SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  212
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LÊ VIẾT BẢO
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÔN VÀ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHO GIỐNG CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 62.62.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Lê Viết Bảo
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
tới thầy giáo - Nhà giáo ưu tú PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông - Phó hiệu trưởng
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp
tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn
tới Ban Giám hiệu - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tập thể khoa
Nông học, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của Ban Giám hiệu, toàn thể cán bộ và giáo viên trường Trung cấp Kinh tế
- Kỹ thuật Yên Bái, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực
hiện quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Để hoàn thành luận án tôi xin được cảm ơn các cơ quan: Sở Giáo dục và
Đào tạo Yên Bái, sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Yên Bái, Cục thống kê các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn
La, Hòa Bình; Thư viện Quốc gia, thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, thư viện Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm Học liệu - Đại
học Thái Nguyên, Cục Trồng trọt, Báo Nhân dân, Báo Yên Bái, Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tạp chí Đại học Thái Nguyên, cùng đồng nghiệp,
người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014
Lê Viết Bảo
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
MỤC LỤC ...............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................xi
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1
2. Mục đích của đề tài...............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................3
5. Những đóng góp mới của luận án.........................................................................4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................5
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài..................................................................................5
1.1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................5
1.1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................6
1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây khoai môn - sọ (colocasia
esculenta (L.) Schott)................................................................................................7
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố....................................................................................7
1.2.2. Phân loại thực vật khoai môn - sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott)............8
1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn - sọ......................................11
1.3.1. Đặc tính thực vật học....................................................................................11
1.3.2. Sinh trưởng, phát triển của khoai môn - sọ ..................................................15
1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của khoai môn - sọ ..........................................16
1.4.1. Nhiệt độ.........................................................................................................16
1.4.2. Nước .............................................................................................................17
1.4.3. Ánh sáng .......................................................................................................17
1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng ......................................................................18
1.5. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam ........................18
1.5.1. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới...........................................18
1.5.2. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ ở Việt Nam............................................19
iv
1.6. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam....................22
1.6.1. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới ......................................22
1.6.2. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ ở Việt Nam.......................................25
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......40
2.1. Vật liệu nghiên cứu..........................................................................................40
2.1.1. Các giống khoai môn trong thí nghiệm ........................................................40
2.1.2. Các loại phân bón dùng trong thí nghiệm nghiên cứu..................................40
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................................................41
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................41
2.2.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................41
2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................41
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................42
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu (nộ i dung 1) ....................................42
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu khoa học ...............42
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích một số chỉ tiêu về đất, phân tích
mẫu phân hữu cơ (phân chuồng) ............................................................................54
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................................54
2.4.5. Phương pháp tính lượng phân bón tối đa về kỹ thuật và tối thích về kinh
tế; hiệu suất phân bón và hệ số VCR của các loại phân bón trong nghiên cứu..........55
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................56
3.1. Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất
cây khoai môn - sọ tại Yên Bái...............................................................................56
3.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết ...........................................................................56
3.1.2. Điều kiện đất đai...........................................................................................57
3.1.3. Tình hình phát triển sản xuất cây khoai môn - sọ tại Yên Bái .....................60
3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng
1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ...................62
3.2.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống khoai môn trên 2 loại
đất tại tỉnh Yên Bái.................................................................................................62
3.2.2. Khả năng mọc mầm của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ
tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011................................63
v
3.2.3. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất
ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 .........64
3.2.4. Chiều cao, số lá và độ đồng đều của các giống khoai môn trên đất
ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 .........65
3.2.5. Thành phần, tỷ lệ sâu bệnh hại các giống khoai môn trên đất ruộng
một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011....................67
3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn
Yên, năm 2011 .......................................................................................................71
3.2.7. Kích thước củ cái của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011.....................................74
3.2.8. Chất lượng củ các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011................................................76
3.2.9. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011.....................................79
3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống có triển vọng (KMYB 1) tại Yên Bái,
năm 2012.................................................................................................................80
3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất giống KMYB 1
trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái ...................................................................................................................80
3.3.2. Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất
ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.....87
3.3.3. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất
ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.........93
3.3.4. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất của giống KMYB 1 trên
đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên
Bái, năm 2012.......................................................................................................100
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và
đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2012...........................................106
vi
3.4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản củ giống giống
KMYB 1 tại huyện Trấn Yên và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái ...........................112
3.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 trên đất ruộng một
vụ tại huyện Lục Yên và trên đất bãi tại huyện Trấn Yên....................................115
3.6. Đề xuất, hoàn thiện quy trình trồng giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ
tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .........................117
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................119
1. Kết luận.............................................................................................................119
1.1. Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất
khoai môn tại tỉnh Yên Bái...................................................................................119
1.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng
1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .................119
1.3. Kết quả về các biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng (KMYB 1)
trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái. ................................................................................................................119
1.4. Kết quả về các phương pháp bảo quản củ giống...........................................120
1.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 tại Yên Bái trên 2
loại đất...................................................................................................................120
2. Đề nghị..............................................................................................................121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ.........................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................123
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Diễn giải
CT : Công thức
Đ/C : Đối chứng
đđ : Địa điểm
ĐR : Đất ruộng 1 vụ
ĐB : Đất bãi
KMYB1 : Khoai môn Yên Bái 1
KMYB2 : Khoai môn Yên Bái 2
KMYB3 : Khoai môn Yên Bái 3
KMHG : Khoai môn Hà Giang
KMBK : Khoai môn Bắc Kạn
LY : Lục Yên
LT : Lý thuyết
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
ns : Không có ý nghĩa
P : Khối lượng
PC : Phân chuồng
STPT : Sinh trưởng, phát triển
TY : Trấn Yên
TT : Thực thu
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
VCR(ValueCostRatio) : Hệ số lãi khi bón phân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần các chất trong củ khoai môn - sọ (khối lượng tươi).......... 13
Bảng 1.2. Thành phần hóa học trung bình của củ khoai môn - sọ tính theo
khối lượng vật chất khô....................................................................... 13
Bảng 1.3. Hàm lượng một số chất trong củ khoai môn nghiên cứu trên đất
ruộng1 vụ tại huyện Lục Yên- Yên Bái, năm 2006 (% chấ t tươi)........ 14
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn tại một số châu lục trên
thế giới giai đoạn 2008- 2012.............................................................. 19
Bảng 1.5. Diện tích các loại cây có củ của Việt Nam giai đoạn 2010-2012......... 20
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai sọ, cây chất bột khác từ
năm 2010 đến năm 2012 tại Việt Nam................................................ 21
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc giai đoạn 2010 đến năm 2012 .............................................. 21
Bảng 1.8. Lượng phân bón, kỹ thuật bón cho cây khoai môn tại một số tỉnh
miền núi phía Bắc, năm 2012.............................................................. 34
Bảng 2.1. Thang đánh giá chất lượng củ khoai môn qua cảm quan...................... 45
Bảng 2.2. Lượng phân bón, kỹ thuật bón tính cho 1 ha khoai môn ...................... 46
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2013.............. 59
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn - sọ tỉnh Yên Bái từ
2011-2013............................................................................................ 61
Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái và nông học của các giống khoai môn
trong thí nghiệm tại tỉnh Yên Bái, năm 2011...................................... 62
Bảng 3.4. Khả năng mọc mầm của các giống khoai môn trên đất ruộng một
vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 ............................. 63
Bảng 3.5. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống khoai môn trên
đất ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 ............... 64
Bảng 3.6. Chiều cao, số lá và độ đồng đều của các giống khoai môn trên đất
ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011................ 65
ix
Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu hại các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011............................. 68
Bảng 3.8. Tỷ lệ và cấp bệnh sương mai của các giống khoai môn trên đất ruộng
một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011........ 70
Bảng 3.9a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
môn trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên, năm 2011 ............................ 72
Bảng 3.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai
môn trên đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011............................................ 73
Bảng 3.10. Kích thước củ cái của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ
tại LụcYên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 ................................... 75
Bảng 3.11. Chất lượng củ của các các giống khoai môn trên 2 loại đất tại huyện
Lục Yên và huyện Trấn Yên, năm 2011 qua đánh giá cảm quan ............ 76
Bảng 3.12. Chất lượng củ của các giống khoai môn trên 2 loại đất tại huyện
Lục Yên và huyện Trấn Yên, năm 2011 (% hàm lượng chất tươi)..... 78
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ
tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011............. 80
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012 ....................................... 82
Bảng 3.15. Hiệu suất phân đạm và hệ số lợi nhuận khi bón các mức đạm
khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng tại Lục Yên và đất
bãi tại Trấn Yên, năm 2012................................................................. 86
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012............................. 89
Bảng 3.17. Hiệu suất phân lân và hệ số lợi nhuận khi bón các mức phân lân
cho giống KMYB 1 trên 2 loại đất...................................................... 93
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012.................. 94
x
Bảng 3.19. Hiệu suất phân kali và hệ số lợi nhuận khi bón các mức kali khác
nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên và
đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 ................................................ 99
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân chuồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại
huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012................ 101
Bảng 3.21. Hiệu suất phân chuồng và hệ số lợi nhuận khi bón các mức phân
chuồng khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012........................... 105
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại
Lục Yên, năm 2012 ........................................................................... 108
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống KMYB 1 trên đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012... 110
Bảng 3.24. Số củ giống bị thối hỏng sau thời gian bảo quản từ 1 đến 4 tháng tại
huyện Trấn Yên, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, năm 2012.................. 112
Bảng 3.25. Số kg khoai bị hao hụt trong quá trình bảo quản và tỷ lệ hao hụt
sau thời gian bảo quản 4 tháng tại Lục Yên và Trấn Yên, năm 2012... 115
Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu về năng suất giống KMYB 1 trên đất ruộng một
vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2013 ........................... 116
Bảng 3.27. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh giống
KMYB 1 trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, tỉnh
Yên Bái, năm 2013............................................................................ 116
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh năng suất thực thu các giống khoai môn trong thí
nghiệm trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011... 74
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các công thức bón đạm khác nhau
đến năng suất thực thu của giống KMYB 1 trên 2 loại đất .................. 84
Hình 3.3. Đồ thị ả nh hưởng củ a cá c mức bó n đạ m khá c nhau đế n năng suấ t
giố ng KMYB 1 trên đất ruộng một vụ.................................................. 85
Hình 3.4. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n đạ m khá c nhau đế n năng suất
giống KMYB 1 trên đất bãi .................................................................. 85
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức bón lân khác nhau đến
năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất.............................................. 90
Hình 3.6. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n lân khá c nhau đế n năng suất
giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ.................................................. 91
Hình 3.7. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n lân khá c nhau đế n năng suất
giống KMYB 1 trên đất bãi .................................................................. 92
Hình 3.8. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức bón kali khác nhau đến
năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất.............................................. 97
Hình3.9. Đồ thị ả nh hưởng củ a cá c mức bó n kali khá c nhau đế n năng suấtgiống
KMYB 1 trên đất ruộng một vụ......................................................................97
Hình 3.10. Đồ thị ả nh hưởng củ a cá c mức bó n kali khá c nhau đế n năng suất
giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi............................................... 98
Hình 3.11. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức phân chuồng khác nhau
đến năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất ..................................... 103
Hình 3.12. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n phân chuồ ng kh ác nhau đến
năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất ruộng một vụ............ 104
Hình 3.13. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n phân chuồ ng khá c nhau đến
năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi............................. 104
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai môn - sọ có tên khoa học là Colocasia esculeuta L. Schott, là cây
một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ ráy Araceae là loài cây đã được trồng từ lâu đời
trên thế giới (Nguyễ n Thị Ngọ c Huệ và cs, 2005 [39]). Dựa vào hình thái của củ cái
và củ con khoai môn - sọ có thể được chia ra làm 2 nhóm: Nhóm Colocasia esculenta
var. esculenta bao gồm các giống khoai môn và khoai nước; nhóm Colocasia
esculenta var. antiquorum gồm hầu hết các giống khoai sọ (Nguyễ n Thị Ngọ c Huệ và
cs, 2004 [38]). Theo nhiều tài liệu loài cây này được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới và vùng ôn đới ấm áp.
Ở Việt Nam, cây khoai môn có mặt ở nhiều tiểu vùng sinh thái trong cả nước
như Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Đà Lạt, Trà Vinh,...; nó
được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất ruộng vườn ở đồng bằng đến đất
đồi núi dốc (đất nương rẫy) ở miền núi. Sản phẩm của cây khoai môn vừa làm
lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa dùng.
Phương thức sử dụng củ khoai môn cũng rất phong phú về chế biến và sử dụng
như: Nấu canh xương, làm bánh, làm rau, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến…
Đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh giai đoạn 1994 - 2010 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa cây khoai môn vào một trong mười
loại cây trồng chính trong chương trình phát triển sản xuất và xuất khẩu. Tuy
nhiên, những nghiên cứu của các nhà khoa học về cây khoai môn chưa nhiều, diện
tích còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được sự bứt phá về giống, năng suất và sản
lượng. Kỹ thuật canh tác khoai môn tại các địa phương do chưa có nhiều tài liệu
về loài cây này nên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền. Vì vậy, nghiên cứu,
áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, thâm canh; nghiên cứu những đặc
điểm riêng biệt của các giống theo từng địa phương và chọn tạo những giống tốt
phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái ở những nơi đã sản xuất khoai môn truyền
thống để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiếp tục duy trì diện tích hiện có, đồng thời
mở rộng diện tích tại những vùng phù hợp tạo ra những vùng chuyên canh đem lại
hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân ở những vùng
xa xôi, hẻo lánh, thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước
ta hiện nay là việc làm cần thiết.
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên gần
700.000 ha (Cục thống kê Yên Bái, 2013 [11]), nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản
xuất nông lâm nghiệp. Ngoài thế mạnh một số loại cây trồng chủ lực như chè, quế,
2
một số loại cây ăn quả như hồng Lục Yên, bưởi Đại Minh…còn có một số loại cây
trồng bản địa có thương hiệu được nhiều người biết đến đó là cây khoai tím (khoai
môn) được trồng từ lâu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và sản phẩm củ khoai
môn Lục Yên đã trở thành đặc sản của vùng này.
Chủ trương của tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên muốn phát triển cây khoai
môn theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả, chính vì vậy việc nghiên cứu về
cây khoai môn là rất cần thiết. Để có bộ giống thích hợp, phù hợp với điều kiện tự
nhiên tại địa phương, năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất một số giống khoai môn tại huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái”. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn đề nghị bổ sung thêm 2
giống khoai môn: Khoai môn Bắc Kạn, khoai môn Hà Giang vào cơ cấu giống của
địa phương và đã chứng minh được việc trồng cây khoai trên đất ruộng một vụ là
có hiệu quả, chất lượng không thua kém khoai được trồng trên đất nương rẫy. Mặ t
khác đất bãi và đất ruộng một vụ tại tỉnh Yên Bái có số lượng lớn , nế u chuyể n đổ i
diệ n tích 2 loại đất này sang trồng cây khoai môn sẽ tăng được hiệu quả kinh tế
trong sả n xuấ t cho ngườ i dân.
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống
khoai môn địa phương trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại
huyện Trấn Yên, nơi có khí hậu đất đai tương đồng với một số huyện thị trong tỉnh
như: Yên Bình, thành phố Yên Bái, Văn Yên, Văn Chấn và cũng chính là vùng
nằm trong quy hoạch phát triển khoai môn của tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp
theo là cần thiết. Kết quả nghiên cứu ban đầu sẽ lựa chọn được giống có triển
vọng tại địa phương trên 2 loại đất để tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống trở nên rất cấp
thiết để mở rộng diện tích, phát triển khoai môn theo hướng sản xuất hàng hóa, tập
trung để tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh, là cơ sở cho việc mở rộng
diện tích ra một số huyện trên địa bàn tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng,
tăng thu nhập cho người dân.
Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật
cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái”.
2. Mục đích của đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số giống khoai môn trên đất ruộng một vụ và trên đất bãi tại tỉnh Yên Bái, xác định
được giống có triển vọng phù hợp với địa phương.
3
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp về liều lượng phân bón
(đạm, lân, kali và phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống cho
giống có triển vọng tại Yên Bái trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại
huyện Trấn Yên làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích, phát triển cây khoai môn
theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định việc trồng cây khoai môn trên
đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
là có cơ sở khoa học và thực tiễn.
- Là cơ sở cho việc áp dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật về phân bón,
mật độ, thời vụ và cách bảo quản củ giống trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên
và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung được 1 giống khoai môn Bắc Kạn
vào cơ cấu giống khoai môn trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngoài các giống đã có tại
địa phương và giống có triển vọng; định hướng được việc xây dựng vùng chuyên
canh trồng cây khoai môn của tỉnh trên đất ruộng một vụ và đất bãi nhằm đáp ứng
vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến khoai môn trong tương lai.
- Giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân tại một số
huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
- Qua kết quả xây dựng mô hình trình diễn và kết quả nghiên cứu về cây
