SlideShare une entreprise Scribd logo
1  sur  56
Télécharger pour lire hors ligne
S Ứ C T R Ẻ
1
S Ứ C T R Ẻ
2 S Ứ C T R Ẻ
S Ứ C T R Ẻ
3
Thângửinhữngđộcgiả
đángmếncủaNộiSan
SứcTrẻ,
Tháng Ba đã đến với chúng ta bận rộn
qua những bài kiểm tra giữa kỳ, thất
thường những ngày thời tiết trở nắng trở
mưa, bất ngờ in bóng dáng những cánh
hoa còn tươi trong hộc bàn ngày 8/3 trên
giảng đường đại học, hứng khởi trong
những phong trào thanh niên 26/3 của
một tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Dù chỉ còn vài
ngày nữa là tháng Ba sẽ kết thúc, nhưng
chúng tôi vẫn muốn gửi đến các bạn lời
nguyện chúc này “Với tất cả những khó
khăn, hạnh phúc, ngạc nhiên, hết mình
hay vui vẻ mà nó đem lại, hãy sống sao
cho hết mình trong tháng Ba. Hãy đừng
bỏ qua bất cứ một phút giây nào của nó”.
Thấm thoắt một năm học lại sắp trôi qua,
đây đã là số Sức Trẻ thứ 37 đến tay bạn
đọc. Cầm trên tay tờ Nội san, các bạn
sẽ lần lượt được nhâm nhi những bài
viết trong các chuyên mục quen thuộc:
Muôn màu Ngoại thương, Chuyển động
trẻ, 373K, Bí kíp Tôi có thể, Tôi đi làm,
Truyện ngắn, Theo dấu bồ công anh,..
Đây đều là những chuyên mục cũ, nhưng
mang hơi thở của một tháng Ba tươi mới
trọn vẹn.
Ban biên tập Sức trẻ thời gian qua cũng
đã có cho riêng mình một sự thay đổi lớn.
Từ những thành viên mới nhưng tâm
huyết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới các bạn vì những theo dõi và
ủng hộ, những phản hồi và ý kiến đóng
góp. Đó là động lực giúp chúng tôi tiếp tục
hoàn thiện để Nội san Sức trẻ thực sự trở
thành “đặc sản tinh thần” không thể thiếu
của sinh viên FTU. Mong những điều tốt
đẹp nhất sẽ đến với các bạn!
BanbiêntậpSứctrẻ
Nhật ký người biên tập
1	 Nhật ký người biên tập
373K
2	 Bản tin sự kiện
Muôn màu Ngoại thương
4	 Một hình ảnh FTU thật khác
6	 Rộn ràng phong trào Đoàn khắp ba cơ sở
8	 Xuân Hòa – Một thế giới khác
9	 Chuyện những người “não phải”
10	 Hành trình Hult Prize
Tôi đi làm
12	 Câu chuyện quanh những lá bài
14	 Một lẻ một nghề PR
Kinh tế
16	 Freemium – Mô hình kinh doanh gây tranh cãi
18	 Doanh nghiệp cũng cần hiểu về thần kinh
Không gian sách
20	 “Một mình ở châu Âu” – Khởi đầu cho hành trình nội tâm
Theo dấu bồ công anh
21	 Mảnh tâm hồn in tiếng vọng
Đồng hành cùng Sức trẻ
22	 Xuân Hòa - Miền ký ức
Truyện ngắn
23	 Mùa của nắng
Gương mặt trang bìa
26	 Có một “dòng sông” chở nặng yêu thương
Bí kíp Tôi có thể
28	 Trăn trở câu chuyện dùng người
30	 Lời khuyên tốt nhất
Góc tranh luận
32	 Đi tìm kim cương giữa lòng thế giới
Chuyển động trẻ
34	 Saint 319 và vũ đạo của niềm đam mê
36	 Điện ảnh hàn lâm: Dấu hỏi chấm trong lòng công chúng
38	 Sự trở lại của trào lưu Yoyo
39	 Tìm về văn hóa dân tộc qua những thanh âm
40	 Giải mã những cô nàng hủ nữ
Trải nghiệm của tôi
42	 Ngã rẽ xanh 350
Crossword
