SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  77
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI
QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI
CÔNG TY TNHH NHÀ HẠT CHI NHÁNH THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC GIẢI PHÁP
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Sinh viên thực hiện : Hà Nữ Diễm Sương
MSSV: 1054010617 Lớp: 10DQTC03
TP. Hồ Chí Minh, 2014
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài khoá luận tốt nghiệp của tôi. Những kết quả và các
số liệu trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH Nhà Hạt chi
nhánh thành phố Hồ Chí Minh, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2014
Hà Nữ Diễm Sƣơng
iii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM, tôi đã
học hỏi được rất nhiều kiến thức về kinh doanh cũng như việc tổ chức, thực hiện
quản trị quan hệ khách hàng trong thực tế. Đây là những kiến thức bổ ích cho công
việc của tôi sau này. Có được kết quả như vậy, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Công nghệ TP.
HCM (HUTECH) đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản về Kinh doanh, đó
là những cơ sở lý luận ban đầu giúp tôi có thể học tập nghiên cứu. Đặc biệt là Cô
Nguyễn Thị Hoàng Yến đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi một cách nhiệt tình
trong suốt khóa thực tập cũng như cả quá trình thực hiện khoá luận này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như các anh chị trong phòng
kinh doanh của công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM đã quan tâm và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi tiếp xúc, nghiên cứu, luôn giúp đỡ tận tình về mặt chuyên
môn và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế và thời gian
thực tập, nghiên cứu ngắn nên đề tài không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót
nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các anh chị
trong chi nhánh và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chúc các thầy cô trường HUTECH và các anh chị trong
công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM luôn gặt hái được nhiều thành công
trong công việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
GVHD
v
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................2
5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH HÀNG VÀ QUẢN TRỊ MỐI
QUAN HỆ KHÁCH HÀNG .....................................................................................3
1.1 Tổng quan về khách hàng ................................................................................3
1.1.1 Khái niệm khách hàng......................................................................................3
1.1.2 Phân loại khách hàng .......................................................................................3
1.1.2.1 Phân loại khách hàng theo cấp độ.................................................................3
1.1.2.2 Phân loại khách hàng theo giá trị..................................................................3
1.1.2.3 Phân loại khách hàng theo đặc điểm nhu cầu và cách thức mua sắm...........4
1.1.3 Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp..................................................4
1.2 Tổng quan về quản trị mối quan hệ khách hàng ...........................................5
1.2.1 Khái niệm quản trị mối quan hệ khách hàng ...................................................5
1.2.2 Mục đích và vai trò của quản trị mối quan hệ khách hàng ..............................6
1.2.2.1 Mục đích của quản trị mối quan hệ khách hàng ...........................................6
1.2.2.2 Vai trò của quản trị mối quan hệ khách hàng ...............................................6
1.2.3 Ba vấn đề nền tảng của quản trị mối quan hệ khách hàng...............................7
1.2.3.1 Bản chất của quan hệ khách hàng .................................................................7
1.2.3.2 Mỗi một sản phẩm như một quá trình hành động.........................................7
1.2.3.3 Trách nhiệm của doanh nghiệp .....................................................................7
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị mối quan hệ khách hàng .........8
1.2.4.1 Các yếu tố bên ngoài tổ chức........................................................................8
1.2.4.1.1 Yếu tố kinh tế.............................................................................................8
1.2.4.1.2 Yếu tố thể chế - pháp lý .............................................................................8
1.2.4.1.3 Yếu tố công nghệ .......................................................................................8
1.2.4.2 Các yếu tố bên trong tổ chức.........................................................................9
1.2.4.2.1 Lĩnh vực kinh doanh ..................................................................................9
1.2.4.2.2 Văn hóa tổ chức .........................................................................................9
1.2.4.2.3 Cơ cấu tổ chức............................................................................................9
1.2.4.2.4 Yếu tố con người........................................................................................9
1.2.4.2.5 Nguồn tài chính của tổ chức.......................................................................9
vi
1.2.4.2.6 Hoạt động Marketing của tổ chức........................................................... 10
1.3 Mô hình quản trị mối quan hệ khách hàng ..................................................10
1.3.1 Mô tả quy trình hoạt động của quản trị mối quan hệ khách hàng................. 10
1.3.2 Mô hình CRM ............................................................................................... 11
1.3.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về khách hàng ........................................... 14
1.3.2.2 Phân tích, thống kê dữ liệu......................................................................... 15
1.3.2.2.1 Phân tích, thống kê dữ liệu...................................................................... 15
1.3.2.2.2 Ứng dụng của phân tích dữ liệu .............................................................. 16
1.3.2.3 Lựa chọn khách hàng mục tiêu .................................................................. 18
1.3.2.4 Xây dựng mối quan hệ với khách hàng...................................................... 18
1.3.2.5 Thu nhận những thông tin có liên quan đến khách hàng ........................... 20
1.3.2.6 Đánh giá hiệu quả....................................................................................... 21
TÓM TẮT CHƢƠNG 1..........................................................................................22
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ
KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ HẠT CHI NHÁNH TP.HCM .23
2.1 Giới thiệu về chi nhánh công ty TNHH Nhà Hạt........................................ 23
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................. 23
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty và chi nhánh.................................................. 23
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................. 23
2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh ...................................................... 23
2.1.2 Bộ máy quản lý và tổ chức của chi nhánh .................................................... 24
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh .......................................... 24
2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban.................................................................... 25
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013 .......... 27
2.2 Thực trạng về công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại công ty
TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM.....................................................................28
2.2.1 Thực trạng về công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại công ty TNHH
Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM.................................................................................... 28
2.2.1.1 Hoạt động bán hàng ................................................................................... 28
2.2.1.2 Hoạt động Marketing ................................................................................. 30
2.2.1.3 Các dịch vụ trước và sau bán hàng ............................................................ 33
2.2.1.4 Hoạt động phân tích khách hàng................................................................ 34
2.2.1.5 Hoạt động cộng tác..................................................................................... 37
2.2.2 Ưu, nhược điểm về hoạt động quản trị mối quan hệ khách hàng tại chi nhánh
.................................................................................................................................. 39
2.2.2.1 Ưu điểm...................................................................................................... 39
2.2.2.2 Nhược điểm và những vấn đề tồn tại ......................................................... 39
vii
TÓM TẮT CHƢƠNG 2..........................................................................................41
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ HẠT CHI
NHÁNH TP.HCM...................................................................................................42
3.1 Phƣơng hƣớng và mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn 2014-
2019...........................................................................................................................42
3.1.1 Phương hướng hoạt động...............................................................................42
3.1.2 Mục tiêu kinh doanh.......................................................................................42
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng
tại chi nhánh ............................................................................................................43
3.2.1 Giải pháp 1 .....................................................................................................43
3.2.1.1 Cơ sở giải pháp............................................................................................43
3.2.1.2 Điều kiện và phương pháp thực hiện giải pháp ..........................................43
3.2.1.3 Hiệu quả dự kiến .........................................................................................55
3.2.2 Giải pháp 2 .....................................................................................................56
3.2.2.1 Cơ sở giải pháp............................................................................................56
3.2.2.2 Điều kiện và phương pháp thực hiện giải pháp ..........................................56
3.2.2.3 Hiệu quả dự kiến .........................................................................................58
3.2.3 Giải pháp 3 .....................................................................................................58
3.2.3.1 Cơ sở giải pháp............................................................................................58
3.2.3.2 Điều kiện và phương pháp thực hiện giải pháp ..........................................59
3.2.3.3 Hiệu quả dự kiến .........................................................................................60
3.3 Một số kiến nghị đối với chi nhánh Nhà Hạt................................................61
TÓM TẮT CHƢƠNG 3..........................................................................................62
KẾT LUẬN..............................................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA
KH Khách hàng
CRM Customer Relationship Management (quản trị mối quan
hệ khách hàng)
NVBH Nhân viên bán hàng
HORECA Hotel (khách sạn), Restaurant (nhà hàng), Catering (quán
ăn)
KS Khách sạn
NH Nhà hàng
PG Promotion girls
IDIC Identify (nhận diện khách hàng), Differentiate (phân biệt
khách hàng), Interact (tương tác với khách hàng),
Customize (đối xử tuỳ biến)
CSDL Cơ sở dữ liệu
OLAP On Line Analysis Processing (xử lý phân tích dữ liệu trực
tuyến)
LTV Lifetime Value of Customer (giá trị khách hàng lâu dài)
MVCs Most Value Customers (những khách hàng có giá trị nhất)
MGCs Most Growing Customers (những khách hàng có khả
năng tăng trưởng cao nhất)
BZs Below-zeros (những khách hàng có giá trị âm)
FAQs Frequently Asked Questions (những câu hỏi thường gặp)
PR Public Relations (quan hệ công chúng)
GĐ Giám đốc
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
CSKH Chăm sóc khách hàng
ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011 – 2012- 2013 .27
Bảng 2.2: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm.............................27
Bảng 2.3: Số liệu về doanh thu và số hợp đồng thực hiện năm 2011-2012-2013 ..29
Bảng 2.4: Số lượng khiếu nại và mức độ xử lý khiếu nại.......................................30
Bảng 2.5: Mức chiết khấu theo giá trị đơn đặt hàng áp dụng cho các kênh phân
phối và khách hàng tố chức......................................................................................31
Bảng 2.6: Một số vật phẩm khuyến mãi tại hệ thống HORECA............................33
Bảng 2.7: Phân loại khách hàng..............................................................................36
Bảng 3.1: Giả định chi phí cho việc xây dựng mô hình CRM và lập phòng ban
CRM.........................................................................................................................45
Bảng 3.2: Điểm tính qua giá trị hiện tại của khách hàng........................................50
Bảng 3.3: Điểm tính qua thời gian giao dịch của khách hàng ................................50
x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
1. Sơ đồ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh công ty Nhà Hạt........................24
Sơ đồ 2.2: Quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng.............................................29
Sơ đồ 2.3: Hệ thống kênh phân phối.......................................................................32
Sơ đồ 2.4: Quy trình giới thiệu sản phẩm ...............................................................38
Sơ đồ 3.1: Mô hình CRM cần xây dựng tại chi nhánh............................................47
Sơ đồ 3.2: Hoàn thiện quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng...........................54
Sơ đồ 3.3: Bộ phận CRM cần thiết lập tại chi nhánh..............................................57
2. Hình ảnh
Hình 1.1: Hoạt động của CRM ...............................................................................10
Hình 1.2: Mô hình CRM .........................................................................................12
Hình 1.3: Mô hình IDIC .........................................................................................13
Hình 1.4: Mô hình đánh giá CRM ..........................................................................21
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải thay đổi phương
thức hoạt động, từ nâng cao chất lượng sản phẩm đến tăng cường dịch vụ khách
hàng. Trong đó, xây dựng chiến lược quản trị mối quan hệ khách hàng – CRM là
nhân tố không thể thiếu đối với sự thành công của doanh nghiệp. Trên thế giới, việc
ứng dụng CRM trong các doanh nghiệp không còn xa lạ. Trong bài báo được đăng
tải bởi www.baomoi.com vào ngày 3/1/2014 với tiêu đề “Kinh nghiệm quản trị
quan hệ khách hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam” đã nêu rõ kinh nghiệm cũng
như sự thành công lớn trong việc áp dụng CRM của một số công ty hàng đầu thế
giới như Wal Marl, Apple, Google,…Tại Việt Nam, CRM vẫn chưa được quan tâm
và phát triển đúng mức, mặc dù một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công CRM
như Ngân hàng MB, Viettel, Le Group,…tuy nhiên đây chỉ là con số ít. Do đó,
doanh nghiệp Việt Nam cần có cái nhìn toàn diện hơn, cần coi trọng và đánh giá
cao hơn nữa về CRM trong chiến lược phát triển của toàn công ty, bởi CRM được
xem là một chiến lược hữu hiệu giúp tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp.
Công ty TNHH Nhà Hạt (Nut House) – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là
văn phòng đại diện duy nhất cho công ty, thực hiện công việc phân phối các sản
phẩm hạt điều được sản xuất, chế biến từ công ty mẹ; thực hiện các giao dịch trực
tiếp với khách hàng trong nước. Ngành sản xuất hạt điều trong những năm gần đây
tăng mạnh, dẫn đến sự xuất hiện và cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đối thủ
như Yến Nhung, Viet Nut, Nhật Anh,…; việc quản trị quan hệ khách hàng của công
ty còn theo hướng truyền thống, chưa xem khách hàng là trung tâm; chưa có một
mô hình quản trị cụ thể mà chủ yếu thực hiện các công việc do công ty yêu cầu, các
bộ phận chưa có sự liên kết chặt chẽ, công việc chồng chéo dẫn đến việc quản lý
không hài hòa và linh hoạt.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Quản trị mối
quan hệ khách hàng tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh và các giải pháp”. Việc xây dựng được một mô hình CRM phù hợp và áp
dụng thành công mô hình đó sẽ giúp công ty hoàn thiện công tác CRM cũng như
giải quyết các hạn chế còn tồn tại, giúp nắm bắt rõ nhu cầu đa dạng của khách hàng,
từ đó có những quyết định phù hợp nhằm dành cho họ những giá trị tốt hơn so với
đối thủ cạnh tranh, duy trì được sự trung thành của khách hàng cũ và phát hiện
những khách hàng mới, tăng doanh thu từ khách hàng,…
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về khách hàng, mối quan hệ khách hàng và các mô
hình trong CRM.
- Phân tích thực trạng công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại chi
nhánh công ty TNHH Nhà Hạt.
2
- Đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng một mô hình cụ thể và phù hợp
cho hoạt động CRM tại chi nhánh và kiến nghị.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu mối quan hệ khách hàng, công tác CRM
và mô hình CRM phù hợp tại chi nhánh của công ty Nhà Hạt từ năm 2011 đến
2013.
Phạm vi nghiên cứu:
 Phòng kinh doanh tại chi nhánh của công ty Nhà Hạt .
 Số liệu nghiên cứu lấy trong 3 năm 2011, 2012, 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài có sự phối hợp của nhiều phương pháp. Phương
pháp quan sát, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ các phòng ban của chi nhánh
(thu thập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, các giấy tờ liên quan
đến việc quản lý). Trong quá trình phân tích đánh giá, có sử dụng các phương pháp
thống kê, trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh nhằm đánh giá các chỉ
tiêu và sự phù hợp giữa thực trạng quản trị mối quan hệ khách hàng với mô hình
được lựa chọn.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được trình bày theo 3 chương:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về khách hàng và quản trị mối quan hệ khách
hàng.
 Chương 2: Thực trạng về công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại
công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM.
 Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị mối quan
hệ khách hàng tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh Thành phố Hồ Chí
Minh.
3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH HÀNG VÀ
QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
1.1 Tổng quan về khách hàng
1.1.1 Khái niệm khách hàng
Đối với một doanh nghiệp thì có ba vấn đề cơ bản mà bất cứ một doanh
nghiệp nào trước khi hoạt động đều phải quan tâm đó là sản xuất cái gì, sản xuất
cho ai và sản xuất như thế nào? Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì
theo như quan điểm của Marketing hiện đại, doanh nghiệp cần phải xuất phát từ
khách hàng, cần hiểu rõ khách hàng của mình là ai, họ cần gì, họ muốn gì trong
tương lai, bởi khách hàng là người quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.
Vậy khách hàng (KH) là gì?
Theo định nghĩa của Wikipedia: KH là người mua hoặc có sự quan tâm một
loại hàng hóa nào đó mà sự quan tâm này có thể dẫn đến hành động mua hàng.
Theo quan điểm Marketing: KH là những cá nhân hay tổ chức mà doanh
nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Đây là những cá nhân hay tổ chức
có điều kiện ra quyết định mua sắm. Hay KH là tập hợp những người có nhu cầu
hiện có và tiềm năng về sản phẩm của một công ty và họ có khả năng thanh toán
nhu cầu đó.
Theo PGS, TS Nguyễn Xuân Quang: “Khách hàng là tất cả người mua trên
thị trường” [6; 41]. Căn cứ vào đặc điểm của nhu cầu và cách thức mua sắm thì có
thể chia KH thành hai nhóm là KH là tổ chức và KH là người tiêu dùng cuối cùng.
Qua đó ta thấy có nhiều khái niệm về KH được đưa ra, nhưng KH có thể
được hiểu một cách tổng quát như sau:
KH là những cá nhân hay tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty
và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu, họ là đối tượng phục vụ, là người tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. KH chính là tài sản quý báu nhất đối với công ty và
nhân viên bán hàng, đồng thời cũng là nguồn thu lợi nhuận chính yếu của công ty.
1.1.2 Phân loại khách hàng
1.1.2.1 Phân loại khách hàng theo cấp độ
- KH bên ngoài: Là những người bên ngoài đến để mua hàng hóa hay dịch vụ
của doanh nghiệp, là những người mà doanh nghiệp sẽ giao dịch bằng nhiều
hình thức: gặp gỡ trực tiếp, giao dịch qua điện thoại hay giao dịch trực tuyến.
- KH bên trong: Là toàn thể cán bộ công nhân viên của một doanh nghiệp,
những con người làm việc tại doanh nghiệp và được hưởng quyền lợi từ doanh
nghiệp.
1.1.2.2 Phân loại khách hàng theo giá trị
- Nhóm KH giá trị nhất: Họ có giá trị thực tế cao nhất đối với doanh nghiệp, họ
giao dịch nhiều nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất, sẵn lòng hợp tác và có xu
hướng trung thành nhất. Họ có giá trị phần đóng góp lớn nhất và mục tiêu của
4
doanh nghiệp là duy trì những KH này vì họ có thể giữ cho hoạt động của
doanh nghiệp ở vị trí dẫn đầu.
- Nhóm KH tăng trưởng cao nhất: Họ có tiềm năng phát triển nhất (thông qua
bán chéo sản phẩm, giữ KH lâu, hay thay đổi hành vi KH để giảm chi phí). Họ
có khả năng tồn tại khác biệt lớn giữa giá trị thực tế và giá trị tiềm năng, có thể
là KH tốt nhất của đối thủ cạnh tranh.
- Nhóm KH có giá trị âm: Họ là những KH dù có nỗ lực mấy công ty cũng thu
được lợi nhuận thấp hơn chi phí, nghĩa là giá trị thực tế của họ âm, giá trị tiềm
năng cũng có thể âm bất kể doanh nghiệp làm gì, theo đuổi chiến lược nào.
Hầu như doanh nghiệp nào cũng có những khách hàng loại này.
- Nhóm KH cần chuyển dịch: Họ là những KH mấp mé bờ vực không sinh lợi và
khó biết trước giá trị tăng trưởng tiềm năng. Doanh nghiệp cần xác định họ có
thể được nuôi dưỡng để phát triển hay không. Mục tiêu của doanh nghiệp là
nên di chuyển họ đến nhóm những KH có khả năng tăng trưởng cao nhất hoặc
khiến họ thể hiện lợi nhuận dài hạn thực sự.
1.1.2.3 Phân loại khách hàng theo đặc điểm nhu cầu và cách thức mua sắm
- KH là người tiêu dùng: Là những người mua sắm và tiêu dùng những sản
phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Họ có thể là người mua hàng
cho mình hoặc cho gia đình, mục đích mua hàng là phục vụ cho việc tiêu dùng
chứ không bán lại và họ mua với số lượng ít.
- KH là tổ chức: Là những tổ chức mua hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn
nhu cầu của tổ chức chứ không phải nhu cầu của cá nhân. Mục đích mua là để
sản xuất, để bán lại hay để phục vụ cho các nhu cầu hoạt động chung và họ
mua với số lượng nhiều.
1.1.3 Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp
KH là điều kiện sống còn để công ty tồn tại: Bất cứ một công ty nào để duy
trì sự sống khi và chỉ khi công ty có KH. Không có công ty nào mở ra kinh doanh
chỉ để nhìn chơi mà không cần đến KH. Không có KH công ty không tiêu thụ sản
phẩm, sản phẩm dồn đống và không có doanh thu, công ty sẽ hoàn toàn phá sản khi
xảy ra điều này.
KH là nguồn lợi nhuận của công ty: Khi đã quyết định kinh doanh một sản
phẩm nào chăng nữa, công ty đều mong muốn tiêu thụ được sản phẩm, sản phẩm
bán ra một cách nhanh nhất và nhiều nhất. Có như thế mới thu về lợi nhuận cao cho
công ty và điều này thật dễ hiểu để thấy được ai là người quan trọng nhất trong vấn
đề này – không ai khác ngoài KH.
KH là yếu tố quan trọng để xây dựng uy tín của công ty trên thị trường: Việc
xây dựng uy tín của công ty trên thị trường có rất nhiều cách như Marketing, làm
PR,… nhưng tất cả sẽ không sánh được khi xây dựng uy tín bằng chính KH của
mình. Chính lời nói từ người này đến người khác khi họ thích sản phẩm của công
5
ty thì không gì bằng. Đây là cách xây dựng uy tín nhanh nhất và hiệu quả nhất trên
thương trường.
KH là người trả lương cho từng nhân viên của công ty: Từ yếu tố đã phân
tích trên ta thấy được doanh thu thu được hàng tháng chính là nguồn để trả lương
cho nhân viên và chỉ có KH, công ty mới có doanh thu.
1.2 Tổng quan về quản trị mối quan hệ khách hàng
1.2.1 Khái niệm quản trị mối quan hệ khách hàng
Ngày nay thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào mối quan
hệ của doanh nghiệp với KH. Khi cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay
gắt, việc thu hút và giữ chân KH là một việc rất khó khăn thì quản trị quan hệ KH là
một việc rất quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm để có được KH trung thành.
Vậy quản trị mối quan hệ KH là gì?
CRM (Customer Relationship Management - Quản trị mối quan hệ khách
hàng) đã trở nên phổ biến vào giữa thập kỉ 90 của thế kỉ 20, thuật ngữ CRM xuất
hiện lần đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Mỹ là vào năm 1989
nhưng mãi đến năm 2000 thuật ngữ này mới được các phương tiện thông tin đại
chúng đề cập nhiều. Gần đây, hầu hết các nhà quản lý thành đạt đều thừa nhận
CRM chính là công cụ để chiến thắng trong nền kinh tế định hướng vào KH. Thực
tế cho thấy rất nhiều công ty cùng kinh doanh một mặt hàng hay một dịch vụ nhưng
có công ty thì thành công còn công ty khác thì thất bại. Thành công đơn giản là vì
công ty bán được nhiều sản phẩm do có nhiều KH và thất bại là vì ngược lại. Nhưng
tại sao công ty lại có nhiều KH - bí mật nằm trong câu trả lời “chính là nhờ có
CRM”. Các nhà phân tích thị trường vẫn còn tranh luận rất gay gắt về định nghĩa
chính xác của nó, sau đây là một số định nghĩa:
Theo crmvietnam.com thì CRM là chiến lược của các công ty trong việc phát
triển quan hệ gắn bó với KH qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói
quen của họ. Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với KH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
đối với sự thành công của mỗi công ty nên đây là vấn đề hết sức được chú trọng.
“CRM là một phương pháp toàn diện nhằm thiết lập, duy trì và mở rộng các
quan hệ khách hàng” [7; 9].
CRM là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với
KH một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của KH như thông tin
về tài khoản, nhu cầu, liên lạc,… nhằm phục vụ KH tốt hơn. Thông qua hệ thống
quan hệ KH, các thông tin của KH sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống
quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể
phân tích, hình thành danh sách KH tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến
lược chăm sóc KH hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề
vướng mắc của KH một cách nhanh chóng và hiệu quả.
CRM là toàn bộ các quy trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về
KH, hàng bán, hiệu quả của các công tác Marketing, khả nǎng thích nghi của công
6
ty đối với các xu hướng của thị trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Vậy CRM là một tập hợp các hoạt động kinh doanh được thiết kế đơn giản
để đặt một doanh nghiệp trong mối liên hệ ngày càng thân thiện với KH của mình
nhằm hiểu hơn và ngày càng tăng giá trị của mỗi KH. Đó là cách tiếp cận mở về
phía doanh nghiệp nhằm hiểu và gây ảnh hưởng đến hành vi KH thông qua sự giao
thiệp nhằm cải thiện việc thâu tóm, thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ với KH.
1.2.2 Mục đích và vai trò của quản trị mối quan hệ khách hàng
1.2.2.1 Mục đích của quản trị mối quan hệ khách hàng
CRM được bắt đầu với ý tưởng là giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực
(nhân lực và công nghệ) để hiểu thấu đáo về thái độ, thói quen của KH và đánh giá
giá trị của từng phân đoạn KH riêng biệt. Với sự trợ giúp của một chương trình
CRM có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể:
 Cung cấp cho KH các dịch vụ tốt hơn.
 Nâng cao hiệu quả của trung tâm hỗ trợ KH.
 Nâng cao hiệu quả của việc kinh doanh chéo các dòng sản phẩm.
 Trợ giúp nhân viên bán hàng thực hiện đơn hàng một cách nhanh nhất.
 Đơn giản hoá tiến trình Marketing và bán hàng.
 Phát hiện các KH mới.
 Tǎng doanh thu từ KH.
1.2.2.2 Vai trò của quản trị mối quan hệ khách hàng
- Đối với KH: CRM góp phần thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa KH và doanh
nghiệp, giúp KH hiểu rõ về doanh nghiệp, cảm thấy được phục vụ chu đáo hơn,
được quan tâm hơn từ những điều rất nhỏ như: ngày sinh, sở thích, nhu cầu,…
- Đối với doanh nghiệp: CRM giúp doanh nghiệp quản lý KH, lắng nghe ý kiến
KH, dễ dàng quản lý tình hình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp trong
quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai. Cho phép nhận biết các KH có lòng
trung thành cao cũng như hiệu chỉnh sản phẩm và dịch vụ để tạo lòng trung
thành. Giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhanh chóng, dễ
dàng và tiết kiệm chi phí. CRM là công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp quản lý
nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả nhất, tập trung nhất.
- Đối với nhà quản lý: CRM cung cấp cho nhà quản lý nhiều công cụ trợ thủ đắc
lực như: giúp thống kê, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh nhanh nhất.
Giúp doanh nghiệp so sánh tình hình kinh doanh từ quá khứ, hiện tại và dự
đoán tương lai. Doanh nghiệp dễ dàng phát hiện những khó khăn, rủi ro tiềm ẩn
để kịp thời đưa ra các giải pháp thích hợp. CRM cũng giúp doanh nghiệp đánh
giá tình hình kinh doanh và hiệu quả công việc của từng nhân viên.
7
- Đối với nhân viên: CRM cho phép nhân viên quản lý thời gian và công việc
hiệu quả, đồng thời giúp họ quản lý và nắm rõ thông tin của từng KH để có thể
liên hệ và chăm sóc KH kịp thời nhằm tạo uy tín với KH và giữ chân KH.
1.2.3 Ba vấn đề nền tảng của quản trị mối quan hệ khách hàng
1.2.3.1 Bản chất của quan hệ khách hàng
Vấn đề cốt lõi của CRM đó chính là tạo ra giá trị cho KH. Mục đích của
CRM không phải là tối đa hóa lợi ích của mỗi hoạt động đơn lẻ mà là để xây dựng
một mối quan hệ bền vững với KH.
Khi một công ty đặt mục tiêu là hỗ trợ KH trong việc tạo ra giá trị, nó phải
nhìn nhận mối quan hệ như một quá trình hoạt động bởi vì nó luôn có nhiều yếu tố
cùng tham gia. Sự đối xử chân thực và mục tiêu làm lợi cho nhau là những điều
kiện tiên quyết cho sự thành công của một mối quan hệ. Mối quan hệ đó có tính hai
chiều, tức là công ty và KH cùng tham gia tích cực vào mối quan hệ. Cả hai bên
cùng nhau trao đổi thông tin, thay đổi các hành vi theo hướng tích cực sao cho lợi
ích của các bên đều tăng lên. Nói cách khác, trọng tâm của quan hệ KH liên quan
đến sự đối lập sang sự phụ thuộc. Mục đích không chỉ là tiếp cận KH mà còn sống
với KH, nghĩa là duy trì được mối quan hệ lâu dài với KH.
1.2.3.2 Mỗi một sản phẩm nhƣ một quá trình hành động
Theo quan điểm của CRM, tách biệt hàng hóa và dịch vụ thành hai lĩnh vực
riêng rẽ là điều khó thực hiện. CRM bắt đầu từ giả định rằng giá trị được tạo ra
trong quá trình hoạt động của KH. Mối quan hệ KH gồm tất cả những gì mà KH và
nhà cung cấp làm cùng nhau, cho phép cả hai cùng tạo ra giá trị cho mình. Vì vậy,
KH nhận được giá trị từ mỗi sự trao đổi giữa nhà cung cấp và KH chứ không chỉ
bằng việc mua hàng. Nói chung, mối quan hệ bao gồm sản phẩm, dịch vụ và sự trao
đổi. Vì thế, sẽ không phù hợp khi định nghĩa sản phẩm một cách riêng rẽ, mà phải
nhìn nhận gắn liền với mối quan hệ.
1.2.3.3 Trách nhiệm của doanh nghiệp
Đối với một công ty, chỉ thỏa mãn nhu cầu KH không thôi là chưa đủ. Chỉ
khi công ty thấy mình phải có trách nhiệm phát triển những mối quan hệ với KH và
dành cho KH điều kiện thuận lợi để họ tạo giá trị cho bản thân thì lúc đó mới có thể
xây dựng được mối quan hệ KH vững chắc hơn.
Trách nhiệm phát triển mối quan hệ KH phải thuộc về công ty. Điều này có
nghĩa là công ty phải là người chủ động đi những bước đi cần thiết. Phát triển công
việc nên theo định hướng quan hệ và KH cũng nên tham gia vào quá trình này.
Doanh nghiệp không bao giờ có được sự thành công khi chỉ hành động bằng những
lời nói suông, chẳng hạn như đưa ra các khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế”,
“mục tiêu là để thỏa mãn khách hàng ”,… nhưng trong quá trình hoạt động của
mình lại không đúng như những khẩu hiệu mà mình đưa ra. Vấn đề chính ở đây là
các phương châm, khẩu hiệu đó được thực hiện như thế nào trong thực tế mà thôi.
8
1.2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị mối quan hệ khách hàng
1.2.4.1 Các yếu tố bên ngoài tổ chức
1.2.4.1.1 Yếu tố kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu người, các yếu tố
lạm phát,… là yếu tố thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng, thông qua tác động
gián tiếp đến nhu cầu mua sắm của KH cá nhân và nhu cầu sản xuất cũng như mua
sắm của KH tổ chức. Sức mua của nền kinh tế tạo thành doanh thu và lợi nhuận
cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và mức độ
cạnh tranh ngày càng mạnh hơn. Việc đầu tư cho chiến lược CRM vừa là một yêu
cầu thiết yếu vừa tạo điều kiện thuận lợi tăng tính cạnh tranh cũng như tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh của tổ chức.
1.2.4.1.2 Yếu tố thể chế - pháp lý
Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh tại Việt
Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp và kinh tế trí
thức: Cho phép ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và các hoạt động kinh
doanh, hiện đại hóa sản xuất thông qua các chính sách như chính sách đầu tư và
phát triển vào khoa học công nghệ, chính sách đào tạo, các hội thảo khoa học, phát
triển môi trường công nghệ thông tin trong nước,… tất cả các yếu tố đó đã tạo điều
kiện cho sự xuất hiện và phát triển nền công nghiệp sản xuất phần mềm, đặc biệt là
các phần mềm bổ trợ cho công tác CRM. Nền sản xuất công nghiệp phần mềm là
một lĩnh vực mới trong nước, nó đóng vai trò như một nền kinh tế trí thức không
thể thiếu được trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh ngày
nay, hoạt động CRM cũng chính vì thế ngày càng hoàn thiện hơn, vừa dễ tương
thích với các doanh nghiệp trong nước vừa thuận lợi cho người sử dụng.
Vai trò của chính phủ còn thể hiện ở việc tạo ra một môi trường pháp lý:
Bảo vệ bản quyền, một môi trường kinh doanh công bằng,…
1.2.4.1.3 Yếu tố công nghệ
Các chiến lược kinh doanh ngày nay chịu tác động lớn của công nghệ thông
tin. Đó là một yếu tố giúp tăng tính cạnh tranh của các công ty. Môi trường kinh
doanh ngày càng phát triển có nghĩa rằng nền tảng công nghệ thông tin càng cao,
càng tạo thuận lợi cho việc ứng dụng CRM tại các doanh nghiệp thể hiện ở các
điểm sau:
 Hàm lượng chất xám cao trong lao động.
 Sự phổ biến của công nghệ thông tin giúp người sử dụng tìm kiếm, tiếp
thu và thích ứng nhanh với sự thay đổi trong điều kiện kinh doanh ngày
càng thay đổi.
 Sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất phần mềm, cạnh tranh giữa
các công ty phần mềm có lợi cho các tổ chức sử dụng: sự ra đời của các
phiên bản ngày càng ưu việt hơn, giá phần mềm cũng cạnh tranh hơn,
giảm bớt chi phí cho các doanh nghiệp sử dụng.
9
1.2.4.2 Các yếu tố bên trong tổ chức
1.2.4.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
CRM đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp chuyên trong lĩnh vực thương
mại, bán hàng, tiếp thị, do đó tùy vào loại hình kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ xây
dựng cho mình những chiến lược quản lý khác nhau nhằm thuận lợi hơn trong việc
kinh doanh cũng như tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các
doanh nghiệp có ứng dụng phần mềm CRM thuộc lĩnh vực hoạt động kinh doanh
nào, có những chức năng chủ yếu gì? Nó ảnh hưởng đến mức độ cần thiết và phạm
vi ứng dụng hệ thống CRM của công ty. Đặc điểm KH cũng ảnh hưởng đến việc lựa
chọn, thiết kế và lắp đặt hệ thống CRM. KH càng có tính chuyên biệt hóa, sự phân
đoạn càng riêng biệt thì việc thiết kế và khai thác hệ thống càng dễ dàng hơn.
1.2.4.2.2 Văn hóa tổ chức
Là những giá trị được hình thành qua quá trình lịch sử hoạt động lâu dài của
tổ chức, được duy trì từ thế hệ các nhà quản trị trước. Nó thể hiện qua quan điểm,
tập quán, thói quen của các thành viên trong công ty,… Văn hóa tổ chức có thể là
yếu tố cản trở việc thay đổi và ứng dụng CRM. Ví dụ như một bộ phận trong công
ty vẫn muốn duy trì quản trị KH theo cách truyền thống, họ e ngại sự thay đổi, sự
tiếp cận với kỹ năng làm việc mới hoặc một bộ phận sẽ bị dư thừa do sự thay thế
của máy móc.
1.2.4.2.3 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận,
các thành viên trong tổ chức, sự chia sẻ quyền quyết định và thông tin giữa các cấp,
các bộ phận và các thành viên. CRM mang tính hướng ngoại, nghĩa là hướng đến
vấn đề quản lý thông tin KH, đối tác nhiều hơn là những nguồn lực bên trong doanh
nghiệp. Do đó xây dựng và phát triển CRM đòi hỏi tổ chức phải có tính linh hoạt,
sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên, sự linh hoạt về quyền quyết định để thích
ứng kịp thời với sự thay đổi.
1.2.4.2.4 Yếu tố con ngƣời
CRM không phải là một cái máy mà là con người, đó là tất cả những ai tham
gia trong mạng lưới mua - bán - điều hành. CRM do con người tạo dựng, vận hành,
tùy chỉnh, cải thiện và thậm chí có lúc còn là sụp đổ. Nó được xem là yếu tố quan
trọng và có mặt xuyên suốt trong mọi hoạt động liên quan đến CRM, từ việc tìm
kiếm, thiết lập mối quan hệ cho đến tương tác, duy trì KH và cũng là yếu tố góp
phần làm nên thành công cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp.
1.2.4.2.5 Nguồn tài chính của tổ chức
Nguồn tài chính của tổ chức liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp,
trong đó có cả hoạt động CRM. Nó bao gồm các khoản ngân sách chi ra cho mỗi
hoạt động của CRM như Marketing, bán hàng, dịch vụ KH, các thiết bị hỗ trợ,…
Và tùy từng chiến lược cho mỗi hoạt động sẽ có các khoản chi tương ứng nhằm
phục vụ cho hoạt động đó.
10
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều doanh
nghiệp chi tiền nhiều hơn vào triển khai và nâng cấp phần mềm cho doanh nghiệp,
tuy nhiên việc chi tiêu này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động CRM. Do đó,
tùy vào quy mô cũng như chiến lược CRM của công ty, doanh nghiệp cần xem xét
kỹ lưỡng việc chi tiêu này có phù hợp hay không, từ đó có các quyết định phù hợp
tránh gây tổn thất cho công ty.
1.2.4.2.6 Hoạt động Marketing của tổ chức
Marketing là một chức năng thuộc về tổ chức và là một tập hợp các quá trình
sáng tạo, truyền thông và chuyển giao giá trị cho các KH, quản trị các mối quan hệ
KH nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức và các bên quan tâm của tổ chức. Hoạt động
Marketing sẽ trợ giúp CRM trong việc xây dựng những mối quan hệ lâu dài, thỏa
mãn các bên quan trọng như KH, nhà cung cấp, nhà phân phối và các bên khác
nhằm tìm kiếm, thâu tóm KH mới đến duy trì, củng cố, nuôi đưỡng KH thông qua
chiến lược CRM.
1.3 Mô hình quản trị mối quan hệ khách hàng
1.3.1 Mô tả quy trình hoạt động của quản trị mối quan hệ khách hàng
- Quy trình hoạt động của CRM:
Nói về hoạt động của CRM thì có năm điểm chính tạo thành một vòng khép
kín và khi bắt đầu thì chúng ta có thể bắt đầu từ bất kỳ điểm nào đều được (lưu ý là
lấy KH làm trung tâm).
Hình 1.1: Hoạt động của CRM
Sales (Bán hàng): Có thể coi đây là một nhiệm vụ chính, là công đoạn rất
quan trọng sau khi đã hoàn thành quy trình về sản xuất, quảng cáo, Marketing,
PR,… Một chiến dịch bán hàng phải bắt đầu từ những KH trung thành, KH tiềm
năng và kết thúc là có thêm một KH mới và KH trung thành. Quá trình này có thể
diễn ra rất nhanh chóng trong vài ngày hoặc có thể kéo dài cả năm hoặc nhiều năm.
CRM
SalesMarketin
g
Service
Collaborative Analysis
11
Trong các nghiệp vụ bán hàng thì có các thực hiện xung quanh như: giao dịch, nhãn
thư, email, báo giá, lịch hẹn, hợp đồng, xuất hàng, thu tiền,...
Marketing: Hoạt động này được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động
doanh nghiệp: từ thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đánh giá, đo lường, phân
tích, đưa ra danh sách KH cho tới việc lên kế hoạch thực hiện các hoạt động,
chương trình Marketing nhằm mục đích lôi kéo KH mua tiếp sản phẩm của công ty
và có các chương trình Marketing để thu hút các KH tiềm năng.
Service (Dịch vụ): Khi KH mua sản phẩm của công ty, công việc tiếp theo là
cung cấp các dịch vụ đi kèm tốt nhất cho KH như: tặng quà nhân ngày thành lập
công ty, 14/2, 8/3, 20/11, cung cấp công cụ nhằm hỗ trợ KH như hỗ trợ qua điện
thoại, email,... mục đích nhằm thu hút KH quay lại mua hàng của công ty cho
những lần tiếp theo.
Analysis (Phân tích): Khi chúng ta tạo lập một danh sách KH mục tiêu hay
những KH đã mua sản phẩm của công ty (KH đã thực hiện bất kỳ giao dịch nào).
Phần phân tích sẽ được coi là yếu tố then chốt cho những công việc Sales,
Marketing, Service tiếp theo như phân tích theo độ tuổi, vùng miền, sản phẩm nào
bán chạy, thời điểm,… Nói chung phân tích bất kể những gì mà nhân viên dùng
CRM muốn.
Collaborative (Cộng tác): Cung cấp khả năng quan hệ với các KH như
phone, email, fax, web, tin nhắn – SMS,... CRM giúp doanh nghiệp tương tác với
KH thông qua tất cả các kênh (liên hệ trực tiếp, thư từ, fax, điện thoại, web, e-mail)
và hỗ trợ sự phối hợp giữa các nhóm nhân viên với các kênh KH. Collaborative
CRM là một giải pháp gắn liền giữa con người, quy trình và dữ liệu với nhau để các
doanh nghiệp có thể phục vụ và giữ KH của mình được tốt hơn.
Như vậy, thông qua năm điểm trên thì chúng ta thấy mặc dù tại mỗi hoạt
động có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn có mối liên hệ chặt chẽ và
thống nhất. Kết quả của hoạt động này có ảnh hưởng lớn tới kết quả của các hoạt
động khác. Nhiệm vụ đặt ra ở đây là CRM phải tạo ra được sự đồng bộ, phối hợp
nhịp nhàng giữa các hoạt động, các bộ phận, phòng ban liên quan nhằm đảm bảo
được tính thống nhất phục vụ cho mục đích chung là tạo ra hệ thống thông tin cần
thiết cho các nhà quản trị ra các quyết định của mình. Và từ năm điểm này, chúng ta
sẽ xây dựng một mô hình hỗ trợ cho việc triển khai chương trình CRM.
1.3.2 Mô hình CRM
Việc xây dựng, vận hành hoạt động CRM ở mỗi doanh nghiệp thường khác
nhau. Do vậy, vấn đề đầu tiên trong triển khai CRM là phải đánh giá được mô hình
CRM nào thích hợp nhất với đơn vị mình. Việc xây dựng được cho mình một mô
hình phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp cũng như các thành viên của tổ chức biết được
những công việc mình phải làm, thấy được lợi ích mà CRM mang lại cho công việc
hiện tại và tương lai, giúp cho mọi hoạt động được diễn ra trong một khuôn khổ chứ
không đơn thuần thực hiện những công việc tự phát bởi bản chất của mô hình CRM
12
là một vòng tuần hoàn khép kín, cần có sự kết hợp liên tục và linh hoạt với nhau
giữa con người với con người, giữa con người với các công việc và các giải pháp,
công cụ hỗ trợ để thực hiện công việc đó. Và cái đích đến cuối cùng chính là giúp
việc triển khai chương trình CRM được diễn ra tuần tự, hiệu quả và giúp doanh
nghiệp đạt được các mục tiêu trong chiến lược CRM mà doanh nghiệp đã đề ra.
Nhiều người thường đặt câu hỏi: “Liệu có mô hình CRM nào có thể áp dụng
cho mọi doanh nghiệp?” Câu trả lời là không thể vì mỗi doanh nghiệp có tiêu chí
hoạt động, mục tiêu kinh doanh và đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, xét trên bình diện
khảo sát chung, người ta có thể tham khảo mô hình mà số đông các doanh nghiệp
lựa chọn, từ đó tham chiếu mức độ phù hợp đối với doanh nghiệp. Theo đó, mô
hình CRM gồm sáu thành phần chủ yếu:
Hình 1.2: Mô hình CRM
(Nguồn: www.crmvietnam.vn)
Mô hình CRM được xây dựng và phát triển dựa trên mô hình IDIC (được
phát triển bởi Peppers và Rogers vào năm 2004) nhằm phù hợp hơn với các doanh
nghiệp. Nền tảng của mô hình IDIC là dựa trên lòng tin giữa người mua với người
bán và phục vụ mỗi KH theo một cách riêng biệt. Mô hình IDIC cho thấy rằng các
công ty nên hành động để xây dựng mối quan hệ với KH chặt chẽ hơn. Mô hình
gồm bốn phần như sau:
Xây dựng cơ sở dữ liệu
Phân tích, thống kê
Lựa chọn khách hàng
Xây dựng mối quan hệ
Thu nhận những thông tin có liên
quan đến khách hàng
Đánh giá hiệu quả
13
- Identify (nhận diện KH): Xác định ai là KH của bạn? Và xây dựng sự hiểu biết
sâu sắc về những KH đó.
- Differentiate (phân biệt KH): Phân biệt KH hiện tại nhằm tạo ra các nhóm KH
đang mang lại giá trị cho doanh nghiệp và KH có giá trị tiềm năng trong tương
lai.
- Interact (tương tác với KH): Tương tác với KH để đảm bảo rằng bạn hiểu KH
kỳ vọng điều gì và các mối quan hệ của họ với các nhà cung cấp khác hoặc
mang lại giá trị thương hiệu cho bạn.
- Customize (đối xử tuỳ biến): Doanh nghiệp nên có hành vi thích ứng đối với
KH, dựa trên nhu cầu và giá trị cá nhân của họ. Để đưa KH vào một mối quan
hệ hiểu biết liên tục, một doanh nghiệp cần có hành vi thích ứng để thỏa mãn
nhu cầu riêng biệt của KH. Có thể đòi hỏi tùy biến đại trà một sản phẩm hay
biến đổi một số mặt của dịch vụ. Sự tùy biến này có thể là cách xuất hóa đơn
hay cách đóng gói sản phẩm,…
Bên cạnh đó, mô hình IDIC có thể được phân thành hai hoạt động lớn hơn là
analysis (phân tích) và action (tác nghiệp) - (xem hình 1.3).
Hình 1.3: Mô hình IDIC
(Nguồn: www.crmvietnam.vn)
Xem xét hai mô hình trên, có thể thấy ba thành phần đầu tiên trong mô hình
CRM là xây dựng cơ sở dữ liệu; phân tích, thống kê; lựa chọn khách hàng tương
xứng với phần phân tích trong IDIC. Còn xây dựng mối quan hệ trong mô hình
CRM tương xứng phần tác nghiệp. Trong phần này, tác giả sẽ tập trung phân tích
mô hình CRM vì sự tương xứng giữa hai mô hình như trình bày trên, đồng thời việc
đánh giá hiệu quả CRM cũng là một thành phần quan trọng bởi chính sự đánh giá
đó sẽ giúp doanh nghiệp biết được hiệu quả của việc quản lý và là cơ sở để đo
lường, chỉnh sửa mô hình phù hợp nhất với việc triển khai cũng như phát triển chiến
lược CRM của doanh nghiệp.
14
1.3.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về khách hàng
Đây là yêu cầu tiên quyết đối với mọi doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp
để thu thập thông tin như tiếp xúc trực tiếp, phát phiếu điều tra, website, e-mail,
điện thoại,... Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là phải xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL)
chung về KH và phải được coi là tài sản chung của doanh nghiệp chứ không phải
của bất cứ cá nhân nào. Trên thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp phải trả giá đắt
cho điều tưởng như đơn giản này khi nhân viên rời bỏ doanh nghiệp.
Việc xây dựng CSDL về KH sẽ giúp doanh nghiệp:
Truy cập dễ dàng, tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho việc chia sẻ thông tin
giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức.
Cơ sở dữ liệu cho phép người làm Marketing phân tích các khách hàng và
phân loại khách hàng thành những nhóm khác nhau để triển khai những chương
trình Marketing có hiệu quả.
Giúp hiểu từng KH cụ thể như về thói quen, sở thích, đặc điểm riêng và
những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng KH, từ đó có thể xác định các chương
trình Marketing, quan hệ KH nhằm tạo lòng trung thành cho họ, đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu của họ với chi phí thấp nhất.
Giúp doanh nghiệp có thể nhận ra KH của mình một khi họ quay lại bằng bất
cứ phương tiện nào như trực tiếp, qua điện thoại và bất cứ khi nào.
Nhắm đến các KH sinh lợi tiềm năng: Là những KH mà dựa trên CSDL
khách hàng doanh nghiệp có thể nhận ra đâu là KH có giá trị tiềm năng nhất từ đó
có chính sách quan hệ KH phù hợp.
- Nội dung của cơ sở dữ liệu khách hàng:
Dữ liệu có tầm quan trọng quyết định đến chiến lược Marketing, do vậy bất
cứ một tổ chức nào cũng phải quan tâm đến thiết lập được một dữ liệu về KH. Vậy
nội dung của một cơ sở dữ liệu bao gồm những gì?
Một cơ sở dữ liệu có thể bao gồm những thông tin:
 Thông tin về KH hiện tại và tiềm năng:
Đối với KH doanh nghiệp:
+ Thông tin chung: Loại tổ chức; loại hình hoạt động; loại hình kinh
doanh; quy mô kinh doanh; ngày thành lập công ty; địa chỉ công ty; số
lượng lao động,
+ Thông tin về tình hình tài chính: Thu nhập ròng; tổng tài sản; lợi
nhuận đạt được trong 02 năm liền kề; nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Thông tin về ban lãnh đạo.
+ Thông tin về mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, chính quyền địa
phương, với các doanh nghiệp cùng ngành nghề.
+ Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Văn hoá tổ chức, người có quyền quyết định cao nhất,…
15
Đối với khách hàng cá nhân:
+ Thông tin cơ bản: Họ tên; tình trạng nhà ở; số nhà; địa chỉ cơ quan nơi
làm việc; số điện thoại; email,
+ Thông tin về đặc điểm nhân khẩu: Giới tính; nghề nghiệp; ngày tháng
năm sinh; tình trạng hôn nhân,
+ Thông tin tài chính: Mức thu nhập; khả năng thanh toán; số tài khoản,...
+ Thông tin hoạt động: thói quen mua sắm; lối sống qua những lần tiếp
xúc; các khiếu nại; hành vi tiêu dùng.
Những thông tin này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc, gặp gỡ và
thương thuyết với KH. Lưu ý: đối với các KH không còn giao dịch nữa thì công ty
cần có thông tin về việc đã bao lâu KH không còn giao dịch, số lần từng giao dịch,
lý do không còn giao dịch, đặc điểm hành vi mua sắm trước đây.
 Thông tin về các cuộc giao dịch: Thông qua các cuộc giao dịch sẽ cung cấp
cho doanh nghiệp về lịch sử mua của KH với các dữ liệu cụ thể như: giá
thanh toán, ngày giao nhận hàng, nhịp độ mua sắm, lần mua sắm vừa qua
của KH, quy mô mỗi lần mua hàng. Qua các dữ liệu này có thể cho phép
chúng ta dự đoán KH có khuynh hướng mua loại sản phẩm nào.
 Thông tin về phản hồi của KH đối với các chiến dịch Marketing của doanh
nghiệp: Phản hồi của KH sau khi doanh nghiệp tung ra các chiến dịch cổ
động (khuyến mãi, quảng cáo, hội nghị KH,…) đó có thể là những phản
hồi của KH thông qua các ý tưởng của Marketing trực tiếp, các cuộc thăm
viếng của KH, việc gia tăng doanh số hay các liên hệ khác của KH.
 Thông tin về sản phẩm: Đây là những thông tin về những sản phẩm đã
được khuyến mãi theo cách thức nào, ở đâu, khi nào và những phản hồi thu
nhận được từ KH về sản phẩm.
 Thông tin mô tả: Phân đoạn thị trường và những dữ liệu phân tích có liên
quan. Những thông tin về đặc điểm nhân khẩu (tuổi, ngành nghề, địa lí,…)
hoặc địa vị xã hội, phong cách, văn hoá của KH,…
1.3.2.2 Phân tích, thống kê dữ liệu
1.3.2.2.1 Phân tích, thống kê dữ liệu
Đối với các doanh nghiệp việc phân tích, thống kê các dữ liệu về KH không
phải vấn đề gì mới. Trước mỗi quyết định quan trọng, lãnh đạo doanh nghiệp bao
giờ cũng cần được cung cấp đầy đủ các thông tin về KH để làm cơ sở đánh giá.
Mục đích của phân tích dữ liệu là để tìm hiểu KH và lợi ích mà KH có thể đem lại
cho tổ chức từ đó xác định cách tác động tới KH. Nhìn chung, dữ liệu về KH và
phương pháp phân tích, thống kê được thể hiện không giống nhau đối với từng
doanh nghiệp nhưng lượng thông tin cần để đánh giá được hiện tại và tương lai của
KH thì thường tương đương nhau.
Phân tích dữ liệu nhằm khai thác giá trị dữ liệu, ứng dụng kết quả phân tích
vào những công việc cụ thể:
16
 Nắm bắt các thông tin về KH: các mối liên hệ, các đặc điểm hành vi
của khách hàng trước khi bắt đầu một cuộc giao dịch.
 Phân loại KH theo nhiều góc độ: đặc điểm nhân khẩu, giá trị kinh
doanh, trạng thái hành vi, nhu cầu,…cở sở để lập kế hoạch sản xuất,
Marketing, bán hàng,…
 Hoạch định chiến lược, ngân sách đầu tư cho các quan hệ KH, các
nhóm khách hàng chiến lược, nhóm KH không có khả năng sinh lợi.
Từ đó công ty biết tập trung vào nhóm KH chiến lược nào, bỏ qua
nhóm KH nào.
 Tìm kiếm KH tiềm năng.
Với lượng thông tin về KH ngày càng nhiều, không thể kiểm soát, thống kê
và phân tích bằng những phương thức thông thường như bằng mắt, giấy tờ, kinh
nghiệm, excel, access,… Thay vào đó, để thuận tiện hơn trong việc khai thác,
thống kê, phân tích dữ liệu, các doanh nghiệp ngày nay thường khai thác CSDL
trên hệ thống máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào. Quá trình phân tích
được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, cho kết quả chính xác và toàn diện hơn
khi không ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phân tích dữ liệu. Dữ liệu
được tập hợp và tạo thành các cơ sở dữ liệu, được sắp xếp và lưu trữ một cách logic
trong kho dữ liệu theo những mô hình nhất định. Thông qua quá trình khai thác dữ
liệu datamining và công cụ phân tích trực tuyến OLAP sẽ cung cấp các thông tin có
giá trị hỗ trợ cho việc ra quyết định.
1.3.2.2.2 Ứng dụng của phân tích dữ liệu
- Phân đoạn KH: Các doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng và nguồn lực để phục
vụ cho tất cả một thị trường lớn. Do đó họ chia thị trường thành nhiều phân
đoạn khác nhau và tập trung phục vụ tốt nhất trên một hoặc một vài phân đoạn.
Dữ liệu KH được phân tích theo các chỉ tiêu phân đoạn tùy thuộc vào từng
khách hàng (theo đặc điểm nhân khẩu, theo thu nhập,…) bằng nhiều phương
pháp thống kê khác nhau kết hợp với công nghệ thông tin để hình thành các
nhóm KH có hành vi và dữ liệu phân tích tương tự nhau. Sau đó sử dụng kết
quả này vào việc định hướng, phát triển và thiết kế sản phẩm, dịch vụ truyền
thông Marketing phù hợp, xây dựng cách thức tương tác khác nhau với những
KH khác nhau,...
- Phân loại KH: Theo giá trị và theo nhu cầu.
 Phân loại KH theo giá trị:
Giá trị KH chính là những giá trị kinh tế mà KH mang lại cho doanh nghiệp,
được thể hiện qua lợi nhuận ròng. Giá trị của KH được đánh giá dựa trên hai khía
cạnh đó là giá trị hiện tại và giá trị tiềm năng.
Giá trị của KH được tính toán chủ yếu dựa trên những đóng góp tài chính,
trong khi những đóng góp phi tài chính như giới thiệu khách hàng mới, góp ý,…
cũng mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp thì lại rất khó hoặc không thể đo
17
lường được. Với việc sử dụng cách tính LTV (giá trị KH lâu dài) sẽ mang lại cho
doanh nghiệp một số lợi ích như: xác định được những KH có giá trị cao từ đó có
các nỗ lực phù hợp, xác định mức chi tiêu để thu hút một KH mới và giữ chân một
KH.
LTV (Lifetime Value of Customer) là giá trị hiện tại thuần của dòng đóng
góp tài chính kỳ vọng trong tương lai của KH cho doanh nghiệp với giả định công
việc kinh doanh không thay đổi.
Cách tính LTV như sau:
1
1
1
tT
t
t
LTV CM

