SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  12
Télécharger pour lire hors ligne
BỆNH TIM MẠCH TRONG NGOẠI KHOA
Nguyễn Hữu Ước
1. Tổng quan
1.1. Đại cương
Bệnh tim mạch luôn thuộc nhóm bệnh thường gặp nhất gây ra sự tàn phế cũng như
nguy cơ rủi ro lớn đối với con người, nhất là ở tuổi ngoài 40, ví dụ như bệnh van tim,
mạch vành, xơ vữa mạch, huyết áp cao. Điều trị bệnh tim mạch có thể là dùng thuốc
đặc hiệu (trợ tim, lợi tiểu, hạ huyết áp, chống đông máu…), can thiệp tim mạch (nong
hẹp, đặt stent, bít các lỗ thông…), phẫu thuật (thay can tim, thay đoạn mạch, bắc cầu
mạch…), hay phương pháp hybrid (can thiệp + phẫu thuật đồng thì). Do vậy, việc
bệnh nhân - vốn có bệnh tim mạch đã và đang được điều trị, xuất hiện các vấn đề
ngoại khoa có tần suất gặp ngày càng nhiều trong mọi chuyên ngành của ngoại khoa,
cả trong cấp cứu (chấn thương, bệnh lý) lẫn phẫu thuật theo chương trình. Ví dụ như
người bệnh có bệnh tim mạch đang điều trị thuốc chống đông, nay xuất hiện viêm ruột
thứa cấp, u bụng, chấn thương chi… - cần phẫu thuật. Khi đó đặt ra vấn đề là đánh giá
hiện trạng của bệnh tim mạch, điều chỉnh thuốc điều trị bệnh tim mạch… - là các vấn
đề lớn cần biết cách giải quyết khi tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Ngoại khoa là một dạng can thiệp rất xâm lấn vào người bệnh, với nhiều nguy cơ
và rủi ro liên quan đến huyết động, chảy máu, sang chấn; nên nếu người bệnh đang có
bệnh tim mạch (cao huyết áp, suy tim, hẹp mạch vành…) hoặc đang dùng thuốc tim
mạch (thuốc chống đông, trợ tim…) mà không được kiểm soát tốt, thì sẽ làm tăng rất
cao nguy cơ rủi ro đối với bệnh nhân trong quá trình gây mê, phãu thuật và săn sóc hậu
phẫu.
Mặt khác, bệnh lý (u to chèn ép mạch máu, phù nề do sang chấn…) và quá trình
điều trị ngoại khoa (bất động, nhịn ăn – truyền máu + dịch, dùng nhiều thuốc mạnh…)
gây ra rất nhiều biến cố cho bệnh nhân, trong đó có các biến cố về tim mạch. Các biến
cố này có thể xuất hiện trên nền bệnh tim mạch tiềm tàng sẵn có (hẹp mạch vành, suy
van tĩnh mạch chi dưới…  chưa được phát hiện), hoặc xuất hiện mới – mà điển hình
nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với nhiều biến chứng, mà nặng nề nhất là
thuyên tắc động mạch phổi (pulmonary embolism). Do vậy, khi tiến hành các can thiệp
ngoại khoa, dự phòng biến cố tim mạch cũng là một vấn đề rất quan trọng cần lưu tâm
đối với các hoạt động chuyên môn.
1.2. Một số bệnh tim mạch thường gặp trong môi trường ngoại khoa
1.2.1. Bệnh tim mạch sẵn có
 Cao huyết áp do xơ vữa động mạch: là bệnh lý rất hay gặp ở lứa tuổi ngoài 40.
Trong khi diễn ra các hoạt động ngoại khoa, sang chấn mạnh có thể làm huyết áp
tăng vọt hoặc biến đổi mạnh – dẫn đến hàng loạt biến chứng như đột qui, xuất
huyết, lóc động mạch chủ…
 Đang dùng thuốc chống đông máu (kháng đông máu) do các vấn đề tim mạch mạn
tính – như sau thay van tim, sau đặt stent động mạch, hẹp động mạch vảnh – cảnh –
ngoại vi, dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu… Phần lớn các thuốc chống đông
trong các trường hợp này là thuốc họ kháng vitamin K (sintrom,warfarin) và ức chế
tiểu cầu (aspirin, plavix…), nên kiểm soát rất khó khăn và nguy cơ chảy máu trầm
trọng khi tiến hành các can thiệp ngoại khoa.
 Suy tim người già, suy tim do bệnh tim, loạn nhịp tim, phồng động mạch chủ, lóc
động mạch chủ mạn tính...; Đa số cần điều trị ngoại khoa trong bệnh cảnh cấp cứu
hay bán cấp cứu (sỏi thận, sỏi mật, viêm túi mật, viêm ruột thừa, xuất huyết tiêu
hóa…). Nếu không kiểm soát tốt sẽ nguy cơ làm bệnh tim mạch trần trọng hơn
hoặc xẩy ra các biến chứng mất bù.
1.2.2. Bệnh tim mạch tiềm tàng
Rất nhiều người bệnh đã có sẵn bệnh tim mạch trong người nhưng không biết, như
cao huyết áp, xơ vữa động mạch với các hậu quả, hẹp mạch vành, phồng động mạch,
bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh. Khi có vấn đề cần điều trị ngoại khoa, nếu không
thăm khám, làm thăm dò hệ thống (bilan) để chẩn đoán và dự phòng biến cố, thì có thể
làm bệnh nặng hơn, thậm chí xảy ra biến cố tim mạch trong quá trình hoạt động ngoại
khoa, nhất là trong khi phẫu thuật và hậu phẫu.
1.2.3. Bệnh tim mạch mới mắc liên quan điều trị ngoại khoa
 Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: do các cản trở hồi lưu tĩnh mạch (u vùng tiểu
khung, chấn thương vùng tiểu khung, thai sản, phẫu thuật nặng ổ bụng, chấn
thương gốc chi dưới…), do bất động trước phẫu thuật (chấn thương) – trong và sau
phẫu thuật  tăng ứ trệ tĩnh mạch, giảm hoạt động bơm cơ.
 Thuyên tắc động mạch phổi: do huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới bong ra, trôi về
tim phải và lên động mạch phổi. Mức độ tắc từ ít (khó thở nhẹ), đến vừa (có sốc)
đến nặng (đột tử).
 Tổn thương mạch máu do các can thiệp ngoại khoa: vết thương mạch máu do chọc
– cắt vào, tắc mạch do sang chấn.
 Rối loạn đông máu nặng, sốc trụy tim mạch do mất máu – sang chấn trong các hoạt
động ngoại khoa.
2. Nguyên tắc điều chỉnh thuốc chống đông do bệnh tim mạch trong ngoại khoa
2.1. Đang dùng Chống đông dòng ức chế Vitamin K (sintrom, warfarin …)
 Trước ngày mổ: DỪNG thuốc chống đông 5 – 7 ngày
THAY THẾ bằng Heparin hoặc Heparin trọng lượng phân tử (TLPT) thấp, như
Lovenox, Gemapaxane…
 Ngày mổ: DỪNG Heparin trước mổ 6 – 8 giờ;
hoặc DỪNG Heparin TLPT thấp trước mổ 12 giờ.
 Sau mổ 6 – 8 giờ, không có nguy cơ chảy máu:
BẮT ĐẦU sử dụng lại Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.
 Sau mổ > 2 – 3 ngày, không có nguy cơ chảy máu hoặc mổ lại, hệ tiêu hóa hoạt
động bình thường:
BẮT ĐẦU sử dụng lại Chống đông dòng ức chế Vitamin K, song
hành (gối thuốc) cùng Heparin hoặc Heparin TLPT thấp
 Sau “gối thuốc” khoảng 2 ngày:
DỪNG Heparin hoặc Heparin TLPT thấp
 Tiếp tục điều chỉnh liều Chống đông ức chế Vitamin K theo xét nghiệm đông máu
hàng ngày (TP, INR).
2.2. Đang dùng Chống đông dòng ức chế tiểu cầu (Aspegic, Plavix, Duoplavin,
Brilinta …)
 Trước ngày mổ: DỪNG thuốc chống đông 7 – 10 ngày
THAY THẾ bằng Heparin hoặc Heparin TLPT thấp
 Ngày mổ:
DỪNG Heparin trước mổ 6 – 8 giờ;
hoặc DỪNG Heparin TLPT thấp trước mổ 12 giờ.
 Sau mổ 6 – 8 giờ, không có nguy cơ chảy máu:
BẮT ĐẦU sử dụng lại Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.
