SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  94
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH KPMG VIỆT NAM
SVTH: PHẠM NHẬT QUANG
MSSV: 1154040454
Ngành: Kế toán – Kiểm toán
GVHD: TH.S LÊ THỊ THANH XUÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Tôi viết trang lời cảm ơn với mục đích cảm ơn những người đã góp phần giúp đỡ tôi hoàn
thành báo cáo tốt nghiệp này một cách tốt đẹp. Trước tiên, tôi gửi lời cảm ơn tới Th.S Lê
Thị Thanh Xuân, giảng viên khoa Kế toán- kiểm toán đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh
trong khoảng thời gian dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này.
Bên cạnh, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người- những nhân viên công ty
TNHH KPMG Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện trong những cuộc kiểm toán
cũng như cung cấp những tài liệu có thể giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Trong thời
gian thực tập tại công ty, tôi có điều kiện được tiếp cận với quy trình kiểm toán chuẩn mực
và cách thức làm việc chuyên nghiệp của nhân viên KPMG và hi vọng sẽ có cơ hội làm
việc chung với mọi người trong tương lai không xa.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc tập thể giảng viên của trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí
Minh dồi dào sức khỏe thành công trong công tác. Kính chúc tất cả nhân viên KPMG Việt
Nam hoàn thành xuất sắc công việc được giao để KPMG Việt Nam không những là một
trong những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam mà còn là nơi tập trung được nhiều
nhân tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện
Phạm Nhật Quang
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................2
1.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu....................................................2
1.3.1. Đối tượng, phạm vi:...........................................................................................2
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2
1.4. Kết cấu của bài báo cáo thực tập ..........................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN.....................................................................................................4
2.1 Khái niệm về chất lượng kiểm toán:..................................................................4
2.1.1. Khái niệm về chất lượng: ...............................................................................4
2.2 Khái niệm về chất lượng hoạt động kiểm toán:................................................5
2.3 Khái niệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ....................................6
2.3.1. Kiểm soát:.......................................................................................................6
2.3.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:...................................................7
2.3.3. Các cấp độ quản lý đối với kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:......8
2.3.4. Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: ...............................9
2.4 Mục tiêu của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:...............................9
2.5 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đối với tổng thể công ty:..........11
2.6 Kiểm soát chất lượng đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể: ...........................15
Kết luận chương 2: ......................................................................................................19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM VÀ
CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP KHÁC ..................................................20
3.1. Khái quát tình hình kiểm toán độc lập tại Việt Nam.....................................20
3.2. Giới thiệu KPMG Việt Nam:............................................................................23
3.2.1 Giới thiệu về KPMG Việt Nam:...................................................................23
3.2.2 Sự phát triển của KPMG Việt Nam:.............................................................27
3.2.3 Giới thiệu các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán (KAM
và RMM) ...................................................................................................................29
3.3. Thực trạng thực hiện việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại
KPMG Việt Nam: ........................................................................................................31
3.4. Kiểm soát trên từng hợp đồng kiểm toán: ......................................................38
3.5. Hệ thống tin học bổ trợ cho việc kiểm toán:...................................................42
3.6. So sánh hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán giữa KPMG Việt Nam
và các công ty kiểm toán độc lập khác.......................................................................45
3.6.1. Các công ty thuộc nhóm Big4 Việt Nam: ....................................................45
3.6.2. Các công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam:.......................................................48
3.6.3. Các công ty kiểm toán độc lập có quy mô nhỏ: ...........................................50
Kết luận chương 3........................................................................................................52
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN TẠI KPMG VIỆT NAM.................................................................................53
4.1. Đánh giá mức độ thức hiện của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán
tại KPMG Việt Nam:...................................................................................................53
4.1.1. Ưu điểm: ......................................................................................................53
4.1.2. Nhược điểm:................................................................................................54
4.2. Kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng tại KPMG Việt
Nam .................................................................................................................... 57
4.2.1. Xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với tình hình kinh doanh tại Việt
Nam ......................................................................................................................57
4.2.2. Xúc tiến việc thực hiện quy trình đánh giá, chấp nhận và duy trì khách hàng:
......................................................................................................................57
4.2.3. Nâng cao chất lượng nhân viên, chú trọng đến chính sách đãi ngộ nhân viên,
giữ chân người tài:.....................................................................................................58
4.2.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, soát xét lại:..........59
4.2.5. Xây dựng chương trình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sau khi
hoàn tất kiểm toán: ....................................................................................................60
KÊT LUẬN CHƯƠNG 4:...........................................................................................61
KẾT LUẬN ..................................................................................................................62
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu của việc tìm hiểu thông tin
tài chính của các công ty rất được các nhà đầu tư quan tâm. Vì khi họ tiến hành đầu tư,
đó chính là tiền của mà họ bỏ ra nên họ rất cần những thông tin tài chính phản ánh chính
xác, khách quan về tình hình “sức khỏe” của công ty có dự định. Vì lẽ đó, ngành kiểm
toán độc lập tại Việt Nam đang có những bước phát triển tương đối vững mạnh cả về
chất lẫn lượng. Mặc dù ngành kiểm toán độc lập còn tương đối non trẻ, mới được hình
thành khoảng 20 năm gần đây nhưng được đánh giá là một trong những ngành phát triển
và làm khách quan hóa thị trường tài chính của Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu này,
ngày càng nhiều các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được ra đời tại Việt Nam. Nhưng
bên cạnh đó, các công ty kiểm toán quốc tế hoặc thành viên các hãng quốc tế cũng đã
có những bước đi đầu tiên, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kiểm toán với
nhau. Và hiện nay, mặc dù thị phần kiểm toán chính vẫn thuộc về các công ty quốc tế
nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thu hẹp dần khoảng cách này bằng việc
nâng cao chất lượng, có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với nhân sự trong ngành.
Nhưng vẫn còn đó những khoảng cách mà kì vọng của người sử dụng báo cáo tài chính
và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp kiểm toán. Khi người dùng lại có yêu cầu về
sự chính xác tuyệt đối nhưng năng lực của các doanh nghiệp kiểm toán có hạn, phần vì
thời gian, giá phí nên không thể thực hiện được những yêu cầu đó.
Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có đủ điều kiện tài chính thì nhiều khả năng họ sẽ chọn
những doanh nghiệp kiểm toán có vốn nước ngoài, vì đơn giản vì người Việt thích sử
dụng “hàng hiệu nước ngoài”. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng có niềm tin vào các doanh
nghiệp kiểm toán nước ngoài nhiều hơn vì chất lượng được đảm bảo hơn. Và thật sự các
doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam chưa xây dựng được hình ảnh thương hiệu cũng như
chứng tỏ được chất lượng của mình. Và một câu hỏi được đặt ra là nếu doanh nghiệp
kiểm toán Việt Nam có đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng cho mình nhưng liệu rằng
dịch vụ đem lại cho khách hàng có thỏa những tiêu chuẩn ấy hay không? Đó mới là mối
quan tâm hiện nay, và Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1:
“Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính,
dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác” (VSQC1) và chuẩn mực kiểm toán số
220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chất
lượng mục tiêu và thực tế khi cung cấp cho khách hàng.
Trong bối cảnh của nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, kiểm soát chất lượng
dịch vụ là chìa khóa quan trọng cho việc tồn tại của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt
Nam. Nâng cao cũng như kiểm soát chất lượng là điều kiện cần thiết trong hoạt động
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 2
của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn Việt Nam vừa gia nhập WTO, phải chịu áp
lực cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài.
Sự sụp đổ của một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới giai đoạn năm 2001
như Authur Anderson. Cũng như ở trong nước là những vụ việc công ty cổ phần Bông
Bạch Tuyết năm 2008 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc lỏng lẻo trong kiểm
soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH KPMG Việt
Nam, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
tại công ty TNHH KPMG Việt Nam” nhằm giới thiệu về quy trình kiểm soát chất lượng
của công ty, cũng như mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy
trình hiện có.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
 Nghiên cứu quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH
KPMG Việt Nam nhằm xác định được mức độ tuân thủ của công ty và hướng dẫn
của các chuẩn mực có liên quan (VSQC1, VSA 220)
 Đề xuất các nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của công ty ở các giai đoạn khác
nhau của cuộc kiểm toán và trên tổng thể.
 Tiến hành khảo sát một số công ty kiểm toán khác ở phạm vi Việt Nam trong các
nhóm khác nhau (Quy mô lớn, trung bình và nhỏ) và từ đó đưa ra các nhận định liên
quan tới kết quả nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng, phạm vi:
Báo cáo tập trung nghiên cứu về quy trình kiểm soát chất lượng và các vấn đề liên quan
được thực hiện bởi công ty TNHH KPMG Việt Nam và các công ty kiểm toán khác
được khảo sát. Tác giả mong muốn người đọc có cái nhìn chân thật hơn về những sự
khác nhau và giống nhau, có tuân theo chuẩn mực kiểm toán VSA 220 hay không giữa
các công ty cũng như hình thức thể hiện ở mỗi công ty.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Báo cáo sử dụng các phương pháp như quan sát, tổng hợp, biểu đồ, phân tích, so sánh,
đưa ra câu hỏi và bảng khảo sát giữa các công ty. Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo
cũng như kiến thức tổng hợp của bản thân và quá trình thực tế tìm hiểu tại công ty TNHH
KPMG Việt Nam để có thể đánh giá, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng tại công ty.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 3
1.4. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết về kiểm soát chất lượng trong công ty kiểm toán
Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của
công ty TNHH KPMG Việt Nam và các công ty kiểm toán độc lập khác tại Việt Nam
Chương 4: Nhận xét và đề ra các kiến nghị cần thiết
Dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến
thức nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp
ý của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty TNHH KPMG Việt Nam. Cuối cùng tôi
chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Thanh Xuân, Ban lãnh đạo công ty TNHH KPMG Việt
Nam cùng các anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo của mình.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN:
2.1.1. Khái niệm về chất lượng:
Chất lượng là một khái niệm rất khó để định nghĩa vì đối với mỗi người có mỗi nhận
thức khác nhau về chất lượng. Bên cạnh đó, chất lượng còn biến chuyển theo thời gian,
không gian và tùy thuộc vào thời điểm của nền kinh tế. Ta có thể đưa ra một số khái
niệm về chất lượng như sau:
Theo từ điển Tiếng Việt (1994) thì “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những
thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để
phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. chất
lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó có cái liên kết các thuộc tính của
sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một thể tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và
không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất
lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất
lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không
thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất
lượng và số lượng.”
Theo định nghĩa của TCVN 5200-ISO9000 của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất
Lượng thì “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn các yêu
cầu đề ra hoặc định trước của người mua”.
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, cũng đã đưa ra
định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm,
hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của Công ty được kiểm toán và các bên
có liên quan".
Vậy các định nghĩa trên của chất lượng là thước đo giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ,… Chất lượng là vấn đề được đặt ra đối với mọi nền kinh tế sản xuất và mọi loại hình
hoạt động kinh doanh. Chất lượng phản ánh giá trị về mặt lợi ích của sản phẩm hàng
hóa dịch vụ là khái niệm phức tạp, tùy thuộc vào trình độ của nền kinh tế và tùy thuộc
vào cảm quan của mỗi cá nhân. Có nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau đưa ra nhiều định
nghĩa về chất lượng nhưng tựu chung các định nghĩa này đều nêu nổi bật cái cuối cùng
mà cả người sản xuất và người tiêu dùng đều muốn đạt tới là sự thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng với các điều kiện nhất định.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 5
2.2 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN:
Theo như chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán: “Chất lượng hoạt động kiểm toán mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử
dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm
toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến
đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời
gian định trước với giá phí hợp lý”.
Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ:
 Mức độ người sử dụng thông tin thỏa mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy
của kết quả kiểm toán.
 Mức độ đơn vị được kiểm toán thỏa mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
 Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đề ra trong hợp
đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức độ hợp lý.
Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không chỉ được thực hiện bởi doanh
nghiệp kiểm toán, mà cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các hội nghề nghiệp và các
cơ quan có thẩm quyền đối với ngành nghề này. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài là
thực hiện việc đánh giá đối với doanh nghiệp kiểm toán trong việc cung cấp dịch vụ
được thực hiện bởi một hội đồng, ủy ban,… Còn kiểm soát chất lượng từ bên trong được
thể hiện qua các quy trình, các thủ tục mà doanh nghiệp kiểm toán đề ra để thực hiện
mục tiêu của chính mình. Như vậy, có thể thấy, khái niệm chất lượng hoạt động kiểm
toán là một trong những khái niệm mang tính vô hình, trừu tượng, phụ thuộc vào đặc
điểm của từng khách hàng, từng công ty và từng quốc gia khác nhau. Chất lượng hoạt
động kiểm toán có thể được nhìn nhận bởi công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán:
 Công ty kiểm toán:
Xét cho cùng, công ty kiểm toán vẫn là một đơn vị hoạt động kinh doanh chuyên cung
cấp các dịch vụ chuyên nghiệp phục vụ cho khách hàng. Vì thế, công ty kiểm toán ngoài
việc cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao còn phải đảm bảo được lợi nhuận. Nhưng
trong xu thế phát triển của nền kinh tế biến động như hiện nay, việc phải cắt giảm chi
phí tối đa đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động của các công ty kiểm toán. Các công ty
kiểm toán phải chào mời các hợp đồng với giá phí thấp, điều này đồng nghĩa với việc
phải cắt giảm thời gian cũng như các thủ tục kiểm toán cần thiết.
Bên cạnh đó, muốn đảm bảo được chất lượng kiểm toán thì điều đầu tiên là phải tuân
thủ các chuẩn mực của Bộ Tài chính ban hành, các quy định của hội nghề nghiệp. Những
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 6
chuẩn mực, quy định này là giúp cho quy trình kiểm toán đảm bảo chất lượng, giúp hạn
chế tới mức tối đa các rủi ro mà kiểm toán viên có thể gặp phải.
Vì vậy, công ty kiểm toán cần phải cân bằng được lợi ích nhận được và các chi phí bỏ
ra để có thể tồn tại và phát triển.
 Đơn vị được kiểm toán:
Đơn vị được kiểm toán có mong đợi rất cao từ kiểm toán viên. Họ muốn sau mỗi cuộc
kiểm toán, báo cáo tài chính của họ phải được trình bày một cách hợp lý, tránh được sai
phạm không đáng có, tuân thủ đúng pháp luật quy định. Chính vì vậy, họ yêu cầu kiểm
toán viên phải xác định được tất cả mọi sai phạm liên quan tới báo cáo tài chính cũng
như các gian lận, rủi ro mà các kế toán viên phải đối mặt.
Tùy theo mỗi loại hình công ty, mỗi mục đích kiểm toán mà khách hàng sẽ có những
mong đợi về chất lượng kiểm toán khác nhau. Như công ty con ở Việt Nam lập báo cáo
tài chính để hợp nhất với công ty mẹ cần phải tuân thủ ngoài theo pháp luật Việt Nam
