SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  107
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ
1.1 BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ
Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá dẫn đến sự xuất hiện của
những "vật ngang giá chung". Đó là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhiều
loại hàng hoá khác nhau. Đặc điểm của chúng là có giá trị sử dụng thiết thực, quý
hiếm, dễ bảo quản, dễ vận chuyển và thường mang tính đặc thù của địa phương.
Trải qua quá trình phát triển, những "vật ngang giá chung" được thay đổi và ngày
càng hoàn thiện để có thể đáp ứng cho việc trao đổi thuận tiện hơn và phạm vi trao đổi
rộng lớn hơn. Sau những thứ hàng hoá không phải tiền tệ là những kim loại. Kim loại
là những "vật ngang giá chung" được sử dụng rộng rãi nhất. Đầu tiên là sắt, kẽm, rồi
đến đồng và bạc . Đầu thế kỷ 19 thì vàng đóng vai trò "vật ngang giá chung" thay thế
cho tất cả các "vật ngang giá chung" khác, kim loại này đã được gọi là ‘kim loại tiền
tệ". Khi một khối vàng có trọng lượng và chất lượng nhất định được chế tác theo một
hình dạng quy định nào đó thì được gọi là "tiền tệ". Vàng trở thành vật ngang giá
chung độc tôn trong trao đổi mua bán thì cái tên " Vật ngang giá chung" được thay
bằng cái tên là " tiền tệ. "
Vì tiền tệ có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hoá trong bất kỳ điều kiện nào
cho nên nó có thể thoả mãn được rất nhiều nhu cầu của người sở hữu nó. Chính vì vậy
vàng -tiền tệ được coi là một thứ hàng hoá đặc biệt
Sau này, để đáp ứng nhu cầu của của nền sản xuất-trao đổi phát triển, tiền tệ
được thay thế bằng tiền kim loại, tiền giấy, tiền ghi sổ, tiền điện tử và đây là những
hình thái hiện đại của tiền tệ và hiện nay vẫn đang được sử dụng
1.1.2. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
Qua xem xét sự ra đời và phát triển của tiền tệ, ta thấy bản chất của tiền tệ là:
"Tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để đo giá trị
của tất cả các loại hàng hoá khác được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Tiền tệ ra đời,
phát triển và tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định, đó là 2 tiền đề: nền sản xuất hàng
hoá và nhà nước. Tiền tệ có thể thoả mãn nhiều nhu cầu của người sở hữu nó, tương
ứng với lượng giá trị mà người đó tích luỹ được".
Tiền tệ ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hoá.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, tiền tệ bằng vàng dần dần được thay thế
bằng hình thức khác với tư cách là những vật thay mặt cho vàng và được bảo đảm giá
trị bởi người phát hành ra nó dưới sự bảo hộ của pháp luật. Những hình thức như vậy
của tiền tệ đã mang lại nhiều thuận lợi hơn cho quá trình trao đổi hàng hoá vì vậy
chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi.
Cho đến ngày nay thì quan niệm về tiền không còn bó hẹp là vàng với tư cách là
hàng hoá đặc biệt nữa mà tiền bây giờ là bất cứ những phương tiện nào được luật pháp
công nhận là vật đóng vai trò trung gian trao đổi, thậm chí đó chỉ là những tờ giấy
được in ấn những hình ảnh và màu sắc theo quy định nào đó.
1
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
1.2.1. TIỀN TỆ LÀM THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ
Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các
hàng hoá, dịch vụ khác trước khi đem ra trao đổi. Với chức năng này, nó giúp cho sự
trao đổi giảm bớt được số lượng giá cần tính trước khi trao đổi, làm cho quá trình trao
đổi thuận tiện hơn rất nhiều
1.2.2. TIỀN TỆ LµM PHƯƠNG TIỆN TRAO ĐỔI, THANH TOÁN
Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được sử dụng để mua
hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ . Việc dùng tiền tệ làm phương tiện
trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, vì nó tiết kiệm được các chi
phí quá lớn so với quá trình trao đổi trực tiếp ( Hàng đổi hàng). Bởi vì khi trao đổi trực
tiếp như vậy thì những người tham gia trao đổi phải tìm được sự trùng nhau về nhu
cầu, thời gian trao đổi và không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ có thể thực hiện
được khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ làm môi giới trung gian trao đổi đã khắc phục được
các hạn chế đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Phạm vi trao đổi không bị hạn chế, có
thể là trao đổi thanh toán trong nước cũng như trao đổi thanh toán quốc tế
1.2.3. TIỀN TỆ LÀM PHƯƠNG TIỆN DỰ TRỮ GIÁ TRỊ
Sau khi bán hàng, nếu người sở hữu tiền tệ không thực hiện việc mua hàng hoá
tiếp theo, thì lúc này tiền tạm thời ngừng lưu thông và chúng tồn tại dưới dạng ‘giá trị
dự trữ’. Tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nó là nơi chứa sức mua hàng
hoá trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này mà người ta có thể tách thời
gian từ lúc có thu nhập đến khi tiêu tiêu dùng nó. Chức năng này rất quan trọng vì mọi
người đều không muốn và không thể chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó,
mà phải dự trữ một phần để sử dụng trong tương lai
1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ
1.3.1. HOÁ TỆ
Hoá tệ là lấy hàng hoá làm tiền tệ, đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được
sử dụng trong một thời gian dài. Hàng hoá được sử dụng làm tiền tiền tệ có 2 loại :
Hàng hoá không phải kim loại và kim loại. Do vậy hoá tệ cũng có 2 loại
Hoá tệ không kim loại. Người ta sử dụng hàng hoá không phải kim loại làm tiền
tệ. Đây là hình thái cổ nhất của tiền tệ Tuỳ theo từng quốc gia, từng địa phương người
ta dùng những hàng hoá khác nhau để làm tiền tệ ( bò, cừu, thuốc lá, muối...) Nói
chung đó là những vật dụng quan trọng, hay những đặc sản của mỗi dân tộc, mỗi địa
phương. Hoá tệ không kim loại được sử dụng đã đem lại nhiều thuận lợi trong việc
trao đổi hàng hoá. Nhưng dần dần nó xuất hiện nhiều hạn chế, bất lợi cho quá trình
trao đổi như dễ hư hỏng, khó bảo quản, khó vận chuyển, khó phân chia hay gộp lại, chỉ
được công nhận trong từng địa phương.
Hoá tệ kim loại ( Kim tệ). Người ta lấy kim loại làm tiền tệ. Giá trị của đồng
tiền phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng phần kim loại đúc nên tiền.Các kim loại
đã được sử dụng để đúc thành tiền là sắt, đồng, kẽm, bạc, và cuối cùng vai trò tiền tệ
được cố định ở vàng. Vàng có nhiều ưu điểm hơn các kim loại khác là tính đồng nhất
của vàng rất cao. Điều đó làm cho việc đo lường giá trị hàng hoá trong quá trình trao
đổi thuận tiện hơn . Vàng dễ phân chia mà không ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó.
Vàng dễ mang theo và thực hiện chức năng dự trữ rất thuận tiện
2
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Tuy nhiên khi trình độ sản xuất phát triển lên, khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa
ra trao đổi ngày càng nhiều trong khi khả năng về vàng lại có hạn thì việc tìm kiếm ra
một hình thái tiền tệ mới để thay thế vàng là việc cần thiết.
1.3.2. TÍN TỆ
Tín tệ là loại tiền tệ mà bản thân nó không có giá trị, hoặc giá trị của nó rất nhỏ
không đáng kể, nhưng nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng. Tín tệ có
2 loại là tiền kim loại ( dùng kim loại để đúc thành tiền) và tiền giấy ( sử dụng giấy để
làm tiền). Giá trị của tiền không phụ thuộc vào nguyên liệu làm tiền mà nó phụ thuộc
vào những dấu hiệu ghi trên mặt đồng tiền do nhà nước quy định
Tiền kim loại với kim tệ ở chỗ: Trong kim tệ giá trị chất kim loại đúc thành tiền
bằng giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền. Còn trong tiền kim loại thì hai giá trị này không
có liên hệ gì với nhau, có thể gán cho nó một giá trị nào cũng được.
Tiền giấy có 2 loại là tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. Lúc đầu
những tờ giấy bạc ngân hàng là những dấu hiệu đại diện cho vàng đáng lẽ phải có
trong lưu thông. Những tờ giấy bạc này được tự do chuyển đổi thành vàng theo luật
định. Nghĩa là trên tờ giấy bạc đã ghi rõ có thể đổi được bao nhiêu vàng. Tiền giấy bất
khả hoán là loại tiền giấy được lưu hành nhưng không thể đem đến ngân hàng đẻ đổi
lấy vàng. Đây là loại tiền giấy mà hiện nay các quốc gia đang sử dụng..
Việc sử dụng tín tệ bây giờ trở nên thông dụng do tính thuận tiện của nó trong
việc làm phương tiện trao đổi hàng hoá. ưu điểm của nó là: Dễ mang theo để làm
phương tiện trao đổi, thanh toán nợ. Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ. Chỉ
cần thay đổi các con số trên bề mặt đồng tền là có một lượng giá trị lớn hơn hay nhỏ
hơn được biểu hiện. Bằng chế độ độc quyền phát hành và những quy định nghiêm ngặt
của chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó. Hạn chế của tín tệ xuất hiện khi
trao đổi ở quy mô lớn, phạm vi rộng và tốc độ nhanh. Hơn nữa nó có thể mất giá trị
khi dự trữ .
1.3.3. BÚT TỆ (TIỀN GHI SỔ)
Đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Đó là tiền do hệ thống
ngân hàng thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Việc sử
dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ, ghi Có trên các tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng
Bút tệ không có hình thái vật chất nhưng nó cũng có những tính chất của tín tệ
là được sử dụng để thanh toán qua các công cụ thanh toán của ngân hàng như séc,,
lệnh chuyển tiền.... Hiên nay là thời đại của tiền ghi sổ. Nó có những ưu điểm là: Giảm
bớt một các đáng kể về chi phí lưu thông tiền mặtnhư các chi phí in tiền, bảo quản, vận
chuyển, đếm, đóng gói.. Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh
toán qua ngân hàng. Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền. Tạo điều kiện cho
ngân hàng trung ương quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng. Ưu điểm nổi bật là khi
nó được sử dụng để thanh toán với quy mô không hạn chế, phạm vi trao đổi rộng và
trao đổi với tốc độ rất nhanh.
1.3.4. TIỀN ĐIỆN TỬ
Tiền điện tử là loại tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động (Nhưng
chưa có sự thống nhất coi đây là một hình thái tiền tệ. Có quan điểm cho rằng đây chỉ
là phương tiện chi trả với sự chuyển dịch vốn bằng điện tử mà thôi)
3
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
1. 4. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH
1.4.1. SỰ RA ĐỜI CỦA PHẠM TRÙ TÀI CHÍNH
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xác nhận rằng, vào thời kỳ cuối của
chế độ công xã nguyên thuỷ. Lúc đó phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển,.
Trong điều kiện lịch sử đó, sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển, theo đó là tiền tệ
đã xuất hiện. Đồng thời cũng vào thời kỳ này chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội bắt đầu
phân chia thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Chính
sự xuất hiện sản xuất - trao đổi hàng hoá và tiền tệ đã là một trong các nguyên nhân
chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp. Trong điều
kiện lịch sử đó, nhà nước đã xuất hiện.
Khi nhà nước xuất hiện, với tư cách là người có quyền lực chính trị, nhà nước đã
nắm lấy việc đúc tiền, in tiền và lưu thông đồng tiền, tác động đến sự vận động độc lập
của đồng tiền trên phương diện quy định hiệu lực pháp lý của đồng tiền và tạo ra môi
trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Thông qua các thứ thuế bằng tiền và công trái bằng tiền, nhà nước đã tập trung
vào tay mình một bộ phận sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền
tệ để lập ra các quỹ tiền tệ riêng có quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà
nước khác phục vụ cho hoạt động của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế – xã hội. Tạo ra những mối quan hệ kinh tế biểu hiện bằng tiền tệ giữa nhà
nước với các tổ chức và dân cư
Trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ, hình thức tiền tệ đã được các chủ thể
trong xã hội sử dụng vào việc tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc
dân để tạo lập nên các quỹ tiền tệ riêng phục vụ cho các mục đích riêng của mỗi chủ
thể. Ở các chủ thể khác như các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình,
các quỹ tiền tệ có thể được hình thành và sử dụng cho những mục đích trực tiếp (sản
xuất hoặc tiêu dùng) thông qua hành vi trao đổi thành những quỹ vật tư, hàng hoá, dịch
vụ phục vụ cho sản xuất hay tiêu dùng, sinh hoạt; cũng có thể được hình thành như
những tụ điểm trung gian để tự cung ứng phương tiện tiền tệ cho những mục đích trực
tiếp. Từ đó xuất hiện những mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức và dân cư với nhau
Tóm lại từ thời kỳ này trong xã hội xuất hiện những mối quan hệ kinh tế giữa nhà
nước với các tổ chức, cá nhân với nhau. Ta gọi những mối quan hệ kinh tế đó là "Tài
chính"
Những phân tích kể trên cho nhận xét rằng, trong những điều kiện lịch sử nhất
định, tài chính đã xuất hiện và tồn tại theo với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất
hàng hoá - tiền tệ và nhà nước. Do đó, có thể coi sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà
nước là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính.
Trải qua các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau trong tiến trình phát triển của xã
hội loài người, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá -tiền tệ, hình
thức tiền tệ đã trở thành hình thức chủ yếu của thu nhập và chi tiêu của nhà nước cũng
như mọi chủ thể khác trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Như vậy, sự phát
triển kinh tế hàng hoá tiền tệ đã tạo điều kiện khách quan cho sự mở rộng các quan hệ
tài chính. Nói khác đi, phạm vi của các quan hệ tài chính phụ thuộc vào sự phát triển
của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong các mối quan hệ kinh tế của xã hội.
Cũng cần nhận rõ rằng, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, thông
qua chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của mình, nhà nước trong một đất nước nhất
4
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
định có lúc có tác động thúc đẩy, có lại có tác động kìm hãm sự phát triển của sản xuất
hàng hoá -tiền tệ và do đó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tài chính; đồng
thời, mọi nhà nước đề luôn tìm cách sử dụng tài chính làm công cụ tham gia phân phối
sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân; tập trung các nguồn tài chính vào tay nhà nước
để đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu và hoạt động của nhà nước.
Điều đó có nghĩa là nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước là tiền đề phát
triển của tài chính. Đến một khi xã hội không còn nền sản xuất hàng hoá, không còn
tiền tệ và không còn nhà nước thì trong xã hội cũng không còn phạm trù tài chính nữa.
Vậy có thể nói tài chính là một phạm trù kinh tế, nó ra đời, phát triển và tồn tại trên hai
tiền đề là nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước.
Trong hai tiền đề kể trên thì sản xuất hàng hoá - tiền tệ là nhân tố mang tính
khách quan, có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính
và nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang và điều tiết sự phát
triển của tài chính.
1.4.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH
Bản chất của tài chính được thể hiện thông qua các quan hệ kinh tế chủ yếu
trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới các hình thức giá trị sau:
Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các
tầng lớp dân cư
Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các tổ chức kinh tế, tổ
chức xã hội và các tầng lớp dân cư
Quan hệ kinh tế các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư với
nhau và các quan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể đó
Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau
1.5. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH
1.5.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI
Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài
chính. Con người nhận thức được và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc
phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó tài chính được sử dụng với tư
cách là một công cụ phân phối .Nhờ có chức năng phân phối mà các nguồn lực đại
diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, để sử
dụng cho các mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu và những lợi ích khác nhau
của đời sống xã hội.
Nghiên cứu về chức năng phân phối của tài chính ta cần làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất : Tài chính phân phối cái gì ? Đối tượng phân phối của tài chính là của cải
xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. (hay: Các
nguồn tài chính là cái mà tài chính phân phối )
Nguồn tài chính là gì ?
Xét về mặt nội dung thì nguồn tài chính bao gồm 4 bộ phận
Bộ phận của cải xã hội mới sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
5
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Bộ phận của cải xã hội còn tồn lại từ thời kỳ trước. Đó là phần tích luỹ trong quá
khứ của xã hội và dân cư.
Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải được chuyển
từ trong nước ra nước ngoài
Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn.
Xét về mặt hình thức, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới hai dạng
Nguồn tài chính hữu hình là nguồn tài chính được biểu hiện bằng hình thức giá
trị và hình thức hiện vật.
Dưới hình thức giá trị, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ (nội tệ,
ngoại tệ) và vàng. Nguồn tài chính tồn tại dưói dạng giá trị đang vận động thực tế
trong chu trình tuần hoàn của nền kinh tế. Nhờ sự vận động của các nguồn tài chính
này mà các quỹ tiền tệ được tạo lập và được sử dụng cho các mục đích khác nhau
Dưới hình thức hiện vật, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng bất động sản,
tài nguyên, đất đai.. gọi chung là tài sản. Nguồn tài chính dưới dạng hiện vật được gọi
là nguồn tài chính tiềm năng. Trong nền kinh tế thị trường tài sản có thể chuyển hoá
thành tiền một cách nhanh chóng và dẽ dàng. Khi tài sản thực hiện giá trị nó sẽ biến
thành các khối tiền tệ hoà vào các luồng tiền tệ của chu trình tuần hoàn kinh tế và khi
đó nguồn tài chính tiềm năng chuyển thành nguồn tài chính thực tế
Nguồn tài chính vô hình là nguồn tài chính tồn tại dưới dạng những sản phẩm
không có hình thái vật chất như: những dữ liệu, những thông tin, những phát minh,
sáng chế, bí quyết kỹ thuật. Những sản phẩm này bản thân chúng có giá trị và trong
nền kinh tế thị trường khi qua mua bán chúng có thể chuyển thành tiền. Do đó chúng
được coi là một bộ phận cấu thành của tổng thể các nguồn tài chính.
Thứ hai : Ai là chủ thể của sự phân phối này ? Chủ thể phân phối có thể là nhà nước
các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân dân cư. Chủ thể
phân phối có thể xuất hiện trong các tư cách sau:
Chủ thể là người có quyền sở hữu nguồn tài chính.
Chủ thể là người có quyền sử dụng các nguồn tài chính.
Chủ thể là người có quyền lực chính trị.
Chủ thể là người chịu sự ràng buộc các quan hệ xã hội.
Thứ ba: Kết quả của phân phối tài chính là gì? Kết quả phân phối là các quỹ tiền tệ
được hình thành và được sử dụng
Thứ tư: Quá trình phân phối của tài chính diễn ra khi nào ?
Phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên,
liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu là sự phân
phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình
sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và
dịch vụ. Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu trong khâu cơ sở của
hệ thống tài chính (tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình). Trong phân phối lần
đầu, giá trị sản phẩm xã hội trong lĩnh vực sản xuất được chia và được đưa vào các
quỹ tiền tệ . Một phần để bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản
xuất hoặc tiến hành dịch vụ. Một phần hình thành quỹ tiền lương để trả lương cho
6
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
người lao động. Một phần góp vào hình thành các quỹ bảo hiểm. Một phần thu nhập
dành cho các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tài nguyên bao gồm các cổ đông, các trái
chủ, các ngân hàng.
Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền
tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những
mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ.
Thứ năm: Tính khách quan của phân phối tài chính ? Sự cần thiết của phân phối lại bắt
nguồn từ các đòi hỏi khách quan. Thứ nhất, để bảo đảm cho lĩnh vực không sản xuất
có nguồn tài chính (vốn tiền tệ) để tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển. Thứ hai, do
đòi hỏi của việc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội. Thứ ba, để đảm bảo
công bằng xã hội trong phân phối
Thứ sáu: Sự phân phối tài chính diễn ra đến bao giờ? Mỗi nguồn tài chính được hình
thành, trải qua quá trình phân phối chúng được di chuyển qua các luồng khác nhau để
tới những tụ điểm vốn khác nhau. Cuối cùng cũng đến giai đoạn chuyển hoá (Khi
chúng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở thị trường tư liệu sản xuất) hoặc kết
thúc tồn tại ( Khi chúng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở thị trường vật phẩm
tiêu dùng).
1.5.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC
Chức năng giám đốc của tài chính cũng là một khả năng khách quan của phạm
trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan này của tài chính
để tổ chức công tác kiểm tra tài chính. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là
một công cụ kiểm tra, đó là kiểm tra tài chính.
Giám đốc đối với quá trình thực hiện chức năng phân phối của tài chính. Và vì
phân phối các nguồn tài chính là phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, do đó
giám đốc là kiểm tra bằng đồng tiền.
Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra
bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để
tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.
Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình vận động của các nguồn tài chính,
quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Chủ thể của giám đốc tài chính cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì, để
các quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả, bản
thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra xem xét các quá trình phân phối đó.
Kết quả của giám đốc tài chính là phát hiện ra những mặt được và chưa được của
quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động
của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định
nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Đặc điểm của giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền. Giám đốc tài chính
là loại giám đốc toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi. Giám đốc tài chính được
thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, đó là những chỉ tiêu mang
tính chất tổng hợp, phản ánh đồng bộ các mặt hoạt động khác nhau của một đơn vị
cũng như của toàn bộ nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa hai chức năng
7
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Là những thuộc tính khách quan vốn có bên trong của phạm trù tài chính, chức
năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với
nhau. Sự hiện diện của chức năng phân phối đòi hỏi sự cần thiết của chức năng giám
đốc để đảm bảo cho quá trình phân phối được đúng đắn, hợp lý hơn theo mục tiêu đã
định. Công tác giám đốc có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối, với quá trình
tổ chức sự vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền
tệ, cũng có thể diễn ra độc lập tương đối, không đi liền ngay với hành động phân phối,
mà có thể đi trước hành động phân phối, hoặc có thể được thực hiện sau khi hành động
phân phối đã kết thúc.
1.6. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
1.6.1. QUAN NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC BỘ PHẬN TÀI CHÍNH
Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính
trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với
nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế -xã hội hoạt
động trong các lĩnh vực đó.
Hệ thống tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế là đảm bảo
nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống tài chính của một quốc gia là một
thể thống nhất do nhiều bộ phận tài chính hợp thành.
Có thể chỉ ra các tiêu thức chủ yếu của một bộ phận tài chính là:
Một bộ phận tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn tài chính. Nói
cách khác, được coi là một bộ phận tài chính nếu ở đó có các quỹ tiền tệ đặc thù được
tạo lập và được sử dụng. Nơi nào không có việc tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ
riêng thì không được coi là một bộ phận tài chính độc lập.
Được coi là một bộ phận tài chính nếu ở đó các hoạt động tài chính, sự vận
động của các nguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền với
một chủ thể phân phối cụ thể, xác định.
Được xếp vào dùng một bộ phận tài chính nếu các hoạt động tài chính có cùng
tính chất, đặc điểm, vai trò, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và
tính mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động.
1.6.2. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
Cấu trúc hệ thống tài chính gồm những tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn được tổ
chức theo sơ đồ sau
8
Tµi chÝnh d©n c­
vµ c¸c tæ chøc x·
héi
Tài chính
Doanh nghiệp
Ng©n s¸ch
Nhµ n­íc
Tµi chÝnh
®èi ngo¹i
ThÞ tr­êng tµi chÝnh vµ
Tæ chøc tµi chÝnh trung
gian
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
a. Tài chính doanh nghiệp
Tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đây cũng là nơi thu hút phần quan trọng
các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Trong hệ thống tài chính thì tài chính doanh
nghiệp có khả năng tạo ra các nguồn tài chính khác. Cho nên tài chính doanh nghiệp
có tác động lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển của nền sản xuất
Tài chính doanh nghiệp có quan hệ với các bộ phận khác của hệ thống tài chính
trong quá trình hình thành và sử dụng vốn. Quan hệ với tài chính hộ gia đình thông