 Sau mổ > 2 – 3 ngày, không có nguy cơ chảy máu hoặc mổ lại, hệ tiêu hóa hoạt
động bình thường:
BẮT ĐẦU sử dụng lại Chống đông dòng ức chế tiểu cầu, song hành
(gối thuốc) cùng Heparin hoặc Heparin TLPT thấp
 Sau “gối thuốc” khoảng 2 ngày:
DỪNG Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.
 Duy trì liều Chống đông ức chế tiểu cầu như trước khi mổ.
2.3. Đang dùng Chống đông bằng Heparin hoặc Heparin trọng lượng phân tử thấp
(Lovenox, Gemapaxane …)
 DỪNG Heparin trước mổ 6 – 8 giờ;
hoặc DỪNG Heparin TLPT thấp trước mổ 12 giờ.
 Sau mổ 6 – 8 giờ, không có nguy cơ chảy máu:
BẮT ĐẦU sử dụng lại Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.
 Sau mổ > 2 – 3 ngày, không có nguy cơ chảy máu hoặc mổ lại, hệ tiêu hóa hoạt
động bình thường:
BẮT ĐẦU sử dụng lại Chống đông dòng ức chế Vitamin K hoặc tiểu
cầu, song hành (gối thuốc) cùng Heparin hoặc Heparin TLPT thấp
 Sau “gối thuốc” khoảng 2 ngày:
DỪNG Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.
 Duy trì liều Chống đông ức chế Vitamin K hoặc tiểu cầu tùy theo bệnh.
2.4. Trong các tình huống đặc biệt
 Trong mổ cấp cứu, chỉ định dùng thuốc Chống đông tùy theo hoàn cảnh.
Nguyên tắc chung là DỪNG thuốc chống đông (trừ một số cấp cứu tim mạch) và
chuẩn bị thuốc đối kháng để điều chỉnh chảy máu trong và sau mổ.
 Các trường hợp bất thường khác  Hội chẩn tham vấn thầy thuốc chuyên khoa tim
mạch trước khi sử dụng – điều chỉnh thuốc chống đông.
2.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc chống đông thông thường (Bảng 1)
Bảng 1. Hướng dẫn sử dụng thuốc chống đông thường gặp trong ngoại khoa
Loại thuốc
Chế phẩm
Liều thông dụng Cách
dùng
Theo
dõi
Thuốc đối kháng
Heparin (Chuẩn)
Lọ 5ml
5.000 đv / 1ml
50 – 150
đv / kg / 24 giờ
Pha loãng
thuốc - Tiêm
truyền tĩnh
mạch bằng 4
cách
TCA
hoặc
APTT
Protamin Sulfat (tĩnh
mạch chậm)
50 mg protamin (5 ml
dung dịch 1%) cho 50
mg heparin (5000 đv)
Lovenox
(Enoxaparin)
Bơm tiêm 0.2ml,
0.4ml, 0.6ml
Loại 0.4ml≈40mg
≈ 4000 đv anti-Xa
- Có bệnh tim mạch-
đang dùng kháng
đông - 1mg/kg/12h
- Dự phòng huyết
khối tĩnh mạch sâu -
0.4ml x 1 lần / 24 giờ
Tiêm dưới da
bụng ngang –
dưới rốn
Anti-
Xa
(không
cần)
Protamin Sulfat (tĩnh
mạch chậm).
50mg protamin cho
0,1 ml Lovenox
Kháng Vitamin K
(Sintrom, Warfarin)
Sintrom viên 4mg
Warfarin viên 1-
10mg
< 4mg/24 giờ
≈ 5mg/24 giờ
Uống giờ
nhất định
trong ngày
(≈ 20 giờ)
TP
INR
Tiêm tĩnh mạch
Vitamin K (10-20mg)
Huyết tương tươi,
máu tươi
Ức chế tiểu cầu
(Aspegic, Plavix)
Aspegic gói 100-
1000mg
Plavix 75mg
Aspegic viên 80mg
Aspegic tiêm 500-
1000mg
80-1000mg
Tùy theo chỉ định
Không uống
lúc đói
Không
đặc
hiệu
Tiểu cầu khối
Tiểu cầu tươi
Huyết tương tươi
Máu tươi
Hình 1. Bơm tiêm đóng sẵn cho Lovenox (heparin TLPT thấp) [Nguồn: tác giả}
Hình 2. Kỹ thuật tiêm dưới da bụng [Nguồn: tác giả]
3. Nguyên tắc dự phòng - chẩn đoán - điều trị một số nguy cơ tim mạch nặng
3.1. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới
3.1.1. Dự phòng
 Đánh giá yếu tố nguy cơ theo các thang điểm có sẵn, như:
+ Thang điểm PADUA cải tiến: < 4  nguy cơ thấp, không cần dự phòng
≥ 4  nguy cơ cao, cần dự phòng.
+ Thang điểm Caprini dự báo nguy cơ trên bệnh nhân ngoại khoa chung:
Tổng số điểm nguy cơ Mức nguy cơ Dự phòng
0-1 Thấp -
2 Trung bình ±
3-4 Cao +
≥5 Rất cao +
+ Thang điểm IMPROVE đánh giá nguy cơ xuất huyết (giảm đông quá mức ?):
Tổng điểm ≥ 7: Nguy cơ chảy máu nặng, hoặc xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng.
+ Thang điểm Wells cải tiến đánh giá khả năng lâm sàng bị huyết khối tĩnh mạch
sâu chi dưới: điểm > 2  nguy cơ cao, cần dự phòng.
 Thuốc dự phòng: chủ yếu là heparin TLPT thấp (Lovenox), trong một số trường
hợp đặc biệt thì thay bằng heparin chuẩn.
3.1.2. Chẩn đoán
 Lâm sàng:
Giai đoạn đầu (7 – 10 ngày) rất mơ hồ, chỉ thấy hơi tức, nặng chân.
Giai đoạn sau: chân to lên, phù nề, tĩnh mạch nông có thể giãn.
 Cận lâm sàng:
+ Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi – chậu và chủ dưới là chủ yếu.
+ Đôi khi có thể chụp tĩnh mạch kinh điển, chụp tĩnh mạch chi cắt lớp đa dãy (MS-
CT) có tiêm thuốc cản quang và dựng hình.
+ D-Dimer ít giá trị, vì cũng tăng cao trong nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu D-
Dimer bình thường (≤ 500 µg/ml)  loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu.
+ Phương pháp ít sử dụng: X quang phổi, điện tim, chụp động mạch phổi qua
thông tim.
3.1.3. Điều trị
 Bất động chi trong giai đoạn đầu, kê cao chân.
 Tuyệt đối không xoa bóp vào chân.
 Thuốc tiêu sợi huyết (urokinase…): chỉ định trong 1 số trường hợp.
 Thuốc kháng đông đường tiêm (heparin, lovenox) cho giai đoạn đầu, và ức chế
vitamin K duy trì lâu dài.
 Đi tất áp lực cho giai đoạn sau + tái vận động tăng dần.
 Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới bằng can thiệp nội mạch qua tĩnh mạch cảnh trong
– nếu huyết khối lên cao tới tĩnh mạch chủ hoặc có nguy cơ bong ra gây thuyên tắc
động mạch phổi.
 Phẫu thật lấy huyết khối: rất hạn chế cho một số rất ít trường hợp.
3.2. Thuyên tắc động mạch phổi
3.2.1. Dự phòng
Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, nếu chưa có (mục 3.1.1), và dựa theo
thang điểm Wells (điểm nguy cơ đơn giản ≥ 2), hay Geneva (điểm nguy cơ đơn giản ≥
3).
Nếu đã có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới  hạn chế tiến triển của huyết khối
theo phác đồ trên (mục 3.1.3).
3.2.2. Chẩn đoán
 Lâm sàng:
Khó thở: tần suất gặp > 90%, có thể từ rất nhẹ đến rất nặng và đột ngột.
Đau ngực: gặp trong khoảng gần 40% trường hợp, cho thể tắc nặng và rất nặng.
Ngất: gặp ở khoảng 25% các trường hợp, ở thể nặng và rất nặng.
Tụt SpO2: rõ ở khoảng 40% trường hợp, ở thể tắc nặng và rất nặng (≥ 1 phổi).
Yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: rất nhậy và đặc hiệu cao.
 Cận lâm sàng
+ D-Dimer tăng: không rõ và ít giá trị.
+ Siêu âm Doppler TM chi dưới: cực kỳ có giá trị, thấy huyết khối toàn bộ hoặc 1
phàn tĩnh mạch, với đọ nhậy và đặc hiệu rất cao.
+ CT-Scan ngực có tiêm thuốc cản quang: là biện pháp giúp chẩn đoán xác định
trực tiếp có thuyên tắc động mạch phổi, và đánh giá được mức độ tắc (<1/4 thể tích
phổi  nhẹ; > ¼  vừa; >1/2  nặng; > 3/4 rất nặng, có thể đột tử).
