SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  164
VIỆN HÀN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH THỊ HẰNG
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA TÔN TRUNG SƠN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI, 2020
VIỆN HÀN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH THỊ HẰNG
TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA TÔN TRUNG SƠN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
Chuyên ngành: Triết học
Mã ngành: 92.29.001
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. PHẠM VĂN ĐỨC
HÀ NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính
chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trịnh Thị Hằng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN
ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến bối cảnh xã hội và tiền đề tư
tưởng cho sự hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn..........................6
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng của Tôn Trung Sơn
nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng..............................................12
1.3. Những công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị, ý nghĩa tư tưởng của Tôn
Trung Sơn và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam............................................24
1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu....................................................33
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA
TÔN TRUNG SƠN............................................................................................35
2.1. Bối cảnh xã hội Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .35
2.2. Nguồn gốc lý luận cho sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học của
Tôn Trung Sơn.....................................................................................................42
2.3. Con người và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn...........53
CHƢƠNG 3. TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔN TRUNG SƠN...........62
3.1. Tư tưởng triết học tự nhiên của Tôn Trung Sơn trong Tiến hóa luận.........62
3.2. Nhận thức luận của Tôn Trung Sơn qua thuyết “Tri nan hành dị”.............72
3.3. Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Tôn Trung Sơn trong Chủ nghĩa
Tam dân................................................................................................................83
CHƢƠNG 4. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA
TÔN TRUNG SƠN......................................................................................... 108
4.1. Giá trị, ý nghĩa trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận ......... 108
4.2. Giá trị và ý nghĩa của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn đối với thực tiễn
cách mạng Trung Quốc thời kỳ Cận đại ...........................................................118
4.3. Một số hạn chế của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn............................. 124
KẾT LUẬN...................................................................................................... 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 150
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Tôn Trung Sơn (1866-1925) là nhà cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc
cận đại, lãnh tụ của cách mạng Tân Hợi (1911) - cuộc cách mạng lật đổ chế độ
phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc để lập nên một chế độ mới.
Ông cũng là người đưa ra Chủ nghĩa Tam dân với những nội dung cơ bản là
dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Những tư tưởng của
Chủ nghĩa Tam dân không chỉ có ý nghĩa đối với phong trào cách mạng lúc đó,
mà còn có ý nghĩa đối với giai đoạn hiện nay. Tôn Trung Sơn không chỉ là lãnh
tụ của phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc của Trung Quốc,
mà còn là một nhà cải cách, một nhà tư tưởng, một nhà triết học với nhiều tư
tưởng sâu sắc.
Trong những năm đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc nói
chung, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nói riêng, đã ảnh hưởng lớn đến
phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam lúc đó, ảnh hưởng đến các nhà yêu
nước Việt Nam như Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, v.v.. Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong quá trình hoạt động cách mạng ở Trung Quốc đã từng tiếp xúc với
Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh cũng đánh giá rất cao tư tưởng của Tôn Trung
Sơn và “nguyện là học trò nhỏ của Tôn Trung Sơn”. Trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát huy những tư
tưởng của Tôn Trung Sơn vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc
nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn là hết sức quan trọng, không chỉ góp phần
làm rõ thêm giai đoạn đầu của cách mạng Việt Nam, mà còn giúp hiểu thêm tư
tưởng Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu và các nhà cách mạng Việt Nam khác.
Ở Đài Loan, Tôn Trung Sơn được xem là “Quốc phụ”, là lãnh tụ vĩ đại của
hòn đảo này. Việc tôn thờ Tôn Trung Sơn ở Đài Loan mang ý nghĩa về mặt
tinh thần rất lớn đối với người dân nơi đây. Không chỉ vậy, nghiên cứu những
2
học thuyết, tư tưởng của Tôn Trung Sơn, phát huy những giá trị tư tưởng của
ông trong xã hội hiện đại luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học. Bằng chứng là, nhiều viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về Tôn
Trung Sơn đã được thành lập ở Đài Loan và rất nhiều công trình, sách, các bài
nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng, học thuyết, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn đã được xuất bản. Ở Trung Quốc, thời gian gần đây nổi nên xu
hướng nghiên cứu tư tưởng của Tôn Trung Sơn với sự nghiệp hiện đại hóa,
cũng như những vấn đề trong xã hội hiện đại. Điều đó cho thấy, tư tưởng của
Tôn Trung Sơn ngoài những nội dung tư tưởng cách mạng, còn chứa đựng
nhiều giá trị dân chủ, pháp quyền, rất có ý nghĩa đối với giai đoạn hiện nay,
nhất là trong việc phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, v.v..
Ở Việt Nam, Tôn Trung Sơn đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trên một
số phương diện như giới thiệu về cuộc đời, thân thế sự nghiệp, về Chủ nghĩa
Tam dân, về cách mạng Tân Hợi, về ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn đối với cách
mạng Việt Nam và các nhà cách mạng tiền bối Việt Nam. Tuy nhiên, những
nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn còn chưa nhiều,
chủ yếu mới chỉ được đề cập một cách lồng ghép trong một số công trình.
Với mong muốn đi sâu tìm hiểu tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, chỉ
ra giá trị, ý nghĩa của những tư tưởng đó, nhằm góp phần bổ sung vào việc
nghiên cứu về Tôn Trung Sơn ở Việt Nam nói chung, cũng như việc nghiên
cứu tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn nói riêng, nghiên cứu sinh đã lựa
chọn đề tài “Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó” làm
đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu, làm rõ cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản của tư
tưởng triết học Tôn Trung Sơn, chỉ ra giá trị, ý nghĩa hiện thời của tư tưởng đó.
3
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ
như sau:
n t phân tích cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Tôn
Trung Sơn.
, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng
triết học của Tôn Trung Sơn.
, phân tích, đánh giá giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Triết học Tôn
Trung Sơn, đồng thời chỉ ra ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tư
tưởng triết học của ông nói riêng ở Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và giá trị, ý nghĩa của tư
tưởng đó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung làm sáng tỏ 3 nội dung cơ bản liên quan đến tư tưởng
triết học của Tôn Trung Sơn, đó là: 1/ Tư tưởng triết học tự nhiên của Tôn
Trung Sơn trong Tiến hóa luận; 2/ Nhận thức luận của Tôn Trung Sơn trong
Thuyết “Tri nan hành dị”; 3/ Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Tôn
Trung Sơn trong Chủ nghĩa Tam dân.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch s , nhất là các nguyên lý của chủ nghĩa Duy
vật lịch s về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về đấu tranh giai cấp, nhà nước và
cách mạng, về vai trò của cá nhân trong lịch s , v.v..
4
Luận án cũng dựa trên những thành quả nghiên cứu, những quan điểm
khoa học đã được thừa nhận của các nhà nghiên cứu đi trước về tư tưởng Tôn
Trung Sơn nói chung, tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn nói riêng.
Luận án cũng dựa trên các lý thuyết nghiên cứu, các cách tiếp cận phù
hợp với đề tài luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về các phương pháp cụ thể, luận án s dụng một hệ thống các phương
pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học như: Tổng hợp, phân tích, diễn dịch,
quy nạp, so sánh, đối chiếu, lôgíc và lịch s ,…
5. Đóng góp mới của luận án
Th nh t, luận án góp phần phân tích, làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng
triết học của Tôn Trung Sơn.
Th hai, luận án trình bày một số nội dung cơ bản trong tư tưởng triết
học của Tôn Trung Sơn như: 1/ Tư tưởng triết học tự nhiên của Tôn Trung Sơn
trong Tiến hóa luận; 2/ Nhận thức luận của Tôn Trung Sơn trong Thuyết “Tri
nan hành dị”; 3/ Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Tôn Trung Sơn trong
Chủ nghĩa Tam dân.
Th ba, luận án phân tích, chỉ ra giá trị và ý nghĩa tư tưởng triết học của
Tôn Trung Sơn; chỉ ra ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tư tưởng
triết học của ông nói riêng ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về tư tưởng
triết học của Tôn Trung Sơn, đồng thời chỉ ra hạn chế và ý nghĩa của nó đối với
cách mạng Trung Quốc giai đoạn cận đại, cũng như làm rõ những ảnh hưởng
của nó ở Việt Nam.
Luận án có thể s dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
giảng dạy và cho những người quan tâm đến vấn đề này.
5
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội
dung chính của luận án gồm 4 chương, 14 tiết.
6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trong thời gian qua, việc nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn nói chung
và tư tưởng triết học của ông nói riêng đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của
nhiều học giả ở Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cho đến thời
điểm hiện nay, chưa có một tác phẩm chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ
thống và khái quát về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Các công trình
nghiên cứu về Tôn Trung Sơn chủ yếu bàn về Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa
Tam dân, Tôn Trung Sơn với cách mạng Tân Hợi, ảnh hưởng của Tôn Trung
Sơn đối với các nhà yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, v.v., đặc biệt, các
công trình này đa phần được thể hiện trên các bài báo, tạp chí. Các công trình
nghiên cứu về Tôn Trung Sơn được đánh giá tổng quan theo 3 nhóm sau: 1/
Những công trình nghiên cứu liên quan đến bối cảnh xã hội và tiền đề tư tưởng
cho sự hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn; 2/ Những công trình
nghiên cứu về tư tưởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tư tưởng triết học của
ông nói riêng; 3/ Những công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị, ý nghĩa tư
tưởng của Tôn Trung Sơn và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam.
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến bối cảnh xã hội và
tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học của Tôn Trung Sơn
Trong phạm vi mà nghiên cứu sinh có thể tiếp cận được, có thể kể ra một
số công trình tiêu biểu như sau:
Cuốn ôn rung Sơn truyện (孙中山传) của Thượng Minh Hiên, Nxb
Bắc Kinh, 1985 (xuất bản lần đầu năm 1981) gồm 7 chương đã giới thiệu, phân
tích và tổng kết thực tiễn cách mạng và tư tưởng cách mạng của Tôn Trung
Sơn, đồng thời lý giải một cách toàn diện sự nghiệp cách mạng của ông, quá
trình đấu tranh phức tạp nhằm giải phóng nhân dân Trung Hoa khỏi chế độ
7
phong kiến thối nát. Tác giả nhấn mạnh, Tôn Trung Sơn đã dùng hết sức lực và
trí lực vì sự nghiệp cứu nước Trung Quốc, làm nên cống hiến to lớn đối với sự
nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Có thể nói, cuốn sách này cho
chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh và tương đối đầy đủ về cuộc đời và sự
nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, hiểu rõ hơn bối cảnh lịch s
Trung Quốc giai đoạn cận đại.
Cuốn Nghiên c u ôn rung Sơn (孙中山研究), gồm 2 tập, của Hội
Nghiên cứu Tôn Trung Sơn tỉnh Quảng Đông, Nxb Nhân dân Quảng Đông,
1989 đã tập hợp các bài nghiên cứu tiêu biểu về Tôn Trung Sơn được phát biểu
trong các cuộc Hội thảo khoa học do Hội Nghiên cứu Tôn Trung Sơn tỉnh
Quảng Đông tổ chức. Nội dung các bài nghiên cứu trong cuốn sách đã đề cập
đến rất nhiều nội dung liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng
của Tôn Trung Sơn, đặc biệt là giai đoạn ông đang hoạt động cách mạng tại
Quảng Đông, tiêu biểu như: Vị trí lịch sử củ Hưng rung Hội – Kỷ niệm 90
năm t àn lập tổ ch c Hưng rung Hội (Chương Khai Nguyên), Sự hợp tác
giữ ôn rung Sơn và Quốc tế cộng sản lần th nh t (Đinh Thân Tôn), Tôn
rung Sơn và cuộc vận động hộ pháp lần th nh t (Phương Thức Quang), Vị
trí củ ôn rung Sơn trong lịch sử phát triển văn m n rung Quốc (Ngô Hi
Chiêu), Lược bàn về mối quan hệ giữ ôn rung Sơn và ưởng Giới Thạch
(Châu Hưng Lương), Tôn Trung Sơn và quân p ệt Dắc Dương (Quách Kiếm
Lâm), M y v n đề về mối quan hệ giữa Quốc tế cộng sản và tổ ch c Quốc Dân
Đảng (A.N.Kartino), Cách mạng – kiến thiết – c u Trung Quốc: Ý chí của Tôn
rung Sơn (Hạ Diệc Phu),… Nhìn chung, nội dung cuốn sách chủ yếu tập hợp
và công bố những s liệu quan trọng liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt
động cách mạng của Tôn Trung Sơn.
Cuốn “ ư tưởng ôn rung Sơn và nền chính trị hiện đại” (孙中山思想
与现代政治) của Trương Trung Chính, Trần Anh Kiệt, Lý Nhạc Mục (chủ
8
biên), Nxb Thần Hân, Đài Bắc, Đài Loan, 2002. Trong cuốn sách này, các tác
giả đã dành chương đầu tiên (trong tổng số 16 chương) để trình bày một cách
chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, từ
hoàn cảnh gia đình, tình trạng hôn nhân, sự nghiệp học hành cho đến quá
trình tiến hành cách mạng kiến quốc. Theo các tác giả, lịch trình của cuộc
cách mạng kiến quốc được chia thành các thời kỳ như sau: Thời kỳ khởi
xướng cách mạng ngôn luận, thời kỳ Hưng Trung Hội, thời kỳ Đồng Minh
Hội, giai đoạn Quốc dân Đảng, thời kỳ Trung Hoa cách mạng Đảng, thời kỳ
Trung Quốc Quốc dân Đảng.
Năm 2006, nhân kỷ niệm 140 năm ngày sinh của Tôn Trung Sơn, Nxb
Đoàn kết ấn hành cuốn ôn rung Sơn đồ truyện 1866-1925 (孙中山图传
1866-1925) của Dương Bác Văn. Cuốn sách này đã tập hợp được nhiều nhất
các bức ảnh liên quan đến Tôn Trung Sơn cũng như những tài liệu ghi lại hầu
như toàn bộ những dấu ấn liên quan đến cuộc đời của ông. Có thể nói, đây là
một công trình ghi chép tương đối hoàn chỉnh về cuộc đời, gia đình và sự
nghiệp hoạt động cách mạng của ông.
Bài viết ôn rung Sơn và C ủ ng ĩ m dân của tác giả Phan Văn Các
(Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2006) trình bày quá trình hoạt động
cách mạng của Tôn Trung Sơn, sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Tam
dân. Theo tác giả, việc ôn lại tiểu s và tư tưởng của nhà yêu nước, nhà cách
mạng dân chủ vĩ đại Tôn Trung Sơn sẽ giúp cho chúng ta càng hiểu rõ hơn tại
sao Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam – lúc sinh
thời đã vô cùng khâm phục, từng so sánh ông với Khổng T , Giêsu, C.Mác. Hồ
Chí Minh còn khẳng định rằng “chủ nghĩa của bác sĩ Tôn Dật Tiên có ưu điểm
là phù hợp với tình hình của nước ta” và bản thân Hồ Chí Minh “tự nguyện làm
một người học trò nhỏ của các vị ấy”.
9
Tác giả Thi Hữu Tùng trong cuốn B vĩ n ân rung Quốc của thế kỷ XX
(Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) đã đề cập, phân tích và luận giải một
cách khách quan, khoa học về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng cùng
tư tưởng, phẩm chất và cá tính của ba nhân vật vĩ đại đã làm nên lịch s Trung
Quốc thế kỷ XX (Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình), đồng
thời so sánh ba con người đó, rút ra những ưu và nhược điểm trong đặc trưng
tính cách và con người họ. Đặc biệt, Thi Hữu Tùng còn trích dẫn nhiều nhận
xét, đánh giá và bình luận của các hãng thông tấn, báo chí quốc tế, các chính
khách và các nhà khoa học chính trị nổi tiếng trên thế giới về ba nhân vật này.
Theo tác giả, cuộc đời, tư tưởng và hành động của họ gắn liền với sự thịnh suy,
thay đổi và phát triển của lịch s Trung Quốc. Điều đặc biệt ở họ là phẩm chất,
tư tưởng, ý chí vươn lên mạnh mẽ vì đất nước và dân tộc. Dù phải vượt qua bao
sóng gió, gian khổ nhưng họ vẫn sống và lãnh đạo đất nước Trung Quốc qua
những bước thăng trầm của lịch s . Về nhân vật Tôn Trung Sơn, tác giả cuốn
sách khẳng định: Tiểu s của vị “quốc phụ” Tôn Trung Sơn (1866-1925) được
xếp là tương ứng với “Thời kỳ mô phỏng”) (Cách mạng dân chủ tư sản phương
Tây). Ông không chỉ là nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là nhà dân chủ vĩ đại, là vị
lãnh tụ tinh thần và có ảnh hưởng cá nhân cực kỳ to lớn. Ông là người suốt đời
kiên định với sứ mệnh cải tạo Trung Quốc, mạnh dạn vượt qua hàng rào chật
hẹp của nền dân chủ tư sản kiểu cũ, học tập Cách mạng Tháng Mười Nga, dựa
theo mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản, tiếp thu những tinh hoa của chủ nghĩa
Mác để cải tạo chủ nghĩa Tam dân của mình thành chủ nghĩa Tam dân mới,
nhất trí với cương lĩnh sơ thảo của những người cộng sản. Hơn nữa, những ý
tưởng về sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội cho một Trung Quốc trong
tương lai của ông đã trở thành một kiểu mẫu có thể tham khảo cho những
người cộng sản Trung Quốc trong quá trình xây dựng hiện đại hóa.
10
Bài viết ôn rung Sơn xây dựng các tổ ch c cách mạng trong cộng
đồng người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Hương (Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2011) cho chúng ta thấy được bức tranh toàn
cảnh về ảnh hưởng và vai trò của Tôn Trung Sơn đến quá trình xây dựng các tổ
chức cách mạng ở Việt Nam. Bài viết chỉ rõ, vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ
XX, Tôn Trung Sơn đã 6 lần đến Việt Nam tiến hành hoạt động cách mạng.
Mục đích là hướng tới quảng đại kiều bào ở đây, tuyên truyền, khơi dậy lòng
yêu nước và giác ngộ cách mạng cho họ. Trên cơ sở đó, xây dựng các tổ chức,
kêu gọi người Hoa ở Việt Nam toàn lực ủng hộ nhằm phát động khởi nghĩa vũ
trang phản Thanh. Có thể nói, các đoàn thể cách mạng trong thời kỳ đầu ở đây,
bất kể là phân hội Hưng Trung Hội hay Đồng Minh Hội đều được thành lập
dưới sự chủ trì hoặc quan tâm trực tiếp của Tôn Trung Sơn. Lịch s đã minh
chứng, việc Tôn Trung Sơn đích thân thành lập đoàn thể, chính đảng và tổ chức
đội ngũ cách mạng trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam là một
thành công lớn. Quảng đại người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam không phụ sự
kỳ vọng của ông, đã tích cực cống hiến và có những đóng góp quan trọng vào
sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn.
Năm 2011, Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân cho phép tái bản lần thứ 3
cuốn Khái luận tư tưởng ôn rung Sơn (孙中山思想概论) do Hồ Cương chủ
biên, Lưu Vĩ Quốc phó chủ biên (xuất bản lần đầu năm 2009). Trong 3 chương
đầu tiên của cuốn sách, tác giả đã tập trung tìm hiểu quá trình học tập, tham gia
hoạt động và lãnh đạo cách mạng của Tôn Trung Sơn, đồng thời giới thiệu chi
tiết một số phong trào cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, như: Cách mạng
Tân Hợi, Cách mạng lần 2, Cuộc vận động hộ pháp và chiến tranh hộ quốc,
hoạt động “liên Nga liên Cộng”,…
Trong cuốn sách Nghiên c u tư tưởng chính trị củ ôn rung Sơn (孙
中山政治思想研究), Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 2011, tác giả Vương Đức
11
