SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  14
http://kynangsong.xitrum.net/hocduong/122.html


                              Phương pháp học tập
Làm việc gì người ta cũng cần phải có phương pháp, vì có phương pháp mới dẫn tới thành
công. Việc học đòi hỏi bạn phải có phương pháp một các chặt chẽ hơn.


I. Lập sẵn chương trình:

Như đã trình bày với bạn, muốn có phương pháp học tập tốt, phải vạch ra chương trình cụ
thể. Trong thời khóa biểu, bạn cần lưu ý phác họa chương trình của từng ngày, từng tuần và
tháng ăn khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng
không việc nào hoàn thành một cách chắc chắn cả.

Vậy bạn phải lập chương trình thế nào để được sít sao?

Trước nhất, bạn nắm chắc thời khóa biểu ở trường, ngày nào có những môn gì. Nếu buối
sáng bạn học ở trường thì buổi chiều bạn nên vận dụng thời khóa biểu của chương trình học
bài kết hợp với chương trình sinh hoạt ở nhà.

Giả sử thời khóa biểu của lớp 12A như sau:




Dựa vào thời khoá biểu này bạn kết hợp chương trình học ở nhà.

Vậy bạn có thể lập thời khóa biểu ở nhà như sau:




Đêm từ 8 giờ - 10 giờ các bạn nên ôn tập lại các môn bài đã học buổi chiều, và nắm chắc
bài trước khi lên giường ngủ.
II. Cụ thể đi vào các môn học

Bạn đã có sẵn chương trình rồi, bây giờ bạn phải làm sao để mỗi môn học bạn đều áp dụng
đúng phương pháp cho môn học đó, có vậy nó mới đem lại cho bạn một kết quả mỹ mãn.
Xin lần lượt trình bày cụ thể các môn học.

1. Môn lý :

Bạn đã nghe qua bài giảng của thầy cô ở lớp rồi. Nghe giảng cho nghiêm túc là điều quan
trọng bước đầu cho bạn. Môn học này có hai 2 phần. Phần học bài và phần làm toán.Trước
tiên, bạn nên đọc qua bài một lần. Ðọc thật chậm. Phần nào khó hiểu bạn nên ghi ra giấy
nháp ngay. Sau khi đọc xong một lượt bài ghi, bạn nên lập ngay dàn bài. Nhớ là từ phần của
dàn bài, có đoạn quan trọng, bạn cần ghi cụ thể và gạch dưới những đoạn ấy. Lập dàn bàn
xong là bạn khai triển bài học rất đê dàng. Về môn Vật lý, bao giờ cũng có những công thức,
những định luật, bạn nên học thật nhuần nhuyễn các công thức, các định luật ấy. Không học
sơ sơ mà nhớ phải thật nằm lòng. Bạn nên có những quyển sổ tay để ghi những công thức
này. Một phương pháp giúp bạn dễ nhớ là bạn nên học trên bảng, dùng phấn viết những
định luật, những công thức để khi đi qua đi lại luôn nhìn thấy và khắc sâu vào tâm óc bạn.
Khi nào đã thuộc thì xóa đi để ghi nội dung khác. Hoặc bạn cũng có thể ghi dàn bài, các
định luật, các công thức của môn học này trong một mảnh giấy, xếp bỏ vào túi, và bất cứ
nơi đâu bạn cũng có thể lấy ra nhẩm lại được. Với môn Vật lý bạn nên áp dụng làm bài tập
toán ứng đụng, đừng bỏ qua một bài tập nào của sách bài tập. Vì nếu không thực hành bạn
sẽ không thể giỏi về môn Lý được.

2. Môn Hóa:

Cũng không khác với môn Lý, môn học này cũng có nhiều công thức. Ðiều quan trọng là bạn
phải nắm chắc các hóa trị của các chất trong bảng tuần hoàn Hóa học Mendéliep. Về
phương pháp học, bạn cũng áp dụng như môn Vật lý. Với môn học này bạn chịu khó nắm
chắc kiến thức ngay từ ban đầu thì sẽ không khó gì cho bạn về sau. Bạn muốn nhớ nằm
lòng về hóa trị của các chất hóa học trong bảng tuần hoàn ?

Xin đơn cử vài câu đơn giản để bạn dễ nhớ khi sử dụng làm bài:

Ví dụ: Với bảng phân loại tuần hoàn hóa học, những câu sau đây bạn sẽ phân biệt được chất
nào đứng trước Hydro: "Khi nào cần may áo giáp sắt phải nhìn sang phố, hỏi cửa hàng Á Phi
Âu"

Có nghĩa là: K - Na - Ca - Mg - Ag - Zn - Fe - P - Ni - Sn - Pb - H - C - Hg-Ar - Pt - Au.

Và nữa, bằng những câu thơ sau đây sẽ giúp các bạn nhớ lại các hóa trị để dễ cho việc cân
bằng phương trình khi làm toán :

"Kali, iot Hydro

Natri với Bạc, Clo một loài.

Là hóa trị một, em ơi.

Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi phân vân

Ma-giê với Kẽm, Thủy ngăn
Ôxy, Ðồng đấy cũng gần Ba- ri

Cuối cùng thêm chú Can-xi

Hóa trị hai đó, có ngày nào quên"

Các bạn học hết lớp 12, đừng nghĩ rằng nình đã thông chương trình hóa học một cách thành
thạo rồi. Bạn nên xem lại việc thi cử. Nếu bạn thi vào đại học (như chọn ban B, A) mà hóa
học mất căn bản thì nguy. Vậy bây giờ cũng chưa muộn bạn hãy bắt đầu học đi. Nếu mà
mất căn bản thì ôn tập lại từ đầu. Việc ghép thành những câu vần vè dễ đọc cũng là cách
"học mò", nhưng sẽ giúp bạn mau nắm vấn đề hơn.

3. Môn toán:

Này là môn học quan trọng nhất của bạn,nó đòi hỏi quá trình rèn luyện liên tục từ thấp lên
cao. Muốn làm toán giỏi, trước tiên bạn phải hết sức chú trọng việc nghe giảng ở lớp. Bạn
ghi nhanh vào sổ tay những phần bài khó hiểu, để về nghiên cứu lại. Bạn phải phân loại và
nắm chắc từng dạng toán. Ðây là phần quan trọng, nếu bạn chỉ học vẹt, mà không phân
biệt rõ các dạng thì muôn đời bạn không thể giỏi toán được. Ðiều thứ 2 là bạn phải học
thuộc các công thức, định lý, định đề, đây là "chìa khóa" cho bạn đi vào các bài toán khó.
Không thuộc công thức, bạn không sao giải nổi một bài toán cho dù rất đơn giản ví như
người đứng trước một kho tàng nhưng không có chìa khóa để mở. Các giáo viên toán học
cũng thấy được môn toán là môn học khó khăn "khó nuốt", nên đã làm ra những bài thơ để
kích thích học sinh để dễ nhớ. Mỗi thầy dạy theo một phương pháp khác nhau. Ở đây, xin
gửi đến các bạn một phương pháp dễ nhớ khi tính các góc hoặc cạnh trong một tam giác
vuông có liên quan đến hàm số lượng giác.

Sin = đ/h

Cos = k/h

tg = đ/h

cotg= k/đ

Qua công thức này, bạn có thể hiểu máy móc như sau :

Sin : đi học (cạnh đối - cạnh huyền)

Cos: không hư (cạnh đối - cạnh huyền)

Tg: đoàn kết (cạnh đối - cạnh kề)

Cotg: kết đoàn (cạnh kề - cạnh đối)

Phương pháp học toán cũng không đơn giản như các môn khác. Bạn cũng rất cần ghi các
công thức ra bảng học. Hoặc đối với môn hình học không gian, cần vẽ hình cho thật chính
xác lên bảng để đi qua đi lại, bạn nhìn hình vẽ cho quen, mà cũng có thể bạn tìm phương
pháp giải một cách bất ngờ. - Về công thức, định lý, định đề ghi như vậy bạn sẽ thấy quen
mắt. Bạn có thể nhẩm nhớ mà không phải "gò đầu, bó gối" để học một cách khổ sở.lMặt
khác, bạn cũng có thể ghi tắt các côngthức ra mảnh giấy nhỏ cho vào túi: Ði đâu bạn cũng
nhẩm, làm việc gì bạn cũng tranh thủ nhẩm lại được. Học mệt, dạo chơi trên công viên bạn
cũng có điều kiện ôn lại mà, nếu quên bạn lôi "lá bùa hộ mệnh" đó ra. Chắc chắn điều đó sẽ
nằm lòng bạn, và bạn sẽ không bao giờ quên nó một cách dễ dàng hoặc lẫn lộn.

4. Môn Sinh ngữ:

Bất kỳ là sinh ngữ nào: Anh, Pháp, Nga .v.v...thì xin bạn lưu ý là không thể học như các
môn tiếng Việt của ta được. Trước tiên bạn chưa biết, chưa quen tí gì về ngoại ngữ, nhất
định bạn phải tìm đến thầy dạy.

+ Phần học quan trọng nhất của ngoại ngữ là giọng đọc.

Bạn phải đọc, phát âm như giáo viên chỉ dẫn dù có há to miệng hay làm bẹt miệng ra, hoặc
thè lưỡi thì cũng chẳng có gì xấu cả. Mục đích chính của bạn là phải luyện giọng sao cho
đúng âm chuẩn.

Học ngoại ngữ mà đọc không đúng âm chuẩn thì chưa thể gọi là học tốt.

* Về cách học: Khác với các môn bài khác, bạn chỉ học bài bằng trí, dùng đôi mắt mà đọc
thầm là được. Còn ở đây, với môn sinh ngữ bạn không thể đọc như vậy mà phải phát âm
thành tiếng rõ ràng.

Vậy phương pháp học sinh ngữ thế nào để mau đạt kết quả tốt ?

- Bạn phải dùng phấn và bảng. Giấy nháp và bút chì. Vừa học, vừa viết. Ðọc to mục đích là
để luyện giọng, nhớ đọc cho chính xác. Từ nào biết mình đọc sai là phải hỏi lại thầy dạy,
hoặc bạn nào khá sinh ngữ hơn để sửa ngay. Bạn nên phân chia, cứ mỗi lần là năm tiếng,
bạn đọc rồi viết, viết rồi đọc, rồi lại xóa đi. Cứ thế cho đến bao giờ năm từ đó bạn đọc cảm
thấy rất chuẩn và thuộc bạn mới bỏ nó sang một bên và bắt đầu năm từ khác, cũng vừa đọc
vừa viết như trên. Sau đó thì bạn nên nghỉ một chút rồi dùng bút chì, giấy nháp kiểm tra lại
toàn bộ các từ đã học, xem "bộ nhớ" của mình cùng với cách viết đã chính xác chưa. Bạn
học Văn phạm hoặc Ðộng từ cũng vậy. Phải nắm nguyên tắc của nó.

- Động từ thì học những động từ chính thật nằm lòng còn các phần phụ bạn không phải học,
chỉ dựa vào đó mà chia.

