SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  29
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DONHÀCỬA,CÔNGTRÌNHXÂYDỰNGKHÁCGÂYRA
THEOQUYĐỊNHCỦAPHÁPLUẬTDÂNSỰ
VIỆTNAMHIỆNHÀNH
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: : 9380103
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2018
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Phùng Trung Tập
2. TS. Lê Mai Anh
Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh
Phản biện 2: PGS. TS Vũ Thị Hải Yến
Phản biện 3: TS. Trần Văn Trung
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án Tiến Sĩ
Cấp trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Thời gian: vào hồi …… giờ ……ngày……. tháng …… năm 201…
Có thể tìm đọc Luận án tại:
- Thư viện Quốc Gia
- Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hàng loạt các công trình đã được
xây dựng để giải quyết nhu cầu về chỗ ở, học tập, vui chơi giải trí…
cho người dân. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng trong khi những
yếu tố về chất lượng không được bảo đảm là một trong những
nguyên nhân dẫn đến số lượng các vụ tai nạn do nhà cửa, các công
trình xây dựng khác gây ra không ngừng gia tăng, gây thiệt hại lớn về
người và tài sản.
Nghiên cứu quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác
gây ra trong pháp luật dân sự hiện hành, NCS nhận thấy, mặc dù so
với BLDS 1995 và 2005, quy định trong BLDS 2015 đã có nhiều sự
sửa đổi bổ sung theo hướng tích cực, tuy nhiên, quy định về
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vẫn còn tồn tại nhiều điểm
bất cập, cụ thể: (1) quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
chưa thực sự rõ ràng; (2) so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã mở rộng
phạm vi chủ thể chịu TNBTTH từ ba chủ thể (CSH, người được chủ
sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác ) lên năm chủ thể
(CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
CTXD khác và người thi công) nhưng BLDS 2015 không quy định
thứ tự chịu TNBTTH của các chủ thể này; (3) các quy định về xác
định thiệt hại được bồi thường trong nhiều trường hợp chưa thực sự
đầy đủ, minh bạch; (4) quy định về các trường hợp loại trừ thiệt hại
còn nhiều bất cập…Đây là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả
của việc áp dụng quy định này trên thực tế.
Thực trạng đó đặt ra nhu cầu cần nghiên cứu một cách đầy
đủ và toàn diện để hoàn thiện TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây
ra. Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài“Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo
2
quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài
luận án tiến sĩ luật học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận, thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng
pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở
đó, luận án đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Để thực hiện các mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể như sau: Thứ nhất, phân tích các học thuyết xác định TNBTTH
do nhà cửa, CTXD khác gây ra; xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm
của nhà cửa, CTXD khác; làm rõ bản chất của TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra, xây dựng khái niệm và chỉ ra được những đặc điểm
của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ hai, phân tích, đánh
giá nhằm tìm ra điểm hợp lý và điểm chưa hợp lý trong quy định pháp
luật dân sự hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra Thứ
ba, Phân tích những điểm tích cực, hạn chế khi áp dụng các quy định
pháp luật vào giải quyết các vụ việc về TNBTTH do nhà cửa, CTXD
khác gây ra trên thực tế. Thứ tư, Đề xuất kiến nghị cụ thể để hoàn thiện
các quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luâ ̣n án nghiên cứ u các vấn đề lý luâ ̣n, các quy đi ̣nh của
pháp luâ ̣t Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng quy định pháp
luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Phạm vi nghiên cứu của luận án:
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu và
làm rõ cơ sở lý luận về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra;
phân tích thực trạng quy định của BLDS 2015 và các văn bản pháp
luật có liên quan về trách nhiệm này. Luận án cũng tập trung nghiên
cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác
3
gây ra; trên cơ sở đó, luận án đưa ra những ý kiến đánh giá và đề xuất
những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm
này.
- Về mặt thời gian: Trọng tâm của luận án là phân tích các
quy định trong BLDS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan
(Luật Nhà ở, Luật Xây dựng năm 2014..) về TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra..
- Về mặt không gian: Luận án tập trung phân tích các quy
định pháp luật Việt Nam, các bản án, quyết định của Toà án có thẩm
quyền trên lãnh thổ Việt Nam về trách nhiệm này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận án sẽ dưa trên cơ
sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - Lênin.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận án,
NCS sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau::
Phương pháp phân tích và bình luận; Phương pháp tổng hợp;
Phương pháp lịch sử; Phương pháp hê ̣thống hoá; Phương pháp phân
tích tình huống.
6. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp
luật dân sự Việt Nam hiện hành” mang lại những điểm mới sau:
Thứ nhất, luận án đã xác định và phân tích được các học
thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Thứ hai, luận án phân tích bản chất của TNBTTH do nhà
cửa, CTXD khác gây ra.
Thứ ba, luận án đã xây dựng khái niệm nhà cửa, CTXD khác;
khái niệm TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
4
Thứ tư, luận án đã phân tích các đặc điểm và các điều kiện
phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Thứ năm, luận án đã tổng hợp, phân tích quy định pháp luật
dân sự mà nền tảng là Bộ luật dân sự hiện hành vể TNBTTH do nhà
cửa, CTXD khác gây ra để làm rõ thực trạng pháp luật về trách
nhiệm này. Từ đó, luận án đánh giá những kết quả đạt được, những
han chế đối với quy định pháp luật hiện hành và bước đầu đặt ra vấn
đề yêu cầu hoàn thiện pháp luật.
Thứ sáu, luận án đã phân tích các quy định về TNBTTH do
nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật một số nước trong khu
vực và trên thế giới; trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu với pháp luật
Việt Nam, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật
Việt Nam với pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới
về trách nhiệm này.
Thứ bảy, thông qua phân tích các bản án có hiệu lực trong
giải quyết tranh chấp về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra,
luận án đã làm sáng tỏ những tranh chấp điển hình; từ đó luận án đã
đánh giá những kết quả đạt được cũng như các hạn chế trong việc áp
dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp về trách nhiệm này
Thứ tám, luận án đã đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật
về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nói riêng, TNBTTH do
tài sản gây ra nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Lời mở đầu, Phần A về
Tổng quan tình hình nghiên cứ u và cơ sở lý thuyết của đề tài, Kết
luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Phần B Nội dung
luận án chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
5
Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra.
PHẦN A
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học ở
những mức độ khác nghiên cứu về TNBTTH do nhà cửa, CTXD
khác gây ra. Ở những mức độ khác nhau các công trình nghiên cứu
này đã giải quyết được một số những vấn đề liên quan đến TNBTTH
do nhà cửa, CTXD khác gây ra, tuy nhiên, các công trình này vẫn
chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:
- Các công trình chưa chỉ ra được học thuyết xác định
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra;
- Một số công trình khoa học xây dựng được khái niệm về
“nhà cửa” và “CTXD khác” song khái niệm này chưa thực sự đầy đủ
và toàn diện; chưa phân tích làm nổi bật được một số đặc trưng của
“nhà cửa, CTXD khác” để giúp phân biệt giữa TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra với các TNBTTH khác.
- Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra bản chất của
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một dạng của TNBTTH
do tài sản gây ra song vẫn chưa phân tích điều này.
- Một số công trình nghiên cứu chỉ ra một vài đặc điểm của
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra song vẫn chưa chỉ ra được
đặc điểm cơ bản của trách nhiệm này.
- Một số công trình đã nêu được điều kiện làm phát sinh
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nhưng chưa phân tích
6
thấu đáo những điều kiện này; riêng đối với yếu tố lỗi, hầu hết các
công trình mới khẳng định mà chưa có luận giải về lý do tại sao lỗi
không phải là điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD
khác gây ra.
- Hầu hết các công trình hiện nay chủ yếu phân tích thực
trạng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra theo quy
định tại Điều 627 BLDS 2005 mà không phải là Điều 605 BLDS
2015.
- Các công trình cũng chưa phân tích đầy đủ, có hệ thống
những điểm mới, những ưu điểm và hạn chế của BLDS 2015 (so với
BLDS 2005) cũng như chưa có so sánh đối chiếu pháp luật dân sự
Việt Nam với pháp luật dân sự của một số quốc gia trong khu vực và
trên thế giới.
- Các công trình hiện nay ở những mức độ khác nhau đã nêu
thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác
gây ra, tuy nhiên, vẫn chưa thực sự đầy đủ và có hệ thống trên mọi
phương diện.
- Trong các công trình nghiên cứu hiện nay, ở những mức độ
khác nhau, các tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị hoàn thiện
pháp luật. Tuy nhiên, những kiến nghị này đa số mới chỉ tập trung
vào một vài nội dung của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra
mà chưa có kiến nghị toàn diện.
2. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của đề tài
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích được đặt ra trong mục 3.1 của Lời nói
đầu luận án, NCS đặt ra ba nhóm câu hỏi làm nền tảng, định hướng
cho quá trình nghiên cứu của mình.
2.2. Lý thuyết nghiên cứu
Lý thuyết về TNBTTH: Các lý thuyết về sự ra đời, bản chất của
trách nhiệm, các điều kiện làm phát sinh TNBTTH, cơ sở để buộc
7
chủ thể phải chịu TNBTTH, thiệt hại được bồi thường, chủ thể được
bồi thường và các trường hợp không phải chịu TNBTTH.
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, các lý
thuyết nghiên cứu mà tác giả đề ra, tác giả đặt ra bốn giả thuyết nghiên
cứu cũng như kết quả nghiên cứu dự định đạt được trong luận án.
2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Thứ nhất, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một
dạng của TNBTTH ngoài hợp đồng mà cụ thể là TNBTTH do tài sản
gây ra, do đó nó sẽ mang đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm này
cũng như có những đặc điểm riêng do đối tượng (nhà cửa, CTXD
khác) gây thiệt hại chi phối.
