SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  265
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN XUÂN THỦY
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUẾ - 2016
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN XUÂN THỦY
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 62.34.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÖC
2. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO
HUẾ - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại điện
tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung” do nghiên cứu sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của các thầy giáo hướng dẫn.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là trung thực, chính xác. Các số liệu và thông tin trong luận
án này chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thành phố Huế, tháng 11 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Xuân Thủy
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban
Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh, Phòng quản lý Đào tạo sau
đại học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giảng dạy, hướng dẫn, trang bị cho
tôi kiến thức và kinh nghiệm trong toàn khoá học.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc, GS.TS. Đặng Đình
Đào đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc Đại học
Huế, PGS.TS. Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế; PGS. TS.
Nguyễn Đăng Hào - Trưởng Khoa Quản Trị Kinh Doanh; PGS.TS. Bùi Dũng Thể -
Trưởng Phòng quản lý Đào tạo sau đại học cùng các thầy cô giáo Đại học Huế và
trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý chân thành và chia
sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện nghiên cứu. Xin cảm ơn TS. Dương
Tuấn Anh, Trưởng đại diện tập đoàn VNPT tại TT-Huế, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc
VNPT Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện, truyền đạt kinh nghiệm và động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các nhà khoa học độc lập, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi định
hướng nghiên cứu, xin cảm ơn VNPT Thừa Thiên Huế, sở Thông tin và Truyền
thông, Trung tâm Kinh doanh VNPT các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, xin cảm ơn Hiệp hội Thương Mại Điện tử Việt
Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam, Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin
bộ Công Thương, các cơ quan ban ngành liên quan…đã cung cấp những tài liệu,
thông tin rất bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập dữ liệu.
Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã luôn động viên,
khuyến khích và tạo mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận án.
Thành phố Huế, tháng 11 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Xuân Thủy
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
1.4. Đóng góp mới của luận án.................................................................................5
1.5. Kết cấu luận án ..................................................................................................6
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ..........................................7
2.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới .............................................................7
2.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam........................................................16
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................21
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ.................................21
1.1. Tổng quan thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.....................21
1.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ và sự cần thiết phát triển thương mại điện tử ......21
1.1.2. Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ...............................23
1.2. Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.......................30
1.2.1. Phát triển thương mại điện tử và các nội dung phát triển thương mại
điện tử.................................................................................................................30
1.2.2. Cấp độ phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ...35
1.2.3. Chỉ số phát triển thương mại điện tử........................................................36
1.2.4. Mô hình nghiên cứu TOE (Technology - Organization - Environment) ...37
1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong doanh
nghiệp dịch vụ.........................................................................................................38
1.3.1. Yếu tố liên quan đến công nghệ (Technology) ........................................38
1.3.2. Yếu tố liên quan đến tổ chức doanh nghiệp (Organization) ....................39
1.3.3. Yếu tố liên quan đến môi trường (Environment).....................................40
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại điện tử và bài học cho doanh
nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .............................................42
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại điện tử............................42
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung.......................................................................................46
1.4.3. Thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát triển mới của
thương mại điện tử trên thế giới cũng như Việt Nam ........................................47
CHƢƠNG 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..49
2.1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ..............................................................49
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................49
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................51
2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....55
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................56
2.2.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.............................................56
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................57
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................58
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu khác .................................................................61
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG...........................................................................................................62
3.1. Khái quát về doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung......62
3.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ...................62
3.1.2. Doanh nghiệp dịch vụ theo sở hữu vốn....................................................67
3.1.3. Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn ..................................................67
3.1.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa .......................................................................68
3.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ
vùng KTTĐMT.......................................................................................................69
3.2.1. Chỉ số thương mại điện tử các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung .........................................................................................................69
3.2.2. Đánh giá theo các nội dung phát triển thương mại điện tử ......................74
3.2.3. Doanh thu thương mại điện tử của các doanh nghiệp dịch vụ.................80
3.2.4. Đầu tư của các doanh nghiệp dịch vụ cho việc ứng dụng thương mại
điện tử.................................................................................................................81
3.2.5. Nhân lực về thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ...........82
3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về phát triển thương mại điện tử vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung ...............................................................................83
3.3.1. Khái quát về mẫu điều tra.........................................................................83
3.3.2. Đánh giá của các chuyên gia công nghệ thông tin và thương mại điện
tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .............................................................86
3.3.3. Đánh giá của doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung..95
3.3.4. Đánh giá của khách hàng sử dụng Internet và công nghệ thông tin.......107
3.3.5. Phân tích nhận diện các nhân tố phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ từ điều tra khảo sát các đối tượng...........................109
3.4. Đánh giá chung về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....................................................115
3.4.1. Những kết quả đạt được về phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.........................115
3.4.2. Những mặt hạn chế về phát triển thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp dịch vụ ở vùng KTTĐMT ....................................................................117
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
MIỀN TRUNG ........................................................................................................120
4.1. Quan điểm và định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ........................................120
4.1.1. Quan điểm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch
vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung........................................................120
4.1.2. Định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch
vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung........................................................122
4.2. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ....................................................................124
4.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước, chính quyền địa phương các tỉnh/thành
phố vùng kinh tế trọng điểm .............................................................................124
4.2.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn các tỉnh vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung.........................................................................130
4.2.3. Giải pháp đối với cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề ..134
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................136
1. Kết luận.............................................................................................................136
2. Kiến nghị...........................................................................................................138
3. Những hạn chế của nghiên cứu.........................................................................140
4. Hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.....................................................140
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................142
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................142
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................143
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AEC Association of E-Commerce Hiệp hội thương mại điện tử
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
Thái Bình Dương
ASEAN Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á Âu
B2B Business to Business Doanh nghiệp - Doanh nghiệp
B2C
BMGF-VN
Business to Consumer
Bill & Melinda Gates Fund
Doanh nghiệp - Người tiêu dùng
Quỹ tài trợ Bill & Melinda Gates
C2C Consumer to Consumer Người tiêu dùng-Người tiêu dùng
CNTT Công nghệ thông tin
CREC Center for Research on
Electronic Commerce
Trung tâm nghiên cứu và thương mại
điện tử
CTC Community Technology Center Trung tâm công nghệ cộng đồng
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DVNV Doanh nghiệp dịch vụ
G2B Government to Business Chính phủ - Doanh nghiệp
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước
HĐĐT Hợp đồng điện tử
KD Kinh doanh
KS Khách sạn
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
KTTĐMT Kinh tế trọng điểm miền Trung
KTXH Kinh tế xã hội
NĐ Nghị định
OECD Organisation for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QĐ Quyết định
SXKD Sản xuất kinh doanh
TMĐT Thương mại điện tử
TSCĐ Tài sản cố định
TTg Thủ tướng Chính phủ
UNCITRAL United Nations Commission on
International Trade Law
Ủy ban liên hiệp quốc về thương mại
quốc tế
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình phát triển liên hợp quốc
USD United States Dollar Đô la Mỹ
VECOM Vietnam E-commerce
Association
Hiệp hội thương mại điện tử Việt
Nam
VNPT Vietnam Post and
Telecommunication
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2: Khung khái niệm về mô hình TOE .........................................................38
Bảng 2.1: Diện tích, dân số trung bình vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015 ....51
Bảng 2.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên vùng KTTĐMT, giai đoạn
2010 - 2015..............................................................................................52
Bảng 2.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn vùng KTTĐMT theo giá hiện hành phân
theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 - 2015...........................................53
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu tính bình quân đầu người vùng KTTĐMT,
giai đoạn 2010 - 2015..............................................................................55
Bảng 2.5: Quy trình nghiên cứu...............................................................................57
Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình mẫu điều tra các đối tượng......................................59
Bảng 2.7: Tổng hợp số lượng mẫu phân bổ điều tra đối tượng chuyên gia, cán bộ
quản lý về TMĐT; đối tượng DN theo từng địa phương........................60
Bảng 2.8: Tổng hợp số lượng mẫu điều tra khách hàng sử dụng TMĐT phân bố
theo từng địa phương...............................................................................61
Bảng 3.1: Chỉ số phát triển doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, giai đoạn 2010-2014....................................................................62
Bảng 3.2: Số doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT theo lĩnh vực kinh doanh,
giai đoạn 2010-2014................................................................................63
Bảng 3.3: Chỉ số phát triển vốn SXKD theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng
KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2014 ...........................................................64
Bảng 3.4: Chỉ số phát triển giá trị TSCĐ theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ
vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014....................................................65
Bảng 3.5: Chỉ số phát triển lao động theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng
KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014 .............................................................66
Bảng 3.6: Số lượng doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
theo sở hữu vốn, giai đoạn 2010-2014....................................................67
Bảng 3.7: Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, năm 2015 .....................................................................................67
Bảng 3.8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng
KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015 .............................................................68
Bảng 3.9: Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT................................................69
Bảng 3.10: Chỉ số về giao dịch B2C..........................................................................70
Bảng 3.11: Chỉ số về giao dịch B2B..........................................................................71
Bảng 3.12: Chỉ số về giao dịch G2B .........................................................................72
Bảng 3.13: Chỉ số thương mại điện tử (EBI) các doanh nghiệp vùng KTTĐMT.....73
Bảng 3.14: Số liệu đào tạo về TMĐT vùng KTTĐMT, giai đoạn 2013-2015..........79
Bảng 3.15: Doanh thu TMĐT của DNDV vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015...80
Bảng 3.16: Tổng đầu tư phần cứng cho các DN vùng KTTĐMT, 2010 - 2015........82
Bảng 3.17: Lĩnh vực kinh doanh của các DN dịch vụ...............................................85
Bảng 3.18: Qui mô doanh thu các DN dịch vụ, giai đoạn 2011-2015.......................86
Bảng 3.19: Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng phát triển TMĐT trong
kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....................87
Bảng 3.20: Ý kiến của chuyên gia về các lợi ích của TMĐT trong hoạt động kinh
doanh của các DN dịch vụ.......................................................................89
Bảng 3.21: Đánh giá của các chuyên gia về mức độ ứng dụng TMĐT trong các
lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .....90
Bảng 3.22: Ý kiến của chuyên gia về mức độ đóng góp của TMĐT trong vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung................................................................91
Bảng 3.23: Ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát
triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT...............................92
Bảng 3.24: Ý kiến chuyên gia về những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển
TMĐT ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .......................................93
Bảng 3.25: Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển TMĐT cho vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung................................................................94
Bảng 3.26: Đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp phát triển TMĐT trong
các DN dịch vụ vùng KTTĐMT .............................................................95
Bảng 3.27: Tỉ lệ đóng góp của TMĐT trong tổng doanh thu của DNDV vùng
KTTĐMT ................................................................................................96
Bảng 3.28: Ý kiến của DN về các hình thức TMĐT áp dụng trong các DNDV
vùng KTTĐMT .......................................................................................97
Bảng 3.29: Đánh giá của DN về mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần mềm
trong quản lý hoạt động kinh doanh của DN ..........................................99
Bảng 3.30: Đánh giá của DN về lợi ích của TMĐT đối với quản lý hoạt động kinh
doanh trong các DN dịch vụ..................................................................100
Bảng 3.31: Đánh giá của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển
TMĐT trong các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.....101
Bảng 3.32: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của
tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT....................................103
Bảng 3.33: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của các loại hình DN về tầm
quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT ....................................104
Bảng 3.34: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của
tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT lấy từ 2 bộ dữ liệu .....105
Bảng 3.35: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của Chuyên gia và DN về tầm
quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT ....................................106
Bảng 3.36: Quan điểm của khách hàng về lợi ích của TMĐT ................................109
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Doanh số thương mại điện tử bán lẻ Mỹ tính đến quý 3/2014................43
Hình 1.2: Doanh số thương mại điện tử bán lẻ Trung Quốc giai đoạn 2013-2018...46
Hình 1.3: Ông Trần Hữu Linh trình bày về tầm quan trọng của TMĐT trên nền
tảng di động tại chuỗi sự kiện Mobile Day 2016 ....................................47
Hình 2.1: Bản đồ phát triển Kinh tế xã hội vùng KTTĐMT...................................50
Hình 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015 .............54
Hình 2.3: GDP bình quân đầu người vùng KTTĐMT so với cả nước, giai đoạn
2010 - 2015..............................................................................................54
Hình 2.4: Khung nghiên cứu của luận án ................................................................56
Hình 3.1: Biểu đồ chỉ số EBI các DN vùng KTTĐMT năm 2014..........................74
Hình 3.2: Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 04/12/2015 .............................77
Hình 3.3: Tỷ lệ hình thức đào tạo về CNTT và TMĐT cho người lao động, giai
đoạn 2009-2014.......................................................................................78
Hình 3.4: Các hình thức thanh toán chủ yếu, giai đoạn 2012 - 2014 ......................79
Hình 3.5: Cơ cấu chi phí cho CNTT và TMĐT trong DN, giai đoạn 2012 - 2014.....81
Hình 3.6: Số lượng máy tính trong DN, giai đoạn 2010 - 2013..............................81
Hình 3.7: Tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT giai đoạn
2010-2014................................................................................................82
Hình 3.8: Tỉ lệ các DN có bộ phận chuyên trách TMĐT........................................83
Hình 3.9: Cơ cấu loại hình DN dịch vụ...................................................................84
Hình 3.10: Cơ cấu quy mô của DN dựa trên số lượng nhân viên .............................84
Hình 3.11: Quy mô vốn kinh doanh của DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung ..............................................................................................85
Hình 3.12: Mức độ các DN dịch vụ sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh
của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ................................................86
Hình 3.13: Ý kiến của các chuyên gia đánh giá điều kiện phát triển TMĐT trong
các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.............................88
Hình 3.14: Số lượng đơn hàng đặt qua TMĐT của các DN dịch vụ trong năm 2014 ..96
Hình 3.15: Số lượng đơn đặt hàng qua TMĐT bị hủy bỏ của các DN trong
năm 2014 .................................................................................................97
Hình 3.16: Ý kiến của DN về mức độ sử dụng các công cụ điện tử trong hoạt
động kinh doanh ......................................................................................98
Hình 3.17: Các loại phần mềm áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các
DNDV vùng KTTĐMT...........................................................................99
Hình 3.18: Ý kiến của các DN về các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong
hoạt động kinh doanh ............................................................................100
Hình 3.19: Ý kiến của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT
trong kinh doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT......................102
Hình 3.20: Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng trong hoạt
động kinh doanh liên quan đến TMĐT .................................................107
Hình 3.21: Đánh giá của khách hàng về thời điểm sử dụng Internet cho các nhu
cầu trong hoạt động hàng ngày..............................................................108
Hình 3.22: Ý kiến của DN về nhân tố chính sách kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
TMĐT trong các DNDV vùng kinh tế trọng điểm miền Trung............110
Hình 3.23: Ý kiến của DN về nhân tố nguồn nhân lực ảnh hưởng đến TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................111
Hình 3.24: Ý kiến của DN về nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................111
Hình 3.25: Ý kiến của DN về nhân tố môi trường pháp lý ảnh hưởng đến TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................112
Hình 3.26: Ý kiến của DN về nhân tố hình thức thanh toán ảnh hưởng đến TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................113
Hình 3.27: Ý kiến của DN về nhân tố an toàn bảo mật thông tin ảnh hưởng đến
TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.............................................113
Hình 3.28: Ý kiến của DN về nhân tố chuyển phát hàng hóa ảnh hưởng đến
TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.............................................114
Hình 3.29: Ý kiến của DN về các nhân tố ảnh hưởng đến TMĐT trong kinh
doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT........................................115
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi vào đời
sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương
mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu,
giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với
mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương
mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch
vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới bằng một vài động tác kích chuột.
Thương mại điện tử là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, là nhân tố chính đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới.
Nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở một
nước nghèo nhất, một vùng xa xôi hẻo lánh trên địa cầu, cũng có thể dễ dàng tiếp
cận với các thị trường rộng lớn thông qua mạng Internet. Thương mại điện tử đã