 
  
 

Trong đó:
CM: Lợi nhuận biên
: Lãi suất
t : Thời gian
Hoặc LTV sẽ được tính như sau:
 
1
1
1
tT
it it it
t
LTV S DC MC

 
    
 

Sit : Doanh thu từ KH i
DCit : Chi phí trực tiếp để mua sản phẩm của KH i
MCit : Chi phí marketing để thu hút và chăm sóc KH i
Ngoài ra, doanh nghiệp muốn biết một KH trung thành hay không có thể
xem xét khối lượng mua của KH đó trên tổng khối lượng mua từ tất cả các công ty.
SCR càng lớn thì KH càng trung thành, SCR lớn nhất là 1, nếu như SCR bằng 1 thì
KH chỉ mua hàng của công ty mà không mua từ các đối thủ cạnh tranh của công ty.
SCR 
j
j
jj VV
1
Trong đó:
Vj: Lượng KH mua của công ty
1
j
j
j
V

 : Tổng lượng KH mua của tất cả các công ty
Hoặc để xem xét lòng trung thành của KH, công ty có thể đo lường thời gian
mà KH bắt đầu mua hàng của công ty cho đến hiện tại. Nếu KH mua từ lâu nay và
hiện nay vẫn còn tiếp tục duy trì quan hệ với công ty thì đó là KH quen, KH lâu
năm của công ty. Tuy nhiên cần phân biệt những KH có thời gian quan hệ lâu với
công ty nhưng số lần mua mỗi năm thì rất ít và mua với số lượng ít.
KH thường được phân chia theo nhóm giá trị như sau:
+ Những KH có giá trị nhất (Most Value Customers – MVCs).
18
+ Những KH có khả năng tăng trưởng cao nhất (Most Growing Customers
– MGCs).
+ Những KH có giá trị âm (Below-zeros - BZs).
+ Những KH cần dịch chuyển (Migrators).
 Phân loại theo nhu cầu:
KH không biết hoặc không quan tâm giá trị của họ đối với công ty. KH chỉ
muốn vấn đề của họ được giải quyết, đó là lý do vì sao cần phải phân loại KH theo
nhu cầu. Vì vậy công ty cần phải đặt mình vào vị trí của KH để biết được nhu cầu
mua hàng xuất phát từ động cơ nào từ đó phục vụ tốt nhất nhu cầu của KH.
Thông qua các phản hồi có thể đoán được những nhu cầu của KH trong
tương lai. Giá trị của sự phân biệt theo nhu cầu chỉ được thừa nhận khi nó hữu ích
trong việc ảnh hưởng đến hành vi khác nhau của KH. Tuy nhiên nhu cầu thì mang
tính chất tình huống, thay đổi theo thời gian có sự tương quan với giá trị KH. Đối
với các KH là các doanh nghiệp sản xuất thì việc phân theo nhu cầu thì có thể thực
hiện được vì số lượng KH là tương đối ít và có thể kiểm soát được.
Một vài đặc điểm nhu cầu KH cần được xem xét cẩn thận:
+ Nhu cầu KH có thể mang tính chất tình huống.
+ Nhu cầu KH có thể thay đổi theo thời gian.
+ Nhu cầu KH thường có sự tương quan với giá trị của KH.
+ Nhu cầu căn bản nhất của con người là nhu cầu có tính tâm lý.
1.3.2.3 Lựa chọn khách hàng mục tiêu
Xác định các đối tượng KH cần phải hướng tới các hoạt động kinh doanh của
tổ chức, mục đích để phát hiện những KH có khả năng mang lại lợi nhuận lâu dài
cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn đối tượng KH cụ thể thường cần thêm thông tin bổ
sung từ những nguồn dữ liệu khác như: thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh
tranh,... Nếu lựa chọn không chính xác có thể làm mất những KH quan trọng trong
số những KH tiềm năng. Do vậy, việc đảm bảo dữ liệu, thông tin đầu vào sạch là
điều kiện cốt lõi để có được quyết định chuẩn xác trước KH và doanh nghiệp cần
thận trọng trong việc lựa chọn KH.
Một số cách để lựa chọn KH:
 Tập trung vào một nhóm KH.
 Chuyên môn hóa có chọn lọc.
 Chuyên môn hóa sản phẩm.
 Chuyên môn hóa thị trường.
 Phục vụ toàn bộ các nhóm KH.
1.3.2.4 Xây dựng mối quan hệ với khách hàng
Về khía cạnh nào đó có thể gọi đây là các biện pháp lôi kéo KH vì mục đích
của việc xây dựng mối quan hệ là đáp ứng những yêu cầu của KH (đã được lựa
chọn) ở mức cao hơn đối thủ cạnh tranh. Việc xây dựng mối quan hệ KH bao gồm
những phương thức nhằm tiếp cận KH, các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc KH trước,
19
trong và sau khi bán hàng. Điểm cần lưu ý ở việc xây dựng quan hệ KH là các biện
pháp tiếp cận KH cũng như các dịch vụ hỗ trợ KH phải được thực hiện khác nhau
theo những KH khác nhau.
- Những phương thức tương tác với KH:
 Quảng cáo trên các phương tiện: Báo chí, ti vi, phim, internet (email, tin
nhắn hay các trang mạng xã hội như trang web của công ty, yahoo,
facebook, blog,…), quảng cáo tại điểm bán, hội chợ,…
 Khuyến mãi: Phiếu giảm giá, thưởng, tặng quà, thẻ VIP,…
 Marketing trực tiếp: Qua catalog, thư điện tử trực tiếp, điện thoại, giới
thiệu,…
 Bán hàng trực tiếp.
 Các cuộc phỏng vấn, hội thảo, hội nghị khách hàng, các cuộc thi, các
chương trình khách hàng thường xuyên, những sự kiện, chương trình tài
trợ,…
 Trung tâm hỗ trợ dịch vụ, chăm sóc KH.
 V.v…
- Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc KH:
Song song với việc tiếp cận khách hàng chính là việc chăm sóc khách hàng.
Bởi tương tác KH không chỉ bao gồm việc tiếp cận KH, bán được hàng, mà điều
quan trọng là giữ được KH, biến họ thành những KH trung thành và từ những KH
này, họ sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu khách hàng mới cho công ty.
Chăm sóc khách hàng là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm
để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của KH, tức là phục vụ KH theo cách mà họ
mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ chân các khách hàng
hiện đang có của mình. Chăm sóc KH được xem là một trong những yếu tố tạo nên
sự thành công của doanh nghiệp, nó giữ vai trò quan trọng trong việc hướng tới
người tiêu dùng, mục tiêu là nhằm duy trì quan hệ với KH và đem lại cho KH mức
độ thỏa mãn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Một số hình thức hỗ trợ, chăm sóc KH:
 Các chương trình KH thường xuyên như cải tiến sản phẩm (chất lượng, mẫu
mã, đóng gói, bao bì, dịch vụ đi kèm,…) theo nhu cầu của KH; bảo hành sản
phẩm; hỗ trợ tín dụng như giảm giá, chiết khấu; đa dạng kênh phân phối giúp
KH thuận tiện trong việc mua hàng; các chương trình tặng quà nhân dịp đặc
biệt của KH hoặc ngày lễ, Tết,…
 Hỗ trợ giao hàng và kiểm tra hàng: Tạo ra lòng tin đến khách hàng thông qua
việc giao hàng đúng thời gian, đúng sản phẩm và đúng địa điểm yêu cầu.
 Lực lượng bán hàng trực tiếp: Lực lượng bán hàng không chỉ được nhìn nhận
như một phương tiện để bán sản phẩm mà còn là phương tiện truyền thông của
doanh nghiệp. Với tư cách là một phương tiện truyền thông, lực lượng bán
20
hàng cung cấp cho KH thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, tư vấn cho KH
khi họ mua hàng. Mặt khác, họ còn thu thập cho doanh nghiệp những thông tin
về thị trường và đối thủ cạnh tranh một cách chính xác và đầy đủ nhất.
 Hỗ trợ qua điện thoại: Hiện nay cách thức làm việc với KH chủ yếu là qua
điện thoại hoặc gặp trực tiếp. Vì vậy, việc tạo ra một số điện thoại hỗ trợ sẽ tạo
ra độ tin cậy cho công ty và hãy cho KH biết công ty luôn luôn sẵn sàng trả lời
những thắc mắc của họ miễn phí.
 Thiết lập hệ thống đặt hàng tự động qua vi tính: Trang bị cho công ty những
thiết bị để đáp ứng nhu cầu của KH ngày càng nhanh bằng những công cụ hỗ
trợ như máy tính. Việc thiết lập hệ thống đặt hàng tự động giúp giảm chi phí đi
lại với KH, mà qua hệ thống có thể đặt hàng và thời gian đặt hàng trong thời
gian ngắn không cần phải tốn chi phí cho các cuộc gặp mặt.
 Hỗ trợ qua website: Công ty cần xem xét một cách nghiêm túc vấn đề chăm
sóc khách hàng đối với bất kỳ người nào viếng thăm website, đó là cách nhanh
và rẻ nhất để công ty và KH có thể gặp nhau. Công ty có thể thực hiện hỗ trợ
bằng cách đưa ra những chỉ dẫn về sử dụng website, thường xuyên trả lời
những câu hỏi của KH (FAQ - Frequently Asked Questions- những câu hỏi
thường gặp), các diễn đàn thảo luận,…
 Hỗ trợ qua email: Đây cũng là một phương pháp rẻ tiền. Tuy nhiên, khi sử
dụng email để hỗ trợ KH, cần đặc biệt chú ý đưa ra mốc thời gian phục vụ.
Hãy cung cấp cho KH những địa chỉ email khác nhau, hướng dẫn họ cách
nhanh nhất để gửi những thắc mắc đến những người phụ trách hỗ trợ thích
hợp.
 V.v…
Một số lưu ý khi chăm sóc KH:
 Hãy nhã nhặn, lắng nghe vấn đề của KH như thông tin về sản phẩm,
khuyến mãi, những lời phàn nàn về sản phẩm, chất lượng dịch vụ,… và
giải quyết các vấn đề đó một cách tốt nhất và nhanh nhất.
 Lắng nghe, tiếp nhận phản hồi của KH.
 Luôn linh hoạt trong phong cách phục vụ KH.
 Hứa ít làm nhiều.
 Quan tâm đến những KH thân thiết và lâu năm.
1.3.2.5 Thu nhận những thông tin có liên quan đến khách hàng
Việc triển khai CRM phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu KH cũng như
việc phân tích số liệu và xây dựng mối quan hệ KH. Tuy nhiên, CRM gặp phải một
thách thức lớn như các hệ thống xử lý thông tin khác là mâu thuẫn giữa mong muốn
đáp ứng nhu cầu KH và lượng thông tin cần thu thập xử lý. Việc thu thập thông tin
không chỉ dừng lại ở việc lấy những thông tin ban đầu, cơ bản về KH mà cần phải
được cập nhập thường xuyên những thông tin về KH. Việc thu thập và cập nhập
21
thêm thông tin cá nhân của KH thông qua những lần giao dịch tiếp theo với KH,
qua những ý kiến phản hồi hay khiếu nại về sản phẩm hay dịch vụ kèm theo,… cho
phép doanh nghiệp có được một bức tranh tổng thể về KH, từ đó giúp các nhà lãnh
đạo có thể đưa ra những quyết định, những cải thiện phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn
nhu cầu khác biệt của từng KH.
1.3.2.6 Đánh giá hiệu quả
Khác với các tiêu chí đánh giá thông thường là thường căn cứ trên chỉ số về
tài chính, phương thức đánh giá hiệu quả CRM cần phải lấy KH làm trung tâm.
Việc đánh giá được thực hiện đối với các hoạt động bên trong doanh nghiệp và
những hoạt động có liên quan đến KH. Một số chỉ tiêu đánh giá thường được sử
dụng:
Hình 1.4: Mô hình đánh giá CRM
(Nguồn: www.crmvietnam.com)
- Đánh giá bên trong:
+ Giá trị đạt được từ KH.
+ Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu đề ra.
+ Khoảng thời gian từ thu nhận, xử lý thông tin đến khi ra quyết định thực
hiện.
+ Tỷ lệ trao đổi, sử dụng thông tin về KH đối với các bộ phận có liên quan.
+ Tỷ lệ thu nhận KH.
+ Tỷ lệ bán hàng cho cùng một đối tượng.
+ Khả năng tiếp nhận thông tin KH.
- Đánh giá bên ngoài:
+ Tỷ lệ chuyển từ quan tâm sang mua sản phẩm.
+ Mức độ tin cậy của KH đối với doanh nghiệp: thương hiệu, sản phẩm,
dịch vụ...
+ Tỷ lệ thay đổi các thành phần của sản phẩm theo yêu cầu KH.
+ Tỷ lệ không hài lòng của KH đã sử dụng sản phẩm (theo tổng số khách
hàng).
22
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Quản trị mối quan hệ KH (Customer Relationship Management – CRM) là
một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc với nhiều doanh nghiệp, việc áp dụng CRM
giúp các doanh nghiệp phát triển mối quan hệ của mình với KH, dựa trên những
thông tin có được về KH, có thể đưa ra những chiến lược Marketing, bán hàng và
chăm sóc KH phù hợp với từng đối tượng.
Trong chương này đã trình bày một cách tổng quát những vấn đề về khái
niệm, phân loại KH và KH có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Ngoài ra,
chương này cũng trình bày về vấn đề liên quan đến quản trị mối quan hệ khách
hàng (CRM) như khái niệm, mục đích và vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến CRM,
quy trình hoạt động CRM. Đặc biệt là việc trình bày mô hình quản trị mối quan hệ
KH (mô hình được xây dựng dựa trên mô hình IDIC). Mô hình CRM bao gồm sáu
thành phần: xây dựng cơ sở dữ liệu; phân tích, thống kê dữ liệu; lựa chọn KH; xây
dựng mối quan hệ với KH; thu nhận thêm những thông tin có liên quan đến KH;
đánh giá hiệu quả quản lý. Với việc phân tích rõ phần lý thuyết không chỉ giúp
chúng ta hiểu, nắm bắt một cách tổng quát về CRM mà còn tạo nền tảng và tiền đề
để làm cơ sở cho sự so sánh giữa lý thuyết với những công việc quản trị thực tế tại
công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là cơ
sở nhằm xem xét việc xây dựng một mô hình cụ thể và phù hợp cho hoạt động
CRM tại chi nhánh công ty Nhà Hạt.
23
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ
HẠT CHI NHÁNH TP.HCM
2.1 Giới thiệu về chi nhánh công ty TNHH Nhà Hạt
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty và chi nhánh
Tên công ty: Công ty TNHH Nhà Hạt.
Tên tiếng anh: Nut House Co.Ltd.
Trụ sở chính: Ấp Phú Nghi, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Chi nhánh: 778/1 Nguyễn Kiệm, P. 4, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Tel: (08) 62 550 555 – (08) 6679 2766
Fax: (08) 3844 9887
Website: www.nuthouse.com.vn
E-mail: info@nuthouse.com.vn
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Nhà Hạt được thành lập vào năm 2004, tiền thân chính là
công ty Nhật Huy được thành lập năm 1998. Nhà Hạt là một trong những nhà sản
xuất có danh tiếng trong lĩnh vực chuyên cung cấp sản phẩm Hạt điều chiên gia vị
và hạt điều da cá.
Công ty có trụ sở chính và nhà máy đặt tại Bình Dương và có một cơ sở
trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế trên khuôn viên rộng gần 2.000 m2
.
Qua quá trình nghiên cứu và xây dựng, đến năm 2006 chi nhánh công ty tại
thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chính thức đi vào hoạt động. Chủ yếu thực
hiện việc phân phối sản phẩm cho các hệ thống siêu thị.
Năm 2008, chi nhánh mở rộng phân phối sản phẩm vào kênh HORECA
(hotel, restaurant, catering – khách sạn, nhà hàng, quán ăn) và cho tới nay, sản
phẩm bán rất thành công tại kênh này.
2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh
- Chức năng: Chi nhánh thực hiện các chức năng theo ngành nghề giấy phép
đăng ký kinh doanh như sau:
 Kinh doanh sản phẩm hạt điều tại kênh HORECA (hotel, restaurant, catering
– khách sạn, nhà hàng, quán ăn) trên địa bàn TP.HCM.
 Đại diện quản lý và phân phối sản phẩm hạt điều ăn liền vào các hệ thống
siêu thị trên địa bàn TP.HCM theo yêu cầu của công ty mẹ.
- Nhiệm vụ:
Sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình và hoạt động thật tốt để trở thành một
doanh nghiệp vững mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị
trường đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
24
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
Kinh doanh đúng ngành nghề được cấp giấy phép và chấp hành các quy định
của pháp luật về hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thuế, tài chính, lao
động, tiền lương,...
Thực hiện các quy định của nhà nước về quốc phòng, an ninh quốc gia, làm
các báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực
của báo cáo, công bố báo cáo tài chính hằng năm, các thông tin để đánh giá đúng
đắn và khách quan về hoạt động của công ty theo các quy định của Nhà nước.
Tuân thủ mọi quy định của pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam và các điều ước, công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
2.1.2 Bộ máy quản lý và tổ chức của chi nhánh
2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh công ty Nhà Hạt
(Nguồn: Phòng Nhân sự)
Quản lý
kho
Trợ lý
quản lý
Nhân viên
giám sát
Nhân viên phát
hành sản phẩm
Nhân viên
marketing
Phòng
Marketing
Phòng kinh
doanh
Quản lý
bán hàng
Trưởng bộ phận Sale
& Marketing
Phòng nhân
sự
Kế toán
trưởng
Phòng kỹ
thuật
Phòng quản
lý chất lượng
Bộ phận Sale
& Marketing
Nhân viên
kế toán
Phòng kế
toán
Trợ lý
Giám đốc
Giám đốc
Nhân viên
kho hàng
Nhân
viên PG
Nhân viên
bán hàng
25
2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban
- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân và lãnh đạo cao nhất của chi nhánh có
nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm sau
cùng về các hoạt động của chi nhánh; xây dựng mức phát triển kinh tế kĩ thuật
tiêu chuẩn và đánh giá tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước; đề nghị
bổ miễn nhiệm, khen thưởng công nhân viên của chi nhánh.
- Trợ lý Giám đốc: Là người hỗ trợ cho Giám đốc (GĐ) về tất cả các công việc,
có nhiệm vụ điều động hoạt động làm việc của chi nhánh thay cho GĐ, hỗ trợ
về công tác đối ngoại, gặp gỡ khách hàng; là người chuyên ghi chép những hoạt
động của chi nhánh, nắm được các công việc của GĐ làm trong ngày. Cùng GĐ
đi gặp khách hàng hoặc thay mặt gặp khách hàng khi GĐ có việc.
- Phòng kinh doanh:
 Quản lý bán hàng (Sale Manager):
Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch về lộ trình, thời gian làm việc cụ thể cho
nhân viên; quản lý những nguồn thông tin từ các bộ phận và lập báo cáo mỗi ngày
cho GĐ.
Quản lý và giải quyết những vấn đề cho KH, nhân viên Sale, PG; lập lệnh
sản xuất, xuất kho cho nhà máy và kho lưu trữ; lên kế hoạch sản xuất cho tháng tiêu
thụ tiếp theo và gửi trực tiếp đến nhà máy sản xuất; thực hiện chính sách khen
thưởng cho nhân viên Sale, PG, đào tạo nhân viên Sale và tiếp thị.
 Trợ lý quản lý (Sale Admin): Thay mặt Sale Manager truyền đạt thời gian,
địa điểm làm việc cho nhân viên Sale, PG; trực tiếp tiếp nhận những thông tin từ
các bộ phận và báo cáo lại cho Sale Manager; cùng Sale Manager xây dựng và phát
triển kế hoạch kinh doanh; lưu trữ thông tin hằng ngày vào dĩa CD và bằng văn bản.
Nhiệm vụ kế toán bán hàng hằng ngày và báo cáo trực tiếp với Sale Manager.
 Nhân viên bán hàng: Nhận thông tin về tuyến đường hoạt động từ Sale
Admin; sắp đặt và lên kế hoạch liên lạc với KH; quản lý và chăm sóc tốt những KH
trong khu vực của mình; khảo sát thị trường, tìm nguồn KH mới; lập bảng báo cáo
chi tiết về quá trình hoạt động trong ngày, số lượng những hàng mẫu, quà tặng hỗ
trợ tặng KH, hoàn thành chỉ tiêu do chi nhánh đặt ra.
 Nhân viên PG (Promotion girls): Giới thiệu và quảng cáo thương hiệu đến
KH; chăm sóc sản phẩm, giải đáp những thông tin liên quan đến KH; giúp đỡ nhà
hàng khi có yêu cầu.
 Nhân viên quản lý kho: Sắp xếp hợp lý diện tích dự trữ hàng nhằm không
làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; lập kế hoạch giao hàng cụ thể (thời gian,
bao nhiêu đợt) cho từng ngày dựa vào lệnh xuất kho; quản lý những chứng từ, văn
bản liên quan đến việc xuất, nhập hàng hoá; báo cáo hàng tuần về số lượng hàng tồn
của từng sản phẩm; bảo quản và duy trì chất lượng kho hàng.
 Nhân viên giao hàng: Thực hiện đúng kế hoạch giao hàng do quản lý kho đề
ra; đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm đến KH. Khi đến địa điểm giao hàng, kết
26
hợp với nhân viên bảo vệ để đưa hàng vào kho. Lưu lại những giấy tờ có liên quan
hoặc những phản ánh của KH đến Sale Manager.
- Phòng Marketing: Nghiên cứu phân tích nhu cầu thị trường, dự đoán tiềm năng,
triển vọng của thị trường, thực hiện vai trò cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất
và người tiêu dùng trong việc định dạng và dự đoán nhu cầu xã hội; hoàn thiện
và nâng cao hệ thống phân phối sản phẩm; xây dựng và hoàn thiện chiến lược
theo kế hoạch; đưa ra các mẫu quảng cáo, Marketing cho sản phẩm.
 Nhân viên Marketing: Nghiên cứu thị trường (KH, đối thủ cạnh tranh) để xây
dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả; đề xuất những chương trình khuyến
mãi, chiến lược Marketing cho kế hoạch kinh doanh; quản lý và đảm bảo các hoạt
động diễn ra theo đúng kế hoạch kinh doanh; kết hợp với bộ phận phát triển sản
phẩm để có những kế hoạch sản xuất những quà tặng, sản phẩm mới phù hợp với
nhu cầu của thị trường.
 Nhân viên phát triển sản phẩm: Trực tiếp chịu trách nhiệm về phần thiết kế
các mẫu bao bì sản phẩm và những quà tặng khuyến mãi; liên lạc với các đơn vị sản
xuất, trao đổi về các điều khoản theo yêu cầu của kế hoạch kinh doanh; lưu trữ và
cung cấp bản sao cho Sale Manager; quản lý chất lượng đầu vào của các sản phẩm
(thiết kế, chất lượng, giá thành hợp lý); nghiên cứu thị trường để có những sự thay
đổi trước sự thay đổi về nhu cầu của thị trường.
- Phòng kế toán: Lập ra kế hoạch tài chính cho kế hoạch kinh doanh, quản lý
nguồn ngân sách và điều tiết những chi phí hợp lý để kế hoạch kinh doanh vận
hành tốt; báo cáo cho GĐ khi có những khoản chi phí phát sinh không mong
muốn xuất hiện để có những phương án giải quyết nhanh vấn đề; lưu trữ những
hóa đơn thanh toán của KH, quản lý sự di chuyển của đồng tiền nhằm đánh giá
tính hiệu quả của kế hoạch, đảm bảo mọi thu, chi của dòng tiền đều hợp lí; báo
cáo chi tiết những thu, chi mỗi tuần cho GĐ.
- Phòng nhân sự: Lên kế hoạch tuyển dụng khi được yêu cầu và đào tạo nhân
viên mới; quản lý những thông tin của mỗi nhân viên (thưởng, phạt, mức
lương); soạn thảo hợp đồng, văn bản theo những điều khoản yêu cầu trong Luật
Lao Động; giải quyết những vấn đề về nhân sự; giám sát sự làm việc của nhân
viên và chấm công hàng tháng cho mỗi nhân viên.
- Phòng kỹ thuật: Chuyên nghiên cứu phần mềm và trang web của công ty; sửa
chữa máy móc thiết bị của chi nhánh khi có sự cố.
- Phòng quản lý chất lượng: Lưu trữ những phản hồi của KH về chất lượng sản
phẩm; giải đáp những thắc mắc về chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng
sản phẩm khi có yêu cầu.
27
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013
Tình hình kinh doanh của chi nhánh các năm 2011 – 2012 – 2013 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011 – 2012- 2013
(Đơn vị tính: Đồng)
Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu 8,512,214,000 9,963,115,000 12,724,864,000
Chi phí 5,100,320,000 4,123,544,000 4,351,732,000
Lợi nhuận trước thuế 3,411,894,000 5,839,571,000 8,373,132,000
Thuế 852,973,500 1,459,892,750 2,093,283,000
Lợi nhuận sau thuế 2,558,920,500 4,379,678,250 6,279,849,000
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng 2.2: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm
(Đơn vị tính: Đồng)
Nội dung Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Doanh thu 1,450,901,000 17.05 2,761,749,000 27.72
Chi phí (976,776,000) (19.15) 228,188,000 5.53
Lợi nhuận sau thuế 1,820,757,750 71.15 1,900,170,750 43.39
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của chi nhánh trong ba năm không
ngừng tăng trưởng. Doanh thu của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là
8,512,214,000 đồng; 9,963,115,000 đồng và 12,724,864,000 đồng. So với năm
2011 thì năm 2012 doanh thu của chi nhánh tăng 17.05% (tương ứng tăng
1,450,901,000 đồng). Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 27.72% (tương
ứng tăng 2,761,749,000 đồng). So sánh mức tăng doanh thu như vậy chúng ta có thể
nhận thấy rằng mức tăng doanh thu năm 2012 - 2013 tăng so với năm 2011 - 2012.
Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2012 - 2013 tăng nhanh hơn là do nhu cầu sử
dụng sản phẩm của KH tăng, chi nhánh ký kết được thêm hợp đồng với các nhà
hàng khách sạn trên kênh HORECA.
Chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là
5,100,320,000 đồng; 4,123,544,000 đồng và 4,351,732,000 đồng. Chi phí năm 2012
so với năm 2011 giảm 19.15% (tương ứng giảm 976,776,000 đồng), chi phí năm
2013 so với 2012 tăng 5.53% (tương ứng tăng 228,188,000 đồng). Chi phí năm
2012 giảm so với năm 2011 nguyên nhân là do năm 2011 chi nhánh đã đầu tư một
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài  quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY

Contenu connexe

Tendances

Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Little Stone
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Quang Đại Trần
 
Quản trị bán hàng - Trần Thị Thập.pdf
Quản trị bán hàng - Trần Thị Thập.pdfQuản trị bán hàng - Trần Thị Thập.pdf
Quản trị bán hàng - Trần Thị Thập.pdf
Man_Ebook
 

Tendances (20)

Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng BIDV, 9đ
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng BIDV, 9đLuận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng BIDV, 9đ
Luận văn: Quản trị quan hệ khách hàng tại ngân hàng BIDV, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị bán hàng, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAY
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAYLuận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAY
Luận văn: Hoàn thiện quản lý lực lượng bán hàng công ty Dược, HAY
 
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường ÝBáo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
Báo cáo thực tập Phân tích hoạt động marketing Công ty Thép Trường Ý
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng tập đoàn bưu chính,...
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
 THỰC TRẠNG	VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T... THỰC TRẠNG	VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty mayĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty may
 
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
Tổng hợp câu hỏi ôn thi quản trị bán hàng (có đáp án chi tiết)
 
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
Báo cáo thực tập: MARKETING ONLINE tại công ty dược phẩm Savipharrm!
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
 
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược VinamilkTieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
Tieu luan Quản trị Chiến lược Vinamilk
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tại VNPT, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tại VNPT, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tại VNPT, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng tại VNPT, 9 ĐIỂM!
 
