SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  113
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Lê Duy Hiếu
ỨNG DỤNG GIS NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI
Ở THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Lê Duy Hiếu
ỨNG DỤNG GIS NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI
Ở THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA
Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý
Mã số: 60 44 76
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Đình Minh
Hà Nội - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả đạt đƣợc trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân
tôi. Những điều đƣợc trình bày trong toàn bộ nội dung của luận văn, hoặc là của cá
nhân hoặc là đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều
có xuất xứ rõ ràng và đƣợc trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định cho lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015
Ngƣời cam đoan
Lê Duy Hiếu
LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo cao học khóa 14 tại trƣờng
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám
hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học, Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đình Minh – khoa Địa
lý trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên đã trực tiếp hƣớng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ quan: UBND
thị xã Bỉm Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn, bệnh viện đa khoa
thị xã Bỉm Sơn, trung tâm y tế dự phòng thị xã Bỉm Sơn,… đã tạo điều kiện và giúp đỡ
tôi trong quá trình thu thập tài liệu cũng nhƣ số liệu phục vụ cho luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trƣờng Cao đẳng Tài nguyên và Môi trƣờng
miền Trung đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Bỉm Sơn, ngày…. Tháng ...năm…..
Tác giả
Lê Duy Hiếu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................
MỤC LỤC..........................................................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ......................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
3. Đặc điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu...........................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................3
5. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM BỤI VÀ GIS.............................................4
1.1. Ô nhiễm bụi............................................................................................................4
1.1.1.Định nghĩa........................................................................................................4
1.1.2. Phân loại bụi ...................................................................................................4
1.1.3. Vai trò của bụi trong khí quyển.......................................................................5
1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khỏe con
người và động thực vật..............................................................................................6
1.1.5. Các nguồn gây ô nhiễm bụi............................................................................8
1.2. Hệ thông tin địa lý - GIS (Geographic Information System).................................9
1.2.1. Khái niệm cơ bản về hệ thông tin địa lý........................................................10
1.2.2. Các thành phần của GIS ...............................................................................10
1.2.3. Các chức năng của GIS.................................................................................11
1.3. Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ...............................................................13
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN BẰNG GIS ......15
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn............................................15
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................15
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................18
2.1.3. Tình hình văn hóa - xã hội.............................................................................24
2.2. Thu thập dữ liệu...................................................................................................27
2.3. Phân tích dữ liệu..................................................................................................39
2.4. Trình bày kết quả phân tích dữ liệu.....................................................................39
2.4.1. Phát thải từ hoạt động giao thông trong khu vực .........................................39
2.4.2. Từ hoạt động sản xuất...................................................................................40
2.4.3. Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí ...........................43
2.5. Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa....................67
2.5.1. Chuyển dữ liệu từ database: .........................................................................68
2.5.2. Dùng Tool Clip để lấy dữ liệu nằm trong Thị xã Bỉm Sơn............................68
2.5.3. Đưa các điểm quan trắc vào bản đồ ............................................................71
2.5.4. Tạo vùng phát tán..........................................................................................74
2.5.5. Tạo biểu đồ cột..............................................................................................76
2.5.6. Kết quả bản đồ GIS về các điểm quan trắc...................................................80
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ
XÃ BỈM SƠN ................................................................................................................82
3.1. Mức độ ô nhiễm bụi tại thị xã Bỉm Sơn ...............................................................82
3.2. Tác động của ô nhiễm bụi tới sức khỏe và đời sống cư dân thị xã Bỉm Sơn.......85
3.2.1. Tác động tới sức khỏe....................................................................................85
3.2.2. Tác động đến đời sống ..................................................................................87
3.3. Giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn ....................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................100
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Danh sách cơ sở phát sinh chất thải gây ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp đến
khu vực nghiên cứu .................................................................................................19
Bảng 2. 2: Các lớp thông tin bản đồ nền trong CSDL ...................................................31
Bảng 2. 3: Sản lƣợng Clinker của nhà máy xi măng Bỉm Sơn năm 2014 .....................40
Bảng 2. 4: Mức cảnh báo chất lƣợng không khí và mức độ ảnh hƣởng tới sức khỏe con
ngƣời........................................................................................................................44
Bảng 2. 5: Kết quả đo bụi lắng 24h/ngày từ ngày 30/01 đến ngày 05/02 tại các điểm
quan trắc ..................................................................................................................56
Bảng 2. 6: Bảng tổng hợp kết quả thông số bụi tại các vị trí quan trắc.............................58
Bảng 2. 7: Chuỗi quan trắc môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn qua các năm từ 2012 - 2014...65
Bảng 3. 1: Bảng khảo sát ý kiến ngƣời dân về tình trạng bụi trong khu vực năm 201482
Bảng 3. 2: Bảng các khung giờ lƣợng bụi vƣợt quá QCVN tại các vị trí quan trắc ......83
Bảng 3. 3: Tình hình bệnh tật năm 2014 trong khu vực nghiên cứu.................................85
Bảng 3. 4: Thống kê kết quả phiếu điều tra ảnh hƣởng của khí thải công nghiệp trên địa
bàn thị xã Bỉm Sơn..................................................................................................89
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1: Các thành phần cơ bản của GIS....................................................................11
Hình 2. 1: Tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo, đoạn ngã 4 đền Sòng Sơn - đền Cô Chín ...28
Hình 2. 2: Ngã tƣ Bỉm Sơn ............................................................................................29
Hình 2. 3: Ngã tƣ cổng 1................................................................................................29
Hình 2. 4: Cây bị bụi che phủ ........................................................................................30
Hình 2. 5: Cổng 1 nhà máy xi măng Bỉm Sơn...............................................................30
Hình 2. 6: Hoạt động xây dựng tại khu đô thị Bắc Trần Phú.........................................31
Hình 2. 7: Quảng lý các lớp thông tin bản đồ trên ArcGIS - ArcCatalog......................36
Hình 2. 8: Bản đồ địa hình sau khi trình bày CSDL nền trên AcrMap..........................37
Hình 2. 9: Bản đồ hành chính thị xã Bỉm Sơn sau khi trình bày CSDL nền trên
ArcMap....................................................................................................................38
Hình 2. 10: Chuyển dữ liệu từ database.........................................................................68
Hình 2. 11: Dùng Tool Clip để lấy dữ liệu nằm trong thị xã Bỉm Sơn..........................69
Hình 2. 12: Cắt các đối tƣợng nằm trong ranh giới thị xã .............................................70
Hình 2. 13: Hiển thị thị xã Bỉm Sơn sau khi cắt các đối tƣợng .....................................71
Hình 2. 14: Nhập dữ liệu vào bảng Excel ......................................................................72
Hình 2. 15: Add dữ liệu vào bản đồ...............................................................................73
Hình 2. 16: Kết quả các lớp dữ liệu đƣợc tạo ra ............................................................74
Hình 2. 17: Công cụ Buffer khởi tạo vùng phát tán bụi.................................................75
Hình 2. 18: Kết quả tạo vùng phát tán bụi tại các điểm quan trắc.................................76
Hình 2. 19: Bảng dữ liệu excel tạo cho từng điểm quan trắc theo lần đo......................76
Hình 2. 20: Đƣa các bảng dữ liệu vào ArcMap .............................................................77
Hình 2. 21: Tạo đồ thị lƣợng bụi trong môi trƣờng theo tháng .....................................77
Hình 2. 22: Chọn biểu đồ dạng cột ................................................................................78
Hình 2. 23: Biểu đồ các lần đo tại điểm quan trác N1, N2 ............................................79
Hình 2. 24: Biểu đồ các lần đo tại điểm quan trác N3, B1 ............................................79
Hình 2. 25: Biểu đồ các lần đo tại điểm quan trác B2, B3.............................................79
Hình 2. 26: Biểu đồ các lần đo tại điểm quan trác D1, D2 ............................................80
Hình 2. 27: Bản đồ vị trí quan trắc bụi tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa ..................81
Hình 3. 1: Bán kính phát tán bụi 200m lƣợng bụi phát tán đều vƣợt mức QCVN 85
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GIS: Geographic Information System (hệ thông tin địa lý)
AQI: Air Quality Index (chỉ số chất lƣợng không khí)
XMBS: Xi măng Bỉm Sơn
NMXM: Nhà máy xi măng
UBND: Ủy ban nhân dân
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QL: Quốc lộ
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO: Tổ chức y tế thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không khí, đặc biệt tại các đô thị không
còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề
toàn cầu.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời
gian qua đã có những tác động lớn đến môi trƣờng, và đã làm cho môi trƣờng sống của
con ngƣời bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã
phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không khí đó là: sự biến đổi của
khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mƣa axít.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trƣờng không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với
môi trƣờng đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trƣờng không khí
không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con ngƣời(đặc biệt là gây ra các bệnh đƣờng
hô hấp)mà còn ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu nhƣ: hiệu ứng nhà
kính, mƣa axít và suy giảm tầng ôzôn,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng
phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trƣờng không khí càng nhiều, áp lực làm
biến đổi chất lƣợng không khí theo chiều hƣớng xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các khu
công nghiệp, các trục đƣờng giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau,
nồng độ các chất ô nhiễm đều vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia
tăng đột biến của các phƣơng tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình
hình ô nhiễm trở nên trầm trọng.
Thị xã Bỉm Sơn nằm ở phía Bắc Thanh Hóa, là cửa ngõ của hoạt động vận tải
cũng nhƣ buôn bán giữa hai miền Bắc và miền Trung. Là một thị xã công nghiệp trẻ
với hoạt động sản xuất công nghiệp chủ đạo là xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác
đá, sản xuất ôtô,… nên hoạt động của các phƣơng tiện vận tải diễn ra với nhịp độ nhiều
và rất dày, từ sáng tới đêm khuya. Nguồn lợi từ việc kinh doanh sản xuất công nghiệp
là rất lớn. Tuy nhiên, cũng bởi hoạt động sản xuất nhộn nhịp nhƣ vậy khiến cho môi
trƣờng chịu một lƣợng rất lớn những chất gây ô nhiễm môi trƣờng không khí. Đặc biệt
là ô nhiễm bụi. Tác động của việc ô nhiệm bụi tới sức khỏe của ngƣời dân sinh sống
trên địa bàn là rất lớn. Để giảm thiểu đƣợc ô nhiễm bụi ở khu vực thị xã cần giải quyết
đƣợc hai vấn đề là: mức độ ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn; nguyên nhân gây ra ô nhiễm
bụi và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Có nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, đánh giá
mức độ ô nhiễm bụi đƣợc thực hiện. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ hệ thông tin
địa lý (GIS) là phƣơng pháp, là công cụ mạnh có khả năng phân tích không gian trong
2
thời gian ngắn. Với lý do nêu trên tác giả đã thực hiện đề tài “ Ứng dụng GIS nghiên
cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ ô nhiễm bụi tại thị xã Bỉm Sơn và đƣa ra một số giải pháp
giúp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng không khí.
Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài cần làm rõ những mục tiêu cụ thể sau:
- Thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức về thành lập bản đồ dựa trên các ứng dụng
của GIS trên thế giới và nƣớc ta
- Thu thập tài liệu thống kê, bản đồ và các dữ liệu mô tả khác ở khu vực nghiên
cứu.
- Thu thập các dữ liệu về chất lƣợng môi trƣờng không khí thị xã Bỉm Sơn, từ
đó xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm bụi cho từng phƣờng nằm trong khu vực nghiên
cứu.
- Từ những kết quả nghiên cứu, đƣa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm bụi cho thị xã Bỉm Sơn.
3. Đặc điểm, đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
3.1. Địa điểm nghiên cứu
Các khu vực sản xuất công nghiệp ở thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các đối tƣợng chuyên đề về bản đồ và môi trƣờng không khí nhƣ các lớp sau:
Bản đồ thị xã, số liệu quan trắc môi trƣờng không khí đánh giá theo chỉ số chất lƣợng
không khí (AQI),..
3.3. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm bụi, tổng quan về GIS và ứng dụng của GIS
trong nghiên cứu ô nhiễm bụi
2. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng khu vực nghiên
cứu.
3
3. Thu thập tài liệu thống kê, tài liệu bản đồ, số liệu đo đạc, dữ liệu ảnh chụp
4. Xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm bụi cho từng phƣờng thuộc đối tƣợng
nghiên cứu.
5. Đánh giá mức độ ô nhiễm và đƣa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu giúp học viên nắm chắc đƣợc kiến thức cơ
bản ứng dụng GIS nghiên cứu vấn đề về môi trƣờng. Bên cạnh đó là hiểu rõ hơn về
phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí theo chỉ số AQI, qua đó kết
quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhận biết hiện trạng môi trƣờng không khí khu vực
thị xã Bỉm Sơn.
Về thực tiễn, đề tài đƣợc hoàn thành sẽ là một tài liệu hữu ích cho công tác quản
lý môi trƣờng ở thị xã Bỉm Sơn.
5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần chính sau
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM BỤI VÀ GIS
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN BẰNG GIS
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM BỤI Ở
THỊ XÃ BỈM SƠN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM BỤI VÀ GIS
1.1. Ô nhiễm bụi
1.1.1.Định nghĩa
Bụi là một tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hoặc hữu cơ có kích thƣớc nhỏ bé,
tồn tại trong không khí dƣới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói
mù.
Bụi bay có kích thƣớc từ 0.001µm đến 10µm bao gồm tro, muội khói và những
hạt chất rắn đã nghiền nhỏ chuyển động hỗn loạn hoặc rơi xuống mặt đất với tốc độ
đều theo định luật Stokes. Loại bụi này thƣờng gây tổn thƣơng cao cho cơ quan hô hấp.
Bụi lắng có kích thƣớc hơn 10 µm, thƣờng rơi xuống đất theo định luật Newton
với tốc độ tăng dần. Loại bụi này thƣờng gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng.
1.1.2. Phân loại bụi
Về phân loại bụi có nhiều cách:
1.1.2.1. Phân loại theo hệ ngưng tụ
Đó là sự hình thành do hai pha khí và hơi với các phản ứng hóa học xảy ra hoặc
biến đổi của hai pha có đƣờng kính từ 0.3 đến 3µm. Hệ ngƣng tụ có thể có hai loại:
khói chứa hạt rắn và sƣơng mù chứa hạt lỏng.
Hạt có đƣờng kính nhỏ hơn 0.3 µm là những nhân ngƣng tụ, có thể vận động
nhƣ những phần tử khí. Chúng xuất hiện nhờ quá trình ngƣng tụ và đƣợc tách khỏi các
hạt lớn nhờ hấp phụ.
Hạt có đƣờng kính 0.3 < dp < 3µm xuất hiện do quá trình kết hợp của những hạt
nhỏ hơn. Chúng chuyển động theo qui luật Brawn và đƣợc tách khỏi khí nhờ mƣa rơi
hoặc rửa nƣớc. Thời gian lƣu của chúng thƣờng nhỏ hơn thời gian hợp thành những hạt
lớn hơn.
Hạt có d > 3µm xuất hiện trƣớc hết do sự phân tán cơ học (phân ly nhỏ) của
những hạt lớn hơn và đƣợc thu hồi qua quá trình lắng
1.1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc
5
- Bụi hữu cơ và bụi vô cơ
1.1.2.3. Theo nguồn phát
- Bụi tự nhiên và bụi nhân tạo
1.1.2.4. Theo kích thước
- Hạt có kích thƣớc nhỏ hơn 0.1µm đƣợc gọi là Khói
- Hạt có kích thƣớc từ 0.1 - 10µm đƣợc gọi là Sƣơng mù
- Hạt có kích thƣớc lớn hơn 10µm đƣợc gọi là Bụi
1.1.2.5. Theo tính xâm nhập vào đường hô hấp
- Bụi : + Nhỏ hơn 0.1 µm không ở lại trong phế nang
+ Từ 0.1 µm đến 5 µm ở lại phổi 80 – 90%
+ Từ 5 - 10 µm vào phổi nhƣng đƣợc phổi đào thải ra
+ Lớn hơn 10 µm thƣờng đọng lại ở mũi
1.1.2.6. Theo tác hại của bụi
- Bụi gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzene,…)
- Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban (bụi bông gai, phân hóa học,…)
- Bụi gây ung thƣ (bụi quặng, bụi phóng xạ, hợp chất crom,…)
- Bụi gây nhiễm trùng (long, tóc,…)
- Bụi gây xơ phổi (bụi amiang, bụi thạch anh,…)
1.1.3. Vai trò của bụi trong khí quyển
Liên kết với các trƣờng điện từ trong khí quyển, mây và các hạt sƣơng mù.
Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhiệt của khí quyển Trái đất qua
phản chiếu ánh sáng.
Là hạt nhân cho quá trình ngƣng tụ, bang đá và giọt nƣớc (ngƣng tụ dị thể).
6
Tham gia vào một số phản ứng trong khí quyển nhƣ:
+ Phản ứng trung hòa trong giọt
+ Đóng vai trò xúc tác những hạt oxit kim loại trong phản ứng oxy hóa
+ Phản ứng oxy quang hóa
Nguyên nhân tạo vẩn đục trong khí quyển làm ảnh hƣởng thời tiết.
1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khỏe con
người và động thực vật
1.1.4.1. Đối với con người
Bụi trong không khí, nhất là các hạt dƣới 5 µm có thể vào tận phế nang của
ngƣời. Bụi gây nên một số bệnh nhƣ sau:
- Bệnh phổi nhiễm bụi:
Bệnh phổi nhiễm bụi là do ngƣời hít thở bầu không khí có bụi khoáng, bụi
amiang, bụi than và kim loại. Ngƣời sẽ bị xơ phổi, suy giảm chức năng hô hấp. Ở Mỹ
từ năm 1950 – 1955 phát hiện đƣợc 12.763 ngƣời nhiễm bụi đá (silicose). Ở Nam Phi
hàng năm có 30 – 40% thợ mỏ chết do bệnh phổi nhiễm bụi đá. Ở Tây Đức, hằng năm
có 1500 ngƣời chết do nhiễm bụi đá.
- Bệnh đƣờng hô hấp:
Tùy theo nguồn gốc các loại bụi gây ra bệnh viêm mũi, họng, phế quản.
Bụi hữu cơ nhƣ: bông, đay, gai dính vào viêm mạc gây viêm phù, tiết ra các
niêm dịch dẫn tới viêm loét.
Bụi vô cơ rắn có góc sắc nhọn đâm vào niêm mạc, gây viêm mũi. Lúc đầu
thƣờng gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc dầy lên, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó.
Sau vài năm chuyển thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây
bệnh phổi nhiễm bụi.
Bụi Crom, Asen gây viêm loét thủng vách mũi vùng trƣớc sụn lá mía.
Bụi len, bột kháng sinh gây ra dị ứng viêm mũi, viêm phế quản và hen.
7
Bụi mangan, photphat, bicromatkali, gỉ sắt gây ra bệnh viêm phổi, làm thay đổi
tính miễn dịch sinh hóa của phổi.
Một số bụi kim loại có tính phóng xạ gây ra bệnh ung thƣ phổi ví dụ nhƣ bụi
Uran, Coban, Crom, nhựa đƣờng.
- Bệnh ngoài da:
Bụi đồng gây ra nhiễm trùng da rất khó chữa trị. Bụi tác động vào các tuyến
nhờn làm cho da bị khô gây ra các bệnh ngoài da nhƣ: trứng cá, viêm da. Loại bệnh
này các thợ đốt lò hơi, thợ máy sản xuất xi măng, sành sứ hay bị mắc phải.
Bụi gây kích thích da, sinh mụn nhọt lở loét nhƣ bụi vôi, bụi dƣợc phẩm, thuốc
trừ sâu.
Bụi nhựa than dƣới tác dụng của ánh nắng làm cho da ngứa, sung tấy, bỏng, mắt
sƣng đỏ, chảy nƣớc mắt.
- Bệnh về mắt:
Bụi gây chấn thƣơng mắt, viêm mang tiếp hợp, viêm mi mắt,…
Bụi kiềm acid gây bỏng giác mạc, làm giảm thị lực, nặng hơn có thể mù.
- Bệnh đƣờng tiêu hóa:
Bụi kim loại, bụi khoáng to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ dày gây viêm niêm mạc
dạ dày, rối loạn tiêu hóa.
Bụi chì gây bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu, gây rối loạn thận.
Bụi vi sinh vật có nhiều tác hại tới sức khỏe con ngƣời, gây ra dịch bệnh, bệnh
đƣờng hô hấp, bệnh đau mắt và đƣờng tiêu hóa.
1.1.4.2. Đối với động thực vật
Bụi có tác hại rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của động thực vật
Các hợp chất florua, asen, molipđen, chì và kẽm là những chất gây độc cho
những loài động vật ăn thực vật. Các loại thuốc trừ sâu bao gồm những loại có chứa
thủy ngân và chì đều gây thiệt hại lớn cho gia súc.
8
Bụi lò xi măng, bụi lò gạch, bụi amiang, bụi than, bụi natri clo,… làm cho cây
không phát triển đƣợc, bị vàng lá, rụng lá, giảm hoa quả, làm teo hạt, giảm năng suất.
Thậm chí có loài cây bị tiêu diệt.
1.1.5. Các nguồn gây ô nhiễm bụi
1.1.5.1. Căn cứ vào nguồn phát sinh
a. Nguồn tự nhiên
- Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: hoạt động của núi lửa phun ra một lƣợng
khổng lồ các chất ô nhiễm nhƣ tro bụi, khí SOx NOx, có tác hại nặng nề và lâu dài tới
môi trƣờng.
- Ô nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiện cũng nhƣ các
hoạt động thiếu ý thức của con ngƣời, chất ô nhiễm nhƣ khói, bụi, khí SOx NOx, CO,
THC.
- Ô nhiễm do bão cát: hiện tƣợng bão cát thƣờng xảy ra ở những vùng đất trơ và
khô không có lớp phủ thực vật ngoài việc gây ra ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm tầm
nhìn.
- Ô nhiễm do đại dƣơng: Do quá trình bốc hơi nƣớc biển co kéo theo một lƣợng
muối (chủ yếu là NaCl) bị gió đƣa vào đất liền. không khí có nồng độ muối cao sẽ có
tác hại tới vật liệu kim loại.
- Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình lên men các
chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí nhƣ metan (CH4), các hợp chất
gây mùi hôi thối nhƣ hợp chất nitơ (ammoniac – NH3), hợp chất lƣu huỳnh (
hydrosunfua – H2S, mecaptan) và thậm chí có cả các vi sinh vật.
b. Các nguồn nhân tạo
Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con ngƣời tạo nên bao gồm:
1. Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà máy
sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên
liệu than, dầu …).
2. Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ.
3. Dịch vụ thƣơng mại: chợ buôn bán.
9
4. Sinh hoạt: nấu nƣớng phục vụ sinh hoạt hàng này của con ngƣời (gia đình,
công sở…).
5. Vui chơi, giải trí: khu du lịch, sân bóng … Các nguồn trên có thể coi là các
nguồn cố định.
Tùy vào các nguồn gây ô nhiễm mà trong quá trình hoạt động thải vào môi
trƣờng các tác nhân ô nhiễm không khí khác nhau về thành phần cũng nhƣ khối lƣợng.
1.1.5.2. Dựa vào tính chất hoạt động
Dựa vào tính chất hoạt động có thể chia thành 4 nhóm chính:
- Ô nhiễm do quá trình hoạt động sản xuất : công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
nông nghiệp.
- Ô nhiễm do giao thông : khí thải xe cộ, tàu thuyền, máy bay
- Ô nhiễm do sinh hoạt: do đốt nhiên liệu phục vụ sinh hoạt, phục vụ vui chơi
giải trí.
- Ô nhiễm do quá trình tự nhiên: bão, núi lửa, do sự phân hủy tự nhiên các chất
hữu cơ gây mùi hôi thối...bụi phấn hoa.
1.1.5.3. Dựa vào đặc tính hình học
- Điểm ô nhiễm : ống khói nhà máy.
- Đƣờng ô nhiễm: đƣờng giao thông.
- Vùng ô nhiễm: khu công nghiệp, khu tập trung các cơ sở sản xuất.
1.1.5.4. Dựa vào tính chất khuếch tán
- Nguồn thải thấp: gồm nguồn mặt, nguồn đƣờng, nguồn điểm (ống khói nằm
dƣới vùng bóng rợp khí động).
- Nguồn thải cao: ống khói nằm trên vùng bóng rợp khí động.
Các nguồn thải ra các chất ô nhiễm đặc trƣng
1.2. Hệ thông tin địa lý - GIS (Geographic Information System)
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) là một hệ
thống thông tin trên máy tính đƣợc sử dụng để số hóa các đối tƣợng địa lý thực cũng
10
nhƣ các sự kiện liên quan (các thuộc tính phi không gian liên kết với không gian địa lý)
tạo thành dữ liệu địa lý, từ đó cung cấp các công cụ cho phép phân tích, đánh giá và
khai thác các dữ liệu địa lý đó.
"Mọi đối tƣợng có mặt trên trái đất đều có thể biểu diễn trong hệ thống thông tin
địa lý", đây là chìa khóa căn bản liên kết bất kỳ cơ sở dữ liệu nào với hệ thống GIS.
Bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1950, nhƣng phần mềm GIS đầu tiên chỉ xuất
hiện vào cuối những năm 1970 từ phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu môi trƣờng
Mỹ (ESRI). Lịch sử phát triển của GIS đã thay đổi cách mà các nhà quy hoạch, kỹ sƣ,
nhà quản lý… làm việc với cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu.
1.2.1. Khái niệm cơ bản về hệ thông tin địa lý
Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa hệ thống thông tin địa lý:
"Hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con
(subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích" –
theo định nghĩa của Calkin và Tomlinson, 1977.
"Hệ thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu
thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian" (theo định nghĩa của National Center
for Geographic Information and Analysis, 1988).
Theo định nghĩa của ESRI (Environmental System Research Institute) thì “Hệ
thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ
liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều
khiển, phân tích và kết xuất”.
Cho đến nay, định nghĩa đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhất là: hệ thống thông tin
địa lý là một hệ thống kết hợp giữa con ngƣời và hệ thống máy tính cùng các thiết bị
ngoại vi để lƣu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục
đích nghiên cứu nhất định.
1.2.2. Các thành phần của GIS
Một hệ thống GIS gồm có 5 thành phần cơ bản sau:
1. Phần cứng.
2. Phần mềm.
3. Con ngƣời.
4. Dữ liệu.
5. Các quy trình.
11
Hình 1. 1: Các thành phần cơ bản của GIS
1.2.3. Các chức năng của GIS
Bất kỳ một hệ thống thông tin địa lý nào cũng phải có sáu chức năng cơ bản để
giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thế giới thực. Sáu chức năng đó là:
• Thu thập dữ liệu.
• Lƣu trữ dữ liệu.
• Truy vấn dữ liệu.
• Phân tích dữ liệu.
• Hiển thị dữ liệu.
• Xuất dữ liệu
Thu thập dữ liệu
Dữ liệu mô tả các đối tƣợng địa lý đƣợc lƣu trữ trong cơ sở dữ liệu địa lý. Cơ sở
dữ liệu địa lý là một thành phần có chi phí xây dựng cao và tồn trong một thời gian dài
cùng với hệ thống, vì vậy việc thu thập dữ liệu là một vấn đề hết sức quan trọng. Làm
thế nào để lấy dữ liệu chỉ tồn tại trên dạng giấy vào cơ sở dữ liệu? Dữ liệu này ở dạng
12
số nhƣng không thể sử dụng đƣợc, vậy nó ở định dạng nào? Một hệ thống thông tin địa
lý phải cung cấp các phƣơng pháp để nhập dữ liệu địa lý (tọa độ) và dữ liệu dạng bảng
(thuộc tính). Hệ thống càng có nhiều phƣơng pháp nhập dữ liệu thì càng mềm dẻo và
linh động.
Lƣu trữ dữ liệu
Có hai mô hình cơ bản đƣợc sử dụng để lƣu trữ dữ liệu địa lý: vector và raster.
Một hệ thống thông tin địa lý cần phải có khả năng lƣu trữ cả hai định dạng dữ liệu
này.
Trong mô hình dữ liệu vector, đối tƣợng địa lý đƣợc biểu diễn tƣơng tự nhƣ
cách chúng biểu diễn trên bản đồ (bằng các đối tƣợng điểm, đƣờng và vùng). Một hệ
thống tọa độ x,y đƣợc sử dụng để xác định vị trí của các đối tƣợng này trong thế giới
thực.
Mô hình dữ liệu raster biểu diễn các đối tƣợng bằng cách sử dụng một lƣới bao
gồm nhiều ô. Các giá trị của các ô sẽ mô tả vị trí của các đối tƣợng. Mức độ chi tiết của
đối tƣợng phụ thuộc vào kích thƣớc của các ô trong lƣới. Định dạng dữ liệu raster rất
phù hợp cho các bài toán phân tích không gian cũng nhƣ việc lƣu các dữ liệu dạng ảnh.
Dữ liệu dạng raster không thích hợp cho các ứng dụng nhƣ quản lý thửa đất vì ranh
giới của các đối tƣợng cần phải đƣợc phân biệt rõ ràng.
Truy vấn dữ liệu
Một hệ thống GIS phải có các công cụ để tìm ra các đối tƣợng cụ thể dựa trên vị
trí địa lý hoặc thuộc tính của nó. Các truy vấn, thƣờng đƣợc tạo ra bởi các câu lệnh
hoặc biểu thức logic, sẽ đƣợc sử dụng để chọn ra các đối tƣợng trên bản đồ và các bản
ghi của chúng trong cơ sở dữ liệu.
Một truy vấn của một hệ thống GIS thông thƣờng sẽ trả lời câu hỏi: Cái gì? Ở
đâu? Trong kiểu truy vấn này, ngƣời sử dụng biết đối tƣợng nằm ở vị trí nào, và muốn
biết các thuộc tính của nó. Điều này có thể đƣợc thực hiện trong hệ thống GIS bởi vì
đối tƣợng địa lý đƣợc thể hiện trên bản đồ sẽ có liên kết với thông tin thuộc tính của nó
lƣu trong cơ sở dữ liệu.
Một kiểu truy vấn khác của là tìm các vị trí thỏa mãn một số tính chất nào đó.
Trong trƣờng hợp này, ngƣời sử dụng biết rõ các tính chất quan trọng và muốn tìm
xem những đối tƣợng nào có thuộc tính đó.
Phân tích dữ liệu
13
Phân tích địa lý thƣờng liên quan đến nhiều tập dữ liệu khác nhau và yêu cầu
một quá trình nhiều bƣớc để cho ra kết quả cuối cùng. Một hệ thống GIS phải có khả
năng phân tích mối quan hệ không gian giữa các tập dữ liệu để trả lời câu hỏi và giải
quyết vấn đề mà ngƣời sử dụng đặt ra. Ba phƣơng pháp phân tích thông tin địa lý phổ
biến là:
• Phân tích gần kề xấp xỉ: Sử dụng thuật toán buffering để xác định mối quan
hệ gần kề giữ các đối tƣợng.
• Phân tích chồng xếp: Kết hợp các đối tƣợng của hai lớp dữ liệu để tạo ra một
lớp mới, lớp kết quả này sẽ chứa đựng các thuộc tính có trong cả hai lớp gốc. Lớp kết
quả có thể đƣợc phân tích để tìm ra những đối tƣợng chồng phủ, hoặc để tìm ra mức độ
một đối tƣợng nằm trong một vùng hoặc nhiều vùng nào đó là bao nhiêu.
• Phân tích mạng lƣới: Để giải quyết các bài toán nhƣ mạng lƣới giao thông,
mạng lƣới thủy văn...
Hiển thị dữ liệu
Hệ thống GIS cũng cần phải có các công cụ để hiển thị các đối tƣợng địa lý sử
dụng nhiều ký hiệu khác nhau. Đối với nhiều loại phép toán phân tích, kết quả cuối
cùng chính là bản đồ, đồ thị hoặc các báo cáo.
Xuất dữ liệu
Hiển thị kết quả là một yêu cầu bắt buộc của hệ thống GIS. Việc hiển thị đƣợc
thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Càng nhiều dạng đầu ra mà GIS có thể đƣa ra thì
khả năng tiếp cận thông tin và đối tƣợng chính xác càng cao.
1.3. Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi
Trên thế giới, việc ứng dụng GIS vào quản lý môi trƣờng đã đƣợc áp dụng
tƣơng đối sớm. Từ chƣơng trình kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên của Canada
trong những năm 1960, đến các chƣơng trình GIS cấp liên bang của Mỹ bắt đầu vào
cuối những năm 1970.
Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng đƣợc thí điểm từ năm 1993 và đến nay đã
đƣợc ứng dụng trong khá nhiều ngành nhƣ quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng,
lƣu trữ tƣ liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị, đánh giá tác động môi
trƣờng ... Các ứng dụng của GIS trong đánh giá tác động môi trƣờng
14
- Xác định các tác động không gian của các tác nhân gây hại liên quan đến các
thực thể.
- Xác định vị trí để thiết lập một nhân tố hoặc một cơ sở hạ tầng nào đó
- Xác định đƣờng đi ngắn nhất của quá trình thải chất thải lỏng dọc kênh dẫn
nƣớc.
- Chồng xếp bản đồ lên bản đồ thực thể và đánh giá các tác động, thực thể nào
sẽ chịu tác động
- Giám sát và dự báo các sự cố môi trƣờng.
15
CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN BẰNG GIS
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Bỉm Sơn nằm ở phía bắc của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh
Hóa 35 km.
Phía Bắc giáp thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình.
Phía Tây, Nam, Đông giáp huyện Hà Trung.
Thị xã Bỉm Sơn có quốc lộ 1A, tuyến đƣờng sắt Bắc Nam, tỉnh lộ 7 chạy qua,
là một trung tâm kinh tế đô thị phía Bắc của tỉnh, là đầu mối giao thông nội bộ, tạo
cho Bỉm Sơn có điều kiện giao lƣu kinh tế, văn hóa, lƣu thông hàng hóa thuận tiện
với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn.
2.1.1.2. Địa hình
Bỉm Sơn có hai vùng rõ rệt. Vùng có địa hình đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến
Bắc Đông Bắc với diện tích tự nhiên 6688,59 ha, bao gồm các phƣờng Bắc Sơn, Lam
Sơn, Ngọc Trạo, Ba Đình, Đông Sơn, xã Hà Lan và xã Quang Trung.
Trong vùng có thung lũng khá bằng phẳng và đồi thấp, núi đá liên tiếp nhau,
chất lƣợng đất đai khá tốt, phần lớn là đất xám feralit (trên nền đá vôi, đá biến chất),
có tầng đất khá dày.
Tiềm năng đất đai của vùng về sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi cho việc
phát triển cây ăn quả, cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và trồng rừng, phát
triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc, có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng, là vùng quy hoạch phát triển khu công nghiệp tập trung của
tỉnh.
Vùng có địa hình bằng phẳng diện tích 1581,98 ha gồm các xã Hà Lan, Quang
Trung, hiện tại sản suất nông nghiệp 1032,23 ha chiếm 62,27% diện tích vùng đồng
bằng, 78,60% diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã. Đây là vùng đất có tiềm năng để
16
phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhƣng cũng là vùng đất dự trữ để phát
triển đô thị vì địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Bỉm Sơn thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng có những đặc trƣng
khí hậu chủ yếu sau:
+ Nhiệt độ: tổng nhiệt độ năm 8500o
C - 8600o
C, riêng vụ mùa (từ tháng 5 đến
tháng 10) chiếm khoảng 60%, biên độ nhiệt năm từ: 11o
C - 12o
C, biên độ ngày từ:
6o
C - 7o
C, nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,0o
C - 16,5o
C, nhiệt độ thấp nhất chƣa dƣới
2o
C, nhiệt độ trung bình tháng 28o
C - 29o
C, nhiệt độ cao nhất chƣa quá 41o
C.
+ Mƣa: lƣợng mƣa năm từ: 1000 mm - 1900 mm, vụ mùa chiếm khoảng 86-
88% phân bố lƣợng mƣa trong năm tƣơng đối không đồng đều. Từ tháng 5- tháng 10
lƣợng mƣa trung bình 136 mm - 245 mm/tháng, tháng 9 có lƣợng mƣa lớn nhất xấp
xỉ 400mm/tháng. Từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau lƣợng mƣa từ 20 mm - 68
mm/tháng, thấp nhất từ tháng 1 tới tháng 2 xấp xỉ 20 mm/tháng.
Độ ẩm không khí trung bình năm từ 85% - 86%, tháng có độ ẩm không khí cao nhất
là tháng 3: 90%, thấp nhất là các tháng 6, 7, 11, 12 khoảng 84%.
+ Tốc độ gió trung bình: 1,5 - 1,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất đo đƣợc trong
bão: 35 - 40 m/s, gió mùa Đông Bắc tốc độ 12m/s.
2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Với diện tích tự nhiên 6688,59 ha, đất đai ở Bỉm Sơn đƣợc chia thành các loại
đất theo các mục đích nhƣ sau:
- Đất nông nghiệp: 2431,47 ha chiếm 36,35% tổng diện tích
- Đất lâm nghiệp: 1070,24 ha chiếm 16,00%
- Đất chuyên dùng: 1038,25 ha chiếm 16,19%
- Đất ở: 216,85 ha chiếm 3,24%
- Đất chƣa sử dụng, sông suối, núi đá: 1886,78 ha chiếm 28,21% diện tích đất tự
nhiên.
17
* Tài nguyên rừng
Rừng Bỉm Sơn chủ yếu là rừng trồng, thực vật tự nhiên trên núi đá chủ yếu là
cây bụi, cây gỗ mọc rải rác không có trữ lƣợng, diện tích 860,30 ha (diện tích này đã
thống kê vào diện tích núi đá không có rừng cây).
Rừng trồng gỗ có trữ lƣợng 427,50 ha, rừng trồng gỗ mới còn non chƣa có trữ
lƣợng 423,11 ha.
Động vật còn nghèo nàn, chủ yếu là một số loài bò sát và chồn, cáo trên núi
đá.
* Tài nguyên nước
- Về nƣớc mặt: hệ thống sông ngòi của Bỉm Sơn là sông suối ngắn và nhỏ,
nguồn nƣớc mặt nghèo nàn biến động thất thƣờng theo mùa: mùa mƣa ngập úng, mùa
khô thiếu nƣớc.
+ Các suối: suối Sòng, suối chín Giếng, Cổ Đam, Ba Voi Khe Cạn đều đổ ra
sông Hoạt, qua kênh Tam Điệp.
+ Lƣu lƣợng nƣớc mùa lũ: 1685000 m3
ngày/ đêm, về mùa kiệt 9513 m3
ngày/
đêm.
- Về nƣớc ngầm: phong phú, do địa hình đá vôi Bỉm Sơn có nhiều hang động,
các khe suối ngầm có thể cung cấp nƣớc cho toàn thị xã. Kết quả thăm dò 56 km2
khu
vực thị xã Bỉm Sơn của Đoàn Địa chất 47 khẳng định: khu vực Bỉm Sơn có trữ lƣợng
nƣớc ngầm khoảng 41300 m3
/ngày đêm.
Chất lƣợng nƣớc ngầm, nƣớc mặt không đảm bảo do bị ô nhiễm hoặc nồng độ
của các chất hoà tan trong nƣớc quá tiêu chuẩn cho phép, phải xử lý khi đƣa vào để
sinh hoạt và sản xuất.
* Tài nguyên khoáng sản
Tại Bỉm Sơn, các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi và đất sét. Theo báo cáo
hiện trạng sản xuất công nghiệp tài nguyên khoáng sản của Sở công nghiệp Thanh Hóa
ngày 15/02/1998 Bỉm Sơn có các loại khoáng sản:
+ Đá vôi mỏ Yên Viên 3.000 triệu tấn diện tích phân bố 1000ha
18
+ Đá phiến sét mỏ Cổ Đam 60 triệu tấn diện tích phân bố 200ha; Sét xi măng
(Mỏ Tam Điệp) trữ lƣợng 240 triệu tấn, diện tích phân bố 200ha; Đất san lấp (Thung
Cớn) trữ lƣợng 3,5 triệu tấn diện tích phân bố 100ha; 2 mỏ sét để gạch ngói tại xã Hà
Lan trữ lƣợng 19 triệu tấn, diện tích 30ha.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tình hình dân sinh trong khu vực nghiên cứu
Theo số liệu điều tra do Viện Quy hoạch Thanh Hóa thực hiện: trong khu vực
nghiên cứu hiện có khoảng 1964 hộ, 7421 nhân khẩu. Trong đó:
- Trên địa bàn phƣờng Lam Sơn: Tổng số hộ là 593 hộ/2328 nhân khẩu; trong
đó hộ cán bộ công chức nhà nƣớc chiếm 1,5%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 7,8%; hộ
công nhân chiếm 14,3%; hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 0,4%; hộ lao động tự do
chiếm 32%; và hộ hƣu trí chiếm 44,1%.
- Trên địa bàn phƣờng Ba Đình: Tổng số hộ là 1371 hộ/5093 nhân khẩu; trong
đó hộ cán bộ công chức nhà nƣớc chiếm 0,5%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 7,3%; hộ
công nhân chiếm 35,2%; hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 2,7%; hộ lao động tự do
chiếm 36,2%; hộ hƣu trí chiếm 18,2%.
Nhƣ vậy, qua số liệu thống kê có thể thấy các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất
tập trung ở các hộ lao động tự do (34,9%); hộ công nhân (28,9%) và hộ hƣu trí (25,9%).
2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất khu vực nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu thuộc 02 phƣờng Ba Đình và Lam Sơn với diện tích sử dụng
đất nhƣ sau:
- Phƣờng Ba Đình: Nghiên cứu trên 5 khu phố: 7,8,9,10,11 với diện tích 75,06ha,
trong đó đất ở là: 11,55ha, đất vƣờn liền kề là 52,31ha, đất lâm nghiệp khác 11,22ha. Diện
tích phân bổ đến các Khu phố nhƣ sau: Khu phố 7 chiếm 39,5%; Khu phố 8 chiếm 21,2%;
Khu phố 9 chiếm 10,2%; Khu phố 10 chiếm 18,4%; Khu phố 11 chiếm 10,8%.
- Phƣờng Lam Sơn: Nghiên cứu trên 02 Khu phố (6, 9) với diện tích: 23,55 ha,
trong đó đất ở là: 5,27 ha, đất vƣờn liền kề là 16,59ha, đất lâm nghiệp khác 1,69 ha. Trong
đó Khu phố 6 chiếm 74,7% tổng diện tích; Khu phố 9 chiếm 25,2% tổng diện tích.
19
2.1.2.4. Các hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực nghiên cứu
Theo số liệu cung cấp và điều tra bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau (BQL KKT
Nghi Sơn; UBND thị xã Bỉm Sơn; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Phòng Cảnh sát môi
trƣờng – Công an tỉnh) cho thấy trên địa bàn phƣờng Ba Đình, phƣờng Lam Sơn hiện
có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong đó có 18 cơ sở làm phát sinh chất
thải (khí thải, nƣớc thải) gây tác động trực tiếp, gián tiếp đến khu vực nghiên cứu.
Trong đó có 07 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; 04 cơ sở cơ khí và sửa chữa ô
tô; 05 cơ sở hoạt động lƣu trú và kinh doanh ăn uống; 02 cơ sở may công nghiệp. Các
Trong đó có 07 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; 04 cơ sở cơ khí và sửa chữa ô tô; 05
cơ sở hoạt động lƣu trú và kinh doanh ăn uống; 02 cơ sở may công nghiệp. Danh sách
các cơ sở đƣợc thống kê nhƣ sau:
Bảng 2. 1: Danh sách cơ sở phát sinh chất thải gây ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp
đến khu vực nghiên cứu
Stt Tên cơ sở Ngành nghề Địa chỉ
1 Công ty xi măng Bỉm Sơn SX xi măng + clinke P. Ba Đình
2
Công ty CP SX và TM
Lam Sơn
Sản xuất gạch P. Lam Sơn
3 CT CP bao bì Vicem Bỉm Sơn Sản xuất bao bì P. Lam Sơn
4 Công ty TNHH Quang Vinh Sản xuất Proximang P. Lam Sơn
5
Công ty CP SX và TM
Việt Tiến
Chế biến gỗ P. Lam Sơn
6 Công ty Việt Thắng Trạm trộn bê tông P. Lam Sơn
7 Công ty TNHH Quế Sơn Chế biến đá P. Ba Đình
8
Doanh nghiệp tƣ nhân
Hồng Phƣợng
Chế biến đá P. Ba Đình
20
9 Công ty TNHH Huệ Anh
Xƣởng may công
nghiệp và sản xuất túi
nilon thân thiện
P. Lam Sơn
10 Gara ô tô Hà Cƣờng Sửa chữa ô tô Khu phố 7, P. Ba Đình
11 Gara ô tô ông Bân Sửa chữa ô tô Khu phố 8, P. Ba Đình
12 C.ty vận tải ô tô số 4 Vận tải P. Lam Sơn
13
Công ty TNHH cơ khí Phú
Thắng
Xƣởng cơ khí P. Lam Sơn
14 Nhà hàng Ngọc Linh Kinh doanh ăn uống P. Lam Sơn
15 Nhà nghỉ Thanh Huyền Kinh doanh lƣu trú
Khu phố 6, P. Lam
Sơn
16 Nhà nghỉ Quỳnh Hƣơng Kinh doanh lƣu trú Trần Hƣng Đạo
17 Nhà nghỉ Minh Tuấn Kinh doanh lƣu trú Trần Hƣng Đạo
18 Nhà nghỉ Ngọc Văn Kinh doanh lƣu trú phố 7, P. Ba Đình
2.1.2.5. Hoạt động giao thông vận tải trong khu vực
Hoạt động giao thông vận tải trong khu vực nghiên cứu chủ yếu gồm các tuyến:
- Tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo (đoạn từ nút giao với đƣờng Phạm Hùng tới nút
giao với đƣờng Lê Lợi, L = 3km). Đây là tuyến đƣờng xe ra vào các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ dọc tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo.
- Tuyến đƣờng Phan Chu Trinh (từ hàng rào nhà máy XMBS tới đƣờng vào mỏ
sét của nhà máy, L = 1,2km). Ngoài việc đi lại của ngƣời dân, tuyến đƣờng này chủ
yếu phục vụ việc chở sét, quạng sắt từ mỏ về nhà máy XMBS.
- Đƣờng Tôn Thất Thuyết (từ hàng rào nhà máy XMBS tới khu dân cƣ phố 8,
phƣờng Ba Đình, L = 1,0km). Phục vụ cho việc chở sét từ mỏ cũ về nhà máy, tuy nhiên
hiện nay tuyến đƣờng này không đƣợc sử dụng nhiều.
21
- Đƣờng Phạm Hùng (từ nút giao với đƣờng Trần Hƣng Đạo tới cổng nhà máy
XMBS, L = 0,5km). Đây là tuyến đƣờng chở than, nguyên liệu nhập từ nơi khác về nhà
máy XMBS.
- Đƣờng Lê Lợi (từ nút giao với đƣờng Trần Hƣng Đạo tới đƣờng băng tải nhà
máy XMBS, L =0,5km). Đây là tuyến xe vào NMXM nhận sản phẩm.
Năm 2011, trƣớc những khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, lạm phát và
giá cả leo thang đã làm ảnh hƣởng đến sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ xây dựng, việc làm
và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, dƣới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, điều hành linh
hoạt của UBND thị xã, sự nỗ lực cố gắng của các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp
trên địa bàn, kinh tế thị xã tiếp tục phát triển, văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ,
quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân
ổn định. Tình hình cụ thể nhƣ sau: Tổng giá trị sản xuất địa bàn đạt 6719300 triệu
đồng; bằng 98,2% kế hoạch, tốc độ tăng trƣởng kinh tế 16,83% (thấp hơn so với kế
hoạch 2,17%);
Cơ cấu kinh tế:
+ Công nghiệp - xây dựng 70,1%
+ Dịch vụ 26,42%
+ Nông - lâm nghiệp 3,48%;
GDP bình quân đầu ngƣời đạt 2328 USD, bằng 104,2 % kế hoạch.
2.1.2.6. Sản xuất công nghiệp – xây dựng
Lĩnh vực này vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng; giá trị sản suất công nghiệp –
xây dựng đạt 5300880 triệu đồng, bằng 94,16% kế hoạch, tăng 11,4% so với cùng kỳ.
Trong đó, sản xuất công nghiệp đạt 3581570 triệu đồng, bằng 89,13% kế hoạch, tăng
5,5% so với cùng kỳ; Giá trị ngành xây dựng đạt 1719310 triệu đồng, bằng 106,68% kế
hoạch, tăng 26,0% so cùng kỳ. Mặc dù chƣa đạt kế hoạch đề ra nhƣng phần lớn các sản
phẩm đều tăng so với cùng kỳ, nhƣ: gạch xây 170000000 viên, tăng 4,03% so với cùng
kỳ; Sản xuất lắp ráp ô tô 1.800 chiếc, tăng 60% so với cùng kỳ; Bê tông thƣơng phẩm
5.000m3
, tăng 19,5% so với cùng kỳ; sản phẩm may 4089 nghìn sản phẩm, tăng 17,7%
so với cùng kỳ; thức ăn chăn nuôi 1490 tấn, tăng 65,6% so với cùng kỳ; Chiết nạp gas
11888 tấn, tăng 25,3% so với cùng kỳ; Một số sản phẩm tuy không tăng số lƣợng so
với cùng kỳ, song vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh do đổi mới công tác quản lý và giá
22
cả thị trƣờng biến động nhƣ xi măng 2988 nghìn tấn, bằng 92,63% so với cùng kỳ; bao
bì các loại 53 triệu sản phẩm, bằng 96,47% so với cùng kỳ.
Năm 2011, thị xã phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng
nhà máy phân lân nung chảy Tiến Nông để sớm có sản phẩm ra thị trƣờng; quan tâm
kêu gọi các doanh nghiệp đầu tƣ vào khu công nghiệp, hiện nay có 20 doanh nghiệp và
dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 5663 tỷ đồng, trên địa bàn thị xã có thêm 32 doanh
nghiệp mới đăng ký hoạt động.
2.1.2.7. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ
Phát triển với tốc độ tăng trƣởng cao, thị trƣờng hàng hoá phong phú, sức mua
tăng, lƣu thông hàng hoá đáp ứng nhu cầu nhân dân. Tổng giá trị ngành dịch vụ đạt
1322800 triệu đồng, bằng 118,1% kế hoạch, tăng 46,3% so với cùng kỳ. Tổng mức bán
lẻ hàng hoá 1240300 triệu đồng, bằng 128,3% kế hoạch, tăng 47,6% so với cùng kỳ.
Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 59,6 triệu USD, bằng 99,32% kế hoạch, tăng 29,8% so
với cùng kỳ. Các ngân hàng thƣơng mại và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động có hiệu
quả, khai trƣơng Phòng giao dịch ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Thanh Hoá tại thị
xã Bỉm Sơn; tổng vốn huy động đạt 2.655.500 triệu đồng, dƣ nợ cho vay 4.120.170
triệu đồng. Bƣu chính - viễn thông tiếp tục phát triển, tổng số thuê bao Internet hiện có
1.760 thuê bao, đạt 3,8 thuê bao/100 dân, điện thoại cố định 39.850 thuê bao, đạt 74
thuê bao/100 dân. Ngành điện đã đầu tƣ trên 8 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp lƣới điện
phục vụ đời sống và sản xuất, doanh thu đạt gần 65 tỷ đồng. Ngành nƣớc hoạt động
đảm bảo theo kế hoạch đề ra, dịch vụ vận tải phát triển mạnh với khối lƣợng hàng hoá
luân chuyển trên 2136 nghìn tấn, tăng 40,4% so với cùng kỳ. Trong năm 2011, tiếp tục
mời gọi các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất ngành dịch vụ, kết quả: Một
số siêu thị đã khai trƣơng và đi vào hoạt động; khởi công xây dựng các siêu thị mới,
chuẩn bị thực hiện Dự án Trung tâm Thƣơng mại Bỉm Sơn PLAZA, Dự án xây dựng
chợ Bỉm Sơn...
UBND thị xã xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-NP
của Chính phủ, chỉ đạo các ngành, các cấp, các xã phƣờng tập trung thực hiện những
giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội;
Ban chỉ đạo 127 của thị xã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, phòng
chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, thực hiện niêm yết giá, chống gian
lận thƣơng mại, từng bƣớc làm bình ổn thị trƣờng.
23
2.1.2.8. Sản xuất nông – lâm nghiệp
Tập trung khắc phục khó khăn do thời tiết rét đậm kéo dài, áp dụng các biện
pháp phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất toàn
ngành đạt 95620 triệu đồng, bằng 103,3% kế hoạch, tăng 8,8% so với với cùng kỳ;
trong đó nông nghiệp đạt 89300 triệu đồng, lâm nghiệp đạt 570 triệu đồng, thuỷ sản
5750 triệu đồng. Sản lƣợng lúa đạt 7152 tấn, bằng 96,6% kế hoạch và 123,7% so với
cùng kỳ, năng suất lúa bình quân 52,0 tạ/ha. Ngành chăn nuôi đang phát triển với đàn
trâu bò gần 2000 con, đàn lợn gần 4000 con, đàn gia cầm trên 110 nghìn con; chăm sóc
và bảo vệ 769,3 ha rừng. Thực hiện tốt công tác phòng chống bão lụt, phòng chống
cháy rừng. Đã tổ chức 07 lớp tập huấn công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng với
tổng số trên 500 lƣợt ngƣời tham gia.
2.1.2.9. Về xây dựng cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Thị xã đã tập trung làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; phối hợp
với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan hoàn thiện và trình UBND tỉnh Đề án nâng
cấp đô thị. Đề án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã; đề ra các giải pháp để thực hiện
“Năm đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị”. Trong năm, tiếp tục triển khai thực
hiện các dự án đầu tƣ xây dựng: một số dự án chuẩn bị hoàn thành nhƣ: đƣờng Bỉm
Sơn - Nga Sơn, đƣờng Trần Hƣng Đạo nối quốc lộ 1A, vỉa hè đƣờng Trần Phú… các
dự án đang tích cực thực hiện nhƣ: đƣờng tỉnh lộ 7 đến đƣờng gom khu công nghiệp,
Hệ thống thoát nƣớc khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống đèn
chiếu sáng đô thị… thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án cải tạo nâng cấp
đƣờng 1A đi qua thị xã, xây dựng các khu dân cƣ mới: khu biệt thự phía tây đƣờng
Nguyễn Đức Cảnh, khu dân cƣ khu phố 6 - phƣờng Ba Đình... tiến hành lập quy hoạch
chi tiết các khu dân cƣ đã đƣợc UBND tỉnh cho chủ trƣơng. Trong năm, cấp 01 chứng
chỉ quy hoạch, 04 giấy phép xây dựng cho tổ chức, doanh nghiệp và 168 hộ riêng lẻ;
thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật 35 công trình với tổng dự toán gần 23 tỷ đồng.
Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 1036151 triệu đồng, bằng 91,07% kế hoạch;
trong đó vốn ngân sách nhà nƣớc 216651 triệu đồng, doanh nghiệp 631589 triệu đồng,
vốn của nhân dân 187911 triệu đồng.
Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm thực
hiện. Tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011,
lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 -
2015. Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất, sử dụng tài nguyên và môi trƣờng của
24
các tổ chức, doanh nghiệp; Trong năm đã thu hồi đất thực hiện 17 dự án với diện tích
15,7 ha; cấp 1215 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nâng tổng số giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp lên 12336 giấy/14197 giấy cần cấp, đạt tỷ lệ 86,89%.
Công tác đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng tăng cƣờng, phối hợp với mặt
trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức phát động và tuyên
truyền sâu rộng, triển khai thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trƣờng; tiếp tục thực
hiện dự án khắc phục môi trƣờng sau khai thác. Hiện nay, thị xã đang tích cực phối hợp
với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các đơn vị liên quan giải quyết tiến độ đầu tƣ xây
dựng nhà máy xử lý rác thải AE Toàn Tích Thiện.
2.1.2.10. Về tài chính - kế hoạch
Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách năm 2011; tăng cƣờng
các biện pháp và tổ chức triệt để các nguồn thu, chống thất thu, trốn lậu thuế, lập hồ sơ
đấu giá đất và thực hiện thủ tục đấu giá đất các dự án theo quy định của pháp luật. Thu
ngân sách địa bàn ƣớc đạt 419700 triệu đồng bằng 109,01% kế hoạch, tăng 28,2% so
với cùng kỳ; thu ngân sách địa phƣơng 96400 triệu đồng, đạt 110,6% kế hoạch, tăng
25,0% so với cùng kỳ; thu ngân sách Thị xã đạt 189244 triệu đồng, bằng 117,5% kế
hoạch, tăng 16,0% so với cùng kỳ; chi ngân sách thị xã đạt 189244 triệu đồng, bằng
117,5% kế hoạch, tăng 16,0% so với cùng kỳ. Một số nguồn thu có số thu lớn nhƣ:
thuế, tiền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất.
Công tác thống kê đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền và thực thực hiện cập nhật
số liệu thống kê ở các thời điểm kịp thời góp phần chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế -
xã hội thị xã. Trong năm, đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác điều
tra thông tin doanh nghiệp và tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thuỷ sản theo kế
hoạch chung của tỉnh.
2.1.3. Tình hình văn hóa - xã hội
2.1.3.1. Về văn hoá, thể dục thể thao, thông tin, tuyên truyền
Công tác quản lý nhà nƣớc về các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thông
tin tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh, phối hợp với các sở liên quan tiến hành 3 đợt kiểm tra
các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; các loại hình dịch vụ internet,
karaoke, văn hoá phẩm, nhà hàng khách sạn. Đã tập trung tuyên truyền về chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, phục vụ kịp thời nhiệm vụ
