SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  86
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
~~~~~~~~
PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI
CỐT LÕI ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA,
SINH HỌC 12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN, 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
~~~~~~~~
PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI
CỐT LÕI ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA,
SINH HỌC 12
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học sinh học
Mã số : 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY
NGHỆ AN, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận
văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả
Phạm Thị Quỳnh Như
ii
LỜI CẢM ƠN
.......∗.......
Hoàn thành đề tài này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phan Đức Duy, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo giảng dạy của trường Đại
học Vinh, các thầy giảng viên chuyên ngành LL & PPDH Sinh học đã động
viên ,hướng dẫn và góp những ý kiến quý báu cho đề tài luận văn .
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy giáo, cô giáo trong
tổ bộ môn Sinh học, trường THPT Nguyễn Huệ đã nhiệt tình giảng dạy thực
nghiệm và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài.
Cảm ơn các em học sinh của trường THPT Nguyễn Huệ đã nhiệt tình
ủng hộ và giúp đỡ tôi trong lúc thực nghiệm đề tài.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã nhiệt tình
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Phạm Thị Quỳnh Như
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................v
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
NỘI DUNG ................................................................................................................6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài....................................................................................6
1.1.1. Câu hỏi và câu hỏi cốt lõi.........................................................................6
1.1.2. Các cách phân loại câu hỏi .......................................................................7
1.1.3. Cấu trúc câu hỏi cốt lõi.............................................................................8
1.1.4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi cốt lõi......................................................10
1.1.5. Phương pháp sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học sinh học ...............10
1.2. Sáu dạng câu hỏi lập luận có thể được sử dụng trong xây dựng câu hỏi cốt lõi 12
1.2.1. Câu hỏi giúp sáng tỏ vấn đề ...................................................................12
1.2.2. Câu hỏi để thăm dò các giả định ............................................................12
1.2.3. Câu hỏi để tìm các lý do và bằng chứng ................................................12
1.2.4. Câu hỏi về quan điểm và triển vọng vấn đề ...........................................12
1.2.5. Câu hỏi dẫn tới các giả định và kết quả của nó......................................12
1.2.6. Câu hỏi về chính câu hỏi ........................................................................13
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài...............................................................................13
1.3.1. Thực trạng dạy học môn sinh học và phương pháp giảng dạy của
giáo viên.................................................................................................13
1.3.2. Thực trạng việc học tập của học sinh .....................................................15
iv
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC CÂU HỎI CỐT LÕI
TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12, TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG ..........................................................................................................17
2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần Tiến hóa...............................................17
2.2. Hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa.......................................23
2.2.1. Hệ thống câu hỏi cốt lõi cho chương I ...................................................24
2.2.2. Hệ thống câu hỏi cốt lõi cho chương II..................................................35
2.3. Quy trình sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học chuyên đề Tiến hóa cho học
sinh THPT....................................................................................................38
2.4. Vận dụng câu hỏi cốt lõi vào giảng dạy một số kiến thức trong phần Tiến hóa 39
2.4.1.Vận dụng câu hỏi cốt lõi trong hình thành kiến thức mới.......................39
2.4.2.Vận dụng câu hỏi cốt lõi trong củng cố...................................................43
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................47
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................47
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.......................................................47
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm......................................................47
3.2. Nội dung và bố trí thực nghiệm sư phạm ......................................................47
3.2.1. Nội dung của thực nghiệm sư phạm.......................................................47
3.2.2. Bố trí thực nghiệm sư phạm ...................................................................47
3.2.3. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm .............................................48
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................................48
3.3.1. Xử lí số liệu ............................................................................................48
3.3.2. Phân tích kết quả định lượng..................................................................49
3.3.3. Phân tích kết quả định tính .....................................................................52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CLNT : Chọn lọc nhân tạo
CLTN : Chọn lọc tự nhiên
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
KT : kiểm tra
NST : Nhiễm sắc thể
PPDH : phương pháp dạy học
SGK : sách giáo khoa
SL : Số lượng
THPT : trung học phổ thong
TL : Tỉ lệ
TN : Thực nghiệm
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên.........................14
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi
để rèn các kĩ năng tư duy trong dạy học Sinh học...................................15
Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của
giáo viên Sinh học ...................................................................................15
Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của học sinh về chất lượng của hệ
thống câu hỏi do giáo viên cung cấp .......................................................16
Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra ........................................................49
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất...........................................................................50
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích .............................................................50
Bảng 3.4. Bảng phân loại trình độ qua các lần kiểm tra ..........................................51
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng......................................................51
Bảng 3.6. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận ..................................52
Bảng 3.7. Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận theo từng tiêu chí...................53
Hình 3.1. Đồ thị đường phân phối tần suất.............................................................50
Hình 3.2. Đồ thị đường phân phối tần suất luỹ tích...............................................51
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nội dung kiến thức
trong chương trình phổ thông cũng tăng lên, nên chúng ta không thể hi vọng trong
một thời gian nhất định ở trường phổ thông giáo viên (GV) có thể cung cấp cho học
sinh (HS) cả một kho tàng tri thức mà loài người đã tích lũy được, tuy đã được chọn
lọc. Nhiệm vụ của GV hiện nay không chỉ cung cấp cho HS tri thức mà quan trọng
là cung cấp cho HS phương pháp học, rèn cho các em hệ thống kỹ năng nhận thức
để HS chủ động giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn. Để
thực hiện được mục tiêu này thì cần phải đổi mới giáo dục toàn diện, trên mọi mặt
từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy
học….Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là trọng tâm và có ý nghĩa
chiến lược.
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được
dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ
không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Tuy nhiên để dạy
học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải biết thiết kế các hoạt động học cho
học sinh, mà ở đó người học phải thu thập, xử lý thông tin để giải quyết nhiệm vụ
học tập. PPDH này tích cực ở chổ sẽ phát triển cho HS các kỹ năng phân tích, tổng
hợp, tư duy logic; khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề nảy
sinh từ thực tế cuộc sống; khả năng ngôn ngữ, kỹ năng trình bày diễn đạt ý tưởng
khoa học và khả năng thích ứng với xã hội; rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên
cứu, tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới.
Trong các PPDH tích cực thì phương pháp vấn đáp là phương pháp trong đó
giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau
2
và với cả giáo viên ; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học .Đây là phương
pháp thường được sử dụng nhất trong mỗi tiết học.
Điều quan trọng trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp chính là mỗi câu hỏi
hay một nhóm các câ u hỏi nào đó phải được xây dựng sao cho khi trả lời thì học
sinh nhận được một “liều kiến thức” nhất định và rèn luyện được các kỹ năng tư
duy.
Các loại câu hỏi có thể được phân chia theo nhiều cách khi dựa trên những cơ
sở khác nhau như các khâu của quá trình dạy học hoặc mức độ của quá trình nhận
thức. Trong đó câu hỏi cốt lõi là câu hỏi khi nêu ra thì đáp án của nó yêu cầu phải
có chứa nhiều nội dung, cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểu nhằm gây sự chú ý của học
sinh đối với bài mới, đồng thời tạo được ở các em ý thức về những nhiệm vụ chủ
yếu khi nghiên cứu bài học. Đó cũng là những nội dung chính của bài mà học sinh
cần nắm vững.[2]
Việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học cũng là
một trong tám chiến lược dạy học hiệu quả hiện nay [2].Câu hỏi cốt lõi càng gợi mở
thì lại càng mang lại hiệu quả cao , kích thích tư duy và liên hệ của học sinh với bài
học, giúp học sinh mau chóng nắm vững được kiến thức thông qua giải quyết vấn
đề mà giáo viên đưa ra.
Trong chương trình sinh học THPT, phần Tiến hóa – SH 12 là nội dung kiến
thức tương đối khó và trừu tượng đối với cả GV và HS. Việc truyền thụ kiến thức
cho HS chỉ có thể trên lý thuyết mà không có phần thực hành .Nên việc xây dựng hệ
thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa sẽ giúp HS chủ động tìm kiếm và
phân tích, tư duy, thảo luận/tranh luận để giải quyết vấn đề đặt ra, các em hiểu được
mối quan hệ giữa nguyên nhân, cơ chế tiến hóa và quá trình phát sinh, phát triển của
sự sống trên trái đất thông qua các bằng chứng tiến hóa nên HS có thể vận dụng được
kiến thức lý thuyết vào thực tiển, đem lại niềm vui hứng thú học tập.
Xuất phát từ những lý do trên, đặc biệt với mong muốn góp phần vào việc
nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài
nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, sinh
học 12”.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thiết kế qui trình xây dưng câu hỏi cốt lõi, vận dụng qui trình xây dựng câu
hỏi cốt lõi, sử dụng câu hỏi cốt lõi theo nội dung của phần Tiến hóa nhằm nâng cao
nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh khi học tập phần này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc xây dựng , sử dụng câu hỏi cốt lõi trong
dạy học.
+ Bản chất của câu hỏi cốt lõi: mang tính phổ quát, không cần có một câu trả
lời đúng duy nhất.
+ Vai trò của câu hỏi cốt lõi: chuẩn đoán trình độ học sinh trước khi bắt đầu
một đơn vị bài học cụ thể; rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy xét những vấn đề phổ
quát, tự nghiên cứu một cách cơ bản chứ không chỉ là thu thập những kiến thức hiển
nhiên.
3.2 Xác định các nguyên tắc , quy trình, tiêu chí xây dựng , sử dụng từng câu
hỏi cốt lõi theo từng phần nội dung tương ứng.
3.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả sử dụng câu hỏi cốt lõi được xây
dựng.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: quy trình xây dựng, sử dụng câu hỏi cốt lõi trong phần Tiến hóa
- Nghiệm thể : Học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Huệ, thị xã Lagi, tỉnh
Bình Thuận
- Khách thể nghiên cứu: phương pháp dạy học sinh học.
5. Phạm vi nghiên cứu
Chương 1 và chương 2 phần tiến hóa sinh học 12
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài: các tài liệu
về phương pháp dạy học, phương pháp vấn đáp giải quyết vấn đề, các luận văn, các
4
tài liệu, các bài báo...có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nghiên cứu nội dung phần Tiến hóa, các tài liệu khoa học , các chuyên đề ...
có liên quan đến Tiến hóa
6.2. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ các chuyện gia , các giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao để
trao đổi và học hỏi những vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6.3. Phương pháp điều tra
Thông qua hình thức dự giờ, quan sát, trưng cầu ý kiến, tiếp xúc trao đổi với
giáo viên về quá trình dạy học có sự dụng câu hỏi cốt lõi.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Mục đích thực nghiệm : kiểm tra chất lượng của câu hỏi cốt lõi được xây
dựng có phù hợp với yêu cầu nội dung chương trình , ứng dụng trong thực tế có
mang lại hiệu quả hay không, có khả thi hay không.
- Chọn trường và lớ p thực nghiệm : chọn khoảng 8 lớp khối 12 trường THPT
Nguyễn Huệ ,thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Trong đó có các lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng.
+ Lớp thực nghiệm dạy học có sử dụng các câu hỏi cốt lõi.
+ Lớp đối chứng dạy học không sử dụng các câu hỏi cốt lõi.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Trên cơ sở xây dựng câu hỏi cốt lõi và thực nghiệm sư phạm dạy học có sử
dụng câu hỏi cốt lõi ( dạy bài mới, kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết).
- Trưng cầu ý kiến của các giáo viên về hiệu quả sử dụng các câu hỏi cốt lõi đã
được xây dựng trong quá trình dạy bài mới, bằng cách sử dụng phiếu đánh giá có
các tiêu chí về mức độ hiệu quả.
- Chấm bài kiểm tra của học sinh theo thang điểm 10 sau đó thống kê lại bằng
phương pháp toán học. Tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh gồm 2 nhóm:
+ Đánh giá kiến thức học sinh lĩnh hội được.
+ Đánh giá kỹ năng tư duy, biểu hiện trong lập luận, xử lý thông tin để trả
lời câu hỏi cốt lõi.
5
- Lựa chọn các câu hỏi cốt lõi phù hợp và có hiệu quả trong dạy học tích cực
để hoàn thành bộ câu hỏi cốt lõi cho đề tài nghiên cứu.
7. Giả thiết khoa học
Bằng việc nghiên cứu nội dung của phần tiến hóa, từ đó sẽ xây dựng được hệ
thống các câu hỏi cốt lõi để ứng dụng dạy học thì chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả
dạy và học.
8. Dự kiến đóng góp của luận văn
8.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo phương pháp vấn đáp và quy
trình xây dựng bộ câu hỏi cốt lõi cho phần Tiến hóa sinh học 12
8.2 Xây dựng được hệ thống câu hỏi cốt lõi cho phần Tiến hóa 12 và sử dụng
có hiệu quả trong dạy học ở trường Trung học phổ thông.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
6
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Câu hỏi và câu hỏi cốt lõi
1.1.1.1. Câu hỏi
Theo quan điểm về logic học thì Aristôt là người đầu tiên phân tích câu hỏi.
Ông cho rằng: "Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái
chưa biết". Trả lời câu hỏi đó là bài làm mà khi hoàn thành chúng học sinh phải tiến
hành hoạt động tái hiện, có thể là trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thực hành
hoặc xác minh bằng thực nghiệm.
Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới dạng khác như: Câu hỏi là
dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một nhu cầu, một đòi hỏi hay một mệnh lệnh cần
được giải quyết. Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng nghĩa là sẽ được giải quyết nó
chứa đựng cả hai yếu tố, sự có mặt của cái chưa rõ cần được giải quyết và điều biết
liên quan đến điều cần tìm. [2]
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau nhưng về dấu hiệu bản chất của các câu
hỏi đều được các tác giả nêu ra đó là: Xuất hiện điều chưa rõ cần được giải quyết từ
điều đã biết.Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ nêu
ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm. Sự tương quan
giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mờ rộng hiểu biết cho con người.
1.1.1.2. Câu hỏi cốt lõi
Theo jeffrey D.wilhelme, “Câu hỏi cốt lõi là câu hỏi cấu trúc cả một đơn vị bài
học hoặc một nội dung nào đó thành một vấn đề cần giải quyết. Câu hỏi có nhiệm
vụ kết nối các kiến thức đã có với hứng thú học tập kiến thức mới của HS, kết nối
các kiến thức HS đã được học với thế giới thực tế nơi HS có thể sử dụng hiểu biết
của mình để làm việc”
Câu hỏi cốt lõi khi nêu ra thì đáp án của nó yêu cầu phải có chứa nhiều nội
dung, cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểu nhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài
7
mới, đồng thời tạo được ở các em ý thức về những nhiệm vụ chủ yếu khi nghiên
cứu bài học. Đó cũng là những nội dung chính của bài mà học sinh cần nắm vững.
Bản chất của câu hỏi cốt lõi: mang tính phổ quát, không cần có một câu trả lời
đúng duy nhất. [18]
Vai trò của câu hỏi cốt lõi: chuẩn đoán trình độ học sinh trước khi bắt đầu một
đơn vị bài học cụ thể; rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy xét những vấn đề phổ
quát, tự nghiên cứu một cách cơ bản chứ không chỉ là thu thập những kiến thức hiển
nhiên. [18]
1.1.2. Các cách phân loại câu hỏi
Các loại câu hỏi có thể được phân chia theo nhiều cách khi dựa trên những cơ
sở khác nhau như các khâu của quá trình dạy học hoặc mức độ của quá trình nhận
thức. Câu hỏi cốt lõi cũng chính là câu hỏi, nên các cách phân loại câu hỏi đều
tương ứng với các phân loại câu hỏi cốt lõi. Thực tế thì câu hỏi có rất nhiều và
phong phú, nhưng việc lựa chọn sử dụng câu hỏi và câu hỏi cốt lõi sao cho phù hợp
với mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi GV phải nghiên cứu để xây dựng ra một
hệ thống câu hỏi phù hợp để hướng dẫn HS phát hiện kiến thức, chính vì vậy khi
phân loại câu hỏi cốt lõi cũng cần phải phù hợp với mục tiêu dạy học:
1.1.2.1. Với mục đích kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu có
- Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ những kiến thức đã học.
- Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức, nghĩa là nêu, giải
thích nội dung, kiến thức đã lĩnh hội.
- Câu hỏi để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một
nhiệm vụ nhận thức mới.
- Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững giá trị kiến thức nghĩa là xác định được vai
trò, ý nghĩa của kiến thức trong lý luận và thực tiễn.
- Câu hỏi để kiểm tra thái độ, hành vi của con người sau khi học tập một chủ
đề nào đó.