khoai môn đã chứng minh được việc trồng khoai môn trên đất ruộng 1 vụ và đất
bãi là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất tại địa phương.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- 5 giống khoai môn địa phương được thu thập tại tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang,
Yên Bái (3 giống) có đặc điểm nông sinh học khác nhau.
- Các loại phân bón vô cơ (đạm, lân, kali), hữu cơ (phân chuồng tại địa
phương), phương pháp bảo quản củ giống theo người dân và phương pháp khác đã
được một số tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2006), Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2004)
nghiên cứu và đề cập.
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các thí nghiệm được nghiên cứu trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên, và
đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái từ năm 2011đến năm 2013.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đề tài đã đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 5 giống
khoai môn thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Hà Giang, Yên
Bái) được trồng trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái. Từ 5 giống khoai môn đã lựa chọn được giống khoai môn Yên
Bái 1 là giống có triển vọng cho địa phương.
- Đã nghiên cứu và xác định được các biện pháp kỹ thuật về lượng phân
bón (đạm, lân, kali, phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống
cho giống có triển vọng (khoai môn Yên Bái 1) trên đất ruộng một vụ tại huyện
Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận
Trong đời sống hàng ngày, nguồn lương thực chính mà con người sử dụng để
cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của mình là từ lúa, ngô, mỳ ...Trong
những năm vừa qua, sự tăng dân số một cách nhanh chóng đòi hỏi một số lượng
lương thực ngày càng nhiều trên toàn thế giới. Vấn đề lương thực đã càng trở nên
cấp bách, chính điều đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà chọn tạo giống cây
trồng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mục đích của các nhà khoa
học là nâng cao năng suất cây trồng, tìm ra nhiều giống cây trồng mới cho các loại
cây trồng chủ lực như lúa, ngô, lúa mì. Tuy nhiên, những loại cây trồng này khi áp
dụng trên phạm vi rộng thường chưa thu được những kết quả cao như mong đợi,
đặc biệt là những nơi thiếu lương thực do ở đó trình độ khoa học kỹ thuật còn
nhiều hạn chế, đất đai xấu, khó khăn trong việc canh tác...Do đó việc đưa những
loại cây có củ như sắn, khoai lang, khoai môn - sọ vào trồng ở những nơi không
cần đầu tư thâm canh lớn, trình độ kỹ thuật chưa cao là việc làm cần thiết để tăng
sản lượng lương thực, giải quyết trước mắt vấn đề thiếu lương thực tại chỗ.
Ở Việt Nam, tổng diện tích cây có củ hàng năm khoảng hơn 600.000 ha với
sản lượng trên 4,7 triệu tấn củ tươi. Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu về cây có
củ mới chỉ tập trung vào 3 cây chính, đó là: sắn, khoai tây và khoai lang, còn
những loại cây có củ khác như: khoai môn, sọ; dong riềng...mới chỉ được quan
tâm trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó, năng suất của các loại cây có củ, đặc
biệt năng suất cây khoai môn đang được trồng tại nước ta còn thấp, nên việc chọn
lọc, lai tạo tìm ra những giống tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau trên
cả nước, từ đó tập trung đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng là việc làm
cần thiết và quan trọng.
Yêu cầu sinh thái của cây khoai môn ở các thời kỳ sinh trưởng cũng khác
nhau: Ở thời kỳ mọc mầm, nhiệt độ thích hợp 13 - 180
C, thời kỳ cây con yêu cầu
nhiệt độ 20 - 250
C, thời kỳ cây trưởng thành yêu cầu nhiệt độ 25 - 300
C, đặc biệt
vào giai đoạn tạo củ nó cần biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Là cây cần
nhiều nước nhưng không chịu được nóng, nên trồng ở đất dốc, đất ruộng 1 vụ
6
không chủ động nước là khá phù hợp, yêu cầu lượng mưa hàng năm 1.500-2.000
mm/năm, độ ẩm không khí 80 - 82%, về đất đai phù hợp trên những loại đất có pH
5,0 - 6,5; đất tơi xốp, nhiều mùn.
Tỉnh Yên Bái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và
đêm cao, có nhiệt độ trung bình năm là 20 - 230
C, lượng mưa trung bình năm là
1.500 - 1.600 mm/năm. Độ ẩm tương đối là 84 - 86%, đất đai chủ yếu là đất nâu
đỏ phát triển trên đá vôi và đất feralit đỏ vàng, đỏ nâu phát triển trên đá mácma
axit có độ pH 5,0 - 6,0; đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao.
Điều kiện tự nhiên của một số huyện tại tỉnh Yên Bái (trừ 2 huyện vùng cao
là Trạm Tấu và Mù Cang Chải) theo yêu cầu sinh thái của cây khoai môn là tương
đối phù hợp, mặt khác là loại cây đã được trồng từ lâu đời tại địa phương và việc
mở rộng diện tích là có cơ sở do quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, đất ruộng lúa 1
vụ bỏ hoá không chủ động nước và đất soi bãi còn diện tích khá lớn.
Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (2011) [75],
về đánh giá hiện trạng và định hướng quy hoạch cây khoai môn trên địa bàn tỉnh
Yên Bái đến năm 2015 đã xác định hướng quy hoạch các vùng trồng khoai môn
tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên và các xã thuộc huyện Trấn Yên,
thành phố Yên Bái nơi có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp để trồng khoai môn.
Đặc biệt cần tận dụng đất đai ở vườn nhà để trồng khoai môn nhằm tăng thu nhập
cho người dân.
Từ những cơ sở trên cho thấy, việc triển khai đề tài là hoàn toàn có cơ sở
nhằm bổ sung giống tốt vào cơ cấu giống của địa phương, nghiên cứu các biện
pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và bảo quản củ giống sẽ mở ra triển
vọng mới trong việc mở rộng diện tích, xây dựng vùng chuyên canh trồng cây
khoai môn của tỉnh.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở giao điểm giữa Đông Bắc và Tây Bắc,
có nhiều tuyến giao thông chạy qua, thuận lợi cho cả đường thuỷ, đường bộ,
đường không, đặc biệt tuyến đường xuyên Á chạy qua rất thuận lợi cho việc buôn
bán, giao lưu hàng hoá khu vực miền núi phía Bắc. Nơi đây có rất nhiều loại cây
trồng đã được bà con nông dân trồng trọt từ lâu đời và đã trở thành những sản
phẩm có tên tuổi như hồng không hạt, cam sành Lục Yên, chè Suối Giàng và
nhiều loại cây trồng khác. Một trong những cây trồng truyền thống, được trồng
7
trọt từ lâu đời và có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu sản xuất của tỉnh còn phải kể
đến cây khoai môn (cây khoai tím, khoai mán...). Nghiên cứu cho thấy điều kiện
khí hậu, đất đai ở một số huyện tại tỉnh Yên Bái khá phù hợp với sinh trưởng và
phát triển của cây khoai môn. Cây khoai môn trồng ở Lục Yên có năng suất và
chất lượng tốt, thơm, ngon… do sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó của bà con các dân
tộc huyện Lục Yên nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung, mặc dù trình độ thâm canh
cây khoai môn của người dân chưa cao. Định hướng của tỉnh Yên Bái cũng như
của huyện và các sở, ban, ngành trong tỉnh muốn nâng cao thu nhập của người dân
bằng nhiều ngành nghề thủ công, công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên, lực lượng lao
động tham gia trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng như của huyện còn chiếm
tỷ lệ tương đối cao trên 70%.
Để xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành một tỉnh phát triển toàn diện, tận dụng
mọi thế mạnh sẵn có để tăng thu nhập cho người dân, trong lĩnh vực sản xuất nông
lâm nghiệp cần tập trung vào một số cây trồng chủ lực có thương hiệu như chè,
cây ăn quả, khoai môn.
Từ những cơ sở mang tính thực tiễn đã nêu trên, chúng tôi thấy rằng việc
triển khai thực hiện đề tài là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn, sau khi đề tài được thực
hiện ngoài việc sẽ bổ sung giống khoai môn có năng suất, phẩm chất tốt vào cơ
cấu cây trồng của tỉnh, còn nghiên cứu được các biện pháp kỹ thuật về phân bón,
mật độ - thời vụ và biện pháp bảo quản củ giống cho giống có triển vọng tại địa
phương trên đất ruộng một vụ và đất bãi từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất.
1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây khoai môn - sọ (colocasia
esculenta (L.) Schott)
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây khoai môn - sọ là loài cây đã được trồng từ lâu đời trên thế giới, phổ biến ở
các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ở một số nước trên thế giới khoai môn (Colocasia
esculenta var. esculenta) được sử dụng làm lương thực và thực phẩm phổ biến trên
thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Đại Dương (Nguyen Thi Ngoc Hue et
al., 2005 [95]). Ngoài mục đích sử dụng làm lương thực, thức ăn cho con người và
cho gia súc, khoai môn - sọ còn được sử dụng trong các lễ hội tôn giáo và làm các vị
thuốc dân gian (Vũ Văn Chuyên, 1976 [8]).
Có rất nhiều minh chứng thực vật học cho thấy: Khoai môn - sọ có nguồn
gốc phát sinh tại Trung Nam Á như: Ấn Độ hoặc bán đảo Malayxia. Tuy nhiên,
theo tác giả Nguyễn Đăng Khôi và cs (1985) [43], Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs
8
(2004) [38], cây khoai môn - sọ có nguồn gốc ở Đông Nam Ấn Độ. Nhiều công
trình khoa học cũng cho thấy Việt Nam nói riêng và các nước vùng Đông Nam Á
như Indonesia, Malaysia, Thái Lan được coi là một trong những trung tâm đa dạng
di truyền của khoai môn - sọ. Việt Nam và Trung Quốc được coi là những nơi đã
phát triển các giống khoai môn từ nhiều thế kỷ trước.
Nhiều dạng khoai môn - sọ hoang dại cũng được phát hiện tại nhiều nơi của
vùng cận Đông Nam Á. Từ trung tâm khởi nguyên, cây khoai môn - sọ được truyền
bá tới Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và các quần đảo thuộc Thái Bình Dương.
Từ châu Á, cây khoai môn - sọ được đưa tới các nước Ả Rập và Địa Trung Hải. Vào
khoảng 100 năm trước công nguyên cây khoai môn - sọ đã được trồng ở Trung Quốc
và Ai Cập (Puseglove, 1972 [106]). Ngày nay, khoai môn - sọ được trồng phổ biến ở
khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấp áp. Cây khoai môn - sọ được thâm canh
tốt nhất ở các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên, diện tích lớn nhất
lại ở các nước Tây Phi, Caribê và hầu hết các vùng ở châu Á.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được coi là trung tâm đa
dạng di truyền cây trồng, nơi phát sinh của nhiều loài cây họ ráy, trong đó có
khoai môn - sọ. Chính vì vậy, nguồn gen khoai môn - sọ rất đa dạng. Việt Nam và
Trung Quốc được coi là những nơi phát triển giống khoai sọ (eddoe) nhiều thế kỷ
trước và sau đó được nhập vào Tây Ấn và các nước khác trên thế giới (Nguyễn
Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]).
Ở nước ta khoai môn - sọ, đặc biệt là khoai môn nước được thuần hoá sớm
trước cả cây lúa nước, cách đây khoảng 10.000 - 15.000 năm (Nguyễn Thị Ngọc
Huệ và cs, 2004 [38]). Nguồn gen môn - sọ phân bố trong điều kiện tự nhiên rất đa
dạng: Từ độ cao 1 m đến 1.800 m so với mực nước biển, có giống sống trong điều
kiện ngập nước, trong điều kiện ẩm hoặc có giống phát triển trên đất khô hạn. Có
giống sinh trưởng trong điều kiện dãi nắng, có giống sống trong điều kiện cớm
nắng. Cây khoai môn - sọ được trồng trong vườn nhà, từ miền núi đến đồng bằng
nhờ đặc tính dễ sống, dễ thích nghi của nó. Trong đó khoai môn được trồng chủ
yếu ở trung du và miền núi (Nguyễn Phùng Hà và cs, 2012; Trung Tâm Tài
nguyên Thực vật, 2009) [27], [71].
1.2.2. Phân loại thực vật khoai môn - sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott)
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, (2004) [38], Lương Ngọc Toản và
cs, (1979) [63] thì: Nhóm cây lấy củ họ thuộc họ ráy (Araceae) có tên tiếng Anh là
"Taro", gồm một số loại như ráy rừng (Alocasia macrorrhira), ráy đầm lầy
(Cyrtosperma chamisonis), khoai sáp (Xanthosoma agittifolium), dọc mùng
9
(Colocasia gigantea), khoai môn (Colocasia esculenta var. escullenta) và khoai sọ
(Colocasia esculenta var. antiquorum). Họ ráy (Araceae) là một họ rất lớn, với
hơn 115 chi và trên 2000 loài phân bố khắp thế giới, trong đó có tới 92% số loài
xuất xứ từ những vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ (đặc trưng cho rừng ẩm ). Ở
Việt Nam hiện biết 21 chi và hơn 77 loài, phần lớn là cây ưa bóng làm thành tầng
cây phụ chủ yếu ở rừng hỗn giao.
Cây khoai môn, khoai sọ thuộc chi Calocasia là một trong những chi quan
trọng nhất của họ Ráy (Araceae). Các loài trong chi này được dùng làm lương
thực, thực phẩm cho người và gia súc. Khoai môn - sọ trồng được phân loại như
loài Colocasia esculenta, một loài đa hình với 2 loài phụ : Khoai môn và khoai sọ.
Chi Colocasia được xác định bởi Schott năm 1832 trên cơ sở hai loài đã
đươc Linnacus mô tả lần đầu tiên vào năm 1753 là Arum colocasia và Arum
esculentum. Schott cũng đã đặt tên của 2 loài này là Colocasia esculenta và
Colocasia antiquorum. Hiện nay, trong nghiên cứu phân loại chi Colocasia vẫn
còn nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ. Một số nhà phân loại thực vật học cho rằng có
một loài đa hình là C. esculenta và ở mức độ dưới loài biết đến có C. esculenta
var. esculenta và C. eculenta var. antiquorum (Ghani., 1984 [94]).
Ở Việt Nam, trong nhiều tài liệu nghiên cứu về cây khoai môn - sọ, các
tác giả đều sử dụng danh từ chung "Cây khoai môn" vừa để chỉ giống cây
thích nghi với môi trường đất bị ngập nước hoặc ẩm ướt, với tên thường gọi là
"Cây khoai nước" và cũng để chỉ nhóm cây chịu hạn mà không chịu được
ngập úng nên thường gọi là "Cây khoai sọ" (Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985;
Bùi Công Trừng và cs, 1963) [43], [66].
Từ năm 1998, khi nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen khoai môn - sọ ở
Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trương Văn Hộ, Nguyễn Văn Viết,
Nguyễn Phùng Hà cho rằng giả thiết có 2 loài phụ dưới loài Colocasia esculenta
là C. esculenta var. esculenta và C. esculenta var. antiquorum với tên gọi khoai
môn và khoai sọ là có lý hơn cả.
Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2004) [38] nguồn gen khoai
môn - sọ gồm 3 biến dạng thực vật là khoai môn (Dasheen type) với 2x = 28,
khoai sọ (Eddoe type) với 3x = 42 và nhóm trung gian. Ba biến dạng này có mối
quan hệ khá gần gũi trong quá trình tiến hoá từ cây khoai nước đến cây khoai môn
và sau cùng là cây khoai sọ. Nhóm khoai sọ có thể do tự đa bội mà thành hoặc do
sự tái tổ hợp giữa dạng nhị bội (2x) với dạng tứ bội (4x). Ranh giới giữa 3 nhóm
không rõ ràng nếu chỉ dựa vào đặc điểm hình thái nông học. Về mặt di truyền 2
10
dạng này có mối quan hệ mật thiết. Các biến dị tam bội được tiến hoá từ dạng nhị
bội do tự đa bội hoá mà thành (Hirai et al., 1994 [97]). Kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy hầu hết các giống khoai môn, khoai
nước đều thuộc nhóm thể nhị bội còn hầu hết các giống khoai sọ thì thuộc nhóm
thể tam bội (Hirai et al., 1994 [97]).
Vì vậy, nên gọi nhóm khoai môn - sọ là chính xác nhất, kể cả khi cho rằng có
một loài đa hình là C. antiquorum và mức độ dưới loài là C. antiquorum var.
typeca, C. antiquorum var. euchlora và C. antiquorum var. esculenta.
Để nhận biết các giống của 2 nhóm này, cần dựa vào kết quả phân tích của 3
nhóm đặc điểm:
- Hình thái củ cái và củ con.
- Số lượng nhiễm sắc thể.
- Đặc điểm hình thái hoa.
Nếu dựa vào hình thái củ cái và củ con thấy rằng:
- Nhóm C. esculenta var. esculenta (Dasheen) bao gồm các giống khoai môn
và khoai nước, đặc điểm của chúng là có một củ cái lớn quyết định năng suất
giống khoai với một vài củ con nhỏ và dải khoai (Stolon) ít dùng để ăn. Bông hoa
của nhóm này có phần phụ vô tính ngắn hơn phần hoa đực. Khả năng thích nghi
của các giống khoai của nhóm này từ điều kiện đất bị ngập nước (khoai nước ở
một số vùng chiêm trũng Nam Định...) tới những vùng đất cao thuộc các tỉnh trung
du, miền núi như Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Sơn La....Với nhiều
giống khoai nổi tiếng.
- Nhóm C. esculenta var. antiquorum (Eddoe) gồm hầu hết các giống khoai
sọ, đặc điểm của nhóm khoai này là có một củ cái kích thước nhỏ hoặc trung bình,
ăn sượng và hơi ngái. Xung quanh củ cái có nhiều củ con hình cầu hoặc hình trứng
kích thước khác nhau tuỳ thuộc giống. Ở các giống khoai sọ, củ con quyết định đến
năng suất thương phẩm. Các giống thuộc nhóm này thường có củ con cấp 1, 2, 3 và
thường có thời gian ngủ nghỉ nên thường bảo quản được lâu. Đặc tính hoa của
nhóm này là phần phụ vô tính dài hơn phần phụ của hoa đực. Điển hình là các giống
khoai sọ trứng, khoai lủi... (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt
Nam thì ngoài 2 nhóm có sự phân biệt rõ kể trên, trong tập đoàn còn nhiều giống
khác nhưng ở dạng trung gian. Các dạng trung gian có thể do sự lai tạo tự nhiên
11
nên ít được quan tâm nghiên cứu. Các giống ở nhóm này có củ cái và củ con gần
bằng nhau về hình dạng và kích thước.
Một cách phân loại được sử dụng để phân biệt C. esculenta var. esculenta và
C. esculenta var. antiquorum là dựa vào đặc điểm hình thái hoa - chiều dài phần
phụ vô tính của đỉnh bông mo. Các giống khoai môn khi thuộc nhóm C. esculenta
var. esculenta có phần phụ vô tính của đỉnh ngắn hơn phần phụ vô tính của các
giống thuộc nhóm C. esculenta var. Antiquorum khoảng 3 lần (Lebot và Adrahy.,
1992 [100]).
Khi quan sát tập đoàn khoai môn - sọ ở Việt Nam cho thấy các giống của
nhóm C. esculenta var. antiquorum hầu như không ra hoa, chỉ có nhóm khoai
nước (C. esculenta var. esculenta) ra hoa thường xuyên. Vì vậy, việc phân loại các
giống môn - sọ dựa vào đặc điểm hình thái hoa là rất hạn chế.
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật, ở
Việt Nam có thể phân biệt 3 nhóm cây thuộc loài Colocasia esculenta. Nhóm
khoai nước bao gồm những giống thích nghi với môi trường bóng râm, ưa đất
trũng. Nhóm khoai môn bao gồm những giống trồng trên đất khô (đất phẳng, đất
dốc sử dụng nước trời, đất dốc có độ cao trên 500 m) được con người sử dụng củ
cái để ăn, củ con làm giống. Hầu hết các giống khoai dạng nhị bội (2x = 28) có
khả năng ra hoa ở vùng núi phía Bắc thuộc nhóm này. Nhóm khoai sọ bao gồm
những giống có thể trồng trên đất ruộng chân mạ, ruộng mầu luân canh hay xen
canh với khoai lang, đậu, ngô, chịu hạn khá, không chịu được ngập úng.
Như vậy, căn cứ vào các tài liệu hiện có và kết quả điều tra thực tế thì các
giống thuộc loài phụ Colocasia esculenta var. esculenta có tên gọi là khoai môn.
Những giống khoai này được trồng ở mọi chân đất, từ ruộng ngập nước đến nương
rẫy cao. Các giống thuộc loài phụ Colocasia esculenta var. antiquorum có tên gọi
là khoai sọ.
1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn - sọ
1.3.1. Đặc tính thực vật học
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2004) [38], Mai Thạch Hoành (2006)
[33] thì cây môn - sọ là loại cây thân thảo, thường cao 0,5 - 2,0 m. Cây môn - sọ
thường có một củ cái nằm ở giữa, thường nằm ở dưới đất, từ đó lá phát triển lên trên,
rễ phát triển xuống dưới, trong khi các củ con, củ nách, dải bò phát triển sang các
bên. Loài cây này có một số đặc điểm về thực vật học chủ yếu:
12
1.3.1.1. Rễ khoai môn - sọ
Hệ thống rễ của loài môn - sọ là rễ chùm, mọc ở đốt mầm, ngắn, phân bố chủ
yếu ở tầng đất có độ sâu tối đa 1 m. Rễ phát triển thành nhiều tầng. Số lượng rễ và
chiều dài rễ phụ thuộc vào từng giống và đất trồng. Rễ thường có màu trắng, một
số kiểu gen có cùng lúc 2 loại rễ: Rễ có sắc tố và rễ không có sắc tố.
1.3.1.2. Thân khoai môn - sọ
Khoai môn - sọ chỉ có thân giả trên mặt đất. Cả 2 dạng khoai môn và khoai
sọ, củ cái chính được coi là cấu trúc thân chính của cây (Được gọi là thân củ).
Trên thân củ có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh. Sau mỗi dọc lá
lụi đi thì trên thân củ thêm một đốt và thân củ dài thêm ra. Bề mặt củ được đánh
dấu bởi vòng tròn gọi là chân dọc củ. Đó lá điểm nối của những lá vẩy hoặc lá già.
Nhiều mầm bên phân bố trên những đốt củ. Đỉnh của củ cái chính là điểm sinh
trưởng của cây. Sự mọc lên của cây bắt đầu từ đỉnh củ cái.
1.3.1.3. Lá khoai môn - sọ
Lá chính là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt đất, quyết định chiều cao của
cây. Mỗi lá được cấu tạo bởi một dọc lá thẳng và một phiến lá. Phiến lá của hầu
hết các kiểu gien có dạng hình khiên, gốc hình tim, có rốn ở gần giữa. Phiến lá
nhẵn, chiều dài có thể biến động 20 - 70 cm và bề rộng 15 - 50 cm. Kích thước của
lá chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh.
1.3.1.4. Dọc lá khoai môn sọ
Dọc lá mập có bẹ ôm chặt ở phía gốc tạo nên thân giả. Chiều dài dọc lá biến
động phụ thuộc vào kiểu gen 35 - 160 cm. Màu dọc lá biến động từ xanh nhạt tới
tím đậm, đôi khi có sọc màu tím hoặc xanh đậm.
1.3.1.5. Củ khoai môn - sọ
Cây môn - sọ có phần gốc phình thành củ hoặc thân củ chứa tinh bột, đây
cũng chính là thân chính của loài cây này. Củ khoai môn - sọ rất khác nhau về
kích thước và hình dạng, tuỳ thuộc vào kiểu gen, loại củ giống và các yếu tố sinh
thái, đặc biệt là các yếu tố có ảnh hưởng đến thân củ như cấu trúc và kết cấu của
đất, sự có mặt của sỏi đá. Củ cái của những giống đại diện trồng trên đất cao
thường tròn hoặc hơi dài, còn những giống có củ cực dài thường là của những
giống trồng ở ruộng và đầm lầy. Tất cả củ cái, củ con và củ nách có cấu tạo bên
ngoài gần như nhau, đều có một mầm ở đỉnh và nhiều mầm ở nách của vô số các
lá vảy trên thân củ.
Mỗi loại cây trồng khác nhau đều có những đặc điểm riêng biệt về hàm lượng
các chất có trong các bộ phận, đối với các loại cây trồng lấy củ thì tinh bột, protein...
là những chất hết sức quan trọng. Phần có giá trị kinh tế chính của khoai môn - sọ
13
chính là củ cái, các củ con, dọc lá. Thành phần một số chất trong củ khoai môn được
được trình bày tại bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần các chất trong củ khoai môn - sọ (khối lƣợng tƣơi)
Thành phần Tỷ lệ (%)
Nước 63 - 85
Hydratcacbon (tinh bột) 13 - 29
Protein 1,4 - 3,0
Chất béo 0,16 - 0,36
Xơ thô 0,60 - 1,18
Tro 0,60 - 1,3
Vitamin C 7 - 9 mg/100g
Thiamin 0,18 mg/100g
Riboflavin 0,04 mg/100g
Niaxin 0,9 mg/100g
(Nguồn: Inno Onwueme, 1999 [98])
Qua đó thấy rằng hàm lượng tinh bột của củ khoai môn trung bình 13 - 29%,
hàm lượng nước cao 63 - 85%, protein 1,4 - 3,0%, chất béo 0,16 - 0,36 %, xơ thô
0,60 - 1,18 % còn lại là các chất khác.
Bảng 1.2. Thành phần hóa học trung bình của củ khoai môn - sọ tính theo
khối lƣợng vật chất khô
ĐVT: %
Thành
phần
Giống khoai môn - sọ
Khoai
sọ sớm
Hà Bắc
Khoai
sọ trắng
Khoai
sọ trắng
dọc tím
Khoai
sọ KS4
Môn
ruột
trắng
Môn
tàu
Khoai
tía
riềng
Hàm lượng
nước
23,47 23,25 23,97 22,36 27,34 28,19 26,48
Protein 6,23 6,14 6,52 7,39 4,45 4,57 4,28
Tinh bột 74,16 73,67 73,54 72,61 75,85 76,41 75,10
Lipit 0,32 0,31 0,38 0,32 0,57 0,64 0,68
Xenluloza 3,81 3,78 3,57 3,35 4,56 4,72 5,27
Đường 3,93 3,90 3,87 4,02 2,15 2,03 2,69
Tro 2,91 2,42 2,27 2,79 3,81 3,95 4,25
Keo thô 2,77 2,82 2,95 3,01 1,94 1,87 3,06
(Nguồn: Nguyễn Phương và cs, 2008 [54])
14
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương và cs [54], ở bảng 1.2. khi
công bố kết quả nghiên cứu về tính chất lý hóa của tinh bột một số giống khoai
môn - sọ phổ biến tại miền Bắc năm 2008, cho thấy hàm lượng nước của các
giống khoai môn - sọ tương đối cao. Hàm lượng một số chất trong củ khoai môn
như lipit (0,57 - 0,68%), hàm lượng tro (3,81 - 4,25%) cao hơn trong củ khoại sọ.
Hàm lượng một số chất như protein, hàm lượng đường trong củ khoai sọ cao hơn
trong củ khoai môn.
Kết quả nghiên cứu một số giống khoai môn trên đất ruộng và đất nương
rẫy tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2006 tại bảng 1.3. cho thấy các giống
khoai môn khác nhau có một số chỉ tiêu về tinh bột, protein, chất xơ khác nhau.
Trong đó giống khoai môn Yên Bái (Yên Bái 1) và giống khoai môn Bắc Kạn có
một số chỉ tiêu cao hơn so với các giống khác trong thí nghiệm.
Bảng 1.3. Hàm lƣợng một số chất trong củ khoai môn nghiên cứu trên đất
ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên - Yên Bái, năm 2006 (% chấ t tƣơi)
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Giống
Hàm
lƣợng
protein
Hàm
lƣợng
lipit
Vật chất
khô
Hàm
lƣợng
tinh bột
Chất xơ
tổng số
Khoai mônYên Bái 1,64 0,38 28,39 19,87 1,13
Khoai môn Bắc Kạn 2,06 0,31 33,33 19,68 0,60
Khoai môn Hà Giang 1,46 0,19 25,40 15,15 1,70
Khoai môn Lào Cai 1 3,09 0,10 29,77 16,56 1,28
Khoai môn Lào Cai 2 1,03 0,14 19,47 12,15 0,82
(Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2006 tại huyện Lục Yên, Yên Bái)
Hàm lượng tinh bột cao nhất là giống khoai môn Yên Bái đạt 19,87%, giống
thấp nhất là Lào Cai 2 chỉ đạt 12,25%. Hàm lượng protein cao nhất là giống Lào
Cai 1, sau đó đến giống Bắc Kạn và Yên Bái. Giống có tỷ lệ xơ nhiều nhất là
giống Hà Giang chiếm 1,70%.
1.3.1.6. Hoa, quả khoai môn - sọ
Khoai môn có khả năng ra hoa, song sự lai tạo giữa chúng có tính bất hòa hợp
cao và tính bất dục (Mai Thạch Hoành, 2006 [33]). Hoa của cây môn - sọ có dạng
bông mo, mọc ra từ nách lá hoặc từ giữa bẹ của lá không mở. Mỗi cây có thể có từ 1
cụm hoa trở lên. Cụm hoa mọc đơn độc ngắn hơn cuống lá. Quả mọng có đường kính
khoảng 3 - 5 cm và chứa nhiều hạt. Mỗi hạt ngoài phôi còn có nội nhũ.
15
Thực tế trong điều kiện tự nhiên có những giống khoai môn - sọ ra hoa, hoa
đã được quan sát và nghiên cứu ở Việt Nam (Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985; Tổ
nghiên cứu cây có củ, 1965) [43], [62]. Kết quả nghiên cứu các giống khoai môn
tại Lục Yên năm 2006 đã xác định các giống khoai môn Yên Bái đều ra hoa, giống
khoai môn Bắc Kạn, Hà Giang chưa quan quan sát thấy hiện tượng ra hoa.
Mặc dù tỉ lệ ra hoa của các giống khoai môn - sọ còn phụ thuộc vào đặc điểm
từng giống, như khả năng có thể thu được hạt ở những giống ra hoa có thể có được
từ kết quả nghiên cứu của Ellis et al., (1985) [91] đã nghiên cứu khả năng bảo
quản hạt giống và kết luận rằng hạt giống khoai môn - sọ dễ nẩy mầm, cho phép
hạ độ ẩm hạt để bảo quản trong điều kiện lạnh.
Theo tác giả Wilson et al., (1981) [111] cho rằng có thể phun gibberelin và
tiến hành thụ phấn bằng tay để tăng cường sự ra hoa và kết hạt của cây khoai môn.
1.3.2. Sinh trưởng, phát triển của khoai môn - sọ
Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2004) [38] thì cây khoai môn - sọ
tồn tại từ năm này qua năm khác là từ củ cái và củ con. Nghiên cứu sự phát triển
của chồi và khối lượng khô tổng số của chồi cho thấy sự phát triển của chồi sẽ
giảm mạnh vào khoảng sau trồng 6 tháng. Vào thời điểm đó, số lá mọc ra chậm
lại, chiều dài của dọc cũng giảm, giảm tổng diện tích lá trên cây và giảm cả chiều
cao cây trung bình trên đồng ruộng. Hiện tượng này gọi là khoai xuống dọc. Sự