Nói tóm lại, với môn sinh ngữ sau khi học xong, bạn nên tự kiểm tra mình bằng cách đọc to
lên, chia bảng ra thành nhiều cột, cột nào là tiếng một, cột nào là văn phạm, cột nào là
động từ bạn vừa đọc to, vừa ghi lên bảng. Vì tự kiểm tra mình nên không nhìn sách. Nếu
bạn đã ghi xong toàn bộ các phần bài, khi mở sách kiểm tra thấy chính xác rồi: bạn nên giữ
nguyên phần bảng đã ghi. Chi vậy? Trong ngày đi tới đi lui bạn đọc to lên nữa để luyện
giọng và khắc sâu vào tâm óc bạn hơn. Lại nữa, bạn nên ghi vào giấy nháp, cũng bằng cách
tự kiểm tra như đã làm trên bảng với mảnh giấy ấy, mỗi không khi đi bách bộ, hoặc bận làm
một việc gì đó, bạn đừng lãng phí thời gian, hãy tận dụng từng thời khắc một để ôn lại, chỗ
nào quên mở "bửu bối" ra xem. Cứ thế bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể học được môn này
mà chẳng phiền phức ai cả.

Bạn cũng có thể học với các bạn cùng nhóm tổ. Hoặc tập nói, tập thực hành khi nói chuyện
các bài đã học bằng ngoại ngữ với bạn bè. Hoặc ở nhà có anh chị em cùng học, bạn cũng
hạn chế nói chuyện bằng tiếng Việt (tôi không cố ý khuyên bạn quên tiếng mẹ đẻ mà học
đòi lai căng đâu nghe). Nhưng nói chuyện bằng ngoại ngữ thường xuyên là hình thức giúp
bạn "ôn luyện" về môn học này rất tốt.
Nếu bạn thực hành phương pháp học ngoại ngữ như tôi đã gợi ý trên chắc chắn bạn sẽ
không còn cảm thấy khó khăn trong việc học tiếng nước ngoài mà ngược lại rất ham thích.
Nếu nhà bạn có điều kiện bạn nên nghe bằng cassette, cũng dễ giúp cho bạn luyện giọng
hoặc luyện theo truyền hình cũng có mục hướng dẫn và giảng dạy sinh ngữ. Tùy theo trình
độ nếu bạn thấy có thể hợp với bạn thì bạn nên theo bằng mọi hình thức.

5. Môn Văn:

Văn là một môn học tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu bạn không am tường, không nắm vững câu cú
ngữ pháp, thì rõ ràng bạn cần xem lại nguyên nhân khác nữa khiến bạn học chưa tốt môn
này?

Hoặc tại bạn xem thường môn học hay vì ỷ lại nó là môn học không mấy động não? Hay tại
bạn chủ quan coi nó như các bài học khác, chỉ lúc nào cần là mở sách ra đọc? Một quan
niệm khác: Văn thì có gì mà tìm hiểu đâu, chỉ chịu khó học thuộc bài là được rồi v.v...

Chắc chắn có lần bạn nghe thầy cô giáo hay ai đó nhắc câu này:

"Nếu cần luyện cho một học sinh giỏi toán người ta chỉ dùng thời gian năm năm. Nhưng
muốn luyện một học sinh trở thành giỏi văn, người ta phải bỏ công ra mười năm". Thì đó
bạn thấy không? Bạn đừng nên coi thường môn học này, ngoại trừ bạn có sẵn năng khiếu
về văn chương. Vậy nếu bạn chỉ là một học sinh với một bộ óc bình thường mà muốn học
văn cho giỏi bạn phải làm sao?

Ở đây xin gợi ý thêm về học bài. Muốn học bài đỡ nhọc sức, bạn nên nghe giảng ở lớp cho
tốt. Nghe và ghi nhận những câu, những lời giảng hay của thầy cô thậm chí của cả bạn bè
nữa, rồi tập:

- Chia bài thành dàn bài, bố cục. Tham khảo sách đọc, có liên quan đến bài dạy học. Học
văn thì không "khó nhọc" lắm như các môn khác. Bạn có thể mơ màng, tưởng tượng một
chút, tản bộ trong vườn, trên lan can hay sân thượng hoặc là công viên. Nhưng là học chứ
chẳng phải "nhàn du". Môn văn thì phần ngữ pháp là quan trọng, chính phần này giúp bạn
ăn, nói, ghi chép thành câu, thành lời gãy gọn, trôi chảy. Cũng tùy thuộc vào ngữ pháp, tuy
nhiên phần ngữ pháp cũng chưa đủ, nó cần kết hợp với văn chương. Vậy bạn nên học văn
của các nhà học giả để bạn tích lũy được cái vốn văn chương mà nhất là đừng nên coi
thường môn học nào cả mà chính nó cũng là ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. "Người Việt nhất
định là phải giỏi tiếng Việt". Ðó là điều bạn nên tâm niệm và phải xem là mục đích của
mình.

Tôi không dám có cao vọng muốn các bạn đều trở thành "văn sĩ" của tương lai - hay hiện
tại. Nếu được thế tôi vui mừng lắm. Nhưng ngụ ý của tôi là thiết tha mong bạn đừng coi
thường văn học vì ngày còn dạy ở một trường trung học có em học sinh lớp 10 mà viết một
bài luận văn tôi không biết em viết gì?!. Tôi không nỡ cho em điểm 01 - dù chỉ còn có điểm
đó mới xứng đáng với bài luận văn đó mà thôi?

Nhưng em vẫn không xem việc học dở văn chương là phần thiệt thòi. Ðâu phải môn văn là
môn học phụ. Mãi mãi nó là môn chính của nhà trường chúng ta. Vậy mà gần hết học kỳ
một chính em học sinh "kém cỏi văn chương" nhất lớp đó đã vượt lên ngoài sức tưởng tượng
của cả lớp. Sao vậy Tất nhiên trong đó có phần công sức của tôi. Và chính em học sinh đó
tâm sự như vậy: "Trước khi em chưa học được văn, em ngán nó lắm và em xem thường nó
nữa. Em ghét nhất giờ văn. Sau khi được cô dạy, bước đầu em cũng chán, sau dần em thử
áp dụng. Và em thấy em có tiến bộ, thế là em có đà để tiến luôn".

Bạn thấy không, môn gì cũng vậy, đừng xem thường. Học tập cần phải có phương pháp thì
sẽ tiến bộ và tạo ra níềm vui.

6. Các môn học Sử và Ðịa:

Là những môn bài học thông thừơng. Tuy nhiên muốn bài học được tốt, bạn nên tạo ra cách
học phù hợp cho từng môn, ngoài việc nghe giảng và ghi những chi tiết cần thiết. Nên lưu ý:

+ Môn Ðịa cần nhớ gì (tên lãnh thổ, địa danh...)

+ Môn Sử cần nhớ gì (mốc thời gian, sự kiện)

Rồi lập sẵn dàn bài: và học vài lượt rồi tóm tắt lại. Nắm chắc các phần trọng tâm của bộ
môn (Sử hoặc Ðịa).

- Cũng cần ghi lên bảng các mốc thời gian (nếu là Sử), tên sông ngòi, địa thế (nếu là Ðịa),
cuối cùng lập dàn bài và ghi phần trọng tâm ra giấy nháp. Thỉnh thoảng lôi ra ôn lại.

7. Môn Sinh:

Ðây là một môn họcnhưng không phải chỉ là môn học bài thuộc như môn sử địa mà với lớp
11 bạn đã bắt đầu làm quen với số ít bài toán sinh đơn giản. Lên lớp 12, dạng toán nặng
hơn, và môn học này sẽ trở thành quan trọng khá "khó nuốt" đối với những học sinh mất
căn bản.

Kỳ thực muốn học đạt môn học này cũng không có gì khó lắm. Ngay từ đầu bạn đừng để
mất căn bản có nghĩa là tránh sự biếng lười.

Cách học bộ môn Sinh:

Muốn cho bộ môn này học chóng thuộc:

- Bạn nghe giảng ở lớp với một số quyển sổ ghi chép. Phải ghi nhanh những vấn đề chính vì
thời gian ít, thầy cô chỉ lướt qua. Nếu bạn khó hiểu chỗ nào phải ghi lại.

- Về nhà phải nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Và học ngay các đề
mục đã được nghe giảng.

- Thực hiện, làm các bài toán Sinh. Cố gắng làm hết đừng bỏ qua bài nào.

Phương pháp học cũng ghi dàn bài, ghi những điểm cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng,
ghi bằng nhiều màu phấn để dễ phân biệt, dễ nhớ. Nếu đã đúng, vẫn để bảng đó khi đi qua
đi lại trong phòng học dễ "nhắc nhở" bạn.

                                          Tóm lại:

Tất cả các môn học, nếu muốn học bài mau thuộc, bạn nên học ngay những bài của môn
mà ngày đó đã được thầy cô giảng, dù ngày mai chưa phải là ngày trả bài.

Đó là học lần một. Còn học lần hai là ngày có môn học đó, bạn chỉ việc ôn lại. Thường đêm,
trước khi lên giường ngủ (ví dụ: Bạn ngủ lúc 10 giờ đêm thì 9 giờ bạn tắt đèn lên giường đi).
Trong bóng đêm - bạn lần lượt nhớ lại bài - phần nào nhớ bạn khắc ghi - phần nào quên bạn
bỏ qua một bên và bạn lưu ý điểm quên đó để ngày mai xem lại.

- Buổi sáng bạn chịu khó thức dậy sớm. Sau khi làm các động tác vệ sinh và thể dục, bạn
nên ngồi vào bàn học khoảng 1 tiếng, ôn lại bài trước khi ăn điểm tâm và đến lớp.

Một điều cần nhắc bạn trong phương pháp học bài là: Ngoài môn sinh ngữ ra, tất cả các
môn học khác bạn nên lập dàn bài, trong dàn bài bạn ghi những phần quan trọng một cách
chi tiết. Nhất là các công thức, các định lý, các định đề.

- Bạn ghi vào giấy để bỏ túi.

- Ghi lên bảng học và để dễ vào tim vào óc.

- Học thầm bằng mắt, suy nghĩ bằng óc, không nên học lớn tiếng, sẽ dễ quên. Không học
vẹt, phải học hiểu, và ghi nhận phần nào ra phần đó. Nhẩm bài sẽ nhớ bài ngay cả những
lúc bạn đã rời bàn học. Dù trong lúc rửa bát, hoặc làm vườn, tưới cây vv... bạn đừng để đầu
óc xao nhãng, luôn suy nghĩ và ôn nhẩm lại bài. Đặc biệt phải cố nhớ ra những chỗ còn lơ
mơ hoặc có quên ít nhiều.




                Phải biết dừng lại và kiểm tra "bộ nhớ"
Khối óc bạn cũng có thể ví như một bánh xe quay, nếu bạn quay liên tục bánh xe sẽ mau
mòn, dễ hỏng. Dù bạn thông minh đến đâu mà không biết sử dụng bộ óc nó cũng sẽ hao
mòn, mệt mỏi đến lúc không còn tiếp thu gì được nữa. Muốn tránh tình trạng trên bạn cần
đề phòng. Và nên biết dưỡng bộ não của bạn, có nghĩa là bạn phải biết dừng lại đúng lúc khi
cảm thấy bắt đầu mệt mỏi.


Sau một môn học nào đó, bạn đã cảm thấy mệt óc. Bạn nên dừng lại: nghỉ xả hơi một
chút.

