SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  101
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
PHẠM THU GIANG
NH÷NG VÊN §Ò PH¸P Lý §ÆT RA Tõ VIÖC
T¸I C¥ CÊU DOANH NGHIÖP NHµ N¦íC
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 60 38 50
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng
HÀ NỘI – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Phạm Thu Giang
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... 3
MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài......................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................................5
3. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................................6
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.................................................................6
5. Dự kiến kết quả ..................................................................................................7
6. Bố cục của luận văn ...........................................................................................7
CHƢƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DNNN, VỀ TÁI CƠ CẤU
DNNN ........................................................................................................ 8
1.1. Khái luận về DNNN........................................................................................8
1.1.1.Khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ..........................................8
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ...................................10
1.1.3. Vai trò của DNNN......................................................................................12
1.1.4. Tóm tắt quá trình xây dựng và cải cách DNNN ở việt Nam ......................13
1.1.5. Pháp luật về DNNN ở một số nước trên thế giới.......................................23
1.2. Những vấn đề cơ bản về tái cơ cấu DNNN..................................................29
1.2.1. Khái quát về tái cơ cấu DNNN ..................................................................29
1.2.2. Mục tiêu và phạm vi tái cơ cấu DNNN ......................................................30
1.2.3. Vai trò của tái cơ cấu DNNN.....................................................................35
1.2.4. Sự cần thiết của tái cơ cấu DNNN ở Việt Nam..........................................36
CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN, THỰC TRẠNG
CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA KHI
DNNN TÁI CƠ CẤU................................................................................. 38
2.1. Thực trạng hoạt động của các DNNN ở Việt Nam.......................................38
2.1.1. Những thành tựu chủ yếu của DNNN ........................................................39
2.1.2. Những hạn chế yếu kém của DNNN...........................................................42
2
2.2. Thực trạng các quy định hiện hành và các vấn đề đề pháp lý đặt ra khi
DNNN tái cơ cấu..................................................................................................45
2.2.1.Tái cơ cấu trong lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa của DNNN....45
2.2.2. Tái cơ cấu trong quản trị DNNN ...............................................................50
2.2.3. Tái cơ cấu về mô hình doanh nghiệp .........................................................55
2.2.4. Tái cơ cấu DNNN liên quan đến hoạt động quản lý của nhà nước với
DNNN...................................................................................................................64
CHƢƠNG 3 - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ KHI DNNN THỰC HIỆN TÁI
CƠ CẤU ................................................................................................... 80
3.1. Đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp
khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp đối với DNNN còn tồn tại trên
thực tế...................................................................................................................80
3.2. Nâng cao hiệu quả quản trị DNNN...............................................................81
3.3. Đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa DNNN ...................................................85
3.4. phân tách giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng
QLNN...................................................................................................................89
KẾT LUẬN............................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 97
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DNNN: Doanh nghiệp nhà nước
TW: Trung ương
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
CTCP: Công ty cổ phần
UBND: Ủy Ban nhân dân
CHLB: Cộng hoà liên bang
4
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển từng ngày, đặc biệt khi
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một sâu rộng, yêu cầu đặt ra
đối với việc tái cơ cấu nền kinh tế càng trở nên bức thiết hơn. Trong đó, việc tái
cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm cấp
bách của quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế nước ta.
Được hình thành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, DNNN cho
đến nay về cơ bản đã đáp ứng được những nhu cầu trong xã hội, giữ một vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các DNNN mà
trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đã bảo đảm sản xuất, cung ứng
các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong thời
kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, các Tập đoàn
kinh tế, Tổng công ty nhà nước vẫn duy trì được hoạt động và có đóng góp quan
trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô của nhà nước trong nhiều
lĩnh vực nhằm ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực mà các DNNN mang lại, hoạt động của các DNNN hiện nay
vẫn còn bộc lộ rất nhiều yếu kém như: hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của
DNNN còn hạn chế; thực trạng tài chính tại một số DNNN rất yếu kém, thua lỗ
kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính. Nhằm khắc phục những
hạn chế và yếu kém đó, yêu cầu đặt ra cần phải tái cơ cấu DNNN là cần thiết.
Đây chính là biện pháp giúp cho DNNN ngày càng mạnh hơn, thực sự trở thành
nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò
chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để thực hiện tốt được hoạt động này, bên cạnh những chuẩn bị về phía
bản thân doanh nghiệp thì còn cần đến một sự chỉ đạo xuyên suốt, đường lối, chủ
trương đúng đắn cùng những chính sách pháp luật hợp lý, có thể tạo được hành
lang thông thoáng cho các DNNN tái cơ cấu nhưng cũng vừa đảm bảo sự tuân
5
thủ pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước. Do vậy, thông qua
việc chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nƣớc”, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu, xem xét những vấn đề pháp lý đặt ra
trong việc tái cơ cấu DNNN, trên cơ sở đó phân tích những mặt tích cực, hạn chế của
từng vấn đề và đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tái cơ
cấu DNNN.
Khi nghiên cứu vấn đề này, luận văn chú trọng vào các nội dung sau:
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về DNNN ở Việt Nam, tham khảo mô
hình DNNN ở một số nước trên Thế giới.
- Tìm hiểu về tái cơ cấu DNNN ở Việt Nam.
- Thực trạng hoạt động của DNNN ở Việt Nam hiện nay.
- Thực trạng các quy định hiện hành và các vấn đề pháp lý đặt ra khi
DNNN tái cơ cấu liên quan đến thay đổi hoạt động kinh doanh, sản phẩm hàng
hóa, quản trị doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp, quản lý nhà nước,..
- Đưa ra một số đề xuất pháp lý khi DNNN thực hiện tái cơ cấu.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu, xem xét những vấn đề lý luận, thực
trạng pháp luật đặt ra trong việc tái cơ cấu DNNN. Trong nội dung trình bày, tác
giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về các khía cạnh pháp lý và thực tiễn cũng
như tham khảo kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới. Qua đó, đề xuất những
phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tái cơ cấu DNNN.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài phân tích khái niệm, làm rõ vai trò trách nhiệm của DNNN qua các
giai đoạn cũng như sự cần thiết phải tái cơ cấu DNNN. Trên cơ sở phân tích trực
trạng hoạt động của DNNN, thực trạng các quy định hiện hành, tác gia đã rút ra
một số vấn đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cấu trúc, tập trung vào bốn khía cạnh
sau: hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp và
6
quản lý nhà nước đối với DNNN. Cuối cùng, tác giả đưa ra định hướng và những
kiến nghị, đề xuất, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
trong việc tái cơ cấu DNNN giai đoạn hiện nay.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thông qua việc nghiên cứu các công trình khoa học, luận văn từ trước đến
nay, tác giả nhận thấy, vấn đề tái cơ cấu DNNN đã được nhiều người quan tâm
nhưng đa phần chỉ dưới góc độ kinh tế hoặc đi sâu vào từng vấn đề riêng lẻ của
quá trình tái cơ cấu DNNN mà chưa có luận văn hay công trình nào phân tích
những vấn đề pháp lý tổng thế của quá trình tái cơ cấu DNNN. Có thể dẫn chứng
một số bài viết, công trình khoa học đã thực hiện như sau:
- OECD (2010), Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh
nghiệp nhà nước ,Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam.
- TS. Trần Tiến Cường (2012), “Tái cấu trúc DNNN và giải quyết vấn đề
phân tách giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý
nhà nước đối với cá DNNN”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội
- TS. Vũ Thành Tự Anh , “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt
nam”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Đình Tài (2013), “Về định hướng và tiêu chí tái cấu
trúc Tập đoàn kinh tế nhà nước”, Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới cơ chế quản lý tổ
chức và hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước – Những vấn đề pháp lý cần
hoàn thiện”, Hà Nội.
......Do vậy, lựa chọn nghiên cứu đề tài này đáp ứng được tính mới của
khoa học pháp lý.
4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Tái cơ cấu DNNN là một hoạt động đã được thực hiện tại rất nhiều quốc
gia trên Thế giới. Nó được coi như một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, dựa trên những nghiên cứu, hiểu biết của mình, tác giả
7
muốn tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề pháp lý phát sinh từ việc tái cơ
cấu DNNN tại Việt Nam, có tham khảo một số kinh nghiệm của các nước khác.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ theo quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp khoa
học để tiếp cận vấn đề như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, logic và một số phương pháp khác.
5. Dự kiến kết quả
Đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn bao quát về DNNN, hoạt động
thực tiễn của DNNN trên thị trường hiện nay cũng như những vấn đề đặt ra khi
tái cơ cấu DNNN. Bên cạnh đó, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá khách quan về
hành lang pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này và phương hướng hoàn thiện pháp
luật.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về DNNN, về tái cơ cấu DNNN.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động của DNNN, thực trạng các quy định
hiện hành và các vấn đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cơ cấu.
- Chương 3: Một số đề xuất pháp lý khi DNNN thực hiện tái cơ cấu.
8
CHƢƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DNNN, VỀ TÁI
CƠ CẤU DNNN
1.1. Khái luận về DNNN
1.1.1.Khái niệm Doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam
Doanh nghiệp nhà nước có lịch sử tồn tại khá lâu đời và hiện đang giữ vai
trò chủ đa ̣o trong điều kiê ̣n kinh tế thi ̣trường ở Việt Nam hiê ̣n nay . Trong từng
giai đoạn khác nhau, quan điểm pháp lý về DNNN cũng có những đặc thù và
thay đổi nhất định phù hợp với thực tiễn kinh doanh.
Theo Sắc lệnh số 104/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày
01/1/1948, DNNN lúc bấy giờ được gọi là doanh nghiệp quốc gia. Điều 2 Sắc
lệnh ghi nhận “Doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu
của quốc gia và do quốc gia điều khiển”. Sau đó, những đơn vị kinh tế của nhà
nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh, lâm trường quốc doanh, cửa hàng quốc
doanh,...
Thuật ngữ DNNN được sử dụng chính thức trong Nghị định 388/HĐBT
ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế về thành
lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, DNNN được định nghĩa là tổ
chức kinh doanh do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở
hữu. DNNN là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng
trước pháp luật (Điều 1 Nghị định 388/HĐBT).
Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 ra đời đã định nghĩa cụ thể hơn về
DNNN như sau:
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao.
9
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số
vốn do doanh nghiệp quản lý.
Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính
trên lãnh thổ Việt Nam.
DNNN theo cách hiểu này đã được tiếp cận điều chỉnh bởi pháp luật có sự
khác biệt rõ rệt với các loại hình doanh nghiệp khác về vấn đề chủ sở hữu cũng
như tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Cũng theo luật này, DNNN
nước tồn tại dưới các hình thức: doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, doanh
nghiệp thành viên của tổng công ty.
Từ những thay đổi về tư duy quản lý kinh tế và điều chỉnh pháp luật đối
với các doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã có định nghĩa mới
về DNNN. Theo Luật này, DNNN được hiểu là tổ chức kinh tế do nhà nước sở
hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới
hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
So sánh khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” trong Luật Doanh nghiệp
nhà nước 1995, khái niệm DNNN nước theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003
có một số thay đổi như sau:
- Nội dung rộng hơn, bao gồm không chỉ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà
nước, mà cả DNNN nắm cổ phần hay có phần góp vốn chi phối;
- Loại hình doanh nghiệp cũng đa dạng hơn, bao gồm cả công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần;
- Không xác định mục tiêu cụ thể của DNNN là thực hiện các mục tiêu
kinh tế xã hội do nhà nước giao;
- Không còn khái niệm doanh nghiệp công ích.
Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đã chính thức chấm dứt hiệu lực của Luật
Doanh nghiệp nhà nước 2003, mở ra một thời kỳ mới cho DNNN khi đứng trong
môi trường bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khái niệm về
10
DNNN thì gần như không thay đổi, DNNN vẫn là những doanh nghiệp trong đó
nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Tại văn bản gần đây nhất là Nghị định
99/2012/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền,
trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp, DNNN cũng được chia ra làm các loại như:
- DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên;
- Doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam
Từ khái niệm về DNNN ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của
DNNN đó là:
- Thứ nhất, về sở hữu, nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ
phần, vốn góp chi phối.
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp nhà nuớc 2003 ra đời, đặc điểm này đã được
nhấn mạnh. Theo đó, không chỉ những doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100%
vốn mới được coi là DNNN, mà những doanh nghiệp có vốn góp chi phối của
nhà nước (trên 50%) cũng được gọi DNNN. Tỷ lệ này là hợp lý để nhà nước
đảm bảo được quyền hạn chi phối nhất định của mình trong quản lý, điều hành
DNNN; đảm bảo các DNNN vận hành và hoạt động theo đúng đường lối, chủ
trương, kế hoạch của nhà nước; thực hiện được những nhiệm vụ, trách nhiệm mà
nhà nước giao cho trong việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
Các công ty mà nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn góp được gọi là doanh
nghiệp có vốn góp nhà nước chứ không phải DNNN.
- Thứ hai, về quyền quyết định hoặc quyền chi phối:
Tương ứng với tỷ lệ vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp là quyền
quyết định hoặc quyền chi phối của nhà nước đối với doanh nghiệp đó.
11
+ Trong trường hợp nhà nước nằm giữ 100% vốn góp, nhà nước sẽ có
toàn quyền quyết định những vấn đề lớn của doanh nghiệp như: kế hoạch sản
xuất kinh doanh, chính sách phát triển, điều lệ, quy chế hoạt động, nhân sự, chia
tách, sát nhập…. Quyền hạn này sẽ được nhà nước thực hiện thông qua các cơ
quan, tổ chức đại diện cho chủ sở hữu nhà nước như các Bộ quản lý ngành, Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên tại
doanh nghiệp,….
+ Nhà nước có quyền chi phối khi nhà nước có cổ phần, vốn góp trên
50%. Phạm vi quyền hạn của nhà nước sẽ được thể hiện cụ thể trong các văn bản
quy phạm pháp luật (dành cho cổ đông có vốn góp chi phối), trong Điều lệ tổ
chức và hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một tỷ lệ phù hợp để nhà nước thể
hiện được ý chí của mình trong những quyết định quan trọng của doanh nghiệp.
Nhà nước thực hiện quyền chi phối này của mình thông qua việc cử người tham
gia vào ban lãnh đạo của doanh nghiệp, giữ những vị trí chủ chốt trong Hội đồng
thành viên, Tổng giám đốc/ Giám đốc doanh nghiệp.
- Thứ ba, về hình thức pháp lý
Theo quy định, tất cả các DNNN trước đây sẽ phải chuyển sang mô hình
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005.
Quy định này nhằm tạo sự bình đẳng, sự đồng nhất về mô hình tổ chức giữa
DNNN và các loại hình doanh nghiệp khác. Theo đó, các doanh nghiệp có vốn
góp 100% của nhà nước được chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; còn doanh nghiệp có vốn
góp chi phối của nhà nước thì được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hai
thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
Ngoài ra, hiện nay còn một hình thức nữa đó là Tập đoàn kinh tế. Đây là
một tập hợp nhiều công ty hay doanh nghiệp, trong đó có một công ty đầu đàn
gọi là công ty mẹ, các công ty khác trong tập đoàn thì có vai trò là công ty con
hay công ty liên kết.
12
- Thứ tư, về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản
Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn đều có tư cách pháp nhân: được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó (nhà nước
chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của nhà nước) , nhân danh mình tham
gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Riêng mô hình Tập đoàn kinh tế lại không có tư cách pháp nhân. Điều 38
Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cũng đã quy
định rõ: “Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh
doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của Tập đoàn
do các công ty thành lập tập đoàn tự thoả thuận quyết định”.
1.1.3. Vai trò của DNNN
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, toàn bộ các DNNN đều giữ vai
