SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  9
Télécharger pour lire hors ligne
Bệnh van tim
                                                        PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước

- Đối tượng: Các phẫu thuật viên không chuyên khoa, dự lớp tập huấn nâng cao
  kỹ năng trong phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực.
- Thời gian:            4 tiết
- Mục tiêu: Sau khi học bài này, học viên có thể:
     1. Hiểu nguyên tắc chẩn đoán các bệnh van tim
     2. Hiểu nguyên tắc điều trị ngoại khoa bệnh van tim

                                  Nội dung bài giảng
I. đại cương
- Bệnh van tim bao gồm các bệnh hẹp van, hở van và hẹp - hở van.
- Nguyên nhân do 2 loại: bẩm sinh và mắc phải. Loại bẩm sinh hiếm gặp, hay
   nằm trong bệnh cảnh của nhiều thương tổn bẩm sinh khác.
   Thực tế chủ yếu gặp loại mắc phải, có thể do nhiễm trùng (osler), thoái hoá, đặc
   biệt gặp nhiều bệnh van 2 lá do thấp / Việt Nam và các nước nghèo khác.
- Bệnh van tim do thấp chiếm ≈ 50% số bệnh nhân điều trị tại Viện Tim - mạch
   quốc gia, và hơn 60% số phẫu thuật tim tại BV Việt Đức.
- Trong thấp tim, van bị thương tổn chủ yếu là van 2 lá và van động mạch chủ
   (ĐMC), bệnh van 3 lá và van động mạch phổi (ĐMF) hầu hết là các thương tổn
   cơ năng, là hậu quả của bệnh 2 van trên. Do vậy điều trị chủ yếu là trên van 2 lá
   và van ĐMC.
- Điều trị nội khoa đóng vai trò khi bệnh ở mức độ nhẹ, hoặc trong lúc chờ mổ và
   theo dõi + điều trị sau phẫu thuật.
- Điều trị ngoại khoa bệnh van tim và phương pháp điều trị triệt để chỉ mang tính
   tương đối, vì không bao giờ chữa khỏi hoàn toàn được bệnh tim. Chỉ định mổ
   khi bệnh ở mức độ vừa và nặng.
2. Các vấn đề về chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh van tim
- Vì bệnh van tim bẩm sinh rất hiếm gặp và phức tạp. Nên nội dung bài chỉ tập
   trung vào các bệnh van tim mắc phải, đặc biệt do thấp, osler, thoái hoá.
- Việc chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào SÂ doppler - có vai trò:  đúng bệnh
   -  mức độ bệnh - hướng dẫn điều trị ngoại khoa.
2.1. Hẹp van 2 lá:
- Van 2 lá gồm bốn thành phần giải phẫu: 2 lá van, 2 mép van, hệ thống dây
   chằng + cột cơ (2), vòng van.
- ở VN, hẹp van 2 lá chủ yếu do thấp – với thương tổn là dính mép van, dầy - co
   rút lá van + dây chằng, có thể vôi hoá -> làm lỗ van hẹp lại và cử động hạn chế
   (diện tính van bình thường 4 - 6 cm2). (Xem H.1)



 Dầy - Co rút - Vôi lá van            Dầy - Dính - Co rút
 Dính mép van.                        dây chằng
                                                                             Hình 1
                                                                   Một số hình minh họa thương
                                                                     tổn van 2 lá do thấp tim




- Hậu quả chung => ứ máu + dãn nhỉ trái => dãn và tăng áp lực ĐMF => dãn thất
   phải => Suy tim phải
   Hở van 3 lá cơ năng. Hở van phổi                                   Nhiều rối loạn khác
   Suy chức năng gan – thận ...
- Phân độ hẹp van 2 lá:

    Mức độ                   Diện tích                      Triệu chứng cơ năng
Nhẹ (I)                       > 2 cm2         Không có, hoặc khó thở nhẹ khi gắng sức
                                      2
                             (< 2,5 cm )

Vừa (II)                     1,1 -2 cm2       Khó thở gắng sức nhẹ và vừa, có cơn kịch
                         (1,5 - 2,5 cm )  2   phát
Nặng (III)                    < 1 cm2         Khó thở lúc nghỉ - có thể phù phổi cấp
(hẹp khít)                   (<1,5 cm2)

Rất nặng (IV)                < 0,8 cm2        Tăng áp ĐMP nặng, suy tim phải. Khó thở
                                              nặng. Mệt nhiều - Tím tái
- Dựa vào triệu chứng cơ năng  phân độ suy tim theo NYHA (I  IV)
- Triệu chứng cơ năng gồm: mệt, yếu, gầy - khó thở gắng sức (nặng dần, theo suy
   tim) - khái huyết, có thể OAP - có thể nói khàn - biến chứng tắc mạch do hình
   thành huyết khối trong nhĩ trái.
- Nghe tim: chủ yếu T1 đanh, rung tâm trương ở mỏm, T2 mạnh, tách đôi.
- Cận lâm sàng:
      + Điện tâm đồ (ĐTĐ): xoang hoặc rung nhĩ, sóng P rộng hoặc 2 đỉnh.
      + X quang ngực: tim to, cung phổi phồng, tăng áp phổi
      + Siêu âm: vai trò quyết định
- Điều trị nội: đợt suy tim - phòng thấp suốt đời
- CĐ phẫu thuật:          Dấu hiệu cơ năng + van 2 lá hẹp khít / SÂ.
2.2. Hở van 2 lá:
- Nguyên nhân do thấp, osler, thoái hoá.
- Thương tổn giải phẫu có: sa lá van, thủng lá van, đứt dây chằng, dãn vòng van...
- Cơ chế hở theo phân loại của Carpentier – gồm 3 loại: do dãn vòng van, do sa
   lá van, do dầy – co rút lá van. (Xem H.2)


                                                                Hình 2
                                                       Phân loại hở van 2 lá
                                                        (theo Carpentier)
                                                       Type 1 : hở do dãn
                                                       vòng van hay thủng lá
                                                       van (hở cơ năng hoặc
                                                       Osler).
                                                       Type 2 : hở do sa lá
                                                       van lên trên mặt
                                                       phẳng vòng van (đứt -
                                                       thiếu - dãn dây
                                                       chằng).
                                                       Type 3 : hở do lá van
                                                       - dây chằng bị dầy +
                                                       co rút (thấp tim).



