SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  31
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
CỘNG TÁC HAY KHÔNG CỘNG TÁC VỚI CHÚA
ĐỂ LO CHO NGƯỜI NGHÈO ?
Trong bài chia sẻ "Hội Thánh nghèo",
ngay trang mở đầu số Ephata 2 tuần trước,
chúng tôi đã kết ở nhận định: Chúa Giêsu đặt
ra cho chúng ta một chọn lựa quyết liệt, đó là
“làm hay không làm điều tốt cho người
khác, cũng là làm cho chính Ngài ?" Ở số
Ephata lần này, chúng tôi xin được nối tiếp
những xét mình và sám hối theo một nhận
thức khác nữa, đó là “cộng tác hay không
cộng tác với Chúa Giêsu để lo cho
người nghèo ?”
Xin cùng kể lại cho nhau câu chuyện
Tin Mừng “phép lạ bánh hóa nhiều” ở đoạn
Mt 15, 29 – 38.
Chúa Giêsu xuống khỏi miền Tia và
Xiđon, đến ven Biển Hồ Galilê. Người lên núi và ngồi ở đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng
Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những
kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người
tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Ítraen.
Chúa Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với
Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng
họ bị xỉu dọc đường". Các môn đệ thưa: "Trong nơi hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho
đám đông như vậy ăn no ?" Chúa Giêsu hỏi: "Anh em có mấy chiếc bánh ?" Các ông đáp: "Thưa có bảy
chiếc bánh và một ít cá nhỏ".
Bấy giờ, Người truyền cho đám đông nằm ngả xuống đất. Rồi Chúa Giêsu cầm lấy bảy chiếc
bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều
ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại bảy thúng đầy. Số người ăn có tới bốn
ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con.
1. Về đám đông người nghèo:
Chúng ta thấy rõ là có rất đông người tìm đến với Chúa Giêsu: “Những kẻ què quặt, đui mù, tàn
tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa...” Kiên trì, say mê, tin tưởng mạnh mẽ đến quên cả thời
gian, quên cả mệt, quên cả đói...
Ngày nay, tìm đến với chúng ta, các Giáo Xứ, các Dòng Tu, các tổ chức bác ái từ thiện Công
Giáo là những người nghèo đủ các mặt: thể chất bệnh tật, tinh thần hoang mang, và nhất là tâm linh
ngơ ngác, đủ các lứa tuổi già trẻ lớn bé, đủ các thành phần trong xã hội. Rất nhiều người bị tâm thần
mà thật ra là bị quỷ ám. Quá đông là những anh chị em di dân xa quê về thành phố mưu sinh lập
nghiệp. Bao nhiêu là gia đình đổ vỡ, phá sản, thất nghiệp, bao nhiêu chị phụ nữ trót phá thai hoặc lỡ có
bầu... Rồi bây giờ đang có thêm hàng ngàn dân oan, hàng ngàn thương phế binh, hàng trăm người bị
bắt bớ, không ít người bỏ Đảng, và không thể thống kê nổi những người bị chính sách "giảm tỷ lệ sinh"
ép phải bỏ thai vì cả chục lý do nghe rất hợp lý, rất là nhân đạo nữa...
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 615 – CHÚA NHẬT 22.6.2014
Họ tìm đến với chúng ta trong các Thánh Lễ, các tòa giải tội, các lớp Giáo Lý, các buổi hành
hương, các kỳ tĩnh tâm, các phòng trực của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, các phòng tư vấn tâm lý, các
phòng khám từ thiện v.v… Họ cũng kiên trì, say mê, tin tưởng mạnh mẽ, ít là cũng mong được cha Sở,
cha Phó, các cha Dòng, các dì Phước, các bác sĩ thiện nguyện, các anh chị em Tông Đồ Giáo Dân, ân
cần đón tiếp, kiên nhẫn lắng nghe, nâng đỡ, chia sẻ, trợ giúp, định hướng, cảm thông, đồng hành...
Có lần tôi được Nhà Dòng giao việc sang Mã Lai dâng Lễ Tết cho công nhân Việt Nam xuất khẩu
lao động, một em gái không Công Giáo suýt bị cưỡng hiếp, đã chạy thoát, nhưng nghe có ông cha Việt
Nam sang, đã lần mò vượt qua bao nhiêu khó khăn nguy hiểm giữa thủ đô Kualalumpur để tìm đến Nhà
Thờ mà cầu cứu, để nhờ người biết luật vào tòa lãnh sự đòi can thiệp, và để được cả cộng đoàn chỉ
mấy chục bạn trẻ dự Lễ Giao Thừa đêm hôm ấy, xúm lại lắng nghe, đồng cảm, cùng khóc với nhau rồi
cùng vét tiền trong túi giúp mua vé máy bay cho bạn gái ấy về lại được Việt Nam.
Chuyện trên Yên Bái năm 2003, chúng tôi đến thăm và dâng Thánh Lễ cho bản Hồng Ka của
người H'mông. Lễ xong, họ đãi bữa cơm với thịt cheo, thịt mèo rừng và uống rượu. Bụng dạ tôi kém lắm
nên tìm cách thoái thác ra về. Bỗng có một anh khoảng 25, 26 tuổi quỳ gối lết đến trước mặt tôi, hoá ra
anh là phó bản, đã có 8 con, nay bị bệnh nặng, có thể chết nay mai. Anh chộp lấy hai bàn tay của tôi tự
áp lên đầu anh, và nước mắt đầm đìa, khẩn khoản nói với tôi bằng thứ tiếng Việt trệu trạo lơ lớ, xin tôi
cầu nguyện Chúa chữa lành… Tôi xúc động choàng luôn vào cổ anh xâu chuỗi Mai Khôi Đức cố Hồng Y
PX. Nguyễn Văn Thuận đã tặng cho bên Roma trước đó mấy năm.
Thế rồi mới Tuần Thánh năm nay, chúng tôi về giúp Mục Vụ ở buôn dân tộc Preyiong trên Đức
Trọng, Lâm Đồng. Sau Lễ, tôi đang ngồi nghỉ trước thềm Nhà Thờ để lấy sức lên rơmoóc xe máy cầy
trở về một đoạn đường dài 18km đầy ổ voi đất đá, bỗng có một bà già bước tới trước mặt, tôi đã thoáng
nghĩ trong đầu vì đã từng gặp nhiều phen với các bà người Kinh ở thành phố: thôi rồi, bà này lại sắp
khóc lóc kêu khổ, thế nào cũng xin giúp đỡ tiền bạc chi đây… Không ngờ, vâng thật không ngờ, bà chỉ
muốn đến gần ông cha, ân cần tự tay choàng vào cổ ông cha xâu chuỗi hạt truyền thống, được làm rất
công phu của dân tộc họ, ý nói họ quý mình như người của buôn làng họ vậy…
2. Về phía Chúa Giêsu:
Chúa Giêsu giảng dạy và chữa lành các
bệnh hoạn tật nguyền cho đám đông. Ngài chạnh
lòng thương họ. Misericordia, con tim Ngài được
gắn vào ngay giữa nỗi khốn cùng của họ, sâu thật
sâu, đến tận đáy... Rồi cuối cùng Chúa Giêsu lại
còn lo cho họ cả cái ăn no bụng, không nỡ giải
tán, sợ họ về đói mà xỉu dọc đường !
Ngày nay nhiều phần các cha, các thầy,
các dì chỉ còn lo giảng dạy trong Nhà Thờ, trong
lớp Giáo Lý mà thôi, ngoài ra rất ngại chuyện đặt
tay cầu nguyện chữa lành... Vì mình không đủ xác
tín vào quyền năng của Thiên Chúa, vì mình sợ lỡ
mà người ta không lành bệnh thì bẽ mặt, nhưng
nếu có ai khác làm được chuyện lạ ấy thì mình lại
hồ nghi hoặc xì xầm gièm pha...
Bản thân tôi cũng từng là nạn nhân về chuyện này. Có lần có trường hợp quỷ ám ở một tiệm chè
nổi tiếng Sàigòn, sau Lễ Xa Quê người ta đưa tới trước Hang Đá Đức Mẹ một em gái đang bị ma ám.
Họ gọi tôi ra giúp, trong bụng thú thật là tôi sợ lắm, chưa có kinh nghiệm gì về chuyện trừ tà, nhưng vẫn
buộc phải ra. May mà Chúa đã làm mọi sự thật tốt đẹp. Em bé được chữa lành saau phút cam go, đám
đông hát vang bài: "Chúng con xin tạ ơn Chúa uy quyền toàn năng…" Tôi đang mướt cả mồ hôi, thở
phào thoát nạn, thì một cha lớp lớn, nãy giờ không biết đứng nép ở đâu, bây giờ bước ra, vỗ vai tôi dè
chừng: "Này, cậu liệu liệu đấy, không có năng quyền mà trừ quỷ cái gì, coi chừng nó vật lại, nó tố tội kín
của cậu trước mặt Giáo Dân thì bẽ mặt Nhà Dòng !"
Về chuyện trợ giúp tiền bạc, lo liệu ăn uống, lắm khi chúng ta ngần ngại, tránh né, tự bảo mình
đây là chuyện của người khác, không phải chuyên môn của mình mà là của bên… Caritas, thậm chí,
dính vào làm gì, của bên "xoá đói giảm nghèo" Nhà Nước lo... Đèo bồng, rách việc !
Có một cha lớn tuổi cách đây khoảng 10 năm, có lẽ đã quá bận tâm đến chuyện Nhà Dòng cần
phải chú ý mảng đi giảng Đại Phúc, đã bảo thẳng chúng tôi, mấy anh Linh Mục đang lo Mục Vụ BVSS
rằng: "Này các anh mà lo chuyện bà bầu chửa hoang thì sang bên mấy Dòng nữ mà tu, Dòng mình chỉ
có lo đi giảng Lời Chúa cho người ta mà thôi" !?!
2
3. Về phía các Môn Đệ:
Có vẻ như các Môn Đệ muốn thoái thác, tránh rắc
rối, phiền phức, mất công, mất sức, mất cả tiền nữa...
Nhưng rồi các ông cũng vẫn phải góp phần rất nhỏ là
“bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ" để Chúa Giêsu làm cho
bữa ăn chiều hôm ấy thật ê hề dư thừa cho cả mấy chục
ngàn người ăn no. Bản thân các ông cũng được nở mặt
nở mày khi được làm người phục vụ, Chúa Giêsu trao
thức ăn đến đâu, các ông chuyển đến đó, người ta cám
ơn thì cám ơn các ông chứ biết đâu mà cám ơn Chúa.
Đến khi thu lại bảy thúng đầy bánh và cá còn dư, chắc là
các ông được quản lý luôn, cứ thế mà khiêng về chứ
không thấy nói chia hết cho đám đông !
Ngày nay chúng ta cũng rất ngại phải dính líu đến chuyện cứu trợ, chia sẻ, trợ giúp... Chúng ta
bảo đã có Chúa Quan Phòng lo và công việc phải làm ấy đã có anh chị em Giáo Dân đảm nhận, giao
hết cho họ là xong, khỏi rắc rối chuyện tiền bạc, mua sắm, chuyên chở, phân phối. Chúng ta nghĩ là
mình còn phải dành thời giờ để lo chuyện cử hành Thánh Lễ, giảng dạy, cầu nguyện...
Nhưng lắm khi Chúa Giêsu vẫn đẩy chúng ta vào hoàn cảnh buộc chúng ta không thể quay lưng
bỏ mặc, nhưng phải xắn tay vào nhập cuộc, cộng tác với Chúa, san sẻ, đóng góp phần của chính mình
với Ngài để cùng Ngài lo cho người nghèo. Đến khi hoàn tất mới ngỡ ngàng thấy rằng chúng ta được
nhận về nhiều hơn là đã cho đi, hiểu theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, nghĩa thiêng liêng lẫn nghĩa tự
nhiên, cả bảy thúng đầy… ân sủng !
Vậy mà lắm khi hàng Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân chúng ta vô tình để cho cách tổ chức và
phương pháp làm việc của mình, có vẻ càng ngày càng hợp lý và khoa học, chặt chẽ, hiệu quả, thì lại
vô tình càng làm cho chúng ta thêm cách biệt, xa dần người nghèo, nghiễm nhiên chúng ta thành một
thứ ông nhà giàu điều khiển việc… bố thí phát chẩn từ xa. Nói theo kiểu "Ba" ( Pape – Pope ) Phanxicô
đã cảnh báo "không còn ngửi thấy mùi chiên nơi người chăn chiên" !
Có một cha chân tình kể lại trong một cuộc sám hối chung trong cộng đoàn: trong vòng mười năm,
cha đã lo cho hàng ngàn trường hợp bệnh nhân được giúp đỡ đi khám bệnh mua thuốc, hơn bốn trăm
trường hợp ngặt nghèo được giúp đỡ mổ tim, chạy thận, hóa trị, điều trị viêm màng não, suy tủy, chấn
thương do tai nạn, hàng mấy ngàn em học sinh vùng sâu nhận học bổng, bao nhiêu xe lăn, gạo, sữa, tập
vở, sách báo, mì tôm, chăn mền được chuyển đi các làng dân tộc v.v… cuối cùng đã làm cho ngài bị cuốn
hút vào các con số thống kê quyên góp, các công việc phải giải quyết, các phương án tổ chức cứu trợ…
Giúp cho người nghèo bao nhiêu tiền bao nhiêu của chứ đâu phải ít, nhưng trớ trêu thay, nồng
đồ yêu thương đồng cảm với người nghèo thì chắc không nhiều ! Người nghèo chỉ còn là một khái
niệm, một khối, một mảng, một đám đông vô danh, nhòa nhạt giữa bộn bề cuộc sống mục vụ…
Cuối cùng thì, ngày hôm nay, nơi đây, quê hương Việt Nam này, Chúa Giêsu vẫn đang cầm lấy
bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho chúng ta, và bảo chúng ta hãy đem trao
cho đám đông…
Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, 19.6.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
CỘNG TÁC HAY KHÔNG CỘNG TÁC VỚI CHÚA GIÊSU… ( Lm. Lê Quang Uy ) ........................... 01
ĐỨC THÁNH CHA CHỨNG KIẾN PHÉP LẠ MÌNH THÁNH CHÚA KITÔ ( Claudia R. Angulo ) ..... 04
TẤM BÁNH TÌNH YÊU ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ..................................................................... 03
TẤM BÁNH TÌNH YÊU ( AM. Trần Bình An ) .................................................................................. 04
NÀY LÀ MÌNH THẦY… NÀY LÀ MÁU THẦY… ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .............................. 06
HY LỄ CỨU ĐỘ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .............................................................................. 07
CHÓP ĐỈNH VÀ NGUỒN MẠCH CỦA GIÁO HỘI… ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) .................... 09
NGUỒN TRƯỜNG SINH ( Trầm Thiên Thu ) ................................................................................ 10
KINH LẠY CHA – LỜI KINH TUYỆT VỜI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ........................................ 13
KHI ĐỨC TIN LUNG LAY ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ........................................................... 14
CẢM NGHIỆM CỦA MỘT LINH MỤC MỸ ( Lm. Donald H. Calloway ) ........................................... 16
MỘT BÁC SĨ CÔNG GIÁO BA LAN BỊ BUỘC PHẢI THỰC HIỆN PHÁ THAI ( Minh Đức, theo Zenit ) . . 17
VỢ TỶ PHÚ BILL GATES SỐNG NHƯ THẾ NÀO ? ( Trần Mai Anh ) ............................................ 18
NGƯỜI NHẬT KHIẾN CẢ THẾ GIỚI NỂ PHỤC ? ( Bích Ngọc, theo báo Dân Trí ) ........................ 22
TỔNG KẾT VỀ VIỆC QUYÊN GÓP TRỢ GIÚP BÉ RMAH H'ÂM ( TTMV DCCT ) ......................... 24
3
ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
CHỨNG KIẾN PHÉP LẠ MÌNH THÁNH CHÚA KITÔ
Năm 1996 tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires,
Argentina, Đức Thánh Cha Francis hiện tại là Giám Mục Phụ
Tá cho Đức Hồng Y Quarracino, một phép lạ Thánh Thể
tuyệt vời đã diễn ra. Chính ngài đã ra lệnh chụp ảnh và điều
tra và kết quả thật đáng kinh ngạc.
Năm 1996 tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires,
Argentina, Đức Giáo Hoàng Francis hiện tại là Giám Mục
Phụ Tá cho Đức Hồng Y Quarracino, một phép lạ Thánh
Thể tuyệt vời đã diễn ra. Chính ngài đã ra lệnh chụp ảnh và
điều tra và kết quả thật đáng kinh ngạc.
Vào lúc 7g tối ngày 18.8.1996, cha Alejandro Pezet
đã cử hành Thánh Lễ tại một Nhà Thờ Công Giáo tại một
trung tâm thương mại của Buenos Aires. Khi ngài kết thúc
phần trao Mình Thánh Chúa cho Giáo Dân, một người phụ nữ đã đến và thưa với ngài rằng cô đã thấy
một Mình Thánh bị bỏ trên một chân đèn ở đầu Nhà Thờ. Khi đến nơi, cha Alejandro thấy Mình Thánh
Chúa đã bị dơ bẩn. Nên cha không thể rước Mình Thánh Chúa được, thay vì thế ngài đặt Mình Thánh
trong một hộp nước và đặt hộp đó trong nhà tạm của Nhà Nguyện Blessed Sacrament.
Thứ hai, ngày 26 tháng 8, khi mở nhà tạm, cha đã rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Mình Thánh Chúa
đã biến thành đẫm máu. Cha liền thông báo cho Giám Mục Jorge Bergoglio ( hiện là Đức Thánh Cha
Francesco, đang là Giám Mục Phụ Tá ), Đức Cha đã chỉ thị chụp ảnh Mình Thánh Chúa một cách kỹ
càng. Các bức ảnh được chụp vào ngày 6 tháng 9. Chúng cho thấy rõ ràng Mình Thánh đã trở thành
một mảnh thịt đẫm máu, và càng ngày càng lớn thêm.
Trong nhiều năm, Mình Thánh Chúa vẫn được giữ trong nhà tạm, và toàn bộ sự việc được giữ bí
mật nghiêm ngặt. Đến khi Mình Thánh Chúa đã biến đổi hoàn toàn, không còn là Bánh nữa mà toàn bộ
đã trở nên thịt và máu thì Đức Hồng Y Bergoglio ( người là Tổng Giám Mục vào thời điểm đó ) quyết
định cho phép làm phân tích ( thịt và máu ) cách khoa học.
Vào ngày 5.10.1999, trưóc sự hiện diện của các vị đại diện Đức Hồng Y, tiến sĩ Castanon đã lấy
một mẫu của mảnh thịt đẫm máu và gửi đến New York để phân tích. Vì không muốn làm phương hại
đến việc nghiên cứu, ông cố tình không thông báo cho nhóm các nhà khoa học về nguồn gốc của mẫu
xét nghiệm ( nguồn gốc của mẫu được giữ bí mật đối với các nhà khoa học ).
Một trong những nhà khoa học là tiến sĩ Frederic Zugiba, một chuyên gia tim mạch nổi tiếng và
nghiên cứu bệnh học pháp y. Ông xác định rằng chất phân tích là xác thịt thực sự và máu có chứa DNA
của con người. Zugiba xác nhận rằng:
"Các dữ liệu phân tích là một mảnh của cơ tim được ở trong các vách ngăn của tâm thất trái gần
với van tim. Nhiệm vụ cơ này là co thắt trái tim. Cần lưu ý rằng tâm thất của tim có nhiệm vụ bơm máu
cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Cơ tim trong tình trạng viêm và có chứa một số lượng lớn các bạch
cầu. Điều này cho thấy rằng trái tim còn sống vào thời điểm lấy mẫu. Luận cứ của tôi là trái tim còn
sống, vì các bạch huyết cầu đã chết chỉ có mặt ở bên ngoài một cơ thể sống. Chúng chỉ có thể sống và
tồn tại bên ngoài của một sinh vật sống mà thôi. Như vậy, sự hiện diện của các bạch huyết cầu cho thấy
rằng trái tim vẫn còn sống khi lấy mẫu. Hơn thế nữa, các tế bào bạch cầu xâm nhập vào các mô tim,
điều đó cũng chỉ ra rằng trung tâm quả tim đã bị căng thẳng cực độ, và dường như chủ sở hữu đã bị
đánh đập nghiêm trọng ở phần ngực."
Hai người Úc, nhà báo Mike Willesee và luật sư Ron Tesoriero, chứng kiến các thử nghiệm này.
Họ biết mẫu xét nghiệm đến từ đâu, họ đều chết lặng bởi lời xác nhận của tiến sĩ Zugiba. Mike Willesee
hỏi những nhà khoa học rằng các bạch huyết cầu lấy từ mô của con người sẽ sống được bao lâu một khi
chúng đã bị ngâm trong nước. Chúng sẽ không còn tồn tại chỉ trong một vài phút, tiến sĩ Zugiba trả lời.
Các nhà báo sau đó nói với các bác sĩ rằng nguồn gốc của mẫu xét nghiệm đã được giữ trong
nước bình thường một tháng và sau đó thêm ba năm trong một hộp chứa nước cất, sau đó mới được
lấy để mang đi phân tích. Tiến sĩ Zugiba đã hoàn toàn kinh ngạc về sự kiện này. Khoa học không thể
giải thích được về chuyện này, ông nói.
4
CÙNG HIỆP THÔNG
Ngoài ra, tiến sĩ Zugibe sôi nổi hỏi: "Các bạn phải giải thích cho tôi điều này, nếu mẫu này đến từ
một người đã chết, thì làm sao nó có thể chuyển động và đập trong khi tôi làm xét nghiệm ? Nếu trái tim
này được lấy từ những người đã chết vào năm 1996, làm thế nào nó có thể vẫn còn sống ?
Sau đó Mike Willesee xác quyết với tiến sĩ Zugiba rằng mẫu xét nghiệm đến từ một Mình Thánh
( bánh mì không men, mầu trắng ) đã biến thành thịt người đẫm máu cách bí ẩn. Ngạc nhiên trước
thông tin này, tiến sĩ Zugiba trả lời: "Làm thế nào và tại sao một Mình Thánh Chúa đã có thể thay đổi
bản thể của mình để trở thành thịt và máu người sống còn là một bí ẩn mà khoa học không thể giải thích
được và là một bí ẩn hoàn toàn vượt quá khả năng của khoa học."
Sau đó, bác sĩ Ricardo Castanon Gomez, một người vô thần sẽ xin theo Công Giáo, đã tổ chức
một buổi tường trình về các kết quả xét nghiệm phép lạ của Buenos Ares so sánh với các kết quả xét
nghiệm phép lạ từ Lanciano, nhưng ông không tiết lộ về nguồn gốc của các mẫu thử nghiệm. Các
chuyên gia thực hiện việc so sánh kết luận rằng: các báo cáo từ hai phòng thí nghiệm phải có nguồn
gốc từ các mẫu thử nghiệm thu được từ cùng một người. Họ cũng cho biết cả hai mẫu xét nghiệm đều
có chung một mẫu máu AB dương tính ( AB+ ). Chúng đều mang những nét đặc trưng của một người
đàn ông được sinh ra và sống trong khu vực Trung Đông.
Chỉ có Đức Tin trong hành động phi thường của Thiên Chúa mới trả lời cách thoả đáng – niềm
tin vào một Thiên Chúa, Đấng muốn làm cho chúng ta nhận thức được rằng Ngài thực sự hiện diện
trong mầu nhiệm Thánh Thể.
Phép lạ Thánh Thể tại Buenos Aires là một dấu hiệu đặc biệt xác nhận của khoa học. Thông qua
đó Chúa Giêsu mong muốn khơi dậy trong chúng ta một Đức Tin sống động trong sự hiện diện thực sự
của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng sự hiện diện của Ngài là có thật, và
không mang tính biểu tượng. Chỉ với con mắt Đức Tin chúng ta mới nhận ra Ngài dưới hình thức Bánh
và Rượu. Chúng ta không thể nhận ra Ngài với đôi mắt xác thịt của chúng ta, vì Ngài hiện diện thực sự
trong nhân tính vinh hiển của Ngài.
Trong Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu luôn dõi mắt và yêu thương chúng ta và Ngài mong muốn
cứu độ chúng ta.
CLAUDIA R. ANGULO, bản phỏng dịch của VŨ HẢI
TẤM BÁNH TÌNH YÊU
Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không
ngừng ngỡ ngàng trước Tình Yêu của Người. Tình yêu ấy
vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn sơ như hình
ảnh tấm bánh.
Tấm bánh, tình yêu gần gũi
Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý
giá mà lại làm một tấm bánh ? Tấm bánh bình thường, quen
thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng
xuống giá, bớt được quý trọng. Tuy bình thường, nhưng
bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người. Cũng như
khí trời, như nước, bánh đi vào sinh hoạt hằng ngày của con
người. Bình thường lắm nhưng không có không được.
Chúa trở thành tấm bánh để gần gũi với loài người, để
đi vào sinh hoạt đời thường của con người. Con người có thể
đến với Chúa dễ dàng, không e ngại, sợ sệt. Chỉ là một tấm bánh vừa tầm tay mọi người. Chỉ là một tấm
bánh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của con người. Thật khiêm nhường mà đầy ý nhị.
Thật đơn sơ nhưng cũng thật sâu xa vì tấm bánh nói lên tình yêu tự hiến.
Tấm bánh, tình yêu tự hiến
Bánh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu chỉ để trưng bày cho người ta chiêm ngắm. Bánh chỉ có ý nghĩa
khi được sử dụng. Được sử dụng là bị bẻ ra, bị nghiền nát, bị tan biến, bị tiêu hoá. Vì thế, trở thành tấm
bánh là chấp nhận chịu đau đớn, chịu huỷ hoại. Đây không phải là một chấp nhận bất đắc dĩ, vì tấm
bánh bao giờ cũng mời mọc tiêu thụ.
5
CÙNG SUY NIỆM
Khi xưng mình là bánh bởi Trời, Chúa Giêsu bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu nghiền
nát, tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa chịu chết cho ta được sống. Chúa chịu huỷ hoại cho ta
được lành lặn các thương tích. Chúa bé nhỏ đi cho ta được lớn mạnh.
Tấm bánh bị tiêu hoá để thực hiện một tình yêu hiệp thông.
Tấm bánh, tình yêu hiệp thông
Chúa Giêsu tha thiết với sự hiệp thông. Người không ngừng mời gọi con người đến sống thân
mật với Người. Người tự nhận mình là cây nho và mời gọi mọi người hãy trở thành cành nho gắn kết
với cây nho.
Hôm nay, Người còn chủ động trở thành tấm bánh để hoà vào từng dòng máu, từng thớ thịt của
con người trong một kết hiệp sâu xa. Người tự tiêu huỷ mình để trở thành thịt máu của con người.
Không còn sự kết hợp nào sâu xa khăng khít hơn nữa.
Tấm bánh gợi lên một bàn tiệc tại đó anh em quây quần trong tình thương, chia sẻ lương thực
và chia sẻ tâm tình. Không còn gì đẹp hơn. Chính Chúa Kitô tự hiến mình để quy tụ chúng ta. Chính
Chúa Kitô bị bẻ ra để cho tình huynh đệ nhân loại được mặn mà thắm thiết.
Với những gợi ý như thế, Chúa hướng dẫn tôi trong tình yêu mến, trong cử hành và trong cách
sống Bí Tích Thánh Thể.
Yêu mến Bí Tích Thánh Thể là gì nếu không phải là trở nên hiền lành khiêm nhường, sống gần gũi
với những người nhỏ bé nghèo hèn ? Cử hành Bí Tích Thánh Thể là gì nếu không phải là chấp nhận hao
mòn, quên mình, thiệt thòi vì Chúa và vì anh em ? Sống Bí Tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây
dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc sống ?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi
khen Chúa muôn đời. Amen.
Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT
TẤM BÁNH TÌNH YÊU
Bảy giờ chiều ngày 18.8.1996, Lm. Alejandro Pezet cử hành Thánh Lễ tại một Nhà Thờ Công Giáo ở
Trung Tâm Thương Mại Buenos Aires. Khi cha vừa mới cho rước lễ xong thì một người phụ nữ chạy đến
thưa với ngài rằng: bà thấy một Mình Thánh bỏ rơi trong dĩa đốt đèn cầy ở cuối Nhà Thờ. Vì cha không thể
bỏ vào miệng được, nên cha để vào một ly nước lạnh và đặt vào trong Nhà Tạm nơi đặt Mình Thánh.
Ngày thứ hai, 26.8.1996, khi mở cửa Nhà Tạm, cha kinh ngạc vì thấy Mình Thánh đã trở thành
một vật có máu. Cha thông báo sự việc cho Đức Hồng Y Jorge Bergoglio ( nay là Đức đương kim Giáo
Tông Phanxicô ). Ngài nói cha Pezet nhờ một người thợ chuyên nghiệp chụp hình Mình Thánh. Bức
hình được chụp vào ngày 6.9.1996, cho thấy rất rõ là Mình Thánh đã trở thành một miếng thịt tươi có
máu, và đã to hơn lên một cách rõ ràng. Suốt trong mấy năm sau đó, Mình Thánh vẫn được giữ nguyên
trong chỗ để an toàn nơi Nhà Tạm.
Ngày 5.10.1999, trước sự chứng kiến của những vị đại diện của Đức Hồng Y Bergoglio, bác sĩ
Castanon đã cắt một mẩu của Mình Thánh Chúa đầy máu đó và gửi sang New York để nhờ phân tích.
Bác sĩ không thông báo một chút gì cho nhóm những nhà khoa học về nguồn gốc, lai lịch cũng như nơi
phát sinh vật thí nghiệm. Một trong những nhà khoa học là bác sĩ Frederic Zugiba, một chuyên gia về
tim ( cardiologist ) và là một chuyên viên pháp y bệnh lý học, ông xác nhận rằng: “vật thí nghiệm” là thịt
tươi thật và máu là máu người thật, có chứa mẫu di truyền DNA.
Bác sĩ Zugiba ghi trong tờ chứng nhận rằng: “Vật được xét nghiệm là một miếng thịt cơ tim nằm
về phía tâm thất trái gần với những van tim. Đây là phần cơ tim có nhiệm vụ làm tim co thắt, có nhiệm
vụ bơm máu vào các phần khác của cơ thể. Cơ tim là một cấu tạo rất tinh nhạy và chứa rất nhiều tế bào
bạch huyết. Tôi cả quyết rằng trái tim vẫn còn sống lúc đó vì tế bào bạch huyết không tồn tại nếu cơ
quan không còn sống. Thêm nữa, những tế bào bạch huyết này nằm sâu trong mô cơ tim. Điều đó cho
thấy rằng trái tim lúc đó đang bị một sức ép kinh khủng, có lẽ người mang trái tim ấy đã bị đánh đập với
những thương tích rất nặng ngay chỗ trái tim.” ( PX. Trần Bá Nguyệt, Lm. M. Piotrowski Schr, Love One
Another, Catholic Magazine ).
Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu mặc khải Bí Tích Thánh Thể, như một trái tim sống động thật sự,
đang tiếp tục bơm máu, dưỡng nuôi cuộc sống vĩnh cửu, tràn đầy tình yêu, hiệp nhất và bình an.
Sống yêu thương
Sống yêu thương thực sự quan trọng và cao quý nhất. Thánh Gioan đã khẳng định: “Ai không
yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” ( 1Ga 4, 8 ). Và tình yêu được Ngài
6
biểu lộ cụ thể nhất: “Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương
chúng ta, và sai Con của Người đến làm lễ đền tội cho chúng ta” ( 1Ga 4, 10 ).
Đức Giêsu nhập thể để thực hiện Thánh Ý Đức Chúa Cha. "Tôi tự trời mà xuống, không phải để
làm theo ý tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi" ( Ga 6, 38 ). Qua nhiệm tích Thánh Thể, Người tự hiến
mình thành lương thực trường sinh. "Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời" ( Ga 6, 54 ).
“Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu anh em” ( Ga 15, 12 ). Người truyền cho các