+ Siêu âm tim Doppler mầu: chẩn đoán gián tiếp qua dấu hiệu giãn thất phải và
tăng áp lực động mạch phổi. Cũng là thăm dò có giá trị và khá đặc hiệu.
Hình 3. Thuyên tắc động mạch phổi trên chụp MS-CT (A) và bệnh phẩm sau mổ (B)
[Nguồn: tác giả]
3.2.3. Điều trị
a. Thuyên tắc động mạch phổi cấp (trong 2 tuần đầu), có sốc (thể rất nặng):
 Hoặc Phẫu thuật tim hở cấp cứu lấy huyết khối động mạch phổi. Kỹ thuật lấy huyết
khối kiểu “lấy sỏi đường mật” bằng dụng cụ Mirizzi (Vietduc’s Technique).
 Hoặc sơ cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết, hoặc hút huyết khối bằng can thiệp tim
mạch – rồi đánh giá lại và phẫu thuật thì hai.
b. Thuyên tắc động mạch phổi cấp, chưa có sốc (thể nặng)
 Dùng thuốc tiêu sợi huyết + điều trị bảo tồn.
 Làm lại Bilan cẩn thận, nếu còn nhiều huyết khối trong động mạch phổi + suy hô
hấp  Phẫu thuật tim hở lấy huyết khối, hoặc can thiệp hút huyết khối.
c. Thuyên tắc động mạch phổi cấp thể nhẹ, vừa
Có thể xét dùng thuốc tiêu sợi huyết. Điều trị bảo tồn giống như trong huyết khối
tĩnh mạch sâu chi dưới.
d. Thuyên tắc động mạch phổi “bán cấp” (sau khởi phát 2 - 4 tuần):
Điều trị bảo tồn và làm Bilan.
Nếu còn suy hô hấp + Huyết khối nhiều 2 bên động mạch phổi  xét mổ lấy huyết
khối bằng phẫu thuật tim hở, hoặc hút huyết khối qua can thiệp tim mạch.
e. Thuyên tắc động mạch phổi “mạn tính” (sau khởi phát > 4 tuần):
Trong điều trị thuyên tắc động mạch phổi cấp tính mức độ nặng, KHÔNG cố tình
chờ tiến triển bệnh đến giai đoạn mạn tính với di chứng tăng áp lực động mạch phổi, vì
khi đó điều trị nội khoa và can thiệp không có tác dụng, còn điều trị ngoại khoa sẽ rất
khó khăn và hiệu quả rất kém – do tắc cứng toàn bộ hệ tiểu động mạch phổi, nguy cơ
phải ghép phổi rất cao.
Hình 4. Bệnh phẩm mổ lấy huyết khối tổ chức hóa trong thuyên tắc động mạch phổi
nặng giai đoạn mạn tính (sau khởi phát 3 tháng) [Nguồn: tác giả]
3.3. Thuyên tắc động mạch hệ thống cấp tính
3.3.1. Dự phòng
Khi cần can thiệp ngoại khoa, không dừng thuốc chống đông đột ngột cho nhóm
bệnh có nguy cơ cao, như: đang mang van tim nhân tạo, có cầu nối bằng mạch nhân
tạo, có stent động mạch…; mà phải gối rồi chuyển thuốc đường tĩnh mạch theo hướng
dẫn ở mục 2.
3.3.2. Chẩn đoán
 Lâm sàng
Tùy theo động mạch bị thuyên tắc, xuất hiện đột ngột bởi các dẫu hiệu thiếu máu
cấp tính cơ quan đích, như:
+ Đau bụng cấp, bụng chướng, phản ứng, cảm ứng phúc mạc – nếu tắc mạch tạng.
+ Đau thắt lưng cấp, thiểu niệu, vô niệu, đái máu – nếu tắc mạch thận.
+ Hội chứng thiếu máu cấp tính chi – nếu tắc mạch chi.
 Cận lâm sàng: giúp chẩn đoán xác định cho các trường hợp khó, gồm siêu âm
Doppler mạch, chụp động mạch chọn lọc kinh điển, chụp động mạch bằng MS-CT
có tiêm thuốc và dựng hình.
Giai đoạn muộn có các dấu hiệu xét nghiệm của hoại tử tổ chức.
3.3.3. Điều trị
Kỹ thuật tùy theo loại động mạch bị tắc.
Nguyên tắc là cố gắng phẫu thuật lấy huyết khối và tái tưới máu cơ quan, tạng
trong vòng 6 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Chống đông bằng heparin trong khi
chờ mổ.
Trường hợp đã thiếu máu không hồi phục thì sẽ cắt đoạn ruột, cắt chi…cấp cứu;
Riêng đối với thận không cần cắt cắp cứu mà điều trị bảo tồn và theo dõi, nếu gây biến
chứng cao huyết áp thứ phát thì sẽ mổ cắt thận có kế hoạch sau vài tháng đến vài năm.
3.4. Nhồi máu não
3.4.1. Dự phòng
Khi cần can thiệp ngoại khoa, không dừng thuốc chống đông đột ngột cho nhóm
bệnh có bệnh tim, như: đang mang van tim nhân tạo, suy tim, rối loạn nhịp tim, hẹp
động mạch cảnh, tiền sử nhồi máu não do bệnh tim và mạch cảnh…; mà phải gối rồi
chuyển thuốc đường tĩnh mạch theo hướng dẫn ở mục 2
3.4.2. Chẩn đoán
 Lâm sàng:
Khởi phát bằng cơn đột quị.
Biểu hiện thiếu máu não có thể thoáng qua (tạm thời) hay tai biến thực sự.
 Cận lâm sàng: chụp MS-CT động mạch não có tiêm thuốc và dựng hình là biện
pháp hợp lý nhất; ngoài ra có thể thay thế bằng chụp động mạch não chọn lọc kinh
điển, siêu âm Doppler xuyên sọ.
3.4.3. Điều trị
Nguyên tắc là điều trị bảo tồn nhồi máu não, trì hoãn can thiệp ngoại khoa 3-4 tuần
nếu không cấp cứu.
Nên duy trì thuốc chống đông bằng heparin chuẩn hoặc heparin TLPT thấp với liều
lượng giảm khoảng 50% so với bình thường – để tránh biến chứng xuất huyết não trên
nền tỏ chức hoại tử do nhồi máu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Barrillon A (1981). Les anticoagulants _ Les medicaments des maladies cardio-
vasculaires. Societe francais de Cardiologie: 97-129.
2. Boccalon H et al. (1997). Guide pratique des maladies vasculaires. Edition Médicales
Spécialisées.
3. Farge D., Debourdeau P., Beckers M. et al. (2013). International clinical practice guidline
for the treatment and prophylaxis of venous thromboembolism in patients with cancer.
Journal of Thrombosis and Haemostasis, 11(1):56-70.
4. Franz H Messerli et al. (1990). Antithrombotic Therapy _ Cardiovascular Drug Therapy,
W B Saunders Company: 1395-1593.
5. Hoàng Bùi Hải (2013). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị thuyên tắc động mạch phổi cấp,
Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội.
6. Kearon Clive; Elie A, Akl; Joseph Ornelas et al (2016). Antithrombotic Therapy for VTE
Disease chest Guideline and Expert Panel Report. Chest, 149(2): 315-352.
7. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1997). Xét nghiệm về cầm máu và đông máu _ Xét
nghiệm sử dụng trong lâm sàng. NXB Y học, 289-344.
8. Konstantinides SV, Torbiki A, Agnelli G, and Danchin N (2014). ESC Guidelines on the
diagnosis and management of acute pulmonary embolism. Eur Heart J, Nov 14:
35(43):3033-69, 3069a-3069k.
9. Nguyễn Hữu Ước (2005). Bệnh huyết khối tĩnh mạch _ Cấp cứu ngoại khoa tim mạch -
lồng ngực. NXB Y học, 155-166.
10. Nguyễn Hữu Ước (2019). Thuốc chống đông máu thông dụng _ Xử trí chấn thương, vết
thương mạch máu ngoại vi. Sách đào tạo Sau Đại học - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bộ
Y tế (số 298/QĐ-K2ĐT, ngày 27/11/2019): 17-27.
11. Nguyễn Hữu Ước, Hà Văn Quyết và cộng sự (2006). Thiếu máu chi _ Bài giảng bệnh học
Ngoại khoa, Tập II (dùng cho sinh viên Đại học Y năm thứ 6). NXB Y học: 161 – 170.
Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa

Contenu connexe

Tendances

ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIMECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
SoM
 
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNHBỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
SoM
 

Tendances (20)

CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIMCHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
CHẦN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM
 
XỬ TRÍ CẤP CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM
XỬ TRÍ CẤP CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIMXỬ TRÍ CẤP CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM
XỬ TRÍ CẤP CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM
 
ECG THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG THIẾU MÁU CƠ TIMECG THIẾU MÁU CƠ TIM
ECG THIẾU MÁU CƠ TIM
 
Vết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ướcVết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ước
 
Bai 6-bloc-xoang-nhi-bloc-nt-pham-nguyen-vinh
Bai 6-bloc-xoang-nhi-bloc-nt-pham-nguyen-vinhBai 6-bloc-xoang-nhi-bloc-nt-pham-nguyen-vinh
Bai 6-bloc-xoang-nhi-bloc-nt-pham-nguyen-vinh
 
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIMECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
ECG TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM
 
Bai 9-dan-truyen-lech-huong-pham-nguyen-vinh
Bai 9-dan-truyen-lech-huong-pham-nguyen-vinhBai 9-dan-truyen-lech-huong-pham-nguyen-vinh
Bai 9-dan-truyen-lech-huong-pham-nguyen-vinh
 
ECG RỐI LOẠN NHỊP
ECG RỐI LOẠN NHỊPECG RỐI LOẠN NHỊP
ECG RỐI LOẠN NHỊP
 
05. sieu am tim co ban
05. sieu am tim co ban05. sieu am tim co ban
05. sieu am tim co ban
 
SUY TIM Ứ HUYẾT
SUY TIM Ứ HUYẾTSUY TIM Ứ HUYẾT
SUY TIM Ứ HUYẾT
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
Bai 3-roi-loan-dan-truyen-trong-that-pham-nguyen-vinh
Bai 3-roi-loan-dan-truyen-trong-that-pham-nguyen-vinhBai 3-roi-loan-dan-truyen-trong-that-pham-nguyen-vinh
Bai 3-roi-loan-dan-truyen-trong-that-pham-nguyen-vinh
 
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬMRỐI LOẠN NHỊP CHẬM
RỐI LOẠN NHỊP CHẬM
 
XỬ TRÍ SUY TIM CẤP VÀ PHÙ PHỔI CẤP
XỬ TRÍ SUY TIM CẤP VÀ PHÙ PHỔI CẤPXỬ TRÍ SUY TIM CẤP VÀ PHÙ PHỔI CẤP
XỬ TRÍ SUY TIM CẤP VÀ PHÙ PHỔI CẤP
 
XUẤT HUYẾT NÃO
XUẤT HUYẾT NÃOXUẤT HUYẾT NÃO
XUẤT HUYẾT NÃO
 
Bai 15-roi-loan-nhip-di-truyen-lop-ecg-pham-nguyen-vinh
Bai 15-roi-loan-nhip-di-truyen-lop-ecg-pham-nguyen-vinhBai 15-roi-loan-nhip-di-truyen-lop-ecg-pham-nguyen-vinh
Bai 15-roi-loan-nhip-di-truyen-lop-ecg-pham-nguyen-vinh
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃOCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ NÃO
 
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶPĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
ĐIỆN TÂM ĐỒ TRONG MỘT SỐ BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP
 
Xoắn đỉnh
Xoắn đỉnhXoắn đỉnh
Xoắn đỉnh
 
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNHBỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN, ỔN ĐỊNH
 

Similaire à Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa

Tiếp cận điều trị hội chứng vành mạn - ThS. Vũ.pdf
Tiếp cận điều trị hội chứng vành mạn - ThS. Vũ.pdfTiếp cận điều trị hội chứng vành mạn - ThS. Vũ.pdf
Tiếp cận điều trị hội chứng vành mạn - ThS. Vũ.pdf
MyThaoAiDoan
 
Nguyên nhân bị nhồi máu co tim cấp
Nguyên nhân bị nhồi máu co tim cấpNguyên nhân bị nhồi máu co tim cấp
Nguyên nhân bị nhồi máu co tim cấp
sanford303
 
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptxCHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
TnNguyn732622
 
SHOCK
SHOCKSHOCK
HỘI CHỨNG VÀNH CẤP soạn.pptx
HỘI CHỨNG VÀNH CẤP soạn.pptxHỘI CHỨNG VÀNH CẤP soạn.pptx
HỘI CHỨNG VÀNH CẤP soạn.pptx
Bich Tram
 
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptxTẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
PhmThThuHng4
 
cập-nhật-chẩn-đoán-và-điều-trị-THA-2023.pptx
cập-nhật-chẩn-đoán-và-điều-trị-THA-2023.pptxcập-nhật-chẩn-đoán-và-điều-trị-THA-2023.pptx
cập-nhật-chẩn-đoán-và-điều-trị-THA-2023.pptx
LongPham241
 

Similaire à Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa (20)

Tiếp cận điều trị hội chứng vành mạn - ThS. Vũ.pdf
Tiếp cận điều trị hội chứng vành mạn - ThS. Vũ.pdfTiếp cận điều trị hội chứng vành mạn - ThS. Vũ.pdf
Tiếp cận điều trị hội chứng vành mạn - ThS. Vũ.pdf
 
Nguyên nhân bị nhồi máu co tim cấp
Nguyên nhân bị nhồi máu co tim cấpNguyên nhân bị nhồi máu co tim cấp
Nguyên nhân bị nhồi máu co tim cấp
 
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM CẤP.pptx
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM CẤP.pptxCHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM CẤP.pptx
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY TIM CẤP.pptx
 
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptxCHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
CHUYÊN-ĐỀ-BIEN-CHUNG-XO-GAN-BẢN-CUỐI.pptx
 
quản lý bệnh nhân suy tim ngoại viện
quản lý bệnh nhân suy tim ngoại việnquản lý bệnh nhân suy tim ngoại viện
quản lý bệnh nhân suy tim ngoại viện
 