- Hở van 2 lá cấp hay xảy ra do Osler
- Mức độ suy tim theo NYHA
- Mức độ hở: 4 độ nhẹ  rất nặng. Tuỳ theo chiều cao + diện tính dòng phụt
   ngược từ thất trái  nhĩ trái / SÂ.
- Hậu quả chung: Dãn, suy thất trái, dãn nhĩ trái, tăng áp phổi, suy tim phải...
- Tr/c cơ năng: Mệt, khó thở gắng sức, mạch nhanh mạnh và gọn...
- Tr/c thực thể: Thổi tâm thu ở mỏm. T2 mạnh và tách đôi. Tr/c suy tim phải...
- ĐTĐ: xoang hoặc rung nhĩ. P2 đỉnh
- X quang: Tim to, tăng áp phổi
- SÂ tim: quan trọng - đánh giá cơ chế, mức độ hở.
- Điều trị nội khoa: chống suy tim, phòng thấp
- Chỉ định phẫu thuật: Dấu hiệu cơ năng + hở van > 2/4.
2.3. Hẹp - hở van 2 lá:
- Nguyên nhân chủ yếu do thấp
- SLB + GPB như của hẹp + hở van
- Lâm sàng thường nặng hơn.
- Mức độ hẹp - hở liên quan đến thái độ điều trị
- CĐ phẫu thuật: Cơ năng + hẹp khít, hở vừa - hay hẹp vừa, hở nặng.
2.4. Hẹp van ĐMC:
- Cấu trúc bình thường gồm 3 lá van hình tổ chim - 3 mép van. Hai mạch vành 2
   bên. Diện tích 3 -5 cm2.
- Nguyên nhân thường do thấp hay thoái hoá vôi ở người già.
- Thương tổn do thấp là lá van dày, dính mép, có thể vôi hoá. (Xem H.3)




           Bình thường                                       Thấp tim
                                   Hình 3: Van ĐMC


- Hậu quả: Dầy thất trái, ứ máu phổi. Nếu thất trái dãn là suy tim nặng.
- Lâm sàng:
      + Mức suy tim/ NYHA
+ Cơ năng: Cơn đau thắt ngực, khó thở, ngất, hay hoa mặt chóng mặt khi
      gắng sức, mệt... Giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu cơ năng, khi có cơ
      năng là đã nặng, dễ tử vong.
      + Thực thể: nhiều - rõ nhất là thổi tâm thu ở ổ van ĐMC
- Cận lâm sàng:
      + ĐTĐ: Tăng gánh, dầy thất trái
      + Xquang: Thường tim không to, khi to là nặng. Tăng áp phổi
      + SÂ: đánh giá 4 mức độ hẹp / chênh áp qua van chủ,
             Khi giữa thất trái - ĐMC > 70 mmHg => hẹp nặng.
      + Điều trị nội: phòng thấp và theo dõi
      + CĐ điều trị ngoại: Hẹp nặng (khít), không chờ dãn thất trái vì quá muộn.
2.5. Hở van ĐMC:
- Nguyên nhân do thấp (hẹp - hở), osler (hở đơn thuần).
- Thương tổn giải phẫu có thể là: van co nút, đóng không kín (thấp), rách thủng lá
   van (osler), sa lá van...
- Mức suy tim theo NYHA
- Hậu quả: Dòng phụt ngược về thất trái tâm trương  dãn thất trái, suy tim trái,
   tăng áp phổi. Khi có dày thất trái và thất dãn > 70 mm là nặng - Chia 4 độ hở/
   siêu âm
- Cơ năng: Khó thở, đau thắt ngực về đêm, hồi hộp, mạch nhanh, vã mồ hôi
   nhiều khi bệnh nặng do dãn mạch tự động.
- Thực thể: Dấu Musset (đầu gật gù). Mạch Corrigan. Thổi tâm trương (khó
   nghe), chỉ rõ khó thở  2/4. Chênh huyết áp tối đa - tối thiểu ...
- Cận lâm sàng.
      + ĐTĐ: Tăng gánh thất trái
      + X Quang ngực: Tim to, cung thất trái phồng
      + SÂ tim: giúp + hở chủ,  mức độ hở và cơ chế hở
- Điều trị nội: Phòng thấp và theo dõi
- CĐ điều trị ngoại:       Có cơ năng + hở chủ nặng  3/4
2.6. Hẹp hở van ĐMC:
- Thường do thấp
- Lâm sàng + Cận lâm sàng của hẹp + hở van
- Tiến triển thường nhanh hơn
- CĐ điều trị ngoại:
   Hẹp vừa + hở vừa         - Hẹp nặng + hở nhẹ - Hở nặng + hẹp nhẹ.
   Nhìn chung có cơ năng là mổ.
2.7. Hở van ĐMP:
- Chủ yếu là hở cơ năng, do dãn và tăng áp động mạch phổi - Hậu quả của bệnh
   van 2 lá - ĐMC.
- Có vai trò đánh giá mức độ nặng của bệnh van 2 lá, ĐMC.
- Không gây hậu quả trầm trọng
- Nhìn chung không cần điều trị.
2.8. Hở van 3 lá:
- Chủ yếu là cơ năng do dãn và suy tim phải (khoảng 80 %)
- Có vai trò đánh giá mức độ nặng của bệnh van 2 lá - ĐMC
- Cần điều trị phối hợp khi phẫu thuật van 2 lá, ĐMC, nếu hở van 3 lá ở mức độ
   vừa - nặng (phân độ như hở 2 lá).
- Có thể bị thương tổn thực thể (khoảng 20 %) do thấp tim (hở + hẹp do dính
   mép van), do Osler. Lúc đó cần can thiệp điều trị phổi hợp với van 2 lá, ĐMC.
   Thường suy tim phải rất nặng.
- Hầu như không có hẹp van 3 lá đơn thuần mắc phải.

3. Các phương pháp điều trị ngoại khoa
      Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa, tùy thuộc từng thể bệnh, điều
kiện trang thiết bị, và khả năng nhân lực. Nhìn chung gồm 2 nhóm: phẫu thuật tim
kín và phẫu thuật tim hở (tuần hoàn ngoài cơ thể).
3.1. Tách hẹp van 2 lá tim kín:
      - Lịch sử: từ đầu những năm 50 / TK 20, ở Việt nam từ 1958.
      - Kỹ thuật: qua đường mở ngực trước – bên, khâu 1 túi trên nhĩ hay tiểu nhĩ
trái, đưa tay hoặc dụng cụ vào tim trái để tách van / tim vẫn đập.
      - Chỉ định: hẹp khít van 2 lá hoặc hẹp khít – hở nhẹ, do bệnh thấp tim. - Kết
quả: khá tốt nếu van không vôi hóa nhiều hoặc quá dầy
      - Theo dõi: tiếp tục phòng thấp. Thời gian hẹp lại khoảng 10 năm.
Ghi chú: hiện rất ít sử dụng phương pháp này, vì được thay thế bằng phương
pháp “Nong van 2 lá bằng bóng” / tim mạch can thiệp.



