SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  67
Télécharger pour lire hors ligne
MỤC LỤC
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT
NAM
FTTH: Góc nhìn từ thị
trường trong khu vực tới
Việt Nam
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG
THẾ GIỚI
chương I
TÌNH HÌNH KINH TẾ QUÝ I
chương Ii
chương Iii: CHUYÊN ĐỀ
chương Iv
4
8
42
49
Chịu trách nhiệm nội dung:
BÙI QUỐC VIỆT
Thư ký:
VŨ THANH THỦY
Những người thực hiện:
TRẦN MẠNH ĐẠT
NGUYỄN THÚY HẰNG
LÊ THỊ HƯỜNG
NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
Thiết kế:
QN
Điện thoại liên hệ: 04.37741551
Email: vtthuy@vnpt.vn
THƯ BAN BIÊN TẬP
Kính thưa Quý vị độc giả,
Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Viễn thông, tính tới hết tháng 2/2015
thị trường có 135,97 triệu thuê bao di động, giảm mất hơn 200.000 thuê bao so với
cuối năm 2014. Với xu hướng chuyển dần sang 3G, lượng thuê bao 2G giảm mất hơn
1,4 triệu thuê bao chỉ trong 2 tháng đầu năm. Mặc dù trong thời gian qua các nhà
mạng đều tích cực triển khai nhiều gói cước trả sau giá rẻ với số phút gọi miễn phí
tương đối lớn song dường như vẫn chưa tạo được sự biến đổi trong cơ cấu thuê bao.
Trong hai tháng đầu năm, thị trường Internet lại chứng kiến sự giảm nhẹ của
các thuê bao ADSL (mất khoảng 30.000 thuê bao). Trong khi đó, lượng thuê bao cáo
quang tiếp tục tăng trưởng đều đặn khoảng 70.000 thuê bao mỗi tháng. Lý do mà các
ISP đưa ra chính là việc giá cước dịch vụ cáp quang khá rẻ nên đang có sự chuyển
dịch khá mạnh từ sử dụng cáp đồng sang dùng cáp quang. Cách đây 1 năm, thị phần
thuê bao internet cáp quang chỉ chiếm 5,7% tổng số thuê bao internet băng rộng cố
định, còn hiện nay con số này là 15,4%, tăng gần 3 lần. Một lần nữa, những con số
này thực sự phản ánh việc internet cáp đồng đang ở giai đoạn phát triển bão hoà và
hiện đang là thời của internet cáp quang.
Thị trường truyền hình trả tiền cũng có những tín hiệu khả quan hơn trong
những tháng đầu năm. Tín hiệu khả quan nhất phải kể đến chính là các nhà đài đang
có vẻ chú ý nhiều hơn tới việc cải thiện chất lượng nội dung cho dịch vụ. Hàng loạt
các đài tăng thêm số lượng kênh phát, thêm một số kênh nội dung mới vào dịch vụ
của mình trong khi giữ nguyên giá cước. Vấn đề nội dung dịch vụ cũng đang ngày
càng được cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ hơn để từng bước quản lý thị trường
truyền hình trả tiền một cách toàn diện.
BBT rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp của Quý vị độc giả
cũng như sự hợp tác của đông đảo cộng tác viên để chất lượng nội dung ấn phẩm
ngày càng được nâng cao hơn nữa.
Xin trân trọng cảm ơn!
							 BBT Báo cáo Viễn thông
TÌNH HÌNH
KINH TẾ
QUÝ I
CHƯƠNG I
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 5
KINH TẾ VIỆT NAM - DẤU HIỆU KHỞI SẮC
ĐÃ RÕ RÀNG
Nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc rõ rệt. Đây là nhận định được
nhiều thành viên Chính phủ đồng tình tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2015,
Điển hình nhất là việc GDP quý I năm nay ước tăng 6,03%, cao nhất trong vòng 5 năm
qua…
GDP quí 1 tăng 6,03%, cao nhất trong vòng 4 năm
Tổng cục thống kê vừa công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý đầu năm
2015. Theo đó, GDP cả nước quý I/2015 tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước; cao hơn
nhiều so với mức tăng 5,06% của cùng kỳ năm 2014. Đây là một con số hoàn toàn bất
ngờ khi các dự báo trước đó đều nhận định, GDP của Việt Nam trong quý đầu năm 2015
chỉ có thể đạt từ 5,4-5,6%.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả ba khu vực kinh tế chính đều đạt mức tăng
cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt
mức tăng trưởng ấn tượng 8,35%; lĩnh vực dịch vụ tăng 5,82%; lĩnh vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,14% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu trên cho thấy, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã vươn lên và đóng góp nhiều
nhất vào mức tăng trưởng chung của GDP cả nước. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu
vực có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2014 như: Sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nướcnóng,hơinướcvàđiềuhòakhôngkhítăng11,9%;côngnghiệpchếbiến,chếtạotăng
9,51%; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%...
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20156
Trong khu vực dịch vụ, lĩnh vực thông tin và truyền thông đạt mức tăng cao nhất 8,1%; giáo
dục và đào tạo tăng 7,25%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,15%; bán buôn và bán lẻ;
sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 7,11%...
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp tăng cao nhất với tốc độ
6,02%; thủy sản tăng 3,38%; nông nghiệp tăng 1,54% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
12,35%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,8%; khu vực dịch vụ chiếm 42,23%%
(Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2014 là: 12,88%; 40,32% và 46,8% ).
Nhiều luật mới tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế
Năm 2015 là năm sẽ có nhiều bộ luật, đạo luật liên quan đến kinh doanh, đến môi trường
đầu tư được ban hành và có hiệu lực như Luật doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi,
Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Kinh doanh bất động sản, Luật
Nhà ở,...các luật có liên quan tới thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra sức sống mới cho nền
kinh tế. Theo nhận định của Tiến sĩ Trần Du Lịch, Ủy viên ủy ban kinh tế Quốc hội, thì chưa
bao giờ chính sách vĩ mô nhất quán như bây giờ, kinh tế vĩ mô ổn định, hoàn thiện hệ thống
pháp luật thông thoáng.
“Tôi chưa thấy lúc nào dư địa để thực hiện các chính sách vĩ mô mà thuận lợi như bước
sang 2015. Nghị quyết 01 của Chính phủ ban hành ngày 3/1/2015, có thể thấy rằng, chưa bao
giờ chính sách vĩ mô của Chính phủ lại nhất quán từ Nghị quyết 11 ban hành tháng 3/2011
cho đến nay, sau 4 năm, các nghị quyết đều nhất quán, là không nóng vội, xử lý mục tiêu tăng
trưởng mà tập trung để ổn định vấn đề vĩ mô”.
Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Riêng về lĩnh vực tiền tệ, bằng những động thái chủ động và tích cực của Ngân hàng Nhà
nước trong năm qua đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ. Thị trường ngoại hối và thị trường
vàng năm qua khá ổn định. Sức hấp thu vốn của nền kinh tế có bước cải thiện, tăng trưởng
TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 7
tín dụng của hệ thống ngân hàng trong năm qua đạt chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu tín dụng 2015 sẽ
tăng 13-15% để góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Tuy nhiên năm 2015 sẽ có
những vấn đề chủ chốt được khơi thông, như chính sách tiền tệ về tín dụng và quản lý nợ xấu,
hội nhập quốc tế, cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, đầu tư công
và giám sát tài chính nhằm phòng ngừa rủi ro. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước, cho biết: “Trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống
thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các
giải pháp về tín dụng và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tín dụng theo
phương châm là mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả, gắn chính sách tín dụng với các
chính sách kinh tế ngành, hướng dòng tín dụng vào sản xuất kinh doanh nhất là vào 5 lĩnh vực
ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ”.
Tiềm ẩn rủi ro
Bên cạnh mặt bằng lãi suất thấp thì nhiều quy định có lợi cho thị trường bất động sản cũng
liên tục được ban hành trong thời gian qua, dự báo năm 2015 sẽ là một năm nhiều hứa hẹn
của thị trường này. Năm 2015 cũng sẽ kết thúc việc đàm phán và sẽ triển khai nhiều hiệp định
tự do thương mại, tạo ra động lực quan trọng đối với tăng trưởng thương mại và đầu tư, qua
đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cộng đồng kinh tế quốc tế đang đánh giá khối các quốc gia
ASEAN là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất. Trong đó, Việt Nam sẽ đóng vai trò vô cùng quan
trọng trên sân chơi thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội là không ít thách thức và rủi ro. Ông Trần Việt Anh, chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, bày tỏ: “Đây là một năm hết sức
quan trọng vì chúng ta gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN, một thị trường mở, rất rộng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại biết rất ít về điều này. Đây là một thách thức rất lớn khi mà sự
chuyển dịch về lao động, chuyển dịch về hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn về vấn đề quản trị của
mỗi doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà Nhà nước, Chính phủ cũng như các hiệp hội phải làm sao
để cho các doanh nghiệp nhỏ nhất đến các doanh nghiệp lớn nắm được thông tin. Thường các
doanh nghiệp vừa và nhỏ họ chưa nắm được thông tin chứ không phải họ không quan tâm”.
Năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và cũng tạo tiền đề phát triển
bền vững từ 2016 đến 2020. Có thể thấy, với những tiền đề và những tín hiệu khởi sắc rõ rệt,
kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nối tiếp đà phục hồi với kỳ vọng tăng trưởng GDP
vào khoảng  6,2% trong năm nay./.
THỊ TRƯỜNG
VIỄN THÔNG
VIỆT NAM
CHƯƠNG II
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 9
Diễn biến tăng trưởng thuê bao ba tháng đầu năm có phần khác biệt so với những
năm trước. Cả hai tháng trước dịp Tết và trong dịp Tết (tháng 1 và tháng 2), lượng thuê
bao di động đều giảm trong khi bình thường mọi năm đều có xu hướng tăng. Nguyên
nhân có lẽ là do nhu cầu liên lạc dịp tết của người dùng đã có sự thay đổi. Thay vì gọi
điện, nhắn tin chúc mừng thì nay một bộ phận không nhỏ người dùng sử dụng các dịch
vụ dữ liệu (3G) chuyển sang nhắn tin, chúc mừng, chia sẻ video trên mạng xã hội. Điều
này cũng lý giải vì sao lượng thuê bao 3G tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan
và các nhà mạng tập trung mở rộng năng lực mạng 3G để tránh nghẽn dịp Tết.
Với thời gian nghỉ Tết kéo dài, thị trường di động không có nhiều hoạt động cạnh tranh
kiểu tung ra gói cước mới, chương trình phát triển thuê bao mới đặc biệt. Chính vì vậy,
điểm nhấn của thị trường di động trong giai đoạn này chính là hoạt động tái cấu trúc của
các nhà mạng và một số chính sách mới của cơ quan quản lý. VNPT đã hoàn thành xong
việc tái cấu trúc 63 đơn vị tỉnh thành và kết quả được phản ánh qua những số liệu sản
xuất kinh doanh khả quan 3 tháng đầu năm. Có thể nói VNPT đã vượt qua được những
thách thức ban đầu và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn hai với nhiều thuận lợi hơn
khi bộ máy lãnh đạo đã được kiện toàn. MobiFone cũng đã hoàn thiện việc chia tách các
đơn vị tuyến dưới và đang gấp rút chuẩn bị các công việc để thực hiện cổ phần hoá trong
quý 3.
Viettel tiếp tục tận dụng cơ hội các nhà mạng khác đang tập trung vào việc tái cáu trúc
để đề xuất các chính sách theo hướng bất lợi cho đối thủ. Lần này, Viettel đề xuất Bộ
TT&TT quản lý giá thành theo cơ chế mở, tức là quản lý theo giá trần và giá sàn thay vì
có các chính sách ưu đãi hơn cho các DN nhỏ như hiện nay. Đề xuất này chủ yếu nhắm
tới VinaPhone vì có khả năng nhà mạng này sẽ ra khỏi nhóm doanh nghiệp có thị phần
khống chế. Tuy nhiên, so với những đề xuất trước đó, lần này Viettel không những không
gây được hiệu ứng truyền thông mà còn mang tiếng là “cá lớn nuốt cá bé”. Thực tế là
Viettel đang nắm giữ tới hơn 50% thị phần thuê bao di động, cách khá xa so với tất cả
các đối thủ trên thị trường nên việc đề xuất như thực tế chỉ khiến thị trường mất cân bằng
hơn, ít nhất là trong bối cảnh thị trường viễn thông trong nước đang tái cấu trúc một cách
mạnh mẽ, toàn diện.
Dịch vụ 4G: Một lần nữa vấn đề triển khai 4G lại được bàn luận nhiều luồng ý kiến
khác nhau và lộ trình phát triển 4G của Việt Nam lại chứng tỏ được sự phù hợp với thực
tế thị trường trong nước. 4G đang được cơ quan quản lý tạo rất nhiều điều kiện thuận
lợi để có tiền đề phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Ngoài băng tần 2.600MHz đã được
chuẩn bị sẵn sàng dành cho các nhà mạng, Bộ TT&TT cho biết sẽ cấp phát cả băng tần
700 MHz (được giải phóng nhờ số hoá truyền hình) cho các nhà mạng để triển khai LTE.
Trong năm nay, các nhà mạng sẽ tiếp tục được thử nghiệm LTE ở băng tần 1800 MHz.
Việc mạng 3G còn đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của người dùng trong nước một vài năm
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201510
nữa cũng là cơ hội để các nhà mạng đẩy mạnh phát triển các yếu tố khác như phát triển
hệ sinh thái dịch vụ đi kèm, thiết bị đầu cuối giá rẻ hỗ trợ….
Thuê bao internet: Trong hai tháng đầu năm, thị trường lại chứng kiến sự giảm nhẹ
của các thuê bao ADSL (mất khoảng 30.000 thuê bao). Trong khi đó, lượng thuê bao cáo
quang tiếp tục tăng trưởng đều đặn khoảng 70.000 thuê bao mỗi tháng. Lý do mà các ISP
đưa ra chính là việc giá cước dịch vụ cáp quang khá rẻ nên đang có sự chuyển dịch khá
mạnh từ sử dụng cáp đồng sang dùng cáp quang. Cách đây 1 năm, thị phần thuê bao
internet cáp quang chỉ chiếm 5,7% tổng số thuê bao internet băng rộng cố định, còn hiện
nay con số này là 15,4%, tăng gần 3 lần. Một lần nữa, những con số này thực sự phản
ánh việc internet cáp đồng đang ở giai đoạn phát triển bão hoà và hiện đang là thời của
internet cáp quang. Chính vì vậy, cạnh tranh của thị trường internet chủ yếu tập trung vào
các gói cáp quang giá rẻ. Thị trường đã xuất hiện những gói cước cáp quang chỉ 165.000
đ - 170.000 đ cho tốc độ 8 Mbps, còn rẻ hơn cả những gói cước ADSL hiện nay.
Các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm như chữ ký số, dịch vụ sổ liên lạc điện tử cho nhà
trường đang ngày càng được quan tâm hơn và tình hình cạnh tranh cũng căng thẳng
hơn trước bởi không chỉ có các ISP cung cấp dịch vụ này. Trong thời gian vừa qua, lần
đầu tiên một vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong việc cung cấp dịch vụ chữ ký số
cho các doanh nghiệp đã bị báo chí phản ánh đích danh, cho thấy thị trường này thực sự
đang bắt đầu “nóng”.
Thị trường truyền hình trả tiền cũng có những tín hiệu khả quan hơn trong những
tháng đầu năm. Tín hiệu khả quan nhất phải kể đến chính là các nhà đài đang có vẻ chú ý
nhiều hơn tới việc cải thiện chất lượng nội dung cho dịch vụ. Hàng loạt các đài tăng thêm
số lượng kênh phát, thêm một số kênh nội dung mới vào dịch vụ của mình trong khi giữ
nguyên giá cước. Vấn đề nội dung dịch vụ cũng đang ngày càng được cơ quan quản lý
quản lý chặt chẽ hơn để từng bước quản lý thị trường truyền hình trả tiền một cách toàn
diện.
Trong hai gương mặt mới lỗi hẹn năm ngoái đã có Viettel gia nhập thị trường. Dù chưa
chính thức và công bố rộng rãi song nhà mạng này đã triển khai cung cấp dịch vụ cho
một số địa phương, với quy mô nhỏ hẹp. Phần lớn theo dạng khuyến mại hoặc, tặng kèm
cho khách hàng dùng thử.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 11
I. THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG
1. Một vài số liệu thống kê
Vào thời điểm này hàng năm, thông thường số lượng thuê bao di động thường tăng
khá mạnh do nhu cầu liên lạc tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, hay chí ít thì trong 3
tháng cũng sẽ có một tháng lượng thuê bao tăng mạnh. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục
Viễn thông, trong cả ba tháng vừa qua lượng thuê bao di động không tuân theo quy luật
này. Tính tới hết tháng 2/2015 thị trường có 135,97 triệu thuê bao di động, giảm mất hơn
200.000 thuê bao so với cuối năm 2014. Với xu hướng chuyển dần sang 3G, lượng thuê
bao 2G giảm mất hơn 1,4 triệu thuê bao chỉ trong 2 tháng đầu năm (Biểu đồ 2.1)
Biểuđồ2.1:Tăngtrưởngthuêbaodiđộng2thángđầunăm2015
Nguồn:MIC
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201512
Mặc dù trong thời gian qua các nhà mạng đều tích cực triển khai nhiều gói cước trả
sau giá rẻ với số phút gọi miễn phí tương đối lớn song dường như vẫn chưa tạo được sự
biến đổi trong cơ cấu thuê bao. Số liệu thống kê cho thấy lượng thuê bao di động trả trước
trung bình vẫn chiếm tới 95% tổng số thuê bao di động hiện có. Trong đó tỷ lệ chênh lệch
hơn ở thuê bao 2G (96%) và cao hơn một chút với các thuê bao 3G (93%). Với sự phát
triển nhanh chóng của 3G trong thời gian gần đây, có thể hy vọng rằng trong thời gian tới
tỷ lệ thuê bao di động trả sau sẽ được cải thiện.
Biểuđồ2.2:Thịphầnthuêbaodiđộngtrảsau/trảtrướctínhtớihếttháng2/2015
Nguồn:MIC
Nhìn chung, với thời gian nghỉ tết khá dài, thị trường di động trong nước không có
những biến động lớn. Như thông lệ, hoạt động chủ yếu của các nhà mạng trong dịp này
là các chương trình kích cầu tiêu dùng như các chương trình nạp thẻ cào trúng thưởng,
các chương trình tri ân khách hàng thân thiết dịp cuối năm. Tất cả các nhà mạng tổ chức
các chương trình dạng này, tất nhiên với các mạng lớn thì chương trình nhiều hơn về số
lượng, rộng hơn về mặt quy mô và cao hơn về mặt giá trị giải thưởng.
2. Tái cấu trúc thị trường viễn thông bước đầu thu được những kết quả khả quan
Sau những thay đổi mang tính bước ngoặt trong năm 2014, công cuộc tái cơ cấu tổ
chức của VNPT và MobiFone tiếp tục được gấp rút triển khai để ổn định tổ chức, tập trung
vào sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm của hai DN này
tương đối khả quan cho thấy việc tái cấu trúc thị trường viễn thông đang đi đúng hướng.
Hoàn thành tốt giai đoạn 1, VNPT vững bước đi tiếp
Đến cuối năm 2014, VNPT đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức và ổn định hoạt động tại 63
VNPT tỉnh thành. Việc sắp xếp lại VNPT các tỉnh/TP theo mô hình mới để tách biệt rõ
mảng kinh doanh và kỹ thuật, tinh gọn bộ máy, tối ưu hoá nguồn lực đã góp phần lớn
trong việc giúp VNPT hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2014.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 13
Đây chính là tiền đề vững chắc để VNPT tiếp tục bước sang giai đoạn 2 trong tiến trình
tái cơ cấu.
Cuối năm 2014 cũng là thời điểm mà DN này chính thức được phê duyệt phương án
thành lập 3 tổng công ty trực thuộc VNPT VinaPhone, VNPT Net, VNPT Media với ba
nhiệm vụ độc lập nhau: Kinh doanh; Quản lý, khai thác hạ tầng; Phát triển, sản xuất, bán
buôn các sản phẩm dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung, VAS. Cuối tháng 3 vừa qua,
VNPT đã chính thức xây dựng mô hình tổ chức, vai trò chức năng cụ thể của ba Tổng
công ty nói trên cũng như mối quan hệ giữa 3 tổng công ty trong mô hình của VNPT và
trình Bộ TT&TT phê duyệt, chuẩn bị để thực hiện theo mô hình mới từ 1/6/2015.
Cũng theo nội dung quyết định 888/QĐ-TTg, theo đúng kế hoạch vào cuối tháng
3/2015, VNPT đã kết hợp với một số sàn giao dịch chứng khoán để bán cổ phần tại 14
doanh nghiệp thành viên, bắt đầu lộ trình thoái vốn tại 63 doanh nghiệp có vốn góp. Trong
đợt mở bán diễn ra từ ngày 6/4 - 8/4/2015, đã có 12 đơn vị có nhà đầu tư đăng ký mua cổ
phần. Cũng trong khoảng thời gian này, VNPT đã thực hiện bàn giao một số đơn vị theo
quyết định 888/QĐ - TTg như bàn giao Trường Trung học BCVT và CNTT về địa phương
quản lý, chuyển giao Bệnh viện Bưu điện về Bộ Y tế quản lý.
Một thay đổi vô cùng quan trọng nữa của VNPT trong 3 tháng đầu năm chính là việc
kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao. Ngày 30/3/2015, Chính phủ đã chính thức phê duyệt
việc bổ nhiệm Ông Trần Mạnh Hùng nguyên Tổng Giám đốc VNPT giữ vị trí Chủ tịch Hội
đồng thành viên VNPT. Tiếp đó, ngày 2/4/2015, ông Phạm Đức Long- nguyên Phó Tổng
Giám đốc Tập đoàn cũng chính thức được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Cả hai ông đều được đánh giá là những người có tầm nhìn chiến lược đối với mô hình
sản xuất kinh doanh và quyết liệt trong việc thực hiện tái cấu trúc. Kết quả hoạt động thực
tế của VNPT trong năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015 đã minh chứng cho nhận định
đó. Việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc mới cho VNPT đã kiện
toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao để VNPT thêm tự tin, mạnh dạn bước tiếp trên con đường
đổi mới nhiều thách thức phía trước.
MobiFone hoàn thiện chia tách các đơn vị, tập trung lựa chọn đối tác tư vấn cổ
phần hoá
Theo điều lệ hoạt động được phê duyệt vào đầu năm 2015, lĩnh vực hoạt động của
MobiFone được mở rộng hơn trước. Theo đó, ngoài những lĩnh vực hoạt động trước đây,
MobiFone có thêm một số lĩnh vực mới như: cung cấp, vận hành mạng lưới, dịch vụ phát
thanh truyền hình và truyền thông đa phương tiện; sản xuất, lắp ráp, xuất nhập khẩu, kinh
doanh thiết bị điện tử, VT-CNTT, cung cấp dịch vụ internet….
Trong 3 tháng đầu năm, MobiFone đã hoàn thiện bộ máy tổ chức ở 23 đơn vị trực
thuộc, bổ nhiệm 110 cán bộ lãnh đạo, hoàn thiện việc chia tách các đơn vị tuyến dưới.
Hiện tại bộ máy của MobiFone gồm 9 công ty kinh doanh, 3 trung tâm vùng và các
trung tâm khác như VAS, ứng dụng phát triển.... Tổng công ty này cũng vừa bổ nhiệm 5
Phó Tổng giám đốc mới để phụ trách các mảng: Đầu tư và Phát triển mạng lưới, Mảng
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201514
CNTT(đầu tư, phát triển mạng CNTT, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ CNTT), Kinh
doanh ở thị trường nước ngoài, Mảng truyền thông và dịch vụ VAS…
Nhiệm vụ trước mắt của MobiFone là nhanh chóng lựa chọn đối tác tư vấn cổ phần
hoá ngay trong tháng 4, chốt số liệu và giá trị tính vốn của đơn vị này, xem xét đề xuất đối
tác chiến lược để có thể thực hiện cổ phần hoá vào quý 3/2015 theo đúng lịch trình đặt ra.
Những kết quả khả quan bước đầu
Trong Hội nghị Giao ban quý I/2015 của Bộ TT&TT, cả 3 nhà mạng lớn là Viettel,
MobiFone và VNPT đều cho biết kết quả kinh doanh rất khả quan, nhất là hai doanh
nghiệp đang thực hiện việc tái cấu trúc. Kết quả này phần nào phản ánh những thay đổi
của tái cấu trúc thị trường viễn thông đang đem lại những kết quả tích cực.
Trong đó, doanh thu của VNPT tăng 73% so với cùng kỳ, đạt 23,8% kế hoạch cả năm,
đặc biệt có công ty con doanh thu tăng 234% so với cùng kỳ. Lợi nhuận của VNPT trong
quý 1 cũng tăng 15,7% so với cùng kỳ, đặc biệt các công ty con tăng trưởng 30% lợi
nhuận. Trong 3 tháng đầu năm 2015, VinaPhone đã phát triển mới được thêm 2,3 triệu
thuê bao, tăng 61% so với cùng kỳ. Thuê bao cáp quang tăng trưởng 457% so với cùng
kỳ, thuê bao myTV cũng tăng trưởng khả quan.
MobiFone cho biết tổng doanh thu trong quý 1 đạt 8.556 tỷ đồng, tăng 4,6% so với
cùng kỳ, tương đương 28,5% kế hoạch năm. Trong đó, lợi nhuận đạt 2.086 tỷ đồng,
tương ứng 30% kế hoạch năm. Lợi nhuận thu được trong tháng 1 đạt cao nhất - 1.281 tỷ
đồng, hai tháng còn lại của quý giảm bớt mỗi quý đạt khoảng 400 tỷ đồng. Nhà mạng này
rất tự tin với khả năng doanh thu quý 2 sẽ đạt khoảng 9.500 tỷ đồng, hoàn thành 48,4%
kế hoạch cả năm.
Viettel cũng cho biết doanh thu quý 1 đạt mức tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm
2014. Trong đó đóng góp lớn nhất là từ mảng kinh doanh nước ngoài - tăng trưởng 28%
so với cùng kỳ. Các đóng góp khác cho doanh thu còn đến từ sản xuất thiết bị dân sự,
quân sự, nghiên cứu phát triển và phần mềm. Các chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách đều
đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra.
Bộ TT&TT cũng đang xem xét trình Chính phủ về việc áp dụng cơ chế tiền lương của
VNPT và MobiFone giống như Viettel nếu hai đơn vị này tiếp tục kinh doanh hiệu quả
trong thời gian tới để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp viễn thông trong ngành.
3. Sẽ so sánh trực tiếp chất lượng mạng lưới của tất cả các mạng
Trước đây, Cục Viễn thông thường chỉ đo kiểm chất lượng của từng nhà mạng riêng
lẻ, ở các thời điểm, địa điểm khác nhau để quản lý xem các nhà mạng có đảm bảo các
chỉ tiêu chất lượng theo quy định hay không thì kể từ năm nay, phương thức đo kiểm sẽ
thay đổi và dự báo nó sẽ khiến cho các nhà mạng phải chú trọng hơn việc nâng cao chất
lượng dịch vụ của mình.
Theo đó, Cục Viễn thông sẽ đo kiểm đồng thời các chỉ tiêu chất lượng mạng di động
của tất cả các nhà mạng ở cùng một thời điểm, cùng một địa điểm. Theo kế hoạch, trong
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 15
năm 2015 Cục Viễn thông sẽ tiến hành 2 đợt đo kiểm theo tiêu chí mới này đối với dịch
vụ thoại di động của tất cả các nhà mạng (Bảng 2.1). Còn với dịch vụ thoại cố định, Bộ
TT&TT đã lên kế hoạch đo kiểm chất lượng dịch vụ thoại cố định của Viettel và VNPT
trong Quý 3 song áp dụng theo phương thức cũ (ở hai địa bàn khác nhau).
Bảng2.1:Kếhoạchđokiểmchấtlượngdịchvụthoạidiđộngnăm2015củaBộTT&TT
Tên dịch vụ đo
kiểm
Địa bàn đo kiểm Thời gian đo kiểm Doanh nghiệp
Dịch vụ thông tin
di động mặt đất
(thoại)
Tp.Hải Phòng
Tỉnh Khánh Hoà
Tp. Cần Thơ
Quý 2 Tất cả nhà mạng
Dịch vụ thông tin
di động mặt đất
(thoại)
Tỉnh Nam Định
Tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Đồng Nai
Quý 4 Tất cả nhà mạng
Ngoài mục tiêu kiểm tra việc tuân thủ các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ theo quy định thì
từ kết quả này sẽ có thể so sánh trực tiếp chất lượng mạng lưới của các nhà mạng di
động với nhau. Kết quả đo lần này sẽ là công bố chính thức của cơ quan quản lý về chất
lượng các mạng, là một trong những cơ sở để người dùng đưa ra lựa chọn sử dụng dịch
vụ cho mình.
Công tác quản lý chất lượng mạng lưới cũng đã được Bộ TT&TT tăng cường trong
năm 2014, với việc yêu cầu tất cả các DN viễn thông nói chung, nhà mạng di động nói
riêng đăng tải các công bố chất lượng và kết quả đo kiểm đối với các dịch vụ mình cung
cấp trên website của doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng vẫn phải chờ Bộ TT&TT công bố,
nhưng có thể thấy cuộc đo kiểm chất lượng lần này buộc các nhà mạng phải quan tâm
nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ của mình, đặc biệt là những vùng sẽ được tiến hành
đo kiểm chất lượng dịch vụ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu, tới sự lựa chọn
