SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  96
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG
1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG
1.1.1. Khái niệm và vai trò đầu tư công
1.1.1.1Khái niệm đầu tư công
Theo Keynes ( 1936), đầu tư công được coi như một công cụ tài chính, giúp
chính phủ có thể điều tiết lại suy thoái kinh tế. Bởi nó có khả năng kích thích
tổng cầu và là chất xúc tác để tăng thu nhập cho công chúng và do đó nó có thể
giúp khôi phục nền kinh tế.
Trong các học thuyết của Adam Smith đưa ra, chính phủ cần đầu tư công và đặc
đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Theo Adam Smith, việc cung cấp hang hoá
công cộng của chính phủ như cầu, đường sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng
trưởng trong dài hạn. Và cũng dễ nhận thấy rằng , khu vực kinh tế tư nhân
không sẵn lòng cung cấp hàng hoá dịch vụ công. Bởi đầu tư công khác với đầu
tư tư nhân đó là vốn đầu tư thuộc về nhân dân và chủ đầu tư chỉ là người đại
diện cho nhận dân thực hiện các hoạt động đầu tư. Do vậy vấn đề lớn nhất trong
đầu tư công đó là vấn đề người chủ và người đại diện. Vì vậy, đối với khu tư,
khi họ bỏ vốn ra đầu tư thì yếu tố họ quan tâm nhất đó chính là lợi ích về mặt
kinh tế. Còn đối với khu vực công thì quan tâm đến lợi ích tổng thể, lợi ích cộng
đồng gồm ba mặt: lợi ích về kinh tế, lợi ích về mặt xã hội, lợi ích về mặt môi
trường. Nên nếu một dự án đầu tư công không mang lợi ích về mặt kinh tế
nhưng mang lại lợi ích về mặt xã hội, lợi ích về mặt môi trường cho công chúng
thì khu vực công vẫn đầu. Trái ngược, nếu không đạt lợi ích về mặt kinh tế thì
khu vực kinh tế tư nhân sẽ không tham gia. Do vậy, nếu để khu vực kinh tế tư
nhân chủ đạo tham gia cung cấp hàng hoá dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của
cộng đồng. Vì vậy, đối với một số loại hàng hoá dịch vụ công thì khu vực công
1
phải là nơi cung cấp. Bên cạnh đó, do sự thất bại của thị trường nếu không có
bàn tay chính phủ can thiệp sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế.
Nhận thấy, đầu tư công không chỉ tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
như đập, kênh tưới, lưới điện, đường bộ, cảng… mà còn bao gồm cả hình thức
đầu tư trực tiếp vào sản xuất. Cơ sở hạ tầng công cộng được coi là hình thức đầu
tư dài hạn bởi nó mang lại lợi ích dài hạn và rộng rãi cho công chúng.
Đầu tư công được coi như một chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu đã nhấn mạnh mối quan hệ tích cực giữa cơ sở hạ tầng công
cộng chất lượng cao và năng suất lao động của nền kinh tế.
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục
vụ phát triển kinh tế- xã hội. Đầu tư công sẽ mang lại hiệu quả trên các phương
diện: lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về mặt môi trường, lợi ích về mặt xã hội cho
công chúng.
Đầu tư công là là một trong những chính sách phát triển kinh tế- xã hội rất quan
trọng đối với bất cứ nhà nước nào.
Đối tượng đầu tư công là các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ
tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh. Chương trình
mục tiêu, dự án phục vụ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa
chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân
cư, các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước;
Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công theo quyết định của chính phủ
Lĩnh vực đầu tư công gồm: (i) Đầu tư chương trình, dự án hạ tầng kinh tế- xã
hội; (ii) Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; (iii) đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung
2
cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; (iv) Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện
theo hình thức đối tác công tư.
Nguồn vốn cho đầu tư công gồm
Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách gồm vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho
Bộ; ngành trung ương; vốn bổ sung các mục tiêu của ngân sách trung ương cho
địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương
Vốn đầu tư nguồn tư công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước trực tiếp
trong công chúng bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu
phát triển của đất nước.
Vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ là khoản vốn trái phiếu Chính phủ do
Bộ tài chính phát hành để thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng
trong phạm vi cả nước.
Vốn đầu tư nguồn từ trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái phiếu
có kỳ hạn tờ )1 trở lên, do địa phương phát hành để đầu tư vào một số dự án
quan trọng của địa phương.
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài, gồm: vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi
của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức lien Chính phủ hoặc
lien quốc gia.
Vốn từ nguồn thu để lại cho hoạt động đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân
sách nhà nước.
1.1.1.2.Vai trò đầu tư công
Vai trò của đầu tư công là để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ công then chốt
thong qua xây dựng trường học, bệnh viện, nhà ở công cộng, và các hạ tầng xã
hội khác. Đầu tư công cũng giúp công chúng, các doanh nghiệp nắm bắt được
cơ hội kinh tế thong qua việc cung cấp các đầu mối kết cấu hạ tầng kinh tế như
3
sân bay, bến càng và các mạng lưới viễn thong, vẫn tải, sản xuất và truyền tải
điện, nước…Như vậy thông qua đầu tư công sẽ cung cấp cả hạ tầng xã hội và hạ
tầng kinh tế tạo môi trường phát triển nền kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo,
đảm bảo an sinh xã hội, công bằng xã hội, và tăng cường tiềm lực quốc phòng,
an ninh.
Đối với các đang phát triển, các công cụ thị trường trong quản lý rủi ro và huy
động nguồn lực còn hạn chế thì đầu tư công chính là phương thức có tính lan
toả lớn để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư, phát triển. Trên
thực tế, đầu tư công có vai trò như sau:
Một là, đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh
xã hội. Thông qua việc tăng vốn đầu tư công làm tăng khối lượng vốn trong nền
kinh tế, do đó làm tăng năng suất lao động. Mặt khác, đầu tư công tạo ra những
nền tảng hạ tầng cần thiết qua đó làm tăng hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế vì
vậy khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Đồng thời do làm tăng hiệu quả
của đầu tư toàn xã hội, nên năng suất lao động tổng hợp của cả xã hội cũng tăng
thêm, nên đóng góp vào tăng trưởng. Tuy nhiên hiệu quả này không phải mặc
định mà có, nó sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của đầu tư công.
Đầu tư công không chỉ có tác động tới tăng trưởng kinh tế mà còn có tác động
tới các chỉ tiêu xã hội khác như tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo, giảm
chênh lệch giàu nghèo… Đầu tư công tạo ra việc làm cho những người tham gia
trực tiếp vào các dự án đó đồng thời mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho
những người khác, qua đó tác động làm giảm thất nghiệp trong xã hội. Những
dự án đầu tư công cung cấp các yếu tố đầu vào quan trọng cho khu vực kinh tế
như nhân như điện, nước, đường giao thông… qua đó, tư nhân cũng có thể tự
mình tìm kiếm được thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo. Các khoản đầu tư
công thường lấy từ thuế, thuế được lấy từ người giàu để hỗ trợ xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế cho những vùng không có nguồn tài chính để thực hiện, nhờ đó
giúp giảm chênh lệch giàu nghèo.
4
Hai là, đầu tư công là công cụ điều hành kinh tế quan trọng, giúp chính phủ có
thể thực hiện các chính sách chu kỳ, khi nền kinh tế suy thoái, đầu tư khu vực tư
nhân thoái lui, đầu tư công sẽ tang lên để giảm nhẹ tính chu kỳ. Khi kinh tế tăng
trưởng mạnh, đầu tư công sẽ giảm nhịp để tránh hiệu ứng lấn át đối với đầu tư
khu vực kinh tế tư nhân.
Ba là, đầu tư công làm gia tăng tổng cầu trong xã hội. Đầu tư công chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Khi nền kinh tế hoạt động
dưới tiềm năng, đầu tư công tăng lên làm tăng tổng cầu, qua đó giúp các thành
phần kinh tế khác có thị trưởng mở rộng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng.
Bốn là, đầu tư công được sử dụng như một khoản “ đầu tư mồi”, tạo cú huých
và duy trì động lực tăng trưởng. Đầu tư công định vị và củng cố nền kinh tế
trong mối quan hệ với khu vực và quốc tế, tạo niềm tin và động lực cho nguồn
đầu tư khác vào trong nước góp phần tăng trưởng kinh tế.
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG
1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG
1.2.1. Khái niệm và vai trò đầu tư công
1.1.1.1Khái niệm đầu tư công
Hầu hết các bàn luận về ảnh hưởng của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế bắt
đầu với giả định rằng đầu tư công và đầu tư tư nhân có tính bổ sung cho nhau.
Giả thiết này dựa trên cơ sở đầu tư công và đầu tư tư nhằm nhằm vào các mục
đích hoàn toàn khác nhau trong đó đầu tư công chủ yếu nhằm tạo ra hàng hoá
công cộng và đầu tư tư nhân nhằm sản xuất ra hàng hoá tư nhân. Khi đó, sự gia
tăng tích luỹ tài sản công làm tăng tổng sản lượng và cũng làm tang năng suất
lao động của các nhân tố khác. Nếu thị trường lao động có tính cạnh tranh và
5
cung lao động không co giãn, gia tăng năng suất lao động sẽ làm tiền lương
thực tế tăng.
Đầu tư công cũng có thể kích thích hay chèn lấn đầu tư khu vực kinh tế tư
nhân với giả thiết tỷ lệ tiết kiệm tư nhân có tính linh hoạt và điều chỉnh theo
những thay đổi trong tỉ suất sinh lợi của đầu tư tư nhân. Khi tích luỹ tài sản
công và tích luỹ tài sản tư nhân có tính bổ sung cho nhau, đầu tư công làm tăng
năng suất cận biên của tích luỹ tài sản tư nhân, do đó, làm tăng tỷ suất sinh lợi
của đầu tư tư nhân và kết quả là kích thích gia tăng đầu tư tư nhân của nền kinh
tế. Đây được coi là hiệu ứng kích thích đầu tư tư nhân của đầu tư công. Tuy đầu
tư công đem lại hiệu ứng kích thích cho đầu tư tư nhân nhưng đó là khi đầu tư
còn ở mức thấp và đầu tư công được quàn lý tốt. Hiệu ứng kích thích này không
phải tự xảy ra đối với mọi nền kinh tế. Nếu nền kinh tế mà đầu tư công vào
những dự án không có tính lan toả như các khoản đầu tư chủ yếu vào xây dựng
bảo tàng, tượng đài…khi nền kinh tế còn nghèo thì đối với những trường hợp
này hiệu quả đầu tư công không có ý nghĩa kích thích đầu tư tư nhân. Mặt khác,
khi quy mô vốn đầu tư công lớn sẽ tạo ra áp lực vay nợ và làm cho chi phí về sử
dụng vốn của toàn nền kinh tế tăng lên. Đối với trường hợp này đầu tư công lại
mang lại hiệu ứng chèn lấn khu vực kinh tế tư nhân.
1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư công
1.2.2.1. Hệ số ICOR ( cho đầu tư công).
Hệ số ICOR, là tỷ số đo chi phì cần để tạo ra một đồng GDP thì cần bao nhiêu
vốn đầu tư công được thể hiện tạo đẳng thức:
1/ ( ) / /
/
t t t t t t t t
t t t t t
K K Y I K Y I Y
ICOR
Y Y Y g g
δ −∆ ∆ −
= = = ≈
∆ ∆
6
Công thức tính ICOR rất đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất
khó xác định. Yếu tố ∆Y thì có trong số liệu niên giám, vấn đề là xác định được
mức tăng lên của vốn sản xuất.
Còn để tính được ∆K chúng ta phải hiểu rõ nội dung của chỉ tiêu vốn sản xuất.
Vốn sản xuất là giá trị các tư liệu vật chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất và dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm vốn cố định (công xưởng, nhà máy,
trụ sở cơ quan, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng) và vốn lưu động (có cả hàng tồn
kho) và các vốn đầu tư khác.
Vốn sản xuất được đánh giá ở góc độ hiện vật, thể hiện năng lực sản xuất, chỉ
tính phần hiện vật tức là phần tích luỹ lại chỉ tính những tài sản liên quan trực
tiếp đến sản xuất và dịch vụ.
Như vậy ∆K là phần tăng thêm trong năm bằng số vốn có đến cuối năm trừ đi
số vốn có đầu năm hay bằng phần đầu tư mới, sửa chữa, đưa thiết bị vào sản
xuất, v.v trừ đi phần giảm trong năm bao gồm khấu hao tài sản cố định, hư hỏng
v.v
Trong thực tế việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn (bởi phải
kiểm kê đánh giá lại tài sản hàng năm) hoặc xác định số tăng và giảm trong năm
rất khó đặc biệt là phần tài sản đưa vào sản xuất hoặc hư hỏng, cho nên người ta
thay ∆K bằng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển được xem đó là số vốn tăng lên
trong năm (chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trong năm có trong hệ thống số liệu
thống kê hàng năm).
Hệ số ICOR cho chúng ta một hình dung tổng quát hiệu quả của đầu tư công lên
tăng trưởng kinh tế. ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư công càng thấp và
ngược lại. Ở các nước phát triển chỉ số này thường trong khoảng 3,5= 4. Theo
Ngân hang Thế giới, đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư
có hiệu quả và nền kinh tế phát triển bền vững.
7
Ưu điểm của hệ số ICOR: (i) phản ánh được số lượng vốn đầu tư công cần thiết
để tăng một đơn vị sản lượng; (ii) dự báo được quy mô vốn đầu tư công cần
thiết để đạt được một một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai;
(iii) phản ánh được trình độ công nghệ của sản xuất và (iv) phản ánh được hiệu
quả của đầu tư.
Tuy nhiên, hệ số ICOR cũng có những nhược điểm như sau: (i) mới chỉ phản
ánh ảnh hưởng của yếu tố đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố
sản xuất khác tác động tới việc tăng thêm của GDP; (ii) đầu tư ở đây mới chỉ là
đầu tư tài sản hữu hình còn tài sản vô hình, không được tính đến nên chưa phản
ánh được trung thực ảnh hưởng của đầu tư công tới GDP; (iii) hệ số ICOR
không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư;
(iv) là một chỉ số đã được đơn giản hoá nên khó đánh giá được hiệu quả kinh tế
- xã hội; (v) ICOR không chỉ ra được hiệu quả và phi hiệu quả đầu tư là do đâu
tạo ra, không chỉ ra được ở đâu có hiệu quả và chỗ nào chưa có hiệu quả.
1.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư công (Public investment efficiency index-
PIE-X)
Chỉ số hiệu quả đầu tư công PIE-X là một cách đơn giản đo lường số
lượng được tạo ra trên tổng số vốn đầu tư công. Tuy nhiên để có thể so sánh, thì
cần phải có một bộ cơ sở dữ liệu trên thế giới đủ lớn để có thể xây dựng hiệu
quả tốt nhất được gọi là đường ranh giới hiệu quả. Cách thức thực hiện tính chỉ
số hiệu quả đầu tư công PIE-X như sau:
Thứ nhất, các nước/ nền kinh tế phải xây dựng chỉ số đầu ra của sản
phẩm đầu tư công được gọi là chỉ số hạ tầng (infrastructure index) mà mỗi nền
kinh tế có được trong một khoảng thời gian nhất định ( có thể là 1 năm). Chỉ số
này là tổng hợp của hai chỉ số khả năng tiếp cận hạ tầng hay chỉ số vật lý và
chất lượng của cơ sở hạ tầng là chỉ số dựa vào điều tra.
8
-Chỉ số vật lý kết hợp dữ liệu về khối lượng của cơ sở hạ tầng kinh tế
( như mạng lưới đường bộ, số kw điện, và tiếp cận nược sạch) và cơ sở hạ tầng
xã hội ( số giáo viên trung học và giường bệnh). Mặc dù chỉ số này cho biết cảm
nhận về sự bao phủ của mạng lưới cơ sở hạ tầng và sản lượng vật chất của đầu
tư công nhưng nhược điểm lớn nhất là nó không đánh giá đầy đủ chất lượng của
các cơ sở hạ tầng.
Cách tính chỉ số vật lý: là một chỉ số định lượng thuần túy. Chỉ số này cố
gắng nắm bắt được các loại hoạt động khác nhau của đầu tư công. Theo truyền
thống, các nghiên cứu thường liên hệ giữa đầu tư công và xây dựng cơ sở hạ
tầng. Tuy nhiên, một lượng lớn của vốn đầu tư công vào cơ sở hạ tầng lại liên
quan tới việc cung cấp các dịch vụ xã hội như sức khỏe và giáo dục. Chỉ số này
sẽ kết hợp cả các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng thuần túy (chiều dài của mạng lưới
đường bộ, tiếp cận với nguồn nước được cải thiện, và sản xuất điện) và các chỉ
tiêu liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ xã hội (số giáo viên trung học và số
giường bệnh). Tất cả các biến, ngoại trừ biến tiếp cận nguồn nước được cải
thiện, được thể hiện bằng thuật ngữ bình quân đầu người. Mỗi biến được tính
trung bình từ chuỗi thời gian ban đầu của nó kể từ năm 2000 cho đến thời điểm
quan sát cuối cùng. Sau đó, các biến được chuẩn hóa bởi vì chúng được đo bằng
thước đo khác nhau (xem công thức dưới đây). Cuối cùng, chúng được kết hợp
sử dụng trọng số tương tự để có được những chỉ số đầu ra (yi).
)
Trong đó là giá trị của biến j tại quốc gia i, và lần lượt là trung vị và
độ lệch chuẩn của biến j trong khoảng thời gian quan tâm. Phép tính có thể
mang giá trị âm nên biến sản lượng được đo lường lại (rescale) tương ứng với
9
giá trị nhỏ nhất của biến này. Chỉ số này ở Việt Nam có thể thu thập được từ các
bộ ngành, nhưng chưa có ai đứng ra thu thập các chỉ số này.
-Chỉ số dựa vào điều tra dựa vào điều tra của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
về đánh giá của chủ doanh nghiệp về chất lượng của các dihcj vụ hạ tầng quan
trọng. Với chỉ số này sẽ cung cấp thước đo về chất lượng của cơ sở hạ tầng,
nhưng nó lại bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân của chủ doanh nghiệp và khó
có thể phản ánh đầy đủ về chất lượng dịch vụ thật sự.
Cách tính chỉ số dựa vào điều tra: Chỉ số này là một chỉ tiêu dựa vào
điều tra được xây dựng dựa trên các chỉ số thành phần của trụ cột thứ 2 về chất
lượng của các hạ tầng dịch vụ quan trọng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Để
làm cho chỉ số này hoàn toàn trở thành định tính, các thành phần phụ dựa vào
các số liệu cứng đã được loại bỏ (như về số lượng ghế máy bay, điện thoại di
động và cố định).
-Chỉ số hỗn hợp kết hợp cả chỉ số vật lý và chỉ số dựa vào điều tra tạo
thành một chỉ số hỗn hợp. Với chỉ số này sẽ tổng hợp được cả sự bao phủ của
cơ sở hạ tầng công cũng như phần nào phản ảnh được chất lượng dịch vụ của
mạng lưới này.
Cách tính chỉ số hỗn hợp: đơn giản là trung bình cộng của hai chỉ số nói trên và
là một thước đo cả về độ bao phủ và chất lượng của cơ sở hạ tầng.
Các biến đầu vào chính là vốn đầu tư công. Ước lượng vốn đầu tư công được
thực hiện theo công thức sau
Trong đó với mỗi nước i, là lượng vốn đầu tư công vào đầu kì t+1, là tỷ
lệ khấu hao theo thời gian, và là tổng vốn cố định hình thành trong thời kì t,
giả định rằng đầu tư mới xảy ra vào giữa thời kì.
10
Thứ hai, các nền kinh tế cũng phải tính tổng số vốn đầu tư công đã bỏ ra
để đạt được những chỉ tiêu nói trên.
Thứ ba, phân bổ các nền kinh tế nói trên lên một hệ trục toạ độ mà trục tung là
chỉ số đầu tư công, và trục hoành là số vốn đầu tư công bỏ ra . Nối tất cả các
điểm nằm ngoài cùng theo hướng Tây-Bắc để tạo nên một đường cong như
đường cong BD trong, sao cho mọi điểm của các nền kinh tế khác đều nằm dưới
đường cong đó. Lưu ý mỗi điểm biểu thị cho một nền kinh tế, ví dụ điểm B biểu
thị một nền kinh tế có đã đầu tư K0 vốn đầu tư công và được chỉ số hạ tầng Y0).
Đường cong BD chính là đường cong ranh giới hiệu quả, các nước càng gần
đường cong này càng hiệu quả và ngược lại. Ví dụ nền kinh tế P nằm cách xa
đường cong BD biểu thị đoạn PD là phi hiệu quả sản lượng, tức là đáng lẽ với
tổng vốn K1 thì nền kinh tế P phải đạt được chỉ Y1 nhưng thực tế chỉ đạt Y0, do
đó đoạn PD =Y1-Y0 chính là phi hiệu quả về sản lượng. Tương tự đoạn PB là phi
hiệu quả về đầu vào. Tức là nếu ở mức sản lượng thực tế Y0 thì chỉ cần đầu tư
K0 vốn nếu nền kinh tế P là hiệu quả, nhưng thực tế lại cần đến K1, đoạn PB =
K1-K0 là phi hiệu quả về đầu vào.
IMF đã xây dựng dữ liệu của hơn 100 quốc gia và đã xây dựng được đường
ranh giới hiệu quả nhưng chưa tính cho Việt Nam để có thể so sánh
Hình 1: Xây dựng đường Ranh giới Hiệu quả đầu tư công
11
1.2.2.3. Chỉ tiêu năng suất lao động của đầu tư công ( Public investment
productivity- PIP)
Hiệu quả thực thi đầu tư công có thể được đo lường một cách trực tiếp
thông qua tác động của quản lý đầu tư công tới chất lượng cơ sở hạ tầng và kết
quả của tang trưởng hoặc gián tiếp thông qua các đo lường về tính hiệu quả của
các giai đoạn trung gian của quá trình đầu tư. Hai chỉ số trực tiếp và 6 chỉ số
gián tiếp sau đây sẽ được sử dụng để phân tích hiệu quả đầu tư công.
2 chỉ số đo lường trực tiếp hiệu quả thực thi đầu tư công:
1.Hiệu quả đầu tư công: được đo bằng chỉ số PIE-X ( đã được nêu ở trên) về
mức độ bao phủ và chất lượng dịch vụ của đầu tư công.
2. Năng suất đầu tư công: được đo lường bằng tỷ số giữa tỷ lệ thực tế bình quân
của tang trưởng vốn và tỷ lệ thực tế bình quân của tăng trưởng kinh tế.
12
6 chỉ số đo lường gián tiếp hiệu quả thực thi đầu tư công ở mỗi giai
đoạn đầu tư
Giai đoạn 1- Lập kế hoạch đầu tư công:
1. Chỉ số Mức độ đầu tư công: Tỷ trọng của tổng đầu tư nhà nước trong tổng chi
tiêu công
2.Chỉ số Mức độ biến động của đầu tư công: đo lường bằng độ lệch chuẩn của
tang trưởng tổng đầu tư nhà nước
Giai đoạn 2- Phân bổ đầu tư công:
3.Chỉ số Mức độ ổn định của đầu tư công theo ngành: đo lường bằng tỷ lệ bình
quân thay đổi phần trăm tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước về phân bổ đầu tư
công giữa lĩnh vực chi tiêu của nhà nước theo phân loại về chi tiêu công theo
chuẩn quốc tế của lien hợp quốc.
4.Chỉ số Hướng dẫn tăng trưởng của đầu tư công: đo bằng đầu tư trong các khu
vực kinh tế ( bao gồm cả khu vực công và khu vực kinh tế tư nhân) so với tổng
đầu tư công.
Giai đoạn 3- Thực thi đầu tư công:
5.Chỉ số Độ tin cậy của việc lập ngân sách đầu tư công: đo bằng sự khác nhau
tuyệt đối giữa tổng vốn đầu tư công kế hoạch và thực hiện
6.Chỉ số Tính chính trực của đầu tư công: Sử dụng chỉ số tham nhũng của
hướng dẫn rủi ro quốc gia quốc tế.
Bảng 1: Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công PIP
Giai đoạn Chỉ số Phương pháp đánh giá Loại hình
đánh giá
Toàn bộ quá
trình
Chỉ số PIE-X Mức độ bao phủ và dự báo về
chất lượng hạ tầng
Trực tiếp
13
Toàn bộ quá
trình
Năng suất đầu tư
công
Tỷ số giữa tỷ lệ thực tế bình
quân của tăng trưởng vốn và
tỷ lệ thực tế bình quân của
tăng trưởng kinh tế.
Trực tiếp
Giai đoạn 1-
Lập kế hoạch
đầu tư công
Mức độ đầu tư
công
Tỷ trọng của đầu tư của tổng
đầu tư nhà nước trong tổng
chi tiêu công
Gián tiếp
Mức độ biến động
của đầu tư công
Đo lường bằng độ lệch chuẩn
của tăng trưởng của tổng đầu
tư nhà nước
Gián tiếp
Giai đoạn 2-
Phân bổ đầu tư
công
Sự ổn định của
phân bổ vốn đầu
tư công cho các
lĩnh vực kinh tế
Đo lường bằng tỷ lệ bình
quân thay đổi phần trăm tuyệt
đối so với cùng kỳ năm trước
về phân bổ đầu tư công giữa
năm lĩnh vực chi tiêu của nhà
nước theo phân loại về chi
tiêu công theo chuẩn quốc tế
của Liên hợp quốc (COFOG-
Classification of the
Functions of Government)
Gián tiếp
Xu hướng tăng
trưởng đầu tư
công
Đo bằng đầu tư trong các khu
vực kinh tế so với tổng đầu tư
công
Gián tiếp
Giai đoạn 3 -
Thực thi đầu tư
công
Độ tin cậy của
việc lập ngân sách
đầu tư công
Đo bằng sự khác nhau tuyệt
đối giữa tổng vốn đầu tư công
kế hoạch và thực hiện
Gián tiếp
Tính chính trực
của đầu tư công
Sử dụng Chỉ số tham nhũng
của Hướng dẫn rủi ro quốc
gia quốc tế (International
Gián tiếp
14
Country Risk Guide – ICRG)
Nguồn: Tự tổng hợp từ các nội dung trong IMF (2015)
1.2.2.4. Hệ số sản phẩm biên của vốn đầu tư công ( Marginal productivity of
public capital- MPK)
(Hệ số này gần giống với PIP,. Nếu sử dụng chỉ tiêu này như trong bài, cần giải
thích rõ chỉ tiêu này đo lường cái gì, tính toán thế nào. Trong bản dự thảo của
luận án, ko hiểu tác giả làm sao vẽ được đồ thị số 2.7.Nếu có tham khảo thì cần
tham khảo đủ nội dung để người đọc có thể hiểu.)
1.2.2.5. Đo lường hiệu quả đầu tư công,sử dụng mô hình VECM ( mô hình
vector hiệu chỉnh sai số/dang đặc biệt của mô hình VAR tổng quát)
(Việc thử nghiệm VECM cho đo lường hiệu quả đầu tư công là rất tốt-nó mang
tính định lượng và đang được khuyến khích ở luận án tiến sĩ. Nhưng lưu ý tác
giả cần nghiên cứu kỹ cách sử dụng mô hình để thể hiện rằng mình hiểu mô
hình này.
Cần list mô hình – một phương pháp đánh giá hiệu quả ở chương I. Ở đây cần
chỉ ra dạng của mô hình, các biến độc lâp, biến phụ thuộc. Hệ các phương trình
của mô hình. Lý do sử dụng VECM. Mục đích của mô hình.
Trên cơ sở đó, chương II sẽ sử dụng để tính toán cho VN.
a. Khung lý thuyết về mô hình VECM
 Mô hình tự hồi quy vector VAR (Vector autoregression)
15
Mô hình Vectơ tự hồi quy VAR là mô hình thống kê thường được sử dụng
để đo lường sự phụ thuộc và tương quan tuyến tính giữa nhiều biến theo chuỗi
thời gian. Mô hình VAR tổng quát hóa mô hình đơn biến tự hồi quy
(Autoregression - AR) bằng cách cho phép nhiều hơn một biến liên quan. Tất cả
các biến trong một Vectơ tự hồi quy được đối xử ngang nhau theo cấu trúc, mỗi
biến sẽ có một phương trình giải thích sự phát triển của biến đó dựa trên độ trễ
của chính biến nghiên cứu và độ trễ của các biến khác trong mô hình. Mô hình
VAR không đòi hỏi nhiều kiến thức về các lực tác động đến một biến như làm
mô hình cấu trúc hay phương trình giả lập mà các kiến thức cần thiết là một
danh sách các biến số với giả thuyết là có ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, mô hình
VAR rất thích hợp trong đo lường tương quan giữa các biến vĩ mô theo số liệu
chuỗi thời gian.
Yt = C + q1Yt-1 + q2YT-2 +…+ qpYt-p + ɛt (1)
Trong đó:
p là độ trễ các biến trong mô hình
Yt , … Yt-p là véc tơ các biến trong phương trình Y
C là véc tơ các hằng số
ɛt là véc tơ các sai số
VAR là mô hình hệ phương trình tự hồi quy rất đặc thù, có đặc điểm sau:
(1) Tất cả căc biến trong mô hình đề là biến nội sinh; (2) Những phương trình
trong hệ sử dụng các biến độc lập giống nhau; (3) Biến độc lập là biến nội sinh
ở các thời kỳ trễ.
 Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction
Model)
Yêu cầu đặt ra khi hồi quy mô hình với các biến là chuỗi thời gian là các
chuỗi này phải dừng. Nếu chuỗi chưa dừng thì ta dùng kĩ thuật sai phân đến khi
16
có được chuỗi dừng. Tuy nhiên, khi hồi quy giá trị sau khi đã sai phân, ta có thể
bỏ sót những thông tin dài hạn trong mối quan hệ giữa các biến. chính vì vậy, ta
phải thêm phần dư E. Với mô hình 2 biến Y1 và Y2:
∆Y = β1 + β1∆Y2t + β3Et-1 + εt (2)
Số hạng β3Et-1 là phần mất cân bằng, mô hình trên được gọi là mô hình
hiệu chỉnh sai số ECM. Đó là mô hình ước lượng sự phụ thuộc của mức thay
