SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  87
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THU TRANG
TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ TRONG VIỆC
XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2017
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THU TRANG
TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ TRONG VIỆC
XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số : 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH
Hà Nội – 2017
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin
cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Lê Thu Trang
1
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬT QUYỀN
TRONG LUẬT TƢ LA MÃ VÀ SỰ TIẾP NHẬN VẬT QUYỀN TRONG
PHÁP LUẬT DÂN SỰ: .......................................................................................9
1.1. Khái quát chung về Luật tƣ La Mã: ...........................................................9
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Luật La Mã:.................................................................9
1.1.2. Hệ thống luật tƣ La Mã:..........................................................................10
1.1.3. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật tƣ La Mã..............................................11
1.1.4. Nguồn của Luật tƣ La Mã:......................................................................13
1.2. Khái quát chung về vật quyền trong Luật La Mã:..................................16
1.2.1. Khái niệm và bản chất vật quyền:..........................................................16
1.2.2. Phân loại vật quyền trong Luật La Mã : ...............................................19
1.3. Sự tiếp nhận vật quyền trong pháp luật dân sự :.....................................22
CHƢƠNG 2 : CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ: .....25
2.1. Vật trong Luật La Mã: ...............................................................................25
2.2. Chiếm hữu: ..................................................................................................27
2.2.1. Khái niệm:.................................................................................................27
Như vậy, thuật ngữ “Chiếm hữu” có thể được hiểu như sau: Chiếm hữu thực tế
đối với vật là thực tế có vật, kiểm soát và chi phối vật đó. Trên cơ sở chiếm hữu
thực tế, hình thành sở hữu và quyền sở hữu [16; tr62]. .......................................29
2.2.2. Nội dung:...................................................................................................30
2.3. Quyền sở hữu:..............................................................................................34
2.3.1. Khái niệm:.................................................................................................34
2.3.2. Nội dung:...................................................................................................37
2.4. Quyền đối với tài sản của ngƣời khác:......................................................44
2.4.1. Khái niệm:.................................................................................................44
2.4.2. Nội dung:...................................................................................................45
2.5. Quyền cầm cố: .............................................................................................52
2.5.1. Khái niệm:.................................................................................................52
2.5.2. Nội dung:...................................................................................................55
2
CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHẾ
ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ TIẾP NHẬN
LUẬT LA MÃ: ...................................................................................................57
3.1. Thực trạng pháp luật về vật quyền trong BLDS Việt Nam 2015:..........57
3.1.1. Tài sản:......................................................................................................57
3.1.2. Quyền sở hữu:...........................................................................................58
3.1.3. Quyền đối với bất động sản liền kề: .......................................................62
3.1.4. Cầm cố, thế chấp:.....................................................................................65
3.1.5. Quyền hƣởng dụng: .................................................................................68
3.1.6. Quyền bề mặt: ..........................................................................................68
3.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã:................................70
3.2.1. Kiến nghị về khái niệm tài sản: ..............................................................70
3.2.2. Kiến nghị về chiếm hữu:..........................................................................71
3.2.3. Kiến nghị về địa dịch: ..............................................................................73
3.2.4. Kiến nghị về cầm cố, thế chấp: ...............................................................75
KẾT LUẬN.........................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................80
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Luật La Mã là hệ thống luật gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà
nước La Mã, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm. Đời sống và pháp
luật của người La Mã đã có những tác động mạnh mẽ đến xã hội châu Âu lục
địa. Các nguồn của Luật La Mã cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là nguồn luật
pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Luật La Mã, đặc biệt là
các chế định trong tư pháp La Mã đã đặt nền móng vững chắc cho quá trình xây
dựng luật dân sự hiện đại. Không thể phủ nhận Luật La Mã có sự ảnh hưởng rất
lớn đến các hệ thống luật trên thế giới và việc nghiên cứu Luật La Mã có vai trò
hết sức quan trọng.
Vật quyền là một chế định cơ bản của Luật tư La Mã, có ảnh hưởng đến
hầu hết các chế định khác của luật dân sự. Khái niệm vật quyền đã tồn tại từ thời
kỳ La Mã, là một phần không thể thiếu trong hầu hết các Bộ luật Dân sự. Ngay
từ Bộ luật Napoléon (1804) - BLDS đầu tiên trên thế giới đến thời hiện đại,
BLDS của Nhật Bản, BLDS của Đức cũng đều quy định về vật quyền.
Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đã có quy định về vật quyền, cụ thể là
phần “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” tại BLDS 2015. BLDS Việt
Nam 2015 đã ghi nhận một số quyền tương tự như các quyền đối vật chính trong
luật La Mã. Thế nhưng, khái niệm vật quyền chưa được quy định chính thức.
Cũng có thể thấy các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu ít được chú trọng đến.
Điều này có lẽ có lý do từ sự ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
quan liêu bao cấp trước đây, đó là không tạo ra được tiền đề cho các loại vật
quyền khác ngoài quyền sở hữu ra đời, tồn tại và phát triển.
4
Sự thiếu vắng lý thuyết về vật quyền có thể gây ra một số khó khăn, hạn
chế trong việc áp dụng pháp luật và trong thực tiễn. Hơn nữa Việt Nam đang
trong giai đoạn đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc
ghi nhận chế định vật quyền vào hệ thống pháp luật giúp pháp luật Việt Nam tìm
được tiếng nói chung đối với pháp luật các nước trên thế giới. Luật La Mã, đặc
biệt là chế định vật quyền của Luật La Mã là một nguồn tham khảo quan trọng
mà Việt Nam có thể sử dụng trong quá trình xây dựng chế định vật quyền.
Vì vậy, theo tác giả, nghiên cứu một cách sâu sắc, kĩ lưỡng và có hệ thống
về vật quyền trong Luật La Mã và tiếp nhận chế định này vào hệ thống pháp luật
Việt Nam là cần thiết.
Bởi các lẽ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Tiếp nhận Luật La Mã trong việc
xây dựng chế định vật quyền ở Việt nam hiện nay” làm đề tài Luận văn thạc
sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Có thể nói rằng, Luật La Mã đặc biệt là luật tư là cội nguồn của pháp luật
rất nhiều nước trên thế giới. Đối với những nhà làm luật, những người nghiên
cứu luật pháp thì việc tìm hiểu về Luật La Mã là điều cần thiết và gần như không
thể bỏ qua. Việc nghiên cứu và giảng dạy Luật La Mã ở Việt Nam hiện nay đang
dần được quan tâm. Một số cuốn sách viết về Luật La Mã có thể kể đến như :
Luật La Mã của Khoa Luật trường đại học Tổng hợp Hà Nội do PTS sử học
Nguyễn Ngọc Đào biên soạn, giáo trình Luật La mã của trường Đại học Luật Hà
Nội, Giáo trình Luật La Mã của TS. Nguyễn Ngọc Điện - Trường Đại học Cần
Thơ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu sâu về Luật La Mã, về các chế định
cụ thể trong Luật La Mã nói chung và chế định vật quyền nói riêng ở Việt Nam
là không nhiều. Công trình nghiên cứu về quyền đối vật trong thời gian gần đây
5
có thể kể đến “Quyền đối vật trong luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật
Việt Nam hiện hành” của Lê Thị Liên Hương - Luận văn thạc sĩ luật học bảo vệ
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010, trong đó tập trung nghiên
cứu về ảnh hưởng của Luật La Mã đến các quy định pháp luật về vật quyền trong
BLDS Việt Nam 2005.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu vật quyền trong Luật La
Mã, đồng thời xem xét một cách khái quát về chế định tương tự của pháp luật
Việt Nam hiện hành, chỉ ra một số điểm chưa thực sự hợp lý trong luật Việt
Nam. Trên cơ sở đó nêu ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện chế
định vật quyền ở Việt Nam.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận văn có các nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể dưới đây:
- Nghiên cứu khái quát về nhà nước La Mã và Luật La Mã cụ thể là hoàn
cảnh xuất hiện Luật La Mã, khái niệm Luật La Mã, hệ thống Luật La Mã, các
loại nguồn của Luật La Mã;
- Nghiên cứu chế định vật quyền trong Luật tư La Mã, đi sâu làm rõ các
vấn đề liên quan đến vật quyền trong Luật La Mã bao gồm các quy định về vật,
về quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền đối với tài sản của người khác;
- Phân tích và đánh giá thực trạng về chế định tương tự trong pháp luật
dân sự của Việt Nam hiện hành;
6
- Nêu sự cần thiết xây dựng chế định vật quyền cũng như một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật về vật quyền ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở tiếp nhận chế
định vật quyền trong Luật La Mã.
4 . Tính mới và những đóng góp của đề tài:
Luận văn nghiên cứu , phân tích các quy định có liên quan đến vật quyền
trong luật pháp La Mã.
Đồng thời luận văn còn tìm hiểu các quy định có liên quan đến vật quyền
được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành (BLDS 2015), từ đó
chỉ ra một số hạn chế của những quy định pháp luật về vật quyền trong Bộ luật
dân sự Việt Nam 2015, nhằm đưa ra kiến nghị hoàn thiện chế định vật quyền
trong Bộ luật này trên cơ sở kế thừa Luật La Mã.
Luận văn có ý nghĩa thiết thực, là nguồn tài liệu cho mọi người tham khảo
khi tìm hiểu về vật quyền nói chung và Luật La Mã nói riêng trong điều kiện các
tài liệu nghiên cứu sâu Luật La Mã bằng tiếng Việt còn chưa nhiều.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Chế định vật quyền
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu
về vật quyền trong Luật La Mã và một số quy định về chế định tương tự trong
BLDS Việt Nam 2015.
6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1. Nội dung nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu chế định vật quyền trong Luật La Mã và trong BLDS
Việt Nam 2015, từ đó đánh giá và nêu ra một số giải pháp nhằm phần nào hoàn
thiện pháp luật về vật quyền.
7
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử,
và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội
và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các
phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp phân loại, phương pháp phân tích
lịch sử, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp so sánh pháp luật,
phương pháp tổng hợp.
Phương pháp phân loại: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân
loại vật và các loại vật quyền trong pháp luật La Mã.
Phương pháp phân tích lịch sử: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để
tìm hiểu tổng quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của La Mã liên quan tới việc xuất
hiện Luật La Mã.
Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu các
quy định pháp luật La Mã và các quy định pháp luật Việt Nam về chế định vật
quyền.
Phương pháp so sánh pháp luật: phương pháp này được sử dụng chủ yếu
để là rõ các vấn đề của pháp luật Việt Nam. Từ đó luận văn đưa ra các kiến nghị
phù hợp.
Phương pháp tổng hợp: dựa trên những phân tích, đánh giá về chế định vật
quyền trong pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam hiện hành, luận văn đưa ra
kết luận về sự cần thiết tiếp nhận chế định vật quyền trong luật La Mã vào hệ
thống pháp luật Việt Nam và kiến nghị về việc tiếp nhận.
8
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề khái quát chung về vật quyền trong Luật tư La
Mã và sự tiếp nhận vật quyền trong pháp luật dân sự.
Chương 2: Chế định vật quyền trong Luật tư La Mã.
Chương 3: Kiến nghị liên quan đến việc xây dựng chế định vật quyền ở
Việt Nam hiện nay trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã.
9
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬT QUYỀN
TRONG LUẬT TƢ LA MÃ VÀ SỰ TIẾP NHẬN VẬT QUYỀN TRONG
PHÁP LUẬT DÂN SỰ:
1.1. Khái quát chung về Luật tƣ La Mã:
1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Luật La Mã:
La Mã là tên một quốc gia tồn tại từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên đến
thế kỷ VII sau công nguyên mà nơi phát nguyên của nó ở bán đảo Italia. Đây
từng là một quốc gia rộng lớn với sự phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn văn hóa.
Lịch sử nhà nước La Mã có thể chia thành ba thời kỳ là thời kỳ đế chế trước năm
500 trước công nguyên, thời kỳ cộng hòa từ năm 500 trước công nguyên đến
năm 44 trước công nguyên, thời kỳ đế chế độc tài từ năm 30 trước công nguyên.
Lịch sử nhà nước La Mã luôn luôn xảy ra những cuộc đấu tranh gay gắt do
sự cách biệt lớn giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp bình dân. Những người bình
dân đấu tranh để chống lại sự áp bức của quý tộc, đòi quyền lợi của mình về
ruộng đất và chính trị như được vào thị tộc, được hưởng một số quyền nhất định,
đặc biệt được cử người đại diện cho mình tham gia vào bộ máy Nhà nước. Một
trong những hình thức đấu tranh được áp dụng là bỏ nơi cư trú để đi đến những
vùng đất khác. Nhiều cuộc di dân lớn đã diễn ra. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến sức mạnh của nhà nước La Mã bởi tầng lớp bình dân là lực lượng chủ yếu
trong quân đội. Để giải quyết tình trạng này, Đại hội nhân dân đã được triệu tập
vào năm 450 trước Công nguyên tại Aventinus. Đại hội quyết định cử ra một ủy
ban đặc trách gồm mười người (5 người đại diện cho tầng lớp quý tộc và 5 người
đại diện cho tầng lớp bình dân) với nhiệm vụ soạn thảo ra các điều luật nhằm
giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Ủy ban này đã soạn thảo ra các điều luật
và tập hợp thành 12 bảng (Luật XII bảng). Luật XII bảng là văn bản luật đầu tiên
10
của nhà nước La Mã, đặt nền tảng cho sự phát triển của Luật La Mã ở các giai
đoạn sau này.
Như vậy, Luật La Mã ra đời trong hoàn cảnh xã hội có sự phân hóa các
tầng lớp sâu sắc dẫn đến sự đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp của mình.
“Thuật ngữ "luật La Mã" (Roman Law) dùng để chỉ luật pháp của nhà nước La
mã cổ đại - luật pháp La mã chiếm hữu nô lệ. Đối tượng nghiên cứu luật La mã
là những chế định quan trọng về quyền tài sản, các quan hệ gia đình...” [9; tr8].
Vào thời kỳ cộng hòa, Luật La Mã đã có sự phân biệt giữa luật công (ius
publicum) và luật tư (ius privatum). “Theo luật gia Upian thì luật công La Mã là
những quy định nhằm điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhà nước La Mã, còn tư pháp
La Mã là những quy định về địa vị cá nhân cùng các quyền và nghĩa vụ của họ
trong quan hệ xã hội về tài sản và về nhân thân” [16; tr28,29].
1.1.2. Hệ thống luật tƣ La Mã:
Hệ thống luật tư La Mã (ius privatum) là sự tổng hợp ba hệ thống luật: luật
dành riêng cho công dân La Mã (ius civile hay luật Quiritium), luật của tất cả
công dân trên lãnh thổ La Mã (ius gentium) và luật của các quan (ius
praetorium). Ba hệ thống luật này song song tồn tại và có sự ảnh hưởng lẫn nhau.
Cả ius civile và ius gentium đều tập trung điều chỉnh những quan hệ giữa các
công dân với nhau. “Trong ius civile gồm có các văn bản của Đại hội nhân dân
ban hành (thời cộng hoà gọi là Lex, thời đế chế gọi là Constitucia), của Viện
nguyên lão ban hành thì gọi là Senatuconstum, các văn bản của các quan praetor
ban hành gọi là ius praetorium, các văn bản của quan edill ban hành gọi là
edicta”[19; tr12]. Ius civile là luật chỉ dành riêng cho công dân La mã. Những
người ở nơi khác di cư đến hoặc dân cư ở các vùng bị xâm lược không thuộc
Populus Romanus (dân La Mã chính thống). “Vào thời cổ đại, danh dự của công
11
dân La Mã như một biểu trưng tự hào cho những ai cư trú ở La Mã. Do vậy khi
có tranh chấp phát sinh người La Mã được yêu cầu xét xử theo luật ius civile hay
còn gọi là luật Quiritium” [16; tr15,16].
Ius gentium là luật dành cho tất cả công dân sống trên lãnh thổ La Mã, có
nội dung khác biệt so với ius civile. Ius gentium ra đời đã khắc phục được những
hạn chế của ius civile do không theo kịp những quan hệ của xã hội ngày một
phát sinh đa dạng trong xã hội La Mã thời bấy giờ. Điều này thể hiện ở việc ius
gentium bổ sung thêm những quy phạm giải quyết những vấn đề pháp lý phát
sinh trong quan hệ về tài sản và nhân thân giữa công dân La Mã và những người
không phải công dân La Mã. Ngoài ra ius civile và ius gentium còn được bổ
sung bởi ius praetorium bao gồm những quy tắc được các thẩm phán rút ra từ các
hoạt động xét xử. Đến thời hoàng đế Justinian (thế kỷ VI sau công nguyên), các
công dân sống trên lãnh thổ La Mã hoàn toàn bình đẳng với nhau về phương
diện dân sự, ius civile và ius gentium được hợp thành một hệ thống pháp luật
thống nhất gọi là Luật dân sự La Mã.
Tư pháp La Mã là hệ thống luật điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân với nhau
trong quan hệ tài sản và nhân thân như quan hệ mua bán, vay, mượn, cho thuê tài
sản... Các quy định về tư pháp cho phép các bên được thỏa thuận nhằm xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ của mình miễn là không trái với nguyên
tắc chung của luật công, không xâm phạm lợi ích của nhà nước La Mã, của các
công dân khác và đối tượng, công việc trong quan hệ không bị pháp luật cấm lưu
thông, cấm thực hiện.
1.1.3. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật tƣ La Mã
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp La Mã bao gồm các quan hệ về tài sản,
các quan hệ về nhân thân:
12
Quan hệ về nhân thân: Quan hệ về nhân thân trong luật tư La Mã bao
gồm: quan hệ về quyền gia trưởng; về danh dự, uy tín, đổi họ của người phụ nữ