làm cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia
và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu.
Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1073/QĐ-TTg về
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015.
Trong đó xác định “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến
trong các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thời gian gần đây, công nghệ
thông tin đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành,
địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc,
hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp... Ngay trong năm 2015, tỷ lệ
doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp
thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện
thủ tục hải quan điện tử theo hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc
gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21
2
ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm được
10% đến 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho
doanh nghiệp [46].
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập theo nghị định
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng
Chính phủ có quyết định số 1874/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030” theo đó: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí đặc
biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an
ninh đối với cả khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Xây dựng vùng kinh
tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển
nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [58]. Tính đến cuối năm
2015 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đến 18.830 doanh nghiệp dịch vụ tập
trung chủ yếu vào các ngành nghề như bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi, lưu trú, lữ
hành du lịch, tư vấn, dịch vụ xây dựng và thi công…Cùng với các doanh nghiệp
dịch vụ ở hai đầu đất nước, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung đang trên đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, thương mại
điện tử được xem như một phương thức mới, đáp ứng sự lưu thông hàng hóa dịch
vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi
trường dịch vụ ngày càng lớn và nhiều mối quan hệ không thể tiến hành thương mại
truyền thống được. Thương mại điện tử giúp đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm
thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian, thời gian. Vì thế, việc
phát triển thương mại điện tử trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung,
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng là tất yếu trong
bối cảnh hiện nay.
Thương mại điện tử vào Việt Nam từ khoảng năm 2000, phát triển với tốc độ
nhanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dịch vụ. Mặc dù vậy, việc ứng dụng
thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dịch
vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng phát triển chưa mạnh mẽ như
3
mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ
tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ kinh doanh, ngoại
ngữ… đang là rào cản, làm cho việc triển khai thương mại điện tử gặp nhiều khó
khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có
đặc thù riêng, chậm phát triển hơn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, yếu về vốn, nguồn
nhân lực hạn chế, thiếu tính liên kết…do đó, nhiều doanh nghiệp dịch vụ vẫn còn xa
lạ với thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong lúc đó, tiềm
năng cũng như cơ hội để ứng dụng, phát triển thương mại điện tử trong các doanh
nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều, nhưng các doanh
nghiệp dịch vụ không được nắm bắt và quan tâm phát triển.
Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển thương
mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
hiện nay? Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? Làm thế nào để các
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung quan tâm hơn nữa đến
việc phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực
cạnh tranh của mình? Cần phải có nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung một cách đầy đủ và
toàn diện. Đồng thời, cần phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát
triển thương mại điện tử, từ đó luận giải để tìm ra các biện pháp, chính sách thúc
đẩy sự phát triển thương mại điện tử. Việc nghiên cứu phát triển thương mại điện tử
trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có ý nghĩa
to lớn trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Với
những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại điện
tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho
nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển
thương mại điện tử, đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển
thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
4
Trung, góp phần đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả nghiên cứu đứng trên
góc độ vi mô - tức là đứng về phía doanh nghiệp - để tiếp cận nghiên cứu nhằm
thực hiện các mục tiêu cụ thể của đề tài luận án như sau:
- Nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển TMĐT đối với các
doanh nghiệp dịch vụ; những lý luận về phát triển; khái niệm, đặc điểm, lợi ích và
thế mạnh của thương mại điện tử; doanh nghiệp dịch vụ; vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung.
- Phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, qua đó rút ra những kết quả đạt được,
những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển thương mại điện tử.
- Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Nghiên cứu đề xuất quan điểm, phương hướng, chính sách, giải pháp và kiến
nghị ở góc độ vi mô và vĩ mô nhằm đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử
trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý thuyết về sự phát triển, thương mại điện tử,
doanh nghiệp dịch vụ, các thông tin, số liệu liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung để phân tích, đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử của doanh
nghiệp dịch vụ trong địa bàn nghiên cứu. Xây dựng mô hình nghiên cứu, từ đó thực
hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như khảo sát các số liệu thứ cấp, sơ cấp,
5
luận giải, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử
vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách, kiến
nghị có tính khả thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch
vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sự phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao gồm 5 tỉnh, thành
phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai đoạn 2008 - 2015
và giải pháp định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các nghiên cứu và kết quả
công bố được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2016.
1.4. Đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như phát triển
thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Làm nổi bật đặc điểm, vai trò,
lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử đối với quá trình phát triển kinh doanh
của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Vận dụng mô hình lý thuyết TOE (Technology - Organization - Environment)
vào việc đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch
vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Chỉ rõ tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc
phát triển thương mại điện tử được coi là giải pháp đột phá trong khai thác hiệu quả
những tiềm năng, thế mạnh đó.
- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, nêu lên
những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân và các vấn đề
đặt ra cần được giải quyết trong phát triển thương mại điện tử.
- Luận án đã đi sâu nghiên cứu một trường hợp điển hình về ứng dụng thương
mại điện tử cho dịch vụ lưu trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu thực
tiễn này đã bổ sung và làm phong phú thêm về lý thuyết phát triển thương mại điện
tử và là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp muốn áp dụng
thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi
phí, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.
6
- Luận án đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố
đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ, đó là: các nền
tảng chính sách kinh tế xã hội; nhân lực liên quan đến thương mại điện tử; công
nghệ; môi trường pháp lý; hình thức thanh toán; bảo mật và chuyển phát hàng hóa.
Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với các nhà quản lý
doanh nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy thương
mại điện tử phát triển.
- Luận án đã xác định được các phương hướng, mục tiêu và đề xuất chính
sách, giải pháp mang tính khả thi, có tính khoa học nhằm phát triển thương mại điện
tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
1.5. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án bao gồm 4 phần, cụ thể như sau:
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử trong các
doanh nghiệp dịch vụ.
Phần 3. Kết quả nghiên cứu, gồm 4 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại điện tử trong
các doanh nghiệp dịch vụ.
Chương 2. Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Chương 4. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp
dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Phần 4. Kết luận và kiến nghị.
7
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
2.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới
Hiện nay, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trong các doanh nghiệp (DN)
nói chung và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) nói riêng đã được nhiều công trình
trong và ngoài nước nghiên cứu đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt là
đối với các công trình nước ngoài liên quan lại càng đa dạng và nghiên cứu theo
nhiều góc độ khác nhau.
Về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử: Nghiên cứu của tác giả
Tung X. Bui (2003) [106], với mục đích xác định các yếu tố góp phần làm tăng độ
sẵn sàng về TMĐT của một quốc gia, phát triển một bộ các định lượng có thể được
sử dụng để tính điểm cho các yếu tố đo lường độ sẵn sàng về TMĐT, cung cấp một
khung lý thuyết tổng thể rằng có thể kết hợp những yếu tố này để phát triển một chỉ
số sẵn sàng về TMĐT. Tác giả Tung đề cập đến 52 mức độ đo lường cho việc tính
toán chỉ số mức độ sẵn sàng về TMĐT của mỗi một quốc gia và 8 nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ sẵn sàng về TMĐT, đó là: Công dân có kiến thức -
Knowledgeable Citizens; tham gia của lực lượng lao động có kỹ năng - Access to
Skilled Workforce; kinh tế vĩ mô - Macro Economy; cơ sở hạ tầng kỹ thuật số -
Digital Infrastructure; sự cạnh tranh của ngành - Industry Competitiveness; văn hóa
- Culture; khả năng, độ sẵn sàng cho đầu tư - Ability, Willingness to Invest; chi phí
sinh hoạt và giá cả - Cost of Living and Pricing.
Theo hai tác giả Seyed Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar (2009), so sánh
một số khía cạnh như định nghĩa của mức độ sẵn sàng điện tử, quan điểm mục tiêu
của mô hình và phạm vi áp dụng TMĐT. Trong đó, nghiên cứu đề cập ba công cụ
để đo lường mức độ sẵn sàng về TMĐT là:
(1) Hướng dẫn về độ sẵn sàng cho cuộc sống trong thế giới nối mạng của dự
án chính sách hệ thống máy tính (The Computer System Policy Project's (CSPP)’s
Readiness Guide for Living in the networked World). Công cụ tự đánh giá này được
thiết kế để giúp các cá nhân và cộng đồng xác định cách chuẩn bị để tham gia vào
"thế giới nối mạng", hướng dẫn về sự phổ biến và hội nhập của công nghệ thông tin
8
(CNTT) trong nhà, trường học, DN, cơ sở y tế và văn phòng Chính phủ, có tập
trung thêm vào cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, tốc độ truy cập và chính sách của
Chính phủ. Các phép đo được chia thành năm loại: cơ sở hạ tầng; truy cập; các ứng
dụng và dịch vụ; nền kinh tế và "những điều kiện cho phép khác" (chính sách, bảo
mật, an ninh). Phương pháp này đã xác định độ “sẵn sàng điện tử” đó là: Một xã hội
“sẵn sàng điện tử” mà ở đó có một cơ sở hạ tầng vật lý cần thiết (băng thông cao, độ
tin cậy và giá cả phải chăng), tích hợp CNTT hiện tại trong DN (TMĐT, ngành
CNTT địa phương), trong cộng đồng (nhiều tổ chức trực tuyến, sử dụng CNTT trong
cuộc sống hàng ngày, CNTT được giảng dạy trong các trường học) và Chính phủ
(Chính phủ điện tử); sự cạnh tranh viễn thông mạnh mẽ; quy định độc lập với một
cam kết truy cập toàn cầu; không có giới hạn về thương mại hoặc đầu tư nước ngoài.
(2) Hướng dẫn cho các nước đang phát triển việc đánh giá mức độ sẵn sàng
của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) về TMĐT (A Guide
for Developing Countries, Asian Pacific Economic Cooperation's (APEC)’s E-
Commerce Readiness Assessment). Theo quan điểm của APEC, có 6 yếu tố được
xác định "sẵn sàng cho TMĐT", đó là:
- Cơ sở hạ tầng cơ bản và công nghệ (tốc độ, giá cả, truy cập, thị trường cạnh
tranh, tiêu chuẩn công nghiệp, nước ngoài đầu tư);
- Truy cập vào các dịch vụ mạng (băng thông, đa dạng ngành công nghiệp,
kiểm soát xuất khẩu, thẻ tín dụng);
- Sử dụng Internet (cho giao đình, cho kinh doanh, cho Chính phủ);
- Khuyến khích và tạo thuận lợi (tiêu chuẩn dẫn đầu ngành công nghiệp);
- Kỹ năng và nguồn nhân lực (giáo dục CNTT, lực lượng lao động);
- Định vị cho nền kinh tế kỹ thuật số (thuế, thuế quan, sự qui định của chính
ngành công nghiệp đó, quy định của Chính phủ, sự tin tưởng của người tiêu dùng).
Phương pháp này đã xác định độ “sẵn sàng điện tử” như sau: Một đất nước
“sẵn sàng” cho TMĐT phải có thương mại tự do, các quy định cụ thể của chính
ngành công nghiệp đó, dễ xuất khẩu, tuân thủ với tiêu chuẩn quốc tế và hiệp định
thương mại.
(3) Trung tâm phát triển quốc tế (CID) đại học Harvard về sự sẵn sàng cho thế
giới nối mạng (Harvard University’s Center for International Development’s
9
Readiness for the Networked World). Hướng dẫn một cách có hệ thống tổ chức
đánh giá nhiều yếu tố quyết định sự sẵn sàng nối mạng của một cộng đồng trong thế
giới đang phát triển. Đánh giá này nhằm phục vụ cơ sở cho việc phân tích và lập kế
hoạch. Nó đo lường bởi 19 yếu tố khác nhau, bao gồm sự sẵn có, tốc độ và chất
lượng truy cập mạng, sử dụng CNTT trong trường học, nơi làm việc, nền kinh tế,
Chính phủ, cuộc sống hàng ngày, chính sách CNTT (viễn thông và thương mại),
chương trình đào tạo CNTT, sự đa dạng của các tổ chức có liên quan nội dung
trực tuyến, cung cấp một mạng lưới với sự mô tả 4 giai đoạn của mỗi 19 loại (đặt
ở trong 5 nhóm).
Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả Tung X. Bui, Seyed Kamal Vaezi và H.
Sattary I. Bimar đã cho thấy một cách tổng quan các phương pháp xác định “mức
độ sẵn sàng về điện tử” của TMĐT, để từ đó có bức tranh tổng thể, nhìn nhận về
quan điểm của các tổ chức, các nước phát triển về vấn đề này. Đối với một DN, nên
áp dụng phương thức nào để đánh giá mình đang ở đâu để ứng dụng TMĐT, từ đó
có chiến lược và bước đi phù hợp. Tác giả Tung X. Bui cũng như hai tác giả Seyed
Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar nghiêng về tính tổng quát mang tầm của một
quốc gia, đề cập một cách tổng quan các phương pháp xác định mức độ sẵn sàng về
điện tử và TMĐT, chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát triển TMĐT bên trong
các DN. Đây cũng chính là nội dung cần được nghiên cứu của tác giả luận án, câu hỏi
đặt ra đó là: Các yếu tố nào liên quan mức độ phát triển về TMĐT. Điều này có ý
nghĩa hết sức to lớn trong việc triển khai nghiên cứu các DNDV trên địa bàn vùng
kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung.
Về ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp: Theo nhóm các tác giả
Richard Duncombe và Richard Heeks thuộc viện quản lý và chính sách phát triển
(Institute for Development Policy and Management - IDPM), đại học Manchester,
Vương quốc Anh; các tác giả Robert Kintu và Barbara Nakangu, đại học Kampala,
nước cộng hòa Uganda; tác giả Sunil Abraham Mahiti, bang Bangalore, cộng hòa
Ấn độ, viện quản lý và chính sách phát triển (2005). Mức độ sẵn sàng về TMĐT
được nêu ra trong nghiên cứu này bao gồm: (1) truy cập với giá cả phải chăng, cơ
sở hạ tầng mạng truy cập tại địa phương và những nhà cung cấp dịch vụ Internet;
10
(2) nhận thức về các ứng dụng TMĐT, công nghệ và các cơ hội thị trường trong
DN; (3) kiến thức về môi trường trực tuyến, những lợi ích của TMĐT và những mô
hình kinh doanh (KD) khả thi; (4) kỹ năng tiếp cận CNTT mới và kỹ năng KD; (5)
cần có các ngôn ngữ trong TMĐT phù hợp với ngôn ngữ bản địa; (6) niềm tin và sự
tự tin trong việc ứng dụng TMĐT; (7) yếu tố chi phí KD như vận chuyển, giao hàng
(logistics), các loại chi phí khác; (8) yếu tố văn hóa xã hội liên quan đến truyền bá
và sử dụng TMĐT; (9) phân tích thị trường bao gồm cả chuỗi giá trị và điều kiện thị
trường, đặc biệt là việc tìm kiếm các DN đang cạnh tranh [101].
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, mức độ ứng dụng TMĐT trong các DN ở
các nước Uganda và Ấn Độ, bao gồm 6 bước. Bước 1, bắt đầu gửi thông báo bằng
việc sử dụng điện thoại; bước 2, bắt đầu kết nối, gửi email; bước 3, hiển thị trang
web; bước 4, tương tác trên web; bước 5, giao dịch trên web; bước 6, tích hợp trên
web (thế giới trong 1 máy tính).
Nghiên cứu của hai tác giả Rimantas Gatautis và Vilija Juceviciene cho rằng:
Các giai đoạn phát triển TMĐT trong các DN nhỏ ở nước cộng hòa Lithuania bao
gồm 4 giai đoạn trên cơ sở mô hình 4 giai đoạn phát triển TMĐT của C. Chan và
P.M.C. Swatman (2004). Trong đó, Chan và Swatman đề nghị xem xét phát triển
KD trong Internet không phải theo hướng cá nhân của phát triển KD truyền thống,
mà là phát triển tích hợp của truyền thống và TMĐT trên Internet. Bốn giai đoạn
phát triển đó là: TMĐT cơ bản (Primary e-commerce); TMĐT tập trung
(Centralized e-commerce); tìm kiếm các lợi ích nội bộ (Search for internal benefit);
TMĐT toàn cầu (Global Ecommerce).
Từ đó hai tác giả Rimantas Gatautis và Vilija Juceviciene đã đưa ra mô hình lý
thuyết cơ bản dựa vào mô hình phát triển TMĐT của C. Chan và PMC Swatman để
xác định giai đoạn phát triển TMĐT trong DN Lithuania, đồng thời đưa ra các đề
xuất và kiến nghị như thế nào để các DN có thể đạt được các giai đoạn phát triển
TMĐT cao hơn [105].
Theo nhóm ba tác giả (1) Guilherme Alberto Almeida de Almeida, Brazil; (2)
Alfonso Avila, Mexico; (3) Violeta Boncanoska, Macedonia (2007) trong nghiên
11
cứu có tên “Phát triển TMĐT tại các nước đang phát triển” (Promoting E-
Commerce in Developing Countries, Internet Governance and Policy - Discussion
Papers), đã xem xét những lợi thế và khả năng sử dụng chữ ký số để thực hiện các
giao dịch điện tử. Nó tập trung vào các nước đang phát triển mà ở đó không hoặc có
sử dụng chữ ký số nhưng chưa đến mức hoàn hảo trong kinh tế, thương mại và quy
trình sản xuất. Mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này là tạo ra nhận thức về tác
động có thể có khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch TMĐT trong nền
kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nghiên cứu cũng đề
xuất những vấn đề quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách ở các nước liên
quan đến phát triển TMĐT và tập trung phân tích các trở ngại liên quan đến việc sử
dụng Internet và TMĐT ở các nước châu Phi, các lực cản về nhận thức cho việc tăng
người sử dụng Internet là tương tự nhau trong các công ty từ cả các nước phát triển
cũng như các nước đang phát triển. Các DN xem việc thiếu an ninh mạng là vấn đề
chính, tiếp theo là các kết nối chậm và không ổn định. Thiếu kỹ năng kỹ thuật không
phải là lý do duy nhất ngăn cản các công ty kinh doanh trực tuyến. Phát hiện của
nghiên cứu đó là rất nhiều người sử dụng thiếu sự tự tin (confidence) một cách
nghiêm trọng trong TMĐT làm cản trở việc sử dụng. Hệ thống hành chính CNTT
thiếu và yếu; các công ty thiếu kinh nghiệm do đó ngần ngại sử dụng TMĐT hoàn
toàn để số hóa tất cả các công việc hành chính liên quan đến giao dịch kinh doanh.
Chi phí và lệ phí cao để bắt đầu TMĐT bằng cách sử dụng sàn giao dịch cũng là một
trở ngại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các DN không có khả năng phát triển hệ
thống của mình [100].
Tóm lại, từ những nghiên cứu trên càng làm rõ thêm mức độ sẵn sàng ứng dụng
TMĐT trong các DN của các nước; các yếu tố đánh giá mức độ ứng dụng; các rào
cản trong ứng dụng TMĐT. Nhóm ba tác giả Guilherme Alberto Almeida de
Almeida, Alfonso Avila và Violeta Boncanoska cũng đã làm rõ khái niệm, nguyên
nhân liên quan đến sự phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển như sự tự tin
trong giao dịch TMĐT. Từ đó xây dựng niềm tin, lòng tin hay sự tự tin là một điều
kiện tiên quyết để thực hiện TMĐT ở các nước đang phát triển. Không có niềm tin
hay sự tự tin thì sự nỗ lực để thúc đẩy TMĐT ở các nước đang phát triển sẽ không có
hiệu quả. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu phát triển TMĐT trong
DNDV vùng KTTĐMT.
12
Về vai trò, tác động của thương mại điện tử đối với sự phát triển: Theo tác giả
Richard Heeks (2000) trong nghiên cứu có tên phân tích TMĐT cho sự phát triển
(Analysing eCommerce for Development), cho rằng các câu hỏi về TMĐT cần được
trả lời, đó là [102]: (1) các tác động có thể có của TMĐT vào các nước đang phát
triển là gì? (What is the likely impact of e-commerce on developing countries?); (2)
các cơ hội mang lại lợi ích chính cho ứng dụng TMĐT tại các nước đang phát triển là
gì? (What are the main beneficial opportunities for application of e-commerce for
developing countries?); (3) doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào sẽ là nơi tốt nhất để tận
dụng lợi thế của TMĐT? (Which enterprises and which sectors will be best placed to
take advantage of e-commerce?); (4) gói chính sách gì và điều kiện tiên quyết gì của
DN cần phải có trong ứng dụng lợi ích của TMĐT? (What package of policy and
enterprise pre-conditions must be in place for this beneficial application of e-
commerce?); (5) "Gói thương mại điện tử" tốt nhất này được áp dụng tại các nước
đang phát triển như thế nào? (How can this 'e-commerce package' best be put in place
in developing countries?); (6) các mối đe dọa chính và tác động tiêu cực liên quan
đến ứng dụng TMĐT ở các nước đang phát triển là gì? (What are the main threats
and negative effects relating to application of e-commerce in developing countries?);
(7) làm thế nào để các vấn đề này được giải quyết hoặc giảm nhẹ một cách tốt nhất?
(How can these best be addressed or mitigated?).
Từ các câu hỏi trên, tác giả Richard Heeks đã đưa ra 3 hướng phân tích để
triển khai nghiên cứu của mình, đó là: Hướng tác động là phân tích tác động của
TMĐT (Impact Analysis of eCommerce). Theo đó, phân tích hướng tác động từ
trên xuống từ việc phân tích kinh tế của thương mại toàn cầu (Top-down from an
economic analysis of global trade), hướng tác động từ dưới lên từ kinh nghiệm của
các DN riêng biệt (Bottom-up from the experiences of individual enterprises);
hướng khả năng là sự hỗ trợ cho TMĐT trong các DN (Capacity Strend: Support for
eCommerce in Enterprises); hướng chính sách là chính sách TMĐT của quốc gia
hoặc quốc tế (Policy Strend: National/International eCommerce Policy) [103].
Nghiên cứu của Richard Heeks cho thấy sự tác động mang tính hữu cơ của việc
phát triển TMĐT sẽ mang lại lợi ích cho DN và ngược lại nếu DN phát triển tốt TMĐT
và các chính sách của Chính phủ tốt thì sẽ có tác động làm cho TMĐT phát triển. Điều
13
này có ý nghĩa rất lớn cho đề tài nghiên cứu luận án, bởi vì vùng KTTĐMT có điều
kiện kinh tế xã hội (KTXH) thấp hơn các khu vực khác, việc tìm hiểu về phát triển
TMĐT của các DN trong vùng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng nói riêng
và của đất nước nói chung. Việc nghiên cứu đề tài luận án sẽ tìm ra các giải pháp, kiến
nghị đối với Chính phủ nhằm có những chính sách liên quan để thúc đẩy TMĐT phát
triển, góp phần làm cho TMĐT trong các DN phát triển mạnh hơn.
Về tăng trưởng của thương mại điện tử: Theo hai tác giả Alemayehu Molla và
Paul S. Licker cho rằng: Mô hình 3 chức năng (three level framework) phù hợp với
việc nghiên cứu sự phát triển của TMĐT, đó là: Cấu trúc của mạng lưới (network
archetypes), còn gọi là hạ tầng phần cứng (hard infrastructure); giải pháp ứng dụng
(application solutions), còn gọi là hạ tầng phần mềm (soft infrastructure) và chức
năng kinh doanh (business functions).
Cơ sở hạ tầng cứng là cơ sở hạ tầng điện tử của các hãng, cung cấp mạng lõi
(core) cho cơ sở hạ tầng mềm hỗ trợ cho TMĐT. Điều này kết hợp máy tính và mạng
lưới viễn thông bao gồm mạng truyền thống, intranet, extranet và internet. Cơ sở hạ
tầng mềm đề cập đến các giải pháp ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng cứng và làm
cho nó khả thi về mặt công nghệ để xây dựng mô hình KD và thực hiện chức năng
KD điện tử. Chức năng KD bao gồm quảng cáo truyền thông, KD, tiếp thị, mua sắm,
quản lý nguồn nhân lực và điện thoại. Trong đó, có 19 yếu tố xác định liên quan đến
cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm, 16 yếu tố xác định chức năng KD [91].
Tóm lại, qua các nghiên cứu này các tác giả đã đưa ra mô hình 3 chức năng để
lấy đó làm các yếu tố liên quan đến phát triển TMĐT đối với các nước đang phát
triển. Cụ thể: Cấu trúc của mạng lưới hay còn gọi là hạ tầng phần cứng; giải pháp ứng
dụng hay còn gọi là hạ tầng phần mềm và chức năng KD. Các chức năng này khá phù
hợp với những gì Việt Nam đang triển khai. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xác định
hết các yếu tố tác động đến sự phát triển của TMĐT như: Kinh tế xã hội, pháp lý,
công cụ bảo mật, chuyển phát hàng hóa, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, dân
trí…Do đó, đề tài luận án sẽ nghiên cứu khoảng trống này để từ đó đưa ra các giải