Thứ hai, quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra
vừa chịu sự điều chỉnh của BLDS đồng thời cũng chịu sự điều chỉnh
của các văn bản luật chuyên ngành khác như Luật Xây dựng, Luật
Nhà ở…Do đó, việc nghiên cứu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác
gây ra vừa phải dựa trên các quy định gốc trong BLDS vừa phải chú
ý đến các đặc điểm riêng (về đối tượng gây thiệt hại, chủ thể chịu
TNBTTH) được quy định trong pháp luật chuyên ngành.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY
RA
1.1. Các học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
1.1.1. Học thuyết về sự cẩu thả (negligence)
Học thuyết này được áp dụng tại Anh - Mỹ (các nước theo
truyền thống pháp luật án lệ - Common Law) và một số nước Bắc Âu
(Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển..). Theo học thuyết này, TNBTTH
8
do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ phát sinh khi thoả mãn 4 điều kiện:
(1) Có nghĩa vụ phải quan tâm đến người bị thiệt hại (“common duty
of care”) của người chiếm hữu (“occupier”) nhà cửa, CTXD khác;
(2) Có sự vi phạm nghĩa vụ đó của người chiếm hữu nhà cửa, CTXD
khác; (3) Có thiệt hại; (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm
nghĩa vụ với thiệt hại. Về bản chất, học thuyết về sự cẩu thả được xây
dựng dựa trên yếu tố lỗi – lỗi do cẩu thả.
1.1.2. Học thuyết về lỗi do suy đoán (Presumed Fault Liability)
Học thuyết này được áp dụng tại một số quốc gia như: Đức
(Điều 836 - 838) Hungary (Điều 5:650), Ba Lan (Điều 434)… Theo
học thuyết này, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ được
thiết lập khi thoả mãn các điều kiện: (1) Người bị thiệt hại chứng
minh được 3 yếu tố: có thiệt hại, có sự tự thân tác động của nhà cửa,
CTXD khác và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự
tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác (thiệt hại là hậu quả của sự
tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác); (2) CSH, người chiếm
hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác không thể chứng
minh được là mình không có lỗi trong việc để nhà cửa, CTXD khác
tự gây thiệt hại. Khi đó, Toà án suy đoán rằng: CSH hoặc người
chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác đã có lỗi
và buộc những người này phải chịu TNBTTH. Xét về bản chất,
trách nhiệm về lỗi suy đoán vẫn là trách nhiệm pháp lý dựa trên yếu
tố lỗi - tuy nhiên, lỗi ở đây là lỗi do suy đoán. CSH, người chiếm
hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác bị suy
đoán là có lỗi. Để bác bỏ suy đoán đó, đồng thời cũng là để loại trừ
trách nhiệm cho mình thì CSH, người chiếm hữu, người được giao
quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải chứng minh được điều
ngược lại - là mình không có lỗi - mình đã thực hiện đầy đủ các biện
pháp cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại nhưng cuối cùng thiệt hại vẫn
xảy ra.
9
1.1.3. Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability)
Học thuyết này được áp dụng tại một số quốc gia như Pháp, Tây
Ban Nha, Quebec ( Canada)…. Theo học thuyết này, TNBTTH do nhà
cửa, CTXD khác gây ra sẽ phát sinh khi người bị thiệt hại chứng minh
được 3 yếu tố: (1) có thiệt hại; (2) có sự tự thân tác động của nhà cửa,
CTXD khác; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự tự
thân tác động của nhà cửa, CTXD khác (thiệt hại là hậu quả của sự sụp
đổ của nhà cửa, CTXD khác). Nguyên đơn không cần chứng minh yếu
tố lỗi của CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà
cửa, công trình xây bị đơn trong việc để nhà cửa, CTXD khác sụp đổ,
gây thiệt hại; ngược lại, bị đơn cũng không thể được miễn trách nhiệm
chỉ vì chứng minh được rằng mình không có lỗi. Học thuyết này đã tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho nạn nhân trong việc yêu cầu BTTH.
1.1.4. Sự kết hợp giữa học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết
về trách nhiệm nghiêm ngặt
Sự kết hợp về học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về
trách nhiệm nghiêm ngặt được thể hiện trong BLDS của một số quốc
gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan … BLDS của các quốc gia
này quy định: trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại do
khuyết tật trong xây dựng hoặc thiếu bảo dưỡng thì người chiếm hữu
nhà cửa, công trình xây dựng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
người chiếm hữu sẽ được loại trừ trách nhiệm nếu chứng minh được
là mình không có lỗi (học thuyết về lỗi do suy đoán); khi người
chiếm hữu đã loại trừ được trách nhiệm cho mình bằng việc chứng
minh minh không có lỗi thì CSH sẽ chịu trách nhiệm bồi thường;
CSH phải chịu TNBTTH ngay cả khi chứng minh được là mình
không có lỗi (học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt).
10
1.1.5. Học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong pháp luật dân sự Việt
Nam
BLDS 2015 đã lựa chọn học thuyết về trách nhiệm nghiêm
ngặt để xây dựng quy định về TNBTTH do tài sản gây ra nói chung
(khoản 2 Điều 584), TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nói
riêng (đoạn 1 Điều 605). Chính vì vậy, trong phạm vi luận án này,
NCS sẽ dựa vào học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt khi đi phân tích
các nội dung cơ bản của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
1.2. Khái niệm, đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác
1.2.1. Khái niệm “nhà cửa, công trình xây dựng khác”
Nhà cửa, CTXD khác là sản phẩm được tạo thành bởi sức
lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công
trình, được gắn liền với đất.
1.2.2. Đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác
Thứ nhất, nhà cửa, CTXD khác là “sản phẩm” do con người tạo ra.
Thứ hai, nhà cửa, CTXD khác là sự liên kết giữa các vật liệu xây
dựng và các thiết bị lắp đặt vào công trình.
Thứ ba, nhà cửa, CTXD khác phải được gắn liền với đất.
1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công
trình xây dựng khác gây ra
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là trách nhiệm của
CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
CTXD khác phải bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần
phát sinh khi tự thân nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại.
1.4. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra
Về bản chất, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một
dạng của TNBT do tài sản gây thiệt hại. Trách nhiệm này phát sinh
không cần điều kiện lỗi khi thiệt hại là do sự tự thân tác động của nhà
11
cửa, CTXD khác gây ra. Nhà cửa, CTXD khác tự gây thiệt hại (sụp
đổ, hư hỏng, sụt lở…) do khiếm khuyết bên trong của nó. Những
khiếm khuyết này có thể bắt nguồn từ những sai sót trong xây dựng
hoặc trong quá trình bảo trì bảo dưỡng nhà cửa, CTXD khác ... Có
thể thấy, nguyên nhân sâu xa khiến nhà cửa, CTXD khác gây thiệt
hại vẫn có thể có lỗi của con người. Có điều đó là “lỗi gián tiếp” chứ
không phải là “lỗi trực tiếp”[63, tr.21]; lỗi trong quản lý (không quan
tâm chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng, kịp thời sửa chữa những hư hỏng
khiến nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại) chứ không phải lỗi trong
việc sử dụng nhà cửa, CTXD khác để gây thiệt hại. Do việc chứng
minh lỗi này vô cùng khó khăn, thậm chí trong nhiều trường hợp
không thể thực hiện được, vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người bị thiệt hại, pháp luật không buộc người bị thiệt hại
phải chứng minh lỗi này.
1.5. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra
Ngoài những đặc điểm chung của TNBTTH ngoài hợp đồng,
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra cũng có những đặc điểm
riêng biệt sau:
Thứ nhất, về nguyên nhân gây ra thiệt hại: là do sự tự thân
tác động của nhà cửa, CTXD khác.
Thứ hai, về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm.
Trong TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, để được bồi
thường, người bị thiệt hại chỉ cần chứng minh ba điều kiện: có thiệt
hại; có sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác và có mối quan
hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD
khác mà không cần chứng minh lỗi của CSH, người chiếm hữu,
người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Nói cách
khác, lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra.
12
Thứ ba, về thiệt hại được bồi thường.
Thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra không bao gồm
thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này xuất phát từ
phương thức gây thiệt hại của nhà cửa, CTXD khác và từ bản chất
của danh dự, nhân phẩm, uy tín.
Thứ tư, chủ thể chịu TNBTTH và cơ sở xác định chủ thể chịu
TNBTTH
Chủ thể chịu TNBTTH là CSH, người chiếm hữu, người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Mặc dù, thiệt hại là do nhà
cửa, CTXD khác gây ra, CSH, người được CSH giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, CTXD khác có thể không có lỗi nhưng họ vẫn phải
chịu TNBTTH do tại thời điểm nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại,
CSH, người được CSH giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác là
người đang được hưởng lợi ích từ việc khai thác công dụng nhà cửa,
CTXD khác. Vì vậy, khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại thì đương
nhiên với tư cách là người được “hưởng lợi” từ nhà cửa, CTXD khác,
những chủ thể này phải gánh chịu rủi ro. Điều này là phù hợp với lẽ
công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại -
vốn không có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY
DỰNG KHÁC GÂY RA
2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra
2.1.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ
sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây
dựng khác
2.1.1.1. Có thiệt hại
2.1.1.2. Có sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác
13
2.1.1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa sự tự thân tác động của nhà cửa,
công trình xây dựng khác với thiệt hại
2.1.1.4. Điều kiện lỗi của chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
2.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới của người thi công
với chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công
trình xây dựng khác
(1) Có thiệt hại
(2) Có hành vi trái pháp luật cùng gây thiệt hại của người thi
công, CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác
(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật cùng
gây thiệt hại của người thi công, CSH, người được giao quản lý, sử
dụng nhà cửa, CTXD khác với thiệt hại
(4) Có lỗi của CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà
cửa, CTXD khác và của người thi công.
2.2. Xác định thiệt hại
2.2.1. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 589 BLDS 2015 quy định khi tài sản bị xâm phạm
thiệt hại được bồi thường chỉ bao gồm thiệt hại về vật chất mà không
bao gồm thiệt hại về tinh thần.
Quy định của pháp luật hiện hành về xác định thiệt hại do
tài sản bị xâm phạm còn một số bất cập như sau::
Thứ nhất, không có văn bản hướng dẫn về cách xác định
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.