đổi của Y1 vào mức thay đổi của Y2 và mức mất cân bằng ở thời kỳ trước.
Cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM), được sử dụng lần đầu tiên bởi Sargan và
sau đó được phổ biến rộng rãi bởi Engle và Granger, dùng để hiệu chỉnh sự mất
cân bằng (theo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2016). Mô hình
vectơ hiệu chỉnh sai số VECM là một dạng mở rộng của mô hình ECM, bởi mô
hình này sẽ giải quyết rất tốt khi các biến khó xác định là ngoại sinh hay nội
sinh.
Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM có dạng:
∆X = ΠXt-1 + Г∆Xt-1 + Гp-1 ∆Xt-p+1 + Ut (3)
Trong đó ∆Xt là một vector của n biến khác nhau.
Ưu điểm của việc sử dụng mô hình VECM có thể kể đến như sau: (1) Mô hình
này tiện dụng để đo lường hiệu chỉnh từ sự mất cân bằng trong giai đoạn trước, hữu
ích cho việc ngụ ý chính sách kinh tế, đặc biệt phù hợp với việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, bởi bản chất xuyên suốt của mối quan hệ
này bị tác động từ quá khứ dẫn đến hiện tại và tương lai của đầu tư công; (2) Khi xem
xét mô hình này chuỗi dữ liệu thời gian dừng và các biến đồng liên kết do đó giới hạn
được xu hướng sai số cộng dồn dẫn đến hồi qui giả mạo, làm méo mó mối quan hệ
giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế; (3) Phương pháp này dễ dàng tích hợp chuỗi
dữ liệu có sẵn từ tổng quát đến cụ thể của mô hình kinh tế lượng, đơn giản trong việc
sử dụng và khả năng tin cậy cao; (4) Lợi ích quan trọng nhất là thuật ngữ sai số mất
cân bằng là biến dừng để các biến nghiên cứu đồng liên kết, do đó mô hình VECM có
17
một ngụ ý quan trọng như sau: nếu các biến nghiên cứu đồng liên kết, chứng tỏ có một
vài tiến trình điều chỉnh để ngăn chặn những sai số trong mối quan hệ dài hạn có thể
trở nên phức tạp hơn.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG
1.3.1. Khung pháp lý đầu tư công
Mục tiêu của khung pháp lý là công cụ cung cấp danh sách kiểm tra các vấn đề
chính sách quan trọng để chính phủ tạo môi trường cho phép các loại hình đầu
tư công và tang cường lợi ích phát triển đầu tư cho toàn xã hội.
Khung pháp lý quản lý đầu tư công cần được xem xét trong phối cảnh phát triển
kinh tế của toàn xã hội. Khung pháp lý cũng giúp cho minh bạch và làm rõ vai
trò trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hoạt động đầu tư công.
Khung pháp lý của đầu tư công cần phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh
tế, xác định những mục tiêu cần được ưu tiên. Vì vậy khung pháp lý cần được
linh hoạt để giúp chính phủ đối mặt với những khó khăn khi thực hiên các mục
tiêu Quốc gia.
Ngoài sự ổn định về kinh tế vĩ mô, dự đoán về các hoạt động xã hội, khung
pháp lý cần xem xét trên nhiều khía cạnh chính sách như: chính sách nguồn
vốn đầu tư, chính sách đàu tư tư nhân, qui trình quản lý dự án, phương án lựa
chọn dự án…. Bên cạnh đó, khung pháp lý còn giúp cân bằng mục tiêu đầu tư
công với các mục tiêu khác của xã hội như phát triển nông thôn, công bằng xã
hội, giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới…
Khung pháp lý đưa ra phương thức đầu tư hợp tác công tư, đầu tư nước ngoài…
Tạo sự gắn kết để khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy liên giữa các quốc
gia và lan toả công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng.
Quan nghiên cứu, khung pháp lý đầu tư công bị ảnh hưởng bởi:
Thủ tục hành chính
18
Thủ tục hành chính đơn giản và hợp lý là một trong những yếu tố tác động đến
đầu tư công. Ở nhiều quốc gia, gánh nặng thủ tục hành chính áp lên đầu tư công
là rất đáng kể. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, nhiều quốc gia đã áp dụng
công nghệ thông tin và truyền thong để giảm bớt gánh nặng hành chính
Tác động của các qui định
Các qui định là cụ thể hoá khung pháp lý vì vậy các qui định đưa ra phải đo
lường được lợi ích, chi phí và tác động của các qui định. Các qui định phải cung
cấp cho người ra quyết định dữ liệu định lượng cụ thể và khuôn khổ để đánh giá
việc lựa chọn dự án đầu tư và các hậu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các
qui định của họ. Một sự kém hiểu biết về qui định gây ra những hậu quả có thể
làm suy yếu khung pháp lý và dẫn đến những hậu quả không lường trước được.
Các qui định cho mục đích, chính sách phải rõ rang, minh bạch và có trách
nhiệm. Các qui định rõ ràng, minh bạch sẽ giúp các chính sách quản lý hiệu
quả, cải thiện được khuôn khổ, môi trường đầu tư công.
Chất lượng của những qui định được xây dựng trong thực tế và bị chi phối bởi
mục tiêu chính sách, thể chế và hệ thống luật pháp của quốc gia. Các qui định
này cũng phải gắn với lịch sử, văn hoá và chính trị của quốc gia.
Nội dung của các qui định phải thể hiện sự mạch lạc và thống nhất của khung
pháp lý cũng như phải phù hợp với chiến lược của quốc gia. Bên cạnh đó, nội
dung của qui định phải được cập nhật và triển khai phù hợp với mục tiêu chung
của chính sách công.
Khung pháp lý phải dựa trên lợi ích của quốc gia
Khung pháp lý tốt là khung phải thể hiện được cải cách về chính sách và thể chế
trong nước, trong đó lợi ích của xã hội, lợi ích về mặt môi trường và lợi ích về
mặt kinh tế phải được đặt lên hang đầu. Không có khung pháp lý chuẩn chung
19
để áp dụng chung cho mọi quốc gia mà tuỳ từng quốc gia cụ thể, tuỳ thuộc vào
điều kiện kinh tế- xã hội mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra khung pháp lý riêng.
Khi đưa ra khung pháp lý cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản
Thực tế thì khung pháp lý chính là biểu hiện của sự can thiệp của chính phủ
vào đầu tư công.
Nếu dựa trên quan điểm của nhà đầu tư, khung pháp lý tốt nhất là phải đặt ra
các nguyên tắc hướng dẫn để thực thi hoạt động đầu tư.
Quy trình quản lý đầu tư phải được thống nhất để tất cả các quy định phải được
thực hiện nghiêm ngặt, đúng pháp luật.
1.3.2. Hiệu quả quản lý đầu tư công
Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản là một trong những trọng tâm
trong mục tiêu thúc đẩy tang trưởng kinh tế ở các quốc gia. Vì vậy, với thực tế
này cần ưu tiên cho việc quản lý đầu tư công hiệu quả và minh bạch, đặc biệt
trước thách thức về công nghệ và chính trị có thể xẩy ra và dễ bị tham nhũng
Hiệu quả quản lý đầu tư công là một trong những nhân tố tác động trực
tiếp đến đầu tư công. Thông thường khi xem xét hiệu quả đầu tư, người ta
thường xem đến các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng thực chất hiệu quả
quản lý đầu tư công phụ thuộc lớn vào các khâu từ khâu hoạch định chính sách
ban đầu, tức là khởi đầu quyết định cho sự xuất hiện của dự án đầu tư công cho
tới khâu lựa chọn, thực hiện và đánh giá, thẩm định dự án. Thông qua các khâu
này có thể biết được việc quản lý đầu tư công có tuân theo thông lệ tốt của quốc
tế hay không? Có hiệu quả hay không? Nếu không hiệu quả, khâu nào trong quá
trình quản lý cần phải cải thiện? Vì vậy hiệu quả quản lý đầu tư công không chỉ
là bước đánh giá hoạt động đầu tư có hiệu quả hay không mà còn cần chỉ rõ
nguyên nhân của hoạt động không hiệu quả đó và đưa ra những đề xuất để cải
cách hoạt động quản lý đầu tư công.
20
Việc quản lý đầu tư công không tốt dẫn tới việc các dự án luôn đòi bổ
sung vốn đầu tư do khung tài khoá không được quản lý chặt, các tiêu chí về
thẩm định và dựa chọn dự án chưa được coi trọng. Do vậy dẫn đến việc lựa
chọn nhà thầu cũng như dự án không phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của
quốc gia. Và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công.
Hiệu quả quản lý đầu tư công không tốt sẽ gây ra tỷ lệ tìm kiếm đặc lợi
và tham nhũng. Các nghiên cứu thực chứng cho thấy, tham nhũng đã làm cho
mức đầu tư công của các quốc gia tang lên và hiệu quả đầu tư thì giảm đi.
Hiệu quả quản lý đầu tư công không tốt cũng sẽ gây ra hiện tượng phân
bổ nguồn vốn cho các ngành, địa phương không công bằng. Nó sẽ là tác nhân
trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, địa phương trên phạm vi toàn
lãnh thổ quốc.
1.3.3. Mức độ minh bạch thông tin sử dụng vốn đầu tư công
Tính minh bạch thông tin trong quá trình sử dụng vốn đầu tư công: cần
được đảm bảo rằng các dự án đầu tư lớn được thực hiện theo một quy trình cạnh
tranh và minh bạch, được giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án, và được
kiểm toán độc lập.
Mua sắm đầu tư công
Mua sắm đầu tư công là một hoạt động kinh tế quan trọng của chính phủ. Nó
lien quan đến hoạt động sử dụng quỹ đầu tư công để cung cấp dịch vụ công cho
công dân để đạt được các mục tiêu của chính sách như tạo công ăn việc làm,
thay đổi môi trường sống cho công chúng…
Tuy nhiên, hoạt động mua sắm công là một lĩnh vực có rủi ro cao do bị ảnh
hưởng bởi người chủ- người đại diên, do sự kết hợp giữa khu vực công và khu
vực tư do vậy dễ gây ra tình trạng gian lận, tham nhũng và lãng phí trong mua
sắm làm ảnh hưởng đến quĩ đầu tư công. Để tang hiệu quả sử dụng quĩ đầu tư
21
công, giảm lãng phí và tham nhũng trong hoạt động mua sắm cần đưa ra qui
trình quản lý mua sắm chi tiêu công. Làm được như vậy sẽ ngăn chặn được tình
trạng sử dungj vốn đầu tư công sai mục đích bên cạnh đó giúp củng cố niềm tin
của người dân vào chính phủ.
1.3.4. Các nhân tố khác.
(Chú ý: có thể bổ sung thêm các nhân tố khác nếu thấy cần thiết và phù hợp,
Nhưng các yếu tố trên đây là rất quan trọng và phải được phân tích kỹ trên cơ sở
khai thác tốt tài liệu tham khảo vì em đã có rất nhiều tài liệu này. Trong bài viết,
phần này chưa đạt yêu cầu vì rất sơ sài. Nếu vậy sẽ ko thể có căn cứ để đưa ra
giải pháp
1.4.KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA MỘT
SỐ QUỐC GIA
1.4.1. Hệ thống quản lý đầu tư công ở quốc gia được đánh giá có quy trình
quản lý đầu tư công tốt nhất
Thẩm định dự án chính thức. Phát triển dự án được tuân theo một quy trình
thủ tục được xác định rõ ràng, với sự chấp thuận cần thiết cho các dự án để tiến
triển tới các giai đoạn cụ thể. Các dự án được đánh giá bằng cách sử dụng đầy
đủ các kỹ thuật phù hợp. Có các văn bản hướng dẫn về việc thẩm định dự án,
bảo gồm cả dự án hợp tác công tư (PPP).
Đánh giá độc lập về thẩm định. Đây là một trong những tính năng chính của tất
cả 4 nhóm quốc gia. Tại Hoa Kỳ, các dự án đường bộ từ 500 triệu USD phải
được phê duyệt ngân sách. Phụ thuộc vào độ phức tạp và quy mô của dự án, sẽ
có sự tham gia của kho bạc nhà nước. . Ở Ireland và Vương quốc anh, các dự án
cơ sở hạ tầng phải điều trần và công khai trước khi diễn ra giai đoạn thẩm định.
Ở Chile, việc thẩm định dự án và tài trợ dự án được tách rời nhau. Cụ thể việc
thẩm định dự án do bộ kế hoạch đầu tư thực hiện, còn nguồn tài trợ do bộ tài
chính đảm nhiểm. Để có thể thẩm định một cách độc lập dự án, Chile đã hình
22
thành một cơ quan thẩm định riêng biệt trong bộ kế hoạch- đầu tư. Còn ở Hàn
Quốc hình thành một viện chiến lược để nghiên cứu các dự án tiền khả thi.
Lựa chọn dự án và ngân sách. Nói chung ở nhóm quốc gia này người ta thấy
rằng chỉ những dự án được thẩm định kỹ lưỡng và được xem xét độc lập mới
được lựa chọn để tài trợ trong ngân sách.
Triển khai dự án Tập trung mạnh vào việc quản lý tổng chi phí dự án trong
suốt cuộc đời của từng dự án này. Vai trò và trách nhiệm rõ ràng được áp dụng
cho việc triển khai thực hiện; hệ thống kế toán ghi tổng chi phí dự án và chi phí
dự án cho từng năm; và thường xuyên có các báo cáo về tiến độ tài chính. Tất cả
quy trình này được giám sát chặt chẽ bởi một bộ phận chịu trách nhiệm cho cơ
quan thực hiện cấp dưới và cơ quan tài chính trung ương.
Điều chỉnh dự án Một tính năng đặc biệt là các cơ chế cụ thể được đặt ra để
kích hoạt đánh giá về biện minh tiếp tục của dự án nếu có những thay đổi về chi
phí dụ án, tiến độ hoặc lợi ích dự kiến. Ví dụ, tại Hàn Quốc, các dự án sẽ phải
thẩm định lại nếu chi phí thực tế tăng hơn 20%. Tại Chile, giá đầu thầu thấp
nhất cao hơn 10% so với giá ước tính, dự án phải chịu sự thẩm định lại
Đánh giá tổng hợp và đánh giá hoàn thành cơ bản Tất cả 4 quốc gia đã nỗ lực
đáng kể vào việc xem xét bài đăng cũ. Tuy nhiên, ở Chile và Hàn Quốc, vai trò
của giám đốc điều hành vẫn còn bị hạn chế trong việc xem xét các tài sản hoàn
thành đối với các kế hoạch dự án. Ở Ireland và Vương Quốc Anh, những nỗ lực
được thực hiện để đánh giá chọn lọc tác động của dự án đầu tư lên hiệu quả nền
kinh tế. Trong tất cả bốn quốc gia, các dự án đầu tư phải chịu sự kiểm toán của
tổ chức kiểm toán tối cao, bao gồm cả giá trị để kiểm toán tiền. Tại Ireland và
Vương quốc Anh, các đánh giá đặc biệt được đưa ra để xác định các yếu tố hệ
thống ảnh hưởng đến chi phí hoặc chất lượng dự án.
1.4.2. Hệ thống quản lý đầu tư công ở các nước được đánh giá hiệu quả
quản lý đầu tư công khá tốt.
23
Trong nhiều khía cạnh, sự thành công của các nền kinh tế mới nổi như
Trung Quốc, Việt Nam và Brazil trong xúc tác tăng trưởng cao đặt ra những câu
hỏi về cách tiếp cận của họ để quản lý đầu tư công. Sự tăng trưởng của Brazil đã
được thúc đẩy bởi xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, đã mở rộng thặng dư vốn
đầu tư của mình, nhưng do sự yếu kém trong tất cả các giai đoạn của chức năng
quản lý nên các khoản đầu tư công hiệu quả không cao.
Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã có tỷ lệ đầu tư ( công và tư) chiếm
50% sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi Việt Nam có trung bình trên 40%
GDP. Tăng trưởng cao có được thông qua tỷ lệ đầu tư cao hay hiệu quả quản lý
cũng đóng vai trò quan trọng? Hiệu quả quản lý đạt được thông qua việc cải tiến
phương thức quản lý cụ thể mà đi chệch khỏi các tính năng phải có? Hay các
nước đã đạt được một số chức năng tương đương thông qua các thoả thuận cụ
thể về mặt nội dung?
Trung Quốc và Việt Nam phải được xem xét trong bố cảnh các thay đổi
về cơ cấu, tài chính và chính sách trong những thập kỷ vừa qua đã chuyển đổi
các nền kinh tế được tập trung hoá cao thành các hệ thống hiện đang phân cấp
đáng kể trách nhiệm đầu tư công. Ở một số khu vực, chính quyền trung ương đã
giữ quyền kiểm soát nên PIM không đồng đều. Do đó, khó có thể đánh giá một
hệ thống PIM quốc gia đại diện cho mục tiêu di động và có thể không đại diện
đầy đủ cho bản chất thật sự của PIM
Do quy hoạch của cấp trung ương, cả Trung Quốc và Việt Nam tập trung
vào một trong số 8 giai đoạn, tập trung vào hướng dẫn chiến lược từ kế hoạch 5
năm và kế hoạch phát triển khu vực, thẩm định dự án chính thức và lựa chọn dự
án và ngân sách. Tuy nhiên, cũng có một số khác biệt.
Ở Trung Quốc, uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia kiểm soát việc lập
kế hoạch và phê duyệt đầu tư. Trong khi theo hệ thống lập kế hoạch vật liệu
trước đây, trọng tâm là đầu vào và đầu ra vật lý, hiện nay có nhiều sự chú ý hơn
24
đến vị trí, chi phí, nguồn vốn và lợi ích từ dự án. Tuy nhiên, mức đầu tư và tăng
trưởng cao đã khuyến khích một nền hoá “ xây dựng nó” và lợi ích kinh tế và xã
hội không được đánh giá tốt trong quy hoạch dự án. Không có đánh giá độc lập
về dự án, mà chỉ có một uỷ ban thẩm định đầu tư để đưa ra dự trù ngân sách. Bộ
tài chính tham gia vào quá trình lựa chọn dự án, mà vốn ngân sách đã phân bổ.
Tuy nhiên, không có sự giám sát của cơ quan chức năng khi thực thi dự án vì
vậy đã xảy ra tình trạng chi phí vượt quá kế hoạch ban đầu. Ví dụ như đường sắt
liên tỉnh Bắc Kinh- Thiên Tân, chi phí vượt quá so với dự toán ban đầu 75%.
Không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đánh giá và quản lý dự án sau khi đã
hoàn thành.
Trung Quốc đã nỗ lực lặp lại để hợp lý hoá và cải cách đầu tư công, bao
gồm nỗ lực làm rõ lý do đầu tư công ( trên cơ sở an ninh quốc gia, thất bại thị
trường, hoặc nhu cầu xã hội), để xác định vai trò cho chính quyền trung ương và
địa phương, các công ty thực thi dự án công và các đơn vị tài trợ nguồn cho dự
án công. Đưa ra văn bản hướng dẫn để tăng cường lựa chọn dự án và đảm bảo
đánh giá độc lập thẩm định dự án để xác định các tiêu chuẩn xây dựng. Tuy
nhiên, ở Trung Quốc hầu hết dự án công được giao cho cấp chính quyền địa
phương, ít phụ thuộc vào ngân sách trung ương nên những văn bản hướng dẫn
này chỉ áp dụng cho những dự án nhận nguồn tài trợ từ ngân sách. Mặt khác
nguyên tắc của quản lý đầu tư công đã không được tôn trọng cấp địa phương.
1.4.3. Hệ thống quản lý đầu tư công (PIM) trong các nước thành viên mới
của EU
Rõ ràng các nghiên cứu điển hình rằng thành viên EU và thành viên tiềm
năng có tác động đáng kể đến các hệ thống PIM của quốc gia. Nghiên cứu cơ sở
hạ tầng giao thông đã xác định các quốc gia thành viên mới của EU ( Ba Lan,
Cộng Hoà Slovak và Slovenia) như chia sẻ là một mô hình đặc biệt về chức
năng hệ thống PIM khác các thành viên cũ (Ireland, Tây Ban Nha, và Vương
Quốc Anh). Chức năng này bị ảnh hưởng rõ ràng bởi các tính năng cụ thể của
25
quỹ kết cấu và liên kết của EU. Ví dụ như, mỗi năm các thành viên cũ của EU
giành 2- 3% GDP để tài trợ cơ sở hạ tâng cho các vùng nghèo của thành viên
mới. Theo nghiên cứu thấy rằng, hoạt động này đã ảnh hưởng đến cơ chế PIM
của các thành viên mới và ứng viên mong muốn trở thành thành viên của EU
trong tương lai.
Hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ. EU yêu cầu tất cả các
quốc gia thành viên và các nước ứng cử viên phải có kế hoạch phát triển quốc
gia (NDP) để đủ điều kiện cho Quỹ kết cấu và liên kết tài trợ trước khi gia nhập
EU. Đối với các quốc gia thành viên ( cũng phải có NDP), trong tâm của các tài
liệu chiến lược quốc gia và ngành là tối đa hoá tỷ lệ các dự án của đất nước
được tài trợ bởi quỹ kết cấu và liên kết của EU. Các tài liệu quy hoạch bao gồm
khoảng thời gian cố định từ 7- 8 năm phù hợp với chu kỳ ngân sách của EU.
Thông thường, thiếu các chiến lược toàn quốc tổng thể thống nhất áp dụng cho
cả EU và đầu tư tài chính trong nước.
Thẩm định các dự án chính thức. Các phương pháp thẩm định do EU ban hành
được sử dụng trong các lĩnh vực mà nguồn tài trợ của EU chiếm tỷ trọng chính.
Đối với những dự án không thuộc tài trợ của EU thì việc hướng dẫn xây dựng
và thẩm định dự án vẫn còn yếu.
Đánh giá độc lập về thẩm định. Chất lượng phât tích lợi ích chi phí ở các quốc
gia thành viên mới không được xem xét độc lập trong từng quốc gia. Ở Albania
và Serbia, đang nỗ lực thực hiện đánh giá độc lập.
Lựa chọn dự án và ngân sách. Việc điều chỉnh các giai đoạn lập kế hoạch giúp
giảm sự không chắc chắn của nguồn vốn bên ngoài. Khung tài chính trung hạn
được đưa ra nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trong thực tế
việc lựa chọn các dự án đầu tư vẫn được thực hiện trong vòng ngân sách hàng
năm.
26
Triển khai dự án. Các cấu trúc giám sát và kiểm soát dự án đặc biệt được đưa
ra, và một uỷ ban giám sát cung cấp sự phói hợp với EU. Có sự hài hoà hoàn
toàn với các yếu tố liên quan trong khuôn khổ pháp lý của EU, bao gồm luật
mua sắm, quy định, hướng dẫn, kiểm toán nội bộ và báo cáo.
Điều chỉnh dự án. Không có cơ chế cụ thể nào trong nước để kích hoạt đánh
giá các dự án bởi các dự án không được theo dõi.
Đánh giá và đánh giá toàn bộ quy trình. Ở các quốc gia thành viên mới, các
đánh hậu kỳ thường không được thực hiện. Các tổ chức kiểm toán cung cấp
giám sát tài chính cơ bản của các cơ quan và dự án triển khai nhưng chưa tính
đến sự biến động của giá trị tiền tệ. Ở phía tây Balkan, tổ chức kiểm toán uy tín
của nhà nước là tổ chức duy nhất đóng vai trò kiểm tra, giám sát các dự án đầu
tư ở Albania
1.4.4. Hệ thống PIM đối với các quốc gia phụ thuộc vào viện trợ
Một số đặc điểm của PIM đối với các quốc gia trong nhóm này là: Bosina, công
hoà dân chủ Công...
Sự phụ thuộc viện trợ ảnh hưởng đến PIM trong toàn bộ chu kỳ đầu tư. Một tính
năng đặc biệt của các quốc gia phụ thuộc vào viện trợ là khả năng thẩm định dự
án yếu và phụ thuộc vào sự lựa chọn dự án của nhà tài trợ. Ví dụ ở Sierra Leone
và Uganda, qua xem xét thấy rất ít dự án được đánh giá cẩn thận. Tuy nhiên,
điểm yếu trong đánh giá dự án ít được quan tâm bởi các nhà tài trợ thường tự
đánh giá dự án. Trường hợp đầu tư công được tài trợ đầy đủ từ các nguồn tài
nguyên, hoặc hỗ trợ phần lớn trong các dự án đầu tư công thì điểm yếu lại nằm
ở khâu thẩm định dự án. Do vậy, thường xảy ra trường hợp các dự án có hiệu
quả thấp được duyệt vào ngân sách và được thực thi. Đối với các quốc gia này,
phần lớn nguồn đầu tư công được trông chờ từ viện trợ bởi nguồn ngân sách
khan hiếm. Thêm vào đó, ngân sách khi tài trợ những dự án kém hiệu quả, gây
nguy cơ rủi ro cho ngân sách là rất lớn.
27
Tuy nhiên một hệ thống PIM tốt trong một nhà nước phụ thuộc vào viện trợ đòi
hỏi chính phủ cần xem xét độc lập các dự án do nhà tài trợ thẩm định. Việc xem
xét độc lập cũng giúp chính phủ xác định sự cần thiết của mỗi dự án đối với nền
kinh tế mà ngay chính nhà tài trợ cũng không nhận thức được đầy đủ vấn đề
này.
Thứ hai, có những lo ngại chính đáng về hiệu quả tập thể của nhiều nhà tài trợ
về năng lực của một quốc gia để PIM phát triển mạnh mẽ. Khà thường xuyên,
các chính phủ không thể thiết lập một quy trình xử lý kỷ luật trong nước để xem
xét.
Hướng đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ Chủ trương chiến lược của
chính phủ như chiến lược giảm nghèo (PRSP) có xu hướng được hướng về các
nhà tài trợ chứ không phải là phụ thuộc vào chủ đầu tư. Bên tài trợ sẽ cung cấp
cơ sở để sàng lọc sơ bộ dự án và chúng thường không phụ thuộc vào cơ sở
chiến lược ngành của quốc gia. Và cơ sở để nhà tài trợ rút tiền tài trợ là giải
quyết thành công chiến lược giảm nghèo mà không quan tâm đến chiến lược
chung của cả quốc gia.
Thẩm định dự án chính thức. Bị phụ thuộc vào các nhà tài trợ. Họ sẽ là người
tiến hành thẩm định các dự án chứ không phải chính phủ. Vì vậy, các nhà tài trợ
cũng không xem xét đến quy trình thẩm định của quốc gia đó, cũng như các
chương trình hợp tác công tư để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên
vấn đề ở chỗ đối với nhà tài trợ, những người tham gia thẩm định đôi khi lại
không được đào tạo cẩn trọng vì vậy cũng dẫn đến những tiêu cực đáng kế.
Đánh giá độc lập về thẩm định. Phản ánh sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ cũng
như sự miễn cưỡng phải chấp nhận của chính phủ được nhận tài trợ.
Lựa chọn dự án và ngân sách. Ở nhiều nước ngân sách vẫn được chia thành
ngân sách tái phát triển và ngân sách phát triển. Có một đơn vị được phân công
quản lý ngân sách của các nhà tài trợ. Và đơn vị này chức năng chính là quản lý
28
ngân sách và lựa chọn chiến lược ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, việc kết nối giữa
lựa chọn dự án đầu tư của nhà tài trợ với chiến lược phát triển của quốc gia là
chưa cao. Trong thực tế, các nhà tài trợ thường có xu hướng sử dụng nhiều công
cụ để quản lý danh mục dự án chiến lược hoặc giúp thực thi thi đánh giá các đề
xuất dự án trước khi nó được xem xét để tài trợ. Thông thường, nhà tài trợ sẽ
thống nhất sàng lọc dự án lựa chọn dự án cơ bản dựa vào chiến lược giảm
nghèo ( PRSP). Cơ quan chính quyền trong trường hợp này bị mất đi tính năng
người gác cổng hiệu quả cho việc lựa chọn dự án trong nước.
Lựa chọn dự án và ngân sách. Ở nhiều nước ngân sách vẫn được chia thành
ngân sách tái phát và ngân sách phát triển. Có một đơn vị được phân công quản
lý ngân sách của các nhà tài trợ. Và đơn vị này chức năng chính là quản lý ngân
sách và lựa chọn chiến lược ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, việc kết nối giữa lựa
chọn dự án đầu tư của nhà tài trợ với chiến lược phát triển của quốc gia là chưa
cao. Trong thực tế, các nhà tài trợ thường có xu hướng sử dụng nhiều công cụ
để quản lý danh mục dự án chiến lược hoặc giúp thực thi đánh giá các đề xuất
dự án trước khi nó được xem xét để tài trợ. Thông thường, nhà tài trợ sẽ thống
nhất sàng lọc dự án lựa chọn dự án cơ bản dựa vào chiến lược giảm nghèo
( PRSP). Cơ quan chính quyền trong trường hợp này bị mất đi tính năng người
gác cổng hiệu quả cho việc lựa chọn dự án trong nước.
Triển khai dự án. Vì không thể dự đoán được kế hoạch tài trợ của nhà tài trợ
nên việc thực hiện dự án thường bị dán đoạn. Thêm vào đó, năng lực quản lý dự
án yếu kém của một số nhà tài trợ cũng làm cho việc triển khai dự án gặp khó
khăn. Vì vậy, để giảm tải điều này, các nhà tài trợ đã nhờ sự trợ giúp của đơn vị
triển khai dự án (PIU). Tuy nhiên, với cách làm này đã gây ra các hiệu ứng xấu
như sau: Thứ nhất, về quy trình tuân thủ các báo cáo kế toán cũng xảy ra vấn
đề. Thứ hai, việc thực hiện mua sắm, mặc dù có quy trình chuẩn áp dụng theo
thông lệ quốc tế, nhưng vẫn sảy ra tình trạng mua sắm chậm trễ và tham ô trong
hành vi mua sắm. Nên đã gây ra tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thành dự án
29
cũng như làm cho giá thành của dự án bị tăng lên so với dự kiến. Nhưng phần
lớn, chính phủ của các quốc gia được nhận tài trợ không nắm được việc này, và
cũng dường như bị mất đi tính năng can thiệp vào quá trình triển khai dự án.
Điều chỉnh dự án. Có sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ để giám sát quá trình
thực hiện dự án và kích hoạt việc xem dét dự án có đúng tiến độ hay không. Rất
ít quốc gia theo dõi chi phí của các dự án trong trường hợp này. Do vậy, họ
không ý thức việc cần phải xây dựng quy trình để huỷ bỏ các dự án không cần
thiết và không mang lại hiệu quả kinh tế khi chi phí leo thang.
Hoạt động cơ sở. Thường có các thủ tục bàn giao chính thức sau khi hoàn
thành các dự án được tài trợ nhưng hệ thống bàn giao tài sản thường không đầy
đủ và chính phủ các quốc gia này cũng không đủ kinh phí để cho các dự án
được đưa vào hoạt động tốt, cũng như không có kế hoạch bảo trì dự án.
Đánh giá và đánh giá hoàn thành cơ bản. Trong việc đánh giá dự án hoàn
thành thấy có sự phụ thuộc vào bản báo cáo của nhà tài trợ. Bởi vậy, rất chính
phủ đưa ra việc đánh giá hiệu quả sử dụng của dự án, cũng như lợi ích tổng thể
mà dự án mang lại khi được đưa vào vận hành và quản lý dự án khi nhà tài trợ
bàn giao. Về lâu dài, vấn đề này làm suy yếu năng lực PIM của các quốc gia
được nhận tài trợ. Mặt khác lại thấy có sự bất tương đồng trong việc nhà tài trợ
không đánh giá các tác động hiện tại và tương lai của dự án. Các nhà tài trợ thì