chính trị của thị xã. Thực hiện nhiều đợt tuyên truyền lớn chào mừng các ngày lễ, ngày
25
kỷ niệm, các sự kiện lớn của đất nƣớc. Tổ chức tốt các hội thi, hội thao và hoạt động hè
cho thiếu nhi và tham gia có chất lƣợng các hội thi, các chƣơng trình văn hoá, văn
nghệ, thể dục thể thao do tỉnh Thanh Hóa tổ chức.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục đƣợc đẩy
mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hoá cơ sở, toàn thị xã có 55/65 làng, khu phố
văn hoá, 61/69 cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học đƣợc công nhận là cơ quan văn hoá;
81,6% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Phong trào quần chúng rèn luyện sức
khoẻ theo gƣơng Bác Hồ tiếp tục đẩy mạnh, gia đình thể thao đạt 40,5%, số ngƣời
thƣờng xuyên luyện tập thể thao đạt 42,8%, tổ chức thành công hội khoẻ Phù Đổng thị
xã lần thứ 8, quản lý tốt các hoạt động văn hoá, tín ngƣỡng, cả năm đã có trên 285
nghìn khách thập phƣơng đến tham quan vãn cảnh và sinh hoạt tín ngƣỡng tại các di
tích trên địa bàn, tổng nguồn thu từ khai thác các di tích Quốc gia đạt gần 7,5 tỷ đồng,
tăng 50% so với cùng kỳ. Tích cực triển khai và thực hiện các biện pháp xây dựng gia
đình, ấm no, hạnh phúc giảm thiểu bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội, thực hiện tháng
hành động vì trẻ em, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khảo sát, nắm bắt tình hình
mâu thuẫn gia đình, ly hôn, bạo lực gia đình trong khu vực dân cƣ.
Thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã Bỉm Sơn; các
ngành, các cấp đã phát động phong trào thi đua rộng khắp, lập thành tích xuất sắc phấn
đấu hoàn thành vƣợt chỉ tiêu năm 2011, tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể
dục thể thao, xây dựng và nâng cao nếp sống văn minh đô thị, tổ chức thành công Lễ
kỷ niệm 30 năm ngày thành lập thị xã.
2.1.3.2. Ngành Giáo dục - Đào tạo
Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010 - 2011; tiếp tục giữ vững, củng cố và
nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở.
Tăng cƣờng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất
lƣợng giáo dục toàn diện; tổ chức tuyển chọn, bồi dƣỡng học sinh tham dự các kỳ thi
học sinh giỏi đạt kết quả khá, tổ chức thành công kỳ thi Olimpic THPT thị xã Bỉm Sơn
lần thứ 3, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,9%, tốt nghiệp THCS đạt 100%, tuyển
sinh vào các trƣờng đại học năm 2011 đạt trên 50%; triển khai nhiệm vụ năm học 2011
- 2012 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, chuẩn
bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, tuyển sinh lớp đầu cấp và đội ngũ cán bộ giáo viên
khai giảng năm học mới. Tiếp tục thực hiện Quyết định 248/QĐ-UBND của UBND
tỉnh về giải quyết giáo viên dôi dƣ và Quyết định 206/2009/QĐ-UBND ngày 19/1/2009
26
của UBND tỉnh về chính sách đối với giáo viên dôi dƣ. Công tác đào tạo nghề luôn
phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, trong năm các trƣờng Cao đẳng, trung cấp và
các cơ sở đào tạo nghề đã đào tạo trên 3000 lao động cung cấp nhân lực lao động cho
xã hội.
2.1.3.3. Hoạt động y tế
Làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về y dƣợc trên địa bàn; củng cố, nâng cao
chất lƣợng hoạt động của các trạm y tế; đánh giá thực trạng chất lƣợng khám chữa
bệnh trên địa bàn và đề ra nhiệm vụ giải pháp công tác khám chữa bệnh giai đoạn
2011- 2015. Số bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện Bỉm Sơn là 67122 lƣợt ngƣời,
bằng 149% kế hoạch; trong đó, điều trị nội trú là 6931 lƣợt ngƣời, tăng gần gấp đôi so
với kế hoạch; công suất sử dụng giƣờng bệnh đạt 145% kế hoạch. Hệ thống y tế xã,
phƣờng đã khám và điều trị cho 30310 lƣợt ngƣời đạt 121% kế hoạch, điều trị nội trú
3391 lƣợt ngƣời, đạt 112,3% kế hoạch, hệ thống y tế ngoài công lập góp phần tích cực
cùng với hệ thống y tế công lập chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Công tác phòng, chống
dịch bệnh đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ nên đã chủ động kiểm soát đƣợc các loại
dịch bệnh. Công tác truyền thông dân số đƣợc đẩy mạnh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
9,74‰; số trẻ sinh trong năm là 764 cháu, trong đó có 36 trƣờng hợp là con thứ 3 trở
lên, chiếm 4,71% (tăng so với năm 2010 là 0,13%).
2.1.3.4. Chính sách an sinh xã hội
Chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tƣợng chính sách, trong đó chi trả trợ cấp
thƣờng xuyên cho 1292 ngƣời có công, với số tiền gần 16 tỷ đồng; chi trả trợ cấp ƣu
đãi cho 372 học sinh, sinh viên với số tiền 1260 triệu đồng. Chi trả trợ cấp cho đối
tƣợng bảo trợ xã hội 1357 ngƣời, với số tiền 3525 triệu đồng; thực hiện chƣơng trình
cho học sinh, sinh viên nghèo vay ƣu đãi. Tích cực hƣởng ứng phong trào “Đền ơn đáp
nghĩa” và tạo quỹ năm 2011 đạt 162 triệu đồng; thực hiện tốt chƣơng trình giải quyết
việc làm, trong năm đã tạo 1635 chỗ làm mới cho ngƣời lao động; xuất khẩu lao động
đƣợc 166 ngƣời; đào tạo nghề cho gần 250 lao động nông thôn; quan tâm làm tốt công
tác giảm nghèo, tổ chức điều tra, rà soát thẩm định hộ nghèo năm 2011, đến nay toàn
thị xã còn 855 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,6%; cận nghèo còn 908 hộ, tỷ lệ 6,0%; hỗ trợ
xây dựng nhà ở cho 20 hộ nghèo với số tiền 200 triệu đồng. Quan tâm thực hiện công
tác chăm sóc giáo dục trẻ em; cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dƣới 6 tuổi đầy đủ
kịp thời, tổ chức cho trẻ em uống VitaminA, tiêm chủng mở rộng theo kế hoạch đề ra.
27
2.2. Thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá
trình nghiên cứu đề tài. Việc thu thập dữ liệu đòi hỏi thời gian, công sức cũng nhƣ chi
phí. Đề tài có liên quan tới một số vấn đề nhạy cảm của công tác sản xuất của các cơ
sở. Nên việc thu thập dữ liệu là khó khăn. Các nguồn dữ liệu đƣợc thu thập thông qua
các nguồn sau:
Dữ liệu văn bản
Nhận đƣợc từ phòng tài nguyên và môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn:
+ Báo cáo hiện trạng môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn tháng 5 năm 2015. Thu đƣợc
dựa vào số liệu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn nhằm mục đích di
chuyển, tái định cƣ và cải thiện môi trƣờng nhằm đảm bảo quyền lợi, sức khỏe, ổn định
đời sống của nhân dân khu vực.
Nhận đƣợc từ bệnh viên đa khoa thị xã Bỉm Sơn:
+ Số liệu tổng hợp các bệnh liên quan đến bụi. Trong đó chỉ rõ số lƣợng bệnh
nhân bị mắc các bệnh cụ thể liên quan đến bụi. Là số liệu tổng hợp tay nhận đƣợc từ
phòng hành chính của bệnh viện Bỉm Sơn.
Nhận đƣợc qua số liệu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí Bỉm Sơn:
+ Số liệu đo đạc phân tích lƣợng khí thải tại các điểm quan trắc. Đặc biệt là số
liệu về thông số bụi.
Nhận đƣợc qua việc đo đạc tại khu khai thác đá tại mỏ đá thuộc công ty cổ phần xi
măng Vicem Bỉm Sơn:
+ Số liệu đo đạc khối lƣợng san lấp tại mỏ đá tại thời điểm tháng 9 đến tháng 11
năm 2015. Sử dụng máy toàn đạc điện tử đo đạc tính toán đƣợc khối lƣợng san lấp mỏ
đá sử dụng phƣơng pháp nổ mìn. Số liệu thực trực tiếp thu đƣợc từ công tác đo vẽ tính
toán khối lƣợng.
Các văn bản tiêu chuẩn và kỹ thuật áp dụng khi tiến hành quan trắc
Với những dữ liệu trên tuy còn sơ sài nhƣng là sự cố gắng rất lớn từ tác giả.
28
Dữ liệu hình ảnh
Thu thập dữ liệu hình ảnh thông qua việc chụp ảnh các hoạt động sản xuất tại
những nơi trực tiếp thải bụi ra môi trƣờng. Cụ thể: Ảnh chụp đƣờng Trần Hƣng Đạo
tuyến đƣờng chính của hoạt động vận tải xi măng từ nhà máy xi măng Bỉm Sơn ra quốc
lộ 1A, ảnh chụp nhà máy xi măng Bỉm Sơn đang trong quá trình vận hành sản xuất,
ảnh chụp khu khai thác đá thuộc mỏ đá của nhà máy xi măng Bỉm Sơn,…
Dƣới đây là một số dữ liệu hình ảnh chụp tại các tuyến đƣờng liên quan tới khu
vực nghiên cứu
Hình 2. 1: Tuyến đường Trần Hưng Đạo, đoạn ngã 4 đền Sòng Sơn - đền Cô Chín
29
Hình 2. 2: Ngã tư Bỉm Sơn
Hình 2. 3: Ngã tư cổng 1
30
Hình 2. 4: Cây bị bụi che phủ
Hình 2. 5: Cổng 1 nhà máy xi măng Bỉm Sơn
31
Hình 2. 6: Hoạt động xây dựng tại khu đô thị Bắc Trần Phú
Dữ liệu bản đồ
Dữ liệu nền bản đồ đƣợc thu thập bao gồm: hành chính, giao thông, thủy hệ, địa
hình, dân cƣ, lớp phủ bề mặt. Các dữ liệu này đƣợc xây dựng thành các lớp thông tin
tích hợp vào CSDL tạo nên một CSDL GIS hoàn chỉnh trên bản đồ nền thông tin địa lý
hành chính của thị xã Bỉm Sơn với tỷ lệ 1:25.000 (1cm trên bản đồ tƣơng đƣơng với
0,25 km ngoài thực địa) đƣợc thể hiện trong bảng 3.5.
Bảng 2. 2: Các lớp thông tin bản đồ nền trong CSDL
Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng
Biên giới địa giới
hành chính
DuongBienGioi Đƣờng biên
giới quốc gia
Đƣờng ranh giới đƣợc xác định
bằng hệ thống mốc quốc giới để
phân định chủ quyền trên đất liền
giữa hai quốc gia kề cạnh nhau
050NAA01
DuongDiaGioiTinh Điạ giới hành Đƣờng ranh giới phân định phạm 050NAC01
32
Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng
Biên giới địa giới
hành chính
chính cấp tỉnh vi quản lý hành chính của đơn vị
hành chính cấp tỉnh
DuongDiaGioiHuy
en
Điạ giới hành
chính cấp
huyên
Đƣờng ranh giới phân định phạm
vi quản lý hành chính của đơn vị
hành chính cấp huyện
050NAC02
DuongDiaGioiHuy
enLanCan
Điạ giới hành
chính cấp
huyện lân cận
Đƣờng ranh giới phân định phạm
vi quản lý hành chính của đơn vị
hành chính cấp huyện lân cận với
TX. Bỉm Sơn
050NAC02
DuongDiaGioiXa Điạ giới hành
chính cấp xã
Đƣờng ranh giới phân định phạm
vi quản lý hành chính của đơn vị
hành chính cấp xã
050NAC03
DuongDiaGioiXaL
anCan
Điạ giới hành
chính cấp xã
lân cận
Đƣờng ranh giới phân định phạm
vi quản lý hành chính của đơn vị
hành chính cấp xã lân cận với
TX. Bỉm Sơn
050NAC03
DiaPhanTinh Địa phận tỉnh Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành
chính của đơn vị hành chính cấp
tỉnh
050NAD01
DiaPhanHuyen Địa phận
huyện
Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành
chính của đơn vị hành chính cấp
huyện
050NAD02
DiaPhanHuyenLan
Can
Địa phận
huyện lân cận
Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành
chính của đơn vị hành chính cấp
huyện lân cận với Bỉm Sơn
050NAD02
DiaPhanXa Địa phận xã Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành
chính của đơn vị hành chính cấp
xã
050NAD03
DiaPhanXaLanCan Địa phận xã
lân cận
Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành
chính của đơn vị hành chính cấp
050NAD03
33
Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng
Biên giới địa giới
hành chính
xã lân cận với huyện Bỉm Sơn
UyBanNhanDan Ủy ban nhân
dân
Ủy ban nhân dân 050NBE01
Dân cƣ
DiemDanCu Vị trí khu dân
cƣ
Nơi cƣ trú của một cộng đồng dân
cƣ
050NDA01
KhuChucNangP Vị trí khu
chức năng
Vị trí khu chức năng 050NBP01
KhuChucNangA Vùng chức
năng
Vùng chức năng 050NBV01
RanhGioiKhuChuc
Nang
Ranh giới khu
chức năng
Ranh giới các khu chức năng
dạng vùng
05NKB03
Nha Nhà độc lập
hoặc khối nhà
Nhà độc lập hoặc khối nhà 050NCB01 và
050NCB02
Địa hình
DiaDanhSonVan Ghi chú địa
danh sơn văn
Tên gọi của núi, đồi, cao nguyên,
thung lũng, đồng bằng và các
dạng địa hình khác
050NDA05
DiemDoCao Điểm độ cao Điểm trên bề mặt địa hình có xác
định giá trị độ cao
050NEA01
DuongBinhDo Đƣờng Bình
Độ
Đƣờng cong khép kín nối các
điểm có cùng giá trị độ cao hoặc
độ sâu kề nhau
050NEA03
DiaHinhDacBiet Địa hình đặc
biệt
Các dạng địa hình đặc biệt
Giao thông
BenBai Bến bãi Bến bãi dạng điểm, đƣờng 050NHB02
CauGiaoThongP Cầu giao Nơi có công trình nối thông 050NHG02
34
Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng
Biên giới địa giới
hành chính
thông dạng
điểm
đƣờng giao thông vƣợt chƣớng
ngại vật
CauGiaoThongL Cầu giao
thông dạng
đƣờng
Nơi có công trình nối thông
đƣờng giao thông vƣợt chƣớng
ngại vật
050NHG03
CongGiaoThongP Cống giao
thông dạng
điểm
Cống dƣới đƣờng giao thông 050NHG03
CongGiaoThongL Cống giao
thông dạng
đƣờng
Cống dƣới đƣờng giao thông 050NHG05
DuongSat Đoạn đƣờng
sắt
Đƣờng cố định đƣợc cấu thành bởi một hoặc nhiều
đƣờng ray theo một quỹ đạo xác định
DuongGiaoThong Đoạn tim
đƣờng bộ
Vị trí trung tuyến của tuyến
đƣờng bộ
050NHA13
Thủy hệ
BaiBoiA Bãi bồi dạng
vùng
Bãi bồi 050NLD01
BoKe Bờ kè Bờ kè 050NLE01
CongThuyLoiP Công trình
thủy lợi dạng
điểm
Công trình thủy lợi để điều tiết
nƣớc, điều tiết dòng chảy
050NLE0101
CongThuyLoiL Công trình
thủy lợi dạng
đƣờng
Công trình thủy lợi để điều tiết
nƣớc, điều tiết dòng chảy
050NLE0102
Dap Đập Công trình thủy lợi, thủy điện để
ngăn nƣớc hoặc chắn sóng
050NLE04
De Đê Công trình đƣợc xây dựng dọc
theo sông, biển để ngăn nƣớc lũ
050NLE05
35
Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng
Biên giới địa giới
hành chính
hoặc nƣớc biển dâng
KenhMuongL Kênh mƣơng
dạng đƣờng
Dòng chảy nhân tạo của nƣớc mặt 050NLA0401
KenhMuongA Kênh mƣơng
dạng vùng
Dòng chảy nhân tạo của nƣớc mặt 050NLA0402
DuongBoNuoc Đƣờng bờ
nƣớc
Đƣờng bờ nƣớc 050NLG01
SongSuoiL Sông suối
dạng đƣờng
Dòng chảy tự nhiên của nƣớc mặt 050NLA0701
SongSuoiA Sông suối
dạng vùng
Dòng chảy tự nhiên của nƣớc mặt 050NLA0701
TramBom Trạm bơm Vị trí đặt công trình bơm nƣớc 050NLA10
Phủ bề mặt
PhuBeMat Lớp phủ bề
mặt
Lớp phủ bề mặt đất Nhiều loại
RanhGioiPhuBeMa
t
Ranh giới phủ
bề mặt
Ranh giới Lớp phủ bề mặt đất 050NKB02
Ghi chú:
- BienGioiDiaGioi: biên giới địa giới
- DiaHinh: địa hình
- ThuyHe: thủy hệ
- GiaoThong: giao thông
- DanCuCoSoHaTang: dân cƣ, cơ sở hạ tầng
36
Hình 2. 7: Quảng lý các lớp thông tin bản đồ trên ArcGIS - ArcCatalog
37
Hình 2. 8: Bản đồ địa hình sau khi trình bày CSDL nền trên AcrMap
38
Hình 2. 9: Bản đồ hành chính thị xã Bỉm Sơn sau khi trình bày CSDL nền trên
ArcMap.
Bản đồ tính khối lƣợng san lấp tại khu mỏ đá thuộc nhà máy cổ phần xi măng
vicem Bỉm Sơn.
Các nguồn bản đồ thu thập đƣợc dựa vào cung cấp của phòng tài nguyên và môi
trƣờng thị xã Bỉm Sơn. Bản đồ phƣờng Ba Đình nhận đƣợc từ ủy ban nhân dân phƣờng
Ba Đình thị xã Bỉm Sơn.
Dữ liệu từ nguồn internet
Thông qua việc khai thác thông tin từ mạng internet. Đã thu thập đƣợc dữ liệu
nhƣ sau:
+ Dữ liệu về công tác nghiên cứu ô nhiễm bụi trên thế giới và ở Việt Nam
+ Một số phƣơng pháp giảm thiểu lƣợng bụi trong không khí. Các phƣơng pháp
đƣợc áp dụng cả ở nƣớc ngoài và trong nƣớc. Đƣợc lựa chọn phù hợp với điều kiện tại
39
địa bàn thị xã Bỉm Sơn.
2.3. Phân tích dữ liệu
Từ những dữ liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích dữ liệu. Do trong các báo
cáo về môi trƣờng cũng nhƣ số liệu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng là rất rộng. Vì
vậy, việc tổng hợp và lấy ra những số liệu phù hợp với đề tài tốn rất nhiều thời gian.
Tại mỗi điểm quan trắc, ngƣời ta đánh giá rất nhiều thông số môi trƣờng:
+ Thông số khí thải
+ Thông số bụi
+ Thông số chất lƣợng nƣớc thải
+ Thông số chất lƣợng nƣớc mặt
+ Thông số tiếng ồn…
Với những thông số nhƣ trên, việc tách riêng thông số về bụi chiếm khá nhiều
thời gian. Việc chiết tách thông số cho từng khi vực quan trắc cũng nhƣ đo đạc các tọa
độ các điểm quan trắc để kiểm tra diễn ra trong nhiều ngày.
2.4. Trình bày kết quả phân tích dữ liệu
Vì đề tài liên quan tới vấn đề ô nhiễm bụi nên kết quả phân tích dữ liệu tập
trung vào thông số bụi.
Các nguồn phát thải bụi, khí thải
2.4.1. Phát thải từ hoạt động giao thông trong khu vực
- Tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo (đoạn từ nút giao với đƣờng Phạm Hùng tới nút
giao với đƣờng Lê Lợi, L = 3km). Đây là tuyến đƣờng xe ra vào các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ dọc tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo. Ngoài ra đây là tyến xe vào
NMXM nhận sản phẩm. Lƣợng xe lƣu thông khoảng 132 xe ô tô/h vào ban ngày và 66
xe ô tô/h vào ban đêm.
- Tuyến đƣờng Phan Chu Trinh (từ hàng rào nhà máy XMBS tới đƣờng vào mỏ
sét của nhà máy, L = 1,2km). Ngoài việc đi lại của ngƣời dân, tuyến đƣờng này chủ
yếu phục vụ việc chở sét, quạng sắt từ mỏ về nhà máy XMBS. Lƣợng xe lƣu thông
40
khoảng 162 xe ô tô/h vào ban ngày và không có xe vận chuyển vào ban đêm.
- Đƣờng Tôn Thất Thuyết (từ hàng rào nhà máy XMBS tới khu dân cƣ phố 8,
phƣờng Ba Đình, L = 1,0km). Phục vụ cho việc chở sét từ mỏ cũ về nhà máy, tuy nhiên
hiện nay tuyến đƣờng này không đƣợc sử dụng nhiều.
- Đƣờng Phạm Hùng (từ nút giao với đƣờng Trần Hƣng Đạo tới cổng nhà máy
XMBS, L = 0,5km). Đây là tuyến đƣờng chở than, nguyên liệu nhập từ nơi khác về nhà
máy XMBS.
- Đƣờng Lê Lợi (từ nút giao với đƣờng Trần Hƣng Đạo tới đƣờng băng tải nhà máy
XMBS, L =0,5km). Đây là tuyến xe vào NMXM nhận sản phẩm. Lƣợng xe lƣu thông
khoảng 124 xe ô tô/h vào ban ngày và 62 xe ô tô/h vào ban đêm.
Khoảng thời gian cao điểm cho các hoạt động giao thông trong khu vực này là từ
16h30’ đến 17h30’. Đây cũng là khoảng thời gian tan tầm làm việc trong ngày nên lƣu
lƣợng xe máy, ô tô tăng cao hơn các thời điểm khác trong ngày.
2.4.2. Từ hoạt động sản xuất
- Phát thải từ nhà máy xi măng Bỉm Sơn:
Theo số liệu cung cấp từ phòng kỹ thuật của nhà máy thì sản lƣợng clinker các
tháng trong năm ổn định, trung bình khoảng 253.000 tấn/tháng. Sản lƣợng Clinker của
nhà máy trong năm 2014 đƣợc thống kê trong bảng sau:
Bảng 2. 3: Sản lượng Clinker của nhà máy xi măng Bỉm Sơn năm 2014
Stt Thời gian
Sản lƣợng clinker
(tấn)
1 Tháng 01 284,102
2 Tháng 02 252,725
3 Tháng 03 279,108
4 Tháng 04 192,276
5 Tháng 05 280,392
41
Stt Thời gian
Sản lƣợng clinker
(tấn)
6 Tháng 06 249,536
7 Tháng 07 268,355
8 Tháng 08 206,718
9 Tháng 09 247,732
10 Tháng 10 267,599
11 Tháng 11 275,107
12 Tháng 12 238,154
Tổng 3,041,804
Nguồn nhiên liệu sử dụng: Than cám với khối lƣợng 43 tấn/ngày. Lƣợng than
cung cấp lớn nhất 1,8 tấn/h. Và hiện nay, bụi, khí thải nhà máy đƣợc thải vào môi
trƣờng qua 02 ống khói cao 105m, đƣờng kính các ống khói là 3,5m và 4,5m.
* Nhận xét:
+ Nhƣ vậy với sản lƣợng các tháng của nhà máy nêu trên thì tải lƣợng bụi, khí
thải phát sinh vào môi trƣờng xung không có sự khác biệt giữa các tháng trong năm.
+ Tải lƣợng phát thải bụi, khí thải từ các ông khói của nhà máy có sự đồng nhất
về số liệu khi tính toán theo phƣơng pháp cân bằng nhiệt lƣợng; sử dụng hệ số phát thải
theo WHO, 1993 và tham khảo từ báo cáo ĐTM của nhà máy (Bụi = 18.040 mg/s; SO2
= 6011 mg/s; NO = 2186 mg/s; CO = 17.172 mg/s).
+ Nồng độ bụi; khí thải lớn nhất qua ống khói khi xác định theo mô hình Gauss
ứng với tốc độ gió 1,0 m/s và 2,0 m/s có bán kính từ 450 - 500m kể từ chân ống khói.
Phạm vi bị tác động lớn nhất là khu vực phía Bắc đƣờng Trần Hƣng Đạo và một bộ
phận khu phố 10 phía Tây nhà máy.
- Phát thải từ nhà máy gạch Lam Sơn:
Công suất hiện này là 29.000 triệu SP/năm; thời gian hoạt động liên tục trong ngày.
42
Nguồn nhiên liệu sử dụng là than cám với khoảng 4 tấn/ngày. Hiện nay bụi, khí thải nhà
máy đƣợc thải vào môi trƣờng qua 04 ống khói, mỗi ống khói cao 25m, đƣờng kính 1,2m.
* Nhận xét:
+ Theo kết quả đánh giá của chúng tôi, tải lƣợng của nhà máy phát sinh nhƣ sau: Bụi =
1.660 mg/s; SO2 = 3.052 mg/s; NO = 982 mg/s; CO = 8719 mg/s..
+ Nồng độ bụi; khí thải lớn nhất qua ông khói khi xác định theo mô hình Gauss
ứng với tốc độ gió 1,0 m/s và 2,0 m/s có bán kính từ 450 - 500m kể từ chân ống khói.
Phạm vi bị tác động lớn nhất là khu vực phía Bắc đƣờng Trần Hƣng Đạo và một bộ
phận khu phố 10 phía Tây nhà máy.
- Phát thải từ các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng khác như:
Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong khu vực nhƣ: Trạm trộn bê tông
(Công ty Việt Thắng); sản xuất Proximang (C.ty TNHH Quang Vinh); xƣởng SX tấm
lợp Fibroximang – Công ty CP Lilama 5; Chế biến gỗ (Công ty CP SX và TM Việt
Tiến) đều tác động trực tiếp đến khu vực lân cận. Tuy mức phát thải chỉ mang tính cục
bộ nhƣng một số cơ sở đã có nhiều ý kiến phản ảnh của ngƣời dân.
- Phát thải từ các hoạt động sản xuất trong KCN lân cận
+ Một số cơ sở sản xuất CN lân cận phía Tây có khả năng ảnh hƣởng tới khu
vực nhƣ: Công ty CP SX và TMDV Việt Thảo (đang HĐ); Nhà máy cốc hóa Hội Hoa
(dừng HĐ); Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (đang XD).
+ Tuy nhiên thời gian quan trắc vào tháng I, II/2015, hƣớng gió chủ đạo là Bắc và Tây
Bắc nên khả năng khu vực nghiên cứu bị ảnh hƣởng từ các cơ sở này là rất nhỏ.
43
2.4.3. Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí
Đánh giá khái quát kết quả đo đạc thông qua các chỉ số. Có vƣợt QC không, bao nhiêu
vị trí vƣợt, chủ yếu vào thời gian nào.
a. Nhận xét, đánh giá kết quả phân tích Bụi
- Quy chuẩn so sánh: Áp dụng QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
Trong đó: Từ 6h đến 21h giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông
thường là 70 dBA; từ 21h đến 6h giới hạn tối đa cho phép là 55 dBA.
- Quyết định số 878/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 banh hành sổ tay hướng dẫn
tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI).
Trong khuôn khổ số liệu quan trắc đƣợc trong thời gian từ ngày 30/01/2015 đến ngày
05/02/2015 chúng tôi xin đƣa ra những nhận xét, đánh giá, nhận định về thông số đo tại các
vị trí mạng điểm quan trắc theo 02 tiêu chí nhƣ sau:
- So sánh QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT nhằm đánh giá
mức độ thông số đo;
- Đánh giá chất lƣợng không khí thông qua chỉ số AQI ngày, AQI theo giờ. Chỉ số
AQI nhằm đánh giá..... Giá trị AQI đƣợc tính toán theo công thức sau:
+ Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQIx
h
)
Giá trị AQI theo giờ của từng thông số đƣợc tính toán theo công thức sau đây:
100.
x
xh
x
QC
TS
AQI 
TSx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X
QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X
AQIx
h
: Giá trị AQI theo giờ của thông số X (đƣợc làm tròn thành số nguyên).
44
Giá trị AQI tổng hợp là giá trị cao nhất trong các giá trị AQI của từng thông số và
đƣợc đánh giá theo 05 thang:
Bảng 2. 4: Mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con
người
Khoảng
giá trị AQI
Chất
lƣợng
không khí
Ảnh hƣởng sức khỏe Màu
0 – 50 Tốt Không ảnh hƣởng đến sức khỏe Xanh
51 – 100 Trung bình
Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên
ngoài
Vàng
101 – 200 Kém
Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên
ngoài
Da
cam
201 – 300 Xấu
Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những ngƣời
khác hạn chế ở bên ngoài
Đỏ
Trên 300 Nguy hại Mọi ngƣời nên ở trong nhà Nâu
1) Tại vị trí N1: Tọa độ (X= 2222056 ; Y= 0592182) - Nút giao thông đƣờng Trần
Hƣng Đạo và đƣờng Phan Chu Trinh
Qua phiếu kết quả phân tích các thông số bụi, tiếng ồn tại vị trí N1 vào các thời
điểm ngày 30/01; ngày 31/01; ngày 03/02; ngày 04/02; ngày 05/02 năm 2015 so sánh
với QCVN 05:2013 cho thấy:
- Đối với thông số bụi lơ lửng:
+ So sánh QCVN 05:2013/BTNMT
Nồng độ bụi trung bình qua 12 lần đo tại các thời điểm trong các ngày là
844,25 μg/m3
vƣợt QCCP là 2,81 lần.
Nồng độ bụi cao nhất tại thời điểm 5h – 5h20’ là 1.552 μg/m3
vƣợt QCCP 5,17 lần.
Nồng độ bụi thấp nhất tại thời điểm 20h30’- 20h 50’ là 450 μg/m3
vƣợt QCCP
1,5 lần.
45
Còn lại tính tại các thời điểm khác trong ngày nồng độ bụi đều vƣợt quy chuẩn
cho phép từ 2 đến 4 lần.
+ Đánh giá chỉ số AQI:
*) Đánh giá chỉ số AQIx
24h
: Qua bảng kết quả tính toán chỉ số AQIx
24h
, so sánh với
bảng về mức cảnh báo chất lƣợng không khí và mức độ ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời
cho thấy:
- Chỉ số AQI qua 12 lấy mẫu: từ ngày 30/01/2015 đến ngày 05/02/2015 cao hơn 300,
chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà.
**) Đánh giá chỉ số AQI thời điểm ban ngày, thời điểm ban đêm:
- Chỉ số AQI của các mẫu lấy vào ban đêm: có 02 mức độ cảnh báo, từ khoảng
thời gian 20h30’ đến 20h50’ chỉ số 201 <AQI <300 chất lƣợng không khí xấu (màu
đỏ), cảnh báo nhóm nhạy cảm (Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, ngƣời già và những
ngƣời mắc bệnh hô hấp) tránh ra ngoài, những ngƣời khác hạn chế ở bên ngoài; trong
khoảng thời gian từ 2h- 5h20 chỉ số AQI >300 chất lƣợng không khí gây nguy hại
(màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà.
- Chỉ số AQI của các mẫu lấy vào ban ngày: có 02 mức độ cảnh báo, tại 03 thời
điểm lấy mẫu ngày 31/01 và 03 thời điểm ngày 04/02;05/02 chỉ số AQI cao >300 chất
lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà; tại 02
thời điểm ngày 03/02 chỉ số 201 <AQI <300 chất lƣợng không khí xấu (màu đỏ), cảnh
báo nhóm nhạy cảm (Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, ngƣời già và những ngƣời mắc
bệnh hô hấp) tránh ra ngoài, những ngƣời khác hạn chế ở bên ngoài.
***) Đánh giá chỉ số AQI thời điểm nhiều xe, ít xe:
- Chỉ số AQI tại vị trí N1 vào các thời điểm nhiều xe đều có giá trị > 300, cho
thấy chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà.
- Chỉ số AQI tại vị trí N1 vào các thời điểm ít xe có giá trị (201 < AQI < 300),
cho thấy chất lƣợng không khí xấu (màu đỏ), cảnh báo nhóm nhạy cảm (Nhóm nhạy
cảm bao gồm: trẻ em, ngƣời già và những ngƣời mắc bệnh hô hấp) tránh ra ngoài, những
ngƣời khác hạn chế ở bên ngoài.
 Kết luận: Nồng độ bụi tại các thời điểm lấy mẫu trong ngày tại vị trí N1 đều
vƣợt QCVN 05:2013/BTNMT từ 1 đến 5 lần; Chỉ số AQI tại các thời điểm lấy mẫu ban
46
ngày và ban đêm tƣơng đồng giá trị AQI khi nhiều xe, ít xe đều đƣa ra 02 mức độ: chất
lƣợng không khí xấu hoặc nguy hại; cảnh báo nhóm nhạy cảm nên tránh ra ngoài, những
ngƣời khác hạn chế ra ngoài hoặc cảnh báo mọi ngƣời nên ở nhà.
2) Tại vị trí N2: Tọa độ (X = 2222387; Y= 0591657) Nút giao thông đƣờng Trần Hƣng
Đạo và đƣờng 800
- Đối với thông số bụi:
+ So sánh QCVN 05:2013/BTNMT
Nồng độ bụi trung bình qua 10 lần đo tại các thời điểm trong các ngày là 669,1
μg/m3
vƣợt QCCP là 2,23 lần.
Nồng độ bụi cao nhất tại thời điểm 9h30 – 9h50’ là 1.254 μg/m3
vƣợt QCCP 4,18 lần.
Nồng độ bụi thấp nhất tại thời điểm 20h30’- 20h50’ là 400 μg/m3
vƣợt QCCP 1,33 lần.
Còn lại tính tại các thời điểm khác trong ngày nồng độ bụi đều vƣợt quy chuẩn
cho phép từ 1,72 đến 3,2 lần.
+ Đánh giá chỉ số AQI:
*) Đánh giá chỉ số AQIx
24h
:
Qua bảng kết quả tính toán chỉ số AQIx
24h
, so sánh với bảng về mức cảnh báo
chất lƣợng không khí và mức độ ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời cho thấy:
Chỉ số AQI qua 10 lấy mẫu: từ ngày 30/01/2015 đến ngày 05/02/2015 chỉ số
AQI cao hơn 300, chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời
nên ở trong nhà.
**) Đánh giá chỉ số AQI thời điểm ban ngày, thời điểm ban đêm:
Chỉ số AQI của các mẫu lấy vào ban đêm và ban ngày tại các thời điểm có chỉ
số AQI > 300, cảnh báo chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi
ngƣời nên ở trong nhà.
***) Đánh giá chỉ số AQI thời điểm nhiều xe, ít xe:
- Chỉ số AQI tại vị trí N2 vào các thời điểm nhiều xe đều có giá trị > 300, cho
thấy chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà.
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT

Contenu connexe

Tendances

ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máykuuxinh
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhbesstuan
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực VậtThư viện luận văn đại hoc
 

Tendances (20)

Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCMTiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
Tiểu luận Phân tích SWOT ngành trồng rau an toàn tại TPHCM
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấyLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nước thải Công ty giấy
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
 
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêmHệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200m3 /ngày đêm
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...Luận văn Thạc sĩ Đánh  giá  hiện trạng quản lý  rác thải  sinh  hoạt  tại  qu...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại qu...
 
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAYLuận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Đánh giá hiện trạng môi trường TP Hạ Long, HAY
 
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máyBáo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
Báo cáo kiểm toán chất thải nhà máy
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckhChương iii.trinh tu logic cua nckh
Chương iii.trinh tu logic cua nckh
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái, 9đ
 
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ dự án xây dựng, 9 đ, HAY!
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOTLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt của quận Đồ Sơn, HOT
 

Similaire à Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT

đáNh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú bì...
đáNh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú bì...đáNh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú bì...
đáNh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú bì...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...TieuNgocLy
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...hanhha12
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...nataliej4
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similaire à Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT (20)

Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm SơnLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn
 
đáNh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú bì...
đáNh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú bì...đáNh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú bì...
đáNh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện phú bì...
 
