩa là có quan hệ nợ nần giữa doanh nghiệp và người bán. Khi doanh nghiệp mua chịu thì sẽ phát sinh nợ phải trả, khi doanh nghiệp ứng trước sẽ xuất hiện một khoản phải thu của người bán. 1.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với người bán : - Phản ánh các khoản phải trả phát sinh sau khi mua hàng và phải thu do ứng trước tiền mua hàng với từng nhà cung cấp. - Tài khoản này không theo dõi các nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay trực tiếp tại thời điểm giao hàng. - Khi mua hàng đã nhập, đã nhận hàng nhưng cuối kỳ chưa nhận được chứng từ mua hàng thì số nợ tạm ghi theo giá tạm tính của hàng nhận. Khi nhận được chứng từ sẽ điều chỉnh theo giá thực tế thoả thuận. - Phản ánh các nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá phát sinh được người bán chấp thuận làm thay đổi số nợ sẽ thanh toán. Chứng từ sử dụng : - Các chứng từ về mua hàng : hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT ) do người bán lập, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá; phiếu nhập kho, biên bản giao nhận TSCĐ. . . - Chứng từ ứng trước tiền : phiếu thu (do người bán lập) - Các chứng từ thanh toán tiền hàng mua : phiếu chi, giấy báo Nợ, uỷ nhiệm chi ,séc… Tuỳ theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn số lượng, loại chứng từ sao cho phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng loại chứng từ không có trong quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác thanh toán thì càn có văn bản cho phép của Nhà nước. 1.2 Tài khoản sử dụng :
  • 7. Chuyên đề tốt nghiệp 6 Tài khoản 331 - Phải trả người bán
  • 8. Chuyên đề tốt nghiệp 7 Kết cấu của TK 331 Tài khoản 331 “Phải trả cho người bán” - Số phải trả người bán đã trả - Số nợ được giảm do người bán chấp nhận giảm giá, chiết khấu - Số nợ được giảm do hàng mua trả lại người bán - Số tiền ứng trước cho người bán để mua hàng - Xử lý nợ không có chủ - Số nợ phải trả phát sinh khi mua hàng - Trị giá hàng nhận theo số tiền đã ứng - Số nợ tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng Số Dư Nợ : số tiền ứng trước cho người bán hoặc số tiền trả thừa cho người bán. Số Dư Có : số tiền còn phải trả cho người bán. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng người bán. 1.3 Phương pháp hạch toán. 1.3.1- Hạch toán chi tiết. Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau : 2. Căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi tiết ghi vào sổ chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Mẫu sổ chi tiết TK 331 đã được bộ tài chính ban hành và hướng dẫn cách ghi chép. Theo quy định chung, đối với tất cả các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ phải có sổ chi tiết riêng theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ. 3. Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với người bán. Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 331. 1.3.2 - Hạch toán tổng hợp. a) Trường hợp mua chịu : Mua vật tư, TSCĐ : Căn cứ vào chứng từ, hoá đơn, biên bản giao nhận… kế toán ghi : Nợ TK 152, 153,156 : Nguyên liệu, công cụ, dụng cụ thực nhập (phương pháp KKTX) Nợ TK 611 : Mua hàng ( phương pháp KKĐK) Nợ TK 211, 213 : TSCĐ đã đưa vào sử dụng Nợ TK 133 : Thuế VAT (VAT ) được khấu trừ Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Mua chịu vật tư, dịch vụ sử dụng ngay : Nợ TK 627, 641, 642, 241, 142… Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK 331 Bảng tổng hợp chi tiết TK 331(1) (2)
  • 9. Chuyên đề tốt nghiệp 8 Khi trả nợ cho người bán, kế toán ghi : Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Có TK 111 : Trả bằng tiền mặt Có TK 112 : Trả bằng tiền gửi Ngân hàng Có TK 311, 341 : Trả bằng tiền vay Khi được nhà cung cấp chiết khấu, giảm giá và chấp nhận giảm nợ hoặc nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi : Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX Có TK 611 : Phương pháp KKĐK Có TK 711 : số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng Khi trả lại vật tư cho người bán và được người bán xoá nợ hoặc ghi nhận nợ với doanh nghiệp, kế toán ghi : Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Có TK 152, 153 : Phương pháp KKTX Có TK 611 : Phương pháp KKĐK Có TK 133 : VAT được khấu trừ b) Trường hợp ứng trước tiền mua hàng Khi ứng tiền cho người bán để mua hàng : Nợ TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Có TK 111, 112 Khi nhận hàng mua theo số tiền ứng trước : Nợ TK 152, 153, 156…nhập hàng theo phương pháp KKTX Nợ TK 611 : nhập hàng theo phương pháp KKĐK Nợ TK 211, 213 : mua TSCĐ Nợ TK 133 : VAT theo phương pháp khấu trừ Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Thanh toán chênh lệch giữa giá trị hàng nhập với số tiền ứng trước : + Nếu ứng trước < trị giá hàng mua đã nhập và doanh nghiệp trả số tiền còn thiếu : Nợ TK 331 : trả nợ nhà cung cấp số thiếu Có TK 111, 112 + Nếu ứng trước > trị giá hàng nhập thì phải thu, khi thu ghi : Nợ TK 111, 112 Có TK 331 : Phải trả nhà cung cấp Trường hợp nợ phải trả người bán không ai đòi, kế toán ghi tăng thu nhập bất thường. Nợ TK 331 : kết chuyển xoá nợ vắng chủ.
  • 10. Chuyên đề tốt nghiệp 9 Có TK 721 : thu nhập bất thường. Nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp thì không sử dụng TK133- VAT đầu vào được khấu trừ. Khi đó giá trị vật tư, hàng hoá mua vào và giá trị hàng mua trả lại là giá bao gồm cả VAT . c) Trường hợp thanh toán với người bán bằng ngoại tệ : Nếu doanh nghiệp dùng tỷ giá thực tế : Khi phát sinh các khoản công nợ đối với người bán thì phải theo dõi cả số nguyên tệ phát sinh. Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 331 : phải trả cho người bán - Khi thanh toán : + Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái Có TK111, 112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán. + Nợ TK 331 : tỷ giá thực tế lúc ghi sổ Có TK 111,112… : số tiền đã trả theo tỷ giá thực tế thanh toán. Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái. Đồng thời ghi đơn bên Có TK007 - Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá hạch toán : Nợ TK 152, 153, 156, 211 : tỷ giá thực tế Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ Nợ TK 635 :nếu lỗ về tỷ giá hối đoái Có TK 331 : phải trả cho người bán Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái Khi thanh toán : Nợ TK 331 : tỷ giá hạch toán Có TK 111, 112… số tiền phải trả cho người bán Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 Cuối kỳ đối với các khoản phải thu, phải trả người bán có gốc ngoại tệ thì phải tiến hành điều chỉnh theo tỷ giá thực tế cuối kỳ, số chênh lệch lãi ghi vào TK 515, nếu lỗ ghi vào TK 635, đầu kỳ kế toán tiếp theo sẽ ghi ngược lại xoá số dư trên TK 635 và TK 515 : - Nếu tỷ giá tăng : Nợ TK 635 : nếu lỗ về tỷ giá hối đoái Có TK 331 : phải trả người bán - Nếu tỷ giá giảm : Nợ TK 331 : phải trả người bán
  • 11. Chuyên đề tốt nghiệp 10 Có TK 515 : nếu lãi về tỷ giá hối đoái Đầu kỳ kế toán sau ghi ngược lại. d) Trường hợp bù trừ công nợ : Khi một tổ chức, cá nhân (VD : công ty X) vừa là khách hàng, vừa là nhà cung cấp của doanh nghiệp, nếu có sự đồng ý của cả hai bên thì có thể bù trừ công nợ. Căn cứ vào các chứng từ mua hàng và bán hàng cho Công ty X và sổ chi tiết phải thu khách hàng - Công ty X, phải trả người bán- Công ty X để xác định số tiền phải thu, phải trả. - Trường hợp số phải thu > số phải trả Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo sốphải trả Có TK 131- công ty X - Trường hợp số phải thu < số phải trả Nợ TK 331- công ty X : số tiền ghi theo số phải thu Có TK 131- công ty X Trường hợp Y là nhà cung cấp, Z là khách hàng của doanh nghiệp nếu như Y và Z đồng ý, doanh nghiệp có thể tiến hành bù trừ công nợ. Trong trường hợp này cần phải có biên bản xác nhận về việc bù trừ công nợ, có chữ ký của các bên tham gia. Căn cứ vào biên bản, kế toán ghi : Nợ TK 331- Y Có TK 131- Z Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán : TK 133 TK 711 Nợ vắng chủ TK 515 Chiết khấu mua hàng TK 152, 611 TK 311, 341 TT bằng tiền vay Giảm giá, trả lại hàng TK 111, 112 - TT cho NCC bằng tiền - Ứng trước tiền cho NCC - Thanh toán thêm nếu thiếu. - Đã trả theo tỷ giá hạch toán hoặc thực tế TK 331 - Trả lại tiền thừa (nếu có) TK 152, 611, 211, 627… TK 133 - Mua chịu hàng - Nhận hàng đã ứng trước tiền VAT được khấu trừ TK 152,153,156,211… - tỷ giá thực tế - tỷ giá hạch toán TK 413 Chênh lệc tỷ giá