Quản trị bán hàng - Trần Thị Thập.pdf
Quản trị bán hàng - Trần Thị Thập.pdfQuản trị bán hàng - Trần Thị Thập.pdf
Quản trị bán hàng - Trần Thị Thập.pdf
 
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty!
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty!Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty!
Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Chăm Sóc Khách Hàng Tại Công Ty!
 

Similaire à Đề tài quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY

QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
Phuong Tran
 

Similaire à Đề tài quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY (20)

Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại AgribankKhóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
Khóa Luận Phân Tích Tình Hình Cho Vay Hộ Sản Xuất Tại Agribank
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP - TẢI MIỄN PHÍ: ZAL...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận ...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận ...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tác động của đòn bẩy đến rủi ro và lợi nhuận ...
 
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG...
 
BÀI MẪU Khóa luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, HAY, 9 ĐIỂM
 
Phân Tích Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Khách Sạn Mường Thanh
Phân Tích Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Khách Sạn Mường ThanhPhân Tích Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Khách Sạn Mường Thanh
Phân Tích Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Khách Sạn Mường Thanh
 
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
Quản trị đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng tại công ty viettel_Nhan lam l...
 
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTELQUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
QUẢN TRỊ ĐÀO TẠO TẠI VIETTEL
 
Quản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettelQuản trị đào tạo tại viettel
Quản trị đào tạo tại viettel
 
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Chi nhánh Công ty TNHH Phư...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Chi nhánh Công ty TNHH Phư...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Chi nhánh Công ty TNHH Phư...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Chi nhánh Công ty TNHH Phư...
 
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAOĐề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
Đề tài giải pháp động viên nhân viên, RẤT HAY, ĐIỂM CAO
 
Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Đại Học Công Nghệ TPHCM
Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Đại Học Công Nghệ TPHCMBáo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Đại Học Công Nghệ TPHCM
Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh Đại Học Công Nghệ TPHCM
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Khóa luận: Công tác quản trị nguồn nhân sự tại công ty Vĩnh Hoàn, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác quản trị nguồn nhân sự tại công ty Vĩnh Hoàn, 9 ĐIỂMKhóa luận: Công tác quản trị nguồn nhân sự tại công ty Vĩnh Hoàn, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Công tác quản trị nguồn nhân sự tại công ty Vĩnh Hoàn, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
 
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần T...
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần T...Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần T...
Khóa luận miễn phí: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần T...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV, HAY!
 
BÀI MẪU Khóa luận công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty, HAYBÀI MẪU Khóa luận công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty, HAY
BÀI MẪU Khóa luận công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty, HAY
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Dernier

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Dernier (20)

powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 

Đề tài quản trị mối quan hệ khách hàng, ĐIỂM CAO, HAY

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ HẠT CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC GIẢI PHÁP Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Sinh viên thực hiện : Hà Nữ Diễm Sương MSSV: 1054010617 Lớp: 10DQTC03 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài khoá luận tốt nghiệp của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khoá luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2014 Hà Nữ Diễm Sƣơng
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM, tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức về kinh doanh cũng như việc tổ chức, thực hiện quản trị quan hệ khách hàng trong thực tế. Đây là những kiến thức bổ ích cho công việc của tôi sau này. Có được kết quả như vậy, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Các thầy cô trong Khoa Quản trị Kinh doanh trường Đại học Công nghệ TP. HCM (HUTECH) đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản về Kinh doanh, đó là những cơ sở lý luận ban đầu giúp tôi có thể học tập nghiên cứu. Đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Hoàng Yến đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi một cách nhiệt tình trong suốt khóa thực tập cũng như cả quá trình thực hiện khoá luận này. Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cũng như các anh chị trong phòng kinh doanh của công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tiếp xúc, nghiên cứu, luôn giúp đỡ tận tình về mặt chuyên môn và đóng góp ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập, nghiên cứu ngắn nên đề tài không tránh khỏi những khuyết điểm, thiếu sót nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các anh chị trong chi nhánh và các bạn sinh viên để đề tài hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chúc các thầy cô trường HUTECH và các anh chị trong công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 4. iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... GVHD
  • 5. v MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................2 5. Kết cấu của đề tài ................................................................................................2 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH HÀNG VÀ QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG .....................................................................................3 1.1 Tổng quan về khách hàng ................................................................................3 1.1.1 Khái niệm khách hàng......................................................................................3 1.1.2 Phân loại khách hàng .......................................................................................3 1.1.2.1 Phân loại khách hàng theo cấp độ.................................................................3 1.1.2.2 Phân loại khách hàng theo giá trị..................................................................3 1.1.2.3 Phân loại khách hàng theo đặc điểm nhu cầu và cách thức mua sắm...........4 1.1.3 Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp..................................................4 1.2 Tổng quan về quản trị mối quan hệ khách hàng ...........................................5 1.2.1 Khái niệm quản trị mối quan hệ khách hàng ...................................................5 1.2.2 Mục đích và vai trò của quản trị mối quan hệ khách hàng ..............................6 1.2.2.1 Mục đích của quản trị mối quan hệ khách hàng ...........................................6 1.2.2.2 Vai trò của quản trị mối quan hệ khách hàng ...............................................6 1.2.3 Ba vấn đề nền tảng của quản trị mối quan hệ khách hàng...............................7 1.2.3.1 Bản chất của quan hệ khách hàng .................................................................7 1.2.3.2 Mỗi một sản phẩm như một quá trình hành động.........................................7 1.2.3.3 Trách nhiệm của doanh nghiệp .....................................................................7 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị mối quan hệ khách hàng .........8 1.2.4.1 Các yếu tố bên ngoài tổ chức........................................................................8 1.2.4.1.1 Yếu tố kinh tế.............................................................................................8 1.2.4.1.2 Yếu tố thể chế - pháp lý .............................................................................8 1.2.4.1.3 Yếu tố công nghệ .......................................................................................8 1.2.4.2 Các yếu tố bên trong tổ chức.........................................................................9 1.2.4.2.1 Lĩnh vực kinh doanh ..................................................................................9 1.2.4.2.2 Văn hóa tổ chức .........................................................................................9 1.2.4.2.3 Cơ cấu tổ chức............................................................................................9 1.2.4.2.4 Yếu tố con người........................................................................................9 1.2.4.2.5 Nguồn tài chính của tổ chức.......................................................................9
  • 6. vi 1.2.4.2.6 Hoạt động Marketing của tổ chức........................................................... 10 1.3 Mô hình quản trị mối quan hệ khách hàng ..................................................10 1.3.1 Mô tả quy trình hoạt động của quản trị mối quan hệ khách hàng................. 10 1.3.2 Mô hình CRM ............................................................................................... 11 1.3.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về khách hàng ........................................... 14 1.3.2.2 Phân tích, thống kê dữ liệu......................................................................... 15 1.3.2.2.1 Phân tích, thống kê dữ liệu...................................................................... 15 1.3.2.2.2 Ứng dụng của phân tích dữ liệu .............................................................. 16 1.3.2.3 Lựa chọn khách hàng mục tiêu .................................................................. 18 1.3.2.4 Xây dựng mối quan hệ với khách hàng...................................................... 18 1.3.2.5 Thu nhận những thông tin có liên quan đến khách hàng ........................... 20 1.3.2.6 Đánh giá hiệu quả....................................................................................... 21 TÓM TẮT CHƢƠNG 1..........................................................................................22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ HẠT CHI NHÁNH TP.HCM .23 2.1 Giới thiệu về chi nhánh công ty TNHH Nhà Hạt........................................ 23 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển................................................................. 23 2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty và chi nhánh.................................................. 23 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển................................................................. 23 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh ...................................................... 23 2.1.2 Bộ máy quản lý và tổ chức của chi nhánh .................................................... 24 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh .......................................... 24 2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban.................................................................... 25 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013 .......... 27 2.2 Thực trạng về công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM.....................................................................28 2.2.1 Thực trạng về công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM.................................................................................... 28 2.2.1.1 Hoạt động bán hàng ................................................................................... 28 2.2.1.2 Hoạt động Marketing ................................................................................. 30 2.2.1.3 Các dịch vụ trước và sau bán hàng ............................................................ 33 2.2.1.4 Hoạt động phân tích khách hàng................................................................ 34 2.2.1.5 Hoạt động cộng tác..................................................................................... 37 2.2.2 Ưu, nhược điểm về hoạt động quản trị mối quan hệ khách hàng tại chi nhánh .................................................................................................................................. 39 2.2.2.1 Ưu điểm...................................................................................................... 39 2.2.2.2 Nhược điểm và những vấn đề tồn tại ......................................................... 39
  • 7. vii TÓM TẮT CHƢƠNG 2..........................................................................................41 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ HẠT CHI NHÁNH TP.HCM...................................................................................................42 3.1 Phƣơng hƣớng và mục tiêu hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn 2014- 2019...........................................................................................................................42 3.1.1 Phương hướng hoạt động...............................................................................42 3.1.2 Mục tiêu kinh doanh.......................................................................................42 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị quan hệ khách hàng tại chi nhánh ............................................................................................................43 3.2.1 Giải pháp 1 .....................................................................................................43 3.2.1.1 Cơ sở giải pháp............................................................................................43 3.2.1.2 Điều kiện và phương pháp thực hiện giải pháp ..........................................43 3.2.1.3 Hiệu quả dự kiến .........................................................................................55 3.2.2 Giải pháp 2 .....................................................................................................56 3.2.2.1 Cơ sở giải pháp............................................................................................56 3.2.2.2 Điều kiện và phương pháp thực hiện giải pháp ..........................................56 3.2.2.3 Hiệu quả dự kiến .........................................................................................58 3.2.3 Giải pháp 3 .....................................................................................................58 3.2.3.1 Cơ sở giải pháp............................................................................................58 3.2.3.2 Điều kiện và phương pháp thực hiện giải pháp ..........................................59 3.2.3.3 Hiệu quả dự kiến .........................................................................................60 3.3 Một số kiến nghị đối với chi nhánh Nhà Hạt................................................61 TÓM TẮT CHƢƠNG 3..........................................................................................62 KẾT LUẬN..............................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................64
  • 8. viii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA KH Khách hàng CRM Customer Relationship Management (quản trị mối quan hệ khách hàng) NVBH Nhân viên bán hàng HORECA Hotel (khách sạn), Restaurant (nhà hàng), Catering (quán ăn) KS Khách sạn NH Nhà hàng PG Promotion girls IDIC Identify (nhận diện khách hàng), Differentiate (phân biệt khách hàng), Interact (tương tác với khách hàng), Customize (đối xử tuỳ biến) CSDL Cơ sở dữ liệu OLAP On Line Analysis Processing (xử lý phân tích dữ liệu trực tuyến) LTV Lifetime Value of Customer (giá trị khách hàng lâu dài) MVCs Most Value Customers (những khách hàng có giá trị nhất) MGCs Most Growing Customers (những khách hàng có khả năng tăng trưởng cao nhất) BZs Below-zeros (những khách hàng có giá trị âm) FAQs Frequently Asked Questions (những câu hỏi thường gặp) PR Public Relations (quan hệ công chúng) GĐ Giám đốc TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh CSKH Chăm sóc khách hàng
  • 9. ix DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011 – 2012- 2013 .27 Bảng 2.2: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm.............................27 Bảng 2.3: Số liệu về doanh thu và số hợp đồng thực hiện năm 2011-2012-2013 ..29 Bảng 2.4: Số lượng khiếu nại và mức độ xử lý khiếu nại.......................................30 Bảng 2.5: Mức chiết khấu theo giá trị đơn đặt hàng áp dụng cho các kênh phân phối và khách hàng tố chức......................................................................................31 Bảng 2.6: Một số vật phẩm khuyến mãi tại hệ thống HORECA............................33 Bảng 2.7: Phân loại khách hàng..............................................................................36 Bảng 3.1: Giả định chi phí cho việc xây dựng mô hình CRM và lập phòng ban CRM.........................................................................................................................45 Bảng 3.2: Điểm tính qua giá trị hiện tại của khách hàng........................................50 Bảng 3.3: Điểm tính qua thời gian giao dịch của khách hàng ................................50
  • 10. x DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH 1. Sơ đồ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh công ty Nhà Hạt........................24 Sơ đồ 2.2: Quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng.............................................29 Sơ đồ 2.3: Hệ thống kênh phân phối.......................................................................32 Sơ đồ 2.4: Quy trình giới thiệu sản phẩm ...............................................................38 Sơ đồ 3.1: Mô hình CRM cần xây dựng tại chi nhánh............................................47 Sơ đồ 3.2: Hoàn thiện quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng...........................54 Sơ đồ 3.3: Bộ phận CRM cần thiết lập tại chi nhánh..............................................57 2. Hình ảnh Hình 1.1: Hoạt động của CRM ...............................................................................10 Hình 1.2: Mô hình CRM .........................................................................................12 Hình 1.3: Mô hình IDIC .........................................................................................13 Hình 1.4: Mô hình đánh giá CRM ..........................................................................21
  • 11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức hoạt động, từ nâng cao chất lượng sản phẩm đến tăng cường dịch vụ khách hàng. Trong đó, xây dựng chiến lược quản trị mối quan hệ khách hàng – CRM là nhân tố không thể thiếu đối với sự thành công của doanh nghiệp. Trên thế giới, việc ứng dụng CRM trong các doanh nghiệp không còn xa lạ. Trong bài báo được đăng tải bởi www.baomoi.com vào ngày 3/1/2014 với tiêu đề “Kinh nghiệm quản trị quan hệ khách hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam” đã nêu rõ kinh nghiệm cũng như sự thành công lớn trong việc áp dụng CRM của một số công ty hàng đầu thế giới như Wal Marl, Apple, Google,…Tại Việt Nam, CRM vẫn chưa được quan tâm và phát triển đúng mức, mặc dù một số doanh nghiệp đã áp dụng thành công CRM như Ngân hàng MB, Viettel, Le Group,…tuy nhiên đây chỉ là con số ít. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần có cái nhìn toàn diện hơn, cần coi trọng và đánh giá cao hơn nữa về CRM trong chiến lược phát triển của toàn công ty, bởi CRM được xem là một chiến lược hữu hiệu giúp tạo nên sự thành công cho doanh nghiệp. Công ty TNHH Nhà Hạt (Nut House) – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh là văn phòng đại diện duy nhất cho công ty, thực hiện công việc phân phối các sản phẩm hạt điều được sản xuất, chế biến từ công ty mẹ; thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng trong nước. Ngành sản xuất hạt điều trong những năm gần đây tăng mạnh, dẫn đến sự xuất hiện và cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các đối thủ như Yến Nhung, Viet Nut, Nhật Anh,…; việc quản trị quan hệ khách hàng của công ty còn theo hướng truyền thống, chưa xem khách hàng là trung tâm; chưa có một mô hình quản trị cụ thể mà chủ yếu thực hiện các công việc do công ty yêu cầu, các bộ phận chưa có sự liên kết chặt chẽ, công việc chồng chéo dẫn đến việc quản lý không hài hòa và linh hoạt. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Quản trị mối quan hệ khách hàng tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp”. Việc xây dựng được một mô hình CRM phù hợp và áp dụng thành công mô hình đó sẽ giúp công ty hoàn thiện công tác CRM cũng như giải quyết các hạn chế còn tồn tại, giúp nắm bắt rõ nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó có những quyết định phù hợp nhằm dành cho họ những giá trị tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh, duy trì được sự trung thành của khách hàng cũ và phát hiện những khách hàng mới, tăng doanh thu từ khách hàng,… 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết về khách hàng, mối quan hệ khách hàng và các mô hình trong CRM. - Phân tích thực trạng công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại chi nhánh công ty TNHH Nhà Hạt.