khi kết hôn; về tước danh dự do phạm tội và đã bị kết án… “Quan hệ nhân thân
do Luật La Mã điều chỉnh mang tính chất phi tài sản không tuyệt đối. Vì nó còn
bị sự trừng phạt về kinh tế chi phối [16; tr4].”
Quan hệ về tài sản trong luật tư La Mã bao gồm: quan hệ về vật quyền;
quan hệ về trái quyền (nghĩa vụ); quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng; quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quan hệ về thừa kế.
Chế định trái quyền trong Luật La Mã quy định về nghĩa vụ và hợp đồng,
bao gồm các vấn đề: “căn cứ xác lập nghĩa vụ theo hợp đồng (ex contractu),
nghĩa vụ ngoài hợp đồng (ex delictu); phân biệt nghĩa vụ phát sinh từ chuẩn khế
ước, từ chuẩn vi phạm; điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức
bồi thường do hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm quyền tư pháp khác của
công dân” [16; tr23]. Các loại hợp đồng thông dụng cũng được quy định cụ thể
trong chế định này.
Chế định thừa kế của Luật La Mã quy định hai hình thức thừa kế là thừa
kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Ngoài ra, chế định vật quyền cũng là một chế định quan trọng thuộc sự
điều chỉnh của tư pháp La Mã. Chế định vật quyền trong Luật La Mã quy định
về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và các quyền của người khác không
phải là chủ sở hữu trên tài sản (quyền đối với tài sản của người khác). Nội dung
của chế định sở hữu trong Luật La Mã đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ
các quan hệ liên quan đến sở hữu phát sinh trong đời sống thực tế của xã hội La
Mã thời bấy giờ. Luật La Mã quy định về các căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền
sở hữu tài sản, quyền sở hữu tài sản của người khác theo thời hiệu; phát sinh
13
quyền sở hữu trên cơ sở chế tạo, liên kết hỗn hợp vật của nhiều chủ sở hữu; hạn
chế về quyền sở hữu. Luật La Mã cũng quy định về chiếm hữu trong sự phân
biệt với quyền sở hữu mặc dù trong hầu hết các trường hợp chủ sở hữu đều là
người chiếm hữu đồ vật. Bên cạnh đó chế định vật quyền cũng bao gồm cả
những quy định về quyền đối với tài sản của người khác.
Như vậy có thể thấy, pháp luật La Mã điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ
thuộc lĩnh vực luật tư xoay quanh các quan hệ giao dịch giữa các cá nhân với
nhau liên quan đến các quyền về nhân thân và tài sản. Trong các quan hệ đó,
phần lớn các quy định được xây dựng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến
tài sản, bởi lẽ, vào thời kỳ này, quan hệ giữa con người được xác lập chủ yếu
thông qua tài sản.
1.1.4. Nguồn của Luật tƣ La Mã:
Để có thể tìm hiểu một cách đầy đủ và khái quát về vật quyền, trước hết
cần xác định được các loại nguồn của tư pháp La Mã trong đó chứa đựng các
quy phạm quy định về vật quyền.
“Có thể hiểu nguồn luật La Mã như là nguồn gốc nội dung các quy phạm
pháp luật, hình thức cấu thành các quy phạm pháp luật và cơ sở nhận thức pháp
luật” [9; tr11].
Từ các công trình nghiên cứu Luật La Mã, chúng ta có thể thấy nguồn của
tư pháp La Mã bao gồm: tập quán pháp (thường luật); đạo luật; sắc dụ của các
quan chấp chính; hoạt động của các luật gia La Mã và hệ thống hóa Luật La Mã
của hoàng đế Justinian.
1.1.4.1. Tập quán pháp (thường luật):
Tập quán của người La Mã hình thành trong đời sống và quá trình lao
động, sản xuất, trở thành những chuẩn mực chung đối với hành vi của mọi
14
người, chi phối các quan hệ xã hội. Khi của cải trở nên dư thừa dẫn đến sự phân
hóa giai cấp, các quan hệ kinh tế xã hội trở nên đa dạng, phức tạp, xã hội bắt đầu
xuất hiện nhu cầu tập hợp những điều kiện chung về sinh hoạt, sản xuất thành
quy tắc chung bắt buộc mọi người thực hiện.
Nếu những quy tắc đã được áp dụng trong cuộc sống thường nhật nhưng
lại không được chính quyền nhà nước công nhận và bảo vệ thì chúng chỉ là tập
quán, nhưng khi chúng được công nhận và bảo vệ thì đương nhiên chúng sẽ trở
thành tập quán pháp (hay còn gọi là thường luật), thậm chí còn mang hình thức
của một đạo luật [9; tr14].
1.1.4.2. Đạo luật:
Nói về lịch sử phát triển của Luật La Mã, ngay trong các chế định của
Justinian đã có sự phân biệt giữa luật thành văn (ius csriptum) và luật không
thành văn (ius non csriptum). Luật thành văn là đạo luật và những quy phạm do
các cơ quan quyền lực đặt ra và ghi nhận bằng các văn bản cụ thể [9; tr14]. Đạo
luật đã được sử dụng thay thế cho thường luật không thành văn khi thường luật
không còn là hình thức phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Thời kỳ cộng hòa, các đạo luật được Hội nghị nhân dân thông qua được
gọi là leges. Tuy số lượng các đạo luật thời kỳ này chưa nhiều nhưng chúng cũng
đã đóng một vai trò quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế - xã
hội.
Thời kỳ quân chủ, nhà vua ra các sắc dụ (Constitutio) có tính chất bắt
buộc một tầng lớp hoặc toàn thể nhân dân La Mã phải tuân theo. Các sắc dụ thể
hiện ở các dạng: “chiếu chỉ cho các thần dân; sắc chỉ cho từng vụ việc; sắc dụ
cho các quan lại và sắc lệnh giải quyết các tranh chấp” [16; tr15].
15
1.1.4.3. Sắc dụ của các quan chấp chính:
Sắc dụ của các quan chấp chính (Edict magistratum) có tính chất bắt buộc
và hiệu lực của nó kéo dài theo nhiệm chức của quan.
Trong thực tiễn xét xử, một số quy phạm pháp luật cổ không còn phù hợp
đã được điều chỉnh hoặc thay đổi. Điều này đã khắc phục được các hạn chế của
luật civile nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, giải quyết các vấn đề
mới phát sinh trong xã hội mà luật chưa thay đổi kịp để điều chỉnh.
Hoạt động sáng tạo luật pháp của các quan tòa đã làm xuất hiện một hệ
thống các quy phạm pháp luật mới mẻ có tên gọi là ius honorarium (từ honores
dùng để chỉ những người có chức sắc) hoặc còn gọi là ius praetorium – Luật
quan. Hoạt động sáng tạo luật pháp của các quan tòa còn dẫn đến sự xuất hiện
một loạt những học thuật mới như: legitimus (hợp pháp), bonorum possessio
(chiếm hữu theo luật quan), iudicium legitimum – theo luật civile, iustae causae
(căn cứ chính xác, hợp đạo), legitimum tempus (thời hạn luật pháp) [9; tr17].
1.1.4.4. Hoạt động của các luật gia:
Các luật gia La Mã đóng vai trò không nhỏ trong việc bổ sung, sáng tạo và
hoàn thiện các quy phạm pháp luật. Theo Xi-xê-ron, hoạt động của các luật gia
gồm các hình thức: respondere, cavere, agere và scribere.
Respondere - là hoạt động tư vấn giúp cho các công dân hiểu rõ hơn các
điều luật khi họ có những việc liên quan tới luật pháp. Cavere – hoạt động giúp
công dân ký kết các thỏa thuận để tránh những thiếu sót có thể gây thiệt hại về
quyền lợi. Scribere – là hoạt động giúp các công dân lập biên bản hợp đồng và
các loại văn bản khác liên quan tới pháp luật. Agere – là hoạt động phụ trách tố
tụng của các bên (nhưng không với tư cách là luật sư bào chữa) [9; tr18].
16
Đến thời kỳ Prinxipat (từ năm thứ 27 TCN đến năm 193 SCN), hoạt động
sáng tạo luật pháp của các luật gia La Mã được công nhận một cách chính thức.
Các luật gia La Mã đã đóng vai trò không nhỏ trong việc sáng tạo ra các quy
phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh.
1.1.4.5. Hệ thống hóa Luật La Mã của hoàng đế Justinian:
Justinian là tên của Hoàng đế Đông La Mã, lên ngôi vào năm 527. Từ năm
528 ông thành lập một ủy ban pháp luật nhằm hệ thống các quy phạm Luật La
Mã thành Corpus Juris Civilis (Tập hợp các chế định luật dân sự). Ngoài việc hệ
thống, ủy ban này cũng có quyền thay đổi nội dung các quy phạm cho phù hợp.
Corpus Juris Civilis bao gồm 4 bộ phận cấu thành: Codex Constitutionum
(Bộ luật Justinian), Institutiones (Sách giáo khoa Luật La Mã), Digesta (Tổng
luận luật học Justinian) và Novellae (Tập hợp luật mới) [19; tr17].
1.2. Khái quát chung về vật quyền trong Luật La Mã:
1.2.1. Khái niệm và bản chất vật quyền:
Thông thường, luật dân sự là khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ tài sản
được phân chia thành hai loại: (1) quan hệ giữa con người với nhau hay chính là
quan hệ nghĩa vụ được gọi là trái quyền và (2) quan hệ giữa con người với vật
được gọi là vật quyền. Chế định nghĩa vụ luôn bao gồm trái quyền, còn vật
quyền thuộc phạm vi của chế định tài sản. Nói một cách đơn giản về vật quyền
thì vật quyền cho phép người có quyền được thực hiện hành vi một cách trực
tiếp, không cần phải thông qua trung gian tác động lên tài sản là đối tượng của
vật quyền đó. Vật quyền dùng để chỉ mối quan hệ giữa một người xác định là
chủ thể quyền với một vật cụ thể là đối tượng của quyền.
Vật quyền là quyền của một người đối với vật, cho phép người đó được
phép tác động trực tiếp lên vật nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình. Vật quyền
17
không chỉ cho phép người có quyền được tác động lên chính đối tượng của vật
quyền, mà theo Edward C.Abell Jr thì vật quyền còn được xem như một công cụ
chống lại tất cả những người khác trên thế giới. Khái niệm về vật quyền cũng
được PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện xây dựng như sau: “Vật quyền. Tính chất trực
tiếp và tức thì của việc thực hiện vật quyền được thể hiện ngay trong cách thức
tác động bằng hành vi vật chất (cả hành vi pháp lý) của chủ thể lên đối tượng của
quyền”.
Quan hệ vật quyền hình thành từ hai yếu tố: chủ thể quyền và đối tượng
của quyền. Chủ thể quyền bao giờ cũng là một người xác định, có quyền loại trừ
với tất cả những người còn lại trong quan hệ với đối tượng của vật quyền cũng là
một vật xác định. Chủ thể của vật quyền được thực hiện đầy đủ các quyền năng
đối với vật cũng như quyền tác động trực tiếp lên vật bao gồm quyền kiểm soát,
sử dụng, được lợi từ vật mà không cần thông qua bất cứ một người nào khác.
“Tính chất trực tiếp và tức thì của việc thực hiện vật quyền được thể hiện ngay
trong cách thức tác động bằng hành vi vật chất (và cả hành vi pháp lý) của chủ
thể lên đối tượng của quyền”[14]. Chẳng hạn, chủ sở hữu đồ vật có thể tự do sử
dụng hoặc đem cho mượn, cho thuê mà không cần có vai trò trung gian của
người nào khác. Tương tự, người được hưởng quyền địa dịch được phép thực
hiện quyền của mình mà không cần xin phép chủ sở hữu cũng không cần sự hỗ
trợ pháp lý của người khác. Tuy nhiên người có vật quyền cũng phải tôn trọng
các quyền lợi chính đáng của người khác và phải chịu trách nhiệm nếu gây thiệt
hại khi thực hiện quyền của mình.
Trong hệ thống các vật quyền thì quyền sở hữu được coi là vật quyền lớn
nhất làm khuôn mẫu cho việc xác lập nên các loại vật quyền khác. Do các vật thể
vật chất hay còn gọi là các vật chất liệu là một trong những phương tiện thiết yếu
18
giúp con người tồn tại cũng như đáp ứng các nhu cầu của mình trong cuộc sống.
Để có thể khai thác được các công dụng của các vật thể vật chất này nhằm phục
vụ cho mục đích của mình, con người cần được thừa nhận quyền đối với vật
cũng như quyền “ngăn cản hay loại trừ người khác từ việc tiếp cận tới vật thể vật
chất đó, đến việc quản lý và khai thác nó… Pháp luật đã hỗ trợ cho người nắm
giữ hay tạo lập vật thể vật chất (mà pháp luật cho rằng họ nắm giữ hay tạo lập
hợp pháp) ngăn cản hay loại trừ tất cả những người khác bằng cách xây dựng chế
định quyền sở hữu để cho người này thống trị đối với vật thể vật chất. Do vậy,
quyền sở hữu được coi là quyền thống trị của một người đối với vật thể vật chất
của mình và loại trừ tất cả những người khác, nên được gọi là vật quyền hay
quyền đối vật”[8].
Ngoài ra, khi xã hội phát triển, nhu cầu của con người nhiều khi không
còn bó hẹp trong phạm vi vật thuộc sở hữu của mình dẫn đến việc cần sử dụng
sản phẩm của người khác hoặc cho người khác sử dụng sản phẩm của mình để
thu lại lợi nhuận. Chủ sở hữu có thể cho phép người khác có một hoặc một vài
quyền nhất định trên vật thuộc sở hữu của mình. Những người không phải chủ sở
hữu tài sản cũng có thể có một số quyền năng của chủ sở hữu. Khi chủ sở hữu
cho phép một người được sử dụng và thu hoa lợi từ vật thì người này có quyền
hưởng dụng, nếu được sử dụng vật mà không hưởng hoa lợi thì chỉ có quyền sử
dụng. Ngoài ra còn tồn taị các loại quyền khác đối với vật như quyền địa dịch,
quyền cầm cố…
Trên một vật có thể có nhiều quyền được thiết lập. Bởi pháp luật nhiều khi
phải nói chung tới tất cả các quyền trên vật mà bao gồm cả quyền sở hữu và các
quyền này, nên người ta gọi chung chúng là “vật quyền” hay “quyền đối vật”.
Các quyền này được gọi như vậy từ xa xưa, có ý nghĩa quan trọng trong việc
19
phân biệt với một loại quyền khác là quyền đối nhân (quyền yêu cầu của trái chủ
đối với người thụ trái xác định) [8]. Sự phân biệt này mang lại rất nhiều lợi ích.
Trên cơ sở sự phân biệt vật quyền và trái quyền, người làm luật có điều kiện xây
dựng các chế độ pháp lý tương ứng cho mỗi quyền tài sản có tính chất khác biệt:
chế độ pháp lý về vật quyền đặc trưng bằng các quy tắc chỉ định ứng xử của chủ
thể trong quá trình tác động lên tài sản đối tượng của quyền; chế độ pháp lý về
trái quyền đặc trưng bởi các quy tắc chỉ định hành vi ứng xử trong giao tiếp giữa
hai bên [14]. Hay nói một cách cụ thể hơn thì, pháp luật ra đời tạo ra một khung
pháp lý cho các quan hệ pháp luật được tiến hành. Trong quan hệ vật quyền,
pháp luật quy định cụ thể về các quyền của chủ thể đối với vật, còn quan hệ trái
quyền, pháp luật là quy chuẩn cơ bản cho cách ứng xử giữa mọi người với nhau
trong quan hệ.
Như vậy, hiểu một cách khái quát, vật quyền (jus in re) là quyền của một
người chi phối, tác động trực tiếp lên vật không cần thông qua người trung gian.
1.2.2. Phân loại vật quyền trong Luật La Mã :
Vật quyền trong Luật La Mã có thể được chia thành hai loại là quyền trên
tài sản của mình (có thể gọi là quyền sở hữu) và quyền trên tài sản của người
khác. Người có quyền sở hữu được xác lập quyền tuyệt đối và đầy đủ trên tài sản
của mình. Quyền trên tài sản của người khác được gọi là dịch quyền (servitude),
có được là do chủ sở hữu cho phép một người nào đó được phép hưởng lợi trên
tài sản của mình. Dịch quyền bao hàm bên trong nó hai nội dung chính là dịch
quyền thuộc người (personal servitudes), và dịch quyền thuộc vật (real servitude
hay predial servitude). Dịch quyền thuộc người bao gồm quyền hưởng dụng;
quyền sử dụng, quyền ngụ cư, quyền thuê dài hạn, quyền bề mặt. Bên cạnh các
20
vật quyền này còn tồn tại quyền chiếm hữu được xem như một quan hệ thực tế.
Tất cả các loại quyền này là các vật quyền chính.
Vật quyền chính là các vật quyền cho phép người có quyền kiểm soát vật
chất và khai thác vật. Trong các vật quyền chính yếu, quyền sở hữu là vật quyền
đầy đủ cho phép người có quyền thu được lợi ích từ vật thông qua việc khai thác
một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế của vật [17]. Có thể thấy, vật quyền
chính yếu đặc trưng bởi sự cho phép chủ thể quyền được tác động trực tiếp lên
vật nhằm sử dụng hoặc khai thác giá trị của vật. Và quyền sở hữu thể hiện một
cách đầy đủ cũng như tối ưu nhất các đặc điểm của vật quyền chính. ”Quyền sở
hữu là vật quyền thống trị và làm cơ sở cho việc phân chia và xác định các vật
quyền khác mà các vật quyền này thường được gọi là các chi phân của quyền sở
hữu. Các vật quyền chính yếu khác được gọi là chi phân của quyền sở hữu bởi
chúng là quyền sở hữu bị tiết giảm đi thành tố nào đó.”[6]
Vật quyền chính được phân biệt với vật quyền phụ thuộc. Vật quyền phụ
thuộc (hay vật quyền bảo đảm) phát sinh trên cơ sở trái quyền với mục đích đảm
bảo cho việc thực hiện trái quyền nhằm bảo vệ quyền lợi cho người có trái
quyền. Một số vật quyền phụ thuộc có thể kể đến như quyền cầm cố, quyền thế
chấp… Người có vật quyền phụ thuộc thực hiện quyền của mình đối với vật
trong phạm vi hạn chế hơn so với người có vật quyền chính yếu.
1.2.3. Bảo vệ vật quyền :
Vật quyền được pháp luật La Mã công nhận và bảo vệ một cách tuyệt đối,
người có vật quyền được phép chống lại bất cứ người nào có hành vi cản trở việc
thực hiện quyền của mình. Không ai có thể tự ý hạn chế, tước đoạt trái pháp luật
hoặc xâm phạm đến quyền sở hữu cũng như các quyền hợp pháp trên tài sản của
người khác. Có hai hình thức bảo vệ được pháp luật La Mã công nhận và cho
21
phép chủ thể được áp dụng đó là phương pháp tự bảo vệ và phương pháp kiện
vật quyền (actio in rem).
Chủ thể của vật quyền có quyền tự bảo vệ, ngăn cản các hành vi xâm
phạm đến quyền của mình cũng như truy đòi tài sản là đối tượng của vật quyền
đang bị người khác chiếm giữ, sử dụng không có căn cứ pháp luật.
Vật quyền được pháp luật bảo vệ bất kể vật đang nằm trong tay người nào.
Luật gọi đó là quyền theo đuổi. Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang nắm giữ
vật, dù với tư cách nào, đều phải tôn trọng các quyền năng của người có vật
quyền, một cách không điều kiện: người có quyền sở hữu tài sản được quyền yêu
cầu người nắm giữ tài sản phải giao tài sản cho mình và người sau này phải giao
nếu không muốn bị coi là người chiếm giữ tài sản trái phép; chủ sở hữu tài sản
thế chấp phải tôn trọng quyền kê biên tài sản của chủ nợ nhận thế chấp; chủ sở
hữu bất động sản chịu địa dịch về lối đi qua phải tôn trọng quyền về lối đi qua
của người hưởng địa dịch... [13].
Ngoài biện pháp tự bảo vệ, vật quyền được pháp luật La Mã bảo vệ bởi
hình thức kiện actio in rem (kiện vật quyền). Theo hình thức này, người có vật
quyền được phép khởi kiện người có hành vi xâm phạm đến quyền của mình
hoặc người chiếm giữ vật bất hợp pháp. Khi xảy ra những hành vi nhằm chiếm
hữu trái pháp luật tài sản của người khác hay những hành vi được tiến hành
nhằm cản trở việc chủ sở hữu khai thác các quyền năng của mình trên vật, chủ sở
hữu có quyền yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền sở hữu cũng như
vật quyền chính đáng của mình đã được xác lập trên vật.
Nếu như vật quyền được pháp luật La Mã bảo vệ một cách tuyệt đối thông
qua hình thức kiện actio in rem - quyền kiện người thứ ba bất kỳ vi phạm vật
quyền, thì trái quyền được pháp luật bảo vệ tương đối bằng kiện actio in
22
personam. Actio in personam được coi là tương đối bởi nó chỉ bảo vệ quyền của
đương sự trong một mối quan hệ trái quyền cụ thể với một hoặc nhiều cá nhân
khác.
Trên thực tế có rất nhiều chủ thể bị xâm phạm tới các vật quyền hợp pháp
đã được xác lập trên vật. Chính vì vậy mà Nhà nước La Mã đã quy định về việc
bảo vệ vật quyền hay cả người chiếm hữu hợp pháp thông qua các phương thức
bảo vệ vật quyền trên. Các phương thức bảo vệ vật quyền chính là các biện pháp
tác động cứng rắn và tuyệt đối đối với các hành vi xử sự của con người, ngăn
ngừa những hành vi xâm hại đến chủ thể có vật quyền khi người này thực hiện
quyền của mình.
1.3. Sự tiếp nhận vật quyền trong pháp luật dân sự :
Có thể nói Luật tư La Mã là cơ sở, nền tảng của pháp luật dân sự hầu hết
các nước trên thế giới. Luật dân sự La Mã bao gồm nhiều chế định khác nhau
như sở hữu, nghĩa vụ - hợp đồng, thừa kế, hôn nhân và gia đình… Trong đó,
quyền đối vật là một chế định rất quan trọng, được tiếp thu trong pháp luật dân
sự của rất nhiều quốc gia. Sự tiếp nhận lý thuyết về vật quyền của Luật La Mã có
các đặc trưng khác nhau ở mỗi quốc gia. Vật quyền được ghi nhận thông qua
hành động lập pháp hoặc cũng có thể qua các học thuyết pháp lý. Hầu hết các
quốc gia trên thế giới, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều ghi nhận chế định vật quyền