chỉ tập trung vào việc hoàn thành dự án về mặt vật lý và bàn giao cho chính
phủ, trong khi chính phủ phải xử lý việc vận hành và duy trì tài sản để cung cấp
cho công chúng dịch vụ công này trong nhiều năm nữa. Với chính phủ, do
nguồn ngân sách của các quốc gia này không đủ để đầu tư cho việc duy trì hoạt
động của dự án cũng như bảo trì dự án. Cũng như việc, các dự án này không có
sự đồng đều, tương tác giữa các ngành, địa phương của quốc gia nhận tài trợ vì
vậy cũng gây ra sự bất cập đáng kể trong điều hành nền kinh tế của các quốc gia
này.
30
Chính phủ, người nhận tài trợ cũng nên phân tích tổng thể danh mục dự
án đầu tư cũng như từng dự án riêng lẻ để xem có phù hợp với mục tiêu phát
triển quốc gia hay không. Và liệu sau khi dự án hoàn thành, nó có thể tạo ra
động lực phát triển cho quốc gia không hay nó sẽ tạo ra những gánh nặng nợ
trong tương lai đối với ngân sách?
Ngoải ra, một số nhà tài trợ sẵn sàng tài trợ cho các dự án phát triển
nhưng không tự thẩm định dự án. Trong những trường hợp này, các quốc gia
nhận tài trợ lại bị rơi vào tình trạng thiết khả năng phát triển dự án ngay từ khâu
đầu tiên là giai đoạn khả thi. Và điều này khiến một số quốc gia bỏ lỡ nguồn tài
trợ bổ sung. Cuối cùng, điểm yếu trong việc đánh giá dự án tạo ra những rủi ro
nghiêm trọng đối với chất lượng đầu tư trong nước. Ở các quốc gia phụ thuộc
viện trợ, các khoản đầu tư dành cho các bộ, ngành và các cơ quan nhà nước
thường thiết các đề xuất dự án cũng như thiếu khả năng xem xét chuyên sâu
đánh giá.
1.4.5. Hệ thống PIM ở các nước phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên
Ở các nước giàu dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên khai thác phải đối mặt với thách
thức cơ bản của việc chuyển tài sản tiềm năng dưới mặt đất thành tài sản sản
xuất trên mặt đất. Đầu tư công hiệu quả đại diện cho một liên kết quan trọng
trong việc thực hiện đóng góp phát triển tiềm năng của ngành công nghiệp khai
thác để tăng trưởng trên diện rộng và cải thiện phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, do
năng lực và hạn chế vê chính trị, nhiều nước trong số này luôn thiếu hụt về số
lượng và chất lượng vốn ngân sách. Do vậy, đối với những quốc gia này việc
tăng cường năng lực cho chính phủ để họ có thể xây dựng, vận hành và duy trì
cơ sở hạ tầng vật chất sẽ được ưu tiên hàng đầu.
Các chính phủ phụ thuộc vào doanh thu tài nguyên phải đối mặt với một số
thách thức như sau:
+Biến động về doanh thu và chu kỳ “ bùng nổ và phá sản”
31
+ Đầu tư công qua nhiều phương thức khác nhau. Các công ty quản lý và khai
thác tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu nhà nước được thành lập và nhiệm vụ
đầu tư hoặc sắp xếp để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngoài nguồn vốn đầu tư ngân
sách truyền thống.
+ Quỹ mô đầu tư công có liên quan đến quy mô của nền kinh tế
+ Việc mở rộng nhanh chóng và cắt giảm chi tiêu vốn thường diễn ra trong các
thiết lập phụ thuộc vào tài nguyên trong các chu kỳ bùng nổ và phá sản.
Hơn nữa, các quyết định đầu tư công không được cân nhắc cẩn trọng, nên tạo ra
những thách thức trong việc bổ sung nguồn lực từ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Một số đặc điểm và thực hành PIM là đối với các quốc gia trong nghiên cứu
phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên: Cộng hoà Dân chủ Công, Mông Cổ và
Đông Timor. Những yếu tố này cũng có tác động cụ thể đến PIM, kết quả có sự
khác biệt giữa các quốc gia.
Hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ. Các tài liệu chiến lược
của chính phủ có thể không áp dụng cho tất cả các khoản đầu tư công do vai trò
quan trọng mà các công ty tài nguyên quốc doanh tự trị đầu tư tài chính. Các tài
liệu chiến lược thường không hướng dẫn các quyết định đầu tư thực tế, thường
thực hiện một cách không minh bạch.
Thẩm định dự án chính thức. Thông thường, thiếu khả năng tiến hành đánh
giá dự án, đặc biệt khi thu nhập tài chính và chi tiêu đầu tư công tăng lên.
Đánh giá độc lập về thẩm định. Thiếu năng lực và thiếu nhu cầu từ các nhà ra
quyết định để đánh giá độc lập các dự án trước khi đưa ra quyết định.
Lựa chọn dự án và ngân sách. Ngân sách phát triển và tái phát riêng biệt là
phổ biến. Việc phối hợp đánh giá ngân sách dự án kết hợp với chính sách tài
khoá và ngân sách với tính minh bạch thấp của các dự án đầu tư. Việc sử dụng
quản lý đầu tư công là phổ biến, nhưng mối liên hệ của chính với ngân sách là
32
không cao, do vậy các dự án đầu tư công thiếu sự kết hợp với quản lý chiến
lược quốc gia và theo từng ngành.
Triển khai dự án. Năng lực thực hiện yếu kém, bao gồm cả chiến lược mua
sắm và quản lý dự án, dẫn đến việc luôn thiếu hụt ngân sách trong đầu tư công.
Ngoại trừ một số quốc gia có quỹ bình ổn doanh thu để tạo ra sự bứt phá nhưng
hành động này lại gây áp lực ngắn hạn cho ngân sách. Bởi để có nguồn vốn cho
các dự án, chính phủ các nước này phải cắt giảm chi tiêu đầu khác sang một
bên. Do vậy, nó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án khác hay mục tiêu
khác.
Điều chỉnh dự án. Không có quy trình để xem xét lựa chọn các dự án, một
phần do ảnh hưởng của người quản lý dự án và năng lực yếu của kế toán và
khâu giám sát dự án.
Hoạt động cơ sở. Có hệ thống đăng ký tài sản không đầy đủ và không đủ kinh
phí cho hoạt động và bảo trì, một phần do sự tích hợp yếu của chi phí dự án
thường xuyên trong chính sách tài khoá và ngân sách.
Đánh giá dự án. Có rất ít hoặc không có đánh giá dự án cơ bản có hệ thống
( do thiếu năng lực của các nhà ra quyết định). Mông cổ, nơi tổ chức kiểm toán
tối cao công bố các báo cáo về kiểm toán các dự án đầu tư, làm một ngoại lệ
hạn chế.
1.4.6. Hệ thống PIM ở các nước có nguy cơ chiến tranh, thiên tai cao
Hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ.
Khả năng của nhà nước để xây dựng phương hướng chiến lược thường sụp đổ,
và sự đa dạng của các nhà tài trợ, về cơ bản cấu thành một chính quyền song
song, cố gắng xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị phá huỷ trong cuộc xung đột. Các
nhà tài trợ kết hợp sử dụng các đánh giá đa nhu cầu và các quỹ tín dụng thác đa
bên. Ngoài ra còn có các hình nghèo đặc trưng điển hình do xung đột- chẳng
33
hạn như vùng nghèo khó nơi xung đột tập trung- có thể ảnh hưởng đến kế hoạch
đầu tư công. Cách tiếp cận để xây dựng chiến lược quốc gia là sự cần thiết phải
xây dựng lại sự đồng thuận xã hội bị phá vỡ bởi xung đột và thường mất nhiều
năm để phát triển chiến lược quốc gia thống nhất và có thẩm quyền... các xã hội
bị phân mảnh có thể dẫn đến trung lặp cơ sở hạ tầng, không thể nắm bắt các nền
kinh tế có quy mô và bỏ bê các liên kết truyền thông liên lạc.
Thẩm định dự án chính thức
Năng lực thẩm định dự án yếu và gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhà tài trợ.
Trong giai đoạn khắc phục hậu quả, các nhà tài trợ tập trung vào thay thế những
cơ sở hạ tầng bị phá huỷ bởi chiến tranh hoặc thảm hoạ. Theo thời gian, trọng
tâm thay đổi để xây dựng lại năng lực thẩm định trong nước.
Đánh giá độc lập về thẩm định
Không có khả năng đánh giá độc lập về thẩm định dự án
Lựa chọn dự án và ngân sách
Rất nhiều viện trợ không có ngân sách và các tác động chi phí thường xuyên
của các dự án được tài trợ được tích hợp kém vào ngân sách. Có những yêu cầu
lớn, không có kế hoạch cho các nhu cầu tăng lên đối với ngân sách hiện tại khi
tài trợ của các nhà tài trợ giảm xuống từ đỉnh. Việc lựa chọn dự án có thể được
chính trị hoá cao vì đầu tư công được sử dụng để cố gắng “ mua hoà bình”
Triển khai dự án.
Có rất nhiều PIU và năng lực mua sắm yếu liên quan đến nhu cầu tái thiết
nhưng cải cách mua sắm là phổ biến. Có giám sát yếu về thực hiện dự án.
Điều chỉnh dự án
Có sự phụ thuộc vào hệ thống tài trợ để kích hoạt đánh giá khi các dự án không
theo dõi
34
Hoạt động cơ sở
Thiếu sổ đăng ký tài sản và có thể thất bại trong việc thiết lập lại trách nhiệm
quản trị rõ ràng cho quyền sở hữu tài sản; sắp xếp bàn giao dự án không hiệu
quả; sự xuất hiện của các tài sản mới không phù hợp với mục đích; và không đủ
kinh phí hoạt động và bảo trì.
Đánh giá và đánh giá hoàn thành cơ bản
Có rất ít hoặc không có đánh giá hậu kỳ cơ bản và quốc gia thậm chí có thể
thiếu một cơ quan kiểm toán tối cao hoạt động để tiến hành kiểm tra tuân thủ cơ
bản về các dự án.
Hướng tới một chiến lược cải cách hệ thống PIM
Phần kết luận này thảo luận về các cách tiếp cận để cải cách các hệ thống PIM.
Phần đầu tiên mô tả 3 cách thức chính cho cải cách PIM. Tiếp theo là một cuộc
thảo luận chung về việc sắp xếp lại các cải cách và các cách tiếp cận cách điệu
rộng rãi khác nhau để cải cách trình tự rõ ràng từ các nghiên cứu điển hình.
Phần thức ba, sau đó thảo luận các yếu tố chính của cách PIM ở các nước
nghiên cứu điển hình.
1.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Định hướng đầu tư, xây dựng và sàng lọc bước đầu
Có thể nhận thấy rất rõ ràng, đối với các quốc gia quản lý đầu tư công hiệu quả
thì họ luôn xây dựng một chiến lược đầu tư trong dài hạn và trong ngắn hạn. Ở
bước này, cần phải dựa vào định hướng phát triển của các bộ- ngành- địa
phương để lập nên kế hoạch chọn lựa dự án. Sau đó sẽ xem xét các dự án được
lựa Ngoài ra, còn phải căn cứu vào dự toán ngân sách
Về thẩm định dự án.
Phải tuân theo 1 quy trình thủ tục rõ ràng.
35
Các dự án được đánh giá bằng cách sử dụng các kĩ thuật hiện đại
Cần có văn bản hướng dẫn về thẩm định dự án.
Đánh giá độc lập về thẩm định dự án
Có quy định rõ ràng về việc thẩm định dự án của các cấp có thẩm quyền đối với
dự án lớn.
Các dự án lớn phải được điều trần và công khai trước khi diễn ra thẩm định dự
án.
Lựa chọn dự án và ngân sách
Cần phải đưa ra để xem xét lựa chọn dự án sao cho phù hợp với tình hình kinh
tế- xã hội cũng như bố cục quy hoạch tổng thể của quốc gia
Tìm nguồn tài trợ cho dự án
Triển khai dự án
Tập trung vào việc quản lý tổng chi phí dự án trong suốt cuộc đời của từng dự
án
Ghi tổng chi phí dự án
Chi phí dự án tính cho từng năm
Cần phải được giám sát chặt chẽ
Điều chỉnh dự án
Nếu có điều chỉnh dự án về các mặt như: tiến độ, chi phí, lợi ích dự kiến đạt
được của dự án thì cần phải được thẩm định lại
Đánh giá tổng hợp và đánh giá lại sau khi hoàn thành dự án
Đánh giá dự án đã được hoàn thành
Đánh giá tác động của dự án lên hiệu quả kinh tế.
36
(Có thể tập trung xemkinh nghiệm áp dụng PIMA của IMF ở một số quốc gia
cho đơn giản.Vì đây là nọi dung có nhiều tài liệu tham khảo tốt.
Phần nghiên cứu kinh nghiệm trong bài viết quá sơ sài, có lẽ ko cần nhiều quốc
gia như vậy, chỉ cần 1-2 quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có hệ
số EG ( effiecient gap) cao)
Phần bài học rút ra phải tương thích với phần phân tích kinh nghiệm của từng
quốc gia và có giá trị áp dụng trong hệ thống giải pháp.
37
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006-2017
2.1. TỔNG QUAN ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2017
2.1.1. Quy mô, cấu trúc đầu tư công
Từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới- Việt Nam đã đạt được những thành tự to
lớn và toàn diện trên các mặt trận kinh tế- xã hội và chính thức trở thành nước có thu
nhập trung bình trên thế giới. Trong khi đó, đầu tư công ở Việt Nam có vai trò quan
trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo
động lực thúc đẩy phát triển Việt Nam
Hoạt động đầu tư công bao gồm toàn bộ quá trình từ lập, phê duyệt kế hoạch,
chương trình, dự án đầu tư công, đến triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác,
sử dụng các dự án đầu tư công, đánh giá sau đầu tư công
Vốn đầu tư công bao gồm: Vốn NSNN chi đầu tư phát triển theo quy định, vốn
huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương,
công trái quốc gia và các nguồn khác của Nhà nước.
Tuy nhiên, việc kéo dài quá lâu mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, chủ
yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, đặc biệt là hiệu quả đầu tư công còn thấp, tạo nên một
nền kinh tế luôn phải đối diện với mất cân đối vĩ mô như chênh lệch tiết kiệm- đầu tư,
thậm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách trong dài hạn, lấn át đầu tư khu vực
tư nhân.
Để hiểu rõ thực trạng đầu tư công, tác giả xem xét trên một số nội dung cụ thể
như sau:
2.1.1.1. Quy mô đầu tư công
(1) Theo đối tượng
Kể từ khi bắt đầu đổi mới- sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường- Việt
Nam đã dần dần mở rộng đầu tư công nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu
tư trong nước và đầu tư tư nhân.
38
Trong thập kỉ qua, Việt Nam đã trải qua một xu hướng mở rộng ổn định đầu tư
bao gồm cả tăng đầu tư công. Điều này có thẻ thấy được phần lớn là do mong muốn
thu hẹp khoảng cách với các nước láng giềng. Đồng thời mức đầu tư công được tăng
lên do định hướng khu vực khinh tế đầu tư công là khoản đầu tư mồi cho nền kinh tế.
Sự kết hợp việc nâng cao và duy trì mức đầu tư cao, bền vững đã góp phần cải thiện
dần các thuộc tính chất lượng đầu tư tạo dấu ấn cho tăng trưởng kinh tế.
 Về tổng vốn đầu tư xã hội
Việt Nam đang theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn
đầu tư. Do vậy, giai đoạn 2006-2017 chứng kiến tổng giá trị vốn đầu tư toàn xã hội
tăng 4,12 lần từ 404,7 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 1.668,6 nghìn tỷ đồng năm 2017,
và tốc độ tăng trưởng trung bình là 8,7%/năm. Tốc tộ tăng trưởng có xu hướng chậm
lại bắt đầu tư năm 2011. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2006-2010 là
13,2%/ năm, nhưng giai đoạn 2011-2017, con số này chỉ là 8,7%.
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Hình 2. 1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giá hiện hành phân theo thành
phần kinh tế GĐ 2006 – 2017
Cụ thể hơn, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 là 13,3%, cao
nhất là năm 2007 với 28,2%, sau đó giảm xuống (-7,3%) vào năm 2011 và tỷ lệ này
tăng lên 9,8% vào năm 2015 và ổn định dần, sau đó tăng nhẹ vào năm 2017 với
10,8%.
39
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
Hình 2. 2: Chỉ số phát triển Vốn ĐTPT toàn xã hội giá So sánh năm 2010
Bình quân giai đoạn 2006 - 2017, tỷ lệ vốn đầu tư công toàn xã hội so với GDP là
38,68%/ năm, trong đó năm 2006 tỷ lệ này cao nhất đạt 45,7% sau đó có xu hướng giảm
dần vào các năm tiếp theo; năm 2017 tỷ lệ này là 35,7%. Giai đoạn 2006-2010 chứng
kiến tỷ lệ trung bình vốn đầu tư toàn xã hội/GDP đạt 41,26%/năm cao hơn 8,7%/năm so
với mức trung bình của giai đoạn 2011-2016 (Hình 2.3 và bảng 2.1).
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
40
Hình 2. 3: Cơ cấu Vốn ĐTPT toàn xã hội giá hiện hành phân theo thành phần
kinh tế GĐ 2006 – 2017
Bảng 2. 1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá so sánh năm 2010 phân
theo thành phần kinh tế (Nghìn tỷ đồng)
Năm Tổng số Kinh tế Nhà
nước
Kinh tế
ngoài nhà
nước
Khu vực có
vốn đầu tư
nước ngoài
2006 506,5 255,8 158,8 91,8
2007 649,5 268,1 202,7 178,6
2008 696,2 259,9 194,5 241,8
2009 762,8 318,5 249,4 195,0
2010 830,3 316,3 299,5 214,5
2011 770,1 287,2 298,1 184,8
2012 812,7 325,9 309,3 177,5
2013 872,1 351,0 328,0 193,1
2014 957,6 379,7 366,1 211,8
2015 1.044,4 397,3 403,9 243,2
2016 1.147,1 430,3 446,6 270,2
2017 1.270,6 451,9 514,9 303,8
TTBQ (%/năm) 8,7 5,3 11,3 11,5
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê
 Tổng vốn đầu tư công
 Giá trị vốn đầu tư công: Tuy không tăng mạnh như giai đoạn 2006 – 2010,
nhưng từ năm 2011 đến nay, chi đầu tư công liên tục tăng. Năm 2017, chi đầu tư công
cao gấp 1,74 lần so với năm 2011 và tăng 3,21 lần so với năm 2006 (bảng 2.2). Đầu tư
công tăng trưởng bình quân đạt 5,3%/năm cả giai đoạn 2006 – 2017. Tuy nhiên, trong
đó giai đoạn 2006- 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 5,4%, còn giai đoạn 2011 -2017 lại là
7,8%/năm.
Bảng 2. 2: Vốn đầu tư công giá hiện hành giai đoạn 2011-2017 (Nghìn tỷ đồng)
Năm
Tổng
đầu tư
xã hội
Đầu tư công Đầu tư tư nhân Đầu tư nước ngoài
Vốn
Tỷ trọng
(%)
Vốn
Tỷ trọng
(%)
Vốn
Tỷ trọng
(%)
2006 404,7 185,102 45,74 154,006 38,05 65,604 16,21
2007 532,1 197,989 37,21 204,705 38,47 129,399 24,32
41
2008 616,7 209,031 33,89 217,034 35,19 190,67 30,92
2009 708,8 287,534 40,56 240,109 33,87 181,183 25,56
2010 830,3 316,285 38,09 299,487 36,07 214,506 25,84
2011 924,5 341,555 36,95 356,049 38,51 226,891 24,54
2012 1.010,1 406,514 40,24 385,027 38,12 218,573 21,64
2013 1.094,5 441,924 40,38 412,506 37,69 240,112 21,94
2014 1.220,7 486,804 39,88 468,5 38,38 265,4 21,74
2015 1.366,5 519,878 38,05 528,5 38,68 318,1 23,28
2016 1.487,6 557,633 37,48 578,902 38,91 351,103 23,60
2017 1.668,6 594,885 35,65 677,51 40,60 396,206 23,74
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
 Cơ cấu đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội:
Giai đoạn 2001- 2005, đầu tư công chiếm 54,3%/ tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Nhưng đến năm 2006 đến nay, tỷ lệ vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội
đã giảm. Đến 2010 tỷ lệ vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn 44,1%,
và còn 39,1% vào năm 2012 và 36% vào năm 2016. Đáng chú ý, tỷ lệ vốn đầu tư công
trong những năm 2008, 2009 giảm khá chậm nguyên nhân chính là do tác động của
gói kích thích tài khoá nhằm ứng phó với suy giảm kinh tế trong nước và tác động của
khủng hoảng kinh tế thế giới.
Vốn đầu tư công giai đoạn 2011-2017 chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu
tư toàn xã hội. Tỷ trọng vốn đầu tư công của Việt Nam trong tổng đầu tư toàn xã hội
giai đoạn 2011-2017 đạt mức cao nhất (40,38% năm 2013) và thấp nhất (35,65% năm
2017) (Bảng 2.2). Điểm đáng chú ý là số vốn tăng nhưng tỷ trọng chi đầu tư công
trong tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Điều
này cho thấy, tái cơ cấu đầu tư công có mục tiêu giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ
trọng đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội.
Năm 2017, đầu tư của khu vực nhà nước hiện chiếm khoảng 40,6% tổng đầu
tư toàn xã hội, 59,4% còn lại là của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân trong
nước) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chứng tỏ vai trò của khu vực kinh tế
trong nước đang ngày càng lớn và giữ vị trí quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước.
Bên cạnh đó, khu vực đầu tư nước ngoài, sau một thời kỳ mở rộng vào giữa thập niên
1990, đã thu hẹp đáng kể sau khủng hoảng Đông Á 1997 và phục hồi mạnh mẽ trở lại
sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư
công tuy có giảm trong những năm gần đây song vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn.
42
2.1.1.2. Cấu trúc đầu tư công
Trong những năm qua, cơ cấu đầu tư công theo ngành, lĩnh vực đã có sự
chuyển dịch theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại
hoá. Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội được tập trung chủ yếu vào chi cho đầu tư
xây dựng cơ bản, kế đến tích lũy tài sản cố định dùng cho sản xuất (hình 2.5).
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Hình 2. 4: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội (giá hiện hành) phân theo khoản
mục đầu tư
Cơ cấu vốn đầu tư công phân bổ cho các ngành thể hiện ở bảng 2.3, các ngành
có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công cao trong giai đoạn 2006 - 2017 như sản xuất
và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp
nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải; vận tải, kho bãi; giáo dục, đào tạo; y tế và
hoạt động trợ giúp xã hội... Một số ngành có tốc độ tăng vốn đầu tư thấp như nông
nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo.
Giai đoạn 2006 – 2010: chi đầu tư công tập trung chủ yếu vào các ngành
Công nghiệp chế biến- chế tạo; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều
hòa không khí; khai khoáng; cơ sở hạ tầng cho vận tải, kho bãi
43
Chi đầu tư công trong thời kỳ 2011-2017 thì được tập trung cho phát triển kết
cấu hạ tầng kỹ thuật, y tế và giáo dục. Năm 2016, chi đầu tư cho các lĩnh vực này
chiếm khoảng 53,6% tổng chi đầu tư công, trong đó, chi đầu tư cho lĩnh vực vận tải,
kho bãi 21,3%, lĩnh vực điện, nước 14,4%. Mặc dù, có tốc độ tăng trưởng vốn cao
nhưng chi đầu tư công cho hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ, y tế (đầu tư
vào các lĩnh vực này bảo đảm tính bền vững của tăng trưởng) đang có xu hướng giảm
dần. Đây là xu hướng không tích cực trong chuyển dịch chi tiêu công trong các ngành.
Đáng chú ý, chi đầu tư công cho một số ngành như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
kinh doanh bất động sản trong thời kỳ này có tốc độ tăng khá cao. Các hoạt động đầu
tư này chủ yếu là đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sự mất cân đối và
kém hiệu quả đã gây ra bất ổn cho nền kinh tế
Bảng 2. 3: Vốn ĐTPT toàn xã hội giá hiện hành phân theo ngành kinh tế (%)
Cơ cấu 2006 2010 2012 2014 2016 2017
Tổng số 100 100 100 100 100 100
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 6,9 6,4 6,3 6,0 5,8 5,0
Khai khoáng 7,5 7,1 8,4 7,3 6,2 5,3
CNCB chế tạo 19,4 19,7 16,9 20,1 24,0 26,4
SX điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và ĐHKK
9,6 9,3 9,5 8,2 6,0 6,3
Cấp nước; xử lý rác thải, nước thải 2,6 2,6 2,6 2,5 2,0 1,9
Xây dựng 3,6 3,7 3,7 4,8 5,5 7,8
Bán buôn; sửa chữa phương tiện
giao thông
4,8 4,3 4,4 5,4 7,4 6,1
Vận tải, kho bãi 12,4 13,1 12,0 11,3 10,7 13,5
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,0 2,0 2,1 2,3 2,6 1,8
Thông tin và truyền thông 3,6 3,6 3,6 3,4 2,9 2,0
Hoạt động tài chính, ngân hàng và
bảo hiểm
0,9 1,2 1,4 2,0 2,3 1,5
Hoạt động kinh doanh bất động sản 2,8 4,4 4,7 5,0 7,0 4,7
Hoạt động chuyên môn, KHCN 0,9 1,0 1,1 1,2 1,7 2,0
Hoạt động hành chính và DV hỗ
trợ
3,4 3,4 3,4 3,1 1,9 1,1
Hoạt động của ĐCS, tổ chức
CTXH; QLNN, ANQP
2,9 2,7 3,0 3,1 2,9 3,8
Giáo dục và đào tạo 3,0 2,9 2,9 3,0 2,5 3,4
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,5 1,4 1,5 1,7 2,2 2,2
44
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,2 1,2 1,5 1,6 1,5 1,2
Hoạt động khác 10,7 9,9 11,0 8,1 4,8 4,0
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Bảng 2. 4: Vốn ĐTPT toàn xã hội giá hiện hành phân theo ngành kinh tế (Tỷ đồng)
Năm 2006 2010 2016 2017
Tổng số 404.712
830.27
8
1.487.63
8 1.668.601
Nông-Lâm-Ngư nghiệp 28.060 51.062 87.473 100.116
Khai khoáng 30.166 62.520 50.580 52.561
CNCB chế tạo 78.672
161.90
4 423.382 465.540
SX điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và ĐHKK 38.880 70.491 94.465 110.128
Cấp nước; xử lý rác thải, nước
thải 10.533 21.504 26.182 30.869
Xây dựng 14.750 37.362 90.448 103.453
Bán buôn; sửa chữa phương
tiện giao thông 19.527 40.684 99.969 114.299
Vận tải, kho bãi 50.283 95.814 157.392 171.032
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 8.054 17.436 33.769 41.214
Thông tin và truyền thông 14.691 30.305 18.595 20.023
Hoạt động tài chính, ngân hàng
và bảo hiểm 3.705 15.692 20.083 21.692
Hoạt động kinh doanh bất động
sản 11.526 39.023 92.977 106.790
Hoạt động chuyên môn, KHCN 3.743 9.299 25.290 26.698
Hoạt động hành chính và DV
hỗ trợ 13.594 27.897 10.711 13.349
Hoạt động của ĐCS, tổ chức
CTXH; QLNN, ANQP 11.904 25.157 48.051 52.227
Giáo dục và đào tạo 12.333 23.580 50.580 55.064
Y tế và hoạt động trợ giúp xã
hội 6.175 12.039 34.216 40.046
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 4.832 12.537 21.125 26.364
Hoạt động khác 43.283 75.972 102.350 117.136
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
45
-
5,00
10,00
15,00
20,00
25,00
30,00
Nông
nghiệp,
lâm
nghiệp
và thủy
sản
Khai
khoáng
Công
nghiệp
chế
biến,
chế tạo
SX và
phân
phối
điện,
khí đốt,
nước
nóng,
hơi
nước
và điều
hoà KK
Cung
cấp
nước;
hoạt
động
quản lý
và xử
lý rác
thải,
nước
thải
Xây
dựng
Bán
buôn và
bán lẻ;
sửa
chữa ô
tô, mô
tô, xe
máy và
xe có
động
cơ khác
Vận tải,
kho bãi
Dịch vụ
lưu trú
và ăn
uống
Thông
tin và
truyền
thông
Hoạt
động
tài
chính,
ngân
hàng và
bảo
hiểm
Hoạt
động
kinh
doanh
bất
động
sản
Hoạt
động
chuyên
môn,
khoa
học và
công
nghệ
Hoạt
động
hành
chính
và dịch
vụ hỗ
trợ
Hoạt
động
của
ĐCS,
tổ chức
CTXH;
QLNN,
ANQP;
đảm
bảo xã
hội bắt
buộc
Giáo
dục và
đào tạo
Y tế và
hoạt
động
trợ giúp
xã hội
Nghệ
thuật,
vui
chơi và
giải trí
Hoạt
động
khác
%
2006 2017
Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Hình 2. 5: Cơ cấu Vốn đầu tư PTXH giá hiện hành theo ngành năm 2006 &
2017
Theo đánh giá của WB & VNG, 2017 về chi tiêu công của Việt Nam trong
các tiểu ngành vẫn chưa thực sự gắn với hiệu quả kinh tế. Điển hình đó là ngành giao
thông vận tải và ngành nông nghiệp, cụ thể là:
− Trong ngành giao thông vận tải: giao thông đ ng b chi m kho ng 89% t ng chiườ ộ ế ả ổ
tiêu công c a ngành. M c dù đ ng b chi m đ n trên 90% v n t i hành khách và 70% v n t iủ ặ ườ ộ ế ế ậ ả ậ ả
hàng hóa, nh ng đó cũng là hình th c v n t i hàng hóa t n kém nh t. Cho dù đã đ c đ u tư ứ ậ ả ố ấ ượ ầ ư
nhi u, chiề phí giao thông đ ng b v n m c cao so v i khu v c, m t đ đ ng cao t c v nườ ộ ẫ ở ứ ớ ự ậ ộ ườ ố ẫ ở
m c th p nh t trong khu v c. Trong khi đó, lĩnh v c đ ng bi n và đ ng th y n i đ a là nh ngứ ấ ấ ự ự ườ ể ườ ủ ộ ị ữ
lĩnh v c mà Vi t Nam có nhi u l i th , có chi phí v n t i hàng hóa th p và t l ngân sách trênự ệ ề ợ ế ậ ả ấ ỷ ệ
l u l ng hi u qu nh t, song còn ch a đ c quan tâm.ư ượ ệ ả ấ ư ượ
− Trong ngành nông nghiệp: chính sách chú tr ng đ n đ u t phát tri n các công trìnhọ ế ầ ư ể
th y l i l n cho các di n tích ch y u đ tr ng lúa đã đ m b o m c tiêu an ninh l ng th củ ợ ớ ệ ủ ế ể ồ ả ả ụ ươ ự
nh ng l i t o ra ít giá tr gia tăng. C c u phân b ngu n l c công gi a các vùng mi n còn m t sư ạ ạ ị ơ ấ ổ ồ ự ữ ề ộ ố
h n ch . Hi n nay khu v c đ ng b ng sông H ng có t l chi tiêu công cho nông nghi p cao nh tạ ế ệ ự ồ ằ ồ ỷ ệ ệ ấ
song l i t o ra giá tr gia tăng t ng quan m c th p nh t. Trong khi đó, đ ng b ng sông C uạ ạ ị ươ ở ứ ấ ấ ồ ằ ử
Long, mi n Đông Nam B , Tây Nguyên t o ra giá tr gia tăng h n 4 l n thì l i đ c đ u t ít h nề ộ ạ ị ơ ầ ạ ượ ầ ư ơ
46
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017