qua trả lương, thưởng, lợi tức cổ phần, trái phiếu; nhận vốn góp bằng việc dân cư mua
cổ phiếu, trái phiếu...Quan hệ với ngân sách thông qua nộp thuế; và ngân sách nhà
nước cấp vốn cho doanh nghiệp. Quan hệ với các tổ chức tài chính trung gian thông
qua việc thu hút nguồn tài chính để tạo vốn hoặc trả nợ gốc trả lãi vay, gửi tiền, lấy
lãi.. Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các bộ phận tài chính khác có thể là trực
tiếp với nhau, cũng có thể thông qua thị trường tài chính.
b. Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước gắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, đồng
thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện
được nhiệm vụ của mình. Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước còn có vai
trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Đó là vai trò định hướng phát
triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội...
Ngân sách nhà nước cần có các nguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn
thông qua các chính sách thu như thuế, phí, lệ phí...
Ngân sách nhà nước thực hiện các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên và chi
đầu tư kinh tế. Việc cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho các mục đích khác nhau sẽ
làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểm vốn;
Hoạt động thu chi ngân sách nhà nước sẽ nẩy sinh mối quan hệ giữa nhà nước
với các tổ chức kinh tế, với các tầng lớp dân cư, giữa ngân sách nhà nước với các bộ
phận khác
c. Tài chính hộ gía đình và các tổ chức xã hội
Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để chỉ các tổ chức chính trị - xã hội, các
đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp. Các tổ chức này còn được gọi là các tổ chức phi
chính phủ.
Các tổ chức xã hội có quỹ tiền tệ riêng để đảm bảo hoạt động của mình.
Các quỹ tiền tệ ở đây được hình thành từ nhiều nguồn rất đa dạng như: Đóng góp
hội phí của các thành viên tham gia tổ chức. Quyên góp, ủng hộ, tặng, biếu của các tập
thể và cá nhân. Tài trợ từ nước ngoài. Tài trợ của chính phủ và nguồn từ những hoạt
động có thu của các tổ chức này.
Các quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu
dùng trong hoạt động của các tổ chức đó. Khi các quỹ chưa được sử dụng, số dư ổn
định của chúng có thể tham gia thị trường tài chính thông qua các quỹ tín dụng hoặc
các hình thức khác (mua tín phiếu, trái phiếu, ).
Các quỹ tương hỗ trong dân cư (như quỹ bảo thọ, quỹ bảo trợ quốc phòng, an
ninh, ) đều là những quỹ có cùng tính chất với các quỹ của các tổ chức xã hội.
9
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Trong dân cư (các hộ gia đình) các quỹ tiền tệ được hình thành từ tiền lương, tiền
công, thu nhập của các thành viên trong gia đình do lao động hay sản xuất kinh doanh;
từ nguồn thừa kế tài sản; từ nguồn biếu tặng lẫn nhau trong quan hệ gia đình hay quan
hệ xã hội ở trong và từ ngoài nước; từ các nguồn khác (như lãi tiền gửi ngân hàng, lợi
tức từ những khoản góp vốn, mua trái phiếu, cổ phiếu, )
Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng
của gia đình. Một phần tham gia vào quỹ ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế,
phí, lệ phí. Tham gia vào các quỹ bảo hiểm theo các mục đích bảo hiểm khác nhau
(bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người). Tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức
gửi tiền tiết kiệm. Đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình.
Tham gia vào thị trường tài chính qua việc góp cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu... Tài
chính hộ gia đình có đặc điểm là phân tán và đa dạng. Nguồn tài chính không quy tụ
vào những tụ điểm lớn mà phân bố rải rác trong dân cư. Tài chính dân cư có quan hệ
với các bộ phận khác trong hệ thống có thể thường xuyên hoặc không thường xuyên
d. Tài chính đối ngoại
Trong nền kinh tế thị trường khi các quan hệ kinh tế được quốc tế hoá thì hệ
thống tài chính cũng là hệ thống mở, và quan hệ tài chính đối ngoại rất quan trọng.
Các quan hệ này không tập trung vào một tụ điểm mà nó phân tán, đan xen trong các
quan hệ kinh tế khác. Nhưng do tính chất đặc biệt và vai trò quan trọng của nó nên ta
xếp nó thành một bộ phận tài chính trongnhệ thống tài chính có tính chất độc lập tương
đối
Các kênh vận động của tài chính đối ngoại là: Quan hệ viện trợ hoặc vay vốn
nước ngoài cho quỹ ngân sách nhà nước, cho các doanh nghiệp. Quan hệ về tiếp nhận
vốn đầu tư nước ngoài giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Quá trình thanh
toán xuất nhập khẩu giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Việc thực hiện các
hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm đối với các pháp
nhân nước ngoài và ngược lại. Quá trình chuyển tiền và tài sản giữa các cá nhân trong
nước với nước ngoài
e. Bộ phận dẫn vốn: Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian
Bộ phận dẫn vốn thực hiện chức năng dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ
thống.
Hoạt động của thị trường tài chính là dẫn vốn từ người có tiền nhà rỗi sang
người cần vốn qua hoạt động tài chính trực tiếp. Hoạt động dẫn vốn trực tiếp diễn ra
như sau: Người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu, hoặc thực hiện
các món vay thế chấp. Người có vốn sẽ sử dụng tiền của mình mua các công cụ nợ,
các cổ phiếu. đó. Vậy là vốn được chuyển trực tiếp từ người có vốn sang người cần
vốn
Các trung gian tài chính thực hiện việc dẫn vốn thông qua hoạt động gián tiếp.
Trước hết các trung gian tài chính huy động vốn từ người có vốn bằng nhiều hình thức
để tạo vốn kinh doanh cho mình. Sau đó họ sử dụng vốn kinh doanh này cho những
người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các đầu tư khác nhau
Như vậy các trung gian tài chính tập trung được các nguồn vốn nhỏ từ các hộ
gia đình, các tổ chức kinh tế thành một lượng vốn lớn, đáp ứng được các nhu cầu về
vốn lớn nhỏ khác nhau. Khả năng này thị trường tài chính không thể làm được hoặc
có làm thì hiệu quả không cao. Trung gian tài chính bao gồm các ngân hàng thương
10
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
mại, các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng : công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp,
công ty tài chính, quỹ đầu tư....
11
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Chương 2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1.1 KHÁI NIỆM
Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
nam khoá IX, kỳ họp lần thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 cũng có ghi:
"Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước".
Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các
khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một
năm. Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành.
Xét về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của ngân sách nhà nước đều là hoạt động
phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia. Về nội dung kinh tế, ngân sách nhà nước thể
hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa
một bên là nhà nước với một bên là các tổ chức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư.
Xét về tính chất xã hội: Ngân sách nhà nước luôn luôn là một công cụ kinh tế của
nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
2.1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Trong hệ thống tài chính thống nhất, ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập
trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành
sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ thống quản lý
nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Vai trò tất yếu của ngân sách
Nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế đều rất quan trọng. Trong cơ
chế thị trường. Ngân sách nhà nước không chỉ đóng vai trò thu chi đơn thuần mà còn
là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội. Cụ thể là:
a. Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế
Chuyển sang cơ chế thị trường, trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách nhà nước định
hướng việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và
chống độc quyền. Điều đó được thực hiện thông qua các chính sách thuế ( giảm, miễn,
hoàn thuế) và chính sách chi tiêu (cấp vốn) của ngân sách nhà nước để vừa kích thích
và vừa gây sức ép với các doanh nghiệp, nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế.
b. Điều tiết trong lĩnh vực xã hội
Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc thực hiện các nhiệm vụ có tính chất
chung toàn xã hội, ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu. Sự tồn tại và
hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, lực lượng quân đội, công an. Sự phát
triển của các hoạt động xã hội, y tế, văn hoá có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện các
nhiệm vụ này về cơ bản thuộc về nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra,
hàng năm chính phủ vẫn có sự chú ý đặc biệt cho tầng lớp dân cứ có thu nhập thấp
nhất. Như các loại trợ giúp trực tiếp cho người có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh
đặc biệt. Các loại trợ giúp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu
(lương thực, điện, nước, ...), Các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính
sách việc làm, các chương trình quốc gia lớn về chống mù chữ, chống dịch bệnh, các
chi phí cho việc cung cấp các hàng hoá khuyến dụng, hàng hoá công cộng, ...
12
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Thuế cũng được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phối thu nhập, đảm bảo
công bằng xã hội. Việc kết hợp giữa thuế trực thu và thuế gián thu, ngân sách Nhà
nước sử dụng chính sách thuế để điều tiết thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao, điều
tiết tiêu dùng, bảo đảm thu nhập hợp lý của các tầng lớp người lao động.
c. Điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường
Trong nền kinh tế thị trường. Giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu
hàng hoá trên thị trường. Để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hoặc
cầu hàng hoá trên thị trường thông qua thuế và thông qua chính sách chi tiêu của ngân
sách nhà nước. Bằng nguồn cấp phát của chi tiêu ngân sách nhà nước hàng năm, các
quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá và tài chính được hình thành. Trong trường hợp thị
trường có nhiều biến động, giá cả lên quá cao hoặc xuống quá thấp, nhờ lượng dự trữ
hàng hoá và tiền, chính phủ có thể điều hoà quan hệ cung - cầu hàng hoá, vật tư để
bình ổn giá cả trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định sản xuất.
Chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước nhằm khống chế và đẩy lùi nạn lạm phát
một cách có hiệu quả bằng cách cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách, chống tình
trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, đồng thời có thể tăng thuế tiêu dùng để hạn chế
cầu, mặt khác có thể giảm thuế với đầu tư, kích thích sản xuất phát triển để tăng cung.
ngoài ra, việc chính phủ phát hành các công cụ nợ để vay nhân dân nhằm bù đắp thiếu
hụt của ngân sách nhà nước cũng góp phần to lớn vào việc làm giảm tốc độ lạm phát
trong nền kinh tế quốc dân.
2.2. THU VÀ CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.2.1. THU CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung
một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thoả mãn
các nhu cầu của nhà nước.
a. Đặc điểm của Thu ngân sách Nhà nước
Xét về mặt nội dung kinh tế, thu ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau
Thu ngân sách nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối nảy sinh trong quá
trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để tập trung một bộ phận tổng sản phẩm quốc
dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước là điều kiện xuất hiện các khoản
thu ngân sách nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước là tiền đề vật chất không
thể thiếu được để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ
và quyền lực chính trị của nhà nước.
Thu ngân sách nhà nước là gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của
các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập. Sự vận động của các phạm trù đó
vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết
của các công cụ thu ngân sách nhà nước.
b. Phân loại thu ngân sách nhà nước
Thu trong cân đối ngân sách nhà nước gồm có : Thu thuế, phí, lệ phí. Thu về bán
và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế
của nhà nước . Thu từ hoạt động sự nghiệp. Thu hồi quỹ dự trữ nhà nước. Thu tiền sử
13
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
dụng đất, từ hoa lợi công sản và đất công ích. Các khoản huy động đóng góp của các
tổ chức, cá nhân ở trong, ngoài nước. Các khoản di sản nhà nước được hưởng. Thu kết
dư ngân sách năm trước. Các khoản tiền phạt, tịch thu. Các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật. Các khoản viện trợ không hoàn lại
Thu để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản vay
trong nước và vay nước ngoài, khi các khoản chi ngân sách nhà nước vượt quá các
khoản thu trong cân đối của ngân sách. Bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài .
Các khoản vay trong nươc được thực hiện dưới hình thức phát hành tín phiếu kho bạc,
trái phiếu chính phủ. Các khoản vay nước ngoài được thực hiện thông qua các khoản
viện trợ có hoàn lại, vay nợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công
ty.
2.2.2. CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Chi của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà
nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước.
Thực chất, chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính
cho các nhiệm vụ của nhà nước.
a. Đặc điểm chi ngân sách
Chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã
hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân
sách Nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ.
Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô
và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và
chính trị, ngoại giao.
Xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi ngân sách Nhà nước đều là các
khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp mà mang tính bao cấp.
b. Phân loại chi ngân sách
Chi ngân sách chia ra hai loại là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển
Chi thường xuyên là những khoản chi để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan
nhà nước nhằm duy trì đời sống quốc gia. Về nguyên tắc, các khoản chi này phải được
tài trợ bằng các khoản thu thu trong cân đối của ngân sách nhà nước. Gồm có:
- Chi về chủ quyền quốc gia: tức là các chi phí mà các cơ quan nhà nước cần phải
thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại
giao, thông tin đại chúng, ...
- Chi phí liên quan đến sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan nhà
nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó
- Chi phí do sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội
để cải thiện đời sống nhân dân. Những chi phí này thuộc loại chi phí chuyển nhượng,
như: trợ cấp cho các cơ quan nhà nước để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợ cấp
cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, trả lãi, nợ của chính
phủ, ...
Chi đầu tư phát triển là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia như :
Mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ. Xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá,
14
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
kiến thiết đô thị. Cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước. Góp vốn vào các công ty,
vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh...
2.3. THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.3.1. KHÁI NIỆM THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Thâm hụt ngân sách hà nước (hay còn gọi là thiếu hụt ngân sách nhà nước, bội
chi ngân sách nhà nước) là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt
quá các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của ngân sách nhà
nước. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước, người ta thường sử dụng chỉ
tiêu tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước.
2.3.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Trong lịch sử, thâm hụt ngân sách hà nước đã trở thành hiện tượng khá phổ biến
trong các nước đang phát triển và những nước kinh tế chậm phát triển.Tuy nhiên, ở
mỗi nước, những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước khác
nhau. Trước hết đó là những nguyên nhân mang tính khách quan
-Do diễn biến của chu kỳ kinh doanh
-Do tác động của điều kiện tự nhiên, của các yếu tố bất khả kháng.
Thứ hai là những nguyên nhân mang tính chủ quan, thuộc về trình độ quản lý và
điều hành ngân sách nhà nước.
2.3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và triền miên sẽ làm tăng
lãi suất thị trường. Cản trở đầu tư. Thúc đẩy tình trạng nhập siêu. Khó khăn cho việc
tìm kiếm việc làm. Đời sống của người lao động gặp khó khăn
2.3.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÂM HỤT NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước, chính phủ các nước đã
nghiên cứu và sử dụng nhiều giải pháp khác nhau như: Tăng thu, giảm chi ngân sách
nhà nước. Phát hành tiền để bù đắp bội chi. Sử dụng dự trữ ngoại tệ. Vay trong nước
và nước ngoài.
Mỗi giải pháp trên đây đều có những tác dụng và những mặt hạn chế nhất định,
cần tuỳ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế đất nước để lựa
chọn những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, nhìn toàn diện, thực hiện tốt công tác quản
lý và điều hành ngân sách nhà nước vẫn là biện pháp tốt nhất cho các quốc gia để hạn
chế, khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước.
2.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.4.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ngân sách nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế trong lĩnh lực phân phối
giữa các thành viên xã hội. Các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi ngân sách nhà nước
không hoạt động một cách riêng lẻ, rời rạc mà có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua
lại lẫn nhau tạo thành hệ thống ngân sách nhà nước.
15
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Nhìn chung ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân sách nhà nước đều được tổ
chức phù hợp với hệ thống hành chính theo hiến pháp quy định. Thế giới có 2 mô hình
tổ chức hành chính là: mô hình nhà nước liên bang và mô hình nhà nước thống nhất.
+ Ở những nước có Tổ chức hành chính liên bang (Mỹ, Canađa, Đức, ...), hệ
thống ngân sách Nhà nước được tổ chức thành 3 cấp: ngân sách liên bang, ngân sách
bang và ngân sách địa phương.
+ Ở các nước có mô hình tổ chức hành chính thống nhất (Anh, Pháp, Nhật, ...) hệ
thống ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính
quyền địa phương.
+ Ở Việt nam, có 4 cấp hành chính là: trung ương, tỉnh (và thành phố trực thuộc
trung ương), huyện (và cấp tương đương), xã (và cấp tương đương), tức là có chính
quyền trung ương và các chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã). ở mỗi cấp chính
quyền địa phương vẫn tồn tại các uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân, trong đó hội
đồng nhân dân có nhiệm vụ ra nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân
sách của địa phương.
Về tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta, luật ngân sách nhà nước quy
định: "Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính
quyền địa phương (ngân sách địa phương)".
Ngân sách nhà nước ở nước ta là một thể thống nhất bao gồm toàn bộ các khoản
thu và chi của nhà nước trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước. Sự thống nhất thể hiện là: Dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách
hàng năm trình quốc hội là bao gồm tất cả các khoản thu chi của ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương. ở địa phương, dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách địa
phương hàng năm trình hội đồng nhân dân tỉnh là bao gồm tất cả các khoản thu chi của
tỉnh và huyện.
2.4.2. PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Phân cấp ngân sách nhà nước, là giải quyết tất cả các mối quan hệ giữa chính
quyền nhà nước trung ương với các cấp chính quyền địa phương có liên quan tới hoạt
động của ngân sách nhà nước. Nội dung là giải quyết các quan hệ sau:
Quan hệ về chế độ, chính sách (kể cả chế độ kế toán và quyết toán ngân sách).
Làm rõ: mỗi cấp chính quyền nhà nước có quyền ban hành những loại chế độ, chính
sách, định mức nào liên quan đến hoạt động ngân sách nhà nước. Giải quyết tốt mối
quan hệ này sẽ khắc phục được tình trạng rối loạn trong quản lý và điều hành ngân
sách nhà nước.
Quan hệ về vật chất, tức là quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn
thu cũng như trong cân đối ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước.
Theo chế độ phân cấp ngân sách nhà nước hiện nay được quy định tại các điều
khoản trong chương III của luật ngân sách nhà nước, mỗi cấp ngân sách đều có các
khoản thu được hưởng trọn vẹn 100% và các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ %
nhất định. Riêng ngân sách các địa phương (tỉnh, huyện, xã) còn được khoản thu trợ
cấp trực tiếp từ ngân sách cấp trên.
Về chi tiêu, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư
tuỳ thuộc vào phạm vi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền
nhà nước theo luật định.
16
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Quan hệ chu trình ngân sách, tức là quan hệ về quản lý trong chu trình vận động
của ngân sách nhà nước, từ khâu lập ngân sách đến chấp hành và quyết toán ngân
sách. Trong hệ thống các mối quan hệ này còn bao gồm cả quan hệ trong kiểm tra và
thanh tra ngân sách nhà nước.
2.4.3 NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH
Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính, tài khoá) là giai đoạn mà trong đó
dự toán thu - chi tài chính của nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành.
Hiện nay ở tất cả các nước trên thế giới, thời gian cho 1 năm ngân sách bằng với
thời gian của 1 năm dương lịch (12 tháng). Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chính trị
xã hội ở mỗi nước khác nhau nên thời điểm bắt đầu và kết thúc của 1 năm ngân sách
giữa các nước có sự khác nhau. ở Việt nam, năm ngân sách được tính từ 1/1 đến 31/12
năm dương lịch.
Chu trình ngân sách chỉ toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán ngân sách đến
khâu chấp hành và cuối cùng là quyết toán ngân sách nhà nước. Do đó, thời gian của 1
chu trình ngân sách (tính từ lúc lập dự toán cho đến khi quyết toán ngân sách) không
trùng với năm ngân sách và dài hơn thời gian của 1 năm ngân sách.
17
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Chương 3. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
3.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì nhà kinh doanh phải có đầy đủ các yếu tố
của quá trình sản xuất kinh doanh. Để có các yếu tố đó, doanh nghiệp cần có tiền ứng
ra để mua sắm, xây dựng. Số tiền ứng trước đó gọi là vốn của doanh nghiệp. Với số
tiền ban đầu đó doanh nghiệp sẽ tổ chức cho nó vận động. Chính sự vận động biến đổi
hình thái như trên của vốn tạo ra quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình vận động của vốn, doanh nghiệp phải có những mối quan hệ kinh tế
với môi trường. Đó là: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Các mối
quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân trên các thị trường như thị trường
hàng hoá, thị trường sức lao động, thị trường tài chính. Các mối quan hệ phát sinh
trong nội bộ của doanh nghiệp.
Vậy: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế dưới hình thái
tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh nó, những mối quan hệ này nảy
sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
3.2. CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
3.2.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI
Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là một khả năng khách quan
của phạm trù tài chính. Chủ doanh nghiệp vận dụng khả năng khách quan đó để tổ
chức phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp .
Phân phối tài chính doanh nghiệp là phân phối các nguồn lực tài chính của
doanh nghiệp trong quá trình tạo lập và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chủ thể phân
phối là chủ doanh nghiệp với tư cách là người chủ sở hữu, người có quyền sử dụng các
nguồn tài chính, và nhà nước với tư cách là người có quyền lực chính trị... cũng tham
gia phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân phối là các quỹ tiền tệ
của doanh nghiệp được hình thành và sử dụng. Quá trình phân phối của tài chính
doanh nghiệp diễn ra đến khi nào doanh nghiệp còn tồn tại.
3.2.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC
Chức năng giám đốc của tài chínhdoanh nghiệp cũng là một khả năng khách
quan của phạm trù tài chính. Chủ doanh nghiệp nhận thức và vận dụng khả năng này
để tổ chức công tác kiểm tra tài chính doanh nghiệp. Khi đó tài chính được sử dụng
với tư cách là một công cụ kiểm tra tài chính
Thực hiện chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp là giám đốc quá
trình vận động của các nguồn tài chính của doanh nghiệp mà cụ thể là quá trình tạo lập
và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp, phát hiện ra những ưu, nhược điểm, những hạn chế, tồn tại để
tìm biện pháp khắc phục, để tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hơn.
3.3. NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
3.3.1. KHÁI NIỆM
a.Vốn của doanh nghiệp
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đủ các yếu tố của quá
trình sản xuất kinh doanh. Đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
18
