SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
------------------------------------
Vũ Thị Thƣơng
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI
CÔN TRÙNG BẮT MỒI VỚI SÂU HẠI TRÊN CÂY CHÈ Ở PHÚ
THỌ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
SINH THÁI LÊN CHÚNG
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 9 42 01 20
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
HÀ NỘI – 2018
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trƣơng Xuân Lam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Liên
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện Khoa học
và Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ...... giờ …..
ngày ….... tháng .....năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được tiến hành từ những
năm đầu thế kỉ XX (Du Pasquier, 1932). Nhưng nghiên cứu về thành phần thiên
địch của sâu hại chè thì chỉ mới bắt đầu từ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI
(Nguyễn Văn Thiệp, 1998; Lê Thị Nhung, 2002; Phạm Văn Lầm và nnk, 2003,
2005, 2007a, 2007b, 2008, 2011, Phạm Văn Lầm, 2013…). Tuy nhiên các tác giả
chưa nghiên cứu mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại và ảnh hưởng của
một số yếu tố sinh thái cơ bản lên mối quan hệ đó. Trong công tác phòng chống
sinh vật hại để bảo vệ cây chè thì nhu cầu sử dụng hóa chất, phân bón và các chất
điều tiết sinh trưởng vẫn không ngừng gia tăng và trở thành một thói quen của
người nông dân. Việc gia tăng quá mức số lần sử dụng thuốc trừ sâu hoá học
không chỉ tiêu diệt các loài sâu hại chè mà còn làm xuất hiện nhiều loài sâu hại
nguy hiểm khác, một số loài sâu hại thứ yếu gia tăng số lượng và trở thành các loài
hại chủ yếu, làm suy giảm tài nguyên thiên địch của sâu hại trong tự nhiên. Qui
trình Viet GAP trên chè được công bố lần đầu tiên năm 2008, trong đó nêu rõ ưu
tiên sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng
hợp (ICM), trong đó việc sử dụng biện pháp sinh học luôn luôn được khuyến
khích. Trước yêu cầu của thực tiễn và khoa học như trên chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này.
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Luận án đã thống kê, cập nhật thành phần loài côn trùng
hại và côn trùng bắt mồi tại 9 huyện trồng chè của tỉnh Phú Thọ. Luận án cung cấp
dẫn liệu khoa học về diễn biến mật độ của một số sâu hại và côn trùng bắt mồi
chính trên chè từ 2014 – 2016.
Ý nghĩa thực tiễn: Các dẫn liệu thu được là cơ sở đề xuất các biện pháp bảo
vệ, duy trì và nhân thả các loài côn trùng bắt mồi trong phòng chống sâu hại chè ở
vùng nghiên cứu.
3. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu thành phần, diễn biến mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi chính
trên chè, khả năng khống chế sâu hại của một số loài côn trùng bắt mồi chính, ảnh
hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi chính và mối
quan hệ giữa chúng, xây dựng tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho lĩnh vực canh
tác bền vững quản lý dịch hại chè tổng hợp.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 145 trang đánh máy khổ A4, gồm 27 bảng biểu, 15 hình được
chia thành các chương, mục như sau: Phần mở đầu: 3 trang; Chương 1: Cơ sở
khoa học và tổng quan tài liệu: 28 trang; Chương 2: Nội dung và phương pháp
2
nghiên cứu: 14 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 84 trang; Kết
luận và đề nghị: 2 trang; Tài liệu tham khảo: 14 trang, gồm 155 tài liệu tham khảo
trong đó 48 tài liệu tiếng Việt, 101 tài liệu tiếng nước ngoài và 6 tài liệu internet.
Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Về mặt lý thuyết thì mọi hệ sinh thái đều có cơ chế tự nhiên để thiết lập
trạng thái cân bằng của chúng. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, dưới sự tác
động của con người đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thành
phần và cấu trúc hệ sinh thái đồng ruộng luôn bị thay đổi, làm phá vỡ cân bằng
sinh thái tự nhiên của sinh quần. Nhưng dựa trên cơ chế đấu tranh sinh học, chúng
ta hoàn toàn có thể sử dụng các loài côn trùng bắt mồi để khống chế mật độ sâu
hại trên sinh quần đồng ruộng, giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để
canh tác một cách bền vững.
Về mặt thực tiễn thì xu hướng canh tác bền vững trong đó sử dụng biện
pháp sinh học là vấn đề then chốt, đã có từ rất lâu và đang rất được chú trọng,
ngày càng phát triển mạnh mẽ cả trong nước và trên thế giới. Trước yêu cầu của
thực tiễn và khoa học, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần,
mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và
ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng”.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
* Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và
diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè
Các kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được công bố rất nhiều
và tập trung chủ yếu vào cuối thế kỷ XX. Các loài dịch hại (rầy xanh Empoasca
flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen
Toxoptera aurantii Fonscolombe, các loài sâu bộ cánh vẩy ăn lá chè, bọ xít muỗi
Helopeltis theivora Waterhouse …) gây nên tổn thất 50 – 55% năng suất trên các
nương chè ở Nam Phi (Rattan, 1992; Sivapalan và Delucchi, 1973). Sivapalan et
al., 1997a, 1997b ghi nhận trên chè Ấn Độ có 200 loài sâu hại. Trong đó có 4 loài
sâu và nhện hại chính: (Empoasca flavescens Fabricius, Physothrips setiventris
Bagnall, Helopeltis thervora Waterhouse, Oligonychus coffeae Nietner). Sau đó
các tác giả đi sâu nghiên cứu biến động mật độ 4 loài hại chính nói trên
* Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số
loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè
Những ghi nhận đầu tiên về côn trùng bắt mồi trên chè là năm 1903 (Theo
CABI, 1997) bởi Watt và Mann. Hai tác giả này đã phát hiện 2 loài ăn bọ xít muỗi
hại chè là Melamphaus sp. và Sycanus sp. Các tác giả thường nghiên cứu từng
3
nhóm thiên địch của 1 đối tượng sâu hại cụ thể. Xie (1993) đã tiến hành nghiên
cứu côn trùng ăn rệp hại chè ở Gruzin. Muraleedharan và Radhakrishnan (1986,
1988), Muraleedharan (1992a, 1992b) nghiên cứu côn trùng ăn rệp hại chè ở Ấn
Độ. Chen (1988), Cheazeau (1993), Barboka (1994), Wang và Tasai (2001),
Zhang và Wang (1992), Gutierrez và Bonato (1994) nghiên cứu côn trùng ăn sâu
hại bộ cánh vẩy. Theo Barboka (1994) nghiên cứu thiên địch của Homona
coffearia Nietner. Ananthakrishnan (1984) và Sannigrahi và Mukopadhyay (1992)
nghiên cứu côn trùng ăn bọ trĩ hại chè ở Srilanka. Somnath và Rahman (2014)
nghiên cứu nhóm bọ rùa bắt mồi trên chè tại Ấn Độ.
* Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu
hại phổ biến trên chè
Somnath et al. (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp.
Somnath và Rahman (2014), Chowdhury et al. (2008) nghiên cứu mối quan hệ
giữa bọ rùa đỏ với rầy, rệp. Nitin et all. (2017) đã mối quan hệ giữa bọ xít cổ
ngỗng bắt mồi Sycanus galbanus Distant với sâu cánh vẩy trong phòng thí
nghiệm.
* Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng
bắt mồi và mối quan hệ của chúng trên chè
Các công trình đã công bố trên thế giới tập trung nhiều ở hai nước Trung
Quốc và Ấn Độ và rải rác các công bố khác của một số nước như Banglades,
Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản…Các tác giả chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của
các yếu tố sinh thái lên biến động mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi, ít nghiên
cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến mối quan hệ côn trùng bắt mồi với
vật mồi của chúng.
1.2.2. Những nghiên cứu trong nước
* Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến
mật độ của một số loài sâu hại phổ biến trên chè
Các tác giả nghiên cứu nhiều vấn đề này là Nguyễn Khắc Tiến, 1969, 1986,
1994; Nguyễn Văn Hùng, 1988; Nguyễn Văn Thiệp, 1998, 2000, Lê Thị Nhung,
2002, Phạm Văn Lầm và nnk, 2003, 2005, 2007a, 2007b, 2008, 2011, Phạm Văn
Lầm, 2013 ghi nhận nhiều nhất là 40 loài côn trùng bắt mồi trên chè. Các loài sâu
hại chính: rầy xanh, bọ trĩ, rệp muội nâu đen, sâu bộ cánh vẩy ăn lá chè.
* Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số
loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè
Người đầu tiên nghiên cứu về thiên địch trên chè là Nguyễn Văn Thiệp,
1998, 2000, ông công bố có 13 loài thiên địch của sâu hại chè ở Phú Hộ trong đó
có 6 loài thiên địch chủ yếu của sâu hại chè gồm 4 loài nhện, 1 loài bọ xít bắt mồi
và 1 loài kiến đen nhỏ. Năm 2002, tác giả Lê Thị Nhung công bố giai đoạn 1996 –
1999, tại các nương chè Phú Thọ ghi nhận 79 loài thiên địch. Tác giả Phạm Văn
4
Lầm (2013) ghi nhận 113 loài thiên địch, đã định danh được 56 loài thiên địch
trong đó có 37 loài côn trùng bắt mồi.
* Những nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là
sâu hại phổ biến trên chè
Cho đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nhóm thiên địch
bắt mồi trên các cây trồng khác như đậu tương, lạc, rau, lúa ngô… nhưng các
nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên cây chè thì chưa được nghiên cứu nhiều. Các
nghiên cứu về thiên địch trên các cây trồng khác bắt đầu từ rất sớm nhưng trên cây
chè mới bắt đầu vào những năm cuối thế kỉ 20, tuy nhiên chủ yếu mới bước đầu
nghiên cứu về thành phần thiên địch và đề xuất phương hướng quản lý tổng hợp
dịch hại chè. Đến những năm đầu của thế kỉ XXI, qui trình quản lý tổng hợp dịch
hại chè được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu
này chỉ đề xuất các biện pháp cần thực hiện trong qui trình IPM trên chè, trong đó
có đề xuất biện pháp bảo vệ và thúc đẩy thiên địch trên nương chè, nhưng chưa có
các công bố chi tiết về đặc điểm sinh học, phương pháp bảo vệ, sử dụng thiên
địch.
* Những nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng
bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè
Nguyễn Văn Thiệp, 1998, 2000, Lê Thị Nhung (2002) nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết, giống, cây che bóng, kĩ thuật đốn, kĩ thuật
hái, thuốc hóa học, chế độ canh tác, địa hình đến mật độ sâu hại và thiên địch chưa
nghiên cứu sự ảnh hưởng đến mối quan hệ côn trùng bắt mồi với vật mồi.
Nhận xét chung các nghiên cứu ở Việt Nam
Nhìn chung tại Việt Nam các nghiên cứu về thành phần côn trùng và biến
động số lượng các loài sâu hại phổ biến trên chè đã được nghiên cứu rất chi tiết
bởi các tác giả Nguyễn Văn Thiệp (2000) và Lê Thị Nhung (2002). Tuy nhiên các
nghiên cứu về côn trùng bắt mồi còn rất hạn chế, các kết quả đã công bố chỉ tập
trung nghiên cứu thành phần và diễn biến mật độ tập hợp thiên địch mà chưa
nghiên cứu từng đối tượng cụ thể.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái như giống, cây che
bóng, kĩ thuật hái chè, kĩ thuật đốn, thời gian đốn...cũng bước đầu được nghiên
cứu bởi các tác giả nói trên. Tuy nhiên các công trình đã công bố chỉ tập trung
nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên biến động số lượng mật độ sâu hại
chè mà chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên biến
động mật độ các loài côn trùng bắt mồi và đặc biệt là ảnh hưởng của các yếu tố
sinh thái đó đến mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng là sâu
hại trên chè.
5
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các loài sâu hại trên chè, đặc biệt là nhóm sâu hại
phổ biến. Các loài côn trùng bắt mồi đặc biệt là một số loài côn trùng phổ biến
trên chè.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017
- Thực hiện điều tra thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi tại 9 huyện của
tỉnh và bố trí thực nghiệm tại Hạ Hòa, Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
- Phân loại, định danh các loài sâu hại và thiên địch tại Phòng Sinh thái côn
trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ xuất hiện và diễn biến
mật độ của một số loài hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng, diễn biến
mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là
sâu hại phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống chè, cây che bóng,
biện pháp chăm sóc, kĩ thuật hái chè, biện pháp đốn chè, thuốc hóa học) lên sâu hại,
côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè tại địa điểm nghiên cứu.
2.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu gồm 5 giống chè LDP1, LDP2, PH1, Trung Du và
TRI777. Dụng cụ gồm vợt côn trùng, ống hút, chổi lông, bẫy hố, bẫy tổ, khay
nhôm kích thước 35 x 25 x 5cm, dầu hỏa, dầu rửa bát, cồn, foocmon, lọ đựng mẫu,
các dụng cụ nghiên cứu khác như sổ ghi chép, máy ảnh, …
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến
mật độ của một số loài sâu hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu.
Tiến hành theo phương pháp điều tra của Viện Bảo vệ Thực vật (1997), Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn
Tạo (2006). Bảo quản mẫu vật theo phương pháp của Trung tâm Bảo vệ thực vật
phía bắc (1992).
2.5.2. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, mức độ phổ biến, vật mồi của
chúng và diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè
tại địa điểm nghiên cứu
Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi được thực hiện kết hợp với điều tra
sâu hại. Riêng thu mẫu kiến bắt mồi chúng tôi sử dụng phương pháp bẫy hố (Theo
phương pháp của hiệp hội côn trùng Amateur Entonologists, 2015). Ong bắt mồi
6
chúng tôi sử dụng bẫy tổ (Theo phương pháp của Christophe, 2012). Nghiên cứu
diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè theo phương
pháp của Viện bảo bệ thực vật (1997). Giám định các loài bọ rùa bắt mồi theo tài
liệu của Hoàng Đức Nhuận (2007), các loài bọ xít bắt mồi theo Claver và
Ambrose (2002) và Vennison và Ambrose (1992), các loài ong bắt mồi theo
Nguyen et al. (2006, 2011); Nguyen and Kojima, 2014; Saito -Morooka et al.
(2015).
