SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  30
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
TIỂU LUẬN
VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ NGÂN HÀNG AGRIBANK
TRONG THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA –
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK NÔNG
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Trần Thị Thu Hằng
2. Đoàn Thị Thu Vân
3. Cao Thị Mỹ Dung
LỚP KINH TẾ NÔNG NGHIỆP K2018 - 2020
Đắk Nông , tháng 4 năm 2019
2
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH......................................................................................................4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................5
1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................5
1.2.Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................6
1.3.Phạm vi nghiên cứu................................................................................................6
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................7
2.1.Cơ sở lý luận ..........................................................................................................7
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa...................................................7
2.1.2. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ......................................................8
2.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa: ..............................9
2.1.4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ...................................................9
2.1.5. Vai trò của ngân hàng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa..........11
2.2.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................12
2.2.1. Thu thập thông tin..........................................................................................12
2.2.2. Xử lý thông số liệu ........................................................................................13
2.2.3. Phương pháp phân tích ..................................................................................13
PHẦN 3.......................................................................................................................14
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................14
3.1.Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp tỉnh Đắk Nông...........................................14
3.1.1. Thực trạng chuyển dịch kinh tế tỉnh Đắk Nông ............................................14
3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông ...........................15
3.1.3. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ ......................................................17
3.2.Đóng góp của Ngân hàng Agribank với phát triển kinh tế tỉnh Đắk Nông .........20
3
3.3.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh
Đắk Nông .............................................................................................................22
3.4.Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đắk
Nông.....................................................................................................................24
3.4.1. Quan điểm, định hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ......................24
3.4.2. Giải pháp chung nhằm thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh
Đắk Nông.......................................................................................................26
3.4.3. Những giải pháp Ngân hàng Agribank cần thực hiện để phát huy vai trò thúc
đẩy quá trình CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông ...............................................27
PHẦN 4: KẾT LUẬN ................................................................................................29
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................30
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1: Đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế tỉnh Đắk Nông từ 2012 – 2017
....................................................................................................................................14
Bảng 3. 2: GTSX ngành nông-lâm-ngư nghiệp tỉnh Đắk Nông từ 2012 – 2017 .......15
DANH MỤC HÌNH
Hình 3. 1: Cán bộ Agribank Đắk Nông giao dịch với khách hàng vay vốn...............21
5
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu yếu mà các nước đang phát
triển phải trải qua để có thể đi nhanh, đuổi kịp các nước phát triển. Quá trình đó không
chỉ là quá trình tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật, thay đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ
sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất,
tinh thần cao. Đây còn là quá trình thay đổi toàn diện theo hướng tăng dần tỷ trọng lao
động được đào tạo, khu vực thành thị ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân
ngày càng tăng về chất lượng, môi trường sinh thái bền vững.
Tuy nhiên, Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách thành công
cần có nhiều tiền đề cần thiết, trong đó nguồn vốn và nguồn nhân lực là những tiền đề
rất quan trọng. Vì phải cần có nguồn vốn thì các mục tiêu của CNH-HĐH mới có thể
triển khai, thực hiện. Đồng thời, việc xây dựng một nguồn nhân lực đảm bảo về số
lượng và chất lượng là yếu tố quyết định để các mục tiêu này đi đến thành công.
Trong khi đó, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Đắk Nông. Tuy
nhiên, tỉnh mới thành lập năm 2003 mặt bằng văn hóa và trình độ dân trí thấp, phân bố
dân cư và nguồn nhân lực chưa phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều
hạn chế, dẫn đến năng suất lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. sản xuất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa phát triển, ở một số nơi còn mang nặng tính
tự cung tự cấp, chưa đáp ứng yêu cầu của việc chuyển nền kinh tế sang giai đọan CNH-
HĐH. Một trong những nguyên nhân hàng đầu đó là do thiếu vốn phục vụ cho sản
xuất.
Việc cung cấp đủ nguồn vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất đang
là vấn đề cấp thiết, tạo điều kiện giúp xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, cơ giới
hóa nông nghiệp. Bên cạnh đó còn góp phần làm cho khoa học công nghệ được đưa
vào sản xuất sớm hơn, hiệu quả hơn, tạo ra năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nhanh quá
trình CNH, HĐH, giúp tỉnh Đắk Nông rút ngắn được khoảng cách trình độ phát triển
so với các tỉnh lân cận và các địa phương khác trong cả nước. Trong đó, ngân hàng
6
Agribank Đắk Nông được xem là một trong những ngân hàng cấp vốn lớn nhất cho
phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh.
Do đó, nhóm chọn đề tài “Vai trò của cán bộ ngân hàng Agribank trong thúc
đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông” để làm
sáng tỏ thê những vấn đề trên. Đồng thời đề xuất các hoạt động để giúp thúc đẩy quá
trình CNH-HĐH nông nghiệp của tỉnh với vị trí là những cán bộ trong ngành ngân
hàng.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông;
- Vai trò của ngân hàng Agribank trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa –
hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông;
- Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
nông nghiệp tỉnh Đắk Nông với vai trò là cán bộ ngân hàng Agribank.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
* Không gian: Địa bàn tỉnh Đắk Nông.
* Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ nghiên
cứu chủ yếu về nông nghiệp, nông thôn, CNH-HĐH nông nghiệp, vai trò của ngân
hàng Agribank trong CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông.
* Thời gian: Số liệu hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Nông từ năm
2012 đến 2017. Định hướng và giảỉ pháp phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông
đến năm 2020. Định hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đắk Nông đến
năm 2020.
7
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp
hóa khác nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Xét về mặt bản chất thì, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc
hậu thành một nước công nghiệp.
Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNID) đã đưa ra
định nghĩa sau đây:
- Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận
ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh
tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là
một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu
dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo
đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội.
- Hiện đại hoá lá quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất
kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những qui trình công nghệ
phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học
kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao.
Ở Việt Nam, theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tám của Ban Chấp
hành Trung ương khóa VIII thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi
căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội
từ sử dụng lao động thử công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp
và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao.
Theo Nghị quyết Trung ương 7, công nghiệp hóa là sự chuyển nền kinh tế từ tình
trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp dựa vào phương pháp sản xuất nông
nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng, hiệu quả
8
cao, theo phương pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ
mới nhất.
2.1.2. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Công nghiệp hoá là một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Nước ta
từ một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển cao,
nhất thiết phải trải qua công nghiệp hóa. Thực hiện tốt công nghiệp hóa – hiện đại hóa
có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng trên nhiều mặt:
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất
lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, do đó
góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi
của CNXH. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì công nghiệp hoá, hiên đại hoá là một cách
chung nhất, là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi căn bản kỹ thuật,
công nghệ sản xuất, làm tăng năng suất lao động.
- Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế
nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát
triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người - nhân tố trung tâm
của nền sản xuất xã hội. từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nền
sản xuất xã hội. "Để đào tạo ra những người phát triển toàn diện, cần phải có một nền
kinh tế phát triển cao, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền văn hoá tiên tiến,
một nền giáo dục phát triển". Bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển. Muốn đạt được điều đó, phải thực hiện tốt công nghiệp hoá,
hiện dại hoá mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và
toàn diện nhân tố con người.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế có
phát triển thì mới có đủ điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh quốc phòng,
đủ sức chống thù trong giặc ngoài. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn tác động đến
việc đảm bảo kỹ thuật, giữ gìn bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị
hiện có cho lực lượng vũ trang.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. bên
cạnh thị trường hàng hoá, còn xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị
trường công nghệ... Vì vậy, việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính
9
khác tăng mạnh. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng tạo điều kiện vật chất cho việc
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân
công và hợp tác quốc tế.
2.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa:
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công
nghiệp hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Một là, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sở dĩ như vậy là vì trên
thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, một số nước phát
triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ
ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh
tế tri thức để hiện đại hóa những ngành có điều kiện nhảy vọt.
Hai là, công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Công
nghiệp hóa là tất yếu đối với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục
tiêu và tính chất của công nghiệp hóa có thể khác nhau. Ở nước ta công nghiệp hóa
nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để
bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Ba là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều
tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hóa hiện nay khác với công nghiệp
hóa trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung
- hành chính, bao cấp, công nghiệp hóa được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh
của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan
trọng trong quá trình công nghiệp hóa. Nhưng công nghiệp hóa không xuất phát từ chủ
quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là
các quy luật thị trường.
Bốn là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn
cầu hóa kinh tế, vì thế mở cửa kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu
đối với đất nước ta.
2.1.4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của
nền kinh tế theo hướng hiện đại. Vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
trong điều kiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa có nội dung rất quan trọng là phải đẩy
10
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thể hiện tập
trung ở những nội dung sau đây:
 Cơ giới hoá
Các hoạt động sản xuất ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật
lạc hậu, do đó, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm rất thấp. Cơ giới hoá, trước
hết là cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp vừa giảm nhẹ lao động của con người, vừa
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Tuy nhiên, cơ giới hoá phải đặc biệt chú ý đến
những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Cơ giới hoá phải tập trung
vào những khâu lao động nặng nhọc( làm đất, gặt lúa…. ) và những khâu ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh(chê biến….)
 Thuỷ lợi hoá
Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Việt Nam là một nước nông
nghiệp nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều, do đó, hạn hán và úng lụt thường xuyên xảy ra.
Để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi để chủ
đông tưới tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 Điện khí hoá
Điện khí hoá vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự tự nhiên,
nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế,vừa tạo điều kiện cư dân nông rhôn
tiếp cận với văn minh nhân loại, phát triển văn hoá- xã hội ở nông thôn. Do đó , điện
khí hoá là điều kiện không thể thiếu để phát triển nông thôn.
 Phát triển công nghệ sinh học
Đây là lĩnh vực khoa học và công nghệ mới bao gồm nhiều ngành khoa học và
kỹ thuật mà trước hết là vi sinh học, di truyền học, hóa sinh học…. Công nghệ sinh
học là mọi kĩ thuật sử dụng những cơ chế hay quá trình sống để tạo ghệ sinh học đã
đạt được những thành tựu to lớn: những nông phẩm biến đổi gien cho năng suất chất
lượng cao, tao ra những giống cây có khả năng kháng bệnh cao…. Những thành tựu
to lớn đó của công nghệ sinh hoc đã đem lại những lợi ích to lớn, không chỉ tạo ra
những sản phẩm mới, làm cho sản xuất có năng suất cao chất lượng tốt hơn, mà còn
11
tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất
yếu của một nên nông nghiệp hiện đại
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào nông nghiêp, nông thôn
chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố thị trường: giá cả các yếu tố đầu vào và đầu
ra, vốn, thông tin…. Do vậy, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt về vấn đề
vốn.
2.1.5. Vai trò của ngân hàng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
 Vai trò của ngân hàng trong phát triển kinh tế
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn có quan hệ tín dụng với Nhà nước,
doanh nghiệp và dân cư. Những đối tượng này vừa là người đi vay vừa là người cho
vay.
Qua các giai đoạn phát triển kinh tế đất nước, Nhà nước luôn có những chương
trình, kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng cần thực
hiện và Ngân hàng với khả năng cung cấp vốn lớn của mình tiến hành cho vay đối với
nhà nước nhằm hỗ trợ nhà nước về kinh phí trong việc thực hiện các kế hoạch đó.
Các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cần không ngừng đổi
mới đặc biệt là về vấn đề công nghệ. Muốn thực hiện những đổi mới đó doanh nghiệp
cần có vốn và ngân hàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Có vốn doanh nghiệp có thể
thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm: Nhập các thiết bị dây truyền sản
xuất hiện đại, đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân, mua các bản
thiết kế, bản quyền sản xuất.
Ngân hàng cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ để phát triển kinh tế
gia đình, cung cấp các dịch vụ, buôn bán nhỏ...Ngân hàng cho vay đối với các cá nhân
để đầu tư vào chứng khoán, nhận tiền gửi tiết kiệm của nhiều đối tượng trong đó bao
gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động, những người không còn khả năng lao
12
động, trả lãi đảm bảo cuộc sống cho những người này góp phần giải quyết các vấn đề
xã hội.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng giải quyết vấn đề về vốn cho nền kinh tế, phát triển
kinh tế gia đình, doanh nghiệp và đất nước, tạo ra những công cụ tài chính góp phần
đẩy nhanh dòng lưu thông vốn trong nền kinh tế.
 Vai trò của ngân hàng trong thực hiện CNH-HĐH
Một trong những thành công nổi bật nhất của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước
ta là những thành tưụ trên lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đã giải quyết được vấn đề
lương thực. Trong đó tín dụng nói chung và tín dụng nông thôn nói riêng có vai trò hết
sức to lớn. Nói đến tín dụng nông thôn phải kể đến vai trò của Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn (NN & PTNT) vừa là ngân hàng chính sách vừa là ngân hàng
thương mại, kinh doanh tiền tệ. Về chức năng thương mại, ngân hàng NN & PTNT
phải hoạt động theo quy luật thị trường, phải cạnh tranh, bảo toàn vốn và sinh lời theo
nguyên tắc đi vay để cho vay. Về chức năng của một Ngân hàng chính sách nay đã
chuyển giao cho Ngân hàng phục vụ người nghèo, tuy nhiên ngân hàng NH & PTNT
vẫn chịu trách nhiệm cung cấp cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất, chi phí hoạt động và
làm nhiệm vụ giải ngân cho Ngân hàng phục vụ ngời nghèo. Không chỉ có vậy, ngân
hàng NN & PTNT còn thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi đối với nông nghiệp,
nông thôn.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thu thập thông tin
Thông tin, dữ liệu phục vụ bài tiểu luận chủ yếu là thông tin thứ cấp. Thu thập
từ các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh, phần lớn thông qua cổng thông tin điện tử
của tỉnh Đắk Nông như Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Nông, Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông, Ngân hàng Agribank tỉnh Đắk
13
Nông; các tạp chí, báo đài uy tín; các nghiên cứu của các viện, trường về ngành nông
nghiệp tỉnh Đắk Nông và CNH-HĐH.
Ngoài ra, nhóm còn tìm hiểu sách báo trên thư viện và tổng hợp những bài
giảng của thầy/cô trong quá trình học tập.
2.2.2. Xử lý thông số liệu
Trên cơ sở các thông tin tài liệu, số liệu thứ cấp thu thập được, nhóm sử dụng
Excel để nhập bảng số liệu tổng hợp và xử lý số liệu, trình bày số liệu bằng bảng, biểu
đồ như sau:
 Thực trạng phát triển kinh tế, cơ cấu chuyển dịch kinh tế của tỉnh Đắk Nông,
đặc biệt là ngành nông nghiệp (trồng trọt là chủ yếu) của tỉnh.
 Từ đó rút ra những nhận xét về việc thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh
2.2.3. Phương pháp phân tích
Sau mỗi nội dung phân tích và xử lý số liệu, nhóm rút ra các tiểu kết; trên cơ sở
các tiểu kết được tổng hợp lại để viết thành kết luận và đề xuất giải pháp phù hợp.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, báo cáo của những người đi trước,
của các viện, trường, của tỉnh Đắk Nông.
Phương pháp so sánh: So sánh những thay đổi của sự phát triển kinh tế, cơ cấu
chuyển dịch kinh tế của tỉnh Đắk Nông; vai trò của Ngân hàng Agribank trong quá
trình thực hiện CNH-HĐH. Trên cơ sở các kết quả được so sánh, tiểu luận tìm ra giải
pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao vai trò của Ngân hàng Agribank trong thúc công
cuộc CNH-HĐH của tỉnh.
14
PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp tỉnh Đắk Nông
3.1.1. Thực trạng chuyển dịch kinh tế tỉnh Đắk Nông
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo GDP) tỉnh Đắk Nông đạt bình quân 7,2%/năm
giai đoạn 2012 – 2017. Trong thời kỳ 2012 – 2017, có xu hướng chuyển dịch giữa các
ngành kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông-lâm- ngư nghiệp, tỷ trọng khối
ngành công nghiệp-xây dựng và Dịch vụ tăng lên.
Mặc dù nông-lâm- ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh Đắk Nông.
Đóng góp của khu vực nông-lâm- ngư nghiệp chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng GDP toàn
tỉnh.
Nhưng sự thay đổi cơ cấu kinh tế này phù hợp với xu hướng chug của thay đổi
cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, nếu đặt thay đổi cơ cấu
ngành kinh tế trong mối quan hệ với thay đổi cơ cấu lao động xã hội, có thể thấy rằng
lao động trong nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội
của tỉnh.
Bảng 3. 1: Đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế tỉnh Đắk Nông từ 2012 – 2017
Đvt: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
TTBQ
(%/năm
)
Tổng GDP, giá SS 94 12.158 14.158 15.170 16.243 17.406 7,2%
+ Nông lâm ngư 5.807 6.547 6.994 7.401 7.864 6,0%
+ Công nghiệp-xây dựng 1.522 1.881 2.023 2.189 2.376 9,1%
+ Dịch vụ 4.228 4.896 5.241 5.672 6.083 7,3%
15
+ Thuế sản phẩm trừ (-)
trợ cấp sản phẩm
600 834 912 980 1.083 12,5%
Tổng GDP, giá hiện
hành
16.640 19.893 21.749 23.708 25.686
+ Nông lâm ngư 8.781 10.231 11.290 11.870 12.753
+ Công nghiệp-xây dựng 2.070 2.565 2.847 3.109 3.409
+ Dịch vụ 4.968 6.065 6.507 7.513 8.209
+ Thuế sản phẩm trừ (-)
trợ cấp sản phẩm
821 1.032 1.105 1.216 1.316
Cơ cấu GDP, giá hiện
hành
100 100 100 100 100
+ Nông lâm ngư 52,77 51,43 51,91 50,07 49,65
+ Công nghiệp-xây dựng 12,44 12,89 13,09 13,11 13,27
+ Dịch vụ 29,86 30,49 29,92 31,69 31,96
+ Thuế sản phẩm trừ (-)
trợ cấp sản phẩm
4,93 5,19 5,08 5,13 5,12
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2016, 2017
3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông
Theo bảng 3.2, giá trị sản xuất ngành nông-lâm-ngư nghiệp tỉnh Đắk Nông đạt
bình quân 6,3%/năm giai đoạn 2012 – 2017.
Trong đó, trồng trọt đóng vai trò đem lại giá trị sản xuất chủ đạo cho nhóm
ngành nông-lâm-ngư nghiệp của tỉnh Đắk Nông. Ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ hơn gần
90% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông-lâm-ngư nghiệp.
Bảng 3. 2: GTSX ngành nông-lâm-ngư nghiệp tỉnh Đắk Nông từ 2012 – 2017
Đvt: Tỷ đồng
16
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
TTBQ
(%/năm)
1. Tổng GTSX,
giá SS 94
11.843 13.820 14.392 15.152 16.106 6,3%
+ Trồng trọt 10.651 12.288 12.753 13.395 14.185 5,9%
+ Chăn nuôi 976 1.227 1.315 1.401 1.521 9,3%
+ Dịch vụ 217 306 325 356 401 13,1%
2. Tổng GTSX,
giá HH
18.223 21.510 23.427 24.977 26.921
+ Trồng trọt 16.507 19.031 20.727 22.098 23.687
+ Chăn nuôi 1.377 1.916 2.082 2.197 2.442
+ Dịch vụ 340 563 617 682 792
3. Cơ cấu
GTSX, giá HH
100 100 100 100 100
+ Trồng trọt 90,58 88,48 88,48 88,47 87,98
+ Chăn nuôi 7,55 8,91 8,89 8,80 9,07
+ Dịch vụ 1,86 2,62 2,64 2,73 2,94
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2016, 2017
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Nông đã có sự thay đổi từ nền nông nghiệp
mang nặng tính tự cấp tự túc chuyển mạnh sang nền nông nghiệp hàng hóa toàn diện
và thâm canh, phát huy lợi thế về tự nhiên và truyền thống sản xuất nông nghiệp chuyên
canh của tỉnh với nhiều loại cây công nghiệp như tiêu, cà phê, điều, cây ăn quả.
Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH – HĐH diễn ra vẫn còn chậm chạp. Vì chủ yếu kinh tế nông nghiệp vẫn tập trung
chủ yếu vào trồng trọt trong khi nhóm ngành dịch vụ còn rất hạn chế. Trong khi đó
ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, và tình trạng bấp bênh. Đặc
17
biệt trong thời điểm hiện nay, người dân trồng tiêu đang gặp nhiều khó khăn và trở
ngại về vốn, kỹ thuật, hệ thống thủy lợi tưới tiêu còn hạn chế.
3.1.3. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ
 Công nghệ sinh học
Thời gian vừa qua việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã đạt
được nhiều thành công, trước hết là việc tạo ra nhiều giống cây trồng có năng suất cao.
Những thành tựu của tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong nông nghiệp, nhất là trong việc
ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng
cho bước nhảy vọt về năng suất và chât lượng nông sản trên cơ sở quy hoạch nông
nghiệp và xây dựng nông thôn mới, huyện đã tích cực tổ chức lại sản xuất, áp dụng
các giống mới có năng suất chất lượng cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
cơ giới hóa vào sản xuất.
Vì vậy, các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu tăng cả về năng suất,
chất lượng; các liên kết chuỗi giá trị đã hình thành và dần được hoàn thiện, từng bước
hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn sản xuất thị trường, nâng cao
năng suất hiệu quả. Cùng với đó, tỉnh đã thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả
công nghệ cao trong sản xuất. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích
đã đạt 60 triệu đồng/ha, tăng 3 lần so với năm 2008; thu nhập bình quân đầu người đạt
16,9 triệu đồng/ người/năm, tăng 2 lần so với năm 2008 (Theo Báo Đắk Nông, 2019).
 Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Lĩnh vực trồng trọt được xem là thế mạnh của tỉnh, trong những năm qua công
tác ứng dụng CNSH, các tiến bộ KH&CN để tạo ra, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng,
vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao ngày càng được người dân quan tâm, đầu tư và
bước đầu đem lại những hiệu quả tích cực như: Ca cao lai F1 nhập từ Malaysia, giống
sầu riêng, bơ có triển vọng, sử dụng các giống ngô lai LVN61, lúa lai HYT108, TH3-
3, lúa thuần thơm RVT được người dân mạnh dạn đưa vào sản xuất... để tạo ra giống
cây trồng sạch bệnh, năng suất cao; việc ứng dụng công nghệ như nuôi cấy mô tế bào
thực vật để tạo ra giống cây trồng đảm bảo chất lượng như tiêu, hoa, khoai lang,...bước
đầu đã thực hiện có hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tiêu
biểu về lĩnh vực trồng trọt như trang trại Gia Trung với sản phẩm sầu riêng hạt lép, mô
hình trồng Măng cụt, Bơ ghép của trang trại Gia Ân, Vải ở Krông Nô, nuôi cấy nấm
18
đông trùng hạ thảo ở Gia Nghĩa, Tuy Đức ...
Cùng với việc sử dụng các giống mới có triển vọng vào sản xuất, quá trình sử
dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất
lượng cây trồng cũng được người dân quan tâm hưởng ứng. Nhiều loại chế phẩm sinh
học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học thế hệ mới được sản xuất đã góp phần
tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng để ngày càng có nhiều sản
phẩm nông nghiệp sạch cung ứng ra thị trường và không gây ô nhiễm môi trường đang
được người dân sử dụng rộng rãi. Hiện nay, vấn đề chế biến cũng được chú trọng, trên
địa bàn tỉnh một số doanh nghiệp đã đầu tư máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công
nghệ vi sinh, công nghệ enzym trong chế biến như: Công nghệ chế biến cà phê ướt,
chế biến tiêu trắng, tiêu đỏ, tinh dầu gấc… tạo ra các sản phẩm mới có giá trị kinh tế
cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong lĩnh vực chăn nuôi,
CNSH được áp dụng thông qua việc ứng dụng rộng rãi phương pháp thụ tinh nhân tạo
và bằng các giống bò đực Brahman, Lai Sind ... được triển khai rộng rãi ở các huyện
trên địa bàn tỉnh nhằm đưa chăn nuôi bò thành một ngành sản xuất hàng hóa trong cơ
cấu sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi
góp phần rất lớn vào bảo vệ môi trường, đặc biệt là tránh các ô nhiễm thứ cấp do động
vật trung gian truyền bệnh gây ra; tăng hiệu quả kinh tế được sử dụng một cách khá
phổ biến hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả như công nghệ khí sinh
học, xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải ...
Thời gian qua, việc ứng dụng CNSH vào trong lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân ngày càng phổ biến. Ngoài ra, công tác bảo tồn các nguồn dược liệu của
địa phương đã được quan tâm như các đề tài: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây
Sa nhân tím, mô hình trồng cây hà thủ ô, cây Sâm cau và cây Viễn chí lá nhỏ; sưu tầm
các cây thuốc quý tại tỉnh Đắk Nông ... thông qua việc đánh giá, trồng thử nghiệm một
số loài dược liệu của địa phương, nhằm bảo tồn những nguồn dược liệu quý, phục vụ
cho quá trình nghiên cứu, kết hợp Đông - Tây y đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân.
Mặc dù bước đầu đạt được một số kết quả khá tích cực, song việc ứng dụng
CNSH trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khoa học - kỹ thuật, quản lý. Đầu tư cho
19
hoạt động ứng dụng CNSH còn thấp, nhất là nguồn đầu tư phát triển tiềm lực, xây
dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng triển khai thực nghiệm.
Một số thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, cơ chế, chính sách đầu tư và phát
triển CNSH chưa đủ mạnh, chưa tạo được động lực cho sự phát triển CNSH và môi
trường hoạt động nhằm thu hút được các nhà khoa học đến Đắk Nông công tác, nghiên
cứu, chưa tạo điều kiện hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp quan tâm, đủ điều kiện
đầu tư ứng dụng và đổi mới công nghệ.
 Cơ giới hóa
Việc thực hiện cơ giới hóa, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp cũng góp
phần nâng cao hiệu quả gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch nông sản được tiến hành
nhanh, đúng khung thời vụ, giảm đáng kể chi phí sản xuất, sức lao động, khâu thu
hoạch đồng bộ, nhanh, gọn.
Điển hình như thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, để giảm chi
phí lao động, tăng hiệu quả kinh tế, trong vụ Thu đông 2017, Công ty Vinasoy triển
khai thí điểm đưa cơ giới hóa vào sản xuất đậu nành ở Cư Jút qua mô hình máy gieo
tỉa đậu nành. Theo đó, máy có tác dụng vừa cày đất, vừa gieo hạt, vừa bỏ phân. Giúp
tiết kiệm nhân công hơn so với quá trình gieo tỉa thủ công mà còn giảm được 2kg hạt
giống/1 ha và giúp giải quyết được tình trạng thiếu lao động ở nông thôn hiện nay.
Tuy nhiên, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Nông
vẫn còn hạn chế, vì người dân không dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ lãi suất
vay vốn ngân hàng để mua máy phục vụ cho sản xuất. Việc thế chấp tài sản khó thực
hiện được do tài sản của nông dân chủ yếu là sổ đỏ, đất đai nông nghiệp nên giá trị thế
chấp không được cao.
 Thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
Trong những năm qua, tỉnh Đắk Nông được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng
nhiều công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc này đã làm
thay đổi nhiều vùng đất hoang hóa thành đồng ruộng, chuyên canh cây công nghiệp
trù phú. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên quá trình đầu tư phát triển thủy lợi
chưa tương xứng với quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh. Các công trình thủy lợi
nhỏ, nguồn nước tích trữ ít khiến cho hiệu quả tưới bấp bênh, thiếu chủ động nguồn
nước. Hệ thống công trình thủy lợi xây dựng đã lâu, không đồng bộ và xuống cấp,
20
nguồn vốn cấp ít, không đủ để duy tu bảo dưỡng công trình thường xuyên, hệ thống
công trình nội đồng còn thiếu, kênh mương chưa được kiên cố đầy đủ.
Các công trình lớn xây dựng trên dòng chính chủ yếu là phát điện và chuyển nước
sang lưu vực khác phục vụ yêu cầu phát điện là chính, nhiệm vụ đa mục tiêu còn hạn
chế. Hiện nay, diện tích nước tưới chủ động từ các công trình thủy lợi mới chỉ chiếm
khoảng 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, phần diện tích còn lại phụ thuộc rất
lớn vào tình hình khí hậu trong vùng.
Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy từ năm
2010, nắng nóng kéo dài ở Tây Nguyên đã làm năng suất cà phê giảm khoảng 15 đến
20% so với các năm trước. Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam,
2016. do ảnh hưởng của khô hạn kéo dài, toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 22.000 ha cây
công nghiệp (chủ yếu là cà phê và hồ tiêu ); 85 ha lúa thiếu nước tưới giảm năng suất;
hơn 7.000 hộ với 25.000 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt. Hạn hán xảy ra khốc liệt nhất
ở các huyện phía Bắc của tỉnh như Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil. Dòng chảy các sông
suối giảm mạnh, nhiều sông suối nhỏ đã ở mức cạn kiệt, trữ lượng nước các hồ chứa
thủy lợi hạ thấp rất nhanh; c ó 19 hồ hết nước, 30 hồ chứa nằm ở mực nước chết.
 Quá trình điện khí hóa
Với 95% số xã nông thôn có điện lưới đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của các hộ đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển
nông nghiệp. Điện cũng góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng
bào các dân tộc, tăng thêm hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, cách
thức nâng cao đời sống vật chất cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân. Tuy nhiên
chất lượng điện một số nơi còn chưa tốt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và
sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp.
3.2. Đóng góp của Ngân hàng Agribank với phát triển kinh tế tỉnh Đắk Nông
Từ lúc thành lập đến nay, Ngân hàng Agribank Đắk Nông đã khẳng định được
vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu tại địa phương. Hiện Ngân hàng Agribank
Đắk Nông có 16 điểm giao dịch, bao gồm: Hội sở tỉnh, 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch
và điểm giao dịch lưu động tại xã Quảng Sơn huyện Đắk Glong.
Với hệ thống mạng lưới giao dịch này, Agribank Đắk Nông đã bao phủ toàn bộ
100% huyện, thị trong tỉnh, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao
21
dịch gửi tiền, vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đến nay, Ngân hàng Agribank
Đắk Nông đã đầu tư, lắp đặt được 33 máy ATM trên địa bàn.
Cùng với mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ, số lượng
khách hàng giao dịch tại đơn vị không ngừng tăng lên theo hằng năm. Đến 31/5/2018,
chi nhánh có gần 130.000 khách hàng đang gửi tiền, với tổng số tiền gửi hơn 3.865 tỷ