1.1.2.2. Với mục đích hình thành, phát triển năng lực nhận thức có
- Câu hỏi rèn luyện kỹ năng quan sát.
8
- Câu hỏi rèn luyện kỹ năng phân tích
- Câu hỏi rèn luyện kỹ năng tổng hợp
- Câu hỏi rèn luyện kỹ năng so sánh
- Câu hỏi rèn luyện kỹ năng sử dụng con đường quy nạp
- Câu hỏi rèn luyện kỹ năng sử dụng con đường diễn dịch.
1.1.2.3. Với mục đích sử dụng trong các giai đoạn của quá trình dạy học có
- Câu hỏi hình thành kiến thức mới
- Câu hỏi củng cố, hoàn thiện kiến thức
- Câu hỏi kiểm tra và đánh giá
1.1.2.4. Theo quan hệ của các câu hỏi cần xác định có
- Câu hỏi định tính
- Câu hỏi định lượng
1.1.2.5. Theo cách trình bày câu trả lời có
- Câu hỏi tự luận
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1.1.2.6. Theo nội dung mà câu hỏi phản ánh có
- Câu hỏi nêu ra các sự kiện
- Câu hỏi xác định các dấu hiệu bản chất
- Câu hỏi xác định mối quan hệ
- Câu hỏi xác định cơ chế
- Câu hỏi xác định phương pháp khoa học
- Câu hỏi xác định ý nghĩa lý luận hay thực tiễn của kiến thức.
[2], [5], [8], [13]
1.1.3. Cấu trúc câu hỏi cốt lõi
Mỗi câu hỏi đều có hai thành phần là điều đã biết và điều cần tìm, chúng có
mối quan hệ với nhau nhưng về mặt cấu trúc ta cần xem thành phần nào nêu trước,
thành phần nào nêu sau. Thực tiễn cho thấy, trình tự này không đòi hỏi nghiêm ngặt
vì rằng câu hỏi cũng phản ánh hiện thực khách quan nhưng về hình thức thể hiện
của câu hỏi lại thông qua cấu trúc logic của tư duy con người, nghĩa là theo logic
9
nhận thức, mà logic nhận thức không phải lúc nào cũng tuân thủ logic vận động của
sự vật trong thực tại khách quan. Trong thực tại, bao giờ nguyên nhân cũng xuất
hiện trước, từ đó mới xuất hiện kết quả. Nhưng trong nhận thức lại có thể dựa vào
kết quả mới tìm được nguyên nhân. Do vậy, tuỳ tác giả truyền đạt mà trong câu hỏi
có thể nêu điều đã biết, sau đó mới nêu điều cần tìm hoặc có thể nêu điều cần tìm
trước và kèm theo điều kiện đã cho.
- Phần thứ nhất (điều đã biết) là tài liệu có tính chất "nguyên liệu" bao gồm:
+ Đoạn tư liệu trong SGK
+ Đoạn tư liệu trích trong các tư liệu tham khảo
+ Các tập hợp từ, cụm từ cho trước.
+ Các thông tin gợi ý cho trước.
+ Các ví dụ cho trước.
+ Các hình vẽ cho trước.
+ Các thí nghiệm và kết quả cho trước.
v…v……….
- Phần thứ hai (điều chưa biết) là các câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động tư duy, xử
lí các tư liệu đã có bao gồm:
+ Tóm tắt nội dung, lập sơ đồ hệ thống hoá.
+ Xác định nội dung cơ bản hay dấu hiệu bản chất.
+ Chọn câu trả lời đúng trong tập hợp các câu cho trước.
+ Điền từ, cụm từ, đoạn thông tin thích hợp vào bảng, vào ô trống, vào hình vẽ.
+ Mô tả hình vẽ, ghi chú thích vào hình vẽ, phân tích tìm nội dung cơ bản qua
hình vẽ.
+ Phát biểu tính quy luật của các hiện tượng.
+ Lập bảng so sánh.
+ Giải thích thí nghiệm.
+ Xác định mối quan hệ.
+ Xác định ý nghĩa hay giá trị của kiến thức.
[11], [15], [18]
10
1.1.4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi cốt lõi
Phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực chủ động, khả
năng tự học, nghiên cứu của HS. Để hoạt động dạy-học có hiệu quả lại phụ thuộc
rất nhiều vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi sao cho phù hợp với từng đối
tượng. Vì vậy khi xây dựng câu hỏi cốt lõi cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ
bản sau đây:
1.1.4.1. Câu hỏi phải có tác dụng nêu vấn đề, đồng thời vấn đề đó phải chứa
đựng mâu thuẫn nhận thức luôn buộc HS ở trạng thái có nhu cầu giải quyết.
1.1.4.2. Câu hỏi thiết kế phải có tính hệ thống phù hợp với cấu trúc của
chương, bài để sau khi trả lời HS thu được một kiến thức mới hệ thống và theo
những logic nhất định.
1.1.4.3. Câu hỏi được thiết kế phải có nội dung yêu cầu ngắn gọn rõ ràng,
chính xác. Yêu cầu câu hỏi phải đảm bảo nguồn tri thức, tài liệu tra cứu trong quá
trình tìm tòi lời giải.
1.1.4.4. Trong mỗi bài học câu hỏi đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến
khó, có tác dụng hấp dẫn, kích thích HS đam mê nghiên cứu tìm tòi lời giải.
1.1.4.5. Câu hỏi trong các bài toán nhận thức khi thiết kế phải có tính kế thừa,
sao cho khi trả lời một câu hỏi sẽ cho thêm một giả thiết giúp cho việc giải quyết
các vấn đề liên quan đến bài toán được dễ dàng hơn.
1.1.4.6. câu hỏi phải có khả năng huy động tính tự lực chủ động sáng tạo của
nhiều tầng lớp học sinh. Nghĩa là câu hỏi được xây dựng phải vừa sức, không khó
quá, không dễ quá, phù hợp với năng lực của HS.
1.1.4.7. Câu hỏi không nên yêu cầu đơn thuần là trình bày kiến thức trong tài
liệu SGK mà phải có những yêu cầu phân tích, giải thích hoặc chứng minh cho
những kiến thức mà HS lĩnh hội từ tài liệu SGK hay từ các tài liệu tham khảo khác.
[15], [16], [21]
1.1.5. Phương pháp sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học sinh học [18], [21]
Trong dạy học, câu hỏi luôn được sử dụng trong các khâu khác nhau nhằm đạt
được những mục tiêu khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ
11
nghiên cứu sâu vào việc sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để tạo tình huống: Con người hoạt động khi có nhu
cầu, nhu cầu có được khi đứng trước một nhiệm vụ cần giải quyết. Do đó, GV cần
xác định rõ nhiệm vụ cần nhận thức và diễn đạt nhận thức đó bằng câu hỏi, bài tập.
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để định hướng vấn đề học tập: Khi nghiên cứu một
vấn đề mà chứa đựng nhiều nội dung, người học không dễ gì xác định được vấn đề
cơ bản, đặc điểm nào là bản chất. Do đó, GV cần định hướng cho người học bằng
câu hỏi hay bài tập.
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để gợi ý, để giới hạn vấn đề cần trả lời: Khi một câu
hỏi lớn đặt ra gồm nhiều khía cạnh khác nhau, ta có thể nêu câu hỏi để gợi ra từng
vấn đề nhỏ và nội dung từng vấn đề. Sau một câu hỏi gợi ý sẽ dẫn người học giải
quyết được vấn đề lớn.
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để hướng dẫn quan sát: Khi quan sát hình vẽ, sơ đồ
có nhiều chi tiết, nhưng chỉ cần nghiên cứu một chi tiết nào đó GV phải rèn luyện
cho HS có kỹ năng quan sát và nhận biết, ta thường dùng câu hỏi hoặc bài tập để
hướng dẫn.
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để phát triển khả năng tư duy: Trong dạy học ngoài
việc hướng tới mục tiêu tri thức, thì đồng thời phải hướng tới mục tiêu quan trọng
nữa là phát triển tư duy. Trong các kỹ năng tư duy , trước hết phải sử dụng câu hỏi
cốt lõi để phát triển kỹ năng so sánh, phân tích tổng hợp.
- Sử dụng câu hỏi cốt lõi để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập: Để HS
hoạt động tích cực, tự lực trong học tập, khâu kiểm tra và tự kiểm tra sẽ góp phần
định hướng cho hoạt động dạy và học. Do đó cần xác định rõ mục tiêu dạy học cụ
thể, từ đó mà sử dụng câu hỏi cốt lõi phù hợp để HS tự kiểm tra và tự điều chỉnh
cách học nhằn nắm vững kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực nhận thức.
Qua nghiên cứu lý luận về câu hỏi cốt lõi, tôi nhận thấy có thể sử dụng sáu
dạng câu hỏi lập luận sau đây để xây dựng câu hỏi cốt lõi:
12
1.2. Sáu dạng câu hỏi lập luận có thể được sử dụng trong xây dựng câu hỏi cốt lõi
1.2.1. Câu hỏi giúp sáng tỏ vấn đề: [8], [10], [15]
- Tại sao bạn lại nói như vậy?
- Chúng liên quan gì đến chủ đề cuộc thảo luận này?.
- Bạn trình bày như thế là có ý gì?.
- Chúng ta đã biết được những gì về...........?
1.2.2. Câu hỏi để thăm dò các giả định
- Chúng ta có giả thiết nào khác không?
- Bạn có thể xác minh hay phủ định được giả thiết này không?
- Bạn có thể lý giải việc đưa ra kết luận này không?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu.......?
- Bạn đồng ý hay không đồng ý với kết luận này?
1.2.3. Câu hỏi để tìm các lý do và bằng chứng
- Bạn có thể đưa ra ví dụ nào không?
- Điều này có thể tương đương với điều gì?
- Bạn có biết được nguyên do của nó không?
- Bạn có bằng chứng gì cho câu trả lời của bạn không?
1.2.4. Câu hỏi về quan điểm và triển vọng vấn đề
- Có gì khác thay thế được không?
- Có cách nào khác để tiếp cận vấn đề không?
- Bạn có thể lý giải tầm quan trọng của nó được không?
- Nó có lợi ích gì và ai sẽ được hưởng những lợi ích đó?
1.2.5. Câu hỏi dẫn tới các giả định và kết quả của nó
- Bạn có thể khái quát nó như thế nào?
- Kết quả của giả thiết này là gì?
- Bạn định nói đến điều gì?
- Nó có ảnh hưởng như thế nào?
- Nó có liên quan gì đến những thứ chúng ta đã biết không?
- Vì sao nó lại quan trong?
13
1.2.6. Câu hỏi về chính câu hỏi
- Mục đích của câu hỏi này là gì?
- Bạn có biết tại sao tôi hỏi câu này không?
- Những câu hỏi này có giúp gì chúng ta trong cuộc sống không?
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Để có cơ sở thực tiễn của đề tài chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, tham
khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn; dùng phiếu thăm
dò ý kiến của giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường THPT của tỉnh
Bình Thuận nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy và học sinh học ở trường
THPT hiện nay.
1.3.1. Thực trạng dạy học môn sinh học và phương pháp giảng dạy của
giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng dạy - học Tiến hóa ở trường THPT hiện nay, chúng tôi
đã tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn của GV, tìm
hiểu qua phiếu khảo sát với các GV Sinh học, với các em HS khối 12 thuộc các
trường THPT Nguyễn Huệ ,THPT Lý Thường Kiệt -Thị xã lagi Bình Thuận
Chúng tôi đã thiết kế các phiếu khảo sát sau:
- Phiếu số 1:Điều tra về phương pháp dạy học của GV (32 GV)
- Phiếu số 2: Điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để rèn các
kĩ năng tư duy trong dạy học Sinh học.
Sau đây là tổng hợp kết quả khảo sát:
14
Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên
TT Phương pháp
Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Không
thường xuyên
Không
sử dụng
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
1 Giảng giải, đọc chép 13 40,63 17 53,12 2 6,25
2
Hỏi đáp tái hiện,
thông báo
27 84,38 5 15,63 0 0
3 Hỏi đáp tìm tòi 20 62,50 12 37,50 0 0
4
Dạy học có sử dụng
bài tập tình huống
7 21,87 19 59,38 6 18,75
5
Dạy học có sử dụng
bài tập thực nghiệm
5 15,63 18 56,25 9 28,12
6
Dạy học có sử dụng
sơ đồ, bảng biểu.
19 59,38 13 40,62 0 0
7 Dạy học nêu vấn đề 15 46,88 14 43,75 3 9,37
8
Dạy học có sử dụng
phiếu học tập
14 43,75 13 40,63 5 15,62
9 Dạy học theo nhóm 15 46,88 17 53,12 0 0
10
Cho học sinh tự học
với sách giáo khoa
8 25,00 20 62,50 4 12,50
Qua kết quả ở bảng trên kết hợp với việc tham khảo giáo án và trao đổi với
một số giáo viên, tôi thấy phương pháp dạy học của giáo viên đã có những bước đổi
mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Đặc biệt là phương pháp hỏi đáp – tìm tòi được sử dụng thường xuyên và
chiếm số lượng lớn trong các giáo án và giờ dạy thực tế trên lớp. Tuy nhiên, số
lượng giáo viên áp dụng những câu hỏi cốt lõi, câu hỏi có chất lượng cao, câu hỏi
có tính nêu vấn đề còn ít, chưa thường xuyên hoặc sử dụng không có hiệu quả. Điều
đó đã làm hạn chế chất lượng và giảm hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
15
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để
rèn các kĩ năng tư duy trong dạy học Sinh học
Thường xuyên
Không
thường xuyên
Ít thiết kế
Chưa từng
thiết kế
Số
lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng
Tỉ lệ
(%)
Số lượng
Tỉ lệ
(%)
4 10,3 11 28,2 8 20,5 16 41
Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy khái niệm câu hỏi cốt lõi đối với đa phần GV
còn xa lạ, hoặc có sự nhầm lẫn giữa các loại câu hỏi.
1.3.2. Thực trạng việc học tập của học sinh
1.3.2.1. Ý kiến đánh giá của học sinh về phương pháp giảng dạy của giáo viên
Chúng tôi đã tiến hành điều tra đánh giá trên 504 HS ở khối lớp 12 thuộc
trường THPT Nguyễn Huệ -Thị xã Lagi-Bình Thuận
Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của
giáo viên Sinh học
TT Phương pháp Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Giảng giải, đọc chép 114 22,62
2
Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẽ
minh họa
50 9,92
3
Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo
khoa trả lời
176 34,92
4 Đặt câu hỏi, HS tư duy trả lời 56 11,11
5 Dạy học theo nhóm 33 6,55
6 Dạy học sử dụng phiếu học tập 35 6,94
7 Phương pháp khác 40 7,94
Qua bảng 1.3 trên chúng tôi càng có thể khẳng định rằng hiện nay còn một số
GV dạy Sinh học ở tỉnh Bình Thuận đang chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy
học truyền thống, làm cho HS thụ động trong giờ học dẫn đến hiệu quả học tập chưa
cao. Đặc biệt, thái độ của HS đối với hệ thống câu hỏi do GV cung cấp trong quá
trình học tập đa phần là không có hứng thú, một số em còn có ý kiến rằng đã đoán
16
biết trước được các câu hỏi của GV, vì đa phần là các câu hỏi có sẵn trong SGK và
rất dễ trả lời. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi có
chất lượng trong dạy học Sinh học ở trường THPT là điều rất cần thiết
1.3.2.2. Thái độ của học sinh về chất lượng của hệ thống câu hỏi do giáo
viên cung cấp
Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của học sinh về chất lượng
của hệ thống câu hỏi do giáo viên cung cấp
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
28 33,33 26 30,95 30 35,72
Qua bảng 1.4 trên ta có thể nhận thấy HS đã có khả năng đánh giá đối với hệ
thống câu hỏi do GV cung cấp, không phải bất cứ câu hỏi nào do GV đưa ra HS đều
tiếp nhận và cảm thấy cần thiết. Khả năng tự học và tự nghiên cứu của HS hiện nay
rất tốt nên HS cũng có thể đặt ra những câu hỏi có chất lượng để phục vụ cho việc
tự học của mình. Chính vì vậy, nếu GV cung cấp hệ thống câu hỏi không phù hợp
và không có chất lượng thì sẽ dẫn đến tình trạng thụ động và không hứng thú học
tập của HS.
Từ đó yêu cầu GV phải nghiên cứu để xây dựng các hệ thống câu hỏi có chất
lượng hơn, đặc biệt là các câu hỏi cốt lõi để phục vụ quá trình giảng dạy của chính
mình, và cũng là để thu hút sự chú ý và ham học hỏi của HS.
Nhận xét: từ việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn cũng đã chỉ ra được vai trò quan
trọng của câu hỏi cốt lõi đối với việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện
nay.
17
Chương 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC CÂU HỎI CỐT LÕI
TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12,
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần Tiến hóa
Phần Tiến hóa trong chương trình SH 12 (cơ bản) gồm 2 chương 11 bài được
phân phối với thời lượng 12 tiết, có nội dung cụ thể như sau:
Tên chương Tên bài
Số tiết
PPCT
Nội dung cơ bản của bài
I. Bằng
chứng và cơ
chế tiến hóa
Bài 24: Các
bằng chứng
tiến hóa
1
- Trình bày các bằng chứng giải phẫu học so sánh:
cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan
thoái hóa. Vai trò của từng bằng chứng.
- Bằng chứng phôi sinh học so sánh: sự giống nhau
trong quá trình phát triển phôi của các lớp dộng vật
có xương sống. Nội dung định luật phát sinh vật
của Muylơ và Hêcken.
- Nêu các bằng chứng địa lí sinh vật học: Sự phân
bố và đặc điểm của các sinh vật ở một số vùng địa
lí khác nhau trên trái đất.
- Trình bày bằng chứng tế bào học và sinh học
phân tử để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các
loài, sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và
prôtêin của các loài.
Bài 25: Học
thuyết
Lamac và
Đacuyn.
1
- Trình bày những luận điểm cơ bản trong học
thuyết của Lamac: vai trò của ngoại cảnh và tập
quán hoạt động trong sự thích của sinh vật.
- Nêu những luận điểm cơ bản của học thuyết
18
Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền,
chọn lọc tự nhiên, phân ly tính trạng đối với sự hình
thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và
nguồn gốc chung của các loài.
Bài 26: Học
thuyết tiến
hóa tổng
hợp hiện đại
1
- Nêu đặc điểm tiến hóa tổng hợp, phân biệt và nêu
mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
- Trình bày vai trò của quá trình đột biến đối với
tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu
được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá
trình tiến hóa.
- Trình bày vai trò của quá trình giao phối (ngẫu
phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự
phối) đối với tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu
thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần
thể.
- Nêu vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa nhỏ.
- Trình bày các hình thức chọn lọc của chọn lọc tự
nhiên.
- Nêu vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến
hóa nhỏ.
Bài 27: Quá
trình hình
thành quần
thể thích
nghi
1
- Nêu khái niệm và đặc điểm của các đặc điểm
thích nghi.
- Biết vận dụng những nhận thức về vai trò của
nhân tố tiến hóa cơ bản (các quá trình: đột biến,
giao phối, chọn lọc tự nhiên) để giải thích quá trình
hình thành các đặc điểm thích nghi thông qua các
ví dụ điển hình: sự hóa đen của các loài bướm ở
vùng công nghiệp ở nước Anh, sự tăng cường sức
đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn.
19
- Nêu hiện tượng đa hình cân bằng di truyền và sự
hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi.
Bài 28: Loài 1
- Nêu định nghĩa loài sinh học. nêu được các tiêu
chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc (các tiêu
chuẩn: hình thái, địa lí- sinh thái, sinh hóa, di
truyền).
- Nêu các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài (bao
gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử).
Bài 29: Quá
trình hình
thành loài
1
- Nêu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí,
làm rõ vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình
thành loài mới và trình bày thí nghiệm của Dodd
chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li
địa lí ở Ruồi giấm .
Bài 30: Quá
trình hình
thành loài
(tiếp theo)
1
- Nêu quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí
( bao gồm hình thành loài bằng cách li tập tính và
cách li sinh thái, hình thành loài nhờ cơ chế lai xa
và đa bội hóa), làm rõ vai trò của lai xa và đa bội
hóa trong quá trình hình thành loài mới ở thực vật
.
Bài 31: Tiến
hóa lớn
1
- Trình bày vấn đề phân loại thế giới sống và cách
thức phân loại các cấp tổ chức trên loài và làm rõ
mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Nêu các chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới
(ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày
càng cao và thích nghi ngày càng hợp lí).
- Trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến
hóa lớn ( thí nghiệm của Borax và các cộng sự với
tảo lục đơn bào Chlorella vulgaris .
20
II. Sự phát
sinh và phát
triển sự sống
trên trái đất
Bài 32:
Nguồn gốc
sự sống .
1
- Trình bày sự phát sinh sự sống trên trái đất: quan
niệm hiện đại về các giai đoạn chính : tiến hóa hóa
học, tiến hóa tiền sinh học.
Bài 33: Sự
phát triển
của sinh giới
qua các đại
địa chất
1
- Phân tích mối quan hệ giữa các điều kiện địa
chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại
địa chất: đại tiền Cambri, đại cổ sinh, đại trung
sinh, đại tân sinh. Biết được một số hóa thạch điển
hình trung gian giữa các ngành các lớp chính trong
giới thực vật và động vật.
Bài 34: Sự
phát sinh
loài người
1
- Giải thích nguồn gốc động vật của loài người dựa
trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh
học so sánh đặc biệt là sự giống nhau giữa người và
vượn người.
- Trình bày các giai đoạn chính trong trong quá
trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được
đặc điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng
người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người
hiện đại.
- Nêu các dẫn liệu về các giai đoạn phát sinh loài
người trên vùng đất Việt Nam (những di tích, bằng
chứng về người cổ trên đất Việt Nam). Nêu được
nguồn gốc thống nhất các chủng tộc.
- Bố cục phần Tiến hóa THPT so với các phần khác trong toàn cấp học cũng
