SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  189
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG VĂN NĂM
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG
NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG VĂN NĂM
VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG
NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9.31.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đặng Cảnh Khanh
HÀ NỘI - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
HOÀNG VĂN NĂM
ii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI ............................................................................................................................ 16
1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư
trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài.............................. 16
1.2. Những nghiên cứu trong nước.................................................................... 33
1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đó.............................................................. 37
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH
NIÊN................................................................................................................................ 39
2.1. Các khái niệm công cụ................................................................................ 39
2.2. Các lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu đề tài................................ 48
2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm VTN...... 58
2.4. Các kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng ở một số
nước trên thế giới............................................................................................... 62
2.5. Vai trò của cộng đồng truyền thống Việt Nam trong phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN ........................................................................................... 68
2.6. Tiểu kết chương 2:...................................................................................... 70
Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG NGUY CƠ
PHẠM TỘI CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở QUẬN CẦU GIẤY ........................................... 72
3.1. Thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy.............................................. 72
3.2. Những nguy cơ phạm tội của vị thành niên hiện nay................................. 83
3.3. Tiểu kết chương 3....................................................................................... 95
Chương 4: THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI
PHẠM VỊ THÀNH NIÊN TẠI QUẬN CẦU GIẤY CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ........ 96
4.1. Đặc điểm tình hình địa bàn và vai trò của các chủ thể trong phòng
ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy....................................... 96
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm
VTN của cộng đồng dân cư............................................................................. 123
4.3. Mô hình phòng ngừa tội phạm vị thành niên tại phường Nghĩa Tân,
quận Cầu Giấy ................................................................................................. 131
4.4. Giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN. ........................................................................................ 137
4.5. Tiểu kết chương 4..................................................................................... 144
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.............................. 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 151
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 163
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VTN : Vị thành niên
ANTT : An ninh trật tự
CSND : Cảnh sát nhân dân
CSKV : Cảnh sát khu vực
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình diễn biến tội phạm vị thành niên tại Quận Cầu Giấy từ 2004
đến 2016........................................................................................................... 72
Bảng 3.2: Cơ cấu tội danh của của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (2004 -2016) .......... 73
Bảng 3.3: Tình hình tội phạm VTN gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ
2011 đến tháng 06/2015................................................................................... 74
Bảng 3.4: Tiêu chí về giá trị sống của vị thành niên hiện nay tại quận Cầu Giấy (%).............83
Bảng 3.5: Nhu cầu cấp bách nhất đối với vị thành niên hiện nay (%)............................ 84
Bảng 3.6: Cảm nhận khi xem các phim có nhiều hành vi bạo lực (%)........................... 86
Bảng 3.7: Nguồn thông tin về tội phạm VTN được thu nhận từ đâu trong cả nước (%)............ 88
Bảng 3.8: Những việc VTN thường làm trong thời gian rỗi trong cả nước (%) ............ 89
Bảng 3.9: Hoạt độngtrong thời gian rỗi của VTN tại Cầu Giấy (%) .............................. 90
Bảng 3.10: Các hành động sai lệch mà vị thành niên trong cả nước nói rằng đã
thực hiện (%).................................................................................................... 92
Bảng 3.11: Các hành vi sai phạm VTN đã từng thực hiện tại quận Cầu Giấy (%)............. 93
Bảng 4.1: Đặc điểm tình hình địa bàn theo đánh giá của VTN (%) ............................... 96
Bảng 4.2: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và các hành vi phạm tội của
VTN (Kiểm định Gamma)............................................................................... 99
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về người mà VTN tâm sự nhiều nhất (%) ........................ 100
Bảng 4.4: Mức độ tương tác với nhóm bạn bè của VTN (%)....................................... 101
Bảng 4.5: Về các địa điểm mà VTN hay lui tới (%)..................................................... 102
Bảng 4.6: Tương quan giữa liên kết bạn bè và các hành vi phạm tội của vị thành
niên (Tương quan gamma G)......................................................................... 104
Bảng 4.7. Mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể tại cộng động của VTN (%) ....... 106
Bảng 4.8: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể và các hành
vi phạm tội của VTN (Kiểm định gamma G)................................................ 109
Bảng 4.9. Đánh giá của VTN về hoạt động các tổ chức xã hội trong việc phòng
ngừa tái phạm (%).......................................................................................... 111
Bảng 4.10. Mức độ tương tác của quan hệ láng giềng theo đánh giá của VTN (%) ........... 113
v
Bảng 4.11: Tương quan giữa liên kết xóm giềng và các hành vi phạm tội của vị
thành niên (Tương quan gamma G)............................................................... 114
Bảng 4.12: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và hoạt động của người dân
trong cộng đồng ............................................................................................. 116
Bảng 4.13: Mức độ tương tác của quan hệ họ hàng theo đánh giá của VTN (%) ........ 117
Bảng 4.14: Tương quan giữa liên kết họ hàng và các hành vi phạm tội của vị
thành niên (Tương quan gamma G)............................................................... 118
Bảng 4.15: Tương quan giữa giới tính và các hành vi phạm tội của VTN (%)............ 120
Bảng 4.16: Tương quan giữa tuổi và hành vi phạm tội (%) ......................................... 121
Bảng 4.17: Tương quan giữa hoạt động thường xuyên và các hành vi sai phạm
của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................................... 122
vi
DANH MỤC HỘP
Trang
Hộp 1: Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với hành vi phạm tội của VTN...... 98
Hộp 2: Nguyên nhân người dân chưa tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội
phạm …………………………………………………………………………128
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Cơ cấu tội danh của tội phạm vị thành niên của cả nước............................75
Hình 3.2: Cơ cấu tội phạm theo giới tính của quận Cầu Giấy từ năm 2004 - 2016........76
Hình 3.3. Cơ cấu về độ tuổi tội phạm VTN quận Cầu Giấy từ 2004 – 2016 (%).......77
Hình 3.4: Tội phạm vị thành niên phân theo nhóm tuổi của cả nước (%)..................77
Hình 3.5: Trình độ học vấn của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (%) ..........................78
Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích và sở thích xem phim ảnh trong tội
phạm vị thành niên (%)................................................................................79
Hình 3.7: Đánh giá của vị thành niên về chất lượng cuộc sống của thanh thiếu
niên hiện nay so với thế hệ cha/ anh trước đây............................................85
Hình 3.8: Tâm trạng của vị thành niên khi được hỏi về hoàn cảnh đất nước hiện
nay (%).........................................................................................................85
Hình 3.9: Nguồn thông tin về tội phạm VTN khảo sát tại Cầu Giấy (%)...................88
Hình 4.1. Đánh giá của VTN về thực trạng xây dựng và thực hiện các quy định
riêng đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng (%) .........................................97
Hình 4.2: Mức độ tham gia các nhóm trên mạng xã hội của VTN...........................102
Hình 4.3. Đánh giá của VTN về phong trào Đoàn ở cơ sở.......................................130
Hình 4.4: Mô hình phòng ngừa tội phạm VTN của phường Nghĩa Tân...................132
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương
lai của nước nhà, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn
dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta,
mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt. Vì
vậy chăm sóc, giáo dục và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho vị thành niên (VTN)
là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội.
Đối với mỗi cá nhân, giai đoạn VTN tuy ngắn nhưng hết sức quan trọng, là
giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm trước
xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng,
hạnh phúc của cha mẹ, là trụ cột của gia đình trong tương lai. Đối với đất nước, thế
hệ VTN hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai, một thế hệ VTN lành mạnh sẽ tạo nên một
thế hệ người chủ đất nước vững mạnh.
Nhờ những thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập, lứa tuổi VTN ở
nước ta hiện nay được sống trong môi trường thuận lợi, điều kiện kinh tế, xã hội và
chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể
chất cho các em, các chỉ số về thể chất được cải thiện rõ rệt so với thế hệ trước. Bên
cạnh đó, các điều kiện về học tập, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa cũng được
nâng cao giúp cho VTN có được sự phát triển mạnh mẽ về tinh thần, tâm sinh lý.
Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thì cơ cấu xã hội
ở nước ta không ngừng biến đổi, các mâu thuẫn xã hội cũng ngày càng gay gắt. Sự
đa dạng hóa về văn hóa và giá trị quan ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và nhận thức
của lứa tuổi VTN, dẫn đến một bộ phận VTN có những sai lệch về nhận thức và
hành vi, nhiều người đã đi vào con đường phạm tội. Tội phạm VTN của nước ta
hiện đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng đe dọa tới sự phát triển bền vững
của toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, thể hiện
trên cả bốn cấp độ:
2
Một là, số vụ phạm tội của VTN tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ tội phạm VTN
trong cấu trúc tội phạm cả nước cũng tăng lên. Trong 6 năm từ 2000 – 2006 xảy ra
59.300 vụ, giai đoạn 2007 – 2013, số vụ án do người VTN gây ra đã tăng lên 63.600
vụ chiếm 20% tổng số vụ án hình sự [149]. Tính trung bình mỗi năm nước ta có
khoảng 10.000 vụ với 15.000 đối tượng (bình quân mỗi ngày xảy ra 30 vụ với 40 đối
tượng).
Hai là, phạm vi tội danh tăng lên, hình thức phạm tội cũng nghiêm trọng
hơn, ngày càng mang tính bạo lực, manh động, có tổ chức. Nếu như trước kia VTN
chủ yếu phạm các tội như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cướp giật thì ngày
nay tỷ lệ phạm các tội cướp tài sản, hiếp dâm, buôn bán ma túy, giết người… ngày
càng tăng, nhiều vụ án nghiêm trọng do người VTN gây ra gây kinh hoàng và bức
xúc trong dư luận xã hội.
Ba là, địa bàn ngày càng mở rộng. Tội phạm VTN trước đây chủ yếu xảy ra
ở các đô thị, các khu vực kinh tế phát triển, hiện nay xảy ra hầu hết các khu vực từ
thành thị tới nông thôn, kể cả những vùng núi xa xôi, hẻo lánh.
Bốn là, tuổi đời ngày càng trẻ hóa. Trước đây tội phạm VTN chủ yếu xảy ra ở
trong nhóm tuổi từ 16 – 18 tuổi, ngày nay tội phạm VTN ngày càng trẻ hóa, tội phạm
dưới 14 tuổi ngày càng tăng thậm chí xuất hiện cả các băng nhóm tội phạm “nhí”.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm của VTN. Trước đây chúng
ta thường chú trọng đến nguyên nhân từ gia đình và nhà trường, tuy nhiên nhiều vấn
đề của gia đình, nhà trường sẽ không giải quyết được nếu không có sự can thiệp của
cộng đồng. Cộng đồng là xã hội thu nhỏ đối với VTN, là môi trường quan trọng để
VTN tiếp nhận quá trình xã hội hóa, vì vậy việc phòng ngừa, ngăn chặn loại tội
phạm này cần phải xuất phát từ cơ sở, có sự tham gia của cộng đồng dân cư nơi
VTN sinh sống mới có thể góp phần giải quyết tận gốc vấn đề. Trên thế giới hiện
nay, các nước đang ngày càng đề cao vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng
ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, nhiều nước như Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản,
Trung Quốc… đã có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề này, không chỉ hình
thành hệ thống lý luận phong phú mà đã xây dựng nhiều mô hình phòng ngừa, ngăn
chặn tội phạm VTN dựa vào cộng đồng thành công.
3
Ở nước ta, đặc thù là một nước nông nghiệp cổ truyền, các thiết chế xã hội
mang tính truyền thống như hương ước, quy ước của làng xã nông thôn và các tổ
chức quần chúng đóng vai trò quan trọng và tích cực trong quản lý và phát triển
cộng đồng, trong đó bao gồm vấn đề phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.
Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay các quan hệ xã hội truyền
thống bị giảm sút, việc khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống của cộng
đồng nhằm phát triển xã hội và phòng ngừa tội phạm VTN nói riêng cần được
quan tâm nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận như trên, nghiên cứu “Vai trò
của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành
niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)” có tính cấp thiết, có
ý nghĩa đối với việc nâng cao nhận thức khoa học và thực tiễn, hy vọng đây là
điểm bổ khuyết trong tư duy xã hội học nói chung và vấn đề đấu tranh, phòng
chống tội phạm VTN nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn
tội phạm VTN ở đô thị hiện nay thông qua nghiên cứu trường hợp quận Cầu giấy,
Hà Nội; từ đó xây dựng căn cứ khoa học cho việc quản lý và xây dựng các giải pháp
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của VTN dựa vào cộng đồng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của cộng đồng trong phòng
ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN.
- Đánh giá thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy và các nguy cơ phạm tội
mà VTN đang phải đối mặt hiện nay.
- Làm rõ vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng của
cộng động dân cư và các yếu tố ảnh hưởng.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa
và ngăn chặn tội phạm VTN
- Khách thể nghiên cứu: Nhóm VTN; nhóm tội phạm VTN đang bị giam giữ,
cải tạo tập trung trong trường giáo dưỡng; tội phạm VTN đang cải tạo tại cộng
đồng, tội phạm VTN sau cải tạo tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ chính quyền,
đoàn thể, giáo viên, phụ huynh học sinh và cư dân tại địa bàn quận Cầu Giấy.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Giới hạn nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hoạt động của
các tiểu hệ thống của cộng đồng, bao gồm: quan hệ láng giềng, quan hệ họ hàng,
nhóm bạn, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức tôn giáo, nhóm
liên kết khác (không bao gồm gia đình và nhà trường) trong việc tăng cường sự cố
kết giữa VTN với cộng đồng và giảm thiểu các nguy cơ, ngăn ngừa VTN đi vào con
đường phạm tội. Hành vi phạm tội của VTN trong luận án này là các hành vi tội
phạm truyền thống, không bao gồm các hành vi phạm tội phi truyền thống như tội
phạm công nghệ cao.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện theo hướng tiếp cận khoa học tổng hợp liên ngành, dựa
trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, trên cơ sở
lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Hướng tiếp cận Xã hội học đã giúp cho đề tài thâm nhập thực tế, nắm bắt
được những biểu hiện và diễn biến phức tạp xung quanh chủ đề tội phạm VTN.
Hướng tiếp cận tội phạm học và tâm lý học giúp hiểu biết sâu sắc hơn về những đặc
trưng nhận thức tư tưởng, tâm lý tội của lứa tuổi VTN.
Là một đề tài xã hội học, nghiên cứu vận dụng các lý thuyết sai lệch xã hội,
lý thuyết sinh thái học xã hội và lý thuyết kiểm soát xã hội làm cơ sở lý luận cho
việc xem xét, đánh giá thực trạng vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy.
5
4.2. Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu
* VTN đang đối mặt với những nguy cơ phạm tội nào?
* Cộng đồng thực hiện vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN như
thế nào?
* Giải pháp nào tăng cường vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của
cộng đồng.
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: VTN hiện nay đang phải đối mặt với những nguy cơ phạm tội
như: giảm sút các liên kết xã hội, thiếu định hướng giá trị, sai lệch về nhận thức, lối
sống có nhiều yếu tố tiêu cực, lui tới đến các khu vực được cảnh báo, tham gia các
tệ nạn xã hội.
Giả thuyết 2: Cộng đồng dân cư thông qua các hoạt động của các chủ thể
nhằm tăng cường mức độ gắn kết giữa VTN với cộng đồng và tăng cường mạng
lưới giám sát tại cộng đồng để phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm.
Giả thuyết 3: Cộng đồng thông qua các nhóm giải pháp cải thiện môi trường
kinh tế xã hội, xây dựng tổ chức, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và tăng
cường mạng lưới giám sát tại cộng đồng để nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng
ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm.
4.4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu,
nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính để thu thập thông tin phục vụ mục
tiêu nghiên cứu.
4.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
- Tác giả luận án đã thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu,
bao gồm những bài viết, công trình khoa học, các ấn phẩm, các đề tài nghiên cứu…
về chủ đề tội phạm VTN và vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của cộng đồng
đối với tội phạm VTN ở nước ngoài và trong nước, đặc biệt là các nghiên cứu của
Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện An ninh Nhân dân, Viện Xã hội học (Viện
Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), các báo cáo về tội phạm của Bộ Công an,
Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an, Công an Thành phố Hà Nội, Công an Quận
6
Cầu Giấy, Cục thống kê – Viện kiểm sát nhân dân... Trên cơ sở phân tích nội dung
các tài liệu, tác giả luận án xác định những khoảng trống, những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu làm rõ liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà những nhà nghiên cứu đi
trước chưa đề cập đến hoặc giải quyết chưa triệt để nhằm lựa chọn vấn đề nghiên
cứu, xác định các câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn các tiếp cận lý thuyết cũng như
phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Luận án sử dụng số liệu kết quả điều tra xã hội học của Đề tài “Tội phạm
vị thành niên – Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát
triển xã hội ở nước ta hiện nay” (KX02.24/11-16) do GS – TS Đặng Cảnh Khanh
làm chủ nhiệm. Đề tài này được tiến hành từ năm 2011 – 2016, với cách tiếp cận đa
ngành, đề tài trước hết đã làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận, hệ
thống hóa các quan điểm lý thuyết về VTN và phòng chống tội phạm VTN làm cơ
sở cho việc nghiên cứu về tội phạm VTN ở nước ta hiện nay. Thứ hai, đề tài đã
nghiên cứu, kết hợp điều tra khảo sát thực tiễn, tiến hành điều tra trực tiếp bằng
bảng hỏi đối với 2.400 VTN trong cả nước, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm 450
người, phân tích số liệu thống kê có liên quan 35.654 bị can VTN của Cơ quan
Cảnh sát Điều tra trong 5,5 năm từ 2009 đến tháng 6/2014 để làm rõ thực trạng,
nguy cơ và xu hướng của tội phạm VTN trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay.
- Đồng thời đề tài đã phân tích thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh
với tội phạm VTN của các các chủ thể khác nhau như các cấp bộ Đảng, Chính
quyền, các tổ chức chính trị xã hội, gia đình, nhà trường… Trên cơ sở những nghiên
cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra những khuyến nghị về quan điểm và giải
pháp phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm VTN từ phía gia đình, nhà trường, cơ
quan chức năng trong quản lý, đấu tranh với tội phạm.
4.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Phương pháp xây dựng bảng hỏi:
Trên cơ sở phân tích các tài liệu sẵn có, tham khảo các bộ công cụ đo lường
về điều tra tội phạm của một số quốc gia, tổ chức nghiên cứu về tội phạm VTN, tác
giả luận án tiến hành xây dựng bộ công cụ phục vụ cho khảo sát thực địa về vai trò
của cộng đồng và các hành vi sai phạm của VTN. Vai trò của cộng đồng dân cư
7
được thao tác thành các chỉ báo về các hoạt động của các chủ thể, có khả năng đo
lường với mức độ chính xác cao trong khi đó đo lường hành vi phạm tội, sai phạm
là một việc làm khó khăn, liên quan đến thông tin bí mật của cá nhân và bí mật của
các cơ quan phòng chống tội phạm, khó có thể thu thập tài liệu một cách đầy đủ và
đo đạc một cách chính xác hoàn toàn, mặt khác phương pháp xã hội học cũng chưa
thực sự là công cụ mạnh để đo mức độ tội phạm. Qua quá trình đọc, phân tích tài
liệu mà tác giả luận án đã hiểu rõ hơn về tác động của cộng đồng dân cư đối với tội
phạm VTN, trên cơ sở đó tác giả luận án lựa chọn, cân nhắc, quyết định những tiêu
chí, chỉ báo cần khảo sát cụ thể để có thể thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Bảng hỏi được thiết kế gồm 24 câu hỏi, bao gồm các nội dung: Thông tin
chung; thông tin về người trả lời; hiểu biết của VTN về tình hình đất nước và lứa tuổi
VTN hiện nay; tình hình địa bàn; mức độ tương tác trong quan hệ láng giềng, quan hệ
họ hàng, các nhóm liên kết, các hoạt động của VTN tại cộng đồng; các hoạt động vi
phạm VTN đã từng tham gia. Bảng hỏi đã được đưa vào điều tra thử và có chỉnh sửa,
hoàn thiện trước khi tiến hành khảo sát diện rộng.
* Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu:
- Luận án tiến hành điều tra bằng bảng hỏi độc lập đối với 300 VTN đang
sinh sống tại quận Cầu Giấy. Lý do chọn địa bàn Quận Cầu Giấy: thứ nhất đây là
địa bàn có quá trình đô thị hóa cao, biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng; thứ hai địa
bàn cũng là khu vực tập trung nhiều số học sinh, sinh viên; thứ ba có sự ủng hộ của
các cơ quan liên quan như Công an, Viện kiểm sát để thực hiện quá trình nghiên cứu.
Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn quận Cầu Giấy để thực hiện khảo sát thực địa cho
đề tài luận án.
Số lượng bảng hỏi được phân bổ tất cả 8 phường của Quận Cầu giấy, cụ thể
như sau: Các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa
Tân, Quan Hoa, Yên Hòa 40 phiếu, riêng phường Trung Hòa, là 20 phiếu. Mẫu
tham gia phỏng vấn được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện là những
VTN đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa bàn trên cơ sở dữ liệu đăng ký hộ
khẩu, tạm trú, tạm vắng của công an các phường của quận Cầu Giấy.
8
* Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng:
- Giới tính: nam: 158 người (52,7%); nữ: 142 người (47,3%).
- Độ tuổi: Số người trả lời có độ tuổi từ 13 – 18 tuổi, 13 tuổi chiếm 1,3%, 14
tuổi chiếm 6,3%, 15 tuổi chiếm 34,7%, 16 tuổi chiếm 31,0%, 17 tuổi chiếm 24,7%,
18 tuổi chiếm 2,%. Số tuổi trung bình là 15.77 tuổi. Số người trong độ tuổi 13 là 04
người chiếm 1,3%, độ tuổi chủ yếu là từ 15-17 tuổi. Số người chiếm tỷ lệ lớn nhất
là 15 tuổi. Cơ cấu mẫu điều tra đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa nam và nữ và các độ tuổi
khác nhau, tỷ lệ độ tuổi 15 – 17 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, đây là nhóm tuổi có tỷ lệ phạm
tội cao nhất, mục đích nghiên cứu của đề tài chú trọng công tác phòng ngừa sớm,
tập trung vào nhóm tuổi này, vì vậy cơ cấu theo nhóm tuổi của mẫu điều tra phù
hợp với mục đích nghiên cứu của Đề tài.
- Về trình độ học vấn: Có 01 người tốt nghiệp tiểu học (chiếm 0,3%), 20
người đang học THCS chiếm 6,7%, số đang học THPT là 260 người (chiếm
87,0%), số đang học nghề, bổ túc văn hóa là 15 người (chiếm 5,0%), có 03 người
trả lời khác (chiếm 1,0%).
Học lực và hạnh kiểm của mẫu tại thời điểm khảo sát (người)
Học lực kỳ vừa qua
Giỏi Khá
Trung
bình Yếu
Số
người
Số
người Số người Số người
Hạnh kiểm kỳ vừa
qua
Tốt 139 78 8 0
khá 8 31 15 0
trung
bình
1 4 4 0
Yếu 0 0 0 3
Số liệu VTN cung cấp như trên cho thấy tỷ lệ lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt,
khá chiếm đa số. Chỉ có 09 người hạnh kiểm trung bình và 03 người hạnh kiểm, học
9
lực yếu. Điều này cho thấy thành tích học tập và rèn luyện của VTN được nhà
trường đánh giá tốt.
- Kỹ thuật xử lý thông tin:
Cuộc điều tra thực địa được tiến hành vào đầu tháng 10 năm 2016. Sau điều
tra, các phiếu hỏi được làm sạch, mã hoá trước khi nhập vào máy tính. Khi hoàn
thành việc nhập phiếu, dữ liệu được làm sạch một lần nữa, sau đó tác giả sử dụng
chương trình SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu.
* Hạn chế của dữ liệu
Việc xác định cỡ mẫu và chọn mẫu được tiến hành bằng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện do luận án không có điều kiện để thu thập danh sách toàn bộ số
VTN đang sinh sống trên địa bàn quận Cầu Giấy. Vì vậy những phân tích tương
quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đã không thật đầy đủ, tối ưu.
4.4.3. Phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu 40 người, bao gồm: VTN đang sinh sống tại cộng đồng, VTN
đang cải tạo tại cộng đồng, VTN tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ UNND phường,
Tổ trưởng tổ dân phố, cảnh sát khu vực, cán bộ các đoàn thể Hội phụ nữ, Đoàn
thanh niên; phụ huynh, thầy cô giáo tại quận Cầu Giấy. Mẫu phỏng vấn chọn mẫu
chủ đích. Phỏng vấn sâu được tiến hành vào tháng 12/2016 sau khi có kết quả khảo
sát bằng bảng hỏi.
10
Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu:
STT Đối tượng Số lượng Cơ cấu mẫu
1 Vị thành niên đang sinh
sống tại cộng đồng
10 - - 05 học sinh đang học THPT
- - 03 học sinh đang học THCS
- - 02 người đã đi làm
2 Vị thành niên đang cải
tạo tại cộng đồng
05 05 vị thành niên vi phạm pháp luật
đang cải tạo tại cộng đồng
3 Vị thành niên tái hòa
nhập cộng đồng
03 03 vị thành niên đã chấp hành xong
án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng
4 Gia đình có trẻ vị thành
niên vi phạm pháp luật
06 - 03 gia đình có con đã phạm tội
- 03 gia đình có con bị xử phạt
hành chính
5 Giáo viên 06 - 04 giáo viên THPT
- 02 giáo viên THCS
6 Cán bộ 08 - 01 Lãnh đạo UBND phường
- 01 Lãnh đạo công an phường
- 02 Cán bộ tổ dân phố
- 01 Cán bộ phụ trách đoàn
- 01 Cán bộ Hội phụ nữ
- 01 Cảnh sát khu vực
- 01 Cán bộ hội hưu trí
7 Chức sắc tôn giáo 02 02: Trụ trì và sư chùa Thánh
Chúa
4.5. Địa bàn nghiên cứu
Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định 74-CP ngày 22 tháng 11 năm
1996 của Chính phủ, nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, giáp ranh với các quận Ba
Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, được chia làm
8 phường (Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Nghĩa
Tân, Mai Dịch, Yên Hòa), diện tích tự nhiên là 1204,5 ha, dân số là 266,800 người,
mật độ dân số 21,656 người/km2 [144].
11
Cầu Giấy trước đây là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn
Tây, từ năm 1831 thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau giải phóng Thủ đô năm
1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội thay đổi địa giới hành chính, lập lại
quận Từ Liêm, quận VI (Cầu Giấy) được sáp nhập vào Từ Liêm. Ngày 22 tháng 11
năm 1996, quận Cầu Giấy thành lập theo Nghị định 74-CP của Chính Phủ, trên cơ
sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa
Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm.
Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa. Trước đây, dân
cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng
Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót - Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng
Đàn Kính Chủ (Trung Hòa).
Quận Cầu Giấy có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Bắt đầu từ khoảng
năm 2005, chỉ trong khoảng hơn 10 năm, Cầu Giấy từ một khu vực ven đô, sản xuất
nông nghiệp là chính trở thành khu vực đô thị phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển hẳn
sang dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Năm 2015 tỷ trọng của dịch vụ và công
nghiệp, xây dựng của quận là 61,3% và 38,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm
2017 là 5,3 triệu đồng/người. Đáng chú ý, đến năm 2017 Cầu Giấy đã thực hiện thành
công xóa đói giảm nghèo, toàn quận không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.
Dân số có sự biến động lớn. Đặc trưng của dân số ở Cầu Giấy không những
tăng nhanh về số lượng mà thành phần dân cư phức tạp, số người trẻ, số người
ngoại tỉnh chiếm số lượng lớn. Đến hiện nay toàn bộ là dân số đô thị. Dân số quận
Cầu Giấy tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Năm 2000 dân số của toàn quận là
121,992 người đến 2017 đã tăng lên 266,800 người, mật độ dân số cũng tăng nhanh,
năm 2000 là 10,132 người/ km² đến năm 2017 đã tăng lên 21,656 người/ km² [151].
Tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn cộng với số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4
nhiều, lưu lượng người qua lại lớn và sự biến động lớn khó khăn cho công tác hoạch
định và quản lý xã hội.
Địa bàn tập trung một số lượng lớn học sinh, sinh viên. Trên địa bàn hiện có
có 50 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, có 12 trường THCS và
12
07 trường THPT. Như vậy Cầu Giấy là nơi tập trung đông nhất các trường đại học,
tập trung lượng lớn học sinh, sinh viên. Sinh viên, học sinh là nhóm tuổi nhạy cảm
với sáng tạo cái mới, dễ học hỏi, du nhập các văn hóa mới cả tích cực và tiêu cực,
về cái mà các nhà xã hội học gọi là “tiểu văn hóa thanh niên”, cổ xúy cho các trải
nghiệm mới, nhiều khi đi ngược lại với truyền thống, điều này ảnh hưởng đến lối
sống của VTN tại địa bàn. Mặt khác việc giàu lên nhanh chóng của các gia đình
cũng tạo nên tâm lý hưởng thụ trong giới trẻ.
Cấu trúc không gian cư trú có sự đan xen giữa các cộng đồng truyền thống
và các cộng đồng chức năng hiện đại. Hiện nay bên cạnh các khô đô thị mới được
xây dựng, tại quận Cầu Giấy vẫn tồn tại những khu tập thể cũ, những khu làng mới
được chuyển đổi thành đô thị, vẫn còn đan xen những phong tục, tập quán của làng
xã cũ như làng Vòng, làng Cót…
Vấn đề quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Các điểm sinh hoạt công
cộng, khu vực vui chơi giải trí, thể thao lành mạnh cho trẻ em ngày càng thu hẹp trong
khi các điểm kinh doanh karaoke, nhà hàng, vũ trường, tiệm cầm đồ, đặc biệt các điểm
dịch vụ Internet game online với các trò chơi, phim ảnh... rất phổ biến đặt ra nhiều vấn
đề trong công tác quản lý đô thị nói chung và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm
nói riêng.
Tóm lại Cầu Giấy là một địa bàn có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kinh tế
phát triển nhanh, cơ cấu dân số biến động lớn, tập trung đông đảo một lượng lớn thanh
thiếu niên sinh sống và học tập, là địa bàn tiêu biểu của những khu vực đang trong quá
trình đô thị hóa.
13
4.6. Khung phân tích luận án
4.4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt tội phạm VTN đang là một vấn
đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu và cách
tiếp cận khác nhau trong việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đối với
loại tội phạm này. Các nghiên cứu trước đây thường không đánh giá cao vai trò
cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư đô thị trong phòng ngừa tội phạm nói
chung và tội phạm VTN nói riêng. Qua nghiên cứu luận án nhận thấy:
Môi trường xã hội vĩ mô
Phòng
ngừa,
ngăn
chặn
tội
phạm
vị
thành
niên
Cộng đồng dân cư
Môi
trường
Láng
giềng
Bạn bè
Tổ chức
cộng đồng
Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên dựa vào cộng đồng
Họ hàng
Hoạt
động
trong thời
gian rỗi
Nguy cơ
phạm tội
Tình huống
phạm tội
Phòng
ngừa
Ngăn
chặn
14
- Cộng đồng là xã hội thu nhỏ, là môi trường chủ yếu tác động đến quá trình
xã hội hóa của VTN. Cộng đồng có vai trò đặc thù, là một chỉnh thể gắn kết giữa
các bộ phận của cộng đồng tạo nên sức mạnh chung của cả cộng đồng và các bộ
phận cấu thành của nó nhằm cố kết, tăng cường mối liên kết giữa VTN và cộng
đồng. Mặt khác cộng đồng tăng cường sự kiểm soát tập thể với ưu điểm kiểm soát
thường xuyên, liên tục trên không gian rộng, nhằm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn
kịp thời hành vi sai phạm của VTN, từ đó ngăn ngừa VTN phạm tội. Trong giai
đoạn hiện nay khi hiệu quả kiểm soát chính thức ngày càng giảm sút thì kiểm soát
của cộng đồng cần phải được chú trọng và tăng cường. Đây có thể là một đóng góp
vào lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội
phạm VTN nói riêng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa về mặt khoa học:
- Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến
vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm VTN, góp phần làm rõ cơ sở lý
luận về vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội
phạm VTN ở Việt Nam hiện nay.
- Chỉ ra các đặc trưng của cộng đồng đô thị của Việt Nam và ảnh hưởng đối
với hành vi phạm tội của VTN. Nhận diện các yếu tố làm tăng khả năng tội phạm
của VTN và các yếu tố giảm thiểu khả năng phạm tội. Bên cạnh các đặc điểm chung
của cộng đồng đô thị như sự đa dạng và biến động của dân cư, sự giảm sút quan hệ
láng giềng thì cộng đồng đô thị Việt Nam vẫn duy trì các mối liên hệ gắn kết giữa
cá nhân và cộng đồng bởi các thiết chế quan hệ họ hàng, các tổ chức xã hội, tôn
giáo và các tổ chức tự quản của cộng đồng, đây là các lực lượng kiểm soát phi chính
thức giúp VTN không đi vào con đường phạm tội.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các kết luận đưa ra của luận án là rõ ràng, đồng
thời các biện pháp đưa ra là cụ thể mang tính thao tác cao, có thể tham khảo, áp
dụng ngay vào đấu tranh phòng chống tội phạm VTN trong thực tế địa bàn nghiên
cứu và các địa phương có môi trường kinh tế - xã hội tương tự. Mặt khác kết quả
nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy.
15
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò phòng ngừa và ngăn chặn
tội phạm vị thành niên của cộng đồng dân cư.
Chương 3: Tình hình tội phạm vị thành niên và những nguy cơ phạm
tội của vị thành niên ở quận Cầu Giấy.
Chương 4: Thực trạng vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN
tại quận Cầu Giấy của cộng đồng dân cư.
16
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư
trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài
1.1.1. Cơ sở triết học về hành vi tội phạm
Mỗi cách giải thích về hành vi, cho dù đó là hành vi truyền thống hay lệch
chuẩn, đều dựa trên một số giả định ngầm về liên hệ giữa cá nhân và thế giới mà họ
hoạt động. Có nhiều tranh cãi về các nguyên nhân của tội phạm và làm thế nào để
đối phó với người phạm tội. Mỗi khoa học đều có trường phái tư tưởng của mình.
Trong xã hội học tội phạm có hai trường phái tư tưởng chủ yếu là Cổ Điển và Thực chứng.
Trường phái cổ điển (Classical School) có nguồn gốc từ quan điểm của các
học giả như Cesare Bonesana (1738 - 1794), Jeremy Bentham (1748 - 1832)…
Quan điểm trường phái cổ điển đặt niềm tin về con người và các chức năng của xã
hội trong việc đối phó với sự lệch lạc, cho rằng con người có được ý chí tự do, việc
lựa chọn hành động là kết quả của việc tính toán được mất của hành vi, cá nhân
thực hiện một quyết định có ý thức để thực hiện tội phạm dựa trên những mong đợi
của một kết quả lợi ích. Trường phái cổ điển tìm cách ngăn chặn và răn đe tội phạm
bởi sự trừng phạt người phạm tội vì hành vi phạm tội. Cá nhân nên tránh phạm tội
bằng cách biết nỗi đau, hậu quả của việc bị bắt và trừng phạt.
Trái ngược với trường phái cổ điển, trường phái thực chứng (Positivistic
School) cho rằng hành vi cá nhân được xác định bởi các yếu tố kiểm soát bên ngoài
cá nhân. Do đó, việc thay đổi hành vi cá nhân không thể chỉ thông qua việc nâng
cao mức độ trừng phạt, thay vào đó, việc thay đổi hành vi có thể được thực hiện
bằng cách xác định và loại bỏ các yếu tố bên ngoài đang gây ảnh hưởng đến những
hành động của cá nhân. Trường phái thực chứng từ thế kỷ 18 đã trở thành một trào
lưu tư tưởng chủ đạo, là cơ sở của phương pháp luận và những tiến bộ khoa học
trong tâm lý học và xã hội học.
Cả hai trường phái này đều ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tội phạm
hiện nay. Trong khi chế độ tư pháp VTN hiện nay chú trọng đến các nhân tố bên
ngoài gây ra tội phạm đồng thời tìm kiếm phương pháp để điều chỉnh các sai lệch
17
dẫn đến hành vi phạm tội của VTN thì hệ thống hình sự vẫn chú trọng đến các biện
pháp trừng phạt.
1.1.2. Các nghiên cứu về tội phạm VTN ở cấp độ cá nhân
Giải thích về nguyên nhân dẫn đến VTN phạm tội thông thường được phân
thành 03 cấp độ khác nhau: cá nhân, xã hội vi mô và xã hội vĩ mô. Giải thích về sự
lệch lạc ở cấp độ cá nhân chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ sinh học và tâm lý học.
1.1.2.1. Các nghiên cứu sinh học
Cách giải thích theo quan điểm sinh học là một trong những lý thuyết sớm
nhất về tội phạm. Những tiến bộ về y tế, đặc biệt là trong thế kỷ XVIII đã hỗ trợ cho
việc giải thích nguyên nhân hành vi lệch chuẩn cá nhân dựa trên đặc điểm sinh học.
Giả định cơ bản được thực hiện bởi các nhà lý thuyết sinh học là nếu đặc điểm sinh
học của cá nhân chi phối khả năng thể chất của họ thì những đặc điểm này cũng có
thể góp phần chi phối vào việc thực hiện các loại hành vi ở con người, trong đó có
các hành vi phạm tội. Người phạm tội có các đặc điểm sinh học đặc trưng mà có thể
quan sát được. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu thừa nhận rằng, các nhà tội
phạm học trường phái này chưa làm rõ được cơ chế tác động của các nhân tố sinh
học dẫn tới hành vi phạm tội.
* Các đặc điểm hình thể có thể quan sát được của người phạm tội.
Cesare Lombroso, người được coi là cha đẻ của tội phạm học hiện đại, đã
dựa trên quan điểm của Charles Darwin về sự tiến hóa, cho rằng tội phạm là do sự
lệch lạc về tiến hóa, những cá nhân này mang các đặc điểm của tổ tiên, gọi là hiện
tượng “lại giống” và không có được thể chất hoặc tinh thần tiến hóa như phần còn
lại của xã hội, từ đó ông nhận định rằng nguồn gốc của nhiều tội ác là bẩm sinh và
nhiều cá nhân được sinh ra với những khuynh hướng sai lệch, bất kể nỗ lực giáo
dục của cha mẹ để cải tạo chúng [92].
Nhà tội phạm học Gina Lombroso Ferrero (1911) khi quan sát hành vi phạm
tội ở trẻ em cũng cho rằng hành vi này là do những sai lệch của tâm lý và thể chất
kém phát triển con người. Theo tác giả bản năng nguyên thủy phổ biến trong hầu
hết mọi trẻ em, bên cạnh đó, Lombroso Ferrero nhấn mạnh hậu quả của các chấn
thương do tai nạn và bị bỏ rơi mà trẻ trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể tổn hại
18
tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Bà kết luận
số trẻ em có các biểu hiện như: dễ tức giận, mong muốn báo thù, sự biếng nhác,
người tăng động và thiếu sự đồng cảm… dễ dẫn đến tội phạm [77].
Nhà tội phạm học Garofalo cũng cho rằng một tên tội phạm sinh ra đã có
thiên hướng "bạo lực và đổ máu", thiên hướng này được biểu hiện ở các đặc điểm
vật lý, hình thể và sinh lý khác của trẻ. Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của
các mô tả về "bộ mặt điển hình" với đặc trưng như trán dô, mày cao, cằm chìa… [75].
Kretschmer và Sheldon (1921) cũng tin rằng đặc điểm sinh học – vật lý của
một người là đủ để quan sát về đặc điểm tâm lý của họ (đặc điểm tính cách, tính khí,
khả năng, cá tính của một người), ví dụ đặc điểm cao gầy là phổ biến nhất ở tội
phạm, các cá nhân cao gầy có nhiều khả năng để thực hiện hành vi phạm tội hơn là
thanh niên khác [122]… Hỗ trợ cho các mối quan hệ giữa hình thể và phạm pháp cũng
được tìm thấy trong các nghiên cứu của Sheldon Glueck và Eleanor Glueck (1956) và
Juan Cortes (1972).
Tuy nhiên vấn đề cơ chế sinh học tác động ra sao tới việc dẫn tới hành vi
phạm pháp vẫn chưa được các nhà tội phạm học theo quan điểm sinh học làm rõ,
các cơ chế hoạt động cụ thể của các đặc tính di truyền (như nguyên nhân của hành
vi lệch lạc) vẫn chưa được giải đáp.
* Các nghiên cứu về Gen và di truyền
Giải thích sinh học thường nhấn mạnh vai trò yếu tố di truyền (gen) đến hành
vi. Hai phương pháp cơ bản để kiểm tra giả thuyết này là so sánh hành vi của các
cặp song sinh (cả các cặp song sinh cùng trứng – MZ và song sinh khác trứng DZ)
và so sánh hành vi của con cái với cha mẹ sinh học của họ. Các nghiên cứu thấy
rằng hành vi tương tự giữa những người song sinh cùng trứng cao hơn những người
song sinh khác trứng. Nghiên cứu của Newman và các cộng sự (1937), cho thấy sự
tương tự về mặt hành vi giữa các cặp MZ cao gấp đôi DZ. Tương tự như vậy,
nghiên cứu của Christiansen (1974) sử dụng đăng ký của 6.000 cặp song sinh ở Đan
Mạch, phát hiện ra hành vi phạm tội của các cặp song sinh MZ cao gấp 3 lần các
đôi DZ khi hồ sơ tội phạm đã được kiểm tra. Nghiên cứu của Hutchings và Mednick
(1977) sử dụng một mẫu lớn về tội phạm và bố mẹ, cho thấy có 49% thanh niên tội
19
phạm có cha là tội phạm hình sự, trong khi chỉ có 31% có người cha không phải là
tội phạm [97]… Một ví dụ thứ hai là vấn đề hội chứng thiếu chú ý/rối loạn tăng
động (ADHD), trẻ em mắc chứng rối loạn này là liên tục gây rối, hành động bốc
đồng, có thể dễ dàng thất vọng, dễ thay đổi tâm trạng và hành động không thích hợp
(Ward, 2000). Anderson (1997) ghi nhận có một cơ sở di truyền mạnh mẽ cho
ADHD như đã chứng minh trong một số nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy rằng
yếu tố di truyền có ảnh hưởng tới hành động của các cá nhân.
Tiến xa hơn Han Brunnen (1993) còn cho rằng hành vi sai lệch là do nhiễm
sắc thể, cụ thể do những lỗi cấu trúc ở nhiễm sắc thể X, đàn ông thường phạm tội
nhiều hơn đàn bà là do chỉ có một nhiễm sắc thể X.
* Các nghiên cứu về các yếu tố sinh học khác
Các yếu tố sinh học như hormone, hệ thần kinh hay trao đổi chất cũng đã
được nghiên cứu để tìm kiếm những mối liên hệ với các hành vi tội phạm ở VTN.
Ví dụ nghiên cứu về testosterone cho thấy nó làm con người trờ nên hung hăng
hơn. Tuổi VTN có thể do lượng tiết tố tăng đột biến là nguyên nhân gây ra sự
mất kiểm soát hành vi nên dễ bột phát các hành vi phạm pháp. Nghiên cứu về
trao đổi chất cho thấy các chất kích thích như bia rượu, ma túy… gây ảnh hưởng
đến hệ thần kinh và gây mất kiểm soát dẫn đến hành vi phạm tội.
Xu hướng gần đây trong việc tìm kiếm những giải thích sinh học của các
hành vi là phương pháp tiếp cận sinh học xã hội – biosociology, đề cập đến ý tưởng
rằng đặc điểm sinh học của sinh vật và môi trường xung quanh là liên quan mật
thiết. Các môi trường đóng một vai trò trong việc hình thành các sinh vật và sinh vật
thông qua các hoạt động hàng ngày của mình để thích ứng môi trường. Trong điều
kiện của hành vi lệch lạc, quan điểm cũ cho rằng lệch lạc là một kết quả trực tiếp
của tình trạng sinh học là không còn đứng vững được. Thay vào đó, sinh học xã hội
cho thấy lệch lạc xảy ra khi điều kiện sinh học trùng hợp với các yếu tố xã hội hay
môi trường thích hợp. Những lời giải thích hành vi của sinh học - xã hội học hiện
đại chứa cả yếu tố sinh học và xã hội học.
Tuy có ý nghĩa về mặt nhận thức nhưng cách giải thích sinh học vẫn còn gây
ra nhiều tranh cãi, và bị chỉ trích nặng nề. Những người nhấn mạnh vai trò của môi
20
trường xã hội chỉ ra rằng tội phạm là một phản ứng xã hội xảy ra ở tất cả mọi người,
là phản ứng với những khó khăn, trở ngại đối với các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức.
Hành vi phạm tội cần phải được quan sát trong khuôn khổ các biện pháp khuyến
khích xã hội mà ngụ ý đề xuất các hành động có thể góp phần cải cách xã hội và
phục hồi chức năng cá nhân. Trong khi đó, các nhà tội phạm học đi theo hướng
nghiên cứu này cho rằng chúng ta đang “cố tình” quên đi sự thật là tội phạm có
nguyên nhân sinh học, chúng ta không muốn động chạm tới vấn đề này bởi nó gây
tranh cãi dù đó là một sự thật hiển nhiên mà bất cứ ai trong nghề đều không thể phủ
nhận [112]…
Quan điểm của luận án cho rằng vai trò của các yếu tố sinh học (như là một
phần của một tập hợp các tác động nhân quả) không thể được giải thích đơn giản
cho các nguyên nhân của tội phạm. Trong những trường hợp khác nhau của hành vi
phạm tội ở VTN, tầm quan trọng của các yếu tố sinh học có thể được xác định chỉ
nên xem xét trong một tập hợp các tác động khác làm phát sinh tội phạm (như môi
trường hoạt động cá nhân), có những vấn đề thuộc về đặc điểm sinh học ảnh hưởng
đến hành vi tội phạm mà hiện nay chúng ta vẫn phải thừa nhận trong phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm như khác biệt về giới tính, hay tác động của việc lạm dụng bia
rượu, chất kích thích.
1.1.2.2. Các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học
Các nghiên cứu hướng này có các điểm nổi bật sau: Đầu tiên, và quan trọng
nhất, hướng tiếp cận này thường xem xét và nhấn mạnh tác động của các trải
nghiệm đầu đời đối với hành vi phạm pháp. Phạm tội được xem như là một kết quả
của các vấn đề và các sai lệch đã không được điều chỉnh trong giai đoạn VTN. Thứ
hai, giải thích tâm lý mang tính cá nhân cao, thay vì tập trung vào những người sẽ trở
thành lệch chuẩn, trọng tâm là làm việc với các cá nhân đã có vấn đề và giúp họ vượt
qua.
Một trong những tên tuổi được công nhận rộng rãi nhất trong tâm lý học tội
phạm là Sigmund Freud (1856-1939). Freud đi tiên phong trong phương pháp phân
tâm học để hiểu được hành vi của con người. Những tiền đề quan trọng của phân
tâm học là ảnh hưởng của yếu tố vô thức, bản năng đến hành vi của cá nhân, nhấn
21
mạnh lệch lạc là kết quả của những ham muốn vô thức và bản năng được thể hiện
trong hành vi. Nghiên cứu của Freud trở thành nền tảng cho nhiều nghiên cứu sau
này ví dụ như August Aichorn. Aichorn thấy rằng tiếp xúc với môi trường xã hội
căng thẳng không tự động tạo ra tội phạm hoặc bạo lực. Xét cho cùng, hầu hết mọi
người đều bị stress và không phải ai cũng trở thành tội phạm. Theo quan điểm của
ông, căng thẳng chỉ gây ra các hành vi tội phạm ở những người có một trạng thái
tinh thần đặc biệt được biết đến như là phạm pháp tiềm ẩn. Theo Aichorn, tình trạng
phạm pháp tiềm ẩn là kết quả từ quá trình xã hội hoá thời thơ ấu không đầy đủ và
biểu hiện thành các đặc điểm tâm lý như yêu cầu phải thỏa mãn ngay lập tức
(impulsivity), thiếu sự đồng cảm với người khác và không có khả năng cảm thấy tội
lỗi [39; tr.258].
Cũng trên cơ sở quan điểm của Freud, các tác giả W.Healy & A.F.Bronner
đã đưa ra “Thuyết rối loạn tâm trạng” (còn gọi là lý thuyết căng thẳng) cho rằng
hành vi phạm pháp ở VTN có nguyên nhân từ trạng thái rối loạn tâm trạng mà
nguyên nhân dẫn đến trạng thái này là do tác động từ các yếu tố bản thân, gia đình
và môi trường, tội phạm là biểu hiện của việc không được thỏa mãn ước muốn và
dục vọng của mỗi người. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm trạng có rất nhiều
nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu hụt tình thương, các cú sốc trong giai đoạn trẻ
thơ, sự sai lầm trong giáo dục của gia đình, nhà trường [85].
Trong hướng nghiên cứu này không thể không nhắc tới Trường phái Tội
phạm học Ý với thuyết “sự lựa chọn hợp lý” được khởi nguồn từ rất lâu với tên
tuổi của nhà triết học Cesare Beccaria sau đó được các nhà Xã hội học James Q.
Wilson và Gary Becker, George Stigler phát triển. James Q. Wilson và Gary Becker
trong tác phẩm tiêu biểu “Tội phạm và hình phạt” và George Stigler (1974) trong
tác phẩm “Việc thực thi pháp luật tối ưu” đã phân tích các yếu tố tác động hành vi
phạm tội và những nhu cầu lợi ích và định hướng giá trị của kẻ phạm tội. Quan
điểm của lý thuyết này khẳng định, người phạm tội cũng như nhiều người bình
thường khác đều có những nhu cầu và lợi ích nhất định. Hành vi phạm tội của họ là
một sự lựa chọn hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của mình [73].
22
Ở hướng nghiên cứu này, các nhà tội phạm học đã cố gắng làm rõ các đặc
điểm về mặt tâm lý - nhân cách có liên quan đến hành vi tội phạm như sự quyết
đoán, chống đối, ngỗ ngược, tính tự ái, đa nghi và cố gắng tìm ra các phương pháp
trắc nghiệm để lo lường tính cách cá nhân nhằm tìm ra các đặc điểm tâm lý có liên
quan đến phạm tội như phương pháp Kiểm kê nhân cách đa chiều (Multiphasic
Personality Inventory - MMPI) hay Trắc nghiệm nhân cách đa chiều
(Multidimensional Personality Question - MPQ). Gần đây hơn, các nhà nghiên cứu
đã liên kết những hành vi bạo lực với các đặc điểm như tính thù địch, tự trọng cao,
xấu hổ, ghen tuông, thờ ơ hoặc thiếu đồng cảm với người khác hoặc thiếu kỳ vọng
và sự kiên trì… Hendricks và Mac Kean đã tổng hợp các đặc điểm tâm lý của cá
nhân có liên quan đến phạm pháp thường được nhắc tới như: không hài lòng về vị
trí hiện tại của bản thân, lo âu căng thẳng, rối loạn cảm xúc, thiếu kiểm soát [81].
Giải thích hành vi lệch chuẩn dưới góc độ tâm lý thường bị chỉ trích bởi nó
không có tác dụng lớn cho việc dự đoán hành vi. Các nghiên cứu chủ yếu để giải
thích các hành vi quan sát được hồi tố đối với số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ, nghĩa
là nó chưa được kiểm chứng nghiêm ngặt về mặt khoa học. Ngoài ra trọng tâm của
nó là giải thích tại sao cái gì đã xảy ra mà không dự đoán những gì sẽ xảy ra trong
tương lai. Một mối quan tâm thứ hai với các nghiên cứu về tâm lý là sự phụ thuộc
vào cách giải thích chủ quan. Hầu hết các nỗ lực nghiên cứu hướng này dựa vào ý
kiến của những người đã được đào tạo tâm lý học.
Tuy nhiên luận án cho rằng, VTN là giai đoạn quá độ của mỗi cá nhân có
nhiều khủng hoảng và mâu thuẫn tâm lý, là nguyên nhân dẫn đến các hành vi lệch
chuẩn và phạm tội của cá nhân. Vì vậy, chúng ta có thể thông qua trạng thái tâm lý
cá nhân để đánh giá về khả năng (nguy cơ) phạm tội của VTN. Trạng thái tâm lý
tiêu cực hoặc tâm lý của con người khi rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng
có khả năng dẫn đến hành vi phạm pháp mà có thể gọi là tâm lý nguy cơ phạm tội.
Tuy không đồng nhất nguy cơ phạm tội và nguy cơ tâm lý phạm tội nhưng rõ ràng
nguy cơ tâm lý phạm tội là một yếu tố quan trọng để đánh giá nguy cơ phạm tội.
Hiểu rõ tâm lý VTN trong giai đoạn này sẽ giúp chúng ta có cơ sở để sớm có các
biện pháp can thiệp, hỗ trợ tâm lý, phòng ngừa VTN phạm tội. Ngoài ra những
23
nghiên cứu hướng này là cơ sở trong việc thay đổi hệ thống tư pháp VTN, nhấn
mạnh vào việc xác định nguyên nhân tâm lý của hành vi cá nhân và tầm quan trọng