môn đệ hãy bắt chước Người yêu thương hoàn toàn xả kỷ vị tha, sống cho, sống vì tha nhân, một cấp
độ yêu thương trổi vượt hơn so với cấp độ: “Yêu người như thể yêu mình” theo như Cựu Ước đã dạy.
Như thế sống là yêu thương với tâm tình khiêm tốn, hy sinh bản thân, phục vụ mọi người, không phân
biệt thân sơ hay thù địch. “Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các
con” ( Mt 5, 43 – 44 ).
Thánh Phaolô diễn giải thêm:“Hãy chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ… Nếu
kẻ thù ngươi đói hãy cho nó ăn; nó khát hãy cho nó uống… Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy
lấy lành mà thắng dữ” ( Rm 12, 14, 20 – 21 ).
Sống hiệp nhất
Với Mình và Máu Thánh, Chúa quy tụ mọi người hiệp nhất với Người, trở nên chi thể của Người.
"Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy" ( Ga 6, 56 ). Sống hiệp nhất chặt
chẽ với Đức Giêsu thì tín hữu Kitô mới có thể nhờ Người mà trở nên công chính và thánh hóa. “Ai ở lại
trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em
chẳng làm được gì” ( Ga 15, 5 ).
Thánh Phaolô giải thích Bí Tích Thánh Thể là biểu tượng của tình yêu, cảm thông và hợp nhất:
“Chúng ta tuy nhiều, nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể Đức Kitô” ( 1 Cr 10, 17 ).
Hiệp nhất trong tình yêu với Ba Ngôi Thiên Chúa, đồng
thời hiệp nhất với tha nhân, có nghĩa mỗi người thoát ra khỏi
vỏ ốc vị kỷ, ích kỷ, để hy sinh và dấn thân, hòa nhịp vào cuộc
sống chung hòa bình, hạnh phúc.
Sống bình an
Một khi sống kết hợp chặt chẽ với Chúa Giêsu, thì chẳng
còn thế lực hắc ám, quyền lực sự dữ nào có thể chia rẽ, phân ly
khỏi quyền năng Người. Dù bị đe dọa bằng bạo lực, tù tội, áp
bức và bách hại, thì Kitô hữu vẫn cảm thấy bình an, sẵn sàng
đón nhận mọi cực hình, kể cả án tử hình, như chứng nhân JB
Nguyễn Hữu Cầu, người tù thế kỷ, đã từng trải nghiệm. “Thầy
để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của
Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng
anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” ( Ga 14, 27 ).
Bình an viên mãn của Chúa không phải tạm bợ và phù du như của thế gian. Đức Chúa Thánh
Thần luôn ban bình an kịp thời cho những ai sống trong hồng ân với Lời Chúa và Thánh Thể.
Bình an là tặng phẩm vô giá trước khi Đức Giêsu dấn thân vào cuộc tử nạn, để trở về với Chúa
Cha. Bình an còn là quà biếu hạnh ngộ sau khi Đức Giêsu phục sinh khải hoàn, vào thời điểm các Tông
Đồ còn đang run rẩy, sợ hãi, cửa đóng then gài, “Bình an cho anh em” ( Ga 20, 19.21.26 ).
Trong lời giã từ trước khi hiến thân chịu nạn, Đức Giêsu không quên an ủi, vỗ về các môn đệ và
tín hữu Kitô trước viễn tượng khá đen tối, khi dám can đảm “bỏ mình, vác thập giá” dấn bước theo chân
Người: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh
em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian” ( Ga 16, 33 ).
“Thánh Thể làm cho ta hiệp nhất trong Nhiệm Thể. Dâng lễ, dự lễ mà không yêu thương là mâu
thuẫn, quái gở” ( Đường Hy Vọng, số 362 ).
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, đã biết bao lần chúng con đón rước Ngài, nhưng lòng chúng con
nguội lạnh, dửng dưng, tệ bạc, bất xứng, vì còn ngổn ngang tham sân si thế gian, nên lòng chúng
con cứ mãi bất an, bấn loạn. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể ban Đức Chúa Thánh Thần đến sưởi ấm, đốt
bừng cháy lên niềm tin cậy mến, đổi mới, hiệp nhất, thánh hóa và ban bình an cho chúng con.
Lạy Mẹ Maria, ngày xưa Mẹ cưu mang Đức Giêsu trong cung lòng với bao hồng ân Chúa
Thánh Thần. Xin Mẹ dạy chúng con biết kính cẩn đón rước Thánh Thể Chúa cách xứng đáng và
cũng được nhận lãnh các hoa trái của Thần Khí. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
7
NÀY LÀ MÌNH THẦY…
NÀY LÀ MÁU THẦY, HIẾN TẾ VÌ ANH EM
Theo truyền thống từ thế kỷ XIII, vào ngày thứ năm sau
lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau Lễ Phục Sinh, Giáo Hội cử
hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Lễ này do Đức Urbanô IV
thiết lập ngày 11.8.1264, còn gọi là Lễ của Chúa, Lễ Mình Máu
Thánh Chúa. Vì hôm nay, Giáo Hội không chỉ cử hành lễ Mình
và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi, mà còn
rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi Nhà Thờ, đi trên
các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: "Chúa nuôi dân bằng lúa
mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê" ( Ca
nhập lễ – lời của Thánh Tôma Aquinô ). Để loan truyền công
khai rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh
Thể và Hy Tế của Chúa Kitô là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Cử hành Thánh Thể
Giáo Hội công khai cách long trọng Bí Tích Mình và Máu
Thánh Chúa Kitô, mầu nhiệm được thiết lập trong bữa Tiệc Ly
và hằng năm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nay được biểu lộ cho hết mọi người,
bởi Đức Tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn Giáo Hội.
Trên bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải
được soi sáng, chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa
Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta: Làm sao Bánh lại có thể là
Mình Chúa Kitô và Rượu lại là Máu Chúa Kitô được ?
Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh Thánh trở thành Bí
Tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, và dẫn dắt chúng ta trên đường về tới Thiên Đàng !
Trước khi về Trời, Chúa Giêsu đã hứa: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 20 ).
Người ở lại với chúng ta thế nào ? Bí Tích Thánh Thể là kho tàng cao quí thực hiện lời hứa trên.
Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta. Giáo Hội quả quyết rằng: Sự hiện diện thật của
Người trong Bí Tích Thánh Thể là chân lý cơ bản của Đức Tin Công Giáo. Chúng ta phải tôn thờ, Tấm
Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ
trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình,
hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu.
Thánh Tôma Aquinô cho chúng ta biết: Con độc nhất của Thiên Chúa, muốn cho chúng ta thông
phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc con người, Người đã đổ máu mình ra rửa
chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá.
Đây không phải là máu chiên, bò, nhưng là Máu Châu Báu của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật.
Bánh và rượu trở nên Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Vì thế, Người được các tín hữu ăn: "Thịt
Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống" ( Ga 6, 55 – 56 ). Từ phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám
đông trong hoang địa. Chúa Giêsu đã chính thức hứa ban cho chúng ta của ăn thiêng liêng nuôi sống
linh hồn chúng ta ( Lc 9, 11b – 17 ).
Bí Tích Thánh Thể là Tình Yêu tột đỉnh của Người đối với chúng ta: "Trong đêm bị nộp, Người cầm
lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: "Các con hãy lãnh nhận mà ăn…" Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối,
Người cầm lấy chén và phán: "Các con hãy cầm lấy mà uống. Chén này là Tân Ước trong Máu Ta; mỗi khi
các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta" ( 1 Cr 11, 23 – 26 ). Thật là niềm an ủi cho
những người đã buồn vì sự vắng mặt của Chúa" ( Bài giảng của Thánh Thomas Aquinas, Booklet 57 ).
Thánh Gioan Kim Khẩu nói: "Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc
lên đồng bàn tham dự Tiệc Thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói
lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng
chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng
nhau như một thân mình và một xác vậy". ( Thánh Gioan Kim Khẩu )
Bí Tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta: "Chúa Kitô
tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí Tích này. Những kẻ Người đã sinh ra thì Người nuôi dưỡng bằng
chính bản thân Ngài, qua Bí Tích Thánh Thể, Người làm cho ta vững tin rằng Người đã mang lấy chính
xác thân của ta". Người tan biến trong chúng ta, "làm một với chúng ta, làm cho chúng ta trở nên thân
mình của Ngài" ( Thánh Gioan Kim Khẩu ).
8
Việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng
hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu
Mình Thánh Chúa.
Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Khi kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi Nhà Thờ. Giáo Hội tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật
trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà dành cho Chúa, đường
đời ta là đường của Chúa Giêsu. Xin Chúa Giêsu luôn hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta !
Khi đặt Mình Thánh vào Mặt Nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là "Mặt Trời Công
Chính": Ngài là ánh sáng của lòng ta ( đó là ý nghĩa của từ "mặt nhật" ). Bình khói hương thơm nghi
ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa. Các em
bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em
rất làm Chúa hài lòng.
Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của
những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người trẻ và của những người già; những cám dỗ,
những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc
lành cho chúng ta và cho toàn thế giới.
Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là
Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin
hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh
quang các thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con.
Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Chí Thánh, Mẹ của Chúa
Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hai ngàn năm nay, đã
chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu
rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con
chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến,
Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con
được sống đời đời với Người. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
HY LỄ CỨU ĐỘ
1. Đất, nước, đá
Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã dùng đất nắn nên hình hài ( St 2, 7 ). Từ đó Tổ Tông loài
người mang tên Đất ( St 4, 25; 5, 1 – 3 ). Ađam, tiếng Do Thái nghĩa là đất.
Để cứu Dân Ngài thoát khỏi nô lệ Ai Cập, vượt qua Biển Đỏ khô chân, lập giao ước Sinai với
dân, Thiên Chúa đã dùng Môsê. Môsê, tiếng Do Thái nghĩa là nước ( Xh 2, 10 ).
Khi xây dựng Giáo Hội, Thiên Chúa lại dùng một con người đánh cá tầm thường, khi thì hùng
hổ tuốt gươm bảo vệ Thầy Giêsu ( Lc 22, 50 ), khi thì sợ hãi chối quanh trước một đầy tớ gái ( Lc 22,
56 – 57 ). Người ấy Chúa Giêsu đặt tên là Đá ( Mt 16, 18 ). Kêpha, tiếng Do Thái nghĩa là đá. Như vậy,
lịch sử sáng tạo, Lịch Sử Cứu Độ quyện đan với những cái tên gọi tầm thường: Đất, Nước, Đá.
2. Bánh và rượu
Chúa Giêsu đã dùng bánh rượu làm nên Mình và Máu Thánh của Người. Bông lúa và trái nho là
những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu
có thể tầm thường nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày của con
người. Chính Chúa Kitô đã muốn trở nên gần gũi và cần thiết đó. Người muốn bánh và rượu trở nên
Thịt Máu Người để nuôi sống chúng ta hàng ngày.
Tình yêu Chúa Kitô làm nên sáng kiến tuyệt vời. Vì yêu thương hết mọi người, Chúa đã muốn
trở nên bé nhỏ tầm thường trong thân phận một người thợ mộc ở Nadarét để có thể ở giữa mọi người,
từ kẻ hèn cho đến người sang trọng, từ người thánh thiện cho đến kẻ tội lỗi, từ người Do Thái cũng như
dân ngoại. Để trở thành của ăn nuôi mọi người, Chúa đã muốn trở thành tấm bánh ly rượu. Chỉ khiêm
tốn và giản dị thế thôi để mọi người có thể ăn, chứ không phải là một bữa ăn đắt giá dành cho bậc
quyền quý sang giàu.
Khi sinh ra đời, Chúa đã chọn cái chuồng bò. Khi sống ở Nadarét Chúa đã muốn làm một người
thợ giữa những người lao động khác. Khi bắt đầu rao giảng Tin Mừng, Chúa đã chọn những người tầm
thường trong xã hội làm bạn đồng hành, làm bạn tâm phúc thừa kế sự nghiệp. Trong giờ sau hết, Chúa
9
đã chọn tấm bánh ly rượu, chọn khung cảnh một bàn ăn giữa bạn bè, chọn một tư gia để Tạ Ơn, trong
đó người vừa là chủ tế vừa là của lễ. Và Chúa muốn Giáo Hội tiếp tục lễ Tạ Ơn theo cách thức của
Người bằng những phương tiện đơn sơ là tấm bánh ly rượu.
Chỉ cần một bông lúa, một chùm nho đủ làm nên tấm bánh ly rượu. Không cần cái gì cao sang
đắt giá, to lớn như con bò, con bê, con cừu mà đạo Do Thái vẫn tế lễ trong đền thờ. Với tấm bánh ly
rượu, Chúa Giêsu còn muốn cho của lễ Tạ Ơn phải chính là sản phẩm hoa màu ruộng đất, lao công con
người, của ăn thức uống căn bản và phổ biến nhất của con người.
Chúa Giêsu là bông lúa, là chùm nho mọc lên từ ruộng đất thế gian, nơi Người nhập thể làm
người. Người đã biến đổi trong thân thể Người là Con Thiên Chúa và cũng là con loài người tất cả tinh
hoa của ruộng đất, trở thành bông lúa chùm nho. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là
từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự
sống đời đời cho nhân loại. Chối từ cám dỗ của Satan hoá đá thành bánh, nhưng Chúa Giêsu đã tự ý
biến đổi đời mình thánh Tấm Bánh để nuôi dưỡng con người.
“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của
uống”. Chắc hẳn không ai hiểu câu nói này theo kiểu các
yêu tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, trong truyện Tôn Ngộ
Không. Yêu tinh quyết tâm bắt cho được Đường Tam
Tạng để ăn thịt. Nó tin rằng ăn thịt vị cao tăng này thì sẽ
được trường sinh bất tử.Tôi nghĩ rằng giả như có ai giết
Chúa Giêsu để ăn thịt Người ( theo kiểu các yêu tinh ăn
thịt Đường Tăng ) thì người ấy vẫn chết như thường, và
về mặt tâm linh thì cũng chẳng được ích lợi gì. Vì câu nói
“Thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” của
Chúa Giêsu không thể hiểu theo nghĩa vật chất. “Thịt và
Máu” ở đây không phải là thịt và máu huyết vật chất. “Của
ăn và của uống” ở đây cũng không phải là của ăn và của
uống vật chất. Những từ đó phải hiểu theo nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu chính là lương thực đem lại sự
sống và sự phát triển tâm linh thật sự.
3. Hy lễ cứu độ
Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa
là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập
giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ
vật bị sát tế ấy trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người.
Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí Tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong
Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá.
Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh
em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước, Máu của Đấng Cứu Thế đổ ra trên thập giá. Bởi đó Thánh
Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá,
Thánh Thể không có ý nghĩa. Không có Thánh Thể, Thánh Giá chỉ là thất bại.
Thánh Thể và Thánh giá Chúa Kitô là hai cớ vấp phạm cho trí tuệ con người hơn 20 thế kỷ qua.
Thánh giá Đức Kitô là sự điên rồ đối với người Hy lạp đi tìm sự khôn ngoan, là dại dột đối với người Do
Thái tìm dấu lạ và mãi mãi là mầu nhiệm thẳm sâu với lý trí.
Thánh Thể, bánh rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Sự hiện đích thực của Con Thiên Chúa, làm
lương thực vĩnh cửu là mầu nhiệm khó hiểu đối với đầu óc con người không có niềm tin. Khi nghe lời
tuyên bố của Chúa Giêsu: “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống cho sự sống muôn đời”, người Do Thái
phản ứng rất mạnh: “Làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được ?” ( Ga 6, 52 ); ”Ông
này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao ? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ
ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống ?” ( Ga 6, 42 ). Trước phản ứng dữ dội của họ, Chúa Giêsu không rút lời,
không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì được sống
muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết” ( Ga 6, 54 ); sâu xa hơn là con người được đi
vào sự kết hiệp mật thiết với Người: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong
người ấy” ( Ga 6, 56 ). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ liền nói: “Lời này chướng tai qua, ai mà nghe
nổi ?” ( Ga 6, 60 ). Từ lúc đó, “Nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa” ( Ga 6, 66 ).
Như thế, người ta chỉ nhìn nhận Chúa Giêsu về phương diện con người, phủ nhận bản tính
Thiên Chúa của Người. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục Sinh trong
Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống.Thần khí mới làm cho sống, chứ
10
xác thịt có ích gì” ( Ga 6, 63 ). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí Tích Thánh Thể qua mầu
nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi.
Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể. Từ công cuộc nhập
thể làm người, rao giảng Tin Mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang; Đức Kitô đang ngự bên
hữu Chúa Cha và ban lương thực thần thiêng đều hàm chứa trong Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể
gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể.
Từ Thánh Giá đến Thánh Thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh Lễ là cử
hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh giá đến tình yêu Thánh Thể. Bí Tích Thánh
Thể là một sáng kiến của tình thương Thiên Chúa.Của ăn vật chất chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng, bảo
tồn sự sống hữu hạn của con người.Để sống đời đời, con người được mời gọi ăn và uống Thịt Máu
Chúa, nguồn ơn cứu độ nhân loại.
Đất nước đá cũng như bánh và rượu là những thực tại tầm thường trong cuộc sống, nhưng một
khi đã gắn với Lịch Sử Cứu Độ là nó trở nên những điều kỳ diệu.
Cuộc sống chúng ta với Thiên Chúa cũng thế. Sống đời sống thiêng liêng, siêu nhiên một cách
tự nhiên. Sống đời sống tự nhiên một cách thiêng liêng, siêu nhiên.
Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã cho con hàng ngày được ăn một miếng Bánh đơn
sơ, nhỏ bé để con được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Vô Cùng. Xin cho cho tâm hồn con
luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
“CHÓP ĐỈNH VÀ NGUỒN MẠCH” CỦA GIÁO HỘI
LÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Nếu chiều thứ năm Tuần Thánh, Giáo Hội
cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly, kỷ niệm việc Chúa
Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể để ở lại với loài
người mọi ngày cho đến tận thế, thì hôm nay, Giáo
Hội long trọng cử hành Thánh Lễ kính Mình và Máu
Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh Thể. Khi cử hành
như thế, Giáo Hội cảm nghiệm và xác tín rằng: Bí
Tích Thánh Thể chính là trung tâm trong lịch sử
của nhân loại, là "nguồn mạch" và “chóp đỉnh” của
mọi sinh hoạt trong phụng vụ của Giáo Hội, bởi vì
Thánh Thể là lương thực cần thiết cho sự sống và
sứ mạng của Giáo Hội.
Thật là ý nghĩa và tốt đẹp biết bao khi các tín hữu trong ngày Lễ này, quy tụ với nhau chung
quanh Thánh Thể, để tôn thờ Người hiện diện trong Bí Tích cao trọng qua các hình thức đạo đức như
chầu và rước kiệu Thánh Thể để diễn tả lòng đạo đức, sốt sắng tham dự Thánh Lễ và rước Mình và
Máu Thánh Chúa xách xứng đáng, để thể hiện niềm tin vào Chúa Giêsu hằng sống và nói lên niềm vui
vì sự hiện diện của Ngài trong nhân loại và trên cuộc đời.
1. Sự cao trọng của Bí Tích Thánh Thể
Trong Giáo Hội có bẩy Bí Tích, nơi các Bí Tích này đều có sự liên hệ mật thiết với nhau làm nên
tính toàn thể trong mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Bí Tích cao trọng nhất và vĩ đại
nhất vẫn là Bí Tích Thánh Thể. Vì thế, Bí Tích này được gọi là: “Bí Tích của các Bí Tích”: Thật vậy: “Tất
cả các Bí Tích khác đều quy hướng về Bí Tích Thánh Thể như về cùng đích” ( GLHTCG số 1211 ), và
đời sống Đức Tin của chúng ta nơi Bí Tích Thánh Thể như là cứu cánh của mình.
Vì thế, không có kinh nào, nghi thức nào và tổ chức nào cao trọng, quý mến cho bằng Thánh Lễ,
bởi vì trong Thánh Lễ sẽ diễn ra một cuộc trao đổi kỳ diệu dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần, làm
cho bánh và rượu trở nên Thịt và Máu Chúa Giêsu qua lời truyền phép của Linh Mục. Bí Tích Thánh
Thể nói lên sự hiện diện thực sự và trọn vẹn của Chúa Giêsu. Cũng qua Thánh Lễ, cùng với của lễ tuyệt
hảo là Chúa Giêsu trên Thánh giá, chúng ta nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, dâng lên Thiên Chúa Cha
lời chúc tụng, tạ ơn và cầu xin.
Nơi Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu diễn tả tình yêu trọn vẹn khi trao hiến Thịt và Máu của mình
làm của ăn, của uống cho nhân loại. Qua Bí Tích Cực Thánh này, Chúa Giêsu hiện diện dưới hình
11
bánh, hình rượu để trở nên lương thực nuôi dưỡng chúng ta, làm cho đời sống tinh thần của chúng ta
được lớn mạnh không ngừng.
Chính vì thế, Bí Tích Thánh Thể là "Nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu" ( x. LG
11 ). "Hy lễ Thánh Thể, tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa, tiếp diễn mãi mãi Hy Lễ Thánh
Giá, là tuyệt đỉnh và nguồn suối của tất cả phụng tự và đời sống Kitô giáo. Nhờ Hy Lễ Thánh Thể, sự
hiệp nhất của dân Chúa được biểu lộ và thể hiện, việc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô được hoàn tất.
Bởi đấy, các Bí Tích khác và mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội đều quy hướng về và liên kết chặt
chẽ với Bí Tích Thánh Thể" ( Giáo Luật, số 897 ). Thật vậy, mỗi lần Hy tế Thập giá được cử hành trên
bàn thờ, nhờ đó “Chúa Kitô, Chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế ( x. 1 Cr 5,7 ), thì công cuộc
cứu chuộc chúng ta được thực hiện” ( x. LG, số 3 ).
Như thế, tham dự và cử hành Bí Tích Thánh Thể trong khuôn khổ Thánh Lễ Tạ Ơn là việc vô
cùng quan trọng trong đời sống của Giáo Hội và của mọi người tín hữu Chúa Kitô, vì đây chính
là “nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô giáo” ( x. LG, số 11 ) như Giáo Hội dạy.
Mỗi khi chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể hay tôn sùng Bí Tích cao trọng này cách xứng
đáng, ấy là lúc chúng ta tin nhận Bí Tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh” của đời sống Kitô hữu.
Nói cách khác, toàn thể đời sống tâm linh của Kitô hữu cũng như mọi cử hành phụng vụ của Giáo Hội
được bắt nguồn từ Bí Tích Thánh Thể.
Khi xác tín như thế, chúng ta cùng nhau hướng mục đích của cuộc đời mình về Chúa Giêsu như
một sự quy chiếu đến cùng đích tối hậu của cuộc sống nơi mình. Đồng thời, mỗi khi cử hành và tôn
sùng Bí Tích Thánh Thể, Giáo Hội mời gọi con cái mình trở nên giống Chúa Giêsu ngày càng mật thiết
hơn và sống mầu nhiệm Thánh Thể trong đời sống hằng ngày.
Như thế, đời sống tâm linh của chúng ta phải là con đường hai chiều. Con đường này khởi đi từ
Bí Tích Thánh Thể, rồi sau đó lại đưa dẫn chúng ta trở về với Thiên Chúa trong Bí Tích này. Mối liên hệ
trên được diễn ra trong tình yêu. Chính nhờ tình yêu, mà chúng ta cũng kết hợp với toàn thể Giáo Hội,
là Nhiệm Thể Đức Kitô. Để rồi nhờ hồng ân Bí Tích Thánh Thể, chúng ta thương yêu tha nhân như
chính mình vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa.
2. Sống mầu nhiệm Thánh Thể trong đời sống người Kitô hữu
Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông thư “Mane Nobiscum Domine – lạy Chúa, xin
ở lại với chúng con” đã nhấn mạnh khi viết: “Mỗi lần ta dự phần vào Mình và Máu Người, chúng ta đã
thực sự gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta không thể giữ lại cho riêng mình niềm hân hoan mình đã
cảm nghiệm. Việc gặp gỡ riêng tư với Chúa Kitô cách thường xuyên được tăng triển và đào sâu trong Bí
Tích Thánh Thể khơi lên trong Giáo Hội và nơi mỗi tín hữu một lời mời gọi khẩn thiết cho việc làm chứng
và rao giảng Tin Mừng” ( Gioan Phaolô II, Mane Nobiscum Domine, số 24 ).
Người Kitô hữu chúng ta không thể sống khác đi được. Nếu đi ngược lại, chúng ta đánh mất
chính mình vì đã mâu thuẫn nội tại.
Vì thế, mỗi khi tham dự Thánh Lễ, nhất là rước Mình và Máu Chúa vào trong linh hồn chúng ta,
hẳn là hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi để trở nên thánh thiện, trong sạch hầu xứng đáng với
Mầu Nhiệm ta đã lãnh nhận.
Thông hiệp vào Mầu Nhiệm Cực Thánh này, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi để đi vào tận
sâu thẳm của tình yêu Thiên Chúa để cảm nghiệm được tình yêu tự hiến nơi Chúa Giêsu, Đấng đã “đến
để phục vụ chứ không phải để được phục vụ”, Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, để qua đó,
mời gọi chúng ta noi gương Ngài, phục vụ anh chị em mình với sự khiêm nhường trong lòng mến.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa ban cho chúng con thêm lòng yêu mến Chúa và
siêng năng tham dự Thánh Lễ, rước Mình và Máu Chúa cách xứng đáng; đồng thời luôn xác tín
Bí Tích Thánh Thể chính là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội và nơi mỗi người
chúng con. Amen.
Tu Sĩ Vinc. Jos. NGỌC BIỂN
NGUỒN TRƯỜNG SINH
Lương thực là một phần thiết yếu để duy trì sự
sống. Tuy nhiên, ngày nay người ta phải cảnh giác cao
độ vì các loại thực phẩm nhiễm độc vì các hóa chất, đặc
12
biệt là thực phẩm của Trung cộng. Do đó, người ta càng văn minh càng quan ngại về thực phẩm, nghĩa
là càng cần sự an toàn về thực phẩm.
Lương thực và thực phẩm rất cần, người ta cũng chỉ vì “miếng ăn” mà không ngừng gây chiến
tranh. Để hỗ trợ dân nghèo vì nhân đạo, Liên Hiệp Quốc đã thành lập FAO ( Food and Agriculture