Triệu đã tiến hành nghiên cứu, phân tích quá trình hoạt động cách mạng của
Tôn Trung Sơn (đặc biệt là thời kỳ Đồng Minh Hội) với tư cách cơ sở thực tiễn
cho sự hình thành tư tưởng cách mạng của ông. Theo tác giả, thời kỳ Đồng
Minh Hội chính là thời kỳ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành tư tưởng cách
mạng của Tôn Trung Sơn, giúp cho ông bắt đầu có niềm tin, tin tưởng vào sự
nghiệp cách mạng mà mình đang theo đuổi thực hiện. Đây cũng chính là thời
kỳ Tôn Trung Sơn đưa ra cương lĩnh của học thuyết Tam dân chủ nghĩa, bắt
đầu bàn đến vấn đề ngũ quyền phân lập và trình tự tiến hành cách mạng (sau
này quen gọi là “cách mạng phương lược”).
Trong bài viết Về nguyên n ân ôn rung Sơn đến Việt Nam tiến hành các
hoạt động cách mạng (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4/2015), tác giả
Nguyễn Thị Hương tiếp tục chỉ ra 5 lý do khiến Tôn Trung Sơn nhiều lần đến
Việt Nam và lưu lại trong một thời gian tương đối dài để tuyên truyền, thành
lập tổ chức, quyên góp kinh phí, vũ khí, xây dựng căn cứ và huy động lực
lượng tham gia khởi nghĩa, đó là: 1/ Vào thời cận đại, do phải đối diện với quân
địch trong ngoài hết sức lớn mạnh, Tôn Trung Sơn buộc phải thay đổi sách
lược – phát động cách mạng ở bên ngoài, lấy những nơi có đông người Hoa và
Hoa kiều sinh sống làm căn cứ, sau đó tấn công vào thế lực phong kiến đang
thống trị trong nước; 2/ Tư tưởng truyền thống “trung quân” của Nho giáo vẫn
ăn sâu trong tiềm thức của đa số người dân trong nước. Tôn Trung Sơn từng
thừa nhận, đa số họ đều hiểu biết nông cạn, tổ chức rời rạc, hoàn toàn không có
chỗ dựa, chỉ có thể trông đợi họ hưởng ứng chứ không thể lấy họ làm động lực
chính. Cho nên, Tôn Trung Sơn phát động cách mạng trong lực lượng người
Trung Hoa sống xa Tổ quốc, từ đó tác động vào trong nước để người trong
nước “dần dần tỉnh khỏi cơn mê”; 3/ Do cơ sở kinh tế của tư bản Trung Quốc
còn rất yếu, nên trước Cách mạng Tân Hợi, mỗi khi tổ chức khởi nghĩa vũ
trang, Tôn Trung Sơn đều phải bôn ba ở hải ngoại, kêu gọi người Hoa và Hoa
12
kiều cung cấp quân phí, vũ khí, lương thực; 4/ Do thấy được phần lớn người
Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam rất căm hận thực dân và phong kiến, có tư tưởng
yêu nước mãnh liệt, khao khát mong muốn tổ quốc dân chủ, giàu mạnh. Đây là
những nhân tố thuận lợi giúp Tôn Trung Sơn phát động cách mạng trong lực
lượng này; 5/ Do thấy được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Việt Nam, cùng
với điều kiện địa lý thuận lợi của Việt Nam – nơi có nhiều bà con người Hoa và
Hoa kiều sinh sống, tiện cho việc tiếp tế và tập trung lực lượng,… nên Tôn
Trung Sơn đã quyết định chọn Việt Nam làm một trong những căn cứ và “khởi
điểm” để tổ chức đấu tranh vũ trang. Tác giả bài viết khẳng định, những hoạt
động ấy của Tôn Trung Sơn đã góp phần thức tỉnh tinh thần hướng về quê
hương của cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam.
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng của Tôn
Trung Sơn nói chung và tƣ tƣởng triết học của ông nói riêng
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Tôn Trung Sơn
nói chung.
Có thể nói, cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng
của Tôn Trung Sơn nói chung. Trong khả năng cho phép, nghiên cứu sinh xin
được tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sau đây:
Cuốn sách “Ng ên c u Chủ ng ĩ t m dân” (三民主义研究) do Châu
Đạo Tề, Tôn Chấn, Phùng Hộ Tường chủ biên, được Trung ương văn vật cộng
ứng xã (Đài Bắc) ấn hành năm 1982: Cuốn sách gồm 4 phần: Tổng luận, chủ
nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Cuốn sách liệt kê
một cách hệ thống toàn bộ các bài nghiên cứu về chủ nghĩa tam dân của Tôn
Trung Sơn. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là bài nghiên cứu của Châu Đạo Tề về
vấn đề Ý ng ĩ t ờ đại của chủ ng ĩ dân quyền ôn rung Sơn và c ế độ
chính trị hiện hành của Trung Quốc. Trong bài viết này, Châu Đạo Tề đã trình
13
bày một cách khái quát những tư tưởng trung tâm của chủ nghĩa dân quyền
như: Tự do, bình đẳng, hiến pháp ngũ quyền, quyền năng khu phân, v.v..
Trong bài viết Tìm hiểu “c ủ ng ĩ dân quyền” củ ôn rung Sơn (Tạp
chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2001), tác giả Nguyễn Huy Quý đã phân tích
những nội dung cơ bản trong chủ nghĩa dân quyền của Tôn Trung Sơn, trên cơ
sở đó nhấn mạnh một số điểm quan trọng của nó, như vấn đề về bản chất giai
cấp và vai trò lãnh đạo của chính quyền cách mạng, về trình tự thực hiện dân
chủ, về cơ chế dân chủ “ngũ quyền phân lập”, về khái niệm “tự do” và “bình
đẳng”. Theo tác giả, “chủ nghĩa dân quyền” nói riêng và “chủ nghĩa tam dân”
nói chung của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng rất lớn trong lịch s Trung Quốc,
có nhiều điểm tương đồng với cách mạng ở nhiều nước có bối cảnh lịch s và
xã hội tương tự như Trung Quốc, đồng thời gợi mở những suy nghĩ trong khi
giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, những suy nghĩ về tư tưởng đổi mới trong quá trình hoàn thiện
nên dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Trong cuốn “ ư tưởng ôn rung Sơn và nền chính trị hiện đại” (孙中山
思想与现代政治) do Trương Trung Chính, Trần Anh Kiệt, Lý Nhạc Mục chủ
biên (Nxb Thần Hân, Đài Bắc, Đài Loan, 2002), các tác giả tập trung phân tích
một số nội dung trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn và làm rõ ảnh hưởng của
nó đến quá trình xây dựng một nền chính trị hiện đại ở Trung Quốc. Có thể kể
ra một số nội dung chủ yếu sau: Chủ nghĩa Tam dân và quá trình hiện đại hóa
Trung Quốc, quyền tự do và quyền bình đẳng, hiến pháp ngũ quyền, vấn đề
dân sinh và nguyên tắc của chủ nghĩa Dân sinh, biện pháp cải cách ruộng đất,
cách thức giải quyết vấn đề tư bản, mối quan hệ giữa chủ nghĩa Dân tộc và
nguyên tắc dân tộc tự quyết,…
Cuốn sách Quốc phụ tư tưởng (国父思想) do Đồ T Lân, Lâm Kim Triều
chủ biên (Tam dân thư cục ấn hành, Đài Bắc, Đài Loan, 2002) có 5 chương,
14
chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn với 3 nội
dung là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Cũng
giống như các cuốn sách vừa nêu trên, nội dung cuốn sách này tiếp tục đề cập
đến nhiều vấn đề như: Nội hàm cơ bản của dân quyền, ý nghĩa và thực chất của
chủ nghĩa dân quyền, tự do một cách hợp lý, bình đẳng một cách chân chính,
quyền năng khu phân, hiến pháp ngũ quyền, v.v..
Trong cuốn Nghiên c u tư tưởng Tôn Trung Sơn (孙中山思想研究) của
Vương Hiểu Ba (Nxb Vấn Tân Đường, Đài Bắc, 2003), trên cơ sở làm rõ
những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn như: Chủ nghĩa Tam
dân và các cuộc vận động cứu nước, chủ nghĩa dân tộc và vấn đề giải phóng
dân tộc, chủ nghĩa đế quốc và điều ước bất bình đẳng, vấn đề hòa bình thống
nhất của Trung Quốc, vấn đề dân chủ, chủ nghĩa xã hội và chính sách “liên nga
liên cộng”, vấn đề tư bản và ruộng đất, chủ nghĩa dân sinh,…, tác giả đã chỉ ra
mục đích, thực tiễn và ý nghĩa của tư tưởng Tôn Trung Sơn. Tác giả khẳng
định, tư tưởng của Tôn Trung Sơn có nội dung hết sức phong phú và sâu sắc.
Bài viết ư tưởng cận đại hóa củ ôn rung Sơn – Quá trình hình
thành, phát triển của tác giả Đào Duy Đạt (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số
5/2006) đã làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng cận đại hóa qua chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, như: 1/ Phê phán chế độ chuyên chế phong
kiến, đề xướng “cách mạng chính trị”, xây dựng nhà nước theo chế độ dân chủ
cộng hòa. Đó là tiền đề thực hiện cận đại hóa; 2/ Phê phán chính sách bế quan
tỏa cảng phong kiến, đề xướng “chủ nghĩa khai phóng”, phát triển công thương
nghiệp. Đó là hạt nhân của cận đại hóa; 3/ Phê phán chủ nghĩa chuyên chế văn
hóa, đề xướng tự do tư tưởng, đẩy mạnh giải phóng tư tưởng con người. Theo
tác giả, tư tưởng cận đại hóa của Tôn Trung Sơn chứa đựng nhiều yếu tố đặc
sắc nhất, hoàn chỉnh nhất, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch s tư tưởng Trung
Quốc, là tài sản vô cùng quý giá của nhân dân Trung Quốc. Nội dung tư tưởng
15
của ông biểu hiện một tư duy phức hợp, sâu sắc và cao xa, thấm đượm lý tính
về một quốc gia cận đại, trên tinh thần dung hợp văn hóa và ý thức dự báo xã
hội. Bởi vậy, tư tưởng Tôn Trung Sơn vẫn mãi là tấm gương sáng trong lịch s
cận – hiện đại hóa Trung Quốc, và chính vì thế, nó luôn đem lại cho hậu thế
những suy nghĩ, liên tưởng mang hơi thở thời đại.
Bài viết Từ Chủ ng ĩ t m dân củ ôn rung Sơn đến tư tưởng xã hội
chủ ng ĩ à ò của Hồ Cẩm Đào của PGS.TS. Trần Lê Bảo (Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 7/2007) trình bày những nét cơ bản nhất về chủ
nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, trên cơ sở đó chỉ ra sự tương đồng và dị
biệt giữa tư tưởng Tam dân và tư tưởng xã hội chủ nghĩa hài hòa của Hồ Cẩm
Đào. Theo tác giả, Chủ nghĩa Tam dân với 3 nội dung lớn là chủ nghĩa dân tộc,
chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa yêu nước, giúp đưa
Trung Quốc lên địa vị quốc tế bình đẳng, địa vị chính trị bình đẳng, địa vị kinh
tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc tồn tại mãi mãi trên thế giới. Bài viết khẳng
định, đóng góp lớn lao của Tôn Trung Sơn, trong đó có Chủ nghĩa Tam dân đối
với quá trình cách mạng của Trung Quốc là vô cùng to lớn, nó chẳng những là
cương lĩnh, là mục tiêu của nhiều cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở nhiều nước
thuộc địa, trong đó có Việt Nam thời bấy giờ, mà còn thúc đẩy quá trình cận
đại hóa xã hội Trung Quốc. Mặt khác, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
và tư tưởng chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa hài hòa của Hồ Cẩm Đào đều nảy
sinh từ nhu cầu của những điều kiện lịch s - xã hội nhất định, đại diện cho
nguyện vọng của hàng trăm triệu người dân Trung Hoa và là sự kết tinh của
văn hóa truyền thống Trung Hoa với tinh hoa văn hóa thế giới. Hai tư tưởng
chính trị này mặc dù cách xa nhau gần 100 năm, chúng có những nét tương
đồng và dị biệt, song cũng có sự kế thừa và đổi mới theo yêu cầu của thời đại.
Những kinh nghiệm được và chưa được của hai tư tưởng này đã từng ảnh
hưởng đến tư tưởng của các nhà cách mạng Việt Nam thế kỷ trước, và có thể
16
bổ ích cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như việc thực hiện
mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội – dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Huy Quý trong bài viết Tìm hiểu “c ủ ng ĩ dân
quyền” củ ôn rung Sơn ( n trong cuốn Nguyễn Huy Quý, Nghiên c u
Trung Quốc học - Những bài viết chọn lọc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2008), tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Tôn
Trung Sơn về Chủ nghĩa dân quyền, đặc biệt là vấn đề dân chủ - vấn đề cốt lõi
nhất. Theo tác giả, dân chủ trong quan điểm của Tôn Trung Sơn không phải chỉ
là dân chủ về chính trị mà quan trọng hơn là dân chủ về kinh tế. Tôn Trung Sơn
cho rằng, mục đích của cách mạng là đem lại quyền làm chủ cho nhân dân.
Cũng trong công trình này, tác giả đã đề cập đến cơ chế dân chủ “ngũ quyền
phân lập”. Đây là mẫu hình mà theo Tôn Trung Sơn là phù hợp với điều kiện
của Trung Quốc.
Bài viết Một số nộ dung cơ ản trong tư tưởng dân sinh của Tôn Trung
Sơn của GS.TS. Nguyễn Tài Thư (Tạp chí Triết học, số 12/2008) tập trung
phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn,
như: 1. Mưu cầu dân sinh là nguồn gốc của tiến hóa lịch s ; 2. Các nhu cầu
sống của con người (ăn, mặc, ở và đi lại) là vấn đề cơ bản của dân sinh; 3.
Giảm bớt sự bất công và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự bất công là hai cấp độ
trong việc giải quyết vấn đề dân sinh; 4. Thế giới “đại đồng” – lý tưởng của
chủ nghĩa dân sinh. Theo tác giả, tư tưởng dân sinh hay Chủ nghĩa dân sinh là
tân thuyết cách mạng của Tôn Trung Sơn. Nó đã cùng với chủ nghĩa dân tộc,
chủ nghĩa dân quyền trong Chủ nghĩa Tam dân của ông làm nên thắng lợi của
cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và củng cố thành quả của cuộc cách mạng
đó. Nó đã vạch ra con đường cho nhân dân Trung Quốc đương thời phát triển
kinh tế, cải tạo xã hội, để tiến tới một xã hội ấm no, hạnh phúc. Tuy còn có
17
những hạn chế khó tránh, nhưng đó là một lý thuyết chứa đựng nhiều yếu tố có
giá trị lý luận và thực tiễn mà ông để lại cho Trung Quốc và thế giới, nó cần
được trân trọng và khai thác, phát huy những giá trị hợp lý.
Bài viết ư tưởng dân chủ trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cận đại của
tác giả Nhâm Thị Thanh Lý (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9/2010) bước
đầu đề cập đến sự ra đời của tư tưởng dân chủ giai cấp tư sản của Tôn Trung
Sơn. Tác giả chỉ rõ, bước sang thế kỷ XX, Tôn Trung Sơn là người đề xuất
phương án thành lập nước dân chủ cộng hòa giai cấp tư sản sớm nhất. Năm
1894, khi soạn lời thề gia nhập Hưng Trung Hội, Tôn Trung Sơn đề ra khẩu
hiệu “sáng lập chính phủ hợp chúng”, biểu thị muốn từ bỏ chế độ chính trị quân
chủ lập hiến, mô phỏng chế độ dân chủ cộng hòa của Mỹ. Tư tưởng dân quyền
trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn chính là sự thể hiện tập trung tư
tưởng dân chủ giai cấp tư sản Trung Quốc.
Cuốn Từ K ng Lương đến ôn rung Sơn – Nghiên cứu lý luận và thực
tiễn nền hiến chính giai đoạn Thanh mạt Dân sơ (从康梁到孙中山-清末民初
宪政理念与实践研究) của Ngô Ái Bình (Nxb Nhân dân Thiên Tân, 2011) tập
trung tìm hiểu diễn tiến về mặt lý luận và thực tiễn của nền hiến chính từ
Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đến Tôn Trung Sơn, như: Vài nét lý luận về
nền hiến chính giai đoạn Thanh mạc Dân sơ, cơ sở triết học của việc “thay đổi
nền hiến chính”, diễn tiến của tư tưởng dân quyền, lực chọn mô hình hiến
chính: hiến chính quân chủ hay cộng hòa dân chủ, lựa chọn con đường thực
hiện hiến chính,… Với những nội dung về vấn đề hiến chính, cuốn sách đã
giúp cho bạn đọc thấy được bức tranh toàn cảnh về quá trình diễn tiến, sự lựa
chọn mô hình hiến chính và con đường thực hiện hiến chính từ Khang Hữu Vi,
Lương Khải Siêu đến Tôn Trung Sơn.
Bài viết Tìm hiểu tư tưởng đối ngoại mở cửa củ ôn rung Sơn của tác
giả Đào Duy Đạt (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 12/2011) chủ yếu bàn
18
đến những nội dung cơ bản trong tư tưởng đối ngoại mở c a của Tôn Trung
Sơn, như: Chủ trương “Khai phóng chủ nghĩa”, học tập phương Tây, khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ đi tu nghiệp nước ngoài, cho
phép người nước ngoài đến Trung Quốc đầu tư vào các ngành công thương, ...
trên cơ sở bảo toàn chủ quyền. Có thể khẳng định, tư tưởng đối ngoại mở c a
là bộ phận cấu thành hữu cơ, không thể tách rời với chủ nghĩa yêu nước Tôn
Trung Sơn.
Năm 2013, Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tây ấn hành cuốn Tôn Trung
Sơn và nền pháp trị của Trung Quốc – Nghiên c u tư tưởng pháp trị của Tôn
rung Sơn (孙中山与中国法治---孙中山法治思想研究) do Tưởng Tiên Tiến
và Phùng Kính Hoa chủ biên, Mạc Vạn Hữu, Âu Dương Bạch Quả và Lục Văn
Học phó chủ biên. Cuốn sách tập hợp 48 bài nghiên cứu và chia theo 5 chủ đề:
1/ Tổng luận về tư tưởng pháp trị của Tôn Trung Sơn; 2/ Lý luận hiến chính và
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn; 3/ Tư tưởng của Tôn Trung Sơn về các
bộ luật cụ thể; 4/ Tư tưởng thay đổi chế độ tư pháp của Tôn Trung Sơn và thực
tiễn pháp trị; 5/ Các chuyên đề khác. Có thể nói, cuốn sách chủ yếu bàn về
những nội dung cơ bản liên quan đến tư tưởng pháp trị của Tôn Trung Sơn mà
không đề cập trực tiếp đến tư tưởng triết học của ông.
Trong cuốn sách Nghiên c u tư tưởng kiến thiết xã hội của Tôn Trung
Sơn (孙中山社会建设思想研究), Nxb Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, 2014,
tác giả Lâm Gia Hữu đã đề cập đến rất nhiều nội dung liên quan đến tư tưởng
kiến thiết xã hội của Tôn Trung Sơn như: Cơ sở lý luận cho sự hình thành tư
tưởng kiến thiết xã hội, vấn đề nhận thức và cải tạo xã hội truyền thống Trung
Quốc, ý thức chính trị xã hội và vấn đề biến đổi xã hội, vấn đề xây dựng kinh tế
và phúc lợi xã hội, phát triển khoa học và sự chuyển mình của xã hội, nhân sinh
quan tôn giáo và cải tạo nho học, tư tưởng thế giới đại đồng và trật tự mới của
xã hội,… Tác giả nhấn mạnh, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những nội dung
19
này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và giới học thuật
của Trung Quốc giai đoạn hiện đại hiểu sâu hơn về tư tưởng của Tôn Trung
Sơn cũng như những cống hiến vĩ đại của ông.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của Tôn
Trung Sơn.
Trong lịch s , Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ với nhau trên rất
nhiều phương diện. Có thể nói, tư tưởng triết học của Trung Quốc đã ảnh
hưởng rất nhiều đến Việt Nam qua các thời đại. Học thuyết Tôn Trung Sơn đã
tác động khá rõ rệt đến phong trào yêu nước của giai cấp tư sản và tiểu tư sản
cách mạng ở nước ta. Muốn hiểu sâu hơn về các phong trào ấy, chúng ta không
thể không tìm hiểu tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Với mục đích cung
cấp tài liệu tham khảo cho bạn đọc, tháng 10 năm 1962, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội, đã dịch và xuất bản quyển ư tưởng triết học ôn rung Sơn (孙中山
哲学思想) của Vương Học Hoa do Nxb Nhân dân Thượng Hải xuất bản năm
1960. Có thể xem, đây là một trong số ít công trình chuyên về tư tưởng triết
học của Tôn Trung Sơn được dịch ra tiếng Việt. Công trình này đề cập đến sự
hình thành thế giới quan của Tôn Trung Sơn, có thể khái quát qua ba giai đoạn:
G đoạn 1. Cuối thế kỷ XIX trở về trước: tiếp thu có phê phán lý tưởng đại
đồng của các Nho gia Trung Quốc, tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng
nông nghiệp của Thái Bình Thiên Quốc; tiếp thu những tri thức khoa học tự
nhiên của phương Tây và học thuyết xã hội của giai cấp tư sản; G đoạn 2. Từ
đầu thế kỷ XX đến Cách mạng t áng Mười và cuộc vận động Ngũ t trở về
trước. Đây là thời kỳ hình thành về cơ bản thế giới quan: lấy thực tiễn cách
mạng phong phú làm nguồn trực tiếp; tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng xã hội
chủ nghĩa: ảnh hưởng lớn nhất: tư tưởng chủ nghĩa xã hội chủ quan của bọn
theo chủ nghĩa cải lương xã hội Hăngri Gioócgiơ; G đoạn 3. Từ cuộc Cách
mạng t áng Mười và cuộc vận động Ngũ trở về sau: đây là giai đoạn tiếp
20
thu sự giúp đỡ của Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, định nghĩa lại chủ
nghĩa tam dân. Nhận xét về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, tác giả cuốn
sách cho rằng: Tư tưởng triết học của ông gồm có nhiều yếu tố duy tâm chủ
nghĩa và thường biểu hiện thành hình thức nhị nguyên luận nghiêng ngả giữa
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Tôn Trung Sơn có nhận thức tương
đối chính xác đối với vấn đề “trước sau của biết và làm”, do đó, ông đặc biệt
coi trọng thực tiễn, nhấn mạnh việc không biết vẫn có thể làm (hành động).
Ông cho rằng, lý do người xưa tiến bộ rất nhiều là ở chỗ đã thực hành, đã thực
hành thì có thể biết, đạt đến chỗ biết rồi tức là đã tiến bộ” (Biết khó làm dễ).
Cuốn Nghiên c u tư tưởng ôn rung Sơn (孙中山思想研究) của tác giả
Trương Lỗi (Trung Hoa Thư cục xuất bản xã, Bắc Kinh, 1981) gồm 4 chương,
trong đó 3 chương đầu tiên, tác giả tập trung trình bày 3 nội dung lớn trong
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, lần lượt là: Tư tưởng chủ nghĩa
dân tộc, tư tưởng chủ nghĩa dân quyền, tư tưởng chủ nghĩa dân sinh. Riêng
chương 4 với chủ đề “Lý luận của Chủ nghĩa Tam dân – cơ sở triết học”,
tác giả đã luận giải một số nội dung có liên quan đến tư tưởng triết học của
Tôn Trung Sơn gồm: Quan niệm về tính phổ biến của sự phát triển tiến hóa
- nội dung cơ bản của phương pháp luận trong tư tưởng triết học của Tôn
Trung Sơn, quan niệm về tự nhiên, nhận thức luận mang khuynh hướng chủ
nghĩa duy vật, quan điểm lịch s xã hội – “dân sinh s quan”. Trên cơ sở
đó, tác giả đã bước đầu đưa ra một số nhận định, đánh giá về tư tưởng triết
học của Tôn Trung Sơn. Theo tác giả, tư tưởng triết học của Tôn Trung
Sơn chủ yếu gồm 2 bộ phận là quan điểm về tự nhiên và nhận thức luận.
Mặc dù tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn đa phần mang tính chất duy
vật chủ nghĩa, song, do bị giới hạn bởi thời đại và giai cấp nên đã khiến