có sử dụng dịch vụ hay không của khách hàng. Theo một khía cạnh nào đó thì nó sẽ gián
tiếp giúp Bộ TT&TT tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ.
Một vài đề xuất còn cho rằng không nên chỉ định rõ tỉnh thành tiến hành đo kiểm để
các nhà mạng phải nâng cao chất lượng trên toàn mạng lưới thay vì tập trung vào các
tỉnh thành được chỉ định. Tuy nhiên, trong lần đầu tiên thay đổi cách tính thì vẫn nên cho
các nhà mạng chuẩn bị. Việc lựa chọn ngẫu nhiên địa điểm đo kiểm có thể thực hiện trong
những lần sau.
Thực tế thì trước đây, cũng có một số nhà mạng yêu cầu được thực hiện đo kiểm theo
cách này bởi vì bị người dùng so sánh chất lượng mạng không bằng so với các đối thủ
khác. Thậm chí có đơn vị còn đề nghị nếu Bộ TT&TT không có điều kiện đo kiểm như vậy
thì sẽ tự thuê đơn vị đo kiểm thực hiện đo dưới sự giám sát của Bộ TT&TT.
Chủ trương đo đồng thời các mạng tại cùng một thời điểm, địa điểm thì đã rõ song cụ
thể cách thức đo kiểm như thế nào thì sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng và thảo luận cụ thể
với các nhà mạng để đạt được sự đồng thuận bởi kết quả đo kiểm theo kiểu mới sẽ ảnh
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201516
hưởng rất lớn tới các mạng, tới kết quả kinh doanh của các nhà mạng, ít nhất là tới thời
điểm công bố kêt quả đo kiểm tiếp. Đơn cử như việc lựa chọn địa điểm đo. Việc đo kiểm
phải được thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên địa bàn tỉnh, đo nhiều lần để tính giá trị
trung bình, tránh tình trạng địa điểm ở gần một số cột thu phát sóng của nhà mạng nào đó.
4. Viettel với chiêu “qua cầu rút ván”
Trước đây khi Viettel mới gia nhập thị trường và còn là một doanh nghiệp nhỏ thì liên
tục đề nghị được áp dụng các cơ chế ưu tiên về giá cước. Tuy nhiên, nay khi Viettel đã
trở thành một doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần khống chế thì lại đề xuất xoá bỏ các cơ
chế này để áp dụng một cơ chế đã lỗi thời, nhằm quay lại độc quyền và gây bất lợi cạnh
tranh cho các đối thủ.
Tận dụng thời cơ MobiFone và VNPT đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc nước rút,
phải tập trung nhiều nguồn lực, phân tán tư tưởng, Viettel tiếp tục đưa ra những đề xuất
theo hướng gây khó khăn thêm cho đối thủ.
Đề nghị quản lý giá cước trên cơ sở giá trần và giá sàn
Cụ thể, Viettel đề xuất cơ quan quản lý nhà nước nên có hướng dẫn mới về giá thành
theo giá trần và giá sàn, không nên có cơ chế ưu tiên cho DN mới hay DN nhỏ. Trên cơ
chế giá trần và giá sàn các DN khống chế thị trường sẽ tự xây dựng giá cước trên cơ sở
không được bán dưới giá sàn. Đây là cơ chế không có gì mới và đã Bộ TT&TT thực hiện
từ lâu. Tuy nhiên khi Viettel gia nhập thị trường, nhà mạng này đã đề xuất cơ quan quản lý
áp dụng các chính sách ưu tiên cho các DN nhỏ. Nhà mạng này còn dẫn chứng việc phải
thực hiện theo cơ chế này ở tất cả các thị trường nước ngoài Viettel đang kinh doanh và
đề xuất cơ quan quản lý thực hiện để tạo sự cạnh tranh công bằng.
Hiện tại, Bộ TT&TT đang quản lý giá cước theo hai kiểu đối với hai đối tượng khác
nhau: Với các nhà mạng chiếm thị phần thuê bao khống chế (30% trở lên), giá cước dịch
vụ trước khi áp dụng sẽ phải trình lên Bộ TT&TT để được kiểm tra và phê duyệt (không
được dưới giá thành), tránh tình trạng bán phá giá dịch vụ. Trong khi đó với các DN nhỏ
thì có thể áp dụng chính sách giá cước mà DN đưa ra (có thể thấp hơn giá thành nhưng
không quá thấp so với mức giá trung bình của thị trường), chỉ cần gửi thông báo tới Bộ
TT&TT để biết và quản lý. Có thể nói với chính sách này, Bộ TT&TT đã thực hiện công
bằng, tạo điều kiện cho các DN nhỏ tự quyết định giá cước dịch vụ của mình theo khả
năng để tăng sức cạnh tranh, thu hút thuê bao và xa hơn là đảm bảo tính bền vững của
thị trường di động.
Có thực là nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường?
Sẽ không có gì để nói nếu như đề xuất này xuất phát từ nhà mạng được coi là nhà
mạng số 1 trong nước hiện nay với hơn 50% thị phần thuê bao di động, cách xa hẳn so
với thị phần của hai mạng đứng sau và thị phần gấp tới 15 lần so với hai mạng nhỏ. Với
nguồn lực mạng lưới mạnh nhất hiện nay, Viettel có thể coi là đang ở vị trí rất an toàn
trong vài năm nữa (Biểu đồ 2.3). Trong khi đó hai đối thủ chính của Viettel đang ở giai
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 17
đoạn tập trung tái cơ cấu tổ chức. Hai nhà mạng nhỏ khác là Gmobile và Vietnamobile
thì cả năm nay đã ở trong tình trạng khá khó khăn, Gmobile còn gần như không có hoạt
động gì trên thị trường.
Biểuđồ23:Thịphầnthuêbaodiđộngtínhtớihếttháng3/2015
Nguồn:MIC
Vì vậy, liệu có thực đây là việc cần nhanh chóng thực hiện để đảm bảo sự cạnh tranh
trên thị trường di động? Không khó để nhận thấy ý đồ của Viettel trong đề xuất này, chính
là để gây khó khăn cho các DN nhỏ, đặc biệt là nhắm tới VinaPhone bởi hồi đầu năm
2015 Bộ TT& TT cho biết hiện thị phần của VinaPhone chỉ còn gần 18%, nên sẽ xem xét
thêm một số yếu tố khác để xem có thể đưa VinaPhone ra khỏi nhóm nhà mạng có thị
phần khống chế, tạo điều kiện để nhà mạng này áp dụng các chính sách ưu đãi về giá
cước, về khuyến mại, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầy
thách thức này.
Có thể thấy Viettel rất biết tận dụng thời cơ. Ngay từ khi MobiFone chính thức tách ra
khỏi VNPT (1/7/2014) tới nay, cứ thỉnh thoảng nhà mạng này lại đưa ra một đề xuất “quái
chiêu” khiến các đối thủ đau đầu. Nếu như trong năm 2014, nhà mạng này liên tục đề xuất
việc giảm cước gọi liên mạng ngang bằng với cước gọi nội mạng còn được nhiều người
dùng tán thành bởi người dùng được hưởng lợi. Nhưng thực tế nó sẽ khiến cho hai đối
thủ này thiệt hại khá nặng nề, gấp đôi, gấp 3 so với những thiệt hại họ phải chịu.
Mặc dù về nguyên tắc, có thể nói quản lý giá cước theo giá trần và giá sàn có thể coi là
một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quản lý ở nhiều quốc gia khác, cách
quản lý phi đối xứng như thế này được áp dụng khá nhiều để vẫn có thể ra một thị trường
cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tạo cơ hội để các DN vươn lên thành doanh nghiệp lớn.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh thị trường di động đang bắt đầu bước vào giai đoạn cải tổ
một cách toàn diện, việc áp dụng các cơ chế này sẽ khiến các DN nhỏ, các DN đang thực
hiện tái cấu trúc khó có thể thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ tái cấu trúc và kinh doanh hiệu
quả cùng một lúc.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201518
Với vai trò quản lý và điều tiết thị trường, Bộ TT&TT nhận thấy rõ điều này. Chính vì
vậy hai lần đề xuất giảm cước gọi liên mạng của Viettel đều không được Bộ thông qua.
Đề xuất lần này nhiều khả năng cũng sẽ chung kết quả. Nếu như trong hai lần đề xuất
trước, Viettel còn gây được hiệu quả truyền thông là doanh nghiệp quyền lợi người tiêu
dùng, đồng thời gây được áp lực lên các đối thủ thì có vẻ lần đề xuất này, Viettel không
đạt được mục tiêu nào hết. Thậm chí, thương hiệu của nhà mạng này còn có phần bị ảnh
hưởng xấu bởi mang tiếng ỷ mạnh hiếp yếu, chơi không đẹp.
5. Giới hạn thời gian sử dụng của tài khoản khuyến mại – Viettel bị khách hàng
phản ứng dữ dội
Gây dựng thành công từ thương hiệu dịch vụ giá rẻ song khi đã thiết lập được chỗ
đứng trên thị trường, Viettel đang có vẻ đi ngược lại tiêu chí này bằng việc đề xuất và áp
dụng những chính sách khiến ảnh hưởng tới quyền lợi người dùng. Chính sách mới đây
nhất mà nhà mạng này đề xuất là cơ quan quản lý nên ra quy định giới hạn thời gian sử
dụng của các tài khoản khuyến mại của thuê bao.
Ngay sau khi thông tin này được báo chí đăng tải, nhiều thuê bao cho biết thực tế
Viettel đã áp dụng chính sách này từ đầu năm 2015. Điều đáng nói là Viettel âm thầm
thực hiện mà không thông báo tới khách hàng. Chỉ tới khi gọi điện tới tổng đài chăm sóc
khách hàng thắc mắc thì mới được thông báo về quy định này.
Bảng2.2:QuyđịnhthờihạncủatàikhoảnkhuyếnmạiViettelđangápdụng
Giá trị thẻ nạp Thời hạn sử dụng của Tài
khoản KM
Dưới 50.000 đ 7 ngày
50.000 – 100.000 đ 10 ngày
100.000 – 200.000 đ 15 ngày
Trên 200.000 đ 20 ngày
Lý do mà Viettel đưa ra là để kích thích nhu cầu tiêu dùng của thuê bao, phát triển thị
trường viễn thông lành mạnh. Theo đó, việc người dùng cứ đợi dịp khuyến mại để nạp
tiền, cộng dồn tài khoản khuyến mại sẽ khiến cho nhà mạng khó phát triển, lâu dài sẽ ảnh
hưởng đến sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường viễn thông. Có những khách hàng
tồn tài khoản kéo dài tới 3 năm, 5 năm mà không có nhu cầu sử dụng, gây lãng phí. Thêm
vào đó, nhà mạng này cũng cho biết con số thống kê cho thấy nếu quy định này được
áp dụng sẽ chỉ có khoảng 2% người dùng, còn lại 98% người dùng đều sử dụng hết tài
khoản khuyến mại trước khi nó hết hạn.
Thực tế những lý do mà Viettel đưa ra chính sách giới hạn thời gian sử dụng tài khoản
khuyến mại cũng là những lý do trước đó cơ quan quản lý ra quy định không được khuyến
mại không quá 50% giá trị thẻ nạp. Tuy nhiên, về phía khách hàng thì việc tồn tài khoản
vài năm thực tế cũng không hề gây lãng phí gì cho nhà mạng bởi đó là giá trị ảo, tiền ảo,
nhà mạng cũng không mất mát gì khi người dùng không sử dụng. Và nếu quy định này
chỉ tác động tới 2% thuê bao thì có nhất thiết phải đề xuất áp dụng?
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 19
Sau khi nhận được phản ứng không tốt của dư luận, Viettel có đưa thêm đề xuất tăng
tần suất khuyến mại từ 2 lần/tháng lên 3 lần/tháng để người dùng có nhu cầu có nhiều
cơ hội nhận khuyến mại hơn để vớt vát dư luận. Tuy nhiên, thương hiệu của Viettel cũng
đã phần nào bị giảm sút.
Thực tế thì đây không phải là lần đầu tiên
Viettel giới hạn thời gian sử dụng tài khoản
khuyến mại của thuê bao. Trước đó Viettel
cũng đã áp dụng một số chính sách “khác
người” để thực hiện mục đích này. Ví dụ như
chương trình ưu đãi cộng 30.000 đ vào tài
khoản hàng tháng cho thuê bao HSSV, thay
vì cộng cả 30.000 đ vào tài khoản tại một thời
điểm định kỳ hàng tháng như các mạng khác
thì Viettel chia ra cộng 1.000 đ/ngày. Mỗi ngày
thuê bao chỉ được gọi miễn phí trong vòng
1.000 đ này, nếu gọi quá cước sẽ bị trừ vào
tài khoản chính.
Một ngày sau khi Viettel đề xuất giới hạn thời gian sử dụng của tài khoản khuyến mại,
MobiFone cũng gửi tin nhắn thông báo tới khách hàng về việc áp dụng chính sách này,
với thời hạn tương tự như Viettel từ ngày 8/4/2015. Tuy nhiên, cũng chỉ một ngày sau đó
nhà mạng này lại thông báo không áp dụng chính sách này nữa bởi vấp phải phản ứng
mạnh mẽ từ dư luận. VinaPhone cho biết sẽ không áp dụng quy định này với các thuê
bao của mình.
Cho tới nay, vẫn chưa thấy Viettel lên tiếng thêm về vụ việc. Theo kinh nghiệm một số
lần áp dụng các chính sách bất lợi cho thuê bao, Viettel thường âm thầm thực hiện và khi
thuê bao phát hiện ra, phản ánh gây dư luận không tốt thì Viettel cũng sẽ lẳng lặng không
bỏ áp dụng. Dù trong thời gian tới Viettel có thông báo bỏ áp dụng chính sách này thì một
lần nữa, Viettel đang dần đánh mất niềm tin ở khách hàng.
6. Tin nhắn rác – bao giờ mới dứt điểm?
Năm 2014, khá nhiều biện pháp được đề xuất để giảm thiểu tình trạng tin nhắn rác,
trong đó có việc đưa đầu số về Bộ TT&TT quản lý và ban hành chỉ thị 82/CT-BTTTT với
việc quy định rõ trách nhiệm của nhà mạng, của CSP và của cơ quan quản lý trong việc
chặn tin nhắn rác, kèm theo các chế tài xử phạt khá nghiêm khắc. Thực tế cho thấy nhờ
chỉ thị 82 trong dịp Tết Nguyên đán, tình trạng tin nhắn rác giảm khá mạnh. Tuy nhiên,
những tác động tích cực chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và cơ quan quản lý lại đang
phải tiếp tục phải tìm các biện pháp tạm thời trong lúc chờ đối khớp thông tin thuê bao di
động.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201520
Lượng tin nhắn rác giảm mạnh dịp Tết
Sau khi Chỉ thị 82 được ban hành, các nhà mạng đều khá mạnh tay trong việc xử lý
tin nhắn rác khiến tình trạng có vẻ được cải thiện. Theo thông tin từ Cục An toàn Thông
tin (Bộ TT&TT), dịp tết Nguyên đán vừa qua tỉ lệ tin nhắn rác đã giảm rất mạnh. Số lượng
phản ánh nhận được trên đầu số nhận phản ánh tin nhắn rác 456 của VNCERT cũng
giảm mạnh so với thời điểm trước đó. VinaPhone cho biết lượng tin nhắn rác trên hệ
thống đã giảm từ 10 - 12 lần so với trước Tết, Viettel cũng cho biết lượng tin nhắn rác
giảm 4-5 lần và nhà mạng này đã chặn khoảng 3,8 triệu tin nhắn rác. Các nhà mạng đã
thực hiện xử lý hơn 28.000 thuê bao điện thoại phát tán tin nhắn rác và 3 đầu số 1900xx.
Tuy nhiên ngay sau Tết, tin nhắn rác, chủ yếu quảng cáo bất động sản, sim số đẹp,...
lại được phát tán với mật độ dày đặc, gây khó chịu cho người dùng. Mới đây, Thanh tra
Bộ TT&TT đã quyết định phạt 6 doanh nghiệp (DN) 265 triệu đồng do phát tán tin nhắn
rác song theo đánh giá thì việc xử phạt này chỉ như bắt cóc bỏ đĩa và sẽ khó có thể khiến
tình trạng tin nhắn rác giảm đi trong thời gian tới.
Nhà mạng chưa thống nhất phương thức chặn tin rác
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, các nhà mạng đã có nhiều động thái tích cực trong việc
chặn tin nhắn rác theo chỉ thị 82. Một số thuê bao còn phản ánh việc nhà mạng nhận dạng
nhầm tin nhắn của mình là tin nhắn rác và khoá chiều gửi tin nhắn đi bởi số lượng tin nhắn
gửi trong một phút trên 20 tin (theo thống kê thì số thuê bao bị chặn nhầm chiếm khoảng
0,16% tổng số thuê bao bị chặn). Nhiều biện pháp, hệ thống kỹ thuật đã được triển khai
nghiêm túc để chặn tin nhắn rác song việc không thống nhất tiêu chí chặn khiến hiệu quả
có phần bị giảm bớt.
VinaPhone cho biết, nhà mạng này đã triển khai hệ thống có thể chặn online, khóa
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 21
các tin nhắn dựa trên từ khóa và tần suất. Nếu thuê bao nào gửi tin nhắn với tần suất
quá nhiều, cụ thể là trên 200 tin nhắn/phút thì hệ thống sẽ tự động khóa ngay số máy
đó. Trong khi đó, với MobiFone thì chỉ cần gửi 30 tin nhắn/phút, hoặc với Viettel là 52 tin
nhắn/phút thuê bao sẽ bị chặn và khoá. Bên cạnh việc chặn theo phút, nhà mạng chọn
chặn theo tổng số rác cần chặn một ngày. Có DN chặn khoảng 100.000 tin nhắn rác/ngày
song cũng có có đơn vị chỉ chặn 50.000 tin nhắn rác/ngày…
Thực tế là việc chặn tin nhắn rác cũng ảnh hưởng tới doanh thu của nhà mạng. Chính
vì vậy nên các nhà mạng đang có tình trạng vừa làm vừa nhìn nhau để tránh “thiệt thòi”
về doanh thu. Có nhà mạng trong thời gian đầu làm khá mạnh tay, nhưng sau thấy nhà
mạng khác chỉ thực hiện cầm chừng đã điều chỉnh theo.
Cần một tiêu chí chung và sự hợp tác từ phía người dùng
Trước tình hình trên, Bộ TT&TT cho biết trong thời gian tới sẽ xây dựng các hướng
dẫn cụ thể về tiêu chí xác định tin nhắn rác, tần suất tin nhắn gửi đi cho phép. Bộ sẽ tiến
hành công bố định kỳ các quy định về tần suất và số lượng tin nhắn được gửi để tất cả
các doanh nghiệp áp dụng một cách thống nhất.
Những nỗ lực nói trên của cơ quan quản lý và nhà mạng cũng chỉ góp phần giảm thiểu
được tình hình tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo. Tình trạng này chỉ thực sự được giải quyết
triệt để khi mà dữ liệu về thông tin thuê bao được xác định một cách chính xác. Bài toán
quản lý thông tin thuê bao trả trước đã được đưa ra từ vài năm nay song tiến độ vẫn rất
chậm, một phần là do thiếu sự hợp tác từ chính người dùng.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201522
II. THỊ TRƯỜNG 3G
1. Lưu lượng 3G tăng mạnh dịp Tết
Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, tính tới cuối tháng 2 thị trường có tổng số
30 triệu thuê bao 3G, tương ứng với khoảng 30% dân số cả nước. Trong đó 26,2 triệu là
thuê bao sử dụng điện thoại di động và 3,78 triệu thuê bao sử dụng datacard. Như vậy,
trong tổng số 1,4 triệu thuê bao 2G bị giảm đi trong hai tháng đầu năm thì có tới 1,2 triệu
thuê bao chuyển sang sử dụng 3G (Biểu đồ 2.4).
Biểuđồ2.4:Tăngtrưởngthuêbao3Gtrong2thángđầunăm2015
Nguồn:MIC
Với tốc độ tăng trưởng mà 3G đang đạt được hiện nay và với những điều kiện thuận
lợi mà cơ quan quản lý đang mở ra như chính thức cho phép VNPT và sắp tới là các
mạng khác triển khai dịch vụ 3G trên băng tần 900 MHz, dự báo năm nay 3G sẽ tiếp
tục tăng trưởng bứt phá. Một vài nhà mạng còn tự tin cho rằng đến cuối năm nay sẽ có
khoảng 50% dân số cả nước sẽ sử dụng 3G.
Xu hướng chuyển dịch sang 3G không chỉ thể hiện rõ ở con số tăng trưởng thuê bao
mà còn biểu hiện qua việc lưu lượng 3G trên mạng tăng mạnh. Theo số liệu thống kê
trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, lưu lượng thoại và SMS của nhà mạng mặc dù tăng
so với mức trung bình của các tháng trước song lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, lưu lượng 3G trên mạng thì lại tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ví dụ lưu
lượng dữ liệu trên mạng của VinaPhone tăng tới 120% so với cùng kỳ năm trước, còn
với Viettel con số này là 40%, MobiFone mặc dù không chỉ rõ con số nhưng cũng cho biết
lưu lượng trên mạng gia tăng mạnh. Mặc dù kết quả này có sự đóng góp của các chương
trình khuyến mại dịp Tết của các nhà mạng (ví dụ VinaPhone tăng gấp đôi dung lượng ở
tốc độ cao của gói MAX và MAXS, MobiFone nâng dung lượng miễn phí của một số gói
cước Mobile Internet).
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 23
Nhận biết được xu hướng này từ hai năm trở lại đây, việc tăng cường dung lượng
mạng lưới chống nghẽn cho dịp Tết tất cả các nhà mạng đều tập trung cho 3G. Kết quả
cho thấy nhận định của các nhà mạng là hoàn toàn đúng đắn bởi tình trạng nghẽn mạng
đã không còn xảy ra mỗi dịp Xuân về.
Lượng thuê bao 3G datacard bắt đầu tăng trở lại từ tháng 7 năm ngoái vẫn tiếp tục
giữ gia tăng dù tốc độ tăng trưởng có phần khiêm tốn. Cụ thể trong hai tháng đầu năm
chỉ tăng hơn 100.000 thuê bao.
2. Lại nóng chuyện cấp phép và triển khai 4G
Ngày 26/3 vừa qua, Hội thảo Quốc tế 4G LTE tiểu vùng sông Mekong lần thứ nhất năm
2015 đã được tổ chức tại Hà Nội để bàn về quy hoạch tổng thể, tối ưu hóa công nghệ, đa
dạng hóa dịch vụ hướng tới đồng nhất công nghệ 4G tại tiểu cùng sông Mekong, trong đó
có Việt Nam. Một lần nữa vấn đề triển khai 4G lại được bàn luận nhiều luồng ý kiến khác
nhau và lộ trình phát triển 4G của Việt Nam lại chứng tỏ được sự phù hợp với thực tế thị
trường trong nước.
Lộ trình triển khai 4G tại Việt Nam
Theo quy hoạch Phát triển Viễn thông quốc gia đã được phê duyệt, năm 2015 trở đi
sẽ nghiên cứu và cho áp dụng công nghệ 4G tại Việt Nam. Căn cứ vào quy hoạch đó,
năm 2014 vừa qua Bộ TT&TT đã cho phép các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm công
nghệ 4G LTE. Thực tế thì ngay từ năm 2010, khi 4G mới bắt đầu được triển khai trên thế
giới thì một số nhà mạng lớn đã tiến hành thử nghiệm 4G trên phạm vi nhỏ. Kết quả đánh
giá của các doanh nghiệp bước đầu cho thấy đã đạt được một số yêu cầu đặt ra. Trong
năm nay, các nhà mạng sẽ tiếp tục thử nghiệm triển khai 4G ở băng tần 1.800 MHz và
năm 2016 Bộ TT&TT sẽ chính thức cấp phép cho triển khai 4G tại Việt Nam.
Công tác chuẩn bị băng tần để cấp phép của 4G cũng đã hoàn thành. Theo đó, khoảng
200 Mhz băng tần ở dải tần 2.600 MHz đã sẵn sàng chờ được cấp cho các nhà mạng.
Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ TT&TT, lộ trình số hóa truyền hình đang được triển khai
đúng tiến độ. Theo đó, đến 1/7/2015 sẽ ngắt sóng truyền hình analog ở Đà Nẵng và Bắc
Quảng Nam, đến 1/1/2016 ngắt sóng truyền hình analog ở 4 thành phố: Hà Nội, TP.HCM,
Cần Thơ và Hải Phòng. Vì vậy, trong năm 2016 có thể chuyển băng tần 700 MHz cho
các mạng di động sử dụng. Tất nhiên, hình thức cấp quyền sử dụng sẽ thông qua đấu
thầu và sẽ mất một khoảng thời gian nữa các nhà mạng mới có thể chính thức triển khai
hệ thống trên băng tần này. Nếu đúng theo lộ trình này, có thể nói Việt Nam là một trong
những quốc gia đi đầu thế giới trong việc chuyển băng tần 700 MHz cho các nhà mạng.
Băng tần 700MHz (694 – 790 Mhz) - phần băng tần thừa ra sau khi thực hiện số hoá
truyền hình đang được coi là tài nguyên “vàng” của lĩnh vực viễn thông. Với khả năng
phủ sóng tốt hơn, chi phí đầu tư thấp hơn nên băng tần này đang được cả lĩnh vực viễn
thông và truyền hình trên thế giới cố gắng giành được quyền sử dụng.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201524
Như vậy, hiện 4G tại Việt Nam đang khá được “ưu ái” về tài nguyên tần số. Ngoài băng
tần 2.600 MHz theo giấy phép thì Bộ cũng đã cho phép các doanh nghiệp có thể triển khai
trên băng tần 1.800 MHz. Việc cấp thêm băng tần 700 MHz cho các nhà mạng sẽ là tiền
đề vững chắc về tài nguyên tần số cho các nhà mạng triển khai 4G thành công.
Những thách thức trước mắt
Bên cạnh việc 3G vẫn mới đang ở giai đoạn đầu khai thác, vẫn còn có thể đáp ứng nhu
cầu của người dùng trong vài năm tới thì còn một số lý do khác khiến cả cơ quan quản lý
và các nhà mạng trong nước đều quyết định chưa triển khai 4G. Đó là:
-	 Thứ nhất, giá cả thiết bị đầu cuối 4G hiện nay còn tương đối đắt. Mặc dù hiện trên
thế giới đã triển khai rất nhiều chủng loại nhưng với các thiết bị đời mới của Apple hay
Samsung hỗ trợ 4G thì so với mặt bằng kinh tế Việt Nam là rất đắt. Hiện chưa có các thiết
bị 4G có giá 1-2 triệu để phổ cập đến người dùng. Nếu nhà mạng muốn triển khai dịch vụ
tới người dùng sẽ phải tính tới phương án hỗ trợ thiết bị đầu cuối khá tốn kém.
-	 Thứ hai, hệ sinh thái dịch vụ chưa phát triển đúng tầm. Nếu như chỉ cung cấp các
dịch vụ như truy nhập internet, gửi mail… thì không cần đến 4G vì 3G đã làm tốt nhiệm vụ
này. 4G chủ yếu phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ video chất lượng cao, các dịch vụ
dữ liệu lớn, xem phim, chơi game trực tuyến. Hiện tại các dịch vụ này tại Việt Nam chưa
phát triển đến mức cần triển khai 4G. Chính vì vậy, khi triển khai 4G các nhà mạng sẽ xem
xét tình hình phát triển cụ thể của các dịch vụ này để quyết định triển khai trên diện rộng
hay triển khai theo từng vùng.
Trước đó, trong lần cấp giấy phép 3G, VinaPhone đã chính thức đưa dịch vụ tới người
dùng chỉ sau 2 tháng chính thức nhận giấy phép và sau 6 tháng rưỡi kể từ khi nhận được
thông báo là đủ điều kiện được cấp phép. Hiện vẫn chưa rõ từ lúc cấp phép 4G tới lúc
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 25
dịch vụ chính thức được cung cấp tới khách hàng sẽ là bao lâu bởi thực tế là nó không
chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà mạng mà còn ảnh hưởng rất lớn bởi hai lý
do kể trên.
3. Mobile internet đang ảnh hưởng ngày càng nhiều tới đời sống
Nói tới 3G là nói tới truy nhập internet trên di động, vì vậy cùng với sự phát triển nhanh
chóng số lượng người dùng 3G, di động đang trở thành một phương tiện truy nhập
internet chủ yếu của người dùng. Điều này gián tiếp biến điện thoại trở thành công cụ tìm
kiếm thông tin trên internet hiện nay. Hành vi người dùng thay đổi đang kéo theo yêu cầu
nhiều lĩnh vực khác cũng phải thay đổi theo.
Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2014 được Cục TMĐT&CNTT đưa ra gần đây, có
tới 65% người được hỏi cho biết họ sử dụng điện thoại di động để truy nhập internet. Tỷ
lệ này với máy tính xác tay là 75%. Máy tính để bàn từng là phương tiện phổ biến nhất
chiếm 84% lượng người sử dụng năm 2010 thì đến 2014 chỉ còn 33% người tham gia
khảo sát cho biết họ tiếp cận qua phương tiện này. 36% sử dụng Internet từ 3 - 5 giờ mỗi
ngày, 10% sử dụng internet dưới 3 giờ.
Về mục đích sử dụng Internet, việc cập nhật thông tin hàng ngày là phổ biến nhất, tăng
từ 87% năm 2013 lên 93% năm 2014. Đa số người tham gia khảo sát sử dụng Internet có
tham gia các diễn đàn, mạng xã hội (81%), truy cập email (73%), xem phim, nghe nhạc
(64%), và nghiên cứu học tập (63%). Như vậy, di động cũng đang trở thành công cụ chủ
yếu để người dùng tìm kiếm thông tin.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau dường như lại chưa
nắm bắt và thích ứng kịp với xu hướng chuyển dịch này, điển hình là việc thiết kế các nội
dung trên website của các doanh nghiệp và điều này đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới
kết quả kinh doanh. Chỉ có chưa tới 20% website được thiết kế cả phiên bản dành cho
máy tính và phiên bản dành cho di động! (Google Analytics).
Với hơn 80% các web thiếu phiên bản di động hiện nay có thể thấy một thị trường
khách hàng tiềm năng cả về số lượng và chất lượng đang bị các doanh nghiệp bỏ qua bởi
người tiêu dùng không đủ kiên nhẫn để chờ website tải quá chậm trên thiết bị di động do
chưa được tối ưu hay việc hình ảnh, cỡ chữ bị vỡ, nút bấm quá nhỏ, cấu trúc giống như
giao diện của máy tính để bàn…Chưa kể đến việc, website không thân thiện với thiết bị
di động sẽ ảnh hưởng đến kết quả, thứ hạng tìm kiếm. Ngoài ra, khi website thiếu phiên
bản dành cho di động, tất cả hình thức quảng cáo trực tuyến đều bị giảm sút đáng kể hiệu
quả. Đây là một con số đáng báo động, không chỉ với các doanh nghiệp thương mại điện
tử mà với tất cả các doanh nghiệp nói chung.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201526
THỊ TRƯỜNG INTERNET
1. Tổng quan chung thị trường
Thời gian qua thị trường chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ internet, đặc
biệt là dịch vụ cáp quang. Không phủ nhận sự nỗ lực của các nhà mạng luôn cải tiến đưa
ra gói cước đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, hình thức truy
cập internet bằng điện thoại smartphone ngày càng phổ biến và di động trở thành thiết
bị đa chức năng có tác động lớn tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế số lượng
người dùng internet bằng những thiết bị thông minh tại Việt Nam ngày càng tăng so với
trước đây.
Nếu như dịch vụ 3G đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và sự cạnh tranh diễn ra
khá mạnh mẽ do nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G của khách hàng tăng mạnh. Thì trong lĩnh
vực internet sự ganh đua, giành giật khách hàng và muốn chiếm lĩnh thị phần ở mảng
dịch vụ này cũng khá quyết liệt.
Điển hình là Viettel luôn áp dụng hình thức tiếp thị bằng những chiến lược lôi kéo
khách hàng từ các doanh nghiệp khác sang sử dụng dịch vụ của mình. Cách cạnh tranh
