SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  34
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------
PHẠM HẢI LONG
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN MÓNG TRONG
ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN
Hà Nội – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
---------------------------
PHẠM HẢI LONG
KHÓA 2012-2014
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN MÓNG TRONG
ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN
Mã số: 60.58.02.08
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VƯƠNG VĂN THÀNH
Hà Nội – 2014
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi tới thầy: PGS.TS. Vương Văn Thành; Ban giám
hiệu nhà trường; Ban chủ nhiệm khoa sau đại học lời chúc sức khỏe, lời cảm
ơn chân thành nhất. Cám ơn các thầy, cô đã giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Nhân đây cũng xin cảm ơn Ban giám đốc công ty cổ phần kiến trúc
A&D, Ths. Vũ Quang Minh đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu để tôi thực hiện luận
văn.
Cuối cùng là lời cám ơn đến những người thân, bạn bè và đặc biệt là
mẹ đã động viên, cổ vũ, giúp đỡ em có thể yên tâm học tập, nghiên cứu trong
thời gian qua.
Trong suốt quá trình làm luận văn em đã cố gắng hoàn thành một cách
tốt nhất nhưng vẫn có thể còn thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các
thầy, cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn mọi người!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
PHẠM HẢI LONG
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn có
nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PHẠM HẢI LONG
MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục bảng, biểu
Danh mục hình
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài............................................................................................1
Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................1
Phương pháp nghiên cứu................................................................................1
Nội dung nghiên cứu......................................................................................1
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................1
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ KỸ
THUẬT THI CÔNG MÓNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN ............3
1.1. Nguyên tắc chung về thiết kế nền móng và kỹ thuật thi công nền
móng......................................................................................................3
1.1.1. Các tài liệu phục vụ công tác thiết kế nền móng ...........................3
1.1.2. Các bước tính toán, thiết kế nền móng..........................................5
1.1.3. Công tác địa kỹ thuật.................................................................. 17
1.1.4. Yêu cầu đặc biệt của công trình.................................................. 18
1.1.5. Yêu cầu về kỹ thuật thi công nền móng ......................................18
1.2. Thực trạng tình hình xây chen ở khu vực thành phố nội thành,
các vấn đề hiện nay.............................................................................21
1.2.1. Một số giải pháp nền móng thông dụng......................................21
1.2.2. Các sự cố gặp phải khi thi công và nguyên nhân......................... 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN
MÓNG VÀ THI CÔNG MÓNG HỢP LÝ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY
CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.................................. 31
2.1. Khái quát chung về điều kiện phát triển xây dựng.................... 31
2.1.1. Định hướng phát triển xây dựng ................................................. 31
2.1.2. Đặc điểm địa hình....................................................................... 33
2.1.3. Cấu trúc địa tầng......................................................................... 34
2.1.4. Điều kiện địa chất thủy văn ........................................................40
2.1.5. Đặc tính cơ lý địa chất công trình của các phức hệ đất đá...........42
2.2. Phân khu địa chất công trình...................................................... 49
2.2.1. Nguyên tắc phân khu .................................................................. 49
2.2.2. Đặc tính địa chất công trình của các phân khu ............................ 50
2.3. Nguyên tắc chung về giải pháp nền móng hợp lý....................... 56
2.3.1. Khái niệm về giải pháp nền móng hợp lý.................................... 56
2.3.2. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp nền móng hợp lý ........................57
2.4. Đặc điểm thi công móng.............................................................. 58
2.4.1. Đặc điểm của công trình .............................................................58
2.4.2. Nguyên tắc chung khi thi công móng.......................................... 59
2.4.3. Các tác động đến công trình lân cận............................................ 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ THI CÔNG MÓNG
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG....................................................................................................... 70
3.1. Luận chứng giải pháp nền móng hợp lý..................................... 70
3.1.1. Đề xuất các giải pháp nền móng khả thi......................................70
3.1.2. So sánh kinh tế - kỹ thuật các giải pháp nền móng...................... 81
3.2. Đề xuất quy trình thi công với giải pháp nền móng đã chọn..... 83
3.2.1. Móng nông (đơn, băng, bè) và đài cọc........................................83
3.2.2. Cọc ép ........................................................................................86
3.2.3. Cọc đóng .................................................................................... 89
3.2.4. Cọc khoan nhồi...........................................................................91
3.3. Áp dụng cho công trình thực tế .................................................. 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận...................................................................................................... 107
Kiến nghị.................................................................................................... 108
Hướng nghiên cứu...................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng biều
Tên bảng, biểu Trang
Bảng 1.1 Độ dốc cho phép của mái đất 19
Bảng 1.2 Chiều sâu đào đất thẳng đứng không cần mái vát 20
Bảng 2.1 Tóm tắt định hướng phát triển xây dựng thành phố
Hải Phòng
33
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ
thạch học aQIV
3
tb2
42
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ
thạch học amQIV
3
tb1
43
Bảng 2.4 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ
thạch học maQIV
2
vp2
44
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ
thạch học ambQIV
3
tb1
45
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ
thạch học mbQIV
1-2
hh1
46
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ
thạch học mQIV
3
tb1
47
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ
thạch học mQIV
1-2
hh2
48
Bảng 2.9 Bảng tóm tắt đặc điểm và vị trí phân bố của các
phân khu
51
Bảng 2.10 Khoảng cách ép cọc an toàn khi ép cọc 62
Bảng 2.11 Giới hạn gia tốc dao động [A] và [ER] 64
Bảng 2.12 Giới hạn vận tốc cho phép [V] 64
Bảng 2.13 Phân loại đất 66
Bảng 2.14 Phân loại các dạng móng 66
Bảng 2.15 Vận tốc truyền sóng ngang trong đất 67
Bảng 2.16 Biến dạng giới hạn của công trình cũ do xây mới
liền kề gây ra
69
Bảng 3.1 Bảng phân loại các khu vực phải xây chen 70
Bảng 3.2 Bảng lựa chọn giải pháp nền móng theo tiêu chí về
cường độ và biến dạng
74
Bảng 3.3 Bảng lựa chọn giải pháp nền móng theo tiêu chí về
tính khả thi
76
Bảng 3.4 Hệ số chọn búa đóng 80
Bảng 3.5 So sánh giữa cọc ép, đóng và cọc nhồi trong điều
kiện xây chen ở các khu vực
81
Bảng 3.6 So sánh biện pháp thi công móng nông (đài móng
cọc) trong điều kiện xây chen và không xây chen
83
Bảng 3.7 So sánh biện pháp thi công cọc ép trong điều kiện
xây chen và không xây chen
86
Bảng 3.8 So sánh biện pháp thi công cọc đóng trong điều
kiện xây chen và không xây chen
89
Bảng 3.9 So sánh biện pháp thi công cọc khoan nhồi trong
điều kiện xây chen và không xây chen
91
Bảng 3.10 So sánh cọc đóng và khoan nhồi trong điều kiện
không xây chen của công trình
97
Bảng 3.11 So sánh biện pháp thi công móng cọc nhồi trong
điều kiện xây chen và không xây chen của công
97
trình
Bảng 3.12 Chỉ tiêu ban đầu của dung dịch Bentonite 101
DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
Hình 1.1 Quy trình thiết kế nền móng 5
Hình 1.2 Khoảng chuyển tiếp khi đào móng sâu, rãnh sâu
gần các móng nông hơn
11
Hình 1.3 Các dạng trượt của nền theo độ sâu tương ứng của
móng
12
Hình 1.4 Độ dốc của mái đất 19
Hình 1.5 Công trình thi công trong điều kiện xây chen ở gần
Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng
21
Hình 1.6 Móng công sơn 22
Hình 1.7 Một số giải pháp chống đỡ vách đất 23
Hình 1.8 Đất bị đẩy trồi khi thi công móng 27
Hình 1.9 Nhà bị nghiêng do hút nước ngầm cạnh hố móng 28
Hình 1.10 Sạt lở thành đất hố đào 29
Hình 1.11 Công trình thi công trong điều kiện xây chen gây
nghiêng nhà bên cạnh ở Thành phố Hải Phòng
29
Hình 1.12 Công trình thi công trong điều kiện xây chen gây
nứt nhà bên cạnh ở Thành phố Hải Phòng
30
Hình 1.13 Công trình thi công trong điều kiện xây chen (đào
hố móng) gây đổ nhà bên cạnh ở Quảng Ninh
30
Hình 2.1 Bản đồ Thành phố Hải Phòng 32
Hình 2.2 Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm
2025 của Thành phố Hải Phòng
32
Hình 2.3 Địa tầng vùng I – A 53
Hình 2.4 Địa tầng vùng I – B 53
Hình 2.5 Địa tầng vùng II – C 54
Hình 2.6 Địa tầng vùng II – D – 1 54
Hình 2.7 Địa tầng vùng II – D – 2 54
Hình 2.8 Địa tầng vùng II – D – 3 54
Hình 2.9 Địa tầng vùng II – D – 4 55
Hình 2.10 Địa tầng vùng II – D – 5,6 55
Hình 2.11 Địa tầng vùng II – D – 7 55
Hình 2.12 Địa tầng vùng II – D – 8 55
Hình 3.1 Các khu vực phải thi công trong điều kiện xây chen
(phần gạch chéo)
72
Hình 3.2 Phân khu tại khu vực xây chen ở Cát Bà và Đồ Sơn 72
Hình 3.3 Phân khu tại khu vực xây chen ở Thủy Nguyên 73
Hình 3.4 Phân khu tại khu vực xây chen ở An Dương; Quận
Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Hải An, Dương
Kinh, Kiến An
73
Hình 3.5 Quy trình thi công móng nông (đài móng cọc) 85
Hình 3.6 Quy trình thi công theo phương pháp ép sau 87
Hình 3.7 Quy trình thi công theo phương pháp ép trước 87
Hình 3.8 Ví dụ sơ đồ thi công cọc 88
Hình 3.9 Quy trình đóng cọc 90
Hình 3.10 Quy trình thi công cọc khoan nhồi 94
Hình 3.11 Mặt bằng kết cấu móng 95
Hình 3.12 Mặt bằng định vị công trình 96
Hình 3.13 Mặt bằng định vị cọc 99
Hình 3.14 Quy trình thi công cọc khoan nhồi của công trình 105
1
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
- Thành phố Hải Phòng là một thành phố phát triển có mật độ xây dựng
cao. Hiện nay, thành phố có rất nhiều nhà, công trình được xây dựng liền kề
với nhà và công trình hiện hữu. Một trong đặc điểm khi xây dựng công trình
trong điều xây chen như thế là ảnh hưởng bất lợi của chúng đối với nhà và
công trình lân cận liền kề trong quá trình thi công, khai thác và sử dụng. Đặc
biệt là tác động tới nền móng của công trình cũ.
- Vì thế để đảm bảo an toàn cho công trình lân cận khi xây dựng nhà và
công trình mới giải pháp thi công nền móng là rất quan trọng.
* Mục đích nghiên cứu: Trong điều kiện xây chen ở Thành phố Hải Phòng,
lựa chọn giải pháp thi công nền móng hợp lý.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu tại Thành phố Hải Phòng.
- Đối tượng nghiên cứu là nền, móng của các công trình thi công trong điều
kiện xây chen.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Tổng hợp tài liệu địa chất của khu vực.
- Điều tra, khảo sát thực tiễn.
- Sử dụng tính toán lý thuyết và phần mềm chuyên ngành.
- So sánh lựa chọn giải pháp.
* Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập, phân tích đánh giá tổng quan về địa chất khu vực Thành phố
Hải Phòng và các giải pháp nền móng đã thi công.
- Trên cơ sở số liệu thu thập tiến hành tính toán để lựa chọn giải pháp hợp
lý về nền móng và thi công cho công trình trong điều kiện xây chen ở khu vực
2
Thành phố Hải Phòng.
*Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Lựa chọn được giải pháp nền
móng và thi công công trình trong điều kiện xây chen ở khu vực Thành phố
Hải Phòng.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A, Kết luận:
Trong luận văn đã nêu ra được các khái niệm cơ bản của thiết kế nền
móng; nguyên nhân, sự cố và giải pháp khắc phục khi thi công trong điều kiện
xây chen từ đó có thể thấy được những khó khăn khi thi công.
Đối với một Thành phố lớn như Hải Phòng, mật độ dân cư và diện tích
xây dựng cao. Các công trình xây dựng hiện nay và sắp tới phải thi công trong
điều kiện xây chen rất nhiều. Các khu vực phải thi công trong điều kiện xây
chen là: Các Quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Dương Kinh, Hải An,
Kiến Thụy và khu du lịch thuộc Quận Đồ Sơn, Đảo Cát Bà. Ngoài ra sắp tới
theo quy hoạch phát triển của thành phố thì tại các Quận mới Bến Rừng, Bắc
Sông Cấm, Tây Bắc, An Dương, Tràng Cát – Cát Hải cũng sẽ phải thi công
trong điều kiện xây chen. Vì thế luận văn đã nghiên cứu để tìm ra giải pháp
nền móng hợp lý cho Thành phố theo các bước:
Thứ nhất, tìm hiểu và nghiên cứu về quy hoạch phát triển, địa chất
Thành phố để tìm ra các đặc điểm về địa tầng làm cơ sở lựa chọn giải pháp
nền móng. Địa chất Thành phố gồm 2 miền:
- Miền I gồm có 2 vùng:
I - A: vùng xâm thực tích tụ thoải.
I – B: vùng đồi núi sót có sườn xâm thực.
- Miền II gồm có 2 vùng:
II – C: Vùng sườn xâm thực tích tụ thoải.
II – D: Vùng đông bằng tích tụ.