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁPBỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
 
CẬP NHẬT VỀ XỬ TRÍ RUNG NHĨ NĂM 2016
CẬP NHẬT VỀ XỬ TRÍ RUNG NHĨ NĂM 2016CẬP NHẬT VỀ XỬ TRÍ RUNG NHĨ NĂM 2016
CẬP NHẬT VỀ XỬ TRÍ RUNG NHĨ NĂM 2016
 
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆUCHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứuTiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí cơn tăng huyết áp - THA khẩn cấp - THA cấp cứu
 
GS. TS Nguyen Lan Viet - Cập nhật về xử trí rung nhĩ năm 2016
GS. TS Nguyen Lan Viet -  Cập nhật về xử trí rung nhĩ năm 2016GS. TS Nguyen Lan Viet -  Cập nhật về xử trí rung nhĩ năm 2016
GS. TS Nguyen Lan Viet - Cập nhật về xử trí rung nhĩ năm 2016
 
Update AF 2016
Update AF 2016Update AF 2016
Update AF 2016
 
Update rung nhĩ 2016
Update rung nhĩ 2016Update rung nhĩ 2016
Update rung nhĩ 2016
 
SHOCK
SHOCKSHOCK
SHOCK
 
HỘI CHỨNG VÀNH CẤP soạn.pptx
HỘI CHỨNG VÀNH CẤP soạn.pptxHỘI CHỨNG VÀNH CẤP soạn.pptx
HỘI CHỨNG VÀNH CẤP soạn.pptx
 
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptxTẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
 
Tang huyet ap
Tang huyet apTang huyet ap
Tang huyet ap
 
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấpTiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
Tiếp Cận Chẩn Đoán Và Điều Trị Suy tim cấp - phù phổi cấp
 
cập-nhật-chẩn-đoán-và-điều-trị-THA-2023.pptx
cập-nhật-chẩn-đoán-và-điều-trị-THA-2023.pptxcập-nhật-chẩn-đoán-và-điều-trị-THA-2023.pptx
cập-nhật-chẩn-đoán-và-điều-trị-THA-2023.pptx
 
ĐỀ CƯƠNG BỆNH NỘI 2017.pdf
ĐỀ CƯƠNG BỆNH NỘI 2017.pdfĐỀ CƯƠNG BỆNH NỘI 2017.pdf
ĐỀ CƯƠNG BỆNH NỘI 2017.pdf
 
SUY TIM CẤP
SUY TIM CẤPSUY TIM CẤP
SUY TIM CẤP
 

Plus de vinhvd12

581 tb vd.20 001
581 tb vd.20 001581 tb vd.20 001
581 tb vd.20 001
vinhvd12
 

Plus de vinhvd12 (20)

Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)
Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)
Hội thảo về Can thiệp Nội mạch Động mạch chủ (Stentgraft)
 
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinh
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinhPgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinh
Pgs.uoc Dai cuong benh tim bam sinh
 
Kinh
KinhKinh
Kinh
 
Binh
BinhBinh
Binh
 
Khoa2
Khoa2Khoa2
Khoa2
 
Khue
KhueKhue
Khue
 
Binh
BinhBinh
Binh
 
583 tb vd.20 001
583 tb vd.20 001583 tb vd.20 001
583 tb vd.20 001
 
Cly19
Cly19Cly19
Cly19
 
581 tb vd.20 001
581 tb vd.20 001581 tb vd.20 001
581 tb vd.20 001
 
253chandoanvadieutricovid19
253chandoanvadieutricovid19253chandoanvadieutricovid19
253chandoanvadieutricovid19
 
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...
1435/BYT-TT-KT Phát động Phong trào thi đua "Ngành y tế chung tay phòng, chốn...
 
Khoalamsangcovid
KhoalamsangcovidKhoalamsangcovid
Khoalamsangcovid
 
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...
Thông báo số 531/ TB-VĐ v/v Hạn chế tiếp xúc gần giữa nhân viên y tế, người b...
 
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công 550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công
550 tb Thông báo số 550/ TB-VĐ vv Hướng dẫn chấm công
 
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch mai
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch maiVv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch mai
Vv tạm ngừng chuyển tuyến và tiếp nhận người bệnh về bv bạch mai
 
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen
1778 Bộ Y tế thủ tướng Khen
 
Cv 963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tế
Cv  963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tếCv  963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tế
Cv 963 Hướng dẫn Bộ trưởng y tế
 
29.3 Công điện TP HN
29.3 Công điện TP HN29.3 Công điện TP HN
29.3 Công điện TP HN
 
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng
31.3.2020 16 Chỉ thị thủ tướng
 

Dernier

SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
HongBiThi1
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
HongBiThi1
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
HongBiThi1
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
HongBiThi1
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
uchihohohoho1
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
HongBiThi1
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
19BiPhng
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
HongBiThi1
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
HongBiThi1
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
HongBiThi1
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
HongBiThi1
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
HongBiThi1
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
HongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
HongBiThi1
 

Dernier (20)

SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạSGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
SGK mới chuyển hóa hemoglobin.pdf hay lắm các bạn ạ
 
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhéĐặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
Đặc điểm da cơ xương.pdf hay các bạn ạ hoc nhé
 
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầuSốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
Sốt ở trẻ em rất hay cần thiết cho bác sĩ tuyến đầu
 
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Hẹp môn vị Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất haySGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ đặc điểm da cơ xương trẻ em.pdf rất hay
 
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptxViêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
Viêm xoang do răng - BSNT Trịnh Quốc Khánh DHYD tp HCM.pptx
 
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấySGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
SGK cũ Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf hay đấy
 
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luônSGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
SGK cũ suy tim ở trẻ em.pdf rất là hay luôn
 
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdfTin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
Tin tức Phòng Khám Đa Khoa Tân Bình lừa đảo có đúng không_.pdf
 
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
Sự chuyển vị trong hóa học hữu cơ
 
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ Tiêm chủng ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ sinh lý chuyển dạ.pdf rất hay nha các bạn
 
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiếtUng thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
Ung thư đại tràng.pptx Thầy Sơn rất chi tiết
 
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới Viêm màng não mủ ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Ung thư đại tràng Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdfSGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
SGK cũ Phát triển tâm thần vận động ở trẻ em.pdf
 
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩSGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
SGK mới Sốt ở trẻ em.pdf rất hay nha các bác sĩ
 
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.docTiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
Tiếp cận bệnh nhân sốt -Handout BS Trần Hồng Vân.doc
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 