Cách 1:

Trước tiên bạn nên tập vài động tác thể dục nào đó đối với cổ, tay chân, lưng bụng cho đỡ
mỏi.

- Bạn có thể nằm dài buông thẳng tay chân đầu gối trên một chiếc gối thật thấp - gối càng
mỏng càng tốt. Bạn nằm như vậy trên chiếc đi-văng. Vì chỉ có đi-văng mới giúp bạn nằm
thẳng toàn thân, buông lỏng gân cơ và các mạch máu được lưu thông.

- Bạn khép mắt lại, hít thật sâu rồi thở ra từ từ. Hết hơi bên trong và bạn cứ hít vô thở ra
thật chậm như vậy từ 10 - 20 lần. Sau đó bạn nhắm mắt lại nằm im độ 10 phút đừng nghĩ
ngợi gì cả. Sau 10 phút đó bạn sẽ định thần lại ngay. Bạn thấy khỏe khoắn cả thể xác lẫn
tâm trí và có thể bắt đầu học sang bài mới một cách bình thường như lúc mới bắt đầu.

Cách 2:
Bạn có thể đi bách bộ sau đi giải xong một bài toán quá căng thẳng đầu óc chẳng hạn.

- Bạn đi thật chậm trong vườn nhà bạn (nếu có) đi quanh nhà hoặc trong công viên, hay
trên một quảng đường nào đó .v.v...

Bạn ngắm trời mây non nước để tìm lại sảng khoái cho tâm hồn và nếu chẳng may bài toán
quá hóc búa bạn chưa giải xong, thì lúc này có thể bạn sẽ may mắn tìm ra đáp số.

Cách 3:

- Bạn cũng có thể nằm trên phô-tơi (nghe một vài điệu nhạc, miễn sao giúp bạn sảng khoái
tinh thần.

Hoặc bạn cũng có thể dạo vài nốt nhạc trên đàn guita hay của đàn organ để đầu óc bớt
căng thẳng.

- Hay tham gia chơi một vài môn thể thao như cầu lông, bóng bàn... một vài đường thôi để
bạn thư giãn rồi vào học tiếp. Miễn đừng quá đam mê là được.

Còn nhiều phương pháp khác có thể giúp bạn giải lao trong giờ học. Ở đây chỉ chỉ đơn cử
một vài ví dụ còn thì bạn hãy tùy theo sở thích, hoàn cảnh của mình mà giải lao hoặc những
phút nghỉ ngơi cho hữu ích. Miễn sao khi bắt đầu vào bài học thì đầu óc bạn khỏe khoắn,
không mệt mỏi để tiếp thu bài mau lẹ hơn.

Có một điều dễ thấy là bạn hay học liền một mạch từ bài này sang bài khác mà không muốn
nhớ lại, người ta gọi đó là "học vẹt". Với lối học liên miên này, bạn chỉ thuộc chứ không nhớ,
hoặc nhớ một cách lẫn lộn, thiếu phân minh. Ðể tránh tình trạng bất lợi trên bạn nên
thường xuyên ôn lại bài. Nghĩa là giúp trí nhớ của hệ thống lại bài một cách chặt chẽ. Bài
nào? Môn gì? Nhất là đừng bao giờ quên cái phần quan trọng của bất cứ môn học nào.
Chúng tôi đã nhắc qua vấn đề này ở chương trước, ở đây xin giúp bạn đi vào chi tiết hơn.
Bạn cần thực hiện các bước sau đây nếu muốn học mau thuộc và không lẫn lộn:

- Trước giờ nghe giảng bài thuộc môn học nào ở trên lớp, ở nhà, bạn nên mở sách giáo khoa
ra xem trước ít nhất là một lần bài đó, giúp bạn có thể làm quen trước với bài mới, chứ
không phải ngỡ ngàng đợi lúc thầy cô giảng mới hay:

Như vậy bạn đã bước đầu nắm sơ bộ bài mới.

- Bạn hết sức tập trung tư tưởng nghe thầy cô giảng trong giờ học, nghe giảng là điều tối
quan trọng sẽ rất có lợi cho bạn khi học và khi làm bài sau này.

Nếu bạn chịu khó tập trung nghe giảng thật chu đáo, không để tư tưởng lãng xao thì chắc
chắn, được xem như bạn đã thuộc một nửa bài học rồi.

- Bạn nên ghi nhanh những điều quan trọng vào tập vở. Vì thời gian lên lớp chỉ có hạn. Thầy
cô không thể hướng dẫn bạn ghi tất cả, mà chính bạn phải tự tìm thấy phần, câu nào quan
trọng để ghi lại theo ý mình.

Nghĩa là bạn hết sức tập trung tư tưởng, nghe giảng mới thấy được điều này.

- Về nhà là bạn học ngay bài vừa nghe giảng, chú ý các phần quan trọng mà bạn đã ghi
chú.
Vì sao bạn phải học bài ngay?

Bởi bạn vừa nghe giảng ở lớp, nhất định là bạn còn nắm kiến thức bài dạy, các phần ghi nhớ
cũng còn khắc sâu trong óc bạn. Bắt đầu học ngay, tất nhiên là bạn sẽ tiếp thu một cách
nhanh chóng hơn. Sau khi học xong mỗi bài, bạn cần nghỉ giải lao như tôi đã trình bày ở
chương trước.

Bây giờ là lúc bạn nên nhớ lại bài:

- Nhớ bài để khắc sâu điều mà bạn đã học và khó quên. Có hai phương pháp nhớ lại bài mà
bạn cần làm:

1. Nhớ bài một cách tổng quát:

Sau những phút giải lao, trước khi đi vào học một môn bài khác, bạn nên để ít phút nhớ lại
bài một cách tổng quát. Phần nào quên bạn xem lại ngay. Nếu nó là phần quan trọng thì
bạn nên ghi vào giấy nháp. Ðể thỉnh thoảng lôi ra củng cố lại.

2. Nhớ bài chi tiết:

Bạn nắm lại dàn bài, rồi hệ thống bài qua từng phần một. Tổng kết bài một cách trôi chảy
nhuần nhuyễn mà không gút mắc. Nghĩa là bạn không còn vấp váp, hoặc chỗ nọ lộn sang
chỗ kia; phần này lộn sang phần khác nữa. Như vậy bạn đã có thể an tâm cho môn bài mà
bạn đã học.


                   Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn
Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức giáo viên cung
cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" bạn 1 cách nhanh chóng, hiệu quả
hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:


1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những
vấn đề gì trong lớp học.

2.Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi
học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp.

3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn
ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép.

4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể,
hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy.

5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu
viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên.

6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn
không có bút.

7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan
trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy.

8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những
thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác.

9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó

10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước.

11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn

12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng.

13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi
trên bảng.

14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5
– 10 phút cuối.

15.Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể
thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu.

16.Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay.

17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan
trọng.

18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người
khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân.

19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được
các tài liệu này khi kỳ thi đến.

20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại,
đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó




                         6 lời khuyên cho việc học tốt
1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều
gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện
nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn
hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy
học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép.
Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối
với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp
đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý
các từ: "cho nên, vì vậy, chủ yếu, điều quan trọng"... mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như
vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

a- Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

b- Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ
tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp
lại.

6- Luôn học tại bàn: Cách học này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình.
Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần
nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng.




                        8 lời "mách nước" để học tốt
Nếu bạn muốn học tốt và không biết nên làm thế nào? Nếu kết quả học của bạn vẫn không
làm bạn hài lòng và bạn đang tìm thứ để đổ lỗi? Hãy thử làm theo 8 "lời khuyên" nhỏ sau
đây:


1. Chọn góc học tập yên tĩnh, ngăn nắp

Góc học tập là phần rất quan trọng để học có hiệu quả. Một chỗ học yên tĩnh giúp bạn tập
trung hơn là ngồi học cạnh cái TV đang bật và thỉnh thoảng nó lại có vài chương trình mà
bạn yêu thích. Một góc học tập ngăn nắp khiến bạn dễ chịu hơn và chỉ nhìn là đã thấy...
muốn ngồi vào bàn ngay rồi.

2. Tạo thói quen học tập hằng ngày

"Văn ôn, võ luyện", quả không sai. Tốt nhất là hãy tạo cho mình một "thói quen" học tập.
Ðịnh ra lịch học cho bản thân và nghiêm khắc thực hiện. Bạn sẽ thấy mọi việc khác hẳn mọi
khi, chớ nên để bài vở dồn đống lại và rồi thức trắng đêm giải quyết chúng, mà thật ra đầu
óc cũng không thể tiếp thu một lượng kiền thức lớn dồn trong một lúc. Hoàn thành mức bài
vở định ra hằng ngày bạn sẽ có thời gian để ôn tập, thậm chí nhiều thời gian đi chơi hơn vì
không phải lo lắng. Cuối cùng bạn lại có được "thói quen" chăm chỉ nữa!

3. Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè

Không phải chúng ta luôn giải quyết được bài vở bằng vở ghi và sách giáo khoa. Hãy tham
khảo ý kiến thầy cô và bạn bè cùng lớp. Bạn có thể tìm được cách giải đúng, ngắn nhất cho
bài toán khó; những ý hay cho bài văn phân tích và lớn hơn cả, kiến thức bản thân một lần
nữa.

4. Tập viết ghi nhớ

Nên tập viết ghi nhớ bởi bạn có thể không nhớ hết những mốc quan trọng để dành thời gian
chuẩn bị bài vở cho tốt. Nên ghi lại những ngày có kiểm tra hoặc những ngày bạn sẽ phải
nộp bài luận... Làm như thế, bạn luôn nhớ là còn có việc cần làm và không để "ngập lụt mới
nhảy" hoặc lâm vào tình trạng không đủ thời gian chuẩn bị kiểm tra.

5. Thời gian biểu hợp lý

Hãy tập thời gian biểu theo cách riêng của bạn. Khả năng tiếp thu và trí nhớ bị ảnh hưởng
hoàn toàn bởi sự căng thẳng hay mệt mỏi nên bạn sẽ học không nổi. Ăn, học, nghỉ ngơi cần
được sắp xêp chi tiết, đừng nghĩ là "ngày nào chẳng phải ăn với ngủ, xê dịch làm gì". Ngủ
đủ 8 tiếng/ngày, nếu bạn đang thi và quá bận hãy ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Không nên học
liên tục trong nhiều tiếng. Nên nghỉ một lát và đi dạo, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn trước khi tiếp
tục ngồi vào bàn.

6. Tạo cảm hứng khi đển lớp

Có một số bạn lấy lý do là mình "không thích học" hoặc "không hợp môn này môn kia" để
bỏ học dẫn đến chán học và uể oải trong lớp. Có thể mượn vở bạn khác để chép bài? Không
nên, bởi chưa chắc khả năng ghi chép và cách ghi chép của người khác đã làm bạn hiểu
được. Hơn nữa bạn tiếp thu rất nhiều kiến thức khi nghe giảng chứ!

7. Sách giáo khoa

Kiến thức mà bạn học đều được trình bày chi tiết theo các bước từ thấp đến cao trong SGK.
Dù giáo viên chỉ yêu cầu học bài trong vở ghi, bạn đừng quên đọc kỹ lại trong sách, trả lời
những câu hỏi sau mỗi bài, nếu có.