Mục lục
“
S Ứ C T R Ẻ 1Nhật kí người biên tập
2 S Ứ C T R Ẻ
3730K
GiờTráiĐất2013
Thời gian: 20h30 – 21h30, Thứ bảy, ngày 23/03
Địa điểm: Quảng trường Cách mạng tháng Tám
“Tôi và bạn cùng hành động” là khẩu hiệu chính của
chiến dịch “Giờ Trái đất 2013” tại Việt Nam do Bộ Công
thương tổ chức với nhiều hoạt động. “Giờ Trái đất” là
sáng kiến toàn cầu với sự hợp tác của Quỹ Quốc tế
bảo vệ thiên nhiên (WWF) từ năm 2007. Cộng đồng
được kêu gọi tắt đèn trong vòng một giờ để thể hiện
sự ủng hộ với hành động vì môi trường bền vững. Từ
năm 2013, Giờ Trái Đất trên toàn thế giới sẽ được tổ
chức vào thứ 7 trước thứ 7 cuối cùng của tháng 3.
Nguyên nhân là do thứ 7 cuối cùng của tháng 3 là thời
điểm bắt đầu mùa hè tại châu Âu và trùng với một số
ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước.
Lễ hội mùa xuân Việt Nam –
NhậtBản(04/2013)
Thời gian: 20- 21/04/2013
Địa điểm: Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam, số
148 Giảng Võ
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại
giao Việt – Nhật, Hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật và
Cục hợp tác quốc tế (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức
“Lễ hội mùa xuân Việt – Nhật” nhằm góp phần vào
việc mở rộng mối quan hệ hợp tác về văn hóa giữa
hai nước. Nội dung lễ hội bao gồm: trưng bày hoa anh
đào lụa, triển lãm ảnh, trò chơi dân gian Việt Nam –
Nhật Bản, ẩm thực, trình diễn các loại hình nghệ thuật
truyền thống Việt Nam và Nhật Bản cùng nhiều hoạt
động khác.
CuộcthithiếtkếlogocủaAsiaNews
Network
Asia News Network (ANN) vừa phát động cuộc thi
thiết kế Logo cho báo, với chủ đề “Châu Á đang nổi
lên” nhằm phản ánh vai trò của khu vực đang ngày
càng mở rộng trên toàn cầu. Giải thưởng cho thiết kế
được chọn là 3.000 USD. Vòng đầu tiên của cuộc thi
sẽ được tiến hành theo phương thức bình chọn trực
tuyến để chọn ra 20 mẫu logo đặc sắc nhất vào vòng
chung kết. Thời hạn nộp tác phẩm dự thi từ ngày 01-
31/3. Chi tiết cuộc thi được đăng tải trên trang web:
www.asianewsnet.net/logocontest.
Cuộcthi“TuổitrẻvàTổquốc”
Tiếp nối thành công của mùa thứ nhất, chương trình
Tuổi trẻ và Tổ quốc sẽ trở lại để tiếp tục tìm kiếm
những thủ lĩnh trẻ nhiệt huyết, ham học hỏi và muốn
được khám phá về tiềm năng lãnh đạo trong mình.
Đối tượng dự thi là những bạn đang là thủ lĩnh của
đội, nhóm, tổ chức, câu lạc bộ, dự án; có phẩm chất
về lãnh đạo và đã được chứng minh qua kinh nghiệm
thực tế; là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18-25,
không vi phạm pháp luật. Thời hạn đăng ký với khu
vực miền Bắc : 15/04/2013. Thông tin của của chương
trình được cập nhật tại địa chỉ: www.facebook.com/
tuoitrevatoquoc
Thời gian: 7 – 31/03/2013
Địa điểm: Bảo tàng Phụ nữ Việt
Nam và Trung tâm Giao lưu Văn
hóa Nhật Bản tại Việt Nam.