vào bộ luật dân sự của mình trong tương quan sự phân biệt với trái quyền.
Tùy thuộc vào chính sách pháp lý cũng như truyền thống của mỗi quốc gia
mà danh sách các vật quyền [32] cũng như các nguyên tắc chi phối quan hệ vật
quyền của mỗi quốc gia có sự khác biệt nhất định [17]. BLDS của Pháp và Đức
chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ Luật La Mã và cũng là hai bộ luật tiêu biểu cho
việc tiếp nhận vật quyền vào trong luật dân sự.
23
BLDS Pháp hiện hành không có quy định ghi nhận trực tiếp thuật ngữ vật
quyền nhưng trên thực tế luật tài sản của Pháp được xây dựng dựa trên cơ sở sự
phân biệt giữa vật quyền (iura in rem) và trái quyền (iura ad rem) cũng như sự
phân biệt giữa động sản và bất động sản [33]. Luật vật quyền của Pháp được ghi
nhận dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc công khai, nguyên tắc
tuyệt đối, nguyên tắc luật định và nguyên tắc đồng thuận. Theo nguyên tắc đồng
thuận, “quyền sở hữu tài sản được chuyển giao kể từ thời điểm các bên đồng ý
về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng và đăng ký hợp đồng được xem là
có hiệu lực đối kháng với người thứ ba [17]”. Trên cơ sở các nguyên tắc kể trên,
luật về tài sản và vật quyền của Pháp được ghi nhận trong quyển hai và quyển
bốn của BLDS. Quyển hai quy định về tài sản và những thay đổi về tài sản bao
gồm: phân biệt các loại tài sản; sở hữu; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức; quyền sử
dụng; quyền cư dụng và dịch quyền phát sinh do địa thế. Quyển bốn quy định về
các biện pháp bảo đảm bao gồm: các biện pháp bảo đảm đối nhân và bảo đảm
đối vật. Quyền sở hữu trong luật dân sự Pháp được tiếp cận với tính cách là một
vật quyền thông qua việc phân biệt các đặc tính cơ bản [17]: là một quyền tuyệt
đối và mang tính độc quyền. Với tính chất là một quyền tuyệt đối, quyền sở hữu
được coi là vật quyền rộng nhất và hầu như không bị giới hạn ngoại trừ trường
hợp chủ sở hữu lạm dụng quyền của mình để cố ý gây bất lợi cho người khác.
Tính chất độc quyền của quyền sở hữu có nghĩa là chỉ có chủ sở hữu mới có
quyền tác động, định đoạt đến tài sản thuộc sở hữu của mình. Ngoài ra, chủ sở
hữu còn “có thể loại trừ bất cứ ai sử dụng, hưởng dụng hoặc định đoạt tài sản của
mình [17]”.
BLDS Đức được ban hành sau BLDS Pháp gần một thế kỷ. Đặc điểm của
BLDS Đức căn cứ theo sát Luật La Mã Corpus Juris Civilis về tinh thần cũng
24
như cách sắp xếp [19]. BLDS Ðức được cấu trúc thành năm quyển trong đó
những quy định về vật quyền nằm ở quyển thứ ba. Quyển về vật quyền trong
BLDS Ðức đề cập đến vấn đề về các quyền được thiết lập trên vật, sự tác động
của chúng tới vật và mối quan hệ giữa các quyền đó. “Sự khác biệt cơ bản giữa
BLDS Pháp với BLDS Ðức là hệ thống pháp luật Pháp dù xem luật nghĩa vụ và
luật tài sản như những địa hạt riêng nhưng vẫn xem xét chúng trong mối liên hệ
chặt chẽ với nhau chứ không tách biệt một cách nghiêm ngặt như BLDS Ðức
[17]”. Luật dân sự Ðức cũng ghi nhận các nguyên tắc công khai, nguyên tắc
tuyệt đối và nguyên tắc luật định tương tự với Pháp. Ngoài ra, nguyên tắc trừu
tượng và tách bạch được xem là một nguyên tắc đặc trưng trong luật vật quyền
của Ðức. Nguyên tắc này cho phép “tách biệt các quan hệ pháp lý làm phát sinh
nghĩa vụ với quan hệ pháp lý thực hiện nghãi vụ hay nói cách khác tách biệt giữa
vật quyền và trái quyền trong một quan hệ hợp đồng [17]” nhằm đảm bảo một
cách tốt nhất cho người mua trong quan hệ hợp đồng. Quyển ba quy định về vật
quyền của BLDS Đức bao gồm chín phần với các quy định về: chiếm giữ; quyền
đối với khoảnh đất; quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu; quyền xây dựng;
quyền ưu tiên mua trước; địa tô; thế chấp, trả tiền sử dụng đất, trả tiền sử dụng
đất theo kỳ hạn; cầm cố động sản và cầm cố quyền.
25
CHƢƠNG 2 : CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ:
2.1. Vật trong Luật La Mã:
Trong luật tư La Mã, tài sản được coi là một chế định quan trọng. “Luật
La Mã phân chia tài sản thành vật chất liệu và tài sản phi chất liệu - đó là các
quyền”[6].
Khi tài sản được hình dung như một quyền, nó được “phân chia thành hai
loại là các quyền thiết lập trên vật chất liệu (rights in rem) và các quyền có giá trị
kinh tế đối với người khác (rights in personam) [6]”. “Theo luật dân sự truyền
thống, quan hệ giữa người với người có ý nghĩa kinh tế được gọi là quan hệ
nghĩa vụ hay còn được gọi là “quyền đối nhân” (rights in personam). Còn quan
hệ giữa người với vật được gọi là “quyền đối vật” hay “vật quyền” (rights in
rem) [7]”. Như vậy, trong Luật La Mã, khi tài sản được tiếp cận dưới góc độ là
một dạng quyền thì nó bao gồm quyền đối vật và quyền đối nhân.
Khi đi sâu vào bản chất chế định tài sản, “vật” được coi là vấn đề cơ bản
của tài sản, và tạo cơ sở thiết lập nên tiêu chuẩn pháp lý cho tài sản. “Vật” (res)
là những vật thể của thế giới vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và
mang giá trị kinh tế - xã hội nhất định. Khi tài sản được hình dung ở góc độ là
vật, nó được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên các tiêu chí khác
nhau, bao gồm: vật hữu hình và vật vô hình; vật cho người và vật cho thần linh;
vật lưu thông được và vật không lưu thông được; vật tiêu hao và vật không tiêu
hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật chính và vật phụ; tài sản gốc và hoa lợi…
Luật La Mã còn chia tài sản thành động sản và bất động sản. Cách phân
loại này cho đến ngày nay vẫn được ghi nhận trong hệ thống pháp luật nhiều
nước trên thế giới. “Sự phân biệt giữa bất động sản và động sản có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định thời hiệu xác lập quyền sở hữu. Theo luật 12 Bảng,
26
một người chiếm hữu liên tục hai năm một bất động sản sẽ trở thành chủ sở hữu
đối với bất động sản đó, còn đối với động sản, thời hạn này là một năm” [11;
tr13].
Trong xã hội La Mã cổ đại, đất đai được coi là tài sản có giá trị nhất do
tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của xã hội, đặc
biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai được coi là bất động sản và là tài sản
có giá trị của người dân La Mã. Động sản bị coi là “của di động là thấp hèn (res
mobilis, res vilits)”[24; tr106]. Luật La Mã còn coi cả của cải trong lòng đất,
những thứ được tạo ra do sức lao động của con người từ đất đai, các công trình
xây dựng và tất cả những gì gắn liền với đất đai là bất động sản.
Việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản dẫn tới nhiều hệ
quả pháp lý khác nhau. Chẳng hạn, các vật quyền được phân biệt thành hai loại:
có loại chỉ thiết lập trên bất động sản và có loại thiết lập trên cả bất động sản và
động sản. Các quyền thiết lập trên bất động sản và các quyền được thiết lập trên
động sản có sự khác nhau về chi tiết, ví dụ: chủ nợ dễ dàng sai áp và bán động
sản để lấy nợ hơn đối với bất động sản; hệ thống đăng ký bất động sản dễ dàng
được thiết lập hơn so với đăng ký động sản, đặc biệt đối với các quyền mà không
bao gồm việc chiếm hữu tài sản [6]. Điều này có thể dễ dàng được hình dung,
bởi khi phân chia các vật quyền này, dường như các luật gia Lã Mã đã dựa vào
tính chất, đặc điểm và đặc trưng của vật để phân chia ra các quyền, các hành vi
có thể tác động hợp pháp lên vật. Sự phân chia này thúc đẩy cho giao lưu dân sự
được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Có thể thấy rằng các hệ thống pháp luật đều có xu hướng quy định chi tiết
hơn đối với bất động sản so với động sản. Điều này có thể xuất phát từ ba lý do
chính [29; tr.VI]: Một là, lý do về mặt vật lý: Bất động sản thường gắn bó chặt
27
chẽ với lãnh thổ quốc gia, trong khi đó động sản di chuyển tự do dễ bị mất mát,
phá huỷ, nhầm lẫn. Hai là, lý do về mặt kinh tế: Trong lịch sử xã hội loài người
cho tới thời kỳ công nghiệp hoá, đất đai là nguồn của cải thiết yếu cho cuộc sống
và nó được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ba là, lý do về mặt tâm lý:
Đất đai, nhà cửa thường gắn bó chặt chẽ lâu dài với đời sống của con người, do
đó họ thường có tình cảm và chú ý hơn so với động sản. Có một số quyền chỉ có
thể tồn tại trên bất động sản như dịch quyền và một số khác thì tồn tại trên cả
động sản và bất động sản như quyền hưởng dụng [5].
Ngoài cách phân loại trên, Luật La Mã còn phân chia vật thành vật chia
được và vật không chia được dựa trên việc xác định giá trị của vật có còn nguyên
vẹn hay không khi phân chia, hay phân chia vật thành vật tiêu hao và vật không
tiêu hao dựa trên việc xác định giá trị nguyên vẹn của vật qua thời gian. Hoặc
dựa vào bản chất, đặc điểm, vật có thể được phân chia thành vật thay thế và vật
đặc định. Những cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định đối tượng
của các loại hợp đồng. Ngoài ra, việc phân loại vật thành vật thay thế và vật đặc
định cũng có ý nghĩa trong quy định về nghĩa vụ giao tài sản. Đối với những vật
đặc định thì phải giao đúng vật.
Sự phân loại vật được hình thành dẫn đến việc cụ thể hóa các loại quyền
của chủ thể với vật. Nói cách khác, việc phân loại vật tạo nên cơ sở để phân loại
và quy định về các vật quyền.
2.2. Chiếm hữu:
2.2.1. Khái niệm:
Trong Luật La Mã, chiếm hữu mang ý nghĩa là việc có vật trên thực tế, có
quyền kiểm soát và chi phối vật. Chiếm hữu là căn cứ thiết lập nên quyền sở
hữu. Tuy nhiên, chiếm hữu vẫn được phân biệt với quyền sở hữu bởi chúng có
28
thể thuộc cùng một người hoặc cũng có thể tồn tại ở nhiều người khác nhau.
Chiếm hữu được pháp luật bảo vệ cho dù người chiếm hữu có thể không có
quyền sở hữu đối với đồ vật.
Các trường hợp chủ sở hữu không chiếm hữu đồ vật của mình: thứ nhất,
việc không chiếm hữu thực tế đồ vật xảy ra theo ý chí của chủ sở hữu: chủ sở
hữu có thể nhường quyền chiếm hữu cho người khác để nhận lại các lợi tức
(fructus civilis) do vật đem lại (cho thuê…) hoặc đưa vật cho người khác giữ;
thứ hai, việc không chiếm hữu thực tế vật xảy ra không theo ý chí của chủ sở
hữu: đồ vật bị người khác định đoạt trái phép, đồ vật bị mất, đánh rơi, bị chiếm
đoạt bằng vũ lực hay bị ăn cắp [1]. Các trường hợp kể trên tuy chủ sở hữu không
phải là người chiếm hữu vật nhưng quyền sở hữu đối với vật vẫn tồn tại chứ
không thể bị mất đi.
Trong Luật La Mã, những người nắm giữ vật theo ý chí của chủ sở hữu
được gọi là người chiếm giữ thực tế (detentores). Những người này tuy có vật
trên thực tế nhưng không có ý chí coi vật thuộc sở hữu của mình. Trường hợp
này đươc gọi là chiếm giữ (possessio naturalis hay detentio).
Luật La Mã có sự phân biệt giữa chiếm hữu và sự chiếm giữ bình thường.
Nếu chỉ chiếm dụng đồ vật trên thực tế thì chưa đủ điều kiện để được coi là
chiếm hữu. Một người để được coi là người chiếm hữu phải có đủ hai điều kiện,
đó là: corpus possessionis (thực tế có vật) và animus possessionis (có ý chí
chiếm hữu vật).
Để có thể là người có hành vi chiếm hữu về mặt pháp lý phải thể hiện ý
chí muốn chiếm dụng đồ vật một cách độc lập, không phụ thuộc vào người khác
hoặc như là ý chí muốn xem đồ vật như của chính mình (animus domini). Ý chí
29
này có ở chủ sở hữu đồ vật, có ở người vì nhầm tưởng là của mình, có ở kẻ
chiếm đồ vật của người khác nhưng muốn nó là cuả mình [9; tr49].
Người trông giữ đồ vật thay cho chủ sở hữu hoặc người thuê đồ vật không
được coi là người chiếm hữu bởi họ chỉ có ý chí thay mặt chủ sở hữu chiếm dụng
đồ vật. Người thuê đồ vật trả tiền thuê cho chủ sở hữu để được phép sử dụng đồ
vật và hành vi trả tiền thuê coi như công nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu đồ
vật đó. Quyền của người thuê đồ vật chỉ được bảo vệ thông qua người cho thuê
là chủ sở hữu của đồ vật. Trong khi đó quyền chiếm hữu được pháp luật bảo vệ
trước các hành vi xâm phạm.
Còn đối với khái niệm corpus possessionis thì từ thời xa xưa ở La Mã khi
luật pháp chưa phát triển được người ta hiểu như là việc có đồ vật thật sự trong
tay, trong nhà hay trong sân vườn. Sau này, người ta hiểu corpus possessionis ở
một góc độ chính xác hơn và rộng hơn. Luật gia Paven (bộ Degest, quyển 41,
mục 2) cho rằng không thể gắn khái niệm corpus possessionis với sự cần thiết
phải có đồ vật trong tay, phải nắm bắt được nó (corpore et tactu). Điều này
không thể thực hiện được nếu như đồ vật đó là nhà cửa. Trong trường hợp như
thế chỉ cần chiếm giữ được đồ vật bằng olulis et affectu (bằng mắt và bằng ý đồ).
Ví dụ theo các luật gia La Mã, ai đó muốn chiếm giữ một mảnh ruộng thì không
cần phải bước chân cho khắp mảnh đất mà chỉ cần đứng vào một chỗ nào đó của
mảnh ruộng này và với ý đồ muốn nó là của mình [9; tr49].
Như vậy, thuật ngữ “Chiếm hữu” có thể được hiểu như sau: Chiếm hữu
thực tế đối với vật là thực tế có vật, kiểm soát và chi phối vật đó. Trên cơ sở
chiếm hữu thực tế, hình thành sở hữu và quyền sở hữu [16; tr62].
30
2.2.2. Nội dung:
2.2.2.1. Các hình thức chiếm hữu
Thông thường chủ sở hữu là người chiếm hữu đồ vật. Chủ sở hữu là người
chiếm hữu hợp pháp đồ vật. Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường hợp người
chiếm hữu đồ vật không phải là chủ sở hữu, điều này có thể theo hoặc không
theo ý chí của chủ sở hữu.
Những người có đồ vật và có ý đồ xem chúng là của mình nhưng không có
ius possidendi (quyền có đồ vật) theo pháp luật La Mã là những người chiếm
hữu bất hợp pháp. Chiếm hữu bất hợp pháp bao gồm chiếm hữu bất hợp pháp
ngay thẳng và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng. Người được coi là
chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay thẳng nếu anh ta không biết hoặc không
buộc phải biết mình có quyền chiếm hữu hay không (ví dụ trường hợp mua vật
từ kẻ trộm tự nhận mình là chủ sở hữu). Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay
thẳng là trường hợp người chiếm hữu biết hoặc bắt buộc phải biết mình không có
ius possidendi nhưng vẫn cố tình chiếm hữu vật (ví dụ trường hợp trộm, cướp tài
sản của người khác).
Việc phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và chiếm hữu bất hợp
pháp không ngay thẳng có những ý nghĩa nhất định. Trong xác lập quyền sở hữu,
người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay thẳng có thể trở thành chủ sở hữu
theo thời hiệu. Trong bảo vệ quyền sở hữu, người chiếm hữu bất hợp pháp không
ngay thẳng thường chịu trách nhiệm ở mức độ nhiều hơn.
2.2.2.2. Hiệu lực của sự chiếm hữu:
Thông thường, quan hệ giữa người với vật luôn được thể hiện thông qua
sự tác động của chủ thể lên vật. Người chiếm hữu hợp pháp luôn có những hành
vi thể hiện quyền của mình một cách công khai, liên tục và ngay tình. Chính
31
những điều này tạo nên hiệu lực của sự chiếm hữu. Cũng như nhận định “Sự
chiếm hữu tự nó phát sinh hiệu lực pháp lý. Một cách hiển nhiên, người chiếm
hữu được suy đoán là người có quyền sở hữu cho đến khi ai đó chứng minh được
điều ngược lại” [11; tr26] .Trong trường hợp xảy ra tranh chấp mà chưa xác định
được ai là người có quyền thực sự đối với vật, bên đang chiếm hữu tài sản được
suy đoán là có quyền với vật, bên còn lại có nghĩa vụ chứng minh. Nếu chứng
minh được sự xác lập các quyền đối với vật tranh chấp thì họ trở thành người có
quyền đối với vật, còn không vật vẫn thuộc về người đang chiếm hữu.
Người chiếm hữu được pháp luật bảo vệ khỏi sự xâm hại của những người
khác đến sự chiếm hữu của mình. “Một hành vi gọi là quấy nhiễu sự chiếm hữu
một khi nó được thực hiện một cách cố ý và tác động trực tiếp đến tình trạng
chiếm hữu đang tồn tại. Theo yêu cầu của người chiếm hữu, trong khuôn khổ
một vụ kiện về bảo vệ chiếm hữu (posessory action), thẩm phán có thể buộc
người quấy nhiễu phải chấm dứt việc quấy nhiễu và tái lập tình trạng ban đầu”
[15]. Có thể thấy, dường như khi quyền chiếm hữu đã được hợp pháp hóa thì các
quyền của người chiếm hữu được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối.
Để việc chiếm hữu được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối thì việc
chiếm hữu không được vi phạm một trong ba trường hợp: chiếm hữu có vũ lực,
chiếm hữu không công khai và chiếm hữu tạm bợ.
2.2.2.3. Căn cứ phát sinh, chấm dứt chiếm hữu:
Sự chiếm hữu được ghi nhận trong một hoàn cảnh thực tế và thông thường
tư cách của người chiếm hữu đối với vật được thừa nhận mà không nhất thiết
phải tìm hiểu tính xác thực, hợp pháp của tư cách người chiếm hữu đó. Tư cách
của ngừơi chiếm hữu được xác định dựa vào hai yếu tố cấu thành quan hệ chiếm
hữu, pháp luật La Mã gọi là corpus và animus.
32
Corpus được coi là yếu tố vật chất khách quan của chiếm hữu. Yếu tố này
biểu hiện thành các hành vi ứng xử cụ thể cho thấy người ứng xử là người có
quyền đối với tài sản. “Corpus được hiểu là việc thực hiện trên thực tế các hành
vi mang tính chất thể hiện quyền năng đối với tài sản. Chiếm hữu trong tư cách
chủ sở hữu, người chiếm hữu thực hiện các hành vi tương ứng với các quyền
dùng, khai thác lợi ích từ tài sản và định đoạt tài sản. Corpus thường được các
nhà luật học La Mã cổ đại phân tích thành việc xác lập, thực hiện các giao dịch
mang tính vật chất tác động lên tài sản[15]”. Các hành vi này có thể là hành vi
mang tính vật chất như: cất giữ đồ đạc, sinh sống trong một ngôi nhà,… . Nhưng
đó cũng có thể là hành vi ứng xử mang tính pháp lý: trả tiền gửi xe, giao kết hợp
đồng cho mượn, gửi giữ tài sản...
Animus được coi là yếu tố ý chí hay yếu tố chủ quan. Đó là trạng thái tâm
lý thể hiện thành thái độ ứng xử hàm chứa quyền năng của người chiếm hữu đối
với tài sản. Hay có thể hiểu animus là “yếu tố tâm lý hay yếu tố chủ quan, được
hiểu là thái độ tâm lý thể hiện thành cung cách cư xử phù hợp với các quyền
năng mà người chiếm hữu tự cho là có được đối với tài sản. Chiếm hữu trong tư
cách chủ sở hữu, người chiếm hữu bộc lộ dáng vẻ của một người có các quyền
năng dùng, khai thác giá trị kinh tế của tài sản và định đoạt tài sản” [15].
Việc xác định yếu tố animus khó khăn hơn so với xác định corpus bởi một
người đang có vật chưa thể khẳng định được là anh ta có ý đồ chiếm dụng vật
hay không. Để xác định một người có ý đồ chiếm dụng vật hay không ta có thể
dựa vào căn cứ pháp lý của việc chiếm hữu đồ vật. Một người có vật thông qua
hợp đồng mua bán và một người thuê đồ vật tuy cùng là nắm giữ vật nhưng hành
động mua vật mới là biểu hiện của ý chí chiếm hữu.
33
Luật La Mã cho phép chiếm hữu thông qua người đại diện. “Luật gia
Paven nói về vấn đề này như sau: “Chúng ta có thể chiếm hữu qua người đại
diện – người bảo trợ hay bảo lãnh. Nhưng nếu những người này dùng tư cách
của mình để chiếm giữ nhưng không vì chúng ta thì họ không thể chiếm giữ cho
chúng ta” (Bộ Degest, quyển 41, mục 2, trích 1 điều 20)” [9; tr52]. Như vậy
muốn thực hiện việc chiếm hữu thông qua đại diện người đại diện phải có ý chí
chiếm hữu vật cho người được đại diện chứ không phải cho bản thân mình.
Chiếm hữu chấm dứt khi một trong hai yếu tố cấu thành nên nó là corpus
possessionis và animus possessionis không còn. Như vậy các trường hợp chấm
dứt chiếm hữu bao gồm: thực tế nắm giữ vật không còn hoặc chủ thể chiếm hữu
thể hiện ý chí từ bỏ chiếm hữu. Vật không còn tồn tại hoặc không thể thuộc sở
hữu cá nhân cũng là một trong những trường hợp chấm dứt chiếm hữu.
Chiếm hữu thông qua người đại diện chấm dứt theo ý chí cuả người chiếm
hữu cùng với việc chấm dứt khả năng chiếm giữ đồ vật của người đại diện hay