  • 12. Chuyên đề tốt nghiệp 11 2- HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI KHÁCH HÀNG. Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật tư, hàng hoá, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức trả trước.. thông thường việc bán hàng theo phương thức nêu trên chỉ xáy ra trong các nghiệp vụ bán buôn hàng hoá hoặc bán hàng của các đại lý của doanh nghiệp. 2.1. Nội dung : Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc trong trường hợp người mua trả trước tiền hàng. - Không theo dõi khoản tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra nghiệp vụ bán hàng. - Phản ánh số tiền doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, bớt giá, chiết khấu cho khách hàng hoặc số phải trả khách hàng khi khách hàng trả lại hàng mua. - Phản ánh tổng số phải thu của khách hàng (bao gồm số nợ gỗc và lãi trả chậm phải thu) đôí với trường hợp bán trả góp. - Phản ánh số nợ phải thu hoặc số tiền ứng trước phải trả của tất cả các khách hàng có quan hệ kinh tế chủ yếu với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tài sản bán thanh lý khác. Các chứng từ thường gồm : - Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn VAT ) do doanh nghiệp lập - Giấy nhận nợ hoặc lệnh phiếu do khách hàng lập - Chứng từ thu tiền : phiếu thu, giấy báo Có… 2.2. Tài khoản sử dụng : TK 131- Phải thu khách hàng. Kết cấu của tài khoản 131 : Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng” - Số tiền phải thu từ khách hàng mua chịu vật tư, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp - Số tiền thu thừa của khách đã trả lại - Nợ phải thu từ khách hàng tăng do tỷ giá ngoại tệ tăng - Số nợ phải thu từ khách hàng đã thu được - Số nợ phải thu giảm do chấp nhận giảm giá, chiết khấu, hoặc do khách hàng trả lại hàng đã bán - Số tiền khách hàng ứng trước để mua hàng - Nợ phải thu từ khách hàng giảm do tỷ giá ngoại tệ giảm Số Dư Nợ : số tiền còn phải thu từ khách hàng Số Dư Có : số tiền doanh nghiệp còn nợ khách hàng (Tài khoản này được mở chi tiết cho từng khách hàng. Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng để ghi cả hai chỉ tiêu bên tài sản và nguồn vốn. Tài khoản này cũng được mở chi tiết theo thời hạn thanh toán để xác định nợ phải thu khó đòi, làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi).
  • 13. Chuyên đề tốt nghiệp 12 2.3. Phương pháp hạch toán : 2.3.1 - Hạch toán chi tiết. Việc hạch toán chi tiết được thực hiện theo sơ đồ sau : (1) Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán chi tiết tiến hành ghi vào sổ chi tiết cho từng khách hàng. (2) Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng, bảng này sẽ dùng để đối chiếu với sổ cái TK 131. 2.3.2 - Hạch toán tổng hợp. - Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ * Trường hợp bán chịu cho khách hàng : - Khi bán chịu vật tư, hàng hoá cho khách hàng, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi doanh thu bán chịu phải thu : Nợ TK 131 : số phải thu của khách hàng Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra - Khi bán chịu TSCĐ kế toán ghi : Nợ TK 131 : phải thu khách hàng Có TK 711 : thu nhập bất thường Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra - Khi chấp nhận giảm giá trừ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 532 : giảm giá hàng bán Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán ra Có TK 131 : phải thu khách hàng - Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 635 : chiết khấu thanh toán cho khách hàng Có TK 131 : phải thu khách hàng - Căn cứ chứng từ thanh toán, kế toán ghi số nợ đã thu : Nợ TK 111, 112 : thu tiền nợ của khách hàng Nợ TK 311 : thu nợ và thanh toán tiền vay ngắn hạn Có TK 131 : ghi giảm số phải thu của khách hàng - Khi chấp nhận cho khách hàng trả lại hàng và trừ nợ hoặc ghi nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 531 : doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ TK 3331 : VAT của hàng bán bị trả lại Có TK 131 : ghi giảm số nợ phải thu của khách hàng * Trường hợp khách hàng ứng trước tiền mua hàng. - Khi doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 : số tiền khách hàng ứng trước Có TK 131 : phải thu khách hàng - Khi giao nhận hàng cho khách hàng theo số tiền ứng trước, căn cứ vào hoá đơn bán hàng, kế toán ghi : Chứng từ gốc Sổ chi tiết TK 131 Bảng tổng hợp chi tiết TK 131 (1) (2)
  • 14. Chuyên đề tốt nghiệp 13 Nợ TK 131 : tổng số tiền hàng khách hàng phải thanh toán Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra - Chênh lệch giữa số tiền ứng trước và giá trị hàng bán theo thương vụ sẽ được theo dõi thanh quyết toán trên TK 131. * Trường hợp bán hàng trả góp Theo phương thức này, khách hàng thanh toán trước một phần tiền, phần còn lại chưa trả và phải chịu lãi, số lãi đó được coi là thu nhập tài chính. Doanh thu bán hàng được xác định như trong trường hợp bán hàng một lần, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 : số tiền trả ngay Nợ TK 131 : số nợ trả góp Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán (tính trên doanh thu bán hàng) Có TK 3387 : lãi do bán trả góp. * Trường hợp hàng đổi hàng Hàng xuất kho mang đi đổi được coi như tiêu thụ, hàng nhận về do đổi coi như mua. - Khi xuất hàng đem đi đổi : Nợ TK 131 : phải thu khách hàng Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra. - Khi nhận hàng do đổi hàng : Nợ TK 152, 153, 211, 611 Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 131 : phải thu khách hàng Số tiền thừa, thiếu do đổi hàng được xử lý trên TK 131 * Trường hợp đặc biệt nợ phải thu khó đòi Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên. Trong trường hợp đặc biệt, tuy thời hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu khác như bỏ trốn …cũng được ghi nhận là khoản nợ khó đòi. Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi : Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay : Nợ TK 642- 6426 Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước đã lập : + Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng + Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch. Nợ TK 642- 6426 : số chênh lệch Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi + Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch. Nợ TK 139 : số chênh lệch
  • 15. Chuyên đề tốt nghiệp 14 Có TK 642- chi phí quản lý DN Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi : Nợ TK 642- 6426 Có TK 131 : số thực tế mất Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng : số nợ đã xoá sổ. Trường hợp số nợ đã xoá sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu nhập bất thường : Nợ TK 111, 112… Có TK 711 : thu nhập bất thường Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 Sơ đồ hạch toán thanh toán với khách hàng : . Trường hợp doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp : Các khoản doanh thu, thu nhập, doanh thu hàng bán bị trả lại hay giảm giá hàng bán đều bao gồm cả VAT , VAT của hàng bán ra không được hạch toán riêng. 3 - HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NHÀ NƯỚC. Theo quy định tại điều 3 Luật thuế GTGT và Điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cở sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. 3.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước : Chiết khấu bán hàng TK 6426 TK 111, 112 TK 311 TK333 1 TK 811 TK 531 TK 532 TK 131 - Thu tiền của người mua - Người mua đặt trước tiền hàng Thu tiền & trả tiền vay ngắn hạn Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại TK 511 TK 3331 Doanh thu bán hàng Doanh thu bán TSCĐ Nợ phải thu đã thu và thất thu thực tế Số thực thu Số nợ thất thu TK 642 TK 642 TK 139Hoàn nhập dự Phòng đã lập năm trước (theo số chênh lệch) Lập dự phòng cho năm sau (theo số chênh lệch)