này đã gây tổn hại cho những doanh nghiệp làm ăn thực sự, và ảnh hưởng tới khách
hàng khi đang dùng dịch vụ của nhà cung cấp này lại bị Viettel lôi kéo tiếp thị gói cước
giá rẻ.
Tương tự trong lĩnh vực chữ ký số, sự cạnh tranh, o ép nhau cũng không kém phần
cam go khi mà các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thể sử dụng chữ ký điện tử
hoàn toàn thay thế văn bản giấy. Trên thị trường đã xuất hiện cá nhân, đại lý vì mục đích
kiếm lời đã sử dụng hình thức cạnh tranh không lành mạnh.
Sự cạnh tranh theo kiểu chơi xấu đối thủ đã ảnh hưởng đến uy tín của những doanh
nghiệp khác trên thị trường. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường để
các doanh nghiệp cùng phát triển chứ không phải hạ thấp uy tín của nhau để quay lại
cách “độc quyền kiểu mới” là điều không được khuyến khích.
2. FTTH tăng tốc - ADSL tăng trưởng âm
Nếu như FTTH và băng rộng di động 3G tăng trưởng mạnh thì thị trường ADSL lại
chứng kiến sự giảm sút trong những tháng đầu năm. Theo số liệu thống kê của Cục viễn
thông, tính đến hết tháng 2/2015, thị trường có 4,65 triệu thuê bao xDSL, giảm khoảng
30.000 thuê bao so với cuối năm 2014 (Biểu đồ 2.5).
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 27
Biểuđồ2.5:ThuêbaoxDSLtínhđếntháng2/2015(NghìnTB)
Nguồn:CụcViễnthông
Đây là điều khá bất ngờ, bởi những tháng trước đây có tháng tăng, tháng giảm tuy sự
tăng giảm không đồng đều nhưng trong quý 1/2015 số thuê bao xDSL giảm liên tiếp. Điều
này một lần nữa cho thấy xu hướng người dùng chuyển dịch từ cáp đồng (ADSL) sang
cáp quang (FTTH) tốc độ cao, đồng thời đánh dấu bước ngoặt của dịch vụ này phát triển
số lượng thuê bao đạt tới mức tối đa.
Trái ngược với ADSL thị trường FTTH bứt phá mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của
Cục viễn thông, tính đến hết tháng 2 thị trường có tổng số 945.000 thuê bao, tăng thêm
khoảng 135.000 thuê bao so với cuối năm 2014, trung bình mỗi tháng tăng xấp xỉ 70.000
thuê bao (Biều đồ 2.6). FTTH tăng trưởng mạnh là có nhiều người dùng chuyển từ cáp
đồng sang cáp quang, bên cạnh đó chất lượng ổn định, giá cước hợp lý cũng là tiêu chí
để nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ cáp quang. Đây cũng chính là mục tiêu mà các nhà
mạng đang hướng tới, thu hút khách hàng của mình sang sử dụng FTTH, nhằm hạn chế
thuê bao rời mạng/ngừng hay chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ khác.
Biểuđồ2.6:ThuêbaoFTTHtínhđếntháng2/2015(NghìnTB)
Nguồn:CụcViễnthông
Tại thời điểm cuối năm 2012, thị trường có 4,32 triệu thuê bao xDSL, đến cuối năm
2014 là 4,68 triệu thuê bao. Như vậy số thuê bao qua 3 năm mới chỉ tăng trên 300.000
thuê bao. Trong khi đó, FTTH có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, tính đến cuối năm 2014
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201528
thuê bao FTTH đạt 809,3 nghìn thuê bao, so với 2012 số thuê bao cáp quang tăng gấp 4
lần. Những con số này thể hiện rất rõ xu hướng phát triển của Internet Việt Nam: chuyển
từ cáp đồng sang cáp quang.
Biểuđồ2.8:ThuêbaoxDSLgiaiđoạn2012-2014(NghìnTB)
Biểuđồ2.8:ThuêbaoFTTHgiaiđoạn2012-2014(NghìnTB)
Nguồn:CụcViễnthông
3. Dịch vụ chữ kí số: Đẩy doanh nghiệp vào “thế khó”
Vài năm trở lại đây, dịch vụ chữ ký số bắt đầu xuất hiện nhiều tại Việt nam với sự tham
gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chữ ký điện tử trên môi trường mạng internet.
Hiện các doanh nghiệp lớn như FPT, VNPT/VDC, Nacencomm, Bkav... tỏ ra lo ngại trước
tình trạng có đơn vị đã dùng thế mạnh của mình nhằm uy hiếp doanh nghiệp khác phải
sử dụng chữ ký số của họ. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đã bắt đầu manh nha
xuất hiện ở lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm này.
Hiện tượng các cá nhân, đại lý, tổ chức bán chữ ký số sử dụng nhiều chiêu trò cạnh
tranh không lành mạnh để thu hút người dùng, nhằm mục đích kiếm lời bắt đầu xuất hiện
từ năm ngoái. Chẳng hạn như thông báo giả để đổi dịch vụ qua điện thoại, email giả danh
cơ quan nhà nước hoặc nhà cung cấp, thậm chí thông báo chữ ký số không tương thích
trên những phần mềm khai báo cần thông tin xác nhận chữ ký số như phần mềm khai
thuế điện tử, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử…
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 29
Đặc biệt là trong lĩnh vực kê khai thuế qua mạng xuất hiện các hiện tượng như: Các
nhà cung cấp lôi kéo khách hàng của nhau, đưa ra thời hạn sử dụng chữ ký số không
đúng theo quy định của Bộ TT&TT. Không những thế khách hàng của các doanh nghiệp
này luôn bị làm phiền bởi việc gọi điện đề nghị gia hạn, chuyển đổi nhà cung cấp trong
khi thời hạn sử dụng còn khá dài.
Về phía các doanh nghiệp khác, sự cạnh tranh về chữ ký số cũng diễn ra dưới nhiều
hình thức như giảm giá dịch vụ, chi hoa hồng để các doanh nghiệp khác phải sử dụng
dịch vụ của mình. Chẳng hạn như tại Thái Bình, Viettel hạ giá gói cước Viettel CA từ mức
ngang VNPT xuống 1,5 triệu đồng, chưa tính VAT (63 tháng), kèm theo cơ chế mềm ngoài
để tăng sức mạnh cạnh tranh. Mức cước này rất ưu đãi so với cước hiện hành của VNPT
(mức cước 54 tháng của VNPT giá 1,998 triệu đồng, trong khi cước 63 tháng của Viettel
là 1,5 triệu đồng). Bên cạnh đó, chính sách miễn phí lắp đặt và sử dụng dịch vụ Internet
cáp quang cho các trường học, miễn phí Dcom và cước sử dụng cho các Hiệu trưởng
khiến việc bán hàng của doanh nghiệp khác gặp khó khăn. Tại Quảng Trị, Viettel thỏa
thuận với cơ quan thuế của tỉnh đưa ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kê khai thuế
Trong quý đầu tiên của năm, cuộc chiến chữ ký số lại trở thành chủ đề nóng khi
BKAV tố TS24 chặn chữ ký số của doanh nghiệp khác.
Nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần giảm thiểu sự ùn tắc, và phiền
nhiễu cho các doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH),
BHXH Việt Nam đã triển khai thí điểm giao dịch bằng phần mềm hỗ trợ kê khai thủ
tục BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) qua phần mềm iBHXH của Công ty cổ phần TS24
tại 36 tỉnh, thành phố trên cả nước với hơn 30.000 doanh nghiệp áp dụng.
Điều đáng phê phán là, trong quá trình thực hiện giao dịch hồ sơ BHXH, BHYT
điện tử trên phần mềm do TS24 phối hợp cùng BHXH Việt Nam cung cấp, nhiều
doanh nghiệp đã không thể sử dụng chữ ký số của các đơn vị cung cấp dịch vụ khác
(VDC, Bkav, Nacencomm…). Để ép buộc các khách hàng sử dụng dịch vụ của mình
TS24 đã dùng biện pháp kỹ thuật chặn chữ ký số của các nhà cung cấp khác; đồng
thời đã đưa ra các chính sách chuyển đổi hấp dẫn như miễn phí Token, cộng thời
gian sử dụng còn lại cho khách nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng của các nhà cung
cấp khác. Dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng đang sử dụng chữ ký số của nhà
cung cấp này phải chuyển đổi sang sử dụng chữ ký số của TS24 không phải là hiếm.
Rõ ràng doanh nghiệp này đã bắt ép người dùng, đẩy khách hàng vào thế khó không
còn lựa chọn nào khác đành bắt buộc phải sử dụng dịch vụ của TS24.
Trong khi đó, theo các quy định của pháp luật thì dịch vụ chứng thực chữ ký số
công cộng của các nhà cung cấp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép đều
bình đẳng và có giá trị pháp lý như nhau. Một chữ ký số có thể sử dụng để thực hiện
nhiều loại giao dịch điện tử khác nhau như: Kê khai thuế qua mạng, BHXH điện tử,
khai hải quan trực tuyến.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201530
bắt buộc phải sử dụng dịch vụ Viettel CA.
Rõ ràng, chữ ký số là công nghệ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc với nhiều hoạt
động diễn ra trên môi trường mạng liên quan đến các lĩnh vực quan trọng bao gồm cả các
giao dịch tài chính, ngân hàng. Nếu tình trạng cạnh tranh thiếu minh bạch tiếp tục tái diễn
sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường, đặc biệt làm giảm lòng tin của người dùng vào
dịch vụ điện tử mang tính đặc thù.
Vì vậy, các cơ quan quản lý cần có chế tài mạnh mẽ để chấn chỉnh tình trạng này,
mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các nhà
cung cấp chữ ký số cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền để giúp người dùng tự bảo vệ mình.
5. Ban hành kế hoạch hoạt động thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2015
Ngày 25/3/2015, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 đã ban hành kế hoạch hoạt
động thúc đẩy IPv6 năm 2015. Trong năm nay sẽ có nhiều hoạt động được triển khai. Cụ
thể:
- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sác: Dự kiến đến quý
3/2015, Ban công tác sẽ hoàn tất việc ban hành các bộ tiêu chuẩn quy chuẩn đánh giá
khả năng đáp ứng, tính sẵn sàng IPv6 của các thiết bị, hạ tầng thông tin, mạng lưới của
tổ chức, doanh nghiệp. Triển khai phòng đo kiểm chứng nhận thiết bị sản phẩm hỗ trợ
IPv6 tại Việt Nam.
- Công tác đào tạo, hợp tác quốc tế: Triển khai hướng dẫn tổ chức đào tạo IPv6 cho
sinh viên các trường ĐH-CĐ chuyên ngành CNTT và điện tử viễn thông. Phối hợp đào
tạo về nhận thức và công nghệ IPv6 cho các Sở TT&TT. Tổ chức đoàn công tác đi tham
quan, học tập kinh nghiệm triển khai IPv6 ở một số nước có trình độ phát triển ICT tương
đương.
- Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ trên nền IPv6: Duy trì mạng IPv6
quốc gia, tăng cường kết nối và lưu lượng IPV6 trao đổi qua mạng IPv6 quốc gia; Hoàn
thiện kế hoạch tổng thể, thí điểm chuyển đổi hạ tầng và dịch vụ viễn thông của một số cơ
quan Đảng, Nhà nước và làm việc với các doanh nghiệp (ISP, nhà cung cấp dịch vụ di
động, nội dung, các nhà đăng ký tên miền…) để khảo sát đánh giá về mức độ sẵn sàng
IPv6 ở từng phân mạng cụ thể và kế hoạch triển khai IPv6 của các doanh nghiệp.
- Công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và khả năng sẵn sàng với IPv6
của nhóm doanh nghiệp mới được bổ sung vào Kế hoạch quốc gia. Tổ chức hội thảo
chuyên đề IPv6 với dịch vụ di động nhân ngày IPv6 Việt Nam. Triển khai đề án chương
trình công bố và gán logo sẵn sàng IPv6 ở Việt Nam. Xây dựng các văn bản hướng dẫn
các ưu đãi trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và kinh doanh thiết bị, phần mềm, nội dung
hỗ trợ công nghệ IPv6.
Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin về kế hoạch chuyển
đổi sang IPv6 tới các cơ quan, doanh nghiệp, người dân và xã hội sẽ được đẩy mạnh
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 31
trong năm nay.
Đối với các doanh nghiệp, Ban công tác đề nghị các doanh nghiệp rà soát đánh giá
chuyển đổi, mục tiêu hết năm nay tất cả mạng cố định và di động phải sẵn sàng hỗ trợ
song song IPv4 và IPv6 trên toàn mạng.
6. Số người sử dụng internet trên điện thoại di động tăng mạnh tại Việt Nam
Theo trang web “We are social” mới đây đưa ra bản thống kê chi tiết về xu hướng sử
dụng internet, mobile, mạng xã hội của 30 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Theo thống kê này, tính đến ngày 1/1/2015, Việt Nam có dân số là 90,7 triệu người, trong
đó có 39,8 triệu người sử dụng internet (tương đương với 44%), 28 triệu người  sở hữu
tài khoản mạng xã hội (chiếm 31%), 128,3 triệu người có kết nối mạng di động (tương
đương với 141%). Tức là trung bình mỗi người Việt Nam sở hữu 1,4 thuê bao di động,
và số người sử dụng tài khoản xã hội trên điện thoại là 24 triệu (tương đương với 26%).
- Về mức độ tăng trưởng trung bình, số người sử dụng internet đã tăng thêm 10%
kể từ 1/1/2014, con số này đối với tài khoản mạng xã hội là 40%, tuy nhiên số thuê bao
kết nối mạng di động đã giảm 4%, số người sử dụng mạng xã hội trên điện thoại đã tăng
41%.
- Thời gian sử dụng internet trung bình một ngày bằng máy tính để bàn hoặc máy
tính bảng là  5 giờ 10 phút, con số này với điện thoại là 2 giờ 41 phút, thời gian sử dụng
mạng xã hội trung bình (bất kể qua hình thức nào) là 3 giờ 04 phút, và thời gian xem ti vi
trung bình của những người sử dụng internet chỉ là 1 giờ 48 phút.
- Mức độ phổ cập internet, số người sử dụng internet là 39,8 triệu người (44% tổng
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201532
dân số), và có 32,4 triệu người sử dụng internet qua điện thoại (36% tổng dân số).
- Về lưu lượng giao tiếp với website, có 76% số page view được thực hiện qua
máy tính xách tay hoặc máy để bàn (tăng 1% so với năm ngoái), 20% số này thực hiện
qua điện thoại (giảm 3% so với năm ngoái), 4% qua máy tính bảng (giảm 4% so với năm
ngoái) và người Việt Nam không dùng bất cứ thiết bị nào khác để lướt web.
- Tiêu chí người sử dụng mạng xã hội, tổng số tài khoản mạng xã hội của người Việt
Nam là 28 triệu, chiếm 31% tổng dân số, trong đó số người sử dụng mạng xã hội qua điện
thoại là 24 triệu người, chiếm 26% tổng dân số.
- Đánh giá chung về các mạng xã hội và công cụ nhắn tin qua mạng xã hội,
Facebook là mạng xã hội được yêu thích nhất Việt Nam với 21% số người sử dụng, ứng
dụng nhắn tín của Facebook chiếm 14%, Google Plus 13%, Skype 12%, Viber 9%, Twitter
8%, Pinterest 5%, LinkedIn 5%, Instagram 5% và Badoo 4%.
- Các hoạt động của người dùng di động bao gồm: 24% dân số sử dụng các ứng
dụng mạng xã hội, 22% người Việt Nam xem các video trên điện thoại, 18% chơi game
trên điện thoại, 16% tìm kiếm các nội dung dựa trên vị trí qua điện thoại và 14% sử dụng
dịch vụ mobile banking.
Điều này cho thấy lượng người dùng internet tại Việt Nam sẽ ngày một gia tăng,
thiết bị đầu cuối giá rẻ như smartphone, hay những dự án đưa máy tính và Internet đến
các tỉnh thành tại Việt Nam đã giúp nhiều người dùng trên khắp cả nước có cơ hội tiếp
cận với internet bằn nhiều phương thức truy cập.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 33
THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN
1. Động thái của các đài truyền hình khi mức ARPU thấp
Việc các nhà đài theo đuổi chiến lược giá rẻ nhằm giành giật khách hàng không
phải là cuộc chiến bền vững, đôi khi sự quá đà sẽ gây tổn hại cho chính các nhà cung
cấp dịch vụ nói riêng và thị trường truyền hình nói chung. Việc giảm giá cước làm
tăng lượng thuê bao nhanh chóng, nhưng kéo theo doanh thu bình quân của thuê
bao tháng (ARPU) truyền hình trả tiền ở Việt Nam ở mức thấp nhất ASEAN (ARPU
Việt Nam 4-5 USD, Singapore là 32USD, Philipines cũng 9 USD). Một trong những lí
do khiến ARPU ở Việt Nam thấp là thị trường cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung
cấp truyền hình. Bên cạnh đó, do ít kênh truyền hình độc quyền, nên các nhà đài chỉ
có thể cạnh tranh về giá khiến giá dịch vụ ngày càng giảm.
Nhiều nhà đài đã nhận ra rằng, để giữ chân khách hàng, phát triển thuê bao một
cách bền vững, thì việc đầu tư vào nội dung là chuyện sống còn ngay từ bây giờ nếu
như các doanh nghiệp không muốn lún sâu thêm nữa vào cuộc chiến giảm cước bởi
càng giảm giá chất lượng càng kém do không có tích lũy để tái đầu tư cho nội dung,
mua bản quyền hoặc tự sản xuất các chương trình có chất lượng cao.
Đây là thời điểm để các đài truyền hình cần đánh giá thực lực một cách nghiêm
túc, liệu việc giành giật thuê bao từ các nhà cung cấp khác bằng những chiêu tiếp
thị, giảm giá mạnh đã mang lại lợi ích gì hay chỉ vì một chút lợi ích riêng mà bỏ qua
những giá trị lớn hơn nhiều đó là niềm tin của khách hàng bị giảm sút, do sau một
thời gian sử dụng thấy chất lượng dịch vụ không đảm bảo khiến nhiều khách hàng
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201534
ngưng/hủy dịch vụ. Chưa kể đến giá trị vô hình của doanh nghiệp như thương hiệu,
uy tín hình ảnh doanh nghiệp sau nhiều năm gây dựng cũng bị ảnh hưởng theo. Qua
đó, có thể thấy giá trị mất đi lớn hơn nhiều so với những gì nhận được.
Việc mải cạnh tranh giảm cước mà không chú trọng đến nội dung, các nhà đài
đã tạo cơ hội cho các kênh nước ngoài phát sóng các kênh truyền hình trả tiền tại
chính Việt Nam. Phần lớn các kênh phát sóng vẫn trông đợi ở thị trường truyền hình
nước ngoài. Thách thức đặt ra, trong tương lai các doanh nghiệp trong nước phải
tự sản xuất các nội dung tạo khác biệt, hấp dẫn. Tuy nhiên, đầu tư kinh phí sản xuất
nội dung hiện vẫn đang là khó khăn với các doanh nghiệp truyền hình Việt Nam nói
chung.
Nhưng cũng không vì thế các đài truyền hình “ngồi yên” để các hãng nước ngoài
chiếm mất thị phần. Trong khi tại thị trường nội địa các nhà cung cấp vẫn chưa khai
thác hết tiềm năng, những gói cước đặc thù hướng đến đối tượng người dùng khác
nhau, phân khúc khách hàng bình dân hay cao cấp, cho đến địa bàn kinh doanh?…
vẫn còn thiếu. Hiện việc cung cấp các dịch vụ vẫn tập trung chủ yếu ở các khu vực
đô thị, thành phố lớn trong khi thị trường nông thôn chiếm tới 70% dân số lại bị bỏ
ngỏ. Vấn đề đặt ra, các nhà đài có thể chuyển hướng khai thác đến các nhóm khách
hàng ở những địa bàn này không? Sự bắt tay hợp tác kinh doanh đa dịch vụ: Internet
+ Di động + Truyền hình sẽ giảm bớt kinh phí đầu tư của nhà cung cấp.
Với xu hướng này, kỳ vọng trong năm 2015, các đài truyền hình sẽ có những đột
phá, cải thiện nội dung để tăng ARPU cũng như ra mắt thị trường những sản phẩm
truyền hình đặc sắc.
2. Các nhà đài chuyển hướng cạnh tranh bằng nội dung thay vì theo đuổi
chiến lược giảm cước
Sau một thời gian các đài truyền hình chạy đua giảm cước thuê bao, cước lắp
đặt, khuyến mại thuê bao phụ, tặng sản phẩm đi kèm cho khách hàng khi đăng ký
mới dịch vụ… Năm 2015, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chạy đua
hút khách bằng việc đầu tư các chương trình độc quyền, hấp dẫn, thay vì cạnh tranh
giảm cước thuê bao.
Ngay từ những ngày đầu năm, các nhà đài đã khởi động kế hoạch đầu tư cho
mảng nội dung, thay vì chiêu thức hút khách bằng giá rẻ. Cụ thể, SCTV, AVG, K+,
FPT… ra mắt kênh mới để kích cầu người dùng. Đây là điểm khác biệt so với những
năm trước, cả năm 2014 thị trường đã chứng kiến những cuộc ganh đua giảm cước
của hầu hết các hãng truyền hình trả tiền. Việc các hãng truyền hình trả tiền tạm
ngưng cuộc chiến giảm cước có thể coi là một tín hiệu tốt cho thị trường truyền hình
khởi sắc.
Từ sự cạnh tranh về giảm cước đến việc các hãng truyền hình bổ sung tăng kênh
mới là một sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm mang lại giá trị gia tăng cho người dùng.
Truyền hình K+ tăng thêm 2 kênh mới là Screen RED và AFC/ được phát sóng theo
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 35
cả hai chuẩn HD và SD, ngay sau khi đã tăng thêm 2 kênh HTV3 và HTV4 trước đó.
Ngay sau khi K+ đổi mới tăng thêm một loạt kênh mới khiến cho các đài khác không
thể ngồi yên. Tiếp đến AVG tuyên bố tăng nội dung, mở thêm kênh truyền hình An
ninh thế giới (ANTG) mà không kèm theo thông tin về việc tăng hay giảm cước. Bên
cạnh kênh ANTG, toàn bộ khách hàng trên cả hai hạ tầng vệ tinh (DTH) và mặt đất
(DTT) đều xem được thêm các kênh quốc tế đặc sắc, hấp dẫn. Đây là lần tăng kênh
thứ ba từ năm 2014 đến nay của Truyền hình An Viên.
FPT cũng thể hiện nỗ lực của mình bằng cách tăng thêm 8 kênh địa phương
trong hệ thống truyền hình của mình, các đài mới thêm vào bao gồm: Bắc Giang, Hải
Dương, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Huế, Lạng Sơn và Bến Tre. Với thay đổi
này FPT Telecom đã bổ sung tổng cộng 32 kênh truyền hình HD và số lượng kênh
phát sóng đạt mốc 150 kênh truyền hình chọn lọc nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng
của khách hàng.
Trong số các đài truyền hình thì SCTV là doanh nghiệp có nhiều tham vọng lớn
khi mở rộng vùng phủ tại miền Nam và tiến rộng ra cả khu vực miền Bắc để giành
thị phần và hút thêm lượng thuê bao từ các đài truyền hình khác. Như để củng cố
sự lớn mạnh của mình SCTV đã công bố 7 nội dung chương trình mới trên hệ thống
truyền hình cáp SCTV từ năm 2015. Trong đó sẽ có những chương trình truyền hình
do SCTV sản xuất đạt chuẩn 4K. Ngoài ra, SCTV cũng sẽ tiếp tục mở rộng cung cấp
dịch vụ theo yêu cầu VOD. Mục tiêu đến năm 2020 SCTV sẽ phủ kín 100% mạng
truyền hình cáp tại các tỉnh, thành phố. Năm 2015 sẽ là năm đánh dấu bước ngoặt
quan trọng của SCVT không chỉ mang đến các chương trình chọn lọc và chất lượng
cao cho khán giả, mà còn góp phần mở rộng mạng phủ sóng truyền hình kỹ thuật số.
Việc các nhà đài chuyển hướng chiến lược sang đầu tư mạnh vào nội dung, thay
vì giảm giá cước được kì vọng sẽ tạo nên một bước ngoặt mới cho thị trường truyền
hình trong năm nay.
3. Quản lý chặt nội dung các kênh truyền hình trả tiền
Trước sự phát triển ồ ạt của các kênh truyền hình thuộc các nhà đài, việc không
tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý khi phát sóng kênh truyền hình chưa được
cấp phép đã khiến cơ quan quản lý siết chặt về nội dung các kênh truyền hình trả
tiền. Các nhà đài sẽ không được phát sóng các kênh truyền hình chưa có giấy phép,
đảm bảo quy trình cung cấp dịch vụ của Bộ.
Mới đây Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) thuộc
Bộ TT&TT vừa yêu cầu VTVCab, AVG và Viettel ngừng phát sóng 9 kênh truyền
hình không phép. Cụ thể, VTVCab và AVG hiện đang phát sóng các kênh truyền
hình nước ngoài như: True Sport HD, OPT1, Golf HD (trên hệ thống dịch vụ của
VTVCab), Russia Today (trên hệ thống dịch vụ của AVG). Còn dịch vụ truyền hình
trả tiền IPTV của Viettel phát sóng các kênh chương trình truyền hình nước ngoài
như: True Tennis HD, Golf HD; phát sóng các kênh chương trình có tên Dân gian-thử
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201536
nghiệm VOD, Keng-thử nghiệm VOD, Phim truyện-thử nghiệm VOD, Hoạt hình-VOD
thử nghiệm. Đồng thời, các doanh nghiệp vi phạm cũng được yêu cầu báo cáo việc
phát sóng các kênh truyền hình này, bao gồm nguồn tín hiệu thu, đơn vị cung cấp nội
dung kênh chương trình, bản quyền phát sóng tới cơ quan quản lý.
Việc 3 đơn vị phát sóng các kênh chương trình chưa được cấp phép là vi phạm
nghiêm trọng các quy định của pháp luật về báo chí.
Trước đó, Viettel Phú Yên cũng bị dừng cung cấp dịch vụ do thực hiện không đúng
quy định về kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp. Các sai phạm như: Đang hoạt động
thử nghiệm nhưng Viettel Phú Yên lại ký hợp đồng, thu tiền của khách hàng, chưa
có logo dịch vụ truyền hình cáp, chưa có điểm giao dịch và niêm yết công khai chất
lượng truyền hình cáp theo quy định, không báo cáo cơ quan chức năng trước khi
cung cấp dịch vụ…
Mới đây, Bộ TT&TT vừa quyết định tạm thời dừng cấp Giấy chứng nhận đăng ký
chương trình liên kết cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với Công ty TNHH Bình
Hạnh Đan (BHD) và Công ty Cát Tiên Sa. Theo đó, VTV đã để xảy ra một số sai phạm
về nội dung thông tin, trong đó có những chương trình do Đài liên kết với đối tác để
thực hiện.
Theo Bộ TT&TT, với những chương trình có sai phạm về thủ tục đăng ký liên
kết Bộ sẽ không xem xét, xử lý việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên kết cho các
chương trình này, đồng thời xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Động thái trên của Bộ cho thấy sẽ không nương nhẹ xử phạt đối với bất cứ đài
truyền hình nào nếu vi phạm phát sóng các kênh truyền hình không phép. Điều này
là lời cảnh báo tới các đài truyền hình cần thận trọng, nghiên cứu kỹ về nội dung,
chất lượng chương trình và yêu cầu quá trình kiểm duyệt khắt khe hơn trước khi đưa
lên phát sóng. Do đó, việc quá xem nhẹ vai trò của cấp quản lý, thậm chí qua mặt cơ
quan chủ quản... là điều khó chấp nhận.
thị trường viễn thông việt nam
BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 37
Thị trường sản phẩm công nghiệp CNTT
Tập trung phát triển Công nghiệp CNTT, đến 2020 thành ngành kinh tế có
giá trị xuất khẩu lớn
Vừa qua Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt
Quyết định 392/QĐ-TTG ngày 27/3/2015 về “Chương trình mục tiêu phát triển ngành
công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đặt mục tiêu đưa công
nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh
thu cao và có giá trị xuất khẩu lớn vào 2025.
Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/1/2013 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa XI) về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT và tập trung nguồn
lực xây dựng hạ tầng thông tin thông tin là góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ
tầng kinh tế xã hội đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vào năm 2020
Theo “Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020,
tầm nhìn 2025”, Thủ tướng Chính đã phủ khẳng định đây là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm để bảo đảm thực hiện thành công Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành
nước mạnh về CNTT-TT, góp phần thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 1/7/2014
của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững và hội nhập quốc tế; Thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghiệp CNTT,
ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, sản xuất nội dung số, thiết kế, sản xuất vi
mạch, cung cấp dịch vụ CNTT Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng xuất
khẩu.
Mục tiêu đến năm 2025 là công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ
phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn; Việt Nam đủ khả
năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường
trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ
các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia.
Cụ thể, đến năm 2020 công nghiệp CNTT tăng trưởng tối thiểu 15%/năm với lĩnh
vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử
thu hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015- 2020. Đồng thời, nâng cao sức
cạnh tranh, duy trì vị trí là một trong 10 nước đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ gia công phần mềm và nội dung số. TP.HCM và Hà Nội duy trì vị trí thuộc nhóm
10 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm toàn cầu. Phát triển nhiều sản phẩm
thương hiệu Việt trong lĩnh vực phần cứng-điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch
vụ CNTT,bảo đảm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và phấn đấu tăng dần tỷ trọng mua sắm
các sản phẩm thương hiệu Việt trong tổng kinh phí mua sắm đầu tư hàng năm của
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015
Bcvtvn q1 2015