Contenu connexe

Tendances

Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiLe Honghoa
 
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựBÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
đIều tiết thị trường vàng Việt Nam
đIều tiết thị trường vàng Việt NamđIều tiết thị trường vàng Việt Nam
đIều tiết thị trường vàng Việt NamThỏ Chunnie Yo Yo
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bee Bee
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngHiếu Minh
 
Công ty tài chính
Công ty tài chínhCông ty tài chính
Công ty tài chínhKhải Đoàn
 
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfBài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfNguyễn Minh
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...vietlod.com
 
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởÁnh Phượng Lê
 
Bài thuyết-trình-môn-kinh-doanh-bđs
Bài thuyết-trình-môn-kinh-doanh-bđsBài thuyết-trình-môn-kinh-doanh-bđs
Bài thuyết-trình-môn-kinh-doanh-bđsTes Ppi
 
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũngTài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũngduonghoangvu1
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thu-Phuong DO
 
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sáchchuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sáchbaconga
 
Bill of lâding
Bill of lâdingBill of lâding
Bill of lâdingViettintin
 

Tendances (20)

Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoạiTính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Tính tất yếu khách quan và lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
 
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sựBÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
BÀI MẪU Tiểu luận luật: Vấn đề Đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự
 
đIều tiết thị trường vàng Việt Nam
đIều tiết thị trường vàng Việt NamđIều tiết thị trường vàng Việt Nam
đIều tiết thị trường vàng Việt Nam
 
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAYBài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
Bài mẫu Tiểu luận quản lý nhà nước về y tế, HAY
 
Bài tập thương mại
Bài tập thương mại Bài tập thương mại
Bài tập thương mại
 
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cươngLí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
Lí thuyết tài chính tiền tệ đề cương
 
Công ty tài chính
Công ty tài chínhCông ty tài chính
Công ty tài chính
 
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mạiLuận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
Luận văn: Hạn chế cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại
 
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdfBài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
Bài 1 Tổng quan thị trường chứng khoán.pdf
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN ...
 
