SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  184
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HÀ TẤT THẮNG
QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ AN TOµN, VÖ SINH LAO §éNG
TRONG C¸C DOANH NGHIÖP KHAI TH¸C §¸ X¢Y DùNG
ë VIÖT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM THỊ KHANH
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình do bản thân tôi tự nghiên cứu và
thực hiện. Những thông tin, số liệu, dữ liệu đưa ra trong luận án này được trích dẫn
rõ ràng, đầy đủ, trung thực về nguồn gốc. Những kết luận khoa học của Luận án
chưa từng ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý quá trình nghiên cứu khoa
học của luận án này.
Tác giả luận án
Hà Tất Thắng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9
1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở ngoài nước và
trong nước 9
1.2. Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên
cứu trong đề tài của luận án 29
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG 31
2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn,
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 31
2.2. Nội dung, nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá
xây dựng 44
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý nhà nước về an
toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây
dựng và bài học cho Việt Nam 61
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ
SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI
THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 69
3.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng và
những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh
lao động ở Việt Nam 69
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong
các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam giai đoạn
2009 - 2014 74
3.3. Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao
động trong khai thác đá xây dựng 94
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN
THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH
LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 106
4.1. Phương hướng cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ
sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở
Việt Nam 106
4.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn,
vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở
Việt Nam 110
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149
PHỤ LỤC 154
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATLĐ : An toàn lao động
ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động
ATVSV : An toàn vệ sinh viên
BHLĐ : Bảo hộ lao động
BNN : Bệnh nghề nghiệp
DNKTĐXD : Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
ĐKLĐ : Điều kiện lao động
ILO : Tổ chức lao động quốc tế
LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
QLNN : Quản lý nhà nước
TNLĐ : Tai nạn lao động
UBND : Ủy ban nhân dân
VSLĐ : Vệ sinh lao động
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình bệnh nghề nghiệp qua các giai đoạn từ năm 1996
đến 2014 71
Bảng 3.2: Kết quả tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng
sản và hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng 93
Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu trong nước một số loại vật liệu xây dựng
đến các năm 2015 và 2020 107
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
Biểu đồ 3.1. Tình hình tai nạn lao động qua các giai đoạn từ năm 2006
đến 2014 70
Biểu đồ 3.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp do khai thac đá gây ra qua các
giai đoạn từ năm 1996 đến 2014 72
Biểu đồ 3.3. Thiệt hại do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra
trong năm 2014 73
Biểu đồ 3.4. Tình hình thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 83
Biểu đồ 3.5. Sản lượng quy hoạch xi măng và đá xây dựng đến năm 2010 84
Biểu đồ 3.6. Tình hình thanh tra an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh
nghiệp khai thác đá xây dựng giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 91
Biểu đồ 3.7 Lực lượng thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động phân chia
theo chuyên ngành đào tạo 92
Biểu đồ 4.1. Định hướng quy hoạch sản lượng khai thác đá xây dựng
theo vùng các năm 2015 và 2020 125
Hình 1.1. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ILO-OSH 2001 10
Hình 1.2. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo Tiêu chuẩn
của Anh BS 8800:2004 12
Hình 1.3. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo Tiêu chuẩn
Mỹ ANSI Z10 13
Hình 1.4. Mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp khai thác đá theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại
học mỏ J. Bennett 14
Hình 1.5. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo Tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007 16
Hình 3.1. Mô hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
trong hoạt động khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 76
Hình 3.2. Mô hình quản lý nhà nước trong khâu cấp phép khai thác
đối với các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 80
Hình 3.3. Mô hình hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ
sinh lao động trong cơ sở sản xuất. 82
Hình 4.1. Mô hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 112
Hình 4.2. Mô hình cấp phép khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 120
Hình 4.3. Mô hình tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 122
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị truờng, một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi và
phát triển một cách bền vững thì phải biết sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực,
tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, nhất là phải thực hiện tốt công tác
ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy quá trình lao động sản xuất luôn
tiềm ẩn các nguy cơ gây ra TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường. Xét trên góc độ
kinh tế, TNLĐ, BNN, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp
làm suy giảm năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đi đôi với
việc không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải coi trọng công tác
ATVSLĐ, kiểm soát được các nguy cơ và rủi ro, hạn chế tối đa TNLĐ, BNN có thể
xảy ra trong quá trình lao động sản xuất.
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam, mặc dù đã
thu được những kết quả nhất định, như: Định hướng khai thác được định hình rõ
nét, tổ chức bộ máy từng bước đã được hoàn thiện, nguồn nhân lực đã có bước phát
triển mới... Nhưng nhìn chung, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD còn
nhiều hạn chế, rõ nhất là: Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã có nhưng
chưa phù hợp với thực tiễn; việc cấp phép khai thác mỏ còn dễ dãi, chưa đảm bảo,
thiếu mô hình quản lý phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chủ doanh nghiệp
chưa coi trọng ATVSLĐ; chưa tổ chức bộ máy hoặc khó khăn trong bố trí người
làm công tác ATVSLĐ; thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao
động; ít sử dụng các máy, thiết bị, công nghệ tiên tiến để phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh mà đa số sử dụng lao động thủ công, chưa qua đào tạo...công tác
thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai phạm, nguy cơ còn ít, các quy định xử phạt còn
nhẹ chưa đủ sức răn đe.
Theo thống kê TNLĐ chưa đầy đủ do các Sở LĐTBXH báo cáo trong khoảng
08 năm gần đây, trung bình mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 6.000 TNLĐ làm chết
2
khoảng 585 người và bị thương hơn 6.000 người. Ở khu vực lao động tự do, có tới 35
triệu người lao động không có quan hệ lao động, hàng ngày vẫn làm việc mà không
được đào tạo nghề, huấn luyện ATVSLĐ. Khi xảy ra TNLĐ họ thường tự giải quyết
dân sự mà không có sự quản lý, điều tra, thống kê từ các cơ quan QLNN. Vì thế thực
tế số người bị TNLĐ còn gấp hàng chục lần, số người chết gấp 3-4 lần số thông kê
hiện nay.
Hàng năm, trên cả nước tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho khoảng gần 2 triệu
lượt người lao động. Trong đó, phát hiện có khoảng 1.500 người lao động mắc mới
các BNN/năm. Tính lũy kế đến hết năm 2013, đã có gần 30.000 người lao động được
xác định là mắc BNN, trong đó gần 30% người lao động mắc các bệnh về đường hô
hấp, mắt, cơ, tai, xương - khớp... là những bệnh có liên quan đến môi trường và điều
kiện làm việc .
Thiệt hại do TNLĐ và BNN gây ra mỗi năm ở Việt Nam hàng nghìn tỷ đồng,
gần 100.000 ngày công nghỉ điều trị, chưa kể các thiệt hại về mặt xã hội không thống
kê được như: nhiều người bị tàn tật suốt đời, nhiều đứa trẻ mất cha mẹ nuôi dưỡng,
không được học hành, việc khắc phục hậu quả để khôi phục sản xuất rất tốn kém, uy
tín của doanh nghiệp bị mất đi... Theo tính toán của Tổ chức lao động quốc tế, mỗi
năm TNLĐ, BNN trên toàn thế giới làm chết 2,3 triệu người và làm mất đi khoảng
4% GDP.
Các lĩnh vực để xảy ra nhiều TNLĐ nhất là khai thác khoáng sản, xây dựng,
sử dụng điện. Số vụ TNLĐ trong khai thác khoáng sản chiếm khoảng 15-17% tổng
số vụ TNLĐ thống kê được trong cả nước... TNLĐ xảy ra hàng năm trong khai thác
đá xây dựng rất nghiêm trọng, tỷ lệ chết người so với tổng số lao động trong ngành
khai khoáng khoảng 0.2%. Các vụ TNLĐ do khai thác đá xây dưng, điển hình như:
sạt lở tại mỏ đá Lèn Cờ, Yên Thành, Nghệ An ngày 01/4/2011 làm 18 người chết và
07 người bị thương; vụ TNLĐ tại Bản Vẽ, Tương Dương, Nghệ An, ngày
15/12/2008 làm 18 người chết...
Trước tình hình hết sức báo động trên, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng để tăng cường QLNN về ATVSLĐ, như:
3
Chỉ thị số 29/2013/CT-TW về “Đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” năm 2013, của Ban Bí thư Trung
ương Đảng; Bộ luật Lao động năm 2012, với một chương về ATVSLĐ với 21 điều
quy định về ATVSLĐ và hàng chục điều khác về chế độ chính sách với người lao
động; Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình quốc gia về
ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015, trong đó có mục tiêu cụ thể là trung bình mỗi năm
giảm 5% tần suất TNLĐ chết người trong các ngành, lĩnh vực như: khai khoáng,
xây dựng, sử dụng điện...; tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho
người lao động; Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
26/2008/CT-TTG về việc tăng cường công tác quản lý với các hoạt động khai thác,
chế biến khoáng sản. Quốc Hội khóa XIII cũng đã có Nghị quyết số 20/2011/QH13
ngày 26/11/2011, giao cho Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng Dự thảo Luật ATVSLĐ
để trình Quốc hội thông qua và ban hành năm 2015 và có hiệu lực từ 1/7/2016.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, QLNN nói chung, QLNN về ATVSLĐ đối
với DNKTĐXD nói riêng phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với
thông lệ, Công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia: Công ước 155 về
ATVSLĐ và môi trường làm việc năm 1981; Công ước 187 về cơ chế tăng cường
công tác ATVSLĐ năm 2006. Bộ LĐTBXH đã xây dựng và ban hành hệ thống gần
30 bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ, trong đó có quy chuẩn về lĩnh vực
khai thác đá xây dựng.
Mặc dù Đảng, Nhà nước, một số Bộ, ngành đã có nhiều quan tâm đến
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, song, thực tế TNLĐ chết người và BNN vẫn xảy
ra nhiều và hết sức nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính là do công
tác QLNN về ATVSLĐ vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết.
Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại của QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, ngăn chặn và giảm thiểu TNLĐ, BNN ở Việt
Nam, NCS đã chọn đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong
các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam" để nghiên cứu và hoàn thiện
luận án tiến sỹ kinh tế.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hóa làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như phân
tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam.
Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam; hướng tới mục tiêu, quan trọng nhất
là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của xã hội, giảm, ngăn chặn tới mức tối đa
TNLĐ, BNN, góp phần bảo vệ được tính mạng, sức khỏe của người lao động trong
khai thác đá xây dựng và bảo vệ môi trường trong các khu vực khai thác đá xây
dựng ở Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, nguyên tắc và nhân
tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD.
- Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD của một
số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân
trong QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD ở Việt Nam (là những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng ký
kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp); Nghiên cứu hoạt động của các cơ quan
QLNN có liên quan đến khai thác đá xây dựng, các DNKTĐXD.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD; chủ thể QLNN về ATVSLĐ ở cấp
5
Trung ương là Chính phủ, ở địa phương là UBND tỉnh. Chính phủ giao nhiệm
vụ cho các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan, trong đó Bộ LĐTBXH chịu
trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ATVSLĐ nói chung, QLNN
về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD nói riêng. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho
các Sở, ngành như: Sở LĐTBXH, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng, Sở Công Thương, Công an tỉnh, trong đó sở LĐTBXH chịu trách nhiệm
trước UBND tỉnh thực hiện QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD trên
địa bàn.
Về không gian: Luận án nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ của các Bộ, ngành ở
Trung ương, UBND các địa phương có DNKTĐXD, nhưng tập trung vào các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn một số tỉnh có nhiều mỏ đá xây dựng như: Quảng
Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD ở Việt Nam, giai đoạn 2009 đến 2014.
Số liệu sử dụng trong phân tích, đánh giá tình hình QLNN về ATVSLĐ trong
các DNKTĐXD, được lấy từ kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp tại các Sở
LĐTBXH, các phòng lao động cấp huyện trong công tác QLNN về ATVSLĐ trong
các DNKTĐXD trên địa bàn quản lý; Đồng thời luận án còn sử dụng số liệu điều tra
trực tiếp tại các DNKTĐXD của Cục ATLĐ, các số liệu báo cáo định kỳ của các
Bộ, ngành có liên quan, như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ LĐTBXH, các Sở
LĐTBXH địa phương, các Cơ quan QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá xây
dựng; các Quy hoạch cho ngành khai thác đá xây dựng định hướng đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu luận án, dựa trên: Cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lê nin (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) làm
phương pháp luận nghiên cứu; đường lối chủ trương của Đảng về QLNN nói chung,
quản lý với ngành, lĩnh vực khai thác đá xây dựng nói riêng; các lý thuyết kinh tế học
6
hiện đại về QLNN trong phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế để làm rõ mục đích và
nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng dụng tổng
hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp
luật về ATLĐ nói chung về QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam
nói riêng, nghiên cứu sinh phân tích những mặt được, những vấn đề còn bất cập, mâu
thuẫn, thậm chí cả xung đột pháp luật, từ đó rút ra những ưu điểm và thiếu sót, hạn
chế của pháp luật hiện hành để tiếp thu vào hoàn chỉnh pháp luật về QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam.
Phương pháp thống kê - so sánh: Thống kê, mô hình hóa, so sánh các số liệu
về TNLĐ, BNN, các số liệu khác về QLNN về ATVSLĐ và nhiều vấn đề liên quan
khác từ năm 2009 đến nay và quá trình áp dụng các quy định về ATVSLĐ trong các
doanh nghiệp nhà nước, các DNKTĐXD quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.
Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sinh gặp gỡ để trao đổi trực tiếp, xin ý
kiến của các chuyên gia về lĩnh vực ATVSLĐ đang làm việc tại các Bộ, ngành, cơ
quan trung ương như: Bộ LĐTBXH, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công
Thương, Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Khoa học Lao
động và Xã hội, Viện Khoa học kỹ thuật BHLĐ, trường Đại học Công đoàn; các nhà
quản lý ở địa phương: Sở LĐTBXH, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công
Thương, Công an tỉnh, Sở Xây dựng; doanh nghiệp và những người làm công tác
công đoàn, cán bộ an toàn, lãnh đạo doanh nghiệp.
Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình viết luận án, nghiên cứu sinh
tiến hành điều tra xã hội học về việc triển khai công tác ATVSLĐ ở hơn 179 doanh
nghiệp, cơ sở khai thác đá xây dựng và QLNN đối với hoạt động khai thác đá với các
Sở LĐTBXH, Công thương, Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn 5 tỉnh có nhiều
doanh nghiệp khai thác đá nhất, đó là: Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Đồng Nai và các Chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ. Nội dung điều tra tập trung
7
chủ yếu vào việc tìm hiểu công tác QLNN của các sở và hoạt động khai thác tại các
DNKTĐXD về ATVSLĐ theo phiếu điều tra xã hội học (xem Phụ lục 1, 2 và 3).
Thời gian tiến hành điều tra được chia làm 2 đợt: Đợt 1, năm 2012 khảo sát việc
áp dụng thử mô hình hệ thống quản lý về ATVSLĐ đối với 2 tỉnh là Quảng Ninh
và Hà Nam tại 120 doanh nghiệp; đợt 2, năm 2014 khảo sát công tác ATVSLĐ tại
4 tỉnh là Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đồng nai với 59 doanh nghiệp, 12
Sở (Sở LĐTBXH, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương) và 16 chuyên
gia về ATVSLĐ.
Ngoài các phương pháp nói trên, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử
dụng phương pháp lô gic lịch sử, tổng hợp v.v.
5. Đóng góp mới về giá trị lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án đã phân tích, làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về bản
chất, vai trò, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Từ đó, tạo lập khung lý thuyết làm căn cứ khoa
học cho nghiên cứu thực tiễn QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD ở Việt Nam.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và các
địa phương trong nước, luận án khẳng định rõ trong quá trình phát triển sản xuất
kinh doanh, đặc biệt là trong sản xuất - kinh doanh của các DNKTĐXD rủi ro đối
với người lao động là tất yếu. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức hơn nữa QLNN
về ATVSLĐ trong các cơ quan QLNN và đối với các DNKTĐXD; vận dụng linh
hoạt, mềm dẻo, hiệu quả bài học kinh nghiệm của các nước sẽ thúc đẩy phát triển
sản xuất kinh doanh trong các DNKTĐXD, đảm bảo an sinh xã hội, gắn với bảo vệ
môi trường ở Việt Nam.
- Việc phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan về khoa học và thực trạng
QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam trong những năm qua đã
phác thảo bức tranh toàn cảnh về ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD ở Việt Nam; chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, chỉ rõ cơ
sở thực tiễn khách quan, sinh động và đúng đắn cho việc hoạch định chính sách, đề
ra phương hướng, giải pháp QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD ở Việt Nam.
8
- Luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam trong thời gian tới.
Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận án góp phần vào việc
xây dựng, hoạch định chính sách của nhà nước của các Bộ, ngành mà trực tiếp là Bộ
LĐTBXH và các địa phương phát triển ngành công nghiệp khai thác đá xây dựng;
đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy ở các Học viện, các trường Đại học
trong nước.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Khai thác tài nguyên nói chung và khai thác đá xây dựng là ngành công nghiệp
nặng đang được các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam quan tâm đầu tư phát
triển nhằm xây dựng kết cầu hạ tầng, cơ sở, giao thông …đẩy mạnh sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có tỷ lệ rủi ro cao,
gây ra nhiều TNLĐ, BNN với tỷ lệ cao. Do đó, ở tất cả các quốc gia, trong đó có Việt
Nam đều chú trọng tăng cường QLNN đối với khai thác tài nguyên khoáng sản, đảm
bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Xuất phát từ ý nghĩa, nội dung và vai trò cũng
như từ thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp khai thác đá, nhiều học giả trên thế
giới cũng như Việt Nam đã và đang dày công nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ nói
chung, ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD nói riêng.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Ở
NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1.1. Những nghiên cứu về mô hình, hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh
lao động đang được áp dụng trên thế giới
- Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ILO-OSH 2001 [5]
Hệ thống này dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia
đầu ngành trên thế giới nghiên cứu. Đây là một công cụ quốc tế quan trọng để có thể
phát triển Hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các quốc gia do Tổ chức lao động quốc tế
(ILO) đưa ra nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ đã
được các chính phủ, đại diện của người lao động và người sử dụng lao động trên thế
giới công nhận.
Hệ thống quản lý ATVSLĐ trong cuốn sổ tay được xây dựng trên cơ sở của
chu trình Deming bao gồm các công đoạn: Chính sách - Tổ chức - Hoạch định -
Đánh giá - Hành động, được thể hiện theo hình 1.1.
10
Hình 1.1: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ILO-OSH 2001
Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [5].
Hình 1.1 thể hiện tổ chức của hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ILO-OSH
2001: Muốn đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất - kinh doanh của bất kỳ
một doanh nghiệp hay cơ sở nào đều phải tuân thủ 05 khâu sau:
+ Chính sách quản lý ATVSLĐ: Thúc đẩy việc thực hiện và đưa hệ thống
quản lý ATVSLĐ vào công tác quản lý ở cơ sở; tạo điều kiện để hệ thống liên
tục đánh giá thực trạng công tác ATVSLĐ từ đó xác định mục tiêu, lập kế hoạch
và thực hiện được các hoạt động ATVSLĐ; thúc đẩy sự tham gia của người lao
động và đại diện của người lao động ở cơ sở; định kỳ đánh giá và rà soát hiệu
quả, tính khả thi của chính sách nhà nước về ATVSLĐ.
+ Tổ chức vận hành các hoạt động quản lý ATVSLĐ: Để thực hiện yếu tố tổ
chức trong hệ thống quản lý ATVSLĐ, các chủ thể sản xuất - kinh doanh phải vận
hành các hoạt động quản lý ATVSLĐ trong đó phải có sự tham gia của người lao
động; Người sử dụng lao động hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo
ATVSLĐ cho người lao động, chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện các
hoạt động ATVSLĐ và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống ATVSLĐ.
11
+ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý ATVSLĐ: Muốn tổ chức và thực
hiện công tác ATVSLĐ ở cơ sở được tốt cần phải lập kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở. Kế
hoạch ATVSLĐ ở cơ sở cần phải đầy đủ, phù hợp với cơ sở, và phải xây dựng trên
cơ sơ đánh giá các yếu tố rủi ro (thông qua các bảng kiểm định về ATVSLĐ). Kế
hoạch ATVSLĐ đưa ra phải thực sự góp phần đảm bảo sức khoẻ, ATVSLĐ tại nơi
làm việc. Tổ chức thực hiện ATVSLĐ trong hệ thống quản lý là nhằm hỗ trợ việc
tuân thủ và thực hiện tốt hơn các quy định của luật pháp quốc gia; xây dựng và thực
hiện tốt hơn hệ thống quản lý ATVSLĐ ở cơ sở; trợ giúp doanh nghiệp không ngừng
cải thiện ĐKLĐ, giảm TNLĐ, BNN.
+ Đánh giá và giám sát quản lý ATVSLĐ: Công tác đánh giá và giám sát công
tác ATVSLĐ phải được lập hồ sơ để theo dõi và thường xuyên định kỳ xem xét lại.
Khi đánh giá phải dựa trên cơ sở trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên đã
được phân công ở yếu tố 2 của Hệ thống quản lý ATVSLĐ. Người đại diện thực
hiện công tác đánh giá và giám sát được lựa chọn phải phù hợp với quy mô, tính
chất của các mục tiêu ATVSLĐ ở cơ sở; các biện pháp định tính, định lượng trong
quá trình đánh giá phải khách quan và phù hợp với các yêu cầu của cơ sở.
+ Hoạt động cải tiến, hoàn thiện chu trình, nội dung quản lý ATVSLĐ: Hoạt
động hoàn thiện chính là việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa, khắc phục các tồn
tại dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá và đưa ra các giải pháp thích hợp, lựa chọn,
xếp đặt thứ tự ưu tiên để cải thiện, đánh giá hệ thống quản lý để tiếp tục hoàn thiện.
Để xây dựng được một hệ thống quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp hay cơ sở
sản xuất - kinh doanh phải tuân thủ cả 5 yếu tố trên của hệ thống quản lý một cách
thường xuyên. Khi cải thiện cần chú ý tới các mục tiêu, các kết quả kiểm tra, các
đánh giá rủi ro, các kiến nghị, đề xuất cải thiện của cơ sở, của người sử dụng lao
động, người lao động và cả các thông tin khác nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ
cho người lao động.
- Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004 [50]
Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004 do Cơ quan tiêu chuẩn Anh biên
soạn và ban hành năm 2004. Đây thực chất là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý
12
ATVSLĐ ở doanh nghiệp đã được Cơ quan tiêu chuẩn Anh (BSI) biên soạn và ban
hành lần đầu vào năm 1996 có tên tiêu chuẩn BS 8800:1996. Tiêu chuẩn BS
8800:2004 là phiên bản năm 2004.
Mối quan hệ phụ Mối quan hệ chính
Hình 1.2: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn
của Anh BS 8800:2004
Nguồn: BSI [50].
Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004 bao gồm 7 thành phần sau đây :
(i)Xem xét ban đầu (Initial Review); (ii) Chính sách (Policy); (iii) Tổ chức bộ máy
(Organizing); (iv) Hoạch định và thực hiện (Planning & Implementing); (v) Đo
lường kết quả hoạt động (Measuring performance); (vi) Kiểm toán (Audit); (vii)
Xem xét kết quả hoạt động (Performance review).
Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004 cũng có thể áp dụng cho các
DNKTĐXD.
- Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Hoa Kỳ - ANSI Z10 [58]