- Vùng II – D lại chia làm 9 phân khu: II – D – 1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- Trong đó tại nơi có địa tầng ứng với I – A, II – C, II – D – 1,2,3,4,5,7,8
đều có các công trình thi công trong điều kiện xây chen.
108
Thứ hai chỉ ra các quy tắc cơ bản, các tác động và công thức tính toán
ảnh hưởng khi thi công đến công trình lân cận từ đó có thể tính toán lựa chọn
giải pháp nền móng và thi công.
Cuối cùng căn cứ vào các điều trên, lựa chọn giải pháp như sau:
+ Đối với công trình có tải trọng nhỏ (nhà ≤ 2 tầng) giải pháp móng nông
trên nền thiên nhiên (I – A, II – C, II – D – 1,2,3) và móng nông (móng đơn,
băng, bè) trên nền gia cố cọc tre, đệm cát (II – D – 4,5,7,8) thích hợp nhất.
+ Đối với công trình có tải trọng lớn (nhà > 2 tầng) giải pháp móng cọc
tiết diện nhỏ:
- Cọc ép (tiết diện 15x15, 20x20, 25x25 cm) thi công ép neo hoặc ép sau.
Vùng II – C có chiều dày lớp đất trên lớp đá gốc từ 3,5÷4m móng cọc ép
thích hợp nhất.
- Cọc đóng (tiết diện 15x15, 20x20, 25x25 cm) thi công bằng búa treo.
Do bị hạn chế về chiều cao rơi búa và khoảng cách từ búa đến công trình lân
cận nên ít hiệu quả hơn so với cọc ép và cọc khoan nhồi.
- Cọc khoan nhồi (tiết diện 30x30, 40x40, 50x50, 60x60) thi công bằng
máy khoan kiểu bơm khoản tuần hoàn, giữ ổn định thành hố khoan bằng dung
dịch bentonit, chiều cao lồng thép 5,85m. Vùng I – D – 1,2,4,5,7,8 có chiều
sâu mũi cọc lớn móng cọc khoan nhồi thích hợp nhất.
B. Kiến nghị:
- Các công trình thi công trong điều kiện xây chen gây rất nhiều tác động
đến công trình lân cận do đó khi thiết kế và thi công nhất thiết phải khảo sát
tính toán không chỉ về mặt chịu lực mà còn phải kiểm tra các tác động như đã
nêu trong luận văn.
- Hiện tại các văn bản mang tính pháp lý về quy trình thi công trong điều
109
kiện xây chen còn ít. Vì thế nên đề xuất xây dựng thêm.
C. Hướng nghiên cứu:
- Trong điều kiện địa chất Thành phố Hải Phòng nghiên cứu lún ảnh
hưởng khi thi công hố móng sâu.
- Nghiên cứu thêm các loại máy thi công phù hợp với điều kiện xây chen
khắc phục nhược điểm về kích thước hiện nay khi xây nhà cao tầng trong điều
kiện chật hẹp.
- Thi công trong điều kiện xây chen có nhiều công trình nhà dân, với
cách kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ theo phương pháp
truyền thống như siêu âm chi phí cao khó áp dụng rộng rãi. Vì thế đề xuất
nghiên cứu thêm các quy trình kiểm tra chất lượng thi công cọc khoan nhồi
tiết diện nhỏ có chi phí thấp hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công nghiệp – Bộ Xây dựng – Cục địa chất Việt Nam, Liên đoàn
2 địa chất thủy văn, “Bản đồ phân vùng địa chất công trình – Thành phố Hải
Phòng tỷ lệ 1:50000”
2. TS.Đỗ Đình Đức – PGS. Lê Kiều – TS. Lê Anh Dũng – Ths. Lê Công
Chính – Ths. Cù Huy Tình – Ths. Nguyễn Cảnh Cường (2013), “Giáo trình
kỹ thuật thi công”, Nhà xuất bản Xây Dựng.
3. Mạc Văn Thăng (1994), Bộ công nghiệp nặng – Cục địa chất Việt
Nam – Liên đoàn 2 – Địa chất thủy văn – Đoàn 58, “Báo cáo kết quả lập bản
đồ địa chất thủy văn”.
4. Nguyễn Uyên (2012), “Cơ sở địa chất cơ học đất và nền móng công
trình”, Nhà xuất bản Xây Dựng.
5. TS. Nguyễn Đức Nguôn (2008), “Nền móng trong điều kiện phức tạp
– Bài giảng cho lớp cao học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
6. PGS.TS. Nguyễn Bá Kế (2012), “Sự cố nền móng công trình”, Nhà
xuất bản Xây Dựng.
7. TS. Nguyễn Đức Nguôn (2008), “Nền móng trong điều kiện phức tạp
– Bài giảng cho lớp cao học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
8. Phạm Quỳnh Hoa (2012), “Các giải pháp nền móng hợp lý cho công
trình dân dụng và công nghiệp theo điều kiện địa chất Hoài Đức”, luận văn
thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
9. Trần Văn Việt (2010), “Cẩm nang dành cho kỹ sư địa kỹ thuật”, Nhà
xuất bản Xây Dựng.
10. Tập bản đồ hành chính (2012), Nhà xuất bản bản đồ.
11. TCVN 2737 – 1995, “Tải trọng và tác động”.
12. TCVN 205 – 1998, “Thiết kế móng cọc”.
13. TCVN 9394 – 2012, “Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu”.
14. TCVN 9395 – 2012, “Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu”.
15. TCXD 9362 – 2012, “Thiết kế nền nhà và công trình”.
16. TCVN 4453 – 1995 , “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối
– Quy phạm thi công và nghiệm thu”.
17. TCVN 9361 – 2012, “Công tác nền móng – thi công và nghiệm thu”.
18. TCVN 9393 – 2012, “Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường
bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”.
19. TCVN 9396 – 2012, “Cọc khoan nhồi – Xác định tính đồng nhất của
bê tông – Phương pháp xung siêu âm”.
20. TCXD 190 – 1996, “Móng cọc tiết diện nhỏ tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu”.
21. PGS.TS. Vương Văn Thành (2009), “Bài giảng địa kỹ thuật cao
học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
22. Vũ Quang Minh (2006), “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nền móng
hợp lý cho công trình dân dụng và công nghiệp từ 3 – 10 tầng”, luận văn thạc
sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội.
23. Vũ Quang Trung (2010), “Nghiên cứu các giải pháp nền móng hợp
lý cho khu vực thành phố Ninh Bình”, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại
học Kiến Trúc Hà Nội.
24. Vũ Thị Thu Hải (2011), “Nghiên cứu các giải pháp nền móng hợp lý
cho khu vực thị xã Tam Điệp”, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội.
25. Nguyễn Việt Dũng (2012), “Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật khu
vực nội đô Hà Nội để xây dựng các công trình xây chen bằng giải pháp móng
cọc tiết diện nhỏ”, luận văn thạc sỹ kĩ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà
Nội.
26. Viện nghiên cứu khoa học nền và công trình ngầm mang tên
N.M.Ghéc Xê Va Nốp (2011), “Chỉ dẫn thiết kế nền nhà và công trình”, Nhà
xuất bản Xây Dựng.
27. Viên khoa học kỹ thuật xây dựng (2002), “Quy trình đóng cọc trong
vùng xây chen”.
28. Web: ketcau.com.
29. Web: baoquangninh.com.vn.
30. Web: haiphong.gov.vn.
31. Web: diaocvietonline.vn.
PHỤ LỤC A
THI CÔNG CỌC ÉP
(Căn cứ vào [13])
A.1. Chuẩn bị:
+ Trước khi ép cọc phải tiến hành nghiên cứu kỹ địa chất công trình,
hình dung được sự phát triển của lực ép theo chiều sâu.
+ Nghiên cứu thiết kế, quy định của thiết kế về công tác ép cọc, có kế
hoạch mua hoặc đúc cọc theo tiến độ thi công.
- Tiến hành định vị đài cọc và tim cọc chính xác.
- Cọc phải đảm bảo yêu cầu thiết kế.
Bảng A.1- Mức sai lệch cho phép về kích thước cọc (Nguồn: Bảng 1[13])
Kích thước cấu tạo Mức sai lệch cho phép
1. Chiều dài đoạn cọc, mm
2. Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện
của cọc đặc (hoặc rỗng giữa), mm
± 30
+ 5
3. Chiều dài mũi cọc, mm ± 30
4. Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm), mm 10
5. Độ võng của đoạn cọc 1/100 chiều dài đốt cọc
6. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm, mm
7. Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng
thẳng góc trục cọc:
10
- Cọc tiết diện đa giác, %; nghiêng 1
- Cọc tròn, %. nghiêng 0,5
8. Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn
cọc, mm
± 50
9. Độ lệch của móc treo so với trục cọc, mm 20
10. Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ, mm ± 5
11. Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai, mm ± 10
12. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ,
mm
± 10
13. Đường kính cọc rỗng, mm ± 5
14. Chiều dày thành lỗ, mm ± 5
15. Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc, mm ± 5
- Che chắn công trường.
A.2. Lựa chọn và kiểm tra thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau:
* Lựa chọn máy ép:
- Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế
quy định;
- Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép
từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực
ngang lên cọc;
- Thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các
van dầu cùng bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động
khi thi công.
- Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng hệ phản lực không nên nhỏ
hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
* Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu:
- Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc;
- Mặt phẳng “công tác” của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng (có thể
kiểm ta bằng thủy chuẩn ni vô);
- Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc
với sàn “công tác”;
- Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải
khoảng từ 10% đến 15% tải trọng thiết kế của cọc.
* Lựa chọn cẩu phục vụ:
- Sức nâng của cẩu lớn phải trọn lớn hơn hoặc bằng max của các giá trị:
trọng lượng cọc, trọng lượng giá ép, cục đối trọng (nếu ép bằng đối trọng).
- Chiều cao nâng của cẩu:
h ≥ l+z+x (A.1)
Ở đây:
h – chiều cao nâng của cẩu.
l – chiều dài cọc.
z – chiều dài đoạn cẩu treo móc, ròng rọc.
x – chiều cao phần giá máy ép (cẩu phải nâng qua mới đưa được vào
lồng để ép).
A.3. Ép thử cọc: Số lượng cọc thử từ 1% tổng số cọc nhưng không ít hơn
2 cọc cho một công trình. Kiểm tra lực ép, chiều sâu ép cọc.
A.4. Lựa chọn sơ đồ ép cọc, vị trí máy ép, vị trí tập kết cọc: Được lựa
chọn sao cho vị trí máy ép được nhiều cọc nhất. Cọc được xếp thành các đống
sao cho quãng đường di chuyển của cẩu phục vụ di chuyển cọc từ chỗ để đến
máy ép là ngắn nhất.
A.5. Ép cọc đại trà:
+ Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương
vuông góc sao cho độ lệch tâm không quá 1mm. Lực tác dụng lên cọc cần
tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên không quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị
nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại.
+ Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:
- Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng; kiểm tra
chi tiết mối nối; lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc
trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá
1%;
- Gia tải lên cọc khoảng 10% đến 15% tải trọng thiết kế suốt trong thời
gian hàn nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông; tiến hành hàn nối theo
quy định trong thiết kế.
- Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá
2 cm/s;
- Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối
hoặc do thời gian cuối ca ép...).
+ Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau:
- Mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn;
- Mũi cọc gặp dị vật;
- Cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh.
Trong các trường hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể
là một trong các cách sau:
- Cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ
sung cọc mới (do thiết kế chỉ định)
- Khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn
hoặc xói nước như đóng cọc;
+ Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện
sau đây:
- Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá
Lmax với Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết
kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực;
- Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep)min đến
(Pep)max, trong đó:
(Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì
với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường
kính (hoặc cạnh) cọc.
- Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để
có biện pháp xử lý.
- Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng m
chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho
từng 20cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết
kế
- Độ lệch so với thiết kế của trục cọc không trên mặt bằng không được
vượt quá trị số nêu trong bảng sau và yêu cầu thiết kế:
Bảng A.2 - Độ lệch trên mặt bằng (Nguồn: Bảng 11 [13])
Loại cọc và cách bố trí chúng Độ lệch trục cọc cho phép
1) Cọc có cạnh hoặc đường kính
đến 0,5m
a) Khi bố trí cọc một hàng
b) Khi bố trí hình băng hoặc
nhóm 2 và 3 hàng
- Cọc biên
- Cọc giữa
c) Chi bố trí quá 3 hàng trên hình
băng hoặc bãi cọc
- Cọc biên
0,2d
0,2d
0,3d
0,2d
- Cọc giữa
d) Cọc đơn
e) Cọc chống
2) Các cọc tròn rỗng đường kính
từ 0,5m đến 0,8m
a) Cọc biên
b) Cọc giữa
c) Cọc đơn dưới cột
3) Cọc hạ qua ống khoan dẫn (khi
xây dựng cầu)
0,4d
5cm
3cm
10cm
15cm
8cm
Độ lệch trục tại mức trên cùng của ống
dẫn đã được lắp chắc chắn không vượt
quá 0,025D ở bến nước (ở đây D là độ
sâu của nước tại nơi lắp ống dẫn) và ±
25mm ở vũng không nước
CHÚ THÍCH: số cọc bị lệch không nên vượt quá 25% tổng số cọc khi bố
trí theo dải, còn khi bố trí cụm dưới cột không nên quá 5%. Khả năng
dùng cọc có độ lệch lớn hơn các trị số trong Bảng 11 sẽ do Thiết kế quy
định.
PHỤ LỤC B
THI CÔNG CỌC ĐÓNG
(Căn cứ vào [13])
B.1. Chuẩn bị: tương tự cọc ép.
B.2. Lựa chọn thiết bị đóng cọc:
* Búa đóng cọc:
+ Nguyên tắc chọn búa đóng cọc:
- Có đủ năng lượng để hạ cọc đến chiều sâu thiết kế với độ chối quy định
trong thiết kế, xuyên qua các lớp đất dày kể cả tầng kẹp cứng;
- Gây nên ứng suất động không lớn hơn ứng suất động cho phép của cọc
để hạn chế khả năng gây nứt cọc;
- Tổng số nhát đập hoặc tổng thời gian hạ cọc liên tục không được vượt
quá giá trị khống chế trong thiết kế để ngăn ngừa hiện tượng cọc bị mỏi;
- Độ chối của cọc không nên quá nhỏ có thể làm hỏng đầu búa.
+ Năng lượng búa đóng cọc được chọn theo công thức 3.1; 3.2.
+ Chiều cao giá búa được tính theo công thức:
hb = l+x+h+d (B.1)
Ở đây:
hb – Chiều cao giá búa.
l – chiều cao cọc
x – chiều cao ròng rọc, búa đóng.
d – chiều cao nâng búa
* Cẩu phục vụ:
- Sức nâng của cẩu lớn hơn hoặc bằng trọng lượng cọc.
- Chiều cao nâng của cẩu:
h ≥ l+z (B.2)
Ở đây:
h – chiều cao nâng cẩu
l – chiều dài cọc.
z – Chiều cao ròng rọc, móc cẩu.
B.3. Đóng thử cọc: Số lượng cọc thử từ 1% tổng số cọc nhưng không ít
hơn 3 cọc cho một công trình. Kiểm tra độ chối, chiều sâu đóng cọc.
Độ chối kiểm tra được đo cho 3 loạt búa cuối cùng. Đối với búa đơn thì
một loạt là 10 nhát. Độ chối của cọc xác định theo công thức:
mnFQH Q+0,2q
e=
P Q+q
P +nF
m
 