trò là lực lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế, chi phối toàn bộ các ngành
nghề. Đến cuối thập niên 80 của Thế kỷ 20, Việt Nam tiến hành cải cách, đổi
mới nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường nhưng vẫn nhấn mạnh sự kiểm
soát hay điều tiết mạnh mẽ của nhà nước thông qua DNNN. Hiến pháp 1992 ra
đời, mặc dù công nhận nền kinh tế thị trường với đa phần sở hữu, tuy nhiên vẫn
nhấn mạnh nguyên lý kinh tế nhà nước hay DNNN đóng “vai trò chủ đạo” (Điều
19 Hiến pháp Việt Nam 1992).
Có thể thấy rằng bản thân khái niệm “vai trò chủ đạo” chưa thể hiện được
ý nghĩa rõ ràng và còn gây tranh cãi, xét trong bối cảnh nền kinh tế thị trường
khi các doanh nghiệp là các chủ thể độc lập, tự do kinh doanh và tự chịu trách
nhiệm về các hoạt động của mình. Tuy nhiên, bởi Hiến pháp trước hết là một văn
kiện chính trị trọng yếu và công cụ pháp lý chủ chốt của Đảng cộng sản Việt
Nam, do đó, việc tuyên bố về vai trò quan trọng nói trên của DNNN đương
nhiên có hàm ý thực tế về mặt nội dung.
13
- Trước hết, các quy định đó của Hiến pháp bảo đảm cho Chính phủ có
các quyền hiến định trong việc đầu tư không giới hạn về tài chính và các nguồn
lực khác (mà không bị ràng buộc bởi sự cho phép của Quốc hội như thực tế ở
một số nước) vào thành lập và mở rộng hoạt động của DNNN;
- Bên cạnh đó, cùng với việc đầu tư là sự giao nhiệm vụ và can thiệp vào
hoạt động (cũng ở mức hầu như không bị hạn chế) đối với doanh nghiệp này.
Thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ được giao, các DNNN sẽ đảm
bảo vai trò của mình trong hai vấn đề quan trọng đó là : kinh doanh vì mục tiêu
lợi nhuận và thực thi các yêu cầu, mệnh lệnh của Chính phủ như một cơ quan
nhà nước; góp phần điều tiết, ổn định kinh tế xã hội phát triển, thúc đẩy cạnh
tranh với các doanh nghiệp trên thị trường.
1.1.4. Tóm tắt quá trình xây dựng và cải cách DNNN ở việt Nam
DNNN của Việt Nam được hình thành trong thời kỳ kế hoạch hóa tập
trung, trong công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế
khác, hệ thống DNNN vừa được phát triển, mở rộng, vừa được sắp xếp, cơ cấu
lại và từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường.
Việt Nam sau khi giải phóng đến năm 1990, DNNN được tổ chức dưới
hình thức các tổng công ty, các liên hiệp các xí nghiệp và các DNNN độc lập. Từ
đầu thập niên 1990 và qua nhiều giai đoạn, gắn liền với quá trình đổi mới thể chế
kinh tế, DNNN đã từng bước được đổi mới, sắp xếp, trong đó nổi bật là chủ
trương xây dựng các tổng công ty (90 và 91) năm 1994; ban hành Luật DNNN
năm 1995; tiến hành cổ phần hóa một bộ phận lực lượng DNNN từ năm 1996 (
thí điểm từ năm 1993); thí điểm tổ chức Tập đoàn kinh tế nhà nước năm 2005 vv...
Quá trình trên có thể chia làm 4 giai đoạn :
(1) Giai đoạn 1991-1994
Ở nước ta, sau khi giải phóng và thống nhất đất nước, do nhận thức đơn
giản và phiến diện nên đã đồng nhất sở hữu nhà nước với sở hữu xã hội chủ
14
nghĩa. Xí nghiệp quốc doanh được thành lập ở mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong vấn
đề quản lý vẫn theo kiểu tập trung quan liêu, theo kế hoạch định trước: lỗ thì
được bù, lãi thì nộp ngân sách. Điều này đã làm thui chột đi tính năng động, sáng
tạo của các xí nghiệp, đặc biệt là thiếu một môi trường kinh doanh. Số lượng
doanh nghiệp quốc doanh quá nhiều, chồng chéo về cơ chế quản lý, ngành nghề,
kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, nhiều doanh nghiệp
thua lỗ triền miên, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.
Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra là cần phải chấn chỉnh và tổ chức lại
sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng
thành lập xí nghiệp quốc doanh tràn lan ở các ngành và các địa phương. Hai văn
bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh nhiệm vụ tổ chức và sắp xếp lại DNNN là:
Quyết định số 315/HĐBT và Nghị định 388/HĐBT.
Với chủ trương cổ phần hoá, giải thể và sát nhập các DNNN nhỏ và hoạt
động kém hiệu quả, Chính phủ đã thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập các
DNNN lớn bằng việc ban hành hai văn bản pháp luật quan trọng vào năm 1994,
đó là Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 về việc sắp xếp lại DNNN, tạo căn cứ
cho việc thành lập các “Tổng công ty 90” và Quyết định số 91/TTg ngày
7/3/1994 về thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh, tạo căn cứ cho việc thành
lập các “Tổng công ty 91”. Có thể tóm tắt mô hình hai loại Tổng công ty nhà
nước này như sau:
- Tổng công ty 90 là các DNNN lớn, có ít nhất 5 đơn vị thành viên quan
hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về
cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ, thông tin, đào tạo; phải có vốn pháp định trên
500 tỷ đồng (đối với một số tổng công ty trong những ngành đặc thù thì vốn
pháp định có thể thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng). Các Bộ và Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh được Chính phủ uỷ quyền ra quyết định thành lập tổng
công ty 90.
15
- Mặc dù tinh thần của Quyết định số 91/TTg là hướng tới thành lập các
Tập đoàn kinh doanh, song vào thời điểm năm 1994, Tập đoàn kinh doanh là
hình thức tổ chức doanh nghiệp còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, các nhóm
doanh nghiệp được thành lập theo quyết định nói trên không không được gọi là
Tập đoàn ngay mà được gọi chung là các Tổng công ty 91. Cho tới tận năm
2006, các Tổng công ty 91 mới được từng bước chuyển thành các tập đoàn thực
sự. Việc thành lập bất cứ Tổng công ty 91 nào cũng đều thuộc thẩm quyền quyết
định của Chính phủ. Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91 gồm từ 7 đến 9
thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng công ty 91 phải có ít nhất 7
thành viên, phải có vốn pháp định tối thiểu 1000 tỷ đồng.
Khác với một Tổng công ty 90. một Tổng công ty 91 có thể hoạt động đa
ngành tuy vẫn được yêu cầu theo đuổi một ngành kinh doanh chủ đạo. Mục đích
thành lập các Tổng công ty 91 là để phát huy vai trò của nhà nước trong nền kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
(2) Giai đoạn 1995 - 2006
Năm 1995, tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội IX, Luật Doanh nghiệp nhà
nước đầu tiên được thông qua (có hiệu lực vào ngày 30/4/1995), ghi nhận các
DNNN là các pháp nhân kinh tế độc lập với địa vị pháp lý đầy đủ để tham gia
vào các quan hệ kinh tế một cách bình đẳng trên thị trường với doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và doanh nghiệp tư nhân. Nội dung chủ yếu của Luật DNNN năm 1995 tập trung
chủ yếu vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, Luật DNNN đã cơ bản tách biệt hai mặt quản lý của chủ sở hữu
nhà nước với quản lý Nhà nước đối với DNNN. Quyền của chủ sở hữu nhà nước
tập trung vào việc kiểm soát các mục tiêu chiến lược, các quyết định quan trọng
liên quan đến tài sản, vốn và nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp.
Thứ hai, DNNN được chia thành hai loại theo mục tiêu hoạt động là
DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt dộng công ích. Từ đó, nhà nước có
16
cơ chế quản lý và chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp. DNNN hoạt
động kinh doanh được mở rộng quyền và trách nhiệm để thực hiện hoạt động
trên cùng mặt bằng pháp lý và bình đẳng với các doanh nghiệp của các thành
phần kinh tế khác, từng bước nâng cao tính cạnh tranh của loại doanh nghiệp
này. Đây cũng là những động thái bước đầu rất quan trọng để từng bước xoá bỏ
sự bao cấp đối với DNNN, tiến dần đến việc đưa loại doanh nghiệp này vào hoạt
động cùng một đạo luật doanh nghiệp thống nhất của nền kinh tế.
-Thứ ba, theo mô hình hoạt động, DNNN chia thành doanh nghiệp độc lập
và các Tổng công ty (90 và 91). Với mô hình Tổng công ty, Luật DNNN 1995 đã
bước đầu đưa ra chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quy mô lớn dưới hình
thức các Tập đoàn kinh tế mạnh. Với việc quy định điều kiện để thành lập tổ
chức lại, giải thể DNNN, xác định lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực hạn chế thành lập
mới DNNN, Luật DNNN 1995 cũng đã hạn chế hoá định hướng đổi mới và sắp
xếp lại các DNNN. Đồng thời sự xuất hiện của Hội đồng quản trị trong mô hình
quản lý tại các Tổng công ty và DNNN độc lập có quy mô lớn là một bảo đảm
hơn cho việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp có
nhiều vốn và tài sản quan trọng.
Thứ tư, cơ chế quản lý tài chính của DNNN được quy định khá toàn diện,
thể hiện sự cải cách phù hợp với cơ chế thị trường nên đã bảo đảm tính đồng bộ,
thống nhất trong quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhưng vẫn mở
rộng hơn quyền tự chủ của doanh nghiệp tạo sự chủ động, linh hoạt trong hoạt
động của DNNN.
Luật DNNN năm 1995 là một bước tiến lớn trong việc xây dựng khung
pháp luật về DNNN. Để tiếp tục triển khai và hoàn thiện khung pháp lý này, năm
1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày
21/4/1998 về đẩy mạnh, sắp xếp và đổi mới DNNN và đến năm 1999, Thủ tướng
Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 15/1999/CT-TTg ngày 16/5/1999 về việc
hoàn thiện tổ chức hoạt động của tổng công ty nhà nước.
17
Tuy nhiên, tới đầu những năm 2000, với sự vận động và phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài và kinh
tế tư nhân trong nước, Luật DNNN đã bộc lộ các hạn chế từ cả góc độ đổi mới
cơ chế quản lý và sở hữu DNNN, lẫn góc độ tương tác của chế định DNNN với
các chế định về doanh nghiệp khác trong tổng thể khung pháp luật về kinh tế và
doanh nghiệp. Một điểm mốc quan trọng trong sự phát triển của khung pháp luật
về kinh tế tư nhân là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999 (có hiệu lực thay thế
Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990) thực hiện chế độ đăng ký
kinh doanh thay cho cấp phép thành lập doanh nghiệp nhằm xác lập nguyên lý
“mọi công dân có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề trừ những gì
pháp luật nghiêm cấm”. Luật doanh nghiệp 1999 cũng đồng thời xác lập các chế
định pháp lý tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ về các loại hình doanh nghiệp và
công ty như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty
hợp danh, theo định hướng tuân thủ các thực tiễn và tiêu chuẩn chung của thế
giới.
Đồng thời với quá trình phát triển nói trên, trong quá trình cổ phần hoá và
tái cấu trúc quản lý, bản thân các DNNN cũng tiếp tục được chuyển đổi về sở
hữu và loại hình tổ chức. Do đó, vào ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ 10 Quốc
hội khoá XI, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã được ban hành. So với Luật
doanh nghiệp nhà nước 1995, Luật DNNN 2003 đã chứa đựng các nội dung cơ
bản mới và đáng lưu ý như sau:
Thứ nhất, khái niệm DNNN đã mở rộng hơn, bao gồm các doanh nghiệp
do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và các doanh nghiệp mà nhà nước có cổ
phần, vốn góp chi phối.
Thứ hai, DNNN được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phù hợp
với các mô hình doanh nghiệp cơ bản thường có trong nền kinh tế thị trường như
công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Phạm vi điều
chỉnh của Luật DNNN 2003 chủ yếu đối cới các công ty nhà nước và quan hệ
18
giữa chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều
lệ, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Như vậy, việc
thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các DNNN không phải là công ty
nhà nước sẽ tuân theo Luật doanh nghiệp 1999.
Công ty nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ,
được tổ chức dưới hai hình thức công ty nhà nước độc lập và tổng công ty nhà
nước. Trong đó, Tổng công ty nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự
đầu tư, góp vốn với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ
chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích
kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong
một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả
năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn công ty.
Có ba loại hình tổng công ty nhà nước là: tổng công ty do nhà nước quyết
định đầu tư và thành lập; tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập; tổng
công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (vào năm 2005 đã thành lập Tổng
công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đầu tiên –SCIC trực thuộc Bộ Tài
chính).
Hai loại hình tổng công ty thứ nhất và thứ hai nêu trên chính là cơ sở của
các tập đoàn kinh tế mạnh mà nhà nước đang hướng tới xây dựng.
Thứ ba, bỏ loại DNNN hoạt động công ích, chuyển từ quản lý DNNN độc
quyền hoạt động công ích sang quản lý hoạt động công ích trên cơ sở mở rộng
cơ chế đấu thầu hoạt động công ích. Xác định rõ mục tiêu hoạt động chủ yếu của
DNNN là hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước nói chung
và do Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện đối
với công ty nhà nuớc. Tại công ty nhà nước có hội đồng quản trị, hội đồng quản
trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước và có quyền tuyển chọn ký
hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối
với tổng giám đốc.
19
Thứ năm, Luật DNNN 2003 dành một chương trong Luật để quy định các
hình thức chuyển đổi sở hữu đối với công ty nhà nước. Lần đầu tiên những vấn
đề liên quan đến thay đổi quyền sở hữu tài sản nhà nước đã được luật hoá với
những quy định có tính nguyên tắc về hình thức, mục tiêu và thẩm quyền quyết
định khi thực hiện.
Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, Chính phủ ban hành Nghị
định 153/2004/NĐ-CP về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty,
công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Nghị
định 132/2005/NĐ-CP về thiết lập các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước
đối với công ty nhà nước. Như vậy, các tổng công ty nhà nuớc, các tập đoàn kinh
tế nhà nước được xếp vào danh sách các công ty nhà nước đặc biệt quan trọng.
(3)Giai đoạn từ 2006 đến nay
Trong bối cảnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở trong nước ngày càng
thể hiện tính đan xen và liên kết giữa các khu vực kinh tế khác nhau ở trong
nước và quá trình đàm phán của Việt Nam để gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO) đang đi đến giai đoạn kết thúc, nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng,
lành mạnh giữa DNNN và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác,
Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 ngày 29/11/2005. Luật
Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về
doanh nghiệp ở Việt Nam, hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp
dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban
hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình
doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế và loại hình sở hữu.
Với việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, kể từ ngày 1/7/2010,
Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực, toàn bộ các công ty nhà
nước sẽ phải chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để phù hợp với quy
định của luật doanh nghiệp. Về thực chất, việc chuyển đổi này thể hiện ở những
điểm sau:
20
- Thứ nhất, đó là việc thay đổi mô hình tổ chức pháp lý doanh nghiệp gắn
với việc thay tên đổi họ. Từ các DNNN với tên gọi là tổng công ty hay công ty
độc lập nào đó thành các công ty cổ phần hoặc công ty TNHH (tuy nhiên, trên
thực tế, về hình thức, hầu hết các tổng công ty, tập đoàn sau khi chuyển đổi vẫn
giữ tên tổng công ty, tập đoàn như trước đây, chỉ xác định rõ thêm mô hình tổ
chức doanh nghiệp là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH).
- Thứ hai, thay đổi cơ cấu sở hữu (chủ sở hữu) công ty, từ một chủ sở hữu
duy nhất – nhà nước sang nhiều chủ sở hữu, trong đó có các ông chủ tư nhân đối
với công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên (trừ công ty cổ phần
hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên mà các cổ đông hoặc thành viên đều
là nhà nước và công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ).
- Thứ ba, thay đổi về mô hình tổ chức, quản trị công ty. Cụ thể như: về tổ
chức quản lý, DNNN có hoặc không có hội đồng quản trị do người quyết định
thành lập doanh nghiệp quyết định bổ nhiệm; còn công ty cổ phần thì có đại hội
đồng cổ đông, có hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra; công ty
TNHH thì có hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty; về kiểm soát, đối với
những DNNN có hội đồng quản trị thì có ban kiểm soát do hội đồng quản trị
thành lập; còn công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là
tổ chức chiếm trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì bắt buộc phải có ban
kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu; công ty TNHH có từ 11 thành viên trở
lên thì phải thành lập ban kiểm soát, các trường hợp khác thì có kiểm soát viên.
- Thứ tư, về Điều lệ công ty: Các DNNN đã chuyển đổi thành công ty cổ
phần hoặc công ty TNHH đương nhiên phải xây dựng lại Điều lệ công ty theo
mô hình công ty mới theo quy định của luật doanh nghiệp 2005.
- Thứ năm, về mối quan hệ và quyền của chủ sở hữu đối với công ty:
Đối với DNNN: nhà nước là chủ sở hữu đối với DNNN. Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu DNNN gồm: Chính phủ;
21
Thủ tướng Chính phủ (đối với DNNN đặc biệt do Thủ tướng quyết định thành
lập); Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh (đối với DNNN không có hội đồng quản
trị); hội đồng quản trị của công ty (đối với công ty có hội đồng quản trị); Bộ Tài
chính (trong xây dựng chính sách, cơ chế tài chính, cấp vốn đầu tư, giám sát,
đánh giá hiệu quả); Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
(đối với công ty do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn do mình đầu tư
ở doanh nghiệp khác). Ngoài ra còn có trường hợp DNNN là đại diện chủ sở hữu
đối với phần vốn của công ty đầu tư ở doanh nghiệp khác. Về quyền của chủ sở
hữu, đối với các DNNN thì đại diện chủ sở hữu nhà nước có các quyền sau: (i)
quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi công ty và các vấn đề về tổ
chức, nhân sự của công ty; (ii) quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát
triển công ty, quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn; (iii) Quyết định mức vốn
đầu tư, mức vốn điều lệ và điều chỉnh mức vốn điều lệ của công ty, quyết định
các dự án vay, cho vay có giá trị lớn; (iv) kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty.
Đối với DNNN đã chuyển đổi: chủ sở hữu gồm nhà nước và bất kỳ tổ
chức, cá nhân nào là thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty, và quyền của
chủ sở hữu nhà nước cũng giống như các chủ sở hữu tư nhân khác tùy theo mô
hình công ty là công ty cổ phần hay công ty TNHH. Ví dụ như quyền của đại hội
đồng cổ đông, quyền của cổ đông sáng lập, quyền của cổ đông phổ thông trong
công ty cổ phần; hoặc quyền của thành viên, hội đồng thành viên, chủ tịch hội
đồng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên; hoặc chủ sở hữu
công ty hay hội đồng thành viên, chủ tịch công ty trong công ty TNHH một
thành viên.
Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời, quy định một thời hạn bốn năm tính từ
1/7/2006 để Luật DNNN hoàn toàn chấm dứt hiệu lực và các DNNN chuyển đổi
