SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  96
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ THU HIỂN
TR¸CH NHIÖM CñA C¤NG CHøC TRONG HO¹T §éNG C¤NG Vô
THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM HIÖN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN NGỌC ANH
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Thị Thu Hiền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ........................ 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại công chức ở Việt Nam .................. 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm .............................................................................. 6
1.1.2. Phân loại công chức............................................................................... 7
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các dạng trách nhiệm của công chức
trong hoạt động công vụ ...................................................................... 9
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm .............................................................................. 9
1.2.2. Các dạng trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ ............10
1.2.3. Trách nhiệm hình sự của công chức ...................................................15
1.2.4. Trách nhiệm hành chính của công chức .............................................20
1.2.5. Trách nhiệm vật chất của công chức...................................................24
1.3. Yêu cầu về trách nhiệm pháp lý của công chức trong thời đại
ngày nay .............................................................................................27
Kết luận chương 1 .........................................................................................32
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ ................................................33
2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm của công chức trong hoạt
động công vụ......................................................................................33
2.1.1. Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức.....................................33
2.1.2. Thực trạng áp dụng trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t động
công vụ................................................................................................39
2.2. Đánh giá tình hình thực thi trách nhiệm công vụ của công
chức hiện nay.....................................................................................43
2.2.1. Về phương pháp đánh giá ...................................................................44
2.2.2. Về tiêu chí đánh giá ............................................................................46
2.2.3. Về tính khách quan trong đánh giá .....................................................47
2.2.4. Về việc sử dụng kết quả đánh giá.......................................................47
Kết luận chương 2 .........................................................................................51
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ......................52
3.1. Dự báo tình hình và nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về
trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ .......................52
3.1.1. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức đáp ứng yêu cầu của
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........58
3.1.2. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức phải khắc phục
những yếu kém, hạn chế của thực trạng quy định pháp luật và thực
trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức..........60
3.1.3. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức phải gắn liền với
việc hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và đánh giá công chức.....65
3.1.4. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức đáp ứng hoạt
động của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế mở, hội nhập quốc
tế khu vực, cũng như kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức ở
các nước trên thế giới..........................................................................68
3.2. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của
công chức trong hoạt động công vụ.................................................70
3.2.1. Mục tiêu ..............................................................................................70
3.2.2. Phương hướng.....................................................................................71
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách
nhiệm pháp lý của công chức trong hoạt động công vụ...................76
3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật............................76
3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.................................................85
Kết luận chương 3 .........................................................................................86
KẾT LUẬN....................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................90
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trách nhiệm của công chức là một vấn đề được Nhà nước và xã hội
quan tâm. Ở nước ta, trong những năm qua có nơi còn có biểu hiện công
chức nhà nước chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
chức trách nhiệm vụ được phân công (thậm chí còn có biểu hiện phiền hà,
sách nhiễu), gây bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới lòng tin của
nhân dân với Nhà nước. Do đó, việc tăng cường, củng cố chế độ trách nhiệm
cá nhân đối với công vụ của công chức nhà nước đòi hỏi phải được pháp luật
điều chỉnh chặt chẽ, nghiêm minh hơn. Quy định của pháp luật về trách
nhiệm của công chức nhà nước là biện pháp cơ bản để phòng ngừa và đấu
tranh có hiệu quả với tệ cửa quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng
phí của công..., làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống
chính trị, đặc biệt là trong bộ máy hành chính nhà nước. Trên thực tế, pháp
luật về trách nhiệm của công chức nhà nước ở nước ta hiện nay nhìn chung
chưa hoàn chỉnh, còn tản mạn, thiếu tính hệ thống, chưa quy định rõ trách
nhiệm của công chức nhà nước, chưa phân định rõ trách nhiệm của tập thể
với cá nhân phụ trách.... Có những quy định về trách nhiệm của cán bộ, công
chức không còn phù hợp nhưng chậm được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với chủ trương cải cách hành chính. Công tác pháp điển hóa về
trách nhiệm pháp lý, nhất là trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất của
công chức tuy đã được chú trọng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của
thực tiễn. Việc áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm của công
chức ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm, thiếu tính thống nhất, kỷ
cương, kỷ luật lỏng lẻo. Vì vậy, việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động thực
2
thi quy định của pháp luật về trách nhiệm của công chức trong giai đoạn
hiện nay đang là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn.
Ở bình diện lý luận, cho đến nay mới chỉ có một số công trình nghiên
cứu có liên quan đến trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện
các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của công chức trong
hoạt động công vụ.
Với những lý do nêu trên, việc tác giả đã chọn đề tài "Trách nhiệm của
công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay" làm
luận văn thạc sĩ luật học là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu theo quan điểm đề tài
- Ở nước ngoài: đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm
pháp lý nói chung, trách nhiệm pháp lý của công chức nói riêng. Các khía
cạnh khác nhau của trách nhiệm pháp lý của công chức như: khái niệm, mục
đích, cơ sở, đặc điểm, các hình thức trách nhiệm và thủ tục áp dụng trách
nhiệm pháp lý của công chức đã được đề cập đến trong các công trình, báo
cáo của một số tác giả, như Lazarev B.M với cuốn sách Cơ sở pháp lý của
trách nhiệm trong quản lý ở Liên xô và Cộng hòa dân chủ Đức (Mátxcơva,
năm 1986) và bài Đặc điểm trách nhiệm của những người có chức vụ trong
cuốn sách Liên xô - Cộng hòa dân chủ Đức: Chế độ công vụ (Mátxcơva, năm
1986), Aduskin I.C với cuốn sách Thủ tục kỷ luật ở Liên xô (Saratop, năm
1986), Batrilo I.L với bài viết Chế định trách nhiệm trong quản lý đăng trên
Tạp chí Nhà nước và pháp luật Liên xô (số 6, năm 1977), Malein H.C với
cuốn sách Vi phạm pháp luật: khái niệm, nguyên nhân, trách nhiệm
(Mátxcơva, năm 1985) và bài Trách nhiệm về tài sản của các chủ thể quản lý
trong cuốn sách Trách nhiệm trong quản lý (Mátxcơva, năm 1985), Serbax
A.I với cuốn sách Trách nhiệm pháp lý của người có chức vụ trong bộ máy
quản lý nhà nước (Kiep, năm 1980),...vv...
3
- Ở trong nước: vấn đề trách nhiệm pháp lý của công chức từ lâu cũng đã
được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, như các tác giả: Đoàn Trọng Truyến,
về vấn đề trách nhiệm công vụ trong giáo trình Hành chính học đại cương của
Học viện Hành chính quốc gia (Hà Nội, năm 1997), Nguyễn Cửu Việt về trách
nhiệm trong quản lý, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của đại học Quốc gia
Hà Nội (Hà Nội, năm 1997 và năm 2000), Ngô Tử Liễn về trách nhiệm hành
chính trong cuốn sách Cưỡng chế hành chính nhà nước của Học viện Hành
chính Quốc gia (Hà Nội, năm 1996), Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái về trách
nhiệm trong hoạt động công vụ trong cuốn sách Giải đáp pháp luật - Luật hành
chính Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995), Hoàng Thị Ngân với bài
Về trách nhiệm pháp lý đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 2, năm
2011) và bài Trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai trái
đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 5, năm 2003), Vũ Thư về chế tài
hành chính (luận án tiến sĩ luật học, năm 1996) và bài Trách nhiệm pháp lý theo
luật Hiến pháp đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 12, năm 2002), Võ
Khánh Vinh trong cuốn sách Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm
về chức vụ (Hà Nội, năm 1996), Nguyễn Hoàng Anh với bài viết Chế định trách
nhiệm vật chất trong luật hành chính Việt Nam và một số vấn đề cần hoàn thiện
trong cuốn sách Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI (Hà
Nội, năm 2002), Dương Thanh Mai với bài Bồi thường thiệt hại đối với oan sai
trong tố tụng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Hà Nội, năm 2011), Đinh
Thiện Sơn về trách nhiệm pháp lý của người có chức vụ trong quản lý ở Việt
Nam (luận án phó tiến sĩ luật học năm 1989),... Nhìn chung, việc nghiên cứu của
các tác giả được quan tâm ở những góc độ khác nhau của phạm trù pháp lý được
xem xét, nhưng chưa nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề trách nhiệm pháp lý
của công chức, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống
và sâu sắc vấn đề trên là việc làm có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn.
4
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách
nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam, qua
đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về công chức và nâng cao
hiệu quả của công chức Việt Nam trong thời gian tới
- Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra và
giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
+ Phân tích, làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm
của công chức trong hoạt động công vụ;
+ Làm rõ các luận cứ khoa học góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật
về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ; đánh giá thực trạng.
+ Phân tích pháp luật về công chức chỉ ra những ưu-nhược điểm của
pháp luật về công chức từ thực tiễn áp dụng;
+ Tổng hợp kết quả nghiên cứu đề ra phương hướng, mục tiêu và các giải
pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật
về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là trách nhiệm của công chức
trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn nghiên cứu về trách nhiệm
của công chức trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật Việt
Nam; thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành
và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, tư vấn chuyên gia, điều tra xã hội học…
5
6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
- Là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện
về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ; theo đó những kết
quả khoa học của luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và
thực tiễn về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo quy
định của pháp luật.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng luận văn đã chỉ rõ các ưu – nhược
điểm của pháp luật Việt Nam về công chức, công vụ.
- Khái quát lý luận đưa ra các luận cứ khoa học nhằm góp phần xây
dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của công chức
trong hoạt động công vụ trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực thi chế định trách nhiệm
của công chức trong hoạt động công vụ trong giai đoạn hiện nay.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài
liệu phục vụ cho hoạt động lập pháp và thực thi pháp luật về trách nhiệm
của công chức trong hoạt động công vụ; đồng thời cũng có thể được sử
dụng làm tài liệu cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các cơ sở
đào tạo luật ở Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được bố cục thành 3 chương:
Chương 1. Nhận thức chung về trách nhiệm của công chức trong hoạt
động công vụ
Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về
trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ
Chương 3. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp
luật về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ
6
Chương 1
NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại công chức ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm
Khái niệm công chức được hiểu khác nhau giữa các quốc gia do có sự
khác biệt về hệ thống chính trị; tổ chức bộ máy nhà nước; sự phát triển kinh tế -
xã hội; tính truyền thống và các yếu tố văn hóa lịch sử. Tuy nhiên, ở nhiều quốc
gia, đặc điểm chung của công chức thường được hiểu là: là công dân của nước
đó; được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển; được bổ nhiệm vào một
ngạch, một chức danh hoặc gắn với một vị trí việc làm; được hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
Ở Việt Nam, ngay từ sau khi nước Việt Nam dân củ cộng hòa ra đời Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công
chức, trong đó khái niệm công chức Việt Nam chỉ được xác định trong phạm vi
các cơ quan Chính phủ. Theo Sắc lệnh số 76/SL, những công dân Việt Nam
được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên
trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo
Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định (Điều 1,
Sắc lệnh số 76/SL). Đến năm 1998, khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức được ban
hành, những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà
nước, đoàn thể được gọi chung trong một cụm từ là "cán bộ, công chức".
Công chức Việt Nam được hiểu theo khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công
chức quy định:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp
7
huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải
là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ
quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ
quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [11].
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức
chính trị- xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm
2008 và các quy định khác có liên quan. Nguyên tắc trong thi hành công vụ của
cán bộ, công chức:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân;
- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát;
- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả;
- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ [11].
1.1.2. Phân loại công chức
Theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những
người là công chức (Nghị định số 06/NĐ-CP):
8
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm
vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân
sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ
chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập [2].
Công chức có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào
mục đích phân loại. Ở Việt Nam có một số cách phân loại công chức cơ bản sau:
* Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành loại A,
loại B, loại C và loại D, cụ thể như sau:
- Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao
cấp hoặc tương đương;
- Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên
chính hoặc tương đương;
- Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc
tương đương;
- Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc
tương đương và ngạch nhân viên.
* Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
* Phân loại theo ngành, lĩnh vực: bao gồm lĩnh vực hành chính, kinh
tế, xây dựng, luật,…
Ngoài ra, công chức còn có thể được phân loại theo trình độ đào tạo
(sau đại học, đại học, trung học,...) hoặc theo hệ thống cơ cấu tổ chức.
Trong mỗi một ngành chuyên môn có một hoặc một số ngạch từ cao
đến thấp, thể hiện phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn, những hiểu
9
biết cần phải có của công chức; mỗi một ngạch có nhiều mức lương khác
nhau, từ mức khởi điểm (bậc 1) trở lên. Theo quy định của Luật cán bộ, công
chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, việc nâng từ mức
lương thấp lên mức lương cao hơn trong ngạch được thực hiện gắn với thâm
niên công tác, trừ trường hợp được nâng lương trước thời hạn do có thành
tích, cống hiến trong công tác. Việc thực hiện nâng lương được tiến hành theo
quy trình, thủ tục và phân cấp theo quy định của pháp luật. Việc nâng từ
ngạch thấp lên ngạch cao hơn liền kề phải qua kỳ thi nâng ngạch theo nguyên
tắc cạnh tranh.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các dạng trách nhiệm của công chức
trong hoạt động công vụ
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm
Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công
chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích Nhà nước, nhân dân và xã hội. Tuy
nhiên trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, do đặc thù về thể chế chính trị nên
công vụ còn bao gồm cả hoạt động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cán
bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội.
* Một số đặc điểm và tính chất của công vụ
- Mục đích của công vụ là phục vụ lợi ích Nhà nước, nhân dân và xã hội.
- Nội dung hoạt động công vụ bao gồm các hoạt động thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước, của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong lãnh
đạo, quản lý và tham gia quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ
chức cung ứng và phục vụ các nhu cầu chung của xã hội, của nhân dân không
vì mục đích lợi nhuận.
- Chủ thể thực thi công vụ là cán bộ, công chức.
- Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước,
10
mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà
nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động này đều
do cán bộ, công chức nhân danh nhà nước tiến hành. Bao gồm các hoạt động
nhân danh quyền lực nhà nước và các hoạt động của các tổ chức được nhà
nước uỷ quyền. Ở các nước trên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít
nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà thường chỉ nói tới công chức nhân danh
pháp luật hoặc nhân danh nhà nước mà thôi. Bởi lẽ, pháp luật là công cụ chính,
chủ yếu do Nhà nước ban hành. Ngoài ra, ở Việt Nam do đặc thù về thể chế
chính trị nên hoạt động công vụ còn bao gồm cả hoạt động của cán bộ, công
chức trong các cơ quan của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội.
- Công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
Nhà nước giao và tuân theo pháp luật.
- Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp.
Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tính chính trị, tạo nên
hình ảnh của chế độ, của Nhà nước trong mắt người dân. Đó là việc cán bộ,
công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn
phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Trách nhiệm trong hoạt động
công vụ của cán bộ, công chức có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả công vụ.
Kết quả công vụ và trách nhiệm công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ
quan, tổ chức. Hai nhân tố này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu
nói kết quả công vụ là điểm mục tiêu, là mong muốn của chủ thể quản lý thì
trách nhiệm công vụ là phương thức, cách thức để thực hiện mục tiêu của chủ
thể quản lý. Một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đều dựa trên cơ sở đề cao
tính trách nhiệm với tinh thần tận tuỵ, mẫn cán và làm tròn bổn phận của cán
bộ, công chức.
1.2.2. Các dạng trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ
- Trách nhiệm kỷ luật của công chức:
11
Trách nhiệm kỷ luật là hình thức trách nhiệm pháp lý được áp dụng với
công chức nhà nước thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật, tức là người có hành
vi (hành động hoặc không hành động) vi phạm nghĩa vụ, gây tổn hại cho trật
tự pháp luật trong quá trình quản lý nhà nước. Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật
là vi phạm kỷ luật. Đó là hành vi có lỗi, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ
trong hoạt động công vụ (các nghĩa vụ điều 18, 19, 20, các điều cấm - chương
II mục 4 của Luật cán bộ, công chức và các quy định tại văn bản pháp luật
khác), do công chức thực hiện mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 97/1998/NĐ- CP). Vi phạm đó có thể là
việc cộng chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, sai lệch nghĩa
vụ được giao phó.
Ý kiến của một số tác giả cho rằng, chỉ luật hành chính điều chỉnh vấn
đề trách nhiệm kỷ luật là không đúng. Chế độ kỷ luật là một chế định pháp lý
phức tạp bao gồm những quy phạm pháp luật hành chính cũng như luật lao
động. Tính đặc thù của trách nhiệm kỷ luật thể hiện ở chỗ người bị kỷ luật có
sự phụ thuộc về mặt tổ chức trong quan hệ với người có thẩm quyền trong
quyết định kỷ luật. Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyền ra quyết
định kỷ luật đối với nhân viên của mình khi anh ta có hành vi vi phạm kỷ luật.
Việc ấn định trách nhiệm kỷ luật là sự thực hiện có thẩm quyền trong quan hệ
nội bộ mỗi cơ quan, tổ chức. Xử lý kỷ luật luôn do thủ trưởng cơ quan, tổ
chức áp dụng đối với người vi phạm là nhân viên cơ quan tổ chức đó. Do đó,
trách nhiệm kỷ luật là một dạng trách nhiệm pháp lý đặc biệt. Hiện nay có
quan điểm cho rằng: khi xét thấy hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiện cấu kết
thành tội phạm thì phải đình chỉ việc thi hành kỷ luật và chuyển hồ sơ lên cơ
quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và truy cứu trách nhiệm pháp lý, mà
không được giữ lại "xử lý nội bộ". Quan niệm này không hoàn toàn chính xác.
Không nên nhầm lẫn cho rằng trách nhiệm kỷ luật chỉ là một loại "xử lý nội
12
bộ" mà không có ý nghĩa pháp lý, trừ trường hợp "xử lý nội bộ" trong tổ chức
Đảng hay tổ chức xã hội khác, tức là không mang tính chất Nhà nước. Các
biện pháp xử lý kỷ luật này đúng là mang tính "xử lý nội bộ", không phải một
dạng trách nhiệm pháp lý.
Mặt khác, cần lưu ý trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm kỷ luật. Đó là
trường hợp mà giữa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng đối với đối tượng
bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật không có quan hệ trực thuộc với tổ chức, mà chỉ
trực thuộc dưới khía cạnh nào đó về mặt hành chính. Ví dụ, trách nhiệm kỷ luật
của học sinh, sinh viên, của những người sống trong ký túc xá,…
Những người có chức vụ hay các công chức ở những nghề nghiệp riêng
biệt, khi vi phạm các quy tắc đạo đức và danh dự nghề nghiệp dẫn đến hậu
quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, ngành nghề cũng có thể bị xử lý
kỷ luật (ví dụ: Hải quan, giáo viên, bác sỹ, kiểm soát viên có hành động
không văn hóa…). Ở đây không cần tính đến yếu tố địa điểm và thời gian vi
phạm. Có thể những hành vi vi phạm đạo đức, danh dự nghề nghiệp đó được
thực hiện ngoài phạm vi cơ quan nhà nước, ngoài giờ làm việc, ở địa phương
hay bất kỳ ở địa điểm nào khác, nhưng người vi phạm vẫn có thể bị xử lý kỷ
luật. Do đó, trách nhiệm kỷ luật không chỉ được áp dụng đối với người vi
phạm kỷ luật lao động, vi phạm hoạt động công vụ. Nếu nói nhiệm vụ của các
chế tài kỷ luật chỉ là để bảo vệ những quan hệ lao động là đã thu hẹp một cách
không có cơ sở những khả năng trách nhiệm kỷ luật.
Khác với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, trách nhiệm
kỷ luật có thể áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm pháp lý khác (hình