về tư vấn, giáo dục, và các phương pháp phục hồi chức năng khác trong việc điều
chỉnh hành vi lệch chuẩn ở VTN.
1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cộng đồng và tội phạm vị thành niên
Hướng nghiên cứu sinh vật học và tâm lý học về tội phạm cho dù có những
đóng góp về phương pháp luận nhưng đã bỏ qua cái mặt xã hội, là đặc trưng nổi bật
của hành vi lệch chuẩn, đó là nó mang bản chất xã hội. Các lý thuyết xã hội học tội
phạm đều nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa xã hội và tội phạm nói chung và tội
phạm VTN nói riêng, đối tượng nghiên cứu là các yếu tố bên ngoài dẫn đến hành vi
tội phạm. Đây là một trong các trường phái ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu về tội
phạm VTN hiện nay trên thế giới. Các nghiên cứu về quan hệ giữa cộng đồng và tội
phạm VTN cũng đã được chú ý và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
1.1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với tội phạm vị thành niên
Các nghiên cứu về vấn đề này nổi bật nhất là trường phái Chicago, hay còn
gọi là “lý thuyết sinh thái học xã hội”. Lý thuyết sinh thái học xã hội (ecology
theory) được bắt nguồn từ trường phái địa lý học tội phạm ở Pháp và Anh trong giai
đoạn 1830 – 1880, các nghiên cứu này tập trung vào phân tích tương quan giữa
phân bố địa lý và một số nhân tố khác như học vấn, đô thị hóa, nghề nghiệp, nghèo
đói và tội phạm. Lý thuyết sinh thái học xã hội coi sự thay đổi dân số và sự mở rộng
của các khu vực dân cư là quá trình “cạnh tranh”, “xung đột”, “thích ứng” và “đồng
hóa”, điều này có thể được quan sát giống như sự xâm thực của một loài thực vật
chiếm lĩnh môi trường vốn thuộc về loài khác. Các tác giả nghiên cứu về tội phạm
khu vực thành thị và thấy rằng đô thị phát triển theo mô hình các đường tròn đồng
tâm, có một số khu vực (vùng chuyển tiếp – translational zone) có tỷ lệ tội phạm và
phạm pháp rất cao, đưa ra mô hình không gian về tội phạm như sau: thứ nhất, tỷ lệ
phạm pháp ở đô thị phân bố theo mô hình không gian, cao nhất ở trong nội thành và
giảm dần theo khoảng cách (giả thiết dốc). Thứ hai, mô hình không gian này cũng
được thể hiện qua nhiều chỉ số khác của các vấn đề xã hội. Thứ ba, tỷ lệ này
mang tính tương đối tuy rằng dân số thành thị thay đổi qua thời gian. Từ đó dẫn
24
đến giả thiết bản chất của môi trường mới là nguyên nhân phát sinh tội phạm chứ
không phải những đặc tính dân cư làm nảy sinh tội phạm, theo đó các khu vực vô
tổ chức là nơi sản sinh ra tội phạm.
Mô hình của lý thuyết sinh thái học xã hội
Giải thích nguyên nhân này, Clifford Shaw và Henry khi nghiên cứu trường
hợp khu vực Chicago đã phát hiện tỷ lệ tội phạm cao tập trung ở một số khu vực,
quan trọng hơn tỷ lệ này vẫn ổn định mặc dù có sự thay đổi liên tục về dân cư của
khu vực, và nhóm có tỷ lệ tội phạm cao khi di chuyển đến khu vực có tỷ lệ tội phạm
thấp hơn thì hành động tội phạm của họ lại giảm đi tương ứng, từ đó tác giả cho
rằng, tội phạm thường bắt nguồn từ xu hướng của môi trường sống, và không nhất
thiết bắt nguồn từ chính những cá nhân thuộc môi trường đó. Các tác giả này cũng
cho rằng ở đô thị, các giá trị văn hóa bị đổ vỡ, mọi người không có những sự trông
chờ như nhau về ứng xử nên thiếu hụt chuẩn mực. Mặt khác, khi xã hội có những
hiện tượng như sự pha trộn giữa các nhóm tôn giáo, tộc người vốn mang theo các hệ
giá trị văn hóa khác nhau gây ra tình trạng xáo trộn xã hội hoặc mức độ nhập cư cao
làm mất đi tính đồng đều của xã hội, trong khu vực này, hoạt động của các lực
lượng kiểm soát xã hội (như gia đình, nhà trường, tổ chức tôn giáo, tổ chức tự
25
nguyện của cộng đồng, láng giềng) yếu, dẫn tới các quan hệ xã hội, liên kết xã hội
bị phá vỡ không thể điều chỉnh hành vi của VTN làm tăng khả năng xuất hiện tội
phạm đặc biệt là tội phạm VTN [114].
Liên quan đến ảnh hưởng của môi trường đối với phạm pháp VTN, Bandura
và Walters (1977) trong “Lý thuyết mô phỏng hành vi” của mình nhấn mạnh đến
việc học tập và các nhân tố tác động đến việc thúc đẩy cá nhân học tập. Các tác giả
này cho rằng trẻ em, VTN học bằng cách sao chép các hành vi của người khác, bao
gồm cha mẹ, anh chị em, đồng nghiệp và các cá nhân khác xung quanh trẻ nhỏ và
trẻ em như láng giềng mà không phân biệt được tốt xấu. VTN cũng có thể học hỏi
từ các nhân vật, cả thực và ảo. Hành vi lệch chuẩn là kết quả của 04 yếu tố sau: Một
là, một sự kiện căng thẳng hoặc kích thích - như một mối đe dọa, thách thức hoặc
hành hung - làm tăng sự phản kháng; hai là, hành vi hung hăng được học theo thông
qua việc quan sát người khác; ba là, niềm tin rằng sự hung hăng hoặc bạo lực sẽ
được xã hội cho phép (như nâng cao lòng tự trọng, mang lại lợi ích hoặc thu hút
người khác); bốn là, một hệ thống giá trị bao gồm hành vi bạo lực trong một số bối
cảnh xã hội nhất định [43].
1.1.3.2. Ảnh hưởng của gia đình đối với tội phạm vị thành niên
Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và xã hội hóa trẻ
em. Các gia đình là nơi mà các thành viên thương yêu, chăm sóc lẫn nhau, và cung
cấp một môi trường tương tác lành mạnh cho sự phát triển của VTN. Tuy nhiên các
vấn đề trong cấu trúc, quan hệ trong gia đình và những vấn đề như xung đột, sự
thiếu quan tâm hay bạo lực gia đình… cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi phạm tội của VTN. Nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình là chủ đề trọng tâm
trong các nghiên cứu về tội phạm VTN.
* Cấu trúc gia đình và tội phạm VTN
Cấu trúc gia đình đề cập đến cách thức mà các gia đình được thành lập ví dụ
đầy đủ cả hai cha mẹ tự nhiên, là cha mẹ kế hay là gia đình cha mẹ đơn thân. Mối
quan hệ giữa các gia đình cha mẹ đơn thân, đôi khi được gọi là “cửa sổ vỡ” và hành
vi phạm pháp của VTN trở thành trọng tâm của cuộc tranh luận đáng kể trong lĩnh
vực tội phạm học. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ có ý nghĩa thống
kê giữa gia đình cha mẹ đơn thân và hành vi phạm pháp của VTN [59], [76]. Tuy
26
nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những tác động đến từ một gia đình cha mẹ
đơn thân có thể không giống nhau cho tất cả VTN.
Mặc dù xuất hiện một mối quan hệ giữa gia đình cha mẹ đơn thân các hành vi
phạm pháp, các mối quan hệ không phải là rất mạnh mẽ. Hơn nữa, Johnson (1986) chỉ
ra các nghiên cứu phát hiện ra một mối quan hệ như vậy thường được dựa trên số liệu
chính thức dẫn đến hậu quả là chính quyền có thể phân biệt đối xử với trẻ trong các gia
đình cha mẹ đơn thân so với số trẻ trong các gia đình đầy đủ, trên thực tế các nghiên
cứu này không tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa gia đình cha mẹ đơn thân và
VTN phạm tội [87]. Các nghiên cứu gợi ý rằng những gì là quan trọng nhất không phải
là liệu VTN đến từ một gia đình cha mẹ đơn thân hoặc gia đình hai cha mẹ đầy đủ mà
chất lượng của mối quan hệ giữa các phụ huynh và con cái của họ mới là nguyên nhân
[60].
* Quy mô gia đình và tội phạm VTN
Một khía cạnh khác của cấu trúc gia đình mà có thể ảnh hưởng đến phạm
pháp là quy mô gia đình. Trong nghiên cứu kinh điển của mình về tội phạm VTN,
Travis Hirschi thấy rằng, ngay cả khi kiểm soát kết quả học tập, sự giám sát của cha
mẹ, và sự gắn bó giữa thanh niên và cha mẹ của họ, quy mô gia đình có liên quan
đến hành vi phạm pháp (Hirschi, 1969). Phát hiện này được hỗ trợ bằng cách kiểm
định lại ở Anh, mặc dù mối quan hệ phát hiện là yếu hơn nhiều cho các gia đình
thuộc tầng lớp trung lưu hơn ở các gia đình tầng lớp thấp [113], trong đó cho thấy
rằng nó có thể là nguồn lực kinh tế chứ không phải là quy mô gia đình là quan trọng
nhất. Một số nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa quy mô gia đình và
phạm pháp, cho rằng một biến quan trọng hơn là trong gia đình có một người phạm
tội trong dòng họ, cho rằng người phạm tội trong gia đình là có liên quan đến hành
vi phạm pháp của VTN.
* Quan hệ trong gia đình và tội phạm VTN
Các mối quan hệ gia đình đề cập đến số lượng và chất lượng tương tác và các
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Giống như cấu trúc gia đình, quan
hệ gia đình cũng chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lớn hơn là nơi cư trú cũng như
các điều kiện kinh tế của gia đình mình. Các nghiên cứu đã kiểm tra những thay đổi
27
về mặt xã hội của gia đình và các khía cạnh xã hội khác nhau của gia đình có liên
quan đến phạm pháp ở VTN.
Đầu tiên là các nghiên cứu về vấn đề việc làm của người phụ nữ và tội phạm
VTN. Các nghiên cứu của Loeber.R và Stouthammer- Loeber (1986), Curran.D.J và
Renzetti (2000)… cho thấy rằng, tuy mối quan hệ giữa công việc của người mẹ và
tội phạm VTN là không rõ ràng nhưng việc làm của các bà mẹ (để cải thiện kinh tế
gia đình) nó cũng có nghĩa là người mẹ có ít thời gian dành cho việc tương tác với
các con [96]. Nghiên cứu của Thomas Vander Ven (2001) và các đồng nghiệp của
ông cũng cho thấy rằng việc làm của các bà mẹ có rất ít ảnh hưởng đến hành vi
phạm pháp của trẻ em khi họ được giám sát đầy đủ.
Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét các cách thức trong đó vai trò và kinh
nghiệm của cha mẹ tại nơi làm việc ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với con cái
của họ. Mark Colvin và John Pauly (1983) cho rằng cha mẹ có xu hướng áp dụng
các trải nghiệm tại nơi làm việc của họ tại gia đình. Những kinh nghiệm này gây ra
mối quan hệ cưỡng chế và độc tài trong nhiều gia đình, các mối quan hệ mà không
có lợi cho việc thành lập mối quan hệ thân mật giữa các thành viên gia đình và tăng
khả năng phạm pháp [98].
Mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế và gia đình cũng là trọng tâm của
nghiên cứu của John Hagan (1984). Theo Hagan, các mối quan hệ trong công việc
ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, như quan hệ bố - mẹ, bố mẹ - con cái,
đặc biệt giữa mẹ - con gái. Hagan lập luận rằng khi cả hai cha mẹ đều ở vị trí quyền
lực ở nơi làm việc, các bậc cha mẹ chia sẻ quyền lực và cấu trúc gia đình là bình
đẳng. Trong gia đình như vậy, trẻ em nam và nữ được xã hội hóa theo những cách
tương tự, mà kết quả là tỷ lệ tội phạm ở nam và nữ là ngang nhau. Tuy nhiên, trong
gia đình gia trưởng truyền thống, trong đó người mẹ vẫn còn ở nhà, con gái ít phạm
tội hơn [79].
* Xã hội hóa ở gia đình và tội phạm VTN
Xã hội hóa là quá trình biến đứa trẻ sinh học thành một thành viên của xã hội
được bắt đầu thông qua các mối quan hệ gia đình. Xã hội hóa đề cập đến những
cách thức mà một đứa trẻ được dạy về chuẩn mực văn hóa và trách nhiệm của người
trưởng thành, và nó liên quan đến một loạt các tương tác, chẳng hạn như cảm xúc,
28
nắm, ôm nhau, hôn nhau, và nói chuyện với trẻ em, lắng nghe các con, chăm sóc
nhu cầu của trẻ về an toàn, an ninh, và tình yêu…
Một khía cạnh quan trọng của xã hội hóa từ gia đình, đó là quá trình mà kiểm
soát xã hội được phát triển và thực hiện tại gia đình. Một hình thức kiểm soát xã hội
bao gồm các liên kết được hình thành giữa trẻ em và các thành viên gia đình.
Hanson chỉ ra rằng trẻ thiếu sự gần gũi với cha mẹ hoặc người chăm sóc, hoặc
những người cảm thấy có rất ít sự gắn kết gia đình, có nhiều khả năng tham gia vào
các hành vi phạm tội [80]. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một mối
quan hệ giữa xung đột gia đình, sự thù địch, thiếu sự ấm áp và tình cảm giữa các
thành viên gia đình và tội phạm VTN [130], [131]… Những nghiên cứu khác đã tìm
thấy một mối quan hệ giữa cha mẹ phạm tội và phạm pháp, con cái của các bậc cha
mẹ có liên quan đến hành vi phạm tội có nhiều khả năng tham gia vào phạm pháp
hơn trẻ có cha mẹ không liên quan đến tội phạm (Laub và Sampson, 1998).
Cũng đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu về khủng hoảng gia đình như di
chuyển đến một nơi ở mới, ly thân hoặc ly hôn của cha mẹ, các xung đột gia đình và
ảnh hưởng đến phạm pháp ở VTN, có một số bằng chứng cho thấy các vấn đề này
có thể tạo ra áp lực mà đẩy VTN theo xu hướng phạm pháp [124]. Hoặc như các
nghiên cứu của Agnew (1983) cho thấy rằng khi có sự gián đoạn đáng kể trong đời
sống gia đình, phạm pháp ở VTN có nhiều khả năng xảy ra. Ngoài ra, có bằng
chứng đáng kể rằng kỷ luật đối với con cái không phù hợp (quá khắc nghiệt hoặc
lỏng lẻo) có liên quan đến hành vi phạm pháp [42].
Vấn đề ngược đãi và bỏ rơi trẻ cũng là một vấn đề được quan tâm. Trong một
nghiên cứu toàn diện nhất được thực hiện trên các mối quan hệ giữa ngược đãi trẻ
em, bỏ bê, và tội phạm, Cathy Spatz Widom và Michael Maxfield (2001) thấy rằng
VTN từng bị ngược đãi, nạn nhân bạo lực gia đình có nhiều khả năng tham gia vào
các hành vi phạm pháp khi trưởng thành so với thanh niên không bị đối xử như vậy.
Những phát hiện này ủng hộ lập luận về “chu kỳ bạo lực” (một chu kỳ, trong đó
những người bị bạo lực như trẻ em có nhiều khả năng lại trở thành người sử dụng
bạo lực khi trưởng thành) [127].
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa nhà trường và tội phạm vị thành niên
29
Trường học là một tổ chức quan trọng bởi vì nó mang lại cho giới trẻ những
kỹ năng học thuật và nghề nghiệp đối với sự tham gia có hiệu quả trong xã hội ngày
nay. Tuy nhiên, trường học có vai trò còn quan trọng hơn, đó là nó là tổ chức xã hội
hóa chính mà qua đó cộng đồng và người lớn ảnh hưởng tới cuộc sống của thanh
thiếu niên. Trong trường học, VTN được học về các giá trị, thái độ và kỹ năng, đó là
những tri thức cần thiết để tham gia vào đời sống kinh tế và xã hội. Đó cũng là nơi
mà VTN nhận thức về bản thân mình và địa vị của họ trong mối quan hệ với những
người khác, cả bạn bè và người trưởng thành.
Tuy nhiên, như các nghiên cứu cho thấy, có bằng chứng đáng kể rằng thất bại
trong trường học và các yếu tố khác của trường học có liên quan đến hành vi phạm
pháp của VTN.
* Thành tích học tập tại trường học và tội phạm VTN
Gary Jensen và Dean Rojek (1998) chỉ ra, một trong những phát hiện giống
nhau nhất liên quan đến các thất bại của VTN ở trường học và phạm pháp, là học
sinh có thành tích kém thì có tỷ lệ phạm pháp cao hơn so với học sinh có thành tích
tốt hơn [88]. John Phillips và Delos Kelly (1979) trong nghiên cứu của mình cũng
tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa thất bại trong trường học và phạm pháp
[104]. Điều này cũng được khẳng định bởi Eugene Maguin và Rolf Loeber (1996),
các tác giả thấy rằng VTN có thành tích không tốt trong học tập có tỷ lệ phạm pháp
cao hơn hai lần so với VTN có thành tích học tập tốt [95].
Các nghiên cứu cho thấy rằng VTN ít cam kết đến trường, những người ít
gắn bó với giáo viên và trường học của họ, và những người khó thích nghi với môi
trường nhà trường có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi gây rối hoặc lệch
chuẩn ở trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các liên kết và cam kết
với nhà trường không nên được xem xét một cách đơn giản qua thành tích học tập,
mà đó là vị thế của học sinh trong mối quan hệ với những người khác trong trường
và sự khác biệt trong cơ hội dành cho học sinh trong nhà trường.
* Thành phần giai cấp, kết quả học tập và tội phạm VTN
Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và phạm pháp lần đầu
tiên được nghiên cứu bởi Albert Cohen trong cuốn sách “Trẻ phạm pháp”
(Delinquent boys, 1955) của mình [62]. Theo Cohen, trường học là nơi thanh thiếu
30
niên của tất cả các tầng lớp xã hội đến và cạnh tranh vị thế. Tuy nhiên, VTN tầng
lớp lao động ở thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh này bởi vì họ thiếu các kỹ năng cần
thiết để thành công và mặt khác thành công được định nghĩa bởi giá trị của tầng lớp
trung lưu. Thanh thiếu niên tầng lớp lao động phản ứng bằng cách tạo ra một nền
văn hóa phụ (Subculture) với hệ thống giá trị riêng của nó mà khuyến khích các
hành động nổi loạn và phạm pháp.
* Việc phân loại học sinh, Các thất bại trong quản lý của nhà trường và tội
phạm VTN
Nghiên cứu của Schafer. W.E, Olexa.C và Polk (1972) cho thấy việc phân
loại học sinh theo khả năng hoặc thành tích học tập là một trong những cách quản lý
làm nảy sinh sự bất bình đẳng giữa các học sinh và điều này đã được chứng minh có
liên quan đến hành vi phạm pháp của VTN [123].
* Hiệu quả của chương trình học và tội phạm VTN
Ngày nay, chương trình học được thiết kế chủ yếu cho những sinh viên đang
có kế hoạch để đi học đại học, trong khi các chương trình không học đại học và kỹ
thuật thường ít được chú ý. Nghiên cứu của Polk và Schafer (1972) cho thấy, nhiều
học sinh thấy rằng những gì họ được dạy ít liên quan đến vai trò tương lai họ sẽ
theo đuổi. Đặc biệt đối học sinh không có kế hoạch học lên đại học, họ cảm thấy
rằng trường học là một sự lãng phí thời gian. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi học sinh
cảm thấy rằng trường học là không liên quan đến triển vọng nghề nghiệp tương lai
của họ, thì hành vi nổi loạn, bạo lực học đường, phạm pháp có xu hướng tăng [103].
* Học sinh bỏ học và tội phạm VTN
Học sinh bỏ học thường để lại hậu quả tiêu cực cho cá nhân, họ thiếu đi các
kỹ năng, thậm chí là các kỹ năng cơ bản để cạnh tranh và duy trì vị trí trong công
việc. Kết quả là, họ phải đối mặt với triển vọng công việc giảm sút và thường gặp
khó khăn đáp ứng nhu cầu thu nhập đủ sống.
Bỏ học rõ ràng làm cho cá nhân khó khăn hơn trong cạnh tranh để có được
một công việc được trả lương trong một nền kinh tế đòi hỏi kỹ năng ngày càng cao
của người lao động. Vì vậy nhiều nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ trực tiếp
giữa bỏ học và tham gia các hành vi phạm tội. Nghiên cứu của Terrence Thornberry
(1985) đã phát hiện ra bằng chứng rằng khi thanh niên bỏ học, sự tham gia của họ vào
31
các hoạt động tội phạm có xu hướng gia tăng ngay lập tức [124]. Lý giải cho vấn đề
này tác giả cho rằng ngay sau khi học sinh bỏ học thì đã cắt đứt quan hệ với một tổ
chức xã hội hóa truyền thống quan trọng, cụ thể là trường học.
Các nghiên cứu của Peng và Takai (1983) cho thấy rằng học sinh bỏ học
thường hối tiếc quyết định bỏ học của mình và việc bỏ học có liên quan đến sự bất
mãn đối với bản thân và môi trường học tập vì vậy thường phản ứng lại bằng các
hành vi lệch chuẩn [105]. Ngoài ra, học sinh bỏ học thường có nguyện vọng nghề
nghiệp thấp hơn so với những người tốt nghiệp, và họ cũng có nguyện vọng học vấn
thấp hơn cho con cái của họ sau này.
1.1.3.4. Nhóm liên kết cùng tuổi, bang nhóm và tội phạm VTN
Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi tội phạm của VTN,
Edwin Sutherlan đưa ra “Lý thuyết sự kết hợp khác biệt” (Differential association
theory) [121], theo đó, việc học hỏi các khuôn mẫu hành vi (behavioral patterns) có
tính chuẩn mực hay tính lệch chuẩn là một tiến trình xã hội luôn xảy ra trong một
nhóm, khuynh hướng hành xử tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân tùy thuộc
vào thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với những người tuân thủ hay từ chối
những hành vi chuẩn mực. Ví dụ, khi trẻ em đường phố khi bị bắt và được đưa vào
trại cải tạo các em được tiếp xúc với các tay anh chị và học được nhiều “chiêu trò”
từ những người này, đến khi ra khỏi trại, các em lại trở nên lọc lõi và “chuyên
nghiệp” hơn trong các hoạt động phạm pháp.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhóm “lý thuyết tiểu văn hóa”
(subcultural theory) như Sellin (1938), Miller (1958), Albert K. Cohen (1951), và
các nghiên cứu sau này như Raymond D. Gastil (1960), Richard Cloward và Loyd
Ohlin (1980), Herman và Julia Schwendinger (1985) … cho rằng, các nhóm xã
hội có các chuẩn mực khác nhau, sự xung đột về chuẩn mực của các nhóm trong xã
hội là do họ không quan tâm hoặc không thấy được lợi ích của mình trong việc tuân
thủ các chuẩn mực của đa số. W.Miller cho rằng, có một thứ tiểu văn hóa rất khác
biệt của giai cấp thấp, mà tình trạng phạm pháp của các băng nhóm chỉ là biểu hiện
[100], tiểu văn hóa này lại coi trọng các hành động gây rối, phá phách. R.S.
Cloward và L.E. Ohlin (1980) cũng cho rằng, các hành vi phạm pháp xảy ra nhiều
trong các khu ổ chuột, và tội phạm xảy ra không chỉ do thiếu vắng các liên kết xã
32
hội mà còn do những lợi ích có được bằng phạm tội như VTN học tập đàn anh có
ứng xử sai lệch để đạt được uy tín, địa vị trong cộng đồng. Raymond D. Gastil cho
rằng nếu không coi hành vi tội phạm như là một nhận thức trong “tiểu văn hóa
thanh niên” thì sẽ không thể lý giải được tại sao nhiều tội phạm VTN đã không coi
hành vi của mình là phạm tội, thậm chí còn cho rằng nó là những chuẩn mực mới
mẻ... Trong trường hợp này, những tội phạm do VTN gây ra lại được chính VTN
coi là sự phản ứng lại những gì cũ kỹ, những thứ đạo đức và chuẩn mực cổ hủ,
“phong trào phản kháng” gắn liền với nhận thức văn hóa của thanh niên được nảy
sinh từ chính những nghiên cứu nói trên [106].
Các nghiên cứu này cho thấy nhóm cùng tuổi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hành vi của VTN, và ảnh hưởng như vậy rõ ràng khi cá nhân tham gia vào các
nhóm phạm pháp. Hơn nữa, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhóm và hành
vi phạm pháp chỉ ra rằng nhiều VTN, mặc dù không phải tất cả, trải qua tiến trình từ
không phạm pháp đến phạm pháp bằng các bước sau đây:
Các nghiên cứu của Curry & Spergel (1992), Jackson (1991)… cũng chỉ ra
một loạt các yếu tố dẫn đến VTN tham gia các nhóm tội phạm. Một loạt các yếu tố có
liên quan với sự tham gia của thanh thiếu niên trong băng nhóm đó là sự nghèo đói,
bất bình đẳng, vô tổ chức xã hội, dễ dàng tiếp cận với các chất kích thích và thiếu
công ăn việc làm. Nhiều bạn trẻ tham gia các băng nhóm bị tách biệt trong cộng đồng
của họ. Các thanh thiếu niên này phải đối mặt với một loạt các áp lực: Thiếu cơ hội
kiếm tiền hợp pháp, họ có ít liên kết mạnh với các tổ chức truyền thống như trường
học và gia đình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng học tập, thành tích học tập
kém, có những người bạn phạm pháp như sử dụng ma túy, có hành vi bạo lực là các
yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự tham gia băng đảng tội phạm. Đối với nhiều VTN việc
tham gia băng đảng vì các cam kết về các lợi ích kinh tế mà các băng đảng mang lại.
Đôi khi việc tham gia các băng nhóm là để bảo vệ lợi ích khỏi các băng nhóm khác
trong một môi trường kinh tế xã hội xáo xộn và bạo lực [64], [129].
Quan hệ với những
đối tượng có hành vi
phạm pháp ở mức độ
nhẹ
Tham gia vào các
hành vi phạm pháp
của nhóm này
Kết nối nhiều hơn
với các đối tượng
tương tự
Mối quan hệ này
dẫn tới hành vi
phạm tội nghiêm
trọng hơn
33
Sơ đồ về quá trình diễn tiến của xã hội tác động đến
hành vi phạm tội của VTN
1.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, vấn đề tội phạm và tội phạm VTN, từ lâu đã trở thành mối quan
tâm của Nhà nước, cộng đồng xã hội và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên chỉ trong
những năm gần đây, khi chúng ta chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường vấn đề
trên mới trở nên khẩn thiết và cấp bách hơn, được xã hội và giới nghiên cứu quan
tâm nhiều. Những nghiên cứu về phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm VTN
và vai trò phòng ngừa tội phạm của cộng đồng có thể được tập hợp lại trong ba
hướng nghiên cứu chính: (1) hướng nghiên cứu về lý luận và lịch sử công tác phòng
chống tội phạm và tội phạm VTN; (2) hướng nghiên cứu phân tích thực trạng tội
phạm VTN và công tác phòng chống tội phạm VTN; (3) hướng nghiên cứu can
thiệp, kết hợp các nghiên cứu với hoạt động thực tiễn phòng chống tội phạm VTN.
Đô thị hóa
Nghèo đói, thất nghiệp
Giảm sút các liên kết và sự
giám sát của cộng đồng
Xu hướng phạm tội
Tham gia vào các băng
đảng tội phạm
Tội phạm vị thành niên
34
1.2.1 Những nghiên cứu về lý luận công tác phòng chống tội phạm và tội
phạm VTN
Đây chủ yếu là các tài liệu được dịch thuật và biên soạn, giới thiệu các lý
thuyết cơ bản trong phòng chống tội phạm nói chung và các lý thuyết liên quan về vai
trò của cộng đồng nói riêng. Có thể kể đến các cuốn sách như “Tội phạm học” của
Trần Đức Châm, “Xã hội học tội phạm” của Trần Đức Châm và Tống Chung (2011),
“Xã hội học thanh niên” của GS.TS Đặng Cảnh Khanh (2006). Đặc biệt các tác phẩm
“Khoa học hình sự Việt Nam” gồm 05 tập và “Tội phạm học Việt Nam” (2015) do
GS.TS Nguyễn Xuân Yêm làm chủ biên. Các cuốn sách này không đề cập trực tiếp
đến vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN nhưng
đã đề cập trực tiếp, hoặc gián tiếp đến những lý thuyết, phương pháp luận, phương
pháp và kỹ năng phòng chống tội phạm. Những nội dung mà các tác phẩm này đề cập
là cơ sở lý luận để vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề về phòng ngừa, ngăn chặn
tội phạm tại cộng đồng.
1.2.2 Những nghiên cứu về thực trạng tội phạm VTN và công tác phòng
chống tội phạm VTN
Nội dung nghiên cứu của hướng này tập trung nghiên cứu về tình hình diễn
biến tội phạm VTN, thực trạng cuộc sống học tập lao động, sinh hoạt của nhóm
VTN, đặc biệt là nhóm tội phạm VTN, các chính sách xã hội trong phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm VTN. Đây là nội dung lớn trong nghiên cứu về VTN ở nước ta.
Đề tài cấp Nhà nước về “Chính sách xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn
chặn các tệ nạn xã hội” do Tổng Cục cảnh sát nhân dân tiến hành thuộc chương
trình nghiên cứu cấp nhà nước KX-04, tiến hành năm 1993 do Tiến sĩ Lê Thế Tiệm
làm chủ nhiệm là một trong những đề tài nghiên cứu quy mô đầu tiên có liên quan
đến tội phạm trong đó cón tội phạm VTN. Coi tệ nạn xã hội là xuất phát từ những
sai lệch trong nhận thức và hành vi, đề tài cũng đặt ra nhiều quan điểm lý thuyết,
đồng thời cũng tiến hành khảo sát quy mô về những nhận thức và hành vi của nhóm
tội phạm trong đó có tội phạm VTN.
Thứ hai là công trình nghiên cứu cấp Nhà nước KX 02.24/11-17 của Viện
Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển do GS Đặng Cảnh Khanh chủ trì thực
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT
Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT

Contenu connexe

Tendances

Tendances (20)

Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOTLuận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
Luận văn: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp đất đai, HOT
 
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
Luận văn: Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
 
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNHTIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGẠCH CHUYÊN VIÊN, CHUYÊN VIÊN CHÍNH
 
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAYLuận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
Luận án: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên, HAY
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháyLuận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy, chữa cháy
 
BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCHBÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
BÁO CÁO THỰC TẬP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
 
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về dân chủ trực tiếp ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
Luận văn: Pháp luật về thuế đối với hộ kinh doanh tại quận 7
 
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCMLuận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
Luận án: Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở TPHCM
 
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOTLuận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
Luận văn: Bình đẳng giới trong pháp luật hôn nhân - gia đình, HOT
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, HOT
 
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp, HAYĐề tài: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp, HAY
Đề tài: Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp, HAY
 
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAYLuận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
Luận văn: Vai trò của Quốc hội trong bảo vệ quyền con người, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy, tỉnh Phú YênLuận văn: Quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy, tỉnh Phú Yên
Luận văn: Quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy, tỉnh Phú Yên
 
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đLuận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
Luận văn: Quản lý sử dụng đất tai huyện gia lâm, hà nội, 9đ
 
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện BiênLuận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Luận văn: Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Điện Biên
 
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng NgãiLuận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
Luận văn: Thực hiện chính sách đối với người có công tại Quảng Ngãi
 
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOTLuận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
Luận văn: Bộ luật Hồng Đức và những giá trị của nó, HOT
 
Nền giáo dục việt nam thời lê sơ
Nền giáo dục việt nam thời lê sơNền giáo dục việt nam thời lê sơ
Nền giáo dục việt nam thời lê sơ
 

Similaire à Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT

Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.docx
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.docxTìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.docx
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Similaire à Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT (20)

Luận án: Xây dựng mô hình XHTD đối với doanh nghiệp VN trong nền kinh tế chuy...
Luận án: Xây dựng mô hình XHTD đối với doanh nghiệp VN trong nền kinh tế chuy...Luận án: Xây dựng mô hình XHTD đối với doanh nghiệp VN trong nền kinh tế chuy...
Luận án: Xây dựng mô hình XHTD đối với doanh nghiệp VN trong nền kinh tế chuy...
 