So sánh thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi với phần của các ghi nhận
trước tại địa điểm nghiên cứu và ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 của Viện Bảo
vệ thực vật (1976), Phạm Văn Lầm và nnk (2007a, 2011), Phạm Văn Lầm (2013).
2.5.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là
sâu hại chè phổ biến tại địa điểm nghiên cứu: Tham khảo phương pháp tính hệ
số tương quan của Nguyễn Thanh Hải và Đỗ Tất Lực (2008).
2.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng
bắt mồi phổ biến trên chè và mối quan hễ giữa chúng tại địa điểm nghiên cứu
* Ảnh hưởng của giống chè đến một số loài sâu hại, côn trùng bắt mồi phổ
biến trên chè và mối quan hệ giữa chúng: Bố trí 5 công thức như sau CT1: Giống
LDP1. CT2: Giống LDP2. CT3: Giống PH1. CT4: Giống Trung du. CT5: TRI777
* Ảnh hưởng của cây che bóng: CT1 – Có cây che bóng. CT2 – Không có
cây che bóng
* Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc: CT1 – Chăm sóc tốt, CT2 – Chăm
sóc ít.
* Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè: CT1 – Hái san trật, CT2 – Hái kĩ
* Ảnh hưởng của biện pháp đốn: CT1 – Đốn sớm, CT2 – Đốn muộn, CT3 –
Đốn phớt, CT4 – Đốn đau.
* Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hóa hóa học: Theo dõi mật độ sâu hại và
côn trùng bắt mồi trên công thức phun thuốc của người dân và không phun thuốc
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý và trình bày qua bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh. Các
số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010
2.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cơ bản về cùng nghiên cứu
Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, là nơi giao nhau
của 3 con sông lớn gồm sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Hạ Hoà ở vị trí chuyển
tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chịu ảnh hưởng của hai vùng khí
hậu giữa đông và tây bắc bộ, khí hậu chia 2 mùa rõ rệt. Đất trồng chè của Hạ Hòa
chủ yếu là đất đồi thấp, nghèo dinh dưỡng và chua.
7
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của
một số loài hại chính trên chè tại tỉnh Phú Thọ
Chúng tôi tiến hành điều tra thành phần sâu hại chè tại 9 huyện của tỉnh Phú
Thọ từ 2014 đến 2016, đã ghi nhận 56 loài côn trùng gây hại trên cây chè thuộc 8
bộ và 30 họ. Có 3 loài sâu hại chè được ghi nhận mới cho tỉnh Phú Thọ bao gồm:
Biston suppressaria Guence, Chalcocelis albigutata Snellen, Archips sp. Có 7 loài
xuất hiện khá phổ biến (tần suất bắt gặp từ 25 đến 50% trong đó có 6 loài thuộc bộ
cánh vảy (Lepidoptera). Chỉ có 3 loài sâu hại xuất hiện phổ biến (tần suất bắt gặp
> 50%) là bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rầy xanh Empoasca flavescens
Fabricius, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe.
Theo dõi biễn biến mật độ các loài phổ biến cho thấy: rầy xanh có 2 cao
điểm là tháng 4 và tháng 10. Bọ trĩ có 1 cao điểm vào tháng 7. Rệp muội nâu đen
xuất hiện nhiều vào mùa khô (tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau) và không
có cao điểm rõ ràng. Sâu cánh vẩy xuất hiện quanh năm, cao nhất vào tháng 9.
3.2. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và diễn
biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Phú Thọ
Tại Phú Thọ ghi nhận 51 loài côn trùng bắt mồi trên chè thuộc 7 bộ và 15
họ. Có 4 loài xuất hiện phổ biến trên nương chè Phú Thọ gồm bọ xít cổ ngỗng đen
bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri
(Poppius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius), bọ rùa đỏ Micraspis
discolor (Fabricius). Có 1 loài được mô tả mới cho khoa học (Polistes communalis
Nguyen, Vu & Carpenter, 2017), 4 loài côn trùng bắt mồi ghi nhận mới trên chè
tại Phú Thọ gồm Cyrtorhinus lividipennis Reuter, Poliditus peramatus Uhler,
Andrallus spinidens Fabricius, Orius sauteri (Poppius).
Theo dõi diễn biến 4 loài phổ biến thì chúng đều xuất hiện quanh năm và có
những cao điểm mật độ nhất định: S. croceovittatus vào tháng 6, O. sauteri vào
tháng 5 và tháng 10, M. discolor vào tháng 7 – 8, M. sexmaculatus vào tháng 6 và
tháng 11 trong 3 năm nghiên cứu.
3.3. Mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ
biến) trên chè tại Phú Thọ
3.3.1. Mối quan hệ giữa một số loài bọ xít bắt mồi phổ biến và vật mồi của
chúng trên chè
8
9
10
3.3.2. Mối quan hệ của một số loài bọ rùa phổ biến với rệp muội nâu đen hại chè Toxoptera aurantii
Fonscolombe tại Phú Thọ
11
12
Mối quan hệ này trên đồng ruộng là mối quan hệ rời rạc, không liên tục,
chúng chỉ chặt chẽ ở một giai đoạn nhất định và thường là giai đoạn mật độ côn
trùng bắt mồi và vật mồi cao. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ xít nâu nhỏ bắt mồi
O. sauteri với bọ trĩ P. setiventris chặt chẽ nhất vào tháng 5 đến tháng 10 (hình
3.12), giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus và tập hợp sâu cánh vẩy
chặt chẽ nhất vào tháng 4 đến tháng 9 (hình 3.13), giữa bọ rùa đỏ M. discolor và
bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus với rệp muội nâu đen chặt chẽ nhất vào tháng 4 đến
7 trong 3 năm nghiên cứu (hình 3.14 và hình 3.15).
3.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ và mối quan hệ của
một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ
3.4.1. Ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn
trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến
* Ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và tỷ lệ số lượng giữa côn trùng bắt mồi
với sâu hại trên chè
Trong 5 giống chè thường được trồng ở Phú Thọ thì mức độ nhiễm bọ trĩ
của giống Trung Du (có nguồn gốc Trung Quốc) là nặng nhất, 2 giống lai LDP1
và LDP2 nhiễm nhẹ nhất. Mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trên
giống Trung Du cũng là cao nhất, thấp nhất trên 2 giống lai LDP1, LDP2. Tuy
nhiên ảnh hưởng của các giống chè tới bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ không
chỉ làm sai khác mật độ mà còn làm sai khác tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt
mồi : số lượng bọ trĩ. Trên giống Trung Du, tỷ lệ này là 1:42, tiếp theo giống
TRI777 (1:48), giống PH1 (1:54), giống LDP2 (1:68), cao nhất ở giống lai LDP1
(1:90).
Mật độ sâu hại bộ cánh vẩy trên giống Trung Du và giống TRI777 (giống
địa phương) cao hơn 3 giống còn lại (LDP1, LDP2, PH1). Mật độ của bọ xít cổ
ngỗng đen bắt mồi trên 3 giống TRI777, PH1 và Trung Du là cao hơn trên 2 giống
lai lai LDP1 và LDP2. Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : tập hợp sâu
cánh vẩy trên 3 giống Trung Du, PH1 và TRI777 là 1:2. Trên 2 giống lai LDP1 và
LDP2 thì tỷ lệ này là 1:3.
Mật độ rầy xanh cao nhất ở giống Trung Du, thấp nhất trên 2 giống lai
LDP1, LDP2 và PH1 (có nguồn gốc Assam). Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên 2
giống Trung Du và TRI777 cao hơn 3 giống còn lại. Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít
bắt mồi : số lượng rầy xanh cao nhất 2 giống Trung Du và LDP2 (cùng là 1:17),
tiếp theo là trên giống LDP1 (cùng là 1:15), thấp nhất là trên 2 giống PH1 và
TRI777 (cùng là 1:14).
Mật độ bọ rùa đỏ cao nhất trên 2 giống lai LDP1 và LDP2, thấp nhất trên 2
giống PH1, TRI777. Mật độ bọ rùa 6 vằn cao nhất trên 2 giống lai LDP1 và LDP2,
thấp nhất trên 2 giống PH1 và TRI777. Mật độ tập hợp bọ rùa ở 2 giống lai LDP1
và LDP2 cao hơn 3 giống còn lại. Mật độ vật mồi của bọ rùa (rệp muội nâu đen
13
Toxoptera aurantii Fonscolombe) cũng có sự sai khác ở các giống chè khác nhau,
trên 2 giống lai LDP1 và LDP2 cao nhất, thấp nhất trên 2 giống PH1và TRI777.
Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen cao nhất trên giống PH1 và Trung Du
(cùng là 1:24), tiếp theo trên giống TRI777 và LDP1 (cùng là 1:23), thấp nhất trên
giống LDP2 (1:22). Tỷ lệ số lượng bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen cao nhất trên
giống TRI777 và PH1 (cùng là 1:29), tiếp theo trên giống LDP2 (1:28), cuối cùng
là trên giống LDP1 và Trung Du (cùng là 1:27). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ rùa bắt
mồi : rệp muội nâu đen trên 2 giống LDP2 và Trung Du là 1:11, trên 3 giống
LDP1, PH1, TRI777 là 1:10.
* Ảnh hưởng của giống chè lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt
mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giống chè đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng
bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016
TT
Quan hệ giữa côn trùng bắt mồi
với vật mồi (sâu hại phổ biến)
Hệ số tƣơng quan trên từng giống chè
(R)
LDP1 LDP2 PH1
Trung
du
TRI777
1.
Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ
trĩ
-0,89 -0,97 -0,84 -0,81 -0,62
2.
Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập
hợp sâu cánh vẩy
-0,82 -0,76 -0,80 - 0,42 -0,86
3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,65 -0,59 0,14 -0,32 -0,57
4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,97 -0,89 -0,37 -0,38 -0,96
5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,75 -0,81 -0,03 -0,49 -0,99
6.
Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội
nâu đen
-0,85 -0,85 -0,20 -0,67 -0,98
Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác
nhau cũng phụ thuộc vào các giống. Trên giống lai (LDP1, LDP2) và giống
TRI777 thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ
ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh,
bọ rùa đỏ với rệp muội, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt
mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Các mối
tương quan yếu thể hiện ở các giống như giống PH1 và yếu nhất trên Giống Trung
du có quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, quan hệ
tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, quan hệ bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen và
quan hệ bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen có quan hệ nghịch và yếu thể hiện ở hệ
số tương quan R= 0,32 – 0,49 (Bảng 3.14).
14
3.4.2. Ảnh hưởng của cây che bóng lên mật độ và mối quan hệ của một số loài
côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến
* Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và
vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ
Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu
đen nhỏ bắt mồi trung bình trên nương chè có cây che bóng là 1,28 con/m2
) cao
hơn trên nương chè không có cây che bóng (0,92 con/m2
) (LSD0,05 = 0,15). Ngược
lại, mật độ bọ trĩ trung bình trên chè có cây che bóng (42,8 con/m2
) thấp hơn
nương chè không có cây che bóng (49,3 con/m2
) (LSD0,05 = 3,2). Tỷ lệ số lượng
bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè có cây che bóng là 1: 33 và
trên chè không có cây che bóng là 1: 53.
Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trên chè có
cây che bóng là 1,12 con/m2
không có sự sai khác với mật độ này trên chè không
có cây che bóng (1,08 con/m2
) (LSD0,05 = 0,7). Cũng tương tự, mật độ tập hợp sâu
cánh vẩy trung bình trên chè có cây che bóng là 3,63 con/m2
không có sự sai khác
với mật độ này trên chè không có cây che bóng (3,55 con/m2
) (LSD0,05 = 0,91). Do
vậy tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy
trên 2 công thức thí nghiệm cũng giống nhau, cùng là 1: 3.
Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè có cây che bóng là
2,93 con/m2
cao hơn trên nương chè không có cây che bóng (2,74 con/m2
)
(LSD0,05 = 0,11). Ngược lại, mật độ rầy xanh E. flavescens trung bình trên nương
chè có cây che bóng là 63,05 con/m2
thấp hơn trên nương chè không có cây che
bóng (70,44 con/m2
) (LSD0,05 = 3,31). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số
lượng rầy xanh trên chè có cây che bóng là 1: 22 và trên chè không có cây che
bóng là 1: 26.
Mật độ bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn, tập hợp bọ rùa và vật mồi ưa thích của
chúng (rệp muội nâu đen) trên chè có cây che bóng đều cao hơn trên chè không có
cây che bóng. Cụ thể, mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trung bình ở chè có cây che
bóng là 1,50 con/m2
, ở chè không có cây che bóng là 1,30 con/m2
(LSD0,05 = 0,12);
Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus trung bình ở công thức có cây che bóng là
1,21 con/m2
, ở công thức không có cây che bóng là 0,98 con/m2
(LSD0,05 = 0,14);
Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở công thức có cây che bóng là 2,93
con/m2
, ở công thức không có cây che bóng là 2,63 con/m2
(LSD0,05 = 0,20); Mật
độ rệp muội trung bình trên chè có cây che bóng là 49,5 con/m2
, ở công thức
không có cây che bóng là 38,7 con/m2
(LSD0,05 = 2,11). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ :
rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:33 và trên chè không có cây che
bóng là 1:30. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là
15
1:41và trên chè không có cây che bóng là 1:40. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội
nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:17 và trên chè không có cây che bóng là
1:15.
* Ảnh hưởng của cây che bóng đến hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng
bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của cây che bóng đến mối quan hệ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016
STT
Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật
mồi
Hệ số tƣơng quan (R)
Có che bóng
Không
che bóng
1. Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,91 -0,52
2.
Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh
vẩy
-0,47 -0,42
3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,80 -0,45
4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,90 -0,97
5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,92 -0,91
6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,95 -0,95
Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau
trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và
sâu hại phổ biến trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng cho thấy: Trên
