SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  41
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT
CHøC N¡NG CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N
TRONG §IÒU TRA Vô ¸N H×NH Sù Mµ BÞ CAN
Lµ NG¦êI CH¦A THµNH NI£N
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT
CHøC N¡NG CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N
TRONG §IÒU TRA Vô ¸N H×NH Sù Mµ BÞ CAN
Lµ NG¦êI CH¦A THµNH NI£N
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ PHƢỢNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Ánh Tuyết
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ
ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.......8
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN
LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.........................................................8
1.1.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ
án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.......................................8
1.1.2. Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ
án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.....................................14
1.2. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.................................17
1.2.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................17
1.2.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................22
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN
HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.............24
1.3.1. Ý nghĩa chính trị.....................................................................................24
1.3.2. Ý nghĩa pháp lý ......................................................................................25
1.3.3. Ý nghĩa xã hội ........................................................................................26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................................28
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM NĂM 2003 VÀ NĂM 2015 VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN
HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VÀ
THỰC TIỄN THI HÀNH....................Error! Bookmark not defined.
2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
NĂM 2003 VÀ NĂM 2015 VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ
CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmark not defined.
2.1.1. Chức năng thực hành quyền công tố ....Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp Error! Bookmark not defined.
2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmark not defined.
2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc........................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhânError! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ BẢO ĐẢM CHỨC NĂNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN
HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmark n
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ
CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmark not defined.
3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sựError! Bookmark no
3.1.2. Ban hành các văn bản hƣớng dẫn.........Error! Bookmark not defined.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC BẢO ĐẢM CHỨC NĂNG CỦA
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ
ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmar
3.2.1. Nâng cao chất lƣợng cán bộ của ngành Kiểm sátError! Bookmark not defined.
3.2.2. Tăng cƣờng về cơ sở vật chất cho ngành kiểm sátError! Bookmark not defined.
3.2.3. Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụngError! Bookmar
3.2.4. Tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự mà bị can là
ngƣời chƣa thành niên...........................Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Xây dựng hệ thống tƣ pháp thân thiện với ngƣời chƣa thành niênError! Bookmark n
KẾT LUẬN........................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................29
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT: Cơ quan điều tra
ĐTV: Điều tra viên
KSV: Kiểm sát viên
NCTN: Ngƣời chƣa thành niên
TAND: Tòa án nhân dân
TTHS: Tố tụng hình sự
THQCT: Thực hành quyền công tố
VAHS: Vụ án hình sự
VKS: Viện kiểm sát
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Tỉ lệ NCTN phạm tội từ năm 2011 - 2016 51
Bảng 2.2: Tỷ lệ NCTN bị VKS truy tố so với NCTN bị đề nghị truy
tố 53
Bảng 2.3: Số liệu kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ một số
biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra VAHS mà
bị can là NCTN
Error!
Bookmark
not
defined.
Bảng 2.4: Số liệu thống kê số bị can là ngƣời chƣa thành niên do
CQĐT và VKS đình chỉ
Error!
Bookmark
not
defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách tổ chức và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan tƣ
pháp trong đó có Viện kiểm sát (VKS) là một đòi hỏi có tính cấp bách của
Đảng, Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới” đã đặt ra yêu cầu đối với VKSND các cấp là:
Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tƣ
pháp. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tƣ pháp phải đƣợc thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong
suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và
ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội, xử lý kịp thời
những trƣờng hợp sai phạm của những ngƣời tiến hành tố tụng
khi thi hành nhiệm vụ.... [6].
Sau đó, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác định: “...tăng cường
nhiệm vụ của công tố trong hoạt động điều tra...” [8] và gần đây nhất, tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định:
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến
năm 2020, xây dựng hệ thống tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, bảo
vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời...Viện kiểm sát
đƣợc tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức toà án, bảo đảm tốt hơn
các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp;
tăng cƣờng trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công
tố với hoạt động điều tra.... [8].
2
Yêu cầu trên đã đƣợc thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi)
và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự có bị can là
NCTN là thể hiện cụ thể một trong những chức năng của VKS, bảo đảm việc
giải quyết vụ án có bị can là NCTN đƣợc chính xác, nhanh chóng, đảm bảo
quyền con ngƣời của NCTN, đồng thời còn là biểu hiện của việc thực hiện
quyền lực nhà nƣớc nhằm góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế và bảo
vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu này ngành kiểm sát phải
không ngừng nâng cao chất lƣợng thực hiện chức năng của mình trong quá
trình giải quyết vụ án.
Thực tiễn những năm qua cho thấy, trong công tác của mình, VKS đã
thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ
pháp trong vụ án hình sự nói chung, cũng nhƣ vụ án có bị can là NCTN nói
riêng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đƣợc, hoạt động của VKS vẫn còn có
những hạn chế trong việc thực hiện chức năng của mình, nhƣ: Vẫn còn tình
trạng bắt, tạm giam, tạm giữ NCTN chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện, yêu cầu
của Bộ luật Tố tụng hình sự; việc tạm giam NCTN còn đƣợc áp dụng tƣơng
đối phổ biến trong khi đó biện pháp giám sát tại gia đình và cộng đồng thì lại
ít đƣợc áp dụng trên thực tế, mặc dù đây là biện pháp tốt đối với quá trình
giáo dục, cải tạo đối với NCTN; các quyền cơ bản của NCTN trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự đặc biệt là quyền bào chữa của họ vẫn chƣa đƣợc
đảm bảo, điều này dẫn đến tình trạng oan sai, vi phạm quyền con ngƣời của
NCTN đang còn xảy ra; về đội ngũ cán bộ tƣ pháp nhƣ Điều tra viên, Kiểm
sát viên; Thẩm phán chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về tâm lý học, về khả
năng giao tiếp, làm việc với NCTN. Những bất cập trên vẫn còn xảy ra, và có
xu hƣớng gia tăng, chính vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu, sửa đổi
các quy định của BLTTHS và các văn bản có liên quan để hoàn thiện hơn thủ
3
tục tố tụng đối với ngƣời thành niên nói chung và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong điều tra vụ án có NCTN nói riêng.
Từ các lý do trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài "Chức năng của Viện
Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa
thành niên" làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý hình sự, chức năng của VKSND trong điều tra
vụ án hình sự và thủ tục tố tụng đối với NCTN nói chung đã đƣợc một số tác
giả trong nƣớc nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về chức năng của VKSND
trong điều tra vụ án hình sự và thủ tục tố tụng đối với NCTN nhƣ: luận văn
thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Thƣơng với đề tài: Thủ tục TTHS đối với những vụ
án do NCTN thực hiện - Lý luận và thực tiễn năm 2006, Luận án tiến sỹ luật
học của tác giả Đỗ Thị Phƣợng với đề tài Thủ tục tố tụng đối với NCTN – một
số vấn đề lý luận và thực tiễn năm 2008, Luận văn thạc sỹ của Võ Huỳnh
Ngọc Thủy với đề tài “Thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành
niên (trên cơ sở số liệu của địa bàn tỉnh Bình Dương)” năm 2013, luận văn
thạc sỹ của Bùi Ngọc Tú với đề tài “nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm
sát điều tra” năm 2013, luận văn thạc sỹ của Vũ Thị Anh Đào với đề tài
“Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với bị can, bị
cáo là NCTN” năm 2014, luận văn thạc sỹ của Trần Quỳnh Hoa với đề tài
“Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động tố
tụng đối với ngƣời chƣa thành niên” năm 2014, luận án tiến sĩ của Nguyễn
Quang Thành với đề tài “Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra các vụ ánh hình sự trên địa bàn
thành phố Hà Nội năm 2015.
4
Về đề tài khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội của tập thể tác giả: Nguyên
tắc nhân đạo trong các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật TTHS đối
với NCTN ở Việt Nam, năm 2005. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu đề cập
đến những vấn đề lý luận chung hoặc nghiên cứu những đề tài khác nhƣng có
một số nội dung liên quan đến thủ tục tố tụng đối với NCTN nhƣ cuốn: Tăng
cường năng lực hệ thống tư pháp NCTN tại Việt Nam, thông tin khoa học
pháp lý của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp năm 2000; hay
cuốn: Thủ tục điều tra và xét xử liên quan đến trẻ em và NCTN: Đánh giá về
các thủ tục nhạy cảm đối với trẻ em của Tòa án nhân dân (TAND); Trƣờng
Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội với công trình: Đào tạo kiểm sát viên làm việc với
NCTN (Sách dự án Danida).
Bên cạnh đó, một số tác giả đã công bố các tác phẩm liên quan đến
chức năng của VKSND và thủ tục tố tụng đối với NCTN nhƣ:
- Tác giả Nguyễn Đức Mai với bài viết: Áp dụng các quy định của
BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với NCTN phạm tội đăng trên Tạp chí Kiểm
sát số 6 tháng 3 năm 2007;
- Tác giả Mai Bộ với bài viết: Hoàn thiện các quy định của BLTTHS về
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với NCTN phạm tội đăng trên Tạp chí
Kiểm sát số 6 tháng 3 năm 2007;
- Tác giả Phan Trung Hoài với bài viết: Vấn đề bảo đảm quyền bào
chữa của NCTN phạm tội đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 6 tháng 3 năm 2007
- Tác giả Phạm Hồng Quân với bài viết: Về chức năng, nhiệm vụ của
Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự đăng trên Tạp chí khoa
học, ĐH Quốc gia Hà Nội, Luật học số 28 năm 2012.
- Tác giả Trần Thị Minh Thƣ với bài viết: “Kỹ năng của Kiểm sát viên
khi thụ lý, giải quyết các vụ án do người chưa thành niên phạm tội” đăng trên
Tạp chí Kiểm sát, Hà Nội số 07, năm 2014.
5
Nhƣ vậy, nghiên cứu về chức năng của VKSND trong giai đoạn điều
tra cũng nhƣ thủ tục tố tụng đối với NCTN nói chung đã có rất nhiều ngƣời
nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau. Riêng về vấn đề chức năng của Viện
kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN nói riêng
còn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu sâu sắc.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Chức năng của Viện kiểm sát
nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên" là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn đề "Chức năng của Viện kiểm sát nhân
dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên" nhằm
làm rõ bản chất của hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự có bị can là NCTN và những đặc trƣng cơ bản của
hoạt động này trong vụ án có NCTN tham gia. Luận văn cũng nghiên cứu
thực trạng của hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự có bị can là NCTN.
Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế của hoạt động này và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
trong điều tra vụ án có ngƣời chƣa thành niên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ lý luận bị can là ngƣời chƣa thành niên; chức năng của
Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra; chức năng của Viện kiểm sát
nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.
- Khảo sát thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự có bị can là ngƣời chƣa thành niên từ đó thấy đƣợc những ƣu điểm,
6
tích cực và mặt hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao
hiệu quả của việc thực hiện chức năng này.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận cơ bản chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của Viện kiểm
sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.
Về thời gian: Luận văn giới hạn việc khảo sát thực tiễn trong 05 năm
(từ năm 2010 đến năm 2015)
4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin với phƣơng pháp luận là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Đồng thời để phục vụ các nhiệm vụ khoa đặt ra từ đề tài luận văn, luận
văn có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phân tích, tổng hợp,
so sánh và khảo sát thực tế.
5. Ý nghĩa và điểm mới và đóng góp của luận văn
Các kết quả của luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học góp
phần xây dựng một cách nhìn toàn diện về hoạt động kiểm sát điều tra của
VKS đối với các vụ án hình sự có bị can là ngƣời chƣa thành niên. Qua đó
thấy đƣợc vai trò to lớn của VKS trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội
phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện. Luận văn có nêu ra một số giải
pháp nâng cao hiệu quả cho công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
VKS trong giải quyết vụ án hình sự có bị can là ngƣời chƣa thành niên. Hơn
nữa, các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cũng nhƣ làm tài liệu cho các cán bộ kiểm
sát trong hoạt động nghiệp vụ của mình.
7
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chƣơng
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chức năng của Viện kiểm sát nhân
dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.
Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003
và năm 2015 về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án
hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự
và bảo đảm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình
sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN
LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI
CHƢA THÀNH NIÊN
1.1.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều
tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên
Thuật ngữ “Ngƣời chƣa thành niên” là một thuật ngữ thông dụng đƣợc
sử dùng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nhƣ xã hội
học, tâm lí học, luật học... Theo Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ học
Việt Nam, năm 2002 đã đƣa ra khái niệm về NCTN nhƣ sau: “NCTN là người
chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa
có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân” [35]. Dựa vào khái niệm này chúng ta
có thể xác định đƣợc NCTN trên hai góc độ:
Thứ nhất, NCTN là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực,
trí tuệ và tinh thần (đặc điểm về tâm, sinh lí). Điểm đặc trƣng của lứa tuổi này
là sự phát triển chƣa đầy đủ về mặt tâm, sinh lí. NCTN là ngƣời đang ở giai
đoạn phát triển và hình thành nhân cách và chƣa thể có suy nghĩ chín chắn khi
quyết định hành vi của mình. Đối với NCTN, do tƣ duy của họ chƣa phát triển
hoàn thiện nên họ chƣa có hiểu biết đầy đủ về những khái niệm thông thƣờng
trong cuộc sống hàng ngày, tính làm chủ bản thân còn thấp, khả năng tự kiềm
chế chƣa cao...
Thứ hai, NCTN là ngƣời chƣa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân.
Các yếu tố khách quan của xã hội chính là cơ sở quan trọng để phân chia độ
tuổi của NCTN. Ở các quốc gia khác nhau thì các yếu tố khách quan của xã hội
9
cũng khác nhau. Chính vì vậy, độ tuổi để phân chia NCTN và ngƣời thành niên
trên thế giới là không giống nhau. Ngày 29 - 11 – 1985, Đại hội đồng Liên hợp
quốc đã thông qua Quy tắc Bắc Kinh và định nghĩa: “NCTN là trẻ em hay
người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật...” [13, phần I, khoản 22, mục a].
Sau đó, Những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp quốc về bảo vệ
NCTN bị tƣớc quyền tự do thông qua ngày 14 - 12 - 1990 đã bổ sung: “NCTN
là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được luật xác
định...” [14, phần II, khoản 11, mục a]. Theo quy định này thì phạm vi độ tuổi
của NCTN đƣợc giới hạn từ 0 đến dƣới 18 tuổi [12]. Có thể nói, việc xác định
độ tuổi ngƣời chƣa thành niên nhƣ thế nào cho phù hợp có ý nghĩa rất quan
trọng, liên quan tới nhiều chính sách lớn của Nhà nƣớc trong quản lý xã hội.
Trên nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo sự phù hợp với các
Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia, các văn bản pháp luật Việt Nam cũng
giới hạn độ tuổi cho NCTN. “Ở Việt Nam, từ ngày Cách mạng tháng Tám
thành công tới nay, Nhà nƣớc Việt Nam đã nhất quán xác định độ tuổi ranh
giới này là 18 tuổi tròn. Nhƣ vậy độ tuổi đối với một ngƣời có đầy đủ quyền
và nghĩa vụ công dân là đủ 18 tuổi”[9, tr.8]. Mặc dù đều nhằm mục đích bảo
vệ quyền trẻ em nhƣng do khách thể bảo vệ trong từng ngành luật khác nhau
nên độ tuổi của NCTN cũng đƣợc quy định khác nhau.
Đối với Luật hình sự, việc xác định một ngƣời, ở độ tuổi nào phải chịu
trách nhiệm hình sự đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình
gây ra có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ
yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con ngƣời mà chủ yếu
là sự phát triển về quá trình nhận thức của con ngƣời và yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm. Tại Điều 68 BLHS Việt Nam năm 1999, đã đƣợc sửa
đổi và bổ sung năm 2009 quy định: “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi
10
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chƣơng này,
đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với
những quy định của Chƣơng này” [24]. Theo quy định trên và các quy định
khác của BLHS có thể hiểu rằng: một NCTN chƣa đủ 14 tuổi thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội hoặc NCTN từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16
tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, hoặc tội rất nghiêm trọng với
lỗi vô ý thì đều không phải là tội phạm. Cùng với quy định của BLTTHS năm
2015 “Bị can là ngƣời hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự” [28, Điều 60],
theo chúng tôi, Bị can là NCTN là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bị
khởi tố về hình sự.
Thuật ngữ “Chức năng” đƣợc hiểu là “nhiệm vụ, công dụng và vai trò” [45].
“Chức năng của cơ quan Nhà nƣớc” là hoạt động chủ yếu thƣờng xuyên có
tính ổn định tƣơng đối của riêng cơ quan đó nhằm thực hiện chức năng chung