như bố cục các phần, chương, các bài về mặt tổng thể là tương đối hợp lí. Phần Tiến
hóa chương trình Sinh học THPT được xây dựng theo mạch nội dung như sau:
21
- Theo mạch nội dung khái quát: HS trước tiên phải tìm hiểu về các bằng
chứng tiến hóa, nắm vững các cơ sở của quá trình tiến hóa rồi mới chuyển sang tìm
hiểu về nguyên nhân và cơ chế của quá trình tiến hóa. Nắm được nguyên nhân và cơ
chế tiến hóa, HS sẽ có cơ sở để tìm hiểu tiếp nội dung sự phát sinh và phát triển sự
sống trên trái đất. Nó hoàn toàn phù hợp với lôgic của quá trình nhận thức của HS.
- Theo mạch nội dung cụ thể: HS tìm hiểu quá trình phát sinh sự sống bắt đầu
từ những hợp chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên thông qua các quy luật tương tác giữa
các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ phức tạp, sự tương tác giữa các chất hữu
cơ thông qua các quy luật sinh học sẽ hình thành tế bào nguyên thủy  tế bào nhân
sơ  thể đơn bào nhân thực  các sinh vật đa bàocon người khi có sự tham gia
của các quy luật xã hội chi phối.
-Toàn bộ nội dung của môn học, của từng bài học đều có mối liên hệ lôgíc với
nhau. Nếu như mối liên hệ này bị vi phạm thì việc tiếp thu tri thức gặp nhiều khó
khăn vì muốn nghiên cứu một nội dung mới cần gắn cái chưa biết với cái đã biết.
Phân tích lôgíc cấu trúc nội dung chương trình là cơ sở quan trọng cho việc
thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Việc
phân tích lôgíc cấu trúc nội dung chương trình cần đi đôi với việc cập nhật hoá và
22
chính xác hóa kiến thức; đặc biệt chú ý tính kế thừa và phát triển hệ thống các khái
niệm qua mỗi bài, mỗi chương và toàn bộ chương trình. Điều này có ý nghĩa hết sức
quan trọng cho việc dự kiến các khả năng mã hoá nội dung kiến thức đó thành câu
hỏi cốt lõi .
Định hướng giảm tải nội dung phần Tiến hóa SH 12 THPTừ năm học 2011-
2012 bộ GD-ĐT đã có những định hướng mới nhằm giảm tải bớt một số nội dung
kiến thức quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với HS, cụ thể như sau:
TT Chương Bài Nội dung
điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
1
Phần VI
Tiến hóa
Chương I
Bài 24
Bằng chứng
tiến hóa
- Mục II. Bằng
chứng phôi sinh
học
- Mục III. Bằng
chứng địa lí sinh
vật học
- Không dạy
- Không dạy
2
Bài 25
Học thuyết
Lamac và Học
thuyết Đacuyn
Mục I. Học thuyết
tiến hoá Lamac
Không dạy
3
Bài 27
Thuyết tiến hóa
hiện đại
Cả bài
Không dạy. Chỉ sử dụng
khung cuối bài ghép vào
phần chọn lọc tự nhiên
của bài 26. Học thuyết
tiến hoá tổng hợp hiện
đại để dạy.
4
Bài 29
Quá trình hình
thành loài
Mục I.2. Thí
nghiệm chứng
minh quá trình
hình thành loài
bằng cách li địa lí
Không dạy
5
Bài 31
Tiến hóa lớn
Cả bài Không dạy.
23
Như vậy theo định hướng thực hiện nội dung giảm tải chương trình phần
“Tiến hóa” bậc THPT hiện nay với thời lượng 12 tiết không thay đổi so với ban
đầu nhưng khối lượng bài lên lớp đã được giảm bớt nhằm tạo thêm điều kiện cho
GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ
thông.
Qua phân tích cấu trúc chương trình phần Tiến hóa là phần có nội dung tương
đối rộng gồm những kiến thức trừu tượng và khó lĩnh hội, đa số mang tính chấp
nhận nhiều hơn suy luận. Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định được phương pháp
dạy học cũng như cách tổ chức hợp lý là một vấn đề được các nhà giáo dục học
quan tâm.
2.2. Hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa
Mục tiêu kiến thức của phần tiến hóa:
- Trình bày được các bằng chứng chứng minh các loài sinh vật ngày nay có
chung nguồn gốc
-Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: Vai trò của các
nhân tố biến dị, di truyền,CLTN, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm
thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của loài. Nêu được đóng góp
quan trọng của Đacuyn là đưa ra lí tuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi,
hình thành loài mới và nguồn gốc các loài
-Nêu được thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. Phân biệt được khái niện tiến hóa
lớn và tiến hóa nhỏ. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra chủ yếu bằng sự tích lũy các đột
biến có lợi dưới tác dụng của CLTN
-Trình bày được vai trò của các nhân tố tiến hóa(Đôt biến, giao phối, di nhập
gen, CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên)
- Nêu được vai trò của các cơ chế cách li(cách li không gian, cách li sinh thái,
cách li sinh sản, cách li di truyền)
- Biết vận dụng các kiến thức về vai trò của các nhân tố tiến hóa cơ bản để giải
thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.
24
- Nêu được khái niệm loài sinh học. Ở các loài giao phối có thể xem loài là
một hoặc một nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, trong
đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những
nhóm quần thể khác.
- Trong tự nhiên, loài tồn tại như một hệ thống quần thể,phân hóa thành các
nòi(nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học). Quần thể là đơn vị cấu trúc cơ sở,đơn vị
tồn tại, đơn vị sinh sản của loài.
- Hình thành loài là một quá trình lịch sử,cải biến vốn gen ban đầucủa quần thể
theo hướng thích nghi,tạo ra kiểu gen mới,cách li sinh sản với quần thể gốc. Loài
mới không xuất hiện với một đột biến mà với sự tích lũy một tổ hợp nhiều đột biến
dưới tác dụng của CLTN. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà với
một quần thể hay nhóm quần thể tồn tại, phát triển như là một khâu trong hệ sinh
thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của CLTN.
- Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất: quan niệm hiện đại về các
giai đoạn chính: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học.
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng
giải phẫu so sánh, phôi sinh học, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn
người.
-Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong
đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: Các dạng vượn người hóa
thạch, người tối cổ, người hiện đại. Rút ra được những kết luận về mối quan hệ về
nguồn gốc và hướng tiến hóa khác nhau giữa người và vượn người.
Từ cơ sở lý luận của đề tài kết hợp với nội dung của phần Tiến hóa , bên cạnh
đó có sự nghiên cứu và tham khảo từ các tài liệu tham khảo sau: [1], [9], [12], [17],
[19], [23], [25], [26], [28], [29], [30]. Tôi đã thiết kế được hệ thống câu hỏi cốt lõi
theo các nội dung sau:
2.2.1. Hệ thống câu hỏi cốt lõi cho chương I
Câu 1: Hãy nêu những bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh các loài
đều có nguồn gốc chung.
25
Gợi ý trả lời:
1.Cơ quan tương đồng
- Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ
thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống
nhau
Ví dụ: Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố
theo thứ tự giống nhau
-Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung
của loài .
-Những sai khác về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do chúng thực hiện
các chức năng khác nhau .
Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly
2. Cơ quan thoái hóa
- Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ trên cơ thể
trưởng thành, do điều kiện sống thay đổi nên mất chức năng ban đầu, tiêu giảm dần
và hiện tại chỉ để lại vài vết tích xưa kia của chúng .
- ví dụ: Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người
- Nếu cơ quan thoái hóa lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó
được gọi là hiện tượng tổ. ví dụ như người có đuôi, có lông rậm, có nhiều đôi vú
- Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng .
- Các cơ quan thoái hóa thường hay sử dụng như bằng chứng nói lên mối quan
hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không giữ chứa năng gì nên không
được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài vì chúng đã thừa hưởng các gen
ở loài tổ tiên
3. Cơ quan tương tự
- Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm
nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự .
- Ví dụ: Chân chuột chũi và chân dế dũi
- Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy
26
Câu 2: Hãy nêu các bằng chứng về tế bào và sinh học phân tử để chứng minh
các loài sinh vật có chung nguồn gốc.
Gợi ý trả lời:
1. Bằng chứng tế bào học
- Tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật
- Cơ sở sinh sản của mọi sinh vật đều liên quan đến phân bào
+ vi khuẩn sinh sản theo hình thức trực phân (phân bào không tơ)
+ các sinh vật đa bào sinh sản theo hình thức gián phân (phân bào có tơ) gồm
nguyên phân và giảm phân
+ Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính theo hình thức nguyên phân từ bào tử hay
các tế bào sinh dưỡng ban đầu
+ Ở các loài sinh sản hữu tính, sự thụ tinh của giao tử đực với giao tử cái tạo
thành hợp tử. Hợp tử nguyên phân hình thành cơ thể mới
2. Bằng chứng sinh học phân tử
- Mọi vật thể sống đều được cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic (ADN,ARN)
- ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A,T,G,X . ARN của
các loài đều được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A ,U ,G ,X
- Mã di truyền mang tính thống nhất ở các loài sinh vật
- Trình tự các đơn vị mã tương tự nhau ở những loài có quan hệ họ hàng gần
nhau .Ví dụ giữa người và tinh tinh có trình tự sắp xếp các nucleôtit giống nhau
khoảng 98%
- Prôtêin các loài đều có đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loại axit amin.
Prôtêin các loài có tình đặc trưng được quy định bởi thành phần, số lượng, trình tự
sắp xếp của chúng
Những bằng chứng nói trên về tế bào và sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc
chung của toàn bộ sinh giới
Câu 3: Nêu những luận điểm chính của học thuyết Đacuyn.
Gợi ý trả lời
Đacuyn là người đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hóa cổ điển.
Theo Đacuyn:
27
a. Từ các nhận xét:
+ Tất cả các loài sinh vật đều có số lượng con mới sinh ra nhiều hơn rất nhiều
so với số lượng con sống sót đến tuổi sinh sản.
+ Quần thể luôn có xu hướng duy trì kích thước không đổi(trừ khi có biến đổi
bất thường về môi trường)
+ Các con của cùng một cặp bố mẹ vẫn có những khác biệt nhau về nhiều đặc
điểm (Đacuyn gọi đó là những biến dị cá thể), phần nhiều các biến dị này được di
truyền lại cho thế hệ sau.
Từ các nhận xét đó Đacuyn cho rằng sinh vật phải luôn đấu tranh để giành
quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn), do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót
qua mỗi thế hệ.
b. Cơ chế tiến hóa dẫn đến sự hình thành loài là CLTN
Trong cuộc đấu tranh sinh tồn:
+ Những cá thể sinh vật nào có những biến dị di truyền giúp chúng thích nghi
tốt hơn sẽ dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao.
+ Những cá thể sinh vật nào có những biến dị di truyền làm chúng kém thích
nghi sẽ làm giảm sức sống và bị đào thải. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN là sự
phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Kết quả của CLTN là sự hình thành nên các quần thể, các loài có đặc điểm
thích nghi với môi trường.
Thuyết tiến hóa của Đacuyn
-Nguyên nhân tiến hóa: Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di
truyền của sinh vật
- Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy các biến dị có lợi ,đào thải các biến dị có hại
dưới tác động của chọn lọc tự nhiên
- Hình thành đặc điểm thích nghi: là sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác
động của chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi,
bảo tồn các dạng thích nghi với hoàn cảnh sống
28
-Quá trình hình thành loài: Loài được hình thành dưới tác động của chon lọc
tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng
-Chiều hướng tiến hóa: Sinh giới tiến hóa theo 3 chiều hướng
+ Ngày càng đa dạng phong phú
+ Tổ chức ngày càng cao
+ Thích nghi ngày càng hợp lý
Câu 4: a. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn?
b. Có phải tiến hóa lớn là sự kéo dài của tiến hóa nhỏ không? Tại sao?
Gợi ý trả lời
a. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
Vấn đề Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn
Nội dung Là quá trình biến đổi tần
số alen và thành phần kiểu
gen của quần thể gốc đưa
đến hình thành loài mới
Là quá trình hình thành các
đơn vị trên loài như chi ,họ ,
bộ, lớp,ngành …
Quy mô thời gian Phạm vi phân bố tương đối
hẹp (diễn ra trong long
quần thể ) ,thời gian lịch
sử tương đối ngắn .
Quy mô rộng lớn ,thời gian
địa chất rất dài
Phương thức
nghiên cứu
Có thể nghiên cứu bằng
thực nghiệm .
Thường được nghiên cứu
gián tiếp qua các bằng chứng
tiến hóa
b. Tiến hóa lớn diễn ra theo các hướng:
+ Tiến hóa theo hướng phân nhánh: Từ một tổ tiên chung đã tạo ra một thế giới
sinh vật vô cùng đa dạng. Sự đa dạng về các loài là do sự tích lũy dần các đặc
điểm thích nghi trong quá trình hình thành loài
+ Tiến hóa theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp,
một số khác lại tiến hóa theo kiểu đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể để thích
nghi với điều kiện môi trường.
29
+ Tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hợp lý. Những sinh vật xuất hiện
sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn sẽ thay thế những nhóm sinh vật xuất
hiện trước đó mang những đặc điểm kém thích nghi
c. Tiến hóa theo hướng thích nghi với môi trường sống là hướng tiến hóa cơ bản
nhất vì con đường tiến hóa nào cũng đều hình thành nên các nhóm sinh vật thích
nghi tốt với môi trường sống .
Câu 5: Tại sao quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở?
Gợi ý trả lời:
a. Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thảo mãn 3 điều kiện
-Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian
- Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
- Tồn tại thực trong tự nhiên
b. Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì chỉ quần thể mới thỏa mãn được 3 điều kiện
trên
- Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, có lịch sử phát sinh và phát triển của nó
- Quần thể là đơn vị sinh sản nhỏ nhất. Giữa các quần thể khác nhau trong một
loài không có sự cách ly sinh sản tuyệt đối  có thể xảy ra sự biến đổi cấu trúc di
truyền qua các thế hệ
- Trong quần thể giao phối có các mối quan hệ giữa cá thể đực và cá thể cái, giữa
bố mẹ và con  quần thể giao phối thực sự là một tổ chức tự nhiên, một đơn vị sinh
sản .Chính mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể về mặt sinh sản đã tạo điều
kiện cho quần thể tồn tại theo không gian và thời gian
- Quần thể là nơi xảy ra quá trình tiến hóa nhỏ
c. Các cấp tổ chức khác không được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở
- Cá thể không được xem là tiến hóa cơ sở vì phần lớn các loài đều sinh sản bằng
giao phối. Hơn nữa, nếu những biến đổi di truyền ở cá thể nếu không được nhân lên
trong quần thể sẽ không đóng góp vào quá trình tiến hóa.
30
- Loài không được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có
thành phần kiểu gen phức tạp, có hệ thống di truyền kín, nghĩa là cách ly sinh sản
với các loài khác. Do đó hạn chế cải biến thành phần kiểu gen của nó.
Câu 6: Vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hóa. Tại sao đột biến gen là
nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa?
Gợi ý trả lời :
- Đột biến là một loại nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số tương đối của
các alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
- Trong tự nhiên tần số đột biến với từng gen thường rất thấp (trung bình
thường là 10-6
đến 10-4
)
- Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của
alen bị đột biến.
-Do tần số đột biến với từng gen thường rất thấp nên quá trình đột biến gây áp
lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen.
- Tần số đột biến đối với từng gen thường rất thấp mà đột biến được xem là
nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa vì xét trên toàn bộ các gen của quần thể thì
tần số đột biến là khá lớn
- Đa số đột biến thường có hại cho cơ thể sinh vật vì nó phá vỡ mối quan hệ
hài hòa trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình
thành qua quá trình tiến hóa lâu dài.
- Đột biến gen thường có hại nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá
trình tiến hóa vì phần lớn đột biến gen là đột biến lặn nên ban đầu thường tồn tại ở
trạng thái dị hợp chưa biểu hiện trên kiểu hình. Qua giao phối của nhiều thế hệ, alen
lặn có thể đi vào thể đồng hợp, lúc này kiểu hình đột biến mới biểu hiện. Giá trị
thích nghi của đột biến có thể thay đổi theo môi trường sống và tổ hợp gen mang
đột biến.
- Đột biến gen so với đột biến nhiễm sắt thể thì phổ biến và phong phú hơn lại
ít ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật nên đột biến gen là
nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
31
Câu 7: Tại sao nói: “CLTN được xem là chìa khóa của quá trình tiến hóa”?
Gợi ý trả lời
- CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng duy nhất: CLTN tác động trực tiếp
lên kiểu hình của các cá thể, thông qua đó tác động lên kiểu gen làm biến đổi thành
phần kiểu gen và tần số alen của quần thể, khi môi trường thay đổi theo một hướng
xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định
+ Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả
năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể
+ Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, sinh sản kém
thì tần số các alen này sẽ giảm dần ở các thế hệ sau
+ Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình làm tăng khả năng sống sót và
khả năng sinh sản sẽ có cơ hội đóng góp gen của mình cho thế hệ sau.
- CLTN đóng vai trò sàng lọc, làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích
nghi tồn tại sẵn trong quần thể như tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy
các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi tác động lên quần thể làm cho
quần thể có vốn gen thích nghi sẽ thay thế những quần thể có vốn gen kém thích
nghi.
- CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa: làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm
tùy thuộc vào các yếu tố:
+ Chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của
quần thể .
+ Chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn, chọn
lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại trong
các cá thể có kiểu gen dị hợp
- Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối
với cả quần thể, trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc với nhau.
Câu 8: Quá trình giao phối có vai trò trong tiến hóa không? Hãy giải thích?
Gợi ý trả lời
-Giao phối được thể hiện ở các dạng: Giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) và
32
giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có lựa chọn, giao phối gần, tự phối)
- Giao phối không ngẫu nhiên làm cho tỉ lệ kiểu gen trong quần thể thay đổi
qua các thế hệ
-Tự phối hoặc tự thụ phấn và giao phối gần không làm thay đổi tần số tương
đối của các alen qua các thế hệ, nhưng làm thay đổi cầu trúc di truyền của quần thể,
trong đó tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ, tạo điều
kiện cho các alen lặn được biểu hiện ra kiểu hình
- Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể,
giảm sự đa dạng di truyền
- Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi
tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen qua các thế hệ
- Vai trò của ngẫu phối trong tiến hóa: Làm phát tán các đột biến trong quần
thể. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa. Làm
trung hòa tính có hại của các đột biến góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi
Câu 9: Cách ly là gi? Có phải do cách ly mà dẫn đến sự hình thành loài mới
không? Tại sao?
Gợi ý trả lời
a. Cơ chế cách ly là những trở ngại ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau
Có nhiều cơ chế cách ly
Các cơ chế cách ly Khái niệm