8. Ôn bài học theo chủ đề

- Tự mình lấy ví dụ cho bài học.

- Lập ra cách học thuộc của bản thân.

- Viết tổng kết chương hoặc bài dài.

- Ðánh dấu những đề mục quan trọng trong sách hay vở ghi.

- Dùng chủ đề bài học làm chủ đề nói chuyện với các bạn trong lớp và cố gắng xem mình
nhớ được lượng kiến thức là bao nhiêu.




                     Phương pháp học tập có hiệu quả
Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất,
không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản,
hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản
nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là
gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời
gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba,
thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho
có hiệu quả.
Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau:




1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học

Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn
phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi
đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn
thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có
thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy
nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy
bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu
để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời
gian cụ thể để học từng môn một.

Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý
và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy
không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi
mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số
lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn
hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập.

2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học

Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn
này. Hãy thử hình dung thế này nhé:

Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một
bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng
minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình
trước hai sự lựa chọn.

+ Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn
khác.

+ Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ
dù mất khá nhiều thời gian.

Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu
như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một
bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng
bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không?

3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong
Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà
bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất
đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm
riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của
riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ
dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn
sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.

Contenu connexe

Tendances

Rèn luyện kĩ năng giải toán trắc nghiệm chuyên đề Hàm số - iHoc.me
Rèn luyện kĩ năng giải toán trắc nghiệm chuyên đề Hàm số - iHoc.meRèn luyện kĩ năng giải toán trắc nghiệm chuyên đề Hàm số - iHoc.me
Rèn luyện kĩ năng giải toán trắc nghiệm chuyên đề Hàm số - iHoc.mehaic2hv.net
 
Ôn thi đại học môn tiếng anh
Ôn thi đại học môn tiếng anhÔn thi đại học môn tiếng anh
Ôn thi đại học môn tiếng anhTOPPER VIỆT NAM
 
Tâm Sự Về Hóa Học
Tâm Sự Về Hóa HọcTâm Sự Về Hóa Học
Tâm Sự Về Hóa HọcVuKirikou
 
Kiến thức tiếng Anh về giới từ, số thứ tự và các tính từ miêu tả con người (t...
Kiến thức tiếng Anh về giới từ, số thứ tự và các tính từ miêu tả con người (t...Kiến thức tiếng Anh về giới từ, số thứ tự và các tính từ miêu tả con người (t...
Kiến thức tiếng Anh về giới từ, số thứ tự và các tính từ miêu tả con người (t...UCANVN
 
Ôn thi đại học môn sinh
Ôn thi đại học môn sinhÔn thi đại học môn sinh
Ôn thi đại học môn sinhTOPPER VIỆT NAM
 
Tác động đến thầy cô
Tác động đến thầy côTác động đến thầy cô
Tác động đến thầy côGia Su
 
Pages from tu hoc tieng nhat danh cho nguoi moi bat dau
Pages from tu hoc tieng nhat danh cho nguoi moi bat dauPages from tu hoc tieng nhat danh cho nguoi moi bat dau
Pages from tu hoc tieng nhat danh cho nguoi moi bat daumcbooksjsc
 
80 câu ôn thi trắc nghiệm môn tiếng anh
80 câu ôn thi trắc nghiệm môn tiếng anh80 câu ôn thi trắc nghiệm môn tiếng anh
80 câu ôn thi trắc nghiệm môn tiếng anhVũ Văn Thỏa
 
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GON
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GONTIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GON
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GONAnh Tuan Nguyen
 
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Little Daisy
 
Hướng dẫn sử dụng máy tính trong môn Toán kì thi THPT Quốc gia 2017 - Phần 1
Hướng dẫn sử dụng máy tính trong môn Toán kì thi THPT Quốc gia 2017 - Phần 1Hướng dẫn sử dụng máy tính trong môn Toán kì thi THPT Quốc gia 2017 - Phần 1
Hướng dẫn sử dụng máy tính trong môn Toán kì thi THPT Quốc gia 2017 - Phần 1haic2hv.net
 
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 1
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 1Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 1
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 1Little Daisy
 
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless English
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless EnglishLevel 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless English
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless EnglishKhanh Tho
 
Pages from 130828 tu hoc tieng trung cho nguoi moi bat dau cuoi cung
Pages from 130828 tu hoc tieng trung cho nguoi moi bat dau cuoi cungPages from 130828 tu hoc tieng trung cho nguoi moi bat dau cuoi cung
Pages from 130828 tu hoc tieng trung cho nguoi moi bat dau cuoi cungmcbooksjsc
 
Đọc thử - 60h trị mất gốc tiếng anh_Level 1_Effortless english
Đọc thử - 60h trị mất gốc tiếng anh_Level 1_Effortless englishĐọc thử - 60h trị mất gốc tiếng anh_Level 1_Effortless english
Đọc thử - 60h trị mất gốc tiếng anh_Level 1_Effortless englishKhanh Tho
 

Tendances (18)

Ielts
IeltsIelts
Ielts
 
Rèn luyện kĩ năng giải toán trắc nghiệm chuyên đề Hàm số - iHoc.me
Rèn luyện kĩ năng giải toán trắc nghiệm chuyên đề Hàm số - iHoc.meRèn luyện kĩ năng giải toán trắc nghiệm chuyên đề Hàm số - iHoc.me
Rèn luyện kĩ năng giải toán trắc nghiệm chuyên đề Hàm số - iHoc.me
 
Ôn thi đại học môn tiếng anh
Ôn thi đại học môn tiếng anhÔn thi đại học môn tiếng anh
Ôn thi đại học môn tiếng anh
 
Tâm Sự Về Hóa Học
Tâm Sự Về Hóa HọcTâm Sự Về Hóa Học
Tâm Sự Về Hóa Học
 
Kiến thức tiếng Anh về giới từ, số thứ tự và các tính từ miêu tả con người (t...
Kiến thức tiếng Anh về giới từ, số thứ tự và các tính từ miêu tả con người (t...Kiến thức tiếng Anh về giới từ, số thứ tự và các tính từ miêu tả con người (t...
Kiến thức tiếng Anh về giới từ, số thứ tự và các tính từ miêu tả con người (t...
 
Ôn thi đại học môn sinh
Ôn thi đại học môn sinhÔn thi đại học môn sinh
Ôn thi đại học môn sinh
 
Tác động đến thầy cô
Tác động đến thầy côTác động đến thầy cô
Tác động đến thầy cô
 
Pages from tu hoc tieng nhat danh cho nguoi moi bat dau
Pages from tu hoc tieng nhat danh cho nguoi moi bat dauPages from tu hoc tieng nhat danh cho nguoi moi bat dau
Pages from tu hoc tieng nhat danh cho nguoi moi bat dau
 
80 câu ôn thi trắc nghiệm môn tiếng anh
80 câu ôn thi trắc nghiệm môn tiếng anh80 câu ôn thi trắc nghiệm môn tiếng anh
80 câu ôn thi trắc nghiệm môn tiếng anh
 
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GON
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GONTIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GON
TIENG ANH CHO NGUOI DI LAM - DICH VU HAWAII EDUCATION TAI SAI GON
 
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 2
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Hướng dẫn sử dụng máy tính trong môn Toán kì thi THPT Quốc gia 2017 - Phần 1
Hướng dẫn sử dụng máy tính trong môn Toán kì thi THPT Quốc gia 2017 - Phần 1Hướng dẫn sử dụng máy tính trong môn Toán kì thi THPT Quốc gia 2017 - Phần 1
Hướng dẫn sử dụng máy tính trong môn Toán kì thi THPT Quốc gia 2017 - Phần 1
 
Thuat nho vhn
Thuat nho vhnThuat nho vhn
Thuat nho vhn
 
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 1
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 1Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 1
Hướng dẫn thiết kế bài giảng tiếng Anh lớp 3 tập 1
 
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless English
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless EnglishLevel 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless English
Level 2_Tự tin phát âm chuẩn_Effortless English
 
Pages from 130828 tu hoc tieng trung cho nguoi moi bat dau cuoi cung
Pages from 130828 tu hoc tieng trung cho nguoi moi bat dau cuoi cungPages from 130828 tu hoc tieng trung cho nguoi moi bat dau cuoi cung
Pages from 130828 tu hoc tieng trung cho nguoi moi bat dau cuoi cung
 
Đọc thử - 60h trị mất gốc tiếng anh_Level 1_Effortless english
Đọc thử - 60h trị mất gốc tiếng anh_Level 1_Effortless englishĐọc thử - 60h trị mất gốc tiếng anh_Level 1_Effortless english
Đọc thử - 60h trị mất gốc tiếng anh_Level 1_Effortless english
 

En vedette

Cau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnCau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnmaituyen
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOGIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOJohn Nguyen
 
Www.nghieng tv. đt level2. tình yêu và hôn nhân
Www.nghieng tv. đt level2. tình yêu và hôn nhânWww.nghieng tv. đt level2. tình yêu và hôn nhân
Www.nghieng tv. đt level2. tình yêu và hôn nhânthaonguyen.psy
 
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)hoatuyenv
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTung Thanh
 
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van docChiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van docTung Thanh
 
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsRTruyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsRLm Le Ngoc Thanh
 
5. hôn nhân và những vấn đề phát sinh
5. hôn nhân và những vấn đề phát sinh5. hôn nhân và những vấn đề phát sinh
5. hôn nhân và những vấn đề phát sinhLenam711.tk@gmail.com
 
Bộ đề thi trắc nghiệm marketing
Bộ đề thi trắc nghiệm marketingBộ đề thi trắc nghiệm marketing
Bộ đề thi trắc nghiệm marketingNgọc Yến Lê Thị
 
Luật hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đìnhLuật hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đìnhHọc Huỳnh Bá
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)Viết Dũng Tiêu
 

En vedette (20)

Cau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhnCau hoi on tap glhn
Cau hoi on tap glhn
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂNGIÁO LÝ HÔN NHÂN
GIÁO LÝ HÔN NHÂN
 
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁOGIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
GIÁO LÝ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO
 
B Tch Hon Phoi 1
B Tch Hon Phoi 1B Tch Hon Phoi 1
B Tch Hon Phoi 1
 
Www.nghieng tv. đt level2. tình yêu và hôn nhân
Www.nghieng tv. đt level2. tình yêu và hôn nhânWww.nghieng tv. đt level2. tình yêu và hôn nhân
Www.nghieng tv. đt level2. tình yêu và hôn nhân
 
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
 
Nếu
NếuNếu
Nếu
 
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van docChiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
 
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsRTruyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
 
Tinh Yeu Da Chon
Tinh Yeu Da ChonTinh Yeu Da Chon
Tinh Yeu Da Chon
 
2010 thoi gian
2010  thoi gian2010  thoi gian
2010 thoi gian
 
5. hôn nhân và những vấn đề phát sinh
5. hôn nhân và những vấn đề phát sinh5. hôn nhân và những vấn đề phát sinh
5. hôn nhân và những vấn đề phát sinh
 
B5 cd tinhyeu
B5 cd tinhyeuB5 cd tinhyeu
B5 cd tinhyeu
 
3 bao luc gia dinh - 2011
3   bao luc gia dinh - 20113   bao luc gia dinh - 2011
3 bao luc gia dinh - 2011
 
Marketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệmMarketing trắc nghiệm
Marketing trắc nghiệm
 
Bộ đề thi trắc nghiệm marketing
Bộ đề thi trắc nghiệm marketingBộ đề thi trắc nghiệm marketing
Bộ đề thi trắc nghiệm marketing
 
Luật hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đìnhLuật hôn nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đình
 
bài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketingbài tập tình huống marketing
bài tập tình huống marketing
 
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
120 cau trac nghiem marketing can ban (co dap an)
 

Similaire à Phương pháp học tập

Bạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàoBạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàoGia Su
 
Bạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàoBạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàoGia Su
 
Bạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàoBạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàongocchungemkha632523
 
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieukhosachdientu2015
 
Bi quyet luyen thi toeic cleverlearn vietnam
Bi quyet luyen thi toeic cleverlearn vietnamBi quyet luyen thi toeic cleverlearn vietnam
Bi quyet luyen thi toeic cleverlearn vietnamCleverlearnvietnam
 
10 bí quyết học tập hiệu quả
10 bí quyết học tập hiệu quả10 bí quyết học tập hiệu quả
10 bí quyết học tập hiệu quảhongnga45232
 
Phan ix một số gợi ý để học tốt ở bậc đại học
Phan ix một số gợi ý để học tốt ở  bậc đại họcPhan ix một số gợi ý để học tốt ở  bậc đại học
Phan ix một số gợi ý để học tốt ở bậc đại họcThanh Hải
 
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vnanhnguquocte
 
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình học
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình họcSách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình học
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình họcNguyễn Sáu
 
Sách Người Giỏi Không Bởi Học Nhiều
Sách Người Giỏi Không Bởi Học NhiềuSách Người Giỏi Không Bởi Học Nhiều
Sách Người Giỏi Không Bởi Học NhiềuNhân Nguyễn Sỹ
 
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...mcbooksjsc
 
9 bí quyết học giỏi của các sinh viên Mỹ
9 bí quyết học giỏi của các sinh viên Mỹ9 bí quyết học giỏi của các sinh viên Mỹ
9 bí quyết học giỏi của các sinh viên Mỹphamhuytranlinh840836
 
Để không mất tập trung khi học
Để không mất tập trung khi họcĐể không mất tập trung khi học
Để không mất tập trung khi họctuandungtuangiang728217
 
để Không mất tập trung khi học
để Không mất tập trung khi họcđể Không mất tập trung khi học
để Không mất tập trung khi họcGia Su
 
Cẩm nang Tân sinh viên KV Hai Bà Trưng
Cẩm nang Tân sinh viên KV Hai Bà TrưngCẩm nang Tân sinh viên KV Hai Bà Trưng
Cẩm nang Tân sinh viên KV Hai Bà TrưngTienganhPasal
 
Bai tap-toan-a2-hv-buu-chinh-vien-thong.diendandaihoc.vn 18
Bai tap-toan-a2-hv-buu-chinh-vien-thong.diendandaihoc.vn 18Bai tap-toan-a2-hv-buu-chinh-vien-thong.diendandaihoc.vn 18
Bai tap-toan-a2-hv-buu-chinh-vien-thong.diendandaihoc.vn 18Vcoi Vit
 

Similaire à Phương pháp học tập (20)

Pp học toán giỏi
Pp học toán giỏiPp học toán giỏi
Pp học toán giỏi
 
Bạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàoBạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nào
 
Bạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàoBạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nào
 
Bạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nàoBạn thuộc dạng học sinh nào
Bạn thuộc dạng học sinh nào
 
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
20130823015149 nguoi gioi khong boi hoc nhieu
 
Bi quyet luyen thi toeic cleverlearn vietnam
Bi quyet luyen thi toeic cleverlearn vietnamBi quyet luyen thi toeic cleverlearn vietnam
Bi quyet luyen thi toeic cleverlearn vietnam
 
10 bí quyết học tập hiệu quả
10 bí quyết học tập hiệu quả10 bí quyết học tập hiệu quả
10 bí quyết học tập hiệu quả
 
Phan ix một số gợi ý để học tốt ở bậc đại học
Phan ix một số gợi ý để học tốt ở  bậc đại họcPhan ix một số gợi ý để học tốt ở  bậc đại học
Phan ix một số gợi ý để học tốt ở bậc đại học
 
Các phương pháp ghi nhớ
Các phương pháp ghi nhớCác phương pháp ghi nhớ
Các phương pháp ghi nhớ
 
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn
100dieu ban-co-the-lam-de-cai-thien-tieng-anh-ismartenglish.edu.vn
 
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình học
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình họcSách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình học
Sách cấp tốc chinh phục đề thi trắc nghiệm môn toán - chuyên đề hình học
 
Sách Người Giỏi Không Bởi Học Nhiều
Sách Người Giỏi Không Bởi Học NhiềuSách Người Giỏi Không Bởi Học Nhiều
Sách Người Giỏi Không Bởi Học Nhiều
 
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
File doc thu luyện tốc độ giải nhanh ôn thi thpt quốc gia môn tiếng anh chuyê...
 
9 bí quyết học giỏi của các sinh viên Mỹ
9 bí quyết học giỏi của các sinh viên Mỹ9 bí quyết học giỏi của các sinh viên Mỹ
9 bí quyết học giỏi của các sinh viên Mỹ
 
Để không mất tập trung khi học
Để không mất tập trung khi họcĐể không mất tập trung khi học
Để không mất tập trung khi học
 
để Không mất tập trung khi học
để Không mất tập trung khi họcđể Không mất tập trung khi học
để Không mất tập trung khi học
 
Tu hoc-guitar-hieu-qua
Tu hoc-guitar-hieu-quaTu hoc-guitar-hieu-qua
Tu hoc-guitar-hieu-qua
 
Cẩm nang Tân sinh viên KV Hai Bà Trưng
Cẩm nang Tân sinh viên KV Hai Bà TrưngCẩm nang Tân sinh viên KV Hai Bà Trưng
Cẩm nang Tân sinh viên KV Hai Bà Trưng
 
Bai tap-toan-a2-hv-buu-chinh-vien-thong.diendandaihoc.vn 18
Bai tap-toan-a2-hv-buu-chinh-vien-thong.diendandaihoc.vn 18Bai tap-toan-a2-hv-buu-chinh-vien-thong.diendandaihoc.vn 18
Bai tap-toan-a2-hv-buu-chinh-vien-thong.diendandaihoc.vn 18
 
13. hoc gioi ly 8
13. hoc gioi ly 813. hoc gioi ly 8
13. hoc gioi ly 8
 

Plus de Tung Thanh

Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van docKquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTung Thanh
 
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van tMn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van tTung Thanh
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 

Plus de Tung Thanh (8)

Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van docKquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
 
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van tMn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Bangoi
BangoiBangoi
Bangoi
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 