sự, hành chính, vật chất) đối với một công chức thực hiện một vi phạm, nếu
hành vi vi phạm kỷ luật đó đồng thời cũng là hành vi phạm tội hoặc vi phạm
hành chính hoặc gây tổn hại cho tài sản của Nhà nước hoặc của công dân.
Đây chính là đặc trưng của trách nhiệm kỷ luật và đó cũng là đặc trưng quan
13
trọng của trách nhiệm pháp lý của công chức trong hoạt động công vụ. Vấn đề
này xuất phát từ tính chất đặc biệt của hoạt động cộng vụ và cũng là một khía
cạnh thể hiện nguyên tắc tăng nặng của trách nhiệm pháp lý của công chức.
Tuy nhiên, quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ- CP ngày 17/5/2011 quy
định về xử lý kỷ luật đối với công chức (Nghị định số 34/2011/NĐ-CP) vẫn
chưa quy định rõ đặc trưng này. Do vậy, quá trình hoàn thiện pháp luật nội
dung này cần được bổ sung.
Trường hợp công chức phạm tội, thì khi bản án đã có hiệu lực pháp
luật, cần đồng thời xử lý trách nhiệm kỷ luật đối với họ. Đây là điều đương
nhiên và dễ hiểu bởi vì nhiều công chức thực hiện tội phạm thực ra là vi phạm
kỷ luật loại nặng nhất. Kết luận này có thể suy ra từ quy định tại Nghị định
34/2011/NĐ-CP: "Đối với công chức phạm tội bị tòa án xử phạt tù nhưng
được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo mà tội
liên quan đến hoạt động công vụ thì có thể bị buộc thôi việc" [3].
Đối với trách nhiệm hành chính, trường hợp nếu công chức thực hiện vi
phạm hành chính liên quan tới công vụ thì đương nhiên phải kéo theo trách
nhiệm kỷ luật, dù ở mức nhẹ. Sách báo pháp lý còn gọi loại vi phạm này là vi
phạm kỷ luật- hành chính. Nhưng nếu vi phạm hành chính của công chức
không liên quan tới công vụ (tức là một công dân thực hiện hành vi vi phạm
hành chính) thì chưa hẳn kéo theo trách nhiệm kỷ luật. Sự kết hợp giữa hai
hình thức trách nhiệm hành chính và kỷ luật trong trường hợp này có thể vận
dụng khi vi phạm hành chính nặng hoặc liên quan đến đạo đức công chức.
Chính phủ đã có một số nghị định, trong đó có những quy định về vấn đề này.
Cũng giống như trách nhiệm hình sự, hành chính, trách nhiệm kỷ luật
có thể áp dụng kèm theo nó là trách nhiệm vật chất, nếu có hành vi vi phạm
kỷ luật, hành chính hay hình sự gây thiệt hại cho Tài sản của Nhà nước.
Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật
14
gồm: vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công
chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định
tại Luật Cán bộ, công chức; vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án
có hiệu lực pháp luật; vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng chống tệ
nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức
nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các trường hợp chưa
xem xét kỷ luật: Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ
việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép; đang
trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; Công
chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12
tháng tuổi; đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm
quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi pháp luật. Các trường hợp được
miễn trách nhiệm kỷ luật: được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng
mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật; phải chấp hành quyết định
của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức; được
cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng
khi thi hành công vụ. Hình thức kỷ luật: với công chức không giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý gồm có: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc.
Với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
Thực hiện chủ trương này, các cơ quan đơn vị, ban ngành, các tỉnh đều
ban hành chỉ thị thực hiện kỷ cương chấp hành kỷ luật khi có hành vi vi phạm
để làm gương và đảm bảo sự nghiêm minh trong việc thực thi quyền hạn và
nghĩa vụ cụ thể là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An và Chỉ thị số
10/2013/CT-UBND ngày 06/4/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về tăng cường
kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị; ngày 05/12/2013;
15
ngày 19/8/2014, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ban hành Chỉ thị số
01/CT-TCT về việc tăng cường kỷ cương kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc,
thái độ, tác phong ứng xử của công chức thuế với NNT và đẩy mạnh cải cách
thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho ngành thuế… Đây là một số
điển hình cho việc thực thi các quy định pháp luật về trách nhiệm của công
chức hiện nay.
1.2.3. Trách nhiệm hình sự của công chức
Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất .
Tính nghiêm khắc của trách nhiệm hình sự thể hiện ở chỗ người phải chịu
trách nhiệm hình sự là người bị kết án, bị coi là có tội, có án tích và có thể bị
hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền cơ bản của con người như quyền tự do,
các quyền về chính trị, về tài sản… thậm chí cả quyền được sống.
Công chức trước hết là một công dân, khi phạm tội cũng phải chịu
trách nhiệm hình sự như bất kỳ công dân nào khác, ví dụ, công chức trộm
cắp tài sản cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp. Đồng thời
trong khi thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó mà phạm
tội, đặc biệt là lợi dụng chức vụ quyền hạn phải chịu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm hình sự là sự phản ứng của Nhà nước đối với người phạm
tội, tức là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình
sự và có lỗi. Do đó, tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự, ở đâu có tội
phạm thì ở đó có trách nhiệm hình sự, không có tội phạm thì không có trách
nhiệm hình sự. Vì vậy, một công chức chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự khi và chỉ khi công chức đó đã thực hiện một hành vi có đầy đủ các dấu
hiệu của cấu thành tội phạm đã được luật hình sự quy định.
Cơ sở trách nhiệm kỷ luật là sự thực hiện vi phạm kỷ luật công vụ, đối
với một số loại công chức còn là vi phạm các quy tắc đạo đức, làm ảnh hưởng
16
đến thanh danh, uy tín của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Còn cơ sở của
trách nhiệm hình sự của công chức là việc thực hiện tội phạm trong hoạt động
công vụ hoặc bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt hành chính. Ngoài một số
điều đã dẫn chứng ở phần trách nhiệm hành chính, Bộ luật hình sự năm 1985
và Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) dành một chương
riêng quy định về các tội phạm về chức vụ
Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi
có người vi phạm. Còn chủ thể áp dụng trách nhiệm hình sự là Tòa án (cơ
quan xét xử). Giữa người có quyền áp dụng trách nhiệm hình sự với công
chức vi phạm không có quan hệ trực thuộc nhau về mặt tổ chức.
Xét về hình thức trách nhiệm, trách nhiệm hình sự mang tính trừng phạt
nặng hơn so với hình thức trách nhiệm kỷ luật. Việc áp dụng trách nhiệm hình
sự được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự. Còn trách nhiệm kỷ luật áp
dụng theo trình tự hành chính.
Như vậy, trách nhiệm hình sự là hình thức cưỡng chế bên ngoài quan
hệ công vụ, còn trách nhiệm kỷ luật là hình thức cưỡng chế trong nội bộ cơ
quan, tổ chức nhà nước nhất định hoặc trong hệ thống của chúng, nghĩa là có
trực thuộc về mặt tổ chức. Tuy nhiên, hai loại trách nhiệm trên có quan hệ với
nhau rất chặt chẽ. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do vi phạm kỷ luật gây ra mà
có thể có sự chuyển hóa từ trách nhiệm kỷ luật sang trách nhiệm hình sự.
Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự theo quy định của Điều 68
Luật phòng chống tham nhũng (2005) như sau:
1. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng.
3.Ngườikhôngxửlýbáocáo,tốgiác,tốcáovềhànhvithamnhũng.
4. Người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện,
báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
17
5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
6. Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật
này và quy định khác của pháp luật có liên quan [10].
Người có hành vi tham nũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật được luật hóa tại điều 69 Luật phòng chống tham nhũng như sau:
Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong
trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu
Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền
đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân [10].
Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định 25 tội
có dấu hiệu đã bị xử lý kỷ luật để làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với công chức (người có chức vụ), gồm các điều: 125, 129, 149, 165, 166,
170, 174, 176, 177, 178, 210, 211, 214, 215, 217, 224, 225, 226, 241, 242,
278, 279, 280, 283, 291.
Giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính cũng có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ
sung năm 2009 (các điều 125, 129, 166, 170, 177, 211, 214, 215, 217, 224, 225,
226, 241, 242, 243) có 16 loại tội phạm lấy căn cứ đã bị xử phạt hành chính là cơ
sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều đó cho thấy giữa vi phạm hành chính
và tội phạm của công chức có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Trong tình hình hiện nay, đấu tranh chống các tội phạm về chức vụ
đang là một trong những vấn đề cần thiết của Đảng và nhà nước ta nhằm củng
cố bộ máy Nhà nước, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, khôi phục lòng tin, uy
tín của Đảng và nhà nước trước toàn thể nhân dân lao động.
18
Thực tế đã chỉ ra rằng các tội phạm về chức vụ không chỉ gây thiệt hại
lớn cho tài sản của Nhà nước, tài sản của công dân, mà còn là nguồn gốc sinh
ra các tội phạm khác làm phá vỡ trật tự quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và
quản lý xã hội. Nghiêm trọng hơn, các tội phạm về chức vụ gây mất niềm tin
của nhân dân lao động đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ
nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Đảng ta là Đảng cầm quyền. Chính vì vậy, Bộ
luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã dành trọn chương XXI
của Bộ luật để quy định tội phạm về chức vụ. Các tội phạm về chức vụ quy
định trong chương này là các tội phạm có tính chất bao trùm đối với hành vi
phạm tội xảy ra ở các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức
xã hội và được thực hiện bởi người có chức vụ.
Điều 277 Bộ luật hình sự năm 1999 (sử đổi bổ sung năm 2009) quy
định: “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng
đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện
công vụ” [13]. Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do dân
cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ.
Từ quy định trên cho thấy, khái niệm "người có chức vụ" trong luật
hình sự được hiểu khá rộng, dường như là bất cứ người thực thi công vụ nào,
tức là bất cứ công chức nào. Do đó, công chức nhà nước với tư cách là chủ
thể của các tội phạm về chức vụ không những phải chịu trách nhiệm hình sự
như mọi công dân khác khi vi phạm những điều luật cấm, mà còn phải chịu
trách nhiệm với tư cách người có chức vụ. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc
đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự cũng như việc tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường trách nhiệm của công chức, giúp cho
mọi người nhân thức được rằng luật không loại trừ một ai nếu có vi phạm
19
pháp luật thì đều bị xử lý, và người nào có quyền hạn càng cao thì trách
nhiệm càng cao. Thực ra, đây cũng là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc công
bằng, cũng là đặc điểm cần phải có của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.
Nghiên cứu các quy định về tội phạm có chức vụ, có thể thấy những
đặc trưng cơ bản của loại tội phạm này như sau;
Thứ nhất, khách thể chính, thể hiện bản chất của các tội phạm về chức
vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước. Hành vi phạm tội
trong tội phạm chức vụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động
cơ quan, tổ chức nhà nước trước xã hội, trước công dân. Việc bảo đảm cho bộ
máy nhà nước và tổ chức xã hội hoạt động đúng đắn đáp ứng được lợi ích nói
trên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật hình sự.
Với mục đích bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng đắn và
đồng bộ, nhà nước đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
các cấp, các ngành, của từng loại cán bộ, công chức nhà nước. Việc một số
cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm pháp luật
đã làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước và do đó
phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, tội phạm về chức vụ do người có chức vụ thực hiện, trong đó
có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội là yếu tố bắt buộc phải có.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, hành vi lợi dụng chức vụ
quyền hạn để vi phạm là tình tiết nặng để xác định khung hình phạt. Mặt
khác, người có chức vụ là chủ thể đặc biệt trong các chương tội phạm có chức
vụ. Chính vì vậy, khung hình phạt đối với các tội về chức vụ đều thể hiện
nguyên tắc này.
Thứ ba, tội phạm được thể hiện trong khi thực hiện công vụ.
Trong Bộ luật hình sự có một số tội không thỏa mãn đặc điểm trên như
tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290), tội lợi dụng áp
20
dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn (Điều 291) nhưng vẫn được
nhà làm luật vào chương tội phạm có chức vụ. Bởi lẽ các hành vi phạm tội
này liên quan chặt chẽ tới hoạt động thực hiện công vụ của người có chức vụ,
quyền hạn và khách thể của tội phạm này cũng ảnh hưởng đến hoạt động
đúng đắn, hiệu quả thực hiện công vụ của một người nào đó và vì vậy bao giờ
cũng xâm phạm đến quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ
quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
1.2.4. Trách nhiệm hành chính của công chức
Trách nhiệm hành chính là hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng trong
hoạt động quản lý - hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của luật
hành chính. Trách nhiệm hành chính được áp dụng nhằm bảo vệ trật tự quản
lý Nhà nước. Pháp luật quy định bất cứ một cá nhân, tổ chức nào có hành vi
vi phạm hành chính, làm phương hại đến Nhà nước đều bị xử phạt hành chính
(trừ một số trường hợp như bất khả kháng, tình thế cấp thiết, phòng vệ chính
đáng, trường hợp hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc vi phạm
hành chính đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự).
Công chức là hạt nhân, là đội ngũ chính thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ được giao, công chức có thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính, do đó,
phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời, với
tư cách của một công dân, công chức vi phạm hành chính cũng như chịu trách
nhiệm hành chính như các công dân khác.
Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính . Không có vi
phạm hành chính thì không có trách nhiệm hành chính. Trên bình diện pháp
lý, cơ sở của trách nhiệm hành chính là sự thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức
vi phạm pháp luật hành chính (trong đó bao gồm cả công chức nhà nước).
21
Khoản 1 Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi
phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” [15].
Chủ thể áp dụng trách nhiệm hành chính trong bất luận trường hợp nào
đều là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền (nhà chức trách). Chủ thể chịu
trách nhiệm hành chính trong trường hợp công chức vi phạm pháp luật hành
chính là công chức Nhà nước.
Cũng như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính là hình thức
cưỡng chế bên ngoài, nghĩa là áp dụng trách nhiệm với những người vi phạm
mà những người này không ở trong cùng quan hệ tổ chức với nhà chức trách
hoặc các cơ quan ấn định hình thức trách nhiệm. Nếu như xử phạt hành chính
là tăng cường ý thức cho mọi công chức, giáo dục họ có ý thức tôn trọng và
thực hiện các quy định về trật tự an ninh, an toàn xã hội, thì trách nhiệm kỷ
luật là nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của công chức trong nội bộ cơ
quan, tổ chức nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành những quy định của cơ
quan, tổ chức mình nói riêng, cũng như pháp luật của nhà nước nói chung, để
họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm kỷ luật cũng là loại trách nhiệm pháp lý liên hệ mật thiết
với trách nhiệm hành chính. Trong một số trường hợp công chức thực hiện
hành vi vi phạm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm hành chính đồng thời
lại phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý, kỷ luật đối với cán bộ
công chức tại các điều 2, 3 quy định các hành vi cụ thể, theo đó nếu vi phạm
thì cán bộ, công chức sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật. Cũng như
phạt hành chính, phải kỷ luật là chế tài nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi
phạm pháp luật. Nhưng khác với trách nhiệm kỷ luật, trong trách nhiệm hành
22
chính chủ thể bị xử phạt và người bị xử phạt không ở cùng một quan hệ trực
thuộc với tổ chức.
Nét tương đồng cơ bản giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ
luật được biểu hiện ở cơ quan áp dụng cùng là cơ quan hành chính và có nét
gần nhau ở khách thể vi phạm đó là quy tắc quản lý. Cũng chính vì điều đó
mà nhiều người hoặc ngay như văn bản một số cơ quan nhà nước có thẩm
quyền sử dụng thuật ngữ kỷ luật hành chính. Việc sử dụng thuật ngữ như vậy,
theo quan điểm của chúng tôi là hoàn toàn không phù hợp, dễ dẫn đến tình
trạng hiểu sai về bản chất của trách nhiệm kỷ luật.
Như vậy, một vi phạm hành chính đặc biệt nào đó đối với các công
chức, bên cạnh việc xử lý hành chính có thể còn bị xử lý kỷ luật. Ví dụ như
mại dâm, ma túy, cờ bạc, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy.
Ngoài ra cần lưu ý rằng, nhiều vi phạm hành chính do một số đối tượng
đặc biệt thực hiện thì không bị xử phạt vi phạm hành chính như công dân
thường mà được chuyển sang cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng đó để xử lý
theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đây không nên
hiểu lầm là một kiểu "xử lý nội bộ" làm giảm nhẹ, mà thực ra là tăng nặng
hình thức trách nhiệm hơn, do đặc trưng của loại công vụ đặc biệt trong lực
lượng vũ trang.
Theo quy định tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ,
công chức đều bị xử lý khi vi phạm không phân biệt cấp bậc, chức vụ:
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường
hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan
đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý [15].
23
Nhìn tổng quát về chế định trách nhiệm hành chính, như đã trình bày ở
trên, đó là hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trước tình hình phát
triển mới của xã hội nước ta và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chế định trách nhiệm hành
chính nói chung, của công chức nói riêng còn bộc lộ những tồn tại sau đây:
- Chính sách chỉ được hoạch định ở một phạm vi hẹp bởi Ủy ban
thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Chính sách đấu tranh với vi phạm hành
chính là vấn đề có tầm quan trọng to lớn, cần phải có chính sách tương đương
như chính sách hình sự. Cần thấy đấu tranh tốt đối với vi phạm hành chính là
biện pháp phòng ngừa tội phạm có hiệu quả. Giữa vi phạm hành chính và tội
phạm có mối quan hệ chặt chẽ thể hiện ngay trong từng cá nhân;
- Sự không đầy đủ của chính sách đấu tranh với các vi phạm hành chính
được thể hiện rõ nét trong sự quan tâm chưa đúng mức của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền và trách nhiệm đâu tranh đối với loại vi phạm này bằng việc
xây dựng một cơ chế được pháp luật quy định rõ ràng.
- Chính sách đấu tranh với các vi phạm hành chính thiếu tính tổng quát,
pháp luật về vi phạm hành chính còn tản mạn về áp dụng chế tài và các biện
pháp cưỡng chế hành chính khác trong các lĩnh vực quản lý khác nhau: an ninh,
trật tự, hải quan, thuế, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường… Chính sự điều
chỉnh pháp luật về vi phạm hành chính tách rời giữa các lĩnh vực khác nhau của
quản lý nhà nước đã làm mất tính đồng bộ vừa trong việc đánh giá về vi phạm
hành chính nói chung cũng như thiếu đi cái nhìn tổng thể về chế tài áp dụng, có
khi chứa đựng cả những mâu thuẫn trong quy định của pháp luật. Chính vì vậy
hiệu quả đấu tranh với vi phạm hành chính trong hoạt động công vụ.
Thứ hai, trong hệ thống các biện pháp trách nhiệm hành chính quy định
đầy đủ các biện pháp xử lý, tuy nhiên chưa phân định rõ công chức thì bị xử lý
như thế nào, bị xử lý nặng hơn hay không?... Điều đó cho thấy hệ thống các
24
biện pháp trách nhiệm hành chính của chúng ta chưa đa dạng, còn bất cập. Việc
áp dụng hình thức phạt tiền trong thực tế không phải lúc nào cũng đạt được kết
quả như mong muốn trong việc phòng ngừa vi phạm pháp luật mới. Sự lạm
dụng quá mức hình thức phạt tiền có hai nhược điểm về mặt mặt lý luận và
thực tiễn; một mặt, người ta không thể đặt ra mức phạt tiền cao vô hạn, vì điều
đó trái với nguyên tắc ngang bằng giữa vi phạm hành chính và biện pháp xử lý;
mặt khác, trong nền kinh tế thị trường tất yếu có sự phân hóa giàu nghèo. Định
ra mức phạt tiền dù ở mức nào cũng có thể đưa đến hai mặt trái ngược nhau.
Đối với người nghèo, phạt tiền có tác động mạnh, nhưng cũng có những trường
hợp họ không đủ khả năng nộp phạt. Trái lại, đối với người giàu nhiều khi mức
phạt tiền cao cũng không có tác dụng hoặc ít tác dụng.
Thứ ba, công tác xây dựng văn bản quy định việc xử phạt vi phạm hành
chính trên các lĩnh vực còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh
và bảo vệ các quan hệ xã hội trong điều kiện hiện nay. Các biện pháp xử lý
đối với cán bộ công chức nhà nước và những người có hành vi liên quan đến
mại dâm, ma túy, cờ bạc và say rượu bê tha , hiện nay hầu hết trong các văn
bản quy đi ̣n h về xử lý vi phạm hành chính còn thiếu vắng quy định trách
nhiệm tăng nặng đối với công chức khi có cùng hành vi vi phạm hành chính
như dân thường mặc dù Luật về xử lý vi phạm hành chính đều có quy định
việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm là một trong tình tiết tăng nặng;
thiếu quy định về việc kết hợp các biện pháp trách nhiệm xã hội với biện pháp
trách nhiệm hành chính. Đáng lẽ ra, khi quy định về từng loại hành vi vi phạm
hành chính và biện pháp xử lý đối với chung, cần bổ sung một khung hình
phạt riêng đối với đối tượng vi phạm là công chức trong những loại hành vi
mà công chức có thể thực hiện.
1.2.5. Trách nhiệm vật chất của công chức
Trách nhiệm vật chất của công chức là một hình thức trách nhiệm pháp
25
lý được áp dụng đối với công chức khi thực hiện các hành vi gây thiệt hại về
tài sản cho Nhà nước, gồm: 1) Bồi thường cho Nhà nước vì đã có hành vi làm
mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản cho
Nhà nước; 2) "hoàn trả" cho Nhà nước (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền)
khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho công dân thiệt hại về tài sản do
công chức đó gây ra khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động
công vụ. Khái niệm "bồi thường" và "hoàn trả" nói trên lần đầu tiên đã được
quy định dưới cấp độ luật trong các điều 623, 624 Bộ luật dân sự.
Để pháp điển hóa các quy định pháp luật về trách nhiệm vật chất của
công chức, Quốc hội đã ban hành Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước số
35 năm 2009 để quy định rõ hơn trách nhiệm đối với công chức trong khi thự
hành công vụ được giao.
Khi phát hiện cán bộ, công chức có hành vi gây ra thiệt hại về tài sản
phải xử lý trách nhiệm vật chất thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức xác
minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn
cứ xem xét, xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức. Đó là một
trong những nội dung được quy định tại Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ban
hành ngày 10/10/2006 về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công
chức (Nghị định số 118/2006/NĐ-CP). Nghị định gồm 3 chương, 16 Điều,
quy định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức có hành vi vi
phạm các quy định của pháp luật, làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc
gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưng chưa đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức gây ra
thiệt hại về vật chất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của
người đứng dầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu cán
bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20% tiền
lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có
26
thẩm quyền. Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của cán bộ,
công chức thì cán bộ, công chức gây mất mát, hư hỏng thiệt hại tài sản phải
bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng,