đồng (chiếm 53% thị phần huy động vốn). Hơn 36.000 khách hàng vay vốn với tổng
dư nợ là hơn 7.910 tỷ đồng (chiếm 34% thị phần dư nợ cho vay tỉnh). Hiện nay, có
hơn 240.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ ATM, 130.000 khách hàng sử dụng
các dịch vụ ngân hàng khác tại Ngân hàng Agribank Đắk Nông.
Hình 3. 1: Cán bộ Agribank Đắk Nông giao dịch với khách hàng vay vốn
Nguồn: Agribank Đắk Nông, 2018
Cùng với việc đầu tư mở rộng hệ thống mạng lưới hoạt động, Ngân hàng
Agribank Đắk Nông còn là đơn vị luôn đi đầu trong việc hiện đại hóa công nghệ, cung
ứng ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, có chất lượng cao, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Với phương châm " Ngân hàng Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng",
Ngân hàng Agribank Đắk Nông luôn nỗ lực đổi mới phong cách phục vụ, hướng đến
22
phát triển hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, nhằm
mang lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất và tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng.
Trong quá trình vay vốn, đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng Agribank Đắk
Nông luôn nỗ lực giúp người dân, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay một cách
đơn giản, thuận tiện nhất. Tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch đã đơn giản hóa các
thủ tục vay, giải quyết một cách nhanh gọn, không gây phiền hà cho khách hàng. Nhờ
đó, mặc dù trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của nhiều tổ chức tín dụng
trên địa bàn, nhưng Agribank Đắk Nông vẫn luôn là ngân hàng chiếm thị phần cao
nhất về nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, các sản phẩm dịch vụ khác.
3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tỉnh Đắk Nông
 Thuận lợi
Ngành nông nghiệp đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Quy mô và sản lượng
cây trồng và vật nuôi tăng. Năng suất tăng nhờ vào việc cải thiện chất lượng giống, áp
dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất và một số chính sách định hướng phát triển nông
nghiệp của tỉnh phát huy hiệu quả.
Phương thức sản xuất chuyển biến rõ rệt, chuyển sang sản xuất quy mô hàng hoá
và gắn với thị trường, tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Công tác
phòng chống dịch bệnh thực hiện tương đối tốt. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan
tâm đổi mới, đời sống và thu nhập người nông dân từng bước được cải thiện.
 Khó khăn
- Cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ vẫn còn thiếu đồng bộ.
- Điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của tỉnh rất thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội chưa đồng bộ; nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, quy mô nền kinh tế
còn nhỏ và lạc hậu so với mặt bằng chung của cả nước, chất lượng thấp, tăng trưởng
chủ yếu theo chiều rộng, chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo cao. Do xuất phát điểm thấp,
nguồn lực hạn chế nên việc khắc phục các điểm yếu của tỉnh về cơ sở hạ tầng, nguồn
23
nhân lực, thị trường...để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nói chung và thực hiện
CNH-HĐH còn nhiều khó khăn và chậm.
- Yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông kéo dài trong nhiều
năm ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là tuyến Quốc
lộ 14, các tuyến tỉnh lộ, các tuyến nối các vùng dân cư và vùng sản xuất đầu tư chậm,
ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân, đặc biệt là giảm dòng vốn thu
hút đầu tư vào tỉnh.
- Một trong những mấu chốt quan trọng dẫn tới phát triển cơ giới hóa trong nông
nghiệp khá èo uột và mất cân đối bắt nguồn từ chính sách.
- Cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cho cơ giới hóa nông nghiệp còn nhiều bất cập.
Về quy trình, thủ tục thực hiện chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước và ngân hàng
đề ra quy trình, thủ tục rất chặt chẽ nên người dân tiếp cận chính sách cũng không dễ
dàng. Thủ tục lập dự án vay vốn kéo dài, phức tạp đối với nông dân. Cơ quan chức
năng còn nhiều lúng túng khi thẩm định dự án trong khi thời hạn ưu đãi lãi suất ngắn.
Việc thế chấp tài sản khó thực hiện được do tài sản của nông dân chủ yếu là sổ đỏ, đất
đai không thể thế chấp để vay nhiều khoản khác nữa...
- Nông dân có trình độ dân trí thấp, nên khó tiếp cận vay vốn:
Với đối tượng khách hàng là những hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp,
nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa, trình độ hiểu biết pháp luật của những người
nông dân rất kém, họ không có một chút kiến thức khoa học kỹ thuật nào trong sản
xuất, không có kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất sao cho có hiệu quả nhất, mọi
hoạt động chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nguyên nhân chính của vấn đề đó là văn
hoá thấp, thậm chí có nhiều người không biết chữ khi kí kết các giấy tờ chỉ biết điểm
chỉ vì vậy rất khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục ngân hàng để vay vốn. Nếu
hiểu văn hoá, dân trí theo một nghĩa rộng hơn thì nó bao gồm sự hiểu biết về thị trường,
pháp luật, về các cơ chế chính sách của Nhà nước, về quan hệ tín dụng ngân hàng, về
vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế. Thì dân trí thấp không loại trừ cả những cán
bộ, nhân viên của Nhà nước. Trình độ dân trí của người dân thấp làm phát sinh những
hiện tượng như vay nợ để tiêu sài rồi mất khả năng thanh toán, tiếp đó là tìm cách trốn
nợ, xù nợ, sinh ra các khoản nợ xấu. Sự yếu kém của các doanh nghiệp, trình độ dân
trí thấp của khách hàng đã phá vỡ quan hệ tín dụng. Từ vấn đề này làm phát sinh yêu
24
cầu phát triển giáo dục toàn diện là một yêu cầu cấp bách cho sự phát triển kinh tế nói
chung và tín dụng ngân hàng nói riêng.
- Hạn chế của ngân hàng trong khâu cho vay thể hiện qua các mặt sau:
 Thứ nhất, thủ tục cho vay quá rườm rà làm cho người đi vay tốn rất nhiều
thời gian và tiền bạc để vay được vốn. Đơn cử như hoạt động công chứng
tài sản để thế chấp vay vốn rất phức tạp đã mất rất nhiều thời gian, nhất là
ở những nơi xa cơ quan công chứng, nhưng mỗi một lần thực hiện vay
vốn đều phải công chứng lại tài sản.
 Thứ hai, tin thần phục vụ khác hàng của các nhân viên ngân hàng ở nhiều
nơi còn yếu kém gây tâm lý e ngại cho khách khi đến vay vốn tại ngân
hàng.
 Thứ ba, mạng lưới phục vụ khách hàng còn chưa đầy đủ, nhiều nơi nhất
là khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa còn thiếu các chi nhánh của ngân
hàng. Môt chi nhánh phải hoạt đông trên địa bàn rộng, người nông dân
phải đi xa từ 30-40 Km mới vay được vốn, còn Ngân hàng thì rất khó khăn
trong việc kiểm tra giám sát vốn cho vay.
3.4. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tỉnh Đắk Nông
3.4.1. Quan điểm, định hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn
 Tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Một là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển
công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Hai là, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con
người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng
hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn
chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
25
Ba là, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên
ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát
triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
Bốn là, kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm
nghèo, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng
bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá và
thuần phong mỹ tục.
Năm là, kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thể
hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội của cả nước,
của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, ổn định dân cư các
vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng
và chiến lược an ninh quốc gia.
Những quan điểm trên nhằm phát triển hài hoà giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành
thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, kinh tế và xã hội; tăng cường khối liên minh công
nhân- nông dân- trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm cho nước ta phát
triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
 Định hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đắk Nông
Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ I đã ra Nghị quyết xác định phương hướng, mục
tiêu cơ bản đến năm 2020 là “Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ, đồng bộ; đưa tỉnh Đăk Nông phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo
hướng CNH, HĐH xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Xây dựng vững chắc thế
trận QPTD, thế trận ANND, thế trận BPTD, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo
trật tự, an toàn xã hội...”
Để thực hiện chủ trương đó, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
phát huy các nguồn nội lực, đẩy mạnh phát triển KT-XH, bảo đảm tốc độ tăng trưởng
26
hàng năm. Phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và cũng là những ngành
mà Tỉnh có tiềm năng, lợi thế; Thực hiện chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nhằm tạo
sự chuyển biến mang tính đột phá về chất lượng tăng trưởng và giá trị, trước hết là
trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tập trung vào công tác qui hoạch
vùng và các tiểu vùng kinh tế, tổ chức lại sản xuất, ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật
vào sản xuất chuyên canh, thâm canh, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch
đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển kinh tế
trang trại, các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đầu tư
xây dựng các công trình thuỷ lợi Dak Dier, Dak Rồ, Dak Song, Dak Rlấp, trạm bơm
Buôn Choah và các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh cơ giới hóa, điện khí hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng hiệu quả; giải quyết tốt các nhu
cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, môi trường bền vững không những cho khu
vực dân cư nông thôn mà cả khu vực đô thị.
3.4.2. Giải pháp chung nhằm thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tỉnh Đắk Nông
 Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng chương trình, đề án công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được duyệt
- Quy hoạch phát triển trồng trọt, xây dựng và hình thành các vùng sản xuất
hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng
hàng nông sản, hiệu quả sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao có hiệu quả.
- Xây dựng các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi với các hạng mục:
rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới trạm bơm, hệ thống kênh mương
tưới tiêu
- Đầu tư hệ thống các công trình điện nông thôn nhằm đảm bảo cho nông nghiệp,
nông thôn có đủ điều kiện phát triển cơ giới hóa trong các khâu trước, trong và sau quy
27
hoạch, cơ giới hóa thủy lợi, (tưới, tiêu), phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn...
cần phát huy mọi nguồn có thể khai thác.
 Hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Rà soát, bổ sung và xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, cần tập
trung vào xây dựng chính sách như sau:
- Chính sách đầu tư hạ tầng cơ bản cho các khu, cụm chăn nuôi tách khỏi khu
dân cư.
- Chính sách thu hút và thành lập mới các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông
nghiệp, nông thôn; đặc biệt là chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- Chính sách đưa cơ khí hóa, điện khí hóa vào sản xuất, chế biến, bảo quản với
quy mô lớn, bền vững.
- Chính sách xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp.
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực cho hệ thống
ngân hàng.
3.4.3. Những giải pháp Ngân hàng Agribank cần thực hiện để phát huy vai trò
thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông
 Đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn
- Huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống trong dân cư gắn với các hình thức
động viên như sổ số, quà lưu niệm, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm gắn với bảo
hiểm bằng vàng
- Mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, sao cho nhanh
chóng, thuận tiện an toàn với mức phí thoả đáng được đông dảo người dân đồng tình
và sử dụng. Để khuyến khích người gửi cần nâng cao công nghệ ngân hàng, hiện đại
hoá khâu thanh toán tạo cho sự luân chuyển vốn nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn
cho khách hàng quan hệ gửi tiền, rút tiền và vay vốn.
 Hoàn thiện công tác cho vay của ngân hàng
- Ngân hàng cần phải tăng cường cho vay vốn trung và dài hạn đối với nông
nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ thời gian để đổi mới công nghệ, dây
truyền sản xuất, thu hút lao động, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế trang
28
trại. Vốn trung và dài hạn cũng sẽ tạo điều kiện thuân lợi hơn cho phát triển nông
nghiệp nông thôn nhất là đối với những trang trại trồng cây công nghiệp có thời gian
sinh trưởng và phát triển lâu dài. Khi người vay có đủ thời gian thu hồi vốn thì khả
năng hoàn trả vốn cho ngân hàng tăng lên, rủi ro tín dụng sẽ giảm xuống.
- Hai là, Ngân hàng Agribank phải đổi mới để cạnh tranh với các ngân hàng khác
tạo động lực cho ngân hàng phát triển, xây dựng danh tiếng cho ngân hàng thu hút
người vay vốn.
- Mạng lưới Ngân hàng Agribank cần phát triển mạnh hơn nữa không chỉ ở các
huyện, thị trấn, mà còn phải mở rộng đến tận những nơi vùng sâu, vùng xa nhằm đưa
vốn đến tận nơi, đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động kinh tế nói chung va sản
xuất nông nghiệp nói riêng.
 Đối với cán bộ Ngân hàng Agribank
- Cán bộ Ngân hàng Agribank cần phải thực hiện đúng bộ chuẩn mực của ngành
ngân hàng như sau: (1) Tính tuân thủ; (2) Sự cẩn trọng; (3)Sự liêm chính; (4) Sự tận
tâm và chuyên cần;(5) Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng; (6)Ý thức bảo mật thông
tin.
- Cán bộ ngân hàng cần phải tự chú trọng nâng cao kỹ năng mềm, khả năng thích
ứng cao trước sự thay đổi của môi trường và yêu cầu công việc; hoặc tuân thủ nghiêm
ngặt các quy định về an toàn, bảo mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu của ngân hàng
và khách hàng.
- Thực hiện đúng quy tắc ứng xử với khách hàng và đối tác, thể hiện tính lịch sự
và chuyên nghiệp của người cán bộ ngân hàng. Đặc biệt đối với các khách hàng là
người nông dân. Vì phần lớn nông dân có trình độ dân trí thấp, thậm chí có người
không biết chữ, vì vậy cán bộ ngân hàng cần phải tận tình hướng dẫn, không hạch sách
đối với người dân.
29
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Qua các thông tin, dữ liệu thu thập đánh giá về quá trình thực hiện tiểu luận đã
đánh giá được thực trạng CNH – HĐH kinh tế của tỉnh Đắk Nông về các nội dung như:
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh vẫn còn chậm. Sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp có khá hơn, đặc biệt tỉnh tập trung mũi nhọn vào
phát triển trồng trọt chuyên canh cây công nghiệp như cà phê, ca cao, tiêu, điều, cây
ăn quả,… Hiện nay, tỉnh đang phát triển các cây trồng lâu năm gồm hồ tiêu, cà phê,
cây ăn quả với các mô hình chuyên canh ứng dụng công nghệ cao; Đồng thời phát triển
các cây ngắn ngày chủ lực như ngô, lúa, khoai lang, đậu nành.
Quá trình CNH-HĐH của tỉnh đã được cải thực hiện tốt ở các khâu cơ giới hóa,
đa dạng hóa cây trồng, tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, điện khí hóa
nông nghiệp, nông thôn tốt. Tuy nhiên về vấn đề thủy lợi vẫn còn gặp nhiều khó khăn
và hạn chế.
Ngân hàng Agribank có vai trò rất lớn trong việc cung cấp nguồn vốn cho nông
dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, với tổng dư nợ là
hơn 7.910 tỷ đồng, chiếm 34% thị phần dư nợ cho vay tỉnh. Góp phần vào công cuộc
thực hiện CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông.
Tuy nhiên, việc vay vốn của người nông dân tại ngân hàng nói chung và ngân
hàng Agribank nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do cả về phía
người vay cũng như do cả phía ngân hàng.
Để tăng cường sự đóng góp của ngân hàng Agribank vào việc thúc đẩy quá trình
thực hiện CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông. Ngoài cải thiện những chính sách của nhà
nước; khách hàng vay vốn; thì phía ngân hàng cũng cần phải có sự cải thiện từ cơ sở
hạ tầng cho đến chất lượng cán bộ của ngân hàng mình.
30
Tài liệu tham khảo
Cục thống kê tỉnh Đắk Nông. Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông các năm 2014,
2015, 2016, 2017
Đài truyền thanh Cư Jút, 2018. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu nành ở huyện
Cư Jút. https://daitruyenthanhcujut.daknong.gov.vn/f9/ap-dung-co-gioi-hoa-
trong-san-xuat-dau-nanh-o-huyen-cu-jut-9008.html
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
HĐND tỉnh Đắk Nông, 2015. Nghị quyết thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 tỉnh Đắk Nông
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2016. Đắk Nông linh hoạt ứng phó
với khô hạn. http://www.tinmoitruong.vn/khi-hau/dak-nong-linh-hoat-ung-
pho-voi-kho-han_21_47736_1.html
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Tháng 1 - 2006
TS.Vũ Bá Thể (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
UBND tỉnh Đắk Nông. Công báo/ Số 25/Ngày 13-09-2018. Quyết định số 1390/QĐ-
UBND ngày 06 tháng 9 năm 2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến
đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.