Xem xét ban đầu/
Xem xét theo chu kỳ
Chính sách
Tổ chức
Hoạch định
và thực hiện
Đo lường
kết quả hoạt động
Kiểm toán
13
Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ANSI Z10 về hệ thống quản lý ATVSLĐ được
xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh Công nghiệp Hoa Kỳ
(AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện tiêu chuẩn quốc gia
Hoa Kỳ (ANSI, American National Standards Institute). Tiêu chuẩn này được ban
hành năm 2005, theo chu trình sau:
Hình 1.3. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn
Mỹ ANSI Z10
Nguồn: Plassis J. et al [58].
Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z10, cũng
giống như các mô hình quản lý đã xem xét ở trên, sử dụng chu trình quản lý
Deming (Plan - Do - Check - Act), bao gồm 4 thành phần chính : (i) Hoạch định
(Planning); (ii) Thực hiện và vận hành Implementation and Operation); (iii) Đánh
giá và hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action); (iv) Xem xét của
lãnh đạo (Management Review). Trong các khâu này, luôn có sự quản lý của lãnh
đạo và sự tham gia của người lao động.
- AT & SK
của NLĐ
- Năng suất
lao động
- Sự thoả mãn
- Hình ảnh
của doanh
nghiệp
- Mối nguy
- Rủi ro
- Sự cố, tai
nạn, bệnh tật
- CP đền bù
- CP nghỉ việc
Cải tiến liên tục
Chính sách, sự quản lý của lãnh đạo, sự
tham gia của người lao động
Xem xét của
lãnh đạo Hoạch định
Đánh giá và hành
động khắc phục
Thực hiện và
vận hành
14
Bên cạnh đó, các học giả nước ngoài đã quan tâm, nghiên cứu về ATVSLĐ,
cách thức tổ chức quản lý đối với sản xuất - kinh doanh xây dựng, khai thác mỏ gắn
với đảm bảo ATVSLĐ; QLNN về ATVSLĐ trong khai thác khoáng sản… Nổi bật
nhất là các công trình nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu của Trường đại học mỏ J.Bennett Camborne về hệ thống quản lý
an toàn, vệ sinh lao động đối với hoạt động khai thác mỏ (Quarry health and safety
management system) [55].
Nhóm nghiên cứu của trường Đại học mỏ J. Bennett Camborne đã nghiên cứu
và đề xuất một mô hình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong các doanh
nghiệp khai thác đá. Mô hình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có nhiều
điểm tương đương với tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001 và với mục đích là để áp
dụng cho tất cả các hoạt động trong quá trình khai thác đá nhằm góp phần giảm
thiểu các rủi ro do TNLĐ và BNN gây ra. Có thể thấy rõ Hệ thống quản lý an toàn
và sức khỏe trong khai thác đá qua sơ đồ 1.4.
Hình 1.4: Mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp
khai thác đá theo nhóm nghiên cứu của trường Đại học mỏ J. Bennett
Nguồn: J.Bennett [55].
Từ hình 1.4 đã chỉ ra rằng: Để quản lý hiệu quả an toàn, sức khỏe của người
lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh khai thác đá cần
VẬN HÀNH HỆ THỐNG
Vận hành hoạt động sản xuất -
kinh doanh đảm bảo an toàn và
sức khỏe
KIỂM TRA, GIÁM SÁT
VÀ CẢI TIẾN
Thực hiện kiểm tra, giám sát và
cải tiến hoạt động đảm bảo an
toàn và sức khỏe trong sản xuất -
kinh doanh khai thác đá
LẬP KẾ HOẠCH
Lập kế hoạch an toàn và sức khỏe
trong sản xuất - kinh doanh cụ thể
XEM XÉT HỆ THỐNG
Đảm bảo tính hiêu quả kinh tế -
xã hội-môi trường gắn với an
toàn và sức khỏe trong khai thác
đá CHIẾN LƯỢC
& CHÍNH SÁCH
Hoạch định chiến lược và các
chính sách phát triển ngành
khai thác đá gắn với quản lý an
toàn và sức khỏe
15
phải quản lý mang tính hệ thống cao, đảm bảo 05 nội dung: Chiến lược và chính
sách (Hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển ngành khai thác đá gắn
với quản lý an toàn và sức khỏe); Lập kế hoạch (lập kế hoạch an toàn và sức khỏe
trong sản xuất - kinh doanh cụ thể); Vận hành hệ thống (vận hành hoạt động sản
xuất - kinh doanh đảm bảo an toàn và sức khỏe); Kiểm tra, giám sát và cải tiến
(thực hiện kiểm tra, giám sát và cải tiến hoạt động đảm bảo an toàn và sức khỏe
trong sản xuất - kinh doanh khai thác đá). Trong đó, các nội dung trong hệ thống
quản lý sản xuất - kinh doanh khai thác đá phải hướng trọng tâm vào thực hiện
chiến lược sản xuất - kinh doanh trên nền tảng chính sách đã hoạch định trong đảm
bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động.
- Nghiên cứu của Viện Tiêu chuẩn Anh về Hệ thông quản lý ATVSLĐ - Hướng
dẫn thực hiện Tiêu chuẩn OHSA 18001:2007 (Occupational Health and Safety
Management Systems - Guidelines for the Implementation of OHSAS 18001:2007) [56].
Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là phiên bản hiện đang được sử dụng phổ
biến rộng rãi trong ATVSLĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Về thực chất, OHSAS
18001:2007 là một tiêu chuẩn mang tính hệ thống về quản lý an toàn, sức khỏe
nghề nghiệp. Hiện nay, Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được quốc tế công nhận
và được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp áp dụng phổ biến và rộng rãi trên thế
giới. Tiêu chuẩn này cung cấp cho các doanh nghiệp một khuôn khổ để xác định
nội dung, quy trình, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khỏe và an
toàn của người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của
doanh nghiệp.
Đồng thời, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007cũng giúp cho các chủ thể kinh tế,
tổ chức kiểm soát được việc tuân thủ các yêu cầu của luật định về vấn đề an toàn,
sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. Nhờ đó, giúp cho tổ chức giảm thiểu các
rủi ro liên quan đến pháp lý, nảy sinh khiếu kiện không đáng có do người lao động
không thực hiện đúng quy trình, trách nhiệm về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của
bản thân người lao động. Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo OHSAS 18001:2007
được thể hiện thông qua hình 1.5.
16
Hình 1.5: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn
OHSAS 18001:2007
Nguồn: OHSAS Project Group [56].
Theo hình 1.5 có thể thấy rõ hệ thống quản lý ATVSLĐ ở một doanh nghiệp
sản xuất - kinh doanh hay tổ chức xã hội gồm có 05 khâu: Đưa ra các chính sách về
ATVSLĐ (OH&S Policy); Hoạch định (Planning); Thực hiện và điều hành
(Implementation and Operation); Kiểm tra và hành động khắc phục (Checking);
Xem xét của lãnh đạo (Management review) và tiến hành cải tiến, hoàn thiện quản
lý ATVSLĐ thường xuyên và liên tục. Các công việc trên đòi hỏi doanh nghiệp
phải thực hiện đầy đủ theo một chu trình khép kín theo đúng trình tự và xem xét
định kỳ trong suốt quá trình áp dụng.
KIỂM TRA &
KHẮC PHỤC
HOẠCH ĐỊNH
THỰC HIỆN &
ĐIỀU HÀNH
CHÍNH SÁCH
ATVSLĐ
CẢI TIẾN
THƯỜNG
XUYÊN
XEM XÉT CỦA
LÃNH ĐẠO
17
1.1.1.2. Những nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Các học giả nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLNN nói
chung, QLNN về ATVSLĐ nói riêng. Đáng chú ý là các công trình sau đây:
- "Những yếu tố cơ bản về vệ sinh trong công nghiệp" của Barbaga A. plog
[49], đây là tác phẩm đi sâu nghiên cứu về các yếu tố gây nguy hại cho người lao
động trong môi trường sản xuất công nghiệp và cách thức phát hiện các yêu tố nguy
hại đến sức khỏe, tính mạng của người tham gia lao động và môi trường nhằm đưa
ra các biện pháp kiểm soát giảm thiểu thiệt hại về sức khỏe và tính mạng của người
lao động và bảo vệ môi trường. Cuốn sách đề xuất các biện pháp của Chính phủ
đảm bảo ATVSLĐ trong lĩnh vực công nghiệp và hiệu lực của chính sách đối với
thực tiễn.
- "Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe và an toàn trong lao động cho đội ngũ
kỹ sư" của Roger L. Brauer [64], đã phân tích sâu sắc và chỉ rõ những cách thức,
biện pháp nhằm trang bị kiến thức đảm bảo các điều kiện ATLĐ cho đội ngũ lao
động chất lượng cao, có chuyên môn kỹ thuật tốt - đội ngũ kỹ sư; trang bị phương
pháp hữu ích để đảm bảo những điều kiện an toàn trong lao động sản xuất nói
chung. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu những nhân tố cơ bản đảm bảo
ATLĐ (điều kiện cần thiết đảm bảo ATLĐ khía cạnh pháp lý, cách nhận biết các
mối nguy hại, yếu tố cơ bản (điều kiện) đảm bảo tính mạng, sức khỏe, các chỉ dẫn
về kỹ thuật để bảo đảm các biện pháp ATLĐ.
- "Kiểm soát an toàn và sức khỏe trong lĩnh vực xây dựng" của Helen lingard
và Stephen M. Rowlinson [54], các tác giả của cuốn sách này đi sâu phân tích nội
dung làm thế nào để tăng cường các biện pháp pháp lý để thực hiện ATLĐ; để
người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh; tăng cường hiệu lực
quản lý của chủ doanh nghiệp và của Chính phủ. Đồng thời, cuốn sách cũng dành
thời lượng đáng kể cho nghiên cứu các biện pháp phòng chống TNLĐ, BNN trong
lĩnh vực xây dựng, bao gồm cách thức đảm bảo an toàn đối với những rủi ro từ
thiên tai.
18
Quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ trong một số Luật nước ngoài như:
- "Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp" của Quốc hội Hàn Quốc [59].
+ Mục tiêu của Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp là: Duy trì và thúc đẩy
an toàn và sức khoẻ của người lao động thông qua việc phòng ngừa TNLĐ và BNN
bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khoẻ lao động và làm rõ trách
nhiệm cá nhân, tạo ra môi trường làm việc thoải mái.
+ Phạm vi áp dụng của Luật như sau:
(1) Luật này sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hoặc nơi làm việc (sau
đây gọi là “doanh nghiệp”): với Điều kiện là Luật có thể không áp dụng toàn bộ
hoặc một phần cho các doanh nghiệp theo quy định trong Sắc lệnh của Tổng thống
có tính đến mức độ của có hại và mối nguy hiểm, loại hình và quy mô doanh
nghiệp, vị trí của doanh nghiệp…
(2) Luật này và bất kỳ văn bản pháp luật khác ban hành dưới Luật này sẽ được
áp dụng cho Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức do Chính phủ đầu tư.
- "Luật an toàn và sức khỏe nơi làm việc" của Quốc hội Singapore [61].
+ Mục tiêu của Luật là: Đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động tại nơi
làm việc.
+ Phạm vi áp dụng của Luật áp dụng cho:
(1) Nơi làm việc bất kỳ do Chính phủ sở hữu hoặc quản lý toàn bộ hay một phần.
(2) Công trường bất kỳ mà ở đó hoạt động xây dựng hoặc công việc xây dựng
cơ khí bất kỳ được tiến hành bởi hoặc thay mặt Chính phủ.
- Luật an toàn sức khỏe nghề nghiệp của Quốc hội Malaysia [60]
+ Mục tiêu của Luật:
(1) Bảo đảm an toàn, sức khoẻ và phúc lợi của mọi người lao đông ở nơi làm
việc trước những rủi ro về an toàn và sức khoẻ xảy ra trong các hoạt động của họ ở
nơi làm việc;
(2) Bảo vệ người lao động tránh khỏi những rủi ro gây mất an toàn và sức
khoẻ cho họ trong các hoạt động ở nơi làm việc;
19
(3) Làm cho môi trường lao động phù hợp với tâm sinh lí người lao động ở nơi
làm việc;
(4) Cung cấp cơ sở pháp lý về ATVSLĐ được thay thế dần bằng một hệ thống
các tiêu chuẩn, quy chuẩn kết hợp với các điều khoản của Đạo luật này nhằm duy trì
hoặc cải thiện điều kiện an toàn và sức khoẻ.
+ Phạm vi áp dụng của Luật: Luật này được áp dụng trên phạm vi toàn lãnh
thổ Malaysia cho các ngành công nghiệp liên yêu cầu phải đảm bảo an toàn, vệ sinh
lao động.
- "Luật An toàn Lao động của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" của Quốc
hội Trung Quốc [62].
+ Mục tiêu của Luật: Luật được xây dựng nhằm tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, phòng ngừa và giảm thiểu TNLĐ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và
thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
+ Phạm vi áp dụng của Luật: Luật này điều chỉnh các nội dung về trong các
đơn vị tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi chung là các
đơn vị sản xuất, kinh doanh) hoạt động trên lãnh thổ của nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa. Nếu trong các văn bản pháp luật của Nhà nước về phòng cháy chữa
cháy, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ có những quy định về
khác thì phải áp dụng cả những quy định đó.
Như vậy, các công trình nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến đề tài luận
án là khá đa dạng, phong phú. Song, tâp trung chủ yếu nghiên cứu về hệ thống quản
lý hay mô hình QLNN đối với ATVSLĐ; các Luật, văn bản dưới Luật về đảm bảo
ATVSLĐ và sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, những nghiên cứu về QLNN
đối với ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng còn khá hiếm.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước
thì trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều đã được phân tích, nghiên cứu và
đưa ra giải pháp làm thế nào để gia tăng nhanh năng suất lao động, đẩy mạnh phát
20
triển kinh tế, đưa đất nước vượt qua đói nghèo và trong khoảng thời gian nhất định
phải đuổi kịp các nước trong khu vực. Chính từ bối cảnh ấy, nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều công trình nghiên cứu đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu từng góc cạnh cụ thể và
đã có những công trình được áp dụng trên thực tế, có những đề xuất để hoàn thiện
chính sách, chế độ về ATLĐ và đã có những kết quả nhất định.
Thực tế, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản
lý, khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung, an toàn và sức khỏe cho người lao
động, ATVSLĐ nói riêng. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu sau đây:
1.1.2.1. Các đề tài nghiên cứu khoa học
- “Ứng dụng mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh
nghiệp khai thác đá xây dựng” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội [44], đề tài
nghiên cứu thể hiện các kết quả của sự phối hợp giữa Cục ATLĐ với Viện Khoa
học Lao động và Xã hội trong việc nghiên cứu, triển khai thí điểm mô hình hệ thống
quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành, lĩnh vực có
nguy cơ cao như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại hai tỉnh Hà Nam (60
doanh nghiệp), Quảng Ninh (60 doanh nghiệp) và một số làng nghề. Theo đó, các
doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được lựa chọn để áp dụng thí điểm sẽ được các chuyên
gia trong lĩnh vực ATVSLĐ tư vấn cũng như hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ
thống quản lý ATVSLĐ ở đơn vị mình như: cung cấp các tài liệu, thiết bị an toàn,
xây dựng góc BHLĐ, công tác huấn luyện ATVSLĐ nhằm giúp doanh nghiệp xây
dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp
luật vừa giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, giúp giảm thiểu
TNLĐ, BNN. Trên cơ sở này tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình và
xây dựng mô hình. Từ đó nhân rộng việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ trong
cả nước. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ vẫn còn nhiều khó
khăn do đa phần doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa quan tâm đúng mức đến công tác
ATVSLĐ; cán bộ làm công tác ATVSLĐ chưa chủ động trong công tác đôn đốc,
hướng dẫn triển khai; người lao động chưa có ý thức chấp hành nội quy làm việc;
một số doanh nghiệp vẫn còn thực hiện mang tính chất đối phó;…
21
- “Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý rủi ro trong sản xuất nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cơ sở sản xuất vừa
và nhỏ” của Nguyễn Thắng Lợi [23], đã chỉ ra rằng: Để nâng cao hiệu quả quản lý
ATVSLĐ cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau:
(i) Ở tầm vĩ mô, cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ
thống quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ;
(ii) Ở tầm vi mô, cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của
doanh nghiệp đối với ATVSLĐ. Cụ thể là:
+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần phải áp dụng một số giải pháp sau:
Tăng cường QLNN việc cấp phép đầu tư, chỉ cho phép những doanh nghiệp
đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật, con người tham gia hoạt động khai thác đá xây dựng.
Trong quá trình xem xét cấp phép đầu tư, cần phải xem xét khả năng đảm bảo môi
trường và ATVSLĐ trên cơ sở xem xét các yếu tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất -
kỹ thuật, công nghệ khai thác, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, chương trình đào
tạo nguồn nhân lực. Chỉ cấp phép cho các dự án có đủ năng lực khai thác và năng
lực đảm bảo môi trường và ATVSLĐ nhằm loại bỏ hoàn toàn sự hình thành các
doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia hoạt động khai thác đá.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để
phát hiện và xử phạt nghiêm những doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ
thuật an toàn trong khai thác đá; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với những doanh
nghiệp vi phạm nghiêm trọng, nhằm góp phần ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp.
Xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác đá áp dụng mô hình quản
lý ATVSLĐ hiệu quả. Ở tầm vĩ mô, nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng mô
hình QLNN về ATVSLĐ trong các cơ quan QLNN và mô hình hiệu quả trong
doanh nghiệp để hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng.
Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là áp dụng kiểu hệ thống quản lý
ATVSLĐ đổi mới, sử dụng phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc. Có thể
22
tham khảo các mô hình quản lý đó làm cơ sở để xây dựng mô hình quản lý
ATVSLĐ áp dụng ở Việt Nam.
+ Đối với các doanh nghiệp cần áp dụng một số giải pháp sau đây để nâng cao
hiệu quả quản lý, đồng thời góp phần làm thay đổi quan điểm và hình thành dần
cách thức quản lý mới:
Tăng cường sự tham gia của lãnh đạo vào quá trình quản lý ATVSLĐ: Các
nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rõ lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp quản lý ATVSLĐ
sẽ quyết định sự thành công của hệ thống quản lý ATVSLĐ. Lãnh đạo không chỉ
đóng vai trò là người xem xét, phê duyệt kế hoạch, chương trình ATVSLĐ và chỉ
đạo các bộ phận của doanh nghiệp thực hiện mà còn tham gia trực tiếp vào quá trình
quản lý ATVSLĐ: từ việc xây dựng chính sách, mục tiêu ATVSLĐ, kế hoạch đến
việc tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động
ATVSLĐ. Lãnh đạo không những trực tiếp quản lý quá trình sản xuất mà còn trực
tiếp quản lý môi trường và ATVSLĐ. Bộ phận ATVSLĐ chỉ là một trong những
người thừa hành, triển khai công việc.
Tích hợp quản lý ATVSLĐ vào trong hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp:
Theo kinh nghiệm thế giới, việc tích hợp quản lý ATVSLĐ vào hệ thống quản lý
chung của doanh nghiệp cho phép vừa nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ vừa nâng
cao hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất chung của doanh nghiệp. Người sử dụng
lao động phải coi ATVSLĐ là một bộ phận không thể tách rời của quá trình sản xuất
và tiếp cận quản lý nó như tiếp cận quản lý đối với quá trình sản xuất. Quản lý
ATVSLĐ và quản lý sản xuất, quản lý môi trường phải được thực hiện đồng thời,
thống nhất từ trên xuống và được điều hành trực tiếp bởi lãnh đạo doanh nghiệp. Hiện
nay, tất các hệ thống quản lý ATVSLĐ tiên tiến đều có cấu trúc tương thích với các
hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường. Chính sự tương thích của các hệ
thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường và quản lý ATVSLĐ là điều kiện tiên
quyết để có thể tích hợp chúng vào một hệ thống quản lý chung, thống nhất.
Tăng cường sự tham gia của người lao động vào quản lý ATVSLĐ: Theo quan
điểm mới, trong quản lý ATVSLĐ, người lao động vừa là đối tượng vừa là chủ thể
23
quản lý, người lao động tham gia trự tiếp vào quá trình quản lý. Muốn nâng cao
hiệu quả quản lý ATVSLĐ cần đảm bảo cho người lao động được tham gia và tham
gia hiệu quả vào quá trình quản lý. Để người lao động có thể tham gia tích cực và
hiệu quả vào quản lý ATVSLĐ thì người lao động phải được: i) đào tạo kiến thức về
ATVSLĐ để có đủ năng lực để thực hiện ATVSLĐ trong quá trình thực thi công
việc tại chỗ làm việc; ii) cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực về ATVSLĐ; iii)
quyền phản ánh, trao đổi về những bất cập liên quan đến ATVSLĐ tại chỗ làm việc;
iv) tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra,
giám sát các hoạt động và kết quả ATVSLĐ; và v) doanh nghiệp có chính sách, cơ
chế khuyến khích người lao động tham gia vào quản lý ATVSLĐ.
Áp dụng qui trình đánh giá và kiểm soát rủi ro: Muốn nâng cao hiệu quả quản lý
ATVSLĐ cần phải áp dụng phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc thay cho
phương pháp kiểm soát an toàn cá nhân mà hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng.
Phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc: Chú trọng tới việc kiểm soát các
mối nguy hại tại chỗ làm việc bằng cách thiết lập chỗ làm việc an toàn và sử dụng
các nguyên tắc quản lý rủi ro để quản lý các mối nguy hại. Qui trình đánh giá và
kiểm soát rủi ro là công cụ để doanh nghiệp quản lý các mối nguy hại.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu là sách, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí
Các công trình nghiên cứu khoa học là sách, tài liệu tham khảo có liên quan đến
đề tài luận án có khá nhiều, song, đáng chú ý là các công trình khoa học sau đây:
- " Thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh phát
triển bền vững ở Việt Nam" của Viện Tư vấn và Phát triển, Liên hiệp các Hội
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam [45], xuất phát từ thực tiễn những năm gần đây,
ngành khai thác khoáng sản đã bộc lộ nhiều yếu điểm dẫn đến TNLĐ, BNN xảy ra
rất nhiều và nghiêm trọng, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, hiệu quả kinh tế thấp, để
lại nhiều hậu quả đối với môi trường, xã hội. Các văn bản pháp luật về tài nguyên
khoáng sản cũng còn nhiều lỗ hổng. Để đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam
cần có những điều chỉnh hợp lý về khung pháp lý cũng như tổ chức QLNN ngành
24
khai thác khoáng sản theo hướng sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm,
hiệu quả, hài hòa vấn đề môi trường, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển
và bảo vệ môi trường và ATVSLĐ.
Cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành khai thác khoáng
sản Việt Nam. Cuốn sách được nghiên cứu rất công phu của các nhà khoa học,
phân tích, đánh giá và phản ánh rõ các nội dung sau đây: (1) Phân tích ý nghĩa, vai
trò của quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản đặt trong bối cảnh phát triển bền
vững ở Việt Nam; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, khai thác khoáng sản
của Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững; làm rõ những kết quả đạt được
và những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quản lý, khai thác tài nguyên
khoáng sản. Đặc biệt, tác phẩm chỉ rõ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản
ở Việt Nam chưa thực sự gắn kết sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người lao động; ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; (3) Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; đảm bảo khai thác gắn
với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy tăng trưởng, phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường; nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người
lao động; gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động trong ngành khai
thác khoáng sản.
- "Cuốn sách quản lý môi trường lao động" của Lê Vân Trình [42], đây là
cuốn sách phục vụ nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên các trường Đại học kỹ
thuật. Nội dung cơ bản được tác giả đi sâu nghiên cứu về môi trường lao động và
quản lý môi trường lao động nói chung, với đặc điểm, nội dung và tiêu chí cụ thể
nhằm đảm bảo quản lý tốt môi trường lao động cho người lao động.
Thông qua cuốn sách giúp người đọc có thể hiểu được phần nào về môi
trường lao động tại các khu vực làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường
làm việc của người lao động. Từ đó, có thể nhận biết được các nguy cơ có thể gây
ra TNLĐ, BNN, các yếu tố gây hại tới sức khỏe cho người lao động và đưa ra các
25
giải pháp khắc phục để đảm bảo cho người lao động có được môi trường làm việc
tốt nhất.
- "Luật Lao động cơ bản" của Nguyên Diệp Thành [33], cuốn sách được biên
soạn nhằm mục đích phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Đại
học, Viện nghiên cứu về lao động, tổ chức lao động. Cuốn sách cung cấp những
kiến thức hữu ích trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức xã
hội nói chung, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khai thác tài nguyên khoáng
sản nói riêng.
Nội dung chính của sách tập trung vào việc phân tích các vấn đề về: Cơ sở lý
luận về ATVSLĐ, bao gồm khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của quy định về ATLĐ
và VSLĐ; trách nhiệm về ATLĐ và VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; trách nhiệm của cơ quan nhà
nước trong lĩnh vực ATVSLĐ, thanh tra về ATVSLĐ); vai trò của Công đoàn
trong lĩnh vực ATVSLĐ; các biện pháp và tiêu chuẩn về ATVSLĐ.
- :An toàn và vệ sinh lao động trong ngành mỏ" của Bùi Xuân Nam [25], đã
chỉ ra những bản chất, nội dung của ATVSLĐ; hệ thống pháp luật và QLNN về
ATVSLĐ; ATVSLĐ trong ngành mỏ. Thông qua đó, giúp ích cho người đọc hiểu
rõ những vấn đề quan trọng, như: ATVSLĐ trong khai thác mỏ, như: VSLĐ trong
ngành mỏ; hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về ATVSLĐ trong đó đưa ra
một số vấn đề: khái niệm về BHLĐ, ATVSLĐ; ĐKLĐ và các yếu tố nguy hiểm,
có hại trong lao động; các biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ; đồng thời giúp những
người làm công tác quản lý, người sử dụng lao động, người lao động có những
kiến thức về nhận dạng mối nguy, đánh giá và phân tích nguy cơ có thể xảy ra tại
nơi làm việc từ đó giúp cho người làm công tác quản lý, công tác an toàn, người
sử dụng lao động và người lao động có ý thức được với công việc của mình, giúp
cho công tác phòng tránh tác hại của các yếu tố nêu trên đạt hiệu quả, giảm thiểu
được tối đa những nguy cơ xảy ra đối với con người trong quá trình làm việc;
phân tích kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên đặc biệt chú ý tới các biện
26
pháp khai thác để đảm bảo an toàn, bên cạnh đó phần này cũng đưa ra những
phương pháp nhằm xác định và đánh giá mức độ rủi ro trong khai thác mỏ lộ
thiên;phân tích hệ thống pháp luật và những quy định QLNN về ATVSLĐ cũng
được đề cập rất chi tiết ở đây.