  • 16. Chuyên đề tốt nghiệp 15 Thuế giá trị gia tăng (VAT) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Các khoản phải nộp ngân sách, trong kỳ kế toán, các doanh nghiệp thường phải có nghĩa vụ thanh toán với Nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc : - Các loại thuế trực thu và thuế gián thu. - Khấu hao cơ bản tài sản cố định thuộc vốn ngân sách. - Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định. Ngoài ra một số doanh nghiệp công ích, khi sản xuất kinh doanh các mặt hàng bán theo giá chỉ đạo của Nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí thì được Nhà nước trợ cấp, trợ giá. 3.2 Nhiệm vụ hạch toán Hạch toán thanh toán với Nhà nước phải thực hiện được các nhiệm vụ hạch toán sau : - Giám đốc nắm tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước để đảm bảo nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời các khoản phải nộp. - Kê khai chính xác khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng trợ cấp, trợ giá của Nhà nước. - Trường hợp nộp các khoản bằng ngoại tệ, thì việc ghi sổ tiến hành trên cơ sở quy đổi ngoại tệ thành VNĐ theo tỷ giá thực tế ở thời điểm nộp. - Tính, kê khai đúng các khoản thuế, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước theo đúng chế độ quy định. - Phản ánh kịp thời số tiền của các khoản phải nộp tạm thời theo kê khai hoặc số chính thức theo mức duyệt của cơ quan thuế, tài chính trên hệ thống bảng kê khai, sổ chi tiết, sổ tổng hợp. 3.3 Tài khoản sử dụng TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. Nội dung và kết cấu của tài khoản này như sau : Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” - Nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản khác nộp cho Nhà nước. - Số thuế được Nhà nước miễn giảm hoặc bù trừ. - Số tiềntrợ cấptrợ giá của Nhà nước chưa nhận được. - Thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp Nhà nước. - Số tiền trợ cấp, trợ giá của Nhà nước đã nhận được. Số Dư Nợ : Số tiền doanh nghiệp còn nợ Nhà nước Số Dư Có : Số tiền nộp thừa cho Nhà nước hoặc số tiền trợ cấp trợ giá của Nhà nước chưa nhận được. Tài khoản này được chi tiết thành các tài khoản cấp hai : TK 3331- VAT phải nộp. - - 33311 : VAT đầu ra - - 33312 : VAT của hàng nhập khẩu TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt. TK 3333- Thuế xuất, nhập khẩu. TK 3334- Thuế thu nhập doanh nghiệp. TK 3335- Thu trên vốn. TK 3336- Thuế tài nguyên. TK 3337- Thuế nhà đất.
  • 17. Chuyên đề tốt nghiệp 16 TK 3338- Các loại thuế khác (thuế thu nhập, thuế môn bài, thuế trước bạ…) TK 3339- Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác (lệ phí giao thông, phí cầu phà, phí xăng dầu, khấu hao cơ bản phải nộp, trợ giá…) 3.4- Phương pháp hạch toán 3.4.1- Hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước.  Chứng từ sử dụng : - - Bảng kê khai thuế của doanh nghiệp - - Thông báo thuế của các cơ quan thuế - - Phiếu chi, giấy báo Nợ của Ngân hàng,bảng kê nộp tiền vào ngân sách Nhà nước …  Sổ chi tiết sử dụng : Sổ chi tiết cuả TK 333 “ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước ”. Sổ chi tiết này dùng để theo dõi chi tiết từng khoản thanh toán với ngân sách. Sơ đồ hạch toán chi tiết thanh toán với Nhà nước : (1) Căn cứ vào các chứng từ thanh toán với ngân sách, kế toán chi tiết tiến hành ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh. (2) Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp các khoản thanh toán với Nhà nước để làm cơ sở đối chiếu với sổ cái TK 333 và là căn cứ để lập Báo cáo kết quả kinh doanh : - - Phần II : Tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước - - Phần III : VAT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. 3.4. 2- Hạch toán tổng hợp thanh toán với Nhà nước 3.4.2.1 - Hạch toán thuế giá trị gia tăng. - Thuế giá trị gia tăng (VAT ) là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. - Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng chịu VAT có thể tính thuế theo 1 trong 2 phương pháp là : phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên VAT * Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên VAT là : - - Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam. - Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ. - Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá, quý, ngoại tệ. Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác (trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên VAT nói trên).  Phương pháp tính VAT : - Phương pháp khấu trừ thuế. Chứng từ gốc ( thông báo thuế, bảng khai thuế, phiếu chi, giấy báo Nợ …) Sổ chi tiết theo dõi thanh toán với ngân sách Tổng hợp chi tiết 1 2
  • 18. Chuyên đề tốt nghiệp 17 - Căn cứ để tính VAT là giá tính thuế và thuế suất. VAT cơ sở phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp sau : Số VAT phải nộp = VAT đầu ra - VAT đầu vào VAT đầu ra = Số VAT của hàng bán ra - Số VAT của hàng bán bị trả lại - Số VAT của hàng giảm giá VAT đầu vào = Số VAT đầu vào chưa được khấu trừ + Số VAT đầu vào của hàng mua vào - VAT đầu vào của hàng mua trả lại - VAT đầu vào của giảm giá hàng mua - Phương pháp tính thuế trực tiếp trên VAT . Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế * Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế = Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng - . Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả VAT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. - . Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng được xác định bằng giá thực tế mua vào, bao gồm cả VAT . a)- Hạch toán thuế GTGT (VAT) theo phương pháp khấu trừ :  VAT đầu vào : Tài khoản sử dụng : TK 133- VAT được khấu trừ. Nội dung và kết cấu của TK 133 : Tài khoản 133- “VAT được khấu trừ” - Số VAT đầu vào phát sinh trong kỳ - Số VAT đầu vào đã khấu trừ - Kết chuyển VAT đầu vào không được khấu trừ - VAT đầu vào của hàng mua đã trả lại, được giảm giá. - Số VAT đầu vào đã hoàn lại Số Dư Nợ : - Số VAT đầu vào còn được khấu trừ - Số VAT đầu vào được hoàn lại nhưng chưa được hoàn trả. TK 133 có 2 tài khoản cấp hai : - - TK 1331 : VAT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế. - - TK 1332 : VAT được khấu trừ của TSCĐ. Tài khoản này dùng để phản ánh VAT đầu vào của quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế
  • 19. Chuyên đề tốt nghiệp 18 Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào các chứng từ : - - Hoá đơn VAT - - Hoá đơn bán hàng : khấu trừ 3% trên tổng giá mua - - Bảng kê mua hàng : khấu trừ 2% Kế toán ghi : Nợ TK 152 : nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 156 : hàng hoá Nợ TK 211 : TSCĐ hữu hình Nợ TK 213 : TSCĐ vô hình Nợ TK 611 : mua hàng- phương pháp kiểm kê định kỳ Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331 : tổng giá thanh toán Khi mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241… Nợ TK 133 : VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng (thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ), kế toán ghi : Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán (giá mua chưa có VAT đầu vào) Nợ TK 133 : VAT đầu vào Có TK 111, 112, 331… : tổng giá thanh toán Khi trả lại hàng cho người bán, kế toán phải ghi giảm VAT đầu vào (nếu có) Nợ TK 111, 112, 331… : giá thanh toán của hàng trả lại cho người bán Có TK 133 : VAT đầu vào Có TK 152, 153… : giá chưa thuế  Hạch toán VAT đầu ra : Tài khoản sử dụng : TK3331- VAT phải nộp Nội dung và kết cấu của TK này như sau : Tài khoản TK3331 “VAT phải nộp” - Số VAT đầu vào đã khấu trừ - Số VAT được giảm trừ - Số VAT đã nộp vào Ngân sách Nhà nước - Số VAT của hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. - Số VAT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ - Số VAT đầu ra phải nộp của hàng hoá dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ. - Số VAT đầu ra phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động bất thường. - Số VAT đầu ra phải nộp của hàng nhập khẩu Số Dư Nợ: số VAT nộp thừa vào Ngân sách. Số dư Có : số VAT còn phải nộp cuối kỳ. Tài khoản này có các tài khoản cấp ba sau : - TK33311 : VAT đầu ra. Dùng để phản ánh số VAT đầu ra, số thuế VAT phải nộp, đã nộp, còn phài nộp của hàng hoá, sản phẩm , dịch vụ tiêu thụ. - TK33312 : VAT của hàng nhập khẩu. Dùng để phản ánh VAT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.