sang các loại hình công ty hoạt động theo luật này. Riêng đối với các Tổng công
ty 91, mặc dù Quyết dịnh 91/TTg chưa tạo nên chế định pháp lý đầy đủ và hoàn
22
chỉnh cho việc tổ chức và hoạt động của các “Tập đoàn công ty” nhưng trên thực
tế, từ năm 2005, Chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm một số tập đoàn kinh
tế. Các tập đoàn này hoạt động chủ yếu trên cơ sở các quyết định hành chính về
thành lập và điều lệ hoặc quy chế nội bộ, do đó, làm phát sinh các vấn đề gây
tranh cãi về tư cách, địa vị pháp lý cũng như luật điều chỉnh cho hoạt động của
các tập đoàn.
Trong bối cảnh đó, ngày 5/11/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định
101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức và quản lý tập đoàn kinh tế nhà
nước, có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2009. Tiếp theo đó, ngày 19/3/2010. Chính
phủ lại ban hành tiếp Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN thành
công ty TNHH một thành viên và tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành
viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm 1/7/2010, khi Luật doanh nghiệp nhà nước
hết hiệu lực, mục tiêu tổ chức sắp xếp lại DNNN đề ra đã không đạt được : tiến
trình cổ phần hóa bị trì trệ; nhiều DNNN độc lập hoặc tổng công ty nhà nước cổ
phần hóa, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mang tính hình thức từ công ty nhà
nước thành công ty TNHH một thành viên (mà bản chất vẫn như cũ); hiệu quả sử
dụng các yếu tố sản xuất (đất đại, tiền vốn, nguyên vật liệu..) kém hơn các loại
hình doanh nghiệp khác; lực lượng DNNN đang chiếm giữ một nguồn lực rất lớn
của nền kinh tế, nhưng sự đóng góp cho nền kinh tế hoàn toàn không tương
xứng. Bên cạnh đó cơ chế quản lý vẫn còn nhiều bất cập như: quyền quản lý nhà
nước đối với DNNN; vai trò của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu;
quyền chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; vai trò và cơ
chế trách nhiệm, quyền lợi của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên;
chuyển cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư vốn; cơ chế tài chính và cơ chế phân
phối lợi nhuận của doanh nghiệp; gắn lợi ích vật chất với trách nhiệm của người
quản lý và đội ngũ lao động v.v…chưa được chế định rõ ràng bằng một đạo
luật.
23
Để khắc phục những hạn chế trên, một trong những biện pháp trọng điểm
được đưa ra đó là thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê
duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế,
Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”. Văn bản này đã tạo hành lang
pháp lý, cơ sở vững chắc cho các DNNN đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu, khắc
phục những hạn chế còn tổn tại và từng bước phát triển nhanh, mạnh hơn nữa.
1.1.5. Pháp luật về DNNN ở một số nƣớc trên thế giới
1.1.5.1.DNNN ở Nga
Mặc dù quá trình tư nhân hóa ở Nga diễn ra rất mạnh mẽ và triệt để từ đầu
những năm 90 thế kỷ trước, nhưng sự ảnh hưởng của các DNNN vẫn còn khá
sâu sắc, đặc biệt khi Chính phủ Nga thể hiện ý đồ chính sách rõ ràng coi trọng sự
khẳng định quyền lực của chính quyền trung ương thông qua DNNN. Theo đó,
sự tồn tại của DNNN nhằm đáp ứng hai mục tiêu cơ bản sau:
- Mục tiêu chính trị, nhằm bảo đảm an ninh và thực thi các nhiệm vụ
chiến lược của quốc gia như an ninh quốc phòng, an ninh năng luợng, thực hiện
chính sách bao cấp của nhà nước trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ
thiết yếu của đời sống dân sự.
- Mục tiêu kinh tế và công nghiệp, nhằm huy động các nguồn lực của nhà
nước và xã hội để đầu tư pháp triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu cơ bản và bảo hộ
doanh nghiệp bản địa nhằm đối phó với quá trình cạnh tranh quốc tế đang diễn ra
gay gắt ở bên ngoài cũng như trong nước [23]
Các DNNN ở Nga được hiểu là tất cả các doanh nghiệp có cổ phần sở hữu
của nhà nước từ ít nhất 10% trở lên và bao gồm ba hình thức sau:
- Công ty cổ phần, điển hình là các tập đoàn công nghiệp và dịch vụ lớn
như Gazprom, Sberbank, Russian Railways, Transneft. Tại các tập đoàn này, cổ
phần nhà nước đều chiếm đa số hoặc ngay từ ban đầu thành lập hoặc mua sau đó.
Vấn đề đáng lưu ý đối với loại doanh nghiệp này là tính linh hoạt về quan hệ sở
24
hữu, được điều chỉnh hoàn toàn bằng cơ chế thị trường. Nhà nước vẫn có thể chi
phối hoạt động của các tập đoàn này thông qua việc nắm giữ cổ phần đa số và
qua đó tạo ra các tác động mang tính điều tiết đối với thị trường. Tuy nhiên, mọi
sự kiểm soát hay chi phối của nhà nước đều phải được thực hiện trên cơ sở Luật
Công ty.
- Các doanh nghiệp đơn nhất trực thuộc chính quyền liên bang, khu vực
hay địa phương chủ yếu thực hiện các chức năng cung cấp dịch vụ công hoặc tạo
nguồn thu cho ngân sách thông qua các hoạt động thương mại nhất định.
- Các DNNN do nhà nước sở hữu 100% vốn hoạt động trong các lĩnh vực
quan trọng như quốc phòng, năng lượng, hạt nhân…. Các doanh nghiệp này hoạt
động hoàn toàn không vì mục tiêu lợi nhuận và được tổ chức như là các cơ quan
nhà nước hơn là các công ty. Tuy nhiên, nó vẫn có thể tham gia vào các hoạt
động thương mại theo chỉ định của cơ quan chính phủ
Đối với loại hình DNNN thứ nhất là công ty cổ phần, pháp luật điều chỉnh
là Luật Công ty cổ phần Cộng hoà liên Bang Nga. Đây được coi là một bộ phận
của phạm trù “luật tư”.
Đối với hai loại hình DNNN còn lại là doanh nghiệp đơn nhất và DNNN
đóng vai trò chiến lược thuộc 100% sở hữu nhà nước, nhà nước Nga ban hành
các văn bản pháp luật riêng rẽ điều chỉnh các loại hình này, bao gồm: văn bản
điều chỉnh một nhóm doanh nghiệp cùng loại và văn bản quy định việc thành lập
và hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể. Nhìn từ góc độ pháp lý, so với Luật
Công ty cổ phần, các văn bản pháp luật này chứa đựng nhiều hạn chế liên quan
đến các quy định về tổ chức, quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của doanh
nghiệp như một công ty hay đơn vị kinh doanh thực sự, chịu sự hạch toán kinh tế
và cạnh tranh theo các quy luật thị trường. Tuy nhiên, về bản chất, mặc dù có các
chức năng kinh doanh để đạt lợi nhuận, mục tiêu cơ bản của nhà nước Nga trong
việc duy trì các doanh nghiệp này không phải là “kinh tế” mà là “chính trị”, hiểu
theo nghĩa rộng bao hàm việc bảo đảm các chức năng điều hành và điều tiết
25
của cơ quan chính quyền đối với nền kinh tế quốc dân cũng như các mục
tiêu có tính vĩ mô và chiến lược khác.
1.1.5.2. DNNN ở Cộng hoà liên bang Đức
Cả trong lý luận và thực tiễn, sự tồn tại của các DNNN ở CHLB Đức luôn
luôn đối mặt với hai sự kiểm soát đồng thời có liên hệ đến các nguyên lý cơ bản
của tổ chức nhà nước Đức. Với mục tiêu theo đuổi nền kinh tế thị trường, nhà
nước chỉ được phép tham gia vào các hoạt động kinh tế (bao gồm cả việc thành
lập DNNN hay góp vốn vào doanh nghiệp) khi được một đạo luật cụ thể cho phép.
Nguợc lại, do khẳng định tính chất xã hội của thị trường, nhà nước theo các nguyên tắc
của hiến pháp hay “Luật cơ bản” có nghĩa vụ tối cao là bảo đảm đời sống thiết yếu cho
người dân, trong đó, để thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan chính quyền được sử dụng
các biện pháp tốt nhất có thể, bao gồm cả việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. Tuy
nhiên, điều kiện đặt ra là các hoạt động kinh tế đó phải mang lại hiệu quả đích thực. Cụ
thể, nếu cơ quan chính quyền đã quyết định góp vốn vào một doanh nghiệp để tìm
kiếm nguồn thu bổ sung cho ngân sách địa phương, hoặc thành lập một DNNN để bảo
đảm việc cung ứng một dịch vụ công trên địa bàn, nhưng việc làm đó không có hiệu
quả thì cơ quan chính quyền sẽ phải xem xét chấm dứt việc kinh doanh và giải thể
DNNN. Điều này cho thấy một hướng tiếp cận rất hay đó là việc “tư nhân hoá các
nhiệm vụ công”, vốn thuộc chức năng của các cơ quan chính quyền được người đóng
thuế uỷ nhiệm.
Nói đến mô hình DNNN ở Đức, có hai hình thức pháp lý cơ bản luôn luôn
tồn tại, đó là:
- DNNN theo luật tư, tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần theo Luật về
cổ phần, hay công ty TNHH theo các quy định về công ty trong Bộ luật thương
mại. Các công ty này có sự tham gia vốn của nhà nước với các tỷ lệ nhất định, về
nguyên tắc chỉ cần dưới 100% nhưng thông thường thực tế là dưới 50%.[14]
- DNNN theo luật công, có tính pháp lý như một bộ phận của bộ máy hay
các cơ quan chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp này được thành lập để
26
quản lý từ bãi đỗ xe công cộng hay công viên cho tới các Quỹ tín dụng của nhà
nước. Mức độ độc lập trong việc tham gia vào các quan hệ hợp đồng với bên
ngoài có khác nhau giữa các DNNN này tuỳ thuộc vào điều kiện và nhu cầu cụ
thể của từng cơ quan chính quyền địa phương. Tuy nhiên, tất cả các DNNN đều
là chủ thể pháp lý của luật công, thực thi các chức năng và nhiệm vụ được quy
định trong các đạo luật về hành chính khác nhau và các quy chế thành lập do cơ
quan chính quyền ban hành. Chính quyền đồng thời bảo đảm về trách nhiệm cho
các doanh nghiệp này.
Tất cả các hình thức công ty ở Đức đều được quy định trong Bộ luật dân
sự và Bộ luật thương mại. Riêng đối với hai hình thức của loại công ty đối vốn là
công ty cổ phần và công ty TNHH, ngoài hai bộ luật nói trên, còn có hai luật đơn
hành có ý nghĩa như Luật Công ty cổ phần (ban hành năm 1937) và Luật Công
ty TNHH (ban hành từ năm 1892) [14]
Các DNNN hoạt động theo luật tư đều chịu sự điều chỉnh của các luật nói trên.
Đối với các DNNN hoạt động theo luật công, có thể nói rằng cơ sở pháp
lý quan trọng nhất chính là Đạo luật cơ bản. Mặc dù Đạo luật cơ bản không có
bất cứ điều khoản nào nói tới DNNN nhưng lại quy định về quyền hạn và trách
nhiệm của chính quyền. Với cách tiếp cận này, việc thành lập các DNNN hoạt
động theo luật công sẽ tuỳ thuộc vào việc áp dụng hai nguyên tắc, đó là nguyên
tắc linh hoạt theo nhu cầu và linh hoạt theo lãnh thổ (có nghĩa rằng tuỳ từng thời
điểm khác nhau và ở mỗi vùng, miền hay lãnh thổ hành chính khác nhau mà có
thể tồn tại nhiều, ít hay các DNNN khác nhau; và nguyên tắc mọi việc thành lập
DNNN phải được các cơ quan dân cử từ Quốc hội bang đến Hội đồng nhân dân
của các tỉnh hay thành phố phê chuẩn bằng các đạo luật hay quyết định.
Như vậy, có thể thấy, ở Đức, thị trường là nền tảng và trung tâm. Việc
thành lập và duy trì các DNNN chỉ được coi là biện pháp và công cụ chứ không
phải vấn đề có tính nguyên tắc.
27
1.1.5.3. DNNN ở Singapore
Có thể nói rằng, mô hình DNNN ở Singapore được coi như một kiểu mẫu
của sự thành công, đặc biệt là ở khía cạnh quản trị và kinh doanh hiệu quả. Khác
với thực tiễn ở các quốc gia khác, việc thành lập các DNNN ở Singapore dường
như là một tất yếu đặt trong triết lý và định hướng tổng thể của nền kinh tế
Singapore, trong đó lấy nguyên tắc quản trị hiệu quả là ưu tiên số một. Mặc dù
tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối các nguyên lý thị trường, Chính phủ Singapore đã
đặt các mục tiêu kinh tế lên hàng đầu và tự mình đảm nhiệm và gánh vác chức
năng này. Bắt đầu đi theo khuynh hướng này từ những năm 70 của thế kỷ trước ,
cho đến nay, 60% nền kinh tế Singapore được tạo nên và kiểm soát bới các
DNNN, được thành lập và hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của
nền kinh tế. Một nền kinh tế thị trường với DNNN là chủ đạo nhưng đã tạo nên
những thành tích thần kỳ để biến Singapore thành hàng đầu thế giới trên nhiều
lĩnh vực như: GDP trên đầu người, môi trường kinh doanh trong sạch và năng
động, quản trị công ty hiệu quả,….[26]
Đặc thù quan trọng nhất của DNNN ở Singapore là chỉ hoạt động thông
qua đầu tư mà không tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trực tiếp.
Singapore có hai DNNN hàng đầu và chủ chốt là Temasek Holdings và
Singapore Government Investment Corporation (GIC). Loại hình pháp lý của hai
doanh nghiệp này đã đặt ra khá nhiều chất vấn và tranh cãi với câu hỏi trọng tâm
đó là: cơ quan chính phủ hay doanh nghiệp?
Chính phủ Singapore đã khẳng định và thực tế cũng chứng minh đặc điểm
chung của hai tập đoàn này, đó là các tổ chức thuộc sở hữu 100% của Chính phủ
nhưng được tổ chức và hoạt động hoàn toàn như một doanh nghiệp. Cả Temasek
và GIC đều lấy chức năng đầu tư làm chính, tuy nhiên, nếu như Temasek được
tổ chức theo mô hình công ty holding thì GIC lại hoạt động như một quỹ đầu tư.
Để đảm bảo sự tuân thủ tuyệt đối với nguyên tắc thị trường, các DNNN
của Singapore đều được tổ chức và hoạt động thống nhất theo Luật công ty
28
Singapore ban hành năm 1967. Điểm đáng lưu ý là việc các nhà làm luật đặt các
DNNN (mặc dù sở hữu 100% của Chính phủ và do các quan chức hàng đầu
chính phủ lãnh đạo) dưới sự chi phối của Luật công ty dường như không nhằm
mục đích tạo sự bình đẳng và tự do cạnh tranh trên cùng một luật chơi (xét cả
phương diện chính trị và pháp lý) giữa khu vực nhà nước và tư nhân như quan
niệm thông thường, mà chủ yếu để bảo đảm tính hiệu quả của quản trị công ty.
Điều này có thể thấy rõ qua ba lý do sau đây:
- Thứ nhất, cách thức tổ chức và hoạt dộg của DNNN ở Singapore không
thông lệ mà tập trung vào mô hình công ty đầu tư. Do đó không dẫn đến cạnh
tranh về lợi ích trực tiếp về thị trường với các công ty khác;
- Thứ hai, Chính phủ Singapore khẳng định một cách công khai vị thế đặc
biệt và không cạnh tranh của các doanh nghiệp này thông qua việc cung cấp
nguồn vốn ban đầu và tài chính hoạt động khổng lồ cùng với một số đặc quyền
nhất định để đảm bảo sự an toàn về đầu tư;
- Thứ ba, các DNNN được yêu cầu và bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt các
quy định của Luật công ty. Trong đó có nguyên tắc quan trọng nhất là sự tách
biệt giữa sở hữu và quản trị. Nếu chủ sở hữu hay nguời giám sát các DNNN
buộc phải là các quan chức quan trọng của Chính phủ thì các nhà quản trị doanh
nghiệp buộc phải là những người giỏi nhất, không phụ thuộc vào quốc tịch
Singapore hay nước ngoài.
Ngoài ra, Luật công ty Singapore còn nhấn mạnh đến yếu tố kiểm soát nội
bộ hay quản trị công ty thông qua việc đề ra những quy tắc ứng xử và trách
nhiệm nặng nề đối với các giám đốc và ban điều hành. Giám đốc theo Luật công
ty là những người được uỷ nhiệm của công ty, do đó có quyền tự do hành động
khá lớn, tuy nhiên luôn luôn phải đảm bảo và chứng minh được rằng có động cơ
và cố gắng mang lại lợi ích lớn nhất cho công ty và không liên quan đến bất cứ
giao dịch kinh doanh nào có khuynh hướng trục lợi cá nhân. Trong trường hợp vi
phạm các nguyên tắc nói trên, các giám đốc có thể bị phạt tiền, thậm chí phạt tù
tối đa một năm [27]
29
1.2. Những vấn đề cơ bản về tái cơ cấu DNNN
1.2.1. Khái quát về tái cơ cấu DNNN
Tái cơ cấu có thể được hiểu là quá trình tổ chức lại, sắp xếp lại, điều chỉnh
lại, cải tiến mô hình, cơ chế hoạt động và bố trí lại nguồn nhân lực. Xét trên bình
diện doanh nghiệp, tái cơ cấu là quá trình tổ chức lại doanh nghiệp (phá sản,
chấm dứt hoạt động, sát nhập, mua bán doanh nghiệp), là việc thay đổi căn bản
về cơ cấu vốn, thay đổi chủ sở hữu, thay đổi hội đồng quản trị hay các lãnh đạo
doanh nghiệp, thay đổi chiến lược kinh doanh, thị trường kinh doanh hay thay
đổi sản phẩm và công nghệ.
Để hiểu rõ hơn về tái cơ cấu DNNN, chúng ta có thể xem xét việc tái cơ
cấu theo chiều dọc, chiều ngang, vĩ mô, vi mô, quy mô và tính chất của tái cơ
cấu như sau:
- Thứ nhất, tái cơ cấu theo chiều dọc nhằm cấu trúc lại các DNNN hướng
vào ngành trọng điểm của đất nước, thiên về chất lượng, phát triển theo chiều
sâu để nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra liên kết chuỗi
trong toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh, đảm bảo tất cả các
doanh nghiệp tham gia đều có lợi và có thị trường.
- Thứ hai, tái cơ cấu theo chiều ngang nhằm sắp xếp lại ngành theo hướng
các ngành sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và
có sức cạnh tranh cao; tăng cường sự kết nối, bổ sung cho nhau giữa các ngành,
vùng thành một nền kinh tế thống nhất, hướng tới kết nối hiệu quả với khu vực
và kinh tế thế giới.
- Thứ ba, trên phương diện vĩ mô, tái cơ cấu DNNN là quá trình điều
chỉnh lại chính sách, khung pháp lý của nhà nước, điều chỉnh lại thị trường (bao
gồm thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và đầu
tư…), điều chỉnh sắp xếp lại vấn đề sở hữu, mô hình, cơ chế giám sát, quản lý
của nhà nước đối với DNNN.
30
- Thứ tư, trên phương diện vi mô, tái cơ cấu từng DNNN được tiến hành thông
qua điều chỉnh lại sở hữu, mô hình, cơ chế hoạt động, quản lý, bố trí lại nguồn
lực, xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp với từng DNNN.
- Thứ năm, xét về quy mô và tính chất thì tái cơ cấu nhằm sắp xếp lại
phạm vi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
kinh doanh chính có quy mô phù hợp với vai trò và tầm quan trọng của DNNN
trong những lĩnh vực trọng điểm và tính chất của ngành nghề.
1.2.2. Mục tiêu và phạm vi tái cơ cấu DNNN
1.2.2.1. Mục tiêu của tái cơ cấu DNNN
Tham khảo hoạt động tái cơ cấu DNNN ở một số quốc gia như Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nam Phi cho thấy, yêu cầu về tái cơ cấu DNNN ở các nước
thường khác nhau và phụ thuộc vào thời điểm, bối cảnh kinh tế, chính trị - xã hội
ở mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung đều hướng đến mục tiêu tăng cường tính công
khai minh bạch đối với các DNNN, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
năng lực quản trị doanh nghiệp, khả năng tiếp cận vốn, khả năng cạnh tranh và
quản lý nhà nước đối với các DNNN, cụ thể:
- Tại Hungary, tái cơ cấu DNNN được xem là một quá trình chuyển đổi và
định hướng các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang
vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này xuất phát từ những tồn tại của các
DNNN như: cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ dẫn đến hiệu quả hoạt
động kém, năng suất lao động thấp và thiếu cạnh tranh ở các DNNN; tỷ lệ nợ cao
trong các doanh nghiệp và các công ty con; cơ chế cấp ngân sách thuận lợi dành
cho các doanh nghiệp đã thủ tiêu động lực phát triển.[4, Tr21]
- Tại Hàn Quốc: Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc đẩy
mạnh tư nhân hóa cùng với đổi mới quản lý và tái cơ cấu các DNNN, trong đó
các tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc cũng là trọng tâm của cuộc cải cách, nhằm
tăng cường quản trị DNNN, giảm rủi ro đầu tư công thông qua quá trình tư nhân
31
hóa, hạn chế độc quyền tự nhiên, mở rộng khả năng cạnh tranh và ổn định môi
trường chính trị - xã hội.[4, Tr21]
- Trung Quốc bắt đầu quá trình cải cách DNNN cùng với quá trình cải
cách và mở cửa nền kinh tế và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy
nhiên, sau khi Trung Quốc ra nhập WTO năm 2001 và với việc thành lập Ủy ban
quản lý giám sát tài sản Trung Quốc (SASAC) năm 2003, quá trình tái cơ cấu
DNNN được đẩy mạnh. Tái cơ cấu DNNN nhằm tiếp tục phát huy vai trò chủ
đạo, dẫn dắt của kinh tế nhà nước; kiên trì khuyến khích, hỗ trợ và chỉ đạo đối
với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khuyến khích và ủng hộ
các thành phần kinh tế khác tham gia vào việc điều chỉnh vốn nhà nước và tái cơ
cấu DNNN.[21]
- Nam Phi đã thông qua kế hoạch tổng thể về tái cơ cấu DNNN năm 1999
trong khuôn khổ chương trình tái thiết và phát triển nhằm đảm bảo nâng cao hiệu