pháp, kiến nghị phù hợp với thực tế.
14
Mô hình TOE (Technology - Organization - Environment):
Nghiên cứu của các tác giả Zhu, K., Kraemer, K. L., Xu, S., & Dedrick, J. (2004)
có tên “Information technology payoff in E-Business environments: An international
perspective on value creation of E-Business in the financial services industry”, tạm
dịch là “Tác động của CNTT trong kinh doanh điện tử: Một quan điểm quốc tế về tạo
ra giá trị của kinh doanh điện tử trong ngành dịch vụ tài chính”. Nghiên cứu dựa trên
mô hình Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE) để phát triển một mô hình nghiên
cứu nhằm đánh giá giá trị của kinh doanh điện tử ở cấp độ DN. Sử dụng mô hình TOE,
nghiên cứu đã xây dựng 6 giả thuyết và xác định 6 yếu tố (sẵn sàng công nghệ, quy mô
doanh nghiệp, phạm vi toàn cầu, nguồn lực tài chính, cường độ cạnh tranh và môi
trường pháp lý) có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị của kinh doanh điện tử. Số liệu
điều tra từ 612 công ty trên 10 quốc gia trong ngành dịch vụ tài chính được thu thập và
sử dụng để thử nghiệm mô hình lý thuyết. Kiểm tra giá trị kinh doanh điện tử bị ảnh
hưởng như thế nào bởi môi trường kinh tế, nghiên cứu đã so sánh hai mẫu phụ từ các
nước phát triển và đang phát triển. Dựa trên mô hình phương trình cấu trúc, phân tích
thực nghiệm nghiên cứu này đã cho thấy một số kết quả chính: (1) Trong khuôn khổ
TOE, độ sẵn sàng về công nghệ nổi lên như là yếu tố mạnh mẽ nhất cho giá trị kinh
doanh điện tử, trong khi nguồn lực tài chính, phạm vi toàn cầu, và môi trường pháp lý
cũng góp phần đáng kể vào giá trị kinh doanh điện tử; (2) quy mô DN có liên quan tiêu
cực đến giá trị kinh doanh điện tử, trong đó cấu trúc doanh nghiệp kết hợp với các công
ty lớn có xu hướng làm chậm lại giá trị kinh doanh điện tử; (3) áp lực cạnh tranh
thường khiến các DN áp dụng kinh doanh điện tử, nhưng giá trị kinh doanh điện tử có
liên quan nhiều hơn với nguồn lực tổ chức nội bộ (ví dụ, sự sẵn sàng về công nghệ) so
với áp lực bên ngoài để áp dụng; (4) trong khi các nguồn lực tài chính là một yếu tố
quan trọng ở các nước đang phát triển, khả năng công nghệ trở nên quan trọng hơn
nhiều ở các nước phát triển; (5) các quyết định của Chính phủ đóng một vai trò quan
trọng. Những phát hiện này cho thấy sự hữu ích của mô hình nghiên cứu đề xuất và
khung lý thuyết để nghiên cứu giá trị kinh doanh điện tử.
Lê Văn Huy và cộng sự (2012) trong nghiên cứu có tên: An Empirical Study of
Determinants of E-Commerce Adoption in SMEs in Vietnam: An Economy in
Transition, tạm dịch là: Nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố quyết định của việc ứng
15
dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Nền kinh tế trong quá
trình chuyển đổi. Trong đó, các chuyên gia dự báo những thay đổi mạnh mẽ trong
TMĐT của Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) năm 2007. Các tác giả sử dụng mô hình TOE và thử nghiệm một mô
hình thông qua TMĐT bao gồm rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài được xác
định trong các nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu này đã nêu ra rằng chính sách tác
động đến việc thúc đẩy việc áp dụng TMĐT của DN nhỏ trong nền kinh tế đang
chuyển đổi ở Việt Nam [108].
Như vậy các nghiên cứu TMĐT trên thế giới và những khoảng trống đặt ra
cho thấy TMĐT trên thế giới phát triển rất mạnh, các nghiên cứu về TMĐT cũng
được tiến hành phân tích đa chiều các hoạt động, các khía cạnh liên quan đến
TMĐT như: Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT; ứng dụng TMĐT trong các DN;
vai trò, tác động của TMĐT đối với sự phát triển; mức độ tăng trưởng của TMĐT;
ngoài ra còn có các nghiên cứu liên quan đến bảo mật, hoặc nghiên cứu về phát
triển TMĐT trong một chuyên ngành nào đó (chẳng hạn ngành du lịch ở Trung
Quốc) [107]. Tất cả các nghiên cứu này đều hướng đến nghiên cứu sự phát triển của
TMĐT ở một số nước, vùng lãnh thổ hay một ngành. Các nghiên cứu về mức độ
tăng trưởng TMĐT cũng chính là nghiên cứu xem quốc gia đó đã phát triển TMĐT
đến đâu, mức độ sẵn sàng của quốc gia đó về TMĐT là như thế nào. Nghiên cứu
phát triển, ứng dụng TMĐT trong các DN thực chất cũng cho thấy được hiện trạng
các DN ứng dụng TMĐT, mức độ ứng dụng cao tức là TMĐT ở khu vực đó phát
triển tốt. Mặt khác, DN đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của một
vùng, một quốc gia, cho nên nếu DN ứng dụng TMĐT làm cho DN phát triển thì đó
cũng chính là làm cho kinh tế vùng, đất nước phát triển. Mô hình TOE rất phù hợp
cho việc nghiên cứu phát triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT.
Vấn đề đặt ra khi tìm hiểu các nghiên cứu TMĐT trên thế giới đó là:
- Làm sao để tập trung nghiên cứu sự phát triển của TMĐT của một vùng lãnh
thổ, hay một vùng kinh tế nào đó;
- Chỉ ra cho vùng đó biết rằng họ cần phải làm gì để phát triển TMĐT nhằm
kích thích sản xuất, hạ giá thành, mang lại năng suất cao, góp phần phát triển kinh
tế của vùng và của đất nước;
16
- Nhận dạng các nhân tố tác động đến sự phát triển TMĐT.
Phương pháp nghiên cứu, hướng nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của
các tác giả nước ngoài là những tài liệu quý cho tham khảo và vận dụng trong quá
trình nghiên cứu đề tài luận án. Qua các nghiên cứu nước ngoài cho thấy chưa có
nghiên cứu nào về phát triển TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT, kết quả các
nghiên cứu là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu vận dụng vào
điều kiện thực tế của các DNDV trên địa bàn.
2.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam
Về mức độ sẵn sàng về thương mại điện tử: Từ năm 2003 đến nay, Bộ Công
Thương liên tục có “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam”, trong đó năm 2003 là
năm đầu tiên báo cáo “Hiện trạng ứng dụng TMĐT ở Việt Nam” với một số nhận
định: ngày càng có nhiều DN thấy được các lợi ích của TMĐT và muốn ứng dụng
TMĐT; TMĐT đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi để tiếp thị và quảng bá DN;
việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chưa thực hiện
được do thiếu một môi trường pháp lý thích hợp và các hạ tầng công nghệ tin học
và viễn thông cần thiết; hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do các DN tham gia
TMĐT một cách tự phát. Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định
hướng chính thức nào và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho các
DN; nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và yếu.
Báo cáo TMĐT Việt Nam 2013 đã nhận định: TMĐT trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng tiếp tục phát triển mạnh mẽ; cùng với việc ứng dụng rộng rãi
Internet, TMĐT đã và đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực KD, đời sống; trở thành công
cụ quan trọng cho hoạt động của DN và người dân. Sau ba năm triển khai quyết định
(QĐ) số 1073/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/7/2010 về việc phê duyệt
kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2011-2015, có thể nói năm 2013 đã đánh dấu
những bước chuyển quan trọng về hạ tầng pháp lý cho TMĐT, định hình sâu sắc cho
việc phát triển lĩnh vực này. Báo cáo đã đưa ra các số liệu thống kê tình hình ứng
dụng TMĐT trong DN, qua đó có thể phân tích, nhận định về thực trạng phát triển.
Đặc biệt, trong báo cáo TMĐT 2013 đã xây dựng một chương riêng về ứng dụng
TMĐT trong cộng đồng nhằm nghiên cứu sâu hơn mức độ tiếp cận TMĐT trong tầng
lớp dân cư hiện nay. Báo cáo đã đề cập đến “ứng dụng TMĐT trong DN”, trong đó:
17
mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT trong DN bao gồm 5 yếu tố: Sử dụng máy tính; sử
dụng Internet; sử dụng email; bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân;
bố trí nhân lực cho TMĐT. Tình hình ứng dụng TMĐT trong DN, bao gồm 3 yếu tố:
Phần mềm phục vụ hoạt động KD; xây dựng và vận hành Website TMĐT; nhận đơn
đặt hàng và đặt hàng qua phương tiện điện tử. Hiệu quả ứng dụng TMĐT và đánh giá
của DN, bao gồm 3 yếu tố: Đầu tư cho CNTT và TMĐT của DN; hiệu quả ứng dụng
TMĐT; các trở ngại khi ứng dụng TMĐT [4].
Báo cáo TMĐT năm 2014 chú trọng đề cập đến khung pháp luật KD về
TMĐT, theo đó ngày 11/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 689/QĐ-
TTg phê duyệt chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Với
mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt
động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động
phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và năng lực cạnh
tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh
đó, năm 2014 cũng là năm chứng kiến một số sự kiện quan trọng của TMĐT Việt
Nam điển hình như ngày 5/12/2014, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư số
47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website TMĐT; đồng thời tổ chức thành
công “Ngày mua sắm trực tuyến 2014”, đây là sự kiện lần đầu tiên được triển khai
nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ, thúc đẩy TMĐT đến gần với DN và người dân [4].
Số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của cục TMĐT và CNTT, bộ Công Thương
là khá toàn diện và có giá trị, là tài liệu tham khảo, phân tích và đánh giá việc phát
triển TMĐT tại Việt Nam. Các báo cáo đưa ra vấn đề “Mức độ sẵn sàng ứng dụng
TMĐT trong DN”, trong đó 5 yếu tố cho mức độ sẵn sàng, đó là: (1) Sử dụng máy
tính; (2) sử dụng Internet; (3) sử dụng email; (4) bảo đảm an toàn thông tin và bảo
vệ thông tin cá nhân; (5) bố trí nhân lực cho TMĐT. Theo tác giả đề tài, ngoài 5 yếu
tố trên, còn có các yếu tố như: Nền tảng chính sách xã hội, hình thức thanh toán,
chuyển phát hàng hóa cũng ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng ứng dụng, phát triển
TMĐT trong các DN, đặc biệt là các DNDV.
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ sẵn sàng về TMĐT của các DN
thể hiện bởi các yếu tố như: Sử dụng máy tính; sử dụng Internet; sử dụng email; bảo
đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân; bố trí nhân lực cho TMĐT. Nếu
18
nhà quản lý DN biết được “Chỉ số TMĐT” của DN mình là bao nhiêu, biết được
mình đang ở đâu, từ đó biết mình cần phải làm gì để tăng chỉ số TMĐT. Nếu nhà
quản lý DN biết được các yếu tố nào ảnh hưởng đến “Chỉ số TMĐT” của DN, từ đó
khắc phục, tìm biện pháp phát triển giúp DN tiến nhanh hơn trong việc ứng dụng,
thúc đẩy năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả KD.
Về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử của các doanh
nghiệp: Nhóm tác giả Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2015) có nghiên
cứu mang tên “Các yếu tố tác động đến việc ứng dụng TMĐT của DN nhỏ và vừa
(DNNVV) tại thành phố Cần Thơ” [68]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường
bên trong gồm nhóm yếu tố thuộc về tổ chức của DN và về thận thức của chủ DN;
môi trường bên ngoài gồm nhóm yếu tố thuộc chính phủ và nhóm yếu tố thị trường
đều ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT của DN. Trong đó nhóm yếu tố thuộc sự
hỗ trợ của chính phủ là cực kỳ quan trọng, chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý
và cơ chế chính sách thuận lợi, thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích DN ứng
dụng TMĐT, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động TMĐT của DN. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, lĩnh vực thương mại dịch vụ có tác động mạnh hơn các lĩnh
vực khác (lĩnh vực công nghiệp xây dựng) đối với khả năng ứng dụng TMĐT của
DNNVV do lĩnh vực KD này đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin và mức độ tương
tác giữa khách hàng với nhà cung cấp rất thích hợp cho môi trường TMĐT. Yếu tố
số lượng lao động trong DN tuy không phải là yếu tố tác động mạnh đến việc ứng
dụng trang thông tin điện tử trong DNNVV, tuy nhiên cho thấy mối quan hệ thuận
chiều của yếu tố này đến việc ứng dụng TMĐT của DNNVV. Nghĩa là những DN
càng có quy mô lớn thì càng có khả năng ứng dụng TMĐT nhiều hơn. Yếu tố văn
hóa trong tâm lý người tiêu dùng tác động mạnh đến khả năng ứng dụng TMĐT của
các DNNVV [74].
Về ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp:
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Minh Hiền (2007) có tên “Giải pháp đẩy mạnh
ứng dụng TMĐT cho các DN Việt Nam”. Theo đó, có 5 giải pháp cơ bản để thúc
đẩy TMĐT cho các DN Việt Nam là: (1) Phổ biến tuyên truyền về vai trò và lợi ích
của TMĐT với các DN Việt Nam; (2) phát triển nguồn nhân lực TMĐT cho các DN
Việt Nam; (3) phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho việc ứng dụng TMĐT ở
19
các DN Việt Nam; (4) lựa chọn và triển khai các hỗ trợ thích ứng với từng giai đoạn
ứng dụng TMĐT khác nhau của các DN Việt Nam; (5) ứng dụng TMĐT trong các
DN Việt Nam phải dựa trên cơ sở kết hợp hợp lý và nâng cao hiệu quả phương thức
KD truyền thống [24].
Nghiên cứu của tác giả Trần Hoài Nam (2011) có tên “Ứng dụng mô hình
TMĐT B2B ở các DN Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu đã phân
tích tình hình ứng dụng TMĐT; tình hình ứng dụng mô hình TMĐT B2B (Doanh
nghiệp - Doanh nghiệp), trong đó phân tích B2B bên bán và B2B bên mua; ứng
dụng mô hình sàn giao dịch B2B; ứng dụng mô hình thương mại hợp tác; thực trạng
các yếu tố thành công của mô hình TMĐT B2B; một số đề xuất nhằm đẩy mạnh
việc ứng dụng các mô hình TMĐT B2B như: Nâng cao nhận thức cho các DN, lựa
chọn các mô hình phù hợp và đưa ra mô hình mẫu, đầu tư cơ sở vật chất và công
nghệ phù hợp [42].
Tác giả Thu Nga (2008) có nghiên cứu mang tên: “Phát triển thương mại
điện tử: Cần đổi mới tư duy và hành động”, cho thấy rằng có khá nhiều người
quan tâm đến việc phát triển TMĐT đối với các DN. Khá nhiều người nhận thức
được lợi ích to lớn của TMĐT, muốn phát triển TMĐT cần những gì, thay đổi tư
duy như thế nào, triển khai các hành động ra sao. Nghiên cứu đã đề cập đến cả 3
phía: DN, khách hàng và chính phủ. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu đối
với loại hình DNDV [43].
Nghiên cứu của Thu Hường (2008) có tên: “Thương mại điện tử đối với các
DN vừa và nhỏ - So đo về an ninh mạng”, đề cập đến kiến thức cơ bản về TMĐT
như: tìm kiếm đối tác, sản phẩm; thỏa thuận hợp đồng; thanh toán; vận chuyển hàng
hóa, dịch vụ; bán buôn và bán lẻ; vấn đề bảo mật. Tác giả đề cập đến vấn đề các DN
vừa muốn phát triển TMĐT nhưng vừa lại lo lắng vấn đề bảo mật an toàn từ cả 2
phía: người bán và người mua. Nghiên cứu cũng đề cập đến các phương thức để
đảm bảo an toàn cho cả hai phía bằng công cụ chữ ký số, bằng bảo hiểm rủi ro khi
giao dịch, bằng các đạo luật mà ở đó hệ thống ngân hàng có thể thu hồi lại tiền
thông qua thẻ tín dụng khi có khiếu nại [36].
Tóm lại, qua nội dung nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy rằng các
nghiên cứu về ứng dụng TMĐT của các DN Việt Nam là khá phong phú, tiếp cận
20
nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa chuyên sâu, chưa có
nghiên cứu nào được thực hiện cho vùng KTTĐMT.
Về việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn
Thoan (2010) với đề tài: “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử (HĐĐT) trong điều
kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”. Nội dung nghiên cứu là những vấn đề liên
quan đến việc ký kết và thực hiện HĐĐT, trong đó đặc biệt chú trọng đến những
vấn đề về thủ tục ký kết, quy trình ký kết HĐĐT, các mô hình chuẩn và điển hình
để ký kết HĐĐT giữa DN với DN (B2B) và giữa DN với người tiêu dùng (B2C);
hình thức và nội dung của HĐĐT; thực hiện HĐĐT và những vấn đề phát sinh. Tác
giả Thoan đã phân tích một cách cụ thể quy trình ký kết và thực hiện HĐĐT từ ba
góc độ là kỹ thuật, thương mại và pháp lý, ở Việt Nam, ở phạm vi quốc tế, ở một số
nước phát triển và đang phát triển [67].
Như vậy, đã có khá nhiều nghiên cứu về TMĐT trong nước thời gian vừa qua,
trong đó nổi bật là những nghiên cứu của cục TMĐT, bộ Công Thương về tình hình
phát triển TMĐT ở Việt Nam (2003 đến 2015); hiệp hội TMĐT Việt Nam cũng có
nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định độ sẵn sàng về TMĐT của các địa
phương, DN; các nghiên cứu của các tác giả liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến
ứng dụng TMĐT của các DN; sự phát triển TMĐT trong các DN. Có thể nói rằng,
cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về “Phát triển
thương mại điện tử trong các DNDV vùng KTTĐMT”.
Các vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ: Sự phát triển của
TMĐT trong vùng KTTĐMT thời gian qua như thế nào? Các chỉ số nào liên quan đến
sự phát triển TMĐT? Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển của TMĐT
trong các DNDV vùng KTTĐMT? Làm thế nào và bằng cách gì để thúc đẩy sự phát
triển TMĐT? Do đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ có những đóng góp tích cực về mặt lý
luận cũng như thực tiễn cho sự phát triển TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.
21
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ
1.1. Tổng quan thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ
1.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ và sự cần thiết phát triển thƣơng mại điện tử
1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ
Sự ra đời và phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân
công lao động xã hội. Chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản
xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến
bộ khoa học kỹ thuật. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết
phải trao đổi các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mối quan hệ
trao đổi hàng - tiền chính là lưu thông hàng hóa. Quá trình lưu thông hàng hóa tất
yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực
tiếp giữa người sản xuất, người tiêu dùng và cả trong việc thực hiện những hoạt
động mua - bán giữa họ với nhau. Cũng giống như lao động ở những lĩnh vực khác,
lao động trong lưu thông hàng hóa luôn đòi hỏi được chuyên môn hóa cao. Sự xuất
hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các DN, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời các
ngành lưu thông hàng hóa mà cụ thể đó là ngành thương mại dịch vụ.
1.1.1.2. Ngành dịch vụ và doanh nghiệp dịch vụ
Ngành dịch vụ: Bản chất dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải
vật chất và nó có thể được quan niệm theo hai hướng: (1) Dịch vụ là lĩnh vực phục
vụ bao gồm các ngành phi sản xuất, thuộc về quá trình lưu thông hàng hóa và phục
vụ nhu cầu con người; (2) dịch vụ là một dạng hoạt động (giao dịch và phục vụ)
nhằm thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu của từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng
dân cư. Cơ cấu các ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia
ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: (1) Các dịch vụ KD: gồm vận tải, thông tin liên lạc,
tài chính, bảo hiểm, KD bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp...(2) các dịch vụ tiêu
dùng: gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế,
giáo dục, thể dục thể thao)...(3) các dịch vụ công: gồm các dịch vụ hành chính công,
các hoạt động đoàn thể...[16].
22
Doanh nghiệp dịch vụ: Là một tổ chức KTXH thực hiện việc đầu tư tiền của,
công sức vào việc thực hiện hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng
và hướng đến mục đích sinh lời. Cũng giống như các loại hình DN khác thì DNDV
cũng cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành của một DN như: (1) DNDV là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định; (2) DNDV cũng
cần phải được đăng ký KD theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động KD; (3) DNDV cần thực hiện hoạt động KD theo đúng mục đích,
không vi phạm những điều mà pháp luật cấm hay trái với đạo đức KD [17]. Như
vậy, chúng ta có thể hình dung DNDV là một trong những công cụ tạo nên ngành
dịch vụ trong xã hội.
1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp dịch vụ trong hệ thống các doanh nghiệp
Doanh nghiệp nói chung và DNDV nói riêng là những tế bào vô cùng quan
trọng của nền kinh tế, là cơ sở nền tảng cho sự hoạt động và phát triển của nền kinh
tế. Có thể thấy một số vai trò nổi bật của các DNDV trong hệ thống các DN của nền
kinh tế như sau:
Một là, DNDV là trung gian cung cấp, kết nối giữa một bên là người sản xuất,
phân phối với một bên là người tiêu dùng. DN sản xuất sáng tạo ra sản phẩm phù
hợp với nhu cầu, phân phối phân chia các sản phẩm theo các quy luật xã hội. DN
cung ứng vật tư, hàng hóa cần thiết cho sản xuất một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ,
đúng số lượng, chất lượng, chính xác với quy mô ngày càng mở rộng.
Hai là, DNDV góp phần thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
vào KD. Đó là việc sẽ rút ngắn các thời gian “chết” trong KD, tăng hiệu quả giao
dịch, đàm phán…
Ba là, DNDV đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nó
làm thay đổi căn bản nền kinh tế này. Doanh thu từ ngành dịch vụ trong tổng thu
nhập quốc dân có tỷ trọng ngày càng tăng. Ở các quốc gia phát triển, ngành dịch vụ
thường sử dụng số lượng lao động chiếm 50 - 60% tổng lực lượng lao động của xã
hội và hàng năm đóng góp lên tới 60% đến 70% tổng thu nhập quốc dân [61].
23
1.1.1.4. Sự cần thiết phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.
TMĐT tác động tích cực đến DN và nền kinh tế, mở ra cho nền kinh tế những
hướng phát triển mới, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, nhiều công ăn việc làm, cắt
giảm chi phí không cần thiết, tạo vòng quay vốn nhanh hơn, kích thích sự cạnh tranh,
kích cầu của xã hội và kích thích sự phát triển của sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu
cầu tiêu dùng, kích thích DN luôn năng động trong quản lý và sáng tạo tìm kiếm các ý
tưởng KD mới. Có thể nói, TMĐT là động lực hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế.
TMĐT mở ra nhiều cơ hội mới cho các DN trong tìm kiếm thị trường mới trước
áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với đặc trưng là KD các sản phẩm vô hình lại
không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá về chất lượng sản phẩm, tính cạnh
tranh trong ngành này là rất quan trọng, việc quảng cáo thông qua mạng Internet là vô
cùng cần thiết, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin, mạng xã hội, thế giới số như
hiện nay. Việc ứng dụng TMĐT trong KD sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn cho DN.
Cùng với sự ra đời của website với sự xuất hiện của mạng toàn cầu “www”
thật sự giúp nhân loại tiến gần nhau hơn, không những trong giao tiếp điện tử mà
còn cả việc truyền tải và truy cập thông tin. Các phần mềm với sự kết hợp giữa máy
tính cá nhân với email là sự đột phá trong xử lý công việc. Công việc được chia nhỏ
ra thành các công đoạn khác nhau, hệ thống phần mềm cho phép các cá nhân thực
hiện ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới.
Rõ ràng sự phát triển của TMĐT là rất cần thiết không chỉ đối với DN mà đối với
cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập và phát triển vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này
cũng xuất phát từ chính lợi ích mà việc ứng dụng TMĐT đem lại cho các DN.
1.1.2. Thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ
1.1.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT. Thương mại điện tử (E-
commerce) được xem là quá trình mua bán, vận chuyển hay trao đổi sản phẩm, dịch
vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính, bao gồm cả Internet. Một số người
coi khái niệm thương mại chỉ là việc mô tả các giao dịch được tiến hành giữa các
đối tác là DN. Khi định nghĩa TMĐT này được sử dụng, một số người thấy khái
24
niệm TMĐT khá là hẹp. Vì vậy, nhiều người thay vào đó đã sử dụng khái niệm KD
điện tử (E-business). Kinh doanh điện tử là một định nghĩa rộng hơn của TMĐT,
không chỉ là việc mua bán các hàng hoá, dịch vụ mà còn là việc phục vụ khách
hàng, hợp tác với các đối tác KD, việc học tập điện tử và tiến hành các giao dịch
điện tử trong phạm vi một tổ chức [33].
Theo quan điểm giao tiếp, “Thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức
trao đổi thông tin giữa DN với nhau, giữa khách hàng với DN và giữa khách hàng
với khách hàng”.
Theo quan điểm quá trình KD, “Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động
được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng”.
Theo quan điểm môi trường KD, “Thương mại điện tử là một môi trường cho
phép có thể mua bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên Internet. Sản phẩm có
thể hữu hình hay vô hình”.
Theo quan điểm cấu trúc, “Thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện
thông tin để truyền: Văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet”.
Theo diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, “Thương mại điện tử là các
giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương
tiện điện tử” [28].
Liên hợp quốc (UN) đưa ra định nghĩa khá đầy đủ để các nước có thể tham
khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT phù hợp. Định
nghĩa này phản ánh các bước TMĐT theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là việc
thực hiện toàn bộ hoạt động KD bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh
toán thông qua các phương tiện điện tử”.
Định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Thương mại điện
tử là việc làm KD thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể
được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ
thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng”.
Định nghĩa của Hiệp hội thương mại điện tử (AEC): “Thương mại điện tử là
làm KD có sử dụng các công cụ điện tử”. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt
động KD từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin
EDI (Electronic Data Interchange) phức tạp đều là thương mại điện tử [34].
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Contenu connexe