  • 20. Chuyên đề tốt nghiệp 19 Trình tự hạch toán : Khi bán hàng hoá, dịch vụ, căn cứ vào hoá đơn VAT , kế toán ghi : Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán Có TK 3331 : VAT phải nộp Có TK 511 : doanh thu bán hàng, giá chưa có thuế VAT Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại ( thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ ) kế toán ghi : Nợ TK 531 : hàng bán bị trả lại ( giá bán chưa có VAT ) Nợ TK 3331 : giảm VAT phải nộp Có TK 111, 112, 131… : giá thanh toán của hàng bán bị trả lại Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, các khoản thu nhập bất thường thuộc đối tượng chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế (VD : thu về cho thuê tài sản, thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ…), kế toán ghi : Nợ TK 111, 112, 131… : tổng giá thanh toán Có TK 711 : thu nhập hoạt động tài chính Có TK 711 : thu nhập hoạt động bất thường Có TK 3331 : VAT phải nộp Đơn vị nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hoá, dịch vụ để biếu, tặng thì doanh thu và số VAT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đem biếu, tặng ghi : - - Doanh thu bán hàng : Nợ TK 641, 642 : giá chưa có thuế VAT Có TK 512 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : thuế VAT Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng nội bộ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thì được hạch toán như sau : - - Doanh thu bán hàng : Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 512 : doanh thu bán hàng nội bộ Không phản ánh VAT khi lập hoá đơn, gạch bỏ dòng thuế VAT .  Quyết toán thuế VAT . Theo quy định, năm quyết toán VAT được tính theo năm dương lịch, thời hạn cơ sở kinh doanh phải nộp quyết toán cho cơ quan thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai toàn bộ số thuế phải nộp, số đã nộp hoặc số thuế được hoàn của năm quyết toán, số còn thiếu hay nộp thừa tính đến thời điểm quyết toán. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng các chỉ tiêu và số liệu theo mẫu quyết toán thuế và gửi tới cơ quan thuế địa phương theo đúng thời gian quy định. Cuối kỳ, kế toán xác định số VAT đầu vào được khấu trừ và số VAT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi : Nợ TK 3331 : VAT phải nộp Có TK 133 : VAT được khấu trừ Khi nộp VAT vào ngân sách Nhà nước : Nợ TK 3331 : VAT phải nộp Có TK 111, 112
  • 21. Chuyên đề tốt nghiệp 20 Nếu số VAT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số VAT đầu ra được phát sinh trong kỳ thì chỉ được khấu trừ số VAT đầu vào bằng số VAT đầu ra. Số VAT đầu vào còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ tính thuế sau hoặc được xét hoàn thuế. Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu VAT nhưng không tách riêng được thì cuối năm quyết toán, xác định số VAT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số VAT không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi : Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán Có TK 133 : VAT được khấu trừ Số VAT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau, kế toán ghi : Nợ TK 142 : chi phí trả trước Có TK 133 : VAT được khấu trừ Đến kỳ kế toán sau khi tính số VAT không được khấu trừ vào giá vốn hàng bán, kế toán ghi : Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán Có TK 142 : chi phí trả trước Khi nộp VAT vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi : Nợ TK 3331 : VAT phải nộp Có TK 111, 112… Trường hợp đơn vị được giảm VAT : Nợ TK 3331 : trừ vào VAT phải nộp Nợ TK 111, 112 : nhận bằng tiền Có TK 711 : thu nhập bất thường Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ : VAT đầu vào TK 111, 112, 331 TK 152, 156 TK 133 TK 621, 627… TK 632 TK 152, 156 (1) Mua vật tư, hàng hoá (2) Mua hàng sử dụng ngay (3) Mua hàng hoá tiêu thụ ngay (4) Trả lại hàng mua TK 111, 112 TK 515, 711 TK 512TK 133 TK 641, 642 VAT đầu ra(7) Nộp VAT của hàng NK (3) VAT của hàng bán bị trả lại TK 3331 TK 511, 512 TK 111, 112 VAT đầu ra (1) Dthu bán sp, hàng hóa, dịch vụ (2) TN từ hoạt động tài chính và hoạt động khác
  • 22. Chuyên đề tốt nghiệp 21 Quyết toán thuế VAT . Hàng hoá, vật tư mua về dùng cho sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế và mặt hàng không chịu thuế.  Đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu VAT : Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hoá, kế toán số VAT của hàng nhập khẩu : Trường hợp hàng hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ thuế số VAT hàng nhập khẩu được khấu trừ ghi : TK 111, 112 TK 3331TK 133 (1) Khấu trừ thuế cuối kỳ, sau khi quyết toán (2) Nộp thuế GTGT vào ngân sách(3) Hoàn thuế GTGT TK 133 TK 632TK 111, 112, 331 TK 152, 156 TK 142 (1) Mua vật tư, hàng hoá (5) Phân bổ VAT đầu vào cho kỳ sau (3) VAT đầu vào không được khấu trừ (phân bổ 1 lần) (2) VAT đầu vào (4) TH phân bổ nhiều lần
  • 23. Chuyên đề tốt nghiệp 22 Nợ TK 133 : VAT được khấu trừ Có TK 3331- 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu VAT hoặc chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hay dùng vào hoạt động sự nghiệp, chương trình dự án, phúc lợi … số VAT của hàng nhập khẩu không được khấu trừ, kế toán ghi : Nợ TK 152, 156, 211… Có TK 3331- 33312 : VAT phải nộp Khi nộp VAT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi : Nợ TK 3331- 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu Có TK 111, 112  Trường hợp hoàn VAT : Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp VAT theo phương pháp khấu trừ thuế mà thường xuyên có số VAT đầu vào lớn hơn số VAT đầu ra thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại VAT theo quy định của chế độ thuế : Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế trong các trường hợp sau : - Cơ sở kinh doanh trong 3 tháng liên tục trở lên (không phân biệt niên độ kế toán) có luỹ kế số thuế đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế đầu ra thì được hoàn thuế. Số thuế được hoàn là số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết của thời gian xin hoàn thuế. - Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá xuất khẩu nếu số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng, hoặc chuyến hàng (nếu xác định được số thuế giá trị gia tăng đầu vào riêng của từng chuyến hàng). - Đối với hàng hoá uỷ thác xuất khẩu, gia công xuất khẩu qua một cơ sở khác ký hợp đồng gia công xuất khẩu, gia công chuyển tiếp xuất khẩu, đối tượng hoàn thuế là cơ sở có hàng đi uỷ thác xuất khẩu, cơ sở trực tiếp gia công hàng hoá xuất khẩu. Khi nhận được tiền ngân sách Nhà nước thanh toán về số tiền VAT đầu vào được hoàn lại, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 Có TK 133 : VAT được khấu trừ b) Phương pháp tính VAT trực tiếp. Khi mua vật tư, hàng hoá : Nợ TK 152, 156…giá có thuế Có TK 111, 112, 331… Khi xác định được số VAT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi : Nợ TK 642- 6425 : thuế, phí và lệ phí Có TK 3331 : VAT phải nộp Khi nộp thuế hoặc được miễn giảm thuế thì kế toán phản ánh tương tự như phương pháp khấu trừ. Trường hợp VAT âm thì tháng đó không phải nộp thuế VAT , phần VAT đó được trừ vào tháng sau nhưng không được chuyển sang niên độ sau.