Giáo trình này là tài liệu rất hữu ích để nghiên cứu sinh có thể tham khảo
những kiến thức về tổ chức thực hiện và triển khai công tác ATVSLĐ để đưa ra
các giải pháp về ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD tại Việt Nam.
- "Bảo hộ lao động" của Nguyễn An Lương [24], cuốn sách được xuất bản
bởi một Chuyên gia đầu ngành về bảo hộ lao động nói riêng, ATVSLĐ nói chung
đã có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, quản lý về BHLĐ chỉ đạo và là tác giả
trực tiếp giữ vai trò chủ biên. Cuốn sách đã tập hợp được sự đóng góp quý báu của
những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực BHLĐ. Thực sự là một tài liệu rất bổ ích
đề cập một cách đầy đủ nhất đến những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ, từ
những khái niệm, những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ, các vấn đề pháp
luật, chế độ chính sách, công tác quản lý, xây dựng chiến lược, phong trào quần
chúng hoạt động về BHLĐ cho đến những nội dung khoa học kỹ thuật BHLĐ. Sách
gồm đã trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống nội dung của công tác
BHLĐ. Tác giả khi trình bày các nội dung biên soạn đã cố gắng chọn lọc những
kiến thức cơ bản, tiếp cận với các kiến thức mới, cập nhật kịp thời các thông tin
trong nước và quốc tế.
- "Giáo trình An toàn mỏ" của Phạm Ngọc Lợi [22], cuốn sách nhằm giúp
người đọc có được nhận thức đầy đủ về mối liên hệ giữa môi trường và con người,
sinh vật và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đất nước. Đồng thời giúp cho người
đọc nhận thức đúng hơn về ATLĐ, mục đích, vai trò, ý nghĩa của công tác an toàn
và BHLĐ và các quy định an toàn khi đi lại, làm việc tại mỏ: Quy định an toàn khi
vận chuyển người, thiết bị ra vào lò, quy định vận hành một số thiết bị mỏ chuyên
dùng, quy định an toàn khi nổ mìn...từ nhận thức đó hướng cho người đọc thấy
được sự cần thiết nâng cao hiệu lực QLNN về môi trường và các biện pháp phòng
chống các tai nạn xảy ra trong hoạt động khai thác mỏ.
27
- "Sức khỏe nghề nghiệp" của Đỗ Văn Hàm [20], cuốn sách là một trong
những tài liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa. Cuốn
sách cung cấp những kiến thức cơ bản về y học lao động và BNN bao gồm cả lý
thuyết và thực hành. Trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các tác
hại nghề nghiệp và BNN sẽ có khả năng thay đổi nhiều. Tác giả hy vọng cuốn sách
sẽ cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu về lý thuyết và thực hành các các biện pháp
vệ sinh công nghiệp, các biện pháp nhằm phòng người BNN có thể xảy ra. Thông
qua cuốn sách giúp người đọc hiểu cụ thể hơn những vấn đề về vệ sinh lao động,
BNN xẩy ra trong quá trình lao động - sản xuất một cách tốt hơn.
- "An toàn trong xây dựng" của Nguyễn Văn Ất và Đỗ Minh Nghĩa [1], cuốn
sách tập trung giới thiệu về ATLĐ trong một ngành, lĩnh vực cụ thể - ATLĐ trong
xây dựng, ngành sản xuất công nghiệp có tần suất và khả năng rủi ro xảy ra cao đối
với an toàn cho người lao động và cách phòng chống, đảm bảo an toàn cho người
lao động trong suốt quá trình sản xuất.
Ngoài ra còn có những bản báo cáo các số liệu thống kê của các Bộ, ngành
phục vụ cho quá trình đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về ATVSLĐ. Chẳng
hạn như:
- "Báo cáo về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2009-
2014" của Bộ LĐTBXH [10], trên cơ sở báo cáo tổng hợp về hình hình TNLĐ của
63 tỉnh, thành phố trong cả nước hằng năm, Bộ LĐTBXH tổng hợp, phân tích tình
hình TNLĐ, BNN từ đó có thể phân loại theo các yếu tố ngành và lĩnh vực. Việc
tổng hợp báo cáo này rất thuận lợi cho việc xác định các nguyên nhân chính có thể
gây TNLĐ, BNN, căn cứ vào đó để cơ quan QLNN đưa ra các chính sách quy định
điều chỉnh cho phù hợp tiến tới loại bỏ hoặc làm giảm thiểu đến mức tối đa các
TNLĐ, BNN.
Tuy nhiên, trên thực tế thì việc báo cáo, thống kê này hiện nay vẫn chưa
được tốt, nhiều địa phương không có báo cáo TNLĐ theo mẫu quy định hoặc số
liệu báo cáo không đầy đủ, không phù hợp. Đặc biệt tỷ lệ báo cáo của các doanh
nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) về các Sở LĐTBXH địa
28
phương vẫn rất thấp, gây khó khăn trong việc tổng hợp, đánh giá tình hình
TNLĐ trên phạm vi cả nước.
- "Báo cáo kết quả tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và
hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng" của Bộ Tài nguyên và Môi
trường [11], dựa trên kết quả thanh tra, kiểm tra tại 221 doanh nghiệp, bản báo cáo
đã chỉ ra được những tồn tại về công tác QLNN, những tồn tại ngay tại các cơ sở
khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Báo cáo cũng xác định được ra một số
nguyên nhân về: Thể chế, chính sách; Công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng
sản; Bộ máy, Cán bộ làm công tác quản lý; Thực hiện thẩm quyền cấp phép hoạt
động khoáng sản; phối hợp trong công tác QLNN về khoáng sản. Về phía các
DNKTĐXD, công tác đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra,
kiểm tra thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp. Thông qua những tồn tại
và xác định được nguyên nhân, Báo cáo đã đưa ra các biện pháp xử lý tồn tại và đề
xuất các giải pháp để khắc phục.
- "Báo cáo tổng kết 18 năm thi hành pháp luật ATVSLĐ và định hướng triển khai
đến năm 2020" của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [6], là tổng kết của 18 năm
thi hành pháp luật của các ngành, lĩnh vực đối với công tác ATVSLĐ. Thông qua
Báo cáo là một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác ATVSLĐ ở Việt Nam
hiện nay và trong những năm gần đây, từ đó giúp cho các cơ quan QLNN, những
người làm chính sách ATVSLĐ có cái nhìn chân thực nhất để đưa ra những quy
định, điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới.
1.1.3. Một số kết luận rút ra từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu ở
ngoài nước và trong nước có liên quan đến luận án
Thứ nhất, chủ đề ATVSLĐ nói chung, QLNN về ATVSLĐ trong các doanh
nghiệp sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đá xây dựng, các tổ chức kinh
tế nói riêng đã, đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn
của cá nhân các nhà khoa học cũng như các cơ quan nhà nước ở cả trong nước,
nước ngoài.
29
Thứ hai, xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên
cứu khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu riêng, song, hầu hết các tác giả trong
nước và ngoài nước đều tập trung nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ đối với các
doanh nghiệp sản xuất khác trên các góc độ chủ yếu, đó là: Bản chất, nội dung,
nguyên tắc của QLNN, đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất nói chung.
Thứ ba, muốn giảm thiểu tối đa TNLĐ, BNN nhất thiết tăng cường QLNN về
ATVSLĐ trong các doanh nghiệp sản xuât; Đồng thời, phải xây dựng và triển khai
hiệu quả các mô hình, phương thức, biện pháp cụ thể để ngăn chặn, giảm thiểu rủi
ro, bảo đảm ATVSLĐ tránh được TNLĐ, BNN.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ, trong đó có sự tham gia một
cách đồng bộ, tích cực, chủ động và hiệu quả của các chủ thể đó là: Bản thân Người
lao động; doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế - xã hội; nhà nước các cấp, các Bộ,
ngành, địa phương…
Thứ năm, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và Việt Nam
có giá trị khoa học tham khảo, rất bổ ích cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định
chính sách, cũng như bản thân nghiên cứu sinh khi thực hiện đề tài của luận án.
1.2. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẦN TIẾP
TỤC NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN
Mặc dù đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về người lao động,
ATVSLĐ ở các ngành, lĩnh vực cụ thể trong quá trình vận hành sản xuất - kinh
doanh của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam và thế giới, tuy nhiên,
cho đến nay, những vấn đề khoa học về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD cần tiếp
tục được nghiên cứu và làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. Cụ thể là:
Thứ nhất, nghiên cứu và làm sáng rõ bản chất của QLNN về ATVSLĐ trong
các DNKTĐXD.
Thứ hai, phân tích sâu sắc để chỉ rõ đặc điểm, vai trò của QLNN về ATVSLĐ
trong các DNKTĐXD có những điểm tương đồng và khác biệt gì đối với quản lý
ATVSLĐ trong các ngành, lĩnh vực nói chung, QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD nói riêng.
30
Thứ ba, nghiên cứu và làm sáng tỏ nguyên tắc, nội dung gắn với phương thức,
mô hình cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD.
Thứ tư, nghiên cứu để hiểu rõ kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD. Đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa QLNN về ATVSLĐ trong khai thác
đá xây dựng của các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển với các nước
đang phát triển, có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm quý nào có thể vận dụng mô hình, nội dung, phương thức của quốc tế
vào việc thực hiện QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam.
Thứ năm, hiện nay ở Việt Nam, đang phát triển kinh tế nhanh và bền vững,
trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng
sản nói chung, khai thác đá xây dựng nói riêng. Tuy nhiên, công tác QLNN về khai
thác khoáng sản cũng như về ATVSLĐ còn nhiều hạn chế, đã và đang tác động tiêu
cực đối với lợi ích kinh tế, ATVSLĐ, TNLĐ, BNN cho người lao động. Vì vậy, cần
phải có sự nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc đánh giá đúng đắn, khách
quan về thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá, rút ra
những kết quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD.
Thứ sáu, trên nền tảng của việc phân tích những hạn chế, bất cập của QLNN
về ATVSLĐ trong DNKTĐXD ở Việt Nam, phải đề xuất một hệ thống các phương
hướng và giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả QLNN về ATVSLĐ
trong các DNKTĐXD ở Việt Nam, đảm bảo cho người lao động luôn được khỏe
mạnh, an toàn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững; bảo đảm cho
xã hội phát triển ngày càng văn minh, hiện đại.
Trên đây là những khoảng trống cả về mặt lý luận và thực tiễn cần phải tiếp
tục nghiên cứu trong luận án “Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam”.
31
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG
2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC
ĐÁ XÂY DỰNG
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về An toàn lao động
“An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động
được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động
xấu đến sức khoẻ” [26, tr.9].
An toàn lao động luôn gắn với công cụ lao động và phương tiện lao động cụ
thể. Bởi lẽ, để có thể tiến hành sản xuất - kinh doanh, con người phải sử dụng công
cụ lao động, phương tiện lao động để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Công cụ và phương tiện lao động bao gồm từ các công cụ đơn giản đến các máy,
thiết bị tinh vi, hiện đại, từ một chỗ làm việc đơn sơ, thậm chí không có mái che đến
những nơi làm việc trong nhà xưởng với đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá,
xem xét mức độ ảnh hưởng của các công cụ, máy, thiết bị, nhà xưởng đối với tính
mạng, sức khỏe con người để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao
động. Người lao động sử dụng công cụ, phương tiện lao động gắn với đối tượng lao
động, tiến trình công nghệ trong sản xuất, môi trường lao động.
2.1.1.2. Khái niệm vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là một lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành của
BHLĐ, nghiên cứu việc quản lý - nhận dạng, đánh giá và kiểm soát nguy
cơ của các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ con
người, đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc
nhằm bảo vệ sức khoẻ, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa BNN
cho người lao động [24, tr.170].
32
Vệ sinh lao động có các nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm nhận dạng các tác
hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ người lao động; nghiên cứu
những biến đổi sinh lý, sinh hoá, tâm - sinh lý và căng thẳng do các tác đại nghề
nghiệp tác động đến con người; nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và kiểm
soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn vệ sinh sức khoẻ môi trường điều kiện làm việc, các chế độ và kiểm tra
việc thực hiện; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn khám tuyển, khám sức khoẻ
định kỳ và khám BNN.
2.1.1.3. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động
An toàn lao động và VSLĐ là hai phạm trù không thể tách rời trong quá
trình lao động tạo ra sản phẩm, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ nghề
nghiệp cho người lao động. Do đó:
An toàn, vệ sinh lao động (hay bảo hộ lao động) là các hoạt động đồng
bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học -
công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ
sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo
vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động [24, tr.12].
Khi nói đến ATLĐ là phải gắn với VSLĐ vì trong quá trình lao động tạo ra sản
phẩm hai phạm trù này luôn song hành cùng nhau. Sự phát triển của ATVSLĐ phụ
thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu
phát triển xã hội của mỗi quốc gia. Vào những thập niên giữa thế kỷ XX, khi yêu
cầu tối thiểu cơ bản của người lao động trước hết là phải không bị tai nạn, bệnh
tật trong khi làm việc, thì mục tiêu chính của ATVSLĐ là phải áp dụng ngay các
biện pháp, nhiều khi là bị động, để ngăn chặn tai nạn, bệnh tật chứ chưa thể nghĩ
đầy đủ đến các giải pháp có hệ thống, chủ động kiểm soát nguy cơ gây ra tai nạn,
bệnh tật ngay từ đầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và công nghệ,
công tác ATVSLĐ cũng dần chuyển từ đối phó, bị động sang thế chủ động trong
việc quản lý và kiểm soát các nguy cơ một cách có hệ thống, trong đó coi trọng
việc nâng cao văn hóa an toàn và ưu tiên biện pháp phòng ngừa. Những năm
33
cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhất là từ tháng 6 năm 2003, sau khi Hội
nghị Lao động quốc tế thông qua chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ và tiếp đó, sau
khi có Hội nghị thượng đỉnh tại Đại hội thế giới về ATVSLĐ lần thứ 18 ở Seoul -
Hàn Quốc (2008) đã ra “Tuyên bố Seoul về An toàn và sức khỏe trong lao động”,
vấn đề ATVSLĐ đã có những bước phát triển mới, cả trong nhận thức về vai trò,
tầm quan trọng, phương hướng phát triển, cả trong những biện pháp quản lý,
kiểm soát các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ, bảo vệ tính mạng, sức khỏe Người lao
động.
2.1.1.4. Khái niệm về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan
đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ
bên ngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng
hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể [24, tr.14].
Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một
lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức
năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là TNLĐ. Tai
nạn xảy ra đối với người lao động trên đường từ nhà đến nơi làm việc và từ nơi làm
việc trở về nhà theo một tuyến đường hợp lý nhất định cũng được coi là TNLĐ.
Người ta có thể phân chia TNLĐ thành 03 loại: TNLĐ chết người, TNLĐ
nặng và TNLĐ nhẹ. Phân loại TNLĐ thường căn cứ vào tình trạng thương tích hoặc
số ngày phải nghỉ việc để điều trị vết thương do TNLĐ. Việc phân chia TNLĐ
thành các loại khác nhau như trên nhằm mục đích có phương thức kiểm tra, giám
sát và xử lý hiệu quả các TNLĐ.
Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng
nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh
là do tác hại thường xuyên và kéo dài của ĐKLĐ xấu. Cũng có thể nói
răng đó là sự suy yếu dần về sức khỏe, gây nên bệnh tật cho người lao
động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong
quá trình sản xuất lên cơ thể người lao động [24, tr.18].
34
Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa dạng và có
nhiều loại, song tựu trung lại có thể phân thành các nhóm sau: Các yếu tố vật lý như
nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hóa và không ion hóa), bụi, tiếng ồn, độ
rung, thiếu sáng...; các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc,
các chất phóng xạ...; các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn...; các yếu tố bất lợi
về tư thế lao động, quá tải về thể lực, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật
hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý...Việc xác định rõ nguồn gốc,
mức độ và ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với con người để đề ra
các biện pháp làm giảm, tiến đến loại trừ các yếu tố đó, hay nói cách khác là quản lý
và kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả các mối nguy nghề nghiệp đó là một trong những
nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, bảo vệ
sức khỏe cho người lao động.
2.1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các
doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác
đá phục vụ cho xây dựng. Sự có mặt của các doanh nghiệp khai thác đá rất cần thiết
để phát triển đất nước, nhất là ở những nước đang phát triển có tiềm năng, lợi thế về
tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, doanh nghiệp khai thác đá luôn xảy ra rủi ro bất
ngờ, bất khả kháng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, rất cần thiết phải
thực hiện công tác quản lý, nhất là QLNN trong lĩnh vực này.
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là dạng quản lý mà
trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính
quyền lực nhà nước (sử dụng quyền lực nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước)
điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực
hoạt động khai thác đá để đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống TNLĐ và BNN, nhằm
bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động trong các DNKTĐXD và bảo vệ
35
nhân dân trong vùng có khoáng sản khai thác, đồng thời giúp các DNKTĐXD phát
triển bền vững, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo đá
xây dựng.
Như vậy, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD chính là sự tác động có
mục đích của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của con người,
đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế,
xã hội và bảo vệ môi trường.
Khái niệm QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD phản ánh những nội
hàm sau đây:
Thứ nhất, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là sự tác động của Nhà
nước vào các DNKTĐXD hướng tới đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động trong
các doanh nghiệp này.
Thứ hai, tác động của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội: Giữa
Chính phủ (là các Bộ, ngành) với địa phương (là UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành),
giữa các Bộ, ngành với nhau và với địa phương, doanh nghiệp và giữa cơ quan cấp
tỉnh với cấp huyện, doanh nghiệp….để đảm bảo an toàn về thân thể, tính mạng cho
người lao động trong quá trình sản xuất - kinh doanh tại các DNKTĐXD.
Thứ ba, mục đích cuối cùng của QLNN về ATVSLĐ trong các
DNKTĐXD là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội gắn
với bảo vệ sức khỏe, an toàn và tính mạng người lao động, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường.
Để đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN về ATVSLĐ trong
các DNKTĐXD phải căn cứ vào các yếu tố sau:
- Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội: Khi công tác quản lý ATVSLĐ
được triển khai, thực hiện tốt ở các DNKTĐXD thì TNLĐ, BNN sẽ giảm đi, thiệt
hại về kinh tế cho doanh nghiệp giảm xuống và quan trọng hơn là nâng cao được
hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chí này cũng chính là quan
điểm của Đảng, nhà nước trong tiến trình tiến tới quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước thời gian tới.
36
- Việc đảm bảo sức khỏe, an toàn và tính mạng cho người lao động: Môi
trường làm việc an toàn được chú trọng thì đồng nghĩa với việc các điều kiện về sức
khỏe và an toàn cho người lao động được quan tâm. Do đó, công tác QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD muốn đạt được hiệu quả cao thì vấn đề sức khỏe
và tính mạng của người lao động được quan tâm đến mức tuyệt đối, họ phải được
làm việc trong một môi trường đảm bảo các yếu tố về ATVSLĐ. Phải phấn đấu để
TNLĐ, BNN phải giảm thiểu tối đa, năm sau ít hơn năm trước.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Đất nước ta trong thời kì
công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự ra đời và phát triển của số lượng ngày càng nhiều
các DNKTĐXD với sản lượng khai thác ngày càng gia tăng, nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt kéo theo rất nhiều hệ lụy là vấn đề ô nhiễm môi trường
do khai thác đá xây dựng tạo nên. Nếu không có hoạt động quản lý, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, không xử ô nhiễm môi trường thì gây ra hậu quả
rất nghiêm trọng đối với nguồn tài nguyên, đến sức khỏe, tính mạng con người và
nghiêm trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế
quốc gia. Vì vậy, gắn với hiệu quả của QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD
chính là gắn với công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo một môi trường
xanh - sạch - đẹp chung của toàn xã hội.
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao
động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
2.1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong
các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng
Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động quản lý có
những đặc điểm sau:
- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động mang tính
quyền lực nhà nước đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD
Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước về ATVSLĐ thể hiện
ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện
37
nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là các
văn bản quy phạm pháp luật dùng để quản lý và quy định về ATVSLĐ. Bằng việc
ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng
các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và
áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm
pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi
tiết để có thể triển khai hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng, đảm bảo
ATVSLĐ, giảm thiểu các rủi ro về TNLĐ, BNN, giảm các chi phí của doanh
nghiệp cho những tổn thất liên quan đến TNLĐ, BNN; từ đó năng suất lao động,
chất lượng sản phẩm tăng, dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và mức sống
người lao động được cải thiện và có lúc đó là các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng
pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động,
nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng
dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành
chính nhà nước.
- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD là hoạt động của chủ thể
có quyền năng hành pháp
Quyền hành pháp là một bộ phận tạo thành cơ cấu quyền lực nhà nước và
quyền hành pháp được hiểu là quyền thi hành pháp luật. Trong cơ cấu quyền lực
nhà nước để quản lý về ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD thì quyền hành pháp là
một khái niệm dùng để chỉ một bộ phận quyền lực - quyền thi hành pháp luật, phản
ánh mối quan hệ quyền lực giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước đối
với hoạt động khai thác đá xây dựng. Chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp là
Chính phủ (là các Bộ, ban, ngành ở Trung ương) với tính chất điển hình của cơ
quan này là thực hiện hoạt động quản lý và điều hành các hoạt động khai thác đá
xây dựng và các cơ quan hành pháp địa phương như các Sở, ban, ngành đối với các
doanh nghiệp hoạt động khai thác đá xây dựng.
38
Trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp
của người lao động và người sử dụng lao động cần phải xây dựng một nhà nước
pháp quyền. Trong nhà nước pháp quyền thì hệ thống pháp luật là tối cao, mọi chủ
thể trong xã hội đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp luật. Với
tư cách là chủ thể quản lý xã hội, hành chính nhà nước đều phải hoạt động trên cơ
sở pháp luật và có trách nhiệm thi hành pháp luật.
Quyền hành pháp không chỉ dừng lại ở việc thi hành pháp luật về khai thác đá
xây dựng mà nó còn bao gồm cả việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động
khai thác đá xây dựng. Đây là một trong các nhánh quyền lực có tác động mạnh
nhất tới quyền và lợi ích của các DNKTĐXD, người lao động, người dân xung
quanh vùng khai thác. Có như vậy, điều kiện làm việc của người lao động mới được
đảm bảo luôn an toàn, đời sống người lao động được quan tâm, cải thiện.
Quyền hành pháp trong QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD có tính
chấp hành, đó là khả năng làm cho pháp luật về ATVSLĐ đối với hoạt động khai
thác đá xây dựng được thực hiện trên thực tế bằng sức mạnh của nhà nước, hay nói
một cách khác là khả năng đưa các văn bản, chính sách pháp luật về lao động vào
đời sống của các cơ quan nắm giữ quyền thi hành pháp luật đối với hoạt động khai
thác đá xây dựng.
Ngoài tính chất chấp hành, quyền hành pháp ở Việt Nam còn hàm chứa tính
chất hành chính. Tính chất hành chính của quyền hành pháp trong QLNN về
ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở đây nói một cách ngắn gọn nhất đó là hoạt động
quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động khai thác đá xây dựng, phục vụ hoạt động
của đời sống xã hội. Ngoài tính chất chấp hành, các cơ quan hành pháp ở Việt Nam
còn được xác định là các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện chức năng quản
lý, điều hành. Tính hành chính làm cho quyền hành pháp có tính độc lập tương đối,
có khả năng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc quản lý đối
với các DNKTĐXD.
- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD là hoạt động đòi hỏi tính
thống nhất, tổ chức chặt chẽ
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá
Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá

Contenu connexe

Tendances

[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
Hạt Mít
 

Tendances (20)

Khoá luận pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại công ty
Khoá luận pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại công tyKhoá luận pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại công ty
Khoá luận pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại công ty
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊNTHỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY MAY HƯNG YÊN
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầuLuận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
Luận văn: Quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty dầu
 
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAYLuận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
Luận văn: Tuyển dụng công chức tại Bộ Nội vụ, HAY
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
 
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOTLuận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
Luận văn: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty vật liệu, HOT
 
Bài giảng An toàn lao động.ppt
Bài giảng An toàn lao động.pptBài giảng An toàn lao động.ppt
Bài giảng An toàn lao động.ppt
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
Báo cáo thực tập quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần may 10
 
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
[Tiểu luận] Công tác phân tích công việc tại Công ty cổ phần Kinh Đô
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà NẵngLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến cầu lao động tại TP Đà Nẵng
 
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động 2015
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác định mức lao động nhằm nâng cao hiệu quả trả lư...
Luận văn: Hoàn thiện công tác định mức lao động nhằm nâng cao hiệu quả trả lư...Luận văn: Hoàn thiện công tác định mức lao động nhằm nâng cao hiệu quả trả lư...
Luận văn: Hoàn thiện công tác định mức lao động nhằm nâng cao hiệu quả trả lư...
 