của bộ máy nhà nƣớc [38].
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định
chức năng của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 107 nhƣ sau: “Viện kiểm sát
nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [26].
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp về chức năng của Viện kiểm sát
nhân dân tại Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy
định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [27].
Đồng thời lần đầu tiên đƣa ra khái niệm về chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKSND tại Điều 3, 4 của
Luật này nhƣ sau:
Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà
nƣớc đối với ngƣời phạm tội, đƣợc thực hiện ngay từ khi giải quyết
11
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát
nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tƣ pháp, đƣợc thực hiện
ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong
việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động; việc thi hành án, việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tƣ pháp; các hoạt động tƣ
pháp khác theo quy định của pháp luật [27, Điều 3-4].
Về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, theo
quy định của BLTTHS năm 2003, quá trình tố tụng của nƣớc ta trải qua các
giai đoạn đó là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Với tƣ cách là
một cơ quan pháp luật nhân danh Nhà nƣớc, trong các giai đoạn tố tụng hình
sự, Viện kiểm sát nhân dân đều đảm nhận hai chức năng đã nêu. Trong đó,
việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều
tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn điều tra. Bởi lẽ, trong lĩnh
vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội
phạm. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, “có thể nói những kết quả khả quan cũng như
những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan người
vô tội...thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra” [17].
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các giai
đoạn TTHS và phạm vi giai đoạn điều tra VAHS. Có quan điểm cho rằng:
Điều tra là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hành tố tụng hình
sự, trong đó CQĐT áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để
xác định tội phạm và ngƣời thực hiện hành vi phạm tội [18, tr.5]. Quan
12
điểm khác lại cho rằng: Phạm vi của kiểm sát các hoạt động tƣ
pháp ở giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi VAHS đƣợc khởi tố (một
số trƣờng hợp có thể đƣợc tiến hành trƣớc khi khởi tố) và kết thúc
khi Viện kiểm sát quyết định việc truy tố hoặc không truy tố kẻ
phạm tội ra toà, hoặc khi vụ án đƣợc đình chỉ theo quy định của
pháp luật TTHS [30, tr.91]...
Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng:
Điều tra VAHS là một giai đoạn của quá trình TTHS do Cơ
quan có thẩm quyền điều tra VAHS tiến hành nhằm thu thập đầy đủ
chứng cứ chứng minh về tội phạm. Giai đoạn điều tra là giai đoạn tiếp
theo sau của giai đoạn khởi tố đƣợc tiến hành trên cơ sở Quyết định
khởi tố của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Giai đoạn điều tra đƣợc
bắt đầu từ khi có Quyết định khởi tố và kết thúc khi CQĐT hoàn
thành bản kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố ngƣời phạm
tội ra trƣớc Toà án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra [4, tr.96].
Theo quan điểm này, điều tra là một giai đoạn tố tụng độc lập, bắt đầu
từ khi cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi
CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc kết luận kèm theo quyết
định đình chỉ điều tra. Trong giai đoạn này, CQĐT căn cứ vào các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự và dƣới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành
các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu
các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm,
cũng nhƣ ngƣời có lỗi trong việc thực hiện tội phạm để truy cứu trách nhiệm
hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thƣờng thiệt hại về vật chất do tội
phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ
điều tra hoặc là chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát
kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.
13
Nhƣ vậy, căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, BLTTHS năm 2015,
các luật về tổ chức và lý luận luật tố tụng hình sự, theo chúng tôi, chức năng
của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự là hoạt động của
Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với
người phạm tội và kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp ngay từ khi Cơ quan điều tra
hoặc một số cơ quan khác có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự và kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy
tố người phạm tội hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án.
Trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN, ngoài việc thực hiện
chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp nhƣ
những vụ án hình sự thông thƣờng, VKS còn có chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng trong
việc thực hiện các quy định của BLTTHS và các văn bản pháp lý có liên quan
nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bị can là ngƣời chƣa thành niên
trong vụ án. Tránh trƣờng hợp bị can là NCTN bị áp dụng những biện pháp
mà BLTTHS cấm áp dụng hoặc hạn chế áp dụng nhƣ tạm giam, áp dụng hình
phạt quá nặng...
Khi thực hiện việc bảo vệ quyền con ngƣời, đặc biệt là bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên, VKS thực hiện đồng thời hai
chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Nếu
kiểm sát các hoạt động tƣ pháp đƣợc thực hiện để phát hiện nhanh chóng các
vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng thì thực hành quyền công tố là
chức năng để VKS buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân theo pháp
luật. Do tính chất khác nhau của từng giai đoạn mà vai trò bảo vệ NCTN biểu
hiện ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là giai đoạn điều tra vụ án hình sự.
Từ những phân tích theo chúng tôi: Chức năng của Viện kiểm sát nhân
14
dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là hoạt động thực hiện
việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội và kiểm tra, giám sát hoạt
động của các cơ quan, người tiến hành tố tụng và một số cơ quan có thẩm
quyền điều tra khác trong quá trình điều tra hình sự mà bị can là người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
1.1.2. Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều
tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên
1.1.2.1. Đặc điểm chức năng thực hành quyền công tố của VKSND
trong điều tra VAHS mà bị can là người chưa thành niên
Thứ nhất, Chủ thể tiến hành hoạt động thực hành quyền công tố trong
giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là Viện kiểm sát.
Thứ hai, Đối tƣợng của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều
tra vụ án hình sự chính là việc truy cứu TNHS đối với ngƣời phạm tội là
ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi trong giai đoạn này.
Thứ ba, nội dung chức năng thực hành quyền công tố của VKSND
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên tuân
theo những quy định chung về chức năng thực hành quyền công tố của
VKSND tại Điều 165 BLTTHS năm 2015 (Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003) [25, Điều 112] và Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
năm 2014. Theo đó, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra
VAHS mà bị can là ngƣời chƣa thành niên Viện kiểm sát nhân tiến hành
những hoạt động sau:
Một là, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi
tố vụ án hình sự, khởi tố bị can.
Hai là, phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi
hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.
15
Ba là, khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi
tố bị can trong các trƣờng hợp do Bộ luật này quy định.
Bốn là, phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt ngƣời bị giữ trong trƣờng
hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm,
khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thƣ tín, điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm, áp
dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các
quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều
tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy
định của Bộ luật này, hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái
pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra. Trƣờng hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết
định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do.
Năm là, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn,
biện pháp cƣỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
Sáu là, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ qua đƣợc
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ
tội phạm, ngƣời phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng
biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Bẩy là, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trƣờng hợp
để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của
Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra hoặc trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi
phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhƣng không đƣợc
khắc phục hoặc trƣờng hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết
định việc truy tố.
Tám là, khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của ngƣời có thẩm
quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và
16
trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu Cơ quan điều tra
khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của ngƣời có thẩm quyền trong
việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc
khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm.
Chín là, quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam,
quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án.
Mƣời là, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành
quyền công tố theo quy định của Bộ luật này.
Thứ tư, phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự có bị can là NCTN bắt đầu từ khi CQĐT hoặc một số cơ quan khác có
thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi CQĐT
ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố ngƣời phạm tội hoặc tạm đình chỉ, đình
chỉ giải quyết vụ án.
1.1.2.2. Đặc điểm chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND
trong điều tra VAHS mà bị can là người chưa thành niên
Thứ nhất, chủ thể tiến hành kiểm sát hoạt động điều tra VAHS mà bị
can là NCTN là Viện kiểm sát nhân dân. Đây là chức năng hiến định của
VKSND và đƣợc thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên
quan đã xác định chức năng kiểm sát hoạt động điều tra VAHS cho VKSND.
Thứ hai, đối tƣợng của kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can là NCTN
là các hành vi, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành
tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng và các chủ thể khác có liên quan trong quá
trình điều tra VAHS có bị can từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi.
Thứ ba, nội dung của kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can là NCTN
của VKSND là giám sát trực tiếp và điều chỉnh mọi hoạt động tố tụng của cơ
quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và các chủ thể khác có liên
quan trong quá trình điều tra các VAHS.
17
Thứ tư, phạm vi của hoạt động kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can
là NCTN đƣợc xác định bắt đầu từ khi CQĐT hoặc một số cơ quan khác có
thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi CQĐT
ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố ngƣời phạm tội hoặc tạm đình chỉ, đình
chỉ giải quyết vụ án.
Có thể nói, việc xác định đúng chủ thể, đối tƣợng, nội dung và phạm vi
của hoạt động THQCT là cơ sở quan trọng để phân biệt với hoạt động kiểm
sát hoạt động tƣ pháp và các hoạt động thực hiện chức năng khác nhằm thực
hiện đúng thẩm quyền trong quá trình điều tra vụ án hình sự mà bị can là
NCTN, từ đó nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác của cơ quan VKSND
trong tố tụng hình sự.
1.2. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN
LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
1.2.1. Cơ sở lý luận
Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm tâm – sinh lý người chưa thành niên
Giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi là là giai đoạn chuyển tiếp từ
tuổi trẻ em sang tuổi ngƣời lớn. Trong giai đoạn này, con ngƣời có sự phát triển
mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Chính sự thay đổi về thể chất và tinh thần ấy
đã dẫn đến những thay đổi trong tâm lý– sinh lý của ngƣời chƣa thành niên.
Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và
tinh thần nên khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và kiểm soát
hành vi của họ còn hạn chế, dễ bị kích động và bị tác động bởi môi trƣờng xã
hội và những điều kiện khách quan.
Về sinh lý, Cơ thể ngƣời chƣa thành niên trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi
đến dƣới 18 tuổi có sự phát triển không cân bằng giữa hệ tim và mạch. “Tim
phát triển nhanh hơn các mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ
18
phận vỏ não và đôi khi còn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim
mạch. Do đó ngƣời chƣa thành niên có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức
đầu, sức làm việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng… Đồng thời, tuyến
nội tiết ở ngƣời chƣa thành niên hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến sinh dục
và tiếp giáp trạng) gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh
trung ƣơng, dễ đƣa họ đến những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng
nảy vô cớ, những hành vi bất thƣờng” [37, tr.62]. Trên thực tế, trạng thái thần
kinh, trạng thái cảm xúc không cân bằng là một trong những yếu tố có thể gây
nên các hành vi lệch chuẩn của ngƣời chƣa thành niên. Trong nhiều trƣờng
hợp chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhƣng ngƣời chƣa thành niên không thể
kiềm chế đƣợc sự nóng giận quá khích, không thể làm chủ đƣợc bản thân để
dẫn đến những hành động sai lầm, thậm chí là thực hiện hành vi phạm tội.
Về tâm lý, ở độ tuổi này, NCTN bắt đầu hình thành nhu cầu độc lập, có
tâm lý thích khám phá những điều mới lạ và nhận thức pháp luật còn hạn chế.
Do có sự phát mạnh mẽ về thể chất và sự hoàn thiện về các chức năng sinh lý
nên ngƣời chƣa thành niên dần ý thức đƣợc rằng “mình không còn là trẻ con
nữa”. Chính vì vậy nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên bắt đầu hình
thành. Đó là nhu cầu khẳng định bản thân, tự đƣa ra các quyết định theo ý
kiến riêng, tự hành động mà không bị phụ thuộc bởi ông, bà, bố mẹ… Một số
ngƣời chƣa thành niên biểu hiện nhu cầu độc lập một cách thái quá: ngang
bƣớng, cố chấp, hành động bồng bột, khoe khoang, gây gổ, sử dụng bạo lực
để thể hiện sức mạnh của bản thân, muốn đƣợc tôn trọng nhƣ ngƣời lớn… Tất
cả những hành vi đó của ngƣời chƣa thành niên đều mang tính chất lệch
chuẩn và dễ dẫn đến các hành vi phạm tội.
Ngày nay, các phƣơng tiện truyền thông, mạng xã hội phát triển vô
cùng mạnh mẽ và phổ biến. Đó chính là công cụ giúp ngƣời chƣa thành niên
khám phá cuộc sống xung quanh, nâng cao nhận thức đối với xã hội… Đây là
19
yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới sự phát triển nhân cách của ngƣời chƣa
thành niên. Tuy nhiên, bên cạnh những khám phá có lợi, trong quá trình khám
phá, tìm tòi những điều mới lạ, ngƣời chƣa thành niên thƣờng còn bị thu hút
bởi những điều thiếu lành mạnh, lệch chuẩn và nhanh chóng học theo đó. Nếu
họ không tự chủ đƣợc bản thân, không phân biệt đƣợc đúng sai, phải, trái.
Thêm vào đó là sự thiếu quan tâm, kịp thời uốn nắn, giúp đỡ của gia đình, nhà
trƣờng thì việc ngƣời chƣa thành niên sa vào con đƣờng phạm tội là tất yếu.
Ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi, ngƣời chƣa thành niên chƣa
có những nhận thức đúng đắn về xã hội, và pháp luật. Hành vi của họ thƣờng
dễ bị ảnh hƣởng bởi cảm xúc cá nhân, bạn bè cùng trang lứa. Cùng với cái
“tôi” cá nhân ngang bƣớng, thích thể hiện nên họ dễ bị lôi cuốn theo những
trào lƣu lệch chuẩn, những bạn bè xấu. Nhiều ngƣời chƣa thành niên thực
hiện hành vi phạm tội mà không biết rằng mình đã phạm tội, không thấy đƣợc
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà lại cho rằng mình chỉ bảo vệ
quyền lợi hợp pháp của chính mình. Có thể nói rằng, Ý thức pháp luật là nhân
tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của ngƣời chƣa thành niên.
Khi họ không có đƣợc ý thức đúng đắn thì nguy cơ dẫn tới hành vi phạm tội
là rất cao. Do vậy, chúng ta cần phải có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp
với tâm lý của ngƣời chƣa thành niên nhằm ngăn chặn những khuynh hƣớng
tiêu cực trong ý thức pháp luật của thế hệ công dân tƣơng lai.
Thứ hai, xuất phát từ việc đảm bảo giải quyết vụ án một cách chính
xác, khách quan
Nhƣ đã phân tích ở trên, NCTN là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về thể
chất và tinh thần, chƣa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi mà mình thực hiện, nhận thức pháp luật còn chƣa đầy đủ và đặc
biệt họ dễ bị kích động, lôi kéo bởi những ngƣời xung quanh, nếu sinh trƣởng
trong môi trƣờng xấu và không đƣợc chăm sóc giáo dục chu đáo, NCTN dễ bị
20
ảnh hƣởng bởi các thói hƣ tật xấu, tệ nạn xã hội dẫn đến hành vi phạm tội.
Bên cạnh đó, so với ngƣời đã thành niên ý thức phạm tội của NCTN chƣa sâu
sắc, họ dễ tiếp thu sự giáo dục của xã hội, nhà trƣờng cũng nhƣ gia đình để từ
bỏ con đƣờng phạm tội. Do vậy xét về mặt nhân thân ngƣời phạm tội, không
thể coi NCTN phải chịu trách nhiệm hình sự giống nhƣ ngƣời đã thành niên
đƣợc. Chính vì thế, hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội phải nhẹ hơn
so với ngƣời đã thành niên phạm tội và không phải tất cả những NCTN phạm
tội đều phải xử lý bằng hình sự; Thủ tục tố tụng đối với các vụ án hình sự do
NCTN thực hiện cũng phải đặc biệt hơn so với thủ tục tố tụng đối với những
vụ án thông thƣờng. Vì lý do đó trong công tác điều tra các VAHS mà bị can
là NCTN, Điều tra viên, KSV cần phải thu thập thông tin, chứng cứ để không
chỉ làm rõ tất cả những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự mà
còn nhằm xác định rõ những vấn đề khác theo quy định tại Điều 416
BLTTHS năm 2015. Phải vận dụng một cách có căn cứ các nguyên tắc quy
định tại Điều 91 BLHS năm 2015 nhằm đảm bảo việc giải quyết các VAHS
do NCTN thực hiện một cách chính xác, khách quan.
Thứ ba, xuất phát từ việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
người chưa thành niên
Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho ngƣời chƣa thành niên là nguyên tắc của
luật pháp quốc tế cũng là tƣ tƣởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng và
thực thi pháp luật ở nƣớc ta. Trong đó, sự tham gia của Viện kiểm sát vào quá
trình tố tụng hình sự đối với những vụ án do NCTN phạm tội phải đƣợc tôn
trọng và bảo đảm. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia
Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Theo yêu cầu của Công ƣớc
này thì: “Bất cứ khi nào xét thấy phù hợp và nên làm” các quốc gia phải
khuyến khích thiết lập các biện pháp xử lý ngƣời chƣa thành niên vi phạm
pháp luật mà không cần viện dẫn đến các thủ tục tƣ pháp trong điều kiện bảo
21
đảm quyền con ngƣời và sự nghiêm minh của pháp luật. Áp dụng hình phạt
nghiêm với ngƣời chƣa thành niên phạm tội không phải là một biện pháp tốt
bởi sẽ làm cho những đứa trẻ đó trở nên chai sạm, lỳ lợm hơn khi cảm thấy xã
hội không khoan dung. Mặc cảm của đứa trẻ không dễ gì xóa đƣợc trong suy