  • 24. Chuyên đề tốt nghiệp 23 Sơ đồ hạch toán VAT theo phương pháp trực tiếp : 3.4.2.2 - Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu được thu trên giá bán của một số mặt hàng mà Nhà nước hạn chế tiêu dùng như : bia, rượu thuốc lá,ô tô,xe máy… Đối tượng nộp thuế TTĐB là các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có nhập khẩu hay sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB thì phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp VAT đối với hàng hoá này ở khâu tiêu thụ. Cơ sở nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB, ngoài thuế nhập khẩu lúc nhập khẩu hàng hoá còn phải nộp thuế TTĐB và không phải nộp thuế VAT . Trường hợp nhập khẩu uỷ thác thì tổ chức nhận uỷ thác là đối tượng nộp thuế TTĐB Đối với cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế TTĐB của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế * Thuế suất thuế TTĐB Giá tính thuế : - Đối với hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước : giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế TTĐB, được xác định cụ thể như sau : Giá tính thuế TTĐB của hh, dvụ = Giá bán hàng hoá, dịch vụ ( 1 + Thuế suất ) Giá bán của cơ sở sản xuất là giá bán ghi trên hoá đơn bán hàng và các khoản phụ thu (nếu có) của cơ sở. Đối với trường hợp bán hàng qua đại lý thì giá bán làm căn cứ tính thuế là giá bán ra chưa trừ hoa hồng đại lý. - Đối với hàng nhập khẩu : Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu TK111, 112, 331. . . TK 151, 152, 211… TK 711 TK111, 112.. TK 3331 TK 642- 6425 Gi¸ mua vËt t-, hµng ho¸, tµi s¶n ( c¶ VAT ) VAT ph¶i nép trong kú VAT ®-îc miÔn, gi¶m nhËn l¹i b»ng tiÒn Nép VAT cho ng©n s¸ch VAT ®-îc miÔn gi¶m trõ vµo sè ph¶i nép VAT ph¶i nép cña hµng NK
  • 25. Chuyên đề tốt nghiệp 24 Trường hợp hàng nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu tính trong công thức trên là số thuế còn phải nộp. - Đối với hàng hoá gia công thì giá tính thuế TTĐB là giá tính thuế cuả mặt hàng sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng. Nếu không có giá sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm giao hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá bán sản phẩm đó trên thị trường hoặc do cơ sở đưa gia công nhận hàng về bán ra để xác định giá tính thuế và thông báo cho cơ sở thực hiện. - Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp thì giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế TTĐB của hàng bán ra theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp. Việc hạch toán tổng hợp được thực hiện như sau : Khi bán hàng hoá dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, kế toán ghi doanh thu : Nợ TK 111, 112, 131… Có TK 511, 512 : doanh thu Khi nhận được thông báo nộp thuế TTĐB của cơ quan thuế, kế toán ghi : Nợ TK 511, 512 : doanh thu Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt Đối với thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, kế toán ghi : Nợ TK 151, 152, 211… Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt Khi nộp thuế TTĐB, kế toán ghi : Nợ TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 111, 112 Nếu doanh nghiệp được hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp hàng tạm nhập tái xuất, thuế nộp theo tờ khai nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn, kế toán ghi âm để giảm thuế TTĐB phải nộp : Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt - ghi âm Nếu được hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 Có TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt Khi được giảm thuế TTĐB, kế toán ghi : Nợ TK 3332 : thuế tiêu thụ đặc biệt Có TK 711 : thu nhập bất thường 3.4.2.3 - Hạch toán thuế xuất nhập khẩu Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế phát sinh khi hàng hoá được xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Nam mà các hàng hoá này thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu. Phương pháp tính : Thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu = Số lượng từng mặt hàng xuất hay nhập khẩu x Giá tính thuế x Thuế suất a) Hạch toán thuế xuất khẩu Khi xác định được số thuế xuất khẩu, kế toán ghi : Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng
  • 26. Chuyên đề tốt nghiệp 25 Có TK 3333- thuế xuất khẩu Trong trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế xuất khẩu như hàng tạm xuất tái nhập, hàng xuất thực tế ít hơn so với tờ khai, hàng không xuất khẩu được… phản ánh số thuế xuất khẩu được hoàn lại, kế toán ghi âm để giảm số thuế phải nộp : Nợ TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3333- thuế xuất khẩu : ghi âm Nếu được hoàn lại bằng tiền, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 Có TK 3333- thuế xuất khẩu Trong trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế xuất khẩu, kế toán ghi : Nợ TK 3333- thuế xuất khẩu Có TK 711 : thu nhập bất thường Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi : Nợ TK 3333- thuế xuất khẩu Có TK 111, 112 Sơ đồ hạch toán thuế xuất khẩu : b) Hạch toán thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu là loại thuế phát sinh trong quá trình mua vật tư, hàng hoá, vì vậy nó được tính vào giá thực tế của vật tư, hàng hoá. Khi xác định được số thuế nhập khẩu phải nộp, kế toán ghi : Nợ TK151 : hàng nhập khẩu đang đi đường Nợ TK 152, 156 : hàng nhập khẩu đã nhập kho Nợ TK 211, 241 : hàng nhập khẩu là TSCĐ Có TK 3333- thuế nhập khẩu Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu như hàng tạm nhập tái xuất, hàng thực nhập ít hơn so với tờ khai… phản ánh số thuế được hoàn lại, kế toán ghi : Nợ TK 3333 : thanh toán bù trừ Nợ TK 111, 112 : được hoàn thuế bằng tiền Có TK 632 : ghi giảm giá vốn hàng tái xuất Có TK 711 : thu nhập khác (nếu đã kết chuyển giá vốn hàng tái xuất) Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế nhập khẩu, kế toán ghi : Nợ TK 3333- thuế nhập khẩu Có TK 711 : thu nhập khác TK 111, 112 TK 711 TK 111, 112 TK 3333 - thuế xuất khẩu TK 511 (1) Thuế XK của hàng tiêu thụ Thuế XK của hàng tiêu thụ (2a) Hoàn thuế XK ( ghi âm ) (2b) Nếu được hoàn thuế bằng tiền (3) Giảm thuế XK (4) Nộp thuế XK
  • 27. Chuyên đề tốt nghiệp 26 Khi nộp thuế nhập khẩu, kế toán ghi : Nợ TK 3333- thuế nhập khẩu Có TK 111, 112 Sơ đồ hạch toán thuế nhập khẩu : 3.4.2.4 - Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Khái niệm : Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả tài chính của doanh nghiệp. Các đơn vị, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều phải nộp thuế theo luật định. Phương pháp tính : Thuế thu nhập được xác định như sau : Thu nhập chịu thuế trong kỳ = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế - Chi phí hợp lý, hợp lệ trong kỳ + Thu nhập chịu thuế khác Số thuế TNDN phải nộp trong kỳ = Thu nhập chịu thuế trong kỳ x Thuế suất Theo quy định của luật thuế doanh nghiệp thì thuế thu nhập được quyết toán hàng năm, tuy nhiên để đảm bảo nguồn thu ổn định, thường xuyên cho ngân sách Nhà nước, hàng quý doanh nghiệp phải nộp thuế theo kế hoạch hoặc theo thông báo của cơ quan thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung : Theo thông tư số 18/2002/ TT – BTC ngày 20/2/2002 thì các cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do địa điểm kinh doanh thuận lợi, ngành nghề ít bị cạnh tranh mang lại thu nhập cao, TK 211, 241 TK 151, 152… TK 632 TK 111, 112 TK 721 TK 111, 112 TK 3333- thuế nhập khẩu (2) Thuế NK khi mua TSCĐ (3c) Hoàn thuế NK trong TH đã kết chuyển giá vốn (1) Thuế NK khi mua hàng hoá, vật tư (3a) Hoàn thuế NK (thanh toán bù trừ (3b) Hoàn thuế NK bằng tiền (4) Giảm thuế NK (5) Nộp thuế NK