3.2. Phẫu thuật tim hở:
      Lịch sử: phát triển trên thế giới từ đầu những năm 60 / TK 20, ở Việt nam từ
1968 tại BV Việt Đức và cho tới nay đã có trên 10 trung tâm có thể mổ tim hở.
      Kỹ thuật: nhờ sự trợ giúp của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, tim và phổi
được ngừng hoạt động, mở vào buồng tim bộc lộ thương tổn, tiến hành các kỹ
thuật xử trí thương tổn (thay van, tạo hình van, vá lỗ thông ...), đóng lại các buồng
tim, đuổi hơi trong tim, tái tưới máu cơ tim và phổi cho tim đập trở lại.
      Đối với bệnh van tim mắc phải, gồm các loại phẫu thuật sau:
 Tạo hình van 2 lá:
      - Lợi ích: nhìn rõ và sửa trực tiếp trên từng thương tổn, kết quả tốt hơn tách
van tim kín. Do bảo tồn được van tim nên so với thay van, tạo hình van có ít biến
chứng sau mổ hơn và chất lượng sống cao hơn.
      - Kết quả: tùy thuộc thương tổn, nhìn chung > 85 % đạt kết quả tốt sau mổ,
> 95 % sống sau 10 năm, < 10 % phải mổ lại để thay van trong 10 năm.
      - Chỉ định: các dạng thương tổn van tim, mức độ thương tổn van không quá
nặng và quá phức tạp.
      - Theo dõi: phòng thấp suốt đời, ít khi phải dùng thuốc chống đông.
 Tạo hình van ĐMC:
      - Lịch sử: đây cũng là một phương pháp điều trị có từ hàng chục năm nay,
ban đầu là tạo hình van trong các bệnh tim bẩm sinh, từ khoảng 15 năm gần đâyđã
phát triển cả kỹ thuật tạo hình các bệnh van mắc phải, mà chủ yếu là thấp tim ở
người trẻ tuổi.
      - Kết quả: kết quả sớm cũng rất tốt như van 2 lá, nhưng kết quả lâu dài còn
nhiều hạn chế, đặc biệt là bệnh van tim do thấp.
      - Chỉ định: dành cho bệnh nhân trẻ tuổi, hoặc phụ nữ chưa có con, với điều
kiện thương tổn van không quá nặng (cả 3 lá van dầy đều, chưa vôi ...).
 Thay van:
      - Các loại van: có nhiều loại van nhân tạo, chia thành 2 nhóm chính là van
cơ học (hoàn toàn bằng chất liệu nhân tạo) và van sinh học (cấu tạo từ van động
mạch chủ lợn hoặc màng tim bê). Nhìn chung so với van sinh học, van cơ học có
giá thành thấp hơn, tuổi thọ của van dài hơn, nhưng lại bị nhiều biến chứng đông
máu hơn, và bắt buộc phải dùng thuốc chống đông suốt đời. Do vậy, chỉ định dùng
loại van nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và do người mổ quyết định.
       - Ưu nhược điểm so với tạo hình van: ưu điểm là chỉ định rộng hơn (có thể
dành cho hầu hết các dạng thương tổn van), kỹ thuật đơn giản hơn. Nhược điểm là
giá thành cao hơn, nhiều biến chứng sau mổ hơn, và về lâu dài thì tỷ lệ chết và mổ
lại cao hơn.
       - Kết quả: nhìn chung trên 90 % bệnh nhân có kết quả tốt ngay sau mổ,
khoảng 70 % sống sau 10 năm, và 20 % bệnh nhân phải mổ thay lại van trong vòng
10 năm sau mổ.
       - Chỉ định: chủ yếu dành cho van 2 lá và van động mạch chủ, rất ít khi thay
van 3 lá, và rất hiếm thay van động mạch phổi. Có thể áp dụng cho mọi dạng
thương tổn van nếu không có chống chỉ định thay van.
       - Theo dõi và điều trị sau mổ: chủ yếu là theo dõi rất sát xao về đông máu
(tỷ lệ Prothrombin và INR), và điều chỉnh thuốc chống đông hợp lý (thường dùng
thuốc kháng vitamin K – Sintrom), theo dõi và điều trị kịp thời những đợt suy tim.
 Tạo hình van 3 lá:
       - Thông thường, đây là một can thiệp phối hợp trong phẫu thuật van 2 lá và
van động mạch chủ. Rất hiếm khi có phẫu thuật tim hở chỉ để can thiệp trên van 3
lá đơn thuần.
       - Chỉ định: khi có hẹp - hở van 3 lá do thấp tim, hoặc khi hở van cơ năng
mức độ vừa - nặng (độ hở > 2/4).
       - Kỹ thuật: tương tự như tạo hình van 2 lá, song thường đơn giản hơn và yêu
cầu cũng thấp hơn.
       - Kết quả: thường chỉ cần giảm độ hở van xuống < 2/4 sau mổ là đạt yêu
cầu. Kết quả lâu dài tùy thuộc vào mức độ suy tim và thương tổn trên van 2 lá.

4. Tình hình phẫu thuật tim trên thế giới
       Tại các nước phát triển, do có trình độ cao hơn và nền kinh tế giầu mạnh
hơn, nên phẫu thuật tim hiện đã ở một trình độ rất cao so với ở Việt nam. Có thể
tóm lược ở mấy nét chính sau:
- Phẫu thuật tim bẩm sinh: chẩn đoán trước sinh, và phẫu thuật tim hở ngay sau
   khi sinh để sửa chữa thương tổn. Do vậy họ chữa được nhiều loại bệnh và bệnh
   phức tạp hơn.
- Phẫu thuật bệnh van tim: đã trở thành loại phẫu thuật rất thông thường, nhưng
   do có nhiều nghiên cứu về các loại van cũng như kết quả sau mổ, nên chỉ định
   và kỹ thuật vẫn tiên tiến và hợp lý hơn.
- Phẫu thuật mạch vành: cũng là một loại phẫu thuật rất thông thường, với số
   lượng bệnh nhân rất lớn, có nhiều kỹ thuật mới và hiện đại hơn (mổ không dùng
   tuần hoàn ngoài cơ thể, mổ với sự trợ giúp của nội soi ...)
- Phẫu thuật ghép tim: đã rất phát triển từ hàng chục năm, theo nhiều hướng khác
   nhau như: ghép đồng loài, tim nhân tạo, hỗ trợ tim bằng cơ tự thân, tế bào gốc.
   Họ có thể tiến hành ghép cả khối tim – phổi.
- Mổ tim bằng người máy: đã được ứng dụng thành công ở nhiều nơi.
   Tất cả các vấn đề nêu trên cũng là mục tiêu phấn đấu của phẫu thuật tim ở Việt
nam trong tương lai.