còn cần phải tuân thủ theo các quy định mà công ty mẹ đặt ra. Hay một trường hợp khác
là kiểm toán với mục đích niêm yết lần đầu trên sàn hoặc đi vay ngân hàng, kiểm toán
lần này ngoài việc phải đưa ra ý kiến đánh giá trung thực tình hình tài chính, mà còn
phải đảm bảo được các chỉ số tài chính phải phản ánh được tốt nhất tình hình của công
ty.
 Đối với một bên thứ ba nhìn nhận về chất lượng hoạt động kiểm toán:
Đây có thể nói là quan tâm nhất tới chất lượng của một cuộc kiểm toán vì họ chính là
những người sử dụng báo cáo tài chính để được kiểm toán để tiến hành đầu tư vào đơn
vị được kiểm toán. Vì đây chính là tài sản của họ nên họ mong muốn có một bên độc
lập là đơn vị kiểm toán xác minh và đưa ra ý kiến trung thực về tình hình tài chính hiện
nay của doanh nghiệp được kiểm toán.
2.3 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
KIỂM TOÁN
2.3.1. Kiểm soát:
Kiểm soát được định nghĩa là so sánh giữa công việc thực tế so với kế hoạch, có sự
chênh lệch và đưa ra các phương hướng điều chỉnh cần thiết.
Ta hiểu kiểm soát là tổng hợp những phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng
hoặc khách thể quản lý. Kiểm soát có thể hiểu theo nhiều chiều: cấp trên kiểm soát cấp
dưới thông qua chính sách hoặc biện pháp cụ thể, đơn vị này kiểm soát đơn vị khác
thông qua việc chi phối đáng kể về quyền sở hữu và lợi ích tương ứng, nội bộ đơn vị
kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và thủ tục quản lý.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 7
2.3.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là những quy trình, quy định chung của công
ty được đặt ra để có thể đạt được mục tiêu kiểm toán ban đầu. Quy trình này tùy thuộc
vào nhiều yếu tố để công ty có thể đặt ra. Như những công ty nhỏ việc này có thể được
“truyền miệng” vì số lượng nhân viên không nhiều. Nhưng đối với những công ty quy
mô lớn thì cần phải được ban hành cụ thể bằng văn bản để có thể phổ cập tới toàn thể
nhân viên và cũng như là một hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp.
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không chỉ được thiết lập bởi các công ty kiểm
toán mà còn chịu sự giám sát của hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA), Bộ Tài chính,
Ủy ban chứng khoán Quốc gia. Hiện nay có nhiều định nghĩa về chất lượng kiểm toán
nhưng những định nghĩa này chưa phải là chung nhất, vì khái niệm chất lượng là một
khái niệm định tính, khó có thể lượng hóa bằng con số, nên tùy thuộc vào góc độ quan
sát của mỗi cá nhân (Tùy thuộc bạn là công ty kiểm toán, người sử dụng, cơ quan có
thẩm quyền,…). Như chuẩn mực kiểm toán INTOSAI nêu ra: “Công việc kiểm toán
viên ở mỗi bước, mỗi giai đoạn kiểm toán đều phải kiểm tra và soát xét lại chất lượng
một cách đầy đủ, đúng đắn và kịp thời” (INTOSAI 2004).
Hoặc theo nhận định của TS Trần Khánh Lâm- Giảng viên đại học Mở TP.HCM như:
“Kiểm soát chất lượng có thể được định nghĩa là một quy trình được thiết kế nhằm đánh
giá chất lượng về các ý kiến, xét đoán của kiểm toán viên, nhóm kiểm toán và các kết
luận được rút ra để lập báo cáo kiểm toán trước khi nó được phát hành chính thức; đồng
thời là quy trình đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với
chuẩn mực kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán”.
Hầu như tất cả các chuẩn mực kiểm toán trên thế giới đều có chung một mục tiêu khi
thiết lập chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, đó là gia tăng độ tin
cậy về nghề nghiệp, đảm bảo được chất lượng bằng việc tuân thủ các chuẩn mực cũng
như xây dựng niềm tin nơi người sử dụng các dịch vụ kiểm toán độc lập.
Có thể đưa ra một định nghĩa chung cho kiểm soát chất lượng kiểm toán là tất cả những
biện pháp và chính sách của đơn vị kiểm toán nhằm đảo bảo được chất lượng trong mỗi
cuộc kiểm toán. Hệ thống chính sách và các biện pháp đó được thể hiện bằng cả văn bản
và truyền miệng như: Hoạt động kiểm soát và thu thập thông tin, chính sách nhân sự,
các hoạt động kiểm tra, giám sát,…. Kiểm soát chất lượng kiểm toán không chỉ là đối
với mỗi cuộc kiểm toán mà còn trên bình diện tổng thể công ty từ cấp độ quản lý tới
từng nhân viên.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 8
2.3.3. Các cấp độ quản lý đối với kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán:
Như đã đề cập ở phần trên, chất lượng hoạt động kiểm toán đều do các nhân tố bên trong
và các nhân tố bên ngoài. Bởi vậy, để có thể nâng cao được chất lượng hoạt động kiểm
toán, các doanh nghiệp kiểm toán đều phải xoay quanh hai khu vực cần được cải thiện.
Ngoài bản thân các doanh nghiệp kiểm toán còn phải có những hội nghề nghiệp với con
mắt của người bên ngoài để có thể có được những nhận xét xác đáng về chất lượng của
công ty mình đang cung cấp.
 Kiểm soát chất lượng từ bên trong- bản thân các công ty kiểm toán:
Việc kiểm soát được chất lượng hoạt động kiểm toán dựa phần nhiều vào chính bản thân
doanh nghiệp đó bằng việc đưa ra cụ thể bằng văn bản những quy định, chính sách của
công ty để đảm bảo rằng mọi công việc đều được thực hiện đảm bảo tuân thủ chuẩn mực
và pháp luật. Nhưng cũng còn tùy vào quy mô của công ty để có thể ban hành được
những quy định cho phù hợp. Ví dụ như những quy định có thể phù hợp với những công
ty có quy mô lớn nhưng lại không phù hợp cho số đông còn lại bởi vì khi thực hiện
những thủ tục như thế có thể tốn tương đối nhiều chi phí. Xét cho cùng, công ty kiểm
toán vẫn là một công ty hoạt động vì lợi nhuận nên cần phải cân bằng giữa lợi ích và chi
phí bỏ ra.
 Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài:
Đây là một trong những hoạt động mà các hội nghề nghiệp, các cơ quan có thể quyền
kiểm soát về mặt thực hiện chất lượng đối với các công ty kiểm toán. Hàng năm VACPA
đều chọn những công ty để tiến hành kiểm tra việc thực hiện và đều có báo cáo hàng
năm. Việc kiểm tra chủ yếu là về mức độ tuân thủ chuẩn mực hoặc là cam kết đối với
các bên liên quan như kiểm toán đối với những công ty lên sàn và báo cáo cho Ủy ban
chứng khoán. Nhìn chung, quy trình đối với VACPA thực hiện kiểm soát chất lượng
hoạt động kiểm toán như sau: Chuẩn bị, thực hiện, phát hành báo cáo kiểm soát, theo
dõi sau kiểm soát.
Việc thực hiện như thế này là vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế nói chung và bản
thân các doanh nghiệp kiểm toán nói riêng. Bởi vì không những giúp cho các cơ quan
có thẩm quyền thực hiện được những điều chỉnh về mặt chính sách, luật lệ cho phù hợp
với tình hình chung hiện nay. Đơn cử như những chuẩn mực được ban hành từ cách đây
một thời gian tương đối lâu lại đi áp dụng vào những tình huống kinh doanh hiện nay sẽ
không tránh khỏi được tình trạng lạc hậu, không nắm bắt kịp đối với xu thế phát triển
hiện nay. Ngoài ra, đây cũng là dịp rất tốt để các công ty kiểm toán sau một năm hoạt
động có những vấn đề gì chưa phù hợp sẽ tiến hành điều chỉnh các quy trình hiện tại để
có thể nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp tới cho khách hàng.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 9
2.3.4. Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:
Chất lượng hoạt động kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là một trong những yếu
tố quyết định nên sự thành công hay thất bại đối với một công ty kiểm toán, vì nó ảnh
hưởng tới nhiều đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán làm cơ sở để ra quyết định.
Đối với người sử dụng ý kiến kiểm toán, đây là cơ sở để họ tin tưởng và sử dụng các
thông tin mà họ được cung cấp. Mọi ý kiến kiểm toán không phù hợp về báo cáo tài
chính của khách hàng của công ty kiểm toán đều gây ảnh hưởng không tốt tới quyết định
của người sử dụng kết quả kiểm toán.
Đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán sự không phù hợp trong ý kiến kiểm toán
cũng như không làm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng thì cũng có nghĩa là công ty
đang gặp vấn đề về rủi ro kiểm toán, gây mất uy tín và có nguy cơ mất thị trường khách
hàng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển từng ngày như hiện nay, các lĩnh vực hoạt
động đa dạng, phức tạp, các chính sách kinh tế thay đổi, thì nhận thức về chất lượng
hoạt động kiểm toán của khách hàng ngày một rõ rệt. Vì vậy, việc nhận được phản hồi
từ những khách hàng mà công ty đang cung cấp dịch vụ là vô cùng quý báu để có cơ sở
phấn đấu, rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo.
Khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và khả năng cung cấp dịch vụ đang ở
một khoảng cách tương đối xa. Trong khi khách hàng thì mong muốn các công ty kiểm
toán có thể phát hiện được toàn bộ những lỗi hệ thống thì trong khi khả năng cũng như
thời gian không thể cho phép các kiểm toán viên thực hiện được những điều này. Do
vậy, việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng nhằm thu hẹp được khoảng cách
này thật sự là một thách thức không hề nhỏ đối với các công ty kiểm toán hiện nay.
Muốn vậy, các công ty kiểm toán cần phải hệ thống hóa những quy định, biện pháp của
riêng mình và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi cấp độ để thỏa mãn tốt
hơn nhu cầu của khách hàng hiện nay trong điều kiện thay đổi của nền kinh tế.
2.4 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN:
Mục tiêu chung của kiểm soát chất lượng là đảm bảo kiểm toán viên của công ty kiểm
toán tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và có đầy đủ các kĩ năng chuyên
môn cần thiết nhằm tạo ra những sản phẩm kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp
ứng yêu cầu của người sử dụng. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không những
điều tiết đối với công ty kiểm toán mà còn là thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng báo
cáo kiểm toán cho việc ra quyết định của mình. Bên cạnh đó, kiểm toán còn góp phần
điều tiết được nền kinh tế vĩ mô. Một cuộc kiểm toán có chất lượng cao sẽ là kênh thông
tin quan trọng cung cấp cho các cơ quan chức năng, chỉ ra những điểm còn yếu kém
trong hệ thống kế toán và tài chính của các doanh nghiệp. Từ đó, cơ quan chính phủ sẽ
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 10
ban hành những quyết định phù họp hơn với tình hình kinh tế hiện tại nhằm tạo thuận
lợi hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư không những trong nước mà còn ở nước
ngoài.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế số 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán” thì sẽ được phân chia thành kiểm soát chất lượng ở tổng thể công ty và
kiểm soát ở từng cuộc kiểm toán. Nhìn chung, VSA đã có những tiếng nói chung như
ISA đã công bố. Điều này tương đối phù hợp trong tình hình hội nhập hiện nay của Việt
Nam.
 Kiểm soát chất lượng hoạt động từ bên trong:
Trong nội tại của mỗi doanh nghiệp kiểm toán đều phải xác định được rằng chính chất
lượng kiểm toán mới là thước đo quan trọng nhất thể hiện sự thành công hay thất bại
của mỗi công ty. Các nhân viên của công ty đều luôn phải thực hiện các chính sách và
thủ tục một cách triệt để nhất. Mỗi công ty tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu của mình
để đưa ra những thủ tục và chính sách chi tiết hay không, có cần thiết phải viết bằng văn
bản hay chỉ cần thiết là việc truyền đạt bằng lời thông qua giữa các nhân viên với nhau.
Nhưng nhìn chung thì đối với mỗi cuộc kiểm toán, mỗi công ty đều thực hiện giai đoạn
đánh giá khách hàng, chấp nhận khách hàng, thực hiện kiểm toán, soát xét để ra báo cáo
kiểm toán đúng thời hạn và đạt chất lượng. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên trong công ty
đều phải tuân thủ các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp hiện hành.
 Kiểm soát chất lượng hoạt động từ bên ngoài:
Ở mỗi quốc gia việc thực hiện đánh giá, kiểm soát việc hoạt động mỗi công ty kiểm toán
đều được thực hiện bởi một tổ chức độc lập có thẩm quyền và đẩy đủ năng lực. Đối với
Việt Nam, hội kiểm toán viên hành nghề VACPA được chọn để thực hiện việc kiểm
soát đối với các công ty kiểm toán đang hoạt động trên thị trường Việt Nam. Thông
thường, sau một năm, VACPA đều tiến hành tổ chức những đợt kiểm tra đối với các
công ty kiểm toán. Việc kiểm tra này có thể là báo trước hoặc đột xuất để tiến hành việc
soát xét các giấy tờ làm việc, các loại báo cáo. Sau mỗi cuộc kiểm tra, Hội đều làm một
báo cáo tổng thể liên quan tới tất cả các vấn đề liên quan tới các công ty kiểm toán trong
một năm vừa qua dựa trên các chỉ tiêu như: số lượng các công ty hoạt động tại Việt
Nam, doanh thu, số lượng nhân viên chuyên nghiệp, số lượng nhân viên có chứng chỉ
kiểm toán viên,… Hội nghề nghiệp còn tiến hành xếp loại các công ty kiểm toán theo
các tiêu chí như doanh thu, số lượng nhân viên, doanh thu theo từng khối ngành.
Việc kiểm tra soát xét như thế này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên. Giúp cho
các cơ quan quản lý, cơ quan có thẩm quyền nhìn nhận được tình trạng hiện nay đối với
các công ty kiểm toán để từ đó có thể đề xuất được những biện pháp giúp đỡ cũng như
xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, việc này còn giúp cho các công ty kiểm toán nhìn nhận
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 11
được những thiếu sót, tồn tại của chính mình và đề ra các phương pháp giải quyết thích
hợp nhằm đem lại một dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho người sử dụng.
2.5 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
ĐỐI VỚI TỔNG THỂ CÔNG TY:
Nhìn chung, hiện nay, không kể những công ty Big4 mà ngay cả những công ty là thành
viên hãng quốc tế và các công ty TNHH của Việt Nam đều ý thức tương đối rõ việc
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ảnh hưởng như thế nào đối với sự thành công
hay thất bại của công ty mình. Tùy theo chính sách mỗi công ty mà có những quy định
riêng khác nhau để phù hợp với tình hình hoạt động và quy mô của chính mình. Như
những công ty nước ngoài hoặc những công ty là hãng thành viên quốc tế được thừa
hưởng những quy định tiêu chuẩn của công ty mẹ, thì hầu như đa số những công ty kiểm
toán Việt Nam đều tuân theo chuẩn mực kiểm toán số 220. Dưới đây, tác giả sẽ tóm tắt
những điểm chính của chuẩn mực kiểm toán số- VSA 220 và chuẩn mực kiểm soát chất
lượng VSQC1.
 Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp:
Đoạn A4, VSA 220 quy định các công ty kiểm toán cần thiết lập và quy định những thủ
tục nhằm đảo bảo rằng các nhân viên đều tuân thủ những yêu cầu về đạo đức nghề
nghiệp bao gồm: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận
trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp. Trong đó xuyên suốt VSA 220 và Chuẩn mực
kiểm soát chất lượng số 1 (VSQC1) đều nhấn mạnh và đề cao tính độc lập là một yêu
cầu tối thiểu và bắt buộc đối với mỗi kiểm toán viên khi tham gia hành nghề. Bằng một
hay nhiều cách mà công ty phải truyền tải được nội dung và ý nghĩa của tính độc lập đối
với một kiểm toán viên theo chiều dọc (Từ sinh viên thực tập tới chủ phần hùn của công
ty) một cách triệt để. Công ty cần phải thực hiện những quy định để các kiểm toán viên
của mình có thể thực hiện tính độc lập một cách hiệu quả, xem xét các trường hợp có
thể ảnh hưởng tới và phương hướng giải quyết một cách phù hợp nhất. Đơn giản nhất là
trước mỗi một cuộc kiểm toán, các trưởng nhóm hoặc các chủ phần hùn (Partner) sẽ nêu
lên những thông tin sơ bộ về khách hàng hàng và phạm vi cung cấp dịch vụ để nhân
viên đánh giá được một cách tổng quát những tác động ảnh hưởng tới tính độc lập của
chính mình. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ kiểm toán được thực hiện bởi một trưởng
nhóm trong thời gian dài cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính độc lập.
Tại điều 6 nghị định 105/2004/ND-CP quy định rằng phải thay đổi kiểm toán viên chịu
trách nhiệm hợp đồng trong trường hợp kiểm toán một doanh nghiệp có thời gian lớn
hơn 3 năm. Các công ty kiểm toán cũng không được thực hiện kiểm toán cho khách
hàng trong thời gian quá 5 năm theo quy định hiện hành.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 12
 Kiến thức chuyên môn:
Xuyên suốt VSA 220 và VSQC1, ngoài tính độc lập được nhắc tới thường xuyên thì để
đảm bảo được chất lượng hoạt động kiểm toán thì mỗi kiểm toán viên đều cần phải tiến
hành duy trì và nâng cao được năng lực chuyên môn của chính bản thân mình. Công ty
kiểm toán cần phải đào tào cho nhân viên để phù hợp với từng hợp đồng kiểm toán một.
Có thể có một số cách như sau:
- Ưu tiên tuyển dụng những người có kiến thức về mảng chuyên ngành, điều này
là tương đối phù hợp trong trường hợp công ty không muốn bỏ ra quá nhiều chi
phí cho mảng đào tạo lại.
- Đào tạo qua các chương trình cụ thể ở dạng mô hình lớp học.
- Học tập qua môi trường, công việc thực tế.
Dù ở bất kì tình huống nào đi chăng nữa, nhà quản lý cần phải nhấn mạnh về ý thức tự
học hỏi của mỗi nhân viên. Ở mỗi cấp độ cần phải có những kiến thức được đào tạo một
cách phù hợp cho nhân viên để có thể thực hiện được cuộc kiểm toán một cách suôn sẻ.
Ngoài ra, công ty cũng cần có những khoản đầu tư đối với nhân viên về những chương
trình đào tạo nổi tiếng đối với lĩnh vực kiểm toán như ACCA, CPA,… Điều này giúp
cho nhân viên của công ty có thể thực hiện được những cuộc kiểm toán trong thời kì hội
nhập như hiện nay.
 Giao việc:
Công việc kiểm toán không giúp tạo ra thêm những thông tin tài chính khác mà chỉ là
giúp tăng độ tin cậy đối với báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Vì vậy, kiểm toán
là công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, cần phải được thực hiện bởi những cá nhân
có kinh nghiệm và kĩ năng. Trước từng cuộc kiểm toán cụ thể, cần phải lập được một
bản kế hoạch chi tiết phân công nhân sự và thời gian thực hiện hợp đồng. Điều này được
thể hiện qua:
- Trước tiên, các chủ phần hùn và các chủ nhiệm kiểm toán cần phải biết được hợp
đồng mình phụ trách. Những người phụ trách này cần có những kĩ năng và trình
độ chuyên môn phù hợp để có thể xử lý những tình huống bất khả kháng có thể
xảy ra.
- Sau khi phân công những người phụ trách hợp đồng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến
hành lựa chọn trưởng nhóm kiểm toán (Senior in charged) và các trợ lý kiểm toán
phù hợp với thời gian và giá phí của hợp đồng. Đồng thời, các kiểm toán viên
tham gia trực tiêp cần phải có hiểu biết về khách hàng:
o Quy mô, tình hình kinh doanh, sản phẩm chủ đạo chủ khách hàng là gì.
o Những chuẩn mực nghề nghiệp, các quy định pháp lý có liên quan.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 13
o Khả năng xét đoán nghề nghiệp.
o Những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty.
 Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra:
Đoạn 12, VSA 220 quy định rằng ở mỗi cuộc kiểm toán đều cần có sự hướng dẫn và
giám sát kĩ lưỡng ở đầy đủ các vị trí, các bộ phận nhằm đảm bảo được cuộc kiểm toán
được thực hiện một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với những chuẩn mực hiện hành.
Đồng thời, công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và tính
hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán của công ty.
Đối với mỗi cuộc kiểm toán, thành phần trong nhóm kiểm toán luôn được xác định cụ
thể, phù hợp đối với đối tượng kiểm toán và yêu cầu pháp lý, cơ cấu bao gồm: Chủ phần