Contenu connexe

Tendances

Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016InfoQ - GMO Research
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinhLe Thuy Hanh
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019ngothithungan1
 
Lạm phát group
Lạm phát groupLạm phát group
Lạm phát groupHero Iloveu
 
2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet outngothithungan1
 
Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017BIEN HOC
 
Shb 25.07.2011
Shb 25.07.2011Shb 25.07.2011
Shb 25.07.2011nttdws
 
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015Hung Thinh
 
Bao cao thi_truong_04-05-2021
Bao cao thi_truong_04-05-2021Bao cao thi_truong_04-05-2021
Bao cao thi_truong_04-05-2021TopOnSeek
 
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011Nam Viet Gifts & Promotions
 
VNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERVNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERTRUSTpay
 
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Duong Tien
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...Phan Minh Trí
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vohinh Ngo
 
Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Nhu Lai
 

Tendances (19)

Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
Khảo sát niềm tin người tiêu dùng Quý 2/2016
 
Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014Bcvtvn q1 2014
Bcvtvn q1 2014
 
Bt cuoi ky phan chung
Bt cuoi ky   phan chungBt cuoi ky   phan chung
Bt cuoi ky phan chung
 
Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
 
Lạm phát group
Lạm phát groupLạm phát group
Lạm phát group
 
2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out2. slide vn q2.2019 soat xet out
2. slide vn q2.2019 soat xet out
 
Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017Khai quat kinh te 2011 - 2017
Khai quat kinh te 2011 - 2017
 
Shb 25.07.2011
Shb 25.07.2011Shb 25.07.2011
Shb 25.07.2011
 
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
VinaWealth- Triển vọng kinh tế Việt Nam 2015
 
Bao cao thi_truong_04-05-2021
Bao cao thi_truong_04-05-2021Bao cao thi_truong_04-05-2021
Bao cao thi_truong_04-05-2021
 
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
Report On Economic Potentials Later Half Of 2011
 
VNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPERVNDC WHITEPAPER
VNDC WHITEPAPER
 
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
Bsc baocaochienluocvimo26thitruong6thang2014
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN  NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI  5 NĂM 2011 ...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2011 ...
 
Kinh te luong
Kinh te luongKinh te luong
Kinh te luong
 
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...Vietnam fm monitor   bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
Vietnam fm monitor bao cao thi truong tai chinh tien te viet nam thang 4 20...
 
Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1Bccp2014 06 -_final-1
Bccp2014 06 -_final-1
 

En vedette

Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends Tuan Anh Nguyen
 
Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016Tuan Anh Nguyen
 
Sile Giới Thiệu VCCorp
Sile Giới Thiệu VCCorpSile Giới Thiệu VCCorp
Sile Giới Thiệu VCCorpDung Tri
 
Mẫu thiết kế Profile Công ty CNTT VDC
Mẫu thiết kế Profile Công ty CNTT VDCMẫu thiết kế Profile Công ty CNTT VDC
Mẫu thiết kế Profile Công ty CNTT VDCSaoKim.com.vn
 
Giới thiệu Ts. Phan Quốc Việt - Tâm Việt Group
Giới thiệu Ts. Phan Quốc Việt - Tâm Việt GroupGiới thiệu Ts. Phan Quốc Việt - Tâm Việt Group
Giới thiệu Ts. Phan Quốc Việt - Tâm Việt GroupTâm Việt Group
 
50 aniversario colegio 28 junio 2016 presentación claustro parte mario
50 aniversario colegio 28 junio 2016 presentación claustro parte mario 50 aniversario colegio 28 junio 2016 presentación claustro parte mario
50 aniversario colegio 28 junio 2016 presentación claustro parte mario profesjcmario
 
IAB Online Content Regulation
IAB Online Content RegulationIAB Online Content Regulation
IAB Online Content RegulationEndcode_org
 
DEVNET-1148 Leveraging Cisco OpenStack Private Cloud for Developers
DEVNET-1148	Leveraging Cisco OpenStack Private Cloud for DevelopersDEVNET-1148	Leveraging Cisco OpenStack Private Cloud for Developers
DEVNET-1148 Leveraging Cisco OpenStack Private Cloud for DevelopersCisco DevNet
 
DEVNET-1149 Leveraging Rapid Development with PaaS on Cisco Cloud
DEVNET-1149	Leveraging Rapid Development with PaaS on Cisco CloudDEVNET-1149	Leveraging Rapid Development with PaaS on Cisco Cloud
DEVNET-1149 Leveraging Rapid Development with PaaS on Cisco CloudCisco DevNet
 
3 dalis. kas yra besimokantis miestas vaizdine medziaga svietejams
3 dalis. kas yra besimokantis miestas vaizdine medziaga svietejams3 dalis. kas yra besimokantis miestas vaizdine medziaga svietejams
3 dalis. kas yra besimokantis miestas vaizdine medziaga svietejamsvalentina valentina
 
презентация
презентацияпрезентация
презентацияsadas asdsad
 
How to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectationsHow to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectationsTuan Anh Nguyen
 
EU FP7 CarTarDis project overview April 2015
EU FP7 CarTarDis project overview April 2015EU FP7 CarTarDis project overview April 2015
EU FP7 CarTarDis project overview April 2015Alain van Gool
 
Theory of urbanism and architecture
Theory of urbanism and architectureTheory of urbanism and architecture
Theory of urbanism and architectureAlfred Tan
 
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van GoolAlain van Gool
 
Consumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in AsiaConsumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in AsiaTuan Anh Nguyen
 

En vedette (20)

Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends Media and entertainment Trends
Media and entertainment Trends
 
Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016Vietnam mobile report q3 2016
Vietnam mobile report q3 2016
 
Sile Giới Thiệu VCCorp
Sile Giới Thiệu VCCorpSile Giới Thiệu VCCorp
Sile Giới Thiệu VCCorp
 
Mẫu thiết kế Profile Công ty CNTT VDC
Mẫu thiết kế Profile Công ty CNTT VDCMẫu thiết kế Profile Công ty CNTT VDC
Mẫu thiết kế Profile Công ty CNTT VDC
 
Giới thiệu Ts. Phan Quốc Việt - Tâm Việt Group
Giới thiệu Ts. Phan Quốc Việt - Tâm Việt GroupGiới thiệu Ts. Phan Quốc Việt - Tâm Việt Group
Giới thiệu Ts. Phan Quốc Việt - Tâm Việt Group
 
Ryan Eagle
Ryan EagleRyan Eagle
Ryan Eagle
 
50 aniversario colegio 28 junio 2016 presentación claustro parte mario
50 aniversario colegio 28 junio 2016 presentación claustro parte mario 50 aniversario colegio 28 junio 2016 presentación claustro parte mario
50 aniversario colegio 28 junio 2016 presentación claustro parte mario
 
Sviesuva bredikis
Sviesuva bredikisSviesuva bredikis
Sviesuva bredikis
 
State of Internet 2015
State of Internet 2015State of Internet 2015
State of Internet 2015
 
IAB Online Content Regulation
IAB Online Content RegulationIAB Online Content Regulation
IAB Online Content Regulation
 
DEVNET-1148 Leveraging Cisco OpenStack Private Cloud for Developers
DEVNET-1148	Leveraging Cisco OpenStack Private Cloud for DevelopersDEVNET-1148	Leveraging Cisco OpenStack Private Cloud for Developers
DEVNET-1148 Leveraging Cisco OpenStack Private Cloud for Developers
 
DEVNET-1149 Leveraging Rapid Development with PaaS on Cisco Cloud
DEVNET-1149	Leveraging Rapid Development with PaaS on Cisco CloudDEVNET-1149	Leveraging Rapid Development with PaaS on Cisco Cloud
DEVNET-1149 Leveraging Rapid Development with PaaS on Cisco Cloud
 
3 dalis. kas yra besimokantis miestas vaizdine medziaga svietejams
3 dalis. kas yra besimokantis miestas vaizdine medziaga svietejams3 dalis. kas yra besimokantis miestas vaizdine medziaga svietejams
3 dalis. kas yra besimokantis miestas vaizdine medziaga svietejams
 
презентация
презентацияпрезентация
презентация
 
How to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectationsHow to keep pace with mobile consumer expectations
How to keep pace with mobile consumer expectations
 
Social trends 2016
Social trends 2016Social trends 2016
Social trends 2016
 
EU FP7 CarTarDis project overview April 2015
EU FP7 CarTarDis project overview April 2015EU FP7 CarTarDis project overview April 2015
EU FP7 CarTarDis project overview April 2015
 
Theory of urbanism and architecture
Theory of urbanism and architectureTheory of urbanism and architecture
Theory of urbanism and architecture
 
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
2016 09-12 Europe Biobanking Week, Vienna, Alain van Gool
 
Consumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in AsiaConsumer barriers to mobile internet adoption in Asia
Consumer barriers to mobile internet adoption in Asia
 

Similaire à Bcvtvn q1 2015

Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Dung Khanh
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Huy Hoang
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanHuệ Lily
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018ngothithungan1
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankraucan163
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt NamNguyễn Ngọc Hải
 
Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmar
Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmarBao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmar
Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmarHarry Hiếu
 
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013Tan Hanhat
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)trannhi2806tg
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02NhiL106
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Nguyen Thai Binh
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinhDat Nguyen
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similaire à Bcvtvn q1 2015 (20)

Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010Baocao tmdt2010
Baocao tmdt2010
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng MHB Càng Long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại ngân hàng Đồng bằng sông cửu long, HAY, 9 ĐIỂM
 
Kehoachkiemtoan
KehoachkiemtoanKehoachkiemtoan
Kehoachkiemtoan
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018
 
Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018Gioi thieu VietinBank nam 2018
Gioi thieu VietinBank nam 2018
 
Gioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBankGioi thieu VietinBank
Gioi thieu VietinBank
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 
Tiểu Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
Tiểu Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docxTiểu Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
Tiểu Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
 
Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmar
Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmarBao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmar
Bao cao moi truong kinh doanh VAS tai myanmar
 
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
Bao cao-thi-truong-can-ho-thang-52013
 
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP  BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
Phân tích dữ liệu DỰ ĐOÁN GDP BẰNG ARIMA (THAM KHẢO THÔI)
 
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
Thuyettrinh chienluocacb-nhom4-150125023140-conversion-gate02
 
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
Thuyet trinh chien luoc kinh doanh cua ngan hang acb toi 2015
 
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
Chuong 3   bat on thi truong tai chinhChuong 3   bat on thi truong tai chinh
Chuong 3 bat on thi truong tai chinh
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 

Plus de Tuan Anh Nguyen

Digital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational StructureDigital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational StructureTuan Anh Nguyen
 
Summary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plansSummary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plansTuan Anh Nguyen
 
US consumer trends report
US consumer trends reportUS consumer trends report
US consumer trends reportTuan Anh Nguyen
 
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016Tuan Anh Nguyen
 
Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016Tuan Anh Nguyen
 
The 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbookThe 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbookTuan Anh Nguyen
 
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adaptVideo becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adaptTuan Anh Nguyen
 
The future of Advertising
The future of Advertising The future of Advertising
The future of Advertising Tuan Anh Nguyen
 
Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016Tuan Anh Nguyen
 
Fintech in Viet Nam (2015)
Fintech in Viet Nam (2015)Fintech in Viet Nam (2015)
Fintech in Viet Nam (2015)Tuan Anh Nguyen
 
Global IT report in 2015
Global IT report in 2015Global IT report in 2015
Global IT report in 2015Tuan Anh Nguyen
 
Vn internet user behavior 2016
Vn internet user behavior 2016Vn internet user behavior 2016
Vn internet user behavior 2016Tuan Anh Nguyen
 
Vietnam consumer barometer T3/2016
Vietnam consumer barometer T3/2016Vietnam consumer barometer T3/2016
Vietnam consumer barometer T3/2016Tuan Anh Nguyen
 

Plus de Tuan Anh Nguyen (20)

State of mobility
State of mobilityState of mobility
State of mobility
 
Digital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational StructureDigital Pulse 2018: Organizational Structure
Digital Pulse 2018: Organizational Structure
 
Summary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plansSummary : 5G adoption plans
Summary : 5G adoption plans
 
US consumer trends report
US consumer trends reportUS consumer trends report
US consumer trends report
 
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
Global Cellular Market trends and insight Q3/2016
 
Global mobile trends
Global mobile trends Global mobile trends
Global mobile trends
 
Global Pay-TV landscape
Global Pay-TV landscapeGlobal Pay-TV landscape
Global Pay-TV landscape
 
Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016Digital in apac sep 2016
Digital in apac sep 2016
 
Digital in vn sep 2016
Digital in vn sep 2016Digital in vn sep 2016
Digital in vn sep 2016
 
OTT TV experience
OTT TV experienceOTT TV experience
OTT TV experience
 
Subcription vod
Subcription vod Subcription vod
Subcription vod
 
The 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbookThe 2016 mobile growth handbook
The 2016 mobile growth handbook
 
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adaptVideo becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
Video becomes a fundamental service and the industry needs to adapt
 
The future of Advertising
The future of Advertising The future of Advertising
The future of Advertising
 
Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016Consumer trends in Viet Nam 2016
Consumer trends in Viet Nam 2016
 
Fintech in Viet Nam (2015)
Fintech in Viet Nam (2015)Fintech in Viet Nam (2015)
Fintech in Viet Nam (2015)
 
The magic to think big
The magic to think bigThe magic to think big
The magic to think big
 
Global IT report in 2015
Global IT report in 2015Global IT report in 2015
Global IT report in 2015
 
Vn internet user behavior 2016
Vn internet user behavior 2016Vn internet user behavior 2016
Vn internet user behavior 2016
 
Vietnam consumer barometer T3/2016
Vietnam consumer barometer T3/2016Vietnam consumer barometer T3/2016
Vietnam consumer barometer T3/2016
 