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Để có các yếu tố đó thì phải có tiền để mua sắm, xây dựng. Nghĩa là phải có trước một
số tiền nhất định. Só tiền có trước đó gọi là tiền vốn của doanh nghiệp. Vậy: Vốn của
doanh nghiệp là số tiền ứng trước để mua sắm tài sản để sản xuất kinh doanh.
Vốn của doanh nghiệp sẽ được tổ chức vận động nhằm mục đích sinh lời. Nếu số
tiền ứng ra để mua sắm, xây dựng tài sản cố định thì gọi là vốn cố định. Nếu ứng ra
cho tài sản lưu động thì gọi là vốn lưu động. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để
thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong
mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản
xuất kinh doanh. Số vốn phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
b. Nguồn vốn của doanh nghiệp
Để có số vốn cần thiết, doanh nghiệp phải huy động từ đâu ? Đó là các nguồn
vốn của doanh nghiệp. Vậy : Nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn hình thành nên
vốn của doanh nghiệp.
Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có
thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế
thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hoá, giải
phóng các nguồn tài chính trong nên kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh
nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo
điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh.
3.3.2. CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
Nguồn vốn và các phương thức tạo vốn (còn gọi là phương thức tài trợ) mà các
doanh nghiệp có thể khai thác. Nếu xét theo quyền sở hữu nguồn vốn thì doanh nghiệp
được tạo vốn bằng những phương thức sau
Phương thức 1: Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp ( Nguồn vốn chủ sở hữu)
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư
một số vốn nhất định. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn tự có ban
đầu có biểu hiện khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn tự có ban đầu
chính là vốn do ngân sách nhà nước cấp. Đối với công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp
phải có đủ số vốn pháp định cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vốn
pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh
nghiệp. Chủ doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền này, đó là nguồn vốn tự có ban đầu của
công ty. Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết
định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu
trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. Đối với các công ty như
trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, vốn ban đầu là số vốn do các thành viên
đóng góp.
Vốn tự có của chủ doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn pháp định,
nhất là sau một thời gian hoạt động và để mở rộng kinh doanh hoặc vì những lý do
khác mà chủ doanh nghiệp bỏ thêm vốn vào kinh doanh gọi là số vốn chủ bỏ thêm.
Ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu còn bao gồm cả những nguồn tài chính của
doanh nghiệp được sử dụng tạm thời làm vốn kinh doanh như lợi nhuận chưa chia,
các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp
Phương thức 2:. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài ( Nợ phải trả )
19
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
+ Nguồn vốn vay
- Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Đây là một trong những nguồn vốn quan
trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối
với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các
doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các Ngân hàng thương mại
cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Không có công ty nào có
thể hoạt động tốt mà không vay vốn ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, các doanh
nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều
sâu của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm cho doanh
nghiệp . Về mặt thời hạn vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay,
bao gồm: vay dài hạn (thường tính từ 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 năm đến 5
năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân
hàng thể cho doanh nghiệp vay với nhiều mục đích khác nhau như vay đầu tư tài sản
cố định, vay để đầu tư vốn lưu động, vay để phục vụ dự án. Nguồn vốn tín dụng ngân
hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là
khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này phải có được các điều kiện tín dụng, phải
chịu sự kiểm soát của ngân hàng và phải chịu chi phí sử dụng vốn (tiền lãi ).
Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể vay theo những phương thức khác như: Vay
của các tổ chức kinh tế khác, vay của các tổ chức xã hội có nguuồn tài chính nhàn rỗi,
vay của các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, vaytheo hình thức phát hành trái
phiếu….
+Nguồn vốn nợ
- Nguồn vốn tín dụng thương mại. Nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi
là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong
quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại
có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền
kinh tế. Nguồn vốn tín dụng thương mại có nhiều nhược điểm đối với doanh nghiệp :
Đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Mặt khác
nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các
điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay
hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín
dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn. Hơn nữa nguồn vốn
này có những hạn chế về quy mô, thời gian, và đối tượng. Chi phí của việc sử dụng
các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ
được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua bán hàng hoá trả chậm chi phí
này có thể ẩn dưới hình thức thay đổi mức giá, tuỳ thuộc vào quan hệ và thoả thuận cụ
thể giữa các bên.
- Nguồn vốn nợ khác: Ngoài nguồn vốn nợ từ tín dụng thương mại ( Nợ ngưòi
bán ) như trên, doanh nghiệp còn có thể huy động các nguồn nợ khác dưới các hình
thưc như người mua trả trước, nợ ngân sách nhà nước, nợ người lao động, nhận tiền
đặt cọc, ký cược, ký quỹ…
3.4. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH-VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
Sau đây tài sản cố định viết tắt là TSCĐ và vốn cố định viết tắt là VCĐ
3.4.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TSCĐ - VCĐ
20
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, hội tụ đủ
4 điều kiện theo quy định của nhà nước: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai từ việc sử dụng tài sản cố định đó. Nguyên giá tài sản phải được xác định
một cách đáng tin cậy. Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. Có đủ tiêu chuẩn giá
trị theo quy định hiện hành ( Từ 10 triệu đồng trở lên)
Nó có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu
kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất của chúng không thay đổi nhưng nó bị hao
mòn và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm mà nó làm ra.
Vốn cố định là số tiền doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản cố định.
Xét tại mỗi thời điểm nhất định thì vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng
tiền của giá trị toàn bộ các tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp. Đặc điểm vận
động biến đổi hình thái trong quá trình sản xuất kinh doanh của vốn cố định hoàn toàn
hợp với các đặc điểm của tài sản cố định. Nghĩa là vốn cố định tham gia vào nhiều
chu kỳ sản xuất, vốn cố định được dịch chuyển từng bộ phận vào giá thành sản phẩm
sản xuất ở trong các chu kỳ. Nó hoàn thành một vòng luân chuyển sau một thời gian
dài, tương ứng với thời gian sử dụng tài sản cố định.
3.4.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
a. Căn cứ vào hình thái vật chất của tài sản cố định
+Tài sản cố định hữu hình : là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể. Theo
tính năng, công dụng tài sản cố định chia làm 6 nhóm gồm
-Nhà cửa, vật kiến trúc
-Máy móc, thiết bị
-Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
-Thiết bị, dụng cụ quản lý
-Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
-Tài sản cố định hữu hình khác
+ Tài sản cố định vô hình : Đây là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định
được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung
cấp dịch vụ, cho đối tượng khác thuê có đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Là những khoản chi phí mà doanh nghiêp đã chi ra cho mục đích nào đó nhưng
thoả mãn đồng thời 4 điều kiện của tài sản cố định đã nêu trên,
Tài sản cố định vô hình chỉ có hình thái giá trị mà không biểu hiện bằng hình
thái vật chất cụ thể, như các chi phí về thành lập doanh nghiệp, khảo sát thiết kế , uy
tín và lợi thế thương mại, quyền sở hữu thương mại, sở hữu công nghiệp ( nhãn hiệu
thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh sáng chế,....) đặc quyền khai thác,
quyền kinh doanh, quyền sử dụng ….
b. Căn cứ vào theo mức độ sử dụng chia thành 3 nhóm
-Tài sản cố định đang sử dụng
-Tài sản cố định chưa sử dụng
-Tài sản cố định chờ xử lý
c. Căn cứ vào theo phạm vi sử dụng
21
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
-Tài sản cố định sử dụng trong sản xuất kinh doanh cơ bản
-Tài sản cố định sử dụng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản
d. Căn cứ vào theo quyền sở hữu chia thành:
-Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp
-Tài sản cố định thuê tài chính
3.4.3. HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
a. Hao mòn tài sản cố định
Quá trình giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định khi nó tham gia
vào quá trình sản xuất kinh doanh gọi là quá trình hao mòn tài sản cố định. Sự hao
mòn này có thể phân chia thành hai hình thức:
Hao mòn hữu hình. Đây là sự giảm dần đồng thời cả giá trị sử dụng và giá trị
của tài sản cố định. Biểu hiện là: Các tính năng tác dụng của tài sản cố định giảm sút,
sự giảm này có thể nhìn thấy, có thể đo lường được. Giá trị còn lại của tài sản cố định
giảm do việc tính khấu hao chuyển dần từng phần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm.
Mức độ hao mòn phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố: Công nghệ chế tạo; trình độ sử dụng
và tác động của môi trường. Đặc điểm hao mòn hữu hình là xảy ra thường xuyên và
khi tài sản càng cũ thì mức độ hao mòn càng nhanh
Hao mòn vô hình. Đây là sự hao mòn thuần tuý về giá trị của tài sản cố định.
Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đặc điểm là
nó không xảy ra thường xuyên mà theo chu kỳ của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khi đã
xảy ra thì mức độ hao mòn thường lớn hơn nhiều so với hao mòn hữu hình. Tài sản cố
định càng mới thì bị hao mòn vô hình càng lớn
b. Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu
hao của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Trong quá
trình này người ta phân bổ vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định vào các sản phẩm mà
nó làm ra, với tư cách là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm. Số tiền trích ra
này được thu hồi khi doanh nghiệp bán sản phẩm thu tiền và tập hợp nên quỹ khấu
hao tài sản cố định. Quỹ này được sử dụng cho việc tái đầu tư tài sản cố định.
Việc tính khấu hao được thực hiện khi tính chi phí hoạt động của doanh nghiệp
và khi tính giá thành sản phẩm.. Nhưng việc thực hiện thu hồi vốn chỉ thực hiện được
khi sản phẩm tiêu thụ được và thu được tiền bán sản phẩm.
Phần giá trị của tài sản cố định được chuyển vào để thu hồi cần phải tương
ứng với hao mòn của nó. Để khi tài sản cố định hết giá trị sử dụng thì cũng đồng thời
thu đủ vốn, có thể thay thế nó bằng tài sản cố định khác. ( Việc này phụ thuộc vào
phương pháp tính khấu hao )
3.4.4. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
a.Quy định hiện hành về trích khấu hao ( Trích và tóm tắt)
Khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của
TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ.
Các quy định chung về trích khấu hao
22
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
+ Quy định về Thời gian áp dụng. Chế độ này áp dụng từ năm tài chính 2004. Đối với
những TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2004, doanh nghiệp thực hiện chuyển
đổi mức trích khấu hao theo chế độ mới.
+ Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng. Chế độ này áp dụng cho công ty nhà nước,
công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty TNHH
nhà nước có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà
nước. Các doanh nghiệp khác chỉ bắt buộc áp dụng các quy định có liên quan tới việc
xác định chi phí khấu hao TSCĐ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc quản lý, sử
dụng và trích khấu hao quy định tại chế độ này được thực hiện đối với từng tài sản cố
định của doanh nghiệp.
+ Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định
Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh
đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí
kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những
tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác
định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại, ... và tính vào chi
phí khác.
Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải
trích khấu hao, bao gồm: tài sản cố định thuộc dự trữ nhà nước giao cho doanh nghiệp
quản lý hộ, giữ hộ. tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp
như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn, ... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi.
Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, ... mà nhà
nước giao cho doanh nghiệp quản lý. tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt
động kinh doanh. (Nếu các TSCĐ này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong
thời gian TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và
trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. )
Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho
thuê. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính
như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo
số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh
doanh. )
Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là
TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao
- Nguyên giá TSCĐ Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có
TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
+TSCĐ mua sắm : Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và
cũ) là giá mua thực tế phải cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được
hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ, chi phí vận chuyển,
bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ, ...
23
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
+ TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất nguyên giá là giá thành thực tế
của TSCĐ cộng các chi phí lắp đặt, chạy thử, các chi phí khác trực tiếp phải chi ra tính
đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
- TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến. .. Nguyên giá TSCĐ hữu hình được
cấp, được điều chuyển đến ... là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị
cấp, đơn vị điều chuyển, ... hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận
cộng các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào
trạng thái sẵn sàng sử dụng
- TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong
doanh nghiệp thì nguyên giá là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp
với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao
luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế
toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên
hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí
kinh doanh trong kỳ.
- Nguyên giá TSCĐ được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh,
nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, ... là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng
giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra
- Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hiện tại của
các khoản tiền thuê trả trong tương lai
+ Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau:
Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật. Nâng cấp TSCĐ. Tháo dỡ một
hay một số bộ phận của TSCĐ
- Thời gian sử dụng TSCĐ
+ Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình
*. Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào
khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định ban hành kèm theo để xác định thời gian sử
dụng của TSCĐ.
*. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định
như sau:
Tsd =
NG hl
x Tsdm
NG m
Trong đó: Tsd = Thời gian sử dụng của TSCĐ
NG hl = Giá trị hợp lý của TSC. Là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong
trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp,
được điều chuyển), giá trị theo danh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp
được cho, biếu tặng, nhận góp vốn, ...)
NG m = Giá bán của TSCĐ mới cùng loại hoặc của TSCĐ tương đương
trên thị trường
Tsdm = Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại xác định theo QĐ mới
24
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
*. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ với
khung thời gian sử dụng quy định doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác
định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ tài chính xem xét, quyết định theo 3 tiêu
chuẩn sau:
-Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế
- Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng
thực tế của tài sản, ...)
-Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ
+Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình
Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không
quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn
được phép sử dụng đất theo quy định.
b. Quy định về phương pháp tính khấu hao TSCĐ
- Phương pháp khấu hao đường thẳng
Nội dung:
A =
NG
Tsd
Trong đó A = Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ (đ/ năm )
NG = Nguyên giá của TSCĐ (đ)
Tsd = Thời gian sử dụng định mức ( năm)
Ath =
A
12
Trong đó: Ath = Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng ( đ/ tháng)
Ang =
Ath
T ng
Trong đó: Ang = mức trích khấu hao mỗi ngày ( đ/ ngày )
Tng = Só ngày trong tháng tính toán
Ghi chú
* Mức trích khấu hao năm cuối cùng là
Acc = NG -Σ Ai (i =1...n-1)
* Khi Tsd hoặc Nguyên giá của TSCĐ thay đổi phải tính lại mức trích khấu hao
Atl =
Gcl
T cl
Gcl = Giá trị còn lại trên sổ kế toán = Nguyên giá trừ số khấu hao luỹ kế
Tcl = Thời gian sử dụng còn lại
25
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
Tcl=Tm
Tc -Tkh
Tc
Trong đó: Tcl là thời gian sử dụng còn lại
Tm là thời gian sử dụng xác định theo QĐ mới
Tc là thời gian sử dụng xác định theo QĐ cũ
Tkh là thời gian thực tế đã trích khấu hao
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Nội dung: Mức khấu hao của tài sản cố định ở năm thứ i là
Ai = NGi * Kkhn
Trong đó:
NGi là giá trị còn lại ở đầu năm sử dụng thứ i
Kkhn là tỷ lệ khấu hao nhanh. Kkhn = Kkhđt * Hđc
Kkhđt tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng = 1/Tsd
Hđc là hệ số điều chỉnh, xác định theo các mức sau : Nếu Tsd không quá 4
năm thì Hđc = 1,5; Nếu Tsd trên 4 năm và không quá 6 năm thì Hđc = 2 và Nếu Tsd
quá 6 năm thì Hđc = 2,5
Ghi chú
+ Mức trích khấu hao hàng tháng và ngày được tính như phương pháp đường
thẳng ( Chia đều)
+ Mức trích khấu hao theo năm tối đa không quá 2 lần mức khấu hao đường
thẳng
+ Khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần còn bằng hoặc
nhỏ hơn mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại thì kể
từ năm đó mức khấu hao hàng năm tính bằng giá trị còn lại chia cho số năm sử dụng
còn lại
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Nội dung: Căn cứ hồ sơ của TSCĐ xác định tổng khối lượng, số lượng sản
phẩm sản xuất theo công suất thiết kế. Tính mức khấu hao bình quân cho mỗi sản
phẩm là
Đkh =
NG
ΣQl
Căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp xác định khối lượng sản phẩm thực tế
sản xuất hàng tháng. Xác định mức khấu hao hàng tháng Ai
Ai = Qi x Đkh
Mức khấu hao mỗi năm bằng tổng mức khấu hao các tháng hoặc
Ani = Qni x Đkh
Khi công suất thiết kế hoặc nguyên giá TSCĐ thay đổi thì phải tính lại Dkh
26
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
3.5. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG -VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
3.5.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM
a. Tài sản lưu động
Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, cần có đối tượng lao động. Những
đối tượng lao động này bao gồm nhiều thành phần phức tạp, ta có thể phân thành hai
nhóm chính:
Nhóm 1: Bao gồm những đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản
xuất chúng có đặc điểm là chỉ tham gia một lần vào một quá trình sản xuất kinh doanh.
Nó biến đổi hoàn toàn hình thái vật chất ngay khi tham gia vào quá trình sản xuất để
tạo ra thực thể của sản phẩm. ( Gọi là nguyên vật liệu chính)
Nhóm 2: Bao gồm các đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất
chúng cũng có đặc điểm gần như nhóm 1. Chúng có thể bị biến đổi hoặc mất đi hoàn
toàn hình thái vật chất để cấu thành sản phẩm với vai trò phụ trợ cho quá trình sản xuất
diễn ra một cách thuận lợi, hoặc phụ trợ cho sản phẩm tốt đẹp hơn. (Vật liệu phụ,
nhiên liệu)
Hai nhóm đối tượng lao động trên chỉ tồn tại trong khâu sản xuất (dự trữ sản
xuất và các giai đoạn công nghệ chế biến) nên nó được gọi là tài sản lưu động sản
xuất.
Bên cạnh các tài sản này, để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh của mình
doanh nghiệp còn cần phải có những tài sản chỉ có ở khâu lưu thông như thành phẩm,
hàng hoá và các khoản vốn bằng tiền tồn tại trong các quỹ tiền tệ, các khoản vốn tồn
tại trong các quá trình thanh toán. Về đặc điểm thì những khoản vốn trên đây cũng chỉ
tham gia vào sản xuất kinh doanh một lần và khi nó được sử dụng cho mục đích nào
đó thì hình thái của nó bị biến đổi hoàn toàn sang dạng khác. Chúng tồn tại trong khâu
lưu thông thanh toán. Gọi tắt là tài sản lưu thông (TSLT)
Tập hợp các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông tạo thành tài sản lưu
động của doanh nghiệp.
Tóm lại: Tài sản lưu động của một doanh nghiệp là tập hợp toàn bộ các tài sản
lưu động sản xuất và tài sản lưu thông dùng trong doanh nghiệp, chúng là những đối
tượng lao động và những khoản vốn trong quá trình lưu thông thanh toán của doanh
nghiệp đó. Chúng chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh, khi tham
gia vào sản xuất kinh doanh chúng biến đổi hoàn toàn hình thái vật chất của mình để
tạo ra những hình thái của sản phẩm.
b. Vốn lưu động
Vốn lưu động là số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản lưu
động. Xét tại một thời điểm nhất định, số vốn đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ
giá trị hiện có của các tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Đặc điểm vận động của vốn lưu động hoàn toàn phù hợp với đặc điểm vận động
của tài sản lưu động. Nó chỉ tham gia một lần trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó biến đổi hình thái
rất nhanh. Chuyển toàn bộ giá trị từ hình thái tiền tệ ban đầu qua các hình thái vật chất
khác để rồi lại trở về hình thái tiền tệ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Điều đó
27
Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ
có nghĩa là nó hoàn thành một vòng luân chuyển ngay trong một chu kỳ sản xuất kinh
doanh.
3.5.2. PHÂN LOẠI
a. Căn sứ theo khả năng chuyển đổi thành tiền chia ra 4 loại
+Tiền ( tiền tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển)
+ Các khoản phải thu ngắn hạn (Phải thu của khách hàng; trả trước người bán;
Phải thu nội bộ ngắn hạn ; phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; các
khoản phải thu khác và Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi)
+.Hàng tồn kho ( Nguyên vật liệu trên đường, tồn kho, nhiên liệu vật liệu phụ,
công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, hàng hoá, thành phẩm, chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ…)
+ Tài sản ngắn hạn khác ( Chi phí trả trước ngắn hạn; tiền đặt cọc, thuế giá trị
gia tăng được khấu trừ; thuế và các khoản phải thu cho ngân sách; tài sản ngắn hạn
khác)
b. Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh chia thành 3 loại
+ Tài sản lưu động thuộc khâu dự trữ sản xuất
+ Tài sản lưu động thuộc khâu sản xuất
+ Tài sản lưu động thuộc khâu lưu thông
c. Theo phương pháp quản lý chia thành 2 loại
+Vốn lưu động định mức. Đó là các khoản vốn lưu động vận động tuân theo quy
luật nhất định, doanh nghiệp có thể dựa vào các điều kiện và tình hình thực tế sản xuất
kinh doanh của đơn vị mà xác định nhu cầu cần thiết tối thiểu cho các nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh của mình. Vốn lưu động định mức là số vốn tối thiểu cần thiết để
doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục. Nó bao gồm các
loại vốn về nguyên vật liệu chính, phụ, công cụ dụng cụ; phụ tùng thay thế; nhiên
liệu; hàng hoá mua ngoài; sản phẩm dở dang; chi phí chờ phân bổ; thành phẩm
+ Vốn lưu động không định mức. Đó là những khoản vốn vận động không tuân
theo những quy luật mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được, không thể dựa vào các
điều kiện và tình hình thực tế của mình để xác định chính xác nhu cầu cần thiết tối
thiểu. Hầu hết các khoản vốn trong quá trình lưu thông thanh toán đều thuộc vào loại
này (Trừ vốn về thành phẩm , hàng hoá tồn kho)
3.6. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
3.6.1. CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP
a. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều
loại khác nhau.
+ Căn cứ theo các hoạt động của doanh nghiệp. chi phí của doanh nghiệp bao
gồm : chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác
28
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ
Đề tài  tại liệu môn học tài chính tiền tệ