Pgs.uoc Benh tim mach trong ngoai khoa

  • 1. BỆNH TIM MẠCH TRONG NGOẠI KHOA Nguyễn Hữu Ước 1. Tổng quan 1.1. Đại cương Bệnh tim mạch luôn thuộc nhóm bệnh thường gặp nhất gây ra sự tàn phế cũng như nguy cơ rủi ro lớn đối với con người, nhất là ở tuổi ngoài 40, ví dụ như bệnh van tim, mạch vành, xơ vữa mạch, huyết áp cao. Điều trị bệnh tim mạch có thể là dùng thuốc đặc hiệu (trợ tim, lợi tiểu, hạ huyết áp, chống đông máu…), can thiệp tim mạch (nong hẹp, đặt stent, bít các lỗ thông…), phẫu thuật (thay can tim, thay đoạn mạch, bắc cầu mạch…), hay phương pháp hybrid (can thiệp + phẫu thuật đồng thì). Do vậy, việc bệnh nhân - vốn có bệnh tim mạch đã và đang được điều trị, xuất hiện các vấn đề ngoại khoa có tần suất gặp ngày càng nhiều trong mọi chuyên ngành của ngoại khoa, cả trong cấp cứu (chấn thương, bệnh lý) lẫn phẫu thuật theo chương trình. Ví dụ như người bệnh có bệnh tim mạch đang điều trị thuốc chống đông, nay xuất hiện viêm ruột thứa cấp, u bụng, chấn thương chi… - cần phẫu thuật. Khi đó đặt ra vấn đề là đánh giá hiện trạng của bệnh tim mạch, điều chỉnh thuốc điều trị bệnh tim mạch… - là các vấn đề lớn cần biết cách giải quyết khi tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ngoại khoa là một dạng can thiệp rất xâm lấn vào người bệnh, với nhiều nguy cơ và rủi ro liên quan đến huyết động, chảy máu, sang chấn; nên nếu người bệnh đang có bệnh tim mạch (cao huyết áp, suy tim, hẹp mạch vành…) hoặc đang dùng thuốc tim mạch (thuốc chống đông, trợ tim…) mà không được kiểm soát tốt, thì sẽ làm tăng rất cao nguy cơ rủi ro đối với bệnh nhân trong quá trình gây mê, phãu thuật và săn sóc hậu phẫu. Mặt khác, bệnh lý (u to chèn ép mạch máu, phù nề do sang chấn…) và quá trình điều trị ngoại khoa (bất động, nhịn ăn – truyền máu + dịch, dùng nhiều thuốc mạnh…) gây ra rất nhiều biến cố cho bệnh nhân, trong đó có các biến cố về tim mạch. Các biến cố này có thể xuất hiện trên nền bệnh tim mạch tiềm tàng sẵn có (hẹp mạch vành, suy van tĩnh mạch chi dưới…  chưa được phát hiện), hoặc xuất hiện mới – mà điển hình nhất là huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với nhiều biến chứng, mà nặng nề nhất là thuyên tắc động mạch phổi (pulmonary embolism). Do vậy, khi tiến hành các can thiệp
  • 2. ngoại khoa, dự phòng biến cố tim mạch cũng là một vấn đề rất quan trọng cần lưu tâm đối với các hoạt động chuyên môn. 1.2. Một số bệnh tim mạch thường gặp trong môi trường ngoại khoa 1.2.1. Bệnh tim mạch sẵn có  Cao huyết áp do xơ vữa động mạch: là bệnh lý rất hay gặp ở lứa tuổi ngoài 40. Trong khi diễn ra các hoạt động ngoại khoa, sang chấn mạnh có thể làm huyết áp tăng vọt hoặc biến đổi mạnh – dẫn đến hàng loạt biến chứng như đột qui, xuất huyết, lóc động mạch chủ…  Đang dùng thuốc chống đông máu (kháng đông máu) do các vấn đề tim mạch mạn tính – như sau thay van tim, sau đặt stent động mạch, hẹp động mạch vảnh – cảnh – ngoại vi, dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu… Phần lớn các thuốc chống đông trong các trường hợp này là thuốc họ kháng vitamin K (sintrom,warfarin) và ức chế tiểu cầu (aspirin, plavix…), nên kiểm soát rất khó khăn và nguy cơ chảy máu trầm trọng khi tiến hành các can thiệp ngoại khoa.  Suy tim người già, suy tim do bệnh tim, loạn nhịp tim, phồng động mạch chủ, lóc động mạch chủ mạn tính...; Đa số cần điều trị ngoại khoa trong bệnh cảnh cấp cứu hay bán cấp cứu (sỏi thận, sỏi mật, viêm túi mật, viêm ruột thừa, xuất huyết tiêu hóa…). Nếu không kiểm soát tốt sẽ nguy cơ làm bệnh tim mạch trần trọng hơn hoặc xẩy ra các biến chứng mất bù. 1.2.2. Bệnh tim mạch tiềm tàng Rất nhiều người bệnh đã có sẵn bệnh tim mạch trong người nhưng không biết, như cao huyết áp, xơ vữa động mạch với các hậu quả, hẹp mạch vành, phồng động mạch, bệnh van tim, bệnh tim bẩm sinh. Khi có vấn đề cần điều trị ngoại khoa, nếu không thăm khám, làm thăm dò hệ thống (bilan) để chẩn đoán và dự phòng biến cố, thì có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí xảy ra biến cố tim mạch trong quá trình hoạt động ngoại khoa, nhất là trong khi phẫu thuật và hậu phẫu. 1.2.3. Bệnh tim mạch mới mắc liên quan điều trị ngoại khoa  Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: do các cản trở hồi lưu tĩnh mạch (u vùng tiểu khung, chấn thương vùng tiểu khung, thai sản, phẫu thuật nặng ổ bụng, chấn thương gốc chi dưới…), do bất động trước phẫu thuật (chấn thương) – trong và sau phẫu thuật  tăng ứ trệ tĩnh mạch, giảm hoạt động bơm cơ.
  • 3.  Thuyên tắc động mạch phổi: do huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới bong ra, trôi về tim phải và lên động mạch phổi. Mức độ tắc từ ít (khó thở nhẹ), đến vừa (có sốc) đến nặng (đột tử).  Tổn thương mạch máu do các can thiệp ngoại khoa: vết thương mạch máu do chọc – cắt vào, tắc mạch do sang chấn.  Rối loạn đông máu nặng, sốc trụy tim mạch do mất máu – sang chấn trong các hoạt động ngoại khoa. 2. Nguyên tắc điều chỉnh thuốc chống đông do bệnh tim mạch trong ngoại khoa 2.1. Đang dùng Chống đông dòng ức chế Vitamin K (sintrom, warfarin …)  Trước ngày mổ: DỪNG thuốc chống đông 5 – 7 ngày THAY THẾ bằng Heparin hoặc Heparin trọng lượng phân tử (TLPT) thấp, như Lovenox, Gemapaxane…  Ngày mổ: DỪNG Heparin trước mổ 6 – 8 giờ; hoặc DỪNG Heparin TLPT thấp trước mổ 12 giờ.  Sau mổ 6 – 8 giờ, không có nguy cơ chảy máu: BẮT ĐẦU sử dụng lại Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.  Sau mổ > 2 – 3 ngày, không có nguy cơ chảy máu hoặc mổ lại, hệ tiêu hóa hoạt động bình thường: BẮT ĐẦU sử dụng lại Chống đông dòng ức chế Vitamin K, song hành (gối thuốc) cùng Heparin hoặc Heparin TLPT thấp  Sau “gối thuốc” khoảng 2 ngày: DỪNG Heparin hoặc Heparin TLPT thấp  Tiếp tục điều chỉnh liều Chống đông ức chế Vitamin K theo xét nghiệm đông máu hàng ngày (TP, INR). 2.2. Đang dùng Chống đông dòng ức chế tiểu cầu (Aspegic, Plavix, Duoplavin, Brilinta …)  Trước ngày mổ: DỪNG thuốc chống đông 7 – 10 ngày THAY THẾ bằng Heparin hoặc Heparin TLPT thấp  Ngày mổ: DỪNG Heparin trước mổ 6 – 8 giờ;