hình thành củ cái thường bắt đầu xảy ra sau trồng 3 tháng. Sự hình thành củ con
được xảy ra sau đó một thời gian ngắn. Khoảng 5 đến 6 tháng sau trồng, khi sự
phát triển của chồi giảm, kích thước củ cái và củ con phát triển rất nhanh. Khi mùa
khô bắt đầu, sự lụi của các chồi càng tăng nhanh cho đến khi chồi chính chết.
Chính củ cái và củ con cho phép cây tồn tại qua vụ khô. Nếu củ không được thu
hoặch chúng sẽ lại nẩy mầm và mọc thành cây mới vào thời vụ thích hợp. Những
nơi không có mùa khô, sau khi thân tàn, củ lại mọc mầm mới và tiếp tục phát triển
thêm vài năm nữa.
Vòng đời củ khoai môn - sọ có thể nhận biết được khi phân tích bề mặt củ
cái với các phần sót lại của lá, dải bò hoặc chồi non, cụm hoa, rễ và thậm chí
những vết bệnh gây ra bởi côn trùng. Từ số lá còn lại trên củ, nếu biết thời gian
cần thiết để phát triển mỗi lá mới sẽ cho phép ước lượng tuổi của cây. Phân tích
phần sót lại của các cụm hoa (số cụm và số cuống hoa mỗi cụm) sẽ biết được
chính xác khả năng ra hoa của cây. Sự biến đổi của đường kính củ cho biết sự thay
đổi của điều kiện ngoại cảnh. Củ thường bị thắt lại khi đất bị khô hạn hoặc bị ngập
nước trong một thời gian nhất định.
16
1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của khoai môn - sọ
Cây khoai môn, khoai sọ là loại cây trồng có khả năng thích ứng, sinh trưởng
và phát triển trong nhiều điều kiện khác nhau, được trồng nhiều ở hầu hết các
vùng sinh thái nhờ đặc tính dễ trồng và là cây đặc sản của nhiều địa phương
(Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004; Phạm Văn Vang, 1990) [38], [80]. Tuy nhiên
nó vẫn chịu tác động nhất định của điều kiện ngoại cảnh, đất đai và dinh dưỡng.
Trong điều kiện thuận lợi sự sinh trưởng, phát triển tốt và ngược lại.
Theo tác giả Mai Thạch Hoành và cs, 2012 [35] thì yêu cầu điều kiện ngoại cảnh
của cây có củ nói chung cần có 5 yếu tố là đất, nước, nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng,
mỗi yếu tố sẽ có tác động nhất định đến sinh trưởng, phát triển của cây.
1.4.1. Nhiệt độ
Khoai môn - sọ yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 210
C để sinh trưởng,
phát triển bình thường. Năng suất của môn - sọ có xu hướng giảm dần khi nơi
trồng có độ cao tăng dần. Nhiệt độ thấp làm cho cây giảm sinh trưởng và cho năng
suất thấp (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]).
Khi điều tra điều kiện về nhiệt độ ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Yên
Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang những nơi có trồng cây
khoai môn thấy rằng nhiệt độ trung bình qua 3 năm từ 2010 đến 2012 tại một số
tỉnh điều tra, có trồng cây khoai môn dao động 20,3 - 24,10
C, trong đó nhiệt độ
trung bình năm thấp nhất là tỉnh Lào Cai, chỉ đạt trung bình 20,30
C (Cục Thống kê
tỉnh Yên Bái [11], Sơn La [13], Hà Giang [14], Lao Cai [15], Bắc Kạn [16], Hòa
Bình [17], Tuyên Quang [18]). Qua đó thấy rằng, nhiệt độ thường thấp vào các
tháng 12, tháng 1, tháng 2. Nhiệt độ cao nhất trong các tháng 5 đến tháng 8 và
giảm dần trong tháng 9 đến cuối năm.
Trong các tháng 12, tháng 01 đến tháng 02 nhiệt độ tối thấp có những vùng
như Bảo Yên, Thuận Châu, Lục Yên... có thể giảm đến dưới 100
C, tuy nhiên số
ngày có nhiệt độ thấp thường không kéo dài. Vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8 có
những nơi nhiệt độ tối cao có thể đạt trung bình đến trên 350
C.
Qua điều tra số liệu và thực tế tại một số vùng trồng khoai môn như Thuận
Châu - Sơn La, Đà Bắc - Hòa Bình, Lục Yên - Yên Bái, Vị Xuyên - Hà Giang,
Bảo Yên - Lào Cai...thấy rằng, cây khoai môn bản địa tại địa phương thường được
người dân trồng trên cao, nhiệt độ thường thấp hơn so với các vùng khác trong
cùng một huyện. Ở những nơi mát mẻ, quanh sườn đồi cây khoai thường sinh
trưởng tốt.
17
1.4.2. Nước
Cây khoai môn có bề mặt thoát hơi nước lớn nên có yêu cầu về độ ẩm đất
cao để phát triển. Cây cần lượng mưa hoặc tưới khoảng 1.500-2.000 mm để cho
năng suất tối ưu. Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất ướt hoặc điều kiện
ngập. Trong điều kiện khô hạn cây giảm năng suất củ rõ rệt, củ phát triển trong
điều kiện khô hạn thường có dạng quả tạ. Việc nghiên cứu và đánh giá khả năng
chịu hạn của một số giống khoai môn, khoai sọ được thu thập ở miền Trung và
Tây Nguyên đã được tác giả Nguyễn Vĩnh Tường và cs (2012) [78] nghiên cứu
với 11 giống khoai môn - sọ trong nghiên cứu, tác giả đã xác định được về hình
thái và sinh lý thì các giống môn Chúm Huế, khoai sọ Tây Nguyên, môn Chúm
Quảng Trị và môn Vĩnh Long là những giống có tiềm năng chịu hạn tốt.
Ẩm độ không khí trung bình tại một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 2010
đến năm 2012 dao động từ 80,0 - 86,4%, thấp nhất ở tỉnh Sơn La, cao nhất ở thành
phố Yên Bái. Nói chung các tháng đều có ẩm độ cao ở tất cả các tỉnh thu thập số
liệu, đều đạt trung bình trên 80% (Cục Thống kê tỉnh Yên Bái [11], Sơn La [13],
Hà Giang [14], Lao Cai [15], Bắc Kạn [16], Hòa Bình [17], Tuyên Quang [18]).
Lượng mưa trên năm cũng có vai trò rất quan trọng đến sinh trưởng, phát triển của
cây khoai môn - sọ. Qua điều tra thu thập tại các tỉnh có trồng cây khoai môn ở
phía Bắc thấy rằng tổng lượng mưa tại một số tỉnh từ 2010 - 2012 dao động từ
1.162,1 mm/năm đến 2.263,6 mm/năm, trong đó tỉnh có lượng mưa trung bình cao
nhất là Hà Giang, thấp nhất là tỉnh Bắc Kạn. Sự chênh lệch về lượng mưa giữa các
tỉnh có lượng mưa cao nhất với tỉnh có lượng mưa trung bình thấp nhất là trên
1.000 mm/năm. Các tỉnh có tổng lượng mưa cao như Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai,
Hòa Bình, Tuyên Quang. Tỉnh có lượng mưa thấp là tỉnh Bắc Kạn, Sơn La (Cục
Thống kê tỉnh Yên Bái [11], Sơn La [13], Hà Giang [14], Lao Cai [15], Bắc Kạn
[16], Hòa Bình [17], Tuyên Quang [18]).
1.4.3. Ánh sáng
Cây khoai môn - sọ đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện cường độ
ánh sáng cao, tuy nhiên nó là loại cây chịu được bóng râm hơn hầu hết các loại
cây khác [38]. Điều này có nghĩa là nó có thể cho năng suất hợp lý thậm chí trong
điều kiện che bóng nơi những cây trồng khác không thể phát triển được. Đây là
một đặc tính đặc biệt khiến cây khoai môn - sọ là cây trồng xen lý tưởng với cây
ăn quả và các cây trồng khác. Ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng,
phát triển của cây môn - sọ. Sự hình thành củ được tăng cường trong điều kiện
ngày ngắn, trong khi hoa lại nở mạnh trong điều kiện ngày dài.
18
1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng
Cây môn - sọ là loại cây có thể thích ứng được với nhiều loại đất khác nhau
và được trồng nhiều ở loại đất tương đối chua, thành phần tương đối nhẹ và nhiều
mùn. Tuy nhiên, khoai môn nước (khoai nước) cũng thích ứng tốt với loại đất
nặng ngập nước (60 - 80% sét và limon) hoặc đất ẩm thường xuyên [38].
Kết quả xây dựng mô hình giống và mô hình thâm canh khoai môn từ năm
2009 đến năm 2011 tại tỉnh Yên Bái trên nhiều loại đất khác nhau: đất ruộng một
vụ tại huyện Văn Chấn, đất cát pha và đất đồi tại huyện Yên Bình, đất nương rẫy
tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy cây khoai môn sinh trưởng, phát triển
tốt và đều cho năng suất trên 15,0 tấn/ha (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học
và Công nghệ Yên Bái, 2012 [67]).
Cây môn - sọ phát triển tốt nhất trên đất có độ pH trong khoảng 5,5 - 6,5. Một
đặc tính quý của môn - sọ là một số giống có tính chống chịu mặn cao, điều này cho
thấy tiềm năng sử dụng cây môn sọ để khai thác một số vùng sinh thái khó khăn nơi
những cây trồng khác không thể trồng được.
1.5. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới
Trong những năm trở lại đây diện tích khoai môn sọ trên thế giới có xu thế
giảm, đến năm 2012 tổng diện tích khoai môn - sọ trên thế giới là: 1.316.985 ha,
diện tích năng suất, sản lượng khoai môn sọ trên thế giới được cụ thể ở bảng 1.4.
Qua bảng 1.4. cho thấy diện tích khoai môn - sọ toàn thế giới năm 2008 là:
1.571.183 ha, trong đó châu Phi có diện tích 1.369.639 ha; châu Mỹ có 2.979 ha
thấp nhất trong các châu lục có trồng cây khoai môn; châu Á chiếm diện tích
131.211 ha; châu Đại Dương có 67.954 ha. Năng suất năm 2008 của thế giới trung
bình là 77,088 tạ/ha, trong đó châu Á có năng suất cao nhất đạt: 154,343 tạ/ha,
trong khi châu Phi năng suất chỉ đạt 70,105 tạ/ha gần bằng nửa năng suất trung
bình của châu Á.
Năng suất trung bình toàn thế giới năm 2012 là 75,681 tạ/ha giảm so với năm
2008. Trong đó châu Á năng suất lại tăng so với năm 2008, đạt 163,122 tạ/ha,
châu Đại Dương năng suất cũng tăng hơn so với năm 2008, đạt 79,569 tạ/ha. Duy
chỉ có châu Phi và châu Mỹ năng suất khoai môn - sọ giảm so với năm 2008, châu
phi đạt 65,090 tạ/ha, châu Mỹ đạt 82,381 tạ/ha.
19
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai môn tại một số châu lục
trên thế giới giai đoạn 2008- 2012
Châu lục
Năm
Châu Phi Châu Mỹ Châu Á
Châu
Đại
dƣơng
Thế giới
Diện tích (ha)
2008 1.369.639 2.979 131.211 67.954 1.571.783
2009 1.119.315 3.513 134.795 48.732 1.306.355
2010 1.152.974 3.643 133.897 52.504 1.343.018
2011 1.088.112 3.254 131.586 46.403 1.269.355
2012 1.130.762 3.241 134.564 48.418 1.316.985
Năng suất (tạ/ha)
2008 70,105 96,777 154,343 67,805 77,088
2009 62,510 75,539 155,679 92,616 73,281
2010 59,378 74,386 159,875 76,238 70,097
2011 65,906 81,109 157,495 76,206 75,816
2012 65,090 82,381 163,122 79,569 75,681
Sản lượng (tấn)
2008 9.601.892 28.830 2.025.152 460.767 12.116.641
2009 6.996.838,22 26.537 2.098.477 451.339 9.573.191,22
2010 6.846.197 27.099 2.140.691 400.280 9.414.267
2011 7.171.402 26.393 2.072.422 353.621 9.623.838
2012 7.360.196 26.700 2.195.042 385.260 9.967.198
(Nguồn: Faostat, 2013 [107])
Sản lượng khoai môn - sọ toàn thế giới năm 2012 đạt 9.967.198 tấn, trong đó
sản lượng châu Phi đạt 7.360.196 tấn, cao nhất so với các châu lục do có diện tích
lớn nhất, sau đó đến châu Á với sản lượng đạt 2.195.042 tấn, tiếp theo là châu Đại
Dương và châu Mỹ.
1.5.2. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ ở Việt Nam
Trong những năm trước đây khi nước ta còn đang gặp nhiều khó khăn về vấn
đề lương thực thì việc nghiên cứu các cây trồng lấy hạt như lúa, ngô..được đặt lên
hàng đầu để giải quyết vấn đề lương thực trước mắt. Chính vì vậy, việc nghiên
20
cứu các loại cây có củ nói chung, cây khoai môn - sọ nói riêng còn chưa nhiều,
chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về nó.
Năm 2012 tổng diện tích các loại cây có củ (trong đó có khoai môn- sọ) của
cả nước đạt: 741,3 nghìn ha, cụ thể diện tích cây có củ (sắn, khoai lang, dong
riềng, khoai sọ, cây chất bột khác) được biểu hiện ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Diện tích các loại cây có củ của Việt Nam giai đoạn 2010-2012
ĐVT: ha
Vùng
Năm
2010 2011 2012
Cả nƣớc 691.173,6 741.109,2 741.300
- Miền Bắc 303.949,4 307.957,3 311.500
Trong đó: Trung du miền núi phía Bắc 157.026,5 168.115,8 133.300
- Miền Nam 387.224,2 433.151,9 429.800
(Nguồn: Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp - Nông thôn, Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [68], [69], [70]).
Qua bảng 1.5. thấy rằng tổng diện tích cây có củ đã tăng từ năm 2010 là
691.173,6 ha lên đến 741.300 ha vào năm 2012. Trong năm 2011 - 2012 diện tích
cơ bản giữ nguyên, không có sự tăng về diện tích. Các loại cây có củ tập trung ở
miền Nam chiếm hơn 50% tổng diện tích trong cả nước. Ở Miền Bắc, diện tích
các loại cây có củ chủ yếu tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc,
trong đó sắn chiếm diện tích nhiều so với các loại cây trồng khác.
Ngoài các loại cây có củ có diện tích nhiều như sắn, dong riềng, khoai lang
thì một số loại cây trồng như khoai sọ, cây chất bột khác cũng chiếm diện tích
đáng kể, kết quả sản xuất từ năm 2010 đến năm 2012 được biểu hiện ở bảng 1.6.
Qua bảng 1.6. cho thấy, diện tích khoai sọ của cả nước hiện nay đạt 9.200 ha,
năng suất trung bình 91,0 tạ/ha, sản lượng 83.700 tấn. Diện tích tăng gấp 1,5 lần
từ năm 2010 đến 2012, từ gần 4.000 ha lên hơn 9.000 ha vào năm 2012, tuy nhiên
năng suất vẫn ở mức thấp, dưới 10 tấn/ha/vụ.
Cây chất bột khác, trong đó có cây khoai môn trong cả nước có diện tích năm
2012 đạt 23.900 ha, giảm mạnh so với năm 2011, năng suất trung bình 108,8
tạ/ha, sản lượng đạt 260.100 tấn.
21
Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lƣợng khoai sọ, cây chất bột khác
từ năm 2010 đến năm 2012 tại Việt Nam
Chỉ tiêu
Loại cây trồng
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
2010
- Khoai sọ 3.718,1 87,6 32.566,2
- Cây chất bột khác 15.057,7 103,2 155.455,2
2011
- Khoai sọ 4.910,3 96,5 47.406,2
- Cây chất bột khác 30.822,6 112,7 347.255,4
2012
- Khoai sọ 9.200 91,0 83.700
- Cây chất bột khác 23.900 108,8 260.100
(Nguồn: Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp - Nông thôn, Viện Quy
hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [68], [69], [70]).
Kết quả điều tra thực tế và thu thập số liệu tại một số cơ quan tại các huyện
Bảo Yên - Lào Cai, Thuận Châu - Sơn La và tỉnh Bắc Kạn về diện tích, năng suất
và sản lượng khoai môn giai đoạn 2010 đến năm 2012 được biểu hiện ở bảng 1.7.
Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai môn
tại một số tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 đến năm 2012
TT
Chỉ tiêu
Địa phƣơng
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(tấn)
1 Bắc Kạn
1.1 Năm 2010 201 88,11 1.771
1.2 Năm 2011 183 85,0 2.407
1.3 Năm 2012 297 85,0 2.525
2 Thuận Châu - Sơn La
2.1 Năm 2010 80 111,0 888,0
2.2 Năm 2011 69,0 110,0 759,0
2.3 Năm 2012 65 110,0 715,0
3 Bảo Yên -Lào Cai
3.1 Năm 2010 210 60 1.260
3.2 Năm 2011 210 60 1.260
3.3 Năm 2012 170,0 60 1.020
(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bảo Yên, 2013 [6], Thuận Châu, 2013 [7],
Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2013 [16]).
22
Qua bảng cho thấy đại đa số diện tích khoai môn tại các địa phương đều có
xu hướng giảm về diện tích; năng suất tăng không đáng kể. Riêng chỉ có diện tích
khoai môn của tỉnh Bắc Kạn là năm sau tăng hơn năm trước, cao nhất trong 3 tỉnh
điều tra, thu thập, tuy nhiên năng suất không cao chỉ đạt dưới 90 tạ/ha/năm. Ở một
số địa phương khác như Vị Xuyên - Hà Giang, Phong Châu - Phú Thọ, Yên Bình -
Yên Bái qua điều tra thấy rằng diện tích không nhiều chỉ vài ha, được người dân
trồng nhỏ lẻ tại vườn, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu gia đình, không mang tính
chất hàng hóa.
Việc trồng khoai môn ở miền núi chủ yếu trồng trên đất đồi, đất nương rẫy vì
vậy người dân chỉ có thể trồng được 2 - 3 vụ (2 - 3 năm) sau đó đất mất sức sản
xuất. Muốn trồng tiếp phải tìm những diện tích đất mới như phát rừng, quay trở lại
những diện tích đã trồng trước đây. Việc phát rừng canh tác nông nghiệp đã bị cấm
từ nhiều năm nay, vì vậy diện tích khoai môn giảm xuống liên tục là điều dễ hiểu.
Mặt khác người dân chưa có thói quen trồng khoai trên đất bãi, đất ruộng nên diện
tích cũng khó có thể tăng lên. Để tăng được diện tích trong những năm tới cần có
những khuyến cáo đến người dân trong việc đưa cây khoai môn xuống đất bãi, đất
ruộng để thâm canh, phát triển sản xuất theo hướng bền vững có hiệu quả.
Để có những cơ sở chắc chắn trong việc trồng cây khoai môn trên một số loại
đất không phải đất nương rẫy, năm 2006 đã có một số nghiên cứu, thử nghiệm
khoai môn trên đất ruộng tại huyện Lục Yên, Yên Bái. Qua thử nghiệm thấy rằng
việc trồng khoai trên đất ruộng 1 vụ mang lại hiệu quả rõ dệt, ngoài trồng khoai
còn có thể canh tác được 1 vụ đông trong năm. Đây sẽ là một trong những cơ sở
cho việc tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cây khoai môn tại Yên Bái
trong những năm tiếp theo.
1.6. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới
Cây khoai môn - sọ là một trong những loại cây có củ có vai trò quan trọng
trên thế giới, hiện nay nhiều cơ quan quốc tế nghiên cứu khoa học nông nghiệp
như Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Trung tâm Khoai tây
Quốc tế (CIP), Viện Nghiên cứu Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (IPGRI),
Viện Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (IITA) và Viện Nghiên cứu chính sách
Lương thực Quốc tế (IFPRI) đã và đang rất coi trọng công tác nghiên cứu và phát
triển cây có củ (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ, 2011 [72]).
23
Ở mức độ giống cây trồng, những nghiên cứu đánh giá sự đa dạng nguồn gen
cây khoai môn - sọ còn nhiều tồn tại, chưa có một sự phân loại hoàn chỉnh các
giống (Ghani, 1984 [94]), cây khoai môn - sọ là cây nhân giống vô tính, tuy nhiên
khả năng biến dị của các dòng vô tính xảy ra khá mạnh mẽ. Thêm vào đó là sự
chọn lọc trong sản xuất, khi người ta duy trì và sử dụng những giống phù hợp cho
từng vùng canh tác, vì vậy có thể tồn tại hàng nghìn giống khoai môn - sọ.
Cây khoai môn là loại cây trồng có nhiều tác dụng trong sản xuất, trên thế
giới có nhiều giống và được trồng khá phổ biến. Tại Papua New Guinea tập đoàn
khoai môn quốc gia với 895 mẫu giống đang được bảo tồn tại Bubia Agricultural
Research Center. Thông tin thu thập đã được quản lý theo hệ thống dữ liệu của
IPGRI. Có 151 mẫu giống được sử dụng phân tích phân tử và để chọn ra tập đoàn
các giống chủ yếu (Okpul T., Ivancic A., and Simin A. 1996 [104]). Tại Solomon
Islands tập đoàn khoai môn quốc gia với 824 mẫu giống đang được bảo tồn tại
Fote Experiment Station ở Malaita. Thông tin thu thập đã được quản lý theo hệ
thống dữ liệu của IPGRI. Ngân hàng gen đồng ruộng đang lưu giữ tập đoàn khoai
môn quốc gia, số liệu mô tả, đánh giá được phân tích bởi IPGRI (Tony Jansen,
2002 [110]). Tại Vanuatu và New Caledonia đang lưu giữ 502 mẫu giống khoai
môn, từ các số liệu mô tả đánh giá đã chọn được 107 mẫu giống để phân tích phân
tử và chọn ra tập đoàn các giống chủ yếu (Anonymous, 1999 [86]).
Công tác tuyển chọn khoai môn trên thế giới hiện nay được thực hiện bởi các
tổ chức quốc tế như TANSAO (Taro Network for Southeast Asia and Oceania),
TaroGen (Taro Genetic Resources: Conservation and Utilisation). Ngoài ra còn có
các quốc gia thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương như Papua New Guinea.
Solomon Islands, Vanuatu đã có chương trình chọn tạo giống khoai môn.
Để nhận biết các giống khoai môn - sọ người ta có thể dựa vào các đặc điểm
hình thái và thời gian sinh trưởng của giống. Màu sắc ruột củ cái, chỏm củ, dọc lá
và phiến lá cũng được sử dụng để phân biệt các giống khoai (Plucknett, 1983
[105], Diazuli, 1994 [94]).
Ở Hawaii, Whitney et al. đã phân loại 82 giống khoai môn - sọ thành các
nhóm theo đặc điểm hình thái. Ở Nhật Bản, Kumazawa et al. (1956) [99] đã thu
thập được 158 giống khoai ở Nhật Bản và 42 giống khoai tại Đài Loan và một vài
hòn đảo chính ở Trung Quốc. Các giống khoai môn - sọ đã được phân loại thành
15 nhóm dựa vào các đặc điểm hình thái. Vào năm 1982, Takayanagi et al. đã thu
thập lại các giống khoai môn - sọ đang được trồng tại Nhật Bản và 88 giống khoai
đã được phân loại thành các nhóm theo khoá phân loại của Kumazawa et al.
24
(1956) Sau này Hirai et al., 1989 [96] phân loại các giống khoai đã thu thập được
dựa vào đặc điểm hình thái và mẫu phân tích điện li thành phần protein của củ, kết
quả phân nhóm các giống đã cho thấy phương pháp Kumazawa et al., (1956) đã
sử dụng là thích hợp.
Ở Solomon Islands, tập đoàn khoai môn - sọ gồm 187 giống được thu thập vào
năm 1969, đã sử dụng những kết quả mô tả hình thái để đưa ra một khoá phân loại.
Ghani (1984) [94] đưa ra khoá phân loại các giống khoai môn - sọ được thu
thập ở Malaysia. Dựa vào thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái, tác giả đã
phân thành bốn nhóm như sau:
Nhóm 1: Có thời gian sinh trưởng 9 - 11 tháng, cây cao 80 - 110 cm, dọc lá
to, mập, thẳng đứng hoặc nghiêng, lá hình mũi tên. Gồm hai phân nhóm có stolon
(thân bò lan) không có củ con và phân nhóm không có stolon nhiều củ con.
Nhóm 2: Có thời gian sinh trưởng 6 - 8 tháng, cây cao 50 - 70 cm, dọc lá
nhỏ, thẳng đứng hoặc nghiêng, lá hình mũi tên hoặc hình tim. Gồm hai phân
nhóm: Phân nhóm củ dài hình cầu, có stolon, stolon phát triển thành cây và hình
thành củ và phân nhóm với củ dài hình trụ, đơn độc, không có stolon.
Nhóm 3: Có thời gian sinh trưởng 5 - 6 tháng, cây cao 30 - 50 cm dọc lá bé,
mảnh khảnh, không chụm, lá nhỏ và hình tim. Gồm hai phân nhóm: Cùng kích
thước và phân nhóm củ cái phân nhánh, có 6 - 8 củ cái kết thành khối.
Nhóm 4: Thời gian sinh trưởng không xác định được, dọc lá và lá ăn được,
củ tiêu biến không ăn được.
Nghiên cứu phương pháp nhân giống và bảo quản nguồn gen cây khoai môn
- sọ, nhiều tác giả đã đề cập đến khả năng ra hoa kết hạt để có thể có được nguồn
giống phong phú và hạt giống bảo quản trong ngân hàng gen thuận lợi hơn (Ellis
et al.,1985 [91]).
Nhân giống khoai đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, cây con giữ
nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ, có khả năng sinh trưởng đồng đều,
năng suất cao, sạch bệnh (Murakami et al., 2006 [102]).
Khoai môn - sọ trên thế giới bị một số loại sâu bệnh hại chủ yếu, theo tác giả
Ooka (1983) [103] đã đưa ra một nhận xét rằng: Phần lớn thiệt hại về năng suất ở
cây khoai môn do bệnh hại gây ra, còn đối với cây khoai sọ thì sự úng ngập và sâu
hại là những tác nhân chính làm giảm năng suất.
25
Ở Papua New Guinea, bệnh thối lá (Phytophthora colocasiae) và thối củ
(Pythium sp.) phá hoại dữ dội vào mùa mưa và là những tác nhân gây suy sụp
năng suất khoai môn - sọ ở đây. Để hạn chế tác hại của bệnh, người ta sử dụng các
biện pháp diệt nấm, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng và lựa chọn giống
kháng bệnh.
Tóm lại: Vấn đề nghiên cứu về cây khoai môn - sọ đã được các nhà khoa học
trên thế giới quan tâm trong những năm trở lại đây, tuy nhiên các nghiên cứu
chuyên sâu về biện pháp kỹ thuật như phân bón, mật độ - thời vụ cho từng giống ở
các nơi trên thế giới còn chưa nhiều, chưa được đầu tư nghiên cứu ở mức độ rộng,
mới chỉ nghiên cứu trên quy mô nhỏ tại một số nước phát triển khoai môn - sọ.
1.6.2. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ ở Việt Nam
1.6.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái nông học và phương pháp nhân giống
khoai môn - sọ
* Nghiên cứu đặc điểmg nông sinh học và giống khoai môn - sọ
Cây khoai môn - sọ ở Việt Nam là một danh từ chung để chỉ hai nhóm cây có
những giống thích nghi với môi trường cớm bóng, ưa nơi đất trũng, có nhiều bùn hẩu
và ngập nước gọi là cây khoai nước và có những giống không chịu được ngập úng,
chỉ thích hợp để trồng ở các chân đất mầu gọi là cây khoai sọ (Nguyễn Hữu Bình,
1963; Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985) [1], [43].
Cây khoai nước (C.esculenta (L.) Schott) được đề cập đến trong những công
trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hữu Bình (1963) [1], Tổ nghiên cứu cây
có củ (1965) [62] và Nguyễn Đăng Khôi và cs (1985) [43] để sử dụng làm thức ăn
cho gia súc. Các tác giả đã đồng nhất ý kiến cho rằng: Đặc điểm sinh vật học của
cây khoai nước là loại cây trồng dưới nước, nhưng cũng có thể trồng trên cạn được
nếu giữ được độ ẩm tốt. Vì vậy trong nhóm cây khoai nước có giống trồng ruộng
nước, có giống hoàn toàn trồng ruộng cạn cho củ ăn bở và ngon, lại có giống trồng
cả dưới nước và trên cạn (khoai Tía riềng, khoai Bông). Căn cứ vào tính chất của
củ và đặc điểm phân nhánh của cây. Các giống khoai nước còn được phân thành
hai nhóm khoai khôn và khoai dại (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]).
+ Nhóm khoai khôn: Các giống khoai khôn sinh sản bằng nhánh nách, củ con
tập chung quanh củ mẹ thành một cụm, củ có nhiều bột ăn hơi ngứa. Những giống
chính trong nhóm khoai khôn là: Khoai Chấm Son, khoai Tía, khoai Xá Đen,
khoai Ấp, khoai Bông.
26
+ Nhóm khoai dại: Các giống khoai dại sinh sản bằng ngó (stolon hay dải
bò) có khi dài tới 2 - 3 m, đẻ ở thân và đâm ngang. Vì vậy, nhánh khoai dại được
phân bố đều trên ruộng và khoai dại thường ít củ, dọc lá nhỏ, củ ăn rất ngứa. Có
hai loại giống chính trong nhóm khoai dại là: khoai ấp dại và khoai lá bàng.
Để nhận biết các giống khoai nước, người ta dựa vào thời gian sinh trưởng và
những đặc điểm hình thái nổi bật như: Màu sắc dọc lá, phẩm chất củ, loại hình cây…
+ Các giống khoai dài ngày: Các giống khoai dài ngày có thời gian sinh
trưởng 10-12 tháng, trồng vào vụ xuân tháng 2 đến tháng 4.
+ Các giống khoai ngắn ngày: Các giống khoai ngắn ngày có thời gian sinh
trưởng từ 6 - 8 tháng, trồng vào vụ thu từ tháng 7 đến tháng 9.
Cây khoai sọ (C. esulenta (L.) Schott var. antiquorum): Là cây trồng cạn, có
thời gian sinh trưởng ngắn hơn khoai nước, vì vậy rất thích hợp với việc luân canh ở
những chân ruộng một lúa một mầu. Ở các tỉnh phía Bắc, vụ trồng chính là vụ xuân,
thu hoạch củ trước mùa mưa (Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985; Tổ nghiên cứu cây
có củ, 1965) [43], [62]). Theo tác giả Wilson (1981) [111] cho rằng: Những giống
khoai thích nghi trồng trên cạn có thời gian sinh trưởng 4 - 10 tháng, còn những
giống khoai thích nghi trồng dưới nước có thời gian sinh trưởng 9 - 12 tháng.
Năm 1992 được sự tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế
(IDRC) Canada và sự giúp đỡ khoa học của Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) và
Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật quốc tế (IPGRI), Trung tâm Nghiên cứu Cây
có củ và Rau - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chủ trì đề tài KN 0.07
tiến hành thu thập, nghiên cứu và bảo quản nguồn tài nguyên di truyền cây có củ ở
Việt Nam. Kết quả đã có 1.208 mẫu giống được thu thập, trong đó có 402 mẫu là
môn - sọ - ráy. Tập đoàn cây có củ với 14 loài, trong loài gồm có nhiều giống như
đối với khoai môn - sọ (Trương Văn Hộ và cs, 1993 [31]).
Tổng số 350 mẫu giống khoai môn - sọ được thu thập trong giai đoạn 1993 -
1997 đã và đang được đánh giá có hệ thống. Nhiều nguồn gen quý được phát hiện
và đề xuất cho các chương trình sử dụng khác nhau. Quỹ gen khoai môn - sọ hiện
được duy trì, bảo quản bằng hai phương pháp: Ex - situ (ngoại vi hay chuyển chỗ)
và in - situ (nội vi hay tại chỗ) và bảo quản trong ống nghiệm đối với những giống
khoai môn miền núi (Vũ Mạnh Hải và cs, 2011) [28]. Tuy nhiên, bảo tồn In situ
quỹ gen cây trồng nói riêng và cây khoai môn nói riêng ở nước ta vẫn chưa được
quan tâm đúng mức và chưa có vùng/điểm bảo tồn on farm nào được duy trì và
hoạt động bền vững (Phạm Thị Sến và cs, 2009) [55]. Việc bảo tồn lưu giữ nguồn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn
Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn

Contenu connexe

Tendances

Đề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngưĐề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngư
https://www.facebook.com/garmentspace
 
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS... LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS...
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
Ton Day
 
đồ áN thiết kế phân xưởng sản xuất snack
đồ áN thiết kế phân xưởng sản xuất snackđồ áN thiết kế phân xưởng sản xuất snack
đồ áN thiết kế phân xưởng sản xuất snack
Vcoi Vit
 
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hàBáo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Ton Day
 

Tendances (20)

Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt namNghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất kim chi thập cẩm việt nam
 
Đề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngưĐề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngư
 
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOTĐặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
Đặc điểm sinh học chủng xạ khuẩn Streptomyces toxytricini, HOT
 
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
Đồ án chiết xuất tinh dầu Nghệ từ củ Nghệ vàng Việt Nam _08303812092019
 
Thịt Đóng Hộp
Thịt Đóng HộpThịt Đóng Hộp
Thịt Đóng Hộp
 
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS... LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN  HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ  (MENTHA ARVENS...
LY TRÍCH VÀ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU BẠC HÀ (MENTHA ARVENS...
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
 
đồ áN thiết kế phân xưởng sản xuất snack
đồ áN thiết kế phân xưởng sản xuất snackđồ áN thiết kế phân xưởng sản xuất snack
đồ áN thiết kế phân xưởng sản xuất snack
 
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệmNghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
Nghiên cứu sản xuất nước uống thanh nhiệt từ thảo mộc quy mô phòng thí nghiệm
 
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vangBài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
Bài tiểu luận công nghệ sản xuất rượu vang
 
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩmLuận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
Luận văn: Đánh giá hàm lượng một số chất tạo ngọt trong thực phẩm
 
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máytài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
tài liệu cơ sở thiết kế nhà máy
 
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
Sản Xuất Nước Giải Khát Lên Men Từ Dịch Chiết Đài Hoa Bụp Giấm Hibiscus Sabda...
 