quả hoạt động của các DNNN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống lại
hành vi độc quyền và góp phần ổn định tình trạng tài chính của đất nước; tiếp tục
nhấn mạnh vai trò của DNNN trong phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời coi
trọng cải cách thể chế.[4, Tr21]
Ở Việt Nam, mục tiêu của hoạt động tái cơ cấu DNNN được thể hiện cụ
thể trong Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty
nhà nước giai đoạn 2011 – 2015” như sau:
- DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt,
cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an
ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực
lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn
định kinh tế vĩ mô.
- Nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với
doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản
32
phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh
nghiệp hoạt động công ích.
1.2.2.2. Phạm vi tái cơ cấu DNNN
Phạm vi tái cơ cấu DNNN cần phải được thực hiện một cách toàn diện,
đối với hệ thống DNNN, bao gồm 4 phương diện chính: ngành nghề kinh doanh,
tài chính doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó,
mỗi tập đoàn, tổng công ty phải xây dựng cho mình được một đề án tái cơ cấu
phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và định
hướng phát triển.
(1) Tái cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực
Đối với việc tái cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, cần xác định rõ vai trò
của DNNN trong nền kinh tế. Phạm vi tái cơ cấu DNNN trong lĩnh vực và ngành
nghề phải trên cơ sở rà soát lại mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh (của
công ty mẹ, công ty thành viên), trong đó chú ý đến thị trường, sản phẩm chính,
môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài, điểm mạnh điểm yếu, cơ hội,
thách thức đối với dòng sản phẩm chính, xu hướng phát triển.
Kinh nghiệm một số nước cho thấy, nhà nước chỉ tập trung vào những
lĩnh vực quan trọng, có tính then chốt, cần vốn đầu tư lớn, những lĩnh vực mà tư
nhân có thể làm tốt thì nên đẩy nhanh cổ phần hóa, khuyến khích niêm yết trên
thị trường chứng khoán nhằm tăng vốn cho doanh nghiệp, đồng thời tăng cường
năng lực quản trị doanh nghiệp.
Tái cơ cấu DNNN cần tập trung trước hết vào các lĩnh vực ưu tiên sẽ đem
lại hiệu quả cao hơn là vào toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Cụ thể:
- Trong cơ sở hạ tầng kinh tế, viễn thông, năng lượng, ngân hàng là những
lĩnh vực đóng vai trò quan trọng cần được đổi mới và thực hiện tái cơ cấu trước
tiên;
- Hợp nhất hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty vào một số lĩnh
vực chủ chốt, các ngành nghề kinh doanh có tính chuyên môn hóa cao;
33
- Định hướng nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh chính.
Bên cạnh đó, việc tiến hành tư nhân hóa, cổ phần hóa các lĩnh vực, ngành
nghề mà tư nhân thực hiện tốt; tăng cường mua bán và sát nhập các doanh
nghiệp cũng là một việc quan trọng cần chú ý.
Để phân loại các DNNN theo ngành nghề, có thể tham khảo cách thức của
Hàn Quốc đó là chia các DNNN thành ba nhóm và áp dụng chính sách tái cơ cấu
từng phần khác nhau đối với mỗi nhóm. Cụ thể:
- Nhóm 1: Các DNNN chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh và không
cần có sự kiểm soát của nhà nước thì thực hiện tư nhân hóa và niêm yết trên thị
trường chứng khoán. Nhà nước tiếp tục nắm giữ các ngành nghề trọng điểm của
quốc gia, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
- Nhóm 2: các DNNN chủ yếu hoạt động công ích (có ảnh hưởng lớn tới
cộng đồng), không tham gia đáng kể vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiếp
tục duy trì phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, từng địa
phương.
- Nhóm 3: các DNNN vừa hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tham gia
hoạt động công ích thì thực hiện tái cơ cấu toàn diện.[4,Tr23]
(2) Tái cơ cấu tài chính DNNN
Tái cơ cấu tài chính DNNN phải được thực hiện thông qua sắp xếp, cơ cấu
lại vốn nhà nước đầu tư vào DNNN trong các ngành được chọn và cổ phần hóa,
xử lý nợ xấu trong các DNNN. Tức là cần có tầm nhìn dài hạn để nâng cao hiệu
quả; tăng cường tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế.
Ngoài ra, trong quá trình tái cơ cấu cũng cần chú trọng hơn đến các nhà đầu tư
chiến lược cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời đảm bảo tính
công khai minh bạch trong quá trình tái cơ cấu DNNN.
Để cải thiện được cơ cấu vốn, các doanh nghiệp cần xóa bỏ tình trạng bảo
lãnh vay nợ trong nội bộ Tập đoàn; tập trung vào năng lực kinh doanh chính;
34
nâng cao trách nhiệm giải trình của các cổ đông nắm quyền kiểm soát và bộ phận
quản lý. Cùng với đó, hạn chế đầu tư dàn trải ra ngoài ngành kinh doanh chính;
ngăn chặn tình trạng đầu tư lòng vòng và các giao dịch gian lận giữa các công ty
liên kết.
(3) Tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp
Tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính minh bạch trong
quản lý doanh nghiệp, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh, giảm tối đa sự can thiệp của nhà nước đối
với hoạt động quản trị điều hành của doanh nghiệp. Nhiều nước có quy định thực
hiện tăng cường tính công khai minh bạch trong chế độ báo cáo tài chính với
việc ban hành mẫu báo cáo thống nhất và áp dụng đối với tất cả các công ty mẹ
và các công ty con thành viên; tăng cường hệ thống giám sát nội bộ thông qua
việc yêu cầu các công ty nêm yết cần có ban kiểm toán nội bộ ví dụ như Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nam Phi [4,Tr24).
Ngoài ra, một số nước còn áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao trách
nhiệm của các thành viên quản lý DNNN như: tăng cường trách nhiệm giải trình
của chủ tịch hồi đồng quản trị và ban giám đốc; yêu cầu có ít nhất một nửa số
thành viên trong ban giám đốc là giám đốc độc lập bên ngoài; yêu cầu trong hội
đồng quản trị có ít nhất một người là thành viên độc lập bên ngoài. Nam Phi còn
cho phép áp dụng các hình thức quản trị doanh nghiệp mới như thành lập các hội
đồng doanh nghiệp, đại hội công nhân viên chức, tách quyền sở hữu khỏi quyền
tổ chức hoạt động kinh doanh
(4) Tái cơ cấu quản lý nhà nước và các DNNN
Nhà nước cần đổi mới quản lý đối với DNNN nhằm tạo điều kiện đầy đủ
và đồng bộ để DNNN thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh
doanh; tăng cường quản lý DNNN theo cơ chế thị trường; hạn chế sự can thiệp
của nhà nước đối với hoạt động của các Tập đoàn, tổng công ty; tăng cường
35
giám sát chặt chẽ các DNNN thông qua các báo cáo tài chính và người đại diện;
xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát DNNN; ban hành quy tắc quản trị DNNN.
Mô hình quản lý nhà nước đối với DNNN cần phân định rõ quyền hạn,
trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và người quản lý; cơ chế quản
lý vốn, tài sản nhà nước tại DNNN. Tại một số nước, chức năng quản lý và giám
sát do cơ quan quản lý thực hiện nhằm tách bạch vai trò chủ sở hữu và vai trò
quản lý của nhà nước (như SASAC của Trung Quốc hoặc Vụ tài chính doanh
nghiệp của Canada). Một số nước khác thành lập cơ quan kinh doanh (tổng công
ty hoặc tập đoàn) vì mục tiêu lợi nhuận nhằm đảm bảo hiệu quả bảo tồn và phát
triển vốn nhà nước (Singapore, Hungary, công ty đầy tư vốn và tài sản nhà nước
của Trung Quốc).[4,Tr25]
1.2.3. Vai trò của tái cơ cấu DNNN
Tái cơ cấu DNNN thường là một lĩnh vực khá nhạy cảm và khó khăn,
không chỉ là vấn đề mang tính kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tư tưởng, chính trị,
tâm lý xã hội và có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyền
và lợi ích của nhiều người. Tuy nhiên, đây là một hoạt động đem lại rất nhiều lợi
ích không chỉ đối với xã hội, đối với nền kinh tế mà còn đối với mỗi bản thân
DNNN đó.
Đối với xã hội, tái cơ cấu DNNN hiệu quả có ảnh hưởng tích cực đến đời
sống xã hội, như: cải thiện đời sống của người lao động (mức lương và thu
nhập); cải thiện chất lượng và giá trị dịch vụ cho người dân; tăng cường các hàng
hóa công cộng cho xã hội; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá thấp;
đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, an toàn và
an sinh xã hội.
Đối với nền kinh tế, tái cơ cấu DNNN cũng đem lại nhiều lợi ích cho nền
kinh tế nói chung, như: làm giảm các áp lực vốn vay của khu vực DNNN nói
riêng, và lĩnh vực công nói chung, qua đó giảm áp lực lãi suất, khuyến khích đầu
tư và tăng cường đóng góp cho tăng trưởng kinh tế; các DNNN được tư nhân
hóa, hoạt động có hiệu quả hơn, cũng góp phần tăng đóng góp vào ngân sách nhà
36
nước. Đối với kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu DNNN thể hiện trên một số khía cạnh
như: tác động tài khóa – giảm gánh nặng ngân sách và tăng các nguồn lực tài
chính từ bên ngoài; tác động đối với thị trường tài chính – lãi suất trong nước
thấp và cải thiện xếp hạng tín nhiệm; tác động đối với cán cân thanh toán – thu
hút dòng vốn nước ngoài (đầu tư trực tiếp FDI và gián tiếp FPI) và tăng dự trữ
ngoại hối.
Đối với bản thân mỗi DNNN và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tái
cơ cấu DNNN thành công sẽ đem lại cơ hội không chỉ cho bản thân doanh
nghiệp mà còn có tác động tích cực đến lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp
hoạt động: hiệu quả hoạt động của DNNN, năng lực quản trị doanh nghiệp, tiếp
cận công nghệ mang tính cạnh tranh toàn cầu, nâng tầm của DNNN trong phạm
vi cả nước và quốc tế, tạo ra các cấu trúc thị trường hiệu quả đối với lĩnh vực mà
doanh nghiệp hoạt động, thu hút vốn từ các khu vực khác…
Có thể thấy, với mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các DNNN,
góp phần cải thiện tình hình kinh tế các DNNN nói riêng và kinh tế xã hội nói
chung, việc tái cơ cấu DNNN là một yêu cầu tất yếu, đòi hỏi các DNNN cần có
định hướng đúng đắn, nhanh chóng tiến hành một cách hiệu quả nhất. Để đạt
được điều đó, nhà nước cũng cần xây dựng được một hành lang pháp lý cụ thể,
thống nhất để làm nền tảng cho các doanh nghiệp tiến hành và áp dụng.
1.2.4. Sự cần thiết của tái cơ cấu DNNN ở Việt Nam
Từ những phân tích về thực trạng hoạt động của DNNN ở Việt Nam hiện
nay và hình thức, vai trò của công cuộc tái cơ cấu DNNN, có thể thấy, việc tái cơ
cấu DNNN ở Việt Nam là rất cần thiết. Đây là một quá trình tất yếu xuất phát từ
ba nguyên nhân sau đây:
- Thứ nhất, DNNN đã bộc lộ nhiều sự bất cập, yếu kém, thực trạng đó cho
thấy đã đến thời điểm phải khẩn trương, tái cơ cấu toàn diện để thích ứng với
những điều kiện, hoàn cảnh trong giai đoạn mới.
37
- Thứ hai, tái cơ cấu không chỉ cần thiết đối với bản thân khu vực DNNN
mà còn trực tiếp phục vụ và hỗ trợ cho nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế và
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu.
- Thứ ba, tái cơ cấu DNNN là yêu cầu tất yếu, phù hợp với tiến trình
chuyển đổi từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu,
để DNNN thực sự khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế nhà nước; là
quá trình tiếp tục của đổi mới, sắp xếp DNNN được thực hiện một cách toàn diện
từ hệ thống đến từng thực thể DNNN, đồng bộ, gắn với chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 –
2015.
38
CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN,
THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ
PHÁP LÝ ĐẶT RA KHI DNNN TÁI CƠ CẤU
2.1. Thực trạng hoạt động của các DNNN ở Việt Nam
Thực trạng hoạt động của các DNNN hiện nay cho thấy, bên cạnh sự tăng
trưởng vượt bậc ở những DNNN lớn, độc quyền, khai thác tài nguyên, khoáng
sản, thì hiệu quả đầu tư ở nhiều DNNN thấp, sản phẩn đầu tư có khả năng cạnh
tranh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; nhiều DNNN phải
sử dụng vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao, máy móc thiết bị được đầu tư lạc hậu,
trình độ, năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế, công tác quản lý đầu tư lỏng
lẻo dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ, mất vốn nhà nước, tập trung
ở những doanh nghiệp: dệt, mía đường, giấy, dâu tơ tằm….cá biệt có những
doanh nghiệp khả năng cạnh tranh thấp, giá bán sản phẩm, hàng hóa không đủ
bù đắp chi phí nên kết quả kinh doanh thua lỗ như sản phẩm cà phê; những
doanh nghiệp ngành giao thông phải thầu qua nhiều lần nên doanh thu thực
hưởng không bằng giá trúng thầu ban đầu hoặc phải bỏ giá thấp để trúng thầu.
Sau khi Việt Nam chính ra nhập WTO, để đảm bảo việc cạnh tranh bình
đẳng đồng thời dần khẳng định Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì ngoài việc
ban hành các cơ chế, chính sách đối với DNNN cho đồng bộ với các thành phần
kinh tế khác, thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như quy mô của các
tổng công ty nhà nước là cần thiết. Từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã thí
điểm thành lập một số tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổ chức lại một số tổng công ty
91, đồng thời cũng thành lập các tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổ chức lại các tổng
công ty 90 thuộc một số Bộ chuyên ngành.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến tháng 10/2011, cả nước
còn 1309 doanh nghiệp (tập trung ở 96 tập đoàn kinh tế, tổng công ty và một số
doanh nghiệp độc lập), với tổng tài sản 1760 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận 117 ngàn
39
tỷ đồng; nộp ngân sách 227 nghìn tỷ đồng, đóng góp khoảng 34% GDP cả nước
(năm 2010). Trong số 1309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 241 công ty
nông, lâm nghiệp, 319 doanh nghiệp tham gia hoạt động công ích, 20 doanh
nghiệp thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, 62 công ty xổ số kiến thiết, 594
doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp kinh doanh, chủ yếu hoạt động trong
các ngành đảm bảo cho cân đối lớn của nền kinh tế như: viễn thông, điện lực,
dầu khí, khai thác khoáng sản, lương thực, hóa chất cơ bản….[6,Tr5]
2.1.1. Những thành tựu chủ yếu của DNNN
Trong những năm qua, thực tế hoạt động của các DNNN đã cho thấy rất
nhiều điểm tích cực, đóng góp lớn vào sự phát triển của kinh tế đất nước. Có thể
thấy rõ trong một số mặt sau đây:
a. Các DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty đã bảo đảm việc
sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế
Trong những năm qua, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhất là các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tăng cường đầu tư phát triển, đổi mới công
nghệ; xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật với trình độ tay nghề cao, góp phần
quan trọng xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội dài hạn của đất nước.
Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã vươn ra thị trường quốc tế như
các tập đoàn: Công nghiệp cao su Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Viettel,...; một
số đã xây dựng được thương hiệu có uy tín ở thị trường trong nước và khu vực.
Nhiều tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc
giữ chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch
vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như: khai thác và cung cấp
than cho cả nước; cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội; kinh doanh
xăng dầu phục vụ tiêu dùng; sản xuất xi măng; sản xuất và cung ứng nhu cầu
thép; thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo, thu mua lúa, gạo, cà phê cho
người nông dân....
40
Đa số các DNNN hoạt động có lãi, góp phần ổn định và chủ động nguồn
thu ngân sách nhà nước. Nhiều tập đoàn, tổng công ty liên tục có lãi như: tập
đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tập đoàn
Than khoáng sản Việt Nam, tập đoàn Viễn thông quân đội, tập đoàn Công
nghiệp xây dựng Việt Nam, tổng công ty thương mại Sài Gòn,...
Hàng năm, theo số liệu của Bộ Tài chính, DNNN nòng cốt là các tập đoàn
kinh tế, tổng công ty nhà nước đã đóng góp trung bình khoảng 35% GDP của cả
nước, tạo ra 39,5% giá trị sản lương công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu
và 28,8% tổng thu nội địa, doanh nghiệp đã bảo đảm việc làm cho khoảng 1,2
triệu người lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 triệu đồng đến 5 triệu
đồng/người/tháng.[6,Tr15]
b. DNNN đóng góp quan trọng trong điều tiết vĩ mô, ổn định kinh tế và
đảm bảo an sinh xã hội.
Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các tập
đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn duy trì được hoạt động, đóng vai trò quan trọng
trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định xã hội, ngăn ngừa
sự suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình
công và bảo đảm thu nhập cho người lao động.
Không chỉ vậy, các DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích ở các vùng có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã hỗ trợ các địa phương nghèo, đảm bảo an
sinh xã hội. Nhiều tập đoàn, tổng công ty cũng chú trọng đầu tư các dự án phát
triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh việc thực hiện xóa đói giảm
nghèo.
Nhiều tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao đầu tư
những dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội
dài hạn của đất nước, những dự án lớn hoặc hiệu quả về kinh tế thấp nhưng ý
nghĩa chính trị và hiệu quả về xã hội lại rất lớn mà các doanh nghiệp thuộc các
41
thành phần kinh tế khác không làm hoặc không có đủ khả năng làm, đặc biệt
những dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
miền theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như Nhà máy lọc dầu
Dung quất, Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu kinh tế Vũng Áng, Cụm khí điện đạm Cà
Mau, Thủy điện Sơn La.
c. Hệ thống cơ chế, chính sách đã ban hành tạo đồng bộ điều kiện cho các
DNNN nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nói riêng chủ động trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống các quy định, chính sách đối với DNNN về cơ bản đã tạo lập
được môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp: những
chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển; các công cụ quản lý
nhà nước như chính sách thuế, tín dụng, tiền lương có tác dụng điều tiết, định
hướng phát triển doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chính
sách pháp luật chủ trương định hướng của nhà nước đối với doanh nghiệp.
Đối với việc thành lập mới DNNN, Chính phủ đã quy định cụ thể về
ngành, lĩnh vực, địa bàn và điều kiện thành lập mới công ty nhà nước, theo đó
chỉ thành lập mới doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ trong các
ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công
nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ
nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Điều này khẳng định sự chú
tâm của nhà nước trong những lĩnh vực nhất định, tập trung phát triển trọng điểm,
tránh dàn trải và đạt được những hiệu quả cao hơn.
Cổ phần hóa là hình thức chủ yếu trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp
nhà nước. Bằng việc quy định về cổ phần hóa ngày càng công khai, minh bạch
theo nguyên tắc thị trường gắn với phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị
trường chứng khoán, chính sách cổ phần hóa đã và đang góp phần rút ngắn thời
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Contenu connexe