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOTLuận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
Luận văn: Pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, HOT
 
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đLuận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
Luận văn: Công tác quản trị nhân lực tại Công ty thiết bị điện, 9đ
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phốLuận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Luận văn: Phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 

Similaire à Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá

Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAMAN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
 
Xu huong moi truong va suc khoe nguoi lao dong tai mot cong ty khai thac than...
Xu huong moi truong va suc khoe nguoi lao dong tai mot cong ty khai thac than...Xu huong moi truong va suc khoe nguoi lao dong tai mot cong ty khai thac than...
Xu huong moi truong va suc khoe nguoi lao dong tai mot cong ty khai thac than...
 
Luận Văn Thạc Sĩ An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động.docx
Luận Văn Thạc Sĩ An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động.docxLuận Văn Thạc Sĩ An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động.docx
Luận Văn Thạc Sĩ An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động.docx
 
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI MỘT CÔNG TY KHAI THÁC THAN...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động - Một Số Vẫn Đề L...
Khóa Luận Pháp Luật Về An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động - Một Số Vẫn Đề L...Khóa Luận Pháp Luật Về An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động - Một Số Vẫn Đề L...
Khóa Luận Pháp Luật Về An Toàn Lao Động Và Vệ Sinh Lao Động - Một Số Vẫn Đề L...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
Luận Văn Nghiên Cứu Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn Vệ Sinh Lao Động Tại C...
 
Giải Pháp Giảm Thiểu Tai Nạn Lao Động Và Bệnh Nghề Nghiệp Cho Người Lao Động
Giải Pháp Giảm Thiểu Tai Nạn Lao Động Và Bệnh Nghề Nghiệp Cho Người Lao ĐộngGiải Pháp Giảm Thiểu Tai Nạn Lao Động Và Bệnh Nghề Nghiệp Cho Người Lao Động
Giải Pháp Giảm Thiểu Tai Nạn Lao Động Và Bệnh Nghề Nghiệp Cho Người Lao Động
 
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOTQuan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
Quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Sóng thần, HOT
 
Thuc trang an toan ve sinh lao dong, benh lien quan, benh nghe nghiep trong s...
Thuc trang an toan ve sinh lao dong, benh lien quan, benh nghe nghiep trong s...Thuc trang an toan ve sinh lao dong, benh lien quan, benh nghe nghiep trong s...
Thuc trang an toan ve sinh lao dong, benh lien quan, benh nghe nghiep trong s...
 
Bài huấn luyện ATLĐ, Nhóm 3,4 -Cafe Outspan.pptx
Bài huấn luyện ATLĐ, Nhóm 3,4 -Cafe Outspan.pptxBài huấn luyện ATLĐ, Nhóm 3,4 -Cafe Outspan.pptx
Bài huấn luyện ATLĐ, Nhóm 3,4 -Cafe Outspan.pptx
 
Bản sao của An toan Lao dong.pptx
Bản sao của An toan Lao dong.pptxBản sao của An toan Lao dong.pptx
Bản sao của An toan Lao dong.pptx
 
An toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chungAn toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chung
 
Luận án: Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp khoáng sản
Luận án: Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp khoáng sảnLuận án: Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp khoáng sản
Luận án: Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp khoáng sản
 
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các do...
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các do...Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các do...
Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các do...
 
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.docLuận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
Luận Văn Phát triển bền vững khu công nghiệp Phú Tài, Bình Định.doc
 
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
Luận án tiến sĩ y học thực trạng môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân m...
 
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAYLuận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
Luận án: Môi trường, sức khỏe, bệnh tật ở công nhân may, HAY
 
Tt07 2016 (n1,2)
Tt07 2016 (n1,2)Tt07 2016 (n1,2)
Tt07 2016 (n1,2)
 
D thao luatatvsld
D thao luatatvsldD thao luatatvsld
D thao luatatvsld
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Dernier (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Luận án: An toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp khai thác đá