Phương pháp học tập

  • 1. http://kynangsong.xitrum.net/hocduong/122.html Phương pháp học tập Làm việc gì người ta cũng cần phải có phương pháp, vì có phương pháp mới dẫn tới thành công. Việc học đòi hỏi bạn phải có phương pháp một các chặt chẽ hơn. I. Lập sẵn chương trình: Như đã trình bày với bạn, muốn có phương pháp học tập tốt, phải vạch ra chương trình cụ thể. Trong thời khóa biểu, bạn cần lưu ý phác họa chương trình của từng ngày, từng tuần và tháng ăn khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng không việc nào hoàn thành một cách chắc chắn cả. Vậy bạn phải lập chương trình thế nào để được sít sao? Trước nhất, bạn nắm chắc thời khóa biểu ở trường, ngày nào có những môn gì. Nếu buối sáng bạn học ở trường thì buổi chiều bạn nên vận dụng thời khóa biểu của chương trình học bài kết hợp với chương trình sinh hoạt ở nhà. Giả sử thời khóa biểu của lớp 12A như sau: Dựa vào thời khoá biểu này bạn kết hợp chương trình học ở nhà. Vậy bạn có thể lập thời khóa biểu ở nhà như sau: Đêm từ 8 giờ - 10 giờ các bạn nên ôn tập lại các môn bài đã học buổi chiều, và nắm chắc bài trước khi lên giường ngủ.
  • 2. II. Cụ thể đi vào các môn học Bạn đã có sẵn chương trình rồi, bây giờ bạn phải làm sao để mỗi môn học bạn đều áp dụng đúng phương pháp cho môn học đó, có vậy nó mới đem lại cho bạn một kết quả mỹ mãn. Xin lần lượt trình bày cụ thể các môn học. 1. Môn lý : Bạn đã nghe qua bài giảng của thầy cô ở lớp rồi. Nghe giảng cho nghiêm túc là điều quan trọng bước đầu cho bạn. Môn học này có hai 2 phần. Phần học bài và phần làm toán.Trước tiên, bạn nên đọc qua bài một lần. Ðọc thật chậm. Phần nào khó hiểu bạn nên ghi ra giấy nháp ngay. Sau khi đọc xong một lượt bài ghi, bạn nên lập ngay dàn bài. Nhớ là từ phần của dàn bài, có đoạn quan trọng, bạn cần ghi cụ thể và gạch dưới những đoạn ấy. Lập dàn bàn xong là bạn khai triển bài học rất đê dàng. Về môn Vật lý, bao giờ cũng có những công thức, những định luật, bạn nên học thật nhuần nhuyễn các công thức, các định luật ấy. Không học sơ sơ mà nhớ phải thật nằm lòng. Bạn nên có những quyển sổ tay để ghi những công thức này. Một phương pháp giúp bạn dễ nhớ là bạn nên học trên bảng, dùng phấn viết những định luật, những công thức để khi đi qua đi lại luôn nhìn thấy và khắc sâu vào tâm óc bạn. Khi nào đã thuộc thì xóa đi để ghi nội dung khác. Hoặc bạn cũng có thể ghi dàn bài, các định luật, các công thức của môn học này trong một mảnh giấy, xếp bỏ vào túi, và bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể lấy ra nhẩm lại được. Với môn Vật lý bạn nên áp dụng làm bài tập toán ứng đụng, đừng bỏ qua một bài tập nào của sách bài tập. Vì nếu không thực hành bạn sẽ không thể giỏi về môn Lý được. 2. Môn Hóa: Cũng không khác với môn Lý, môn học này cũng có nhiều công thức. Ðiều quan trọng là bạn phải nắm chắc các hóa trị của các chất trong bảng tuần hoàn Hóa học Mendéliep. Về phương pháp học, bạn cũng áp dụng như môn Vật lý. Với môn học này bạn chịu khó nắm chắc kiến thức ngay từ ban đầu thì sẽ không khó gì cho bạn về sau. Bạn muốn nhớ nằm lòng về hóa trị của các chất hóa học trong bảng tuần hoàn ? Xin đơn cử vài câu đơn giản để bạn dễ nhớ khi sử dụng làm bài: Ví dụ: Với bảng phân loại tuần hoàn hóa học, những câu sau đây bạn sẽ phân biệt được chất nào đứng trước Hydro: "Khi nào cần may áo giáp sắt phải nhìn sang phố, hỏi cửa hàng Á Phi Âu" Có nghĩa là: K - Na - Ca - Mg - Ag - Zn - Fe - P - Ni - Sn - Pb - H - C - Hg-Ar - Pt - Au. Và nữa, bằng những câu thơ sau đây sẽ giúp các bạn nhớ lại các hóa trị để dễ cho việc cân bằng phương trình khi làm toán : "Kali, iot Hydro Natri với Bạc, Clo một loài. Là hóa trị một, em ơi. Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi phân vân Ma-giê với Kẽm, Thủy ngăn
  • 3. Ôxy, Ðồng đấy cũng gần Ba- ri Cuối cùng thêm chú Can-xi Hóa trị hai đó, có ngày nào quên" Các bạn học hết lớp 12, đừng nghĩ rằng nình đã thông chương trình hóa học một cách thành thạo rồi. Bạn nên xem lại việc thi cử. Nếu bạn thi vào đại học (như chọn ban B, A) mà hóa học mất căn bản thì nguy. Vậy bây giờ cũng chưa muộn bạn hãy bắt đầu học đi. Nếu mà mất căn bản thì ôn tập lại từ đầu. Việc ghép thành những câu vần vè dễ đọc cũng là cách "học mò", nhưng sẽ giúp bạn mau nắm vấn đề hơn. 3. Môn toán: Này là môn học quan trọng nhất của bạn,nó đòi hỏi quá trình rèn luyện liên tục từ thấp lên cao. Muốn làm toán giỏi, trước tiên bạn phải hết sức chú trọng việc nghe giảng ở lớp. Bạn ghi nhanh vào sổ tay những phần bài khó hiểu, để về nghiên cứu lại. Bạn phải phân loại và nắm chắc từng dạng toán. Ðây là phần quan trọng, nếu bạn chỉ học vẹt, mà không phân biệt rõ các dạng thì muôn đời bạn không thể giỏi toán được. Ðiều thứ 2 là bạn phải học thuộc các công thức, định lý, định đề, đây là "chìa khóa" cho bạn đi vào các bài toán khó. Không thuộc công thức, bạn không sao giải nổi một bài toán cho dù rất đơn giản ví như người đứng trước một kho tàng nhưng không có chìa khóa để mở. Các giáo viên toán học cũng thấy được môn toán là môn học khó khăn "khó nuốt", nên đã làm ra những bài thơ để kích thích học sinh để dễ nhớ. Mỗi thầy dạy theo một phương pháp khác nhau. Ở đây, xin gửi đến các bạn một phương pháp dễ nhớ khi tính các góc hoặc cạnh trong một tam giác vuông có liên quan đến hàm số lượng giác. Sin = đ/h Cos = k/h tg = đ/h cotg= k/đ Qua công thức này, bạn có thể hiểu máy móc như sau : Sin : đi học (cạnh đối - cạnh huyền) Cos: không hư (cạnh đối - cạnh huyền) Tg: đoàn kết (cạnh đối - cạnh kề) Cotg: kết đoàn (cạnh kề - cạnh đối) Phương pháp học toán cũng không đơn giản như các môn khác. Bạn cũng rất cần ghi các công thức ra bảng học. Hoặc đối với môn hình học không gian, cần vẽ hình cho thật chính xác lên bảng để đi qua đi lại, bạn nhìn hình vẽ cho quen, mà cũng có thể bạn tìm phương pháp giải một cách bất ngờ. - Về công thức, định lý, định đề ghi như vậy bạn sẽ thấy quen mắt. Bạn có thể nhẩm nhớ mà không phải "gò đầu, bó gối" để học một cách khổ sở.lMặt khác, bạn cũng có thể ghi tắt các côngthức ra mảnh giấy nhỏ cho vào túi: Ði đâu bạn cũng
  • 4. nhẩm, làm việc gì bạn cũng tranh thủ nhẩm lại được. Học mệt, dạo chơi trên công viên bạn cũng có điều kiện ôn lại mà, nếu quên bạn lôi "lá bùa hộ mệnh" đó ra. Chắc chắn điều đó sẽ nằm lòng bạn, và bạn sẽ không bao giờ quên nó một cách dễ dàng hoặc lẫn lộn. 4. Môn Sinh ngữ: Bất kỳ là sinh ngữ nào: Anh, Pháp, Nga .v.v...thì xin bạn lưu ý là không thể học như các môn tiếng Việt của ta được. Trước tiên bạn chưa biết, chưa quen tí gì về ngoại ngữ, nhất định bạn phải tìm đến thầy dạy. + Phần học quan trọng nhất của ngoại ngữ là giọng đọc. Bạn phải đọc, phát âm như giáo viên chỉ dẫn dù có há to miệng hay làm bẹt miệng ra, hoặc thè lưỡi thì cũng chẳng có gì xấu cả. Mục đích chính của bạn là phải luyện giọng sao cho đúng âm chuẩn. Học ngoại ngữ mà đọc không đúng âm chuẩn thì chưa thể gọi là học tốt. * Về cách học: Khác với các môn bài khác, bạn chỉ học bài bằng trí, dùng đôi mắt mà đọc thầm là được. Còn ở đây, với môn sinh ngữ bạn không thể đọc như vậy mà phải phát âm thành tiếng rõ ràng. Vậy phương pháp học sinh ngữ thế nào để mau đạt kết quả tốt ? - Bạn phải dùng phấn và bảng. Giấy nháp và bút chì. Vừa học, vừa viết. Ðọc to mục đích là để luyện giọng, nhớ đọc cho chính xác. Từ nào biết mình đọc sai là phải hỏi lại thầy dạy, hoặc bạn nào khá sinh ngữ hơn để sửa ngay. Bạn nên phân chia, cứ mỗi lần là năm tiếng, bạn đọc rồi viết, viết rồi đọc, rồi lại xóa đi. Cứ thế cho đến bao giờ năm từ đó bạn đọc cảm thấy rất chuẩn và thuộc bạn mới bỏ nó sang một bên và bắt đầu năm từ khác, cũng vừa đọc vừa viết như trên. Sau đó thì bạn nên nghỉ một chút rồi dùng bút chì, giấy nháp kiểm tra lại toàn bộ các từ đã học, xem "bộ nhớ" của mình cùng với cách viết đã chính xác chưa. Bạn học Văn phạm hoặc Ðộng từ cũng vậy. Phải nắm nguyên tắc của nó. - Động từ thì học những động từ chính thật nằm lòng còn các phần phụ bạn không phải học, chỉ dựa vào đó mà chia. Nói tóm lại, với môn sinh ngữ sau khi học xong, bạn nên tự kiểm tra mình bằng cách đọc to lên, chia bảng ra thành nhiều cột, cột nào là tiếng một, cột nào là văn phạm, cột nào là động từ bạn vừa đọc to, vừa ghi lên bảng. Vì tự kiểm tra mình nên không nhìn sách. Nếu bạn đã ghi xong toàn bộ các phần bài, khi mở sách kiểm tra thấy chính xác rồi: bạn nên giữ nguyên phần bảng đã ghi. Chi vậy? Trong ngày đi tới đi lui bạn đọc to lên nữa để luyện giọng và khắc sâu vào tâm óc bạn hơn. Lại nữa, bạn nên ghi vào giấy nháp, cũng bằng cách tự kiểm tra như đã làm trên bảng với mảnh giấy ấy, mỗi không khi đi bách bộ, hoặc bận làm một việc gì đó, bạn đừng lãng phí thời gian, hãy tận dụng từng thời khắc một để ôn lại, chỗ nào quên mở "bửu bối" ra xem. Cứ thế bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể học được môn này mà chẳng phiền phức ai cả. Bạn cũng có thể học với các bạn cùng nhóm tổ. Hoặc tập nói, tập thực hành khi nói chuyện các bài đã học bằng ngoại ngữ với bạn bè. Hoặc ở nhà có anh chị em cùng học, bạn cũng hạn chế nói chuyện bằng tiếng Việt (tôi không cố ý khuyên bạn quên tiếng mẹ đẻ mà học đòi lai căng đâu nghe). Nhưng nói chuyện bằng ngoại ngữ thường xuyên là hình thức giúp bạn "ôn luyện" về môn học này rất tốt.