người ủy nhiệm. Một trong hai người này còn có khả năng thể hiện quyền hành
của bản thân đối với đồ vật thì vật vẫn thuộc quyền chiếm hữu của người ủy
nhiệm [9; tr 53].
2.2.2.4. Bảo vệ chiếm hữu:
Là một tình trạng thực tế, nhưng chiếm hữu lại phát sinh hiệu lực pháp lý
giữa người chiếm hữu và vật được chiếm hữu. Chiếm hữu được pháp luật thừa
nhận, điều chỉnh và bảo vệ. Bảo vệ chiếm hữu được phân biệt với chế độ bảo vệ
quyền sở hữu. Thông thường, người chiếm hữu được suy đoán là chủ sở hữu và
những yếu tố cốt lõi của quan hệ này bao gồm: Chiếm giữ vật (corpus) và có ý
chí xem vật là của mình (animus). Bởi vậy “xét xử để bảo vệ chiếm hữu một mặt
là một quá trình tương đối đơn giản hơn về mặt chứng minh yêu cầu (chứng
34
minh quyền sở hữu đối với vật trong điều kiện đòi lại vật rõ ràng là khó khăn
hơn nhiều)[1]”. Mặt khác kiện bảo vệ chiếm hữu mang tính chất sơ bộ bước đầu;
nếu kết quả của xét xử mà việc chiếm hữu vật được trao cho người không có
quyền đối với vật thì người có quyền đối với vật có thể phát đơn kiện đòi lại vật
(rei vindicatio) [1].
Chiếm hữu được bảo vệ bằng các phương tiện pháp lý đặc biệt còn gọi là
interdictio (điều quan cấm) bao gồm những điều cấm để đề phòng vi phạm
quyền chiếm hữu (interdicta retinendae possesionis) và điều cấm để trả lại sự
chiếm hữu (interdicta recuperandae possesionis).
Interdicta là những chỉ định của quan tòa về việc chấm dứt không chậm trễ
những hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội và lợi ích cá nhân. Một trong những
đặc trưng của việc bảo vệ chiếm hữu thông qua interdicta là trong quá trình xét
xử không đòi hỏi phải chứng minh quyền đối với vật bị chiếm hữu [1]. Như vậy,
trong số các bên tranh chấp, bên nào đang nắm giữ vật được suy đoán là có
quyền, bên còn lại nếu muốn khẳng định điều ngược lại thì phải chứng minh chứ
không được tự ý chiếm đoạt vật từ người đang chiếm hữu. Điều này nhằm mục
đích bảo vệ cho sự ổn định của các quan hệ xã hội đang tồn tại, tình trạng của
người chiếm hữu đối với vật sẽ được duy trì cho đến khi có người khác chứng
minh được quyền đối với vật.
2.3. Quyền sở hữu:
2.3.1. Khái niệm:
Sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ và đầu cơ đã thúc đẩy quá trình
biến động của tư hữu. Trước hết điều đó được thể hiện trong việc tầng lớp giàu
có càng ngày càng ra sức chiếm giữ đất, mặc dầu họ chỉ được quyền sử dụng đất
công. Với quyền lực của mình, họ biến sự sử dụng tạm thời thành quyền sở hữu
35
riêng đối với đất công. Luật La Mã dùng thuật ngữ dominium và sau này là thuật
ngữ proprietas để chỉ quyền sở hữu. Quyền sở hữu được chia thành quiritarian –
quyền dành riêng cho công dân La Mã và bonitarian – quyền sở hữu của các cá
nhân khác. Quyền sở hữu của cá nhân được hình thành từ: thủ tục thủ
đắc tài sản – mancipation, việc chuyển giao, việc từ bỏ trước tòa án, theo thời
hiệu, việc xét xử và theo quy định của luật. Quyền sở hữu được hiểu là tập hợp
một số quyền năng cụ thể của chủ sở hữu mà pháp luật quy định [9; tr56,57].
Luật La Mã không đưa ra một khái niệm chính xác về quyền sở hữu, tuy
nhiên những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu đã được các luật gia đưa ra.
Những quyền năng đó bao gồm: Quyền sử dụng vật (ius utendi) là quyền
khai thác những lợi ích kinh tế từ vật phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó;
quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (ius fruendi) về nguyên tắc chủ sở hữu là
người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình; quyền
định đoạt vật (ius abutendi) bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phận
pháp lý của vật; quyền chiếm hữu vật (ius possidendi) và quyền đòi lại vật (ius
vidicandi) [16; tr 68].
Quyền sở hữu trong Luật La Mã được coi là vật quyền lớn nhất, cho phép
chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng đối với vật. Quyền sở hữu cũng là cơ sở
cho việc tạo lập nên các vật quyền chính khác. Chủ sở hữu là người có đầy đủ
các quyền sử dụng, thu hoa lợi và định đoạt vật; khi chủ sở hữu cho phép một
người có quyền sử dụng và thu hoa lợi từ vật của mình thì người đó có quyền
hưởng dụng trên vật, còn người sử dụng thì chỉ có một quyền năng đó là sử dụng
vật.
Quyền sở hữu được Luật La Mã thừa nhận là vật quyền, bởi vậy nó mang
các đặc điểm: tính tuyệt đối, tính độc quyền và tính vĩnh viễn.
36
Quyền sở hữu mang tính tuyệt đối bởi vậy về nguyên tắc, chủ sở hữu được
thực hiện các quyền năng của mình trên vật một cách không giới hạn trừ những
hành vi pháp luật cấm. Chủ sở hữu được quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,
quyền thu hoa lợi, quyền quản lý, quyền định đoạt hoặc bất cứ quyền gì đối với
tài sản phù hợp với ý muốn của mình. Theo pháp luật La Mã thời cổ đại, người
chủ gia đình có quyền năng tuyệt đối trên tài sản thuộc sở hữu của gia đình, sở
hữu đất đai mang tính chất bất khả xâm phạm. Tuy nhiên chủ sở hữu cũng phải
tôn trọng lợi ích của những người xung quanh và của xã hội. Việc thực hiện
quyền sở hữu cũng không được trái với các nguyên tắc của pháp luật La Mã,
không được gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước và quyền lợi hợp pháp của
những người khác.
Ngay từ ban đầu, Luật La Mã đã có những suy nghĩ nghiêm túc trước vấn
đề xung đột lợi ích giữa cá nhân và lợi ích chung trong việc thực hiện quyền sở
hữu tư nhân. Trong các thành phố, chủ sở hữu một bất động sản chỉ có thể phá
dỡ các công trình xây dựng một khi đã cam kết xây dựng một công trình mới
thay thế; việc mua bán bất động sản với mục đích đầu cơ đều bị cấm; chủ sở hữu
đích bất động sản có trách nhiệm bảo vệ những người láng giềng khi có những
nguy hiểm xảy ra do tình trạng xuống cấp hoặc từ việc xây dựng, sửa chữa bất
động sản của mình. Ở nông thôn chủ sở hữu bất động sản phải tôn trọng quyền
về lối đi qua của người láng giềng, quyền dẫn nước, thoát nước; có trách nhiệm
khai thác bất động sản bị bỏ hóa [11; tr18].
Chủ sở hữu không được thực hiện quyền sở hữu của mình với mục đích cố
ý gây thiệt hại cho người khác. Pháp luật La Mã coi đây là hành vi lạm dụng
quyền và có chế tài xử lý với những người có hành vi như vậy. Một chủ sở hữu
khi có hành vi lạm dụng quyền có thể phải đền bù những thiệt hại do mình gây
37
ra. Ngoài ra Luật La Mã cũng có một số hạn chế đối với quyền sở hữu thông qua
việc quy định về vấn đề quyền đối với tài sản của người khác. Các quyền này
bao gồm các dịch quyền và quyền địa dịch.
Tính độc quyền của quyền sở hữu thể hiện ở chỗ chỉ có chủ sở hữu mới có
quyền sử dụng, hưởng hoa lợi hoặc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình.
“Bản chất của quyền sở hữu là độc quyền hay quyền loại trừ những người khác
[6]”. Quyền sở hữu còn có hiệu lực đối kháng với những người khác, chủ sở hữu
có thể loại trừ những người khác thực hiện hoặc cho phép những người khác
thực hiện những hành vi nhất định. Tuy nhiên khi chủ sở hữu cho người khác
được hưởng một hoặc một số quyền nhất định trên tài sản của mình thì sự độc
quyền của chủ sở hữu đối với tài sản sẽ bị giảm bớt.
Ngoài hai đặc tính trên, quyền sở hữu trong Luật La Mã còn mang tính
vĩnh viễn. “Tính vĩnh viễn của quyền sở hữu được thể hiện ở thời gian mà quyền
sở hữu mà quyền sở hữu tồn tại được xác định tương ứng với thời gian mà đối
tượng của quyền sở hữu được tạo ra tồn tại [17]”. Điều này có nghĩa là quyền sở
hữu chỉ bị mất đi khi tài sản là đối tượng của quyền sở hữu không còn.
Tựu chung lại, quyền sở hữu có thể được định nghĩa là quyền của chủ thể
được thực hiện các hành vi tác động lên vật một cách trực tiếp và tức thì dưới
trạng thái có vật, được pháp luật quy định, mang tính vĩnh viễn, độc quyền và
tuyệt đối.
2.3.2. Nội dung:
2.3.2.1. Căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu:
Căn cứ phát sinh: Căn cứ phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện mà với
sự phát sinh của chúng thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với một vật được
38
xác lập. Các căn cứ phát sinh quyền sở hữu được chia thành hai nhóm chính: căn
cứ đầu tiên (căn cứ nguyên sinh) và căn cứ kế tục (căn cứ phái sinh).
Căn cứ đầu tiên (căn cứ nguyên sinh) là những căn cứ mà theo đó quyền
sở hữu được xác lập không phụ thuộc vào quyền sở hữu đối với vật trước đó.
Một số trường hợp phát sinh quyền sở hữu theo căn cứ đầu tiên như sở hữu vật
vô chủ, chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu hoặc thủ đắc quyền sở hữu theo thời hiệu.
Căn cứ này mang đặc điểm của hành vi xác lập quyền sở hữu đến từ một bên,
xuất hiện dựa trên quan hệ giữa người và vật. Quyền sở hữu đối với vật lúc này
chưa có hoặc không còn tồn tại nữa. Do vậy, sự tác động nhằm xác lập quyền sở
hữu chỉ đến từ phía chủ thể duy nhất trong quan hệ này.
Luật La Mã cho phép người đầu tiên chiếm đoạt được vật vô chủ mà có
khả năng lưu thông hoặc khả năng sử dụng với ý định chiếm đoạt cho mình trở
thành chủ sở hữu vật vô chủ đó. Tuy nhiên luật cũng quy định cần phân biệt vật
bị vứt bỏ với vật bị đánh rơi. Một đồ vật tương đối giá trị thường là đồ vật bị
đánh rơi. Luật La Mã coi những người nhặt được đồ vật có giá trị mà không trả
lại là kẻ ăn cắp. Trước hết anh ta phải tìm ra chủ sở hữu của đồ vật đó, nếu tìm
được chủ của đồ vật bị đánh rơi có thể yêu cầu thanh toán chi phí trông coi và
chi phí tìm kiếm. Vật bị chôn cất (thesaurus), theo Luật La Mã cổ, thuộc về chủ
nhân vị trí chôn cất vật. Từ thế kỷ thứ 2 SCN, đồ vật bị chôn cất được chia đều
cho chủ nhân vị trí chôn cất và người tìm thấy vật. Như vậy, không chỉ dừng lại
ở việc cho phép chủ thể được quyền tự mình xác lập quyền sở hữu, Luật La Mã
còn dự liệu các trường hợp mà hành vi xác lập quyền sở hữu có thể gây ra thiệt
hại hoặc xâm hại đến quyền và lợi ích của người khác, hay không cho phép thực
hiện những hành vi xác lập quyền sở hữu lên vật thực tế đang thuộc sở hữu của
người khác.
39
Luật La Mã cũng quy định về vấn đề thủ đắc quyền sở hữu theo thời hiệu.
Theo Luật XII Bảng, thời hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với ruộng đất là hai
năm, đối với các vật còn lại là một năm. Việc xác lập quyền sở hữu theo thời
hiệu này chỉ áp dụng với công dân La Mã và các vật trong phạm vi lãnh thổ La
Mã. “Đến thời cổ điển, việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu phaỉ đáp ứng
được các điều kiện: phải có một căn cứ xác lập quyền sở hữu; phải có sự ngay
tình của người chiếm hữu; phải có sự liên tục của việc chiếm hữu” [11; tr33].
Việc quy định thời hiệu là căn cứ cho việc xác lập quyền sở hữu thời kỳ này là
một quy định tiến bộ, trong thời gian chưa hết thời hiệu này, người chiếm hữu
thực tế chưa có được sự xác nhận pháp lý về việc sở hữu vật, do đó, người thực
sự là chủ sở hữu của vật này vẫn có thể lấy lại vật của mình. Việc chiếm hữu
buộc phải ngay tình và liên tục để chứng minh cho việc thực tế chiếm hữu này
được mọi người thừa nhận và không gây thiệt hại hoặc xâm phạm đến quyền và
lợi ích của bất kỳ chủ thể nào khác.
Căn cứ kế tục (căn cứ phái sinh) là những căn cứ mà theo đó quyền sở hữu
của một chủ thể được phát sinh từ quyền sở hữu cuả chủ sở hữu trước. Quyền sở
hữu được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác trên cơ sở thực hiện thủ tục
chuyển quyền sở hữu (mantipatio) hoặc chuyển giao vật (traditio). Có thể nói,
căn cứ phái sinh được thực hiện trên quan hệ giữa người với người về việc
chuyển giao đồ vật và quyền sở hữu đồ vật đó từ người này sang người khác.
Tuy nhiên không phải sự chuyển giao đồ vật nào cũng là chuyển giao quyền sở
hữu, như trong trường hợp thực hiện các giao dịch chuyển giao vật nhằm thực
hiện việc khai thác giá trị của vật thì không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
Về thủ tục Mantipatio, đây là một nghi thức đặc trưng của pháp luật La
Mã, có tác dụng chuyển quyền sở hữu vật. Nghi thức này bao gồm người chuyển
40
nhượng, người nhận chuyển nhượng vật, năm người làm chứng nam và có thể
thêm người cân, đong, đo, đếm nếu cần thiết. Trước mặt năm người làm chứng,
người chuyển nhượng ra tuyên bố chỉ rõ vật được chuyển nhượng, người được
chuyển nhượng tuyên bố tiếp nhận vật. Thủ tục này nhằm mục đích xác nhận và
xác thực cho hành vi chuyển nhượng này là một sự kiện thực tế, vật chuyển
nhượng và các quyền liên quan được chuyển nhượng là hợp pháp.
Phương thức Traditio là một “phương thức thủ đắc quyền sở hữu” [9;
tr60], theo đó vật được chuyển giao kèm theo cả việc chuyển giao quyền sở hữu.
Trong phương thức này, chuyển giao vật mà mang tính chất của chuyển quyền
sở hữu phải có đầy đủ hai yếu tố: có sự chuyển giao đồ vật và ý chí của người
trao và người nhận phải đồng nhất với nhau. Như vậy, phương thức chuyển
quyền sở hữu theo Traditio quan tâm đến cả nội dung và mục đích của chuyển
nhượng. Không chỉ đặt ra yêu cầu có việc chuyển nhượng thực tế diễn ra, trong
thủ tục Traditio, khi chuyển giao vật, các chủ thể trong quan hệ chuyển giao phải
có chung ý chí về việc chuyển giao vật. Hay nói cách khác, giữa các bên phải đạt
được sự thống nhất ý chí về việc chuyển giao này.
Chấm dứt quyền sở hữu: Quyền sở hữu là một loại vật quyền, được tồn tại
dựa trên vật và quan hệ giữa người với vật, bởi vậy thường mang tính vĩnh viễn.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra những trường hợp mà theo đó quyền sở hữu
phải chấm dứt. Sự chấm dứt của quyền sở hữu làm chấm dứt sự tồn tại của quan
hệ giữa người và vật là đối tượng của quyền sở hữu.
Quyền sở hữu bị chấm dứt trong các trường hợp: (1) Đối tượng của quyền
sở hữu không còn. Quyền sở hữu chấm dứt khi vật là đối tượng được xác lập
quyền sở hữu không còn tồn tại (vật bị tiêu hủy hoặc bị cấm lưu thông theo quy
định của pháp luật) và không còn có thể nhận dạng được hoặc vật không còn
41
mang đặc điểm trước đó của nó. Đối với trường hơp này, sự chấm dứt quyền sở
hữu là khách quan, nằm ngoài ý chí của chủ sở hữu. (2) Chủ sở hữu từ bỏ quyền
sở hữu của mình đối với vật hoặc quyền sở hữu của chủ sở hữu bị tước bỏ. Việc
chủ sở hữu thể hiện ý chí từ bỏ vật như tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành
vi chứng tỏ mình từ bỏ quyền sở hữu với vật là một căn cứ chấm dứt quyền sở
hữu ngay cả trong trường hợp chưa có ai xác lập quyền sở hữu với vật. Đây là
trường hợp chấm dứt theo ý chí chủ quan của người có quyền sở hữu. Ngoài ra
quyền sở hữu cũng chấm dứt bằng việc chủ sở hữu bị tước bỏ quyền đối với vật
như bị tịch thu tài sản.
Ngoài ra, quyền của chủ sở hữu đối với vật bị sáp nhập cũng mất trong
trường hợp sáp nhập vật. Tuy nhiên, việc chấm dứt quyền sở hữu trong trường
hợp này chỉ mang tính tạm thời nếu như vật bị sáp nhập có thể tách ra mà vẫn
giữ nguyên được tình trạng ban đầu, quyền sở hữu đối với vật bị sáp nhập được
khôi phục.
2.3.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu:
Quyền sở hữu có thể bị xâm phạm bởi hành vi của một người thứ ba bất
kỳ. Trong trường hợp này, quyền của chủ sở hữu cần được pháp luật bảo vệ, từ
đó đặt ra vấn đề bảo vệ quyền sở hữu. Pháp luật La Mã đã đưa ra những phương
thức đa dạng nhằm bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu trước sự vi
phạm của những người khác. Các biện pháp này bao gồm: kiện đòi lại tài sản,
kiện phủ định và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác.
Kiện đòi lại tài sản: Kiện đòi tài sản ban đầu mang ý nghĩa như một biện
pháp nhằm giải quyết xung đột giữa tình trạng thực tế và tình trạng pháp lý của
tài sản. Sau này, quyền kiện đòi tài sản còn được thực hiện trong việc giải quyết
các vấn đề pháp lý phức tạp. Hay có thể thấy trong một vụ kiện đòi tài sản, quan
42
hệ tài sản bị xung đột và được đem ra để giải quyết theo đúng với tình trạng pháp
lý của tài sản. Và có thể coi là kiện đòi lại tài sản theo đúng nghĩa của một vụ
tranh chấp tài sản.
Để có một vụ kiện đòi lại tài sản đúng nghĩa, buộc phải xuất hiện xung đột
giữa tình trạng thực tế và tình trạng pháp lý liên quan đến quan hệ với vật trong
vụ kiện. Người kiện đòi lại tài sản là người không chiếm hữu thực tế đối với tài
sản. Yêu cầu của người khởi kiện được xác định là mong muốn tình trạng thực tế
phải phù hợp với nội dung của quyền mà người đó cho rằng mình có đối với tài
sản đang tranh chấp.
Người khởi kiện là người có trách nhiệm chứng minh trong vụ kiện đòi lại
tài sản. Nếu như trong trường hợp các lập luận của người khởi kiện là thỏa đáng
thì người bị kiện phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế của mình đối với tài sản
trên. Trong trường hợp người bị kiện không chịu chấm dứt việc chiếm hữu của
mình thì các thẩm phán có thể yêu cầu người bị kiện thực hiện bản án kèm theo
việc người bị kiện có thể bị buộc phải trả một số tiền tương đương giá trị của vật.
Một đặc điểm nữa của vụ kiện đòi lại tài sản đúng nghĩa là mục đích của
vụ kiện là giải quyết một tình trạng pháp lý. Người kiện trong trường hợp được
thừa nhận có quyền sở hữu đối với tài sản được yêu cầu người chiếm hữu trao trả
lại tài sản. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ngoài việc trao trả tài sản đó là tình trạng
pháp lý của tài sản này cần được khôi phục hoặc xác nhận như đúng với pháp
luật và công lý. Việc giải quyết tình trạng pháp lý của tài sản là việc giải quyết
các hậu quả của việc chiếm hữu bao gồm quyền đối với hoa lợi, trách nhiệm đối
với những hậu quả phát sinh từ việc chiếm hữu. Do vậy, kiện đòi lại tài sản trở
thành một vụ án pha trộn các yêu cầu liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong
quan hệ đối vật và quan hệ tranh chấp vật.
43
Kiện phủ định: Kiện phủ định thường xuất hiện trong các giao dịch mua
bán, chuyển nhượng tài sản. Giao dịch chuyển nhượng này không xác định được
tư cách chủ sở hữu của chủ thể giao dịch một cách chính xác và cụ thể. Việc giao
dịch chỉ được tiến hành dựa trên cơ sở thực tế chiếm hữu vật và nguyên tắc suy
đoán chủ sở hữu.
Quyền kiện phủ định được pháp luật La Mã quy định nhằm bảo vệ quyền
lợi cho người nhận chuyển nhượng tài sản từ một người khác mà không biết
hoặc không thể biết có quyền sở hữu thực sự đối với tài sản hay không.“Trong
điều kiện người được chuyển nhượng ngay tình, người ta giả định rằng, người
được chuyển nhượng có quyền sở hữu nên người được chuyển nhượng có quyền
yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu mà người chuyển nhượng đã giao cho mình do hiệu
lực của một giao dịch [11; tr37,38].
Có thể hiểu giao dịch này được tiến hành như sau: (1) hai người lần lượt
mua một tài sản từ một người khác, người sau này chuyển nhượng hai lần đối
với cùng một tài sản cho hai người khác nhau. Người nào tiếp nhận tài sản trước
được coi là người được chuyển nhượng hợp lệ và sẽ được bảo vệ. (2) hai người
tiến hành hai giao dịch độc lập để nhận chuyển nhượng cùng một tài sản từ hai
người khác nhau. Người nào nhận chuyển nhượng từ một người đang thực tế
chiếm hữu tài sản được coi là người được chuyển nhượng hợp lệ và sẽ được bảo
vệ [11; tr38].
Như vậy, thông qua quy định này của pháp luật, quyền lợi chính đáng của
những người được chuyển nhượng ngay tình, hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng
khi tham gia vào giao dịch được bảo vệ, từ đó thúc đẩy các giao dịch đối với tài
sản trong dân sự.
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT

Contenu connexe

Tendances

Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfMan_Ebook
 

Tendances (20)

Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAYĐề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
Đề tài: Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can, HAY
 
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
99 đề tài báo cáo thực tập ngành luật, luật dân sự, kinh tế, hình sự, quốc tế..
 
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOTLuận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
Luận văn: Thực tiễn thi hành án dân sự ở tỉnh Ninh Bình, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đLuận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOTLuận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đaiLuận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
Luận văn: Pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai
 
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAYLuận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Quản lý đối với người không quốc tịch ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAYLuận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
Luận văn: Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trong pháp luật, HAY
 
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
Luận văn: Bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự đối với người bị tạm ...
 
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOTLuận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả, HOT
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Người tham gia tố tụng trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sựLuận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
Luận văn: Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố vụ án hình sự
 
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đLuận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
Luận văn: Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
 
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAYLuận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 

Similaire à Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT

Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...nataliej4
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfPháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfNuioKila
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similaire à Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT (20)

Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
 
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
Luận văn: Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề theo pháp luật Việt Nam ...
 
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pha...
 
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp hoàn thiệ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp hoàn thiệ...Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp hoàn thiệ...
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản – thực trạng và giải pháp hoàn thiệ...
 
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
Bảo hộ quyền của người biểu diễn theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam : Luậ...
 
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAYĐề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
Đề tài: Quyền của người biểu diễn theo luật Sở hữu trí tuệ, HAY
 
Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.doc
Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.docBảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.doc
Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Theo Pháp Luật Dân Sự Việt Nam.doc
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đấtLuận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pháp Luật Việt Nam ...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pháp Luật Việt Nam ...Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pháp Luật Việt Nam ...
Luận Văn Quyền Sử Dụng Hạn Chế Bất Động Sản Liền Kề Theo Pháp Luật Việt Nam ...
 
Luận văn: Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới, HOT
Luận văn: Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới, HOTLuận văn: Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới, HOT
Luận văn: Các quan niệm phổ biến về pháp luật trên thế giới, HOT
 
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm dân sự do xâm phạm quyền tác giả theo pháp luật
 
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdfPháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức.pdf
 
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOTLuận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
Luận văn: Pháp luật lao động Việt Nam về lao động cưỡng bức, HOT
 
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAYLuận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
Luận án: Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự 2015, HAY
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự ở Việt Nam h...
 
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sựLuận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
Luận văn: Xây dựng và áp dụng án lệ giải quyết tranh chấp dân sự
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.docĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM.doc
 
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAYLuận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
Luận văn: Pháp luật về khai thác, sử dụng quyền tác giả, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Đề tài: Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sưĐề tài: Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
Đề tài: Pháp luật về vi phạm hành chính trong hành nghề luật sư
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Dernier (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT

  • 1. i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THU TRANG TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017
  • 2. ii ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THU TRANG TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH Hà Nội – 2017
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thu Trang
  • 4. 1 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................3 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ VÀ SỰ TIẾP NHẬN VẬT QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ: .......................................................................................9 1.1. Khái quát chung về Luật tƣ La Mã: ...........................................................9 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Luật La Mã:.................................................................9 1.1.2. Hệ thống luật tƣ La Mã:..........................................................................10 1.1.3. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật tƣ La Mã..............................................11 1.1.4. Nguồn của Luật tƣ La Mã:......................................................................13 1.2. Khái quát chung về vật quyền trong Luật La Mã:..................................16 1.2.1. Khái niệm và bản chất vật quyền:..........................................................16 1.2.2. Phân loại vật quyền trong Luật La Mã : ...............................................19 1.3. Sự tiếp nhận vật quyền trong pháp luật dân sự :.....................................22 CHƢƠNG 2 : CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ: .....25 2.1. Vật trong Luật La Mã: ...............................................................................25 2.2. Chiếm hữu: ..................................................................................................27 2.2.1. Khái niệm:.................................................................................................27 Như vậy, thuật ngữ “Chiếm hữu” có thể được hiểu như sau: Chiếm hữu thực tế đối với vật là thực tế có vật, kiểm soát và chi phối vật đó. Trên cơ sở chiếm hữu thực tế, hình thành sở hữu và quyền sở hữu [16; tr62]. .......................................29 2.2.2. Nội dung:...................................................................................................30 2.3. Quyền sở hữu:..............................................................................................34 2.3.1. Khái niệm:.................................................................................................34 2.3.2. Nội dung:...................................................................................................37 2.4. Quyền đối với tài sản của ngƣời khác:......................................................44 2.4.1. Khái niệm:.................................................................................................44 2.4.2. Nội dung:...................................................................................................45 2.5. Quyền cầm cố: .............................................................................................52 2.5.1. Khái niệm:.................................................................................................52 2.5.2. Nội dung:...................................................................................................55
  • 5. 2 CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TRÊN CƠ SỞ TIẾP NHẬN LUẬT LA MÃ: ...................................................................................................57 3.1. Thực trạng pháp luật về vật quyền trong BLDS Việt Nam 2015:..........57 3.1.1. Tài sản:......................................................................................................57 3.1.2. Quyền sở hữu:...........................................................................................58 3.1.3. Quyền đối với bất động sản liền kề: .......................................................62 3.1.4. Cầm cố, thế chấp:.....................................................................................65 3.1.5. Quyền hƣởng dụng: .................................................................................68 3.1.6. Quyền bề mặt: ..........................................................................................68 3.2. Một số kiến nghị trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã:................................70 3.2.1. Kiến nghị về khái niệm tài sản: ..............................................................70 3.2.2. Kiến nghị về chiếm hữu:..........................................................................71 3.2.3. Kiến nghị về địa dịch: ..............................................................................73 3.2.4. Kiến nghị về cầm cố, thế chấp: ...............................................................75 KẾT LUẬN.........................................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................80
  • 6. 3 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Luật La Mã là hệ thống luật gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước La Mã, được xây dựng cách đây khoảng hơn 2000 năm. Đời sống và pháp luật của người La Mã đã có những tác động mạnh mẽ đến xã hội châu Âu lục địa. Các nguồn của Luật La Mã cho đến thế kỷ 19 vẫn được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Luật La Mã, đặc biệt là các chế định trong tư pháp La Mã đã đặt nền móng vững chắc cho quá trình xây dựng luật dân sự hiện đại. Không thể phủ nhận Luật La Mã có sự ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống luật trên thế giới và việc nghiên cứu Luật La Mã có vai trò hết sức quan trọng. Vật quyền là một chế định cơ bản của Luật tư La Mã, có ảnh hưởng đến hầu hết các chế định khác của luật dân sự. Khái niệm vật quyền đã tồn tại từ thời kỳ La Mã, là một phần không thể thiếu trong hầu hết các Bộ luật Dân sự. Ngay từ Bộ luật Napoléon (1804) - BLDS đầu tiên trên thế giới đến thời hiện đại, BLDS của Nhật Bản, BLDS của Đức cũng đều quy định về vật quyền. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng đã có quy định về vật quyền, cụ thể là phần “Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản” tại BLDS 2015. BLDS Việt Nam 2015 đã ghi nhận một số quyền tương tự như các quyền đối vật chính trong luật La Mã. Thế nhưng, khái niệm vật quyền chưa được quy định chính thức. Cũng có thể thấy các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu ít được chú trọng đến. Điều này có lẽ có lý do từ sự ảnh hưởng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp trước đây, đó là không tạo ra được tiền đề cho các loại vật quyền khác ngoài quyền sở hữu ra đời, tồn tại và phát triển.
  • 7. 4 Sự thiếu vắng lý thuyết về vật quyền có thể gây ra một số khó khăn, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật và trong thực tiễn. Hơn nữa Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc ghi nhận chế định vật quyền vào hệ thống pháp luật giúp pháp luật Việt Nam tìm được tiếng nói chung đối với pháp luật các nước trên thế giới. Luật La Mã, đặc biệt là chế định vật quyền của Luật La Mã là một nguồn tham khảo quan trọng mà Việt Nam có thể sử dụng trong quá trình xây dựng chế định vật quyền. Vì vậy, theo tác giả, nghiên cứu một cách sâu sắc, kĩ lưỡng và có hệ thống về vật quyền trong Luật La Mã và tiếp nhận chế định này vào hệ thống pháp luật Việt Nam là cần thiết. Bởi các lẽ đó tác giả lựa chọn đề tài: “Tiếp nhận Luật La Mã trong việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt nam hiện nay” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Có thể nói rằng, Luật La Mã đặc biệt là luật tư là cội nguồn của pháp luật rất nhiều nước trên thế giới. Đối với những nhà làm luật, những người nghiên cứu luật pháp thì việc tìm hiểu về Luật La Mã là điều cần thiết và gần như không thể bỏ qua. Việc nghiên cứu và giảng dạy Luật La Mã ở Việt Nam hiện nay đang dần được quan tâm. Một số cuốn sách viết về Luật La Mã có thể kể đến như : Luật La Mã của Khoa Luật trường đại học Tổng hợp Hà Nội do PTS sử học Nguyễn Ngọc Đào biên soạn, giáo trình Luật La mã của trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã của TS. Nguyễn Ngọc Điện - Trường Đại học Cần Thơ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu sâu về Luật La Mã, về các chế định cụ thể trong Luật La Mã nói chung và chế định vật quyền nói riêng ở Việt Nam là không nhiều. Công trình nghiên cứu về quyền đối vật trong thời gian gần đây
  • 8. 5 có thể kể đến “Quyền đối vật trong luật tư La Mã và ảnh hưởng đối với pháp luật Việt Nam hiện hành” của Lê Thị Liên Hương - Luận văn thạc sĩ luật học bảo vệ tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2010, trong đó tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của Luật La Mã đến các quy định pháp luật về vật quyền trong BLDS Việt Nam 2005. 3. Mục tiêu nghiên cứu: 3.1. Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu vật quyền trong Luật La Mã, đồng thời xem xét một cách khái quát về chế định tương tự của pháp luật Việt Nam hiện hành, chỉ ra một số điểm chưa thực sự hợp lý trong luật Việt Nam. Trên cơ sở đó nêu ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện chế định vật quyền ở Việt Nam. 3.2. Mục tiêu cụ thể: Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể dưới đây: - Nghiên cứu khái quát về nhà nước La Mã và Luật La Mã cụ thể là hoàn cảnh xuất hiện Luật La Mã, khái niệm Luật La Mã, hệ thống Luật La Mã, các loại nguồn của Luật La Mã; - Nghiên cứu chế định vật quyền trong Luật tư La Mã, đi sâu làm rõ các vấn đề liên quan đến vật quyền trong Luật La Mã bao gồm các quy định về vật, về quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, quyền đối với tài sản của người khác; - Phân tích và đánh giá thực trạng về chế định tương tự trong pháp luật dân sự của Việt Nam hiện hành;
  • 9. 6 - Nêu sự cần thiết xây dựng chế định vật quyền cũng như một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vật quyền ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở tiếp nhận chế định vật quyền trong Luật La Mã. 4 . Tính mới và những đóng góp của đề tài: Luận văn nghiên cứu , phân tích các quy định có liên quan đến vật quyền trong luật pháp La Mã. Đồng thời luận văn còn tìm hiểu các quy định có liên quan đến vật quyền được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành (BLDS 2015), từ đó chỉ ra một số hạn chế của những quy định pháp luật về vật quyền trong Bộ luật dân sự Việt Nam 2015, nhằm đưa ra kiến nghị hoàn thiện chế định vật quyền trong Bộ luật này trên cơ sở kế thừa Luật La Mã. Luận văn có ý nghĩa thiết thực, là nguồn tài liệu cho mọi người tham khảo khi tìm hiểu về vật quyền nói chung và Luật La Mã nói riêng trong điều kiện các tài liệu nghiên cứu sâu Luật La Mã bằng tiếng Việt còn chưa nhiều. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Chế định vật quyền Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu về vật quyền trong Luật La Mã và một số quy định về chế định tương tự trong BLDS Việt Nam 2015. 6. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu: 6.1. Nội dung nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chế định vật quyền trong Luật La Mã và trong BLDS Việt Nam 2015, từ đó đánh giá và nêu ra một số giải pháp nhằm phần nào hoàn thiện pháp luật về vật quyền.
  • 10. 7 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội và các phương pháp nghiên cứu đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phương pháp chủ yếu bao gồm: phương pháp phân loại, phương pháp phân tích lịch sử, phương pháp phân tích quy phạm, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp tổng hợp. Phương pháp phân loại: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để phân loại vật và các loại vật quyền trong pháp luật La Mã. Phương pháp phân tích lịch sử: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để tìm hiểu tổng quát về hoàn cảnh lịch sử, xã hội của La Mã liên quan tới việc xuất hiện Luật La Mã. Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu các quy định pháp luật La Mã và các quy định pháp luật Việt Nam về chế định vật quyền. Phương pháp so sánh pháp luật: phương pháp này được sử dụng chủ yếu để là rõ các vấn đề của pháp luật Việt Nam. Từ đó luận văn đưa ra các kiến nghị phù hợp. Phương pháp tổng hợp: dựa trên những phân tích, đánh giá về chế định vật quyền trong pháp luật La Mã và pháp luật Việt Nam hiện hành, luận văn đưa ra kết luận về sự cần thiết tiếp nhận chế định vật quyền trong luật La Mã vào hệ thống pháp luật Việt Nam và kiến nghị về việc tiếp nhận.
  • 11. 8 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề khái quát chung về vật quyền trong Luật tư La Mã và sự tiếp nhận vật quyền trong pháp luật dân sự. Chương 2: Chế định vật quyền trong Luật tư La Mã. Chương 3: Kiến nghị liên quan đến việc xây dựng chế định vật quyền ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở tiếp nhận Luật La Mã.
  • 12. 9 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ VÀ SỰ TIẾP NHẬN VẬT QUYỀN TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ: 1.1. Khái quát chung về Luật tƣ La Mã: 1.1.1. Hoàn cảnh ra đời Luật La Mã: La Mã là tên một quốc gia tồn tại từ thế kỷ thứ VII trước công nguyên đến thế kỷ VII sau công nguyên mà nơi phát nguyên của nó ở bán đảo Italia. Đây từng là một quốc gia rộng lớn với sự phát triển rực rỡ cả về kinh tế lẫn văn hóa. Lịch sử nhà nước La Mã có thể chia thành ba thời kỳ là thời kỳ đế chế trước năm 500 trước công nguyên, thời kỳ cộng hòa từ năm 500 trước công nguyên đến năm 44 trước công nguyên, thời kỳ đế chế độc tài từ năm 30 trước công nguyên. Lịch sử nhà nước La Mã luôn luôn xảy ra những cuộc đấu tranh gay gắt do sự cách biệt lớn giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp bình dân. Những người bình dân đấu tranh để chống lại sự áp bức của quý tộc, đòi quyền lợi của mình về ruộng đất và chính trị như được vào thị tộc, được hưởng một số quyền nhất định, đặc biệt được cử người đại diện cho mình tham gia vào bộ máy Nhà nước. Một trong những hình thức đấu tranh được áp dụng là bỏ nơi cư trú để đi đến những vùng đất khác. Nhiều cuộc di dân lớn đã diễn ra. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức mạnh của nhà nước La Mã bởi tầng lớp bình dân là lực lượng chủ yếu trong quân đội. Để giải quyết tình trạng này, Đại hội nhân dân đã được triệu tập vào năm 450 trước Công nguyên tại Aventinus. Đại hội quyết định cử ra một ủy ban đặc trách gồm mười người (5 người đại diện cho tầng lớp quý tộc và 5 người đại diện cho tầng lớp bình dân) với nhiệm vụ soạn thảo ra các điều luật nhằm giải quyết các tranh chấp trong xã hội. Ủy ban này đã soạn thảo ra các điều luật và tập hợp thành 12 bảng (Luật XII bảng). Luật XII bảng là văn bản luật đầu tiên
  • 13. 10 của nhà nước La Mã, đặt nền tảng cho sự phát triển của Luật La Mã ở các giai đoạn sau này. Như vậy, Luật La Mã ra đời trong hoàn cảnh xã hội có sự phân hóa các tầng lớp sâu sắc dẫn đến sự đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp của mình. “Thuật ngữ "luật La Mã" (Roman Law) dùng để chỉ luật pháp của nhà nước La mã cổ đại - luật pháp La mã chiếm hữu nô lệ. Đối tượng nghiên cứu luật La mã là những chế định quan trọng về quyền tài sản, các quan hệ gia đình...” [9; tr8]. Vào thời kỳ cộng hòa, Luật La Mã đã có sự phân biệt giữa luật công (ius publicum) và luật tư (ius privatum). “Theo luật gia Upian thì luật công La Mã là những quy định nhằm điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhà nước La Mã, còn tư pháp La Mã là những quy định về địa vị cá nhân cùng các quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ xã hội về tài sản và về nhân thân” [16; tr28,29]. 1.1.2. Hệ thống luật tƣ La Mã: Hệ thống luật tư La Mã (ius privatum) là sự tổng hợp ba hệ thống luật: luật dành riêng cho công dân La Mã (ius civile hay luật Quiritium), luật của tất cả công dân trên lãnh thổ La Mã (ius gentium) và luật của các quan (ius praetorium). Ba hệ thống luật này song song tồn tại và có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Cả ius civile và ius gentium đều tập trung điều chỉnh những quan hệ giữa các công dân với nhau. “Trong ius civile gồm có các văn bản của Đại hội nhân dân ban hành (thời cộng hoà gọi là Lex, thời đế chế gọi là Constitucia), của Viện nguyên lão ban hành thì gọi là Senatuconstum, các văn bản của các quan praetor ban hành gọi là ius praetorium, các văn bản của quan edill ban hành gọi là edicta”[19; tr12]. Ius civile là luật chỉ dành riêng cho công dân La mã. Những người ở nơi khác di cư đến hoặc dân cư ở các vùng bị xâm lược không thuộc Populus Romanus (dân La Mã chính thống). “Vào thời cổ đại, danh dự của công
  • 14. 11 dân La Mã như một biểu trưng tự hào cho những ai cư trú ở La Mã. Do vậy khi có tranh chấp phát sinh người La Mã được yêu cầu xét xử theo luật ius civile hay còn gọi là luật Quiritium” [16; tr15,16]. Ius gentium là luật dành cho tất cả công dân sống trên lãnh thổ La Mã, có nội dung khác biệt so với ius civile. Ius gentium ra đời đã khắc phục được những hạn chế của ius civile do không theo kịp những quan hệ của xã hội ngày một phát sinh đa dạng trong xã hội La Mã thời bấy giờ. Điều này thể hiện ở việc ius gentium bổ sung thêm những quy phạm giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong quan hệ về tài sản và nhân thân giữa công dân La Mã và những người không phải công dân La Mã. Ngoài ra ius civile và ius gentium còn được bổ sung bởi ius praetorium bao gồm những quy tắc được các thẩm phán rút ra từ các hoạt động xét xử. Đến thời hoàng đế Justinian (thế kỷ VI sau công nguyên), các công dân sống trên lãnh thổ La Mã hoàn toàn bình đẳng với nhau về phương diện dân sự, ius civile và ius gentium được hợp thành một hệ thống pháp luật thống nhất gọi là Luật dân sự La Mã. Tư pháp La Mã là hệ thống luật điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân với nhau trong quan hệ tài sản và nhân thân như quan hệ mua bán, vay, mượn, cho thuê tài sản... Các quy định về tư pháp cho phép các bên được thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ của mình miễn là không trái với nguyên tắc chung của luật công, không xâm phạm lợi ích của nhà nước La Mã, của các công dân khác và đối tượng, công việc trong quan hệ không bị pháp luật cấm lưu thông, cấm thực hiện. 1.1.3. Đối tƣợng điều chỉnh của Luật tƣ La Mã Đối tượng điều chỉnh của tư pháp La Mã bao gồm các quan hệ về tài sản, các quan hệ về nhân thân:
  • 15. 12 Quan hệ về nhân thân: Quan hệ về nhân thân trong luật tư La Mã bao gồm: quan hệ về quyền gia trưởng; về danh dự, uy tín, đổi họ của người phụ nữ khi kết hôn; về tước danh dự do phạm tội và đã bị kết án… “Quan hệ nhân thân do Luật La Mã điều chỉnh mang tính chất phi tài sản không tuyệt đối. Vì nó còn bị sự trừng phạt về kinh tế chi phối [16; tr4].” Quan hệ về tài sản trong luật tư La Mã bao gồm: quan hệ về vật quyền; quan hệ về trái quyền (nghĩa vụ); quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quan hệ về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; quan hệ về thừa kế. Chế định trái quyền trong Luật La Mã quy định về nghĩa vụ và hợp đồng, bao gồm các vấn đề: “căn cứ xác lập nghĩa vụ theo hợp đồng (ex contractu), nghĩa vụ ngoài hợp đồng (ex delictu); phân biệt nghĩa vụ phát sinh từ chuẩn khế ước, từ chuẩn vi phạm; điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, mức bồi thường do hành vi vi phạm hợp đồng và vi phạm quyền tư pháp khác của công dân” [16; tr23]. Các loại hợp đồng thông dụng cũng được quy định cụ thể trong chế định này. Chế định thừa kế của Luật La Mã quy định hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Ngoài ra, chế định vật quyền cũng là một chế định quan trọng thuộc sự điều chỉnh của tư pháp La Mã. Chế định vật quyền trong Luật La Mã quy định về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu và các quyền của người khác không phải là chủ sở hữu trên tài sản (quyền đối với tài sản của người khác). Nội dung của chế định sở hữu trong Luật La Mã đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ các quan hệ liên quan đến sở hữu phát sinh trong đời sống thực tế của xã hội La Mã thời bấy giờ. Luật La Mã quy định về các căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, quyền sở hữu tài sản của người khác theo thời hiệu; phát sinh
  • 16. 13 quyền sở hữu trên cơ sở chế tạo, liên kết hỗn hợp vật của nhiều chủ sở hữu; hạn chế về quyền sở hữu. Luật La Mã cũng quy định về chiếm hữu trong sự phân biệt với quyền sở hữu mặc dù trong hầu hết các trường hợp chủ sở hữu đều là người chiếm hữu đồ vật. Bên cạnh đó chế định vật quyền cũng bao gồm cả những quy định về quyền đối với tài sản của người khác. Như vậy có thể thấy, pháp luật La Mã điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ thuộc lĩnh vực luật tư xoay quanh các quan hệ giao dịch giữa các cá nhân với nhau liên quan đến các quyền về nhân thân và tài sản. Trong các quan hệ đó, phần lớn các quy định được xây dựng để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tài sản, bởi lẽ, vào thời kỳ này, quan hệ giữa con người được xác lập chủ yếu thông qua tài sản. 1.1.4. Nguồn của Luật tƣ La Mã: Để có thể tìm hiểu một cách đầy đủ và khái quát về vật quyền, trước hết cần xác định được các loại nguồn của tư pháp La Mã trong đó chứa đựng các quy phạm quy định về vật quyền. “Có thể hiểu nguồn luật La Mã như là nguồn gốc nội dung các quy phạm pháp luật, hình thức cấu thành các quy phạm pháp luật và cơ sở nhận thức pháp luật” [9; tr11]. Từ các công trình nghiên cứu Luật La Mã, chúng ta có thể thấy nguồn của tư pháp La Mã bao gồm: tập quán pháp (thường luật); đạo luật; sắc dụ của các quan chấp chính; hoạt động của các luật gia La Mã và hệ thống hóa Luật La Mã của hoàng đế Justinian. 1.1.4.1. Tập quán pháp (thường luật): Tập quán của người La Mã hình thành trong đời sống và quá trình lao động, sản xuất, trở thành những chuẩn mực chung đối với hành vi của mọi
  • 17. 14 người, chi phối các quan hệ xã hội. Khi của cải trở nên dư thừa dẫn đến sự phân hóa giai cấp, các quan hệ kinh tế xã hội trở nên đa dạng, phức tạp, xã hội bắt đầu xuất hiện nhu cầu tập hợp những điều kiện chung về sinh hoạt, sản xuất thành quy tắc chung bắt buộc mọi người thực hiện. Nếu những quy tắc đã được áp dụng trong cuộc sống thường nhật nhưng lại không được chính quyền nhà nước công nhận và bảo vệ thì chúng chỉ là tập quán, nhưng khi chúng được công nhận và bảo vệ thì đương nhiên chúng sẽ trở thành tập quán pháp (hay còn gọi là thường luật), thậm chí còn mang hình thức của một đạo luật [9; tr14]. 1.1.4.2. Đạo luật: Nói về lịch sử phát triển của Luật La Mã, ngay trong các chế định của Justinian đã có sự phân biệt giữa luật thành văn (ius csriptum) và luật không thành văn (ius non csriptum). Luật thành văn là đạo luật và những quy phạm do các cơ quan quyền lực đặt ra và ghi nhận bằng các văn bản cụ thể [9; tr14]. Đạo luật đã được sử dụng thay thế cho thường luật không thành văn khi thường luật không còn là hình thức phù hợp với sự phát triển của xã hội. Thời kỳ cộng hòa, các đạo luật được Hội nghị nhân dân thông qua được gọi là leges. Tuy số lượng các đạo luật thời kỳ này chưa nhiều nhưng chúng cũng đã đóng một vai trò quan trọng đối với việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Thời kỳ quân chủ, nhà vua ra các sắc dụ (Constitutio) có tính chất bắt buộc một tầng lớp hoặc toàn thể nhân dân La Mã phải tuân theo. Các sắc dụ thể hiện ở các dạng: “chiếu chỉ cho các thần dân; sắc chỉ cho từng vụ việc; sắc dụ cho các quan lại và sắc lệnh giải quyết các tranh chấp” [16; tr15].
  • 18. 15 1.1.4.3. Sắc dụ của các quan chấp chính: Sắc dụ của các quan chấp chính (Edict magistratum) có tính chất bắt buộc và hiệu lực của nó kéo dài theo nhiệm chức của quan. Trong thực tiễn xét xử, một số quy phạm pháp luật cổ không còn phù hợp đã được điều chỉnh hoặc thay đổi. Điều này đã khắc phục được các hạn chế của luật civile nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong xã hội mà luật chưa thay đổi kịp để điều chỉnh. Hoạt động sáng tạo luật pháp của các quan tòa đã làm xuất hiện một hệ thống các quy phạm pháp luật mới mẻ có tên gọi là ius honorarium (từ honores dùng để chỉ những người có chức sắc) hoặc còn gọi là ius praetorium – Luật quan. Hoạt động sáng tạo luật pháp của các quan tòa còn dẫn đến sự xuất hiện một loạt những học thuật mới như: legitimus (hợp pháp), bonorum possessio (chiếm hữu theo luật quan), iudicium legitimum – theo luật civile, iustae causae (căn cứ chính xác, hợp đạo), legitimum tempus (thời hạn luật pháp) [9; tr17]. 1.1.4.4. Hoạt động của các luật gia: Các luật gia La Mã đóng vai trò không nhỏ trong việc bổ sung, sáng tạo và hoàn thiện các quy phạm pháp luật. Theo Xi-xê-ron, hoạt động của các luật gia gồm các hình thức: respondere, cavere, agere và scribere. Respondere - là hoạt động tư vấn giúp cho các công dân hiểu rõ hơn các điều luật khi họ có những việc liên quan tới luật pháp. Cavere – hoạt động giúp công dân ký kết các thỏa thuận để tránh những thiếu sót có thể gây thiệt hại về quyền lợi. Scribere – là hoạt động giúp các công dân lập biên bản hợp đồng và các loại văn bản khác liên quan tới pháp luật. Agere – là hoạt động phụ trách tố tụng của các bên (nhưng không với tư cách là luật sư bào chữa) [9; tr18].