  • 28. Chuyên đề tốt nghiệp 27 sau khi nộp thuế thu nhập theo thuế suất32% mà phần thu nhập còn lại cao hơn 20% vốn chủ sở hữu hiện có thì số vượt trên 20% phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung với thuế suất 25%. Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung được xác định bằng cách lấy thu nhập còn lại (sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo thuế suất 32%) trừ 20% vốn chủ sở hữu hiện có. Phương pháp hạch toán : Khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp cho ngân sách, kế toán ghi : Nợ TK 421- 4212 : ghi giảm lợi nhuận năm nay Có TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp Đầu năm sau, khi báo cáo quyết toán thuế được duyệt, kế toán so sánh số thuế tạm nộp trong năm trước với số thực tế phải nộp (bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung - nếu có). Nếu số thuế thực tế phải nộp lớn hơn số tạm nộp thì tiến hành nộp bổ xung, kế toán ghi Nợ TK 421- 4211 : ghi giảm lợi nhuận năm trước Có TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp Nếu số tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì số nộp thừa chuyển bù cho năm tiếp theo : Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 4211 : lợi nhuận năm trước Khi nộp thuế thu nhập cho Nhà nước, kế toán ghi : Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 111, 112… Trường hợp doanh nghiệp được Nhà nước miễn giảm thuế thu nhập, kế toán ghi : Nợ TK 3334 : thuế thu nhập doanh nghiệp Có TK 4211 : ghi tăng lợi nhuận của năm trước. Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 3.4.2.5 - Hạch toán tiền thu trên vốn. Tiền thu trên vốn là khoản thu có tính chất điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp nhà nước, được tính trên tổng số vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và tỷ lệ thu trên vốn . Theo chế độ tài chính hiện hành, những doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách kinh doanh có lãi mới phải nộp tiền thu sử dụng vốn và tiền thu trên vốn được tính theo năm. Khi xác định được tiền thu sử dụng vốn kế toán ghi : Nợ TK 421 : lợi nhuận chưa phân phối TK 111, 112 TK 3334 TK 421 (4) Khi nộp tiền thuế TNDN (1) Số thuế TNDN tạm nộp (2) Nộp bổ xung nếu thiếu sau khi quyết toán (3) Kết chuyển năm sau nếu thừa (5) Được miễn giảm thuế TNDN
  • 29. Chuyên đề tốt nghiệp 28 Có TK 3335 : thu trên vốn Khi nộp tiền sử dụng vốn cho Nhà nước, kế toán ghi : Nợ TK 3335 : thu trên vốn Có TK 111, 112 Sơ đồ hạch toán tiền thu trên vốn : 3.4.2.6 - Hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất. - Thuế nhà đất bao gồm hai phần : Thuế đối với nhà Thuế đối với đất : được áp dụng đối với đất ở, đất xây dựng công trinh trên lãnh thổ Việt Nam. - Phương pháp tính : Tiền thuê đất = Diện tích đất x Giá tính thuế của từng hạng đất x Thuế suất Thuế đất được tính dựa trên diện tích đất, giá tính thuế của từng hạng đất và thuế suất. Công thức tính như sau : - Đối với các doanh nghiệp thuê đất Nhà nước để tiến hành sản xuất, kinh doanh thì phải nộp tiền thuê đất theo giá quy định. Nếu doanh nghiệp nộp tiền thuê đất một lần cho nhiều năm thì khoản chi đó sẽ hình thành TSCĐ vô hình (quyền sử dụng đất). Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất định kỳ hàng năm thì tiền thuê đất được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi xác định được số thuế nhà đất phải nộp hoặc tiền thuê đất phải trả định kỳ hàng năm, kế toán ghi : Nợ TK 213-2131 : tiền thuê đất trả trước cho nhiều năm Nợ TK 642- 6425 : thuế nhà, đất hoặc tiền thuê đất trả định kỳ hàng năm Có TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất Khi nộp thuế nhà đất, tiền thuê đất, kế toán ghi : Nợ TK 3337- Thuế nhà đất, tiền thuê đất Có TK 111, 112 Sơ đồ hạch toán thuế nhà đất, tiền thuê đất : TK 3335TK 111, 112 TK 421 (2) Nộp thuế cho nhà nước (1) Xác định tiền thu trên vốn phải nộp TK 111, 112 TK 3337 TK 213 TK 642 (3) Nộp tiền thuế cho nhà nước (1) Tiền thuê đất trả trước cho nhiều năm (2) Thuế nhà, đất trả hàng năm
  • 30. Chuyên đề tốt nghiệp 29 3.4.2.7 - Hạch toán các loại thuế khác Ngoài các loại thuế nói trên, các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước còn có : - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao : là loại thuế đối với người có thu nhập cao, trường hợp người lao động trong doanh nghiệp thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thì doanh nghiệp là người thu hộ thuế cho nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân được tính cho cả năm và tạm nộp theo thu nhập thực tế hàng tháng. Đối với thu nhập thường xuyên thì cuối năm quyết toán để tính ra số thừa, thiếu. Đối với thu nhập không thường xuyên thì tính theo từng lần phát sinh và cuối năm không quyết toán. Để phản ánh số thuế thu nhập cá nhân mà doanh nghiệp thu hộ Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 334 : trừ vào thu nhập phải trả người lao động Có TK 3338- Thuế thu nhập cá nhân - Thuế môn bài : là loại thuế nhằm mục đích nắm đơn vị kinh doanh đầu năm mới (thuế mở cửa hàng đầu năm). Loại thuế này được tính theo các mức thu nhập bình quân hàng tháng của đối tượng chịu thuế. Phản ánh số thuế môn bài phải nộp, kế toán ghi : Nợ TK 642- 6425 : thuế, phí, lệ phí Có TK 3338 - Thuế môn bài - Khi nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài, kế toán ghi : Nợ TK 3338 : Các loại thuế khác Có TK 111, 112 3.4.2.8 - Hạch toán các khoản thanh toán khác với Nhà nước. Ngoài các khoản thuế, các doanh nghiệp còn phải nộp các khoản phí, lệ phí như phí trước bạ, lệ phí giao thông, lệ phí cầu, đường, phí xăng dầu… - Phản ánh lệ phí trước bạ phải nộp, kế toán ghi : Nợ TK 211 : tính vào nguyên giá TSCĐ Có TK 3339- Phí trước bạ - Đối với các đơn vị kinh doanh xăng dầu, khi bán hàng phải thu hộ lệ phí giao thông cho Nhà nước : Nợ TK 111, 112… : thu tiền bán hàng Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3339 : lệ phí giao thông phải nộp Nhà nước Khi nộp lệ phí giao thông cho Nhà nước, kế toán ghi : Nợ TK 3339 - Phí giao thông Có TK 111, 112 - Đối với các doanh nghiệp hưởng trợ cấp trợ giá của Nhà nước thì khi nhận thông báo về số tiền trợ cấp, trợ giá được duyệt, kế toán ghi : Nợ TK 3339 - Trợ cấp, trợ giá Có TK 511- 5114 : doanh thu được trợ cấp trợ giá Khi nhận được tiền trợ cấp, trợ giá, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112, 311…
  • 31. Chuyên đề tốt nghiệp 30 Có TK 3339 - Trợ cấp, trợ giá - Phí xăng dầu : là loại phí được thu trên một số loại xăng dầu nhất định và chỉ thu một lần. Phương pháp tính : Phí xăng dầu = Số lượng xăng dầu xuất bán tại Việt Nam (lít) * Mức thu (đồng/ lít) Khi bán các loại xăng, dầu thuộc đối tượng chịu phí xăng dầu, kế toán ghi như sau : Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 : doanh thu bán hàng Có TK 3331 : VAT của hàng bán ra Có TK 3339- Phí xăng dầu
  • 32. Chuyên đề tốt nghiệp 31 Sơ đồ hạch toán các khoản thanh toán khác với Nhà nước : Phí xăng dầu III- GHI SỔ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN THEO CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN. Có bốn loại hình thức sổ cơ bản là : Hình thức Nhật ký- Sổ cái Hình thức Nhật ký chung Hình thức Chứng từ- Ghi sổ Hình thức Nhật ký chứng từ Tuỳ theo trình độ quản lý cũng như trình độ của kế toán mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức sổ phù hợp. 1- Hình thức Nhật ký chung. Trong điều kiện kế toán thủ công, hình thức này áp dụng trong loại hình kinh doanh đơn giản, quy mô hoạt động vừa và nhỏ. Trình độ quản lý, trình độ kế toán thấp, có nhu cầu phân công lao động kế toán. Hình thức này cũng áp dụng trong điều kiện kế toán máy, nó phù hợp với mọi loại hình hoạt động, quy mô và trình độ. Các loại sổ sử dụng : - Sổ Nhật ký Chung : hạch toán cho mọi đối tượng, do kế toán tổng hợp cầm và ghi sổ. - Sổ Nhật ký đặc biệt : mở cho các đối tượng phát sinh nhiều hoác các đối tượng trọng yếu tronh quản lý, có quan hệ đối chiếu thường xuyên. TK 111, 112 TK 3338 TK 334 TK 642 (3) Nộp các khoản thuế khác (1) Thuế thu nhập cá nhân (2) Thuế môn bài TK 511 TK 3331 TK111. 112. 131 TK 3339 - phí xăng dầu Doanh thu bán hàng VAT của hàng bán ra Phí xăng dầu thu hộ Nhà nước Nộp phí xăng dầu cho Nhà nước