Tendances

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...jackjohn45
 
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động VinaphoneLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động VinaphoneNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FRE...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FRE...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FRE...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FRE...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sách Chăm Sóc Khách Hàng Phát Huy Lợi Thế Cạnh Tranh
Sách Chăm Sóc Khách Hàng Phát Huy Lợi Thế Cạnh TranhSách Chăm Sóc Khách Hàng Phát Huy Lợi Thế Cạnh Tranh
Sách Chăm Sóc Khách Hàng Phát Huy Lợi Thế Cạnh TranhNhân Nguyễn Sỹ
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)Phụ Kiện Xinh
 
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Little Stone
 
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...nataliej4
 

Tendances (20)

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động quảng bá thương hiệu trên youtub...
 
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàngLuận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
Luận văn: Đánh giá chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Ngân hàng
 
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Thu hút đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, HAY
 
Đề tài: Chất lượng chăm sóc khách hàng của VNPT Hải Phòng, HOT
Đề tài: Chất lượng chăm sóc khách hàng của VNPT Hải Phòng, HOTĐề tài: Chất lượng chăm sóc khách hàng của VNPT Hải Phòng, HOT
Đề tài: Chất lượng chăm sóc khách hàng của VNPT Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
 
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động VinaphoneLuận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
Luận Văn Sự Hài Lòng Của Khách Hàng Sử Dụng Dịch Vụ Di Động Vinaphone
 
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FRE...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FRE...THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ  BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG  - TẢI FRE...
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FRE...
 