Bcvtvn q1 2015

  • 1.
  • 2. MỤC LỤC THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM FTTH: Góc nhìn từ thị trường trong khu vực tới Việt Nam THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG THẾ GIỚI chương I TÌNH HÌNH KINH TẾ QUÝ I chương Ii chương Iii: CHUYÊN ĐỀ chương Iv 4 8 42 49 Chịu trách nhiệm nội dung: BÙI QUỐC VIỆT Thư ký: VŨ THANH THỦY Những người thực hiện: TRẦN MẠNH ĐẠT NGUYỄN THÚY HẰNG LÊ THỊ HƯỜNG NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN Thiết kế: QN Điện thoại liên hệ: 04.37741551 Email: vtthuy@vnpt.vn
  • 3. THƯ BAN BIÊN TẬP Kính thưa Quý vị độc giả, Theo số liệu thống kê chính thức từ Cục Viễn thông, tính tới hết tháng 2/2015 thị trường có 135,97 triệu thuê bao di động, giảm mất hơn 200.000 thuê bao so với cuối năm 2014. Với xu hướng chuyển dần sang 3G, lượng thuê bao 2G giảm mất hơn 1,4 triệu thuê bao chỉ trong 2 tháng đầu năm. Mặc dù trong thời gian qua các nhà mạng đều tích cực triển khai nhiều gói cước trả sau giá rẻ với số phút gọi miễn phí tương đối lớn song dường như vẫn chưa tạo được sự biến đổi trong cơ cấu thuê bao. Trong hai tháng đầu năm, thị trường Internet lại chứng kiến sự giảm nhẹ của các thuê bao ADSL (mất khoảng 30.000 thuê bao). Trong khi đó, lượng thuê bao cáo quang tiếp tục tăng trưởng đều đặn khoảng 70.000 thuê bao mỗi tháng. Lý do mà các ISP đưa ra chính là việc giá cước dịch vụ cáp quang khá rẻ nên đang có sự chuyển dịch khá mạnh từ sử dụng cáp đồng sang dùng cáp quang. Cách đây 1 năm, thị phần thuê bao internet cáp quang chỉ chiếm 5,7% tổng số thuê bao internet băng rộng cố định, còn hiện nay con số này là 15,4%, tăng gần 3 lần. Một lần nữa, những con số này thực sự phản ánh việc internet cáp đồng đang ở giai đoạn phát triển bão hoà và hiện đang là thời của internet cáp quang. Thị trường truyền hình trả tiền cũng có những tín hiệu khả quan hơn trong những tháng đầu năm. Tín hiệu khả quan nhất phải kể đến chính là các nhà đài đang có vẻ chú ý nhiều hơn tới việc cải thiện chất lượng nội dung cho dịch vụ. Hàng loạt các đài tăng thêm số lượng kênh phát, thêm một số kênh nội dung mới vào dịch vụ của mình trong khi giữ nguyên giá cước. Vấn đề nội dung dịch vụ cũng đang ngày càng được cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ hơn để từng bước quản lý thị trường truyền hình trả tiền một cách toàn diện. BBT rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm đóng góp của Quý vị độc giả cũng như sự hợp tác của đông đảo cộng tác viên để chất lượng nội dung ấn phẩm ngày càng được nâng cao hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! BBT Báo cáo Viễn thông
  • 5. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 5 KINH TẾ VIỆT NAM - DẤU HIỆU KHỞI SẮC ĐÃ RÕ RÀNG Nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc rõ rệt. Đây là nhận định được nhiều thành viên Chính phủ đồng tình tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3-2015, Điển hình nhất là việc GDP quý I năm nay ước tăng 6,03%, cao nhất trong vòng 5 năm qua… GDP quí 1 tăng 6,03%, cao nhất trong vòng 4 năm Tổng cục thống kê vừa công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý đầu năm 2015. Theo đó, GDP cả nước quý I/2015 tăng 6,03% so với cùng kỳ năm trước; cao hơn nhiều so với mức tăng 5,06% của cùng kỳ năm 2014. Đây là một con số hoàn toàn bất ngờ khi các dự báo trước đó đều nhận định, GDP của Việt Nam trong quý đầu năm 2015 chỉ có thể đạt từ 5,4-5,6%. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, cả ba khu vực kinh tế chính đều đạt mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng ấn tượng 8,35%; lĩnh vực dịch vụ tăng 5,82%; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,14% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu trên cho thấy, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đã vươn lên và đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung của GDP cả nước. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2014 như: Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nướcnóng,hơinướcvàđiềuhòakhôngkhítăng11,9%;côngnghiệpchếbiến,chếtạotăng 9,51%; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%...
  • 6. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/20156 Trong khu vực dịch vụ, lĩnh vực thông tin và truyền thông đạt mức tăng cao nhất 8,1%; giáo dục và đào tạo tăng 7,25%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,15%; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác tăng 7,11%... Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp tăng cao nhất với tốc độ 6,02%; thủy sản tăng 3,38%; nông nghiệp tăng 1,54% so với cùng kỳ năm trước. Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,35%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 34,8%; khu vực dịch vụ chiếm 42,23%% (Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2014 là: 12,88%; 40,32% và 46,8% ). Nhiều luật mới tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế Năm 2015 là năm sẽ có nhiều bộ luật, đạo luật liên quan đến kinh doanh, đến môi trường đầu tư được ban hành và có hiệu lực như Luật doanh nghiệp sửa đổi, Luật Đầu tư sửa đổi, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở,...các luật có liên quan tới thể chế kinh tế thị trường sẽ tạo ra sức sống mới cho nền kinh tế. Theo nhận định của Tiến sĩ Trần Du Lịch, Ủy viên ủy ban kinh tế Quốc hội, thì chưa bao giờ chính sách vĩ mô nhất quán như bây giờ, kinh tế vĩ mô ổn định, hoàn thiện hệ thống pháp luật thông thoáng. “Tôi chưa thấy lúc nào dư địa để thực hiện các chính sách vĩ mô mà thuận lợi như bước sang 2015. Nghị quyết 01 của Chính phủ ban hành ngày 3/1/2015, có thể thấy rằng, chưa bao giờ chính sách vĩ mô của Chính phủ lại nhất quán từ Nghị quyết 11 ban hành tháng 3/2011 cho đến nay, sau 4 năm, các nghị quyết đều nhất quán, là không nóng vội, xử lý mục tiêu tăng trưởng mà tập trung để ổn định vấn đề vĩ mô”. Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Riêng về lĩnh vực tiền tệ, bằng những động thái chủ động và tích cực của Ngân hàng Nhà nước trong năm qua đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ. Thị trường ngoại hối và thị trường vàng năm qua khá ổn định. Sức hấp thu vốn của nền kinh tế có bước cải thiện, tăng trưởng
  • 7. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 7 tín dụng của hệ thống ngân hàng trong năm qua đạt chỉ tiêu đề ra. Mục tiêu tín dụng 2015 sẽ tăng 13-15% để góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Tuy nhiên năm 2015 sẽ có những vấn đề chủ chốt được khơi thông, như chính sách tiền tệ về tín dụng và quản lý nợ xấu, hội nhập quốc tế, cải cách cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, đầu tư công và giám sát tài chính nhằm phòng ngừa rủi ro. Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết: “Trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục chỉ đạo hệ thống thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là các giải pháp về tín dụng và lãi suất. Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tín dụng theo phương châm là mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hiệu quả, gắn chính sách tín dụng với các chính sách kinh tế ngành, hướng dòng tín dụng vào sản xuất kinh doanh nhất là vào 5 lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ”. Tiềm ẩn rủi ro Bên cạnh mặt bằng lãi suất thấp thì nhiều quy định có lợi cho thị trường bất động sản cũng liên tục được ban hành trong thời gian qua, dự báo năm 2015 sẽ là một năm nhiều hứa hẹn của thị trường này. Năm 2015 cũng sẽ kết thúc việc đàm phán và sẽ triển khai nhiều hiệp định tự do thương mại, tạo ra động lực quan trọng đối với tăng trưởng thương mại và đầu tư, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cộng đồng kinh tế quốc tế đang đánh giá khối các quốc gia ASEAN là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất. Trong đó, Việt Nam sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trên sân chơi thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội là không ít thách thức và rủi ro. Ông Trần Việt Anh, chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn, bày tỏ: “Đây là một năm hết sức quan trọng vì chúng ta gia nhập vào cộng đồng kinh tế ASEAN, một thị trường mở, rất rộng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại biết rất ít về điều này. Đây là một thách thức rất lớn khi mà sự chuyển dịch về lao động, chuyển dịch về hàng hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn về vấn đề quản trị của mỗi doanh nghiệp. Đây là vấn đề mà Nhà nước, Chính phủ cũng như các hiệp hội phải làm sao để cho các doanh nghiệp nhỏ nhất đến các doanh nghiệp lớn nắm được thông tin. Thường các doanh nghiệp vừa và nhỏ họ chưa nắm được thông tin chứ không phải họ không quan tâm”. Năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2015 và cũng tạo tiền đề phát triển bền vững từ 2016 đến 2020. Có thể thấy, với những tiền đề và những tín hiệu khởi sắc rõ rệt, kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội nối tiếp đà phục hồi với kỳ vọng tăng trưởng GDP vào khoảng  6,2% trong năm nay./.
  • 9. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 9 Diễn biến tăng trưởng thuê bao ba tháng đầu năm có phần khác biệt so với những năm trước. Cả hai tháng trước dịp Tết và trong dịp Tết (tháng 1 và tháng 2), lượng thuê bao di động đều giảm trong khi bình thường mọi năm đều có xu hướng tăng. Nguyên nhân có lẽ là do nhu cầu liên lạc dịp tết của người dùng đã có sự thay đổi. Thay vì gọi điện, nhắn tin chúc mừng thì nay một bộ phận không nhỏ người dùng sử dụng các dịch vụ dữ liệu (3G) chuyển sang nhắn tin, chúc mừng, chia sẻ video trên mạng xã hội. Điều này cũng lý giải vì sao lượng thuê bao 3G tiếp tục ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan và các nhà mạng tập trung mở rộng năng lực mạng 3G để tránh nghẽn dịp Tết. Với thời gian nghỉ Tết kéo dài, thị trường di động không có nhiều hoạt động cạnh tranh kiểu tung ra gói cước mới, chương trình phát triển thuê bao mới đặc biệt. Chính vì vậy, điểm nhấn của thị trường di động trong giai đoạn này chính là hoạt động tái cấu trúc của các nhà mạng và một số chính sách mới của cơ quan quản lý. VNPT đã hoàn thành xong việc tái cấu trúc 63 đơn vị tỉnh thành và kết quả được phản ánh qua những số liệu sản xuất kinh doanh khả quan 3 tháng đầu năm. Có thể nói VNPT đã vượt qua được những thách thức ban đầu và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn hai với nhiều thuận lợi hơn khi bộ máy lãnh đạo đã được kiện toàn. MobiFone cũng đã hoàn thiện việc chia tách các đơn vị tuyến dưới và đang gấp rút chuẩn bị các công việc để thực hiện cổ phần hoá trong quý 3. Viettel tiếp tục tận dụng cơ hội các nhà mạng khác đang tập trung vào việc tái cáu trúc để đề xuất các chính sách theo hướng bất lợi cho đối thủ. Lần này, Viettel đề xuất Bộ TT&TT quản lý giá thành theo cơ chế mở, tức là quản lý theo giá trần và giá sàn thay vì có các chính sách ưu đãi hơn cho các DN nhỏ như hiện nay. Đề xuất này chủ yếu nhắm tới VinaPhone vì có khả năng nhà mạng này sẽ ra khỏi nhóm doanh nghiệp có thị phần khống chế. Tuy nhiên, so với những đề xuất trước đó, lần này Viettel không những không gây được hiệu ứng truyền thông mà còn mang tiếng là “cá lớn nuốt cá bé”. Thực tế là Viettel đang nắm giữ tới hơn 50% thị phần thuê bao di động, cách khá xa so với tất cả các đối thủ trên thị trường nên việc đề xuất như thực tế chỉ khiến thị trường mất cân bằng hơn, ít nhất là trong bối cảnh thị trường viễn thông trong nước đang tái cấu trúc một cách mạnh mẽ, toàn diện. Dịch vụ 4G: Một lần nữa vấn đề triển khai 4G lại được bàn luận nhiều luồng ý kiến khác nhau và lộ trình phát triển 4G của Việt Nam lại chứng tỏ được sự phù hợp với thực tế thị trường trong nước. 4G đang được cơ quan quản lý tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi để có tiền đề phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Ngoài băng tần 2.600MHz đã được chuẩn bị sẵn sàng dành cho các nhà mạng, Bộ TT&TT cho biết sẽ cấp phát cả băng tần 700 MHz (được giải phóng nhờ số hoá truyền hình) cho các nhà mạng để triển khai LTE. Trong năm nay, các nhà mạng sẽ tiếp tục được thử nghiệm LTE ở băng tần 1800 MHz. Việc mạng 3G còn đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của người dùng trong nước một vài năm TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG
  • 10. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201510 nữa cũng là cơ hội để các nhà mạng đẩy mạnh phát triển các yếu tố khác như phát triển hệ sinh thái dịch vụ đi kèm, thiết bị đầu cuối giá rẻ hỗ trợ…. Thuê bao internet: Trong hai tháng đầu năm, thị trường lại chứng kiến sự giảm nhẹ của các thuê bao ADSL (mất khoảng 30.000 thuê bao). Trong khi đó, lượng thuê bao cáo quang tiếp tục tăng trưởng đều đặn khoảng 70.000 thuê bao mỗi tháng. Lý do mà các ISP đưa ra chính là việc giá cước dịch vụ cáp quang khá rẻ nên đang có sự chuyển dịch khá mạnh từ sử dụng cáp đồng sang dùng cáp quang. Cách đây 1 năm, thị phần thuê bao internet cáp quang chỉ chiếm 5,7% tổng số thuê bao internet băng rộng cố định, còn hiện nay con số này là 15,4%, tăng gần 3 lần. Một lần nữa, những con số này thực sự phản ánh việc internet cáp đồng đang ở giai đoạn phát triển bão hoà và hiện đang là thời của internet cáp quang. Chính vì vậy, cạnh tranh của thị trường internet chủ yếu tập trung vào các gói cáp quang giá rẻ. Thị trường đã xuất hiện những gói cước cáp quang chỉ 165.000 đ - 170.000 đ cho tốc độ 8 Mbps, còn rẻ hơn cả những gói cước ADSL hiện nay. Các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm như chữ ký số, dịch vụ sổ liên lạc điện tử cho nhà trường đang ngày càng được quan tâm hơn và tình hình cạnh tranh cũng căng thẳng hơn trước bởi không chỉ có các ISP cung cấp dịch vụ này. Trong thời gian vừa qua, lần đầu tiên một vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong việc cung cấp dịch vụ chữ ký số cho các doanh nghiệp đã bị báo chí phản ánh đích danh, cho thấy thị trường này thực sự đang bắt đầu “nóng”. Thị trường truyền hình trả tiền cũng có những tín hiệu khả quan hơn trong những tháng đầu năm. Tín hiệu khả quan nhất phải kể đến chính là các nhà đài đang có vẻ chú ý nhiều hơn tới việc cải thiện chất lượng nội dung cho dịch vụ. Hàng loạt các đài tăng thêm số lượng kênh phát, thêm một số kênh nội dung mới vào dịch vụ của mình trong khi giữ nguyên giá cước. Vấn đề nội dung dịch vụ cũng đang ngày càng được cơ quan quản lý quản lý chặt chẽ hơn để từng bước quản lý thị trường truyền hình trả tiền một cách toàn diện. Trong hai gương mặt mới lỗi hẹn năm ngoái đã có Viettel gia nhập thị trường. Dù chưa chính thức và công bố rộng rãi song nhà mạng này đã triển khai cung cấp dịch vụ cho một số địa phương, với quy mô nhỏ hẹp. Phần lớn theo dạng khuyến mại hoặc, tặng kèm cho khách hàng dùng thử.
  • 11. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 11 I. THỊ TRƯỜNG DI ĐỘNG 1. Một vài số liệu thống kê Vào thời điểm này hàng năm, thông thường số lượng thuê bao di động thường tăng khá mạnh do nhu cầu liên lạc tăng cao vào dịp Tết Nguyên đán, hay chí ít thì trong 3 tháng cũng sẽ có một tháng lượng thuê bao tăng mạnh. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục Viễn thông, trong cả ba tháng vừa qua lượng thuê bao di động không tuân theo quy luật này. Tính tới hết tháng 2/2015 thị trường có 135,97 triệu thuê bao di động, giảm mất hơn 200.000 thuê bao so với cuối năm 2014. Với xu hướng chuyển dần sang 3G, lượng thuê bao 2G giảm mất hơn 1,4 triệu thuê bao chỉ trong 2 tháng đầu năm (Biểu đồ 2.1) Biểuđồ2.1:Tăngtrưởngthuêbaodiđộng2thángđầunăm2015 Nguồn:MIC
  • 12. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201512 Mặc dù trong thời gian qua các nhà mạng đều tích cực triển khai nhiều gói cước trả sau giá rẻ với số phút gọi miễn phí tương đối lớn song dường như vẫn chưa tạo được sự biến đổi trong cơ cấu thuê bao. Số liệu thống kê cho thấy lượng thuê bao di động trả trước trung bình vẫn chiếm tới 95% tổng số thuê bao di động hiện có. Trong đó tỷ lệ chênh lệch hơn ở thuê bao 2G (96%) và cao hơn một chút với các thuê bao 3G (93%). Với sự phát triển nhanh chóng của 3G trong thời gian gần đây, có thể hy vọng rằng trong thời gian tới tỷ lệ thuê bao di động trả sau sẽ được cải thiện. Biểuđồ2.2:Thịphầnthuêbaodiđộngtrảsau/trảtrướctínhtớihếttháng2/2015 Nguồn:MIC Nhìn chung, với thời gian nghỉ tết khá dài, thị trường di động trong nước không có những biến động lớn. Như thông lệ, hoạt động chủ yếu của các nhà mạng trong dịp này là các chương trình kích cầu tiêu dùng như các chương trình nạp thẻ cào trúng thưởng, các chương trình tri ân khách hàng thân thiết dịp cuối năm. Tất cả các nhà mạng tổ chức các chương trình dạng này, tất nhiên với các mạng lớn thì chương trình nhiều hơn về số lượng, rộng hơn về mặt quy mô và cao hơn về mặt giá trị giải thưởng. 2. Tái cấu trúc thị trường viễn thông bước đầu thu được những kết quả khả quan Sau những thay đổi mang tính bước ngoặt trong năm 2014, công cuộc tái cơ cấu tổ chức của VNPT và MobiFone tiếp tục được gấp rút triển khai để ổn định tổ chức, tập trung vào sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh doanh 3 tháng đầu năm của hai DN này tương đối khả quan cho thấy việc tái cấu trúc thị trường viễn thông đang đi đúng hướng. Hoàn thành tốt giai đoạn 1, VNPT vững bước đi tiếp Đến cuối năm 2014, VNPT đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức và ổn định hoạt động tại 63 VNPT tỉnh thành. Việc sắp xếp lại VNPT các tỉnh/TP theo mô hình mới để tách biệt rõ mảng kinh doanh và kỹ thuật, tinh gọn bộ máy, tối ưu hoá nguồn lực đã góp phần lớn trong việc giúp VNPT hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2014.
  • 13. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 13 Đây chính là tiền đề vững chắc để VNPT tiếp tục bước sang giai đoạn 2 trong tiến trình tái cơ cấu. Cuối năm 2014 cũng là thời điểm mà DN này chính thức được phê duyệt phương án thành lập 3 tổng công ty trực thuộc VNPT VinaPhone, VNPT Net, VNPT Media với ba nhiệm vụ độc lập nhau: Kinh doanh; Quản lý, khai thác hạ tầng; Phát triển, sản xuất, bán buôn các sản phẩm dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung, VAS. Cuối tháng 3 vừa qua, VNPT đã chính thức xây dựng mô hình tổ chức, vai trò chức năng cụ thể của ba Tổng công ty nói trên cũng như mối quan hệ giữa 3 tổng công ty trong mô hình của VNPT và trình Bộ TT&TT phê duyệt, chuẩn bị để thực hiện theo mô hình mới từ 1/6/2015. Cũng theo nội dung quyết định 888/QĐ-TTg, theo đúng kế hoạch vào cuối tháng 3/2015, VNPT đã kết hợp với một số sàn giao dịch chứng khoán để bán cổ phần tại 14 doanh nghiệp thành viên, bắt đầu lộ trình thoái vốn tại 63 doanh nghiệp có vốn góp. Trong đợt mở bán diễn ra từ ngày 6/4 - 8/4/2015, đã có 12 đơn vị có nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần. Cũng trong khoảng thời gian này, VNPT đã thực hiện bàn giao một số đơn vị theo quyết định 888/QĐ - TTg như bàn giao Trường Trung học BCVT và CNTT về địa phương quản lý, chuyển giao Bệnh viện Bưu điện về Bộ Y tế quản lý. Một thay đổi vô cùng quan trọng nữa của VNPT trong 3 tháng đầu năm chính là việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao. Ngày 30/3/2015, Chính phủ đã chính thức phê duyệt việc bổ nhiệm Ông Trần Mạnh Hùng nguyên Tổng Giám đốc VNPT giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT. Tiếp đó, ngày 2/4/2015, ông Phạm Đức Long- nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn cũng chính thức được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng Giám đốc Tập đoàn. Cả hai ông đều được đánh giá là những người có tầm nhìn chiến lược đối với mô hình sản xuất kinh doanh và quyết liệt trong việc thực hiện tái cấu trúc. Kết quả hoạt động thực tế của VNPT trong năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015 đã minh chứng cho nhận định đó. Việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Tổng giám đốc mới cho VNPT đã kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao để VNPT thêm tự tin, mạnh dạn bước tiếp trên con đường đổi mới nhiều thách thức phía trước. MobiFone hoàn thiện chia tách các đơn vị, tập trung lựa chọn đối tác tư vấn cổ phần hoá Theo điều lệ hoạt động được phê duyệt vào đầu năm 2015, lĩnh vực hoạt động của MobiFone được mở rộng hơn trước. Theo đó, ngoài những lĩnh vực hoạt động trước đây, MobiFone có thêm một số lĩnh vực mới như: cung cấp, vận hành mạng lưới, dịch vụ phát thanh truyền hình và truyền thông đa phương tiện; sản xuất, lắp ráp, xuất nhập khẩu, kinh doanh thiết bị điện tử, VT-CNTT, cung cấp dịch vụ internet…. Trong 3 tháng đầu năm, MobiFone đã hoàn thiện bộ máy tổ chức ở 23 đơn vị trực thuộc, bổ nhiệm 110 cán bộ lãnh đạo, hoàn thiện việc chia tách các đơn vị tuyến dưới. Hiện tại bộ máy của MobiFone gồm 9 công ty kinh doanh, 3 trung tâm vùng và các trung tâm khác như VAS, ứng dụng phát triển.... Tổng công ty này cũng vừa bổ nhiệm 5 Phó Tổng giám đốc mới để phụ trách các mảng: Đầu tư và Phát triển mạng lưới, Mảng
  • 14. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201514 CNTT(đầu tư, phát triển mạng CNTT, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ CNTT), Kinh doanh ở thị trường nước ngoài, Mảng truyền thông và dịch vụ VAS… Nhiệm vụ trước mắt của MobiFone là nhanh chóng lựa chọn đối tác tư vấn cổ phần hoá ngay trong tháng 4, chốt số liệu và giá trị tính vốn của đơn vị này, xem xét đề xuất đối tác chiến lược để có thể thực hiện cổ phần hoá vào quý 3/2015 theo đúng lịch trình đặt ra. Những kết quả khả quan bước đầu Trong Hội nghị Giao ban quý I/2015 của Bộ TT&TT, cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VNPT đều cho biết kết quả kinh doanh rất khả quan, nhất là hai doanh nghiệp đang thực hiện việc tái cấu trúc. Kết quả này phần nào phản ánh những thay đổi của tái cấu trúc thị trường viễn thông đang đem lại những kết quả tích cực. Trong đó, doanh thu của VNPT tăng 73% so với cùng kỳ, đạt 23,8% kế hoạch cả năm, đặc biệt có công ty con doanh thu tăng 234% so với cùng kỳ. Lợi nhuận của VNPT trong quý 1 cũng tăng 15,7% so với cùng kỳ, đặc biệt các công ty con tăng trưởng 30% lợi nhuận. Trong 3 tháng đầu năm 2015, VinaPhone đã phát triển mới được thêm 2,3 triệu thuê bao, tăng 61% so với cùng kỳ. Thuê bao cáp quang tăng trưởng 457% so với cùng kỳ, thuê bao myTV cũng tăng trưởng khả quan. MobiFone cho biết tổng doanh thu trong quý 1 đạt 8.556 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cùng kỳ, tương đương 28,5% kế hoạch năm. Trong đó, lợi nhuận đạt 2.086 tỷ đồng, tương ứng 30% kế hoạch năm. Lợi nhuận thu được trong tháng 1 đạt cao nhất - 1.281 tỷ đồng, hai tháng còn lại của quý giảm bớt mỗi quý đạt khoảng 400 tỷ đồng. Nhà mạng này rất tự tin với khả năng doanh thu quý 2 sẽ đạt khoảng 9.500 tỷ đồng, hoàn thành 48,4% kế hoạch cả năm. Viettel cũng cho biết doanh thu quý 1 đạt mức tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó đóng góp lớn nhất là từ mảng kinh doanh nước ngoài - tăng trưởng 28% so với cùng kỳ. Các đóng góp khác cho doanh thu còn đến từ sản xuất thiết bị dân sự, quân sự, nghiên cứu phát triển và phần mềm. Các chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách đều đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra. Bộ TT&TT cũng đang xem xét trình Chính phủ về việc áp dụng cơ chế tiền lương của VNPT và MobiFone giống như Viettel nếu hai đơn vị này tiếp tục kinh doanh hiệu quả trong thời gian tới để tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp viễn thông trong ngành. 3. Sẽ so sánh trực tiếp chất lượng mạng lưới của tất cả các mạng Trước đây, Cục Viễn thông thường chỉ đo kiểm chất lượng của từng nhà mạng riêng lẻ, ở các thời điểm, địa điểm khác nhau để quản lý xem các nhà mạng có đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng theo quy định hay không thì kể từ năm nay, phương thức đo kiểm sẽ thay đổi và dự báo nó sẽ khiến cho các nhà mạng phải chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Theo đó, Cục Viễn thông sẽ đo kiểm đồng thời các chỉ tiêu chất lượng mạng di động của tất cả các nhà mạng ở cùng một thời điểm, cùng một địa điểm. Theo kế hoạch, trong
  • 15. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 15 năm 2015 Cục Viễn thông sẽ tiến hành 2 đợt đo kiểm theo tiêu chí mới này đối với dịch vụ thoại di động của tất cả các nhà mạng (Bảng 2.1). Còn với dịch vụ thoại cố định, Bộ TT&TT đã lên kế hoạch đo kiểm chất lượng dịch vụ thoại cố định của Viettel và VNPT trong Quý 3 song áp dụng theo phương thức cũ (ở hai địa bàn khác nhau). Bảng2.1:Kếhoạchđokiểmchấtlượngdịchvụthoạidiđộngnăm2015củaBộTT&TT Tên dịch vụ đo kiểm Địa bàn đo kiểm Thời gian đo kiểm Doanh nghiệp Dịch vụ thông tin di động mặt đất (thoại) Tp.Hải Phòng Tỉnh Khánh Hoà Tp. Cần Thơ Quý 2 Tất cả nhà mạng Dịch vụ thông tin di động mặt đất (thoại) Tỉnh Nam Định Tỉnh Quảng Trị Tỉnh Đồng Nai Quý 4 Tất cả nhà mạng Ngoài mục tiêu kiểm tra việc tuân thủ các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ theo quy định thì từ kết quả này sẽ có thể so sánh trực tiếp chất lượng mạng lưới của các nhà mạng di động với nhau. Kết quả đo lần này sẽ là công bố chính thức của cơ quan quản lý về chất lượng các mạng, là một trong những cơ sở để người dùng đưa ra lựa chọn sử dụng dịch vụ cho mình. Công tác quản lý chất lượng mạng lưới cũng đã được Bộ TT&TT tăng cường trong năm 2014, với việc yêu cầu tất cả các DN viễn thông nói chung, nhà mạng di động nói riêng đăng tải các công bố chất lượng và kết quả đo kiểm đối với các dịch vụ mình cung cấp trên website của doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng vẫn phải chờ Bộ TT&TT công bố, nhưng có thể thấy cuộc đo kiểm chất lượng lần này buộc các nhà mạng phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng dịch vụ của mình, đặc biệt là những vùng sẽ được tiến hành đo kiểm chất lượng dịch vụ bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu, tới sự lựa chọn có sử dụng dịch vụ hay không của khách hàng. Theo một khía cạnh nào đó thì nó sẽ gián tiếp giúp Bộ TT&TT tăng cường công tác quản lý chất lượng dịch vụ. Một vài đề xuất còn cho rằng không nên chỉ định rõ tỉnh thành tiến hành đo kiểm để các nhà mạng phải nâng cao chất lượng trên toàn mạng lưới thay vì tập trung vào các tỉnh thành được chỉ định. Tuy nhiên, trong lần đầu tiên thay đổi cách tính thì vẫn nên cho các nhà mạng chuẩn bị. Việc lựa chọn ngẫu nhiên địa điểm đo kiểm có thể thực hiện trong những lần sau. Thực tế thì trước đây, cũng có một số nhà mạng yêu cầu được thực hiện đo kiểm theo cách này bởi vì bị người dùng so sánh chất lượng mạng không bằng so với các đối thủ khác. Thậm chí có đơn vị còn đề nghị nếu Bộ TT&TT không có điều kiện đo kiểm như vậy thì sẽ tự thuê đơn vị đo kiểm thực hiện đo dưới sự giám sát của Bộ TT&TT. Chủ trương đo đồng thời các mạng tại cùng một thời điểm, địa điểm thì đã rõ song cụ thể cách thức đo kiểm như thế nào thì sẽ cần phải xem xét kỹ lưỡng và thảo luận cụ thể với các nhà mạng để đạt được sự đồng thuận bởi kết quả đo kiểm theo kiểu mới sẽ ảnh