 
 
(B.3)
Ở đây:
e – độ chối của cọc dưới một nhát búa, tính bằng m.
m – hệ số an toàn, lấy trong khoảng 0,5 – 0,7 (0,5 cho công trình vĩnh
cửu, 0,7 cho công trình tạm thời);
F – Diện tích tiết diện ngang của cọc (m2
);
Q – trọng lượng chầy của búa đóng cọc (T);
q – trọng lượng của cọc (T);
P – tải trọng cho phép của cọc (T);
n – hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm cọc và biện pháp đóng cọc
Nếu là cọc bê tông cốt thép : n = 150 T/m2
;
h – Chiều cao rơi búa
Đối với búa treo, thì lấy bằng độ rơi thực tế của chầy;
E – năng lượng thiết kế của một nhát búa (Tm);
Khả năng chịu tải của cọc sẽ còn tăng lên sau khi đóng một thời gian;
thời gian này sẽ là 3 – 5 ngày đối với cát, 10 – 20 ngày đối với đất thịt. Sau
thời gian này tiến hành đo độ chối và so sánh để đánh giá.
B.4. Lựa chọn sơ đồ đóng cọc, vị trí máy, vị trí tập kết cọc: tương tự cọc
ép.
B.5. Đóng cọc đại trà: tương tự cọc ép. Cọc được công nhận là đóng
xong khi đạt độ chối và chiều sâu thiết kế.
Khi đóng cọc bằng búa phải dùng mũ cọc và đệm gỗ phù hợp với tiết
diện ngang của cọc. Các khe hở giữa mặt bên của cọc và thành mũ cọc mỗi
bên không nên vượt quá 1cm.
Khi đóng qua lớp đất có độ chặt lớn như cát cần chọn búa có năng lượng
lớn hoặc dùng khoan dẫn khoan qua lớp đất chặt rồi mới tiến hành đóng cọc.
PHỤ LỤC C
THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI
(Căn cứ vào [14])
C.1. Chuẩn bị: Tương tự cọc ép.
C.2. Lựa chọn thiết bị thi công:
* Máy khoan: chọn loại có đường kính gầu bằng đường kính cọc.
* Cẩu phục vụ:
+ Sức nâng phải nâng được ống vách, ống bao, lồng thép.
+ Chiều cao nâng:
h ≥ ht + z + y + w (C.1)
Ở đây:
h – Chiều cao nâng của cẩu.
ht – Chiều cao lấy max của các gia trị chiều cao lồng thép, ống vách, ống
bao.
z – Chiều cao móc cẩu, ròng rọc.
y – Đoạn nhô lên khỏi mặt đất của lồng thép.
w – khoảng cách an toàn.
* Máy bơm dung dịch Bentonite phải đảm bảo dung dịch được bơm liên
tục.
C.3. Khoan tạo lỗ, hạ ống bao, ống vách:
* Ống vách: là ống bằng thép có đường kính lớn hơn đường kính khoan
khoảng 10cm, dài 6m được đặt ở phần miệng hố khoan nhô lên khỏi mặt đất
0,6m.
+ Ống vách có nhiệm vụ:
- Định vị cọc và dẫn hướng cho máy khoan.
- Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố
khoan.
- Bảo vệ đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan.
- Làm chỗ tựa cho lắp sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt
thép, lắp dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông.
+ Phương pháp hạ ống vách:
- Phương pháp rung
- Sử dụng máy ép thủy lực
- Sử dụng chính máy khoan để hạ ống vách: lắp vào đầu khoan một đai
sắt để mở rộng hố đào và khoan đến độ sâu của ống vách cần thiết.
* Ống bao: Ống bao có đường kính bằng 1,7 lần ống vách, cao 1m, cắm
vào đất từ 30 – 40cm. Trên ống bao có lỗ đường kính 10cm để thu Bentonite.
Được hạ đồng tâm với ống vách.
* Khoan tạo lỗ:
+Sau khi hạ ống vách, ống bao tiến hành khoan tiếp đến độ sâu mũi cọc.
Trong quá trình khoan, đất đá sẽ được đưa lên khỏi mặt đất đồng thời dung
dịch Bentonit được cấp liên tục (nếu dùng Bentonite để giữ thành).
+ Trong quá trình khoan tiến hành xác định chiều sâu hố đào qua chiều
dài cần khoan hoặc sử dụng quả rọi đáy bằng đường kính 5cm buộc vào thước
dây thả xuống đáy để đo. Phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc thông qua cần
khoan, giới hạn độ nghiên cho phép không được vượt quá 1%.
+ Khoảng cách các cọc nhỏ hơn 1,2m thì tiến hành khoan cách lỗ.
+ Xử lý cặn lắng đáy hố khoan:
- Cặn lắng gồm có 2 loại:
Cặn lắng thô: trong quá trình tạo lỗ đất cát rơi vãi hoặc không kịp
đưa lên sau khi ngừng khoan sẽ lắng xuống đáy hố. Loại cặn lắng tạo bởi các
hạt đường kính tương đối to, do đó khi đã lắng đọng xuống đáy rất khó moi
lên.
Cặn lắng mịn: Đây là những hạt rất nhỏ lơ lửng trong dung dịch
Bentonite, sau khi khoan tạo lỗ xong qua một thời gian mới lắng xuống đáy
lỗ.
- Các bước xử lý cặn lắng: tiến hành theo 2 bước:
Bước 1- Xử lý cặn lắng thô: Đối với phương pháp khoan phản tuần
hoàn thì sau khi kết thúc công việc tạo lỗ phải mở bơm hút cho khoan chạy
không tải đến khi bớm không thấy đất cát mới ngừng và nhấc đầu khoan lên.
Bước 2- Xử lý cặn lắng mịn thực hiện trước khi đổ bê tông: có hai
phương pháp thông dụng:
Phương pháp thổi rửa dùng khí nén: lắp vào đầu trên ống đổ bê tông
đầu thổi rửa có 2 cửa. Một cửa nối với ống dẫn để thu hồi Bentonite và cặn;
một cửa được thả ống thổi khí nén khi 45 dài khoảng 80% chiều dài cọc.
Khí nén được thổi liên tục với áp lưc 7kG/cm2
và thoát trở lên trên tạo ra lực
hút cặn lên trên và được thu hồi. Trong suốt qua trình Bentonite phải được
cấp liên tục đảm bảo cao trình, áp lực lên thành hố khoan không đổi.
Phương pháp luân chuyển Bentonite: Phương pháp này sử dụng
máy hút thả xuống đáy hố khoan và hút liên tục. Trong quá trình hút phải liên
tục cấp bù Bentonite.
- Xử lý cặn lắng được coi là đạt khi dung dịch Bentonite thu hồi thỏa
mãn: có khối lượng riêng vượt quá 1,25 g/cm3
, hàm lượng cát lớn hơn 8%, độ
nhớt quá 28s.
C.4. Hạ lồng thép:
+ Thép đúng chủng loại và yêu cầu thiết kế.
+ Thép được gia công trên mặt đất thành từng lồng. Trên mặt ngoài lồng
thép được gắn các dụng cụ định vị cốt thép bằng bê tông hoặc chất dẻo cự ly
từ 3 – 6m, trên một mặt cắt từ 4 – 6 cái để để bảm chiều dày lớp bê tông bảo
vệ.
+ Kiểm tra cặn lắng trong đáy hố khoan nếu bùn cát lắng không quá
10cm thì tiến hành hạ cốt thép.
+ Cốt thép được hạ xuống hố khoan từng lồng và được treo tạm trên
miệng hố vách bằng cách ngáng qua các đai tăng cường buộc sẵn cách đầu
trên lồng thép 1,5m. Đưa lồng thép tiếp theo vào và tiến hành nối hai lồng
thép.
+ Lồng thép được hạ từ từ cẩn thận, giữ cho luôn thẳng đứng không
được để chạm vào thành hố khoan dễ làm sập thành.
+ Trên đầu lồng thép cuối tiến hành hàn 3 đoạn thép góc tạo hình tam
giác vào ống vách để giữ không bị đẩy trồi trong quá trình thi công.
+ Buộc vào thép chủ lồng thép ống thép d = 60mm, đầu dưới được bịt
kín. Ống cao hơn mặt đất quanh cọc 10 – 20cm. Sau khi đổ bê tông ống được
đổ đầy nước sạch và bịt kín. Số lượng ống thép quy định đối với một cọc như
sau:
- 2 ống cho cọc có đường kính 60cm.
- 3 ống cho cọc có đường kính 60 – 100cm.
- 4 ống cho cọc có đường kính lớn hơn 100cm.
C.5. Lắp ống đổ bê tông:
+ Ống đổ bê tông : thường ống dày 3mm, đường kính 25 – 30cm, mô
đun cơ bản 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 3,0; 5,0; 6,0 m. Đáy dưới ống đổ bê tông được
đặt cách đáy hố khoan 20cm để tránh tắc ống.
+ Trong ống đổ bê tông có đặt một cái nút hãm để tạo khối bê tông liên
tục trong ống và làm vữa bê tông không bị rửa trôi.
- Có thể dung loại ống có sẵn nắp đậy ở đáy khi đổ bê tông thi nắp sẽ rơi
ra và lưu lại dưới hoặc dùng loại nút bậc đặt trong ống sau khi đổ và nhấc ống
nút bấc sẽ nổi lên trên miệng cọc và được thu hồi.
- Loại van trượt: van trượt được đặt trong ống khi đổ bê tông nhờ trọng
lượng bê tông mà đẩy van trượt xuống đẩy nước trong ống ra ngoài.
+ Ống đổ bê tông được lắp từ dưới lên, sửa dụng hệ giá đỡ có cấu tạo:
gồm các thanh thép hàn tạo thành tấm đặt trên miệng ống vách; ở giữa có
khoét lỗ được lắp hai nửa vành khuyên có bản lề, đường kính nhỏ hơn ống đổ.
Khi tiến hành nối ống thì khép hai nửa vành khuyên lại để giữ.
C.6. Công tác đổ và rút ống vách:
- Bê tông đổ cọc đáp ứng quy định trong TCVN 9593 – 2012 và yêu cầu
của thiết kế.
+ Bê tông phải được đổ liên tục tránh bị gián đoạn cọc, tốc độ đổ khoảng
0,6 m3
/phút. Thời gian đổ khống chế trong 4h, mẻ bê tông đầu tiên sẽ bị đẩy
lên trên cùng nên cần có phụ gia kéo dài thời gian ninh kết. Bê tông phải được
đổ hết trong khoảng 1,5h khi bắt đầu trộn.
+ Khi đổ bê tông và rút dần ống đổ lên phải đảm bảo ống luôn ngập
trong vữa bê tông từ 2 – 3m.
+ Phần bê tông được đẩy dần lên đầu tiên luôn tiếp xúc với dung dịch
trong hố nên chất lượng kém do đó đổ cao hơn thiết kế là 1,2m và được phá
bỏ khi thi công đào đất móng.
* Rút ống vách, tháo dở sàn công tác, tháo treo cốt thép ở đầu ống vách:
ống vách được kéo lên bằng cần cẩu và phải kéo thật kỹ tránh xê dịch tim đầu
cọc.
C.7. Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi: Sau khi thi công tiến hành
kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm thông qua ống
đặt sẵn trong cọc.