Luận văn: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty, 9 ĐIỂMLuận văn: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty, 9 ĐIỂM
Luận văn: Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Sách Chăm Sóc Khách Hàng Phát Huy Lợi Thế Cạnh Tranh
Sách Chăm Sóc Khách Hàng Phát Huy Lợi Thế Cạnh TranhSách Chăm Sóc Khách Hàng Phát Huy Lợi Thế Cạnh Tranh
Sách Chăm Sóc Khách Hàng Phát Huy Lợi Thế Cạnh Tranh
 
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững...
 
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
 THỰC TRẠNG	VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T... THỰC TRẠNG	VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN T...
 
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAYLuận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
Luận án: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, HAY
 
Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, HAY, 9 ĐIỂM!
Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, HAY, 9 ĐIỂM!Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, HAY, 9 ĐIỂM!
Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng, HAY, 9 ĐIỂM!
 
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
Phần 1  tổng quan về công ty (1)Phần 1  tổng quan về công ty (1)
Phần 1 tổng quan về công ty (1)
 
Luận văn: Hoàn thiện Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty du lịch
Luận văn: Hoàn thiện Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty du lịchLuận văn: Hoàn thiện Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty du lịch
Luận văn: Hoàn thiện Hoạt động chăm sóc khách hàng tại Công ty du lịch
 
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
Báo cáo thực tập:"Thực trạng chăm sóc khách hàng tại trung tâm Athena"
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
Hoạch định chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh quảng ninh đến năm 2020 7...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAYLuận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
Luận văn: Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới, HAY
 

Similaire à Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhssuser499fca
 
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAYLuận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...KhoTi1
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...hieu anh
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...hieu anh
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...nataliej4
 
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cailuanvantrust
 

Similaire à Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (20)

Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái NguyênPhát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
Phát triển các doanh nghiệp Công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên
 
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯ...
 
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam tro...
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam tro...Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam tro...
Luận án: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bưu chính Việt Nam tro...
 
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của TP Tuyên Quang
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của TP Tuyên QuangLuận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của TP Tuyên Quang
Luận văn: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của TP Tuyên Quang
 
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải PhòngĐề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
Đề tài: Phát triển Thương mại điện tử cho doanh nghiệp Hải Phòng
 
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanhLuận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAYLuận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
Luận văn: Biện pháp tăng cường ứng dụng và phát triển thương mại điện tử, HAY
 
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂMBài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
Bài mẫu luận văn quản lý nhà nước về thương mại điện tử, 9 ĐIỂM
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạiChi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phá...
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Ph...
 
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn ThôngPhân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Điện Tử Viễn Thông
 
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
Chăm sóc khách hàng tại tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam chi nhánh bắc ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
luan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdfluan van thac si kinh te (5).pdf
luan van thac si kinh te (5).pdf
 
Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)Luan van thac si kinh te (5)
Luan van thac si kinh te (5)
 
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAYLuận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
Luận văn: Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV, HAY
 
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào CaiHoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
Hoàn thiện công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Dernier