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn Công nghệ chế biến thực phẩm   lê văn việt mẫn
Công nghệ chế biến thực phẩm lê văn việt mẫn
 
Lên men
Lên menLên men
Lên men
 
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
Nghiên cứu quy trình chế biến bánh mì bổ sung bột khoai lang tím quy mô phòng...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hàBáo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
Báo cáo nghiên cứu ly trích tinh dầu Bạc hà
 
Chế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộpChế biến thịt đóng hộp
Chế biến thịt đóng hộp
 

Similaire à Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn

Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Similaire à Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn (20)

Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nướcLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Lâm Nghiệp quản lý tài nguyên nước
 
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAYLuận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
Luận án: Đặc điểm nông sinh học của giống địa lan Kiếm, HAY
 
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
Luận văn: Biện pháp quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng g...
 
Luận văn: Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
Luận văn: Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dụcLuận văn: Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
Luận văn: Quản lý công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAYLuận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
Luận án: Biện pháp kỹ thuật tạo quả không hạt cây có múi, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Ro...
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Ro...Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Ro...
Luận án: Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Ro...
 
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...
Luận án: Đánh giá nguồn gen và phân tích chỉ thị phân tử liên quan tính trạng...
 
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà GiangLuận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
Luận án: Giải pháp bảo tồn loài Thiết sam giả lá ngắn tại Hà Giang
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAYBón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
Bón phân khoáng theo chẩn đoán dinh dưỡng lá cây cao su, HAY
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và ...
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn LaLuận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
Luận án: Biện pháp kỹ thuật kinh doanh rừng trồng Tếch tại Sơn La
 
luan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdfluan van thac si kinh te (23).pdf
luan van thac si kinh te (23).pdf
 
Luan van thac si kinh te (23)
Luan van thac si kinh te (23)Luan van thac si kinh te (23)
Luan van thac si kinh te (23)
 
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái NguyênLuận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
Luận án: Biện pháp kỹ thuật đối với giống bưởi Diễn tại Thái Nguyên
 
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất...
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất...Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất...
Luận văn: Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất...
 
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệpĐánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp
 
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
Biện pháp quản lí công tác xây dựng xã hội học tập ở thành phố Long Xuyên, tỉ...
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Dernier (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 

