SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  87
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
**********
NGUYỄN MAI HƢƠNG
VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC HẢI QUAN VÀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
**********
NGUYỄN MAI HƢƠNG
VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC HẢI QUAN VÀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số : 60 38 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên của Luận văn tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới
tất cả những người đã hỗ trợ ,giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn
này.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Phạm Hồng
Thái đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy,
cô giáo Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong
quá trình học tập tại đây.
Cũng xin gửi lời cám ơn tới các đồng nghiệp đang công tác tại Tổng cục
Hải quan đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................................2
3. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................................3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................5
6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................................5
CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN.........................................................................................7
1.1. Vi phạm hành chính ...............................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính....................................................................................................................... 7
1.1.2. Các dấu hiệu và yếu tố cấu thành vi phạm hành chính................................................................................. 9
1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan .........................................................................10
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ...............................................10
1.2.2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan..........................................................................13
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI
PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HẢI QUAN.........................27
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Hải quan .....................................................................................................................................27
2.1.1. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hải quan từ những ngày đầu thành lập đất nƣớc 1945 đến
1959 ............................................................................................................................................................................27
2.1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp hành chính về Hải quan giai đoạn 1959 đến những năm đầu thập
niên 80 thế kỷ 20.......................................................................................................................................................28
2.1.3. Pháp luật về hải quan và việc xử phạt vi phạm trong thời kỳ đổi mới, mở cửa từ năm 1986 đến năm
1992............................................................................................................................................................................29
2.1.4. Giai đoạn năm 1992 đến nay. ......................................................................................................................32
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 41
2.3. Thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan. .............44
CHƢƠNG III: DỰ BÁO VỀ VI PHAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, NGĂN
CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN ..............................51
3.1. Dự báo về tình hính, xu hƣớng vi phạm pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu. .................................................................................................................51
3.2. Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan......54
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan theo hƣớng minh bạch,
thống nhất...................................................................................................................................................................55
3.2.2. Tăng cƣờng công tác tổ chức, thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải
quan.............................................................................................................................................................................56
3.2.3. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện pháp luật hải quan. .........58
3.2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu...................................................................................................................................................................68
3.3. Một số giải pháp khác ..........................................................................................................72
KẾT LUẬN..........................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................77
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT TỪ VIẾT TẮT GHI CHÚ
1 DN Doanh nghiệp
2 GATT Hiệp đinh chung về thuế quan và thƣơng mại
3 HQ Hải quan
4 HS
Công ƣớc quốc tế về hệ thống điều hòa mô tả
và ma hàng hóa
5 VCIS
Chƣơng trình quản lý hàng hóa, tờ khai sử dụng
công nghệ Nhật Bản
6 VNACC
Chƣơng trình thông quan hàng hóa xuất nhập
khẩu sử dụng công nghệ Nhật Bản
7 WCO Tổ chức Hải quan thế giới
8 WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
STT KÝ HIỆU TÊN SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang
Biểu 2.1 Tình hình vi phạm pháp luật hành chính Hải quan
giai đoạn 2010-2013 và 03 tháng đầu năm 2014
Biểu 2.2 Cơ cấu nhóm vi phạm pháp luật hành chính Hải
quan
Hình 3.1 Tháp tuân thủ pháp luật
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 07/-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Trung ƣơng Đảng về
hội nhập kinh tế, theo đó chính sách quản lý nhà nƣớc về hải quan đƣợc định
hƣớng phát triển theo xu hƣớng hội nhập quốc tế nhƣng phải giữ vững định
hƣớng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng bƣớc tiến
hành tự do hóa các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trƣờng và tham gia vào các
tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã và đang từng bƣớc tháo gỡ
những rào cản đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu
hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc hoạt
động, giảm thiểu và dần xóa bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các
rào cản khác để việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ...giữa Việt Nam với các nƣớc
trên thế giới phù hợp với những quy định, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết, gia nhập có liên quan trực tiếp đến hoạt động hải quan. Trong xu
hƣớng chung đó, Hải quan Việt Nam đã và đang từng bƣớc đẩy mạnh cải
cách thủ tục Hải quan, hiện đại hóa hoạt động của mình nhằm đáp ứng nhu
cầu đổi mới của nền kinh tế, phục vụ tốt cho phát triển xuất nhập khẩu hàng
hóa và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, với phƣơng châm hành đông: “ Chuyên
nghiệp, Minh bạch, Hiệu quả”.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến vấn đề tất yếu là Việt Nam
phải thực hiện các cam kết trong các Hiệp định ký kết, trong đó có việc cắt
giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi cho
hàng hóa của các nƣớc đƣa vào Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra
nƣớc ngoài. Với việc cắt giảm thuế tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại
phát triển sẽ làm tăng số lƣợng các đối tƣợng tham gia hoạt động xuất nhập
khẩu cũng nhƣ khuyến khích phát triển đa dạng về chủng loại cũng nhƣ các
2
loại hình. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hàng hóa sẽ tăng lên nhanh chóng
và các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng lên góp phần vào
tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh các tổ chức, cá nhân luôn chấp hành tốt
pháp luật nhà nƣớc nói chung và pháp luật Hải quan nói riêng vẫn còn không
ít các chủ thể lợi dụng kẽ hở trong hệ thống pháp luật, trong thực thi quản lý
nhà nƣớc về hải quan để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng cấm,
trốn thuế, buôn bán vận chuyển hàng giả hàng kém chất lƣợng, vi phạm sở
hữu trí tuệ… Đặc biệt tình hình vi phạm pháp luật hành chính trong quá trình
tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt
Nam của các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực hải quan ngày một
nhiều, số vụ vi phạm ngày càng tăng, thủ đoạn ngày một tinh vi.
Vì vậy, vấn đề bức xúc, cấp bách hiện nay đƣợc quan tâm đặt ra là phải
nghiên cứu đánh giá, xác định một cách khái quát, cũng nhƣ cụ thể về các loại
hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay, từ đó
đƣa ra những kiến nghị để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,
thống nhất góp phần ngăn chặn, phòng chống những hành vi vi phạm pháp
luật hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng nhƣ hoạt
động đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.
Xuất phát từ những vấn đề nhƣ vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Vi
phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và biện pháp ngăn chặn”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật
hành chính nói chung và trong lĩnh vực hải quan nói riêng;
- Nghiên cứu thực trạng về các loại hình vi phạm pháp luật hành chính
trong lĩnh vực hải quan;
3
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật góp
phần ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật hành chính
trong lĩnh vực hải quan.
Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc dùng nhƣ tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập và thực tiễn áp dụng vấn đề này với
ngành Hải quan.
3. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và trong ngành hải quan nói riêng đã có
một số công trình nghiên cứu về pháp luật hải quan và xử lý vi phạm hành
chính. Tiêu biểu là: "Tìm hiểu về xử phạt vi phạm hành chính", của tác giả Phạm
Dũng - Hoàng Sao; Luận án tiến sĩ khoa học luật mã số 5.05.01, Hà Nội - 1996,
đề tài "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay", của tác
giả Vũ Ngọc Anh – Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan; Đề tài khoa học
"Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành
chính về hải quan theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế", của thạc sĩ Phùng
Thị Bích Hƣờng-Vụ Trƣởng Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan; Đề tài khoa
học "Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm
pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu", của tác giả Đào Thịnh
Vinh; Đề tài khoa học: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực xuất,
nhập khẩu hàng hóa.”, của tác giả thạc sĩ Vũ Văn Hải. Nhìn chung tất cả các
công trình trên chủ yếu đề cập đến hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm, thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, hoặc quản lý Nhà
nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan.
Hay một số đề tài luân văn thạc sĩ đã bảo vệ tại Khoa Luật – Đại Học
Quốc gia Hà Nội nhƣ “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan”,
4
của tác giả An Đắc Hùng viết về vấn đề công tác xử lý vi phạm hành chính và
các biện pháp cƣỡng chế trong thi hành xử phạt vi phạm hành chính; Đề tài:
“Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố
Hải Phòng” của tác giả Vũ Anh Xuân viết về về công tác xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hải quan qua thực tiễn xử lý vi phạm hành chính tại
thành phố Hải Phòng....
Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu trên Tạp chí Luật học, Tạp chí
Nghiên cứu Hải quan, cũng nhƣ một số chuyên đề giảng dạy môn Xử lý vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan của Trƣờng Hải quan Việt Nam, đấu
tranh chống tội phạm trong lĩnh vực hải quan của Tổng cục hải quan cũng có
đề cập đến vi phạm pháp luật về hải quan nhƣng ở mức độ sơ lƣợc, chƣa tập
trung đi sâu nghiên cứu các loại hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh
vực hải quan.
Chính vì vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ
và toàn diện về các loại hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải
quan, luận văn thực hiện các nội dung sau:
- Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về vi phạm pháp luật hành
chính nói chung và trong lĩnh vực hải quan nói riêng để đƣa ra các luận cứ
khoa học và những lý giải mang tính lý luận, mô tả các dấu hiện, các loại
nhóm hành vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Làm cơ sở
để cán bộ công chức thực thi nghiên cứu xác định hành vi, lập biên bản xử
phạt và thực hiện các biện pháp xử lý;
- Nêu những thực trạng về vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực
hải quan, thực trạng của từng nhóm vi phạm cũng nhƣ những qui định mang
tính nguyên tắc, phân tích đánh giá các loại hành vi vi phạm. Từ đó đƣa ra
những dự báo về tình hình và xu hƣớng vi phạm vi phạm pháp luật của cá
5
nhân, doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu;
- Đƣa ra một số đề xuất, phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, những giải
pháp giúp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật hành chính về hải quan.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và các loại vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hải quan, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp và với tất
cả khả năng cho phép, ngƣời viết luận văn cố gắng nghiên cứu một cách tổng
quát về những vấn đề cơ bản thuộc nội dung của pháp luật về vi phạm pháp
luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan dƣới góc độ lý luận và thực tiễn ban
hành, áp dụng và thi hành các quy định của pháp luật.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở phƣơng
pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin là phép duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và nhà
nƣớc ta về xử lý vi phạm pháp luật làm cơ sở, Luận văn sử dụng các phƣơng
pháp cụ thể: phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng
hợp, phƣơng pháp luật học so sánh, phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tiễn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật hành chính
trong lĩnh vực hải quan.
6
Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải
quan.
Chương 3: Dự báo về vi phạm pháp luật và các giải pháp phòng ngừa,
ngăn chặn vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
7
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
1.1. Vi phạm hành chính
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong
đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội
phạm nhƣng hành vi vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hai hoặc đe dọa
gây thiệt hai cho lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể, lợi ích cá nhân cũng nhƣ lợi
ích chung của toàn thể cộng đồng. Trong bất kỳ xã hội nào cũng luôn tồn tại
và tiềm ẩn trong nó những vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật
hành chính nói riêng. Để xã hội có thể ổn định và phát triển đƣợc theo đúng
định hƣớng đã định, Nhà nƣớc luôn phải tác động lên các quan hệ xã hội bằng
một hệ thống các quy tắc quản lý nhà nƣớc đƣợc quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật. Các hành vi vi phạm diễn ra hàng ngày trong đời sống xã
hội, từ những hành vi vi phạm nhỏ nhƣ vứt rác không đúng nơi quy định đến
những hành vi vi phạm có tính chất, mức độ lớn hơn nhƣ điều khiển mô tô, xe
máy đi vi phạm luật giao thông đƣờng bộ, hoặc những hành vi vi phạm trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, những vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi
trƣờng, đất đai, lĩnh vực quốc phòng, lĩnh vực hình sự.... Vậy vi phạm pháp
luật là gì?
Với những dấu hiệu cơ bản của nó, chúng ta có thể hiểu vi phạm pháp
luật là hành vi xác định của cá nhân hoặc tổ chức, trái với các quy định (yêu
cầu) của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật xác lập và
bảo vệ, hành vi trái pháp luật đó chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện hành vi
đó và cuối cùng là chủ thể thực hiện hành vi đó phải là ngƣời có năng lực
trách nhiệm pháp lý.
8
Hiện nay, các vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng, nhƣng theo
những tiêu chí phân loại nhất định, có thể chia chung thành các loại vi phạm
nhƣ sau: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm
pháp luật dân sự...Trong các loại vi phạm nói trên thì vi phạm pháp luật hình
sự là nguy hiểm cho xã hội lớn hơn so với các vi phạm pháp luật khác, vi
phạm hành chính có thể coi là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời
sống xã hội, kinh tế hiện nay.
Những hành vi vi phạm pháp luật hành chính thƣờng đƣợc thể hiện rất
đa dạng phong phú trong hầu hết các lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc, nhƣng tựu
trung lại chúng có một số đặc điểm sau:
- Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nƣớc,
ảnh hƣởng đến trật tự hành chính đang đƣợc duy trì và bảo vệ, làm ảnh hƣởng
đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc trong các lĩnh vực . Tuy nhiên tính
chất, mức độ xâm hại của hành vi mặc dù nguy hiểm cho xã hội nhƣng chƣa
đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên hành vi đó không phải là tội
phạm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự.
- Chủ thể thực hiện hành vi này là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với tổ
chức, thì hành vi thực hiện bởi cá nhân nhƣng dƣới danh nghĩa tổ chức (do tổ
chức phân công, giao nhiệm vụ, hoặc thực hiện hành vi nhân danh tổ chức);
- Hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý. Chỉ
những hành vi trái pháp luật hành chính nào đó đƣợc chủ thể thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật hành chính.
- Hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức đƣợc quy định trong một văn
bản quy phạm pháp luật thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Từ những nội dung trên, có thể hiểu vi phạm hành chính là hành vi do
cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quan hệ xã
9
hội trong quản lý nhà nước do pháp luật quy định, mà chưa đến mức phải
truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
vi phạm hành chính.[16]
1.1.2. Các dấu hiệu và yếu tố cấu thành vi phạm hành chính
Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay
không, cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành của vi
phạm hành chính. Những dấu hiệu này đƣợc mô tả trong các văn bản quy
phạm pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lý
thuộc lĩnh vực này. Nó đƣợc cấu thành bởi các yếu tố sau:
- Về mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính bao gồm các dấu
hiệu: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây
ra cho xã hội, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phƣơng tiện vi phạm...
Vi phạm hành chính cũng nhƣ mọi vi phạm pháp luật khác trƣớc hết
phải là hành vi, nó chỉ đƣợc thực hiện bởi hành vi. Hành vi có thể đƣợc thực
hiện dƣới hình thức hành động hoặc không hành động
Vi phạm hành chính phải là hành vi trái pháp luật nói cách khác đó là
là hành vi của tổ chức hoặc cá nhân xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà
nƣớc và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc ngăn cấm đƣợc thể hiện
bằng các quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Nghĩa
là hành vi đó đƣợc thực hiện ngƣợc với yêu cầu của quy phạm pháp luật.
Nhƣ vậy khi xem xét đánh giá hành vi của cá nhân hay tổ chức có phải
là vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng phải có những căn cứ pháp lý
rõ ràng xác định hành vi đó đƣợc pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các
biện pháp xử phạt hành chính.
- Về mặt chủ quan: đó chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi
10
phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dƣới hình thức lỗi cố ý hoặc
lỗi vô ý.
- Chủ thể vi phạm hành chính: ở đây chính là các tổ chức hoặc cá nhân
có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành
chính.
- Khách thể của vi phạm hành chính: là cái mà vi phạm đó xâm hại, vi
phạm hành chính cũng nhƣ mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các
quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. Trong vi phạm hành chính là hành vi vi
phạm đã xâm hại đến trật tự quản lí hành chính nhà nƣớc đƣợc pháp luật hành
chính quy định và bảo vệ.
1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hải quan
1.2.1.1. Khái niệm
Hoạt động hải quan là một loại hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà
nƣớc nhằm đảm bảo quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảng, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân, tổ chức trong
nƣớc và nƣớc ngoài. Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc
pháp luật quy định, cơ quan Hải quan là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động
kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải
và hành khách xuất nhập cảnh; điều tra chống buôn lậu, chống gian lận
thƣơng mại...nhằm bảo hộ và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nƣớc, tăng
sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; thu thuế xuất khẩu bảo đảm nguồn
thu cho ngân sách nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dung; bảo
vệ môi trƣờng; góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia;
trật tự, an toàn xã hội. Từ hoạt động nói trên các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
11
quyền phải xây dựng, ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan
Hải quan phải xây dựng quy trình, quy chế quản lý để điều chỉnh và triển khai
các hoạt động.
Tất cả các quan hệ nhƣ vậy trong lĩnh vực hải quan đƣợc điều chỉnh bởi
các quy phạm pháp luật quy định trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau
nhƣng có liên quan chặt chẽ với nhau lập nên tổng thể các quy phạm luật đặc
biệt điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về hải
quan, tức là điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện
các biện pháp quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động xuất khẩu và xuất –
nhập cảnh. Tổng thể các quy phạm pháp luật đó có thể coi là các quy phạm
pháp luật về hải quan. Các quy phạm pháp luật về hải quan quy định cho các
bên tham gia các quan hệ xã hội nói trên các quyền và nghĩa vụ pháp lý, trách
nhiệm của các bên nếu không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó hoặc vi
phạm quyền của bên kia. Hiện nay các quy phạm pháp luật về hải quan quy
định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật về hải
quan, các chế độ quản lý về hải quan cụ thể đã đƣợc ban hành trong Luật Hải
quan và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật. Do các quy phạm pháp
luật về hải quan là các quy tắc chung bảo vệ chế độ kiểm tra, giám sát hải
quan là một trong những chế độ quản lý nhà nƣớc nên có tính chất bắt buộc
thực hiện đối với toàn xã hội.
Trong thực tế hoạt động luôn có những hành vi cố ý hay vô ý vi phạm
các quy định của Nhà nƣớc đối với các chế độ quản lý, các quy trình thủ tục
hay việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan. Các vi phạm đó chính là
các vi phạm pháp luật hải quan, xâm phạm quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan. Các hành vi vi phạm này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm,
đều phải bị xử phạt có hành vi bị xử lý hình sự nhƣ các hành vi buôn lậu, hay
12
vận chuyển trái phép hành hóa, hành lý qua biên giới, nhƣng đa số bị xử phạt
theo các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Xuất phát từ khái niệm vi phạm hành chính nói chung và đặc thù hoạt
động quản lý Nhà nƣớc về hải quan, khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hải quan đƣợc hiểu nhƣ sau:
“ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi do cá nhân, tổ
chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật
về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính.”[24].
1.2.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Do bản chất là vi phạm hành chính nói chung, nên vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan mang đầy đủ đặc điểm chung của vi phạm hành chính
nói chung. Chúng cũng có những dấu hiệu đặc trƣng thể hiện sự xâm hại đối
với trật tự quản lý Nhà nƣớc của một loại vi phạm hành chính và cần thiết cho
việc xác định ranh giới của các loại vi phạm hành chính khác nhau. Tuy
nhiên, do đặc thù của hoạt động hải quan, các vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hải quan có một số đặc điểm riêng có tác động nhất định đến việc xử lý
đối với các hành vi vi phạm này, đó là:
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thƣờng xảy ra trong hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh. Do đó, có liên quan, chịu
nhiều tác động của yếu tố pháp luật nƣớc ngoài. Đây là đặc điểm có tác động
nhiều đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do các tổ
chức, cá nhân vi phạm có thể là tổ chức hoặc công dân nƣớc ngoài, cƣ trú tại
nƣớc ngoài.
13
- Hoạt động hải quan mang tính tổng hợp, liên quan đến quy định của
nhiều đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau nhƣ: Bộ luật Hình sự,
Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thƣơng mại, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu, Luật Thuế giá trị gia tăng... Do vậy, vi phạm hành chính về hải quan có
thể do nhiều cơ quan phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, để tránh sự chồng chéo
trong việc xử lý vi phạm hành chính về hải quan, Luật hải quan đã quy định:
Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách
nhiệm kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, nếu cơ quan hữu
quan phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì theo thẩm quyền, cơ quan đó
thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Nghị định quy
định việc xử lý vi phạm hành chính và thi hành các quyết định hành chính
trong lĩnh vực hải quan cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính cho các cơ quan khác nhau nhƣ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản
lý thị trƣờng...
- Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có liên quan đến nhiều
quy định mang tính chuyên ngành. Do vậy, trong một số trƣờng hợp, việc
phân biệt rõ ràng giữa vi phạm hành chính Hải quan và vi phạm hành chính
trong lĩnh vực khác là tƣơng đối khó khăn.
1.2.2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Trên cơ sở quy định của Luật Hải quan, các văn bản quy phạm hƣớng
dẫn thi hành Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đến hoạt động hải quan, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của
Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành
quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định cụ thể các hành vi vi
14
phạm trong lĩnh vực hải quan. Các hành vi đó đƣơc chia thành các nhóm nhƣ
sau:
- Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát
hải quan;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu;
- Vi phạm các quy định pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
hàng hóa, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ
vật, văn hóa phẩm, bƣu phẩm, vật dụng trên phƣơng tiện vậ tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác;
- Vi phạm các quy định của pháp luật về chính sách quả lý hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Những nhóm hành vi vi phạm nêu trên và chế tài xử phạt cụ thể, tƣơng
ứng đối với các loại vi phạm hành chính đó đƣợc Chính phủ quy định tại Mục
2 Chƣơng I Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ
quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định
hành chính trong lĩnh vực hải quan .Các hành vi vi phạm hành chính liên quan
đến lĩnh vực Hải quan nhƣng không đƣợc quy định tại Nghị định số
127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ mà đƣợc quy định tại các
văn bản khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản
đó.
Việc xử lý đối với từng hành vi vi phạm nêu trên đƣợc cắn cứ tính chất,
mức độ vi phạm các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và nhiều vấn đề liên quan
để quyết định mức phạt, các biện pháp xử lý kèm theo (nếu có) theo những
15
nguyên tắc xử lý đƣợc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các
Nghị định về xử phạt có liên quan.
Từ Điều 6 đến Điều 16 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày
15/10/2013 quy định cụ thể về các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt đối
với từng hành vi vi phạm. Các nhóm hành vi vi phạm đƣợc bố cục theo từng
khâu của quy trình thủ tục hải quan: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan. Ngoài ra Nghị định trên còn bổ sung thêm một số hành vi phát
sinh từ các quy định mới trong pháp luật về hải quan ( trong đó tập trung vào
nhóm hành vi quy định về khai hải quan, khai thiếu thuế, kiểm tra hải quan...);
sửa đổi điều chỉnh việc định danh và chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi
phạm để đảm bảo rõ ràng và phù hợp với bản chất hành vi vi phạm; loại bỏ,
gộp, tách một số hành vi của Nghị định hiện hành để áp dụng chung chế tài
xử phạt cho phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm.
Có thể chia làm bốn nhóm hành vi vi phạm cơ bản nhƣ sau:
Thứ nhất nhóm hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải
quan, nộp hồ sơ thuế:
* Vi phạm các quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ
thuế:
Đó là các hành vi vi phạm không tuân thủ quy định của Luật hải quan
và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Hải quan nhƣ: Nghị định số
154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 về hƣớng dẫn quy trình làm thủ tục hải
quan, Thông tƣ của Bộ Tài chính và các văn bản khác có quy định về thời hạn
phải làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế nhƣ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu; Nghị định hƣớng dẫn Luật Thƣơng mại...). các hành vi đƣợc quy định
nhƣ sau:
16
- Khai, nộp hồ sơ hai quan không đúng thời hạn quy định.
- Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đƣợc chậm
nộp theo quy định của pháp luật hải quan.
- Lƣu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy
định.
- Vi phạm quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp
luật.
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP đã bổ sung thêm 02 hành vi so với các
văn bản trƣớc đó là:
- Không khai báo và làm thủ tục đúng thời hạn quy định khi thay đổi
mục đích sử dụng hàng hóa đã đƣợc xác định đối tƣợng không chịu thuế,
miễn thuế, xét miễn thuế.
- Không chấp hành đúng chế độ báo cáo, cung cấp và khai báo thông
tin hàng hóa chịu sự giám sát, quản lý hải quan tại khu phi thuế quan theo quy
định của pháp luật.
Sửa đổi định danh hành vi “Khai và nộp hồ sơ hải quan không đúng
thời hạn quy định” thành: “Khai, nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy
định” cho đúng với thực tế hành vi vi phạm.
Sửa đổi định danh hành vi “ khai điều chỉnh mức tiêu hao nguyên liệu
gia công hàng hóa để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất
khẩu không đúng thời hạn quy định” thành “khai điều chỉnh định mức sử
dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hai và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc
vật tư gia công hàng hóa để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu không đúng thời hạn quy định” cho phù hợp với quy định tại
17
Thông tƣ hƣớng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thƣơng
nhân nƣớc ngoài.
* Vi phạm quy định về khai Hải quan:
Gồm các hành vi vi phạm không khai hoặc khai sai nhƣng không liên
quan đến thuế:
- Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, só
lƣợng, trọng lƣợng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ
không hoàn lại đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số
lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng, trị giá, xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa từ
nƣớc ngoài vào cảng trung chuyển, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung
chuyển, khu phi thuế quan ra nƣớc ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào nội
địa để gia công, sửa chữa, bảo hành, hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng
hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.
- Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất
xứ, số lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu thuộc đối tƣợng miễn thuế theo quy định của pháp luật.
- Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ thanh khoản hàng
hóa của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan.
- Không khai nguyên liệu gia công tự cung ứng.
- Thay đổi địa chỉ cơ sở sản xuất hàng gia công mà không thông báo
cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Thứ hai Nhóm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật vể kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan
18
Đây là nhóm các hành vi vi phạm phát sinh và đƣợc phát hiện trong quá
trình thực hiện nghiệp vụ kiểm tra hải quan, thanh tra thuế; thực hiện việc
giám sát hải quan; trong quá trình thực hiện việc tuần tra, kiểm soát hải quan
của cơ quan hải quan.
* Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế.
Bao gồm các hành vi vi phạm phát hiện trong quá trình kiểm tra hải
quan, thanh tra thuế, cụ thể nhƣ sau:
- Tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã đƣợc đăng
ký mà không ảnh hƣởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không ảnh hƣởng đến
chính sách mặt hàng.
- Không bố trí ngƣời, phƣơng tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng
hóa, phƣơng tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do
chính đáng.
- Không chấp hành quyết định kiểm tra , thanh tra thuế của cơ quan hải
quan.
- Vi phạm các quy định về lƣu mẫu, lƣu hồ sơ, chứng từ.
- Không xuất trình hàng hóa còn đang lƣu giữ là đối tƣợng kiểm tra sau
thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn chứng
từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo
quy định của pháp luật.
- Sử dụng phầm mềm khai hải quan điện tử chƣa đƣợc cơ quan hải
quan xác nhận tƣơng thích với hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.
19
- Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hai quan với hàng hóa chƣa kiểm tra
hải quan.
- Giả mạo niêm phong hải quan; nộp xuất trình chứng từ, tài liệu giả
mạo cho cơ quan hải quan nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Sử dụng tài khoản truy cập, chữ ký số đƣợc cấp cho tổ chức, cá nhân
khác để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
- Sử dụng chứng từ không hợp pháp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hóa theo quy định.
* Vi phạm quy định về giám sát hải quan:
Bao gồm các hành vi:
- Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển
cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất không đúng tuyến đƣờng, địa
điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký hồ sơ hải quan mà không có
lý do xác đáng.
- Tự ý phá niêm phong hải quan.
- Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự niêm phong hải
quan.
- Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải
quan hoặc hàng hóa đƣợc giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn
thành việc thông quan.
- Tự ý vận chuyển hoặc tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải
quan; Hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc diện phải có
giấy phép mà không có giấy phép; Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm
kinh doanh tạm nhập – tái xuất; Hàng hóa thuộc danh mục tạm ngừng kinh
doanh tạm nhập – tái xuất.
20
- Tự ý tiêu thụ phƣơng tiện vận tải đăng ký lƣu hành tại nƣớc ngoài tạm
nhập cảnh và Việt Nam.
* Vi phạm các quy định về kiểm soát hải quan:
Bao gồm các hành vi sau:
- Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi
di chuyển phƣơng tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan.
- Không chấp hành yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hóa theo quy định để
thực hiện quyết định khám hành chính.
- Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan.
- Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà không phải là tội
phạm.
- Đƣa phƣơng tiện vận tải nƣớc ngoài qua lại biên giới đất liền không
đúng tuyến đƣờng, cửa khẩu quy định.
- Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lƣợng khai
hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng.
- Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phƣơng tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra,
giám sát hải quan.
- Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám
sát, kiểm soát hải quan.
Thứ ba nhóm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
* Vi phạm quy định về khai thuế:
21
Là các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số
tiền thuế đƣợc miễn, giảm, đƣợc hoàn. Cụ thể nhƣ sau:
- Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số
lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, xuất xứ
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Khai sai về đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế.
- Khai tăng định mức sản xuất sản phẩm gia công; định mức sản xuất
sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu vật tƣ nhập khẩu so với thực tế sử dụng.
- Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng nội dung
hạn ngạch.
- Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ
sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế.
* Vi phạm về thuế:
Là các hành vi trốn thuế, gian lận thuế nhƣng chƣa đến mức truy cứu
trách nhiệm hình sự:
- Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế
giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số
thuế phải nộp hoặc tăng số thuế đƣợc miễn, giảm, đƣợc hoàn.
- Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất đối với những mặt hàng đã đƣợc
cơ quan hải quan hƣớng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất.
- Không khai hoặc khai sai tên hàng, chủng loại, số lƣợng trọng lƣợng,
chất lƣợng, giá trị, mã số hàng hóa, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu bị phát hiện sau khi hàng hóa đã thông quan mà không tự giác nộp
đủ số tiền thuế thiếu theo quy định trƣớc thời điểm lập biên bản vi phạm.
22
- Làm thủ tục xuất khẩu nhƣng không xuất khẩu sản phẩn gia công, sản
phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ
100.000 đồng trở lên.
- Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩn sản xuất từ nguyên liệu nhập
khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia
công từ nƣớc ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu.
- Sử dụng hàng hóa thuộc đối tƣợng không chịu thuế, miễn thuế, xét
miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế không đúng mục đích mà không khai
báo với cơ quan hải quan.
* Vi phạm quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:
Bao gồm các hành vi:
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với quy định về trao đổi hàng hóa
của cƣ dân biên giới; hàng hóa của ngƣời xuất cảnh, nhập cảnh.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với quy định về nhập khẩu hàng
viện trợ nhân đạo; xuất khẩu, nhập khẩu hàng quà biếu, tài sản di chuyển.
- Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
phƣơng tiện vận tải không đúng nội dung giấy nộp của cơ quan thẩm quyền.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung ghi trong giấy
phép.
- Tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hóa thuộc diên phải có
giấy phép mà không có giấy phép; thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập
– tái xuất hoặc tạm ngƣng kinh doanh tạm nhập – tái xuất.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, đƣa vào Việt Nam hàng hóa thuộc diện tạm
23
ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy
phép.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy
chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy
định pháp luật.
- Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chƣa đúng,
đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện, máy móc, thiết bị
để gia công thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thuộc diện nhập khẩu
có điều kiện, giấy phép không đúng mục đích mà không đƣợc phép của cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền.
* Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế:
Bao gồm các hành vi vi phạm hàng hóa liên quan đến hàng hòa lƣu giữ,
đƣa ra/đƣa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế cụ thể:
- Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết
hạn.
- Không đƣa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho
đã hết hạn.
- Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác
khi chƣa đƣợc sự đồng ý của cơ quan hải quan.
- Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan.
- Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho
24
hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số
lƣợng, trọng lƣợng, xuất xứ hàng hóa từ nƣớc ngoài đƣa vào kho ngoại quan,
kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đƣa ra nƣớc ngoài.
- Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hóa chịu sự giám sát hải
quan tại kho ngoại quan, kho bảo thuế theo quy định pháp luật.
- Không làm thủ tục thanh khoản hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan
đúng thời hạn quy định.
- Đƣa từ nƣớc ngoài vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không
đƣợc lƣu giữ trong kho ngoại quan theo quy định.
- Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành
lập kho ngoại quan.
- Tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan.
- Tự ý tẩu tán hàng hóa lƣu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế.
- Tiêu hủy hàng hóa lƣu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không
đúng quy định pháp luật.
Thứ tư các hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh hàng hóa; hành lý; ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí, đá quý., cổ
vật, văn hóa phẩm, bƣu phẩm, vật dụng trên phƣơng tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác; vi phạm các quy định của pháp luật
về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Vấn đề này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các
quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của Chính phủ
nhƣ các quy định về:
- Quá cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải.
25
- Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải.
- Danh mục hàng hóa cẩm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nhập khẩu có
điều kiện.
- Hàng hành lý, quà biếu…
- Bảo vệ môi trƣờng…
* Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh
đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng:
Bao gồm các hành vi vi phạm liên quan đến việc mang theo ngoại tệ
tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng vƣợt mức quy định khi xuất
cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai; hoặc xuất cảnh, nhập cảnh
mang theo vàng, ngoại tệ thuộc diện không đƣợc mang theo mà không khai
hoặc khai sai.
Một số hành vi khác
* Các hành vi vi phạm đối với Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và
tổ chức, cá nhân có liên quan gồm:
- Hành vi không thực hiện trích chuyển tiền theo quyết định cƣỡng chế
khi tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cƣỡng chế có số dƣ đủ hoặc thừa so với
số tiền phải nộp: Phân loại theo quyết định cƣỡng chế để áp dụng mức phạt.
- Hành vi không thực hiện việc khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc một
phần thu nhập.
- Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin,
chứng từ, tài liệu... liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Hành vi thông đồng, bao che cho ngƣời nộp thuế.
Các văn bản pháp luật cũng đã cố gắng xây dựng và mô tả đầy
26
đủ các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan. Điều
này là cơ sở giúp cho cán bộ hải quan có cơ sở lập biên bản vi phạm cũng nhƣ
đề xuất các biện pháp xử phạt phù hợp với từng hành vi.
Nhƣ vậy thông qua những nội dung đã trình bày tại Chƣơng 1 ta thấy vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một loại vi phạm hành chính, có
đầy đủ các dấu hiệu của vi phạm hành chính nói chung, nhƣng đồng thời có
những đặc điểm riêng của nó là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hải quan, đƣợc pháp
luật về hải quan và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định.
27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC HẢI QUAN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Là một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật hành chính Việt
Nam, pháp luật xử lý vi phạm hành chính đƣợc hình thành và phát triển ngay
từ những ngày đầu thành lập nƣớc. Mỗi thời kỳ phát triển của đất nƣớc đều có
những yêu cầu đặc biệt đối với nhu cầu quản lý về Hải quan để đáp ứng với
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ bảo vệ đất nƣớc của thời kỳ
đó. Từ những nhiệm vụ yêu cầu, các chính sách về Hải quan sẽ đƣợc thể chế
hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, mỗi gian đoạn sẽ có những chính
sách và biện pháp quản lý khác nhau và có thể chia các giai đoạn nhƣ sau:
2.1.1. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hải quan từ những ngày
đầu thành lập đất nước 1945 đến 1959:
Lịch sử phát triển của Ngành Hải quan Việt Nam cũng nhƣ pháp luật
về Hải quan gắn liền với sự hình thành và phát triển của chính quyền cách
mạng nƣớc ta. Lịch sử pháp luật hải quan hiện đại có thể nói đƣợc bắt đầu
ngay từ sau cách mạng tháng Tám với sắc lệnh số 27/SL ngày 10/9/1945 do
Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thừa ủy nhiệm của Chủ Tịch Chính
phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký, thành lập “Sở thuế quan và thuế
gián thu”. Sắc lệnh số 26/SL ngày 10/9/1945 quy định tạm giữ để thi hành các
luật lệ về thuế quan cũng nhƣ tổ chức bộ máy, nhân viên thuế quan của chế độ
cũ. Để xây dựng và củng cố hệ thống cơ quan thuế quan của chế độ mới, ngày
05/02/1946 Chính phủ ra Nghị định số 192/BTC quy định tổ chức của ngành
thuế quan và thuế gián thu toàn quốc. Nhiệm vụ của ngành Thuế quan thời kỳ
ngày là thu các loại thuế nhập cảng và xuất cảng, thu thuế gián thu. Sau đó
28
giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và nhiệm vụ giải quyết các
vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu…
Nhƣ vậy nhìn chung ngay từ ngày đầu thành lập đất nƣớc nhà nƣớc ta
đã rất sớm coi trọng vai trò quản lý nhà nƣớc về Hải quan trong sự nghiệp bảo
vệ chủ quyền quốc gia, đấu tranh kinh tế với địch, góp phần thúc đẩy sản xuất
trong nƣớc. Nhiệm vụ chính trị của việc quản lý nhà nƣớc về Hải quan luôn
luôn bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của cách mạng, của đất nƣớc qua
từng thời kỳ. Mặc dù trong điều kiện kháng chiến, những chủ trƣơng về quản
lý xuất, nhập khẩu đều đƣợc thể chế hóa kịp thời, góp phần đƣa các hoạt động
xuất, nhập khẩu theo đúng pháp luật, đúng quy chế của chính quyền cách
mạng. Tuy nhiên, các văn bản đƣợc ban hành đều là các văn bản pháp quy
của cơ quan hành pháp, phục vụ yêu cầu trƣớc mắt và nhanh chóng thay đổi
theo yêu cầu của mỗi thời kỳ kháng chiến. Trong thời kỳ này, việc áp dụng
các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực buôn
bán từ vùng tự do ra vùng tạm chiếm, vận chuyển hàng hóa…theo quy định
của thời chiến nên mang tính thời điểm.
2.1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp hành chính về Hải quan giai
đoạn 1959 đến những năm đầu thập niên 80.
Đây là giai đoạn bƣớc đầu thể chế hóa chủ trƣơng chính sách của Đảng
và Nhà nƣớc về công tác hải quan thành các văn bản pháp quy của Chính phủ,
tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về Hải quan. Từ đó xác
định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan để tạo
điều kiện xây dựng nguyên tắc, chế độ nghiệp vụ, đƣa hoạt động Hải quan
vào nề nếp… Do các văn bản pháp quy ban hành về công tác Hải quan thời kỳ
này phục vụ cho chính sách độc quyền về ngoại thƣơng, vì vậy hải quan cũng
mất đi mộtsố tính chất đặc thù trong hoạt động của mình.
29
Giai đoạn này pháp luật điều chính việc xử lý vi phạm hành chính về
hải quan vẫn chủ yếu áp dụng những văn bản đƣợc ban hành từ rất lâu. Cho
đến đầu những năm 80 một loạt văn bản quy phạm điều chỉnh việc xử lý vi
phạm đƣợc ban hành nhƣ: Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm
hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 30/6/1982; Nghị định số 46/HĐBT ngày
10/5/1983 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành
chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm giả kinh doanh trái phép; Thông tƣ
liên Bộ Tƣ pháp – Tài chính số 01/TTLB ngày 25/01/1984 hƣớng dẫn thi
hành Nghị định số 46/HĐBT; Thông tƣ số 1090/TCHQ/TH ngày 19/10/1985
của Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn thi hành Nghị quyết số 46/HĐBT ngày
10/5/1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng về việc xử lý bằng biện pháp
hành chính các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa
qua biên giới. Tuy nhiên, trong thời kỳ này Nhà nƣớc vẫn áp dụng chế độ nhà
nƣớc độc quyền về ngoại thƣơng, ngoại hối; nền ngoại thƣơng chủ yếu vẫn
hƣớng vào các nƣớc thuộc Hội đồng tƣơng trợ kinh tế với chế độ kinh doanh
theo Nghị định thƣ, nên các chính sách, quy định về chế độ xuất nhập khẩu
cũng nhƣ về thuế xuất không có gì thay đổi so với thời kỳ trƣớc, Các văn bản
thời kỳ này không có tính thống nhất cao, còn tản mạn, nội dung lạc hậu, chƣa
phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội.
2.1.3. Pháp luật về hải quan và việc xử phạt vi phạm trong thời kỳ đổi
mới, mở cửa từ năm 1986 đến năm 1992.
Từ những năm 1986, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, lĩnh vực Hải
quan cũng nằm trong tiến trình đổi mới theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII và các Nghị quyết của Ban
chấp hành Trung ƣơng Đảng… Thời kỳ này hàng loạt văn bản mới liên quan
đến lĩnh vực Hải quan đã ra đời nhƣ: Nghị định số 46/HĐBT ngày 8/9/1986
sửa đổi Nghị định số 46/HĐBT; Chỉ thị số 237/CT ngày 03/12/1987 của Chủ
30
tịch Hội đồng Bộ trƣởng về việc kiên quyết ngăn chặn và xử lý hàng nƣớc
ngoài nhập lậu và nƣớc ta; Luật thuế xuất, nhập khẩu; Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài
tại Việt Nam; Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức cơ quan điều tra
hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989; trong đó trọng tâm là
Pháp lệnh Hải quan ban hành ngày 20/2/1990 thể hiện bƣớc phát triển mới
của ngành Hải quan Việt Nam.
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội
ban hành ngày 28/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1990 đã đƣợc đánh
dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của pháp luật xử lý vi phạm hành chính của
nƣớc ta. Tuy nhiên, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989 mới chỉ
giới hạn quy định về những vấn đề cơ bản, có tính chất nguyên tắc của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính nhƣ: Khái niệm vi phạm hành chính và đối
tƣợng bị xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp hình thức xử phạt vi
phạm hành chính; thẩm quyền quy định và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính; các nguyên tắc xủa phạt vi phạm hành chính và vấn đề thời hiệu xử
phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh đƣợc ban hành đánh dấu bƣớc phát triển
mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam, một Pháp
lệnh khung, quy định những vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc vể xử phạt
vi phạm hành chính đƣợc ban hành. Để thi hành Pháp lệnh này, Chính phủ đã
ban hành các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
nhà nƣớc.
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về Hải quan, Hội đồng Bộ trƣởng
nay là Chính phủ đã ban hành Nghị định số 232/NĐ-HĐBT ngày 25/6/1992
quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Có thể nói
đây là văn bản pháp luật đầu tiên đối với ngành Hải quan trong việc xử phạt
31
đối với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính về Hải quan. Tuy ra đời
chậm so với Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, nhƣng Nghị định
232/NĐ-HĐBT đã cụ thể hoá thẩm quyền, các hình thức và biện pháp xử phạt
vi phạm hành chính của cơ quan hải quan cũng nhƣ cán bộ hải quan trong
việc xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời nghị định cũng quy định cụ thể
những hành vi vi phạm luật lệ hải quan nào thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nghị định mặc dù không quy định đƣợc chi tiết và đầy đủ các hành vi vi
phạm hành chính về Hải quan phải bị xử phạt cũng nhƣ những định nghĩa về
hành vi vi phạm, nhƣng trong nghị định này đã quy định đƣợc một số nhóm
hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng nhƣ thẩm quyền xử
phạt hành chính của cơ quan hải quan. Tuy chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát
triển, nhƣng đây là văn bản pháp luật quan trọng để cơ quan hải quan là cơ sở
pháp lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.Việc không quy định trong
Pháp lệnh Hải quan những hành vi đƣợc coi là vi phạm hành chính về Hải
quan cũng nhƣ thẩm quyền của nhân viên hải quan trong việc xử phạt vi phạm
hành chính là có nguyên nhân lịch sử do việc chƣa phát triển của hệ thống
pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng, nhất là trong điều kiện
một văn bản dƣới hình thức một pháp lệnh không có quy định cụ thể và chi
tiết về vấn đề này.
Thực trạng tình hình ban hành, thi hành và áp dụng pháp luật về xử lý
vi phạm hành chính trong giai đoạn này có thể thấy Pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính năm 1989 chƣa thể hiện rõ tinh thần ngăn chặn triệt để, xử
lý nghiêm minh các vi phạm hành chính, chƣa xác định rõ trách nhiệm của
các cơ quan Nhà nƣớc và ngƣời có thẩm quyền trong xử phạt hành chính. Một
số điều, khoản của Pháp lệnh quy định chƣa rõ ràng, thiếu cụ thể nhƣ mức
tiền phạt, cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xử phạt, thủ tục áp dụng các hình
thức xử phạt, khen thƣởng...dẫn đến việc áp dụng pháp luật xử phạt hành
32
chính không thống nhất. Các biện pháp hành chính đặc biệt đƣợc quy định tại
các văn bản của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, của Hội đồng Chính phủ, của
Thủ tƣớng Chính phủ...trong đó nhiều quy định về đối tƣợng, thẩm quyền, thủ
tục trong các văn bản nói trên không còn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã
hội đã thay đổi trong tình hình mới của đất nƣớc. Để tiếp tục nâng cao hiệu
quả đấu tranh phòng chống các vi phạm hành chính, lập lại trật tự kỷ cƣơng,
đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội, thì việc sửa đổi Pháp lệnh xử phạt vi
phạm hành chính và sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy định về các
biện pháp xử lý hành chính đặc biệt trƣớc đây là rất cần thiết.
2.1.4. Giai đoạn năm 1992 đến nay.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc
hội thông qua ngày 06/07/1995 thay thế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành
chính ngày 31/11/1989. Pháp lệnh này có hiệu lực từ 01/08/1995. So với Pháp
lệnh năm 1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 có một số
điểm mới chủ yếu, đó là Pháp lệnh đã quy định thêm về 05 biện pháp xử lý
hành chính khác vào nội dung của văn bản: biện pháp giáo dục tại xã,
phƣờng, thị trấn; biện pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng; biện pháp đƣa vào cơ
sở giáo dục; biện pháp đƣa vào cơ sở chữa bệnh; biện pháp quản chế hành
chính. Pháp lệnh cũng quy định về đối tƣợng, thẩm quyền, trình tự và thủ tục
áp dụng các biện pháp này. Bên cạnh đó, Pháp lệnh cũng đã sửa đổi một số
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả,
kinh nghiệm thi hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 trong
5 năm thực hiện trên thực tế nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, tính khả
thi và từng bƣớc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở nƣớc ta.
Để cụ thể hoá các quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/1996/NĐ-CP ngày 20/3/1996
33
quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về
Hải quan. Theo sự đổi mới một số quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 1995, Nghị định 16/1996/NĐ - CP cũng đã quy định khá chi tiết và
đầy đủ cả những định nghĩa về các hành vi vi phạm phải bị xử phạt vi phạm
hành chính, thời hạn ra quyết định xử phạt, các biện pháp ngăn chặn cũng nhƣ
về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền tiến hành một số
biện pháp cƣỡng chế theo thủ tục hành chính.
Để góp phần có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống các hành vi vi
phạm pháp luật Hải quan và khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam,
Chính phủ đã ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính số 54/1998/NĐ-
CP ngày 21/7/1998 sửa đổi, bổ sung nghị định số 16/1996/NĐCP ngày
20/3/1996 và sau đó là nghị định 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 sửa đổi, bổ
sung Nghị định 54/1998/NĐ-CP. Việc liên tục sửa đổi, bổ sung các nghị định
về xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan thể hiện sự quan tâm của Chính
phủ đối với lĩnh vực hải quan nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về
Hải quan nói riêng. Trong giai đoạn này, thực hiện thí điểm của Chính phủ về
cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, các nghị định này đã
không quy định xử phạt đối với một số hành vi bị xử phạt trƣớc đây nhƣ sửa
vận đơn, khai sai hàng hoá có trị giá dƣới 10 triệu đồng, khai sai tên hàng hoá
nhƣng có thuế xuất thấp hơn thuế của hàng nhập khẩu....
Tuy nhiên, qua 07 năm thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
năm 1995, do tình hình kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng và một phần
cũng do chính bản thân các quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ những điểm bất
cập, còn có nhiều điểm không còn phù hợp với một số luật, pháp lệnh có liên
quan khác ban hành từ sau năm 1995 trở lại đây, không còn phù hợp với thực
tế, đòi hỏi phải đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng yêu cầu đấu tranh
34
phòng chống vi phạm hành chính có hiệu quả, nhằm bảo đảm sự thống nhất
của pháp luật, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến thẩm quyền xử phạt,
xử lý tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, thủ tục giải quyết