Contenu connexe

Tendances

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓASoM
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGSoM
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPSoM
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANSoM
 
Hon me gan
Hon me ganHon me gan
Hon me ganSoM
 
Bai 8-ngoai-tam-thu-pham-nguyen-vinh
Bai 8-ngoai-tam-thu-pham-nguyen-vinhBai 8-ngoai-tam-thu-pham-nguyen-vinh
Bai 8-ngoai-tam-thu-pham-nguyen-vinhVinh Pham Nguyen
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCSoM
 
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêTiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙSoM
 
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnBệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnDucha254
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPSoM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHSoM
 
BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2SoM
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOSoM
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoDucha254
 

Tendances (20)

TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
 
Xuất huyết dưới nhện
Xuất huyết dưới nhệnXuất huyết dưới nhện
Xuất huyết dưới nhện
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ HUYẾT HỌC TRẺ EM
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁPCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
 
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GANHỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
HỘI CHỨNG SUY TẾ BÀO GAN
 
Hon me gan
Hon me ganHon me gan
Hon me gan
 
Bai 8-ngoai-tam-thu-pham-nguyen-vinh
Bai 8-ngoai-tam-thu-pham-nguyen-vinhBai 8-ngoai-tam-thu-pham-nguyen-vinh
Bai 8-ngoai-tam-thu-pham-nguyen-vinh
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰCTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN VỚI CƠN ĐAU THẮT NGỰC
 
Phù phổi cấp
Phù phổi cấpPhù phổi cấp
Phù phổi cấp
 
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mêTiếp cận lơ mơ và hôn mê
Tiếp cận lơ mơ và hôn mê
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙTIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN PHÙ
 
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnBệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
 
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh án bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤPTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN ĐAU NGỰC CẤP
 
Hội chứng khó thở
Hội chứng khó thởHội chứng khó thở
Hội chứng khó thở
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINHCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH
 
BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2BỆNH ÁN 2
BỆNH ÁN 2
 
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃOHỘI CHỨNG MÀNG NÃO
HỘI CHỨNG MÀNG NÃO
 
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch nãoBệnh án PHCN: Tai biến mạch não
Bệnh án PHCN: Tai biến mạch não
 

En vedette

Dai cuong pt benh tbs
Dai cuong pt benh tbsDai cuong pt benh tbs
Dai cuong pt benh tbsvinhvd12
 
Vai trò siêu âm tim trong phẫu thuật tim
Vai trò siêu âm tim trong phẫu thuật timVai trò siêu âm tim trong phẫu thuật tim
Vai trò siêu âm tim trong phẫu thuật timvinhvd12
 
Vết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ướcVết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ướcvinhvd12
 
Hẹp lỗ van 2 lá
Hẹp lỗ van 2 láHẹp lỗ van 2 lá
Hẹp lỗ van 2 láLinh Pham
 
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 láNghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 láTrần Đức Anh
 
Bien chung sm tim ho
Bien chung sm tim hoBien chung sm tim ho
Bien chung sm tim hovinhvd12
 
Vt mach mau vung co nen co
Vt mach mau vung co nen co Vt mach mau vung co nen co
Vt mach mau vung co nen co vinhvd12
 
Cd phau thuat benh tim mac phai & benh tim bam sinh
Cd phau thuat benh tim mac phai & benh tim bam sinhCd phau thuat benh tim mac phai & benh tim bam sinh
Cd phau thuat benh tim mac phai & benh tim bam sinhvinhvd12
 
Chấn thương lồng ngực
Chấn thương lồng ngựcChấn thương lồng ngực
Chấn thương lồng ngựcvinhvd12
 
Vet thuong mach mau ngoai vi
Vet thuong mach mau ngoai viVet thuong mach mau ngoai vi
Vet thuong mach mau ngoai vivinhvd12
 
Vet thuong tim
Vet thuong timVet thuong tim
Vet thuong timvinhvd12
 
Viêm tắc động mạch chi
Viêm tắc động mạch chiViêm tắc động mạch chi
Viêm tắc động mạch chivinhvd12
 
Hoi chung thieu mau chi
Hoi chung thieu mau chiHoi chung thieu mau chi
Hoi chung thieu mau chivinhvd12
 
Chan thuong nguc kin
Chan thuong nguc kinChan thuong nguc kin
Chan thuong nguc kinvinhvd12
 
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦHỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦDân Phạm Minh
 
5. patricia kathleen black
5. patricia kathleen black5. patricia kathleen black
5. patricia kathleen blackvinhvd12
 
1. chị hợp bv c đà nẵng
1. chị hợp bv c đà nẵng1. chị hợp bv c đà nẵng
1. chị hợp bv c đà nẵngvinhvd12
 
4. lieu viet tiep
4. lieu viet tiep4. lieu viet tiep
4. lieu viet tiepvinhvd12
 
9. van anh vđ english
9. van anh vđ english9. van anh vđ english
9. van anh vđ englishvinhvd12
 
Short instruction 2011
Short instruction 2011Short instruction 2011
Short instruction 2011vinhvd12
 

En vedette (20)

Dai cuong pt benh tbs
Dai cuong pt benh tbsDai cuong pt benh tbs
Dai cuong pt benh tbs
 
Vai trò siêu âm tim trong phẫu thuật tim
Vai trò siêu âm tim trong phẫu thuật timVai trò siêu âm tim trong phẫu thuật tim
Vai trò siêu âm tim trong phẫu thuật tim
 
Vết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ướcVết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ước
 
Hẹp lỗ van 2 lá
Hẹp lỗ van 2 láHẹp lỗ van 2 lá
Hẹp lỗ van 2 lá
 
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 láNghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
Nghe tim và tiên lượng trong hẹp van 2 lá
 
Bien chung sm tim ho
Bien chung sm tim hoBien chung sm tim ho
Bien chung sm tim ho
 
Vt mach mau vung co nen co
Vt mach mau vung co nen co Vt mach mau vung co nen co
Vt mach mau vung co nen co
 
Cd phau thuat benh tim mac phai & benh tim bam sinh
Cd phau thuat benh tim mac phai & benh tim bam sinhCd phau thuat benh tim mac phai & benh tim bam sinh
Cd phau thuat benh tim mac phai & benh tim bam sinh
 
Chấn thương lồng ngực
Chấn thương lồng ngựcChấn thương lồng ngực
Chấn thương lồng ngực
 
Vet thuong mach mau ngoai vi
Vet thuong mach mau ngoai viVet thuong mach mau ngoai vi
Vet thuong mach mau ngoai vi
 
Vet thuong tim
Vet thuong timVet thuong tim
Vet thuong tim
 
Viêm tắc động mạch chi
Viêm tắc động mạch chiViêm tắc động mạch chi
Viêm tắc động mạch chi
 
Hoi chung thieu mau chi
Hoi chung thieu mau chiHoi chung thieu mau chi
Hoi chung thieu mau chi
 
Chan thuong nguc kin
Chan thuong nguc kinChan thuong nguc kin
Chan thuong nguc kin
 
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦHỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
HỞ VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ
 
5. patricia kathleen black
5. patricia kathleen black5. patricia kathleen black
5. patricia kathleen black
 
1. chị hợp bv c đà nẵng
1. chị hợp bv c đà nẵng1. chị hợp bv c đà nẵng
1. chị hợp bv c đà nẵng
 