nghĩ trong nhận thức còn non nớt của chúng. Việc xử lý hành vi phạm tội của
NCTN chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành
mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp
luật với ngƣời chƣa thành niên năm 1985 (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh) đề ra
các tiêu chuẩn tối thiểu, toàn diện về việc áp dụng pháp luật với ngƣời chƣa
thành niên. Các quy tắc này hƣớng dẫn các quốc gia thành viên khi xây dựng
các hệ thống tƣ pháp riêng cho ngƣời chƣa thành niên theo nghĩa vụ đƣợc
quy định tại Điều 40 của Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Nội
dung của điều này là cơ sở để các quốc gia thành viên xây dựng và ban hành
các luật, quy tắc, thể chế để áp dụng riêng đối với ngƣời chƣa thành niên
phạm tội, và bảo vệ các quyền cơ bản của họ. Quy tắc Bắc Kinh một lần nữa
nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống các quy định áp dụng đối với ngƣời chƣa
thành niên cần chú trọng đến quyền, lợi ích của ngƣời chƣa thành niên, đồng
thời đảm bảo mọi quyết định xử lý ngƣời chƣa thành niên phải phù hợp với
hoàn cảnh và tƣơng xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà các
em đã thực hiện.
Ở nƣớc ta, bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội là bảo
đảm cho những quy định của pháp luật về ngƣời đƣợc thực hiện trên thực tế,
phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời bảo vệ quyền của ngƣời chƣa thành
niên phạm tội khi có sự xâm hại, sự vi phạm quyền của các em từ các cơ
quan, các chủ thể thực hiện việc xem xét, xử lý hành vi phạm tội của ngƣời
chƣa thành niên. Pháp luật tuy là yếu tố quan trọng không thể thiếu, nhƣng
22
không phải là yếu tố duy nhất bảo đảm cho các em đƣợc hƣởng thụ các
quyền, cũng nhƣ bảo đảm cho các em không bị tƣớc mất quyền của mình
trong hoàn cảnh đối mặt với pháp luật và là đối tƣợng xem xét của pháp luật.
Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế nêu trên, hệ thống tƣ pháp ngƣời
chƣa thành niên ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm nghiên cứu và ngày càng hoàn
thiện. Việc bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội phù hợp với
thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa
hiện có của Việt Nam. Sự phù hợp này thể hiện trên cả hai phƣơng diện đó là
xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật.
Hiện nay, trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, hàng loạt các chế
định pháp luật mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành
niên phạm tội. Đó là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của
ngƣời chƣa thành niên; nghĩa vụ của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng…
đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Toàn bộ những quy định đó thể hiện
những tƣ tƣởng, nguyên tắc của Nhà nƣớc ta mang tính nhân đạo và hƣớng tới
mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của ngƣời chƣa thành niên không bị tƣớc
bỏ một cách trái pháp luật.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng người chưa thành niên phạm tội ở
Việt Nam
Trong những năm gần đây, các vụ án do ngƣời chƣa thành niên phạm
tội thực hiện có chiều hƣớng gia tăng về số lƣợng với tính chất, mức độ ngày
càng phức tạp. Vì vậy, cần có chế định tăng cƣờng hơn nữa vai trò của gia
đình, nhà trƣờng và tổ chức xã hội trong việc giáo dục những đối tƣợng là trẻ
em và thanh thiếu niên, đặc biệt là những thanh thiếu niên phạm tội; đồng thời
cần có hệ thống pháp luật hoàn thiện để điều chỉnh và áp dụng cho đối tƣợng
tội phạm này.
23
Thực trạng số lƣợng ngƣời chƣa thành niên phạm tội ngày càng gia
tăng và trẻ hóa đang diễn ra ở nƣớc ta hiện nay chính là cơ sở chứng minh cho
sự cần thiết của các quy định về hình sự và TTHS đối với đối tƣợng tội phạm
này. Đồng thời việc quy định thủ tục đặc biệt đối với ngƣời chƣa thành niên
nói chung và chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát điều
tra vụ án mà bị can là ngƣời chƣa thành niên phạm tội nói riêng là một trong
những biện pháp để hạn chế tình trạng gia tăng tội phạm do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện. Bởi lẽ bên cạnh tác dụng giáo dục ngƣời chƣa thành niên, các
biện pháp cƣỡng chế về mặt tố tụng còn có tác dụng nhất định đến việc ngăn
chặn tội phạm.
Thực tiễn ngƣời chƣa thành niên phạm tội nêu trên đã đặt ra cho chúng
ta những câu hỏi nhức nhối: Phải làm thế nào để hạn chế và đi đến loại trừ
tình trạng ngƣời chƣa thành niên phạm tội ra khỏi đời sống xã hội? Khi đƣa
ngƣời chƣa thành niên ra khởi tố, điều tra cần phải áp dụng các thủ tục tố tụng
nhƣ thế nào cho phù hợp đối với đặc điểm về lứa tuổi, mức độ nhận thức về
hành vi phạm tội của ngƣời chƣa thành mà vẫn có tác dụng tích cực trong việc
đấu tranh phòng và chống tội phạm là ngƣời chƣa thành niên?... Để trả lời cho
những câu hỏi trên thì những ngƣời tiến hành tố tụng nhƣ Điều tra viên, Kiểm
sát viên... khi tiến hành tố tụng đối với ngƣời bị tạm giữ, bị can là ngƣời chƣa
thành niên phải là những ngƣời có hiểu biết về tình hình tội phạm của ngƣời
chƣa thành niên, tâm lý ngƣời chƣa thành niên cũng nhƣ hoạt động đấu tranh
phòng, chống tội phạm của ngƣời chƣa thành niên thì mới có thể đạt đƣợc các
nhiệm vụ tố tụng đặt ra.
Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án có bị can là
người chưa thành niên
Công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành
niên những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận nhƣ: mọi hành
24
vi phạm tội đều phải đƣợc khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội
phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội, không để ngƣời nào bị
bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; tất cả
bị can là ngƣời chƣa thành niên đều đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy định của
pháp luật, tình trạng bị can bỏ trốn hoặc phạm tội mới đã giảm; không có
trƣờng hợp nào quá thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam bị can; công tác kiểm
sát tạm giữ, tạm giam đã có nhiều kiến nghị đƣợc chấp thuận và các vi phạm
trong quá trình áp dụng đã đƣợc khắc phục đáng kể...
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác điều tra nhƣ các cơ
quan tiến hành tố tụng lạm quyền, chƣa thực sự tôn trọng quyền lợi của bị can
là ngƣời chƣa thành niên, vẫn còn xảy ra một số trƣờng hợp bị oan, sai...
Từ những vƣớng mắc trong thực tế trên nên hoạt động kiểm sát điều tra
vụ án hình sự có bị can là ngƣời chƣa thành niên của VKS càng có một ý
nghĩa quan trọng. Bởi vì, ngoài các quy định về kiểm sát hoạt động tố tụng
hình sự nói chung thì trong vụ án có bị can là NCTN, VKS còn có những vai
trò, nhiệm vụ quyền hạn nhất định cần phải đƣợc quy định một cách chặt chẽ.
1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ
CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
1.3.1. Ý nghĩa chính trị
Việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
vụ án hình sự có bị can là NCTN của Viện kiểm sát nhân dân mang một ý
nghĩa chính trị hết sức to lớn và là biểu hiện rõ nét của tính dân chủ trong chế
độ Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Quá trình thực hiện chức năng trên
của VKSND không chỉ góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa, đảm bảo quyền con ngƣời đặc biệt quyền của NCTN phạm tội trong
25
TTHS mà còn góp phần đảm bảo cho quá trình TTHS đƣợc thực hiện một
cách đúng luật, đúng trình tự theo quy định.
Chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp là một
chức năng Hiến định tại Điều 107 của Hiến pháp năm 2013 [26]. Với chức
năng này, VKS đã góp phần bảo vệ pháp chế trong hoạt động tƣ pháp hình sự,
đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những quyền, lợi ích hợp
pháp của bị can là NCTN đƣợc ghi nhận trong BLHS và BLTTHS nƣớc ta.
Qua đó, đạt đƣợc những yêu cầu mà Đảng và Nhà nƣớc đặt ra đối với việc xử
lý NCTN phạm tội, giúp cho họ đƣợc giáo dục, cải tạo đủ điều kiện trở lại
làm ngƣời có ích cho xã hội.
1.3.2. Ý nghĩa pháp lý
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hình sự là một nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Điều 20 BLTTHS năm
2015 quy định: “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi
phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội, pháp
nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đề đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm
minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng ngƣời, đúng tội,
đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, pháp nhân phạm
tội, không làm oan ngƣời vô tội”. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói
chung và điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN nói riêng, VKS thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm
bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều đƣợc xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra,
truy tố đúng ngƣời đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời
phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội.
Quá trình VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN có tác động tích cực đến chất
26
lƣợng hoạt động điều tra, truy tố của các cơ quan tiến hành tố tụng và bảo
đảm cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Nếu thực hiện tốt chức
năng này sẽ tránh đƣợc đến mức thấp nhất tình trạng oan sai trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự. Ngƣợc lại, nếu không thực hiện tốt chức năng này
thì sẽ dẫn đến nhiều vi phạm pháp luật TTHS, bởi vì nó hạn chế quyền của
NCTN và ảnh hƣởng đến việc ra các quyết định tố tụng của các cơ quan tiến
hành tố tụng có căn cứ và hợp pháp.
1.3.3. Ý nghĩa xã hội
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ
án hình sự mà bị can là NCTN có một ý nghĩa xã hội hết sức sâu sắc và đƣợc
thể hiện trên các phƣơng diện khác nhau.
Thứ nhất, việc thực hiện chức năng này của VKSND thể hiện tính nhân
đạo XHCN. Việc VKS thực hiện tốt các chức năng thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật sẽ giúp bảo đảm tốt hơn quyền con ngƣời
của NCTN trong tố tụng hình sự. Trong quá trình thực hiện chức năng của
mình, VKSND đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc xử lý kịp thời,
việc điều tra, truy tố đúng ngƣời đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội
phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội. Nếu phát hiện thấy các
cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện không đúng các thủ tục tố tụng đối với
NCTN thì VKS sẽ không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn
cứ pháp luật và kiến nghị, yêu cầu kịp thời để các cơ quan tiến hành tố tụng
sửa chữa và tuân thủ đúng quy định của luật.
Thứ hai, việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên của VKSND ngoài
việc thể hiện tính nhân đạo XHCN còn thể hiện tính dân chủ. Bị can là NCTN
thƣờng ở trong trạng thái bất lợi hơn so với ngƣời thành niên về thể chất, sự
hiểu biết về các mặt của đời sống xã hội thêm vào đó họ lại chƣa có đầy đủ
27
quyền và nghĩa vụ công dân. Chính vì vậy, việc VKS tiến hành các hoạt động
thực hành quyền công tố cũng nhƣ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo
quyền tự do, dân chủ của họ trong quá trình tham gia tố tụng. Cụ thể là việc
đảm bảo cho bị can là NCTN đƣợc thực hiện quyền lựa chọn ngƣời bào chữa,
quyền đƣợc ngƣời đại diện hợp pháp tham gia vào quá trình hỏi cung, xét xử;
quyền sử dụng tất cả những biện pháp mà pháp luật không cấm để chống lại,
bác bỏ, phủ nhận lời buộc tội của CQĐT, VKS hoặc Toà án để giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự của mình trong vụ án...
28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong khoa học pháp lý hình sự, chức năng của VKSND trong điều tra
vụ án hình sự và thủ tục tố tụng đối với NCTN nói chung đã đƣợc một số tác
giả trong nƣớc nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau. Riêng về vấn
đề chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị
can là NCTN nói riêng còn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu sâu sắc.
Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và
tinh thần nên khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và kiểm soát
hành vi của họ còn hạn chế. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong
điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là hoạt động thực hiện việc buộc tội
của nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội và kiểm tra, giám sát hoạt động của các
cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng và một số cơ quan có thẩm quyền điều tra
khác trong quá trình điều tra hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên từ đủ
14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi. Việc quy định về chức năng của Viện kiểm sát
nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN mang những ý
nghĩa thực tiễn cũng nhƣ ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc.
29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Dƣơng Thanh Biểu (2015), “Dấu ấn 55 năm công tác hậu cần của
ngành Kiểm sát nhân dân”, http://baomoi.com
2. Nguyễn Hòa Bình (2016), “Tổng quan những nội dung lớn sửa đổi, bổ
sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí kiểm sát – Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, (6), tr.9.
3. Nguyễn Hòa Bình (chủ biên) (2016), Những nội dung mới trong Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.7.
4. Mạc Giáng Châu (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr.96.
5. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.64.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng
01 năm 2001 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về “một
số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ
chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày
02/6/2005, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-01-2011 đến
ngày 19-01-2011, Hà Nội.
9. Vũ Thị Anh Đào (2014), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN, Luận văn thạc sỹ luật học,
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.8.
10. Cao Việt Hoàng, Nguyễn Đức Hiếu (2015), Một số vấn đề về tư pháp
phù hợp với trẻ em, http://hvta.toaan.gov.vn.
30
11. Vƣơng Thị Thanh Hƣơng (2010), Chức năng của VKSND trong giai
đoạn điều tra VAHS, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội, tr.39.
12. Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời,
Các văn bản quốc tế về quyền con người, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
13. Liên Hợp Quốc (1985), Quy tắc tối thiểu phổ biến về việc áp dụng
pháp luật đối với NCTN (Quy tắc Bắc kinh) thông qua 29/11/1985.
14. Liên Hợp Quốc (1990), Những quy tắc tối thiểu phổ biến về bảo vệ
NCTN bị tước quyền tự do, (14/12/1990).
15. Hoàng Nghĩa Mai (2008), Nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát và
Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, không bỏ lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội, Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải
cách tƣ pháp, Lƣu hành nội bộ, Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Mai Nga (2016), “Những dấu mốc quan trọng hình thành,
phát triển chế định thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án
hình sự”, Tạp chí kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (7), tr.28.
17. Trần Đình Nhã (1995), Về đổi mới tổ chức Cơ quan điều tra, Kỷ yếu đề
tài khoa học cấp Bộ; Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố
tụng hình sự Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, tr.153.
18. Vũ Thị Xuân Nhuệ (1998), Một số hoạt động KSĐT án kinh tế tại
TP.Hồ Chí Minh 1991 – 1996, Luận Văn Thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội.
19. Nguyễn Hải Phong (chủ biên) (2014), Một số vấn đề về tăng cường
trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt
động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
20. Đỗ Thị Phƣợng (2008), Thủ tục tố tụng đối với NCTN – những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội.
31
21. Phạm Hồng Quân (2012), “Về chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm
sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự”, Tạp chí Khoa
học Đại học Quốc gia Hà Nội, (28).
22. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
23. Quốc hội (2008), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Quốc hội (2011), Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm
2009), Nxb Lao động, Hà Nội.
25. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Lao động, Hà Nội.
26. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.
28. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
29. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
30. Nguyễn Quang Thành (2015), Hoạt động thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra các vụ ánh
hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học, Học
viện Cảnh sát nhân dân, tr. 117 – 118.
31. Võ Văn Thành (2016), “90 lỗi của Bộ luật hình sự có thể kéo 3 luật bị
đình trệ”, http://vnxpress.net
32. Lê Hữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Đƣơng, Nông Xuân Trƣờng (2008),
Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai
đoạn điều tra, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, tr.91.
33. Trần Thị Minh Thƣ (2014), “Kỹ năng của Kiểm sát viên khi thụ lý, giải
quyết các vụ án do ngƣời chƣa thành niên phạm tội”, Tạp chí kiểm sát –
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (7), tr.18.
32
34. Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ
(1992), Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 20/6/1992 Hướng dẫn thực
hiện một số quy định của BLTTHS về lí lịch của bị can, bị cáo, Hà Nội.
35. Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Trƣờng Đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát (2011), Tập bài giảng
đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, tập 3, tr.34.
37. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức cứu trợ trẻ em
Thụy Điển (RADDA BARENEN (1996), Tài liệu tham khảo về công
tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội, tr.62.
38. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ
điển bách khoa và Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.
39. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Cục thống kê và công nghệ thông tin
(2011-2016), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra việc khởi tố
616187 bị can là NCTN, Hà Nội.
40. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án ND tối cao - Bộ Công an - Bộ
lao động thƣơng binh và xã hội (2013), Thông tư liên tịch số 01/
2011/TTLT- VKSTC-TANDTC-BCA-BLĐTBXH ngày 04/7/2013 hướng
dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự đối với
người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, Hà Nội.
41. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Vụ pháp chế và quản lý khoa học, Báo
bảo vệ pháp luật (2016), Bộ luật hình sự năm 2015 dưới góc nhìn so
sánh với bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Kế hoạch số 179/KH-VKSTC-V9
ngày 08/3/2012 về triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ
cán bộ, KSV “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp
luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.
33
43. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Quy hoạch phát triển nhân lực
ngành kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011 -2020 (Ban hành kèm theo
Quyết định số 90/QĐ-VKSTC-V9, ngày 12/3/2013 của Viện trưởng
VKSND tối cao.
44. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Tổng kết một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về công tác của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ
chức và hoạt động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.264.
45. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (2010), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
II. Tài liệu Website
46. https://www.gso.gov.vn.