  • 12. 2 - Đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng một mô hình cụ thể và phù hợp cho hoạt động CRM tại chi nhánh và kiến nghị. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu mối quan hệ khách hàng, công tác CRM và mô hình CRM phù hợp tại chi nhánh của công ty Nhà Hạt từ năm 2011 đến 2013. Phạm vi nghiên cứu:  Phòng kinh doanh tại chi nhánh của công ty Nhà Hạt .  Số liệu nghiên cứu lấy trong 3 năm 2011, 2012, 2013. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài có sự phối hợp của nhiều phương pháp. Phương pháp quan sát, phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ các phòng ban của chi nhánh (thu thập báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, các giấy tờ liên quan đến việc quản lý). Trong quá trình phân tích đánh giá, có sử dụng các phương pháp thống kê, trong đó sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh nhằm đánh giá các chỉ tiêu và sự phù hợp giữa thực trạng quản trị mối quan hệ khách hàng với mô hình được lựa chọn. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được trình bày theo 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận về khách hàng và quản trị mối quan hệ khách hàng.  Chương 2: Thực trạng về công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh TP.HCM.  Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị mối quan hệ khách hàng tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 13. 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÁCH HÀNG VÀ QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 1.1 Tổng quan về khách hàng 1.1.1 Khái niệm khách hàng Đối với một doanh nghiệp thì có ba vấn đề cơ bản mà bất cứ một doanh nghiệp nào trước khi hoạt động đều phải quan tâm đó là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào? Đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì theo như quan điểm của Marketing hiện đại, doanh nghiệp cần phải xuất phát từ khách hàng, cần hiểu rõ khách hàng của mình là ai, họ cần gì, họ muốn gì trong tương lai, bởi khách hàng là người quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Vậy khách hàng (KH) là gì? Theo định nghĩa của Wikipedia: KH là người mua hoặc có sự quan tâm một loại hàng hóa nào đó mà sự quan tâm này có thể dẫn đến hành động mua hàng. Theo quan điểm Marketing: KH là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực Marketing vào. Đây là những cá nhân hay tổ chức có điều kiện ra quyết định mua sắm. Hay KH là tập hợp những người có nhu cầu hiện có và tiềm năng về sản phẩm của một công ty và họ có khả năng thanh toán nhu cầu đó. Theo PGS, TS Nguyễn Xuân Quang: “Khách hàng là tất cả người mua trên thị trường” [6; 41]. Căn cứ vào đặc điểm của nhu cầu và cách thức mua sắm thì có thể chia KH thành hai nhóm là KH là tổ chức và KH là người tiêu dùng cuối cùng. Qua đó ta thấy có nhiều khái niệm về KH được đưa ra, nhưng KH có thể được hiểu một cách tổng quát như sau: KH là những cá nhân hay tổ chức có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu, họ là đối tượng phục vụ, là người tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. KH chính là tài sản quý báu nhất đối với công ty và nhân viên bán hàng, đồng thời cũng là nguồn thu lợi nhuận chính yếu của công ty. 1.1.2 Phân loại khách hàng 1.1.2.1 Phân loại khách hàng theo cấp độ - KH bên ngoài: Là những người bên ngoài đến để mua hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp, là những người mà doanh nghiệp sẽ giao dịch bằng nhiều hình thức: gặp gỡ trực tiếp, giao dịch qua điện thoại hay giao dịch trực tuyến. - KH bên trong: Là toàn thể cán bộ công nhân viên của một doanh nghiệp, những con người làm việc tại doanh nghiệp và được hưởng quyền lợi từ doanh nghiệp. 1.1.2.2 Phân loại khách hàng theo giá trị - Nhóm KH giá trị nhất: Họ có giá trị thực tế cao nhất đối với doanh nghiệp, họ giao dịch nhiều nhất, mang lại lợi nhuận cao nhất, sẵn lòng hợp tác và có xu hướng trung thành nhất. Họ có giá trị phần đóng góp lớn nhất và mục tiêu của
  • 14. 4 doanh nghiệp là duy trì những KH này vì họ có thể giữ cho hoạt động của doanh nghiệp ở vị trí dẫn đầu. - Nhóm KH tăng trưởng cao nhất: Họ có tiềm năng phát triển nhất (thông qua bán chéo sản phẩm, giữ KH lâu, hay thay đổi hành vi KH để giảm chi phí). Họ có khả năng tồn tại khác biệt lớn giữa giá trị thực tế và giá trị tiềm năng, có thể là KH tốt nhất của đối thủ cạnh tranh. - Nhóm KH có giá trị âm: Họ là những KH dù có nỗ lực mấy công ty cũng thu được lợi nhuận thấp hơn chi phí, nghĩa là giá trị thực tế của họ âm, giá trị tiềm năng cũng có thể âm bất kể doanh nghiệp làm gì, theo đuổi chiến lược nào. Hầu như doanh nghiệp nào cũng có những khách hàng loại này. - Nhóm KH cần chuyển dịch: Họ là những KH mấp mé bờ vực không sinh lợi và khó biết trước giá trị tăng trưởng tiềm năng. Doanh nghiệp cần xác định họ có thể được nuôi dưỡng để phát triển hay không. Mục tiêu của doanh nghiệp là nên di chuyển họ đến nhóm những KH có khả năng tăng trưởng cao nhất hoặc khiến họ thể hiện lợi nhuận dài hạn thực sự. 1.1.2.3 Phân loại khách hàng theo đặc điểm nhu cầu và cách thức mua sắm - KH là người tiêu dùng: Là những người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Họ có thể là người mua hàng cho mình hoặc cho gia đình, mục đích mua hàng là phục vụ cho việc tiêu dùng chứ không bán lại và họ mua với số lượng ít. - KH là tổ chức: Là những tổ chức mua hàng hóa hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của tổ chức chứ không phải nhu cầu của cá nhân. Mục đích mua là để sản xuất, để bán lại hay để phục vụ cho các nhu cầu hoạt động chung và họ mua với số lượng nhiều. 1.1.3 Vai trò của khách hàng đối với doanh nghiệp KH là điều kiện sống còn để công ty tồn tại: Bất cứ một công ty nào để duy trì sự sống khi và chỉ khi công ty có KH. Không có công ty nào mở ra kinh doanh chỉ để nhìn chơi mà không cần đến KH. Không có KH công ty không tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm dồn đống và không có doanh thu, công ty sẽ hoàn toàn phá sản khi xảy ra điều này. KH là nguồn lợi nhuận của công ty: Khi đã quyết định kinh doanh một sản phẩm nào chăng nữa, công ty đều mong muốn tiêu thụ được sản phẩm, sản phẩm bán ra một cách nhanh nhất và nhiều nhất. Có như thế mới thu về lợi nhuận cao cho công ty và điều này thật dễ hiểu để thấy được ai là người quan trọng nhất trong vấn đề này – không ai khác ngoài KH. KH là yếu tố quan trọng để xây dựng uy tín của công ty trên thị trường: Việc xây dựng uy tín của công ty trên thị trường có rất nhiều cách như Marketing, làm PR,… nhưng tất cả sẽ không sánh được khi xây dựng uy tín bằng chính KH của mình. Chính lời nói từ người này đến người khác khi họ thích sản phẩm của công
  • 15. 5 ty thì không gì bằng. Đây là cách xây dựng uy tín nhanh nhất và hiệu quả nhất trên thương trường. KH là người trả lương cho từng nhân viên của công ty: Từ yếu tố đã phân tích trên ta thấy được doanh thu thu được hàng tháng chính là nguồn để trả lương cho nhân viên và chỉ có KH, công ty mới có doanh thu. 1.2 Tổng quan về quản trị mối quan hệ khách hàng 1.2.1 Khái niệm quản trị mối quan hệ khách hàng Ngày nay thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ của doanh nghiệp với KH. Khi cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, việc thu hút và giữ chân KH là một việc rất khó khăn thì quản trị quan hệ KH là một việc rất quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm để có được KH trung thành. Vậy quản trị mối quan hệ KH là gì? CRM (Customer Relationship Management - Quản trị mối quan hệ khách hàng) đã trở nên phổ biến vào giữa thập kỉ 90 của thế kỉ 20, thuật ngữ CRM xuất hiện lần đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng tại Mỹ là vào năm 1989 nhưng mãi đến năm 2000 thuật ngữ này mới được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều. Gần đây, hầu hết các nhà quản lý thành đạt đều thừa nhận CRM chính là công cụ để chiến thắng trong nền kinh tế định hướng vào KH. Thực tế cho thấy rất nhiều công ty cùng kinh doanh một mặt hàng hay một dịch vụ nhưng có công ty thì thành công còn công ty khác thì thất bại. Thành công đơn giản là vì công ty bán được nhiều sản phẩm do có nhiều KH và thất bại là vì ngược lại. Nhưng tại sao công ty lại có nhiều KH - bí mật nằm trong câu trả lời “chính là nhờ có CRM”. Các nhà phân tích thị trường vẫn còn tranh luận rất gay gắt về định nghĩa chính xác của nó, sau đây là một số định nghĩa: Theo crmvietnam.com thì CRM là chiến lược của các công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó với KH qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của họ. Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với KH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của mỗi công ty nên đây là vấn đề hết sức được chú trọng. “CRM là một phương pháp toàn diện nhằm thiết lập, duy trì và mở rộng các quan hệ khách hàng” [7; 9]. CRM là một phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với KH một cách có hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của KH như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc,… nhằm phục vụ KH tốt hơn. Thông qua hệ thống quan hệ KH, các thông tin của KH sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành danh sách KH tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc KH hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của KH một cách nhanh chóng và hiệu quả. CRM là toàn bộ các quy trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về KH, hàng bán, hiệu quả của các công tác Marketing, khả nǎng thích nghi của công
  • 16. 6 ty đối với các xu hướng của thị trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Vậy CRM là một tập hợp các hoạt động kinh doanh được thiết kế đơn giản để đặt một doanh nghiệp trong mối liên hệ ngày càng thân thiện với KH của mình nhằm hiểu hơn và ngày càng tăng giá trị của mỗi KH. Đó là cách tiếp cận mở về phía doanh nghiệp nhằm hiểu và gây ảnh hưởng đến hành vi KH thông qua sự giao thiệp nhằm cải thiện việc thâu tóm, thiết lập, duy trì và mở rộng quan hệ với KH. 1.2.2 Mục đích và vai trò của quản trị mối quan hệ khách hàng 1.2.2.1 Mục đích của quản trị mối quan hệ khách hàng CRM được bắt đầu với ý tưởng là giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực (nhân lực và công nghệ) để hiểu thấu đáo về thái độ, thói quen của KH và đánh giá giá trị của từng phân đoạn KH riêng biệt. Với sự trợ giúp của một chương trình CRM có hiệu quả, các doanh nghiệp có thể:  Cung cấp cho KH các dịch vụ tốt hơn.  Nâng cao hiệu quả của trung tâm hỗ trợ KH.  Nâng cao hiệu quả của việc kinh doanh chéo các dòng sản phẩm.  Trợ giúp nhân viên bán hàng thực hiện đơn hàng một cách nhanh nhất.  Đơn giản hoá tiến trình Marketing và bán hàng.  Phát hiện các KH mới.  Tǎng doanh thu từ KH. 1.2.2.2 Vai trò của quản trị mối quan hệ khách hàng - Đối với KH: CRM góp phần thúc đẩy mối quan hệ lâu dài giữa KH và doanh nghiệp, giúp KH hiểu rõ về doanh nghiệp, cảm thấy được phục vụ chu đáo hơn, được quan tâm hơn từ những điều rất nhỏ như: ngày sinh, sở thích, nhu cầu,… - Đối với doanh nghiệp: CRM giúp doanh nghiệp quản lý KH, lắng nghe ý kiến KH, dễ dàng quản lý tình hình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai. Cho phép nhận biết các KH có lòng trung thành cao cũng như hiệu chỉnh sản phẩm và dịch vụ để tạo lòng trung thành. Giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm chi phí. CRM là công cụ hỗ trợ giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên kinh doanh một cách hiệu quả nhất, tập trung nhất. - Đối với nhà quản lý: CRM cung cấp cho nhà quản lý nhiều công cụ trợ thủ đắc lực như: giúp thống kê, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh nhanh nhất. Giúp doanh nghiệp so sánh tình hình kinh doanh từ quá khứ, hiện tại và dự đoán tương lai. Doanh nghiệp dễ dàng phát hiện những khó khăn, rủi ro tiềm ẩn để kịp thời đưa ra các giải pháp thích hợp. CRM cũng giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh và hiệu quả công việc của từng nhân viên.
  • 17. 7 - Đối với nhân viên: CRM cho phép nhân viên quản lý thời gian và công việc hiệu quả, đồng thời giúp họ quản lý và nắm rõ thông tin của từng KH để có thể liên hệ và chăm sóc KH kịp thời nhằm tạo uy tín với KH và giữ chân KH. 1.2.3 Ba vấn đề nền tảng của quản trị mối quan hệ khách hàng 1.2.3.1 Bản chất của quan hệ khách hàng Vấn đề cốt lõi của CRM đó chính là tạo ra giá trị cho KH. Mục đích của CRM không phải là tối đa hóa lợi ích của mỗi hoạt động đơn lẻ mà là để xây dựng một mối quan hệ bền vững với KH. Khi một công ty đặt mục tiêu là hỗ trợ KH trong việc tạo ra giá trị, nó phải nhìn nhận mối quan hệ như một quá trình hoạt động bởi vì nó luôn có nhiều yếu tố cùng tham gia. Sự đối xử chân thực và mục tiêu làm lợi cho nhau là những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của một mối quan hệ. Mối quan hệ đó có tính hai chiều, tức là công ty và KH cùng tham gia tích cực vào mối quan hệ. Cả hai bên cùng nhau trao đổi thông tin, thay đổi các hành vi theo hướng tích cực sao cho lợi ích của các bên đều tăng lên. Nói cách khác, trọng tâm của quan hệ KH liên quan đến sự đối lập sang sự phụ thuộc. Mục đích không chỉ là tiếp cận KH mà còn sống với KH, nghĩa là duy trì được mối quan hệ lâu dài với KH. 1.2.3.2 Mỗi một sản phẩm nhƣ một quá trình hành động Theo quan điểm của CRM, tách biệt hàng hóa và dịch vụ thành hai lĩnh vực riêng rẽ là điều khó thực hiện. CRM bắt đầu từ giả định rằng giá trị được tạo ra trong quá trình hoạt động của KH. Mối quan hệ KH gồm tất cả những gì mà KH và nhà cung cấp làm cùng nhau, cho phép cả hai cùng tạo ra giá trị cho mình. Vì vậy, KH nhận được giá trị từ mỗi sự trao đổi giữa nhà cung cấp và KH chứ không chỉ bằng việc mua hàng. Nói chung, mối quan hệ bao gồm sản phẩm, dịch vụ và sự trao đổi. Vì thế, sẽ không phù hợp khi định nghĩa sản phẩm một cách riêng rẽ, mà phải nhìn nhận gắn liền với mối quan hệ. 1.2.3.3 Trách nhiệm của doanh nghiệp Đối với một công ty, chỉ thỏa mãn nhu cầu KH không thôi là chưa đủ. Chỉ khi công ty thấy mình phải có trách nhiệm phát triển những mối quan hệ với KH và dành cho KH điều kiện thuận lợi để họ tạo giá trị cho bản thân thì lúc đó mới có thể xây dựng được mối quan hệ KH vững chắc hơn. Trách nhiệm phát triển mối quan hệ KH phải thuộc về công ty. Điều này có nghĩa là công ty phải là người chủ động đi những bước đi cần thiết. Phát triển công việc nên theo định hướng quan hệ và KH cũng nên tham gia vào quá trình này. Doanh nghiệp không bao giờ có được sự thành công khi chỉ hành động bằng những lời nói suông, chẳng hạn như đưa ra các khẩu hiệu “khách hàng là thượng đế”, “mục tiêu là để thỏa mãn khách hàng ”,… nhưng trong quá trình hoạt động của mình lại không đúng như những khẩu hiệu mà mình đưa ra. Vấn đề chính ở đây là các phương châm, khẩu hiệu đó được thực hiện như thế nào trong thực tế mà thôi.
  • 18. 8 1.2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản trị mối quan hệ khách hàng 1.2.4.1 Các yếu tố bên ngoài tổ chức 1.2.4.1.1 Yếu tố kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân trên đầu người, các yếu tố lạm phát,… là yếu tố thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng, thông qua tác động gián tiếp đến nhu cầu mua sắm của KH cá nhân và nhu cầu sản xuất cũng như mua sắm của KH tổ chức. Sức mua của nền kinh tế tạo thành doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh ngày càng mạnh hơn. Việc đầu tư cho chiến lược CRM vừa là một yêu cầu thiết yếu vừa tạo điều kiện thuận lợi tăng tính cạnh tranh cũng như tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức. 1.2.4.1.2 Yếu tố thể chế - pháp lý Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp và kinh tế trí thức: Cho phép ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và các hoạt động kinh doanh, hiện đại hóa sản xuất thông qua các chính sách như chính sách đầu tư và phát triển vào khoa học công nghệ, chính sách đào tạo, các hội thảo khoa học, phát triển môi trường công nghệ thông tin trong nước,… tất cả các yếu tố đó đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển nền công nghiệp sản xuất phần mềm, đặc biệt là các phần mềm bổ trợ cho công tác CRM. Nền sản xuất công nghiệp phần mềm là một lĩnh vực mới trong nước, nó đóng vai trò như một nền kinh tế trí thức không thể thiếu được trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh ngày nay, hoạt động CRM cũng chính vì thế ngày càng hoàn thiện hơn, vừa dễ tương thích với các doanh nghiệp trong nước vừa thuận lợi cho người sử dụng. Vai trò của chính phủ còn thể hiện ở việc tạo ra một môi trường pháp lý: Bảo vệ bản quyền, một môi trường kinh doanh công bằng,… 1.2.4.1.3 Yếu tố công nghệ Các chiến lược kinh doanh ngày nay chịu tác động lớn của công nghệ thông tin. Đó là một yếu tố giúp tăng tính cạnh tranh của các công ty. Môi trường kinh doanh ngày càng phát triển có nghĩa rằng nền tảng công nghệ thông tin càng cao, càng tạo thuận lợi cho việc ứng dụng CRM tại các doanh nghiệp thể hiện ở các điểm sau:  Hàm lượng chất xám cao trong lao động.  Sự phổ biến của công nghệ thông tin giúp người sử dụng tìm kiếm, tiếp thu và thích ứng nhanh với sự thay đổi trong điều kiện kinh doanh ngày càng thay đổi.  Sự phát triển của nền công nghiệp sản xuất phần mềm, cạnh tranh giữa các công ty phần mềm có lợi cho các tổ chức sử dụng: sự ra đời của các phiên bản ngày càng ưu việt hơn, giá phần mềm cũng cạnh tranh hơn, giảm bớt chi phí cho các doanh nghiệp sử dụng.
  • 19. 9 1.2.4.2 Các yếu tố bên trong tổ chức 1.2.4.2.1 Lĩnh vực kinh doanh CRM đặc biệt quan tâm đến các doanh nghiệp chuyên trong lĩnh vực thương mại, bán hàng, tiếp thị, do đó tùy vào loại hình kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình những chiến lược quản lý khác nhau nhằm thuận lợi hơn trong việc kinh doanh cũng như tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp có ứng dụng phần mềm CRM thuộc lĩnh vực hoạt động kinh doanh nào, có những chức năng chủ yếu gì? Nó ảnh hưởng đến mức độ cần thiết và phạm vi ứng dụng hệ thống CRM của công ty. Đặc điểm KH cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn, thiết kế và lắp đặt hệ thống CRM. KH càng có tính chuyên biệt hóa, sự phân đoạn càng riêng biệt thì việc thiết kế và khai thác hệ thống càng dễ dàng hơn. 1.2.4.2.2 Văn hóa tổ chức Là những giá trị được hình thành qua quá trình lịch sử hoạt động lâu dài của tổ chức, được duy trì từ thế hệ các nhà quản trị trước. Nó thể hiện qua quan điểm, tập quán, thói quen của các thành viên trong công ty,… Văn hóa tổ chức có thể là yếu tố cản trở việc thay đổi và ứng dụng CRM. Ví dụ như một bộ phận trong công ty vẫn muốn duy trì quản trị KH theo cách truyền thống, họ e ngại sự thay đổi, sự tiếp cận với kỹ năng làm việc mới hoặc một bộ phận sẽ bị dư thừa do sự thay thế của máy móc. 1.2.4.2.3 Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, các thành viên trong tổ chức, sự chia sẻ quyền quyết định và thông tin giữa các cấp, các bộ phận và các thành viên. CRM mang tính hướng ngoại, nghĩa là hướng đến vấn đề quản lý thông tin KH, đối tác nhiều hơn là những nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Do đó xây dựng và phát triển CRM đòi hỏi tổ chức phải có tính linh hoạt, sự chia sẻ thông tin giữa các thành viên, sự linh hoạt về quyền quyết định để thích ứng kịp thời với sự thay đổi. 1.2.4.2.4 Yếu tố con ngƣời CRM không phải là một cái máy mà là con người, đó là tất cả những ai tham gia trong mạng lưới mua - bán - điều hành. CRM do con người tạo dựng, vận hành, tùy chỉnh, cải thiện và thậm chí có lúc còn là sụp đổ. Nó được xem là yếu tố quan trọng và có mặt xuyên suốt trong mọi hoạt động liên quan đến CRM, từ việc tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ cho đến tương tác, duy trì KH và cũng là yếu tố góp phần làm nên thành công cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của doanh nghiệp. 1.2.4.2.5 Nguồn tài chính của tổ chức Nguồn tài chính của tổ chức liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có cả hoạt động CRM. Nó bao gồm các khoản ngân sách chi ra cho mỗi hoạt động của CRM như Marketing, bán hàng, dịch vụ KH, các thiết bị hỗ trợ,… Và tùy từng chiến lược cho mỗi hoạt động sẽ có các khoản chi tương ứng nhằm phục vụ cho hoạt động đó.