hùn (Partner), giám đốc (Director), chủ nhiệm kiểm toán (Manager), chuyên viên kiểm
toán (Senior) và các trợ lý kiểm toán. Hoạt động soát xét công việc kiểm toán sẽ được
tiến hành trong từng nhóm kiểm toán, hoặc có thể do KTV trong các nhóm kiểm toán
khác thực hiện. Cấp độ giám sát kiểm toán sẽ tăng dần lên theo phạm vi của đối tượng
và tính chất pháp lý của cuộc kiểm toán.
Thông qua những chính sách và thủ tục của mình, công ty tìm kiếm một sự tuân thủ nhất
quán trong quá trình kiểm soát chất lượng ở từng hợp đồng kiểm toán. Các chính sách,
thủ tục hướng dẫn, giám sát và kiểm tra được quy định cụ thể hơn ở mục kiểm soát chất
lượng hoạt động kiểm toán theo từng hợp đồng kiểm toán.
 Tham khảo ý kiến
Khi cần thiết, các kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể tham khảo ý kiến tư vấn
của chuyên gia trong công ty hoặc ngoài công ty. Công ty kiểm toán cần phải xác định
những lĩnh vực và tính huống cụ thể cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia
hoặc những người có thẩm quyền. Thông báo cho cán bộ, nhân viên về chính sách và
thủ tục tham khảo ý kiến tư vấn của công ty. Những lĩnh vực cụ thể hay những tình
huống chuyên môn phức tạp đòi hỏi cần phải tư vấn như:
- Áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến chuyên
môn nghề nghiệp.
- Những ngành nghề kinh doanh có những yêu cầu đặc biệt về kế toán, kiểm toán,
báo cáo.
- Những vấn đề mới phát sinh.
- Những yêu cầu của luật pháp và quy định của cơ quan chức năng, đặc biệt là
những yêu cầu của luật pháp quốc tế.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 14
Việc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia sẽ làm tăng mức độ tin cậy của các ý kiến
kiểm toán về lĩnh vực chuyên môn phức tạp. Tuy nhiên, khi tham khảo ý kiến của chuyên
gia, công ty kiểm toán luôn phải xem xét đến năng lực chuyên môn và tính độc lập,
khách quan của chuyên viên tư vấn. Đồng thời, công ty kiểm toán cũng cần phải quy
định cụ thể về việc lưu trữ kết quả và phân công người có trách nhiệm lưu trữ kết quả
tham khảo ý kiến nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu và tham khảo sau này.
 Tiếp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ
Trách nhiệm pháp lý mà KTV phải gánh chịu đối với một hợp đồng kiểm toán là rất lớn,
VSA 220 nhấn mạnh: “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách
hàng tiềm năng, công ty kiểm toán cần phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ
khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của ban quản lý của khách hàng”
Trong điều 18 Nghị định 105/2004/ND-CP nêu ra vấn đề về tính độc lập của KTV, KTV
không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp sau:
- Có quan hệ kinh tế - tài chính với đơn vị được kiểm toán như góp vốn, mua cổ
phần.
- Có bố, mẹ, vợ, chồng, con,… là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán
trưởng của đơn vị được kiểm toán
VSA 220 còn quy định một số thủ tục đánh giá khách hàng cần thiết lập để đảm bảo
chất lượng của báo cáo kiểm toán. Trong quá trình đánh giá, chấp nhận khách hàng tiềm
năng và duy trì khách hàng hiện hữu, công ty kiểm toán cần tiến hành các thủ tục đánh
giá, xem xét các tài liệu nhằm đánh giá tính độc lập, khả năng của công ty kiểm toán
trong việc phục vụ khách hàng tiềm năng và kiểm tra được tính trung thực, chính trực
của khách hàng. Từ đó, xem xét liệu rằng có chấp nhận khách hàng hay không. Các thủ
tục được VSA quy định bao gồm:
- Thu thập và xem xét các tài liệu có liên quan đến khách hàng tiềm năng như báo
cáo tài chính, tờ khai nộp thuế.
- Trao đổi với bên thứ ba các thông tin về khách hàng tiềm năng, về giám độc và
cán bộ, nhân viên chủ chốt của họ;
- Trao đổi với kiểm toán viên năm trước về các vấn đề liên quan đến tính trung
thực của ban giám đốc; về những bất đồng giữa ban giám đốc về các chính sách
kế toán, các thủ tục kiểm toán, hoặc những vấn đề quan trọng khác và lý do thay
đổi kiểm toán viên.
- Cân nhắc những tình huống đặc biệt hoặc khả năng rủi ro của hợp đồng.
- Đánh giá tính độc lập và khả năng của công ty kiểm toán trong việc phục vụ
khách hàng tiềm năng của công ty.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 15
- Phải xác định việc chấp nhận khách hàng là không vi phạm đạo đức nghề nghiệp
kiểm toán.
- Phân công người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chính
sách và thủ tục chấp nhận khách hàng của công ty.
- Đánh giá khách hàng khi xảy ra các sự kiện đặc biệt để quyết định xem liệu có
nên duy trì mối quan hệ với khách hàng này hay không. Những sự kiện đặc biệt
có thể kể tới như:
o Khi kết thúc một khoảng thời gian nhất định
o Khi khách hàng có sự thay đổi lớn về một số yếu tố như: Hội đồng quản
trị, người đại diện pháp luật, chủ sở hữu, tình hình hoạt động, tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
- Phân công một hoặc một nhóm người có cấp quản lý thích hợp, thực hiện đánh
giá thông tin và đưa ra quyết định có hay không duy trì khách hàng này.
- Thông báo cho nhân viên về chính sách và thủ tục duy trì khách hàng của công
ty.
- Phân công người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chính
sách và thủ tục duy trì khách hàng của công ty.
Khi đã cân nhắc đến tính chính trực của khách hàng, trình độ chuyên môn và thời gian
thực hiện hợp đồng kiểm toán, công ty cần phải thiết lập chính sách và các thủ tục chấp
nhận và duy trì khách hàng và thông báo cho các KTV nhằm đảo bảo chất lượng và hiệu
quả cuộc kiểm toán.
2.6 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI TỪNG CUỘC
KIỂM TOÁN CỤ THỂ:
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cuộc kiểm toán mà nội dung, quy mô và trình
tự tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được vận dụng một cách
thích hợp. Mục 15, VSA 220 quy định rõ ràng: “KTV có trách nhiệm xem xét năng lực
chuyên môn của những trợ lý kiểm toán đang thực hiện công việc được giao để hướng
dẫn, giám sát và kiểm tra công việc cho phù hợp với từng trợ lý kiểm toán”. Chuẩn mực
nêu ra một số nội dung như sau:
 Hướng dẫn:
VSA quy định “Các công việc kiểm toán phải được hướng dẫn thực hiện đầy đủ ở tất cả
các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc được thực hiện phù hợp với chuẩn
mực kiểm toán và các quy định có liên quan”. Công ty kiểm toán có thể thiết kế những
hướng dẫn nghề nghiệp, những phần mềm hỗ trợ công tác hoặc thông qua các mẫu giấy
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 16
tờ làm việc, các chuẩn danh mục phải kiểm tra hoặc bảng câu hỏi phù hợp để hỗ trợ và
thống nhất trong công việc.
Điều quan trọng nhất chính là làm cho tất cả nhân viên hiểu được mục tiêu của công
việc họ thực hiện. Để hỗ trợ những thành viên ít kinh nghiệm hơn trong nhóm và làm
các thành viên hiểu rõ được mục đích công việc của mình, những buổi làm việc nhóm,
những khóa đào tạo là rất cần thiết.
 Giám sát:
Công ty cần thiết lập những chính sách nhằm đảm bảo rằng quy trình kiểm soát chất
lượng hoạt động kiểm toán mà công ty thiết lập là thích hợp, đẩy đủ, hoạt động hiệu quả
và phù hợp với tình hình thực tế. Những chính sách và thủ tục trên cũng bao gồm cả
việc xem xét xem nó có phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty hay không. Công ty
cũng nên thường xuyên đánh giá về hệ thống kiểm soát chất lượng bằng cách kiểm tra
định kì một số cuộc kiểm toán được lựa chọn.
Trong các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế, nguyên tắc số 7 bàn về kiểm soát chất
lượng hoạt động kiểm toán quy định: “Trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán,
cán bộ phụ trách giám sát nhằm đảm bảo rằng: Các trợ lý tỏ ra có đầy đủ kĩ năng, trình
độ nghiệp vụ để thực hiện công việc mà mình được giao, các trợ lý hiểu rõ các hướng
dẫn của cấp trên”.
Công ty sẽ giao nhiệm vụ giám sát cho từng chủ phần hùn là người có kinh nghiệm, có
thẩm quyền trong công ty. Công việc giám sát quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán cần được thực hiện bởi những cá nhân giàu năng lực chuyên môn, và họ phải
giám sát cả việc thiết kế hệ thống xem đã phù hợp hay chưa lẫn tính hiệu quả của việc
vận hành hệ thống đó.
 Kiểm tra:
Công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các chính
sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty. Nhằm cung cấp
một sự đánh giá khách quan về những ý kiến của nhóm kiểm toán về báo cáo tài chính
của khách hàng và đưa ra kết luận về báo cáo kiểm toán, công ty nên thiết kế những
chính sách và thủ tục kiểm tra cho từng hợp đồng kiểm toán.
Trách nhiệm kiểm tra thường do chủ phần hùn hoặc những thành viên nhiều kinh nghiệm
trong nhóm kiểm toán thực hiện và cần được hoàn thành trước khi báo cáo được phát
hành. Quá trình kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán phải được tiến hành thường
xuyên, xuyết suốt quá trình kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch cho tới khi hoàn thành
xong công việc kiểm toán. Quá trình kiểm tra thường được cân nhắc các công việc sau
đây:
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 17
- Công việc có thực hiện tuân theo các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định có
liên quan hay không.
- Có những vấn đề lớn nào phát sinh trong quá trình kiểm toán không.
- Công việc có nhận được những lời tư vấn hợp lý và nhóm có thực hiện đúng và
đẩy đủ những tư vấn đó không.
- Xem xét lại bản chất, thời gian và phạm vi công việc mà nhóm kiểm toán đã thực
hiện.
- Công việc mà nhóm thực hiện có hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán mà công ty đưa ra
không và có có được trình bày lại đầy đủ thành văn bản không
- Những bằng chứng mà nhóm thu thập được đã đầy đủ và đủ thuyết phục, giúp hỗ
trợ ý kiến kiểm toán không.
- Mục tiêu kiểm toán đề ra có đạt được không.
 Trách nhiệm của nhà quản lý:
Chất lượng là điều quan trọng nhất, là yếu tố hàng đầu được đặt ra trong mỗi cuộc kiểm
toán. Do đó, những chính sách và thủ tục của công ty cần phải quy định rõ ràng trách
nhiệm của nhà quản lý đối với chất lượng của từng cuộc kiểm toán.
Trách nhiệm của nhà quản lý đối với chất lượng kiểm toán thể hiện ở những hành động
rõ ràng, nhất quán và thường xuyên, nhấn mạnh đến những chính sách và thủ tục kiểm
soát chất lượng của công ty:
- Công ty cần phân công trách nhiệm trong các cấp quản lý để những cân nhắc về mặt
kinh tế không ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
- Những chính sách và thủ tục của công ty liên quan đến việc đánh giá, khen thưởng,
thăng tiến cho nhân viên cần được quy định để chứng minh rằng cam kết đảm bảo
chất lượng của công ty là quan trọng hơn hết.
- Công ty cần dành nhiều thời gian nguồn lực cho việc phát triển, truyền đạt, và hỗ trợ
những chính sách thủ tục về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty.
- Bất kể cá nhân hay một nhóm người có trách nhiệm đối với quy trình kiểm soát chất
lượng của công ty cũng cần có kinh nghiệm và năng lực đều phải có được sự ủy thác
cần thiết. Những kinh nghiệm và năng lực giúp họ hiểu những vấn đề chất lượng và
có thể đưa ra các đề xuất nhằm phát triển quy trình kiểm soát chất lượng của công
ty. Sự ủy thác giúp họ thực hiện tốt những thủ tục và chính sách này.
Các nhà quản lý cần truyền đạt những thông tin này thông qua các tài liệu nội bộ, các
buổi họp, các khóa huấn luyện giúp nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của chất
lượng kiểm toán và có ý thức chấp hành các chính sách công ty đề ra.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 18
Ngoài ra, nhà quản lý cần phải có trách nhiệm kiểm soát đối với từng hợp đồng cụ thể
do mình phụ trách để đảm bảo rằng sản phẩm là các báo cáo kiểm toán khi tới tay khách
hàng thật sự là những sản phẩm đạt được chất lượng cao. Để đạt được điều đó, ngoài
năng lực chuyên môn phải được cập nhật thường xuyên, mỗi nhà quản lý cần phải có kĩ
năng mềm trong việc thương lượng với khách hàng, làm việc với nhóm kiểm toán trong
việc đốc thúc, tạo động lực cho mọi người làm việc. Bên cạnh đó, khi càng lên tới cấp
độ càng cao thì kĩ năng mềm càng phải được các nhà quản lý nâng cao nhấn mạnh để
có thể kí được hợp đồng kiểm toán cho những năm tiếp theo nhằm đem lại nguồn thu
vững chắc cho công ty, giúp công ty phát triển hơn trong thời gian tiếp theo.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là một trong những chủ đề trọng tâm mà mỗi
công ty dù nhỏ hay thuộc nhóm Big4 rất quan tâm hiện nay vì nó ảnh hưởng rất lớn tới
năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế như hiện nay. Mục tiêu của việc kiểm soát
chất lượng phải làm theo được những hướng dẫn của VSA hay ISA 220 hoặc mở rộng
hơn đối với chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 đặt ra. Một mặt, các công ty sẽ cố
gắng theo sát chuẩn mực nhưng sẽ có một số sửa đổi cho phù hợp đối với tình hình và
năng lực hiện có của công ty.
Ngành kiểm toán là một ngành chuyên nghiệp, hoạt động dựa trên niềm tin và danh dự,
nên chất lượng kiểm toán rất được người sử dụng báo cáo kiểm toán quan tâm. Có rất
nhiều đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán để ra quyết định như nhà đầu tư, ngân hàng,
cơ quan thuế,… Vì ngành kiểm toán có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi ngóc ngách của nền
kinh tế nên nó mang một vai trò vô cùng quan trọng.
Nhưng để kiểm soát và nâng cao chất lượng kiểm toán là một điều không hề đơn giản
vì đây là một chỉ số mang tính định tính và chịu nhiều ảnh hưởng của những yếu tố
không những bên trong mà còn bên ngoài như nhu cầu của nền kinh tê, cơ chế quản lý
của nhà nước,… Kiểm toán cũng là ngành đặc thù mà con người là tài sản quý giá nhất,
chất lượng được thể hiện ở thái độ làm việc, sau đó mới tới năng lực cũng như kĩ năng
chuyên môn của kiểm toán viên.
Các công ty kiểm toán muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh thông quan nâng cao
chất lượng kiểm toán cần phải theo dõi sát sao tất cả các bước từ lập kế hoạch, thực hiện
cho tới lúc ra được báo cáo kiểm toán.
Nói chung, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là làm những công việc góp phần
nâng cao chất lượng kiểm toán từ tất cả các bước mà mỗi cuộc kiểm toán phải trải qua
từ khâu lập kế hoạch cho tới các cấp soát xét và ra báo cáo kiểm toán. Việc kiểm soát
chất lượng kiểm toán phải được thực hiện bởi tất cả mọi người trong công ty từ vị trí trợ
lý kiểm toán cho tới chủ phần hùn. Thực hiện tốt được chỉ tiêu này sẽ góp phần nâng
cao vị thế cũng như hình ảnh của công ty trên thị trường kiểm toán đang ngày một sôi
động như hiện nay.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 20
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM VÀ CÁC
CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP KHÁC
3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI
VIỆT NAM
Trong những ngành nghề mang tính chuyên nghiệp đòi hỏi nhiều tính logic và cần nhiều
kiến thức chuyên môn như kế toán- kiểm toán, tài chính- ngân hàng, luật,… được quy định
chặt chẽ và rõ ràng bởi luật pháp với nhiều chuẩn mực, nghị định, thông tư hướng dẫn ngày
càng chặt chẽ và phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế như hiện nay. Theo điều
5, khoản 1, luật Kiểm toán độc lập được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 thì: “Kiểm
toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh
nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo
cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán”
Theo liên đoàn kế toán- kiểm toán quốc tế IFAC thì: “Kiểm toán là một nhiệm vụ mà tại
đó kiểm toán viên thực hiện công việc và nêu ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của
đơn vị được kiểm toán”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán được các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước đưa ra nhưng tựu chung về mặt ý nghĩa như sau:
Kiểm toán là hành vi được thực hiện bởi các kiểm toán viên, họ sử dụng những kĩ thuật
chuyên môn và các đánh giá của cá nhân để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của đơn vị
được kiểm toán và những vấn đề liên qua như hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế
toán,…
 Các đặc trưng cơ bản của nền kiểm toán độc lập ở Việt Nam:
Về phạm vi hoạt động: Chủ yếu là đánh giá trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm
toán có phù hợp với những chuẩn mực kế toán hay không. Nhưng để có được ý kiến phù
hợp, kiểm toán viên cần phải có những nguồn số liệu thật sự đáng tin cậy.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 21
Các nguyên tắc cơ bản chỉ phối hoạt động của kiểm toán viên:
 Độc lập, trung thực, khách quan.
 Bảo mật thông tin: Kiểm toán viên và các doanh nghiệp kiểm toán không được phép
tiết lộ thông tin của khách hàng trừ khi được yêu cầu bởi các cơ quan có thẩm quyền.
 Tuân thủ các chuẩn mực: Vì nền kinh tế thị trường đang phát triển từng ngày nên
việc các kiểm toán viên cần phải cập nhật các chuẩn mực, thông tin mới là một việc
làm cần thiết để đảm bảo được kiến thức cần có cho công việc.
 Vai trò của kiểm toán viên:
 Đối với nền kinh tế: Hoạt động kiểm toán góp phần công khai, minh bạch thông tin
kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán, làm lành mạnh môi trường đầu tư.
 Đối với đơn vị được kiểm toán: Kiểm toán giúp đỡ các doanh nghiệp nhận ra được
lỗ hổng về mặt quản lý cũng như ghi nhận các giao dịch hàng ngày chưa phù hợp
với yêu cầu của chuẩn mực. Điều này là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể
vượt qua được những hạn chế và có những chiến lược hành động phù hợp hơn trong
tương lai.
 Cho người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán: Là cơ sở quan trọng trong việc
đưa ra các quyết định đầu tư.
 Số lượng, quy mô và hình thức pháp lý các công ty kiểm toán:
Ngành kiểm toán độc lập ở nước ta mới được thành lập trên 20 năm nhưng đã có những
bước phát triển tương đối mạnh mẽ. Tháng 5 năm 1991, tại Việt Nam đã có hai công ty
kiểm toán độc lập đầu tiên được ra đời là công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và công ty
dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) dưới sự cho phép của Bộ Tài chính.
Tính tới thời điểm hiện nay, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam mới chỉ công bố số
liệu cho tới năm 2012 đối với các công ty kiểm toán. Số liệu với từng chỉ tiêu được trình
bày ở bảng dưới. Có thể nhận thấy rằng số lượng các công ty có sự biến chuyển không hề
lớn, từ năm 2010 tới năm 2012 chỉ tăng 3 công ty. Trong đó, các công ty nước ngoài ổn
định qua các năm bao gồm (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thronton), 5 công ty có vốn đầu tư
nước ngoài (Ejung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S). Đa phần các công ty hiện nay trên thị
trường Việt Nam đều được thành lập và hoạt động trên hình thức là trách nhiệm hữu hạn.
Về một chỉ tiêu tương đối quan trọng là số lượng nhân viên hoạt động trong ngành tăng với
tỉ lệ tương đối cao (Từ 8,621 lên 10,070) tương ứng với tỉ lệ gần 20%. Số lượng KTV hành
nghề tăng đều qua các năm, tỉ lệ tăng của năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn những năm
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 22
trước đó là do đây là năm đầu tiên thực hiện luật KTDL chặt chẽ hơn, hoặc có thể là các
KTV đủ điều kiện hành nghề nhưng không làm việc cho các công ty kiểm toán đủ điều kiện