thiệt hại do lỗi vô ý của cán bộ, công chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ
thể cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức và phương thức bồi
thường. Trường hợp thiệt hại vật chất xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng
thì cán bộ, công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Cũng theo Nghị định số 118/2006/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị sử dụng và quản lý cán bộ, công chức gây ra thiệt hại phải thành lập
Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức trong thời hạn
30 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện cán bộ, công chức gây ra thiệt hại hoặc
từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Cán bộ, công
chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của cơ quan, tổ chức, đơn vị
có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi
thường ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại. Đồng thời, cơ quan, tổ chức,
đơn vị phải thu và nộp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại kho bạc
nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi bàn về trách nhiệm vật chất của công chức trong nhà
nước pháp quyền, thì cũng cần nên lưu ý rằng về nguyên tắc nhà nước, công
chức, công dân đều có quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
qua lại. Điều này còn có nghĩa nếu nhà nước gây thiệt hại về vật chất hay tinh
thần cho công chức thì cũng phải bồi thường.
Như vậy, từ những phân tích ở trên cho thấy giữa các hình thức trách
nhiệm pháp lý của công chức vừa có những điểm chung vừa có nét khác biệt
nhau, đồng thời lại có liên kết mật thiết và gắn kết chuyển hóa cho nhau.
Nhận thức đúng đắn những vấn đề trên là điều kiện cần thiết để lựa chọn hợp
lý biện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt
27
động công vụ, tránh trường hợp chỉ "xử lý nội bộ" (kỷ luật) tràn lan. Sau nhận
thức đó cũng cho phép phối hợp tốt các biện pháp tác động trong những
trường hợp vi phạm pháp luật nhất định.
1.3. Yêu cầu về trách nhiệm pháp lý của công chức trong thời đại
ngày nay
Từ khái niệm, đặc điểm của nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, thì trách nhiệm pháp
lý của công chức phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
Một là, xuất phát từ quan điểm "dân là gốc" Đảng và nhà nước ta đã
xác định quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của
mình thông qua Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là chủ yếu.
Trách nhiệm của nhà nước thể hiện ở trách nhiệm của công chức nhà nước
đối với công dân, là mối quan hệ cơ bản nhất và phải được cụ thể trong pháp
luật. Hay nói cách khác, nội dung nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân phải được quy định trong pháp luật. Như thế, nền công vụ nói
chung, chức trách của từng công chức nói riêng trong cơ quan nhà nước ở
trung ương đến các cơ quan nhà nước ở địa phương và cơ sở phải được định
chế trong pháp luật. Đó là cơ sở pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, chức trách bổn phận, nhiệm vụ,
quyền hạn của cơ quan nhà nước, các biện pháp chế tài áp dụng với công
chức vi phạm pháp luật hoặc không hoàn thành chức trách, bổ phận, nhiệm vụ
trong thi hành công vụ. Đây chính là cơ sở để thực hiện nguyên tắc của nhà
nước pháp quyền: người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm,
công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.
Tóm lại, xuất phát từ bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đòi hỏi các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các cơ quan nhà nước
hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; đòi hỏi công chức nhà nước
28
thi hành công vụ với trách nhiệm cao, đúng đắn, đầy đủ và kịp thời. Mọi hành
vi thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong thi hành công vụ, đặc biệt là tệ quan liêu,
cửa quyền, lạm dụng chức vụ quyền hạn, cục bộ, địa phương bản vị, mất đoàn
kết và vì lợi ích cá nhân đều phải được phát hiện và nghiêm trị.
- Hai là, đặc trưng về sự bình đẳng giữa Nhà nước với công dân về
quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đặt ra yêu cầu người công chức (người đại diện
cho cơ quan nhà nước) cũng như công dân khi thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật không phải tình tiết giảm nhẹ, miễn trừ các biện pháp trách nhiệm
mà còn phải là tình tiết tăng nặng để áp dụng biện pháp trách nhiệm nghiêm
khắc hơn so với công dân bình thường khi cùng thực hiện một hành vi vi
phạm. Hay nói cách khác, trong nhà nước pháp quyền trách nhiệm pháp lý
của công chức phải bảo đảm bình đẳng trước pháp luật giữa công chức và
công dân khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Ba là, việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là vấn
đề trung tâm của Nhà nước pháp quyền. Công chức là người thay mặt nhà
nước trong quan hệ với dân. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp,
chính đáng của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dan, dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu đối với trách nhiệm
pháp lý của công chức là phải đấu tranh không khoan nhượng với các biểu
hiện độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và
sách nhiễu dân của đội ngũ công chức nhà nước.
Cơ sở của vấn đề này là ở chỗ trong quá trình đấu tranh chống các biểu
hiện tiêu cực, chống vi phạm và tội phạm, con người với tất cả lợi ích và
phẩm giá của nó là trung tâm của mọi hoạt động và quan hệ. Nhà nước và
pháp luật của chúng ta vừa có nhiệm vụ chống cái sai, bảo vệ cái đúng, vừa
phải không để lọt kẻ vi phạm và phạm tội, lại không làm oan người vô tội.
29
Thực tế cho thấy, bảo vệ quyền con người, quyền dân sự, kinh tế và quyền tự
do dân chủ và vì lợi ích hợp pháp của công dân là cuộc đấu tranh gian khó,
phức tạp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như điều kiện phát
triển kinh tế xã hội và khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Việc một bộ phận công
chức Nhà nước- những người có chức vụ quyền hạn xâm hại quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân là điều không thể chấp nhận được, nhưng đấu tranh
với những đối tượng này lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, mà mọi hoạt
động đấu tranh với các vi phạm pháp luật của công chức phải tuân thủ các thủ
tục cần thiết. Công chức làm việc trong cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp
luật phải có nghiệp vụ tốt, lương tâm nghề nghiệp và đạo đức trong sáng.
- Bốn là, nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một nhà nước có hệ
thống pháp luật hoàn thiện, bởi vì nhà nước pháp quyền phải quản lý xã hội
bằng pháp luật. Pháp luật phải có tính pháp lý cao, tức là phải thực sự khách
quan, là đại lượng phổ biến và công bằng nhất. Không ngừng nâng cao chất
lượng của pháp luật là yêu cầu cơ bản, quan trọng của Nhà nước pháp quyền.
Trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm pháp lý của công chức nói riêng
là một chế định của hệ thống pháp luật, do đó, không thể thoát ly khỏi những
yêu cầu này. Để làm được đó, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng đồng bộ các
quy định pháp lý của công chức, bao gồm cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm
kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất cả về nội dung lần thủ
tục với quy định rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ thực hiện. Đồng
thời phải xây dựng các cơ chế, biện pháp để ngăn chặn và xử lý kịp thời về
các vi phạm pháp luật của công chức; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy công
quyền những công chức thoái hóa biến chất, sách nhiễu dân và thay thế kịp
thời những người không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Năm là, dân chủ là bản chất của nhà nước pháp quyền. Do đó, yêu cầu
về dân chủ cũng được đặt ra đối với quá trình xây dựng, hoàn thiện chế độ
30
định trách nhiệm pháp lý của công chức. Pháp luật cần phải tạo ra cơ chế hữu
hiệu để người dân, mọi công chức nhà nước được tham gia đóng góp hoàn
thiện các dự thảo văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức,
khuyến khích người dân, công chức tố cáo, phát giác hành vi vi phạm pháp
luật của công chức, khuyến khích người dân, công chức tố cáo, phát giác hành
vi vi phạm pháp luật của công chức, có biện pháp bảo vệ người tố giác,
nghiêm trị các hành vi vùi dập, bao che, chống đối người tố giác, công chức
vi phạm có quyền được bào chữa trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Sáu là, trong nhà nước pháp quyền, pháp luật phải thấm vào máu thịt
mỗi công chức và công dân, phải được thi hành một cách nghiêm minh, triệt
để. Do đó, vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý là
không những phải hiểu biết pháp luật, có ý thức pháp luật cao, mà còn phải có
tinh thần tôn trọng, chấp pháp "vô điều kiện" các quy định của pháp luật như
"tinh thần pháp quyền" tức là phải có văn hóa pháp lý cao. Trình độ văn hóa
pháp lý cao, trong đó biểu hiện pháp luật nói chung, trách nhiệm pháp lý nói
riêng sẽ là tín hiệu chỉ đường cho các đối tượng này trong việc áp dụng pháp
luật và thực hiện pháp luật. Ý thức pháp luật càng cao cùng với tinh thần tôn
trọng pháp luật sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm pháp luật khi các
công chức áp dụng pháp luật trong thi hành công vụ. Vì vậy, trong điều kiện
Nhà nước pháp quyền một yêu cầu đặt ra là cần nâng cao trình độ văn hóa
pháp lý nói chung, đồng thời đặc biệt quan là trình độ văn hóa pháp lý đối với
đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói riêng
- Bảy là, tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của pháp luật trong nhà
nước pháp quyền không chỉ thể hiện về mặt nội dung, thủ tục và mà quan
trọng hơn là trong các hành động cụ thể của công chức trong quá trình thực
hiện pháp luật (trong đó có quá trình áp dụng pháp luật). Đây là "nhà nước
pháp quyền trong thực tiễn" - là đặc điểm, cũng là yêu cầu quan trọng của nhà
31
nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trở
thành hiện thực hay không phần nhiều phụ thuộc vào yêu cầu này, tức là phụ
thuộc mỗi công chức trong thực thi công vụ làm cho pháp luật thực sự có tính
công khai, minh bạch, dễ tiếp cận cho mọi người dân và mọi cơ quan, tổ chức
hay không. Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý
của công chức trong qua trình thực hiện công vụ, thực hiện thủ tục hành chính
trong quan hệ công dân, các cơ quan, tổ chức.
- Tám là, xuất phát từ bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, một yêu cầu đặt ra với trách nhiệm pháp lý của công
chức là sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong xử lý công chức vi phạm
pháp luật trong hoạt động công vụ. Đây cũng là cơ sở cho việc hoàn thiện các
quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, đồng thời chỉ đạo
việc xem xét, xử lý các vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý không chỉ
mang tính trừng phạt mà phải mang tính giáo dục cao đối với người công
chức vi phạm. Mọi vi phạm pháp luật của công chức phải được xem xét thấu
tình đạt lý. Có như vậy mới tạo động lực chung cho sự phát triển xã hội, nâng
cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động bộ máy nhà nước.
32
Kết luận chương 1
Trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t đô ̣ng công vụlà một dạng trách
nhiệm xã hội . Dưới giác độ tiêu cực , trách nhiệm này được hiểu là hậu quả
pháp lý bất lợi phát sinh từ phía Nhà nước đối với công chức vi phạm pháp
luật trong hoạt động công vụ. Chính vì vậy, nghiên cứu trách nhiệm của công
chức trong hoa ̣t đô ̣ng công vụkhông thể xem xét dưới giác độ lý luận một số
vấn đề về công vụ, công chức và các yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối
với trách nhiệm của công chức nước ta hiện nay.
Trách nhiệm công cụ bao gồm các dạng khác nhau căn cứ vào các cấp
độ khác nhau để phân loại. Trách nhiệm đó gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ
của công chức trong việc thực hiện chế độ công vụ theo quy định của pháp
luật Việt Nam. Các trách nhiệm này được pháp điển hóa thành thành các quy
phạm pháp luật trong các luật liên quan để điều chỉnh và quản lý cho phù hợp.
Mỗi loại trách nhiệm có quy định riêng và chế tài xử phạt khác nhau nhằm
góp phần nâng cao năng lực, đạo đức của công chức trong hoạt động thay mặt
nhà nước để bảo vệ uy tín của nhà nước đặc biệt trong quá trình xây dựng nhà
nước pháp quyền hiện nay.
Sự khác biệt giữa trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t động công vụ
với công dân ở chủ thể vi phạm và khách thể bị xâm hại trong hoạt động công
vụ. Trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t động công vụbao gồm các hình
thức trách nhiệm kỷ luật, vật chất, hành chính, hình sự trong đó trách nhiệm
kỷ luật là hình thức đặc thù trong hoạt động công vụ thường gặp nhất, trách
nhiệm hình sự là hình thức trừng phạt nghiêm khắc nhất.
Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta và đặc thù hệ thống chính trị ở Việt
Nam, trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t đô ̣ng công vụcó mối liên hệ mật
thiết với trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức, tạo cơ sở toàn diện cho
việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của công chức vi phạm pháp luật trong thi
hành công vụ, cũng như việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức của
công chức Việt Nam.
33
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC
TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ
2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm của công chức trong hoạt
động công vụ
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc
hoàn thiện hệ thống thể chế quy định trách nhiệm pháp lý nói chung, trách
nhiệm của công chức trong hoa ̣t đô ̣ng công vụnói riêng . Đồng thời với nhiều
văn bản áp dụng chung cho mọi công dân và cả cán bộ, công chức, còn có
những văn bản pháp luật chuyên biệt quy định về trách nhiệm của công chức
trong hoạt động công vụ. Đặc trưng nhất trong số đó là một số văn bản pháp
luật mới ban hành gần đây: Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, Luật
cán bộ Công chức năm 2010, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị
định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức năm 2012, Luật
trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2012.
Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức và thực tiễn áp dụng trách
nhiệm pháp lý đối với công chức vi phạm là hai mặt thực trạng thực hiện
trách nhiệm pháp lý của công chức, cùng với thực trạng của hệ thống pháp
luật, chúng có quan hệ qua lại, có khi là quan hệ nhân quả.
2.1.1. Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức
Về cơ bản, công chức nhà nước là những người luôn đi đầu trong công
tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật , chấp hành pháp luật và bảo vệ
pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật của công chức nhất là tham
nhũng, tiêu cực, suy thoái về phẩm chất đạo đức hiện nay đã có những biểu
hiện tương đối nghiêm trọng. Vấn đề này được nêu trong các báo cáo chính trị
34
Đại hội Đảng VIII , IX, X, XI và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI
Điều làm cho nhân dân có nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất là hiện
nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính
trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một phần cán bộ, đảng viên vẫn còn rất
nghiêm trọng, kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm.
Trong báo cáo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình
bày trước Quốc hội khóa XIII kỳ họp 4 cũng chỉ rõ:
Tình trạng làm việc tắc trách, tùy tiện, thiếu ý thức kỷ luật
hành chính cũng như tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà
nước, kể cả trong bộ máy bảo vệ pháp luật chưa được ngăn chặn và
xử lý kịp thời, đang trở lực lớn ngăn cản pháp luật, chính sách đi
vào cuộc sống, kìm hãm việc phát huy tiềm năng của dân,làm xói
mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước [9].
Đối tượng vi phạm không chỉ là công chức không giữ cương vị lãnh
đạo mà ngay cả những người có giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính
nhà nước. Vi phạm của Nguyễn Thanh Bình trong vụVinasin làm thất thoát ,
thua lỗ hàng ngìn tỷ đồng là minh chứng điển hình.
Trong thực tế, các vi phạm này không giới hạn ở một lĩnh vực, một ngành,
một địa phương mà xảy ra trên phạm virộng, xảy ra ngay trong bộ máy cơ quan
bảo vệ pháp luật. Các hình thức vi phạm của công chức cũng rất đa dạng, xảy ra
trên nhiều lĩnh vực quản lý,từ những vi phạm nhỏ đến vi phạm lớn, rất lớn. Các
dẫn chứng dưới đây sẽ minh họa rõ nét hơn các nhận định trên:
- Trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, tình hình vi phạm pháp luật
đã làm thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng. Nhưng điều đáng
tiếc, theo một quan chức của Tổng cục Thuế, thì 80% các trường hợp vi phạm
trong lĩnh vực này có sự tiếp tay của cán bộ thuế, hải quan.
35
- Trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, theo
thống kê của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính từ năm 2008
đến 2013, cả nước đã có hơn 7.000 hồ sơ bị phát hiện “giả” người có công và
đình chỉ trợ cấp, thu hồi cho ngân sách Nhà nước trên 75 tỷ đồng của
3.378/7.100 đối tượng. Trong đó, có 1.560 người giả mạo hồ sơ, 2.700 người
khai man hồ sơ và 2.800 người vì những lý do khác. Đã có hơn 1.700 người
trong số đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những việc làm này (hồ sơ những
người này đã chuyển cho Cơ quan điều tra và xét xử). Điều đặc biệt và đáng nói
hơn ở đây chính là trong số những người làm giả hồ sơ thì có những người chưa
từng một ngày đi bộ đội hay ra chiến trường cầm súng bảo vệ đất nước, đảm bảo
an ninh quốc phòng.... Trong khi đó, còn rất, rất nhiều người là những thương
binh đúng nghĩa thì lại chưa hề nhận được bất kỳ quyền lợi gì từ các chính sách,
chế độ ưu đãi người có công, thậm chí còn bị “gây khó dễ” trong cuộc sống
thường ngày nhất là đối với những người làm công tác tình báo, biệt động… đã
bị mất hết hồ sơ, giấy tờ. Đây chính là một thực tiễn, một mặt trái của công lý
đang tồn tại và gây mất lòng tin ở xã hội. Điển hình là ở Bắc Ninh thời gian vừa
qua đã diễn ra một vụ xét xử đau lòng, làm dấy lên nỗi bức xúc trong dư luận xã
hội đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh, cảnh báo về sự tắc trách, mưu đồ
trục lợi của các cá nhân và cán bộ phụ trách dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng mà nguy hiểm hơn là làm ảnh
hưởng không nhỏ đến danh dự của những con người đã cống hiến xương máu
của mình cho dân tộc, quê hương. Đó là vụ xét xử 40 bị cáo là thương binh giả
và một số thương binh làm giả hồ sơ thương tật nặng hơn nhằm mục đích được
hưởng chế độ ưu đãi cao hơn. Những con người này đã lợi dụng đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người có công để làm
những việc đi ngược với đạo đức xã hội, đặc biệt là những người thương binh
tuy chỉ là tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng nó đã và đang góp phần
36
(cùng với tình trạng thương binh bị lợi dụng và lợi dụng danh nghĩa thương binh
để quậy phá, đòi nợ, biểu tình, ăn vạ…) làm xấu đi hình ảnh của những con
người quả cảm, anh dũng một thời.
- Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng từ năm 2010 trở la ̣i đây, nhiều cán
bộ, công chức ngành ngân hàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện
những hành vi sai phạm như cho vay sai đối tượng, vay không thế chấp tài
sản hoặc cùng một bộ hồ sơ có thể đem thế chấp tại nhiều ngân hàng để vay…
Các cơ quan chức năng phát hiện 21 vụ tham nhũng, xử lý kỷ luật 71 công
chức, chuyển điều tra xử lý 7 vụ, 7 người. Nếu so với vi phạm năm 2006 cùng
trong lĩnh vực này, chúng ta sẽ thấy số vi phạm tăng lên đáng ngại: có 17 vụ
tham nhũng tiêu cực với tổng số tiền vi phạm là 7.437 triệu đồng, chuyển xử
lý hình sự 50 người, xử lý kỷ luật 220 công chức (khiển trách, cảnh cáo 54,
cách chức 17, hạ lương chuyển công tác 32, buộc thôi việc 43, đình chỉ công
tác 74 trường hợp.
- Trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, vi phạm pháp luật về bảo vệ
rừng những năm gần đây diễn ra thương xuyên và nghiêm trọng, rừng bị tàn
phá gây ảnh hưởng tới môi trường sống. Điều đáng tiếc, những vi phạm trên
một phần là do sự tiếp tay của một số cán bộ kiểm lâm thoái hóa, biến chất,
tiêu cực. Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, từ năm 2004 đến năm 2013, ngành kiểm lâm đã xử lý 906 công chức vi
phạm trong đó cảnh cáo 534 người, cách chức 97 người, buộc thôi việc 93,
truy cứu trách nhiệm hình sự trên 103 người.
- Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm vì đụng chạm đến thu chi và
quản lý ngân sách nhà nước , một số cán bộ trong ngành lợi dụng để rút tiền
nhà nước và chi tiêu sai chế độ tài chính . Chỉ tính riêng trong năm 2010
ngành tài chính đã xử lý k ỷ luật 567 cán bộ, công chức sai phạm, trong đó có
15 người bị truy tố, 74 người bị buộc bồi thường thiệt hại do thiếu trách
nhiệm, nhận hối lộ.
37
- Về vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất
đai, theo đánh giá của Bộ Chính trị còn nhiều và nghiêm trọng. Vi phạm trong
đầu tư xây dựng phổ biến ở hầu hết giai đoạn đầu tư, đã làm thất thoát nghiêm
trọng tài sản, tiền vốn của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhiều
công trình xây dựng, làm giảm hiệu quả của nhiều dự án đầu tư. Vi phạm
trong quản lý đất đai rất nghiêm trọng và phổ biến, tình trạng chuyển giao đất,
bán đất, chuyển nhượng đất. cho thuê đất, sử dụng đất trái với thẩm quyền,
trái phép và tình trạng trốn thuế còn nhiều; việc đổi đất lấy công trình ở nhiều
địa phương còn nhiều bất hợp lý và tiêu cực; công tác bồi thường, giải phóng
mặt bằng còn nhiều ách tắc. Việc xử lý những vi phạm về quản lý đầu tư xây
dựng và quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm. Cụ thể như sau:
+ Về đầu tư xây dựng: tính đến 31 tháng 12 năm 2013, toàn quốc đã
thanh tra, kiểm tra 995 dự án, công trình. Từ đó Thanh tra nhà nước đã phát
hiện tổng sai phạm về tài chính là 870,7 tỷ đồng (chiếm 13,6% tổng giá trị
vốn được kiểm tra) gồm các dạng: quyết định chọn gói thầu nào cao hơn giá
bỏ thầu 5.531 triệu, tính đơn giá, định mức vật tư sai để hưởng chênh lệch
32.220 triệu; thi công chậm làm tăng chi phí và thiếu trách nhiệm trong thanh
toán gây lãng phí 264.498 triệu, chi sai nguyên tắc chế độ 32.558 triệu, sai
phạm các loại thuế 7.734 triệu, khấu hao tài sản không đúng quy định 387,13
triệu đồng, sử dụng vốn sai mục đích, hạch toán sai 56.229 triệu đồng; kiến
nghị xử lý 130.528 triệu đồng; cán bộ, ngành xử lý yêu cầu giảm quyết toán
các công trình 34,906 tỷ đồng; các địa phương đã xử lý thu ngân sách, trả lại
vốn cho các dự án 73,86 tỷ đồng, xử lý kỷ luật 248 người, đề nghị truy cứu
trách nhiệm hình sự 5 vụ.
+ Về quản lý sử dụng đất: tình hình vi phạm luật đất đai từ năm 1993
đến nay còn xảy ra nhiều, nghiêm trọng và phổ biến ở hầu hết các địa phương,
các cấp, các ngành. Đã phát hiện 549.925 trường hợp vi phạm với diện tích
38
trên 93.090 ha, với những vi phạm như chuyển nhượng trái phép 126.372
trường hợp, giao đất, cho thuê trái thẩm quyền 193.663 trường hợp; lấn chiếm
đất đai trái phép 86.813 trường hợp; việc đổi đất lây công trình xây dựng ở
nhiều địa phương còn nhiều bất hợp lý và tiêu cực, công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc, nợ đọng, trốn tránh nộp tiền thuê đất, tiền
sử dụng đất còn nhiều; việc xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất thường kéo
dài, dây dưa, hoặc xử lý không nghiêm, không triệt để (số vụ vi phạm được
xử lý chỉ chiếm 13,6% số vi phạm đã phát hiện).
- Những vi phạm pháp luật trong ngành tòa án, kiểm sát trong những
năm gần đây cũng xảy ra cũng không kém phần so với công chức khối cơ
quan hành chính. Đã có những trường hợp thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký
tòa - những người nắm giữ cán cân công lý nhận hối lộ, môi giới hoặc tiếp tay
chạy án, làm sai lệch hồ sơ vụ án…
Ngoài những biểu hiện vi phạm pháp luật của công chức như đã trình
bày ở trên, việc vi phạm pháp luật của công chức còn được biểu hiện ở những
khía cạnh dưới đây:
- Công chức thừa hành pháp luật giải thích pháp luật theo nhận thức
chủ quan , tùy tiện của mình hoặc cố tình không thi hành những quy định
mới của pháp luật, vẫn cố bám lấy những quy định cũ dã hết hiệu lực để
mưu lợi riêng cho mình, hoặc áp dụng thi hành những quy định của pháp
luật một cách méo mó, tự đặt ra những thủ tục không theo quy định của
pháp luật để bắt công dân, tổ chức phải chấp hành. Đây chính là tình trạng
các luật, chính sách không được chấp hành nghiêm túc trong chính ngay
bản thân bộ máy hành chính.
- Một bộ phận công chức cửa quyền hách dịch, sách nhiễu, gây khó
khăn, phiền hà cho công dân và tổ chức trong khi giải quyết công việc hoặc
làm những việc mà pháp luật cấm công chức không được làm như hoạt động
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT
Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT

Contenu connexe

Tendances

Tendances (20)

Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam
Luận văn: Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt NamLuận văn: Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam
Luận văn: Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng ở Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà NộiLuận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
Luận văn: Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đô thị tại Hà Nội
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đTổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
Tổ chức và hoạt động của thanh tra huyện Hoài Đức, Hà Nội, 9đ
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOTLuận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
Luận văn: Những người tham gia tố tụng trong luật tố tụng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động, HAYLuận văn: Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động, HAY
Luận văn: Pháp luật về thanh tra trong lĩnh vực lao động, HAY
 
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOTĐề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
Đề tài: Bảo đảm quyền con người trong Hiến pháp Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về hộ tịch ở Quận 10 TPHCM, HOT
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình ĐịnhLuận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
Luận văn: Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở Bình Định
 
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOTLuận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
Luận văn: Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở địa phương, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về công tác dân tộc, HOT
 
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Luận văn: Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
 
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nayLuận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
Luận văn: Đánh giá công chức theo pháp luật Việt Nam hiện nay
 
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOTLuận văn thạc sĩ:  Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
Luận văn thạc sĩ: Pháp luật về Thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao độngLuận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
Luận văn: Quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động
 
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai ChâuLuận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
Luận văn: Thực hiện chính sách cải cách hành chính tại Lai Châu
 
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành về nội vụ tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành về nội vụ tỉnh Nam Định, HAYLuận văn: Thanh tra chuyên ngành về nội vụ tỉnh Nam Định, HAY
Luận văn: Thanh tra chuyên ngành về nội vụ tỉnh Nam Định, HAY
 

Similaire à Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT

Similaire à Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT (20)

Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiệ...
Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiệ...Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiệ...
Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiệ...
 