Organization – Tổ chức Lương Nông ) vào ngày 16.10.1945 tại Canada. Tổ chức này nhằm mục đích
chính: ( 1 ) Nâng cao mức sống và mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên; ( 2 ) Nâng cao
hiệu quả sản xuất lương thực và nông sản; ( 3 ) Góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải
phóng nhân dân khỏi nạn đói. Trên logo của FAO có chữ La ngữ “Fiat Panis” – “Để Có Lương Thực”
( Let there be bread ).
Chính Chúa Giêsu đã vì chạnh lòng thương, sợ người ta đói nên Ngài đã hai lần làm phép lạ hóa
bánh ra nhiều cho đám người mê Ngài nói mà quên cả bụng đói. Các tác giả các sách Tin Mừng đã ghi
lại phép lạ lần một ( Mt 14, 13 – 21; Mc 6, 30 – 44; Lc 9, 10 – 17; Ga 6, 1 – 14 ), với 5 cái bánh và 2 con
cá, Ngài đã cho mọi người no nê, số thực khách lên tới 5.000 người, chưa kể phụ nữ và trẻ em, phần
dư còn thu được 12 thúng đầy; và lần hai ( Mt 15, 32 – 39; Mc 8, 1 – 10 ), chỉ với 7 cái bánh và vài con
cá, Ngài cũng đã cho mọi người no nê, phần dư còn thu được 7 thúng đầy. Đó là ngụ ý đề cập Bí Tích
Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong buổi Dạ Tiệc Vượt Qua, trước khi Ngài chịu tử hình vì tội
lỗi của chúng ta. Máu và Thịt không thể tách rời. Chính Máu và Thịt là dấu chứng tỏ của Sự Sống.
Ăn uống là một trong những niềm vui thích thú của con người. Miếng ăn cũng có thể làm cho
người ta vinh hoặc nhục. Có lẽ vì vậy, nhất là với người có lòng tự trọng, tục ngữ Việt Nam so sánh:
“Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Ăn cũng có nghệ thuật ăn, không phải cứ cho vô miệng là xong. Không
chỉ vậy, ăn không chỉ để no bụng mà còn cần ngon miệng: Đồ ăn ngon, chỗ ăn ngon, và người ăn ( với
mình ) cũng ngon. Thế mới đủ “độ” ngon !
Chuyện ăn uống phức tạp ! Ngày xưa, khi dân đi qua sa mạc ròng rã 40 năm để tới Miền Đất
Hứa, lương thực duy nhất là manna, một món cứ ăn mãi rồi ai cũng ngán. Chán lắm ! Vì nhớ lại đồ ăn
ngon ngày xưa thường ăn, đám dân ô hợp sống giữa dân Ítraen bắt đầu thèm ăn, và cả con cái Ítraen
cũng khóc lóc mà nói: “Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây ? Nhớ thuở nào ta ăn cá bên Ai Cập mà không
phải trả tiền, rồi nào dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi. Còn bây giờ đời ta tàn rồi; mọi thứ đó
hết sạch, chỉ còn thấy manna thôi” ( Ds 11, 4 – 6 ). Môsê cũng “nhức đầu” lắm, vì họ đòi thịt thì lấy đâu
giữa sa mạc khô cằn và hoang vu như vậy chứ ?
Kinh Thánh cho biết rằng manna là loại “bánh từ trời”, nhìn như hạt ngò và trông như nhựa
hương. Lạ lắm. Dân cứ việc chia nhau đi lượm, cho vào cối xay hoặc cối giã mà nghiền tán ra, rồi bỏ
vào nồi nấu bánh, và mùi vị của nó như mùi vị bánh chiên dầu. Đêm về, sương rơi trên doanh trại, và
manna cũng rơi xuống ( Ds 11, 7 – 9 ). Cái món manna lạ nhưng ăn hết ngày này sang tháng nọ thì chịu
hết nổi rồi ! Môsê “cầu cứu” Chúa. Và rồi Ngài cho gió lùa chim cút tới, lớp chim cút dày tới cả mét, dân
cứ việc lượm mà ăn cho đã cơn thèm. Nhưng ai cũng tham nên lượm nhiều để dành, thế nên Chúa nổi
trận lôi đình ( Ds 11, 31 – 33 ). Đúng là “tham thì thâm”. Đúng là “thần khẩu hại xác phàm”, cái miệng hại
cái thân rõ ràng. Có ăn mà không khéo cũng khổ !
Thiên Chúa thịnh nộ vì chúng ta sai trái, cứng đầu cứng cổ,
ngang bướng. Được ăn chưa biết cảm ơn lại dám nổi loạn. Loài
người vô ơn bạc nghĩa hết sức ! Thế nhưng Ngài vẫn luôn nhân từ,
vẫn tha thiết mời gọi tất cả chúng ta: “Đến cả đi, hỡi những người
đang khát, nước đã sẵn đây ! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua
mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào” ( Is
55, 1 ). Và đó là “lời mời gọi cuối cùng”.
Kinh Thánh nhắc nhở: “Anh ( em ) phải nhớ lại tất cả con
đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh ( em ), đã dẫn anh ( em )
đi suốt bốn mươi năm nay trong sa mạc, để bắt anh ( em ) phải cùng
cực; như vậy Người thử thách anh ( em ) cho biết lòng dạ anh
( em ), xem anh ( em ) có giữ các mệnh lệnh của Người hay không.
Người đã bắt anh ( em ) phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh ( em
) ăn manna là của ăn anh ( em ) chưa từng biết và cha ông anh ( em
) cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh ( em ) nhận biết rằng
người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ
mọi lời miệng Đức Chúa phán ra” ( Ðnl 8, 2 – 3 ). Chính Đức Kitô
cũng đã nhắc nhở y như vậy ( Mt 4, 4; Lc 4, 4 ). Xác cần ăn thì hồn
cũng cần ăn, có vậy mới sống và phát triển được.
13
Kinh Thánh tiếp tục giải thích và động viên: “Thiên Chúa của anh ( em ), Đấng đã đưa anh ( em )
ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ. Người đã dẫn anh ( em ) đi trong sa mạc mênh mông khủng khiếp,
đầy rắn lửa và bọ cạp, trong miền đất khô cằn không giọt nước. Người đã khiến nước từ tảng đá hoa
cương chảy ra cho anh ( em ) uống. Trong sa mạc, Người đã cho anh ( em ) ăn manna, thức ăn mà cha
ông anh ( em ) chưa từng biết, để bắt anh ( em ) phải cùng cực và thử thách anh ( em ), hầu làm cho
anh ( em ) được hạnh phúc trong tương lai” ( Ðnl 8, 14 – 16 ).
Thế nhưng trái tim phàm nhân bằng đá hoặc đã xơ cứng, nghe xong rồi quên, hứa xong rồi thôi,
cứ tưởng mình là “cái rốn của vũ trụ”, tự nhận mình là “số một", cho nên lúc nào cũng chỉ chực nổi loạn.
Logic thôi. Đó là chúng ta có “gen kiêu ngạo” của Ông Bà Nguyên Tổ !
Chúng ta dễ quên ơn lắm, dù là đại ân. Ngược lại, chúng ta lại luôn nghĩ mình “ngon”, là ân
nhân, dù chúng ta chỉ cho người khác những thứ thừa thãi – còn tệ hơn bố thí ( thay vì vứt bỏ ) ! Do đó,
tác giả Thánh Vịnh nhắc khéo chúng ta bằng cách mời gọi:
“Giêrusalem hỡi, nào tôn vinh Chúa !
Này Sion, hãy ca ngợi Thiên Chúa của ngươi !
Then cửa nhà ngươi, Chúa làm cho thêm chắc,
con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân.
Cõi biên cương, Người thiết lập hoà bình,
và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo” ( Tv 147, 12 – 14 ).
Ítraen là Dân Riêng của Chúa. Ítraen là hiện thân của chúng ta, vì chúng ta cũng là Dân Thánh
của Ngài. Chúng ta cũng được “đặc cách” mà vẫn vô ơn. Thật vậy, tác giả Thánh Vịnh cho biết: “Chúa
bày tỏ lời Người cho nhà Giacóp, chiếu chỉ luật điều cho Ítraen. Chúa không đối xử với dân nào như vậy,
không cho họ biết những điều luật của Người” ( Tv 147, 19 – 20 ).
Thiên Chúa ban tặng chúng ta mọi thứ, đặc biệt là Con Một Ngài. Đó là hệ quả của “khối tình si”
của Thiên Chúa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải chết, nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3, 16 ). Vâng, Ngài yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta
còn là tội nhân ( Rm 5, 8 ).
Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là
dự phần vào Máu Đức Kitô ư ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể
Người sao ? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều
người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” ( 1 Cr 10, 16 – 17 ). Và đó cũng là lời nhắc nhở chúng ta yêu
thương nhau, bằng mọi động thái, bằng cả con người của chúng ta. Chữ MỘT rất quan trọng !
Trong thời gian Chúa Giêsu đi rao giảng, có lần Ngài nói với người Do Thái: “Tôi là bánh hằng
sống từ Trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi
đây, để cho thế gian được sống” ( Ga 6, 51 ). Có vẻ họ “chói tai” nên họ liền tranh luận sôi nổi với nhau.
Họ đặt vấn đề: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” ( Ga 6, 52 ).
Tất nhiên làm sao họ hiểu được. Nếu có chúng ta trực tiếp nghe Chúa Giêsu nói lúc đó, chắc
chắn chúng ta cũng phản đối tới cùng chứ chẳng vừa đâu. Tất nhiên Chúa Giêsu biết quá rõ, và Ngài
nghiêm túc nói với họ, có vẻ “dài dòng” nhưng cần thiết, đồng thời vừa xác định vừa giải thích: “Thật, tôi
bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi
mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày
sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi,
và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế
nào thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như
bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” ( Ga 6, 53 – 58 ).
Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ làm cho chúng ta sống, vì chính Ngài là Sự Sống ( Ga 14, 6 ), mà Ngài
còn cho chúng ta được sống dồi dào ( Ga 10, 10 ).
Và rồi điều đó đã được Đức Giêsu thực hiện ngay trong Bữa Tiệc
Ly, và đó cũng là cách Ngài thực hiện lời hứa trước đó: “Thầy ở cùng anh
em mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28, 20 ). Một cách tương tự là Ngài
cũng đã hứa: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một
Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” ( Ga 14, 16 ). Và Chúa
Thánh Thần đang ở với chúng ta hằng ngày cùng với Thánh Thể.
Cũng là “bánh từ trời”, nhưng manna chỉ là lương thực bình thường,
ăn để sống phần xác rồi... chết, còn Mình Máu Đức Kitô là lương thực
thiêng liêng, vừa là Thần Lương vừa là Thần Dược, ăn để sống và điều trị
phần hồn ( kể cả phần xác ), đặc biệt là Thánh Thể làm cho chúng ta bất tử
và được hưởng vĩnh phúc. Thánh Thể chính là Thần Lương cho chúng ta
14
đủ sức kiên nhẫn đi hết chặng đường lữ hành trần gian, là Của Ăn Đàng, là Nguồn Trường Sinh của
chúng ta.
Đối với Bí Tích Thánh Thể, chúng ta phải có Đức Tin trưởng thành, không thể dựa trên thính thị
hoặc cảm giác. Chỉ có Đức Tin mới thực sự cảm nghiệm được Mình Máu Thánh Đức Giêsu Kitô, Ngôi
Hai Thiên Chúa.
Hằng ngày, mỗi khi rước lễ là chúng ta đón rước Thiên Vương Giêsu vào lòng, lúc đó Vua Trời
Đất đang hòa tan vào chúng ta, nên một với chúng ta, đại phúc đối với phàm nhân chúng ta. Ước gì sau
khi rước lễ, chúng ta có được vài phút để cùng nhau cảm nghiệm Chúa Giêsu Thánh Thể, Vua Thương
Xót. Ngài muốn lắng ngeh chúng ta về mọi điều buồn vui, đặc biệt là Ngài muốn chúng ta tôn thờ và
cảm tạ Ngài. Vài phút ngắn ngủi đó rất cần thiết cho đời sống của mỗi chúng ta.
Bí Tích Thánh Thể “gắn liền” với Đức Tin. Mà Đức Tin ( nói chung ) là điều rất quan trọng trong
đời sống Kitô hữu, nhưng cũng phải thận trọng lắm, vì có thể dễ trở thành cuồng tín hoặc tin lệch lạc.
Vấn đề tín lý quan trọng lắm. Tương tự, khi nói về Kinh Thánh cũng phải thận trọng, nếu không rất nguy
hiểm. Chẳng hạn, mới đây có người nói trong một bài viết nói về “con tim” mà sai tín lý.
Xin trích nguyên văn: “Lạy Chúa Giêsu mến yêu, như trái tim của Ápraham đau khổ khi vâng
lời Chúa, sát tế con mình, như trái tim Môsê vâng lệnh Chúa đưa dân Israel vào sa mạc suốt 40 năm
mà vẫn không vào được Đất Hứa, hoặc như trái tim vua Đavit đã hối hận ăn năn vì biết bao tội lỗi
mình đã phạm, và trái tim đau khổ vô ngần khi Mẹ Maria vâng theo Thánh ý Chúa Cha để công cuộc
cứu độ loài người được hoàn tất”. Nguy hiểm hết sức nếu tác giả “trực tiếp chia sẻ” với người khác như
vậy, nếu người nghe là tân tòng thì càng nguy hiểm hơn ! May thay bài viết này đã kịp được sửa lại.
Ngày xưa, các tà thuyết hoặc dị giáo ( * ) cũng chỉ vì có niềm tin lệch lạc và suy diễn lệch lạc, đối
nghịch với Đức Tin Công Giáo. Có lẽ họ muốn lập một đạo mới chăng ?
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin thêm Đức Tin cho chúng con, xin đốt Lửa Yêu Mến trong
lòng chúng con và biến trái tim chúng con thành trái tim si tình để chúng con chỉ yêu Ngài mà thôi,
yêu bằng cả con người của chúng con, yêu qua từng động thái, và xin luôn canh giữ chúng con
như con ngơi mắt Ngài để chúng con xứng đáng đón rước Ngài vào lòng hằng ngày. Ngài là Đấng
hằng sinh và hiển trị cùng với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.
TRẦM THIÊN THU
( * ) Ví dụ các tà thuyết: Albigensianism ( thế kỷ 12 – 13 ), Arianism ( thế kỷ 4 ), Donatism ( năm 311 ),
Jansenism ( thế kỷ 17 ), Macedonianism ( khoảng năm 362 ), Manichaeism ( khoảng 216 – 276 ), Nestorianism
( giữa thế kỷ 4 và 5 ), Pelagianism ( thế kỷ 5 ), Priscillianism ( thế kỷ 4 – 5 ), Calvinism ( 1570 ), ...
KINH LẠY CHA – LỜI KINH TUYỆT VỜI
Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm Nhà Thờ Kinh Lạy Cha tại Giêrusalem.
Tảng đá Chúa ngồi dạy Kinh Lạy Cha vẫn còn đó. Nhà Thờ này do các Soeurs Dòng Kín Cát Minh
người Pháp coi sóc. Nơi đây có 114 phiến đá ghi Kinh Lạy Cha bằng 114 ngôn ngữ. Có bản kinh bằng
tiếng Việt do Đức cố Giám Mục Phạm Ngọc Chi đặt từ năm 1959.
Thánh Luca xếp hoàn cảnh Kinh Lạy Cha ngay sau trình thuật bữa ăn ở nhà Martha, Maria tại
Bêthania. Câu chuyện xảy ra ở vùng núi Ôliu. Nơi chốn và thời gian của Kinh Lạy Cha là: “Mọi người trở
về nhà mình, còn Chúa thì đến và qua đêm ở núi Ôliu.” Cả ngày Chúa giảng trong đền thờ. Đêm đến Thầy
trò kéo nhau về núi Ôliu. Bấy giờ các môn
đệ hỏi Chúa cách cầu nguyện. Chúa đã
dạy Kinh Lạy Cha. Đây là lời kinh duy nhất
Chúa để lại.
Kinh Lạy Cha, một lời kinh tuyệt vời
và phong phú vì chất chứa bao điều huyền
nhiệm. Kinh Lạy Cha bao gồm: một lời thân
thưa, hai lời nguyện ước và ba lời cầu xin.
1. Lời thân thưa
Thiên Chúa được gọi bằng nhiều
danh hiệu khác nhau: Thiên Chúa vĩnh
15
CÙNG CẦU NGUYỆN
cửu, Thiên Chúa quyền năng, Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa thánh thiện… Mỗi danh hiệu nói lên
một ưu phẩm, một đặc tính của Thiên Chúa.
Nhưng không một danh hiệu nào lại đậm đà, trìu mến, ý nghĩa, hy vọng cho bằng danh hiệu Cha.
Chính vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ là mỗi khi cầu nguyện hãy thân thưa: Lạy Cha chúng con
ở trên Trời.
Lời mạc khải mối liên hệ chiều sâu giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Lời diễn tả một chiều kích
thiêng liêng, các môn đệ được đi vào đời sống thân mật, liên kết với Chúa Cha và Chúa Con.
Cha không chỉ là nguồn cội phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động
lực thúc đẩy, là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ Cha gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa huyền
nhiệm vô cùng.
Từ đây, lời thân thương “Lạy Cha” luôn vang vọng mãi nơi môi miệng của người Kitô hữu. Lời
gắn kết họ với Thiên Chúa. Lời nối kết tương quan cha con trong tình yêu. Hồng ân thật cao quý Chúa
muốn ban cho con người. Được gọi Thiên Chúa là Cha, được làm con cái của Thiên Chúa. Đó là tư
cách rất riêng của những ai là môn đệ Đức Giêsu. Ơn gọi làm con là ơn gọi căn bản nhất, ơn gọi cao
trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu. Vì thế chúng ta phải sống hiếu thảo với
Thiên Chúa là Cha và huynh đệ với tha nhân là anh chị em. Vì chưng toàn thể nhân loại chỉ có một Cha
và tất cả đều là anh em chị em của nhau.
2. Hai lời nguyện ước
"Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển" và "Triều đại Cha mau đến" là hai lời nguyện ước
của những người con thảo hiếu hướng về Cha mình.
Thiên Chúa không cần đến lời chúng ta cầu nguyện để nhờ đó danh Người và triều đại Người
mới được hiển thánh, được tôn vinh. Tự bản chất, Thiên Chúa không cần đến những lời cầu xin của
chúng ta, có hay không, danh Người mãi mãi vẫn rạng ngời vinh hiển.
Vậy thì chúng ta cầu nguyện như thế để làm gì ? Chắc một điều đó là vì phần ơn ích cho chúng ta.
Hai lời nguyện ước là xin cho danh Thiên Chúa được hiển thánh nơi chính con người chúng ta.
Thiên Chúa là Đấng Thánh. Là con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, người con xin Cha thánh
hoá, xin Cha kiện toàn mỗi ngày để con được nên thánh, được tham dự vào cuộc sống thần linh với
Cha. Người con cần sống hiếu thảo. Biết quan tâm, chăm lo đến những công việc thuộc về Cha của
mình. Là con của Cha trên trời thì chúng ta phải làm cho Danh Cha được cả sáng và Nước Cha trị đến,
Ý Cha được thực hiện. Cha rất vui, hài lòng khi có những người con biết sống hiếu thảo như thế.
3. Ba lời cầu xin
“Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng
ngày; xin tha tội cho chúng con, xin đừng để chúng con sa
chước cám dỗ”.
Xin cho những nhu cầu chính đáng phần xác phần hồn:
lương thực hằng ngày, ơn thứ tha tội lỗi, ơn vượt thắng cám dỗ và
ơn thoát khỏi sự dữ. Thân xác cần cơm bánh lương thực. Linh hồn
cần ơn thánh. Ba lời cầu xin rất thiết thực đối với sự sống của nhân
loại. Lời cầu xin cho có cơm bánh hằng ngày, thiết thực và hữu ích
cả trên bình diện thiêng liêng lẫn cuộc sống đời thường. Bởi ngoài
nhu cầu thiết yếu của con người là cơm bánh ra, người Kitô hữu
cần đến một thứ thần lương tuyệt vời khác chính là Bánh Hằng
Sống, là Thánh Thể Chúa Kitô.
Ơn tha thứ thật cần thiết. Trước mặt Thiên Chúa, con người là
tội nhân. Tha thứ cho nhau là điều kiện cần và đủ để chúa tha thứ cho mình. Được Cha yêu thương chăm
sóc và thứ tha các lỗi lầm, con noi gương Cha sống yêu thương tha thứ cho anh em của mình. Như thế mới
trọn vẹn tình con thảo hiếu.
Cạm bẫy và cám dỗ vẫn bủa vây tư bề. Cần tỉnh thức trước mọi cơn cám dỗ. Ơn Chúa là nguồn
trợ lực là sức mạnh để con người vượt thắng mọi cám dỗ.
Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Vinh danh và thánh ý Chúa được đặt trên hết. Các nhu cầu
của con người được đặt sau. Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Con người được gọi Thiên Chúa là
Cha. Mỗi người là con cái của Thiên Chúa. Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Xin Cha ban ơn không
những phần xác mà cả phần hồn; xin Cha không chỉ tha tội trong quá khứ mà còn gìn giữ cho khỏi sa
chước cám dỗ ở tương lai.
16
Kinh lạy Cha là lời kinh tuyệt vời và huyền nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa. Đây là lời kinh
đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho con người. Chính vì thế, Thiên Chúa ưa thích
và không ngừng ban muôn ơn cho con người thông qua lời kinh thân thương, đơn giản và dễ hiểu này.
Lạy Cha, con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con, những ơn con thấy được, và những
ơn con chưa nhận thấy được. Con biết rằng con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng, biết bao
ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên. Con thường đau khổ vì những gì Cha không ban cho con, và
quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì Cha cương quyết không ban bởi lẽ điều đó có hại cho con, hay vì
Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn. Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha dù con không
hiểu hết những gì Cha làm cho đời con. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
KHI ĐỨC TIN LUNG LAY
Khi sống Đức Tin, chúng ta có thể gặp nhiều thử
thách, đó là cuộc tôi luyện và để chúng ta chứng tỏ
niềm tin của mình. Thật vậy, dù “vàng là của phù vân mà
còn phải chịu thử lửa” ( 1 Pr 1, 7 ) kia mà !
Thánh Phêrô cho biết: “Trong thời ấy, anh em sẽ
được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu
giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh
luyện Đức Tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng
là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, Đức Tin đã được tinh luyện
đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu
mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả,
rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của Đức Tin, là ơn cứu độ con người” ( 1 Pr 1, 6 – 9 ).
Chúng ta biết rằng Chân Phước Mẹ Têrêsa Calcutta đã phải chịu “bóng tối” một thời gian. Trong
cuốn “Hãy Là Ánh Sáng ( Come Be My Light ), Mẹ Têrêsa Calcutta đã kể chi tiết về sự đau khổ tâm linh
trong nhiều lá thư Mẹ gởi cho các vị linh hướng suốt nhiều thập niên.
Khi tôi muốn hướng tâm lên trời, có khoảng trống thuyết phục rằng mọi tư tưởng sắc như dao và
làm đau mọi linh hồn. Thiên Chúa yêu thương tôi, nhưng thực tế của bóng tối, sự lạnh lẽo và sự trống
rỗng quá lớn đến nỗi chẳng có gì chạm vào linh hồn tôi.
Lúc đó, nhiều người nói sực mặc khải này về Mẹ Têrêsa như một dạng sống của Mẹ. Họ không thể
hiểu thấu tư tưởng về cuộc chiến tâm linh của một con người hành động như thể luôn kết hợp với Thiên
Chúa. Nhưng bóng tối và Đức Tin rất thường “đồng hành” với nhau. Một số các vị thánh lớn của Giáo hội đã
từng trải nghiệm “bóng tối” trong một thời gian dài mà họ cảm thấy như Thiên Chúa không hiện hữu.
Thánh Gioan Thánh Giá, Tiến sĩ Hội Thánh, một nhà thần bí người Tây Ban Nha thế kỷ XVI, tác
giả nổi tiếng về “bóng tối tâm linh” với cuốn “Đêm Tối của Linh Hồn”. Nhiều vị Thánh cũng đã cho viết về
kinh nghiệm của họ. Một trong các vị đó là Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng ( 1873 – 1897 ). Chị được Giáo
Hội tôn phong là Tiến Sĩ Hội Thánh vì chị có “Con Đường Thơ Ấu” để nên thánh. Chị chịu đựng điều mà
chị gọi là “sự cám dỗ dữ dội về vô thần” trong suốt 18 tháng cuối đời.
Trong thời gian đó, Thánh Nữ xin Chúa: “Linh hồn con bị xâm chiếm bởi bóng tối dày đặc, và bởi
tư tưởng về Nước Trời, lúc đó thật ngọt ngào với con, không còn gì khác ngoài sự chiến đấu và sự giày
vò”. Đức Tin của bà đã trở thành bức tường cao chạm tới Nước Trời với dạng bầu trời đầy sao sáng. Bà
viết: “Khi tôi ca tụng hạnh phúc Nước Trời và sở hữu Thiên Chúa đời đời, tôi cảm thấy vui vì tôi chỉ ca
tụng điều TÔI MUỐN TIN”.
Tôi thích những hình ảnh mà chị dùng trong cuốn “Một Tâm Hồn” ( tự truyện ) để diễn tả Đức Tin của
mình. Chị thường gọi mình là “trái bóng nhỏ”, là đồ chơi mà Con Trẻ Giêsu làm rơi trên nền nhà khi ngủ:
“Thật hiếm những linh hồn cho phép Ngài ngủ yên trong linh hồn họ”. Chị tự nhận: “Con là trái bóng nhỏ,
Chúa muốn đá đi đâu thì đá”. Và chị lý luận: “Trẻ con chỉ cần chiếc thuyền nhỏ của nó chạy thuận lợi là được
rồi. Chỉ cần hoàn toàn trông cậy vào Thiên Chúa để thuyền thuận buồm xuôi gió là thành công rồi”.
Thật khó để diễn tả nỗi đau khổ bằng lời nói. Theo Thánh Nữ Hoa Hồng Nhỏ Têrêsa, người ta
phải “đi qua hầm tối để hiểu được bóng tối”. Đức Tin không là một cảm giác, dù là cảm giác đạo đức
17
CÙNG NGHIỆM SINH
hoặc nhiệt tâm, mà thường là cảm giác trốn rỗng, khô khan, giày vò, vô định, thậm chí là không
có cảm giác. Đức Tin là tái định hướng bình an và hướng về tình yêu không nhìn thấy. Đức Tin phải
được thử thách để xác định về sự thật và sự vững bền. Vậy mới biết Đức Tin như thế nào.
Đức Tin được minh chứng qua các vị Thánh như Thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Têrêsa Hài
Đồng, bóng tối tâm linh được “duy trì” cho một số người được Thiên Chúa tuyển chọn để kết hiệp đặc
biệt với Ngài. Vì vậy, tôi tin “cửa hẹp” mà Chúa Giêsu đã dề cập trong Phúc Âm. Kiên trì trong Đức Tin
là điều khác biệt của các thánh đối với chúng ta. Nếu muốn nên thánh, chúng ta cũng phải kiên trì
chịu đựng “bóng tối tâm linh” như vậy!
Cuốn tự truyện của Thánh Nữ Têrêsa là một kho tàng, phong phú về tâm linh, sâu sắc trong thực
hành mà lại đơn sơ như trẻ em. Thánh nhân cho biết: “Khi tôi không có niềm vui của Đức Tin, tôi cố
gắng làm việc”.
Rất dễ để bỏ cầu nguyện, thậm chí là bỏ Đức Tin, khi niềm vui Đức Tin không còn — khi lời cầu
nguyện của chúng ta có vẻ vô ích và cảm thấy có vẻ như Thiên Chúa đã bỏ rơi mình. Nhưng khi gặp
thử thách về Đức Tin, đó là lúc Thiên Chúa ở gần chúng ta nhất, và Ngài đang kéo chúng ta đến
gần Ngài hơn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong lần tiếp kiến chung Tuần Thánh năm 2014: “Đêm tối thực
sự trở nên tối tăm hơn trước khi bình minh, trước khi ánh sáng bắt đầu. Thiên Chúa can thiệp vào
khoảng đen tối đó để cứu vớt chúng ta”.
Thánh Phaolô khuyên: “Hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình
huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ
Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện.
Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến
nhà” ( Rm 12, 9 – 12 ).
Hãy kiên tâm cầu nguyện. Trên hết mọi sự, Đức Tin là sự kết hiệp với Đức Kitô được chìm sâu
trong lời cầu nguyện. Dù chúng ta có chịu thử thách về Đức Tin hay không, nhưng chúng ta khó tránh
được sự khô khan trong khi cầu nguyện.
Trong cuốn “Đối Thoại Với Đức Kitô” ( Conversation With Christ ), tác giả Peter Thomas
Rorhbach viết: “Đó là cơ hội tuyệt vời để chúng ta thể hiện tình-yêu-không-ích-kỷ dành cho Đức Kitô,
tình yêu đó không đòi hỏi được an ủi”. Đó không chỉ là hoa trái của đời sống cầu nguyện mà còn là Đức
Tin trọn vẹn của chúng ta. Chất lượng Đức Tin là lòng trung tín. Đừng nản lòng và đừng bỏ cuộc !
TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ IgnitumToday.com
CẢM NGHIỆM CỦA MỘT LINH MỤC MỸ:
ĐOẠN TUYỆT QUÁ KHỨ TỘI LỖI
Lm. Donald Calloway trước đây là một thanh niên hư hỏng. Nhờ
vào lòng thương xót Chúa mà thanh niên ấy đã đoạn tuyệt với quá khứ
tội lỗi mà trở thành một Linh Mục tốt lành của Chúa. Gần đây cha
Calloway viết một tác phẩm mang tên là No Turning Back: A Witness to
Mercy. Đây là một câu chuyện diễn tả lòng từ bi và lòng thương xót của
Thiên Chúa đối với các tạo vật của Ngài. Trước khi hoán cải, chàng
thanh niên Calloway vốn là một học sinh bỏ học và bị đuổi ra khỏi một
quốc gia ngoại quốc, vào trại cải huấn và bị bắt giam nhiều lần. Dưới
đây là lời kể của người thanh niên có quá khứ trác táng ấy ( Người dịch )
Khi tôi là một thiếu niên, nếu có ai đó bảo tôi rằng: “Một ngày
kia, anh sẽ trở thành một Linh Mục Công Giáo và là tác giả của một
cuốn sách để kể về câu chuyện hoán cải của mình cho toàn thế giới
nghe” thì chắc lúc ấy tôi sẽ nói: “Bạn thật là điên khùng. Tôi cần hút
một điếu thuốc. Bây giờ xin hãy biến đi khỏi mặt tôi !”
Thật sự ngày hôm nay, tôi cũng rất ngạc nhiên vì mình lại trở
thành một Linh Mục. Những điều mà quý vị sẽ đọc là câu chuyện chính tôi được ơn hoán cải, những gì
18
CÙNG BỘC BẠCH
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615
Ephata 615