Thứ hai, Điều 589 quy định khi tài sản bị xâm phạm, thiệt
hại được bồi thường chỉ là thiệt hại vật chất mà không bao gồm thiệt
hại tinh thần. Trong khi đó, trên thực tế có rất nhiều tài sản nếu bị
mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng có thể gây những tổn thất tinh thần
rất lớn cho CSH, thậm chí cho cả gia đình, dòng họ.
14
Thứ ba, Điều 589 quy định khi tài sản bị xâm phạm, thiệt hại
vật chất được bồi thường chỉ bao gồm: tài sản bị mất, bị huỷ hoại,…. mà
không quy định thiệt hại do tài sản bị giảm giá trị (“loss in value”).
2.2.2. Xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
BLDS 2015 (Điều 590) quy định: khi sức khoẻ bị xâm phạm
thì thiệt hại được bồi thường bao gồm hai loại: thiệt hại về vật chất và
thiệt hại về tinh thần.
So với BLDS 2005 (Điều 609), quy định về thiệt hại do sức
khoẻ bị xâm phạm tại Điều 590 BLDS 2015 có một số điểm mới sau:
Thứ nhất, bổ sung thêm “Thiệt hại khác do luật quy định” tại
điểm d khoản 1 Điều 590.
Thứ hai: sử dụng khái niệm “Người chịu trách nhiệm bồi
thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm”thay
cho khái niệm “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác”(Điều
609 BLDS 2005).
Thứ ba, quy định mức bù đắp tổn thất về tinh thần trong
trường hợp các bên không thoả thuận được.
2.2.3. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
BLDS 2015 (Điều 591) quy định: khi tính mạng bị xâm
phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm hai loại: thiệt hại về vật
chất và thiệt hại về tinh thần. So với quy định tại BLDS 2005, Điều
591 BLDS 2015 có một số sửa đổi theo hướng tích cực:
Thứ nhất, bổ sung quy định khi tính mạng bị xâm phạm thiệt
hại được bồi thường bao gồm: “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này”.
Thứ hai, sửa khái niệm: “Người xâm phạm tính mạng của
người khác” (khoản 2 Điều 610 BLDS 2005) thành “Người chịu
trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác
bị xâm phạm”cho phù hợp với những tình huống thực tiễn khi thiệt
hại xảy ra do tài sản hoặc do người chưa thành niên…
15
Thứ ba, đã nâng mức bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường
hợp các bên không thoả thuận được từ “không quá sáu mươi tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định” (khoản 2 Điều 610 BLDS 2005)
lên “không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”
(khoản 2 Điều 591 BLDS 2015. Đặc biệt, so với BLDS 2005, BLDS
2015 cũng quy định rõ: mức bù đắp tổn thất về tinh thần này là áp dụng
cho “một” người có tính mạng bị xâm phạm.
Thứ tư, BLDS 2015 đã bổ sung quy định mang tính “mở”
là:“Thiệt hại khác do luật quy định”.
2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình
xây dựng khác
Phạm vi chủ thể chịu TNBTTH.
Chủ sở hữu: CSH được xác định là người đứng tên trên Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sở hữu các CTXD khác.
Người chiếm hữu: để phân biệt với “chủ sở hữu” và “ người
được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác”, “người chiếm
hữu” được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm: (1) những người đang thực
tế “trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ, chi phối” nhà cửa, CTXD khác
nhưng lại không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền
sở hữu các CTXD; (2) những người đang trực tiếp quản lý, sử dụng
nhà cửa, CTXD khác nhưng quyền này không được “giao” một cách
hợp pháp. VD: người thuê nhà- mặc dù hai bên đã chấm dứt hợp
đồng thuê mà vẫn ở không chịu trả nhà…
Người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác:
khác với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, “người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác” được hiểu là những
người mà quyền quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác có được do
“được giao” thông qua một giao dịch dân sự hợp pháp (cho thuê, cho
16
ở nhờ, uỷ quyền quản lý… nhà cửa, CTXD khác) hoặc quyết định
hành chính hợp pháp.
Thứ tự chủ thể chịu TNBTTH.
Một trong những hạn chế lớn nhất của Điều 605 BLDS 2015
(cũng như Điều 631 BLDS 1995 và Điều 627 BLDS 2005 trước đây)
là quy định rất nhiều chủ thể chịu TNBTTH trong trường hợp nhà
cửa, CTXD khác gây thiệt hại nhưng lại không quy định căn cứ cũng
như thứ tự các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định tại
Điều 605 BLDS 2015 chỉ đơn thuần mang tính liệt kê. Nói cách khác,
nếu dựa vào quy định trong BLDS hiện nay thì không thể xác định
được thứ tự chủ thể phải chịu TNBTTH; chính vì vậy, trong phần
này, NCS không đưa ra quan điểm của mình về việc xác định thứ tự
chủ thể chịu TNBTTH. Để có thể xác định chính xác thứ tự chịu
TNBTTH trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại theo
NCS bắt buộc BLDS phải được sửa đổi bổ sung, hướng dẫn. Phương
hướng sửa đổi cụ thể sẽ được NCS trình bày tại mục 3.2.3.
Chủ thể chịu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra
trong một số trường hợp đặc biệt
(1) Nếu nhà cửa, CTXD khác bị trưng dụng: thì chủ thể chịu
TNBTTH là “Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản
trưng dụng” chứ không phải “chủ sở hữu”.
(2) Nếu nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung theo phần:
thì mỗi CSH chung theo phần có TNBTTH tương ứng với phần quyền
sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
(3) Nếu nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung hợp nhất:
thì các CSH chịu trách nhiệm liên đới trong việc BTTH
(4) Nhà chung cư. Khi phần thuộc sở hữu riêng của nhà
chung cư gây thiệt hại thì CSH của phần sở hữu riêng chịu TNBTTH.
Khi phần thuộc sở hữu chung của nhà chung cư gây thiệt hại, các
đồng CSH chịu trách nhiệm liên đới BTTH.
17
2.3.2. Trách nhiệm bồi thường liên đới bồi thường thiệt hại của
người thi công
“Người thi công” được hiểu là người tiến hành hoạt động
xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với CTXD mới, sửa chữa, cải tạo, di
dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì CTXD theo
thiết kế.
TNBTTH của người thi công được xác định như sau:
Thứ nhất, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do hành vi trái pháp
luật, có lỗi của người thi công, người thi công chịu TNBTTH toàn bộ
theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015.
Thứ hai, nếu thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật, có lỗi
của người thi công và của CSH, người được giao quản lý, sử dụng
nhà cửa, CTXD khác thì khi đó người thi công và CSH, người được
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải liên đới chịu
TNBTTH theo đoạn 2 Điều 605 BLDS 2015.
2.4. Chủ thể được bồi thường thiệt hại
Tuỳ thuộc vào đối tượng bị thiệt hại là tài sản, tính mạng hay sức
khoẻ mà chủ thể được bồi thường sẽ khác nhau.
2.4.1. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Theo Điều 170 và Điều 185 BLDS 2015 thì khi quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản, việc chiếm hữu bị người khác xâm
phạm thì CSH, chủ thể có quyền khác đối với tài sản và người
chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải
BTTH. Quy định này tương đồng với pháp luật một số quốc gia như:
Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Hy Lạp, Hà Lan, Italia…
2.4.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
Chủ thể được BTTH về vật chất: Người bị thiệt hại về sức
khoẻ và người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
Chủ thể được BTTH về tinh thần: chỉ có người bị thiệt hại về sức
khoẻ mà không bao gồm những người thân thích của người bị thiệt
18
hại. Quy định này không tương đồng với pháp luật một số quốc gia
như: Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Hy Lạp,.. Nghị quyết số 75 (7) của
Uỷ hội châu Âu (Council of Europe); Điều VI.–2:202 Bộ tham khảo
chung về BTTH ngoài hợp đồng (DCFR), Điều 10:301 Bộ nguyên
tắc về luật BTTH ngoài hợp đồng châu Âu ( PETL)
2.4.3. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Chủ thể được bồi thường hiệt hại về vật chất: người bị thiệt
hại (nếu tại thời điểm bồi thường người đó còn sống), những người
đã thực tế thanh toán hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại; còn
riêng với khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt
hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết sẽ trả cho những đối tượng
được cấp dưỡng (cha mẹ, vợ chồng, con..)
Chủ thể được BTTH về tinh thần: “người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại” hoặc “người mà người
bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng
người bị thiệt hại”. Quy định này tương đồng với pháp luật của một
số quốc gia như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc,
Nhật Bản…
2.5.Cáctrườnghợpkhôngphảichịutráchnhiệmbồithườngthiệthại
(1)Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng
Sự kiện bất khả kháng “là sự kiện xảy ra một cách khách
quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc
dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Khoản
1 Điều 156 BLDS 2015)
(2) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại:
Điều 584 BLDS 2015 quy định: trong trường hợp thiệt hại
xảy ra “do sự kiện bất khả kháng” và “hoàn toàn do lỗi của bên bị
thiệt hại” thì TNBTTH sẽ được loại trừ.
19
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA,
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA
3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các trường hợp
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra
Trường hợp thứ nhất: Toà án áp dụng quy định về TNBTTH
do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong khi thiệt hại không phải do nhà
cửa, CTXD khác gây ra.
Trường hợp thứ hai: thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra
nhưng Toà án lại không viện dẫn Điều luật về TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra để giải quyết.
3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định thiệt hại
do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Do trong BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị
quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) đều không có hướng dẫn về xác định
thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, trong khi đó, khi nhà cửa, CTXD
khác gây thiệt hại, thì thiệt hại đầu tiên và chủ yếu lại là thiệt hại về
tài sản (nhà cửa, CTXD lân cận bị nghiêng, lún, …) nên trong nhiều
trường hợp khi tài sản bị xâm phạm Toà án còn lúng túng trong việc
xác định thiệt hại được bồi thường.
3.1.2.1. Xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị
hư hỏng
Thứ nhất, một số trường hợp, Toà án chấp nhận yêu cầu đòi
BTTH của nguyên đơn buộc bị đơn phải bồi thường ngay cả khi chưa
20
có kết luận của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân dẫn đến thiệt
hại xảy ra.
Thứ hai, trong một số trường hợp, mặc dù đã có kết luận của
cơ quan môn về nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nhưng quan điểm của
Toà án trong việc xác định tỷ lệ bồi thường lại không thống nhất.
3.1.2.2. Thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài
sản bị mất, bị giảm sút
Qua nghiên cứu một số vụ án, NCS nhận thấy có những
trường hợp mặc dù người bị thiệt hại không xuất trình được các