hành nghề nên số lượng không xuất hiện trên báo cáo. Nhìn chung, trình độ chuyên môn
và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên kiểm toán đã được nâng cao. Nhiều KTV có kinh
nghiệm và và kiến thức chuyên môn tốt, có ý thức tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề
nghiệp, chuẩn mực kiểm toán cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp. Mặc dù chất
lượng KTV và số lượng KTV có tăng qua các năm nhưng nhìn chung là vẫn quá thiếu so
với nhu cầu thực tế hiện nay của khách hàng. Mỗi KTV đều phải thực hiện công việc nhiều
hơn so với trước đây. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm toán
bởi cung không thể đáp ứng được cầu.
Theo thông tư 183/TT-BTC quy định chặt chẽ hơn với điều kiện thành lập công ty kiểm
toán (Có ít nhất 5KTV, 3 tỉ đồng vốn pháp định,…) hay các công ty đủ điều kiện kiểm toán
các doanh nghiệp trên sàn. Các công ty đủ điều kiện không có quá nhiều sự chênh lệch giữa
các năm. Đây là kết quả tất yếu trong việc sáp nhập các công ty để có thể nâng cao vị thế
cũng như năng lực cạnh tranh.
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu của các công ty kiểm toán độc lập giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số lượng các công ty nước ngoài 5 5 4
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 3 3 5
Công ty TNHH và công ty hợp danh 144 144 146
Số lượng khách hàng 29,023 31,184 32,702
Số lượng nhân viên 8,621 9,445 10,070
Số lượng KTV hành nghề 1,247 1,421 1,582
Doanh thu (Tỉ đồng) 2,743 3,047 3,799
Nguồn: Báo cáo của hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA
Cùng với sự phát triển của mình, ngành kiểm toán cũng ghi nhận mức tăng doanh thu tương
đối đáng khích lệ. Những năm trước, đa phần các công ty lớn đều bị thua lỗ do phải đầu tư
hệ thống cơ sở thông tin hạ tầng phục vụ cho công tác kiểm toán và nâng cấp hệ thống
thông tin thay cho hệ thống cũ đã không còn phù hợp. Theo số liệu của VACPA, năm 2009
Big4 Việt Nam lỗ 39 tỉ đồng gây ảnh hưởng tới chỉ số chung của toàn ngành vì Big4 ở Việt
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 23
Nam đã chiếm tới gần 60-70% thị phần và khoảng 60% tổng doanh thu. Tuy nhiên, chỉ cần
qua các năm sau, khi hệ thống đã đi vào hoàn thiện cũng như chi phí đào tạo nhân viên
cũng không còn cao như giai đoạn trước thì lập tức các công ty này có lợi nhuận. Đặc biệt,
trong nhóm Big4, KPMG Việt Nam hầu như luôn đứng đầu ở các chỉ tiêu mà hiệp hội đặt
ra như: Doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng nhân viên, số lượng nhân viên có chứng
chỉ KTV. Nhờ có sự hỗ trợ từ KPMG quốc tế trong việc cập nhật các chương trình kiểm
soát chất lượng hoạt động kiểm toán đã giúp KPMG Việt Nam đạt được các thành công
trong giai đoạn vừa qua.
3.2. GIỚI THIỆU KPMG VIỆT NAM:
3.2.1 Giới thiệu về KPMG Việt Nam:
 Thông tin chung:
KPMG Việt Nam là một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ về kiểm toán, tư
vấn, tài chính lớn nhất trên thế giới và tại Việt Nam. Hiện nay, KPMG Việt Nam&
Cambodia có tất cả 5 văn phòng ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và PhnomPenh
(Cambodia).
Bảng 3.2: Hệ thống các văn phòng của KPMG Việt Nam và Cambodia
Hà Nội Hồ Chí Minh Thanh Hóa PhnomPenh
Tầng 46, Tòa nhà
Keangnam Hanoi
LandMark, E6,
Đường Phạm Hùng,
Mễ Trì, Từ Liêm,
Hà Nội
Tầng 10, Tòa nhà
Sunwah, 115
Nguyễn Huệ, Quận
1, TP.HCM
Tầng 6, Tòa nhà
Paragon, Nguyễn
Lương Bằng, Quận
7, TP.HCM
Đông Hương,
Thanh Hóa
PO Box 2352
Tầng 4, Delano
Center, PhnomPenh,
Vương quốc
Campuchia
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 24
Logo chính thức của KPMG Việt Nam:
Nguồn: Website KPMG Việt Nam
 Các dịch vụ KPMG Việt Nam cung cấp:
a) Kiểm toán:
KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập được thiết kế nhằm giúp khách hàng
tăng cường tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin tài chính. Các thông tin này sẽ
được các nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác sử dụng. KPMG
hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật và phương pháp luận Kiểm toán KPMG.
Phương pháp luận kiểm toán này được thiết kế ưu việt hơn so với các chuẩn mực quốc
gia và quốc tế. Các phương pháp này chủ yếu tập trung vào các khía cạnh trọng yếu
cũng như thực hiện theo từng bước đối với từng loại khách hàng cụ thể giúp giảm thiểu
tối đa các rủi ro có thể gặp phải . Các dịch vụ kiểm toán bao gồm: Kiểm toán báo cáo
tài chính, Kiểm toán theo luật định, dịch vụ tư vấn kế toán, chuẩn mực báo cáo tài chính
quốc tế.
b) Tư vấn thuế:
KPMG Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế giúp cho khách hàng nhận biết được
cái rủi ro và cơ hội liên quan tới chính sách thuế của công ty. Khả năng cung cấp dịch
vụ tốt của KPMG có được là do hệ thống KPMG toàn cầu mang lại. KPMG Việt Nam
cũng đã có những hợp đồng tư vấn thuế đối với cơ quan Thuế Việt Nam vì thế thông
hiểu được những chính sách hiện hành và áp dụng với từng đối tượng khách hàng cụ
thể.
c) Tư vấn tài chính:
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, tính phức hợp (complexity) là một yếu tố bất
biến. Đây là một đặc điểm cố hữu tồn tại trong các thay đổi mang tính tiến hóa về chính
sách công và các quy định, trong quá trình "ảo hóa" liên tiếp các quy trình kinh doanh,
và thậm chí trong cả các cơ hội tiềm tàng mà các giao dịch kinh doanh lớn có thể tạo ra.
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 25
Việc giải quyết triệt để tính phức hợp loại này-cũng như việc tiếp tục tạo ra giá trị bền
vững cho doanh nghiệp-đòi hỏi phải có sự rõ ràng. Đó chính là lý do tại sao nhiều tổ
chức muốn được KPMG Việt Nam tư vấn.
Ngoài những dịch vụ chính kể trên, KPMG còn cung cấp nhiều dịch vụ khác tùy theo
nhu cầu của khách hàng như: Thẩm định giá, tư vấn đầu tư,…
Nguồn: Website KPMG Việt Nam
 Quá trình hình thành và phát triển:
Hoạt động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992, KPMG Việt Nam nhận
được giấy phép đầu tư và là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1994. Từ
những kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam hơn 20 năm, KPMG Việt Nam có những
hiểu biết sâu rộng về toàn thể ngành kinh tế, môi trường kinh doanh ở Việt Nam và trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như kế toán, kiểm toán, thuế, luật và các luật pháp có liên
quan.
Tính tới thời điểm cuối năm 2013, KPMG hiện có 1,680 khách hàng với số lượng nhân
viên là 710 người và 31 nhân viên có chứng chỉ KTV hành nghề. Với số lượng nhân
viên cũng như khách hàng đông đảo, KPMG Việt Nam là một trong những nhà cung
cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay. KPMG Việt Nam không chỉ
cung cấp dịch vụ đa dạng từ kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế,… cho các công ty trong
nước mà còn thực hiện đối với những công ty nước ngoài. Điều này góp phần khẳng
định thương hiệu KPMG ở trên thị trường hiện nay.
 Cơ cấu tổ chức và quản lý:
Ở KPMG Việt Nam, mỗi bộ phận đều có một đóng góp riêng cho sự thành công của
công ty. Như bộ phận kiểm toán và tư vấn đem lại nguồn thu trực tiếp cho công ty, các
bộ phận còn lại như phòng hành chính và phòng IT cũng như nhân sự sẽ có những đóng
góp riêng cho công ty. Phòng nhân sự sẽ phụ trách mảng tuyển dụng nhằm đảm bảo sẽ
tuyển được những người có năng lực và phù hợp với môi trường cũng như văn hóa của
công ty. Đối với KPMG, hệ thống thông tin cũng là một trong những điểm mạnh và sẽ
được trình bày ở những phần sau.
Cơ cấu tổ chức và quản lý tại KPMG Việt Nam được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 26
Nguồn: Phòng nhân sự KPMG Việt Nam
Trong đó, bộ phận kiểm toán là mục tiêu trọng tâm trong nghiên cứu của đề tài này.
Cơ cấu bộ phận kiểm toán có thể được mô tả theo sơ đồ sau:
Nguồn: Phòng nhân sự KPMG Việt Nam
Đứng đầu bộ phận kiểm toán là chủ phần hùn (Partner), có trách nhiệm cao nhất trong
công ty KPMG Việt Nam, tiếp theo sau đó là giám đốc, chủ nhiệm, trưởng nhóm và cuối
cùng là các trợ lý kiểm toán. Trong bộ phận kiểm toán của KPMG Việt Nam được chia
KPMGViệtNam
Bộ phận tư vấn tài
chính
Bộ phận kiểm
toán
Bộ phận tư vấn
thuế
Bộ phận tuyển
dụng
Phòng ban khác
Phòng kế toán
IT và nhân sự
Phòng hành chính
Chủ phần hùn (Partner)
Giám đốc kiểm toán (Director)
Trợ lý chủ nhiệm kiểm toán
(Assistant Manager)
Chuyên viên kiểm toán S1
Chủ nhiệm kiểm toán (Manager)
Trợ lý kiểm toán A2Trợ lý kiểm toán A1
Chuyên viên kiểm toán S2
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 27
làm 4 phòng kiểm toán, trong đó phòng kiểm toán số 3 (Department 3) được phân loại
chuyên tập trung phục vụ cho khách hàng về mảng tài chính, ngân hàng, các định chế
tài chính,… Các phòng kiểm toán còn lại phục vụ khách hàng thuộc các ngành kinh tế
còn lại.
3.2.2 Sự phát triển của KPMG Việt Nam:
Với kinh nghiệm kiểm toán được thừa hưởng từ KPMG Quốc tế, KPMG Việt Nam với
các chính sách kiểm soát chất lượng hợp lý và hiệu quả, công ty đã không ngừng gặt hái
được thành công nhất định. Vào cuối kì đánh giá mỗi năm của hội nghề nghiệp kiểm
toán VACPA, KPMG hầu như luôn dẫn đầu ở các chỉ tiêu mà hiệp hội quy định như
doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng nhân viên. Chi tiết trong giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2012 như sau:
Bảng 3.3: Các chỉ tiêu của KPMG Việt Nam giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tuyệt
đối
Tỉ lệ tăng
so với
năm
2009
Số tuyệt đối Tỉ lệ tăng
so với
năm
2010
Số tuyệt đối Tỉ lệ tăng
so với
năm
2011
Doanh thu
(Triệu đồng)
443,320 32.86% 595,193 34.26% 593,670 -0.25%
Số lượng
khách hàng
1,483 12.52% 1635 10.25% 1758 7.53%
Số lượng
nhân viên
668 5.53% 782 17.07% 703 -10.1%
Số lượng
nhân viên có
chứng chỉ
KTV
66 13.79% 87 31.82% 96 10.34%
Nguồn: Báo cáo của hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA
Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn năm 2010-2011 thì KPMG
có những bước phát triển tương đối vững mạnh kể cả về mặt doanh thu (Tăng 34.26%)
cũng như về số lượng khách hàng (Tăng 10.25%). Điều này chứng tỏ khả năng kinh
doanh phát triển của KPMG có rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 28
chuyên nghiệp và những nhân viên có chứng chỉ KTV cũng đều tăng trong giai đoạn
này.
Nhưng qua năm 2012 thì đây là một năm có nhiều biến động tiêu cực về mặt kinh tế
chung của xã hội. Mặc dù số lượng khách hàng tăng 7.53% nhưng số lượng nhân viên
lại giảm tới 10.1%. Điều này làm cho khối lượng công việc của mỗi nhân viên KPMG
đảm nhiệm sẽ tăng lên rất nhiều, gây ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm toán.
Mặc dù KPMG Việt Nam tuyển dụng tương đối nhiều nhưng số lượng người kết thúc
công việc không phải là ít bởi áp lực công việc quá cao trong mùa bận. Số lượng khách
hàng tăng nhưng doanh thu lại đi xuống cho thấy doanh thu bình quân đối với mỗi khách
hàng giảm (Từ VND 364 Triệu năm 2011 giảm xuống VND 337 Triệu năm 2012).
Nhưng qua tới giai đoạn 2013-2014, mặc dù chưa có số liệu công bố chính thức nhưng
doanh thu cũng như số lượng khách hàng của KPMG Việt Nam đã có những bước tăng
đáng kể. Trong năm tài chính 2013, doanh thu của KPMG Việt Nam là VND 618,000
Triệu đồng, số lượng khách hàng là trên 1,700. Mục tiêu doanh thu cho năm tài chính
2015 của KPMG là vào khoảng USD 1Trieu tương đương gần VND 1,000 Tỷ. Điều này
cho thấy sự cố gắng của mỗi nhân viên KPMG đóng góp vào sự thành công chung của
công ty. Tính về mặt khách hàng, KPMG Việt Nam chiếm gần 6% thị phần và là công
ty có số lượng khách hàng đông đảo nhất. Bên cạnh đó, KPMG Việt Nam nhận được
những giải thưởng từ bên ngoài như của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán, lời khen
ngợi của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp như:
 Năm 2010, KPMG Việt Nam được trao tặng giấy khen của Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước cho thành tích xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán giai đoạn
2006- 2010.
 KPMG Việt Nam được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng do thời báo Kinh tế Việt
Nam phối hợp với Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư trao tặng cho
doanh nghiệp nước ngoài tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt
Nam giai đoạn từ 2003-2011
 Theo bảng xếp hạng của Universum (2010-2013), KPMG là nhà tuyển dụng hấp dẫn
thứ 2 trên thế giới về khối ngành kinh tế.
 Năm 2012, KPMG được trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp kế toán tốt nhất thế
giới” bởi tạp chí Reactions, một trong những tạp chí nổi tiếng của Anh trong việc
đánh giá các công ty bảo hiểm, môi giới cũng như cung cấp dịch vụ trong toàn ngành
công nghiệp.
 Nhờ những thành tựu đạt được trong lĩnh vực thuế và chuyển giá, KPMG được trao
tặng giải thưởng “Doanh nghiệp tư vấn thuế xuất sắc tại châu Á” bởi tạp chí
International Tax Review trong vòng 3 năm liên tiếp (2008-2010). Ngoài ra, KPMG
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 29
cũng được bầu chọn là Doanh nghiệp của năm 2010 trong lĩnh vực thuế và chuyển
giá tại Trung Quốc và Hồng Kông.
 KPMG đứng thứ 2 trong Bảng xếp hạng các công ty tư vấn năm 2009 bởi tạp chí
OpRisk & Compliance, nhờ những kinh nghiệm của công ty trong lĩnh vực quản lí
rủi ro tài chính (risk management).
Mục tiêu phát triển của KPMG Quốc tế và tại Việt Nam rất rõ ràng là trở thành một
trong những công ty hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, thuế, tài
chính. Tại Việt Nam, nhờ được thừa hưởng những phương pháp kiểm toán chất lượng
có truyển thống lâu đời từ KPMG Quốc tế cộng với việc đã thâm nhập vào thị trường
trong nước trên 20 năm giúp cho KPMG Việt Nam có cái nhìn sâu sắc về nền kinh tế
Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Sự có mặt của
KPMG tại Việt Nam đã giúp cho thị trường tài chính trở nên minh bạch hơn, tạo niềm
tin lớn hơn giúp cho nhà đầu tư khi có thể an tâm hơn trong việc hoạch định chiến lược
cho chính mình. Sự hoạt động của KPMG hiện nay cung cấp cho khách hàng rất nhiều
dịch vụ chất lượng, góp phần làm sôi động thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay.
Theo một khách hàng lớn của KPMG Việt Nam đã nhận xét như sau: “Chúng tôi đã
từng làm việc và hợp tác với rất nhiều công ty kiểm toán khác nhau kể cả các công ty
trong nhóm Big4, nhưng những dịch vụ mà KPMG Việt Nam đem lại thật sự đã tạo ra
cho chúng tôi những giá trị gia tăng đáng kể. Chúng tôi hoàn toàn hài lòng về chất lượng
dịch vụ mà KPMG đem lại”.
3.2.3 Giới thiệu các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán (KAM và RMM)
Nhờ được thừa hưởng những quy trình kiểm toán đã có từ lâu đời của KPMG Quốc tế,
KPMG đã hoàn thiện và xây dựng chính sách kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Công
ty đã sớm xây dựng hai chương trình kiểm soát chất lượng cho toàn công ty và cho
từng cuộc kiểm toán cụ thể phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 220. Có thể
minh họa bằng sơ đồ như sau:
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 30
Nguồn: Cẩm nang kiểm toán KPMG- KPMG Audit Manual
Chương trình kiểm soát rủi ro (RMM) quy định những thủ tục và chính sách quản lý
chất lượng kiểm toán đối với toàn công ty:
 Trách nhiệm của nhà quản lý trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán trong công
ty.
 Chính sách về nguồn nhân lực của công ty
 Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kể cả tính độc lập của các KTV tại công ty
 Chính sách chấp nhận và duy trì khách hàng
Đối với phương pháp luận kiểm toán KPMG (KAM) quy định những thủ tục và chính
sách cần phải thực hiện đối với một cuộc kiểm toán bắt đầu từ bước lập kế hoạch, trong
khi thực hiện kiểm toán và bước cuối cùng là phát hành báo cáo cho khách hàng.
Đối với RMM và KAM, công ty luôn quy định cụ thể và phổ biến rộng rãi tới toàn thể
nhân viên thông qua sổ tay kiểm toán và hệ thống website nội bộ. Bên cạnh đó, ngoài
việc phổ biến rộng rãi, hàng năm, công ty còn tổ chức những buổi tập huấn những vấn
đề thuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán để có thể nâng cao hơn ý thức cũng như trách
nhiệm của mỗi nhân viên trong công ty.
Chương trình kiểm
soát chất lượng của
KPMG
Chương trình kiểm soát rủi ro
(RMM-Risk Management Manuel)
Trong toàn công ty
Trách
nhiệm nhà
quản lý
Năng lực và
đạo đức
nghề nghiệp
Chấp nhận
hay duy trì
khách hàng
Phương pháp luận kiểm toán (KAM-
KPMG Audit Methodology)
Đối với từng hợp đồng
kiểm toán cụ thể
Lập kế
hoạch
Thực hiện
kiểm toán
Hoàn tất/
Phát hành
báo cáo
Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 31
3.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VIỆC KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI KPMG
VIỆT NAM:
Mục này tác giả tập trung phân tích những mục liên quan tới kiểm soát chất lượng hoạt
động kiểm toán tại KPMG theo chuẩn mực kiểm toán KAM (KPMG Audit
Methodology) được thiết kế phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như
quốc tế.
3.3.1. Trách nhiệm của nhà quản lý:
Nhà quản lý tại KPMG thường được hiểu là ở vị trí trợ lý chủ nhiệm kiểm toán trở lên
và thường có trên 5 nă kinh nghiệm làm kiểm toán. Thông thường, trợ lý chủ nhiệm năm
thứ nhất vẫn phải tới khách hàng để thực hiện công việc kiểm toán, chỉ từ năm thứ hai
mới phải thực hiện đúng nghĩa là một nhà quản lý, tập trung vào việc quản trị con người.
Trách nhiệm của nhà quản lý ngoài việc chính về chuyên môn là soát xét các báo cáo
thì còn phải quản lý được các nhân viên cấp dưới của mình.
Theo quy định chung của công ty, trong bất kì thời điểm nào của cuộc kiểm toán, từ khi
ký kết hợp đồng cho tới khi ra báo cáo, nhà quản lý phải có trách nhiệm theo sát để nắm
rõ được tiến trình và kết quả thực hiện công việc của những nhân viên cấp dưới. Những
nhà quản lý có thể liên hệ với nhân viên cấp dưới thông qua trưởng nhóm kiểm toán
bằng nhiều cách khác nhau (Mạng nội bộ, thông qua điện thoại,…) để có thể nắm được
tình hình thực hiện công việc. Như những năm trước, số lượng khách hàng của KPMG
chưa nhiều như hiện nay, từ cấp độ trợ lý chủ nhiệm rất ít khi xuống thực hiện kiểm toán
ở công ty khách hàng trừ những hợp đồng lớn, chứa đựng nhiều rủi ro thì hiện nay ngoài
việc soát xét báo cáo, đôi khi các nhà quản lý cũng phải trực tiếp thực hiện kiểm toán
như là các trưởng nhóm. Vì vậy, đôi khi vừa thực hiện kiểm toán vừa soát xét lại các
phần vừa kiểm toán thật sự đôi khi tạo sự trùng lặp cho người kiểm tra.
Bên cạnh việc phổ biến đến các nhân viên về tầm quan trọng của các chuẩn mực và quy
định công ty theo chương trình kiểm soát rủi ro RMM, các nhà quản lý cần phải theo
dõi tiến độ và chất lượng công việc của nhóm kiểm toán mà trên thực tế công việc này
bao gồm rất nhiều khâu. Ngoài việc giám sát, soát xét toàn bộ quy trình kiểm toán theo
quy định của công ty, Giám đốc và chủ nhiệm còn phải đảm nhận các công việc khác
như tuyển dụng, đào tạo nhân viên, tìm kiếm khách hàng mới,… Đôi khi những công
việc không trực tiếp liên quan tới chuyên ngành như thế này sẽ gây ảnh hưởng tới việc
kiểm soát chất lượng kiểm toán. Khi vào mùa kiểm toán, một chủ nhiệm kiểm toán
thường phải đảm nhiệm nhiều hợp đồng cần phải soát xét khiến cho công việc tồn đọng,
khi có được hợp đồng mới để soát xét thì công việc của hợp đồng cũ vẫn chưa xong.
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT
Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT

Contenu connexe

Tendances

Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Chinh Do
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính nataliej4
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Nguyễn Công Huy
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHNguyễn Công Huy
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuSnow Ball
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...Nguyễn Công Huy
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...Nguyễn Công Huy
 

Tendances (20)

Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAYQuy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toánKhóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
Khóa luận tốt nghiệp về Kiểm toán chi phí hoạt động tại công ty kiểm toán
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
Báo cáo thực tập tổ chức kiểm toán do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính, ...
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
Đề tài: Phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính, HOT, 2019
 
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
Giáo Trình Kiểm Toán Tài Chính
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đĐề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
Đề tài: Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, 9đ
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
 
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNHKIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
 
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOTĐề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
Đề tài: Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong lập kế hoạch, HOT
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY...
 
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán ViệtĐề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
Đề tài: Kiểm toán chi phí hoạt động tại Công ty Kiểm toán Việt
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐƠN VỊ KHÁCH HÀNG TRON...
 
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOTĐề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Quy trình đánh giá rủi ro trong kiểm toán, HOT
 

Similaire à Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT

Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCMKhóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCMDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế toán thanh toán với người mua, bán tại Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí...
Kế toán thanh toán với người mua, bán tại Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí...Kế toán thanh toán với người mua, bán tại Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí...
Kế toán thanh toán với người mua, bán tại Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Vận tải...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Vận tải...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Vận tải...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Vận tải...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khoá luận tốt nghiệp Quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...
Khoá luận tốt nghiệp Quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...Khoá luận tốt nghiệp Quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...
Khoá luận tốt nghiệp Quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KIỂM...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN:  QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ  TRONG KIỂM...KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN:  QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ  TRONG KIỂM...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KIỂM...OnTimeVitThu
 

Similaire à Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT (20)

Khoá Luận Kiểm Soát Chất Lượng Hoạt Động Kiểm Toán Tại Công Ty.
Khoá Luận Kiểm Soát Chất Lượng Hoạt Động Kiểm Toán Tại Công Ty.Khoá Luận Kiểm Soát Chất Lượng Hoạt Động Kiểm Toán Tại Công Ty.
Khoá Luận Kiểm Soát Chất Lượng Hoạt Động Kiểm Toán Tại Công Ty.
 
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán ViệtKiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
Kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng tại công ty kiểm toán Việt
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Minh Lộc, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Minh Lộc, 9đĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Minh Lộc, 9đ
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty dịch vụ Minh Lộc, 9đ
 
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
Tìm hiểu công tác kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong báo ...
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCMKhóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
 
Luận văn: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải Biển, HOT
Luận văn: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải Biển, HOTLuận văn: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải Biển, HOT
Luận văn: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải Biển, HOT
 
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải Biển Nguyên Phát
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải Biển Nguyên PhátĐề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải Biển Nguyên Phát
Đề tài: Kế toán thanh toán tại công ty vận tải Biển Nguyên Phát
 
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại công...
 
Kế toán thanh toán với người mua, bán tại Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí...
Kế toán thanh toán với người mua, bán tại Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí...Kế toán thanh toán với người mua, bán tại Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí...
Kế toán thanh toán với người mua, bán tại Công ty xây dựng, 9đ - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty may xuất khẩu Việt Thái
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty may xuất khẩu Việt TháiĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty may xuất khẩu Việt Thái
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại Công ty may xuất khẩu Việt Thái
 
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty May xuất khẩu
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty May xuất khẩuĐề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty May xuất khẩu
Đề tài: Phân tích bảng cân đối kế toán tại Công ty May xuất khẩu
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAYĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú ThànhĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Phú Thành
 
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
Đề tài: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Sản Xuất Thương Mại - Gửi miễn phí...
 
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
Hoàn thiện công tác kế toán thanh toán với người mua và người bán tại Công ty...
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại, HOT
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại, HOTĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại, HOT
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại công ty Thương Mại, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Vận tải...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Vận tải...Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Vận tải...
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Cổ phần Vận tải...
 
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Vận tải xăng dầu, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Vận tải xăng dầu, HAYĐề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Vận tải xăng dầu, HAY
Đề tài: Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty Vận tải xăng dầu, HAY
 
Khoá luận tốt nghiệp Quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...
Khoá luận tốt nghiệp Quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...Khoá luận tốt nghiệp Quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...
Khoá luận tốt nghiệp Quy trình kiểm toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch ...
 
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KIỂM...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN:  QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ  TRONG KIỂM...KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN:  QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ  TRONG KIỂM...
KHÓA LUẬN NGÀNH KIỂM TOÁN: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU DỊCH VỤ TRONG KIỂM...
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Dernier