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Dernier (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN THỦY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUẾ - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN THỦY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN TÀI PHÖC 2. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO HUẾ - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” do nghiên cứu sinh thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của các thầy giáo hướng dẫn. Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chính xác. Các số liệu và thông tin trong luận án này chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thành phố Huế, tháng 11 năm 2016 Tác giả Nguyễn Xuân Thủy
  • 4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Quản trị Kinh doanh, Phòng quản lý Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giảng dạy, hướng dẫn, trang bị cho tôi kiến thức và kinh nghiệm trong toàn khoá học. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc, GS.TS. Đặng Đình Đào đã hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc Đại học Huế, PGS.TS. Trần Văn Hòa - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế; PGS. TS. Nguyễn Đăng Hào - Trưởng Khoa Quản Trị Kinh Doanh; PGS.TS. Bùi Dũng Thể - Trưởng Phòng quản lý Đào tạo sau đại học cùng các thầy cô giáo Đại học Huế và trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, góp ý chân thành và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu để tôi thực hiện nghiên cứu. Xin cảm ơn TS. Dương Tuấn Anh, Trưởng đại diện tập đoàn VNPT tại TT-Huế, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc VNPT Thừa Thiên Huế đã tạo điều kiện, truyền đạt kinh nghiệm và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các nhà khoa học độc lập, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi định hướng nghiên cứu, xin cảm ơn VNPT Thừa Thiên Huế, sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Kinh doanh VNPT các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, xin cảm ơn Hiệp hội Thương Mại Điện tử Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam, Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin bộ Công Thương, các cơ quan ban ngành liên quan…đã cung cấp những tài liệu, thông tin rất bổ ích, tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu thập dữ liệu. Xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã luôn động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận án. Thành phố Huế, tháng 11 năm 2016 Tác giả Nguyễn Xuân Thủy
  • 5. MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4 1.4. Đóng góp mới của luận án.................................................................................5 1.5. Kết cấu luận án ..................................................................................................6 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ..........................................7 2.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới .............................................................7 2.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam........................................................16 PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................21 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ.................................21 1.1. Tổng quan thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.....................21 1.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ và sự cần thiết phát triển thương mại điện tử ......21 1.1.2. Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ...............................23 1.2. Phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.......................30 1.2.1. Phát triển thương mại điện tử và các nội dung phát triển thương mại điện tử.................................................................................................................30 1.2.2. Cấp độ phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ...35 1.2.3. Chỉ số phát triển thương mại điện tử........................................................36 1.2.4. Mô hình nghiên cứu TOE (Technology - Organization - Environment) ...37 1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong doanh nghiệp dịch vụ.........................................................................................................38 1.3.1. Yếu tố liên quan đến công nghệ (Technology) ........................................38 1.3.2. Yếu tố liên quan đến tổ chức doanh nghiệp (Organization) ....................39 1.3.3. Yếu tố liên quan đến môi trường (Environment).....................................40 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại điện tử và bài học cho doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .............................................42 1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại điện tử............................42
  • 6. 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.......................................................................................46 1.4.3. Thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát triển mới của thương mại điện tử trên thế giới cũng như Việt Nam ........................................47 CHƢƠNG 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..49 2.1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ..............................................................49 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................49 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ...........................................................................51 2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....55 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................56 2.2.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu.............................................56 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ..........................................................57 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................58 2.2.4. Phương pháp nghiên cứu khác .................................................................61 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG...........................................................................................................62 3.1. Khái quát về doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung......62 3.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ...................62 3.1.2. Doanh nghiệp dịch vụ theo sở hữu vốn....................................................67 3.1.3. Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn ..................................................67 3.1.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa .......................................................................68 3.2. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT.......................................................................................................69 3.2.1. Chỉ số thương mại điện tử các doanh nghiệp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .........................................................................................................69 3.2.2. Đánh giá theo các nội dung phát triển thương mại điện tử ......................74 3.2.3. Doanh thu thương mại điện tử của các doanh nghiệp dịch vụ.................80 3.2.4. Đầu tư của các doanh nghiệp dịch vụ cho việc ứng dụng thương mại điện tử.................................................................................................................81 3.2.5. Nhân lực về thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ...........82 3.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về phát triển thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ...............................................................................83
  • 7. 3.3.1. Khái quát về mẫu điều tra.........................................................................83 3.3.2. Đánh giá của các chuyên gia công nghệ thông tin và thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .............................................................86 3.3.3. Đánh giá của doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung..95 3.3.4. Đánh giá của khách hàng sử dụng Internet và công nghệ thông tin.......107 3.3.5. Phân tích nhận diện các nhân tố phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ từ điều tra khảo sát các đối tượng...........................109 3.4. Đánh giá chung về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....................................................115 3.4.1. Những kết quả đạt được về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.........................115 3.4.2. Những mặt hạn chế về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở vùng KTTĐMT ....................................................................117 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG ........................................................................................................120 4.1. Quan điểm và định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ........................................120 4.1.1. Quan điểm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung........................................................120 4.1.2. Định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung........................................................122 4.2. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ....................................................................124 4.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước, chính quyền địa phương các tỉnh/thành phố vùng kinh tế trọng điểm .............................................................................124 4.2.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.........................................................................130 4.2.3. Giải pháp đối với cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề ..134 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................136 1. Kết luận.............................................................................................................136 2. Kiến nghị...........................................................................................................138
  • 8. 3. Những hạn chế của nghiên cứu.........................................................................140 4. Hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.....................................................140 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................142 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................142 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................143 PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AEC Association of E-Commerce Hiệp hội thương mại điện tử APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á Âu B2B Business to Business Doanh nghiệp - Doanh nghiệp B2C BMGF-VN Business to Consumer Bill & Melinda Gates Fund Doanh nghiệp - Người tiêu dùng Quỹ tài trợ Bill & Melinda Gates C2C Consumer to Consumer Người tiêu dùng-Người tiêu dùng CNTT Công nghệ thông tin CREC Center for Research on Electronic Commerce Trung tâm nghiên cứu và thương mại điện tử CTC Community Technology Center Trung tâm công nghệ cộng đồng DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DVNV Doanh nghiệp dịch vụ G2B Government to Business Chính phủ - Doanh nghiệp GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước HĐĐT Hợp đồng điện tử KD Kinh doanh KS Khách sạn KTTĐ Kinh tế trọng điểm KTTĐMT Kinh tế trọng điểm miền Trung KTXH Kinh tế xã hội NĐ Nghị định OECD Organisation for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế QĐ Quyết định SXKD Sản xuất kinh doanh TMĐT Thương mại điện tử
  • 10. TSCĐ Tài sản cố định TTg Thủ tướng Chính phủ UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law Ủy ban liên hiệp quốc về thương mại quốc tế UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển liên hợp quốc USD United States Dollar Đô la Mỹ VECOM Vietnam E-commerce Association Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam VNPT Vietnam Post and Telecommunication Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
  • 11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2: Khung khái niệm về mô hình TOE .........................................................38 Bảng 2.1: Diện tích, dân số trung bình vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015 ....51 Bảng 2.2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015..............................................................................................52 Bảng 2.3: Tổng sản phẩm trên địa bàn vùng KTTĐMT theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2010 - 2015...........................................53 Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu chủ yếu tính bình quân đầu người vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015..............................................................................55 Bảng 2.5: Quy trình nghiên cứu...............................................................................57 Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình mẫu điều tra các đối tượng......................................59 Bảng 2.7: Tổng hợp số lượng mẫu phân bổ điều tra đối tượng chuyên gia, cán bộ quản lý về TMĐT; đối tượng DN theo từng địa phương........................60 Bảng 2.8: Tổng hợp số lượng mẫu điều tra khách hàng sử dụng TMĐT phân bố theo từng địa phương...............................................................................61 Bảng 3.1: Chỉ số phát triển doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, giai đoạn 2010-2014....................................................................62 Bảng 3.2: Số doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT theo lĩnh vực kinh doanh, giai đoạn 2010-2014................................................................................63 Bảng 3.3: Chỉ số phát triển vốn SXKD theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2014 ...........................................................64 Bảng 3.4: Chỉ số phát triển giá trị TSCĐ theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014....................................................65 Bảng 3.5: Chỉ số phát triển lao động theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2014 .............................................................66 Bảng 3.6: Số lượng doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung theo sở hữu vốn, giai đoạn 2010-2014....................................................67 Bảng 3.7: Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, năm 2015 .....................................................................................67 Bảng 3.8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015 .............................................................68
  • 12. Bảng 3.9: Chỉ số nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT................................................69 Bảng 3.10: Chỉ số về giao dịch B2C..........................................................................70 Bảng 3.11: Chỉ số về giao dịch B2B..........................................................................71 Bảng 3.12: Chỉ số về giao dịch G2B .........................................................................72 Bảng 3.13: Chỉ số thương mại điện tử (EBI) các doanh nghiệp vùng KTTĐMT.....73 Bảng 3.14: Số liệu đào tạo về TMĐT vùng KTTĐMT, giai đoạn 2013-2015..........79 Bảng 3.15: Doanh thu TMĐT của DNDV vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010-2015...80 Bảng 3.16: Tổng đầu tư phần cứng cho các DN vùng KTTĐMT, 2010 - 2015........82 Bảng 3.17: Lĩnh vực kinh doanh của các DN dịch vụ...............................................85 Bảng 3.18: Qui mô doanh thu các DN dịch vụ, giai đoạn 2011-2015.......................86 Bảng 3.19: Đánh giá của các chuyên gia về thực trạng phát triển TMĐT trong kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung....................87 Bảng 3.20: Ý kiến của chuyên gia về các lợi ích của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của các DN dịch vụ.......................................................................89 Bảng 3.21: Đánh giá của các chuyên gia về mức độ ứng dụng TMĐT trong các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .....90 Bảng 3.22: Ý kiến của chuyên gia về mức độ đóng góp của TMĐT trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung................................................................91 Bảng 3.23: Ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các điều kiện để phát triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT...............................92 Bảng 3.24: Ý kiến chuyên gia về những khó khăn ảnh hưởng đến phát triển TMĐT ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung .......................................93 Bảng 3.25: Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển TMĐT cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung................................................................94 Bảng 3.26: Đánh giá của các chuyên gia về các giải pháp phát triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT .............................................................95 Bảng 3.27: Tỉ lệ đóng góp của TMĐT trong tổng doanh thu của DNDV vùng KTTĐMT ................................................................................................96 Bảng 3.28: Ý kiến của DN về các hình thức TMĐT áp dụng trong các DNDV vùng KTTĐMT .......................................................................................97 Bảng 3.29: Đánh giá của DN về mức tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động kinh doanh của DN ..........................................99
  • 13. Bảng 3.30: Đánh giá của DN về lợi ích của TMĐT đối với quản lý hoạt động kinh doanh trong các DN dịch vụ..................................................................100 Bảng 3.31: Đánh giá của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.....101 Bảng 3.32: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT....................................103 Bảng 3.33: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của các loại hình DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT ....................................104 Bảng 3.34: Kiểm định One-Sample Kolmogorov-Smirnov đối với các biến của tầm quan trọng các giải pháp phát triển TMĐT lấy từ 2 bộ dữ liệu .....105 Bảng 3.35: Kiểm định sự khác biệt ý kiến đánh giá của Chuyên gia và DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT ....................................106 Bảng 3.36: Quan điểm của khách hàng về lợi ích của TMĐT ................................109
  • 14. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Doanh số thương mại điện tử bán lẻ Mỹ tính đến quý 3/2014................43 Hình 1.2: Doanh số thương mại điện tử bán lẻ Trung Quốc giai đoạn 2013-2018...46 Hình 1.3: Ông Trần Hữu Linh trình bày về tầm quan trọng của TMĐT trên nền tảng di động tại chuỗi sự kiện Mobile Day 2016 ....................................47 Hình 2.1: Bản đồ phát triển Kinh tế xã hội vùng KTTĐMT...................................50 Hình 2.2: Cơ cấu tổng sản phẩm vùng KTTĐMT, giai đoạn 2010 - 2015 .............54 Hình 2.3: GDP bình quân đầu người vùng KTTĐMT so với cả nước, giai đoạn 2010 - 2015..............................................................................................54 Hình 2.4: Khung nghiên cứu của luận án ................................................................56 Hình 3.1: Biểu đồ chỉ số EBI các DN vùng KTTĐMT năm 2014..........................74 Hình 3.2: Ngày mua sắm trực tuyến Online Friday 04/12/2015 .............................77 Hình 3.3: Tỷ lệ hình thức đào tạo về CNTT và TMĐT cho người lao động, giai đoạn 2009-2014.......................................................................................78 Hình 3.4: Các hình thức thanh toán chủ yếu, giai đoạn 2012 - 2014 ......................79 Hình 3.5: Cơ cấu chi phí cho CNTT và TMĐT trong DN, giai đoạn 2012 - 2014.....81 Hình 3.6: Số lượng máy tính trong DN, giai đoạn 2010 - 2013..............................81 Hình 3.7: Tỷ lệ DN có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT giai đoạn 2010-2014................................................................................................82 Hình 3.8: Tỉ lệ các DN có bộ phận chuyên trách TMĐT........................................83 Hình 3.9: Cơ cấu loại hình DN dịch vụ...................................................................84 Hình 3.10: Cơ cấu quy mô của DN dựa trên số lượng nhân viên .............................84 Hình 3.11: Quy mô vốn kinh doanh của DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ..............................................................................................85 Hình 3.12: Mức độ các DN dịch vụ sử dụng CNTT trong hoạt động kinh doanh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ................................................86 Hình 3.13: Ý kiến của các chuyên gia đánh giá điều kiện phát triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.............................88 Hình 3.14: Số lượng đơn hàng đặt qua TMĐT của các DN dịch vụ trong năm 2014 ..96 Hình 3.15: Số lượng đơn đặt hàng qua TMĐT bị hủy bỏ của các DN trong năm 2014 .................................................................................................97
  • 15. Hình 3.16: Ý kiến của DN về mức độ sử dụng các công cụ điện tử trong hoạt động kinh doanh ......................................................................................98 Hình 3.17: Các loại phần mềm áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các DNDV vùng KTTĐMT...........................................................................99 Hình 3.18: Ý kiến của các DN về các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động kinh doanh ............................................................................100 Hình 3.19: Ý kiến của DN về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT trong kinh doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT......................102 Hình 3.20: Đánh giá của khách hàng về hình thức và mức độ sử dụng trong hoạt động kinh doanh liên quan đến TMĐT .................................................107 Hình 3.21: Đánh giá của khách hàng về thời điểm sử dụng Internet cho các nhu cầu trong hoạt động hàng ngày..............................................................108 Hình 3.22: Ý kiến của DN về nhân tố chính sách kinh tế xã hội ảnh hưởng đến TMĐT trong các DNDV vùng kinh tế trọng điểm miền Trung............110 Hình 3.23: Ý kiến của DN về nhân tố nguồn nhân lực ảnh hưởng đến TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................111 Hình 3.24: Ý kiến của DN về nhân tố khoa học công nghệ ảnh hưởng đến TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................111 Hình 3.25: Ý kiến của DN về nhân tố môi trường pháp lý ảnh hưởng đến TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................112 Hình 3.26: Ý kiến của DN về nhân tố hình thức thanh toán ảnh hưởng đến TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.........................................................113 Hình 3.27: Ý kiến của DN về nhân tố an toàn bảo mật thông tin ảnh hưởng đến TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.............................................113 Hình 3.28: Ý kiến của DN về nhân tố chuyển phát hàng hóa ảnh hưởng đến TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.............................................114 Hình 3.29: Ý kiến của DN về các nhân tố ảnh hưởng đến TMĐT trong kinh doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT........................................115