chè có cây che bóng thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít
cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ
rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể
hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Trên chè không có cây che bóng các mối
tương quan thể hiện yếu hơn.
3.4.3. Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ và mối quan hệ của
một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến
* Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè
Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu
đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) và vật mồi ưa thích của nó là bọ trĩ (P. setiventris) trên
chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể, mật độ (O. sauteri) trung
bình trên nương chè chăm sóc tốt là 1,26 con/m2
, trên nương chè chăm sóc ít là 1,43
con/m2
(LSD0,05 = 0,07); Mật độ P. setiventris trung bình trên chè chăm sóc tốt là
32,8 con/m2
, trên nương chè chăm sóc ít là 42,7 con/m2
(LSD0,05 = 1,50). Tỷ lệ số
lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè chăm sóc tốt là 1:26 và
trên chè chăm sóc ít là 1:33.
16
Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi và mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trên chè
chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể, mật độ S. croceovittatus trung
bình trên chè chăm sóc tốt là 0,77 con/m2
, trên chè chăm sóc ít (1,26 con/m2
)
(LSD0,05 = 0,08); Mật tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè có chăm sóc tốt là
2,22 con/m2
, trên chè chăm sóc ít là 2,71 con/m2
(LSD0,05 = 0,12). Tỷ lệ số lượng bọ
xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè chăm sóc tốt là 1:3
và trên chè chăm sóc ít là 1:2.
Mật độ trung bình tập hợp bọ xít bắt mồi và rầy xanh trên chè chăm sóc tốt đều
thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên chè chăm tốt
là 3,10 con/m2,
trên nương chè ít chăm sóc là 3,34 con/m2
(LSD0,05 = 0,16); Mật độ
rầy xanh E. flavescens trung bình trên nương chè chăm sóc tốt là 52,4 con/m2
, trên
nương chè chăm sóc ít là 67,8 con/m2
(LSD0,05 = 3,50). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít
bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè chăm sóc tốt là 1:17 và trên chè chăm sóc ít là
1:20.
Mật độ bọ rùa đỏ M. Discolor, rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus, tập hợp bọ
rùa bắt mồi và rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm
sóc ít. Cụ thể, mật độ M. discolor trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 1,23
con/m2
, ở công thức chè chăm sóc ít là 1,53 con/m2
(LSD0,05 = 0,05). Mật độ M.
sexmaculatus trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 1,12 con/m2
, ở công thức
chè chăm sóc ít là 1,48 con/m2
(LSD0,05 = 0,06); Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung
bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 2,89 con/m2
, ở công thức chè chăm sóc ít (3,26
con/m2
) (LSD0,05 = 0,18); Mật độ rệp muội nâu đen trung bình ở chè chăm sóc tốt là
35,3con/m2
, ở công thức không chè ít chăm sóc là 52,7 con/m2
(LSD0,05 = 2,50). Tỷ
lệ số lượng bọ rùa bắt mồi: số lượng rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt là 1:19
và trên chè chăm sóc ít là 1:34. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè chăm
sóc tốt là 1:32 và trên chè chăm sóc ít là 1:37. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu
đen trên chè chè chăm sóc tốt là 1:12 và trên chè chăm sóc ít là 1:16.
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của biện pháp chăm sóc lên mối quan hệ giữa một số
loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ
STT
Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với
vật mồi
Hệ số tƣơng quan (R)
Chăm
sóc tốt
Chăm sóc ít
1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,86 -0,68
2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu
cánh vẩy -0,78 -0,71
3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,74 -0,38
4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,80 -0,96
5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,85 -0,85
6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,93 -0,91
17
Bọ xít bắt mồi và bọ rùa bắt mồi thể hiện vai trò khống chế rất sâu hại khác
nhau trên chè chăm sóc tốt và chăm sóc ít. Đối với bọ xít bắt mồi (hệ số tương
quan giữa bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập
hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh trên chè chăm sóc tốt đều có
giá trị tuyệt đối cao hơn trên chè chăm sóc ít; tức là trên chè chăm sóc tốt bọ xít
bắt mồi thể hiện vai trò khống chế vật mồi (sâu hại chè) tốt hơn trên chè chăm sóc
ít. Nhung đối với bọ rùa bắt mồi thì tùy loài lại thể hiện khác nhau. Mối quan hệ
giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt không chặt chẽ bằng
trên chè chăm sóc ít. Mối quan hệ giữa rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen như nhau ở
hai chế độ chăm sóc. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu
đen trên chè chăm sóc tốt chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít.
3.4.4. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ và mối quan hệ của một số
loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến
* Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và
vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè
Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu
đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trung trên nương chè hái san trật (1,04 con/m2
) thấp
hơn trên nương chè hái kĩ (1,82 con/m2
) (LSD0,05 = 0,07). Ngược lại, mật độ của
bọ trĩ (P. setiventris) trung bình trên chè hái san trật (38,5 con/m2
) cao hơn nương
chè hái kĩ (32,9 con/m2
) (LSD0,05 = 1,32). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt
mồi : số lượng bọ trĩ trên chè hái san trật là 1:37 và trên chè hái kĩ là 1:18.
Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trên chè hái
san trật là 0,78 con/m2
thấp hơn mật độ này trên chè hái kĩ (1,12 con/m2
) (LSD0,05
= 0,04). Ngược lại, mật độ của tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè hái san
trật là 3,08 con/m2
cao hơn mật độ này trên chè hái kĩ (2,04 con/m2
) (LSD0,05 =
0,12). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy
trên chè hái san trật là 1:4 và trên chè hái kĩ là 1:2.
Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè hái san trật là 2,63
con/m2
thấp hơn trên nương chè hái kĩ (3,56 con/m2
) (LSD0,05 = 0,15). Nhưng mật
độ rầy xanh E. flavescens trung trên nương chè hái san trật là 59,3 con/m2
cao hơn
trên nương chè hái kĩ (51,3 con/m2
) (LSD0,05 = 3,26). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít
bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè hái san trật là 1:23 và trên chè hái kĩ là 1:14.
Mật độ 2 loài bọ rùa theo dõi và mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè hái
san trật đều thấp hơn trên chè hái kĩ. Ngược lại, mật độ rệp muội nâu đen trên chè
hái san trật lại cao hơn trên chè hái kĩ. Cụ thể như sau: Mật độ bọ rùa đỏ M.
discolor trung bình ở công thức chè hái san trật là 1,37 con/m2
thấp hơn ở công
thức hái kĩ (1,42 con/m2
) (LSD0,05 = 0,05). Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus
18
trung bình ở công thức chè hái san trật là 0,93 con/m2
thấp hơn ở công thức chè
hái kĩ (1,43 con/m2
) (LSD0,05 = 0,06). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi ở công thức
chè hái san trật là 2,79 con/m2
thấp hơn ở công thức chè hái kĩ (3,11 con/m2
)
(LSD0,05 = 0,15). Mật độ của rệp muội nâu đen hại chè T. aurantii trung bình qua
trên chè hái san trật là 55,9 con/m2
cao hơn ở công thức hái kĩ (36,5 con/m2
)
(LSD0,05 = 1,68). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật
là 1:41 và trên chè hái kĩ là 1:26. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè
hái san trật là 1:60 và trên chè hái kĩ là 1:25. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu
đen trên chè hái san trật là 1:20 và trên chè hái kĩ là 1:12.
* Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng
bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè
Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác
nhau trên chè hái san trật và chè hái kĩ. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ
biến trên chè hái san trật và chè hái kĩ cho thấy: Trên chè hái kĩ thì mối quan hệ
giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp
sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen
và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch rất
chặt. Trên chè hái san trật các mối tương quan thể hiện yếu hơn (Bảng 3.20).
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của kĩ thuật hái chè lên mối quan hệ giữa một số loài
côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè
tại Phú Thọ năm 2016
STT
Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với
vật mồi
Hệ số tƣơng quan (R)
Hái san trật Hái kĩ
1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,61 -0,79
2.
Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu
cánh vẩy
-0,75 -0,82
3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,54 -0,49
4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,78 -0,88
5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,74 -0,87
6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,87 -0,92
3.4.5. Ảnh hưởng của biện pháp đốn lên mật độ và mối quan hệ của một số loài
côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến
* Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và
sâu hại trên chè
19
Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016, mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O.
sauteri) trung bình trên nương chè đốn đau (1,65 con/m2
) thấp hơn trên nương chè
đốn phớt (2,16 con/m2
) (LSD0,05 = 0,09). Nhưng mật độ của bọ trĩ (P. setiventris)
trung bình trên chè đốn đau (21,8 con/m2
) cao hơn nương chè đốn phớt (16,3
con/m2
) (LSD0,05 = 0,85). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ
trĩ trên chè đốn đau là 1:13 và trên chè đốn phớt là 1:8.
Tương tự, mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình
trên chè đốn đau là 0,62 con/m2
thấp hơn so mật độ này trên chè đốn phớt (0,84
con/m2
) (LSD0,05 = 0,04). Ngược lại mật độ của tập hợp sâu cánh vẩy hại chè trung
bình trên chè đốn đau là 1,48 con/m2
cao hơn trên chè đốn phớt (1,16 con/m2
)
(LSD0,05 = 0,06). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp
sâu cánh vẩy trên chè đốn đau là 1:3 và trên chè đốn phớt là 1:2.
Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè đốn đau là 3,76
con/m2
thấp hơn trên nương chè đón phớt (4,28 con/m2
) (LSD0,05 = 0,21). Trái lại,
mật độ rầy xanh E. flavescens trung bình trên nương chè đốn đau là 48,22 con/m2
cao hơn trên nương chè đốn phớt (39,40 con/m2
) (LSD0,05 = 1,56). Tỷ lệ số lượng
tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè đốn đau là 1:13 và trên chè đốn
phớt là 1:9.
Đối với nhóm bọ rùa bắt mồi thì mật độ 2 loài theo dõi và tập hợp bọ rùa bắt
mồi trên chè đốn đau đều thấp hơn trên chè đốn phớt. Nhưng đối với vật mồi ưa
thích của chúng thì ngược lại. Cụ thể, mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trung bình ở
chè đốn đau là 1,25 con/m2
thấp hơn ở chè đốn phớt (2,81 con/m2
) (LSD0,05 =
0,10). Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus trung bình ở chè đốn đau (1,33
con/m2
) thấp hơn ở chè đốn phớt (2,75 con/m2
) (LSD0,05 = 0,12). Mật độ tập hợp
bọ rùa bắt mồi trung bình ở chè đốn đau là 2,98 con/m2
thấp hơn ở chè đốn phớt
(6,06 con/m2
) (LSD0,05 = 0,22). Mật độ của rệp muội nâu đen hại chè T. aurantii
trung bình trên chè đốn đau là 38,32 con/m2
cao hơn ở chè đốn phớt (13,32
con/m2
) (LSD0,05 = 0,68). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè đốn
đau là 1:31 và trên chè đốn phớt là 1:30. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen
trên chè đốn đau là 1:29 và trên chè đốn phớt là 1:5. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp
muội nâu đen trên chè đốn đau là 1:13 và trên chè đốn phớt là 1:2.
* Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn chè lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng
bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè
20
Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của kĩ thuật đốn chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016
STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật
mồi
Hệ số tƣơng quan (R)
Đốn đau Đốn phớt
1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,49 -0,71
2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh
vẩy -0,81 -0,83
3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,29 -0,71
4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,47 -0,92
5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,63 -0,79
6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,65 -0,89
Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác
nhau trên chè đốn đau và chè đốn phớt. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ
biến trên chè đốn đau và đốn phớt cho thấy: Trên chè đốn phớt thì mối quan hệ
giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp
sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi rầy xanh, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ
rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen
thể hiện là tương quan nghịch chặt và rất chặt. Trên chè đốn đau các mối tương
quan thể hiện yếu hơn.
* Ảnh hưởng của thời gian đốn lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi
và sâu hại phổ biến trên chè
Mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trung bình trong 3 tháng đầu
năm (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2016) trên nương chè đốn sớm (2,38 con/m2
) cao
hơn trên nương chè đốn muộn (1,83 con/m2
) (LSD0,05 = 0,23). Nhưng trong 3
tháng tiếp theo thì mật độ này không khác nhau, trên chè đốn sớm là 1,88 con/m2