  • 4. hoặc DỪNG Heparin TLPT thấp trước mổ 12 giờ.  Sau mổ 6 – 8 giờ, không có nguy cơ chảy máu: BẮT ĐẦU sử dụng lại Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.  Sau mổ > 2 – 3 ngày, không có nguy cơ chảy máu hoặc mổ lại, hệ tiêu hóa hoạt động bình thường: BẮT ĐẦU sử dụng lại Chống đông dòng ức chế tiểu cầu, song hành (gối thuốc) cùng Heparin hoặc Heparin TLPT thấp  Sau “gối thuốc” khoảng 2 ngày: DỪNG Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.  Duy trì liều Chống đông ức chế tiểu cầu như trước khi mổ. 2.3. Đang dùng Chống đông bằng Heparin hoặc Heparin trọng lượng phân tử thấp (Lovenox, Gemapaxane …)  DỪNG Heparin trước mổ 6 – 8 giờ; hoặc DỪNG Heparin TLPT thấp trước mổ 12 giờ.  Sau mổ 6 – 8 giờ, không có nguy cơ chảy máu: BẮT ĐẦU sử dụng lại Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.  Sau mổ > 2 – 3 ngày, không có nguy cơ chảy máu hoặc mổ lại, hệ tiêu hóa hoạt động bình thường: BẮT ĐẦU sử dụng lại Chống đông dòng ức chế Vitamin K hoặc tiểu cầu, song hành (gối thuốc) cùng Heparin hoặc Heparin TLPT thấp  Sau “gối thuốc” khoảng 2 ngày: DỪNG Heparin hoặc Heparin TLPT thấp.  Duy trì liều Chống đông ức chế Vitamin K hoặc tiểu cầu tùy theo bệnh. 2.4. Trong các tình huống đặc biệt  Trong mổ cấp cứu, chỉ định dùng thuốc Chống đông tùy theo hoàn cảnh. Nguyên tắc chung là DỪNG thuốc chống đông (trừ một số cấp cứu tim mạch) và chuẩn bị thuốc đối kháng để điều chỉnh chảy máu trong và sau mổ.  Các trường hợp bất thường khác  Hội chẩn tham vấn thầy thuốc chuyên khoa tim mạch trước khi sử dụng – điều chỉnh thuốc chống đông.
  • 5. 2.5. Hướng dẫn sử dụng thuốc chống đông thông thường (Bảng 1) Bảng 1. Hướng dẫn sử dụng thuốc chống đông thường gặp trong ngoại khoa Loại thuốc Chế phẩm Liều thông dụng Cách dùng Theo dõi Thuốc đối kháng Heparin (Chuẩn) Lọ 5ml 5.000 đv / 1ml 50 – 150 đv / kg / 24 giờ Pha loãng thuốc - Tiêm truyền tĩnh mạch bằng 4 cách TCA hoặc APTT Protamin Sulfat (tĩnh mạch chậm) 50 mg protamin (5 ml dung dịch 1%) cho 50 mg heparin (5000 đv) Lovenox (Enoxaparin) Bơm tiêm 0.2ml, 0.4ml, 0.6ml Loại 0.4ml≈40mg ≈ 4000 đv anti-Xa - Có bệnh tim mạch- đang dùng kháng đông - 1mg/kg/12h - Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu - 0.4ml x 1 lần / 24 giờ Tiêm dưới da bụng ngang – dưới rốn Anti- Xa (không cần) Protamin Sulfat (tĩnh mạch chậm). 50mg protamin cho 0,1 ml Lovenox Kháng Vitamin K (Sintrom, Warfarin) Sintrom viên 4mg Warfarin viên 1- 10mg < 4mg/24 giờ ≈ 5mg/24 giờ Uống giờ nhất định trong ngày (≈ 20 giờ) TP INR Tiêm tĩnh mạch Vitamin K (10-20mg) Huyết tương tươi, máu tươi Ức chế tiểu cầu (Aspegic, Plavix) Aspegic gói 100- 1000mg Plavix 75mg Aspegic viên 80mg Aspegic tiêm 500- 1000mg 80-1000mg Tùy theo chỉ định Không uống lúc đói Không đặc hiệu Tiểu cầu khối Tiểu cầu tươi Huyết tương tươi Máu tươi Hình 1. Bơm tiêm đóng sẵn cho Lovenox (heparin TLPT thấp) [Nguồn: tác giả} Hình 2. Kỹ thuật tiêm dưới da bụng [Nguồn: tác giả]
  • 6. 3. Nguyên tắc dự phòng - chẩn đoán - điều trị một số nguy cơ tim mạch nặng 3.1. Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới 3.1.1. Dự phòng  Đánh giá yếu tố nguy cơ theo các thang điểm có sẵn, như: + Thang điểm PADUA cải tiến: < 4  nguy cơ thấp, không cần dự phòng ≥ 4  nguy cơ cao, cần dự phòng. + Thang điểm Caprini dự báo nguy cơ trên bệnh nhân ngoại khoa chung: Tổng số điểm nguy cơ Mức nguy cơ Dự phòng 0-1 Thấp - 2 Trung bình ± 3-4 Cao + ≥5 Rất cao + + Thang điểm IMPROVE đánh giá nguy cơ xuất huyết (giảm đông quá mức ?): Tổng điểm ≥ 7: Nguy cơ chảy máu nặng, hoặc xuất huyết có ý nghĩa lâm sàng. + Thang điểm Wells cải tiến đánh giá khả năng lâm sàng bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: điểm > 2  nguy cơ cao, cần dự phòng.  Thuốc dự phòng: chủ yếu là heparin TLPT thấp (Lovenox), trong một số trường hợp đặc biệt thì thay bằng heparin chuẩn. 3.1.2. Chẩn đoán  Lâm sàng: Giai đoạn đầu (7 – 10 ngày) rất mơ hồ, chỉ thấy hơi tức, nặng chân. Giai đoạn sau: chân to lên, phù nề, tĩnh mạch nông có thể giãn.  Cận lâm sàng: + Siêu âm Doppler tĩnh mạch chi – chậu và chủ dưới là chủ yếu. + Đôi khi có thể chụp tĩnh mạch kinh điển, chụp tĩnh mạch chi cắt lớp đa dãy (MS- CT) có tiêm thuốc cản quang và dựng hình. + D-Dimer ít giá trị, vì cũng tăng cao trong nhiều bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu D- Dimer bình thường (≤ 500 µg/ml)  loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu. + Phương pháp ít sử dụng: X quang phổi, điện tim, chụp động mạch phổi qua thông tim. 3.1.3. Điều trị
  • 7.  Bất động chi trong giai đoạn đầu, kê cao chân.  Tuyệt đối không xoa bóp vào chân.  Thuốc tiêu sợi huyết (urokinase…): chỉ định trong 1 số trường hợp.  Thuốc kháng đông đường tiêm (heparin, lovenox) cho giai đoạn đầu, và ức chế vitamin K duy trì lâu dài.  Đi tất áp lực cho giai đoạn sau + tái vận động tăng dần.  Đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới bằng can thiệp nội mạch qua tĩnh mạch cảnh trong – nếu huyết khối lên cao tới tĩnh mạch chủ hoặc có nguy cơ bong ra gây thuyên tắc động mạch phổi.  Phẫu thật lấy huyết khối: rất hạn chế cho một số rất ít trường hợp. 3.2. Thuyên tắc động mạch phổi 3.2.1. Dự phòng Dự phòng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, nếu chưa có (mục 3.1.1), và dựa theo thang điểm Wells (điểm nguy cơ đơn giản ≥ 2), hay Geneva (điểm nguy cơ đơn giản ≥ 3). Nếu đã có huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới  hạn chế tiến triển của huyết khối theo phác đồ trên (mục 3.1.3). 3.2.2. Chẩn đoán  Lâm sàng: Khó thở: tần suất gặp > 90%, có thể từ rất nhẹ đến rất nặng và đột ngột. Đau ngực: gặp trong khoảng gần 40% trường hợp, cho thể tắc nặng và rất nặng. Ngất: gặp ở khoảng 25% các trường hợp, ở thể nặng và rất nặng. Tụt SpO2: rõ ở khoảng 40% trường hợp, ở thể tắc nặng và rất nặng (≥ 1 phổi). Yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: rất nhậy và đặc hiệu cao.  Cận lâm sàng + D-Dimer tăng: không rõ và ít giá trị. + Siêu âm Doppler TM chi dưới: cực kỳ có giá trị, thấy huyết khối toàn bộ hoặc 1 phàn tĩnh mạch, với đọ nhậy và đặc hiệu rất cao. + CT-Scan ngực có tiêm thuốc cản quang: là biện pháp giúp chẩn đoán xác định trực tiếp có thuyên tắc động mạch phổi, và đánh giá được mức độ tắc (<1/4 thể tích phổi  nhẹ; > ¼  vừa; >1/2  nặng; > 3/4 rất nặng, có thể đột tử).