  • 16. 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà vẫn có thể lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới bằng một vài động tác kích chuột. Thương mại điện tử là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là nhân tố chính đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới. Nhờ ứng dụng thương mại điện tử mà bất kỳ doanh nghiệp nào, thậm chí ở một nước nghèo nhất, một vùng xa xôi hẻo lánh trên địa cầu, cũng có thể dễ dàng tiếp cận với các thị trường rộng lớn thông qua mạng Internet. Thương mại điện tử đã làm cho hoạt động thương mại của các doanh nghiệp vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn cầu. Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1073/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015. Trong đó xác định “Thương mại điện tử được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Thời gian gần đây, công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ vào công tác quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong xử lý hồ sơ hành chính, quản lý ngân sách, thuế, kho bạc, hải quan, bảo hiểm xã hội, thành lập doanh nghiệp... Ngay trong năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử đã tăng từ 65% lên 98%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế đã giảm thời gian thông quan hàng hóa bình quân từ 21
  • 17. 2 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu, giảm được 10% đến 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp [46]. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập theo nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1874/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” theo đó: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [58]. Tính đến cuối năm 2015 vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đến 18.830 doanh nghiệp dịch vụ tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi, lưu trú, lữ hành du lịch, tư vấn, dịch vụ xây dựng và thi công…Cùng với các doanh nghiệp dịch vụ ở hai đầu đất nước, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang trên đường đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, thương mại điện tử được xem như một phương thức mới, đáp ứng sự lưu thông hàng hóa dịch vụ, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường dịch vụ ngày càng lớn và nhiều mối quan hệ không thể tiến hành thương mại truyền thống được. Thương mại điện tử giúp đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, giảm thiểu chi phí, khắc phục được các trở ngại về không gian, thời gian. Vì thế, việc phát triển thương mại điện tử trong các hoạt động của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng là tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Thương mại điện tử vào Việt Nam từ khoảng năm 2000, phát triển với tốc độ nhanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dịch vụ. Mặc dù vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng phát triển chưa mạnh mẽ như
  • 18. 3 mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ kinh doanh, ngoại ngữ… đang là rào cản, làm cho việc triển khai thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đặc thù riêng, chậm phát triển hơn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, yếu về vốn, nguồn nhân lực hạn chế, thiếu tính liên kết…do đó, nhiều doanh nghiệp dịch vụ vẫn còn xa lạ với thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong lúc đó, tiềm năng cũng như cơ hội để ứng dụng, phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều, nhưng các doanh nghiệp dịch vụ không được nắm bắt và quan tâm phát triển. Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trong việc phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay? Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung? Làm thế nào để các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung quan tâm hơn nữa đến việc phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của mình? Cần phải có nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung một cách đầy đủ và toàn diện. Đồng thời, cần phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử, từ đó luận giải để tìm ra các biện pháp, chính sách thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử. Việc nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” cho nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử, đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền
  • 19. 4 Trung, góp phần đưa thương mại điện tử trở thành hoạt động phổ biến, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả nghiên cứu đứng trên góc độ vi mô - tức là đứng về phía doanh nghiệp - để tiếp cận nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể của đề tài luận án như sau: - Nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển TMĐT đối với các doanh nghiệp dịch vụ; những lý luận về phát triển; khái niệm, đặc điểm, lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử; doanh nghiệp dịch vụ; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, qua đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong phát triển thương mại điện tử. - Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Nghiên cứu đề xuất quan điểm, phương hướng, chính sách, giải pháp và kiến nghị ở góc độ vi mô và vĩ mô nhằm đẩy mạnh việc phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý thuyết về sự phát triển, thương mại điện tử, doanh nghiệp dịch vụ, các thông tin, số liệu liên quan đến vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để phân tích, đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp dịch vụ trong địa bàn nghiên cứu. Xây dựng mô hình nghiên cứu, từ đó thực hiện việc khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như khảo sát các số liệu thứ cấp, sơ cấp,
  • 20. 5 luận giải, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách, kiến nghị có tính khả thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai đoạn 2008 - 2015 và giải pháp định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Các nghiên cứu và kết quả công bố được tiến hành từ năm 2013 đến năm 2016. 1.4. Đóng góp mới của luận án - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Làm nổi bật đặc điểm, vai trò, lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử đối với quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Vận dụng mô hình lý thuyết TOE (Technology - Organization - Environment) vào việc đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. - Chỉ rõ tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc phát triển thương mại điện tử được coi là giải pháp đột phá trong khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh đó. - Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Từ đó, nêu lên những kết quả đạt được, những mặt còn hạn chế, những nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong phát triển thương mại điện tử. - Luận án đã đi sâu nghiên cứu một trường hợp điển hình về ứng dụng thương mại điện tử cho dịch vụ lưu trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu thực tiễn này đã bổ sung và làm phong phú thêm về lý thuyết phát triển thương mại điện tử và là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp muốn áp dụng thương mại điện tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.
  • 21. 6 - Luận án đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ, đó là: các nền tảng chính sách kinh tế xã hội; nhân lực liên quan đến thương mại điện tử; công nghệ; môi trường pháp lý; hình thức thanh toán; bảo mật và chuyển phát hàng hóa. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách để thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. - Luận án đã xác định được các phương hướng, mục tiêu và đề xuất chính sách, giải pháp mang tính khả thi, có tính khoa học nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 1.5. Kết cấu luận án Kết cấu của luận án bao gồm 4 phần, cụ thể như sau: Phần 1. Mở đầu. Phần 2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Phần 3. Kết quả nghiên cứu, gồm 4 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Chương 2. Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chương 4. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Phần 4. Kết luận và kiến nghị.
  • 22. 7 PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 2.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới Hiện nay, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trong các doanh nghiệp (DN) nói chung và doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) nói riêng đã được nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt là đối với các công trình nước ngoài liên quan lại càng đa dạng và nghiên cứu theo nhiều góc độ khác nhau. Về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử: Nghiên cứu của tác giả Tung X. Bui (2003) [106], với mục đích xác định các yếu tố góp phần làm tăng độ sẵn sàng về TMĐT của một quốc gia, phát triển một bộ các định lượng có thể được sử dụng để tính điểm cho các yếu tố đo lường độ sẵn sàng về TMĐT, cung cấp một khung lý thuyết tổng thể rằng có thể kết hợp những yếu tố này để phát triển một chỉ số sẵn sàng về TMĐT. Tác giả Tung đề cập đến 52 mức độ đo lường cho việc tính toán chỉ số mức độ sẵn sàng về TMĐT của mỗi một quốc gia và 8 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng về TMĐT, đó là: Công dân có kiến thức - Knowledgeable Citizens; tham gia của lực lượng lao động có kỹ năng - Access to Skilled Workforce; kinh tế vĩ mô - Macro Economy; cơ sở hạ tầng kỹ thuật số - Digital Infrastructure; sự cạnh tranh của ngành - Industry Competitiveness; văn hóa - Culture; khả năng, độ sẵn sàng cho đầu tư - Ability, Willingness to Invest; chi phí sinh hoạt và giá cả - Cost of Living and Pricing. Theo hai tác giả Seyed Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar (2009), so sánh một số khía cạnh như định nghĩa của mức độ sẵn sàng điện tử, quan điểm mục tiêu của mô hình và phạm vi áp dụng TMĐT. Trong đó, nghiên cứu đề cập ba công cụ để đo lường mức độ sẵn sàng về TMĐT là: (1) Hướng dẫn về độ sẵn sàng cho cuộc sống trong thế giới nối mạng của dự án chính sách hệ thống máy tính (The Computer System Policy Project's (CSPP)’s Readiness Guide for Living in the networked World). Công cụ tự đánh giá này được thiết kế để giúp các cá nhân và cộng đồng xác định cách chuẩn bị để tham gia vào "thế giới nối mạng", hướng dẫn về sự phổ biến và hội nhập của công nghệ thông tin
  • 23. 8 (CNTT) trong nhà, trường học, DN, cơ sở y tế và văn phòng Chính phủ, có tập trung thêm vào cạnh tranh giữa các nhà cung cấp, tốc độ truy cập và chính sách của Chính phủ. Các phép đo được chia thành năm loại: cơ sở hạ tầng; truy cập; các ứng dụng và dịch vụ; nền kinh tế và "những điều kiện cho phép khác" (chính sách, bảo mật, an ninh). Phương pháp này đã xác định độ “sẵn sàng điện tử” đó là: Một xã hội “sẵn sàng điện tử” mà ở đó có một cơ sở hạ tầng vật lý cần thiết (băng thông cao, độ tin cậy và giá cả phải chăng), tích hợp CNTT hiện tại trong DN (TMĐT, ngành CNTT địa phương), trong cộng đồng (nhiều tổ chức trực tuyến, sử dụng CNTT trong cuộc sống hàng ngày, CNTT được giảng dạy trong các trường học) và Chính phủ (Chính phủ điện tử); sự cạnh tranh viễn thông mạnh mẽ; quy định độc lập với một cam kết truy cập toàn cầu; không có giới hạn về thương mại hoặc đầu tư nước ngoài. (2) Hướng dẫn cho các nước đang phát triển việc đánh giá mức độ sẵn sàng của diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) về TMĐT (A Guide for Developing Countries, Asian Pacific Economic Cooperation's (APEC)’s E- Commerce Readiness Assessment). Theo quan điểm của APEC, có 6 yếu tố được xác định "sẵn sàng cho TMĐT", đó là: - Cơ sở hạ tầng cơ bản và công nghệ (tốc độ, giá cả, truy cập, thị trường cạnh tranh, tiêu chuẩn công nghiệp, nước ngoài đầu tư); - Truy cập vào các dịch vụ mạng (băng thông, đa dạng ngành công nghiệp, kiểm soát xuất khẩu, thẻ tín dụng); - Sử dụng Internet (cho giao đình, cho kinh doanh, cho Chính phủ); - Khuyến khích và tạo thuận lợi (tiêu chuẩn dẫn đầu ngành công nghiệp); - Kỹ năng và nguồn nhân lực (giáo dục CNTT, lực lượng lao động); - Định vị cho nền kinh tế kỹ thuật số (thuế, thuế quan, sự qui định của chính ngành công nghiệp đó, quy định của Chính phủ, sự tin tưởng của người tiêu dùng). Phương pháp này đã xác định độ “sẵn sàng điện tử” như sau: Một đất nước “sẵn sàng” cho TMĐT phải có thương mại tự do, các quy định cụ thể của chính ngành công nghiệp đó, dễ xuất khẩu, tuân thủ với tiêu chuẩn quốc tế và hiệp định thương mại. (3) Trung tâm phát triển quốc tế (CID) đại học Harvard về sự sẵn sàng cho thế giới nối mạng (Harvard University’s Center for International Development’s
  • 24. 9 Readiness for the Networked World). Hướng dẫn một cách có hệ thống tổ chức đánh giá nhiều yếu tố quyết định sự sẵn sàng nối mạng của một cộng đồng trong thế giới đang phát triển. Đánh giá này nhằm phục vụ cơ sở cho việc phân tích và lập kế hoạch. Nó đo lường bởi 19 yếu tố khác nhau, bao gồm sự sẵn có, tốc độ và chất lượng truy cập mạng, sử dụng CNTT trong trường học, nơi làm việc, nền kinh tế, Chính phủ, cuộc sống hàng ngày, chính sách CNTT (viễn thông và thương mại), chương trình đào tạo CNTT, sự đa dạng của các tổ chức có liên quan nội dung trực tuyến, cung cấp một mạng lưới với sự mô tả 4 giai đoạn của mỗi 19 loại (đặt ở trong 5 nhóm). Tóm lại, nghiên cứu của các tác giả Tung X. Bui, Seyed Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar đã cho thấy một cách tổng quan các phương pháp xác định “mức độ sẵn sàng về điện tử” của TMĐT, để từ đó có bức tranh tổng thể, nhìn nhận về quan điểm của các tổ chức, các nước phát triển về vấn đề này. Đối với một DN, nên áp dụng phương thức nào để đánh giá mình đang ở đâu để ứng dụng TMĐT, từ đó có chiến lược và bước đi phù hợp. Tác giả Tung X. Bui cũng như hai tác giả Seyed Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar nghiêng về tính tổng quát mang tầm của một quốc gia, đề cập một cách tổng quan các phương pháp xác định mức độ sẵn sàng về điện tử và TMĐT, chưa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát triển TMĐT bên trong các DN. Đây cũng chính là nội dung cần được nghiên cứu của tác giả luận án, câu hỏi đặt ra đó là: Các yếu tố nào liên quan mức độ phát triển về TMĐT. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc triển khai nghiên cứu các DNDV trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung. Về ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp: Theo nhóm các tác giả Richard Duncombe và Richard Heeks thuộc viện quản lý và chính sách phát triển (Institute for Development Policy and Management - IDPM), đại học Manchester, Vương quốc Anh; các tác giả Robert Kintu và Barbara Nakangu, đại học Kampala, nước cộng hòa Uganda; tác giả Sunil Abraham Mahiti, bang Bangalore, cộng hòa Ấn độ, viện quản lý và chính sách phát triển (2005). Mức độ sẵn sàng về TMĐT được nêu ra trong nghiên cứu này bao gồm: (1) truy cập với giá cả phải chăng, cơ sở hạ tầng mạng truy cập tại địa phương và những nhà cung cấp dịch vụ Internet;
  • 25. 10 (2) nhận thức về các ứng dụng TMĐT, công nghệ và các cơ hội thị trường trong DN; (3) kiến thức về môi trường trực tuyến, những lợi ích của TMĐT và những mô hình kinh doanh (KD) khả thi; (4) kỹ năng tiếp cận CNTT mới và kỹ năng KD; (5) cần có các ngôn ngữ trong TMĐT phù hợp với ngôn ngữ bản địa; (6) niềm tin và sự tự tin trong việc ứng dụng TMĐT; (7) yếu tố chi phí KD như vận chuyển, giao hàng (logistics), các loại chi phí khác; (8) yếu tố văn hóa xã hội liên quan đến truyền bá và sử dụng TMĐT; (9) phân tích thị trường bao gồm cả chuỗi giá trị và điều kiện thị trường, đặc biệt là việc tìm kiếm các DN đang cạnh tranh [101]. Theo nghiên cứu của nhóm tác giả, mức độ ứng dụng TMĐT trong các DN ở các nước Uganda và Ấn Độ, bao gồm 6 bước. Bước 1, bắt đầu gửi thông báo bằng việc sử dụng điện thoại; bước 2, bắt đầu kết nối, gửi email; bước 3, hiển thị trang web; bước 4, tương tác trên web; bước 5, giao dịch trên web; bước 6, tích hợp trên web (thế giới trong 1 máy tính). Nghiên cứu của hai tác giả Rimantas Gatautis và Vilija Juceviciene cho rằng: Các giai đoạn phát triển TMĐT trong các DN nhỏ ở nước cộng hòa Lithuania bao gồm 4 giai đoạn trên cơ sở mô hình 4 giai đoạn phát triển TMĐT của C. Chan và P.M.C. Swatman (2004). Trong đó, Chan và Swatman đề nghị xem xét phát triển KD trong Internet không phải theo hướng cá nhân của phát triển KD truyền thống, mà là phát triển tích hợp của truyền thống và TMĐT trên Internet. Bốn giai đoạn phát triển đó là: TMĐT cơ bản (Primary e-commerce); TMĐT tập trung (Centralized e-commerce); tìm kiếm các lợi ích nội bộ (Search for internal benefit); TMĐT toàn cầu (Global Ecommerce). Từ đó hai tác giả Rimantas Gatautis và Vilija Juceviciene đã đưa ra mô hình lý thuyết cơ bản dựa vào mô hình phát triển TMĐT của C. Chan và PMC Swatman để xác định giai đoạn phát triển TMĐT trong DN Lithuania, đồng thời đưa ra các đề xuất và kiến nghị như thế nào để các DN có thể đạt được các giai đoạn phát triển TMĐT cao hơn [105]. Theo nhóm ba tác giả (1) Guilherme Alberto Almeida de Almeida, Brazil; (2) Alfonso Avila, Mexico; (3) Violeta Boncanoska, Macedonia (2007) trong nghiên
  • 26. 11 cứu có tên “Phát triển TMĐT tại các nước đang phát triển” (Promoting E- Commerce in Developing Countries, Internet Governance and Policy - Discussion Papers), đã xem xét những lợi thế và khả năng sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch điện tử. Nó tập trung vào các nước đang phát triển mà ở đó không hoặc có sử dụng chữ ký số nhưng chưa đến mức hoàn hảo trong kinh tế, thương mại và quy trình sản xuất. Mục tiêu quan trọng của nghiên cứu này là tạo ra nhận thức về tác động có thể có khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các giao dịch TMĐT trong nền kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển. Nghiên cứu cũng đề xuất những vấn đề quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách ở các nước liên quan đến phát triển TMĐT và tập trung phân tích các trở ngại liên quan đến việc sử dụng Internet và TMĐT ở các nước châu Phi, các lực cản về nhận thức cho việc tăng người sử dụng Internet là tương tự nhau trong các công ty từ cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Các DN xem việc thiếu an ninh mạng là vấn đề chính, tiếp theo là các kết nối chậm và không ổn định. Thiếu kỹ năng kỹ thuật không phải là lý do duy nhất ngăn cản các công ty kinh doanh trực tuyến. Phát hiện của nghiên cứu đó là rất nhiều người sử dụng thiếu sự tự tin (confidence) một cách nghiêm trọng trong TMĐT làm cản trở việc sử dụng. Hệ thống hành chính CNTT thiếu và yếu; các công ty thiếu kinh nghiệm do đó ngần ngại sử dụng TMĐT hoàn toàn để số hóa tất cả các công việc hành chính liên quan đến giao dịch kinh doanh. Chi phí và lệ phí cao để bắt đầu TMĐT bằng cách sử dụng sàn giao dịch cũng là một trở ngại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các DN không có khả năng phát triển hệ thống của mình [100]. Tóm lại, từ những nghiên cứu trên càng làm rõ thêm mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT trong các DN của các nước; các yếu tố đánh giá mức độ ứng dụng; các rào cản trong ứng dụng TMĐT. Nhóm ba tác giả Guilherme Alberto Almeida de Almeida, Alfonso Avila và Violeta Boncanoska cũng đã làm rõ khái niệm, nguyên nhân liên quan đến sự phát triển TMĐT ở các nước đang phát triển như sự tự tin trong giao dịch TMĐT. Từ đó xây dựng niềm tin, lòng tin hay sự tự tin là một điều kiện tiên quyết để thực hiện TMĐT ở các nước đang phát triển. Không có niềm tin hay sự tự tin thì sự nỗ lực để thúc đẩy TMĐT ở các nước đang phát triển sẽ không có hiệu quả. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu phát triển TMĐT trong DNDV vùng KTTĐMT.
  • 27. 12 Về vai trò, tác động của thương mại điện tử đối với sự phát triển: Theo tác giả Richard Heeks (2000) trong nghiên cứu có tên phân tích TMĐT cho sự phát triển (Analysing eCommerce for Development), cho rằng các câu hỏi về TMĐT cần được trả lời, đó là [102]: (1) các tác động có thể có của TMĐT vào các nước đang phát triển là gì? (What is the likely impact of e-commerce on developing countries?); (2) các cơ hội mang lại lợi ích chính cho ứng dụng TMĐT tại các nước đang phát triển là gì? (What are the main beneficial opportunities for application of e-commerce for developing countries?); (3) doanh nghiệp nào và lĩnh vực nào sẽ là nơi tốt nhất để tận dụng lợi thế của TMĐT? (Which enterprises and which sectors will be best placed to take advantage of e-commerce?); (4) gói chính sách gì và điều kiện tiên quyết gì của DN cần phải có trong ứng dụng lợi ích của TMĐT? (What package of policy and enterprise pre-conditions must be in place for this beneficial application of e- commerce?); (5) "Gói thương mại điện tử" tốt nhất này được áp dụng tại các nước đang phát triển như thế nào? (How can this 'e-commerce package' best be put in place in developing countries?); (6) các mối đe dọa chính và tác động tiêu cực liên quan đến ứng dụng TMĐT ở các nước đang phát triển là gì? (What are the main threats and negative effects relating to application of e-commerce in developing countries?); (7) làm thế nào để các vấn đề này được giải quyết hoặc giảm nhẹ một cách tốt nhất? (How can these best be addressed or mitigated?). Từ các câu hỏi trên, tác giả Richard Heeks đã đưa ra 3 hướng phân tích để triển khai nghiên cứu của mình, đó là: Hướng tác động là phân tích tác động của TMĐT (Impact Analysis of eCommerce). Theo đó, phân tích hướng tác động từ trên xuống từ việc phân tích kinh tế của thương mại toàn cầu (Top-down from an economic analysis of global trade), hướng tác động từ dưới lên từ kinh nghiệm của các DN riêng biệt (Bottom-up from the experiences of individual enterprises); hướng khả năng là sự hỗ trợ cho TMĐT trong các DN (Capacity Strend: Support for eCommerce in Enterprises); hướng chính sách là chính sách TMĐT của quốc gia hoặc quốc tế (Policy Strend: National/International eCommerce Policy) [103]. Nghiên cứu của Richard Heeks cho thấy sự tác động mang tính hữu cơ của việc phát triển TMĐT sẽ mang lại lợi ích cho DN và ngược lại nếu DN phát triển tốt TMĐT và các chính sách của Chính phủ tốt thì sẽ có tác động làm cho TMĐT phát triển. Điều
  • 28. 13 này có ý nghĩa rất lớn cho đề tài nghiên cứu luận án, bởi vì vùng KTTĐMT có điều kiện kinh tế xã hội (KTXH) thấp hơn các khu vực khác, việc tìm hiểu về phát triển TMĐT của các DN trong vùng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của vùng nói riêng và của đất nước nói chung. Việc nghiên cứu đề tài luận án sẽ tìm ra các giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ nhằm có những chính sách liên quan để thúc đẩy TMĐT phát triển, góp phần làm cho TMĐT trong các DN phát triển mạnh hơn. Về tăng trưởng của thương mại điện tử: Theo hai tác giả Alemayehu Molla và Paul S. Licker cho rằng: Mô hình 3 chức năng (three level framework) phù hợp với việc nghiên cứu sự phát triển của TMĐT, đó là: Cấu trúc của mạng lưới (network archetypes), còn gọi là hạ tầng phần cứng (hard infrastructure); giải pháp ứng dụng (application solutions), còn gọi là hạ tầng phần mềm (soft infrastructure) và chức năng kinh doanh (business functions). Cơ sở hạ tầng cứng là cơ sở hạ tầng điện tử của các hãng, cung cấp mạng lõi (core) cho cơ sở hạ tầng mềm hỗ trợ cho TMĐT. Điều này kết hợp máy tính và mạng lưới viễn thông bao gồm mạng truyền thống, intranet, extranet và internet. Cơ sở hạ tầng mềm đề cập đến các giải pháp ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng cứng và làm cho nó khả thi về mặt công nghệ để xây dựng mô hình KD và thực hiện chức năng KD điện tử. Chức năng KD bao gồm quảng cáo truyền thông, KD, tiếp thị, mua sắm, quản lý nguồn nhân lực và điện thoại. Trong đó, có 19 yếu tố xác định liên quan đến cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm, 16 yếu tố xác định chức năng KD [91]. Tóm lại, qua các nghiên cứu này các tác giả đã đưa ra mô hình 3 chức năng để lấy đó làm các yếu tố liên quan đến phát triển TMĐT đối với các nước đang phát triển. Cụ thể: Cấu trúc của mạng lưới hay còn gọi là hạ tầng phần cứng; giải pháp ứng dụng hay còn gọi là hạ tầng phần mềm và chức năng KD. Các chức năng này khá phù hợp với những gì Việt Nam đang triển khai. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa xác định hết các yếu tố tác động đến sự phát triển của TMĐT như: Kinh tế xã hội, pháp lý, công cụ bảo mật, chuyển phát hàng hóa, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, dân trí…Do đó, đề tài luận án sẽ nghiên cứu khoảng trống này để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tế.