và đốn muộn là 1,71 con/m2
(LSD0,05 = 0,35). Đối với bọ trĩ (P. setiventris) thì
cũng chia thành 2 giai đoạn tương tự. Trong 3 tháng đầu năm. mật độ này trên
nương chè đốn sớm (9,4 con/m2
) cao hơn trên nương chè đốn muộn (8,5 con/m2
)
(LSD0,05 = 0,45) nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì không khác, mật độ này trên chè
đố sớm là 28,7 con/m2
và đốn muộn là 28,8 con/m2
(LSD0,05 = 0,28). Tỷ lệ số
lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trong giai đoạn từ tháng 1 đến
tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:4 và trên chè đơn muộn là 1:5. Trong giai đoạn từ
tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:15 và trên chè đốn muộn là
1:17.
Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trong 3
tháng đầu năm trên nương chè đốn sớm (1,10 con/m2
) cao hơn trên nương chè đốn
muộn (0,91 con/m2
) (LSD0,05 = 0,02). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì không
21
khác nhau, mật độ này trên chè đốn sớm là 0,64 con/m2
và đốn muộn là 0,65
con/m2
(LSD0,05 = 0,36). Đối với tập hợp sâu cánh vẩy thì cũng chia thành 2 giai
đoạn tương tự. Trong 3 đầu năm, mật độ này trên nương chè đốn sớm (2,15
con/m2
) cao hơn trên nương chè đốn muộn (1,88 con/m2
) (LSD0,05 = 0,20) nhưng
trong 3 tháng tiếp theo thì không khác nhau trên hai công thức, mật độ này trên
chè đố sớm là 3,47 con/m2
và đốn muộn là 3,37 con/m2
(LSD0,05 = 0,32). Tỷ lệ số
lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trong giai đoạn
từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:2 và trên chè đốn muộn là 1:2. Trong
giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:5 và trên chè đốn
muộn là 1:6.
Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trong 3 tháng đầu năm trên nương
chè đốn sớm (4,76 con/m2
) cao hơn trên nương chè đốn muộn (4,05 con/m2
)
(LSD0,05 = 0,33). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì không khác nhau, mật độ này
trên chè đốn sớm là 3,48 con/m2
và đốn muộn là 3,15 con/m2
(LSD0,05 = 0,49). Đối
với mật độ rầy xanh E. flavescens thì cũng chia thành 2 giai đoạn tương tự. Trong
3 tháng đầu năm, mật độ này trên nương chè đốn sớm (33,64 con/m2
) cao hơn trên
nương chè đốn muộn (23,92 con/m2
) (LSD0,05 = 5,26), nhưng trong 3 tháng tiếp
theo thì không khác nhau, mật độ này trên chè đốn sớm là 57,92 con/m2
và đốn
muộn là 58,64 con/m2
(LSD0,05 = 3,82). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số
lượng rầy xanh trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:7 và
trên chè đốn muộn là 1:6. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn
sớm tỷ lệ này là 1:17 và trên chè đốn muộn là 1:19.
Mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trong 6 tháng theo dõi trên chè đốn sớm đều
cao hơn trên chè đốn muộn. Cụ thể trung bình trong 3 đầu năm mật độ này trên
chè đốn sớm là 4,78 con/m2
, trên nương chè đốn muộn là 1,09 con/m2
(LSD0,05 =
1,54). Và trong 3 tháng tiếp theo lần lượt là 3,29 con/m2
, 1,48 con/m2
(LSD0,05 =
1,17). Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus trong 6 tháng theo dõi trên chè đốn
sớm đều cao hơn trên chè đốn muộn. Cụ thể trung bình trong 3 đầu năm, mật độ
này trên nương chè đốn sớm là 5,80 con/m2
, trên nương chè đốn muộn là 1,27
con/m2
(LSD0,05 = 2,15). Và 3 tháng tiếp lần lượt là 3,74 con/m2
, 1,38 con/m2
(LSD0,05 = 1,37). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trong 6 tháng theo dõi trên chè
đốn sớm đều cao hơn trên chè đốn muộn. Cụ thể trung bình trong 3 đầu năm, mật
độ này trên nương chè đốn sớm là 11,08 con/m2
cao hơn trên nương chè đốn muộn
(2,76 con/m2
) (LSD0,05 = 3,58). Và trong 3 tháng tiếp theo lần lượt là 7,52 con/m2
,
3,26 con/m2
(LSD0,05 = 2,10).
Trong khi đó, đối với mật độ của rệp muội nâu đen hại chè T. aurantii thì
chia thành 2 giai đoạn. Trong 3 đầu năm, mật độ này trên nương chè đốn sớm
22
(88,0 con/m2
) cao hơn trên nương chè đốn muộn (67,67 con/m2
) (LSD0,05 = 6,80).
Nhưng trong 3 tháng tiếp theo 2016 thì mật độ này không khác nhau, mật độ này
trên chè đốn sớm là 52,17 con/m2
và đốn muộn là 54,50 con/m2
(LSD0,05 = 3,67).
Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng
3, trên chè đốn sớm là 1:18 và trên chè đốn muộn là 1:62. Trong giai đoạn từ tháng
4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:16 và trên chè đốn muộn là 1:37. Tỷ
lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè
đốn sớm là 1:15 và trên chè đốn muộn là 1:53. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến
tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:14 và trên chè đơn muộn là 1:39. Tỷ lệ
Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè
đốn sớm là 1:8 và trên chè đốn muộn là 1:25. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng
6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:7 và trên chè đơn muộn là 1:17.
* Ảnh hưởng của thời gian đốn lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng
bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè
Bảng 3.24 . Ảnh hƣởng của thời gian đốn lên mối quan hệ giữa một số loài
côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm
2016
STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật
mồi
Hệ số tƣơng quan (R)
Đốn sớm Đốn muộn
2 Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi - bọ trĩ -0,84 -0,78
1 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi - tập hợp sâu cánh vẩy -0,95 -0,93
3 Tập hợp bọ xít bắt mồi- rầy xanh -0,72 -0,56
5 Bọ rùa đỏ - rệp muội nâu đen -0,75 -0,64
6 Bọ rùa 6 vằn – rệp muội nâu đen -0,76 -0,53
7 Tập hợp bọ rùa bắt mồi - rệp muội nâu đen -0,72 -0,62
Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác
nhau trên chè đốn sớm và chè đốn muộn. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại
phổ biến trên chè đốn sớm và chè đốn muộn cho thấy: trên chè đốn sớm thì mối
quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi
với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội, bọ rùa 6 vằn với rệp muội âu
đen thể hiện là tương quan nghịch chặt và rất chặt. Trên chè đốn muộn các mối
tương quan thể hiện yếu hơn.
3.4.6. Ảnh hưởng của thuốc hóa học
23
Thời gian tác động của thuốc trừ rầy Mopride 20WP ngắn hơn Victory 585
EC và Actador 100WP. Đây là cơ sở để khuyến cáo nông dân lựa chọn thuốc phù
hợp đảm bảo an toàn cho sản phẩm chè.
Tập hợp bọ rùa bị giảm số lượng rất nhanh sau khi phun thuốc. Tại thời điểm
5 – 10 ngày sau phun thuốc mật độ bọ rùa giảm xuống rất thấp chỉ bằng 5 – 20%
so với trước khi phun.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
1. Tại Phú Thọ đã ghi nhận 56 loài côn trùng gây hại trên chè thuộc 8 bộ và
3 họ. Trong đó ghi nhận mới 3 loài sâu hại chè cho tỉnh Phú Thọ gồm: Sâu đo
Biston suppressaria Guence, Bọ nẹt xanh không gai Chalcocelis albigutata
Snellen và Sâu cuốn lá Archips sp. Có 3 loài gây hại xuất hiện phổ biến là rầy
xanh E. flavescens, bọ trĩ P. setiventris, rệp muội nâu đen T. aurantii. Rầy xanh có
2 cao điểm là tháng 5 và tháng 9. Bọ trĩ có 1 cao điểm vào tháng 8. Rệp muội xuất
hiện nhiều vào mùa khô và không có cao điểm rõ ràng
2. Tại Phú Thọ ghi nhận 51 loài côn trùng bắt mồi trên chè thuộc 7 bộ và 15
họ. Trong đó, có 1 loài được mô tả mới cho khoa học (Polistes communalis
Nguyen, Vu & Carpenter, 2017), 4 loài bắt mồi ghi nhận mới trên chè tại Phú Thọ
gồm C. lividipennis Reuter, P. peramatus Uhler, A. spinidens Fabricius, O. sauteri
(Poppius). Có 4 loài xuất hiện phổ biến gồm Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S.
croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi O. sauteri (Poppius), bọ rùa 6
vằn M. sexmaculatus (Fabricius) và bọ rùa đỏ M. discolor (Fabricius).
3. Mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi thường cao nhất vào tháng 6, sau
đó lại giảm dần và thấp nhất vào tháng 12. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi xuất hiện quanh
năm trên chè, có hai điểm cao vào tháng 5 và tháng 10 và mật độ tập hợp bọ xít
bắt mồi có 1 điểm cao vào tháng 7 - 8. Bọ rùa đỏ xuất hiện quanh năm trên nương
chè với mật độ khác nhau, có 2 điểm cao vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm. Bọ
rùa 6 vằn không có sự biến động nhiều giữa các tháng trong năm, chúng luôn duy
trì quần thể ở mật độ không cao và đạt mật độ lớn hơn ở các tháng cuối năm và tập
hợp bọ rùa bắt mồi có 1 đỉnh cao vào tháng 9 hàng năm
4. Trong 3 năm nghiên cứu, từ tháng 5 đến tháng 10 bọ xít nâu đen nhỏ bắt
mồi O. sauteri có mối tương quan nghịch rất chặt với bọ trĩ (R từ -0,69 đến -0,92),
từ tháng 4 đến tháng 9 bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus có mối tương
quan nghịch rất chặt với sâu cánh vẩy (R từ -0,62 đến -0,89) và tập hợp bọ xít bắt
mồi có mối tương quan rất chặt với rầy xanh (R từ -0,77 đến –0,88). Từ tháng 4
đến tháng 7, bọ rùa đỏ M. discolor có mối tương quan nghịch rất chặt với rệp muội
24
nâu đen (R từ -0,81 đến -0,93), bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus có mối tương quan
nghịch rất chặt với rệp muội nâu đen (R từ -0,81 đến -0,92).
5. Các yếu tố giống, cây che bóng, kĩ thuật hái chè, kĩ thuật đốn chè, thời
gian đốn và thuốc hóa học có tác động đến mật độ côn trùng gây hại, côn trùng bắt
mồi phổ biến trên chè. Mật độ 2 loài bọ xít bắt mồi O. sauteri và S. croceovittatus
cao nhất được tìm thấy trên giống Trung Du, trên chè hái kĩ, trên chè đốn phớt.
Đối với yếu tố cây che bóng, mật độ O. Sauteri trên chè có cây che bóng cao hơn
trên chè không có cây che bóng nhưng mật độ S. Croceovittatus không có sự sai
khác. Đối với 2 loài bọ rùa bắt mồi, mật độ M. Discolor và M. Sexmaculatus trên
giống lai (LDP1, LDP2), trên chè có cây che bóng, trên chè hái kĩ, trên chè đốn
phớt là cao nhất. Mật độ cả 4 loài bắt mồi trên đều có sự khác nhau ở 3 tháng đầu
năm nhưng không khác nhau ở 3 tháng tiếp theo trên chè đốn sớm và đốn muộn.
6. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng
đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, bọ rùa
đỏ, bọ rùa 6 vằn và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương
quan nghịch, chặt và rất chặt trên giống lai (LDP1, LDP2), giống TRI777, trên chè
có cây che bóng, trên chè chăm sóc tốt, trên chè hái kĩ, trên chè đốn phớt và trên
chè đốn sớm. Trên chè không có cây che bóng, chè chăm sóc ít, chè hái san trật,
chè đốn đau và trên chè đốn muộn các mối tương quan này thể hiện không chặt và
yếu.
Đề nghị
Đề nghị tiếp tục nghiên cứu biện pháp khích lệ, nhân nuôi, thả bổ sung một
số loài côn trùng có vai trò quan trọng trong khống chế sâu hại chè như bọ xít cổ
ngỗng đen bắt mồi (Sycanus croceovittatus Dohrn), bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi
Orius sauteri (Poppius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và bọ
rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius).
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Ghi nhận mới 3 loài sâu hại trên chè ở Phú Thọ. Đây là công trình đầu tiên
nghiên cứu tương đối đầy đủ thành phần loài côn trùng bắt mồi tại Phú Thọ và ghi
nhận mới 5 loài côn trùng bắt mồi trên chè ở Việt Nam, trong đó mô tả 1 loài mới
cho khoa học là Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017
Lần dầu tiên cung cấp các dẫn liệu về mối quan hệ giữa một số loài côn
trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố
sinh thái lên mối quan hệ này tại điểm nghiên cứu. Bổ sung một số dẫn liệu mới về
biến động số lượng của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên (2015). Nghiên cứu bước đầu
thành phần bọ rùa, bọ xít bắt mồi và mối quan hệ giữa một số loài bắt mồi phổ biến với sâu hại trên
cây chè ở Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hội nghị
khoa học toàn quốc lần thứ 6, trang 1712 – 1718.
2. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên, Bùi Ngân Tâm (2017). Ảnh
hưởng của cây che bóng đến mật độ của các loài côn trùng bắt mồi, sâu hại chính trên chè và mối
quan hệ giữa bọ rùa với rệp hại chè tại Phú Thọ. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 7, trang 1949 – 1953.
3. Lien Thi Phuong Nguyen, Thuong Thi Vu, John X. Q. Lee and James M. Carpenter (2017).
Taxonomic notes on the Polistesstigma group (Hymenoptera, Vespidae: Polistinae) from continental
Southeast Asia, with descriptions of three new species and a key to species. Raffles bulletin of Zoology
Journal, No. 65: 269 – 279.
4. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên, Hoàng Gia Minh (2017).
Hiệu quả phòng trừ rầy xanh của một số thuốc trừ sâu thường dùng và ảnh hưởng của chúng đến
tập hợp thiên địch trên chè tại Phú Thọ. Báo cáo khoa học hội nghị Côn trùng quốc gia lần thứ 9,
trang 710 – 714.
5. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam (2017). Diễn biến mật độ một số côn trùng bắt mồi phổ biến
và vật mồi của chúng trên chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ năm 2016. Tạp chí bảo vệ thực vật số 6, trang 28 –
31.
6. Vu Thi Thuong, Hoang Gia Minh, Truong Xuan Lam, Nguyen Thi Phuong Lien (2018). Effect of
Tea Cultivar on Density of some Predatory Insects and their Preys in Phu Tho Province, Vietnam.
Biological Forum – An International Journal. No. 10(1): 33 – 36.
7. Vũ Thị Thương, Hoàng Gia Minh, Lưu Thị Uyên, Bùi Ngân Tâm, Phạm Tiến Duật (2018). Đánh
giá khả năng khống chế rệp muội nâu đen của một số loài bọ rùa bắt mồi phổ biến trên chè tại Phú Thọ
thông qua hệ số tương quan và phương trình hồi qui. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh
học ở Việt Nam, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3.
8. Hoang Gia Minh, Vu Thi Thuong (2018). Community composition of predatory bugs (Hemiptera)
and their relationship with major insect pests on green Tea (CAMELLIA SINENSIS L.) plantation in Phu
Tho province. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, hội nghị khoa học
toàn quốc lần thứ 3.