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
đáNh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ bản luông đến môi trườn...
 
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
đáNh giá công tác thu gom và quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị trấn gia...
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn huyện sóc sơn năm 2018 v...
 
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ AnLuận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
Luận văn: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập bản đồ địa chính tỉ l...
 
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng NamLuận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
Luận văn: Quan trắc phông phóng xạ môi trường tỉnh Quảng Nam
 
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
Tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã hồng tiến, thị...
 
Mẫu Luận Văn Về Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Ủy Ban, 9 điểm
Mẫu Luận Văn Về Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Ủy Ban, 9 điểmMẫu Luận Văn Về Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Ủy Ban, 9 điểm
Mẫu Luận Văn Về Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Ủy Ban, 9 điểm
 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG, ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ HƢỚNG HIỆP, H...
 
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG TRỢ GIÚP NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN...
 
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải PhòngLuận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
Luận văn: Nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng
 
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
áP dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá biến động chất lượng nước sông bồ,...
 
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
Nghiên Cứu Đề Xuất Giải Pháp Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Th...
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiênNghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
Nghiên cứu xây dựng mô hình thu sương làm nước sạch từ các loại sợi tự nhiên
 
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dươngĐề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
Đề tài: Ứng dụng viễn thám và GIS để khai thác cá ngừ đại dương
 
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
Luận văn: Ứng dụng viễn thám khai thác cá ngừ đại dương, 9đ - Gửi miễn phí qu...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
Luận văn: Nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên nông thôn thị xã Sông...
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Dernier