  • 29. 14 Mô hình TOE (Technology - Organization - Environment): Nghiên cứu của các tác giả Zhu, K., Kraemer, K. L., Xu, S., & Dedrick, J. (2004) có tên “Information technology payoff in E-Business environments: An international perspective on value creation of E-Business in the financial services industry”, tạm dịch là “Tác động của CNTT trong kinh doanh điện tử: Một quan điểm quốc tế về tạo ra giá trị của kinh doanh điện tử trong ngành dịch vụ tài chính”. Nghiên cứu dựa trên mô hình Công nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE) để phát triển một mô hình nghiên cứu nhằm đánh giá giá trị của kinh doanh điện tử ở cấp độ DN. Sử dụng mô hình TOE, nghiên cứu đã xây dựng 6 giả thuyết và xác định 6 yếu tố (sẵn sàng công nghệ, quy mô doanh nghiệp, phạm vi toàn cầu, nguồn lực tài chính, cường độ cạnh tranh và môi trường pháp lý) có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị của kinh doanh điện tử. Số liệu điều tra từ 612 công ty trên 10 quốc gia trong ngành dịch vụ tài chính được thu thập và sử dụng để thử nghiệm mô hình lý thuyết. Kiểm tra giá trị kinh doanh điện tử bị ảnh hưởng như thế nào bởi môi trường kinh tế, nghiên cứu đã so sánh hai mẫu phụ từ các nước phát triển và đang phát triển. Dựa trên mô hình phương trình cấu trúc, phân tích thực nghiệm nghiên cứu này đã cho thấy một số kết quả chính: (1) Trong khuôn khổ TOE, độ sẵn sàng về công nghệ nổi lên như là yếu tố mạnh mẽ nhất cho giá trị kinh doanh điện tử, trong khi nguồn lực tài chính, phạm vi toàn cầu, và môi trường pháp lý cũng góp phần đáng kể vào giá trị kinh doanh điện tử; (2) quy mô DN có liên quan tiêu cực đến giá trị kinh doanh điện tử, trong đó cấu trúc doanh nghiệp kết hợp với các công ty lớn có xu hướng làm chậm lại giá trị kinh doanh điện tử; (3) áp lực cạnh tranh thường khiến các DN áp dụng kinh doanh điện tử, nhưng giá trị kinh doanh điện tử có liên quan nhiều hơn với nguồn lực tổ chức nội bộ (ví dụ, sự sẵn sàng về công nghệ) so với áp lực bên ngoài để áp dụng; (4) trong khi các nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng ở các nước đang phát triển, khả năng công nghệ trở nên quan trọng hơn nhiều ở các nước phát triển; (5) các quyết định của Chính phủ đóng một vai trò quan trọng. Những phát hiện này cho thấy sự hữu ích của mô hình nghiên cứu đề xuất và khung lý thuyết để nghiên cứu giá trị kinh doanh điện tử. Lê Văn Huy và cộng sự (2012) trong nghiên cứu có tên: An Empirical Study of Determinants of E-Commerce Adoption in SMEs in Vietnam: An Economy in Transition, tạm dịch là: Nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố quyết định của việc ứng
  • 30. 15 dụng TMĐT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam - Nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi. Trong đó, các chuyên gia dự báo những thay đổi mạnh mẽ trong TMĐT của Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Các tác giả sử dụng mô hình TOE và thử nghiệm một mô hình thông qua TMĐT bao gồm rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài được xác định trong các nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu này đã nêu ra rằng chính sách tác động đến việc thúc đẩy việc áp dụng TMĐT của DN nhỏ trong nền kinh tế đang chuyển đổi ở Việt Nam [108]. Như vậy các nghiên cứu TMĐT trên thế giới và những khoảng trống đặt ra cho thấy TMĐT trên thế giới phát triển rất mạnh, các nghiên cứu về TMĐT cũng được tiến hành phân tích đa chiều các hoạt động, các khía cạnh liên quan đến TMĐT như: Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT; ứng dụng TMĐT trong các DN; vai trò, tác động của TMĐT đối với sự phát triển; mức độ tăng trưởng của TMĐT; ngoài ra còn có các nghiên cứu liên quan đến bảo mật, hoặc nghiên cứu về phát triển TMĐT trong một chuyên ngành nào đó (chẳng hạn ngành du lịch ở Trung Quốc) [107]. Tất cả các nghiên cứu này đều hướng đến nghiên cứu sự phát triển của TMĐT ở một số nước, vùng lãnh thổ hay một ngành. Các nghiên cứu về mức độ tăng trưởng TMĐT cũng chính là nghiên cứu xem quốc gia đó đã phát triển TMĐT đến đâu, mức độ sẵn sàng của quốc gia đó về TMĐT là như thế nào. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng TMĐT trong các DN thực chất cũng cho thấy được hiện trạng các DN ứng dụng TMĐT, mức độ ứng dụng cao tức là TMĐT ở khu vực đó phát triển tốt. Mặt khác, DN đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, cho nên nếu DN ứng dụng TMĐT làm cho DN phát triển thì đó cũng chính là làm cho kinh tế vùng, đất nước phát triển. Mô hình TOE rất phù hợp cho việc nghiên cứu phát triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng KTTĐMT. Vấn đề đặt ra khi tìm hiểu các nghiên cứu TMĐT trên thế giới đó là: - Làm sao để tập trung nghiên cứu sự phát triển của TMĐT của một vùng lãnh thổ, hay một vùng kinh tế nào đó; - Chỉ ra cho vùng đó biết rằng họ cần phải làm gì để phát triển TMĐT nhằm kích thích sản xuất, hạ giá thành, mang lại năng suất cao, góp phần phát triển kinh tế của vùng và của đất nước;
  • 31. 16 - Nhận dạng các nhân tố tác động đến sự phát triển TMĐT. Phương pháp nghiên cứu, hướng nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là những tài liệu quý cho tham khảo và vận dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Qua các nghiên cứu nước ngoài cho thấy chưa có nghiên cứu nào về phát triển TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT, kết quả các nghiên cứu là cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu vận dụng vào điều kiện thực tế của các DNDV trên địa bàn. 2.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam Về mức độ sẵn sàng về thương mại điện tử: Từ năm 2003 đến nay, Bộ Công Thương liên tục có “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam”, trong đó năm 2003 là năm đầu tiên báo cáo “Hiện trạng ứng dụng TMĐT ở Việt Nam” với một số nhận định: ngày càng có nhiều DN thấy được các lợi ích của TMĐT và muốn ứng dụng TMĐT; TMĐT đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi để tiếp thị và quảng bá DN; việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong TMĐT chưa thực hiện được do thiếu một môi trường pháp lý thích hợp và các hạ tầng công nghệ tin học và viễn thông cần thiết; hiệu quả ứng dụng TMĐT chưa cao do các DN tham gia TMĐT một cách tự phát. Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định hướng chính thức nào và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho các DN; nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và yếu. Báo cáo TMĐT Việt Nam 2013 đã nhận định: TMĐT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục phát triển mạnh mẽ; cùng với việc ứng dụng rộng rãi Internet, TMĐT đã và đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực KD, đời sống; trở thành công cụ quan trọng cho hoạt động của DN và người dân. Sau ba năm triển khai quyết định (QĐ) số 1073/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/7/2010 về việc phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT 2011-2015, có thể nói năm 2013 đã đánh dấu những bước chuyển quan trọng về hạ tầng pháp lý cho TMĐT, định hình sâu sắc cho việc phát triển lĩnh vực này. Báo cáo đã đưa ra các số liệu thống kê tình hình ứng dụng TMĐT trong DN, qua đó có thể phân tích, nhận định về thực trạng phát triển. Đặc biệt, trong báo cáo TMĐT 2013 đã xây dựng một chương riêng về ứng dụng TMĐT trong cộng đồng nhằm nghiên cứu sâu hơn mức độ tiếp cận TMĐT trong tầng lớp dân cư hiện nay. Báo cáo đã đề cập đến “ứng dụng TMĐT trong DN”, trong đó:
  • 32. 17 mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT trong DN bao gồm 5 yếu tố: Sử dụng máy tính; sử dụng Internet; sử dụng email; bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân; bố trí nhân lực cho TMĐT. Tình hình ứng dụng TMĐT trong DN, bao gồm 3 yếu tố: Phần mềm phục vụ hoạt động KD; xây dựng và vận hành Website TMĐT; nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua phương tiện điện tử. Hiệu quả ứng dụng TMĐT và đánh giá của DN, bao gồm 3 yếu tố: Đầu tư cho CNTT và TMĐT của DN; hiệu quả ứng dụng TMĐT; các trở ngại khi ứng dụng TMĐT [4]. Báo cáo TMĐT năm 2014 chú trọng đề cập đến khung pháp luật KD về TMĐT, theo đó ngày 11/5/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ số 689/QĐ- TTg phê duyệt chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014 - 2020. Với mục tiêu chung nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, năm 2014 cũng là năm chứng kiến một số sự kiện quan trọng của TMĐT Việt Nam điển hình như ngày 5/12/2014, Bộ Công Thương đã ban hành thông tư số 47/2014/TT-BCT quy định về quản lý website TMĐT; đồng thời tổ chức thành công “Ngày mua sắm trực tuyến 2014”, đây là sự kiện lần đầu tiên được triển khai nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ, thúc đẩy TMĐT đến gần với DN và người dân [4]. Số liệu báo cáo tổng kết hàng năm của cục TMĐT và CNTT, bộ Công Thương là khá toàn diện và có giá trị, là tài liệu tham khảo, phân tích và đánh giá việc phát triển TMĐT tại Việt Nam. Các báo cáo đưa ra vấn đề “Mức độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT trong DN”, trong đó 5 yếu tố cho mức độ sẵn sàng, đó là: (1) Sử dụng máy tính; (2) sử dụng Internet; (3) sử dụng email; (4) bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân; (5) bố trí nhân lực cho TMĐT. Theo tác giả đề tài, ngoài 5 yếu tố trên, còn có các yếu tố như: Nền tảng chính sách xã hội, hình thức thanh toán, chuyển phát hàng hóa cũng ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng ứng dụng, phát triển TMĐT trong các DN, đặc biệt là các DNDV. Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy rằng mức độ sẵn sàng về TMĐT của các DN thể hiện bởi các yếu tố như: Sử dụng máy tính; sử dụng Internet; sử dụng email; bảo đảm an toàn thông tin và bảo vệ thông tin cá nhân; bố trí nhân lực cho TMĐT. Nếu
  • 33. 18 nhà quản lý DN biết được “Chỉ số TMĐT” của DN mình là bao nhiêu, biết được mình đang ở đâu, từ đó biết mình cần phải làm gì để tăng chỉ số TMĐT. Nếu nhà quản lý DN biết được các yếu tố nào ảnh hưởng đến “Chỉ số TMĐT” của DN, từ đó khắc phục, tìm biện pháp phát triển giúp DN tiến nhanh hơn trong việc ứng dụng, thúc đẩy năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả KD. Về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp: Nhóm tác giả Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh Vân (2015) có nghiên cứu mang tên “Các yếu tố tác động đến việc ứng dụng TMĐT của DN nhỏ và vừa (DNNVV) tại thành phố Cần Thơ” [68]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường bên trong gồm nhóm yếu tố thuộc về tổ chức của DN và về thận thức của chủ DN; môi trường bên ngoài gồm nhóm yếu tố thuộc chính phủ và nhóm yếu tố thị trường đều ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT của DN. Trong đó nhóm yếu tố thuộc sự hỗ trợ của chính phủ là cực kỳ quan trọng, chính phủ cần tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi, thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích DN ứng dụng TMĐT, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động TMĐT của DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lĩnh vực thương mại dịch vụ có tác động mạnh hơn các lĩnh vực khác (lĩnh vực công nghiệp xây dựng) đối với khả năng ứng dụng TMĐT của DNNVV do lĩnh vực KD này đòi hỏi cao về hàm lượng thông tin và mức độ tương tác giữa khách hàng với nhà cung cấp rất thích hợp cho môi trường TMĐT. Yếu tố số lượng lao động trong DN tuy không phải là yếu tố tác động mạnh đến việc ứng dụng trang thông tin điện tử trong DNNVV, tuy nhiên cho thấy mối quan hệ thuận chiều của yếu tố này đến việc ứng dụng TMĐT của DNNVV. Nghĩa là những DN càng có quy mô lớn thì càng có khả năng ứng dụng TMĐT nhiều hơn. Yếu tố văn hóa trong tâm lý người tiêu dùng tác động mạnh đến khả năng ứng dụng TMĐT của các DNNVV [74]. Về ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp: Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Minh Hiền (2007) có tên “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT cho các DN Việt Nam”. Theo đó, có 5 giải pháp cơ bản để thúc đẩy TMĐT cho các DN Việt Nam là: (1) Phổ biến tuyên truyền về vai trò và lợi ích của TMĐT với các DN Việt Nam; (2) phát triển nguồn nhân lực TMĐT cho các DN Việt Nam; (3) phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ cho việc ứng dụng TMĐT ở
  • 34. 19 các DN Việt Nam; (4) lựa chọn và triển khai các hỗ trợ thích ứng với từng giai đoạn ứng dụng TMĐT khác nhau của các DN Việt Nam; (5) ứng dụng TMĐT trong các DN Việt Nam phải dựa trên cơ sở kết hợp hợp lý và nâng cao hiệu quả phương thức KD truyền thống [24]. Nghiên cứu của tác giả Trần Hoài Nam (2011) có tên “Ứng dụng mô hình TMĐT B2B ở các DN Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Nghiên cứu đã phân tích tình hình ứng dụng TMĐT; tình hình ứng dụng mô hình TMĐT B2B (Doanh nghiệp - Doanh nghiệp), trong đó phân tích B2B bên bán và B2B bên mua; ứng dụng mô hình sàn giao dịch B2B; ứng dụng mô hình thương mại hợp tác; thực trạng các yếu tố thành công của mô hình TMĐT B2B; một số đề xuất nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các mô hình TMĐT B2B như: Nâng cao nhận thức cho các DN, lựa chọn các mô hình phù hợp và đưa ra mô hình mẫu, đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ phù hợp [42]. Tác giả Thu Nga (2008) có nghiên cứu mang tên: “Phát triển thương mại điện tử: Cần đổi mới tư duy và hành động”, cho thấy rằng có khá nhiều người quan tâm đến việc phát triển TMĐT đối với các DN. Khá nhiều người nhận thức được lợi ích to lớn của TMĐT, muốn phát triển TMĐT cần những gì, thay đổi tư duy như thế nào, triển khai các hành động ra sao. Nghiên cứu đã đề cập đến cả 3 phía: DN, khách hàng và chính phủ. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu đối với loại hình DNDV [43]. Nghiên cứu của Thu Hường (2008) có tên: “Thương mại điện tử đối với các DN vừa và nhỏ - So đo về an ninh mạng”, đề cập đến kiến thức cơ bản về TMĐT như: tìm kiếm đối tác, sản phẩm; thỏa thuận hợp đồng; thanh toán; vận chuyển hàng hóa, dịch vụ; bán buôn và bán lẻ; vấn đề bảo mật. Tác giả đề cập đến vấn đề các DN vừa muốn phát triển TMĐT nhưng vừa lại lo lắng vấn đề bảo mật an toàn từ cả 2 phía: người bán và người mua. Nghiên cứu cũng đề cập đến các phương thức để đảm bảo an toàn cho cả hai phía bằng công cụ chữ ký số, bằng bảo hiểm rủi ro khi giao dịch, bằng các đạo luật mà ở đó hệ thống ngân hàng có thể thu hồi lại tiền thông qua thẻ tín dụng khi có khiếu nại [36]. Tóm lại, qua nội dung nghiên cứu của các tác giả trên, có thể thấy rằng các nghiên cứu về ứng dụng TMĐT của các DN Việt Nam là khá phong phú, tiếp cận
  • 35. 20 nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa chuyên sâu, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện cho vùng KTTĐMT. Về việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử: Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Thoan (2010) với đề tài: “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử (HĐĐT) trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”. Nội dung nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện HĐĐT, trong đó đặc biệt chú trọng đến những vấn đề về thủ tục ký kết, quy trình ký kết HĐĐT, các mô hình chuẩn và điển hình để ký kết HĐĐT giữa DN với DN (B2B) và giữa DN với người tiêu dùng (B2C); hình thức và nội dung của HĐĐT; thực hiện HĐĐT và những vấn đề phát sinh. Tác giả Thoan đã phân tích một cách cụ thể quy trình ký kết và thực hiện HĐĐT từ ba góc độ là kỹ thuật, thương mại và pháp lý, ở Việt Nam, ở phạm vi quốc tế, ở một số nước phát triển và đang phát triển [67]. Như vậy, đã có khá nhiều nghiên cứu về TMĐT trong nước thời gian vừa qua, trong đó nổi bật là những nghiên cứu của cục TMĐT, bộ Công Thương về tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam (2003 đến 2015); hiệp hội TMĐT Việt Nam cũng có nghiên cứu áp dụng phương pháp xác định độ sẵn sàng về TMĐT của các địa phương, DN; các nghiên cứu của các tác giả liên quan đến nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng TMĐT của các DN; sự phát triển TMĐT trong các DN. Có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về “Phát triển thương mại điện tử trong các DNDV vùng KTTĐMT”. Các vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ: Sự phát triển của TMĐT trong vùng KTTĐMT thời gian qua như thế nào? Các chỉ số nào liên quan đến sự phát triển TMĐT? Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển của TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT? Làm thế nào và bằng cách gì để thúc đẩy sự phát triển TMĐT? Do đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ có những đóng góp tích cực về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho sự phát triển TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT.
  • 36. 21 PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ 1.1. Tổng quan thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ 1.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ và sự cần thiết phát triển thƣơng mại điện tử 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ Sự ra đời và phát triển của các ngành trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội. Chuyên môn hóa sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chính yếu tố chuyên môn hóa sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Mối quan hệ trao đổi hàng - tiền chính là lưu thông hàng hóa. Quá trình lưu thông hàng hóa tất yếu đòi hỏi một sự hao phí lao động nhất định trong quan hệ trao đổi hàng hóa trực tiếp giữa người sản xuất, người tiêu dùng và cả trong việc thực hiện những hoạt động mua - bán giữa họ với nhau. Cũng giống như lao động ở những lĩnh vực khác, lao động trong lưu thông hàng hóa luôn đòi hỏi được chuyên môn hóa cao. Sự xuất hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các DN, các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời các ngành lưu thông hàng hóa mà cụ thể đó là ngành thương mại dịch vụ. 1.1.1.2. Ngành dịch vụ và doanh nghiệp dịch vụ Ngành dịch vụ: Bản chất dịch vụ là ngành không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và nó có thể được quan niệm theo hai hướng: (1) Dịch vụ là lĩnh vực phục vụ bao gồm các ngành phi sản xuất, thuộc về quá trình lưu thông hàng hóa và phục vụ nhu cầu con người; (2) dịch vụ là một dạng hoạt động (giao dịch và phục vụ) nhằm thỏa mãn trực tiếp những nhu cầu của từng cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư. Cơ cấu các ngành dịch vụ hết sức phức tạp. Ở nhiều nước, người ta chia ngành dịch vụ ra thành 3 nhóm: (1) Các dịch vụ KD: gồm vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, KD bất động sản, các dịch vụ nghề nghiệp...(2) các dịch vụ tiêu dùng: gồm các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục, thể dục thể thao)...(3) các dịch vụ công: gồm các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể...[16].
  • 37. 22 Doanh nghiệp dịch vụ: Là một tổ chức KTXH thực hiện việc đầu tư tiền của, công sức vào việc thực hiện hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và hướng đến mục đích sinh lời. Cũng giống như các loại hình DN khác thì DNDV cũng cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành của một DN như: (1) DNDV là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định; (2) DNDV cũng cần phải được đăng ký KD theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động KD; (3) DNDV cần thực hiện hoạt động KD theo đúng mục đích, không vi phạm những điều mà pháp luật cấm hay trái với đạo đức KD [17]. Như vậy, chúng ta có thể hình dung DNDV là một trong những công cụ tạo nên ngành dịch vụ trong xã hội. 1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp dịch vụ trong hệ thống các doanh nghiệp Doanh nghiệp nói chung và DNDV nói riêng là những tế bào vô cùng quan trọng của nền kinh tế, là cơ sở nền tảng cho sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế. Có thể thấy một số vai trò nổi bật của các DNDV trong hệ thống các DN của nền kinh tế như sau: Một là, DNDV là trung gian cung cấp, kết nối giữa một bên là người sản xuất, phân phối với một bên là người tiêu dùng. DN sản xuất sáng tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu, phân phối phân chia các sản phẩm theo các quy luật xã hội. DN cung ứng vật tư, hàng hóa cần thiết cho sản xuất một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng, chính xác với quy mô ngày càng mở rộng. Hai là, DNDV góp phần thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào KD. Đó là việc sẽ rút ngắn các thời gian “chết” trong KD, tăng hiệu quả giao dịch, đàm phán… Ba là, DNDV đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nó làm thay đổi căn bản nền kinh tế này. Doanh thu từ ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân có tỷ trọng ngày càng tăng. Ở các quốc gia phát triển, ngành dịch vụ thường sử dụng số lượng lao động chiếm 50 - 60% tổng lực lượng lao động của xã hội và hàng năm đóng góp lên tới 60% đến 70% tổng thu nhập quốc dân [61].
  • 38. 23 1.1.1.4. Sự cần thiết phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. TMĐT tác động tích cực đến DN và nền kinh tế, mở ra cho nền kinh tế những hướng phát triển mới, tạo thêm nhiều ngành nghề mới, nhiều công ăn việc làm, cắt giảm chi phí không cần thiết, tạo vòng quay vốn nhanh hơn, kích thích sự cạnh tranh, kích cầu của xã hội và kích thích sự phát triển của sản phẩm nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng, kích thích DN luôn năng động trong quản lý và sáng tạo tìm kiếm các ý tưởng KD mới. Có thể nói, TMĐT là động lực hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. TMĐT mở ra nhiều cơ hội mới cho các DN trong tìm kiếm thị trường mới trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với đặc trưng là KD các sản phẩm vô hình lại không có một tiêu chuẩn cụ thể nào để đánh giá về chất lượng sản phẩm, tính cạnh tranh trong ngành này là rất quan trọng, việc quảng cáo thông qua mạng Internet là vô cùng cần thiết, đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin, mạng xã hội, thế giới số như hiện nay. Việc ứng dụng TMĐT trong KD sẽ tạo ra nhiều lợi ích hơn cho DN. Cùng với sự ra đời của website với sự xuất hiện của mạng toàn cầu “www” thật sự giúp nhân loại tiến gần nhau hơn, không những trong giao tiếp điện tử mà còn cả việc truyền tải và truy cập thông tin. Các phần mềm với sự kết hợp giữa máy tính cá nhân với email là sự đột phá trong xử lý công việc. Công việc được chia nhỏ ra thành các công đoạn khác nhau, hệ thống phần mềm cho phép các cá nhân thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới. Rõ ràng sự phát triển của TMĐT là rất cần thiết không chỉ đối với DN mà đối với cả nền kinh tế trong quá trình hội nhập và phát triển vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này cũng xuất phát từ chính lợi ích mà việc ứng dụng TMĐT đem lại cho các DN. 1.1.2. Thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ 1.1.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TMĐT. Thương mại điện tử (E- commerce) được xem là quá trình mua bán, vận chuyển hay trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua các mạng máy tính, bao gồm cả Internet. Một số người coi khái niệm thương mại chỉ là việc mô tả các giao dịch được tiến hành giữa các đối tác là DN. Khi định nghĩa TMĐT này được sử dụng, một số người thấy khái
  • 39. 24 niệm TMĐT khá là hẹp. Vì vậy, nhiều người thay vào đó đã sử dụng khái niệm KD điện tử (E-business). Kinh doanh điện tử là một định nghĩa rộng hơn của TMĐT, không chỉ là việc mua bán các hàng hoá, dịch vụ mà còn là việc phục vụ khách hàng, hợp tác với các đối tác KD, việc học tập điện tử và tiến hành các giao dịch điện tử trong phạm vi một tổ chức [33]. Theo quan điểm giao tiếp, “Thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình thức trao đổi thông tin giữa DN với nhau, giữa khách hàng với DN và giữa khách hàng với khách hàng”. Theo quan điểm quá trình KD, “Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng”. Theo quan điểm môi trường KD, “Thương mại điện tử là một môi trường cho phép có thể mua bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên Internet. Sản phẩm có thể hữu hình hay vô hình”. Theo quan điểm cấu trúc, “Thương mại điện tử liên quan đến các phương tiện thông tin để truyền: Văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet”. Theo diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, “Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử” [28]. Liên hợp quốc (UN) đưa ra định nghĩa khá đầy đủ để các nước có thể tham khảo làm chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển TMĐT phù hợp. Định nghĩa này phản ánh các bước TMĐT theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động KD bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”. Định nghĩa của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Thương mại điện tử là việc làm KD thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá có thể mã hoá bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không thông qua mạng”. Định nghĩa của Hiệp hội thương mại điện tử (AEC): “Thương mại điện tử là làm KD có sử dụng các công cụ điện tử”. Định nghĩa này rộng, coi hầu hết các hoạt động KD từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến những trao đổi thông tin EDI (Electronic Data Interchange) phức tạp đều là thương mại điện tử [34].