Để kỷ niệm năm hữu nghị Việt
Nam – Nhật Bản 2013, Quỹ Giao
lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm
Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt
Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam,
phối hợp cùng Hội búp bê Edo-
Kimekomi truyền thống Sachiei-kai
và Hiệp hội trao đổi văn hóa Ki-
mono Nhật Bản tổ chức triển lãm
“Búp bê truyền thống Nhật Bản”.
Triển lãm đã và đang giới thiệu
đến các bạn hơn 250 búp bê Nhật
Bản tại hai địa điểm khác nhau: Tại
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, sẽ có
khoảng hơn 200 búp bê, chủ yếu
là búp bê sử dụng trong Lễ hội bé
gái và Lễ hội bé trai. Tại Trung tâm
Giao lưu Văn hóa Nhật Bản là một
bộ sưu tập được tuyển chọn đặc
biệt bao gồm hơn 40 búp bê mô tả
các nhân vật trong nghệ thuật biểu
diễn truyền thống Nhật.
Chươngtrình“Ngàyhộithanhniên2013”
Thời gian: Từ 8h đến 22h ngày 23/03/2013.
Địa điểm: Sân nhà G, trường Đại học Ngoại thương.
Nhân dịp kỷ niệm 82 năm ngày lập năm thành lập Đoàn TNCS HCM, đồng
thời hòa chung không khí của tuổi trẻ cả nước trong tháng tháng niên với
những hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng, Đoàn trường tổ chức chương
trình “Ngày hội thanh niên”. Chương trình ngày hội gồm một chuỗi 3 sự
kiện đặc biệt được diễn ra liên tục: Ngày hội trò chơi dân gian (từ 08 –
17h ngày 23/03), chương trình: “FTU CONNECT” (19 – 22h ngày 23/03);
Ngày hội thanh niên (26/03). Mọi thông tin chi tiết của chương trình được
đăng tải trên website chính thức của Đoàn trường: www.doanthanhnien.
ftu.edu.vn hoặc fanpage: www.facebook.com/FYU.HN
Triểnlãm“BúpbêtruyềnthốngNhậtBản”
3S Ứ C T R Ẻ
Ngày hội việc làm Job fair 2013 -
VJCC(lầnthứ5)
Thời gian: 14 – 17:30 ngày 23/03/2013
Địa điểm: Tầng 3 –VJCC
Trải qua 4 kì tổ chức, Ngày hội việc làm (Job fair) đã
trở thành sự kiện quan trọng thu hút đông đảo các bạn
sinh viên cũng như người đi làm ở mọi lứa tuổi. Đến
với Job fair, bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe những
kinh nghiệm, kĩ năng phỏng vấn trực tiếp từ giám đốc,
các nhà tuyển dụng của những doanh nghiệp hàng
đầu trong các lĩnh vực: điện tử, logistic, marketing, IT,
bảo hiểm…; có cơ hội được giải đáp thắc mắc, trò
chuyện với các nhà lãnh đạo cũng như cơ hội thể hiện
bản thân với các nhà tuyển dụng. Thông tin cập nhật
tại: www.vjcc.org.vn
Cuộcthiảnhonline“Gócnhìn
khởinghiệp”
Với mong muốn khơi dậy đam mê khởi nghiệp của
thế hệ trẻ, thương hiệu thời trang Owen kết hợp cùng
CLB Nhà doanh nghiệp tương lai (TEC) đồng tổ chức
cuộc thi ảnh “Góc nhìn khởi nghiệp”. Cuộc thi muốn
hướng tới góc nhìn của cá nhân về khởi nghiệp cũng
như những khía cạnh trong đời sống của một doanh
nghiệp khởi nghiệp. Thời gian nhận bài dự thi từ 7/3
đến hết 27/3. Các bài dự thi được đăng tải trên fan-
page của Owen (www.facebook.com/owenfashion).