Contenu connexe

Tendances

Pop bao caohien-trang-final_print-1
Pop bao caohien-trang-final_print-1Pop bao caohien-trang-final_print-1
Pop bao caohien-trang-final_print-1
Duy Vọng
 
Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học
Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học
Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học
Tài liệu sinh học
 
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh họcSinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
dovanvinh
 
đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)
Bình Trà Nhỏ
 
C05143 tech and app - cnsh
C05143 tech and app - cnshC05143 tech and app - cnsh
C05143 tech and app - cnsh
Duy Vọng
 

Tendances (20)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Phân Bón Đến Sinh Trưởng Và Năng Suất Quả Trám Trắng...
 
Pop bao caohien-trang-final_print-1
Pop bao caohien-trang-final_print-1Pop bao caohien-trang-final_print-1
Pop bao caohien-trang-final_print-1
 
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng NaiĐánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
Đánh giá nhận thức môi trường tại Khu DTSQ Đồng Nai
 
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAYLuận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
Luận văn: Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, HAY
 
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí DũngĐa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
Đa Dạng Sinh Học By Phạm Trí Dũng
 
Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học
Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học
Ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai đến bảo tồn đa dạng sinh học
 
Luận án: Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá, HAYLuận án: Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá, HAY
Luận án: Nghiên cứu đa dạng của họ bọ cánh cứng ăn lá, HAY
 
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh họcSinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
Sinh vật ngoại lai làm suy giam đa dạng sinh học
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lôngNghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật gây trồng Bương lông
 
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên sinh trưởng của Vi khuẩn lam
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên sinh trưởng của Vi khuẩn lamTác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên sinh trưởng của Vi khuẩn lam
Tác dụng ức chế của cao chiết cây Mần lên sinh trưởng của Vi khuẩn lam
 
Giá trị của đa dạng loài
Giá trị của đa dạng loàiGiá trị của đa dạng loài
Giá trị của đa dạng loài
 
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt NamSinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Luận văn: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếmLuận văn: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
Luận văn: Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
 
đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)
 
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAYLuận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
Luận văn: Xử lý phân gà thành phân bón hữu cơ vi sinh, HAY
 
C05143 tech and app - cnsh
C05143 tech and app - cnshC05143 tech and app - cnsh
C05143 tech and app - cnsh
 
Contrungnongnghiep
ContrungnongnghiepContrungnongnghiep
Contrungnongnghiep
 
Da dang sinh hoc
Da dang sinh hocDa dang sinh hoc
Da dang sinh hoc
 
Cnsh thay tam
Cnsh thay tamCnsh thay tam
Cnsh thay tam
 

Similaire à Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè

Đề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngưĐề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngư
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè (20)

Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
Xác định thời gian thu hoạch sâu chết để thu nhận virus npv trên sâu khoang ă...
 
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm AmanitaceaeLuận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
 
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
[Luanvandaihoc.com] Xử Lý Ô Nhiễm Đất Do Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
 
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tác động làm tăng năng suất, chất lượng ...
 
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
 
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành công nghệ sinh học, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành công nghệ sinh học, HAYBÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành công nghệ sinh học, HAY
BÀI MẪU luận văn thạc sĩ ngành công nghệ sinh học, HAY
 
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm AmanitaceaeLuận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
 
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAYSự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
 
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
Giáo trình trồng trọt đại cương - Đặng Văn Minh;Đỗ Tuấn Khiêm;Nguyễn Ngọc Nôn...
 
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợ...
 
Đề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngưĐề tài nấm bào ngư
Đề tài nấm bào ngư
 
Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Tại Tỉn...
Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Tại Tỉn...Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Tại Tỉn...
Đặc Điểm Ngộ Độc Do Ăn Nấm Độc Và Hiệu Quả Một Số Giải Pháp Can Thiệp Tại Tỉn...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đêThực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm giun truyền qua đất ở người ê đê
 
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạcSử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
 
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
 
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...
Nghiên cứu thành phần các loài sâu hại và đề xuất các biện pháp quản lý sâu h...
 
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
Độc tố trong thức ăn chăn nuôi - GS.TS Đậu Ngọc Hào;GS.TS Từ Quang Hiển;TS. L...
 
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
Giáo trình trồng nấm mộc nhĩ nghề Trồng và nhân giống nấm - Huỳnh Thị Kim Cúc...
 
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
Khảo sát ảnh hưởng của một số loại phân bón lên tính chất đất và sự sinh trưở...
 
Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc thang 9/2012 danh cho sv
Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho svGiáo trinh an toan lao dong hoa hoc  thang 9/2012 danh cho sv
Giáo trinh an toan lao dong hoa hoc thang 9/2012 danh cho sv
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Dernier

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Dernier (20)

bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 

Luận án: Mối quan hệ của côn trùng bắt mồi với sâu hại cây chè

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ------------------------------------ Vũ Thị Thƣơng NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC LOÀI CÔN TRÙNG BẮT MỒI VỚI SÂU HẠI TRÊN CÂY CHÈ Ở PHÚ THỌ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN CHÚNG Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC Mã số: 9 42 01 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HÀ NỘI – 2018
  • 2. Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trƣơng Xuân Lam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Phƣơng Liên Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện Khoa học và Công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ...... giờ ….. ngày ….... tháng .....năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại : - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  • 3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Những nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được tiến hành từ những năm đầu thế kỉ XX (Du Pasquier, 1932). Nhưng nghiên cứu về thành phần thiên địch của sâu hại chè thì chỉ mới bắt đầu từ cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI (Nguyễn Văn Thiệp, 1998; Lê Thị Nhung, 2002; Phạm Văn Lầm và nnk, 2003, 2005, 2007a, 2007b, 2008, 2011, Phạm Văn Lầm, 2013…). Tuy nhiên các tác giả chưa nghiên cứu mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái cơ bản lên mối quan hệ đó. Trong công tác phòng chống sinh vật hại để bảo vệ cây chè thì nhu cầu sử dụng hóa chất, phân bón và các chất điều tiết sinh trưởng vẫn không ngừng gia tăng và trở thành một thói quen của người nông dân. Việc gia tăng quá mức số lần sử dụng thuốc trừ sâu hoá học không chỉ tiêu diệt các loài sâu hại chè mà còn làm xuất hiện nhiều loài sâu hại nguy hiểm khác, một số loài sâu hại thứ yếu gia tăng số lượng và trở thành các loài hại chủ yếu, làm suy giảm tài nguyên thiên địch của sâu hại trong tự nhiên. Qui trình Viet GAP trên chè được công bố lần đầu tiên năm 2008, trong đó nêu rõ ưu tiên sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), trong đó việc sử dụng biện pháp sinh học luôn luôn được khuyến khích. Trước yêu cầu của thực tiễn và khoa học như trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Luận án đã thống kê, cập nhật thành phần loài côn trùng hại và côn trùng bắt mồi tại 9 huyện trồng chè của tỉnh Phú Thọ. Luận án cung cấp dẫn liệu khoa học về diễn biến mật độ của một số sâu hại và côn trùng bắt mồi chính trên chè từ 2014 – 2016. Ý nghĩa thực tiễn: Các dẫn liệu thu được là cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ, duy trì và nhân thả các loài côn trùng bắt mồi trong phòng chống sâu hại chè ở vùng nghiên cứu. 3. Mục đích của đề tài Nghiên cứu thành phần, diễn biến mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi chính trên chè, khả năng khống chế sâu hại của một số loài côn trùng bắt mồi chính, ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi chính và mối quan hệ giữa chúng, xây dựng tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho lĩnh vực canh tác bền vững quản lý dịch hại chè tổng hợp. 4. Cấu trúc của luận án Luận án gồm 145 trang đánh máy khổ A4, gồm 27 bảng biểu, 15 hình được chia thành các chương, mục như sau: Phần mở đầu: 3 trang; Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu: 28 trang; Chương 2: Nội dung và phương pháp
  • 4. 2 nghiên cứu: 14 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 84 trang; Kết luận và đề nghị: 2 trang; Tài liệu tham khảo: 14 trang, gồm 155 tài liệu tham khảo trong đó 48 tài liệu tiếng Việt, 101 tài liệu tiếng nước ngoài và 6 tài liệu internet. Chƣơng 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Về mặt lý thuyết thì mọi hệ sinh thái đều có cơ chế tự nhiên để thiết lập trạng thái cân bằng của chúng. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, dưới sự tác động của con người đặc biệt là phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thành phần và cấu trúc hệ sinh thái đồng ruộng luôn bị thay đổi, làm phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên của sinh quần. Nhưng dựa trên cơ chế đấu tranh sinh học, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các loài côn trùng bắt mồi để khống chế mật độ sâu hại trên sinh quần đồng ruộng, giảm thiểu sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật để canh tác một cách bền vững. Về mặt thực tiễn thì xu hướng canh tác bền vững trong đó sử dụng biện pháp sinh học là vấn đề then chốt, đã có từ rất lâu và đang rất được chú trọng, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả trong nước và trên thế giới. Trước yêu cầu của thực tiễn và khoa học, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thành phần, mối quan hệ của các loài côn trùng bắt mồi với sâu hại trên cây chè ở Phú Thọ và ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên chúng”. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới * Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè Các kết quả nghiên cứu về thành phần sâu hại chè đã được công bố rất nhiều và tập trung chủ yếu vào cuối thế kỷ XX. Các loài dịch hại (rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe, các loài sâu bộ cánh vẩy ăn lá chè, bọ xít muỗi Helopeltis theivora Waterhouse …) gây nên tổn thất 50 – 55% năng suất trên các nương chè ở Nam Phi (Rattan, 1992; Sivapalan và Delucchi, 1973). Sivapalan et al., 1997a, 1997b ghi nhận trên chè Ấn Độ có 200 loài sâu hại. Trong đó có 4 loài sâu và nhện hại chính: (Empoasca flavescens Fabricius, Physothrips setiventris Bagnall, Helopeltis thervora Waterhouse, Oligonychus coffeae Nietner). Sau đó các tác giả đi sâu nghiên cứu biến động mật độ 4 loài hại chính nói trên * Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè Những ghi nhận đầu tiên về côn trùng bắt mồi trên chè là năm 1903 (Theo CABI, 1997) bởi Watt và Mann. Hai tác giả này đã phát hiện 2 loài ăn bọ xít muỗi hại chè là Melamphaus sp. và Sycanus sp. Các tác giả thường nghiên cứu từng
  • 5. 3 nhóm thiên địch của 1 đối tượng sâu hại cụ thể. Xie (1993) đã tiến hành nghiên cứu côn trùng ăn rệp hại chè ở Gruzin. Muraleedharan và Radhakrishnan (1986, 1988), Muraleedharan (1992a, 1992b) nghiên cứu côn trùng ăn rệp hại chè ở Ấn Độ. Chen (1988), Cheazeau (1993), Barboka (1994), Wang và Tasai (2001), Zhang và Wang (1992), Gutierrez và Bonato (1994) nghiên cứu côn trùng ăn sâu hại bộ cánh vẩy. Theo Barboka (1994) nghiên cứu thiên địch của Homona coffearia Nietner. Ananthakrishnan (1984) và Sannigrahi và Mukopadhyay (1992) nghiên cứu côn trùng ăn bọ trĩ hại chè ở Srilanka. Somnath và Rahman (2014) nghiên cứu nhóm bọ rùa bắt mồi trên chè tại Ấn Độ. * Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè Somnath et al. (2010) nghiên cứu mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp. Somnath và Rahman (2014), Chowdhury et al. (2008) nghiên cứu mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rầy, rệp. Nitin et all. (2017) đã mối quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng bắt mồi Sycanus galbanus Distant với sâu cánh vẩy trong phòng thí nghiệm. * Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ của chúng trên chè Các công trình đã công bố trên thế giới tập trung nhiều ở hai nước Trung Quốc và Ấn Độ và rải rác các công bố khác của một số nước như Banglades, Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản…Các tác giả chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên biến động mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi, ít nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến mối quan hệ côn trùng bắt mồi với vật mồi của chúng. 1.2.2. Những nghiên cứu trong nước * Những nghiên cứu về thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài sâu hại phổ biến trên chè Các tác giả nghiên cứu nhiều vấn đề này là Nguyễn Khắc Tiến, 1969, 1986, 1994; Nguyễn Văn Hùng, 1988; Nguyễn Văn Thiệp, 1998, 2000, Lê Thị Nhung, 2002, Phạm Văn Lầm và nnk, 2003, 2005, 2007a, 2007b, 2008, 2011, Phạm Văn Lầm, 2013 ghi nhận nhiều nhất là 40 loài côn trùng bắt mồi trên chè. Các loài sâu hại chính: rầy xanh, bọ trĩ, rệp muội nâu đen, sâu bộ cánh vẩy ăn lá chè. * Những nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi và diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè Người đầu tiên nghiên cứu về thiên địch trên chè là Nguyễn Văn Thiệp, 1998, 2000, ông công bố có 13 loài thiên địch của sâu hại chè ở Phú Hộ trong đó có 6 loài thiên địch chủ yếu của sâu hại chè gồm 4 loài nhện, 1 loài bọ xít bắt mồi và 1 loài kiến đen nhỏ. Năm 2002, tác giả Lê Thị Nhung công bố giai đoạn 1996 – 1999, tại các nương chè Phú Thọ ghi nhận 79 loài thiên địch. Tác giả Phạm Văn
  • 6. 4 Lầm (2013) ghi nhận 113 loài thiên địch, đã định danh được 56 loài thiên địch trong đó có 37 loài côn trùng bắt mồi. * Những nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè Cho đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nhóm thiên địch bắt mồi trên các cây trồng khác như đậu tương, lạc, rau, lúa ngô… nhưng các nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên cây chè thì chưa được nghiên cứu nhiều. Các nghiên cứu về thiên địch trên các cây trồng khác bắt đầu từ rất sớm nhưng trên cây chè mới bắt đầu vào những năm cuối thế kỉ 20, tuy nhiên chủ yếu mới bước đầu nghiên cứu về thành phần thiên địch và đề xuất phương hướng quản lý tổng hợp dịch hại chè. Đến những năm đầu của thế kỉ XXI, qui trình quản lý tổng hợp dịch hại chè được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu này chỉ đề xuất các biện pháp cần thực hiện trong qui trình IPM trên chè, trong đó có đề xuất biện pháp bảo vệ và thúc đẩy thiên địch trên nương chè, nhưng chưa có các công bố chi tiết về đặc điểm sinh học, phương pháp bảo vệ, sử dụng thiên địch. * Những nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè Nguyễn Văn Thiệp, 1998, 2000, Lê Thị Nhung (2002) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, thời tiết, giống, cây che bóng, kĩ thuật đốn, kĩ thuật hái, thuốc hóa học, chế độ canh tác, địa hình đến mật độ sâu hại và thiên địch chưa nghiên cứu sự ảnh hưởng đến mối quan hệ côn trùng bắt mồi với vật mồi. Nhận xét chung các nghiên cứu ở Việt Nam Nhìn chung tại Việt Nam các nghiên cứu về thành phần côn trùng và biến động số lượng các loài sâu hại phổ biến trên chè đã được nghiên cứu rất chi tiết bởi các tác giả Nguyễn Văn Thiệp (2000) và Lê Thị Nhung (2002). Tuy nhiên các nghiên cứu về côn trùng bắt mồi còn rất hạn chế, các kết quả đã công bố chỉ tập trung nghiên cứu thành phần và diễn biến mật độ tập hợp thiên địch mà chưa nghiên cứu từng đối tượng cụ thể. Nghiên cứu về ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái như giống, cây che bóng, kĩ thuật hái chè, kĩ thuật đốn, thời gian đốn...cũng bước đầu được nghiên cứu bởi các tác giả nói trên. Tuy nhiên các công trình đã công bố chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên biến động số lượng mật độ sâu hại chè mà chưa có công trình nào nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái lên biến động mật độ các loài côn trùng bắt mồi và đặc biệt là ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đó đến mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng là sâu hại trên chè.
  • 7. 5 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các loài sâu hại trên chè, đặc biệt là nhóm sâu hại phổ biến. Các loài côn trùng bắt mồi đặc biệt là một số loài côn trùng phổ biến trên chè. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 12/2017 - Thực hiện điều tra thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi tại 9 huyện của tỉnh và bố trí thực nghiệm tại Hạ Hòa, Yên Lập, tỉnh Phú Thọ - Phân loại, định danh các loài sâu hại và thiên địch tại Phòng Sinh thái côn trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ xuất hiện và diễn biến mật độ của một số loài hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và vật mồi của chúng, diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu. - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (giống chè, cây che bóng, biện pháp chăm sóc, kĩ thuật hái chè, biện pháp đốn chè, thuốc hóa học) lên sâu hại, côn trùng bắt mồi và mối quan hệ giữa chúng trên chè tại địa điểm nghiên cứu. 2.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu gồm 5 giống chè LDP1, LDP2, PH1, Trung Du và TRI777. Dụng cụ gồm vợt côn trùng, ống hút, chổi lông, bẫy hố, bẫy tổ, khay nhôm kích thước 35 x 25 x 5cm, dầu hỏa, dầu rửa bát, cồn, foocmon, lọ đựng mẫu, các dụng cụ nghiên cứu khác như sổ ghi chép, máy ảnh, … 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.5.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại trên chè, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài sâu hại phổ biến tại địa điểm nghiên cứu. Tiến hành theo phương pháp điều tra của Viện Bảo vệ Thực vật (1997), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Nguyễn Văn Hùng và Nguyễn Văn Tạo (2006). Bảo quản mẫu vật theo phương pháp của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía bắc (1992). 2.5.2. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, mức độ phổ biến, vật mồi của chúng và diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè tại địa điểm nghiên cứu Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi được thực hiện kết hợp với điều tra sâu hại. Riêng thu mẫu kiến bắt mồi chúng tôi sử dụng phương pháp bẫy hố (Theo phương pháp của hiệp hội côn trùng Amateur Entonologists, 2015). Ong bắt mồi
  • 8. 6 chúng tôi sử dụng bẫy tổ (Theo phương pháp của Christophe, 2012). Nghiên cứu diễn biến mật độ một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè theo phương pháp của Viện bảo bệ thực vật (1997). Giám định các loài bọ rùa bắt mồi theo tài liệu của Hoàng Đức Nhuận (2007), các loài bọ xít bắt mồi theo Claver và Ambrose (2002) và Vennison và Ambrose (1992), các loài ong bắt mồi theo Nguyen et al. (2006, 2011); Nguyen and Kojima, 2014; Saito -Morooka et al. (2015). So sánh thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi với phần của các ghi nhận trước tại địa điểm nghiên cứu và ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 của Viện Bảo vệ thực vật (1976), Phạm Văn Lầm và nnk (2007a, 2011), Phạm Văn Lầm (2013). 2.5.3. Nghiên cứu mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi là sâu hại chè phổ biến tại địa điểm nghiên cứu: Tham khảo phương pháp tính hệ số tương quan của Nguyễn Thanh Hải và Đỗ Tất Lực (2008). 2.5.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái lên sâu hại, côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè và mối quan hễ giữa chúng tại địa điểm nghiên cứu * Ảnh hưởng của giống chè đến một số loài sâu hại, côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè và mối quan hệ giữa chúng: Bố trí 5 công thức như sau CT1: Giống LDP1. CT2: Giống LDP2. CT3: Giống PH1. CT4: Giống Trung du. CT5: TRI777 * Ảnh hưởng của cây che bóng: CT1 – Có cây che bóng. CT2 – Không có cây che bóng * Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc: CT1 – Chăm sóc tốt, CT2 – Chăm sóc ít. * Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè: CT1 – Hái san trật, CT2 – Hái kĩ * Ảnh hưởng của biện pháp đốn: CT1 – Đốn sớm, CT2 – Đốn muộn, CT3 – Đốn phớt, CT4 – Đốn đau. * Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu hóa hóa học: Theo dõi mật độ sâu hại và côn trùng bắt mồi trên công thức phun thuốc của người dân và không phun thuốc 2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý và trình bày qua bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh. Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 2.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cơ bản về cùng nghiên cứu Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, là nơi giao nhau của 3 con sông lớn gồm sông Hồng, sông Đà và sông Lô. Hạ Hoà ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc, chịu ảnh hưởng của hai vùng khí hậu giữa đông và tây bắc bộ, khí hậu chia 2 mùa rõ rệt. Đất trồng chè của Hạ Hòa chủ yếu là đất đồi thấp, nghèo dinh dưỡng và chua.
  • 9. 7 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu thành phần sâu hại, mức độ phổ biến và diễn biến mật độ của một số loài hại chính trên chè tại tỉnh Phú Thọ Chúng tôi tiến hành điều tra thành phần sâu hại chè tại 9 huyện của tỉnh Phú Thọ từ 2014 đến 2016, đã ghi nhận 56 loài côn trùng gây hại trên cây chè thuộc 8 bộ và 30 họ. Có 3 loài sâu hại chè được ghi nhận mới cho tỉnh Phú Thọ bao gồm: Biston suppressaria Guence, Chalcocelis albigutata Snellen, Archips sp. Có 7 loài xuất hiện khá phổ biến (tần suất bắt gặp từ 25 đến 50% trong đó có 6 loài thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera). Chỉ có 3 loài sâu hại xuất hiện phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%) là bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall, rầy xanh Empoasca flavescens Fabricius, rệp muội nâu đen Toxoptera aurantii Fonscolombe. Theo dõi biễn biến mật độ các loài phổ biến cho thấy: rầy xanh có 2 cao điểm là tháng 4 và tháng 10. Bọ trĩ có 1 cao điểm vào tháng 7. Rệp muội nâu đen xuất hiện nhiều vào mùa khô (tháng 8 năm trước đến tháng 4 năm sau) và không có cao điểm rõ ràng. Sâu cánh vẩy xuất hiện quanh năm, cao nhất vào tháng 9. 3.2. Nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi, vật mồi của chúng và diễn biến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi trên chè tại Phú Thọ Tại Phú Thọ ghi nhận 51 loài côn trùng bắt mồi trên chè thuộc 7 bộ và 15 họ. Có 4 loài xuất hiện phổ biến trên nương chè Phú Thọ gồm bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi Sycanus croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius), bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius). Có 1 loài được mô tả mới cho khoa học (Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017), 4 loài côn trùng bắt mồi ghi nhận mới trên chè tại Phú Thọ gồm Cyrtorhinus lividipennis Reuter, Poliditus peramatus Uhler, Andrallus spinidens Fabricius, Orius sauteri (Poppius). Theo dõi diễn biến 4 loài phổ biến thì chúng đều xuất hiện quanh năm và có những cao điểm mật độ nhất định: S. croceovittatus vào tháng 6, O. sauteri vào tháng 5 và tháng 10, M. discolor vào tháng 7 – 8, M. sexmaculatus vào tháng 6 và tháng 11 trong 3 năm nghiên cứu. 3.3. Mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ 3.3.1. Mối quan hệ giữa một số loài bọ xít bắt mồi phổ biến và vật mồi của chúng trên chè