4. lieu viet tiep
4. lieu viet tiep4. lieu viet tiep
4. lieu viet tiep
 
9. van anh vđ english
9. van anh vđ english9. van anh vđ english
9. van anh vđ english
 
Short instruction 2011
Short instruction 2011Short instruction 2011
Short instruction 2011
 

Similaire à Benh van tim

Benh van tim (bs nguyen thanh tuan ck1 2018)
Benh van tim (bs nguyen thanh tuan ck1 2018)Benh van tim (bs nguyen thanh tuan ck1 2018)
Benh van tim (bs nguyen thanh tuan ck1 2018)Nguyễn Tuấn
 
Chi dinh pt
Chi dinh ptChi dinh pt
Chi dinh ptvinhvd12
 
BỆNH VAN TIM.pptx
BỆNH VAN TIM.pptxBỆNH VAN TIM.pptx
BỆNH VAN TIM.pptxNguynV934721
 
Hẹp van hai lá - CVC 2023.pdf
Hẹp van hai lá - CVC 2023.pdfHẹp van hai lá - CVC 2023.pdf
Hẹp van hai lá - CVC 2023.pdfThanhPham321538
 
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinh
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinhPgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinh
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinhvinhvd12
 
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐCCÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐCDr Hoc
 
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊSoM
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm và siêu âm doppler của bệnh...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm và siêu âm   doppler của bệnh...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm và siêu âm   doppler của bệnh...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm và siêu âm doppler của bệnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
HẸP VAN 2 LÁ
HẸP VAN 2 LÁHẸP VAN 2 LÁ
HẸP VAN 2 LÁSoM
 
Bệnh học nội khoa đh y hn
Bệnh học nội khoa   đh y hnBệnh học nội khoa   đh y hn
Bệnh học nội khoa đh y hnThanh Đặng
 
Giang tien lam sang.ppt
Giang tien lam sang.pptGiang tien lam sang.ppt
Giang tien lam sang.pptTrần Cầm
 
[Lsnhiy4 tm hẹp van động mạch phổi tbl-bs tưởng-2016
[Lsnhiy4 tm hẹp van động mạch phổi tbl-bs tưởng-2016[Lsnhiy4 tm hẹp van động mạch phổi tbl-bs tưởng-2016
[Lsnhiy4 tm hẹp van động mạch phổi tbl-bs tưởng-2016SoM
 
Thăm khám hệ tim - mạch.pptx
Thăm khám hệ tim - mạch.pptxThăm khám hệ tim - mạch.pptx
Thăm khám hệ tim - mạch.pptxLinhV145772
 
Phong dong mach
Phong dong machPhong dong mach
Phong dong machvinhvd12
 
Rối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmRối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmalone160162
 
THÔNG LIÊN THẤT
THÔNG LIÊN THẤTTHÔNG LIÊN THẤT
THÔNG LIÊN THẤTSoM
 

Similaire à Benh van tim (20)

Benh van tim (bs nguyen thanh tuan ck1 2018)
Benh van tim (bs nguyen thanh tuan ck1 2018)Benh van tim (bs nguyen thanh tuan ck1 2018)
Benh van tim (bs nguyen thanh tuan ck1 2018)
 
Chi dinh pt
Chi dinh ptChi dinh pt
Chi dinh pt
 
BỆNH VAN TIM.pptx
BỆNH VAN TIM.pptxBỆNH VAN TIM.pptx
BỆNH VAN TIM.pptx
 
Hẹp van hai lá - CVC 2023.pdf
Hẹp van hai lá - CVC 2023.pdfHẹp van hai lá - CVC 2023.pdf
Hẹp van hai lá - CVC 2023.pdf
 
HỞ-HAI-LÁ-2023-1.pdf
HỞ-HAI-LÁ-2023-1.pdfHỞ-HAI-LÁ-2023-1.pdf
HỞ-HAI-LÁ-2023-1.pdf
 
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinh
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinhPgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinh
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinh
 
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐCCÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
CÁC BỆNH TIM MẠCH & THUỐC
 
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊBỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH SUY TIM : CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm và siêu âm doppler của bệnh...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm và siêu âm   doppler của bệnh...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm và siêu âm   doppler của bệnh...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm và siêu âm doppler của bệnh...
 
HẸP VAN 2 LÁ
HẸP VAN 2 LÁHẸP VAN 2 LÁ
HẸP VAN 2 LÁ
 
Bệnh học nội khoa đh y hn
Bệnh học nội khoa   đh y hnBệnh học nội khoa   đh y hn
Bệnh học nội khoa đh y hn
 
Giang tien lam sang.ppt
Giang tien lam sang.pptGiang tien lam sang.ppt
Giang tien lam sang.ppt
 
Tc jones
Tc jonesTc jones
Tc jones
 
[Lsnhiy4 tm hẹp van động mạch phổi tbl-bs tưởng-2016
[Lsnhiy4 tm hẹp van động mạch phổi tbl-bs tưởng-2016[Lsnhiy4 tm hẹp van động mạch phổi tbl-bs tưởng-2016
[Lsnhiy4 tm hẹp van động mạch phổi tbl-bs tưởng-2016
 
Thăm khám hệ tim - mạch.pptx
Thăm khám hệ tim - mạch.pptxThăm khám hệ tim - mạch.pptx
Thăm khám hệ tim - mạch.pptx
 
Suy tim
Suy timSuy tim
Suy tim
 
Phong dong mach
Phong dong machPhong dong mach
Phong dong mach
 
Rối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậmRối loạn nhịp chậm
Rối loạn nhịp chậm
 
Tim mach
Tim machTim mach
Tim mach
 
THÔNG LIÊN THẤT
THÔNG LIÊN THẤTTHÔNG LIÊN THẤT
THÔNG LIÊN THẤT
 

Plus de vinhvd12

Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)
Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)
Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)vinhvd12
 
Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa
Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoaPgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa
Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoavinhvd12
 
583 tb vd.20 001
583 tb vd.20 001583 tb vd.20 001
583 tb vd.20 001vinhvd12
 
581 tb vd.20 001
581 tb vd.20 001581 tb vd.20 001
581 tb vd.20 001vinhvd12
 
253chandoanvadieutricovid19
253chandoanvadieutricovid19253chandoanvadieutricovid19
253chandoanvadieutricovid19vinhvd12
 
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...vinhvd12
 
Khoalamsangcovid
KhoalamsangcovidKhoalamsangcovid
Khoalamsangcovidvinhvd12
 
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...vinhvd12
 
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công 550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công vinhvd12
 
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch mai
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch maiVv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch mai
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch maivinhvd12
 
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khenvinhvd12
 
Cv 963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tế
Cv  963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tếCv  963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tế
Cv 963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tếvinhvd12
 
29.3 Công điện TP HN
29.3 Công điện TP HN29.3 Công điện TP HN
29.3 Công điện TP HNvinhvd12
 
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướngvinhvd12
 

Plus de vinhvd12 (20)

Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)
Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)
Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)
 
Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa
Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoaPgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa
Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa
 
Kinh
KinhKinh
Kinh
 
Binh
BinhBinh
Binh
 
Khoa2
Khoa2Khoa2
Khoa2
 
Khue
KhueKhue
Khue
 
Binh
BinhBinh
Binh
 
583 tb vd.20 001
583 tb vd.20 001583 tb vd.20 001
583 tb vd.20 001
 
Cly19
Cly19Cly19
Cly19
 
581 tb vd.20 001
581 tb vd.20 001581 tb vd.20 001
581 tb vd.20 001
 
253chandoanvadieutricovid19
253chandoanvadieutricovid19253chandoanvadieutricovid19
253chandoanvadieutricovid19
 
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...
 