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HÀ TẤT THẮNG QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ AN TOµN, VÖ SINH LAO §éNG TRONG C¸C DOANH NGHIÖP KHAI TH¸C §¸ X¢Y DùNG ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 62 34 04 10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ KHANH HÀ NỘI - 2015
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình do bản thân tôi tự nghiên cứu và thực hiện. Những thông tin, số liệu, dữ liệu đưa ra trong luận án này được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ, trung thực về nguồn gốc. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý quá trình nghiên cứu khoa học của luận án này. Tác giả luận án Hà Tất Thắng
  • 3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ở ngoài nước và trong nước 9 1.2. Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài của luận án 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG 31 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 31 2.2. Nội dung, nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 44 2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng và bài học cho Việt Nam 61 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 69 3.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp khai thác đá xây dựng và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở Việt Nam 69 3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014 74 3.3. Đánh giá chung tình hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong khai thác đá xây dựng 94 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 106 4.1. Phương hướng cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 106 4.2. Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 110 KẾT LUẬN 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149 PHỤ LỤC 154
  • 4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATLĐ : An toàn lao động ATVSLĐ : An toàn, vệ sinh lao động ATVSV : An toàn vệ sinh viên BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp DNKTĐXD : Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ĐKLĐ : Điều kiện lao động ILO : Tổ chức lao động quốc tế LĐTBXH : Lao động - Thương binh và Xã hội Nxb : Nhà xuất bản QLNN : Quản lý nhà nước TNLĐ : Tai nạn lao động UBND : Ủy ban nhân dân VSLĐ : Vệ sinh lao động
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình bệnh nghề nghiệp qua các giai đoạn từ năm 1996 đến 2014 71 Bảng 3.2: Kết quả tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng 93 Bảng 4.1: Dự báo nhu cầu trong nước một số loại vật liệu xây dựng đến các năm 2015 và 2020 107
  • 6. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ Trang Biểu đồ 3.1. Tình hình tai nạn lao động qua các giai đoạn từ năm 2006 đến 2014 70 Biểu đồ 3.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp do khai thac đá gây ra qua các giai đoạn từ năm 1996 đến 2014 72 Biểu đồ 3.3. Thiệt hại do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra trong năm 2014 73 Biểu đồ 3.4. Tình hình thực hiện an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 83 Biểu đồ 3.5. Sản lượng quy hoạch xi măng và đá xây dựng đến năm 2010 84 Biểu đồ 3.6. Tình hình thanh tra an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 91 Biểu đồ 3.7 Lực lượng thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động phân chia theo chuyên ngành đào tạo 92 Biểu đồ 4.1. Định hướng quy hoạch sản lượng khai thác đá xây dựng theo vùng các năm 2015 và 2020 125 Hình 1.1. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ILO-OSH 2001 10 Hình 1.2. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo Tiêu chuẩn của Anh BS 8800:2004 12 Hình 1.3. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo Tiêu chuẩn Mỹ ANSI Z10 13 Hình 1.4. Mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại học mỏ J. Bennett 14 Hình 1.5. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 16 Hình 3.1. Mô hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 76
  • 7. Hình 3.2. Mô hình quản lý nhà nước trong khâu cấp phép khai thác đối với các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 80 Hình 3.3. Mô hình hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất. 82 Hình 4.1. Mô hình quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 112 Hình 4.2. Mô hình cấp phép khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 120 Hình 4.3. Mô hình tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam 122
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị truờng, một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thắng lợi và phát triển một cách bền vững thì phải biết sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, nhất là phải thực hiện tốt công tác ATVSLĐ và bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy quá trình lao động sản xuất luôn tiềm ẩn các nguy cơ gây ra TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường. Xét trên góc độ kinh tế, TNLĐ, BNN, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp làm suy giảm năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, đi đôi với việc không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải coi trọng công tác ATVSLĐ, kiểm soát được các nguy cơ và rủi ro, hạn chế tối đa TNLĐ, BNN có thể xảy ra trong quá trình lao động sản xuất. Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam, mặc dù đã thu được những kết quả nhất định, như: Định hướng khai thác được định hình rõ nét, tổ chức bộ máy từng bước đã được hoàn thiện, nguồn nhân lực đã có bước phát triển mới... Nhưng nhìn chung, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD còn nhiều hạn chế, rõ nhất là: Thiếu các văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã có nhưng chưa phù hợp với thực tiễn; việc cấp phép khai thác mỏ còn dễ dãi, chưa đảm bảo, thiếu mô hình quản lý phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chủ doanh nghiệp chưa coi trọng ATVSLĐ; chưa tổ chức bộ máy hoặc khó khăn trong bố trí người làm công tác ATVSLĐ; thiếu trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; ít sử dụng các máy, thiết bị, công nghệ tiên tiến để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà đa số sử dụng lao động thủ công, chưa qua đào tạo...công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện sai phạm, nguy cơ còn ít, các quy định xử phạt còn nhẹ chưa đủ sức răn đe. Theo thống kê TNLĐ chưa đầy đủ do các Sở LĐTBXH báo cáo trong khoảng 08 năm gần đây, trung bình mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 6.000 TNLĐ làm chết
  • 9. 2 khoảng 585 người và bị thương hơn 6.000 người. Ở khu vực lao động tự do, có tới 35 triệu người lao động không có quan hệ lao động, hàng ngày vẫn làm việc mà không được đào tạo nghề, huấn luyện ATVSLĐ. Khi xảy ra TNLĐ họ thường tự giải quyết dân sự mà không có sự quản lý, điều tra, thống kê từ các cơ quan QLNN. Vì thế thực tế số người bị TNLĐ còn gấp hàng chục lần, số người chết gấp 3-4 lần số thông kê hiện nay. Hàng năm, trên cả nước tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho khoảng gần 2 triệu lượt người lao động. Trong đó, phát hiện có khoảng 1.500 người lao động mắc mới các BNN/năm. Tính lũy kế đến hết năm 2013, đã có gần 30.000 người lao động được xác định là mắc BNN, trong đó gần 30% người lao động mắc các bệnh về đường hô hấp, mắt, cơ, tai, xương - khớp... là những bệnh có liên quan đến môi trường và điều kiện làm việc . Thiệt hại do TNLĐ và BNN gây ra mỗi năm ở Việt Nam hàng nghìn tỷ đồng, gần 100.000 ngày công nghỉ điều trị, chưa kể các thiệt hại về mặt xã hội không thống kê được như: nhiều người bị tàn tật suốt đời, nhiều đứa trẻ mất cha mẹ nuôi dưỡng, không được học hành, việc khắc phục hậu quả để khôi phục sản xuất rất tốn kém, uy tín của doanh nghiệp bị mất đi... Theo tính toán của Tổ chức lao động quốc tế, mỗi năm TNLĐ, BNN trên toàn thế giới làm chết 2,3 triệu người và làm mất đi khoảng 4% GDP. Các lĩnh vực để xảy ra nhiều TNLĐ nhất là khai thác khoáng sản, xây dựng, sử dụng điện. Số vụ TNLĐ trong khai thác khoáng sản chiếm khoảng 15-17% tổng số vụ TNLĐ thống kê được trong cả nước... TNLĐ xảy ra hàng năm trong khai thác đá xây dựng rất nghiêm trọng, tỷ lệ chết người so với tổng số lao động trong ngành khai khoáng khoảng 0.2%. Các vụ TNLĐ do khai thác đá xây dưng, điển hình như: sạt lở tại mỏ đá Lèn Cờ, Yên Thành, Nghệ An ngày 01/4/2011 làm 18 người chết và 07 người bị thương; vụ TNLĐ tại Bản Vẽ, Tương Dương, Nghệ An, ngày 15/12/2008 làm 18 người chết... Trước tình hình hết sức báo động trên, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng để tăng cường QLNN về ATVSLĐ, như:
  • 10. 3 Chỉ thị số 29/2013/CT-TW về “Đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế” năm 2013, của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Bộ luật Lao động năm 2012, với một chương về ATVSLĐ với 21 điều quy định về ATVSLĐ và hàng chục điều khác về chế độ chính sách với người lao động; Năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015, trong đó có mục tiêu cụ thể là trung bình mỗi năm giảm 5% tần suất TNLĐ chết người trong các ngành, lĩnh vực như: khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện...; tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 26/2008/CT-TTG về việc tăng cường công tác quản lý với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Quốc Hội khóa XIII cũng đã có Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011, giao cho Bộ LĐTBXH chủ trì xây dựng Dự thảo Luật ATVSLĐ để trình Quốc hội thông qua và ban hành năm 2015 và có hiệu lực từ 1/7/2016. Trong tiến trình hội nhập quốc tế, QLNN nói chung, QLNN về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD nói riêng phải được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thông lệ, Công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia: Công ước 155 về ATVSLĐ và môi trường làm việc năm 1981; Công ước 187 về cơ chế tăng cường công tác ATVSLĐ năm 2006. Bộ LĐTBXH đã xây dựng và ban hành hệ thống gần 30 bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ, trong đó có quy chuẩn về lĩnh vực khai thác đá xây dựng. Mặc dù Đảng, Nhà nước, một số Bộ, ngành đã có nhiều quan tâm đến ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, song, thực tế TNLĐ chết người và BNN vẫn xảy ra nhiều và hết sức nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính là do công tác QLNN về ATVSLĐ vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết. Với mong muốn góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại của QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, ngăn chặn và giảm thiểu TNLĐ, BNN ở Việt Nam, NCS đã chọn đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam" để nghiên cứu và hoàn thiện luận án tiến sỹ kinh tế.
  • 11. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở hệ thống hóa làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn, cũng như phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam. Luận án đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam; hướng tới mục tiêu, quan trọng nhất là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của xã hội, giảm, ngăn chặn tới mức tối đa TNLĐ, BNN, góp phần bảo vệ được tính mạng, sức khỏe của người lao động trong khai thác đá xây dựng và bảo vệ môi trường trong các khu vực khai thác đá xây dựng ở Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. - Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam. - Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam (là những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp); Nghiên cứu hoạt động của các cơ quan QLNN có liên quan đến khai thác đá xây dựng, các DNKTĐXD. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD; chủ thể QLNN về ATVSLĐ ở cấp
  • 12. 5 Trung ương là Chính phủ, ở địa phương là UBND tỉnh. Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan, trong đó Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về ATVSLĐ nói chung, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD nói riêng. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành như: Sở LĐTBXH, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Công an tỉnh, trong đó sở LĐTBXH chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh thực hiện QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD trên địa bàn. Về không gian: Luận án nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ của các Bộ, ngành ở Trung ương, UBND các địa phương có DNKTĐXD, nhưng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn một số tỉnh có nhiều mỏ đá xây dựng như: Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam, giai đoạn 2009 đến 2014. Số liệu sử dụng trong phân tích, đánh giá tình hình QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, được lấy từ kết quả điều tra, khảo sát trực tiếp tại các Sở LĐTBXH, các phòng lao động cấp huyện trong công tác QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD trên địa bàn quản lý; Đồng thời luận án còn sử dụng số liệu điều tra trực tiếp tại các DNKTĐXD của Cục ATLĐ, các số liệu báo cáo định kỳ của các Bộ, ngành có liên quan, như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ LĐTBXH, các Sở LĐTBXH địa phương, các Cơ quan QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng; các Quy hoạch cho ngành khai thác đá xây dựng định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu luận án, dựa trên: Cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) làm phương pháp luận nghiên cứu; đường lối chủ trương của Đảng về QLNN nói chung, quản lý với ngành, lĩnh vực khai thác đá xây dựng nói riêng; các lý thuyết kinh tế học
  • 13. 6 hiện đại về QLNN trong phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chú trọng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về ATLĐ nói chung về QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam nói riêng, nghiên cứu sinh phân tích những mặt được, những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn, thậm chí cả xung đột pháp luật, từ đó rút ra những ưu điểm và thiếu sót, hạn chế của pháp luật hiện hành để tiếp thu vào hoàn chỉnh pháp luật về QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam. Phương pháp thống kê - so sánh: Thống kê, mô hình hóa, so sánh các số liệu về TNLĐ, BNN, các số liệu khác về QLNN về ATVSLĐ và nhiều vấn đề liên quan khác từ năm 2009 đến nay và quá trình áp dụng các quy định về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp nhà nước, các DNKTĐXD quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Phương pháp chuyên gia: Nghiên cứu sinh gặp gỡ để trao đổi trực tiếp, xin ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực ATVSLĐ đang làm việc tại các Bộ, ngành, cơ quan trung ương như: Bộ LĐTBXH, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Khoa học kỹ thuật BHLĐ, trường Đại học Công đoàn; các nhà quản lý ở địa phương: Sở LĐTBXH, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Sở Xây dựng; doanh nghiệp và những người làm công tác công đoàn, cán bộ an toàn, lãnh đạo doanh nghiệp. Phương pháp điều tra xã hội học: Trong quá trình viết luận án, nghiên cứu sinh tiến hành điều tra xã hội học về việc triển khai công tác ATVSLĐ ở hơn 179 doanh nghiệp, cơ sở khai thác đá xây dựng và QLNN đối với hoạt động khai thác đá với các Sở LĐTBXH, Công thương, Tài nguyên và Môi trường trên địa bàn 5 tỉnh có nhiều doanh nghiệp khai thác đá nhất, đó là: Quảng Ninh, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai và các Chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ. Nội dung điều tra tập trung
  • 14. 7 chủ yếu vào việc tìm hiểu công tác QLNN của các sở và hoạt động khai thác tại các DNKTĐXD về ATVSLĐ theo phiếu điều tra xã hội học (xem Phụ lục 1, 2 và 3). Thời gian tiến hành điều tra được chia làm 2 đợt: Đợt 1, năm 2012 khảo sát việc áp dụng thử mô hình hệ thống quản lý về ATVSLĐ đối với 2 tỉnh là Quảng Ninh và Hà Nam tại 120 doanh nghiệp; đợt 2, năm 2014 khảo sát công tác ATVSLĐ tại 4 tỉnh là Quảng Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đồng nai với 59 doanh nghiệp, 12 Sở (Sở LĐTBXH, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương) và 16 chuyên gia về ATVSLĐ. Ngoài các phương pháp nói trên, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng phương pháp lô gic lịch sử, tổng hợp v.v. 5. Đóng góp mới về giá trị lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án đã phân tích, làm sáng rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về bản chất, vai trò, đặc điểm, nội dung, nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Từ đó, tạo lập khung lý thuyết làm căn cứ khoa học cho nghiên cứu thực tiễn QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD ở Việt Nam. - Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước, luận án khẳng định rõ trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong sản xuất - kinh doanh của các DNKTĐXD rủi ro đối với người lao động là tất yếu. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức hơn nữa QLNN về ATVSLĐ trong các cơ quan QLNN và đối với các DNKTĐXD; vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, hiệu quả bài học kinh nghiệm của các nước sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong các DNKTĐXD, đảm bảo an sinh xã hội, gắn với bảo vệ môi trường ở Việt Nam. - Việc phân tích, đánh giá đúng đắn, khách quan về khoa học và thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam trong những năm qua đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam; chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, chỉ rõ cơ sở thực tiễn khách quan, sinh động và đúng đắn cho việc hoạch định chính sách, đề ra phương hướng, giải pháp QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD ở Việt Nam.
  • 15. 8 - Luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam trong thời gian tới. Những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn của luận án góp phần vào việc xây dựng, hoạch định chính sách của nhà nước của các Bộ, ngành mà trực tiếp là Bộ LĐTBXH và các địa phương phát triển ngành công nghiệp khai thác đá xây dựng; đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy ở các Học viện, các trường Đại học trong nước. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.
  • 16. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Khai thác tài nguyên nói chung và khai thác đá xây dựng là ngành công nghiệp nặng đang được các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam quan tâm đầu tư phát triển nhằm xây dựng kết cầu hạ tầng, cơ sở, giao thông …đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đây cũng là ngành có tỷ lệ rủi ro cao, gây ra nhiều TNLĐ, BNN với tỷ lệ cao. Do đó, ở tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều chú trọng tăng cường QLNN đối với khai thác tài nguyên khoáng sản, đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Xuất phát từ ý nghĩa, nội dung và vai trò cũng như từ thực tiễn phát triển của ngành công nghiệp khai thác đá, nhiều học giả trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang dày công nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ nói chung, ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD nói riêng. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Ở NGOÀI NƯỚC VÀ TRONG NƯỚC 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.1.1. Những nghiên cứu về mô hình, hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động đang được áp dụng trên thế giới - Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ILO-OSH 2001 [5] Hệ thống này dựa trên cơ sở nghiên cứu của các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trên thế giới nghiên cứu. Đây là một công cụ quốc tế quan trọng để có thể phát triển Hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các quốc gia do Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu nguy cơ đã được các chính phủ, đại diện của người lao động và người sử dụng lao động trên thế giới công nhận. Hệ thống quản lý ATVSLĐ trong cuốn sổ tay được xây dựng trên cơ sở của chu trình Deming bao gồm các công đoạn: Chính sách - Tổ chức - Hoạch định - Đánh giá - Hành động, được thể hiện theo hình 1.1.
  • 17. 10 Hình 1.1: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động ILO-OSH 2001 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [5]. Hình 1.1 thể hiện tổ chức của hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ILO-OSH 2001: Muốn đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất - kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp hay cơ sở nào đều phải tuân thủ 05 khâu sau: + Chính sách quản lý ATVSLĐ: Thúc đẩy việc thực hiện và đưa hệ thống quản lý ATVSLĐ vào công tác quản lý ở cơ sở; tạo điều kiện để hệ thống liên tục đánh giá thực trạng công tác ATVSLĐ từ đó xác định mục tiêu, lập kế hoạch và thực hiện được các hoạt động ATVSLĐ; thúc đẩy sự tham gia của người lao động và đại diện của người lao động ở cơ sở; định kỳ đánh giá và rà soát hiệu quả, tính khả thi của chính sách nhà nước về ATVSLĐ. + Tổ chức vận hành các hoạt động quản lý ATVSLĐ: Để thực hiện yếu tố tổ chức trong hệ thống quản lý ATVSLĐ, các chủ thể sản xuất - kinh doanh phải vận hành các hoạt động quản lý ATVSLĐ trong đó phải có sự tham gia của người lao động; Người sử dụng lao động hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động, chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động ATVSLĐ và tuân thủ các yêu cầu của hệ thống ATVSLĐ.
  • 18. 11 + Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý ATVSLĐ: Muốn tổ chức và thực hiện công tác ATVSLĐ ở cơ sở được tốt cần phải lập kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở. Kế hoạch ATVSLĐ ở cơ sở cần phải đầy đủ, phù hợp với cơ sở, và phải xây dựng trên cơ sơ đánh giá các yếu tố rủi ro (thông qua các bảng kiểm định về ATVSLĐ). Kế hoạch ATVSLĐ đưa ra phải thực sự góp phần đảm bảo sức khoẻ, ATVSLĐ tại nơi làm việc. Tổ chức thực hiện ATVSLĐ trong hệ thống quản lý là nhằm hỗ trợ việc tuân thủ và thực hiện tốt hơn các quy định của luật pháp quốc gia; xây dựng và thực hiện tốt hơn hệ thống quản lý ATVSLĐ ở cơ sở; trợ giúp doanh nghiệp không ngừng cải thiện ĐKLĐ, giảm TNLĐ, BNN. + Đánh giá và giám sát quản lý ATVSLĐ: Công tác đánh giá và giám sát công tác ATVSLĐ phải được lập hồ sơ để theo dõi và thường xuyên định kỳ xem xét lại. Khi đánh giá phải dựa trên cơ sở trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên đã được phân công ở yếu tố 2 của Hệ thống quản lý ATVSLĐ. Người đại diện thực hiện công tác đánh giá và giám sát được lựa chọn phải phù hợp với quy mô, tính chất của các mục tiêu ATVSLĐ ở cơ sở; các biện pháp định tính, định lượng trong quá trình đánh giá phải khách quan và phù hợp với các yêu cầu của cơ sở. + Hoạt động cải tiến, hoàn thiện chu trình, nội dung quản lý ATVSLĐ: Hoạt động hoàn thiện chính là việc tổ chức các hoạt động phòng ngừa, khắc phục các tồn tại dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá và đưa ra các giải pháp thích hợp, lựa chọn, xếp đặt thứ tự ưu tiên để cải thiện, đánh giá hệ thống quản lý để tiếp tục hoàn thiện. Để xây dựng được một hệ thống quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất - kinh doanh phải tuân thủ cả 5 yếu tố trên của hệ thống quản lý một cách thường xuyên. Khi cải thiện cần chú ý tới các mục tiêu, các kết quả kiểm tra, các đánh giá rủi ro, các kiến nghị, đề xuất cải thiện của cơ sở, của người sử dụng lao động, người lao động và cả các thông tin khác nhằm tăng cường bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. - Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004 [50] Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004 do Cơ quan tiêu chuẩn Anh biên soạn và ban hành năm 2004. Đây thực chất là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý
  • 19. 12 ATVSLĐ ở doanh nghiệp đã được Cơ quan tiêu chuẩn Anh (BSI) biên soạn và ban hành lần đầu vào năm 1996 có tên tiêu chuẩn BS 8800:1996. Tiêu chuẩn BS 8800:2004 là phiên bản năm 2004. Mối quan hệ phụ Mối quan hệ chính Hình 1.2: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn của Anh BS 8800:2004 Nguồn: BSI [50]. Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004 bao gồm 7 thành phần sau đây : (i)Xem xét ban đầu (Initial Review); (ii) Chính sách (Policy); (iii) Tổ chức bộ máy (Organizing); (iv) Hoạch định và thực hiện (Planning & Implementing); (v) Đo lường kết quả hoạt động (Measuring performance); (vi) Kiểm toán (Audit); (vii) Xem xét kết quả hoạt động (Performance review). Hệ thống quản lý ATVSLĐ BS 8800:2004 cũng có thể áp dụng cho các DNKTĐXD. - Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Hoa Kỳ - ANSI Z10 [58] Xem xét ban đầu/ Xem xét theo chu kỳ Chính sách Tổ chức Hoạch định và thực hiện Đo lường kết quả hoạt động Kiểm toán