Contenu connexe

Tendances (20)

Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 611
Ephata 611Ephata 611
Ephata 611
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Nhung bai hoc binh di
Nhung bai hoc binh diNhung bai hoc binh di
Nhung bai hoc binh di
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
 
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 VietnameseObv Newsletter Volume 10 Vietnamese
Obv Newsletter Volume 10 Vietnamese
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Ephata 600
Ephata 600Ephata 600
Ephata 600
 
So 179
So 179So 179
So 179
 

En vedette

So tay muc vu giao xu 2011
So tay muc vu giao xu 2011So tay muc vu giao xu 2011
So tay muc vu giao xu 2011Ha Dat
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung11201991
 
Ttdc 06 2010
Ttdc 06  2010Ttdc 06  2010
Ttdc 06 2010Nguyen
 
TiệC Ly
TiệC LyTiệC Ly
TiệC LyNguyen
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
Tháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXTháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXHa Dat
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep NhatNguyen
 
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van docKquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van tMn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van tTung Thanh
 
HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ
HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC LộHàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ
HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC LộNguyen
 
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)hoatuyenv
 
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van docChiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van docTung Thanh
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTung Thanh
 
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsRTruyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsRLm Le Ngoc Thanh
 
Phương pháp học tập
Phương pháp học tậpPhương pháp học tập
Phương pháp học tậpTung Thanh
 
Tranh Công Giáo - Họa sĩ Vũ Thái Hòa
Tranh Công Giáo - Họa sĩ Vũ Thái HòaTranh Công Giáo - Họa sĩ Vũ Thái Hòa
Tranh Công Giáo - Họa sĩ Vũ Thái Hòahoatuyenv
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 

En vedette (20)

Bangoi
BangoiBangoi
Bangoi
 
So tay muc vu giao xu 2011
So tay muc vu giao xu 2011So tay muc vu giao xu 2011
So tay muc vu giao xu 2011
 
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dungBai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
Bai thi bi tich hòa giải jos la tien dung
 
Ttdc 06 2010
Ttdc 06  2010Ttdc 06  2010
Ttdc 06 2010
 
TiệC Ly
TiệC LyTiệC Ly
TiệC Ly
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
Tháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXTháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGX
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat100117 Tuan Le Hiep Nhat
100117 Tuan Le Hiep Nhat
 
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van docKquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
Kquat giao huan cua hoi ve ba ngoi tc dgm phaolo bui van doc
 
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van tMn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
Mn ba ngoi la niem vui doi nguoi tin huu lm giuse than van t
 
HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ
HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC LộHàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ
HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ
 
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
ĐÊM THIÊNG LIÊNG (O Holy Night)
 
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van docChiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
Chiem ngam chua ba ngoi dgs phaolo bui van doc
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
 
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsRTruyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
Truyền thông Công giáo by An Thanh, CSsR
 
Phương pháp học tập
Phương pháp học tậpPhương pháp học tập
Phương pháp học tập
 
Tranh Công Giáo - Họa sĩ Vũ Thái Hòa
Tranh Công Giáo - Họa sĩ Vũ Thái HòaTranh Công Giáo - Họa sĩ Vũ Thái Hòa
Tranh Công Giáo - Họa sĩ Vũ Thái Hòa
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
B Tch Hon Phoi 1
B Tch Hon Phoi 1B Tch Hon Phoi 1
B Tch Hon Phoi 1
 

Similaire à Ephata 615

Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Chuoi Tieu
 
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác Ha Kute
 
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giảmedom
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Chuoi Tieu
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Chuoi Tieu
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngDinh Hieu
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiHung Duong
 

Similaire à Ephata 615 (20)

Tâm Bút
Tâm BútTâm Bút
Tâm Bút
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
Tư tưởng HCM - tấm lòng nhân ái của Bác
 
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
Gmd.097.09   HàNg Giả   NgườI GiảGmd.097.09   HàNg Giả   NgườI Giả
Gmd.097.09 HàNg Giả NgườI Giả
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠCDao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Dao duchieusinh iii_edt - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠCGiao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012 - THẦY THÍCH THÔNG LẠC
 
Dao duchieusinh iii_edt
Dao duchieusinh iii_edtDao duchieusinh iii_edt
Dao duchieusinh iii_edt
 
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012
Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012Giao an duc hieu sinh  tap3- 16-7-2012
Giao an duc hieu sinh tap3- 16-7-2012
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
 
Nhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công BằngNhân Quả Công Bằng
Nhân Quả Công Bằng
 
Nhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đờiNhân quả báo ứng hiện đời
Nhân quả báo ứng hiện đời
 
Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.Nhân quả báo ứng hiện đời.
Nhân quả báo ứng hiện đời.
 