Contenu connexe

Similaire à Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ

06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216Yen Dang
 
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teHang Vo Thi Thuy
 
Giao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_teGiao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_tehacuoi1
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
TaichinhtienteMơ Vũ
 
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfCHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfKemTuytMatcha
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBin Bin
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệNguyễn Long
 
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480Nguyễn Thị Thanh Huyền
 
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf23a4010216
 
De cuong bai giang mon ly thuyet tctt
De cuong bai giang mon ly thuyet tcttDe cuong bai giang mon ly thuyet tctt
De cuong bai giang mon ly thuyet tcttHọc Huỳnh Bá
 
De cuong bai giang mon ly thuyet tctt
De cuong bai giang mon ly thuyet tcttDe cuong bai giang mon ly thuyet tctt
De cuong bai giang mon ly thuyet tcttHọc Huỳnh Bá
 
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdfly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdfNguyenVo90
 
Lt tctt ch1 (for k43 b&d only)
Lt tctt ch1 (for k43 b&d only)Lt tctt ch1 (for k43 b&d only)
Lt tctt ch1 (for k43 b&d only)bookbooming1
 

Similaire à Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ (20)

06 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.001310721606 eco102 bai4_v2.0013107216
06 eco102 bai4_v2.0013107216
 
Ly thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien teLy thuyet tai chinh tien te
Ly thuyet tai chinh tien te
 
Giao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_teGiao trinh tai_chinh_tien_te
Giao trinh tai_chinh_tien_te
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Taichinhtiente
TaichinhtienteTaichinhtiente
Taichinhtiente
 
Gttaichinhtiente
GttaichinhtienteGttaichinhtiente
Gttaichinhtiente
 
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdfCHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
CHUONG 1- TONG QUAN VE TIEN TE.pdf
 
Taichinh tiente
Taichinh tienteTaichinh tiente
Taichinh tiente
 
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆBÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
BÀI GIẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
 
Bài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệBài giảng tài chính tiền tệ
Bài giảng tài chính tiền tệ
 