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOTLuận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
 
Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoáTính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
Tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Văn hoá
 
Hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm của công chức tron...
Hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm của công chức tron...Hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm của công chức tron...
Hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm của công chức tron...
 
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt NamLuận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOTĐề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
 
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luậtĐề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
Đề tài: Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật
 
Luận văn: Một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức cấp xã, HOTLuận văn: Một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức cấp xã, HOT
Luận văn: Một số vấn đề lý luận về cán bộ, công chức cấp xã, HOT
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chínhPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính
 
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOTPháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
Pháp luật về dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính, HOT
 
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOTĐề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
Đề tài: Tổ chức thực hiện pháp luật về công chức ở Hà Nội, HOT
 
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chínhLuận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
Luận án: Theo dõi thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính
 
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOTLuận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
Luận văn: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật, HOT
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ AnLuận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
Luận văn: Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự tại Nghệ An
 
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
BẢO ĐẢM QUYỀN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY_1019151205...
 
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAYLuận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
Luận án: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật, HAY
 
Tiểu Luận Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Đối Với Cán Bộ, Công Chức.doc
Tiểu Luận Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Đối Với Cán Bộ, Công Chức.docTiểu Luận Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Đối Với Cán Bộ, Công Chức.doc
Tiểu Luận Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Đối Với Cán Bộ, Công Chức.doc
 
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đLuận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
Luận văn: Vai trò của án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, 9đ
 
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOTĐề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
Đề tài: Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong pháp luật, HOT
 
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docxCông Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
Công Lý Và Sự Thể Hiện Công Lý Trong Hiến Pháp Việt Nam.docx
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Dernier (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 