487
487487
487
 

Plus de Vu Mai JMV

Plus de Vu Mai JMV (9)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 

Ephata 615

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com CỘNG TÁC HAY KHÔNG CỘNG TÁC VỚI CHÚA ĐỂ LO CHO NGƯỜI NGHÈO ? Trong bài chia sẻ "Hội Thánh nghèo", ngay trang mở đầu số Ephata 2 tuần trước, chúng tôi đã kết ở nhận định: Chúa Giêsu đặt ra cho chúng ta một chọn lựa quyết liệt, đó là “làm hay không làm điều tốt cho người khác, cũng là làm cho chính Ngài ?" Ở số Ephata lần này, chúng tôi xin được nối tiếp những xét mình và sám hối theo một nhận thức khác nữa, đó là “cộng tác hay không cộng tác với Chúa Giêsu để lo cho người nghèo ?” Xin cùng kể lại cho nhau câu chuyện Tin Mừng “phép lạ bánh hóa nhiều” ở đoạn Mt 15, 29 – 38. Chúa Giêsu xuống khỏi miền Tia và Xiđon, đến ven Biển Hồ Galilê. Người lên núi và ngồi ở đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa của Ítraen. Chúa Giêsu gọi các môn đệ lại mà nói: "Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường". Các môn đệ thưa: "Trong nơi hoang vắng này, chúng con lấy đâu ra đủ bánh cho đám đông như vậy ăn no ?" Chúa Giêsu hỏi: "Anh em có mấy chiếc bánh ?" Các ông đáp: "Thưa có bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ". Bấy giờ, Người truyền cho đám đông nằm ngả xuống đất. Rồi Chúa Giêsu cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho môn đệ, và môn đệ trao cho đám đông. Ai nấy đều ăn và được no nê. Những mẩu bánh còn thừa, người ta thu lại bảy thúng đầy. Số người ăn có tới bốn ngàn người đàn ông, không kể đàn bà và trẻ con. 1. Về đám đông người nghèo: Chúng ta thấy rõ là có rất đông người tìm đến với Chúa Giêsu: “Những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa...” Kiên trì, say mê, tin tưởng mạnh mẽ đến quên cả thời gian, quên cả mệt, quên cả đói... Ngày nay, tìm đến với chúng ta, các Giáo Xứ, các Dòng Tu, các tổ chức bác ái từ thiện Công Giáo là những người nghèo đủ các mặt: thể chất bệnh tật, tinh thần hoang mang, và nhất là tâm linh ngơ ngác, đủ các lứa tuổi già trẻ lớn bé, đủ các thành phần trong xã hội. Rất nhiều người bị tâm thần mà thật ra là bị quỷ ám. Quá đông là những anh chị em di dân xa quê về thành phố mưu sinh lập nghiệp. Bao nhiêu là gia đình đổ vỡ, phá sản, thất nghiệp, bao nhiêu chị phụ nữ trót phá thai hoặc lỡ có bầu... Rồi bây giờ đang có thêm hàng ngàn dân oan, hàng ngàn thương phế binh, hàng trăm người bị bắt bớ, không ít người bỏ Đảng, và không thể thống kê nổi những người bị chính sách "giảm tỷ lệ sinh" ép phải bỏ thai vì cả chục lý do nghe rất hợp lý, rất là nhân đạo nữa... 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 615 – CHÚA NHẬT 22.6.2014
  • 2. Họ tìm đến với chúng ta trong các Thánh Lễ, các tòa giải tội, các lớp Giáo Lý, các buổi hành hương, các kỳ tĩnh tâm, các phòng trực của Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ, các phòng tư vấn tâm lý, các phòng khám từ thiện v.v… Họ cũng kiên trì, say mê, tin tưởng mạnh mẽ, ít là cũng mong được cha Sở, cha Phó, các cha Dòng, các dì Phước, các bác sĩ thiện nguyện, các anh chị em Tông Đồ Giáo Dân, ân cần đón tiếp, kiên nhẫn lắng nghe, nâng đỡ, chia sẻ, trợ giúp, định hướng, cảm thông, đồng hành... Có lần tôi được Nhà Dòng giao việc sang Mã Lai dâng Lễ Tết cho công nhân Việt Nam xuất khẩu lao động, một em gái không Công Giáo suýt bị cưỡng hiếp, đã chạy thoát, nhưng nghe có ông cha Việt Nam sang, đã lần mò vượt qua bao nhiêu khó khăn nguy hiểm giữa thủ đô Kualalumpur để tìm đến Nhà Thờ mà cầu cứu, để nhờ người biết luật vào tòa lãnh sự đòi can thiệp, và để được cả cộng đoàn chỉ mấy chục bạn trẻ dự Lễ Giao Thừa đêm hôm ấy, xúm lại lắng nghe, đồng cảm, cùng khóc với nhau rồi cùng vét tiền trong túi giúp mua vé máy bay cho bạn gái ấy về lại được Việt Nam. Chuyện trên Yên Bái năm 2003, chúng tôi đến thăm và dâng Thánh Lễ cho bản Hồng Ka của người H'mông. Lễ xong, họ đãi bữa cơm với thịt cheo, thịt mèo rừng và uống rượu. Bụng dạ tôi kém lắm nên tìm cách thoái thác ra về. Bỗng có một anh khoảng 25, 26 tuổi quỳ gối lết đến trước mặt tôi, hoá ra anh là phó bản, đã có 8 con, nay bị bệnh nặng, có thể chết nay mai. Anh chộp lấy hai bàn tay của tôi tự áp lên đầu anh, và nước mắt đầm đìa, khẩn khoản nói với tôi bằng thứ tiếng Việt trệu trạo lơ lớ, xin tôi cầu nguyện Chúa chữa lành… Tôi xúc động choàng luôn vào cổ anh xâu chuỗi Mai Khôi Đức cố Hồng Y PX. Nguyễn Văn Thuận đã tặng cho bên Roma trước đó mấy năm. Thế rồi mới Tuần Thánh năm nay, chúng tôi về giúp Mục Vụ ở buôn dân tộc Preyiong trên Đức Trọng, Lâm Đồng. Sau Lễ, tôi đang ngồi nghỉ trước thềm Nhà Thờ để lấy sức lên rơmoóc xe máy cầy trở về một đoạn đường dài 18km đầy ổ voi đất đá, bỗng có một bà già bước tới trước mặt, tôi đã thoáng nghĩ trong đầu vì đã từng gặp nhiều phen với các bà người Kinh ở thành phố: thôi rồi, bà này lại sắp khóc lóc kêu khổ, thế nào cũng xin giúp đỡ tiền bạc chi đây… Không ngờ, vâng thật không ngờ, bà chỉ muốn đến gần ông cha, ân cần tự tay choàng vào cổ ông cha xâu chuỗi hạt truyền thống, được làm rất công phu của dân tộc họ, ý nói họ quý mình như người của buôn làng họ vậy… 2. Về phía Chúa Giêsu: Chúa Giêsu giảng dạy và chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền cho đám đông. Ngài chạnh lòng thương họ. Misericordia, con tim Ngài được gắn vào ngay giữa nỗi khốn cùng của họ, sâu thật sâu, đến tận đáy... Rồi cuối cùng Chúa Giêsu lại còn lo cho họ cả cái ăn no bụng, không nỡ giải tán, sợ họ về đói mà xỉu dọc đường ! Ngày nay nhiều phần các cha, các thầy, các dì chỉ còn lo giảng dạy trong Nhà Thờ, trong lớp Giáo Lý mà thôi, ngoài ra rất ngại chuyện đặt tay cầu nguyện chữa lành... Vì mình không đủ xác tín vào quyền năng của Thiên Chúa, vì mình sợ lỡ mà người ta không lành bệnh thì bẽ mặt, nhưng nếu có ai khác làm được chuyện lạ ấy thì mình lại hồ nghi hoặc xì xầm gièm pha... Bản thân tôi cũng từng là nạn nhân về chuyện này. Có lần có trường hợp quỷ ám ở một tiệm chè nổi tiếng Sàigòn, sau Lễ Xa Quê người ta đưa tới trước Hang Đá Đức Mẹ một em gái đang bị ma ám. Họ gọi tôi ra giúp, trong bụng thú thật là tôi sợ lắm, chưa có kinh nghiệm gì về chuyện trừ tà, nhưng vẫn buộc phải ra. May mà Chúa đã làm mọi sự thật tốt đẹp. Em bé được chữa lành saau phút cam go, đám đông hát vang bài: "Chúng con xin tạ ơn Chúa uy quyền toàn năng…" Tôi đang mướt cả mồ hôi, thở phào thoát nạn, thì một cha lớp lớn, nãy giờ không biết đứng nép ở đâu, bây giờ bước ra, vỗ vai tôi dè chừng: "Này, cậu liệu liệu đấy, không có năng quyền mà trừ quỷ cái gì, coi chừng nó vật lại, nó tố tội kín của cậu trước mặt Giáo Dân thì bẽ mặt Nhà Dòng !" Về chuyện trợ giúp tiền bạc, lo liệu ăn uống, lắm khi chúng ta ngần ngại, tránh né, tự bảo mình đây là chuyện của người khác, không phải chuyên môn của mình mà là của bên… Caritas, thậm chí, dính vào làm gì, của bên "xoá đói giảm nghèo" Nhà Nước lo... Đèo bồng, rách việc ! Có một cha lớn tuổi cách đây khoảng 10 năm, có lẽ đã quá bận tâm đến chuyện Nhà Dòng cần phải chú ý mảng đi giảng Đại Phúc, đã bảo thẳng chúng tôi, mấy anh Linh Mục đang lo Mục Vụ BVSS rằng: "Này các anh mà lo chuyện bà bầu chửa hoang thì sang bên mấy Dòng nữ mà tu, Dòng mình chỉ có lo đi giảng Lời Chúa cho người ta mà thôi" !?! 2
  • 3. 3. Về phía các Môn Đệ: Có vẻ như các Môn Đệ muốn thoái thác, tránh rắc rối, phiền phức, mất công, mất sức, mất cả tiền nữa... Nhưng rồi các ông cũng vẫn phải góp phần rất nhỏ là “bảy chiếc bánh và một ít cá nhỏ" để Chúa Giêsu làm cho bữa ăn chiều hôm ấy thật ê hề dư thừa cho cả mấy chục ngàn người ăn no. Bản thân các ông cũng được nở mặt nở mày khi được làm người phục vụ, Chúa Giêsu trao thức ăn đến đâu, các ông chuyển đến đó, người ta cám ơn thì cám ơn các ông chứ biết đâu mà cám ơn Chúa. Đến khi thu lại bảy thúng đầy bánh và cá còn dư, chắc là các ông được quản lý luôn, cứ thế mà khiêng về chứ không thấy nói chia hết cho đám đông ! Ngày nay chúng ta cũng rất ngại phải dính líu đến chuyện cứu trợ, chia sẻ, trợ giúp... Chúng ta bảo đã có Chúa Quan Phòng lo và công việc phải làm ấy đã có anh chị em Giáo Dân đảm nhận, giao hết cho họ là xong, khỏi rắc rối chuyện tiền bạc, mua sắm, chuyên chở, phân phối. Chúng ta nghĩ là mình còn phải dành thời giờ để lo chuyện cử hành Thánh Lễ, giảng dạy, cầu nguyện... Nhưng lắm khi Chúa Giêsu vẫn đẩy chúng ta vào hoàn cảnh buộc chúng ta không thể quay lưng bỏ mặc, nhưng phải xắn tay vào nhập cuộc, cộng tác với Chúa, san sẻ, đóng góp phần của chính mình với Ngài để cùng Ngài lo cho người nghèo. Đến khi hoàn tất mới ngỡ ngàng thấy rằng chúng ta được nhận về nhiều hơn là đã cho đi, hiểu theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, nghĩa thiêng liêng lẫn nghĩa tự nhiên, cả bảy thúng đầy… ân sủng ! Vậy mà lắm khi hàng Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân chúng ta vô tình để cho cách tổ chức và phương pháp làm việc của mình, có vẻ càng ngày càng hợp lý và khoa học, chặt chẽ, hiệu quả, thì lại vô tình càng làm cho chúng ta thêm cách biệt, xa dần người nghèo, nghiễm nhiên chúng ta thành một thứ ông nhà giàu điều khiển việc… bố thí phát chẩn từ xa. Nói theo kiểu "Ba" ( Pape – Pope ) Phanxicô đã cảnh báo "không còn ngửi thấy mùi chiên nơi người chăn chiên" ! Có một cha chân tình kể lại trong một cuộc sám hối chung trong cộng đoàn: trong vòng mười năm, cha đã lo cho hàng ngàn trường hợp bệnh nhân được giúp đỡ đi khám bệnh mua thuốc, hơn bốn trăm trường hợp ngặt nghèo được giúp đỡ mổ tim, chạy thận, hóa trị, điều trị viêm màng não, suy tủy, chấn thương do tai nạn, hàng mấy ngàn em học sinh vùng sâu nhận học bổng, bao nhiêu xe lăn, gạo, sữa, tập vở, sách báo, mì tôm, chăn mền được chuyển đi các làng dân tộc v.v… cuối cùng đã làm cho ngài bị cuốn hút vào các con số thống kê quyên góp, các công việc phải giải quyết, các phương án tổ chức cứu trợ… Giúp cho người nghèo bao nhiêu tiền bao nhiêu của chứ đâu phải ít, nhưng trớ trêu thay, nồng đồ yêu thương đồng cảm với người nghèo thì chắc không nhiều ! Người nghèo chỉ còn là một khái niệm, một khối, một mảng, một đám đông vô danh, nhòa nhạt giữa bộn bề cuộc sống mục vụ… Cuối cùng thì, ngày hôm nay, nơi đây, quê hương Việt Nam này, Chúa Giêsu vẫn đang cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho chúng ta, và bảo chúng ta hãy đem trao cho đám đông… Lm. Giuse LÊ QUANG UY, DCCT, 19.6.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: CỘNG TÁC HAY KHÔNG CỘNG TÁC VỚI CHÚA GIÊSU… ( Lm. Lê Quang Uy ) ........................... 01 ĐỨC THÁNH CHA CHỨNG KIẾN PHÉP LẠ MÌNH THÁNH CHÚA KITÔ ( Claudia R. Angulo ) ..... 04 TẤM BÁNH TÌNH YÊU ( Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt ) ..................................................................... 03 TẤM BÁNH TÌNH YÊU ( AM. Trần Bình An ) .................................................................................. 04 NÀY LÀ MÌNH THẦY… NÀY LÀ MÁU THẦY… ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) .............................. 06 HY LỄ CỨU ĐỘ ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .............................................................................. 07 CHÓP ĐỈNH VÀ NGUỒN MẠCH CỦA GIÁO HỘI… ( Tu Sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển ) .................... 09 NGUỒN TRƯỜNG SINH ( Trầm Thiên Thu ) ................................................................................ 10 KINH LẠY CHA – LỜI KINH TUYỆT VỜI ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) ........................................ 13 KHI ĐỨC TIN LUNG LAY ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) ........................................................... 14 CẢM NGHIỆM CỦA MỘT LINH MỤC MỸ ( Lm. Donald H. Calloway ) ........................................... 16 MỘT BÁC SĨ CÔNG GIÁO BA LAN BỊ BUỘC PHẢI THỰC HIỆN PHÁ THAI ( Minh Đức, theo Zenit ) . . 17 VỢ TỶ PHÚ BILL GATES SỐNG NHƯ THẾ NÀO ? ( Trần Mai Anh ) ............................................ 18 NGƯỜI NHẬT KHIẾN CẢ THẾ GIỚI NỂ PHỤC ? ( Bích Ngọc, theo báo Dân Trí ) ........................ 22 TỔNG KẾT VỀ VIỆC QUYÊN GÓP TRỢ GIÚP BÉ RMAH H'ÂM ( TTMV DCCT ) ......................... 24 3
  • 4. ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ CHỨNG KIẾN PHÉP LẠ MÌNH THÁNH CHÚA KITÔ Năm 1996 tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires, Argentina, Đức Thánh Cha Francis hiện tại là Giám Mục Phụ Tá cho Đức Hồng Y Quarracino, một phép lạ Thánh Thể tuyệt vời đã diễn ra. Chính ngài đã ra lệnh chụp ảnh và điều tra và kết quả thật đáng kinh ngạc. Năm 1996 tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires, Argentina, Đức Giáo Hoàng Francis hiện tại là Giám Mục Phụ Tá cho Đức Hồng Y Quarracino, một phép lạ Thánh Thể tuyệt vời đã diễn ra. Chính ngài đã ra lệnh chụp ảnh và điều tra và kết quả thật đáng kinh ngạc. Vào lúc 7g tối ngày 18.8.1996, cha Alejandro Pezet đã cử hành Thánh Lễ tại một Nhà Thờ Công Giáo tại một trung tâm thương mại của Buenos Aires. Khi ngài kết thúc phần trao Mình Thánh Chúa cho Giáo Dân, một người phụ nữ đã đến và thưa với ngài rằng cô đã thấy một Mình Thánh bị bỏ trên một chân đèn ở đầu Nhà Thờ. Khi đến nơi, cha Alejandro thấy Mình Thánh Chúa đã bị dơ bẩn. Nên cha không thể rước Mình Thánh Chúa được, thay vì thế ngài đặt Mình Thánh trong một hộp nước và đặt hộp đó trong nhà tạm của Nhà Nguyện Blessed Sacrament. Thứ hai, ngày 26 tháng 8, khi mở nhà tạm, cha đã rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Mình Thánh Chúa đã biến thành đẫm máu. Cha liền thông báo cho Giám Mục Jorge Bergoglio ( hiện là Đức Thánh Cha Francesco, đang là Giám Mục Phụ Tá ), Đức Cha đã chỉ thị chụp ảnh Mình Thánh Chúa một cách kỹ càng. Các bức ảnh được chụp vào ngày 6 tháng 9. Chúng cho thấy rõ ràng Mình Thánh đã trở thành một mảnh thịt đẫm máu, và càng ngày càng lớn thêm. Trong nhiều năm, Mình Thánh Chúa vẫn được giữ trong nhà tạm, và toàn bộ sự việc được giữ bí mật nghiêm ngặt. Đến khi Mình Thánh Chúa đã biến đổi hoàn toàn, không còn là Bánh nữa mà toàn bộ đã trở nên thịt và máu thì Đức Hồng Y Bergoglio ( người là Tổng Giám Mục vào thời điểm đó ) quyết định cho phép làm phân tích ( thịt và máu ) cách khoa học. Vào ngày 5.10.1999, trưóc sự hiện diện của các vị đại diện Đức Hồng Y, tiến sĩ Castanon đã lấy một mẫu của mảnh thịt đẫm máu và gửi đến New York để phân tích. Vì không muốn làm phương hại đến việc nghiên cứu, ông cố tình không thông báo cho nhóm các nhà khoa học về nguồn gốc của mẫu xét nghiệm ( nguồn gốc của mẫu được giữ bí mật đối với các nhà khoa học ). Một trong những nhà khoa học là tiến sĩ Frederic Zugiba, một chuyên gia tim mạch nổi tiếng và nghiên cứu bệnh học pháp y. Ông xác định rằng chất phân tích là xác thịt thực sự và máu có chứa DNA của con người. Zugiba xác nhận rằng: "Các dữ liệu phân tích là một mảnh của cơ tim được ở trong các vách ngăn của tâm thất trái gần với van tim. Nhiệm vụ cơ này là co thắt trái tim. Cần lưu ý rằng tâm thất của tim có nhiệm vụ bơm máu cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Cơ tim trong tình trạng viêm và có chứa một số lượng lớn các bạch cầu. Điều này cho thấy rằng trái tim còn sống vào thời điểm lấy mẫu. Luận cứ của tôi là trái tim còn sống, vì các bạch huyết cầu đã chết chỉ có mặt ở bên ngoài một cơ thể sống. Chúng chỉ có thể sống và tồn tại bên ngoài của một sinh vật sống mà thôi. Như vậy, sự hiện diện của các bạch huyết cầu cho thấy rằng trái tim vẫn còn sống khi lấy mẫu. Hơn thế nữa, các tế bào bạch cầu xâm nhập vào các mô tim, điều đó cũng chỉ ra rằng trung tâm quả tim đã bị căng thẳng cực độ, và dường như chủ sở hữu đã bị đánh đập nghiêm trọng ở phần ngực." Hai người Úc, nhà báo Mike Willesee và luật sư Ron Tesoriero, chứng kiến các thử nghiệm này. Họ biết mẫu xét nghiệm đến từ đâu, họ đều chết lặng bởi lời xác nhận của tiến sĩ Zugiba. Mike Willesee hỏi những nhà khoa học rằng các bạch huyết cầu lấy từ mô của con người sẽ sống được bao lâu một khi chúng đã bị ngâm trong nước. Chúng sẽ không còn tồn tại chỉ trong một vài phút, tiến sĩ Zugiba trả lời. Các nhà báo sau đó nói với các bác sĩ rằng nguồn gốc của mẫu xét nghiệm đã được giữ trong nước bình thường một tháng và sau đó thêm ba năm trong một hộp chứa nước cất, sau đó mới được lấy để mang đi phân tích. Tiến sĩ Zugiba đã hoàn toàn kinh ngạc về sự kiện này. Khoa học không thể giải thích được về chuyện này, ông nói. 4 CÙNG HIỆP THÔNG
  • 5. Ngoài ra, tiến sĩ Zugibe sôi nổi hỏi: "Các bạn phải giải thích cho tôi điều này, nếu mẫu này đến từ một người đã chết, thì làm sao nó có thể chuyển động và đập trong khi tôi làm xét nghiệm ? Nếu trái tim này được lấy từ những người đã chết vào năm 1996, làm thế nào nó có thể vẫn còn sống ? Sau đó Mike Willesee xác quyết với tiến sĩ Zugiba rằng mẫu xét nghiệm đến từ một Mình Thánh ( bánh mì không men, mầu trắng ) đã biến thành thịt người đẫm máu cách bí ẩn. Ngạc nhiên trước thông tin này, tiến sĩ Zugiba trả lời: "Làm thế nào và tại sao một Mình Thánh Chúa đã có thể thay đổi bản thể của mình để trở thành thịt và máu người sống còn là một bí ẩn mà khoa học không thể giải thích được và là một bí ẩn hoàn toàn vượt quá khả năng của khoa học." Sau đó, bác sĩ Ricardo Castanon Gomez, một người vô thần sẽ xin theo Công Giáo, đã tổ chức một buổi tường trình về các kết quả xét nghiệm phép lạ của Buenos Ares so sánh với các kết quả xét nghiệm phép lạ từ Lanciano, nhưng ông không tiết lộ về nguồn gốc của các mẫu thử nghiệm. Các chuyên gia thực hiện việc so sánh kết luận rằng: các báo cáo từ hai phòng thí nghiệm phải có nguồn gốc từ các mẫu thử nghiệm thu được từ cùng một người. Họ cũng cho biết cả hai mẫu xét nghiệm đều có chung một mẫu máu AB dương tính ( AB+ ). Chúng đều mang những nét đặc trưng của một người đàn ông được sinh ra và sống trong khu vực Trung Đông. Chỉ có Đức Tin trong hành động phi thường của Thiên Chúa mới trả lời cách thoả đáng – niềm tin vào một Thiên Chúa, Đấng muốn làm cho chúng ta nhận thức được rằng Ngài thực sự hiện diện trong mầu nhiệm Thánh Thể. Phép lạ Thánh Thể tại Buenos Aires là một dấu hiệu đặc biệt xác nhận của khoa học. Thông qua đó Chúa Giêsu mong muốn khơi dậy trong chúng ta một Đức Tin sống động trong sự hiện diện thực sự của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng sự hiện diện của Ngài là có thật, và không mang tính biểu tượng. Chỉ với con mắt Đức Tin chúng ta mới nhận ra Ngài dưới hình thức Bánh và Rượu. Chúng ta không thể nhận ra Ngài với đôi mắt xác thịt của chúng ta, vì Ngài hiện diện thực sự trong nhân tính vinh hiển của Ngài. Trong Bí Tích Thánh Thể Chúa Giêsu luôn dõi mắt và yêu thương chúng ta và Ngài mong muốn cứu độ chúng ta. CLAUDIA R. ANGULO, bản phỏng dịch của VŨ HẢI TẤM BÁNH TÌNH YÊU Mỗi khi chiêm ngắm Thánh Thể Chúa, tôi không ngừng ngỡ ngàng trước Tình Yêu của Người. Tình yêu ấy vô cùng cao cả nhưng lại rất đỗi đơn sơ. Đơn sơ như hình ảnh tấm bánh. Tấm bánh, tình yêu gần gũi Sao Chúa không hoá thân làm viên kim cương quý giá mà lại làm một tấm bánh ? Tấm bánh bình thường, quen thuộc quá. Từ khi kinh tế phát triển, bánh càng ngày càng xuống giá, bớt được quý trọng. Tuy bình thường, nhưng bánh vẫn là lương thực cần thiết cho con người. Cũng như khí trời, như nước, bánh đi vào sinh hoạt hằng ngày của con người. Bình thường lắm nhưng không có không được. Chúa trở thành tấm bánh để gần gũi với loài người, để đi vào sinh hoạt đời thường của con người. Con người có thể đến với Chúa dễ dàng, không e ngại, sợ sệt. Chỉ là một tấm bánh vừa tầm tay mọi người. Chỉ là một tấm bánh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của con người. Thật khiêm nhường mà đầy ý nhị. Thật đơn sơ nhưng cũng thật sâu xa vì tấm bánh nói lên tình yêu tự hiến. Tấm bánh, tình yêu tự hiến Bánh sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu chỉ để trưng bày cho người ta chiêm ngắm. Bánh chỉ có ý nghĩa khi được sử dụng. Được sử dụng là bị bẻ ra, bị nghiền nát, bị tan biến, bị tiêu hoá. Vì thế, trở thành tấm bánh là chấp nhận chịu đau đớn, chịu huỷ hoại. Đây không phải là một chấp nhận bất đắc dĩ, vì tấm bánh bao giờ cũng mời mọc tiêu thụ. 5 CÙNG SUY NIỆM