Contenu connexe

Tendances

Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...nataliej4
 

Tendances (18)

Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sátĐề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
Đề tài: Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát
 
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đTranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
Tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Tòa án quân sự, 9đ
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong Toà án nhân dân, HAY
 
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOTLuận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
Luận văn: Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sựLuận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dânLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án Nhân dân
 
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOTLuận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
Luận văn thạc sĩ: Kiểm sát hoạt động điều tra, HOT
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sản, HOT
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án tỉnh Cà Mau, 9đ
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án tỉnh Cà Mau, 9đLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án tỉnh Cà Mau, 9đ
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án tỉnh Cà Mau, 9đ
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
 
Luận văn: Xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo pháp luật tố tụng, HAY
Luận văn: Xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo pháp luật tố tụng, HAYLuận văn: Xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo pháp luật tố tụng, HAY
Luận văn: Xét hỏi tại phiên tòa sơ thẩm theo pháp luật tố tụng, HAY
 
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
Vai trò của luật sư trong bảo vệ quyền con người ở giai đoạn khởi tố điều tra...
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOTLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa trong xét xử vụ án hình sự, HOT
 
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luậtLuận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
Luận văn: Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo luật
 
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sựLuận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
Luận văn: Quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm vụ án hình sự
 
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Biện pháp tạm giam trong luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOTLuận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
Luận văn: Tranh tụng trong xét xử theo Luật tố tụng Hình sự, HOT
 
Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sựLuận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
Luận án: Hoạt động của Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự
 

Similaire à Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT

Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình S...
Luận Văn Thạc Sĩ Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình S...Luận Văn Thạc Sĩ Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình S...
Luận Văn Thạc Sĩ Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình S...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similaire à Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT (20)

Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
 
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can l...
 