“chứng từ hợp lệ” nhưng Toà án vẫn chấp nhận yêu cầu đòi bồi
thường của nguyên đơn.
3.1.2.3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
Để được bồi thường “chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế
và khắc phục thiệt hại”, theo quy định tại điểm a, mục 5, phần I của
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, người bị thiệt hại “phải nêu rõ
từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và
phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí
hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại”. Tuy nhiên, trên thực tế,
qua nghiên cứu một số vụ án, NCS nhận thấy trong thực tiễn xét xử
trong một số trường hợp, mặc dù nguyên đơn không có đủ “chứng từ
hoặc giấy biên nhận hợp lệ” nhưng Toà án không xác minh thực tế
mà đã chấp nhận/không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường “chi phí
hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại” của nguyên
đơn.
3.1.2.4. Xác định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp tài sản bị
xâm phạm
BLDS 2005, BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-
HĐTP đều quy định khi tài sản bị xâm phạm thì người bị thiệt hại chỉ
được BTTH về vật chất mà không được BTTH về tinh thần. Tuy
nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua cho thấy, trong
21
nhiều trường hợp Toà án vẫn chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường tổn
thất về tinh thần của người bị thiệt hại trong trường hợp nhà cửa,
CTXD khác gây thiệt hại về tài sản.
3.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra
3.1.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình
xây dựng
Thứ nhất, thực tiễn về xác định thứ tự chủ thể chịu TNBTTH.
Cả BLDS 2005, BLDS 2015 đều chỉ quy định “phạm vi” các
chủ thể phải chịu TNBTTH mà không quy định thứ tự cũng như tiêu
chí xác định chủ thể phải chịu TNBTTH; thêm vào đó, cả BLDS
2005 và 2015 đều đưa “chủ sở hữu” lên vị trí đầu tiên trong “danh
sách” những chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường, điều này dẫn
đến cách hiểu rằng: trong mọi trường hợp, chủ thể đầu tiên phải chịu
TNBTTH là “chủ sở hữu”, chỉ khi nào không có CSH thì các chủ thể
khác (người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa,
CTXD…) mới phải chịu TNBTTH.
Thứ hai, trách nhiệm liên đới BTTH giữa các CSH, người
chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác.
BLDS 2005 (Điều 616) và BLDS 2015 (Điều 587) chỉ quy
định trách nhiệm liên đới trong trường hợp thiệt hại là do hành vi của
nhiều người cùng gây ra mà chưa quy định trách nhiệm liên đới trong
trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra nói chung, nhà cửa, CTXD khác
gây ra nói riêng. Trong thực tiễn xét xử, Toà án áp dụng trách nhiệm
liên đới khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại trong hai trường hợp:
(1) Áp dụng trách nhiệm liên đới BTTH trong trường hợp
nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung của nhiều người.
22
(2) Áp dụng trách nhiệm liên đới BTTH trong trường hợp
nhiều nhà cửa, CTXD khác cùng gây thiệt hại.
3.1.3.2. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của người thi công
TNBTTH của người thi công là quy định hoàn toàn mới của
BLDS 2015. Trước đó, trong BLDS 1995 và 2005 đều không có quy
định về TNBTTH của người thi công. Vì vậy, trong giai đoạn này, do
thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết TNBTTH của người thi công nên
mặc dù về cơ bản đều thừa nhận TNBTTH của người thi công, nhưng
đường lối xét xử của Toà án trong các vụ án là không thống nhất, có
thể chia thành hai trường hợp:
Trường hợp 1: Toà án công nhận TNBTTH của người thi
công nhưng đó là trách nhiệm với CSH, không phải với người bị thiệt
hại.
Trường hợp 2: Toà án công nhận trách nhiệm liên đới BTTH
giữa người thi công và CSH cho người bị thiệt hại.
3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Từ những phân tích về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, NCS
đưa ra một số kiến nghị sau để hoàn thiện quy định của pháp luật
hiện hành:
3.2.1. Kiến nghị bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do tài sản gây ra nói chung.
Cụ thể, Điều 587 BLDS 2015 được sửa đổi, bổ sung như sau:
(1) Bổ sung thêm khoản 2 vào Điều 587:
2. Trách nhiệm liên đới cũng áp dụng trong trường hợp tài
sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người gây thiệt hại hoặc
nhiều tài sản của nhiều CSH cùng gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường của các CSH được xác định tương ứng với mức độ gây
23
thiệt hại của tài sản; nếu không xác định được mức độ gây thiệt
hại của từng tài sản thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau”.
(2) Sửa đổi lại tên gọi của điều luật: “Bồi thường thiệt hại do
nhiều người cùng gây ra” thành “Trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại” để bao quát cả trường hợp trách nhiệm liên đới khi tài sản
gây thiệt hại.
3.2.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
Thứ nhất, thay khái niệm “nhà cửa, CTXD khác” bằng
khái niệm “công trình xây dựng” bởi xét về bản chất “nhà cửa” hay
“CTXD khác” đều là “công trình xây dựng”.
Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công
NCS kiến nghị tách TNBTTH của người thi công thành một
điều luật riêng biệt, độc lập với TNBTTH của CSH, người chiếm
hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Hướng
quy định TNBTTH của người thi công sẽ được NCS trình bày trong
kiến nghị tiếp theo.
Thứ ba, về trách nhiệm của kỹ sư, kiến trúc sư, người giám
sát và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong
việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại.
Điều 605 BLDS 2015 mới chỉ buộc “người thi công” khi có
lỗi phải chịu TNBTTH mà chưa quy định TNBTTH đối với các chủ
thể khác như kiến trúc sư, kỹ sư, người giám sát… khi những chủ thể
này có lỗi trong việc để xảy ra thiệt hại. NCS kiến nghị bổ sung thêm
quy định về trách nhiệm của: kiến trúc sư, kỹ sư, người giám sát,
người khảo sát trong cùng điều luật về trách nhiệm của người thi
công. Theo đó:
“Khi người thi công, người khảo sát, giám sát, kiến trúc sư
và kỹ có lỗi trong việc để CTXD gây thiệt hại thì phải chịu TNBTTH.
Khi CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng CTXD
24
và các chủ thể trên cùng có lỗi trong việc để CTXD gây thiệt hại thì
phải liên đới bồi thường”.
Thứ tư, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những
vật bị rơi hoặc ném ra khỏi công trình xây dựng
NCS kiến nghị bổ sung quy định về TNBTTH đối với những
vật bị ném hoặc rơi ra khỏi CTXD. Theo đó, “trong trường hợp bất kỳ
vật nào bị ném hoặc rơi ra khỏi CTXD gây thiệt hại cho người khác, thì
tất cả những người sử dụng công trình phải liên đới BTTH trừ những
người nào chứng minh được mình không có lỗi thì không phải chịu trách
nhiệm bồi thường”.
3.2.3. Kiến nghị xây dựng Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán TANDTC
Thứ nhất, xác định thiệt hại
(1) Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
(2) Xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.
Thứ hai, hướng dẫn xác định thứ tự chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường trong TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra
theo hướng: khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại, TNBTTH trước
tiên thuộc về người đang trực tiếp chiếm hữu nhà cửa, CTXD khác;
nếu những người này chứng minh được là mình không có lỗi, thì
TNBTTH thuộc về CSH. CSH chỉ được loại trừ trách nhiệm nếu
chứng minh được thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng, do lỗi
của người bị thiệt hại hoặc lỗi của người thứ ba.
Thứ ba, hướng dẫn về trách nhiệm BTTH của người chiếm
hữu, sử dụng trái pháp luật nhà cửa, công trình xây dựng khác
Nếu nhà cửa, CTXD khác bị chiếm hữu, sử dụng không có
căn cứ pháp luật ngay tình: trong trường hợp này, do người chiếm
hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật không có lỗi trong việc
chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật nên TNBTTH của
người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật ngay tình được
xác định tương tự như người chiếm hữu, sử dụng có căn cứ pháp luật.
25
Nếu nhà cửa, CTXD khác bị chiếm hữu, sử dụng không có
căn cứ pháp luật không ngay tình: trong trường hợp này, người
chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật không ngay tình sẽ
chịu TNBTTH.
KẾT LUẬN CHUNG
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một trách nhiệm
có lịch sử lâu đời, chiếm vị trí quan trọng trong chế định về
TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung, TNBTTH do tài sản gây ra nói
riêng. Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận án, NCS rút ra một
số kết luận cụ thể vè kết quả luận án như sau:
Một là, Luận án đã nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận
về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra như: khái niệm, đặc
điểm, bản chất của nhà cửa, CTXD khác và TNBTTH do nhà cửa,
CTXD khác gây ra. Luận án cũng đã phân tích được các học thuyết
xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; trên cơ sở đó
phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm và điều kiện về yếu
tố lỗi trong trách nhiệm.
Hai là, Luận án đã tìm hiểu, phân tích, so sánh, đối chiếu các
quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật
của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Đức,
Tây Ban Nha, Quebec- Canada; Philippin, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Trung Quốc; Bộ tham khảo chung về BTTH ngoài hợp đồng
(DCFR) Châu Âu… với quy định trong pháp luật Việt Nam; từ đó
làm sáng tỏ những điểm khác biệt và tương đồng giữa pháp luật Việt
Nam với pháp luật của các quốc gia trên thế giới; trên cơ sở đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện
pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Ba là, Luận án đi sâu phân tích các quy định của pháp luật
hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở
26
đó, Luận án đánh giá những điểm tích cực và hạn chế trong các quy
định của pháp luật hiện hành. Đây cũng là cơ sở giúp Luận án đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về TNBTTH
do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Bốn là, Luận án đã sưu tầm các bản án, quyết định đã có hiệu
lực pháp luật của Toà án trong quá trình giải quyết các vụ án về
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Luận án tập trung phân
tích những điểm hợp lý cũng như bất cập của Toà án trong việc áp
dụng quy định của pháp luật trong quá trình xét xử, từ đó, Luận án
đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật.
Năm là, từ nền tảng lý luận cũng như từ những phân tích về
thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, Luận án đã đề
xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Do có nhiều hạn chế về thời gian và điều kiện chủ quan nên công
trình nghiên cứu không tránh khỏi còn thiếu sót, NCS mong muốn
nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô, đồng nghiệp… đề công
trình được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra

Contenu connexe

Tendances

Tendances (20)

Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động, HOT
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn NhânLuận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
 
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm gây ra, 9đ
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm gây ra, 9đBồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm gây ra, 9đ
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm gây ra, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình sự, HOT
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đấtLuận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
Luận văn: Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất
 
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Thừa kế theo pháp luật - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAYPháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, HOT
 
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hônĐề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
Đề tài: Hậu quả pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ chồng khi ly hôn
 
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đìnhĐề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
Đề tài: Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình
 
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sựLuận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
Luận văn: Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án dân sự
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAYLuận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
Luận văn: Pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, HAY
 
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức giao dịch dân sự theo pháp luật Việt Nam
 

Similaire à Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra

So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s
233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s
233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-sĐinh Văn Tuyên
 
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similaire à Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra (20)

Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồngGiải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.docThời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
Thời Hạn Tố Tụng Dân Sự.doc
 
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
Chế Định Giải Quyết Việc Dân Sự Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Giải Quyết Việc Dân Sự Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Giải Quyết Việc Dân Sự Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Giải Quyết Việc Dân Sự Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam.doc
Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam.docChế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam.doc
Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam.doc
 
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docChế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Chế Định Hòa Giải Trong Pháp Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
 
233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s
233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s
233536 cach-thuc-xay-dung-thu-tuc-to-tung-dan-s
 
Luận Văn Thừa Kế Theo Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.
Luận Văn Thừa Kế Theo Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.Luận Văn Thừa Kế Theo Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.
Luận Văn Thừa Kế Theo Pháp Luật - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Chế định giải quyết việc dân sự trong Pháp luật tố tụng dân sự việt nam.doc
Chế định giải quyết việc dân sự trong Pháp luật tố tụng dân sự việt nam.docChế định giải quyết việc dân sự trong Pháp luật tố tụng dân sự việt nam.doc
Chế định giải quyết việc dân sự trong Pháp luật tố tụng dân sự việt nam.doc
 
Thừa Kế Theo Pháp Luật -Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Thừa Kế Theo Pháp Luật -Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.docThừa Kế Theo Pháp Luật -Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Thừa Kế Theo Pháp Luật -Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
So Sánh Chế Định Bồi Thường Thiệt Hại Ngoài Hợp Đồng Theo Pháp Luật Việt Nam ...
 
Thừa Kế Theo Pháp Luật -Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Thừa Kế Theo Pháp Luật -Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.docThừa Kế Theo Pháp Luật -Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
Thừa Kế Theo Pháp Luật -Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn.doc
 
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Thực Tiễn Áp Dụng...
 
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOTLuận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
Luận văn: Thời hạn tố tụng dân sự theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAYLuận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
Luận văn: Chế định giải quyết việc dân sự trong pháp luật, HAY
 
Báo cáo thực tập về Thừa kế theo di chúc theo Luật dân sự 2015
Báo cáo thực tập về Thừa kế theo di chúc theo Luật dân sự 2015Báo cáo thực tập về Thừa kế theo di chúc theo Luật dân sự 2015
Báo cáo thực tập về Thừa kế theo di chúc theo Luật dân sự 2015
 
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAYThừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
Thừa Kế Theo Pháp Luật Ở Việt Nam Hiện Nay, HAY
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 

Dernier (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình xây dựng gây ra