Luận án: Khả năng sinh trưởng, phát triển của giống khoai môn

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LÊ VIẾT BẢO NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI MÔN VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHO GIỐNG CÓ TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 62.62.01.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG THÁI NGUYÊN - 2014
  • 2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Lê Viết Bảo
  • 3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận án này, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy giáo - Nhà giáo ưu tú PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn tới Ban Giám hiệu - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tập thể khoa Nông học, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Đào tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, toàn thể cán bộ và giáo viên trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Yên Bái, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện quá trình học tập và hoàn thành luận án. Để hoàn thành luận án tôi xin được cảm ơn các cơ quan: Sở Giáo dục và Đào tạo Yên Bái, sở Khoa học và Công nghệ Yên Bái, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái, Cục thống kê các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Sơn La, Hòa Bình; Thư viện Quốc gia, thư viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thư viện Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên, Cục Trồng trọt, Báo Nhân dân, Báo Yên Bái, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tạp chí Đại học Thái Nguyên, cùng đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Lê Viết Bảo
  • 4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii MỤC LỤC ...............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT...........................................vii DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................xi MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................1 2. Mục đích của đề tài...............................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu............................................................................3 5. Những đóng góp mới của luận án.........................................................................4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài..................................................................................5 1.1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................6 1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây khoai môn - sọ (colocasia esculenta (L.) Schott)................................................................................................7 1.2.1. Nguồn gốc và phân bố....................................................................................7 1.2.2. Phân loại thực vật khoai môn - sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott)............8 1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn - sọ......................................11 1.3.1. Đặc tính thực vật học....................................................................................11 1.3.2. Sinh trưởng, phát triển của khoai môn - sọ ..................................................15 1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của khoai môn - sọ ..........................................16 1.4.1. Nhiệt độ.........................................................................................................16 1.4.2. Nước .............................................................................................................17 1.4.3. Ánh sáng .......................................................................................................17 1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng ......................................................................18 1.5. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam ........................18 1.5.1. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới...........................................18 1.5.2. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ ở Việt Nam............................................19
  • 5. iv 1.6. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam....................22 1.6.1. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới ......................................22 1.6.2. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ ở Việt Nam.......................................25 Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......40 2.1. Vật liệu nghiên cứu..........................................................................................40 2.1.1. Các giống khoai môn trong thí nghiệm ........................................................40 2.1.2. Các loại phân bón dùng trong thí nghiệm nghiên cứu..................................40 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................................................41 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................41 2.2.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................................41 2.3. Nội dung nghiên cứu........................................................................................41 2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................42 2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu (nộ i dung 1) ....................................42 2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm và theo dõi các chỉ tiêu khoa học ...............42 2.4.3. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích một số chỉ tiêu về đất, phân tích mẫu phân hữu cơ (phân chuồng) ............................................................................54 2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu........................................................54 2.4.5. Phương pháp tính lượng phân bón tối đa về kỹ thuật và tối thích về kinh tế; hiệu suất phân bón và hệ số VCR của các loại phân bón trong nghiên cứu..........55 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................56 3.1. Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất cây khoai môn - sọ tại Yên Bái...............................................................................56 3.1.1. Điều kiện khí hậu, thời tiết ...........................................................................56 3.1.2. Điều kiện đất đai...........................................................................................57 3.1.3. Tình hình phát triển sản xuất cây khoai môn - sọ tại Yên Bái .....................60 3.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ...................62 3.2.1. Một số đặc điểm nông sinh học của các giống khoai môn trên 2 loại đất tại tỉnh Yên Bái.................................................................................................62 3.2.2. Khả năng mọc mầm của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011................................63
  • 6. v 3.2.3. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 .........64 3.2.4. Chiều cao, số lá và độ đồng đều của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 .........65 3.2.5. Thành phần, tỷ lệ sâu bệnh hại các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011....................67 3.2.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011 .......................................................................................................71 3.2.7. Kích thước củ cái của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011.....................................74 3.2.8. Chất lượng củ các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011................................................76 3.2.9. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011.....................................79 3.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống có triển vọng (KMYB 1) tại Yên Bái, năm 2012.................................................................................................................80 3.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến năng suất giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................................................................................80 3.3.2. Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.....87 3.3.3. Ảnh hưởng của phân kali đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.........93 3.3.4. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2012.......................................................................................................100 3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2012...........................................106
  • 7. vi 3.4. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo quản củ giống giống KMYB 1 tại huyện Trấn Yên và huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái ...........................112 3.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và trên đất bãi tại huyện Trấn Yên....................................115 3.6. Đề xuất, hoàn thiện quy trình trồng giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .........................117 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................119 1. Kết luận.............................................................................................................119 1.1. Điều kiện khí hậu, đất đai ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản xuất khoai môn tại tỉnh Yên Bái...................................................................................119 1.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .................119 1.3. Kết quả về các biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng (KMYB 1) trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. ................................................................................................................119 1.4. Kết quả về các phương pháp bảo quản củ giống...........................................120 1.5. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống KMYB 1 tại Yên Bái trên 2 loại đất...................................................................................................................120 2. Đề nghị..............................................................................................................121 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ.........................................................................122 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................123 PHỤ LỤC
  • 8. vii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải CT : Công thức Đ/C : Đối chứng đđ : Địa điểm ĐR : Đất ruộng 1 vụ ĐB : Đất bãi KMYB1 : Khoai môn Yên Bái 1 KMYB2 : Khoai môn Yên Bái 2 KMYB3 : Khoai môn Yên Bái 3 KMHG : Khoai môn Hà Giang KMBK : Khoai môn Bắc Kạn LY : Lục Yên LT : Lý thuyết NSLT : Năng suất lý thuyết NSTT : Năng suất thực thu ns : Không có ý nghĩa P : Khối lượng PC : Phân chuồng STPT : Sinh trưởng, phát triển TY : Trấn Yên TT : Thực thu TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam VCR(ValueCostRatio) : Hệ số lãi khi bón phân
  • 9. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thành phần các chất trong củ khoai môn - sọ (khối lượng tươi).......... 13 Bảng 1.2. Thành phần hóa học trung bình của củ khoai môn - sọ tính theo khối lượng vật chất khô....................................................................... 13 Bảng 1.3. Hàm lượng một số chất trong củ khoai môn nghiên cứu trên đất ruộng1 vụ tại huyện Lục Yên- Yên Bái, năm 2006 (% chấ t tươi)........ 14 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn tại một số châu lục trên thế giới giai đoạn 2008- 2012.............................................................. 19 Bảng 1.5. Diện tích các loại cây có củ của Việt Nam giai đoạn 2010-2012......... 20 Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai sọ, cây chất bột khác từ năm 2010 đến năm 2012 tại Việt Nam................................................ 21 Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 đến năm 2012 .............................................. 21 Bảng 1.8. Lượng phân bón, kỹ thuật bón cho cây khoai môn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, năm 2012.............................................................. 34 Bảng 2.1. Thang đánh giá chất lượng củ khoai môn qua cảm quan...................... 45 Bảng 2.2. Lượng phân bón, kỹ thuật bón tính cho 1 ha khoai môn ...................... 46 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Yên Bái, năm 2013.............. 59 Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai môn - sọ tỉnh Yên Bái từ 2011-2013............................................................................................ 61 Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái và nông học của các giống khoai môn trong thí nghiệm tại tỉnh Yên Bái, năm 2011...................................... 62 Bảng 3.4. Khả năng mọc mầm của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 ............................. 63 Bảng 3.5. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 ............... 64 Bảng 3.6. Chiều cao, số lá và độ đồng đều của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011................ 65
  • 10. ix Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu hại các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011............................. 68 Bảng 3.8. Tỷ lệ và cấp bệnh sương mai của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011........ 70 Bảng 3.9a. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên, năm 2011 ............................ 72 Bảng 3.9b. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống khoai môn trên đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011............................................ 73 Bảng 3.10. Kích thước củ cái của các giống khoai môn trên đất ruộng 1 vụ tại LụcYên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011 ................................... 75 Bảng 3.11. Chất lượng củ của các các giống khoai môn trên 2 loại đất tại huyện Lục Yên và huyện Trấn Yên, năm 2011 qua đánh giá cảm quan ............ 76 Bảng 3.12. Chất lượng củ của các giống khoai môn trên 2 loại đất tại huyện Lục Yên và huyện Trấn Yên, năm 2011 (% hàm lượng chất tươi)..... 78 Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2011............. 80 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012 ....................................... 82 Bảng 3.15. Hiệu suất phân đạm và hệ số lợi nhuận khi bón các mức đạm khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012................................................................. 86 Bảng 3.16. Ảnh hưởng của liều lượng lân đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012............................. 89 Bảng 3.17. Hiệu suất phân lân và hệ số lợi nhuận khi bón các mức phân lân cho giống KMYB 1 trên 2 loại đất...................................................... 93 Bảng 3.18. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012.................. 94
  • 11. x Bảng 3.19. Hiệu suất phân kali và hệ số lợi nhuận khi bón các mức kali khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012 ................................................ 99 Bảng 3.20. Ảnh hưởng của liều lượng phân chuồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012................ 101 Bảng 3.21. Hiệu suất phân chuồng và hệ số lợi nhuận khi bón các mức phân chuồng khác nhau cho giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, năm 2012........................... 105 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên, năm 2012 ........................................................................... 108 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống KMYB 1 trên đất bãi tại Trấn Yên, năm 2012... 110 Bảng 3.24. Số củ giống bị thối hỏng sau thời gian bảo quản từ 1 đến 4 tháng tại huyện Trấn Yên, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái, năm 2012.................. 112 Bảng 3.25. Số kg khoai bị hao hụt trong quá trình bảo quản và tỷ lệ hao hụt sau thời gian bảo quản 4 tháng tại Lục Yên và Trấn Yên, năm 2012... 115 Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu về năng suất giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2013 ........................... 116 Bảng 3.27. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế mô hình thâm canh giống KMYB 1 trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2013............................................................................ 116
  • 12. xi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Biểu đồ so sánh năng suất thực thu các giống khoai môn trong thí nghiệm trên đất ruộng tại Lục Yên và đất bãi tại Trấn Yên, năm 2011... 74 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các công thức bón đạm khác nhau đến năng suất thực thu của giống KMYB 1 trên 2 loại đất .................. 84 Hình 3.3. Đồ thị ả nh hưởng củ a cá c mức bó n đạ m khá c nhau đế n năng suấ t giố ng KMYB 1 trên đất ruộng một vụ.................................................. 85 Hình 3.4. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n đạ m khá c nhau đế n năng suất giống KMYB 1 trên đất bãi .................................................................. 85 Hình 3.5. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức bón lân khác nhau đến năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất.............................................. 90 Hình 3.6. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n lân khá c nhau đế n năng suất giống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ.................................................. 91 Hình 3.7. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n lân khá c nhau đế n năng suất giống KMYB 1 trên đất bãi .................................................................. 92 Hình 3.8. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức bón kali khác nhau đến năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất.............................................. 97 Hình3.9. Đồ thị ả nh hưởng củ a cá c mức bó n kali khá c nhau đế n năng suấtgiống KMYB 1 trên đất ruộng một vụ......................................................................97 Hình 3.10. Đồ thị ả nh hưởng củ a cá c mức bó n kali khá c nhau đế n năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi............................................... 98 Hình 3.11. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của các mức phân chuồng khác nhau đến năng suất giống KMYB 1 trên 2 loại đất ..................................... 103 Hình 3.12. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n phân chuồ ng kh ác nhau đến năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất ruộng một vụ............ 104 Hình 3.13. Đồ thị ả nh h ưởng củ a cá c m ức bó n phân chuồ ng khá c nhau đến năng suất giống khoai môn Yên Bái 1 trên đất bãi............................. 104
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây khoai môn - sọ có tên khoa học là Colocasia esculeuta L. Schott, là cây một lá mầm thuộc chi Colocasia, họ ráy Araceae là loài cây đã được trồng từ lâu đời trên thế giới (Nguyễ n Thị Ngọ c Huệ và cs, 2005 [39]). Dựa vào hình thái của củ cái và củ con khoai môn - sọ có thể được chia ra làm 2 nhóm: Nhóm Colocasia esculenta var. esculenta bao gồm các giống khoai môn và khoai nước; nhóm Colocasia esculenta var. antiquorum gồm hầu hết các giống khoai sọ (Nguyễ n Thị Ngọ c Huệ và cs, 2004 [38]). Theo nhiều tài liệu loài cây này được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng ôn đới ấm áp. Ở Việt Nam, cây khoai môn có mặt ở nhiều tiểu vùng sinh thái trong cả nước như Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Đà Lạt, Trà Vinh,...; nó được trồng trên nhiều loại đất khác nhau từ đất ruộng vườn ở đồng bằng đến đất đồi núi dốc (đất nương rẫy) ở miền núi. Sản phẩm của cây khoai môn vừa làm lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người ưa dùng. Phương thức sử dụng củ khoai môn cũng rất phong phú về chế biến và sử dụng như: Nấu canh xương, làm bánh, làm rau, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến… Đề án phát triển rau, quả và hoa cây cảnh giai đoạn 1994 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa cây khoai môn vào một trong mười loại cây trồng chính trong chương trình phát triển sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, những nghiên cứu của các nhà khoa học về cây khoai môn chưa nhiều, diện tích còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo được sự bứt phá về giống, năng suất và sản lượng. Kỹ thuật canh tác khoai môn tại các địa phương do chưa có nhiều tài liệu về loài cây này nên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cổ truyền. Vì vậy, nghiên cứu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, thâm canh; nghiên cứu những đặc điểm riêng biệt của các giống theo từng địa phương và chọn tạo những giống tốt phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái ở những nơi đã sản xuất khoai môn truyền thống để đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tiếp tục duy trì diện tích hiện có, đồng thời mở rộng diện tích tại những vùng phù hợp tạo ra những vùng chuyên canh đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân, đặc biệt là bà con nông dân ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là việc làm cần thiết. Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên gần 700.000 ha (Cục thống kê Yên Bái, 2013 [11]), nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp. Ngoài thế mạnh một số loại cây trồng chủ lực như chè, quế,
  • 14. 2 một số loại cây ăn quả như hồng Lục Yên, bưởi Đại Minh…còn có một số loại cây trồng bản địa có thương hiệu được nhiều người biết đến đó là cây khoai tím (khoai môn) được trồng từ lâu tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái và sản phẩm củ khoai môn Lục Yên đã trở thành đặc sản của vùng này. Chủ trương của tỉnh Yên Bái và huyện Lục Yên muốn phát triển cây khoai môn theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả, chính vì vậy việc nghiên cứu về cây khoai môn là rất cần thiết. Để có bộ giống thích hợp, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương, năm 2006 trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và phẩm chất một số giống khoai môn tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn đề nghị bổ sung thêm 2 giống khoai môn: Khoai môn Bắc Kạn, khoai môn Hà Giang vào cơ cấu giống của địa phương và đã chứng minh được việc trồng cây khoai trên đất ruộng một vụ là có hiệu quả, chất lượng không thua kém khoai được trồng trên đất nương rẫy. Mặ t khác đất bãi và đất ruộng một vụ tại tỉnh Yên Bái có số lượng lớn , nế u chuyể n đổ i diệ n tích 2 loại đất này sang trồng cây khoai môn sẽ tăng được hiệu quả kinh tế trong sả n xuấ t cho ngườ i dân. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn địa phương trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, nơi có khí hậu đất đai tương đồng với một số huyện thị trong tỉnh như: Yên Bình, thành phố Yên Bái, Văn Yên, Văn Chấn và cũng chính là vùng nằm trong quy hoạch phát triển khoai môn của tỉnh Yên Bái trong những năm tiếp theo là cần thiết. Kết quả nghiên cứu ban đầu sẽ lựa chọn được giống có triển vọng tại địa phương trên 2 loại đất để tiếp tục nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống trở nên rất cấp thiết để mở rộng diện tích, phát triển khoai môn theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung để tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh, là cơ sở cho việc mở rộng diện tích ra một số huyện trên địa bàn tỉnh nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân. Từ những cơ sở trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại tỉnh Yên Bái”. 2. Mục đích của đề tài - Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai môn trên đất ruộng một vụ và trên đất bãi tại tỉnh Yên Bái, xác định được giống có triển vọng phù hợp với địa phương.
  • 15. 3 - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp về liều lượng phân bón (đạm, lân, kali và phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống cho giống có triển vọng tại Yên Bái trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên làm cơ sở cho việc mở rộng diện tích, phát triển cây khoai môn theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định việc trồng cây khoai môn trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là có cơ sở khoa học và thực tiễn. - Là cơ sở cho việc áp dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ, thời vụ và cách bảo quản củ giống trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung được 1 giống khoai môn Bắc Kạn vào cơ cấu giống khoai môn trên địa bàn tỉnh Yên Bái ngoài các giống đã có tại địa phương và giống có triển vọng; định hướng được việc xây dựng vùng chuyên canh trồng cây khoai môn của tỉnh trên đất ruộng một vụ và đất bãi nhằm đáp ứng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến khoai môn trong tương lai. - Giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái. - Qua kết quả xây dựng mô hình trình diễn và kết quả nghiên cứu về cây khoai môn đã chứng minh được việc trồng khoai môn trên đất ruộng 1 vụ và đất bãi là hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn, có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất tại địa phương. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - 5 giống khoai môn địa phương được thu thập tại tỉnh Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái (3 giống) có đặc điểm nông sinh học khác nhau. - Các loại phân bón vô cơ (đạm, lân, kali), hữu cơ (phân chuồng tại địa phương), phương pháp bảo quản củ giống theo người dân và phương pháp khác đã được một số tác giả Nguyễn Ngọc Nông (2006), Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2004) nghiên cứu và đề cập.