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOTĐề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
Đề tài: Pháp luật trong thực hành quyền công tố khi điều tra, HOT
 
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAYVai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
Vai trò của Điều tra viên trong giải quyết vụ án tại Hưng Yên, HAY
 
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra, HAY
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra, HAYĐề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra, HAY
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra, HAY
 
Luận văn: Quyền công tố về các tội xâm phạm sở hữu theo Luật
Luận văn: Quyền công tố về các tội xâm phạm sở hữu theo LuậtLuận văn: Quyền công tố về các tội xâm phạm sở hữu theo Luật
Luận văn: Quyền công tố về các tội xâm phạm sở hữu theo Luật
 
Đề tài: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra
Đề tài: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều traĐề tài: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra
Đề tài: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo pháp lý
Luận văn: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo pháp lýLuận văn: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo pháp lý
Luận văn: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo pháp lý
 
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụngNgười tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát theo Luật Tố tụng
 
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAYĐề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Đề tài: Người tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sựLuận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng hình sự
 
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng, HAY
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng, HAYLuận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng, HAY
Luận văn: Nguyên tắc giám đốc việc xét xử trong luật tố tụng, HAY
 
Luận văn: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, HOT
Luận văn: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, HOTLuận văn: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, HOT
Luận văn: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, HOT
 
Luận văn: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, HOT
Luận văn: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, HOTLuận văn: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, HOT
Luận văn: Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân, HOT
 
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
 
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAYĐề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
Đề tài: Vai trò của pháp luật về xét xử các vụ án hình sự, HAY
 
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sựBảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự
 
Quyền công tố của Kiểm sát viên trong điều tra các vụ án hình sự
Quyền công tố của Kiểm sát viên trong điều tra các vụ án hình sựQuyền công tố của Kiểm sát viên trong điều tra các vụ án hình sự
Quyền công tố của Kiểm sát viên trong điều tra các vụ án hình sự
 
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAYLuận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
Luận văn: Người tiến hành tố tụng trong cơ quan Tòa án, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình S...
Luận Văn Thạc Sĩ Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình S...Luận Văn Thạc Sĩ Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình S...
Luận Văn Thạc Sĩ Viện Kiểm Sát Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Theo Luật Tố Tụng Hình S...
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Dernier