Tendances

Tendances (20)

Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về Quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, HAY
 
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAYLuân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
Luân văn: Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo pháp luật, HAY
 
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công tyGiải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quản trị công ty
 
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Quản trị công ty luật theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lậpLuận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
Luận văn: Quy chế pháp lý của thành viên hội đồng quản trị độc lập
 
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà NộiLuận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
Luận văn: Pháp luật về công ty TNHH một thành viên tại Hà Nội
 
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAYLuận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
Luận văn: Tổ chức quản lý công ty cổ phần theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hoạt động bảo hiểm tiền gửi theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửiLuận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
Luận văn: Mô hình tổ chức, quản trị, điều hành bảo hiểm tiền gửi
 
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửiLuận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
Luận văn: Pháp luật về huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi
 
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAYLuận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
Luận văn: Pháp luật về phá sản các tổ chức tín dụng, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAYLuận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
Luận văn: Pháp luật về góp vốn thành lập công ty cổ phần, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOTLuận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
Luận văn: Thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo luật dân sự, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt NamLuận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
Luận văn: Thực trạng pháp luật về chuyển nhượng cổ phần tại Việt Nam
 
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAYLuận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
Luận văn: Góp vốn và hậu quả pháp lý của hành vi góp vốn, HAY
 
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
Luận án: Quản trị công ty tại các Công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng k...
 
Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệpKhóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Pháp luật về thành lập doanh nghiệp
 

Similaire à Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Similaire à Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (20)

Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệpĐề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
Đề tài: Pháp luật quản lý vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saoPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
 
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...Đề tài  phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
Đề tài phân tích tài chính công ty xây dựng và chống thấm ba sao, ĐIỂM 8, RẤ...
 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 
 
Những vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước
Những vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nướcNhững vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước
Những vấn đề pháp lý về đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước
 
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt NamLuận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
Luận văn: Thủ tục phục hồi trong pháp luật phá sản ở Việt Nam
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Thủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ
Thủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợThủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ
Thủ tục phục hồi kinh doanh của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ
 
Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nướcĐề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề tài: Cải cách pháp luật về quản trị tập đoàn kinh tế nhà nước
 
Phục hồi hoạt động kinh doanh Trong thủ tục phá sản doanh nghiệp
Phục hồi hoạt động kinh doanh Trong thủ tục phá sản doanh nghiệpPhục hồi hoạt động kinh doanh Trong thủ tục phá sản doanh nghiệp
Phục hồi hoạt động kinh doanh Trong thủ tục phá sản doanh nghiệp
 
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Pháp luật về kế toán doanh nghiệp tại Hà Nội, HAY - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAYLuận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
Luận văn: Phục hồi doanh nghiệp theo Luật Phá sản 2014, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAYĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần sữa Việt Nam, RẤT HAY
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOTChế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
Chế định Ban kiểm soát của công ty theo Luật Doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về tổ chức quản lý Doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầuLuận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
Luận văn: Quản lý về hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Dernier (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Đề tài: Vấn đề pháp lý từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM THU GIANG NH÷NG VÊN §Ò PH¸P Lý §ÆT RA Tõ VIÖC T¸I C¥ CÊU DOANH NGHIÖP NHµ N¦íC Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng HÀ NỘI – 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Phạm Thu Giang
  • 3. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... 3 MỞ ĐẦU .................................................................................................... 4 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài......................................................................4 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.................................................................................5 3. Tình hình nghiên cứu đề tài ...............................................................................6 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.................................................................6 5. Dự kiến kết quả ..................................................................................................7 6. Bố cục của luận văn ...........................................................................................7 CHƢƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DNNN, VỀ TÁI CƠ CẤU DNNN ........................................................................................................ 8 1.1. Khái luận về DNNN........................................................................................8 1.1.1.Khái niệm Doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam ..........................................8 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ...................................10 1.1.3. Vai trò của DNNN......................................................................................12 1.1.4. Tóm tắt quá trình xây dựng và cải cách DNNN ở việt Nam ......................13 1.1.5. Pháp luật về DNNN ở một số nước trên thế giới.......................................23 1.2. Những vấn đề cơ bản về tái cơ cấu DNNN..................................................29 1.2.1. Khái quát về tái cơ cấu DNNN ..................................................................29 1.2.2. Mục tiêu và phạm vi tái cơ cấu DNNN ......................................................30 1.2.3. Vai trò của tái cơ cấu DNNN.....................................................................35 1.2.4. Sự cần thiết của tái cơ cấu DNNN ở Việt Nam..........................................36 CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN, THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA KHI DNNN TÁI CƠ CẤU................................................................................. 38 2.1. Thực trạng hoạt động của các DNNN ở Việt Nam.......................................38 2.1.1. Những thành tựu chủ yếu của DNNN ........................................................39 2.1.2. Những hạn chế yếu kém của DNNN...........................................................42
  • 4. 2 2.2. Thực trạng các quy định hiện hành và các vấn đề đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cơ cấu..................................................................................................45 2.2.1.Tái cơ cấu trong lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, hàng hóa của DNNN....45 2.2.2. Tái cơ cấu trong quản trị DNNN ...............................................................50 2.2.3. Tái cơ cấu về mô hình doanh nghiệp .........................................................55 2.2.4. Tái cơ cấu DNNN liên quan đến hoạt động quản lý của nhà nước với DNNN...................................................................................................................64 CHƢƠNG 3 - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁP LÝ KHI DNNN THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU ................................................................................................... 80 3.1. Đặt DNNN vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi và bao cấp đối với DNNN còn tồn tại trên thực tế...................................................................................................................80 3.2. Nâng cao hiệu quả quản trị DNNN...............................................................81 3.3. Đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa DNNN ...................................................85 3.4. phân tách giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng QLNN...................................................................................................................89 KẾT LUẬN............................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 97
  • 5. 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DNNN: Doanh nghiệp nhà nước TW: Trung ương TNHH: Trách nhiệm hữu hạn CTCP: Công ty cổ phần UBND: Ủy Ban nhân dân CHLB: Cộng hoà liên bang
  • 6. 4 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển từng ngày, đặc biệt khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày một sâu rộng, yêu cầu đặt ra đối với việc tái cơ cấu nền kinh tế càng trở nên bức thiết hơn. Trong đó, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của quá trình tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế nước ta. Được hình thành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, DNNN cho đến nay về cơ bản đã đáp ứng được những nhu cầu trong xã hội, giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các DNNN mà trọng tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đã bảo đảm sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho nền kinh tế. Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước vẫn duy trì được hoạt động và có đóng góp quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô của nhà nước trong nhiều lĩnh vực nhằm ổn định kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà các DNNN mang lại, hoạt động của các DNNN hiện nay vẫn còn bộc lộ rất nhiều yếu kém như: hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của DNNN còn hạn chế; thực trạng tài chính tại một số DNNN rất yếu kém, thua lỗ kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất cân đối tài chính. Nhằm khắc phục những hạn chế và yếu kém đó, yêu cầu đặt ra cần phải tái cơ cấu DNNN là cần thiết. Đây chính là biện pháp giúp cho DNNN ngày càng mạnh hơn, thực sự trở thành nòng cốt của kinh tế nhà nước, góp phần để kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện tốt được hoạt động này, bên cạnh những chuẩn bị về phía bản thân doanh nghiệp thì còn cần đến một sự chỉ đạo xuyên suốt, đường lối, chủ trương đúng đắn cùng những chính sách pháp luật hợp lý, có thể tạo được hành lang thông thoáng cho các DNNN tái cơ cấu nhưng cũng vừa đảm bảo sự tuân
  • 7. 5 thủ pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước. Do vậy, thông qua việc chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc”, tác giả muốn đi sâu nghiên cứu, xem xét những vấn đề pháp lý đặt ra trong việc tái cơ cấu DNNN, trên cơ sở đó phân tích những mặt tích cực, hạn chế của từng vấn đề và đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tái cơ cấu DNNN. Khi nghiên cứu vấn đề này, luận văn chú trọng vào các nội dung sau: - Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về DNNN ở Việt Nam, tham khảo mô hình DNNN ở một số nước trên Thế giới. - Tìm hiểu về tái cơ cấu DNNN ở Việt Nam. - Thực trạng hoạt động của DNNN ở Việt Nam hiện nay. - Thực trạng các quy định hiện hành và các vấn đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cơ cấu liên quan đến thay đổi hoạt động kinh doanh, sản phẩm hàng hóa, quản trị doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp, quản lý nhà nước,.. - Đưa ra một số đề xuất pháp lý khi DNNN thực hiện tái cơ cấu. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu, xem xét những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật đặt ra trong việc tái cơ cấu DNNN. Trong nội dung trình bày, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về các khía cạnh pháp lý và thực tiễn cũng như tham khảo kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới. Qua đó, đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật trong việc tái cơ cấu DNNN. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài phân tích khái niệm, làm rõ vai trò trách nhiệm của DNNN qua các giai đoạn cũng như sự cần thiết phải tái cơ cấu DNNN. Trên cơ sở phân tích trực trạng hoạt động của DNNN, thực trạng các quy định hiện hành, tác gia đã rút ra một số vấn đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cấu trúc, tập trung vào bốn khía cạnh sau: hoạt động kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, mô hình doanh nghiệp và
  • 8. 6 quản lý nhà nước đối với DNNN. Cuối cùng, tác giả đưa ra định hướng và những kiến nghị, đề xuất, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật trong việc tái cơ cấu DNNN giai đoạn hiện nay. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Thông qua việc nghiên cứu các công trình khoa học, luận văn từ trước đến nay, tác giả nhận thấy, vấn đề tái cơ cấu DNNN đã được nhiều người quan tâm nhưng đa phần chỉ dưới góc độ kinh tế hoặc đi sâu vào từng vấn đề riêng lẻ của quá trình tái cơ cấu DNNN mà chưa có luận văn hay công trình nào phân tích những vấn đề pháp lý tổng thế của quá trình tái cơ cấu DNNN. Có thể dẫn chứng một số bài viết, công trình khoa học đã thực hiện như sau: - OECD (2010), Hướng dẫn của OECD về Quản trị Công ty trong Doanh nghiệp nhà nước ,Tổ chức Tài chính Quốc tế tại Việt Nam. - TS. Trần Tiến Cường (2012), “Tái cấu trúc DNNN và giải quyết vấn đề phân tách giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước đối với cá DNNN”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội - TS. Vũ Thành Tự Anh , “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam”, Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012, Hà Nội. - PGS.TS Nguyễn Đình Tài (2013), “Về định hướng và tiêu chí tái cấu trúc Tập đoàn kinh tế nhà nước”, Kỷ yếu Hội thảo “Đổi mới cơ chế quản lý tổ chức và hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước – Những vấn đề pháp lý cần hoàn thiện”, Hà Nội. ......Do vậy, lựa chọn nghiên cứu đề tài này đáp ứng được tính mới của khoa học pháp lý. 4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phạm vi nghiên cứu Tái cơ cấu DNNN là một hoạt động đã được thực hiện tại rất nhiều quốc gia trên Thế giới. Nó được coi như một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, dựa trên những nghiên cứu, hiểu biết của mình, tác giả
  • 9. 7 muốn tập trung phân tích và làm rõ những vấn đề pháp lý phát sinh từ việc tái cơ cấu DNNN tại Việt Nam, có tham khảo một số kinh nghiệm của các nước khác. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp khoa học để tiếp cận vấn đề như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, logic và một số phương pháp khác. 5. Dự kiến kết quả Đề tài mang đến cho người đọc cái nhìn bao quát về DNNN, hoạt động thực tiễn của DNNN trên thị trường hiện nay cũng như những vấn đề đặt ra khi tái cơ cấu DNNN. Bên cạnh đó, đề tài sẽ đưa ra những đánh giá khách quan về hành lang pháp lý điều chỉnh lĩnh vực này và phương hướng hoàn thiện pháp luật. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về DNNN, về tái cơ cấu DNNN. - Chương 2: Thực trạng hoạt động của DNNN, thực trạng các quy định hiện hành và các vấn đề pháp lý đặt ra khi DNNN tái cơ cấu. - Chương 3: Một số đề xuất pháp lý khi DNNN thực hiện tái cơ cấu.
  • 10. 8 CHƢƠNG 1 – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DNNN, VỀ TÁI CƠ CẤU DNNN 1.1. Khái luận về DNNN 1.1.1.Khái niệm Doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt Nam Doanh nghiệp nhà nước có lịch sử tồn tại khá lâu đời và hiện đang giữ vai trò chủ đa ̣o trong điều kiê ̣n kinh tế thi ̣trường ở Việt Nam hiê ̣n nay . Trong từng giai đoạn khác nhau, quan điểm pháp lý về DNNN cũng có những đặc thù và thay đổi nhất định phù hợp với thực tiễn kinh doanh. Theo Sắc lệnh số 104/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 01/1/1948, DNNN lúc bấy giờ được gọi là doanh nghiệp quốc gia. Điều 2 Sắc lệnh ghi nhận “Doanh nghiệp quốc gia là một doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của quốc gia và do quốc gia điều khiển”. Sau đó, những đơn vị kinh tế của nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh, lâm trường quốc doanh, cửa hàng quốc doanh,... Thuật ngữ DNNN được sử dụng chính thức trong Nghị định 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, DNNN được định nghĩa là tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. DNNN là một pháp nhân kinh tế, hoạt động theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật (Điều 1 Nghị định 388/HĐBT). Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 ra đời đã định nghĩa cụ thể hơn về DNNN như sau: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao.
  • 11. 9 Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. DNNN theo cách hiểu này đã được tiếp cận điều chỉnh bởi pháp luật có sự khác biệt rõ rệt với các loại hình doanh nghiệp khác về vấn đề chủ sở hữu cũng như tổ chức và quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Cũng theo luật này, DNNN nước tồn tại dưới các hình thức: doanh nghiệp độc lập, tổng công ty, doanh nghiệp thành viên của tổng công ty. Từ những thay đổi về tư duy quản lý kinh tế và điều chỉnh pháp luật đối với các doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã có định nghĩa mới về DNNN. Theo Luật này, DNNN được hiểu là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. So sánh khái niệm “doanh nghiệp nhà nước” trong Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995, khái niệm DNNN nước theo Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 có một số thay đổi như sau: - Nội dung rộng hơn, bao gồm không chỉ doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước, mà cả DNNN nắm cổ phần hay có phần góp vốn chi phối; - Loại hình doanh nghiệp cũng đa dạng hơn, bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; - Không xác định mục tiêu cụ thể của DNNN là thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao; - Không còn khái niệm doanh nghiệp công ích. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời đã chính thức chấm dứt hiệu lực của Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, mở ra một thời kỳ mới cho DNNN khi đứng trong môi trường bình đẳng với tất cả các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khái niệm về
  • 12. 10 DNNN thì gần như không thay đổi, DNNN vẫn là những doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Tại văn bản gần đây nhất là Nghị định 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, DNNN cũng được chia ra làm các loại như: - DNNN nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nƣớc ở Việt Nam Từ khái niệm về DNNN ở trên, có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của DNNN đó là: - Thứ nhất, về sở hữu, nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Kể từ khi Luật Doanh nghiệp nhà nuớc 2003 ra đời, đặc điểm này đã được nhấn mạnh. Theo đó, không chỉ những doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn mới được coi là DNNN, mà những doanh nghiệp có vốn góp chi phối của nhà nước (trên 50%) cũng được gọi DNNN. Tỷ lệ này là hợp lý để nhà nước đảm bảo được quyền hạn chi phối nhất định của mình trong quản lý, điều hành DNNN; đảm bảo các DNNN vận hành và hoạt động theo đúng đường lối, chủ trương, kế hoạch của nhà nước; thực hiện được những nhiệm vụ, trách nhiệm mà nhà nước giao cho trong việc thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển. Các công ty mà nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn góp được gọi là doanh nghiệp có vốn góp nhà nước chứ không phải DNNN. - Thứ hai, về quyền quyết định hoặc quyền chi phối: Tương ứng với tỷ lệ vốn góp của nhà nước trong doanh nghiệp là quyền quyết định hoặc quyền chi phối của nhà nước đối với doanh nghiệp đó.
  • 13. 11 + Trong trường hợp nhà nước nằm giữ 100% vốn góp, nhà nước sẽ có toàn quyền quyết định những vấn đề lớn của doanh nghiệp như: kế hoạch sản xuất kinh doanh, chính sách phát triển, điều lệ, quy chế hoạt động, nhân sự, chia tách, sát nhập…. Quyền hạn này sẽ được nhà nước thực hiện thông qua các cơ quan, tổ chức đại diện cho chủ sở hữu nhà nước như các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên tại doanh nghiệp,…. + Nhà nước có quyền chi phối khi nhà nước có cổ phần, vốn góp trên 50%. Phạm vi quyền hạn của nhà nước sẽ được thể hiện cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật (dành cho cổ đông có vốn góp chi phối), trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một tỷ lệ phù hợp để nhà nước thể hiện được ý chí của mình trong những quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Nhà nước thực hiện quyền chi phối này của mình thông qua việc cử người tham gia vào ban lãnh đạo của doanh nghiệp, giữ những vị trí chủ chốt trong Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/ Giám đốc doanh nghiệp. - Thứ ba, về hình thức pháp lý Theo quy định, tất cả các DNNN trước đây sẽ phải chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005. Quy định này nhằm tạo sự bình đẳng, sự đồng nhất về mô hình tổ chức giữa DNNN và các loại hình doanh nghiệp khác. Theo đó, các doanh nghiệp có vốn góp 100% của nhà nước được chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; còn doanh nghiệp có vốn góp chi phối của nhà nước thì được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Ngoài ra, hiện nay còn một hình thức nữa đó là Tập đoàn kinh tế. Đây là một tập hợp nhiều công ty hay doanh nghiệp, trong đó có một công ty đầu đàn gọi là công ty mẹ, các công ty khác trong tập đoàn thì có vai trò là công ty con hay công ty liên kết.
  • 14. 12 - Thứ tư, về tư cách pháp lý và trách nhiệm tài sản Doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đều có tư cách pháp nhân: được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó (nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp của nhà nước) , nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Riêng mô hình Tập đoàn kinh tế lại không có tư cách pháp nhân. Điều 38 Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp cũng đã quy định rõ: “Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của Tập đoàn do các công ty thành lập tập đoàn tự thoả thuận quyết định”. 1.1.3. Vai trò của DNNN Trong nền kinh tế kế hoạch hoá trước đây, toàn bộ các DNNN đều giữ vai trò là lực lượng kinh tế chủ yếu của nền kinh tế, chi phối toàn bộ các ngành nghề. Đến cuối thập niên 80 của Thế kỷ 20, Việt Nam tiến hành cải cách, đổi mới nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường nhưng vẫn nhấn mạnh sự kiểm soát hay điều tiết mạnh mẽ của nhà nước thông qua DNNN. Hiến pháp 1992 ra đời, mặc dù công nhận nền kinh tế thị trường với đa phần sở hữu, tuy nhiên vẫn nhấn mạnh nguyên lý kinh tế nhà nước hay DNNN đóng “vai trò chủ đạo” (Điều 19 Hiến pháp Việt Nam 1992). Có thể thấy rằng bản thân khái niệm “vai trò chủ đạo” chưa thể hiện được ý nghĩa rõ ràng và còn gây tranh cãi, xét trong bối cảnh nền kinh tế thị trường khi các doanh nghiệp là các chủ thể độc lập, tự do kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Tuy nhiên, bởi Hiến pháp trước hết là một văn kiện chính trị trọng yếu và công cụ pháp lý chủ chốt của Đảng cộng sản Việt Nam, do đó, việc tuyên bố về vai trò quan trọng nói trên của DNNN đương nhiên có hàm ý thực tế về mặt nội dung.
  • 15. 13 - Trước hết, các quy định đó của Hiến pháp bảo đảm cho Chính phủ có các quyền hiến định trong việc đầu tư không giới hạn về tài chính và các nguồn lực khác (mà không bị ràng buộc bởi sự cho phép của Quốc hội như thực tế ở một số nước) vào thành lập và mở rộng hoạt động của DNNN; - Bên cạnh đó, cùng với việc đầu tư là sự giao nhiệm vụ và can thiệp vào hoạt động (cũng ở mức hầu như không bị hạn chế) đối với doanh nghiệp này. Thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ được giao, các DNNN sẽ đảm bảo vai trò của mình trong hai vấn đề quan trọng đó là : kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và thực thi các yêu cầu, mệnh lệnh của Chính phủ như một cơ quan nhà nước; góp phần điều tiết, ổn định kinh tế xã hội phát triển, thúc đẩy cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trường. 1.1.4. Tóm tắt quá trình xây dựng và cải cách DNNN ở việt Nam DNNN của Việt Nam được hình thành trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, trong công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, hệ thống DNNN vừa được phát triển, mở rộng, vừa được sắp xếp, cơ cấu lại và từng bước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Việt Nam sau khi giải phóng đến năm 1990, DNNN được tổ chức dưới hình thức các tổng công ty, các liên hiệp các xí nghiệp và các DNNN độc lập. Từ đầu thập niên 1990 và qua nhiều giai đoạn, gắn liền với quá trình đổi mới thể chế kinh tế, DNNN đã từng bước được đổi mới, sắp xếp, trong đó nổi bật là chủ trương xây dựng các tổng công ty (90 và 91) năm 1994; ban hành Luật DNNN năm 1995; tiến hành cổ phần hóa một bộ phận lực lượng DNNN từ năm 1996 ( thí điểm từ năm 1993); thí điểm tổ chức Tập đoàn kinh tế nhà nước năm 2005 vv... Quá trình trên có thể chia làm 4 giai đoạn : (1) Giai đoạn 1991-1994 Ở nước ta, sau khi giải phóng và thống nhất đất nước, do nhận thức đơn giản và phiến diện nên đã đồng nhất sở hữu nhà nước với sở hữu xã hội chủ
  • 16. 14 nghĩa. Xí nghiệp quốc doanh được thành lập ở mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong vấn đề quản lý vẫn theo kiểu tập trung quan liêu, theo kế hoạch định trước: lỗ thì được bù, lãi thì nộp ngân sách. Điều này đã làm thui chột đi tính năng động, sáng tạo của các xí nghiệp, đặc biệt là thiếu một môi trường kinh doanh. Số lượng doanh nghiệp quốc doanh quá nhiều, chồng chéo về cơ chế quản lý, ngành nghề, kỹ thuật lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp, nhiều doanh nghiệp thua lỗ triền miên, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra là cần phải chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng thành lập xí nghiệp quốc doanh tràn lan ở các ngành và các địa phương. Hai văn bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh nhiệm vụ tổ chức và sắp xếp lại DNNN là: Quyết định số 315/HĐBT và Nghị định 388/HĐBT. Với chủ trương cổ phần hoá, giải thể và sát nhập các DNNN nhỏ và hoạt động kém hiệu quả, Chính phủ đã thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập các DNNN lớn bằng việc ban hành hai văn bản pháp luật quan trọng vào năm 1994, đó là Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 về việc sắp xếp lại DNNN, tạo căn cứ cho việc thành lập các “Tổng công ty 90” và Quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994 về thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh, tạo căn cứ cho việc thành lập các “Tổng công ty 91”. Có thể tóm tắt mô hình hai loại Tổng công ty nhà nước này như sau: - Tổng công ty 90 là các DNNN lớn, có ít nhất 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính, chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ, thông tin, đào tạo; phải có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng (đối với một số tổng công ty trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có thể thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng). Các Bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được Chính phủ uỷ quyền ra quyết định thành lập tổng công ty 90.