  • 20. 13 Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ ANSI Z10 về hệ thống quản lý ATVSLĐ được xây dựng trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa Hội vệ sinh Công nghiệp Hoa Kỳ (AIHA, American Industrial Hygiene Association) với Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ (ANSI, American National Standards Institute). Tiêu chuẩn này được ban hành năm 2005, theo chu trình sau: Hình 1.3. Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn Mỹ ANSI Z10 Nguồn: Plassis J. et al [58]. Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống quản lý ATVSLĐ ANSI Z10, cũng giống như các mô hình quản lý đã xem xét ở trên, sử dụng chu trình quản lý Deming (Plan - Do - Check - Act), bao gồm 4 thành phần chính : (i) Hoạch định (Planning); (ii) Thực hiện và vận hành Implementation and Operation); (iii) Đánh giá và hành động khắc phục (Evaluation and Corrective Action); (iv) Xem xét của lãnh đạo (Management Review). Trong các khâu này, luôn có sự quản lý của lãnh đạo và sự tham gia của người lao động. - AT & SK của NLĐ - Năng suất lao động - Sự thoả mãn - Hình ảnh của doanh nghiệp - Mối nguy - Rủi ro - Sự cố, tai nạn, bệnh tật - CP đền bù - CP nghỉ việc Cải tiến liên tục Chính sách, sự quản lý của lãnh đạo, sự tham gia của người lao động Xem xét của lãnh đạo Hoạch định Đánh giá và hành động khắc phục Thực hiện và vận hành
  • 21. 14 Bên cạnh đó, các học giả nước ngoài đã quan tâm, nghiên cứu về ATVSLĐ, cách thức tổ chức quản lý đối với sản xuất - kinh doanh xây dựng, khai thác mỏ gắn với đảm bảo ATVSLĐ; QLNN về ATVSLĐ trong khai thác khoáng sản… Nổi bật nhất là các công trình nghiên cứu sau đây: - Nghiên cứu của Trường đại học mỏ J.Bennett Camborne về hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động đối với hoạt động khai thác mỏ (Quarry health and safety management system) [55]. Nhóm nghiên cứu của trường Đại học mỏ J. Bennett Camborne đã nghiên cứu và đề xuất một mô hình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong các doanh nghiệp khai thác đá. Mô hình quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp có nhiều điểm tương đương với tiêu chuẩn quốc tế OHSAS 18001 và với mục đích là để áp dụng cho tất cả các hoạt động trong quá trình khai thác đá nhằm góp phần giảm thiểu các rủi ro do TNLĐ và BNN gây ra. Có thể thấy rõ Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe trong khai thác đá qua sơ đồ 1.4. Hình 1.4: Mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá theo nhóm nghiên cứu của trường Đại học mỏ J. Bennett Nguồn: J.Bennett [55]. Từ hình 1.4 đã chỉ ra rằng: Để quản lý hiệu quả an toàn, sức khỏe của người lao động trong các doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh khai thác đá cần VẬN HÀNH HỆ THỐNG Vận hành hoạt động sản xuất - kinh doanh đảm bảo an toàn và sức khỏe KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ CẢI TIẾN Thực hiện kiểm tra, giám sát và cải tiến hoạt động đảm bảo an toàn và sức khỏe trong sản xuất - kinh doanh khai thác đá LẬP KẾ HOẠCH Lập kế hoạch an toàn và sức khỏe trong sản xuất - kinh doanh cụ thể XEM XÉT HỆ THỐNG Đảm bảo tính hiêu quả kinh tế - xã hội-môi trường gắn với an toàn và sức khỏe trong khai thác đá CHIẾN LƯỢC & CHÍNH SÁCH Hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển ngành khai thác đá gắn với quản lý an toàn và sức khỏe
  • 22. 15 phải quản lý mang tính hệ thống cao, đảm bảo 05 nội dung: Chiến lược và chính sách (Hoạch định chiến lược và các chính sách phát triển ngành khai thác đá gắn với quản lý an toàn và sức khỏe); Lập kế hoạch (lập kế hoạch an toàn và sức khỏe trong sản xuất - kinh doanh cụ thể); Vận hành hệ thống (vận hành hoạt động sản xuất - kinh doanh đảm bảo an toàn và sức khỏe); Kiểm tra, giám sát và cải tiến (thực hiện kiểm tra, giám sát và cải tiến hoạt động đảm bảo an toàn và sức khỏe trong sản xuất - kinh doanh khai thác đá). Trong đó, các nội dung trong hệ thống quản lý sản xuất - kinh doanh khai thác đá phải hướng trọng tâm vào thực hiện chiến lược sản xuất - kinh doanh trên nền tảng chính sách đã hoạch định trong đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động. - Nghiên cứu của Viện Tiêu chuẩn Anh về Hệ thông quản lý ATVSLĐ - Hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn OHSA 18001:2007 (Occupational Health and Safety Management Systems - Guidelines for the Implementation of OHSAS 18001:2007) [56]. Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 là phiên bản hiện đang được sử dụng phổ biến rộng rãi trong ATVSLĐ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Về thực chất, OHSAS 18001:2007 là một tiêu chuẩn mang tính hệ thống về quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp. Hiện nay, Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được quốc tế công nhận và được các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp áp dụng phổ biến và rộng rãi trên thế giới. Tiêu chuẩn này cung cấp cho các doanh nghiệp một khuôn khổ để xác định nội dung, quy trình, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn của người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007cũng giúp cho các chủ thể kinh tế, tổ chức kiểm soát được việc tuân thủ các yêu cầu của luật định về vấn đề an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động. Nhờ đó, giúp cho tổ chức giảm thiểu các rủi ro liên quan đến pháp lý, nảy sinh khiếu kiện không đáng có do người lao động không thực hiện đúng quy trình, trách nhiệm về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của bản thân người lao động. Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo OHSAS 18001:2007 được thể hiện thông qua hình 1.5.
  • 23. 16 Hình 1.5: Hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 Nguồn: OHSAS Project Group [56]. Theo hình 1.5 có thể thấy rõ hệ thống quản lý ATVSLĐ ở một doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh hay tổ chức xã hội gồm có 05 khâu: Đưa ra các chính sách về ATVSLĐ (OH&S Policy); Hoạch định (Planning); Thực hiện và điều hành (Implementation and Operation); Kiểm tra và hành động khắc phục (Checking); Xem xét của lãnh đạo (Management review) và tiến hành cải tiến, hoàn thiện quản lý ATVSLĐ thường xuyên và liên tục. Các công việc trên đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ theo một chu trình khép kín theo đúng trình tự và xem xét định kỳ trong suốt quá trình áp dụng. KIỂM TRA & KHẮC PHỤC HOẠCH ĐỊNH THỰC HIỆN & ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH ATVSLĐ CẢI TIẾN THƯỜNG XUYÊN XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO
  • 24. 17 1.1.1.2. Những nghiên cứu quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động Các học giả nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về QLNN nói chung, QLNN về ATVSLĐ nói riêng. Đáng chú ý là các công trình sau đây: - "Những yếu tố cơ bản về vệ sinh trong công nghiệp" của Barbaga A. plog [49], đây là tác phẩm đi sâu nghiên cứu về các yếu tố gây nguy hại cho người lao động trong môi trường sản xuất công nghiệp và cách thức phát hiện các yêu tố nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của người tham gia lao động và môi trường nhằm đưa ra các biện pháp kiểm soát giảm thiểu thiệt hại về sức khỏe và tính mạng của người lao động và bảo vệ môi trường. Cuốn sách đề xuất các biện pháp của Chính phủ đảm bảo ATVSLĐ trong lĩnh vực công nghiệp và hiệu lực của chính sách đối với thực tiễn. - "Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe và an toàn trong lao động cho đội ngũ kỹ sư" của Roger L. Brauer [64], đã phân tích sâu sắc và chỉ rõ những cách thức, biện pháp nhằm trang bị kiến thức đảm bảo các điều kiện ATLĐ cho đội ngũ lao động chất lượng cao, có chuyên môn kỹ thuật tốt - đội ngũ kỹ sư; trang bị phương pháp hữu ích để đảm bảo những điều kiện an toàn trong lao động sản xuất nói chung. Đồng thời, tác giả cũng tiến hành nghiên cứu những nhân tố cơ bản đảm bảo ATLĐ (điều kiện cần thiết đảm bảo ATLĐ khía cạnh pháp lý, cách nhận biết các mối nguy hại, yếu tố cơ bản (điều kiện) đảm bảo tính mạng, sức khỏe, các chỉ dẫn về kỹ thuật để bảo đảm các biện pháp ATLĐ. - "Kiểm soát an toàn và sức khỏe trong lĩnh vực xây dựng" của Helen lingard và Stephen M. Rowlinson [54], các tác giả của cuốn sách này đi sâu phân tích nội dung làm thế nào để tăng cường các biện pháp pháp lý để thực hiện ATLĐ; để người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh; tăng cường hiệu lực quản lý của chủ doanh nghiệp và của Chính phủ. Đồng thời, cuốn sách cũng dành thời lượng đáng kể cho nghiên cứu các biện pháp phòng chống TNLĐ, BNN trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm cách thức đảm bảo an toàn đối với những rủi ro từ thiên tai.
  • 25. 18 Quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ trong một số Luật nước ngoài như: - "Luật An toàn và sức khỏe công nghiệp" của Quốc hội Hàn Quốc [59]. + Mục tiêu của Luật an toàn và sức khỏe công nghiệp là: Duy trì và thúc đẩy an toàn và sức khoẻ của người lao động thông qua việc phòng ngừa TNLĐ và BNN bằng cách xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn và sức khoẻ lao động và làm rõ trách nhiệm cá nhân, tạo ra môi trường làm việc thoải mái. + Phạm vi áp dụng của Luật như sau: (1) Luật này sẽ áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hoặc nơi làm việc (sau đây gọi là “doanh nghiệp”): với Điều kiện là Luật có thể không áp dụng toàn bộ hoặc một phần cho các doanh nghiệp theo quy định trong Sắc lệnh của Tổng thống có tính đến mức độ của có hại và mối nguy hiểm, loại hình và quy mô doanh nghiệp, vị trí của doanh nghiệp… (2) Luật này và bất kỳ văn bản pháp luật khác ban hành dưới Luật này sẽ được áp dụng cho Nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức do Chính phủ đầu tư. - "Luật an toàn và sức khỏe nơi làm việc" của Quốc hội Singapore [61]. + Mục tiêu của Luật là: Đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc. + Phạm vi áp dụng của Luật áp dụng cho: (1) Nơi làm việc bất kỳ do Chính phủ sở hữu hoặc quản lý toàn bộ hay một phần. (2) Công trường bất kỳ mà ở đó hoạt động xây dựng hoặc công việc xây dựng cơ khí bất kỳ được tiến hành bởi hoặc thay mặt Chính phủ. - Luật an toàn sức khỏe nghề nghiệp của Quốc hội Malaysia [60] + Mục tiêu của Luật: (1) Bảo đảm an toàn, sức khoẻ và phúc lợi của mọi người lao đông ở nơi làm việc trước những rủi ro về an toàn và sức khoẻ xảy ra trong các hoạt động của họ ở nơi làm việc; (2) Bảo vệ người lao động tránh khỏi những rủi ro gây mất an toàn và sức khoẻ cho họ trong các hoạt động ở nơi làm việc;
  • 26. 19 (3) Làm cho môi trường lao động phù hợp với tâm sinh lí người lao động ở nơi làm việc; (4) Cung cấp cơ sở pháp lý về ATVSLĐ được thay thế dần bằng một hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kết hợp với các điều khoản của Đạo luật này nhằm duy trì hoặc cải thiện điều kiện an toàn và sức khoẻ. + Phạm vi áp dụng của Luật: Luật này được áp dụng trên phạm vi toàn lãnh thổ Malaysia cho các ngành công nghiệp liên yêu cầu phải đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. - "Luật An toàn Lao động của Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa" của Quốc hội Trung Quốc [62]. + Mục tiêu của Luật: Luật được xây dựng nhằm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng ngừa và giảm thiểu TNLĐ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. + Phạm vi áp dụng của Luật: Luật này điều chỉnh các nội dung về trong các đơn vị tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi chung là các đơn vị sản xuất, kinh doanh) hoạt động trên lãnh thổ của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Nếu trong các văn bản pháp luật của Nhà nước về phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ có những quy định về khác thì phải áp dụng cả những quy định đó. Như vậy, các công trình nghiên cứu ở ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án là khá đa dạng, phong phú. Song, tâp trung chủ yếu nghiên cứu về hệ thống quản lý hay mô hình QLNN đối với ATVSLĐ; các Luật, văn bản dưới Luật về đảm bảo ATVSLĐ và sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, những nghiên cứu về QLNN đối với ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng còn khá hiếm. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước thì trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều đã được phân tích, nghiên cứu và đưa ra giải pháp làm thế nào để gia tăng nhanh năng suất lao động, đẩy mạnh phát
  • 27. 20 triển kinh tế, đưa đất nước vượt qua đói nghèo và trong khoảng thời gian nhất định phải đuổi kịp các nước trong khu vực. Chính từ bối cảnh ấy, nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công trình nghiên cứu đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu từng góc cạnh cụ thể và đã có những công trình được áp dụng trên thực tế, có những đề xuất để hoàn thiện chính sách, chế độ về ATLĐ và đã có những kết quả nhất định. Thực tế, ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung, an toàn và sức khỏe cho người lao động, ATVSLĐ nói riêng. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu sau đây: 1.1.2.1. Các đề tài nghiên cứu khoa học - “Ứng dụng mô hình quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội [44], đề tài nghiên cứu thể hiện các kết quả của sự phối hợp giữa Cục ATLĐ với Viện Khoa học Lao động và Xã hội trong việc nghiên cứu, triển khai thí điểm mô hình hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại hai tỉnh Hà Nam (60 doanh nghiệp), Quảng Ninh (60 doanh nghiệp) và một số làng nghề. Theo đó, các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn được lựa chọn để áp dụng thí điểm sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ tư vấn cũng như hỗ trợ kinh phí giúp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ ở đơn vị mình như: cung cấp các tài liệu, thiết bị an toàn, xây dựng góc BHLĐ, công tác huấn luyện ATVSLĐ nhằm giúp doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý ATVSLĐ vừa đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật vừa giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác ATVSLĐ, giúp giảm thiểu TNLĐ, BNN. Trên cơ sở này tổng kết, rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình và xây dựng mô hình. Từ đó nhân rộng việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ trong cả nước. Tuy nhiên, việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ vẫn còn nhiều khó khăn do đa phần doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa quan tâm đúng mức đến công tác ATVSLĐ; cán bộ làm công tác ATVSLĐ chưa chủ động trong công tác đôn đốc, hướng dẫn triển khai; người lao động chưa có ý thức chấp hành nội quy làm việc; một số doanh nghiệp vẫn còn thực hiện mang tính chất đối phó;…
  • 28. 21 - “Nghiên cứu và áp dụng thử mô hình quản lý rủi ro trong sản xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động ở các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ” của Nguyễn Thắng Lợi [23], đã chỉ ra rằng: Để nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ cần phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khác nhau: (i) Ở tầm vĩ mô, cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý nhà nước đối với ATVSLĐ; (ii) Ở tầm vi mô, cần phải có các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý của doanh nghiệp đối với ATVSLĐ. Cụ thể là: + Đối với các cơ quan quản lý nhà nước cần phải áp dụng một số giải pháp sau: Tăng cường QLNN việc cấp phép đầu tư, chỉ cho phép những doanh nghiệp đủ điều kiện về vốn, kỹ thuật, con người tham gia hoạt động khai thác đá xây dựng. Trong quá trình xem xét cấp phép đầu tư, cần phải xem xét khả năng đảm bảo môi trường và ATVSLĐ trên cơ sở xem xét các yếu tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ khai thác, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, chương trình đào tạo nguồn nhân lực. Chỉ cấp phép cho các dự án có đủ năng lực khai thác và năng lực đảm bảo môi trường và ATVSLĐ nhằm loại bỏ hoàn toàn sự hình thành các doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia hoạt động khai thác đá. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt các doanh nghiệp vi phạm. Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử phạt nghiêm những doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác đá; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với những doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng, nhằm góp phần ngăn chặn tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Xây dựng và hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác đá áp dụng mô hình quản lý ATVSLĐ hiệu quả. Ở tầm vĩ mô, nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng mô hình QLNN về ATVSLĐ trong các cơ quan QLNN và mô hình hiệu quả trong doanh nghiệp để hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng. Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là áp dụng kiểu hệ thống quản lý ATVSLĐ đổi mới, sử dụng phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc. Có thể
  • 29. 22 tham khảo các mô hình quản lý đó làm cơ sở để xây dựng mô hình quản lý ATVSLĐ áp dụng ở Việt Nam. + Đối với các doanh nghiệp cần áp dụng một số giải pháp sau đây để nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời góp phần làm thay đổi quan điểm và hình thành dần cách thức quản lý mới: Tăng cường sự tham gia của lãnh đạo vào quá trình quản lý ATVSLĐ: Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rõ lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp quản lý ATVSLĐ sẽ quyết định sự thành công của hệ thống quản lý ATVSLĐ. Lãnh đạo không chỉ đóng vai trò là người xem xét, phê duyệt kế hoạch, chương trình ATVSLĐ và chỉ đạo các bộ phận của doanh nghiệp thực hiện mà còn tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý ATVSLĐ: từ việc xây dựng chính sách, mục tiêu ATVSLĐ, kế hoạch đến việc tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động ATVSLĐ. Lãnh đạo không những trực tiếp quản lý quá trình sản xuất mà còn trực tiếp quản lý môi trường và ATVSLĐ. Bộ phận ATVSLĐ chỉ là một trong những người thừa hành, triển khai công việc. Tích hợp quản lý ATVSLĐ vào trong hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp: Theo kinh nghiệm thế giới, việc tích hợp quản lý ATVSLĐ vào hệ thống quản lý chung của doanh nghiệp cho phép vừa nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ vừa nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý sản xuất chung của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động phải coi ATVSLĐ là một bộ phận không thể tách rời của quá trình sản xuất và tiếp cận quản lý nó như tiếp cận quản lý đối với quá trình sản xuất. Quản lý ATVSLĐ và quản lý sản xuất, quản lý môi trường phải được thực hiện đồng thời, thống nhất từ trên xuống và được điều hành trực tiếp bởi lãnh đạo doanh nghiệp. Hiện nay, tất các hệ thống quản lý ATVSLĐ tiên tiến đều có cấu trúc tương thích với các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường. Chính sự tương thích của các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý môi trường và quản lý ATVSLĐ là điều kiện tiên quyết để có thể tích hợp chúng vào một hệ thống quản lý chung, thống nhất. Tăng cường sự tham gia của người lao động vào quản lý ATVSLĐ: Theo quan điểm mới, trong quản lý ATVSLĐ, người lao động vừa là đối tượng vừa là chủ thể
  • 30. 23 quản lý, người lao động tham gia trự tiếp vào quá trình quản lý. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ cần đảm bảo cho người lao động được tham gia và tham gia hiệu quả vào quá trình quản lý. Để người lao động có thể tham gia tích cực và hiệu quả vào quản lý ATVSLĐ thì người lao động phải được: i) đào tạo kiến thức về ATVSLĐ để có đủ năng lực để thực hiện ATVSLĐ trong quá trình thực thi công việc tại chỗ làm việc; ii) cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực về ATVSLĐ; iii) quyền phản ánh, trao đổi về những bất cập liên quan đến ATVSLĐ tại chỗ làm việc; iv) tham gia xây dựng kế hoạch ATVSLĐ, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát các hoạt động và kết quả ATVSLĐ; và v) doanh nghiệp có chính sách, cơ chế khuyến khích người lao động tham gia vào quản lý ATVSLĐ. Áp dụng qui trình đánh giá và kiểm soát rủi ro: Muốn nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ cần phải áp dụng phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc thay cho phương pháp kiểm soát an toàn cá nhân mà hiện nay các doanh nghiệp đang sử dụng. Phương pháp kiểm soát an toàn chỗ làm việc: Chú trọng tới việc kiểm soát các mối nguy hại tại chỗ làm việc bằng cách thiết lập chỗ làm việc an toàn và sử dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro để quản lý các mối nguy hại. Qui trình đánh giá và kiểm soát rủi ro là công cụ để doanh nghiệp quản lý các mối nguy hại. 1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu là sách, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí Các công trình nghiên cứu khoa học là sách, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài luận án có khá nhiều, song, đáng chú ý là các công trình khoa học sau đây: - " Thực trạng quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam" của Viện Tư vấn và Phát triển, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam [45], xuất phát từ thực tiễn những năm gần đây, ngành khai thác khoáng sản đã bộc lộ nhiều yếu điểm dẫn đến TNLĐ, BNN xảy ra rất nhiều và nghiêm trọng, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, hiệu quả kinh tế thấp, để lại nhiều hậu quả đối với môi trường, xã hội. Các văn bản pháp luật về tài nguyên khoáng sản cũng còn nhiều lỗ hổng. Để đảm bảo phát triển bền vững, Việt Nam cần có những điều chỉnh hợp lý về khung pháp lý cũng như tổ chức QLNN ngành
  • 31. 24 khai thác khoáng sản theo hướng sử dụng tài nguyên khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, hài hòa vấn đề môi trường, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường và ATVSLĐ. Cuốn sách đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành khai thác khoáng sản Việt Nam. Cuốn sách được nghiên cứu rất công phu của các nhà khoa học, phân tích, đánh giá và phản ánh rõ các nội dung sau đây: (1) Phân tích ý nghĩa, vai trò của quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản đặt trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam; (2) Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, khai thác khoáng sản của Việt Nam trong bối cảnh phát triển bền vững; làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản. Đặc biệt, tác phẩm chỉ rõ hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam chưa thực sự gắn kết sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người lao động; ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; (3) Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; đảm bảo khai thác gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động; gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động trong ngành khai thác khoáng sản. - "Cuốn sách quản lý môi trường lao động" của Lê Vân Trình [42], đây là cuốn sách phục vụ nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên các trường Đại học kỹ thuật. Nội dung cơ bản được tác giả đi sâu nghiên cứu về môi trường lao động và quản lý môi trường lao động nói chung, với đặc điểm, nội dung và tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo quản lý tốt môi trường lao động cho người lao động. Thông qua cuốn sách giúp người đọc có thể hiểu được phần nào về môi trường lao động tại các khu vực làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc của người lao động. Từ đó, có thể nhận biết được các nguy cơ có thể gây ra TNLĐ, BNN, các yếu tố gây hại tới sức khỏe cho người lao động và đưa ra các
  • 32. 25 giải pháp khắc phục để đảm bảo cho người lao động có được môi trường làm việc tốt nhất. - "Luật Lao động cơ bản" của Nguyên Diệp Thành [33], cuốn sách được biên soạn nhằm mục đích phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Đại học, Viện nghiên cứu về lao động, tổ chức lao động. Cuốn sách cung cấp những kiến thức hữu ích trong nghiên cứu và hoạch định chính sách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, tổ chức xã hội nói chung, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh khai thác tài nguyên khoáng sản nói riêng. Nội dung chính của sách tập trung vào việc phân tích các vấn đề về: Cơ sở lý luận về ATVSLĐ, bao gồm khái niệm, nguyên tắc, ý nghĩa của quy định về ATLĐ và VSLĐ; trách nhiệm về ATLĐ và VSLĐ; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động; quyền và nghĩa vụ của người lao động; trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ, thanh tra về ATVSLĐ); vai trò của Công đoàn trong lĩnh vực ATVSLĐ; các biện pháp và tiêu chuẩn về ATVSLĐ. - :An toàn và vệ sinh lao động trong ngành mỏ" của Bùi Xuân Nam [25], đã chỉ ra những bản chất, nội dung của ATVSLĐ; hệ thống pháp luật và QLNN về ATVSLĐ; ATVSLĐ trong ngành mỏ. Thông qua đó, giúp ích cho người đọc hiểu rõ những vấn đề quan trọng, như: ATVSLĐ trong khai thác mỏ, như: VSLĐ trong ngành mỏ; hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về ATVSLĐ trong đó đưa ra một số vấn đề: khái niệm về BHLĐ, ATVSLĐ; ĐKLĐ và các yếu tố nguy hiểm, có hại trong lao động; các biện pháp kỹ thuật ATVSLĐ; đồng thời giúp những người làm công tác quản lý, người sử dụng lao động, người lao động có những kiến thức về nhận dạng mối nguy, đánh giá và phân tích nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc từ đó giúp cho người làm công tác quản lý, công tác an toàn, người sử dụng lao động và người lao động có ý thức được với công việc của mình, giúp cho công tác phòng tránh tác hại của các yếu tố nêu trên đạt hiệu quả, giảm thiểu được tối đa những nguy cơ xảy ra đối với con người trong quá trình làm việc; phân tích kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên đặc biệt chú ý tới các biện