  • 6. Khi xưng mình là bánh bởi Trời, Chúa Giêsu bày tỏ một tình yêu tha thiết, sẵn sàng chịu nghiền nát, tan biến, chịu chết cho nhân loại. Chúa chịu chết cho ta được sống. Chúa chịu huỷ hoại cho ta được lành lặn các thương tích. Chúa bé nhỏ đi cho ta được lớn mạnh. Tấm bánh bị tiêu hoá để thực hiện một tình yêu hiệp thông. Tấm bánh, tình yêu hiệp thông Chúa Giêsu tha thiết với sự hiệp thông. Người không ngừng mời gọi con người đến sống thân mật với Người. Người tự nhận mình là cây nho và mời gọi mọi người hãy trở thành cành nho gắn kết với cây nho. Hôm nay, Người còn chủ động trở thành tấm bánh để hoà vào từng dòng máu, từng thớ thịt của con người trong một kết hiệp sâu xa. Người tự tiêu huỷ mình để trở thành thịt máu của con người. Không còn sự kết hợp nào sâu xa khăng khít hơn nữa. Tấm bánh gợi lên một bàn tiệc tại đó anh em quây quần trong tình thương, chia sẻ lương thực và chia sẻ tâm tình. Không còn gì đẹp hơn. Chính Chúa Kitô tự hiến mình để quy tụ chúng ta. Chính Chúa Kitô bị bẻ ra để cho tình huynh đệ nhân loại được mặn mà thắm thiết. Với những gợi ý như thế, Chúa hướng dẫn tôi trong tình yêu mến, trong cử hành và trong cách sống Bí Tích Thánh Thể. Yêu mến Bí Tích Thánh Thể là gì nếu không phải là trở nên hiền lành khiêm nhường, sống gần gũi với những người nhỏ bé nghèo hèn ? Cử hành Bí Tích Thánh Thể là gì nếu không phải là chấp nhận hao mòn, quên mình, thiệt thòi vì Chúa và vì anh em ? Sống Bí Tích Thánh Thể là gì nếu không phải là xây dựng tình đoàn kết, tình huynh đệ với những người sống quanh ta, trong mọi môi trường cuộc sống ? Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con cảm tạ tình yêu vô biên của Chúa. Con chúc tụng ngợi khen Chúa muôn đời. Amen. Tgm. Giuse NGÔ QUANG KIỆT TẤM BÁNH TÌNH YÊU Bảy giờ chiều ngày 18.8.1996, Lm. Alejandro Pezet cử hành Thánh Lễ tại một Nhà Thờ Công Giáo ở Trung Tâm Thương Mại Buenos Aires. Khi cha vừa mới cho rước lễ xong thì một người phụ nữ chạy đến thưa với ngài rằng: bà thấy một Mình Thánh bỏ rơi trong dĩa đốt đèn cầy ở cuối Nhà Thờ. Vì cha không thể bỏ vào miệng được, nên cha để vào một ly nước lạnh và đặt vào trong Nhà Tạm nơi đặt Mình Thánh. Ngày thứ hai, 26.8.1996, khi mở cửa Nhà Tạm, cha kinh ngạc vì thấy Mình Thánh đã trở thành một vật có máu. Cha thông báo sự việc cho Đức Hồng Y Jorge Bergoglio ( nay là Đức đương kim Giáo Tông Phanxicô ). Ngài nói cha Pezet nhờ một người thợ chuyên nghiệp chụp hình Mình Thánh. Bức hình được chụp vào ngày 6.9.1996, cho thấy rất rõ là Mình Thánh đã trở thành một miếng thịt tươi có máu, và đã to hơn lên một cách rõ ràng. Suốt trong mấy năm sau đó, Mình Thánh vẫn được giữ nguyên trong chỗ để an toàn nơi Nhà Tạm. Ngày 5.10.1999, trước sự chứng kiến của những vị đại diện của Đức Hồng Y Bergoglio, bác sĩ Castanon đã cắt một mẩu của Mình Thánh Chúa đầy máu đó và gửi sang New York để nhờ phân tích. Bác sĩ không thông báo một chút gì cho nhóm những nhà khoa học về nguồn gốc, lai lịch cũng như nơi phát sinh vật thí nghiệm. Một trong những nhà khoa học là bác sĩ Frederic Zugiba, một chuyên gia về tim ( cardiologist ) và là một chuyên viên pháp y bệnh lý học, ông xác nhận rằng: “vật thí nghiệm” là thịt tươi thật và máu là máu người thật, có chứa mẫu di truyền DNA. Bác sĩ Zugiba ghi trong tờ chứng nhận rằng: “Vật được xét nghiệm là một miếng thịt cơ tim nằm về phía tâm thất trái gần với những van tim. Đây là phần cơ tim có nhiệm vụ làm tim co thắt, có nhiệm vụ bơm máu vào các phần khác của cơ thể. Cơ tim là một cấu tạo rất tinh nhạy và chứa rất nhiều tế bào bạch huyết. Tôi cả quyết rằng trái tim vẫn còn sống lúc đó vì tế bào bạch huyết không tồn tại nếu cơ quan không còn sống. Thêm nữa, những tế bào bạch huyết này nằm sâu trong mô cơ tim. Điều đó cho thấy rằng trái tim lúc đó đang bị một sức ép kinh khủng, có lẽ người mang trái tim ấy đã bị đánh đập với những thương tích rất nặng ngay chỗ trái tim.” ( PX. Trần Bá Nguyệt, Lm. M. Piotrowski Schr, Love One Another, Catholic Magazine ). Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu mặc khải Bí Tích Thánh Thể, như một trái tim sống động thật sự, đang tiếp tục bơm máu, dưỡng nuôi cuộc sống vĩnh cửu, tràn đầy tình yêu, hiệp nhất và bình an. Sống yêu thương Sống yêu thương thực sự quan trọng và cao quý nhất. Thánh Gioan đã khẳng định: “Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” ( 1Ga 4, 8 ). Và tình yêu được Ngài 6
  • 7. biểu lộ cụ thể nhất: “Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm lễ đền tội cho chúng ta” ( 1Ga 4, 10 ). Đức Giêsu nhập thể để thực hiện Thánh Ý Đức Chúa Cha. "Tôi tự trời mà xuống, không phải để làm theo ý tôi, nhưng theo ý Đấng đã sai tôi" ( Ga 6, 38 ). Qua nhiệm tích Thánh Thể, Người tự hiến mình thành lương thực trường sinh. "Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời" ( Ga 6, 54 ). “Anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu anh em” ( Ga 15, 12 ). Người truyền cho các môn đệ hãy bắt chước Người yêu thương hoàn toàn xả kỷ vị tha, sống cho, sống vì tha nhân, một cấp độ yêu thương trổi vượt hơn so với cấp độ: “Yêu người như thể yêu mình” theo như Cựu Ước đã dạy. Như thế sống là yêu thương với tâm tình khiêm tốn, hy sinh bản thân, phục vụ mọi người, không phân biệt thân sơ hay thù địch. “Các con hãy yêu thương thù địch và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi các con” ( Mt 5, 43 – 44 ). Thánh Phaolô diễn giải thêm:“Hãy chúc lành cho kẻ bắt bớ, chúc lành chứ đừng chúc dữ… Nếu kẻ thù ngươi đói hãy cho nó ăn; nó khát hãy cho nó uống… Chớ để sự dữ thắng được ngươi, nhưng hãy lấy lành mà thắng dữ” ( Rm 12, 14, 20 – 21 ). Sống hiệp nhất Với Mình và Máu Thánh, Chúa quy tụ mọi người hiệp nhất với Người, trở nên chi thể của Người. "Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy" ( Ga 6, 56 ). Sống hiệp nhất chặt chẽ với Đức Giêsu thì tín hữu Kitô mới có thể nhờ Người mà trở nên công chính và thánh hóa. “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm được gì” ( Ga 15, 5 ). Thánh Phaolô giải thích Bí Tích Thánh Thể là biểu tượng của tình yêu, cảm thông và hợp nhất: “Chúng ta tuy nhiều, nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh và làm nên một thân thể Đức Kitô” ( 1 Cr 10, 17 ). Hiệp nhất trong tình yêu với Ba Ngôi Thiên Chúa, đồng thời hiệp nhất với tha nhân, có nghĩa mỗi người thoát ra khỏi vỏ ốc vị kỷ, ích kỷ, để hy sinh và dấn thân, hòa nhịp vào cuộc sống chung hòa bình, hạnh phúc. Sống bình an Một khi sống kết hợp chặt chẽ với Chúa Giêsu, thì chẳng còn thế lực hắc ám, quyền lực sự dữ nào có thể chia rẽ, phân ly khỏi quyền năng Người. Dù bị đe dọa bằng bạo lực, tù tội, áp bức và bách hại, thì Kitô hữu vẫn cảm thấy bình an, sẵn sàng đón nhận mọi cực hình, kể cả án tử hình, như chứng nhân JB Nguyễn Hữu Cầu, người tù thế kỷ, đã từng trải nghiệm. “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” ( Ga 14, 27 ). Bình an viên mãn của Chúa không phải tạm bợ và phù du như của thế gian. Đức Chúa Thánh Thần luôn ban bình an kịp thời cho những ai sống trong hồng ân với Lời Chúa và Thánh Thể. Bình an là tặng phẩm vô giá trước khi Đức Giêsu dấn thân vào cuộc tử nạn, để trở về với Chúa Cha. Bình an còn là quà biếu hạnh ngộ sau khi Đức Giêsu phục sinh khải hoàn, vào thời điểm các Tông Đồ còn đang run rẩy, sợ hãi, cửa đóng then gài, “Bình an cho anh em” ( Ga 20, 19.21.26 ). Trong lời giã từ trước khi hiến thân chịu nạn, Đức Giêsu không quên an ủi, vỗ về các môn đệ và tín hữu Kitô trước viễn tượng khá đen tối, khi dám can đảm “bỏ mình, vác thập giá” dấn bước theo chân Người: “Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên ! Thầy đã thắng thế gian” ( Ga 16, 33 ). “Thánh Thể làm cho ta hiệp nhất trong Nhiệm Thể. Dâng lễ, dự lễ mà không yêu thương là mâu thuẫn, quái gở” ( Đường Hy Vọng, số 362 ). Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, đã biết bao lần chúng con đón rước Ngài, nhưng lòng chúng con nguội lạnh, dửng dưng, tệ bạc, bất xứng, vì còn ngổn ngang tham sân si thế gian, nên lòng chúng con cứ mãi bất an, bấn loạn. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể ban Đức Chúa Thánh Thần đến sưởi ấm, đốt bừng cháy lên niềm tin cậy mến, đổi mới, hiệp nhất, thánh hóa và ban bình an cho chúng con. Lạy Mẹ Maria, ngày xưa Mẹ cưu mang Đức Giêsu trong cung lòng với bao hồng ân Chúa Thánh Thần. Xin Mẹ dạy chúng con biết kính cẩn đón rước Thánh Thể Chúa cách xứng đáng và cũng được nhận lãnh các hoa trái của Thần Khí. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN 7
  • 8. NÀY LÀ MÌNH THẦY… NÀY LÀ MÁU THẦY, HIẾN TẾ VÌ ANH EM Theo truyền thống từ thế kỷ XIII, vào ngày thứ năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau Lễ Phục Sinh, Giáo Hội cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Lễ này do Đức Urbanô IV thiết lập ngày 11.8.1264, còn gọi là Lễ của Chúa, Lễ Mình Máu Thánh Chúa. Vì hôm nay, Giáo Hội không chỉ cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi, mà còn rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi Nhà Thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài: "Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê" ( Ca nhập lễ – lời của Thánh Tôma Aquinô ). Để loan truyền công khai rằng: Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Thánh Thể và Hy Tế của Chúa Kitô là ơn cứu độ cho toàn thế giới. Cử hành Thánh Thể Giáo Hội công khai cách long trọng Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, mầu nhiệm được thiết lập trong bữa Tiệc Ly và hằng năm được tưởng nhớ vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh, nay được biểu lộ cho hết mọi người, bởi Đức Tin sốt mến và lòng sùng kính của cộng đoàn Giáo Hội. Trên bàn thờ Chúa, chúng ta đã thấy tận mắt Bánh và Rượu được truyền phép. Nhưng cần phải được soi sáng, chúng ta mới nhận biết và tin rằng Bánh chính là Mình Chúa Kitô và Rượu là Máu Chúa Kitô. Thật không có ngôn ngữ nào có thể diễn tả hết niềm tin của chúng ta: Làm sao Bánh lại có thể là Mình Chúa Kitô và Rượu lại là Máu Chúa Kitô được ? Chúng ta tin Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí Tích Mình Thánh. Bánh Thánh trở thành Bí Tích cần thiết để nuôi dưỡng linh hồn chúng ta, và dẫn dắt chúng ta trên đường về tới Thiên Đàng ! Trước khi về Trời, Chúa Giêsu đã hứa: "Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 20 ). Người ở lại với chúng ta thế nào ? Bí Tích Thánh Thể là kho tàng cao quí thực hiện lời hứa trên. Chúa Giêsu hiện diện thật sự giữa chúng ta. Giáo Hội quả quyết rằng: Sự hiện diện thật của Người trong Bí Tích Thánh Thể là chân lý cơ bản của Đức Tin Công Giáo. Chúng ta phải tôn thờ, Tấm Bánh truyền phép được đặt trước mặt chúng ta nói về quyền năng vô cùng của tình yêu được bộc lộ trên Thánh Giá vinh hiển. Bánh Thánh nói cho chúng ta về sự hạ mình khó tin của Đấng đã biến mình, hiện diện khiêm tốn dưới hình bánh và hình rượu. Thánh Tôma Aquinô cho chúng ta biết: Con độc nhất của Thiên Chúa, muốn cho chúng ta thông phần vào thiên tính của Chúa, đã làm người. Để cứu chuộc con người, Người đã đổ máu mình ra rửa chúng ta sạch muôn vàn tội lỗi, giao hòa chúng ta với Chúa Cha trên bàn thờ Thập Giá. Đây không phải là máu chiên, bò, nhưng là Máu Châu Báu của Chúa Kitô, Thiên Chúa thật. Bánh và rượu trở nên Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người. Vì thế, Người được các tín hữu ăn: "Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống" ( Ga 6, 55 – 56 ). Từ phép lạ bánh hóa nhiều để nuôi đám đông trong hoang địa. Chúa Giêsu đã chính thức hứa ban cho chúng ta của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn chúng ta ( Lc 9, 11b – 17 ). Bí Tích Thánh Thể là Tình Yêu tột đỉnh của Người đối với chúng ta: "Trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: "Các con hãy lãnh nhận mà ăn…" Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén và phán: "Các con hãy cầm lấy mà uống. Chén này là Tân Ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta" ( 1 Cr 11, 23 – 26 ). Thật là niềm an ủi cho những người đã buồn vì sự vắng mặt của Chúa" ( Bài giảng của Thánh Thomas Aquinas, Booklet 57 ). Thánh Gioan Kim Khẩu nói: "Anh em hãy để tâm suy nghĩ về vinh dự khi anh em được cất nhắc lên đồng bàn tham dự Tiệc Thánh. Điều mà các thiên thần run sợ khi chiêm ngắm Ánh Huy Hoàng chói lọi, Đức Kitô lại ban cho chúng ta làm của ăn, bằng mọi cách, Người lấy chính máu mình nuôi dưỡng chúng ta, Người kết hợp chúng ta với Người, để chúng ta được hợp cùng Đức Kitô và hiệp nhất cùng nhau như một thân mình và một xác vậy". ( Thánh Gioan Kim Khẩu ) Bí Tích Thánh Thể là chóp đỉnh về lòng nhân ái của Thiên Chúa đối với chúng ta: "Chúa Kitô tháp nhập vào mỗi tín hữu nhờ Bí Tích này. Những kẻ Người đã sinh ra thì Người nuôi dưỡng bằng chính bản thân Ngài, qua Bí Tích Thánh Thể, Người làm cho ta vững tin rằng Người đã mang lấy chính xác thân của ta". Người tan biến trong chúng ta, "làm một với chúng ta, làm cho chúng ta trở nên thân mình của Ngài" ( Thánh Gioan Kim Khẩu ). 8
  • 9. Việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa Kitô, là nguyên tắc cho việc thần thiêng hoá tạo vật. Vì thế, lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có đặc điểm hết sức riêng biệt là rước kiệu Mình Thánh Chúa. Rước kiệu Mình Thánh Chúa Khi kiệu Mình Thánh Chúa và đưa Chúa ra khỏi Nhà Thờ. Giáo Hội tuyên xưng Chúa Giêsu ngự thật trong phép Mình Thánh, mang Chúa vào trong đời ta, với mong ước nhà ta là nhà dành cho Chúa, đường đời ta là đường của Chúa Giêsu. Xin Chúa Giêsu luôn hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta ! Khi đặt Mình Thánh vào Mặt Nhật, dưới dạng mặt trời, ngụ ý rằng Chúa Giêsu là "Mặt Trời Công Chính": Ngài là ánh sáng của lòng ta ( đó là ý nghĩa của từ "mặt nhật" ). Bình khói hương thơm nghi ngút vừa đi vừa xông, tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta tỏa bay lên trước tòa Chúa. Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào Thành Thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng. Qua cuộc rước kiệu, chúng ta thấy Chúa và chắc chắn Chúa thấy tất cả những khổ đau của những bệnh nhân; những nỗi cô đơn của những người trẻ và của những người già; những cám dỗ, những nỗi lo lắng trong cuộc sống của chúng ta. Cuộc rước kiệu này còn có ý nghĩa là xin Chúa chúc lành cho chúng ta và cho toàn thế giới. Lạy Chúa Giêsu đang ngự trong phép Mình Thánh, là Bánh đích thực nuôi dưỡng chúng con trên mặt đất này, xin hướng dẫn chúng con đến bàn tiệc trên Trời, trong vinh quang các thánh của Chúa, có Mẹ Maria là Mẹ chúng con. Lạy Mẹ Maria, Trinh Nữ Chí Thánh, Mẹ của Chúa Giêsu, Đấng đầu thai Vô Nhiễm, từ hai ngàn năm nay, đã chấp nhận, hiến dâng mọi sự, hiến dâng thân xác Mẹ hầu rước lấy thân xác Đấng Sáng Tạo, xin giúp chúng con chiêm ngưỡng, xin giúp chúng con thờ lạy và yêu mến, Đấng đã yêu thương chúng con dường ấy, hầu chúng con được sống đời đời với Người. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ HY LỄ CỨU ĐỘ 1. Đất, nước, đá Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã dùng đất nắn nên hình hài ( St 2, 7 ). Từ đó Tổ Tông loài người mang tên Đất ( St 4, 25; 5, 1 – 3 ). Ađam, tiếng Do Thái nghĩa là đất. Để cứu Dân Ngài thoát khỏi nô lệ Ai Cập, vượt qua Biển Đỏ khô chân, lập giao ước Sinai với dân, Thiên Chúa đã dùng Môsê. Môsê, tiếng Do Thái nghĩa là nước ( Xh 2, 10 ). Khi xây dựng Giáo Hội, Thiên Chúa lại dùng một con người đánh cá tầm thường, khi thì hùng hổ tuốt gươm bảo vệ Thầy Giêsu ( Lc 22, 50 ), khi thì sợ hãi chối quanh trước một đầy tớ gái ( Lc 22, 56 – 57 ). Người ấy Chúa Giêsu đặt tên là Đá ( Mt 16, 18 ). Kêpha, tiếng Do Thái nghĩa là đá. Như vậy, lịch sử sáng tạo, Lịch Sử Cứu Độ quyện đan với những cái tên gọi tầm thường: Đất, Nước, Đá. 2. Bánh và rượu Chúa Giêsu đã dùng bánh rượu làm nên Mình và Máu Thánh của Người. Bông lúa và trái nho là những sản phẩm thông thường và cần thiết nhất mà ruộng đất cống hiến cho con người. Bánh và rượu có thể tầm thường nhưng lại là những gì gần gũi và cần thiết nhất cho cuộc sống hàng ngày của con người. Chính Chúa Kitô đã muốn trở nên gần gũi và cần thiết đó. Người muốn bánh và rượu trở nên Thịt Máu Người để nuôi sống chúng ta hàng ngày. Tình yêu Chúa Kitô làm nên sáng kiến tuyệt vời. Vì yêu thương hết mọi người, Chúa đã muốn trở nên bé nhỏ tầm thường trong thân phận một người thợ mộc ở Nadarét để có thể ở giữa mọi người, từ kẻ hèn cho đến người sang trọng, từ người thánh thiện cho đến kẻ tội lỗi, từ người Do Thái cũng như dân ngoại. Để trở thành của ăn nuôi mọi người, Chúa đã muốn trở thành tấm bánh ly rượu. Chỉ khiêm tốn và giản dị thế thôi để mọi người có thể ăn, chứ không phải là một bữa ăn đắt giá dành cho bậc quyền quý sang giàu. Khi sinh ra đời, Chúa đã chọn cái chuồng bò. Khi sống ở Nadarét Chúa đã muốn làm một người thợ giữa những người lao động khác. Khi bắt đầu rao giảng Tin Mừng, Chúa đã chọn những người tầm thường trong xã hội làm bạn đồng hành, làm bạn tâm phúc thừa kế sự nghiệp. Trong giờ sau hết, Chúa 9