Chung kết cuộc thi Kiểm toán viên
tàinăng(TAC)
Thời gian: 11/04/2013
Tiếp nối thành công của 2 năm vừa qua, Kiểm toán
viên tài năng - Talent Auditor Cup (TAC) đã trở thành
sân chơi tri thức thường niên dành cho những bạn
sinh viên đam mê lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Cuộc
thi được tổ chức với sự phối hợp của 3 CLB Kế toán
- Kiểm toán của 3 trường ĐH lớn, bao gồm: CLB Kế
toán - Kiểm toán viên tương lai ĐH Ngoại Thương
(CFAA), CLB Kế toán - Kiểm toán viên Học viện Tài
Chính (A&A) và CLB Kế toán ĐH Hà Nội (HAC). Thông
tin về cuộc thi được cập nhật tại: www.cfaa-ftu.org
hoặc hotline: 01642023318 (bạn Trà).
ChungkếtKhởinghiệpcùngKawai
2013
Thời gian: 20/04/2013
Khởi nghiệp cùng Kawai là cuộc thi ý tưởng kinh
doanh thường niên được phát động tới sinh viên trong
và ngoài Đại học Ngoại thương, do CLB Nhà doanh
nghiệp tương lai trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức
dưới sự bảo trợ của Quỹ học bổng Kawai. Cuộc thi
năm nay được phát động từ 10/10/2012 cùng những
thay đổi đáng kể trong cách thức tổ chức và dự thi và
đã nhận về hơn 100 đề án của hàng trăm bạn sinh
viên đến từ nhiều trường đại học thuộc các lĩnh vực
khác nhau. Đêm chung kết cuộc thi dự kiến được tổ
chức vào ngày 20/04/2013. Thông tin chi tiết về cuộc
thi được cập nhật tại: www.tec-ftu.org.
Thời gian: 24/03/2013
Địa điểm: Hội trường Đại học Văn Hóa, 418 La Thành
Giai điệu sinh viên – Rhythm of Students 2013 là cuộc thi do CLB Âm
nhạc trường ĐH Ngoại Thương tổ chức nhằm mở rộng phong trào ca hát
trong giới sinh viên, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên
3 trường: ĐH Ngoại thương, ĐH Xây Dựng và ĐH Bách khoa. Cuộc thi
hướng tới đối tượng là sinh viên chính quy và tại chức trường ĐH Ngoại
Thương, ĐH Xây Dựng và ĐH Bách Khoa năm học 2012-2013. Vòng sơ
khảo đã được diễn ra ngày 09/03 tại ĐH Ngoại Thương và 10/03 tại ĐH
Xây Dựng. 12 thí sinh được chọn lựa vào vòng chung khảo cuộc thi dự
kiến sẽ được diễn ra vào tối chủ nhật, ngày 24/03/2013 tại Hội trường Đại
học văn hóa Hà Nội.
Chung kết “Giai điệu sinh viên – Rhythm of
Students2013”
S Ứ C T R Ẻ
4
Từcâuchuyệncủa
HarvardMỹ
Thời gian gần đây, lần đầu tiên tên tuổi
trường Đại học Harvard, trường Đại học
danh tiếng hàng đầu của Mỹ xuất hiện
trên các báo đài không phải vì những
thành tựu xuất sắc mà bởi sự kiện lịch sử
về “gian lận thi cử”.
Cụ thể, một nửa số sinh viên của một
khóa đại học Harvard đã trao đổi đáp
án môn thi với bạn bè khi môn đó được
yêu cầu làm bài cá nhân ở nhà. Ngày
2/2/2013, hơn một nửa trong số 125 sinh
viên bị điều tra đã bị đình chỉ học tập
trong một thời gian, trong khi số khác bị
thử thách. Tất cả các bài thi đều bị hủy,
không công nhận kết quả.
Đối với Đại học này, đây là một vụ bê bối
không thể chấp nhận trong lịch sử. Ông
Frew Faust, chủ tịch trường đại học Har-
vard phát biểu, đây “là một hành vi không
thể chấp nhận được, phản bội lại niềm tin
vào trường Đại học Harvard”.