Contenu connexe

Tendances

Kiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsKiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsHồ Việt Hùng
 
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfTcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfLe Hung
 
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revNguyễn Đức Hoàng
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHồ Việt Hùng
 
Bê tông trộn sẵn: Quy trình sản xuất & kiểm tra kỹ thuật tại trạm trộn
Bê tông trộn sẵn: Quy trình sản xuất & kiểm tra kỹ thuật tại trạm trộnBê tông trộn sẵn: Quy trình sản xuất & kiểm tra kỹ thuật tại trạm trộn
Bê tông trộn sẵn: Quy trình sản xuất & kiểm tra kỹ thuật tại trạm trộnTập AP
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹMẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹGiang Coffee
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụngđồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụngtuanthanhgtvt
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhJayTor RapPer
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangVương Hữu
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 Ho Ngoc Thuan
 
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuBài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuTung Nguyen Xuan
 

Tendances (20)

Kiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng EtabsKiến thức sử dụng Etabs
Kiến thức sử dụng Etabs
 
Đề tài: Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi cho nền đất, HAY
Đề tài: Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi cho nền đất, HAYĐề tài: Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi cho nền đất, HAY
Đề tài: Tính toán sức chịu tải cọc khoan nhồi cho nền đất, HAY
 
Tiêu Chuẩn Cơ Sở Sàn NEVO
Tiêu Chuẩn Cơ Sở Sàn NEVOTiêu Chuẩn Cơ Sở Sàn NEVO
Tiêu Chuẩn Cơ Sở Sàn NEVO
 
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdfTcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
Tcvn 10304-2014-tieu-chuan-thiet-ke-mong-coc-pdf
 
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.revDac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
Dac tinh ki thuat vk thep hoa phat.rev
 
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bảnHướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
Hướng dẫn sử dụng Etabs - Cơ bản
 
Đề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus Ictuav, HAY
Đề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus Ictuav, HAYĐề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus Ictuav, HAY
Đề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus Ictuav, HAY
 
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAYLuận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
Luận văn: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng cây rau ngổ dại, HAY
 
Bê tông trộn sẵn: Quy trình sản xuất & kiểm tra kỹ thuật tại trạm trộn
Bê tông trộn sẵn: Quy trình sản xuất & kiểm tra kỹ thuật tại trạm trộnBê tông trộn sẵn: Quy trình sản xuất & kiểm tra kỹ thuật tại trạm trộn
Bê tông trộn sẵn: Quy trình sản xuất & kiểm tra kỹ thuật tại trạm trộn
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Đề tài: Sử dụng ván khuôn nhôm thay thế ván khuôn truyền thống
Đề tài: Sử dụng ván khuôn nhôm thay thế ván khuôn truyền thốngĐề tài: Sử dụng ván khuôn nhôm thay thế ván khuôn truyền thống
Đề tài: Sử dụng ván khuôn nhôm thay thế ván khuôn truyền thống
 
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹMẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
Mẫu đề cương luận văn Thạc sỹ
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bónThuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón
 
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụngđồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng
đồ án tốt nghiệp xây dựng dân dụng
 
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trìnhBiến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
Biến dạng của đất và tính toán độ lún của nền móng công trình
 
Chương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thangChương 3 cầu thang
Chương 3 cầu thang
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2
 
Đề tài: Phương pháp hạ mực nước ngầm trong thi công hố đào
Đề tài: Phương pháp hạ mực nước ngầm trong thi công hố đàoĐề tài: Phương pháp hạ mực nước ngầm trong thi công hố đào
Đề tài: Phương pháp hạ mực nước ngầm trong thi công hố đào
 
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOTLuận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
Luận văn: Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn, HOT
 
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung HiếuBài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
Bài giảng thí nghiệm và kiểm định công trình- TS.Nguyễn Trung Hiếu
 

Similaire à TÓM TẮT Luận văn: Giải pháp thi công nền móng trong điều kiện xây chen

Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG...
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG...KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG...
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG...nataliej4
 

Similaire à TÓM TẮT Luận văn: Giải pháp thi công nền móng trong điều kiện xây chen (20)

Kiểm định chất lượng thi công tại công trình nhà thi đấu đa năng
Kiểm định chất lượng thi công tại công trình nhà thi đấu đa năngKiểm định chất lượng thi công tại công trình nhà thi đấu đa năng
Kiểm định chất lượng thi công tại công trình nhà thi đấu đa năng
 
Ứng dụng công nghệ cốp pha bay trong thi công sàn nhà cao tầng
Ứng dụng công nghệ cốp pha bay trong thi công sàn nhà cao tầngỨng dụng công nghệ cốp pha bay trong thi công sàn nhà cao tầng
Ứng dụng công nghệ cốp pha bay trong thi công sàn nhà cao tầng
 
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầmLuận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
Luận văn: Giải pháp ổn định nền khi thi công tuyến metro ngầm
 
Đề tài: Tính toán biến dạng của dầm đơn bê tông cốt thép, HAY
Đề tài: Tính toán biến dạng của dầm đơn bê tông cốt thép, HAYĐề tài: Tính toán biến dạng của dầm đơn bê tông cốt thép, HAY
Đề tài: Tính toán biến dạng của dầm đơn bê tông cốt thép, HAY
 
Luận văn: Áp dụng công nghệ Top-Base trong xử lý nền đất yếu
Luận văn: Áp dụng công nghệ Top-Base trong xử lý nền đất yếuLuận văn: Áp dụng công nghệ Top-Base trong xử lý nền đất yếu
Luận văn: Áp dụng công nghệ Top-Base trong xử lý nền đất yếu
 
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
Luận án: Ảnh hưởng của tường chèn tới phản ứng của hệ khung bê tông cốt thép ...
 