1.cách ly địa lý - các quần thể trong loài bị phân cách nhau bởi sự xuất
hiện các chướng ngại địa lý
- Những loài ít hoặc không có khả năng di động và
phát tán dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách ly này
2.Cách ly
sinh sản
Cách ly
trước hợp
tử
Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với
nhau (ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử)
-Do sự khác nhau về sinh cảnh trong cùng một khu
vực địa lý không giao phối với nhau( cách ly nơi ở)
-Do sự chênh lệch về mùa sinh sản(cách ly thời gian )
33
- Do khác nhau về tập tính sinh dục( Cách ly tập tính)
-Do không tương hợp nhau về cơ quan sinh sản(cách
ly cơ học )
Cách ly sau
hợp tử
Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc
ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ
-Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển
Ví dụ: Cừu x dê  hợp tử chết
- Hợp tử tạo thành và phát triển thành con lai nhưng
con lai chết non
Ví dụ: Cây lai giữa hai loài cà độc dược khác nhau bao
giờ cũng chết
- Con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng bất
thụ
Ví dụ: Lừa x ngựa  con la bất thụ
b. Vai trò của cơ chế cách ly trong tiến hóa
Cơ chế cách ly không phải là nhân tố tiến hóa(vì không làm thay đổi tần số
alen và thành phần kiểu gen của quần thể), nhưng có vai trò quan trọng trong quá
trình tiến hóa vì ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy
trì được những đặc trưng riêng
c. Từ một loài sinh vật không có cách ly về mặt địa lý thì loài mới vẫn có thể
được hình thành.Vì nếu giữa các quần thể trong cùng một loài có sự cách ly nào đó
khiến các cá thể của quần thể đó không giao phối được với nhau (cách ly trước hợp
tử) hoặc giao phối được nhưng đời con sinh ra bất thụ (cách ly sau hợp tử)
d. Mối liên quan giữa các cơ chế cách ly với sự hình thành loài
- cách ly địa lý là điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy
các biến dị di truyền theo hướng khác nhau làm cho thành phần kiểu gen sai khác
nhau ngày càng nhiều
- Cách ly địa lý kéo dài sẽ dẫn đến cách ly sinh sản, đánh dấu sự xuất hiện loài
mới
34
Câu 10: Thực chất của quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại.
a. Thực chất của quá trình hình thành loài
- Hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo
hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc
- Hình thành loài mới chịu sự chi phối của những nhân tố: quá trình đốt biến,
quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly
b. Hình thành loài khác khu vực địa lý
- Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị
cách ly, các quần thể sống cách biệt trong các điều kiện mội trường khác nhau và
không thể giao phối với nhau
- Vai trò của cách ly địa lý là duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể
do các nhân tố tiến hóa gây ra, đến một lúc nào đó xuất hiện những trở ngại dẫn đến
cách ly sinh sản giữa các quần thể
- Cách ly địa lý không phải là cách ly sinh sản mặc dù do cách ly địa lý làm
cho các cá thể của quần thể cách ly ít có cơ hội gặp gỡ và giao phối với nhau
- Cơ chế :
+ Loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản
địa lý các quần thể trong loài bị cách ly nhau
+ Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các biến dị di
truyền theo những hướng khác nhau nòi địa lýloài mới
+ Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến
đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn chọc những kiểu gen thích
nghi
- Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường gặp ở những loài động
vật có khả năng phát tán mạnh, diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian
chuyển tiếp .
Câu 11: Tại sao nói loài mới là sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa?
Gợi ý trả lời
- Tiến hóa là quá trình làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của
35
quần thể dẫn tới hình thành loài mới
- Trong quá trình biến đổi vốn gen của quần thể nếu xảy ra sự cách ly sinh sản
thì mới xuất hiện loài mới do đó sự xuất hiện loài mới trong quá trình này là ngẫu
nhiên
- Trong tự nhiên, CLTN luôn luôn tác động đến quần thể và quá trình tiến hóa
luôn hướng đến hình thành các quần thể thích nghi, sự hình thành loài mới chỉ là
một hệ quả ngẫu nhiên và không nhất thiết (Quá trình hình thành loài thường gắn
với quá trình hình thành quần thể thích nghi, tuy nhiên quá trình hình thành quần
thể thích nghi không nhất thiết dẫn tới sự hình thành loài mới)
2.2.2. Hệ thống câu hỏi cốt lõi cho chương II
Câu 1: Theo quan điểm hiện đại, quá trình phát sinh sự sống diễn ra như
thế nào?
Gợi ý trả lời
Quá trình phát sinh sự sống gồm 3 giai đoạn: Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền
sinh học và tiến hóa sinh học
1. Tiến hóa hóa học
a. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ
- Từ các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thủy (hơi nước,các khí CO2,NH3,N2
..)  dưới tác động của nguồn năng lượng tự nhiên(bức xạ nhiệt mặt trời, phóng
điện trong khí quyển, hoạt động của núi lữa, phân rã của các nguyên tố phóng
xạ) tạo nên các phân tử hữu cơ đơn giản (cacbonhiđrat, lipit, axit amin và
nucleôtit)
- Sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đã được chứng minh bằng thực
nghiêm bởi Xtanlây Milơ(1953)
b. Sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản
- Các chất hữu cơ hòa tan trong đại dương nguyên thủy, trên nền đáy bùn sét của
đại dương có thể được cô đọng lại và hình thành các chất trùng hợp như
prôtêinvà axit nuc lêic.
- Thí nghiệm minh họa của Fox(1950)
36
c. Sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi
- Phân tử tự nhân đôi đầu tiên là ARN. Chúng có thể tự nhân đôi mà không cần có
sự tham gia của enzym.
- Một số phân tử ARN đóng vai trò là chất xúc tác sinh học như enzyme, Với sự
trợ giúp của enzyme, từ ARN đã tổng hợp nên phân tử ADN có cấu trúc bền
vững hơn, khả năng phiên mã chính xác hơn ARN nên ADN đã thay thế cho
ARN trong việc lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền
- Cơ chế dịch mã cũng có thể hình thành như sau:
+ đầu tiên các axit amin có thể tạo các liên kết yếu với các nuclêôtit trên ARN sau
đó các axit amin liên kết với nhau tạo nên chuỗi pôlypeptit ngắn
+ Một số các pôlypeptit mạch ngắn có đặc tính của một enzym xúc tác cho quá
trình dịch mã hoặc phiên mã, thì sự tiến hóa xảy ra nhanh hơn
2. Tiến hóa tiền sinh học
- các đại phân tử lipit, prôtêin, axit nuclêic xuất hiện và tập trung với nhau trong
môi trường nước
- Các phân tử lipit nhờ tính kỵ nước đã hình thành nên lớp màng bao bọc các đại
phân tử hữu cơ khác tạo nên những giọt nhỏ li ti gọi là coaxecva.
- tập hợp các đại phân tử hữu cơ bên trong coaxecva cách ly với thế giới bên ngoài
, tập hợp nào có thành phần hóa học đặc biệt giúp chúng có khả năng tự nhân đội
và lớn lên thì được CLTN duy trì, sẽ hình thành nên tế bào sơ khai
3. Tiến hóa sinh học Khi các tế bào sơ khai được hình thành thì quá trình tiến hóa
sinh học được tiếp diễn nhờ các nhân tố tiến hóa tạo ra tất cả các sinh vật nhân sơ
và nhân thực như hiện nay
37
Câu 2: Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Nêu mối quan hệ giữa
hai quá trình tiến hóa này.
Tiêu chí so sánh Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa
Giai đoạn tác
động chủ yếu
Người vượn hóa thạch và
người cổ
Người hiện đại (đi thẳng,
đứng bằng hai chân,bộ não
phát triển,biết chế tạo và sử
dụng công cụ lao động)
Nhân tố chi phối Các nhân tố sinh học:biến dị ,di
truyền ,CLTN
Các nhân tố xã hội Ngôn ngữ,
chữ viết, đời sống văn hóa,
tinh thần, khoa học, công
nghệ,quan hệ xã hội…
Kết quả Hình thành các đặc điểm thích
nghi trên cơ thể vượn người
hóa thạch :đi thẳng, đứng bằng
hai chân,bộ não phát triển,biết
chế tạo và sử dụng công cụ lao
động
Hình thành nhiều khả năng
thích nghimà không biến đổi
về mặt sinh học trên cơ thể 
thống trị thiên nhiên làm chủ
khoa học kỹ thuật
Vai trò Hình thành con người sinh học Nhân tố chính quyết định sự
phát triển con người và xã hội
loài người
+Mối quan hệ giữa hai quá trình tiến hóa
- Tiến hóa sinh học diễn ra trước, làm tiền đề cho tiến hóa văn hóa xã hội
-Tiến hóa sinh học được di truyền theo chiều dọc qua các thế hệ còn tiến hóa văn
hóa được truyền theo chiều ngang từ người này sang người khác trong xã hội
thông qua ngôn ngữ và chữ viết .
38
2.3. Quy trình sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học chuyên đề Tiến hóa cho học
sinh THPT
Qua nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy quy trình sử dụng câu hỏi cốt lõi để
hướng dẫn học sinh học phần tiến hóa như sau:
- Bước 1: GV nêu câu hỏi cốt lõi, kết hợp với kênh hình nếu có, hoặc sử dụng
phiếu học tập. Cần nêu rõ yêu cầu của câu hỏi cốt lõi.
- Bước 2: HS phân tích câu hỏi, xác định điều cần tìm, tìm ý trả lời, xây dựng
đáp án hoàn thiện theo quan điểm của mình. Tùy theo quỹ thời gian trong tiết mà
GV sẽ tổ chức cho HS làm việc độc lập, từng đôi hay theo nhóm nhỏ.
Trong bước này sẽ phát sinh các câu hỏi phụ hay các vấn đề nhỏ, lúc này đòi hỏi
HS phải có sự huy động kiến thức không chỉ ở trong SGK mà cả những kiến thức
cũ.
Có thể sẽ xảy ra tranh luận vì các ý kiến đưa ra có thể khác nhau, đòi hỏi mỗi HS
phải bảo vệ quan điểm của mình.
- Bước 3: Tiếp tục cho những HS khác thảo luận, bổ sung đáp án và có thể đặt
câu hỏi mới cho modun kiến thức này.
Giới thiệu câu hỏi cốt lõi
- Học sinh tự lực làm việc
- Phát sinh các câu hỏi phụ
- Thảo luận toàn lớp
- Phát sinh các câu hỏi phụ
Kết luận, chính xác hoá kiến thức, xác định
hướng giải quyết hợp lý, học sinh tự hoàn
thiện kỹ năng nhận thức
39
- Bước 4: GV nhận xét
- Bước 5: GV giao công việc mới, HS giải quyết tình huống mới và vận dụng tri
thức vào tình huống cụ thể trong thực tiễn. HS có thể tiếp tục xây dựng câu hỏi.
Đôi khi quá trình vận dụng có thể bỏ qua bước 5.
Hệ thống câu hỏi cốt lõi này có thể được ứng dụng trong dạy học hình thành kiến
thức mới và dạy học củng cố.
2.4. Vận dụng câu hỏi cốt lõi vào giảng dạy một số kiến thức trong phần Tiến hóa
2.4.1.Vận dụng câu hỏi cốt lõi trong hình thành kiến thức mới
* Khi dạy bài 24 các bằng chứng tiến hóa
Câu hỏi cốt lõi: Hãy nêu những bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng
minh các loài đều có nguồn gốc chung.
Bước 1: GV nêu câu hỏi, kết hợp với cho HS quan sát hình ảnh cấu trúc chi
trước của ngựa ,cá voi,dơi và xương tay của người .Hình ảnh môt số cơ quan thoái
hóa :ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ
Hình 24.1: Xương chi trước của một số loài động vật có xương sống
40
Hình 24.2 Các cơ quan thoái hóa ở Người
Bước 2: HS tự lực làm việc, nghiên cứu SGK và huy động lại các kiên thức cũ
cũng như các kiến thức thực tiễn mà cá nhân biết được để giải quyết câu hỏi.
Từ đây sẽ xuất hiện các câu hỏi phụ liên qua đến các bằng chứng về giải phẫu so
sánh .GV có thể gợi ý đưa ra các câu hỏi phụ này hoặc chính HS đặt ra các câu hỏi
phụ này để thảo luận.
+ Giải phẫu so sánh chỉ ra bằng chứng về những cơ quan nào?
+ Nhận xét điểm giống và khác nhau trong cấu tạo xương tay của người và chi
trước của ngựa,cá voi,dơi
+ Những biến đổi ở xương chi trước giúp mỗi loài thích nghi như thế nào?
+ Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ có phải là cơ quan tương đồng
không ?
+ vậy chức năng của ruột tịt ở động vật ăn cỏ và ruột thừa ở người là gì?
Bước 3: GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày đáp án, những HS còn lại có thể
nhận xét và thảo luận.
Để khắc sâu thêm kiến thức giáo viên có thể đưa ra thêm câu hỏi phụ
+ tại sao các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn được di truyền từ
đời này sang đời khác mà không bị CLTN loại bỏ?
41
+ Để xác định quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài trong các đặc điểm hình
thái ,người ta thường sử dụng các cơ quan thoái hóa hay các cơ quan tương đồng?
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
1.Cơ quan tương đồng
-Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể
,có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau
Ví dụ: Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo
thứ tự giống nhau
-Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung
của loài .
-Những sai khác về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do chúng thực hiện
các chức năng khác nhau .
Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly
2. Cơ quan thoái hóa
- Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ trên cơ thể trưởng
thành ,do điều kiện sống thay đổi nên mất chức năng ban đầu ,tiêu giảm dần và hiện
tại chỉ để lại vài vết tích xưa kia của chúng .
- ví dụ : Xương cùng ,ruột thừa ,răng khôn ở người
- Nếu cơ quan thoái hóa lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó
được gọi là hiện tượng lại tổ . ví dụ như người có đuôi ,có lông rậm ,có nhiều đôi vú
- Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng .
- Các cơ quan thoái hóa thường hay sử dụng như bằng chứng nói lên mối quan hệ
họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không giữ chứa năng gì nên không được
CLTN giữ lại .Chúng được giữ lại ở các loài vì chúng đã thừa hưởng các gen ở loài
tổ tiên
3. Cơ quan tương tự
- Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm
những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự .
- Ví dụ : Chân chuột chũi và chân dế dũi
42
- Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy
* Khi dạy bài học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mục các nhân tố tiến
hóa : nhân tố CLTN
Câu hỏi cốt lõi :Tại sao nói: “Chọn lọc tự nhiên được xem là chìa khóa của
quá trình tiến hóa”?
Bước 1 :GV nêu câu hỏi kết hợp nội dung sơ đồ tiến hóa nhỏ
Bước 2: Từng nhóm HS tự lực làm việc, nghiên cứu SGK và huy động lại các
kiên thức cũ về CLTN theo quan niệm của Đacuyn cũng như các kiến thức thực tiễn
mà cá nhân biết được để giải quyết câu hỏi.
GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi phụ về CLTN theo quan niệm của thuyết tiến
hóa hiện đại
+ Thực chất của CLTN là gì?
+ CLTN là chọn lọc kiểu gen hay kiểu hình ?
+ Tại sao nói CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng?
+Kết quả của CLTN? Tốc độ của CLTN? Tại sao chọn lọc chống lại alen trội lại
diễn ra với tốc độ nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn?
Bước 3: GV gọi 1 HS trong 1 nhóm lên trình bày đáp án của nhóm mình, những
nhóm HS còn lại có thể nhận xét và thảo luận.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức.
- CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng duy nhất:CLTN tác động trực tiếp lên
kiểu hình của các cá thể ,thông qua đó tác động lên kiểu gen làm biến đổi thành
phần kiểu gen và tần số alen của quần thể ,khi môi trường thay đổi theo một hướng
xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định
+ Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng
sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể
+ Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi ,sinh sản kém thì
tần số các alen này sẽ giảm dần ở các thế hệ sau
+ Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình làm tăng khả năng sống sót và
khả năng sinh sản sẽ có cơ hội đóng góp gen của mình cho thế hệ sau.
43
- CLTN đóng vai trò sàng lọc ,làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn
tại sẵn trong quần thể như tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen
tham gia quy định các đặc điểm thích nghi tác động lên quần thể làm cho quần thể
có vốn gen thích nghi sẽ thay thế những quần thể có vốn gen kém thích nghi.
_ CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa : làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy
thuộc vào các yếu tố :
+ Chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của
quần thể .
+ Chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn ,chọn lọc
không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại trong các
cá thể có kiểu gen dị hợp
- Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với
cả quần thể ,trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc với nhau .
- Bước 5: GV giao công việc mới, HS giải quyết tình huống mới và vận dụng tri
thức vào tình huống cụ thể trong thực tiễn. HS có thể tiếp tục xây dựng câu hỏi.
2.4.2. Vận dụng câu hỏi cốt lõi trong củng cố
* Khi dạy bài 30 quá trình hình thành loài
Câu hỏi cốt lõi : Thực chất của quá trình hình thành loài mới theo quan niệm
hiện đại.
Bước 1: GV chia lớp làm 2 nhóm phát PHT có kèm câu hỏi cốt lõi, yêu cầu HS
tự lực hoàn thành mà không sử dụng tài liệu
Bước 2: HS tự lực hoàn thành PHT của mình.
Bước 3: GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi để củng cố lại phần kiến thức về quá
trình hình thành loài
Bước 4: GV gọi 1 số HS khác nhận xét và cuối cùng GV nhận xét, hoàn thiện
kiến thức.
a. Thực chất của quá trình hình thành loài
- Hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo
hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc
44
- Hình thành loài mới chịu sự chi phối của những nhân tố: quá trình đốt biến, quá
trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly
b. Hình thành loài khác khu vực địa lý
- Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị
cách ly , các quần thể sống cách biệt trong các điều kiện mội trường khác nhau và
không thể giao phối với nhau
- vai trò của cách ly địa lý là duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do
các nhân tố tiến hóa gây ra, đến một lúc nào đó xuất hiện những trở ngại dẫn đến
cách ly sinh sản giữa các quần thể
- cách ly địa lý không phải là cách ly sinh sản mặc dù do cách ly địa lý làm cho
các cá thể của quần thể cách ly ít có cơ hội gặp gỡ và giao phối với nhau
- Cơ chế :
+ Loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa
lý các quần thể trong loài bị cách ly nhau
+ Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các biến dị di
truyền theo những hướng khác nhau nòi địa lýloài mới
+ Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi
tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn chọc những kiểu gen thích nghi
- Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường gặp ở những loài động vật
có khả năng phát tán mạnh, diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian
chuyển tiếp .
* Khi dạy bài 32 sự phát sinh loài người
Câu hỏi cốt lõi : Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Nêu mối
quan hệ giữa hai quá trình tiến hóa này.
45
Bước 1: GV phát PHT số 1 có kèm câu hỏi cốt lõi, yêu cầu HS tự lực hoàn thành
PHT số 1
Đặc điểm phân biệt Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa
G/ đoạn tác động chủ
yếu
Nhân tố chi phối
Kết quả
Vai trò
Mối quan hệ giữa hai quá trình này
Bước 2: HS tự lực hoàn thành PHT số 1.
Bước 3: GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi để củng cố lại phần kiến thức về
nguồn gốc sự sống
Bước 4: GV gọi 1 số HS khác nhận xét và cuối cùng GV nhận xét, hoàn thiện
kiến thức.
Tiêu chí so sánh Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa
Giai đoạn tác
động chủ yếu
Người vượn hóa thạch và
người cổ
Người hiện đại (đi thẳng,
đứng bằng hai chân,bộ não
phát triển,biết chế tạo và sử
dụng công cụ lao động)
Nhân tố chi phối Các nhân tố sinh học:biến dị ,di
truyền ,CLTN
Các nhân tố xã hội Ngôn ngữ,
chữ viết, đời sống văn hóa,
tinh thần, khoa học, công
nghệ,quan hệ xã hội…
Kết quả Hình thành các đặc điểm thích
nghi trên cơ thể vượn người
hóa thạch :đi thẳng, đứng bằng
hai chân,bộ não phát triển,biết
chế tạo và sử dụng công cụ lao
động
Hình thành nhiều khả năng
thích nghi mà không biến đổi
về mặt sinh học trên cơ thể 
thống trị thiên nhiên làm chủ
khoa học kỹ thuật
Vai trò Hình thành con người sinh học Nhân tố chính quyết định sự
phát triển con người và xã hội
loài người
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ
Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ

Contenu connexe

Tendances

Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Garment Space Blog0
 
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giao trinh ppdh tin long le (20081120)
Giao trinh ppdh tin   long le  (20081120)Giao trinh ppdh tin   long le  (20081120)
Giao trinh ppdh tin long le (20081120)Hoa Cỏ May
 

Tendances (15)

Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đLuận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
Luận văn: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh, 9đ
 
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiênLuận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
Luận văn: Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan phần Địa lí tự nhiên
 
Sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinhSử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
Sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh
 
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
Thiet ke bai_luyen_tap_mon_hoa_hoc_lop_12_thpt_theo_huong_day_hoc_tich_cuc_9328
 
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
Đề tài: Dạy học chuyên đề tọa độ trong mặt phẳng theo định hướng phát triển n...
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng Graph để dạy học chương sinh sản - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa LýLuận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
Luận văn: Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ cho học sinh trong học Địa Lý
 
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
Một số biện pháp giúp học sinh trung bình, yếu học tốt môn hóa học lớp 11 chư...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ...
 
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm nonLuận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
Luận văn: Quản lý giáo dục kỹ năng múa cho học sinh mầm non
 
Luận văn: Phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý
Luận văn: Phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lýLuận văn: Phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý
Luận văn: Phương pháp giáo dục du lịch trong hoạt động ngoại khoá Địa lý
 
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
Luận văn: Vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy...
 
Phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
Phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gianPhát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
Phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian
 
Giao trinh ppdh tin long le (20081120)
Giao trinh ppdh tin   long le  (20081120)Giao trinh ppdh tin   long le  (20081120)
Giao trinh ppdh tin long le (20081120)
 

Similaire à Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ

Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.ssuser499fca
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...NOT
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...Nguyên Phạm
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “Mắ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “Mắ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “Mắ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “Mắ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similaire à Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ (20)

Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa LýLuận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
Luận Văn Giáo Dục Học Chuyên Ngành Địa Lý
 
Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.Khóa luận giáo dục tiểu học.
Khóa luận giáo dục tiểu học.
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần Quang Hình Học Vật Lý 11
 
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
Luận văn: Tổ chức dạy học khám phá phần " Quang Hình Học" Vật Lý 11 với sự hỗ...
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo chủ ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo chủ ...Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo chủ ...
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh thông qua dạy học theo chủ ...
 
Biện pháp để ôn tập, củng cố bài học trong dạy học sinh học 12
Biện pháp để ôn tập, củng cố bài học trong dạy học sinh học 12Biện pháp để ôn tập, củng cố bài học trong dạy học sinh học 12
Biện pháp để ôn tập, củng cố bài học trong dạy học sinh học 12
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
Luận văn: Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống dạy Sinh học 11 - Gửi miễn p...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi   lưu huỳnh lớp...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương oxi lưu huỳnh lớp...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnhĐề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
Đề tài: Nâng cao hiệu quả dạy học hóa học chương Oxi-Lưu huỳnh
 
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
Luận văn:Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học trong dạy học phần Sinh thái h...
 
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
 
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái họcGiáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sinh thái học
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
Luận văn: Tích hợp giáo dục môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm sá...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “Mắ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “Mắ...Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “Mắ...
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác cho học sinh qua dạy học nhóm chương “Mắ...
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác qua dạy học nhóm chương Mắt
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác qua dạy học nhóm chương MắtLuận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác qua dạy học nhóm chương Mắt
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực hợp tác qua dạy học nhóm chương Mắt
 
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
Luận văn: Sử dụng hoạt động khám phá để dạy – học vi sinh vật 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian ch...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian ch...Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian ch...
Luận văn: Phát triển năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian ch...
 
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
Luận văn: Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp cho HS trung học thông qua ...
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Dernier