cho nội dung tư tưởng triết học của ông thiếu tính thống nhất, có lúc nghiêng
ngả giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
21
Cũng trong năm 1981, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc cho ấn
hành cuốn ư tưởng triết học củ ôn rung Sơn (孙中山哲学思想) của tác
giả Tiêu Vạn. Tác giả cuốn sách đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ rất nhiều
nội dung liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, như vấn đề khởi
nguồn của vũ trụ, mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, vấn đề nhận thức
luận,… Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra đặc điểm của tư tưởng triết học Tôn Trung
Sơn, đồng thời đưa ra một số nhận định, đánh giá về ý nghĩa và hạn chế trong
tư tưởng đó. Có thể nói, cuốn sách này là một trong những tài liệu tham khảo
quan trọng đối với nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án.
Cuốn Nghiên c u tư tưởng triết học củ ôn rung Sơn (孙中山哲学思
想研究) của Vĩ Kiệt Đình, Nxb Nhân dân Hồ Nam, 1985 (xuất bản lần đầu
năm 1981), tập trung tìm hiểu những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học
của Tôn Trung Sơn. Cụ thể, trên cơ sở những luận bàn về bước chuyển biến từ
Chủ nghĩa Tam dân cũ sang Chủ nghĩa Tam dân mới của Tôn Trung Sơn, tác
giả đã làm sáng tỏ quan niệm của Tôn Trung Sơn về tự nhiên, về phạm trù vật
chất, mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, về cái gọi là thuyết “Sinh
nguyên”, nhận thức luận, quan điểm về quá trình phát triển của lịch s xã hội.
Tác giả khẳng định, tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn là vũ khí lý luận của
phái cách mạng, tức giai cấp tư sản Trung Quốc dùng để tiến hành đấu tranh
cách mạng. Cũng theo tác giả công trình này, quá trình hình thành tư tưởng
triết học của Tôn Trung Sơn hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, mà được
quyết định bởi đặc điểm thời đại Tôn Trung Sơn sống, bởi trình độ phát triển
lực lượng sản xuất xã hội, chế độ kinh tế, đấu tranh giai cấp và phát triển văn
hóa, khoa học lúc bấy giờ. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu một cách
có hệ thống và tương đối đầy đủ tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn ở Trung
Quốc cho đến thời điểm lúc bấy giờ (thời gian xuất bản cuốn sách này).
22
Cuốn Nghiên c u tư tưởng ôn rung Sơn (孙中山思想研究) của Lưu
Hưng Hoa, Lưu Nhân Khôn (Nxb Nhân dân Hắc Long Giang, 2007), ngoài
việc làm rõ 3 nội dung lớn trong Chủ nghĩa Tam dân (Chủ nghĩa Dân tộc, Chủ
nghĩa Dân quyền và Chủ nghĩa Dân sinh), các tác giả còn phân tích một số nội
dung khác như: Vấn đề quân sự, giáo dục, ngoại giao, khoa học và tư tưởng
triết học của Tôn Trung Sơn. Về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, các tác
giả đã bước đầu luận giải những nội dung liên quan đến tư tưởng Tôn Trung
Sơn như vấn đề về nguồn gốc hình thành nên vũ trụ và con người, mối quan hệ
“tri - hành”, điều kiện lịch s và bối cảnh xã hội cho sự ra đời của quan điểm
lịch s về vấn đề dân sinh hay còn gọi là “dân sinh s quan”. Tuy vậy, những
nội dung liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn được các tác giả
trình bày còn sơ lược.
Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2009 do PGS,TS. Nguyễn Tài Đông làm chủ
nhiệm có tên ư tưởng triết học cơ ản củ ôn rung Sơn trong c ủ ng ĩ
tam dân và ản ưởng của nó tới Việt Nam: Với kết cấu gồm 3 chương, đề tài
đã làm rõ được nội dung Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, quan niệm
của Tôn Trung Sơn về chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa dân
sinh; phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa tam dân đối với các nhà cách mạng
tiền bối của Việt Nam, đặc biệt là với Chủ tịch Hồ Chí Minh và giá trị đương
đại của nó trong bối cảnh Việt Nam đổi mới và phát triển.
Năm 2011, Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân cho phép tái bản lần thứ 3
cuốn Khái luận tư tưởng ôn rung Sơn (孙中山思想概论) do Hồ Cương chủ
biên, Lưu Vĩ Quốc phó chủ biên (xuất bản lần đầu năm 2009). Trong cuốn sách
này (chương 7), tác giả có bàn về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn với 3
nội dung chính: Thuyết tiến hóa luận và điểm đặc sắc của nó, học thuyết tri
hành, quan điểm lịch s về vấn đề dân sinh. Mặc dù những nội dung này mới
chỉ được tác giả cuốn sách trình bày một cách sơ lược, song, có thể nói, đây là
23
tài liệu tham khảo cần thiết đối với tác giả luận án trong quá trình luận giải
những nội dung cơ bản liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn.
Năm 2014, Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tây ấn hành cuốn Nghiên c u
tư tưởng quản lý công củ ôn rung Sơn (孙中山公共管理思想研究) do
Trần Á Huy, Đặng Tuyết Lâm, Bốc Tịnh Kháp chủ biên. Cuốn sách tập hợp 18
bài viết theo 2 chủ đề: 1/ Tư tưởng quản lý công của Tôn Trung Sơn: Những
vấn đề lý luận; 2/ Tư tưởng quản lý công của Tôn Trung Sơn: Những vấn đề
thực tiễn. Trong số 18 bài viết, đáng chú ý là bài viết của tác giả Tưởng Tiên
Tiến với chủ đề Phản tư “c ủ ng ĩ ” và g ả p óng tư tưởng – những gợi ý
mới trong học thuyết “tr n n àn dị” củ ôn rung Sơn. Trong bài viết này,
tác giả có đề cập đến những nội dung cơ bản trong học thuyết “tri nan hành dị”
của Tôn Trung Sơn và chỉ ra những gợi ý mới của nó. Theo tác giả, học thuyết
“tri nan hành dị” là nội dung quan trọng trong tư tưởng triết học của Tôn Trung
Sơn, là sự phát triển và cống hiến quan trọng đối với vấn đề nhận thức luận.
Học thuyết này nhấn mạnh: “Làm dễ biết khó”, “làm trước biết sau”.
Cuốn Trung Quốc tư tưởng sử luận (中国思想史论) của tác giả Lý Trạch
Hậu (Người dịch: Nguyễn Quang Hà), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2015, đã luận
bàn về tư tưởng Tôn Trung Sơn, gồm: Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân
quyền, chủ nghĩa dân sinh, tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Về vấn đề tư
tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, tác giả đã tập trung phân tích một số nội
dung cơ bản như: Luận tiến hóa và thuyết “sinh nguyên”, học thuyết “tri nan,
hành dị” và dân sinh s quan. Tuy nhiên, có thể thấy, chỉ gói gọn với số lượng
15 trang, phần nội dung về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn chưa được tác
giả phân tích một cách chi tiết và có hệ thống.
24
1.3. Những công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị, ý nghĩa tƣ tƣởng
của Tôn Trung Sơn và ảnh hƣởng của nó đối với Việt Nam
Bài viết Cách mạng Tân Hợi – 90 năm s u n ìn lại của Vũ Dương Ninh
(Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2001) giúp chúng ta nhìn lại để suy tư
về cuộc cách mạng của nhà lãnh đạo kiệt xuất Tôn Trung Sơn, cũng như làm rõ
những giá trị trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Tác giả bài viết một lần nữa
khẳng định, cuộc cách mạng Tân Hợi đã tấn công trực diện vào chế độ phong
kiến nhằm lật đổ triều Thanh, thiết lập chế độ Dân Quốc theo những nguyên tắc
và thiết chế của nhà nước tư sản. Đây được xem là điểm mới, điểm ưu việt
trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn với ý định đưa Trung Quốc đi vào quỹ đạo
của chủ nghĩa tư bản, qua đó, bảo vệ nền độc lập của đất nước, xây dựng chế
độ dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân. Cuộc cách mạng Tân Hợi đã truyền
tiếng vang lớn góp phần làm thức tỉnh tinh thần và chiều hướng đấu tranh của
nhân dân nhiều nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng tư tưởng Tôn
Trung Sơn lan tỏa vùng Đông Nam Á mà Việt Nam là nơi ông đã tới, là nơi
tiếp nhận khá sâu sắc học thuyết của ông.
Tương tự, bài viết Nhận th c về ý ng ĩ lịch sử tư tưởng Cách mạng Tân
Hợi 1911 của tác giả Nguyễn Văn Hồng (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số
5/2001) làm rõ ý nghĩa lịch s của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đối với
Trung Quốc nói riêng và các nước châu Á nói chung, trong đó có Việt Nam.
Theo tác giả, hành động cách mạng và tư tưởng của Tôn Trung Sơn đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng ở Việt Nam giai đoạn cận đại.
Bài viết Mối quan hệ giữ ôn rung Sơn và Các mạng Tân Hợi Trung
Quốc với Phan Bội Châu và cách mạng Việt N m đầu thế kỷ XX (trích trong
bản thảo cuốn Lịch sử quan hệ Trung – Việt thời cận đại) (Tạp chí Nghiên cứu
Trung Quốc, số 5/2001) của tác giả Chương Thâu, người nhiều năm nghiên
cứu Phan Bội Châu đã trình bày sơ lược mối quan hệ giữa Tôn Trung Sơn và
25
cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, thể hiện ở những ảnh hưởng của cách
mạng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam và
những ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam đối với Tôn Trung Sơn cũng như
đối với cách mạng Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề tư tưởng của Tôn Trung Sơn
ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam trong giai đoạn sau còn là một vấn đề
cần nghiên cứu tiếp và chưa được tác giả làm rõ trong bài viết này.
Cuốn Cách mạng Tân Hợi – 90 năm s u n ìn lại (1911-2001) của Trung
tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung Tâm Khoa học xã hội và Nhân văn
Quốc gia (nay là Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học
xã hội Việt Nam) (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002), là cuốn sách đầu tiên
đề cập tương đối nhiều đến chủ nghĩa tam dân được xuất bản tại Việt Nam.
Cuốn sách này đã tập hợp các bài viết tiêu biểu tham dự Hội thảo Khoa học
chào mừng 90 năm Cách mạng Tân Hợi do Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc
tổ chức. Trong cuốn sách có nhiều bài viết về những nội dung cơ bản trong
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, như bài: Chủ ng ĩ Dân quyền của
ôn rung Sơn trong t ến trình cận đại hóa Trung Quốc của Đào Duy Đạt, Ảnh
ưởng củ ôn rung Sơn và C ủ ng ĩ m dân ở Việt Nam của Nguyễn
Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chủ ng ĩ m dân củ ôn rung Sơn của
Đỗ Tiến Sâm, v.v.. Các bài viết đã tập trung trình bày trực tiếp về vấn đề Chủ
nghĩa Tam dân và ý nghĩa lịch s của nó, cùng với mối quan hệ và ảnh hưởng
lẫn nhau giữa Cách mạng Tân Hợi với phong trào cách mạng Việt Nam những
năm đầu thế kỷ XX.
Bài viết Chủ ng ĩ dân s n củ ôn rung Sơn và ý ng ĩ lịch sử của
tác giả Chu Thùy Liên (Trích trong Luận văn thạc sĩ “Chủ ng ĩ m dân của
ôn rung Sơn và ý ng ĩ lịch sử” năm 2005), Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 5/2005, đã chỉ ra rằng: Chủ nghĩa Dân sinh – một trong ba nội dung
lớn của Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn – với những chủ trương về
26
bình quân địa quyền, người cày có ruộng, tiết chế tư bản,… nhằm đảm bảo
những nhu cầu dân sinh tối thiểu cho người dân được Tôn Trung Sơn đánh giá
ngang hàng với cuộc cách mạng xã hội, là nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong học thuyết Tam dân, bởi theo ông: “Dân sinh là đời sống của nhân
dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng”.
Trong bài viết ôn rung Sơn với Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 6/2005), tác giả Chương Thâu khẳng định, Chủ nghĩa Tam dân của
Tôn Trung Sơn với những yếu tố tiến bộ, thích hợp (chống đế quốc và chống
quân phiệt một cách rõ rệt, tuyên bố đoàn kết với các dân tộc bị áp bức ở các
nước thuộc địa và giai cấp vô sản quốc tế, đồng tình với cách mạng Nga) đã có
ảnh hưởng tốt đến cách mạng Việt Nam, trong giai đoạn cách mạng Dân tộc –
Dân chủ cũng như trong Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
Trong bài viết ôn rung Sơn – Hồ Chí Minh: Mố đồng cảm lịch sử và
thờ đại (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2006), tác giả Nguyễn Văn
Hồng cho rằng, sự gặp gỡ của Hồ Chí Minh và Tôn Trung Sơn được bắt nguồn
từ sự đồng cảm với nỗi khổ dân tộc bị nô dịch, đồng cảm trong mục đích đấu
tranh suốt đời cho độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Sự đồng cảm lớn
của hai lãnh tụ dân tộc ở châu Á là sự đồng cảm của nhân sinh quan nhân văn
vĩ đại: Vì hạnh phúc của nhân dân.
Cuốn sách ôn rung Sơn – Cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam –
Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Viện Khoa học xã hội Việt
Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), (Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2008), tập hợp những tham luận trong Hội thảo khoa học nhân kỷ
niệm lần thứ 140 năm ngày sinh Tôn Trung Sơn (1866-2006) và 95 năm Cách
mạng Tân Hợi (1911-2006) nhằm nhìn nhận một cách khách quan và sâu sắc
hơn về Tôn Trung Sơn, Cách mạng Tân Hợi, giá trị lịch s của tư tưởng chủ
nghĩa Tam dân và ảnh hưởng qua lại giữa phong trào cách mạng của hai nước
27
Việt Nam – Trung Quốc đầu thế kỷ XX cũng như hiện nay. Tại đây, các nhà
nghiên cứu đã thêm một lần nữa tìm hiểu sâu hơn về học thuyết tam dân của
Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó trong thời hiện đại, có thể kể tên một số bài
nghiên cứu sau: “ ôn rung Sơn với chủ ng ĩ m dân” (Phan Văn Các),
“Phan Bộ C âu và ôn rung Sơn” (Vu Tại Chiểu, Đinh Văn Minh), “Tôn
rung Sơn - Nhà cách mạng dân chủ tư sản có ản ưởng sâu sắc nh t đối với
Hồ Chí Minh” (Đặng Thanh Tịnh), “ ôn rung Sơn - Hồ Chí Minh, mố đồng
cảm lịch sử và thờ đạ ” (Nguyễn Văn Hồng), “Từ ba chủ ng ĩ của Tôn Trung
Sơn đến ba tiêu ngữ của Hồ Chí Minh” (Chương Thâu), “Từ chủ ng ĩ “ m
dân” củ ôn rung Sơn đến tư tưởng XHCN hài hoà của Hồ Cẩm Đào” (Trần
Lê Bảo), “Chủ ng ĩ “ m dân” ôn rung Sơn và v n đề “ m nông” của
Trung Quốc” (Nguyễn Xuân Cường), v.v.. Cuốn sách khẳng định rằng, mặc dù
vẫn còn một số hạn chế lịch s và chưa hoàn thành sứ mệnh lịch s của mình,
nhưng có thể thấy, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và thành quả của
cuộc cách mạng Tân Hợi có những giá trị tích cực đối với lịch s cách mạng
Trung Quốc và có những ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào cách mạng Việt
Nam đầu thế kỷ XX.
Bài viết V n đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hòa của
Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam của GS.TS. Phạm
Văn Đức (Tạp chí Triết học, số 11/2008) đã phân tích những tư tưởng cơ bản
của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh về dân sinh. Tác giả cho rằng, nếu Tôn
Trung Sơn coi chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội thì Hồ Chí Minh quan
niệm mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải quyết vấn đề dân sinh, mang lại ấm
no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng phân tích và so
sánh để chỉ ra những điểm chung, tương đồng giữa chủ trương xây dựng xã hội
hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển nhanh, bền vững của Việt
28
Nam, trong đó nổi bật là mục tiêu nâng cao chất lượng của sự phát triển và giải
quyết ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh.
Bài viết Qu n đ ểm dân sinh và triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh của tác
giả Đặng Hữu Toàn (Tạp chí Triết học, số 3/2009) nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh
còn biết đến Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) và tỏ lòng ngưỡng mộ nhà dân chủ
cách mạng Trung Quốc nổi tiếng này bởi ý tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của
ông, bởi chủ nghĩa “tam dân” – dân tộc, dân quyền và dân sinh – mà ông đã
đưa ra với tư cách cương lĩnh chính trị nhằm mục tiêu độc lập dân tộc, thành
lập nền cộng hòa và thủ tiêu tình trạng bất bình đẳng xã hội. Hồ Chí Minh đã
tìm thấy nhiều điểm tương đồng về tư tưởng, tìm ra “những điều thích hợp với
nước ta” trong chủ nghĩa “tam dân” của Tôn Dật Tiên để thực hiện quan điểm
dân sinh, triết lý nhân sinh của Hồ Chí Minh trong những điều kiện lịch s - cụ
thể ở Việt Nam” (tr.11-12).
Bài viết V.I.Lênin với Chủ ng ĩ m dân củ ôn rung Sơn của
Nguyễn Năng Nam (Tạp chí Triết học, số 4/2009) trình bày 3 nội dung cơ bản
của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa
dân quyền và chủ nghĩa dân sinh). Bài viết chỉ ra những ưu điểm và những
điểm mới trong cương lĩnh chính trị này của Tôn Trung Sơn cũng như ý nghĩa
của nó đối với cách mạng ở Trung Quốc nói riêng, với cách mạng ở các nước
bị áp bức và bóc lột khác nói chung; chỉ ra những hạn chế trong Chủ nghĩa
Tam dân của Tôn Trung Sơn như: Chủ nghĩa không tưởng, tính không kiên
quyết, quy động lực phát triển của xã hội là vấn đề sinh tồn. Bài viết phân tích
tính chất sai lầm trong một số quan điểm do Tôn Trung Sơn không có chỗ dựa
trong giai cấp vô sản và cơ bản thì tư tưởng của ông vẫn mang màu sắc dân chủ
tư sản, nằm trong hệ tư tưởng tư sản, chưa hoàn toàn có thể lôi cuốn được đông
đảo quần chúng nhân dân Trung Quốc tham gia cách mạng,…. Tác giả bài viết
nêu lên những đánh giá của V.I.Lênin về chủ nghĩa Tam dân nói riêng và tư
29
tưởng Tôn Trung Sơn nói chung. Trên cơ sở những nội dung trên, bài viết
khẳng định, những tư tưởng trong chủ nghĩa Tam dân có ảnh hưởng lớn đến
các nhà yêu nước của Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong đó tiêu biểu là Nguyễn
Ái Quốc, với nội dung được quan tâm nhiều là 3 nguyên tắc: Dân tộc độc lập,
Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Trên lập trường, quan điểm và phương
pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã thấy ở đó những tư
tưởng tiến bộ, tích cực và có thể vận dụng vào cách mạng Việt Nam, bởi chủ
ng ĩ y thích hợp vớ đ ều kiện nước ta và từ đó, Hồ Chí Minh đã phát triển
khái niệm “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” lên một trình độ mới, mang tính giai
cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng sâu sắc, triệt để của một
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng (tr.84).
Tháng 8 năm 2009, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay
là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Ản ưởng
của Chủ ng ĩ m dân đến Việt N m và ý ng ĩ t ờ đại củ nó”. Hội thảo có
một số bài viết về tư tưởng Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân cũng như
ảnh hưởng của nó đối với các nhà tư tưởng của Việt Nam giai đoạn cận đại,
như: ư tưởng cận đại hóa củ ôn rung Sơn (TS. Nguyễn Xuân Cường),
V n đề dân s n trong tư tưởng củ ôn rung Sơn và Hồ Chí Minh (GS.TS.
Phạm Văn Đức), ôn rung Sơn – Hồ C í M n : ư tưởng dân tộc độc lập tự
do và thờ đại (PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng), Chủ ng ĩ m dân của Tôn
rung Sơn – một học thuyết cách mạng có tính thờ đại (ThS. Chu Thùy Liên),
V.I.Lênin với chủ ng ĩ m dân củ ôn rung Sơn (Nguyễn Năng Nam),
Ản ưởng tư tưởng dân tộc dân chủ củ ôn rung Sơn với Phan Bội Châu
(PGS.TS. Chương Thâu), M y đặc trưng cơ ản trong tư tưởng dân sinh của
ôn rung Sơn (GS.TS. Nguyễn Tài Thư),… Có thể thấy, trong số các bài viết
30
tham gia hội thảo, không có bài viết nào đề cập trực tiếp đến tư tưởng triết học
của Tôn Trung Sơn.
Trong bài viết Chủ ng ĩ m dân ôn rung Sơn tư tưởng Hồ Chí Minh
– Triết học yêu nước cách mạng c u dân tộc (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
số 11/2009), tác giả Nguyễn Văn Hồng đã so sánh tư tưởng Hồ Chí Minh và tư
tưởng Tôn Trung Sơn trên một số phương diện như chủ nghĩa dân tộc, chủ
nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Tác giả nhấn mạnh: Hồ Chí Minh, Tôn
Trung Sơn và một đội ngũ những nhà cách mạng châu Á cùng thời đều dồn
góp trí tuệ sáng tạo nên cách nghĩ, cách đi vì ngọn cờ độc lập tự do và ướng
tới hạnh phúc. Ở khía cạnh đó, những trí tuệ dân tộc, thời đại như chảy vào một
dòng sông lớn, hòa nhịp, tác động học tập ảnh hưởng lẫn nhau. Ta thấy như tất
cả nhận thức tư tưởng cách mạng đều mang tính triết thuyết nhằm tiến tới “cải
tạo” một xã hội áp bức, bất công để xây dựng một xã hội đạt tới lý tưởng công
bằng ấm no hạnh phúc: “Thế giớ đạ đồng”.
Bài viết ôn rung Sơn và Hồ Chí Minh với mục t êu “Độc lập – Tự do
– Hạn p úc” của tác giả Nguyễn Năng Nam, (Nguồn:
http://nguyennangnamhvkhqs.blogspot.com/2011/10/ton-trung-son-va-ho-chi-
minh-voi-muc.html), tập trung phân tích, so sánh, đánh giá quan điểm của Hồ
Chí Minh và Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, nhằm thấy được những
mặt tiến bộ, tích cực và hạn chế trong quan điểm của Tôn Trung Sơn và giá trị
đích thực của mục tiêu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” mà Chủ tịch Hồ Chí
Minh và nhân dân ta đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu thực hiện.
Bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh vớ ôn rung Sơn của tác giả Nguyễn
Huy Hoan (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9/2011) nói lên một phần
nào tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tôn Trung Sơn và sự đánh giá,
sự tiếp thu của Hồ Chí Minh đối với những “ưu điểm” của học thuyết Tôn
Trung Sơn. Tác giả khẳng định, Hồ Chí Minh đã vận dụng những chính sách
31
của Tôn Trung Sơn đúng thời điểm và đúng đối tượng. Ba từ Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc được đặt dưới Quốc hiệu Việt Nam có nguồn gốc từ Chủ
nghĩa Tam dân, vốn là mục tiêu phấn đấu của chúng ta theo tư tưởng Hồ Chí
Minh: Các dân tộc phải được Độc lập – các dân tộc phải được Tự do – các
dân tộc phải được Hạnh phúc.
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 10/2011, đã đăng tải một số bài về
Tôn Trung Sơn như: Chủ ng ĩ m dân ôn rung Sơn – ngọn cờ tư tưởng
của Cách mạng Tân Hợi của Nguyễn Bằng Tường, Chủ ng ĩ dân quyền của
Tôn Trung Sơn và n ững giá trị củ nó đối với nền chính trị Trung Quốc hiện
nay của Phạm Ngọc Thạch, Sự ủng hộ về kinh tế củ người Hoa và Hoa kiều ở
Việt N m đối vớ ôn rung Sơn của Nguyễn Thị Hương. Các bài viết này
đứng từ nhiều góc độ khác nhau để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những nội
dung cơ bản trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Chẳng hạn, PGS.TS. Nguyễn
Bằng Tường tập trung phân tích một số nội dung liên quan đến cơ sở triết học
của Chủ nghĩa Tam dân (dân sinh s quan, thuyết tri nan hành dị và thái độ đối
với quần chúng nhân dân), vài nét về nội dung và ý nghĩa cũng như những hạn
chế của Chủ nghĩa Tam dân, sự chuyển biến từ Chủ nghĩa Tam dân cũ sang
Chủ nghĩa Tam dân mới, Chủ nghĩa Tam dân và 3 chính sách lớn. Có thể nói,
nội dung bài viết này đã ít nhiều đề cập đến tư tưởng triết học của Tôn Trung
Sơn, song nội dung vẫn còn khá sơ lược. Tác giả Phạm Ngọc Thạch đã tập
trung phân tích những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa dân quyền của Tôn
Trung Sơn, chỉ ra một vài giá trị của Chủ nghĩa dân quyền đối với Trung Quốc
hiện nay;…
Bài viết Nhìn nhận của Hồ Chí Minh về ôn rung Sơn và C ủ ng ĩ
Tam dân của Lê Đức Hoàng và Trương Hạo (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
số 5/2012) chỉ ra những dấu ấn tương đối sâu đậm của Tôn Trung Sơn và Chủ
nghĩa Tam dân trong quá trình hoạt động cách mạng và tư tưởng của Hồ chí
32
Minh. Tác giả chỉ rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước đầu đã để ý đến Cách mạng
của Tôn Trung Sơn, nhận thức sâu sắc hơn về chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn, không ngừng tìm hiểu và khéo léo vận dụng tinh hoa của chủ nghĩa
Tam dân vào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
Bài viết Ản ưởng củ ôn rung Sơn và C ủ ng ĩ m dân đối với
Hồ Chí Minh của tác giả Lê Thị Tình (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số
8/2015) phân tích một số ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân
đối với Hồ Chí Minh. Theo tác giả, Hồ Chí Minh đánh giá cao tính cách mạng
của chủ nghĩa Tam dân và bản thân Tôn Trung Sơn, tiếp thu có chọn lọc và vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn trong quá trình lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, nghiên cứu các phương pháp tiến hành cách mạng của
Tôn Trung Sơn, đặc biệt là phương pháp vận dụng đạo đức Nho giáo để tuyên
truyền và giáo dục tinh thần cách mạng cho quần chúng. Chính những chủ
trương, đường lối cách mạng dân chủ trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung
Sơn đã có tác dụng thúc đẩy và mang lại cho phong trào cách mạng Việt Nam
một màu sắc mới, làm phong phú thêm những trang s đấu tranh giải phóng
dân tộc của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Trong Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh về
những đặc trưng c ủ ng ĩ xã ội và sự vận dụng củ Đảng Cộng sản Việt
Nam trong sự nghiệp đổi mới (2014), chương 2 (tiết 2.1.2), tác giả Nguyễn
Trường Cảnh đã phân tích những ảnh hưởng giá trị tư tưởng, văn hóa phương
Đông đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam như: Văn hóa Nho giáo, Phật giáo và Chủ nghĩa Tam dân
của Tôn Trung Sơn về xã hội lý tưởng đã được Hồ Chí Minh coi trọng, tiếp thu
có chọn lọc. Theo tác giả, đây là những tư tưởng quan trọng đóng vai trò là cơ
sở lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
33
1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Th nh t, các công trình vừa nêu ở trên đã đề cập đến rất nhiều nội dung
tư tưởng của Tôn Trung Sơn: Tư tưởng cận đại, tư tưởng chính trị, tư tưởng
dân chủ, tư tưởng khoa học, giáo dục, quân sự, tư tưởng đối ngoại, tư tưởng
kiến thiết xã hội, v.v.. Nhiều công trình thông qua nghiên cứu về chủ nghĩa
Tam dân đã phân tích tư tưởng của Tôn Trung Sơn về chủ nghĩa dân tộc, chủ
nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Qua các công trình này, người đọc thấy
được những nội dung phong phú trong tư tưởng Tôn Trung Sơn, không chỉ
thấy được tầm vóc của một nhà tư tưởng có tinh thần đổi mà còn là một nhà
cách mạng, một lãnh tụ của cuộc cách mạng Tân Hợi.
Bên cạnh đó, nhiều công trình đã đề cập đến ảnh hưởng của Tôn Trung
Sơn, cách mạng Tân Hợi, Chủ nghĩa Tam dân đến phong trào cách mạng và
các nhà tư tưởng của Việt Nam giai đoạn cận đại, v.v.. Hầu hết các công trình
đều khẳng định rằng, Tôn Trung Sơn và cuộc cách mạng Tân Hợi có ảnh
hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam, ảnh hưởng đến các nhà cách mạng Việt
Nam như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… Nhiều bài viết đã phân tích những
biểu hiện trong tư tưởng, trong đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh thể hiện
sự ảnh hưởng từ Tôn Trung Sơn, từ Chủ nghĩa Tam dân.
Th hai, ở Việt Nam, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư
tưởng của Tôn Trung Sơn, tuy nhiên những công trình chuyên sâu về tư tưởng
triết học của Tôn Trung Sơn lại khá khiêm tốn. Nhiều công trình có đề cập đến
tư tưởng triết học của ông nhưng dung lượng chưa lớn, hầu hết nội dung của
các công trình này còn tương đối đơn giản, chưa có sự phân tích sâu, còn thiếu
tính hệ thống.
Th ba, ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một tác phẩm
chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống và khái quát về tư tưởng triết
34
học của Tôn Trung Sơn. Các công trình nghiên cứu về Tôn Trung Sơn chủ yếu
bàn về Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa Tam dân, Tôn Trung Sơn với cách mạng
Tân Hợi, ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn đối với các nhà yêu nước Việt Nam
cuối thế kỷ XIX, v.v., đặc biệt, các công trình này đa phần được thể hiện trên
các bài báo, tạp chí. Vì vậy, đây là một khó khăn cho việc thực hiện đề tài,
nhưng đồng thời cũng là một thuận lợi để đề tài có thể đóng góp một phần
trong việc nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn nói chung, tư tưởng triết học
của ông nói riêng. Đề tài cũng mong muốn góp phần khai thác những giá trị
tích cực trong tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn để từ đó vận dụng trong sự
nghiệp xây dựng đất nước ta hiện nay.
Th tư qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu của các học giả đi
trước, trên cơ sở kế thừa, phát triển những kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận
án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, nhất là
tư tưởng Tiến hóa luận, tư tưởng Tri nan hành dị, tư tưởng dân chủ, tư tưởng về
quyền con người. Trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn và hệ thống hóa tư tưởng
Triết học của Tôn Trung Sơn, luận án chỉ ra giá trị và ý nghĩa của tư tưởng triết
học Tôn Trung Sơn đối với xã hội hiện nay.
35
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC
CỦA TÔN TRUNG SƠN
2.1. Bối cảnh xã hội Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế
kỷ XX
Ở Trung Quốc, giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các
triều đại phong kiến dần dần bị suy yếu. Phương thức sản xuất phong kiến trở
nên lạc hậu, không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất của xã hội, giai cấp
phong kiến không còn đủ sức lãnh đạo các lực lượng khác trong xã hội, do đó
chịu áp lực rất lớn từ các lực lượng mới nổi trong xã hội. Trong khi lúc này,
chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển mạnh mẽ, phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa tỏ ra vượt trội hơn so với phương thức sản xuất phong kiến của
Trung Quốc. Trên tất cả các phương diện, như kinh tế, khoa học kỹ thuật,
quân sự, v.v. các nước tư bản phương Tây thời kỳ này đều vượt xa so với
Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, lại thêm các nước tư bản phương Tây đang
tăng cường tích lũy tư bản, tăng cường khai thác thuộc địa, xâm chiếm các
nước khác, thì Trung Quốc đã trở thành miếng mồi béo bở cho các nước tư
bản xâu xé.
Trung Quốc giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (bắt đầu từ
khi diễn ra cuộc chiến tranh Nha Phiến năm 1840 đến trước khi diễn ra cuộc
vận động Ngũ Tứ năm 1919), tổng cộng khoảng 80 năm lịch s . Đây là giai
đoạn tiến hành cuộc cách mạng dân chủ cũ do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm
chống lại sự xâm lược của các thế lực bên ngoài và chống lại sự thống trị của
chế độ phong kiến ở Trung Quốc, với mục đích chính trị là xây dựng chính
quyền nhà nước chuyên chính của giai cấp tư sản, mục tiêu của cuộc cách
mạng là nhằm phát triển chủ nghĩa tư bản, trong đó cuộc cách mạng Tân Hợi
36
năm 1911 là cuộc cách mạng dân chủ kiểu cũ đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Có thể chia giai đoạn này thành các thời kỳ nhỏ sau đây:
Th nh t, thời kỳ từ những năm 1840 đến đầu những năm 1860. Đây là
thời kỳ xã hội Trung Quốc bắt đầu trở thành một xã hội n a thuộc địa n a
phong kiến. Các sự kiện lịch s lớn trong thời kỳ này gồm có cuộc chiến tranh
Nha Phiến và Phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Cuộc chiến tranh Nha Phiến
là cuộc chiến tranh xâm lược do chủ nghĩa tư bản phương Tây phát động, cũng
chính là cuộc chiến tranh tự vệ của dân tộc Trung Hoa nhằm chống lại sự xâm
lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Còn phong trào Thái Bình Thiên Quốc
là cuộc vận động cách mạng của giai cấp nông dân Trung Quốc. Cả hai cuộc
cách mạng này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Đầu thế kỷ XIX, nước Anh đi đầu trong việc hoàn thành cuộc cách mạng
công nghiệp và trở thành cường quốc số một của chủ nghĩa tư bản. Để nhằm
mục đích mở rộng các thuộc địa ở nước ngoài, họ đã tiến hành chiếm lĩnh các
nguồn nguyên liệu và thị trường hàng hóa, yêu cầu cấp thiết của họ lúc đó
chính là tiến hành mở rộng thị trường ở Trung Quốc, s dụng thủ đoạn chủ yếu
là chiến tranh bạo lực để nhằm đạt được mục đích đó, điều này khiến cho xã
hội phong kiến của Trung Quốc đi đến thời kỳ suy tàn.
Trước khi cuộc chiến tranh Nha Phiến diễn ra, chế độ phong kiến Trung
Quốc bị suy yếu, Chính phủ Mãn Thanh sa vào tham nhũng, kinh tế lạc hậu.
Chính phủ Mãn Thanh tăng cường đàn áp nội bộ sự phát triển manh nha của
chủ nghĩa tư bản, kìm hãm sự phát triển của những ý tưởng mới và khoa học kỹ
thuật mới, bóc lột nhân dân một cách tàn nhẫn, khiến cho mâu thuẫn giai cấp
ngày cảng trở nên nghiêm trọng. Không những thế, Chính phủ Mãn Thanh còn
dùng mọi cách để duy trì chế độ vương triều và thực hiện chính sách bế quan
trong đối ngoại, điều này khiến cho dân tộc Trung Hoa đứng trước nguy cơ mất
nước. Mặc dù trong cuộc chiến tranh Nha Phiến, chính phủ Mãn Thanh là
37
người tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến tranh dân tộc, lực lượng quân đội và
người dân Trung Quốc đã dũng cảm tiến hành kháng chiến, song, do sự tham
nhũng và lạc hậu của nhà Thanh cùng nhiều chính sách thỏa hiệp và đầu hàng
trong chiến tranh, dẫn đến kết quả của cuộc chiến là thất bại, các thế lực xâm
lược từ bên ngoài thông qua các điều ước bất bình đẳng đã giành được nhiều
chủ quyền lớn từ Trung Quốc, khiến cho cánh c a của Trung Quốc bắt buộc
phải mở ra, Trung Quốc bắt đầu bước vào xã hội n a phong kiến n a thực dân.
Cuộc chiến tranh Nha Phiến lần thứ hai chính là sự bất lực của các
cường quốc trong việc thỏa mãn các quyền và lợi ích của cuộc xâm lược chống
lại Trung Quốc. Họ đã cố gắng mở rộng cuộc xâm lược một cách toàn diện ở
Trung Quốc, tận dụng cơ hội chính phủ Mãn Thanh đang trong tình thế nội
chiến, mượn cớ “s a hiệp ước” bất thành để phát động cuộc chiến tranh. Lúc
này, Trung Quốc lại mất đi rất nhiều chủ quyền, mức độ của xã hội n a thuộc
địa và n a phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc.
Qua đó, có thể thấy, sau 20 năm của cuộc chiến tranh Nha Phiến, xã hội
Trung Quốc xuất hiện đặc trưng chủ yếu đó chính là xã hội n a thực dân, đến
những năm 60 của thế kỷ XIX lại xuất hiện đặc trưng xã hội n a phong kiến.
Tuy nhiên, chiến tranh Nha Phiến không những không giải quyết được mâu
thuẫn giữa Trung Quốc và các nước đế quốc phương Tây, mà còn làm cho mâu
thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng, khiến cho cuộc vận động Thái Bình Thiên
Quốc bùng phát. Mặc dù bị thất bại do hạn chế bởi thời đại, đặc biệt là hạn chế
bởi giai cấp, song các cuộc cách mạng này cũng có ý nghĩa hết sức to lớn đó là
gánh vác 2 nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là chống lại chế độ phong kiến và
sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây, một số nhà lãnh đạo của các
cuộc cách mạng này đã góp phần phát triển chủ nghĩa tư bản. Đây chính là đặc
điểm thời đại mới (quyết định tính chất xã hội) của hai cuộc cách mạng này. Có
thể nói, tính chất xã hội Trung Quốc giai đoạn này có sự thay đổi rất lớn, giới
38
các nhà tư tưởng bắt đầu xuất hiện trào lưu học tập phương Tây. Mặt khác, về
thái độ đối với sự xâm lược của phương Tây, nhà thống trị vương triều Mãn
Thanh đã chuyển từ thái độ đối kháng sang thái độ tạm thời “hòa hoãn”, cấu
kết với đế quốc phương Tây nhằm trấn áp các cuộc cách mạng Trung Quốc, từ
đó khiến cho Trung Quốc bước vào giai đoạn lịch s mới – giai đoạn cấu kết
của các thế lực phản động trong nước và nước ngoài.
Th hai, giai đoạn từ những năm 60 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Các sự kiện lịch s chính của thời kỳ này là khủng hoảng dân tộc ngày càng gia
tăng, sự xuất hiện của Phong trào Dương Vụ3
, sự ra đời của chủ nghĩa tư bản,
cuộc nổi dậy của chủ nghĩa đế quốc, xuất hiện Chính biến Mậu Tuất4
và Phong
trào Nghĩa Hòa Đoàn5
. Trong thời kỳ này, một loạt các lĩnh vực của Trung
Quốc như kinh tế xã hội, quan hệ giai cấp, vũ đài chính trị và tư tưởng,… đều
có sự thay đổi rất lớn; một số cuộc vận động xã hội có phần chìm xuống,
nhưng cũng có một số cuộc vận động xã hội lại có xu hướng phát triển; mâu
thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc giai đoạn này chủ yếu là mâu thuẫn
giữa chủ nghĩa đế quốc và dân tộc Trung Hoa. Trong tình thế “hòa hợp” tạm
thời giữa Trung Quốc và nước ngoài, triều đại Mãn Thanh đã thiết lập chế độ
Tổng thống để giải quyết các vấn đề bên trong và bên ngoài xã hội Trung
Quốc, phát động phong trào Dương Vụ, tuy nhiên, sau khi Trung Quốc bị đánh
bại trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật năm Giáp Ngọ đã khiến cho mục đích
đó của triều đại Mãn Thanh bị tan vỡ, cục diện thất bại này chính là lời cáo
chung cho triều đại Mãn Thanh.
3
Phong trào Dương Vụ là phong trào cải cách được khởi xướng bởi lực lượng phong kiến cấp tiến trong triều
đình nhà Thanh từ những năm 60-90 của thế kỷ XIX.
4
Mậu Tuất biến pháp (戊戌变法), còn gọi là Bách nhật duy tân (百日维新) hoặc Duy Tân biến pháp (维新
变法), đều là tên dùng để chỉ cuộc biến pháp do phái Duy Tân đề xướng, được Hoàng đế Quang Tự cho thi
hành kể từ ngày 11/6/1898 ở Trung Quốc.
5
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (7/1899-9/1901) hay còn gọi là Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn là một phong trào
bạo lực tại Trung Quốc do Nghĩa Hòa Đoàn (một tổ chức tôn giáo thần bí và đồng thời là một tổ chức chính
trị) khởi xướng nhằm chống lại sự ảnh hưởng của thế lực nước ngoài dưới sự lãnh đạo của Chu Hồng Đăng
39
Với những thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới giai đoạn n a cuối thế kỷ
XIX, các nước tư bản chủ nghĩa như Anh, Pháp, Mỹ có bước phát triển mới,
các nước Nga, Đức và Nhật Bản cũng có những bước phát triển nhanh trên con
đường của chủ nghĩa tư bản. Không lâu sau, các nước tư bản chủ nghĩa bắt đầu
tiến trình quá độ lên chủ nghĩa đế quốc và mở rộng phạm vi chiếm lĩnh thị
trường và nguồn nguyên liệu ở hải ngoại, tăng cường xâm lược ở nước ngoài.
Cùng với sự chấm dứt của tình trạng “hòa hoãn” giữa Trung Quốc và
nước ngoài, cuộc khủng hoảng ở khu vực biên giới của Trung Quốc đã được
tạo ra bởi vũ lực và chiến tranh. Xuất khẩu tư bản đã được các nước đế quốc s
dụng để kiểm soát huyết mạch của nền kinh tế Trung Quốc. Sự xâm lược về
chính trị và xâm lược về văn hóa ở Trung Quốc cũng ngày càng sâu sắc. Một
loạt các cuộc chiến tranh của các nước đế quốc, như chiến tranh Pháp – Thanh,
chiến tranh Trung – Nhật, cuộc chiến liên quân tám nước,… được phát động
hòng mưu toan biến Trung Quốc thành thuộc địa của họ. “Điều ước mã quan”
là tiêu chí cơ bản cho sự hình thành xã hội Trung Quốc n a thực dân n a
phong kiến. “Điều ước Tân S u” (1901) đã đánh dấu mốc cho sự xác lập hoàn
toàn của trật tự thống trị n a thực dân n a phong kiến Trung Quốc. Khi đó,
chính phủ Mãn Thanh hoàn toàn trở thành công cụ phục vụ cho các cường
quốc trong việc cai trị Trung Quốc. Do sự gia tăng xâm lược ở Trung Quốc,
nhóm cầm quyền nhà Thanh đã phải tiến hành điều chỉnh một loạt chính sách
cầm quyền, đồng thời mở rộng sự phân chia của chính mình và thành lập các
phe phái mới, nhưng vẫn không thể thay đổi được cục diện Trung Quốc vẫn là
xã hội n a thuộc địa và n a phong kiến.
Cùng với việc mở rộng sự xâm lược của nước ngoài, nền kinh tế phong
kiến của Trung Quốc đã nhanh chóng tan rã. Đồng thời lúc đó, ở Trung Quốc
xuất hiện giai cấp mới – giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, xuất hiện chủ nghĩa
tư bản Trung Quốc.
40
Sau chiến tranh Giáp Ngọ (hay Chiến tranh Thanh-Nhật), cùng với
những nguy cơ về phương diện dân tộc ngày càng sâu sắc và sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản Trung Quốc, giai cấp tư sản dân tộc với tư cách lực lượng
chính trị mới đã bước lên vũ đài chính trị. Phong trào Biến pháp Duy tân và
phong trào Nghĩa Hòa Đoàn đều lấy sự nghiệp cứu nước làm mục tiêu đấu
tranh chủ yếu của mình. Phái duy tân thông qua việc học tập chế độ chính trị
của phương Tây, phát triển biến pháp của chủ nghĩa tư bản (phương thức hòa
bình), để thực hiện mục tiêu đấu tranh nhằm cứu nước của mình, đồng thời đã
diễn một màn bi kịch là biến pháp Mậu Tuất; lấy khẩu hiệu “diệt dương” của
phong trào Nghĩa Hòa Đoàn để thực hiện mục tiêu đấu tranh, tấn công dữ dội
vào sự cai trị phản động của nhà Thanh, đặc biệt là phá vỡ giấc mộng muốn
chia rẽ Trung Quốc của chủ nghĩa đế quốc, khiến cho chủ nghĩa đế quốc phải
thay đổi chiến thuật xâm lược Trung Quốc thành chiến thuật “lấy Hoa trị
Hoa” (nghĩa là dùng người Trung Quốc để trị người Trung Quốc). Tuy nhiên,
hai phong trào này cuối cùng cũng đều thất bại, đặc biệt nguyên nhân dẫn đến
thất bại của nó đều có liên quan rất lớn đến chính phủ Mãn Thanh. Từ đó trở
về sau, các cuộc cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản đều lấy việc lật đổ
chính phủ Mãn Thanh làm mục tiêu đấu tranh chủ yếu trong sự nghiệp chấn
hưng Trung Quốc.
Th ba, giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc vận động Ngũ Tứ
năm 1919. Giai đoạn này, các lĩnh vực của đời sống xã hội Trung Quốc có
nhiều biến động lớn, đặc biệt là về mặt chính trị. Trong xã hội Trung Quốc lúc
này tồn tại 2 mâu thuẫn chủ yếu: Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân Trung
Quốc với triều đại Mãn Thanh và quân phạt Bắc Dương dưới sự ủng hộ của
chủ nghĩa đế quốc.
Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đã chiến đấu quyết liệt nhằm mục
đích phân chia lại thế giới. Sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY

Contenu connexe

Tendances

BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...Võ Tâm Long
 
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyếnTính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyếnChien Dang
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápnguoitinhmenyeu
 
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí MinhHuynh ICT
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...jackjohn45
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninvoxeoto68
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcmdreamteller
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTrần Đức Anh
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Man_Ebook
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết họcnataliej4
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh VuKirikou
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxHVNhHoa
 
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienkysucongtrinh
 

Tendances (20)

BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT  NAM TRONG NHỮNG NĂM...
BÀI 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM...
 
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyếnTính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
Tính toán khoa học - Chương 4: Giải phương trình phi tuyến
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Tính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến phápTính tối cao của hiến pháp
Tính tối cao của hiến pháp
 
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí MinhĐề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
 
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
ảNh hưởng của tư tưởng trị quốc nho giáo đối với việc xây dựng nhà nước pháp ...
 
Đề tài: Bài toán phương trình đạo hàm riêng dạng elliptic, HAY
Đề tài: Bài toán phương trình đạo hàm riêng dạng elliptic, HAYĐề tài: Bài toán phương trình đạo hàm riêng dạng elliptic, HAY
Đề tài: Bài toán phương trình đạo hàm riêng dạng elliptic, HAY
 
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đLuận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
Luận văn: Tình hình tội trộm cắp tài sản tại Tp Hà Nội, 9đ
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc - TẢI ...
 
Chương 2.pptx
Chương 2.pptxChương 2.pptx
Chương 2.pptx
 
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lêninIkidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
Ikidoc.com-Các câu hỏi tự luận môn triết học mác lênin
 
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
56 câu hỏi tự luận và đáp án môn tthcm
 
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóaTiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
Tiểu luận tư tưởng hồ chí minh về văn hóa
 
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh - Học phần 1 Đường lối quốc phòng và an ninh c...
 
Giáo trình triết học
Giáo trình triết họcGiáo trình triết học
Giáo trình triết học
 
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
Hệ thống TỪ LOẠI trong chương trình Tiếng Việt - (danh từ,động từ,tính từ,đại...
 
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề cương ôn tập tư tưởng Hồ Chí Minh
 
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docxCHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
CHƯƠNG IV- Tư tưởng HCM.docx
 
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
 
Luận văn: Ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam
Luận văn: Ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt NamLuận văn: Ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam
Luận văn: Ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam
 

Similaire à Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY

Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp nataliej4
 
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.docLuận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.docsividocz
 
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheVan de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheMan_Ebook
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...nataliej4
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcNgà Nguyễn
 
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docTư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnhoQucVnhA0887
 

Similaire à Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY (20)

Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự doQuan niệm của Immanuel Kant về tự do
Quan niệm của Immanuel Kant về tự do
 
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
Tư tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp
 
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trịLuận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
 
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.docLuận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
Luận Văn Vấn đề đạo đức trong triết học của I. Kant và ý nghĩa thời đại.doc
 
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
Luận văn: Vai trò cùa nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp trong bệnh viện...
 
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
ẢNH HƯỞNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI ...
 
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich NietzscheVan de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
Van de Con Nguoi Trong Triet Hoc Friedrich Nietzsche
 
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.docQuan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
Quan Điểm Tự Do Trong Triết Học Hiện Sinh Giá Tr Ị Và H Ạn Chế.doc
 
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.docQuan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
Quan điểm tự do trong triết học hiện sinh Giá trị và hạn chế.doc
 
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAYLuận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOTLuận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
Luận văn: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HOT
 
Luận án: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HAY
Luận án: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HAYLuận án: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HAY
Luận án: Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng Hàn Quốc, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đại Chúng Hóa Kinh Điển Nho Gia 10 Năm Đầu Th...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đại Chúng Hóa Kinh Điển Nho Gia 10 Năm Đầu Th...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đại Chúng Hóa Kinh Điển Nho Gia 10 Năm Đầu Th...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Đại Chúng Hóa Kinh Điển Nho Gia 10 Năm Đầu Th...
 
Luận án: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nội dung và giá trị, HAY
Luận án: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nội dung và giá trị, HAYLuận án: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nội dung và giá trị, HAY
Luận án: Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nội dung và giá trị, HAY
 
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.docTiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
Tiểu Luận Về Mối Quan Hệ Giữa Triết Học Và Khoa Học Tự Nhiên.doc
 
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi   dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
Triết học mác – lênin (hệ thống câu hỏi dáp an gợi mở & hướng dẫn viết ...
 
Tiểu luận triết học
Tiểu luận triết họcTiểu luận triết học
Tiểu luận triết học
 
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.docTư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
Tư tưởng triết học chính trị của Platon trong tác phẩm Chính thể cộng hòa.doc
 
Luận án: Biện pháp tu từ trong diễn văn của một số nhà lãnh đạo
Luận án: Biện pháp tu từ trong diễn văn của một số nhà lãnh đạoLuận án: Biện pháp tu từ trong diễn văn của một số nhà lãnh đạo
Luận án: Biện pháp tu từ trong diễn văn của một số nhà lãnh đạo
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Dernier

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 

Dernier (20)