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Luận văn: Vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT CHøC N¡NG CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N TRONG §IÒU TRA Vô ¸N H×NH Sù Mµ BÞ CAN Lµ NG¦êI CH¦A THµNH NI£N LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT CHøC N¡NG CñA VIÖN KIÓM S¸T NH¢N D¢N TRONG §IÒU TRA Vô ¸N H×NH Sù Mµ BÞ CAN Lµ NG¦êI CH¦A THµNH NI£N Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ PHƢỢNG HÀ NỘI - 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Trần Thị Ánh Tuyết
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.......8 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.........................................................8 1.1.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.......................................8 1.1.2. Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.....................................14 1.2. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.................................17 1.2.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................17 1.2.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................22 1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN.............24 1.3.1. Ý nghĩa chính trị.....................................................................................24
  • 5. 1.3.2. Ý nghĩa pháp lý ......................................................................................25 1.3.3. Ý nghĩa xã hội ........................................................................................26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1....................................................................................28 Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ NĂM 2015 VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH....................Error! Bookmark not defined. 2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ NĂM 2015 VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmark not defined. 2.1.1. Chức năng thực hành quyền công tố ....Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp Error! Bookmark not defined. 2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmark not defined. 2.2.1. Những kết quả đạt đƣợc........................Error! Bookmark not defined. 2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhânError! Bookmark not defined. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ BẢO ĐẢM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmark n 3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmark not defined.
  • 6. 3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sựError! Bookmark no 3.1.2. Ban hành các văn bản hƣớng dẫn.........Error! Bookmark not defined. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC BẢO ĐẢM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊNError! Bookmar 3.2.1. Nâng cao chất lƣợng cán bộ của ngành Kiểm sátError! Bookmark not defined. 3.2.2. Tăng cƣờng về cơ sở vật chất cho ngành kiểm sátError! Bookmark not defined. 3.2.3. Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụngError! Bookmar 3.2.4. Tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên...........................Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Xây dựng hệ thống tƣ pháp thân thiện với ngƣời chƣa thành niênError! Bookmark n KẾT LUẬN........................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................29
  • 7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra ĐTV: Điều tra viên KSV: Kiểm sát viên NCTN: Ngƣời chƣa thành niên TAND: Tòa án nhân dân TTHS: Tố tụng hình sự THQCT: Thực hành quyền công tố VAHS: Vụ án hình sự VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tỉ lệ NCTN phạm tội từ năm 2011 - 2016 51 Bảng 2.2: Tỷ lệ NCTN bị VKS truy tố so với NCTN bị đề nghị truy tố 53 Bảng 2.3: Số liệu kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ một số biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra VAHS mà bị can là NCTN Error! Bookmark not defined. Bảng 2.4: Số liệu thống kê số bị can là ngƣời chƣa thành niên do CQĐT và VKS đình chỉ Error! Bookmark not defined.
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách tổ chức và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan tƣ pháp trong đó có Viện kiểm sát (VKS) là một đòi hỏi có tính cấp bách của Đảng, Nhà nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã đặt ra yêu cầu đối với VKSND các cấp là: Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tƣ pháp. Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp phải đƣợc thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội, xử lý kịp thời những trƣờng hợp sai phạm của những ngƣời tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ.... [6]. Sau đó, tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác định: “...tăng cường nhiệm vụ của công tố trong hoạt động điều tra...” [8] và gần đây nhất, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta xác định: Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con ngƣời...Viện kiểm sát đƣợc tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức toà án, bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp; tăng cƣờng trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra.... [8].
  • 10. 2 Yêu cầu trên đã đƣợc thể chế hóa trong Hiến pháp năm 2013 (sửa đổi) và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự có bị can là NCTN là thể hiện cụ thể một trong những chức năng của VKS, bảo đảm việc giải quyết vụ án có bị can là NCTN đƣợc chính xác, nhanh chóng, đảm bảo quyền con ngƣời của NCTN, đồng thời còn là biểu hiện của việc thực hiện quyền lực nhà nƣớc nhằm góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu này ngành kiểm sát phải không ngừng nâng cao chất lƣợng thực hiện chức năng của mình trong quá trình giải quyết vụ án. Thực tiễn những năm qua cho thấy, trong công tác của mình, VKS đã thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp trong vụ án hình sự nói chung, cũng nhƣ vụ án có bị can là NCTN nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt đƣợc, hoạt động của VKS vẫn còn có những hạn chế trong việc thực hiện chức năng của mình, nhƣ: Vẫn còn tình trạng bắt, tạm giam, tạm giữ NCTN chƣa đáp ứng đƣợc điều kiện, yêu cầu của Bộ luật Tố tụng hình sự; việc tạm giam NCTN còn đƣợc áp dụng tƣơng đối phổ biến trong khi đó biện pháp giám sát tại gia đình và cộng đồng thì lại ít đƣợc áp dụng trên thực tế, mặc dù đây là biện pháp tốt đối với quá trình giáo dục, cải tạo đối với NCTN; các quyền cơ bản của NCTN trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đặc biệt là quyền bào chữa của họ vẫn chƣa đƣợc đảm bảo, điều này dẫn đến tình trạng oan sai, vi phạm quyền con ngƣời của NCTN đang còn xảy ra; về đội ngũ cán bộ tƣ pháp nhƣ Điều tra viên, Kiểm sát viên; Thẩm phán chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu về tâm lý học, về khả năng giao tiếp, làm việc với NCTN. Những bất cập trên vẫn còn xảy ra, và có xu hƣớng gia tăng, chính vì vậy cần thiết phải có những nghiên cứu, sửa đổi các quy định của BLTTHS và các văn bản có liên quan để hoàn thiện hơn thủ
  • 11. 3 tục tố tụng đối với ngƣời thành niên nói chung và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra vụ án có NCTN nói riêng. Từ các lý do trên đây, chúng tôi đã chọn đề tài "Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên" làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học pháp lý hình sự, chức năng của VKSND trong điều tra vụ án hình sự và thủ tục tố tụng đối với NCTN nói chung đã đƣợc một số tác giả trong nƣớc nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau. Một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về chức năng của VKSND trong điều tra vụ án hình sự và thủ tục tố tụng đối với NCTN nhƣ: luận văn thạc sỹ của Nguyễn Ngọc Thƣơng với đề tài: Thủ tục TTHS đối với những vụ án do NCTN thực hiện - Lý luận và thực tiễn năm 2006, Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Đỗ Thị Phƣợng với đề tài Thủ tục tố tụng đối với NCTN – một số vấn đề lý luận và thực tiễn năm 2008, Luận văn thạc sỹ của Võ Huỳnh Ngọc Thủy với đề tài “Thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành niên (trên cơ sở số liệu của địa bàn tỉnh Bình Dương)” năm 2013, luận văn thạc sỹ của Bùi Ngọc Tú với đề tài “nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát điều tra” năm 2013, luận văn thạc sỹ của Vũ Thị Anh Đào với đề tài “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN” năm 2014, luận văn thạc sỹ của Trần Quỳnh Hoa với đề tài “Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng đối với ngƣời chƣa thành niên” năm 2014, luận án tiến sĩ của Nguyễn Quang Thành với đề tài “Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra các vụ ánh hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015.
  • 12. 4 Về đề tài khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội của tập thể tác giả: Nguyên tắc nhân đạo trong các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật TTHS đối với NCTN ở Việt Nam, năm 2005. Ngoài ra, còn có những nghiên cứu đề cập đến những vấn đề lý luận chung hoặc nghiên cứu những đề tài khác nhƣng có một số nội dung liên quan đến thủ tục tố tụng đối với NCTN nhƣ cuốn: Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp NCTN tại Việt Nam, thông tin khoa học pháp lý của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp năm 2000; hay cuốn: Thủ tục điều tra và xét xử liên quan đến trẻ em và NCTN: Đánh giá về các thủ tục nhạy cảm đối với trẻ em của Tòa án nhân dân (TAND); Trƣờng Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội với công trình: Đào tạo kiểm sát viên làm việc với NCTN (Sách dự án Danida). Bên cạnh đó, một số tác giả đã công bố các tác phẩm liên quan đến chức năng của VKSND và thủ tục tố tụng đối với NCTN nhƣ: - Tác giả Nguyễn Đức Mai với bài viết: Áp dụng các quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với NCTN phạm tội đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 6 tháng 3 năm 2007; - Tác giả Mai Bộ với bài viết: Hoàn thiện các quy định của BLTTHS về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với NCTN phạm tội đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 6 tháng 3 năm 2007; - Tác giả Phan Trung Hoài với bài viết: Vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của NCTN phạm tội đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 6 tháng 3 năm 2007 - Tác giả Phạm Hồng Quân với bài viết: Về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự đăng trên Tạp chí khoa học, ĐH Quốc gia Hà Nội, Luật học số 28 năm 2012. - Tác giả Trần Thị Minh Thƣ với bài viết: “Kỹ năng của Kiểm sát viên khi thụ lý, giải quyết các vụ án do người chưa thành niên phạm tội” đăng trên Tạp chí Kiểm sát, Hà Nội số 07, năm 2014.
  • 13. 5 Nhƣ vậy, nghiên cứu về chức năng của VKSND trong giai đoạn điều tra cũng nhƣ thủ tục tố tụng đối với NCTN nói chung đã có rất nhiều ngƣời nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau. Riêng về vấn đề chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN nói riêng còn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu sâu sắc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên" là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về vấn đề "Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên" nhằm làm rõ bản chất của hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có bị can là NCTN và những đặc trƣng cơ bản của hoạt động này trong vụ án có NCTN tham gia. Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng của hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự có bị can là NCTN. Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế của hoạt động này và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án có ngƣời chƣa thành niên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm sáng tỏ lý luận bị can là ngƣời chƣa thành niên; chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra; chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên. - Khảo sát thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát điều tra các vụ án hình sự có bị can là ngƣời chƣa thành niên từ đó thấy đƣợc những ƣu điểm,
  • 14. 6 tích cực và mặt hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chức năng này. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận cơ bản chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên. Về thời gian: Luận văn giới hạn việc khảo sát thực tiễn trong 05 năm (từ năm 2010 đến năm 2015) 4. Phƣơng pháp luận và các phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc nghiên cứu trên cơ sở nhận thức luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với phƣơng pháp luận là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời để phục vụ các nhiệm vụ khoa đặt ra từ đề tài luận văn, luận văn có sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phân tích, tổng hợp, so sánh và khảo sát thực tế. 5. Ý nghĩa và điểm mới và đóng góp của luận văn Các kết quả của luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học góp phần xây dựng một cách nhìn toàn diện về hoạt động kiểm sát điều tra của VKS đối với các vụ án hình sự có bị can là ngƣời chƣa thành niên. Qua đó thấy đƣợc vai trò to lớn của VKS trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện. Luận văn có nêu ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS trong giải quyết vụ án hình sự có bị can là ngƣời chƣa thành niên. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cũng nhƣ làm tài liệu cho các cán bộ kiểm sát trong hoạt động nghiệp vụ của mình.
  • 15. 7 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên. Chương 2: Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 và năm 2015 về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên và thực tiễn thi hành. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và bảo đảm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên.
  • 16. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên Thuật ngữ “Ngƣời chƣa thành niên” là một thuật ngữ thông dụng đƣợc sử dùng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau nhƣ xã hội học, tâm lí học, luật học... Theo Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam, năm 2002 đã đƣa ra khái niệm về NCTN nhƣ sau: “NCTN là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân” [35]. Dựa vào khái niệm này chúng ta có thể xác định đƣợc NCTN trên hai góc độ: Thứ nhất, NCTN là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ và tinh thần (đặc điểm về tâm, sinh lí). Điểm đặc trƣng của lứa tuổi này là sự phát triển chƣa đầy đủ về mặt tâm, sinh lí. NCTN là ngƣời đang ở giai đoạn phát triển và hình thành nhân cách và chƣa thể có suy nghĩ chín chắn khi quyết định hành vi của mình. Đối với NCTN, do tƣ duy của họ chƣa phát triển hoàn thiện nên họ chƣa có hiểu biết đầy đủ về những khái niệm thông thƣờng trong cuộc sống hàng ngày, tính làm chủ bản thân còn thấp, khả năng tự kiềm chế chƣa cao... Thứ hai, NCTN là ngƣời chƣa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Các yếu tố khách quan của xã hội chính là cơ sở quan trọng để phân chia độ tuổi của NCTN. Ở các quốc gia khác nhau thì các yếu tố khách quan của xã hội
  • 17. 9 cũng khác nhau. Chính vì vậy, độ tuổi để phân chia NCTN và ngƣời thành niên trên thế giới là không giống nhau. Ngày 29 - 11 – 1985, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Quy tắc Bắc Kinh và định nghĩa: “NCTN là trẻ em hay người ít tuổi tuỳ theo từng hệ thống pháp luật...” [13, phần I, khoản 22, mục a]. Sau đó, Những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tƣớc quyền tự do thông qua ngày 14 - 12 - 1990 đã bổ sung: “NCTN là người dưới 18 tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được luật xác định...” [14, phần II, khoản 11, mục a]. Theo quy định này thì phạm vi độ tuổi của NCTN đƣợc giới hạn từ 0 đến dƣới 18 tuổi [12]. Có thể nói, việc xác định độ tuổi ngƣời chƣa thành niên nhƣ thế nào cho phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan tới nhiều chính sách lớn của Nhà nƣớc trong quản lý xã hội. Trên nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đảm bảo sự phù hợp với các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam tham gia, các văn bản pháp luật Việt Nam cũng giới hạn độ tuổi cho NCTN. “Ở Việt Nam, từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công tới nay, Nhà nƣớc Việt Nam đã nhất quán xác định độ tuổi ranh giới này là 18 tuổi tròn. Nhƣ vậy độ tuổi đối với một ngƣời có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân là đủ 18 tuổi”[9, tr.8]. Mặc dù đều nhằm mục đích bảo vệ quyền trẻ em nhƣng do khách thể bảo vệ trong từng ngành luật khác nhau nên độ tuổi của NCTN cũng đƣợc quy định khác nhau. Đối với Luật hình sự, việc xác định một ngƣời, ở độ tuổi nào phải chịu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình gây ra có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Khoa học luật hình sự xác định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con ngƣời mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con ngƣời và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Tại Điều 68 BLHS Việt Nam năm 1999, đã đƣợc sửa đổi và bổ sung năm 2009 quy định: “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi
  • 18. 10 phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chƣơng này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chƣơng này” [24]. Theo quy định trên và các quy định khác của BLHS có thể hiểu rằng: một NCTN chƣa đủ 14 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội hoặc NCTN từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, hoặc tội rất nghiêm trọng với lỗi vô ý thì đều không phải là tội phạm. Cùng với quy định của BLTTHS năm 2015 “Bị can là ngƣời hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự” [28, Điều 60], theo chúng tôi, Bị can là NCTN là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bị khởi tố về hình sự. Thuật ngữ “Chức năng” đƣợc hiểu là “nhiệm vụ, công dụng và vai trò” [45]. “Chức năng của cơ quan Nhà nƣớc” là hoạt động chủ yếu thƣờng xuyên có tính ổn định tƣơng đối của riêng cơ quan đó nhằm thực hiện chức năng chung của bộ máy nhà nƣớc [38]. Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định chức năng của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 107 nhƣ sau: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [26]. Thể chế hóa quy định của Hiến pháp về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 đã quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [27]. Đồng thời lần đầu tiên đƣa ra khái niệm về chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKSND tại Điều 3, 4 của Luật này nhƣ sau: Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội, đƣợc thực hiện ngay từ khi giải quyết
  • 19. 11 tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tƣ pháp, đƣợc thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tƣ pháp; các hoạt động tƣ pháp khác theo quy định của pháp luật [27, Điều 3-4]. Về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, theo quy định của BLTTHS năm 2003, quá trình tố tụng của nƣớc ta trải qua các giai đoạn đó là: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Với tƣ cách là một cơ quan pháp luật nhân danh Nhà nƣớc, trong các giai đoạn tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân đều đảm nhận hai chức năng đã nêu. Trong đó, việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn điều tra. Bởi lẽ, trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, “có thể nói những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội...thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra” [17]. Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia các giai đoạn TTHS và phạm vi giai đoạn điều tra VAHS. Có quan điểm cho rằng: Điều tra là giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hành tố tụng hình sự, trong đó CQĐT áp dụng mọi biện pháp do BLTTHS quy định để xác định tội phạm và ngƣời thực hiện hành vi phạm tội [18, tr.5]. Quan
  • 20. 12 điểm khác lại cho rằng: Phạm vi của kiểm sát các hoạt động tƣ pháp ở giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi VAHS đƣợc khởi tố (một số trƣờng hợp có thể đƣợc tiến hành trƣớc khi khởi tố) và kết thúc khi Viện kiểm sát quyết định việc truy tố hoặc không truy tố kẻ phạm tội ra toà, hoặc khi vụ án đƣợc đình chỉ theo quy định của pháp luật TTHS [30, tr.91]... Chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: Điều tra VAHS là một giai đoạn của quá trình TTHS do Cơ quan có thẩm quyền điều tra VAHS tiến hành nhằm thu thập đầy đủ chứng cứ chứng minh về tội phạm. Giai đoạn điều tra là giai đoạn tiếp theo sau của giai đoạn khởi tố đƣợc tiến hành trên cơ sở Quyết định khởi tố của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền. Giai đoạn điều tra đƣợc bắt đầu từ khi có Quyết định khởi tố và kết thúc khi CQĐT hoàn thành bản kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố ngƣời phạm tội ra trƣớc Toà án hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra [4, tr.96]. Theo quan điểm này, điều tra là một giai đoạn tố tụng độc lập, bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc kết luận kèm theo quyết định đình chỉ điều tra. Trong giai đoạn này, CQĐT căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dƣới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng nhƣ ngƣời có lỗi trong việc thực hiện tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời bảo đảm cho việc bồi thƣờng thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó quyết định: Đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra hoặc là chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.
  • 21. 13 Nhƣ vậy, căn cứ vào các quy định của Hiến pháp, BLTTHS năm 2015, các luật về tổ chức và lý luận luật tố tụng hình sự, theo chúng tôi, chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội và kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp ngay từ khi Cơ quan điều tra hoặc một số cơ quan khác có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố người phạm tội hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án. Trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN, ngoài việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp nhƣ những vụ án hình sự thông thƣờng, VKS còn có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện các quy định của BLTTHS và các văn bản pháp lý có liên quan nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bị can là ngƣời chƣa thành niên trong vụ án. Tránh trƣờng hợp bị can là NCTN bị áp dụng những biện pháp mà BLTTHS cấm áp dụng hoặc hạn chế áp dụng nhƣ tạm giam, áp dụng hình phạt quá nặng... Khi thực hiện việc bảo vệ quyền con ngƣời, đặc biệt là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời chƣa thành niên, VKS thực hiện đồng thời hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp. Nếu kiểm sát các hoạt động tƣ pháp đƣợc thực hiện để phát hiện nhanh chóng các vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng thì thực hành quyền công tố là chức năng để VKS buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân theo pháp luật. Do tính chất khác nhau của từng giai đoạn mà vai trò bảo vệ NCTN biểu hiện ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Từ những phân tích theo chúng tôi: Chức năng của Viện kiểm sát nhân
  • 22. 14 dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là hoạt động thực hiện việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, người tiến hành tố tụng và một số cơ quan có thẩm quyền điều tra khác trong quá trình điều tra hình sự mà bị can là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. 1.1.2. Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên 1.1.2.1. Đặc điểm chức năng thực hành quyền công tố của VKSND trong điều tra VAHS mà bị can là người chưa thành niên Thứ nhất, Chủ thể tiến hành hoạt động thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là Viện kiểm sát. Thứ hai, Đối tƣợng của thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự chính là việc truy cứu TNHS đối với ngƣời phạm tội là ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi trong giai đoạn này. Thứ ba, nội dung chức năng thực hành quyền công tố của VKSND trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên tuân theo những quy định chung về chức năng thực hành quyền công tố của VKSND tại Điều 165 BLTTHS năm 2015 (Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) [25, Điều 112] và Điều 14 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Theo đó, khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra VAHS mà bị can là ngƣời chƣa thành niên Viện kiểm sát nhân tiến hành những hoạt động sau: Một là, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can. Hai là, phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật.
  • 23. 15 Ba là, khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can trong các trƣờng hợp do Bộ luật này quy định. Bốn là, phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt ngƣời bị giữ trong trƣờng hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, thƣ tín, điện tín, bƣu kiện, bƣu phẩm, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này, hủy bỏ các quyết định tố tụng không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trƣờng hợp không phê chuẩn hoặc hủy bỏ thì trong quyết định không phê chuẩn hoặc hủy bỏ phải nêu rõ lý do. Năm là, quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cƣỡng chế theo quy định của Bộ luật này. Sáu là, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ qua đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, ngƣời phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Bẩy là, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trƣờng hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trƣờng hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhƣng không đƣợc khắc phục hoặc trƣờng hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi quyết định việc truy tố. Tám là, khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của ngƣời có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và
  • 24. 16 trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm; yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của ngƣời có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm. Chín là, quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, quyết định chuyển vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh; hủy bỏ quyết định tách, nhập vụ án. Mƣời là, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố theo quy định của Bộ luật này. Thứ tư, phạm vi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự có bị can là NCTN bắt đầu từ khi CQĐT hoặc một số cơ quan khác có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố ngƣời phạm tội hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án. 1.1.2.2. Đặc điểm chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND trong điều tra VAHS mà bị can là người chưa thành niên Thứ nhất, chủ thể tiến hành kiểm sát hoạt động điều tra VAHS mà bị can là NCTN là Viện kiểm sát nhân dân. Đây là chức năng hiến định của VKSND và đƣợc thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan đã xác định chức năng kiểm sát hoạt động điều tra VAHS cho VKSND. Thứ hai, đối tƣợng của kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can là NCTN là các hành vi, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng, ngƣời tham gia tố tụng và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình điều tra VAHS có bị can từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi. Thứ ba, nội dung của kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can là NCTN của VKSND là giám sát trực tiếp và điều chỉnh mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình điều tra các VAHS.
  • 25. 17 Thứ tư, phạm vi của hoạt động kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can là NCTN đƣợc xác định bắt đầu từ khi CQĐT hoặc một số cơ quan khác có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố ngƣời phạm tội hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án. Có thể nói, việc xác định đúng chủ thể, đối tƣợng, nội dung và phạm vi của hoạt động THQCT là cơ sở quan trọng để phân biệt với hoạt động kiểm sát hoạt động tƣ pháp và các hoạt động thực hiện chức năng khác nhằm thực hiện đúng thẩm quyền trong quá trình điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN, từ đó nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác của cơ quan VKSND trong tố tụng hình sự. 1.2. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.2.1. Cơ sở lý luận Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm tâm – sinh lý người chưa thành niên Giai đoạn từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi là là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi trẻ em sang tuổi ngƣời lớn. Trong giai đoạn này, con ngƣời có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tinh thần. Chính sự thay đổi về thể chất và tinh thần ấy đã dẫn đến những thay đổi trong tâm lý– sinh lý của ngƣời chƣa thành niên. Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần nên khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và kiểm soát hành vi của họ còn hạn chế, dễ bị kích động và bị tác động bởi môi trƣờng xã hội và những điều kiện khách quan. Về sinh lý, Cơ thể ngƣời chƣa thành niên trong độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi có sự phát triển không cân bằng giữa hệ tim và mạch. “Tim phát triển nhanh hơn các mạch máu đã gây ra sự thiếu máu trong từng bộ
  • 26. 18 phận vỏ não và đôi khi còn làm rối loạn chức năng trong hoạt động của hệ tim mạch. Do đó ngƣời chƣa thành niên có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, sức làm việc suy giảm, dễ bị kích động, dễ nổi nóng… Đồng thời, tuyến nội tiết ở ngƣời chƣa thành niên hoạt động mạnh (đặc biệt là tuyến sinh dục và tiếp giáp trạng) gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ƣơng, dễ đƣa họ đến những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi bất thƣờng” [37, tr.62]. Trên thực tế, trạng thái thần kinh, trạng thái cảm xúc không cân bằng là một trong những yếu tố có thể gây nên các hành vi lệch chuẩn của ngƣời chƣa thành niên. Trong nhiều trƣờng hợp chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhƣng ngƣời chƣa thành niên không thể kiềm chế đƣợc sự nóng giận quá khích, không thể làm chủ đƣợc bản thân để dẫn đến những hành động sai lầm, thậm chí là thực hiện hành vi phạm tội. Về tâm lý, ở độ tuổi này, NCTN bắt đầu hình thành nhu cầu độc lập, có tâm lý thích khám phá những điều mới lạ và nhận thức pháp luật còn hạn chế. Do có sự phát mạnh mẽ về thể chất và sự hoàn thiện về các chức năng sinh lý nên ngƣời chƣa thành niên dần ý thức đƣợc rằng “mình không còn là trẻ con nữa”. Chính vì vậy nhu cầu độc lập của ngƣời chƣa thành niên bắt đầu hình thành. Đó là nhu cầu khẳng định bản thân, tự đƣa ra các quyết định theo ý kiến riêng, tự hành động mà không bị phụ thuộc bởi ông, bà, bố mẹ… Một số ngƣời chƣa thành niên biểu hiện nhu cầu độc lập một cách thái quá: ngang bƣớng, cố chấp, hành động bồng bột, khoe khoang, gây gổ, sử dụng bạo lực để thể hiện sức mạnh của bản thân, muốn đƣợc tôn trọng nhƣ ngƣời lớn… Tất cả những hành vi đó của ngƣời chƣa thành niên đều mang tính chất lệch chuẩn và dễ dẫn đến các hành vi phạm tội. Ngày nay, các phƣơng tiện truyền thông, mạng xã hội phát triển vô cùng mạnh mẽ và phổ biến. Đó chính là công cụ giúp ngƣời chƣa thành niên khám phá cuộc sống xung quanh, nâng cao nhận thức đối với xã hội… Đây là
  • 27. 19 yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới sự phát triển nhân cách của ngƣời chƣa thành niên. Tuy nhiên, bên cạnh những khám phá có lợi, trong quá trình khám phá, tìm tòi những điều mới lạ, ngƣời chƣa thành niên thƣờng còn bị thu hút bởi những điều thiếu lành mạnh, lệch chuẩn và nhanh chóng học theo đó. Nếu họ không tự chủ đƣợc bản thân, không phân biệt đƣợc đúng sai, phải, trái. Thêm vào đó là sự thiếu quan tâm, kịp thời uốn nắn, giúp đỡ của gia đình, nhà trƣờng thì việc ngƣời chƣa thành niên sa vào con đƣờng phạm tội là tất yếu. Ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi, ngƣời chƣa thành niên chƣa có những nhận thức đúng đắn về xã hội, và pháp luật. Hành vi của họ thƣờng dễ bị ảnh hƣởng bởi cảm xúc cá nhân, bạn bè cùng trang lứa. Cùng với cái “tôi” cá nhân ngang bƣớng, thích thể hiện nên họ dễ bị lôi cuốn theo những trào lƣu lệch chuẩn, những bạn bè xấu. Nhiều ngƣời chƣa thành niên thực hiện hành vi phạm tội mà không biết rằng mình đã phạm tội, không thấy đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mà lại cho rằng mình chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình. Có thể nói rằng, Ý thức pháp luật là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của ngƣời chƣa thành niên. Khi họ không có đƣợc ý thức đúng đắn thì nguy cơ dẫn tới hành vi phạm tội là rất cao. Do vậy, chúng ta cần phải có những phƣơng pháp giáo dục phù hợp với tâm lý của ngƣời chƣa thành niên nhằm ngăn chặn những khuynh hƣớng tiêu cực trong ý thức pháp luật của thế hệ công dân tƣơng lai. Thứ hai, xuất phát từ việc đảm bảo giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan Nhƣ đã phân tích ở trên, NCTN là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, chƣa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, nhận thức pháp luật còn chƣa đầy đủ và đặc biệt họ dễ bị kích động, lôi kéo bởi những ngƣời xung quanh, nếu sinh trƣởng trong môi trƣờng xấu và không đƣợc chăm sóc giáo dục chu đáo, NCTN dễ bị
  • 28. 20 ảnh hƣởng bởi các thói hƣ tật xấu, tệ nạn xã hội dẫn đến hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, so với ngƣời đã thành niên ý thức phạm tội của NCTN chƣa sâu sắc, họ dễ tiếp thu sự giáo dục của xã hội, nhà trƣờng cũng nhƣ gia đình để từ bỏ con đƣờng phạm tội. Do vậy xét về mặt nhân thân ngƣời phạm tội, không thể coi NCTN phải chịu trách nhiệm hình sự giống nhƣ ngƣời đã thành niên đƣợc. Chính vì thế, hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội phải nhẹ hơn so với ngƣời đã thành niên phạm tội và không phải tất cả những NCTN phạm tội đều phải xử lý bằng hình sự; Thủ tục tố tụng đối với các vụ án hình sự do NCTN thực hiện cũng phải đặc biệt hơn so với thủ tục tố tụng đối với những vụ án thông thƣờng. Vì lý do đó trong công tác điều tra các VAHS mà bị can là NCTN, Điều tra viên, KSV cần phải thu thập thông tin, chứng cứ để không chỉ làm rõ tất cả những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự mà còn nhằm xác định rõ những vấn đề khác theo quy định tại Điều 416 BLTTHS năm 2015. Phải vận dụng một cách có căn cứ các nguyên tắc quy định tại Điều 91 BLHS năm 2015 nhằm đảm bảo việc giải quyết các VAHS do NCTN thực hiện một cách chính xác, khách quan. Thứ ba, xuất phát từ việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho ngƣời chƣa thành niên là nguyên tắc của luật pháp quốc tế cũng là tƣ tƣởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật ở nƣớc ta. Trong đó, sự tham gia của Viện kiểm sát vào quá trình tố tụng hình sự đối với những vụ án do NCTN phạm tội phải đƣợc tôn trọng và bảo đảm. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Theo yêu cầu của Công ƣớc này thì: “Bất cứ khi nào xét thấy phù hợp và nên làm” các quốc gia phải khuyến khích thiết lập các biện pháp xử lý ngƣời chƣa thành niên vi phạm pháp luật mà không cần viện dẫn đến các thủ tục tƣ pháp trong điều kiện bảo