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAYLuận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
Luận án: Phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam, HAY
 
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mởTiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
Tiểu luận ttqt-Nghiệp vụ thị trường mở
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại ngân hàng, HAY! 9ĐIỂM!
 
Bài thuyết-trình-môn-kinh-doanh-bđs
Bài thuyết-trình-môn-kinh-doanh-bđsBài thuyết-trình-môn-kinh-doanh-bđs
Bài thuyết-trình-môn-kinh-doanh-bđs
 
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũngTài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
Tài liệu bồi dưỡng về phòng, chống tham nhũng
 
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt namMột số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
Một số giải pháp chống đô la hóa nền kinh tế ở việt nam
 
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOTĐề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
Đề tài: Hợp đồng mua bán nợ của các Ngân hàng Thương mại, HOT
 
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
Thực trạng Đô la hóa Việt Nam
 
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sáchchuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
chuong 4 Tỷ giá và can thiệp chính sách
 
Bill of lâding
Bill of lâdingBill of lâding
Bill of lâding
 

Similaire à ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017

23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdfNgNgnH8
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamLuanvan84
 
Giao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anGiao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anHang Pham
 
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải phápHoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải phápluanvantrust
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưCleverCFO Education
 
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...sividocz
 
VỀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...
VỀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...VỀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...
VỀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...Cat Van Khoi
 

Similaire à ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017 (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ng...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ng...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ng...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Bằng Ng...
 
DA133.doc
DA133.docDA133.doc
DA133.doc
 
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
23_Phan cap quan ly kinh te va FDI_Nguyen Mai.pdf
 
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docxCơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn v...
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn v...Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn v...
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đấu thầu trong đầu tư xây dựng bằng nguồn v...
 
DA138.Doc
DA138.DocDA138.Doc
DA138.Doc
 
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
Báo Cáo Thực Tập Thực Trạng Đầu Tư Phát Triển Và Tình Hình Quán Triệt Các...
 
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt NamlHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
lHoàn thiện quản lý vốn đầu tư Xây dựng cơ bản của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh TếLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Đầu Tư Công Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
 
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và công tác lập dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và công tác lập dự án đầu tư.docxCơ sở lý luận về dự án đầu tư và công tác lập dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư và công tác lập dự án đầu tư.docx
 
Giao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du anGiao trinh tai tro du an
Giao trinh tai tro du an
 
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải phápHoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
Hoạt động kế toán đầu tư xây dựng cơ bản tại Hải Dương – thực trạng và giải pháp
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực t...
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực t...Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực t...
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực t...
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
Luận Văn Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Nhơn ...
 
VỀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...
VỀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...VỀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...
VỀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN VỐN VÀ HỢP TÁC CÔNG – TƯ ĐỂ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN...
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đầu tư côn...
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đầu tư côn...Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đầu tư côn...
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đầu tư côn...
 
Cơ sở lý luận về đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI.docx
Cơ sở lý luận về đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI.docxCơ sở lý luận về đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI.docx
Cơ sở lý luận về đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI.docx
 

Plus de Cậu Ba

Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Cậu Ba
 
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...Cậu Ba
 
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnBài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnCậu Ba
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...Cậu Ba
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩCậu Ba
 
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)Cậu Ba
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftCậu Ba
 
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Cậu Ba
 
Mẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiMẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiCậu Ba
 

Plus de Cậu Ba (9)

Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
 
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa  hiện đại hóa n...
Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa n...
 
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bảnBài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
Bài học kinh nghiệm đầu tư công úc, Singapore, Nhật bản
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualift
 
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
 
Mẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiMẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mối
 

Dernier

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 

Dernier (20)

SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 

ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017

  • 1. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG 1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG 1.1.1. Khái niệm và vai trò đầu tư công 1.1.1.1Khái niệm đầu tư công Theo Keynes ( 1936), đầu tư công được coi như một công cụ tài chính, giúp chính phủ có thể điều tiết lại suy thoái kinh tế. Bởi nó có khả năng kích thích tổng cầu và là chất xúc tác để tăng thu nhập cho công chúng và do đó nó có thể giúp khôi phục nền kinh tế. Trong các học thuyết của Adam Smith đưa ra, chính phủ cần đầu tư công và đặc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Theo Adam Smith, việc cung cấp hang hoá công cộng của chính phủ như cầu, đường sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn. Và cũng dễ nhận thấy rằng , khu vực kinh tế tư nhân không sẵn lòng cung cấp hàng hoá dịch vụ công. Bởi đầu tư công khác với đầu tư tư nhân đó là vốn đầu tư thuộc về nhân dân và chủ đầu tư chỉ là người đại diện cho nhận dân thực hiện các hoạt động đầu tư. Do vậy vấn đề lớn nhất trong đầu tư công đó là vấn đề người chủ và người đại diện. Vì vậy, đối với khu tư, khi họ bỏ vốn ra đầu tư thì yếu tố họ quan tâm nhất đó chính là lợi ích về mặt kinh tế. Còn đối với khu vực công thì quan tâm đến lợi ích tổng thể, lợi ích cộng đồng gồm ba mặt: lợi ích về kinh tế, lợi ích về mặt xã hội, lợi ích về mặt môi trường. Nên nếu một dự án đầu tư công không mang lợi ích về mặt kinh tế nhưng mang lại lợi ích về mặt xã hội, lợi ích về mặt môi trường cho công chúng thì khu vực công vẫn đầu. Trái ngược, nếu không đạt lợi ích về mặt kinh tế thì khu vực kinh tế tư nhân sẽ không tham gia. Do vậy, nếu để khu vực kinh tế tư nhân chủ đạo tham gia cung cấp hàng hoá dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng. Vì vậy, đối với một số loại hàng hoá dịch vụ công thì khu vực công 1
  • 2. phải là nơi cung cấp. Bên cạnh đó, do sự thất bại của thị trường nếu không có bàn tay chính phủ can thiệp sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế. Nhận thấy, đầu tư công không chỉ tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đập, kênh tưới, lưới điện, đường bộ, cảng… mà còn bao gồm cả hình thức đầu tư trực tiếp vào sản xuất. Cơ sở hạ tầng công cộng được coi là hình thức đầu tư dài hạn bởi nó mang lại lợi ích dài hạn và rộng rãi cho công chúng. Đầu tư công được coi như một chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu đã nhấn mạnh mối quan hệ tích cực giữa cơ sở hạ tầng công cộng chất lượng cao và năng suất lao động của nền kinh tế. Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Đầu tư công sẽ mang lại hiệu quả trên các phương diện: lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về mặt môi trường, lợi ích về mặt xã hội cho công chúng. Đầu tư công là là một trong những chính sách phát triển kinh tế- xã hội rất quan trọng đối với bất cứ nhà nước nào. Đối tượng đầu tư công là các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh. Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp; Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước; Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công theo quyết định của chính phủ Lĩnh vực đầu tư công gồm: (i) Đầu tư chương trình, dự án hạ tầng kinh tế- xã hội; (ii) Đầu tư phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội; (iii) đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung 2
  • 3. cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; (iv) Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Nguồn vốn cho đầu tư công gồm Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách gồm vốn đầu tư của ngân sách trung ương cho Bộ; ngành trung ương; vốn bổ sung các mục tiêu của ngân sách trung ương cho địa phương; vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương Vốn đầu tư nguồn tư công trái quốc gia là khoản vốn do Nhà nước trực tiếp trong công chúng bằng một chứng chỉ có kỳ hạn để đầu tư cho các mục tiêu phát triển của đất nước. Vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ là khoản vốn trái phiếu Chính phủ do Bộ tài chính phát hành để thực hiện một số chương trình, dự án quan trọng trong phạm vi cả nước. Vốn đầu tư nguồn từ trái phiếu chính quyền địa phương là khoản vốn trái phiếu có kỳ hạn tờ )1 trở lên, do địa phương phát hành để đầu tư vào một số dự án quan trọng của địa phương. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, gồm: vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, các tổ chức lien Chính phủ hoặc lien quốc gia. Vốn từ nguồn thu để lại cho hoạt động đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước. 1.1.1.2.Vai trò đầu tư công Vai trò của đầu tư công là để hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ công then chốt thong qua xây dựng trường học, bệnh viện, nhà ở công cộng, và các hạ tầng xã hội khác. Đầu tư công cũng giúp công chúng, các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội kinh tế thong qua việc cung cấp các đầu mối kết cấu hạ tầng kinh tế như 3
  • 4. sân bay, bến càng và các mạng lưới viễn thong, vẫn tải, sản xuất và truyền tải điện, nước…Như vậy thông qua đầu tư công sẽ cung cấp cả hạ tầng xã hội và hạ tầng kinh tế tạo môi trường phát triển nền kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, công bằng xã hội, và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh. Đối với các đang phát triển, các công cụ thị trường trong quản lý rủi ro và huy động nguồn lực còn hạn chế thì đầu tư công chính là phương thức có tính lan toả lớn để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư, phát triển. Trên thực tế, đầu tư công có vai trò như sau: Một là, đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Thông qua việc tăng vốn đầu tư công làm tăng khối lượng vốn trong nền kinh tế, do đó làm tăng năng suất lao động. Mặt khác, đầu tư công tạo ra những nền tảng hạ tầng cần thiết qua đó làm tăng hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế vì vậy khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Đồng thời do làm tăng hiệu quả của đầu tư toàn xã hội, nên năng suất lao động tổng hợp của cả xã hội cũng tăng thêm, nên đóng góp vào tăng trưởng. Tuy nhiên hiệu quả này không phải mặc định mà có, nó sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của đầu tư công. Đầu tư công không chỉ có tác động tới tăng trưởng kinh tế mà còn có tác động tới các chỉ tiêu xã hội khác như tạo công ăn việc làm, xoá đói, giảm nghèo, giảm chênh lệch giàu nghèo… Đầu tư công tạo ra việc làm cho những người tham gia trực tiếp vào các dự án đó đồng thời mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho những người khác, qua đó tác động làm giảm thất nghiệp trong xã hội. Những dự án đầu tư công cung cấp các yếu tố đầu vào quan trọng cho khu vực kinh tế như nhân như điện, nước, đường giao thông… qua đó, tư nhân cũng có thể tự mình tìm kiếm được thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo. Các khoản đầu tư công thường lấy từ thuế, thuế được lấy từ người giàu để hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế cho những vùng không có nguồn tài chính để thực hiện, nhờ đó giúp giảm chênh lệch giàu nghèo. 4
  • 5. Hai là, đầu tư công là công cụ điều hành kinh tế quan trọng, giúp chính phủ có thể thực hiện các chính sách chu kỳ, khi nền kinh tế suy thoái, đầu tư khu vực tư nhân thoái lui, đầu tư công sẽ tang lên để giảm nhẹ tính chu kỳ. Khi kinh tế tăng trưởng mạnh, đầu tư công sẽ giảm nhịp để tránh hiệu ứng lấn át đối với đầu tư khu vực kinh tế tư nhân. Ba là, đầu tư công làm gia tăng tổng cầu trong xã hội. Đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Khi nền kinh tế hoạt động dưới tiềm năng, đầu tư công tăng lên làm tăng tổng cầu, qua đó giúp các thành phần kinh tế khác có thị trưởng mở rộng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng. Bốn là, đầu tư công được sử dụng như một khoản “ đầu tư mồi”, tạo cú huých và duy trì động lực tăng trưởng. Đầu tư công định vị và củng cố nền kinh tế trong mối quan hệ với khu vực và quốc tế, tạo niềm tin và động lực cho nguồn đầu tư khác vào trong nước góp phần tăng trưởng kinh tế. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG 1.2.1. Khái niệm và vai trò đầu tư công 1.1.1.1Khái niệm đầu tư công Hầu hết các bàn luận về ảnh hưởng của đầu tư công tới tăng trưởng kinh tế bắt đầu với giả định rằng đầu tư công và đầu tư tư nhân có tính bổ sung cho nhau. Giả thiết này dựa trên cơ sở đầu tư công và đầu tư tư nhằm nhằm vào các mục đích hoàn toàn khác nhau trong đó đầu tư công chủ yếu nhằm tạo ra hàng hoá công cộng và đầu tư tư nhân nhằm sản xuất ra hàng hoá tư nhân. Khi đó, sự gia tăng tích luỹ tài sản công làm tăng tổng sản lượng và cũng làm tang năng suất lao động của các nhân tố khác. Nếu thị trường lao động có tính cạnh tranh và 5
  • 6. cung lao động không co giãn, gia tăng năng suất lao động sẽ làm tiền lương thực tế tăng. Đầu tư công cũng có thể kích thích hay chèn lấn đầu tư khu vực kinh tế tư nhân với giả thiết tỷ lệ tiết kiệm tư nhân có tính linh hoạt và điều chỉnh theo những thay đổi trong tỉ suất sinh lợi của đầu tư tư nhân. Khi tích luỹ tài sản công và tích luỹ tài sản tư nhân có tính bổ sung cho nhau, đầu tư công làm tăng năng suất cận biên của tích luỹ tài sản tư nhân, do đó, làm tăng tỷ suất sinh lợi của đầu tư tư nhân và kết quả là kích thích gia tăng đầu tư tư nhân của nền kinh tế. Đây được coi là hiệu ứng kích thích đầu tư tư nhân của đầu tư công. Tuy đầu tư công đem lại hiệu ứng kích thích cho đầu tư tư nhân nhưng đó là khi đầu tư còn ở mức thấp và đầu tư công được quàn lý tốt. Hiệu ứng kích thích này không phải tự xảy ra đối với mọi nền kinh tế. Nếu nền kinh tế mà đầu tư công vào những dự án không có tính lan toả như các khoản đầu tư chủ yếu vào xây dựng bảo tàng, tượng đài…khi nền kinh tế còn nghèo thì đối với những trường hợp này hiệu quả đầu tư công không có ý nghĩa kích thích đầu tư tư nhân. Mặt khác, khi quy mô vốn đầu tư công lớn sẽ tạo ra áp lực vay nợ và làm cho chi phí về sử dụng vốn của toàn nền kinh tế tăng lên. Đối với trường hợp này đầu tư công lại mang lại hiệu ứng chèn lấn khu vực kinh tế tư nhân. 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư công 1.2.2.1. Hệ số ICOR ( cho đầu tư công). Hệ số ICOR, là tỷ số đo chi phì cần để tạo ra một đồng GDP thì cần bao nhiêu vốn đầu tư công được thể hiện tạo đẳng thức: 1/ ( ) / / / t t t t t t t t t t t t t K K Y I K Y I Y ICOR Y Y Y g g δ −∆ ∆ − = = = ≈ ∆ ∆ 6
  • 7. Công thức tính ICOR rất đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất khó xác định. Yếu tố ∆Y thì có trong số liệu niên giám, vấn đề là xác định được mức tăng lên của vốn sản xuất. Còn để tính được ∆K chúng ta phải hiểu rõ nội dung của chỉ tiêu vốn sản xuất. Vốn sản xuất là giá trị các tư liệu vật chất tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế, bao gồm vốn cố định (công xưởng, nhà máy, trụ sở cơ quan, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng) và vốn lưu động (có cả hàng tồn kho) và các vốn đầu tư khác. Vốn sản xuất được đánh giá ở góc độ hiện vật, thể hiện năng lực sản xuất, chỉ tính phần hiện vật tức là phần tích luỹ lại chỉ tính những tài sản liên quan trực tiếp đến sản xuất và dịch vụ. Như vậy ∆K là phần tăng thêm trong năm bằng số vốn có đến cuối năm trừ đi số vốn có đầu năm hay bằng phần đầu tư mới, sửa chữa, đưa thiết bị vào sản xuất, v.v trừ đi phần giảm trong năm bao gồm khấu hao tài sản cố định, hư hỏng v.v Trong thực tế việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn (bởi phải kiểm kê đánh giá lại tài sản hàng năm) hoặc xác định số tăng và giảm trong năm rất khó đặc biệt là phần tài sản đưa vào sản xuất hoặc hư hỏng, cho nên người ta thay ∆K bằng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển được xem đó là số vốn tăng lên trong năm (chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trong năm có trong hệ thống số liệu thống kê hàng năm). Hệ số ICOR cho chúng ta một hình dung tổng quát hiệu quả của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế. ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư công càng thấp và ngược lại. Ở các nước phát triển chỉ số này thường trong khoảng 3,5= 4. Theo Ngân hang Thế giới, đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển bền vững. 7
  • 8. Ưu điểm của hệ số ICOR: (i) phản ánh được số lượng vốn đầu tư công cần thiết để tăng một đơn vị sản lượng; (ii) dự báo được quy mô vốn đầu tư công cần thiết để đạt được một một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai; (iii) phản ánh được trình độ công nghệ của sản xuất và (iv) phản ánh được hiệu quả của đầu tư. Tuy nhiên, hệ số ICOR cũng có những nhược điểm như sau: (i) mới chỉ phản ánh ảnh hưởng của yếu tố đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác tác động tới việc tăng thêm của GDP; (ii) đầu tư ở đây mới chỉ là đầu tư tài sản hữu hình còn tài sản vô hình, không được tính đến nên chưa phản ánh được trung thực ảnh hưởng của đầu tư công tới GDP; (iii) hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư; (iv) là một chỉ số đã được đơn giản hoá nên khó đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội; (v) ICOR không chỉ ra được hiệu quả và phi hiệu quả đầu tư là do đâu tạo ra, không chỉ ra được ở đâu có hiệu quả và chỗ nào chưa có hiệu quả. 1.2.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư công (Public investment efficiency index- PIE-X) Chỉ số hiệu quả đầu tư công PIE-X là một cách đơn giản đo lường số lượng được tạo ra trên tổng số vốn đầu tư công. Tuy nhiên để có thể so sánh, thì cần phải có một bộ cơ sở dữ liệu trên thế giới đủ lớn để có thể xây dựng hiệu quả tốt nhất được gọi là đường ranh giới hiệu quả. Cách thức thực hiện tính chỉ số hiệu quả đầu tư công PIE-X như sau: Thứ nhất, các nước/ nền kinh tế phải xây dựng chỉ số đầu ra của sản phẩm đầu tư công được gọi là chỉ số hạ tầng (infrastructure index) mà mỗi nền kinh tế có được trong một khoảng thời gian nhất định ( có thể là 1 năm). Chỉ số này là tổng hợp của hai chỉ số khả năng tiếp cận hạ tầng hay chỉ số vật lý và chất lượng của cơ sở hạ tầng là chỉ số dựa vào điều tra. 8
  • 9. -Chỉ số vật lý kết hợp dữ liệu về khối lượng của cơ sở hạ tầng kinh tế ( như mạng lưới đường bộ, số kw điện, và tiếp cận nược sạch) và cơ sở hạ tầng xã hội ( số giáo viên trung học và giường bệnh). Mặc dù chỉ số này cho biết cảm nhận về sự bao phủ của mạng lưới cơ sở hạ tầng và sản lượng vật chất của đầu tư công nhưng nhược điểm lớn nhất là nó không đánh giá đầy đủ chất lượng của các cơ sở hạ tầng. Cách tính chỉ số vật lý: là một chỉ số định lượng thuần túy. Chỉ số này cố gắng nắm bắt được các loại hoạt động khác nhau của đầu tư công. Theo truyền thống, các nghiên cứu thường liên hệ giữa đầu tư công và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, một lượng lớn của vốn đầu tư công vào cơ sở hạ tầng lại liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ xã hội như sức khỏe và giáo dục. Chỉ số này sẽ kết hợp cả các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng thuần túy (chiều dài của mạng lưới đường bộ, tiếp cận với nguồn nước được cải thiện, và sản xuất điện) và các chỉ tiêu liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ xã hội (số giáo viên trung học và số giường bệnh). Tất cả các biến, ngoại trừ biến tiếp cận nguồn nước được cải thiện, được thể hiện bằng thuật ngữ bình quân đầu người. Mỗi biến được tính trung bình từ chuỗi thời gian ban đầu của nó kể từ năm 2000 cho đến thời điểm quan sát cuối cùng. Sau đó, các biến được chuẩn hóa bởi vì chúng được đo bằng thước đo khác nhau (xem công thức dưới đây). Cuối cùng, chúng được kết hợp sử dụng trọng số tương tự để có được những chỉ số đầu ra (yi). ) Trong đó là giá trị của biến j tại quốc gia i, và lần lượt là trung vị và độ lệch chuẩn của biến j trong khoảng thời gian quan tâm. Phép tính có thể mang giá trị âm nên biến sản lượng được đo lường lại (rescale) tương ứng với 9
  • 10. giá trị nhỏ nhất của biến này. Chỉ số này ở Việt Nam có thể thu thập được từ các bộ ngành, nhưng chưa có ai đứng ra thu thập các chỉ số này. -Chỉ số dựa vào điều tra dựa vào điều tra của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về đánh giá của chủ doanh nghiệp về chất lượng của các dihcj vụ hạ tầng quan trọng. Với chỉ số này sẽ cung cấp thước đo về chất lượng của cơ sở hạ tầng, nhưng nó lại bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân của chủ doanh nghiệp và khó có thể phản ánh đầy đủ về chất lượng dịch vụ thật sự. Cách tính chỉ số dựa vào điều tra: Chỉ số này là một chỉ tiêu dựa vào điều tra được xây dựng dựa trên các chỉ số thành phần của trụ cột thứ 2 về chất lượng của các hạ tầng dịch vụ quan trọng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Để làm cho chỉ số này hoàn toàn trở thành định tính, các thành phần phụ dựa vào các số liệu cứng đã được loại bỏ (như về số lượng ghế máy bay, điện thoại di động và cố định). -Chỉ số hỗn hợp kết hợp cả chỉ số vật lý và chỉ số dựa vào điều tra tạo thành một chỉ số hỗn hợp. Với chỉ số này sẽ tổng hợp được cả sự bao phủ của cơ sở hạ tầng công cũng như phần nào phản ảnh được chất lượng dịch vụ của mạng lưới này. Cách tính chỉ số hỗn hợp: đơn giản là trung bình cộng của hai chỉ số nói trên và là một thước đo cả về độ bao phủ và chất lượng của cơ sở hạ tầng. Các biến đầu vào chính là vốn đầu tư công. Ước lượng vốn đầu tư công được thực hiện theo công thức sau Trong đó với mỗi nước i, là lượng vốn đầu tư công vào đầu kì t+1, là tỷ lệ khấu hao theo thời gian, và là tổng vốn cố định hình thành trong thời kì t, giả định rằng đầu tư mới xảy ra vào giữa thời kì. 10
  • 11. Thứ hai, các nền kinh tế cũng phải tính tổng số vốn đầu tư công đã bỏ ra để đạt được những chỉ tiêu nói trên. Thứ ba, phân bổ các nền kinh tế nói trên lên một hệ trục toạ độ mà trục tung là chỉ số đầu tư công, và trục hoành là số vốn đầu tư công bỏ ra . Nối tất cả các điểm nằm ngoài cùng theo hướng Tây-Bắc để tạo nên một đường cong như đường cong BD trong, sao cho mọi điểm của các nền kinh tế khác đều nằm dưới đường cong đó. Lưu ý mỗi điểm biểu thị cho một nền kinh tế, ví dụ điểm B biểu thị một nền kinh tế có đã đầu tư K0 vốn đầu tư công và được chỉ số hạ tầng Y0). Đường cong BD chính là đường cong ranh giới hiệu quả, các nước càng gần đường cong này càng hiệu quả và ngược lại. Ví dụ nền kinh tế P nằm cách xa đường cong BD biểu thị đoạn PD là phi hiệu quả sản lượng, tức là đáng lẽ với tổng vốn K1 thì nền kinh tế P phải đạt được chỉ Y1 nhưng thực tế chỉ đạt Y0, do đó đoạn PD =Y1-Y0 chính là phi hiệu quả về sản lượng. Tương tự đoạn PB là phi hiệu quả về đầu vào. Tức là nếu ở mức sản lượng thực tế Y0 thì chỉ cần đầu tư K0 vốn nếu nền kinh tế P là hiệu quả, nhưng thực tế lại cần đến K1, đoạn PB = K1-K0 là phi hiệu quả về đầu vào. IMF đã xây dựng dữ liệu của hơn 100 quốc gia và đã xây dựng được đường ranh giới hiệu quả nhưng chưa tính cho Việt Nam để có thể so sánh Hình 1: Xây dựng đường Ranh giới Hiệu quả đầu tư công 11
  • 12. 1.2.2.3. Chỉ tiêu năng suất lao động của đầu tư công ( Public investment productivity- PIP) Hiệu quả thực thi đầu tư công có thể được đo lường một cách trực tiếp thông qua tác động của quản lý đầu tư công tới chất lượng cơ sở hạ tầng và kết quả của tang trưởng hoặc gián tiếp thông qua các đo lường về tính hiệu quả của các giai đoạn trung gian của quá trình đầu tư. Hai chỉ số trực tiếp và 6 chỉ số gián tiếp sau đây sẽ được sử dụng để phân tích hiệu quả đầu tư công. 2 chỉ số đo lường trực tiếp hiệu quả thực thi đầu tư công: 1.Hiệu quả đầu tư công: được đo bằng chỉ số PIE-X ( đã được nêu ở trên) về mức độ bao phủ và chất lượng dịch vụ của đầu tư công. 2. Năng suất đầu tư công: được đo lường bằng tỷ số giữa tỷ lệ thực tế bình quân của tang trưởng vốn và tỷ lệ thực tế bình quân của tăng trưởng kinh tế. 12
  • 13. 6 chỉ số đo lường gián tiếp hiệu quả thực thi đầu tư công ở mỗi giai đoạn đầu tư Giai đoạn 1- Lập kế hoạch đầu tư công: 1. Chỉ số Mức độ đầu tư công: Tỷ trọng của tổng đầu tư nhà nước trong tổng chi tiêu công 2.Chỉ số Mức độ biến động của đầu tư công: đo lường bằng độ lệch chuẩn của tang trưởng tổng đầu tư nhà nước Giai đoạn 2- Phân bổ đầu tư công: 3.Chỉ số Mức độ ổn định của đầu tư công theo ngành: đo lường bằng tỷ lệ bình quân thay đổi phần trăm tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước về phân bổ đầu tư công giữa lĩnh vực chi tiêu của nhà nước theo phân loại về chi tiêu công theo chuẩn quốc tế của lien hợp quốc. 4.Chỉ số Hướng dẫn tăng trưởng của đầu tư công: đo bằng đầu tư trong các khu vực kinh tế ( bao gồm cả khu vực công và khu vực kinh tế tư nhân) so với tổng đầu tư công. Giai đoạn 3- Thực thi đầu tư công: 5.Chỉ số Độ tin cậy của việc lập ngân sách đầu tư công: đo bằng sự khác nhau tuyệt đối giữa tổng vốn đầu tư công kế hoạch và thực hiện 6.Chỉ số Tính chính trực của đầu tư công: Sử dụng chỉ số tham nhũng của hướng dẫn rủi ro quốc gia quốc tế. Bảng 1: Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công PIP Giai đoạn Chỉ số Phương pháp đánh giá Loại hình đánh giá Toàn bộ quá trình Chỉ số PIE-X Mức độ bao phủ và dự báo về chất lượng hạ tầng Trực tiếp 13
  • 14. Toàn bộ quá trình Năng suất đầu tư công Tỷ số giữa tỷ lệ thực tế bình quân của tăng trưởng vốn và tỷ lệ thực tế bình quân của tăng trưởng kinh tế. Trực tiếp Giai đoạn 1- Lập kế hoạch đầu tư công Mức độ đầu tư công Tỷ trọng của đầu tư của tổng đầu tư nhà nước trong tổng chi tiêu công Gián tiếp Mức độ biến động của đầu tư công Đo lường bằng độ lệch chuẩn của tăng trưởng của tổng đầu tư nhà nước Gián tiếp Giai đoạn 2- Phân bổ đầu tư công Sự ổn định của phân bổ vốn đầu tư công cho các lĩnh vực kinh tế Đo lường bằng tỷ lệ bình quân thay đổi phần trăm tuyệt đối so với cùng kỳ năm trước về phân bổ đầu tư công giữa năm lĩnh vực chi tiêu của nhà nước theo phân loại về chi tiêu công theo chuẩn quốc tế của Liên hợp quốc (COFOG- Classification of the Functions of Government) Gián tiếp Xu hướng tăng trưởng đầu tư công Đo bằng đầu tư trong các khu vực kinh tế so với tổng đầu tư công Gián tiếp Giai đoạn 3 - Thực thi đầu tư công Độ tin cậy của việc lập ngân sách đầu tư công Đo bằng sự khác nhau tuyệt đối giữa tổng vốn đầu tư công kế hoạch và thực hiện Gián tiếp Tính chính trực của đầu tư công Sử dụng Chỉ số tham nhũng của Hướng dẫn rủi ro quốc gia quốc tế (International Gián tiếp 14
  • 15. Country Risk Guide – ICRG) Nguồn: Tự tổng hợp từ các nội dung trong IMF (2015) 1.2.2.4. Hệ số sản phẩm biên của vốn đầu tư công ( Marginal productivity of public capital- MPK) (Hệ số này gần giống với PIP,. Nếu sử dụng chỉ tiêu này như trong bài, cần giải thích rõ chỉ tiêu này đo lường cái gì, tính toán thế nào. Trong bản dự thảo của luận án, ko hiểu tác giả làm sao vẽ được đồ thị số 2.7.Nếu có tham khảo thì cần tham khảo đủ nội dung để người đọc có thể hiểu.) 1.2.2.5. Đo lường hiệu quả đầu tư công,sử dụng mô hình VECM ( mô hình vector hiệu chỉnh sai số/dang đặc biệt của mô hình VAR tổng quát) (Việc thử nghiệm VECM cho đo lường hiệu quả đầu tư công là rất tốt-nó mang tính định lượng và đang được khuyến khích ở luận án tiến sĩ. Nhưng lưu ý tác giả cần nghiên cứu kỹ cách sử dụng mô hình để thể hiện rằng mình hiểu mô hình này. Cần list mô hình – một phương pháp đánh giá hiệu quả ở chương I. Ở đây cần chỉ ra dạng của mô hình, các biến độc lâp, biến phụ thuộc. Hệ các phương trình của mô hình. Lý do sử dụng VECM. Mục đích của mô hình. Trên cơ sở đó, chương II sẽ sử dụng để tính toán cho VN. a. Khung lý thuyết về mô hình VECM  Mô hình tự hồi quy vector VAR (Vector autoregression) 15
  • 16. Mô hình Vectơ tự hồi quy VAR là mô hình thống kê thường được sử dụng để đo lường sự phụ thuộc và tương quan tuyến tính giữa nhiều biến theo chuỗi thời gian. Mô hình VAR tổng quát hóa mô hình đơn biến tự hồi quy (Autoregression - AR) bằng cách cho phép nhiều hơn một biến liên quan. Tất cả các biến trong một Vectơ tự hồi quy được đối xử ngang nhau theo cấu trúc, mỗi biến sẽ có một phương trình giải thích sự phát triển của biến đó dựa trên độ trễ của chính biến nghiên cứu và độ trễ của các biến khác trong mô hình. Mô hình VAR không đòi hỏi nhiều kiến thức về các lực tác động đến một biến như làm mô hình cấu trúc hay phương trình giả lập mà các kiến thức cần thiết là một danh sách các biến số với giả thuyết là có ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, mô hình VAR rất thích hợp trong đo lường tương quan giữa các biến vĩ mô theo số liệu chuỗi thời gian. Yt = C + q1Yt-1 + q2YT-2 +…+ qpYt-p + ɛt (1) Trong đó: p là độ trễ các biến trong mô hình Yt , … Yt-p là véc tơ các biến trong phương trình Y C là véc tơ các hằng số ɛt là véc tơ các sai số VAR là mô hình hệ phương trình tự hồi quy rất đặc thù, có đặc điểm sau: (1) Tất cả căc biến trong mô hình đề là biến nội sinh; (2) Những phương trình trong hệ sử dụng các biến độc lập giống nhau; (3) Biến độc lập là biến nội sinh ở các thời kỳ trễ.  Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model) Yêu cầu đặt ra khi hồi quy mô hình với các biến là chuỗi thời gian là các chuỗi này phải dừng. Nếu chuỗi chưa dừng thì ta dùng kĩ thuật sai phân đến khi 16