khiếu nại, tố cáo...
Để khắc phục những hạn chế tồn tại chủ yếu trên đây và để nhằm tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đáp ứng
yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính trong tình hình mới thì
việc nghiên cứu, xây dựng Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mới thay thế
Pháp lệnh năm 1995 là cần thiết. Vì vậy, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
năm 2002 đƣợc UBTV Quốc hội thông qua ngày 02/7/2002, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01/10/2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp
lệnh XLPHC năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2008; Luật Quản lý
thuế đƣợc ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2007.
Để triển khai thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Chính
phủ đã ban hành các Nghị định quy định những vấn đề chung về xử phạt vi
phạm hành chính (Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sau này đƣợc
thay thế bằng Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008), Nghị định số
62/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 ban hành Quy chế tạm giữ ngƣời theo thủ
tục hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 quy định thủ
tục áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính, Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 quy định về biên
lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính). Trong
lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về Hải quan, Chính phủ cũng đã ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa những nội dung về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
35
- Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 của Chính phủ quy định
về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan đƣợc xây dựng
trên nguyên tắc cơ bản của Pháp lệnh xử phạt hành chính năm 2002, Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hải quan và những văn bản pháp luật
có liên quan. Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hải quan trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất của pháp
luật, góp phần đấu tranh ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật
về hải quan. Nội dung của nghị định xác định cụ thể, rõ ràng các hành vi vi
phạm hành chính về hải quan; cụ thể hoá một số nguyên tắc xử phạt phù hợp
tính chất, đặc điểm các vi phạm hành chính về hải quan, nhằm bảo đảm cho
việc xử phạt đƣợc công minh, nhanh chóng và có tính khả thi. Kế thừa một số
nội dung của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
hiện hành đã phát huy tác dụng có hiệu quả.
Nghị định 138/2004/NĐ-CP đi vào thực hiện đã giải quyết đƣợc đa số
các vƣớng mắc mà cơ quan Hải quan đã gặp phải trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, trong đó nhiều vƣớng mắc đã phát sinh
trong thời gian dài gây ảnh hƣởng đến quá trình cải cách thủ tục hành chính
về hải quan nhƣ: việc khai báo nhầm lẫn hàng hoá về số lƣợng với trị giá thấp
nhƣng vẫn bị xử phạt; việc xử phạt chỉ căn cứ vào hành vi mà không chia nhỏ
mức phạt tƣơng ứng với trị giá tang vật vi phạm cho phù hợp; một số hành vi
đƣợc quy định chung chung theo loại hình xuất nhập khẩu nhƣng không phân
định rõ hành vi cụ thể dẫn đến khó áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất
trong ngành ....
- Quá trình thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002,
Nghị định 138/2004/NĐ-CP lại tiếp tục phát sinh những vƣớng mắc bất cập
nhƣ: không có điều khoản nào xác định hoặc đặt ra hành vi của cá nhân, tổ
chức vi phạm hành chính về các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc nói chung, lĩnh
36
vực quản lý nhà nƣớc về hải quan nói riêng. Đây vừa là hạn chế, thiếu sót,
vừa là bất cập của pháp luật xử lý hành chính thời điểm này. Chính vì vậy,
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã đƣợc tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào
các năm 2007 và năm 2008. Cùng với đó, trong lĩnh vực Hải quan cũng có
những Nghị định mới đƣợc ban hành thay thế Nghị định 138/2004/NĐ-CP
đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế đó là các Nghị
định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi
phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực
HQ và Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc đối
với vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Sau năm năm thực hiện Nghị định 97, Nghị định 18, ngành Hải quan đã
đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau:
Thứ nhất, Nghị định 97/2007/NĐ-CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã
tạo khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho công tác xử phạt vi phạm hành
chính về hải quan đƣợc thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc, việc xử
phạt vi phạm hành chính về hải quan đƣợc tiến hành đúng đối tƣợng, nhanh
chóng, kịp thời ngay tại nơi phát hiện vi phạm, công tác xử lý vi phạm hành
chính đƣợc phân công, phân nhiệm rõ rệt giữa các cấp hải quan, giảm việc
chuyển hồ sơ xử phạt lên cấp trên.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động hải quan, trên cơ sở kế thừa các Nghị
định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trƣớc đây (Nghị định
16/1996/NĐ-CP, Nghị định 54/1998/NĐ-CP, Nghị định 58/2000/NĐ-CP),
Nghị định 97/2007/NĐ - CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã điều chỉnh lại
việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt đối với
từng hành vi vi phạm. Các nhóm hành vi vi phạm đƣợc bố cục theo từng khâu
37
của quy trình thủ tục hải quan: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát
hải quan… Các hành vi quy định tại các Nghị định cơ bản dựa trên những
hành vi quy định tại Nghị định số 138/2004/NĐ-CP, nhƣng có sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp với thực tiễn và đáp ứng các quy định mới của pháp luật;
bổ sung các hành vi vi phạm về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
trên cơ sở quy định tại Chƣơng XII của Luật Quản lý thuế.
Thứ hai, công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo quy
định của Nghị định 97/2007/N -CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đƣợc thực
hiện tƣơng đối tốt, từng bƣớc đi vào nề nếp, bảo đảm sự thống nhất trong toàn
ngành Hải quan; là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện việc phân
loại doanh nghiệp, phân luồng hàng hoá góp phần cải cách thủ tục hành chính
về hải quan, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao sự tuân thủ
pháp luật của ngƣời khai hải quan và cán bộ, công chức hải quan.
Việc xử phạt về cơ bản đƣợc tiến hành kịp thời, đúng nguyên tắc, thủ
tục, thẩm quyền, xác định đúng lỗi vi phạm, đúng căn cứ pháp lý để xử phạt
và áp dụng đúng mức phạt. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện
pháp cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt cũng đƣợc thực hiện đầy đủ theo
đúng các trình tự và thẩm quyền quy định. Các vụ vi phạm phức tạp đều đƣợc
Cục Hải quan địa phƣơng báo cáo, xin ý kiến Tổng cục Hải quan, Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố hoặc trao đổi với các cơ quan chức năng có liên
quan để bảo đảm việc xử lý chặt chẽ, có cơ sở pháp lý. Những trƣờng hợp vi
phạm chƣa xác định rõ mức độ hành chính hay hình sự đều đƣợc cơ quan hải
quan trao đổi với cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp
trƣớc khi đƣa ra kết quả xử lý cuối cùng.
Thứ ba, việc tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt, giải quyết khiếu
nại quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đƣợc thực
38
hiện trên cơ sở tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự của Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản liên quan, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị xét xử, ngƣời khiếu nại. Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về hải quan, góp phần tạo môi
trƣờng cạnh tranh bình đẳng đối với các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa trong việc tuân thủ pháp luật Hải quan.
Về cơ bản, Nghị định 97/2007/NĐ - CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã
quy định tƣơng đối bao quát các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
hải quan. Tuy nhiên, hiện nay phƣơng pháp quản lý mới về Hải quan đó có sự
thay đổi rất căn bản, đề cao vai trò tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham
gia trong quan hệ pháp luật Hải quan; cùng với sự phát triển của nền kinh tế -
xã hội, vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan cũng diễn ra liên tục, diễn
biến phức tạp với các phƣơng thức và thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Nhiều vi
phạm xảy ra mà Nghị định chƣa kịp thời cập nhật để có chế tài xử phạt; đồng
thời một số hành vi vi phạm quy định trƣớc đây đã lạc hậu về khung phạt tiền,
hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Một số loại vi phạm
chƣa đƣợc chi tiết thành những hành vi vi phạm cụ thể nên khung phạt tiền,
hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng chƣa phù hợp
với thực tiễn; còn thiếu chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm phát
sinh từ các quy định mới về thủ tục hải quan; Một số hành vi vi phạm chƣa có
định danh rõ ràng, chƣa phù hợp nên quá trình thực hiện không thống nhất
trong toàn ngành Hải quan
Việc thiếu các quy định cụ thể để bảo đảm tính dân chủ, tính chính
xác, khách quan trong việc xem xét, quyết định việc xử phạt, áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính khác; thủ tục, hình thức xử phạt hạn chế đã làm giảm
hiệu lực và hiệu quả của một công cụ pháp lý quan trọng để cùng với pháp
luật hình sự góp phần tích cực vào việc giữ gìn tốt tự, kỷ cƣơng quản lý hành
39
chính của đất nƣớc, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng ngừa và chống có hiệu quả đối
với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới. Từ đó các quy định tại
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007,
2008 vẫn tiếp tục đƣợc hoàn thiện hƣớng tới xây dựng các quy định về hành
vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biên pháp khắc phục hậu quả…
trong một luật mang tính pháp điển hoá cao (Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Các Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP cũng sẽ dần
hoàn thiện theo những nội dung mới phù hợp hơn, khoa học hơn đáp ứng nhu
cầu quản lý hải quan hiện đại, trên cơ sở căn cứ các quy định của “ Luật Xử lý
vi phạm hành chính ” mới đƣợc ban hành.
Hiện nay, các quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý
vi phạm hành chính năm 2008 đã hết hiệu lực, đƣợc thay thế bằng Luật Xử
lý vi phạm hành chính đƣợc Quốc Hội thông qua vào ngày 20/6/2012, có hiệu
lực kể từ ngày 01/7/2013. Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc ban hành với
mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Xử lý vi
phạm hàn chính; Quy định đầy đủ , toàn diện các vấn đề về xử lý vi phạm
hành chính, bảo đảm kế thừa những quy định đã đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm ,
khắc phục một cách cơ bản những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật xử
lý vi phạm hành chính hiện hành; Tăng cƣờng tính công khai, minh bạch và
bảo đảm dân chủ trong trình tự , thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và áp
dụng biện pháp xử lý hành chính ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của
ngƣời dân, đă ̣c biê ̣t là ngƣời chƣa thành niên ; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ
cƣơng quản lý hành chính , an ninh, trật tự an toàn xã hội , bảo vệ quyền , lợi
ích hợp pháp của công dân ; đấu tranh phòng , chống có hiệu quả đối với vi
phạm hành chính , tội phạm trong thời kỳ mới ; khắc phục tối đa tình trạng
thiếu thống nhất và c hồng chéo trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm
40
hành chính; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa
vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ƣớc quốc tế; đáp ứng đòi hỏi ngày
càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn phát triển
mới.
Để triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, thực hiện
chƣơng trình xây dựng pháp luật năm 2013, Tổng cục Hải qua đã đƣợc giao
chủ trì soạn thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính để trình Chính Phủ ban hành
Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính và cƣỡng chế thi hành Quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải
quan; chủ trì soạn thảo Thông tƣ số 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013
hƣớng dẫn thị hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Hải quan. Các quy định của Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Thông tƣ
190/2013/TT-BTC đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định của
Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung và các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành có liên quan đến quản lý nhà nƣớc về Hải quan; phù hợp
với các chuẩn mực trong các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham
gia. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP đã bổ sung thêm chế tài xử phạt đối với
những loại hành vi vi phạm mới phát sinh, loại bỏ những hành vi vi phạm
không còn phù hợp theo yêu cầu quản lý mới, điều chỉnh hình thức, mức phạt
cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và phù hợp với việc
thực hiện các quy định của Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung, Luật Xử lý vi
phạm hành chính và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, bảo đảm là công cụ hỗ
trợ đắc lực cho công tác quản lý hải quan và thể hiện rõ tính nghiêm minh của
pháp luật.
Ngoài ra, để đảm bảo cho công tác xử phạt vi phạm hành chính đƣợc
thực hiện thống nhất trong toàn Ngành, Tổng cục Hải quan còn ban hành
Quyết định số 113/QĐ-TCHQ ngày 22/01/2014 về việc ban hành Bản hƣớng
41
dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại các quyết định
hành chính liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong Ngành Hải
quan và bản hƣớng dẫn sử dụng mẫu biên bản, quyết định hành chính trong
ngành Hải quan.
Trải qua các giai đoạn phát triển, hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính đã không ngừng đƣợc cải tiến và hoàn thiện. Hàng loạt các
văn bản pháp lý đƣợc sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tiêu chuẩn cam kết pháp lý
với WTO. Các văn bản pháp lý cấp cao làm xƣơng sống cho hoạt động xử lý
nhƣ Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Quản lý thuế
và các văn bản hƣớng dẫn thi hành không ngừng đƣợc cải tiến, nâng cao về số
lƣợng và chất lƣợng để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhƣ công ƣớc
Kyoto, Hiệp định trị giá GATT, Công ƣớc HS...., đáp ứng yêu cầu hội nhập,
đồng bộ với hệ thống thể chế liên quan, phù hợp với các cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định từ khi có Luật Xử lý vi phạm hành chính,
Ngành Hải quan đã làm tốt công tác xây dựng văn bản pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Đến nay, hệ thống văn bản về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan đã đƣợc hoàn thiện, là cơ sở
quan trọng để ngành Hải quan thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính.
2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hải quan
Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý vi hành chính trong lĩnh
vực hải quan có ảnh hƣởng to lớn đến tính nghiêm minh của pháp luật nói
chung và pháp luật hải quan nói riêng, bởi lẽ việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thống nhất,
đồng bộ và có thính khả thi cao chỉ là điều kiện đủ để đảm bảo cho một hệ
42
thống pháp luật có chất lƣợng mà vấn đề cốt yếu là việc tổ chức thi hành nhƣ
thế nào để hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải
quan phát huy hiệu quả, tác động thật sự trong đời sống xã hội, giúp hạn chế
đƣợc những vi phạm trong hoạt đông quản lý của cơ quan hải quan.
Ngành Hải quan đã đặc biệt quan tâm đến công tác này suốt trong một
thời gian dài. Công tác xử lý vi phạm hành chính luôn đƣợc các cấp Lãnh đạo
quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hệ thống các văn bản triển khai thực hiện Luật
Xử lý vi phạm hành chính trong ngành Hải quan đã đƣợc ban hành đồng bộ,
đầy đủ. Nhƣ vậy, có thể khẳng định ngành Hải quan đã làm tốt công tác xây
dựng văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan .
Bên cạnh việc xây dựng hệ thống văn bản, ngành Hải quan cũng đã
triển khai rất tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định về xử
lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thông qua các hình thức nhƣ:
Tổ chức Hội nghị trực tuyến trong toàn Ngành cho hơn 800 cán bộ, công
chức; Cử cán bộ Vụ Pháp chế đến tập huấn trực tiếp cho các đơn vị có hoạt
động xuất nhập khẩu lớn; Phối hợp với VCCI tổ chức tập huấn cho khoảng
hơn 400 doanh nghiệp có hoạt đồng xuất nhập khẩu tại 2 miền Bắc và Nam về
Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định thông tƣ liên quan đến lĩnh
vực hải quan; ngoài ra thông qua trang thông tin điện tử ngành Hải quan đã
giải đáp rất chi tiết các câu hỏi về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Hải quan do tổ chức, cá nhân đặt ra.
Công tác tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Hải quan thời gian qua đã đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, để phục
vụ yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật hành chính về Hải quan
các lực lƣợng trong ngành đã tăng cƣờng công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc
nhở các bộ cũng nhƣ cá nhân, doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan.
43
Kết quả của việc tổ chức thực hiện đã tạo chuyển biến đáng kể, góp phần ổn
định hoạt động xuất, nhập khẩu tạo thuận lợi cho việc thông quan diễn ra
nhanh tróng. Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
và các văn bản hƣớng dẫn trong ngành Hải quan còn nhiều vấn đề tồn tại.
Những tồn tại này tập trung vào một số điểm sau:
- Tổ chức bộ máy làm công tác xử lý còn hạn chế về nguồn lực, luôn có
biến động, phần lớn cán bộ là kiêm nhiệm các công việc khác. Vì vậy, tính
chuyên sâu chƣa cao nên không thể có kiến thức pháp luật vững vàng để đáp
ứng đƣợc yêu cầu trong thực tế.
- Hoạt động kiểm tra công tác xử phạt vi phạm của cấp trên đối với cấp
dƣới còn hạn chế, hệ thống thông tin đồng bộ về vi phạm pháp luật hải quan
trong toàn ngành Hải quan chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ, kịp thời.
- Cán bộ, công chức ngành Hải quan đã đƣợc đào tạo, có trình độ, am
hiểu pháp luật, nhƣng chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về công tác tố tụng hành
chính, hình sự, hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn nên còn lúng túng khi xử
lý các vụ việc phức tạp.
- Bộ máy tổ chức của ngành Hải quan để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ theo quy định của Luật Hải quan và Luật xử lý vi phạm hành chính về
công tác xử lý pháp luật hải quan gồm: Tổng cục Hải quan - Cục Điều tra
chống buôn lậu - Cục Kiểm tra sau thông quan và Vụ Pháp chế; Cục Hải quan
- Phòng tham mƣu chống buôn lậu và xử lý; Chi cục cửa khẩu, cán bộ kiêm
nhiệm. Theo thống kê của ngành Hải quan trong 5 năm thực hiện nghị định
97/2007/NĐ-CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính
và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan toàn
Ngành đã phát hiện và xử lý đƣợc tổng số 95.246 vụ vi phạm, trung bình mỗi
năm khoảng hơn 19.000 vụ vi phạm. Với số vụ vi phạm bị bắt giữ và xử lý
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT
Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT

Contenu connexe

Tendances

Tendances (19)

Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOTĐề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng BìnhLuận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
Luận văn: Kiểm soát thủ tục hành chính tại Đồng Hới,Quảng Bình
 
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOTLuận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
Luận văn:Thực hiện pháp luật về quản lý lao động nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOTLuận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
Luận văn: Xử phạt vi phạm trong lĩnh vực xây dựng ở đô thị, HOT
 
Luận văn: Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật, HAY
Luận văn: Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật, HAYLuận văn: Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật, HAY
Luận văn: Miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAYĐề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
Đề tài: Pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Hải Phòng, HAY
 
Luận văn: Quản lý đối với các tổ chức hành nghề công chứng, HOT
Luận văn: Quản lý đối với các tổ chức hành nghề công chứng, HOTLuận văn: Quản lý đối với các tổ chức hành nghề công chứng, HOT
Luận văn: Quản lý đối với các tổ chức hành nghề công chứng, HOT
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộPhổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng, HOT
 
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOTLuận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
 
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOTĐề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
Đề tài: Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội tổ chức đánh bạc theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAYĐề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
Đề tài: Bảo vệ người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài,HAY
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 

Similaire à Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfHoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similaire à Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT (20)

Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAYHợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
Hợp tác quốc tế trong cải cách, hài hòa hóa thủ tục hải quan, HAY
 
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOTQuản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
Quản lý về hải quan đối với đầu tư trực tiếp tại khu kinh tế, HOT
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quanLuận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
 
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội BàiLuận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
 
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAYĐề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
Đề tài: Quản lý về hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu, HAY
 
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdfHoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂMKhóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Pháp luật về phòng chống tham nhung, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về Hải quan, 9 ĐIỂM
 
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan...Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan...
Luận văn:Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại cục hải quan...
 