  • 10. 8
  • 11. 9
  • 12. 10 3.3.2. Mối quan hệ của một số loài bọ rùa phổ biến với rệp muội nâu đen hại chè Toxoptera aurantii Fonscolombe tại Phú Thọ
  • 13. 11
  • 14. 12 Mối quan hệ này trên đồng ruộng là mối quan hệ rời rạc, không liên tục, chúng chỉ chặt chẽ ở một giai đoạn nhất định và thường là giai đoạn mật độ côn trùng bắt mồi và vật mồi cao. Cụ thể là mối quan hệ giữa bọ xít nâu nhỏ bắt mồi O. sauteri với bọ trĩ P. setiventris chặt chẽ nhất vào tháng 5 đến tháng 10 (hình 3.12), giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus và tập hợp sâu cánh vẩy chặt chẽ nhất vào tháng 4 đến tháng 9 (hình 3.13), giữa bọ rùa đỏ M. discolor và bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus với rệp muội nâu đen chặt chẽ nhất vào tháng 4 đến 7 trong 3 năm nghiên cứu (hình 3.14 và hình 3.15). 3.4. Ảnh hƣởng của một số yếu tố sinh thái lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ 3.4.1. Ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của giống chè lên mật độ và tỷ lệ số lượng giữa côn trùng bắt mồi với sâu hại trên chè Trong 5 giống chè thường được trồng ở Phú Thọ thì mức độ nhiễm bọ trĩ của giống Trung Du (có nguồn gốc Trung Quốc) là nặng nhất, 2 giống lai LDP1 và LDP2 nhiễm nhẹ nhất. Mật độ của bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trên giống Trung Du cũng là cao nhất, thấp nhất trên 2 giống lai LDP1, LDP2. Tuy nhiên ảnh hưởng của các giống chè tới bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi và bọ trĩ không chỉ làm sai khác mật độ mà còn làm sai khác tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ. Trên giống Trung Du, tỷ lệ này là 1:42, tiếp theo giống TRI777 (1:48), giống PH1 (1:54), giống LDP2 (1:68), cao nhất ở giống lai LDP1 (1:90). Mật độ sâu hại bộ cánh vẩy trên giống Trung Du và giống TRI777 (giống địa phương) cao hơn 3 giống còn lại (LDP1, LDP2, PH1). Mật độ của bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi trên 3 giống TRI777, PH1 và Trung Du là cao hơn trên 2 giống lai lai LDP1 và LDP2. Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : tập hợp sâu cánh vẩy trên 3 giống Trung Du, PH1 và TRI777 là 1:2. Trên 2 giống lai LDP1 và LDP2 thì tỷ lệ này là 1:3. Mật độ rầy xanh cao nhất ở giống Trung Du, thấp nhất trên 2 giống lai LDP1, LDP2 và PH1 (có nguồn gốc Assam). Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên 2 giống Trung Du và TRI777 cao hơn 3 giống còn lại. Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh cao nhất 2 giống Trung Du và LDP2 (cùng là 1:17), tiếp theo là trên giống LDP1 (cùng là 1:15), thấp nhất là trên 2 giống PH1 và TRI777 (cùng là 1:14). Mật độ bọ rùa đỏ cao nhất trên 2 giống lai LDP1 và LDP2, thấp nhất trên 2 giống PH1, TRI777. Mật độ bọ rùa 6 vằn cao nhất trên 2 giống lai LDP1 và LDP2, thấp nhất trên 2 giống PH1 và TRI777. Mật độ tập hợp bọ rùa ở 2 giống lai LDP1 và LDP2 cao hơn 3 giống còn lại. Mật độ vật mồi của bọ rùa (rệp muội nâu đen
  • 15. 13 Toxoptera aurantii Fonscolombe) cũng có sự sai khác ở các giống chè khác nhau, trên 2 giống lai LDP1 và LDP2 cao nhất, thấp nhất trên 2 giống PH1và TRI777. Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen cao nhất trên giống PH1 và Trung Du (cùng là 1:24), tiếp theo trên giống TRI777 và LDP1 (cùng là 1:23), thấp nhất trên giống LDP2 (1:22). Tỷ lệ số lượng bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen cao nhất trên giống TRI777 và PH1 (cùng là 1:29), tiếp theo trên giống LDP2 (1:28), cuối cùng là trên giống LDP1 và Trung Du (cùng là 1:27). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ rùa bắt mồi : rệp muội nâu đen trên 2 giống LDP2 và Trung Du là 1:11, trên 3 giống LDP1, PH1, TRI777 là 1:10. * Ảnh hưởng của giống chè lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè tại Phú Thọ Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giống chè đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 TT Quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) Hệ số tƣơng quan trên từng giống chè (R) LDP1 LDP2 PH1 Trung du TRI777 1. Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,89 -0,97 -0,84 -0,81 -0,62 2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy -0,82 -0,76 -0,80 - 0,42 -0,86 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,65 -0,59 0,14 -0,32 -0,57 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,97 -0,89 -0,37 -0,38 -0,96 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,75 -0,81 -0,03 -0,49 -0,99 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,85 -0,85 -0,20 -0,67 -0,98 Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau cũng phụ thuộc vào các giống. Trên giống lai (LDP1, LDP2) và giống TRI777 thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, bọ rùa đỏ với rệp muội, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Các mối tương quan yếu thể hiện ở các giống như giống PH1 và yếu nhất trên Giống Trung du có quan hệ giữa bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, quan hệ tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, quan hệ bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen và quan hệ bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen có quan hệ nghịch và yếu thể hiện ở hệ số tương quan R= 0,32 – 0,49 (Bảng 3.14).
  • 16. 14 3.4.2. Ảnh hưởng của cây che bóng lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi trung bình trên nương chè có cây che bóng là 1,28 con/m2 ) cao hơn trên nương chè không có cây che bóng (0,92 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,15). Ngược lại, mật độ bọ trĩ trung bình trên chè có cây che bóng (42,8 con/m2 ) thấp hơn nương chè không có cây che bóng (49,3 con/m2 ) (LSD0,05 = 3,2). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè có cây che bóng là 1: 33 và trên chè không có cây che bóng là 1: 53. Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trên chè có cây che bóng là 1,12 con/m2 không có sự sai khác với mật độ này trên chè không có cây che bóng (1,08 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,7). Cũng tương tự, mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè có cây che bóng là 3,63 con/m2 không có sự sai khác với mật độ này trên chè không có cây che bóng (3,55 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,91). Do vậy tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên 2 công thức thí nghiệm cũng giống nhau, cùng là 1: 3. Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè có cây che bóng là 2,93 con/m2 cao hơn trên nương chè không có cây che bóng (2,74 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,11). Ngược lại, mật độ rầy xanh E. flavescens trung bình trên nương chè có cây che bóng là 63,05 con/m2 thấp hơn trên nương chè không có cây che bóng (70,44 con/m2 ) (LSD0,05 = 3,31). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè có cây che bóng là 1: 22 và trên chè không có cây che bóng là 1: 26. Mật độ bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn, tập hợp bọ rùa và vật mồi ưa thích của chúng (rệp muội nâu đen) trên chè có cây che bóng đều cao hơn trên chè không có cây che bóng. Cụ thể, mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trung bình ở chè có cây che bóng là 1,50 con/m2 , ở chè không có cây che bóng là 1,30 con/m2 (LSD0,05 = 0,12); Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus trung bình ở công thức có cây che bóng là 1,21 con/m2 , ở công thức không có cây che bóng là 0,98 con/m2 (LSD0,05 = 0,14); Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở công thức có cây che bóng là 2,93 con/m2 , ở công thức không có cây che bóng là 2,63 con/m2 (LSD0,05 = 0,20); Mật độ rệp muội trung bình trên chè có cây che bóng là 49,5 con/m2 , ở công thức không có cây che bóng là 38,7 con/m2 (LSD0,05 = 2,11). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:33 và trên chè không có cây che bóng là 1:30. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là
  • 17. 15 1:41và trên chè không có cây che bóng là 1:40. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè có cây che bóng là 1:17 và trên chè không có cây che bóng là 1:15. * Ảnh hưởng của cây che bóng đến hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của cây che bóng đến mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật mồi Hệ số tƣơng quan (R) Có che bóng Không che bóng 1. Bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,91 -0,52 2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy -0,47 -0,42 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,80 -0,45 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,90 -0,97 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,92 -0,91 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,95 -0,95 Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè có cây che bóng và không có cây che bóng cho thấy: Trên chè có cây che bóng thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt. Trên chè không có cây che bóng các mối tương quan thể hiện yếu hơn. 3.4.3. Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của biện pháp chăm sóc lên mật độ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) và vật mồi ưa thích của nó là bọ trĩ (P. setiventris) trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể, mật độ (O. sauteri) trung bình trên nương chè chăm sóc tốt là 1,26 con/m2 , trên nương chè chăm sóc ít là 1,43 con/m2 (LSD0,05 = 0,07); Mật độ P. setiventris trung bình trên chè chăm sóc tốt là 32,8 con/m2 , trên nương chè chăm sóc ít là 42,7 con/m2 (LSD0,05 = 1,50). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè chăm sóc tốt là 1:26 và trên chè chăm sóc ít là 1:33.
  • 18. 16 Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi và mật độ tập hợp sâu cánh vẩy trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể, mật độ S. croceovittatus trung bình trên chè chăm sóc tốt là 0,77 con/m2 , trên chè chăm sóc ít (1,26 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,08); Mật tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè có chăm sóc tốt là 2,22 con/m2 , trên chè chăm sóc ít là 2,71 con/m2 (LSD0,05 = 0,12). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè chăm sóc tốt là 1:3 và trên chè chăm sóc ít là 1:2. Mật độ trung bình tập hợp bọ xít bắt mồi và rầy xanh trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trên chè chăm tốt là 3,10 con/m2, trên nương chè ít chăm sóc là 3,34 con/m2 (LSD0,05 = 0,16); Mật độ rầy xanh E. flavescens trung bình trên nương chè chăm sóc tốt là 52,4 con/m2 , trên nương chè chăm sóc ít là 67,8 con/m2 (LSD0,05 = 3,50). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè chăm sóc tốt là 1:17 và trên chè chăm sóc ít là 1:20. Mật độ bọ rùa đỏ M. Discolor, rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus, tập hợp bọ rùa bắt mồi và rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt đều thấp hơn trên chè chăm sóc ít. Cụ thể, mật độ M. discolor trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 1,23 con/m2 , ở công thức chè chăm sóc ít là 1,53 con/m2 (LSD0,05 = 0,05). Mật độ M. sexmaculatus trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 1,12 con/m2 , ở công thức chè chăm sóc ít là 1,48 con/m2 (LSD0,05 = 0,06); Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở công thức chè chăm sóc tốt là 2,89 con/m2 , ở công thức chè chăm sóc ít (3,26 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,18); Mật độ rệp muội nâu đen trung bình ở chè chăm sóc tốt là 35,3con/m2 , ở công thức không chè ít chăm sóc là 52,7 con/m2 (LSD0,05 = 2,50). Tỷ lệ số lượng bọ rùa bắt mồi: số lượng rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt là 1:19 và trên chè chăm sóc ít là 1:34. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt là 1:32 và trên chè chăm sóc ít là 1:37. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè chè chăm sóc tốt là 1:12 và trên chè chăm sóc ít là 1:16. Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của biện pháp chăm sóc lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật mồi Hệ số tƣơng quan (R) Chăm sóc tốt Chăm sóc ít 1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,86 -0,68 2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy -0,78 -0,71 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,74 -0,38 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,80 -0,96 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,85 -0,85 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,93 -0,91
  • 19. 17 Bọ xít bắt mồi và bọ rùa bắt mồi thể hiện vai trò khống chế rất sâu hại khác nhau trên chè chăm sóc tốt và chăm sóc ít. Đối với bọ xít bắt mồi (hệ số tương quan giữa bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh trên chè chăm sóc tốt đều có giá trị tuyệt đối cao hơn trên chè chăm sóc ít; tức là trên chè chăm sóc tốt bọ xít bắt mồi thể hiện vai trò khống chế vật mồi (sâu hại chè) tốt hơn trên chè chăm sóc ít. Nhung đối với bọ rùa bắt mồi thì tùy loài lại thể hiện khác nhau. Mối quan hệ giữa bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt không chặt chẽ bằng trên chè chăm sóc ít. Mối quan hệ giữa rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen như nhau ở hai chế độ chăm sóc. Mối quan hệ giữa tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen trên chè chăm sóc tốt chặt chẽ hơn trên chè chăm sóc ít. 3.4.4. Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Qua 5 tháng theo dõi (từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016), mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trung trên nương chè hái san trật (1,04 con/m2 ) thấp hơn trên nương chè hái kĩ (1,82 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,07). Ngược lại, mật độ của bọ trĩ (P. setiventris) trung bình trên chè hái san trật (38,5 con/m2 ) cao hơn nương chè hái kĩ (32,9 con/m2 ) (LSD0,05 = 1,32). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè hái san trật là 1:37 và trên chè hái kĩ là 1:18. Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trên chè hái san trật là 0,78 con/m2 thấp hơn mật độ này trên chè hái kĩ (1,12 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,04). Ngược lại, mật độ của tập hợp sâu cánh vẩy trung bình trên chè hái san trật là 3,08 con/m2 cao hơn mật độ này trên chè hái kĩ (2,04 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,12). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè hái san trật là 1:4 và trên chè hái kĩ là 1:2. Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè hái san trật là 2,63 con/m2 thấp hơn trên nương chè hái kĩ (3,56 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,15). Nhưng mật độ rầy xanh E. flavescens trung trên nương chè hái san trật là 59,3 con/m2 cao hơn trên nương chè hái kĩ (51,3 con/m2 ) (LSD0,05 = 3,26). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè hái san trật là 1:23 và trên chè hái kĩ là 1:14. Mật độ 2 loài bọ rùa theo dõi và mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè hái san trật đều thấp hơn trên chè hái kĩ. Ngược lại, mật độ rệp muội nâu đen trên chè hái san trật lại cao hơn trên chè hái kĩ. Cụ thể như sau: Mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trung bình ở công thức chè hái san trật là 1,37 con/m2 thấp hơn ở công thức hái kĩ (1,42 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,05). Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus
  • 20. 18 trung bình ở công thức chè hái san trật là 0,93 con/m2 thấp hơn ở công thức chè hái kĩ (1,43 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,06). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi ở công thức chè hái san trật là 2,79 con/m2 thấp hơn ở công thức chè hái kĩ (3,11 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,15). Mật độ của rệp muội nâu đen hại chè T. aurantii trung bình qua trên chè hái san trật là 55,9 con/m2 cao hơn ở công thức hái kĩ (36,5 con/m2 ) (LSD0,05 = 1,68). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:41 và trên chè hái kĩ là 1:26. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:60 và trên chè hái kĩ là 1:25. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè hái san trật là 1:20 và trên chè hái kĩ là 1:12. * Ảnh hưởng của kĩ thuật hái chè lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè hái san trật và chè hái kĩ. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè hái san trật và chè hái kĩ cho thấy: Trên chè hái kĩ thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch rất chặt. Trên chè hái san trật các mối tương quan thể hiện yếu hơn (Bảng 3.20). Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của kĩ thuật hái chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật mồi Hệ số tƣơng quan (R) Hái san trật Hái kĩ 1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,61 -0,79 2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy -0,75 -0,82 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,54 -0,49 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,78 -0,88 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,74 -0,87 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,87 -0,92 3.4.5. Ảnh hưởng của biện pháp đốn lên mật độ và mối quan hệ của một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến * Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn chè lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và sâu hại trên chè