  • 17. 15 - Mặc dù tinh thần của Quyết định số 91/TTg là hướng tới thành lập các Tập đoàn kinh doanh, song vào thời điểm năm 1994, Tập đoàn kinh doanh là hình thức tổ chức doanh nghiệp còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, các nhóm doanh nghiệp được thành lập theo quyết định nói trên không không được gọi là Tập đoàn ngay mà được gọi chung là các Tổng công ty 91. Cho tới tận năm 2006, các Tổng công ty 91 mới được từng bước chuyển thành các tập đoàn thực sự. Việc thành lập bất cứ Tổng công ty 91 nào cũng đều thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ. Hội đồng quản trị của Tổng công ty 91 gồm từ 7 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Tổng công ty 91 phải có ít nhất 7 thành viên, phải có vốn pháp định tối thiểu 1000 tỷ đồng. Khác với một Tổng công ty 90. một Tổng công ty 91 có thể hoạt động đa ngành tuy vẫn được yêu cầu theo đuổi một ngành kinh doanh chủ đạo. Mục đích thành lập các Tổng công ty 91 là để phát huy vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (2) Giai đoạn 1995 - 2006 Năm 1995, tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội IX, Luật Doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được thông qua (có hiệu lực vào ngày 30/4/1995), ghi nhận các DNNN là các pháp nhân kinh tế độc lập với địa vị pháp lý đầy đủ để tham gia vào các quan hệ kinh tế một cách bình đẳng trên thị trường với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Nội dung chủ yếu của Luật DNNN năm 1995 tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: Thứ nhất, Luật DNNN đã cơ bản tách biệt hai mặt quản lý của chủ sở hữu nhà nước với quản lý Nhà nước đối với DNNN. Quyền của chủ sở hữu nhà nước tập trung vào việc kiểm soát các mục tiêu chiến lược, các quyết định quan trọng liên quan đến tài sản, vốn và nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp. Thứ hai, DNNN được chia thành hai loại theo mục tiêu hoạt động là DNNN hoạt động kinh doanh và DNNN hoạt dộng công ích. Từ đó, nhà nước có
  • 18. 16 cơ chế quản lý và chính sách phù hợp với từng loại doanh nghiệp. DNNN hoạt động kinh doanh được mở rộng quyền và trách nhiệm để thực hiện hoạt động trên cùng mặt bằng pháp lý và bình đẳng với các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác, từng bước nâng cao tính cạnh tranh của loại doanh nghiệp này. Đây cũng là những động thái bước đầu rất quan trọng để từng bước xoá bỏ sự bao cấp đối với DNNN, tiến dần đến việc đưa loại doanh nghiệp này vào hoạt động cùng một đạo luật doanh nghiệp thống nhất của nền kinh tế. -Thứ ba, theo mô hình hoạt động, DNNN chia thành doanh nghiệp độc lập và các Tổng công ty (90 và 91). Với mô hình Tổng công ty, Luật DNNN 1995 đã bước đầu đưa ra chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quy mô lớn dưới hình thức các Tập đoàn kinh tế mạnh. Với việc quy định điều kiện để thành lập tổ chức lại, giải thể DNNN, xác định lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực hạn chế thành lập mới DNNN, Luật DNNN 1995 cũng đã hạn chế hoá định hướng đổi mới và sắp xếp lại các DNNN. Đồng thời sự xuất hiện của Hội đồng quản trị trong mô hình quản lý tại các Tổng công ty và DNNN độc lập có quy mô lớn là một bảo đảm hơn cho việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp có nhiều vốn và tài sản quan trọng. Thứ tư, cơ chế quản lý tài chính của DNNN được quy định khá toàn diện, thể hiện sự cải cách phù hợp với cơ chế thị trường nên đã bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhưng vẫn mở rộng hơn quyền tự chủ của doanh nghiệp tạo sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động của DNNN. Luật DNNN năm 1995 là một bước tiến lớn trong việc xây dựng khung pháp luật về DNNN. Để tiếp tục triển khai và hoàn thiện khung pháp lý này, năm 1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 về đẩy mạnh, sắp xếp và đổi mới DNNN và đến năm 1999, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 15/1999/CT-TTg ngày 16/5/1999 về việc hoàn thiện tổ chức hoạt động của tổng công ty nhà nước.
  • 19. 17 Tuy nhiên, tới đầu những năm 2000, với sự vận động và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế tư nhân trong nước, Luật DNNN đã bộc lộ các hạn chế từ cả góc độ đổi mới cơ chế quản lý và sở hữu DNNN, lẫn góc độ tương tác của chế định DNNN với các chế định về doanh nghiệp khác trong tổng thể khung pháp luật về kinh tế và doanh nghiệp. Một điểm mốc quan trọng trong sự phát triển của khung pháp luật về kinh tế tư nhân là sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 1999 (có hiệu lực thay thế Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990) thực hiện chế độ đăng ký kinh doanh thay cho cấp phép thành lập doanh nghiệp nhằm xác lập nguyên lý “mọi công dân có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề trừ những gì pháp luật nghiêm cấm”. Luật doanh nghiệp 1999 cũng đồng thời xác lập các chế định pháp lý tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ về các loại hình doanh nghiệp và công ty như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và công ty hợp danh, theo định hướng tuân thủ các thực tiễn và tiêu chuẩn chung của thế giới. Đồng thời với quá trình phát triển nói trên, trong quá trình cổ phần hoá và tái cấu trúc quản lý, bản thân các DNNN cũng tiếp tục được chuyển đổi về sở hữu và loại hình tổ chức. Do đó, vào ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 đã được ban hành. So với Luật doanh nghiệp nhà nước 1995, Luật DNNN 2003 đã chứa đựng các nội dung cơ bản mới và đáng lưu ý như sau: Thứ nhất, khái niệm DNNN đã mở rộng hơn, bao gồm các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và các doanh nghiệp mà nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối. Thứ hai, DNNN được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng và phù hợp với các mô hình doanh nghiệp cơ bản thường có trong nền kinh tế thị trường như công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Phạm vi điều chỉnh của Luật DNNN 2003 chủ yếu đối cới các công ty nhà nước và quan hệ
  • 20. 18 giữa chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Như vậy, việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các DNNN không phải là công ty nhà nước sẽ tuân theo Luật doanh nghiệp 1999. Công ty nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, được tổ chức dưới hai hình thức công ty nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước. Trong đó, Tổng công ty nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và toàn công ty. Có ba loại hình tổng công ty nhà nước là: tổng công ty do nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập; tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (vào năm 2005 đã thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đầu tiên –SCIC trực thuộc Bộ Tài chính). Hai loại hình tổng công ty thứ nhất và thứ hai nêu trên chính là cơ sở của các tập đoàn kinh tế mạnh mà nhà nước đang hướng tới xây dựng. Thứ ba, bỏ loại DNNN hoạt động công ích, chuyển từ quản lý DNNN độc quyền hoạt động công ích sang quản lý hoạt động công ích trên cơ sở mở rộng cơ chế đấu thầu hoạt động công ích. Xác định rõ mục tiêu hoạt động chủ yếu của DNNN là hoạt động kinh doanh. Thứ tư, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước nói chung và do Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện đối với công ty nhà nuớc. Tại công ty nhà nước có hội đồng quản trị, hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước và có quyền tuyển chọn ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với tổng giám đốc.
  • 21. 19 Thứ năm, Luật DNNN 2003 dành một chương trong Luật để quy định các hình thức chuyển đổi sở hữu đối với công ty nhà nước. Lần đầu tiên những vấn đề liên quan đến thay đổi quyền sở hữu tài sản nhà nước đã được luật hoá với những quy định có tính nguyên tắc về hình thức, mục tiêu và thẩm quyền quyết định khi thực hiện. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2004/NĐ-CP về tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty, công ty nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con; Nghị định 132/2005/NĐ-CP về thiết lập các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước. Như vậy, các tổng công ty nhà nuớc, các tập đoàn kinh tế nhà nước được xếp vào danh sách các công ty nhà nước đặc biệt quan trọng. (3)Giai đoạn từ 2006 đến nay Trong bối cảnh các hoạt động đầu tư, kinh doanh ở trong nước ngày càng thể hiện tính đan xen và liên kết giữa các khu vực kinh tế khác nhau ở trong nước và quá trình đàm phán của Việt Nam để gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang đi đến giai đoạn kết thúc, nhằm bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa DNNN và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 ngày 29/11/2005. Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trong pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam, hình thành một khung pháp lý chung, bình đẳng áp dụng thống nhất cho mọi loại hình doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên nước ta ban hành một văn bản pháp luật chung điều chỉnh thống nhất tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế và loại hình sở hữu. Với việc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, kể từ ngày 1/7/2010, Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 hết hiệu lực, toàn bộ các công ty nhà nước sẽ phải chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để phù hợp với quy định của luật doanh nghiệp. Về thực chất, việc chuyển đổi này thể hiện ở những điểm sau:
  • 22. 20 - Thứ nhất, đó là việc thay đổi mô hình tổ chức pháp lý doanh nghiệp gắn với việc thay tên đổi họ. Từ các DNNN với tên gọi là tổng công ty hay công ty độc lập nào đó thành các công ty cổ phần hoặc công ty TNHH (tuy nhiên, trên thực tế, về hình thức, hầu hết các tổng công ty, tập đoàn sau khi chuyển đổi vẫn giữ tên tổng công ty, tập đoàn như trước đây, chỉ xác định rõ thêm mô hình tổ chức doanh nghiệp là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH). - Thứ hai, thay đổi cơ cấu sở hữu (chủ sở hữu) công ty, từ một chủ sở hữu duy nhất – nhà nước sang nhiều chủ sở hữu, trong đó có các ông chủ tư nhân đối với công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên (trừ công ty cổ phần hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên mà các cổ đông hoặc thành viên đều là nhà nước và công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ). - Thứ ba, thay đổi về mô hình tổ chức, quản trị công ty. Cụ thể như: về tổ chức quản lý, DNNN có hoặc không có hội đồng quản trị do người quyết định thành lập doanh nghiệp quyết định bổ nhiệm; còn công ty cổ phần thì có đại hội đồng cổ đông, có hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra; công ty TNHH thì có hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty; về kiểm soát, đối với những DNNN có hội đồng quản trị thì có ban kiểm soát do hội đồng quản trị thành lập; còn công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức chiếm trên 50% tổng số cổ phần của công ty thì bắt buộc phải có ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu; công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên thì phải thành lập ban kiểm soát, các trường hợp khác thì có kiểm soát viên. - Thứ tư, về Điều lệ công ty: Các DNNN đã chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc công ty TNHH đương nhiên phải xây dựng lại Điều lệ công ty theo mô hình công ty mới theo quy định của luật doanh nghiệp 2005. - Thứ năm, về mối quan hệ và quyền của chủ sở hữu đối với công ty: Đối với DNNN: nhà nước là chủ sở hữu đối với DNNN. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu DNNN gồm: Chính phủ;
  • 23. 21 Thủ tướng Chính phủ (đối với DNNN đặc biệt do Thủ tướng quyết định thành lập); Bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh (đối với DNNN không có hội đồng quản trị); hội đồng quản trị của công ty (đối với công ty có hội đồng quản trị); Bộ Tài chính (trong xây dựng chính sách, cơ chế tài chính, cấp vốn đầu tư, giám sát, đánh giá hiệu quả); Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) (đối với công ty do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ và phần vốn do mình đầu tư ở doanh nghiệp khác). Ngoài ra còn có trường hợp DNNN là đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn của công ty đầu tư ở doanh nghiệp khác. Về quyền của chủ sở hữu, đối với các DNNN thì đại diện chủ sở hữu nhà nước có các quyền sau: (i) quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi công ty và các vấn đề về tổ chức, nhân sự của công ty; (ii) quyết định mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển công ty, quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn; (iii) Quyết định mức vốn đầu tư, mức vốn điều lệ và điều chỉnh mức vốn điều lệ của công ty, quyết định các dự án vay, cho vay có giá trị lớn; (iv) kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với DNNN đã chuyển đổi: chủ sở hữu gồm nhà nước và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào là thành viên góp vốn hoặc cổ đông của công ty, và quyền của chủ sở hữu nhà nước cũng giống như các chủ sở hữu tư nhân khác tùy theo mô hình công ty là công ty cổ phần hay công ty TNHH. Ví dụ như quyền của đại hội đồng cổ đông, quyền của cổ đông sáng lập, quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần; hoặc quyền của thành viên, hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên; hoặc chủ sở hữu công ty hay hội đồng thành viên, chủ tịch công ty trong công ty TNHH một thành viên. Luật Doanh nghiệp 2005 ra đời, quy định một thời hạn bốn năm tính từ 1/7/2006 để Luật DNNN hoàn toàn chấm dứt hiệu lực và các DNNN chuyển đổi sang các loại hình công ty hoạt động theo luật này. Riêng đối với các Tổng công ty 91, mặc dù Quyết dịnh 91/TTg chưa tạo nên chế định pháp lý đầy đủ và hoàn
  • 24. 22 chỉnh cho việc tổ chức và hoạt động của các “Tập đoàn công ty” nhưng trên thực tế, từ năm 2005, Chính phủ đã cho phép thành lập thí điểm một số tập đoàn kinh tế. Các tập đoàn này hoạt động chủ yếu trên cơ sở các quyết định hành chính về thành lập và điều lệ hoặc quy chế nội bộ, do đó, làm phát sinh các vấn đề gây tranh cãi về tư cách, địa vị pháp lý cũng như luật điều chỉnh cho hoạt động của các tập đoàn. Trong bối cảnh đó, ngày 5/11/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2009/NĐ-CP về thí điểm thành lập, tổ chức và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 20/12/2009. Tiếp theo đó, ngày 19/3/2010. Chính phủ lại ban hành tiếp Nghị định 25/2010/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm 1/7/2010, khi Luật doanh nghiệp nhà nước hết hiệu lực, mục tiêu tổ chức sắp xếp lại DNNN đề ra đã không đạt được : tiến trình cổ phần hóa bị trì trệ; nhiều DNNN độc lập hoặc tổng công ty nhà nước cổ phần hóa, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mang tính hình thức từ công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên (mà bản chất vẫn như cũ); hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất (đất đại, tiền vốn, nguyên vật liệu..) kém hơn các loại hình doanh nghiệp khác; lực lượng DNNN đang chiếm giữ một nguồn lực rất lớn của nền kinh tế, nhưng sự đóng góp cho nền kinh tế hoàn toàn không tương xứng. Bên cạnh đó cơ chế quản lý vẫn còn nhiều bất cập như: quyền quản lý nhà nước đối với DNNN; vai trò của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu; quyền chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; vai trò và cơ chế trách nhiệm, quyền lợi của hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên; chuyển cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư vốn; cơ chế tài chính và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp; gắn lợi ích vật chất với trách nhiệm của người quản lý và đội ngũ lao động v.v…chưa được chế định rõ ràng bằng một đạo luật.
  • 25. 23 Để khắc phục những hạn chế trên, một trong những biện pháp trọng điểm được đưa ra đó là thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”. Văn bản này đã tạo hành lang pháp lý, cơ sở vững chắc cho các DNNN đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu, khắc phục những hạn chế còn tổn tại và từng bước phát triển nhanh, mạnh hơn nữa. 1.1.5. Pháp luật về DNNN ở một số nƣớc trên thế giới 1.1.5.1.DNNN ở Nga Mặc dù quá trình tư nhân hóa ở Nga diễn ra rất mạnh mẽ và triệt để từ đầu những năm 90 thế kỷ trước, nhưng sự ảnh hưởng của các DNNN vẫn còn khá sâu sắc, đặc biệt khi Chính phủ Nga thể hiện ý đồ chính sách rõ ràng coi trọng sự khẳng định quyền lực của chính quyền trung ương thông qua DNNN. Theo đó, sự tồn tại của DNNN nhằm đáp ứng hai mục tiêu cơ bản sau: - Mục tiêu chính trị, nhằm bảo đảm an ninh và thực thi các nhiệm vụ chiến lược của quốc gia như an ninh quốc phòng, an ninh năng luợng, thực hiện chính sách bao cấp của nhà nước trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu của đời sống dân sự. - Mục tiêu kinh tế và công nghiệp, nhằm huy động các nguồn lực của nhà nước và xã hội để đầu tư pháp triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu cơ bản và bảo hộ doanh nghiệp bản địa nhằm đối phó với quá trình cạnh tranh quốc tế đang diễn ra gay gắt ở bên ngoài cũng như trong nước [23] Các DNNN ở Nga được hiểu là tất cả các doanh nghiệp có cổ phần sở hữu của nhà nước từ ít nhất 10% trở lên và bao gồm ba hình thức sau: - Công ty cổ phần, điển hình là các tập đoàn công nghiệp và dịch vụ lớn như Gazprom, Sberbank, Russian Railways, Transneft. Tại các tập đoàn này, cổ phần nhà nước đều chiếm đa số hoặc ngay từ ban đầu thành lập hoặc mua sau đó. Vấn đề đáng lưu ý đối với loại doanh nghiệp này là tính linh hoạt về quan hệ sở
  • 26. 24 hữu, được điều chỉnh hoàn toàn bằng cơ chế thị trường. Nhà nước vẫn có thể chi phối hoạt động của các tập đoàn này thông qua việc nắm giữ cổ phần đa số và qua đó tạo ra các tác động mang tính điều tiết đối với thị trường. Tuy nhiên, mọi sự kiểm soát hay chi phối của nhà nước đều phải được thực hiện trên cơ sở Luật Công ty. - Các doanh nghiệp đơn nhất trực thuộc chính quyền liên bang, khu vực hay địa phương chủ yếu thực hiện các chức năng cung cấp dịch vụ công hoặc tạo nguồn thu cho ngân sách thông qua các hoạt động thương mại nhất định. - Các DNNN do nhà nước sở hữu 100% vốn hoạt động trong các lĩnh vực quan trọng như quốc phòng, năng lượng, hạt nhân…. Các doanh nghiệp này hoạt động hoàn toàn không vì mục tiêu lợi nhuận và được tổ chức như là các cơ quan nhà nước hơn là các công ty. Tuy nhiên, nó vẫn có thể tham gia vào các hoạt động thương mại theo chỉ định của cơ quan chính phủ Đối với loại hình DNNN thứ nhất là công ty cổ phần, pháp luật điều chỉnh là Luật Công ty cổ phần Cộng hoà liên Bang Nga. Đây được coi là một bộ phận của phạm trù “luật tư”. Đối với hai loại hình DNNN còn lại là doanh nghiệp đơn nhất và DNNN đóng vai trò chiến lược thuộc 100% sở hữu nhà nước, nhà nước Nga ban hành các văn bản pháp luật riêng rẽ điều chỉnh các loại hình này, bao gồm: văn bản điều chỉnh một nhóm doanh nghiệp cùng loại và văn bản quy định việc thành lập và hoạt động của một doanh nghiệp cụ thể. Nhìn từ góc độ pháp lý, so với Luật Công ty cổ phần, các văn bản pháp luật này chứa đựng nhiều hạn chế liên quan đến các quy định về tổ chức, quản lý, quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp như một công ty hay đơn vị kinh doanh thực sự, chịu sự hạch toán kinh tế và cạnh tranh theo các quy luật thị trường. Tuy nhiên, về bản chất, mặc dù có các chức năng kinh doanh để đạt lợi nhuận, mục tiêu cơ bản của nhà nước Nga trong việc duy trì các doanh nghiệp này không phải là “kinh tế” mà là “chính trị”, hiểu theo nghĩa rộng bao hàm việc bảo đảm các chức năng điều hành và điều tiết
  • 27. 25 của cơ quan chính quyền đối với nền kinh tế quốc dân cũng như các mục tiêu có tính vĩ mô và chiến lược khác. 1.1.5.2. DNNN ở Cộng hoà liên bang Đức Cả trong lý luận và thực tiễn, sự tồn tại của các DNNN ở CHLB Đức luôn luôn đối mặt với hai sự kiểm soát đồng thời có liên hệ đến các nguyên lý cơ bản của tổ chức nhà nước Đức. Với mục tiêu theo đuổi nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ được phép tham gia vào các hoạt động kinh tế (bao gồm cả việc thành lập DNNN hay góp vốn vào doanh nghiệp) khi được một đạo luật cụ thể cho phép. Nguợc lại, do khẳng định tính chất xã hội của thị trường, nhà nước theo các nguyên tắc của hiến pháp hay “Luật cơ bản” có nghĩa vụ tối cao là bảo đảm đời sống thiết yếu cho người dân, trong đó, để thực hiện nhiệm vụ này, cơ quan chính quyền được sử dụng các biện pháp tốt nhất có thể, bao gồm cả việc tham gia vào các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, điều kiện đặt ra là các hoạt động kinh tế đó phải mang lại hiệu quả đích thực. Cụ thể, nếu cơ quan chính quyền đã quyết định góp vốn vào một doanh nghiệp để tìm kiếm nguồn thu bổ sung cho ngân sách địa phương, hoặc thành lập một DNNN để bảo đảm việc cung ứng một dịch vụ công trên địa bàn, nhưng việc làm đó không có hiệu quả thì cơ quan chính quyền sẽ phải xem xét chấm dứt việc kinh doanh và giải thể DNNN. Điều này cho thấy một hướng tiếp cận rất hay đó là việc “tư nhân hoá các nhiệm vụ công”, vốn thuộc chức năng của các cơ quan chính quyền được người đóng thuế uỷ nhiệm. Nói đến mô hình DNNN ở Đức, có hai hình thức pháp lý cơ bản luôn luôn tồn tại, đó là: - DNNN theo luật tư, tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần theo Luật về cổ phần, hay công ty TNHH theo các quy định về công ty trong Bộ luật thương mại. Các công ty này có sự tham gia vốn của nhà nước với các tỷ lệ nhất định, về nguyên tắc chỉ cần dưới 100% nhưng thông thường thực tế là dưới 50%.[14] - DNNN theo luật công, có tính pháp lý như một bộ phận của bộ máy hay các cơ quan chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp này được thành lập để
  • 28. 26 quản lý từ bãi đỗ xe công cộng hay công viên cho tới các Quỹ tín dụng của nhà nước. Mức độ độc lập trong việc tham gia vào các quan hệ hợp đồng với bên ngoài có khác nhau giữa các DNNN này tuỳ thuộc vào điều kiện và nhu cầu cụ thể của từng cơ quan chính quyền địa phương. Tuy nhiên, tất cả các DNNN đều là chủ thể pháp lý của luật công, thực thi các chức năng và nhiệm vụ được quy định trong các đạo luật về hành chính khác nhau và các quy chế thành lập do cơ quan chính quyền ban hành. Chính quyền đồng thời bảo đảm về trách nhiệm cho các doanh nghiệp này. Tất cả các hình thức công ty ở Đức đều được quy định trong Bộ luật dân sự và Bộ luật thương mại. Riêng đối với hai hình thức của loại công ty đối vốn là công ty cổ phần và công ty TNHH, ngoài hai bộ luật nói trên, còn có hai luật đơn hành có ý nghĩa như Luật Công ty cổ phần (ban hành năm 1937) và Luật Công ty TNHH (ban hành từ năm 1892) [14] Các DNNN hoạt động theo luật tư đều chịu sự điều chỉnh của các luật nói trên. Đối với các DNNN hoạt động theo luật công, có thể nói rằng cơ sở pháp lý quan trọng nhất chính là Đạo luật cơ bản. Mặc dù Đạo luật cơ bản không có bất cứ điều khoản nào nói tới DNNN nhưng lại quy định về quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền. Với cách tiếp cận này, việc thành lập các DNNN hoạt động theo luật công sẽ tuỳ thuộc vào việc áp dụng hai nguyên tắc, đó là nguyên tắc linh hoạt theo nhu cầu và linh hoạt theo lãnh thổ (có nghĩa rằng tuỳ từng thời điểm khác nhau và ở mỗi vùng, miền hay lãnh thổ hành chính khác nhau mà có thể tồn tại nhiều, ít hay các DNNN khác nhau; và nguyên tắc mọi việc thành lập DNNN phải được các cơ quan dân cử từ Quốc hội bang đến Hội đồng nhân dân của các tỉnh hay thành phố phê chuẩn bằng các đạo luật hay quyết định. Như vậy, có thể thấy, ở Đức, thị trường là nền tảng và trung tâm. Việc thành lập và duy trì các DNNN chỉ được coi là biện pháp và công cụ chứ không phải vấn đề có tính nguyên tắc.
  • 29. 27 1.1.5.3. DNNN ở Singapore Có thể nói rằng, mô hình DNNN ở Singapore được coi như một kiểu mẫu của sự thành công, đặc biệt là ở khía cạnh quản trị và kinh doanh hiệu quả. Khác với thực tiễn ở các quốc gia khác, việc thành lập các DNNN ở Singapore dường như là một tất yếu đặt trong triết lý và định hướng tổng thể của nền kinh tế Singapore, trong đó lấy nguyên tắc quản trị hiệu quả là ưu tiên số một. Mặc dù tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối các nguyên lý thị trường, Chính phủ Singapore đã đặt các mục tiêu kinh tế lên hàng đầu và tự mình đảm nhiệm và gánh vác chức năng này. Bắt đầu đi theo khuynh hướng này từ những năm 70 của thế kỷ trước , cho đến nay, 60% nền kinh tế Singapore được tạo nên và kiểm soát bới các DNNN, được thành lập và hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Một nền kinh tế thị trường với DNNN là chủ đạo nhưng đã tạo nên những thành tích thần kỳ để biến Singapore thành hàng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực như: GDP trên đầu người, môi trường kinh doanh trong sạch và năng động, quản trị công ty hiệu quả,….[26] Đặc thù quan trọng nhất của DNNN ở Singapore là chỉ hoạt động thông qua đầu tư mà không tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh trực tiếp. Singapore có hai DNNN hàng đầu và chủ chốt là Temasek Holdings và Singapore Government Investment Corporation (GIC). Loại hình pháp lý của hai doanh nghiệp này đã đặt ra khá nhiều chất vấn và tranh cãi với câu hỏi trọng tâm đó là: cơ quan chính phủ hay doanh nghiệp? Chính phủ Singapore đã khẳng định và thực tế cũng chứng minh đặc điểm chung của hai tập đoàn này, đó là các tổ chức thuộc sở hữu 100% của Chính phủ nhưng được tổ chức và hoạt động hoàn toàn như một doanh nghiệp. Cả Temasek và GIC đều lấy chức năng đầu tư làm chính, tuy nhiên, nếu như Temasek được tổ chức theo mô hình công ty holding thì GIC lại hoạt động như một quỹ đầu tư. Để đảm bảo sự tuân thủ tuyệt đối với nguyên tắc thị trường, các DNNN của Singapore đều được tổ chức và hoạt động thống nhất theo Luật công ty