  • 10. đã chọn tấm bánh ly rượu, chọn khung cảnh một bàn ăn giữa bạn bè, chọn một tư gia để Tạ Ơn, trong đó người vừa là chủ tế vừa là của lễ. Và Chúa muốn Giáo Hội tiếp tục lễ Tạ Ơn theo cách thức của Người bằng những phương tiện đơn sơ là tấm bánh ly rượu. Chỉ cần một bông lúa, một chùm nho đủ làm nên tấm bánh ly rượu. Không cần cái gì cao sang đắt giá, to lớn như con bò, con bê, con cừu mà đạo Do Thái vẫn tế lễ trong đền thờ. Với tấm bánh ly rượu, Chúa Giêsu còn muốn cho của lễ Tạ Ơn phải chính là sản phẩm hoa màu ruộng đất, lao công con người, của ăn thức uống căn bản và phổ biến nhất của con người. Chúa Giêsu là bông lúa, là chùm nho mọc lên từ ruộng đất thế gian, nơi Người nhập thể làm người. Người đã biến đổi trong thân thể Người là Con Thiên Chúa và cũng là con loài người tất cả tinh hoa của ruộng đất, trở thành bông lúa chùm nho. Từ bông lúa bị nghiền nát, từ chùm nho bị ép, nghĩa là từ cuộc khổ nạn và cái chết trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở thành tấm bánh, thành ly rượu đem lại sự sống đời đời cho nhân loại. Chối từ cám dỗ của Satan hoá đá thành bánh, nhưng Chúa Giêsu đã tự ý biến đổi đời mình thánh Tấm Bánh để nuôi dưỡng con người. “Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”. Chắc hẳn không ai hiểu câu nói này theo kiểu các yêu tinh muốn ăn thịt Đường Tăng, trong truyện Tôn Ngộ Không. Yêu tinh quyết tâm bắt cho được Đường Tam Tạng để ăn thịt. Nó tin rằng ăn thịt vị cao tăng này thì sẽ được trường sinh bất tử.Tôi nghĩ rằng giả như có ai giết Chúa Giêsu để ăn thịt Người ( theo kiểu các yêu tinh ăn thịt Đường Tăng ) thì người ấy vẫn chết như thường, và về mặt tâm linh thì cũng chẳng được ích lợi gì. Vì câu nói “Thịt Tôi thật là của ăn, và máu Tôi thật là của uống” của Chúa Giêsu không thể hiểu theo nghĩa vật chất. “Thịt và Máu” ở đây không phải là thịt và máu huyết vật chất. “Của ăn và của uống” ở đây cũng không phải là của ăn và của uống vật chất. Những từ đó phải hiểu theo nghĩa tâm linh. Chúa Giêsu chính là lương thực đem lại sự sống và sự phát triển tâm linh thật sự. 3. Hy lễ cứu độ Cuộc tử nạn của Chúa Giêsu chính là một hy lễ dâng lên Chúa Cha. Trong hy lễ này, Người vừa là tư tế vừa là lễ vật. Trên Thập giá, Chúa Giêsu đã đổ máu ra. Bằng cái chết cứu độ, Người đã thiết lập giao ước mới. Tự nguyện làm “Con Chiên Vượt Qua” bị sát tế, Chúa Giêsu đã lập phép Thánh Thể để lễ vật bị sát tế ấy trở nên của ăn tâm linh nuôi dưỡng con người. Chúa Giêsu ở giữa nhân loại trong Bí Tích Thánh Thể. Để trở nên nguồn sống tâm linh trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đã đi qua Tử nạn và Thập giá. Thánh Thể là Mình Chúa hy sinh bị nộp, bị giết vì chúng ta: “Đây là Mình Thầy hy sinh vì anh em”. Chén Máu của Chúa là Máu giao ước, Máu của Đấng Cứu Thế đổ ra trên thập giá. Bởi đó Thánh Thể và Thánh Giá là hai mầu nhiệm của một tình yêu tự hiến của Chúa Kitô. Không có Thánh giá, Thánh Thể không có ý nghĩa. Không có Thánh Thể, Thánh Giá chỉ là thất bại. Thánh Thể và Thánh giá Chúa Kitô là hai cớ vấp phạm cho trí tuệ con người hơn 20 thế kỷ qua. Thánh giá Đức Kitô là sự điên rồ đối với người Hy lạp đi tìm sự khôn ngoan, là dại dột đối với người Do Thái tìm dấu lạ và mãi mãi là mầu nhiệm thẳm sâu với lý trí. Thánh Thể, bánh rượu nên Mình và Máu Chúa Kitô. Sự hiện đích thực của Con Thiên Chúa, làm lương thực vĩnh cửu là mầu nhiệm khó hiểu đối với đầu óc con người không có niềm tin. Khi nghe lời tuyên bố của Chúa Giêsu: “Thịt Ta là của ăn, Máu Ta là của uống cho sự sống muôn đời”, người Do Thái phản ứng rất mạnh: “Làm sao ông có thể lấy thịt máu của ông cho chúng tôi ăn được ?” ( Ga 6, 52 ); ”Ông này chẳng phải là ông Giêsu, con ông Giuse đó sao ? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: Tôi từ trời xuống ?” ( Ga 6, 42 ). Trước phản ứng dữ dội của họ, Chúa Giêsu không rút lời, không cải chính, nhưng còn giải thích và khẳng định thêm “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời, và Tôi sẽ cho người ấy sống lại ngày sau hết” ( Ga 6, 54 ); sâu xa hơn là con người được đi vào sự kết hiệp mật thiết với Người: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy” ( Ga 6, 56 ). Trước mạc khải này, nhiều môn đệ liền nói: “Lời này chướng tai qua, ai mà nghe nổi ?” ( Ga 6, 60 ). Từ lúc đó, “Nhiều môn đệ rút lui, không còn đi với Người nữa” ( Ga 6, 66 ). Như thế, người ta chỉ nhìn nhận Chúa Giêsu về phương diện con người, phủ nhận bản tính Thiên Chúa của Người. Chúa Giêsu cho dân chúng và các môn đệ thấy rõ mầu nhiệm Phục Sinh trong Bánh Hằng Sống “Lời Thầy nói với anh em là Thần khí và là sự sống.Thần khí mới làm cho sống, chứ 10
  • 11. xác thịt có ích gì” ( Ga 6, 63 ). Quả thật, chúng ta chỉ có thể hiểu được Bí Tích Thánh Thể qua mầu nhiệm Nhập Thể, Tử Nạn, Phục Sinh mà thôi. Vậy có thể nói, cả mầu nhiệm Đức Kitô đều hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể. Từ công cuộc nhập thể làm người, rao giảng Tin Mừng, đến khổ hình thập giá, sống lại vinh quang; Đức Kitô đang ngự bên hữu Chúa Cha và ban lương thực thần thiêng đều hàm chứa trong Bí Tích Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể gói trọn cuộc đời Chúa Kitô và không có gì thuộc về Người mà không hội tụ trong Bí Tích Thánh Thể. Từ Thánh Giá đến Thánh Thể là hành trình của con đường tình yêu tự hiến. Thánh Lễ là cử hành hy tế cứu độ của Chúa Giêsu từ mầu nhiệm Thánh giá đến tình yêu Thánh Thể. Bí Tích Thánh Thể là một sáng kiến của tình thương Thiên Chúa.Của ăn vật chất chỉ dừng lại ở việc nuôi dưỡng, bảo tồn sự sống hữu hạn của con người.Để sống đời đời, con người được mời gọi ăn và uống Thịt Máu Chúa, nguồn ơn cứu độ nhân loại. Đất nước đá cũng như bánh và rượu là những thực tại tầm thường trong cuộc sống, nhưng một khi đã gắn với Lịch Sử Cứu Độ là nó trở nên những điều kỳ diệu. Cuộc sống chúng ta với Thiên Chúa cũng thế. Sống đời sống thiêng liêng, siêu nhiên một cách tự nhiên. Sống đời sống tự nhiên một cách thiêng liêng, siêu nhiên. Lạy Chúa Giêsu, con cám ơn Chúa đã cho con hàng ngày được ăn một miếng Bánh đơn sơ, nhỏ bé để con được kết hợp mật thiết với Thiên Chúa Vô Cùng. Xin cho cho tâm hồn con luôn kết hợp với Chúa, để được Chúa dẫn vào cuộc sống muôn đời. Amen. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN “CHÓP ĐỈNH VÀ NGUỒN MẠCH” CỦA GIÁO HỘI LÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ Nếu chiều thứ năm Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly, kỷ niệm việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể để ở lại với loài người mọi ngày cho đến tận thế, thì hôm nay, Giáo Hội long trọng cử hành Thánh Lễ kính Mình và Máu Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh Thể. Khi cử hành như thế, Giáo Hội cảm nghiệm và xác tín rằng: Bí Tích Thánh Thể chính là trung tâm trong lịch sử của nhân loại, là "nguồn mạch" và “chóp đỉnh” của mọi sinh hoạt trong phụng vụ của Giáo Hội, bởi vì Thánh Thể là lương thực cần thiết cho sự sống và sứ mạng của Giáo Hội. Thật là ý nghĩa và tốt đẹp biết bao khi các tín hữu trong ngày Lễ này, quy tụ với nhau chung quanh Thánh Thể, để tôn thờ Người hiện diện trong Bí Tích cao trọng qua các hình thức đạo đức như chầu và rước kiệu Thánh Thể để diễn tả lòng đạo đức, sốt sắng tham dự Thánh Lễ và rước Mình và Máu Thánh Chúa xách xứng đáng, để thể hiện niềm tin vào Chúa Giêsu hằng sống và nói lên niềm vui vì sự hiện diện của Ngài trong nhân loại và trên cuộc đời. 1. Sự cao trọng của Bí Tích Thánh Thể Trong Giáo Hội có bẩy Bí Tích, nơi các Bí Tích này đều có sự liên hệ mật thiết với nhau làm nên tính toàn thể trong mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Bí Tích cao trọng nhất và vĩ đại nhất vẫn là Bí Tích Thánh Thể. Vì thế, Bí Tích này được gọi là: “Bí Tích của các Bí Tích”: Thật vậy: “Tất cả các Bí Tích khác đều quy hướng về Bí Tích Thánh Thể như về cùng đích” ( GLHTCG số 1211 ), và đời sống Đức Tin của chúng ta nơi Bí Tích Thánh Thể như là cứu cánh của mình. Vì thế, không có kinh nào, nghi thức nào và tổ chức nào cao trọng, quý mến cho bằng Thánh Lễ, bởi vì trong Thánh Lễ sẽ diễn ra một cuộc trao đổi kỳ diệu dưới sự tác động của Chúa Thánh Thần, làm cho bánh và rượu trở nên Thịt và Máu Chúa Giêsu qua lời truyền phép của Linh Mục. Bí Tích Thánh Thể nói lên sự hiện diện thực sự và trọn vẹn của Chúa Giêsu. Cũng qua Thánh Lễ, cùng với của lễ tuyệt hảo là Chúa Giêsu trên Thánh giá, chúng ta nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, dâng lên Thiên Chúa Cha lời chúc tụng, tạ ơn và cầu xin. Nơi Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu diễn tả tình yêu trọn vẹn khi trao hiến Thịt và Máu của mình làm của ăn, của uống cho nhân loại. Qua Bí Tích Cực Thánh này, Chúa Giêsu hiện diện dưới hình 11
  • 12. bánh, hình rượu để trở nên lương thực nuôi dưỡng chúng ta, làm cho đời sống tinh thần của chúng ta được lớn mạnh không ngừng. Chính vì thế, Bí Tích Thánh Thể là "Nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu" ( x. LG 11 ). "Hy lễ Thánh Thể, tưởng niệm sự chết và sự sống lại của Chúa, tiếp diễn mãi mãi Hy Lễ Thánh Giá, là tuyệt đỉnh và nguồn suối của tất cả phụng tự và đời sống Kitô giáo. Nhờ Hy Lễ Thánh Thể, sự hiệp nhất của dân Chúa được biểu lộ và thể hiện, việc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô được hoàn tất. Bởi đấy, các Bí Tích khác và mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội đều quy hướng về và liên kết chặt chẽ với Bí Tích Thánh Thể" ( Giáo Luật, số 897 ). Thật vậy, mỗi lần Hy tế Thập giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó “Chúa Kitô, Chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế ( x. 1 Cr 5,7 ), thì công cuộc cứu chuộc chúng ta được thực hiện” ( x. LG, số 3 ). Như thế, tham dự và cử hành Bí Tích Thánh Thể trong khuôn khổ Thánh Lễ Tạ Ơn là việc vô cùng quan trọng trong đời sống của Giáo Hội và của mọi người tín hữu Chúa Kitô, vì đây chính là “nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô giáo” ( x. LG, số 11 ) như Giáo Hội dạy. Mỗi khi chúng ta cử hành Bí Tích Thánh Thể hay tôn sùng Bí Tích cao trọng này cách xứng đáng, ấy là lúc chúng ta tin nhận Bí Tích Thánh Thể là “nguồn mạch và tột đỉnh” của đời sống Kitô hữu. Nói cách khác, toàn thể đời sống tâm linh của Kitô hữu cũng như mọi cử hành phụng vụ của Giáo Hội được bắt nguồn từ Bí Tích Thánh Thể. Khi xác tín như thế, chúng ta cùng nhau hướng mục đích của cuộc đời mình về Chúa Giêsu như một sự quy chiếu đến cùng đích tối hậu của cuộc sống nơi mình. Đồng thời, mỗi khi cử hành và tôn sùng Bí Tích Thánh Thể, Giáo Hội mời gọi con cái mình trở nên giống Chúa Giêsu ngày càng mật thiết hơn và sống mầu nhiệm Thánh Thể trong đời sống hằng ngày. Như thế, đời sống tâm linh của chúng ta phải là con đường hai chiều. Con đường này khởi đi từ Bí Tích Thánh Thể, rồi sau đó lại đưa dẫn chúng ta trở về với Thiên Chúa trong Bí Tích này. Mối liên hệ trên được diễn ra trong tình yêu. Chính nhờ tình yêu, mà chúng ta cũng kết hợp với toàn thể Giáo Hội, là Nhiệm Thể Đức Kitô. Để rồi nhờ hồng ân Bí Tích Thánh Thể, chúng ta thương yêu tha nhân như chính mình vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa. 2. Sống mầu nhiệm Thánh Thể trong đời sống người Kitô hữu Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong Tông thư “Mane Nobiscum Domine – lạy Chúa, xin ở lại với chúng con” đã nhấn mạnh khi viết: “Mỗi lần ta dự phần vào Mình và Máu Người, chúng ta đã thực sự gặp gỡ Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta không thể giữ lại cho riêng mình niềm hân hoan mình đã cảm nghiệm. Việc gặp gỡ riêng tư với Chúa Kitô cách thường xuyên được tăng triển và đào sâu trong Bí Tích Thánh Thể khơi lên trong Giáo Hội và nơi mỗi tín hữu một lời mời gọi khẩn thiết cho việc làm chứng và rao giảng Tin Mừng” ( Gioan Phaolô II, Mane Nobiscum Domine, số 24 ). Người Kitô hữu chúng ta không thể sống khác đi được. Nếu đi ngược lại, chúng ta đánh mất chính mình vì đã mâu thuẫn nội tại. Vì thế, mỗi khi tham dự Thánh Lễ, nhất là rước Mình và Máu Chúa vào trong linh hồn chúng ta, hẳn là hơn bao giờ hết, chúng ta được mời gọi để trở nên thánh thiện, trong sạch hầu xứng đáng với Mầu Nhiệm ta đã lãnh nhận. Thông hiệp vào Mầu Nhiệm Cực Thánh này, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi để đi vào tận sâu thẳm của tình yêu Thiên Chúa để cảm nghiệm được tình yêu tự hiến nơi Chúa Giêsu, Đấng đã “đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ”, Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, để qua đó, mời gọi chúng ta noi gương Ngài, phục vụ anh chị em mình với sự khiêm nhường trong lòng mến. Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin Chúa ban cho chúng con thêm lòng yêu mến Chúa và siêng năng tham dự Thánh Lễ, rước Mình và Máu Chúa cách xứng đáng; đồng thời luôn xác tín Bí Tích Thánh Thể chính là “nguồn mạch và chóp đỉnh” của đời sống Giáo Hội và nơi mỗi người chúng con. Amen. Tu Sĩ Vinc. Jos. NGỌC BIỂN NGUỒN TRƯỜNG SINH Lương thực là một phần thiết yếu để duy trì sự sống. Tuy nhiên, ngày nay người ta phải cảnh giác cao độ vì các loại thực phẩm nhiễm độc vì các hóa chất, đặc 12
  • 13. biệt là thực phẩm của Trung cộng. Do đó, người ta càng văn minh càng quan ngại về thực phẩm, nghĩa là càng cần sự an toàn về thực phẩm. Lương thực và thực phẩm rất cần, người ta cũng chỉ vì “miếng ăn” mà không ngừng gây chiến tranh. Để hỗ trợ dân nghèo vì nhân đạo, Liên Hiệp Quốc đã thành lập FAO ( Food and Agriculture Organization – Tổ chức Lương Nông ) vào ngày 16.10.1945 tại Canada. Tổ chức này nhằm mục đích chính: ( 1 ) Nâng cao mức sống và mức dinh dưỡng của nhân dân các nước thành viên; ( 2 ) Nâng cao hiệu quả sản xuất lương thực và nông sản; ( 3 ) Góp phần vào việc phát triển kinh tế thế giới và giải phóng nhân dân khỏi nạn đói. Trên logo của FAO có chữ La ngữ “Fiat Panis” – “Để Có Lương Thực” ( Let there be bread ). Chính Chúa Giêsu đã vì chạnh lòng thương, sợ người ta đói nên Ngài đã hai lần làm phép lạ hóa bánh ra nhiều cho đám người mê Ngài nói mà quên cả bụng đói. Các tác giả các sách Tin Mừng đã ghi lại phép lạ lần một ( Mt 14, 13 – 21; Mc 6, 30 – 44; Lc 9, 10 – 17; Ga 6, 1 – 14 ), với 5 cái bánh và 2 con cá, Ngài đã cho mọi người no nê, số thực khách lên tới 5.000 người, chưa kể phụ nữ và trẻ em, phần dư còn thu được 12 thúng đầy; và lần hai ( Mt 15, 32 – 39; Mc 8, 1 – 10 ), chỉ với 7 cái bánh và vài con cá, Ngài cũng đã cho mọi người no nê, phần dư còn thu được 7 thúng đầy. Đó là ngụ ý đề cập Bí Tích Thánh Thể mà Chúa Giêsu đã thiết lập trong buổi Dạ Tiệc Vượt Qua, trước khi Ngài chịu tử hình vì tội lỗi của chúng ta. Máu và Thịt không thể tách rời. Chính Máu và Thịt là dấu chứng tỏ của Sự Sống. Ăn uống là một trong những niềm vui thích thú của con người. Miếng ăn cũng có thể làm cho người ta vinh hoặc nhục. Có lẽ vì vậy, nhất là với người có lòng tự trọng, tục ngữ Việt Nam so sánh: “Tiếng chào cao hơn mâm cỗ”. Ăn cũng có nghệ thuật ăn, không phải cứ cho vô miệng là xong. Không chỉ vậy, ăn không chỉ để no bụng mà còn cần ngon miệng: Đồ ăn ngon, chỗ ăn ngon, và người ăn ( với mình ) cũng ngon. Thế mới đủ “độ” ngon ! Chuyện ăn uống phức tạp ! Ngày xưa, khi dân đi qua sa mạc ròng rã 40 năm để tới Miền Đất Hứa, lương thực duy nhất là manna, một món cứ ăn mãi rồi ai cũng ngán. Chán lắm ! Vì nhớ lại đồ ăn ngon ngày xưa thường ăn, đám dân ô hợp sống giữa dân Ítraen bắt đầu thèm ăn, và cả con cái Ítraen cũng khóc lóc mà nói: “Ai sẽ cho chúng ta có thịt ăn đây ? Nhớ thuở nào ta ăn cá bên Ai Cập mà không phải trả tiền, rồi nào dưa gang, dưa bở, nào hẹ, nào hành, nào tỏi. Còn bây giờ đời ta tàn rồi; mọi thứ đó hết sạch, chỉ còn thấy manna thôi” ( Ds 11, 4 – 6 ). Môsê cũng “nhức đầu” lắm, vì họ đòi thịt thì lấy đâu giữa sa mạc khô cằn và hoang vu như vậy chứ ? Kinh Thánh cho biết rằng manna là loại “bánh từ trời”, nhìn như hạt ngò và trông như nhựa hương. Lạ lắm. Dân cứ việc chia nhau đi lượm, cho vào cối xay hoặc cối giã mà nghiền tán ra, rồi bỏ vào nồi nấu bánh, và mùi vị của nó như mùi vị bánh chiên dầu. Đêm về, sương rơi trên doanh trại, và manna cũng rơi xuống ( Ds 11, 7 – 9 ). Cái món manna lạ nhưng ăn hết ngày này sang tháng nọ thì chịu hết nổi rồi ! Môsê “cầu cứu” Chúa. Và rồi Ngài cho gió lùa chim cút tới, lớp chim cút dày tới cả mét, dân cứ việc lượm mà ăn cho đã cơn thèm. Nhưng ai cũng tham nên lượm nhiều để dành, thế nên Chúa nổi trận lôi đình ( Ds 11, 31 – 33 ). Đúng là “tham thì thâm”. Đúng là “thần khẩu hại xác phàm”, cái miệng hại cái thân rõ ràng. Có ăn mà không khéo cũng khổ ! Thiên Chúa thịnh nộ vì chúng ta sai trái, cứng đầu cứng cổ, ngang bướng. Được ăn chưa biết cảm ơn lại dám nổi loạn. Loài người vô ơn bạc nghĩa hết sức ! Thế nhưng Ngài vẫn luôn nhân từ, vẫn tha thiết mời gọi tất cả chúng ta: “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây ! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào” ( Is 55, 1 ). Và đó là “lời mời gọi cuối cùng”. Kinh Thánh nhắc nhở: “Anh ( em ) phải nhớ lại tất cả con đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh ( em ), đã dẫn anh ( em ) đi suốt bốn mươi năm nay trong sa mạc, để bắt anh ( em ) phải cùng cực; như vậy Người thử thách anh ( em ) cho biết lòng dạ anh ( em ), xem anh ( em ) có giữ các mệnh lệnh của Người hay không. Người đã bắt anh ( em ) phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh ( em ) ăn manna là của ăn anh ( em ) chưa từng biết và cha ông anh ( em ) cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh ( em ) nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra” ( Ðnl 8, 2 – 3 ). Chính Đức Kitô cũng đã nhắc nhở y như vậy ( Mt 4, 4; Lc 4, 4 ). Xác cần ăn thì hồn cũng cần ăn, có vậy mới sống và phát triển được. 13