  • 21. 19 Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016, mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trung bình trên nương chè đốn đau (1,65 con/m2 ) thấp hơn trên nương chè đốn phớt (2,16 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,09). Nhưng mật độ của bọ trĩ (P. setiventris) trung bình trên chè đốn đau (21,8 con/m2 ) cao hơn nương chè đốn phớt (16,3 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,85). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trên chè đốn đau là 1:13 và trên chè đốn phớt là 1:8. Tương tự, mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trên chè đốn đau là 0,62 con/m2 thấp hơn so mật độ này trên chè đốn phớt (0,84 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,04). Ngược lại mật độ của tập hợp sâu cánh vẩy hại chè trung bình trên chè đốn đau là 1,48 con/m2 cao hơn trên chè đốn phớt (1,16 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,06). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trên chè đốn đau là 1:3 và trên chè đốn phớt là 1:2. Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trên nương chè đốn đau là 3,76 con/m2 thấp hơn trên nương chè đón phớt (4,28 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,21). Trái lại, mật độ rầy xanh E. flavescens trung bình trên nương chè đốn đau là 48,22 con/m2 cao hơn trên nương chè đốn phớt (39,40 con/m2 ) (LSD0,05 = 1,56). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trên chè đốn đau là 1:13 và trên chè đốn phớt là 1:9. Đối với nhóm bọ rùa bắt mồi thì mật độ 2 loài theo dõi và tập hợp bọ rùa bắt mồi trên chè đốn đau đều thấp hơn trên chè đốn phớt. Nhưng đối với vật mồi ưa thích của chúng thì ngược lại. Cụ thể, mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trung bình ở chè đốn đau là 1,25 con/m2 thấp hơn ở chè đốn phớt (2,81 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,10). Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus trung bình ở chè đốn đau (1,33 con/m2 ) thấp hơn ở chè đốn phớt (2,75 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,12). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trung bình ở chè đốn đau là 2,98 con/m2 thấp hơn ở chè đốn phớt (6,06 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,22). Mật độ của rệp muội nâu đen hại chè T. aurantii trung bình trên chè đốn đau là 38,32 con/m2 cao hơn ở chè đốn phớt (13,32 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,68). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trên chè đốn đau là 1:31 và trên chè đốn phớt là 1:30. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trên chè đốn đau là 1:29 và trên chè đốn phớt là 1:5. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trên chè đốn đau là 1:13 và trên chè đốn phớt là 1:2. * Ảnh hưởng của kĩ thuật đốn chè lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè
  • 22. 20 Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của kĩ thuật đốn chè lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật mồi Hệ số tƣơng quan (R) Đốn đau Đốn phớt 1. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi với bọ trĩ -0,49 -0,71 2. Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy -0,81 -0,83 3. Tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh -0,29 -0,71 4. Bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen -0,47 -0,92 5. Bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen -0,63 -0,79 6. Tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen -0,65 -0,89 Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè đốn đau và chè đốn phớt. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè đốn đau và đốn phớt cho thấy: Trên chè đốn phớt thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi rầy xanh, bọ rùa đỏ với rệp muội nâu đen, bọ rùa 6 vằn với rệp muội nâu đen và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch chặt và rất chặt. Trên chè đốn đau các mối tương quan thể hiện yếu hơn. * Ảnh hưởng của thời gian đốn lên mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè Mật độ bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi (O. sauteri) trung bình trong 3 tháng đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2016) trên nương chè đốn sớm (2,38 con/m2 ) cao hơn trên nương chè đốn muộn (1,83 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,23). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì mật độ này không khác nhau, trên chè đốn sớm là 1,88 con/m2 và đốn muộn là 1,71 con/m2 (LSD0,05 = 0,35). Đối với bọ trĩ (P. setiventris) thì cũng chia thành 2 giai đoạn tương tự. Trong 3 tháng đầu năm. mật độ này trên nương chè đốn sớm (9,4 con/m2 ) cao hơn trên nương chè đốn muộn (8,5 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,45) nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì không khác, mật độ này trên chè đố sớm là 28,7 con/m2 và đốn muộn là 28,8 con/m2 (LSD0,05 = 0,28). Tỷ lệ số lượng bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi : số lượng bọ trĩ trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:4 và trên chè đơn muộn là 1:5. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:15 và trên chè đốn muộn là 1:17. Mật độ bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus trung bình trong 3 tháng đầu năm trên nương chè đốn sớm (1,10 con/m2 ) cao hơn trên nương chè đốn muộn (0,91 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,02). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì không
  • 23. 21 khác nhau, mật độ này trên chè đốn sớm là 0,64 con/m2 và đốn muộn là 0,65 con/m2 (LSD0,05 = 0,36). Đối với tập hợp sâu cánh vẩy thì cũng chia thành 2 giai đoạn tương tự. Trong 3 đầu năm, mật độ này trên nương chè đốn sớm (2,15 con/m2 ) cao hơn trên nương chè đốn muộn (1,88 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,20) nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì không khác nhau trên hai công thức, mật độ này trên chè đố sớm là 3,47 con/m2 và đốn muộn là 3,37 con/m2 (LSD0,05 = 0,32). Tỷ lệ số lượng bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi : số lượng tập hợp sâu cánh vẩy trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:2 và trên chè đốn muộn là 1:2. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:5 và trên chè đốn muộn là 1:6. Mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi trung bình trong 3 tháng đầu năm trên nương chè đốn sớm (4,76 con/m2 ) cao hơn trên nương chè đốn muộn (4,05 con/m2 ) (LSD0,05 = 0,33). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì không khác nhau, mật độ này trên chè đốn sớm là 3,48 con/m2 và đốn muộn là 3,15 con/m2 (LSD0,05 = 0,49). Đối với mật độ rầy xanh E. flavescens thì cũng chia thành 2 giai đoạn tương tự. Trong 3 tháng đầu năm, mật độ này trên nương chè đốn sớm (33,64 con/m2 ) cao hơn trên nương chè đốn muộn (23,92 con/m2 ) (LSD0,05 = 5,26), nhưng trong 3 tháng tiếp theo thì không khác nhau, mật độ này trên chè đốn sớm là 57,92 con/m2 và đốn muộn là 58,64 con/m2 (LSD0,05 = 3,82). Tỷ lệ số lượng tập hợp bọ xít bắt mồi : số lượng rầy xanh trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:7 và trên chè đốn muộn là 1:6. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:17 và trên chè đốn muộn là 1:19. Mật độ bọ rùa đỏ M. discolor trong 6 tháng theo dõi trên chè đốn sớm đều cao hơn trên chè đốn muộn. Cụ thể trung bình trong 3 đầu năm mật độ này trên chè đốn sớm là 4,78 con/m2 , trên nương chè đốn muộn là 1,09 con/m2 (LSD0,05 = 1,54). Và trong 3 tháng tiếp theo lần lượt là 3,29 con/m2 , 1,48 con/m2 (LSD0,05 = 1,17). Mật độ bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus trong 6 tháng theo dõi trên chè đốn sớm đều cao hơn trên chè đốn muộn. Cụ thể trung bình trong 3 đầu năm, mật độ này trên nương chè đốn sớm là 5,80 con/m2 , trên nương chè đốn muộn là 1,27 con/m2 (LSD0,05 = 2,15). Và 3 tháng tiếp lần lượt là 3,74 con/m2 , 1,38 con/m2 (LSD0,05 = 1,37). Mật độ tập hợp bọ rùa bắt mồi trong 6 tháng theo dõi trên chè đốn sớm đều cao hơn trên chè đốn muộn. Cụ thể trung bình trong 3 đầu năm, mật độ này trên nương chè đốn sớm là 11,08 con/m2 cao hơn trên nương chè đốn muộn (2,76 con/m2 ) (LSD0,05 = 3,58). Và trong 3 tháng tiếp theo lần lượt là 7,52 con/m2 , 3,26 con/m2 (LSD0,05 = 2,10). Trong khi đó, đối với mật độ của rệp muội nâu đen hại chè T. aurantii thì chia thành 2 giai đoạn. Trong 3 đầu năm, mật độ này trên nương chè đốn sớm
  • 24. 22 (88,0 con/m2 ) cao hơn trên nương chè đốn muộn (67,67 con/m2 ) (LSD0,05 = 6,80). Nhưng trong 3 tháng tiếp theo 2016 thì mật độ này không khác nhau, mật độ này trên chè đốn sớm là 52,17 con/m2 và đốn muộn là 54,50 con/m2 (LSD0,05 = 3,67). Tỷ lệ số lượng bọ rùa đỏ : rệp muội nâu đen trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:18 và trên chè đốn muộn là 1:62. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:16 và trên chè đốn muộn là 1:37. Tỷ lệ bọ rùa 6 vằn : rệp muội nâu đen trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:15 và trên chè đốn muộn là 1:53. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:14 và trên chè đơn muộn là 1:39. Tỷ lệ Tập hợp bọ rùa : rệp muội nâu đen trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, trên chè đốn sớm là 1:8 và trên chè đốn muộn là 1:25. Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, trên chè đốn sớm tỷ lệ này là 1:7 và trên chè đơn muộn là 1:17. * Ảnh hưởng của thời gian đốn lên hệ số tương quan giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè Bảng 3.24 . Ảnh hƣởng của thời gian đốn lên mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với vật mồi (sâu hại phổ biến) trên chè tại Phú Thọ năm 2016 STT Mối quan hệ giữa côn trùng bắt mồi với vật mồi Hệ số tƣơng quan (R) Đốn sớm Đốn muộn 2 Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi - bọ trĩ -0,84 -0,78 1 Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi - tập hợp sâu cánh vẩy -0,95 -0,93 3 Tập hợp bọ xít bắt mồi- rầy xanh -0,72 -0,56 5 Bọ rùa đỏ - rệp muội nâu đen -0,75 -0,64 6 Bọ rùa 6 vằn – rệp muội nâu đen -0,76 -0,53 7 Tập hợp bọ rùa bắt mồi - rệp muội nâu đen -0,72 -0,62 Côn trùng bắt mồi thể hiện vai trò khống chế sâu hại ở các mức độ khác nhau trên chè đốn sớm và chè đốn muộn. Xét 6 cặp côn trùng bắt mồi và sâu hại phổ biến trên chè đốn sớm và chè đốn muộn cho thấy: trên chè đốn sớm thì mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, bọ rùa đỏ với rệp muội, bọ rùa 6 vằn với rệp muội âu đen thể hiện là tương quan nghịch chặt và rất chặt. Trên chè đốn muộn các mối tương quan thể hiện yếu hơn. 3.4.6. Ảnh hưởng của thuốc hóa học
  • 25. 23 Thời gian tác động của thuốc trừ rầy Mopride 20WP ngắn hơn Victory 585 EC và Actador 100WP. Đây là cơ sở để khuyến cáo nông dân lựa chọn thuốc phù hợp đảm bảo an toàn cho sản phẩm chè. Tập hợp bọ rùa bị giảm số lượng rất nhanh sau khi phun thuốc. Tại thời điểm 5 – 10 ngày sau phun thuốc mật độ bọ rùa giảm xuống rất thấp chỉ bằng 5 – 20% so với trước khi phun. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận 1. Tại Phú Thọ đã ghi nhận 56 loài côn trùng gây hại trên chè thuộc 8 bộ và 3 họ. Trong đó ghi nhận mới 3 loài sâu hại chè cho tỉnh Phú Thọ gồm: Sâu đo Biston suppressaria Guence, Bọ nẹt xanh không gai Chalcocelis albigutata Snellen và Sâu cuốn lá Archips sp. Có 3 loài gây hại xuất hiện phổ biến là rầy xanh E. flavescens, bọ trĩ P. setiventris, rệp muội nâu đen T. aurantii. Rầy xanh có 2 cao điểm là tháng 5 và tháng 9. Bọ trĩ có 1 cao điểm vào tháng 8. Rệp muội xuất hiện nhiều vào mùa khô và không có cao điểm rõ ràng 2. Tại Phú Thọ ghi nhận 51 loài côn trùng bắt mồi trên chè thuộc 7 bộ và 15 họ. Trong đó, có 1 loài được mô tả mới cho khoa học (Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017), 4 loài bắt mồi ghi nhận mới trên chè tại Phú Thọ gồm C. lividipennis Reuter, P. peramatus Uhler, A. spinidens Fabricius, O. sauteri (Poppius). Có 4 loài xuất hiện phổ biến gồm Bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus Dohrn, bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi O. sauteri (Poppius), bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus (Fabricius) và bọ rùa đỏ M. discolor (Fabricius). 3. Mật độ loài bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi thường cao nhất vào tháng 6, sau đó lại giảm dần và thấp nhất vào tháng 12. Bọ xít nâu nhỏ bắt mồi xuất hiện quanh năm trên chè, có hai điểm cao vào tháng 5 và tháng 10 và mật độ tập hợp bọ xít bắt mồi có 1 điểm cao vào tháng 7 - 8. Bọ rùa đỏ xuất hiện quanh năm trên nương chè với mật độ khác nhau, có 2 điểm cao vào tháng 6 và tháng 11 hàng năm. Bọ rùa 6 vằn không có sự biến động nhiều giữa các tháng trong năm, chúng luôn duy trì quần thể ở mật độ không cao và đạt mật độ lớn hơn ở các tháng cuối năm và tập hợp bọ rùa bắt mồi có 1 đỉnh cao vào tháng 9 hàng năm 4. Trong 3 năm nghiên cứu, từ tháng 5 đến tháng 10 bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi O. sauteri có mối tương quan nghịch rất chặt với bọ trĩ (R từ -0,69 đến -0,92), từ tháng 4 đến tháng 9 bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi S. croceovittatus có mối tương quan nghịch rất chặt với sâu cánh vẩy (R từ -0,62 đến -0,89) và tập hợp bọ xít bắt mồi có mối tương quan rất chặt với rầy xanh (R từ -0,77 đến –0,88). Từ tháng 4 đến tháng 7, bọ rùa đỏ M. discolor có mối tương quan nghịch rất chặt với rệp muội
  • 26. 24 nâu đen (R từ -0,81 đến -0,93), bọ rùa 6 vằn M. sexmaculatus có mối tương quan nghịch rất chặt với rệp muội nâu đen (R từ -0,81 đến -0,92). 5. Các yếu tố giống, cây che bóng, kĩ thuật hái chè, kĩ thuật đốn chè, thời gian đốn và thuốc hóa học có tác động đến mật độ côn trùng gây hại, côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè. Mật độ 2 loài bọ xít bắt mồi O. sauteri và S. croceovittatus cao nhất được tìm thấy trên giống Trung Du, trên chè hái kĩ, trên chè đốn phớt. Đối với yếu tố cây che bóng, mật độ O. Sauteri trên chè có cây che bóng cao hơn trên chè không có cây che bóng nhưng mật độ S. Croceovittatus không có sự sai khác. Đối với 2 loài bọ rùa bắt mồi, mật độ M. Discolor và M. Sexmaculatus trên giống lai (LDP1, LDP2), trên chè có cây che bóng, trên chè hái kĩ, trên chè đốn phớt là cao nhất. Mật độ cả 4 loài bắt mồi trên đều có sự khác nhau ở 3 tháng đầu năm nhưng không khác nhau ở 3 tháng tiếp theo trên chè đốn sớm và đốn muộn. 6. Mối quan hệ giữa bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi với bọ trĩ, bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi với tập hợp sâu cánh vẩy, tập hợp bọ xít bắt mồi với rầy xanh, bọ rùa đỏ, bọ rùa 6 vằn và tập hợp bọ rùa bắt mồi với rệp muội nâu đen thể hiện là tương quan nghịch, chặt và rất chặt trên giống lai (LDP1, LDP2), giống TRI777, trên chè có cây che bóng, trên chè chăm sóc tốt, trên chè hái kĩ, trên chè đốn phớt và trên chè đốn sớm. Trên chè không có cây che bóng, chè chăm sóc ít, chè hái san trật, chè đốn đau và trên chè đốn muộn các mối tương quan này thể hiện không chặt và yếu. Đề nghị Đề nghị tiếp tục nghiên cứu biện pháp khích lệ, nhân nuôi, thả bổ sung một số loài côn trùng có vai trò quan trọng trong khống chế sâu hại chè như bọ xít cổ ngỗng đen bắt mồi (Sycanus croceovittatus Dohrn), bọ xít nâu đen nhỏ bắt mồi Orius sauteri (Poppius), bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus (Fabricius) và bọ rùa đỏ Micraspis discolor (Fabricius). NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Ghi nhận mới 3 loài sâu hại trên chè ở Phú Thọ. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ thành phần loài côn trùng bắt mồi tại Phú Thọ và ghi nhận mới 5 loài côn trùng bắt mồi trên chè ở Việt Nam, trong đó mô tả 1 loài mới cho khoa học là Polistes communalis Nguyen, Vu & Carpenter, 2017 Lần dầu tiên cung cấp các dẫn liệu về mối quan hệ giữa một số loài côn trùng bắt mồi với sâu hại phổ biến trên chè, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên mối quan hệ này tại điểm nghiên cứu. Bổ sung một số dẫn liệu mới về biến động số lượng của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên chè.
  • 27. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên (2015). Nghiên cứu bước đầu thành phần bọ rùa, bọ xít bắt mồi và mối quan hệ giữa một số loài bắt mồi phổ biến với sâu hại trên cây chè ở Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6, trang 1712 – 1718. 2. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên, Bùi Ngân Tâm (2017). Ảnh hưởng của cây che bóng đến mật độ của các loài côn trùng bắt mồi, sâu hại chính trên chè và mối quan hệ giữa bọ rùa với rệp hại chè tại Phú Thọ. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 7, trang 1949 – 1953. 3. Lien Thi Phuong Nguyen, Thuong Thi Vu, John X. Q. Lee and James M. Carpenter (2017). Taxonomic notes on the Polistesstigma group (Hymenoptera, Vespidae: Polistinae) from continental Southeast Asia, with descriptions of three new species and a key to species. Raffles bulletin of Zoology Journal, No. 65: 269 – 279. 4. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam, Nguyễn Thị Phương Liên, Hoàng Gia Minh (2017). Hiệu quả phòng trừ rầy xanh của một số thuốc trừ sâu thường dùng và ảnh hưởng của chúng đến tập hợp thiên địch trên chè tại Phú Thọ. Báo cáo khoa học hội nghị Côn trùng quốc gia lần thứ 9, trang 710 – 714. 5. Vũ Thị Thương, Trương Xuân Lam (2017). Diễn biến mật độ một số côn trùng bắt mồi phổ biến và vật mồi của chúng trên chè tại Hạ Hòa, Phú Thọ năm 2016. Tạp chí bảo vệ thực vật số 6, trang 28 – 31. 6. Vu Thi Thuong, Hoang Gia Minh, Truong Xuan Lam, Nguyen Thi Phuong Lien (2018). Effect of Tea Cultivar on Density of some Predatory Insects and their Preys in Phu Tho Province, Vietnam. Biological Forum – An International Journal. No. 10(1): 33 – 36. 7. Vũ Thị Thương, Hoàng Gia Minh, Lưu Thị Uyên, Bùi Ngân Tâm, Phạm Tiến Duật (2018). Đánh giá khả năng khống chế rệp muội nâu đen của một số loài bọ rùa bắt mồi phổ biến trên chè tại Phú Thọ thông qua hệ số tương quan và phương trình hồi qui. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3. 8. Hoang Gia Minh, Vu Thi Thuong (2018). Community composition of predatory bugs (Hemiptera) and their relationship with major insect pests on green Tea (CAMELLIA SINENSIS L.) plantation in Phu Tho province. Báo cáo khoa học về nghiên cứu và giảng dạy Sinh học ở Việt Nam, hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3.