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DONHÀCỬA,CÔNGTRÌNHXÂYDỰNGKHÁCGÂYRA THEOQUYĐỊNHCỦAPHÁPLUẬTDÂNSỰ VIỆTNAMHIỆNHÀNH Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự Mã số: : 9380103 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2018
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Phùng Trung Tập 2. TS. Lê Mai Anh Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Thị Quế Anh Phản biện 2: PGS. TS Vũ Thị Hải Yến Phản biện 3: TS. Trần Văn Trung Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án Tiến Sĩ Cấp trường họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Thời gian: vào hồi …… giờ ……ngày……. tháng …… năm 201… Có thể tìm đọc Luận án tại: - Thư viện Quốc Gia - Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, hàng loạt các công trình đã được xây dựng để giải quyết nhu cầu về chỗ ở, học tập, vui chơi giải trí… cho người dân. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng trong khi những yếu tố về chất lượng không được bảo đảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng các vụ tai nạn do nhà cửa, các công trình xây dựng khác gây ra không ngừng gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nghiên cứu quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật dân sự hiện hành, NCS nhận thấy, mặc dù so với BLDS 1995 và 2005, quy định trong BLDS 2015 đã có nhiều sự sửa đổi bổ sung theo hướng tích cực, tuy nhiên, quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập, cụ thể: (1) quy định về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng; (2) so với BLDS 2005, BLDS 2015 đã mở rộng phạm vi chủ thể chịu TNBTTH từ ba chủ thể (CSH, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác ) lên năm chủ thể (CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác và người thi công) nhưng BLDS 2015 không quy định thứ tự chịu TNBTTH của các chủ thể này; (3) các quy định về xác định thiệt hại được bồi thường trong nhiều trường hợp chưa thực sự đầy đủ, minh bạch; (4) quy định về các trường hợp loại trừ thiệt hại còn nhiều bất cập…Đây là những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của việc áp dụng quy định này trên thực tế. Thực trạng đó đặt ra nhu cầu cần nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện để hoàn thiện TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo
  • 4. 2 quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Để thực hiện các mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, phân tích các học thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm của nhà cửa, CTXD khác; làm rõ bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, xây dựng khái niệm và chỉ ra được những đặc điểm của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ hai, phân tích, đánh giá nhằm tìm ra điểm hợp lý và điểm chưa hợp lý trong quy định pháp luật dân sự hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra Thứ ba, Phân tích những điểm tích cực, hạn chế khi áp dụng các quy định pháp luật vào giải quyết các vụ việc về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trên thực tế. Thứ tư, Đề xuất kiến nghị cụ thể để hoàn thiện các quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luâ ̣n án nghiên cứ u các vấn đề lý luâ ̣n, các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t Việt Nam hiện hành và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Phạm vi nghiên cứu của luận án: - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; phân tích thực trạng quy định của BLDS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan về trách nhiệm này. Luận án cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác
  • 5. 3 gây ra; trên cơ sở đó, luận án đưa ra những ý kiến đánh giá và đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm này. - Về mặt thời gian: Trọng tâm của luận án là phân tích các quy định trong BLDS 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan (Luật Nhà ở, Luật Xây dựng năm 2014..) về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.. - Về mặt không gian: Luận án tập trung phân tích các quy định pháp luật Việt Nam, các bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền trên lãnh thổ Việt Nam về trách nhiệm này. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận án sẽ dưa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. * Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận án, NCS sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:: Phương pháp phân tích và bình luận; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp lịch sử; Phương pháp hê ̣thống hoá; Phương pháp phân tích tình huống. 6. Những đóng góp mới của việc nghiên cứu đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành” mang lại những điểm mới sau: Thứ nhất, luận án đã xác định và phân tích được các học thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ hai, luận án phân tích bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ ba, luận án đã xây dựng khái niệm nhà cửa, CTXD khác; khái niệm TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
  • 6. 4 Thứ tư, luận án đã phân tích các đặc điểm và các điều kiện phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Thứ năm, luận án đã tổng hợp, phân tích quy định pháp luật dân sự mà nền tảng là Bộ luật dân sự hiện hành vể TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra để làm rõ thực trạng pháp luật về trách nhiệm này. Từ đó, luận án đánh giá những kết quả đạt được, những han chế đối với quy định pháp luật hiện hành và bước đầu đặt ra vấn đề yêu cầu hoàn thiện pháp luật. Thứ sáu, luận án đã phân tích các quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới; trên cơ sở đó, so sánh, đối chiếu với pháp luật Việt Nam, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trong khu vực và trên thế giới về trách nhiệm này. Thứ bảy, thông qua phân tích các bản án có hiệu lực trong giải quyết tranh chấp về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, luận án đã làm sáng tỏ những tranh chấp điển hình; từ đó luận án đã đánh giá những kết quả đạt được cũng như các hạn chế trong việc áp dụng pháp luật vào giải quyết tranh chấp về trách nhiệm này Thứ tám, luận án đã đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nói riêng, TNBTTH do tài sản gây ra nói chung. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Lời mở đầu, Phần A về Tổng quan tình hình nghiên cứ u và cơ sở lý thuyết của đề tài, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, các Phụ lục, Phần B Nội dung luận án chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
  • 7. 5 Chương 2: Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. PHẦN A TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm qua đã có nhiều công trình khoa học ở những mức độ khác nghiên cứu về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Ở những mức độ khác nhau các công trình nghiên cứu này đã giải quyết được một số những vấn đề liên quan đến TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, tuy nhiên, các công trình này vẫn chưa giải quyết được các vấn đề cơ bản sau: - Các công trình chưa chỉ ra được học thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; - Một số công trình khoa học xây dựng được khái niệm về “nhà cửa” và “CTXD khác” song khái niệm này chưa thực sự đầy đủ và toàn diện; chưa phân tích làm nổi bật được một số đặc trưng của “nhà cửa, CTXD khác” để giúp phân biệt giữa TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra với các TNBTTH khác. - Một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra bản chất của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một dạng của TNBTTH do tài sản gây ra song vẫn chưa phân tích điều này. - Một số công trình nghiên cứu chỉ ra một vài đặc điểm của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra song vẫn chưa chỉ ra được đặc điểm cơ bản của trách nhiệm này. - Một số công trình đã nêu được điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nhưng chưa phân tích
  • 8. 6 thấu đáo những điều kiện này; riêng đối với yếu tố lỗi, hầu hết các công trình mới khẳng định mà chưa có luận giải về lý do tại sao lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. - Hầu hết các công trình hiện nay chủ yếu phân tích thực trạng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra theo quy định tại Điều 627 BLDS 2005 mà không phải là Điều 605 BLDS 2015. - Các công trình cũng chưa phân tích đầy đủ, có hệ thống những điểm mới, những ưu điểm và hạn chế của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) cũng như chưa có so sánh đối chiếu pháp luật dân sự Việt Nam với pháp luật dân sự của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. - Các công trình hiện nay ở những mức độ khác nhau đã nêu thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, tuy nhiên, vẫn chưa thực sự đầy đủ và có hệ thống trên mọi phương diện. - Trong các công trình nghiên cứu hiện nay, ở những mức độ khác nhau, các tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, những kiến nghị này đa số mới chỉ tập trung vào một vài nội dung của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra mà chưa có kiến nghị toàn diện. 2. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận của đề tài 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích được đặt ra trong mục 3.1 của Lời nói đầu luận án, NCS đặt ra ba nhóm câu hỏi làm nền tảng, định hướng cho quá trình nghiên cứu của mình. 2.2. Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết về TNBTTH: Các lý thuyết về sự ra đời, bản chất của trách nhiệm, các điều kiện làm phát sinh TNBTTH, cơ sở để buộc
  • 9. 7 chủ thể phải chịu TNBTTH, thiệt hại được bồi thường, chủ thể được bồi thường và các trường hợp không phải chịu TNBTTH. 2.3. Các giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, các lý thuyết nghiên cứu mà tác giả đề ra, tác giả đặt ra bốn giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu dự định đạt được trong luận án. 2.4. Hướng tiếp cận nghiên cứu Thứ nhất, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một dạng của TNBTTH ngoài hợp đồng mà cụ thể là TNBTTH do tài sản gây ra, do đó nó sẽ mang đầy đủ các đặc điểm của trách nhiệm này cũng như có những đặc điểm riêng do đối tượng (nhà cửa, CTXD khác) gây thiệt hại chi phối. Thứ hai, quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vừa chịu sự điều chỉnh của BLDS đồng thời cũng chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật chuyên ngành khác như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở…Do đó, việc nghiên cứu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra vừa phải dựa trên các quy định gốc trong BLDS vừa phải chú ý đến các đặc điểm riêng (về đối tượng gây thiệt hại, chủ thể chịu TNBTTH) được quy định trong pháp luật chuyên ngành. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 1.1. Các học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra 1.1.1. Học thuyết về sự cẩu thả (negligence) Học thuyết này được áp dụng tại Anh - Mỹ (các nước theo truyền thống pháp luật án lệ - Common Law) và một số nước Bắc Âu (Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển..). Theo học thuyết này, TNBTTH
  • 10. 8 do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ phát sinh khi thoả mãn 4 điều kiện: (1) Có nghĩa vụ phải quan tâm đến người bị thiệt hại (“common duty of care”) của người chiếm hữu (“occupier”) nhà cửa, CTXD khác; (2) Có sự vi phạm nghĩa vụ đó của người chiếm hữu nhà cửa, CTXD khác; (3) Có thiệt hại; (4) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự vi phạm nghĩa vụ với thiệt hại. Về bản chất, học thuyết về sự cẩu thả được xây dựng dựa trên yếu tố lỗi – lỗi do cẩu thả. 1.1.2. Học thuyết về lỗi do suy đoán (Presumed Fault Liability) Học thuyết này được áp dụng tại một số quốc gia như: Đức (Điều 836 - 838) Hungary (Điều 5:650), Ba Lan (Điều 434)… Theo học thuyết này, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ được thiết lập khi thoả mãn các điều kiện: (1) Người bị thiệt hại chứng minh được 3 yếu tố: có thiệt hại, có sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác (thiệt hại là hậu quả của sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác); (2) CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác không thể chứng minh được là mình không có lỗi trong việc để nhà cửa, CTXD khác tự gây thiệt hại. Khi đó, Toà án suy đoán rằng: CSH hoặc người chiếm hữu, người được giao quản lý nhà cửa, CTXD khác đã có lỗi và buộc những người này phải chịu TNBTTH. Xét về bản chất, trách nhiệm về lỗi suy đoán vẫn là trách nhiệm pháp lý dựa trên yếu tố lỗi - tuy nhiên, lỗi ở đây là lỗi do suy đoán. CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác bị suy đoán là có lỗi. Để bác bỏ suy đoán đó, đồng thời cũng là để loại trừ trách nhiệm cho mình thì CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải chứng minh được điều ngược lại - là mình không có lỗi - mình đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa thiệt hại nhưng cuối cùng thiệt hại vẫn xảy ra.
  • 11. 9 1.1.3. Học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability) Học thuyết này được áp dụng tại một số quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Quebec ( Canada)…. Theo học thuyết này, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra sẽ phát sinh khi người bị thiệt hại chứng minh được 3 yếu tố: (1) có thiệt hại; (2) có sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác; (3) có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra với sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác (thiệt hại là hậu quả của sự sụp đổ của nhà cửa, CTXD khác). Nguyên đơn không cần chứng minh yếu tố lỗi của CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây bị đơn trong việc để nhà cửa, CTXD khác sụp đổ, gây thiệt hại; ngược lại, bị đơn cũng không thể được miễn trách nhiệm chỉ vì chứng minh được rằng mình không có lỗi. Học thuyết này đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nạn nhân trong việc yêu cầu BTTH. 1.1.4. Sự kết hợp giữa học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt Sự kết hợp về học thuyết về lỗi do suy đoán và học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt được thể hiện trong BLDS của một số quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan … BLDS của các quốc gia này quy định: trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại do khuyết tật trong xây dựng hoặc thiếu bảo dưỡng thì người chiếm hữu nhà cửa, công trình xây dựng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; người chiếm hữu sẽ được loại trừ trách nhiệm nếu chứng minh được là mình không có lỗi (học thuyết về lỗi do suy đoán); khi người chiếm hữu đã loại trừ được trách nhiệm cho mình bằng việc chứng minh minh không có lỗi thì CSH sẽ chịu trách nhiệm bồi thường; CSH phải chịu TNBTTH ngay cả khi chứng minh được là mình không có lỗi (học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt).