Tài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền TệTài Chính Tiền Tệ
Tài Chính Tiền Tệ
 
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
Tài liệu giảng dạy tiền tệ_Nhan lam luan van Miss Huyen 0988.377.480
 
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdfOTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
OTHK.vn - Tài Chính Tiền tệ - Hoa Quốc Quỳnh - Tài liệu Tặng SV HVNH.pdf
 
Đồng Tiền Chung
Đồng Tiền ChungĐồng Tiền Chung
Đồng Tiền Chung
 
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệLịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ
 
De cuong bai giang mon ly thuyet tctt
De cuong bai giang mon ly thuyet tcttDe cuong bai giang mon ly thuyet tctt
De cuong bai giang mon ly thuyet tctt
 
De cuong bai giang mon ly thuyet tctt
De cuong bai giang mon ly thuyet tcttDe cuong bai giang mon ly thuyet tctt
De cuong bai giang mon ly thuyet tctt
 
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdfly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
ly-thuyet-tctt-tom-tat-ly-thuyet.pdf
 
Dai cuong tai chinh tien te
Dai cuong tai chinh tien teDai cuong tai chinh tien te
Dai cuong tai chinh tien te
 
Lt tctt ch1 (for k43 b&d only)
Lt tctt ch1 (for k43 b&d only)Lt tctt ch1 (for k43 b&d only)
Lt tctt ch1 (for k43 b&d only)
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Dernier

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 

Dernier (20)

PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 

Đề tài tại liệu môn học tài chính tiền tệ

  • 1. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH VÀ TIỀN TỆ 1.1 BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ 1.1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TIỀN TỆ Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá dẫn đến sự xuất hiện của những "vật ngang giá chung". Đó là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhiều loại hàng hoá khác nhau. Đặc điểm của chúng là có giá trị sử dụng thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản, dễ vận chuyển và thường mang tính đặc thù của địa phương. Trải qua quá trình phát triển, những "vật ngang giá chung" được thay đổi và ngày càng hoàn thiện để có thể đáp ứng cho việc trao đổi thuận tiện hơn và phạm vi trao đổi rộng lớn hơn. Sau những thứ hàng hoá không phải tiền tệ là những kim loại. Kim loại là những "vật ngang giá chung" được sử dụng rộng rãi nhất. Đầu tiên là sắt, kẽm, rồi đến đồng và bạc . Đầu thế kỷ 19 thì vàng đóng vai trò "vật ngang giá chung" thay thế cho tất cả các "vật ngang giá chung" khác, kim loại này đã được gọi là ‘kim loại tiền tệ". Khi một khối vàng có trọng lượng và chất lượng nhất định được chế tác theo một hình dạng quy định nào đó thì được gọi là "tiền tệ". Vàng trở thành vật ngang giá chung độc tôn trong trao đổi mua bán thì cái tên " Vật ngang giá chung" được thay bằng cái tên là " tiền tệ. " Vì tiền tệ có thể trao đổi trực tiếp với mọi hàng hoá trong bất kỳ điều kiện nào cho nên nó có thể thoả mãn được rất nhiều nhu cầu của người sở hữu nó. Chính vì vậy vàng -tiền tệ được coi là một thứ hàng hoá đặc biệt Sau này, để đáp ứng nhu cầu của của nền sản xuất-trao đổi phát triển, tiền tệ được thay thế bằng tiền kim loại, tiền giấy, tiền ghi sổ, tiền điện tử và đây là những hình thái hiện đại của tiền tệ và hiện nay vẫn đang được sử dụng 1.1.2. BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ Qua xem xét sự ra đời và phát triển của tiền tệ, ta thấy bản chất của tiền tệ là: "Tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để đo giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. Tiền tệ ra đời, phát triển và tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định, đó là 2 tiền đề: nền sản xuất hàng hoá và nhà nước. Tiền tệ có thể thoả mãn nhiều nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với lượng giá trị mà người đó tích luỹ được". Tiền tệ ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, tiền tệ bằng vàng dần dần được thay thế bằng hình thức khác với tư cách là những vật thay mặt cho vàng và được bảo đảm giá trị bởi người phát hành ra nó dưới sự bảo hộ của pháp luật. Những hình thức như vậy của tiền tệ đã mang lại nhiều thuận lợi hơn cho quá trình trao đổi hàng hoá vì vậy chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Cho đến ngày nay thì quan niệm về tiền không còn bó hẹp là vàng với tư cách là hàng hoá đặc biệt nữa mà tiền bây giờ là bất cứ những phương tiện nào được luật pháp công nhận là vật đóng vai trò trung gian trao đổi, thậm chí đó chỉ là những tờ giấy được in ấn những hình ảnh và màu sắc theo quy định nào đó. 1
  • 2. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ 1.2. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.2.1. TIỀN TỆ LÀM THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị các hàng hoá, dịch vụ khác trước khi đem ra trao đổi. Với chức năng này, nó giúp cho sự trao đổi giảm bớt được số lượng giá cần tính trước khi trao đổi, làm cho quá trình trao đổi thuận tiện hơn rất nhiều 1.2.2. TIỀN TỆ LµM PHƯƠNG TIỆN TRAO ĐỔI, THANH TOÁN Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được sử dụng để mua hàng hoá, dịch vụ hoặc thanh toán các khoản nợ . Việc dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, vì nó tiết kiệm được các chi phí quá lớn so với quá trình trao đổi trực tiếp ( Hàng đổi hàng). Bởi vì khi trao đổi trực tiếp như vậy thì những người tham gia trao đổi phải tìm được sự trùng nhau về nhu cầu, thời gian trao đổi và không gian trao đổi. Quá trình trao đổi chỉ có thể thực hiện được khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ làm môi giới trung gian trao đổi đã khắc phục được các hạn chế đó của quá trình trao đổi trực tiếp. Phạm vi trao đổi không bị hạn chế, có thể là trao đổi thanh toán trong nước cũng như trao đổi thanh toán quốc tế 1.2.3. TIỀN TỆ LÀM PHƯƠNG TIỆN DỰ TRỮ GIÁ TRỊ Sau khi bán hàng, nếu người sở hữu tiền tệ không thực hiện việc mua hàng hoá tiếp theo, thì lúc này tiền tạm thời ngừng lưu thông và chúng tồn tại dưới dạng ‘giá trị dự trữ’. Tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nó là nơi chứa sức mua hàng hoá trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này mà người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến khi tiêu tiêu dùng nó. Chức năng này rất quan trọng vì mọi người đều không muốn và không thể chi tiêu hết thu nhập của mình ngay khi nhận nó, mà phải dự trữ một phần để sử dụng trong tương lai 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ 1.3.1. HOÁ TỆ Hoá tệ là lấy hàng hoá làm tiền tệ, đây là hình thái đầu tiên của tiền tệ và được sử dụng trong một thời gian dài. Hàng hoá được sử dụng làm tiền tiền tệ có 2 loại : Hàng hoá không phải kim loại và kim loại. Do vậy hoá tệ cũng có 2 loại Hoá tệ không kim loại. Người ta sử dụng hàng hoá không phải kim loại làm tiền tệ. Đây là hình thái cổ nhất của tiền tệ Tuỳ theo từng quốc gia, từng địa phương người ta dùng những hàng hoá khác nhau để làm tiền tệ ( bò, cừu, thuốc lá, muối...) Nói chung đó là những vật dụng quan trọng, hay những đặc sản của mỗi dân tộc, mỗi địa phương. Hoá tệ không kim loại được sử dụng đã đem lại nhiều thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá. Nhưng dần dần nó xuất hiện nhiều hạn chế, bất lợi cho quá trình trao đổi như dễ hư hỏng, khó bảo quản, khó vận chuyển, khó phân chia hay gộp lại, chỉ được công nhận trong từng địa phương. Hoá tệ kim loại ( Kim tệ). Người ta lấy kim loại làm tiền tệ. Giá trị của đồng tiền phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng phần kim loại đúc nên tiền.Các kim loại đã được sử dụng để đúc thành tiền là sắt, đồng, kẽm, bạc, và cuối cùng vai trò tiền tệ được cố định ở vàng. Vàng có nhiều ưu điểm hơn các kim loại khác là tính đồng nhất của vàng rất cao. Điều đó làm cho việc đo lường giá trị hàng hoá trong quá trình trao đổi thuận tiện hơn . Vàng dễ phân chia mà không ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó. Vàng dễ mang theo và thực hiện chức năng dự trữ rất thuận tiện 2
  • 3. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Tuy nhiên khi trình độ sản xuất phát triển lên, khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa ra trao đổi ngày càng nhiều trong khi khả năng về vàng lại có hạn thì việc tìm kiếm ra một hình thái tiền tệ mới để thay thế vàng là việc cần thiết. 1.3.2. TÍN TỆ Tín tệ là loại tiền tệ mà bản thân nó không có giá trị, hoặc giá trị của nó rất nhỏ không đáng kể, nhưng nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng. Tín tệ có 2 loại là tiền kim loại ( dùng kim loại để đúc thành tiền) và tiền giấy ( sử dụng giấy để làm tiền). Giá trị của tiền không phụ thuộc vào nguyên liệu làm tiền mà nó phụ thuộc vào những dấu hiệu ghi trên mặt đồng tiền do nhà nước quy định Tiền kim loại với kim tệ ở chỗ: Trong kim tệ giá trị chất kim loại đúc thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền. Còn trong tiền kim loại thì hai giá trị này không có liên hệ gì với nhau, có thể gán cho nó một giá trị nào cũng được. Tiền giấy có 2 loại là tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán. Lúc đầu những tờ giấy bạc ngân hàng là những dấu hiệu đại diện cho vàng đáng lẽ phải có trong lưu thông. Những tờ giấy bạc này được tự do chuyển đổi thành vàng theo luật định. Nghĩa là trên tờ giấy bạc đã ghi rõ có thể đổi được bao nhiêu vàng. Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền giấy được lưu hành nhưng không thể đem đến ngân hàng đẻ đổi lấy vàng. Đây là loại tiền giấy mà hiện nay các quốc gia đang sử dụng.. Việc sử dụng tín tệ bây giờ trở nên thông dụng do tính thuận tiện của nó trong việc làm phương tiện trao đổi hàng hoá. ưu điểm của nó là: Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi, thanh toán nợ. Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ. Chỉ cần thay đổi các con số trên bề mặt đồng tền là có một lượng giá trị lớn hơn hay nhỏ hơn được biểu hiện. Bằng chế độ độc quyền phát hành và những quy định nghiêm ngặt của chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó. Hạn chế của tín tệ xuất hiện khi trao đổi ở quy mô lớn, phạm vi rộng và tốc độ nhanh. Hơn nữa nó có thể mất giá trị khi dự trữ . 1.3.3. BÚT TỆ (TIỀN GHI SỔ) Đây là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Đó là tiền do hệ thống ngân hàng thương mại tạo ra trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ, ghi Có trên các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng Bút tệ không có hình thái vật chất nhưng nó cũng có những tính chất của tín tệ là được sử dụng để thanh toán qua các công cụ thanh toán của ngân hàng như séc,, lệnh chuyển tiền.... Hiên nay là thời đại của tiền ghi sổ. Nó có những ưu điểm là: Giảm bớt một các đáng kể về chi phí lưu thông tiền mặtnhư các chi phí in tiền, bảo quản, vận chuyển, đếm, đóng gói.. Nhanh chóng và thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng. Bảo đảm an toàn trong việc sử dụng đồng tiền. Tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng. Ưu điểm nổi bật là khi nó được sử dụng để thanh toán với quy mô không hạn chế, phạm vi trao đổi rộng và trao đổi với tốc độ rất nhanh. 1.3.4. TIỀN ĐIỆN TỬ Tiền điện tử là loại tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động (Nhưng chưa có sự thống nhất coi đây là một hình thái tiền tệ. Có quan điểm cho rằng đây chỉ là phương tiện chi trả với sự chuyển dịch vốn bằng điện tử mà thôi) 3
  • 4. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ 1. 4. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH 1.4.1. SỰ RA ĐỜI CỦA PHẠM TRÙ TÀI CHÍNH Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xác nhận rằng, vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thuỷ. Lúc đó phân công lao động xã hội đã bắt đầu phát triển,. Trong điều kiện lịch sử đó, sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển, theo đó là tiền tệ đã xuất hiện. Đồng thời cũng vào thời kỳ này chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội bắt đầu phân chia thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội. Chính sự xuất hiện sản xuất - trao đổi hàng hoá và tiền tệ đã là một trong các nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp. Trong điều kiện lịch sử đó, nhà nước đã xuất hiện. Khi nhà nước xuất hiện, với tư cách là người có quyền lực chính trị, nhà nước đã nắm lấy việc đúc tiền, in tiền và lưu thông đồng tiền, tác động đến sự vận động độc lập của đồng tiền trên phương diện quy định hiệu lực pháp lý của đồng tiền và tạo ra môi trường pháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Thông qua các thứ thuế bằng tiền và công trái bằng tiền, nhà nước đã tập trung vào tay mình một bộ phận sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân dưới hình thức tiền tệ để lập ra các quỹ tiền tệ riêng có quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước khác phục vụ cho hoạt động của nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Tạo ra những mối quan hệ kinh tế biểu hiện bằng tiền tệ giữa nhà nước với các tổ chức và dân cư Trong điều kiện kinh tế hàng hoá - tiền tệ, hình thức tiền tệ đã được các chủ thể trong xã hội sử dụng vào việc tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân để tạo lập nên các quỹ tiền tệ riêng phục vụ cho các mục đích riêng của mỗi chủ thể. Ở các chủ thể khác như các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình, các quỹ tiền tệ có thể được hình thành và sử dụng cho những mục đích trực tiếp (sản xuất hoặc tiêu dùng) thông qua hành vi trao đổi thành những quỹ vật tư, hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất hay tiêu dùng, sinh hoạt; cũng có thể được hình thành như những tụ điểm trung gian để tự cung ứng phương tiện tiền tệ cho những mục đích trực tiếp. Từ đó xuất hiện những mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức và dân cư với nhau Tóm lại từ thời kỳ này trong xã hội xuất hiện những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tổ chức, cá nhân với nhau. Ta gọi những mối quan hệ kinh tế đó là "Tài chính" Những phân tích kể trên cho nhận xét rằng, trong những điều kiện lịch sử nhất định, tài chính đã xuất hiện và tồn tại theo với sự xuất hiện và tồn tại của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước. Do đó, có thể coi sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước là những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính. Trải qua các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của kinh tế hàng hoá -tiền tệ, hình thức tiền tệ đã trở thành hình thức chủ yếu của thu nhập và chi tiêu của nhà nước cũng như mọi chủ thể khác trong việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Như vậy, sự phát triển kinh tế hàng hoá tiền tệ đã tạo điều kiện khách quan cho sự mở rộng các quan hệ tài chính. Nói khác đi, phạm vi của các quan hệ tài chính phụ thuộc vào sự phát triển của các quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong các mối quan hệ kinh tế của xã hội. Cũng cần nhận rõ rằng, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, thông qua chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của mình, nhà nước trong một đất nước nhất 4
  • 5. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ định có lúc có tác động thúc đẩy, có lại có tác động kìm hãm sự phát triển của sản xuất hàng hoá -tiền tệ và do đó thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của tài chính; đồng thời, mọi nhà nước đề luôn tìm cách sử dụng tài chính làm công cụ tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân; tập trung các nguồn tài chính vào tay nhà nước để đảm bảo cho các nhu cầu chi tiêu và hoạt động của nhà nước. Điều đó có nghĩa là nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước là tiền đề phát triển của tài chính. Đến một khi xã hội không còn nền sản xuất hàng hoá, không còn tiền tệ và không còn nhà nước thì trong xã hội cũng không còn phạm trù tài chính nữa. Vậy có thể nói tài chính là một phạm trù kinh tế, nó ra đời, phát triển và tồn tại trên hai tiền đề là nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước. Trong hai tiền đề kể trên thì sản xuất hàng hoá - tiền tệ là nhân tố mang tính khách quan, có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính và nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hành lang và điều tiết sự phát triển của tài chính. 1.4.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH Bản chất của tài chính được thể hiện thông qua các quan hệ kinh tế chủ yếu trong phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới các hình thức giá trị sau: Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư Quan hệ kinh tế các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các tầng lớp dân cư với nhau và các quan hệ kinh tế trong nội bộ các chủ thể đó Quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau 1.5. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH 1.5.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức được và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một công cụ phân phối .Nhờ có chức năng phân phối mà các nguồn lực đại diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau, để sử dụng cho các mục đích khác nhau, đảm bảo những nhu cầu và những lợi ích khác nhau của đời sống xã hội. Nghiên cứu về chức năng phân phối của tài chính ta cần làm rõ các vấn đề sau: Thứ nhất : Tài chính phân phối cái gì ? Đối tượng phân phối của tài chính là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài chính có trong xã hội. (hay: Các nguồn tài chính là cái mà tài chính phân phối ) Nguồn tài chính là gì ? Xét về mặt nội dung thì nguồn tài chính bao gồm 4 bộ phận Bộ phận của cải xã hội mới sáng tạo ra trong kỳ. Đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 5
  • 6. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Bộ phận của cải xã hội còn tồn lại từ thời kỳ trước. Đó là phần tích luỹ trong quá khứ của xã hội và dân cư. Bộ phận của cải được chuyển từ nước ngoài vào và bộ phận của cải được chuyển từ trong nước ra nước ngoài Bộ phận tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn. Xét về mặt hình thức, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới hai dạng Nguồn tài chính hữu hình là nguồn tài chính được biểu hiện bằng hình thức giá trị và hình thức hiện vật. Dưới hình thức giá trị, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng tiền tệ (nội tệ, ngoại tệ) và vàng. Nguồn tài chính tồn tại dưói dạng giá trị đang vận động thực tế trong chu trình tuần hoàn của nền kinh tế. Nhờ sự vận động của các nguồn tài chính này mà các quỹ tiền tệ được tạo lập và được sử dụng cho các mục đích khác nhau Dưới hình thức hiện vật, nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng bất động sản, tài nguyên, đất đai.. gọi chung là tài sản. Nguồn tài chính dưới dạng hiện vật được gọi là nguồn tài chính tiềm năng. Trong nền kinh tế thị trường tài sản có thể chuyển hoá thành tiền một cách nhanh chóng và dẽ dàng. Khi tài sản thực hiện giá trị nó sẽ biến thành các khối tiền tệ hoà vào các luồng tiền tệ của chu trình tuần hoàn kinh tế và khi đó nguồn tài chính tiềm năng chuyển thành nguồn tài chính thực tế Nguồn tài chính vô hình là nguồn tài chính tồn tại dưới dạng những sản phẩm không có hình thái vật chất như: những dữ liệu, những thông tin, những phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật. Những sản phẩm này bản thân chúng có giá trị và trong nền kinh tế thị trường khi qua mua bán chúng có thể chuyển thành tiền. Do đó chúng được coi là một bộ phận cấu thành của tổng thể các nguồn tài chính. Thứ hai : Ai là chủ thể của sự phân phối này ? Chủ thể phân phối có thể là nhà nước các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các hộ gia đình hay cá nhân dân cư. Chủ thể phân phối có thể xuất hiện trong các tư cách sau: Chủ thể là người có quyền sở hữu nguồn tài chính. Chủ thể là người có quyền sử dụng các nguồn tài chính. Chủ thể là người có quyền lực chính trị. Chủ thể là người chịu sự ràng buộc các quan hệ xã hội. Thứ ba: Kết quả của phân phối tài chính là gì? Kết quả phân phối là các quỹ tiền tệ được hình thành và được sử dụng Thứ tư: Quá trình phân phối của tài chính diễn ra khi nào ? Phân phối của tài chính là quá trình phân phối diễn ra một cách thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phối lần đầu và phân phối lại. Phân phối lần đầu là sự phân phối được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cho những chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra của cải vật chất hoặc thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ. Phân phối lần đầu được thực hiện trước hết và chủ yếu trong khâu cơ sở của hệ thống tài chính (tài chính doanh nghiệp, tài chính hộ gia đình). Trong phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội trong lĩnh vực sản xuất được chia và được đưa vào các quỹ tiền tệ . Một phần để bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất hoặc tiến hành dịch vụ. Một phần hình thành quỹ tiền lương để trả lương cho 6
  • 7. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ người lao động. Một phần góp vào hình thành các quỹ bảo hiểm. Một phần thu nhập dành cho các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tài nguyên bao gồm các cổ đông, các trái chủ, các ngân hàng. Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ thể hơn của các quỹ tiền tệ. Thứ năm: Tính khách quan của phân phối tài chính ? Sự cần thiết của phân phối lại bắt nguồn từ các đòi hỏi khách quan. Thứ nhất, để bảo đảm cho lĩnh vực không sản xuất có nguồn tài chính (vốn tiền tệ) để tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển. Thứ hai, do đòi hỏi của việc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội. Thứ ba, để đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối Thứ sáu: Sự phân phối tài chính diễn ra đến bao giờ? Mỗi nguồn tài chính được hình thành, trải qua quá trình phân phối chúng được di chuyển qua các luồng khác nhau để tới những tụ điểm vốn khác nhau. Cuối cùng cũng đến giai đoạn chuyển hoá (Khi chúng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở thị trường tư liệu sản xuất) hoặc kết thúc tồn tại ( Khi chúng được sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở thị trường vật phẩm tiêu dùng). 1.5.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC Chức năng giám đốc của tài chính cũng là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan này của tài chính để tổ chức công tác kiểm tra tài chính. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một công cụ kiểm tra, đó là kiểm tra tài chính. Giám đốc đối với quá trình thực hiện chức năng phân phối của tài chính. Và vì phân phối các nguồn tài chính là phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, do đó giám đốc là kiểm tra bằng đồng tiền. Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định. Đối tượng của giám đốc tài chính là quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Chủ thể của giám đốc tài chính cũng chính là các chủ thể phân phối. Bởi vì, để các quá trình phân phối đạt tới tối đa tính mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả, bản thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra xem xét các quá trình phân phối đó. Kết quả của giám đốc tài chính là phát hiện ra những mặt được và chưa được của quá trình phân phối, từ đó giúp tìm ra các biện pháp hiệu chỉnh các quá trình vận động của các nguồn tài chính, quá trình phân phối của cải xã hội theo các mục tiêu đã định nhằm đạt hiệu quả cao của việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Đặc điểm của giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền. Giám đốc tài chính là loại giám đốc toàn diện, thường xuyên, liên tục và rộng rãi. Giám đốc tài chính được thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, đó là những chỉ tiêu mang tính chất tổng hợp, phản ánh đồng bộ các mặt hoạt động khác nhau của một đơn vị cũng như của toàn bộ nền kinh tế. Mối quan hệ giữa hai chức năng 7
  • 8. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Là những thuộc tính khách quan vốn có bên trong của phạm trù tài chính, chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính có mối liên hệ hữu cơ gắn bó với nhau. Sự hiện diện của chức năng phân phối đòi hỏi sự cần thiết của chức năng giám đốc để đảm bảo cho quá trình phân phối được đúng đắn, hợp lý hơn theo mục tiêu đã định. Công tác giám đốc có thể diễn ra đồng thời với công tác phân phối, với quá trình tổ chức sự vận động của các nguồn tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, cũng có thể diễn ra độc lập tương đối, không đi liền ngay với hành động phân phối, mà có thể đi trước hành động phân phối, hoặc có thể được thực hiện sau khi hành động phân phối đã kết thúc. 1.6. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.6.1. QUAN NIỆM HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VÀ CÁC BỘ PHẬN TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính là tổng thể các luồng vận động của các nguồn tài chính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế -xã hội hoạt động trong các lĩnh vực đó. Hệ thống tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế là đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống nhất do nhiều bộ phận tài chính hợp thành. Có thể chỉ ra các tiêu thức chủ yếu của một bộ phận tài chính là: Một bộ phận tài chính phải là một điểm hội tụ của các nguồn tài chính. Nói cách khác, được coi là một bộ phận tài chính nếu ở đó có các quỹ tiền tệ đặc thù được tạo lập và được sử dụng. Nơi nào không có việc tạo lập và sử dụng một quỹ tiền tệ riêng thì không được coi là một bộ phận tài chính độc lập. Được coi là một bộ phận tài chính nếu ở đó các hoạt động tài chính, sự vận động của các nguồn tài chính, việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ luôn gắn liền với một chủ thể phân phối cụ thể, xác định. Được xếp vào dùng một bộ phận tài chính nếu các hoạt động tài chính có cùng tính chất, đặc điểm, vai trò, có tính đồng nhất về hình thức các quan hệ tài chính và tính mục đích của quỹ tiền tệ trong lĩnh vực hoạt động. 1.6.2. CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Cấu trúc hệ thống tài chính gồm những tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn được tổ chức theo sơ đồ sau 8 Tµi chÝnh d©n c­ vµ c¸c tæ chøc x· héi Tài chính Doanh nghiệp Ng©n s¸ch Nhµ n­íc Tµi chÝnh ®èi ngo¹i ThÞ tr­êng tµi chÝnh vµ Tæ chøc tµi chÝnh trung gian