  • 17. có được chuỗi dừng. Tuy nhiên, khi hồi quy giá trị sau khi đã sai phân, ta có thể bỏ sót những thông tin dài hạn trong mối quan hệ giữa các biến. chính vì vậy, ta phải thêm phần dư E. Với mô hình 2 biến Y1 và Y2: ∆Y = β1 + β1∆Y2t + β3Et-1 + εt (2) Số hạng β3Et-1 là phần mất cân bằng, mô hình trên được gọi là mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Đó là mô hình ước lượng sự phụ thuộc của mức thay đổi của Y1 vào mức thay đổi của Y2 và mức mất cân bằng ở thời kỳ trước. Cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM), được sử dụng lần đầu tiên bởi Sargan và sau đó được phổ biến rộng rãi bởi Engle và Granger, dùng để hiệu chỉnh sự mất cân bằng (theo Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, 2016). Mô hình vectơ hiệu chỉnh sai số VECM là một dạng mở rộng của mô hình ECM, bởi mô hình này sẽ giải quyết rất tốt khi các biến khó xác định là ngoại sinh hay nội sinh. Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM có dạng: ∆X = ΠXt-1 + Г∆Xt-1 + Гp-1 ∆Xt-p+1 + Ut (3) Trong đó ∆Xt là một vector của n biến khác nhau. Ưu điểm của việc sử dụng mô hình VECM có thể kể đến như sau: (1) Mô hình này tiện dụng để đo lường hiệu chỉnh từ sự mất cân bằng trong giai đoạn trước, hữu ích cho việc ngụ ý chính sách kinh tế, đặc biệt phù hợp với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, bởi bản chất xuyên suốt của mối quan hệ này bị tác động từ quá khứ dẫn đến hiện tại và tương lai của đầu tư công; (2) Khi xem xét mô hình này chuỗi dữ liệu thời gian dừng và các biến đồng liên kết do đó giới hạn được xu hướng sai số cộng dồn dẫn đến hồi qui giả mạo, làm méo mó mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế; (3) Phương pháp này dễ dàng tích hợp chuỗi dữ liệu có sẵn từ tổng quát đến cụ thể của mô hình kinh tế lượng, đơn giản trong việc sử dụng và khả năng tin cậy cao; (4) Lợi ích quan trọng nhất là thuật ngữ sai số mất cân bằng là biến dừng để các biến nghiên cứu đồng liên kết, do đó mô hình VECM có 17
  • 18. một ngụ ý quan trọng như sau: nếu các biến nghiên cứu đồng liên kết, chứng tỏ có một vài tiến trình điều chỉnh để ngăn chặn những sai số trong mối quan hệ dài hạn có thể trở nên phức tạp hơn. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG 1.3.1. Khung pháp lý đầu tư công Mục tiêu của khung pháp lý là công cụ cung cấp danh sách kiểm tra các vấn đề chính sách quan trọng để chính phủ tạo môi trường cho phép các loại hình đầu tư công và tang cường lợi ích phát triển đầu tư cho toàn xã hội. Khung pháp lý quản lý đầu tư công cần được xem xét trong phối cảnh phát triển kinh tế của toàn xã hội. Khung pháp lý cũng giúp cho minh bạch và làm rõ vai trò trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến hoạt động đầu tư công. Khung pháp lý của đầu tư công cần phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xác định những mục tiêu cần được ưu tiên. Vì vậy khung pháp lý cần được linh hoạt để giúp chính phủ đối mặt với những khó khăn khi thực hiên các mục tiêu Quốc gia. Ngoài sự ổn định về kinh tế vĩ mô, dự đoán về các hoạt động xã hội, khung pháp lý cần xem xét trên nhiều khía cạnh chính sách như: chính sách nguồn vốn đầu tư, chính sách đàu tư tư nhân, qui trình quản lý dự án, phương án lựa chọn dự án…. Bên cạnh đó, khung pháp lý còn giúp cân bằng mục tiêu đầu tư công với các mục tiêu khác của xã hội như phát triển nông thôn, công bằng xã hội, giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới… Khung pháp lý đưa ra phương thức đầu tư hợp tác công tư, đầu tư nước ngoài… Tạo sự gắn kết để khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy liên giữa các quốc gia và lan toả công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng. Quan nghiên cứu, khung pháp lý đầu tư công bị ảnh hưởng bởi: Thủ tục hành chính 18
  • 19. Thủ tục hành chính đơn giản và hợp lý là một trong những yếu tố tác động đến đầu tư công. Ở nhiều quốc gia, gánh nặng thủ tục hành chính áp lên đầu tư công là rất đáng kể. Vì vậy, để giải quyết tình trạng này, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ thông tin và truyền thong để giảm bớt gánh nặng hành chính Tác động của các qui định Các qui định là cụ thể hoá khung pháp lý vì vậy các qui định đưa ra phải đo lường được lợi ích, chi phí và tác động của các qui định. Các qui định phải cung cấp cho người ra quyết định dữ liệu định lượng cụ thể và khuôn khổ để đánh giá việc lựa chọn dự án đầu tư và các hậu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các qui định của họ. Một sự kém hiểu biết về qui định gây ra những hậu quả có thể làm suy yếu khung pháp lý và dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Các qui định cho mục đích, chính sách phải rõ rang, minh bạch và có trách nhiệm. Các qui định rõ ràng, minh bạch sẽ giúp các chính sách quản lý hiệu quả, cải thiện được khuôn khổ, môi trường đầu tư công. Chất lượng của những qui định được xây dựng trong thực tế và bị chi phối bởi mục tiêu chính sách, thể chế và hệ thống luật pháp của quốc gia. Các qui định này cũng phải gắn với lịch sử, văn hoá và chính trị của quốc gia. Nội dung của các qui định phải thể hiện sự mạch lạc và thống nhất của khung pháp lý cũng như phải phù hợp với chiến lược của quốc gia. Bên cạnh đó, nội dung của qui định phải được cập nhật và triển khai phù hợp với mục tiêu chung của chính sách công. Khung pháp lý phải dựa trên lợi ích của quốc gia Khung pháp lý tốt là khung phải thể hiện được cải cách về chính sách và thể chế trong nước, trong đó lợi ích của xã hội, lợi ích về mặt môi trường và lợi ích về mặt kinh tế phải được đặt lên hang đầu. Không có khung pháp lý chuẩn chung 19
  • 20. để áp dụng chung cho mọi quốc gia mà tuỳ từng quốc gia cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội mà mỗi quốc gia sẽ đưa ra khung pháp lý riêng. Khi đưa ra khung pháp lý cần phải dựa trên một số nguyên tắc cơ bản Thực tế thì khung pháp lý chính là biểu hiện của sự can thiệp của chính phủ vào đầu tư công. Nếu dựa trên quan điểm của nhà đầu tư, khung pháp lý tốt nhất là phải đặt ra các nguyên tắc hướng dẫn để thực thi hoạt động đầu tư. Quy trình quản lý đầu tư phải được thống nhất để tất cả các quy định phải được thực hiện nghiêm ngặt, đúng pháp luật. 1.3.2. Hiệu quả quản lý đầu tư công Cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản là một trong những trọng tâm trong mục tiêu thúc đẩy tang trưởng kinh tế ở các quốc gia. Vì vậy, với thực tế này cần ưu tiên cho việc quản lý đầu tư công hiệu quả và minh bạch, đặc biệt trước thách thức về công nghệ và chính trị có thể xẩy ra và dễ bị tham nhũng Hiệu quả quản lý đầu tư công là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến đầu tư công. Thông thường khi xem xét hiệu quả đầu tư, người ta thường xem đến các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng thực chất hiệu quả quản lý đầu tư công phụ thuộc lớn vào các khâu từ khâu hoạch định chính sách ban đầu, tức là khởi đầu quyết định cho sự xuất hiện của dự án đầu tư công cho tới khâu lựa chọn, thực hiện và đánh giá, thẩm định dự án. Thông qua các khâu này có thể biết được việc quản lý đầu tư công có tuân theo thông lệ tốt của quốc tế hay không? Có hiệu quả hay không? Nếu không hiệu quả, khâu nào trong quá trình quản lý cần phải cải thiện? Vì vậy hiệu quả quản lý đầu tư công không chỉ là bước đánh giá hoạt động đầu tư có hiệu quả hay không mà còn cần chỉ rõ nguyên nhân của hoạt động không hiệu quả đó và đưa ra những đề xuất để cải cách hoạt động quản lý đầu tư công. 20
  • 21. Việc quản lý đầu tư công không tốt dẫn tới việc các dự án luôn đòi bổ sung vốn đầu tư do khung tài khoá không được quản lý chặt, các tiêu chí về thẩm định và dựa chọn dự án chưa được coi trọng. Do vậy dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu cũng như dự án không phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của quốc gia. Và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư công. Hiệu quả quản lý đầu tư công không tốt sẽ gây ra tỷ lệ tìm kiếm đặc lợi và tham nhũng. Các nghiên cứu thực chứng cho thấy, tham nhũng đã làm cho mức đầu tư công của các quốc gia tang lên và hiệu quả đầu tư thì giảm đi. Hiệu quả quản lý đầu tư công không tốt cũng sẽ gây ra hiện tượng phân bổ nguồn vốn cho các ngành, địa phương không công bằng. Nó sẽ là tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành, địa phương trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc. 1.3.3. Mức độ minh bạch thông tin sử dụng vốn đầu tư công Tính minh bạch thông tin trong quá trình sử dụng vốn đầu tư công: cần được đảm bảo rằng các dự án đầu tư lớn được thực hiện theo một quy trình cạnh tranh và minh bạch, được giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án, và được kiểm toán độc lập. Mua sắm đầu tư công Mua sắm đầu tư công là một hoạt động kinh tế quan trọng của chính phủ. Nó lien quan đến hoạt động sử dụng quỹ đầu tư công để cung cấp dịch vụ công cho công dân để đạt được các mục tiêu của chính sách như tạo công ăn việc làm, thay đổi môi trường sống cho công chúng… Tuy nhiên, hoạt động mua sắm công là một lĩnh vực có rủi ro cao do bị ảnh hưởng bởi người chủ- người đại diên, do sự kết hợp giữa khu vực công và khu vực tư do vậy dễ gây ra tình trạng gian lận, tham nhũng và lãng phí trong mua sắm làm ảnh hưởng đến quĩ đầu tư công. Để tang hiệu quả sử dụng quĩ đầu tư 21
  • 22. công, giảm lãng phí và tham nhũng trong hoạt động mua sắm cần đưa ra qui trình quản lý mua sắm chi tiêu công. Làm được như vậy sẽ ngăn chặn được tình trạng sử dungj vốn đầu tư công sai mục đích bên cạnh đó giúp củng cố niềm tin của người dân vào chính phủ. 1.3.4. Các nhân tố khác. (Chú ý: có thể bổ sung thêm các nhân tố khác nếu thấy cần thiết và phù hợp, Nhưng các yếu tố trên đây là rất quan trọng và phải được phân tích kỹ trên cơ sở khai thác tốt tài liệu tham khảo vì em đã có rất nhiều tài liệu này. Trong bài viết, phần này chưa đạt yêu cầu vì rất sơ sài. Nếu vậy sẽ ko thể có căn cứ để đưa ra giải pháp 1.4.KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 1.4.1. Hệ thống quản lý đầu tư công ở quốc gia được đánh giá có quy trình quản lý đầu tư công tốt nhất Thẩm định dự án chính thức. Phát triển dự án được tuân theo một quy trình thủ tục được xác định rõ ràng, với sự chấp thuận cần thiết cho các dự án để tiến triển tới các giai đoạn cụ thể. Các dự án được đánh giá bằng cách sử dụng đầy đủ các kỹ thuật phù hợp. Có các văn bản hướng dẫn về việc thẩm định dự án, bảo gồm cả dự án hợp tác công tư (PPP). Đánh giá độc lập về thẩm định. Đây là một trong những tính năng chính của tất cả 4 nhóm quốc gia. Tại Hoa Kỳ, các dự án đường bộ từ 500 triệu USD phải được phê duyệt ngân sách. Phụ thuộc vào độ phức tạp và quy mô của dự án, sẽ có sự tham gia của kho bạc nhà nước. . Ở Ireland và Vương quốc anh, các dự án cơ sở hạ tầng phải điều trần và công khai trước khi diễn ra giai đoạn thẩm định. Ở Chile, việc thẩm định dự án và tài trợ dự án được tách rời nhau. Cụ thể việc thẩm định dự án do bộ kế hoạch đầu tư thực hiện, còn nguồn tài trợ do bộ tài chính đảm nhiểm. Để có thể thẩm định một cách độc lập dự án, Chile đã hình 22
  • 23. thành một cơ quan thẩm định riêng biệt trong bộ kế hoạch- đầu tư. Còn ở Hàn Quốc hình thành một viện chiến lược để nghiên cứu các dự án tiền khả thi. Lựa chọn dự án và ngân sách. Nói chung ở nhóm quốc gia này người ta thấy rằng chỉ những dự án được thẩm định kỹ lưỡng và được xem xét độc lập mới được lựa chọn để tài trợ trong ngân sách. Triển khai dự án Tập trung mạnh vào việc quản lý tổng chi phí dự án trong suốt cuộc đời của từng dự án này. Vai trò và trách nhiệm rõ ràng được áp dụng cho việc triển khai thực hiện; hệ thống kế toán ghi tổng chi phí dự án và chi phí dự án cho từng năm; và thường xuyên có các báo cáo về tiến độ tài chính. Tất cả quy trình này được giám sát chặt chẽ bởi một bộ phận chịu trách nhiệm cho cơ quan thực hiện cấp dưới và cơ quan tài chính trung ương. Điều chỉnh dự án Một tính năng đặc biệt là các cơ chế cụ thể được đặt ra để kích hoạt đánh giá về biện minh tiếp tục của dự án nếu có những thay đổi về chi phí dụ án, tiến độ hoặc lợi ích dự kiến. Ví dụ, tại Hàn Quốc, các dự án sẽ phải thẩm định lại nếu chi phí thực tế tăng hơn 20%. Tại Chile, giá đầu thầu thấp nhất cao hơn 10% so với giá ước tính, dự án phải chịu sự thẩm định lại Đánh giá tổng hợp và đánh giá hoàn thành cơ bản Tất cả 4 quốc gia đã nỗ lực đáng kể vào việc xem xét bài đăng cũ. Tuy nhiên, ở Chile và Hàn Quốc, vai trò của giám đốc điều hành vẫn còn bị hạn chế trong việc xem xét các tài sản hoàn thành đối với các kế hoạch dự án. Ở Ireland và Vương Quốc Anh, những nỗ lực được thực hiện để đánh giá chọn lọc tác động của dự án đầu tư lên hiệu quả nền kinh tế. Trong tất cả bốn quốc gia, các dự án đầu tư phải chịu sự kiểm toán của tổ chức kiểm toán tối cao, bao gồm cả giá trị để kiểm toán tiền. Tại Ireland và Vương quốc Anh, các đánh giá đặc biệt được đưa ra để xác định các yếu tố hệ thống ảnh hưởng đến chi phí hoặc chất lượng dự án. 1.4.2. Hệ thống quản lý đầu tư công ở các nước được đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công khá tốt. 23
  • 24. Trong nhiều khía cạnh, sự thành công của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Việt Nam và Brazil trong xúc tác tăng trưởng cao đặt ra những câu hỏi về cách tiếp cận của họ để quản lý đầu tư công. Sự tăng trưởng của Brazil đã được thúc đẩy bởi xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, đã mở rộng thặng dư vốn đầu tư của mình, nhưng do sự yếu kém trong tất cả các giai đoạn của chức năng quản lý nên các khoản đầu tư công hiệu quả không cao. Trung Quốc trong hai thập kỷ qua đã có tỷ lệ đầu tư ( công và tư) chiếm 50% sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi Việt Nam có trung bình trên 40% GDP. Tăng trưởng cao có được thông qua tỷ lệ đầu tư cao hay hiệu quả quản lý cũng đóng vai trò quan trọng? Hiệu quả quản lý đạt được thông qua việc cải tiến phương thức quản lý cụ thể mà đi chệch khỏi các tính năng phải có? Hay các nước đã đạt được một số chức năng tương đương thông qua các thoả thuận cụ thể về mặt nội dung? Trung Quốc và Việt Nam phải được xem xét trong bố cảnh các thay đổi về cơ cấu, tài chính và chính sách trong những thập kỷ vừa qua đã chuyển đổi các nền kinh tế được tập trung hoá cao thành các hệ thống hiện đang phân cấp đáng kể trách nhiệm đầu tư công. Ở một số khu vực, chính quyền trung ương đã giữ quyền kiểm soát nên PIM không đồng đều. Do đó, khó có thể đánh giá một hệ thống PIM quốc gia đại diện cho mục tiêu di động và có thể không đại diện đầy đủ cho bản chất thật sự của PIM Do quy hoạch của cấp trung ương, cả Trung Quốc và Việt Nam tập trung vào một trong số 8 giai đoạn, tập trung vào hướng dẫn chiến lược từ kế hoạch 5 năm và kế hoạch phát triển khu vực, thẩm định dự án chính thức và lựa chọn dự án và ngân sách. Tuy nhiên, cũng có một số khác biệt. Ở Trung Quốc, uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia kiểm soát việc lập kế hoạch và phê duyệt đầu tư. Trong khi theo hệ thống lập kế hoạch vật liệu trước đây, trọng tâm là đầu vào và đầu ra vật lý, hiện nay có nhiều sự chú ý hơn 24
  • 25. đến vị trí, chi phí, nguồn vốn và lợi ích từ dự án. Tuy nhiên, mức đầu tư và tăng trưởng cao đã khuyến khích một nền hoá “ xây dựng nó” và lợi ích kinh tế và xã hội không được đánh giá tốt trong quy hoạch dự án. Không có đánh giá độc lập về dự án, mà chỉ có một uỷ ban thẩm định đầu tư để đưa ra dự trù ngân sách. Bộ tài chính tham gia vào quá trình lựa chọn dự án, mà vốn ngân sách đã phân bổ. Tuy nhiên, không có sự giám sát của cơ quan chức năng khi thực thi dự án vì vậy đã xảy ra tình trạng chi phí vượt quá kế hoạch ban đầu. Ví dụ như đường sắt liên tỉnh Bắc Kinh- Thiên Tân, chi phí vượt quá so với dự toán ban đầu 75%. Không có cơ quan nào chịu trách nhiệm đánh giá và quản lý dự án sau khi đã hoàn thành. Trung Quốc đã nỗ lực lặp lại để hợp lý hoá và cải cách đầu tư công, bao gồm nỗ lực làm rõ lý do đầu tư công ( trên cơ sở an ninh quốc gia, thất bại thị trường, hoặc nhu cầu xã hội), để xác định vai trò cho chính quyền trung ương và địa phương, các công ty thực thi dự án công và các đơn vị tài trợ nguồn cho dự án công. Đưa ra văn bản hướng dẫn để tăng cường lựa chọn dự án và đảm bảo đánh giá độc lập thẩm định dự án để xác định các tiêu chuẩn xây dựng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc hầu hết dự án công được giao cho cấp chính quyền địa phương, ít phụ thuộc vào ngân sách trung ương nên những văn bản hướng dẫn này chỉ áp dụng cho những dự án nhận nguồn tài trợ từ ngân sách. Mặt khác nguyên tắc của quản lý đầu tư công đã không được tôn trọng cấp địa phương. 1.4.3. Hệ thống quản lý đầu tư công (PIM) trong các nước thành viên mới của EU Rõ ràng các nghiên cứu điển hình rằng thành viên EU và thành viên tiềm năng có tác động đáng kể đến các hệ thống PIM của quốc gia. Nghiên cứu cơ sở hạ tầng giao thông đã xác định các quốc gia thành viên mới của EU ( Ba Lan, Cộng Hoà Slovak và Slovenia) như chia sẻ là một mô hình đặc biệt về chức năng hệ thống PIM khác các thành viên cũ (Ireland, Tây Ban Nha, và Vương Quốc Anh). Chức năng này bị ảnh hưởng rõ ràng bởi các tính năng cụ thể của 25
  • 26. quỹ kết cấu và liên kết của EU. Ví dụ như, mỗi năm các thành viên cũ của EU giành 2- 3% GDP để tài trợ cơ sở hạ tâng cho các vùng nghèo của thành viên mới. Theo nghiên cứu thấy rằng, hoạt động này đã ảnh hưởng đến cơ chế PIM của các thành viên mới và ứng viên mong muốn trở thành thành viên của EU trong tương lai. Hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ. EU yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên và các nước ứng cử viên phải có kế hoạch phát triển quốc gia (NDP) để đủ điều kiện cho Quỹ kết cấu và liên kết tài trợ trước khi gia nhập EU. Đối với các quốc gia thành viên ( cũng phải có NDP), trong tâm của các tài liệu chiến lược quốc gia và ngành là tối đa hoá tỷ lệ các dự án của đất nước được tài trợ bởi quỹ kết cấu và liên kết của EU. Các tài liệu quy hoạch bao gồm khoảng thời gian cố định từ 7- 8 năm phù hợp với chu kỳ ngân sách của EU. Thông thường, thiếu các chiến lược toàn quốc tổng thể thống nhất áp dụng cho cả EU và đầu tư tài chính trong nước. Thẩm định các dự án chính thức. Các phương pháp thẩm định do EU ban hành được sử dụng trong các lĩnh vực mà nguồn tài trợ của EU chiếm tỷ trọng chính. Đối với những dự án không thuộc tài trợ của EU thì việc hướng dẫn xây dựng và thẩm định dự án vẫn còn yếu. Đánh giá độc lập về thẩm định. Chất lượng phât tích lợi ích chi phí ở các quốc gia thành viên mới không được xem xét độc lập trong từng quốc gia. Ở Albania và Serbia, đang nỗ lực thực hiện đánh giá độc lập. Lựa chọn dự án và ngân sách. Việc điều chỉnh các giai đoạn lập kế hoạch giúp giảm sự không chắc chắn của nguồn vốn bên ngoài. Khung tài chính trung hạn được đưa ra nhưng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, trong thực tế việc lựa chọn các dự án đầu tư vẫn được thực hiện trong vòng ngân sách hàng năm. 26
  • 27. Triển khai dự án. Các cấu trúc giám sát và kiểm soát dự án đặc biệt được đưa ra, và một uỷ ban giám sát cung cấp sự phói hợp với EU. Có sự hài hoà hoàn toàn với các yếu tố liên quan trong khuôn khổ pháp lý của EU, bao gồm luật mua sắm, quy định, hướng dẫn, kiểm toán nội bộ và báo cáo. Điều chỉnh dự án. Không có cơ chế cụ thể nào trong nước để kích hoạt đánh giá các dự án bởi các dự án không được theo dõi. Đánh giá và đánh giá toàn bộ quy trình. Ở các quốc gia thành viên mới, các đánh hậu kỳ thường không được thực hiện. Các tổ chức kiểm toán cung cấp giám sát tài chính cơ bản của các cơ quan và dự án triển khai nhưng chưa tính đến sự biến động của giá trị tiền tệ. Ở phía tây Balkan, tổ chức kiểm toán uy tín của nhà nước là tổ chức duy nhất đóng vai trò kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư ở Albania 1.4.4. Hệ thống PIM đối với các quốc gia phụ thuộc vào viện trợ Một số đặc điểm của PIM đối với các quốc gia trong nhóm này là: Bosina, công hoà dân chủ Công... Sự phụ thuộc viện trợ ảnh hưởng đến PIM trong toàn bộ chu kỳ đầu tư. Một tính năng đặc biệt của các quốc gia phụ thuộc vào viện trợ là khả năng thẩm định dự án yếu và phụ thuộc vào sự lựa chọn dự án của nhà tài trợ. Ví dụ ở Sierra Leone và Uganda, qua xem xét thấy rất ít dự án được đánh giá cẩn thận. Tuy nhiên, điểm yếu trong đánh giá dự án ít được quan tâm bởi các nhà tài trợ thường tự đánh giá dự án. Trường hợp đầu tư công được tài trợ đầy đủ từ các nguồn tài nguyên, hoặc hỗ trợ phần lớn trong các dự án đầu tư công thì điểm yếu lại nằm ở khâu thẩm định dự án. Do vậy, thường xảy ra trường hợp các dự án có hiệu quả thấp được duyệt vào ngân sách và được thực thi. Đối với các quốc gia này, phần lớn nguồn đầu tư công được trông chờ từ viện trợ bởi nguồn ngân sách khan hiếm. Thêm vào đó, ngân sách khi tài trợ những dự án kém hiệu quả, gây nguy cơ rủi ro cho ngân sách là rất lớn. 27
  • 28. Tuy nhiên một hệ thống PIM tốt trong một nhà nước phụ thuộc vào viện trợ đòi hỏi chính phủ cần xem xét độc lập các dự án do nhà tài trợ thẩm định. Việc xem xét độc lập cũng giúp chính phủ xác định sự cần thiết của mỗi dự án đối với nền kinh tế mà ngay chính nhà tài trợ cũng không nhận thức được đầy đủ vấn đề này. Thứ hai, có những lo ngại chính đáng về hiệu quả tập thể của nhiều nhà tài trợ về năng lực của một quốc gia để PIM phát triển mạnh mẽ. Khà thường xuyên, các chính phủ không thể thiết lập một quy trình xử lý kỷ luật trong nước để xem xét. Hướng đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ Chủ trương chiến lược của chính phủ như chiến lược giảm nghèo (PRSP) có xu hướng được hướng về các nhà tài trợ chứ không phải là phụ thuộc vào chủ đầu tư. Bên tài trợ sẽ cung cấp cơ sở để sàng lọc sơ bộ dự án và chúng thường không phụ thuộc vào cơ sở chiến lược ngành của quốc gia. Và cơ sở để nhà tài trợ rút tiền tài trợ là giải quyết thành công chiến lược giảm nghèo mà không quan tâm đến chiến lược chung của cả quốc gia. Thẩm định dự án chính thức. Bị phụ thuộc vào các nhà tài trợ. Họ sẽ là người tiến hành thẩm định các dự án chứ không phải chính phủ. Vì vậy, các nhà tài trợ cũng không xem xét đến quy trình thẩm định của quốc gia đó, cũng như các chương trình hợp tác công tư để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ đối với nhà tài trợ, những người tham gia thẩm định đôi khi lại không được đào tạo cẩn trọng vì vậy cũng dẫn đến những tiêu cực đáng kế. Đánh giá độc lập về thẩm định. Phản ánh sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ cũng như sự miễn cưỡng phải chấp nhận của chính phủ được nhận tài trợ. Lựa chọn dự án và ngân sách. Ở nhiều nước ngân sách vẫn được chia thành ngân sách tái phát triển và ngân sách phát triển. Có một đơn vị được phân công quản lý ngân sách của các nhà tài trợ. Và đơn vị này chức năng chính là quản lý 28
  • 29. ngân sách và lựa chọn chiến lược ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, việc kết nối giữa lựa chọn dự án đầu tư của nhà tài trợ với chiến lược phát triển của quốc gia là chưa cao. Trong thực tế, các nhà tài trợ thường có xu hướng sử dụng nhiều công cụ để quản lý danh mục dự án chiến lược hoặc giúp thực thi thi đánh giá các đề xuất dự án trước khi nó được xem xét để tài trợ. Thông thường, nhà tài trợ sẽ thống nhất sàng lọc dự án lựa chọn dự án cơ bản dựa vào chiến lược giảm nghèo ( PRSP). Cơ quan chính quyền trong trường hợp này bị mất đi tính năng người gác cổng hiệu quả cho việc lựa chọn dự án trong nước. Lựa chọn dự án và ngân sách. Ở nhiều nước ngân sách vẫn được chia thành ngân sách tái phát và ngân sách phát triển. Có một đơn vị được phân công quản lý ngân sách của các nhà tài trợ. Và đơn vị này chức năng chính là quản lý ngân sách và lựa chọn chiến lược ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, việc kết nối giữa lựa chọn dự án đầu tư của nhà tài trợ với chiến lược phát triển của quốc gia là chưa cao. Trong thực tế, các nhà tài trợ thường có xu hướng sử dụng nhiều công cụ để quản lý danh mục dự án chiến lược hoặc giúp thực thi đánh giá các đề xuất dự án trước khi nó được xem xét để tài trợ. Thông thường, nhà tài trợ sẽ thống nhất sàng lọc dự án lựa chọn dự án cơ bản dựa vào chiến lược giảm nghèo ( PRSP). Cơ quan chính quyền trong trường hợp này bị mất đi tính năng người gác cổng hiệu quả cho việc lựa chọn dự án trong nước. Triển khai dự án. Vì không thể dự đoán được kế hoạch tài trợ của nhà tài trợ nên việc thực hiện dự án thường bị dán đoạn. Thêm vào đó, năng lực quản lý dự án yếu kém của một số nhà tài trợ cũng làm cho việc triển khai dự án gặp khó khăn. Vì vậy, để giảm tải điều này, các nhà tài trợ đã nhờ sự trợ giúp của đơn vị triển khai dự án (PIU). Tuy nhiên, với cách làm này đã gây ra các hiệu ứng xấu như sau: Thứ nhất, về quy trình tuân thủ các báo cáo kế toán cũng xảy ra vấn đề. Thứ hai, việc thực hiện mua sắm, mặc dù có quy trình chuẩn áp dụng theo thông lệ quốc tế, nhưng vẫn sảy ra tình trạng mua sắm chậm trễ và tham ô trong hành vi mua sắm. Nên đã gây ra tình trạng chậm trễ trong việc hoàn thành dự án 29
  • 30. cũng như làm cho giá thành của dự án bị tăng lên so với dự kiến. Nhưng phần lớn, chính phủ của các quốc gia được nhận tài trợ không nắm được việc này, và cũng dường như bị mất đi tính năng can thiệp vào quá trình triển khai dự án. Điều chỉnh dự án. Có sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ để giám sát quá trình thực hiện dự án và kích hoạt việc xem dét dự án có đúng tiến độ hay không. Rất ít quốc gia theo dõi chi phí của các dự án trong trường hợp này. Do vậy, họ không ý thức việc cần phải xây dựng quy trình để huỷ bỏ các dự án không cần thiết và không mang lại hiệu quả kinh tế khi chi phí leo thang. Hoạt động cơ sở. Thường có các thủ tục bàn giao chính thức sau khi hoàn thành các dự án được tài trợ nhưng hệ thống bàn giao tài sản thường không đầy đủ và chính phủ các quốc gia này cũng không đủ kinh phí để cho các dự án được đưa vào hoạt động tốt, cũng như không có kế hoạch bảo trì dự án. Đánh giá và đánh giá hoàn thành cơ bản. Trong việc đánh giá dự án hoàn thành thấy có sự phụ thuộc vào bản báo cáo của nhà tài trợ. Bởi vậy, rất chính phủ đưa ra việc đánh giá hiệu quả sử dụng của dự án, cũng như lợi ích tổng thể mà dự án mang lại khi được đưa vào vận hành và quản lý dự án khi nhà tài trợ bàn giao. Về lâu dài, vấn đề này làm suy yếu năng lực PIM của các quốc gia được nhận tài trợ. Mặt khác lại thấy có sự bất tương đồng trong việc nhà tài trợ không đánh giá các tác động hiện tại và tương lai của dự án. Các nhà tài trợ thì chỉ tập trung vào việc hoàn thành dự án về mặt vật lý và bàn giao cho chính phủ, trong khi chính phủ phải xử lý việc vận hành và duy trì tài sản để cung cấp cho công chúng dịch vụ công này trong nhiều năm nữa. Với chính phủ, do nguồn ngân sách của các quốc gia này không đủ để đầu tư cho việc duy trì hoạt động của dự án cũng như bảo trì dự án. Cũng như việc, các dự án này không có sự đồng đều, tương tác giữa các ngành, địa phương của quốc gia nhận tài trợ vì vậy cũng gây ra sự bất cập đáng kể trong điều hành nền kinh tế của các quốc gia này. 30