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 

Dernier (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Lê Duy Hiếu ỨNG DỤNG GIS NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Lê Duy Hiếu ỨNG DỤNG GIS NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN, TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý Mã số: 60 44 76 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Đình Minh Hà Nội - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan kết quả đạt đƣợc trong luận văn là sản phẩm của riêng cá nhân tôi. Những điều đƣợc trình bày trong toàn bộ nội dung của luận văn, hoặc là của cá nhân hoặc là đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và đƣợc trích dẫn hợp pháp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định cho lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2015 Ngƣời cam đoan Lê Duy Hiếu
  • 4. LỜI CẢM ƠN Luận văn đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo cao học khóa 14 tại trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. Hoàn thành luận văn thạc sỹ này, tôi đã đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học, Khoa Địa lý, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Đình Minh – khoa Địa lý trƣờng ĐH Khoa học Tự nhiên đã trực tiếp hƣớng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, cán bộ công chức các cơ quan: UBND thị xã Bỉm Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn, bệnh viện đa khoa thị xã Bỉm Sơn, trung tâm y tế dự phòng thị xã Bỉm Sơn,… đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu cũng nhƣ số liệu phục vụ cho luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo trƣờng Cao đẳng Tài nguyên và Môi trƣờng miền Trung đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi học tập, nghiên cứu luận văn này. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Bỉm Sơn, ngày…. Tháng ...năm….. Tác giả Lê Duy Hiếu
  • 5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... MỤC LỤC.......................................................................................................................... DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................................... DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2 3. Đặc điểm, đối tượng và nội dung nghiên cứu...........................................................2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................3 5. Cấu trúc của luận văn...............................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM BỤI VÀ GIS.............................................4 1.1. Ô nhiễm bụi............................................................................................................4 1.1.1.Định nghĩa........................................................................................................4 1.1.2. Phân loại bụi ...................................................................................................4 1.1.3. Vai trò của bụi trong khí quyển.......................................................................5 1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khỏe con người và động thực vật..............................................................................................6 1.1.5. Các nguồn gây ô nhiễm bụi............................................................................8 1.2. Hệ thông tin địa lý - GIS (Geographic Information System).................................9 1.2.1. Khái niệm cơ bản về hệ thông tin địa lý........................................................10 1.2.2. Các thành phần của GIS ...............................................................................10 1.2.3. Các chức năng của GIS.................................................................................11 1.3. Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ...............................................................13
  • 6. CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN BẰNG GIS ......15 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn............................................15 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .........................................................................................15 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ................................................................18 2.1.3. Tình hình văn hóa - xã hội.............................................................................24 2.2. Thu thập dữ liệu...................................................................................................27 2.3. Phân tích dữ liệu..................................................................................................39 2.4. Trình bày kết quả phân tích dữ liệu.....................................................................39 2.4.1. Phát thải từ hoạt động giao thông trong khu vực .........................................39 2.4.2. Từ hoạt động sản xuất...................................................................................40 2.4.3. Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí ...........................43 2.5. Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa....................67 2.5.1. Chuyển dữ liệu từ database: .........................................................................68 2.5.2. Dùng Tool Clip để lấy dữ liệu nằm trong Thị xã Bỉm Sơn............................68 2.5.3. Đưa các điểm quan trắc vào bản đồ ............................................................71 2.5.4. Tạo vùng phát tán..........................................................................................74 2.5.5. Tạo biểu đồ cột..............................................................................................76 2.5.6. Kết quả bản đồ GIS về các điểm quan trắc...................................................80 CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN ................................................................................................................82 3.1. Mức độ ô nhiễm bụi tại thị xã Bỉm Sơn ...............................................................82 3.2. Tác động của ô nhiễm bụi tới sức khỏe và đời sống cư dân thị xã Bỉm Sơn.......85 3.2.1. Tác động tới sức khỏe....................................................................................85 3.2.2. Tác động đến đời sống ..................................................................................87 3.3. Giải pháp làm giảm thiểu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn ....................................98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................100
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Danh sách cơ sở phát sinh chất thải gây ảnh hƣởng trực tiếp, gián tiếp đến khu vực nghiên cứu .................................................................................................19 Bảng 2. 2: Các lớp thông tin bản đồ nền trong CSDL ...................................................31 Bảng 2. 3: Sản lƣợng Clinker của nhà máy xi măng Bỉm Sơn năm 2014 .....................40 Bảng 2. 4: Mức cảnh báo chất lƣợng không khí và mức độ ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời........................................................................................................................44 Bảng 2. 5: Kết quả đo bụi lắng 24h/ngày từ ngày 30/01 đến ngày 05/02 tại các điểm quan trắc ..................................................................................................................56 Bảng 2. 6: Bảng tổng hợp kết quả thông số bụi tại các vị trí quan trắc.............................58 Bảng 2. 7: Chuỗi quan trắc môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn qua các năm từ 2012 - 2014...65 Bảng 3. 1: Bảng khảo sát ý kiến ngƣời dân về tình trạng bụi trong khu vực năm 201482 Bảng 3. 2: Bảng các khung giờ lƣợng bụi vƣợt quá QCVN tại các vị trí quan trắc ......83 Bảng 3. 3: Tình hình bệnh tật năm 2014 trong khu vực nghiên cứu.................................85 Bảng 3. 4: Thống kê kết quả phiếu điều tra ảnh hƣởng của khí thải công nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn..................................................................................................89
  • 8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1: Các thành phần cơ bản của GIS....................................................................11 Hình 2. 1: Tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo, đoạn ngã 4 đền Sòng Sơn - đền Cô Chín ...28 Hình 2. 2: Ngã tƣ Bỉm Sơn ............................................................................................29 Hình 2. 3: Ngã tƣ cổng 1................................................................................................29 Hình 2. 4: Cây bị bụi che phủ ........................................................................................30 Hình 2. 5: Cổng 1 nhà máy xi măng Bỉm Sơn...............................................................30 Hình 2. 6: Hoạt động xây dựng tại khu đô thị Bắc Trần Phú.........................................31 Hình 2. 7: Quảng lý các lớp thông tin bản đồ trên ArcGIS - ArcCatalog......................36 Hình 2. 8: Bản đồ địa hình sau khi trình bày CSDL nền trên AcrMap..........................37 Hình 2. 9: Bản đồ hành chính thị xã Bỉm Sơn sau khi trình bày CSDL nền trên ArcMap....................................................................................................................38 Hình 2. 10: Chuyển dữ liệu từ database.........................................................................68 Hình 2. 11: Dùng Tool Clip để lấy dữ liệu nằm trong thị xã Bỉm Sơn..........................69 Hình 2. 12: Cắt các đối tƣợng nằm trong ranh giới thị xã .............................................70 Hình 2. 13: Hiển thị thị xã Bỉm Sơn sau khi cắt các đối tƣợng .....................................71 Hình 2. 14: Nhập dữ liệu vào bảng Excel ......................................................................72 Hình 2. 15: Add dữ liệu vào bản đồ...............................................................................73 Hình 2. 16: Kết quả các lớp dữ liệu đƣợc tạo ra ............................................................74 Hình 2. 17: Công cụ Buffer khởi tạo vùng phát tán bụi.................................................75 Hình 2. 18: Kết quả tạo vùng phát tán bụi tại các điểm quan trắc.................................76 Hình 2. 19: Bảng dữ liệu excel tạo cho từng điểm quan trắc theo lần đo......................76 Hình 2. 20: Đƣa các bảng dữ liệu vào ArcMap .............................................................77 Hình 2. 21: Tạo đồ thị lƣợng bụi trong môi trƣờng theo tháng .....................................77 Hình 2. 22: Chọn biểu đồ dạng cột ................................................................................78 Hình 2. 23: Biểu đồ các lần đo tại điểm quan trác N1, N2 ............................................79 Hình 2. 24: Biểu đồ các lần đo tại điểm quan trác N3, B1 ............................................79 Hình 2. 25: Biểu đồ các lần đo tại điểm quan trác B2, B3.............................................79 Hình 2. 26: Biểu đồ các lần đo tại điểm quan trác D1, D2 ............................................80 Hình 2. 27: Bản đồ vị trí quan trắc bụi tại thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa ..................81 Hình 3. 1: Bán kính phát tán bụi 200m lƣợng bụi phát tán đều vƣợt mức QCVN 85
  • 9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GIS: Geographic Information System (hệ thông tin địa lý) AQI: Air Quality Index (chỉ số chất lƣợng không khí) XMBS: Xi măng Bỉm Sơn NMXM: Nhà máy xi măng UBND: Ủy ban nhân dân QCVN: Quy chuẩn Việt Nam QL: Quốc lộ TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam WHO: Tổ chức y tế thế giới
  • 10.
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không khí, đặc biệt tại các đô thị không còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trƣờng, và đã làm cho môi trƣờng sống của con ngƣời bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trƣờng không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mƣa axít. Ở Việt Nam ô nhiễm môi trƣờng không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trƣờng đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trƣờng không khí không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con ngƣời(đặc biệt là gây ra các bệnh đƣờng hô hấp)mà còn ảnh hƣởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu nhƣ: hiệu ứng nhà kính, mƣa axít và suy giảm tầng ôzôn,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trƣờng không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lƣợng không khí theo chiều hƣớng xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các khu công nghiệp, các trục đƣờng giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phƣơng tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng. Thị xã Bỉm Sơn nằm ở phía Bắc Thanh Hóa, là cửa ngõ của hoạt động vận tải cũng nhƣ buôn bán giữa hai miền Bắc và miền Trung. Là một thị xã công nghiệp trẻ với hoạt động sản xuất công nghiệp chủ đạo là xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác đá, sản xuất ôtô,… nên hoạt động của các phƣơng tiện vận tải diễn ra với nhịp độ nhiều và rất dày, từ sáng tới đêm khuya. Nguồn lợi từ việc kinh doanh sản xuất công nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, cũng bởi hoạt động sản xuất nhộn nhịp nhƣ vậy khiến cho môi trƣờng chịu một lƣợng rất lớn những chất gây ô nhiễm môi trƣờng không khí. Đặc biệt là ô nhiễm bụi. Tác động của việc ô nhiệm bụi tới sức khỏe của ngƣời dân sinh sống trên địa bàn là rất lớn. Để giảm thiểu đƣợc ô nhiễm bụi ở khu vực thị xã cần giải quyết đƣợc hai vấn đề là: mức độ ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn; nguyên nhân gây ra ô nhiễm bụi và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Có nhiều phƣơng pháp nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm bụi đƣợc thực hiện. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ hệ thông tin địa lý (GIS) là phƣơng pháp, là công cụ mạnh có khả năng phân tích không gian trong
  • 12. 2 thời gian ngắn. Với lý do nêu trên tác giả đã thực hiện đề tài “ Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu mức độ ô nhiễm bụi tại thị xã Bỉm Sơn và đƣa ra một số giải pháp giúp cải thiện chất lƣợng môi trƣờng không khí. Để đạt đƣợc mục đích trên, đề tài cần làm rõ những mục tiêu cụ thể sau: - Thu thập tài liệu, tích lũy kiến thức về thành lập bản đồ dựa trên các ứng dụng của GIS trên thế giới và nƣớc ta - Thu thập tài liệu thống kê, bản đồ và các dữ liệu mô tả khác ở khu vực nghiên cứu. - Thu thập các dữ liệu về chất lƣợng môi trƣờng không khí thị xã Bỉm Sơn, từ đó xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm bụi cho từng phƣờng nằm trong khu vực nghiên cứu. - Từ những kết quả nghiên cứu, đƣa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi cho thị xã Bỉm Sơn. 3. Đặc điểm, đối tƣợng và nội dung nghiên cứu 3.1. Địa điểm nghiên cứu Các khu vực sản xuất công nghiệp ở thị xã Bỉm sơn, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các đối tƣợng chuyên đề về bản đồ và môi trƣờng không khí nhƣ các lớp sau: Bản đồ thị xã, số liệu quan trắc môi trƣờng không khí đánh giá theo chỉ số chất lƣợng không khí (AQI),.. 3.3. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm bụi, tổng quan về GIS và ứng dụng của GIS trong nghiên cứu ô nhiễm bụi 2. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trƣờng khu vực nghiên cứu.
  • 13. 3 3. Thu thập tài liệu thống kê, tài liệu bản đồ, số liệu đo đạc, dữ liệu ảnh chụp 4. Xây dựng bản đồ phân bố ô nhiễm bụi cho từng phƣờng thuộc đối tƣợng nghiên cứu. 5. Đánh giá mức độ ô nhiễm và đƣa ra giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Về mặt khoa học, đề tài nghiên cứu giúp học viên nắm chắc đƣợc kiến thức cơ bản ứng dụng GIS nghiên cứu vấn đề về môi trƣờng. Bên cạnh đó là hiểu rõ hơn về phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng môi trƣờng không khí theo chỉ số AQI, qua đó kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nhận biết hiện trạng môi trƣờng không khí khu vực thị xã Bỉm Sơn. Về thực tiễn, đề tài đƣợc hoàn thành sẽ là một tài liệu hữu ích cho công tác quản lý môi trƣờng ở thị xã Bỉm Sơn. 5. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm các phần chính sau MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM BỤI VÀ GIS CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN BẰNG GIS CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 14. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM BỤI VÀ GIS 1.1. Ô nhiễm bụi 1.1.1.Định nghĩa Bụi là một tập hợp nhiều hạt vật chất vô cơ hoặc hữu cơ có kích thƣớc nhỏ bé, tồn tại trong không khí dƣới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung gồm hơi, khói mù. Bụi bay có kích thƣớc từ 0.001µm đến 10µm bao gồm tro, muội khói và những hạt chất rắn đã nghiền nhỏ chuyển động hỗn loạn hoặc rơi xuống mặt đất với tốc độ đều theo định luật Stokes. Loại bụi này thƣờng gây tổn thƣơng cao cho cơ quan hô hấp. Bụi lắng có kích thƣớc hơn 10 µm, thƣờng rơi xuống đất theo định luật Newton với tốc độ tăng dần. Loại bụi này thƣờng gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng. 1.1.2. Phân loại bụi Về phân loại bụi có nhiều cách: 1.1.2.1. Phân loại theo hệ ngưng tụ Đó là sự hình thành do hai pha khí và hơi với các phản ứng hóa học xảy ra hoặc biến đổi của hai pha có đƣờng kính từ 0.3 đến 3µm. Hệ ngƣng tụ có thể có hai loại: khói chứa hạt rắn và sƣơng mù chứa hạt lỏng. Hạt có đƣờng kính nhỏ hơn 0.3 µm là những nhân ngƣng tụ, có thể vận động nhƣ những phần tử khí. Chúng xuất hiện nhờ quá trình ngƣng tụ và đƣợc tách khỏi các hạt lớn nhờ hấp phụ. Hạt có đƣờng kính 0.3 < dp < 3µm xuất hiện do quá trình kết hợp của những hạt nhỏ hơn. Chúng chuyển động theo qui luật Brawn và đƣợc tách khỏi khí nhờ mƣa rơi hoặc rửa nƣớc. Thời gian lƣu của chúng thƣờng nhỏ hơn thời gian hợp thành những hạt lớn hơn. Hạt có d > 3µm xuất hiện trƣớc hết do sự phân tán cơ học (phân ly nhỏ) của những hạt lớn hơn và đƣợc thu hồi qua quá trình lắng 1.1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc
  • 15. 5 - Bụi hữu cơ và bụi vô cơ 1.1.2.3. Theo nguồn phát - Bụi tự nhiên và bụi nhân tạo 1.1.2.4. Theo kích thước - Hạt có kích thƣớc nhỏ hơn 0.1µm đƣợc gọi là Khói - Hạt có kích thƣớc từ 0.1 - 10µm đƣợc gọi là Sƣơng mù - Hạt có kích thƣớc lớn hơn 10µm đƣợc gọi là Bụi 1.1.2.5. Theo tính xâm nhập vào đường hô hấp - Bụi : + Nhỏ hơn 0.1 µm không ở lại trong phế nang + Từ 0.1 µm đến 5 µm ở lại phổi 80 – 90% + Từ 5 - 10 µm vào phổi nhƣng đƣợc phổi đào thải ra + Lớn hơn 10 µm thƣờng đọng lại ở mũi 1.1.2.6. Theo tác hại của bụi - Bụi gây nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzene,…) - Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban (bụi bông gai, phân hóa học,…) - Bụi gây ung thƣ (bụi quặng, bụi phóng xạ, hợp chất crom,…) - Bụi gây nhiễm trùng (long, tóc,…) - Bụi gây xơ phổi (bụi amiang, bụi thạch anh,…) 1.1.3. Vai trò của bụi trong khí quyển Liên kết với các trƣờng điện từ trong khí quyển, mây và các hạt sƣơng mù. Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nhiệt của khí quyển Trái đất qua phản chiếu ánh sáng. Là hạt nhân cho quá trình ngƣng tụ, bang đá và giọt nƣớc (ngƣng tụ dị thể).
  • 16. 6 Tham gia vào một số phản ứng trong khí quyển nhƣ: + Phản ứng trung hòa trong giọt + Đóng vai trò xúc tác những hạt oxit kim loại trong phản ứng oxy hóa + Phản ứng oxy quang hóa Nguyên nhân tạo vẩn đục trong khí quyển làm ảnh hƣởng thời tiết. 1.1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí do bụi và các chất độc đến sức khỏe con người và động thực vật 1.1.4.1. Đối với con người Bụi trong không khí, nhất là các hạt dƣới 5 µm có thể vào tận phế nang của ngƣời. Bụi gây nên một số bệnh nhƣ sau: - Bệnh phổi nhiễm bụi: Bệnh phổi nhiễm bụi là do ngƣời hít thở bầu không khí có bụi khoáng, bụi amiang, bụi than và kim loại. Ngƣời sẽ bị xơ phổi, suy giảm chức năng hô hấp. Ở Mỹ từ năm 1950 – 1955 phát hiện đƣợc 12.763 ngƣời nhiễm bụi đá (silicose). Ở Nam Phi hàng năm có 30 – 40% thợ mỏ chết do bệnh phổi nhiễm bụi đá. Ở Tây Đức, hằng năm có 1500 ngƣời chết do nhiễm bụi đá. - Bệnh đƣờng hô hấp: Tùy theo nguồn gốc các loại bụi gây ra bệnh viêm mũi, họng, phế quản. Bụi hữu cơ nhƣ: bông, đay, gai dính vào viêm mạc gây viêm phù, tiết ra các niêm dịch dẫn tới viêm loét. Bụi vô cơ rắn có góc sắc nhọn đâm vào niêm mạc, gây viêm mũi. Lúc đầu thƣờng gây ra viêm mũi làm cho niêm mạc dầy lên, tiết nhiều niêm dịch, hít thở khó. Sau vài năm chuyển thành viêm mũi teo, giảm chức năng lọc giữ bụi của mũi, gây bệnh phổi nhiễm bụi. Bụi Crom, Asen gây viêm loét thủng vách mũi vùng trƣớc sụn lá mía. Bụi len, bột kháng sinh gây ra dị ứng viêm mũi, viêm phế quản và hen.
  • 17. 7 Bụi mangan, photphat, bicromatkali, gỉ sắt gây ra bệnh viêm phổi, làm thay đổi tính miễn dịch sinh hóa của phổi. Một số bụi kim loại có tính phóng xạ gây ra bệnh ung thƣ phổi ví dụ nhƣ bụi Uran, Coban, Crom, nhựa đƣờng. - Bệnh ngoài da: Bụi đồng gây ra nhiễm trùng da rất khó chữa trị. Bụi tác động vào các tuyến nhờn làm cho da bị khô gây ra các bệnh ngoài da nhƣ: trứng cá, viêm da. Loại bệnh này các thợ đốt lò hơi, thợ máy sản xuất xi măng, sành sứ hay bị mắc phải. Bụi gây kích thích da, sinh mụn nhọt lở loét nhƣ bụi vôi, bụi dƣợc phẩm, thuốc trừ sâu. Bụi nhựa than dƣới tác dụng của ánh nắng làm cho da ngứa, sung tấy, bỏng, mắt sƣng đỏ, chảy nƣớc mắt. - Bệnh về mắt: Bụi gây chấn thƣơng mắt, viêm mang tiếp hợp, viêm mi mắt,… Bụi kiềm acid gây bỏng giác mạc, làm giảm thị lực, nặng hơn có thể mù. - Bệnh đƣờng tiêu hóa: Bụi kim loại, bụi khoáng to nhọn có cạnh sắc đi vào dạ dày gây viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Bụi chì gây bệnh thiếu máu, giảm hồng cầu, gây rối loạn thận. Bụi vi sinh vật có nhiều tác hại tới sức khỏe con ngƣời, gây ra dịch bệnh, bệnh đƣờng hô hấp, bệnh đau mắt và đƣờng tiêu hóa. 1.1.4.2. Đối với động thực vật Bụi có tác hại rất lớn đến sự phát triển và tồn tại của động thực vật Các hợp chất florua, asen, molipđen, chì và kẽm là những chất gây độc cho những loài động vật ăn thực vật. Các loại thuốc trừ sâu bao gồm những loại có chứa thủy ngân và chì đều gây thiệt hại lớn cho gia súc.
  • 18. 8 Bụi lò xi măng, bụi lò gạch, bụi amiang, bụi than, bụi natri clo,… làm cho cây không phát triển đƣợc, bị vàng lá, rụng lá, giảm hoa quả, làm teo hạt, giảm năng suất. Thậm chí có loài cây bị tiêu diệt. 1.1.5. Các nguồn gây ô nhiễm bụi 1.1.5.1. Căn cứ vào nguồn phát sinh a. Nguồn tự nhiên - Ô nhiễm do hoạt động của núi lửa: hoạt động của núi lửa phun ra một lƣợng khổng lồ các chất ô nhiễm nhƣ tro bụi, khí SOx NOx, có tác hại nặng nề và lâu dài tới môi trƣờng. - Ô nhiễm do cháy rừng: cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiện cũng nhƣ các hoạt động thiếu ý thức của con ngƣời, chất ô nhiễm nhƣ khói, bụi, khí SOx NOx, CO, THC. - Ô nhiễm do bão cát: hiện tƣợng bão cát thƣờng xảy ra ở những vùng đất trơ và khô không có lớp phủ thực vật ngoài việc gây ra ô nhiễm bụi, nó còn làm giảm tầm nhìn. - Ô nhiễm do đại dƣơng: Do quá trình bốc hơi nƣớc biển co kéo theo một lƣợng muối (chủ yếu là NaCl) bị gió đƣa vào đất liền. không khí có nồng độ muối cao sẽ có tác hại tới vật liệu kim loại. - Ô nhiễm do phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên: Do quá trình lên men các chất hữu cơ khu vực bãi rác, đầm lầy sẽ tạo ra các khí nhƣ metan (CH4), các hợp chất gây mùi hôi thối nhƣ hợp chất nitơ (ammoniac – NH3), hợp chất lƣu huỳnh ( hydrosunfua – H2S, mecaptan) và thậm chí có cả các vi sinh vật. b. Các nguồn nhân tạo Nguồn ô nhiễm do hoạt động của con ngƣời tạo nên bao gồm: 1. Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ các nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên liệu than, dầu …). 2. Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu diệt cỏ. 3. Dịch vụ thƣơng mại: chợ buôn bán.
  • 19. 9 4. Sinh hoạt: nấu nƣớng phục vụ sinh hoạt hàng này của con ngƣời (gia đình, công sở…). 5. Vui chơi, giải trí: khu du lịch, sân bóng … Các nguồn trên có thể coi là các nguồn cố định. Tùy vào các nguồn gây ô nhiễm mà trong quá trình hoạt động thải vào môi trƣờng các tác nhân ô nhiễm không khí khác nhau về thành phần cũng nhƣ khối lƣợng. 1.1.5.2. Dựa vào tính chất hoạt động Dựa vào tính chất hoạt động có thể chia thành 4 nhóm chính: - Ô nhiễm do quá trình hoạt động sản xuất : công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp. - Ô nhiễm do giao thông : khí thải xe cộ, tàu thuyền, máy bay - Ô nhiễm do sinh hoạt: do đốt nhiên liệu phục vụ sinh hoạt, phục vụ vui chơi giải trí. - Ô nhiễm do quá trình tự nhiên: bão, núi lửa, do sự phân hủy tự nhiên các chất hữu cơ gây mùi hôi thối...bụi phấn hoa. 1.1.5.3. Dựa vào đặc tính hình học - Điểm ô nhiễm : ống khói nhà máy. - Đƣờng ô nhiễm: đƣờng giao thông. - Vùng ô nhiễm: khu công nghiệp, khu tập trung các cơ sở sản xuất. 1.1.5.4. Dựa vào tính chất khuếch tán - Nguồn thải thấp: gồm nguồn mặt, nguồn đƣờng, nguồn điểm (ống khói nằm dƣới vùng bóng rợp khí động). - Nguồn thải cao: ống khói nằm trên vùng bóng rợp khí động. Các nguồn thải ra các chất ô nhiễm đặc trƣng 1.2. Hệ thông tin địa lý - GIS (Geographic Information System) Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) là một hệ thống thông tin trên máy tính đƣợc sử dụng để số hóa các đối tƣợng địa lý thực cũng