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đìnhCông tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia đình
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng NgãiĐề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
Đề tài: Văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOTLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật của HĐND & UBND, HOT
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền GiangLuận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
Luận văn: Ý kiến của người dân về ô nhiễm môi trường tỉnh Tiền Giang
 
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đLuận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
Luận văn: Ý kiến của người dân về hành vi ô nhiễm môi trường, 9đ
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững Tại Thành Phố Nam Định, T...
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Tình hình tội phạm do nữ thực hiện tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm do nữ thực hiện tại TP Đà Nẵng, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm do nữ thực hiện tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm do nữ thực hiện tại TP Đà Nẵng, 9đ
 
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
Công chúng trẻ TP.HCM với việc tiếp nhận các chương trình truyền hình thực tế...
 
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.docx
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.docxTìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.docx
Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bến Tre.docx
 
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý nhà nước về bảo hiểm, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
 
Biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là người chưa thành niên, HOT
Biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là người chưa thành niên, HOTBiện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là người chưa thành niên, HOT
Biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo là người chưa thành niên, HOT
 
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
Quản Lý Nhà Nước Về Công Tác Thanh Niên Trên Địa Bàn Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắ...
 
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
Nâng Cao Động Lực Làm Việc Cho Cán Bộ, Công Chức Ở Các Phòng Chuyên Môn Tại Ủ...
 
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi gây hấn c...
 
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
Luận văn: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc giảm thiểu hành vi...
 

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Plus de Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Dernier