Luận văn: Các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang, 9đ
Luận văn: Các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang, 9đLuận văn: Các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang, 9đ
Luận văn: Các phương pháp tính toán cọc chịu tải trọng ngang, 9đ
 
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầngLuận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
Luận văn: Xây dựng quy trình lắp dựng kết cấu thép nhà cao tầng
 
Luận văn: Công trình Trường THPT số 1 Lào Cai, HAY
Luận văn: Công trình Trường THPT số 1 Lào Cai, HAYLuận văn: Công trình Trường THPT số 1 Lào Cai, HAY
Luận văn: Công trình Trường THPT số 1 Lào Cai, HAY
 
Luận văn: Công tác kiểm định chất lượng thi công công trình, 9đ
Luận văn: Công tác kiểm định chất lượng thi công công trình, 9đLuận văn: Công tác kiểm định chất lượng thi công công trình, 9đ
Luận văn: Công tác kiểm định chất lượng thi công công trình, 9đ
 
Quản lý chất lượng công trình tại trung tâm phát triển quỹ đất, HAY
Quản lý chất lượng công trình tại trung tâm phát triển quỹ đất, HAYQuản lý chất lượng công trình tại trung tâm phát triển quỹ đất, HAY
Quản lý chất lượng công trình tại trung tâm phát triển quỹ đất, HAY
 
Luận văn: Tính toán kết cấu khung thép nhà công nghiệp, HAY
Luận văn: Tính toán kết cấu khung thép nhà công nghiệp, HAYLuận văn: Tính toán kết cấu khung thép nhà công nghiệp, HAY
Luận văn: Tính toán kết cấu khung thép nhà công nghiệp, HAY
 
Luận văn: Đề xuất quy trình kiểm định tháp thép Viễn Thông, 9đ
Luận văn: Đề xuất quy trình kiểm định tháp thép Viễn Thông, 9đLuận văn: Đề xuất quy trình kiểm định tháp thép Viễn Thông, 9đ
Luận văn: Đề xuất quy trình kiểm định tháp thép Viễn Thông, 9đ
 
Luận văn: Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây dựng
Luận văn: Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây dựngLuận văn: Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây dựng
Luận văn: Đánh giá kiến trúc nhà ở thấp tầng đã thiết kế xây dựng
 
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAYLuận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
Luận văn: Lực cản của đất nền lên thành giếng Chìm, HAY
 
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG...
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG...KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG...
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI CÔNG TƯỜNG XÂY BẰNG GẠCH KHÔNG NUNG...
 
Luận văn: Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh
Luận văn: Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnhLuận văn: Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh
Luận văn: Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh
 
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.docNghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
Nghiên cứu phương pháp thiết kế ổn định mái dốc bằng cọc v1.doc
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng công trình nhà thi đấu đa năngLuận văn: Quản lý dự án xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 