  • 30. 28 Singapore ban hành năm 1967. Điểm đáng lưu ý là việc các nhà làm luật đặt các DNNN (mặc dù sở hữu 100% của Chính phủ và do các quan chức hàng đầu chính phủ lãnh đạo) dưới sự chi phối của Luật công ty dường như không nhằm mục đích tạo sự bình đẳng và tự do cạnh tranh trên cùng một luật chơi (xét cả phương diện chính trị và pháp lý) giữa khu vực nhà nước và tư nhân như quan niệm thông thường, mà chủ yếu để bảo đảm tính hiệu quả của quản trị công ty. Điều này có thể thấy rõ qua ba lý do sau đây: - Thứ nhất, cách thức tổ chức và hoạt dộg của DNNN ở Singapore không thông lệ mà tập trung vào mô hình công ty đầu tư. Do đó không dẫn đến cạnh tranh về lợi ích trực tiếp về thị trường với các công ty khác; - Thứ hai, Chính phủ Singapore khẳng định một cách công khai vị thế đặc biệt và không cạnh tranh của các doanh nghiệp này thông qua việc cung cấp nguồn vốn ban đầu và tài chính hoạt động khổng lồ cùng với một số đặc quyền nhất định để đảm bảo sự an toàn về đầu tư; - Thứ ba, các DNNN được yêu cầu và bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Luật công ty. Trong đó có nguyên tắc quan trọng nhất là sự tách biệt giữa sở hữu và quản trị. Nếu chủ sở hữu hay nguời giám sát các DNNN buộc phải là các quan chức quan trọng của Chính phủ thì các nhà quản trị doanh nghiệp buộc phải là những người giỏi nhất, không phụ thuộc vào quốc tịch Singapore hay nước ngoài. Ngoài ra, Luật công ty Singapore còn nhấn mạnh đến yếu tố kiểm soát nội bộ hay quản trị công ty thông qua việc đề ra những quy tắc ứng xử và trách nhiệm nặng nề đối với các giám đốc và ban điều hành. Giám đốc theo Luật công ty là những người được uỷ nhiệm của công ty, do đó có quyền tự do hành động khá lớn, tuy nhiên luôn luôn phải đảm bảo và chứng minh được rằng có động cơ và cố gắng mang lại lợi ích lớn nhất cho công ty và không liên quan đến bất cứ giao dịch kinh doanh nào có khuynh hướng trục lợi cá nhân. Trong trường hợp vi phạm các nguyên tắc nói trên, các giám đốc có thể bị phạt tiền, thậm chí phạt tù tối đa một năm [27]
  • 31. 29 1.2. Những vấn đề cơ bản về tái cơ cấu DNNN 1.2.1. Khái quát về tái cơ cấu DNNN Tái cơ cấu có thể được hiểu là quá trình tổ chức lại, sắp xếp lại, điều chỉnh lại, cải tiến mô hình, cơ chế hoạt động và bố trí lại nguồn nhân lực. Xét trên bình diện doanh nghiệp, tái cơ cấu là quá trình tổ chức lại doanh nghiệp (phá sản, chấm dứt hoạt động, sát nhập, mua bán doanh nghiệp), là việc thay đổi căn bản về cơ cấu vốn, thay đổi chủ sở hữu, thay đổi hội đồng quản trị hay các lãnh đạo doanh nghiệp, thay đổi chiến lược kinh doanh, thị trường kinh doanh hay thay đổi sản phẩm và công nghệ. Để hiểu rõ hơn về tái cơ cấu DNNN, chúng ta có thể xem xét việc tái cơ cấu theo chiều dọc, chiều ngang, vĩ mô, vi mô, quy mô và tính chất của tái cơ cấu như sau: - Thứ nhất, tái cơ cấu theo chiều dọc nhằm cấu trúc lại các DNNN hướng vào ngành trọng điểm của đất nước, thiên về chất lượng, phát triển theo chiều sâu để nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra liên kết chuỗi trong toàn bộ quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh, đảm bảo tất cả các doanh nghiệp tham gia đều có lợi và có thị trường. - Thứ hai, tái cơ cấu theo chiều ngang nhằm sắp xếp lại ngành theo hướng các ngành sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và có sức cạnh tranh cao; tăng cường sự kết nối, bổ sung cho nhau giữa các ngành, vùng thành một nền kinh tế thống nhất, hướng tới kết nối hiệu quả với khu vực và kinh tế thế giới. - Thứ ba, trên phương diện vĩ mô, tái cơ cấu DNNN là quá trình điều chỉnh lại chính sách, khung pháp lý của nhà nước, điều chỉnh lại thị trường (bao gồm thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường tài chính, thị trường tiền tệ và đầu tư…), điều chỉnh sắp xếp lại vấn đề sở hữu, mô hình, cơ chế giám sát, quản lý của nhà nước đối với DNNN.
  • 32. 30 - Thứ tư, trên phương diện vi mô, tái cơ cấu từng DNNN được tiến hành thông qua điều chỉnh lại sở hữu, mô hình, cơ chế hoạt động, quản lý, bố trí lại nguồn lực, xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp với từng DNNN. - Thứ năm, xét về quy mô và tính chất thì tái cơ cấu nhằm sắp xếp lại phạm vi hoạt động của doanh nghiệp theo đúng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính có quy mô phù hợp với vai trò và tầm quan trọng của DNNN trong những lĩnh vực trọng điểm và tính chất của ngành nghề. 1.2.2. Mục tiêu và phạm vi tái cơ cấu DNNN 1.2.2.1. Mục tiêu của tái cơ cấu DNNN Tham khảo hoạt động tái cơ cấu DNNN ở một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nam Phi cho thấy, yêu cầu về tái cơ cấu DNNN ở các nước thường khác nhau và phụ thuộc vào thời điểm, bối cảnh kinh tế, chính trị - xã hội ở mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung đều hướng đến mục tiêu tăng cường tính công khai minh bạch đối với các DNNN, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực quản trị doanh nghiệp, khả năng tiếp cận vốn, khả năng cạnh tranh và quản lý nhà nước đối với các DNNN, cụ thể: - Tại Hungary, tái cơ cấu DNNN được xem là một quá trình chuyển đổi và định hướng các doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường. Điều này xuất phát từ những tồn tại của các DNNN như: cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung cao độ dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, năng suất lao động thấp và thiếu cạnh tranh ở các DNNN; tỷ lệ nợ cao trong các doanh nghiệp và các công ty con; cơ chế cấp ngân sách thuận lợi dành cho các doanh nghiệp đã thủ tiêu động lực phát triển.[4, Tr21] - Tại Hàn Quốc: Sau khủng hoảng tài chính năm 1997, Hàn Quốc đẩy mạnh tư nhân hóa cùng với đổi mới quản lý và tái cơ cấu các DNNN, trong đó các tập đoàn kinh tế của Hàn Quốc cũng là trọng tâm của cuộc cải cách, nhằm tăng cường quản trị DNNN, giảm rủi ro đầu tư công thông qua quá trình tư nhân
  • 33. 31 hóa, hạn chế độc quyền tự nhiên, mở rộng khả năng cạnh tranh và ổn định môi trường chính trị - xã hội.[4, Tr21] - Trung Quốc bắt đầu quá trình cải cách DNNN cùng với quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế và đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc ra nhập WTO năm 2001 và với việc thành lập Ủy ban quản lý giám sát tài sản Trung Quốc (SASAC) năm 2003, quá trình tái cơ cấu DNNN được đẩy mạnh. Tái cơ cấu DNNN nhằm tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo, dẫn dắt của kinh tế nhà nước; kiên trì khuyến khích, hỗ trợ và chỉ đạo đối với sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, khuyến khích và ủng hộ các thành phần kinh tế khác tham gia vào việc điều chỉnh vốn nhà nước và tái cơ cấu DNNN.[21] - Nam Phi đã thông qua kế hoạch tổng thể về tái cơ cấu DNNN năm 1999 trong khuôn khổ chương trình tái thiết và phát triển nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống lại hành vi độc quyền và góp phần ổn định tình trạng tài chính của đất nước; tiếp tục nhấn mạnh vai trò của DNNN trong phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời coi trọng cải cách thể chế.[4, Tr21] Ở Việt Nam, mục tiêu của hoạt động tái cơ cấu DNNN được thể hiện cụ thể trong Quyết định số 929/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015” như sau: - DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. - Nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp kinh doanh; hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản
  • 34. 32 phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh đối với doanh nghiệp hoạt động công ích. 1.2.2.2. Phạm vi tái cơ cấu DNNN Phạm vi tái cơ cấu DNNN cần phải được thực hiện một cách toàn diện, đối với hệ thống DNNN, bao gồm 4 phương diện chính: ngành nghề kinh doanh, tài chính doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó, mỗi tập đoàn, tổng công ty phải xây dựng cho mình được một đề án tái cơ cấu phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và định hướng phát triển. (1) Tái cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực Đối với việc tái cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, cần xác định rõ vai trò của DNNN trong nền kinh tế. Phạm vi tái cơ cấu DNNN trong lĩnh vực và ngành nghề phải trên cơ sở rà soát lại mục tiêu chiến lược, ngành nghề kinh doanh (của công ty mẹ, công ty thành viên), trong đó chú ý đến thị trường, sản phẩm chính, môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài, điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với dòng sản phẩm chính, xu hướng phát triển. Kinh nghiệm một số nước cho thấy, nhà nước chỉ tập trung vào những lĩnh vực quan trọng, có tính then chốt, cần vốn đầu tư lớn, những lĩnh vực mà tư nhân có thể làm tốt thì nên đẩy nhanh cổ phần hóa, khuyến khích niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm tăng vốn cho doanh nghiệp, đồng thời tăng cường năng lực quản trị doanh nghiệp. Tái cơ cấu DNNN cần tập trung trước hết vào các lĩnh vực ưu tiên sẽ đem lại hiệu quả cao hơn là vào toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Cụ thể: - Trong cơ sở hạ tầng kinh tế, viễn thông, năng lượng, ngân hàng là những lĩnh vực đóng vai trò quan trọng cần được đổi mới và thực hiện tái cơ cấu trước tiên; - Hợp nhất hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty vào một số lĩnh vực chủ chốt, các ngành nghề kinh doanh có tính chuyên môn hóa cao;
  • 35. 33 - Định hướng nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh chính. Bên cạnh đó, việc tiến hành tư nhân hóa, cổ phần hóa các lĩnh vực, ngành nghề mà tư nhân thực hiện tốt; tăng cường mua bán và sát nhập các doanh nghiệp cũng là một việc quan trọng cần chú ý. Để phân loại các DNNN theo ngành nghề, có thể tham khảo cách thức của Hàn Quốc đó là chia các DNNN thành ba nhóm và áp dụng chính sách tái cơ cấu từng phần khác nhau đối với mỗi nhóm. Cụ thể: - Nhóm 1: Các DNNN chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh và không cần có sự kiểm soát của nhà nước thì thực hiện tư nhân hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nhà nước tiếp tục nắm giữ các ngành nghề trọng điểm của quốc gia, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế. - Nhóm 2: các DNNN chủ yếu hoạt động công ích (có ảnh hưởng lớn tới cộng đồng), không tham gia đáng kể vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tiếp tục duy trì phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ, từng địa phương. - Nhóm 3: các DNNN vừa hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tham gia hoạt động công ích thì thực hiện tái cơ cấu toàn diện.[4,Tr23] (2) Tái cơ cấu tài chính DNNN Tái cơ cấu tài chính DNNN phải được thực hiện thông qua sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư vào DNNN trong các ngành được chọn và cổ phần hóa, xử lý nợ xấu trong các DNNN. Tức là cần có tầm nhìn dài hạn để nâng cao hiệu quả; tăng cường tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. Ngoài ra, trong quá trình tái cơ cấu cũng cần chú trọng hơn đến các nhà đầu tư chiến lược cũng như thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời đảm bảo tính công khai minh bạch trong quá trình tái cơ cấu DNNN. Để cải thiện được cơ cấu vốn, các doanh nghiệp cần xóa bỏ tình trạng bảo lãnh vay nợ trong nội bộ Tập đoàn; tập trung vào năng lực kinh doanh chính;
  • 36. 34 nâng cao trách nhiệm giải trình của các cổ đông nắm quyền kiểm soát và bộ phận quản lý. Cùng với đó, hạn chế đầu tư dàn trải ra ngoài ngành kinh doanh chính; ngăn chặn tình trạng đầu tư lòng vòng và các giao dịch gian lận giữa các công ty liên kết. (3) Tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp Tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý doanh nghiệp, nâng cao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, giảm tối đa sự can thiệp của nhà nước đối với hoạt động quản trị điều hành của doanh nghiệp. Nhiều nước có quy định thực hiện tăng cường tính công khai minh bạch trong chế độ báo cáo tài chính với việc ban hành mẫu báo cáo thống nhất và áp dụng đối với tất cả các công ty mẹ và các công ty con thành viên; tăng cường hệ thống giám sát nội bộ thông qua việc yêu cầu các công ty nêm yết cần có ban kiểm toán nội bộ ví dụ như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nam Phi [4,Tr24). Ngoài ra, một số nước còn áp dụng nhiều biện pháp để nâng cao trách nhiệm của các thành viên quản lý DNNN như: tăng cường trách nhiệm giải trình của chủ tịch hồi đồng quản trị và ban giám đốc; yêu cầu có ít nhất một nửa số thành viên trong ban giám đốc là giám đốc độc lập bên ngoài; yêu cầu trong hội đồng quản trị có ít nhất một người là thành viên độc lập bên ngoài. Nam Phi còn cho phép áp dụng các hình thức quản trị doanh nghiệp mới như thành lập các hội đồng doanh nghiệp, đại hội công nhân viên chức, tách quyền sở hữu khỏi quyền tổ chức hoạt động kinh doanh (4) Tái cơ cấu quản lý nhà nước và các DNNN Nhà nước cần đổi mới quản lý đối với DNNN nhằm tạo điều kiện đầy đủ và đồng bộ để DNNN thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; tăng cường quản lý DNNN theo cơ chế thị trường; hạn chế sự can thiệp của nhà nước đối với hoạt động của các Tập đoàn, tổng công ty; tăng cường
  • 37. 35 giám sát chặt chẽ các DNNN thông qua các báo cáo tài chính và người đại diện; xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát DNNN; ban hành quy tắc quản trị DNNN. Mô hình quản lý nhà nước đối với DNNN cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu và người quản lý; cơ chế quản lý vốn, tài sản nhà nước tại DNNN. Tại một số nước, chức năng quản lý và giám sát do cơ quan quản lý thực hiện nhằm tách bạch vai trò chủ sở hữu và vai trò quản lý của nhà nước (như SASAC của Trung Quốc hoặc Vụ tài chính doanh nghiệp của Canada). Một số nước khác thành lập cơ quan kinh doanh (tổng công ty hoặc tập đoàn) vì mục tiêu lợi nhuận nhằm đảm bảo hiệu quả bảo tồn và phát triển vốn nhà nước (Singapore, Hungary, công ty đầy tư vốn và tài sản nhà nước của Trung Quốc).[4,Tr25] 1.2.3. Vai trò của tái cơ cấu DNNN Tái cơ cấu DNNN thường là một lĩnh vực khá nhạy cảm và khó khăn, không chỉ là vấn đề mang tính kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tư tưởng, chính trị, tâm lý xã hội và có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyền và lợi ích của nhiều người. Tuy nhiên, đây là một hoạt động đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ đối với xã hội, đối với nền kinh tế mà còn đối với mỗi bản thân DNNN đó. Đối với xã hội, tái cơ cấu DNNN hiệu quả có ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội, như: cải thiện đời sống của người lao động (mức lương và thu nhập); cải thiện chất lượng và giá trị dịch vụ cho người dân; tăng cường các hàng hóa công cộng cho xã hội; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá thấp; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, an toàn và an sinh xã hội. Đối với nền kinh tế, tái cơ cấu DNNN cũng đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung, như: làm giảm các áp lực vốn vay của khu vực DNNN nói riêng, và lĩnh vực công nói chung, qua đó giảm áp lực lãi suất, khuyến khích đầu tư và tăng cường đóng góp cho tăng trưởng kinh tế; các DNNN được tư nhân hóa, hoạt động có hiệu quả hơn, cũng góp phần tăng đóng góp vào ngân sách nhà
  • 38. 36 nước. Đối với kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu DNNN thể hiện trên một số khía cạnh như: tác động tài khóa – giảm gánh nặng ngân sách và tăng các nguồn lực tài chính từ bên ngoài; tác động đối với thị trường tài chính – lãi suất trong nước thấp và cải thiện xếp hạng tín nhiệm; tác động đối với cán cân thanh toán – thu hút dòng vốn nước ngoài (đầu tư trực tiếp FDI và gián tiếp FPI) và tăng dự trữ ngoại hối. Đối với bản thân mỗi DNNN và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tái cơ cấu DNNN thành công sẽ đem lại cơ hội không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn có tác động tích cực đến lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động: hiệu quả hoạt động của DNNN, năng lực quản trị doanh nghiệp, tiếp cận công nghệ mang tính cạnh tranh toàn cầu, nâng tầm của DNNN trong phạm vi cả nước và quốc tế, tạo ra các cấu trúc thị trường hiệu quả đối với lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, thu hút vốn từ các khu vực khác… Có thể thấy, với mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các DNNN, góp phần cải thiện tình hình kinh tế các DNNN nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, việc tái cơ cấu DNNN là một yêu cầu tất yếu, đòi hỏi các DNNN cần có định hướng đúng đắn, nhanh chóng tiến hành một cách hiệu quả nhất. Để đạt được điều đó, nhà nước cũng cần xây dựng được một hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất để làm nền tảng cho các doanh nghiệp tiến hành và áp dụng. 1.2.4. Sự cần thiết của tái cơ cấu DNNN ở Việt Nam Từ những phân tích về thực trạng hoạt động của DNNN ở Việt Nam hiện nay và hình thức, vai trò của công cuộc tái cơ cấu DNNN, có thể thấy, việc tái cơ cấu DNNN ở Việt Nam là rất cần thiết. Đây là một quá trình tất yếu xuất phát từ ba nguyên nhân sau đây: - Thứ nhất, DNNN đã bộc lộ nhiều sự bất cập, yếu kém, thực trạng đó cho thấy đã đến thời điểm phải khẩn trương, tái cơ cấu toàn diện để thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh trong giai đoạn mới.
  • 39. 37 - Thứ hai, tái cơ cấu không chỉ cần thiết đối với bản thân khu vực DNNN mà còn trực tiếp phục vụ và hỗ trợ cho nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu. - Thứ ba, tái cơ cấu DNNN là yêu cầu tất yếu, phù hợp với tiến trình chuyển đổi từ phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, để DNNN thực sự khẳng định vai trò then chốt của khu vực kinh tế nhà nước; là quá trình tiếp tục của đổi mới, sắp xếp DNNN được thực hiện một cách toàn diện từ hệ thống đến từng thực thể DNNN, đồng bộ, gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015.
  • 40. 38 CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DNNN, THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA KHI DNNN TÁI CƠ CẤU 2.1. Thực trạng hoạt động của các DNNN ở Việt Nam Thực trạng hoạt động của các DNNN hiện nay cho thấy, bên cạnh sự tăng trưởng vượt bậc ở những DNNN lớn, độc quyền, khai thác tài nguyên, khoáng sản, thì hiệu quả đầu tư ở nhiều DNNN thấp, sản phẩn đầu tư có khả năng cạnh tranh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; nhiều DNNN phải sử dụng vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao, máy móc thiết bị được đầu tư lạc hậu, trình độ, năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế, công tác quản lý đầu tư lỏng lẻo dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ, mất vốn nhà nước, tập trung ở những doanh nghiệp: dệt, mía đường, giấy, dâu tơ tằm….cá biệt có những doanh nghiệp khả năng cạnh tranh thấp, giá bán sản phẩm, hàng hóa không đủ bù đắp chi phí nên kết quả kinh doanh thua lỗ như sản phẩm cà phê; những doanh nghiệp ngành giao thông phải thầu qua nhiều lần nên doanh thu thực hưởng không bằng giá trúng thầu ban đầu hoặc phải bỏ giá thấp để trúng thầu. Sau khi Việt Nam chính ra nhập WTO, để đảm bảo việc cạnh tranh bình đẳng đồng thời dần khẳng định Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì ngoài việc ban hành các cơ chế, chính sách đối với DNNN cho đồng bộ với các thành phần kinh tế khác, thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như quy mô của các tổng công ty nhà nước là cần thiết. Từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã thí điểm thành lập một số tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổ chức lại một số tổng công ty 91, đồng thời cũng thành lập các tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty 90 thuộc một số Bộ chuyên ngành. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến tháng 10/2011, cả nước còn 1309 doanh nghiệp (tập trung ở 96 tập đoàn kinh tế, tổng công ty và một số doanh nghiệp độc lập), với tổng tài sản 1760 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận 117 ngàn
  • 41. 39 tỷ đồng; nộp ngân sách 227 nghìn tỷ đồng, đóng góp khoảng 34% GDP cả nước (năm 2010). Trong số 1309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 241 công ty nông, lâm nghiệp, 319 doanh nghiệp tham gia hoạt động công ích, 20 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, 62 công ty xổ số kiến thiết, 594 doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp kinh doanh, chủ yếu hoạt động trong các ngành đảm bảo cho cân đối lớn của nền kinh tế như: viễn thông, điện lực, dầu khí, khai thác khoáng sản, lương thực, hóa chất cơ bản….[6,Tr5] 2.1.1. Những thành tựu chủ yếu của DNNN Trong những năm qua, thực tế hoạt động của các DNNN đã cho thấy rất nhiều điểm tích cực, đóng góp lớn vào sự phát triển của kinh tế đất nước. Có thể thấy rõ trong một số mặt sau đây: a. Các DNNN mà trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty đã bảo đảm việc sản xuất, cung ứng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế Trong những năm qua, các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã tăng cường đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ; xây dựng đội ngũ lao động kỹ thuật với trình độ tay nghề cao, góp phần quan trọng xây dựng các kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội dài hạn của đất nước. Nhiều tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã vươn ra thị trường quốc tế như các tập đoàn: Công nghiệp cao su Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Viettel,...; một số đã xây dựng được thương hiệu có uy tín ở thị trường trong nước và khu vực. Nhiều tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc giữ chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như: khai thác và cung cấp than cho cả nước; cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội; kinh doanh xăng dầu phục vụ tiêu dùng; sản xuất xi măng; sản xuất và cung ứng nhu cầu thép; thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo, thu mua lúa, gạo, cà phê cho người nông dân....
  • 42. 40 Đa số các DNNN hoạt động có lãi, góp phần ổn định và chủ động nguồn thu ngân sách nhà nước. Nhiều tập đoàn, tổng công ty liên tục có lãi như: tập đoàn dầu khí Việt Nam, tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, tập đoàn Viễn thông quân đội, tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam, tổng công ty thương mại Sài Gòn,... Hàng năm, theo số liệu của Bộ Tài chính, DNNN nòng cốt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã đóng góp trung bình khoảng 35% GDP của cả nước, tạo ra 39,5% giá trị sản lương công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 28,8% tổng thu nội địa, doanh nghiệp đã bảo đảm việc làm cho khoảng 1,2 triệu người lao động với mức thu nhập bình quân từ 3,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng.[6,Tr15] b. DNNN đóng góp quan trọng trong điều tiết vĩ mô, ổn định kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn duy trì được hoạt động, đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo ổn định xã hội, ngăn ngừa sự suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập cho người lao động. Không chỉ vậy, các DNNN thực hiện nhiệm vụ công ích ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã hỗ trợ các địa phương nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Nhiều tập đoàn, tổng công ty cũng chú trọng đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh việc thực hiện xóa đói giảm nghèo. Nhiều tập đoàn, tổng công ty thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao đầu tư những dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn của đất nước, những dự án lớn hoặc hiệu quả về kinh tế thấp nhưng ý nghĩa chính trị và hiệu quả về xã hội lại rất lớn mà các doanh nghiệp thuộc các
  • 43. 41 thành phần kinh tế khác không làm hoặc không có đủ khả năng làm, đặc biệt những dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng miền theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như Nhà máy lọc dầu Dung quất, Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu kinh tế Vũng Áng, Cụm khí điện đạm Cà Mau, Thủy điện Sơn La. c. Hệ thống cơ chế, chính sách đã ban hành tạo đồng bộ điều kiện cho các DNNN nói chung và các tập đoàn, tổng công ty nói riêng chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ thống các quy định, chính sách đối với DNNN về cơ bản đã tạo lập được môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp: những chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và phát triển; các công cụ quản lý nhà nước như chính sách thuế, tín dụng, tiền lương có tác dụng điều tiết, định hướng phát triển doanh nghiệp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chính sách pháp luật chủ trương định hướng của nhà nước đối với doanh nghiệp. Đối với việc thành lập mới DNNN, Chính phủ đã quy định cụ thể về ngành, lĩnh vực, địa bàn và điều kiện thành lập mới công ty nhà nước, theo đó chỉ thành lập mới doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ trong các ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Điều này khẳng định sự chú tâm của nhà nước trong những lĩnh vực nhất định, tập trung phát triển trọng điểm, tránh dàn trải và đạt được những hiệu quả cao hơn. Cổ phần hóa là hình thức chủ yếu trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước. Bằng việc quy định về cổ phần hóa ngày càng công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường gắn với phát triển thị trường vốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán, chính sách cổ phần hóa đã và đang góp phần rút ngắn thời