  • 19. 16 Đến thời kỳ Prinxipat (từ năm thứ 27 TCN đến năm 193 SCN), hoạt động sáng tạo luật pháp của các luật gia La Mã được công nhận một cách chính thức. Các luật gia La Mã đã đóng vai trò không nhỏ trong việc sáng tạo ra các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh. 1.1.4.5. Hệ thống hóa Luật La Mã của hoàng đế Justinian: Justinian là tên của Hoàng đế Đông La Mã, lên ngôi vào năm 527. Từ năm 528 ông thành lập một ủy ban pháp luật nhằm hệ thống các quy phạm Luật La Mã thành Corpus Juris Civilis (Tập hợp các chế định luật dân sự). Ngoài việc hệ thống, ủy ban này cũng có quyền thay đổi nội dung các quy phạm cho phù hợp. Corpus Juris Civilis bao gồm 4 bộ phận cấu thành: Codex Constitutionum (Bộ luật Justinian), Institutiones (Sách giáo khoa Luật La Mã), Digesta (Tổng luận luật học Justinian) và Novellae (Tập hợp luật mới) [19; tr17]. 1.2. Khái quát chung về vật quyền trong Luật La Mã: 1.2.1. Khái niệm và bản chất vật quyền: Thông thường, luật dân sự là khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ tài sản được phân chia thành hai loại: (1) quan hệ giữa con người với nhau hay chính là quan hệ nghĩa vụ được gọi là trái quyền và (2) quan hệ giữa con người với vật được gọi là vật quyền. Chế định nghĩa vụ luôn bao gồm trái quyền, còn vật quyền thuộc phạm vi của chế định tài sản. Nói một cách đơn giản về vật quyền thì vật quyền cho phép người có quyền được thực hiện hành vi một cách trực tiếp, không cần phải thông qua trung gian tác động lên tài sản là đối tượng của vật quyền đó. Vật quyền dùng để chỉ mối quan hệ giữa một người xác định là chủ thể quyền với một vật cụ thể là đối tượng của quyền. Vật quyền là quyền của một người đối với vật, cho phép người đó được phép tác động trực tiếp lên vật nhằm đáp ứng các nhu cầu của mình. Vật quyền
  • 20. 17 không chỉ cho phép người có quyền được tác động lên chính đối tượng của vật quyền, mà theo Edward C.Abell Jr thì vật quyền còn được xem như một công cụ chống lại tất cả những người khác trên thế giới. Khái niệm về vật quyền cũng được PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện xây dựng như sau: “Vật quyền. Tính chất trực tiếp và tức thì của việc thực hiện vật quyền được thể hiện ngay trong cách thức tác động bằng hành vi vật chất (cả hành vi pháp lý) của chủ thể lên đối tượng của quyền”. Quan hệ vật quyền hình thành từ hai yếu tố: chủ thể quyền và đối tượng của quyền. Chủ thể quyền bao giờ cũng là một người xác định, có quyền loại trừ với tất cả những người còn lại trong quan hệ với đối tượng của vật quyền cũng là một vật xác định. Chủ thể của vật quyền được thực hiện đầy đủ các quyền năng đối với vật cũng như quyền tác động trực tiếp lên vật bao gồm quyền kiểm soát, sử dụng, được lợi từ vật mà không cần thông qua bất cứ một người nào khác. “Tính chất trực tiếp và tức thì của việc thực hiện vật quyền được thể hiện ngay trong cách thức tác động bằng hành vi vật chất (và cả hành vi pháp lý) của chủ thể lên đối tượng của quyền”[14]. Chẳng hạn, chủ sở hữu đồ vật có thể tự do sử dụng hoặc đem cho mượn, cho thuê mà không cần có vai trò trung gian của người nào khác. Tương tự, người được hưởng quyền địa dịch được phép thực hiện quyền của mình mà không cần xin phép chủ sở hữu cũng không cần sự hỗ trợ pháp lý của người khác. Tuy nhiên người có vật quyền cũng phải tôn trọng các quyền lợi chính đáng của người khác và phải chịu trách nhiệm nếu gây thiệt hại khi thực hiện quyền của mình. Trong hệ thống các vật quyền thì quyền sở hữu được coi là vật quyền lớn nhất làm khuôn mẫu cho việc xác lập nên các loại vật quyền khác. Do các vật thể vật chất hay còn gọi là các vật chất liệu là một trong những phương tiện thiết yếu
  • 21. 18 giúp con người tồn tại cũng như đáp ứng các nhu cầu của mình trong cuộc sống. Để có thể khai thác được các công dụng của các vật thể vật chất này nhằm phục vụ cho mục đích của mình, con người cần được thừa nhận quyền đối với vật cũng như quyền “ngăn cản hay loại trừ người khác từ việc tiếp cận tới vật thể vật chất đó, đến việc quản lý và khai thác nó… Pháp luật đã hỗ trợ cho người nắm giữ hay tạo lập vật thể vật chất (mà pháp luật cho rằng họ nắm giữ hay tạo lập hợp pháp) ngăn cản hay loại trừ tất cả những người khác bằng cách xây dựng chế định quyền sở hữu để cho người này thống trị đối với vật thể vật chất. Do vậy, quyền sở hữu được coi là quyền thống trị của một người đối với vật thể vật chất của mình và loại trừ tất cả những người khác, nên được gọi là vật quyền hay quyền đối vật”[8]. Ngoài ra, khi xã hội phát triển, nhu cầu của con người nhiều khi không còn bó hẹp trong phạm vi vật thuộc sở hữu của mình dẫn đến việc cần sử dụng sản phẩm của người khác hoặc cho người khác sử dụng sản phẩm của mình để thu lại lợi nhuận. Chủ sở hữu có thể cho phép người khác có một hoặc một vài quyền nhất định trên vật thuộc sở hữu của mình. Những người không phải chủ sở hữu tài sản cũng có thể có một số quyền năng của chủ sở hữu. Khi chủ sở hữu cho phép một người được sử dụng và thu hoa lợi từ vật thì người này có quyền hưởng dụng, nếu được sử dụng vật mà không hưởng hoa lợi thì chỉ có quyền sử dụng. Ngoài ra còn tồn taị các loại quyền khác đối với vật như quyền địa dịch, quyền cầm cố… Trên một vật có thể có nhiều quyền được thiết lập. Bởi pháp luật nhiều khi phải nói chung tới tất cả các quyền trên vật mà bao gồm cả quyền sở hữu và các quyền này, nên người ta gọi chung chúng là “vật quyền” hay “quyền đối vật”. Các quyền này được gọi như vậy từ xa xưa, có ý nghĩa quan trọng trong việc
  • 22. 19 phân biệt với một loại quyền khác là quyền đối nhân (quyền yêu cầu của trái chủ đối với người thụ trái xác định) [8]. Sự phân biệt này mang lại rất nhiều lợi ích. Trên cơ sở sự phân biệt vật quyền và trái quyền, người làm luật có điều kiện xây dựng các chế độ pháp lý tương ứng cho mỗi quyền tài sản có tính chất khác biệt: chế độ pháp lý về vật quyền đặc trưng bằng các quy tắc chỉ định ứng xử của chủ thể trong quá trình tác động lên tài sản đối tượng của quyền; chế độ pháp lý về trái quyền đặc trưng bởi các quy tắc chỉ định hành vi ứng xử trong giao tiếp giữa hai bên [14]. Hay nói một cách cụ thể hơn thì, pháp luật ra đời tạo ra một khung pháp lý cho các quan hệ pháp luật được tiến hành. Trong quan hệ vật quyền, pháp luật quy định cụ thể về các quyền của chủ thể đối với vật, còn quan hệ trái quyền, pháp luật là quy chuẩn cơ bản cho cách ứng xử giữa mọi người với nhau trong quan hệ. Như vậy, hiểu một cách khái quát, vật quyền (jus in re) là quyền của một người chi phối, tác động trực tiếp lên vật không cần thông qua người trung gian. 1.2.2. Phân loại vật quyền trong Luật La Mã : Vật quyền trong Luật La Mã có thể được chia thành hai loại là quyền trên tài sản của mình (có thể gọi là quyền sở hữu) và quyền trên tài sản của người khác. Người có quyền sở hữu được xác lập quyền tuyệt đối và đầy đủ trên tài sản của mình. Quyền trên tài sản của người khác được gọi là dịch quyền (servitude), có được là do chủ sở hữu cho phép một người nào đó được phép hưởng lợi trên tài sản của mình. Dịch quyền bao hàm bên trong nó hai nội dung chính là dịch quyền thuộc người (personal servitudes), và dịch quyền thuộc vật (real servitude hay predial servitude). Dịch quyền thuộc người bao gồm quyền hưởng dụng; quyền sử dụng, quyền ngụ cư, quyền thuê dài hạn, quyền bề mặt. Bên cạnh các
  • 23. 20 vật quyền này còn tồn tại quyền chiếm hữu được xem như một quan hệ thực tế. Tất cả các loại quyền này là các vật quyền chính. Vật quyền chính là các vật quyền cho phép người có quyền kiểm soát vật chất và khai thác vật. Trong các vật quyền chính yếu, quyền sở hữu là vật quyền đầy đủ cho phép người có quyền thu được lợi ích từ vật thông qua việc khai thác một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế của vật [17]. Có thể thấy, vật quyền chính yếu đặc trưng bởi sự cho phép chủ thể quyền được tác động trực tiếp lên vật nhằm sử dụng hoặc khai thác giá trị của vật. Và quyền sở hữu thể hiện một cách đầy đủ cũng như tối ưu nhất các đặc điểm của vật quyền chính. ”Quyền sở hữu là vật quyền thống trị và làm cơ sở cho việc phân chia và xác định các vật quyền khác mà các vật quyền này thường được gọi là các chi phân của quyền sở hữu. Các vật quyền chính yếu khác được gọi là chi phân của quyền sở hữu bởi chúng là quyền sở hữu bị tiết giảm đi thành tố nào đó.”[6] Vật quyền chính được phân biệt với vật quyền phụ thuộc. Vật quyền phụ thuộc (hay vật quyền bảo đảm) phát sinh trên cơ sở trái quyền với mục đích đảm bảo cho việc thực hiện trái quyền nhằm bảo vệ quyền lợi cho người có trái quyền. Một số vật quyền phụ thuộc có thể kể đến như quyền cầm cố, quyền thế chấp… Người có vật quyền phụ thuộc thực hiện quyền của mình đối với vật trong phạm vi hạn chế hơn so với người có vật quyền chính yếu. 1.2.3. Bảo vệ vật quyền : Vật quyền được pháp luật La Mã công nhận và bảo vệ một cách tuyệt đối, người có vật quyền được phép chống lại bất cứ người nào có hành vi cản trở việc thực hiện quyền của mình. Không ai có thể tự ý hạn chế, tước đoạt trái pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền sở hữu cũng như các quyền hợp pháp trên tài sản của người khác. Có hai hình thức bảo vệ được pháp luật La Mã công nhận và cho
  • 24. 21 phép chủ thể được áp dụng đó là phương pháp tự bảo vệ và phương pháp kiện vật quyền (actio in rem). Chủ thể của vật quyền có quyền tự bảo vệ, ngăn cản các hành vi xâm phạm đến quyền của mình cũng như truy đòi tài sản là đối tượng của vật quyền đang bị người khác chiếm giữ, sử dụng không có căn cứ pháp luật. Vật quyền được pháp luật bảo vệ bất kể vật đang nằm trong tay người nào. Luật gọi đó là quyền theo đuổi. Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang nắm giữ vật, dù với tư cách nào, đều phải tôn trọng các quyền năng của người có vật quyền, một cách không điều kiện: người có quyền sở hữu tài sản được quyền yêu cầu người nắm giữ tài sản phải giao tài sản cho mình và người sau này phải giao nếu không muốn bị coi là người chiếm giữ tài sản trái phép; chủ sở hữu tài sản thế chấp phải tôn trọng quyền kê biên tài sản của chủ nợ nhận thế chấp; chủ sở hữu bất động sản chịu địa dịch về lối đi qua phải tôn trọng quyền về lối đi qua của người hưởng địa dịch... [13]. Ngoài biện pháp tự bảo vệ, vật quyền được pháp luật La Mã bảo vệ bởi hình thức kiện actio in rem (kiện vật quyền). Theo hình thức này, người có vật quyền được phép khởi kiện người có hành vi xâm phạm đến quyền của mình hoặc người chiếm giữ vật bất hợp pháp. Khi xảy ra những hành vi nhằm chiếm hữu trái pháp luật tài sản của người khác hay những hành vi được tiến hành nhằm cản trở việc chủ sở hữu khai thác các quyền năng của mình trên vật, chủ sở hữu có quyền yêu cầu tòa án giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền sở hữu cũng như vật quyền chính đáng của mình đã được xác lập trên vật. Nếu như vật quyền được pháp luật La Mã bảo vệ một cách tuyệt đối thông qua hình thức kiện actio in rem - quyền kiện người thứ ba bất kỳ vi phạm vật quyền, thì trái quyền được pháp luật bảo vệ tương đối bằng kiện actio in
  • 25. 22 personam. Actio in personam được coi là tương đối bởi nó chỉ bảo vệ quyền của đương sự trong một mối quan hệ trái quyền cụ thể với một hoặc nhiều cá nhân khác. Trên thực tế có rất nhiều chủ thể bị xâm phạm tới các vật quyền hợp pháp đã được xác lập trên vật. Chính vì vậy mà Nhà nước La Mã đã quy định về việc bảo vệ vật quyền hay cả người chiếm hữu hợp pháp thông qua các phương thức bảo vệ vật quyền trên. Các phương thức bảo vệ vật quyền chính là các biện pháp tác động cứng rắn và tuyệt đối đối với các hành vi xử sự của con người, ngăn ngừa những hành vi xâm hại đến chủ thể có vật quyền khi người này thực hiện quyền của mình. 1.3. Sự tiếp nhận vật quyền trong pháp luật dân sự : Có thể nói Luật tư La Mã là cơ sở, nền tảng của pháp luật dân sự hầu hết các nước trên thế giới. Luật dân sự La Mã bao gồm nhiều chế định khác nhau như sở hữu, nghĩa vụ - hợp đồng, thừa kế, hôn nhân và gia đình… Trong đó, quyền đối vật là một chế định rất quan trọng, được tiếp thu trong pháp luật dân sự của rất nhiều quốc gia. Sự tiếp nhận lý thuyết về vật quyền của Luật La Mã có các đặc trưng khác nhau ở mỗi quốc gia. Vật quyền được ghi nhận thông qua hành động lập pháp hoặc cũng có thể qua các học thuyết pháp lý. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều ghi nhận chế định vật quyền vào bộ luật dân sự của mình trong tương quan sự phân biệt với trái quyền. Tùy thuộc vào chính sách pháp lý cũng như truyền thống của mỗi quốc gia mà danh sách các vật quyền [32] cũng như các nguyên tắc chi phối quan hệ vật quyền của mỗi quốc gia có sự khác biệt nhất định [17]. BLDS của Pháp và Đức chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ Luật La Mã và cũng là hai bộ luật tiêu biểu cho việc tiếp nhận vật quyền vào trong luật dân sự.
  • 26. 23 BLDS Pháp hiện hành không có quy định ghi nhận trực tiếp thuật ngữ vật quyền nhưng trên thực tế luật tài sản của Pháp được xây dựng dựa trên cơ sở sự phân biệt giữa vật quyền (iura in rem) và trái quyền (iura ad rem) cũng như sự phân biệt giữa động sản và bất động sản [33]. Luật vật quyền của Pháp được ghi nhận dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc công khai, nguyên tắc tuyệt đối, nguyên tắc luật định và nguyên tắc đồng thuận. Theo nguyên tắc đồng thuận, “quyền sở hữu tài sản được chuyển giao kể từ thời điểm các bên đồng ý về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng và đăng ký hợp đồng được xem là có hiệu lực đối kháng với người thứ ba [17]”. Trên cơ sở các nguyên tắc kể trên, luật về tài sản và vật quyền của Pháp được ghi nhận trong quyển hai và quyển bốn của BLDS. Quyển hai quy định về tài sản và những thay đổi về tài sản bao gồm: phân biệt các loại tài sản; sở hữu; quyền hưởng hoa lợi, lợi tức; quyền sử dụng; quyền cư dụng và dịch quyền phát sinh do địa thế. Quyển bốn quy định về các biện pháp bảo đảm bao gồm: các biện pháp bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật. Quyền sở hữu trong luật dân sự Pháp được tiếp cận với tính cách là một vật quyền thông qua việc phân biệt các đặc tính cơ bản [17]: là một quyền tuyệt đối và mang tính độc quyền. Với tính chất là một quyền tuyệt đối, quyền sở hữu được coi là vật quyền rộng nhất và hầu như không bị giới hạn ngoại trừ trường hợp chủ sở hữu lạm dụng quyền của mình để cố ý gây bất lợi cho người khác. Tính chất độc quyền của quyền sở hữu có nghĩa là chỉ có chủ sở hữu mới có quyền tác động, định đoạt đến tài sản thuộc sở hữu của mình. Ngoài ra, chủ sở hữu còn “có thể loại trừ bất cứ ai sử dụng, hưởng dụng hoặc định đoạt tài sản của mình [17]”. BLDS Đức được ban hành sau BLDS Pháp gần một thế kỷ. Đặc điểm của BLDS Đức căn cứ theo sát Luật La Mã Corpus Juris Civilis về tinh thần cũng
  • 27. 24 như cách sắp xếp [19]. BLDS Ðức được cấu trúc thành năm quyển trong đó những quy định về vật quyền nằm ở quyển thứ ba. Quyển về vật quyền trong BLDS Ðức đề cập đến vấn đề về các quyền được thiết lập trên vật, sự tác động của chúng tới vật và mối quan hệ giữa các quyền đó. “Sự khác biệt cơ bản giữa BLDS Pháp với BLDS Ðức là hệ thống pháp luật Pháp dù xem luật nghĩa vụ và luật tài sản như những địa hạt riêng nhưng vẫn xem xét chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách biệt một cách nghiêm ngặt như BLDS Ðức [17]”. Luật dân sự Ðức cũng ghi nhận các nguyên tắc công khai, nguyên tắc tuyệt đối và nguyên tắc luật định tương tự với Pháp. Ngoài ra, nguyên tắc trừu tượng và tách bạch được xem là một nguyên tắc đặc trưng trong luật vật quyền của Ðức. Nguyên tắc này cho phép “tách biệt các quan hệ pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ với quan hệ pháp lý thực hiện nghãi vụ hay nói cách khác tách biệt giữa vật quyền và trái quyền trong một quan hệ hợp đồng [17]” nhằm đảm bảo một cách tốt nhất cho người mua trong quan hệ hợp đồng. Quyển ba quy định về vật quyền của BLDS Đức bao gồm chín phần với các quy định về: chiếm giữ; quyền đối với khoảnh đất; quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu; quyền xây dựng; quyền ưu tiên mua trước; địa tô; thế chấp, trả tiền sử dụng đất, trả tiền sử dụng đất theo kỳ hạn; cầm cố động sản và cầm cố quyền.
  • 28. 25 CHƢƠNG 2 : CHẾ ĐỊNH VẬT QUYỀN TRONG LUẬT TƢ LA MÃ: 2.1. Vật trong Luật La Mã: Trong luật tư La Mã, tài sản được coi là một chế định quan trọng. “Luật La Mã phân chia tài sản thành vật chất liệu và tài sản phi chất liệu - đó là các quyền”[6]. Khi tài sản được hình dung như một quyền, nó được “phân chia thành hai loại là các quyền thiết lập trên vật chất liệu (rights in rem) và các quyền có giá trị kinh tế đối với người khác (rights in personam) [6]”. “Theo luật dân sự truyền thống, quan hệ giữa người với người có ý nghĩa kinh tế được gọi là quan hệ nghĩa vụ hay còn được gọi là “quyền đối nhân” (rights in personam). Còn quan hệ giữa người với vật được gọi là “quyền đối vật” hay “vật quyền” (rights in rem) [7]”. Như vậy, trong Luật La Mã, khi tài sản được tiếp cận dưới góc độ là một dạng quyền thì nó bao gồm quyền đối vật và quyền đối nhân. Khi đi sâu vào bản chất chế định tài sản, “vật” được coi là vấn đề cơ bản của tài sản, và tạo cơ sở thiết lập nên tiêu chuẩn pháp lý cho tài sản. “Vật” (res) là những vật thể của thế giới vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và mang giá trị kinh tế - xã hội nhất định. Khi tài sản được hình dung ở góc độ là vật, nó được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau, bao gồm: vật hữu hình và vật vô hình; vật cho người và vật cho thần linh; vật lưu thông được và vật không lưu thông được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và vật đặc định; vật chính và vật phụ; tài sản gốc và hoa lợi… Luật La Mã còn chia tài sản thành động sản và bất động sản. Cách phân loại này cho đến ngày nay vẫn được ghi nhận trong hệ thống pháp luật nhiều nước trên thế giới. “Sự phân biệt giữa bất động sản và động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời hiệu xác lập quyền sở hữu. Theo luật 12 Bảng,
  • 29. 26 một người chiếm hữu liên tục hai năm một bất động sản sẽ trở thành chủ sở hữu đối với bất động sản đó, còn đối với động sản, thời hạn này là một năm” [11; tr13]. Trong xã hội La Mã cổ đại, đất đai được coi là tài sản có giá trị nhất do tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của xã hội, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai được coi là bất động sản và là tài sản có giá trị của người dân La Mã. Động sản bị coi là “của di động là thấp hèn (res mobilis, res vilits)”[24; tr106]. Luật La Mã còn coi cả của cải trong lòng đất, những thứ được tạo ra do sức lao động của con người từ đất đai, các công trình xây dựng và tất cả những gì gắn liền với đất đai là bất động sản. Việc phân chia tài sản thành bất động sản và động sản dẫn tới nhiều hệ quả pháp lý khác nhau. Chẳng hạn, các vật quyền được phân biệt thành hai loại: có loại chỉ thiết lập trên bất động sản và có loại thiết lập trên cả bất động sản và động sản. Các quyền thiết lập trên bất động sản và các quyền được thiết lập trên động sản có sự khác nhau về chi tiết, ví dụ: chủ nợ dễ dàng sai áp và bán động sản để lấy nợ hơn đối với bất động sản; hệ thống đăng ký bất động sản dễ dàng được thiết lập hơn so với đăng ký động sản, đặc biệt đối với các quyền mà không bao gồm việc chiếm hữu tài sản [6]. Điều này có thể dễ dàng được hình dung, bởi khi phân chia các vật quyền này, dường như các luật gia Lã Mã đã dựa vào tính chất, đặc điểm và đặc trưng của vật để phân chia ra các quyền, các hành vi có thể tác động hợp pháp lên vật. Sự phân chia này thúc đẩy cho giao lưu dân sự được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Có thể thấy rằng các hệ thống pháp luật đều có xu hướng quy định chi tiết hơn đối với bất động sản so với động sản. Điều này có thể xuất phát từ ba lý do chính [29; tr.VI]: Một là, lý do về mặt vật lý: Bất động sản thường gắn bó chặt
  • 30. 27 chẽ với lãnh thổ quốc gia, trong khi đó động sản di chuyển tự do dễ bị mất mát, phá huỷ, nhầm lẫn. Hai là, lý do về mặt kinh tế: Trong lịch sử xã hội loài người cho tới thời kỳ công nghiệp hoá, đất đai là nguồn của cải thiết yếu cho cuộc sống và nó được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ba là, lý do về mặt tâm lý: Đất đai, nhà cửa thường gắn bó chặt chẽ lâu dài với đời sống của con người, do đó họ thường có tình cảm và chú ý hơn so với động sản. Có một số quyền chỉ có thể tồn tại trên bất động sản như dịch quyền và một số khác thì tồn tại trên cả động sản và bất động sản như quyền hưởng dụng [5]. Ngoài cách phân loại trên, Luật La Mã còn phân chia vật thành vật chia được và vật không chia được dựa trên việc xác định giá trị của vật có còn nguyên vẹn hay không khi phân chia, hay phân chia vật thành vật tiêu hao và vật không tiêu hao dựa trên việc xác định giá trị nguyên vẹn của vật qua thời gian. Hoặc dựa vào bản chất, đặc điểm, vật có thể được phân chia thành vật thay thế và vật đặc định. Những cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định đối tượng của các loại hợp đồng. Ngoài ra, việc phân loại vật thành vật thay thế và vật đặc định cũng có ý nghĩa trong quy định về nghĩa vụ giao tài sản. Đối với những vật đặc định thì phải giao đúng vật. Sự phân loại vật được hình thành dẫn đến việc cụ thể hóa các loại quyền của chủ thể với vật. Nói cách khác, việc phân loại vật tạo nên cơ sở để phân loại và quy định về các vật quyền. 2.2. Chiếm hữu: 2.2.1. Khái niệm: Trong Luật La Mã, chiếm hữu mang ý nghĩa là việc có vật trên thực tế, có quyền kiểm soát và chi phối vật. Chiếm hữu là căn cứ thiết lập nên quyền sở hữu. Tuy nhiên, chiếm hữu vẫn được phân biệt với quyền sở hữu bởi chúng có
  • 31. 28 thể thuộc cùng một người hoặc cũng có thể tồn tại ở nhiều người khác nhau. Chiếm hữu được pháp luật bảo vệ cho dù người chiếm hữu có thể không có quyền sở hữu đối với đồ vật. Các trường hợp chủ sở hữu không chiếm hữu đồ vật của mình: thứ nhất, việc không chiếm hữu thực tế đồ vật xảy ra theo ý chí của chủ sở hữu: chủ sở hữu có thể nhường quyền chiếm hữu cho người khác để nhận lại các lợi tức (fructus civilis) do vật đem lại (cho thuê…) hoặc đưa vật cho người khác giữ; thứ hai, việc không chiếm hữu thực tế vật xảy ra không theo ý chí của chủ sở hữu: đồ vật bị người khác định đoạt trái phép, đồ vật bị mất, đánh rơi, bị chiếm đoạt bằng vũ lực hay bị ăn cắp [1]. Các trường hợp kể trên tuy chủ sở hữu không phải là người chiếm hữu vật nhưng quyền sở hữu đối với vật vẫn tồn tại chứ không thể bị mất đi. Trong Luật La Mã, những người nắm giữ vật theo ý chí của chủ sở hữu được gọi là người chiếm giữ thực tế (detentores). Những người này tuy có vật trên thực tế nhưng không có ý chí coi vật thuộc sở hữu của mình. Trường hợp này đươc gọi là chiếm giữ (possessio naturalis hay detentio). Luật La Mã có sự phân biệt giữa chiếm hữu và sự chiếm giữ bình thường. Nếu chỉ chiếm dụng đồ vật trên thực tế thì chưa đủ điều kiện để được coi là chiếm hữu. Một người để được coi là người chiếm hữu phải có đủ hai điều kiện, đó là: corpus possessionis (thực tế có vật) và animus possessionis (có ý chí chiếm hữu vật). Để có thể là người có hành vi chiếm hữu về mặt pháp lý phải thể hiện ý chí muốn chiếm dụng đồ vật một cách độc lập, không phụ thuộc vào người khác hoặc như là ý chí muốn xem đồ vật như của chính mình (animus domini). Ý chí
  • 32. 29 này có ở chủ sở hữu đồ vật, có ở người vì nhầm tưởng là của mình, có ở kẻ chiếm đồ vật của người khác nhưng muốn nó là cuả mình [9; tr49]. Người trông giữ đồ vật thay cho chủ sở hữu hoặc người thuê đồ vật không được coi là người chiếm hữu bởi họ chỉ có ý chí thay mặt chủ sở hữu chiếm dụng đồ vật. Người thuê đồ vật trả tiền thuê cho chủ sở hữu để được phép sử dụng đồ vật và hành vi trả tiền thuê coi như công nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu đồ vật đó. Quyền của người thuê đồ vật chỉ được bảo vệ thông qua người cho thuê là chủ sở hữu của đồ vật. Trong khi đó quyền chiếm hữu được pháp luật bảo vệ trước các hành vi xâm phạm. Còn đối với khái niệm corpus possessionis thì từ thời xa xưa ở La Mã khi luật pháp chưa phát triển được người ta hiểu như là việc có đồ vật thật sự trong tay, trong nhà hay trong sân vườn. Sau này, người ta hiểu corpus possessionis ở một góc độ chính xác hơn và rộng hơn. Luật gia Paven (bộ Degest, quyển 41, mục 2) cho rằng không thể gắn khái niệm corpus possessionis với sự cần thiết phải có đồ vật trong tay, phải nắm bắt được nó (corpore et tactu). Điều này không thể thực hiện được nếu như đồ vật đó là nhà cửa. Trong trường hợp như thế chỉ cần chiếm giữ được đồ vật bằng olulis et affectu (bằng mắt và bằng ý đồ). Ví dụ theo các luật gia La Mã, ai đó muốn chiếm giữ một mảnh ruộng thì không cần phải bước chân cho khắp mảnh đất mà chỉ cần đứng vào một chỗ nào đó của mảnh ruộng này và với ý đồ muốn nó là của mình [9; tr49]. Như vậy, thuật ngữ “Chiếm hữu” có thể được hiểu như sau: Chiếm hữu thực tế đối với vật là thực tế có vật, kiểm soát và chi phối vật đó. Trên cơ sở chiếm hữu thực tế, hình thành sở hữu và quyền sở hữu [16; tr62].