  • 14. Kinh Thánh tiếp tục giải thích và động viên: “Thiên Chúa của anh ( em ), Đấng đã đưa anh ( em ) ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ. Người đã dẫn anh ( em ) đi trong sa mạc mênh mông khủng khiếp, đầy rắn lửa và bọ cạp, trong miền đất khô cằn không giọt nước. Người đã khiến nước từ tảng đá hoa cương chảy ra cho anh ( em ) uống. Trong sa mạc, Người đã cho anh ( em ) ăn manna, thức ăn mà cha ông anh ( em ) chưa từng biết, để bắt anh ( em ) phải cùng cực và thử thách anh ( em ), hầu làm cho anh ( em ) được hạnh phúc trong tương lai” ( Ðnl 8, 14 – 16 ). Thế nhưng trái tim phàm nhân bằng đá hoặc đã xơ cứng, nghe xong rồi quên, hứa xong rồi thôi, cứ tưởng mình là “cái rốn của vũ trụ”, tự nhận mình là “số một", cho nên lúc nào cũng chỉ chực nổi loạn. Logic thôi. Đó là chúng ta có “gen kiêu ngạo” của Ông Bà Nguyên Tổ ! Chúng ta dễ quên ơn lắm, dù là đại ân. Ngược lại, chúng ta lại luôn nghĩ mình “ngon”, là ân nhân, dù chúng ta chỉ cho người khác những thứ thừa thãi – còn tệ hơn bố thí ( thay vì vứt bỏ ) ! Do đó, tác giả Thánh Vịnh nhắc khéo chúng ta bằng cách mời gọi: “Giêrusalem hỡi, nào tôn vinh Chúa ! Này Sion, hãy ca ngợi Thiên Chúa của ngươi ! Then cửa nhà ngươi, Chúa làm cho thêm chắc, con cái trong thành, Người giáng phúc thi ân. Cõi biên cương, Người thiết lập hoà bình, và cho ngươi no đầy lúa mì tinh hảo” ( Tv 147, 12 – 14 ). Ítraen là Dân Riêng của Chúa. Ítraen là hiện thân của chúng ta, vì chúng ta cũng là Dân Thánh của Ngài. Chúng ta cũng được “đặc cách” mà vẫn vô ơn. Thật vậy, tác giả Thánh Vịnh cho biết: “Chúa bày tỏ lời Người cho nhà Giacóp, chiếu chỉ luật điều cho Ítraen. Chúa không đối xử với dân nào như vậy, không cho họ biết những điều luật của Người” ( Tv 147, 19 – 20 ). Thiên Chúa ban tặng chúng ta mọi thứ, đặc biệt là Con Một Ngài. Đó là hệ quả của “khối tình si” của Thiên Chúa: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” ( Ga 3, 16 ). Vâng, Ngài yêu thương chúng ta ngay khi chúng ta còn là tội nhân ( Rm 5, 8 ). Thánh Phaolô đặt vấn đề: “Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao ? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” ( 1 Cr 10, 16 – 17 ). Và đó cũng là lời nhắc nhở chúng ta yêu thương nhau, bằng mọi động thái, bằng cả con người của chúng ta. Chữ MỘT rất quan trọng ! Trong thời gian Chúa Giêsu đi rao giảng, có lần Ngài nói với người Do Thái: “Tôi là bánh hằng sống từ Trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” ( Ga 6, 51 ). Có vẻ họ “chói tai” nên họ liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ đặt vấn đề: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” ( Ga 6, 52 ). Tất nhiên làm sao họ hiểu được. Nếu có chúng ta trực tiếp nghe Chúa Giêsu nói lúc đó, chắc chắn chúng ta cũng phản đối tới cùng chứ chẳng vừa đâu. Tất nhiên Chúa Giêsu biết quá rõ, và Ngài nghiêm túc nói với họ, có vẻ “dài dòng” nhưng cần thiết, đồng thời vừa xác định vừa giải thích: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” ( Ga 6, 53 – 58 ). Quả thật, Chúa Giêsu không chỉ làm cho chúng ta sống, vì chính Ngài là Sự Sống ( Ga 14, 6 ), mà Ngài còn cho chúng ta được sống dồi dào ( Ga 10, 10 ). Và rồi điều đó đã được Đức Giêsu thực hiện ngay trong Bữa Tiệc Ly, và đó cũng là cách Ngài thực hiện lời hứa trước đó: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28, 20 ). Một cách tương tự là Ngài cũng đã hứa: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” ( Ga 14, 16 ). Và Chúa Thánh Thần đang ở với chúng ta hằng ngày cùng với Thánh Thể. Cũng là “bánh từ trời”, nhưng manna chỉ là lương thực bình thường, ăn để sống phần xác rồi... chết, còn Mình Máu Đức Kitô là lương thực thiêng liêng, vừa là Thần Lương vừa là Thần Dược, ăn để sống và điều trị phần hồn ( kể cả phần xác ), đặc biệt là Thánh Thể làm cho chúng ta bất tử và được hưởng vĩnh phúc. Thánh Thể chính là Thần Lương cho chúng ta 14
  • 15. đủ sức kiên nhẫn đi hết chặng đường lữ hành trần gian, là Của Ăn Đàng, là Nguồn Trường Sinh của chúng ta. Đối với Bí Tích Thánh Thể, chúng ta phải có Đức Tin trưởng thành, không thể dựa trên thính thị hoặc cảm giác. Chỉ có Đức Tin mới thực sự cảm nghiệm được Mình Máu Thánh Đức Giêsu Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa. Hằng ngày, mỗi khi rước lễ là chúng ta đón rước Thiên Vương Giêsu vào lòng, lúc đó Vua Trời Đất đang hòa tan vào chúng ta, nên một với chúng ta, đại phúc đối với phàm nhân chúng ta. Ước gì sau khi rước lễ, chúng ta có được vài phút để cùng nhau cảm nghiệm Chúa Giêsu Thánh Thể, Vua Thương Xót. Ngài muốn lắng ngeh chúng ta về mọi điều buồn vui, đặc biệt là Ngài muốn chúng ta tôn thờ và cảm tạ Ngài. Vài phút ngắn ngủi đó rất cần thiết cho đời sống của mỗi chúng ta. Bí Tích Thánh Thể “gắn liền” với Đức Tin. Mà Đức Tin ( nói chung ) là điều rất quan trọng trong đời sống Kitô hữu, nhưng cũng phải thận trọng lắm, vì có thể dễ trở thành cuồng tín hoặc tin lệch lạc. Vấn đề tín lý quan trọng lắm. Tương tự, khi nói về Kinh Thánh cũng phải thận trọng, nếu không rất nguy hiểm. Chẳng hạn, mới đây có người nói trong một bài viết nói về “con tim” mà sai tín lý. Xin trích nguyên văn: “Lạy Chúa Giêsu mến yêu, như trái tim của Ápraham đau khổ khi vâng lời Chúa, sát tế con mình, như trái tim Môsê vâng lệnh Chúa đưa dân Israel vào sa mạc suốt 40 năm mà vẫn không vào được Đất Hứa, hoặc như trái tim vua Đavit đã hối hận ăn năn vì biết bao tội lỗi mình đã phạm, và trái tim đau khổ vô ngần khi Mẹ Maria vâng theo Thánh ý Chúa Cha để công cuộc cứu độ loài người được hoàn tất”. Nguy hiểm hết sức nếu tác giả “trực tiếp chia sẻ” với người khác như vậy, nếu người nghe là tân tòng thì càng nguy hiểm hơn ! May thay bài viết này đã kịp được sửa lại. Ngày xưa, các tà thuyết hoặc dị giáo ( * ) cũng chỉ vì có niềm tin lệch lạc và suy diễn lệch lạc, đối nghịch với Đức Tin Công Giáo. Có lẽ họ muốn lập một đạo mới chăng ? Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin thêm Đức Tin cho chúng con, xin đốt Lửa Yêu Mến trong lòng chúng con và biến trái tim chúng con thành trái tim si tình để chúng con chỉ yêu Ngài mà thôi, yêu bằng cả con người của chúng con, yêu qua từng động thái, và xin luôn canh giữ chúng con như con ngơi mắt Ngài để chúng con xứng đáng đón rước Ngài vào lòng hằng ngày. Ngài là Đấng hằng sinh và hiển trị cùng với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen. TRẦM THIÊN THU ( * ) Ví dụ các tà thuyết: Albigensianism ( thế kỷ 12 – 13 ), Arianism ( thế kỷ 4 ), Donatism ( năm 311 ), Jansenism ( thế kỷ 17 ), Macedonianism ( khoảng năm 362 ), Manichaeism ( khoảng 216 – 276 ), Nestorianism ( giữa thế kỷ 4 và 5 ), Pelagianism ( thế kỷ 5 ), Priscillianism ( thế kỷ 4 – 5 ), Calvinism ( 1570 ), ... KINH LẠY CHA – LỜI KINH TUYỆT VỜI Trong chuyến hành hương Đất Thánh, tôi có đến thăm Nhà Thờ Kinh Lạy Cha tại Giêrusalem. Tảng đá Chúa ngồi dạy Kinh Lạy Cha vẫn còn đó. Nhà Thờ này do các Soeurs Dòng Kín Cát Minh người Pháp coi sóc. Nơi đây có 114 phiến đá ghi Kinh Lạy Cha bằng 114 ngôn ngữ. Có bản kinh bằng tiếng Việt do Đức cố Giám Mục Phạm Ngọc Chi đặt từ năm 1959. Thánh Luca xếp hoàn cảnh Kinh Lạy Cha ngay sau trình thuật bữa ăn ở nhà Martha, Maria tại Bêthania. Câu chuyện xảy ra ở vùng núi Ôliu. Nơi chốn và thời gian của Kinh Lạy Cha là: “Mọi người trở về nhà mình, còn Chúa thì đến và qua đêm ở núi Ôliu.” Cả ngày Chúa giảng trong đền thờ. Đêm đến Thầy trò kéo nhau về núi Ôliu. Bấy giờ các môn đệ hỏi Chúa cách cầu nguyện. Chúa đã dạy Kinh Lạy Cha. Đây là lời kinh duy nhất Chúa để lại. Kinh Lạy Cha, một lời kinh tuyệt vời và phong phú vì chất chứa bao điều huyền nhiệm. Kinh Lạy Cha bao gồm: một lời thân thưa, hai lời nguyện ước và ba lời cầu xin. 1. Lời thân thưa Thiên Chúa được gọi bằng nhiều danh hiệu khác nhau: Thiên Chúa vĩnh 15 CÙNG CẦU NGUYỆN
  • 16. cửu, Thiên Chúa quyền năng, Thiên Chúa tạo dựng, Thiên Chúa thánh thiện… Mỗi danh hiệu nói lên một ưu phẩm, một đặc tính của Thiên Chúa. Nhưng không một danh hiệu nào lại đậm đà, trìu mến, ý nghĩa, hy vọng cho bằng danh hiệu Cha. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ là mỗi khi cầu nguyện hãy thân thưa: Lạy Cha chúng con ở trên Trời. Lời mạc khải mối liên hệ chiều sâu giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha. Lời diễn tả một chiều kích thiêng liêng, các môn đệ được đi vào đời sống thân mật, liên kết với Chúa Cha và Chúa Con. Cha không chỉ là nguồn cội phát sinh nhưng còn là vòng tay nâng đỡ, là mái ấm chở che, là động lực thúc đẩy, là lý tưởng mời gọi. Từ ngữ Cha gợi lên cả một trời yêu thương vừa thân thiết vừa huyền nhiệm vô cùng. Từ đây, lời thân thương “Lạy Cha” luôn vang vọng mãi nơi môi miệng của người Kitô hữu. Lời gắn kết họ với Thiên Chúa. Lời nối kết tương quan cha con trong tình yêu. Hồng ân thật cao quý Chúa muốn ban cho con người. Được gọi Thiên Chúa là Cha, được làm con cái của Thiên Chúa. Đó là tư cách rất riêng của những ai là môn đệ Đức Giêsu. Ơn gọi làm con là ơn gọi căn bản nhất, ơn gọi cao trọng nhất mà Thiên Chúa ban cho chúng ta qua Đức Giêsu. Vì thế chúng ta phải sống hiếu thảo với Thiên Chúa là Cha và huynh đệ với tha nhân là anh chị em. Vì chưng toàn thể nhân loại chỉ có một Cha và tất cả đều là anh em chị em của nhau. 2. Hai lời nguyện ước "Xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển" và "Triều đại Cha mau đến" là hai lời nguyện ước của những người con thảo hiếu hướng về Cha mình. Thiên Chúa không cần đến lời chúng ta cầu nguyện để nhờ đó danh Người và triều đại Người mới được hiển thánh, được tôn vinh. Tự bản chất, Thiên Chúa không cần đến những lời cầu xin của chúng ta, có hay không, danh Người mãi mãi vẫn rạng ngời vinh hiển. Vậy thì chúng ta cầu nguyện như thế để làm gì ? Chắc một điều đó là vì phần ơn ích cho chúng ta. Hai lời nguyện ước là xin cho danh Thiên Chúa được hiển thánh nơi chính con người chúng ta. Thiên Chúa là Đấng Thánh. Là con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa là Cha, người con xin Cha thánh hoá, xin Cha kiện toàn mỗi ngày để con được nên thánh, được tham dự vào cuộc sống thần linh với Cha. Người con cần sống hiếu thảo. Biết quan tâm, chăm lo đến những công việc thuộc về Cha của mình. Là con của Cha trên trời thì chúng ta phải làm cho Danh Cha được cả sáng và Nước Cha trị đến, Ý Cha được thực hiện. Cha rất vui, hài lòng khi có những người con biết sống hiếu thảo như thế. 3. Ba lời cầu xin “Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày; xin tha tội cho chúng con, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ”. Xin cho những nhu cầu chính đáng phần xác phần hồn: lương thực hằng ngày, ơn thứ tha tội lỗi, ơn vượt thắng cám dỗ và ơn thoát khỏi sự dữ. Thân xác cần cơm bánh lương thực. Linh hồn cần ơn thánh. Ba lời cầu xin rất thiết thực đối với sự sống của nhân loại. Lời cầu xin cho có cơm bánh hằng ngày, thiết thực và hữu ích cả trên bình diện thiêng liêng lẫn cuộc sống đời thường. Bởi ngoài nhu cầu thiết yếu của con người là cơm bánh ra, người Kitô hữu cần đến một thứ thần lương tuyệt vời khác chính là Bánh Hằng Sống, là Thánh Thể Chúa Kitô. Ơn tha thứ thật cần thiết. Trước mặt Thiên Chúa, con người là tội nhân. Tha thứ cho nhau là điều kiện cần và đủ để chúa tha thứ cho mình. Được Cha yêu thương chăm sóc và thứ tha các lỗi lầm, con noi gương Cha sống yêu thương tha thứ cho anh em của mình. Như thế mới trọn vẹn tình con thảo hiếu. Cạm bẫy và cám dỗ vẫn bủa vây tư bề. Cần tỉnh thức trước mọi cơn cám dỗ. Ơn Chúa là nguồn trợ lực là sức mạnh để con người vượt thắng mọi cám dỗ. Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Vinh danh và thánh ý Chúa được đặt trên hết. Các nhu cầu của con người được đặt sau. Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Con người được gọi Thiên Chúa là Cha. Mỗi người là con cái của Thiên Chúa. Kinh Lạy Cha là một lời kinh tuyệt vời. Xin Cha ban ơn không những phần xác mà cả phần hồn; xin Cha không chỉ tha tội trong quá khứ mà còn gìn giữ cho khỏi sa chước cám dỗ ở tương lai. 16
  • 17. Kinh lạy Cha là lời kinh tuyệt vời và huyền nhiệm nối kết con người với Thiên Chúa. Đây là lời kinh đến từ Thiên Chúa, là quà tặng của Thiên Chúa trao ban cho con người. Chính vì thế, Thiên Chúa ưa thích và không ngừng ban muôn ơn cho con người thông qua lời kinh thân thương, đơn giản và dễ hiểu này. Lạy Cha, con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con, những ơn con thấy được, và những ơn con chưa nhận thấy được. Con biết rằng con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng, biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên. Con thường đau khổ vì những gì Cha không ban cho con, và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng. Tạ ơn Cha vì những gì Cha cương quyết không ban bởi lẽ điều đó có hại cho con, hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn. Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con. Amen. Lm. Giuse Nguyễn Hữu An KHI ĐỨC TIN LUNG LAY Khi sống Đức Tin, chúng ta có thể gặp nhiều thử thách, đó là cuộc tôi luyện và để chúng ta chứng tỏ niềm tin của mình. Thật vậy, dù “vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa” ( 1 Pr 1, 7 ) kia mà ! Thánh Phêrô cho biết: “Trong thời ấy, anh em sẽ được hân hoan vui mừng, mặc dầu còn phải ưu phiền ít lâu giữa trăm chiều thử thách. Những thử thách đó nhằm tinh luyện Đức Tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân mà còn phải chịu thử lửa. Nhờ thế, khi Đức Giêsu Kitô tỏ hiện, Đức Tin đã được tinh luyện đó sẽ trở thành lời khen ngợi, và đem lại vinh quang, danh dự. Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa được giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa một niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả của Đức Tin, là ơn cứu độ con người” ( 1 Pr 1, 6 – 9 ). Chúng ta biết rằng Chân Phước Mẹ Têrêsa Calcutta đã phải chịu “bóng tối” một thời gian. Trong cuốn “Hãy Là Ánh Sáng ( Come Be My Light ), Mẹ Têrêsa Calcutta đã kể chi tiết về sự đau khổ tâm linh trong nhiều lá thư Mẹ gởi cho các vị linh hướng suốt nhiều thập niên. Khi tôi muốn hướng tâm lên trời, có khoảng trống thuyết phục rằng mọi tư tưởng sắc như dao và làm đau mọi linh hồn. Thiên Chúa yêu thương tôi, nhưng thực tế của bóng tối, sự lạnh lẽo và sự trống rỗng quá lớn đến nỗi chẳng có gì chạm vào linh hồn tôi. Lúc đó, nhiều người nói sực mặc khải này về Mẹ Têrêsa như một dạng sống của Mẹ. Họ không thể hiểu thấu tư tưởng về cuộc chiến tâm linh của một con người hành động như thể luôn kết hợp với Thiên Chúa. Nhưng bóng tối và Đức Tin rất thường “đồng hành” với nhau. Một số các vị thánh lớn của Giáo hội đã từng trải nghiệm “bóng tối” trong một thời gian dài mà họ cảm thấy như Thiên Chúa không hiện hữu. Thánh Gioan Thánh Giá, Tiến sĩ Hội Thánh, một nhà thần bí người Tây Ban Nha thế kỷ XVI, tác giả nổi tiếng về “bóng tối tâm linh” với cuốn “Đêm Tối của Linh Hồn”. Nhiều vị Thánh cũng đã cho viết về kinh nghiệm của họ. Một trong các vị đó là Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng ( 1873 – 1897 ). Chị được Giáo Hội tôn phong là Tiến Sĩ Hội Thánh vì chị có “Con Đường Thơ Ấu” để nên thánh. Chị chịu đựng điều mà chị gọi là “sự cám dỗ dữ dội về vô thần” trong suốt 18 tháng cuối đời. Trong thời gian đó, Thánh Nữ xin Chúa: “Linh hồn con bị xâm chiếm bởi bóng tối dày đặc, và bởi tư tưởng về Nước Trời, lúc đó thật ngọt ngào với con, không còn gì khác ngoài sự chiến đấu và sự giày vò”. Đức Tin của bà đã trở thành bức tường cao chạm tới Nước Trời với dạng bầu trời đầy sao sáng. Bà viết: “Khi tôi ca tụng hạnh phúc Nước Trời và sở hữu Thiên Chúa đời đời, tôi cảm thấy vui vì tôi chỉ ca tụng điều TÔI MUỐN TIN”. Tôi thích những hình ảnh mà chị dùng trong cuốn “Một Tâm Hồn” ( tự truyện ) để diễn tả Đức Tin của mình. Chị thường gọi mình là “trái bóng nhỏ”, là đồ chơi mà Con Trẻ Giêsu làm rơi trên nền nhà khi ngủ: “Thật hiếm những linh hồn cho phép Ngài ngủ yên trong linh hồn họ”. Chị tự nhận: “Con là trái bóng nhỏ, Chúa muốn đá đi đâu thì đá”. Và chị lý luận: “Trẻ con chỉ cần chiếc thuyền nhỏ của nó chạy thuận lợi là được rồi. Chỉ cần hoàn toàn trông cậy vào Thiên Chúa để thuyền thuận buồm xuôi gió là thành công rồi”. Thật khó để diễn tả nỗi đau khổ bằng lời nói. Theo Thánh Nữ Hoa Hồng Nhỏ Têrêsa, người ta phải “đi qua hầm tối để hiểu được bóng tối”. Đức Tin không là một cảm giác, dù là cảm giác đạo đức 17 CÙNG NGHIỆM SINH
  • 18. hoặc nhiệt tâm, mà thường là cảm giác trốn rỗng, khô khan, giày vò, vô định, thậm chí là không có cảm giác. Đức Tin là tái định hướng bình an và hướng về tình yêu không nhìn thấy. Đức Tin phải được thử thách để xác định về sự thật và sự vững bền. Vậy mới biết Đức Tin như thế nào. Đức Tin được minh chứng qua các vị Thánh như Thánh Gioan Thánh Giá và Thánh Têrêsa Hài Đồng, bóng tối tâm linh được “duy trì” cho một số người được Thiên Chúa tuyển chọn để kết hiệp đặc biệt với Ngài. Vì vậy, tôi tin “cửa hẹp” mà Chúa Giêsu đã dề cập trong Phúc Âm. Kiên trì trong Đức Tin là điều khác biệt của các thánh đối với chúng ta. Nếu muốn nên thánh, chúng ta cũng phải kiên trì chịu đựng “bóng tối tâm linh” như vậy! Cuốn tự truyện của Thánh Nữ Têrêsa là một kho tàng, phong phú về tâm linh, sâu sắc trong thực hành mà lại đơn sơ như trẻ em. Thánh nhân cho biết: “Khi tôi không có niềm vui của Đức Tin, tôi cố gắng làm việc”. Rất dễ để bỏ cầu nguyện, thậm chí là bỏ Đức Tin, khi niềm vui Đức Tin không còn — khi lời cầu nguyện của chúng ta có vẻ vô ích và cảm thấy có vẻ như Thiên Chúa đã bỏ rơi mình. Nhưng khi gặp thử thách về Đức Tin, đó là lúc Thiên Chúa ở gần chúng ta nhất, và Ngài đang kéo chúng ta đến gần Ngài hơn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói trong lần tiếp kiến chung Tuần Thánh năm 2014: “Đêm tối thực sự trở nên tối tăm hơn trước khi bình minh, trước khi ánh sáng bắt đầu. Thiên Chúa can thiệp vào khoảng đen tối đó để cứu vớt chúng ta”. Thánh Phaolô khuyên: “Hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện. Hãy chia sẻ với những người trong dân thánh đang lâm cảnh thiếu thốn, và ân cần tiếp đãi khách đến nhà” ( Rm 12, 9 – 12 ). Hãy kiên tâm cầu nguyện. Trên hết mọi sự, Đức Tin là sự kết hiệp với Đức Kitô được chìm sâu trong lời cầu nguyện. Dù chúng ta có chịu thử thách về Đức Tin hay không, nhưng chúng ta khó tránh được sự khô khan trong khi cầu nguyện. Trong cuốn “Đối Thoại Với Đức Kitô” ( Conversation With Christ ), tác giả Peter Thomas Rorhbach viết: “Đó là cơ hội tuyệt vời để chúng ta thể hiện tình-yêu-không-ích-kỷ dành cho Đức Kitô, tình yêu đó không đòi hỏi được an ủi”. Đó không chỉ là hoa trái của đời sống cầu nguyện mà còn là Đức Tin trọn vẹn của chúng ta. Chất lượng Đức Tin là lòng trung tín. Đừng nản lòng và đừng bỏ cuộc ! TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ IgnitumToday.com CẢM NGHIỆM CỦA MỘT LINH MỤC MỸ: ĐOẠN TUYỆT QUÁ KHỨ TỘI LỖI Lm. Donald Calloway trước đây là một thanh niên hư hỏng. Nhờ vào lòng thương xót Chúa mà thanh niên ấy đã đoạn tuyệt với quá khứ tội lỗi mà trở thành một Linh Mục tốt lành của Chúa. Gần đây cha Calloway viết một tác phẩm mang tên là No Turning Back: A Witness to Mercy. Đây là một câu chuyện diễn tả lòng từ bi và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với các tạo vật của Ngài. Trước khi hoán cải, chàng thanh niên Calloway vốn là một học sinh bỏ học và bị đuổi ra khỏi một quốc gia ngoại quốc, vào trại cải huấn và bị bắt giam nhiều lần. Dưới đây là lời kể của người thanh niên có quá khứ trác táng ấy ( Người dịch ) Khi tôi là một thiếu niên, nếu có ai đó bảo tôi rằng: “Một ngày kia, anh sẽ trở thành một Linh Mục Công Giáo và là tác giả của một cuốn sách để kể về câu chuyện hoán cải của mình cho toàn thế giới nghe” thì chắc lúc ấy tôi sẽ nói: “Bạn thật là điên khùng. Tôi cần hút một điếu thuốc. Bây giờ xin hãy biến đi khỏi mặt tôi !” Thật sự ngày hôm nay, tôi cũng rất ngạc nhiên vì mình lại trở thành một Linh Mục. Những điều mà quý vị sẽ đọc là câu chuyện chính tôi được ơn hoán cải, những gì 18 CÙNG BỘC BẠCH