  • 5. Nếu bạn thực hành phương pháp học ngoại ngữ như tôi đã gợi ý trên chắc chắn bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn trong việc học tiếng nước ngoài mà ngược lại rất ham thích. Nếu nhà bạn có điều kiện bạn nên nghe bằng cassette, cũng dễ giúp cho bạn luyện giọng hoặc luyện theo truyền hình cũng có mục hướng dẫn và giảng dạy sinh ngữ. Tùy theo trình độ nếu bạn thấy có thể hợp với bạn thì bạn nên theo bằng mọi hình thức. 5. Môn Văn: Văn là một môn học tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu bạn không am tường, không nắm vững câu cú ngữ pháp, thì rõ ràng bạn cần xem lại nguyên nhân khác nữa khiến bạn học chưa tốt môn này? Hoặc tại bạn xem thường môn học hay vì ỷ lại nó là môn học không mấy động não? Hay tại bạn chủ quan coi nó như các bài học khác, chỉ lúc nào cần là mở sách ra đọc? Một quan niệm khác: Văn thì có gì mà tìm hiểu đâu, chỉ chịu khó học thuộc bài là được rồi v.v... Chắc chắn có lần bạn nghe thầy cô giáo hay ai đó nhắc câu này: "Nếu cần luyện cho một học sinh giỏi toán người ta chỉ dùng thời gian năm năm. Nhưng muốn luyện một học sinh trở thành giỏi văn, người ta phải bỏ công ra mười năm". Thì đó bạn thấy không? Bạn đừng nên coi thường môn học này, ngoại trừ bạn có sẵn năng khiếu về văn chương. Vậy nếu bạn chỉ là một học sinh với một bộ óc bình thường mà muốn học văn cho giỏi bạn phải làm sao? Ở đây xin gợi ý thêm về học bài. Muốn học bài đỡ nhọc sức, bạn nên nghe giảng ở lớp cho tốt. Nghe và ghi nhận những câu, những lời giảng hay của thầy cô thậm chí của cả bạn bè nữa, rồi tập: - Chia bài thành dàn bài, bố cục. Tham khảo sách đọc, có liên quan đến bài dạy học. Học văn thì không "khó nhọc" lắm như các môn khác. Bạn có thể mơ màng, tưởng tượng một chút, tản bộ trong vườn, trên lan can hay sân thượng hoặc là công viên. Nhưng là học chứ chẳng phải "nhàn du". Môn văn thì phần ngữ pháp là quan trọng, chính phần này giúp bạn ăn, nói, ghi chép thành câu, thành lời gãy gọn, trôi chảy. Cũng tùy thuộc vào ngữ pháp, tuy nhiên phần ngữ pháp cũng chưa đủ, nó cần kết hợp với văn chương. Vậy bạn nên học văn của các nhà học giả để bạn tích lũy được cái vốn văn chương mà nhất là đừng nên coi thường môn học nào cả mà chính nó cũng là ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. "Người Việt nhất định là phải giỏi tiếng Việt". Ðó là điều bạn nên tâm niệm và phải xem là mục đích của mình. Tôi không dám có cao vọng muốn các bạn đều trở thành "văn sĩ" của tương lai - hay hiện tại. Nếu được thế tôi vui mừng lắm. Nhưng ngụ ý của tôi là thiết tha mong bạn đừng coi thường văn học vì ngày còn dạy ở một trường trung học có em học sinh lớp 10 mà viết một bài luận văn tôi không biết em viết gì?!. Tôi không nỡ cho em điểm 01 - dù chỉ còn có điểm đó mới xứng đáng với bài luận văn đó mà thôi? Nhưng em vẫn không xem việc học dở văn chương là phần thiệt thòi. Ðâu phải môn văn là môn học phụ. Mãi mãi nó là môn chính của nhà trường chúng ta. Vậy mà gần hết học kỳ một chính em học sinh "kém cỏi văn chương" nhất lớp đó đã vượt lên ngoài sức tưởng tượng của cả lớp. Sao vậy Tất nhiên trong đó có phần công sức của tôi. Và chính em học sinh đó tâm sự như vậy: "Trước khi em chưa học được văn, em ngán nó lắm và em xem thường nó nữa. Em ghét nhất giờ văn. Sau khi được cô dạy, bước đầu em cũng chán, sau dần em thử
  • 6. áp dụng. Và em thấy em có tiến bộ, thế là em có đà để tiến luôn". Bạn thấy không, môn gì cũng vậy, đừng xem thường. Học tập cần phải có phương pháp thì sẽ tiến bộ và tạo ra níềm vui. 6. Các môn học Sử và Ðịa: Là những môn bài học thông thừơng. Tuy nhiên muốn bài học được tốt, bạn nên tạo ra cách học phù hợp cho từng môn, ngoài việc nghe giảng và ghi những chi tiết cần thiết. Nên lưu ý: + Môn Ðịa cần nhớ gì (tên lãnh thổ, địa danh...) + Môn Sử cần nhớ gì (mốc thời gian, sự kiện) Rồi lập sẵn dàn bài: và học vài lượt rồi tóm tắt lại. Nắm chắc các phần trọng tâm của bộ môn (Sử hoặc Ðịa). - Cũng cần ghi lên bảng các mốc thời gian (nếu là Sử), tên sông ngòi, địa thế (nếu là Ðịa), cuối cùng lập dàn bài và ghi phần trọng tâm ra giấy nháp. Thỉnh thoảng lôi ra ôn lại. 7. Môn Sinh: Ðây là một môn họcnhưng không phải chỉ là môn học bài thuộc như môn sử địa mà với lớp 11 bạn đã bắt đầu làm quen với số ít bài toán sinh đơn giản. Lên lớp 12, dạng toán nặng hơn, và môn học này sẽ trở thành quan trọng khá "khó nuốt" đối với những học sinh mất căn bản. Kỳ thực muốn học đạt môn học này cũng không có gì khó lắm. Ngay từ đầu bạn đừng để mất căn bản có nghĩa là tránh sự biếng lười. Cách học bộ môn Sinh: Muốn cho bộ môn này học chóng thuộc: - Bạn nghe giảng ở lớp với một số quyển sổ ghi chép. Phải ghi nhanh những vấn đề chính vì thời gian ít, thầy cô chỉ lướt qua. Nếu bạn khó hiểu chỗ nào phải ghi lại. - Về nhà phải nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Và học ngay các đề mục đã được nghe giảng. - Thực hiện, làm các bài toán Sinh. Cố gắng làm hết đừng bỏ qua bài nào. Phương pháp học cũng ghi dàn bài, ghi những điểm cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng, ghi bằng nhiều màu phấn để dễ phân biệt, dễ nhớ. Nếu đã đúng, vẫn để bảng đó khi đi qua đi lại trong phòng học dễ "nhắc nhở" bạn. Tóm lại: Tất cả các môn học, nếu muốn học bài mau thuộc, bạn nên học ngay những bài của môn mà ngày đó đã được thầy cô giảng, dù ngày mai chưa phải là ngày trả bài. Đó là học lần một. Còn học lần hai là ngày có môn học đó, bạn chỉ việc ôn lại. Thường đêm,
  • 7. trước khi lên giường ngủ (ví dụ: Bạn ngủ lúc 10 giờ đêm thì 9 giờ bạn tắt đèn lên giường đi). Trong bóng đêm - bạn lần lượt nhớ lại bài - phần nào nhớ bạn khắc ghi - phần nào quên bạn bỏ qua một bên và bạn lưu ý điểm quên đó để ngày mai xem lại. - Buổi sáng bạn chịu khó thức dậy sớm. Sau khi làm các động tác vệ sinh và thể dục, bạn nên ngồi vào bàn học khoảng 1 tiếng, ôn lại bài trước khi ăn điểm tâm và đến lớp. Một điều cần nhắc bạn trong phương pháp học bài là: Ngoài môn sinh ngữ ra, tất cả các môn học khác bạn nên lập dàn bài, trong dàn bài bạn ghi những phần quan trọng một cách chi tiết. Nhất là các công thức, các định lý, các định đề. - Bạn ghi vào giấy để bỏ túi. - Ghi lên bảng học và để dễ vào tim vào óc. - Học thầm bằng mắt, suy nghĩ bằng óc, không nên học lớn tiếng, sẽ dễ quên. Không học vẹt, phải học hiểu, và ghi nhận phần nào ra phần đó. Nhẩm bài sẽ nhớ bài ngay cả những lúc bạn đã rời bàn học. Dù trong lúc rửa bát, hoặc làm vườn, tưới cây vv... bạn đừng để đầu óc xao nhãng, luôn suy nghĩ và ôn nhẩm lại bài. Đặc biệt phải cố nhớ ra những chỗ còn lơ mơ hoặc có quên ít nhiều. Phải biết dừng lại và kiểm tra "bộ nhớ" Khối óc bạn cũng có thể ví như một bánh xe quay, nếu bạn quay liên tục bánh xe sẽ mau mòn, dễ hỏng. Dù bạn thông minh đến đâu mà không biết sử dụng bộ óc nó cũng sẽ hao mòn, mệt mỏi đến lúc không còn tiếp thu gì được nữa. Muốn tránh tình trạng trên bạn cần đề phòng. Và nên biết dưỡng bộ não của bạn, có nghĩa là bạn phải biết dừng lại đúng lúc khi cảm thấy bắt đầu mệt mỏi. Sau một môn học nào đó, bạn đã cảm thấy mệt óc. Bạn nên dừng lại: nghỉ xả hơi một chút. Cách 1: Trước tiên bạn nên tập vài động tác thể dục nào đó đối với cổ, tay chân, lưng bụng cho đỡ mỏi. - Bạn có thể nằm dài buông thẳng tay chân đầu gối trên một chiếc gối thật thấp - gối càng mỏng càng tốt. Bạn nằm như vậy trên chiếc đi-văng. Vì chỉ có đi-văng mới giúp bạn nằm thẳng toàn thân, buông lỏng gân cơ và các mạch máu được lưu thông. - Bạn khép mắt lại, hít thật sâu rồi thở ra từ từ. Hết hơi bên trong và bạn cứ hít vô thở ra thật chậm như vậy từ 10 - 20 lần. Sau đó bạn nhắm mắt lại nằm im độ 10 phút đừng nghĩ ngợi gì cả. Sau 10 phút đó bạn sẽ định thần lại ngay. Bạn thấy khỏe khoắn cả thể xác lẫn tâm trí và có thể bắt đầu học sang bài mới một cách bình thường như lúc mới bắt đầu. Cách 2:
  • 8. Bạn có thể đi bách bộ sau đi giải xong một bài toán quá căng thẳng đầu óc chẳng hạn. - Bạn đi thật chậm trong vườn nhà bạn (nếu có) đi quanh nhà hoặc trong công viên, hay trên một quảng đường nào đó .v.v... Bạn ngắm trời mây non nước để tìm lại sảng khoái cho tâm hồn và nếu chẳng may bài toán quá hóc búa bạn chưa giải xong, thì lúc này có thể bạn sẽ may mắn tìm ra đáp số. Cách 3: - Bạn cũng có thể nằm trên phô-tơi (nghe một vài điệu nhạc, miễn sao giúp bạn sảng khoái tinh thần. Hoặc bạn cũng có thể dạo vài nốt nhạc trên đàn guita hay của đàn organ để đầu óc bớt căng thẳng. - Hay tham gia chơi một vài môn thể thao như cầu lông, bóng bàn... một vài đường thôi để bạn thư giãn rồi vào học tiếp. Miễn đừng quá đam mê là được. Còn nhiều phương pháp khác có thể giúp bạn giải lao trong giờ học. Ở đây chỉ chỉ đơn cử một vài ví dụ còn thì bạn hãy tùy theo sở thích, hoàn cảnh của mình mà giải lao hoặc những phút nghỉ ngơi cho hữu ích. Miễn sao khi bắt đầu vào bài học thì đầu óc bạn khỏe khoắn, không mệt mỏi để tiếp thu bài mau lẹ hơn. Có một điều dễ thấy là bạn hay học liền một mạch từ bài này sang bài khác mà không muốn nhớ lại, người ta gọi đó là "học vẹt". Với lối học liên miên này, bạn chỉ thuộc chứ không nhớ, hoặc nhớ một cách lẫn lộn, thiếu phân minh. Ðể tránh tình trạng bất lợi trên bạn nên thường xuyên ôn lại bài. Nghĩa là giúp trí nhớ của hệ thống lại bài một cách chặt chẽ. Bài nào? Môn gì? Nhất là đừng bao giờ quên cái phần quan trọng của bất cứ môn học nào. Chúng tôi đã nhắc qua vấn đề này ở chương trước, ở đây xin giúp bạn đi vào chi tiết hơn. Bạn cần thực hiện các bước sau đây nếu muốn học mau thuộc và không lẫn lộn: - Trước giờ nghe giảng bài thuộc môn học nào ở trên lớp, ở nhà, bạn nên mở sách giáo khoa ra xem trước ít nhất là một lần bài đó, giúp bạn có thể làm quen trước với bài mới, chứ không phải ngỡ ngàng đợi lúc thầy cô giảng mới hay: Như vậy bạn đã bước đầu nắm sơ bộ bài mới. - Bạn hết sức tập trung tư tưởng nghe thầy cô giảng trong giờ học, nghe giảng là điều tối quan trọng sẽ rất có lợi cho bạn khi học và khi làm bài sau này. Nếu bạn chịu khó tập trung nghe giảng thật chu đáo, không để tư tưởng lãng xao thì chắc chắn, được xem như bạn đã thuộc một nửa bài học rồi. - Bạn nên ghi nhanh những điều quan trọng vào tập vở. Vì thời gian lên lớp chỉ có hạn. Thầy cô không thể hướng dẫn bạn ghi tất cả, mà chính bạn phải tự tìm thấy phần, câu nào quan trọng để ghi lại theo ý mình. Nghĩa là bạn hết sức tập trung tư tưởng, nghe giảng mới thấy được điều này. - Về nhà là bạn học ngay bài vừa nghe giảng, chú ý các phần quan trọng mà bạn đã ghi chú.