  • 33. 30 2.2.2. Nội dung: 2.2.2.1. Các hình thức chiếm hữu Thông thường chủ sở hữu là người chiếm hữu đồ vật. Chủ sở hữu là người chiếm hữu hợp pháp đồ vật. Tuy nhiên trên thực tế nhiều trường hợp người chiếm hữu đồ vật không phải là chủ sở hữu, điều này có thể theo hoặc không theo ý chí của chủ sở hữu. Những người có đồ vật và có ý đồ xem chúng là của mình nhưng không có ius possidendi (quyền có đồ vật) theo pháp luật La Mã là những người chiếm hữu bất hợp pháp. Chiếm hữu bất hợp pháp bao gồm chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng. Người được coi là chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay thẳng nếu anh ta không biết hoặc không buộc phải biết mình có quyền chiếm hữu hay không (ví dụ trường hợp mua vật từ kẻ trộm tự nhận mình là chủ sở hữu). Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng là trường hợp người chiếm hữu biết hoặc bắt buộc phải biết mình không có ius possidendi nhưng vẫn cố tình chiếm hữu vật (ví dụ trường hợp trộm, cướp tài sản của người khác). Việc phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng có những ý nghĩa nhất định. Trong xác lập quyền sở hữu, người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay thẳng có thể trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu. Trong bảo vệ quyền sở hữu, người chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng thường chịu trách nhiệm ở mức độ nhiều hơn. 2.2.2.2. Hiệu lực của sự chiếm hữu: Thông thường, quan hệ giữa người với vật luôn được thể hiện thông qua sự tác động của chủ thể lên vật. Người chiếm hữu hợp pháp luôn có những hành vi thể hiện quyền của mình một cách công khai, liên tục và ngay tình. Chính
  • 34. 31 những điều này tạo nên hiệu lực của sự chiếm hữu. Cũng như nhận định “Sự chiếm hữu tự nó phát sinh hiệu lực pháp lý. Một cách hiển nhiên, người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền sở hữu cho đến khi ai đó chứng minh được điều ngược lại” [11; tr26] .Trong trường hợp xảy ra tranh chấp mà chưa xác định được ai là người có quyền thực sự đối với vật, bên đang chiếm hữu tài sản được suy đoán là có quyền với vật, bên còn lại có nghĩa vụ chứng minh. Nếu chứng minh được sự xác lập các quyền đối với vật tranh chấp thì họ trở thành người có quyền đối với vật, còn không vật vẫn thuộc về người đang chiếm hữu. Người chiếm hữu được pháp luật bảo vệ khỏi sự xâm hại của những người khác đến sự chiếm hữu của mình. “Một hành vi gọi là quấy nhiễu sự chiếm hữu một khi nó được thực hiện một cách cố ý và tác động trực tiếp đến tình trạng chiếm hữu đang tồn tại. Theo yêu cầu của người chiếm hữu, trong khuôn khổ một vụ kiện về bảo vệ chiếm hữu (posessory action), thẩm phán có thể buộc người quấy nhiễu phải chấm dứt việc quấy nhiễu và tái lập tình trạng ban đầu” [15]. Có thể thấy, dường như khi quyền chiếm hữu đã được hợp pháp hóa thì các quyền của người chiếm hữu được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối. Để việc chiếm hữu được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối thì việc chiếm hữu không được vi phạm một trong ba trường hợp: chiếm hữu có vũ lực, chiếm hữu không công khai và chiếm hữu tạm bợ. 2.2.2.3. Căn cứ phát sinh, chấm dứt chiếm hữu: Sự chiếm hữu được ghi nhận trong một hoàn cảnh thực tế và thông thường tư cách của người chiếm hữu đối với vật được thừa nhận mà không nhất thiết phải tìm hiểu tính xác thực, hợp pháp của tư cách người chiếm hữu đó. Tư cách của ngừơi chiếm hữu được xác định dựa vào hai yếu tố cấu thành quan hệ chiếm hữu, pháp luật La Mã gọi là corpus và animus.
  • 35. 32 Corpus được coi là yếu tố vật chất khách quan của chiếm hữu. Yếu tố này biểu hiện thành các hành vi ứng xử cụ thể cho thấy người ứng xử là người có quyền đối với tài sản. “Corpus được hiểu là việc thực hiện trên thực tế các hành vi mang tính chất thể hiện quyền năng đối với tài sản. Chiếm hữu trong tư cách chủ sở hữu, người chiếm hữu thực hiện các hành vi tương ứng với các quyền dùng, khai thác lợi ích từ tài sản và định đoạt tài sản. Corpus thường được các nhà luật học La Mã cổ đại phân tích thành việc xác lập, thực hiện các giao dịch mang tính vật chất tác động lên tài sản[15]”. Các hành vi này có thể là hành vi mang tính vật chất như: cất giữ đồ đạc, sinh sống trong một ngôi nhà,… . Nhưng đó cũng có thể là hành vi ứng xử mang tính pháp lý: trả tiền gửi xe, giao kết hợp đồng cho mượn, gửi giữ tài sản... Animus được coi là yếu tố ý chí hay yếu tố chủ quan. Đó là trạng thái tâm lý thể hiện thành thái độ ứng xử hàm chứa quyền năng của người chiếm hữu đối với tài sản. Hay có thể hiểu animus là “yếu tố tâm lý hay yếu tố chủ quan, được hiểu là thái độ tâm lý thể hiện thành cung cách cư xử phù hợp với các quyền năng mà người chiếm hữu tự cho là có được đối với tài sản. Chiếm hữu trong tư cách chủ sở hữu, người chiếm hữu bộc lộ dáng vẻ của một người có các quyền năng dùng, khai thác giá trị kinh tế của tài sản và định đoạt tài sản” [15]. Việc xác định yếu tố animus khó khăn hơn so với xác định corpus bởi một người đang có vật chưa thể khẳng định được là anh ta có ý đồ chiếm dụng vật hay không. Để xác định một người có ý đồ chiếm dụng vật hay không ta có thể dựa vào căn cứ pháp lý của việc chiếm hữu đồ vật. Một người có vật thông qua hợp đồng mua bán và một người thuê đồ vật tuy cùng là nắm giữ vật nhưng hành động mua vật mới là biểu hiện của ý chí chiếm hữu.
  • 36. 33 Luật La Mã cho phép chiếm hữu thông qua người đại diện. “Luật gia Paven nói về vấn đề này như sau: “Chúng ta có thể chiếm hữu qua người đại diện – người bảo trợ hay bảo lãnh. Nhưng nếu những người này dùng tư cách của mình để chiếm giữ nhưng không vì chúng ta thì họ không thể chiếm giữ cho chúng ta” (Bộ Degest, quyển 41, mục 2, trích 1 điều 20)” [9; tr52]. Như vậy muốn thực hiện việc chiếm hữu thông qua đại diện người đại diện phải có ý chí chiếm hữu vật cho người được đại diện chứ không phải cho bản thân mình. Chiếm hữu chấm dứt khi một trong hai yếu tố cấu thành nên nó là corpus possessionis và animus possessionis không còn. Như vậy các trường hợp chấm dứt chiếm hữu bao gồm: thực tế nắm giữ vật không còn hoặc chủ thể chiếm hữu thể hiện ý chí từ bỏ chiếm hữu. Vật không còn tồn tại hoặc không thể thuộc sở hữu cá nhân cũng là một trong những trường hợp chấm dứt chiếm hữu. Chiếm hữu thông qua người đại diện chấm dứt theo ý chí cuả người chiếm hữu cùng với việc chấm dứt khả năng chiếm giữ đồ vật của người đại diện hay người ủy nhiệm. Một trong hai người này còn có khả năng thể hiện quyền hành của bản thân đối với đồ vật thì vật vẫn thuộc quyền chiếm hữu của người ủy nhiệm [9; tr 53]. 2.2.2.4. Bảo vệ chiếm hữu: Là một tình trạng thực tế, nhưng chiếm hữu lại phát sinh hiệu lực pháp lý giữa người chiếm hữu và vật được chiếm hữu. Chiếm hữu được pháp luật thừa nhận, điều chỉnh và bảo vệ. Bảo vệ chiếm hữu được phân biệt với chế độ bảo vệ quyền sở hữu. Thông thường, người chiếm hữu được suy đoán là chủ sở hữu và những yếu tố cốt lõi của quan hệ này bao gồm: Chiếm giữ vật (corpus) và có ý chí xem vật là của mình (animus). Bởi vậy “xét xử để bảo vệ chiếm hữu một mặt là một quá trình tương đối đơn giản hơn về mặt chứng minh yêu cầu (chứng
  • 37. 34 minh quyền sở hữu đối với vật trong điều kiện đòi lại vật rõ ràng là khó khăn hơn nhiều)[1]”. Mặt khác kiện bảo vệ chiếm hữu mang tính chất sơ bộ bước đầu; nếu kết quả của xét xử mà việc chiếm hữu vật được trao cho người không có quyền đối với vật thì người có quyền đối với vật có thể phát đơn kiện đòi lại vật (rei vindicatio) [1]. Chiếm hữu được bảo vệ bằng các phương tiện pháp lý đặc biệt còn gọi là interdictio (điều quan cấm) bao gồm những điều cấm để đề phòng vi phạm quyền chiếm hữu (interdicta retinendae possesionis) và điều cấm để trả lại sự chiếm hữu (interdicta recuperandae possesionis). Interdicta là những chỉ định của quan tòa về việc chấm dứt không chậm trễ những hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội và lợi ích cá nhân. Một trong những đặc trưng của việc bảo vệ chiếm hữu thông qua interdicta là trong quá trình xét xử không đòi hỏi phải chứng minh quyền đối với vật bị chiếm hữu [1]. Như vậy, trong số các bên tranh chấp, bên nào đang nắm giữ vật được suy đoán là có quyền, bên còn lại nếu muốn khẳng định điều ngược lại thì phải chứng minh chứ không được tự ý chiếm đoạt vật từ người đang chiếm hữu. Điều này nhằm mục đích bảo vệ cho sự ổn định của các quan hệ xã hội đang tồn tại, tình trạng của người chiếm hữu đối với vật sẽ được duy trì cho đến khi có người khác chứng minh được quyền đối với vật. 2.3. Quyền sở hữu: 2.3.1. Khái niệm: Sự phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ và đầu cơ đã thúc đẩy quá trình biến động của tư hữu. Trước hết điều đó được thể hiện trong việc tầng lớp giàu có càng ngày càng ra sức chiếm giữ đất, mặc dầu họ chỉ được quyền sử dụng đất công. Với quyền lực của mình, họ biến sự sử dụng tạm thời thành quyền sở hữu
  • 38. 35 riêng đối với đất công. Luật La Mã dùng thuật ngữ dominium và sau này là thuật ngữ proprietas để chỉ quyền sở hữu. Quyền sở hữu được chia thành quiritarian – quyền dành riêng cho công dân La Mã và bonitarian – quyền sở hữu của các cá nhân khác. Quyền sở hữu của cá nhân được hình thành từ: thủ tục thủ đắc tài sản – mancipation, việc chuyển giao, việc từ bỏ trước tòa án, theo thời hiệu, việc xét xử và theo quy định của luật. Quyền sở hữu được hiểu là tập hợp một số quyền năng cụ thể của chủ sở hữu mà pháp luật quy định [9; tr56,57]. Luật La Mã không đưa ra một khái niệm chính xác về quyền sở hữu, tuy nhiên những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu đã được các luật gia đưa ra. Những quyền năng đó bao gồm: Quyền sử dụng vật (ius utendi) là quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ vật phù hợp với tính năng, tác dụng của vật đó; quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (ius fruendi) về nguyên tắc chủ sở hữu là người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình; quyền định đoạt vật (ius abutendi) bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng như số phận pháp lý của vật; quyền chiếm hữu vật (ius possidendi) và quyền đòi lại vật (ius vidicandi) [16; tr 68]. Quyền sở hữu trong Luật La Mã được coi là vật quyền lớn nhất, cho phép chủ sở hữu có đầy đủ các quyền năng đối với vật. Quyền sở hữu cũng là cơ sở cho việc tạo lập nên các vật quyền chính khác. Chủ sở hữu là người có đầy đủ các quyền sử dụng, thu hoa lợi và định đoạt vật; khi chủ sở hữu cho phép một người có quyền sử dụng và thu hoa lợi từ vật của mình thì người đó có quyền hưởng dụng trên vật, còn người sử dụng thì chỉ có một quyền năng đó là sử dụng vật. Quyền sở hữu được Luật La Mã thừa nhận là vật quyền, bởi vậy nó mang các đặc điểm: tính tuyệt đối, tính độc quyền và tính vĩnh viễn.
  • 39. 36 Quyền sở hữu mang tính tuyệt đối bởi vậy về nguyên tắc, chủ sở hữu được thực hiện các quyền năng của mình trên vật một cách không giới hạn trừ những hành vi pháp luật cấm. Chủ sở hữu được quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền thu hoa lợi, quyền quản lý, quyền định đoạt hoặc bất cứ quyền gì đối với tài sản phù hợp với ý muốn của mình. Theo pháp luật La Mã thời cổ đại, người chủ gia đình có quyền năng tuyệt đối trên tài sản thuộc sở hữu của gia đình, sở hữu đất đai mang tính chất bất khả xâm phạm. Tuy nhiên chủ sở hữu cũng phải tôn trọng lợi ích của những người xung quanh và của xã hội. Việc thực hiện quyền sở hữu cũng không được trái với các nguyên tắc của pháp luật La Mã, không được gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước và quyền lợi hợp pháp của những người khác. Ngay từ ban đầu, Luật La Mã đã có những suy nghĩ nghiêm túc trước vấn đề xung đột lợi ích giữa cá nhân và lợi ích chung trong việc thực hiện quyền sở hữu tư nhân. Trong các thành phố, chủ sở hữu một bất động sản chỉ có thể phá dỡ các công trình xây dựng một khi đã cam kết xây dựng một công trình mới thay thế; việc mua bán bất động sản với mục đích đầu cơ đều bị cấm; chủ sở hữu đích bất động sản có trách nhiệm bảo vệ những người láng giềng khi có những nguy hiểm xảy ra do tình trạng xuống cấp hoặc từ việc xây dựng, sửa chữa bất động sản của mình. Ở nông thôn chủ sở hữu bất động sản phải tôn trọng quyền về lối đi qua của người láng giềng, quyền dẫn nước, thoát nước; có trách nhiệm khai thác bất động sản bị bỏ hóa [11; tr18]. Chủ sở hữu không được thực hiện quyền sở hữu của mình với mục đích cố ý gây thiệt hại cho người khác. Pháp luật La Mã coi đây là hành vi lạm dụng quyền và có chế tài xử lý với những người có hành vi như vậy. Một chủ sở hữu khi có hành vi lạm dụng quyền có thể phải đền bù những thiệt hại do mình gây
  • 40. 37 ra. Ngoài ra Luật La Mã cũng có một số hạn chế đối với quyền sở hữu thông qua việc quy định về vấn đề quyền đối với tài sản của người khác. Các quyền này bao gồm các dịch quyền và quyền địa dịch. Tính độc quyền của quyền sở hữu thể hiện ở chỗ chỉ có chủ sở hữu mới có quyền sử dụng, hưởng hoa lợi hoặc định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. “Bản chất của quyền sở hữu là độc quyền hay quyền loại trừ những người khác [6]”. Quyền sở hữu còn có hiệu lực đối kháng với những người khác, chủ sở hữu có thể loại trừ những người khác thực hiện hoặc cho phép những người khác thực hiện những hành vi nhất định. Tuy nhiên khi chủ sở hữu cho người khác được hưởng một hoặc một số quyền nhất định trên tài sản của mình thì sự độc quyền của chủ sở hữu đối với tài sản sẽ bị giảm bớt. Ngoài hai đặc tính trên, quyền sở hữu trong Luật La Mã còn mang tính vĩnh viễn. “Tính vĩnh viễn của quyền sở hữu được thể hiện ở thời gian mà quyền sở hữu mà quyền sở hữu tồn tại được xác định tương ứng với thời gian mà đối tượng của quyền sở hữu được tạo ra tồn tại [17]”. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu chỉ bị mất đi khi tài sản là đối tượng của quyền sở hữu không còn. Tựu chung lại, quyền sở hữu có thể được định nghĩa là quyền của chủ thể được thực hiện các hành vi tác động lên vật một cách trực tiếp và tức thì dưới trạng thái có vật, được pháp luật quy định, mang tính vĩnh viễn, độc quyền và tuyệt đối. 2.3.2. Nội dung: 2.3.2.1. Căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu: Căn cứ phát sinh: Căn cứ phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện mà với sự phát sinh của chúng thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với một vật được
  • 41. 38 xác lập. Các căn cứ phát sinh quyền sở hữu được chia thành hai nhóm chính: căn cứ đầu tiên (căn cứ nguyên sinh) và căn cứ kế tục (căn cứ phái sinh). Căn cứ đầu tiên (căn cứ nguyên sinh) là những căn cứ mà theo đó quyền sở hữu được xác lập không phụ thuộc vào quyền sở hữu đối với vật trước đó. Một số trường hợp phát sinh quyền sở hữu theo căn cứ đầu tiên như sở hữu vật vô chủ, chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu hoặc thủ đắc quyền sở hữu theo thời hiệu. Căn cứ này mang đặc điểm của hành vi xác lập quyền sở hữu đến từ một bên, xuất hiện dựa trên quan hệ giữa người và vật. Quyền sở hữu đối với vật lúc này chưa có hoặc không còn tồn tại nữa. Do vậy, sự tác động nhằm xác lập quyền sở hữu chỉ đến từ phía chủ thể duy nhất trong quan hệ này. Luật La Mã cho phép người đầu tiên chiếm đoạt được vật vô chủ mà có khả năng lưu thông hoặc khả năng sử dụng với ý định chiếm đoạt cho mình trở thành chủ sở hữu vật vô chủ đó. Tuy nhiên luật cũng quy định cần phân biệt vật bị vứt bỏ với vật bị đánh rơi. Một đồ vật tương đối giá trị thường là đồ vật bị đánh rơi. Luật La Mã coi những người nhặt được đồ vật có giá trị mà không trả lại là kẻ ăn cắp. Trước hết anh ta phải tìm ra chủ sở hữu của đồ vật đó, nếu tìm được chủ của đồ vật bị đánh rơi có thể yêu cầu thanh toán chi phí trông coi và chi phí tìm kiếm. Vật bị chôn cất (thesaurus), theo Luật La Mã cổ, thuộc về chủ nhân vị trí chôn cất vật. Từ thế kỷ thứ 2 SCN, đồ vật bị chôn cất được chia đều cho chủ nhân vị trí chôn cất và người tìm thấy vật. Như vậy, không chỉ dừng lại ở việc cho phép chủ thể được quyền tự mình xác lập quyền sở hữu, Luật La Mã còn dự liệu các trường hợp mà hành vi xác lập quyền sở hữu có thể gây ra thiệt hại hoặc xâm hại đến quyền và lợi ích của người khác, hay không cho phép thực hiện những hành vi xác lập quyền sở hữu lên vật thực tế đang thuộc sở hữu của người khác.
  • 42. 39 Luật La Mã cũng quy định về vấn đề thủ đắc quyền sở hữu theo thời hiệu. Theo Luật XII Bảng, thời hiệu để xác lập quyền sở hữu đối với ruộng đất là hai năm, đối với các vật còn lại là một năm. Việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu này chỉ áp dụng với công dân La Mã và các vật trong phạm vi lãnh thổ La Mã. “Đến thời cổ điển, việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu phaỉ đáp ứng được các điều kiện: phải có một căn cứ xác lập quyền sở hữu; phải có sự ngay tình của người chiếm hữu; phải có sự liên tục của việc chiếm hữu” [11; tr33]. Việc quy định thời hiệu là căn cứ cho việc xác lập quyền sở hữu thời kỳ này là một quy định tiến bộ, trong thời gian chưa hết thời hiệu này, người chiếm hữu thực tế chưa có được sự xác nhận pháp lý về việc sở hữu vật, do đó, người thực sự là chủ sở hữu của vật này vẫn có thể lấy lại vật của mình. Việc chiếm hữu buộc phải ngay tình và liên tục để chứng minh cho việc thực tế chiếm hữu này được mọi người thừa nhận và không gây thiệt hại hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích của bất kỳ chủ thể nào khác. Căn cứ kế tục (căn cứ phái sinh) là những căn cứ mà theo đó quyền sở hữu của một chủ thể được phát sinh từ quyền sở hữu cuả chủ sở hữu trước. Quyền sở hữu được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác trên cơ sở thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu (mantipatio) hoặc chuyển giao vật (traditio). Có thể nói, căn cứ phái sinh được thực hiện trên quan hệ giữa người với người về việc chuyển giao đồ vật và quyền sở hữu đồ vật đó từ người này sang người khác. Tuy nhiên không phải sự chuyển giao đồ vật nào cũng là chuyển giao quyền sở hữu, như trong trường hợp thực hiện các giao dịch chuyển giao vật nhằm thực hiện việc khai thác giá trị của vật thì không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Về thủ tục Mantipatio, đây là một nghi thức đặc trưng của pháp luật La Mã, có tác dụng chuyển quyền sở hữu vật. Nghi thức này bao gồm người chuyển
  • 43. 40 nhượng, người nhận chuyển nhượng vật, năm người làm chứng nam và có thể thêm người cân, đong, đo, đếm nếu cần thiết. Trước mặt năm người làm chứng, người chuyển nhượng ra tuyên bố chỉ rõ vật được chuyển nhượng, người được chuyển nhượng tuyên bố tiếp nhận vật. Thủ tục này nhằm mục đích xác nhận và xác thực cho hành vi chuyển nhượng này là một sự kiện thực tế, vật chuyển nhượng và các quyền liên quan được chuyển nhượng là hợp pháp. Phương thức Traditio là một “phương thức thủ đắc quyền sở hữu” [9; tr60], theo đó vật được chuyển giao kèm theo cả việc chuyển giao quyền sở hữu. Trong phương thức này, chuyển giao vật mà mang tính chất của chuyển quyền sở hữu phải có đầy đủ hai yếu tố: có sự chuyển giao đồ vật và ý chí của người trao và người nhận phải đồng nhất với nhau. Như vậy, phương thức chuyển quyền sở hữu theo Traditio quan tâm đến cả nội dung và mục đích của chuyển nhượng. Không chỉ đặt ra yêu cầu có việc chuyển nhượng thực tế diễn ra, trong thủ tục Traditio, khi chuyển giao vật, các chủ thể trong quan hệ chuyển giao phải có chung ý chí về việc chuyển giao vật. Hay nói cách khác, giữa các bên phải đạt được sự thống nhất ý chí về việc chuyển giao này. Chấm dứt quyền sở hữu: Quyền sở hữu là một loại vật quyền, được tồn tại dựa trên vật và quan hệ giữa người với vật, bởi vậy thường mang tính vĩnh viễn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra những trường hợp mà theo đó quyền sở hữu phải chấm dứt. Sự chấm dứt của quyền sở hữu làm chấm dứt sự tồn tại của quan hệ giữa người và vật là đối tượng của quyền sở hữu. Quyền sở hữu bị chấm dứt trong các trường hợp: (1) Đối tượng của quyền sở hữu không còn. Quyền sở hữu chấm dứt khi vật là đối tượng được xác lập quyền sở hữu không còn tồn tại (vật bị tiêu hủy hoặc bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật) và không còn có thể nhận dạng được hoặc vật không còn
  • 44. 41 mang đặc điểm trước đó của nó. Đối với trường hơp này, sự chấm dứt quyền sở hữu là khách quan, nằm ngoài ý chí của chủ sở hữu. (2) Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với vật hoặc quyền sở hữu của chủ sở hữu bị tước bỏ. Việc chủ sở hữu thể hiện ý chí từ bỏ vật như tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ mình từ bỏ quyền sở hữu với vật là một căn cứ chấm dứt quyền sở hữu ngay cả trong trường hợp chưa có ai xác lập quyền sở hữu với vật. Đây là trường hợp chấm dứt theo ý chí chủ quan của người có quyền sở hữu. Ngoài ra quyền sở hữu cũng chấm dứt bằng việc chủ sở hữu bị tước bỏ quyền đối với vật như bị tịch thu tài sản. Ngoài ra, quyền của chủ sở hữu đối với vật bị sáp nhập cũng mất trong trường hợp sáp nhập vật. Tuy nhiên, việc chấm dứt quyền sở hữu trong trường hợp này chỉ mang tính tạm thời nếu như vật bị sáp nhập có thể tách ra mà vẫn giữ nguyên được tình trạng ban đầu, quyền sở hữu đối với vật bị sáp nhập được khôi phục. 2.3.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu: Quyền sở hữu có thể bị xâm phạm bởi hành vi của một người thứ ba bất kỳ. Trong trường hợp này, quyền của chủ sở hữu cần được pháp luật bảo vệ, từ đó đặt ra vấn đề bảo vệ quyền sở hữu. Pháp luật La Mã đã đưa ra những phương thức đa dạng nhằm bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu trước sự vi phạm của những người khác. Các biện pháp này bao gồm: kiện đòi lại tài sản, kiện phủ định và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác. Kiện đòi lại tài sản: Kiện đòi tài sản ban đầu mang ý nghĩa như một biện pháp nhằm giải quyết xung đột giữa tình trạng thực tế và tình trạng pháp lý của tài sản. Sau này, quyền kiện đòi tài sản còn được thực hiện trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp. Hay có thể thấy trong một vụ kiện đòi tài sản, quan
  • 45. 42 hệ tài sản bị xung đột và được đem ra để giải quyết theo đúng với tình trạng pháp lý của tài sản. Và có thể coi là kiện đòi lại tài sản theo đúng nghĩa của một vụ tranh chấp tài sản. Để có một vụ kiện đòi lại tài sản đúng nghĩa, buộc phải xuất hiện xung đột giữa tình trạng thực tế và tình trạng pháp lý liên quan đến quan hệ với vật trong vụ kiện. Người kiện đòi lại tài sản là người không chiếm hữu thực tế đối với tài sản. Yêu cầu của người khởi kiện được xác định là mong muốn tình trạng thực tế phải phù hợp với nội dung của quyền mà người đó cho rằng mình có đối với tài sản đang tranh chấp. Người khởi kiện là người có trách nhiệm chứng minh trong vụ kiện đòi lại tài sản. Nếu như trong trường hợp các lập luận của người khởi kiện là thỏa đáng thì người bị kiện phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế của mình đối với tài sản trên. Trong trường hợp người bị kiện không chịu chấm dứt việc chiếm hữu của mình thì các thẩm phán có thể yêu cầu người bị kiện thực hiện bản án kèm theo việc người bị kiện có thể bị buộc phải trả một số tiền tương đương giá trị của vật. Một đặc điểm nữa của vụ kiện đòi lại tài sản đúng nghĩa là mục đích của vụ kiện là giải quyết một tình trạng pháp lý. Người kiện trong trường hợp được thừa nhận có quyền sở hữu đối với tài sản được yêu cầu người chiếm hữu trao trả lại tài sản. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ngoài việc trao trả tài sản đó là tình trạng pháp lý của tài sản này cần được khôi phục hoặc xác nhận như đúng với pháp luật và công lý. Việc giải quyết tình trạng pháp lý của tài sản là việc giải quyết các hậu quả của việc chiếm hữu bao gồm quyền đối với hoa lợi, trách nhiệm đối với những hậu quả phát sinh từ việc chiếm hữu. Do vậy, kiện đòi lại tài sản trở thành một vụ án pha trộn các yêu cầu liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đối vật và quan hệ tranh chấp vật.
  • 46. 43 Kiện phủ định: Kiện phủ định thường xuất hiện trong các giao dịch mua bán, chuyển nhượng tài sản. Giao dịch chuyển nhượng này không xác định được tư cách chủ sở hữu của chủ thể giao dịch một cách chính xác và cụ thể. Việc giao dịch chỉ được tiến hành dựa trên cơ sở thực tế chiếm hữu vật và nguyên tắc suy đoán chủ sở hữu. Quyền kiện phủ định được pháp luật La Mã quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người nhận chuyển nhượng tài sản từ một người khác mà không biết hoặc không thể biết có quyền sở hữu thực sự đối với tài sản hay không.“Trong điều kiện người được chuyển nhượng ngay tình, người ta giả định rằng, người được chuyển nhượng có quyền sở hữu nên người được chuyển nhượng có quyền yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu mà người chuyển nhượng đã giao cho mình do hiệu lực của một giao dịch [11; tr37,38]. Có thể hiểu giao dịch này được tiến hành như sau: (1) hai người lần lượt mua một tài sản từ một người khác, người sau này chuyển nhượng hai lần đối với cùng một tài sản cho hai người khác nhau. Người nào tiếp nhận tài sản trước được coi là người được chuyển nhượng hợp lệ và sẽ được bảo vệ. (2) hai người tiến hành hai giao dịch độc lập để nhận chuyển nhượng cùng một tài sản từ hai người khác nhau. Người nào nhận chuyển nhượng từ một người đang thực tế chiếm hữu tài sản được coi là người được chuyển nhượng hợp lệ và sẽ được bảo vệ [11; tr38]. Như vậy, thông qua quy định này của pháp luật, quyền lợi chính đáng của những người được chuyển nhượng ngay tình, hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch được bảo vệ, từ đó thúc đẩy các giao dịch đối với tài sản trong dân sự.