Contenu connexe

Tendances

Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaLanh Chanh
 
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Ch lược kd babico
Ch lược kd babicoCh lược kd babico
Ch lược kd babicohuyen chau
 
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Tendances (20)

Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
Luận văn: Xây dựng chiến lược marketing cho mặt hàng nước yến sanest của công...
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
Th s01.052 biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp ở...
 
Cay xang son dong
Cay xang son dongCay xang son dong
Cay xang son dong
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái NguyênLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
 
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đLuận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
Luận án: Phát triển bền vững khu công nghiệp tại Hải Phòng, 9đ
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
 
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
LV: nâng cao chất lượng dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp, HOT! 9 ĐIỂM!
 
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAYLuận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
Luận án: Phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Nam hiện nay, HAY
 
Ch lược kd babico
Ch lược kd babicoCh lược kd babico
Ch lược kd babico
 
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà NộiLuận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
Luận án: Quản lý đối với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội
 
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
Dự án bệnh viện đa khoa 0918755356
 
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing bất động sản tại Công ty cổ phần dịch ...
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing bất động sản tại Công ty cổ phần dịch ...Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing bất động sản tại Công ty cổ phần dịch ...
Đề tài: Hoàn thiện hoạt động Marketing bất động sản tại Công ty cổ phần dịch ...
 
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
Luận án: Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ninh, HAY - Gửi miễn phí qua ...
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý du lịch, HOT
Luận văn: Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý du lịch, HOTLuận văn: Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý du lịch, HOT
Luận văn: Ứng dụng Marketing điện tử trong quản lý du lịch, HOT
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đLuận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư vào Nông nghiệp tỉnh Gia Lai, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động khu công nghiệp Việt Nam - S...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động khu công nghiệp Việt Nam - S...Luận văn: Giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động khu công nghiệp Việt Nam - S...
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động khu công nghiệp Việt Nam - S...
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty, HAY!
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty, HAY!Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty, HAY!
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty, HAY!
 