  • 20. 10 nhƣ các sự kiện liên quan (các thuộc tính phi không gian liên kết với không gian địa lý) tạo thành dữ liệu địa lý, từ đó cung cấp các công cụ cho phép phân tích, đánh giá và khai thác các dữ liệu địa lý đó. "Mọi đối tƣợng có mặt trên trái đất đều có thể biểu diễn trong hệ thống thông tin địa lý", đây là chìa khóa căn bản liên kết bất kỳ cơ sở dữ liệu nào với hệ thống GIS. Bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 1950, nhƣng phần mềm GIS đầu tiên chỉ xuất hiện vào cuối những năm 1970 từ phòng thí nghiệm của Viện nghiên cứu môi trƣờng Mỹ (ESRI). Lịch sử phát triển của GIS đã thay đổi cách mà các nhà quy hoạch, kỹ sƣ, nhà quản lý… làm việc với cơ sở dữ liệu và phân tích dữ liệu. 1.2.1. Khái niệm cơ bản về hệ thông tin địa lý Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa hệ thống thông tin địa lý: "Hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con (subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích" – theo định nghĩa của Calkin và Tomlinson, 1977. "Hệ thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian" (theo định nghĩa của National Center for Geographic Information and Analysis, 1988). Theo định nghĩa của ESRI (Environmental System Research Institute) thì “Hệ thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và kết xuất”. Cho đến nay, định nghĩa đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhất là: hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống kết hợp giữa con ngƣời và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lƣu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu nhất định. 1.2.2. Các thành phần của GIS Một hệ thống GIS gồm có 5 thành phần cơ bản sau: 1. Phần cứng. 2. Phần mềm. 3. Con ngƣời. 4. Dữ liệu. 5. Các quy trình.
  • 21. 11 Hình 1. 1: Các thành phần cơ bản của GIS 1.2.3. Các chức năng của GIS Bất kỳ một hệ thống thông tin địa lý nào cũng phải có sáu chức năng cơ bản để giải quyết hiệu quả các vấn đề trong thế giới thực. Sáu chức năng đó là: • Thu thập dữ liệu. • Lƣu trữ dữ liệu. • Truy vấn dữ liệu. • Phân tích dữ liệu. • Hiển thị dữ liệu. • Xuất dữ liệu Thu thập dữ liệu Dữ liệu mô tả các đối tƣợng địa lý đƣợc lƣu trữ trong cơ sở dữ liệu địa lý. Cơ sở dữ liệu địa lý là một thành phần có chi phí xây dựng cao và tồn trong một thời gian dài cùng với hệ thống, vì vậy việc thu thập dữ liệu là một vấn đề hết sức quan trọng. Làm thế nào để lấy dữ liệu chỉ tồn tại trên dạng giấy vào cơ sở dữ liệu? Dữ liệu này ở dạng
  • 22. 12 số nhƣng không thể sử dụng đƣợc, vậy nó ở định dạng nào? Một hệ thống thông tin địa lý phải cung cấp các phƣơng pháp để nhập dữ liệu địa lý (tọa độ) và dữ liệu dạng bảng (thuộc tính). Hệ thống càng có nhiều phƣơng pháp nhập dữ liệu thì càng mềm dẻo và linh động. Lƣu trữ dữ liệu Có hai mô hình cơ bản đƣợc sử dụng để lƣu trữ dữ liệu địa lý: vector và raster. Một hệ thống thông tin địa lý cần phải có khả năng lƣu trữ cả hai định dạng dữ liệu này. Trong mô hình dữ liệu vector, đối tƣợng địa lý đƣợc biểu diễn tƣơng tự nhƣ cách chúng biểu diễn trên bản đồ (bằng các đối tƣợng điểm, đƣờng và vùng). Một hệ thống tọa độ x,y đƣợc sử dụng để xác định vị trí của các đối tƣợng này trong thế giới thực. Mô hình dữ liệu raster biểu diễn các đối tƣợng bằng cách sử dụng một lƣới bao gồm nhiều ô. Các giá trị của các ô sẽ mô tả vị trí của các đối tƣợng. Mức độ chi tiết của đối tƣợng phụ thuộc vào kích thƣớc của các ô trong lƣới. Định dạng dữ liệu raster rất phù hợp cho các bài toán phân tích không gian cũng nhƣ việc lƣu các dữ liệu dạng ảnh. Dữ liệu dạng raster không thích hợp cho các ứng dụng nhƣ quản lý thửa đất vì ranh giới của các đối tƣợng cần phải đƣợc phân biệt rõ ràng. Truy vấn dữ liệu Một hệ thống GIS phải có các công cụ để tìm ra các đối tƣợng cụ thể dựa trên vị trí địa lý hoặc thuộc tính của nó. Các truy vấn, thƣờng đƣợc tạo ra bởi các câu lệnh hoặc biểu thức logic, sẽ đƣợc sử dụng để chọn ra các đối tƣợng trên bản đồ và các bản ghi của chúng trong cơ sở dữ liệu. Một truy vấn của một hệ thống GIS thông thƣờng sẽ trả lời câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Trong kiểu truy vấn này, ngƣời sử dụng biết đối tƣợng nằm ở vị trí nào, và muốn biết các thuộc tính của nó. Điều này có thể đƣợc thực hiện trong hệ thống GIS bởi vì đối tƣợng địa lý đƣợc thể hiện trên bản đồ sẽ có liên kết với thông tin thuộc tính của nó lƣu trong cơ sở dữ liệu. Một kiểu truy vấn khác của là tìm các vị trí thỏa mãn một số tính chất nào đó. Trong trƣờng hợp này, ngƣời sử dụng biết rõ các tính chất quan trọng và muốn tìm xem những đối tƣợng nào có thuộc tính đó. Phân tích dữ liệu
  • 23. 13 Phân tích địa lý thƣờng liên quan đến nhiều tập dữ liệu khác nhau và yêu cầu một quá trình nhiều bƣớc để cho ra kết quả cuối cùng. Một hệ thống GIS phải có khả năng phân tích mối quan hệ không gian giữa các tập dữ liệu để trả lời câu hỏi và giải quyết vấn đề mà ngƣời sử dụng đặt ra. Ba phƣơng pháp phân tích thông tin địa lý phổ biến là: • Phân tích gần kề xấp xỉ: Sử dụng thuật toán buffering để xác định mối quan hệ gần kề giữ các đối tƣợng. • Phân tích chồng xếp: Kết hợp các đối tƣợng của hai lớp dữ liệu để tạo ra một lớp mới, lớp kết quả này sẽ chứa đựng các thuộc tính có trong cả hai lớp gốc. Lớp kết quả có thể đƣợc phân tích để tìm ra những đối tƣợng chồng phủ, hoặc để tìm ra mức độ một đối tƣợng nằm trong một vùng hoặc nhiều vùng nào đó là bao nhiêu. • Phân tích mạng lƣới: Để giải quyết các bài toán nhƣ mạng lƣới giao thông, mạng lƣới thủy văn... Hiển thị dữ liệu Hệ thống GIS cũng cần phải có các công cụ để hiển thị các đối tƣợng địa lý sử dụng nhiều ký hiệu khác nhau. Đối với nhiều loại phép toán phân tích, kết quả cuối cùng chính là bản đồ, đồ thị hoặc các báo cáo. Xuất dữ liệu Hiển thị kết quả là một yêu cầu bắt buộc của hệ thống GIS. Việc hiển thị đƣợc thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Càng nhiều dạng đầu ra mà GIS có thể đƣa ra thì khả năng tiếp cận thông tin và đối tƣợng chính xác càng cao. 1.3. Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi Trên thế giới, việc ứng dụng GIS vào quản lý môi trƣờng đã đƣợc áp dụng tƣơng đối sớm. Từ chƣơng trình kiểm kê nguồn tài nguyên thiên nhiên của Canada trong những năm 1960, đến các chƣơng trình GIS cấp liên bang của Mỹ bắt đầu vào cuối những năm 1970. Tại Việt Nam công nghệ GIS cũng đƣợc thí điểm từ năm 1993 và đến nay đã đƣợc ứng dụng trong khá nhiều ngành nhƣ quy hoạch nông lâm nghiệp, quản lý rừng, lƣu trữ tƣ liệu địa chất, đo đạc bản đồ, địa chính, quản lý đô thị, đánh giá tác động môi trƣờng ... Các ứng dụng của GIS trong đánh giá tác động môi trƣờng
  • 24. 14 - Xác định các tác động không gian của các tác nhân gây hại liên quan đến các thực thể. - Xác định vị trí để thiết lập một nhân tố hoặc một cơ sở hạ tầng nào đó - Xác định đƣờng đi ngắn nhất của quá trình thải chất thải lỏng dọc kênh dẫn nƣớc. - Chồng xếp bản đồ lên bản đồ thực thể và đánh giá các tác động, thực thể nào sẽ chịu tác động - Giám sát và dự báo các sự cố môi trƣờng.
  • 25. 15 CHƢƠNG 2: NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM BỤI Ở THỊ XÃ BỈM SƠN BẰNG GIS 2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Bỉm Sơn 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thị xã Bỉm Sơn nằm ở phía bắc của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 35 km. Phía Bắc giáp thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình. Phía Tây, Nam, Đông giáp huyện Hà Trung. Thị xã Bỉm Sơn có quốc lộ 1A, tuyến đƣờng sắt Bắc Nam, tỉnh lộ 7 chạy qua, là một trung tâm kinh tế đô thị phía Bắc của tỉnh, là đầu mối giao thông nội bộ, tạo cho Bỉm Sơn có điều kiện giao lƣu kinh tế, văn hóa, lƣu thông hàng hóa thuận tiện với các huyện trong tỉnh và các tỉnh bạn. 2.1.1.2. Địa hình Bỉm Sơn có hai vùng rõ rệt. Vùng có địa hình đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông Bắc với diện tích tự nhiên 6688,59 ha, bao gồm các phƣờng Bắc Sơn, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Ba Đình, Đông Sơn, xã Hà Lan và xã Quang Trung. Trong vùng có thung lũng khá bằng phẳng và đồi thấp, núi đá liên tiếp nhau, chất lƣợng đất đai khá tốt, phần lớn là đất xám feralit (trên nền đá vôi, đá biến chất), có tầng đất khá dày. Tiềm năng đất đai của vùng về sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả, cây lâu năm, cây công nghiệp ngắn ngày và trồng rừng, phát triển đồng cỏ chăn nuôi gia súc, có điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, là vùng quy hoạch phát triển khu công nghiệp tập trung của tỉnh. Vùng có địa hình bằng phẳng diện tích 1581,98 ha gồm các xã Hà Lan, Quang Trung, hiện tại sản suất nông nghiệp 1032,23 ha chiếm 62,27% diện tích vùng đồng bằng, 78,60% diện tích đất nông nghiệp toàn thị xã. Đây là vùng đất có tiềm năng để
  • 26. 16 phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nhƣng cũng là vùng đất dự trữ để phát triển đô thị vì địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng. 2.1.1.3. Khí hậu Khí hậu của Bỉm Sơn thuộc tiểu vùng khí hậu đồng bằng có những đặc trƣng khí hậu chủ yếu sau: + Nhiệt độ: tổng nhiệt độ năm 8500o C - 8600o C, riêng vụ mùa (từ tháng 5 đến tháng 10) chiếm khoảng 60%, biên độ nhiệt năm từ: 11o C - 12o C, biên độ ngày từ: 6o C - 7o C, nhiệt độ trung bình tháng 1: 16,0o C - 16,5o C, nhiệt độ thấp nhất chƣa dƣới 2o C, nhiệt độ trung bình tháng 28o C - 29o C, nhiệt độ cao nhất chƣa quá 41o C. + Mƣa: lƣợng mƣa năm từ: 1000 mm - 1900 mm, vụ mùa chiếm khoảng 86- 88% phân bố lƣợng mƣa trong năm tƣơng đối không đồng đều. Từ tháng 5- tháng 10 lƣợng mƣa trung bình 136 mm - 245 mm/tháng, tháng 9 có lƣợng mƣa lớn nhất xấp xỉ 400mm/tháng. Từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau lƣợng mƣa từ 20 mm - 68 mm/tháng, thấp nhất từ tháng 1 tới tháng 2 xấp xỉ 20 mm/tháng. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 85% - 86%, tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 3: 90%, thấp nhất là các tháng 6, 7, 11, 12 khoảng 84%. + Tốc độ gió trung bình: 1,5 - 1,8 m/s, tốc độ gió mạnh nhất đo đƣợc trong bão: 35 - 40 m/s, gió mùa Đông Bắc tốc độ 12m/s. 2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất Với diện tích tự nhiên 6688,59 ha, đất đai ở Bỉm Sơn đƣợc chia thành các loại đất theo các mục đích nhƣ sau: - Đất nông nghiệp: 2431,47 ha chiếm 36,35% tổng diện tích - Đất lâm nghiệp: 1070,24 ha chiếm 16,00% - Đất chuyên dùng: 1038,25 ha chiếm 16,19% - Đất ở: 216,85 ha chiếm 3,24% - Đất chƣa sử dụng, sông suối, núi đá: 1886,78 ha chiếm 28,21% diện tích đất tự nhiên.
  • 27. 17 * Tài nguyên rừng Rừng Bỉm Sơn chủ yếu là rừng trồng, thực vật tự nhiên trên núi đá chủ yếu là cây bụi, cây gỗ mọc rải rác không có trữ lƣợng, diện tích 860,30 ha (diện tích này đã thống kê vào diện tích núi đá không có rừng cây). Rừng trồng gỗ có trữ lƣợng 427,50 ha, rừng trồng gỗ mới còn non chƣa có trữ lƣợng 423,11 ha. Động vật còn nghèo nàn, chủ yếu là một số loài bò sát và chồn, cáo trên núi đá. * Tài nguyên nước - Về nƣớc mặt: hệ thống sông ngòi của Bỉm Sơn là sông suối ngắn và nhỏ, nguồn nƣớc mặt nghèo nàn biến động thất thƣờng theo mùa: mùa mƣa ngập úng, mùa khô thiếu nƣớc. + Các suối: suối Sòng, suối chín Giếng, Cổ Đam, Ba Voi Khe Cạn đều đổ ra sông Hoạt, qua kênh Tam Điệp. + Lƣu lƣợng nƣớc mùa lũ: 1685000 m3 ngày/ đêm, về mùa kiệt 9513 m3 ngày/ đêm. - Về nƣớc ngầm: phong phú, do địa hình đá vôi Bỉm Sơn có nhiều hang động, các khe suối ngầm có thể cung cấp nƣớc cho toàn thị xã. Kết quả thăm dò 56 km2 khu vực thị xã Bỉm Sơn của Đoàn Địa chất 47 khẳng định: khu vực Bỉm Sơn có trữ lƣợng nƣớc ngầm khoảng 41300 m3 /ngày đêm. Chất lƣợng nƣớc ngầm, nƣớc mặt không đảm bảo do bị ô nhiễm hoặc nồng độ của các chất hoà tan trong nƣớc quá tiêu chuẩn cho phép, phải xử lý khi đƣa vào để sinh hoạt và sản xuất. * Tài nguyên khoáng sản Tại Bỉm Sơn, các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi và đất sét. Theo báo cáo hiện trạng sản xuất công nghiệp tài nguyên khoáng sản của Sở công nghiệp Thanh Hóa ngày 15/02/1998 Bỉm Sơn có các loại khoáng sản: + Đá vôi mỏ Yên Viên 3.000 triệu tấn diện tích phân bố 1000ha
  • 28. 18 + Đá phiến sét mỏ Cổ Đam 60 triệu tấn diện tích phân bố 200ha; Sét xi măng (Mỏ Tam Điệp) trữ lƣợng 240 triệu tấn, diện tích phân bố 200ha; Đất san lấp (Thung Cớn) trữ lƣợng 3,5 triệu tấn diện tích phân bố 100ha; 2 mỏ sét để gạch ngói tại xã Hà Lan trữ lƣợng 19 triệu tấn, diện tích 30ha. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình dân sinh trong khu vực nghiên cứu Theo số liệu điều tra do Viện Quy hoạch Thanh Hóa thực hiện: trong khu vực nghiên cứu hiện có khoảng 1964 hộ, 7421 nhân khẩu. Trong đó: - Trên địa bàn phƣờng Lam Sơn: Tổng số hộ là 593 hộ/2328 nhân khẩu; trong đó hộ cán bộ công chức nhà nƣớc chiếm 1,5%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 7,8%; hộ công nhân chiếm 14,3%; hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 0,4%; hộ lao động tự do chiếm 32%; và hộ hƣu trí chiếm 44,1%. - Trên địa bàn phƣờng Ba Đình: Tổng số hộ là 1371 hộ/5093 nhân khẩu; trong đó hộ cán bộ công chức nhà nƣớc chiếm 0,5%; hộ sản xuất kinh doanh chiếm 7,3%; hộ công nhân chiếm 35,2%; hộ sản xuất nông nghiệp chiếm 2,7%; hộ lao động tự do chiếm 36,2%; hộ hƣu trí chiếm 18,2%. Nhƣ vậy, qua số liệu thống kê có thể thấy các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng nhiều nhất tập trung ở các hộ lao động tự do (34,9%); hộ công nhân (28,9%) và hộ hƣu trí (25,9%). 2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất khu vực nghiên cứu Khu vực nghiên cứu thuộc 02 phƣờng Ba Đình và Lam Sơn với diện tích sử dụng đất nhƣ sau: - Phƣờng Ba Đình: Nghiên cứu trên 5 khu phố: 7,8,9,10,11 với diện tích 75,06ha, trong đó đất ở là: 11,55ha, đất vƣờn liền kề là 52,31ha, đất lâm nghiệp khác 11,22ha. Diện tích phân bổ đến các Khu phố nhƣ sau: Khu phố 7 chiếm 39,5%; Khu phố 8 chiếm 21,2%; Khu phố 9 chiếm 10,2%; Khu phố 10 chiếm 18,4%; Khu phố 11 chiếm 10,8%. - Phƣờng Lam Sơn: Nghiên cứu trên 02 Khu phố (6, 9) với diện tích: 23,55 ha, trong đó đất ở là: 5,27 ha, đất vƣờn liền kề là 16,59ha, đất lâm nghiệp khác 1,69 ha. Trong đó Khu phố 6 chiếm 74,7% tổng diện tích; Khu phố 9 chiếm 25,2% tổng diện tích.
  • 29. 19 2.1.2.4. Các hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực nghiên cứu Theo số liệu cung cấp và điều tra bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau (BQL KKT Nghi Sơn; UBND thị xã Bỉm Sơn; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Phòng Cảnh sát môi trƣờng – Công an tỉnh) cho thấy trên địa bàn phƣờng Ba Đình, phƣờng Lam Sơn hiện có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong đó có 18 cơ sở làm phát sinh chất thải (khí thải, nƣớc thải) gây tác động trực tiếp, gián tiếp đến khu vực nghiên cứu. Trong đó có 07 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; 04 cơ sở cơ khí và sửa chữa ô tô; 05 cơ sở hoạt động lƣu trú và kinh doanh ăn uống; 02 cơ sở may công nghiệp. Các Trong đó có 07 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; 04 cơ sở cơ khí và sửa chữa ô tô; 05 cơ sở hoạt động lƣu trú và kinh doanh ăn uống; 02 cơ sở may công nghiệp. Danh sách các cơ sở đƣợc thống kê nhƣ sau: Bảng 2. 1: Danh sách cơ sở phát sinh chất thải gây ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến khu vực nghiên cứu Stt Tên cơ sở Ngành nghề Địa chỉ 1 Công ty xi măng Bỉm Sơn SX xi măng + clinke P. Ba Đình 2 Công ty CP SX và TM Lam Sơn Sản xuất gạch P. Lam Sơn 3 CT CP bao bì Vicem Bỉm Sơn Sản xuất bao bì P. Lam Sơn 4 Công ty TNHH Quang Vinh Sản xuất Proximang P. Lam Sơn 5 Công ty CP SX và TM Việt Tiến Chế biến gỗ P. Lam Sơn 6 Công ty Việt Thắng Trạm trộn bê tông P. Lam Sơn 7 Công ty TNHH Quế Sơn Chế biến đá P. Ba Đình 8 Doanh nghiệp tƣ nhân Hồng Phƣợng Chế biến đá P. Ba Đình
  • 30. 20 9 Công ty TNHH Huệ Anh Xƣởng may công nghiệp và sản xuất túi nilon thân thiện P. Lam Sơn 10 Gara ô tô Hà Cƣờng Sửa chữa ô tô Khu phố 7, P. Ba Đình 11 Gara ô tô ông Bân Sửa chữa ô tô Khu phố 8, P. Ba Đình 12 C.ty vận tải ô tô số 4 Vận tải P. Lam Sơn 13 Công ty TNHH cơ khí Phú Thắng Xƣởng cơ khí P. Lam Sơn 14 Nhà hàng Ngọc Linh Kinh doanh ăn uống P. Lam Sơn 15 Nhà nghỉ Thanh Huyền Kinh doanh lƣu trú Khu phố 6, P. Lam Sơn 16 Nhà nghỉ Quỳnh Hƣơng Kinh doanh lƣu trú Trần Hƣng Đạo 17 Nhà nghỉ Minh Tuấn Kinh doanh lƣu trú Trần Hƣng Đạo 18 Nhà nghỉ Ngọc Văn Kinh doanh lƣu trú phố 7, P. Ba Đình 2.1.2.5. Hoạt động giao thông vận tải trong khu vực Hoạt động giao thông vận tải trong khu vực nghiên cứu chủ yếu gồm các tuyến: - Tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo (đoạn từ nút giao với đƣờng Phạm Hùng tới nút giao với đƣờng Lê Lợi, L = 3km). Đây là tuyến đƣờng xe ra vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dọc tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo. - Tuyến đƣờng Phan Chu Trinh (từ hàng rào nhà máy XMBS tới đƣờng vào mỏ sét của nhà máy, L = 1,2km). Ngoài việc đi lại của ngƣời dân, tuyến đƣờng này chủ yếu phục vụ việc chở sét, quạng sắt từ mỏ về nhà máy XMBS. - Đƣờng Tôn Thất Thuyết (từ hàng rào nhà máy XMBS tới khu dân cƣ phố 8, phƣờng Ba Đình, L = 1,0km). Phục vụ cho việc chở sét từ mỏ cũ về nhà máy, tuy nhiên hiện nay tuyến đƣờng này không đƣợc sử dụng nhiều.
  • 31. 21 - Đƣờng Phạm Hùng (từ nút giao với đƣờng Trần Hƣng Đạo tới cổng nhà máy XMBS, L = 0,5km). Đây là tuyến đƣờng chở than, nguyên liệu nhập từ nơi khác về nhà máy XMBS. - Đƣờng Lê Lợi (từ nút giao với đƣờng Trần Hƣng Đạo tới đƣờng băng tải nhà máy XMBS, L =0,5km). Đây là tuyến xe vào NMXM nhận sản phẩm. Năm 2011, trƣớc những khó khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, lạm phát và giá cả leo thang đã làm ảnh hƣởng đến sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ xây dựng, việc làm và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, dƣới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, điều hành linh hoạt của UBND thị xã, sự nỗ lực cố gắng của các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn, kinh tế thị xã tiếp tục phát triển, văn hoá - xã hội có chuyển biến tiến bộ, quốc phòng - an ninh đƣợc giữ vững, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định. Tình hình cụ thể nhƣ sau: Tổng giá trị sản xuất địa bàn đạt 6719300 triệu đồng; bằng 98,2% kế hoạch, tốc độ tăng trƣởng kinh tế 16,83% (thấp hơn so với kế hoạch 2,17%); Cơ cấu kinh tế: + Công nghiệp - xây dựng 70,1% + Dịch vụ 26,42% + Nông - lâm nghiệp 3,48%; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 2328 USD, bằng 104,2 % kế hoạch. 2.1.2.6. Sản xuất công nghiệp – xây dựng Lĩnh vực này vẫn duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng; giá trị sản suất công nghiệp – xây dựng đạt 5300880 triệu đồng, bằng 94,16% kế hoạch, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất công nghiệp đạt 3581570 triệu đồng, bằng 89,13% kế hoạch, tăng 5,5% so với cùng kỳ; Giá trị ngành xây dựng đạt 1719310 triệu đồng, bằng 106,68% kế hoạch, tăng 26,0% so cùng kỳ. Mặc dù chƣa đạt kế hoạch đề ra nhƣng phần lớn các sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, nhƣ: gạch xây 170000000 viên, tăng 4,03% so với cùng kỳ; Sản xuất lắp ráp ô tô 1.800 chiếc, tăng 60% so với cùng kỳ; Bê tông thƣơng phẩm 5.000m3 , tăng 19,5% so với cùng kỳ; sản phẩm may 4089 nghìn sản phẩm, tăng 17,7% so với cùng kỳ; thức ăn chăn nuôi 1490 tấn, tăng 65,6% so với cùng kỳ; Chiết nạp gas 11888 tấn, tăng 25,3% so với cùng kỳ; Một số sản phẩm tuy không tăng số lƣợng so với cùng kỳ, song vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh do đổi mới công tác quản lý và giá
  • 32. 22 cả thị trƣờng biến động nhƣ xi măng 2988 nghìn tấn, bằng 92,63% so với cùng kỳ; bao bì các loại 53 triệu sản phẩm, bằng 96,47% so với cùng kỳ. Năm 2011, thị xã phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy phân lân nung chảy Tiến Nông để sớm có sản phẩm ra thị trƣờng; quan tâm kêu gọi các doanh nghiệp đầu tƣ vào khu công nghiệp, hiện nay có 20 doanh nghiệp và dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 5663 tỷ đồng, trên địa bàn thị xã có thêm 32 doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động. 2.1.2.7. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ Phát triển với tốc độ tăng trƣởng cao, thị trƣờng hàng hoá phong phú, sức mua tăng, lƣu thông hàng hoá đáp ứng nhu cầu nhân dân. Tổng giá trị ngành dịch vụ đạt 1322800 triệu đồng, bằng 118,1% kế hoạch, tăng 46,3% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá 1240300 triệu đồng, bằng 128,3% kế hoạch, tăng 47,6% so với cùng kỳ. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 59,6 triệu USD, bằng 99,32% kế hoạch, tăng 29,8% so với cùng kỳ. Các ngân hàng thƣơng mại và quỹ tín dụng nhân dân hoạt động có hiệu quả, khai trƣơng Phòng giao dịch ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Thanh Hoá tại thị xã Bỉm Sơn; tổng vốn huy động đạt 2.655.500 triệu đồng, dƣ nợ cho vay 4.120.170 triệu đồng. Bƣu chính - viễn thông tiếp tục phát triển, tổng số thuê bao Internet hiện có 1.760 thuê bao, đạt 3,8 thuê bao/100 dân, điện thoại cố định 39.850 thuê bao, đạt 74 thuê bao/100 dân. Ngành điện đã đầu tƣ trên 8 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp lƣới điện phục vụ đời sống và sản xuất, doanh thu đạt gần 65 tỷ đồng. Ngành nƣớc hoạt động đảm bảo theo kế hoạch đề ra, dịch vụ vận tải phát triển mạnh với khối lƣợng hàng hoá luân chuyển trên 2136 nghìn tấn, tăng 40,4% so với cùng kỳ. Trong năm 2011, tiếp tục mời gọi các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất ngành dịch vụ, kết quả: Một số siêu thị đã khai trƣơng và đi vào hoạt động; khởi công xây dựng các siêu thị mới, chuẩn bị thực hiện Dự án Trung tâm Thƣơng mại Bỉm Sơn PLAZA, Dự án xây dựng chợ Bỉm Sơn... UBND thị xã xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-NP của Chính phủ, chỉ đạo các ngành, các cấp, các xã phƣờng tập trung thực hiện những giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; Ban chỉ đạo 127 của thị xã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lƣợng, thực hiện niêm yết giá, chống gian lận thƣơng mại, từng bƣớc làm bình ổn thị trƣờng.
  • 33. 23 2.1.2.8. Sản xuất nông – lâm nghiệp Tập trung khắc phục khó khăn do thời tiết rét đậm kéo dài, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 95620 triệu đồng, bằng 103,3% kế hoạch, tăng 8,8% so với với cùng kỳ; trong đó nông nghiệp đạt 89300 triệu đồng, lâm nghiệp đạt 570 triệu đồng, thuỷ sản 5750 triệu đồng. Sản lƣợng lúa đạt 7152 tấn, bằng 96,6% kế hoạch và 123,7% so với cùng kỳ, năng suất lúa bình quân 52,0 tạ/ha. Ngành chăn nuôi đang phát triển với đàn trâu bò gần 2000 con, đàn lợn gần 4000 con, đàn gia cầm trên 110 nghìn con; chăm sóc và bảo vệ 769,3 ha rừng. Thực hiện tốt công tác phòng chống bão lụt, phòng chống cháy rừng. Đã tổ chức 07 lớp tập huấn công tác phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng với tổng số trên 500 lƣợt ngƣời tham gia. 2.1.2.9. Về xây dựng cơ bản, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Thị xã đã tập trung làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan hoàn thiện và trình UBND tỉnh Đề án nâng cấp đô thị. Đề án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã; đề ra các giải pháp để thực hiện “Năm đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị”. Trong năm, tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng: một số dự án chuẩn bị hoàn thành nhƣ: đƣờng Bỉm Sơn - Nga Sơn, đƣờng Trần Hƣng Đạo nối quốc lộ 1A, vỉa hè đƣờng Trần Phú… các dự án đang tích cực thực hiện nhƣ: đƣờng tỉnh lộ 7 đến đƣờng gom khu công nghiệp, Hệ thống thoát nƣớc khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống đèn chiếu sáng đô thị… thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án cải tạo nâng cấp đƣờng 1A đi qua thị xã, xây dựng các khu dân cƣ mới: khu biệt thự phía tây đƣờng Nguyễn Đức Cảnh, khu dân cƣ khu phố 6 - phƣờng Ba Đình... tiến hành lập quy hoạch chi tiết các khu dân cƣ đã đƣợc UBND tỉnh cho chủ trƣơng. Trong năm, cấp 01 chứng chỉ quy hoạch, 04 giấy phép xây dựng cho tổ chức, doanh nghiệp và 168 hộ riêng lẻ; thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật 35 công trình với tổng dự toán gần 23 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 1036151 triệu đồng, bằng 91,07% kế hoạch; trong đó vốn ngân sách nhà nƣớc 216651 triệu đồng, doanh nghiệp 631589 triệu đồng, vốn của nhân dân 187911 triệu đồng. Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng đƣợc quan tâm thực hiện. Tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2011, lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015. Kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất, sử dụng tài nguyên và môi trƣờng của
  • 34. 24 các tổ chức, doanh nghiệp; Trong năm đã thu hồi đất thực hiện 17 dự án với diện tích 15,7 ha; cấp 1215 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, nâng tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp lên 12336 giấy/14197 giấy cần cấp, đạt tỷ lệ 86,89%. Công tác đảm bảo vệ sinh và bảo vệ môi trƣờng tăng cƣờng, phối hợp với mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức phát động và tuyên truyền sâu rộng, triển khai thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trƣờng; tiếp tục thực hiện dự án khắc phục môi trƣờng sau khai thác. Hiện nay, thị xã đang tích cực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng và các đơn vị liên quan giải quyết tiến độ đầu tƣ xây dựng nhà máy xử lý rác thải AE Toàn Tích Thiện. 2.1.2.10. Về tài chính - kế hoạch Tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch thu chi ngân sách năm 2011; tăng cƣờng các biện pháp và tổ chức triệt để các nguồn thu, chống thất thu, trốn lậu thuế, lập hồ sơ đấu giá đất và thực hiện thủ tục đấu giá đất các dự án theo quy định của pháp luật. Thu ngân sách địa bàn ƣớc đạt 419700 triệu đồng bằng 109,01% kế hoạch, tăng 28,2% so với cùng kỳ; thu ngân sách địa phƣơng 96400 triệu đồng, đạt 110,6% kế hoạch, tăng 25,0% so với cùng kỳ; thu ngân sách Thị xã đạt 189244 triệu đồng, bằng 117,5% kế hoạch, tăng 16,0% so với cùng kỳ; chi ngân sách thị xã đạt 189244 triệu đồng, bằng 117,5% kế hoạch, tăng 16,0% so với cùng kỳ. Một số nguồn thu có số thu lớn nhƣ: thuế, tiền sử dụng đất, lệ phí trƣớc bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất. Công tác thống kê đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền và thực thực hiện cập nhật số liệu thống kê ở các thời điểm kịp thời góp phần chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội thị xã. Trong năm, đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác điều tra thông tin doanh nghiệp và tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thuỷ sản theo kế hoạch chung của tỉnh. 2.1.3. Tình hình văn hóa - xã hội 2.1.3.1. Về văn hoá, thể dục thể thao, thông tin, tuyên truyền Công tác quản lý nhà nƣớc về các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao, thông tin tuyên truyền đƣợc đẩy mạnh, phối hợp với các sở liên quan tiến hành 3 đợt kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng; các loại hình dịch vụ internet, karaoke, văn hoá phẩm, nhà hàng khách sạn. Đã tập trung tuyên truyền về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của thị xã. Thực hiện nhiều đợt tuyên truyền lớn chào mừng các ngày lễ, ngày