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 

Dernier (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 

Luận văn: Vai trò của cộng đồng dân cư trong ngan ngừa tội phạm, HOT

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG VĂN NĂM VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG VĂN NĂM VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 9.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đặng Cảnh Khanh HÀ NỘI - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án HOÀNG VĂN NĂM
  • 4. ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................................................ 16 1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài.............................. 16 1.2. Những nghiên cứu trong nước.................................................................... 33 1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đó.............................................................. 37 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN................................................................................................................................ 39 2.1. Các khái niệm công cụ................................................................................ 39 2.2. Các lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu đề tài................................ 48 2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm VTN...... 58 2.4. Các kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng ở một số nước trên thế giới............................................................................................... 62 2.5. Vai trò của cộng đồng truyền thống Việt Nam trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ........................................................................................... 68 2.6. Tiểu kết chương 2:...................................................................................... 70 Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG NGUY CƠ PHẠM TỘI CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở QUẬN CẦU GIẤY ........................................... 72 3.1. Thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy.............................................. 72 3.2. Những nguy cơ phạm tội của vị thành niên hiện nay................................. 83 3.3. Tiểu kết chương 3....................................................................................... 95 Chương 4: THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN TẠI QUẬN CẦU GIẤY CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ........ 96 4.1. Đặc điểm tình hình địa bàn và vai trò của các chủ thể trong phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy....................................... 96 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng dân cư............................................................................. 123 4.3. Mô hình phòng ngừa tội phạm vị thành niên tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy ................................................................................................. 131 4.4. Giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. ........................................................................................ 137 4.5. Tiểu kết chương 4..................................................................................... 144 KẾT LUẬN.................................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.............................. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 151 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 163
  • 5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VTN : Vị thành niên ANTT : An ninh trật tự CSND : Cảnh sát nhân dân CSKV : Cảnh sát khu vực
  • 6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình diễn biến tội phạm vị thành niên tại Quận Cầu Giấy từ 2004 đến 2016........................................................................................................... 72 Bảng 3.2: Cơ cấu tội danh của của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (2004 -2016) .......... 73 Bảng 3.3: Tình hình tội phạm VTN gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 2011 đến tháng 06/2015................................................................................... 74 Bảng 3.4: Tiêu chí về giá trị sống của vị thành niên hiện nay tại quận Cầu Giấy (%).............83 Bảng 3.5: Nhu cầu cấp bách nhất đối với vị thành niên hiện nay (%)............................ 84 Bảng 3.6: Cảm nhận khi xem các phim có nhiều hành vi bạo lực (%)........................... 86 Bảng 3.7: Nguồn thông tin về tội phạm VTN được thu nhận từ đâu trong cả nước (%)............ 88 Bảng 3.8: Những việc VTN thường làm trong thời gian rỗi trong cả nước (%) ............ 89 Bảng 3.9: Hoạt độngtrong thời gian rỗi của VTN tại Cầu Giấy (%) .............................. 90 Bảng 3.10: Các hành động sai lệch mà vị thành niên trong cả nước nói rằng đã thực hiện (%).................................................................................................... 92 Bảng 3.11: Các hành vi sai phạm VTN đã từng thực hiện tại quận Cầu Giấy (%)............. 93 Bảng 4.1: Đặc điểm tình hình địa bàn theo đánh giá của VTN (%) ............................... 96 Bảng 4.2: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và các hành vi phạm tội của VTN (Kiểm định Gamma)............................................................................... 99 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về người mà VTN tâm sự nhiều nhất (%) ........................ 100 Bảng 4.4: Mức độ tương tác với nhóm bạn bè của VTN (%)....................................... 101 Bảng 4.5: Về các địa điểm mà VTN hay lui tới (%)..................................................... 102 Bảng 4.6: Tương quan giữa liên kết bạn bè và các hành vi phạm tội của vị thành niên (Tương quan gamma G)......................................................................... 104 Bảng 4.7. Mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể tại cộng động của VTN (%) ....... 106 Bảng 4.8: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể và các hành vi phạm tội của VTN (Kiểm định gamma G)................................................ 109 Bảng 4.9. Đánh giá của VTN về hoạt động các tổ chức xã hội trong việc phòng ngừa tái phạm (%).......................................................................................... 111 Bảng 4.10. Mức độ tương tác của quan hệ láng giềng theo đánh giá của VTN (%) ........... 113
  • 7. v Bảng 4.11: Tương quan giữa liên kết xóm giềng và các hành vi phạm tội của vị thành niên (Tương quan gamma G)............................................................... 114 Bảng 4.12: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và hoạt động của người dân trong cộng đồng ............................................................................................. 116 Bảng 4.13: Mức độ tương tác của quan hệ họ hàng theo đánh giá của VTN (%) ........ 117 Bảng 4.14: Tương quan giữa liên kết họ hàng và các hành vi phạm tội của vị thành niên (Tương quan gamma G)............................................................... 118 Bảng 4.15: Tương quan giữa giới tính và các hành vi phạm tội của VTN (%)............ 120 Bảng 4.16: Tương quan giữa tuổi và hành vi phạm tội (%) ......................................... 121 Bảng 4.17: Tương quan giữa hoạt động thường xuyên và các hành vi sai phạm của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................................... 122
  • 8. vi DANH MỤC HỘP Trang Hộp 1: Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với hành vi phạm tội của VTN...... 98 Hộp 2: Nguyên nhân người dân chưa tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm …………………………………………………………………………128
  • 9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Cơ cấu tội danh của tội phạm vị thành niên của cả nước............................75 Hình 3.2: Cơ cấu tội phạm theo giới tính của quận Cầu Giấy từ năm 2004 - 2016........76 Hình 3.3. Cơ cấu về độ tuổi tội phạm VTN quận Cầu Giấy từ 2004 – 2016 (%).......77 Hình 3.4: Tội phạm vị thành niên phân theo nhóm tuổi của cả nước (%)..................77 Hình 3.5: Trình độ học vấn của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (%) ..........................78 Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích và sở thích xem phim ảnh trong tội phạm vị thành niên (%)................................................................................79 Hình 3.7: Đánh giá của vị thành niên về chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên hiện nay so với thế hệ cha/ anh trước đây............................................85 Hình 3.8: Tâm trạng của vị thành niên khi được hỏi về hoàn cảnh đất nước hiện nay (%).........................................................................................................85 Hình 3.9: Nguồn thông tin về tội phạm VTN khảo sát tại Cầu Giấy (%)...................88 Hình 4.1. Đánh giá của VTN về thực trạng xây dựng và thực hiện các quy định riêng đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng (%) .........................................97 Hình 4.2: Mức độ tham gia các nhóm trên mạng xã hội của VTN...........................102 Hình 4.3. Đánh giá của VTN về phong trào Đoàn ở cơ sở.......................................130 Hình 4.4: Mô hình phòng ngừa tội phạm VTN của phường Nghĩa Tân...................132
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt. Vì vậy chăm sóc, giáo dục và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho vị thành niên (VTN) là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, giai đoạn VTN tuy ngắn nhưng hết sức quan trọng, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm trước xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, hạnh phúc của cha mẹ, là trụ cột của gia đình trong tương lai. Đối với đất nước, thế hệ VTN hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai, một thế hệ VTN lành mạnh sẽ tạo nên một thế hệ người chủ đất nước vững mạnh. Nhờ những thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập, lứa tuổi VTN ở nước ta hiện nay được sống trong môi trường thuận lợi, điều kiện kinh tế, xã hội và chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất cho các em, các chỉ số về thể chất được cải thiện rõ rệt so với thế hệ trước. Bên cạnh đó, các điều kiện về học tập, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa cũng được nâng cao giúp cho VTN có được sự phát triển mạnh mẽ về tinh thần, tâm sinh lý. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thì cơ cấu xã hội ở nước ta không ngừng biến đổi, các mâu thuẫn xã hội cũng ngày càng gay gắt. Sự đa dạng hóa về văn hóa và giá trị quan ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và nhận thức của lứa tuổi VTN, dẫn đến một bộ phận VTN có những sai lệch về nhận thức và hành vi, nhiều người đã đi vào con đường phạm tội. Tội phạm VTN của nước ta hiện đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng đe dọa tới sự phát triển bền vững của toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, thể hiện trên cả bốn cấp độ:
  • 11. 2 Một là, số vụ phạm tội của VTN tăng lên nhanh chóng, tỷ lệ tội phạm VTN trong cấu trúc tội phạm cả nước cũng tăng lên. Trong 6 năm từ 2000 – 2006 xảy ra 59.300 vụ, giai đoạn 2007 – 2013, số vụ án do người VTN gây ra đã tăng lên 63.600 vụ chiếm 20% tổng số vụ án hình sự [149]. Tính trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 10.000 vụ với 15.000 đối tượng (bình quân mỗi ngày xảy ra 30 vụ với 40 đối tượng). Hai là, phạm vi tội danh tăng lên, hình thức phạm tội cũng nghiêm trọng hơn, ngày càng mang tính bạo lực, manh động, có tổ chức. Nếu như trước kia VTN chủ yếu phạm các tội như trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cướp giật thì ngày nay tỷ lệ phạm các tội cướp tài sản, hiếp dâm, buôn bán ma túy, giết người… ngày càng tăng, nhiều vụ án nghiêm trọng do người VTN gây ra gây kinh hoàng và bức xúc trong dư luận xã hội. Ba là, địa bàn ngày càng mở rộng. Tội phạm VTN trước đây chủ yếu xảy ra ở các đô thị, các khu vực kinh tế phát triển, hiện nay xảy ra hầu hết các khu vực từ thành thị tới nông thôn, kể cả những vùng núi xa xôi, hẻo lánh. Bốn là, tuổi đời ngày càng trẻ hóa. Trước đây tội phạm VTN chủ yếu xảy ra ở trong nhóm tuổi từ 16 – 18 tuổi, ngày nay tội phạm VTN ngày càng trẻ hóa, tội phạm dưới 14 tuổi ngày càng tăng thậm chí xuất hiện cả các băng nhóm tội phạm “nhí”. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tội phạm của VTN. Trước đây chúng ta thường chú trọng đến nguyên nhân từ gia đình và nhà trường, tuy nhiên nhiều vấn đề của gia đình, nhà trường sẽ không giải quyết được nếu không có sự can thiệp của cộng đồng. Cộng đồng là xã hội thu nhỏ đối với VTN, là môi trường quan trọng để VTN tiếp nhận quá trình xã hội hóa, vì vậy việc phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này cần phải xuất phát từ cơ sở, có sự tham gia của cộng đồng dân cư nơi VTN sinh sống mới có thể góp phần giải quyết tận gốc vấn đề. Trên thế giới hiện nay, các nước đang ngày càng đề cao vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN, nhiều nước như Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc… đã có nhiều kinh nghiệm trong xử lý vấn đề này, không chỉ hình thành hệ thống lý luận phong phú mà đã xây dựng nhiều mô hình phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN dựa vào cộng đồng thành công.
  • 12. 3 Ở nước ta, đặc thù là một nước nông nghiệp cổ truyền, các thiết chế xã hội mang tính truyền thống như hương ước, quy ước của làng xã nông thôn và các tổ chức quần chúng đóng vai trò quan trọng và tích cực trong quản lý và phát triển cộng đồng, trong đó bao gồm vấn đề phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay các quan hệ xã hội truyền thống bị giảm sút, việc khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống của cộng đồng nhằm phát triển xã hội và phòng ngừa tội phạm VTN nói riêng cần được quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và lý luận như trên, nghiên cứu “Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)” có tính cấp thiết, có ý nghĩa đối với việc nâng cao nhận thức khoa học và thực tiễn, hy vọng đây là điểm bổ khuyết trong tư duy xã hội học nói chung và vấn đề đấu tranh, phòng chống tội phạm VTN nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở đô thị hiện nay thông qua nghiên cứu trường hợp quận Cầu giấy, Hà Nội; từ đó xây dựng căn cứ khoa học cho việc quản lý và xây dựng các giải pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của VTN dựa vào cộng đồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN. - Đánh giá thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy và các nguy cơ phạm tội mà VTN đang phải đối mặt hiện nay. - Làm rõ vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng của cộng động dân cư và các yếu tố ảnh hưởng.
  • 13. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN - Khách thể nghiên cứu: Nhóm VTN; nhóm tội phạm VTN đang bị giam giữ, cải tạo tập trung trong trường giáo dưỡng; tội phạm VTN đang cải tạo tại cộng đồng, tội phạm VTN sau cải tạo tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ chính quyền, đoàn thể, giáo viên, phụ huynh học sinh và cư dân tại địa bàn quận Cầu Giấy. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Giới hạn nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hoạt động của các tiểu hệ thống của cộng đồng, bao gồm: quan hệ láng giềng, quan hệ họ hàng, nhóm bạn, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng, tổ chức tôn giáo, nhóm liên kết khác (không bao gồm gia đình và nhà trường) trong việc tăng cường sự cố kết giữa VTN với cộng đồng và giảm thiểu các nguy cơ, ngăn ngừa VTN đi vào con đường phạm tội. Hành vi phạm tội của VTN trong luận án này là các hành vi tội phạm truyền thống, không bao gồm các hành vi phạm tội phi truyền thống như tội phạm công nghệ cao. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài được thực hiện theo hướng tiếp cận khoa học tổng hợp liên ngành, dựa trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển, trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta. Hướng tiếp cận Xã hội học đã giúp cho đề tài thâm nhập thực tế, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến phức tạp xung quanh chủ đề tội phạm VTN. Hướng tiếp cận tội phạm học và tâm lý học giúp hiểu biết sâu sắc hơn về những đặc trưng nhận thức tư tưởng, tâm lý tội của lứa tuổi VTN. Là một đề tài xã hội học, nghiên cứu vận dụng các lý thuyết sai lệch xã hội, lý thuyết sinh thái học xã hội và lý thuyết kiểm soát xã hội làm cơ sở lý luận cho việc xem xét, đánh giá thực trạng vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy.
  • 14. 5 4.2. Câu hỏi nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu * VTN đang đối mặt với những nguy cơ phạm tội nào? * Cộng đồng thực hiện vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN như thế nào? * Giải pháp nào tăng cường vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng. 4.3. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: VTN hiện nay đang phải đối mặt với những nguy cơ phạm tội như: giảm sút các liên kết xã hội, thiếu định hướng giá trị, sai lệch về nhận thức, lối sống có nhiều yếu tố tiêu cực, lui tới đến các khu vực được cảnh báo, tham gia các tệ nạn xã hội. Giả thuyết 2: Cộng đồng dân cư thông qua các hoạt động của các chủ thể nhằm tăng cường mức độ gắn kết giữa VTN với cộng đồng và tăng cường mạng lưới giám sát tại cộng đồng để phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm. Giả thuyết 3: Cộng đồng thông qua các nhóm giải pháp cải thiện môi trường kinh tế xã hội, xây dựng tổ chức, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống và tăng cường mạng lưới giám sát tại cộng đồng để nâng cao hiệu quả các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn VTN phạm tội và tái phạm. 4.4. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Phân tích tài liệu, nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính để thu thập thông tin phục vụ mục tiêu nghiên cứu. 4.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu - Tác giả luận án đã thu thập các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu, bao gồm những bài viết, công trình khoa học, các ấn phẩm, các đề tài nghiên cứu… về chủ đề tội phạm VTN và vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm của cộng đồng đối với tội phạm VTN ở nước ngoài và trong nước, đặc biệt là các nghiên cứu của Học viện Cảnh sát Nhân dân, Học viện An ninh Nhân dân, Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), các báo cáo về tội phạm của Bộ Công an, Cục Cảnh sát Hình sự - Bộ Công an, Công an Thành phố Hà Nội, Công an Quận
  • 15. 6 Cầu Giấy, Cục thống kê – Viện kiểm sát nhân dân... Trên cơ sở phân tích nội dung các tài liệu, tác giả luận án xác định những khoảng trống, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ liên quan đến chủ đề nghiên cứu mà những nhà nghiên cứu đi trước chưa đề cập đến hoặc giải quyết chưa triệt để nhằm lựa chọn vấn đề nghiên cứu, xác định các câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn các tiếp cận lý thuyết cũng như phương pháp nghiên cứu phù hợp. - Luận án sử dụng số liệu kết quả điều tra xã hội học của Đề tài “Tội phạm vị thành niên – Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” (KX02.24/11-16) do GS – TS Đặng Cảnh Khanh làm chủ nhiệm. Đề tài này được tiến hành từ năm 2011 – 2016, với cách tiếp cận đa ngành, đề tài trước hết đã làm rõ những vấn đề lý luận và phương pháp luận, hệ thống hóa các quan điểm lý thuyết về VTN và phòng chống tội phạm VTN làm cơ sở cho việc nghiên cứu về tội phạm VTN ở nước ta hiện nay. Thứ hai, đề tài đã nghiên cứu, kết hợp điều tra khảo sát thực tiễn, tiến hành điều tra trực tiếp bằng bảng hỏi đối với 2.400 VTN trong cả nước, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm 450 người, phân tích số liệu thống kê có liên quan 35.654 bị can VTN của Cơ quan Cảnh sát Điều tra trong 5,5 năm từ 2009 đến tháng 6/2014 để làm rõ thực trạng, nguy cơ và xu hướng của tội phạm VTN trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. - Đồng thời đề tài đã phân tích thực trạng công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm VTN của các các chủ thể khác nhau như các cấp bộ Đảng, Chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, gia đình, nhà trường… Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra những khuyến nghị về quan điểm và giải pháp phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm VTN từ phía gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng trong quản lý, đấu tranh với tội phạm. 4.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng - Phương pháp xây dựng bảng hỏi: Trên cơ sở phân tích các tài liệu sẵn có, tham khảo các bộ công cụ đo lường về điều tra tội phạm của một số quốc gia, tổ chức nghiên cứu về tội phạm VTN, tác giả luận án tiến hành xây dựng bộ công cụ phục vụ cho khảo sát thực địa về vai trò của cộng đồng và các hành vi sai phạm của VTN. Vai trò của cộng đồng dân cư
  • 16. 7 được thao tác thành các chỉ báo về các hoạt động của các chủ thể, có khả năng đo lường với mức độ chính xác cao trong khi đó đo lường hành vi phạm tội, sai phạm là một việc làm khó khăn, liên quan đến thông tin bí mật của cá nhân và bí mật của các cơ quan phòng chống tội phạm, khó có thể thu thập tài liệu một cách đầy đủ và đo đạc một cách chính xác hoàn toàn, mặt khác phương pháp xã hội học cũng chưa thực sự là công cụ mạnh để đo mức độ tội phạm. Qua quá trình đọc, phân tích tài liệu mà tác giả luận án đã hiểu rõ hơn về tác động của cộng đồng dân cư đối với tội phạm VTN, trên cơ sở đó tác giả luận án lựa chọn, cân nhắc, quyết định những tiêu chí, chỉ báo cần khảo sát cụ thể để có thể thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Bảng hỏi được thiết kế gồm 24 câu hỏi, bao gồm các nội dung: Thông tin chung; thông tin về người trả lời; hiểu biết của VTN về tình hình đất nước và lứa tuổi VTN hiện nay; tình hình địa bàn; mức độ tương tác trong quan hệ láng giềng, quan hệ họ hàng, các nhóm liên kết, các hoạt động của VTN tại cộng đồng; các hoạt động vi phạm VTN đã từng tham gia. Bảng hỏi đã được đưa vào điều tra thử và có chỉnh sửa, hoàn thiện trước khi tiến hành khảo sát diện rộng. * Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: - Luận án tiến hành điều tra bằng bảng hỏi độc lập đối với 300 VTN đang sinh sống tại quận Cầu Giấy. Lý do chọn địa bàn Quận Cầu Giấy: thứ nhất đây là địa bàn có quá trình đô thị hóa cao, biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng; thứ hai địa bàn cũng là khu vực tập trung nhiều số học sinh, sinh viên; thứ ba có sự ủng hộ của các cơ quan liên quan như Công an, Viện kiểm sát để thực hiện quá trình nghiên cứu. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn quận Cầu Giấy để thực hiện khảo sát thực địa cho đề tài luận án. Số lượng bảng hỏi được phân bổ tất cả 8 phường của Quận Cầu giấy, cụ thể như sau: Các phường Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Yên Hòa 40 phiếu, riêng phường Trung Hòa, là 20 phiếu. Mẫu tham gia phỏng vấn được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện là những VTN đang sinh sống, học tập, làm việc tại địa bàn trên cơ sở dữ liệu đăng ký hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng của công an các phường của quận Cầu Giấy.
  • 17. 8 * Đặc điểm mẫu nghiên cứu định lượng: - Giới tính: nam: 158 người (52,7%); nữ: 142 người (47,3%). - Độ tuổi: Số người trả lời có độ tuổi từ 13 – 18 tuổi, 13 tuổi chiếm 1,3%, 14 tuổi chiếm 6,3%, 15 tuổi chiếm 34,7%, 16 tuổi chiếm 31,0%, 17 tuổi chiếm 24,7%, 18 tuổi chiếm 2,%. Số tuổi trung bình là 15.77 tuổi. Số người trong độ tuổi 13 là 04 người chiếm 1,3%, độ tuổi chủ yếu là từ 15-17 tuổi. Số người chiếm tỷ lệ lớn nhất là 15 tuổi. Cơ cấu mẫu điều tra đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa nam và nữ và các độ tuổi khác nhau, tỷ lệ độ tuổi 15 – 17 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, đây là nhóm tuổi có tỷ lệ phạm tội cao nhất, mục đích nghiên cứu của đề tài chú trọng công tác phòng ngừa sớm, tập trung vào nhóm tuổi này, vì vậy cơ cấu theo nhóm tuổi của mẫu điều tra phù hợp với mục đích nghiên cứu của Đề tài. - Về trình độ học vấn: Có 01 người tốt nghiệp tiểu học (chiếm 0,3%), 20 người đang học THCS chiếm 6,7%, số đang học THPT là 260 người (chiếm 87,0%), số đang học nghề, bổ túc văn hóa là 15 người (chiếm 5,0%), có 03 người trả lời khác (chiếm 1,0%). Học lực và hạnh kiểm của mẫu tại thời điểm khảo sát (người) Học lực kỳ vừa qua Giỏi Khá Trung bình Yếu Số người Số người Số người Số người Hạnh kiểm kỳ vừa qua Tốt 139 78 8 0 khá 8 31 15 0 trung bình 1 4 4 0 Yếu 0 0 0 3 Số liệu VTN cung cấp như trên cho thấy tỷ lệ lực khá, giỏi, hạnh kiểm tốt, khá chiếm đa số. Chỉ có 09 người hạnh kiểm trung bình và 03 người hạnh kiểm, học