3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY

  • 1. VIỆN HÀN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ HẰNG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔN TRUNG SƠN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI, 2020
  • 2. VIỆN HÀN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRỊNH THỊ HẰNG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔN TRUNG SƠN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Chuyên ngành: Triết học Mã ngành: 92.29.001 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHẠM VĂN ĐỨC HÀ NỘI, 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trịnh Thị Hằng
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................6 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến bối cảnh xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn..........................6 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tư tưởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng..............................................12 1.3. Những công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị, ý nghĩa tư tưởng của Tôn Trung Sơn và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam............................................24 1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu....................................................33 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔN TRUNG SƠN............................................................................................35 2.1. Bối cảnh xã hội Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX .35 2.2. Nguồn gốc lý luận cho sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn.....................................................................................................42 2.3. Con người và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn...........53 CHƢƠNG 3. TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔN TRUNG SƠN...........62 3.1. Tư tưởng triết học tự nhiên của Tôn Trung Sơn trong Tiến hóa luận.........62 3.2. Nhận thức luận của Tôn Trung Sơn qua thuyết “Tri nan hành dị”.............72 3.3. Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Tôn Trung Sơn trong Chủ nghĩa Tam dân................................................................................................................83 CHƢƠNG 4. GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔN TRUNG SƠN......................................................................................... 108 4.1. Giá trị, ý nghĩa trên phương diện thế giới quan và nhận thức luận ......... 108 4.2. Giá trị và ý nghĩa của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn đối với thực tiễn cách mạng Trung Quốc thời kỳ Cận đại ...........................................................118 4.3. Một số hạn chế của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn............................. 124 KẾT LUẬN...................................................................................................... 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 150
  • 5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Tôn Trung Sơn (1866-1925) là nhà cách mạng dân chủ tư sản Trung Quốc cận đại, lãnh tụ của cách mạng Tân Hợi (1911) - cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc để lập nên một chế độ mới. Ông cũng là người đưa ra Chủ nghĩa Tam dân với những nội dung cơ bản là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Những tư tưởng của Chủ nghĩa Tam dân không chỉ có ý nghĩa đối với phong trào cách mạng lúc đó, mà còn có ý nghĩa đối với giai đoạn hiện nay. Tôn Trung Sơn không chỉ là lãnh tụ của phong trào cách mạng, phong trào giải phóng dân tộc của Trung Quốc, mà còn là một nhà cải cách, một nhà tư tưởng, một nhà triết học với nhiều tư tưởng sâu sắc. Trong những năm đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc nói chung, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nói riêng, đã ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam lúc đó, ảnh hưởng đến các nhà yêu nước Việt Nam như Phan Bội Châu và Hồ Chí Minh, v.v.. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng ở Trung Quốc đã từng tiếp xúc với Tôn Trung Sơn. Hồ Chí Minh cũng đánh giá rất cao tư tưởng của Tôn Trung Sơn và “nguyện là học trò nhỏ của Tôn Trung Sơn”. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng và phát huy những tư tưởng của Tôn Trung Sơn vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn là hết sức quan trọng, không chỉ góp phần làm rõ thêm giai đoạn đầu của cách mạng Việt Nam, mà còn giúp hiểu thêm tư tưởng Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu và các nhà cách mạng Việt Nam khác. Ở Đài Loan, Tôn Trung Sơn được xem là “Quốc phụ”, là lãnh tụ vĩ đại của hòn đảo này. Việc tôn thờ Tôn Trung Sơn ở Đài Loan mang ý nghĩa về mặt tinh thần rất lớn đối với người dân nơi đây. Không chỉ vậy, nghiên cứu những
  • 6. 2 học thuyết, tư tưởng của Tôn Trung Sơn, phát huy những giá trị tư tưởng của ông trong xã hội hiện đại luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Bằng chứng là, nhiều viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về Tôn Trung Sơn đã được thành lập ở Đài Loan và rất nhiều công trình, sách, các bài nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng, học thuyết, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã được xuất bản. Ở Trung Quốc, thời gian gần đây nổi nên xu hướng nghiên cứu tư tưởng của Tôn Trung Sơn với sự nghiệp hiện đại hóa, cũng như những vấn đề trong xã hội hiện đại. Điều đó cho thấy, tư tưởng của Tôn Trung Sơn ngoài những nội dung tư tưởng cách mạng, còn chứa đựng nhiều giá trị dân chủ, pháp quyền, rất có ý nghĩa đối với giai đoạn hiện nay, nhất là trong việc phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền, v.v.. Ở Việt Nam, Tôn Trung Sơn đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trên một số phương diện như giới thiệu về cuộc đời, thân thế sự nghiệp, về Chủ nghĩa Tam dân, về cách mạng Tân Hợi, về ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn đối với cách mạng Việt Nam và các nhà cách mạng tiền bối Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn còn chưa nhiều, chủ yếu mới chỉ được đề cập một cách lồng ghép trong một số công trình. Với mong muốn đi sâu tìm hiểu tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, chỉ ra giá trị, ý nghĩa của những tư tưởng đó, nhằm góp phần bổ sung vào việc nghiên cứu về Tôn Trung Sơn ở Việt Nam nói chung, cũng như việc nghiên cứu tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn nói riêng, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Nghiên cứu, làm rõ cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn, chỉ ra giá trị, ý nghĩa hiện thời của tư tưởng đó.
  • 7. 3 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ như sau: n t phân tích cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. , trình bày và phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. , phân tích, đánh giá giá trị và ý nghĩa của tư tưởng Triết học Tôn Trung Sơn, đồng thời chỉ ra ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và giá trị, ý nghĩa của tư tưởng đó. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung làm sáng tỏ 3 nội dung cơ bản liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, đó là: 1/ Tư tưởng triết học tự nhiên của Tôn Trung Sơn trong Tiến hóa luận; 2/ Nhận thức luận của Tôn Trung Sơn trong Thuyết “Tri nan hành dị”; 3/ Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Tôn Trung Sơn trong Chủ nghĩa Tam dân. 4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch s , nhất là các nguyên lý của chủ nghĩa Duy vật lịch s về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về đấu tranh giai cấp, nhà nước và cách mạng, về vai trò của cá nhân trong lịch s , v.v..
  • 8. 4 Luận án cũng dựa trên những thành quả nghiên cứu, những quan điểm khoa học đã được thừa nhận của các nhà nghiên cứu đi trước về tư tưởng Tôn Trung Sơn nói chung, tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn nói riêng. Luận án cũng dựa trên các lý thuyết nghiên cứu, các cách tiếp cận phù hợp với đề tài luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Về các phương pháp cụ thể, luận án s dụng một hệ thống các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học như: Tổng hợp, phân tích, diễn dịch, quy nạp, so sánh, đối chiếu, lôgíc và lịch s ,… 5. Đóng góp mới của luận án Th nh t, luận án góp phần phân tích, làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Th hai, luận án trình bày một số nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn như: 1/ Tư tưởng triết học tự nhiên của Tôn Trung Sơn trong Tiến hóa luận; 2/ Nhận thức luận của Tôn Trung Sơn trong Thuyết “Tri nan hành dị”; 3/ Tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Tôn Trung Sơn trong Chủ nghĩa Tam dân. Th ba, luận án phân tích, chỉ ra giá trị và ý nghĩa tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn; chỉ ra ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, đồng thời chỉ ra hạn chế và ý nghĩa của nó đối với cách mạng Trung Quốc giai đoạn cận đại, cũng như làm rõ những ảnh hưởng của nó ở Việt Nam. Luận án có thể s dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và cho những người quan tâm đến vấn đề này.
  • 9. 5 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 14 tiết.
  • 10. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Trong thời gian qua, việc nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả ở Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một tác phẩm chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống và khái quát về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Các công trình nghiên cứu về Tôn Trung Sơn chủ yếu bàn về Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa Tam dân, Tôn Trung Sơn với cách mạng Tân Hợi, ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn đối với các nhà yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, v.v., đặc biệt, các công trình này đa phần được thể hiện trên các bài báo, tạp chí. Các công trình nghiên cứu về Tôn Trung Sơn được đánh giá tổng quan theo 3 nhóm sau: 1/ Những công trình nghiên cứu liên quan đến bối cảnh xã hội và tiền đề tư tưởng cho sự hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn; 2/ Những công trình nghiên cứu về tư tưởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tư tưởng triết học của ông nói riêng; 3/ Những công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị, ý nghĩa tư tưởng của Tôn Trung Sơn và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam. 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến bối cảnh xã hội và tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành tƣ tƣởng triết học của Tôn Trung Sơn Trong phạm vi mà nghiên cứu sinh có thể tiếp cận được, có thể kể ra một số công trình tiêu biểu như sau: Cuốn ôn rung Sơn truyện (孙中山传) của Thượng Minh Hiên, Nxb Bắc Kinh, 1985 (xuất bản lần đầu năm 1981) gồm 7 chương đã giới thiệu, phân tích và tổng kết thực tiễn cách mạng và tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn, đồng thời lý giải một cách toàn diện sự nghiệp cách mạng của ông, quá trình đấu tranh phức tạp nhằm giải phóng nhân dân Trung Hoa khỏi chế độ
  • 11. 7 phong kiến thối nát. Tác giả nhấn mạnh, Tôn Trung Sơn đã dùng hết sức lực và trí lực vì sự nghiệp cứu nước Trung Quốc, làm nên cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Trung Quốc. Có thể nói, cuốn sách này cho chúng ta thấy một bức tranh toàn cảnh và tương đối đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, hiểu rõ hơn bối cảnh lịch s Trung Quốc giai đoạn cận đại. Cuốn Nghiên c u ôn rung Sơn (孙中山研究), gồm 2 tập, của Hội Nghiên cứu Tôn Trung Sơn tỉnh Quảng Đông, Nxb Nhân dân Quảng Đông, 1989 đã tập hợp các bài nghiên cứu tiêu biểu về Tôn Trung Sơn được phát biểu trong các cuộc Hội thảo khoa học do Hội Nghiên cứu Tôn Trung Sơn tỉnh Quảng Đông tổ chức. Nội dung các bài nghiên cứu trong cuốn sách đã đề cập đến rất nhiều nội dung liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, đặc biệt là giai đoạn ông đang hoạt động cách mạng tại Quảng Đông, tiêu biểu như: Vị trí lịch sử củ Hưng rung Hội – Kỷ niệm 90 năm t àn lập tổ ch c Hưng rung Hội (Chương Khai Nguyên), Sự hợp tác giữ ôn rung Sơn và Quốc tế cộng sản lần th nh t (Đinh Thân Tôn), Tôn rung Sơn và cuộc vận động hộ pháp lần th nh t (Phương Thức Quang), Vị trí củ ôn rung Sơn trong lịch sử phát triển văn m n rung Quốc (Ngô Hi Chiêu), Lược bàn về mối quan hệ giữ ôn rung Sơn và ưởng Giới Thạch (Châu Hưng Lương), Tôn Trung Sơn và quân p ệt Dắc Dương (Quách Kiếm Lâm), M y v n đề về mối quan hệ giữa Quốc tế cộng sản và tổ ch c Quốc Dân Đảng (A.N.Kartino), Cách mạng – kiến thiết – c u Trung Quốc: Ý chí của Tôn rung Sơn (Hạ Diệc Phu),… Nhìn chung, nội dung cuốn sách chủ yếu tập hợp và công bố những s liệu quan trọng liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn. Cuốn “ ư tưởng ôn rung Sơn và nền chính trị hiện đại” (孙中山思想 与现代政治) của Trương Trung Chính, Trần Anh Kiệt, Lý Nhạc Mục (chủ
  • 12. 8 biên), Nxb Thần Hân, Đài Bắc, Đài Loan, 2002. Trong cuốn sách này, các tác giả đã dành chương đầu tiên (trong tổng số 16 chương) để trình bày một cách chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, từ hoàn cảnh gia đình, tình trạng hôn nhân, sự nghiệp học hành cho đến quá trình tiến hành cách mạng kiến quốc. Theo các tác giả, lịch trình của cuộc cách mạng kiến quốc được chia thành các thời kỳ như sau: Thời kỳ khởi xướng cách mạng ngôn luận, thời kỳ Hưng Trung Hội, thời kỳ Đồng Minh Hội, giai đoạn Quốc dân Đảng, thời kỳ Trung Hoa cách mạng Đảng, thời kỳ Trung Quốc Quốc dân Đảng. Năm 2006, nhân kỷ niệm 140 năm ngày sinh của Tôn Trung Sơn, Nxb Đoàn kết ấn hành cuốn ôn rung Sơn đồ truyện 1866-1925 (孙中山图传 1866-1925) của Dương Bác Văn. Cuốn sách này đã tập hợp được nhiều nhất các bức ảnh liên quan đến Tôn Trung Sơn cũng như những tài liệu ghi lại hầu như toàn bộ những dấu ấn liên quan đến cuộc đời của ông. Có thể nói, đây là một công trình ghi chép tương đối hoàn chỉnh về cuộc đời, gia đình và sự nghiệp hoạt động cách mạng của ông. Bài viết ôn rung Sơn và C ủ ng ĩ m dân của tác giả Phan Văn Các (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2006) trình bày quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn, sự hình thành và phát triển của Chủ nghĩa Tam dân. Theo tác giả, việc ôn lại tiểu s và tư tưởng của nhà yêu nước, nhà cách mạng dân chủ vĩ đại Tôn Trung Sơn sẽ giúp cho chúng ta càng hiểu rõ hơn tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam – lúc sinh thời đã vô cùng khâm phục, từng so sánh ông với Khổng T , Giêsu, C.Mác. Hồ Chí Minh còn khẳng định rằng “chủ nghĩa của bác sĩ Tôn Dật Tiên có ưu điểm là phù hợp với tình hình của nước ta” và bản thân Hồ Chí Minh “tự nguyện làm một người học trò nhỏ của các vị ấy”.
  • 13. 9 Tác giả Thi Hữu Tùng trong cuốn B vĩ n ân rung Quốc của thế kỷ XX (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) đã đề cập, phân tích và luận giải một cách khách quan, khoa học về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng cùng tư tưởng, phẩm chất và cá tính của ba nhân vật vĩ đại đã làm nên lịch s Trung Quốc thế kỷ XX (Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình), đồng thời so sánh ba con người đó, rút ra những ưu và nhược điểm trong đặc trưng tính cách và con người họ. Đặc biệt, Thi Hữu Tùng còn trích dẫn nhiều nhận xét, đánh giá và bình luận của các hãng thông tấn, báo chí quốc tế, các chính khách và các nhà khoa học chính trị nổi tiếng trên thế giới về ba nhân vật này. Theo tác giả, cuộc đời, tư tưởng và hành động của họ gắn liền với sự thịnh suy, thay đổi và phát triển của lịch s Trung Quốc. Điều đặc biệt ở họ là phẩm chất, tư tưởng, ý chí vươn lên mạnh mẽ vì đất nước và dân tộc. Dù phải vượt qua bao sóng gió, gian khổ nhưng họ vẫn sống và lãnh đạo đất nước Trung Quốc qua những bước thăng trầm của lịch s . Về nhân vật Tôn Trung Sơn, tác giả cuốn sách khẳng định: Tiểu s của vị “quốc phụ” Tôn Trung Sơn (1866-1925) được xếp là tương ứng với “Thời kỳ mô phỏng”) (Cách mạng dân chủ tư sản phương Tây). Ông không chỉ là nhà yêu nước vĩ đại, mà còn là nhà dân chủ vĩ đại, là vị lãnh tụ tinh thần và có ảnh hưởng cá nhân cực kỳ to lớn. Ông là người suốt đời kiên định với sứ mệnh cải tạo Trung Quốc, mạnh dạn vượt qua hàng rào chật hẹp của nền dân chủ tư sản kiểu cũ, học tập Cách mạng Tháng Mười Nga, dựa theo mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản, tiếp thu những tinh hoa của chủ nghĩa Mác để cải tạo chủ nghĩa Tam dân của mình thành chủ nghĩa Tam dân mới, nhất trí với cương lĩnh sơ thảo của những người cộng sản. Hơn nữa, những ý tưởng về sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội cho một Trung Quốc trong tương lai của ông đã trở thành một kiểu mẫu có thể tham khảo cho những người cộng sản Trung Quốc trong quá trình xây dựng hiện đại hóa.
  • 14. 10 Bài viết ôn rung Sơn xây dựng các tổ ch c cách mạng trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Hương (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2011) cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về ảnh hưởng và vai trò của Tôn Trung Sơn đến quá trình xây dựng các tổ chức cách mạng ở Việt Nam. Bài viết chỉ rõ, vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, Tôn Trung Sơn đã 6 lần đến Việt Nam tiến hành hoạt động cách mạng. Mục đích là hướng tới quảng đại kiều bào ở đây, tuyên truyền, khơi dậy lòng yêu nước và giác ngộ cách mạng cho họ. Trên cơ sở đó, xây dựng các tổ chức, kêu gọi người Hoa ở Việt Nam toàn lực ủng hộ nhằm phát động khởi nghĩa vũ trang phản Thanh. Có thể nói, các đoàn thể cách mạng trong thời kỳ đầu ở đây, bất kể là phân hội Hưng Trung Hội hay Đồng Minh Hội đều được thành lập dưới sự chủ trì hoặc quan tâm trực tiếp của Tôn Trung Sơn. Lịch s đã minh chứng, việc Tôn Trung Sơn đích thân thành lập đoàn thể, chính đảng và tổ chức đội ngũ cách mạng trong cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam là một thành công lớn. Quảng đại người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam không phụ sự kỳ vọng của ông, đã tích cực cống hiến và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Tôn Trung Sơn. Năm 2011, Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân cho phép tái bản lần thứ 3 cuốn Khái luận tư tưởng ôn rung Sơn (孙中山思想概论) do Hồ Cương chủ biên, Lưu Vĩ Quốc phó chủ biên (xuất bản lần đầu năm 2009). Trong 3 chương đầu tiên của cuốn sách, tác giả đã tập trung tìm hiểu quá trình học tập, tham gia hoạt động và lãnh đạo cách mạng của Tôn Trung Sơn, đồng thời giới thiệu chi tiết một số phong trào cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, như: Cách mạng Tân Hợi, Cách mạng lần 2, Cuộc vận động hộ pháp và chiến tranh hộ quốc, hoạt động “liên Nga liên Cộng”,… Trong cuốn sách Nghiên c u tư tưởng chính trị củ ôn rung Sơn (孙 中山政治思想研究), Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh, 2011, tác giả Vương Đức
  • 15. 11 Triệu đã tiến hành nghiên cứu, phân tích quá trình hoạt động cách mạng của Tôn Trung Sơn (đặc biệt là thời kỳ Đồng Minh Hội) với tư cách cơ sở thực tiễn cho sự hình thành tư tưởng cách mạng của ông. Theo tác giả, thời kỳ Đồng Minh Hội chính là thời kỳ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành tư tưởng cách mạng của Tôn Trung Sơn, giúp cho ông bắt đầu có niềm tin, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng mà mình đang theo đuổi thực hiện. Đây cũng chính là thời kỳ Tôn Trung Sơn đưa ra cương lĩnh của học thuyết Tam dân chủ nghĩa, bắt đầu bàn đến vấn đề ngũ quyền phân lập và trình tự tiến hành cách mạng (sau này quen gọi là “cách mạng phương lược”). Trong bài viết Về nguyên n ân ôn rung Sơn đến Việt Nam tiến hành các hoạt động cách mạng (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4/2015), tác giả Nguyễn Thị Hương tiếp tục chỉ ra 5 lý do khiến Tôn Trung Sơn nhiều lần đến Việt Nam và lưu lại trong một thời gian tương đối dài để tuyên truyền, thành lập tổ chức, quyên góp kinh phí, vũ khí, xây dựng căn cứ và huy động lực lượng tham gia khởi nghĩa, đó là: 1/ Vào thời cận đại, do phải đối diện với quân địch trong ngoài hết sức lớn mạnh, Tôn Trung Sơn buộc phải thay đổi sách lược – phát động cách mạng ở bên ngoài, lấy những nơi có đông người Hoa và Hoa kiều sinh sống làm căn cứ, sau đó tấn công vào thế lực phong kiến đang thống trị trong nước; 2/ Tư tưởng truyền thống “trung quân” của Nho giáo vẫn ăn sâu trong tiềm thức của đa số người dân trong nước. Tôn Trung Sơn từng thừa nhận, đa số họ đều hiểu biết nông cạn, tổ chức rời rạc, hoàn toàn không có chỗ dựa, chỉ có thể trông đợi họ hưởng ứng chứ không thể lấy họ làm động lực chính. Cho nên, Tôn Trung Sơn phát động cách mạng trong lực lượng người Trung Hoa sống xa Tổ quốc, từ đó tác động vào trong nước để người trong nước “dần dần tỉnh khỏi cơn mê”; 3/ Do cơ sở kinh tế của tư bản Trung Quốc còn rất yếu, nên trước Cách mạng Tân Hợi, mỗi khi tổ chức khởi nghĩa vũ trang, Tôn Trung Sơn đều phải bôn ba ở hải ngoại, kêu gọi người Hoa và Hoa
  • 16. 12 kiều cung cấp quân phí, vũ khí, lương thực; 4/ Do thấy được phần lớn người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam rất căm hận thực dân và phong kiến, có tư tưởng yêu nước mãnh liệt, khao khát mong muốn tổ quốc dân chủ, giàu mạnh. Đây là những nhân tố thuận lợi giúp Tôn Trung Sơn phát động cách mạng trong lực lượng này; 5/ Do thấy được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Việt Nam, cùng với điều kiện địa lý thuận lợi của Việt Nam – nơi có nhiều bà con người Hoa và Hoa kiều sinh sống, tiện cho việc tiếp tế và tập trung lực lượng,… nên Tôn Trung Sơn đã quyết định chọn Việt Nam làm một trong những căn cứ và “khởi điểm” để tổ chức đấu tranh vũ trang. Tác giả bài viết khẳng định, những hoạt động ấy của Tôn Trung Sơn đã góp phần thức tỉnh tinh thần hướng về quê hương của cộng đồng người Hoa và Hoa kiều ở Việt Nam. 1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng của Tôn Trung Sơn nói chung và tƣ tƣởng triết học của ông nói riêng Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về tư tưởng của Tôn Trung Sơn nói chung. Có thể nói, cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng của Tôn Trung Sơn nói chung. Trong khả năng cho phép, nghiên cứu sinh xin được tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sau đây: Cuốn sách “Ng ên c u Chủ ng ĩ t m dân” (三民主义研究) do Châu Đạo Tề, Tôn Chấn, Phùng Hộ Tường chủ biên, được Trung ương văn vật cộng ứng xã (Đài Bắc) ấn hành năm 1982: Cuốn sách gồm 4 phần: Tổng luận, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Cuốn sách liệt kê một cách hệ thống toàn bộ các bài nghiên cứu về chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Trong đó, đáng chú ý hơn cả là bài nghiên cứu của Châu Đạo Tề về vấn đề Ý ng ĩ t ờ đại của chủ ng ĩ dân quyền ôn rung Sơn và c ế độ chính trị hiện hành của Trung Quốc. Trong bài viết này, Châu Đạo Tề đã trình
  • 17. 13 bày một cách khái quát những tư tưởng trung tâm của chủ nghĩa dân quyền như: Tự do, bình đẳng, hiến pháp ngũ quyền, quyền năng khu phân, v.v.. Trong bài viết Tìm hiểu “c ủ ng ĩ dân quyền” củ ôn rung Sơn (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2001), tác giả Nguyễn Huy Quý đã phân tích những nội dung cơ bản trong chủ nghĩa dân quyền của Tôn Trung Sơn, trên cơ sở đó nhấn mạnh một số điểm quan trọng của nó, như vấn đề về bản chất giai cấp và vai trò lãnh đạo của chính quyền cách mạng, về trình tự thực hiện dân chủ, về cơ chế dân chủ “ngũ quyền phân lập”, về khái niệm “tự do” và “bình đẳng”. Theo tác giả, “chủ nghĩa dân quyền” nói riêng và “chủ nghĩa tam dân” nói chung của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng rất lớn trong lịch s Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng với cách mạng ở nhiều nước có bối cảnh lịch s và xã hội tương tự như Trung Quốc, đồng thời gợi mở những suy nghĩ trong khi giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, những suy nghĩ về tư tưởng đổi mới trong quá trình hoàn thiện nên dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong cuốn “ ư tưởng ôn rung Sơn và nền chính trị hiện đại” (孙中山 思想与现代政治) do Trương Trung Chính, Trần Anh Kiệt, Lý Nhạc Mục chủ biên (Nxb Thần Hân, Đài Bắc, Đài Loan, 2002), các tác giả tập trung phân tích một số nội dung trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn và làm rõ ảnh hưởng của nó đến quá trình xây dựng một nền chính trị hiện đại ở Trung Quốc. Có thể kể ra một số nội dung chủ yếu sau: Chủ nghĩa Tam dân và quá trình hiện đại hóa Trung Quốc, quyền tự do và quyền bình đẳng, hiến pháp ngũ quyền, vấn đề dân sinh và nguyên tắc của chủ nghĩa Dân sinh, biện pháp cải cách ruộng đất, cách thức giải quyết vấn đề tư bản, mối quan hệ giữa chủ nghĩa Dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết,… Cuốn sách Quốc phụ tư tưởng (国父思想) do Đồ T Lân, Lâm Kim Triều chủ biên (Tam dân thư cục ấn hành, Đài Bắc, Đài Loan, 2002) có 5 chương,
  • 18. 14 chủ yếu tập trung nghiên cứu chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn với 3 nội dung là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Cũng giống như các cuốn sách vừa nêu trên, nội dung cuốn sách này tiếp tục đề cập đến nhiều vấn đề như: Nội hàm cơ bản của dân quyền, ý nghĩa và thực chất của chủ nghĩa dân quyền, tự do một cách hợp lý, bình đẳng một cách chân chính, quyền năng khu phân, hiến pháp ngũ quyền, v.v.. Trong cuốn Nghiên c u tư tưởng Tôn Trung Sơn (孙中山思想研究) của Vương Hiểu Ba (Nxb Vấn Tân Đường, Đài Bắc, 2003), trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn như: Chủ nghĩa Tam dân và các cuộc vận động cứu nước, chủ nghĩa dân tộc và vấn đề giải phóng dân tộc, chủ nghĩa đế quốc và điều ước bất bình đẳng, vấn đề hòa bình thống nhất của Trung Quốc, vấn đề dân chủ, chủ nghĩa xã hội và chính sách “liên nga liên cộng”, vấn đề tư bản và ruộng đất, chủ nghĩa dân sinh,…, tác giả đã chỉ ra mục đích, thực tiễn và ý nghĩa của tư tưởng Tôn Trung Sơn. Tác giả khẳng định, tư tưởng của Tôn Trung Sơn có nội dung hết sức phong phú và sâu sắc. Bài viết ư tưởng cận đại hóa củ ôn rung Sơn – Quá trình hình thành, phát triển của tác giả Đào Duy Đạt (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2006) đã làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng cận đại hóa qua chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, như: 1/ Phê phán chế độ chuyên chế phong kiến, đề xướng “cách mạng chính trị”, xây dựng nhà nước theo chế độ dân chủ cộng hòa. Đó là tiền đề thực hiện cận đại hóa; 2/ Phê phán chính sách bế quan tỏa cảng phong kiến, đề xướng “chủ nghĩa khai phóng”, phát triển công thương nghiệp. Đó là hạt nhân của cận đại hóa; 3/ Phê phán chủ nghĩa chuyên chế văn hóa, đề xướng tự do tư tưởng, đẩy mạnh giải phóng tư tưởng con người. Theo tác giả, tư tưởng cận đại hóa của Tôn Trung Sơn chứa đựng nhiều yếu tố đặc sắc nhất, hoàn chỉnh nhất, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch s tư tưởng Trung Quốc, là tài sản vô cùng quý giá của nhân dân Trung Quốc. Nội dung tư tưởng