  • 33. Chuyên đề tốt nghiệp 32 - Sổ Cái các tài khoản - Sổ chi tiết các tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung : (1) Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ, tiến hành ghi sổ Nhật ký chung cho các nghiệp vụ phát sinh. Nếu doanh nghịêp mở sổ chi tiết thì đồng thời với việc ghi Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi sổ chi tiết có liên quan. Trường hợp đơn vị mở sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ tiến hành ghi sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. (2) Căn cứ vào Nhật ký chung để ghi các sổ Cái tài khoản. Định kỳ, tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh tiến hành tổng hợp từng Nhật ký đặc biệt để ghi sổ Cái, sau khi loại trừ số nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều Nhật ký (nếu có). Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho từng đối tượng. (3) Tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (4) Cuối kỳ, cộng số liệu trên sổ Cái, lập Bảng Cân đối số phát sinh. Về nguyên tắc tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Nhật ký chung (hoặc nhật ký đặc biệt ) cùng kỳ. (5) Cuối kỳ, căn cứ vào Bảng Cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết lập Báo cáo tài chính. Sổ Cái TK 331, 131, 333 Chứng từ gốc ( Hoá đơn, Phiếu Thu, Phiếu Chi…) Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Nhật ký chung NK mua hàng, bán hàng NK quỹ tiền mặt NK tiền gửi Ngân hàng Sổ chi tiết TK331, 131, 333 (1) (1) (2) (2) (4) (5) (5)
  • 34. Chuyên đề tốt nghiệp 33 2- Hình thức Nhật ký –Sổ cái. Hằng ngày người giữ Nhật kí – Sổ cái nhận toàn bộ chứng từ gốc, kiểm tra, định khoản rồi ghi vào sổ. Mỗi chứng từ ghi vào một dòng ở cả hai phần nhật kí và sổ cái. Kế toán có thể lập bảngtổng hợp chứng từ gốc cùng loại phát sinh nhiều lần trong tháng theo định kì sau đó căn cứ vào số liệu trên bảng này để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết sau khi ghi vào sổ cái được dùng để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng sau khi ghi toàn bộ số liệu trên các chứng từ gốc vào Nhật kí- Sổ cái và các sổ chi tiết liên quan, kế toán cộng dồn phải đạt được quan hệ cân đối sau: Tổng cọng số tiền = Tổng cộng phát sinh = Tổng cộng phát sinh phát sinh bên Nợ các TK bên Có các TK và Tổng số dư Nợ cuối = Tống số dư Có cuối kì của các tài khoản kì của các tài khoản Lập bảng tổng hợp các số liệu phát sinh trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết theo từng TK. Đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp với số liệu trên sổ cái theo từng TK. Sau khi đối chiếu số liệu thấy khớp đúng thì căn cứ vào các số liệu trên sổ cái và các sổ chi tiết để lập báo cáo kế toán. Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu 3- Hình thức chứng từ ghi sổ Hàng ngày hoặc định kỳ, kế toán tập hợp, phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ kinh tế. Lập chứng từ ghi sổ cho các chứng từ cùng loại. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được ghi vào sổ đăng kí chứng từ ghi sổ để láy số hiệu. Số hiệu của chứng từ ghi sổ chính là Sổ quỹ CHỨNG TỪ GỐC Thẻ kế toán chi tiết NHẬT KÝ – SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết BÁO CÁO KẾ TOÁN
  • 35. Chuyên đề tốt nghiệp 34 số thứ tự trong sổ đăng kí chứng từ ghi sổ. Sau khi đăng kí xong, số hiệu tổng cộng trên chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ Cái các tài khoản có liên quan.Cuối tháng , kế toán cộng sổ Cái để tính số phát sinh và số dư cuối kì các tài khoản. Căn cứ vào số liệu cuối tháng kế toán lập bảng cân đối tài khoản và các báo cáo kế toán. - Chứng từ ghi sổ:Là sổ kế toán kiểu rời dùng để hệ thống hóa chứng từ ban đầu theo các loại nghiệp vụ kinh tế. Thực chất là định khoản nghiệp vụ kinh tế trên chứng từ gốc để tạo điều kiện cho việc ghi sổ cái. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ cái. - Sổ cái: Dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một vài trang sổ cái. Căn cứ duy nhất để ghi vào sổ cái là các chứng từ ghi sổ đã được đăng ký qua sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Bảng cân đối tài khoản: Dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sản và nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý. Quan hệ cân đối: Tổng số tiền trên Tổng số phát sinh bên Nợ “Sổ đăng ký = (hoặc bên Có) của tất cả CTGS” các tài khoản - Các sổ và thẻ hạch toán chi tiết : Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết (vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất, tiêu thụ v.v…) Sổ quỹ CHỨNG TỪ GỐC Thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng kí CTGS CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết BẢNG CÂN ĐỐI TK BÁO CÁO KẾ TOÁN
  • 36. Chuyên đề tốt nghiệp 35 4- Hình thức nhật ký chứng từ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lầnhoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gổc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ. Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bang tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo Tài chính. IV- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP. 1- Phân tích tình hình thanh toán. Để biết thực trạng tài chính của doanh nghiệp phải xem xét khả năng thanh toán và tình hình công nợ của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính tốt thì có khả năng thanh toán nhanh, ít bị chiếm dụng vốn. Doanh nghiệp có sự chủ động đối với nguồn vốn kinh doanh, tạo điều Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Bảng kê Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính
  • 37. Chuyên đề tốt nghiệp 36 kiện cho sản xuất kinh doanh thuận lợi. Trong thực tế, luôn tồn tại tình trạng doanh nghệp vừa chiếm dụng vốn của người khác vừa bị chiếm dụng vốn, điều này xuất phát từ phương thức thanh toán trả chậm đã được các bên thoả thuận khi mua bán vật tư, hàng hoá. Tuy nhiên, nếu phần vốn đi chiếm dụng nhiều hơn số bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm nguồn vốn lưu động để sản xuất kinh doanh, ngược lại nếu phần bị chiếm dụng nhiều hơn thì vốn lưu động sẽ bị giảm dẫn tới làm giảm hiệu quả kinh doanh. Phân tích khả năng thanh toán sẽ cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc đánh gía, so sánh các chỉ tiêu sau : ( 1 ) Hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ càng lớn. Thông thường hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hay khả quan. (2) Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Vốn bằng tiền Nợ ngắn hạn Nếu hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp lớn hơn hoặc bằng 0, 5 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, tình hình tài chính khả quan, nếu nhỏ hơn 0, 5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán. Mặc dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn giảm. (3 ) Hệ số thanh toán của vốn lưu động. Hệ số thanh toán của vốn lưu động = Vốn bằng tiền Tổng tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0, 5 hoặc nhỏ hơn 0, 1 đều không tốt vì nếu lớn hơn 0, 5 thì gây ứ đọng vốn, còn nếu nhỏ hơn 0, 1 thì thiếu tiền để thanh toán. Bên cạnh các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cần phải xem xét các chỉ tiêu sau : - Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (hoặc tỷ lệ các khoản phải trả so với các khoản phải thu). Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả = Tổng số nợ phải thu x 100% Tổng số nợ phải trả Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100% chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn và nếu nhỏ hơn 100% thì doanh nghiệp đang đi chiếm dụng vốn. - Số vòng quay các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu = Tổng số tiền hàng bán chịu trong kỳ Nợ phải thu bình quân Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ chu chuyển các khoản phải thu thành tiền, số vòng quay càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có thể thu hồi nhanh các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao nghĩa là điều kiện thanh toán quá chặt chẽ, chủ yếu thu bằng tiền mặt, ít trả chậm, điều này có thể làm hạn chế khối lượng hàng hoá tiêu thụ.