  • 16. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201516 hưởng rất lớn tới các mạng, tới kết quả kinh doanh của các nhà mạng, ít nhất là tới thời điểm công bố kêt quả đo kiểm tiếp. Đơn cử như việc lựa chọn địa điểm đo. Việc đo kiểm phải được thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên địa bàn tỉnh, đo nhiều lần để tính giá trị trung bình, tránh tình trạng địa điểm ở gần một số cột thu phát sóng của nhà mạng nào đó. 4. Viettel với chiêu “qua cầu rút ván” Trước đây khi Viettel mới gia nhập thị trường và còn là một doanh nghiệp nhỏ thì liên tục đề nghị được áp dụng các cơ chế ưu tiên về giá cước. Tuy nhiên, nay khi Viettel đã trở thành một doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần khống chế thì lại đề xuất xoá bỏ các cơ chế này để áp dụng một cơ chế đã lỗi thời, nhằm quay lại độc quyền và gây bất lợi cạnh tranh cho các đối thủ. Tận dụng thời cơ MobiFone và VNPT đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc nước rút, phải tập trung nhiều nguồn lực, phân tán tư tưởng, Viettel tiếp tục đưa ra những đề xuất theo hướng gây khó khăn thêm cho đối thủ. Đề nghị quản lý giá cước trên cơ sở giá trần và giá sàn Cụ thể, Viettel đề xuất cơ quan quản lý nhà nước nên có hướng dẫn mới về giá thành theo giá trần và giá sàn, không nên có cơ chế ưu tiên cho DN mới hay DN nhỏ. Trên cơ chế giá trần và giá sàn các DN khống chế thị trường sẽ tự xây dựng giá cước trên cơ sở không được bán dưới giá sàn. Đây là cơ chế không có gì mới và đã Bộ TT&TT thực hiện từ lâu. Tuy nhiên khi Viettel gia nhập thị trường, nhà mạng này đã đề xuất cơ quan quản lý áp dụng các chính sách ưu tiên cho các DN nhỏ. Nhà mạng này còn dẫn chứng việc phải thực hiện theo cơ chế này ở tất cả các thị trường nước ngoài Viettel đang kinh doanh và đề xuất cơ quan quản lý thực hiện để tạo sự cạnh tranh công bằng. Hiện tại, Bộ TT&TT đang quản lý giá cước theo hai kiểu đối với hai đối tượng khác nhau: Với các nhà mạng chiếm thị phần thuê bao khống chế (30% trở lên), giá cước dịch vụ trước khi áp dụng sẽ phải trình lên Bộ TT&TT để được kiểm tra và phê duyệt (không được dưới giá thành), tránh tình trạng bán phá giá dịch vụ. Trong khi đó với các DN nhỏ thì có thể áp dụng chính sách giá cước mà DN đưa ra (có thể thấp hơn giá thành nhưng không quá thấp so với mức giá trung bình của thị trường), chỉ cần gửi thông báo tới Bộ TT&TT để biết và quản lý. Có thể nói với chính sách này, Bộ TT&TT đã thực hiện công bằng, tạo điều kiện cho các DN nhỏ tự quyết định giá cước dịch vụ của mình theo khả năng để tăng sức cạnh tranh, thu hút thuê bao và xa hơn là đảm bảo tính bền vững của thị trường di động. Có thực là nhằm tạo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường? Sẽ không có gì để nói nếu như đề xuất này xuất phát từ nhà mạng được coi là nhà mạng số 1 trong nước hiện nay với hơn 50% thị phần thuê bao di động, cách xa hẳn so với thị phần của hai mạng đứng sau và thị phần gấp tới 15 lần so với hai mạng nhỏ. Với nguồn lực mạng lưới mạnh nhất hiện nay, Viettel có thể coi là đang ở vị trí rất an toàn trong vài năm nữa (Biểu đồ 2.3). Trong khi đó hai đối thủ chính của Viettel đang ở giai
  • 17. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 17 đoạn tập trung tái cơ cấu tổ chức. Hai nhà mạng nhỏ khác là Gmobile và Vietnamobile thì cả năm nay đã ở trong tình trạng khá khó khăn, Gmobile còn gần như không có hoạt động gì trên thị trường. Biểuđồ23:Thịphầnthuêbaodiđộngtínhtớihếttháng3/2015 Nguồn:MIC Vì vậy, liệu có thực đây là việc cần nhanh chóng thực hiện để đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường di động? Không khó để nhận thấy ý đồ của Viettel trong đề xuất này, chính là để gây khó khăn cho các DN nhỏ, đặc biệt là nhắm tới VinaPhone bởi hồi đầu năm 2015 Bộ TT& TT cho biết hiện thị phần của VinaPhone chỉ còn gần 18%, nên sẽ xem xét thêm một số yếu tố khác để xem có thể đưa VinaPhone ra khỏi nhóm nhà mạng có thị phần khống chế, tạo điều kiện để nhà mạng này áp dụng các chính sách ưu đãi về giá cước, về khuyến mại, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong giai đoạn đầy thách thức này. Có thể thấy Viettel rất biết tận dụng thời cơ. Ngay từ khi MobiFone chính thức tách ra khỏi VNPT (1/7/2014) tới nay, cứ thỉnh thoảng nhà mạng này lại đưa ra một đề xuất “quái chiêu” khiến các đối thủ đau đầu. Nếu như trong năm 2014, nhà mạng này liên tục đề xuất việc giảm cước gọi liên mạng ngang bằng với cước gọi nội mạng còn được nhiều người dùng tán thành bởi người dùng được hưởng lợi. Nhưng thực tế nó sẽ khiến cho hai đối thủ này thiệt hại khá nặng nề, gấp đôi, gấp 3 so với những thiệt hại họ phải chịu. Mặc dù về nguyên tắc, có thể nói quản lý giá cước theo giá trần và giá sàn có thể coi là một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quản lý ở nhiều quốc gia khác, cách quản lý phi đối xứng như thế này được áp dụng khá nhiều để vẫn có thể ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời tạo cơ hội để các DN vươn lên thành doanh nghiệp lớn. Tại Việt Nam, trong bối cảnh thị trường di động đang bắt đầu bước vào giai đoạn cải tổ một cách toàn diện, việc áp dụng các cơ chế này sẽ khiến các DN nhỏ, các DN đang thực hiện tái cấu trúc khó có thể thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ tái cấu trúc và kinh doanh hiệu quả cùng một lúc.
  • 18. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201518 Với vai trò quản lý và điều tiết thị trường, Bộ TT&TT nhận thấy rõ điều này. Chính vì vậy hai lần đề xuất giảm cước gọi liên mạng của Viettel đều không được Bộ thông qua. Đề xuất lần này nhiều khả năng cũng sẽ chung kết quả. Nếu như trong hai lần đề xuất trước, Viettel còn gây được hiệu quả truyền thông là doanh nghiệp quyền lợi người tiêu dùng, đồng thời gây được áp lực lên các đối thủ thì có vẻ lần đề xuất này, Viettel không đạt được mục tiêu nào hết. Thậm chí, thương hiệu của nhà mạng này còn có phần bị ảnh hưởng xấu bởi mang tiếng ỷ mạnh hiếp yếu, chơi không đẹp. 5. Giới hạn thời gian sử dụng của tài khoản khuyến mại – Viettel bị khách hàng phản ứng dữ dội Gây dựng thành công từ thương hiệu dịch vụ giá rẻ song khi đã thiết lập được chỗ đứng trên thị trường, Viettel đang có vẻ đi ngược lại tiêu chí này bằng việc đề xuất và áp dụng những chính sách khiến ảnh hưởng tới quyền lợi người dùng. Chính sách mới đây nhất mà nhà mạng này đề xuất là cơ quan quản lý nên ra quy định giới hạn thời gian sử dụng của các tài khoản khuyến mại của thuê bao. Ngay sau khi thông tin này được báo chí đăng tải, nhiều thuê bao cho biết thực tế Viettel đã áp dụng chính sách này từ đầu năm 2015. Điều đáng nói là Viettel âm thầm thực hiện mà không thông báo tới khách hàng. Chỉ tới khi gọi điện tới tổng đài chăm sóc khách hàng thắc mắc thì mới được thông báo về quy định này. Bảng2.2:QuyđịnhthờihạncủatàikhoảnkhuyếnmạiViettelđangápdụng Giá trị thẻ nạp Thời hạn sử dụng của Tài khoản KM Dưới 50.000 đ 7 ngày 50.000 – 100.000 đ 10 ngày 100.000 – 200.000 đ 15 ngày Trên 200.000 đ 20 ngày Lý do mà Viettel đưa ra là để kích thích nhu cầu tiêu dùng của thuê bao, phát triển thị trường viễn thông lành mạnh. Theo đó, việc người dùng cứ đợi dịp khuyến mại để nạp tiền, cộng dồn tài khoản khuyến mại sẽ khiến cho nhà mạng khó phát triển, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lành mạnh của thị trường viễn thông. Có những khách hàng tồn tài khoản kéo dài tới 3 năm, 5 năm mà không có nhu cầu sử dụng, gây lãng phí. Thêm vào đó, nhà mạng này cũng cho biết con số thống kê cho thấy nếu quy định này được áp dụng sẽ chỉ có khoảng 2% người dùng, còn lại 98% người dùng đều sử dụng hết tài khoản khuyến mại trước khi nó hết hạn. Thực tế những lý do mà Viettel đưa ra chính sách giới hạn thời gian sử dụng tài khoản khuyến mại cũng là những lý do trước đó cơ quan quản lý ra quy định không được khuyến mại không quá 50% giá trị thẻ nạp. Tuy nhiên, về phía khách hàng thì việc tồn tài khoản vài năm thực tế cũng không hề gây lãng phí gì cho nhà mạng bởi đó là giá trị ảo, tiền ảo, nhà mạng cũng không mất mát gì khi người dùng không sử dụng. Và nếu quy định này chỉ tác động tới 2% thuê bao thì có nhất thiết phải đề xuất áp dụng?
  • 19. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 19 Sau khi nhận được phản ứng không tốt của dư luận, Viettel có đưa thêm đề xuất tăng tần suất khuyến mại từ 2 lần/tháng lên 3 lần/tháng để người dùng có nhu cầu có nhiều cơ hội nhận khuyến mại hơn để vớt vát dư luận. Tuy nhiên, thương hiệu của Viettel cũng đã phần nào bị giảm sút. Thực tế thì đây không phải là lần đầu tiên Viettel giới hạn thời gian sử dụng tài khoản khuyến mại của thuê bao. Trước đó Viettel cũng đã áp dụng một số chính sách “khác người” để thực hiện mục đích này. Ví dụ như chương trình ưu đãi cộng 30.000 đ vào tài khoản hàng tháng cho thuê bao HSSV, thay vì cộng cả 30.000 đ vào tài khoản tại một thời điểm định kỳ hàng tháng như các mạng khác thì Viettel chia ra cộng 1.000 đ/ngày. Mỗi ngày thuê bao chỉ được gọi miễn phí trong vòng 1.000 đ này, nếu gọi quá cước sẽ bị trừ vào tài khoản chính. Một ngày sau khi Viettel đề xuất giới hạn thời gian sử dụng của tài khoản khuyến mại, MobiFone cũng gửi tin nhắn thông báo tới khách hàng về việc áp dụng chính sách này, với thời hạn tương tự như Viettel từ ngày 8/4/2015. Tuy nhiên, cũng chỉ một ngày sau đó nhà mạng này lại thông báo không áp dụng chính sách này nữa bởi vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. VinaPhone cho biết sẽ không áp dụng quy định này với các thuê bao của mình. Cho tới nay, vẫn chưa thấy Viettel lên tiếng thêm về vụ việc. Theo kinh nghiệm một số lần áp dụng các chính sách bất lợi cho thuê bao, Viettel thường âm thầm thực hiện và khi thuê bao phát hiện ra, phản ánh gây dư luận không tốt thì Viettel cũng sẽ lẳng lặng không bỏ áp dụng. Dù trong thời gian tới Viettel có thông báo bỏ áp dụng chính sách này thì một lần nữa, Viettel đang dần đánh mất niềm tin ở khách hàng. 6. Tin nhắn rác – bao giờ mới dứt điểm? Năm 2014, khá nhiều biện pháp được đề xuất để giảm thiểu tình trạng tin nhắn rác, trong đó có việc đưa đầu số về Bộ TT&TT quản lý và ban hành chỉ thị 82/CT-BTTTT với việc quy định rõ trách nhiệm của nhà mạng, của CSP và của cơ quan quản lý trong việc chặn tin nhắn rác, kèm theo các chế tài xử phạt khá nghiêm khắc. Thực tế cho thấy nhờ chỉ thị 82 trong dịp Tết Nguyên đán, tình trạng tin nhắn rác giảm khá mạnh. Tuy nhiên, những tác động tích cực chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và cơ quan quản lý lại đang phải tiếp tục phải tìm các biện pháp tạm thời trong lúc chờ đối khớp thông tin thuê bao di động.
  • 20. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201520 Lượng tin nhắn rác giảm mạnh dịp Tết Sau khi Chỉ thị 82 được ban hành, các nhà mạng đều khá mạnh tay trong việc xử lý tin nhắn rác khiến tình trạng có vẻ được cải thiện. Theo thông tin từ Cục An toàn Thông tin (Bộ TT&TT), dịp tết Nguyên đán vừa qua tỉ lệ tin nhắn rác đã giảm rất mạnh. Số lượng phản ánh nhận được trên đầu số nhận phản ánh tin nhắn rác 456 của VNCERT cũng giảm mạnh so với thời điểm trước đó. VinaPhone cho biết lượng tin nhắn rác trên hệ thống đã giảm từ 10 - 12 lần so với trước Tết, Viettel cũng cho biết lượng tin nhắn rác giảm 4-5 lần và nhà mạng này đã chặn khoảng 3,8 triệu tin nhắn rác. Các nhà mạng đã thực hiện xử lý hơn 28.000 thuê bao điện thoại phát tán tin nhắn rác và 3 đầu số 1900xx. Tuy nhiên ngay sau Tết, tin nhắn rác, chủ yếu quảng cáo bất động sản, sim số đẹp,... lại được phát tán với mật độ dày đặc, gây khó chịu cho người dùng. Mới đây, Thanh tra Bộ TT&TT đã quyết định phạt 6 doanh nghiệp (DN) 265 triệu đồng do phát tán tin nhắn rác song theo đánh giá thì việc xử phạt này chỉ như bắt cóc bỏ đĩa và sẽ khó có thể khiến tình trạng tin nhắn rác giảm đi trong thời gian tới. Nhà mạng chưa thống nhất phương thức chặn tin rác Theo đánh giá của Bộ TT&TT, các nhà mạng đã có nhiều động thái tích cực trong việc chặn tin nhắn rác theo chỉ thị 82. Một số thuê bao còn phản ánh việc nhà mạng nhận dạng nhầm tin nhắn của mình là tin nhắn rác và khoá chiều gửi tin nhắn đi bởi số lượng tin nhắn gửi trong một phút trên 20 tin (theo thống kê thì số thuê bao bị chặn nhầm chiếm khoảng 0,16% tổng số thuê bao bị chặn). Nhiều biện pháp, hệ thống kỹ thuật đã được triển khai nghiêm túc để chặn tin nhắn rác song việc không thống nhất tiêu chí chặn khiến hiệu quả có phần bị giảm bớt. VinaPhone cho biết, nhà mạng này đã triển khai hệ thống có thể chặn online, khóa
  • 21. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 21 các tin nhắn dựa trên từ khóa và tần suất. Nếu thuê bao nào gửi tin nhắn với tần suất quá nhiều, cụ thể là trên 200 tin nhắn/phút thì hệ thống sẽ tự động khóa ngay số máy đó. Trong khi đó, với MobiFone thì chỉ cần gửi 30 tin nhắn/phút, hoặc với Viettel là 52 tin nhắn/phút thuê bao sẽ bị chặn và khoá. Bên cạnh việc chặn theo phút, nhà mạng chọn chặn theo tổng số rác cần chặn một ngày. Có DN chặn khoảng 100.000 tin nhắn rác/ngày song cũng có có đơn vị chỉ chặn 50.000 tin nhắn rác/ngày… Thực tế là việc chặn tin nhắn rác cũng ảnh hưởng tới doanh thu của nhà mạng. Chính vì vậy nên các nhà mạng đang có tình trạng vừa làm vừa nhìn nhau để tránh “thiệt thòi” về doanh thu. Có nhà mạng trong thời gian đầu làm khá mạnh tay, nhưng sau thấy nhà mạng khác chỉ thực hiện cầm chừng đã điều chỉnh theo. Cần một tiêu chí chung và sự hợp tác từ phía người dùng Trước tình hình trên, Bộ TT&TT cho biết trong thời gian tới sẽ xây dựng các hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xác định tin nhắn rác, tần suất tin nhắn gửi đi cho phép. Bộ sẽ tiến hành công bố định kỳ các quy định về tần suất và số lượng tin nhắn được gửi để tất cả các doanh nghiệp áp dụng một cách thống nhất. Những nỗ lực nói trên của cơ quan quản lý và nhà mạng cũng chỉ góp phần giảm thiểu được tình hình tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo. Tình trạng này chỉ thực sự được giải quyết triệt để khi mà dữ liệu về thông tin thuê bao được xác định một cách chính xác. Bài toán quản lý thông tin thuê bao trả trước đã được đưa ra từ vài năm nay song tiến độ vẫn rất chậm, một phần là do thiếu sự hợp tác từ chính người dùng.
  • 22. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201522 II. THỊ TRƯỜNG 3G 1. Lưu lượng 3G tăng mạnh dịp Tết Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, tính tới cuối tháng 2 thị trường có tổng số 30 triệu thuê bao 3G, tương ứng với khoảng 30% dân số cả nước. Trong đó 26,2 triệu là thuê bao sử dụng điện thoại di động và 3,78 triệu thuê bao sử dụng datacard. Như vậy, trong tổng số 1,4 triệu thuê bao 2G bị giảm đi trong hai tháng đầu năm thì có tới 1,2 triệu thuê bao chuyển sang sử dụng 3G (Biểu đồ 2.4). Biểuđồ2.4:Tăngtrưởngthuêbao3Gtrong2thángđầunăm2015 Nguồn:MIC Với tốc độ tăng trưởng mà 3G đang đạt được hiện nay và với những điều kiện thuận lợi mà cơ quan quản lý đang mở ra như chính thức cho phép VNPT và sắp tới là các mạng khác triển khai dịch vụ 3G trên băng tần 900 MHz, dự báo năm nay 3G sẽ tiếp tục tăng trưởng bứt phá. Một vài nhà mạng còn tự tin cho rằng đến cuối năm nay sẽ có khoảng 50% dân số cả nước sẽ sử dụng 3G. Xu hướng chuyển dịch sang 3G không chỉ thể hiện rõ ở con số tăng trưởng thuê bao mà còn biểu hiện qua việc lưu lượng 3G trên mạng tăng mạnh. Theo số liệu thống kê trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, lưu lượng thoại và SMS của nhà mạng mặc dù tăng so với mức trung bình của các tháng trước song lại giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, lưu lượng 3G trên mạng thì lại tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Ví dụ lưu lượng dữ liệu trên mạng của VinaPhone tăng tới 120% so với cùng kỳ năm trước, còn với Viettel con số này là 40%, MobiFone mặc dù không chỉ rõ con số nhưng cũng cho biết lưu lượng trên mạng gia tăng mạnh. Mặc dù kết quả này có sự đóng góp của các chương trình khuyến mại dịp Tết của các nhà mạng (ví dụ VinaPhone tăng gấp đôi dung lượng ở tốc độ cao của gói MAX và MAXS, MobiFone nâng dung lượng miễn phí của một số gói cước Mobile Internet).
  • 23. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 23 Nhận biết được xu hướng này từ hai năm trở lại đây, việc tăng cường dung lượng mạng lưới chống nghẽn cho dịp Tết tất cả các nhà mạng đều tập trung cho 3G. Kết quả cho thấy nhận định của các nhà mạng là hoàn toàn đúng đắn bởi tình trạng nghẽn mạng đã không còn xảy ra mỗi dịp Xuân về. Lượng thuê bao 3G datacard bắt đầu tăng trở lại từ tháng 7 năm ngoái vẫn tiếp tục giữ gia tăng dù tốc độ tăng trưởng có phần khiêm tốn. Cụ thể trong hai tháng đầu năm chỉ tăng hơn 100.000 thuê bao. 2. Lại nóng chuyện cấp phép và triển khai 4G Ngày 26/3 vừa qua, Hội thảo Quốc tế 4G LTE tiểu vùng sông Mekong lần thứ nhất năm 2015 đã được tổ chức tại Hà Nội để bàn về quy hoạch tổng thể, tối ưu hóa công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ hướng tới đồng nhất công nghệ 4G tại tiểu cùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam. Một lần nữa vấn đề triển khai 4G lại được bàn luận nhiều luồng ý kiến khác nhau và lộ trình phát triển 4G của Việt Nam lại chứng tỏ được sự phù hợp với thực tế thị trường trong nước. Lộ trình triển khai 4G tại Việt Nam Theo quy hoạch Phát triển Viễn thông quốc gia đã được phê duyệt, năm 2015 trở đi sẽ nghiên cứu và cho áp dụng công nghệ 4G tại Việt Nam. Căn cứ vào quy hoạch đó, năm 2014 vừa qua Bộ TT&TT đã cho phép các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm công nghệ 4G LTE. Thực tế thì ngay từ năm 2010, khi 4G mới bắt đầu được triển khai trên thế giới thì một số nhà mạng lớn đã tiến hành thử nghiệm 4G trên phạm vi nhỏ. Kết quả đánh giá của các doanh nghiệp bước đầu cho thấy đã đạt được một số yêu cầu đặt ra. Trong năm nay, các nhà mạng sẽ tiếp tục thử nghiệm triển khai 4G ở băng tần 1.800 MHz và năm 2016 Bộ TT&TT sẽ chính thức cấp phép cho triển khai 4G tại Việt Nam. Công tác chuẩn bị băng tần để cấp phép của 4G cũng đã hoàn thành. Theo đó, khoảng 200 Mhz băng tần ở dải tần 2.600 MHz đã sẵn sàng chờ được cấp cho các nhà mạng. Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ TT&TT, lộ trình số hóa truyền hình đang được triển khai đúng tiến độ. Theo đó, đến 1/7/2015 sẽ ngắt sóng truyền hình analog ở Đà Nẵng và Bắc Quảng Nam, đến 1/1/2016 ngắt sóng truyền hình analog ở 4 thành phố: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và Hải Phòng. Vì vậy, trong năm 2016 có thể chuyển băng tần 700 MHz cho các mạng di động sử dụng. Tất nhiên, hình thức cấp quyền sử dụng sẽ thông qua đấu thầu và sẽ mất một khoảng thời gian nữa các nhà mạng mới có thể chính thức triển khai hệ thống trên băng tần này. Nếu đúng theo lộ trình này, có thể nói Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu thế giới trong việc chuyển băng tần 700 MHz cho các nhà mạng. Băng tần 700MHz (694 – 790 Mhz) - phần băng tần thừa ra sau khi thực hiện số hoá truyền hình đang được coi là tài nguyên “vàng” của lĩnh vực viễn thông. Với khả năng phủ sóng tốt hơn, chi phí đầu tư thấp hơn nên băng tần này đang được cả lĩnh vực viễn thông và truyền hình trên thế giới cố gắng giành được quyền sử dụng.
  • 24. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201524 Như vậy, hiện 4G tại Việt Nam đang khá được “ưu ái” về tài nguyên tần số. Ngoài băng tần 2.600 MHz theo giấy phép thì Bộ cũng đã cho phép các doanh nghiệp có thể triển khai trên băng tần 1.800 MHz. Việc cấp thêm băng tần 700 MHz cho các nhà mạng sẽ là tiền đề vững chắc về tài nguyên tần số cho các nhà mạng triển khai 4G thành công. Những thách thức trước mắt Bên cạnh việc 3G vẫn mới đang ở giai đoạn đầu khai thác, vẫn còn có thể đáp ứng nhu cầu của người dùng trong vài năm tới thì còn một số lý do khác khiến cả cơ quan quản lý và các nhà mạng trong nước đều quyết định chưa triển khai 4G. Đó là: - Thứ nhất, giá cả thiết bị đầu cuối 4G hiện nay còn tương đối đắt. Mặc dù hiện trên thế giới đã triển khai rất nhiều chủng loại nhưng với các thiết bị đời mới của Apple hay Samsung hỗ trợ 4G thì so với mặt bằng kinh tế Việt Nam là rất đắt. Hiện chưa có các thiết bị 4G có giá 1-2 triệu để phổ cập đến người dùng. Nếu nhà mạng muốn triển khai dịch vụ tới người dùng sẽ phải tính tới phương án hỗ trợ thiết bị đầu cuối khá tốn kém. - Thứ hai, hệ sinh thái dịch vụ chưa phát triển đúng tầm. Nếu như chỉ cung cấp các dịch vụ như truy nhập internet, gửi mail… thì không cần đến 4G vì 3G đã làm tốt nhiệm vụ này. 4G chủ yếu phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ video chất lượng cao, các dịch vụ dữ liệu lớn, xem phim, chơi game trực tuyến. Hiện tại các dịch vụ này tại Việt Nam chưa phát triển đến mức cần triển khai 4G. Chính vì vậy, khi triển khai 4G các nhà mạng sẽ xem xét tình hình phát triển cụ thể của các dịch vụ này để quyết định triển khai trên diện rộng hay triển khai theo từng vùng. Trước đó, trong lần cấp giấy phép 3G, VinaPhone đã chính thức đưa dịch vụ tới người dùng chỉ sau 2 tháng chính thức nhận giấy phép và sau 6 tháng rưỡi kể từ khi nhận được thông báo là đủ điều kiện được cấp phép. Hiện vẫn chưa rõ từ lúc cấp phép 4G tới lúc
  • 25. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 25 dịch vụ chính thức được cung cấp tới khách hàng sẽ là bao lâu bởi thực tế là nó không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nhà mạng mà còn ảnh hưởng rất lớn bởi hai lý do kể trên. 3. Mobile internet đang ảnh hưởng ngày càng nhiều tới đời sống Nói tới 3G là nói tới truy nhập internet trên di động, vì vậy cùng với sự phát triển nhanh chóng số lượng người dùng 3G, di động đang trở thành một phương tiện truy nhập internet chủ yếu của người dùng. Điều này gián tiếp biến điện thoại trở thành công cụ tìm kiếm thông tin trên internet hiện nay. Hành vi người dùng thay đổi đang kéo theo yêu cầu nhiều lĩnh vực khác cũng phải thay đổi theo. Theo Báo cáo Thương mại điện tử 2014 được Cục TMĐT&CNTT đưa ra gần đây, có tới 65% người được hỏi cho biết họ sử dụng điện thoại di động để truy nhập internet. Tỷ lệ này với máy tính xác tay là 75%. Máy tính để bàn từng là phương tiện phổ biến nhất chiếm 84% lượng người sử dụng năm 2010 thì đến 2014 chỉ còn 33% người tham gia khảo sát cho biết họ tiếp cận qua phương tiện này. 36% sử dụng Internet từ 3 - 5 giờ mỗi ngày, 10% sử dụng internet dưới 3 giờ. Về mục đích sử dụng Internet, việc cập nhật thông tin hàng ngày là phổ biến nhất, tăng từ 87% năm 2013 lên 93% năm 2014. Đa số người tham gia khảo sát sử dụng Internet có tham gia các diễn đàn, mạng xã hội (81%), truy cập email (73%), xem phim, nghe nhạc (64%), và nghiên cứu học tập (63%). Như vậy, di động cũng đang trở thành công cụ chủ yếu để người dùng tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau dường như lại chưa nắm bắt và thích ứng kịp với xu hướng chuyển dịch này, điển hình là việc thiết kế các nội dung trên website của các doanh nghiệp và điều này đang làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả kinh doanh. Chỉ có chưa tới 20% website được thiết kế cả phiên bản dành cho máy tính và phiên bản dành cho di động! (Google Analytics). Với hơn 80% các web thiếu phiên bản di động hiện nay có thể thấy một thị trường khách hàng tiềm năng cả về số lượng và chất lượng đang bị các doanh nghiệp bỏ qua bởi người tiêu dùng không đủ kiên nhẫn để chờ website tải quá chậm trên thiết bị di động do chưa được tối ưu hay việc hình ảnh, cỡ chữ bị vỡ, nút bấm quá nhỏ, cấu trúc giống như giao diện của máy tính để bàn…Chưa kể đến việc, website không thân thiện với thiết bị di động sẽ ảnh hưởng đến kết quả, thứ hạng tìm kiếm. Ngoài ra, khi website thiếu phiên bản dành cho di động, tất cả hình thức quảng cáo trực tuyến đều bị giảm sút đáng kể hiệu quả. Đây là một con số đáng báo động, không chỉ với các doanh nghiệp thương mại điện tử mà với tất cả các doanh nghiệp nói chung.