Similaire à Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông

Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...NuioKila
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đề án kinh doanh tốt nghiệp
đề án kinh doanh tốt nghiệpđề án kinh doanh tốt nghiệp
đề án kinh doanh tốt nghiệpDavid Nguyen
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docsividocz
 
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taVai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taCat Love
 

Similaire à Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông (20)

Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá Và Thực Trạng, Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá Và Thực Trạng, Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.docCông Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá Và Thực Trạng, Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá Và Thực Trạng, Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
 
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá.Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá.Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.docCông Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá.Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá.Thực Trạng Và Giải Pháp Ở Nước Ta Hiện Nay.doc
 
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
Trang trại Hoa Lư Farm tỉnh Đăk Lăk - PICC - www.lapduandautu.vn 0903034381
 
Luận văn: Chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp tại Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp tại Đà Nẵng, 9đLuận văn: Chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp tại Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Chính sách phát triển tiểu thủ công nghiệp tại Đà Nẵng, 9đ
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
đề án kinh doanh tốt nghiệp
đề án kinh doanh tốt nghiệpđề án kinh doanh tốt nghiệp
đề án kinh doanh tốt nghiệp
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư JútLuận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
Luận văn: Chính sách phát triển cán bộ, công chức tại huyện Cư Jút
 
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông HồngLuận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
 
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
Luận văn: Hoạt động phát triển cộng đồng đôi với người nghèo từ thực tiễn huy...
 
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
Luận án: Mô hình truyền thông phát triển nông nghiệp ở Tây Bắc - Gửi miễn phí...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
Thuyết minh dự án đầu tư Hợp tác Liên doanh với Công ty Cao su Dầu tiếng | du...
 
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.docLuân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luân Văn Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ caoLuận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng NamLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
 
Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.doc
Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.docPhát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.doc
Phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.doc
 
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước taVai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Vai trò của nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
 

Plus de Cậu Ba

Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Cậu Ba
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...Cậu Ba
 
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017Cậu Ba
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩCậu Ba
 
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)Cậu Ba
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftCậu Ba
 
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Cậu Ba
 
Mẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiMẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiCậu Ba
 

Plus de Cậu Ba (8)

Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
Lập kế hoạch marketing sản phẩm cà phê bột của công ty xuất nhập khẩu cà phê ...
 
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CHẾ ...
 
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
ĐẦU TƯ CÔNG VIỆT NAM 2006 - 2017
 
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩQuản lý  dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
Quản lý dự án đầu tư thuỷ lợi - Luận văn thạc sĩ
 
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp  toàn LỪA ĐẢO)
Intro to r_vietnamese ( Viết thuê luận văn tốt nghiệp toàn LỪA ĐẢO)
 
Xử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualiftXử lý nước thải bằng aqualift
Xử lý nước thải bằng aqualift
 
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
Túi bao trái cây bikoo (nhật bản)
 
Mẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mốiMẹo Vặt Nấm mối
Mẹo Vặt Nấm mối
 

Dernier

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 

Dernier (20)

Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 

Vai trò của cán bộ Ngân hàng Agribank đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TIỂU LUẬN VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ NGÂN HÀNG AGRIBANK TRONG THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK NÔNG NHÓM THỰC HIỆN: 1. Trần Thị Thu Hằng 2. Đoàn Thị Thu Vân 3. Cao Thị Mỹ Dung LỚP KINH TẾ NÔNG NGHIỆP K2018 - 2020 Đắk Nông , tháng 4 năm 2019
  • 2. 2 MỤC LỤC Trang DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................4 DANH MỤC HÌNH......................................................................................................4 PHẦN 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................5 1.1.Đặt vấn đề ..............................................................................................................5 1.2.Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................6 1.3.Phạm vi nghiên cứu................................................................................................6 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................7 2.1.Cơ sở lý luận ..........................................................................................................7 2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa...................................................7 2.1.2. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ......................................................8 2.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa: ..............................9 2.1.4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp ...................................................9 2.1.5. Vai trò của ngân hàng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa..........11 2.2.Phương pháp nghiên cứu......................................................................................12 2.2.1. Thu thập thông tin..........................................................................................12 2.2.2. Xử lý thông số liệu ........................................................................................13 2.2.3. Phương pháp phân tích ..................................................................................13 PHẦN 3.......................................................................................................................14 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................14 3.1.Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp tỉnh Đắk Nông...........................................14 3.1.1. Thực trạng chuyển dịch kinh tế tỉnh Đắk Nông ............................................14 3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông ...........................15 3.1.3. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ ......................................................17 3.2.Đóng góp của Ngân hàng Agribank với phát triển kinh tế tỉnh Đắk Nông .........20
  • 3. 3 3.3.Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đắk Nông .............................................................................................................22 3.4.Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đắk Nông.....................................................................................................................24 3.4.1. Quan điểm, định hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ......................24 3.4.2. Giải pháp chung nhằm thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đắk Nông.......................................................................................................26 3.4.3. Những giải pháp Ngân hàng Agribank cần thực hiện để phát huy vai trò thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông ...............................................27 PHẦN 4: KẾT LUẬN ................................................................................................29 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................30
  • 4. 4 DANH MỤC BẢNG Bảng 3. 1: Đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế tỉnh Đắk Nông từ 2012 – 2017 ....................................................................................................................................14 Bảng 3. 2: GTSX ngành nông-lâm-ngư nghiệp tỉnh Đắk Nông từ 2012 – 2017 .......15 DANH MỤC HÌNH Hình 3. 1: Cán bộ Agribank Đắk Nông giao dịch với khách hàng vay vốn...............21
  • 5. 5 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu yếu mà các nước đang phát triển phải trải qua để có thể đi nhanh, đuổi kịp các nước phát triển. Quá trình đó không chỉ là quá trình tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật, thay đổi cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần cao. Đây còn là quá trình thay đổi toàn diện theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động được đào tạo, khu vực thành thị ngày càng phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng tăng về chất lượng, môi trường sinh thái bền vững. Tuy nhiên, Để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách thành công cần có nhiều tiền đề cần thiết, trong đó nguồn vốn và nguồn nhân lực là những tiền đề rất quan trọng. Vì phải cần có nguồn vốn thì các mục tiêu của CNH-HĐH mới có thể triển khai, thực hiện. Đồng thời, việc xây dựng một nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng và chất lượng là yếu tố quyết định để các mục tiêu này đi đến thành công. Trong khi đó, nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, tỉnh mới thành lập năm 2003 mặt bằng văn hóa và trình độ dân trí thấp, phân bố dân cư và nguồn nhân lực chưa phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, dẫn đến năng suất lao động thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa phát triển, ở một số nơi còn mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa đáp ứng yêu cầu của việc chuyển nền kinh tế sang giai đọan CNH- HĐH. Một trong những nguyên nhân hàng đầu đó là do thiếu vốn phục vụ cho sản xuất. Việc cung cấp đủ nguồn vốn cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất đang là vấn đề cấp thiết, tạo điều kiện giúp xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, cơ giới hóa nông nghiệp. Bên cạnh đó còn góp phần làm cho khoa học công nghệ được đưa vào sản xuất sớm hơn, hiệu quả hơn, tạo ra năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, giúp tỉnh Đắk Nông rút ngắn được khoảng cách trình độ phát triển so với các tỉnh lân cận và các địa phương khác trong cả nước. Trong đó, ngân hàng
  • 6. 6 Agribank Đắk Nông được xem là một trong những ngân hàng cấp vốn lớn nhất cho phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh. Do đó, nhóm chọn đề tài “Vai trò của cán bộ ngân hàng Agribank trong thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông” để làm sáng tỏ thê những vấn đề trên. Đồng thời đề xuất các hoạt động để giúp thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp của tỉnh với vị trí là những cán bộ trong ngành ngân hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thực trạng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông; - Vai trò của ngân hàng Agribank trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông; - Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp tỉnh Đắk Nông với vai trò là cán bộ ngân hàng Agribank. 1.3. Phạm vi nghiên cứu * Không gian: Địa bàn tỉnh Đắk Nông. * Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi bài tiểu luận này chỉ nghiên cứu chủ yếu về nông nghiệp, nông thôn, CNH-HĐH nông nghiệp, vai trò của ngân hàng Agribank trong CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông. * Thời gian: Số liệu hiện trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Đắk Nông từ năm 2012 đến 2017. Định hướng và giảỉ pháp phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2020. Định hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.
  • 7. 7 PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa Từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay, trong lịch sử đã diễn ra các loại công nghiệp hóa khác nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất thì, công nghiệp hóa là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp. Năm 1963, tổ chức phát triển công nghiệp của liên hợp quốc (UNID) đã đưa ra định nghĩa sau đây: - Công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, bảo đảm đạt tới sự tiến bộ về kinh tế và xã hội. - Hiện đại hoá lá quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những qui trình công nghệ phương tiện phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng xuất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao. Ở Việt Nam, theo văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng lao động thử công là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo ra năng xuất lao động cao. Theo Nghị quyết Trung ương 7, công nghiệp hóa là sự chuyển nền kinh tế từ tình trạng lạc hậu, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp dựa vào phương pháp sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là chính sang nền kinh tế có năng suất, chất lượng, hiệu quả
  • 8. 8 cao, theo phương pháp sản xuất công nghiệp, dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất. 2.1.2. Vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Công nghiệp hoá là một giai đoạn phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển, muốn vươn tới trình độ phát triển cao, nhất thiết phải trải qua công nghiệp hóa. Thực hiện tốt công nghiệp hóa – hiện đại hóa có ý nghĩa đặc biệt to lớn và có tác dụng trên nhiều mặt: - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng sức chế ngự của con người đối với tự nhiên, tăng trưởng kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì công nghiệp hoá, hiên đại hoá là một cách chung nhất, là cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, làm tăng năng suất lao động. - Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người - nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội. từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nền sản xuất xã hội. "Để đào tạo ra những người phát triển toàn diện, cần phải có một nền kinh tế phát triển cao, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền văn hoá tiên tiến, một nền giáo dục phát triển". Bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Muốn đạt được điều đó, phải thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện dại hoá mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế có phát triển thì mới có đủ điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, đủ sức chống thù trong giặc ngoài. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn tác động đến việc đảm bảo kỹ thuật, giữ gìn bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị hiện có cho lực lượng vũ trang. - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. bên cạnh thị trường hàng hoá, còn xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ... Vì vậy, việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính
  • 9. 9 khác tăng mạnh. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế. 2.1.3. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa: Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm chủ yếu sau đây: Một là, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa. Sở dĩ như vậy là vì trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, một số nước phát triển đã bắt đầu chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nên phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành có điều kiện nhảy vọt. Hai là, công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hóa là tất yếu đối với tất cả các nước chậm phát triển nhưng với mỗi nước, mục tiêu và tính chất của công nghiệp hóa có thể khác nhau. Ở nước ta công nghiệp hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Ba là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều này làm cho công nghiệp hóa hiện nay khác với công nghiệp hóa trong thời kỳ trước đổi mới. Trong cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung - hành chính, bao cấp, công nghiệp hóa được thực hiện theo kế hoạch, theo mệnh lệnh của Nhà nước. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa. Nhưng công nghiệp hóa không xuất phát từ chủ quan của Nhà nước, nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường. Bốn là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, vì thế mở cửa kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta. 2.1.4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của nền kinh tế theo hướng hiện đại. Vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa có nội dung rất quan trọng là phải đẩy
  • 10. 10 mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thể hiện tập trung ở những nội dung sau đây:  Cơ giới hoá Các hoạt động sản xuất ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động thủ công, kỹ thuật lạc hậu, do đó, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm rất thấp. Cơ giới hoá, trước hết là cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp vừa giảm nhẹ lao động của con người, vừa nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả. Tuy nhiên, cơ giới hoá phải đặc biệt chú ý đến những đặc điểm riêng của sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Cơ giới hoá phải tập trung vào những khâu lao động nặng nhọc( làm đất, gặt lúa…. ) và những khâu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh(chê biến….)  Thuỷ lợi hoá Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều, do đó, hạn hán và úng lụt thường xuyên xảy ra. Để hạn chế tác động tiêu cực của thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi để chủ đông tưới tiêu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.  Điện khí hoá Điện khí hoá vừa nâng cao khả năng của con người trong việc chế ngự tự nhiên, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế,vừa tạo điều kiện cư dân nông rhôn tiếp cận với văn minh nhân loại, phát triển văn hoá- xã hội ở nông thôn. Do đó , điện khí hoá là điều kiện không thể thiếu để phát triển nông thôn.  Phát triển công nghệ sinh học Đây là lĩnh vực khoa học và công nghệ mới bao gồm nhiều ngành khoa học và kỹ thuật mà trước hết là vi sinh học, di truyền học, hóa sinh học…. Công nghệ sinh học là mọi kĩ thuật sử dụng những cơ chế hay quá trình sống để tạo ghệ sinh học đã đạt được những thành tựu to lớn: những nông phẩm biến đổi gien cho năng suất chất lượng cao, tao ra những giống cây có khả năng kháng bệnh cao…. Những thành tựu to lớn đó của công nghệ sinh hoc đã đem lại những lợi ích to lớn, không chỉ tạo ra những sản phẩm mới, làm cho sản xuất có năng suất cao chất lượng tốt hơn, mà còn
  • 11. 11 tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường. Phát triển công nghệ sinh học là đòi hỏi tất yếu của một nên nông nghiệp hiện đại Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ vào nông nghiêp, nông thôn chịu sự tác động mạnh mẽ của các nhân tố thị trường: giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra, vốn, thông tin…. Do vậy, rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt về vấn đề vốn. 2.1.5. Vai trò của ngân hàng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  Vai trò của ngân hàng trong phát triển kinh tế Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn có quan hệ tín dụng với Nhà nước, doanh nghiệp và dân cư. Những đối tượng này vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Qua các giai đoạn phát triển kinh tế đất nước, Nhà nước luôn có những chương trình, kế hoạch phát triển Kinh tế – Xã hội, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng cần thực hiện và Ngân hàng với khả năng cung cấp vốn lớn của mình tiến hành cho vay đối với nhà nước nhằm hỗ trợ nhà nước về kinh phí trong việc thực hiện các kế hoạch đó. Các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế cần không ngừng đổi mới đặc biệt là về vấn đề công nghệ. Muốn thực hiện những đổi mới đó doanh nghiệp cần có vốn và ngân hàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Có vốn doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm: Nhập các thiết bị dây truyền sản xuất hiện đại, đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân, mua các bản thiết kế, bản quyền sản xuất. Ngân hàng cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ để phát triển kinh tế gia đình, cung cấp các dịch vụ, buôn bán nhỏ...Ngân hàng cho vay đối với các cá nhân để đầu tư vào chứng khoán, nhận tiền gửi tiết kiệm của nhiều đối tượng trong đó bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động, những người không còn khả năng lao