  • 38. Chuyên đề tốt nghiệp 37 - Thời gian một vòng quay các khoản phải thu. Thời gian một vòng quay các khoản phải thu = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết để quay được một vòng các khoản phải thu mất mấy ngày. Thời gian càng lớn thì tốc độ quay càng chậm. - Số vòng quay các khoản phải trả. Số vòng quay các khoản phải trả = Tổng số tiền hàng mua chịu trong kỳ Nợ phải trả bình quân Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thanh toán các khoản phải trả. Chỉ tiêu này càng lớn thì doanh nghiệp phải thanh toán tiền hàng mua càng nhanh, có nghĩa là chỉ tiêu này càng lớn doanh nghiệp càng không có lợi. - Thời gian một vòng quay các khoản phải trả. Thời gian một vòng quay các khoản phải trả = Thời gian kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải trả Chỉ tiêu này cho biết để quay được một vòng, các khoản phải trả phải mất mấy ngày. Để đánh giá khả năng thanh toán cần xem xét sự biến động về cơ cấu các khoản phải thu, phải trả và so sánh số đầu kỳ với số cuối kỳ thông qua việc lập bảng phân tích các khoản phải thu, phải trả. BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ. Chỉ tiêu Số đầu kỳ Số cuối kỳ Cuối kỳ so với đầu kỳ Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ I- Các khoản phải thu 1. Phảithu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. VAT được khấu trừ 4. Phải thu nội bộ 5. Phải thu khác II- Các khoản phải trả 1. Phải trả cho người bán 2. Người mua trả tiền trước 3. Thuế &các khoản phải Nộp nhà nước 4. Phải trả công nhân viên 5. Phải trả nội bộ 6. Phải trả phải nộp khác Tuy nhiên, để có nhận xét sát thực về tình hình thanh toán của doanh nghiệp cũng cần phải kết hợp các chỉ tiêu trên với các tài liệu hạch toán hàng ngày và các tài liệu khác.
  • 39. Chuyên đề tốt nghiệp 38 2- Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Dựa vào tài liệu kế toán để lập bảng sau :
  • 40. Chuyên đề tốt nghiệp 39 BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Nhu cầu Số tiền Khả năng Số tiền I - Các khoản phải thanh toán ngay : I- Các khoản có thể thanh toán ngay 1. Các khoản nợ quá hạn 1. Tiền mặt Nhà nước 2. Tiền gửi ngân hàng Nhà cung cấp 3. Các khoản tương đương tiền … 2. Các khoản nợ đến hạn II - Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới II- Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới 1. Tháng tới 1. Tháng tới Ngân sách Khoản phải thu Ngân hàng Hàng gửi bán … … 2. Quý tới 2. Quý tới 3. Hai quý tới 3. Hai quý tới … … Cộng Cộng Trên cơ sở bảng phân tích ta tính chỉ tiêu : Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tiền và tương đương tiền Các khoản nợ quá hạn và đến hạn Hệ số khả năng thanh toán trong thời gian tới = Các khoản có thể thanh toán trong thời gian tới Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới Nếu các chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán và nếu chỉ tiêu này gần bằng 0 thì doanh nghiệp bị phá sản, không còn khả năng thanh toán.
  • 41. Chuyên đề tốt nghiệp 40 PHẦN II THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á(EAST-ASIAN). I - TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á. 1. Sự hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN là một loại hình doanh nghiệp tư nhân được thành lập vào ngày 17 tháng 05 năm 2002 theo quyết đinh: 0102000230, trụ sở đặt tại số 2 ngõ 190 Giải Phóng, Hà Nội. Là một công ty tư nhân được thành lập vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới ở nước ta, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Cũng như nhiều công ty tư nhân khác ở Việt Nam những năm đầu mới thành lập công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN đã gặp phải không ít những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp non trẻ trong cơ chế mới của nền kinh tế. Nhưng với quyết tâm vượt khó để đứng vững trong cơ chế thị trường đang ngày càng phát triển ở Viêt nam, công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc cũng như đầu tư về mặt con người để không ngừng mở rộng thị trường đa dạng hoá sản phẩm, nhằm tạo được niềm tin vững trắc trên thị trường để tạo tiền đề phát triển cho những năm tới. Từ một công ty khi thành lập chỉ vẻn vẹn có ba kỹ sư và năm nhân viên kỹ thuật, sản phẩm của công ty chỉ là những máy tính được nắp ráp thủ công, những sản phẩm phần mềm đơn giản để bán ra thị trường. Mặc dù mới thành lập được hơn 5 năm tuổi đời còn ít nhưng đến nay công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trườngvà thị trường tin học. Công ty đã tạo dựng mối quan hệ ổn định với nhiều khác hàng lớn trong và ngoài nước. Các sản phẩm của công ty luôn tạo được uy tín và được khách hàng ưa chuộng. Trụ sở chính mới của công ty đặt tại số 2 ngõ 190 đường Giải Phóng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đến nay tổng số nhân viên là 50 người trong đó số kỹ sư Tin học điện tử là 30 người, cử nhân kinh tế là 20 người . Quá trình phát triển của công ty được chia làm hai giai đoạn: 2002_2004 và 2004 đến nay. Giai đoạn 1: 2002_ 2004 Nhiệm vụ : nghiên cứu khoa học ,nghiên cứu thị trườngvà thực hiện các hợp đồng kinh tế. Công ty kinh doanh theo hướng lắp ráp thiết bị máy tính thủ công,tìm kiếm khách hàng, tạo chữ tín. Giai đoạn 2: Từ năm 2004đến nay. Công ty phát triển với tốc độ nhanh chóng và trở thành công ty khá mạnh, có uy tín về lĩnh vực tin học ở Việt Nam, có quan hệ rộng rãi với các hãng máy tính lớn trên Thế giới , mở ra hàng loạt các trung tâm ứng dụng tin học tại Việt Nam, bước đầu xâm nhập thị trường Thế giới.Công ty hoạt động theo hướng chủ đạo là tin học , dịch vụ sau bán hàng và đạt được những thành tựu to lớn góp phần nhỏ vào công cuộc đổi mới của đất nước .Và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực công nghệ thông tin .