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Hải quan tp Hải Phòng
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Hải quan tp Hải PhòngQuản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Hải quan tp Hải Phòng
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin tại Cục Hải quan tp Hải Phòng
 
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quanKiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan
Kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua biên giới theo pháp luật hải quan
 
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
Thủ tục hải quan hàng hóa nhận gia công cho thương nhân nước ngoài - Gửi miễn...
 
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOTPháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
Pháp luật về thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HOT
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thươn...
 
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Án lệ và mối liên hệ với pháp luật kinh tế ở Việt Nam, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước trong Luật Hình sự
 
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAYĐề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
Đề tài: Các tội xâm phạm bí mật nhà nước theo pháp Luật, HAY
 
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Trật Tự Đô Thị Từ Thực Tiễn Thành P...
 
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
Luận văn: Giám sát hải quan hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu - Gửi miễn phí...
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Dernier

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Dernier (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Đề tài: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ********** NGUYỄN MAI HƢƠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN VÀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ********** NGUYỄN MAI HƢƠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN VÀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số : 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Thái Hà Nội – 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN
  • 4. LỜI CÁM ƠN Lời đầu tiên của Luận văn tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới tất cả những người đã hỗ trợ ,giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn này. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Phạm Hồng Thái đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy, cô giáo Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại đây. Cũng xin gửi lời cám ơn tới các đồng nghiệp đang công tác tại Tổng cục Hải quan đã giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2014
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................................2 3. Tình hình nghiên cứu ................................................................................................................3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................5 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................................5 CHƢƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN.........................................................................................7 1.1. Vi phạm hành chính ...............................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính....................................................................................................................... 7 1.1.2. Các dấu hiệu và yếu tố cấu thành vi phạm hành chính................................................................................. 9 1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan .........................................................................10 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan ...............................................10 1.2.2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan..........................................................................13 CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT, VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC HẢI QUAN.........................27 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan .....................................................................................................................................27 2.1.1. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hải quan từ những ngày đầu thành lập đất nƣớc 1945 đến 1959 ............................................................................................................................................................................27 2.1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp hành chính về Hải quan giai đoạn 1959 đến những năm đầu thập niên 80 thế kỷ 20.......................................................................................................................................................28 2.1.3. Pháp luật về hải quan và việc xử phạt vi phạm trong thời kỳ đổi mới, mở cửa từ năm 1986 đến năm 1992............................................................................................................................................................................29 2.1.4. Giai đoạn năm 1992 đến nay. ......................................................................................................................32 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 41 2.3. Thực trạng vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan. .............44 CHƢƠNG III: DỰ BÁO VỀ VI PHAM VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN ..............................51 3.1. Dự báo về tình hính, xu hƣớng vi phạm pháp luật của cá nhân, doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. .................................................................................................................51 3.2. Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan......54 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan theo hƣớng minh bạch, thống nhất...................................................................................................................................................................55 3.2.2. Tăng cƣờng công tác tổ chức, thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.............................................................................................................................................................................56
  • 6. 3.2.3. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện pháp luật hải quan. .........58 3.2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu...................................................................................................................................................................68 3.3. Một số giải pháp khác ..........................................................................................................72 KẾT LUẬN..........................................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................77
  • 7. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT GHI CHÚ 1 DN Doanh nghiệp 2 GATT Hiệp đinh chung về thuế quan và thƣơng mại 3 HQ Hải quan 4 HS Công ƣớc quốc tế về hệ thống điều hòa mô tả và ma hàng hóa 5 VCIS Chƣơng trình quản lý hàng hóa, tờ khai sử dụng công nghệ Nhật Bản 6 VNACC Chƣơng trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu sử dụng công nghệ Nhật Bản 7 WCO Tổ chức Hải quan thế giới 8 WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới
  • 8. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU STT KÝ HIỆU TÊN SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Biểu 2.1 Tình hình vi phạm pháp luật hành chính Hải quan giai đoạn 2010-2013 và 03 tháng đầu năm 2014 Biểu 2.2 Cơ cấu nhóm vi phạm pháp luật hành chính Hải quan Hình 3.1 Tháp tuân thủ pháp luật
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 07/-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Trung ƣơng Đảng về hội nhập kinh tế, theo đó chính sách quản lý nhà nƣớc về hải quan đƣợc định hƣớng phát triển theo xu hƣớng hội nhập quốc tế nhƣng phải giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình từng bƣớc tiến hành tự do hóa các hoạt động kinh tế, mở cửa thị trƣờng và tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam đã và đang từng bƣớc tháo gỡ những rào cản đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc hoạt động, giảm thiểu và dần xóa bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan và các rào cản khác để việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ...giữa Việt Nam với các nƣớc trên thế giới phù hợp với những quy định, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập có liên quan trực tiếp đến hoạt động hải quan. Trong xu hƣớng chung đó, Hải quan Việt Nam đã và đang từng bƣớc đẩy mạnh cải cách thủ tục Hải quan, hiện đại hóa hoạt động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của nền kinh tế, phục vụ tốt cho phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, với phƣơng châm hành đông: “ Chuyên nghiệp, Minh bạch, Hiệu quả”. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến vấn đề tất yếu là Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong các Hiệp định ký kết, trong đó có việc cắt giảm mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi cho hàng hóa của các nƣớc đƣa vào Việt Nam và hàng hóa Việt Nam xuất khẩu ra nƣớc ngoài. Với việc cắt giảm thuế tạo thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại phát triển sẽ làm tăng số lƣợng các đối tƣợng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng nhƣ khuyến khích phát triển đa dạng về chủng loại cũng nhƣ các
  • 10. 2 loại hình. Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hàng hóa sẽ tăng lên nhanh chóng và các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng lên góp phần vào tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc. Trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, bên cạnh các tổ chức, cá nhân luôn chấp hành tốt pháp luật nhà nƣớc nói chung và pháp luật Hải quan nói riêng vẫn còn không ít các chủ thể lợi dụng kẽ hở trong hệ thống pháp luật, trong thực thi quản lý nhà nƣớc về hải quan để thực hiện hành vi buôn lậu, vận chuyển hàng cấm, trốn thuế, buôn bán vận chuyển hàng giả hàng kém chất lƣợng, vi phạm sở hữu trí tuệ… Đặc biệt tình hình vi phạm pháp luật hành chính trong quá trình tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam của các tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực hải quan ngày một nhiều, số vụ vi phạm ngày càng tăng, thủ đoạn ngày một tinh vi. Vì vậy, vấn đề bức xúc, cấp bách hiện nay đƣợc quan tâm đặt ra là phải nghiên cứu đánh giá, xác định một cách khái quát, cũng nhƣ cụ thể về các loại hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay, từ đó đƣa ra những kiến nghị để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thống nhất góp phần ngăn chặn, phòng chống những hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa cũng nhƣ hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Xuất phát từ những vấn đề nhƣ vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và biện pháp ngăn chặn”. 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật hành chính nói chung và trong lĩnh vực hải quan nói riêng; - Nghiên cứu thực trạng về các loại hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan;
  • 11. 3 - Đề xuất, kiến nghị các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện pháp luật góp phần ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan. Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc dùng nhƣ tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập và thực tiễn áp dụng vấn đề này với ngành Hải quan. 3. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và trong ngành hải quan nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu về pháp luật hải quan và xử lý vi phạm hành chính. Tiêu biểu là: "Tìm hiểu về xử phạt vi phạm hành chính", của tác giả Phạm Dũng - Hoàng Sao; Luận án tiến sĩ khoa học luật mã số 5.05.01, Hà Nội - 1996, đề tài "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về hải quan ở nước ta hiện nay", của tác giả Vũ Ngọc Anh – Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan; Đề tài khoa học "Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính về hải quan theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế", của thạc sĩ Phùng Thị Bích Hƣờng-Vụ Trƣởng Vụ Pháp chế Tổng cục Hải quan; Đề tài khoa học "Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu", của tác giả Đào Thịnh Vinh; Đề tài khoa học: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa.”, của tác giả thạc sĩ Vũ Văn Hải. Nhìn chung tất cả các công trình trên chủ yếu đề cập đến hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, hoặc quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật trong lĩnh vực hải quan. Hay một số đề tài luân văn thạc sĩ đã bảo vệ tại Khoa Luật – Đại Học Quốc gia Hà Nội nhƣ “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan”,
  • 12. 4 của tác giả An Đắc Hùng viết về vấn đề công tác xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp cƣỡng chế trong thi hành xử phạt vi phạm hành chính; Đề tài: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan- qua thực tiễn thành phố Hải Phòng” của tác giả Vũ Anh Xuân viết về về công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan qua thực tiễn xử lý vi phạm hành chính tại thành phố Hải Phòng.... Ngoài ra còn có một số bài nghiên cứu trên Tạp chí Luật học, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, cũng nhƣ một số chuyên đề giảng dạy môn Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan của Trƣờng Hải quan Việt Nam, đấu tranh chống tội phạm trong lĩnh vực hải quan của Tổng cục hải quan cũng có đề cập đến vi phạm pháp luật về hải quan nhƣng ở mức độ sơ lƣợc, chƣa tập trung đi sâu nghiên cứu các loại hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan. Chính vì vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ và toàn diện về các loại hình vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, luận văn thực hiện các nội dung sau: - Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về vi phạm pháp luật hành chính nói chung và trong lĩnh vực hải quan nói riêng để đƣa ra các luận cứ khoa học và những lý giải mang tính lý luận, mô tả các dấu hiện, các loại nhóm hành vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Làm cơ sở để cán bộ công chức thực thi nghiên cứu xác định hành vi, lập biên bản xử phạt và thực hiện các biện pháp xử lý; - Nêu những thực trạng về vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan, thực trạng của từng nhóm vi phạm cũng nhƣ những qui định mang tính nguyên tắc, phân tích đánh giá các loại hành vi vi phạm. Từ đó đƣa ra những dự báo về tình hình và xu hƣớng vi phạm vi phạm pháp luật của cá
  • 13. 5 nhân, doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; - Đƣa ra một số đề xuất, phƣơng hƣớng, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, những giải pháp giúp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật hành chính về hải quan. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và các loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp và với tất cả khả năng cho phép, ngƣời viết luận văn cố gắng nghiên cứu một cách tổng quát về những vấn đề cơ bản thuộc nội dung của pháp luật về vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan dƣới góc độ lý luận và thực tiễn ban hành, áp dụng và thi hành các quy định của pháp luật. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và nhà nƣớc ta về xử lý vi phạm pháp luật làm cơ sở, Luận văn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể: phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp luật học so sánh, phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tiễn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan.
  • 14. 6 Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan. Chương 3: Dự báo về vi phạm pháp luật và các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
  • 15. 7 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1.1. Vi phạm hành chính 1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính Vi phạm hành chính là loại vi phạm pháp luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm cho xã hội của nó thấp hơn so với tội phạm nhƣng hành vi vi phạm hành chính là hành vi gây thiệt hai hoặc đe dọa gây thiệt hai cho lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể, lợi ích cá nhân cũng nhƣ lợi ích chung của toàn thể cộng đồng. Trong bất kỳ xã hội nào cũng luôn tồn tại và tiềm ẩn trong nó những vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật hành chính nói riêng. Để xã hội có thể ổn định và phát triển đƣợc theo đúng định hƣớng đã định, Nhà nƣớc luôn phải tác động lên các quan hệ xã hội bằng một hệ thống các quy tắc quản lý nhà nƣớc đƣợc quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các hành vi vi phạm diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội, từ những hành vi vi phạm nhỏ nhƣ vứt rác không đúng nơi quy định đến những hành vi vi phạm có tính chất, mức độ lớn hơn nhƣ điều khiển mô tô, xe máy đi vi phạm luật giao thông đƣờng bộ, hoặc những hành vi vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, những vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng, đất đai, lĩnh vực quốc phòng, lĩnh vực hình sự.... Vậy vi phạm pháp luật là gì? Với những dấu hiệu cơ bản của nó, chúng ta có thể hiểu vi phạm pháp luật là hành vi xác định của cá nhân hoặc tổ chức, trái với các quy định (yêu cầu) của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật xác lập và bảo vệ, hành vi trái pháp luật đó chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó và cuối cùng là chủ thể thực hiện hành vi đó phải là ngƣời có năng lực trách nhiệm pháp lý.
  • 16. 8 Hiện nay, các vi phạm pháp luật trong xã hội rất đa dạng, nhƣng theo những tiêu chí phân loại nhất định, có thể chia chung thành các loại vi phạm nhƣ sau: Vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự...Trong các loại vi phạm nói trên thì vi phạm pháp luật hình sự là nguy hiểm cho xã hội lớn hơn so với các vi phạm pháp luật khác, vi phạm hành chính có thể coi là loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong đời sống xã hội, kinh tế hiện nay. Những hành vi vi phạm pháp luật hành chính thƣờng đƣợc thể hiện rất đa dạng phong phú trong hầu hết các lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc, nhƣng tựu trung lại chúng có một số đặc điểm sau: - Vi phạm hành chính là hành vi xâm hại đến trật tự quản lý Nhà nƣớc, ảnh hƣởng đến trật tự hành chính đang đƣợc duy trì và bảo vệ, làm ảnh hƣởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc trong các lĩnh vực . Tuy nhiên tính chất, mức độ xâm hại của hành vi mặc dù nguy hiểm cho xã hội nhƣng chƣa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên hành vi đó không phải là tội phạm hình sự theo quy định của Bộ Luật hình sự. - Chủ thể thực hiện hành vi này là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với tổ chức, thì hành vi thực hiện bởi cá nhân nhƣng dƣới danh nghĩa tổ chức (do tổ chức phân công, giao nhiệm vụ, hoặc thực hiện hành vi nhân danh tổ chức); - Hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý. Chỉ những hành vi trái pháp luật hành chính nào đó đƣợc chủ thể thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật hành chính. - Hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức đƣợc quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Từ những nội dung trên, có thể hiểu vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quan hệ xã
  • 17. 9 hội trong quản lý nhà nước do pháp luật quy định, mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.[16] 1.1.2. Các dấu hiệu và yếu tố cấu thành vi phạm hành chính Để xác định một hành vi xảy ra có phải là vi phạm hành chính hay không, cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính. Những dấu hiệu này đƣợc mô tả trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về vi phạm hành chính, hình thức và biện pháp xử lý thuộc lĩnh vực này. Nó đƣợc cấu thành bởi các yếu tố sau: - Về mặt khách quan của hành vi vi phạm hành chính bao gồm các dấu hiệu: hành vi, tính trái pháp luật của hành vi, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội, quan hệ nhân quả, thời gian, địa điểm, phƣơng tiện vi phạm... Vi phạm hành chính cũng nhƣ mọi vi phạm pháp luật khác trƣớc hết phải là hành vi, nó chỉ đƣợc thực hiện bởi hành vi. Hành vi có thể đƣợc thực hiện dƣới hình thức hành động hoặc không hành động Vi phạm hành chính phải là hành vi trái pháp luật nói cách khác đó là là hành vi của tổ chức hoặc cá nhân xâm phạm đến các quy tắc quản lý nhà nƣớc và đã bị pháp luật hành chính ngăn cấm. Việc ngăn cấm đƣợc thể hiện bằng các quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính. Nghĩa là hành vi đó đƣợc thực hiện ngƣợc với yêu cầu của quy phạm pháp luật. Nhƣ vậy khi xem xét đánh giá hành vi của cá nhân hay tổ chức có phải là vi phạm hành chính hay không, bao giờ cũng phải có những căn cứ pháp lý rõ ràng xác định hành vi đó đƣợc pháp luật quy định là sẽ bị xử phạt bằng các biện pháp xử phạt hành chính. - Về mặt chủ quan: đó chính là dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm. Vi
  • 18. 10 phạm hành chính phải là hành vi có lỗi thể hiện dƣới hình thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. - Chủ thể vi phạm hành chính: ở đây chính là các tổ chức hoặc cá nhân có năng lực chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật hành chính. - Khách thể của vi phạm hành chính: là cái mà vi phạm đó xâm hại, vi phạm hành chính cũng nhƣ mọi vi phạm pháp luật khác đều xâm hại đến các quan hệ xã hội đƣợc pháp luật bảo vệ. Trong vi phạm hành chính là hành vi vi phạm đã xâm hại đến trật tự quản lí hành chính nhà nƣớc đƣợc pháp luật hành chính quy định và bảo vệ. 1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 1.2.1.1. Khái niệm Hoạt động hải quan là một loại hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc nhằm đảm bảo quản lý nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảng, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân, tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài. Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định, cơ quan Hải quan là cơ quan trực tiếp thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh; điều tra chống buôn lậu, chống gian lận thƣơng mại...nhằm bảo hộ và thúc đẩy phát triển sản xuất trong nƣớc, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; thu thuế xuất khẩu bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngƣời tiêu dung; bảo vệ môi trƣờng; góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền kinh tế và an ninh quốc gia; trật tự, an toàn xã hội. Từ hoạt động nói trên các cơ quan Nhà nƣớc có thẩm
  • 19. 11 quyền phải xây dựng, ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan Hải quan phải xây dựng quy trình, quy chế quản lý để điều chỉnh và triển khai các hoạt động. Tất cả các quan hệ nhƣ vậy trong lĩnh vực hải quan đƣợc điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật quy định trong nhiều văn bản quy phạm khác nhau nhƣng có liên quan chặt chẽ với nhau lập nên tổng thể các quy phạm luật đặc biệt điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về hải quan, tức là điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động xuất khẩu và xuất – nhập cảnh. Tổng thể các quy phạm pháp luật đó có thể coi là các quy phạm pháp luật về hải quan. Các quy phạm pháp luật về hải quan quy định cho các bên tham gia các quan hệ xã hội nói trên các quyền và nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm của các bên nếu không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó hoặc vi phạm quyền của bên kia. Hiện nay các quy phạm pháp luật về hải quan quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật về hải quan, các chế độ quản lý về hải quan cụ thể đã đƣợc ban hành trong Luật Hải quan và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật. Do các quy phạm pháp luật về hải quan là các quy tắc chung bảo vệ chế độ kiểm tra, giám sát hải quan là một trong những chế độ quản lý nhà nƣớc nên có tính chất bắt buộc thực hiện đối với toàn xã hội. Trong thực tế hoạt động luôn có những hành vi cố ý hay vô ý vi phạm các quy định của Nhà nƣớc đối với các chế độ quản lý, các quy trình thủ tục hay việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan. Các vi phạm đó chính là các vi phạm pháp luật hải quan, xâm phạm quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Các hành vi vi phạm này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đều phải bị xử phạt có hành vi bị xử lý hình sự nhƣ các hành vi buôn lậu, hay