  • 9. Vì sao bạn phải học bài ngay? Bởi bạn vừa nghe giảng ở lớp, nhất định là bạn còn nắm kiến thức bài dạy, các phần ghi nhớ cũng còn khắc sâu trong óc bạn. Bắt đầu học ngay, tất nhiên là bạn sẽ tiếp thu một cách nhanh chóng hơn. Sau khi học xong mỗi bài, bạn cần nghỉ giải lao như tôi đã trình bày ở chương trước. Bây giờ là lúc bạn nên nhớ lại bài: - Nhớ bài để khắc sâu điều mà bạn đã học và khó quên. Có hai phương pháp nhớ lại bài mà bạn cần làm: 1. Nhớ bài một cách tổng quát: Sau những phút giải lao, trước khi đi vào học một môn bài khác, bạn nên để ít phút nhớ lại bài một cách tổng quát. Phần nào quên bạn xem lại ngay. Nếu nó là phần quan trọng thì bạn nên ghi vào giấy nháp. Ðể thỉnh thoảng lôi ra củng cố lại. 2. Nhớ bài chi tiết: Bạn nắm lại dàn bài, rồi hệ thống bài qua từng phần một. Tổng kết bài một cách trôi chảy nhuần nhuyễn mà không gút mắc. Nghĩa là bạn không còn vấp váp, hoặc chỗ nọ lộn sang chỗ kia; phần này lộn sang phần khác nữa. Như vậy bạn đã có thể an tâm cho môn bài mà bạn đã học. Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" bạn 1 cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây: 1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học. 2.Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp. 3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép. 4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy. 5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên. 6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút. 7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan
  • 10. trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy. 8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác. 9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó 10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước. 11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn 12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng. 13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng. 14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5 – 10 phút cuối. 15.Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu. 16.Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay. 17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng. 18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân. 19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến. 20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó 6 lời khuyên cho việc học tốt 1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó. 2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. 3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý
  • 11. các từ: "cho nên, vì vậy, chủ yếu, điều quan trọng"... mà thầy cô đã tóm tắt. 4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được. a- Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng. b- Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan. 5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại. 6- Luôn học tại bàn: Cách học này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng. 8 lời "mách nước" để học tốt Nếu bạn muốn học tốt và không biết nên làm thế nào? Nếu kết quả học của bạn vẫn không làm bạn hài lòng và bạn đang tìm thứ để đổ lỗi? Hãy thử làm theo 8 "lời khuyên" nhỏ sau đây: 1. Chọn góc học tập yên tĩnh, ngăn nắp Góc học tập là phần rất quan trọng để học có hiệu quả. Một chỗ học yên tĩnh giúp bạn tập trung hơn là ngồi học cạnh cái TV đang bật và thỉnh thoảng nó lại có vài chương trình mà bạn yêu thích. Một góc học tập ngăn nắp khiến bạn dễ chịu hơn và chỉ nhìn là đã thấy... muốn ngồi vào bàn ngay rồi. 2. Tạo thói quen học tập hằng ngày "Văn ôn, võ luyện", quả không sai. Tốt nhất là hãy tạo cho mình một "thói quen" học tập. Ðịnh ra lịch học cho bản thân và nghiêm khắc thực hiện. Bạn sẽ thấy mọi việc khác hẳn mọi khi, chớ nên để bài vở dồn đống lại và rồi thức trắng đêm giải quyết chúng, mà thật ra đầu óc cũng không thể tiếp thu một lượng kiền thức lớn dồn trong một lúc. Hoàn thành mức bài vở định ra hằng ngày bạn sẽ có thời gian để ôn tập, thậm chí nhiều thời gian đi chơi hơn vì không phải lo lắng. Cuối cùng bạn lại có được "thói quen" chăm chỉ nữa! 3. Tham khảo ý kiến của thầy cô, bạn bè Không phải chúng ta luôn giải quyết được bài vở bằng vở ghi và sách giáo khoa. Hãy tham khảo ý kiến thầy cô và bạn bè cùng lớp. Bạn có thể tìm được cách giải đúng, ngắn nhất cho bài toán khó; những ý hay cho bài văn phân tích và lớn hơn cả, kiến thức bản thân một lần nữa. 4. Tập viết ghi nhớ Nên tập viết ghi nhớ bởi bạn có thể không nhớ hết những mốc quan trọng để dành thời gian
  • 12. chuẩn bị bài vở cho tốt. Nên ghi lại những ngày có kiểm tra hoặc những ngày bạn sẽ phải nộp bài luận... Làm như thế, bạn luôn nhớ là còn có việc cần làm và không để "ngập lụt mới nhảy" hoặc lâm vào tình trạng không đủ thời gian chuẩn bị kiểm tra. 5. Thời gian biểu hợp lý Hãy tập thời gian biểu theo cách riêng của bạn. Khả năng tiếp thu và trí nhớ bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi sự căng thẳng hay mệt mỏi nên bạn sẽ học không nổi. Ăn, học, nghỉ ngơi cần được sắp xêp chi tiết, đừng nghĩ là "ngày nào chẳng phải ăn với ngủ, xê dịch làm gì". Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, nếu bạn đang thi và quá bận hãy ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày. Không nên học liên tục trong nhiều tiếng. Nên nghỉ một lát và đi dạo, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn trước khi tiếp tục ngồi vào bàn. 6. Tạo cảm hứng khi đển lớp Có một số bạn lấy lý do là mình "không thích học" hoặc "không hợp môn này môn kia" để bỏ học dẫn đến chán học và uể oải trong lớp. Có thể mượn vở bạn khác để chép bài? Không nên, bởi chưa chắc khả năng ghi chép và cách ghi chép của người khác đã làm bạn hiểu được. Hơn nữa bạn tiếp thu rất nhiều kiến thức khi nghe giảng chứ! 7. Sách giáo khoa Kiến thức mà bạn học đều được trình bày chi tiết theo các bước từ thấp đến cao trong SGK. Dù giáo viên chỉ yêu cầu học bài trong vở ghi, bạn đừng quên đọc kỹ lại trong sách, trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, nếu có. 8. Ôn bài học theo chủ đề - Tự mình lấy ví dụ cho bài học. - Lập ra cách học thuộc của bản thân. - Viết tổng kết chương hoặc bài dài. - Ðánh dấu những đề mục quan trọng trong sách hay vở ghi. - Dùng chủ đề bài học làm chủ đề nói chuyện với các bạn trong lớp và cố gắng xem mình nhớ được lượng kiến thức là bao nhiêu. Phương pháp học tập có hiệu quả Trong quá trình học tập, học sinh thường rơi vào một trong những rắc rối sau: Thứ nhất, không thể áp dụng tính năng động của bản thân vào những trường hợp vô cùng đơn giản, hay nói một cách khác, đây là tuýp người luôn quan trọng hóa vấn đề, biến cái đơn giản nhất thành cái khó nhất và ngược lại, một vấn đề khó ư? Chuyện nhỏ, đối với họ chẳng là gì. Kiểu thứ hai là mẫu người luôn tự đẩy mình vào tình trạng không biết phải phân bố thời gian thế nào cho hợp lý để có thể học hết khối lượng kiến thức dày đặc. Và cả kiểu thứ ba, thứ tư... nữa chứ. Nhưng thôi hãy tạm quên chúng đi, sau đây là phương pháp học sao cho có hiệu quả.
  • 13. Phương pháp này có thể chia làm ba giai đoạn như sau: 1. Giai đoạn thứ nhất: Trước khi học Nhận thức ở đây có nghĩa là phải hiểu được yêu cầu mà quá trình học đòi hỏi. Tiếp theo bạn phải biết quản lý những đặc điểm tính cách của bạn. Giả sử bạn là một người nóng tính, khi đã ngồi rất lâu rồi mà bạn vẫn chưa tìm ra cách giải của một bài toán khó đột nhiên bạn thấy bực mình vô cớ và không muốn họcn nữa, hãy tìm cách để kiểm soát cơn giận đó. Có thể chỉ dùng một biện pháp đơn giản như: trước khi học, bạn hãy viết lên một mảnh giấy nhỏ dòng chữ "Tức giận chẳng giải quyết được vấn đề gì" để trước mặt, mỗi lần bạn thấy bực tức hãy nhìn vào mảnh giấy đó, thư giãn một vài phút sau đó lại bắt tay làm lai từ đầu để tìm ra được vướng mẳc của bài toán... Bước tiếp theo là lên kế hoạch, hãy phân chia thời gian cụ thể để học từng môn một. Ví dụ như bạn quy định trong buổi chiều nay bạn sẽ phải học được hai môn đó là: Toán, Lý và bạn đặt kế hoạch cho mình là phải học trong vòng ba tiếng từ 2 giờ - 5 giờ. Như vậy không có nghĩa là bạn sẽ chia đều ra mỗi môn hoc trong khoảng thời gian là một tiếng rưỡi mà trước khi lên kế hoạch bạn hãy giành chút thời gian để ước lượng xem môn nào có số lượng kiến thức nhiều hơn rồi từ đó phân bố thời gian học sao cho hợp lý. Tốt nhất là bạn hãy bắt đầu học từ môn nào mà bạn ưa thích hơn để tạo cho mình niềm say mê học tập. 2. Giai đoạn thứ hai: Trong quá trình học Tính linh động trong việc đưa ra những lựa chọn đúng đắn là rất cần thiết trong giai đoạn này. Hãy thử hình dung thế này nhé: Bạn đang cần chứng minh một bài toán nhưng để chứng minh được nó bạn cần áp dụng một bất đẳng thức A nào đó. Tuy bất đẳng thức này thường được dùng nhưng khi phải chứng minh bạn đột nhiên lại chẳng nhớ phải chứng minh thế nào, lúc này bạn sẽ phải đặt mình trước hai sự lựa chọn. + Thứ nhất: không cần chứng minh cứ thế làm tiếp để dành thời gian còn học các môn khác. + Thứ hai: là cố gắng lục lọi lại cách chứng minh bất đăng thức đó trong chồng sách vở cũ dù mất khá nhiều thời gian. Bạn chọn cách nào đây, tất nhiên trong phương pháp này, bạn sẽ phải chọn cách hai nếu như bạn không muốn rơi vào hoàn cảnh một ngày kia bạn gặp lại bài toán này trong một bài kiểm tra. Bạn có muốn mình sẽ bị trừ điểm chỉ vì trong bài tọán có dòng chữ áp dụng bất đẳng thức A mà lại chẳng có nổi phần chứng minh bất đẳng thức A hay không? 3. Giai đoạn thứ 3: Sau khi học xong
  • 14. Trong giai đoạn cuối cùng này bạn hãy tự thực hiện môt "cuộc càn quét" lại những gì mà bạn đã học được. Chẳng hạn bạn có thể ghi lại vào một mảnh giấy cách chứng minh bất đẳng thức A (nêu trên) hay những công thức, định lý... mà bạn vừa học xong hoặc làm riêng cho mỗi bộ môn một quyển sổ nhỏ. Ðây sẽ chính là quyển sổ tóm tắt lý thuyết của riêng bạn. Với cách này bạn sẽ nhớ lâu hơn những gì mà mình đã học được và cũng sẽ dễ dàng hơn nếu chẳng may bạn lại quên cách chứng minh bất đẳng thức A một lần nữa. Bạn sẽ không còn phải mất nhiều thời gian để lục tìm lại đống sách vở cũ nữa đâu.