  • 20. 10 Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều doanh nghiệp chi tiền nhiều hơn vào triển khai và nâng cấp phần mềm cho doanh nghiệp, tuy nhiên việc chi tiêu này có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động CRM. Do đó, tùy vào quy mô cũng như chiến lược CRM của công ty, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng việc chi tiêu này có phù hợp hay không, từ đó có các quyết định phù hợp tránh gây tổn thất cho công ty. 1.2.4.2.6 Hoạt động Marketing của tổ chức Marketing là một chức năng thuộc về tổ chức và là một tập hợp các quá trình sáng tạo, truyền thông và chuyển giao giá trị cho các KH, quản trị các mối quan hệ KH nhằm đem lại lợi ích cho tổ chức và các bên quan tâm của tổ chức. Hoạt động Marketing sẽ trợ giúp CRM trong việc xây dựng những mối quan hệ lâu dài, thỏa mãn các bên quan trọng như KH, nhà cung cấp, nhà phân phối và các bên khác nhằm tìm kiếm, thâu tóm KH mới đến duy trì, củng cố, nuôi đưỡng KH thông qua chiến lược CRM. 1.3 Mô hình quản trị mối quan hệ khách hàng 1.3.1 Mô tả quy trình hoạt động của quản trị mối quan hệ khách hàng - Quy trình hoạt động của CRM: Nói về hoạt động của CRM thì có năm điểm chính tạo thành một vòng khép kín và khi bắt đầu thì chúng ta có thể bắt đầu từ bất kỳ điểm nào đều được (lưu ý là lấy KH làm trung tâm). Hình 1.1: Hoạt động của CRM Sales (Bán hàng): Có thể coi đây là một nhiệm vụ chính, là công đoạn rất quan trọng sau khi đã hoàn thành quy trình về sản xuất, quảng cáo, Marketing, PR,… Một chiến dịch bán hàng phải bắt đầu từ những KH trung thành, KH tiềm năng và kết thúc là có thêm một KH mới và KH trung thành. Quá trình này có thể diễn ra rất nhanh chóng trong vài ngày hoặc có thể kéo dài cả năm hoặc nhiều năm. CRM SalesMarketin g Service Collaborative Analysis
  • 21. 11 Trong các nghiệp vụ bán hàng thì có các thực hiện xung quanh như: giao dịch, nhãn thư, email, báo giá, lịch hẹn, hợp đồng, xuất hàng, thu tiền,... Marketing: Hoạt động này được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp: từ thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đánh giá, đo lường, phân tích, đưa ra danh sách KH cho tới việc lên kế hoạch thực hiện các hoạt động, chương trình Marketing nhằm mục đích lôi kéo KH mua tiếp sản phẩm của công ty và có các chương trình Marketing để thu hút các KH tiềm năng. Service (Dịch vụ): Khi KH mua sản phẩm của công ty, công việc tiếp theo là cung cấp các dịch vụ đi kèm tốt nhất cho KH như: tặng quà nhân ngày thành lập công ty, 14/2, 8/3, 20/11, cung cấp công cụ nhằm hỗ trợ KH như hỗ trợ qua điện thoại, email,... mục đích nhằm thu hút KH quay lại mua hàng của công ty cho những lần tiếp theo. Analysis (Phân tích): Khi chúng ta tạo lập một danh sách KH mục tiêu hay những KH đã mua sản phẩm của công ty (KH đã thực hiện bất kỳ giao dịch nào). Phần phân tích sẽ được coi là yếu tố then chốt cho những công việc Sales, Marketing, Service tiếp theo như phân tích theo độ tuổi, vùng miền, sản phẩm nào bán chạy, thời điểm,… Nói chung phân tích bất kể những gì mà nhân viên dùng CRM muốn. Collaborative (Cộng tác): Cung cấp khả năng quan hệ với các KH như phone, email, fax, web, tin nhắn – SMS,... CRM giúp doanh nghiệp tương tác với KH thông qua tất cả các kênh (liên hệ trực tiếp, thư từ, fax, điện thoại, web, e-mail) và hỗ trợ sự phối hợp giữa các nhóm nhân viên với các kênh KH. Collaborative CRM là một giải pháp gắn liền giữa con người, quy trình và dữ liệu với nhau để các doanh nghiệp có thể phục vụ và giữ KH của mình được tốt hơn. Như vậy, thông qua năm điểm trên thì chúng ta thấy mặc dù tại mỗi hoạt động có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất. Kết quả của hoạt động này có ảnh hưởng lớn tới kết quả của các hoạt động khác. Nhiệm vụ đặt ra ở đây là CRM phải tạo ra được sự đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động, các bộ phận, phòng ban liên quan nhằm đảm bảo được tính thống nhất phục vụ cho mục đích chung là tạo ra hệ thống thông tin cần thiết cho các nhà quản trị ra các quyết định của mình. Và từ năm điểm này, chúng ta sẽ xây dựng một mô hình hỗ trợ cho việc triển khai chương trình CRM. 1.3.2 Mô hình CRM Việc xây dựng, vận hành hoạt động CRM ở mỗi doanh nghiệp thường khác nhau. Do vậy, vấn đề đầu tiên trong triển khai CRM là phải đánh giá được mô hình CRM nào thích hợp nhất với đơn vị mình. Việc xây dựng được cho mình một mô hình phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp cũng như các thành viên của tổ chức biết được những công việc mình phải làm, thấy được lợi ích mà CRM mang lại cho công việc hiện tại và tương lai, giúp cho mọi hoạt động được diễn ra trong một khuôn khổ chứ không đơn thuần thực hiện những công việc tự phát bởi bản chất của mô hình CRM
  • 22. 12 là một vòng tuần hoàn khép kín, cần có sự kết hợp liên tục và linh hoạt với nhau giữa con người với con người, giữa con người với các công việc và các giải pháp, công cụ hỗ trợ để thực hiện công việc đó. Và cái đích đến cuối cùng chính là giúp việc triển khai chương trình CRM được diễn ra tuần tự, hiệu quả và giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong chiến lược CRM mà doanh nghiệp đã đề ra. Nhiều người thường đặt câu hỏi: “Liệu có mô hình CRM nào có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp?” Câu trả lời là không thể vì mỗi doanh nghiệp có tiêu chí hoạt động, mục tiêu kinh doanh và đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, xét trên bình diện khảo sát chung, người ta có thể tham khảo mô hình mà số đông các doanh nghiệp lựa chọn, từ đó tham chiếu mức độ phù hợp đối với doanh nghiệp. Theo đó, mô hình CRM gồm sáu thành phần chủ yếu: Hình 1.2: Mô hình CRM (Nguồn: www.crmvietnam.vn) Mô hình CRM được xây dựng và phát triển dựa trên mô hình IDIC (được phát triển bởi Peppers và Rogers vào năm 2004) nhằm phù hợp hơn với các doanh nghiệp. Nền tảng của mô hình IDIC là dựa trên lòng tin giữa người mua với người bán và phục vụ mỗi KH theo một cách riêng biệt. Mô hình IDIC cho thấy rằng các công ty nên hành động để xây dựng mối quan hệ với KH chặt chẽ hơn. Mô hình gồm bốn phần như sau: Xây dựng cơ sở dữ liệu Phân tích, thống kê Lựa chọn khách hàng Xây dựng mối quan hệ Thu nhận những thông tin có liên quan đến khách hàng Đánh giá hiệu quả
  • 23. 13 - Identify (nhận diện KH): Xác định ai là KH của bạn? Và xây dựng sự hiểu biết sâu sắc về những KH đó. - Differentiate (phân biệt KH): Phân biệt KH hiện tại nhằm tạo ra các nhóm KH đang mang lại giá trị cho doanh nghiệp và KH có giá trị tiềm năng trong tương lai. - Interact (tương tác với KH): Tương tác với KH để đảm bảo rằng bạn hiểu KH kỳ vọng điều gì và các mối quan hệ của họ với các nhà cung cấp khác hoặc mang lại giá trị thương hiệu cho bạn. - Customize (đối xử tuỳ biến): Doanh nghiệp nên có hành vi thích ứng đối với KH, dựa trên nhu cầu và giá trị cá nhân của họ. Để đưa KH vào một mối quan hệ hiểu biết liên tục, một doanh nghiệp cần có hành vi thích ứng để thỏa mãn nhu cầu riêng biệt của KH. Có thể đòi hỏi tùy biến đại trà một sản phẩm hay biến đổi một số mặt của dịch vụ. Sự tùy biến này có thể là cách xuất hóa đơn hay cách đóng gói sản phẩm,… Bên cạnh đó, mô hình IDIC có thể được phân thành hai hoạt động lớn hơn là analysis (phân tích) và action (tác nghiệp) - (xem hình 1.3). Hình 1.3: Mô hình IDIC (Nguồn: www.crmvietnam.vn) Xem xét hai mô hình trên, có thể thấy ba thành phần đầu tiên trong mô hình CRM là xây dựng cơ sở dữ liệu; phân tích, thống kê; lựa chọn khách hàng tương xứng với phần phân tích trong IDIC. Còn xây dựng mối quan hệ trong mô hình CRM tương xứng phần tác nghiệp. Trong phần này, tác giả sẽ tập trung phân tích mô hình CRM vì sự tương xứng giữa hai mô hình như trình bày trên, đồng thời việc đánh giá hiệu quả CRM cũng là một thành phần quan trọng bởi chính sự đánh giá đó sẽ giúp doanh nghiệp biết được hiệu quả của việc quản lý và là cơ sở để đo lường, chỉnh sửa mô hình phù hợp nhất với việc triển khai cũng như phát triển chiến lược CRM của doanh nghiệp.
  • 24. 14 1.3.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung về khách hàng Đây là yêu cầu tiên quyết đối với mọi doanh nghiệp. Có nhiều phương pháp để thu thập thông tin như tiếp xúc trực tiếp, phát phiếu điều tra, website, e-mail, điện thoại,... Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là phải xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) chung về KH và phải được coi là tài sản chung của doanh nghiệp chứ không phải của bất cứ cá nhân nào. Trên thực tế đã có rất nhiều doanh nghiệp phải trả giá đắt cho điều tưởng như đơn giản này khi nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. Việc xây dựng CSDL về KH sẽ giúp doanh nghiệp: Truy cập dễ dàng, tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phận khác nhau trong tổ chức. Cơ sở dữ liệu cho phép người làm Marketing phân tích các khách hàng và phân loại khách hàng thành những nhóm khác nhau để triển khai những chương trình Marketing có hiệu quả. Giúp hiểu từng KH cụ thể như về thói quen, sở thích, đặc điểm riêng và những nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng KH, từ đó có thể xác định các chương trình Marketing, quan hệ KH nhằm tạo lòng trung thành cho họ, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của họ với chi phí thấp nhất. Giúp doanh nghiệp có thể nhận ra KH của mình một khi họ quay lại bằng bất cứ phương tiện nào như trực tiếp, qua điện thoại và bất cứ khi nào. Nhắm đến các KH sinh lợi tiềm năng: Là những KH mà dựa trên CSDL khách hàng doanh nghiệp có thể nhận ra đâu là KH có giá trị tiềm năng nhất từ đó có chính sách quan hệ KH phù hợp. - Nội dung của cơ sở dữ liệu khách hàng: Dữ liệu có tầm quan trọng quyết định đến chiến lược Marketing, do vậy bất cứ một tổ chức nào cũng phải quan tâm đến thiết lập được một dữ liệu về KH. Vậy nội dung của một cơ sở dữ liệu bao gồm những gì? Một cơ sở dữ liệu có thể bao gồm những thông tin:  Thông tin về KH hiện tại và tiềm năng: Đối với KH doanh nghiệp: + Thông tin chung: Loại tổ chức; loại hình hoạt động; loại hình kinh doanh; quy mô kinh doanh; ngày thành lập công ty; địa chỉ công ty; số lượng lao động, + Thông tin về tình hình tài chính: Thu nhập ròng; tổng tài sản; lợi nhuận đạt được trong 02 năm liền kề; nguồn vốn chủ sở hữu. + Thông tin về ban lãnh đạo. + Thông tin về mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương, với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. + Thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh. + Văn hoá tổ chức, người có quyền quyết định cao nhất,…
  • 25. 15 Đối với khách hàng cá nhân: + Thông tin cơ bản: Họ tên; tình trạng nhà ở; số nhà; địa chỉ cơ quan nơi làm việc; số điện thoại; email, + Thông tin về đặc điểm nhân khẩu: Giới tính; nghề nghiệp; ngày tháng năm sinh; tình trạng hôn nhân, + Thông tin tài chính: Mức thu nhập; khả năng thanh toán; số tài khoản,... + Thông tin hoạt động: thói quen mua sắm; lối sống qua những lần tiếp xúc; các khiếu nại; hành vi tiêu dùng. Những thông tin này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp xúc, gặp gỡ và thương thuyết với KH. Lưu ý: đối với các KH không còn giao dịch nữa thì công ty cần có thông tin về việc đã bao lâu KH không còn giao dịch, số lần từng giao dịch, lý do không còn giao dịch, đặc điểm hành vi mua sắm trước đây.  Thông tin về các cuộc giao dịch: Thông qua các cuộc giao dịch sẽ cung cấp cho doanh nghiệp về lịch sử mua của KH với các dữ liệu cụ thể như: giá thanh toán, ngày giao nhận hàng, nhịp độ mua sắm, lần mua sắm vừa qua của KH, quy mô mỗi lần mua hàng. Qua các dữ liệu này có thể cho phép chúng ta dự đoán KH có khuynh hướng mua loại sản phẩm nào.  Thông tin về phản hồi của KH đối với các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp: Phản hồi của KH sau khi doanh nghiệp tung ra các chiến dịch cổ động (khuyến mãi, quảng cáo, hội nghị KH,…) đó có thể là những phản hồi của KH thông qua các ý tưởng của Marketing trực tiếp, các cuộc thăm viếng của KH, việc gia tăng doanh số hay các liên hệ khác của KH.  Thông tin về sản phẩm: Đây là những thông tin về những sản phẩm đã được khuyến mãi theo cách thức nào, ở đâu, khi nào và những phản hồi thu nhận được từ KH về sản phẩm.  Thông tin mô tả: Phân đoạn thị trường và những dữ liệu phân tích có liên quan. Những thông tin về đặc điểm nhân khẩu (tuổi, ngành nghề, địa lí,…) hoặc địa vị xã hội, phong cách, văn hoá của KH,… 1.3.2.2 Phân tích, thống kê dữ liệu 1.3.2.2.1 Phân tích, thống kê dữ liệu Đối với các doanh nghiệp việc phân tích, thống kê các dữ liệu về KH không phải vấn đề gì mới. Trước mỗi quyết định quan trọng, lãnh đạo doanh nghiệp bao giờ cũng cần được cung cấp đầy đủ các thông tin về KH để làm cơ sở đánh giá. Mục đích của phân tích dữ liệu là để tìm hiểu KH và lợi ích mà KH có thể đem lại cho tổ chức từ đó xác định cách tác động tới KH. Nhìn chung, dữ liệu về KH và phương pháp phân tích, thống kê được thể hiện không giống nhau đối với từng doanh nghiệp nhưng lượng thông tin cần để đánh giá được hiện tại và tương lai của KH thì thường tương đương nhau. Phân tích dữ liệu nhằm khai thác giá trị dữ liệu, ứng dụng kết quả phân tích vào những công việc cụ thể:
  • 26. 16  Nắm bắt các thông tin về KH: các mối liên hệ, các đặc điểm hành vi của khách hàng trước khi bắt đầu một cuộc giao dịch.  Phân loại KH theo nhiều góc độ: đặc điểm nhân khẩu, giá trị kinh doanh, trạng thái hành vi, nhu cầu,…cở sở để lập kế hoạch sản xuất, Marketing, bán hàng,…  Hoạch định chiến lược, ngân sách đầu tư cho các quan hệ KH, các nhóm khách hàng chiến lược, nhóm KH không có khả năng sinh lợi. Từ đó công ty biết tập trung vào nhóm KH chiến lược nào, bỏ qua nhóm KH nào.  Tìm kiếm KH tiềm năng. Với lượng thông tin về KH ngày càng nhiều, không thể kiểm soát, thống kê và phân tích bằng những phương thức thông thường như bằng mắt, giấy tờ, kinh nghiệm, excel, access,… Thay vào đó, để thuận tiện hơn trong việc khai thác, thống kê, phân tích dữ liệu, các doanh nghiệp ngày nay thường khai thác CSDL trên hệ thống máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào. Quá trình phân tích được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, cho kết quả chính xác và toàn diện hơn khi không ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phân tích dữ liệu. Dữ liệu được tập hợp và tạo thành các cơ sở dữ liệu, được sắp xếp và lưu trữ một cách logic trong kho dữ liệu theo những mô hình nhất định. Thông qua quá trình khai thác dữ liệu datamining và công cụ phân tích trực tuyến OLAP sẽ cung cấp các thông tin có giá trị hỗ trợ cho việc ra quyết định. 1.3.2.2.2 Ứng dụng của phân tích dữ liệu - Phân đoạn KH: Các doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng và nguồn lực để phục vụ cho tất cả một thị trường lớn. Do đó họ chia thị trường thành nhiều phân đoạn khác nhau và tập trung phục vụ tốt nhất trên một hoặc một vài phân đoạn. Dữ liệu KH được phân tích theo các chỉ tiêu phân đoạn tùy thuộc vào từng khách hàng (theo đặc điểm nhân khẩu, theo thu nhập,…) bằng nhiều phương pháp thống kê khác nhau kết hợp với công nghệ thông tin để hình thành các nhóm KH có hành vi và dữ liệu phân tích tương tự nhau. Sau đó sử dụng kết quả này vào việc định hướng, phát triển và thiết kế sản phẩm, dịch vụ truyền thông Marketing phù hợp, xây dựng cách thức tương tác khác nhau với những KH khác nhau,... - Phân loại KH: Theo giá trị và theo nhu cầu.  Phân loại KH theo giá trị: Giá trị KH chính là những giá trị kinh tế mà KH mang lại cho doanh nghiệp, được thể hiện qua lợi nhuận ròng. Giá trị của KH được đánh giá dựa trên hai khía cạnh đó là giá trị hiện tại và giá trị tiềm năng. Giá trị của KH được tính toán chủ yếu dựa trên những đóng góp tài chính, trong khi những đóng góp phi tài chính như giới thiệu khách hàng mới, góp ý,… cũng mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp thì lại rất khó hoặc không thể đo
  • 27. 17 lường được. Với việc sử dụng cách tính LTV (giá trị KH lâu dài) sẽ mang lại cho doanh nghiệp một số lợi ích như: xác định được những KH có giá trị cao từ đó có các nỗ lực phù hợp, xác định mức chi tiêu để thu hút một KH mới và giữ chân một KH. LTV (Lifetime Value of Customer) là giá trị hiện tại thuần của dòng đóng góp tài chính kỳ vọng trong tương lai của KH cho doanh nghiệp với giả định công việc kinh doanh không thay đổi. Cách tính LTV như sau: 1 1 1 tT t t LTV CM          Trong đó: CM: Lợi nhuận biên : Lãi suất t : Thời gian Hoặc LTV sẽ được tính như sau:   1 1 1 tT it it it t LTV S DC MC            Sit : Doanh thu từ KH i DCit : Chi phí trực tiếp để mua sản phẩm của KH i MCit : Chi phí marketing để thu hút và chăm sóc KH i Ngoài ra, doanh nghiệp muốn biết một KH trung thành hay không có thể xem xét khối lượng mua của KH đó trên tổng khối lượng mua từ tất cả các công ty. SCR càng lớn thì KH càng trung thành, SCR lớn nhất là 1, nếu như SCR bằng 1 thì KH chỉ mua hàng của công ty mà không mua từ các đối thủ cạnh tranh của công ty. SCR  j j jj VV 1 Trong đó: Vj: Lượng KH mua của công ty 1 j j j V   : Tổng lượng KH mua của tất cả các công ty Hoặc để xem xét lòng trung thành của KH, công ty có thể đo lường thời gian mà KH bắt đầu mua hàng của công ty cho đến hiện tại. Nếu KH mua từ lâu nay và hiện nay vẫn còn tiếp tục duy trì quan hệ với công ty thì đó là KH quen, KH lâu năm của công ty. Tuy nhiên cần phân biệt những KH có thời gian quan hệ lâu với công ty nhưng số lần mua mỗi năm thì rất ít và mua với số lượng ít. KH thường được phân chia theo nhóm giá trị như sau: + Những KH có giá trị nhất (Most Value Customers – MVCs).
  • 28. 18 + Những KH có khả năng tăng trưởng cao nhất (Most Growing Customers – MGCs). + Những KH có giá trị âm (Below-zeros - BZs). + Những KH cần dịch chuyển (Migrators).  Phân loại theo nhu cầu: KH không biết hoặc không quan tâm giá trị của họ đối với công ty. KH chỉ muốn vấn đề của họ được giải quyết, đó là lý do vì sao cần phải phân loại KH theo nhu cầu. Vì vậy công ty cần phải đặt mình vào vị trí của KH để biết được nhu cầu mua hàng xuất phát từ động cơ nào từ đó phục vụ tốt nhất nhu cầu của KH. Thông qua các phản hồi có thể đoán được những nhu cầu của KH trong tương lai. Giá trị của sự phân biệt theo nhu cầu chỉ được thừa nhận khi nó hữu ích trong việc ảnh hưởng đến hành vi khác nhau của KH. Tuy nhiên nhu cầu thì mang tính chất tình huống, thay đổi theo thời gian có sự tương quan với giá trị KH. Đối với các KH là các doanh nghiệp sản xuất thì việc phân theo nhu cầu thì có thể thực hiện được vì số lượng KH là tương đối ít và có thể kiểm soát được. Một vài đặc điểm nhu cầu KH cần được xem xét cẩn thận: + Nhu cầu KH có thể mang tính chất tình huống. + Nhu cầu KH có thể thay đổi theo thời gian. + Nhu cầu KH thường có sự tương quan với giá trị của KH. + Nhu cầu căn bản nhất của con người là nhu cầu có tính tâm lý. 1.3.2.3 Lựa chọn khách hàng mục tiêu Xác định các đối tượng KH cần phải hướng tới các hoạt động kinh doanh của tổ chức, mục đích để phát hiện những KH có khả năng mang lại lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn đối tượng KH cụ thể thường cần thêm thông tin bổ sung từ những nguồn dữ liệu khác như: thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh,... Nếu lựa chọn không chính xác có thể làm mất những KH quan trọng trong số những KH tiềm năng. Do vậy, việc đảm bảo dữ liệu, thông tin đầu vào sạch là điều kiện cốt lõi để có được quyết định chuẩn xác trước KH và doanh nghiệp cần thận trọng trong việc lựa chọn KH. Một số cách để lựa chọn KH:  Tập trung vào một nhóm KH.  Chuyên môn hóa có chọn lọc.  Chuyên môn hóa sản phẩm.  Chuyên môn hóa thị trường.  Phục vụ toàn bộ các nhóm KH. 1.3.2.4 Xây dựng mối quan hệ với khách hàng Về khía cạnh nào đó có thể gọi đây là các biện pháp lôi kéo KH vì mục đích của việc xây dựng mối quan hệ là đáp ứng những yêu cầu của KH (đã được lựa chọn) ở mức cao hơn đối thủ cạnh tranh. Việc xây dựng mối quan hệ KH bao gồm những phương thức nhằm tiếp cận KH, các dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc KH trước,