  • 12. 10 1.1.5. Học thuyết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra trong pháp luật dân sự Việt Nam BLDS 2015 đã lựa chọn học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt để xây dựng quy định về TNBTTH do tài sản gây ra nói chung (khoản 2 Điều 584), TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra nói riêng (đoạn 1 Điều 605). Chính vì vậy, trong phạm vi luận án này, NCS sẽ dựa vào học thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt khi đi phân tích các nội dung cơ bản của TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. 1.2. Khái niệm, đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác 1.2.1. Khái niệm “nhà cửa, công trình xây dựng khác” Nhà cửa, CTXD khác là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được gắn liền với đất. 1.2.2. Đặc điểm nhà cửa, công trình xây dựng khác Thứ nhất, nhà cửa, CTXD khác là “sản phẩm” do con người tạo ra. Thứ hai, nhà cửa, CTXD khác là sự liên kết giữa các vật liệu xây dựng và các thiết bị lắp đặt vào công trình. Thứ ba, nhà cửa, CTXD khác phải được gắn liền với đất. 1.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là trách nhiệm của CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải bồi thường những thiệt hại về vật chất và tinh thần phát sinh khi tự thân nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại. 1.4. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Về bản chất, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một dạng của TNBT do tài sản gây thiệt hại. Trách nhiệm này phát sinh không cần điều kiện lỗi khi thiệt hại là do sự tự thân tác động của nhà
  • 13. 11 cửa, CTXD khác gây ra. Nhà cửa, CTXD khác tự gây thiệt hại (sụp đổ, hư hỏng, sụt lở…) do khiếm khuyết bên trong của nó. Những khiếm khuyết này có thể bắt nguồn từ những sai sót trong xây dựng hoặc trong quá trình bảo trì bảo dưỡng nhà cửa, CTXD khác ... Có thể thấy, nguyên nhân sâu xa khiến nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại vẫn có thể có lỗi của con người. Có điều đó là “lỗi gián tiếp” chứ không phải là “lỗi trực tiếp”[63, tr.21]; lỗi trong quản lý (không quan tâm chăm sóc, bảo trì bảo dưỡng, kịp thời sửa chữa những hư hỏng khiến nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại) chứ không phải lỗi trong việc sử dụng nhà cửa, CTXD khác để gây thiệt hại. Do việc chứng minh lỗi này vô cùng khó khăn, thậm chí trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được, vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, pháp luật không buộc người bị thiệt hại phải chứng minh lỗi này. 1.5. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Ngoài những đặc điểm chung của TNBTTH ngoài hợp đồng, TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra cũng có những đặc điểm riêng biệt sau: Thứ nhất, về nguyên nhân gây ra thiệt hại: là do sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác. Thứ hai, về điều kiện làm phát sinh trách nhiệm. Trong TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, để được bồi thường, người bị thiệt hại chỉ cần chứng minh ba điều kiện: có thiệt hại; có sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác và có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và sự tự thân tác động của nhà cửa, CTXD khác mà không cần chứng minh lỗi của CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Nói cách khác, lỗi không phải là điều kiện làm phát sinh TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
  • 14. 12 Thứ ba, về thiệt hại được bồi thường. Thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra không bao gồm thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín. Điều này xuất phát từ phương thức gây thiệt hại của nhà cửa, CTXD khác và từ bản chất của danh dự, nhân phẩm, uy tín. Thứ tư, chủ thể chịu TNBTTH và cơ sở xác định chủ thể chịu TNBTTH Chủ thể chịu TNBTTH là CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Mặc dù, thiệt hại là do nhà cửa, CTXD khác gây ra, CSH, người được CSH giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác có thể không có lỗi nhưng họ vẫn phải chịu TNBTTH do tại thời điểm nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại, CSH, người được CSH giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác là người đang được hưởng lợi ích từ việc khai thác công dụng nhà cửa, CTXD khác. Vì vậy, khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại thì đương nhiên với tư cách là người được “hưởng lợi” từ nhà cửa, CTXD khác, những chủ thể này phải gánh chịu rủi ro. Điều này là phù hợp với lẽ công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại - vốn không có lỗi trong việc để thiệt hại xảy ra. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra 2.1.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác 2.1.1.1. Có thiệt hại 2.1.1.2. Có sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác
  • 15. 13 2.1.1.3. Mối quan hệ nhân quả giữa sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng khác với thiệt hại 2.1.1.4. Điều kiện lỗi của chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra 2.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới của người thi công với chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác (1) Có thiệt hại (2) Có hành vi trái pháp luật cùng gây thiệt hại của người thi công, CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác (3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật cùng gây thiệt hại của người thi công, CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác với thiệt hại (4) Có lỗi của CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác và của người thi công. 2.2. Xác định thiệt hại 2.2.1. Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Điều 589 BLDS 2015 quy định khi tài sản bị xâm phạm thiệt hại được bồi thường chỉ bao gồm thiệt hại về vật chất mà không bao gồm thiệt hại về tinh thần. Quy định của pháp luật hiện hành về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm còn một số bất cập như sau:: Thứ nhất, không có văn bản hướng dẫn về cách xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm. Thứ hai, Điều 589 quy định khi tài sản bị xâm phạm, thiệt hại được bồi thường chỉ là thiệt hại vật chất mà không bao gồm thiệt hại tinh thần. Trong khi đó, trên thực tế có rất nhiều tài sản nếu bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng có thể gây những tổn thất tinh thần rất lớn cho CSH, thậm chí cho cả gia đình, dòng họ.
  • 16. 14 Thứ ba, Điều 589 quy định khi tài sản bị xâm phạm, thiệt hại vật chất được bồi thường chỉ bao gồm: tài sản bị mất, bị huỷ hoại,…. mà không quy định thiệt hại do tài sản bị giảm giá trị (“loss in value”). 2.2.2. Xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm BLDS 2015 (Điều 590) quy định: khi sức khoẻ bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm hai loại: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. So với BLDS 2005 (Điều 609), quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm tại Điều 590 BLDS 2015 có một số điểm mới sau: Thứ nhất, bổ sung thêm “Thiệt hại khác do luật quy định” tại điểm d khoản 1 Điều 590. Thứ hai: sử dụng khái niệm “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm”thay cho khái niệm “Người xâm phạm sức khoẻ của người khác”(Điều 609 BLDS 2005). Thứ ba, quy định mức bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp các bên không thoả thuận được. 2.2.3. Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm BLDS 2015 (Điều 591) quy định: khi tính mạng bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm hai loại: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. So với quy định tại BLDS 2005, Điều 591 BLDS 2015 có một số sửa đổi theo hướng tích cực: Thứ nhất, bổ sung quy định khi tính mạng bị xâm phạm thiệt hại được bồi thường bao gồm: “Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này”. Thứ hai, sửa khái niệm: “Người xâm phạm tính mạng của người khác” (khoản 2 Điều 610 BLDS 2005) thành “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm”cho phù hợp với những tình huống thực tiễn khi thiệt hại xảy ra do tài sản hoặc do người chưa thành niên…
  • 17. 15 Thứ ba, đã nâng mức bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp các bên không thoả thuận được từ “không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” (khoản 2 Điều 610 BLDS 2005) lên “không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” (khoản 2 Điều 591 BLDS 2015. Đặc biệt, so với BLDS 2005, BLDS 2015 cũng quy định rõ: mức bù đắp tổn thất về tinh thần này là áp dụng cho “một” người có tính mạng bị xâm phạm. Thứ tư, BLDS 2015 đã bổ sung quy định mang tính “mở” là:“Thiệt hại khác do luật quy định”. 2.3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác Phạm vi chủ thể chịu TNBTTH. Chủ sở hữu: CSH được xác định là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sở hữu các CTXD khác. Người chiếm hữu: để phân biệt với “chủ sở hữu” và “ người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác”, “người chiếm hữu” được hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm: (1) những người đang thực tế “trực tiếp hoặc gián tiếp nắm giữ, chi phối” nhà cửa, CTXD khác nhưng lại không có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sở hữu các CTXD; (2) những người đang trực tiếp quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác nhưng quyền này không được “giao” một cách hợp pháp. VD: người thuê nhà- mặc dù hai bên đã chấm dứt hợp đồng thuê mà vẫn ở không chịu trả nhà… Người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác: khác với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, “người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác” được hiểu là những người mà quyền quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác có được do “được giao” thông qua một giao dịch dân sự hợp pháp (cho thuê, cho
  • 18. 16 ở nhờ, uỷ quyền quản lý… nhà cửa, CTXD khác) hoặc quyết định hành chính hợp pháp. Thứ tự chủ thể chịu TNBTTH. Một trong những hạn chế lớn nhất của Điều 605 BLDS 2015 (cũng như Điều 631 BLDS 1995 và Điều 627 BLDS 2005 trước đây) là quy định rất nhiều chủ thể chịu TNBTTH trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại nhưng lại không quy định căn cứ cũng như thứ tự các chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường. Quy định tại Điều 605 BLDS 2015 chỉ đơn thuần mang tính liệt kê. Nói cách khác, nếu dựa vào quy định trong BLDS hiện nay thì không thể xác định được thứ tự chủ thể phải chịu TNBTTH; chính vì vậy, trong phần này, NCS không đưa ra quan điểm của mình về việc xác định thứ tự chủ thể chịu TNBTTH. Để có thể xác định chính xác thứ tự chịu TNBTTH trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại theo NCS bắt buộc BLDS phải được sửa đổi bổ sung, hướng dẫn. Phương hướng sửa đổi cụ thể sẽ được NCS trình bày tại mục 3.2.3. Chủ thể chịu TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong một số trường hợp đặc biệt (1) Nếu nhà cửa, CTXD khác bị trưng dụng: thì chủ thể chịu TNBTTH là “Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng” chứ không phải “chủ sở hữu”. (2) Nếu nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung theo phần: thì mỗi CSH chung theo phần có TNBTTH tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác. (3) Nếu nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung hợp nhất: thì các CSH chịu trách nhiệm liên đới trong việc BTTH (4) Nhà chung cư. Khi phần thuộc sở hữu riêng của nhà chung cư gây thiệt hại thì CSH của phần sở hữu riêng chịu TNBTTH. Khi phần thuộc sở hữu chung của nhà chung cư gây thiệt hại, các đồng CSH chịu trách nhiệm liên đới BTTH.
  • 19. 17 2.3.2. Trách nhiệm bồi thường liên đới bồi thường thiệt hại của người thi công “Người thi công” được hiểu là người tiến hành hoạt động xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với CTXD mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì CTXD theo thiết kế. TNBTTH của người thi công được xác định như sau: Thứ nhất, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do hành vi trái pháp luật, có lỗi của người thi công, người thi công chịu TNBTTH toàn bộ theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 584 BLDS 2015. Thứ hai, nếu thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật, có lỗi của người thi công và của CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác thì khi đó người thi công và CSH, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác phải liên đới chịu TNBTTH theo đoạn 2 Điều 605 BLDS 2015. 2.4. Chủ thể được bồi thường thiệt hại Tuỳ thuộc vào đối tượng bị thiệt hại là tài sản, tính mạng hay sức khoẻ mà chủ thể được bồi thường sẽ khác nhau. 2.4.1. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm Theo Điều 170 và Điều 185 BLDS 2015 thì khi quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì CSH, chủ thể có quyền khác đối với tài sản và người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải BTTH. Quy định này tương đồng với pháp luật một số quốc gia như: Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Hy Lạp, Hà Lan, Italia… 2.4.2. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm Chủ thể được BTTH về vật chất: Người bị thiệt hại về sức khoẻ và người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Chủ thể được BTTH về tinh thần: chỉ có người bị thiệt hại về sức khoẻ mà không bao gồm những người thân thích của người bị thiệt