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 

Dernier (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 

Đề tài: Quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, HOT

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM SVTH: PHẠM NHẬT QUANG MSSV: 1154040454 Ngành: Kế toán – Kiểm toán GVHD: TH.S LÊ THỊ THANH XUÂN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
  • 2. LỜI CẢM ƠN Tôi viết trang lời cảm ơn với mục đích cảm ơn những người đã góp phần giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này một cách tốt đẹp. Trước tiên, tôi gửi lời cảm ơn tới Th.S Lê Thị Thanh Xuân, giảng viên khoa Kế toán- kiểm toán đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Bên cạnh, tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người- những nhân viên công ty TNHH KPMG Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện trong những cuộc kiểm toán cũng như cung cấp những tài liệu có thể giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo này. Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi có điều kiện được tiếp cận với quy trình kiểm toán chuẩn mực và cách thức làm việc chuyên nghiệp của nhân viên KPMG và hi vọng sẽ có cơ hội làm việc chung với mọi người trong tương lai không xa. Cuối cùng, tôi xin kính chúc tập thể giảng viên của trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh dồi dào sức khỏe thành công trong công tác. Kính chúc tất cả nhân viên KPMG Việt Nam hoàn thành xuất sắc công việc được giao để KPMG Việt Nam không những là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam mà còn là nơi tập trung được nhiều nhân tài. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 3 năm 2015 Người thực hiện Phạm Nhật Quang
  • 3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài: ...................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .............................................................................2 1.3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu....................................................2 1.3.1. Đối tượng, phạm vi:...........................................................................................2 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu:..................................................................................2 1.4. Kết cấu của bài báo cáo thực tập ..........................................................................3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN.....................................................................................................4 2.1 Khái niệm về chất lượng kiểm toán:..................................................................4 2.1.1. Khái niệm về chất lượng: ...............................................................................4 2.2 Khái niệm về chất lượng hoạt động kiểm toán:................................................5 2.3 Khái niệm kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ....................................6 2.3.1. Kiểm soát:.......................................................................................................6 2.3.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:...................................................7 2.3.3. Các cấp độ quản lý đối với kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:......8 2.3.4. Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: ...............................9 2.4 Mục tiêu của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán:...............................9 2.5 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đối với tổng thể công ty:..........11 2.6 Kiểm soát chất lượng đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể: ...........................15 Kết luận chương 2: ......................................................................................................19 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP KHÁC ..................................................20 3.1. Khái quát tình hình kiểm toán độc lập tại Việt Nam.....................................20 3.2. Giới thiệu KPMG Việt Nam:............................................................................23 3.2.1 Giới thiệu về KPMG Việt Nam:...................................................................23 3.2.2 Sự phát triển của KPMG Việt Nam:.............................................................27 3.2.3 Giới thiệu các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán (KAM và RMM) ...................................................................................................................29 3.3. Thực trạng thực hiện việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại KPMG Việt Nam: ........................................................................................................31
  • 4. 3.4. Kiểm soát trên từng hợp đồng kiểm toán: ......................................................38 3.5. Hệ thống tin học bổ trợ cho việc kiểm toán:...................................................42 3.6. So sánh hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán giữa KPMG Việt Nam và các công ty kiểm toán độc lập khác.......................................................................45 3.6.1. Các công ty thuộc nhóm Big4 Việt Nam: ....................................................45 3.6.2. Các công ty kiểm toán lớn ở Việt Nam:.......................................................48 3.6.3. Các công ty kiểm toán độc lập có quy mô nhỏ: ...........................................50 Kết luận chương 3........................................................................................................52 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI KPMG VIỆT NAM.................................................................................53 4.1. Đánh giá mức độ thức hiện của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại KPMG Việt Nam:...................................................................................................53 4.1.1. Ưu điểm: ......................................................................................................53 4.1.2. Nhược điểm:................................................................................................54 4.2. Kiến nghị giúp hoàn thiện hệ thống kiểm soát chất lượng tại KPMG Việt Nam .................................................................................................................... 57 4.2.1. Xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp với tình hình kinh doanh tại Việt Nam ......................................................................................................................57 4.2.2. Xúc tiến việc thực hiện quy trình đánh giá, chấp nhận và duy trì khách hàng: ......................................................................................................................57 4.2.3. Nâng cao chất lượng nhân viên, chú trọng đến chính sách đãi ngộ nhân viên, giữ chân người tài:.....................................................................................................58 4.2.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, soát xét lại:..........59 4.2.5. Xây dựng chương trình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng sau khi hoàn tất kiểm toán: ....................................................................................................60 KÊT LUẬN CHƯƠNG 4:...........................................................................................61 KẾT LUẬN ..................................................................................................................62
  • 5. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu của việc tìm hiểu thông tin tài chính của các công ty rất được các nhà đầu tư quan tâm. Vì khi họ tiến hành đầu tư, đó chính là tiền của mà họ bỏ ra nên họ rất cần những thông tin tài chính phản ánh chính xác, khách quan về tình hình “sức khỏe” của công ty có dự định. Vì lẽ đó, ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam đang có những bước phát triển tương đối vững mạnh cả về chất lẫn lượng. Mặc dù ngành kiểm toán độc lập còn tương đối non trẻ, mới được hình thành khoảng 20 năm gần đây nhưng được đánh giá là một trong những ngành phát triển và làm khách quan hóa thị trường tài chính của Việt Nam. Nắm bắt được nhu cầu này, ngày càng nhiều các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được ra đời tại Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, các công ty kiểm toán quốc tế hoặc thành viên các hãng quốc tế cũng đã có những bước đi đầu tiên, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty kiểm toán với nhau. Và hiện nay, mặc dù thị phần kiểm toán chính vẫn thuộc về các công ty quốc tế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thu hẹp dần khoảng cách này bằng việc nâng cao chất lượng, có chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với nhân sự trong ngành. Nhưng vẫn còn đó những khoảng cách mà kì vọng của người sử dụng báo cáo tài chính và khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp kiểm toán. Khi người dùng lại có yêu cầu về sự chính xác tuyệt đối nhưng năng lực của các doanh nghiệp kiểm toán có hạn, phần vì thời gian, giá phí nên không thể thực hiện được những yêu cầu đó. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có đủ điều kiện tài chính thì nhiều khả năng họ sẽ chọn những doanh nghiệp kiểm toán có vốn nước ngoài, vì đơn giản vì người Việt thích sử dụng “hàng hiệu nước ngoài”. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng có niềm tin vào các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài nhiều hơn vì chất lượng được đảm bảo hơn. Và thật sự các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam chưa xây dựng được hình ảnh thương hiệu cũng như chứng tỏ được chất lượng của mình. Và một câu hỏi được đặt ra là nếu doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam có đặt ra các tiêu chuẩn về chất lượng cho mình nhưng liệu rằng dịch vụ đem lại cho khách hàng có thỏa những tiêu chuẩn ấy hay không? Đó mới là mối quan tâm hiện nay, và Bộ Tài chính đã ban hành Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1: “Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác” (VSQC1) và chuẩn mực kiểm toán số 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” nhằm thu hẹp khoảng cách giữa chất lượng mục tiêu và thực tế khi cung cấp cho khách hàng. Trong bối cảnh của nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, kiểm soát chất lượng dịch vụ là chìa khóa quan trọng cho việc tồn tại của doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Nâng cao cũng như kiểm soát chất lượng là điều kiện cần thiết trong hoạt động
  • 6. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 2 của doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn Việt Nam vừa gia nhập WTO, phải chịu áp lực cạnh tranh từ nhiều doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài. Sự sụp đổ của một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới giai đoạn năm 2001 như Authur Anderson. Cũng như ở trong nước là những vụ việc công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết năm 2008 đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc lỏng lẻo trong kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Xuất phát từ những lý do trên, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH KPMG Việt Nam, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam” nhằm giới thiệu về quy trình kiểm soát chất lượng của công ty, cũng như mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình hiện có. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI  Nghiên cứu quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam nhằm xác định được mức độ tuân thủ của công ty và hướng dẫn của các chuẩn mực có liên quan (VSQC1, VSA 220)  Đề xuất các nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của công ty ở các giai đoạn khác nhau của cuộc kiểm toán và trên tổng thể.  Tiến hành khảo sát một số công ty kiểm toán khác ở phạm vi Việt Nam trong các nhóm khác nhau (Quy mô lớn, trung bình và nhỏ) và từ đó đưa ra các nhận định liên quan tới kết quả nghiên cứu. 1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng, phạm vi: Báo cáo tập trung nghiên cứu về quy trình kiểm soát chất lượng và các vấn đề liên quan được thực hiện bởi công ty TNHH KPMG Việt Nam và các công ty kiểm toán khác được khảo sát. Tác giả mong muốn người đọc có cái nhìn chân thật hơn về những sự khác nhau và giống nhau, có tuân theo chuẩn mực kiểm toán VSA 220 hay không giữa các công ty cũng như hình thức thể hiện ở mỗi công ty. 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo sử dụng các phương pháp như quan sát, tổng hợp, biểu đồ, phân tích, so sánh, đưa ra câu hỏi và bảng khảo sát giữa các công ty. Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo cũng như kiến thức tổng hợp của bản thân và quá trình thực tế tìm hiểu tại công ty TNHH KPMG Việt Nam để có thể đánh giá, đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm soát chất lượng tại công ty.
  • 7. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 3 1.4. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Tổng quan lý thuyết về kiểm soát chất lượng trong công ty kiểm toán Chương 3: Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty TNHH KPMG Việt Nam và các công ty kiểm toán độc lập khác tại Việt Nam Chương 4: Nhận xét và đề ra các kiến nghị cần thiết Dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng do những hạn chế nhất định về thời gian cũng như kiến thức nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty TNHH KPMG Việt Nam. Cuối cùng tôi chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Thanh Xuân, Ban lãnh đạo công ty TNHH KPMG Việt Nam cùng các anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành báo cáo của mình.
  • 8. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 2.1 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN: 2.1.1. Khái niệm về chất lượng: Chất lượng là một khái niệm rất khó để định nghĩa vì đối với mỗi người có mỗi nhận thức khác nhau về chất lượng. Bên cạnh đó, chất lượng còn biến chuyển theo thời gian, không gian và tùy thuộc vào thời điểm của nền kinh tế. Ta có thể đưa ra một số khái niệm về chất lượng như sau: Theo từ điển Tiếng Việt (1994) thì “Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó có cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một thể tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng.” Theo định nghĩa của TCVN 5200-ISO9000 của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng thì “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua”. Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000, cũng đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của Công ty được kiểm toán và các bên có liên quan". Vậy các định nghĩa trên của chất lượng là thước đo giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,… Chất lượng là vấn đề được đặt ra đối với mọi nền kinh tế sản xuất và mọi loại hình hoạt động kinh doanh. Chất lượng phản ánh giá trị về mặt lợi ích của sản phẩm hàng hóa dịch vụ là khái niệm phức tạp, tùy thuộc vào trình độ của nền kinh tế và tùy thuộc vào cảm quan của mỗi cá nhân. Có nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau đưa ra nhiều định nghĩa về chất lượng nhưng tựu chung các định nghĩa này đều nêu nổi bật cái cuối cùng mà cả người sản xuất và người tiêu dùng đều muốn đạt tới là sự thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với các điều kiện nhất định.
  • 9. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 5 2.2 KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN: Theo như chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: “Chất lượng hoạt động kiểm toán mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”. Như vậy, chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được xem xét dưới ba góc độ:  Mức độ người sử dụng thông tin thỏa mãn đối với tính khách quan và độ tin cậy của kết quả kiểm toán.  Mức độ đơn vị được kiểm toán thỏa mãn về ý kiến đóng góp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.  Báo cáo kiểm toán được lập và phát hành theo đúng thời gian đề ra trong hợp đồng kiểm toán và chi phí dịch vụ kiểm toán ở mức độ hợp lý. Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp kiểm toán, mà cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các hội nghề nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền đối với ngành nghề này. Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài là thực hiện việc đánh giá đối với doanh nghiệp kiểm toán trong việc cung cấp dịch vụ được thực hiện bởi một hội đồng, ủy ban,… Còn kiểm soát chất lượng từ bên trong được thể hiện qua các quy trình, các thủ tục mà doanh nghiệp kiểm toán đề ra để thực hiện mục tiêu của chính mình. Như vậy, có thể thấy, khái niệm chất lượng hoạt động kiểm toán là một trong những khái niệm mang tính vô hình, trừu tượng, phụ thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng, từng công ty và từng quốc gia khác nhau. Chất lượng hoạt động kiểm toán có thể được nhìn nhận bởi công ty kiểm toán và đơn vị được kiểm toán:  Công ty kiểm toán: Xét cho cùng, công ty kiểm toán vẫn là một đơn vị hoạt động kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp phục vụ cho khách hàng. Vì thế, công ty kiểm toán ngoài việc cung cấp các dịch vụ với chất lượng cao còn phải đảm bảo được lợi nhuận. Nhưng trong xu thế phát triển của nền kinh tế biến động như hiện nay, việc phải cắt giảm chi phí tối đa đã phần nào ảnh hưởng tới hoạt động của các công ty kiểm toán. Các công ty kiểm toán phải chào mời các hợp đồng với giá phí thấp, điều này đồng nghĩa với việc phải cắt giảm thời gian cũng như các thủ tục kiểm toán cần thiết. Bên cạnh đó, muốn đảm bảo được chất lượng kiểm toán thì điều đầu tiên là phải tuân thủ các chuẩn mực của Bộ Tài chính ban hành, các quy định của hội nghề nghiệp. Những
  • 10. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 6 chuẩn mực, quy định này là giúp cho quy trình kiểm toán đảm bảo chất lượng, giúp hạn chế tới mức tối đa các rủi ro mà kiểm toán viên có thể gặp phải. Vì vậy, công ty kiểm toán cần phải cân bằng được lợi ích nhận được và các chi phí bỏ ra để có thể tồn tại và phát triển.  Đơn vị được kiểm toán: Đơn vị được kiểm toán có mong đợi rất cao từ kiểm toán viên. Họ muốn sau mỗi cuộc kiểm toán, báo cáo tài chính của họ phải được trình bày một cách hợp lý, tránh được sai phạm không đáng có, tuân thủ đúng pháp luật quy định. Chính vì vậy, họ yêu cầu kiểm toán viên phải xác định được tất cả mọi sai phạm liên quan tới báo cáo tài chính cũng như các gian lận, rủi ro mà các kế toán viên phải đối mặt. Tùy theo mỗi loại hình công ty, mỗi mục đích kiểm toán mà khách hàng sẽ có những mong đợi về chất lượng kiểm toán khác nhau. Như công ty con ở Việt Nam lập báo cáo tài chính để hợp nhất với công ty mẹ cần phải tuân thủ ngoài theo pháp luật Việt Nam còn cần phải tuân thủ theo các quy định mà công ty mẹ đặt ra. Hay một trường hợp khác là kiểm toán với mục đích niêm yết lần đầu trên sàn hoặc đi vay ngân hàng, kiểm toán lần này ngoài việc phải đưa ra ý kiến đánh giá trung thực tình hình tài chính, mà còn phải đảm bảo được các chỉ số tài chính phải phản ánh được tốt nhất tình hình của công ty.  Đối với một bên thứ ba nhìn nhận về chất lượng hoạt động kiểm toán: Đây có thể nói là quan tâm nhất tới chất lượng của một cuộc kiểm toán vì họ chính là những người sử dụng báo cáo tài chính để được kiểm toán để tiến hành đầu tư vào đơn vị được kiểm toán. Vì đây chính là tài sản của họ nên họ mong muốn có một bên độc lập là đơn vị kiểm toán xác minh và đưa ra ý kiến trung thực về tình hình tài chính hiện nay của doanh nghiệp được kiểm toán. 2.3 KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 2.3.1. Kiểm soát: Kiểm soát được định nghĩa là so sánh giữa công việc thực tế so với kế hoạch, có sự chênh lệch và đưa ra các phương hướng điều chỉnh cần thiết. Ta hiểu kiểm soát là tổng hợp những phương sách để nắm lấy và điều hành đối tượng hoặc khách thể quản lý. Kiểm soát có thể hiểu theo nhiều chiều: cấp trên kiểm soát cấp dưới thông qua chính sách hoặc biện pháp cụ thể, đơn vị này kiểm soát đơn vị khác thông qua việc chi phối đáng kể về quyền sở hữu và lợi ích tương ứng, nội bộ đơn vị kiểm soát lẫn nhau thông qua quy chế và thủ tục quản lý.
  • 11. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 7 2.3.2. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là những quy trình, quy định chung của công ty được đặt ra để có thể đạt được mục tiêu kiểm toán ban đầu. Quy trình này tùy thuộc vào nhiều yếu tố để công ty có thể đặt ra. Như những công ty nhỏ việc này có thể được “truyền miệng” vì số lượng nhân viên không nhiều. Nhưng đối với những công ty quy mô lớn thì cần phải được ban hành cụ thể bằng văn bản để có thể phổ cập tới toàn thể nhân viên và cũng như là một hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không chỉ được thiết lập bởi các công ty kiểm toán mà còn chịu sự giám sát của hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA), Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Quốc gia. Hiện nay có nhiều định nghĩa về chất lượng kiểm toán nhưng những định nghĩa này chưa phải là chung nhất, vì khái niệm chất lượng là một khái niệm định tính, khó có thể lượng hóa bằng con số, nên tùy thuộc vào góc độ quan sát của mỗi cá nhân (Tùy thuộc bạn là công ty kiểm toán, người sử dụng, cơ quan có thẩm quyền,…). Như chuẩn mực kiểm toán INTOSAI nêu ra: “Công việc kiểm toán viên ở mỗi bước, mỗi giai đoạn kiểm toán đều phải kiểm tra và soát xét lại chất lượng một cách đầy đủ, đúng đắn và kịp thời” (INTOSAI 2004). Hoặc theo nhận định của TS Trần Khánh Lâm- Giảng viên đại học Mở TP.HCM như: “Kiểm soát chất lượng có thể được định nghĩa là một quy trình được thiết kế nhằm đánh giá chất lượng về các ý kiến, xét đoán của kiểm toán viên, nhóm kiểm toán và các kết luận được rút ra để lập báo cáo kiểm toán trước khi nó được phát hành chính thức; đồng thời là quy trình đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toán đều được tiến hành phù hợp với chuẩn mực kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng của các cuộc kiểm toán”. Hầu như tất cả các chuẩn mực kiểm toán trên thế giới đều có chung một mục tiêu khi thiết lập chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, đó là gia tăng độ tin cậy về nghề nghiệp, đảm bảo được chất lượng bằng việc tuân thủ các chuẩn mực cũng như xây dựng niềm tin nơi người sử dụng các dịch vụ kiểm toán độc lập. Có thể đưa ra một định nghĩa chung cho kiểm soát chất lượng kiểm toán là tất cả những biện pháp và chính sách của đơn vị kiểm toán nhằm đảo bảo được chất lượng trong mỗi cuộc kiểm toán. Hệ thống chính sách và các biện pháp đó được thể hiện bằng cả văn bản và truyền miệng như: Hoạt động kiểm soát và thu thập thông tin, chính sách nhân sự, các hoạt động kiểm tra, giám sát,…. Kiểm soát chất lượng kiểm toán không chỉ là đối với mỗi cuộc kiểm toán mà còn trên bình diện tổng thể công ty từ cấp độ quản lý tới từng nhân viên.
  • 12. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 8 2.3.3. Các cấp độ quản lý đối với kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: Như đã đề cập ở phần trên, chất lượng hoạt động kiểm toán đều do các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Bởi vậy, để có thể nâng cao được chất lượng hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp kiểm toán đều phải xoay quanh hai khu vực cần được cải thiện. Ngoài bản thân các doanh nghiệp kiểm toán còn phải có những hội nghề nghiệp với con mắt của người bên ngoài để có thể có được những nhận xét xác đáng về chất lượng của công ty mình đang cung cấp.  Kiểm soát chất lượng từ bên trong- bản thân các công ty kiểm toán: Việc kiểm soát được chất lượng hoạt động kiểm toán dựa phần nhiều vào chính bản thân doanh nghiệp đó bằng việc đưa ra cụ thể bằng văn bản những quy định, chính sách của công ty để đảm bảo rằng mọi công việc đều được thực hiện đảm bảo tuân thủ chuẩn mực và pháp luật. Nhưng cũng còn tùy vào quy mô của công ty để có thể ban hành được những quy định cho phù hợp. Ví dụ như những quy định có thể phù hợp với những công ty có quy mô lớn nhưng lại không phù hợp cho số đông còn lại bởi vì khi thực hiện những thủ tục như thế có thể tốn tương đối nhiều chi phí. Xét cho cùng, công ty kiểm toán vẫn là một công ty hoạt động vì lợi nhuận nên cần phải cân bằng giữa lợi ích và chi phí bỏ ra.  Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài: Đây là một trong những hoạt động mà các hội nghề nghiệp, các cơ quan có thể quyền kiểm soát về mặt thực hiện chất lượng đối với các công ty kiểm toán. Hàng năm VACPA đều chọn những công ty để tiến hành kiểm tra việc thực hiện và đều có báo cáo hàng năm. Việc kiểm tra chủ yếu là về mức độ tuân thủ chuẩn mực hoặc là cam kết đối với các bên liên quan như kiểm toán đối với những công ty lên sàn và báo cáo cho Ủy ban chứng khoán. Nhìn chung, quy trình đối với VACPA thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán như sau: Chuẩn bị, thực hiện, phát hành báo cáo kiểm soát, theo dõi sau kiểm soát. Việc thực hiện như thế này là vô cùng cần thiết đối với nền kinh tế nói chung và bản thân các doanh nghiệp kiểm toán nói riêng. Bởi vì không những giúp cho các cơ quan có thẩm quyền thực hiện được những điều chỉnh về mặt chính sách, luật lệ cho phù hợp với tình hình chung hiện nay. Đơn cử như những chuẩn mực được ban hành từ cách đây một thời gian tương đối lâu lại đi áp dụng vào những tình huống kinh doanh hiện nay sẽ không tránh khỏi được tình trạng lạc hậu, không nắm bắt kịp đối với xu thế phát triển hiện nay. Ngoài ra, đây cũng là dịp rất tốt để các công ty kiểm toán sau một năm hoạt động có những vấn đề gì chưa phù hợp sẽ tiến hành điều chỉnh các quy trình hiện tại để có thể nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp tới cho khách hàng.