  • 12. 12 động, trả lãi đảm bảo cuộc sống cho những người này góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Tóm lại, tín dụng ngân hàng giải quyết vấn đề về vốn cho nền kinh tế, phát triển kinh tế gia đình, doanh nghiệp và đất nước, tạo ra những công cụ tài chính góp phần đẩy nhanh dòng lưu thông vốn trong nền kinh tế.  Vai trò của ngân hàng trong thực hiện CNH-HĐH Một trong những thành công nổi bật nhất của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta là những thành tưụ trên lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đã giải quyết được vấn đề lương thực. Trong đó tín dụng nói chung và tín dụng nông thôn nói riêng có vai trò hết sức to lớn. Nói đến tín dụng nông thôn phải kể đến vai trò của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT) vừa là ngân hàng chính sách vừa là ngân hàng thương mại, kinh doanh tiền tệ. Về chức năng thương mại, ngân hàng NN & PTNT phải hoạt động theo quy luật thị trường, phải cạnh tranh, bảo toàn vốn và sinh lời theo nguyên tắc đi vay để cho vay. Về chức năng của một Ngân hàng chính sách nay đã chuyển giao cho Ngân hàng phục vụ người nghèo, tuy nhiên ngân hàng NH & PTNT vẫn chịu trách nhiệm cung cấp cán bộ nhân viên, cơ sở vật chất, chi phí hoạt động và làm nhiệm vụ giải ngân cho Ngân hàng phục vụ ngời nghèo. Không chỉ có vậy, ngân hàng NN & PTNT còn thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi đối với nông nghiệp, nông thôn. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thu thập thông tin Thông tin, dữ liệu phục vụ bài tiểu luận chủ yếu là thông tin thứ cấp. Thu thập từ các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh, phần lớn thông qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Đắk Nông như Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đắk Nông, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Thống kê tỉnh Đắk Nông, Ngân hàng Agribank tỉnh Đắk
  • 13. 13 Nông; các tạp chí, báo đài uy tín; các nghiên cứu của các viện, trường về ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông và CNH-HĐH. Ngoài ra, nhóm còn tìm hiểu sách báo trên thư viện và tổng hợp những bài giảng của thầy/cô trong quá trình học tập. 2.2.2. Xử lý thông số liệu Trên cơ sở các thông tin tài liệu, số liệu thứ cấp thu thập được, nhóm sử dụng Excel để nhập bảng số liệu tổng hợp và xử lý số liệu, trình bày số liệu bằng bảng, biểu đồ như sau:  Thực trạng phát triển kinh tế, cơ cấu chuyển dịch kinh tế của tỉnh Đắk Nông, đặc biệt là ngành nông nghiệp (trồng trọt là chủ yếu) của tỉnh.  Từ đó rút ra những nhận xét về việc thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp trên địa bàn tỉnh 2.2.3. Phương pháp phân tích Sau mỗi nội dung phân tích và xử lý số liệu, nhóm rút ra các tiểu kết; trên cơ sở các tiểu kết được tổng hợp lại để viết thành kết luận và đề xuất giải pháp phù hợp. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, báo cáo của những người đi trước, của các viện, trường, của tỉnh Đắk Nông. Phương pháp so sánh: So sánh những thay đổi của sự phát triển kinh tế, cơ cấu chuyển dịch kinh tế của tỉnh Đắk Nông; vai trò của Ngân hàng Agribank trong quá trình thực hiện CNH-HĐH. Trên cơ sở các kết quả được so sánh, tiểu luận tìm ra giải pháp thích hợp nhất nhằm nâng cao vai trò của Ngân hàng Agribank trong thúc công cuộc CNH-HĐH của tỉnh.
  • 14. 14 PHẦN 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng CNH-HĐH nông nghiệp tỉnh Đắk Nông 3.1.1. Thực trạng chuyển dịch kinh tế tỉnh Đắk Nông Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo GDP) tỉnh Đắk Nông đạt bình quân 7,2%/năm giai đoạn 2012 – 2017. Trong thời kỳ 2012 – 2017, có xu hướng chuyển dịch giữa các ngành kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông-lâm- ngư nghiệp, tỷ trọng khối ngành công nghiệp-xây dựng và Dịch vụ tăng lên. Mặc dù nông-lâm- ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ chốt của tỉnh Đắk Nông. Đóng góp của khu vực nông-lâm- ngư nghiệp chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng GDP toàn tỉnh. Nhưng sự thay đổi cơ cấu kinh tế này phù hợp với xu hướng chug của thay đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, nếu đặt thay đổi cơ cấu ngành kinh tế trong mối quan hệ với thay đổi cơ cấu lao động xã hội, có thể thấy rằng lao động trong nông nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội của tỉnh. Bảng 3. 1: Đóng góp vào GDP của các ngành kinh tế tỉnh Đắk Nông từ 2012 – 2017 Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TTBQ (%/năm ) Tổng GDP, giá SS 94 12.158 14.158 15.170 16.243 17.406 7,2% + Nông lâm ngư 5.807 6.547 6.994 7.401 7.864 6,0% + Công nghiệp-xây dựng 1.522 1.881 2.023 2.189 2.376 9,1% + Dịch vụ 4.228 4.896 5.241 5.672 6.083 7,3%
  • 15. 15 + Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm 600 834 912 980 1.083 12,5% Tổng GDP, giá hiện hành 16.640 19.893 21.749 23.708 25.686 + Nông lâm ngư 8.781 10.231 11.290 11.870 12.753 + Công nghiệp-xây dựng 2.070 2.565 2.847 3.109 3.409 + Dịch vụ 4.968 6.065 6.507 7.513 8.209 + Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm 821 1.032 1.105 1.216 1.316 Cơ cấu GDP, giá hiện hành 100 100 100 100 100 + Nông lâm ngư 52,77 51,43 51,91 50,07 49,65 + Công nghiệp-xây dựng 12,44 12,89 13,09 13,11 13,27 + Dịch vụ 29,86 30,49 29,92 31,69 31,96 + Thuế sản phẩm trừ (-) trợ cấp sản phẩm 4,93 5,19 5,08 5,13 5,12 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2016, 2017 3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Đắk Nông Theo bảng 3.2, giá trị sản xuất ngành nông-lâm-ngư nghiệp tỉnh Đắk Nông đạt bình quân 6,3%/năm giai đoạn 2012 – 2017. Trong đó, trồng trọt đóng vai trò đem lại giá trị sản xuất chủ đạo cho nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp của tỉnh Đắk Nông. Ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ hơn gần 90% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Bảng 3. 2: GTSX ngành nông-lâm-ngư nghiệp tỉnh Đắk Nông từ 2012 – 2017 Đvt: Tỷ đồng
  • 16. 16 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TTBQ (%/năm) 1. Tổng GTSX, giá SS 94 11.843 13.820 14.392 15.152 16.106 6,3% + Trồng trọt 10.651 12.288 12.753 13.395 14.185 5,9% + Chăn nuôi 976 1.227 1.315 1.401 1.521 9,3% + Dịch vụ 217 306 325 356 401 13,1% 2. Tổng GTSX, giá HH 18.223 21.510 23.427 24.977 26.921 + Trồng trọt 16.507 19.031 20.727 22.098 23.687 + Chăn nuôi 1.377 1.916 2.082 2.197 2.442 + Dịch vụ 340 563 617 682 792 3. Cơ cấu GTSX, giá HH 100 100 100 100 100 + Trồng trọt 90,58 88,48 88,48 88,47 87,98 + Chăn nuôi 7,55 8,91 8,89 8,80 9,07 + Dịch vụ 1,86 2,62 2,64 2,73 2,94 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2016, 2017 Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Nông đã có sự thay đổi từ nền nông nghiệp mang nặng tính tự cấp tự túc chuyển mạnh sang nền nông nghiệp hàng hóa toàn diện và thâm canh, phát huy lợi thế về tự nhiên và truyền thống sản xuất nông nghiệp chuyên canh của tỉnh với nhiều loại cây công nghiệp như tiêu, cà phê, điều, cây ăn quả. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH diễn ra vẫn còn chậm chạp. Vì chủ yếu kinh tế nông nghiệp vẫn tập trung chủ yếu vào trồng trọt trong khi nhóm ngành dịch vụ còn rất hạn chế. Trong khi đó ngành nông nghiệp của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, và tình trạng bấp bênh. Đặc
  • 17. 17 biệt trong thời điểm hiện nay, người dân trồng tiêu đang gặp nhiều khó khăn và trở ngại về vốn, kỹ thuật, hệ thống thủy lợi tưới tiêu còn hạn chế. 3.1.3. Tình hình ứng dụng khoa học công nghệ  Công nghệ sinh học Thời gian vừa qua việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp đã đạt được nhiều thành công, trước hết là việc tạo ra nhiều giống cây trồng có năng suất cao. Những thành tựu của tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong nông nghiệp, nhất là trong việc ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho bước nhảy vọt về năng suất và chât lượng nông sản trên cơ sở quy hoạch nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, huyện đã tích cực tổ chức lại sản xuất, áp dụng các giống mới có năng suất chất lượng cao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất. Vì vậy, các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, tiêu tăng cả về năng suất, chất lượng; các liên kết chuỗi giá trị đã hình thành và dần được hoàn thiện, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn sản xuất thị trường, nâng cao năng suất hiệu quả. Cùng với đó, tỉnh đã thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong sản xuất. Nhờ đó, hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đã đạt 60 triệu đồng/ha, tăng 3 lần so với năm 2008; thu nhập bình quân đầu người đạt 16,9 triệu đồng/ người/năm, tăng 2 lần so với năm 2008 (Theo Báo Đắk Nông, 2019).  Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Lĩnh vực trồng trọt được xem là thế mạnh của tỉnh, trong những năm qua công tác ứng dụng CNSH, các tiến bộ KH&CN để tạo ra, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao ngày càng được người dân quan tâm, đầu tư và bước đầu đem lại những hiệu quả tích cực như: Ca cao lai F1 nhập từ Malaysia, giống sầu riêng, bơ có triển vọng, sử dụng các giống ngô lai LVN61, lúa lai HYT108, TH3- 3, lúa thuần thơm RVT được người dân mạnh dạn đưa vào sản xuất... để tạo ra giống cây trồng sạch bệnh, năng suất cao; việc ứng dụng công nghệ như nuôi cấy mô tế bào thực vật để tạo ra giống cây trồng đảm bảo chất lượng như tiêu, hoa, khoai lang,...bước đầu đã thực hiện có hiệu quả. Trên địa bàn tỉnh, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tiêu biểu về lĩnh vực trồng trọt như trang trại Gia Trung với sản phẩm sầu riêng hạt lép, mô hình trồng Măng cụt, Bơ ghép của trang trại Gia Ân, Vải ở Krông Nô, nuôi cấy nấm
  • 18. 18 đông trùng hạ thảo ở Gia Nghĩa, Tuy Đức ... Cùng với việc sử dụng các giống mới có triển vọng vào sản xuất, quá trình sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất, chất lượng cây trồng cũng được người dân quan tâm hưởng ứng. Nhiều loại chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học thế hệ mới được sản xuất đã góp phần tích cực trong việc phòng trừ dịch hại, bảo vệ cây trồng để ngày càng có nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch cung ứng ra thị trường và không gây ô nhiễm môi trường đang được người dân sử dụng rộng rãi. Hiện nay, vấn đề chế biến cũng được chú trọng, trên địa bàn tỉnh một số doanh nghiệp đã đầu tư máy móc, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym trong chế biến như: Công nghệ chế biến cà phê ướt, chế biến tiêu trắng, tiêu đỏ, tinh dầu gấc… tạo ra các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong lĩnh vực chăn nuôi, CNSH được áp dụng thông qua việc ứng dụng rộng rãi phương pháp thụ tinh nhân tạo và bằng các giống bò đực Brahman, Lai Sind ... được triển khai rộng rãi ở các huyện trên địa bàn tỉnh nhằm đưa chăn nuôi bò thành một ngành sản xuất hàng hóa trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lý chất thải chăn nuôi góp phần rất lớn vào bảo vệ môi trường, đặc biệt là tránh các ô nhiễm thứ cấp do động vật trung gian truyền bệnh gây ra; tăng hiệu quả kinh tế được sử dụng một cách khá phổ biến hướng tới sự phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả như công nghệ khí sinh học, xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải ... Thời gian qua, việc ứng dụng CNSH vào trong lĩnh vực y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng phổ biến. Ngoài ra, công tác bảo tồn các nguồn dược liệu của địa phương đã được quan tâm như các đề tài: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Sa nhân tím, mô hình trồng cây hà thủ ô, cây Sâm cau và cây Viễn chí lá nhỏ; sưu tầm các cây thuốc quý tại tỉnh Đắk Nông ... thông qua việc đánh giá, trồng thử nghiệm một số loài dược liệu của địa phương, nhằm bảo tồn những nguồn dược liệu quý, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, kết hợp Đông - Tây y đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Mặc dù bước đầu đạt được một số kết quả khá tích cực, song việc ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khoa học - kỹ thuật, quản lý. Đầu tư cho
  • 19. 19 hoạt động ứng dụng CNSH còn thấp, nhất là nguồn đầu tư phát triển tiềm lực, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng triển khai thực nghiệm. Một số thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, cơ chế, chính sách đầu tư và phát triển CNSH chưa đủ mạnh, chưa tạo được động lực cho sự phát triển CNSH và môi trường hoạt động nhằm thu hút được các nhà khoa học đến Đắk Nông công tác, nghiên cứu, chưa tạo điều kiện hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp quan tâm, đủ điều kiện đầu tư ứng dụng và đổi mới công nghệ.  Cơ giới hóa Việc thực hiện cơ giới hóa, đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp cũng góp phần nâng cao hiệu quả gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch nông sản được tiến hành nhanh, đúng khung thời vụ, giảm đáng kể chi phí sản xuất, sức lao động, khâu thu hoạch đồng bộ, nhanh, gọn. Điển hình như thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, để giảm chi phí lao động, tăng hiệu quả kinh tế, trong vụ Thu đông 2017, Công ty Vinasoy triển khai thí điểm đưa cơ giới hóa vào sản xuất đậu nành ở Cư Jút qua mô hình máy gieo tỉa đậu nành. Theo đó, máy có tác dụng vừa cày đất, vừa gieo hạt, vừa bỏ phân. Giúp tiết kiệm nhân công hơn so với quá trình gieo tỉa thủ công mà còn giảm được 2kg hạt giống/1 ha và giúp giải quyết được tình trạng thiếu lao động ở nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đắk Nông vẫn còn hạn chế, vì người dân không dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng để mua máy phục vụ cho sản xuất. Việc thế chấp tài sản khó thực hiện được do tài sản của nông dân chủ yếu là sổ đỏ, đất đai nông nghiệp nên giá trị thế chấp không được cao.  Thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua, tỉnh Đắk Nông được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc này đã làm thay đổi nhiều vùng đất hoang hóa thành đồng ruộng, chuyên canh cây công nghiệp trù phú. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên quá trình đầu tư phát triển thủy lợi chưa tương xứng với quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh. Các công trình thủy lợi nhỏ, nguồn nước tích trữ ít khiến cho hiệu quả tưới bấp bênh, thiếu chủ động nguồn nước. Hệ thống công trình thủy lợi xây dựng đã lâu, không đồng bộ và xuống cấp,
  • 20. 20 nguồn vốn cấp ít, không đủ để duy tu bảo dưỡng công trình thường xuyên, hệ thống công trình nội đồng còn thiếu, kênh mương chưa được kiên cố đầy đủ. Các công trình lớn xây dựng trên dòng chính chủ yếu là phát điện và chuyển nước sang lưu vực khác phục vụ yêu cầu phát điện là chính, nhiệm vụ đa mục tiêu còn hạn chế. Hiện nay, diện tích nước tưới chủ động từ các công trình thủy lợi mới chỉ chiếm khoảng 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, phần diện tích còn lại phụ thuộc rất lớn vào tình hình khí hậu trong vùng. Theo Viện Khoa học kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy từ năm 2010, nắng nóng kéo dài ở Tây Nguyên đã làm năng suất cà phê giảm khoảng 15 đến 20% so với các năm trước. Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2016. do ảnh hưởng của khô hạn kéo dài, toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 22.000 ha cây công nghiệp (chủ yếu là cà phê và hồ tiêu ); 85 ha lúa thiếu nước tưới giảm năng suất; hơn 7.000 hộ với 25.000 nhân khẩu thiếu nước sinh hoạt. Hạn hán xảy ra khốc liệt nhất ở các huyện phía Bắc của tỉnh như Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil. Dòng chảy các sông suối giảm mạnh, nhiều sông suối nhỏ đã ở mức cạn kiệt, trữ lượng nước các hồ chứa thủy lợi hạ thấp rất nhanh; c ó 19 hồ hết nước, 30 hồ chứa nằm ở mực nước chết.  Quá trình điện khí hóa Với 95% số xã nông thôn có điện lưới đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các hộ đồng bào dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nông nghiệp. Điện cũng góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc, tăng thêm hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, cách thức nâng cao đời sống vật chất cũng như bảo vệ sức khỏe của người dân. Tuy nhiên chất lượng điện một số nơi còn chưa tốt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất của nhân dân, doanh nghiệp. 3.2. Đóng góp của Ngân hàng Agribank với phát triển kinh tế tỉnh Đắk Nông Từ lúc thành lập đến nay, Ngân hàng Agribank Đắk Nông đã khẳng định được vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu tại địa phương. Hiện Ngân hàng Agribank Đắk Nông có 16 điểm giao dịch, bao gồm: Hội sở tỉnh, 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch và điểm giao dịch lưu động tại xã Quảng Sơn huyện Đắk Glong. Với hệ thống mạng lưới giao dịch này, Agribank Đắk Nông đã bao phủ toàn bộ 100% huyện, thị trong tỉnh, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giao