  • 20. 12 vận chuyển trái phép hành hóa, hành lý qua biên giới, nhƣng đa số bị xử phạt theo các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính. Xuất phát từ khái niệm vi phạm hành chính nói chung và đặc thù hoạt động quản lý Nhà nƣớc về hải quan, khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đƣợc hiểu nhƣ sau: “ Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”[24]. 1.2.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Do bản chất là vi phạm hành chính nói chung, nên vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mang đầy đủ đặc điểm chung của vi phạm hành chính nói chung. Chúng cũng có những dấu hiệu đặc trƣng thể hiện sự xâm hại đối với trật tự quản lý Nhà nƣớc của một loại vi phạm hành chính và cần thiết cho việc xác định ranh giới của các loại vi phạm hành chính khác nhau. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động hải quan, các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có một số đặc điểm riêng có tác động nhất định đến việc xử lý đối với các hành vi vi phạm này, đó là: - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thƣờng xảy ra trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh. Do đó, có liên quan, chịu nhiều tác động của yếu tố pháp luật nƣớc ngoài. Đây là đặc điểm có tác động nhiều đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do các tổ chức, cá nhân vi phạm có thể là tổ chức hoặc công dân nƣớc ngoài, cƣ trú tại nƣớc ngoài.
  • 21. 13 - Hoạt động hải quan mang tính tổng hợp, liên quan đến quy định của nhiều đạo luật điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau nhƣ: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thƣơng mại, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Thuế giá trị gia tăng... Do vậy, vi phạm hành chính về hải quan có thể do nhiều cơ quan phát hiện, xử lý. Tuy nhiên, để tránh sự chồng chéo trong việc xử lý vi phạm hành chính về hải quan, Luật hải quan đã quy định: Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, nếu cơ quan hữu quan phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Nghị định quy định việc xử lý vi phạm hành chính và thi hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho các cơ quan khác nhau nhƣ Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trƣờng... - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có liên quan đến nhiều quy định mang tính chuyên ngành. Do vậy, trong một số trƣờng hợp, việc phân biệt rõ ràng giữa vi phạm hành chính Hải quan và vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác là tƣơng đối khó khăn. 1.2.2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan Trên cơ sở quy định của Luật Hải quan, các văn bản quy phạm hƣớng dẫn thi hành Luật Hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động hải quan, Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định cụ thể các hành vi vi
  • 22. 14 phạm trong lĩnh vực hải quan. Các hành vi đó đƣơc chia thành các nhóm nhƣ sau: - Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan; - Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; - Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; - Vi phạm các quy định pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bƣu phẩm, vật dụng trên phƣơng tiện vậ tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác; - Vi phạm các quy định của pháp luật về chính sách quả lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Những nhóm hành vi vi phạm nêu trên và chế tài xử phạt cụ thể, tƣơng ứng đối với các loại vi phạm hành chính đó đƣợc Chính phủ quy định tại Mục 2 Chƣơng I Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan .Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực Hải quan nhƣng không đƣợc quy định tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ mà đƣợc quy định tại các văn bản khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản đó. Việc xử lý đối với từng hành vi vi phạm nêu trên đƣợc cắn cứ tính chất, mức độ vi phạm các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và nhiều vấn đề liên quan để quyết định mức phạt, các biện pháp xử lý kèm theo (nếu có) theo những
  • 23. 15 nguyên tắc xử lý đƣợc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định về xử phạt có liên quan. Từ Điều 6 đến Điều 16 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định cụ thể về các hành vi vi phạm và hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Các nhóm hành vi vi phạm đƣợc bố cục theo từng khâu của quy trình thủ tục hải quan: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Ngoài ra Nghị định trên còn bổ sung thêm một số hành vi phát sinh từ các quy định mới trong pháp luật về hải quan ( trong đó tập trung vào nhóm hành vi quy định về khai hải quan, khai thiếu thuế, kiểm tra hải quan...); sửa đổi điều chỉnh việc định danh và chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm để đảm bảo rõ ràng và phù hợp với bản chất hành vi vi phạm; loại bỏ, gộp, tách một số hành vi của Nghị định hiện hành để áp dụng chung chế tài xử phạt cho phù hợp với tính chất, mức độ vi phạm. Có thể chia làm bốn nhóm hành vi vi phạm cơ bản nhƣ sau: Thứ nhất nhóm hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế: * Vi phạm các quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế: Đó là các hành vi vi phạm không tuân thủ quy định của Luật hải quan và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Hải quan nhƣ: Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 về hƣớng dẫn quy trình làm thủ tục hải quan, Thông tƣ của Bộ Tài chính và các văn bản khác có quy định về thời hạn phải làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế nhƣ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định hƣớng dẫn Luật Thƣơng mại...). các hành vi đƣợc quy định nhƣ sau:
  • 24. 16 - Khai, nộp hồ sơ hai quan không đúng thời hạn quy định. - Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đƣợc chậm nộp theo quy định của pháp luật hải quan. - Lƣu giữ hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn quy định. - Vi phạm quy định khác về thời hạn khai thuế theo quy định của pháp luật. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP đã bổ sung thêm 02 hành vi so với các văn bản trƣớc đó là: - Không khai báo và làm thủ tục đúng thời hạn quy định khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã đƣợc xác định đối tƣợng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế. - Không chấp hành đúng chế độ báo cáo, cung cấp và khai báo thông tin hàng hóa chịu sự giám sát, quản lý hải quan tại khu phi thuế quan theo quy định của pháp luật. Sửa đổi định danh hành vi “Khai và nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định” thành: “Khai, nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định” cho đúng với thực tế hành vi vi phạm. Sửa đổi định danh hành vi “ khai điều chỉnh mức tiêu hao nguyên liệu gia công hàng hóa để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không đúng thời hạn quy định” thành “khai điều chỉnh định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hai và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư gia công hàng hóa để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu không đúng thời hạn quy định” cho phù hợp với quy định tại
  • 25. 17 Thông tƣ hƣớng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài. * Vi phạm quy định về khai Hải quan: Gồm các hành vi vi phạm không khai hoặc khai sai nhƣng không liên quan đến thuế: - Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, só lƣợng, trọng lƣợng, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng, trị giá, xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa từ nƣớc ngoài vào cảng trung chuyển, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung chuyển, khu phi thuế quan ra nƣớc ngoài hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa để gia công, sửa chữa, bảo hành, hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan. - Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng, trị giá đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tƣợng miễn thuế theo quy định của pháp luật. - Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ thanh khoản hàng hóa của doanh nghiệp trong khu phi thuế quan. - Không khai nguyên liệu gia công tự cung ứng. - Thay đổi địa chỉ cơ sở sản xuất hàng gia công mà không thông báo cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật. Thứ hai Nhóm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật vể kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
  • 26. 18 Đây là nhóm các hành vi vi phạm phát sinh và đƣợc phát hiện trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kiểm tra hải quan, thanh tra thuế; thực hiện việc giám sát hải quan; trong quá trình thực hiện việc tuần tra, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan. * Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế. Bao gồm các hành vi vi phạm phát hiện trong quá trình kiểm tra hải quan, thanh tra thuế, cụ thể nhƣ sau: - Tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã đƣợc đăng ký mà không ảnh hƣởng đến số tiền thuế phải nộp hoặc không ảnh hƣởng đến chính sách mặt hàng. - Không bố trí ngƣời, phƣơng tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phƣơng tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do chính đáng. - Không chấp hành quyết định kiểm tra , thanh tra thuế của cơ quan hải quan. - Vi phạm các quy định về lƣu mẫu, lƣu hồ sơ, chứng từ. - Không xuất trình hàng hóa còn đang lƣu giữ là đối tƣợng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan. - Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật. - Sử dụng phầm mềm khai hải quan điện tử chƣa đƣợc cơ quan hải quan xác nhận tƣơng thích với hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử.
  • 27. 19 - Đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hai quan với hàng hóa chƣa kiểm tra hải quan. - Giả mạo niêm phong hải quan; nộp xuất trình chứng từ, tài liệu giả mạo cho cơ quan hải quan nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Sử dụng tài khoản truy cập, chữ ký số đƣợc cấp cho tổ chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan điện tử. - Sử dụng chứng từ không hợp pháp để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định. * Vi phạm quy định về giám sát hải quan: Bao gồm các hành vi: - Vận chuyển hàng hóa quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu, hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất không đúng tuyến đƣờng, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng. - Tự ý phá niêm phong hải quan. - Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự niêm phong hải quan. - Không bảo quản nguyên trạng hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hóa đƣợc giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan. - Tự ý vận chuyển hoặc tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan; Hàng hóa là hàng kinh doanh tạm nhập – tái xuất thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép; Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập – tái xuất; Hàng hóa thuộc danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập – tái xuất.
  • 28. 20 - Tự ý tiêu thụ phƣơng tiện vận tải đăng ký lƣu hành tại nƣớc ngoài tạm nhập cảnh và Việt Nam. * Vi phạm các quy định về kiểm soát hải quan: Bao gồm các hành vi sau: - Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi di chuyển phƣơng tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan. - Không chấp hành yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hóa theo quy định để thực hiện quyết định khám hành chính. - Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan. - Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà không phải là tội phạm. - Đƣa phƣơng tiện vận tải nƣớc ngoài qua lại biên giới đất liền không đúng tuyến đƣờng, cửa khẩu quy định. - Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lƣợng khai hàng hóa, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng. - Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phƣơng tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. - Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Thứ ba nhóm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu * Vi phạm quy định về khai thuế:
  • 29. 21 Là các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế đƣợc miễn, giảm, đƣợc hoàn. Cụ thể nhƣ sau: - Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng, trị giá, mã số hàng hóa, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Khai sai về đối tƣợng không thuộc diện chịu thuế. - Khai tăng định mức sản xuất sản phẩm gia công; định mức sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu vật tƣ nhập khẩu so với thực tế sử dụng. - Sử dụng hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan không đúng nội dung hạn ngạch. - Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế. * Vi phạm về thuế: Là các hành vi trốn thuế, gian lận thuế nhƣng chƣa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự: - Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xóa, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế đƣợc miễn, giảm, đƣợc hoàn. - Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất đối với những mặt hàng đã đƣợc cơ quan hải quan hƣớng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất. - Không khai hoặc khai sai tên hàng, chủng loại, số lƣợng trọng lƣợng, chất lƣợng, giá trị, mã số hàng hóa, thuế suất, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị phát hiện sau khi hàng hóa đã thông quan mà không tự giác nộp đủ số tiền thuế thiếu theo quy định trƣớc thời điểm lập biên bản vi phạm.
  • 30. 22 - Làm thủ tục xuất khẩu nhƣng không xuất khẩu sản phẩn gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu, hàng tái xuất có số thuế gian lận từ 100.000 đồng trở lên. - Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩn sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nƣớc ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu. - Sử dụng hàng hóa thuộc đối tƣợng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế không đúng mục đích mà không khai báo với cơ quan hải quan. * Vi phạm quy định chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Bao gồm các hành vi: - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với quy định về trao đổi hàng hóa của cƣ dân biên giới; hàng hóa của ngƣời xuất cảnh, nhập cảnh. - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái với quy định về nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo; xuất khẩu, nhập khẩu hàng quà biếu, tài sản di chuyển. - Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải không đúng nội dung giấy nộp của cơ quan thẩm quyền. - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đúng nội dung ghi trong giấy phép. - Tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hóa thuộc diên phải có giấy phép mà không có giấy phép; thuộc danh mục cấm kinh doanh tạm nhập – tái xuất hoặc tạm ngƣng kinh doanh tạm nhập – tái xuất. - Xuất khẩu, nhập khẩu, đƣa vào Việt Nam hàng hóa thuộc diện tạm
  • 31. 23 ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép mà không có giấy phép. - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật. - Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật. - Nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà trên nhãn thể hiện chƣa đúng, đủ những nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật. - Sử dụng hàng hóa là nguyên liệu, vật tƣ, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; thuộc diện nhập khẩu có điều kiện, giấy phép không đúng mục đích mà không đƣợc phép của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. * Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế: Bao gồm các hành vi vi phạm hàng hóa liên quan đến hàng hòa lƣu giữ, đƣa ra/đƣa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế cụ thể: - Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn. - Không đƣa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn. - Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chƣa đƣợc sự đồng ý của cơ quan hải quan. - Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan. - Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho
  • 32. 24 hàng hóa theo quy định của pháp luật. - Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lƣợng, trọng lƣợng, xuất xứ hàng hóa từ nƣớc ngoài đƣa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đƣa ra nƣớc ngoài. - Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hóa chịu sự giám sát hải quan tại kho ngoại quan, kho bảo thuế theo quy định pháp luật. - Không làm thủ tục thanh khoản hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan đúng thời hạn quy định. - Đƣa từ nƣớc ngoài vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không đƣợc lƣu giữ trong kho ngoại quan theo quy định. - Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan. - Tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan. - Tự ý tẩu tán hàng hóa lƣu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế. - Tiêu hủy hàng hóa lƣu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật. Thứ tư các hành vi vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; hành lý; ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí, đá quý., cổ vật, văn hóa phẩm, bƣu phẩm, vật dụng trên phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác; vi phạm các quy định của pháp luật về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phƣơng tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Vấn đề này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở các quy định về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu của Chính phủ nhƣ các quy định về: - Quá cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải.
  • 33. 25 - Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phƣơng tiện vận tải. - Danh mục hàng hóa cẩm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nhập khẩu có điều kiện. - Hàng hành lý, quà biếu… - Bảo vệ môi trƣờng… * Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng: Bao gồm các hành vi vi phạm liên quan đến việc mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng vƣợt mức quy định khi xuất cảnh, nhập cảnh mà không khai hoặc khai sai; hoặc xuất cảnh, nhập cảnh mang theo vàng, ngoại tệ thuộc diện không đƣợc mang theo mà không khai hoặc khai sai. Một số hành vi khác * Các hành vi vi phạm đối với Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân có liên quan gồm: - Hành vi không thực hiện trích chuyển tiền theo quyết định cƣỡng chế khi tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cƣỡng chế có số dƣ đủ hoặc thừa so với số tiền phải nộp: Phân loại theo quyết định cƣỡng chế để áp dụng mức phạt. - Hành vi không thực hiện việc khấu trừ một phần tiền lƣơng hoặc một phần thu nhập. - Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu... liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Hành vi thông đồng, bao che cho ngƣời nộp thuế. Các văn bản pháp luật cũng đã cố gắng xây dựng và mô tả đầy
  • 34. 26 đủ các hành vi vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan. Điều này là cơ sở giúp cho cán bộ hải quan có cơ sở lập biên bản vi phạm cũng nhƣ đề xuất các biện pháp xử phạt phù hợp với từng hành vi. Nhƣ vậy thông qua những nội dung đã trình bày tại Chƣơng 1 ta thấy vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là một loại vi phạm hành chính, có đầy đủ các dấu hiệu của vi phạm hành chính nói chung, nhƣng đồng thời có những đặc điểm riêng của nó là vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực hải quan, đƣợc pháp luật về hải quan và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quy định.
  • 35. 27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan Là một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật hành chính Việt Nam, pháp luật xử lý vi phạm hành chính đƣợc hình thành và phát triển ngay từ những ngày đầu thành lập nƣớc. Mỗi thời kỳ phát triển của đất nƣớc đều có những yêu cầu đặc biệt đối với nhu cầu quản lý về Hải quan để đáp ứng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ bảo vệ đất nƣớc của thời kỳ đó. Từ những nhiệm vụ yêu cầu, các chính sách về Hải quan sẽ đƣợc thể chế hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, mỗi gian đoạn sẽ có những chính sách và biện pháp quản lý khác nhau và có thể chia các giai đoạn nhƣ sau: 2.1.1. Pháp luật xử phạt vi phạm hành chính về hải quan từ những ngày đầu thành lập đất nước 1945 đến 1959: Lịch sử phát triển của Ngành Hải quan Việt Nam cũng nhƣ pháp luật về Hải quan gắn liền với sự hình thành và phát triển của chính quyền cách mạng nƣớc ta. Lịch sử pháp luật hải quan hiện đại có thể nói đƣợc bắt đầu ngay từ sau cách mạng tháng Tám với sắc lệnh số 27/SL ngày 10/9/1945 do Bộ trƣởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thừa ủy nhiệm của Chủ Tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký, thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”. Sắc lệnh số 26/SL ngày 10/9/1945 quy định tạm giữ để thi hành các luật lệ về thuế quan cũng nhƣ tổ chức bộ máy, nhân viên thuế quan của chế độ cũ. Để xây dựng và củng cố hệ thống cơ quan thuế quan của chế độ mới, ngày 05/02/1946 Chính phủ ra Nghị định số 192/BTC quy định tổ chức của ngành thuế quan và thuế gián thu toàn quốc. Nhiệm vụ của ngành Thuế quan thời kỳ ngày là thu các loại thuế nhập cảng và xuất cảng, thu thuế gián thu. Sau đó
  • 36. 28 giao thêm nhiệm vụ chống buôn lậu thuốc phiện và nhiệm vụ giải quyết các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu… Nhƣ vậy nhìn chung ngay từ ngày đầu thành lập đất nƣớc nhà nƣớc ta đã rất sớm coi trọng vai trò quản lý nhà nƣớc về Hải quan trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, đấu tranh kinh tế với địch, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nƣớc. Nhiệm vụ chính trị của việc quản lý nhà nƣớc về Hải quan luôn luôn bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của cách mạng, của đất nƣớc qua từng thời kỳ. Mặc dù trong điều kiện kháng chiến, những chủ trƣơng về quản lý xuất, nhập khẩu đều đƣợc thể chế hóa kịp thời, góp phần đƣa các hoạt động xuất, nhập khẩu theo đúng pháp luật, đúng quy chế của chính quyền cách mạng. Tuy nhiên, các văn bản đƣợc ban hành đều là các văn bản pháp quy của cơ quan hành pháp, phục vụ yêu cầu trƣớc mắt và nhanh chóng thay đổi theo yêu cầu của mỗi thời kỳ kháng chiến. Trong thời kỳ này, việc áp dụng các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực buôn bán từ vùng tự do ra vùng tạm chiếm, vận chuyển hàng hóa…theo quy định của thời chiến nên mang tính thời điểm. 2.1.2. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp hành chính về Hải quan giai đoạn 1959 đến những năm đầu thập niên 80. Đây là giai đoạn bƣớc đầu thể chế hóa chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác hải quan thành các văn bản pháp quy của Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về Hải quan. Từ đó xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan để tạo điều kiện xây dựng nguyên tắc, chế độ nghiệp vụ, đƣa hoạt động Hải quan vào nề nếp… Do các văn bản pháp quy ban hành về công tác Hải quan thời kỳ này phục vụ cho chính sách độc quyền về ngoại thƣơng, vì vậy hải quan cũng mất đi mộtsố tính chất đặc thù trong hoạt động của mình.
  • 37. 29 Giai đoạn này pháp luật điều chính việc xử lý vi phạm hành chính về hải quan vẫn chủ yếu áp dụng những văn bản đƣợc ban hành từ rất lâu. Cho đến đầu những năm 80 một loạt văn bản quy phạm điều chỉnh việc xử lý vi phạm đƣợc ban hành nhƣ: Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 30/6/1982; Nghị định số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm giả kinh doanh trái phép; Thông tƣ liên Bộ Tƣ pháp – Tài chính số 01/TTLB ngày 25/01/1984 hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 46/HĐBT; Thông tƣ số 1090/TCHQ/TH ngày 19/10/1985 của Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn thi hành Nghị quyết số 46/HĐBT ngày 10/5/1983 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng về việc xử lý bằng biện pháp hành chính các vi phạm nhỏ về buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tuy nhiên, trong thời kỳ này Nhà nƣớc vẫn áp dụng chế độ nhà nƣớc độc quyền về ngoại thƣơng, ngoại hối; nền ngoại thƣơng chủ yếu vẫn hƣớng vào các nƣớc thuộc Hội đồng tƣơng trợ kinh tế với chế độ kinh doanh theo Nghị định thƣ, nên các chính sách, quy định về chế độ xuất nhập khẩu cũng nhƣ về thuế xuất không có gì thay đổi so với thời kỳ trƣớc, Các văn bản thời kỳ này không có tính thống nhất cao, còn tản mạn, nội dung lạc hậu, chƣa phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội. 2.1.3. Pháp luật về hải quan và việc xử phạt vi phạm trong thời kỳ đổi mới, mở cửa từ năm 1986 đến năm 1992. Từ những năm 1986, đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đổi mới, lĩnh vực Hải quan cũng nằm trong tiến trình đổi mới theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI, VII và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng… Thời kỳ này hàng loạt văn bản mới liên quan đến lĩnh vực Hải quan đã ra đời nhƣ: Nghị định số 46/HĐBT ngày 8/9/1986 sửa đổi Nghị định số 46/HĐBT; Chỉ thị số 237/CT ngày 03/12/1987 của Chủ