  • 9. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ a. Tài chính doanh nghiệp Tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đây cũng là nơi thu hút phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Trong hệ thống tài chính thì tài chính doanh nghiệp có khả năng tạo ra các nguồn tài chính khác. Cho nên tài chính doanh nghiệp có tác động lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển của nền sản xuất Tài chính doanh nghiệp có quan hệ với các bộ phận khác của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn. Quan hệ với tài chính hộ gia đình thông qua trả lương, thưởng, lợi tức cổ phần, trái phiếu; nhận vốn góp bằng việc dân cư mua cổ phiếu, trái phiếu...Quan hệ với ngân sách thông qua nộp thuế; và ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp. Quan hệ với các tổ chức tài chính trung gian thông qua việc thu hút nguồn tài chính để tạo vốn hoặc trả nợ gốc trả lãi vay, gửi tiền, lấy lãi.. Quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các bộ phận tài chính khác có thể là trực tiếp với nhau, cũng có thể thông qua thị trường tài chính. b. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước gắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, đồng thời là phương tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyền nhà nước thực hiện được nhiệm vụ của mình. Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước còn có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội... Ngân sách nhà nước cần có các nguồn vốn được tập trung từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu như thuế, phí, lệ phí... Ngân sách nhà nước thực hiện các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên và chi đầu tư kinh tế. Việc cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho các mục đích khác nhau sẽ làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểm vốn; Hoạt động thu chi ngân sách nhà nước sẽ nẩy sinh mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế, với các tầng lớp dân cư, giữa ngân sách nhà nước với các bộ phận khác c. Tài chính hộ gía đình và các tổ chức xã hội Các tổ chức xã hội là khái niệm chung để chỉ các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể xã hội, các hội nghề nghiệp. Các tổ chức này còn được gọi là các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức xã hội có quỹ tiền tệ riêng để đảm bảo hoạt động của mình. Các quỹ tiền tệ ở đây được hình thành từ nhiều nguồn rất đa dạng như: Đóng góp hội phí của các thành viên tham gia tổ chức. Quyên góp, ủng hộ, tặng, biếu của các tập thể và cá nhân. Tài trợ từ nước ngoài. Tài trợ của chính phủ và nguồn từ những hoạt động có thu của các tổ chức này. Các quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội chủ yếu được sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong hoạt động của các tổ chức đó. Khi các quỹ chưa được sử dụng, số dư ổn định của chúng có thể tham gia thị trường tài chính thông qua các quỹ tín dụng hoặc các hình thức khác (mua tín phiếu, trái phiếu, ). Các quỹ tương hỗ trong dân cư (như quỹ bảo thọ, quỹ bảo trợ quốc phòng, an ninh, ) đều là những quỹ có cùng tính chất với các quỹ của các tổ chức xã hội. 9
  • 10. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Trong dân cư (các hộ gia đình) các quỹ tiền tệ được hình thành từ tiền lương, tiền công, thu nhập của các thành viên trong gia đình do lao động hay sản xuất kinh doanh; từ nguồn thừa kế tài sản; từ nguồn biếu tặng lẫn nhau trong quan hệ gia đình hay quan hệ xã hội ở trong và từ ngoài nước; từ các nguồn khác (như lãi tiền gửi ngân hàng, lợi tức từ những khoản góp vốn, mua trái phiếu, cổ phiếu, ) Quỹ tiền tệ của các hộ gia đình được sử dụng chủ yếu cho mục đích tiêu dùng của gia đình. Một phần tham gia vào quỹ ngân sách nhà nước dưới hình thức nộp thuế, phí, lệ phí. Tham gia vào các quỹ bảo hiểm theo các mục đích bảo hiểm khác nhau (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người). Tham gia vào các quỹ tín dụng dưới hình thức gửi tiền tiết kiệm. Đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong phạm vi kinh tế hộ gia đình. Tham gia vào thị trường tài chính qua việc góp cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu... Tài chính hộ gia đình có đặc điểm là phân tán và đa dạng. Nguồn tài chính không quy tụ vào những tụ điểm lớn mà phân bố rải rác trong dân cư. Tài chính dân cư có quan hệ với các bộ phận khác trong hệ thống có thể thường xuyên hoặc không thường xuyên d. Tài chính đối ngoại Trong nền kinh tế thị trường khi các quan hệ kinh tế được quốc tế hoá thì hệ thống tài chính cũng là hệ thống mở, và quan hệ tài chính đối ngoại rất quan trọng. Các quan hệ này không tập trung vào một tụ điểm mà nó phân tán, đan xen trong các quan hệ kinh tế khác. Nhưng do tính chất đặc biệt và vai trò quan trọng của nó nên ta xếp nó thành một bộ phận tài chính trongnhệ thống tài chính có tính chất độc lập tương đối Các kênh vận động của tài chính đối ngoại là: Quan hệ viện trợ hoặc vay vốn nước ngoài cho quỹ ngân sách nhà nước, cho các doanh nghiệp. Quan hệ về tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Quá trình thanh toán xuất nhập khẩu giữa các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Việc thực hiện các hợp đồng tái bảo hiểm, chuyển phí bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm đối với các pháp nhân nước ngoài và ngược lại. Quá trình chuyển tiền và tài sản giữa các cá nhân trong nước với nước ngoài e. Bộ phận dẫn vốn: Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian Bộ phận dẫn vốn thực hiện chức năng dẫn vốn giữa các tụ điểm vốn trong hệ thống. Hoạt động của thị trường tài chính là dẫn vốn từ người có tiền nhà rỗi sang người cần vốn qua hoạt động tài chính trực tiếp. Hoạt động dẫn vốn trực tiếp diễn ra như sau: Người cần vốn bán ra thị trường các công cụ nợ, các cổ phiếu, hoặc thực hiện các món vay thế chấp. Người có vốn sẽ sử dụng tiền của mình mua các công cụ nợ, các cổ phiếu. đó. Vậy là vốn được chuyển trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn Các trung gian tài chính thực hiện việc dẫn vốn thông qua hoạt động gián tiếp. Trước hết các trung gian tài chính huy động vốn từ người có vốn bằng nhiều hình thức để tạo vốn kinh doanh cho mình. Sau đó họ sử dụng vốn kinh doanh này cho những người cần vốn vay lại hoặc thực hiện các đầu tư khác nhau Như vậy các trung gian tài chính tập trung được các nguồn vốn nhỏ từ các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế thành một lượng vốn lớn, đáp ứng được các nhu cầu về vốn lớn nhỏ khác nhau. Khả năng này thị trường tài chính không thể làm được hoặc có làm thì hiệu quả không cao. Trung gian tài chính bao gồm các ngân hàng thương 10
  • 11. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ mại, các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng : công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, công ty tài chính, quỹ đầu tư.... 11
  • 12. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Chương 2. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.1.1 KHÁI NIỆM Luật ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá IX, kỳ họp lần thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 cũng có ghi: "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước". Xét về phương diện pháp lý: Ngân sách nhà nước là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia ban hành. Xét về bản chất kinh tế: Mọi hoạt động của ngân sách nhà nước đều là hoạt động phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia. Về nội dung kinh tế, ngân sách nhà nước thể hiện các mối quan hệ kinh tế trong phân phối. Đó là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa một bên là nhà nước với một bên là các tổ chức kinh tế xã hội, các tầng lớp dân cư. Xét về tính chất xã hội: Ngân sách nhà nước luôn luôn là một công cụ kinh tế của nhà nước, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. 2.1.2. VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Trong hệ thống tài chính thống nhất, ngân sách nhà nước là khâu tài chính tập trung giữ vị trí chủ đạo. Ngân sách nhà nước cũng là khâu tài chính được hình thành sớm nhất, nó ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ thống quản lý nhà nước và sự phát triển của kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Vai trò tất yếu của ngân sách Nhà nước ở mọi thời đại và trong mọi mô hình kinh tế đều rất quan trọng. Trong cơ chế thị trường. Ngân sách nhà nước không chỉ đóng vai trò thu chi đơn thuần mà còn là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội. Cụ thể là: a. Điều tiết trong lĩnh vực kinh tế Chuyển sang cơ chế thị trường, trong lĩnh vực kinh tế, ngân sách nhà nước định hướng việc hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. Điều đó được thực hiện thông qua các chính sách thuế ( giảm, miễn, hoàn thuế) và chính sách chi tiêu (cấp vốn) của ngân sách nhà nước để vừa kích thích và vừa gây sức ép với các doanh nghiệp, nhằm kích thích sự tăng trưởng kinh tế. b. Điều tiết trong lĩnh vực xã hội Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc thực hiện các nhiệm vụ có tính chất chung toàn xã hội, ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng hàng đầu. Sự tồn tại và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước, lực lượng quân đội, công an. Sự phát triển của các hoạt động xã hội, y tế, văn hoá có ý nghĩa quyết định. Việc thực hiện các nhiệm vụ này về cơ bản thuộc về nhà nước và không vì mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra, hàng năm chính phủ vẫn có sự chú ý đặc biệt cho tầng lớp dân cứ có thu nhập thấp nhất. Như các loại trợ giúp trực tiếp cho người có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh đặc biệt. Các loại trợ giúp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu (lương thực, điện, nước, ...), Các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, các chương trình quốc gia lớn về chống mù chữ, chống dịch bệnh, các chi phí cho việc cung cấp các hàng hoá khuyến dụng, hàng hoá công cộng, ... 12
  • 13. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Thuế cũng được sử dụng để thực hiện vai trò tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Việc kết hợp giữa thuế trực thu và thuế gián thu, ngân sách Nhà nước sử dụng chính sách thuế để điều tiết thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao, điều tiết tiêu dùng, bảo đảm thu nhập hợp lý của các tầng lớp người lao động. c. Điều chỉnh trong lĩnh vực thị trường Trong nền kinh tế thị trường. Giá cả chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hoá trên thị trường. Để ổn định giá cả, chính phủ có thể tác động vào cung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường thông qua thuế và thông qua chính sách chi tiêu của ngân sách nhà nước. Bằng nguồn cấp phát của chi tiêu ngân sách nhà nước hàng năm, các quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá và tài chính được hình thành. Trong trường hợp thị trường có nhiều biến động, giá cả lên quá cao hoặc xuống quá thấp, nhờ lượng dự trữ hàng hoá và tiền, chính phủ có thể điều hoà quan hệ cung - cầu hàng hoá, vật tư để bình ổn giá cả trên thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định sản xuất. Chính phủ sử dụng ngân sách nhà nước nhằm khống chế và đẩy lùi nạn lạm phát một cách có hiệu quả bằng cách cắt giảm các khoản chi tiêu ngân sách, chống tình trạng bao cấp, lãng phí trong chi tiêu, đồng thời có thể tăng thuế tiêu dùng để hạn chế cầu, mặt khác có thể giảm thuế với đầu tư, kích thích sản xuất phát triển để tăng cung. ngoài ra, việc chính phủ phát hành các công cụ nợ để vay nhân dân nhằm bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước cũng góp phần to lớn vào việc làm giảm tốc độ lạm phát trong nền kinh tế quốc dân. 2.2. THU VÀ CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.2.1. THU CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước. a. Đặc điểm của Thu ngân sách Nhà nước Xét về mặt nội dung kinh tế, thu ngân sách nhà nước có những đặc điểm sau Thu ngân sách nhà nước chứa đựng các quan hệ phân phối nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để tập trung một bộ phận tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước là điều kiện xuất hiện các khoản thu ngân sách nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước là tiền đề vật chất không thể thiếu được để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập. Sự vận động của các phạm trù đó vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của các công cụ thu ngân sách nhà nước. b. Phân loại thu ngân sách nhà nước Thu trong cân đối ngân sách nhà nước gồm có : Thu thuế, phí, lệ phí. Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước . Thu từ hoạt động sự nghiệp. Thu hồi quỹ dự trữ nhà nước. Thu tiền sử 13
  • 14. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ dụng đất, từ hoa lợi công sản và đất công ích. Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong, ngoài nước. Các khoản di sản nhà nước được hưởng. Thu kết dư ngân sách năm trước. Các khoản tiền phạt, tịch thu. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Các khoản viện trợ không hoàn lại Thu để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước, bao gồm các khoản vay trong nước và vay nước ngoài, khi các khoản chi ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu trong cân đối của ngân sách. Bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài . Các khoản vay trong nươc được thực hiện dưới hình thức phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ. Các khoản vay nước ngoài được thực hiện thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại, vay nợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công ty. 2.2.2. CHI CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chi của ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Thực chất, chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của nhà nước. a. Đặc điểm chi ngân sách Chi ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế chính trị, xã hội mà chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia. Mức độ, phạm vi chi tiêu ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào tính chất nhiệm vụ của chính phủ trong mỗi thời kỳ. Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao. Xét về mặt tính chất, phần lớn các khoản chi ngân sách Nhà nước đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp mà mang tính bao cấp. b. Phân loại chi ngân sách Chi ngân sách chia ra hai loại là chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên là những khoản chi để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước nhằm duy trì đời sống quốc gia. Về nguyên tắc, các khoản chi này phải được tài trợ bằng các khoản thu thu trong cân đối của ngân sách nhà nước. Gồm có: - Chi về chủ quyền quốc gia: tức là các chi phí mà các cơ quan nhà nước cần phải thực hiện để bảo vệ chủ quyền quốc gia, trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao, thông tin đại chúng, ... - Chi phí liên quan đến sự điều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ được giao phó - Chi phí do sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội để cải thiện đời sống nhân dân. Những chi phí này thuộc loại chi phí chuyển nhượng, như: trợ cấp cho các cơ quan nhà nước để thực hiện các hoạt động sự nghiệp, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội, trả lãi, nợ của chính phủ, ... Chi đầu tư phát triển là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia như : Mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ. Xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, 14
  • 15. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ kiến thiết đô thị. Cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước. Góp vốn vào các công ty, vào các đơn vị, tổ chức sản xuất kinh doanh... 2.3. THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.3.1. KHÁI NIỆM THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Thâm hụt ngân sách hà nước (hay còn gọi là thiếu hụt ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước) là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu không mang tính hoàn trả (thu trong cân đối) của ngân sách nhà nước. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách nhà nước, người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước. 2.3.2. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Trong lịch sử, thâm hụt ngân sách hà nước đã trở thành hiện tượng khá phổ biến trong các nước đang phát triển và những nước kinh tế chậm phát triển.Tuy nhiên, ở mỗi nước, những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thâm hụt ngân sách nhà nước khác nhau. Trước hết đó là những nguyên nhân mang tính khách quan -Do diễn biến của chu kỳ kinh doanh -Do tác động của điều kiện tự nhiên, của các yếu tố bất khả kháng. Thứ hai là những nguyên nhân mang tính chủ quan, thuộc về trình độ quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. 2.3.3 ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và triền miên sẽ làm tăng lãi suất thị trường. Cản trở đầu tư. Thúc đẩy tình trạng nhập siêu. Khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm. Đời sống của người lao động gặp khó khăn 2.3.4. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THÂM HỤT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước, chính phủ các nước đã nghiên cứu và sử dụng nhiều giải pháp khác nhau như: Tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước. Phát hành tiền để bù đắp bội chi. Sử dụng dự trữ ngoại tệ. Vay trong nước và nước ngoài. Mỗi giải pháp trên đây đều có những tác dụng và những mặt hạn chế nhất định, cần tuỳ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế đất nước để lựa chọn những giải pháp thích hợp. Tuy nhiên, nhìn toàn diện, thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà nước vẫn là biện pháp tốt nhất cho các quốc gia để hạn chế, khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. 2.4. TỔ CHỨC HỆ THỐNG VÀ PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2.4.1. TỔ CHỨC HỆ THỐNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ngân sách nhà nước là một hệ thống các quan hệ kinh tế trong lĩnh lực phân phối giữa các thành viên xã hội. Các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi ngân sách nhà nước không hoạt động một cách riêng lẻ, rời rạc mà có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành hệ thống ngân sách nhà nước. 15
  • 16. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Nhìn chung ở các nước trên thế giới, hệ thống ngân sách nhà nước đều được tổ chức phù hợp với hệ thống hành chính theo hiến pháp quy định. Thế giới có 2 mô hình tổ chức hành chính là: mô hình nhà nước liên bang và mô hình nhà nước thống nhất. + Ở những nước có Tổ chức hành chính liên bang (Mỹ, Canađa, Đức, ...), hệ thống ngân sách Nhà nước được tổ chức thành 3 cấp: ngân sách liên bang, ngân sách bang và ngân sách địa phương. + Ở các nước có mô hình tổ chức hành chính thống nhất (Anh, Pháp, Nhật, ...) hệ thống ngân sách Nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. + Ở Việt nam, có 4 cấp hành chính là: trung ương, tỉnh (và thành phố trực thuộc trung ương), huyện (và cấp tương đương), xã (và cấp tương đương), tức là có chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương (tỉnh, huyện, xã). ở mỗi cấp chính quyền địa phương vẫn tồn tại các uỷ ban nhân dân và hội đồng nhân dân, trong đó hội đồng nhân dân có nhiệm vụ ra nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách của địa phương. Về tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước ở nước ta, luật ngân sách nhà nước quy định: "Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương (ngân sách địa phương)". Ngân sách nhà nước ở nước ta là một thể thống nhất bao gồm toàn bộ các khoản thu và chi của nhà nước trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Sự thống nhất thể hiện là: Dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hàng năm trình quốc hội là bao gồm tất cả các khoản thu chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. ở địa phương, dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách địa phương hàng năm trình hội đồng nhân dân tỉnh là bao gồm tất cả các khoản thu chi của tỉnh và huyện. 2.4.2. PHÂN CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Phân cấp ngân sách nhà nước, là giải quyết tất cả các mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước trung ương với các cấp chính quyền địa phương có liên quan tới hoạt động của ngân sách nhà nước. Nội dung là giải quyết các quan hệ sau: Quan hệ về chế độ, chính sách (kể cả chế độ kế toán và quyết toán ngân sách). Làm rõ: mỗi cấp chính quyền nhà nước có quyền ban hành những loại chế độ, chính sách, định mức nào liên quan đến hoạt động ngân sách nhà nước. Giải quyết tốt mối quan hệ này sẽ khắc phục được tình trạng rối loạn trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Quan hệ về vật chất, tức là quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng như trong cân đối ngân sách của các cấp chính quyền nhà nước. Theo chế độ phân cấp ngân sách nhà nước hiện nay được quy định tại các điều khoản trong chương III của luật ngân sách nhà nước, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản thu được hưởng trọn vẹn 100% và các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % nhất định. Riêng ngân sách các địa phương (tỉnh, huyện, xã) còn được khoản thu trợ cấp trực tiếp từ ngân sách cấp trên. Về chi tiêu, mỗi cấp ngân sách đều có các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư tuỳ thuộc vào phạm vi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền nhà nước theo luật định. 16
  • 17. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Quan hệ chu trình ngân sách, tức là quan hệ về quản lý trong chu trình vận động của ngân sách nhà nước, từ khâu lập ngân sách đến chấp hành và quyết toán ngân sách. Trong hệ thống các mối quan hệ này còn bao gồm cả quan hệ trong kiểm tra và thanh tra ngân sách nhà nước. 2.4.3 NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NGÂN SÁCH Năm ngân sách (hay còn gọi là năm tài chính, tài khoá) là giai đoạn mà trong đó dự toán thu - chi tài chính của nhà nước đã được phê chuẩn có hiệu lực thi hành. Hiện nay ở tất cả các nước trên thế giới, thời gian cho 1 năm ngân sách bằng với thời gian của 1 năm dương lịch (12 tháng). Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chính trị xã hội ở mỗi nước khác nhau nên thời điểm bắt đầu và kết thúc của 1 năm ngân sách giữa các nước có sự khác nhau. ở Việt nam, năm ngân sách được tính từ 1/1 đến 31/12 năm dương lịch. Chu trình ngân sách chỉ toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu chấp hành và cuối cùng là quyết toán ngân sách nhà nước. Do đó, thời gian của 1 chu trình ngân sách (tính từ lúc lập dự toán cho đến khi quyết toán ngân sách) không trùng với năm ngân sách và dài hơn thời gian của 1 năm ngân sách. 17
  • 18. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Chương 3. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3.1. KHÁI NIỆM TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Để tiến hành sản xuất kinh doanh thì nhà kinh doanh phải có đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Để có các yếu tố đó, doanh nghiệp cần có tiền ứng ra để mua sắm, xây dựng. Số tiền ứng trước đó gọi là vốn của doanh nghiệp. Với số tiền ban đầu đó doanh nghiệp sẽ tổ chức cho nó vận động. Chính sự vận động biến đổi hình thái như trên của vốn tạo ra quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình vận động của vốn, doanh nghiệp phải có những mối quan hệ kinh tế với môi trường. Đó là: Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân trên các thị trường như thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động, thị trường tài chính. Các mối quan hệ phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp. Vậy: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế dưới hình thái tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh nó, những mối quan hệ này nảy sinh trong quá trình tạo ra và phân chia các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. 3.2. CHỨC NĂNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3.2.1. CHỨC NĂNG PHÂN PHỐI Chức năng phân phối của tài chính doanh nghiệp là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Chủ doanh nghiệp vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp . Phân phối tài chính doanh nghiệp là phân phối các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong quá trình tạo lập và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chủ thể phân phối là chủ doanh nghiệp với tư cách là người chủ sở hữu, người có quyền sử dụng các nguồn tài chính, và nhà nước với tư cách là người có quyền lực chính trị... cũng tham gia phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp. Kết quả phân phối là các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp được hình thành và sử dụng. Quá trình phân phối của tài chính doanh nghiệp diễn ra đến khi nào doanh nghiệp còn tồn tại. 3.2.2. CHỨC NĂNG GIÁM ĐỐC Chức năng giám đốc của tài chínhdoanh nghiệp cũng là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính. Chủ doanh nghiệp nhận thức và vận dụng khả năng này để tổ chức công tác kiểm tra tài chính doanh nghiệp. Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một công cụ kiểm tra tài chính Thực hiện chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp là giám đốc quá trình vận động của các nguồn tài chính của doanh nghiệp mà cụ thể là quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện ra những ưu, nhược điểm, những hạn chế, tồn tại để tìm biện pháp khắc phục, để tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hơn. 3.3. NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 3.3.1. KHÁI NIỆM a.Vốn của doanh nghiệp Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có đủ các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. 18