Khoalamsangcovid
KhoalamsangcovidKhoalamsangcovid
Khoalamsangcovid
 
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...
 
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công 550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công
 
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch mai
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch maiVv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch mai
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch mai
 
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen
 
Cv 963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tế
Cv  963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tếCv  963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tế
Cv 963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tế
 
29.3 Công điện TP HN
29.3 Công điện TP HN29.3 Công điện TP HN
29.3 Công điện TP HN
 
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng
 

Benh van tim

  • 1. Bệnh van tim PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước - Đối tượng: Các phẫu thuật viên không chuyên khoa, dự lớp tập huấn nâng cao kỹ năng trong phẫu thuật cấp cứu tim mạch và lồng ngực. - Thời gian: 4 tiết - Mục tiêu: Sau khi học bài này, học viên có thể: 1. Hiểu nguyên tắc chẩn đoán các bệnh van tim 2. Hiểu nguyên tắc điều trị ngoại khoa bệnh van tim Nội dung bài giảng I. đại cương - Bệnh van tim bao gồm các bệnh hẹp van, hở van và hẹp - hở van. - Nguyên nhân do 2 loại: bẩm sinh và mắc phải. Loại bẩm sinh hiếm gặp, hay nằm trong bệnh cảnh của nhiều thương tổn bẩm sinh khác. Thực tế chủ yếu gặp loại mắc phải, có thể do nhiễm trùng (osler), thoái hoá, đặc biệt gặp nhiều bệnh van 2 lá do thấp / Việt Nam và các nước nghèo khác. - Bệnh van tim do thấp chiếm ≈ 50% số bệnh nhân điều trị tại Viện Tim - mạch quốc gia, và hơn 60% số phẫu thuật tim tại BV Việt Đức. - Trong thấp tim, van bị thương tổn chủ yếu là van 2 lá và van động mạch chủ (ĐMC), bệnh van 3 lá và van động mạch phổi (ĐMF) hầu hết là các thương tổn cơ năng, là hậu quả của bệnh 2 van trên. Do vậy điều trị chủ yếu là trên van 2 lá và van ĐMC. - Điều trị nội khoa đóng vai trò khi bệnh ở mức độ nhẹ, hoặc trong lúc chờ mổ và theo dõi + điều trị sau phẫu thuật. - Điều trị ngoại khoa bệnh van tim và phương pháp điều trị triệt để chỉ mang tính tương đối, vì không bao giờ chữa khỏi hoàn toàn được bệnh tim. Chỉ định mổ khi bệnh ở mức độ vừa và nặng. 2. Các vấn đề về chẩn đoán và chỉ định điều trị bệnh van tim - Vì bệnh van tim bẩm sinh rất hiếm gặp và phức tạp. Nên nội dung bài chỉ tập trung vào các bệnh van tim mắc phải, đặc biệt do thấp, osler, thoái hoá. - Việc chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào SÂ doppler - có vai trò:  đúng bệnh -  mức độ bệnh - hướng dẫn điều trị ngoại khoa.
  • 2. 2.1. Hẹp van 2 lá: - Van 2 lá gồm bốn thành phần giải phẫu: 2 lá van, 2 mép van, hệ thống dây chằng + cột cơ (2), vòng van. - ở VN, hẹp van 2 lá chủ yếu do thấp – với thương tổn là dính mép van, dầy - co rút lá van + dây chằng, có thể vôi hoá -> làm lỗ van hẹp lại và cử động hạn chế (diện tính van bình thường 4 - 6 cm2). (Xem H.1) Dầy - Co rút - Vôi lá van Dầy - Dính - Co rút Dính mép van. dây chằng Hình 1 Một số hình minh họa thương tổn van 2 lá do thấp tim - Hậu quả chung => ứ máu + dãn nhỉ trái => dãn và tăng áp lực ĐMF => dãn thất phải => Suy tim phải Hở van 3 lá cơ năng. Hở van phổi Nhiều rối loạn khác Suy chức năng gan – thận ... - Phân độ hẹp van 2 lá: Mức độ Diện tích Triệu chứng cơ năng Nhẹ (I) > 2 cm2 Không có, hoặc khó thở nhẹ khi gắng sức 2 (< 2,5 cm ) Vừa (II) 1,1 -2 cm2 Khó thở gắng sức nhẹ và vừa, có cơn kịch (1,5 - 2,5 cm ) 2 phát Nặng (III) < 1 cm2 Khó thở lúc nghỉ - có thể phù phổi cấp (hẹp khít) (<1,5 cm2) Rất nặng (IV) < 0,8 cm2 Tăng áp ĐMP nặng, suy tim phải. Khó thở nặng. Mệt nhiều - Tím tái
  • 3. - Dựa vào triệu chứng cơ năng  phân độ suy tim theo NYHA (I  IV) - Triệu chứng cơ năng gồm: mệt, yếu, gầy - khó thở gắng sức (nặng dần, theo suy tim) - khái huyết, có thể OAP - có thể nói khàn - biến chứng tắc mạch do hình thành huyết khối trong nhĩ trái. - Nghe tim: chủ yếu T1 đanh, rung tâm trương ở mỏm, T2 mạnh, tách đôi. - Cận lâm sàng: + Điện tâm đồ (ĐTĐ): xoang hoặc rung nhĩ, sóng P rộng hoặc 2 đỉnh. + X quang ngực: tim to, cung phổi phồng, tăng áp phổi + Siêu âm: vai trò quyết định - Điều trị nội: đợt suy tim - phòng thấp suốt đời - CĐ phẫu thuật: Dấu hiệu cơ năng + van 2 lá hẹp khít / SÂ. 2.2. Hở van 2 lá: - Nguyên nhân do thấp, osler, thoái hoá. - Thương tổn giải phẫu có: sa lá van, thủng lá van, đứt dây chằng, dãn vòng van... - Cơ chế hở theo phân loại của Carpentier – gồm 3 loại: do dãn vòng van, do sa lá van, do dầy – co rút lá van. (Xem H.2) Hình 2 Phân loại hở van 2 lá (theo Carpentier) Type 1 : hở do dãn vòng van hay thủng lá van (hở cơ năng hoặc Osler). Type 2 : hở do sa lá van lên trên mặt phẳng vòng van (đứt - thiếu - dãn dây chằng). Type 3 : hở do lá van - dây chằng bị dầy + co rút (thấp tim). - Hở van 2 lá cấp hay xảy ra do Osler - Mức độ suy tim theo NYHA - Mức độ hở: 4 độ nhẹ  rất nặng. Tuỳ theo chiều cao + diện tính dòng phụt ngược từ thất trái  nhĩ trái / SÂ.