Dernier (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 

TÓM TẮT Luận văn: Giải pháp thi công nền móng trong điều kiện xây chen

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------- PHẠM HẢI LONG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN MÓNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN Hà Nội – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI --------------------------- PHẠM HẢI LONG KHÓA 2012-2014 NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN MÓNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình DD&CN Mã số: 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DD&CN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. VƯƠNG VĂN THÀNH Hà Nội – 2014
  • 3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi tới thầy: PGS.TS. Vương Văn Thành; Ban giám hiệu nhà trường; Ban chủ nhiệm khoa sau đại học lời chúc sức khỏe, lời cảm ơn chân thành nhất. Cám ơn các thầy, cô đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Nhân đây cũng xin cảm ơn Ban giám đốc công ty cổ phần kiến trúc A&D, Ths. Vũ Quang Minh đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu để tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng là lời cám ơn đến những người thân, bạn bè và đặc biệt là mẹ đã động viên, cổ vũ, giúp đỡ em có thể yên tâm học tập, nghiên cứu trong thời gian qua. Trong suốt quá trình làm luận văn em đã cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất nhưng vẫn có thể còn thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn mọi người! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 PHẠM HẢI LONG
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHẠM HẢI LONG
  • 5. MỤC LỤC Lời cám ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng, biểu Danh mục hình MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài............................................................................................1 Mục đích nghiên cứu......................................................................................1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................1 Phương pháp nghiên cứu................................................................................1 Nội dung nghiên cứu......................................................................................1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................1 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ KỸ THUẬT THI CÔNG MÓNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN ............3 1.1. Nguyên tắc chung về thiết kế nền móng và kỹ thuật thi công nền móng......................................................................................................3 1.1.1. Các tài liệu phục vụ công tác thiết kế nền móng ...........................3 1.1.2. Các bước tính toán, thiết kế nền móng..........................................5 1.1.3. Công tác địa kỹ thuật.................................................................. 17 1.1.4. Yêu cầu đặc biệt của công trình.................................................. 18
  • 6. 1.1.5. Yêu cầu về kỹ thuật thi công nền móng ......................................18 1.2. Thực trạng tình hình xây chen ở khu vực thành phố nội thành, các vấn đề hiện nay.............................................................................21 1.2.1. Một số giải pháp nền móng thông dụng......................................21 1.2.2. Các sự cố gặp phải khi thi công và nguyên nhân......................... 27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ THI CÔNG MÓNG HỢP LÝ TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG.................................. 31 2.1. Khái quát chung về điều kiện phát triển xây dựng.................... 31 2.1.1. Định hướng phát triển xây dựng ................................................. 31 2.1.2. Đặc điểm địa hình....................................................................... 33 2.1.3. Cấu trúc địa tầng......................................................................... 34 2.1.4. Điều kiện địa chất thủy văn ........................................................40 2.1.5. Đặc tính cơ lý địa chất công trình của các phức hệ đất đá...........42 2.2. Phân khu địa chất công trình...................................................... 49 2.2.1. Nguyên tắc phân khu .................................................................. 49 2.2.2. Đặc tính địa chất công trình của các phân khu ............................ 50 2.3. Nguyên tắc chung về giải pháp nền móng hợp lý....................... 56 2.3.1. Khái niệm về giải pháp nền móng hợp lý.................................... 56 2.3.2. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp nền móng hợp lý ........................57 2.4. Đặc điểm thi công móng.............................................................. 58 2.4.1. Đặc điểm của công trình .............................................................58 2.4.2. Nguyên tắc chung khi thi công móng.......................................... 59 2.4.3. Các tác động đến công trình lân cận............................................ 62 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NỀN MÓNG VÀ THI CÔNG MÓNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY CHEN Ở KHU VỰC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG....................................................................................................... 70
  • 7. 3.1. Luận chứng giải pháp nền móng hợp lý..................................... 70 3.1.1. Đề xuất các giải pháp nền móng khả thi......................................70 3.1.2. So sánh kinh tế - kỹ thuật các giải pháp nền móng...................... 81 3.2. Đề xuất quy trình thi công với giải pháp nền móng đã chọn..... 83 3.2.1. Móng nông (đơn, băng, bè) và đài cọc........................................83 3.2.2. Cọc ép ........................................................................................86 3.2.3. Cọc đóng .................................................................................... 89 3.2.4. Cọc khoan nhồi...........................................................................91 3.3. Áp dụng cho công trình thực tế .................................................. 94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận...................................................................................................... 107 Kiến nghị.................................................................................................... 108 Hướng nghiên cứu...................................................................................... 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng biều Tên bảng, biểu Trang Bảng 1.1 Độ dốc cho phép của mái đất 19 Bảng 1.2 Chiều sâu đào đất thẳng đứng không cần mái vát 20 Bảng 2.1 Tóm tắt định hướng phát triển xây dựng thành phố Hải Phòng 33 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học aQIV 3 tb2 42 Bảng 2.3 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học amQIV 3 tb1 43 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học maQIV 2 vp2 44 Bảng 2.5 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học ambQIV 3 tb1 45 Bảng 2.6 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mbQIV 1-2 hh1 46 Bảng 2.7 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mQIV 3 tb1 47 Bảng 2.8 Bảng tổng hợp thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý phức hệ thạch học mQIV 1-2 hh2 48 Bảng 2.9 Bảng tóm tắt đặc điểm và vị trí phân bố của các phân khu 51 Bảng 2.10 Khoảng cách ép cọc an toàn khi ép cọc 62 Bảng 2.11 Giới hạn gia tốc dao động [A] và [ER] 64
  • 9. Bảng 2.12 Giới hạn vận tốc cho phép [V] 64 Bảng 2.13 Phân loại đất 66 Bảng 2.14 Phân loại các dạng móng 66 Bảng 2.15 Vận tốc truyền sóng ngang trong đất 67 Bảng 2.16 Biến dạng giới hạn của công trình cũ do xây mới liền kề gây ra 69 Bảng 3.1 Bảng phân loại các khu vực phải xây chen 70 Bảng 3.2 Bảng lựa chọn giải pháp nền móng theo tiêu chí về cường độ và biến dạng 74 Bảng 3.3 Bảng lựa chọn giải pháp nền móng theo tiêu chí về tính khả thi 76 Bảng 3.4 Hệ số chọn búa đóng 80 Bảng 3.5 So sánh giữa cọc ép, đóng và cọc nhồi trong điều kiện xây chen ở các khu vực 81 Bảng 3.6 So sánh biện pháp thi công móng nông (đài móng cọc) trong điều kiện xây chen và không xây chen 83 Bảng 3.7 So sánh biện pháp thi công cọc ép trong điều kiện xây chen và không xây chen 86 Bảng 3.8 So sánh biện pháp thi công cọc đóng trong điều kiện xây chen và không xây chen 89 Bảng 3.9 So sánh biện pháp thi công cọc khoan nhồi trong điều kiện xây chen và không xây chen 91 Bảng 3.10 So sánh cọc đóng và khoan nhồi trong điều kiện không xây chen của công trình 97 Bảng 3.11 So sánh biện pháp thi công móng cọc nhồi trong điều kiện xây chen và không xây chen của công 97
  • 10. trình Bảng 3.12 Chỉ tiêu ban đầu của dung dịch Bentonite 101 DANH MỤC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Quy trình thiết kế nền móng 5 Hình 1.2 Khoảng chuyển tiếp khi đào móng sâu, rãnh sâu gần các móng nông hơn 11 Hình 1.3 Các dạng trượt của nền theo độ sâu tương ứng của móng 12 Hình 1.4 Độ dốc của mái đất 19 Hình 1.5 Công trình thi công trong điều kiện xây chen ở gần Nhà hát lớn thành phố Hải Phòng 21 Hình 1.6 Móng công sơn 22 Hình 1.7 Một số giải pháp chống đỡ vách đất 23 Hình 1.8 Đất bị đẩy trồi khi thi công móng 27 Hình 1.9 Nhà bị nghiêng do hút nước ngầm cạnh hố móng 28 Hình 1.10 Sạt lở thành đất hố đào 29 Hình 1.11 Công trình thi công trong điều kiện xây chen gây nghiêng nhà bên cạnh ở Thành phố Hải Phòng 29 Hình 1.12 Công trình thi công trong điều kiện xây chen gây nứt nhà bên cạnh ở Thành phố Hải Phòng 30 Hình 1.13 Công trình thi công trong điều kiện xây chen (đào hố móng) gây đổ nhà bên cạnh ở Quảng Ninh 30 Hình 2.1 Bản đồ Thành phố Hải Phòng 32
  • 11. Hình 2.2 Định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2025 của Thành phố Hải Phòng 32 Hình 2.3 Địa tầng vùng I – A 53 Hình 2.4 Địa tầng vùng I – B 53 Hình 2.5 Địa tầng vùng II – C 54 Hình 2.6 Địa tầng vùng II – D – 1 54 Hình 2.7 Địa tầng vùng II – D – 2 54 Hình 2.8 Địa tầng vùng II – D – 3 54 Hình 2.9 Địa tầng vùng II – D – 4 55 Hình 2.10 Địa tầng vùng II – D – 5,6 55 Hình 2.11 Địa tầng vùng II – D – 7 55 Hình 2.12 Địa tầng vùng II – D – 8 55 Hình 3.1 Các khu vực phải thi công trong điều kiện xây chen (phần gạch chéo) 72 Hình 3.2 Phân khu tại khu vực xây chen ở Cát Bà và Đồ Sơn 72 Hình 3.3 Phân khu tại khu vực xây chen ở Thủy Nguyên 73 Hình 3.4 Phân khu tại khu vực xây chen ở An Dương; Quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Hải An, Dương Kinh, Kiến An 73 Hình 3.5 Quy trình thi công móng nông (đài móng cọc) 85 Hình 3.6 Quy trình thi công theo phương pháp ép sau 87 Hình 3.7 Quy trình thi công theo phương pháp ép trước 87 Hình 3.8 Ví dụ sơ đồ thi công cọc 88 Hình 3.9 Quy trình đóng cọc 90 Hình 3.10 Quy trình thi công cọc khoan nhồi 94 Hình 3.11 Mặt bằng kết cấu móng 95
  • 12. Hình 3.12 Mặt bằng định vị công trình 96 Hình 3.13 Mặt bằng định vị cọc 99 Hình 3.14 Quy trình thi công cọc khoan nhồi của công trình 105
  • 13. 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài: - Thành phố Hải Phòng là một thành phố phát triển có mật độ xây dựng cao. Hiện nay, thành phố có rất nhiều nhà, công trình được xây dựng liền kề với nhà và công trình hiện hữu. Một trong đặc điểm khi xây dựng công trình trong điều xây chen như thế là ảnh hưởng bất lợi của chúng đối với nhà và công trình lân cận liền kề trong quá trình thi công, khai thác và sử dụng. Đặc biệt là tác động tới nền móng của công trình cũ. - Vì thế để đảm bảo an toàn cho công trình lân cận khi xây dựng nhà và công trình mới giải pháp thi công nền móng là rất quan trọng. * Mục đích nghiên cứu: Trong điều kiện xây chen ở Thành phố Hải Phòng, lựa chọn giải pháp thi công nền móng hợp lý. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu tại Thành phố Hải Phòng. - Đối tượng nghiên cứu là nền, móng của các công trình thi công trong điều kiện xây chen. * Phương pháp nghiên cứu: - Tổng hợp tài liệu địa chất của khu vực. - Điều tra, khảo sát thực tiễn. - Sử dụng tính toán lý thuyết và phần mềm chuyên ngành. - So sánh lựa chọn giải pháp. * Nội dung nghiên cứu: - Thu thập, phân tích đánh giá tổng quan về địa chất khu vực Thành phố Hải Phòng và các giải pháp nền móng đã thi công. - Trên cơ sở số liệu thu thập tiến hành tính toán để lựa chọn giải pháp hợp lý về nền móng và thi công cho công trình trong điều kiện xây chen ở khu vực