  • 20. 18 hại. Quy định này không tương đồng với pháp luật một số quốc gia như: Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Áo, Hy Lạp,.. Nghị quyết số 75 (7) của Uỷ hội châu Âu (Council of Europe); Điều VI.–2:202 Bộ tham khảo chung về BTTH ngoài hợp đồng (DCFR), Điều 10:301 Bộ nguyên tắc về luật BTTH ngoài hợp đồng châu Âu ( PETL) 2.4.3. Chủ thể được bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm Chủ thể được bồi thường hiệt hại về vật chất: người bị thiệt hại (nếu tại thời điểm bồi thường người đó còn sống), những người đã thực tế thanh toán hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại; còn riêng với khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết sẽ trả cho những đối tượng được cấp dưỡng (cha mẹ, vợ chồng, con..) Chủ thể được BTTH về tinh thần: “người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại” hoặc “người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại”. Quy định này tương đồng với pháp luật của một số quốc gia như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc, Nhật Bản… 2.5.Cáctrườnghợpkhôngphảichịutráchnhiệmbồithườngthiệthại (1)Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng Sự kiện bất khả kháng “là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015) (2) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại: Điều 584 BLDS 2015 quy định: trong trường hợp thiệt hại xảy ra “do sự kiện bất khả kháng” và “hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại” thì TNBTTH sẽ được loại trừ.
  • 21. 19 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra 3.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về các trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Trường hợp thứ nhất: Toà án áp dụng quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong khi thiệt hại không phải do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trường hợp thứ hai: thiệt hại do nhà cửa, CTXD khác gây ra nhưng Toà án lại không viện dẫn Điều luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra để giải quyết. 3.1.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Do trong BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP) đều không có hướng dẫn về xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, trong khi đó, khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại, thì thiệt hại đầu tiên và chủ yếu lại là thiệt hại về tài sản (nhà cửa, CTXD lân cận bị nghiêng, lún, …) nên trong nhiều trường hợp khi tài sản bị xâm phạm Toà án còn lúng túng trong việc xác định thiệt hại được bồi thường. 3.1.2.1. Xác định thiệt hại đối với tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng Thứ nhất, một số trường hợp, Toà án chấp nhận yêu cầu đòi BTTH của nguyên đơn buộc bị đơn phải bồi thường ngay cả khi chưa
  • 22. 20 có kết luận của cơ quan chuyên môn về nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra. Thứ hai, trong một số trường hợp, mặc dù đã có kết luận của cơ quan môn về nguyên nhân dẫn đến thiệt hại nhưng quan điểm của Toà án trong việc xác định tỷ lệ bồi thường lại không thống nhất. 3.1.2.2. Thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút Qua nghiên cứu một số vụ án, NCS nhận thấy có những trường hợp mặc dù người bị thiệt hại không xuất trình được các “chứng từ hợp lệ” nhưng Toà án vẫn chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường của nguyên đơn. 3.1.2.3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại Để được bồi thường “chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại”, theo quy định tại điểm a, mục 5, phần I của Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP, người bị thiệt hại “phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại”. Tuy nhiên, trên thực tế, qua nghiên cứu một số vụ án, NCS nhận thấy trong thực tiễn xét xử trong một số trường hợp, mặc dù nguyên đơn không có đủ “chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ” nhưng Toà án không xác minh thực tế mà đã chấp nhận/không chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường “chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại” của nguyên đơn. 3.1.2.4. Xác định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp tài sản bị xâm phạm BLDS 2005, BLDS 2015 và Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP đều quy định khi tài sản bị xâm phạm thì người bị thiệt hại chỉ được BTTH về vật chất mà không được BTTH về tinh thần. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua cho thấy, trong
  • 23. 21 nhiều trường hợp Toà án vẫn chấp nhận yêu cầu đòi bồi thường tổn thất về tinh thần của người bị thiệt hại trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại về tài sản. 3.1.3. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra 3.1.3.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng Thứ nhất, thực tiễn về xác định thứ tự chủ thể chịu TNBTTH. Cả BLDS 2005, BLDS 2015 đều chỉ quy định “phạm vi” các chủ thể phải chịu TNBTTH mà không quy định thứ tự cũng như tiêu chí xác định chủ thể phải chịu TNBTTH; thêm vào đó, cả BLDS 2005 và 2015 đều đưa “chủ sở hữu” lên vị trí đầu tiên trong “danh sách” những chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường, điều này dẫn đến cách hiểu rằng: trong mọi trường hợp, chủ thể đầu tiên phải chịu TNBTTH là “chủ sở hữu”, chỉ khi nào không có CSH thì các chủ thể khác (người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD…) mới phải chịu TNBTTH. Thứ hai, trách nhiệm liên đới BTTH giữa các CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. BLDS 2005 (Điều 616) và BLDS 2015 (Điều 587) chỉ quy định trách nhiệm liên đới trong trường hợp thiệt hại là do hành vi của nhiều người cùng gây ra mà chưa quy định trách nhiệm liên đới trong trường hợp thiệt hại do tài sản gây ra nói chung, nhà cửa, CTXD khác gây ra nói riêng. Trong thực tiễn xét xử, Toà án áp dụng trách nhiệm liên đới khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại trong hai trường hợp: (1) Áp dụng trách nhiệm liên đới BTTH trong trường hợp nhà cửa, CTXD khác thuộc sở hữu chung của nhiều người.
  • 24. 22 (2) Áp dụng trách nhiệm liên đới BTTH trong trường hợp nhiều nhà cửa, CTXD khác cùng gây thiệt hại. 3.1.3.2. Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của người thi công TNBTTH của người thi công là quy định hoàn toàn mới của BLDS 2015. Trước đó, trong BLDS 1995 và 2005 đều không có quy định về TNBTTH của người thi công. Vì vậy, trong giai đoạn này, do thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết TNBTTH của người thi công nên mặc dù về cơ bản đều thừa nhận TNBTTH của người thi công, nhưng đường lối xét xử của Toà án trong các vụ án là không thống nhất, có thể chia thành hai trường hợp: Trường hợp 1: Toà án công nhận TNBTTH của người thi công nhưng đó là trách nhiệm với CSH, không phải với người bị thiệt hại. Trường hợp 2: Toà án công nhận trách nhiệm liên đới BTTH giữa người thi công và CSH cho người bị thiệt hại. 3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra Từ những phân tích về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra, NCS đưa ra một số kiến nghị sau để hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành: 3.2.1. Kiến nghị bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra nói chung. Cụ thể, Điều 587 BLDS 2015 được sửa đổi, bổ sung như sau: (1) Bổ sung thêm khoản 2 vào Điều 587: 2. Trách nhiệm liên đới cũng áp dụng trong trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người gây thiệt hại hoặc nhiều tài sản của nhiều CSH cùng gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của các CSH được xác định tương ứng với mức độ gây
  • 25. 23 thiệt hại của tài sản; nếu không xác định được mức độ gây thiệt hại của từng tài sản thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau”. (2) Sửa đổi lại tên gọi của điều luật: “Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra” thành “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại” để bao quát cả trường hợp trách nhiệm liên đới khi tài sản gây thiệt hại. 3.2.2. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Thứ nhất, thay khái niệm “nhà cửa, CTXD khác” bằng khái niệm “công trình xây dựng” bởi xét về bản chất “nhà cửa” hay “CTXD khác” đều là “công trình xây dựng”. Thứ hai, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công NCS kiến nghị tách TNBTTH của người thi công thành một điều luật riêng biệt, độc lập với TNBTTH của CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, CTXD khác. Hướng quy định TNBTTH của người thi công sẽ được NCS trình bày trong kiến nghị tiếp theo. Thứ ba, về trách nhiệm của kỹ sư, kiến trúc sư, người giám sát và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại. Điều 605 BLDS 2015 mới chỉ buộc “người thi công” khi có lỗi phải chịu TNBTTH mà chưa quy định TNBTTH đối với các chủ thể khác như kiến trúc sư, kỹ sư, người giám sát… khi những chủ thể này có lỗi trong việc để xảy ra thiệt hại. NCS kiến nghị bổ sung thêm quy định về trách nhiệm của: kiến trúc sư, kỹ sư, người giám sát, người khảo sát trong cùng điều luật về trách nhiệm của người thi công. Theo đó: “Khi người thi công, người khảo sát, giám sát, kiến trúc sư và kỹ có lỗi trong việc để CTXD gây thiệt hại thì phải chịu TNBTTH. Khi CSH, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng CTXD
  • 26. 24 và các chủ thể trên cùng có lỗi trong việc để CTXD gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”. Thứ tư, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những vật bị rơi hoặc ném ra khỏi công trình xây dựng NCS kiến nghị bổ sung quy định về TNBTTH đối với những vật bị ném hoặc rơi ra khỏi CTXD. Theo đó, “trong trường hợp bất kỳ vật nào bị ném hoặc rơi ra khỏi CTXD gây thiệt hại cho người khác, thì tất cả những người sử dụng công trình phải liên đới BTTH trừ những người nào chứng minh được mình không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường”. 3.2.3. Kiến nghị xây dựng Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán TANDTC Thứ nhất, xác định thiệt hại (1) Xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: (2) Xác định thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm. Thứ hai, hướng dẫn xác định thứ tự chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường trong TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra theo hướng: khi nhà cửa, CTXD khác gây thiệt hại, TNBTTH trước tiên thuộc về người đang trực tiếp chiếm hữu nhà cửa, CTXD khác; nếu những người này chứng minh được là mình không có lỗi, thì TNBTTH thuộc về CSH. CSH chỉ được loại trừ trách nhiệm nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả kháng, do lỗi của người bị thiệt hại hoặc lỗi của người thứ ba. Thứ ba, hướng dẫn về trách nhiệm BTTH của người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nhà cửa, công trình xây dựng khác Nếu nhà cửa, CTXD khác bị chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật ngay tình: trong trường hợp này, do người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật không có lỗi trong việc chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật nên TNBTTH của người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật ngay tình được xác định tương tự như người chiếm hữu, sử dụng có căn cứ pháp luật.
  • 27. 25 Nếu nhà cửa, CTXD khác bị chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật không ngay tình: trong trường hợp này, người chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật không ngay tình sẽ chịu TNBTTH. KẾT LUẬN CHUNG TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một trách nhiệm có lịch sử lâu đời, chiếm vị trí quan trọng trong chế định về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung, TNBTTH do tài sản gây ra nói riêng. Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận án, NCS rút ra một số kết luận cụ thể vè kết quả luận án như sau: Một là, Luận án đã nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra như: khái niệm, đặc điểm, bản chất của nhà cửa, CTXD khác và TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Luận án cũng đã phân tích được các học thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; trên cơ sở đó phân tích các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm và điều kiện về yếu tố lỗi trong trách nhiệm. Hai là, Luận án đã tìm hiểu, phân tích, so sánh, đối chiếu các quy định về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Quebec- Canada; Philippin, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; Bộ tham khảo chung về BTTH ngoài hợp đồng (DCFR) Châu Âu… với quy định trong pháp luật Việt Nam; từ đó làm sáng tỏ những điểm khác biệt và tương đồng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia trên thế giới; trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Ba là, Luận án đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở
  • 28. 26 đó, Luận án đánh giá những điểm tích cực và hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành. Đây cũng là cơ sở giúp Luận án đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Bốn là, Luận án đã sưu tầm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án trong quá trình giải quyết các vụ án về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Luận án tập trung phân tích những điểm hợp lý cũng như bất cập của Toà án trong việc áp dụng quy định của pháp luật trong quá trình xét xử, từ đó, Luận án đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật. Năm là, từ nền tảng lý luận cũng như từ những phân tích về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, Luận án đã đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Do có nhiều hạn chế về thời gian và điều kiện chủ quan nên công trình nghiên cứu không tránh khỏi còn thiếu sót, NCS mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ thầy cô, đồng nghiệp… đề công trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!