  • 16. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các thí nghiệm được nghiên cứu trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên, và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái từ năm 2011đến năm 2013. 5. Những đóng góp mới của luận án - Đề tài đã đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 5 giống khoai môn thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Kạn, Hà Giang, Yên Bái) được trồng trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ 5 giống khoai môn đã lựa chọn được giống khoai môn Yên Bái 1 là giống có triển vọng cho địa phương. - Đã nghiên cứu và xác định được các biện pháp kỹ thuật về lượng phân bón (đạm, lân, kali, phân chuồng), mật độ - thời vụ và kỹ thuật bảo quản củ giống cho giống có triển vọng (khoai môn Yên Bái 1) trên đất ruộng một vụ tại huyện Lục Yên và đất bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
  • 17. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận Trong đời sống hàng ngày, nguồn lương thực chính mà con người sử dụng để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của mình là từ lúa, ngô, mỳ ...Trong những năm vừa qua, sự tăng dân số một cách nhanh chóng đòi hỏi một số lượng lương thực ngày càng nhiều trên toàn thế giới. Vấn đề lương thực đã càng trở nên cấp bách, chính điều đó đã thu hút sự quan tâm của các nhà chọn tạo giống cây trồng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Mục đích của các nhà khoa học là nâng cao năng suất cây trồng, tìm ra nhiều giống cây trồng mới cho các loại cây trồng chủ lực như lúa, ngô, lúa mì. Tuy nhiên, những loại cây trồng này khi áp dụng trên phạm vi rộng thường chưa thu được những kết quả cao như mong đợi, đặc biệt là những nơi thiếu lương thực do ở đó trình độ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, đất đai xấu, khó khăn trong việc canh tác...Do đó việc đưa những loại cây có củ như sắn, khoai lang, khoai môn - sọ vào trồng ở những nơi không cần đầu tư thâm canh lớn, trình độ kỹ thuật chưa cao là việc làm cần thiết để tăng sản lượng lương thực, giải quyết trước mắt vấn đề thiếu lương thực tại chỗ. Ở Việt Nam, tổng diện tích cây có củ hàng năm khoảng hơn 600.000 ha với sản lượng trên 4,7 triệu tấn củ tươi. Tuy nhiên, những vấn đề nghiên cứu về cây có củ mới chỉ tập trung vào 3 cây chính, đó là: sắn, khoai tây và khoai lang, còn những loại cây có củ khác như: khoai môn, sọ; dong riềng...mới chỉ được quan tâm trong mấy năm gần đây. Bên cạnh đó, năng suất của các loại cây có củ, đặc biệt năng suất cây khoai môn đang được trồng tại nước ta còn thấp, nên việc chọn lọc, lai tạo tìm ra những giống tốt, phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau trên cả nước, từ đó tập trung đầu tư thâm canh để tăng năng suất cây trồng là việc làm cần thiết và quan trọng. Yêu cầu sinh thái của cây khoai môn ở các thời kỳ sinh trưởng cũng khác nhau: Ở thời kỳ mọc mầm, nhiệt độ thích hợp 13 - 180 C, thời kỳ cây con yêu cầu nhiệt độ 20 - 250 C, thời kỳ cây trưởng thành yêu cầu nhiệt độ 25 - 300 C, đặc biệt vào giai đoạn tạo củ nó cần biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cao. Là cây cần nhiều nước nhưng không chịu được nóng, nên trồng ở đất dốc, đất ruộng 1 vụ
  • 18. 6 không chủ động nước là khá phù hợp, yêu cầu lượng mưa hàng năm 1.500-2.000 mm/năm, độ ẩm không khí 80 - 82%, về đất đai phù hợp trên những loại đất có pH 5,0 - 6,5; đất tơi xốp, nhiều mùn. Tỉnh Yên Bái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm cao, có nhiệt độ trung bình năm là 20 - 230 C, lượng mưa trung bình năm là 1.500 - 1.600 mm/năm. Độ ẩm tương đối là 84 - 86%, đất đai chủ yếu là đất nâu đỏ phát triển trên đá vôi và đất feralit đỏ vàng, đỏ nâu phát triển trên đá mácma axit có độ pH 5,0 - 6,0; đất tơi xốp, hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao. Điều kiện tự nhiên của một số huyện tại tỉnh Yên Bái (trừ 2 huyện vùng cao là Trạm Tấu và Mù Cang Chải) theo yêu cầu sinh thái của cây khoai môn là tương đối phù hợp, mặt khác là loại cây đã được trồng từ lâu đời tại địa phương và việc mở rộng diện tích là có cơ sở do quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, đất ruộng lúa 1 vụ bỏ hoá không chủ động nước và đất soi bãi còn diện tích khá lớn. Kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (2011) [75], về đánh giá hiện trạng và định hướng quy hoạch cây khoai môn trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2015 đã xác định hướng quy hoạch các vùng trồng khoai môn tại các huyện Văn Chấn, Yên Bình, Lục Yên và các xã thuộc huyện Trấn Yên, thành phố Yên Bái nơi có điều kiện khí hậu đất đai phù hợp để trồng khoai môn. Đặc biệt cần tận dụng đất đai ở vườn nhà để trồng khoai môn nhằm tăng thu nhập cho người dân. Từ những cơ sở trên cho thấy, việc triển khai đề tài là hoàn toàn có cơ sở nhằm bổ sung giống tốt vào cơ cấu giống của địa phương, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và bảo quản củ giống sẽ mở ra triển vọng mới trong việc mở rộng diện tích, xây dựng vùng chuyên canh trồng cây khoai môn của tỉnh. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở giao điểm giữa Đông Bắc và Tây Bắc, có nhiều tuyến giao thông chạy qua, thuận lợi cho cả đường thuỷ, đường bộ, đường không, đặc biệt tuyến đường xuyên Á chạy qua rất thuận lợi cho việc buôn bán, giao lưu hàng hoá khu vực miền núi phía Bắc. Nơi đây có rất nhiều loại cây trồng đã được bà con nông dân trồng trọt từ lâu đời và đã trở thành những sản phẩm có tên tuổi như hồng không hạt, cam sành Lục Yên, chè Suối Giàng và nhiều loại cây trồng khác. Một trong những cây trồng truyền thống, được trồng
  • 19. 7 trọt từ lâu đời và có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu sản xuất của tỉnh còn phải kể đến cây khoai môn (cây khoai tím, khoai mán...). Nghiên cứu cho thấy điều kiện khí hậu, đất đai ở một số huyện tại tỉnh Yên Bái khá phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây khoai môn. Cây khoai môn trồng ở Lục Yên có năng suất và chất lượng tốt, thơm, ngon… do sự chăm chỉ, cần cù, chịu khó của bà con các dân tộc huyện Lục Yên nói riêng, tỉnh Yên Bái nói chung, mặc dù trình độ thâm canh cây khoai môn của người dân chưa cao. Định hướng của tỉnh Yên Bái cũng như của huyện và các sở, ban, ngành trong tỉnh muốn nâng cao thu nhập của người dân bằng nhiều ngành nghề thủ công, công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên, lực lượng lao động tham gia trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh cũng như của huyện còn chiếm tỷ lệ tương đối cao trên 70%. Để xây dựng tỉnh Yên Bái trở thành một tỉnh phát triển toàn diện, tận dụng mọi thế mạnh sẵn có để tăng thu nhập cho người dân, trong lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp cần tập trung vào một số cây trồng chủ lực có thương hiệu như chè, cây ăn quả, khoai môn. Từ những cơ sở mang tính thực tiễn đã nêu trên, chúng tôi thấy rằng việc triển khai thực hiện đề tài là hoàn toàn có cơ sở thực tiễn, sau khi đề tài được thực hiện ngoài việc sẽ bổ sung giống khoai môn có năng suất, phẩm chất tốt vào cơ cấu cây trồng của tỉnh, còn nghiên cứu được các biện pháp kỹ thuật về phân bón, mật độ - thời vụ và biện pháp bảo quản củ giống cho giống có triển vọng tại địa phương trên đất ruộng một vụ và đất bãi từ đó áp dụng vào thực tiễn sản xuất. 1.2. Nguồn gốc, phân loại và phân bố của cây khoai môn - sọ (colocasia esculenta (L.) Schott) 1.2.1. Nguồn gốc và phân bố Cây khoai môn - sọ là loài cây đã được trồng từ lâu đời trên thế giới, phổ biến ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ở một số nước trên thế giới khoai môn (Colocasia esculenta var. esculenta) được sử dụng làm lương thực và thực phẩm phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước châu Á và châu Đại Dương (Nguyen Thi Ngoc Hue et al., 2005 [95]). Ngoài mục đích sử dụng làm lương thực, thức ăn cho con người và cho gia súc, khoai môn - sọ còn được sử dụng trong các lễ hội tôn giáo và làm các vị thuốc dân gian (Vũ Văn Chuyên, 1976 [8]). Có rất nhiều minh chứng thực vật học cho thấy: Khoai môn - sọ có nguồn gốc phát sinh tại Trung Nam Á như: Ấn Độ hoặc bán đảo Malayxia. Tuy nhiên, theo tác giả Nguyễn Đăng Khôi và cs (1985) [43], Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs
  • 20. 8 (2004) [38], cây khoai môn - sọ có nguồn gốc ở Đông Nam Ấn Độ. Nhiều công trình khoa học cũng cho thấy Việt Nam nói riêng và các nước vùng Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan được coi là một trong những trung tâm đa dạng di truyền của khoai môn - sọ. Việt Nam và Trung Quốc được coi là những nơi đã phát triển các giống khoai môn từ nhiều thế kỷ trước. Nhiều dạng khoai môn - sọ hoang dại cũng được phát hiện tại nhiều nơi của vùng cận Đông Nam Á. Từ trung tâm khởi nguyên, cây khoai môn - sọ được truyền bá tới Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản và các quần đảo thuộc Thái Bình Dương. Từ châu Á, cây khoai môn - sọ được đưa tới các nước Ả Rập và Địa Trung Hải. Vào khoảng 100 năm trước công nguyên cây khoai môn - sọ đã được trồng ở Trung Quốc và Ai Cập (Puseglove, 1972 [106]). Ngày nay, khoai môn - sọ được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấp áp. Cây khoai môn - sọ được thâm canh tốt nhất ở các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên, diện tích lớn nhất lại ở các nước Tây Phi, Caribê và hầu hết các vùng ở châu Á. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi được coi là trung tâm đa dạng di truyền cây trồng, nơi phát sinh của nhiều loài cây họ ráy, trong đó có khoai môn - sọ. Chính vì vậy, nguồn gen khoai môn - sọ rất đa dạng. Việt Nam và Trung Quốc được coi là những nơi phát triển giống khoai sọ (eddoe) nhiều thế kỷ trước và sau đó được nhập vào Tây Ấn và các nước khác trên thế giới (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]). Ở nước ta khoai môn - sọ, đặc biệt là khoai môn nước được thuần hoá sớm trước cả cây lúa nước, cách đây khoảng 10.000 - 15.000 năm (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]). Nguồn gen môn - sọ phân bố trong điều kiện tự nhiên rất đa dạng: Từ độ cao 1 m đến 1.800 m so với mực nước biển, có giống sống trong điều kiện ngập nước, trong điều kiện ẩm hoặc có giống phát triển trên đất khô hạn. Có giống sinh trưởng trong điều kiện dãi nắng, có giống sống trong điều kiện cớm nắng. Cây khoai môn - sọ được trồng trong vườn nhà, từ miền núi đến đồng bằng nhờ đặc tính dễ sống, dễ thích nghi của nó. Trong đó khoai môn được trồng chủ yếu ở trung du và miền núi (Nguyễn Phùng Hà và cs, 2012; Trung Tâm Tài nguyên Thực vật, 2009) [27], [71]. 1.2.2. Phân loại thực vật khoai môn - sọ (Colocasia esculenta (L.) Schott) Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, (2004) [38], Lương Ngọc Toản và cs, (1979) [63] thì: Nhóm cây lấy củ họ thuộc họ ráy (Araceae) có tên tiếng Anh là "Taro", gồm một số loại như ráy rừng (Alocasia macrorrhira), ráy đầm lầy (Cyrtosperma chamisonis), khoai sáp (Xanthosoma agittifolium), dọc mùng
  • 21. 9 (Colocasia gigantea), khoai môn (Colocasia esculenta var. escullenta) và khoai sọ (Colocasia esculenta var. antiquorum). Họ ráy (Araceae) là một họ rất lớn, với hơn 115 chi và trên 2000 loài phân bố khắp thế giới, trong đó có tới 92% số loài xuất xứ từ những vùng nhiệt đới châu Á và châu Mỹ (đặc trưng cho rừng ẩm ). Ở Việt Nam hiện biết 21 chi và hơn 77 loài, phần lớn là cây ưa bóng làm thành tầng cây phụ chủ yếu ở rừng hỗn giao. Cây khoai môn, khoai sọ thuộc chi Calocasia là một trong những chi quan trọng nhất của họ Ráy (Araceae). Các loài trong chi này được dùng làm lương thực, thực phẩm cho người và gia súc. Khoai môn - sọ trồng được phân loại như loài Colocasia esculenta, một loài đa hình với 2 loài phụ : Khoai môn và khoai sọ. Chi Colocasia được xác định bởi Schott năm 1832 trên cơ sở hai loài đã đươc Linnacus mô tả lần đầu tiên vào năm 1753 là Arum colocasia và Arum esculentum. Schott cũng đã đặt tên của 2 loài này là Colocasia esculenta và Colocasia antiquorum. Hiện nay, trong nghiên cứu phân loại chi Colocasia vẫn còn nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ. Một số nhà phân loại thực vật học cho rằng có một loài đa hình là C. esculenta và ở mức độ dưới loài biết đến có C. esculenta var. esculenta và C. eculenta var. antiquorum (Ghani., 1984 [94]). Ở Việt Nam, trong nhiều tài liệu nghiên cứu về cây khoai môn - sọ, các tác giả đều sử dụng danh từ chung "Cây khoai môn" vừa để chỉ giống cây thích nghi với môi trường đất bị ngập nước hoặc ẩm ướt, với tên thường gọi là "Cây khoai nước" và cũng để chỉ nhóm cây chịu hạn mà không chịu được ngập úng nên thường gọi là "Cây khoai sọ" (Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985; Bùi Công Trừng và cs, 1963) [43], [66]. Từ năm 1998, khi nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen khoai môn - sọ ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trương Văn Hộ, Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Phùng Hà cho rằng giả thiết có 2 loài phụ dưới loài Colocasia esculenta là C. esculenta var. esculenta và C. esculenta var. antiquorum với tên gọi khoai môn và khoai sọ là có lý hơn cả. Cũng theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2004) [38] nguồn gen khoai môn - sọ gồm 3 biến dạng thực vật là khoai môn (Dasheen type) với 2x = 28, khoai sọ (Eddoe type) với 3x = 42 và nhóm trung gian. Ba biến dạng này có mối quan hệ khá gần gũi trong quá trình tiến hoá từ cây khoai nước đến cây khoai môn và sau cùng là cây khoai sọ. Nhóm khoai sọ có thể do tự đa bội mà thành hoặc do sự tái tổ hợp giữa dạng nhị bội (2x) với dạng tứ bội (4x). Ranh giới giữa 3 nhóm không rõ ràng nếu chỉ dựa vào đặc điểm hình thái nông học. Về mặt di truyền 2
  • 22. 10 dạng này có mối quan hệ mật thiết. Các biến dị tam bội được tiến hoá từ dạng nhị bội do tự đa bội hoá mà thành (Hirai et al., 1994 [97]). Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước cho thấy hầu hết các giống khoai môn, khoai nước đều thuộc nhóm thể nhị bội còn hầu hết các giống khoai sọ thì thuộc nhóm thể tam bội (Hirai et al., 1994 [97]). Vì vậy, nên gọi nhóm khoai môn - sọ là chính xác nhất, kể cả khi cho rằng có một loài đa hình là C. antiquorum và mức độ dưới loài là C. antiquorum var. typeca, C. antiquorum var. euchlora và C. antiquorum var. esculenta. Để nhận biết các giống của 2 nhóm này, cần dựa vào kết quả phân tích của 3 nhóm đặc điểm: - Hình thái củ cái và củ con. - Số lượng nhiễm sắc thể. - Đặc điểm hình thái hoa. Nếu dựa vào hình thái củ cái và củ con thấy rằng: - Nhóm C. esculenta var. esculenta (Dasheen) bao gồm các giống khoai môn và khoai nước, đặc điểm của chúng là có một củ cái lớn quyết định năng suất giống khoai với một vài củ con nhỏ và dải khoai (Stolon) ít dùng để ăn. Bông hoa của nhóm này có phần phụ vô tính ngắn hơn phần hoa đực. Khả năng thích nghi của các giống khoai của nhóm này từ điều kiện đất bị ngập nước (khoai nước ở một số vùng chiêm trũng Nam Định...) tới những vùng đất cao thuộc các tỉnh trung du, miền núi như Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Lào Cai, Sơn La....Với nhiều giống khoai nổi tiếng. - Nhóm C. esculenta var. antiquorum (Eddoe) gồm hầu hết các giống khoai sọ, đặc điểm của nhóm khoai này là có một củ cái kích thước nhỏ hoặc trung bình, ăn sượng và hơi ngái. Xung quanh củ cái có nhiều củ con hình cầu hoặc hình trứng kích thước khác nhau tuỳ thuộc giống. Ở các giống khoai sọ, củ con quyết định đến năng suất thương phẩm. Các giống thuộc nhóm này thường có củ con cấp 1, 2, 3 và thường có thời gian ngủ nghỉ nên thường bảo quản được lâu. Đặc tính hoa của nhóm này là phần phụ vô tính dài hơn phần phụ của hoa đực. Điển hình là các giống khoai sọ trứng, khoai lủi... (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]). Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thì ngoài 2 nhóm có sự phân biệt rõ kể trên, trong tập đoàn còn nhiều giống khác nhưng ở dạng trung gian. Các dạng trung gian có thể do sự lai tạo tự nhiên
  • 23. 11 nên ít được quan tâm nghiên cứu. Các giống ở nhóm này có củ cái và củ con gần bằng nhau về hình dạng và kích thước. Một cách phân loại được sử dụng để phân biệt C. esculenta var. esculenta và C. esculenta var. antiquorum là dựa vào đặc điểm hình thái hoa - chiều dài phần phụ vô tính của đỉnh bông mo. Các giống khoai môn khi thuộc nhóm C. esculenta var. esculenta có phần phụ vô tính của đỉnh ngắn hơn phần phụ vô tính của các giống thuộc nhóm C. esculenta var. Antiquorum khoảng 3 lần (Lebot và Adrahy., 1992 [100]). Khi quan sát tập đoàn khoai môn - sọ ở Việt Nam cho thấy các giống của nhóm C. esculenta var. antiquorum hầu như không ra hoa, chỉ có nhóm khoai nước (C. esculenta var. esculenta) ra hoa thường xuyên. Vì vậy, việc phân loại các giống môn - sọ dựa vào đặc điểm hình thái hoa là rất hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tài nguyên Di truyền thực vật, ở Việt Nam có thể phân biệt 3 nhóm cây thuộc loài Colocasia esculenta. Nhóm khoai nước bao gồm những giống thích nghi với môi trường bóng râm, ưa đất trũng. Nhóm khoai môn bao gồm những giống trồng trên đất khô (đất phẳng, đất dốc sử dụng nước trời, đất dốc có độ cao trên 500 m) được con người sử dụng củ cái để ăn, củ con làm giống. Hầu hết các giống khoai dạng nhị bội (2x = 28) có khả năng ra hoa ở vùng núi phía Bắc thuộc nhóm này. Nhóm khoai sọ bao gồm những giống có thể trồng trên đất ruộng chân mạ, ruộng mầu luân canh hay xen canh với khoai lang, đậu, ngô, chịu hạn khá, không chịu được ngập úng. Như vậy, căn cứ vào các tài liệu hiện có và kết quả điều tra thực tế thì các giống thuộc loài phụ Colocasia esculenta var. esculenta có tên gọi là khoai môn. Những giống khoai này được trồng ở mọi chân đất, từ ruộng ngập nước đến nương rẫy cao. Các giống thuộc loài phụ Colocasia esculenta var. antiquorum có tên gọi là khoai sọ. 1.3. Một số đặc tính sinh vật học của cây khoai môn - sọ 1.3.1. Đặc tính thực vật học Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2004) [38], Mai Thạch Hoành (2006) [33] thì cây môn - sọ là loại cây thân thảo, thường cao 0,5 - 2,0 m. Cây môn - sọ thường có một củ cái nằm ở giữa, thường nằm ở dưới đất, từ đó lá phát triển lên trên, rễ phát triển xuống dưới, trong khi các củ con, củ nách, dải bò phát triển sang các bên. Loài cây này có một số đặc điểm về thực vật học chủ yếu:
  • 24. 12 1.3.1.1. Rễ khoai môn - sọ Hệ thống rễ của loài môn - sọ là rễ chùm, mọc ở đốt mầm, ngắn, phân bố chủ yếu ở tầng đất có độ sâu tối đa 1 m. Rễ phát triển thành nhiều tầng. Số lượng rễ và chiều dài rễ phụ thuộc vào từng giống và đất trồng. Rễ thường có màu trắng, một số kiểu gen có cùng lúc 2 loại rễ: Rễ có sắc tố và rễ không có sắc tố. 1.3.1.2. Thân khoai môn - sọ Khoai môn - sọ chỉ có thân giả trên mặt đất. Cả 2 dạng khoai môn và khoai sọ, củ cái chính được coi là cấu trúc thân chính của cây (Được gọi là thân củ). Trên thân củ có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm phát triển thành nhánh. Sau mỗi dọc lá lụi đi thì trên thân củ thêm một đốt và thân củ dài thêm ra. Bề mặt củ được đánh dấu bởi vòng tròn gọi là chân dọc củ. Đó lá điểm nối của những lá vẩy hoặc lá già. Nhiều mầm bên phân bố trên những đốt củ. Đỉnh của củ cái chính là điểm sinh trưởng của cây. Sự mọc lên của cây bắt đầu từ đỉnh củ cái. 1.3.1.3. Lá khoai môn - sọ Lá chính là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt đất, quyết định chiều cao của cây. Mỗi lá được cấu tạo bởi một dọc lá thẳng và một phiến lá. Phiến lá của hầu hết các kiểu gien có dạng hình khiên, gốc hình tim, có rốn ở gần giữa. Phiến lá nhẵn, chiều dài có thể biến động 20 - 70 cm và bề rộng 15 - 50 cm. Kích thước của lá chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. 1.3.1.4. Dọc lá khoai môn sọ Dọc lá mập có bẹ ôm chặt ở phía gốc tạo nên thân giả. Chiều dài dọc lá biến động phụ thuộc vào kiểu gen 35 - 160 cm. Màu dọc lá biến động từ xanh nhạt tới tím đậm, đôi khi có sọc màu tím hoặc xanh đậm. 1.3.1.5. Củ khoai môn - sọ Cây môn - sọ có phần gốc phình thành củ hoặc thân củ chứa tinh bột, đây cũng chính là thân chính của loài cây này. Củ khoai môn - sọ rất khác nhau về kích thước và hình dạng, tuỳ thuộc vào kiểu gen, loại củ giống và các yếu tố sinh thái, đặc biệt là các yếu tố có ảnh hưởng đến thân củ như cấu trúc và kết cấu của đất, sự có mặt của sỏi đá. Củ cái của những giống đại diện trồng trên đất cao thường tròn hoặc hơi dài, còn những giống có củ cực dài thường là của những giống trồng ở ruộng và đầm lầy. Tất cả củ cái, củ con và củ nách có cấu tạo bên ngoài gần như nhau, đều có một mầm ở đỉnh và nhiều mầm ở nách của vô số các lá vảy trên thân củ. Mỗi loại cây trồng khác nhau đều có những đặc điểm riêng biệt về hàm lượng các chất có trong các bộ phận, đối với các loại cây trồng lấy củ thì tinh bột, protein... là những chất hết sức quan trọng. Phần có giá trị kinh tế chính của khoai môn - sọ
  • 25. 13 chính là củ cái, các củ con, dọc lá. Thành phần một số chất trong củ khoai môn được được trình bày tại bảng 1.1. Bảng 1.1. Thành phần các chất trong củ khoai môn - sọ (khối lƣợng tƣơi) Thành phần Tỷ lệ (%) Nước 63 - 85 Hydratcacbon (tinh bột) 13 - 29 Protein 1,4 - 3,0 Chất béo 0,16 - 0,36 Xơ thô 0,60 - 1,18 Tro 0,60 - 1,3 Vitamin C 7 - 9 mg/100g Thiamin 0,18 mg/100g Riboflavin 0,04 mg/100g Niaxin 0,9 mg/100g (Nguồn: Inno Onwueme, 1999 [98]) Qua đó thấy rằng hàm lượng tinh bột của củ khoai môn trung bình 13 - 29%, hàm lượng nước cao 63 - 85%, protein 1,4 - 3,0%, chất béo 0,16 - 0,36 %, xơ thô 0,60 - 1,18 % còn lại là các chất khác. Bảng 1.2. Thành phần hóa học trung bình của củ khoai môn - sọ tính theo khối lƣợng vật chất khô ĐVT: % Thành phần Giống khoai môn - sọ Khoai sọ sớm Hà Bắc Khoai sọ trắng Khoai sọ trắng dọc tím Khoai sọ KS4 Môn ruột trắng Môn tàu Khoai tía riềng Hàm lượng nước 23,47 23,25 23,97 22,36 27,34 28,19 26,48 Protein 6,23 6,14 6,52 7,39 4,45 4,57 4,28 Tinh bột 74,16 73,67 73,54 72,61 75,85 76,41 75,10 Lipit 0,32 0,31 0,38 0,32 0,57 0,64 0,68 Xenluloza 3,81 3,78 3,57 3,35 4,56 4,72 5,27 Đường 3,93 3,90 3,87 4,02 2,15 2,03 2,69 Tro 2,91 2,42 2,27 2,79 3,81 3,95 4,25 Keo thô 2,77 2,82 2,95 3,01 1,94 1,87 3,06 (Nguồn: Nguyễn Phương và cs, 2008 [54])
  • 26. 14 Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương và cs [54], ở bảng 1.2. khi công bố kết quả nghiên cứu về tính chất lý hóa của tinh bột một số giống khoai môn - sọ phổ biến tại miền Bắc năm 2008, cho thấy hàm lượng nước của các giống khoai môn - sọ tương đối cao. Hàm lượng một số chất trong củ khoai môn như lipit (0,57 - 0,68%), hàm lượng tro (3,81 - 4,25%) cao hơn trong củ khoại sọ. Hàm lượng một số chất như protein, hàm lượng đường trong củ khoai sọ cao hơn trong củ khoai môn. Kết quả nghiên cứu một số giống khoai môn trên đất ruộng và đất nương rẫy tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, năm 2006 tại bảng 1.3. cho thấy các giống khoai môn khác nhau có một số chỉ tiêu về tinh bột, protein, chất xơ khác nhau. Trong đó giống khoai môn Yên Bái (Yên Bái 1) và giống khoai môn Bắc Kạn có một số chỉ tiêu cao hơn so với các giống khác trong thí nghiệm. Bảng 1.3. Hàm lƣợng một số chất trong củ khoai môn nghiên cứu trên đất ruộng 1 vụ tại huyện Lục Yên - Yên Bái, năm 2006 (% chấ t tƣơi) ĐVT: % Chỉ tiêu Giống Hàm lƣợng protein Hàm lƣợng lipit Vật chất khô Hàm lƣợng tinh bột Chất xơ tổng số Khoai mônYên Bái 1,64 0,38 28,39 19,87 1,13 Khoai môn Bắc Kạn 2,06 0,31 33,33 19,68 0,60 Khoai môn Hà Giang 1,46 0,19 25,40 15,15 1,70 Khoai môn Lào Cai 1 3,09 0,10 29,77 16,56 1,28 Khoai môn Lào Cai 2 1,03 0,14 19,47 12,15 0,82 (Nguồn: Số liệu nghiên cứu năm 2006 tại huyện Lục Yên, Yên Bái) Hàm lượng tinh bột cao nhất là giống khoai môn Yên Bái đạt 19,87%, giống thấp nhất là Lào Cai 2 chỉ đạt 12,25%. Hàm lượng protein cao nhất là giống Lào Cai 1, sau đó đến giống Bắc Kạn và Yên Bái. Giống có tỷ lệ xơ nhiều nhất là giống Hà Giang chiếm 1,70%. 1.3.1.6. Hoa, quả khoai môn - sọ Khoai môn có khả năng ra hoa, song sự lai tạo giữa chúng có tính bất hòa hợp cao và tính bất dục (Mai Thạch Hoành, 2006 [33]). Hoa của cây môn - sọ có dạng bông mo, mọc ra từ nách lá hoặc từ giữa bẹ của lá không mở. Mỗi cây có thể có từ 1 cụm hoa trở lên. Cụm hoa mọc đơn độc ngắn hơn cuống lá. Quả mọng có đường kính khoảng 3 - 5 cm và chứa nhiều hạt. Mỗi hạt ngoài phôi còn có nội nhũ.
  • 27. 15 Thực tế trong điều kiện tự nhiên có những giống khoai môn - sọ ra hoa, hoa đã được quan sát và nghiên cứu ở Việt Nam (Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985; Tổ nghiên cứu cây có củ, 1965) [43], [62]. Kết quả nghiên cứu các giống khoai môn tại Lục Yên năm 2006 đã xác định các giống khoai môn Yên Bái đều ra hoa, giống khoai môn Bắc Kạn, Hà Giang chưa quan quan sát thấy hiện tượng ra hoa. Mặc dù tỉ lệ ra hoa của các giống khoai môn - sọ còn phụ thuộc vào đặc điểm từng giống, như khả năng có thể thu được hạt ở những giống ra hoa có thể có được từ kết quả nghiên cứu của Ellis et al., (1985) [91] đã nghiên cứu khả năng bảo quản hạt giống và kết luận rằng hạt giống khoai môn - sọ dễ nẩy mầm, cho phép hạ độ ẩm hạt để bảo quản trong điều kiện lạnh. Theo tác giả Wilson et al., (1981) [111] cho rằng có thể phun gibberelin và tiến hành thụ phấn bằng tay để tăng cường sự ra hoa và kết hạt của cây khoai môn. 1.3.2. Sinh trưởng, phát triển của khoai môn - sọ Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs (2004) [38] thì cây khoai môn - sọ tồn tại từ năm này qua năm khác là từ củ cái và củ con. Nghiên cứu sự phát triển của chồi và khối lượng khô tổng số của chồi cho thấy sự phát triển của chồi sẽ giảm mạnh vào khoảng sau trồng 6 tháng. Vào thời điểm đó, số lá mọc ra chậm lại, chiều dài của dọc cũng giảm, giảm tổng diện tích lá trên cây và giảm cả chiều cao cây trung bình trên đồng ruộng. Hiện tượng này gọi là khoai xuống dọc. Sự hình thành củ cái thường bắt đầu xảy ra sau trồng 3 tháng. Sự hình thành củ con được xảy ra sau đó một thời gian ngắn. Khoảng 5 đến 6 tháng sau trồng, khi sự phát triển của chồi giảm, kích thước củ cái và củ con phát triển rất nhanh. Khi mùa khô bắt đầu, sự lụi của các chồi càng tăng nhanh cho đến khi chồi chính chết. Chính củ cái và củ con cho phép cây tồn tại qua vụ khô. Nếu củ không được thu hoặch chúng sẽ lại nẩy mầm và mọc thành cây mới vào thời vụ thích hợp. Những nơi không có mùa khô, sau khi thân tàn, củ lại mọc mầm mới và tiếp tục phát triển thêm vài năm nữa. Vòng đời củ khoai môn - sọ có thể nhận biết được khi phân tích bề mặt củ cái với các phần sót lại của lá, dải bò hoặc chồi non, cụm hoa, rễ và thậm chí những vết bệnh gây ra bởi côn trùng. Từ số lá còn lại trên củ, nếu biết thời gian cần thiết để phát triển mỗi lá mới sẽ cho phép ước lượng tuổi của cây. Phân tích phần sót lại của các cụm hoa (số cụm và số cuống hoa mỗi cụm) sẽ biết được chính xác khả năng ra hoa của cây. Sự biến đổi của đường kính củ cho biết sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. Củ thường bị thắt lại khi đất bị khô hạn hoặc bị ngập nước trong một thời gian nhất định.