  • 21. 21 dịch gửi tiền, vay vốn và sử dụng dịch vụ ngân hàng. Đến nay, Ngân hàng Agribank Đắk Nông đã đầu tư, lắp đặt được 33 máy ATM trên địa bàn. Cùng với mạng lưới hoạt động, cơ sở vật chất được trang bị khá đầy đủ, số lượng khách hàng giao dịch tại đơn vị không ngừng tăng lên theo hằng năm. Đến 31/5/2018, chi nhánh có gần 130.000 khách hàng đang gửi tiền, với tổng số tiền gửi hơn 3.865 tỷ đồng (chiếm 53% thị phần huy động vốn). Hơn 36.000 khách hàng vay vốn với tổng dư nợ là hơn 7.910 tỷ đồng (chiếm 34% thị phần dư nợ cho vay tỉnh). Hiện nay, có hơn 240.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ thẻ ATM, 130.000 khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác tại Ngân hàng Agribank Đắk Nông. Hình 3. 1: Cán bộ Agribank Đắk Nông giao dịch với khách hàng vay vốn Nguồn: Agribank Đắk Nông, 2018 Cùng với việc đầu tư mở rộng hệ thống mạng lưới hoạt động, Ngân hàng Agribank Đắk Nông còn là đơn vị luôn đi đầu trong việc hiện đại hóa công nghệ, cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với phương châm " Ngân hàng Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng", Ngân hàng Agribank Đắk Nông luôn nỗ lực đổi mới phong cách phục vụ, hướng đến
  • 22. 22 phát triển hoàn thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, nhằm mang lại lợi ích tốt nhất, sự hài lòng cao nhất và tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng. Trong quá trình vay vốn, đội ngũ cán bộ tín dụng của Ngân hàng Agribank Đắk Nông luôn nỗ lực giúp người dân, doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay một cách đơn giản, thuận tiện nhất. Tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch đã đơn giản hóa các thủ tục vay, giải quyết một cách nhanh gọn, không gây phiền hà cho khách hàng. Nhờ đó, mặc dù trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt của nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhưng Agribank Đắk Nông vẫn luôn là ngân hàng chiếm thị phần cao nhất về nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay, các sản phẩm dịch vụ khác. 3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đắk Nông  Thuận lợi Ngành nông nghiệp đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế. Quy mô và sản lượng cây trồng và vật nuôi tăng. Năng suất tăng nhờ vào việc cải thiện chất lượng giống, áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất và một số chính sách định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh phát huy hiệu quả. Phương thức sản xuất chuyển biến rõ rệt, chuyển sang sản xuất quy mô hàng hoá và gắn với thị trường, tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Công tác phòng chống dịch bệnh thực hiện tương đối tốt. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đổi mới, đời sống và thu nhập người nông dân từng bước được cải thiện.  Khó khăn - Cơ sở hạ tầng thương mại và dịch vụ vẫn còn thiếu đồng bộ. - Điểm xuất phát về kinh tế - xã hội của tỉnh rất thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; nền kinh tế còn mang nặng tính thuần nông, quy mô nền kinh tế còn nhỏ và lạc hậu so với mặt bằng chung của cả nước, chất lượng thấp, tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo cao. Do xuất phát điểm thấp, nguồn lực hạn chế nên việc khắc phục các điểm yếu của tỉnh về cơ sở hạ tầng, nguồn
  • 23. 23 nhân lực, thị trường...để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nói chung và thực hiện CNH-HĐH còn nhiều khó khăn và chậm. - Yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông kéo dài trong nhiều năm ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 14, các tuyến tỉnh lộ, các tuyến nối các vùng dân cư và vùng sản xuất đầu tư chậm, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa, đi lại của nhân dân, đặc biệt là giảm dòng vốn thu hút đầu tư vào tỉnh. - Một trong những mấu chốt quan trọng dẫn tới phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp khá èo uột và mất cân đối bắt nguồn từ chính sách. - Cơ chế hỗ trợ của Nhà nước cho cơ giới hóa nông nghiệp còn nhiều bất cập. Về quy trình, thủ tục thực hiện chính sách, các cơ quan quản lý Nhà nước và ngân hàng đề ra quy trình, thủ tục rất chặt chẽ nên người dân tiếp cận chính sách cũng không dễ dàng. Thủ tục lập dự án vay vốn kéo dài, phức tạp đối với nông dân. Cơ quan chức năng còn nhiều lúng túng khi thẩm định dự án trong khi thời hạn ưu đãi lãi suất ngắn. Việc thế chấp tài sản khó thực hiện được do tài sản của nông dân chủ yếu là sổ đỏ, đất đai không thể thế chấp để vay nhiều khoản khác nữa... - Nông dân có trình độ dân trí thấp, nên khó tiếp cận vay vốn: Với đối tượng khách hàng là những hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa, trình độ hiểu biết pháp luật của những người nông dân rất kém, họ không có một chút kiến thức khoa học kỹ thuật nào trong sản xuất, không có kiến thức về tổ chức quản lý sản xuất sao cho có hiệu quả nhất, mọi hoạt động chỉ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Nguyên nhân chính của vấn đề đó là văn hoá thấp, thậm chí có nhiều người không biết chữ khi kí kết các giấy tờ chỉ biết điểm chỉ vì vậy rất khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục ngân hàng để vay vốn. Nếu hiểu văn hoá, dân trí theo một nghĩa rộng hơn thì nó bao gồm sự hiểu biết về thị trường, pháp luật, về các cơ chế chính sách của Nhà nước, về quan hệ tín dụng ngân hàng, về vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế. Thì dân trí thấp không loại trừ cả những cán bộ, nhân viên của Nhà nước. Trình độ dân trí của người dân thấp làm phát sinh những hiện tượng như vay nợ để tiêu sài rồi mất khả năng thanh toán, tiếp đó là tìm cách trốn nợ, xù nợ, sinh ra các khoản nợ xấu. Sự yếu kém của các doanh nghiệp, trình độ dân trí thấp của khách hàng đã phá vỡ quan hệ tín dụng. Từ vấn đề này làm phát sinh yêu
  • 24. 24 cầu phát triển giáo dục toàn diện là một yêu cầu cấp bách cho sự phát triển kinh tế nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng. - Hạn chế của ngân hàng trong khâu cho vay thể hiện qua các mặt sau:  Thứ nhất, thủ tục cho vay quá rườm rà làm cho người đi vay tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để vay được vốn. Đơn cử như hoạt động công chứng tài sản để thế chấp vay vốn rất phức tạp đã mất rất nhiều thời gian, nhất là ở những nơi xa cơ quan công chứng, nhưng mỗi một lần thực hiện vay vốn đều phải công chứng lại tài sản.  Thứ hai, tin thần phục vụ khác hàng của các nhân viên ngân hàng ở nhiều nơi còn yếu kém gây tâm lý e ngại cho khách khi đến vay vốn tại ngân hàng.  Thứ ba, mạng lưới phục vụ khách hàng còn chưa đầy đủ, nhiều nơi nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa còn thiếu các chi nhánh của ngân hàng. Môt chi nhánh phải hoạt đông trên địa bàn rộng, người nông dân phải đi xa từ 30-40 Km mới vay được vốn, còn Ngân hàng thì rất khó khăn trong việc kiểm tra giám sát vốn cho vay. 3.4. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đắk Nông 3.4.1. Quan điểm, định hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn  Tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Một là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Hai là, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học, công nghệ; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hoá quy mô lớn với chất lượng và hiệu quả cao; bảo vệ môi trường, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
  • 25. 25 Ba là, dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc; phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ sản xuất hàng hoá, các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Bốn là, kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế và xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của người dân nông thôn, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; giữ gìn, phát huy truyền thống văn hoá và thuần phong mỹ tục. Năm là, kết hợp chặt chẽ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, của các ngành, các địa phương. Đầu tư phát triển kinh tế- xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia. Những quan điểm trên nhằm phát triển hài hoà giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, đồng bằng và miền núi, kinh tế và xã hội; tăng cường khối liên minh công nhân- nông dân- trí thức, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm cho nước ta phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  Định hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Đắk Nông Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ I đã ra Nghị quyết xác định phương hướng, mục tiêu cơ bản đến năm 2020 là “Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ; đưa tỉnh Đăk Nông phát triển nhanh, toàn diện, bền vững theo hướng CNH, HĐH xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Xây dựng vững chắc thế trận QPTD, thế trận ANND, thế trận BPTD, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội...” Để thực hiện chủ trương đó, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát huy các nguồn nội lực, đẩy mạnh phát triển KT-XH, bảo đảm tốc độ tăng trưởng
  • 26. 26 hàng năm. Phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và cũng là những ngành mà Tỉnh có tiềm năng, lợi thế; Thực hiện chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nhằm tạo sự chuyển biến mang tính đột phá về chất lượng tăng trưởng và giá trị, trước hết là trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tập trung vào công tác qui hoạch vùng và các tiểu vùng kinh tế, tổ chức lại sản xuất, ứng dụng rộng rãi tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chuyên canh, thâm canh, bảo quản và chế biến sản phẩm sau thu hoạch đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi Dak Dier, Dak Rồ, Dak Song, Dak Rlấp, trạm bơm Buôn Choah và các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh cơ giới hóa, điện khí hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng hiệu quả; giải quyết tốt các nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực phẩm, môi trường bền vững không những cho khu vực dân cư nông thôn mà cả khu vực đô thị. 3.4.2. Giải pháp chung nhằm thúc đẩy thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Đắk Nông  Hoàn thiện quy hoạch, xây dựng chương trình, đề án công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã được duyệt - Quy hoạch phát triển trồng trọt, xây dựng và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản, hiệu quả sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả. - Xây dựng các chương trình, đề án phát triển nông nghiệp, nông thôn - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống thủy lợi với các hạng mục: rà soát điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện mạng lưới trạm bơm, hệ thống kênh mương tưới tiêu - Đầu tư hệ thống các công trình điện nông thôn nhằm đảm bảo cho nông nghiệp, nông thôn có đủ điều kiện phát triển cơ giới hóa trong các khâu trước, trong và sau quy
  • 27. 27 hoạch, cơ giới hóa thủy lợi, (tưới, tiêu), phát triển công nghiệp, ngành nghề nông thôn... cần phát huy mọi nguồn có thể khai thác.  Hoàn thiện hệ thống chính sách thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Rà soát, bổ sung và xây dựng chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, cần tập trung vào xây dựng chính sách như sau: - Chính sách đầu tư hạ tầng cơ bản cho các khu, cụm chăn nuôi tách khỏi khu dân cư. - Chính sách thu hút và thành lập mới các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn; đặc biệt là chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. - Chính sách đưa cơ khí hóa, điện khí hóa vào sản xuất, chế biến, bảo quản với quy mô lớn, bền vững. - Chính sách xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp. - Chính sách đào tạo nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực cho hệ thống ngân hàng. 3.4.3. Những giải pháp Ngân hàng Agribank cần thực hiện để phát huy vai trò thúc đẩy quá trình CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông  Đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn - Huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống trong dân cư gắn với các hình thức động viên như sổ số, quà lưu niệm, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm gắn với bảo hiểm bằng vàng - Mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, sao cho nhanh chóng, thuận tiện an toàn với mức phí thoả đáng được đông dảo người dân đồng tình và sử dụng. Để khuyến khích người gửi cần nâng cao công nghệ ngân hàng, hiện đại hoá khâu thanh toán tạo cho sự luân chuyển vốn nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng quan hệ gửi tiền, rút tiền và vay vốn.  Hoàn thiện công tác cho vay của ngân hàng - Ngân hàng cần phải tăng cường cho vay vốn trung và dài hạn đối với nông nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ thời gian để đổi mới công nghệ, dây truyền sản xuất, thu hút lao động, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế trang
  • 28. 28 trại. Vốn trung và dài hạn cũng sẽ tạo điều kiện thuân lợi hơn cho phát triển nông nghiệp nông thôn nhất là đối với những trang trại trồng cây công nghiệp có thời gian sinh trưởng và phát triển lâu dài. Khi người vay có đủ thời gian thu hồi vốn thì khả năng hoàn trả vốn cho ngân hàng tăng lên, rủi ro tín dụng sẽ giảm xuống. - Hai là, Ngân hàng Agribank phải đổi mới để cạnh tranh với các ngân hàng khác tạo động lực cho ngân hàng phát triển, xây dựng danh tiếng cho ngân hàng thu hút người vay vốn. - Mạng lưới Ngân hàng Agribank cần phát triển mạnh hơn nữa không chỉ ở các huyện, thị trấn, mà còn phải mở rộng đến tận những nơi vùng sâu, vùng xa nhằm đưa vốn đến tận nơi, đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi hoạt động kinh tế nói chung va sản xuất nông nghiệp nói riêng.  Đối với cán bộ Ngân hàng Agribank - Cán bộ Ngân hàng Agribank cần phải thực hiện đúng bộ chuẩn mực của ngành ngân hàng như sau: (1) Tính tuân thủ; (2) Sự cẩn trọng; (3)Sự liêm chính; (4) Sự tận tâm và chuyên cần;(5) Tính chủ động, sáng tạo, thích ứng; (6)Ý thức bảo mật thông tin. - Cán bộ ngân hàng cần phải tự chú trọng nâng cao kỹ năng mềm, khả năng thích ứng cao trước sự thay đổi của môi trường và yêu cầu công việc; hoặc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, dữ liệu của ngân hàng và khách hàng. - Thực hiện đúng quy tắc ứng xử với khách hàng và đối tác, thể hiện tính lịch sự và chuyên nghiệp của người cán bộ ngân hàng. Đặc biệt đối với các khách hàng là người nông dân. Vì phần lớn nông dân có trình độ dân trí thấp, thậm chí có người không biết chữ, vì vậy cán bộ ngân hàng cần phải tận tình hướng dẫn, không hạch sách đối với người dân.
  • 29. 29 PHẦN 4: KẾT LUẬN Qua các thông tin, dữ liệu thu thập đánh giá về quá trình thực hiện tiểu luận đã đánh giá được thực trạng CNH – HĐH kinh tế của tỉnh Đắk Nông về các nội dung như: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh vẫn còn chậm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp có khá hơn, đặc biệt tỉnh tập trung mũi nhọn vào phát triển trồng trọt chuyên canh cây công nghiệp như cà phê, ca cao, tiêu, điều, cây ăn quả,… Hiện nay, tỉnh đang phát triển các cây trồng lâu năm gồm hồ tiêu, cà phê, cây ăn quả với các mô hình chuyên canh ứng dụng công nghệ cao; Đồng thời phát triển các cây ngắn ngày chủ lực như ngô, lúa, khoai lang, đậu nành. Quá trình CNH-HĐH của tỉnh đã được cải thực hiện tốt ở các khâu cơ giới hóa, đa dạng hóa cây trồng, tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, điện khí hóa nông nghiệp, nông thôn tốt. Tuy nhiên về vấn đề thủy lợi vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Ngân hàng Agribank có vai trò rất lớn trong việc cung cấp nguồn vốn cho nông dân, doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, với tổng dư nợ là hơn 7.910 tỷ đồng, chiếm 34% thị phần dư nợ cho vay tỉnh. Góp phần vào công cuộc thực hiện CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, việc vay vốn của người nông dân tại ngân hàng nói chung và ngân hàng Agribank nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân do cả về phía người vay cũng như do cả phía ngân hàng. Để tăng cường sự đóng góp của ngân hàng Agribank vào việc thúc đẩy quá trình thực hiện CNH-HĐH của tỉnh Đắk Nông. Ngoài cải thiện những chính sách của nhà nước; khách hàng vay vốn; thì phía ngân hàng cũng cần phải có sự cải thiện từ cơ sở hạ tầng cho đến chất lượng cán bộ của ngân hàng mình.
  • 30. 30 Tài liệu tham khảo Cục thống kê tỉnh Đắk Nông. Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông các năm 2014, 2015, 2016, 2017 Đài truyền thanh Cư Jút, 2018. Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất đậu nành ở huyện Cư Jút. https://daitruyenthanhcujut.daknong.gov.vn/f9/ap-dung-co-gioi-hoa- trong-san-xuat-dau-nanh-o-huyen-cu-jut-9008.html Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin HĐND tỉnh Đắk Nông, 2015. Nghị quyết thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 tỉnh Đắk Nông Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, 2016. Đắk Nông linh hoạt ứng phó với khô hạn. http://www.tinmoitruong.vn/khi-hau/dak-nong-linh-hoat-ung- pho-voi-kho-han_21_47736_1.html Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Tháng 1 - 2006 TS.Vũ Bá Thể (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. UBND tỉnh Đắk Nông. Công báo/ Số 25/Ngày 13-09-2018. Quyết định số 1390/QĐ- UBND ngày 06 tháng 9 năm 2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.