Đề tài: Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THU HIỂN TR¸CH NHIÖM CñA C¤NG CHøC TRONG HO¹T §éNG C¤NG Vô THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN NGỌC ANH HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thu Hiền
  • 3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ........................ 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại công chức ở Việt Nam .................. 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm .............................................................................. 6 1.1.2. Phân loại công chức............................................................................... 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm và các dạng trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ ...................................................................... 9 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm .............................................................................. 9 1.2.2. Các dạng trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ ............10 1.2.3. Trách nhiệm hình sự của công chức ...................................................15 1.2.4. Trách nhiệm hành chính của công chức .............................................20 1.2.5. Trách nhiệm vật chất của công chức...................................................24 1.3. Yêu cầu về trách nhiệm pháp lý của công chức trong thời đại ngày nay .............................................................................................27 Kết luận chương 1 .........................................................................................32 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ ................................................33 2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ......................................................................................33 2.1.1. Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức.....................................33
  • 4. 2.1.2. Thực trạng áp dụng trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t động công vụ................................................................................................39 2.2. Đánh giá tình hình thực thi trách nhiệm công vụ của công chức hiện nay.....................................................................................43 2.2.1. Về phương pháp đánh giá ...................................................................44 2.2.2. Về tiêu chí đánh giá ............................................................................46 2.2.3. Về tính khách quan trong đánh giá .....................................................47 2.2.4. Về việc sử dụng kết quả đánh giá.......................................................47 Kết luận chương 2 .........................................................................................51 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ......................52 3.1. Dự báo tình hình và nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ .......................52 3.1.1. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........58 3.1.2. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức phải khắc phục những yếu kém, hạn chế của thực trạng quy định pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức..........60 3.1.3. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức phải gắn liền với việc hoàn thiện công tác quản lý, sử dụng và đánh giá công chức.....65 3.1.4. Hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức đáp ứng hoạt động của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế mở, hội nhập quốc tế khu vực, cũng như kinh nghiệm xây dựng đội ngũ công chức ở các nước trên thế giới..........................................................................68 3.2. Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện trách nhiệm pháp lý của công chức trong hoạt động công vụ.................................................70 3.2.1. Mục tiêu ..............................................................................................70
  • 5. 3.2.2. Phương hướng.....................................................................................71 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức trong hoạt động công vụ...................76 3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật............................76 3.3.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện.................................................85 Kết luận chương 3 .........................................................................................86 KẾT LUẬN....................................................................................................88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................90
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trách nhiệm của công chức là một vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm. Ở nước ta, trong những năm qua có nơi còn có biểu hiện công chức nhà nước chưa thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách nhiệm vụ được phân công (thậm chí còn có biểu hiện phiền hà, sách nhiễu), gây bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân dân với Nhà nước. Do đó, việc tăng cường, củng cố chế độ trách nhiệm cá nhân đối với công vụ của công chức nhà nước đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, nghiêm minh hơn. Quy định của pháp luật về trách nhiệm của công chức nhà nước là biện pháp cơ bản để phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tệ cửa quyền, lạm quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí của công..., làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là trong bộ máy hành chính nhà nước. Trên thực tế, pháp luật về trách nhiệm của công chức nhà nước ở nước ta hiện nay nhìn chung chưa hoàn chỉnh, còn tản mạn, thiếu tính hệ thống, chưa quy định rõ trách nhiệm của công chức nhà nước, chưa phân định rõ trách nhiệm của tập thể với cá nhân phụ trách.... Có những quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức không còn phù hợp nhưng chậm được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương cải cách hành chính. Công tác pháp điển hóa về trách nhiệm pháp lý, nhất là trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm vật chất của công chức tuy đã được chú trọng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Việc áp dụng các quy định pháp luật về trách nhiệm của công chức ở nhiều nơi, nhiều lúc còn chưa nghiêm, thiếu tính thống nhất, kỷ cương, kỷ luật lỏng lẻo. Vì vậy, việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động thực
  • 7. 2 thi quy định của pháp luật về trách nhiệm của công chức trong giai đoạn hiện nay đang là một yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Ở bình diện lý luận, cho đến nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện các quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ. Với những lý do nêu trên, việc tác giả đã chọn đề tài "Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ luật học là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu theo quan điểm đề tài - Ở nước ngoài: đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm pháp lý của công chức nói riêng. Các khía cạnh khác nhau của trách nhiệm pháp lý của công chức như: khái niệm, mục đích, cơ sở, đặc điểm, các hình thức trách nhiệm và thủ tục áp dụng trách nhiệm pháp lý của công chức đã được đề cập đến trong các công trình, báo cáo của một số tác giả, như Lazarev B.M với cuốn sách Cơ sở pháp lý của trách nhiệm trong quản lý ở Liên xô và Cộng hòa dân chủ Đức (Mátxcơva, năm 1986) và bài Đặc điểm trách nhiệm của những người có chức vụ trong cuốn sách Liên xô - Cộng hòa dân chủ Đức: Chế độ công vụ (Mátxcơva, năm 1986), Aduskin I.C với cuốn sách Thủ tục kỷ luật ở Liên xô (Saratop, năm 1986), Batrilo I.L với bài viết Chế định trách nhiệm trong quản lý đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật Liên xô (số 6, năm 1977), Malein H.C với cuốn sách Vi phạm pháp luật: khái niệm, nguyên nhân, trách nhiệm (Mátxcơva, năm 1985) và bài Trách nhiệm về tài sản của các chủ thể quản lý trong cuốn sách Trách nhiệm trong quản lý (Mátxcơva, năm 1985), Serbax A.I với cuốn sách Trách nhiệm pháp lý của người có chức vụ trong bộ máy quản lý nhà nước (Kiep, năm 1980),...vv...
  • 8. 3 - Ở trong nước: vấn đề trách nhiệm pháp lý của công chức từ lâu cũng đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, như các tác giả: Đoàn Trọng Truyến, về vấn đề trách nhiệm công vụ trong giáo trình Hành chính học đại cương của Học viện Hành chính quốc gia (Hà Nội, năm 1997), Nguyễn Cửu Việt về trách nhiệm trong quản lý, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam của đại học Quốc gia Hà Nội (Hà Nội, năm 1997 và năm 2000), Ngô Tử Liễn về trách nhiệm hành chính trong cuốn sách Cưỡng chế hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia (Hà Nội, năm 1996), Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Thái về trách nhiệm trong hoạt động công vụ trong cuốn sách Giải đáp pháp luật - Luật hành chính Việt Nam (thành phố Hồ Chí Minh, năm 1995), Hoàng Thị Ngân với bài Về trách nhiệm pháp lý đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 2, năm 2011) và bài Trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai trái đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 5, năm 2003), Vũ Thư về chế tài hành chính (luận án tiến sĩ luật học, năm 1996) và bài Trách nhiệm pháp lý theo luật Hiến pháp đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật (số 12, năm 2002), Võ Khánh Vinh trong cuốn sách Tìm hiểu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về chức vụ (Hà Nội, năm 1996), Nguyễn Hoàng Anh với bài viết Chế định trách nhiệm vật chất trong luật hành chính Việt Nam và một số vấn đề cần hoàn thiện trong cuốn sách Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI (Hà Nội, năm 2002), Dương Thanh Mai với bài Bồi thường thiệt hại đối với oan sai trong tố tụng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Hà Nội, năm 2011), Đinh Thiện Sơn về trách nhiệm pháp lý của người có chức vụ trong quản lý ở Việt Nam (luận án phó tiến sĩ luật học năm 1989),... Nhìn chung, việc nghiên cứu của các tác giả được quan tâm ở những góc độ khác nhau của phạm trù pháp lý được xem xét, nhưng chưa nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề trách nhiệm pháp lý của công chức, nhất là trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và sâu sắc vấn đề trên là việc làm có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn.
  • 9. 4 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn - Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo pháp luật Việt Nam, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về công chức và nâng cao hiệu quả của công chức Việt Nam trong thời gian tới - Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: + Phân tích, làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ; + Làm rõ các luận cứ khoa học góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ; đánh giá thực trạng. + Phân tích pháp luật về công chức chỉ ra những ưu-nhược điểm của pháp luật về công chức từ thực tiễn áp dụng; + Tổng hợp kết quả nghiên cứu đề ra phương hướng, mục tiêu và các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: luận văn nghiên cứu về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam; thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, tư vấn chuyên gia, điều tra xã hội học…
  • 10. 5 6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn - Là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ; theo đó những kết quả khoa học của luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật. - Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng luận văn đã chỉ rõ các ưu – nhược điểm của pháp luật Việt Nam về công chức, công vụ. - Khái quát lý luận đưa ra các luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực thi chế định trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ trong giai đoạn hiện nay. - Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu phục vụ cho hoạt động lập pháp và thực thi pháp luật về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ; đồng thời cũng có thể được sử dụng làm tài liệu cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 3 chương: Chương 1. Nhận thức chung về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ Chương 3. Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ
  • 11. 6 Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại công chức ở Việt Nam 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm Khái niệm công chức được hiểu khác nhau giữa các quốc gia do có sự khác biệt về hệ thống chính trị; tổ chức bộ máy nhà nước; sự phát triển kinh tế - xã hội; tính truyền thống và các yếu tố văn hóa lịch sử. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, đặc điểm chung của công chức thường được hiểu là: là công dân của nước đó; được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển; được bổ nhiệm vào một ngạch, một chức danh hoặc gắn với một vị trí việc làm; được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam, ngay từ sau khi nước Việt Nam dân củ cộng hòa ra đời Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức, trong đó khái niệm công chức Việt Nam chỉ được xác định trong phạm vi các cơ quan Chính phủ. Theo Sắc lệnh số 76/SL, những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định (Điều 1, Sắc lệnh số 76/SL). Đến năm 1998, khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức được ban hành, những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, đoàn thể được gọi chung trong một cụm từ là "cán bộ, công chức". Công chức Việt Nam được hiểu theo khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức quy định: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp
  • 12. 7 huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật [11]. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị- xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác có liên quan. Nguyên tắc trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức: - Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; - Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; - Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; - Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả; - Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ [11]. 1.1.2. Phân loại công chức Theo Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức (Nghị định số 06/NĐ-CP):
  • 13. 8 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập [2]. Công chức có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích phân loại. Ở Việt Nam có một số cách phân loại công chức cơ bản sau: * Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân thành loại A, loại B, loại C và loại D, cụ thể như sau: - Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; - Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương; - Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; - Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên. * Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau: - Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; - Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. * Phân loại theo ngành, lĩnh vực: bao gồm lĩnh vực hành chính, kinh tế, xây dựng, luật,… Ngoài ra, công chức còn có thể được phân loại theo trình độ đào tạo (sau đại học, đại học, trung học,...) hoặc theo hệ thống cơ cấu tổ chức. Trong mỗi một ngành chuyên môn có một hoặc một số ngạch từ cao đến thấp, thể hiện phẩm chất, trình độ và năng lực chuyên môn, những hiểu
  • 14. 9 biết cần phải có của công chức; mỗi một ngạch có nhiều mức lương khác nhau, từ mức khởi điểm (bậc 1) trở lên. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, việc nâng từ mức lương thấp lên mức lương cao hơn trong ngạch được thực hiện gắn với thâm niên công tác, trừ trường hợp được nâng lương trước thời hạn do có thành tích, cống hiến trong công tác. Việc thực hiện nâng lương được tiến hành theo quy trình, thủ tục và phân cấp theo quy định của pháp luật. Việc nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn liền kề phải qua kỳ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và các dạng trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do cán bộ, công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích Nhà nước, nhân dân và xã hội. Tuy nhiên trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, do đặc thù về thể chế chính trị nên công vụ còn bao gồm cả hoạt động thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội. * Một số đặc điểm và tính chất của công vụ - Mục đích của công vụ là phục vụ lợi ích Nhà nước, nhân dân và xã hội. - Nội dung hoạt động công vụ bao gồm các hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý và tham gia quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, đồng thời tổ chức cung ứng và phục vụ các nhu cầu chung của xã hội, của nhân dân không vì mục đích lợi nhuận. - Chủ thể thực thi công vụ là cán bộ, công chức. - Hoạt động công vụ không chỉ thuần tuý mang tính quyền lực nhà nước,
  • 15. 10 mà còn bao gồm cả hoạt động của các tổ chức do nhà nước thành lập (được nhà nước uỷ quyền) để phục vụ các nhu cầu của nhân dân. Các hoạt động này đều do cán bộ, công chức nhân danh nhà nước tiến hành. Bao gồm các hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước và các hoạt động của các tổ chức được nhà nước uỷ quyền. Ở các nước trên thế giới, khi đề cập đến công vụ, người ta ít nói đến yếu tố quyền lực nhà nước mà thường chỉ nói tới công chức nhân danh pháp luật hoặc nhân danh nhà nước mà thôi. Bởi lẽ, pháp luật là công cụ chính, chủ yếu do Nhà nước ban hành. Ngoài ra, ở Việt Nam do đặc thù về thể chế chính trị nên hoạt động công vụ còn bao gồm cả hoạt động của cán bộ, công chức trong các cơ quan của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội. - Công vụ được tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Nhà nước giao và tuân theo pháp luật. - Hoạt động công vụ mang tính thường xuyên, chuyên nghiệp. Trách nhiệm công vụ là một khái niệm mang tính chính trị, tạo nên hình ảnh của chế độ, của Nhà nước trong mắt người dân. Đó là việc cán bộ, công chức tự ý thức về quyền và nhiệm vụ được phân công cũng như bổn phận phải thực hiện các quyền và nhiệm vụ đó. Trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả công vụ. Kết quả công vụ và trách nhiệm công vụ tạo nên hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan, tổ chức. Hai nhân tố này luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu nói kết quả công vụ là điểm mục tiêu, là mong muốn của chủ thể quản lý thì trách nhiệm công vụ là phương thức, cách thức để thực hiện mục tiêu của chủ thể quản lý. Một nền công vụ hiệu lực, hiệu quả đều dựa trên cơ sở đề cao tính trách nhiệm với tinh thần tận tuỵ, mẫn cán và làm tròn bổn phận của cán bộ, công chức. 1.2.2. Các dạng trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ - Trách nhiệm kỷ luật của công chức:
  • 16. 11 Trách nhiệm kỷ luật là hình thức trách nhiệm pháp lý được áp dụng với công chức nhà nước thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật, tức là người có hành vi (hành động hoặc không hành động) vi phạm nghĩa vụ, gây tổn hại cho trật tự pháp luật trong quá trình quản lý nhà nước. Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật. Đó là hành vi có lỗi, vi phạm các quy tắc và nghĩa vụ trong hoạt động công vụ (các nghĩa vụ điều 18, 19, 20, các điều cấm - chương II mục 4 của Luật cán bộ, công chức và các quy định tại văn bản pháp luật khác), do công chức thực hiện mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 3 Nghị định số 97/1998/NĐ- CP). Vi phạm đó có thể là việc cộng chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, sai lệch nghĩa vụ được giao phó. Ý kiến của một số tác giả cho rằng, chỉ luật hành chính điều chỉnh vấn đề trách nhiệm kỷ luật là không đúng. Chế độ kỷ luật là một chế định pháp lý phức tạp bao gồm những quy phạm pháp luật hành chính cũng như luật lao động. Tính đặc thù của trách nhiệm kỷ luật thể hiện ở chỗ người bị kỷ luật có sự phụ thuộc về mặt tổ chức trong quan hệ với người có thẩm quyền trong quyết định kỷ luật. Ví dụ: Thủ trưởng cơ quan nhà nước có quyền ra quyết định kỷ luật đối với nhân viên của mình khi anh ta có hành vi vi phạm kỷ luật. Việc ấn định trách nhiệm kỷ luật là sự thực hiện có thẩm quyền trong quan hệ nội bộ mỗi cơ quan, tổ chức. Xử lý kỷ luật luôn do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với người vi phạm là nhân viên cơ quan tổ chức đó. Do đó, trách nhiệm kỷ luật là một dạng trách nhiệm pháp lý đặc biệt. Hiện nay có quan điểm cho rằng: khi xét thấy hành vi vi phạm kỷ luật có dấu hiện cấu kết thành tội phạm thì phải đình chỉ việc thi hành kỷ luật và chuyển hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và truy cứu trách nhiệm pháp lý, mà không được giữ lại "xử lý nội bộ". Quan niệm này không hoàn toàn chính xác. Không nên nhầm lẫn cho rằng trách nhiệm kỷ luật chỉ là một loại "xử lý nội
  • 17. 12 bộ" mà không có ý nghĩa pháp lý, trừ trường hợp "xử lý nội bộ" trong tổ chức Đảng hay tổ chức xã hội khác, tức là không mang tính chất Nhà nước. Các biện pháp xử lý kỷ luật này đúng là mang tính "xử lý nội bộ", không phải một dạng trách nhiệm pháp lý. Mặt khác, cần lưu ý trường hợp ngoại lệ của trách nhiệm kỷ luật. Đó là trường hợp mà giữa cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng đối với đối tượng bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật không có quan hệ trực thuộc với tổ chức, mà chỉ trực thuộc dưới khía cạnh nào đó về mặt hành chính. Ví dụ, trách nhiệm kỷ luật của học sinh, sinh viên, của những người sống trong ký túc xá,… Những người có chức vụ hay các công chức ở những nghề nghiệp riêng biệt, khi vi phạm các quy tắc đạo đức và danh dự nghề nghiệp dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, ngành nghề cũng có thể bị xử lý kỷ luật (ví dụ: Hải quan, giáo viên, bác sỹ, kiểm soát viên có hành động không văn hóa…). Ở đây không cần tính đến yếu tố địa điểm và thời gian vi phạm. Có thể những hành vi vi phạm đạo đức, danh dự nghề nghiệp đó được thực hiện ngoài phạm vi cơ quan nhà nước, ngoài giờ làm việc, ở địa phương hay bất kỳ ở địa điểm nào khác, nhưng người vi phạm vẫn có thể bị xử lý kỷ luật. Do đó, trách nhiệm kỷ luật không chỉ được áp dụng đối với người vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm hoạt động công vụ. Nếu nói nhiệm vụ của các chế tài kỷ luật chỉ là để bảo vệ những quan hệ lao động là đã thu hẹp một cách không có cơ sở những khả năng trách nhiệm kỷ luật. Khác với trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật có thể áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm pháp lý khác (hình sự, hành chính, vật chất) đối với một công chức thực hiện một vi phạm, nếu hành vi vi phạm kỷ luật đó đồng thời cũng là hành vi phạm tội hoặc vi phạm hành chính hoặc gây tổn hại cho tài sản của Nhà nước hoặc của công dân. Đây chính là đặc trưng của trách nhiệm kỷ luật và đó cũng là đặc trưng quan