  • 31. Chính phủ, người nhận tài trợ cũng nên phân tích tổng thể danh mục dự án đầu tư cũng như từng dự án riêng lẻ để xem có phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia hay không. Và liệu sau khi dự án hoàn thành, nó có thể tạo ra động lực phát triển cho quốc gia không hay nó sẽ tạo ra những gánh nặng nợ trong tương lai đối với ngân sách? Ngoải ra, một số nhà tài trợ sẵn sàng tài trợ cho các dự án phát triển nhưng không tự thẩm định dự án. Trong những trường hợp này, các quốc gia nhận tài trợ lại bị rơi vào tình trạng thiết khả năng phát triển dự án ngay từ khâu đầu tiên là giai đoạn khả thi. Và điều này khiến một số quốc gia bỏ lỡ nguồn tài trợ bổ sung. Cuối cùng, điểm yếu trong việc đánh giá dự án tạo ra những rủi ro nghiêm trọng đối với chất lượng đầu tư trong nước. Ở các quốc gia phụ thuộc viện trợ, các khoản đầu tư dành cho các bộ, ngành và các cơ quan nhà nước thường thiết các đề xuất dự án cũng như thiếu khả năng xem xét chuyên sâu đánh giá. 1.4.5. Hệ thống PIM ở các nước phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Ở các nước giàu dầu mỏ, khí đốt và tài nguyên khai thác phải đối mặt với thách thức cơ bản của việc chuyển tài sản tiềm năng dưới mặt đất thành tài sản sản xuất trên mặt đất. Đầu tư công hiệu quả đại diện cho một liên kết quan trọng trong việc thực hiện đóng góp phát triển tiềm năng của ngành công nghiệp khai thác để tăng trưởng trên diện rộng và cải thiện phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, do năng lực và hạn chế vê chính trị, nhiều nước trong số này luôn thiếu hụt về số lượng và chất lượng vốn ngân sách. Do vậy, đối với những quốc gia này việc tăng cường năng lực cho chính phủ để họ có thể xây dựng, vận hành và duy trì cơ sở hạ tầng vật chất sẽ được ưu tiên hàng đầu. Các chính phủ phụ thuộc vào doanh thu tài nguyên phải đối mặt với một số thách thức như sau: +Biến động về doanh thu và chu kỳ “ bùng nổ và phá sản” 31
  • 32. + Đầu tư công qua nhiều phương thức khác nhau. Các công ty quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu nhà nước được thành lập và nhiệm vụ đầu tư hoặc sắp xếp để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngoài nguồn vốn đầu tư ngân sách truyền thống. + Quỹ mô đầu tư công có liên quan đến quy mô của nền kinh tế + Việc mở rộng nhanh chóng và cắt giảm chi tiêu vốn thường diễn ra trong các thiết lập phụ thuộc vào tài nguyên trong các chu kỳ bùng nổ và phá sản. Hơn nữa, các quyết định đầu tư công không được cân nhắc cẩn trọng, nên tạo ra những thách thức trong việc bổ sung nguồn lực từ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một số đặc điểm và thực hành PIM là đối với các quốc gia trong nghiên cứu phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên: Cộng hoà Dân chủ Công, Mông Cổ và Đông Timor. Những yếu tố này cũng có tác động cụ thể đến PIM, kết quả có sự khác biệt giữa các quốc gia. Hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ. Các tài liệu chiến lược của chính phủ có thể không áp dụng cho tất cả các khoản đầu tư công do vai trò quan trọng mà các công ty tài nguyên quốc doanh tự trị đầu tư tài chính. Các tài liệu chiến lược thường không hướng dẫn các quyết định đầu tư thực tế, thường thực hiện một cách không minh bạch. Thẩm định dự án chính thức. Thông thường, thiếu khả năng tiến hành đánh giá dự án, đặc biệt khi thu nhập tài chính và chi tiêu đầu tư công tăng lên. Đánh giá độc lập về thẩm định. Thiếu năng lực và thiếu nhu cầu từ các nhà ra quyết định để đánh giá độc lập các dự án trước khi đưa ra quyết định. Lựa chọn dự án và ngân sách. Ngân sách phát triển và tái phát riêng biệt là phổ biến. Việc phối hợp đánh giá ngân sách dự án kết hợp với chính sách tài khoá và ngân sách với tính minh bạch thấp của các dự án đầu tư. Việc sử dụng quản lý đầu tư công là phổ biến, nhưng mối liên hệ của chính với ngân sách là 32
  • 33. không cao, do vậy các dự án đầu tư công thiếu sự kết hợp với quản lý chiến lược quốc gia và theo từng ngành. Triển khai dự án. Năng lực thực hiện yếu kém, bao gồm cả chiến lược mua sắm và quản lý dự án, dẫn đến việc luôn thiếu hụt ngân sách trong đầu tư công. Ngoại trừ một số quốc gia có quỹ bình ổn doanh thu để tạo ra sự bứt phá nhưng hành động này lại gây áp lực ngắn hạn cho ngân sách. Bởi để có nguồn vốn cho các dự án, chính phủ các nước này phải cắt giảm chi tiêu đầu khác sang một bên. Do vậy, nó đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án khác hay mục tiêu khác. Điều chỉnh dự án. Không có quy trình để xem xét lựa chọn các dự án, một phần do ảnh hưởng của người quản lý dự án và năng lực yếu của kế toán và khâu giám sát dự án. Hoạt động cơ sở. Có hệ thống đăng ký tài sản không đầy đủ và không đủ kinh phí cho hoạt động và bảo trì, một phần do sự tích hợp yếu của chi phí dự án thường xuyên trong chính sách tài khoá và ngân sách. Đánh giá dự án. Có rất ít hoặc không có đánh giá dự án cơ bản có hệ thống ( do thiếu năng lực của các nhà ra quyết định). Mông cổ, nơi tổ chức kiểm toán tối cao công bố các báo cáo về kiểm toán các dự án đầu tư, làm một ngoại lệ hạn chế. 1.4.6. Hệ thống PIM ở các nước có nguy cơ chiến tranh, thiên tai cao Hướng dẫn đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc sơ bộ. Khả năng của nhà nước để xây dựng phương hướng chiến lược thường sụp đổ, và sự đa dạng của các nhà tài trợ, về cơ bản cấu thành một chính quyền song song, cố gắng xây dựng lại cơ sở hạ tầng bị phá huỷ trong cuộc xung đột. Các nhà tài trợ kết hợp sử dụng các đánh giá đa nhu cầu và các quỹ tín dụng thác đa bên. Ngoài ra còn có các hình nghèo đặc trưng điển hình do xung đột- chẳng 33
  • 34. hạn như vùng nghèo khó nơi xung đột tập trung- có thể ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư công. Cách tiếp cận để xây dựng chiến lược quốc gia là sự cần thiết phải xây dựng lại sự đồng thuận xã hội bị phá vỡ bởi xung đột và thường mất nhiều năm để phát triển chiến lược quốc gia thống nhất và có thẩm quyền... các xã hội bị phân mảnh có thể dẫn đến trung lặp cơ sở hạ tầng, không thể nắm bắt các nền kinh tế có quy mô và bỏ bê các liên kết truyền thông liên lạc. Thẩm định dự án chính thức Năng lực thẩm định dự án yếu và gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhà tài trợ. Trong giai đoạn khắc phục hậu quả, các nhà tài trợ tập trung vào thay thế những cơ sở hạ tầng bị phá huỷ bởi chiến tranh hoặc thảm hoạ. Theo thời gian, trọng tâm thay đổi để xây dựng lại năng lực thẩm định trong nước. Đánh giá độc lập về thẩm định Không có khả năng đánh giá độc lập về thẩm định dự án Lựa chọn dự án và ngân sách Rất nhiều viện trợ không có ngân sách và các tác động chi phí thường xuyên của các dự án được tài trợ được tích hợp kém vào ngân sách. Có những yêu cầu lớn, không có kế hoạch cho các nhu cầu tăng lên đối với ngân sách hiện tại khi tài trợ của các nhà tài trợ giảm xuống từ đỉnh. Việc lựa chọn dự án có thể được chính trị hoá cao vì đầu tư công được sử dụng để cố gắng “ mua hoà bình” Triển khai dự án. Có rất nhiều PIU và năng lực mua sắm yếu liên quan đến nhu cầu tái thiết nhưng cải cách mua sắm là phổ biến. Có giám sát yếu về thực hiện dự án. Điều chỉnh dự án Có sự phụ thuộc vào hệ thống tài trợ để kích hoạt đánh giá khi các dự án không theo dõi 34
  • 35. Hoạt động cơ sở Thiếu sổ đăng ký tài sản và có thể thất bại trong việc thiết lập lại trách nhiệm quản trị rõ ràng cho quyền sở hữu tài sản; sắp xếp bàn giao dự án không hiệu quả; sự xuất hiện của các tài sản mới không phù hợp với mục đích; và không đủ kinh phí hoạt động và bảo trì. Đánh giá và đánh giá hoàn thành cơ bản Có rất ít hoặc không có đánh giá hậu kỳ cơ bản và quốc gia thậm chí có thể thiếu một cơ quan kiểm toán tối cao hoạt động để tiến hành kiểm tra tuân thủ cơ bản về các dự án. Hướng tới một chiến lược cải cách hệ thống PIM Phần kết luận này thảo luận về các cách tiếp cận để cải cách các hệ thống PIM. Phần đầu tiên mô tả 3 cách thức chính cho cải cách PIM. Tiếp theo là một cuộc thảo luận chung về việc sắp xếp lại các cải cách và các cách tiếp cận cách điệu rộng rãi khác nhau để cải cách trình tự rõ ràng từ các nghiên cứu điển hình. Phần thức ba, sau đó thảo luận các yếu tố chính của cách PIM ở các nước nghiên cứu điển hình. 1.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Định hướng đầu tư, xây dựng và sàng lọc bước đầu Có thể nhận thấy rất rõ ràng, đối với các quốc gia quản lý đầu tư công hiệu quả thì họ luôn xây dựng một chiến lược đầu tư trong dài hạn và trong ngắn hạn. Ở bước này, cần phải dựa vào định hướng phát triển của các bộ- ngành- địa phương để lập nên kế hoạch chọn lựa dự án. Sau đó sẽ xem xét các dự án được lựa Ngoài ra, còn phải căn cứu vào dự toán ngân sách Về thẩm định dự án. Phải tuân theo 1 quy trình thủ tục rõ ràng. 35
  • 36. Các dự án được đánh giá bằng cách sử dụng các kĩ thuật hiện đại Cần có văn bản hướng dẫn về thẩm định dự án. Đánh giá độc lập về thẩm định dự án Có quy định rõ ràng về việc thẩm định dự án của các cấp có thẩm quyền đối với dự án lớn. Các dự án lớn phải được điều trần và công khai trước khi diễn ra thẩm định dự án. Lựa chọn dự án và ngân sách Cần phải đưa ra để xem xét lựa chọn dự án sao cho phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội cũng như bố cục quy hoạch tổng thể của quốc gia Tìm nguồn tài trợ cho dự án Triển khai dự án Tập trung vào việc quản lý tổng chi phí dự án trong suốt cuộc đời của từng dự án Ghi tổng chi phí dự án Chi phí dự án tính cho từng năm Cần phải được giám sát chặt chẽ Điều chỉnh dự án Nếu có điều chỉnh dự án về các mặt như: tiến độ, chi phí, lợi ích dự kiến đạt được của dự án thì cần phải được thẩm định lại Đánh giá tổng hợp và đánh giá lại sau khi hoàn thành dự án Đánh giá dự án đã được hoàn thành Đánh giá tác động của dự án lên hiệu quả kinh tế. 36
  • 37. (Có thể tập trung xemkinh nghiệm áp dụng PIMA của IMF ở một số quốc gia cho đơn giản.Vì đây là nọi dung có nhiều tài liệu tham khảo tốt. Phần nghiên cứu kinh nghiệm trong bài viết quá sơ sài, có lẽ ko cần nhiều quốc gia như vậy, chỉ cần 1-2 quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển có hệ số EG ( effiecient gap) cao) Phần bài học rút ra phải tương thích với phần phân tích kinh nghiệm của từng quốc gia và có giá trị áp dụng trong hệ thống giải pháp. 37
  • 38. CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-2017 2.1. TỔNG QUAN ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2017 2.1.1. Quy mô, cấu trúc đầu tư công Từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới- Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn và toàn diện trên các mặt trận kinh tế- xã hội và chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình trên thế giới. Trong khi đó, đầu tư công ở Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế và xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển Việt Nam Hoạt động đầu tư công bao gồm toàn bộ quá trình từ lập, phê duyệt kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công, đến triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng các dự án đầu tư công, đánh giá sau đầu tư công Vốn đầu tư công bao gồm: Vốn NSNN chi đầu tư phát triển theo quy định, vốn huy động của Nhà nước từ trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, công trái quốc gia và các nguồn khác của Nhà nước. Tuy nhiên, việc kéo dài quá lâu mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, đặc biệt là hiệu quả đầu tư công còn thấp, tạo nên một nền kinh tế luôn phải đối diện với mất cân đối vĩ mô như chênh lệch tiết kiệm- đầu tư, thậm hụt cán cân thương mại, thâm hụt ngân sách trong dài hạn, lấn át đầu tư khu vực tư nhân. Để hiểu rõ thực trạng đầu tư công, tác giả xem xét trên một số nội dung cụ thể như sau: 2.1.1.1. Quy mô đầu tư công (1) Theo đối tượng Kể từ khi bắt đầu đổi mới- sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường- Việt Nam đã dần dần mở rộng đầu tư công nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư trong nước và đầu tư tư nhân. 38
  • 39. Trong thập kỉ qua, Việt Nam đã trải qua một xu hướng mở rộng ổn định đầu tư bao gồm cả tăng đầu tư công. Điều này có thẻ thấy được phần lớn là do mong muốn thu hẹp khoảng cách với các nước láng giềng. Đồng thời mức đầu tư công được tăng lên do định hướng khu vực khinh tế đầu tư công là khoản đầu tư mồi cho nền kinh tế. Sự kết hợp việc nâng cao và duy trì mức đầu tư cao, bền vững đã góp phần cải thiện dần các thuộc tính chất lượng đầu tư tạo dấu ấn cho tăng trưởng kinh tế.  Về tổng vốn đầu tư xã hội Việt Nam đang theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư. Do vậy, giai đoạn 2006-2017 chứng kiến tổng giá trị vốn đầu tư toàn xã hội tăng 4,12 lần từ 404,7 nghìn tỷ đồng năm 2006 lên 1.668,6 nghìn tỷ đồng năm 2017, và tốc độ tăng trưởng trung bình là 8,7%/năm. Tốc tộ tăng trưởng có xu hướng chậm lại bắt đầu tư năm 2011. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2006-2010 là 13,2%/ năm, nhưng giai đoạn 2011-2017, con số này chỉ là 8,7%. Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê Hình 2. 1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế GĐ 2006 – 2017 Cụ thể hơn, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2006 là 13,3%, cao nhất là năm 2007 với 28,2%, sau đó giảm xuống (-7,3%) vào năm 2011 và tỷ lệ này tăng lên 9,8% vào năm 2015 và ổn định dần, sau đó tăng nhẹ vào năm 2017 với 10,8%. 39
  • 40. Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê Hình 2. 2: Chỉ số phát triển Vốn ĐTPT toàn xã hội giá So sánh năm 2010 Bình quân giai đoạn 2006 - 2017, tỷ lệ vốn đầu tư công toàn xã hội so với GDP là 38,68%/ năm, trong đó năm 2006 tỷ lệ này cao nhất đạt 45,7% sau đó có xu hướng giảm dần vào các năm tiếp theo; năm 2017 tỷ lệ này là 35,7%. Giai đoạn 2006-2010 chứng kiến tỷ lệ trung bình vốn đầu tư toàn xã hội/GDP đạt 41,26%/năm cao hơn 8,7%/năm so với mức trung bình của giai đoạn 2011-2016 (Hình 2.3 và bảng 2.1). Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê 40
  • 41. Hình 2. 3: Cơ cấu Vốn ĐTPT toàn xã hội giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế GĐ 2006 – 2017 Bảng 2. 1: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo giá so sánh năm 2010 phân theo thành phần kinh tế (Nghìn tỷ đồng) Năm Tổng số Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2006 506,5 255,8 158,8 91,8 2007 649,5 268,1 202,7 178,6 2008 696,2 259,9 194,5 241,8 2009 762,8 318,5 249,4 195,0 2010 830,3 316,3 299,5 214,5 2011 770,1 287,2 298,1 184,8 2012 812,7 325,9 309,3 177,5 2013 872,1 351,0 328,0 193,1 2014 957,6 379,7 366,1 211,8 2015 1.044,4 397,3 403,9 243,2 2016 1.147,1 430,3 446,6 270,2 2017 1.270,6 451,9 514,9 303,8 TTBQ (%/năm) 8,7 5,3 11,3 11,5 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê  Tổng vốn đầu tư công  Giá trị vốn đầu tư công: Tuy không tăng mạnh như giai đoạn 2006 – 2010, nhưng từ năm 2011 đến nay, chi đầu tư công liên tục tăng. Năm 2017, chi đầu tư công cao gấp 1,74 lần so với năm 2011 và tăng 3,21 lần so với năm 2006 (bảng 2.2). Đầu tư công tăng trưởng bình quân đạt 5,3%/năm cả giai đoạn 2006 – 2017. Tuy nhiên, trong đó giai đoạn 2006- 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 5,4%, còn giai đoạn 2011 -2017 lại là 7,8%/năm. Bảng 2. 2: Vốn đầu tư công giá hiện hành giai đoạn 2011-2017 (Nghìn tỷ đồng) Năm Tổng đầu tư xã hội Đầu tư công Đầu tư tư nhân Đầu tư nước ngoài Vốn Tỷ trọng (%) Vốn Tỷ trọng (%) Vốn Tỷ trọng (%) 2006 404,7 185,102 45,74 154,006 38,05 65,604 16,21 2007 532,1 197,989 37,21 204,705 38,47 129,399 24,32 41
  • 42. 2008 616,7 209,031 33,89 217,034 35,19 190,67 30,92 2009 708,8 287,534 40,56 240,109 33,87 181,183 25,56 2010 830,3 316,285 38,09 299,487 36,07 214,506 25,84 2011 924,5 341,555 36,95 356,049 38,51 226,891 24,54 2012 1.010,1 406,514 40,24 385,027 38,12 218,573 21,64 2013 1.094,5 441,924 40,38 412,506 37,69 240,112 21,94 2014 1.220,7 486,804 39,88 468,5 38,38 265,4 21,74 2015 1.366,5 519,878 38,05 528,5 38,68 318,1 23,28 2016 1.487,6 557,633 37,48 578,902 38,91 351,103 23,60 2017 1.668,6 594,885 35,65 677,51 40,60 396,206 23,74 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả  Cơ cấu đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội: Giai đoạn 2001- 2005, đầu tư công chiếm 54,3%/ tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhưng đến năm 2006 đến nay, tỷ lệ vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã giảm. Đến 2010 tỷ lệ vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội còn 44,1%, và còn 39,1% vào năm 2012 và 36% vào năm 2016. Đáng chú ý, tỷ lệ vốn đầu tư công trong những năm 2008, 2009 giảm khá chậm nguyên nhân chính là do tác động của gói kích thích tài khoá nhằm ứng phó với suy giảm kinh tế trong nước và tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Vốn đầu tư công giai đoạn 2011-2017 chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng vốn đầu tư công của Việt Nam trong tổng đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2017 đạt mức cao nhất (40,38% năm 2013) và thấp nhất (35,65% năm 2017) (Bảng 2.2). Điểm đáng chú ý là số vốn tăng nhưng tỷ trọng chi đầu tư công trong tổng đầu tư toàn xã hội có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây. Điều này cho thấy, tái cơ cấu đầu tư công có mục tiêu giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư toàn xã hội. Năm 2017, đầu tư của khu vực nhà nước hiện chiếm khoảng 40,6% tổng đầu tư toàn xã hội, 59,4% còn lại là của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân trong nước) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chứng tỏ vai trò của khu vực kinh tế trong nước đang ngày càng lớn và giữ vị trí quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước. Bên cạnh đó, khu vực đầu tư nước ngoài, sau một thời kỳ mở rộng vào giữa thập niên 1990, đã thu hẹp đáng kể sau khủng hoảng Đông Á 1997 và phục hồi mạnh mẽ trở lại sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư công tuy có giảm trong những năm gần đây song vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn. 42
  • 43. 2.1.1.2. Cấu trúc đầu tư công Trong những năm qua, cơ cấu đầu tư công theo ngành, lĩnh vực đã có sự chuyển dịch theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, cũng như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hội được tập trung chủ yếu vào chi cho đầu tư xây dựng cơ bản, kế đến tích lũy tài sản cố định dùng cho sản xuất (hình 2.5). Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Hình 2. 4: Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội (giá hiện hành) phân theo khoản mục đầu tư Cơ cấu vốn đầu tư công phân bổ cho các ngành thể hiện ở bảng 2.3, các ngành có tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công cao trong giai đoạn 2006 - 2017 như sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải; vận tải, kho bãi; giáo dục, đào tạo; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội... Một số ngành có tốc độ tăng vốn đầu tư thấp như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo. Giai đoạn 2006 – 2010: chi đầu tư công tập trung chủ yếu vào các ngành Công nghiệp chế biến- chế tạo; sản xuất điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí; khai khoáng; cơ sở hạ tầng cho vận tải, kho bãi 43
  • 44. Chi đầu tư công trong thời kỳ 2011-2017 thì được tập trung cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, y tế và giáo dục. Năm 2016, chi đầu tư cho các lĩnh vực này chiếm khoảng 53,6% tổng chi đầu tư công, trong đó, chi đầu tư cho lĩnh vực vận tải, kho bãi 21,3%, lĩnh vực điện, nước 14,4%. Mặc dù, có tốc độ tăng trưởng vốn cao nhưng chi đầu tư công cho hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ, y tế (đầu tư vào các lĩnh vực này bảo đảm tính bền vững của tăng trưởng) đang có xu hướng giảm dần. Đây là xu hướng không tích cực trong chuyển dịch chi tiêu công trong các ngành. Đáng chú ý, chi đầu tư công cho một số ngành như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản trong thời kỳ này có tốc độ tăng khá cao. Các hoạt động đầu tư này chủ yếu là đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sự mất cân đối và kém hiệu quả đã gây ra bất ổn cho nền kinh tế Bảng 2. 3: Vốn ĐTPT toàn xã hội giá hiện hành phân theo ngành kinh tế (%) Cơ cấu 2006 2010 2012 2014 2016 2017 Tổng số 100 100 100 100 100 100 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 6,9 6,4 6,3 6,0 5,8 5,0 Khai khoáng 7,5 7,1 8,4 7,3 6,2 5,3 CNCB chế tạo 19,4 19,7 16,9 20,1 24,0 26,4 SX điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và ĐHKK 9,6 9,3 9,5 8,2 6,0 6,3 Cấp nước; xử lý rác thải, nước thải 2,6 2,6 2,6 2,5 2,0 1,9 Xây dựng 3,6 3,7 3,7 4,8 5,5 7,8 Bán buôn; sửa chữa phương tiện giao thông 4,8 4,3 4,4 5,4 7,4 6,1 Vận tải, kho bãi 12,4 13,1 12,0 11,3 10,7 13,5 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 2,0 2,0 2,1 2,3 2,6 1,8 Thông tin và truyền thông 3,6 3,6 3,6 3,4 2,9 2,0 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 0,9 1,2 1,4 2,0 2,3 1,5 Hoạt động kinh doanh bất động sản 2,8 4,4 4,7 5,0 7,0 4,7 Hoạt động chuyên môn, KHCN 0,9 1,0 1,1 1,2 1,7 2,0 Hoạt động hành chính và DV hỗ trợ 3,4 3,4 3,4 3,1 1,9 1,1 Hoạt động của ĐCS, tổ chức CTXH; QLNN, ANQP 2,9 2,7 3,0 3,1 2,9 3,8 Giáo dục và đào tạo 3,0 2,9 2,9 3,0 2,5 3,4 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 1,5 1,4 1,5 1,7 2,2 2,2 44
  • 45. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,2 1,2 1,5 1,6 1,5 1,2 Hoạt động khác 10,7 9,9 11,0 8,1 4,8 4,0 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Bảng 2. 4: Vốn ĐTPT toàn xã hội giá hiện hành phân theo ngành kinh tế (Tỷ đồng) Năm 2006 2010 2016 2017 Tổng số 404.712 830.27 8 1.487.63 8 1.668.601 Nông-Lâm-Ngư nghiệp 28.060 51.062 87.473 100.116 Khai khoáng 30.166 62.520 50.580 52.561 CNCB chế tạo 78.672 161.90 4 423.382 465.540 SX điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và ĐHKK 38.880 70.491 94.465 110.128 Cấp nước; xử lý rác thải, nước thải 10.533 21.504 26.182 30.869 Xây dựng 14.750 37.362 90.448 103.453 Bán buôn; sửa chữa phương tiện giao thông 19.527 40.684 99.969 114.299 Vận tải, kho bãi 50.283 95.814 157.392 171.032 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 8.054 17.436 33.769 41.214 Thông tin và truyền thông 14.691 30.305 18.595 20.023 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 3.705 15.692 20.083 21.692 Hoạt động kinh doanh bất động sản 11.526 39.023 92.977 106.790 Hoạt động chuyên môn, KHCN 3.743 9.299 25.290 26.698 Hoạt động hành chính và DV hỗ trợ 13.594 27.897 10.711 13.349 Hoạt động của ĐCS, tổ chức CTXH; QLNN, ANQP 11.904 25.157 48.051 52.227 Giáo dục và đào tạo 12.333 23.580 50.580 55.064 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 6.175 12.039 34.216 40.046 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 4.832 12.537 21.125 26.364 Hoạt động khác 43.283 75.972 102.350 117.136 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả 45
  • 46. - 5,00 10,00 15,00 20,00 25,00 30,00 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Khai khoáng Công nghiệp chế biến, chế tạo SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà KK Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải Xây dựng Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác Vận tải, kho bãi Dịch vụ lưu trú và ăn uống Thông tin và truyền thông Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Hoạt động kinh doanh bất động sản Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Hoạt động của ĐCS, tổ chức CTXH; QLNN, ANQP; đảm bảo xã hội bắt buộc Giáo dục và đào tạo Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Nghệ thuật, vui chơi và giải trí Hoạt động khác % 2006 2017 Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả Hình 2. 5: Cơ cấu Vốn đầu tư PTXH giá hiện hành theo ngành năm 2006 & 2017 Theo đánh giá của WB & VNG, 2017 về chi tiêu công của Việt Nam trong các tiểu ngành vẫn chưa thực sự gắn với hiệu quả kinh tế. Điển hình đó là ngành giao thông vận tải và ngành nông nghiệp, cụ thể là: − Trong ngành giao thông vận tải: giao thông đ ng b chi m kho ng 89% t ng chiườ ộ ế ả ổ tiêu công c a ngành. M c dù đ ng b chi m đ n trên 90% v n t i hành khách và 70% v n t iủ ặ ườ ộ ế ế ậ ả ậ ả hàng hóa, nh ng đó cũng là hình th c v n t i hàng hóa t n kém nh t. Cho dù đã đ c đ u tư ứ ậ ả ố ấ ượ ầ ư nhi u, chiề phí giao thông đ ng b v n m c cao so v i khu v c, m t đ đ ng cao t c v nườ ộ ẫ ở ứ ớ ự ậ ộ ườ ố ẫ ở m c th p nh t trong khu v c. Trong khi đó, lĩnh v c đ ng bi n và đ ng th y n i đ a là nh ngứ ấ ấ ự ự ườ ể ườ ủ ộ ị ữ lĩnh v c mà Vi t Nam có nhi u l i th , có chi phí v n t i hàng hóa th p và t l ngân sách trênự ệ ề ợ ế ậ ả ấ ỷ ệ l u l ng hi u qu nh t, song còn ch a đ c quan tâm.ư ượ ệ ả ấ ư ượ − Trong ngành nông nghiệp: chính sách chú tr ng đ n đ u t phát tri n các công trìnhọ ế ầ ư ể th y l i l n cho các di n tích ch y u đ tr ng lúa đã đ m b o m c tiêu an ninh l ng th củ ợ ớ ệ ủ ế ể ồ ả ả ụ ươ ự nh ng l i t o ra ít giá tr gia tăng. C c u phân b ngu n l c công gi a các vùng mi n còn m t sư ạ ạ ị ơ ấ ổ ồ ự ữ ề ộ ố h n ch . Hi n nay khu v c đ ng b ng sông H ng có t l chi tiêu công cho nông nghi p cao nh tạ ế ệ ự ồ ằ ồ ỷ ệ ệ ấ song l i t o ra giá tr gia tăng t ng quan m c th p nh t. Trong khi đó, đ ng b ng sông C uạ ạ ị ươ ở ứ ấ ấ ồ ằ ử Long, mi n Đông Nam B , Tây Nguyên t o ra giá tr gia tăng h n 4 l n thì l i đ c đ u t ít h nề ộ ạ ị ơ ầ ạ ượ ầ ư ơ 46