  • 33. 26 pháp khai thác để đảm bảo an toàn, bên cạnh đó phần này cũng đưa ra những phương pháp nhằm xác định và đánh giá mức độ rủi ro trong khai thác mỏ lộ thiên;phân tích hệ thống pháp luật và những quy định QLNN về ATVSLĐ cũng được đề cập rất chi tiết ở đây. Giáo trình này là tài liệu rất hữu ích để nghiên cứu sinh có thể tham khảo những kiến thức về tổ chức thực hiện và triển khai công tác ATVSLĐ để đưa ra các giải pháp về ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD tại Việt Nam. - "Bảo hộ lao động" của Nguyễn An Lương [24], cuốn sách được xuất bản bởi một Chuyên gia đầu ngành về bảo hộ lao động nói riêng, ATVSLĐ nói chung đã có nhiều năm làm công tác nghiên cứu, quản lý về BHLĐ chỉ đạo và là tác giả trực tiếp giữ vai trò chủ biên. Cuốn sách đã tập hợp được sự đóng góp quý báu của những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực BHLĐ. Thực sự là một tài liệu rất bổ ích đề cập một cách đầy đủ nhất đến những vấn đề cơ bản của công tác BHLĐ, từ những khái niệm, những nội dung chủ yếu của công tác BHLĐ, các vấn đề pháp luật, chế độ chính sách, công tác quản lý, xây dựng chiến lược, phong trào quần chúng hoạt động về BHLĐ cho đến những nội dung khoa học kỹ thuật BHLĐ. Sách gồm đã trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống nội dung của công tác BHLĐ. Tác giả khi trình bày các nội dung biên soạn đã cố gắng chọn lọc những kiến thức cơ bản, tiếp cận với các kiến thức mới, cập nhật kịp thời các thông tin trong nước và quốc tế. - "Giáo trình An toàn mỏ" của Phạm Ngọc Lợi [22], cuốn sách nhằm giúp người đọc có được nhận thức đầy đủ về mối liên hệ giữa môi trường và con người, sinh vật và phát triển kinh tế, văn hóa xã hội đất nước. Đồng thời giúp cho người đọc nhận thức đúng hơn về ATLĐ, mục đích, vai trò, ý nghĩa của công tác an toàn và BHLĐ và các quy định an toàn khi đi lại, làm việc tại mỏ: Quy định an toàn khi vận chuyển người, thiết bị ra vào lò, quy định vận hành một số thiết bị mỏ chuyên dùng, quy định an toàn khi nổ mìn...từ nhận thức đó hướng cho người đọc thấy được sự cần thiết nâng cao hiệu lực QLNN về môi trường và các biện pháp phòng chống các tai nạn xảy ra trong hoạt động khai thác mỏ.
  • 34. 27 - "Sức khỏe nghề nghiệp" của Đỗ Văn Hàm [20], cuốn sách là một trong những tài liệu chuyên môn phục vụ trong chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa. Cuốn sách cung cấp những kiến thức cơ bản về y học lao động và BNN bao gồm cả lý thuyết và thực hành. Trong tương lai cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các tác hại nghề nghiệp và BNN sẽ có khả năng thay đổi nhiều. Tác giả hy vọng cuốn sách sẽ cung cấp kiến thức cơ bản ban đầu về lý thuyết và thực hành các các biện pháp vệ sinh công nghiệp, các biện pháp nhằm phòng người BNN có thể xảy ra. Thông qua cuốn sách giúp người đọc hiểu cụ thể hơn những vấn đề về vệ sinh lao động, BNN xẩy ra trong quá trình lao động - sản xuất một cách tốt hơn. - "An toàn trong xây dựng" của Nguyễn Văn Ất và Đỗ Minh Nghĩa [1], cuốn sách tập trung giới thiệu về ATLĐ trong một ngành, lĩnh vực cụ thể - ATLĐ trong xây dựng, ngành sản xuất công nghiệp có tần suất và khả năng rủi ro xảy ra cao đối với an toàn cho người lao động và cách phòng chống, đảm bảo an toàn cho người lao động trong suốt quá trình sản xuất. Ngoài ra còn có những bản báo cáo các số liệu thống kê của các Bộ, ngành phục vụ cho quá trình đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về ATVSLĐ. Chẳng hạn như: - "Báo cáo về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2009- 2014" của Bộ LĐTBXH [10], trên cơ sở báo cáo tổng hợp về hình hình TNLĐ của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước hằng năm, Bộ LĐTBXH tổng hợp, phân tích tình hình TNLĐ, BNN từ đó có thể phân loại theo các yếu tố ngành và lĩnh vực. Việc tổng hợp báo cáo này rất thuận lợi cho việc xác định các nguyên nhân chính có thể gây TNLĐ, BNN, căn cứ vào đó để cơ quan QLNN đưa ra các chính sách quy định điều chỉnh cho phù hợp tiến tới loại bỏ hoặc làm giảm thiểu đến mức tối đa các TNLĐ, BNN. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc báo cáo, thống kê này hiện nay vẫn chưa được tốt, nhiều địa phương không có báo cáo TNLĐ theo mẫu quy định hoặc số liệu báo cáo không đầy đủ, không phù hợp. Đặc biệt tỷ lệ báo cáo của các doanh nghiệp (chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) về các Sở LĐTBXH địa
  • 35. 28 phương vẫn rất thấp, gây khó khăn trong việc tổng hợp, đánh giá tình hình TNLĐ trên phạm vi cả nước. - "Báo cáo kết quả tổng kiểm tra công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng" của Bộ Tài nguyên và Môi trường [11], dựa trên kết quả thanh tra, kiểm tra tại 221 doanh nghiệp, bản báo cáo đã chỉ ra được những tồn tại về công tác QLNN, những tồn tại ngay tại các cơ sở khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Báo cáo cũng xác định được ra một số nguyên nhân về: Thể chế, chính sách; Công tác lập, phê duyệt quy hoạch khoáng sản; Bộ máy, Cán bộ làm công tác quản lý; Thực hiện thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản; phối hợp trong công tác QLNN về khoáng sản. Về phía các DNKTĐXD, công tác đôn đốc việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp. Thông qua những tồn tại và xác định được nguyên nhân, Báo cáo đã đưa ra các biện pháp xử lý tồn tại và đề xuất các giải pháp để khắc phục. - "Báo cáo tổng kết 18 năm thi hành pháp luật ATVSLĐ và định hướng triển khai đến năm 2020" của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [6], là tổng kết của 18 năm thi hành pháp luật của các ngành, lĩnh vực đối với công tác ATVSLĐ. Thông qua Báo cáo là một bức tranh toàn cảnh về thực trạng công tác ATVSLĐ ở Việt Nam hiện nay và trong những năm gần đây, từ đó giúp cho các cơ quan QLNN, những người làm chính sách ATVSLĐ có cái nhìn chân thực nhất để đưa ra những quy định, điều chỉnh phù hợp trong thời gian tới. 1.1.3. Một số kết luận rút ra từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước có liên quan đến luận án Thứ nhất, chủ đề ATVSLĐ nói chung, QLNN về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đá xây dựng, các tổ chức kinh tế nói riêng đã, đang nhận được sự quan tâm nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn của cá nhân các nhà khoa học cũng như các cơ quan nhà nước ở cả trong nước, nước ngoài.
  • 36. 29 Thứ hai, xuất phát từ nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu riêng, song, hầu hết các tác giả trong nước và ngoài nước đều tập trung nghiên cứu QLNN về ATVSLĐ đối với các doanh nghiệp sản xuất khác trên các góc độ chủ yếu, đó là: Bản chất, nội dung, nguyên tắc của QLNN, đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất nói chung. Thứ ba, muốn giảm thiểu tối đa TNLĐ, BNN nhất thiết tăng cường QLNN về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp sản xuât; Đồng thời, phải xây dựng và triển khai hiệu quả các mô hình, phương thức, biện pháp cụ thể để ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro, bảo đảm ATVSLĐ tránh được TNLĐ, BNN. Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ, trong đó có sự tham gia một cách đồng bộ, tích cực, chủ động và hiệu quả của các chủ thể đó là: Bản thân Người lao động; doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế - xã hội; nhà nước các cấp, các Bộ, ngành, địa phương… Thứ năm, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và Việt Nam có giá trị khoa học tham khảo, rất bổ ích cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, cũng như bản thân nghiên cứu sinh khi thực hiện đề tài của luận án. 1.2. NHỮNG KHOẢNG TRỐNG VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN Mặc dù đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về người lao động, ATVSLĐ ở các ngành, lĩnh vực cụ thể trong quá trình vận hành sản xuất - kinh doanh của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam và thế giới, tuy nhiên, cho đến nay, những vấn đề khoa học về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD cần tiếp tục được nghiên cứu và làm rõ cả về lý luận và thực tiễn. Cụ thể là: Thứ nhất, nghiên cứu và làm sáng rõ bản chất của QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Thứ hai, phân tích sâu sắc để chỉ rõ đặc điểm, vai trò của QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD có những điểm tương đồng và khác biệt gì đối với quản lý ATVSLĐ trong các ngành, lĩnh vực nói chung, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD nói riêng.
  • 37. 30 Thứ ba, nghiên cứu và làm sáng tỏ nguyên tắc, nội dung gắn với phương thức, mô hình cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Thứ tư, nghiên cứu để hiểu rõ kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Đồng thời chỉ ra sự khác biệt giữa QLNN về ATVSLĐ trong khai thác đá xây dựng của các nước trên thế giới, nhất là các nước phát triển với các nước đang phát triển, có điều kiện tương đồng với Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý nào có thể vận dụng mô hình, nội dung, phương thức của quốc tế vào việc thực hiện QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam. Thứ năm, hiện nay ở Việt Nam, đang phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trong đó có sự đóng góp to lớn của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung, khai thác đá xây dựng nói riêng. Tuy nhiên, công tác QLNN về khai thác khoáng sản cũng như về ATVSLĐ còn nhiều hạn chế, đã và đang tác động tiêu cực đối với lợi ích kinh tế, ATVSLĐ, TNLĐ, BNN cho người lao động. Vì vậy, cần phải có sự nghiên cứu một cách công phu, nghiêm túc đánh giá đúng đắn, khách quan về thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá, rút ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD. Thứ sáu, trên nền tảng của việc phân tích những hạn chế, bất cập của QLNN về ATVSLĐ trong DNKTĐXD ở Việt Nam, phải đề xuất một hệ thống các phương hướng và giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở Việt Nam, đảm bảo cho người lao động luôn được khỏe mạnh, an toàn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển bền vững; bảo đảm cho xã hội phát triển ngày càng văn minh, hiện đại. Trên đây là những khoảng trống cả về mặt lý luận và thực tiễn cần phải tiếp tục nghiên cứu trong luận án “Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam”.
  • 38. 31 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ XÂY DỰNG 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm về An toàn lao động “An toàn lao động là tình trạng nơi làm việc đảm bảo cho người lao động được làm việc trong điều kiện không nguy hiểm đến tính mạng, không bị tác động xấu đến sức khoẻ” [26, tr.9]. An toàn lao động luôn gắn với công cụ lao động và phương tiện lao động cụ thể. Bởi lẽ, để có thể tiến hành sản xuất - kinh doanh, con người phải sử dụng công cụ lao động, phương tiện lao động để sản xuất ra sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Công cụ và phương tiện lao động bao gồm từ các công cụ đơn giản đến các máy, thiết bị tinh vi, hiện đại, từ một chỗ làm việc đơn sơ, thậm chí không có mái che đến những nơi làm việc trong nhà xưởng với đầy đủ tiện nghi. Chúng ta cần đánh giá, xem xét mức độ ảnh hưởng của các công cụ, máy, thiết bị, nhà xưởng đối với tính mạng, sức khỏe con người để đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động. Người lao động sử dụng công cụ, phương tiện lao động gắn với đối tượng lao động, tiến trình công nghệ trong sản xuất, môi trường lao động. 2.1.1.2. Khái niệm vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là một lĩnh vực khoa học công nghệ chuyên ngành của BHLĐ, nghiên cứu việc quản lý - nhận dạng, đánh giá và kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ con người, đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường, điều kiện làm việc nhằm bảo vệ sức khoẻ, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa BNN cho người lao động [24, tr.170].
  • 39. 32 Vệ sinh lao động có các nhiệm vụ: Nghiên cứu đặc điểm nhận dạng các tác hại nghề nghiệp, các mối nguy hại đối với sức khoẻ người lao động; nghiên cứu những biến đổi sinh lý, sinh hoá, tâm - sinh lý và căng thẳng do các tác đại nghề nghiệp tác động đến con người; nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ của các tác hại nghề nghiệp; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn vệ sinh sức khoẻ môi trường điều kiện làm việc, các chế độ và kiểm tra việc thực hiện; nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn khám tuyển, khám sức khoẻ định kỳ và khám BNN. 2.1.1.3. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động An toàn lao động và VSLĐ là hai phạm trù không thể tách rời trong quá trình lao động tạo ra sản phẩm, đảm bảo an toàn tính mạng và sức khoẻ nghề nghiệp cho người lao động. Do đó: An toàn, vệ sinh lao động (hay bảo hộ lao động) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho con người trong lao động [24, tr.12]. Khi nói đến ATLĐ là phải gắn với VSLĐ vì trong quá trình lao động tạo ra sản phẩm hai phạm trù này luôn song hành cùng nhau. Sự phát triển của ATVSLĐ phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia. Vào những thập niên giữa thế kỷ XX, khi yêu cầu tối thiểu cơ bản của người lao động trước hết là phải không bị tai nạn, bệnh tật trong khi làm việc, thì mục tiêu chính của ATVSLĐ là phải áp dụng ngay các biện pháp, nhiều khi là bị động, để ngăn chặn tai nạn, bệnh tật chứ chưa thể nghĩ đầy đủ đến các giải pháp có hệ thống, chủ động kiểm soát nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật ngay từ đầu. Cùng với sự phát triển của kinh tế, khoa học và công nghệ, công tác ATVSLĐ cũng dần chuyển từ đối phó, bị động sang thế chủ động trong việc quản lý và kiểm soát các nguy cơ một cách có hệ thống, trong đó coi trọng việc nâng cao văn hóa an toàn và ưu tiên biện pháp phòng ngừa. Những năm
  • 40. 33 cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, nhất là từ tháng 6 năm 2003, sau khi Hội nghị Lao động quốc tế thông qua chiến lược toàn cầu về ATVSLĐ và tiếp đó, sau khi có Hội nghị thượng đỉnh tại Đại hội thế giới về ATVSLĐ lần thứ 18 ở Seoul - Hàn Quốc (2008) đã ra “Tuyên bố Seoul về An toàn và sức khỏe trong lao động”, vấn đề ATVSLĐ đã có những bước phát triển mới, cả trong nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, phương hướng phát triển, cả trong những biện pháp quản lý, kiểm soát các nguy cơ để bảo đảm ATVSLĐ, bảo vệ tính mạng, sức khỏe Người lao động. 2.1.1.4. Khái niệm về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài, làm chết người hoặc làm tổn thương hay hủy hoại chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể [24, tr.14]. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cũng được coi là TNLĐ. Tai nạn xảy ra đối với người lao động trên đường từ nhà đến nơi làm việc và từ nơi làm việc trở về nhà theo một tuyến đường hợp lý nhất định cũng được coi là TNLĐ. Người ta có thể phân chia TNLĐ thành 03 loại: TNLĐ chết người, TNLĐ nặng và TNLĐ nhẹ. Phân loại TNLĐ thường căn cứ vào tình trạng thương tích hoặc số ngày phải nghỉ việc để điều trị vết thương do TNLĐ. Việc phân chia TNLĐ thành các loại khác nhau như trên nhằm mục đích có phương thức kiểm tra, giám sát và xử lý hiệu quả các TNLĐ. Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh là do tác hại thường xuyên và kéo dài của ĐKLĐ xấu. Cũng có thể nói răng đó là sự suy yếu dần về sức khỏe, gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất lên cơ thể người lao động [24, tr.18].
  • 41. 34 Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa dạng và có nhiều loại, song tựu trung lại có thể phân thành các nhóm sau: Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, các bức xạ có hại (ion hóa và không ion hóa), bụi, tiếng ồn, độ rung, thiếu sáng...; các yếu tố hóa học như các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ...; các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn...; các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, quá tải về thể lực, không tiện nghi do không gian nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, các yếu tố không thuận lợi về tâm lý...Việc xác định rõ nguồn gốc, mức độ và ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với con người để đề ra các biện pháp làm giảm, tiến đến loại trừ các yếu tố đó, hay nói cách khác là quản lý và kiểm soát chặt chẽ, có hiệu quả các mối nguy nghề nghiệp đó là một trong những nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. 2.1.1.5. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đá phục vụ cho xây dựng. Sự có mặt của các doanh nghiệp khai thác đá rất cần thiết để phát triển đất nước, nhất là ở những nước đang phát triển có tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, doanh nghiệp khai thác đá luôn xảy ra rủi ro bất ngờ, bất khả kháng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, rất cần thiết phải thực hiện công tác quản lý, nhất là QLNN trong lĩnh vực này. Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là dạng quản lý mà trong đó, chủ thể quản lý chính là Nhà nước. Đó là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước (sử dụng quyền lực nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước) điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của con người trong lĩnh vực hoạt động khai thác đá để đảm bảo ATVSLĐ, phòng chống TNLĐ và BNN, nhằm bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động trong các DNKTĐXD và bảo vệ
  • 42. 35 nhân dân trong vùng có khoáng sản khai thác, đồng thời giúp các DNKTĐXD phát triển bền vững, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên không tái tạo đá xây dựng. Như vậy, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD chính là sự tác động có mục đích của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành vi của con người, đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Khái niệm QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD phản ánh những nội hàm sau đây: Thứ nhất, QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là sự tác động của Nhà nước vào các DNKTĐXD hướng tới đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động trong các doanh nghiệp này. Thứ hai, tác động của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội: Giữa Chính phủ (là các Bộ, ngành) với địa phương (là UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành), giữa các Bộ, ngành với nhau và với địa phương, doanh nghiệp và giữa cơ quan cấp tỉnh với cấp huyện, doanh nghiệp….để đảm bảo an toàn về thân thể, tính mạng cho người lao động trong quá trình sản xuất - kinh doanh tại các DNKTĐXD. Thứ ba, mục đích cuối cùng của QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội gắn với bảo vệ sức khỏe, an toàn và tính mạng người lao động, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Để đánh giá hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội: Khi công tác quản lý ATVSLĐ được triển khai, thực hiện tốt ở các DNKTĐXD thì TNLĐ, BNN sẽ giảm đi, thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp giảm xuống và quan trọng hơn là nâng cao được hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu chí này cũng chính là quan điểm của Đảng, nhà nước trong tiến trình tiến tới quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới.
  • 43. 36 - Việc đảm bảo sức khỏe, an toàn và tính mạng cho người lao động: Môi trường làm việc an toàn được chú trọng thì đồng nghĩa với việc các điều kiện về sức khỏe và an toàn cho người lao động được quan tâm. Do đó, công tác QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD muốn đạt được hiệu quả cao thì vấn đề sức khỏe và tính mạng của người lao động được quan tâm đến mức tuyệt đối, họ phải được làm việc trong một môi trường đảm bảo các yếu tố về ATVSLĐ. Phải phấn đấu để TNLĐ, BNN phải giảm thiểu tối đa, năm sau ít hơn năm trước. - Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường: Đất nước ta trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự ra đời và phát triển của số lượng ngày càng nhiều các DNKTĐXD với sản lượng khai thác ngày càng gia tăng, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ ngày càng cạn kiệt kéo theo rất nhiều hệ lụy là vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác đá xây dựng tạo nên. Nếu không có hoạt động quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, không xử ô nhiễm môi trường thì gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với nguồn tài nguyên, đến sức khỏe, tính mạng con người và nghiêm trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững chung của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, gắn với hiệu quả của QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD chính là gắn với công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo một môi trường xanh - sạch - đẹp chung của toàn xã hội. 2.1.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng 2.1.2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động quản lý có những đặc điểm sau: - Quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước đảm bảo ATVSLĐ trong các DNKTĐXD Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước về ATVSLĐ thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện
  • 44. 37 nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là các văn bản quy phạm pháp luật dùng để quản lý và quy định về ATVSLĐ. Bằng việc ban hành văn bản quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai hoạt động khai thác và chế biến đá xây dựng, đảm bảo ATVSLĐ, giảm thiểu các rủi ro về TNLĐ, BNN, giảm các chi phí của doanh nghiệp cho những tổn thất liên quan đến TNLĐ, BNN; từ đó năng suất lao động, chất lượng sản phẩm tăng, dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và mức sống người lao động được cải thiện và có lúc đó là các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước. - Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD là hoạt động của chủ thể có quyền năng hành pháp Quyền hành pháp là một bộ phận tạo thành cơ cấu quyền lực nhà nước và quyền hành pháp được hiểu là quyền thi hành pháp luật. Trong cơ cấu quyền lực nhà nước để quản lý về ATVSLĐ đối với các DNKTĐXD thì quyền hành pháp là một khái niệm dùng để chỉ một bộ phận quyền lực - quyền thi hành pháp luật, phản ánh mối quan hệ quyền lực giữa các bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước đối với hoạt động khai thác đá xây dựng. Chủ thể chủ yếu của quyền hành pháp là Chính phủ (là các Bộ, ban, ngành ở Trung ương) với tính chất điển hình của cơ quan này là thực hiện hoạt động quản lý và điều hành các hoạt động khai thác đá xây dựng và các cơ quan hành pháp địa phương như các Sở, ban, ngành đối với các doanh nghiệp hoạt động khai thác đá xây dựng.
  • 45. 38 Trong một xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền tự do, dân chủ và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động cần phải xây dựng một nhà nước pháp quyền. Trong nhà nước pháp quyền thì hệ thống pháp luật là tối cao, mọi chủ thể trong xã hội đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và tuân thủ pháp luật. Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, hành chính nhà nước đều phải hoạt động trên cơ sở pháp luật và có trách nhiệm thi hành pháp luật. Quyền hành pháp không chỉ dừng lại ở việc thi hành pháp luật về khai thác đá xây dựng mà nó còn bao gồm cả việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động khai thác đá xây dựng. Đây là một trong các nhánh quyền lực có tác động mạnh nhất tới quyền và lợi ích của các DNKTĐXD, người lao động, người dân xung quanh vùng khai thác. Có như vậy, điều kiện làm việc của người lao động mới được đảm bảo luôn an toàn, đời sống người lao động được quan tâm, cải thiện. Quyền hành pháp trong QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD có tính chấp hành, đó là khả năng làm cho pháp luật về ATVSLĐ đối với hoạt động khai thác đá xây dựng được thực hiện trên thực tế bằng sức mạnh của nhà nước, hay nói một cách khác là khả năng đưa các văn bản, chính sách pháp luật về lao động vào đời sống của các cơ quan nắm giữ quyền thi hành pháp luật đối với hoạt động khai thác đá xây dựng. Ngoài tính chất chấp hành, quyền hành pháp ở Việt Nam còn hàm chứa tính chất hành chính. Tính chất hành chính của quyền hành pháp trong QLNN về ATVSLĐ trong các DNKTĐXD ở đây nói một cách ngắn gọn nhất đó là hoạt động quản lý, điều hành và phục vụ hoạt động khai thác đá xây dựng, phục vụ hoạt động của đời sống xã hội. Ngoài tính chất chấp hành, các cơ quan hành pháp ở Việt Nam còn được xác định là các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện chức năng quản lý, điều hành. Tính hành chính làm cho quyền hành pháp có tính độc lập tương đối, có khả năng phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mình trong việc quản lý đối với các DNKTĐXD. - Quản lý nhà nước về ATVSLĐ đối với DNKTĐXD là hoạt động đòi hỏi tính thống nhất, tổ chức chặt chẽ