  • 13. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 9 2.3.4. Ý nghĩa của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: Chất lượng hoạt động kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quyết định nên sự thành công hay thất bại đối với một công ty kiểm toán, vì nó ảnh hưởng tới nhiều đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán làm cơ sở để ra quyết định. Đối với người sử dụng ý kiến kiểm toán, đây là cơ sở để họ tin tưởng và sử dụng các thông tin mà họ được cung cấp. Mọi ý kiến kiểm toán không phù hợp về báo cáo tài chính của khách hàng của công ty kiểm toán đều gây ảnh hưởng không tốt tới quyết định của người sử dụng kết quả kiểm toán. Đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán sự không phù hợp trong ý kiến kiểm toán cũng như không làm thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng thì cũng có nghĩa là công ty đang gặp vấn đề về rủi ro kiểm toán, gây mất uy tín và có nguy cơ mất thị trường khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển từng ngày như hiện nay, các lĩnh vực hoạt động đa dạng, phức tạp, các chính sách kinh tế thay đổi, thì nhận thức về chất lượng hoạt động kiểm toán của khách hàng ngày một rõ rệt. Vì vậy, việc nhận được phản hồi từ những khách hàng mà công ty đang cung cấp dịch vụ là vô cùng quý báu để có cơ sở phấn đấu, rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Khoảng cách giữa mong muốn của khách hàng và khả năng cung cấp dịch vụ đang ở một khoảng cách tương đối xa. Trong khi khách hàng thì mong muốn các công ty kiểm toán có thể phát hiện được toàn bộ những lỗi hệ thống thì trong khi khả năng cũng như thời gian không thể cho phép các kiểm toán viên thực hiện được những điều này. Do vậy, việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng nhằm thu hẹp được khoảng cách này thật sự là một thách thức không hề nhỏ đối với các công ty kiểm toán hiện nay. Muốn vậy, các công ty kiểm toán cần phải hệ thống hóa những quy định, biện pháp của riêng mình và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi cấp độ để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng hiện nay trong điều kiện thay đổi của nền kinh tế. 2.4 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN: Mục tiêu chung của kiểm soát chất lượng là đảm bảo kiểm toán viên của công ty kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành và có đầy đủ các kĩ năng chuyên môn cần thiết nhằm tạo ra những sản phẩm kiểm toán đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán không những điều tiết đối với công ty kiểm toán mà còn là thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng báo cáo kiểm toán cho việc ra quyết định của mình. Bên cạnh đó, kiểm toán còn góp phần điều tiết được nền kinh tế vĩ mô. Một cuộc kiểm toán có chất lượng cao sẽ là kênh thông tin quan trọng cung cấp cho các cơ quan chức năng, chỉ ra những điểm còn yếu kém trong hệ thống kế toán và tài chính của các doanh nghiệp. Từ đó, cơ quan chính phủ sẽ
  • 14. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 10 ban hành những quyết định phù họp hơn với tình hình kinh tế hiện tại nhằm tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư không những trong nước mà còn ở nước ngoài. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quốc tế số 220: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán” thì sẽ được phân chia thành kiểm soát chất lượng ở tổng thể công ty và kiểm soát ở từng cuộc kiểm toán. Nhìn chung, VSA đã có những tiếng nói chung như ISA đã công bố. Điều này tương đối phù hợp trong tình hình hội nhập hiện nay của Việt Nam.  Kiểm soát chất lượng hoạt động từ bên trong: Trong nội tại của mỗi doanh nghiệp kiểm toán đều phải xác định được rằng chính chất lượng kiểm toán mới là thước đo quan trọng nhất thể hiện sự thành công hay thất bại của mỗi công ty. Các nhân viên của công ty đều luôn phải thực hiện các chính sách và thủ tục một cách triệt để nhất. Mỗi công ty tùy thuộc vào quy mô và mục tiêu của mình để đưa ra những thủ tục và chính sách chi tiết hay không, có cần thiết phải viết bằng văn bản hay chỉ cần thiết là việc truyền đạt bằng lời thông qua giữa các nhân viên với nhau. Nhưng nhìn chung thì đối với mỗi cuộc kiểm toán, mỗi công ty đều thực hiện giai đoạn đánh giá khách hàng, chấp nhận khách hàng, thực hiện kiểm toán, soát xét để ra báo cáo kiểm toán đúng thời hạn và đạt chất lượng. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên trong công ty đều phải tuân thủ các chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp hiện hành.  Kiểm soát chất lượng hoạt động từ bên ngoài: Ở mỗi quốc gia việc thực hiện đánh giá, kiểm soát việc hoạt động mỗi công ty kiểm toán đều được thực hiện bởi một tổ chức độc lập có thẩm quyền và đẩy đủ năng lực. Đối với Việt Nam, hội kiểm toán viên hành nghề VACPA được chọn để thực hiện việc kiểm soát đối với các công ty kiểm toán đang hoạt động trên thị trường Việt Nam. Thông thường, sau một năm, VACPA đều tiến hành tổ chức những đợt kiểm tra đối với các công ty kiểm toán. Việc kiểm tra này có thể là báo trước hoặc đột xuất để tiến hành việc soát xét các giấy tờ làm việc, các loại báo cáo. Sau mỗi cuộc kiểm tra, Hội đều làm một báo cáo tổng thể liên quan tới tất cả các vấn đề liên quan tới các công ty kiểm toán trong một năm vừa qua dựa trên các chỉ tiêu như: số lượng các công ty hoạt động tại Việt Nam, doanh thu, số lượng nhân viên chuyên nghiệp, số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên,… Hội nghề nghiệp còn tiến hành xếp loại các công ty kiểm toán theo các tiêu chí như doanh thu, số lượng nhân viên, doanh thu theo từng khối ngành. Việc kiểm tra soát xét như thế này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các bên. Giúp cho các cơ quan quản lý, cơ quan có thẩm quyền nhìn nhận được tình trạng hiện nay đối với các công ty kiểm toán để từ đó có thể đề xuất được những biện pháp giúp đỡ cũng như xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, việc này còn giúp cho các công ty kiểm toán nhìn nhận
  • 15. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 11 được những thiếu sót, tồn tại của chính mình và đề ra các phương pháp giải quyết thích hợp nhằm đem lại một dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao cho người sử dụng. 2.5 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI TỔNG THỂ CÔNG TY: Nhìn chung, hiện nay, không kể những công ty Big4 mà ngay cả những công ty là thành viên hãng quốc tế và các công ty TNHH của Việt Nam đều ý thức tương đối rõ việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ảnh hưởng như thế nào đối với sự thành công hay thất bại của công ty mình. Tùy theo chính sách mỗi công ty mà có những quy định riêng khác nhau để phù hợp với tình hình hoạt động và quy mô của chính mình. Như những công ty nước ngoài hoặc những công ty là hãng thành viên quốc tế được thừa hưởng những quy định tiêu chuẩn của công ty mẹ, thì hầu như đa số những công ty kiểm toán Việt Nam đều tuân theo chuẩn mực kiểm toán số 220. Dưới đây, tác giả sẽ tóm tắt những điểm chính của chuẩn mực kiểm toán số- VSA 220 và chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1.  Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Đoạn A4, VSA 220 quy định các công ty kiểm toán cần thiết lập và quy định những thủ tục nhằm đảo bảo rằng các nhân viên đều tuân thủ những yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp bao gồm: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp. Trong đó xuyên suốt VSA 220 và Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 (VSQC1) đều nhấn mạnh và đề cao tính độc lập là một yêu cầu tối thiểu và bắt buộc đối với mỗi kiểm toán viên khi tham gia hành nghề. Bằng một hay nhiều cách mà công ty phải truyền tải được nội dung và ý nghĩa của tính độc lập đối với một kiểm toán viên theo chiều dọc (Từ sinh viên thực tập tới chủ phần hùn của công ty) một cách triệt để. Công ty cần phải thực hiện những quy định để các kiểm toán viên của mình có thể thực hiện tính độc lập một cách hiệu quả, xem xét các trường hợp có thể ảnh hưởng tới và phương hướng giải quyết một cách phù hợp nhất. Đơn giản nhất là trước mỗi một cuộc kiểm toán, các trưởng nhóm hoặc các chủ phần hùn (Partner) sẽ nêu lên những thông tin sơ bộ về khách hàng hàng và phạm vi cung cấp dịch vụ để nhân viên đánh giá được một cách tổng quát những tác động ảnh hưởng tới tính độc lập của chính mình. Ngoài ra, khi sử dụng dịch vụ kiểm toán được thực hiện bởi một trưởng nhóm trong thời gian dài cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính độc lập. Tại điều 6 nghị định 105/2004/ND-CP quy định rằng phải thay đổi kiểm toán viên chịu trách nhiệm hợp đồng trong trường hợp kiểm toán một doanh nghiệp có thời gian lớn hơn 3 năm. Các công ty kiểm toán cũng không được thực hiện kiểm toán cho khách hàng trong thời gian quá 5 năm theo quy định hiện hành.
  • 16. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 12  Kiến thức chuyên môn: Xuyên suốt VSA 220 và VSQC1, ngoài tính độc lập được nhắc tới thường xuyên thì để đảm bảo được chất lượng hoạt động kiểm toán thì mỗi kiểm toán viên đều cần phải tiến hành duy trì và nâng cao được năng lực chuyên môn của chính bản thân mình. Công ty kiểm toán cần phải đào tào cho nhân viên để phù hợp với từng hợp đồng kiểm toán một. Có thể có một số cách như sau: - Ưu tiên tuyển dụng những người có kiến thức về mảng chuyên ngành, điều này là tương đối phù hợp trong trường hợp công ty không muốn bỏ ra quá nhiều chi phí cho mảng đào tạo lại. - Đào tạo qua các chương trình cụ thể ở dạng mô hình lớp học. - Học tập qua môi trường, công việc thực tế. Dù ở bất kì tình huống nào đi chăng nữa, nhà quản lý cần phải nhấn mạnh về ý thức tự học hỏi của mỗi nhân viên. Ở mỗi cấp độ cần phải có những kiến thức được đào tạo một cách phù hợp cho nhân viên để có thể thực hiện được cuộc kiểm toán một cách suôn sẻ. Ngoài ra, công ty cũng cần có những khoản đầu tư đối với nhân viên về những chương trình đào tạo nổi tiếng đối với lĩnh vực kiểm toán như ACCA, CPA,… Điều này giúp cho nhân viên của công ty có thể thực hiện được những cuộc kiểm toán trong thời kì hội nhập như hiện nay.  Giao việc: Công việc kiểm toán không giúp tạo ra thêm những thông tin tài chính khác mà chỉ là giúp tăng độ tin cậy đối với báo cáo tài chính của công ty khách hàng. Vì vậy, kiểm toán là công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn, cần phải được thực hiện bởi những cá nhân có kinh nghiệm và kĩ năng. Trước từng cuộc kiểm toán cụ thể, cần phải lập được một bản kế hoạch chi tiết phân công nhân sự và thời gian thực hiện hợp đồng. Điều này được thể hiện qua: - Trước tiên, các chủ phần hùn và các chủ nhiệm kiểm toán cần phải biết được hợp đồng mình phụ trách. Những người phụ trách này cần có những kĩ năng và trình độ chuyên môn phù hợp để có thể xử lý những tình huống bất khả kháng có thể xảy ra. - Sau khi phân công những người phụ trách hợp đồng, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tiến hành lựa chọn trưởng nhóm kiểm toán (Senior in charged) và các trợ lý kiểm toán phù hợp với thời gian và giá phí của hợp đồng. Đồng thời, các kiểm toán viên tham gia trực tiêp cần phải có hiểu biết về khách hàng: o Quy mô, tình hình kinh doanh, sản phẩm chủ đạo chủ khách hàng là gì. o Những chuẩn mực nghề nghiệp, các quy định pháp lý có liên quan.
  • 17. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 13 o Khả năng xét đoán nghề nghiệp. o Những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty.  Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra: Đoạn 12, VSA 220 quy định rằng ở mỗi cuộc kiểm toán đều cần có sự hướng dẫn và giám sát kĩ lưỡng ở đầy đủ các vị trí, các bộ phận nhằm đảm bảo được cuộc kiểm toán được thực hiện một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với những chuẩn mực hiện hành. Đồng thời, công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, thành phần trong nhóm kiểm toán luôn được xác định cụ thể, phù hợp đối với đối tượng kiểm toán và yêu cầu pháp lý, cơ cấu bao gồm: Chủ phần hùn (Partner), giám đốc (Director), chủ nhiệm kiểm toán (Manager), chuyên viên kiểm toán (Senior) và các trợ lý kiểm toán. Hoạt động soát xét công việc kiểm toán sẽ được tiến hành trong từng nhóm kiểm toán, hoặc có thể do KTV trong các nhóm kiểm toán khác thực hiện. Cấp độ giám sát kiểm toán sẽ tăng dần lên theo phạm vi của đối tượng và tính chất pháp lý của cuộc kiểm toán. Thông qua những chính sách và thủ tục của mình, công ty tìm kiếm một sự tuân thủ nhất quán trong quá trình kiểm soát chất lượng ở từng hợp đồng kiểm toán. Các chính sách, thủ tục hướng dẫn, giám sát và kiểm tra được quy định cụ thể hơn ở mục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán theo từng hợp đồng kiểm toán.  Tham khảo ý kiến Khi cần thiết, các kiểm toán viên và công ty kiểm toán có thể tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia trong công ty hoặc ngoài công ty. Công ty kiểm toán cần phải xác định những lĩnh vực và tính huống cụ thể cần phải tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia hoặc những người có thẩm quyền. Thông báo cho cán bộ, nhân viên về chính sách và thủ tục tham khảo ý kiến tư vấn của công ty. Những lĩnh vực cụ thể hay những tình huống chuyên môn phức tạp đòi hỏi cần phải tư vấn như: - Áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp. - Những ngành nghề kinh doanh có những yêu cầu đặc biệt về kế toán, kiểm toán, báo cáo. - Những vấn đề mới phát sinh. - Những yêu cầu của luật pháp và quy định của cơ quan chức năng, đặc biệt là những yêu cầu của luật pháp quốc tế.
  • 18. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 14 Việc tham khảo ý kiến tư vấn của chuyên gia sẽ làm tăng mức độ tin cậy của các ý kiến kiểm toán về lĩnh vực chuyên môn phức tạp. Tuy nhiên, khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, công ty kiểm toán luôn phải xem xét đến năng lực chuyên môn và tính độc lập, khách quan của chuyên viên tư vấn. Đồng thời, công ty kiểm toán cũng cần phải quy định cụ thể về việc lưu trữ kết quả và phân công người có trách nhiệm lưu trữ kết quả tham khảo ý kiến nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu và tham khảo sau này.  Tiếp nhận khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ Trách nhiệm pháp lý mà KTV phải gánh chịu đối với một hợp đồng kiểm toán là rất lớn, VSA 220 nhấn mạnh: “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán cần phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của ban quản lý của khách hàng” Trong điều 18 Nghị định 105/2004/ND-CP nêu ra vấn đề về tính độc lập của KTV, KTV không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp sau: - Có quan hệ kinh tế - tài chính với đơn vị được kiểm toán như góp vốn, mua cổ phần. - Có bố, mẹ, vợ, chồng, con,… là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán VSA 220 còn quy định một số thủ tục đánh giá khách hàng cần thiết lập để đảm bảo chất lượng của báo cáo kiểm toán. Trong quá trình đánh giá, chấp nhận khách hàng tiềm năng và duy trì khách hàng hiện hữu, công ty kiểm toán cần tiến hành các thủ tục đánh giá, xem xét các tài liệu nhằm đánh giá tính độc lập, khả năng của công ty kiểm toán trong việc phục vụ khách hàng tiềm năng và kiểm tra được tính trung thực, chính trực của khách hàng. Từ đó, xem xét liệu rằng có chấp nhận khách hàng hay không. Các thủ tục được VSA quy định bao gồm: - Thu thập và xem xét các tài liệu có liên quan đến khách hàng tiềm năng như báo cáo tài chính, tờ khai nộp thuế. - Trao đổi với bên thứ ba các thông tin về khách hàng tiềm năng, về giám độc và cán bộ, nhân viên chủ chốt của họ; - Trao đổi với kiểm toán viên năm trước về các vấn đề liên quan đến tính trung thực của ban giám đốc; về những bất đồng giữa ban giám đốc về các chính sách kế toán, các thủ tục kiểm toán, hoặc những vấn đề quan trọng khác và lý do thay đổi kiểm toán viên. - Cân nhắc những tình huống đặc biệt hoặc khả năng rủi ro của hợp đồng. - Đánh giá tính độc lập và khả năng của công ty kiểm toán trong việc phục vụ khách hàng tiềm năng của công ty.
  • 19. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 15 - Phải xác định việc chấp nhận khách hàng là không vi phạm đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. - Phân công người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chính sách và thủ tục chấp nhận khách hàng của công ty. - Đánh giá khách hàng khi xảy ra các sự kiện đặc biệt để quyết định xem liệu có nên duy trì mối quan hệ với khách hàng này hay không. Những sự kiện đặc biệt có thể kể tới như: o Khi kết thúc một khoảng thời gian nhất định o Khi khách hàng có sự thay đổi lớn về một số yếu tố như: Hội đồng quản trị, người đại diện pháp luật, chủ sở hữu, tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân công một hoặc một nhóm người có cấp quản lý thích hợp, thực hiện đánh giá thông tin và đưa ra quyết định có hay không duy trì khách hàng này. - Thông báo cho nhân viên về chính sách và thủ tục duy trì khách hàng của công ty. - Phân công người chịu trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chính sách và thủ tục duy trì khách hàng của công ty. Khi đã cân nhắc đến tính chính trực của khách hàng, trình độ chuyên môn và thời gian thực hiện hợp đồng kiểm toán, công ty cần phải thiết lập chính sách và các thủ tục chấp nhận và duy trì khách hàng và thông báo cho các KTV nhằm đảo bảo chất lượng và hiệu quả cuộc kiểm toán. 2.6 KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI TỪNG CUỘC KIỂM TOÁN CỤ THỂ: Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng cuộc kiểm toán mà nội dung, quy mô và trình tự tiến hành thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được vận dụng một cách thích hợp. Mục 15, VSA 220 quy định rõ ràng: “KTV có trách nhiệm xem xét năng lực chuyên môn của những trợ lý kiểm toán đang thực hiện công việc được giao để hướng dẫn, giám sát và kiểm tra công việc cho phù hợp với từng trợ lý kiểm toán”. Chuẩn mực nêu ra một số nội dung như sau:  Hướng dẫn: VSA quy định “Các công việc kiểm toán phải được hướng dẫn thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan”. Công ty kiểm toán có thể thiết kế những hướng dẫn nghề nghiệp, những phần mềm hỗ trợ công tác hoặc thông qua các mẫu giấy
  • 20. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 16 tờ làm việc, các chuẩn danh mục phải kiểm tra hoặc bảng câu hỏi phù hợp để hỗ trợ và thống nhất trong công việc. Điều quan trọng nhất chính là làm cho tất cả nhân viên hiểu được mục tiêu của công việc họ thực hiện. Để hỗ trợ những thành viên ít kinh nghiệm hơn trong nhóm và làm các thành viên hiểu rõ được mục đích công việc của mình, những buổi làm việc nhóm, những khóa đào tạo là rất cần thiết.  Giám sát: Công ty cần thiết lập những chính sách nhằm đảm bảo rằng quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán mà công ty thiết lập là thích hợp, đẩy đủ, hoạt động hiệu quả và phù hợp với tình hình thực tế. Những chính sách và thủ tục trên cũng bao gồm cả việc xem xét xem nó có phù hợp với nhu cầu phát triển của công ty hay không. Công ty cũng nên thường xuyên đánh giá về hệ thống kiểm soát chất lượng bằng cách kiểm tra định kì một số cuộc kiểm toán được lựa chọn. Trong các nguyên tắc chỉ đạo kiểm toán quốc tế, nguyên tắc số 7 bàn về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán quy định: “Trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán, cán bộ phụ trách giám sát nhằm đảm bảo rằng: Các trợ lý tỏ ra có đầy đủ kĩ năng, trình độ nghiệp vụ để thực hiện công việc mà mình được giao, các trợ lý hiểu rõ các hướng dẫn của cấp trên”. Công ty sẽ giao nhiệm vụ giám sát cho từng chủ phần hùn là người có kinh nghiệm, có thẩm quyền trong công ty. Công việc giám sát quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cần được thực hiện bởi những cá nhân giàu năng lực chuyên môn, và họ phải giám sát cả việc thiết kế hệ thống xem đã phù hợp hay chưa lẫn tính hiệu quả của việc vận hành hệ thống đó.  Kiểm tra: Công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty. Nhằm cung cấp một sự đánh giá khách quan về những ý kiến của nhóm kiểm toán về báo cáo tài chính của khách hàng và đưa ra kết luận về báo cáo kiểm toán, công ty nên thiết kế những chính sách và thủ tục kiểm tra cho từng hợp đồng kiểm toán. Trách nhiệm kiểm tra thường do chủ phần hùn hoặc những thành viên nhiều kinh nghiệm trong nhóm kiểm toán thực hiện và cần được hoàn thành trước khi báo cáo được phát hành. Quá trình kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán phải được tiến hành thường xuyên, xuyết suốt quá trình kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch cho tới khi hoàn thành xong công việc kiểm toán. Quá trình kiểm tra thường được cân nhắc các công việc sau đây:
  • 21. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 17 - Công việc có thực hiện tuân theo các chuẩn mực nghề nghiệp và các quy định có liên quan hay không. - Có những vấn đề lớn nào phát sinh trong quá trình kiểm toán không. - Công việc có nhận được những lời tư vấn hợp lý và nhóm có thực hiện đúng và đẩy đủ những tư vấn đó không. - Xem xét lại bản chất, thời gian và phạm vi công việc mà nhóm kiểm toán đã thực hiện. - Công việc mà nhóm thực hiện có hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán mà công ty đưa ra không và có có được trình bày lại đầy đủ thành văn bản không - Những bằng chứng mà nhóm thu thập được đã đầy đủ và đủ thuyết phục, giúp hỗ trợ ý kiến kiểm toán không. - Mục tiêu kiểm toán đề ra có đạt được không.  Trách nhiệm của nhà quản lý: Chất lượng là điều quan trọng nhất, là yếu tố hàng đầu được đặt ra trong mỗi cuộc kiểm toán. Do đó, những chính sách và thủ tục của công ty cần phải quy định rõ ràng trách nhiệm của nhà quản lý đối với chất lượng của từng cuộc kiểm toán. Trách nhiệm của nhà quản lý đối với chất lượng kiểm toán thể hiện ở những hành động rõ ràng, nhất quán và thường xuyên, nhấn mạnh đến những chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty: - Công ty cần phân công trách nhiệm trong các cấp quản lý để những cân nhắc về mặt kinh tế không ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. - Những chính sách và thủ tục của công ty liên quan đến việc đánh giá, khen thưởng, thăng tiến cho nhân viên cần được quy định để chứng minh rằng cam kết đảm bảo chất lượng của công ty là quan trọng hơn hết. - Công ty cần dành nhiều thời gian nguồn lực cho việc phát triển, truyền đạt, và hỗ trợ những chính sách thủ tục về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty. - Bất kể cá nhân hay một nhóm người có trách nhiệm đối với quy trình kiểm soát chất lượng của công ty cũng cần có kinh nghiệm và năng lực đều phải có được sự ủy thác cần thiết. Những kinh nghiệm và năng lực giúp họ hiểu những vấn đề chất lượng và có thể đưa ra các đề xuất nhằm phát triển quy trình kiểm soát chất lượng của công ty. Sự ủy thác giúp họ thực hiện tốt những thủ tục và chính sách này. Các nhà quản lý cần truyền đạt những thông tin này thông qua các tài liệu nội bộ, các buổi họp, các khóa huấn luyện giúp nhân viên nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán và có ý thức chấp hành các chính sách công ty đề ra.
  • 22. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 18 Ngoài ra, nhà quản lý cần phải có trách nhiệm kiểm soát đối với từng hợp đồng cụ thể do mình phụ trách để đảm bảo rằng sản phẩm là các báo cáo kiểm toán khi tới tay khách hàng thật sự là những sản phẩm đạt được chất lượng cao. Để đạt được điều đó, ngoài năng lực chuyên môn phải được cập nhật thường xuyên, mỗi nhà quản lý cần phải có kĩ năng mềm trong việc thương lượng với khách hàng, làm việc với nhóm kiểm toán trong việc đốc thúc, tạo động lực cho mọi người làm việc. Bên cạnh đó, khi càng lên tới cấp độ càng cao thì kĩ năng mềm càng phải được các nhà quản lý nâng cao nhấn mạnh để có thể kí được hợp đồng kiểm toán cho những năm tiếp theo nhằm đem lại nguồn thu vững chắc cho công ty, giúp công ty phát triển hơn trong thời gian tiếp theo.