  • 18. 13 trọng của trách nhiệm pháp lý của công chức trong hoạt động công vụ. Vấn đề này xuất phát từ tính chất đặc biệt của hoạt động cộng vụ và cũng là một khía cạnh thể hiện nguyên tắc tăng nặng của trách nhiệm pháp lý của công chức. Tuy nhiên, quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ- CP ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức (Nghị định số 34/2011/NĐ-CP) vẫn chưa quy định rõ đặc trưng này. Do vậy, quá trình hoàn thiện pháp luật nội dung này cần được bổ sung. Trường hợp công chức phạm tội, thì khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, cần đồng thời xử lý trách nhiệm kỷ luật đối với họ. Đây là điều đương nhiên và dễ hiểu bởi vì nhiều công chức thực hiện tội phạm thực ra là vi phạm kỷ luật loại nặng nhất. Kết luận này có thể suy ra từ quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP: "Đối với công chức phạm tội bị tòa án xử phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ, quản chế, cảnh cáo mà tội liên quan đến hoạt động công vụ thì có thể bị buộc thôi việc" [3]. Đối với trách nhiệm hành chính, trường hợp nếu công chức thực hiện vi phạm hành chính liên quan tới công vụ thì đương nhiên phải kéo theo trách nhiệm kỷ luật, dù ở mức nhẹ. Sách báo pháp lý còn gọi loại vi phạm này là vi phạm kỷ luật- hành chính. Nhưng nếu vi phạm hành chính của công chức không liên quan tới công vụ (tức là một công dân thực hiện hành vi vi phạm hành chính) thì chưa hẳn kéo theo trách nhiệm kỷ luật. Sự kết hợp giữa hai hình thức trách nhiệm hành chính và kỷ luật trong trường hợp này có thể vận dụng khi vi phạm hành chính nặng hoặc liên quan đến đạo đức công chức. Chính phủ đã có một số nghị định, trong đó có những quy định về vấn đề này. Cũng giống như trách nhiệm hình sự, hành chính, trách nhiệm kỷ luật có thể áp dụng kèm theo nó là trách nhiệm vật chất, nếu có hành vi vi phạm kỷ luật, hành chính hay hình sự gây thiệt hại cho Tài sản của Nhà nước. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật
  • 19. 14 gồm: vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật: Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép; đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; Công chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi pháp luật. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật: được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật; phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức; được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ. Hình thức kỷ luật: với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm có: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc. Với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc. Thực hiện chủ trương này, các cơ quan đơn vị, ban ngành, các tỉnh đều ban hành chỉ thị thực hiện kỷ cương chấp hành kỷ luật khi có hành vi vi phạm để làm gương và đảm bảo sự nghiêm minh trong việc thực thi quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể là Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An và Chỉ thị số 10/2013/CT-UBND ngày 06/4/2014 của UBND tỉnh Nghệ An về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vị; ngày 05/12/2013;
  • 20. 15 ngày 19/8/2014, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TCT về việc tăng cường kỷ cương kỷ luật, chấn chỉnh lề lối làm việc, thái độ, tác phong ứng xử của công chức thuế với NNT và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho ngành thuế… Đây là một số điển hình cho việc thực thi các quy định pháp luật về trách nhiệm của công chức hiện nay. 1.2.3. Trách nhiệm hình sự của công chức Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất . Tính nghiêm khắc của trách nhiệm hình sự thể hiện ở chỗ người phải chịu trách nhiệm hình sự là người bị kết án, bị coi là có tội, có án tích và có thể bị hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền cơ bản của con người như quyền tự do, các quyền về chính trị, về tài sản… thậm chí cả quyền được sống. Công chức trước hết là một công dân, khi phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự như bất kỳ công dân nào khác, ví dụ, công chức trộm cắp tài sản cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp. Đồng thời trong khi thực hiện nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó mà phạm tội, đặc biệt là lợi dụng chức vụ quyền hạn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm hình sự là sự phản ứng của Nhà nước đối với người phạm tội, tức là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự và có lỗi. Do đó, tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự, ở đâu có tội phạm thì ở đó có trách nhiệm hình sự, không có tội phạm thì không có trách nhiệm hình sự. Vì vậy, một công chức chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi và chỉ khi công chức đó đã thực hiện một hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã được luật hình sự quy định. Cơ sở trách nhiệm kỷ luật là sự thực hiện vi phạm kỷ luật công vụ, đối với một số loại công chức còn là vi phạm các quy tắc đạo đức, làm ảnh hưởng
  • 21. 16 đến thanh danh, uy tín của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Còn cơ sở của trách nhiệm hình sự của công chức là việc thực hiện tội phạm trong hoạt động công vụ hoặc bị xử lý kỷ luật hoặc đã bị xử phạt hành chính. Ngoài một số điều đã dẫn chứng ở phần trách nhiệm hành chính, Bộ luật hình sự năm 1985 và Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) dành một chương riêng quy định về các tội phạm về chức vụ Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi có người vi phạm. Còn chủ thể áp dụng trách nhiệm hình sự là Tòa án (cơ quan xét xử). Giữa người có quyền áp dụng trách nhiệm hình sự với công chức vi phạm không có quan hệ trực thuộc nhau về mặt tổ chức. Xét về hình thức trách nhiệm, trách nhiệm hình sự mang tính trừng phạt nặng hơn so với hình thức trách nhiệm kỷ luật. Việc áp dụng trách nhiệm hình sự được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự. Còn trách nhiệm kỷ luật áp dụng theo trình tự hành chính. Như vậy, trách nhiệm hình sự là hình thức cưỡng chế bên ngoài quan hệ công vụ, còn trách nhiệm kỷ luật là hình thức cưỡng chế trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhà nước nhất định hoặc trong hệ thống của chúng, nghĩa là có trực thuộc về mặt tổ chức. Tuy nhiên, hai loại trách nhiệm trên có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Căn cứ vào mức độ thiệt hại do vi phạm kỷ luật gây ra mà có thể có sự chuyển hóa từ trách nhiệm kỷ luật sang trách nhiệm hình sự. Đối tượng bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự theo quy định của Điều 68 Luật phòng chống tham nhũng (2005) như sau: 1. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 3 của Luật này. 2. Người không báo cáo, tố giác khi biết được hành vi tham nhũng. 3.Ngườikhôngxửlýbáocáo,tốgiác,tốcáovềhànhvithamnhũng. 4. Người có hành vi đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.
  • 22. 17 5. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. 6. Người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan [10]. Người có hành vi tham nũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật được luật hóa tại điều 69 Luật phòng chống tham nhũng như sau: Người có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự; trong trường hợp bị kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc; đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân [10]. Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định 25 tội có dấu hiệu đã bị xử lý kỷ luật để làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công chức (người có chức vụ), gồm các điều: 125, 129, 149, 165, 166, 170, 174, 176, 177, 178, 210, 211, 214, 215, 217, 224, 225, 226, 241, 242, 278, 279, 280, 283, 291. Giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (các điều 125, 129, 166, 170, 177, 211, 214, 215, 217, 224, 225, 226, 241, 242, 243) có 16 loại tội phạm lấy căn cứ đã bị xử phạt hành chính là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều đó cho thấy giữa vi phạm hành chính và tội phạm của công chức có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong tình hình hiện nay, đấu tranh chống các tội phạm về chức vụ đang là một trong những vấn đề cần thiết của Đảng và nhà nước ta nhằm củng cố bộ máy Nhà nước, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, khôi phục lòng tin, uy tín của Đảng và nhà nước trước toàn thể nhân dân lao động.
  • 23. 18 Thực tế đã chỉ ra rằng các tội phạm về chức vụ không chỉ gây thiệt hại lớn cho tài sản của Nhà nước, tài sản của công dân, mà còn là nguồn gốc sinh ra các tội phạm khác làm phá vỡ trật tự quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Nghiêm trọng hơn, các tội phạm về chức vụ gây mất niềm tin của nhân dân lao động đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa đặc biệt trong bối cảnh Đảng ta là Đảng cầm quyền. Chính vì vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã dành trọn chương XXI của Bộ luật để quy định tội phạm về chức vụ. Các tội phạm về chức vụ quy định trong chương này là các tội phạm có tính chất bao trùm đối với hành vi phạm tội xảy ra ở các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội và được thực hiện bởi người có chức vụ. Điều 277 Bộ luật hình sự năm 1999 (sử đổi bổ sung năm 2009) quy định: “Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ” [13]. Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Từ quy định trên cho thấy, khái niệm "người có chức vụ" trong luật hình sự được hiểu khá rộng, dường như là bất cứ người thực thi công vụ nào, tức là bất cứ công chức nào. Do đó, công chức nhà nước với tư cách là chủ thể của các tội phạm về chức vụ không những phải chịu trách nhiệm hình sự như mọi công dân khác khi vi phạm những điều luật cấm, mà còn phải chịu trách nhiệm với tư cách người có chức vụ. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự cũng như việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tăng cường trách nhiệm của công chức, giúp cho mọi người nhân thức được rằng luật không loại trừ một ai nếu có vi phạm
  • 24. 19 pháp luật thì đều bị xử lý, và người nào có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng cao. Thực ra, đây cũng là biểu hiện cụ thể của nguyên tắc công bằng, cũng là đặc điểm cần phải có của pháp luật trong nhà nước pháp quyền. Nghiên cứu các quy định về tội phạm có chức vụ, có thể thấy những đặc trưng cơ bản của loại tội phạm này như sau; Thứ nhất, khách thể chính, thể hiện bản chất của các tội phạm về chức vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức nhà nước. Hành vi phạm tội trong tội phạm chức vụ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động cơ quan, tổ chức nhà nước trước xã hội, trước công dân. Việc bảo đảm cho bộ máy nhà nước và tổ chức xã hội hoạt động đúng đắn đáp ứng được lợi ích nói trên là một trong những nhiệm vụ quan trọng của pháp luật hình sự. Với mục đích bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng đắn và đồng bộ, nhà nước đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành, của từng loại cán bộ, công chức nhà nước. Việc một số cán bộ, công chức nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm pháp luật đã làm ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước và do đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Thứ hai, tội phạm về chức vụ do người có chức vụ thực hiện, trong đó có yếu tố lợi dụng chức vụ quyền hạn để phạm tội là yếu tố bắt buộc phải có. Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm là tình tiết nặng để xác định khung hình phạt. Mặt khác, người có chức vụ là chủ thể đặc biệt trong các chương tội phạm có chức vụ. Chính vì vậy, khung hình phạt đối với các tội về chức vụ đều thể hiện nguyên tắc này. Thứ ba, tội phạm được thể hiện trong khi thực hiện công vụ. Trong Bộ luật hình sự có một số tội không thỏa mãn đặc điểm trên như tội đưa hối lộ (Điều 289), tội làm môi giới hối lộ (Điều 290), tội lợi dụng áp
  • 25. 20 dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn (Điều 291) nhưng vẫn được nhà làm luật vào chương tội phạm có chức vụ. Bởi lẽ các hành vi phạm tội này liên quan chặt chẽ tới hoạt động thực hiện công vụ của người có chức vụ, quyền hạn và khách thể của tội phạm này cũng ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn, hiệu quả thực hiện công vụ của một người nào đó và vì vậy bao giờ cũng xâm phạm đến quan hệ xã hội đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. 1.2.4. Trách nhiệm hành chính của công chức Trách nhiệm hành chính là hình thức trách nhiệm pháp lý áp dụng trong hoạt động quản lý - hoạt động hành chính nhà nước theo quy định của luật hành chính. Trách nhiệm hành chính được áp dụng nhằm bảo vệ trật tự quản lý Nhà nước. Pháp luật quy định bất cứ một cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm hành chính, làm phương hại đến Nhà nước đều bị xử phạt hành chính (trừ một số trường hợp như bất khả kháng, tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, trường hợp hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hành chính hoặc vi phạm hành chính đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự). Công chức là hạt nhân, là đội ngũ chính thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan nhà nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, công chức có thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính, do đó, phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời, với tư cách của một công dân, công chức vi phạm hành chính cũng như chịu trách nhiệm hành chính như các công dân khác. Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính . Không có vi phạm hành chính thì không có trách nhiệm hành chính. Trên bình diện pháp lý, cơ sở của trách nhiệm hành chính là sự thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hành chính (trong đó bao gồm cả công chức nhà nước).
  • 26. 21 Khoản 1 Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính” [15]. Chủ thể áp dụng trách nhiệm hành chính trong bất luận trường hợp nào đều là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền (nhà chức trách). Chủ thể chịu trách nhiệm hành chính trong trường hợp công chức vi phạm pháp luật hành chính là công chức Nhà nước. Cũng như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính là hình thức cưỡng chế bên ngoài, nghĩa là áp dụng trách nhiệm với những người vi phạm mà những người này không ở trong cùng quan hệ tổ chức với nhà chức trách hoặc các cơ quan ấn định hình thức trách nhiệm. Nếu như xử phạt hành chính là tăng cường ý thức cho mọi công chức, giáo dục họ có ý thức tôn trọng và thực hiện các quy định về trật tự an ninh, an toàn xã hội, thì trách nhiệm kỷ luật là nhằm tăng cường ý thức trách nhiệm của công chức trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành những quy định của cơ quan, tổ chức mình nói riêng, cũng như pháp luật của nhà nước nói chung, để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trách nhiệm kỷ luật cũng là loại trách nhiệm pháp lý liên hệ mật thiết với trách nhiệm hành chính. Trong một số trường hợp công chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính vừa phải chịu trách nhiệm hành chính đồng thời lại phải chịu trách nhiệm kỷ luật. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý, kỷ luật đối với cán bộ công chức tại các điều 2, 3 quy định các hành vi cụ thể, theo đó nếu vi phạm thì cán bộ, công chức sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật. Cũng như phạt hành chính, phải kỷ luật là chế tài nhà nước đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng khác với trách nhiệm kỷ luật, trong trách nhiệm hành
  • 27. 22 chính chủ thể bị xử phạt và người bị xử phạt không ở cùng một quan hệ trực thuộc với tổ chức. Nét tương đồng cơ bản giữa trách nhiệm hành chính và trách nhiệm kỷ luật được biểu hiện ở cơ quan áp dụng cùng là cơ quan hành chính và có nét gần nhau ở khách thể vi phạm đó là quy tắc quản lý. Cũng chính vì điều đó mà nhiều người hoặc ngay như văn bản một số cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng thuật ngữ kỷ luật hành chính. Việc sử dụng thuật ngữ như vậy, theo quan điểm của chúng tôi là hoàn toàn không phù hợp, dễ dẫn đến tình trạng hiểu sai về bản chất của trách nhiệm kỷ luật. Như vậy, một vi phạm hành chính đặc biệt nào đó đối với các công chức, bên cạnh việc xử lý hành chính có thể còn bị xử lý kỷ luật. Ví dụ như mại dâm, ma túy, cờ bạc, an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra cần lưu ý rằng, nhiều vi phạm hành chính do một số đối tượng đặc biệt thực hiện thì không bị xử phạt vi phạm hành chính như công dân thường mà được chuyển sang cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng đó để xử lý theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đây không nên hiểu lầm là một kiểu "xử lý nội bộ" làm giảm nhẹ, mà thực ra là tăng nặng hình thức trách nhiệm hơn, do đặc trưng của loại công vụ đặc biệt trong lực lượng vũ trang. Theo quy định tại Điều 5 Luật xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ, công chức đều bị xử lý khi vi phạm không phân biệt cấp bậc, chức vụ: Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý [15].
  • 28. 23 Nhìn tổng quát về chế định trách nhiệm hành chính, như đã trình bày ở trên, đó là hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển mới của xã hội nước ta và yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chế định trách nhiệm hành chính nói chung, của công chức nói riêng còn bộc lộ những tồn tại sau đây: - Chính sách chỉ được hoạch định ở một phạm vi hẹp bởi Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ. Chính sách đấu tranh với vi phạm hành chính là vấn đề có tầm quan trọng to lớn, cần phải có chính sách tương đương như chính sách hình sự. Cần thấy đấu tranh tốt đối với vi phạm hành chính là biện pháp phòng ngừa tội phạm có hiệu quả. Giữa vi phạm hành chính và tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ thể hiện ngay trong từng cá nhân; - Sự không đầy đủ của chính sách đấu tranh với các vi phạm hành chính được thể hiện rõ nét trong sự quan tâm chưa đúng mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm đâu tranh đối với loại vi phạm này bằng việc xây dựng một cơ chế được pháp luật quy định rõ ràng. - Chính sách đấu tranh với các vi phạm hành chính thiếu tính tổng quát, pháp luật về vi phạm hành chính còn tản mạn về áp dụng chế tài và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác trong các lĩnh vực quản lý khác nhau: an ninh, trật tự, hải quan, thuế, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường… Chính sự điều chỉnh pháp luật về vi phạm hành chính tách rời giữa các lĩnh vực khác nhau của quản lý nhà nước đã làm mất tính đồng bộ vừa trong việc đánh giá về vi phạm hành chính nói chung cũng như thiếu đi cái nhìn tổng thể về chế tài áp dụng, có khi chứa đựng cả những mâu thuẫn trong quy định của pháp luật. Chính vì vậy hiệu quả đấu tranh với vi phạm hành chính trong hoạt động công vụ. Thứ hai, trong hệ thống các biện pháp trách nhiệm hành chính quy định đầy đủ các biện pháp xử lý, tuy nhiên chưa phân định rõ công chức thì bị xử lý như thế nào, bị xử lý nặng hơn hay không?... Điều đó cho thấy hệ thống các
  • 29. 24 biện pháp trách nhiệm hành chính của chúng ta chưa đa dạng, còn bất cập. Việc áp dụng hình thức phạt tiền trong thực tế không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như mong muốn trong việc phòng ngừa vi phạm pháp luật mới. Sự lạm dụng quá mức hình thức phạt tiền có hai nhược điểm về mặt mặt lý luận và thực tiễn; một mặt, người ta không thể đặt ra mức phạt tiền cao vô hạn, vì điều đó trái với nguyên tắc ngang bằng giữa vi phạm hành chính và biện pháp xử lý; mặt khác, trong nền kinh tế thị trường tất yếu có sự phân hóa giàu nghèo. Định ra mức phạt tiền dù ở mức nào cũng có thể đưa đến hai mặt trái ngược nhau. Đối với người nghèo, phạt tiền có tác động mạnh, nhưng cũng có những trường hợp họ không đủ khả năng nộp phạt. Trái lại, đối với người giàu nhiều khi mức phạt tiền cao cũng không có tác dụng hoặc ít tác dụng. Thứ ba, công tác xây dựng văn bản quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trên các lĩnh vực còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội trong điều kiện hiện nay. Các biện pháp xử lý đối với cán bộ công chức nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma túy, cờ bạc và say rượu bê tha , hiện nay hầu hết trong các văn bản quy đi ̣n h về xử lý vi phạm hành chính còn thiếu vắng quy định trách nhiệm tăng nặng đối với công chức khi có cùng hành vi vi phạm hành chính như dân thường mặc dù Luật về xử lý vi phạm hành chính đều có quy định việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm là một trong tình tiết tăng nặng; thiếu quy định về việc kết hợp các biện pháp trách nhiệm xã hội với biện pháp trách nhiệm hành chính. Đáng lẽ ra, khi quy định về từng loại hành vi vi phạm hành chính và biện pháp xử lý đối với chung, cần bổ sung một khung hình phạt riêng đối với đối tượng vi phạm là công chức trong những loại hành vi mà công chức có thể thực hiện. 1.2.5. Trách nhiệm vật chất của công chức Trách nhiệm vật chất của công chức là một hình thức trách nhiệm pháp
  • 30. 25 lý được áp dụng đối với công chức khi thực hiện các hành vi gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước, gồm: 1) Bồi thường cho Nhà nước vì đã có hành vi làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước; 2) "hoàn trả" cho Nhà nước (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho công dân thiệt hại về tài sản do công chức đó gây ra khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Khái niệm "bồi thường" và "hoàn trả" nói trên lần đầu tiên đã được quy định dưới cấp độ luật trong các điều 623, 624 Bộ luật dân sự. Để pháp điển hóa các quy định pháp luật về trách nhiệm vật chất của công chức, Quốc hội đã ban hành Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước số 35 năm 2009 để quy định rõ hơn trách nhiệm đối với công chức trong khi thự hành công vụ được giao. Khi phát hiện cán bộ, công chức có hành vi gây ra thiệt hại về tài sản phải xử lý trách nhiệm vật chất thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét, xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức. Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ban hành ngày 10/10/2006 về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức (Nghị định số 118/2006/NĐ-CP). Nghị định gồm 3 chương, 16 Điều, quy định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ công chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức gây ra thiệt hại về vật chất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của người đứng dầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20% tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có
  • 31. 26 thẩm quyền. Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của cán bộ, công chức thì cán bộ, công chức gây mất mát, hư hỏng thiệt hại tài sản phải bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của cán bộ, công chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức và phương thức bồi thường. Trường hợp thiệt hại vật chất xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì cán bộ, công chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Cũng theo Nghị định số 118/2006/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng và quản lý cán bộ, công chức gây ra thiệt hại phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện cán bộ, công chức gây ra thiệt hại hoặc từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Cán bộ, công chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thu và nộp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại kho bạc nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, khi bàn về trách nhiệm vật chất của công chức trong nhà nước pháp quyền, thì cũng cần nên lưu ý rằng về nguyên tắc nhà nước, công chức, công dân đều có quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm qua lại. Điều này còn có nghĩa nếu nhà nước gây thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho công chức thì cũng phải bồi thường. Như vậy, từ những phân tích ở trên cho thấy giữa các hình thức trách nhiệm pháp lý của công chức vừa có những điểm chung vừa có nét khác biệt nhau, đồng thời lại có liên kết mật thiết và gắn kết chuyển hóa cho nhau. Nhận thức đúng đắn những vấn đề trên là điều kiện cần thiết để lựa chọn hợp lý biện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt
  • 32. 27 động công vụ, tránh trường hợp chỉ "xử lý nội bộ" (kỷ luật) tràn lan. Sau nhận thức đó cũng cho phép phối hợp tốt các biện pháp tác động trong những trường hợp vi phạm pháp luật nhất định. 1.3. Yêu cầu về trách nhiệm pháp lý của công chức trong thời đại ngày nay Từ khái niệm, đặc điểm của nhà nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói riêng, thì trách nhiệm pháp lý của công chức phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Một là, xuất phát từ quan điểm "dân là gốc" Đảng và nhà nước ta đã xác định quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là chủ yếu. Trách nhiệm của nhà nước thể hiện ở trách nhiệm của công chức nhà nước đối với công dân, là mối quan hệ cơ bản nhất và phải được cụ thể trong pháp luật. Hay nói cách khác, nội dung nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân phải được quy định trong pháp luật. Như thế, nền công vụ nói chung, chức trách của từng công chức nói riêng trong cơ quan nhà nước ở trung ương đến các cơ quan nhà nước ở địa phương và cơ sở phải được định chế trong pháp luật. Đó là cơ sở pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước, chức trách bổn phận, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước, các biện pháp chế tài áp dụng với công chức vi phạm pháp luật hoặc không hoàn thành chức trách, bổ phận, nhiệm vụ trong thi hành công vụ. Đây chính là cơ sở để thực hiện nguyên tắc của nhà nước pháp quyền: người dân được làm những gì mà pháp luật không cấm, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Tóm lại, xuất phát từ bản chất Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đòi hỏi các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các cơ quan nhà nước hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; đòi hỏi công chức nhà nước
  • 33. 28 thi hành công vụ với trách nhiệm cao, đúng đắn, đầy đủ và kịp thời. Mọi hành vi thiếu trách nhiệm, chậm trễ trong thi hành công vụ, đặc biệt là tệ quan liêu, cửa quyền, lạm dụng chức vụ quyền hạn, cục bộ, địa phương bản vị, mất đoàn kết và vì lợi ích cá nhân đều phải được phát hiện và nghiêm trị. - Hai là, đặc trưng về sự bình đẳng giữa Nhà nước với công dân về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đặt ra yêu cầu người công chức (người đại diện cho cơ quan nhà nước) cũng như công dân khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật không phải tình tiết giảm nhẹ, miễn trừ các biện pháp trách nhiệm mà còn phải là tình tiết tăng nặng để áp dụng biện pháp trách nhiệm nghiêm khắc hơn so với công dân bình thường khi cùng thực hiện một hành vi vi phạm. Hay nói cách khác, trong nhà nước pháp quyền trách nhiệm pháp lý của công chức phải bảo đảm bình đẳng trước pháp luật giữa công chức và công dân khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. - Ba là, việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của công dân là vấn đề trung tâm của Nhà nước pháp quyền. Công chức là người thay mặt nhà nước trong quan hệ với dân. Vì vậy, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dan, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đặt ra yêu cầu đối với trách nhiệm pháp lý của công chức là phải đấu tranh không khoan nhượng với các biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và sách nhiễu dân của đội ngũ công chức nhà nước. Cơ sở của vấn đề này là ở chỗ trong quá trình đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, chống vi phạm và tội phạm, con người với tất cả lợi ích và phẩm giá của nó là trung tâm của mọi hoạt động và quan hệ. Nhà nước và pháp luật của chúng ta vừa có nhiệm vụ chống cái sai, bảo vệ cái đúng, vừa phải không để lọt kẻ vi phạm và phạm tội, lại không làm oan người vô tội.
  • 34. 29 Thực tế cho thấy, bảo vệ quyền con người, quyền dân sự, kinh tế và quyền tự do dân chủ và vì lợi ích hợp pháp của công dân là cuộc đấu tranh gian khó, phức tạp nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cũng như điều kiện phát triển kinh tế xã hội và khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Việc một bộ phận công chức Nhà nước- những người có chức vụ quyền hạn xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là điều không thể chấp nhận được, nhưng đấu tranh với những đối tượng này lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, mà mọi hoạt động đấu tranh với các vi phạm pháp luật của công chức phải tuân thủ các thủ tục cần thiết. Công chức làm việc trong cơ quan quản lý, cơ quan bảo vệ pháp luật phải có nghiệp vụ tốt, lương tâm nghề nghiệp và đạo đức trong sáng. - Bốn là, nói đến nhà nước pháp quyền là nói đến một nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện, bởi vì nhà nước pháp quyền phải quản lý xã hội bằng pháp luật. Pháp luật phải có tính pháp lý cao, tức là phải thực sự khách quan, là đại lượng phổ biến và công bằng nhất. Không ngừng nâng cao chất lượng của pháp luật là yêu cầu cơ bản, quan trọng của Nhà nước pháp quyền. Trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm pháp lý của công chức nói riêng là một chế định của hệ thống pháp luật, do đó, không thể thoát ly khỏi những yêu cầu này. Để làm được đó, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng đồng bộ các quy định pháp lý của công chức, bao gồm cả trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm vật chất cả về nội dung lần thủ tục với quy định rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và dễ thực hiện. Đồng thời phải xây dựng các cơ chế, biện pháp để ngăn chặn và xử lý kịp thời về các vi phạm pháp luật của công chức; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy công quyền những công chức thoái hóa biến chất, sách nhiễu dân và thay thế kịp thời những người không đáp ứng được yêu cầu của công việc. - Năm là, dân chủ là bản chất của nhà nước pháp quyền. Do đó, yêu cầu về dân chủ cũng được đặt ra đối với quá trình xây dựng, hoàn thiện chế độ
  • 35. 30 định trách nhiệm pháp lý của công chức. Pháp luật cần phải tạo ra cơ chế hữu hiệu để người dân, mọi công chức nhà nước được tham gia đóng góp hoàn thiện các dự thảo văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, khuyến khích người dân, công chức tố cáo, phát giác hành vi vi phạm pháp luật của công chức, khuyến khích người dân, công chức tố cáo, phát giác hành vi vi phạm pháp luật của công chức, có biện pháp bảo vệ người tố giác, nghiêm trị các hành vi vùi dập, bao che, chống đối người tố giác, công chức vi phạm có quyền được bào chữa trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Sáu là, trong nhà nước pháp quyền, pháp luật phải thấm vào máu thịt mỗi công chức và công dân, phải được thi hành một cách nghiêm minh, triệt để. Do đó, vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý là không những phải hiểu biết pháp luật, có ý thức pháp luật cao, mà còn phải có tinh thần tôn trọng, chấp pháp "vô điều kiện" các quy định của pháp luật như "tinh thần pháp quyền" tức là phải có văn hóa pháp lý cao. Trình độ văn hóa pháp lý cao, trong đó biểu hiện pháp luật nói chung, trách nhiệm pháp lý nói riêng sẽ là tín hiệu chỉ đường cho các đối tượng này trong việc áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật. Ý thức pháp luật càng cao cùng với tinh thần tôn trọng pháp luật sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm pháp luật khi các công chức áp dụng pháp luật trong thi hành công vụ. Vì vậy, trong điều kiện Nhà nước pháp quyền một yêu cầu đặt ra là cần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý nói chung, đồng thời đặc biệt quan là trình độ văn hóa pháp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói riêng - Bảy là, tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận của pháp luật trong nhà nước pháp quyền không chỉ thể hiện về mặt nội dung, thủ tục và mà quan trọng hơn là trong các hành động cụ thể của công chức trong quá trình thực hiện pháp luật (trong đó có quá trình áp dụng pháp luật). Đây là "nhà nước pháp quyền trong thực tiễn" - là đặc điểm, cũng là yêu cầu quan trọng của nhà
  • 36. 31 nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trở thành hiện thực hay không phần nhiều phụ thuộc vào yêu cầu này, tức là phụ thuộc mỗi công chức trong thực thi công vụ làm cho pháp luật thực sự có tính công khai, minh bạch, dễ tiếp cận cho mọi người dân và mọi cơ quan, tổ chức hay không. Điều đó đặt ra nhiều yêu cầu đối với vấn đề trách nhiệm pháp lý của công chức trong qua trình thực hiện công vụ, thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ công dân, các cơ quan, tổ chức. - Tám là, xuất phát từ bản chất tốt đẹp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một yêu cầu đặt ra với trách nhiệm pháp lý của công chức là sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị trong xử lý công chức vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Đây cũng là cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của công chức, đồng thời chỉ đạo việc xem xét, xử lý các vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lý không chỉ mang tính trừng phạt mà phải mang tính giáo dục cao đối với người công chức vi phạm. Mọi vi phạm pháp luật của công chức phải được xem xét thấu tình đạt lý. Có như vậy mới tạo động lực chung cho sự phát triển xã hội, nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động bộ máy nhà nước.
  • 37. 32 Kết luận chương 1 Trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t đô ̣ng công vụlà một dạng trách nhiệm xã hội . Dưới giác độ tiêu cực , trách nhiệm này được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi phát sinh từ phía Nhà nước đối với công chức vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Chính vì vậy, nghiên cứu trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t đô ̣ng công vụkhông thể xem xét dưới giác độ lý luận một số vấn đề về công vụ, công chức và các yêu cầu của nhà nước pháp quyền đối với trách nhiệm của công chức nước ta hiện nay. Trách nhiệm công cụ bao gồm các dạng khác nhau căn cứ vào các cấp độ khác nhau để phân loại. Trách nhiệm đó gắn liền với mục tiêu và nhiệm vụ của công chức trong việc thực hiện chế độ công vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các trách nhiệm này được pháp điển hóa thành thành các quy phạm pháp luật trong các luật liên quan để điều chỉnh và quản lý cho phù hợp. Mỗi loại trách nhiệm có quy định riêng và chế tài xử phạt khác nhau nhằm góp phần nâng cao năng lực, đạo đức của công chức trong hoạt động thay mặt nhà nước để bảo vệ uy tín của nhà nước đặc biệt trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Sự khác biệt giữa trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t động công vụ với công dân ở chủ thể vi phạm và khách thể bị xâm hại trong hoạt động công vụ. Trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t động công vụbao gồm các hình thức trách nhiệm kỷ luật, vật chất, hành chính, hình sự trong đó trách nhiệm kỷ luật là hình thức đặc thù trong hoạt động công vụ thường gặp nhất, trách nhiệm hình sự là hình thức trừng phạt nghiêm khắc nhất. Xuất phát từ bản chất Nhà nước ta và đặc thù hệ thống chính trị ở Việt Nam, trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t đô ̣ng công vụcó mối liên hệ mật thiết với trách nhiệm chính trị và trách nhiệm đạo đức, tạo cơ sở toàn diện cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý của công chức vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ, cũng như việc đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức của công chức Việt Nam.
  • 38. 33 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ 2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến việc hoàn thiện hệ thống thể chế quy định trách nhiệm pháp lý nói chung, trách nhiệm của công chức trong hoa ̣t đô ̣ng công vụnói riêng . Đồng thời với nhiều văn bản áp dụng chung cho mọi công dân và cả cán bộ, công chức, còn có những văn bản pháp luật chuyên biệt quy định về trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ. Đặc trưng nhất trong số đó là một số văn bản pháp luật mới ban hành gần đây: Luật phòng chống tham nhũng năm 2005, Luật cán bộ Công chức năm 2010, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức năm 2012, Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước năm 2012. Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức và thực tiễn áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với công chức vi phạm là hai mặt thực trạng thực hiện trách nhiệm pháp lý của công chức, cùng với thực trạng của hệ thống pháp luật, chúng có quan hệ qua lại, có khi là quan hệ nhân quả. 2.1.1. Thực trạng vi phạm pháp luật của công chức Về cơ bản, công chức nhà nước là những người luôn đi đầu trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật , chấp hành pháp luật và bảo vệ pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật của công chức nhất là tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về phẩm chất đạo đức hiện nay đã có những biểu hiện tương đối nghiêm trọng. Vấn đề này được nêu trong các báo cáo chính trị
  • 39. 34 Đại hội Đảng VIII , IX, X, XI và tiếp tục được khẳng định tại Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Điều làm cho nhân dân có nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất là hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một phần cán bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng, kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm. Trong báo cáo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trình bày trước Quốc hội khóa XIII kỳ họp 4 cũng chỉ rõ: Tình trạng làm việc tắc trách, tùy tiện, thiếu ý thức kỷ luật hành chính cũng như tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, kể cả trong bộ máy bảo vệ pháp luật chưa được ngăn chặn và xử lý kịp thời, đang trở lực lớn ngăn cản pháp luật, chính sách đi vào cuộc sống, kìm hãm việc phát huy tiềm năng của dân,làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước [9]. Đối tượng vi phạm không chỉ là công chức không giữ cương vị lãnh đạo mà ngay cả những người có giữ chức vụ cao trong bộ máy hành chính nhà nước. Vi phạm của Nguyễn Thanh Bình trong vụVinasin làm thất thoát , thua lỗ hàng ngìn tỷ đồng là minh chứng điển hình. Trong thực tế, các vi phạm này không giới hạn ở một lĩnh vực, một ngành, một địa phương mà xảy ra trên phạm virộng, xảy ra ngay trong bộ máy cơ quan bảo vệ pháp luật. Các hình thức vi phạm của công chức cũng rất đa dạng, xảy ra trên nhiều lĩnh vực quản lý,từ những vi phạm nhỏ đến vi phạm lớn, rất lớn. Các dẫn chứng dưới đây sẽ minh họa rõ nét hơn các nhận định trên: - Trong lĩnh vực hoàn thuế giá trị gia tăng, tình hình vi phạm pháp luật đã làm thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng. Nhưng điều đáng tiếc, theo một quan chức của Tổng cục Thuế, thì 80% các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này có sự tiếp tay của cán bộ thuế, hải quan.
  • 40. 35 - Trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, theo thống kê của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tính từ năm 2008 đến 2013, cả nước đã có hơn 7.000 hồ sơ bị phát hiện “giả” người có công và đình chỉ trợ cấp, thu hồi cho ngân sách Nhà nước trên 75 tỷ đồng của 3.378/7.100 đối tượng. Trong đó, có 1.560 người giả mạo hồ sơ, 2.700 người khai man hồ sơ và 2.800 người vì những lý do khác. Đã có hơn 1.700 người trong số đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những việc làm này (hồ sơ những người này đã chuyển cho Cơ quan điều tra và xét xử). Điều đặc biệt và đáng nói hơn ở đây chính là trong số những người làm giả hồ sơ thì có những người chưa từng một ngày đi bộ đội hay ra chiến trường cầm súng bảo vệ đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng.... Trong khi đó, còn rất, rất nhiều người là những thương binh đúng nghĩa thì lại chưa hề nhận được bất kỳ quyền lợi gì từ các chính sách, chế độ ưu đãi người có công, thậm chí còn bị “gây khó dễ” trong cuộc sống thường ngày nhất là đối với những người làm công tác tình báo, biệt động… đã bị mất hết hồ sơ, giấy tờ. Đây chính là một thực tiễn, một mặt trái của công lý đang tồn tại và gây mất lòng tin ở xã hội. Điển hình là ở Bắc Ninh thời gian vừa qua đã diễn ra một vụ xét xử đau lòng, làm dấy lên nỗi bức xúc trong dư luận xã hội đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh, cảnh báo về sự tắc trách, mưu đồ trục lợi của các cá nhân và cán bộ phụ trách dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng mà nguy hiểm hơn là làm ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự của những con người đã cống hiến xương máu của mình cho dân tộc, quê hương. Đó là vụ xét xử 40 bị cáo là thương binh giả và một số thương binh làm giả hồ sơ thương tật nặng hơn nhằm mục đích được hưởng chế độ ưu đãi cao hơn. Những con người này đã lợi dụng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với người có công để làm những việc đi ngược với đạo đức xã hội, đặc biệt là những người thương binh tuy chỉ là tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” nhưng nó đã và đang góp phần
  • 41. 36 (cùng với tình trạng thương binh bị lợi dụng và lợi dụng danh nghĩa thương binh để quậy phá, đòi nợ, biểu tình, ăn vạ…) làm xấu đi hình ảnh của những con người quả cảm, anh dũng một thời. - Trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng từ năm 2010 trở la ̣i đây, nhiều cán bộ, công chức ngành ngân hàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện những hành vi sai phạm như cho vay sai đối tượng, vay không thế chấp tài sản hoặc cùng một bộ hồ sơ có thể đem thế chấp tại nhiều ngân hàng để vay… Các cơ quan chức năng phát hiện 21 vụ tham nhũng, xử lý kỷ luật 71 công chức, chuyển điều tra xử lý 7 vụ, 7 người. Nếu so với vi phạm năm 2006 cùng trong lĩnh vực này, chúng ta sẽ thấy số vi phạm tăng lên đáng ngại: có 17 vụ tham nhũng tiêu cực với tổng số tiền vi phạm là 7.437 triệu đồng, chuyển xử lý hình sự 50 người, xử lý kỷ luật 220 công chức (khiển trách, cảnh cáo 54, cách chức 17, hạ lương chuyển công tác 32, buộc thôi việc 43, đình chỉ công tác 74 trường hợp. - Trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng, vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng những năm gần đây diễn ra thương xuyên và nghiêm trọng, rừng bị tàn phá gây ảnh hưởng tới môi trường sống. Điều đáng tiếc, những vi phạm trên một phần là do sự tiếp tay của một số cán bộ kiểm lâm thoái hóa, biến chất, tiêu cực. Theo báo cáo của Cục Kiểm lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ năm 2004 đến năm 2013, ngành kiểm lâm đã xử lý 906 công chức vi phạm trong đó cảnh cáo 534 người, cách chức 97 người, buộc thôi việc 93, truy cứu trách nhiệm hình sự trên 103 người. - Lĩnh vực tài chính là lĩnh vực nhạy cảm vì đụng chạm đến thu chi và quản lý ngân sách nhà nước , một số cán bộ trong ngành lợi dụng để rút tiền nhà nước và chi tiêu sai chế độ tài chính . Chỉ tính riêng trong năm 2010 ngành tài chính đã xử lý k ỷ luật 567 cán bộ, công chức sai phạm, trong đó có 15 người bị truy tố, 74 người bị buộc bồi thường thiệt hại do thiếu trách nhiệm, nhận hối lộ.
  • 42. 37 - Về vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai, theo đánh giá của Bộ Chính trị còn nhiều và nghiêm trọng. Vi phạm trong đầu tư xây dựng phổ biến ở hầu hết giai đoạn đầu tư, đã làm thất thoát nghiêm trọng tài sản, tiền vốn của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhiều công trình xây dựng, làm giảm hiệu quả của nhiều dự án đầu tư. Vi phạm trong quản lý đất đai rất nghiêm trọng và phổ biến, tình trạng chuyển giao đất, bán đất, chuyển nhượng đất. cho thuê đất, sử dụng đất trái với thẩm quyền, trái phép và tình trạng trốn thuế còn nhiều; việc đổi đất lấy công trình ở nhiều địa phương còn nhiều bất hợp lý và tiêu cực; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc. Việc xử lý những vi phạm về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đất chưa nghiêm. Cụ thể như sau: + Về đầu tư xây dựng: tính đến 31 tháng 12 năm 2013, toàn quốc đã thanh tra, kiểm tra 995 dự án, công trình. Từ đó Thanh tra nhà nước đã phát hiện tổng sai phạm về tài chính là 870,7 tỷ đồng (chiếm 13,6% tổng giá trị vốn được kiểm tra) gồm các dạng: quyết định chọn gói thầu nào cao hơn giá bỏ thầu 5.531 triệu, tính đơn giá, định mức vật tư sai để hưởng chênh lệch 32.220 triệu; thi công chậm làm tăng chi phí và thiếu trách nhiệm trong thanh toán gây lãng phí 264.498 triệu, chi sai nguyên tắc chế độ 32.558 triệu, sai phạm các loại thuế 7.734 triệu, khấu hao tài sản không đúng quy định 387,13 triệu đồng, sử dụng vốn sai mục đích, hạch toán sai 56.229 triệu đồng; kiến nghị xử lý 130.528 triệu đồng; cán bộ, ngành xử lý yêu cầu giảm quyết toán các công trình 34,906 tỷ đồng; các địa phương đã xử lý thu ngân sách, trả lại vốn cho các dự án 73,86 tỷ đồng, xử lý kỷ luật 248 người, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự 5 vụ. + Về quản lý sử dụng đất: tình hình vi phạm luật đất đai từ năm 1993 đến nay còn xảy ra nhiều, nghiêm trọng và phổ biến ở hầu hết các địa phương, các cấp, các ngành. Đã phát hiện 549.925 trường hợp vi phạm với diện tích
  • 43. 38 trên 93.090 ha, với những vi phạm như chuyển nhượng trái phép 126.372 trường hợp, giao đất, cho thuê trái thẩm quyền 193.663 trường hợp; lấn chiếm đất đai trái phép 86.813 trường hợp; việc đổi đất lây công trình xây dựng ở nhiều địa phương còn nhiều bất hợp lý và tiêu cực, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn nhiều ách tắc, nợ đọng, trốn tránh nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất còn nhiều; việc xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất thường kéo dài, dây dưa, hoặc xử lý không nghiêm, không triệt để (số vụ vi phạm được xử lý chỉ chiếm 13,6% số vi phạm đã phát hiện). - Những vi phạm pháp luật trong ngành tòa án, kiểm sát trong những năm gần đây cũng xảy ra cũng không kém phần so với công chức khối cơ quan hành chính. Đã có những trường hợp thẩm phán, kiểm sát viên, thư ký tòa - những người nắm giữ cán cân công lý nhận hối lộ, môi giới hoặc tiếp tay chạy án, làm sai lệch hồ sơ vụ án… Ngoài những biểu hiện vi phạm pháp luật của công chức như đã trình bày ở trên, việc vi phạm pháp luật của công chức còn được biểu hiện ở những khía cạnh dưới đây: - Công chức thừa hành pháp luật giải thích pháp luật theo nhận thức chủ quan , tùy tiện của mình hoặc cố tình không thi hành những quy định mới của pháp luật, vẫn cố bám lấy những quy định cũ dã hết hiệu lực để mưu lợi riêng cho mình, hoặc áp dụng thi hành những quy định của pháp luật một cách méo mó, tự đặt ra những thủ tục không theo quy định của pháp luật để bắt công dân, tổ chức phải chấp hành. Đây chính là tình trạng các luật, chính sách không được chấp hành nghiêm túc trong chính ngay bản thân bộ máy hành chính. - Một bộ phận công chức cửa quyền hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho công dân và tổ chức trong khi giải quyết công việc hoặc làm những việc mà pháp luật cấm công chức không được làm như hoạt động