  • 18. 9 lực yếu. Điều này cho thấy thành tích học tập và rèn luyện của VTN được nhà trường đánh giá tốt. - Kỹ thuật xử lý thông tin: Cuộc điều tra thực địa được tiến hành vào đầu tháng 10 năm 2016. Sau điều tra, các phiếu hỏi được làm sạch, mã hoá trước khi nhập vào máy tính. Khi hoàn thành việc nhập phiếu, dữ liệu được làm sạch một lần nữa, sau đó tác giả sử dụng chương trình SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu. * Hạn chế của dữ liệu Việc xác định cỡ mẫu và chọn mẫu được tiến hành bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện do luận án không có điều kiện để thu thập danh sách toàn bộ số VTN đang sinh sống trên địa bàn quận Cầu Giấy. Vì vậy những phân tích tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đã không thật đầy đủ, tối ưu. 4.4.3. Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu 40 người, bao gồm: VTN đang sinh sống tại cộng đồng, VTN đang cải tạo tại cộng đồng, VTN tái hòa nhập cộng đồng; số cán bộ UNND phường, Tổ trưởng tổ dân phố, cảnh sát khu vực, cán bộ các đoàn thể Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên; phụ huynh, thầy cô giáo tại quận Cầu Giấy. Mẫu phỏng vấn chọn mẫu chủ đích. Phỏng vấn sâu được tiến hành vào tháng 12/2016 sau khi có kết quả khảo sát bằng bảng hỏi.
  • 19. 10 Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu: STT Đối tượng Số lượng Cơ cấu mẫu 1 Vị thành niên đang sinh sống tại cộng đồng 10 - - 05 học sinh đang học THPT - - 03 học sinh đang học THCS - - 02 người đã đi làm 2 Vị thành niên đang cải tạo tại cộng đồng 05 05 vị thành niên vi phạm pháp luật đang cải tạo tại cộng đồng 3 Vị thành niên tái hòa nhập cộng đồng 03 03 vị thành niên đã chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng 4 Gia đình có trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật 06 - 03 gia đình có con đã phạm tội - 03 gia đình có con bị xử phạt hành chính 5 Giáo viên 06 - 04 giáo viên THPT - 02 giáo viên THCS 6 Cán bộ 08 - 01 Lãnh đạo UBND phường - 01 Lãnh đạo công an phường - 02 Cán bộ tổ dân phố - 01 Cán bộ phụ trách đoàn - 01 Cán bộ Hội phụ nữ - 01 Cảnh sát khu vực - 01 Cán bộ hội hưu trí 7 Chức sắc tôn giáo 02 02: Trụ trì và sư chùa Thánh Chúa 4.5. Địa bàn nghiên cứu Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định 74-CP ngày 22 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ, nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, giáp ranh với các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, được chia làm 8 phường (Nghĩa Đô, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu, Trung Hòa, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Yên Hòa), diện tích tự nhiên là 1204,5 ha, dân số là 266,800 người, mật độ dân số 21,656 người/km2 [144].
  • 20. 11 Cầu Giấy trước đây là một phần của huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, từ năm 1831 thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Sau giải phóng Thủ đô năm 1954 thuộc quận VI. Đến năm 1961, Hà Nội thay đổi địa giới hành chính, lập lại quận Từ Liêm, quận VI (Cầu Giấy) được sáp nhập vào Từ Liêm. Ngày 22 tháng 11 năm 1996, quận Cầu Giấy thành lập theo Nghị định 74-CP của Chính Phủ, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Trong đó, thị trấn Cầu Giấy được đổi tên thành phường Quan Hoa. Trước đây, dân cư sống tập trung tại các vùng như: Vùng Kẻ Bưởi (Nghĩa Đô, Nghĩa Tân); Vùng Kẻ Vòng (Dịch Vọng, Mai Dịch); Vùng Kẻ Cót - Giấy (Quan Hoa, Yên Hòa); Vùng Đàn Kính Chủ (Trung Hòa). Quận Cầu Giấy có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Bắt đầu từ khoảng năm 2005, chỉ trong khoảng hơn 10 năm, Cầu Giấy từ một khu vực ven đô, sản xuất nông nghiệp là chính trở thành khu vực đô thị phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển hẳn sang dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Năm 2015 tỷ trọng của dịch vụ và công nghiệp, xây dựng của quận là 61,3% và 38,6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 là 5,3 triệu đồng/người. Đáng chú ý, đến năm 2017 Cầu Giấy đã thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, toàn quận không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới. Dân số có sự biến động lớn. Đặc trưng của dân số ở Cầu Giấy không những tăng nhanh về số lượng mà thành phần dân cư phức tạp, số người trẻ, số người ngoại tỉnh chiếm số lượng lớn. Đến hiện nay toàn bộ là dân số đô thị. Dân số quận Cầu Giấy tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Năm 2000 dân số của toàn quận là 121,992 người đến 2017 đã tăng lên 266,800 người, mật độ dân số cũng tăng nhanh, năm 2000 là 10,132 người/ km² đến năm 2017 đã tăng lên 21,656 người/ km² [151]. Tỷ lệ tăng dân số cơ học lớn cộng với số nhân khẩu không có hộ khẩu KT3, KT4 nhiều, lưu lượng người qua lại lớn và sự biến động lớn khó khăn cho công tác hoạch định và quản lý xã hội. Địa bàn tập trung một số lượng lớn học sinh, sinh viên. Trên địa bàn hiện có có 50 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, có 12 trường THCS và
  • 21. 12 07 trường THPT. Như vậy Cầu Giấy là nơi tập trung đông nhất các trường đại học, tập trung lượng lớn học sinh, sinh viên. Sinh viên, học sinh là nhóm tuổi nhạy cảm với sáng tạo cái mới, dễ học hỏi, du nhập các văn hóa mới cả tích cực và tiêu cực, về cái mà các nhà xã hội học gọi là “tiểu văn hóa thanh niên”, cổ xúy cho các trải nghiệm mới, nhiều khi đi ngược lại với truyền thống, điều này ảnh hưởng đến lối sống của VTN tại địa bàn. Mặt khác việc giàu lên nhanh chóng của các gia đình cũng tạo nên tâm lý hưởng thụ trong giới trẻ. Cấu trúc không gian cư trú có sự đan xen giữa các cộng đồng truyền thống và các cộng đồng chức năng hiện đại. Hiện nay bên cạnh các khô đô thị mới được xây dựng, tại quận Cầu Giấy vẫn tồn tại những khu tập thể cũ, những khu làng mới được chuyển đổi thành đô thị, vẫn còn đan xen những phong tục, tập quán của làng xã cũ như làng Vòng, làng Cót… Vấn đề quy hoạch và quản lý đô thị còn nhiều bất cập. Các điểm sinh hoạt công cộng, khu vực vui chơi giải trí, thể thao lành mạnh cho trẻ em ngày càng thu hẹp trong khi các điểm kinh doanh karaoke, nhà hàng, vũ trường, tiệm cầm đồ, đặc biệt các điểm dịch vụ Internet game online với các trò chơi, phim ảnh... rất phổ biến đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý đô thị nói chung và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng. Tóm lại Cầu Giấy là một địa bàn có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, kinh tế phát triển nhanh, cơ cấu dân số biến động lớn, tập trung đông đảo một lượng lớn thanh thiếu niên sinh sống và học tập, là địa bàn tiêu biểu của những khu vực đang trong quá trình đô thị hóa.
  • 22. 13 4.6. Khung phân tích luận án 4.4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt tội phạm VTN đang là một vấn đề được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau trong việc tìm ra nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đối với loại tội phạm này. Các nghiên cứu trước đây thường không đánh giá cao vai trò cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư đô thị trong phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng. Qua nghiên cứu luận án nhận thấy: Môi trường xã hội vĩ mô Phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên Cộng đồng dân cư Môi trường Láng giềng Bạn bè Tổ chức cộng đồng Giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm vị thành niên dựa vào cộng đồng Họ hàng Hoạt động trong thời gian rỗi Nguy cơ phạm tội Tình huống phạm tội Phòng ngừa Ngăn chặn
  • 23. 14 - Cộng đồng là xã hội thu nhỏ, là môi trường chủ yếu tác động đến quá trình xã hội hóa của VTN. Cộng đồng có vai trò đặc thù, là một chỉnh thể gắn kết giữa các bộ phận của cộng đồng tạo nên sức mạnh chung của cả cộng đồng và các bộ phận cấu thành của nó nhằm cố kết, tăng cường mối liên kết giữa VTN và cộng đồng. Mặt khác cộng đồng tăng cường sự kiểm soát tập thể với ưu điểm kiểm soát thường xuyên, liên tục trên không gian rộng, nhằm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời hành vi sai phạm của VTN, từ đó ngăn ngừa VTN phạm tội. Trong giai đoạn hiện nay khi hiệu quả kiểm soát chính thức ngày càng giảm sút thì kiểm soát của cộng đồng cần phải được chú trọng và tăng cường. Đây có thể là một đóng góp vào lý luận và thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa về mặt khoa học: - Trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa tội phạm VTN, góp phần làm rõ cơ sở lý luận về vai trò của cộng đồng dân cư trong công tác phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN ở Việt Nam hiện nay. - Chỉ ra các đặc trưng của cộng đồng đô thị của Việt Nam và ảnh hưởng đối với hành vi phạm tội của VTN. Nhận diện các yếu tố làm tăng khả năng tội phạm của VTN và các yếu tố giảm thiểu khả năng phạm tội. Bên cạnh các đặc điểm chung của cộng đồng đô thị như sự đa dạng và biến động của dân cư, sự giảm sút quan hệ láng giềng thì cộng đồng đô thị Việt Nam vẫn duy trì các mối liên hệ gắn kết giữa cá nhân và cộng đồng bởi các thiết chế quan hệ họ hàng, các tổ chức xã hội, tôn giáo và các tổ chức tự quản của cộng đồng, đây là các lực lượng kiểm soát phi chính thức giúp VTN không đi vào con đường phạm tội. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Các kết luận đưa ra của luận án là rõ ràng, đồng thời các biện pháp đưa ra là cụ thể mang tính thao tác cao, có thể tham khảo, áp dụng ngay vào đấu tranh phòng chống tội phạm VTN trong thực tế địa bàn nghiên cứu và các địa phương có môi trường kinh tế - xã hội tương tự. Mặt khác kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy.
  • 24. 15 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận án gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên của cộng đồng dân cư. Chương 3: Tình hình tội phạm vị thành niên và những nguy cơ phạm tội của vị thành niên ở quận Cầu Giấy. Chương 4: Thực trạng vai trò phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy của cộng đồng dân cư.
  • 25. 16 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài 1.1.1. Cơ sở triết học về hành vi tội phạm Mỗi cách giải thích về hành vi, cho dù đó là hành vi truyền thống hay lệch chuẩn, đều dựa trên một số giả định ngầm về liên hệ giữa cá nhân và thế giới mà họ hoạt động. Có nhiều tranh cãi về các nguyên nhân của tội phạm và làm thế nào để đối phó với người phạm tội. Mỗi khoa học đều có trường phái tư tưởng của mình. Trong xã hội học tội phạm có hai trường phái tư tưởng chủ yếu là Cổ Điển và Thực chứng. Trường phái cổ điển (Classical School) có nguồn gốc từ quan điểm của các học giả như Cesare Bonesana (1738 - 1794), Jeremy Bentham (1748 - 1832)… Quan điểm trường phái cổ điển đặt niềm tin về con người và các chức năng của xã hội trong việc đối phó với sự lệch lạc, cho rằng con người có được ý chí tự do, việc lựa chọn hành động là kết quả của việc tính toán được mất của hành vi, cá nhân thực hiện một quyết định có ý thức để thực hiện tội phạm dựa trên những mong đợi của một kết quả lợi ích. Trường phái cổ điển tìm cách ngăn chặn và răn đe tội phạm bởi sự trừng phạt người phạm tội vì hành vi phạm tội. Cá nhân nên tránh phạm tội bằng cách biết nỗi đau, hậu quả của việc bị bắt và trừng phạt. Trái ngược với trường phái cổ điển, trường phái thực chứng (Positivistic School) cho rằng hành vi cá nhân được xác định bởi các yếu tố kiểm soát bên ngoài cá nhân. Do đó, việc thay đổi hành vi cá nhân không thể chỉ thông qua việc nâng cao mức độ trừng phạt, thay vào đó, việc thay đổi hành vi có thể được thực hiện bằng cách xác định và loại bỏ các yếu tố bên ngoài đang gây ảnh hưởng đến những hành động của cá nhân. Trường phái thực chứng từ thế kỷ 18 đã trở thành một trào lưu tư tưởng chủ đạo, là cơ sở của phương pháp luận và những tiến bộ khoa học trong tâm lý học và xã hội học. Cả hai trường phái này đều ảnh hưởng đến công tác phòng ngừa tội phạm hiện nay. Trong khi chế độ tư pháp VTN hiện nay chú trọng đến các nhân tố bên ngoài gây ra tội phạm đồng thời tìm kiếm phương pháp để điều chỉnh các sai lệch
  • 26. 17 dẫn đến hành vi phạm tội của VTN thì hệ thống hình sự vẫn chú trọng đến các biện pháp trừng phạt. 1.1.2. Các nghiên cứu về tội phạm VTN ở cấp độ cá nhân Giải thích về nguyên nhân dẫn đến VTN phạm tội thông thường được phân thành 03 cấp độ khác nhau: cá nhân, xã hội vi mô và xã hội vĩ mô. Giải thích về sự lệch lạc ở cấp độ cá nhân chủ yếu được tiếp cận dưới góc độ sinh học và tâm lý học. 1.1.2.1. Các nghiên cứu sinh học Cách giải thích theo quan điểm sinh học là một trong những lý thuyết sớm nhất về tội phạm. Những tiến bộ về y tế, đặc biệt là trong thế kỷ XVIII đã hỗ trợ cho việc giải thích nguyên nhân hành vi lệch chuẩn cá nhân dựa trên đặc điểm sinh học. Giả định cơ bản được thực hiện bởi các nhà lý thuyết sinh học là nếu đặc điểm sinh học của cá nhân chi phối khả năng thể chất của họ thì những đặc điểm này cũng có thể góp phần chi phối vào việc thực hiện các loại hành vi ở con người, trong đó có các hành vi phạm tội. Người phạm tội có các đặc điểm sinh học đặc trưng mà có thể quan sát được. Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu thừa nhận rằng, các nhà tội phạm học trường phái này chưa làm rõ được cơ chế tác động của các nhân tố sinh học dẫn tới hành vi phạm tội. * Các đặc điểm hình thể có thể quan sát được của người phạm tội. Cesare Lombroso, người được coi là cha đẻ của tội phạm học hiện đại, đã dựa trên quan điểm của Charles Darwin về sự tiến hóa, cho rằng tội phạm là do sự lệch lạc về tiến hóa, những cá nhân này mang các đặc điểm của tổ tiên, gọi là hiện tượng “lại giống” và không có được thể chất hoặc tinh thần tiến hóa như phần còn lại của xã hội, từ đó ông nhận định rằng nguồn gốc của nhiều tội ác là bẩm sinh và nhiều cá nhân được sinh ra với những khuynh hướng sai lệch, bất kể nỗ lực giáo dục của cha mẹ để cải tạo chúng [92]. Nhà tội phạm học Gina Lombroso Ferrero (1911) khi quan sát hành vi phạm tội ở trẻ em cũng cho rằng hành vi này là do những sai lệch của tâm lý và thể chất kém phát triển con người. Theo tác giả bản năng nguyên thủy phổ biến trong hầu hết mọi trẻ em, bên cạnh đó, Lombroso Ferrero nhấn mạnh hậu quả của các chấn thương do tai nạn và bị bỏ rơi mà trẻ trải nghiệm trong thời thơ ấu có thể tổn hại
  • 27. 18 tạm thời hoặc vĩnh viễn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Bà kết luận số trẻ em có các biểu hiện như: dễ tức giận, mong muốn báo thù, sự biếng nhác, người tăng động và thiếu sự đồng cảm… dễ dẫn đến tội phạm [77]. Nhà tội phạm học Garofalo cũng cho rằng một tên tội phạm sinh ra đã có thiên hướng "bạo lực và đổ máu", thiên hướng này được biểu hiện ở các đặc điểm vật lý, hình thể và sinh lý khác của trẻ. Ông đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của các mô tả về "bộ mặt điển hình" với đặc trưng như trán dô, mày cao, cằm chìa… [75]. Kretschmer và Sheldon (1921) cũng tin rằng đặc điểm sinh học – vật lý của một người là đủ để quan sát về đặc điểm tâm lý của họ (đặc điểm tính cách, tính khí, khả năng, cá tính của một người), ví dụ đặc điểm cao gầy là phổ biến nhất ở tội phạm, các cá nhân cao gầy có nhiều khả năng để thực hiện hành vi phạm tội hơn là thanh niên khác [122]… Hỗ trợ cho các mối quan hệ giữa hình thể và phạm pháp cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu của Sheldon Glueck và Eleanor Glueck (1956) và Juan Cortes (1972). Tuy nhiên vấn đề cơ chế sinh học tác động ra sao tới việc dẫn tới hành vi phạm pháp vẫn chưa được các nhà tội phạm học theo quan điểm sinh học làm rõ, các cơ chế hoạt động cụ thể của các đặc tính di truyền (như nguyên nhân của hành vi lệch lạc) vẫn chưa được giải đáp. * Các nghiên cứu về Gen và di truyền Giải thích sinh học thường nhấn mạnh vai trò yếu tố di truyền (gen) đến hành vi. Hai phương pháp cơ bản để kiểm tra giả thuyết này là so sánh hành vi của các cặp song sinh (cả các cặp song sinh cùng trứng – MZ và song sinh khác trứng DZ) và so sánh hành vi của con cái với cha mẹ sinh học của họ. Các nghiên cứu thấy rằng hành vi tương tự giữa những người song sinh cùng trứng cao hơn những người song sinh khác trứng. Nghiên cứu của Newman và các cộng sự (1937), cho thấy sự tương tự về mặt hành vi giữa các cặp MZ cao gấp đôi DZ. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Christiansen (1974) sử dụng đăng ký của 6.000 cặp song sinh ở Đan Mạch, phát hiện ra hành vi phạm tội của các cặp song sinh MZ cao gấp 3 lần các đôi DZ khi hồ sơ tội phạm đã được kiểm tra. Nghiên cứu của Hutchings và Mednick (1977) sử dụng một mẫu lớn về tội phạm và bố mẹ, cho thấy có 49% thanh niên tội
  • 28. 19 phạm có cha là tội phạm hình sự, trong khi chỉ có 31% có người cha không phải là tội phạm [97]… Một ví dụ thứ hai là vấn đề hội chứng thiếu chú ý/rối loạn tăng động (ADHD), trẻ em mắc chứng rối loạn này là liên tục gây rối, hành động bốc đồng, có thể dễ dàng thất vọng, dễ thay đổi tâm trạng và hành động không thích hợp (Ward, 2000). Anderson (1997) ghi nhận có một cơ sở di truyền mạnh mẽ cho ADHD như đã chứng minh trong một số nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy rằng yếu tố di truyền có ảnh hưởng tới hành động của các cá nhân. Tiến xa hơn Han Brunnen (1993) còn cho rằng hành vi sai lệch là do nhiễm sắc thể, cụ thể do những lỗi cấu trúc ở nhiễm sắc thể X, đàn ông thường phạm tội nhiều hơn đàn bà là do chỉ có một nhiễm sắc thể X. * Các nghiên cứu về các yếu tố sinh học khác Các yếu tố sinh học như hormone, hệ thần kinh hay trao đổi chất cũng đã được nghiên cứu để tìm kiếm những mối liên hệ với các hành vi tội phạm ở VTN. Ví dụ nghiên cứu về testosterone cho thấy nó làm con người trờ nên hung hăng hơn. Tuổi VTN có thể do lượng tiết tố tăng đột biến là nguyên nhân gây ra sự mất kiểm soát hành vi nên dễ bột phát các hành vi phạm pháp. Nghiên cứu về trao đổi chất cho thấy các chất kích thích như bia rượu, ma túy… gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây mất kiểm soát dẫn đến hành vi phạm tội. Xu hướng gần đây trong việc tìm kiếm những giải thích sinh học của các hành vi là phương pháp tiếp cận sinh học xã hội – biosociology, đề cập đến ý tưởng rằng đặc điểm sinh học của sinh vật và môi trường xung quanh là liên quan mật thiết. Các môi trường đóng một vai trò trong việc hình thành các sinh vật và sinh vật thông qua các hoạt động hàng ngày của mình để thích ứng môi trường. Trong điều kiện của hành vi lệch lạc, quan điểm cũ cho rằng lệch lạc là một kết quả trực tiếp của tình trạng sinh học là không còn đứng vững được. Thay vào đó, sinh học xã hội cho thấy lệch lạc xảy ra khi điều kiện sinh học trùng hợp với các yếu tố xã hội hay môi trường thích hợp. Những lời giải thích hành vi của sinh học - xã hội học hiện đại chứa cả yếu tố sinh học và xã hội học. Tuy có ý nghĩa về mặt nhận thức nhưng cách giải thích sinh học vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, và bị chỉ trích nặng nề. Những người nhấn mạnh vai trò của môi
  • 29. 20 trường xã hội chỉ ra rằng tội phạm là một phản ứng xã hội xảy ra ở tất cả mọi người, là phản ứng với những khó khăn, trở ngại đối với các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức. Hành vi phạm tội cần phải được quan sát trong khuôn khổ các biện pháp khuyến khích xã hội mà ngụ ý đề xuất các hành động có thể góp phần cải cách xã hội và phục hồi chức năng cá nhân. Trong khi đó, các nhà tội phạm học đi theo hướng nghiên cứu này cho rằng chúng ta đang “cố tình” quên đi sự thật là tội phạm có nguyên nhân sinh học, chúng ta không muốn động chạm tới vấn đề này bởi nó gây tranh cãi dù đó là một sự thật hiển nhiên mà bất cứ ai trong nghề đều không thể phủ nhận [112]… Quan điểm của luận án cho rằng vai trò của các yếu tố sinh học (như là một phần của một tập hợp các tác động nhân quả) không thể được giải thích đơn giản cho các nguyên nhân của tội phạm. Trong những trường hợp khác nhau của hành vi phạm tội ở VTN, tầm quan trọng của các yếu tố sinh học có thể được xác định chỉ nên xem xét trong một tập hợp các tác động khác làm phát sinh tội phạm (như môi trường hoạt động cá nhân), có những vấn đề thuộc về đặc điểm sinh học ảnh hưởng đến hành vi tội phạm mà hiện nay chúng ta vẫn phải thừa nhận trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm như khác biệt về giới tính, hay tác động của việc lạm dụng bia rượu, chất kích thích. 1.1.2.2. Các nghiên cứu dưới góc độ tâm lý học Các nghiên cứu hướng này có các điểm nổi bật sau: Đầu tiên, và quan trọng nhất, hướng tiếp cận này thường xem xét và nhấn mạnh tác động của các trải nghiệm đầu đời đối với hành vi phạm pháp. Phạm tội được xem như là một kết quả của các vấn đề và các sai lệch đã không được điều chỉnh trong giai đoạn VTN. Thứ hai, giải thích tâm lý mang tính cá nhân cao, thay vì tập trung vào những người sẽ trở thành lệch chuẩn, trọng tâm là làm việc với các cá nhân đã có vấn đề và giúp họ vượt qua. Một trong những tên tuổi được công nhận rộng rãi nhất trong tâm lý học tội phạm là Sigmund Freud (1856-1939). Freud đi tiên phong trong phương pháp phân tâm học để hiểu được hành vi của con người. Những tiền đề quan trọng của phân tâm học là ảnh hưởng của yếu tố vô thức, bản năng đến hành vi của cá nhân, nhấn
  • 30. 21 mạnh lệch lạc là kết quả của những ham muốn vô thức và bản năng được thể hiện trong hành vi. Nghiên cứu của Freud trở thành nền tảng cho nhiều nghiên cứu sau này ví dụ như August Aichorn. Aichorn thấy rằng tiếp xúc với môi trường xã hội căng thẳng không tự động tạo ra tội phạm hoặc bạo lực. Xét cho cùng, hầu hết mọi người đều bị stress và không phải ai cũng trở thành tội phạm. Theo quan điểm của ông, căng thẳng chỉ gây ra các hành vi tội phạm ở những người có một trạng thái tinh thần đặc biệt được biết đến như là phạm pháp tiềm ẩn. Theo Aichorn, tình trạng phạm pháp tiềm ẩn là kết quả từ quá trình xã hội hoá thời thơ ấu không đầy đủ và biểu hiện thành các đặc điểm tâm lý như yêu cầu phải thỏa mãn ngay lập tức (impulsivity), thiếu sự đồng cảm với người khác và không có khả năng cảm thấy tội lỗi [39; tr.258]. Cũng trên cơ sở quan điểm của Freud, các tác giả W.Healy & A.F.Bronner đã đưa ra “Thuyết rối loạn tâm trạng” (còn gọi là lý thuyết căng thẳng) cho rằng hành vi phạm pháp ở VTN có nguyên nhân từ trạng thái rối loạn tâm trạng mà nguyên nhân dẫn đến trạng thái này là do tác động từ các yếu tố bản thân, gia đình và môi trường, tội phạm là biểu hiện của việc không được thỏa mãn ước muốn và dục vọng của mỗi người. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn tâm trạng có rất nhiều nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thiếu hụt tình thương, các cú sốc trong giai đoạn trẻ thơ, sự sai lầm trong giáo dục của gia đình, nhà trường [85]. Trong hướng nghiên cứu này không thể không nhắc tới Trường phái Tội phạm học Ý với thuyết “sự lựa chọn hợp lý” được khởi nguồn từ rất lâu với tên tuổi của nhà triết học Cesare Beccaria sau đó được các nhà Xã hội học James Q. Wilson và Gary Becker, George Stigler phát triển. James Q. Wilson và Gary Becker trong tác phẩm tiêu biểu “Tội phạm và hình phạt” và George Stigler (1974) trong tác phẩm “Việc thực thi pháp luật tối ưu” đã phân tích các yếu tố tác động hành vi phạm tội và những nhu cầu lợi ích và định hướng giá trị của kẻ phạm tội. Quan điểm của lý thuyết này khẳng định, người phạm tội cũng như nhiều người bình thường khác đều có những nhu cầu và lợi ích nhất định. Hành vi phạm tội của họ là một sự lựa chọn hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của mình [73].
  • 31. 22 Ở hướng nghiên cứu này, các nhà tội phạm học đã cố gắng làm rõ các đặc điểm về mặt tâm lý - nhân cách có liên quan đến hành vi tội phạm như sự quyết đoán, chống đối, ngỗ ngược, tính tự ái, đa nghi và cố gắng tìm ra các phương pháp trắc nghiệm để lo lường tính cách cá nhân nhằm tìm ra các đặc điểm tâm lý có liên quan đến phạm tội như phương pháp Kiểm kê nhân cách đa chiều (Multiphasic Personality Inventory - MMPI) hay Trắc nghiệm nhân cách đa chiều (Multidimensional Personality Question - MPQ). Gần đây hơn, các nhà nghiên cứu đã liên kết những hành vi bạo lực với các đặc điểm như tính thù địch, tự trọng cao, xấu hổ, ghen tuông, thờ ơ hoặc thiếu đồng cảm với người khác hoặc thiếu kỳ vọng và sự kiên trì… Hendricks và Mac Kean đã tổng hợp các đặc điểm tâm lý của cá nhân có liên quan đến phạm pháp thường được nhắc tới như: không hài lòng về vị trí hiện tại của bản thân, lo âu căng thẳng, rối loạn cảm xúc, thiếu kiểm soát [81]. Giải thích hành vi lệch chuẩn dưới góc độ tâm lý thường bị chỉ trích bởi nó không có tác dụng lớn cho việc dự đoán hành vi. Các nghiên cứu chủ yếu để giải thích các hành vi quan sát được hồi tố đối với số lượng mẫu nghiên cứu nhỏ, nghĩa là nó chưa được kiểm chứng nghiêm ngặt về mặt khoa học. Ngoài ra trọng tâm của nó là giải thích tại sao cái gì đã xảy ra mà không dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Một mối quan tâm thứ hai với các nghiên cứu về tâm lý là sự phụ thuộc vào cách giải thích chủ quan. Hầu hết các nỗ lực nghiên cứu hướng này dựa vào ý kiến của những người đã được đào tạo tâm lý học. Tuy nhiên luận án cho rằng, VTN là giai đoạn quá độ của mỗi cá nhân có nhiều khủng hoảng và mâu thuẫn tâm lý, là nguyên nhân dẫn đến các hành vi lệch chuẩn và phạm tội của cá nhân. Vì vậy, chúng ta có thể thông qua trạng thái tâm lý cá nhân để đánh giá về khả năng (nguy cơ) phạm tội của VTN. Trạng thái tâm lý tiêu cực hoặc tâm lý của con người khi rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng có khả năng dẫn đến hành vi phạm pháp mà có thể gọi là tâm lý nguy cơ phạm tội. Tuy không đồng nhất nguy cơ phạm tội và nguy cơ tâm lý phạm tội nhưng rõ ràng nguy cơ tâm lý phạm tội là một yếu tố quan trọng để đánh giá nguy cơ phạm tội. Hiểu rõ tâm lý VTN trong giai đoạn này sẽ giúp chúng ta có cơ sở để sớm có các biện pháp can thiệp, hỗ trợ tâm lý, phòng ngừa VTN phạm tội. Ngoài ra những