  • 19. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Để có các yếu tố đó thì phải có tiền để mua sắm, xây dựng. Nghĩa là phải có trước một số tiền nhất định. Só tiền có trước đó gọi là tiền vốn của doanh nghiệp. Vậy: Vốn của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để mua sắm tài sản để sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp sẽ được tổ chức vận động nhằm mục đích sinh lời. Nếu số tiền ứng ra để mua sắm, xây dựng tài sản cố định thì gọi là vốn cố định. Nếu ứng ra cho tài sản lưu động thì gọi là vốn lưu động. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Số vốn phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp b. Nguồn vốn của doanh nghiệp Để có số vốn cần thiết, doanh nghiệp phải huy động từ đâu ? Đó là các nguồn vốn của doanh nghiệp. Vậy : Nguồn vốn của doanh nghiệp là nguồn hình thành nên vốn của doanh nghiệp. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể, mỗi doanh nghiệp có thể có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hoá, giải phóng các nguồn tài chính trong nên kinh tế, thúc đẩy sự thu hút vốn vào các doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở rộng khả năng thu hút vốn vào kinh doanh. 3.3.2. CÁC PHƯƠNG THỨC TẠO VỐN CỦA DOANH NGHIỆP Nguồn vốn và các phương thức tạo vốn (còn gọi là phương thức tài trợ) mà các doanh nghiệp có thể khai thác. Nếu xét theo quyền sở hữu nguồn vốn thì doanh nghiệp được tạo vốn bằng những phương thức sau Phương thức 1: Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp ( Nguồn vốn chủ sở hữu) Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. Tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn tự có ban đầu có biểu hiện khác nhau. Đối với doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn tự có ban đầu chính là vốn do ngân sách nhà nước cấp. Đối với công ty tư nhân, chủ doanh nghiệp phải có đủ số vốn pháp định cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền này, đó là nguồn vốn tự có ban đầu của công ty. Đối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên trị giá số cổ phần mà họ nắm giữ. Đối với các công ty như trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, vốn ban đầu là số vốn do các thành viên đóng góp. Vốn tự có của chủ doanh nghiệp thường lớn hơn nhiều so với vốn pháp định, nhất là sau một thời gian hoạt động và để mở rộng kinh doanh hoặc vì những lý do khác mà chủ doanh nghiệp bỏ thêm vốn vào kinh doanh gọi là số vốn chủ bỏ thêm. Ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu còn bao gồm cả những nguồn tài chính của doanh nghiệp được sử dụng tạm thời làm vốn kinh doanh như lợi nhuận chưa chia, các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp Phương thức 2:. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài ( Nợ phải trả ) 19
  • 20. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ + Nguồn vốn vay - Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Đây là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các công ty, các doanh nghiệp đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do các Ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng. Không có công ty nào có thể hoạt động tốt mà không vay vốn ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp . Về mặt thời hạn vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay, bao gồm: vay dài hạn (thường tính từ 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm) và vay ngắn hạn (dưới 1 năm). Tuỳ theo tính chất và mục đích sử dụng, ngân hàng thể cho doanh nghiệp vay với nhiều mục đích khác nhau như vay đầu tư tài sản cố định, vay để đầu tư vốn lưu động, vay để phục vụ dự án. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. Đó là khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn này phải có được các điều kiện tín dụng, phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng và phải chịu chi phí sử dụng vốn (tiền lãi ). Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể vay theo những phương thức khác như: Vay của các tổ chức kinh tế khác, vay của các tổ chức xã hội có nguuồn tài chính nhàn rỗi, vay của các cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp, vaytheo hình thức phát hành trái phiếu…. +Nguồn vốn nợ - Nguồn vốn tín dụng thương mại. Nguồn vốn tín dụng thương mại hay còn gọi là tín dụng của người cung cấp. Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ với các doanh nghiệp mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Nguồn vốn tín dụng thương mại có nhiều nhược điểm đối với doanh nghiệp : Đây là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Mặt khác nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Các điều kiện ràng buộc cụ thể có thể được ấn định khi hai bên ký hợp đồng mua bán hay hợp đồng kinh tế nói chung. Tuy nhiên, cần nhận thấy tính chất rủi ro của quan hệ tín dụng thương mại khi quy mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn. Hơn nữa nguồn vốn này có những hạn chế về quy mô, thời gian, và đối tượng. Chi phí của việc sử dụng các nguồn vốn tín dụng thể hiện qua lãi suất của khoản vay, đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm hay dịch vụ. Khi mua bán hàng hoá trả chậm chi phí này có thể ẩn dưới hình thức thay đổi mức giá, tuỳ thuộc vào quan hệ và thoả thuận cụ thể giữa các bên. - Nguồn vốn nợ khác: Ngoài nguồn vốn nợ từ tín dụng thương mại ( Nợ ngưòi bán ) như trên, doanh nghiệp còn có thể huy động các nguồn nợ khác dưới các hình thưc như người mua trả trước, nợ ngân sách nhà nước, nợ người lao động, nhận tiền đặt cọc, ký cược, ký quỹ… 3.4. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH-VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP Sau đây tài sản cố định viết tắt là TSCĐ và vốn cố định viết tắt là VCĐ 3.4.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TSCĐ - VCĐ 20
  • 21. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu, hội tụ đủ 4 điều kiện theo quy định của nhà nước: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản cố định đó. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy. Thời gian sử dụng ước tính trên một năm. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành ( Từ 10 triệu đồng trở lên) Nó có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái vật chất của chúng không thay đổi nhưng nó bị hao mòn và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm mà nó làm ra. Vốn cố định là số tiền doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản cố định. Xét tại mỗi thời điểm nhất định thì vốn cố định của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của giá trị toàn bộ các tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp. Đặc điểm vận động biến đổi hình thái trong quá trình sản xuất kinh doanh của vốn cố định hoàn toàn hợp với các đặc điểm của tài sản cố định. Nghĩa là vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định được dịch chuyển từng bộ phận vào giá thành sản phẩm sản xuất ở trong các chu kỳ. Nó hoàn thành một vòng luân chuyển sau một thời gian dài, tương ứng với thời gian sử dụng tài sản cố định. 3.4.2. PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH a. Căn cứ vào hình thái vật chất của tài sản cố định +Tài sản cố định hữu hình : là những tài sản cố định có hình thái vật chất cụ thể. Theo tính năng, công dụng tài sản cố định chia làm 6 nhóm gồm -Nhà cửa, vật kiến trúc -Máy móc, thiết bị -Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn -Thiết bị, dụng cụ quản lý -Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm -Tài sản cố định hữu hình khác + Tài sản cố định vô hình : Đây là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ, cho đối tượng khác thuê có đủ các tiêu chuẩn theo quy định. Là những khoản chi phí mà doanh nghiêp đã chi ra cho mục đích nào đó nhưng thoả mãn đồng thời 4 điều kiện của tài sản cố định đã nêu trên, Tài sản cố định vô hình chỉ có hình thái giá trị mà không biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể, như các chi phí về thành lập doanh nghiệp, khảo sát thiết kế , uy tín và lợi thế thương mại, quyền sở hữu thương mại, sở hữu công nghiệp ( nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, bằng phát minh sáng chế,....) đặc quyền khai thác, quyền kinh doanh, quyền sử dụng …. b. Căn cứ vào theo mức độ sử dụng chia thành 3 nhóm -Tài sản cố định đang sử dụng -Tài sản cố định chưa sử dụng -Tài sản cố định chờ xử lý c. Căn cứ vào theo phạm vi sử dụng 21
  • 22. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ -Tài sản cố định sử dụng trong sản xuất kinh doanh cơ bản -Tài sản cố định sử dụng ngoài sản xuất kinh doanh cơ bản d. Căn cứ vào theo quyền sở hữu chia thành: -Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp -Tài sản cố định thuê tài chính 3.4.3. HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH a. Hao mòn tài sản cố định Quá trình giảm dần giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định khi nó tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh gọi là quá trình hao mòn tài sản cố định. Sự hao mòn này có thể phân chia thành hai hình thức: Hao mòn hữu hình. Đây là sự giảm dần đồng thời cả giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định. Biểu hiện là: Các tính năng tác dụng của tài sản cố định giảm sút, sự giảm này có thể nhìn thấy, có thể đo lường được. Giá trị còn lại của tài sản cố định giảm do việc tính khấu hao chuyển dần từng phần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Mức độ hao mòn phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố: Công nghệ chế tạo; trình độ sử dụng và tác động của môi trường. Đặc điểm hao mòn hữu hình là xảy ra thường xuyên và khi tài sản càng cũ thì mức độ hao mòn càng nhanh Hao mòn vô hình. Đây là sự hao mòn thuần tuý về giá trị của tài sản cố định. Nguyên nhân của hao mòn vô hình là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Đặc điểm là nó không xảy ra thường xuyên mà theo chu kỳ của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khi đã xảy ra thì mức độ hao mòn thường lớn hơn nhiều so với hao mòn hữu hình. Tài sản cố định càng mới thì bị hao mòn vô hình càng lớn b. Khấu hao tài sản cố định Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Trong quá trình này người ta phân bổ vốn đầu tư mua sắm tài sản cố định vào các sản phẩm mà nó làm ra, với tư cách là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm. Số tiền trích ra này được thu hồi khi doanh nghiệp bán sản phẩm thu tiền và tập hợp nên quỹ khấu hao tài sản cố định. Quỹ này được sử dụng cho việc tái đầu tư tài sản cố định. Việc tính khấu hao được thực hiện khi tính chi phí hoạt động của doanh nghiệp và khi tính giá thành sản phẩm.. Nhưng việc thực hiện thu hồi vốn chỉ thực hiện được khi sản phẩm tiêu thụ được và thu được tiền bán sản phẩm. Phần giá trị của tài sản cố định được chuyển vào để thu hồi cần phải tương ứng với hao mòn của nó. Để khi tài sản cố định hết giá trị sử dụng thì cũng đồng thời thu đủ vốn, có thể thay thế nó bằng tài sản cố định khác. ( Việc này phụ thuộc vào phương pháp tính khấu hao ) 3.4.4. QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH VỀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH a.Quy định hiện hành về trích khấu hao ( Trích và tóm tắt) Khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. Các quy định chung về trích khấu hao 22
  • 23. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ + Quy định về Thời gian áp dụng. Chế độ này áp dụng từ năm tài chính 2004. Đối với những TSCĐ đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2004, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi mức trích khấu hao theo chế độ mới. + Quy định về đối tượng, phạm vi áp dụng. Chế độ này áp dụng cho công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty TNHH nhà nước một thành viên, công ty TNHH nhà nước có hai thành viên trở lên, doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước. Các doanh nghiệp khác chỉ bắt buộc áp dụng các quy định có liên quan tới việc xác định chi phí khấu hao TSCĐ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc quản lý, sử dụng và trích khấu hao quy định tại chế độ này được thực hiện đối với từng tài sản cố định của doanh nghiệp. + Nguyên tắc trích khấu hao tài sản cố định Mọi tài sản cố định của doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao tài sản cố định được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hỏng, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm đền bù, đòi bồi thường thiệt hại, ... và tính vào chi phí khác. Những tài sản cố định không tham gia vào hoạt động kinh doanh thì không phải trích khấu hao, bao gồm: tài sản cố định thuộc dự trữ nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý hộ, giữ hộ. tài sản cố định phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn, ... được đầu tư bằng quỹ phúc lợi. Những tài sản cố định phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh của riêng doanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá, ... mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý. tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh. (Nếu các TSCĐ này có tham gia vào hoạt động kinh doanh thì trong thời gian TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tính và trích khấu hao vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. ) Doanh nghiệp cho thuê TSCĐ hoạt động phải trích khấu hao đối với TSCĐ cho thuê. Doanh nghiệp đi thuê TSCĐ tài chính phải trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính như TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh. ) Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận là TSCĐ vô hình theo nguyên giá nhưng không được trích khấu hao - Nguyên giá TSCĐ Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. +TSCĐ mua sắm : Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ) là giá mua thực tế phải cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ, ... 23
  • 24. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ + TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất nguyên giá là giá thành thực tế của TSCĐ cộng các chi phí lắp đặt, chạy thử, các chi phí khác trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến. .. Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến ... là giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển, ... hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp thì nguyên giá là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. - Nguyên giá TSCĐ được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa, ... là giá trị theo đánh giá thực tế của hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê trả trong tương lai + Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau: Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quy định của pháp luật. Nâng cấp TSCĐ. Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ - Thời gian sử dụng TSCĐ + Xác định thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình *. Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), doanh nghiệp phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ quy định ban hành kèm theo để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ. *. Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian sử dụng của TSCĐ được xác định như sau: Tsd = NG hl x Tsdm NG m Trong đó: Tsd = Thời gian sử dụng của TSCĐ NG hl = Giá trị hợp lý của TSC. Là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại của TSCĐ (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển), giá trị theo danh giá của Hội đồng giao nhận (trong trường hợp được cho, biếu tặng, nhận góp vốn, ...) NG m = Giá bán của TSCĐ mới cùng loại hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường Tsdm = Thời gian sử dụng của TSCĐ mới cùng loại xác định theo QĐ mới 24
  • 25. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ *. Trường hợp doanh nghiệp muốn xác định thời gian sử dụng của TSCĐ với khung thời gian sử dụng quy định doanh nghiệp phải giải trình rõ các căn cứ để xác định thời gian sử dụng của TSCĐ đó để Bộ tài chính xem xét, quyết định theo 3 tiêu chuẩn sau: -Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế - Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã qua sử dụng, thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của tài sản, ...) -Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ +Xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình Doanh nghiệp tự xác định thời gian sử dụng TSCĐ vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời hạn được phép sử dụng đất theo quy định. b. Quy định về phương pháp tính khấu hao TSCĐ - Phương pháp khấu hao đường thẳng Nội dung: A = NG Tsd Trong đó A = Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ (đ/ năm ) NG = Nguyên giá của TSCĐ (đ) Tsd = Thời gian sử dụng định mức ( năm) Ath = A 12 Trong đó: Ath = Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng ( đ/ tháng) Ang = Ath T ng Trong đó: Ang = mức trích khấu hao mỗi ngày ( đ/ ngày ) Tng = Só ngày trong tháng tính toán Ghi chú * Mức trích khấu hao năm cuối cùng là Acc = NG -Σ Ai (i =1...n-1) * Khi Tsd hoặc Nguyên giá của TSCĐ thay đổi phải tính lại mức trích khấu hao Atl = Gcl T cl Gcl = Giá trị còn lại trên sổ kế toán = Nguyên giá trừ số khấu hao luỹ kế Tcl = Thời gian sử dụng còn lại 25
  • 26. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ Tcl=Tm Tc -Tkh Tc Trong đó: Tcl là thời gian sử dụng còn lại Tm là thời gian sử dụng xác định theo QĐ mới Tc là thời gian sử dụng xác định theo QĐ cũ Tkh là thời gian thực tế đã trích khấu hao - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: Nội dung: Mức khấu hao của tài sản cố định ở năm thứ i là Ai = NGi * Kkhn Trong đó: NGi là giá trị còn lại ở đầu năm sử dụng thứ i Kkhn là tỷ lệ khấu hao nhanh. Kkhn = Kkhđt * Hđc Kkhđt tỷ lệ khấu hao theo đường thẳng = 1/Tsd Hđc là hệ số điều chỉnh, xác định theo các mức sau : Nếu Tsd không quá 4 năm thì Hđc = 1,5; Nếu Tsd trên 4 năm và không quá 6 năm thì Hđc = 2 và Nếu Tsd quá 6 năm thì Hđc = 2,5 Ghi chú + Mức trích khấu hao hàng tháng và ngày được tính như phương pháp đường thẳng ( Chia đều) + Mức trích khấu hao theo năm tối đa không quá 2 lần mức khấu hao đường thẳng + Khi mức khấu hao xác định theo phương pháp số dư giảm dần còn bằng hoặc nhỏ hơn mức khấu hao bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại thì kể từ năm đó mức khấu hao hàng năm tính bằng giá trị còn lại chia cho số năm sử dụng còn lại - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: Nội dung: Căn cứ hồ sơ của TSCĐ xác định tổng khối lượng, số lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế. Tính mức khấu hao bình quân cho mỗi sản phẩm là Đkh = NG ΣQl Căn cứ tình hình thực tế của doanh nghiệp xác định khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng. Xác định mức khấu hao hàng tháng Ai Ai = Qi x Đkh Mức khấu hao mỗi năm bằng tổng mức khấu hao các tháng hoặc Ani = Qni x Đkh Khi công suất thiết kế hoặc nguyên giá TSCĐ thay đổi thì phải tính lại Dkh 26
  • 27. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ 3.5. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG -VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 3.5.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM a. Tài sản lưu động Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, cần có đối tượng lao động. Những đối tượng lao động này bao gồm nhiều thành phần phức tạp, ta có thể phân thành hai nhóm chính: Nhóm 1: Bao gồm những đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất chúng có đặc điểm là chỉ tham gia một lần vào một quá trình sản xuất kinh doanh. Nó biến đổi hoàn toàn hình thái vật chất ngay khi tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra thực thể của sản phẩm. ( Gọi là nguyên vật liệu chính) Nhóm 2: Bao gồm các đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất chúng cũng có đặc điểm gần như nhóm 1. Chúng có thể bị biến đổi hoặc mất đi hoàn toàn hình thái vật chất để cấu thành sản phẩm với vai trò phụ trợ cho quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận lợi, hoặc phụ trợ cho sản phẩm tốt đẹp hơn. (Vật liệu phụ, nhiên liệu) Hai nhóm đối tượng lao động trên chỉ tồn tại trong khâu sản xuất (dự trữ sản xuất và các giai đoạn công nghệ chế biến) nên nó được gọi là tài sản lưu động sản xuất. Bên cạnh các tài sản này, để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp còn cần phải có những tài sản chỉ có ở khâu lưu thông như thành phẩm, hàng hoá và các khoản vốn bằng tiền tồn tại trong các quỹ tiền tệ, các khoản vốn tồn tại trong các quá trình thanh toán. Về đặc điểm thì những khoản vốn trên đây cũng chỉ tham gia vào sản xuất kinh doanh một lần và khi nó được sử dụng cho mục đích nào đó thì hình thái của nó bị biến đổi hoàn toàn sang dạng khác. Chúng tồn tại trong khâu lưu thông thanh toán. Gọi tắt là tài sản lưu thông (TSLT) Tập hợp các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông tạo thành tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tóm lại: Tài sản lưu động của một doanh nghiệp là tập hợp toàn bộ các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông dùng trong doanh nghiệp, chúng là những đối tượng lao động và những khoản vốn trong quá trình lưu thông thanh toán của doanh nghiệp đó. Chúng chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh, khi tham gia vào sản xuất kinh doanh chúng biến đổi hoàn toàn hình thái vật chất của mình để tạo ra những hình thái của sản phẩm. b. Vốn lưu động Vốn lưu động là số tiền mà doanh nghiệp ứng trước để đầu tư cho tài sản lưu động. Xét tại một thời điểm nhất định, số vốn đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị hiện có của các tài sản lưu động của doanh nghiệp. Đặc điểm vận động của vốn lưu động hoàn toàn phù hợp với đặc điểm vận động của tài sản lưu động. Nó chỉ tham gia một lần trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó biến đổi hình thái rất nhanh. Chuyển toàn bộ giá trị từ hình thái tiền tệ ban đầu qua các hình thái vật chất khác để rồi lại trở về hình thái tiền tệ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Điều đó 27
  • 28. Tµi liÖu m«n häc tµi chÝnh TiÒn tÖ có nghĩa là nó hoàn thành một vòng luân chuyển ngay trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. 3.5.2. PHÂN LOẠI a. Căn sứ theo khả năng chuyển đổi thành tiền chia ra 4 loại +Tiền ( tiền tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) + Các khoản phải thu ngắn hạn (Phải thu của khách hàng; trả trước người bán; Phải thu nội bộ ngắn hạn ; phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng; các khoản phải thu khác và Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi) +.Hàng tồn kho ( Nguyên vật liệu trên đường, tồn kho, nhiên liệu vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, hàng hoá, thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ…) + Tài sản ngắn hạn khác ( Chi phí trả trước ngắn hạn; tiền đặt cọc, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ; thuế và các khoản phải thu cho ngân sách; tài sản ngắn hạn khác) b. Căn cứ vào các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh chia thành 3 loại + Tài sản lưu động thuộc khâu dự trữ sản xuất + Tài sản lưu động thuộc khâu sản xuất + Tài sản lưu động thuộc khâu lưu thông c. Theo phương pháp quản lý chia thành 2 loại +Vốn lưu động định mức. Đó là các khoản vốn lưu động vận động tuân theo quy luật nhất định, doanh nghiệp có thể dựa vào các điều kiện và tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị mà xác định nhu cầu cần thiết tối thiểu cho các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Vốn lưu động định mức là số vốn tối thiểu cần thiết để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh thường xuyên liên tục. Nó bao gồm các loại vốn về nguyên vật liệu chính, phụ, công cụ dụng cụ; phụ tùng thay thế; nhiên liệu; hàng hoá mua ngoài; sản phẩm dở dang; chi phí chờ phân bổ; thành phẩm + Vốn lưu động không định mức. Đó là những khoản vốn vận động không tuân theo những quy luật mà doanh nghiệp có thể nắm bắt được, không thể dựa vào các điều kiện và tình hình thực tế của mình để xác định chính xác nhu cầu cần thiết tối thiểu. Hầu hết các khoản vốn trong quá trình lưu thông thanh toán đều thuộc vào loại này (Trừ vốn về thành phẩm , hàng hoá tồn kho) 3.6. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 3.6.1. CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP a. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp Chi phí hoạt động của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. + Căn cứ theo các hoạt động của doanh nghiệp. chi phí của doanh nghiệp bao gồm : chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác 28