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 

Luận văn: Sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, 9đ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ~~~~~~~~ PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI CỐT LÕI ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN, 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ~~~~~~~~ PHẠM THỊ QUỲNH NHƯ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI CỐT LÕI ĐỂ DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12 Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học sinh học Mã số : 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY NGHỆ AN, 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Phạm Thị Quỳnh Như
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN .......∗....... Hoàn thành đề tài này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phan Đức Duy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy cô giáo giảng dạy của trường Đại học Vinh, các thầy giảng viên chuyên ngành LL & PPDH Sinh học đã động viên ,hướng dẫn và góp những ý kiến quý báu cho đề tài luận văn . Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ môn Sinh học, trường THPT Nguyễn Huệ đã nhiệt tình giảng dạy thực nghiệm và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài. Cảm ơn các em học sinh của trường THPT Nguyễn Huệ đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ tôi trong lúc thực nghiệm đề tài. Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Phạm Thị Quỳnh Như
  • 5. iii MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................v MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 NỘI DUNG ................................................................................................................6 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............................6 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài....................................................................................6 1.1.1. Câu hỏi và câu hỏi cốt lõi.........................................................................6 1.1.2. Các cách phân loại câu hỏi .......................................................................7 1.1.3. Cấu trúc câu hỏi cốt lõi.............................................................................8 1.1.4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi cốt lõi......................................................10 1.1.5. Phương pháp sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học sinh học ...............10 1.2. Sáu dạng câu hỏi lập luận có thể được sử dụng trong xây dựng câu hỏi cốt lõi 12 1.2.1. Câu hỏi giúp sáng tỏ vấn đề ...................................................................12 1.2.2. Câu hỏi để thăm dò các giả định ............................................................12 1.2.3. Câu hỏi để tìm các lý do và bằng chứng ................................................12 1.2.4. Câu hỏi về quan điểm và triển vọng vấn đề ...........................................12 1.2.5. Câu hỏi dẫn tới các giả định và kết quả của nó......................................12 1.2.6. Câu hỏi về chính câu hỏi ........................................................................13 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài...............................................................................13 1.3.1. Thực trạng dạy học môn sinh học và phương pháp giảng dạy của giáo viên.................................................................................................13 1.3.2. Thực trạng việc học tập của học sinh .....................................................15
  • 6. iv Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC CÂU HỎI CỐT LÕI TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..........................................................................................................17 2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần Tiến hóa...............................................17 2.2. Hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa.......................................23 2.2.1. Hệ thống câu hỏi cốt lõi cho chương I ...................................................24 2.2.2. Hệ thống câu hỏi cốt lõi cho chương II..................................................35 2.3. Quy trình sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học chuyên đề Tiến hóa cho học sinh THPT....................................................................................................38 2.4. Vận dụng câu hỏi cốt lõi vào giảng dạy một số kiến thức trong phần Tiến hóa 39 2.4.1.Vận dụng câu hỏi cốt lõi trong hình thành kiến thức mới.......................39 2.4.2.Vận dụng câu hỏi cốt lõi trong củng cố...................................................43 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................47 3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm................................................47 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm.......................................................47 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm......................................................47 3.2. Nội dung và bố trí thực nghiệm sư phạm ......................................................47 3.2.1. Nội dung của thực nghiệm sư phạm.......................................................47 3.2.2. Bố trí thực nghiệm sư phạm ...................................................................47 3.2.3. Các bước tiến hành thực nghiệm sư phạm .............................................48 3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm .......................................................................48 3.3.1. Xử lí số liệu ............................................................................................48 3.3.2. Phân tích kết quả định lượng..................................................................49 3.3.3. Phân tích kết quả định tính .....................................................................52 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57 PHỤ LỤC
  • 7. v DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT CLNT : Chọn lọc nhân tạo CLTN : Chọn lọc tự nhiên ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh KT : kiểm tra NST : Nhiễm sắc thể PPDH : phương pháp dạy học SGK : sách giáo khoa SL : Số lượng THPT : trung học phổ thong TL : Tỉ lệ TN : Thực nghiệm
  • 8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên.........................14 Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để rèn các kĩ năng tư duy trong dạy học Sinh học...................................15 Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên Sinh học ...................................................................................15 Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của học sinh về chất lượng của hệ thống câu hỏi do giáo viên cung cấp .......................................................16 Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số bài kiểm tra ........................................................49 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất...........................................................................50 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất lũy tích .............................................................50 Bảng 3.4. Bảng phân loại trình độ qua các lần kiểm tra ..........................................51 Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng......................................................51 Bảng 3.6. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận ..................................52 Bảng 3.7. Đánh giá việc rèn luyện kĩ năng suy luận theo từng tiêu chí...................53 Hình 3.1. Đồ thị đường phân phối tần suất.............................................................50 Hình 3.2. Đồ thị đường phân phối tần suất luỹ tích...............................................51
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, khối lượng tri thức của nhân loại ngày càng tăng, nội dung kiến thức trong chương trình phổ thông cũng tăng lên, nên chúng ta không thể hi vọng trong một thời gian nhất định ở trường phổ thông giáo viên (GV) có thể cung cấp cho học sinh (HS) cả một kho tàng tri thức mà loài người đã tích lũy được, tuy đã được chọn lọc. Nhiệm vụ của GV hiện nay không chỉ cung cấp cho HS tri thức mà quan trọng là cung cấp cho HS phương pháp học, rèn cho các em hệ thống kỹ năng nhận thức để HS chủ động giải quyết những vấn đề trong học tập cũng như trong thực tiễn. Để thực hiện được mục tiêu này thì cần phải đổi mới giáo dục toàn diện, trên mọi mặt từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học….Trong đó, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là trọng tâm và có ý nghĩa chiến lược. Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy. Tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải biết thiết kế các hoạt động học cho học sinh, mà ở đó người học phải thu thập, xử lý thông tin để giải quyết nhiệm vụ học tập. PPDH này tích cực ở chổ sẽ phát triển cho HS các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy logic; khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, đặc biệt là các vấn đề nảy sinh từ thực tế cuộc sống; khả năng ngôn ngữ, kỹ năng trình bày diễn đạt ý tưởng khoa học và khả năng thích ứng với xã hội; rèn luyện thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, khám phá ra những vấn đề mới. Trong các PPDH tích cực thì phương pháp vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau
  • 10. 2 và với cả giáo viên ; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học .Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong mỗi tiết học. Điều quan trọng trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp chính là mỗi câu hỏi hay một nhóm các câ u hỏi nào đó phải được xây dựng sao cho khi trả lời thì học sinh nhận được một “liều kiến thức” nhất định và rèn luyện được các kỹ năng tư duy. Các loại câu hỏi có thể được phân chia theo nhiều cách khi dựa trên những cơ sở khác nhau như các khâu của quá trình dạy học hoặc mức độ của quá trình nhận thức. Trong đó câu hỏi cốt lõi là câu hỏi khi nêu ra thì đáp án của nó yêu cầu phải có chứa nhiều nội dung, cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểu nhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài mới, đồng thời tạo được ở các em ý thức về những nhiệm vụ chủ yếu khi nghiên cứu bài học. Đó cũng là những nội dung chính của bài mà học sinh cần nắm vững.[2] Việc nghiên cứu xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học cũng là một trong tám chiến lược dạy học hiệu quả hiện nay [2].Câu hỏi cốt lõi càng gợi mở thì lại càng mang lại hiệu quả cao , kích thích tư duy và liên hệ của học sinh với bài học, giúp học sinh mau chóng nắm vững được kiến thức thông qua giải quyết vấn đề mà giáo viên đưa ra. Trong chương trình sinh học THPT, phần Tiến hóa – SH 12 là nội dung kiến thức tương đối khó và trừu tượng đối với cả GV và HS. Việc truyền thụ kiến thức cho HS chỉ có thể trên lý thuyết mà không có phần thực hành .Nên việc xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa sẽ giúp HS chủ động tìm kiếm và phân tích, tư duy, thảo luận/tranh luận để giải quyết vấn đề đặt ra, các em hiểu được mối quan hệ giữa nguyên nhân, cơ chế tiến hóa và quá trình phát sinh, phát triển của sự sống trên trái đất thông qua các bằng chứng tiến hóa nên HS có thể vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực tiển, đem lại niềm vui hứng thú học tập. Xuất phát từ những lý do trên, đặc biệt với mong muốn góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học Sinh học ở trường phổ thông, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa, sinh học 12”.
  • 11. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Thiết kế qui trình xây dưng câu hỏi cốt lõi, vận dụng qui trình xây dựng câu hỏi cốt lõi, sử dụng câu hỏi cốt lõi theo nội dung của phần Tiến hóa nhằm nâng cao nhận thức và phát triển tư duy cho học sinh khi học tập phần này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc xây dựng , sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học. + Bản chất của câu hỏi cốt lõi: mang tính phổ quát, không cần có một câu trả lời đúng duy nhất. + Vai trò của câu hỏi cốt lõi: chuẩn đoán trình độ học sinh trước khi bắt đầu một đơn vị bài học cụ thể; rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy xét những vấn đề phổ quát, tự nghiên cứu một cách cơ bản chứ không chỉ là thu thập những kiến thức hiển nhiên. 3.2 Xác định các nguyên tắc , quy trình, tiêu chí xây dựng , sử dụng từng câu hỏi cốt lõi theo từng phần nội dung tương ứng. 3.3 Xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả sử dụng câu hỏi cốt lõi được xây dựng. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng: quy trình xây dựng, sử dụng câu hỏi cốt lõi trong phần Tiến hóa - Nghiệm thể : Học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Huệ, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận - Khách thể nghiên cứu: phương pháp dạy học sinh học. 5. Phạm vi nghiên cứu Chương 1 và chương 2 phần tiến hóa sinh học 12 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài: các tài liệu về phương pháp dạy học, phương pháp vấn đáp giải quyết vấn đề, các luận văn, các
  • 12. 4 tài liệu, các bài báo...có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu nội dung phần Tiến hóa, các tài liệu khoa học , các chuyên đề ... có liên quan đến Tiến hóa 6.2. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ các chuyện gia , các giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao để trao đổi và học hỏi những vấn đề có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 6.3. Phương pháp điều tra Thông qua hình thức dự giờ, quan sát, trưng cầu ý kiến, tiếp xúc trao đổi với giáo viên về quá trình dạy học có sự dụng câu hỏi cốt lõi. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Mục đích thực nghiệm : kiểm tra chất lượng của câu hỏi cốt lõi được xây dựng có phù hợp với yêu cầu nội dung chương trình , ứng dụng trong thực tế có mang lại hiệu quả hay không, có khả thi hay không. - Chọn trường và lớ p thực nghiệm : chọn khoảng 8 lớp khối 12 trường THPT Nguyễn Huệ ,thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận. Trong đó có các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. + Lớp thực nghiệm dạy học có sử dụng các câu hỏi cốt lõi. + Lớp đối chứng dạy học không sử dụng các câu hỏi cốt lõi. 6.5. Phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở xây dựng câu hỏi cốt lõi và thực nghiệm sư phạm dạy học có sử dụng câu hỏi cốt lõi ( dạy bài mới, kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết). - Trưng cầu ý kiến của các giáo viên về hiệu quả sử dụng các câu hỏi cốt lõi đã được xây dựng trong quá trình dạy bài mới, bằng cách sử dụng phiếu đánh giá có các tiêu chí về mức độ hiệu quả. - Chấm bài kiểm tra của học sinh theo thang điểm 10 sau đó thống kê lại bằng phương pháp toán học. Tiêu chí đánh giá bài làm của học sinh gồm 2 nhóm: + Đánh giá kiến thức học sinh lĩnh hội được. + Đánh giá kỹ năng tư duy, biểu hiện trong lập luận, xử lý thông tin để trả lời câu hỏi cốt lõi.
  • 13. 5 - Lựa chọn các câu hỏi cốt lõi phù hợp và có hiệu quả trong dạy học tích cực để hoàn thành bộ câu hỏi cốt lõi cho đề tài nghiên cứu. 7. Giả thiết khoa học Bằng việc nghiên cứu nội dung của phần tiến hóa, từ đó sẽ xây dựng được hệ thống các câu hỏi cốt lõi để ứng dụng dạy học thì chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả dạy và học. 8. Dự kiến đóng góp của luận văn 8.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về dạy học theo phương pháp vấn đáp và quy trình xây dựng bộ câu hỏi cốt lõi cho phần Tiến hóa sinh học 12 8.2 Xây dựng được hệ thống câu hỏi cốt lõi cho phần Tiến hóa 12 và sử dụng có hiệu quả trong dạy học ở trường Trung học phổ thông. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
  • 14. 6 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Câu hỏi và câu hỏi cốt lõi 1.1.1.1. Câu hỏi Theo quan điểm về logic học thì Aristôt là người đầu tiên phân tích câu hỏi. Ông cho rằng: "Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết". Trả lời câu hỏi đó là bài làm mà khi hoàn thành chúng học sinh phải tiến hành hoạt động tái hiện, có thể là trả lời miệng, trả lời viết hoặc kèm theo thực hành hoặc xác minh bằng thực nghiệm. Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới dạng khác như: Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một nhu cầu, một đòi hỏi hay một mệnh lệnh cần được giải quyết. Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng nghĩa là sẽ được giải quyết nó chứa đựng cả hai yếu tố, sự có mặt của cái chưa rõ cần được giải quyết và điều biết liên quan đến điều cần tìm. [2] Tuy có nhiều quan niệm khác nhau nhưng về dấu hiệu bản chất của các câu hỏi đều được các tác giả nêu ra đó là: Xuất hiện điều chưa rõ cần được giải quyết từ điều đã biết.Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh luận khi đã biết nhưng chưa đầy đủ, cần biết thêm. Sự tương quan giữa cái đã biết và cái chưa biết thúc đẩy việc mờ rộng hiểu biết cho con người. 1.1.1.2. Câu hỏi cốt lõi Theo jeffrey D.wilhelme, “Câu hỏi cốt lõi là câu hỏi cấu trúc cả một đơn vị bài học hoặc một nội dung nào đó thành một vấn đề cần giải quyết. Câu hỏi có nhiệm vụ kết nối các kiến thức đã có với hứng thú học tập kiến thức mới của HS, kết nối các kiến thức HS đã được học với thế giới thực tế nơi HS có thể sử dụng hiểu biết của mình để làm việc” Câu hỏi cốt lõi khi nêu ra thì đáp án của nó yêu cầu phải có chứa nhiều nội dung, cần nêu bật vấn đề cần tìm hiểu nhằm gây sự chú ý của học sinh đối với bài
  • 15. 7 mới, đồng thời tạo được ở các em ý thức về những nhiệm vụ chủ yếu khi nghiên cứu bài học. Đó cũng là những nội dung chính của bài mà học sinh cần nắm vững. Bản chất của câu hỏi cốt lõi: mang tính phổ quát, không cần có một câu trả lời đúng duy nhất. [18] Vai trò của câu hỏi cốt lõi: chuẩn đoán trình độ học sinh trước khi bắt đầu một đơn vị bài học cụ thể; rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy xét những vấn đề phổ quát, tự nghiên cứu một cách cơ bản chứ không chỉ là thu thập những kiến thức hiển nhiên. [18] 1.1.2. Các cách phân loại câu hỏi Các loại câu hỏi có thể được phân chia theo nhiều cách khi dựa trên những cơ sở khác nhau như các khâu của quá trình dạy học hoặc mức độ của quá trình nhận thức. Câu hỏi cốt lõi cũng chính là câu hỏi, nên các cách phân loại câu hỏi đều tương ứng với các phân loại câu hỏi cốt lõi. Thực tế thì câu hỏi có rất nhiều và phong phú, nhưng việc lựa chọn sử dụng câu hỏi và câu hỏi cốt lõi sao cho phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học đòi hỏi GV phải nghiên cứu để xây dựng ra một hệ thống câu hỏi phù hợp để hướng dẫn HS phát hiện kiến thức, chính vì vậy khi phân loại câu hỏi cốt lõi cũng cần phải phù hợp với mục tiêu dạy học: 1.1.2.1. Với mục đích kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu có - Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ những kiến thức đã học. - Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức, nghĩa là nêu, giải thích nội dung, kiến thức đã lĩnh hội. - Câu hỏi để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một nhiệm vụ nhận thức mới. - Câu hỏi để kiểm tra sự nắm vững giá trị kiến thức nghĩa là xác định được vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lý luận và thực tiễn. - Câu hỏi để kiểm tra thái độ, hành vi của con người sau khi học tập một chủ đề nào đó. 1.1.2.2. Với mục đích hình thành, phát triển năng lực nhận thức có - Câu hỏi rèn luyện kỹ năng quan sát.
  • 16. 8 - Câu hỏi rèn luyện kỹ năng phân tích - Câu hỏi rèn luyện kỹ năng tổng hợp - Câu hỏi rèn luyện kỹ năng so sánh - Câu hỏi rèn luyện kỹ năng sử dụng con đường quy nạp - Câu hỏi rèn luyện kỹ năng sử dụng con đường diễn dịch. 1.1.2.3. Với mục đích sử dụng trong các giai đoạn của quá trình dạy học có - Câu hỏi hình thành kiến thức mới - Câu hỏi củng cố, hoàn thiện kiến thức - Câu hỏi kiểm tra và đánh giá 1.1.2.4. Theo quan hệ của các câu hỏi cần xác định có - Câu hỏi định tính - Câu hỏi định lượng 1.1.2.5. Theo cách trình bày câu trả lời có - Câu hỏi tự luận - Câu hỏi trắc nghiệm khách quan 1.1.2.6. Theo nội dung mà câu hỏi phản ánh có - Câu hỏi nêu ra các sự kiện - Câu hỏi xác định các dấu hiệu bản chất - Câu hỏi xác định mối quan hệ - Câu hỏi xác định cơ chế - Câu hỏi xác định phương pháp khoa học - Câu hỏi xác định ý nghĩa lý luận hay thực tiễn của kiến thức. [2], [5], [8], [13] 1.1.3. Cấu trúc câu hỏi cốt lõi Mỗi câu hỏi đều có hai thành phần là điều đã biết và điều cần tìm, chúng có mối quan hệ với nhau nhưng về mặt cấu trúc ta cần xem thành phần nào nêu trước, thành phần nào nêu sau. Thực tiễn cho thấy, trình tự này không đòi hỏi nghiêm ngặt vì rằng câu hỏi cũng phản ánh hiện thực khách quan nhưng về hình thức thể hiện của câu hỏi lại thông qua cấu trúc logic của tư duy con người, nghĩa là theo logic
  • 17. 9 nhận thức, mà logic nhận thức không phải lúc nào cũng tuân thủ logic vận động của sự vật trong thực tại khách quan. Trong thực tại, bao giờ nguyên nhân cũng xuất hiện trước, từ đó mới xuất hiện kết quả. Nhưng trong nhận thức lại có thể dựa vào kết quả mới tìm được nguyên nhân. Do vậy, tuỳ tác giả truyền đạt mà trong câu hỏi có thể nêu điều đã biết, sau đó mới nêu điều cần tìm hoặc có thể nêu điều cần tìm trước và kèm theo điều kiện đã cho. - Phần thứ nhất (điều đã biết) là tài liệu có tính chất "nguyên liệu" bao gồm: + Đoạn tư liệu trong SGK + Đoạn tư liệu trích trong các tư liệu tham khảo + Các tập hợp từ, cụm từ cho trước. + Các thông tin gợi ý cho trước. + Các ví dụ cho trước. + Các hình vẽ cho trước. + Các thí nghiệm và kết quả cho trước. v…v………. - Phần thứ hai (điều chưa biết) là các câu hỏi hướng dẫn HS hoạt động tư duy, xử lí các tư liệu đã có bao gồm: + Tóm tắt nội dung, lập sơ đồ hệ thống hoá. + Xác định nội dung cơ bản hay dấu hiệu bản chất. + Chọn câu trả lời đúng trong tập hợp các câu cho trước. + Điền từ, cụm từ, đoạn thông tin thích hợp vào bảng, vào ô trống, vào hình vẽ. + Mô tả hình vẽ, ghi chú thích vào hình vẽ, phân tích tìm nội dung cơ bản qua hình vẽ. + Phát biểu tính quy luật của các hiện tượng. + Lập bảng so sánh. + Giải thích thí nghiệm. + Xác định mối quan hệ. + Xác định ý nghĩa hay giá trị của kiến thức. [11], [15], [18]
  • 18. 10 1.1.4. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi cốt lõi Phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực chủ động, khả năng tự học, nghiên cứu của HS. Để hoạt động dạy-học có hiệu quả lại phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi sao cho phù hợp với từng đối tượng. Vì vậy khi xây dựng câu hỏi cốt lõi cần phải đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản sau đây: 1.1.4.1. Câu hỏi phải có tác dụng nêu vấn đề, đồng thời vấn đề đó phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức luôn buộc HS ở trạng thái có nhu cầu giải quyết. 1.1.4.2. Câu hỏi thiết kế phải có tính hệ thống phù hợp với cấu trúc của chương, bài để sau khi trả lời HS thu được một kiến thức mới hệ thống và theo những logic nhất định. 1.1.4.3. Câu hỏi được thiết kế phải có nội dung yêu cầu ngắn gọn rõ ràng, chính xác. Yêu cầu câu hỏi phải đảm bảo nguồn tri thức, tài liệu tra cứu trong quá trình tìm tòi lời giải. 1.1.4.4. Trong mỗi bài học câu hỏi đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc từ dễ đến khó, có tác dụng hấp dẫn, kích thích HS đam mê nghiên cứu tìm tòi lời giải. 1.1.4.5. Câu hỏi trong các bài toán nhận thức khi thiết kế phải có tính kế thừa, sao cho khi trả lời một câu hỏi sẽ cho thêm một giả thiết giúp cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bài toán được dễ dàng hơn. 1.1.4.6. câu hỏi phải có khả năng huy động tính tự lực chủ động sáng tạo của nhiều tầng lớp học sinh. Nghĩa là câu hỏi được xây dựng phải vừa sức, không khó quá, không dễ quá, phù hợp với năng lực của HS. 1.1.4.7. Câu hỏi không nên yêu cầu đơn thuần là trình bày kiến thức trong tài liệu SGK mà phải có những yêu cầu phân tích, giải thích hoặc chứng minh cho những kiến thức mà HS lĩnh hội từ tài liệu SGK hay từ các tài liệu tham khảo khác. [15], [16], [21] 1.1.5. Phương pháp sử dụng câu hỏi cốt lõi trong dạy học sinh học [18], [21] Trong dạy học, câu hỏi luôn được sử dụng trong các khâu khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi chỉ
  • 19. 11 nghiên cứu sâu vào việc sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa - Sử dụng câu hỏi cốt lõi để tạo tình huống: Con người hoạt động khi có nhu cầu, nhu cầu có được khi đứng trước một nhiệm vụ cần giải quyết. Do đó, GV cần xác định rõ nhiệm vụ cần nhận thức và diễn đạt nhận thức đó bằng câu hỏi, bài tập. - Sử dụng câu hỏi cốt lõi để định hướng vấn đề học tập: Khi nghiên cứu một vấn đề mà chứa đựng nhiều nội dung, người học không dễ gì xác định được vấn đề cơ bản, đặc điểm nào là bản chất. Do đó, GV cần định hướng cho người học bằng câu hỏi hay bài tập. - Sử dụng câu hỏi cốt lõi để gợi ý, để giới hạn vấn đề cần trả lời: Khi một câu hỏi lớn đặt ra gồm nhiều khía cạnh khác nhau, ta có thể nêu câu hỏi để gợi ra từng vấn đề nhỏ và nội dung từng vấn đề. Sau một câu hỏi gợi ý sẽ dẫn người học giải quyết được vấn đề lớn. - Sử dụng câu hỏi cốt lõi để hướng dẫn quan sát: Khi quan sát hình vẽ, sơ đồ có nhiều chi tiết, nhưng chỉ cần nghiên cứu một chi tiết nào đó GV phải rèn luyện cho HS có kỹ năng quan sát và nhận biết, ta thường dùng câu hỏi hoặc bài tập để hướng dẫn. - Sử dụng câu hỏi cốt lõi để phát triển khả năng tư duy: Trong dạy học ngoài việc hướng tới mục tiêu tri thức, thì đồng thời phải hướng tới mục tiêu quan trọng nữa là phát triển tư duy. Trong các kỹ năng tư duy , trước hết phải sử dụng câu hỏi cốt lõi để phát triển kỹ năng so sánh, phân tích tổng hợp. - Sử dụng câu hỏi cốt lõi để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập: Để HS hoạt động tích cực, tự lực trong học tập, khâu kiểm tra và tự kiểm tra sẽ góp phần định hướng cho hoạt động dạy và học. Do đó cần xác định rõ mục tiêu dạy học cụ thể, từ đó mà sử dụng câu hỏi cốt lõi phù hợp để HS tự kiểm tra và tự điều chỉnh cách học nhằn nắm vững kiến thức, kỹ năng và phát triển năng lực nhận thức. Qua nghiên cứu lý luận về câu hỏi cốt lõi, tôi nhận thấy có thể sử dụng sáu dạng câu hỏi lập luận sau đây để xây dựng câu hỏi cốt lõi:
  • 20. 12 1.2. Sáu dạng câu hỏi lập luận có thể được sử dụng trong xây dựng câu hỏi cốt lõi 1.2.1. Câu hỏi giúp sáng tỏ vấn đề: [8], [10], [15] - Tại sao bạn lại nói như vậy? - Chúng liên quan gì đến chủ đề cuộc thảo luận này?. - Bạn trình bày như thế là có ý gì?. - Chúng ta đã biết được những gì về...........? 1.2.2. Câu hỏi để thăm dò các giả định - Chúng ta có giả thiết nào khác không? - Bạn có thể xác minh hay phủ định được giả thiết này không? - Bạn có thể lý giải việc đưa ra kết luận này không? - Điều gì sẽ xảy ra nếu.......? - Bạn đồng ý hay không đồng ý với kết luận này? 1.2.3. Câu hỏi để tìm các lý do và bằng chứng - Bạn có thể đưa ra ví dụ nào không? - Điều này có thể tương đương với điều gì? - Bạn có biết được nguyên do của nó không? - Bạn có bằng chứng gì cho câu trả lời của bạn không? 1.2.4. Câu hỏi về quan điểm và triển vọng vấn đề - Có gì khác thay thế được không? - Có cách nào khác để tiếp cận vấn đề không? - Bạn có thể lý giải tầm quan trọng của nó được không? - Nó có lợi ích gì và ai sẽ được hưởng những lợi ích đó? 1.2.5. Câu hỏi dẫn tới các giả định và kết quả của nó - Bạn có thể khái quát nó như thế nào? - Kết quả của giả thiết này là gì? - Bạn định nói đến điều gì? - Nó có ảnh hưởng như thế nào? - Nó có liên quan gì đến những thứ chúng ta đã biết không? - Vì sao nó lại quan trong?
  • 21. 13 1.2.6. Câu hỏi về chính câu hỏi - Mục đích của câu hỏi này là gì? - Bạn có biết tại sao tôi hỏi câu này không? - Những câu hỏi này có giúp gì chúng ta trong cuộc sống không? 1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài Để có cơ sở thực tiễn của đề tài chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, tham khảo giáo án, dự giờ, trao đổi ý kiến với một số giáo viên bộ môn; dùng phiếu thăm dò ý kiến của giáo viên, phiếu điều tra học sinh ở một số trường THPT của tỉnh Bình Thuận nhằm thu thập số liệu cụ thể về thực trạng dạy và học sinh học ở trường THPT hiện nay. 1.3.1. Thực trạng dạy học môn sinh học và phương pháp giảng dạy của giáo viên Để tìm hiểu thực trạng dạy - học Tiến hóa ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đã tiến hành quan sát sư phạm, dự giờ, trao đổi, tham khảo các bài soạn của GV, tìm hiểu qua phiếu khảo sát với các GV Sinh học, với các em HS khối 12 thuộc các trường THPT Nguyễn Huệ ,THPT Lý Thường Kiệt -Thị xã lagi Bình Thuận Chúng tôi đã thiết kế các phiếu khảo sát sau: - Phiếu số 1:Điều tra về phương pháp dạy học của GV (32 GV) - Phiếu số 2: Điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để rèn các kĩ năng tư duy trong dạy học Sinh học. Sau đây là tổng hợp kết quả khảo sát:
  • 22. 14 Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên TT Phương pháp Mức độ sử dụng Thường xuyên Không thường xuyên Không sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Giảng giải, đọc chép 13 40,63 17 53,12 2 6,25 2 Hỏi đáp tái hiện, thông báo 27 84,38 5 15,63 0 0 3 Hỏi đáp tìm tòi 20 62,50 12 37,50 0 0 4 Dạy học có sử dụng bài tập tình huống 7 21,87 19 59,38 6 18,75 5 Dạy học có sử dụng bài tập thực nghiệm 5 15,63 18 56,25 9 28,12 6 Dạy học có sử dụng sơ đồ, bảng biểu. 19 59,38 13 40,62 0 0 7 Dạy học nêu vấn đề 15 46,88 14 43,75 3 9,37 8 Dạy học có sử dụng phiếu học tập 14 43,75 13 40,63 5 15,62 9 Dạy học theo nhóm 15 46,88 17 53,12 0 0 10 Cho học sinh tự học với sách giáo khoa 8 25,00 20 62,50 4 12,50 Qua kết quả ở bảng trên kết hợp với việc tham khảo giáo án và trao đổi với một số giáo viên, tôi thấy phương pháp dạy học của giáo viên đã có những bước đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Đặc biệt là phương pháp hỏi đáp – tìm tòi được sử dụng thường xuyên và chiếm số lượng lớn trong các giáo án và giờ dạy thực tế trên lớp. Tuy nhiên, số lượng giáo viên áp dụng những câu hỏi cốt lõi, câu hỏi có chất lượng cao, câu hỏi có tính nêu vấn đề còn ít, chưa thường xuyên hoặc sử dụng không có hiệu quả. Điều đó đã làm hạn chế chất lượng và giảm hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
  • 23. 15 Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để rèn các kĩ năng tư duy trong dạy học Sinh học Thường xuyên Không thường xuyên Ít thiết kế Chưa từng thiết kế Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 4 10,3 11 28,2 8 20,5 16 41 Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy khái niệm câu hỏi cốt lõi đối với đa phần GV còn xa lạ, hoặc có sự nhầm lẫn giữa các loại câu hỏi. 1.3.2. Thực trạng việc học tập của học sinh 1.3.2.1. Ý kiến đánh giá của học sinh về phương pháp giảng dạy của giáo viên Chúng tôi đã tiến hành điều tra đánh giá trên 504 HS ở khối lớp 12 thuộc trường THPT Nguyễn Huệ -Thị xã Lagi-Bình Thuận Bảng 1.3. Kết quả điều tra ý kiến của học sinh về phương pháp dạy học của giáo viên Sinh học TT Phương pháp Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Giảng giải, đọc chép 114 22,62 2 Giảng giải, có sử dụng tranh ảnh và hình vẽ minh họa 50 9,92 3 Đặt câu hỏi, học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời 176 34,92 4 Đặt câu hỏi, HS tư duy trả lời 56 11,11 5 Dạy học theo nhóm 33 6,55 6 Dạy học sử dụng phiếu học tập 35 6,94 7 Phương pháp khác 40 7,94 Qua bảng 1.3 trên chúng tôi càng có thể khẳng định rằng hiện nay còn một số GV dạy Sinh học ở tỉnh Bình Thuận đang chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, làm cho HS thụ động trong giờ học dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao. Đặc biệt, thái độ của HS đối với hệ thống câu hỏi do GV cung cấp trong quá trình học tập đa phần là không có hứng thú, một số em còn có ý kiến rằng đã đoán
  • 24. 16 biết trước được các câu hỏi của GV, vì đa phần là các câu hỏi có sẵn trong SGK và rất dễ trả lời. Vì vậy, việc tập trung nghiên cứu xây dựng hệ thống câu hỏi cốt lõi có chất lượng trong dạy học Sinh học ở trường THPT là điều rất cần thiết 1.3.2.2. Thái độ của học sinh về chất lượng của hệ thống câu hỏi do giáo viên cung cấp Bảng 1.4. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của học sinh về chất lượng của hệ thống câu hỏi do giáo viên cung cấp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 28 33,33 26 30,95 30 35,72 Qua bảng 1.4 trên ta có thể nhận thấy HS đã có khả năng đánh giá đối với hệ thống câu hỏi do GV cung cấp, không phải bất cứ câu hỏi nào do GV đưa ra HS đều tiếp nhận và cảm thấy cần thiết. Khả năng tự học và tự nghiên cứu của HS hiện nay rất tốt nên HS cũng có thể đặt ra những câu hỏi có chất lượng để phục vụ cho việc tự học của mình. Chính vì vậy, nếu GV cung cấp hệ thống câu hỏi không phù hợp và không có chất lượng thì sẽ dẫn đến tình trạng thụ động và không hứng thú học tập của HS. Từ đó yêu cầu GV phải nghiên cứu để xây dựng các hệ thống câu hỏi có chất lượng hơn, đặc biệt là các câu hỏi cốt lõi để phục vụ quá trình giảng dạy của chính mình, và cũng là để thu hút sự chú ý và ham học hỏi của HS. Nhận xét: từ việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn cũng đã chỉ ra được vai trò quan trọng của câu hỏi cốt lõi đối với việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.
  • 25. 17 Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC CÂU HỎI CỐT LÕI TRONG DẠY HỌC PHẦN TIẾN HÓA, SINH HỌC 12, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Phân tích nội dung và cấu trúc phần Tiến hóa Phần Tiến hóa trong chương trình SH 12 (cơ bản) gồm 2 chương 11 bài được phân phối với thời lượng 12 tiết, có nội dung cụ thể như sau: Tên chương Tên bài Số tiết PPCT Nội dung cơ bản của bài I. Bằng chứng và cơ chế tiến hóa Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa 1 - Trình bày các bằng chứng giải phẫu học so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, cơ quan thoái hóa. Vai trò của từng bằng chứng. - Bằng chứng phôi sinh học so sánh: sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp dộng vật có xương sống. Nội dung định luật phát sinh vật của Muylơ và Hêcken. - Nêu các bằng chứng địa lí sinh vật học: Sự phân bố và đặc điểm của các sinh vật ở một số vùng địa lí khác nhau trên trái đất. - Trình bày bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử để xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài, sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài. Bài 25: Học thuyết Lamac và Đacuyn. 1 - Trình bày những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: vai trò của ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích của sinh vật. - Nêu những luận điểm cơ bản của học thuyết
  • 26. 18 Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân ly tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại 1 - Nêu đặc điểm tiến hóa tổng hợp, phân biệt và nêu mối quan hệ giữa tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn - Trình bày vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa. - Trình bày vai trò của quá trình giao phối (ngẫu phối, giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. - Nêu vai trò của di nhập gen đối với tiến hóa nhỏ. - Trình bày các hình thức chọn lọc của chọn lọc tự nhiên. - Nêu vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với tiến hóa nhỏ. Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi 1 - Nêu khái niệm và đặc điểm của các đặc điểm thích nghi. - Biết vận dụng những nhận thức về vai trò của nhân tố tiến hóa cơ bản (các quá trình: đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên) để giải thích quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi thông qua các ví dụ điển hình: sự hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp ở nước Anh, sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn.
  • 27. 19 - Nêu hiện tượng đa hình cân bằng di truyền và sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi. Bài 28: Loài 1 - Nêu định nghĩa loài sinh học. nêu được các tiêu chuẩn để phân biệt hai loài thân thuộc (các tiêu chuẩn: hình thái, địa lí- sinh thái, sinh hóa, di truyền). - Nêu các cơ chế cách li sinh sản giữa các loài (bao gồm cách li trước hợp tử và cách li sau hợp tử). Bài 29: Quá trình hình thành loài 1 - Nêu quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, làm rõ vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới và trình bày thí nghiệm của Dodd chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí ở Ruồi giấm . Bài 30: Quá trình hình thành loài (tiếp theo) 1 - Nêu quá trình hình thành loài cùng khu vực địa lí ( bao gồm hình thành loài bằng cách li tập tính và cách li sinh thái, hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa), làm rõ vai trò của lai xa và đa bội hóa trong quá trình hình thành loài mới ở thực vật . Bài 31: Tiến hóa lớn 1 - Trình bày vấn đề phân loại thế giới sống và cách thức phân loại các cấp tổ chức trên loài và làm rõ mối quan hệ họ hàng giữa các loài. - Nêu các chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lí). - Trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm về tiến hóa lớn ( thí nghiệm của Borax và các cộng sự với tảo lục đơn bào Chlorella vulgaris .
  • 28. 20 II. Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất Bài 32: Nguồn gốc sự sống . 1 - Trình bày sự phát sinh sự sống trên trái đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính : tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. Bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất 1 - Phân tích mối quan hệ giữa các điều kiện địa chất, khí hậu và các sinh vật điển hình qua các đại địa chất: đại tiền Cambri, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. Biết được một số hóa thạch điển hình trung gian giữa các ngành các lớp chính trong giới thực vật và động vật. Bài 34: Sự phát sinh loài người 1 - Giải thích nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học so sánh đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người. - Trình bày các giai đoạn chính trong trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được đặc điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: các dạng người hóa thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại. - Nêu các dẫn liệu về các giai đoạn phát sinh loài người trên vùng đất Việt Nam (những di tích, bằng chứng về người cổ trên đất Việt Nam). Nêu được nguồn gốc thống nhất các chủng tộc. - Bố cục phần Tiến hóa THPT so với các phần khác trong toàn cấp học cũng như bố cục các phần, chương, các bài về mặt tổng thể là tương đối hợp lí. Phần Tiến hóa chương trình Sinh học THPT được xây dựng theo mạch nội dung như sau:
  • 29. 21 - Theo mạch nội dung khái quát: HS trước tiên phải tìm hiểu về các bằng chứng tiến hóa, nắm vững các cơ sở của quá trình tiến hóa rồi mới chuyển sang tìm hiểu về nguyên nhân và cơ chế của quá trình tiến hóa. Nắm được nguyên nhân và cơ chế tiến hóa, HS sẽ có cơ sở để tìm hiểu tiếp nội dung sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất. Nó hoàn toàn phù hợp với lôgic của quá trình nhận thức của HS. - Theo mạch nội dung cụ thể: HS tìm hiểu quá trình phát sinh sự sống bắt đầu từ những hợp chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên thông qua các quy luật tương tác giữa các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ phức tạp, sự tương tác giữa các chất hữu cơ thông qua các quy luật sinh học sẽ hình thành tế bào nguyên thủy  tế bào nhân sơ  thể đơn bào nhân thực  các sinh vật đa bàocon người khi có sự tham gia của các quy luật xã hội chi phối. -Toàn bộ nội dung của môn học, của từng bài học đều có mối liên hệ lôgíc với nhau. Nếu như mối liên hệ này bị vi phạm thì việc tiếp thu tri thức gặp nhiều khó khăn vì muốn nghiên cứu một nội dung mới cần gắn cái chưa biết với cái đã biết. Phân tích lôgíc cấu trúc nội dung chương trình là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế và sử dụng câu hỏi cốt lõi để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Việc phân tích lôgíc cấu trúc nội dung chương trình cần đi đôi với việc cập nhật hoá và
  • 30. 22 chính xác hóa kiến thức; đặc biệt chú ý tính kế thừa và phát triển hệ thống các khái niệm qua mỗi bài, mỗi chương và toàn bộ chương trình. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng cho việc dự kiến các khả năng mã hoá nội dung kiến thức đó thành câu hỏi cốt lõi . Định hướng giảm tải nội dung phần Tiến hóa SH 12 THPTừ năm học 2011- 2012 bộ GD-ĐT đã có những định hướng mới nhằm giảm tải bớt một số nội dung kiến thức quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với HS, cụ thể như sau: TT Chương Bài Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện 1 Phần VI Tiến hóa Chương I Bài 24 Bằng chứng tiến hóa - Mục II. Bằng chứng phôi sinh học - Mục III. Bằng chứng địa lí sinh vật học - Không dạy - Không dạy 2 Bài 25 Học thuyết Lamac và Học thuyết Đacuyn Mục I. Học thuyết tiến hoá Lamac Không dạy 3 Bài 27 Thuyết tiến hóa hiện đại Cả bài Không dạy. Chỉ sử dụng khung cuối bài ghép vào phần chọn lọc tự nhiên của bài 26. Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại để dạy. 4 Bài 29 Quá trình hình thành loài Mục I.2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí Không dạy 5 Bài 31 Tiến hóa lớn Cả bài Không dạy.
  • 31. 23 Như vậy theo định hướng thực hiện nội dung giảm tải chương trình phần “Tiến hóa” bậc THPT hiện nay với thời lượng 12 tiết không thay đổi so với ban đầu nhưng khối lượng bài lên lớp đã được giảm bớt nhằm tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. Qua phân tích cấu trúc chương trình phần Tiến hóa là phần có nội dung tương đối rộng gồm những kiến thức trừu tượng và khó lĩnh hội, đa số mang tính chấp nhận nhiều hơn suy luận. Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định được phương pháp dạy học cũng như cách tổ chức hợp lý là một vấn đề được các nhà giáo dục học quan tâm. 2.2. Hệ thống câu hỏi cốt lõi để dạy học phần Tiến hóa Mục tiêu kiến thức của phần tiến hóa: - Trình bày được các bằng chứng chứng minh các loài sinh vật ngày nay có chung nguồn gốc -Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: Vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền,CLTN, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của loài. Nêu được đóng góp quan trọng của Đacuyn là đưa ra lí tuyết chọn lọc để lí giải các vấn đề thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc các loài -Nêu được thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại. Phân biệt được khái niện tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra chủ yếu bằng sự tích lũy các đột biến có lợi dưới tác dụng của CLTN -Trình bày được vai trò của các nhân tố tiến hóa(Đôt biến, giao phối, di nhập gen, CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên) - Nêu được vai trò của các cơ chế cách li(cách li không gian, cách li sinh thái, cách li sinh sản, cách li di truyền) - Biết vận dụng các kiến thức về vai trò của các nhân tố tiến hóa cơ bản để giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi.
  • 32. 24 - Nêu được khái niệm loài sinh học. Ở các loài giao phối có thể xem loài là một hoặc một nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí, trong đó các cá thể có khả năng giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể khác. - Trong tự nhiên, loài tồn tại như một hệ thống quần thể,phân hóa thành các nòi(nòi địa lí, nòi sinh thái, nòi sinh học). Quần thể là đơn vị cấu trúc cơ sở,đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài. - Hình thành loài là một quá trình lịch sử,cải biến vốn gen ban đầucủa quần thể theo hướng thích nghi,tạo ra kiểu gen mới,cách li sinh sản với quần thể gốc. Loài mới không xuất hiện với một đột biến mà với sự tích lũy một tổ hợp nhiều đột biến dưới tác dụng của CLTN. Loài mới không xuất hiện với một cá thể duy nhất mà với một quần thể hay nhóm quần thể tồn tại, phát triển như là một khâu trong hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian dưới tác dụng của CLTN. - Trình bày được sự phát sinh sự sống trên trái đất: quan niệm hiện đại về các giai đoạn chính: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học. - Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người. -Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc trưng của mỗi giai đoạn: Các dạng vượn người hóa thạch, người tối cổ, người hiện đại. Rút ra được những kết luận về mối quan hệ về nguồn gốc và hướng tiến hóa khác nhau giữa người và vượn người. Từ cơ sở lý luận của đề tài kết hợp với nội dung của phần Tiến hóa , bên cạnh đó có sự nghiên cứu và tham khảo từ các tài liệu tham khảo sau: [1], [9], [12], [17], [19], [23], [25], [26], [28], [29], [30]. Tôi đã thiết kế được hệ thống câu hỏi cốt lõi theo các nội dung sau: 2.2.1. Hệ thống câu hỏi cốt lõi cho chương I Câu 1: Hãy nêu những bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh các loài đều có nguồn gốc chung.
  • 33. 25 Gợi ý trả lời: 1.Cơ quan tương đồng - Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau Ví dụ: Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự giống nhau -Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của loài . -Những sai khác về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do chúng thực hiện các chức năng khác nhau . Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly 2. Cơ quan thoái hóa - Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ trên cơ thể trưởng thành, do điều kiện sống thay đổi nên mất chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện tại chỉ để lại vài vết tích xưa kia của chúng . - ví dụ: Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người - Nếu cơ quan thoái hóa lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó được gọi là hiện tượng tổ. ví dụ như người có đuôi, có lông rậm, có nhiều đôi vú - Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng . - Các cơ quan thoái hóa thường hay sử dụng như bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không giữ chứa năng gì nên không được CLTN giữ lại. Chúng được giữ lại ở các loài vì chúng đã thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên 3. Cơ quan tương tự - Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự . - Ví dụ: Chân chuột chũi và chân dế dũi - Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy
  • 34. 26 Câu 2: Hãy nêu các bằng chứng về tế bào và sinh học phân tử để chứng minh các loài sinh vật có chung nguồn gốc. Gợi ý trả lời: 1. Bằng chứng tế bào học - Tế bào là đơn vị cấu trúc và là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sinh vật - Cơ sở sinh sản của mọi sinh vật đều liên quan đến phân bào + vi khuẩn sinh sản theo hình thức trực phân (phân bào không tơ) + các sinh vật đa bào sinh sản theo hình thức gián phân (phân bào có tơ) gồm nguyên phân và giảm phân + Các cơ thể đa bào sinh sản vô tính theo hình thức nguyên phân từ bào tử hay các tế bào sinh dưỡng ban đầu + Ở các loài sinh sản hữu tính, sự thụ tinh của giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử. Hợp tử nguyên phân hình thành cơ thể mới 2. Bằng chứng sinh học phân tử - Mọi vật thể sống đều được cấu tạo bởi prôtêin và axit nuclêic (ADN,ARN) - ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nucleotit A,T,G,X . ARN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A ,U ,G ,X - Mã di truyền mang tính thống nhất ở các loài sinh vật - Trình tự các đơn vị mã tương tự nhau ở những loài có quan hệ họ hàng gần nhau .Ví dụ giữa người và tinh tinh có trình tự sắp xếp các nucleôtit giống nhau khoảng 98% - Prôtêin các loài đều có đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loại axit amin. Prôtêin các loài có tình đặc trưng được quy định bởi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của chúng Những bằng chứng nói trên về tế bào và sinh học phân tử cho thấy nguồn gốc chung của toàn bộ sinh giới Câu 3: Nêu những luận điểm chính của học thuyết Đacuyn. Gợi ý trả lời Đacuyn là người đã đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hóa cổ điển. Theo Đacuyn:
  • 35. 27 a. Từ các nhận xét: + Tất cả các loài sinh vật đều có số lượng con mới sinh ra nhiều hơn rất nhiều so với số lượng con sống sót đến tuổi sinh sản. + Quần thể luôn có xu hướng duy trì kích thước không đổi(trừ khi có biến đổi bất thường về môi trường) + Các con của cùng một cặp bố mẹ vẫn có những khác biệt nhau về nhiều đặc điểm (Đacuyn gọi đó là những biến dị cá thể), phần nhiều các biến dị này được di truyền lại cho thế hệ sau. Từ các nhận xét đó Đacuyn cho rằng sinh vật phải luôn đấu tranh để giành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn), do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ. b. Cơ chế tiến hóa dẫn đến sự hình thành loài là CLTN Trong cuộc đấu tranh sinh tồn: + Những cá thể sinh vật nào có những biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn sẽ dẫn đến khả năng sống sót và sinh sản cao. + Những cá thể sinh vật nào có những biến dị di truyền làm chúng kém thích nghi sẽ làm giảm sức sống và bị đào thải. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Kết quả của CLTN là sự hình thành nên các quần thể, các loài có đặc điểm thích nghi với môi trường. Thuyết tiến hóa của Đacuyn -Nguyên nhân tiến hóa: Chọn lọc tự nhiên thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật - Cơ chế tiến hóa: Sự tích lũy các biến dị có lợi ,đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên - Hình thành đặc điểm thích nghi: là sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải các dạng kém thích nghi, bảo tồn các dạng thích nghi với hoàn cảnh sống
  • 36. 28 -Quá trình hình thành loài: Loài được hình thành dưới tác động của chon lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng -Chiều hướng tiến hóa: Sinh giới tiến hóa theo 3 chiều hướng + Ngày càng đa dạng phong phú + Tổ chức ngày càng cao + Thích nghi ngày càng hợp lý Câu 4: a. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn? b. Có phải tiến hóa lớn là sự kéo dài của tiến hóa nhỏ không? Tại sao? Gợi ý trả lời a. Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn Vấn đề Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn Nội dung Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới Là quá trình hình thành các đơn vị trên loài như chi ,họ , bộ, lớp,ngành … Quy mô thời gian Phạm vi phân bố tương đối hẹp (diễn ra trong long quần thể ) ,thời gian lịch sử tương đối ngắn . Quy mô rộng lớn ,thời gian địa chất rất dài Phương thức nghiên cứu Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm . Thường được nghiên cứu gián tiếp qua các bằng chứng tiến hóa b. Tiến hóa lớn diễn ra theo các hướng: + Tiến hóa theo hướng phân nhánh: Từ một tổ tiên chung đã tạo ra một thế giới sinh vật vô cùng đa dạng. Sự đa dạng về các loài là do sự tích lũy dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành loài + Tiến hóa theo hướng tăng dần mức độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp, một số khác lại tiến hóa theo kiểu đơn giản hóa mức độ tổ chức cơ thể để thích nghi với điều kiện môi trường.