  • 19. 15 của ông biểu hiện một tư duy phức hợp, sâu sắc và cao xa, thấm đượm lý tính về một quốc gia cận đại, trên tinh thần dung hợp văn hóa và ý thức dự báo xã hội. Bởi vậy, tư tưởng Tôn Trung Sơn vẫn mãi là tấm gương sáng trong lịch s cận – hiện đại hóa Trung Quốc, và chính vì thế, nó luôn đem lại cho hậu thế những suy nghĩ, liên tưởng mang hơi thở thời đại. Bài viết Từ Chủ ng ĩ t m dân củ ôn rung Sơn đến tư tưởng xã hội chủ ng ĩ à ò của Hồ Cẩm Đào của PGS.TS. Trần Lê Bảo (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7/2007) trình bày những nét cơ bản nhất về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, trên cơ sở đó chỉ ra sự tương đồng và dị biệt giữa tư tưởng Tam dân và tư tưởng xã hội chủ nghĩa hài hòa của Hồ Cẩm Đào. Theo tác giả, Chủ nghĩa Tam dân với 3 nội dung lớn là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa yêu nước, giúp đưa Trung Quốc lên địa vị quốc tế bình đẳng, địa vị chính trị bình đẳng, địa vị kinh tế bình đẳng, làm cho Trung Quốc tồn tại mãi mãi trên thế giới. Bài viết khẳng định, đóng góp lớn lao của Tôn Trung Sơn, trong đó có Chủ nghĩa Tam dân đối với quá trình cách mạng của Trung Quốc là vô cùng to lớn, nó chẳng những là cương lĩnh, là mục tiêu của nhiều cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở nhiều nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam thời bấy giờ, mà còn thúc đẩy quá trình cận đại hóa xã hội Trung Quốc. Mặt khác, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tư tưởng chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa hài hòa của Hồ Cẩm Đào đều nảy sinh từ nhu cầu của những điều kiện lịch s - xã hội nhất định, đại diện cho nguyện vọng của hàng trăm triệu người dân Trung Hoa và là sự kết tinh của văn hóa truyền thống Trung Hoa với tinh hoa văn hóa thế giới. Hai tư tưởng chính trị này mặc dù cách xa nhau gần 100 năm, chúng có những nét tương đồng và dị biệt, song cũng có sự kế thừa và đổi mới theo yêu cầu của thời đại. Những kinh nghiệm được và chưa được của hai tư tưởng này đã từng ảnh hưởng đến tư tưởng của các nhà cách mạng Việt Nam thế kỷ trước, và có thể
  • 20. 16 bổ ích cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như việc thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội – dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Huy Quý trong bài viết Tìm hiểu “c ủ ng ĩ dân quyền” củ ôn rung Sơn ( n trong cuốn Nguyễn Huy Quý, Nghiên c u Trung Quốc học - Những bài viết chọn lọc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008), tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn về Chủ nghĩa dân quyền, đặc biệt là vấn đề dân chủ - vấn đề cốt lõi nhất. Theo tác giả, dân chủ trong quan điểm của Tôn Trung Sơn không phải chỉ là dân chủ về chính trị mà quan trọng hơn là dân chủ về kinh tế. Tôn Trung Sơn cho rằng, mục đích của cách mạng là đem lại quyền làm chủ cho nhân dân. Cũng trong công trình này, tác giả đã đề cập đến cơ chế dân chủ “ngũ quyền phân lập”. Đây là mẫu hình mà theo Tôn Trung Sơn là phù hợp với điều kiện của Trung Quốc. Bài viết Một số nộ dung cơ ản trong tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn của GS.TS. Nguyễn Tài Thư (Tạp chí Triết học, số 12/2008) tập trung phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng dân sinh của Tôn Trung Sơn, như: 1. Mưu cầu dân sinh là nguồn gốc của tiến hóa lịch s ; 2. Các nhu cầu sống của con người (ăn, mặc, ở và đi lại) là vấn đề cơ bản của dân sinh; 3. Giảm bớt sự bất công và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự bất công là hai cấp độ trong việc giải quyết vấn đề dân sinh; 4. Thế giới “đại đồng” – lý tưởng của chủ nghĩa dân sinh. Theo tác giả, tư tưởng dân sinh hay Chủ nghĩa dân sinh là tân thuyết cách mạng của Tôn Trung Sơn. Nó đã cùng với chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền trong Chủ nghĩa Tam dân của ông làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 và củng cố thành quả của cuộc cách mạng đó. Nó đã vạch ra con đường cho nhân dân Trung Quốc đương thời phát triển kinh tế, cải tạo xã hội, để tiến tới một xã hội ấm no, hạnh phúc. Tuy còn có
  • 21. 17 những hạn chế khó tránh, nhưng đó là một lý thuyết chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị lý luận và thực tiễn mà ông để lại cho Trung Quốc và thế giới, nó cần được trân trọng và khai thác, phát huy những giá trị hợp lý. Bài viết ư tưởng dân chủ trong xã hội Trung Quốc thời kỳ cận đại của tác giả Nhâm Thị Thanh Lý (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9/2010) bước đầu đề cập đến sự ra đời của tư tưởng dân chủ giai cấp tư sản của Tôn Trung Sơn. Tác giả chỉ rõ, bước sang thế kỷ XX, Tôn Trung Sơn là người đề xuất phương án thành lập nước dân chủ cộng hòa giai cấp tư sản sớm nhất. Năm 1894, khi soạn lời thề gia nhập Hưng Trung Hội, Tôn Trung Sơn đề ra khẩu hiệu “sáng lập chính phủ hợp chúng”, biểu thị muốn từ bỏ chế độ chính trị quân chủ lập hiến, mô phỏng chế độ dân chủ cộng hòa của Mỹ. Tư tưởng dân quyền trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn chính là sự thể hiện tập trung tư tưởng dân chủ giai cấp tư sản Trung Quốc. Cuốn Từ K ng Lương đến ôn rung Sơn – Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nền hiến chính giai đoạn Thanh mạt Dân sơ (从康梁到孙中山-清末民初 宪政理念与实践研究) của Ngô Ái Bình (Nxb Nhân dân Thiên Tân, 2011) tập trung tìm hiểu diễn tiến về mặt lý luận và thực tiễn của nền hiến chính từ Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đến Tôn Trung Sơn, như: Vài nét lý luận về nền hiến chính giai đoạn Thanh mạc Dân sơ, cơ sở triết học của việc “thay đổi nền hiến chính”, diễn tiến của tư tưởng dân quyền, lực chọn mô hình hiến chính: hiến chính quân chủ hay cộng hòa dân chủ, lựa chọn con đường thực hiện hiến chính,… Với những nội dung về vấn đề hiến chính, cuốn sách đã giúp cho bạn đọc thấy được bức tranh toàn cảnh về quá trình diễn tiến, sự lựa chọn mô hình hiến chính và con đường thực hiện hiến chính từ Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu đến Tôn Trung Sơn. Bài viết Tìm hiểu tư tưởng đối ngoại mở cửa củ ôn rung Sơn của tác giả Đào Duy Đạt (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 12/2011) chủ yếu bàn
  • 22. 18 đến những nội dung cơ bản trong tư tưởng đối ngoại mở c a của Tôn Trung Sơn, như: Chủ trương “Khai phóng chủ nghĩa”, học tập phương Tây, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn trẻ đi tu nghiệp nước ngoài, cho phép người nước ngoài đến Trung Quốc đầu tư vào các ngành công thương, ... trên cơ sở bảo toàn chủ quyền. Có thể khẳng định, tư tưởng đối ngoại mở c a là bộ phận cấu thành hữu cơ, không thể tách rời với chủ nghĩa yêu nước Tôn Trung Sơn. Năm 2013, Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tây ấn hành cuốn Tôn Trung Sơn và nền pháp trị của Trung Quốc – Nghiên c u tư tưởng pháp trị của Tôn rung Sơn (孙中山与中国法治---孙中山法治思想研究) do Tưởng Tiên Tiến và Phùng Kính Hoa chủ biên, Mạc Vạn Hữu, Âu Dương Bạch Quả và Lục Văn Học phó chủ biên. Cuốn sách tập hợp 48 bài nghiên cứu và chia theo 5 chủ đề: 1/ Tổng luận về tư tưởng pháp trị của Tôn Trung Sơn; 2/ Lý luận hiến chính và chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn; 3/ Tư tưởng của Tôn Trung Sơn về các bộ luật cụ thể; 4/ Tư tưởng thay đổi chế độ tư pháp của Tôn Trung Sơn và thực tiễn pháp trị; 5/ Các chuyên đề khác. Có thể nói, cuốn sách chủ yếu bàn về những nội dung cơ bản liên quan đến tư tưởng pháp trị của Tôn Trung Sơn mà không đề cập trực tiếp đến tư tưởng triết học của ông. Trong cuốn sách Nghiên c u tư tưởng kiến thiết xã hội của Tôn Trung Sơn (孙中山社会建设思想研究), Nxb Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, 2014, tác giả Lâm Gia Hữu đã đề cập đến rất nhiều nội dung liên quan đến tư tưởng kiến thiết xã hội của Tôn Trung Sơn như: Cơ sở lý luận cho sự hình thành tư tưởng kiến thiết xã hội, vấn đề nhận thức và cải tạo xã hội truyền thống Trung Quốc, ý thức chính trị xã hội và vấn đề biến đổi xã hội, vấn đề xây dựng kinh tế và phúc lợi xã hội, phát triển khoa học và sự chuyển mình của xã hội, nhân sinh quan tôn giáo và cải tạo nho học, tư tưởng thế giới đại đồng và trật tự mới của xã hội,… Tác giả nhấn mạnh, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những nội dung
  • 23. 19 này sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu trên thế giới nói chung và giới học thuật của Trung Quốc giai đoạn hiện đại hiểu sâu hơn về tư tưởng của Tôn Trung Sơn cũng như những cống hiến vĩ đại của ông. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Trong lịch s , Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ với nhau trên rất nhiều phương diện. Có thể nói, tư tưởng triết học của Trung Quốc đã ảnh hưởng rất nhiều đến Việt Nam qua các thời đại. Học thuyết Tôn Trung Sơn đã tác động khá rõ rệt đến phong trào yêu nước của giai cấp tư sản và tiểu tư sản cách mạng ở nước ta. Muốn hiểu sâu hơn về các phong trào ấy, chúng ta không thể không tìm hiểu tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Với mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho bạn đọc, tháng 10 năm 1962, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, đã dịch và xuất bản quyển ư tưởng triết học ôn rung Sơn (孙中山 哲学思想) của Vương Học Hoa do Nxb Nhân dân Thượng Hải xuất bản năm 1960. Có thể xem, đây là một trong số ít công trình chuyên về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn được dịch ra tiếng Việt. Công trình này đề cập đến sự hình thành thế giới quan của Tôn Trung Sơn, có thể khái quát qua ba giai đoạn: G đoạn 1. Cuối thế kỷ XIX trở về trước: tiếp thu có phê phán lý tưởng đại đồng của các Nho gia Trung Quốc, tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng nông nghiệp của Thái Bình Thiên Quốc; tiếp thu những tri thức khoa học tự nhiên của phương Tây và học thuyết xã hội của giai cấp tư sản; G đoạn 2. Từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng t áng Mười và cuộc vận động Ngũ t trở về trước. Đây là thời kỳ hình thành về cơ bản thế giới quan: lấy thực tiễn cách mạng phong phú làm nguồn trực tiếp; tiếp xúc với các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa: ảnh hưởng lớn nhất: tư tưởng chủ nghĩa xã hội chủ quan của bọn theo chủ nghĩa cải lương xã hội Hăngri Gioócgiơ; G đoạn 3. Từ cuộc Cách mạng t áng Mười và cuộc vận động Ngũ trở về sau: đây là giai đoạn tiếp
  • 24. 20 thu sự giúp đỡ của Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, định nghĩa lại chủ nghĩa tam dân. Nhận xét về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, tác giả cuốn sách cho rằng: Tư tưởng triết học của ông gồm có nhiều yếu tố duy tâm chủ nghĩa và thường biểu hiện thành hình thức nhị nguyên luận nghiêng ngả giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Tôn Trung Sơn có nhận thức tương đối chính xác đối với vấn đề “trước sau của biết và làm”, do đó, ông đặc biệt coi trọng thực tiễn, nhấn mạnh việc không biết vẫn có thể làm (hành động). Ông cho rằng, lý do người xưa tiến bộ rất nhiều là ở chỗ đã thực hành, đã thực hành thì có thể biết, đạt đến chỗ biết rồi tức là đã tiến bộ” (Biết khó làm dễ). Cuốn Nghiên c u tư tưởng ôn rung Sơn (孙中山思想研究) của tác giả Trương Lỗi (Trung Hoa Thư cục xuất bản xã, Bắc Kinh, 1981) gồm 4 chương, trong đó 3 chương đầu tiên, tác giả tập trung trình bày 3 nội dung lớn trong Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, lần lượt là: Tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng chủ nghĩa dân quyền, tư tưởng chủ nghĩa dân sinh. Riêng chương 4 với chủ đề “Lý luận của Chủ nghĩa Tam dân – cơ sở triết học”, tác giả đã luận giải một số nội dung có liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn gồm: Quan niệm về tính phổ biến của sự phát triển tiến hóa - nội dung cơ bản của phương pháp luận trong tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, quan niệm về tự nhiên, nhận thức luận mang khuynh hướng chủ nghĩa duy vật, quan điểm lịch s xã hội – “dân sinh s quan”. Trên cơ sở đó, tác giả đã bước đầu đưa ra một số nhận định, đánh giá về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Theo tác giả, tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn chủ yếu gồm 2 bộ phận là quan điểm về tự nhiên và nhận thức luận. Mặc dù tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn đa phần mang tính chất duy vật chủ nghĩa, song, do bị giới hạn bởi thời đại và giai cấp nên đã khiến cho nội dung tư tưởng triết học của ông thiếu tính thống nhất, có lúc nghiêng ngả giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
  • 25. 21 Cũng trong năm 1981, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Trung Quốc cho ấn hành cuốn ư tưởng triết học củ ôn rung Sơn (孙中山哲学思想) của tác giả Tiêu Vạn. Tác giả cuốn sách đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ rất nhiều nội dung liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, như vấn đề khởi nguồn của vũ trụ, mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, vấn đề nhận thức luận,… Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra đặc điểm của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn, đồng thời đưa ra một số nhận định, đánh giá về ý nghĩa và hạn chế trong tư tưởng đó. Có thể nói, cuốn sách này là một trong những tài liệu tham khảo quan trọng đối với nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luận án. Cuốn Nghiên c u tư tưởng triết học củ ôn rung Sơn (孙中山哲学思 想研究) của Vĩ Kiệt Đình, Nxb Nhân dân Hồ Nam, 1985 (xuất bản lần đầu năm 1981), tập trung tìm hiểu những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Cụ thể, trên cơ sở những luận bàn về bước chuyển biến từ Chủ nghĩa Tam dân cũ sang Chủ nghĩa Tam dân mới của Tôn Trung Sơn, tác giả đã làm sáng tỏ quan niệm của Tôn Trung Sơn về tự nhiên, về phạm trù vật chất, mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, về cái gọi là thuyết “Sinh nguyên”, nhận thức luận, quan điểm về quá trình phát triển của lịch s xã hội. Tác giả khẳng định, tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn là vũ khí lý luận của phái cách mạng, tức giai cấp tư sản Trung Quốc dùng để tiến hành đấu tranh cách mạng. Cũng theo tác giả công trình này, quá trình hình thành tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, mà được quyết định bởi đặc điểm thời đại Tôn Trung Sơn sống, bởi trình độ phát triển lực lượng sản xuất xã hội, chế độ kinh tế, đấu tranh giai cấp và phát triển văn hóa, khoa học lúc bấy giờ. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc cho đến thời điểm lúc bấy giờ (thời gian xuất bản cuốn sách này).
  • 26. 22 Cuốn Nghiên c u tư tưởng ôn rung Sơn (孙中山思想研究) của Lưu Hưng Hoa, Lưu Nhân Khôn (Nxb Nhân dân Hắc Long Giang, 2007), ngoài việc làm rõ 3 nội dung lớn trong Chủ nghĩa Tam dân (Chủ nghĩa Dân tộc, Chủ nghĩa Dân quyền và Chủ nghĩa Dân sinh), các tác giả còn phân tích một số nội dung khác như: Vấn đề quân sự, giáo dục, ngoại giao, khoa học và tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, các tác giả đã bước đầu luận giải những nội dung liên quan đến tư tưởng Tôn Trung Sơn như vấn đề về nguồn gốc hình thành nên vũ trụ và con người, mối quan hệ “tri - hành”, điều kiện lịch s và bối cảnh xã hội cho sự ra đời của quan điểm lịch s về vấn đề dân sinh hay còn gọi là “dân sinh s quan”. Tuy vậy, những nội dung liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn được các tác giả trình bày còn sơ lược. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2009 do PGS,TS. Nguyễn Tài Đông làm chủ nhiệm có tên ư tưởng triết học cơ ản củ ôn rung Sơn trong c ủ ng ĩ tam dân và ản ưởng của nó tới Việt Nam: Với kết cấu gồm 3 chương, đề tài đã làm rõ được nội dung Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, quan niệm của Tôn Trung Sơn về chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa dân sinh; phân tích ảnh hưởng của chủ nghĩa tam dân đối với các nhà cách mạng tiền bối của Việt Nam, đặc biệt là với Chủ tịch Hồ Chí Minh và giá trị đương đại của nó trong bối cảnh Việt Nam đổi mới và phát triển. Năm 2011, Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân cho phép tái bản lần thứ 3 cuốn Khái luận tư tưởng ôn rung Sơn (孙中山思想概论) do Hồ Cương chủ biên, Lưu Vĩ Quốc phó chủ biên (xuất bản lần đầu năm 2009). Trong cuốn sách này (chương 7), tác giả có bàn về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn với 3 nội dung chính: Thuyết tiến hóa luận và điểm đặc sắc của nó, học thuyết tri hành, quan điểm lịch s về vấn đề dân sinh. Mặc dù những nội dung này mới chỉ được tác giả cuốn sách trình bày một cách sơ lược, song, có thể nói, đây là
  • 27. 23 tài liệu tham khảo cần thiết đối với tác giả luận án trong quá trình luận giải những nội dung cơ bản liên quan đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Năm 2014, Nhà xuất bản Nhân dân Giang Tây ấn hành cuốn Nghiên c u tư tưởng quản lý công củ ôn rung Sơn (孙中山公共管理思想研究) do Trần Á Huy, Đặng Tuyết Lâm, Bốc Tịnh Kháp chủ biên. Cuốn sách tập hợp 18 bài viết theo 2 chủ đề: 1/ Tư tưởng quản lý công của Tôn Trung Sơn: Những vấn đề lý luận; 2/ Tư tưởng quản lý công của Tôn Trung Sơn: Những vấn đề thực tiễn. Trong số 18 bài viết, đáng chú ý là bài viết của tác giả Tưởng Tiên Tiến với chủ đề Phản tư “c ủ ng ĩ ” và g ả p óng tư tưởng – những gợi ý mới trong học thuyết “tr n n àn dị” củ ôn rung Sơn. Trong bài viết này, tác giả có đề cập đến những nội dung cơ bản trong học thuyết “tri nan hành dị” của Tôn Trung Sơn và chỉ ra những gợi ý mới của nó. Theo tác giả, học thuyết “tri nan hành dị” là nội dung quan trọng trong tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, là sự phát triển và cống hiến quan trọng đối với vấn đề nhận thức luận. Học thuyết này nhấn mạnh: “Làm dễ biết khó”, “làm trước biết sau”. Cuốn Trung Quốc tư tưởng sử luận (中国思想史论) của tác giả Lý Trạch Hậu (Người dịch: Nguyễn Quang Hà), Nxb Thế giới, Hà Nội, 2015, đã luận bàn về tư tưởng Tôn Trung Sơn, gồm: Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân quyền, chủ nghĩa dân sinh, tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Về vấn đề tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, tác giả đã tập trung phân tích một số nội dung cơ bản như: Luận tiến hóa và thuyết “sinh nguyên”, học thuyết “tri nan, hành dị” và dân sinh s quan. Tuy nhiên, có thể thấy, chỉ gói gọn với số lượng 15 trang, phần nội dung về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn chưa được tác giả phân tích một cách chi tiết và có hệ thống.
  • 28. 24 1.3. Những công trình nghiên cứu, đánh giá về giá trị, ý nghĩa tƣ tƣởng của Tôn Trung Sơn và ảnh hƣởng của nó đối với Việt Nam Bài viết Cách mạng Tân Hợi – 90 năm s u n ìn lại của Vũ Dương Ninh (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2001) giúp chúng ta nhìn lại để suy tư về cuộc cách mạng của nhà lãnh đạo kiệt xuất Tôn Trung Sơn, cũng như làm rõ những giá trị trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Tác giả bài viết một lần nữa khẳng định, cuộc cách mạng Tân Hợi đã tấn công trực diện vào chế độ phong kiến nhằm lật đổ triều Thanh, thiết lập chế độ Dân Quốc theo những nguyên tắc và thiết chế của nhà nước tư sản. Đây được xem là điểm mới, điểm ưu việt trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn với ý định đưa Trung Quốc đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, qua đó, bảo vệ nền độc lập của đất nước, xây dựng chế độ dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân. Cuộc cách mạng Tân Hợi đã truyền tiếng vang lớn góp phần làm thức tỉnh tinh thần và chiều hướng đấu tranh của nhân dân nhiều nước Á Đông, trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng tư tưởng Tôn Trung Sơn lan tỏa vùng Đông Nam Á mà Việt Nam là nơi ông đã tới, là nơi tiếp nhận khá sâu sắc học thuyết của ông. Tương tự, bài viết Nhận th c về ý ng ĩ lịch sử tư tưởng Cách mạng Tân Hợi 1911 của tác giả Nguyễn Văn Hồng (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2001) làm rõ ý nghĩa lịch s của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đối với Trung Quốc nói riêng và các nước châu Á nói chung, trong đó có Việt Nam. Theo tác giả, hành động cách mạng và tư tưởng của Tôn Trung Sơn đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng ở Việt Nam giai đoạn cận đại. Bài viết Mối quan hệ giữ ôn rung Sơn và Các mạng Tân Hợi Trung Quốc với Phan Bội Châu và cách mạng Việt N m đầu thế kỷ XX (trích trong bản thảo cuốn Lịch sử quan hệ Trung – Việt thời cận đại) (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2001) của tác giả Chương Thâu, người nhiều năm nghiên cứu Phan Bội Châu đã trình bày sơ lược mối quan hệ giữa Tôn Trung Sơn và
  • 29. 25 cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX, thể hiện ở những ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo đối với cách mạng Việt Nam và những ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam đối với Tôn Trung Sơn cũng như đối với cách mạng Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề tư tưởng của Tôn Trung Sơn ảnh hưởng như thế nào đối với Việt Nam trong giai đoạn sau còn là một vấn đề cần nghiên cứu tiếp và chưa được tác giả làm rõ trong bài viết này. Cuốn Cách mạng Tân Hợi – 90 năm s u n ìn lại (1911-2001) của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung Tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002), là cuốn sách đầu tiên đề cập tương đối nhiều đến chủ nghĩa tam dân được xuất bản tại Việt Nam. Cuốn sách này đã tập hợp các bài viết tiêu biểu tham dự Hội thảo Khoa học chào mừng 90 năm Cách mạng Tân Hợi do Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tổ chức. Trong cuốn sách có nhiều bài viết về những nội dung cơ bản trong Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, như bài: Chủ ng ĩ Dân quyền của ôn rung Sơn trong t ến trình cận đại hóa Trung Quốc của Đào Duy Đạt, Ảnh ưởng củ ôn rung Sơn và C ủ ng ĩ m dân ở Việt Nam của Nguyễn Thành, Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chủ ng ĩ m dân củ ôn rung Sơn của Đỗ Tiến Sâm, v.v.. Các bài viết đã tập trung trình bày trực tiếp về vấn đề Chủ nghĩa Tam dân và ý nghĩa lịch s của nó, cùng với mối quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa Cách mạng Tân Hợi với phong trào cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Bài viết Chủ ng ĩ dân s n củ ôn rung Sơn và ý ng ĩ lịch sử của tác giả Chu Thùy Liên (Trích trong Luận văn thạc sĩ “Chủ ng ĩ m dân của ôn rung Sơn và ý ng ĩ lịch sử” năm 2005), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2005, đã chỉ ra rằng: Chủ nghĩa Dân sinh – một trong ba nội dung lớn của Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn – với những chủ trương về
  • 30. 26 bình quân địa quyền, người cày có ruộng, tiết chế tư bản,… nhằm đảm bảo những nhu cầu dân sinh tối thiểu cho người dân được Tôn Trung Sơn đánh giá ngang hàng với cuộc cách mạng xã hội, là nhân tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong học thuyết Tam dân, bởi theo ông: “Dân sinh là đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc dân, sinh mệnh của quần chúng”. Trong bài viết ôn rung Sơn với Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6/2005), tác giả Chương Thâu khẳng định, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn với những yếu tố tiến bộ, thích hợp (chống đế quốc và chống quân phiệt một cách rõ rệt, tuyên bố đoàn kết với các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa và giai cấp vô sản quốc tế, đồng tình với cách mạng Nga) đã có ảnh hưởng tốt đến cách mạng Việt Nam, trong giai đoạn cách mạng Dân tộc – Dân chủ cũng như trong Cách mạng Xã hội chủ nghĩa. Trong bài viết ôn rung Sơn – Hồ Chí Minh: Mố đồng cảm lịch sử và thờ đại (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2006), tác giả Nguyễn Văn Hồng cho rằng, sự gặp gỡ của Hồ Chí Minh và Tôn Trung Sơn được bắt nguồn từ sự đồng cảm với nỗi khổ dân tộc bị nô dịch, đồng cảm trong mục đích đấu tranh suốt đời cho độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Sự đồng cảm lớn của hai lãnh tụ dân tộc ở châu Á là sự đồng cảm của nhân sinh quan nhân văn vĩ đại: Vì hạnh phúc của nhân dân. Cuốn sách ôn rung Sơn – Cách mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Trung Quốc – Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008), tập hợp những tham luận trong Hội thảo khoa học nhân kỷ niệm lần thứ 140 năm ngày sinh Tôn Trung Sơn (1866-2006) và 95 năm Cách mạng Tân Hợi (1911-2006) nhằm nhìn nhận một cách khách quan và sâu sắc hơn về Tôn Trung Sơn, Cách mạng Tân Hợi, giá trị lịch s của tư tưởng chủ nghĩa Tam dân và ảnh hưởng qua lại giữa phong trào cách mạng của hai nước
  • 31. 27 Việt Nam – Trung Quốc đầu thế kỷ XX cũng như hiện nay. Tại đây, các nhà nghiên cứu đã thêm một lần nữa tìm hiểu sâu hơn về học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó trong thời hiện đại, có thể kể tên một số bài nghiên cứu sau: “ ôn rung Sơn với chủ ng ĩ m dân” (Phan Văn Các), “Phan Bộ C âu và ôn rung Sơn” (Vu Tại Chiểu, Đinh Văn Minh), “Tôn rung Sơn - Nhà cách mạng dân chủ tư sản có ản ưởng sâu sắc nh t đối với Hồ Chí Minh” (Đặng Thanh Tịnh), “ ôn rung Sơn - Hồ Chí Minh, mố đồng cảm lịch sử và thờ đạ ” (Nguyễn Văn Hồng), “Từ ba chủ ng ĩ của Tôn Trung Sơn đến ba tiêu ngữ của Hồ Chí Minh” (Chương Thâu), “Từ chủ ng ĩ “ m dân” củ ôn rung Sơn đến tư tưởng XHCN hài hoà của Hồ Cẩm Đào” (Trần Lê Bảo), “Chủ ng ĩ “ m dân” ôn rung Sơn và v n đề “ m nông” của Trung Quốc” (Nguyễn Xuân Cường), v.v.. Cuốn sách khẳng định rằng, mặc dù vẫn còn một số hạn chế lịch s và chưa hoàn thành sứ mệnh lịch s của mình, nhưng có thể thấy, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và thành quả của cuộc cách mạng Tân Hợi có những giá trị tích cực đối với lịch s cách mạng Trung Quốc và có những ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bài viết V n đề dân sinh trong chủ trương xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam của GS.TS. Phạm Văn Đức (Tạp chí Triết học, số 11/2008) đã phân tích những tư tưởng cơ bản của Tôn Trung Sơn và Hồ Chí Minh về dân sinh. Tác giả cho rằng, nếu Tôn Trung Sơn coi chủ nghĩa dân sinh là chủ nghĩa xã hội thì Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải quyết vấn đề dân sinh, mang lại ấm no, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng phân tích và so sánh để chỉ ra những điểm chung, tương đồng giữa chủ trương xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển nhanh, bền vững của Việt