  • 29. 21 đảm quyền con ngƣời và sự nghiêm minh của pháp luật. Áp dụng hình phạt nghiêm với ngƣời chƣa thành niên phạm tội không phải là một biện pháp tốt bởi sẽ làm cho những đứa trẻ đó trở nên chai sạm, lỳ lợm hơn khi cảm thấy xã hội không khoan dung. Mặc cảm của đứa trẻ không dễ gì xóa đƣợc trong suy nghĩ trong nhận thức còn non nớt của chúng. Việc xử lý hành vi phạm tội của NCTN chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng pháp luật với ngƣời chƣa thành niên năm 1985 (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh) đề ra các tiêu chuẩn tối thiểu, toàn diện về việc áp dụng pháp luật với ngƣời chƣa thành niên. Các quy tắc này hƣớng dẫn các quốc gia thành viên khi xây dựng các hệ thống tƣ pháp riêng cho ngƣời chƣa thành niên theo nghĩa vụ đƣợc quy định tại Điều 40 của Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Nội dung của điều này là cơ sở để các quốc gia thành viên xây dựng và ban hành các luật, quy tắc, thể chế để áp dụng riêng đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội, và bảo vệ các quyền cơ bản của họ. Quy tắc Bắc Kinh một lần nữa nhấn mạnh việc xây dựng hệ thống các quy định áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên cần chú trọng đến quyền, lợi ích của ngƣời chƣa thành niên, đồng thời đảm bảo mọi quyết định xử lý ngƣời chƣa thành niên phải phù hợp với hoàn cảnh và tƣơng xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội mà các em đã thực hiện. Ở nƣớc ta, bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội là bảo đảm cho những quy định của pháp luật về ngƣời đƣợc thực hiện trên thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời bảo vệ quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi có sự xâm hại, sự vi phạm quyền của các em từ các cơ quan, các chủ thể thực hiện việc xem xét, xử lý hành vi phạm tội của ngƣời chƣa thành niên. Pháp luật tuy là yếu tố quan trọng không thể thiếu, nhƣng
  • 30. 22 không phải là yếu tố duy nhất bảo đảm cho các em đƣợc hƣởng thụ các quyền, cũng nhƣ bảo đảm cho các em không bị tƣớc mất quyền của mình trong hoàn cảnh đối mặt với pháp luật và là đối tƣợng xem xét của pháp luật. Trên cơ sở các văn bản pháp luật quốc tế nêu trên, hệ thống tƣ pháp ngƣời chƣa thành niên ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm nghiên cứu và ngày càng hoàn thiện. Việc bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa hiện có của Việt Nam. Sự phù hợp này thể hiện trên cả hai phƣơng diện đó là xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. Hiện nay, trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, hàng loạt các chế định pháp luật mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Đó là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của ngƣời chƣa thành niên; nghĩa vụ của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng… đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Toàn bộ những quy định đó thể hiện những tƣ tƣởng, nguyên tắc của Nhà nƣớc ta mang tính nhân đạo và hƣớng tới mục tiêu chung bảo đảm cho quyền của ngƣời chƣa thành niên không bị tƣớc bỏ một cách trái pháp luật. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam Trong những năm gần đây, các vụ án do ngƣời chƣa thành niên phạm tội thực hiện có chiều hƣớng gia tăng về số lƣợng với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp. Vì vậy, cần có chế định tăng cƣờng hơn nữa vai trò của gia đình, nhà trƣờng và tổ chức xã hội trong việc giáo dục những đối tƣợng là trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là những thanh thiếu niên phạm tội; đồng thời cần có hệ thống pháp luật hoàn thiện để điều chỉnh và áp dụng cho đối tƣợng tội phạm này.
  • 31. 23 Thực trạng số lƣợng ngƣời chƣa thành niên phạm tội ngày càng gia tăng và trẻ hóa đang diễn ra ở nƣớc ta hiện nay chính là cơ sở chứng minh cho sự cần thiết của các quy định về hình sự và TTHS đối với đối tƣợng tội phạm này. Đồng thời việc quy định thủ tục đặc biệt đối với ngƣời chƣa thành niên nói chung và chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát điều tra vụ án mà bị can là ngƣời chƣa thành niên phạm tội nói riêng là một trong những biện pháp để hạn chế tình trạng gia tăng tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện. Bởi lẽ bên cạnh tác dụng giáo dục ngƣời chƣa thành niên, các biện pháp cƣỡng chế về mặt tố tụng còn có tác dụng nhất định đến việc ngăn chặn tội phạm. Thực tiễn ngƣời chƣa thành niên phạm tội nêu trên đã đặt ra cho chúng ta những câu hỏi nhức nhối: Phải làm thế nào để hạn chế và đi đến loại trừ tình trạng ngƣời chƣa thành niên phạm tội ra khỏi đời sống xã hội? Khi đƣa ngƣời chƣa thành niên ra khởi tố, điều tra cần phải áp dụng các thủ tục tố tụng nhƣ thế nào cho phù hợp đối với đặc điểm về lứa tuổi, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của ngƣời chƣa thành mà vẫn có tác dụng tích cực trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm là ngƣời chƣa thành niên?... Để trả lời cho những câu hỏi trên thì những ngƣời tiến hành tố tụng nhƣ Điều tra viên, Kiểm sát viên... khi tiến hành tố tụng đối với ngƣời bị tạm giữ, bị can là ngƣời chƣa thành niên phải là những ngƣời có hiểu biết về tình hình tội phạm của ngƣời chƣa thành niên, tâm lý ngƣời chƣa thành niên cũng nhƣ hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của ngƣời chƣa thành niên thì mới có thể đạt đƣợc các nhiệm vụ tố tụng đặt ra. Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án có bị can là người chưa thành niên Công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận nhƣ: mọi hành
  • 32. 24 vi phạm tội đều phải đƣợc khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội, không để ngƣời nào bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; tất cả bị can là ngƣời chƣa thành niên đều đƣợc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, tình trạng bị can bỏ trốn hoặc phạm tội mới đã giảm; không có trƣờng hợp nào quá thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam bị can; công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam đã có nhiều kiến nghị đƣợc chấp thuận và các vi phạm trong quá trình áp dụng đã đƣợc khắc phục đáng kể... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác điều tra nhƣ các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền, chƣa thực sự tôn trọng quyền lợi của bị can là ngƣời chƣa thành niên, vẫn còn xảy ra một số trƣờng hợp bị oan, sai... Từ những vƣớng mắc trong thực tế trên nên hoạt động kiểm sát điều tra vụ án hình sự có bị can là ngƣời chƣa thành niên của VKS càng có một ý nghĩa quan trọng. Bởi vì, ngoài các quy định về kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự nói chung thì trong vụ án có bị can là NCTN, VKS còn có những vai trò, nhiệm vụ quyền hạn nhất định cần phải đƣợc quy định một cách chặt chẽ. 1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.3.1. Ý nghĩa chính trị Việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự có bị can là NCTN của Viện kiểm sát nhân dân mang một ý nghĩa chính trị hết sức to lớn và là biểu hiện rõ nét của tính dân chủ trong chế độ Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Quá trình thực hiện chức năng trên của VKSND không chỉ góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền con ngƣời đặc biệt quyền của NCTN phạm tội trong
  • 33. 25 TTHS mà còn góp phần đảm bảo cho quá trình TTHS đƣợc thực hiện một cách đúng luật, đúng trình tự theo quy định. Chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tƣ pháp là một chức năng Hiến định tại Điều 107 của Hiến pháp năm 2013 [26]. Với chức năng này, VKS đã góp phần bảo vệ pháp chế trong hoạt động tƣ pháp hình sự, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của bị can là NCTN đƣợc ghi nhận trong BLHS và BLTTHS nƣớc ta. Qua đó, đạt đƣợc những yêu cầu mà Đảng và Nhà nƣớc đặt ra đối với việc xử lý NCTN phạm tội, giúp cho họ đƣợc giáo dục, cải tạo đủ điều kiện trở lại làm ngƣời có ích cho xã hội. 1.3.2. Ý nghĩa pháp lý Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là một nguyên tắc cơ bản của BLTTHS. Điều 20 BLTTHS năm 2015 quy định: “Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đề đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng ngƣời, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội”. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN nói riêng, VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều đƣợc xử lý kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố đúng ngƣời đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội. Quá trình VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN có tác động tích cực đến chất
  • 34. 26 lƣợng hoạt động điều tra, truy tố của các cơ quan tiến hành tố tụng và bảo đảm cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Nếu thực hiện tốt chức năng này sẽ tránh đƣợc đến mức thấp nhất tình trạng oan sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ngƣợc lại, nếu không thực hiện tốt chức năng này thì sẽ dẫn đến nhiều vi phạm pháp luật TTHS, bởi vì nó hạn chế quyền của NCTN và ảnh hƣởng đến việc ra các quyết định tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ và hợp pháp. 1.3.3. Ý nghĩa xã hội Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hình sự mà bị can là NCTN có một ý nghĩa xã hội hết sức sâu sắc và đƣợc thể hiện trên các phƣơng diện khác nhau. Thứ nhất, việc thực hiện chức năng này của VKSND thể hiện tính nhân đạo XHCN. Việc VKS thực hiện tốt các chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật sẽ giúp bảo đảm tốt hơn quyền con ngƣời của NCTN trong tố tụng hình sự. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, VKSND đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải đƣợc xử lý kịp thời, việc điều tra, truy tố đúng ngƣời đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội. Nếu phát hiện thấy các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện không đúng các thủ tục tố tụng đối với NCTN thì VKS sẽ không phê chuẩn hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ pháp luật và kiến nghị, yêu cầu kịp thời để các cơ quan tiến hành tố tụng sửa chữa và tuân thủ đúng quy định của luật. Thứ hai, việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên của VKSND ngoài việc thể hiện tính nhân đạo XHCN còn thể hiện tính dân chủ. Bị can là NCTN thƣờng ở trong trạng thái bất lợi hơn so với ngƣời thành niên về thể chất, sự hiểu biết về các mặt của đời sống xã hội thêm vào đó họ lại chƣa có đầy đủ
  • 35. 27 quyền và nghĩa vụ công dân. Chính vì vậy, việc VKS tiến hành các hoạt động thực hành quyền công tố cũng nhƣ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo quyền tự do, dân chủ của họ trong quá trình tham gia tố tụng. Cụ thể là việc đảm bảo cho bị can là NCTN đƣợc thực hiện quyền lựa chọn ngƣời bào chữa, quyền đƣợc ngƣời đại diện hợp pháp tham gia vào quá trình hỏi cung, xét xử; quyền sử dụng tất cả những biện pháp mà pháp luật không cấm để chống lại, bác bỏ, phủ nhận lời buộc tội của CQĐT, VKS hoặc Toà án để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án...
  • 36. 28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong khoa học pháp lý hình sự, chức năng của VKSND trong điều tra vụ án hình sự và thủ tục tố tụng đối với NCTN nói chung đã đƣợc một số tác giả trong nƣớc nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau. Riêng về vấn đề chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN nói riêng còn chƣa đƣợc quan tâm nghiên cứu sâu sắc. Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần nên khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và kiểm soát hành vi của họ còn hạn chế. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là hoạt động thực hiện việc buộc tội của nhà nƣớc đối với ngƣời phạm tội và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng và một số cơ quan có thẩm quyền điều tra khác trong quá trình điều tra hình sự mà bị can là ngƣời chƣa thành niên từ đủ 14 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi. Việc quy định về chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN mang những ý nghĩa thực tiễn cũng nhƣ ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc.
  • 37. 29 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Dƣơng Thanh Biểu (2015), “Dấu ấn 55 năm công tác hậu cần của ngành Kiểm sát nhân dân”, http://baomoi.com 2. Nguyễn Hòa Bình (2016), “Tổng quan những nội dung lớn sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015”, Tạp chí kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (6), tr.9. 3. Nguyễn Hòa Bình (chủ biên) (2016), Những nội dung mới trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.7. 4. Mạc Giáng Châu (2006), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, tr.96. 5. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.64. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2001 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ngày 02/6/2005, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12-01-2011 đến ngày 19-01-2011, Hà Nội. 9. Vũ Thị Anh Đào (2014), Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.8. 10. Cao Việt Hoàng, Nguyễn Đức Hiếu (2015), Một số vấn đề về tư pháp phù hợp với trẻ em, http://hvta.toaan.gov.vn.
  • 38. 30 11. Vƣơng Thị Thanh Hƣơng (2010), Chức năng của VKSND trong giai đoạn điều tra VAHS, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, tr.39. 12. Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu quyền con ngƣời, Các văn bản quốc tế về quyền con người, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 13. Liên Hợp Quốc (1985), Quy tắc tối thiểu phổ biến về việc áp dụng pháp luật đối với NCTN (Quy tắc Bắc kinh) thông qua 29/11/1985. 14. Liên Hợp Quốc (1990), Những quy tắc tối thiểu phổ biến về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do, (14/12/1990). 15. Hoàng Nghĩa Mai (2008), Nâng cao trách nhiệm của Viện kiểm sát và Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, Viện kiểm sát nhân dân trong tiến trình cải cách tƣ pháp, Lƣu hành nội bộ, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Mai Nga (2016), “Những dấu mốc quan trọng hình thành, phát triển chế định thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự”, Tạp chí kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (7), tr.28. 17. Trần Đình Nhã (1995), Về đổi mới tổ chức Cơ quan điều tra, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ; Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, tr.153. 18. Vũ Thị Xuân Nhuệ (1998), Một số hoạt động KSĐT án kinh tế tại TP.Hồ Chí Minh 1991 – 1996, Luận Văn Thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội. 19. Nguyễn Hải Phong (chủ biên) (2014), Một số vấn đề về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đỗ Thị Phƣợng (2008), Thủ tục tố tụng đối với NCTN – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội.
  • 39. 31 21. Phạm Hồng Quân (2012), “Về chức năng và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, (28). 22. Quốc hội (2002), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 23. Quốc hội (2008), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Quốc hội (2011), Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), Nxb Lao động, Hà Nội. 25. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Lao động, Hà Nội. 26. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 28. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 30. Nguyễn Quang Thành (2015), Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra các vụ ánh hình sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Cảnh sát nhân dân, tr. 117 – 118. 31. Võ Văn Thành (2016), “90 lỗi của Bộ luật hình sự có thể kéo 3 luật bị đình trệ”, http://vnxpress.net 32. Lê Hữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Đƣơng, Nông Xuân Trƣờng (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, tr.91. 33. Trần Thị Minh Thƣ (2014), “Kỹ năng của Kiểm sát viên khi thụ lý, giải quyết các vụ án do ngƣời chƣa thành niên phạm tội”, Tạp chí kiểm sát – Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (7), tr.18.
  • 40. 32 34. Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ (1992), Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 20/6/1992 Hướng dẫn thực hiện một số quy định của BLTTHS về lí lịch của bị can, bị cáo, Hà Nội. 35. Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Trƣờng Đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ kiểm sát (2011), Tập bài giảng đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, tập 3, tr.34. 37. Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (RADDA BARENEN (1996), Tài liệu tham khảo về công tác với trẻ em làm trái pháp luật, Hà Nội, tr.62. 38. Viện khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. 39. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Cục thống kê và công nghệ thông tin (2011-2016), Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra việc khởi tố 616187 bị can là NCTN, Hà Nội. 40. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án ND tối cao - Bộ Công an - Bộ lao động thƣơng binh và xã hội (2013), Thông tư liên tịch số 01/ 2011/TTLT- VKSTC-TANDTC-BCA-BLĐTBXH ngày 04/7/2013 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên, Hà Nội. 41. Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Vụ pháp chế và quản lý khoa học, Báo bảo vệ pháp luật (2016), Bộ luật hình sự năm 2015 dưới góc nhìn so sánh với bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Kế hoạch số 179/KH-VKSTC-V9 ngày 08/3/2012 về triển khai thực hiện cuộc vận động xây dựng đội ngũ cán bộ, KSV “Vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm”.
  • 41. 33 43. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Quy hoạch phát triển nhân lực ngành kiểm sát nhân dân giai đoạn 2011 -2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-VKSTC-V9, ngày 12/3/2013 của Viện trưởng VKSND tối cao. 44. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2015), Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác của Viện kiểm sát nhân dân qua 55 năm tổ chức và hoạt động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.264. 45. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (2010), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. II. Tài liệu Website 46. https://www.gso.gov.vn.