  • 8. + Siêu âm tim Doppler mầu: chẩn đoán gián tiếp qua dấu hiệu giãn thất phải và tăng áp lực động mạch phổi. Cũng là thăm dò có giá trị và khá đặc hiệu. Hình 3. Thuyên tắc động mạch phổi trên chụp MS-CT (A) và bệnh phẩm sau mổ (B) [Nguồn: tác giả] 3.2.3. Điều trị a. Thuyên tắc động mạch phổi cấp (trong 2 tuần đầu), có sốc (thể rất nặng):  Hoặc Phẫu thuật tim hở cấp cứu lấy huyết khối động mạch phổi. Kỹ thuật lấy huyết khối kiểu “lấy sỏi đường mật” bằng dụng cụ Mirizzi (Vietduc’s Technique).  Hoặc sơ cứu bằng thuốc tiêu sợi huyết, hoặc hút huyết khối bằng can thiệp tim mạch – rồi đánh giá lại và phẫu thuật thì hai. b. Thuyên tắc động mạch phổi cấp, chưa có sốc (thể nặng)  Dùng thuốc tiêu sợi huyết + điều trị bảo tồn.  Làm lại Bilan cẩn thận, nếu còn nhiều huyết khối trong động mạch phổi + suy hô hấp  Phẫu thuật tim hở lấy huyết khối, hoặc can thiệp hút huyết khối. c. Thuyên tắc động mạch phổi cấp thể nhẹ, vừa Có thể xét dùng thuốc tiêu sợi huyết. Điều trị bảo tồn giống như trong huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. d. Thuyên tắc động mạch phổi “bán cấp” (sau khởi phát 2 - 4 tuần): Điều trị bảo tồn và làm Bilan. Nếu còn suy hô hấp + Huyết khối nhiều 2 bên động mạch phổi  xét mổ lấy huyết khối bằng phẫu thuật tim hở, hoặc hút huyết khối qua can thiệp tim mạch.
  • 9. e. Thuyên tắc động mạch phổi “mạn tính” (sau khởi phát > 4 tuần): Trong điều trị thuyên tắc động mạch phổi cấp tính mức độ nặng, KHÔNG cố tình chờ tiến triển bệnh đến giai đoạn mạn tính với di chứng tăng áp lực động mạch phổi, vì khi đó điều trị nội khoa và can thiệp không có tác dụng, còn điều trị ngoại khoa sẽ rất khó khăn và hiệu quả rất kém – do tắc cứng toàn bộ hệ tiểu động mạch phổi, nguy cơ phải ghép phổi rất cao. Hình 4. Bệnh phẩm mổ lấy huyết khối tổ chức hóa trong thuyên tắc động mạch phổi nặng giai đoạn mạn tính (sau khởi phát 3 tháng) [Nguồn: tác giả] 3.3. Thuyên tắc động mạch hệ thống cấp tính 3.3.1. Dự phòng Khi cần can thiệp ngoại khoa, không dừng thuốc chống đông đột ngột cho nhóm bệnh có nguy cơ cao, như: đang mang van tim nhân tạo, có cầu nối bằng mạch nhân tạo, có stent động mạch…; mà phải gối rồi chuyển thuốc đường tĩnh mạch theo hướng dẫn ở mục 2. 3.3.2. Chẩn đoán  Lâm sàng Tùy theo động mạch bị thuyên tắc, xuất hiện đột ngột bởi các dẫu hiệu thiếu máu cấp tính cơ quan đích, như: + Đau bụng cấp, bụng chướng, phản ứng, cảm ứng phúc mạc – nếu tắc mạch tạng. + Đau thắt lưng cấp, thiểu niệu, vô niệu, đái máu – nếu tắc mạch thận.
  • 10. + Hội chứng thiếu máu cấp tính chi – nếu tắc mạch chi.  Cận lâm sàng: giúp chẩn đoán xác định cho các trường hợp khó, gồm siêu âm Doppler mạch, chụp động mạch chọn lọc kinh điển, chụp động mạch bằng MS-CT có tiêm thuốc và dựng hình. Giai đoạn muộn có các dấu hiệu xét nghiệm của hoại tử tổ chức. 3.3.3. Điều trị Kỹ thuật tùy theo loại động mạch bị tắc. Nguyên tắc là cố gắng phẫu thuật lấy huyết khối và tái tưới máu cơ quan, tạng trong vòng 6 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên. Chống đông bằng heparin trong khi chờ mổ. Trường hợp đã thiếu máu không hồi phục thì sẽ cắt đoạn ruột, cắt chi…cấp cứu; Riêng đối với thận không cần cắt cắp cứu mà điều trị bảo tồn và theo dõi, nếu gây biến chứng cao huyết áp thứ phát thì sẽ mổ cắt thận có kế hoạch sau vài tháng đến vài năm. 3.4. Nhồi máu não 3.4.1. Dự phòng Khi cần can thiệp ngoại khoa, không dừng thuốc chống đông đột ngột cho nhóm bệnh có bệnh tim, như: đang mang van tim nhân tạo, suy tim, rối loạn nhịp tim, hẹp động mạch cảnh, tiền sử nhồi máu não do bệnh tim và mạch cảnh…; mà phải gối rồi chuyển thuốc đường tĩnh mạch theo hướng dẫn ở mục 2 3.4.2. Chẩn đoán  Lâm sàng: Khởi phát bằng cơn đột quị. Biểu hiện thiếu máu não có thể thoáng qua (tạm thời) hay tai biến thực sự.  Cận lâm sàng: chụp MS-CT động mạch não có tiêm thuốc và dựng hình là biện pháp hợp lý nhất; ngoài ra có thể thay thế bằng chụp động mạch não chọn lọc kinh điển, siêu âm Doppler xuyên sọ. 3.4.3. Điều trị Nguyên tắc là điều trị bảo tồn nhồi máu não, trì hoãn can thiệp ngoại khoa 3-4 tuần nếu không cấp cứu.
  • 11. Nên duy trì thuốc chống đông bằng heparin chuẩn hoặc heparin TLPT thấp với liều lượng giảm khoảng 50% so với bình thường – để tránh biến chứng xuất huyết não trên nền tỏ chức hoại tử do nhồi máu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barrillon A (1981). Les anticoagulants _ Les medicaments des maladies cardio- vasculaires. Societe francais de Cardiologie: 97-129. 2. Boccalon H et al. (1997). Guide pratique des maladies vasculaires. Edition Médicales Spécialisées. 3. Farge D., Debourdeau P., Beckers M. et al. (2013). International clinical practice guidline for the treatment and prophylaxis of venous thromboembolism in patients with cancer. Journal of Thrombosis and Haemostasis, 11(1):56-70. 4. Franz H Messerli et al. (1990). Antithrombotic Therapy _ Cardiovascular Drug Therapy, W B Saunders Company: 1395-1593. 5. Hoàng Bùi Hải (2013). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị thuyên tắc động mạch phổi cấp, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. 6. Kearon Clive; Elie A, Akl; Joseph Ornelas et al (2016). Antithrombotic Therapy for VTE Disease chest Guideline and Expert Panel Report. Chest, 149(2): 315-352. 7. Nguyễn Thế Khánh, Phạm Tử Dương (1997). Xét nghiệm về cầm máu và đông máu _ Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng. NXB Y học, 289-344. 8. Konstantinides SV, Torbiki A, Agnelli G, and Danchin N (2014). ESC Guidelines on the diagnosis and management of acute pulmonary embolism. Eur Heart J, Nov 14: 35(43):3033-69, 3069a-3069k. 9. Nguyễn Hữu Ước (2005). Bệnh huyết khối tĩnh mạch _ Cấp cứu ngoại khoa tim mạch - lồng ngực. NXB Y học, 155-166. 10. Nguyễn Hữu Ước (2019). Thuốc chống đông máu thông dụng _ Xử trí chấn thương, vết thương mạch máu ngoại vi. Sách đào tạo Sau Đại học - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bộ Y tế (số 298/QĐ-K2ĐT, ngày 27/11/2019): 17-27. 11. Nguyễn Hữu Ước, Hà Văn Quyết và cộng sự (2006). Thiếu máu chi _ Bài giảng bệnh học Ngoại khoa, Tập II (dùng cho sinh viên Đại học Y năm thứ 6). NXB Y học: 161 – 170.