  • 23. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là một trong những chủ đề trọng tâm mà mỗi công ty dù nhỏ hay thuộc nhóm Big4 rất quan tâm hiện nay vì nó ảnh hưởng rất lớn tới năng lực cạnh tranh trong bối cảnh kinh tế như hiện nay. Mục tiêu của việc kiểm soát chất lượng phải làm theo được những hướng dẫn của VSA hay ISA 220 hoặc mở rộng hơn đối với chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 đặt ra. Một mặt, các công ty sẽ cố gắng theo sát chuẩn mực nhưng sẽ có một số sửa đổi cho phù hợp đối với tình hình và năng lực hiện có của công ty. Ngành kiểm toán là một ngành chuyên nghiệp, hoạt động dựa trên niềm tin và danh dự, nên chất lượng kiểm toán rất được người sử dụng báo cáo kiểm toán quan tâm. Có rất nhiều đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán để ra quyết định như nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế,… Vì ngành kiểm toán có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi ngóc ngách của nền kinh tế nên nó mang một vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng để kiểm soát và nâng cao chất lượng kiểm toán là một điều không hề đơn giản vì đây là một chỉ số mang tính định tính và chịu nhiều ảnh hưởng của những yếu tố không những bên trong mà còn bên ngoài như nhu cầu của nền kinh tê, cơ chế quản lý của nhà nước,… Kiểm toán cũng là ngành đặc thù mà con người là tài sản quý giá nhất, chất lượng được thể hiện ở thái độ làm việc, sau đó mới tới năng lực cũng như kĩ năng chuyên môn của kiểm toán viên. Các công ty kiểm toán muốn nâng cao được năng lực cạnh tranh thông quan nâng cao chất lượng kiểm toán cần phải theo dõi sát sao tất cả các bước từ lập kế hoạch, thực hiện cho tới lúc ra được báo cáo kiểm toán. Nói chung, kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là làm những công việc góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán từ tất cả các bước mà mỗi cuộc kiểm toán phải trải qua từ khâu lập kế hoạch cho tới các cấp soát xét và ra báo cáo kiểm toán. Việc kiểm soát chất lượng kiểm toán phải được thực hiện bởi tất cả mọi người trong công ty từ vị trí trợ lý kiểm toán cho tới chủ phần hùn. Thực hiện tốt được chỉ tiêu này sẽ góp phần nâng cao vị thế cũng như hình ảnh của công ty trên thị trường kiểm toán đang ngày một sôi động như hiện nay.
  • 24. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 20 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM VÀ CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP KHÁC 3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM Trong những ngành nghề mang tính chuyên nghiệp đòi hỏi nhiều tính logic và cần nhiều kiến thức chuyên môn như kế toán- kiểm toán, tài chính- ngân hàng, luật,… được quy định chặt chẽ và rõ ràng bởi luật pháp với nhiều chuẩn mực, nghị định, thông tư hướng dẫn ngày càng chặt chẽ và phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế như hiện nay. Theo điều 5, khoản 1, luật Kiểm toán độc lập được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 thì: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán” Theo liên đoàn kế toán- kiểm toán quốc tế IFAC thì: “Kiểm toán là một nhiệm vụ mà tại đó kiểm toán viên thực hiện công việc và nêu ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán”. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đưa ra nhưng tựu chung về mặt ý nghĩa như sau: Kiểm toán là hành vi được thực hiện bởi các kiểm toán viên, họ sử dụng những kĩ thuật chuyên môn và các đánh giá của cá nhân để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán và những vấn đề liên qua như hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán,…  Các đặc trưng cơ bản của nền kiểm toán độc lập ở Việt Nam: Về phạm vi hoạt động: Chủ yếu là đánh giá trên báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán có phù hợp với những chuẩn mực kế toán hay không. Nhưng để có được ý kiến phù hợp, kiểm toán viên cần phải có những nguồn số liệu thật sự đáng tin cậy.
  • 25. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 21 Các nguyên tắc cơ bản chỉ phối hoạt động của kiểm toán viên:  Độc lập, trung thực, khách quan.  Bảo mật thông tin: Kiểm toán viên và các doanh nghiệp kiểm toán không được phép tiết lộ thông tin của khách hàng trừ khi được yêu cầu bởi các cơ quan có thẩm quyền.  Tuân thủ các chuẩn mực: Vì nền kinh tế thị trường đang phát triển từng ngày nên việc các kiểm toán viên cần phải cập nhật các chuẩn mực, thông tin mới là một việc làm cần thiết để đảm bảo được kiến thức cần có cho công việc.  Vai trò của kiểm toán viên:  Đối với nền kinh tế: Hoạt động kiểm toán góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán, làm lành mạnh môi trường đầu tư.  Đối với đơn vị được kiểm toán: Kiểm toán giúp đỡ các doanh nghiệp nhận ra được lỗ hổng về mặt quản lý cũng như ghi nhận các giao dịch hàng ngày chưa phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực. Điều này là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể vượt qua được những hạn chế và có những chiến lược hành động phù hợp hơn trong tương lai.  Cho người sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán: Là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.  Số lượng, quy mô và hình thức pháp lý các công ty kiểm toán: Ngành kiểm toán độc lập ở nước ta mới được thành lập trên 20 năm nhưng đã có những bước phát triển tương đối mạnh mẽ. Tháng 5 năm 1991, tại Việt Nam đã có hai công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được ra đời là công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) dưới sự cho phép của Bộ Tài chính. Tính tới thời điểm hiện nay, Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam mới chỉ công bố số liệu cho tới năm 2012 đối với các công ty kiểm toán. Số liệu với từng chỉ tiêu được trình bày ở bảng dưới. Có thể nhận thấy rằng số lượng các công ty có sự biến chuyển không hề lớn, từ năm 2010 tới năm 2012 chỉ tăng 3 công ty. Trong đó, các công ty nước ngoài ổn định qua các năm bao gồm (E&Y, PwC, KPMG, Grant Thronton), 5 công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Ejung, Mazars, HSK, Immanuel, S&S). Đa phần các công ty hiện nay trên thị trường Việt Nam đều được thành lập và hoạt động trên hình thức là trách nhiệm hữu hạn. Về một chỉ tiêu tương đối quan trọng là số lượng nhân viên hoạt động trong ngành tăng với tỉ lệ tương đối cao (Từ 8,621 lên 10,070) tương ứng với tỉ lệ gần 20%. Số lượng KTV hành nghề tăng đều qua các năm, tỉ lệ tăng của năm 2012 so với năm 2011 thấp hơn những năm
  • 26. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 22 trước đó là do đây là năm đầu tiên thực hiện luật KTDL chặt chẽ hơn, hoặc có thể là các KTV đủ điều kiện hành nghề nhưng không làm việc cho các công ty kiểm toán đủ điều kiện hành nghề nên số lượng không xuất hiện trên báo cáo. Nhìn chung, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên kiểm toán đã được nâng cao. Nhiều KTV có kinh nghiệm và và kiến thức chuyên môn tốt, có ý thức tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, chuẩn mực kiểm toán cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp. Mặc dù chất lượng KTV và số lượng KTV có tăng qua các năm nhưng nhìn chung là vẫn quá thiếu so với nhu cầu thực tế hiện nay của khách hàng. Mỗi KTV đều phải thực hiện công việc nhiều hơn so với trước đây. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm toán bởi cung không thể đáp ứng được cầu. Theo thông tư 183/TT-BTC quy định chặt chẽ hơn với điều kiện thành lập công ty kiểm toán (Có ít nhất 5KTV, 3 tỉ đồng vốn pháp định,…) hay các công ty đủ điều kiện kiểm toán các doanh nghiệp trên sàn. Các công ty đủ điều kiện không có quá nhiều sự chênh lệch giữa các năm. Đây là kết quả tất yếu trong việc sáp nhập các công ty để có thể nâng cao vị thế cũng như năng lực cạnh tranh. Bảng 3.1: Các chỉ tiêu của các công ty kiểm toán độc lập giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số lượng các công ty nước ngoài 5 5 4 Công ty có vốn đầu tư nước ngoài 3 3 5 Công ty TNHH và công ty hợp danh 144 144 146 Số lượng khách hàng 29,023 31,184 32,702 Số lượng nhân viên 8,621 9,445 10,070 Số lượng KTV hành nghề 1,247 1,421 1,582 Doanh thu (Tỉ đồng) 2,743 3,047 3,799 Nguồn: Báo cáo của hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA Cùng với sự phát triển của mình, ngành kiểm toán cũng ghi nhận mức tăng doanh thu tương đối đáng khích lệ. Những năm trước, đa phần các công ty lớn đều bị thua lỗ do phải đầu tư hệ thống cơ sở thông tin hạ tầng phục vụ cho công tác kiểm toán và nâng cấp hệ thống thông tin thay cho hệ thống cũ đã không còn phù hợp. Theo số liệu của VACPA, năm 2009 Big4 Việt Nam lỗ 39 tỉ đồng gây ảnh hưởng tới chỉ số chung của toàn ngành vì Big4 ở Việt
  • 27. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 23 Nam đã chiếm tới gần 60-70% thị phần và khoảng 60% tổng doanh thu. Tuy nhiên, chỉ cần qua các năm sau, khi hệ thống đã đi vào hoàn thiện cũng như chi phí đào tạo nhân viên cũng không còn cao như giai đoạn trước thì lập tức các công ty này có lợi nhuận. Đặc biệt, trong nhóm Big4, KPMG Việt Nam hầu như luôn đứng đầu ở các chỉ tiêu mà hiệp hội đặt ra như: Doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng nhân viên, số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV. Nhờ có sự hỗ trợ từ KPMG quốc tế trong việc cập nhật các chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán đã giúp KPMG Việt Nam đạt được các thành công trong giai đoạn vừa qua. 3.2. GIỚI THIỆU KPMG VIỆT NAM: 3.2.1 Giới thiệu về KPMG Việt Nam:  Thông tin chung: KPMG Việt Nam là một trong những công ty chuyên cung cấp dịch vụ về kiểm toán, tư vấn, tài chính lớn nhất trên thế giới và tại Việt Nam. Hiện nay, KPMG Việt Nam& Cambodia có tất cả 5 văn phòng ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thanh Hóa và PhnomPenh (Cambodia). Bảng 3.2: Hệ thống các văn phòng của KPMG Việt Nam và Cambodia Hà Nội Hồ Chí Minh Thanh Hóa PhnomPenh Tầng 46, Tòa nhà Keangnam Hanoi LandMark, E6, Đường Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội Tầng 10, Tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM Tầng 6, Tòa nhà Paragon, Nguyễn Lương Bằng, Quận 7, TP.HCM Đông Hương, Thanh Hóa PO Box 2352 Tầng 4, Delano Center, PhnomPenh, Vương quốc Campuchia
  • 28. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 24 Logo chính thức của KPMG Việt Nam: Nguồn: Website KPMG Việt Nam  Các dịch vụ KPMG Việt Nam cung cấp: a) Kiểm toán: KPMG cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập được thiết kế nhằm giúp khách hàng tăng cường tính trung thực và độ tin cậy của các thông tin tài chính. Các thông tin này sẽ được các nhà đầu tư, các chủ nợ và các bên có lợi ích liên quan khác sử dụng. KPMG hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật và phương pháp luận Kiểm toán KPMG. Phương pháp luận kiểm toán này được thiết kế ưu việt hơn so với các chuẩn mực quốc gia và quốc tế. Các phương pháp này chủ yếu tập trung vào các khía cạnh trọng yếu cũng như thực hiện theo từng bước đối với từng loại khách hàng cụ thể giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể gặp phải . Các dịch vụ kiểm toán bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán theo luật định, dịch vụ tư vấn kế toán, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế. b) Tư vấn thuế: KPMG Việt Nam cung cấp các dịch vụ tư vấn thuế giúp cho khách hàng nhận biết được cái rủi ro và cơ hội liên quan tới chính sách thuế của công ty. Khả năng cung cấp dịch vụ tốt của KPMG có được là do hệ thống KPMG toàn cầu mang lại. KPMG Việt Nam cũng đã có những hợp đồng tư vấn thuế đối với cơ quan Thuế Việt Nam vì thế thông hiểu được những chính sách hiện hành và áp dụng với từng đối tượng khách hàng cụ thể. c) Tư vấn tài chính: Trong môi trường kinh doanh ngày nay, tính phức hợp (complexity) là một yếu tố bất biến. Đây là một đặc điểm cố hữu tồn tại trong các thay đổi mang tính tiến hóa về chính sách công và các quy định, trong quá trình "ảo hóa" liên tiếp các quy trình kinh doanh, và thậm chí trong cả các cơ hội tiềm tàng mà các giao dịch kinh doanh lớn có thể tạo ra.
  • 29. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 25 Việc giải quyết triệt để tính phức hợp loại này-cũng như việc tiếp tục tạo ra giá trị bền vững cho doanh nghiệp-đòi hỏi phải có sự rõ ràng. Đó chính là lý do tại sao nhiều tổ chức muốn được KPMG Việt Nam tư vấn. Ngoài những dịch vụ chính kể trên, KPMG còn cung cấp nhiều dịch vụ khác tùy theo nhu cầu của khách hàng như: Thẩm định giá, tư vấn đầu tư,… Nguồn: Website KPMG Việt Nam  Quá trình hình thành và phát triển: Hoạt động tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1992, KPMG Việt Nam nhận được giấy phép đầu tư và là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài từ năm 1994. Từ những kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam hơn 20 năm, KPMG Việt Nam có những hiểu biết sâu rộng về toàn thể ngành kinh tế, môi trường kinh doanh ở Việt Nam và trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kế toán, kiểm toán, thuế, luật và các luật pháp có liên quan. Tính tới thời điểm cuối năm 2013, KPMG hiện có 1,680 khách hàng với số lượng nhân viên là 710 người và 31 nhân viên có chứng chỉ KTV hành nghề. Với số lượng nhân viên cũng như khách hàng đông đảo, KPMG Việt Nam là một trong những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay. KPMG Việt Nam không chỉ cung cấp dịch vụ đa dạng từ kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế,… cho các công ty trong nước mà còn thực hiện đối với những công ty nước ngoài. Điều này góp phần khẳng định thương hiệu KPMG ở trên thị trường hiện nay.  Cơ cấu tổ chức và quản lý: Ở KPMG Việt Nam, mỗi bộ phận đều có một đóng góp riêng cho sự thành công của công ty. Như bộ phận kiểm toán và tư vấn đem lại nguồn thu trực tiếp cho công ty, các bộ phận còn lại như phòng hành chính và phòng IT cũng như nhân sự sẽ có những đóng góp riêng cho công ty. Phòng nhân sự sẽ phụ trách mảng tuyển dụng nhằm đảm bảo sẽ tuyển được những người có năng lực và phù hợp với môi trường cũng như văn hóa của công ty. Đối với KPMG, hệ thống thông tin cũng là một trong những điểm mạnh và sẽ được trình bày ở những phần sau. Cơ cấu tổ chức và quản lý tại KPMG Việt Nam được thể hiện ở sơ đồ sau:
  • 30. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 26 Nguồn: Phòng nhân sự KPMG Việt Nam Trong đó, bộ phận kiểm toán là mục tiêu trọng tâm trong nghiên cứu của đề tài này. Cơ cấu bộ phận kiểm toán có thể được mô tả theo sơ đồ sau: Nguồn: Phòng nhân sự KPMG Việt Nam Đứng đầu bộ phận kiểm toán là chủ phần hùn (Partner), có trách nhiệm cao nhất trong công ty KPMG Việt Nam, tiếp theo sau đó là giám đốc, chủ nhiệm, trưởng nhóm và cuối cùng là các trợ lý kiểm toán. Trong bộ phận kiểm toán của KPMG Việt Nam được chia KPMGViệtNam Bộ phận tư vấn tài chính Bộ phận kiểm toán Bộ phận tư vấn thuế Bộ phận tuyển dụng Phòng ban khác Phòng kế toán IT và nhân sự Phòng hành chính Chủ phần hùn (Partner) Giám đốc kiểm toán (Director) Trợ lý chủ nhiệm kiểm toán (Assistant Manager) Chuyên viên kiểm toán S1 Chủ nhiệm kiểm toán (Manager) Trợ lý kiểm toán A2Trợ lý kiểm toán A1 Chuyên viên kiểm toán S2
  • 31. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 27 làm 4 phòng kiểm toán, trong đó phòng kiểm toán số 3 (Department 3) được phân loại chuyên tập trung phục vụ cho khách hàng về mảng tài chính, ngân hàng, các định chế tài chính,… Các phòng kiểm toán còn lại phục vụ khách hàng thuộc các ngành kinh tế còn lại. 3.2.2 Sự phát triển của KPMG Việt Nam: Với kinh nghiệm kiểm toán được thừa hưởng từ KPMG Quốc tế, KPMG Việt Nam với các chính sách kiểm soát chất lượng hợp lý và hiệu quả, công ty đã không ngừng gặt hái được thành công nhất định. Vào cuối kì đánh giá mỗi năm của hội nghề nghiệp kiểm toán VACPA, KPMG hầu như luôn dẫn đầu ở các chỉ tiêu mà hiệp hội quy định như doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng nhân viên. Chi tiết trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 như sau: Bảng 3.3: Các chỉ tiêu của KPMG Việt Nam giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tuyệt đối Tỉ lệ tăng so với năm 2009 Số tuyệt đối Tỉ lệ tăng so với năm 2010 Số tuyệt đối Tỉ lệ tăng so với năm 2011 Doanh thu (Triệu đồng) 443,320 32.86% 595,193 34.26% 593,670 -0.25% Số lượng khách hàng 1,483 12.52% 1635 10.25% 1758 7.53% Số lượng nhân viên 668 5.53% 782 17.07% 703 -10.1% Số lượng nhân viên có chứng chỉ KTV 66 13.79% 87 31.82% 96 10.34% Nguồn: Báo cáo của hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA Qua bảng trên chúng ta có thể nhận thấy rằng trong giai đoạn năm 2010-2011 thì KPMG có những bước phát triển tương đối vững mạnh kể cả về mặt doanh thu (Tăng 34.26%) cũng như về số lượng khách hàng (Tăng 10.25%). Điều này chứng tỏ khả năng kinh doanh phát triển của KPMG có rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên
  • 32. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 28 chuyên nghiệp và những nhân viên có chứng chỉ KTV cũng đều tăng trong giai đoạn này. Nhưng qua năm 2012 thì đây là một năm có nhiều biến động tiêu cực về mặt kinh tế chung của xã hội. Mặc dù số lượng khách hàng tăng 7.53% nhưng số lượng nhân viên lại giảm tới 10.1%. Điều này làm cho khối lượng công việc của mỗi nhân viên KPMG đảm nhiệm sẽ tăng lên rất nhiều, gây ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm toán. Mặc dù KPMG Việt Nam tuyển dụng tương đối nhiều nhưng số lượng người kết thúc công việc không phải là ít bởi áp lực công việc quá cao trong mùa bận. Số lượng khách hàng tăng nhưng doanh thu lại đi xuống cho thấy doanh thu bình quân đối với mỗi khách hàng giảm (Từ VND 364 Triệu năm 2011 giảm xuống VND 337 Triệu năm 2012). Nhưng qua tới giai đoạn 2013-2014, mặc dù chưa có số liệu công bố chính thức nhưng doanh thu cũng như số lượng khách hàng của KPMG Việt Nam đã có những bước tăng đáng kể. Trong năm tài chính 2013, doanh thu của KPMG Việt Nam là VND 618,000 Triệu đồng, số lượng khách hàng là trên 1,700. Mục tiêu doanh thu cho năm tài chính 2015 của KPMG là vào khoảng USD 1Trieu tương đương gần VND 1,000 Tỷ. Điều này cho thấy sự cố gắng của mỗi nhân viên KPMG đóng góp vào sự thành công chung của công ty. Tính về mặt khách hàng, KPMG Việt Nam chiếm gần 6% thị phần và là công ty có số lượng khách hàng đông đảo nhất. Bên cạnh đó, KPMG Việt Nam nhận được những giải thưởng từ bên ngoài như của Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán, lời khen ngợi của khách hàng về chất lượng dịch vụ cung cấp như:  Năm 2010, KPMG Việt Nam được trao tặng giấy khen của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho thành tích xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán giai đoạn 2006- 2010.  KPMG Việt Nam được trao tặng giải thưởng Rồng Vàng do thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và Đầu tư trao tặng cho doanh nghiệp nước ngoài tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn từ 2003-2011  Theo bảng xếp hạng của Universum (2010-2013), KPMG là nhà tuyển dụng hấp dẫn thứ 2 trên thế giới về khối ngành kinh tế.  Năm 2012, KPMG được trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp kế toán tốt nhất thế giới” bởi tạp chí Reactions, một trong những tạp chí nổi tiếng của Anh trong việc đánh giá các công ty bảo hiểm, môi giới cũng như cung cấp dịch vụ trong toàn ngành công nghiệp.  Nhờ những thành tựu đạt được trong lĩnh vực thuế và chuyển giá, KPMG được trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp tư vấn thuế xuất sắc tại châu Á” bởi tạp chí International Tax Review trong vòng 3 năm liên tiếp (2008-2010). Ngoài ra, KPMG
  • 33. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 29 cũng được bầu chọn là Doanh nghiệp của năm 2010 trong lĩnh vực thuế và chuyển giá tại Trung Quốc và Hồng Kông.  KPMG đứng thứ 2 trong Bảng xếp hạng các công ty tư vấn năm 2009 bởi tạp chí OpRisk & Compliance, nhờ những kinh nghiệm của công ty trong lĩnh vực quản lí rủi ro tài chính (risk management). Mục tiêu phát triển của KPMG Quốc tế và tại Việt Nam rất rõ ràng là trở thành một trong những công ty hàng đầu trong việc cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, thuế, tài chính. Tại Việt Nam, nhờ được thừa hưởng những phương pháp kiểm toán chất lượng có truyển thống lâu đời từ KPMG Quốc tế cộng với việc đã thâm nhập vào thị trường trong nước trên 20 năm giúp cho KPMG Việt Nam có cái nhìn sâu sắc về nền kinh tế Việt Nam, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. Sự có mặt của KPMG tại Việt Nam đã giúp cho thị trường tài chính trở nên minh bạch hơn, tạo niềm tin lớn hơn giúp cho nhà đầu tư khi có thể an tâm hơn trong việc hoạch định chiến lược cho chính mình. Sự hoạt động của KPMG hiện nay cung cấp cho khách hàng rất nhiều dịch vụ chất lượng, góp phần làm sôi động thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay. Theo một khách hàng lớn của KPMG Việt Nam đã nhận xét như sau: “Chúng tôi đã từng làm việc và hợp tác với rất nhiều công ty kiểm toán khác nhau kể cả các công ty trong nhóm Big4, nhưng những dịch vụ mà KPMG Việt Nam đem lại thật sự đã tạo ra cho chúng tôi những giá trị gia tăng đáng kể. Chúng tôi hoàn toàn hài lòng về chất lượng dịch vụ mà KPMG đem lại”. 3.2.3 Giới thiệu các quy trình kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán (KAM và RMM) Nhờ được thừa hưởng những quy trình kiểm toán đã có từ lâu đời của KPMG Quốc tế, KPMG đã hoàn thiện và xây dựng chính sách kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Công ty đã sớm xây dựng hai chương trình kiểm soát chất lượng cho toàn công ty và cho từng cuộc kiểm toán cụ thể phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 220. Có thể minh họa bằng sơ đồ như sau:
  • 34. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 30 Nguồn: Cẩm nang kiểm toán KPMG- KPMG Audit Manual Chương trình kiểm soát rủi ro (RMM) quy định những thủ tục và chính sách quản lý chất lượng kiểm toán đối với toàn công ty:  Trách nhiệm của nhà quản lý trong việc kiểm soát chất lượng kiểm toán trong công ty.  Chính sách về nguồn nhân lực của công ty  Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kể cả tính độc lập của các KTV tại công ty  Chính sách chấp nhận và duy trì khách hàng Đối với phương pháp luận kiểm toán KPMG (KAM) quy định những thủ tục và chính sách cần phải thực hiện đối với một cuộc kiểm toán bắt đầu từ bước lập kế hoạch, trong khi thực hiện kiểm toán và bước cuối cùng là phát hành báo cáo cho khách hàng. Đối với RMM và KAM, công ty luôn quy định cụ thể và phổ biến rộng rãi tới toàn thể nhân viên thông qua sổ tay kiểm toán và hệ thống website nội bộ. Bên cạnh đó, ngoài việc phổ biến rộng rãi, hàng năm, công ty còn tổ chức những buổi tập huấn những vấn đề thuộc kiểm soát chất lượng kiểm toán để có thể nâng cao hơn ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi nhân viên trong công ty. Chương trình kiểm soát chất lượng của KPMG Chương trình kiểm soát rủi ro (RMM-Risk Management Manuel) Trong toàn công ty Trách nhiệm nhà quản lý Năng lực và đạo đức nghề nghiệp Chấp nhận hay duy trì khách hàng Phương pháp luận kiểm toán (KAM- KPMG Audit Methodology) Đối với từng hợp đồng kiểm toán cụ thể Lập kế hoạch Thực hiện kiểm toán Hoàn tất/ Phát hành báo cáo
  • 35. Sinh viên thực hiện: Phạm Nhật Quang GVHD: ThS Lê Thị Thanh Xuân Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty TNHH KPMG Việt Nam 31 3.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VIỆC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI KPMG VIỆT NAM: Mục này tác giả tập trung phân tích những mục liên quan tới kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại KPMG theo chuẩn mực kiểm toán KAM (KPMG Audit Methodology) được thiết kế phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế. 3.3.1. Trách nhiệm của nhà quản lý: Nhà quản lý tại KPMG thường được hiểu là ở vị trí trợ lý chủ nhiệm kiểm toán trở lên và thường có trên 5 nă kinh nghiệm làm kiểm toán. Thông thường, trợ lý chủ nhiệm năm thứ nhất vẫn phải tới khách hàng để thực hiện công việc kiểm toán, chỉ từ năm thứ hai mới phải thực hiện đúng nghĩa là một nhà quản lý, tập trung vào việc quản trị con người. Trách nhiệm của nhà quản lý ngoài việc chính về chuyên môn là soát xét các báo cáo thì còn phải quản lý được các nhân viên cấp dưới của mình. Theo quy định chung của công ty, trong bất kì thời điểm nào của cuộc kiểm toán, từ khi ký kết hợp đồng cho tới khi ra báo cáo, nhà quản lý phải có trách nhiệm theo sát để nắm rõ được tiến trình và kết quả thực hiện công việc của những nhân viên cấp dưới. Những nhà quản lý có thể liên hệ với nhân viên cấp dưới thông qua trưởng nhóm kiểm toán bằng nhiều cách khác nhau (Mạng nội bộ, thông qua điện thoại,…) để có thể nắm được tình hình thực hiện công việc. Như những năm trước, số lượng khách hàng của KPMG chưa nhiều như hiện nay, từ cấp độ trợ lý chủ nhiệm rất ít khi xuống thực hiện kiểm toán ở công ty khách hàng trừ những hợp đồng lớn, chứa đựng nhiều rủi ro thì hiện nay ngoài việc soát xét báo cáo, đôi khi các nhà quản lý cũng phải trực tiếp thực hiện kiểm toán như là các trưởng nhóm. Vì vậy, đôi khi vừa thực hiện kiểm toán vừa soát xét lại các phần vừa kiểm toán thật sự đôi khi tạo sự trùng lặp cho người kiểm tra. Bên cạnh việc phổ biến đến các nhân viên về tầm quan trọng của các chuẩn mực và quy định công ty theo chương trình kiểm soát rủi ro RMM, các nhà quản lý cần phải theo dõi tiến độ và chất lượng công việc của nhóm kiểm toán mà trên thực tế công việc này bao gồm rất nhiều khâu. Ngoài việc giám sát, soát xét toàn bộ quy trình kiểm toán theo quy định của công ty, Giám đốc và chủ nhiệm còn phải đảm nhận các công việc khác như tuyển dụng, đào tạo nhân viên, tìm kiếm khách hàng mới,… Đôi khi những công việc không trực tiếp liên quan tới chuyên ngành như thế này sẽ gây ảnh hưởng tới việc kiểm soát chất lượng kiểm toán. Khi vào mùa kiểm toán, một chủ nhiệm kiểm toán thường phải đảm nhiệm nhiều hợp đồng cần phải soát xét khiến cho công việc tồn đọng, khi có được hợp đồng mới để soát xét thì công việc của hợp đồng cũ vẫn chưa xong.