  • 14. 2 Thành phố Hải Phòng. *Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Lựa chọn được giải pháp nền móng và thi công công trình trong điều kiện xây chen ở khu vực Thành phố Hải Phòng.
  • 15. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  • 16. 107 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A, Kết luận: Trong luận văn đã nêu ra được các khái niệm cơ bản của thiết kế nền móng; nguyên nhân, sự cố và giải pháp khắc phục khi thi công trong điều kiện xây chen từ đó có thể thấy được những khó khăn khi thi công. Đối với một Thành phố lớn như Hải Phòng, mật độ dân cư và diện tích xây dựng cao. Các công trình xây dựng hiện nay và sắp tới phải thi công trong điều kiện xây chen rất nhiều. Các khu vực phải thi công trong điều kiện xây chen là: Các Quận Ngô Quyền, Lê Chân, Hồng Bàng, Dương Kinh, Hải An, Kiến Thụy và khu du lịch thuộc Quận Đồ Sơn, Đảo Cát Bà. Ngoài ra sắp tới theo quy hoạch phát triển của thành phố thì tại các Quận mới Bến Rừng, Bắc Sông Cấm, Tây Bắc, An Dương, Tràng Cát – Cát Hải cũng sẽ phải thi công trong điều kiện xây chen. Vì thế luận văn đã nghiên cứu để tìm ra giải pháp nền móng hợp lý cho Thành phố theo các bước: Thứ nhất, tìm hiểu và nghiên cứu về quy hoạch phát triển, địa chất Thành phố để tìm ra các đặc điểm về địa tầng làm cơ sở lựa chọn giải pháp nền móng. Địa chất Thành phố gồm 2 miền: - Miền I gồm có 2 vùng: I - A: vùng xâm thực tích tụ thoải. I – B: vùng đồi núi sót có sườn xâm thực. - Miền II gồm có 2 vùng: II – C: Vùng sườn xâm thực tích tụ thoải. II – D: Vùng đông bằng tích tụ. - Vùng II – D lại chia làm 9 phân khu: II – D – 1,2,3,4,5,6,7,8,9. - Trong đó tại nơi có địa tầng ứng với I – A, II – C, II – D – 1,2,3,4,5,7,8 đều có các công trình thi công trong điều kiện xây chen.
  • 17. 108 Thứ hai chỉ ra các quy tắc cơ bản, các tác động và công thức tính toán ảnh hưởng khi thi công đến công trình lân cận từ đó có thể tính toán lựa chọn giải pháp nền móng và thi công. Cuối cùng căn cứ vào các điều trên, lựa chọn giải pháp như sau: + Đối với công trình có tải trọng nhỏ (nhà ≤ 2 tầng) giải pháp móng nông trên nền thiên nhiên (I – A, II – C, II – D – 1,2,3) và móng nông (móng đơn, băng, bè) trên nền gia cố cọc tre, đệm cát (II – D – 4,5,7,8) thích hợp nhất. + Đối với công trình có tải trọng lớn (nhà > 2 tầng) giải pháp móng cọc tiết diện nhỏ: - Cọc ép (tiết diện 15x15, 20x20, 25x25 cm) thi công ép neo hoặc ép sau. Vùng II – C có chiều dày lớp đất trên lớp đá gốc từ 3,5÷4m móng cọc ép thích hợp nhất. - Cọc đóng (tiết diện 15x15, 20x20, 25x25 cm) thi công bằng búa treo. Do bị hạn chế về chiều cao rơi búa và khoảng cách từ búa đến công trình lân cận nên ít hiệu quả hơn so với cọc ép và cọc khoan nhồi. - Cọc khoan nhồi (tiết diện 30x30, 40x40, 50x50, 60x60) thi công bằng máy khoan kiểu bơm khoản tuần hoàn, giữ ổn định thành hố khoan bằng dung dịch bentonit, chiều cao lồng thép 5,85m. Vùng I – D – 1,2,4,5,7,8 có chiều sâu mũi cọc lớn móng cọc khoan nhồi thích hợp nhất. B. Kiến nghị: - Các công trình thi công trong điều kiện xây chen gây rất nhiều tác động đến công trình lân cận do đó khi thiết kế và thi công nhất thiết phải khảo sát tính toán không chỉ về mặt chịu lực mà còn phải kiểm tra các tác động như đã nêu trong luận văn. - Hiện tại các văn bản mang tính pháp lý về quy trình thi công trong điều
  • 18. 109 kiện xây chen còn ít. Vì thế nên đề xuất xây dựng thêm. C. Hướng nghiên cứu: - Trong điều kiện địa chất Thành phố Hải Phòng nghiên cứu lún ảnh hưởng khi thi công hố móng sâu. - Nghiên cứu thêm các loại máy thi công phù hợp với điều kiện xây chen khắc phục nhược điểm về kích thước hiện nay khi xây nhà cao tầng trong điều kiện chật hẹp. - Thi công trong điều kiện xây chen có nhiều công trình nhà dân, với cách kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ theo phương pháp truyền thống như siêu âm chi phí cao khó áp dụng rộng rãi. Vì thế đề xuất nghiên cứu thêm các quy trình kiểm tra chất lượng thi công cọc khoan nhồi tiết diện nhỏ có chi phí thấp hơn, có thể áp dụng rộng rãi hơn.
  • 19. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Công nghiệp – Bộ Xây dựng – Cục địa chất Việt Nam, Liên đoàn 2 địa chất thủy văn, “Bản đồ phân vùng địa chất công trình – Thành phố Hải Phòng tỷ lệ 1:50000” 2. TS.Đỗ Đình Đức – PGS. Lê Kiều – TS. Lê Anh Dũng – Ths. Lê Công Chính – Ths. Cù Huy Tình – Ths. Nguyễn Cảnh Cường (2013), “Giáo trình kỹ thuật thi công”, Nhà xuất bản Xây Dựng. 3. Mạc Văn Thăng (1994), Bộ công nghiệp nặng – Cục địa chất Việt Nam – Liên đoàn 2 – Địa chất thủy văn – Đoàn 58, “Báo cáo kết quả lập bản đồ địa chất thủy văn”. 4. Nguyễn Uyên (2012), “Cơ sở địa chất cơ học đất và nền móng công trình”, Nhà xuất bản Xây Dựng. 5. TS. Nguyễn Đức Nguôn (2008), “Nền móng trong điều kiện phức tạp – Bài giảng cho lớp cao học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 6. PGS.TS. Nguyễn Bá Kế (2012), “Sự cố nền móng công trình”, Nhà xuất bản Xây Dựng. 7. TS. Nguyễn Đức Nguôn (2008), “Nền móng trong điều kiện phức tạp – Bài giảng cho lớp cao học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 8. Phạm Quỳnh Hoa (2012), “Các giải pháp nền móng hợp lý cho công trình dân dụng và công nghiệp theo điều kiện địa chất Hoài Đức”, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 9. Trần Văn Việt (2010), “Cẩm nang dành cho kỹ sư địa kỹ thuật”, Nhà xuất bản Xây Dựng. 10. Tập bản đồ hành chính (2012), Nhà xuất bản bản đồ. 11. TCVN 2737 – 1995, “Tải trọng và tác động”. 12. TCVN 205 – 1998, “Thiết kế móng cọc”. 13. TCVN 9394 – 2012, “Đóng và ép cọc – Thi công và nghiệm thu”.
  • 20. 14. TCVN 9395 – 2012, “Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu”. 15. TCXD 9362 – 2012, “Thiết kế nền nhà và công trình”. 16. TCVN 4453 – 1995 , “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu”. 17. TCVN 9361 – 2012, “Công tác nền móng – thi công và nghiệm thu”. 18. TCVN 9393 – 2012, “Cọc – Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”. 19. TCVN 9396 – 2012, “Cọc khoan nhồi – Xác định tính đồng nhất của bê tông – Phương pháp xung siêu âm”. 20. TCXD 190 – 1996, “Móng cọc tiết diện nhỏ tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu”. 21. PGS.TS. Vương Văn Thành (2009), “Bài giảng địa kỹ thuật cao học”, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 22. Vũ Quang Minh (2006), “Nghiên cứu lựa chọn giải pháp nền móng hợp lý cho công trình dân dụng và công nghiệp từ 3 – 10 tầng”, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 23. Vũ Quang Trung (2010), “Nghiên cứu các giải pháp nền móng hợp lý cho khu vực thành phố Ninh Bình”, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 24. Vũ Thị Thu Hải (2011), “Nghiên cứu các giải pháp nền móng hợp lý cho khu vực thị xã Tam Điệp”, luận văn thạc sĩ kỹ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 25. Nguyễn Việt Dũng (2012), “Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật khu vực nội đô Hà Nội để xây dựng các công trình xây chen bằng giải pháp móng cọc tiết diện nhỏ”, luận văn thạc sỹ kĩ thuật, trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội. 26. Viện nghiên cứu khoa học nền và công trình ngầm mang tên
  • 21. N.M.Ghéc Xê Va Nốp (2011), “Chỉ dẫn thiết kế nền nhà và công trình”, Nhà xuất bản Xây Dựng. 27. Viên khoa học kỹ thuật xây dựng (2002), “Quy trình đóng cọc trong vùng xây chen”. 28. Web: ketcau.com. 29. Web: baoquangninh.com.vn. 30. Web: haiphong.gov.vn. 31. Web: diaocvietonline.vn.
  • 22. PHỤ LỤC A THI CÔNG CỌC ÉP (Căn cứ vào [13]) A.1. Chuẩn bị: + Trước khi ép cọc phải tiến hành nghiên cứu kỹ địa chất công trình, hình dung được sự phát triển của lực ép theo chiều sâu. + Nghiên cứu thiết kế, quy định của thiết kế về công tác ép cọc, có kế hoạch mua hoặc đúc cọc theo tiến độ thi công. - Tiến hành định vị đài cọc và tim cọc chính xác. - Cọc phải đảm bảo yêu cầu thiết kế. Bảng A.1- Mức sai lệch cho phép về kích thước cọc (Nguồn: Bảng 1[13]) Kích thước cấu tạo Mức sai lệch cho phép 1. Chiều dài đoạn cọc, mm 2. Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của cọc đặc (hoặc rỗng giữa), mm ± 30 + 5 3. Chiều dài mũi cọc, mm ± 30 4. Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm), mm 10 5. Độ võng của đoạn cọc 1/100 chiều dài đốt cọc 6. Độ lệch mũi cọc khỏi tâm, mm 7. Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc: 10 - Cọc tiết diện đa giác, %; nghiêng 1 - Cọc tròn, %. nghiêng 0,5 8. Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc, mm ± 50 9. Độ lệch của móc treo so với trục cọc, mm 20
  • 23. 10. Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ, mm ± 5 11. Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai, mm ± 10 12. Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ, mm ± 10 13. Đường kính cọc rỗng, mm ± 5 14. Chiều dày thành lỗ, mm ± 5 15. Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc, mm ± 5 - Che chắn công trường. A.2. Lựa chọn và kiểm tra thiết bị ép cọc cần thoả mãn các yêu cầu sau: * Lựa chọn máy ép: - Công suất của thiết bị không nhỏ hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định; - Lực ép của thiết bị phải đảm bảo tác dụng đúng dọc trục tâm cọc khi ép từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các mặt bên cọc khi ép ôm, không gây ra lực ngang lên cọc; - Thiết bị phải có chứng chỉ kiểm định thời hiệu về đồng hồ đo áp và các van dầu cùng bảng hiệu chỉnh kích do cơ quan có thẩm quyền cấp; - Thiết bị ép cọc phải đảm bảo điều kiện vận hành và an toàn lao động khi thi công. - Trong mọi trường hợp tổng trọng lượng hệ phản lực không nên nhỏ hơn 1,1 lần lực ép lớn nhất do thiết kế quy định. * Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu: - Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc; - Mặt phẳng “công tác” của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng (có thể kiểm ta bằng thủy chuẩn ni vô);
  • 24. - Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc với sàn “công tác”; - Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng từ 10% đến 15% tải trọng thiết kế của cọc. * Lựa chọn cẩu phục vụ: - Sức nâng của cẩu lớn phải trọn lớn hơn hoặc bằng max của các giá trị: trọng lượng cọc, trọng lượng giá ép, cục đối trọng (nếu ép bằng đối trọng). - Chiều cao nâng của cẩu: h ≥ l+z+x (A.1) Ở đây: h – chiều cao nâng của cẩu. l – chiều dài cọc. z – chiều dài đoạn cẩu treo móc, ròng rọc. x – chiều cao phần giá máy ép (cẩu phải nâng qua mới đưa được vào lồng để ép). A.3. Ép thử cọc: Số lượng cọc thử từ 1% tổng số cọc nhưng không ít hơn 2 cọc cho một công trình. Kiểm tra lực ép, chiều sâu ép cọc. A.4. Lựa chọn sơ đồ ép cọc, vị trí máy ép, vị trí tập kết cọc: Được lựa chọn sao cho vị trí máy ép được nhiều cọc nhất. Cọc được xếp thành các đống sao cho quãng đường di chuyển của cẩu phục vụ di chuyển cọc từ chỗ để đến máy ép là ngắn nhất. A.5. Ép cọc đại trà: + Đoạn mũi cọc cần được lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai phương vuông góc sao cho độ lệch tâm không quá 1mm. Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên không quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại. + Ép các đoạn cọc tiếp theo gồm các bước sau:
  • 25. - Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc, sửa chữa cho thật phẳng; kiểm tra chi tiết mối nối; lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép sao cho trục tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng so với phương thẳng đứng không quá 1%; - Gia tải lên cọc khoảng 10% đến 15% tải trọng thiết kế suốt trong thời gian hàn nối để tạo tiếp xúc giữa hai bề mặt bê tông; tiến hành hàn nối theo quy định trong thiết kế. - Tăng dần lực ép để các đoạn cọc xuyên vào đất với vận tốc không quá 2 cm/s; - Không nên dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu (do hàn nối hoặc do thời gian cuối ca ép...). + Khi lực nén bị tăng đột ngột, có thể gặp một trong các hiện tượng sau: - Mũi cọc xuyên vào lớp đất cứng hơn; - Mũi cọc gặp dị vật; - Cọc bị xiên, mũi cọc tì vào gờ nối của cọc bên cạnh. Trong các trường hợp đó cần phải tìm biện pháp xử lý thích hợp, có thể là một trong các cách sau: - Cọc nghiêng quá quy định, cọc bị vỡ phải nhổ lên ép lại hoặc ép bổ sung cọc mới (do thiết kế chỉ định) - Khi gặp dị vật, vỉa cát chặt hoặc sét cứng có thể dùng cách khoan dẫn hoặc xói nước như đóng cọc; + Cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây: - Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực; - Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep)min đến
  • 26. (Pep)max, trong đó: (Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định; (Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định; (Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc. - Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý. - Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng m chiều dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng 20cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của Tư vấn, Thiết kế - Độ lệch so với thiết kế của trục cọc không trên mặt bằng không được vượt quá trị số nêu trong bảng sau và yêu cầu thiết kế: Bảng A.2 - Độ lệch trên mặt bằng (Nguồn: Bảng 11 [13]) Loại cọc và cách bố trí chúng Độ lệch trục cọc cho phép 1) Cọc có cạnh hoặc đường kính đến 0,5m a) Khi bố trí cọc một hàng b) Khi bố trí hình băng hoặc nhóm 2 và 3 hàng - Cọc biên - Cọc giữa c) Chi bố trí quá 3 hàng trên hình băng hoặc bãi cọc - Cọc biên 0,2d 0,2d 0,3d 0,2d
  • 27. - Cọc giữa d) Cọc đơn e) Cọc chống 2) Các cọc tròn rỗng đường kính từ 0,5m đến 0,8m a) Cọc biên b) Cọc giữa c) Cọc đơn dưới cột 3) Cọc hạ qua ống khoan dẫn (khi xây dựng cầu) 0,4d 5cm 3cm 10cm 15cm 8cm Độ lệch trục tại mức trên cùng của ống dẫn đã được lắp chắc chắn không vượt quá 0,025D ở bến nước (ở đây D là độ sâu của nước tại nơi lắp ống dẫn) và ± 25mm ở vũng không nước CHÚ THÍCH: số cọc bị lệch không nên vượt quá 25% tổng số cọc khi bố trí theo dải, còn khi bố trí cụm dưới cột không nên quá 5%. Khả năng dùng cọc có độ lệch lớn hơn các trị số trong Bảng 11 sẽ do Thiết kế quy định. PHỤ LỤC B THI CÔNG CỌC ĐÓNG (Căn cứ vào [13]) B.1. Chuẩn bị: tương tự cọc ép. B.2. Lựa chọn thiết bị đóng cọc: * Búa đóng cọc: + Nguyên tắc chọn búa đóng cọc: - Có đủ năng lượng để hạ cọc đến chiều sâu thiết kế với độ chối quy định
  • 28. trong thiết kế, xuyên qua các lớp đất dày kể cả tầng kẹp cứng; - Gây nên ứng suất động không lớn hơn ứng suất động cho phép của cọc để hạn chế khả năng gây nứt cọc; - Tổng số nhát đập hoặc tổng thời gian hạ cọc liên tục không được vượt quá giá trị khống chế trong thiết kế để ngăn ngừa hiện tượng cọc bị mỏi; - Độ chối của cọc không nên quá nhỏ có thể làm hỏng đầu búa. + Năng lượng búa đóng cọc được chọn theo công thức 3.1; 3.2. + Chiều cao giá búa được tính theo công thức: hb = l+x+h+d (B.1) Ở đây: hb – Chiều cao giá búa. l – chiều cao cọc x – chiều cao ròng rọc, búa đóng. d – chiều cao nâng búa * Cẩu phục vụ: - Sức nâng của cẩu lớn hơn hoặc bằng trọng lượng cọc. - Chiều cao nâng của cẩu: h ≥ l+z (B.2) Ở đây: h – chiều cao nâng cẩu l – chiều dài cọc. z – Chiều cao ròng rọc, móc cẩu. B.3. Đóng thử cọc: Số lượng cọc thử từ 1% tổng số cọc nhưng không ít hơn 3 cọc cho một công trình. Kiểm tra độ chối, chiều sâu đóng cọc. Độ chối kiểm tra được đo cho 3 loạt búa cuối cùng. Đối với búa đơn thì một loạt là 10 nhát. Độ chối của cọc xác định theo công thức:
  • 29. mnFQH Q+0,2q e= P Q+q P +nF m       (B.3) Ở đây: e – độ chối của cọc dưới một nhát búa, tính bằng m. m – hệ số an toàn, lấy trong khoảng 0,5 – 0,7 (0,5 cho công trình vĩnh cửu, 0,7 cho công trình tạm thời); F – Diện tích tiết diện ngang của cọc (m2 ); Q – trọng lượng chầy của búa đóng cọc (T); q – trọng lượng của cọc (T); P – tải trọng cho phép của cọc (T); n – hệ số phụ thuộc vào vật liệu làm cọc và biện pháp đóng cọc Nếu là cọc bê tông cốt thép : n = 150 T/m2 ; h – Chiều cao rơi búa Đối với búa treo, thì lấy bằng độ rơi thực tế của chầy; E – năng lượng thiết kế của một nhát búa (Tm); Khả năng chịu tải của cọc sẽ còn tăng lên sau khi đóng một thời gian; thời gian này sẽ là 3 – 5 ngày đối với cát, 10 – 20 ngày đối với đất thịt. Sau thời gian này tiến hành đo độ chối và so sánh để đánh giá. B.4. Lựa chọn sơ đồ đóng cọc, vị trí máy, vị trí tập kết cọc: tương tự cọc ép. B.5. Đóng cọc đại trà: tương tự cọc ép. Cọc được công nhận là đóng xong khi đạt độ chối và chiều sâu thiết kế. Khi đóng cọc bằng búa phải dùng mũ cọc và đệm gỗ phù hợp với tiết diện ngang của cọc. Các khe hở giữa mặt bên của cọc và thành mũ cọc mỗi bên không nên vượt quá 1cm. Khi đóng qua lớp đất có độ chặt lớn như cát cần chọn búa có năng lượng
  • 30. lớn hoặc dùng khoan dẫn khoan qua lớp đất chặt rồi mới tiến hành đóng cọc. PHỤ LỤC C THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI (Căn cứ vào [14]) C.1. Chuẩn bị: Tương tự cọc ép. C.2. Lựa chọn thiết bị thi công: * Máy khoan: chọn loại có đường kính gầu bằng đường kính cọc. * Cẩu phục vụ: + Sức nâng phải nâng được ống vách, ống bao, lồng thép. + Chiều cao nâng: h ≥ ht + z + y + w (C.1) Ở đây: h – Chiều cao nâng của cẩu. ht – Chiều cao lấy max của các gia trị chiều cao lồng thép, ống vách, ống bao. z – Chiều cao móc cẩu, ròng rọc. y – Đoạn nhô lên khỏi mặt đất của lồng thép. w – khoảng cách an toàn. * Máy bơm dung dịch Bentonite phải đảm bảo dung dịch được bơm liên tục. C.3. Khoan tạo lỗ, hạ ống bao, ống vách: * Ống vách: là ống bằng thép có đường kính lớn hơn đường kính khoan khoảng 10cm, dài 6m được đặt ở phần miệng hố khoan nhô lên khỏi mặt đất 0,6m. + Ống vách có nhiệm vụ: - Định vị cọc và dẫn hướng cho máy khoan.
  • 31. - Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan. - Bảo vệ đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan. - Làm chỗ tựa cho lắp sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép, lắp dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông. + Phương pháp hạ ống vách: - Phương pháp rung - Sử dụng máy ép thủy lực - Sử dụng chính máy khoan để hạ ống vách: lắp vào đầu khoan một đai sắt để mở rộng hố đào và khoan đến độ sâu của ống vách cần thiết. * Ống bao: Ống bao có đường kính bằng 1,7 lần ống vách, cao 1m, cắm vào đất từ 30 – 40cm. Trên ống bao có lỗ đường kính 10cm để thu Bentonite. Được hạ đồng tâm với ống vách. * Khoan tạo lỗ: +Sau khi hạ ống vách, ống bao tiến hành khoan tiếp đến độ sâu mũi cọc. Trong quá trình khoan, đất đá sẽ được đưa lên khỏi mặt đất đồng thời dung dịch Bentonit được cấp liên tục (nếu dùng Bentonite để giữ thành). + Trong quá trình khoan tiến hành xác định chiều sâu hố đào qua chiều dài cần khoan hoặc sử dụng quả rọi đáy bằng đường kính 5cm buộc vào thước dây thả xuống đáy để đo. Phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc thông qua cần khoan, giới hạn độ nghiên cho phép không được vượt quá 1%. + Khoảng cách các cọc nhỏ hơn 1,2m thì tiến hành khoan cách lỗ. + Xử lý cặn lắng đáy hố khoan: - Cặn lắng gồm có 2 loại: Cặn lắng thô: trong quá trình tạo lỗ đất cát rơi vãi hoặc không kịp đưa lên sau khi ngừng khoan sẽ lắng xuống đáy hố. Loại cặn lắng tạo bởi các hạt đường kính tương đối to, do đó khi đã lắng đọng xuống đáy rất khó moi
  • 32. lên. Cặn lắng mịn: Đây là những hạt rất nhỏ lơ lửng trong dung dịch Bentonite, sau khi khoan tạo lỗ xong qua một thời gian mới lắng xuống đáy lỗ. - Các bước xử lý cặn lắng: tiến hành theo 2 bước: Bước 1- Xử lý cặn lắng thô: Đối với phương pháp khoan phản tuần hoàn thì sau khi kết thúc công việc tạo lỗ phải mở bơm hút cho khoan chạy không tải đến khi bớm không thấy đất cát mới ngừng và nhấc đầu khoan lên. Bước 2- Xử lý cặn lắng mịn thực hiện trước khi đổ bê tông: có hai phương pháp thông dụng: Phương pháp thổi rửa dùng khí nén: lắp vào đầu trên ống đổ bê tông đầu thổi rửa có 2 cửa. Một cửa nối với ống dẫn để thu hồi Bentonite và cặn; một cửa được thả ống thổi khí nén khi 45 dài khoảng 80% chiều dài cọc. Khí nén được thổi liên tục với áp lưc 7kG/cm2 và thoát trở lên trên tạo ra lực hút cặn lên trên và được thu hồi. Trong suốt qua trình Bentonite phải được cấp liên tục đảm bảo cao trình, áp lực lên thành hố khoan không đổi. Phương pháp luân chuyển Bentonite: Phương pháp này sử dụng máy hút thả xuống đáy hố khoan và hút liên tục. Trong quá trình hút phải liên tục cấp bù Bentonite. - Xử lý cặn lắng được coi là đạt khi dung dịch Bentonite thu hồi thỏa mãn: có khối lượng riêng vượt quá 1,25 g/cm3 , hàm lượng cát lớn hơn 8%, độ nhớt quá 28s. C.4. Hạ lồng thép: + Thép đúng chủng loại và yêu cầu thiết kế. + Thép được gia công trên mặt đất thành từng lồng. Trên mặt ngoài lồng thép được gắn các dụng cụ định vị cốt thép bằng bê tông hoặc chất dẻo cự ly từ 3 – 6m, trên một mặt cắt từ 4 – 6 cái để để bảm chiều dày lớp bê tông bảo
  • 33. vệ. + Kiểm tra cặn lắng trong đáy hố khoan nếu bùn cát lắng không quá 10cm thì tiến hành hạ cốt thép. + Cốt thép được hạ xuống hố khoan từng lồng và được treo tạm trên miệng hố vách bằng cách ngáng qua các đai tăng cường buộc sẵn cách đầu trên lồng thép 1,5m. Đưa lồng thép tiếp theo vào và tiến hành nối hai lồng thép. + Lồng thép được hạ từ từ cẩn thận, giữ cho luôn thẳng đứng không được để chạm vào thành hố khoan dễ làm sập thành. + Trên đầu lồng thép cuối tiến hành hàn 3 đoạn thép góc tạo hình tam giác vào ống vách để giữ không bị đẩy trồi trong quá trình thi công. + Buộc vào thép chủ lồng thép ống thép d = 60mm, đầu dưới được bịt kín. Ống cao hơn mặt đất quanh cọc 10 – 20cm. Sau khi đổ bê tông ống được đổ đầy nước sạch và bịt kín. Số lượng ống thép quy định đối với một cọc như sau: - 2 ống cho cọc có đường kính 60cm. - 3 ống cho cọc có đường kính 60 – 100cm. - 4 ống cho cọc có đường kính lớn hơn 100cm. C.5. Lắp ống đổ bê tông: + Ống đổ bê tông : thường ống dày 3mm, đường kính 25 – 30cm, mô đun cơ bản 0,5; 1,0; 1,5; 2,0; 3,0; 5,0; 6,0 m. Đáy dưới ống đổ bê tông được đặt cách đáy hố khoan 20cm để tránh tắc ống. + Trong ống đổ bê tông có đặt một cái nút hãm để tạo khối bê tông liên tục trong ống và làm vữa bê tông không bị rửa trôi. - Có thể dung loại ống có sẵn nắp đậy ở đáy khi đổ bê tông thi nắp sẽ rơi ra và lưu lại dưới hoặc dùng loại nút bậc đặt trong ống sau khi đổ và nhấc ống nút bấc sẽ nổi lên trên miệng cọc và được thu hồi.
  • 34. - Loại van trượt: van trượt được đặt trong ống khi đổ bê tông nhờ trọng lượng bê tông mà đẩy van trượt xuống đẩy nước trong ống ra ngoài. + Ống đổ bê tông được lắp từ dưới lên, sửa dụng hệ giá đỡ có cấu tạo: gồm các thanh thép hàn tạo thành tấm đặt trên miệng ống vách; ở giữa có khoét lỗ được lắp hai nửa vành khuyên có bản lề, đường kính nhỏ hơn ống đổ. Khi tiến hành nối ống thì khép hai nửa vành khuyên lại để giữ. C.6. Công tác đổ và rút ống vách: - Bê tông đổ cọc đáp ứng quy định trong TCVN 9593 – 2012 và yêu cầu của thiết kế. + Bê tông phải được đổ liên tục tránh bị gián đoạn cọc, tốc độ đổ khoảng 0,6 m3 /phút. Thời gian đổ khống chế trong 4h, mẻ bê tông đầu tiên sẽ bị đẩy lên trên cùng nên cần có phụ gia kéo dài thời gian ninh kết. Bê tông phải được đổ hết trong khoảng 1,5h khi bắt đầu trộn. + Khi đổ bê tông và rút dần ống đổ lên phải đảm bảo ống luôn ngập trong vữa bê tông từ 2 – 3m. + Phần bê tông được đẩy dần lên đầu tiên luôn tiếp xúc với dung dịch trong hố nên chất lượng kém do đó đổ cao hơn thiết kế là 1,2m và được phá bỏ khi thi công đào đất móng. * Rút ống vách, tháo dở sàn công tác, tháo treo cốt thép ở đầu ống vách: ống vách được kéo lên bằng cần cẩu và phải kéo thật kỹ tránh xê dịch tim đầu cọc. C.7. Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi: Sau khi thi công tiến hành kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm thông qua ống đặt sẵn trong cọc.