  • 32. 28 Nam, trong đó nổi bật là mục tiêu nâng cao chất lượng của sự phát triển và giải quyết ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh. Bài viết Qu n đ ểm dân sinh và triết lý nhân sinh Hồ Chí Minh của tác giả Đặng Hữu Toàn (Tạp chí Triết học, số 3/2009) nhấn mạnh: “Hồ Chí Minh còn biết đến Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) và tỏ lòng ngưỡng mộ nhà dân chủ cách mạng Trung Quốc nổi tiếng này bởi ý tưởng độc lập, tự do, hạnh phúc của ông, bởi chủ nghĩa “tam dân” – dân tộc, dân quyền và dân sinh – mà ông đã đưa ra với tư cách cương lĩnh chính trị nhằm mục tiêu độc lập dân tộc, thành lập nền cộng hòa và thủ tiêu tình trạng bất bình đẳng xã hội. Hồ Chí Minh đã tìm thấy nhiều điểm tương đồng về tư tưởng, tìm ra “những điều thích hợp với nước ta” trong chủ nghĩa “tam dân” của Tôn Dật Tiên để thực hiện quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh của Hồ Chí Minh trong những điều kiện lịch s - cụ thể ở Việt Nam” (tr.11-12). Bài viết V.I.Lênin với Chủ ng ĩ m dân củ ôn rung Sơn của Nguyễn Năng Nam (Tạp chí Triết học, số 4/2009) trình bày 3 nội dung cơ bản của chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (gồm chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh). Bài viết chỉ ra những ưu điểm và những điểm mới trong cương lĩnh chính trị này của Tôn Trung Sơn cũng như ý nghĩa của nó đối với cách mạng ở Trung Quốc nói riêng, với cách mạng ở các nước bị áp bức và bóc lột khác nói chung; chỉ ra những hạn chế trong Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn như: Chủ nghĩa không tưởng, tính không kiên quyết, quy động lực phát triển của xã hội là vấn đề sinh tồn. Bài viết phân tích tính chất sai lầm trong một số quan điểm do Tôn Trung Sơn không có chỗ dựa trong giai cấp vô sản và cơ bản thì tư tưởng của ông vẫn mang màu sắc dân chủ tư sản, nằm trong hệ tư tưởng tư sản, chưa hoàn toàn có thể lôi cuốn được đông đảo quần chúng nhân dân Trung Quốc tham gia cách mạng,…. Tác giả bài viết nêu lên những đánh giá của V.I.Lênin về chủ nghĩa Tam dân nói riêng và tư
  • 33. 29 tưởng Tôn Trung Sơn nói chung. Trên cơ sở những nội dung trên, bài viết khẳng định, những tư tưởng trong chủ nghĩa Tam dân có ảnh hưởng lớn đến các nhà yêu nước của Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong đó tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc, với nội dung được quan tâm nhiều là 3 nguyên tắc: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do; Dân sinh hạnh phúc. Trên lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã thấy ở đó những tư tưởng tiến bộ, tích cực và có thể vận dụng vào cách mạng Việt Nam, bởi chủ ng ĩ y thích hợp vớ đ ều kiện nước ta và từ đó, Hồ Chí Minh đã phát triển khái niệm “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” lên một trình độ mới, mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng sâu sắc, triệt để của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng (tr.84). Tháng 8 năm 2009, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức hội thảo “Ản ưởng của Chủ ng ĩ m dân đến Việt N m và ý ng ĩ t ờ đại củ nó”. Hội thảo có một số bài viết về tư tưởng Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân cũng như ảnh hưởng của nó đối với các nhà tư tưởng của Việt Nam giai đoạn cận đại, như: ư tưởng cận đại hóa củ ôn rung Sơn (TS. Nguyễn Xuân Cường), V n đề dân s n trong tư tưởng củ ôn rung Sơn và Hồ Chí Minh (GS.TS. Phạm Văn Đức), ôn rung Sơn – Hồ C í M n : ư tưởng dân tộc độc lập tự do và thờ đại (PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng), Chủ ng ĩ m dân của Tôn rung Sơn – một học thuyết cách mạng có tính thờ đại (ThS. Chu Thùy Liên), V.I.Lênin với chủ ng ĩ m dân củ ôn rung Sơn (Nguyễn Năng Nam), Ản ưởng tư tưởng dân tộc dân chủ củ ôn rung Sơn với Phan Bội Châu (PGS.TS. Chương Thâu), M y đặc trưng cơ ản trong tư tưởng dân sinh của ôn rung Sơn (GS.TS. Nguyễn Tài Thư),… Có thể thấy, trong số các bài viết
  • 34. 30 tham gia hội thảo, không có bài viết nào đề cập trực tiếp đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn. Trong bài viết Chủ ng ĩ m dân ôn rung Sơn tư tưởng Hồ Chí Minh – Triết học yêu nước cách mạng c u dân tộc (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 11/2009), tác giả Nguyễn Văn Hồng đã so sánh tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Tôn Trung Sơn trên một số phương diện như chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Tác giả nhấn mạnh: Hồ Chí Minh, Tôn Trung Sơn và một đội ngũ những nhà cách mạng châu Á cùng thời đều dồn góp trí tuệ sáng tạo nên cách nghĩ, cách đi vì ngọn cờ độc lập tự do và ướng tới hạnh phúc. Ở khía cạnh đó, những trí tuệ dân tộc, thời đại như chảy vào một dòng sông lớn, hòa nhịp, tác động học tập ảnh hưởng lẫn nhau. Ta thấy như tất cả nhận thức tư tưởng cách mạng đều mang tính triết thuyết nhằm tiến tới “cải tạo” một xã hội áp bức, bất công để xây dựng một xã hội đạt tới lý tưởng công bằng ấm no hạnh phúc: “Thế giớ đạ đồng”. Bài viết ôn rung Sơn và Hồ Chí Minh với mục t êu “Độc lập – Tự do – Hạn p úc” của tác giả Nguyễn Năng Nam, (Nguồn: http://nguyennangnamhvkhqs.blogspot.com/2011/10/ton-trung-son-va-ho-chi- minh-voi-muc.html), tập trung phân tích, so sánh, đánh giá quan điểm của Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, nhằm thấy được những mặt tiến bộ, tích cực và hạn chế trong quan điểm của Tôn Trung Sơn và giá trị đích thực của mục tiêu “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu thực hiện. Bài viết Chủ tịch Hồ Chí Minh vớ ôn rung Sơn của tác giả Nguyễn Huy Hoan (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9/2011) nói lên một phần nào tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Tôn Trung Sơn và sự đánh giá, sự tiếp thu của Hồ Chí Minh đối với những “ưu điểm” của học thuyết Tôn Trung Sơn. Tác giả khẳng định, Hồ Chí Minh đã vận dụng những chính sách
  • 35. 31 của Tôn Trung Sơn đúng thời điểm và đúng đối tượng. Ba từ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc được đặt dưới Quốc hiệu Việt Nam có nguồn gốc từ Chủ nghĩa Tam dân, vốn là mục tiêu phấn đấu của chúng ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Các dân tộc phải được Độc lập – các dân tộc phải được Tự do – các dân tộc phải được Hạnh phúc. Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 10/2011, đã đăng tải một số bài về Tôn Trung Sơn như: Chủ ng ĩ m dân ôn rung Sơn – ngọn cờ tư tưởng của Cách mạng Tân Hợi của Nguyễn Bằng Tường, Chủ ng ĩ dân quyền của Tôn Trung Sơn và n ững giá trị củ nó đối với nền chính trị Trung Quốc hiện nay của Phạm Ngọc Thạch, Sự ủng hộ về kinh tế củ người Hoa và Hoa kiều ở Việt N m đối vớ ôn rung Sơn của Nguyễn Thị Hương. Các bài viết này đứng từ nhiều góc độ khác nhau để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Chẳng hạn, PGS.TS. Nguyễn Bằng Tường tập trung phân tích một số nội dung liên quan đến cơ sở triết học của Chủ nghĩa Tam dân (dân sinh s quan, thuyết tri nan hành dị và thái độ đối với quần chúng nhân dân), vài nét về nội dung và ý nghĩa cũng như những hạn chế của Chủ nghĩa Tam dân, sự chuyển biến từ Chủ nghĩa Tam dân cũ sang Chủ nghĩa Tam dân mới, Chủ nghĩa Tam dân và 3 chính sách lớn. Có thể nói, nội dung bài viết này đã ít nhiều đề cập đến tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, song nội dung vẫn còn khá sơ lược. Tác giả Phạm Ngọc Thạch đã tập trung phân tích những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa dân quyền của Tôn Trung Sơn, chỉ ra một vài giá trị của Chủ nghĩa dân quyền đối với Trung Quốc hiện nay;… Bài viết Nhìn nhận của Hồ Chí Minh về ôn rung Sơn và C ủ ng ĩ Tam dân của Lê Đức Hoàng và Trương Hạo (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/2012) chỉ ra những dấu ấn tương đối sâu đậm của Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa Tam dân trong quá trình hoạt động cách mạng và tư tưởng của Hồ chí
  • 36. 32 Minh. Tác giả chỉ rõ, Chủ tịch Hồ Chí Minh bước đầu đã để ý đến Cách mạng của Tôn Trung Sơn, nhận thức sâu sắc hơn về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, không ngừng tìm hiểu và khéo léo vận dụng tinh hoa của chủ nghĩa Tam dân vào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Bài viết Ản ưởng củ ôn rung Sơn và C ủ ng ĩ m dân đối với Hồ Chí Minh của tác giả Lê Thị Tình (Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8/2015) phân tích một số ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh. Theo tác giả, Hồ Chí Minh đánh giá cao tính cách mạng của chủ nghĩa Tam dân và bản thân Tôn Trung Sơn, tiếp thu có chọn lọc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nghiên cứu các phương pháp tiến hành cách mạng của Tôn Trung Sơn, đặc biệt là phương pháp vận dụng đạo đức Nho giáo để tuyên truyền và giáo dục tinh thần cách mạng cho quần chúng. Chính những chủ trương, đường lối cách mạng dân chủ trong chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã có tác dụng thúc đẩy và mang lại cho phong trào cách mạng Việt Nam một màu sắc mới, làm phong phú thêm những trang s đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Trong Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng c ủ ng ĩ xã ội và sự vận dụng củ Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới (2014), chương 2 (tiết 2.1.2), tác giả Nguyễn Trường Cảnh đã phân tích những ảnh hưởng giá trị tư tưởng, văn hóa phương Đông đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như: Văn hóa Nho giáo, Phật giáo và Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn về xã hội lý tưởng đã được Hồ Chí Minh coi trọng, tiếp thu có chọn lọc. Theo tác giả, đây là những tư tưởng quan trọng đóng vai trò là cơ sở lý luận cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
  • 37. 33 1.4. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Th nh t, các công trình vừa nêu ở trên đã đề cập đến rất nhiều nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn: Tư tưởng cận đại, tư tưởng chính trị, tư tưởng dân chủ, tư tưởng khoa học, giáo dục, quân sự, tư tưởng đối ngoại, tư tưởng kiến thiết xã hội, v.v.. Nhiều công trình thông qua nghiên cứu về chủ nghĩa Tam dân đã phân tích tư tưởng của Tôn Trung Sơn về chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân quyền và chủ nghĩa dân sinh. Qua các công trình này, người đọc thấy được những nội dung phong phú trong tư tưởng Tôn Trung Sơn, không chỉ thấy được tầm vóc của một nhà tư tưởng có tinh thần đổi mà còn là một nhà cách mạng, một lãnh tụ của cuộc cách mạng Tân Hợi. Bên cạnh đó, nhiều công trình đã đề cập đến ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn, cách mạng Tân Hợi, Chủ nghĩa Tam dân đến phong trào cách mạng và các nhà tư tưởng của Việt Nam giai đoạn cận đại, v.v.. Hầu hết các công trình đều khẳng định rằng, Tôn Trung Sơn và cuộc cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam, ảnh hưởng đến các nhà cách mạng Việt Nam như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh… Nhiều bài viết đã phân tích những biểu hiện trong tư tưởng, trong đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh thể hiện sự ảnh hưởng từ Tôn Trung Sơn, từ Chủ nghĩa Tam dân. Th hai, ở Việt Nam, mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng của Tôn Trung Sơn, tuy nhiên những công trình chuyên sâu về tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn lại khá khiêm tốn. Nhiều công trình có đề cập đến tư tưởng triết học của ông nhưng dung lượng chưa lớn, hầu hết nội dung của các công trình này còn tương đối đơn giản, chưa có sự phân tích sâu, còn thiếu tính hệ thống. Th ba, ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một tác phẩm chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống và khái quát về tư tưởng triết
  • 38. 34 học của Tôn Trung Sơn. Các công trình nghiên cứu về Tôn Trung Sơn chủ yếu bàn về Tôn Trung Sơn và Chủ nghĩa Tam dân, Tôn Trung Sơn với cách mạng Tân Hợi, ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn đối với các nhà yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX, v.v., đặc biệt, các công trình này đa phần được thể hiện trên các bài báo, tạp chí. Vì vậy, đây là một khó khăn cho việc thực hiện đề tài, nhưng đồng thời cũng là một thuận lợi để đề tài có thể đóng góp một phần trong việc nghiên cứu tư tưởng Tôn Trung Sơn nói chung, tư tưởng triết học của ông nói riêng. Đề tài cũng mong muốn góp phần khai thác những giá trị tích cực trong tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn để từ đó vận dụng trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta hiện nay. Th tư qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước, trên cơ sở kế thừa, phát triển những kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn, nhất là tư tưởng Tiến hóa luận, tư tưởng Tri nan hành dị, tư tưởng dân chủ, tư tưởng về quyền con người. Trên cơ sở nghiên cứu sâu hơn và hệ thống hóa tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn, luận án chỉ ra giá trị và ý nghĩa của tư tưởng triết học Tôn Trung Sơn đối với xã hội hiện nay.
  • 39. 35 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA TÔN TRUNG SƠN 2.1. Bối cảnh xã hội Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Ở Trung Quốc, giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các triều đại phong kiến dần dần bị suy yếu. Phương thức sản xuất phong kiến trở nên lạc hậu, không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất của xã hội, giai cấp phong kiến không còn đủ sức lãnh đạo các lực lượng khác trong xã hội, do đó chịu áp lực rất lớn từ các lực lượng mới nổi trong xã hội. Trong khi lúc này, chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển mạnh mẽ, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tỏ ra vượt trội hơn so với phương thức sản xuất phong kiến của Trung Quốc. Trên tất cả các phương diện, như kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự, v.v. các nước tư bản phương Tây thời kỳ này đều vượt xa so với Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, lại thêm các nước tư bản phương Tây đang tăng cường tích lũy tư bản, tăng cường khai thác thuộc địa, xâm chiếm các nước khác, thì Trung Quốc đã trở thành miếng mồi béo bở cho các nước tư bản xâu xé. Trung Quốc giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX (bắt đầu từ khi diễn ra cuộc chiến tranh Nha Phiến năm 1840 đến trước khi diễn ra cuộc vận động Ngũ Tứ năm 1919), tổng cộng khoảng 80 năm lịch s . Đây là giai đoạn tiến hành cuộc cách mạng dân chủ cũ do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại sự xâm lược của các thế lực bên ngoài và chống lại sự thống trị của chế độ phong kiến ở Trung Quốc, với mục đích chính trị là xây dựng chính quyền nhà nước chuyên chính của giai cấp tư sản, mục tiêu của cuộc cách mạng là nhằm phát triển chủ nghĩa tư bản, trong đó cuộc cách mạng Tân Hợi
  • 40. 36 năm 1911 là cuộc cách mạng dân chủ kiểu cũ đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có thể chia giai đoạn này thành các thời kỳ nhỏ sau đây: Th nh t, thời kỳ từ những năm 1840 đến đầu những năm 1860. Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc bắt đầu trở thành một xã hội n a thuộc địa n a phong kiến. Các sự kiện lịch s lớn trong thời kỳ này gồm có cuộc chiến tranh Nha Phiến và Phong trào Thái Bình Thiên Quốc. Cuộc chiến tranh Nha Phiến là cuộc chiến tranh xâm lược do chủ nghĩa tư bản phương Tây phát động, cũng chính là cuộc chiến tranh tự vệ của dân tộc Trung Hoa nhằm chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Còn phong trào Thái Bình Thiên Quốc là cuộc vận động cách mạng của giai cấp nông dân Trung Quốc. Cả hai cuộc cách mạng này đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đầu thế kỷ XIX, nước Anh đi đầu trong việc hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc số một của chủ nghĩa tư bản. Để nhằm mục đích mở rộng các thuộc địa ở nước ngoài, họ đã tiến hành chiếm lĩnh các nguồn nguyên liệu và thị trường hàng hóa, yêu cầu cấp thiết của họ lúc đó chính là tiến hành mở rộng thị trường ở Trung Quốc, s dụng thủ đoạn chủ yếu là chiến tranh bạo lực để nhằm đạt được mục đích đó, điều này khiến cho xã hội phong kiến của Trung Quốc đi đến thời kỳ suy tàn. Trước khi cuộc chiến tranh Nha Phiến diễn ra, chế độ phong kiến Trung Quốc bị suy yếu, Chính phủ Mãn Thanh sa vào tham nhũng, kinh tế lạc hậu. Chính phủ Mãn Thanh tăng cường đàn áp nội bộ sự phát triển manh nha của chủ nghĩa tư bản, kìm hãm sự phát triển của những ý tưởng mới và khoa học kỹ thuật mới, bóc lột nhân dân một cách tàn nhẫn, khiến cho mâu thuẫn giai cấp ngày cảng trở nên nghiêm trọng. Không những thế, Chính phủ Mãn Thanh còn dùng mọi cách để duy trì chế độ vương triều và thực hiện chính sách bế quan trong đối ngoại, điều này khiến cho dân tộc Trung Hoa đứng trước nguy cơ mất nước. Mặc dù trong cuộc chiến tranh Nha Phiến, chính phủ Mãn Thanh là
  • 41. 37 người tổ chức và lãnh đạo cuộc chiến tranh dân tộc, lực lượng quân đội và người dân Trung Quốc đã dũng cảm tiến hành kháng chiến, song, do sự tham nhũng và lạc hậu của nhà Thanh cùng nhiều chính sách thỏa hiệp và đầu hàng trong chiến tranh, dẫn đến kết quả của cuộc chiến là thất bại, các thế lực xâm lược từ bên ngoài thông qua các điều ước bất bình đẳng đã giành được nhiều chủ quyền lớn từ Trung Quốc, khiến cho cánh c a của Trung Quốc bắt buộc phải mở ra, Trung Quốc bắt đầu bước vào xã hội n a phong kiến n a thực dân. Cuộc chiến tranh Nha Phiến lần thứ hai chính là sự bất lực của các cường quốc trong việc thỏa mãn các quyền và lợi ích của cuộc xâm lược chống lại Trung Quốc. Họ đã cố gắng mở rộng cuộc xâm lược một cách toàn diện ở Trung Quốc, tận dụng cơ hội chính phủ Mãn Thanh đang trong tình thế nội chiến, mượn cớ “s a hiệp ước” bất thành để phát động cuộc chiến tranh. Lúc này, Trung Quốc lại mất đi rất nhiều chủ quyền, mức độ của xã hội n a thuộc địa và n a phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc. Qua đó, có thể thấy, sau 20 năm của cuộc chiến tranh Nha Phiến, xã hội Trung Quốc xuất hiện đặc trưng chủ yếu đó chính là xã hội n a thực dân, đến những năm 60 của thế kỷ XIX lại xuất hiện đặc trưng xã hội n a phong kiến. Tuy nhiên, chiến tranh Nha Phiến không những không giải quyết được mâu thuẫn giữa Trung Quốc và các nước đế quốc phương Tây, mà còn làm cho mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng, khiến cho cuộc vận động Thái Bình Thiên Quốc bùng phát. Mặc dù bị thất bại do hạn chế bởi thời đại, đặc biệt là hạn chế bởi giai cấp, song các cuộc cách mạng này cũng có ý nghĩa hết sức to lớn đó là gánh vác 2 nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là chống lại chế độ phong kiến và sự xâm lược của các nước đế quốc phương Tây, một số nhà lãnh đạo của các cuộc cách mạng này đã góp phần phát triển chủ nghĩa tư bản. Đây chính là đặc điểm thời đại mới (quyết định tính chất xã hội) của hai cuộc cách mạng này. Có thể nói, tính chất xã hội Trung Quốc giai đoạn này có sự thay đổi rất lớn, giới
  • 42. 38 các nhà tư tưởng bắt đầu xuất hiện trào lưu học tập phương Tây. Mặt khác, về thái độ đối với sự xâm lược của phương Tây, nhà thống trị vương triều Mãn Thanh đã chuyển từ thái độ đối kháng sang thái độ tạm thời “hòa hoãn”, cấu kết với đế quốc phương Tây nhằm trấn áp các cuộc cách mạng Trung Quốc, từ đó khiến cho Trung Quốc bước vào giai đoạn lịch s mới – giai đoạn cấu kết của các thế lực phản động trong nước và nước ngoài. Th hai, giai đoạn từ những năm 60 của thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Các sự kiện lịch s chính của thời kỳ này là khủng hoảng dân tộc ngày càng gia tăng, sự xuất hiện của Phong trào Dương Vụ3 , sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, cuộc nổi dậy của chủ nghĩa đế quốc, xuất hiện Chính biến Mậu Tuất4 và Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn5 . Trong thời kỳ này, một loạt các lĩnh vực của Trung Quốc như kinh tế xã hội, quan hệ giai cấp, vũ đài chính trị và tư tưởng,… đều có sự thay đổi rất lớn; một số cuộc vận động xã hội có phần chìm xuống, nhưng cũng có một số cuộc vận động xã hội lại có xu hướng phát triển; mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Trung Quốc giai đoạn này chủ yếu là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và dân tộc Trung Hoa. Trong tình thế “hòa hợp” tạm thời giữa Trung Quốc và nước ngoài, triều đại Mãn Thanh đã thiết lập chế độ Tổng thống để giải quyết các vấn đề bên trong và bên ngoài xã hội Trung Quốc, phát động phong trào Dương Vụ, tuy nhiên, sau khi Trung Quốc bị đánh bại trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật năm Giáp Ngọ đã khiến cho mục đích đó của triều đại Mãn Thanh bị tan vỡ, cục diện thất bại này chính là lời cáo chung cho triều đại Mãn Thanh. 3 Phong trào Dương Vụ là phong trào cải cách được khởi xướng bởi lực lượng phong kiến cấp tiến trong triều đình nhà Thanh từ những năm 60-90 của thế kỷ XIX. 4 Mậu Tuất biến pháp (戊戌变法), còn gọi là Bách nhật duy tân (百日维新) hoặc Duy Tân biến pháp (维新 变法), đều là tên dùng để chỉ cuộc biến pháp do phái Duy Tân đề xướng, được Hoàng đế Quang Tự cho thi hành kể từ ngày 11/6/1898 ở Trung Quốc. 5 Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (7/1899-9/1901) hay còn gọi là Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn là một phong trào bạo lực tại Trung Quốc do Nghĩa Hòa Đoàn (một tổ chức tôn giáo thần bí và đồng thời là một tổ chức chính trị) khởi xướng nhằm chống lại sự ảnh hưởng của thế lực nước ngoài dưới sự lãnh đạo của Chu Hồng Đăng
  • 43. 39 Với những thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới giai đoạn n a cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa như Anh, Pháp, Mỹ có bước phát triển mới, các nước Nga, Đức và Nhật Bản cũng có những bước phát triển nhanh trên con đường của chủ nghĩa tư bản. Không lâu sau, các nước tư bản chủ nghĩa bắt đầu tiến trình quá độ lên chủ nghĩa đế quốc và mở rộng phạm vi chiếm lĩnh thị trường và nguồn nguyên liệu ở hải ngoại, tăng cường xâm lược ở nước ngoài. Cùng với sự chấm dứt của tình trạng “hòa hoãn” giữa Trung Quốc và nước ngoài, cuộc khủng hoảng ở khu vực biên giới của Trung Quốc đã được tạo ra bởi vũ lực và chiến tranh. Xuất khẩu tư bản đã được các nước đế quốc s dụng để kiểm soát huyết mạch của nền kinh tế Trung Quốc. Sự xâm lược về chính trị và xâm lược về văn hóa ở Trung Quốc cũng ngày càng sâu sắc. Một loạt các cuộc chiến tranh của các nước đế quốc, như chiến tranh Pháp – Thanh, chiến tranh Trung – Nhật, cuộc chiến liên quân tám nước,… được phát động hòng mưu toan biến Trung Quốc thành thuộc địa của họ. “Điều ước mã quan” là tiêu chí cơ bản cho sự hình thành xã hội Trung Quốc n a thực dân n a phong kiến. “Điều ước Tân S u” (1901) đã đánh dấu mốc cho sự xác lập hoàn toàn của trật tự thống trị n a thực dân n a phong kiến Trung Quốc. Khi đó, chính phủ Mãn Thanh hoàn toàn trở thành công cụ phục vụ cho các cường quốc trong việc cai trị Trung Quốc. Do sự gia tăng xâm lược ở Trung Quốc, nhóm cầm quyền nhà Thanh đã phải tiến hành điều chỉnh một loạt chính sách cầm quyền, đồng thời mở rộng sự phân chia của chính mình và thành lập các phe phái mới, nhưng vẫn không thể thay đổi được cục diện Trung Quốc vẫn là xã hội n a thuộc địa và n a phong kiến. Cùng với việc mở rộng sự xâm lược của nước ngoài, nền kinh tế phong kiến của Trung Quốc đã nhanh chóng tan rã. Đồng thời lúc đó, ở Trung Quốc xuất hiện giai cấp mới – giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, xuất hiện chủ nghĩa tư bản Trung Quốc.
  • 44. 40 Sau chiến tranh Giáp Ngọ (hay Chiến tranh Thanh-Nhật), cùng với những nguy cơ về phương diện dân tộc ngày càng sâu sắc và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Trung Quốc, giai cấp tư sản dân tộc với tư cách lực lượng chính trị mới đã bước lên vũ đài chính trị. Phong trào Biến pháp Duy tân và phong trào Nghĩa Hòa Đoàn đều lấy sự nghiệp cứu nước làm mục tiêu đấu tranh chủ yếu của mình. Phái duy tân thông qua việc học tập chế độ chính trị của phương Tây, phát triển biến pháp của chủ nghĩa tư bản (phương thức hòa bình), để thực hiện mục tiêu đấu tranh nhằm cứu nước của mình, đồng thời đã diễn một màn bi kịch là biến pháp Mậu Tuất; lấy khẩu hiệu “diệt dương” của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn để thực hiện mục tiêu đấu tranh, tấn công dữ dội vào sự cai trị phản động của nhà Thanh, đặc biệt là phá vỡ giấc mộng muốn chia rẽ Trung Quốc của chủ nghĩa đế quốc, khiến cho chủ nghĩa đế quốc phải thay đổi chiến thuật xâm lược Trung Quốc thành chiến thuật “lấy Hoa trị Hoa” (nghĩa là dùng người Trung Quốc để trị người Trung Quốc). Tuy nhiên, hai phong trào này cuối cùng cũng đều thất bại, đặc biệt nguyên nhân dẫn đến thất bại của nó đều có liên quan rất lớn đến chính phủ Mãn Thanh. Từ đó trở về sau, các cuộc cách mạng dân chủ của giai cấp tư sản đều lấy việc lật đổ chính phủ Mãn Thanh làm mục tiêu đấu tranh chủ yếu trong sự nghiệp chấn hưng Trung Quốc. Th ba, giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến trước cuộc vận động Ngũ Tứ năm 1919. Giai đoạn này, các lĩnh vực của đời sống xã hội Trung Quốc có nhiều biến động lớn, đặc biệt là về mặt chính trị. Trong xã hội Trung Quốc lúc này tồn tại 2 mâu thuẫn chủ yếu: Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân Trung Quốc với triều đại Mãn Thanh và quân phạt Bắc Dương dưới sự ủng hộ của chủ nghĩa đế quốc. Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa đế quốc đã chiến đấu quyết liệt nhằm mục đích phân chia lại thế giới. Sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