  • 35. 25 kỷ niệm, các sự kiện lớn của đất nƣớc. Tổ chức tốt các hội thi, hội thao và hoạt động hè cho thiếu nhi và tham gia có chất lƣợng các hội thi, các chƣơng trình văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao do tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục đƣợc đẩy mạnh góp phần nâng cao đời sống văn hoá cơ sở, toàn thị xã có 55/65 làng, khu phố văn hoá, 61/69 cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học đƣợc công nhận là cơ quan văn hoá; 81,6% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hoá. Phong trào quần chúng rèn luyện sức khoẻ theo gƣơng Bác Hồ tiếp tục đẩy mạnh, gia đình thể thao đạt 40,5%, số ngƣời thƣờng xuyên luyện tập thể thao đạt 42,8%, tổ chức thành công hội khoẻ Phù Đổng thị xã lần thứ 8, quản lý tốt các hoạt động văn hoá, tín ngƣỡng, cả năm đã có trên 285 nghìn khách thập phƣơng đến tham quan vãn cảnh và sinh hoạt tín ngƣỡng tại các di tích trên địa bàn, tổng nguồn thu từ khai thác các di tích Quốc gia đạt gần 7,5 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ. Tích cực triển khai và thực hiện các biện pháp xây dựng gia đình, ấm no, hạnh phúc giảm thiểu bạo lực gia đình và tệ nạn xã hội, thực hiện tháng hành động vì trẻ em, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể khảo sát, nắm bắt tình hình mâu thuẫn gia đình, ly hôn, bạo lực gia đình trong khu vực dân cƣ. Thực hiện kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập thị xã Bỉm Sơn; các ngành, các cấp đã phát động phong trào thi đua rộng khắp, lập thành tích xuất sắc phấn đấu hoàn thành vƣợt chỉ tiêu năm 2011, tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng và nâng cao nếp sống văn minh đô thị, tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập thị xã. 2.1.3.2. Ngành Giáo dục - Đào tạo Thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2010 - 2011; tiếp tục giữ vững, củng cố và nâng cao chất lƣợng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Tăng cƣờng đổi mới công tác quản lý, đổi mới phƣơng pháp dạy học, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện; tổ chức tuyển chọn, bồi dƣỡng học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi đạt kết quả khá, tổ chức thành công kỳ thi Olimpic THPT thị xã Bỉm Sơn lần thứ 3, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,9%, tốt nghiệp THCS đạt 100%, tuyển sinh vào các trƣờng đại học năm 2011 đạt trên 50%; triển khai nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, tuyển sinh lớp đầu cấp và đội ngũ cán bộ giáo viên khai giảng năm học mới. Tiếp tục thực hiện Quyết định 248/QĐ-UBND của UBND tỉnh về giải quyết giáo viên dôi dƣ và Quyết định 206/2009/QĐ-UBND ngày 19/1/2009
  • 36. 26 của UBND tỉnh về chính sách đối với giáo viên dôi dƣ. Công tác đào tạo nghề luôn phát triển cả về quy mô và chất lƣợng, trong năm các trƣờng Cao đẳng, trung cấp và các cơ sở đào tạo nghề đã đào tạo trên 3000 lao động cung cấp nhân lực lao động cho xã hội. 2.1.3.3. Hoạt động y tế Làm tốt công tác quản lý nhà nƣớc về y dƣợc trên địa bàn; củng cố, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trạm y tế; đánh giá thực trạng chất lƣợng khám chữa bệnh trên địa bàn và đề ra nhiệm vụ giải pháp công tác khám chữa bệnh giai đoạn 2011- 2015. Số bệnh nhân khám chữa bệnh tại bệnh viện Bỉm Sơn là 67122 lƣợt ngƣời, bằng 149% kế hoạch; trong đó, điều trị nội trú là 6931 lƣợt ngƣời, tăng gần gấp đôi so với kế hoạch; công suất sử dụng giƣờng bệnh đạt 145% kế hoạch. Hệ thống y tế xã, phƣờng đã khám và điều trị cho 30310 lƣợt ngƣời đạt 121% kế hoạch, điều trị nội trú 3391 lƣợt ngƣời, đạt 112,3% kế hoạch, hệ thống y tế ngoài công lập góp phần tích cực cùng với hệ thống y tế công lập chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Công tác phòng, chống dịch bệnh đƣợc triển khai thực hiện đồng bộ nên đã chủ động kiểm soát đƣợc các loại dịch bệnh. Công tác truyền thông dân số đƣợc đẩy mạnh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9,74‰; số trẻ sinh trong năm là 764 cháu, trong đó có 36 trƣờng hợp là con thứ 3 trở lên, chiếm 4,71% (tăng so với năm 2010 là 0,13%). 2.1.3.4. Chính sách an sinh xã hội Chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tƣợng chính sách, trong đó chi trả trợ cấp thƣờng xuyên cho 1292 ngƣời có công, với số tiền gần 16 tỷ đồng; chi trả trợ cấp ƣu đãi cho 372 học sinh, sinh viên với số tiền 1260 triệu đồng. Chi trả trợ cấp cho đối tƣợng bảo trợ xã hội 1357 ngƣời, với số tiền 3525 triệu đồng; thực hiện chƣơng trình cho học sinh, sinh viên nghèo vay ƣu đãi. Tích cực hƣởng ứng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và tạo quỹ năm 2011 đạt 162 triệu đồng; thực hiện tốt chƣơng trình giải quyết việc làm, trong năm đã tạo 1635 chỗ làm mới cho ngƣời lao động; xuất khẩu lao động đƣợc 166 ngƣời; đào tạo nghề cho gần 250 lao động nông thôn; quan tâm làm tốt công tác giảm nghèo, tổ chức điều tra, rà soát thẩm định hộ nghèo năm 2011, đến nay toàn thị xã còn 855 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,6%; cận nghèo còn 908 hộ, tỷ lệ 6,0%; hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 20 hộ nghèo với số tiền 200 triệu đồng. Quan tâm thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ em; cấp thẻ khám chữa bệnh cho trẻ em dƣới 6 tuổi đầy đủ kịp thời, tổ chức cho trẻ em uống VitaminA, tiêm chủng mở rộng theo kế hoạch đề ra.
  • 37. 27 2.2. Thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu là một giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình nghiên cứu đề tài. Việc thu thập dữ liệu đòi hỏi thời gian, công sức cũng nhƣ chi phí. Đề tài có liên quan tới một số vấn đề nhạy cảm của công tác sản xuất của các cơ sở. Nên việc thu thập dữ liệu là khó khăn. Các nguồn dữ liệu đƣợc thu thập thông qua các nguồn sau: Dữ liệu văn bản Nhận đƣợc từ phòng tài nguyên và môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn: + Báo cáo hiện trạng môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn tháng 5 năm 2015. Thu đƣợc dựa vào số liệu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn nhằm mục đích di chuyển, tái định cƣ và cải thiện môi trƣờng nhằm đảm bảo quyền lợi, sức khỏe, ổn định đời sống của nhân dân khu vực. Nhận đƣợc từ bệnh viên đa khoa thị xã Bỉm Sơn: + Số liệu tổng hợp các bệnh liên quan đến bụi. Trong đó chỉ rõ số lƣợng bệnh nhân bị mắc các bệnh cụ thể liên quan đến bụi. Là số liệu tổng hợp tay nhận đƣợc từ phòng hành chính của bệnh viện Bỉm Sơn. Nhận đƣợc qua số liệu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí Bỉm Sơn: + Số liệu đo đạc phân tích lƣợng khí thải tại các điểm quan trắc. Đặc biệt là số liệu về thông số bụi. Nhận đƣợc qua việc đo đạc tại khu khai thác đá tại mỏ đá thuộc công ty cổ phần xi măng Vicem Bỉm Sơn: + Số liệu đo đạc khối lƣợng san lấp tại mỏ đá tại thời điểm tháng 9 đến tháng 11 năm 2015. Sử dụng máy toàn đạc điện tử đo đạc tính toán đƣợc khối lƣợng san lấp mỏ đá sử dụng phƣơng pháp nổ mìn. Số liệu thực trực tiếp thu đƣợc từ công tác đo vẽ tính toán khối lƣợng. Các văn bản tiêu chuẩn và kỹ thuật áp dụng khi tiến hành quan trắc Với những dữ liệu trên tuy còn sơ sài nhƣng là sự cố gắng rất lớn từ tác giả.
  • 38. 28 Dữ liệu hình ảnh Thu thập dữ liệu hình ảnh thông qua việc chụp ảnh các hoạt động sản xuất tại những nơi trực tiếp thải bụi ra môi trƣờng. Cụ thể: Ảnh chụp đƣờng Trần Hƣng Đạo tuyến đƣờng chính của hoạt động vận tải xi măng từ nhà máy xi măng Bỉm Sơn ra quốc lộ 1A, ảnh chụp nhà máy xi măng Bỉm Sơn đang trong quá trình vận hành sản xuất, ảnh chụp khu khai thác đá thuộc mỏ đá của nhà máy xi măng Bỉm Sơn,… Dƣới đây là một số dữ liệu hình ảnh chụp tại các tuyến đƣờng liên quan tới khu vực nghiên cứu Hình 2. 1: Tuyến đường Trần Hưng Đạo, đoạn ngã 4 đền Sòng Sơn - đền Cô Chín
  • 39. 29 Hình 2. 2: Ngã tư Bỉm Sơn Hình 2. 3: Ngã tư cổng 1
  • 40. 30 Hình 2. 4: Cây bị bụi che phủ Hình 2. 5: Cổng 1 nhà máy xi măng Bỉm Sơn
  • 41. 31 Hình 2. 6: Hoạt động xây dựng tại khu đô thị Bắc Trần Phú Dữ liệu bản đồ Dữ liệu nền bản đồ đƣợc thu thập bao gồm: hành chính, giao thông, thủy hệ, địa hình, dân cƣ, lớp phủ bề mặt. Các dữ liệu này đƣợc xây dựng thành các lớp thông tin tích hợp vào CSDL tạo nên một CSDL GIS hoàn chỉnh trên bản đồ nền thông tin địa lý hành chính của thị xã Bỉm Sơn với tỷ lệ 1:25.000 (1cm trên bản đồ tƣơng đƣơng với 0,25 km ngoài thực địa) đƣợc thể hiện trong bảng 3.5. Bảng 2. 2: Các lớp thông tin bản đồ nền trong CSDL Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng Biên giới địa giới hành chính DuongBienGioi Đƣờng biên giới quốc gia Đƣờng ranh giới đƣợc xác định bằng hệ thống mốc quốc giới để phân định chủ quyền trên đất liền giữa hai quốc gia kề cạnh nhau 050NAA01 DuongDiaGioiTinh Điạ giới hành Đƣờng ranh giới phân định phạm 050NAC01
  • 42. 32 Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng Biên giới địa giới hành chính chính cấp tỉnh vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh DuongDiaGioiHuy en Điạ giới hành chính cấp huyên Đƣờng ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp huyện 050NAC02 DuongDiaGioiHuy enLanCan Điạ giới hành chính cấp huyện lân cận Đƣờng ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp huyện lân cận với TX. Bỉm Sơn 050NAC02 DuongDiaGioiXa Điạ giới hành chính cấp xã Đƣờng ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp xã 050NAC03 DuongDiaGioiXaL anCan Điạ giới hành chính cấp xã lân cận Đƣờng ranh giới phân định phạm vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp xã lân cận với TX. Bỉm Sơn 050NAC03 DiaPhanTinh Địa phận tỉnh Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp tỉnh 050NAD01 DiaPhanHuyen Địa phận huyện Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp huyện 050NAD02 DiaPhanHuyenLan Can Địa phận huyện lân cận Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp huyện lân cận với Bỉm Sơn 050NAD02 DiaPhanXa Địa phận xã Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp xã 050NAD03 DiaPhanXaLanCan Địa phận xã lân cận Phần lãnh thổ thuộc quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp 050NAD03
  • 43. 33 Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng Biên giới địa giới hành chính xã lân cận với huyện Bỉm Sơn UyBanNhanDan Ủy ban nhân dân Ủy ban nhân dân 050NBE01 Dân cƣ DiemDanCu Vị trí khu dân cƣ Nơi cƣ trú của một cộng đồng dân cƣ 050NDA01 KhuChucNangP Vị trí khu chức năng Vị trí khu chức năng 050NBP01 KhuChucNangA Vùng chức năng Vùng chức năng 050NBV01 RanhGioiKhuChuc Nang Ranh giới khu chức năng Ranh giới các khu chức năng dạng vùng 05NKB03 Nha Nhà độc lập hoặc khối nhà Nhà độc lập hoặc khối nhà 050NCB01 và 050NCB02 Địa hình DiaDanhSonVan Ghi chú địa danh sơn văn Tên gọi của núi, đồi, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng và các dạng địa hình khác 050NDA05 DiemDoCao Điểm độ cao Điểm trên bề mặt địa hình có xác định giá trị độ cao 050NEA01 DuongBinhDo Đƣờng Bình Độ Đƣờng cong khép kín nối các điểm có cùng giá trị độ cao hoặc độ sâu kề nhau 050NEA03 DiaHinhDacBiet Địa hình đặc biệt Các dạng địa hình đặc biệt Giao thông BenBai Bến bãi Bến bãi dạng điểm, đƣờng 050NHB02 CauGiaoThongP Cầu giao Nơi có công trình nối thông 050NHG02
  • 44. 34 Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng Biên giới địa giới hành chính thông dạng điểm đƣờng giao thông vƣợt chƣớng ngại vật CauGiaoThongL Cầu giao thông dạng đƣờng Nơi có công trình nối thông đƣờng giao thông vƣợt chƣớng ngại vật 050NHG03 CongGiaoThongP Cống giao thông dạng điểm Cống dƣới đƣờng giao thông 050NHG03 CongGiaoThongL Cống giao thông dạng đƣờng Cống dƣới đƣờng giao thông 050NHG05 DuongSat Đoạn đƣờng sắt Đƣờng cố định đƣợc cấu thành bởi một hoặc nhiều đƣờng ray theo một quỹ đạo xác định DuongGiaoThong Đoạn tim đƣờng bộ Vị trí trung tuyến của tuyến đƣờng bộ 050NHA13 Thủy hệ BaiBoiA Bãi bồi dạng vùng Bãi bồi 050NLD01 BoKe Bờ kè Bờ kè 050NLE01 CongThuyLoiP Công trình thủy lợi dạng điểm Công trình thủy lợi để điều tiết nƣớc, điều tiết dòng chảy 050NLE0101 CongThuyLoiL Công trình thủy lợi dạng đƣờng Công trình thủy lợi để điều tiết nƣớc, điều tiết dòng chảy 050NLE0102 Dap Đập Công trình thủy lợi, thủy điện để ngăn nƣớc hoặc chắn sóng 050NLE04 De Đê Công trình đƣợc xây dựng dọc theo sông, biển để ngăn nƣớc lũ 050NLE05
  • 45. 35 Tên lớp đối tƣợng Mô tả Ý nghĩa Mã đối tƣợng Biên giới địa giới hành chính hoặc nƣớc biển dâng KenhMuongL Kênh mƣơng dạng đƣờng Dòng chảy nhân tạo của nƣớc mặt 050NLA0401 KenhMuongA Kênh mƣơng dạng vùng Dòng chảy nhân tạo của nƣớc mặt 050NLA0402 DuongBoNuoc Đƣờng bờ nƣớc Đƣờng bờ nƣớc 050NLG01 SongSuoiL Sông suối dạng đƣờng Dòng chảy tự nhiên của nƣớc mặt 050NLA0701 SongSuoiA Sông suối dạng vùng Dòng chảy tự nhiên của nƣớc mặt 050NLA0701 TramBom Trạm bơm Vị trí đặt công trình bơm nƣớc 050NLA10 Phủ bề mặt PhuBeMat Lớp phủ bề mặt Lớp phủ bề mặt đất Nhiều loại RanhGioiPhuBeMa t Ranh giới phủ bề mặt Ranh giới Lớp phủ bề mặt đất 050NKB02 Ghi chú: - BienGioiDiaGioi: biên giới địa giới - DiaHinh: địa hình - ThuyHe: thủy hệ - GiaoThong: giao thông - DanCuCoSoHaTang: dân cƣ, cơ sở hạ tầng
  • 46. 36 Hình 2. 7: Quảng lý các lớp thông tin bản đồ trên ArcGIS - ArcCatalog
  • 47. 37 Hình 2. 8: Bản đồ địa hình sau khi trình bày CSDL nền trên AcrMap
  • 48. 38 Hình 2. 9: Bản đồ hành chính thị xã Bỉm Sơn sau khi trình bày CSDL nền trên ArcMap. Bản đồ tính khối lƣợng san lấp tại khu mỏ đá thuộc nhà máy cổ phần xi măng vicem Bỉm Sơn. Các nguồn bản đồ thu thập đƣợc dựa vào cung cấp của phòng tài nguyên và môi trƣờng thị xã Bỉm Sơn. Bản đồ phƣờng Ba Đình nhận đƣợc từ ủy ban nhân dân phƣờng Ba Đình thị xã Bỉm Sơn. Dữ liệu từ nguồn internet Thông qua việc khai thác thông tin từ mạng internet. Đã thu thập đƣợc dữ liệu nhƣ sau: + Dữ liệu về công tác nghiên cứu ô nhiễm bụi trên thế giới và ở Việt Nam + Một số phƣơng pháp giảm thiểu lƣợng bụi trong không khí. Các phƣơng pháp đƣợc áp dụng cả ở nƣớc ngoài và trong nƣớc. Đƣợc lựa chọn phù hợp với điều kiện tại
  • 49. 39 địa bàn thị xã Bỉm Sơn. 2.3. Phân tích dữ liệu Từ những dữ liệu thu thập đƣợc tiến hành phân tích dữ liệu. Do trong các báo cáo về môi trƣờng cũng nhƣ số liệu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng là rất rộng. Vì vậy, việc tổng hợp và lấy ra những số liệu phù hợp với đề tài tốn rất nhiều thời gian. Tại mỗi điểm quan trắc, ngƣời ta đánh giá rất nhiều thông số môi trƣờng: + Thông số khí thải + Thông số bụi + Thông số chất lƣợng nƣớc thải + Thông số chất lƣợng nƣớc mặt + Thông số tiếng ồn… Với những thông số nhƣ trên, việc tách riêng thông số về bụi chiếm khá nhiều thời gian. Việc chiết tách thông số cho từng khi vực quan trắc cũng nhƣ đo đạc các tọa độ các điểm quan trắc để kiểm tra diễn ra trong nhiều ngày. 2.4. Trình bày kết quả phân tích dữ liệu Vì đề tài liên quan tới vấn đề ô nhiễm bụi nên kết quả phân tích dữ liệu tập trung vào thông số bụi. Các nguồn phát thải bụi, khí thải 2.4.1. Phát thải từ hoạt động giao thông trong khu vực - Tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo (đoạn từ nút giao với đƣờng Phạm Hùng tới nút giao với đƣờng Lê Lợi, L = 3km). Đây là tuyến đƣờng xe ra vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dọc tuyến đƣờng Trần Hƣng Đạo. Ngoài ra đây là tyến xe vào NMXM nhận sản phẩm. Lƣợng xe lƣu thông khoảng 132 xe ô tô/h vào ban ngày và 66 xe ô tô/h vào ban đêm. - Tuyến đƣờng Phan Chu Trinh (từ hàng rào nhà máy XMBS tới đƣờng vào mỏ sét của nhà máy, L = 1,2km). Ngoài việc đi lại của ngƣời dân, tuyến đƣờng này chủ yếu phục vụ việc chở sét, quạng sắt từ mỏ về nhà máy XMBS. Lƣợng xe lƣu thông
  • 50. 40 khoảng 162 xe ô tô/h vào ban ngày và không có xe vận chuyển vào ban đêm. - Đƣờng Tôn Thất Thuyết (từ hàng rào nhà máy XMBS tới khu dân cƣ phố 8, phƣờng Ba Đình, L = 1,0km). Phục vụ cho việc chở sét từ mỏ cũ về nhà máy, tuy nhiên hiện nay tuyến đƣờng này không đƣợc sử dụng nhiều. - Đƣờng Phạm Hùng (từ nút giao với đƣờng Trần Hƣng Đạo tới cổng nhà máy XMBS, L = 0,5km). Đây là tuyến đƣờng chở than, nguyên liệu nhập từ nơi khác về nhà máy XMBS. - Đƣờng Lê Lợi (từ nút giao với đƣờng Trần Hƣng Đạo tới đƣờng băng tải nhà máy XMBS, L =0,5km). Đây là tuyến xe vào NMXM nhận sản phẩm. Lƣợng xe lƣu thông khoảng 124 xe ô tô/h vào ban ngày và 62 xe ô tô/h vào ban đêm. Khoảng thời gian cao điểm cho các hoạt động giao thông trong khu vực này là từ 16h30’ đến 17h30’. Đây cũng là khoảng thời gian tan tầm làm việc trong ngày nên lƣu lƣợng xe máy, ô tô tăng cao hơn các thời điểm khác trong ngày. 2.4.2. Từ hoạt động sản xuất - Phát thải từ nhà máy xi măng Bỉm Sơn: Theo số liệu cung cấp từ phòng kỹ thuật của nhà máy thì sản lƣợng clinker các tháng trong năm ổn định, trung bình khoảng 253.000 tấn/tháng. Sản lƣợng Clinker của nhà máy trong năm 2014 đƣợc thống kê trong bảng sau: Bảng 2. 3: Sản lượng Clinker của nhà máy xi măng Bỉm Sơn năm 2014 Stt Thời gian Sản lƣợng clinker (tấn) 1 Tháng 01 284,102 2 Tháng 02 252,725 3 Tháng 03 279,108 4 Tháng 04 192,276 5 Tháng 05 280,392
  • 51. 41 Stt Thời gian Sản lƣợng clinker (tấn) 6 Tháng 06 249,536 7 Tháng 07 268,355 8 Tháng 08 206,718 9 Tháng 09 247,732 10 Tháng 10 267,599 11 Tháng 11 275,107 12 Tháng 12 238,154 Tổng 3,041,804 Nguồn nhiên liệu sử dụng: Than cám với khối lƣợng 43 tấn/ngày. Lƣợng than cung cấp lớn nhất 1,8 tấn/h. Và hiện nay, bụi, khí thải nhà máy đƣợc thải vào môi trƣờng qua 02 ống khói cao 105m, đƣờng kính các ống khói là 3,5m và 4,5m. * Nhận xét: + Nhƣ vậy với sản lƣợng các tháng của nhà máy nêu trên thì tải lƣợng bụi, khí thải phát sinh vào môi trƣờng xung không có sự khác biệt giữa các tháng trong năm. + Tải lƣợng phát thải bụi, khí thải từ các ông khói của nhà máy có sự đồng nhất về số liệu khi tính toán theo phƣơng pháp cân bằng nhiệt lƣợng; sử dụng hệ số phát thải theo WHO, 1993 và tham khảo từ báo cáo ĐTM của nhà máy (Bụi = 18.040 mg/s; SO2 = 6011 mg/s; NO = 2186 mg/s; CO = 17.172 mg/s). + Nồng độ bụi; khí thải lớn nhất qua ống khói khi xác định theo mô hình Gauss ứng với tốc độ gió 1,0 m/s và 2,0 m/s có bán kính từ 450 - 500m kể từ chân ống khói. Phạm vi bị tác động lớn nhất là khu vực phía Bắc đƣờng Trần Hƣng Đạo và một bộ phận khu phố 10 phía Tây nhà máy. - Phát thải từ nhà máy gạch Lam Sơn: Công suất hiện này là 29.000 triệu SP/năm; thời gian hoạt động liên tục trong ngày.
  • 52. 42 Nguồn nhiên liệu sử dụng là than cám với khoảng 4 tấn/ngày. Hiện nay bụi, khí thải nhà máy đƣợc thải vào môi trƣờng qua 04 ống khói, mỗi ống khói cao 25m, đƣờng kính 1,2m. * Nhận xét: + Theo kết quả đánh giá của chúng tôi, tải lƣợng của nhà máy phát sinh nhƣ sau: Bụi = 1.660 mg/s; SO2 = 3.052 mg/s; NO = 982 mg/s; CO = 8719 mg/s.. + Nồng độ bụi; khí thải lớn nhất qua ông khói khi xác định theo mô hình Gauss ứng với tốc độ gió 1,0 m/s và 2,0 m/s có bán kính từ 450 - 500m kể từ chân ống khói. Phạm vi bị tác động lớn nhất là khu vực phía Bắc đƣờng Trần Hƣng Đạo và một bộ phận khu phố 10 phía Tây nhà máy. - Phát thải từ các hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng khác như: Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trong khu vực nhƣ: Trạm trộn bê tông (Công ty Việt Thắng); sản xuất Proximang (C.ty TNHH Quang Vinh); xƣởng SX tấm lợp Fibroximang – Công ty CP Lilama 5; Chế biến gỗ (Công ty CP SX và TM Việt Tiến) đều tác động trực tiếp đến khu vực lân cận. Tuy mức phát thải chỉ mang tính cục bộ nhƣng một số cơ sở đã có nhiều ý kiến phản ảnh của ngƣời dân. - Phát thải từ các hoạt động sản xuất trong KCN lân cận + Một số cơ sở sản xuất CN lân cận phía Tây có khả năng ảnh hƣởng tới khu vực nhƣ: Công ty CP SX và TMDV Việt Thảo (đang HĐ); Nhà máy cốc hóa Hội Hoa (dừng HĐ); Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông (đang XD). + Tuy nhiên thời gian quan trắc vào tháng I, II/2015, hƣớng gió chủ đạo là Bắc và Tây Bắc nên khả năng khu vực nghiên cứu bị ảnh hƣởng từ các cơ sở này là rất nhỏ.
  • 53. 43 2.4.3. Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng môi trường không khí Đánh giá khái quát kết quả đo đạc thông qua các chỉ số. Có vƣợt QC không, bao nhiêu vị trí vƣợt, chủ yếu vào thời gian nào. a. Nhận xét, đánh giá kết quả phân tích Bụi - Quy chuẩn so sánh: Áp dụng QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; Trong đó: Từ 6h đến 21h giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường là 70 dBA; từ 21h đến 6h giới hạn tối đa cho phép là 55 dBA. - Quyết định số 878/QĐ-TCMT ngày 01/07/2011 banh hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI). Trong khuôn khổ số liệu quan trắc đƣợc trong thời gian từ ngày 30/01/2015 đến ngày 05/02/2015 chúng tôi xin đƣa ra những nhận xét, đánh giá, nhận định về thông số đo tại các vị trí mạng điểm quan trắc theo 02 tiêu chí nhƣ sau: - So sánh QCVN 05:2013/BTNMT; QCVN 26:2010/BTNMT nhằm đánh giá mức độ thông số đo; - Đánh giá chất lƣợng không khí thông qua chỉ số AQI ngày, AQI theo giờ. Chỉ số AQI nhằm đánh giá..... Giá trị AQI đƣợc tính toán theo công thức sau: + Giá trị AQI theo giờ của từng thông số (AQIx h ) Giá trị AQI theo giờ của từng thông số đƣợc tính toán theo công thức sau đây: 100. x xh x QC TS AQI  TSx: Giá trị quan trắc trung bình 1 giờ của thông số X QCx: Giá trị quy chuẩn trung bình 1 giờ của thông số X AQIx h : Giá trị AQI theo giờ của thông số X (đƣợc làm tròn thành số nguyên).
  • 54. 44 Giá trị AQI tổng hợp là giá trị cao nhất trong các giá trị AQI của từng thông số và đƣợc đánh giá theo 05 thang: Bảng 2. 4: Mức cảnh báo chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe con người Khoảng giá trị AQI Chất lƣợng không khí Ảnh hƣởng sức khỏe Màu 0 – 50 Tốt Không ảnh hƣởng đến sức khỏe Xanh 51 – 100 Trung bình Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên ngoài Vàng 101 – 200 Kém Nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở bên ngoài Da cam 201 – 300 Xấu Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài. Những ngƣời khác hạn chế ở bên ngoài Đỏ Trên 300 Nguy hại Mọi ngƣời nên ở trong nhà Nâu 1) Tại vị trí N1: Tọa độ (X= 2222056 ; Y= 0592182) - Nút giao thông đƣờng Trần Hƣng Đạo và đƣờng Phan Chu Trinh Qua phiếu kết quả phân tích các thông số bụi, tiếng ồn tại vị trí N1 vào các thời điểm ngày 30/01; ngày 31/01; ngày 03/02; ngày 04/02; ngày 05/02 năm 2015 so sánh với QCVN 05:2013 cho thấy: - Đối với thông số bụi lơ lửng: + So sánh QCVN 05:2013/BTNMT Nồng độ bụi trung bình qua 12 lần đo tại các thời điểm trong các ngày là 844,25 μg/m3 vƣợt QCCP là 2,81 lần. Nồng độ bụi cao nhất tại thời điểm 5h – 5h20’ là 1.552 μg/m3 vƣợt QCCP 5,17 lần. Nồng độ bụi thấp nhất tại thời điểm 20h30’- 20h 50’ là 450 μg/m3 vƣợt QCCP 1,5 lần.
  • 55. 45 Còn lại tính tại các thời điểm khác trong ngày nồng độ bụi đều vƣợt quy chuẩn cho phép từ 2 đến 4 lần. + Đánh giá chỉ số AQI: *) Đánh giá chỉ số AQIx 24h : Qua bảng kết quả tính toán chỉ số AQIx 24h , so sánh với bảng về mức cảnh báo chất lƣợng không khí và mức độ ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời cho thấy: - Chỉ số AQI qua 12 lấy mẫu: từ ngày 30/01/2015 đến ngày 05/02/2015 cao hơn 300, chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà. **) Đánh giá chỉ số AQI thời điểm ban ngày, thời điểm ban đêm: - Chỉ số AQI của các mẫu lấy vào ban đêm: có 02 mức độ cảnh báo, từ khoảng thời gian 20h30’ đến 20h50’ chỉ số 201 <AQI <300 chất lƣợng không khí xấu (màu đỏ), cảnh báo nhóm nhạy cảm (Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, ngƣời già và những ngƣời mắc bệnh hô hấp) tránh ra ngoài, những ngƣời khác hạn chế ở bên ngoài; trong khoảng thời gian từ 2h- 5h20 chỉ số AQI >300 chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà. - Chỉ số AQI của các mẫu lấy vào ban ngày: có 02 mức độ cảnh báo, tại 03 thời điểm lấy mẫu ngày 31/01 và 03 thời điểm ngày 04/02;05/02 chỉ số AQI cao >300 chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà; tại 02 thời điểm ngày 03/02 chỉ số 201 <AQI <300 chất lƣợng không khí xấu (màu đỏ), cảnh báo nhóm nhạy cảm (Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, ngƣời già và những ngƣời mắc bệnh hô hấp) tránh ra ngoài, những ngƣời khác hạn chế ở bên ngoài. ***) Đánh giá chỉ số AQI thời điểm nhiều xe, ít xe: - Chỉ số AQI tại vị trí N1 vào các thời điểm nhiều xe đều có giá trị > 300, cho thấy chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà. - Chỉ số AQI tại vị trí N1 vào các thời điểm ít xe có giá trị (201 < AQI < 300), cho thấy chất lƣợng không khí xấu (màu đỏ), cảnh báo nhóm nhạy cảm (Nhóm nhạy cảm bao gồm: trẻ em, ngƣời già và những ngƣời mắc bệnh hô hấp) tránh ra ngoài, những ngƣời khác hạn chế ở bên ngoài.  Kết luận: Nồng độ bụi tại các thời điểm lấy mẫu trong ngày tại vị trí N1 đều vƣợt QCVN 05:2013/BTNMT từ 1 đến 5 lần; Chỉ số AQI tại các thời điểm lấy mẫu ban
  • 56. 46 ngày và ban đêm tƣơng đồng giá trị AQI khi nhiều xe, ít xe đều đƣa ra 02 mức độ: chất lƣợng không khí xấu hoặc nguy hại; cảnh báo nhóm nhạy cảm nên tránh ra ngoài, những ngƣời khác hạn chế ra ngoài hoặc cảnh báo mọi ngƣời nên ở nhà. 2) Tại vị trí N2: Tọa độ (X = 2222387; Y= 0591657) Nút giao thông đƣờng Trần Hƣng Đạo và đƣờng 800 - Đối với thông số bụi: + So sánh QCVN 05:2013/BTNMT Nồng độ bụi trung bình qua 10 lần đo tại các thời điểm trong các ngày là 669,1 μg/m3 vƣợt QCCP là 2,23 lần. Nồng độ bụi cao nhất tại thời điểm 9h30 – 9h50’ là 1.254 μg/m3 vƣợt QCCP 4,18 lần. Nồng độ bụi thấp nhất tại thời điểm 20h30’- 20h50’ là 400 μg/m3 vƣợt QCCP 1,33 lần. Còn lại tính tại các thời điểm khác trong ngày nồng độ bụi đều vƣợt quy chuẩn cho phép từ 1,72 đến 3,2 lần. + Đánh giá chỉ số AQI: *) Đánh giá chỉ số AQIx 24h : Qua bảng kết quả tính toán chỉ số AQIx 24h , so sánh với bảng về mức cảnh báo chất lƣợng không khí và mức độ ảnh hƣởng tới sức khỏe con ngƣời cho thấy: Chỉ số AQI qua 10 lấy mẫu: từ ngày 30/01/2015 đến ngày 05/02/2015 chỉ số AQI cao hơn 300, chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà. **) Đánh giá chỉ số AQI thời điểm ban ngày, thời điểm ban đêm: Chỉ số AQI của các mẫu lấy vào ban đêm và ban ngày tại các thời điểm có chỉ số AQI > 300, cảnh báo chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà. ***) Đánh giá chỉ số AQI thời điểm nhiều xe, ít xe: - Chỉ số AQI tại vị trí N2 vào các thời điểm nhiều xe đều có giá trị > 300, cho thấy chất lƣợng không khí gây nguy hại (màu nâu), cảnh báo mọi ngƣời nên ở trong nhà.