  • 38. 30 tịch Hội đồng Bộ trƣởng về việc kiên quyết ngăn chặn và xử lý hàng nƣớc ngoài nhập lậu và nƣớc ta; Luật thuế xuất, nhập khẩu; Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam; Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989; trong đó trọng tâm là Pháp lệnh Hải quan ban hành ngày 20/2/1990 thể hiện bƣớc phát triển mới của ngành Hải quan Việt Nam. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính do Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội ban hành ngày 28/11/1989 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1990 đã đƣợc đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của pháp luật xử lý vi phạm hành chính của nƣớc ta. Tuy nhiên, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989 mới chỉ giới hạn quy định về những vấn đề cơ bản, có tính chất nguyên tắc của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhƣ: Khái niệm vi phạm hành chính và đối tƣợng bị xử phạt vi phạm hành chính; các biện pháp hình thức xử phạt vi phạm hành chính; thẩm quyền quy định và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; các nguyên tắc xủa phạt vi phạm hành chính và vấn đề thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh đƣợc ban hành đánh dấu bƣớc phát triển mới trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam, một Pháp lệnh khung, quy định những vấn đề cơ bản, mang tính nguyên tắc vể xử phạt vi phạm hành chính đƣợc ban hành. Để thi hành Pháp lệnh này, Chính phủ đã ban hành các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc. Trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về Hải quan, Hội đồng Bộ trƣởng nay là Chính phủ đã ban hành Nghị định số 232/NĐ-HĐBT ngày 25/6/1992 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Có thể nói đây là văn bản pháp luật đầu tiên đối với ngành Hải quan trong việc xử phạt
  • 39. 31 đối với các hành vi vi phạm pháp luật hành chính về Hải quan. Tuy ra đời chậm so với Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, nhƣng Nghị định 232/NĐ-HĐBT đã cụ thể hoá thẩm quyền, các hình thức và biện pháp xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan cũng nhƣ cán bộ hải quan trong việc xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời nghị định cũng quy định cụ thể những hành vi vi phạm luật lệ hải quan nào thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Nghị định mặc dù không quy định đƣợc chi tiết và đầy đủ các hành vi vi phạm hành chính về Hải quan phải bị xử phạt cũng nhƣ những định nghĩa về hành vi vi phạm, nhƣng trong nghị định này đã quy định đƣợc một số nhóm hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan cũng nhƣ thẩm quyền xử phạt hành chính của cơ quan hải quan. Tuy chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, nhƣng đây là văn bản pháp luật quan trọng để cơ quan hải quan là cơ sở pháp lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.Việc không quy định trong Pháp lệnh Hải quan những hành vi đƣợc coi là vi phạm hành chính về Hải quan cũng nhƣ thẩm quyền của nhân viên hải quan trong việc xử phạt vi phạm hành chính là có nguyên nhân lịch sử do việc chƣa phát triển của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng, nhất là trong điều kiện một văn bản dƣới hình thức một pháp lệnh không có quy định cụ thể và chi tiết về vấn đề này. Thực trạng tình hình ban hành, thi hành và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong giai đoạn này có thể thấy Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 chƣa thể hiện rõ tinh thần ngăn chặn triệt để, xử lý nghiêm minh các vi phạm hành chính, chƣa xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc và ngƣời có thẩm quyền trong xử phạt hành chính. Một số điều, khoản của Pháp lệnh quy định chƣa rõ ràng, thiếu cụ thể nhƣ mức tiền phạt, cơ quan, ngƣời có thẩm quyền xử phạt, thủ tục áp dụng các hình thức xử phạt, khen thƣởng...dẫn đến việc áp dụng pháp luật xử phạt hành
  • 40. 32 chính không thống nhất. Các biện pháp hành chính đặc biệt đƣợc quy định tại các văn bản của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, của Hội đồng Chính phủ, của Thủ tƣớng Chính phủ...trong đó nhiều quy định về đối tƣợng, thẩm quyền, thủ tục trong các văn bản nói trên không còn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội đã thay đổi trong tình hình mới của đất nƣớc. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống các vi phạm hành chính, lập lại trật tự kỷ cƣơng, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội, thì việc sửa đổi Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính và sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản quy định về các biện pháp xử lý hành chính đặc biệt trƣớc đây là rất cần thiết. 2.1.4. Giai đoạn năm 1992 đến nay. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính đã đƣợc Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội thông qua ngày 06/07/1995 thay thế Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 31/11/1989. Pháp lệnh này có hiệu lực từ 01/08/1995. So với Pháp lệnh năm 1989, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 có một số điểm mới chủ yếu, đó là Pháp lệnh đã quy định thêm về 05 biện pháp xử lý hành chính khác vào nội dung của văn bản: biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; biện pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng; biện pháp đƣa vào cơ sở giáo dục; biện pháp đƣa vào cơ sở chữa bệnh; biện pháp quản chế hành chính. Pháp lệnh cũng quy định về đối tƣợng, thẩm quyền, trình tự và thủ tục áp dụng các biện pháp này. Bên cạnh đó, Pháp lệnh cũng đã sửa đổi một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả, kinh nghiệm thi hành Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 trong 5 năm thực hiện trên thực tế nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, tính khả thi và từng bƣớc hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở nƣớc ta. Để cụ thể hoá các quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/1996/NĐ-CP ngày 20/3/1996
  • 41. 33 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nƣớc về Hải quan. Theo sự đổi mới một số quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, Nghị định 16/1996/NĐ - CP cũng đã quy định khá chi tiết và đầy đủ cả những định nghĩa về các hành vi vi phạm phải bị xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn ra quyết định xử phạt, các biện pháp ngăn chặn cũng nhƣ về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền tiến hành một số biện pháp cƣỡng chế theo thủ tục hành chính. Để góp phần có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan và khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nghị định xử phạt vi phạm hành chính số 54/1998/NĐ- CP ngày 21/7/1998 sửa đổi, bổ sung nghị định số 16/1996/NĐCP ngày 20/3/1996 và sau đó là nghị định 58/2000/NĐ-CP ngày 24/10/2000 sửa đổi, bổ sung Nghị định 54/1998/NĐ-CP. Việc liên tục sửa đổi, bổ sung các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với lĩnh vực hải quan nói chung và xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan nói riêng. Trong giai đoạn này, thực hiện thí điểm của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực Hải quan, các nghị định này đã không quy định xử phạt đối với một số hành vi bị xử phạt trƣớc đây nhƣ sửa vận đơn, khai sai hàng hoá có trị giá dƣới 10 triệu đồng, khai sai tên hàng hoá nhƣng có thuế xuất thấp hơn thuế của hàng nhập khẩu.... Tuy nhiên, qua 07 năm thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995, do tình hình kinh tế xã hội phát triển nhanh chóng và một phần cũng do chính bản thân các quy định của Pháp lệnh đã bộc lộ những điểm bất cập, còn có nhiều điểm không còn phù hợp với một số luật, pháp lệnh có liên quan khác ban hành từ sau năm 1995 trở lại đây, không còn phù hợp với thực tế, đòi hỏi phải đƣợc sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng yêu cầu đấu tranh
  • 42. 34 phòng chống vi phạm hành chính có hiệu quả, nhằm bảo đảm sự thống nhất của pháp luật, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến thẩm quyền xử phạt, xử lý tang vật, phƣơng tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo... Để khắc phục những hạn chế tồn tại chủ yếu trên đây và để nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính trong tình hình mới thì việc nghiên cứu, xây dựng Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mới thay thế Pháp lệnh năm 1995 là cần thiết. Vì vậy, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đƣợc UBTV Quốc hội thông qua ngày 02/7/2002, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh XLPHC năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2008; Luật Quản lý thuế đƣợc ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Để triển khai thực hiện Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính (Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 (sau này đƣợc thay thế bằng Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16/12/2008), Nghị định số 62/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 ban hành Quy chế tạm giữ ngƣời theo thủ tục hành chính, Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định số 124/2005/NĐ-CP ngày 06/10/2005 quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính). Trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính về Hải quan, Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa những nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
  • 43. 35 - Nghị định 138/2004/NĐ-CP ngày 17/6/2004 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan đƣợc xây dựng trên nguyên tắc cơ bản của Pháp lệnh xử phạt hành chính năm 2002, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hải quan và những văn bản pháp luật có liên quan. Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất của pháp luật, góp phần đấu tranh ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan. Nội dung của nghị định xác định cụ thể, rõ ràng các hành vi vi phạm hành chính về hải quan; cụ thể hoá một số nguyên tắc xử phạt phù hợp tính chất, đặc điểm các vi phạm hành chính về hải quan, nhằm bảo đảm cho việc xử phạt đƣợc công minh, nhanh chóng và có tính khả thi. Kế thừa một số nội dung của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện hành đã phát huy tác dụng có hiệu quả. Nghị định 138/2004/NĐ-CP đi vào thực hiện đã giải quyết đƣợc đa số các vƣớng mắc mà cơ quan Hải quan đã gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính, trong đó nhiều vƣớng mắc đã phát sinh trong thời gian dài gây ảnh hƣởng đến quá trình cải cách thủ tục hành chính về hải quan nhƣ: việc khai báo nhầm lẫn hàng hoá về số lƣợng với trị giá thấp nhƣng vẫn bị xử phạt; việc xử phạt chỉ căn cứ vào hành vi mà không chia nhỏ mức phạt tƣơng ứng với trị giá tang vật vi phạm cho phù hợp; một số hành vi đƣợc quy định chung chung theo loại hình xuất nhập khẩu nhƣng không phân định rõ hành vi cụ thể dẫn đến khó áp dụng hoặc áp dụng không thống nhất trong ngành .... - Quá trình thực hiện Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định 138/2004/NĐ-CP lại tiếp tục phát sinh những vƣớng mắc bất cập nhƣ: không có điều khoản nào xác định hoặc đặt ra hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc nói chung, lĩnh
  • 44. 36 vực quản lý nhà nƣớc về hải quan nói riêng. Đây vừa là hạn chế, thiếu sót, vừa là bất cập của pháp luật xử lý hành chính thời điểm này. Chính vì vậy, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đã đƣợc tiếp tục sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007 và năm 2008. Cùng với đó, trong lĩnh vực Hải quan cũng có những Nghị định mới đƣợc ban hành thay thế Nghị định 138/2004/NĐ-CP đáp ứng yêu cầu quá trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế đó là các Nghị định 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực HQ và Nghị định 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 97/2007/NĐ-CP thể hiện sự quan tâm của Nhà nƣớc đối với vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Sau năm năm thực hiện Nghị định 97, Nghị định 18, ngành Hải quan đã đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau: Thứ nhất, Nghị định 97/2007/NĐ-CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã tạo khung pháp lý đầy đủ, tạo điều kiện cho công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đƣợc thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc, việc xử phạt vi phạm hành chính về hải quan đƣợc tiến hành đúng đối tƣợng, nhanh chóng, kịp thời ngay tại nơi phát hiện vi phạm, công tác xử lý vi phạm hành chính đƣợc phân công, phân nhiệm rõ rệt giữa các cấp hải quan, giảm việc chuyển hồ sơ xử phạt lên cấp trên. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động hải quan, trên cơ sở kế thừa các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trƣớc đây (Nghị định 16/1996/NĐ-CP, Nghị định 54/1998/NĐ-CP, Nghị định 58/2000/NĐ-CP), Nghị định 97/2007/NĐ - CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã điều chỉnh lại việc quy định cụ thể các hành vi vi phạm và các hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm. Các nhóm hành vi vi phạm đƣợc bố cục theo từng khâu
  • 45. 37 của quy trình thủ tục hải quan: tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan… Các hành vi quy định tại các Nghị định cơ bản dựa trên những hành vi quy định tại Nghị định số 138/2004/NĐ-CP, nhƣng có sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và đáp ứng các quy định mới của pháp luật; bổ sung các hành vi vi phạm về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở quy định tại Chƣơng XII của Luật Quản lý thuế. Thứ hai, công tác xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo quy định của Nghị định 97/2007/N -CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt, từng bƣớc đi vào nề nếp, bảo đảm sự thống nhất trong toàn ngành Hải quan; là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện việc phân loại doanh nghiệp, phân luồng hàng hoá góp phần cải cách thủ tục hành chính về hải quan, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao sự tuân thủ pháp luật của ngƣời khai hải quan và cán bộ, công chức hải quan. Việc xử phạt về cơ bản đƣợc tiến hành kịp thời, đúng nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền, xác định đúng lỗi vi phạm, đúng căn cứ pháp lý để xử phạt và áp dụng đúng mức phạt. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cƣỡng chế thi hành quyết định xử phạt cũng đƣợc thực hiện đầy đủ theo đúng các trình tự và thẩm quyền quy định. Các vụ vi phạm phức tạp đều đƣợc Cục Hải quan địa phƣơng báo cáo, xin ý kiến Tổng cục Hải quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc trao đổi với các cơ quan chức năng có liên quan để bảo đảm việc xử lý chặt chẽ, có cơ sở pháp lý. Những trƣờng hợp vi phạm chƣa xác định rõ mức độ hành chính hay hình sự đều đƣợc cơ quan hải quan trao đổi với cơ quan điều tra hoặc Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp trƣớc khi đƣa ra kết quả xử lý cuối cùng. Thứ ba, việc tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt, giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đƣợc thực
  • 46. 38 hiện trên cơ sở tuân thủ đúng nguyên tắc, trình tự của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản liên quan, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị xét xử, ngƣời khiếu nại. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc về hải quan, góp phần tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng đối với các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong việc tuân thủ pháp luật Hải quan. Về cơ bản, Nghị định 97/2007/NĐ - CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP đã quy định tƣơng đối bao quát các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Tuy nhiên, hiện nay phƣơng pháp quản lý mới về Hải quan đó có sự thay đổi rất căn bản, đề cao vai trò tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật Hải quan; cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan cũng diễn ra liên tục, diễn biến phức tạp với các phƣơng thức và thủ đoạn mới, tinh vi hơn. Nhiều vi phạm xảy ra mà Nghị định chƣa kịp thời cập nhật để có chế tài xử phạt; đồng thời một số hành vi vi phạm quy định trƣớc đây đã lạc hậu về khung phạt tiền, hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả. Một số loại vi phạm chƣa đƣợc chi tiết thành những hành vi vi phạm cụ thể nên khung phạt tiền, hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng chƣa phù hợp với thực tiễn; còn thiếu chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm phát sinh từ các quy định mới về thủ tục hải quan; Một số hành vi vi phạm chƣa có định danh rõ ràng, chƣa phù hợp nên quá trình thực hiện không thống nhất trong toàn ngành Hải quan Việc thiếu các quy định cụ thể để bảo đảm tính dân chủ, tính chính xác, khách quan trong việc xem xét, quyết định việc xử phạt, áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác; thủ tục, hình thức xử phạt hạn chế đã làm giảm hiệu lực và hiệu quả của một công cụ pháp lý quan trọng để cùng với pháp luật hình sự góp phần tích cực vào việc giữ gìn tốt tự, kỷ cƣơng quản lý hành
  • 47. 39 chính của đất nƣớc, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng ngừa và chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới. Từ đó các quy định tại Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007, 2008 vẫn tiếp tục đƣợc hoàn thiện hƣớng tới xây dựng các quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biên pháp khắc phục hậu quả… trong một luật mang tính pháp điển hoá cao (Luật Xử lý vi phạm hành chính). Các Nghị định 97/2007/NĐ-CP và Nghị định 18/2009/NĐ-CP cũng sẽ dần hoàn thiện theo những nội dung mới phù hợp hơn, khoa học hơn đáp ứng nhu cầu quản lý hải quan hiện đại, trên cơ sở căn cứ các quy định của “ Luật Xử lý vi phạm hành chính ” mới đƣợc ban hành. Hiện nay, các quy định của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 đã hết hiệu lực, đƣợc thay thế bằng Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc Quốc Hội thông qua vào ngày 20/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013. Luật Xử lý vi phạm hành chính đƣợc ban hành với mục tiêu nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hàn chính; Quy định đầy đủ , toàn diện các vấn đề về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm kế thừa những quy định đã đƣợc thực tiễn kiểm nghiệm , khắc phục một cách cơ bản những hạn chế, bất cập của hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành; Tăng cƣờng tính công khai, minh bạch và bảo đảm dân chủ trong trình tự , thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp xử lý hành chính ; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời dân, đă ̣c biê ̣t là ngƣời chƣa thành niên ; góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cƣơng quản lý hành chính , an ninh, trật tự an toàn xã hội , bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của công dân ; đấu tranh phòng , chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính , tội phạm trong thời kỳ mới ; khắc phục tối đa tình trạng thiếu thống nhất và c hồng chéo trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm
  • 48. 40 hành chính; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ƣớc quốc tế; đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn phát triển mới. Để triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, thực hiện chƣơng trình xây dựng pháp luật năm 2013, Tổng cục Hải qua đã đƣợc giao chủ trì soạn thảo trình Lãnh đạo Bộ Tài chính để trình Chính Phủ ban hành Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành Quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan; chủ trì soạn thảo Thông tƣ số 190/2013/TT-BTC ngày 12/12/2013 hƣớng dẫn thị hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Các quy định của Nghị định 127/2013/NĐ-CP và Thông tƣ 190/2013/TT-BTC đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến quản lý nhà nƣớc về Hải quan; phù hợp với các chuẩn mực trong các Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam đã ký kết tham gia. Nghị định số 127/2013/NĐ-CP đã bổ sung thêm chế tài xử phạt đối với những loại hành vi vi phạm mới phát sinh, loại bỏ những hành vi vi phạm không còn phù hợp theo yêu cầu quản lý mới, điều chỉnh hình thức, mức phạt cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và phù hợp với việc thực hiện các quy định của Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, bảo đảm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý hải quan và thể hiện rõ tính nghiêm minh của pháp luật. Ngoài ra, để đảm bảo cho công tác xử phạt vi phạm hành chính đƣợc thực hiện thống nhất trong toàn Ngành, Tổng cục Hải quan còn ban hành Quyết định số 113/QĐ-TCHQ ngày 22/01/2014 về việc ban hành Bản hƣớng
  • 49. 41 dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại các quyết định hành chính liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong Ngành Hải quan và bản hƣớng dẫn sử dụng mẫu biên bản, quyết định hành chính trong ngành Hải quan. Trải qua các giai đoạn phát triển, hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đã không ngừng đƣợc cải tiến và hoàn thiện. Hàng loạt các văn bản pháp lý đƣợc sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tiêu chuẩn cam kết pháp lý với WTO. Các văn bản pháp lý cấp cao làm xƣơng sống cho hoạt động xử lý nhƣ Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành không ngừng đƣợc cải tiến, nâng cao về số lƣợng và chất lƣợng để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế nhƣ công ƣớc Kyoto, Hiệp định trị giá GATT, Công ƣớc HS...., đáp ứng yêu cầu hội nhập, đồng bộ với hệ thống thể chế liên quan, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhƣ vậy, có thể khẳng định từ khi có Luật Xử lý vi phạm hành chính, Ngành Hải quan đã làm tốt công tác xây dựng văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan. Đến nay, hệ thống văn bản về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan đã đƣợc hoàn thiện, là cơ sở quan trọng để ngành Hải quan thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính. 2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý vi hành chính trong lĩnh vực hải quan có ảnh hƣởng to lớn đến tính nghiêm minh của pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng, bởi lẽ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thống nhất, đồng bộ và có thính khả thi cao chỉ là điều kiện đủ để đảm bảo cho một hệ
  • 50. 42 thống pháp luật có chất lƣợng mà vấn đề cốt yếu là việc tổ chức thi hành nhƣ thế nào để hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phát huy hiệu quả, tác động thật sự trong đời sống xã hội, giúp hạn chế đƣợc những vi phạm trong hoạt đông quản lý của cơ quan hải quan. Ngành Hải quan đã đặc biệt quan tâm đến công tác này suốt trong một thời gian dài. Công tác xử lý vi phạm hành chính luôn đƣợc các cấp Lãnh đạo quan tâm chỉ đạo thực hiện. Hệ thống các văn bản triển khai thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính trong ngành Hải quan đã đƣợc ban hành đồng bộ, đầy đủ. Nhƣ vậy, có thể khẳng định ngành Hải quan đã làm tốt công tác xây dựng văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan . Bên cạnh việc xây dựng hệ thống văn bản, ngành Hải quan cũng đã triển khai rất tốt công tác tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thông qua các hình thức nhƣ: Tổ chức Hội nghị trực tuyến trong toàn Ngành cho hơn 800 cán bộ, công chức; Cử cán bộ Vụ Pháp chế đến tập huấn trực tiếp cho các đơn vị có hoạt động xuất nhập khẩu lớn; Phối hợp với VCCI tổ chức tập huấn cho khoảng hơn 400 doanh nghiệp có hoạt đồng xuất nhập khẩu tại 2 miền Bắc và Nam về Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định thông tƣ liên quan đến lĩnh vực hải quan; ngoài ra thông qua trang thông tin điện tử ngành Hải quan đã giải đáp rất chi tiết các câu hỏi về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan do tổ chức, cá nhân đặt ra. Công tác tổ chức thực hiện xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan thời gian qua đã đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, để phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật hành chính về Hải quan các lực lƣợng trong ngành đã tăng cƣờng công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các bộ cũng nhƣ cá nhân, doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan.
  • 51. 43 Kết quả của việc tổ chức thực hiện đã tạo chuyển biến đáng kể, góp phần ổn định hoạt động xuất, nhập khẩu tạo thuận lợi cho việc thông quan diễn ra nhanh tróng. Tuy nhiên, việc tổ chức thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hƣớng dẫn trong ngành Hải quan còn nhiều vấn đề tồn tại. Những tồn tại này tập trung vào một số điểm sau: - Tổ chức bộ máy làm công tác xử lý còn hạn chế về nguồn lực, luôn có biến động, phần lớn cán bộ là kiêm nhiệm các công việc khác. Vì vậy, tính chuyên sâu chƣa cao nên không thể có kiến thức pháp luật vững vàng để đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thực tế. - Hoạt động kiểm tra công tác xử phạt vi phạm của cấp trên đối với cấp dƣới còn hạn chế, hệ thống thông tin đồng bộ về vi phạm pháp luật hải quan trong toàn ngành Hải quan chƣa đƣợc cập nhật đầy đủ, kịp thời. - Cán bộ, công chức ngành Hải quan đã đƣợc đào tạo, có trình độ, am hiểu pháp luật, nhƣng chƣa đƣợc đào tạo cơ bản về công tác tố tụng hành chính, hình sự, hạn chế về kinh nghiệm chuyên môn nên còn lúng túng khi xử lý các vụ việc phức tạp. - Bộ máy tổ chức của ngành Hải quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Luật Hải quan và Luật xử lý vi phạm hành chính về công tác xử lý pháp luật hải quan gồm: Tổng cục Hải quan - Cục Điều tra chống buôn lậu - Cục Kiểm tra sau thông quan và Vụ Pháp chế; Cục Hải quan - Phòng tham mƣu chống buôn lậu và xử lý; Chi cục cửa khẩu, cán bộ kiêm nhiệm. Theo thống kê của ngành Hải quan trong 5 năm thực hiện nghị định 97/2007/NĐ-CP, Nghị định 18/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính và cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan toàn Ngành đã phát hiện và xử lý đƣợc tổng số 95.246 vụ vi phạm, trung bình mỗi năm khoảng hơn 19.000 vụ vi phạm. Với số vụ vi phạm bị bắt giữ và xử lý