  • 32. 23 nghiên cứu hướng này là cơ sở trong việc thay đổi hệ thống tư pháp VTN, nhấn mạnh vào việc xác định nguyên nhân tâm lý của hành vi cá nhân và tầm quan trọng về tư vấn, giáo dục, và các phương pháp phục hồi chức năng khác trong việc điều chỉnh hành vi lệch chuẩn ở VTN. 1.1.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cộng đồng và tội phạm vị thành niên Hướng nghiên cứu sinh vật học và tâm lý học về tội phạm cho dù có những đóng góp về phương pháp luận nhưng đã bỏ qua cái mặt xã hội, là đặc trưng nổi bật của hành vi lệch chuẩn, đó là nó mang bản chất xã hội. Các lý thuyết xã hội học tội phạm đều nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa xã hội và tội phạm nói chung và tội phạm VTN nói riêng, đối tượng nghiên cứu là các yếu tố bên ngoài dẫn đến hành vi tội phạm. Đây là một trong các trường phái ảnh hưởng lớn tới nghiên cứu về tội phạm VTN hiện nay trên thế giới. Các nghiên cứu về quan hệ giữa cộng đồng và tội phạm VTN cũng đã được chú ý và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. 1.1.3.1. Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với tội phạm vị thành niên Các nghiên cứu về vấn đề này nổi bật nhất là trường phái Chicago, hay còn gọi là “lý thuyết sinh thái học xã hội”. Lý thuyết sinh thái học xã hội (ecology theory) được bắt nguồn từ trường phái địa lý học tội phạm ở Pháp và Anh trong giai đoạn 1830 – 1880, các nghiên cứu này tập trung vào phân tích tương quan giữa phân bố địa lý và một số nhân tố khác như học vấn, đô thị hóa, nghề nghiệp, nghèo đói và tội phạm. Lý thuyết sinh thái học xã hội coi sự thay đổi dân số và sự mở rộng của các khu vực dân cư là quá trình “cạnh tranh”, “xung đột”, “thích ứng” và “đồng hóa”, điều này có thể được quan sát giống như sự xâm thực của một loài thực vật chiếm lĩnh môi trường vốn thuộc về loài khác. Các tác giả nghiên cứu về tội phạm khu vực thành thị và thấy rằng đô thị phát triển theo mô hình các đường tròn đồng tâm, có một số khu vực (vùng chuyển tiếp – translational zone) có tỷ lệ tội phạm và phạm pháp rất cao, đưa ra mô hình không gian về tội phạm như sau: thứ nhất, tỷ lệ phạm pháp ở đô thị phân bố theo mô hình không gian, cao nhất ở trong nội thành và giảm dần theo khoảng cách (giả thiết dốc). Thứ hai, mô hình không gian này cũng được thể hiện qua nhiều chỉ số khác của các vấn đề xã hội. Thứ ba, tỷ lệ này mang tính tương đối tuy rằng dân số thành thị thay đổi qua thời gian. Từ đó dẫn
  • 33. 24 đến giả thiết bản chất của môi trường mới là nguyên nhân phát sinh tội phạm chứ không phải những đặc tính dân cư làm nảy sinh tội phạm, theo đó các khu vực vô tổ chức là nơi sản sinh ra tội phạm. Mô hình của lý thuyết sinh thái học xã hội Giải thích nguyên nhân này, Clifford Shaw và Henry khi nghiên cứu trường hợp khu vực Chicago đã phát hiện tỷ lệ tội phạm cao tập trung ở một số khu vực, quan trọng hơn tỷ lệ này vẫn ổn định mặc dù có sự thay đổi liên tục về dân cư của khu vực, và nhóm có tỷ lệ tội phạm cao khi di chuyển đến khu vực có tỷ lệ tội phạm thấp hơn thì hành động tội phạm của họ lại giảm đi tương ứng, từ đó tác giả cho rằng, tội phạm thường bắt nguồn từ xu hướng của môi trường sống, và không nhất thiết bắt nguồn từ chính những cá nhân thuộc môi trường đó. Các tác giả này cũng cho rằng ở đô thị, các giá trị văn hóa bị đổ vỡ, mọi người không có những sự trông chờ như nhau về ứng xử nên thiếu hụt chuẩn mực. Mặt khác, khi xã hội có những hiện tượng như sự pha trộn giữa các nhóm tôn giáo, tộc người vốn mang theo các hệ giá trị văn hóa khác nhau gây ra tình trạng xáo trộn xã hội hoặc mức độ nhập cư cao làm mất đi tính đồng đều của xã hội, trong khu vực này, hoạt động của các lực lượng kiểm soát xã hội (như gia đình, nhà trường, tổ chức tôn giáo, tổ chức tự
  • 34. 25 nguyện của cộng đồng, láng giềng) yếu, dẫn tới các quan hệ xã hội, liên kết xã hội bị phá vỡ không thể điều chỉnh hành vi của VTN làm tăng khả năng xuất hiện tội phạm đặc biệt là tội phạm VTN [114]. Liên quan đến ảnh hưởng của môi trường đối với phạm pháp VTN, Bandura và Walters (1977) trong “Lý thuyết mô phỏng hành vi” của mình nhấn mạnh đến việc học tập và các nhân tố tác động đến việc thúc đẩy cá nhân học tập. Các tác giả này cho rằng trẻ em, VTN học bằng cách sao chép các hành vi của người khác, bao gồm cha mẹ, anh chị em, đồng nghiệp và các cá nhân khác xung quanh trẻ nhỏ và trẻ em như láng giềng mà không phân biệt được tốt xấu. VTN cũng có thể học hỏi từ các nhân vật, cả thực và ảo. Hành vi lệch chuẩn là kết quả của 04 yếu tố sau: Một là, một sự kiện căng thẳng hoặc kích thích - như một mối đe dọa, thách thức hoặc hành hung - làm tăng sự phản kháng; hai là, hành vi hung hăng được học theo thông qua việc quan sát người khác; ba là, niềm tin rằng sự hung hăng hoặc bạo lực sẽ được xã hội cho phép (như nâng cao lòng tự trọng, mang lại lợi ích hoặc thu hút người khác); bốn là, một hệ thống giá trị bao gồm hành vi bạo lực trong một số bối cảnh xã hội nhất định [43]. 1.1.3.2. Ảnh hưởng của gia đình đối với tội phạm vị thành niên Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và xã hội hóa trẻ em. Các gia đình là nơi mà các thành viên thương yêu, chăm sóc lẫn nhau, và cung cấp một môi trường tương tác lành mạnh cho sự phát triển của VTN. Tuy nhiên các vấn đề trong cấu trúc, quan hệ trong gia đình và những vấn đề như xung đột, sự thiếu quan tâm hay bạo lực gia đình… cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của VTN. Nghiên cứu về ảnh hưởng của gia đình là chủ đề trọng tâm trong các nghiên cứu về tội phạm VTN. * Cấu trúc gia đình và tội phạm VTN Cấu trúc gia đình đề cập đến cách thức mà các gia đình được thành lập ví dụ đầy đủ cả hai cha mẹ tự nhiên, là cha mẹ kế hay là gia đình cha mẹ đơn thân. Mối quan hệ giữa các gia đình cha mẹ đơn thân, đôi khi được gọi là “cửa sổ vỡ” và hành vi phạm pháp của VTN trở thành trọng tâm của cuộc tranh luận đáng kể trong lĩnh vực tội phạm học. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa gia đình cha mẹ đơn thân và hành vi phạm pháp của VTN [59], [76]. Tuy
  • 35. 26 nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy rằng những tác động đến từ một gia đình cha mẹ đơn thân có thể không giống nhau cho tất cả VTN. Mặc dù xuất hiện một mối quan hệ giữa gia đình cha mẹ đơn thân các hành vi phạm pháp, các mối quan hệ không phải là rất mạnh mẽ. Hơn nữa, Johnson (1986) chỉ ra các nghiên cứu phát hiện ra một mối quan hệ như vậy thường được dựa trên số liệu chính thức dẫn đến hậu quả là chính quyền có thể phân biệt đối xử với trẻ trong các gia đình cha mẹ đơn thân so với số trẻ trong các gia đình đầy đủ, trên thực tế các nghiên cứu này không tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa gia đình cha mẹ đơn thân và VTN phạm tội [87]. Các nghiên cứu gợi ý rằng những gì là quan trọng nhất không phải là liệu VTN đến từ một gia đình cha mẹ đơn thân hoặc gia đình hai cha mẹ đầy đủ mà chất lượng của mối quan hệ giữa các phụ huynh và con cái của họ mới là nguyên nhân [60]. * Quy mô gia đình và tội phạm VTN Một khía cạnh khác của cấu trúc gia đình mà có thể ảnh hưởng đến phạm pháp là quy mô gia đình. Trong nghiên cứu kinh điển của mình về tội phạm VTN, Travis Hirschi thấy rằng, ngay cả khi kiểm soát kết quả học tập, sự giám sát của cha mẹ, và sự gắn bó giữa thanh niên và cha mẹ của họ, quy mô gia đình có liên quan đến hành vi phạm pháp (Hirschi, 1969). Phát hiện này được hỗ trợ bằng cách kiểm định lại ở Anh, mặc dù mối quan hệ phát hiện là yếu hơn nhiều cho các gia đình thuộc tầng lớp trung lưu hơn ở các gia đình tầng lớp thấp [113], trong đó cho thấy rằng nó có thể là nguồn lực kinh tế chứ không phải là quy mô gia đình là quan trọng nhất. Một số nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa quy mô gia đình và phạm pháp, cho rằng một biến quan trọng hơn là trong gia đình có một người phạm tội trong dòng họ, cho rằng người phạm tội trong gia đình là có liên quan đến hành vi phạm pháp của VTN. * Quan hệ trong gia đình và tội phạm VTN Các mối quan hệ gia đình đề cập đến số lượng và chất lượng tương tác và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Giống như cấu trúc gia đình, quan hệ gia đình cũng chịu ảnh hưởng của bối cảnh xã hội lớn hơn là nơi cư trú cũng như các điều kiện kinh tế của gia đình mình. Các nghiên cứu đã kiểm tra những thay đổi
  • 36. 27 về mặt xã hội của gia đình và các khía cạnh xã hội khác nhau của gia đình có liên quan đến phạm pháp ở VTN. Đầu tiên là các nghiên cứu về vấn đề việc làm của người phụ nữ và tội phạm VTN. Các nghiên cứu của Loeber.R và Stouthammer- Loeber (1986), Curran.D.J và Renzetti (2000)… cho thấy rằng, tuy mối quan hệ giữa công việc của người mẹ và tội phạm VTN là không rõ ràng nhưng việc làm của các bà mẹ (để cải thiện kinh tế gia đình) nó cũng có nghĩa là người mẹ có ít thời gian dành cho việc tương tác với các con [96]. Nghiên cứu của Thomas Vander Ven (2001) và các đồng nghiệp của ông cũng cho thấy rằng việc làm của các bà mẹ có rất ít ảnh hưởng đến hành vi phạm pháp của trẻ em khi họ được giám sát đầy đủ. Các nhà nghiên cứu cũng đã xem xét các cách thức trong đó vai trò và kinh nghiệm của cha mẹ tại nơi làm việc ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ với con cái của họ. Mark Colvin và John Pauly (1983) cho rằng cha mẹ có xu hướng áp dụng các trải nghiệm tại nơi làm việc của họ tại gia đình. Những kinh nghiệm này gây ra mối quan hệ cưỡng chế và độc tài trong nhiều gia đình, các mối quan hệ mà không có lợi cho việc thành lập mối quan hệ thân mật giữa các thành viên gia đình và tăng khả năng phạm pháp [98]. Mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế và gia đình cũng là trọng tâm của nghiên cứu của John Hagan (1984). Theo Hagan, các mối quan hệ trong công việc ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình, như quan hệ bố - mẹ, bố mẹ - con cái, đặc biệt giữa mẹ - con gái. Hagan lập luận rằng khi cả hai cha mẹ đều ở vị trí quyền lực ở nơi làm việc, các bậc cha mẹ chia sẻ quyền lực và cấu trúc gia đình là bình đẳng. Trong gia đình như vậy, trẻ em nam và nữ được xã hội hóa theo những cách tương tự, mà kết quả là tỷ lệ tội phạm ở nam và nữ là ngang nhau. Tuy nhiên, trong gia đình gia trưởng truyền thống, trong đó người mẹ vẫn còn ở nhà, con gái ít phạm tội hơn [79]. * Xã hội hóa ở gia đình và tội phạm VTN Xã hội hóa là quá trình biến đứa trẻ sinh học thành một thành viên của xã hội được bắt đầu thông qua các mối quan hệ gia đình. Xã hội hóa đề cập đến những cách thức mà một đứa trẻ được dạy về chuẩn mực văn hóa và trách nhiệm của người trưởng thành, và nó liên quan đến một loạt các tương tác, chẳng hạn như cảm xúc,
  • 37. 28 nắm, ôm nhau, hôn nhau, và nói chuyện với trẻ em, lắng nghe các con, chăm sóc nhu cầu của trẻ về an toàn, an ninh, và tình yêu… Một khía cạnh quan trọng của xã hội hóa từ gia đình, đó là quá trình mà kiểm soát xã hội được phát triển và thực hiện tại gia đình. Một hình thức kiểm soát xã hội bao gồm các liên kết được hình thành giữa trẻ em và các thành viên gia đình. Hanson chỉ ra rằng trẻ thiếu sự gần gũi với cha mẹ hoặc người chăm sóc, hoặc những người cảm thấy có rất ít sự gắn kết gia đình, có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi phạm tội [80]. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một mối quan hệ giữa xung đột gia đình, sự thù địch, thiếu sự ấm áp và tình cảm giữa các thành viên gia đình và tội phạm VTN [130], [131]… Những nghiên cứu khác đã tìm thấy một mối quan hệ giữa cha mẹ phạm tội và phạm pháp, con cái của các bậc cha mẹ có liên quan đến hành vi phạm tội có nhiều khả năng tham gia vào phạm pháp hơn trẻ có cha mẹ không liên quan đến tội phạm (Laub và Sampson, 1998). Cũng đã có nhiều tác giả đã nghiên cứu về khủng hoảng gia đình như di chuyển đến một nơi ở mới, ly thân hoặc ly hôn của cha mẹ, các xung đột gia đình và ảnh hưởng đến phạm pháp ở VTN, có một số bằng chứng cho thấy các vấn đề này có thể tạo ra áp lực mà đẩy VTN theo xu hướng phạm pháp [124]. Hoặc như các nghiên cứu của Agnew (1983) cho thấy rằng khi có sự gián đoạn đáng kể trong đời sống gia đình, phạm pháp ở VTN có nhiều khả năng xảy ra. Ngoài ra, có bằng chứng đáng kể rằng kỷ luật đối với con cái không phù hợp (quá khắc nghiệt hoặc lỏng lẻo) có liên quan đến hành vi phạm pháp [42]. Vấn đề ngược đãi và bỏ rơi trẻ cũng là một vấn đề được quan tâm. Trong một nghiên cứu toàn diện nhất được thực hiện trên các mối quan hệ giữa ngược đãi trẻ em, bỏ bê, và tội phạm, Cathy Spatz Widom và Michael Maxfield (2001) thấy rằng VTN từng bị ngược đãi, nạn nhân bạo lực gia đình có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi phạm pháp khi trưởng thành so với thanh niên không bị đối xử như vậy. Những phát hiện này ủng hộ lập luận về “chu kỳ bạo lực” (một chu kỳ, trong đó những người bị bạo lực như trẻ em có nhiều khả năng lại trở thành người sử dụng bạo lực khi trưởng thành) [127]. 1.1.3.3. Mối quan hệ giữa nhà trường và tội phạm vị thành niên
  • 38. 29 Trường học là một tổ chức quan trọng bởi vì nó mang lại cho giới trẻ những kỹ năng học thuật và nghề nghiệp đối với sự tham gia có hiệu quả trong xã hội ngày nay. Tuy nhiên, trường học có vai trò còn quan trọng hơn, đó là nó là tổ chức xã hội hóa chính mà qua đó cộng đồng và người lớn ảnh hưởng tới cuộc sống của thanh thiếu niên. Trong trường học, VTN được học về các giá trị, thái độ và kỹ năng, đó là những tri thức cần thiết để tham gia vào đời sống kinh tế và xã hội. Đó cũng là nơi mà VTN nhận thức về bản thân mình và địa vị của họ trong mối quan hệ với những người khác, cả bạn bè và người trưởng thành. Tuy nhiên, như các nghiên cứu cho thấy, có bằng chứng đáng kể rằng thất bại trong trường học và các yếu tố khác của trường học có liên quan đến hành vi phạm pháp của VTN. * Thành tích học tập tại trường học và tội phạm VTN Gary Jensen và Dean Rojek (1998) chỉ ra, một trong những phát hiện giống nhau nhất liên quan đến các thất bại của VTN ở trường học và phạm pháp, là học sinh có thành tích kém thì có tỷ lệ phạm pháp cao hơn so với học sinh có thành tích tốt hơn [88]. John Phillips và Delos Kelly (1979) trong nghiên cứu của mình cũng tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa thất bại trong trường học và phạm pháp [104]. Điều này cũng được khẳng định bởi Eugene Maguin và Rolf Loeber (1996), các tác giả thấy rằng VTN có thành tích không tốt trong học tập có tỷ lệ phạm pháp cao hơn hai lần so với VTN có thành tích học tập tốt [95]. Các nghiên cứu cho thấy rằng VTN ít cam kết đến trường, những người ít gắn bó với giáo viên và trường học của họ, và những người khó thích nghi với môi trường nhà trường có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi gây rối hoặc lệch chuẩn ở trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các liên kết và cam kết với nhà trường không nên được xem xét một cách đơn giản qua thành tích học tập, mà đó là vị thế của học sinh trong mối quan hệ với những người khác trong trường và sự khác biệt trong cơ hội dành cho học sinh trong nhà trường. * Thành phần giai cấp, kết quả học tập và tội phạm VTN Tầm quan trọng của mối quan hệ giữa tầng lớp xã hội và phạm pháp lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Albert Cohen trong cuốn sách “Trẻ phạm pháp” (Delinquent boys, 1955) của mình [62]. Theo Cohen, trường học là nơi thanh thiếu
  • 39. 30 niên của tất cả các tầng lớp xã hội đến và cạnh tranh vị thế. Tuy nhiên, VTN tầng lớp lao động ở thế bất lợi trong cuộc cạnh tranh này bởi vì họ thiếu các kỹ năng cần thiết để thành công và mặt khác thành công được định nghĩa bởi giá trị của tầng lớp trung lưu. Thanh thiếu niên tầng lớp lao động phản ứng bằng cách tạo ra một nền văn hóa phụ (Subculture) với hệ thống giá trị riêng của nó mà khuyến khích các hành động nổi loạn và phạm pháp. * Việc phân loại học sinh, Các thất bại trong quản lý của nhà trường và tội phạm VTN Nghiên cứu của Schafer. W.E, Olexa.C và Polk (1972) cho thấy việc phân loại học sinh theo khả năng hoặc thành tích học tập là một trong những cách quản lý làm nảy sinh sự bất bình đẳng giữa các học sinh và điều này đã được chứng minh có liên quan đến hành vi phạm pháp của VTN [123]. * Hiệu quả của chương trình học và tội phạm VTN Ngày nay, chương trình học được thiết kế chủ yếu cho những sinh viên đang có kế hoạch để đi học đại học, trong khi các chương trình không học đại học và kỹ thuật thường ít được chú ý. Nghiên cứu của Polk và Schafer (1972) cho thấy, nhiều học sinh thấy rằng những gì họ được dạy ít liên quan đến vai trò tương lai họ sẽ theo đuổi. Đặc biệt đối học sinh không có kế hoạch học lên đại học, họ cảm thấy rằng trường học là một sự lãng phí thời gian. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi học sinh cảm thấy rằng trường học là không liên quan đến triển vọng nghề nghiệp tương lai của họ, thì hành vi nổi loạn, bạo lực học đường, phạm pháp có xu hướng tăng [103]. * Học sinh bỏ học và tội phạm VTN Học sinh bỏ học thường để lại hậu quả tiêu cực cho cá nhân, họ thiếu đi các kỹ năng, thậm chí là các kỹ năng cơ bản để cạnh tranh và duy trì vị trí trong công việc. Kết quả là, họ phải đối mặt với triển vọng công việc giảm sút và thường gặp khó khăn đáp ứng nhu cầu thu nhập đủ sống. Bỏ học rõ ràng làm cho cá nhân khó khăn hơn trong cạnh tranh để có được một công việc được trả lương trong một nền kinh tế đòi hỏi kỹ năng ngày càng cao của người lao động. Vì vậy nhiều nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ trực tiếp giữa bỏ học và tham gia các hành vi phạm tội. Nghiên cứu của Terrence Thornberry (1985) đã phát hiện ra bằng chứng rằng khi thanh niên bỏ học, sự tham gia của họ vào
  • 40. 31 các hoạt động tội phạm có xu hướng gia tăng ngay lập tức [124]. Lý giải cho vấn đề này tác giả cho rằng ngay sau khi học sinh bỏ học thì đã cắt đứt quan hệ với một tổ chức xã hội hóa truyền thống quan trọng, cụ thể là trường học. Các nghiên cứu của Peng và Takai (1983) cho thấy rằng học sinh bỏ học thường hối tiếc quyết định bỏ học của mình và việc bỏ học có liên quan đến sự bất mãn đối với bản thân và môi trường học tập vì vậy thường phản ứng lại bằng các hành vi lệch chuẩn [105]. Ngoài ra, học sinh bỏ học thường có nguyện vọng nghề nghiệp thấp hơn so với những người tốt nghiệp, và họ cũng có nguyện vọng học vấn thấp hơn cho con cái của họ sau này. 1.1.3.4. Nhóm liên kết cùng tuổi, bang nhóm và tội phạm VTN Nghiên cứu về ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi tội phạm của VTN, Edwin Sutherlan đưa ra “Lý thuyết sự kết hợp khác biệt” (Differential association theory) [121], theo đó, việc học hỏi các khuôn mẫu hành vi (behavioral patterns) có tính chuẩn mực hay tính lệch chuẩn là một tiến trình xã hội luôn xảy ra trong một nhóm, khuynh hướng hành xử tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân tùy thuộc vào thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với những người tuân thủ hay từ chối những hành vi chuẩn mực. Ví dụ, khi trẻ em đường phố khi bị bắt và được đưa vào trại cải tạo các em được tiếp xúc với các tay anh chị và học được nhiều “chiêu trò” từ những người này, đến khi ra khỏi trại, các em lại trở nên lọc lõi và “chuyên nghiệp” hơn trong các hoạt động phạm pháp. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhóm “lý thuyết tiểu văn hóa” (subcultural theory) như Sellin (1938), Miller (1958), Albert K. Cohen (1951), và các nghiên cứu sau này như Raymond D. Gastil (1960), Richard Cloward và Loyd Ohlin (1980), Herman và Julia Schwendinger (1985) … cho rằng, các nhóm xã hội có các chuẩn mực khác nhau, sự xung đột về chuẩn mực của các nhóm trong xã hội là do họ không quan tâm hoặc không thấy được lợi ích của mình trong việc tuân thủ các chuẩn mực của đa số. W.Miller cho rằng, có một thứ tiểu văn hóa rất khác biệt của giai cấp thấp, mà tình trạng phạm pháp của các băng nhóm chỉ là biểu hiện [100], tiểu văn hóa này lại coi trọng các hành động gây rối, phá phách. R.S. Cloward và L.E. Ohlin (1980) cũng cho rằng, các hành vi phạm pháp xảy ra nhiều trong các khu ổ chuột, và tội phạm xảy ra không chỉ do thiếu vắng các liên kết xã
  • 41. 32 hội mà còn do những lợi ích có được bằng phạm tội như VTN học tập đàn anh có ứng xử sai lệch để đạt được uy tín, địa vị trong cộng đồng. Raymond D. Gastil cho rằng nếu không coi hành vi tội phạm như là một nhận thức trong “tiểu văn hóa thanh niên” thì sẽ không thể lý giải được tại sao nhiều tội phạm VTN đã không coi hành vi của mình là phạm tội, thậm chí còn cho rằng nó là những chuẩn mực mới mẻ... Trong trường hợp này, những tội phạm do VTN gây ra lại được chính VTN coi là sự phản ứng lại những gì cũ kỹ, những thứ đạo đức và chuẩn mực cổ hủ, “phong trào phản kháng” gắn liền với nhận thức văn hóa của thanh niên được nảy sinh từ chính những nghiên cứu nói trên [106]. Các nghiên cứu này cho thấy nhóm cùng tuổi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của VTN, và ảnh hưởng như vậy rõ ràng khi cá nhân tham gia vào các nhóm phạm pháp. Hơn nữa, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhóm và hành vi phạm pháp chỉ ra rằng nhiều VTN, mặc dù không phải tất cả, trải qua tiến trình từ không phạm pháp đến phạm pháp bằng các bước sau đây: Các nghiên cứu của Curry & Spergel (1992), Jackson (1991)… cũng chỉ ra một loạt các yếu tố dẫn đến VTN tham gia các nhóm tội phạm. Một loạt các yếu tố có liên quan với sự tham gia của thanh thiếu niên trong băng nhóm đó là sự nghèo đói, bất bình đẳng, vô tổ chức xã hội, dễ dàng tiếp cận với các chất kích thích và thiếu công ăn việc làm. Nhiều bạn trẻ tham gia các băng nhóm bị tách biệt trong cộng đồng của họ. Các thanh thiếu niên này phải đối mặt với một loạt các áp lực: Thiếu cơ hội kiếm tiền hợp pháp, họ có ít liên kết mạnh với các tổ chức truyền thống như trường học và gia đình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khả năng học tập, thành tích học tập kém, có những người bạn phạm pháp như sử dụng ma túy, có hành vi bạo lực là các yếu tố dự báo mạnh mẽ về sự tham gia băng đảng tội phạm. Đối với nhiều VTN việc tham gia băng đảng vì các cam kết về các lợi ích kinh tế mà các băng đảng mang lại. Đôi khi việc tham gia các băng nhóm là để bảo vệ lợi ích khỏi các băng nhóm khác trong một môi trường kinh tế xã hội xáo xộn và bạo lực [64], [129]. Quan hệ với những đối tượng có hành vi phạm pháp ở mức độ nhẹ Tham gia vào các hành vi phạm pháp của nhóm này Kết nối nhiều hơn với các đối tượng tương tự Mối quan hệ này dẫn tới hành vi phạm tội nghiêm trọng hơn
  • 42. 33 Sơ đồ về quá trình diễn tiến của xã hội tác động đến hành vi phạm tội của VTN 1.2. Những nghiên cứu trong nước Ở nước ta, vấn đề tội phạm và tội phạm VTN, từ lâu đã trở thành mối quan tâm của Nhà nước, cộng đồng xã hội và các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên chỉ trong những năm gần đây, khi chúng ta chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường vấn đề trên mới trở nên khẩn thiết và cấp bách hơn, được xã hội và giới nghiên cứu quan tâm nhiều. Những nghiên cứu về phòng chống tội phạm, trong đó có tội phạm VTN và vai trò phòng ngừa tội phạm của cộng đồng có thể được tập hợp lại trong ba hướng nghiên cứu chính: (1) hướng nghiên cứu về lý luận và lịch sử công tác phòng chống tội phạm và tội phạm VTN; (2) hướng nghiên cứu phân tích thực trạng tội phạm VTN và công tác phòng chống tội phạm VTN; (3) hướng nghiên cứu can thiệp, kết hợp các nghiên cứu với hoạt động thực tiễn phòng chống tội phạm VTN. Đô thị hóa Nghèo đói, thất nghiệp Giảm sút các liên kết và sự giám sát của cộng đồng Xu hướng phạm tội Tham gia vào các băng đảng tội phạm Tội phạm vị thành niên
  • 43. 34 1.2.1 Những nghiên cứu về lý luận công tác phòng chống tội phạm và tội phạm VTN Đây chủ yếu là các tài liệu được dịch thuật và biên soạn, giới thiệu các lý thuyết cơ bản trong phòng chống tội phạm nói chung và các lý thuyết liên quan về vai trò của cộng đồng nói riêng. Có thể kể đến các cuốn sách như “Tội phạm học” của Trần Đức Châm, “Xã hội học tội phạm” của Trần Đức Châm và Tống Chung (2011), “Xã hội học thanh niên” của GS.TS Đặng Cảnh Khanh (2006). Đặc biệt các tác phẩm “Khoa học hình sự Việt Nam” gồm 05 tập và “Tội phạm học Việt Nam” (2015) do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm làm chủ biên. Các cuốn sách này không đề cập trực tiếp đến vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN nhưng đã đề cập trực tiếp, hoặc gián tiếp đến những lý thuyết, phương pháp luận, phương pháp và kỹ năng phòng chống tội phạm. Những nội dung mà các tác phẩm này đề cập là cơ sở lý luận để vận dụng vào việc giải quyết các vấn đề về phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm tại cộng đồng. 1.2.2 Những nghiên cứu về thực trạng tội phạm VTN và công tác phòng chống tội phạm VTN Nội dung nghiên cứu của hướng này tập trung nghiên cứu về tình hình diễn biến tội phạm VTN, thực trạng cuộc sống học tập lao động, sinh hoạt của nhóm VTN, đặc biệt là nhóm tội phạm VTN, các chính sách xã hội trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. Đây là nội dung lớn trong nghiên cứu về VTN ở nước ta. Đề tài cấp Nhà nước về “Chính sách xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xã hội” do Tổng Cục cảnh sát nhân dân tiến hành thuộc chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KX-04, tiến hành năm 1993 do Tiến sĩ Lê Thế Tiệm làm chủ nhiệm là một trong những đề tài nghiên cứu quy mô đầu tiên có liên quan đến tội phạm trong đó cón tội phạm VTN. Coi tệ nạn xã hội là xuất phát từ những sai lệch trong nhận thức và hành vi, đề tài cũng đặt ra nhiều quan điểm lý thuyết, đồng thời cũng tiến hành khảo sát quy mô về những nhận thức và hành vi của nhóm tội phạm trong đó có tội phạm VTN. Thứ hai là công trình nghiên cứu cấp Nhà nước KX 02.24/11-17 của Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển do GS Đặng Cảnh Khanh chủ trì thực