  • 37. 29 + Tiến hóa theo hướng thích nghi ngày càng hợp lý. Những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn sẽ thay thế những nhóm sinh vật xuất hiện trước đó mang những đặc điểm kém thích nghi c. Tiến hóa theo hướng thích nghi với môi trường sống là hướng tiến hóa cơ bản nhất vì con đường tiến hóa nào cũng đều hình thành nên các nhóm sinh vật thích nghi tốt với môi trường sống . Câu 5: Tại sao quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở? Gợi ý trả lời: a. Đơn vị tiến hóa cơ sở phải thảo mãn 3 điều kiện -Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian - Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ - Tồn tại thực trong tự nhiên b. Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì chỉ quần thể mới thỏa mãn được 3 điều kiện trên - Quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên, có lịch sử phát sinh và phát triển của nó - Quần thể là đơn vị sinh sản nhỏ nhất. Giữa các quần thể khác nhau trong một loài không có sự cách ly sinh sản tuyệt đối  có thể xảy ra sự biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ - Trong quần thể giao phối có các mối quan hệ giữa cá thể đực và cá thể cái, giữa bố mẹ và con  quần thể giao phối thực sự là một tổ chức tự nhiên, một đơn vị sinh sản .Chính mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể về mặt sinh sản đã tạo điều kiện cho quần thể tồn tại theo không gian và thời gian - Quần thể là nơi xảy ra quá trình tiến hóa nhỏ c. Các cấp tổ chức khác không được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở - Cá thể không được xem là tiến hóa cơ sở vì phần lớn các loài đều sinh sản bằng giao phối. Hơn nữa, nếu những biến đổi di truyền ở cá thể nếu không được nhân lên trong quần thể sẽ không đóng góp vào quá trình tiến hóa.
  • 38. 30 - Loài không được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì loài gồm nhiều quần thể có thành phần kiểu gen phức tạp, có hệ thống di truyền kín, nghĩa là cách ly sinh sản với các loài khác. Do đó hạn chế cải biến thành phần kiểu gen của nó. Câu 6: Vai trò của quá trình đột biến đối với tiến hóa. Tại sao đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa? Gợi ý trả lời : - Đột biến là một loại nhân tố tiến hóa vì nó làm thay đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. - Trong tự nhiên tần số đột biến với từng gen thường rất thấp (trung bình thường là 10-6 đến 10-4 ) - Áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen bị đột biến. -Do tần số đột biến với từng gen thường rất thấp nên quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen. - Tần số đột biến đối với từng gen thường rất thấp mà đột biến được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa vì xét trên toàn bộ các gen của quần thể thì tần số đột biến là khá lớn - Đa số đột biến thường có hại cho cơ thể sinh vật vì nó phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua quá trình tiến hóa lâu dài. - Đột biến gen thường có hại nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa vì phần lớn đột biến gen là đột biến lặn nên ban đầu thường tồn tại ở trạng thái dị hợp chưa biểu hiện trên kiểu hình. Qua giao phối của nhiều thế hệ, alen lặn có thể đi vào thể đồng hợp, lúc này kiểu hình đột biến mới biểu hiện. Giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi theo môi trường sống và tổ hợp gen mang đột biến. - Đột biến gen so với đột biến nhiễm sắt thể thì phổ biến và phong phú hơn lại ít ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật nên đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
  • 39. 31 Câu 7: Tại sao nói: “CLTN được xem là chìa khóa của quá trình tiến hóa”? Gợi ý trả lời - CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng duy nhất: CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình của các cá thể, thông qua đó tác động lên kiểu gen làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể, khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định + Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể + Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi, sinh sản kém thì tần số các alen này sẽ giảm dần ở các thế hệ sau + Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình làm tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản sẽ có cơ hội đóng góp gen của mình cho thế hệ sau. - CLTN đóng vai trò sàng lọc, làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể như tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi tác động lên quần thể làm cho quần thể có vốn gen thích nghi sẽ thay thế những quần thể có vốn gen kém thích nghi. - CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa: làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy thuộc vào các yếu tố: + Chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể . + Chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn, chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại trong các cá thể có kiểu gen dị hợp - Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể, trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc với nhau. Câu 8: Quá trình giao phối có vai trò trong tiến hóa không? Hãy giải thích? Gợi ý trả lời -Giao phối được thể hiện ở các dạng: Giao phối ngẫu nhiên (ngẫu phối) và
  • 40. 32 giao phối không ngẫu nhiên (giao phối có lựa chọn, giao phối gần, tự phối) - Giao phối không ngẫu nhiên làm cho tỉ lệ kiểu gen trong quần thể thay đổi qua các thế hệ -Tự phối hoặc tự thụ phấn và giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối của các alen qua các thế hệ, nhưng làm thay đổi cầu trúc di truyền của quần thể, trong đó tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần qua các thế hệ, tạo điều kiện cho các alen lặn được biểu hiện ra kiểu hình - Kết quả của giao phối không ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền - Giao phối ngẫu nhiên không phải là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen qua các thế hệ - Vai trò của ngẫu phối trong tiến hóa: Làm phát tán các đột biến trong quần thể. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa. Làm trung hòa tính có hại của các đột biến góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi Câu 9: Cách ly là gi? Có phải do cách ly mà dẫn đến sự hình thành loài mới không? Tại sao? Gợi ý trả lời a. Cơ chế cách ly là những trở ngại ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau Có nhiều cơ chế cách ly Các cơ chế cách ly Khái niệm 1.cách ly địa lý - các quần thể trong loài bị phân cách nhau bởi sự xuất hiện các chướng ngại địa lý - Những loài ít hoặc không có khả năng di động và phát tán dễ chịu ảnh hưởng của dạng cách ly này 2.Cách ly sinh sản Cách ly trước hợp tử Là những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau (ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử) -Do sự khác nhau về sinh cảnh trong cùng một khu vực địa lý không giao phối với nhau( cách ly nơi ở) -Do sự chênh lệch về mùa sinh sản(cách ly thời gian )
  • 41. 33 - Do khác nhau về tập tính sinh dục( Cách ly tập tính) -Do không tương hợp nhau về cơ quan sinh sản(cách ly cơ học ) Cách ly sau hợp tử Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ -Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển Ví dụ: Cừu x dê  hợp tử chết - Hợp tử tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai chết non Ví dụ: Cây lai giữa hai loài cà độc dược khác nhau bao giờ cũng chết - Con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng bất thụ Ví dụ: Lừa x ngựa  con la bất thụ b. Vai trò của cơ chế cách ly trong tiến hóa Cơ chế cách ly không phải là nhân tố tiến hóa(vì không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể), nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì ngăn cản các loài trao đổi vốn gen cho nhau, do vậy mỗi loài duy trì được những đặc trưng riêng c. Từ một loài sinh vật không có cách ly về mặt địa lý thì loài mới vẫn có thể được hình thành.Vì nếu giữa các quần thể trong cùng một loài có sự cách ly nào đó khiến các cá thể của quần thể đó không giao phối được với nhau (cách ly trước hợp tử) hoặc giao phối được nhưng đời con sinh ra bất thụ (cách ly sau hợp tử) d. Mối liên quan giữa các cơ chế cách ly với sự hình thành loài - cách ly địa lý là điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các biến dị di truyền theo hướng khác nhau làm cho thành phần kiểu gen sai khác nhau ngày càng nhiều - Cách ly địa lý kéo dài sẽ dẫn đến cách ly sinh sản, đánh dấu sự xuất hiện loài mới
  • 42. 34 Câu 10: Thực chất của quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại. a. Thực chất của quá trình hình thành loài - Hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc - Hình thành loài mới chịu sự chi phối của những nhân tố: quá trình đốt biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly b. Hình thành loài khác khu vực địa lý - Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị cách ly, các quần thể sống cách biệt trong các điều kiện mội trường khác nhau và không thể giao phối với nhau - Vai trò của cách ly địa lý là duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa gây ra, đến một lúc nào đó xuất hiện những trở ngại dẫn đến cách ly sinh sản giữa các quần thể - Cách ly địa lý không phải là cách ly sinh sản mặc dù do cách ly địa lý làm cho các cá thể của quần thể cách ly ít có cơ hội gặp gỡ và giao phối với nhau - Cơ chế : + Loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lý các quần thể trong loài bị cách ly nhau + Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau nòi địa lýloài mới + Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn chọc những kiểu gen thích nghi - Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường gặp ở những loài động vật có khả năng phát tán mạnh, diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp . Câu 11: Tại sao nói loài mới là sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa? Gợi ý trả lời - Tiến hóa là quá trình làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của
  • 43. 35 quần thể dẫn tới hình thành loài mới - Trong quá trình biến đổi vốn gen của quần thể nếu xảy ra sự cách ly sinh sản thì mới xuất hiện loài mới do đó sự xuất hiện loài mới trong quá trình này là ngẫu nhiên - Trong tự nhiên, CLTN luôn luôn tác động đến quần thể và quá trình tiến hóa luôn hướng đến hình thành các quần thể thích nghi, sự hình thành loài mới chỉ là một hệ quả ngẫu nhiên và không nhất thiết (Quá trình hình thành loài thường gắn với quá trình hình thành quần thể thích nghi, tuy nhiên quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn tới sự hình thành loài mới) 2.2.2. Hệ thống câu hỏi cốt lõi cho chương II Câu 1: Theo quan điểm hiện đại, quá trình phát sinh sự sống diễn ra như thế nào? Gợi ý trả lời Quá trình phát sinh sự sống gồm 3 giai đoạn: Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học 1. Tiến hóa hóa học a. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ - Từ các chất vô cơ trong khí quyển nguyên thủy (hơi nước,các khí CO2,NH3,N2 ..)  dưới tác động của nguồn năng lượng tự nhiên(bức xạ nhiệt mặt trời, phóng điện trong khí quyển, hoạt động của núi lữa, phân rã của các nguyên tố phóng xạ) tạo nên các phân tử hữu cơ đơn giản (cacbonhiđrat, lipit, axit amin và nucleôtit) - Sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đã được chứng minh bằng thực nghiêm bởi Xtanlây Milơ(1953) b. Sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản - Các chất hữu cơ hòa tan trong đại dương nguyên thủy, trên nền đáy bùn sét của đại dương có thể được cô đọng lại và hình thành các chất trùng hợp như prôtêinvà axit nuc lêic. - Thí nghiệm minh họa của Fox(1950)
  • 44. 36 c. Sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi - Phân tử tự nhân đôi đầu tiên là ARN. Chúng có thể tự nhân đôi mà không cần có sự tham gia của enzym. - Một số phân tử ARN đóng vai trò là chất xúc tác sinh học như enzyme, Với sự trợ giúp của enzyme, từ ARN đã tổng hợp nên phân tử ADN có cấu trúc bền vững hơn, khả năng phiên mã chính xác hơn ARN nên ADN đã thay thế cho ARN trong việc lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền - Cơ chế dịch mã cũng có thể hình thành như sau: + đầu tiên các axit amin có thể tạo các liên kết yếu với các nuclêôtit trên ARN sau đó các axit amin liên kết với nhau tạo nên chuỗi pôlypeptit ngắn + Một số các pôlypeptit mạch ngắn có đặc tính của một enzym xúc tác cho quá trình dịch mã hoặc phiên mã, thì sự tiến hóa xảy ra nhanh hơn 2. Tiến hóa tiền sinh học - các đại phân tử lipit, prôtêin, axit nuclêic xuất hiện và tập trung với nhau trong môi trường nước - Các phân tử lipit nhờ tính kỵ nước đã hình thành nên lớp màng bao bọc các đại phân tử hữu cơ khác tạo nên những giọt nhỏ li ti gọi là coaxecva. - tập hợp các đại phân tử hữu cơ bên trong coaxecva cách ly với thế giới bên ngoài , tập hợp nào có thành phần hóa học đặc biệt giúp chúng có khả năng tự nhân đội và lớn lên thì được CLTN duy trì, sẽ hình thành nên tế bào sơ khai 3. Tiến hóa sinh học Khi các tế bào sơ khai được hình thành thì quá trình tiến hóa sinh học được tiếp diễn nhờ các nhân tố tiến hóa tạo ra tất cả các sinh vật nhân sơ và nhân thực như hiện nay
  • 45. 37 Câu 2: Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Nêu mối quan hệ giữa hai quá trình tiến hóa này. Tiêu chí so sánh Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa Giai đoạn tác động chủ yếu Người vượn hóa thạch và người cổ Người hiện đại (đi thẳng, đứng bằng hai chân,bộ não phát triển,biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động) Nhân tố chi phối Các nhân tố sinh học:biến dị ,di truyền ,CLTN Các nhân tố xã hội Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn hóa, tinh thần, khoa học, công nghệ,quan hệ xã hội… Kết quả Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể vượn người hóa thạch :đi thẳng, đứng bằng hai chân,bộ não phát triển,biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động Hình thành nhiều khả năng thích nghimà không biến đổi về mặt sinh học trên cơ thể  thống trị thiên nhiên làm chủ khoa học kỹ thuật Vai trò Hình thành con người sinh học Nhân tố chính quyết định sự phát triển con người và xã hội loài người +Mối quan hệ giữa hai quá trình tiến hóa - Tiến hóa sinh học diễn ra trước, làm tiền đề cho tiến hóa văn hóa xã hội -Tiến hóa sinh học được di truyền theo chiều dọc qua các thế hệ còn tiến hóa văn hóa được truyền theo chiều ngang từ người này sang người khác trong xã hội thông qua ngôn ngữ và chữ viết .
  • 46. 38 2.3. Quy trình sử dụng câu hỏi cốt lõi để dạy học chuyên đề Tiến hóa cho học sinh THPT Qua nghiên cứu và thực nghiệm cho thấy quy trình sử dụng câu hỏi cốt lõi để hướng dẫn học sinh học phần tiến hóa như sau: - Bước 1: GV nêu câu hỏi cốt lõi, kết hợp với kênh hình nếu có, hoặc sử dụng phiếu học tập. Cần nêu rõ yêu cầu của câu hỏi cốt lõi. - Bước 2: HS phân tích câu hỏi, xác định điều cần tìm, tìm ý trả lời, xây dựng đáp án hoàn thiện theo quan điểm của mình. Tùy theo quỹ thời gian trong tiết mà GV sẽ tổ chức cho HS làm việc độc lập, từng đôi hay theo nhóm nhỏ. Trong bước này sẽ phát sinh các câu hỏi phụ hay các vấn đề nhỏ, lúc này đòi hỏi HS phải có sự huy động kiến thức không chỉ ở trong SGK mà cả những kiến thức cũ. Có thể sẽ xảy ra tranh luận vì các ý kiến đưa ra có thể khác nhau, đòi hỏi mỗi HS phải bảo vệ quan điểm của mình. - Bước 3: Tiếp tục cho những HS khác thảo luận, bổ sung đáp án và có thể đặt câu hỏi mới cho modun kiến thức này. Giới thiệu câu hỏi cốt lõi - Học sinh tự lực làm việc - Phát sinh các câu hỏi phụ - Thảo luận toàn lớp - Phát sinh các câu hỏi phụ Kết luận, chính xác hoá kiến thức, xác định hướng giải quyết hợp lý, học sinh tự hoàn thiện kỹ năng nhận thức
  • 47. 39 - Bước 4: GV nhận xét - Bước 5: GV giao công việc mới, HS giải quyết tình huống mới và vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể trong thực tiễn. HS có thể tiếp tục xây dựng câu hỏi. Đôi khi quá trình vận dụng có thể bỏ qua bước 5. Hệ thống câu hỏi cốt lõi này có thể được ứng dụng trong dạy học hình thành kiến thức mới và dạy học củng cố. 2.4. Vận dụng câu hỏi cốt lõi vào giảng dạy một số kiến thức trong phần Tiến hóa 2.4.1.Vận dụng câu hỏi cốt lõi trong hình thành kiến thức mới * Khi dạy bài 24 các bằng chứng tiến hóa Câu hỏi cốt lõi: Hãy nêu những bằng chứng về giải phẫu so sánh để chứng minh các loài đều có nguồn gốc chung. Bước 1: GV nêu câu hỏi, kết hợp với cho HS quan sát hình ảnh cấu trúc chi trước của ngựa ,cá voi,dơi và xương tay của người .Hình ảnh môt số cơ quan thoái hóa :ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ Hình 24.1: Xương chi trước của một số loài động vật có xương sống
  • 48. 40 Hình 24.2 Các cơ quan thoái hóa ở Người Bước 2: HS tự lực làm việc, nghiên cứu SGK và huy động lại các kiên thức cũ cũng như các kiến thức thực tiễn mà cá nhân biết được để giải quyết câu hỏi. Từ đây sẽ xuất hiện các câu hỏi phụ liên qua đến các bằng chứng về giải phẫu so sánh .GV có thể gợi ý đưa ra các câu hỏi phụ này hoặc chính HS đặt ra các câu hỏi phụ này để thảo luận. + Giải phẫu so sánh chỉ ra bằng chứng về những cơ quan nào? + Nhận xét điểm giống và khác nhau trong cấu tạo xương tay của người và chi trước của ngựa,cá voi,dơi + Những biến đổi ở xương chi trước giúp mỗi loài thích nghi như thế nào? + Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật ăn cỏ có phải là cơ quan tương đồng không ? + vậy chức năng của ruột tịt ở động vật ăn cỏ và ruột thừa ở người là gì? Bước 3: GV gọi đại diện 1 nhóm lên trình bày đáp án, những HS còn lại có thể nhận xét và thảo luận. Để khắc sâu thêm kiến thức giáo viên có thể đưa ra thêm câu hỏi phụ + tại sao các cơ quan thoái hóa không còn giữ chức năng gì vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác mà không bị CLTN loại bỏ?
  • 49. 41 + Để xác định quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài trong các đặc điểm hình thái ,người ta thường sử dụng các cơ quan thoái hóa hay các cơ quan tương đồng? Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức. 1.Cơ quan tương đồng -Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể ,có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau Ví dụ: Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự giống nhau -Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của loài . -Những sai khác về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do chúng thực hiện các chức năng khác nhau . Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân ly 2. Cơ quan thoái hóa - Cơ quan thoái hóa là những cơ quan phát triển không đầy đủ trên cơ thể trưởng thành ,do điều kiện sống thay đổi nên mất chức năng ban đầu ,tiêu giảm dần và hiện tại chỉ để lại vài vết tích xưa kia của chúng . - ví dụ : Xương cùng ,ruột thừa ,răng khôn ở người - Nếu cơ quan thoái hóa lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó được gọi là hiện tượng lại tổ . ví dụ như người có đuôi ,có lông rậm ,có nhiều đôi vú - Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng . - Các cơ quan thoái hóa thường hay sử dụng như bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài vì cơ quan thoái hóa không giữ chứa năng gì nên không được CLTN giữ lại .Chúng được giữ lại ở các loài vì chúng đã thừa hưởng các gen ở loài tổ tiên 3. Cơ quan tương tự - Cơ quan tương tự là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự . - Ví dụ : Chân chuột chũi và chân dế dũi
  • 50. 42 - Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy * Khi dạy bài học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại mục các nhân tố tiến hóa : nhân tố CLTN Câu hỏi cốt lõi :Tại sao nói: “Chọn lọc tự nhiên được xem là chìa khóa của quá trình tiến hóa”? Bước 1 :GV nêu câu hỏi kết hợp nội dung sơ đồ tiến hóa nhỏ Bước 2: Từng nhóm HS tự lực làm việc, nghiên cứu SGK và huy động lại các kiên thức cũ về CLTN theo quan niệm của Đacuyn cũng như các kiến thức thực tiễn mà cá nhân biết được để giải quyết câu hỏi. GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi phụ về CLTN theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại + Thực chất của CLTN là gì? + CLTN là chọn lọc kiểu gen hay kiểu hình ? + Tại sao nói CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng? +Kết quả của CLTN? Tốc độ của CLTN? Tại sao chọn lọc chống lại alen trội lại diễn ra với tốc độ nhanh hơn chọn lọc chống lại alen lặn? Bước 3: GV gọi 1 HS trong 1 nhóm lên trình bày đáp án của nhóm mình, những nhóm HS còn lại có thể nhận xét và thảo luận. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và hoàn thiện kiến thức. - CLTN là nhân tố tiến hóa có định hướng duy nhất:CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình của các cá thể ,thông qua đó tác động lên kiểu gen làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể ,khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định + Thực chất của CLTN là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau trong quần thể + Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi ,sinh sản kém thì tần số các alen này sẽ giảm dần ở các thế hệ sau + Các cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình làm tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản sẽ có cơ hội đóng góp gen của mình cho thế hệ sau.
  • 51. 43 - CLTN đóng vai trò sàng lọc ,làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn tại sẵn trong quần thể như tăng cường mức độ thích nghi bằng cách tích lũy các alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi tác động lên quần thể làm cho quần thể có vốn gen thích nghi sẽ thay thế những quần thể có vốn gen kém thích nghi. _ CLTN quy định nhịp điệu tiến hóa : làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm tùy thuộc vào các yếu tố : + Chọn lọc chống lại alen trội sẽ làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể . + Chọn lọc chống lại alen lặn sẽ làm thay đổi tần số alen chậm hơn ,chọn lọc không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể vì alen lặn có thể tồn tại trong các cá thể có kiểu gen dị hợp - Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể ,trong đó các cá thể có quan hệ ràng buộc với nhau . - Bước 5: GV giao công việc mới, HS giải quyết tình huống mới và vận dụng tri thức vào tình huống cụ thể trong thực tiễn. HS có thể tiếp tục xây dựng câu hỏi. 2.4.2. Vận dụng câu hỏi cốt lõi trong củng cố * Khi dạy bài 30 quá trình hình thành loài Câu hỏi cốt lõi : Thực chất của quá trình hình thành loài mới theo quan niệm hiện đại. Bước 1: GV chia lớp làm 2 nhóm phát PHT có kèm câu hỏi cốt lõi, yêu cầu HS tự lực hoàn thành mà không sử dụng tài liệu Bước 2: HS tự lực hoàn thành PHT của mình. Bước 3: GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi để củng cố lại phần kiến thức về quá trình hình thành loài Bước 4: GV gọi 1 số HS khác nhận xét và cuối cùng GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. a. Thực chất của quá trình hình thành loài - Hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc
  • 52. 44 - Hình thành loài mới chịu sự chi phối của những nhân tố: quá trình đốt biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly b. Hình thành loài khác khu vực địa lý - Cách ly địa lý là những trở ngại địa lý làm cho các cá thể của các quần thể bị cách ly , các quần thể sống cách biệt trong các điều kiện mội trường khác nhau và không thể giao phối với nhau - vai trò của cách ly địa lý là duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể do các nhân tố tiến hóa gây ra, đến một lúc nào đó xuất hiện những trở ngại dẫn đến cách ly sinh sản giữa các quần thể - cách ly địa lý không phải là cách ly sinh sản mặc dù do cách ly địa lý làm cho các cá thể của quần thể cách ly ít có cơ hội gặp gỡ và giao phối với nhau - Cơ chế : + Loài mở rộng khu phân bố hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lý các quần thể trong loài bị cách ly nhau + Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau nòi địa lýloài mới + Điều kiện địa lý không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật mà là nhân tố chọn chọc những kiểu gen thích nghi - Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý thường gặp ở những loài động vật có khả năng phát tán mạnh, diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp . * Khi dạy bài 32 sự phát sinh loài người Câu hỏi cốt lõi : Phân biệt tiến hóa sinh học và tiến hóa văn hóa. Nêu mối quan hệ giữa hai quá trình tiến hóa này.
  • 53. 45 Bước 1: GV phát PHT số 1 có kèm câu hỏi cốt lõi, yêu cầu HS tự lực hoàn thành PHT số 1 Đặc điểm phân biệt Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa G/ đoạn tác động chủ yếu Nhân tố chi phối Kết quả Vai trò Mối quan hệ giữa hai quá trình này Bước 2: HS tự lực hoàn thành PHT số 1. Bước 3: GV gọi 1 số HS lên trả lời câu hỏi để củng cố lại phần kiến thức về nguồn gốc sự sống Bước 4: GV gọi 1 số HS khác nhận xét và cuối cùng GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. Tiêu chí so sánh Tiến hóa sinh học Tiến hóa văn hóa Giai đoạn tác động chủ yếu Người vượn hóa thạch và người cổ Người hiện đại (đi thẳng, đứng bằng hai chân,bộ não phát triển,biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động) Nhân tố chi phối Các nhân tố sinh học:biến dị ,di truyền ,CLTN Các nhân tố xã hội Ngôn ngữ, chữ viết, đời sống văn hóa, tinh thần, khoa học, công nghệ,quan hệ xã hội… Kết quả Hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể vượn người hóa thạch :đi thẳng, đứng bằng hai chân,bộ não phát triển,biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động Hình thành nhiều khả năng thích nghi mà không biến đổi về mặt sinh học trên cơ thể  thống trị thiên nhiên làm chủ khoa học kỹ thuật Vai trò Hình thành con người sinh học Nhân tố chính quyết định sự phát triển con người và xã hội loài người