  • 29. 19 trong và sau khi bán hàng. Điểm cần lưu ý ở việc xây dựng quan hệ KH là các biện pháp tiếp cận KH cũng như các dịch vụ hỗ trợ KH phải được thực hiện khác nhau theo những KH khác nhau. - Những phương thức tương tác với KH:  Quảng cáo trên các phương tiện: Báo chí, ti vi, phim, internet (email, tin nhắn hay các trang mạng xã hội như trang web của công ty, yahoo, facebook, blog,…), quảng cáo tại điểm bán, hội chợ,…  Khuyến mãi: Phiếu giảm giá, thưởng, tặng quà, thẻ VIP,…  Marketing trực tiếp: Qua catalog, thư điện tử trực tiếp, điện thoại, giới thiệu,…  Bán hàng trực tiếp.  Các cuộc phỏng vấn, hội thảo, hội nghị khách hàng, các cuộc thi, các chương trình khách hàng thường xuyên, những sự kiện, chương trình tài trợ,…  Trung tâm hỗ trợ dịch vụ, chăm sóc KH.  V.v… - Dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc KH: Song song với việc tiếp cận khách hàng chính là việc chăm sóc khách hàng. Bởi tương tác KH không chỉ bao gồm việc tiếp cận KH, bán được hàng, mà điều quan trọng là giữ được KH, biến họ thành những KH trung thành và từ những KH này, họ sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu khách hàng mới cho công ty. Chăm sóc khách hàng là tất cả những gì cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của KH, tức là phục vụ KH theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và làm những việc cần thiết để giữ chân các khách hàng hiện đang có của mình. Chăm sóc KH được xem là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, nó giữ vai trò quan trọng trong việc hướng tới người tiêu dùng, mục tiêu là nhằm duy trì quan hệ với KH và đem lại cho KH mức độ thỏa mãn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Một số hình thức hỗ trợ, chăm sóc KH:  Các chương trình KH thường xuyên như cải tiến sản phẩm (chất lượng, mẫu mã, đóng gói, bao bì, dịch vụ đi kèm,…) theo nhu cầu của KH; bảo hành sản phẩm; hỗ trợ tín dụng như giảm giá, chiết khấu; đa dạng kênh phân phối giúp KH thuận tiện trong việc mua hàng; các chương trình tặng quà nhân dịp đặc biệt của KH hoặc ngày lễ, Tết,…  Hỗ trợ giao hàng và kiểm tra hàng: Tạo ra lòng tin đến khách hàng thông qua việc giao hàng đúng thời gian, đúng sản phẩm và đúng địa điểm yêu cầu.  Lực lượng bán hàng trực tiếp: Lực lượng bán hàng không chỉ được nhìn nhận như một phương tiện để bán sản phẩm mà còn là phương tiện truyền thông của doanh nghiệp. Với tư cách là một phương tiện truyền thông, lực lượng bán
  • 30. 20 hàng cung cấp cho KH thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, tư vấn cho KH khi họ mua hàng. Mặt khác, họ còn thu thập cho doanh nghiệp những thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh một cách chính xác và đầy đủ nhất.  Hỗ trợ qua điện thoại: Hiện nay cách thức làm việc với KH chủ yếu là qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp. Vì vậy, việc tạo ra một số điện thoại hỗ trợ sẽ tạo ra độ tin cậy cho công ty và hãy cho KH biết công ty luôn luôn sẵn sàng trả lời những thắc mắc của họ miễn phí.  Thiết lập hệ thống đặt hàng tự động qua vi tính: Trang bị cho công ty những thiết bị để đáp ứng nhu cầu của KH ngày càng nhanh bằng những công cụ hỗ trợ như máy tính. Việc thiết lập hệ thống đặt hàng tự động giúp giảm chi phí đi lại với KH, mà qua hệ thống có thể đặt hàng và thời gian đặt hàng trong thời gian ngắn không cần phải tốn chi phí cho các cuộc gặp mặt.  Hỗ trợ qua website: Công ty cần xem xét một cách nghiêm túc vấn đề chăm sóc khách hàng đối với bất kỳ người nào viếng thăm website, đó là cách nhanh và rẻ nhất để công ty và KH có thể gặp nhau. Công ty có thể thực hiện hỗ trợ bằng cách đưa ra những chỉ dẫn về sử dụng website, thường xuyên trả lời những câu hỏi của KH (FAQ - Frequently Asked Questions- những câu hỏi thường gặp), các diễn đàn thảo luận,…  Hỗ trợ qua email: Đây cũng là một phương pháp rẻ tiền. Tuy nhiên, khi sử dụng email để hỗ trợ KH, cần đặc biệt chú ý đưa ra mốc thời gian phục vụ. Hãy cung cấp cho KH những địa chỉ email khác nhau, hướng dẫn họ cách nhanh nhất để gửi những thắc mắc đến những người phụ trách hỗ trợ thích hợp.  V.v… Một số lưu ý khi chăm sóc KH:  Hãy nhã nhặn, lắng nghe vấn đề của KH như thông tin về sản phẩm, khuyến mãi, những lời phàn nàn về sản phẩm, chất lượng dịch vụ,… và giải quyết các vấn đề đó một cách tốt nhất và nhanh nhất.  Lắng nghe, tiếp nhận phản hồi của KH.  Luôn linh hoạt trong phong cách phục vụ KH.  Hứa ít làm nhiều.  Quan tâm đến những KH thân thiết và lâu năm. 1.3.2.5 Thu nhận những thông tin có liên quan đến khách hàng Việc triển khai CRM phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu KH cũng như việc phân tích số liệu và xây dựng mối quan hệ KH. Tuy nhiên, CRM gặp phải một thách thức lớn như các hệ thống xử lý thông tin khác là mâu thuẫn giữa mong muốn đáp ứng nhu cầu KH và lượng thông tin cần thu thập xử lý. Việc thu thập thông tin không chỉ dừng lại ở việc lấy những thông tin ban đầu, cơ bản về KH mà cần phải được cập nhập thường xuyên những thông tin về KH. Việc thu thập và cập nhập
  • 31. 21 thêm thông tin cá nhân của KH thông qua những lần giao dịch tiếp theo với KH, qua những ý kiến phản hồi hay khiếu nại về sản phẩm hay dịch vụ kèm theo,… cho phép doanh nghiệp có được một bức tranh tổng thể về KH, từ đó giúp các nhà lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định, những cải thiện phù hợp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khác biệt của từng KH. 1.3.2.6 Đánh giá hiệu quả Khác với các tiêu chí đánh giá thông thường là thường căn cứ trên chỉ số về tài chính, phương thức đánh giá hiệu quả CRM cần phải lấy KH làm trung tâm. Việc đánh giá được thực hiện đối với các hoạt động bên trong doanh nghiệp và những hoạt động có liên quan đến KH. Một số chỉ tiêu đánh giá thường được sử dụng: Hình 1.4: Mô hình đánh giá CRM (Nguồn: www.crmvietnam.com) - Đánh giá bên trong: + Giá trị đạt được từ KH. + Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu đề ra. + Khoảng thời gian từ thu nhận, xử lý thông tin đến khi ra quyết định thực hiện. + Tỷ lệ trao đổi, sử dụng thông tin về KH đối với các bộ phận có liên quan. + Tỷ lệ thu nhận KH. + Tỷ lệ bán hàng cho cùng một đối tượng. + Khả năng tiếp nhận thông tin KH. - Đánh giá bên ngoài: + Tỷ lệ chuyển từ quan tâm sang mua sản phẩm. + Mức độ tin cậy của KH đối với doanh nghiệp: thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ... + Tỷ lệ thay đổi các thành phần của sản phẩm theo yêu cầu KH. + Tỷ lệ không hài lòng của KH đã sử dụng sản phẩm (theo tổng số khách hàng).
  • 32. 22 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Quản trị mối quan hệ KH (Customer Relationship Management – CRM) là một thuật ngữ đã trở nên quen thuộc với nhiều doanh nghiệp, việc áp dụng CRM giúp các doanh nghiệp phát triển mối quan hệ của mình với KH, dựa trên những thông tin có được về KH, có thể đưa ra những chiến lược Marketing, bán hàng và chăm sóc KH phù hợp với từng đối tượng. Trong chương này đã trình bày một cách tổng quát những vấn đề về khái niệm, phân loại KH và KH có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp. Ngoài ra, chương này cũng trình bày về vấn đề liên quan đến quản trị mối quan hệ khách hàng (CRM) như khái niệm, mục đích và vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến CRM, quy trình hoạt động CRM. Đặc biệt là việc trình bày mô hình quản trị mối quan hệ KH (mô hình được xây dựng dựa trên mô hình IDIC). Mô hình CRM bao gồm sáu thành phần: xây dựng cơ sở dữ liệu; phân tích, thống kê dữ liệu; lựa chọn KH; xây dựng mối quan hệ với KH; thu nhận thêm những thông tin có liên quan đến KH; đánh giá hiệu quả quản lý. Với việc phân tích rõ phần lý thuyết không chỉ giúp chúng ta hiểu, nắm bắt một cách tổng quát về CRM mà còn tạo nền tảng và tiền đề để làm cơ sở cho sự so sánh giữa lý thuyết với những công việc quản trị thực tế tại công ty TNHH Nhà Hạt chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời cũng là cơ sở nhằm xem xét việc xây dựng một mô hình cụ thể và phù hợp cho hoạt động CRM tại chi nhánh công ty Nhà Hạt.
  • 33. 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ HẠT CHI NHÁNH TP.HCM 2.1 Giới thiệu về chi nhánh công ty TNHH Nhà Hạt 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty và chi nhánh Tên công ty: Công ty TNHH Nhà Hạt. Tên tiếng anh: Nut House Co.Ltd. Trụ sở chính: Ấp Phú Nghi, xã Hòa Lợi, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Chi nhánh: 778/1 Nguyễn Kiệm, P. 4, Q. Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. Tel: (08) 62 550 555 – (08) 6679 2766 Fax: (08) 3844 9887 Website: www.nuthouse.com.vn E-mail: info@nuthouse.com.vn 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Nhà Hạt được thành lập vào năm 2004, tiền thân chính là công ty Nhật Huy được thành lập năm 1998. Nhà Hạt là một trong những nhà sản xuất có danh tiếng trong lĩnh vực chuyên cung cấp sản phẩm Hạt điều chiên gia vị và hạt điều da cá. Công ty có trụ sở chính và nhà máy đặt tại Bình Dương và có một cơ sở trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế trên khuôn viên rộng gần 2.000 m2 . Qua quá trình nghiên cứu và xây dựng, đến năm 2006 chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chính thức đi vào hoạt động. Chủ yếu thực hiện việc phân phối sản phẩm cho các hệ thống siêu thị. Năm 2008, chi nhánh mở rộng phân phối sản phẩm vào kênh HORECA (hotel, restaurant, catering – khách sạn, nhà hàng, quán ăn) và cho tới nay, sản phẩm bán rất thành công tại kênh này. 2.1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh - Chức năng: Chi nhánh thực hiện các chức năng theo ngành nghề giấy phép đăng ký kinh doanh như sau:  Kinh doanh sản phẩm hạt điều tại kênh HORECA (hotel, restaurant, catering – khách sạn, nhà hàng, quán ăn) trên địa bàn TP.HCM.  Đại diện quản lý và phân phối sản phẩm hạt điều ăn liền vào các hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.HCM theo yêu cầu của công ty mẹ. - Nhiệm vụ: Sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình và hoạt động thật tốt để trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
  • 34. 24 Cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Kinh doanh đúng ngành nghề được cấp giấy phép và chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, thuế, tài chính, lao động, tiền lương,... Thực hiện các quy định của nhà nước về quốc phòng, an ninh quốc gia, làm các báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo, công bố báo cáo tài chính hằng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động của công ty theo các quy định của Nhà nước. Tuân thủ mọi quy định của pháp luật nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và các điều ước, công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. 2.1.2 Bộ máy quản lý và tổ chức của chi nhánh 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh công ty Nhà Hạt (Nguồn: Phòng Nhân sự) Quản lý kho Trợ lý quản lý Nhân viên giám sát Nhân viên phát hành sản phẩm Nhân viên marketing Phòng Marketing Phòng kinh doanh Quản lý bán hàng Trưởng bộ phận Sale & Marketing Phòng nhân sự Kế toán trưởng Phòng kỹ thuật Phòng quản lý chất lượng Bộ phận Sale & Marketing Nhân viên kế toán Phòng kế toán Trợ lý Giám đốc Giám đốc Nhân viên kho hàng Nhân viên PG Nhân viên bán hàng
  • 35. 25 2.1.2.2 Chức năng của các phòng ban - Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân và lãnh đạo cao nhất của chi nhánh có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm sau cùng về các hoạt động của chi nhánh; xây dựng mức phát triển kinh tế kĩ thuật tiêu chuẩn và đánh giá tiền lương phù hợp với quy định của Nhà nước; đề nghị bổ miễn nhiệm, khen thưởng công nhân viên của chi nhánh. - Trợ lý Giám đốc: Là người hỗ trợ cho Giám đốc (GĐ) về tất cả các công việc, có nhiệm vụ điều động hoạt động làm việc của chi nhánh thay cho GĐ, hỗ trợ về công tác đối ngoại, gặp gỡ khách hàng; là người chuyên ghi chép những hoạt động của chi nhánh, nắm được các công việc của GĐ làm trong ngày. Cùng GĐ đi gặp khách hàng hoặc thay mặt gặp khách hàng khi GĐ có việc. - Phòng kinh doanh:  Quản lý bán hàng (Sale Manager): Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch về lộ trình, thời gian làm việc cụ thể cho nhân viên; quản lý những nguồn thông tin từ các bộ phận và lập báo cáo mỗi ngày cho GĐ. Quản lý và giải quyết những vấn đề cho KH, nhân viên Sale, PG; lập lệnh sản xuất, xuất kho cho nhà máy và kho lưu trữ; lên kế hoạch sản xuất cho tháng tiêu thụ tiếp theo và gửi trực tiếp đến nhà máy sản xuất; thực hiện chính sách khen thưởng cho nhân viên Sale, PG, đào tạo nhân viên Sale và tiếp thị.  Trợ lý quản lý (Sale Admin): Thay mặt Sale Manager truyền đạt thời gian, địa điểm làm việc cho nhân viên Sale, PG; trực tiếp tiếp nhận những thông tin từ các bộ phận và báo cáo lại cho Sale Manager; cùng Sale Manager xây dựng và phát triển kế hoạch kinh doanh; lưu trữ thông tin hằng ngày vào dĩa CD và bằng văn bản. Nhiệm vụ kế toán bán hàng hằng ngày và báo cáo trực tiếp với Sale Manager.  Nhân viên bán hàng: Nhận thông tin về tuyến đường hoạt động từ Sale Admin; sắp đặt và lên kế hoạch liên lạc với KH; quản lý và chăm sóc tốt những KH trong khu vực của mình; khảo sát thị trường, tìm nguồn KH mới; lập bảng báo cáo chi tiết về quá trình hoạt động trong ngày, số lượng những hàng mẫu, quà tặng hỗ trợ tặng KH, hoàn thành chỉ tiêu do chi nhánh đặt ra.  Nhân viên PG (Promotion girls): Giới thiệu và quảng cáo thương hiệu đến KH; chăm sóc sản phẩm, giải đáp những thông tin liên quan đến KH; giúp đỡ nhà hàng khi có yêu cầu.  Nhân viên quản lý kho: Sắp xếp hợp lý diện tích dự trữ hàng nhằm không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; lập kế hoạch giao hàng cụ thể (thời gian, bao nhiêu đợt) cho từng ngày dựa vào lệnh xuất kho; quản lý những chứng từ, văn bản liên quan đến việc xuất, nhập hàng hoá; báo cáo hàng tuần về số lượng hàng tồn của từng sản phẩm; bảo quản và duy trì chất lượng kho hàng.  Nhân viên giao hàng: Thực hiện đúng kế hoạch giao hàng do quản lý kho đề ra; đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm đến KH. Khi đến địa điểm giao hàng, kết
  • 36. 26 hợp với nhân viên bảo vệ để đưa hàng vào kho. Lưu lại những giấy tờ có liên quan hoặc những phản ánh của KH đến Sale Manager. - Phòng Marketing: Nghiên cứu phân tích nhu cầu thị trường, dự đoán tiềm năng, triển vọng của thị trường, thực hiện vai trò cầu nối trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong việc định dạng và dự đoán nhu cầu xã hội; hoàn thiện và nâng cao hệ thống phân phối sản phẩm; xây dựng và hoàn thiện chiến lược theo kế hoạch; đưa ra các mẫu quảng cáo, Marketing cho sản phẩm.  Nhân viên Marketing: Nghiên cứu thị trường (KH, đối thủ cạnh tranh) để xây dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả; đề xuất những chương trình khuyến mãi, chiến lược Marketing cho kế hoạch kinh doanh; quản lý và đảm bảo các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch kinh doanh; kết hợp với bộ phận phát triển sản phẩm để có những kế hoạch sản xuất những quà tặng, sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của thị trường.  Nhân viên phát triển sản phẩm: Trực tiếp chịu trách nhiệm về phần thiết kế các mẫu bao bì sản phẩm và những quà tặng khuyến mãi; liên lạc với các đơn vị sản xuất, trao đổi về các điều khoản theo yêu cầu của kế hoạch kinh doanh; lưu trữ và cung cấp bản sao cho Sale Manager; quản lý chất lượng đầu vào của các sản phẩm (thiết kế, chất lượng, giá thành hợp lý); nghiên cứu thị trường để có những sự thay đổi trước sự thay đổi về nhu cầu của thị trường. - Phòng kế toán: Lập ra kế hoạch tài chính cho kế hoạch kinh doanh, quản lý nguồn ngân sách và điều tiết những chi phí hợp lý để kế hoạch kinh doanh vận hành tốt; báo cáo cho GĐ khi có những khoản chi phí phát sinh không mong muốn xuất hiện để có những phương án giải quyết nhanh vấn đề; lưu trữ những hóa đơn thanh toán của KH, quản lý sự di chuyển của đồng tiền nhằm đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch, đảm bảo mọi thu, chi của dòng tiền đều hợp lí; báo cáo chi tiết những thu, chi mỗi tuần cho GĐ. - Phòng nhân sự: Lên kế hoạch tuyển dụng khi được yêu cầu và đào tạo nhân viên mới; quản lý những thông tin của mỗi nhân viên (thưởng, phạt, mức lương); soạn thảo hợp đồng, văn bản theo những điều khoản yêu cầu trong Luật Lao Động; giải quyết những vấn đề về nhân sự; giám sát sự làm việc của nhân viên và chấm công hàng tháng cho mỗi nhân viên. - Phòng kỹ thuật: Chuyên nghiên cứu phần mềm và trang web của công ty; sửa chữa máy móc thiết bị của chi nhánh khi có sự cố. - Phòng quản lý chất lượng: Lưu trữ những phản hồi của KH về chất lượng sản phẩm; giải đáp những thắc mắc về chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm khi có yêu cầu.
  • 37. 27 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013 Tình hình kinh doanh của chi nhánh các năm 2011 – 2012 – 2013 như sau: Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2011 – 2012- 2013 (Đơn vị tính: Đồng) Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu 8,512,214,000 9,963,115,000 12,724,864,000 Chi phí 5,100,320,000 4,123,544,000 4,351,732,000 Lợi nhuận trước thuế 3,411,894,000 5,839,571,000 8,373,132,000 Thuế 852,973,500 1,459,892,750 2,093,283,000 Lợi nhuận sau thuế 2,558,920,500 4,379,678,250 6,279,849,000 (Nguồn: Phòng kế toán) Bảng 2.2: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm (Đơn vị tính: Đồng) Nội dung Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Doanh thu 1,450,901,000 17.05 2,761,749,000 27.72 Chi phí (976,776,000) (19.15) 228,188,000 5.53 Lợi nhuận sau thuế 1,820,757,750 71.15 1,900,170,750 43.39 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của chi nhánh trong ba năm không ngừng tăng trưởng. Doanh thu của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 8,512,214,000 đồng; 9,963,115,000 đồng và 12,724,864,000 đồng. So với năm 2011 thì năm 2012 doanh thu của chi nhánh tăng 17.05% (tương ứng tăng 1,450,901,000 đồng). Doanh thu năm 2013 so với năm 2012 tăng 27.72% (tương ứng tăng 2,761,749,000 đồng). So sánh mức tăng doanh thu như vậy chúng ta có thể nhận thấy rằng mức tăng doanh thu năm 2012 - 2013 tăng so với năm 2011 - 2012. Nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2012 - 2013 tăng nhanh hơn là do nhu cầu sử dụng sản phẩm của KH tăng, chi nhánh ký kết được thêm hợp đồng với các nhà hàng khách sạn trên kênh HORECA. Chi phí hoạt động của chi nhánh năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 5,100,320,000 đồng; 4,123,544,000 đồng và 4,351,732,000 đồng. Chi phí năm 2012 so với năm 2011 giảm 19.15% (tương ứng giảm 976,776,000 đồng), chi phí năm 2013 so với 2012 tăng 5.53% (tương ứng tăng 228,188,000 đồng). Chi phí năm 2012 giảm so với năm 2011 nguyên nhân là do năm 2011 chi nhánh đã đầu tư một