  • 4. - Hậu quả chung: Dãn, suy thất trái, dãn nhĩ trái, tăng áp phổi, suy tim phải... - Tr/c cơ năng: Mệt, khó thở gắng sức, mạch nhanh mạnh và gọn... - Tr/c thực thể: Thổi tâm thu ở mỏm. T2 mạnh và tách đôi. Tr/c suy tim phải... - ĐTĐ: xoang hoặc rung nhĩ. P2 đỉnh - X quang: Tim to, tăng áp phổi - SÂ tim: quan trọng - đánh giá cơ chế, mức độ hở. - Điều trị nội khoa: chống suy tim, phòng thấp - Chỉ định phẫu thuật: Dấu hiệu cơ năng + hở van > 2/4. 2.3. Hẹp - hở van 2 lá: - Nguyên nhân chủ yếu do thấp - SLB + GPB như của hẹp + hở van - Lâm sàng thường nặng hơn. - Mức độ hẹp - hở liên quan đến thái độ điều trị - CĐ phẫu thuật: Cơ năng + hẹp khít, hở vừa - hay hẹp vừa, hở nặng. 2.4. Hẹp van ĐMC: - Cấu trúc bình thường gồm 3 lá van hình tổ chim - 3 mép van. Hai mạch vành 2 bên. Diện tích 3 -5 cm2. - Nguyên nhân thường do thấp hay thoái hoá vôi ở người già. - Thương tổn do thấp là lá van dày, dính mép, có thể vôi hoá. (Xem H.3) Bình thường Thấp tim Hình 3: Van ĐMC - Hậu quả: Dầy thất trái, ứ máu phổi. Nếu thất trái dãn là suy tim nặng. - Lâm sàng: + Mức suy tim/ NYHA
  • 5. + Cơ năng: Cơn đau thắt ngực, khó thở, ngất, hay hoa mặt chóng mặt khi gắng sức, mệt... Giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu cơ năng, khi có cơ năng là đã nặng, dễ tử vong. + Thực thể: nhiều - rõ nhất là thổi tâm thu ở ổ van ĐMC - Cận lâm sàng: + ĐTĐ: Tăng gánh, dầy thất trái + Xquang: Thường tim không to, khi to là nặng. Tăng áp phổi + SÂ: đánh giá 4 mức độ hẹp / chênh áp qua van chủ, Khi giữa thất trái - ĐMC > 70 mmHg => hẹp nặng. + Điều trị nội: phòng thấp và theo dõi + CĐ điều trị ngoại: Hẹp nặng (khít), không chờ dãn thất trái vì quá muộn. 2.5. Hở van ĐMC: - Nguyên nhân do thấp (hẹp - hở), osler (hở đơn thuần). - Thương tổn giải phẫu có thể là: van co nút, đóng không kín (thấp), rách thủng lá van (osler), sa lá van... - Mức suy tim theo NYHA - Hậu quả: Dòng phụt ngược về thất trái tâm trương  dãn thất trái, suy tim trái, tăng áp phổi. Khi có dày thất trái và thất dãn > 70 mm là nặng - Chia 4 độ hở/ siêu âm - Cơ năng: Khó thở, đau thắt ngực về đêm, hồi hộp, mạch nhanh, vã mồ hôi nhiều khi bệnh nặng do dãn mạch tự động. - Thực thể: Dấu Musset (đầu gật gù). Mạch Corrigan. Thổi tâm trương (khó nghe), chỉ rõ khó thở  2/4. Chênh huyết áp tối đa - tối thiểu ... - Cận lâm sàng. + ĐTĐ: Tăng gánh thất trái + X Quang ngực: Tim to, cung thất trái phồng + SÂ tim: giúp + hở chủ,  mức độ hở và cơ chế hở - Điều trị nội: Phòng thấp và theo dõi - CĐ điều trị ngoại: Có cơ năng + hở chủ nặng  3/4 2.6. Hẹp hở van ĐMC:
  • 6. - Thường do thấp - Lâm sàng + Cận lâm sàng của hẹp + hở van - Tiến triển thường nhanh hơn - CĐ điều trị ngoại: Hẹp vừa + hở vừa - Hẹp nặng + hở nhẹ - Hở nặng + hẹp nhẹ. Nhìn chung có cơ năng là mổ. 2.7. Hở van ĐMP: - Chủ yếu là hở cơ năng, do dãn và tăng áp động mạch phổi - Hậu quả của bệnh van 2 lá - ĐMC. - Có vai trò đánh giá mức độ nặng của bệnh van 2 lá, ĐMC. - Không gây hậu quả trầm trọng - Nhìn chung không cần điều trị. 2.8. Hở van 3 lá: - Chủ yếu là cơ năng do dãn và suy tim phải (khoảng 80 %) - Có vai trò đánh giá mức độ nặng của bệnh van 2 lá - ĐMC - Cần điều trị phối hợp khi phẫu thuật van 2 lá, ĐMC, nếu hở van 3 lá ở mức độ vừa - nặng (phân độ như hở 2 lá). - Có thể bị thương tổn thực thể (khoảng 20 %) do thấp tim (hở + hẹp do dính mép van), do Osler. Lúc đó cần can thiệp điều trị phổi hợp với van 2 lá, ĐMC. Thường suy tim phải rất nặng. - Hầu như không có hẹp van 3 lá đơn thuần mắc phải. 3. Các phương pháp điều trị ngoại khoa Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa, tùy thuộc từng thể bệnh, điều kiện trang thiết bị, và khả năng nhân lực. Nhìn chung gồm 2 nhóm: phẫu thuật tim kín và phẫu thuật tim hở (tuần hoàn ngoài cơ thể). 3.1. Tách hẹp van 2 lá tim kín: - Lịch sử: từ đầu những năm 50 / TK 20, ở Việt nam từ 1958. - Kỹ thuật: qua đường mở ngực trước – bên, khâu 1 túi trên nhĩ hay tiểu nhĩ trái, đưa tay hoặc dụng cụ vào tim trái để tách van / tim vẫn đập. - Chỉ định: hẹp khít van 2 lá hoặc hẹp khít – hở nhẹ, do bệnh thấp tim. - Kết quả: khá tốt nếu van không vôi hóa nhiều hoặc quá dầy - Theo dõi: tiếp tục phòng thấp. Thời gian hẹp lại khoảng 10 năm.