  • 26. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201526 THỊ TRƯỜNG INTERNET 1. Tổng quan chung thị trường Thời gian qua thị trường chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ internet, đặc biệt là dịch vụ cáp quang. Không phủ nhận sự nỗ lực của các nhà mạng luôn cải tiến đưa ra gói cước đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, hình thức truy cập internet bằng điện thoại smartphone ngày càng phổ biến và di động trở thành thiết bị đa chức năng có tác động lớn tới nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì thế số lượng người dùng internet bằng những thiết bị thông minh tại Việt Nam ngày càng tăng so với trước đây. Nếu như dịch vụ 3G đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và sự cạnh tranh diễn ra khá mạnh mẽ do nhu cầu sử dụng dịch vụ 3G của khách hàng tăng mạnh. Thì trong lĩnh vực internet sự ganh đua, giành giật khách hàng và muốn chiếm lĩnh thị phần ở mảng dịch vụ này cũng khá quyết liệt. Điển hình là Viettel luôn áp dụng hình thức tiếp thị bằng những chiến lược lôi kéo khách hàng từ các doanh nghiệp khác sang sử dụng dịch vụ của mình. Cách cạnh tranh này đã gây tổn hại cho những doanh nghiệp làm ăn thực sự, và ảnh hưởng tới khách hàng khi đang dùng dịch vụ của nhà cung cấp này lại bị Viettel lôi kéo tiếp thị gói cước giá rẻ. Tương tự trong lĩnh vực chữ ký số, sự cạnh tranh, o ép nhau cũng không kém phần cam go khi mà các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam chưa thể sử dụng chữ ký điện tử hoàn toàn thay thế văn bản giấy. Trên thị trường đã xuất hiện cá nhân, đại lý vì mục đích kiếm lời đã sử dụng hình thức cạnh tranh không lành mạnh. Sự cạnh tranh theo kiểu chơi xấu đối thủ đã ảnh hưởng đến uy tín của những doanh nghiệp khác trên thị trường. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường để các doanh nghiệp cùng phát triển chứ không phải hạ thấp uy tín của nhau để quay lại cách “độc quyền kiểu mới” là điều không được khuyến khích. 2. FTTH tăng tốc - ADSL tăng trưởng âm Nếu như FTTH và băng rộng di động 3G tăng trưởng mạnh thì thị trường ADSL lại chứng kiến sự giảm sút trong những tháng đầu năm. Theo số liệu thống kê của Cục viễn thông, tính đến hết tháng 2/2015, thị trường có 4,65 triệu thuê bao xDSL, giảm khoảng 30.000 thuê bao so với cuối năm 2014 (Biểu đồ 2.5).
  • 27. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 27 Biểuđồ2.5:ThuêbaoxDSLtínhđếntháng2/2015(NghìnTB) Nguồn:CụcViễnthông Đây là điều khá bất ngờ, bởi những tháng trước đây có tháng tăng, tháng giảm tuy sự tăng giảm không đồng đều nhưng trong quý 1/2015 số thuê bao xDSL giảm liên tiếp. Điều này một lần nữa cho thấy xu hướng người dùng chuyển dịch từ cáp đồng (ADSL) sang cáp quang (FTTH) tốc độ cao, đồng thời đánh dấu bước ngoặt của dịch vụ này phát triển số lượng thuê bao đạt tới mức tối đa. Trái ngược với ADSL thị trường FTTH bứt phá mạnh mẽ. Theo số liệu thống kê của Cục viễn thông, tính đến hết tháng 2 thị trường có tổng số 945.000 thuê bao, tăng thêm khoảng 135.000 thuê bao so với cuối năm 2014, trung bình mỗi tháng tăng xấp xỉ 70.000 thuê bao (Biều đồ 2.6). FTTH tăng trưởng mạnh là có nhiều người dùng chuyển từ cáp đồng sang cáp quang, bên cạnh đó chất lượng ổn định, giá cước hợp lý cũng là tiêu chí để nhiều khách hàng lựa chọn dịch vụ cáp quang. Đây cũng chính là mục tiêu mà các nhà mạng đang hướng tới, thu hút khách hàng của mình sang sử dụng FTTH, nhằm hạn chế thuê bao rời mạng/ngừng hay chuyển sang sử dụng dịch vụ của đối thủ khác. Biểuđồ2.6:ThuêbaoFTTHtínhđếntháng2/2015(NghìnTB) Nguồn:CụcViễnthông Tại thời điểm cuối năm 2012, thị trường có 4,32 triệu thuê bao xDSL, đến cuối năm 2014 là 4,68 triệu thuê bao. Như vậy số thuê bao qua 3 năm mới chỉ tăng trên 300.000 thuê bao. Trong khi đó, FTTH có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, tính đến cuối năm 2014
  • 28. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201528 thuê bao FTTH đạt 809,3 nghìn thuê bao, so với 2012 số thuê bao cáp quang tăng gấp 4 lần. Những con số này thể hiện rất rõ xu hướng phát triển của Internet Việt Nam: chuyển từ cáp đồng sang cáp quang. Biểuđồ2.8:ThuêbaoxDSLgiaiđoạn2012-2014(NghìnTB) Biểuđồ2.8:ThuêbaoFTTHgiaiđoạn2012-2014(NghìnTB) Nguồn:CụcViễnthông 3. Dịch vụ chữ kí số: Đẩy doanh nghiệp vào “thế khó” Vài năm trở lại đây, dịch vụ chữ ký số bắt đầu xuất hiện nhiều tại Việt nam với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chữ ký điện tử trên môi trường mạng internet. Hiện các doanh nghiệp lớn như FPT, VNPT/VDC, Nacencomm, Bkav... tỏ ra lo ngại trước tình trạng có đơn vị đã dùng thế mạnh của mình nhằm uy hiếp doanh nghiệp khác phải sử dụng chữ ký số của họ. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đã bắt đầu manh nha xuất hiện ở lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm này. Hiện tượng các cá nhân, đại lý, tổ chức bán chữ ký số sử dụng nhiều chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh để thu hút người dùng, nhằm mục đích kiếm lời bắt đầu xuất hiện từ năm ngoái. Chẳng hạn như thông báo giả để đổi dịch vụ qua điện thoại, email giả danh cơ quan nhà nước hoặc nhà cung cấp, thậm chí thông báo chữ ký số không tương thích trên những phần mềm khai báo cần thông tin xác nhận chữ ký số như phần mềm khai thuế điện tử, hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội điện tử…
  • 29. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 29 Đặc biệt là trong lĩnh vực kê khai thuế qua mạng xuất hiện các hiện tượng như: Các nhà cung cấp lôi kéo khách hàng của nhau, đưa ra thời hạn sử dụng chữ ký số không đúng theo quy định của Bộ TT&TT. Không những thế khách hàng của các doanh nghiệp này luôn bị làm phiền bởi việc gọi điện đề nghị gia hạn, chuyển đổi nhà cung cấp trong khi thời hạn sử dụng còn khá dài. Về phía các doanh nghiệp khác, sự cạnh tranh về chữ ký số cũng diễn ra dưới nhiều hình thức như giảm giá dịch vụ, chi hoa hồng để các doanh nghiệp khác phải sử dụng dịch vụ của mình. Chẳng hạn như tại Thái Bình, Viettel hạ giá gói cước Viettel CA từ mức ngang VNPT xuống 1,5 triệu đồng, chưa tính VAT (63 tháng), kèm theo cơ chế mềm ngoài để tăng sức mạnh cạnh tranh. Mức cước này rất ưu đãi so với cước hiện hành của VNPT (mức cước 54 tháng của VNPT giá 1,998 triệu đồng, trong khi cước 63 tháng của Viettel là 1,5 triệu đồng). Bên cạnh đó, chính sách miễn phí lắp đặt và sử dụng dịch vụ Internet cáp quang cho các trường học, miễn phí Dcom và cước sử dụng cho các Hiệu trưởng khiến việc bán hàng của doanh nghiệp khác gặp khó khăn. Tại Quảng Trị, Viettel thỏa thuận với cơ quan thuế của tỉnh đưa ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kê khai thuế Trong quý đầu tiên của năm, cuộc chiến chữ ký số lại trở thành chủ đề nóng khi BKAV tố TS24 chặn chữ ký số của doanh nghiệp khác. Nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần giảm thiểu sự ùn tắc, và phiền nhiễu cho các doanh nghiệp khi đến giao dịch với cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHXH Việt Nam đã triển khai thí điểm giao dịch bằng phần mềm hỗ trợ kê khai thủ tục BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) qua phần mềm iBHXH của Công ty cổ phần TS24 tại 36 tỉnh, thành phố trên cả nước với hơn 30.000 doanh nghiệp áp dụng. Điều đáng phê phán là, trong quá trình thực hiện giao dịch hồ sơ BHXH, BHYT điện tử trên phần mềm do TS24 phối hợp cùng BHXH Việt Nam cung cấp, nhiều doanh nghiệp đã không thể sử dụng chữ ký số của các đơn vị cung cấp dịch vụ khác (VDC, Bkav, Nacencomm…). Để ép buộc các khách hàng sử dụng dịch vụ của mình TS24 đã dùng biện pháp kỹ thuật chặn chữ ký số của các nhà cung cấp khác; đồng thời đã đưa ra các chính sách chuyển đổi hấp dẫn như miễn phí Token, cộng thời gian sử dụng còn lại cho khách nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng của các nhà cung cấp khác. Dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng đang sử dụng chữ ký số của nhà cung cấp này phải chuyển đổi sang sử dụng chữ ký số của TS24 không phải là hiếm. Rõ ràng doanh nghiệp này đã bắt ép người dùng, đẩy khách hàng vào thế khó không còn lựa chọn nào khác đành bắt buộc phải sử dụng dịch vụ của TS24. Trong khi đó, theo các quy định của pháp luật thì dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của các nhà cung cấp được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép đều bình đẳng và có giá trị pháp lý như nhau. Một chữ ký số có thể sử dụng để thực hiện nhiều loại giao dịch điện tử khác nhau như: Kê khai thuế qua mạng, BHXH điện tử, khai hải quan trực tuyến.
  • 30. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201530 bắt buộc phải sử dụng dịch vụ Viettel CA. Rõ ràng, chữ ký số là công nghệ được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc với nhiều hoạt động diễn ra trên môi trường mạng liên quan đến các lĩnh vực quan trọng bao gồm cả các giao dịch tài chính, ngân hàng. Nếu tình trạng cạnh tranh thiếu minh bạch tiếp tục tái diễn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường, đặc biệt làm giảm lòng tin của người dùng vào dịch vụ điện tử mang tính đặc thù. Vì vậy, các cơ quan quản lý cần có chế tài mạnh mẽ để chấn chỉnh tình trạng này, mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp chữ ký số cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền để giúp người dùng tự bảo vệ mình. 5. Ban hành kế hoạch hoạt động thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2015 Ngày 25/3/2015, Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 đã ban hành kế hoạch hoạt động thúc đẩy IPv6 năm 2015. Trong năm nay sẽ có nhiều hoạt động được triển khai. Cụ thể: - Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sác: Dự kiến đến quý 3/2015, Ban công tác sẽ hoàn tất việc ban hành các bộ tiêu chuẩn quy chuẩn đánh giá khả năng đáp ứng, tính sẵn sàng IPv6 của các thiết bị, hạ tầng thông tin, mạng lưới của tổ chức, doanh nghiệp. Triển khai phòng đo kiểm chứng nhận thiết bị sản phẩm hỗ trợ IPv6 tại Việt Nam. - Công tác đào tạo, hợp tác quốc tế: Triển khai hướng dẫn tổ chức đào tạo IPv6 cho sinh viên các trường ĐH-CĐ chuyên ngành CNTT và điện tử viễn thông. Phối hợp đào tạo về nhận thức và công nghệ IPv6 cho các Sở TT&TT. Tổ chức đoàn công tác đi tham quan, học tập kinh nghiệm triển khai IPv6 ở một số nước có trình độ phát triển ICT tương đương. - Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ trên nền IPv6: Duy trì mạng IPv6 quốc gia, tăng cường kết nối và lưu lượng IPV6 trao đổi qua mạng IPv6 quốc gia; Hoàn thiện kế hoạch tổng thể, thí điểm chuyển đổi hạ tầng và dịch vụ viễn thông của một số cơ quan Đảng, Nhà nước và làm việc với các doanh nghiệp (ISP, nhà cung cấp dịch vụ di động, nội dung, các nhà đăng ký tên miền…) để khảo sát đánh giá về mức độ sẵn sàng IPv6 ở từng phân mạng cụ thể và kế hoạch triển khai IPv6 của các doanh nghiệp. - Công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức và khả năng sẵn sàng với IPv6 của nhóm doanh nghiệp mới được bổ sung vào Kế hoạch quốc gia. Tổ chức hội thảo chuyên đề IPv6 với dịch vụ di động nhân ngày IPv6 Việt Nam. Triển khai đề án chương trình công bố và gán logo sẵn sàng IPv6 ở Việt Nam. Xây dựng các văn bản hướng dẫn các ưu đãi trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và kinh doanh thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ IPv6. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các thông tin về kế hoạch chuyển đổi sang IPv6 tới các cơ quan, doanh nghiệp, người dân và xã hội sẽ được đẩy mạnh
  • 31. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 31 trong năm nay. Đối với các doanh nghiệp, Ban công tác đề nghị các doanh nghiệp rà soát đánh giá chuyển đổi, mục tiêu hết năm nay tất cả mạng cố định và di động phải sẵn sàng hỗ trợ song song IPv4 và IPv6 trên toàn mạng. 6. Số người sử dụng internet trên điện thoại di động tăng mạnh tại Việt Nam Theo trang web “We are social” mới đây đưa ra bản thống kê chi tiết về xu hướng sử dụng internet, mobile, mạng xã hội của 30 quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Theo thống kê này, tính đến ngày 1/1/2015, Việt Nam có dân số là 90,7 triệu người, trong đó có 39,8 triệu người sử dụng internet (tương đương với 44%), 28 triệu người  sở hữu tài khoản mạng xã hội (chiếm 31%), 128,3 triệu người có kết nối mạng di động (tương đương với 141%). Tức là trung bình mỗi người Việt Nam sở hữu 1,4 thuê bao di động, và số người sử dụng tài khoản xã hội trên điện thoại là 24 triệu (tương đương với 26%). - Về mức độ tăng trưởng trung bình, số người sử dụng internet đã tăng thêm 10% kể từ 1/1/2014, con số này đối với tài khoản mạng xã hội là 40%, tuy nhiên số thuê bao kết nối mạng di động đã giảm 4%, số người sử dụng mạng xã hội trên điện thoại đã tăng 41%. - Thời gian sử dụng internet trung bình một ngày bằng máy tính để bàn hoặc máy tính bảng là  5 giờ 10 phút, con số này với điện thoại là 2 giờ 41 phút, thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình (bất kể qua hình thức nào) là 3 giờ 04 phút, và thời gian xem ti vi trung bình của những người sử dụng internet chỉ là 1 giờ 48 phút. - Mức độ phổ cập internet, số người sử dụng internet là 39,8 triệu người (44% tổng
  • 32. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201532 dân số), và có 32,4 triệu người sử dụng internet qua điện thoại (36% tổng dân số). - Về lưu lượng giao tiếp với website, có 76% số page view được thực hiện qua máy tính xách tay hoặc máy để bàn (tăng 1% so với năm ngoái), 20% số này thực hiện qua điện thoại (giảm 3% so với năm ngoái), 4% qua máy tính bảng (giảm 4% so với năm ngoái) và người Việt Nam không dùng bất cứ thiết bị nào khác để lướt web. - Tiêu chí người sử dụng mạng xã hội, tổng số tài khoản mạng xã hội của người Việt Nam là 28 triệu, chiếm 31% tổng dân số, trong đó số người sử dụng mạng xã hội qua điện thoại là 24 triệu người, chiếm 26% tổng dân số. - Đánh giá chung về các mạng xã hội và công cụ nhắn tin qua mạng xã hội, Facebook là mạng xã hội được yêu thích nhất Việt Nam với 21% số người sử dụng, ứng dụng nhắn tín của Facebook chiếm 14%, Google Plus 13%, Skype 12%, Viber 9%, Twitter 8%, Pinterest 5%, LinkedIn 5%, Instagram 5% và Badoo 4%. - Các hoạt động của người dùng di động bao gồm: 24% dân số sử dụng các ứng dụng mạng xã hội, 22% người Việt Nam xem các video trên điện thoại, 18% chơi game trên điện thoại, 16% tìm kiếm các nội dung dựa trên vị trí qua điện thoại và 14% sử dụng dịch vụ mobile banking. Điều này cho thấy lượng người dùng internet tại Việt Nam sẽ ngày một gia tăng, thiết bị đầu cuối giá rẻ như smartphone, hay những dự án đưa máy tính và Internet đến các tỉnh thành tại Việt Nam đã giúp nhiều người dùng trên khắp cả nước có cơ hội tiếp cận với internet bằn nhiều phương thức truy cập.
  • 33. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 33 THỊ TRƯỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN 1. Động thái của các đài truyền hình khi mức ARPU thấp Việc các nhà đài theo đuổi chiến lược giá rẻ nhằm giành giật khách hàng không phải là cuộc chiến bền vững, đôi khi sự quá đà sẽ gây tổn hại cho chính các nhà cung cấp dịch vụ nói riêng và thị trường truyền hình nói chung. Việc giảm giá cước làm tăng lượng thuê bao nhanh chóng, nhưng kéo theo doanh thu bình quân của thuê bao tháng (ARPU) truyền hình trả tiền ở Việt Nam ở mức thấp nhất ASEAN (ARPU Việt Nam 4-5 USD, Singapore là 32USD, Philipines cũng 9 USD). Một trong những lí do khiến ARPU ở Việt Nam thấp là thị trường cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấp truyền hình. Bên cạnh đó, do ít kênh truyền hình độc quyền, nên các nhà đài chỉ có thể cạnh tranh về giá khiến giá dịch vụ ngày càng giảm. Nhiều nhà đài đã nhận ra rằng, để giữ chân khách hàng, phát triển thuê bao một cách bền vững, thì việc đầu tư vào nội dung là chuyện sống còn ngay từ bây giờ nếu như các doanh nghiệp không muốn lún sâu thêm nữa vào cuộc chiến giảm cước bởi càng giảm giá chất lượng càng kém do không có tích lũy để tái đầu tư cho nội dung, mua bản quyền hoặc tự sản xuất các chương trình có chất lượng cao. Đây là thời điểm để các đài truyền hình cần đánh giá thực lực một cách nghiêm túc, liệu việc giành giật thuê bao từ các nhà cung cấp khác bằng những chiêu tiếp thị, giảm giá mạnh đã mang lại lợi ích gì hay chỉ vì một chút lợi ích riêng mà bỏ qua những giá trị lớn hơn nhiều đó là niềm tin của khách hàng bị giảm sút, do sau một thời gian sử dụng thấy chất lượng dịch vụ không đảm bảo khiến nhiều khách hàng
  • 34. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201534 ngưng/hủy dịch vụ. Chưa kể đến giá trị vô hình của doanh nghiệp như thương hiệu, uy tín hình ảnh doanh nghiệp sau nhiều năm gây dựng cũng bị ảnh hưởng theo. Qua đó, có thể thấy giá trị mất đi lớn hơn nhiều so với những gì nhận được. Việc mải cạnh tranh giảm cước mà không chú trọng đến nội dung, các nhà đài đã tạo cơ hội cho các kênh nước ngoài phát sóng các kênh truyền hình trả tiền tại chính Việt Nam. Phần lớn các kênh phát sóng vẫn trông đợi ở thị trường truyền hình nước ngoài. Thách thức đặt ra, trong tương lai các doanh nghiệp trong nước phải tự sản xuất các nội dung tạo khác biệt, hấp dẫn. Tuy nhiên, đầu tư kinh phí sản xuất nội dung hiện vẫn đang là khó khăn với các doanh nghiệp truyền hình Việt Nam nói chung. Nhưng cũng không vì thế các đài truyền hình “ngồi yên” để các hãng nước ngoài chiếm mất thị phần. Trong khi tại thị trường nội địa các nhà cung cấp vẫn chưa khai thác hết tiềm năng, những gói cước đặc thù hướng đến đối tượng người dùng khác nhau, phân khúc khách hàng bình dân hay cao cấp, cho đến địa bàn kinh doanh?… vẫn còn thiếu. Hiện việc cung cấp các dịch vụ vẫn tập trung chủ yếu ở các khu vực đô thị, thành phố lớn trong khi thị trường nông thôn chiếm tới 70% dân số lại bị bỏ ngỏ. Vấn đề đặt ra, các nhà đài có thể chuyển hướng khai thác đến các nhóm khách hàng ở những địa bàn này không? Sự bắt tay hợp tác kinh doanh đa dịch vụ: Internet + Di động + Truyền hình sẽ giảm bớt kinh phí đầu tư của nhà cung cấp. Với xu hướng này, kỳ vọng trong năm 2015, các đài truyền hình sẽ có những đột phá, cải thiện nội dung để tăng ARPU cũng như ra mắt thị trường những sản phẩm truyền hình đặc sắc. 2. Các nhà đài chuyển hướng cạnh tranh bằng nội dung thay vì theo đuổi chiến lược giảm cước Sau một thời gian các đài truyền hình chạy đua giảm cước thuê bao, cước lắp đặt, khuyến mại thuê bao phụ, tặng sản phẩm đi kèm cho khách hàng khi đăng ký mới dịch vụ… Năm 2015, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chạy đua hút khách bằng việc đầu tư các chương trình độc quyền, hấp dẫn, thay vì cạnh tranh giảm cước thuê bao. Ngay từ những ngày đầu năm, các nhà đài đã khởi động kế hoạch đầu tư cho mảng nội dung, thay vì chiêu thức hút khách bằng giá rẻ. Cụ thể, SCTV, AVG, K+, FPT… ra mắt kênh mới để kích cầu người dùng. Đây là điểm khác biệt so với những năm trước, cả năm 2014 thị trường đã chứng kiến những cuộc ganh đua giảm cước của hầu hết các hãng truyền hình trả tiền. Việc các hãng truyền hình trả tiền tạm ngưng cuộc chiến giảm cước có thể coi là một tín hiệu tốt cho thị trường truyền hình khởi sắc. Từ sự cạnh tranh về giảm cước đến việc các hãng truyền hình bổ sung tăng kênh mới là một sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm mang lại giá trị gia tăng cho người dùng. Truyền hình K+ tăng thêm 2 kênh mới là Screen RED và AFC/ được phát sóng theo
  • 35. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 35 cả hai chuẩn HD và SD, ngay sau khi đã tăng thêm 2 kênh HTV3 và HTV4 trước đó. Ngay sau khi K+ đổi mới tăng thêm một loạt kênh mới khiến cho các đài khác không thể ngồi yên. Tiếp đến AVG tuyên bố tăng nội dung, mở thêm kênh truyền hình An ninh thế giới (ANTG) mà không kèm theo thông tin về việc tăng hay giảm cước. Bên cạnh kênh ANTG, toàn bộ khách hàng trên cả hai hạ tầng vệ tinh (DTH) và mặt đất (DTT) đều xem được thêm các kênh quốc tế đặc sắc, hấp dẫn. Đây là lần tăng kênh thứ ba từ năm 2014 đến nay của Truyền hình An Viên. FPT cũng thể hiện nỗ lực của mình bằng cách tăng thêm 8 kênh địa phương trong hệ thống truyền hình của mình, các đài mới thêm vào bao gồm: Bắc Giang, Hải Dương, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Huế, Lạng Sơn và Bến Tre. Với thay đổi này FPT Telecom đã bổ sung tổng cộng 32 kênh truyền hình HD và số lượng kênh phát sóng đạt mốc 150 kênh truyền hình chọn lọc nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong số các đài truyền hình thì SCTV là doanh nghiệp có nhiều tham vọng lớn khi mở rộng vùng phủ tại miền Nam và tiến rộng ra cả khu vực miền Bắc để giành thị phần và hút thêm lượng thuê bao từ các đài truyền hình khác. Như để củng cố sự lớn mạnh của mình SCTV đã công bố 7 nội dung chương trình mới trên hệ thống truyền hình cáp SCTV từ năm 2015. Trong đó sẽ có những chương trình truyền hình do SCTV sản xuất đạt chuẩn 4K. Ngoài ra, SCTV cũng sẽ tiếp tục mở rộng cung cấp dịch vụ theo yêu cầu VOD. Mục tiêu đến năm 2020 SCTV sẽ phủ kín 100% mạng truyền hình cáp tại các tỉnh, thành phố. Năm 2015 sẽ là năm đánh dấu bước ngoặt quan trọng của SCVT không chỉ mang đến các chương trình chọn lọc và chất lượng cao cho khán giả, mà còn góp phần mở rộng mạng phủ sóng truyền hình kỹ thuật số. Việc các nhà đài chuyển hướng chiến lược sang đầu tư mạnh vào nội dung, thay vì giảm giá cước được kì vọng sẽ tạo nên một bước ngoặt mới cho thị trường truyền hình trong năm nay. 3. Quản lý chặt nội dung các kênh truyền hình trả tiền Trước sự phát triển ồ ạt của các kênh truyền hình thuộc các nhà đài, việc không tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý khi phát sóng kênh truyền hình chưa được cấp phép đã khiến cơ quan quản lý siết chặt về nội dung các kênh truyền hình trả tiền. Các nhà đài sẽ không được phát sóng các kênh truyền hình chưa có giấy phép, đảm bảo quy trình cung cấp dịch vụ của Bộ. Mới đây Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) thuộc Bộ TT&TT vừa yêu cầu VTVCab, AVG và Viettel ngừng phát sóng 9 kênh truyền hình không phép. Cụ thể, VTVCab và AVG hiện đang phát sóng các kênh truyền hình nước ngoài như: True Sport HD, OPT1, Golf HD (trên hệ thống dịch vụ của VTVCab), Russia Today (trên hệ thống dịch vụ của AVG). Còn dịch vụ truyền hình trả tiền IPTV của Viettel phát sóng các kênh chương trình truyền hình nước ngoài như: True Tennis HD, Golf HD; phát sóng các kênh chương trình có tên Dân gian-thử
  • 36. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/201536 nghiệm VOD, Keng-thử nghiệm VOD, Phim truyện-thử nghiệm VOD, Hoạt hình-VOD thử nghiệm. Đồng thời, các doanh nghiệp vi phạm cũng được yêu cầu báo cáo việc phát sóng các kênh truyền hình này, bao gồm nguồn tín hiệu thu, đơn vị cung cấp nội dung kênh chương trình, bản quyền phát sóng tới cơ quan quản lý. Việc 3 đơn vị phát sóng các kênh chương trình chưa được cấp phép là vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về báo chí. Trước đó, Viettel Phú Yên cũng bị dừng cung cấp dịch vụ do thực hiện không đúng quy định về kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp. Các sai phạm như: Đang hoạt động thử nghiệm nhưng Viettel Phú Yên lại ký hợp đồng, thu tiền của khách hàng, chưa có logo dịch vụ truyền hình cáp, chưa có điểm giao dịch và niêm yết công khai chất lượng truyền hình cáp theo quy định, không báo cáo cơ quan chức năng trước khi cung cấp dịch vụ… Mới đây, Bộ TT&TT vừa quyết định tạm thời dừng cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình liên kết cho Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) với Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD) và Công ty Cát Tiên Sa. Theo đó, VTV đã để xảy ra một số sai phạm về nội dung thông tin, trong đó có những chương trình do Đài liên kết với đối tác để thực hiện. Theo Bộ TT&TT, với những chương trình có sai phạm về thủ tục đăng ký liên kết Bộ sẽ không xem xét, xử lý việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên kết cho các chương trình này, đồng thời xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Động thái trên của Bộ cho thấy sẽ không nương nhẹ xử phạt đối với bất cứ đài truyền hình nào nếu vi phạm phát sóng các kênh truyền hình không phép. Điều này là lời cảnh báo tới các đài truyền hình cần thận trọng, nghiên cứu kỹ về nội dung, chất lượng chương trình và yêu cầu quá trình kiểm duyệt khắt khe hơn trước khi đưa lên phát sóng. Do đó, việc quá xem nhẹ vai trò của cấp quản lý, thậm chí qua mặt cơ quan chủ quản... là điều khó chấp nhận.
  • 37. thị trường viễn thông việt nam BÁO CÁO VIỄN THÔNG VIỆT NAM QUÝ I/2015 37 Thị trường sản phẩm công nghiệp CNTT Tập trung phát triển Công nghiệp CNTT, đến 2020 thành ngành kinh tế có giá trị xuất khẩu lớn Vừa qua Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt Quyết định 392/QĐ-TTG ngày 27/3/2015 về “Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” đặt mục tiêu đưa công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao và có giá trị xuất khẩu lớn vào 2025. Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/1/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp CNTT và tập trung nguồn lực xây dựng hạ tầng thông tin thông tin là góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Theo “Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp CNTT đến năm 2020, tầm nhìn 2025”, Thủ tướng Chính đã phủ khẳng định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm thực hiện thành công Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT, góp phần thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Thúc đẩy phát triển các lĩnh vực công nghiệp CNTT, ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm, sản xuất nội dung số, thiết kế, sản xuất vi mạch, cung cấp dịch vụ CNTT Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và có tiềm năng xuất khẩu. Mục tiêu đến năm 2025 là công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh, bền vững, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn; Việt Nam đủ khả năng phát triển, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ CNTT đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, tạo nền tảng để phát triển kinh tế tri thức, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, bảo đảm an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia. Cụ thể, đến năm 2020 công nghiệp CNTT tăng trưởng tối thiểu 15%/năm với lĩnh vực phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT; thu hút nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực trọng điểm, trong đó lĩnh vực phần cứng điện tử thu hút 5 tỷ USD đầu tư FDI trong giai đoạn 2015- 2020. Đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh, duy trì vị trí là một trong 10 nước đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số. TP.HCM và Hà Nội duy trì vị trí thuộc nhóm 10 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm toàn cầu. Phát triển nhiều sản phẩm thương hiệu Việt trong lĩnh vực phần cứng-điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT,bảo đảm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và phấn đấu tăng dần tỷ trọng mua sắm các sản phẩm thương hiệu Việt trong tổng kinh phí mua sắm đầu tư hàng năm của