  • 28. 16 1.4. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của khoai môn - sọ Cây khoai môn, khoai sọ là loại cây trồng có khả năng thích ứng, sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện khác nhau, được trồng nhiều ở hầu hết các vùng sinh thái nhờ đặc tính dễ trồng và là cây đặc sản của nhiều địa phương (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004; Phạm Văn Vang, 1990) [38], [80]. Tuy nhiên nó vẫn chịu tác động nhất định của điều kiện ngoại cảnh, đất đai và dinh dưỡng. Trong điều kiện thuận lợi sự sinh trưởng, phát triển tốt và ngược lại. Theo tác giả Mai Thạch Hoành và cs, 2012 [35] thì yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây có củ nói chung cần có 5 yếu tố là đất, nước, nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng, mỗi yếu tố sẽ có tác động nhất định đến sinh trưởng, phát triển của cây. 1.4.1. Nhiệt độ Khoai môn - sọ yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 210 C để sinh trưởng, phát triển bình thường. Năng suất của môn - sọ có xu hướng giảm dần khi nơi trồng có độ cao tăng dần. Nhiệt độ thấp làm cho cây giảm sinh trưởng và cho năng suất thấp (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]). Khi điều tra điều kiện về nhiệt độ ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang những nơi có trồng cây khoai môn thấy rằng nhiệt độ trung bình qua 3 năm từ 2010 đến 2012 tại một số tỉnh điều tra, có trồng cây khoai môn dao động 20,3 - 24,10 C, trong đó nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là tỉnh Lào Cai, chỉ đạt trung bình 20,30 C (Cục Thống kê tỉnh Yên Bái [11], Sơn La [13], Hà Giang [14], Lao Cai [15], Bắc Kạn [16], Hòa Bình [17], Tuyên Quang [18]). Qua đó thấy rằng, nhiệt độ thường thấp vào các tháng 12, tháng 1, tháng 2. Nhiệt độ cao nhất trong các tháng 5 đến tháng 8 và giảm dần trong tháng 9 đến cuối năm. Trong các tháng 12, tháng 01 đến tháng 02 nhiệt độ tối thấp có những vùng như Bảo Yên, Thuận Châu, Lục Yên... có thể giảm đến dưới 100 C, tuy nhiên số ngày có nhiệt độ thấp thường không kéo dài. Vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8 có những nơi nhiệt độ tối cao có thể đạt trung bình đến trên 350 C. Qua điều tra số liệu và thực tế tại một số vùng trồng khoai môn như Thuận Châu - Sơn La, Đà Bắc - Hòa Bình, Lục Yên - Yên Bái, Vị Xuyên - Hà Giang, Bảo Yên - Lào Cai...thấy rằng, cây khoai môn bản địa tại địa phương thường được người dân trồng trên cao, nhiệt độ thường thấp hơn so với các vùng khác trong cùng một huyện. Ở những nơi mát mẻ, quanh sườn đồi cây khoai thường sinh trưởng tốt.
  • 29. 17 1.4.2. Nước Cây khoai môn có bề mặt thoát hơi nước lớn nên có yêu cầu về độ ẩm đất cao để phát triển. Cây cần lượng mưa hoặc tưới khoảng 1.500-2.000 mm để cho năng suất tối ưu. Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất ướt hoặc điều kiện ngập. Trong điều kiện khô hạn cây giảm năng suất củ rõ rệt, củ phát triển trong điều kiện khô hạn thường có dạng quả tạ. Việc nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống khoai môn, khoai sọ được thu thập ở miền Trung và Tây Nguyên đã được tác giả Nguyễn Vĩnh Tường và cs (2012) [78] nghiên cứu với 11 giống khoai môn - sọ trong nghiên cứu, tác giả đã xác định được về hình thái và sinh lý thì các giống môn Chúm Huế, khoai sọ Tây Nguyên, môn Chúm Quảng Trị và môn Vĩnh Long là những giống có tiềm năng chịu hạn tốt. Ẩm độ không khí trung bình tại một số tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 2010 đến năm 2012 dao động từ 80,0 - 86,4%, thấp nhất ở tỉnh Sơn La, cao nhất ở thành phố Yên Bái. Nói chung các tháng đều có ẩm độ cao ở tất cả các tỉnh thu thập số liệu, đều đạt trung bình trên 80% (Cục Thống kê tỉnh Yên Bái [11], Sơn La [13], Hà Giang [14], Lao Cai [15], Bắc Kạn [16], Hòa Bình [17], Tuyên Quang [18]). Lượng mưa trên năm cũng có vai trò rất quan trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây khoai môn - sọ. Qua điều tra thu thập tại các tỉnh có trồng cây khoai môn ở phía Bắc thấy rằng tổng lượng mưa tại một số tỉnh từ 2010 - 2012 dao động từ 1.162,1 mm/năm đến 2.263,6 mm/năm, trong đó tỉnh có lượng mưa trung bình cao nhất là Hà Giang, thấp nhất là tỉnh Bắc Kạn. Sự chênh lệch về lượng mưa giữa các tỉnh có lượng mưa cao nhất với tỉnh có lượng mưa trung bình thấp nhất là trên 1.000 mm/năm. Các tỉnh có tổng lượng mưa cao như Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang. Tỉnh có lượng mưa thấp là tỉnh Bắc Kạn, Sơn La (Cục Thống kê tỉnh Yên Bái [11], Sơn La [13], Hà Giang [14], Lao Cai [15], Bắc Kạn [16], Hòa Bình [17], Tuyên Quang [18]). 1.4.3. Ánh sáng Cây khoai môn - sọ đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tuy nhiên nó là loại cây chịu được bóng râm hơn hầu hết các loại cây khác [38]. Điều này có nghĩa là nó có thể cho năng suất hợp lý thậm chí trong điều kiện che bóng nơi những cây trồng khác không thể phát triển được. Đây là một đặc tính đặc biệt khiến cây khoai môn - sọ là cây trồng xen lý tưởng với cây ăn quả và các cây trồng khác. Ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây môn - sọ. Sự hình thành củ được tăng cường trong điều kiện ngày ngắn, trong khi hoa lại nở mạnh trong điều kiện ngày dài.
  • 30. 18 1.4.4. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng Cây môn - sọ là loại cây có thể thích ứng được với nhiều loại đất khác nhau và được trồng nhiều ở loại đất tương đối chua, thành phần tương đối nhẹ và nhiều mùn. Tuy nhiên, khoai môn nước (khoai nước) cũng thích ứng tốt với loại đất nặng ngập nước (60 - 80% sét và limon) hoặc đất ẩm thường xuyên [38]. Kết quả xây dựng mô hình giống và mô hình thâm canh khoai môn từ năm 2009 đến năm 2011 tại tỉnh Yên Bái trên nhiều loại đất khác nhau: đất ruộng một vụ tại huyện Văn Chấn, đất cát pha và đất đồi tại huyện Yên Bình, đất nương rẫy tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho thấy cây khoai môn sinh trưởng, phát triển tốt và đều cho năng suất trên 15,0 tấn/ha (Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Yên Bái, 2012 [67]). Cây môn - sọ phát triển tốt nhất trên đất có độ pH trong khoảng 5,5 - 6,5. Một đặc tính quý của môn - sọ là một số giống có tính chống chịu mặn cao, điều này cho thấy tiềm năng sử dụng cây môn sọ để khai thác một số vùng sinh thái khó khăn nơi những cây trồng khác không thể trồng được. 1.5. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam 1.5.1. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ trên thế giới Trong những năm trở lại đây diện tích khoai môn sọ trên thế giới có xu thế giảm, đến năm 2012 tổng diện tích khoai môn - sọ trên thế giới là: 1.316.985 ha, diện tích năng suất, sản lượng khoai môn sọ trên thế giới được cụ thể ở bảng 1.4. Qua bảng 1.4. cho thấy diện tích khoai môn - sọ toàn thế giới năm 2008 là: 1.571.183 ha, trong đó châu Phi có diện tích 1.369.639 ha; châu Mỹ có 2.979 ha thấp nhất trong các châu lục có trồng cây khoai môn; châu Á chiếm diện tích 131.211 ha; châu Đại Dương có 67.954 ha. Năng suất năm 2008 của thế giới trung bình là 77,088 tạ/ha, trong đó châu Á có năng suất cao nhất đạt: 154,343 tạ/ha, trong khi châu Phi năng suất chỉ đạt 70,105 tạ/ha gần bằng nửa năng suất trung bình của châu Á. Năng suất trung bình toàn thế giới năm 2012 là 75,681 tạ/ha giảm so với năm 2008. Trong đó châu Á năng suất lại tăng so với năm 2008, đạt 163,122 tạ/ha, châu Đại Dương năng suất cũng tăng hơn so với năm 2008, đạt 79,569 tạ/ha. Duy chỉ có châu Phi và châu Mỹ năng suất khoai môn - sọ giảm so với năm 2008, châu phi đạt 65,090 tạ/ha, châu Mỹ đạt 82,381 tạ/ha.
  • 31. 19 Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai môn tại một số châu lục trên thế giới giai đoạn 2008- 2012 Châu lục Năm Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Đại dƣơng Thế giới Diện tích (ha) 2008 1.369.639 2.979 131.211 67.954 1.571.783 2009 1.119.315 3.513 134.795 48.732 1.306.355 2010 1.152.974 3.643 133.897 52.504 1.343.018 2011 1.088.112 3.254 131.586 46.403 1.269.355 2012 1.130.762 3.241 134.564 48.418 1.316.985 Năng suất (tạ/ha) 2008 70,105 96,777 154,343 67,805 77,088 2009 62,510 75,539 155,679 92,616 73,281 2010 59,378 74,386 159,875 76,238 70,097 2011 65,906 81,109 157,495 76,206 75,816 2012 65,090 82,381 163,122 79,569 75,681 Sản lượng (tấn) 2008 9.601.892 28.830 2.025.152 460.767 12.116.641 2009 6.996.838,22 26.537 2.098.477 451.339 9.573.191,22 2010 6.846.197 27.099 2.140.691 400.280 9.414.267 2011 7.171.402 26.393 2.072.422 353.621 9.623.838 2012 7.360.196 26.700 2.195.042 385.260 9.967.198 (Nguồn: Faostat, 2013 [107]) Sản lượng khoai môn - sọ toàn thế giới năm 2012 đạt 9.967.198 tấn, trong đó sản lượng châu Phi đạt 7.360.196 tấn, cao nhất so với các châu lục do có diện tích lớn nhất, sau đó đến châu Á với sản lượng đạt 2.195.042 tấn, tiếp theo là châu Đại Dương và châu Mỹ. 1.5.2. Tình hình sản xuất khoai môn - sọ ở Việt Nam Trong những năm trước đây khi nước ta còn đang gặp nhiều khó khăn về vấn đề lương thực thì việc nghiên cứu các cây trồng lấy hạt như lúa, ngô..được đặt lên hàng đầu để giải quyết vấn đề lương thực trước mắt. Chính vì vậy, việc nghiên
  • 32. 20 cứu các loại cây có củ nói chung, cây khoai môn - sọ nói riêng còn chưa nhiều, chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về nó. Năm 2012 tổng diện tích các loại cây có củ (trong đó có khoai môn- sọ) của cả nước đạt: 741,3 nghìn ha, cụ thể diện tích cây có củ (sắn, khoai lang, dong riềng, khoai sọ, cây chất bột khác) được biểu hiện ở bảng 1.5. Bảng 1.5. Diện tích các loại cây có củ của Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ĐVT: ha Vùng Năm 2010 2011 2012 Cả nƣớc 691.173,6 741.109,2 741.300 - Miền Bắc 303.949,4 307.957,3 311.500 Trong đó: Trung du miền núi phía Bắc 157.026,5 168.115,8 133.300 - Miền Nam 387.224,2 433.151,9 429.800 (Nguồn: Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp - Nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [68], [69], [70]). Qua bảng 1.5. thấy rằng tổng diện tích cây có củ đã tăng từ năm 2010 là 691.173,6 ha lên đến 741.300 ha vào năm 2012. Trong năm 2011 - 2012 diện tích cơ bản giữ nguyên, không có sự tăng về diện tích. Các loại cây có củ tập trung ở miền Nam chiếm hơn 50% tổng diện tích trong cả nước. Ở Miền Bắc, diện tích các loại cây có củ chủ yếu tập trung ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, trong đó sắn chiếm diện tích nhiều so với các loại cây trồng khác. Ngoài các loại cây có củ có diện tích nhiều như sắn, dong riềng, khoai lang thì một số loại cây trồng như khoai sọ, cây chất bột khác cũng chiếm diện tích đáng kể, kết quả sản xuất từ năm 2010 đến năm 2012 được biểu hiện ở bảng 1.6. Qua bảng 1.6. cho thấy, diện tích khoai sọ của cả nước hiện nay đạt 9.200 ha, năng suất trung bình 91,0 tạ/ha, sản lượng 83.700 tấn. Diện tích tăng gấp 1,5 lần từ năm 2010 đến 2012, từ gần 4.000 ha lên hơn 9.000 ha vào năm 2012, tuy nhiên năng suất vẫn ở mức thấp, dưới 10 tấn/ha/vụ. Cây chất bột khác, trong đó có cây khoai môn trong cả nước có diện tích năm 2012 đạt 23.900 ha, giảm mạnh so với năm 2011, năng suất trung bình 108,8 tạ/ha, sản lượng đạt 260.100 tấn.
  • 33. 21 Bảng 1.6. Diện tích, năng suất và sản lƣợng khoai sọ, cây chất bột khác từ năm 2010 đến năm 2012 tại Việt Nam Chỉ tiêu Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 2010 - Khoai sọ 3.718,1 87,6 32.566,2 - Cây chất bột khác 15.057,7 103,2 155.455,2 2011 - Khoai sọ 4.910,3 96,5 47.406,2 - Cây chất bột khác 30.822,6 112,7 347.255,4 2012 - Khoai sọ 9.200 91,0 83.700 - Cây chất bột khác 23.900 108,8 260.100 (Nguồn: Trung tâm Phát triển Bền vững Nông nghiệp - Nông thôn, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp [68], [69], [70]). Kết quả điều tra thực tế và thu thập số liệu tại một số cơ quan tại các huyện Bảo Yên - Lào Cai, Thuận Châu - Sơn La và tỉnh Bắc Kạn về diện tích, năng suất và sản lượng khoai môn giai đoạn 2010 đến năm 2012 được biểu hiện ở bảng 1.7. Bảng 1.7. Diện tích, năng suất, sản lƣợng khoai môn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2010 đến năm 2012 TT Chỉ tiêu Địa phƣơng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn) 1 Bắc Kạn 1.1 Năm 2010 201 88,11 1.771 1.2 Năm 2011 183 85,0 2.407 1.3 Năm 2012 297 85,0 2.525 2 Thuận Châu - Sơn La 2.1 Năm 2010 80 111,0 888,0 2.2 Năm 2011 69,0 110,0 759,0 2.3 Năm 2012 65 110,0 715,0 3 Bảo Yên -Lào Cai 3.1 Năm 2010 210 60 1.260 3.2 Năm 2011 210 60 1.260 3.3 Năm 2012 170,0 60 1.020 (Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bảo Yên, 2013 [6], Thuận Châu, 2013 [7], Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2013 [16]).
  • 34. 22 Qua bảng cho thấy đại đa số diện tích khoai môn tại các địa phương đều có xu hướng giảm về diện tích; năng suất tăng không đáng kể. Riêng chỉ có diện tích khoai môn của tỉnh Bắc Kạn là năm sau tăng hơn năm trước, cao nhất trong 3 tỉnh điều tra, thu thập, tuy nhiên năng suất không cao chỉ đạt dưới 90 tạ/ha/năm. Ở một số địa phương khác như Vị Xuyên - Hà Giang, Phong Châu - Phú Thọ, Yên Bình - Yên Bái qua điều tra thấy rằng diện tích không nhiều chỉ vài ha, được người dân trồng nhỏ lẻ tại vườn, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu gia đình, không mang tính chất hàng hóa. Việc trồng khoai môn ở miền núi chủ yếu trồng trên đất đồi, đất nương rẫy vì vậy người dân chỉ có thể trồng được 2 - 3 vụ (2 - 3 năm) sau đó đất mất sức sản xuất. Muốn trồng tiếp phải tìm những diện tích đất mới như phát rừng, quay trở lại những diện tích đã trồng trước đây. Việc phát rừng canh tác nông nghiệp đã bị cấm từ nhiều năm nay, vì vậy diện tích khoai môn giảm xuống liên tục là điều dễ hiểu. Mặt khác người dân chưa có thói quen trồng khoai trên đất bãi, đất ruộng nên diện tích cũng khó có thể tăng lên. Để tăng được diện tích trong những năm tới cần có những khuyến cáo đến người dân trong việc đưa cây khoai môn xuống đất bãi, đất ruộng để thâm canh, phát triển sản xuất theo hướng bền vững có hiệu quả. Để có những cơ sở chắc chắn trong việc trồng cây khoai môn trên một số loại đất không phải đất nương rẫy, năm 2006 đã có một số nghiên cứu, thử nghiệm khoai môn trên đất ruộng tại huyện Lục Yên, Yên Bái. Qua thử nghiệm thấy rằng việc trồng khoai trên đất ruộng 1 vụ mang lại hiệu quả rõ dệt, ngoài trồng khoai còn có thể canh tác được 1 vụ đông trong năm. Đây sẽ là một trong những cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật cho cây khoai môn tại Yên Bái trong những năm tiếp theo. 1.6. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới và Việt Nam 1.6.1. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ trên thế giới Cây khoai môn - sọ là một trong những loại cây có củ có vai trò quan trọng trên thế giới, hiện nay nhiều cơ quan quốc tế nghiên cứu khoa học nông nghiệp như Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP), Viện Nghiên cứu Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế (IPGRI), Viện Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế (IITA) và Viện Nghiên cứu chính sách Lương thực Quốc tế (IFPRI) đã và đang rất coi trọng công tác nghiên cứu và phát triển cây có củ (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ, 2011 [72]).
  • 35. 23 Ở mức độ giống cây trồng, những nghiên cứu đánh giá sự đa dạng nguồn gen cây khoai môn - sọ còn nhiều tồn tại, chưa có một sự phân loại hoàn chỉnh các giống (Ghani, 1984 [94]), cây khoai môn - sọ là cây nhân giống vô tính, tuy nhiên khả năng biến dị của các dòng vô tính xảy ra khá mạnh mẽ. Thêm vào đó là sự chọn lọc trong sản xuất, khi người ta duy trì và sử dụng những giống phù hợp cho từng vùng canh tác, vì vậy có thể tồn tại hàng nghìn giống khoai môn - sọ. Cây khoai môn là loại cây trồng có nhiều tác dụng trong sản xuất, trên thế giới có nhiều giống và được trồng khá phổ biến. Tại Papua New Guinea tập đoàn khoai môn quốc gia với 895 mẫu giống đang được bảo tồn tại Bubia Agricultural Research Center. Thông tin thu thập đã được quản lý theo hệ thống dữ liệu của IPGRI. Có 151 mẫu giống được sử dụng phân tích phân tử và để chọn ra tập đoàn các giống chủ yếu (Okpul T., Ivancic A., and Simin A. 1996 [104]). Tại Solomon Islands tập đoàn khoai môn quốc gia với 824 mẫu giống đang được bảo tồn tại Fote Experiment Station ở Malaita. Thông tin thu thập đã được quản lý theo hệ thống dữ liệu của IPGRI. Ngân hàng gen đồng ruộng đang lưu giữ tập đoàn khoai môn quốc gia, số liệu mô tả, đánh giá được phân tích bởi IPGRI (Tony Jansen, 2002 [110]). Tại Vanuatu và New Caledonia đang lưu giữ 502 mẫu giống khoai môn, từ các số liệu mô tả đánh giá đã chọn được 107 mẫu giống để phân tích phân tử và chọn ra tập đoàn các giống chủ yếu (Anonymous, 1999 [86]). Công tác tuyển chọn khoai môn trên thế giới hiện nay được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế như TANSAO (Taro Network for Southeast Asia and Oceania), TaroGen (Taro Genetic Resources: Conservation and Utilisation). Ngoài ra còn có các quốc gia thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương như Papua New Guinea. Solomon Islands, Vanuatu đã có chương trình chọn tạo giống khoai môn. Để nhận biết các giống khoai môn - sọ người ta có thể dựa vào các đặc điểm hình thái và thời gian sinh trưởng của giống. Màu sắc ruột củ cái, chỏm củ, dọc lá và phiến lá cũng được sử dụng để phân biệt các giống khoai (Plucknett, 1983 [105], Diazuli, 1994 [94]). Ở Hawaii, Whitney et al. đã phân loại 82 giống khoai môn - sọ thành các nhóm theo đặc điểm hình thái. Ở Nhật Bản, Kumazawa et al. (1956) [99] đã thu thập được 158 giống khoai ở Nhật Bản và 42 giống khoai tại Đài Loan và một vài hòn đảo chính ở Trung Quốc. Các giống khoai môn - sọ đã được phân loại thành 15 nhóm dựa vào các đặc điểm hình thái. Vào năm 1982, Takayanagi et al. đã thu thập lại các giống khoai môn - sọ đang được trồng tại Nhật Bản và 88 giống khoai đã được phân loại thành các nhóm theo khoá phân loại của Kumazawa et al.
  • 36. 24 (1956) Sau này Hirai et al., 1989 [96] phân loại các giống khoai đã thu thập được dựa vào đặc điểm hình thái và mẫu phân tích điện li thành phần protein của củ, kết quả phân nhóm các giống đã cho thấy phương pháp Kumazawa et al., (1956) đã sử dụng là thích hợp. Ở Solomon Islands, tập đoàn khoai môn - sọ gồm 187 giống được thu thập vào năm 1969, đã sử dụng những kết quả mô tả hình thái để đưa ra một khoá phân loại. Ghani (1984) [94] đưa ra khoá phân loại các giống khoai môn - sọ được thu thập ở Malaysia. Dựa vào thời gian sinh trưởng và đặc điểm hình thái, tác giả đã phân thành bốn nhóm như sau: Nhóm 1: Có thời gian sinh trưởng 9 - 11 tháng, cây cao 80 - 110 cm, dọc lá to, mập, thẳng đứng hoặc nghiêng, lá hình mũi tên. Gồm hai phân nhóm có stolon (thân bò lan) không có củ con và phân nhóm không có stolon nhiều củ con. Nhóm 2: Có thời gian sinh trưởng 6 - 8 tháng, cây cao 50 - 70 cm, dọc lá nhỏ, thẳng đứng hoặc nghiêng, lá hình mũi tên hoặc hình tim. Gồm hai phân nhóm: Phân nhóm củ dài hình cầu, có stolon, stolon phát triển thành cây và hình thành củ và phân nhóm với củ dài hình trụ, đơn độc, không có stolon. Nhóm 3: Có thời gian sinh trưởng 5 - 6 tháng, cây cao 30 - 50 cm dọc lá bé, mảnh khảnh, không chụm, lá nhỏ và hình tim. Gồm hai phân nhóm: Cùng kích thước và phân nhóm củ cái phân nhánh, có 6 - 8 củ cái kết thành khối. Nhóm 4: Thời gian sinh trưởng không xác định được, dọc lá và lá ăn được, củ tiêu biến không ăn được. Nghiên cứu phương pháp nhân giống và bảo quản nguồn gen cây khoai môn - sọ, nhiều tác giả đã đề cập đến khả năng ra hoa kết hạt để có thể có được nguồn giống phong phú và hạt giống bảo quản trong ngân hàng gen thuận lợi hơn (Ellis et al.,1985 [91]). Nhân giống khoai đã được áp dụng nhiều nơi trên thế giới, cây con giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ, có khả năng sinh trưởng đồng đều, năng suất cao, sạch bệnh (Murakami et al., 2006 [102]). Khoai môn - sọ trên thế giới bị một số loại sâu bệnh hại chủ yếu, theo tác giả Ooka (1983) [103] đã đưa ra một nhận xét rằng: Phần lớn thiệt hại về năng suất ở cây khoai môn do bệnh hại gây ra, còn đối với cây khoai sọ thì sự úng ngập và sâu hại là những tác nhân chính làm giảm năng suất.
  • 37. 25 Ở Papua New Guinea, bệnh thối lá (Phytophthora colocasiae) và thối củ (Pythium sp.) phá hoại dữ dội vào mùa mưa và là những tác nhân gây suy sụp năng suất khoai môn - sọ ở đây. Để hạn chế tác hại của bệnh, người ta sử dụng các biện pháp diệt nấm, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng và lựa chọn giống kháng bệnh. Tóm lại: Vấn đề nghiên cứu về cây khoai môn - sọ đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm trong những năm trở lại đây, tuy nhiên các nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp kỹ thuật như phân bón, mật độ - thời vụ cho từng giống ở các nơi trên thế giới còn chưa nhiều, chưa được đầu tư nghiên cứu ở mức độ rộng, mới chỉ nghiên cứu trên quy mô nhỏ tại một số nước phát triển khoai môn - sọ. 1.6.2. Tình hình nghiên cứu khoai môn - sọ ở Việt Nam 1.6.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái nông học và phương pháp nhân giống khoai môn - sọ * Nghiên cứu đặc điểmg nông sinh học và giống khoai môn - sọ Cây khoai môn - sọ ở Việt Nam là một danh từ chung để chỉ hai nhóm cây có những giống thích nghi với môi trường cớm bóng, ưa nơi đất trũng, có nhiều bùn hẩu và ngập nước gọi là cây khoai nước và có những giống không chịu được ngập úng, chỉ thích hợp để trồng ở các chân đất mầu gọi là cây khoai sọ (Nguyễn Hữu Bình, 1963; Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985) [1], [43]. Cây khoai nước (C.esculenta (L.) Schott) được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hữu Bình (1963) [1], Tổ nghiên cứu cây có củ (1965) [62] và Nguyễn Đăng Khôi và cs (1985) [43] để sử dụng làm thức ăn cho gia súc. Các tác giả đã đồng nhất ý kiến cho rằng: Đặc điểm sinh vật học của cây khoai nước là loại cây trồng dưới nước, nhưng cũng có thể trồng trên cạn được nếu giữ được độ ẩm tốt. Vì vậy trong nhóm cây khoai nước có giống trồng ruộng nước, có giống hoàn toàn trồng ruộng cạn cho củ ăn bở và ngon, lại có giống trồng cả dưới nước và trên cạn (khoai Tía riềng, khoai Bông). Căn cứ vào tính chất của củ và đặc điểm phân nhánh của cây. Các giống khoai nước còn được phân thành hai nhóm khoai khôn và khoai dại (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và cs, 2004 [38]). + Nhóm khoai khôn: Các giống khoai khôn sinh sản bằng nhánh nách, củ con tập chung quanh củ mẹ thành một cụm, củ có nhiều bột ăn hơi ngứa. Những giống chính trong nhóm khoai khôn là: Khoai Chấm Son, khoai Tía, khoai Xá Đen, khoai Ấp, khoai Bông.
  • 38. 26 + Nhóm khoai dại: Các giống khoai dại sinh sản bằng ngó (stolon hay dải bò) có khi dài tới 2 - 3 m, đẻ ở thân và đâm ngang. Vì vậy, nhánh khoai dại được phân bố đều trên ruộng và khoai dại thường ít củ, dọc lá nhỏ, củ ăn rất ngứa. Có hai loại giống chính trong nhóm khoai dại là: khoai ấp dại và khoai lá bàng. Để nhận biết các giống khoai nước, người ta dựa vào thời gian sinh trưởng và những đặc điểm hình thái nổi bật như: Màu sắc dọc lá, phẩm chất củ, loại hình cây… + Các giống khoai dài ngày: Các giống khoai dài ngày có thời gian sinh trưởng 10-12 tháng, trồng vào vụ xuân tháng 2 đến tháng 4. + Các giống khoai ngắn ngày: Các giống khoai ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 6 - 8 tháng, trồng vào vụ thu từ tháng 7 đến tháng 9. Cây khoai sọ (C. esulenta (L.) Schott var. antiquorum): Là cây trồng cạn, có thời gian sinh trưởng ngắn hơn khoai nước, vì vậy rất thích hợp với việc luân canh ở những chân ruộng một lúa một mầu. Ở các tỉnh phía Bắc, vụ trồng chính là vụ xuân, thu hoạch củ trước mùa mưa (Nguyễn Đăng Khôi và cs, 1985; Tổ nghiên cứu cây có củ, 1965) [43], [62]). Theo tác giả Wilson (1981) [111] cho rằng: Những giống khoai thích nghi trồng trên cạn có thời gian sinh trưởng 4 - 10 tháng, còn những giống khoai thích nghi trồng dưới nước có thời gian sinh trưởng 9 - 12 tháng. Năm 1992 được sự tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC) Canada và sự giúp đỡ khoa học của Trung tâm Khoai tây Quốc tế (CIP) và Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật quốc tế (IPGRI), Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ và Rau - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã chủ trì đề tài KN 0.07 tiến hành thu thập, nghiên cứu và bảo quản nguồn tài nguyên di truyền cây có củ ở Việt Nam. Kết quả đã có 1.208 mẫu giống được thu thập, trong đó có 402 mẫu là môn - sọ - ráy. Tập đoàn cây có củ với 14 loài, trong loài gồm có nhiều giống như đối với khoai môn - sọ (Trương Văn Hộ và cs, 1993 [31]). Tổng số 350 mẫu giống khoai môn - sọ được thu thập trong giai đoạn 1993 - 1997 đã và đang được đánh giá có hệ thống. Nhiều nguồn gen quý được phát hiện và đề xuất cho các chương trình sử dụng khác nhau. Quỹ gen khoai môn - sọ hiện được duy trì, bảo quản bằng hai phương pháp: Ex - situ (ngoại vi hay chuyển chỗ) và in - situ (nội vi hay tại chỗ) và bảo quản trong ống nghiệm đối với những giống khoai môn miền núi (Vũ Mạnh Hải và cs, 2011) [28]. Tuy nhiên, bảo tồn In situ quỹ gen cây trồng nói riêng và cây khoai môn nói riêng ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mức và chưa có vùng/điểm bảo tồn on farm nào được duy trì và hoạt động bền vững (Phạm Thị Sến và cs, 2009) [55]. Việc bảo tồn lưu giữ nguồn