  • 7. Ghi chú: hiện rất ít sử dụng phương pháp này, vì được thay thế bằng phương pháp “Nong van 2 lá bằng bóng” / tim mạch can thiệp. 3.2. Phẫu thuật tim hở: Lịch sử: phát triển trên thế giới từ đầu những năm 60 / TK 20, ở Việt nam từ 1968 tại BV Việt Đức và cho tới nay đã có trên 10 trung tâm có thể mổ tim hở. Kỹ thuật: nhờ sự trợ giúp của hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể, tim và phổi được ngừng hoạt động, mở vào buồng tim bộc lộ thương tổn, tiến hành các kỹ thuật xử trí thương tổn (thay van, tạo hình van, vá lỗ thông ...), đóng lại các buồng tim, đuổi hơi trong tim, tái tưới máu cơ tim và phổi cho tim đập trở lại. Đối với bệnh van tim mắc phải, gồm các loại phẫu thuật sau:  Tạo hình van 2 lá: - Lợi ích: nhìn rõ và sửa trực tiếp trên từng thương tổn, kết quả tốt hơn tách van tim kín. Do bảo tồn được van tim nên so với thay van, tạo hình van có ít biến chứng sau mổ hơn và chất lượng sống cao hơn. - Kết quả: tùy thuộc thương tổn, nhìn chung > 85 % đạt kết quả tốt sau mổ, > 95 % sống sau 10 năm, < 10 % phải mổ lại để thay van trong 10 năm. - Chỉ định: các dạng thương tổn van tim, mức độ thương tổn van không quá nặng và quá phức tạp. - Theo dõi: phòng thấp suốt đời, ít khi phải dùng thuốc chống đông.  Tạo hình van ĐMC: - Lịch sử: đây cũng là một phương pháp điều trị có từ hàng chục năm nay, ban đầu là tạo hình van trong các bệnh tim bẩm sinh, từ khoảng 15 năm gần đâyđã phát triển cả kỹ thuật tạo hình các bệnh van mắc phải, mà chủ yếu là thấp tim ở người trẻ tuổi. - Kết quả: kết quả sớm cũng rất tốt như van 2 lá, nhưng kết quả lâu dài còn nhiều hạn chế, đặc biệt là bệnh van tim do thấp. - Chỉ định: dành cho bệnh nhân trẻ tuổi, hoặc phụ nữ chưa có con, với điều kiện thương tổn van không quá nặng (cả 3 lá van dầy đều, chưa vôi ...).  Thay van: - Các loại van: có nhiều loại van nhân tạo, chia thành 2 nhóm chính là van cơ học (hoàn toàn bằng chất liệu nhân tạo) và van sinh học (cấu tạo từ van động
  • 8. mạch chủ lợn hoặc màng tim bê). Nhìn chung so với van sinh học, van cơ học có giá thành thấp hơn, tuổi thọ của van dài hơn, nhưng lại bị nhiều biến chứng đông máu hơn, và bắt buộc phải dùng thuốc chống đông suốt đời. Do vậy, chỉ định dùng loại van nào tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và do người mổ quyết định. - Ưu nhược điểm so với tạo hình van: ưu điểm là chỉ định rộng hơn (có thể dành cho hầu hết các dạng thương tổn van), kỹ thuật đơn giản hơn. Nhược điểm là giá thành cao hơn, nhiều biến chứng sau mổ hơn, và về lâu dài thì tỷ lệ chết và mổ lại cao hơn. - Kết quả: nhìn chung trên 90 % bệnh nhân có kết quả tốt ngay sau mổ, khoảng 70 % sống sau 10 năm, và 20 % bệnh nhân phải mổ thay lại van trong vòng 10 năm sau mổ. - Chỉ định: chủ yếu dành cho van 2 lá và van động mạch chủ, rất ít khi thay van 3 lá, và rất hiếm thay van động mạch phổi. Có thể áp dụng cho mọi dạng thương tổn van nếu không có chống chỉ định thay van. - Theo dõi và điều trị sau mổ: chủ yếu là theo dõi rất sát xao về đông máu (tỷ lệ Prothrombin và INR), và điều chỉnh thuốc chống đông hợp lý (thường dùng thuốc kháng vitamin K – Sintrom), theo dõi và điều trị kịp thời những đợt suy tim.  Tạo hình van 3 lá: - Thông thường, đây là một can thiệp phối hợp trong phẫu thuật van 2 lá và van động mạch chủ. Rất hiếm khi có phẫu thuật tim hở chỉ để can thiệp trên van 3 lá đơn thuần. - Chỉ định: khi có hẹp - hở van 3 lá do thấp tim, hoặc khi hở van cơ năng mức độ vừa - nặng (độ hở > 2/4). - Kỹ thuật: tương tự như tạo hình van 2 lá, song thường đơn giản hơn và yêu cầu cũng thấp hơn. - Kết quả: thường chỉ cần giảm độ hở van xuống < 2/4 sau mổ là đạt yêu cầu. Kết quả lâu dài tùy thuộc vào mức độ suy tim và thương tổn trên van 2 lá. 4. Tình hình phẫu thuật tim trên thế giới Tại các nước phát triển, do có trình độ cao hơn và nền kinh tế giầu mạnh hơn, nên phẫu thuật tim hiện đã ở một trình độ rất cao so với ở Việt nam. Có thể tóm lược ở mấy nét chính sau:
  • 9. - Phẫu thuật tim bẩm sinh: chẩn đoán trước sinh, và phẫu thuật tim hở ngay sau khi sinh để sửa chữa thương tổn. Do vậy họ chữa được nhiều loại bệnh và bệnh phức tạp hơn. - Phẫu thuật bệnh van tim: đã trở thành loại phẫu thuật rất thông thường, nhưng do có nhiều nghiên cứu về các loại van cũng như kết quả sau mổ, nên chỉ định và kỹ thuật vẫn tiên tiến và hợp lý hơn. - Phẫu thuật mạch vành: cũng là một loại phẫu thuật rất thông thường, với số lượng bệnh nhân rất lớn, có nhiều kỹ thuật mới và hiện đại hơn (mổ không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể, mổ với sự trợ giúp của nội soi ...) - Phẫu thuật ghép tim: đã rất phát triển từ hàng chục năm, theo nhiều hướng khác nhau như: ghép đồng loài, tim nhân tạo, hỗ trợ tim bằng cơ tự thân, tế bào gốc. Họ có thể tiến hành ghép cả khối tim – phổi. - Mổ tim bằng người máy: đã được ứng dụng thành công ở nhiều nơi. Tất cả các vấn đề nêu trên cũng là mục tiêu phấn đấu của phẫu thuật tim ở Việt nam trong tương lai.