ĐếnthựctạiởFTUHàNội
Nhìn người lại ngẫm đến ta, khi mới nghe
qua tin này, hẳn trong chúng ta ai cũng có
cho riêng mình một tưởng tượng về mức
độ nghiêm trọng của vụ việc. Thế nhưng,
khi biết được cụ thể câu chuyện, nhiều
người không giấu được thái độ ngạc
nhiên. Minh Ngọc (K50) cho biết: “Tớ
thực sự ngạc nhiên bởi cảm thấy những
hình phạt này có phần hơi quá cho một lỗi
“nhỏ” như vậy. Các bạn ấy chỉ mới hỏi bài
nhau ở nhà thôi mà?”. Còn Lan Hương
(K50) thì chia sẻ: “Ngạc nhiên cũng có,
nhưng bản thân tớ còn cảm thấy hơi
buồn. Hình như tớ đã quen với việc thiếu
coi trọng lòng trung thực trong học tập
mất rồi..”.
Thẳng thắn mà nói, số người nhận ra
được như Hương không phải nhiều, và
lại càng ít hơn trong số đó bắt đầu suy
nghĩ nghiêm túc về việc thay đổi điều ấy.
Đi học, nhưng phần lớn sinh viên vẫn
giữ cho mình một thái độ đối phó, thụ
động. Tình trạng gian lận trong thi cử vẫn
Một hình ảnh FTU
Thật khác
Muôn màu Ngoại thương
Boxthôngtin
“Văn minh học đường” là chương trình thực hiện nội quy và quy chế của trường Đại học Ngoại thương về việc đeo thẻ, trang
phục thanh lịch, về học và thi, về môi trường xanh – sạch – đẹp đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên, góp phần bồi dưỡng nhận
thức và đem đến cho sinh viên các hoạt động ngoại khóa bổ ích, lành mạnh và mang tính giáo dục cao. Cụ thể, “Văn minh học
đường năm học 2012 - 2013” bao gồm hai nội dung chính là chương trình “Nâng cao ý thức văn minh” và chương trình “Vì mái
trường xanh – sạch – đẹp”.
Chương trình “Nâng cao ý thức văn minh” sẽ đảm bảo việc thực hiện những nội dung như văn minh ứng xử giữa sinh viên với
giảng viên và sinh viên, kiểm tra và nhắc nhở các câu lạc bộ về việc treo và tháo dỡ banner quá hạn, banner treo không đúng quy
định, kiểm tra ý thức tuân thủ giao thông trong khuôn viên trường,.. Chương trình sẽ được thực hiện 5 ngày/tuần (từ thứ Hai đến
thứ Sáu) và tiến hành theo hình thức kiểm tra đột xuất. Trong khi đó, Chương trình “Vì mái trường xanh – sạch – đẹp” dành riêng
cho sinh viên K50 và K51 tham gia dọn dẹp vệ sinh, quét dọn tại khuôn viên của trường bao gồm toàn bộ sân trường, hành lang
các tầng của các dãy nhà (không quét dọn phòng học). Theo quy định, chương trình này sẽ diễn ra vào thứ 7 cuối cùng của mỗi
tháng, từ 8h đến 10h sáng.
S Ứ C T R Ẻ
5thường xuyên xuất hiện, chưa kể đến
thiếu ý thức và xao nhãng trong quá trình
học tập trên giảng đường.
Nhìn xa hơn nữa, không chỉ ở vấn đề học
tập mà cả trong văn hóa ứng xử giao tiếp
hằng ngày, trong việc thực hiện nội quy
và đảm bảo an ninh kỷ luật, trong việc
xây dựng bảo vệ môi trường thiên nhiên,
sinh viên FTU cũng còn nhiều thiếu sót.
Thayđổitừchínhnhững
điềunhỏnhất
Đại học Ngoại thương là một trong
những trường Đại học hàng đầu ở Việt
Nam hiện nay trong khối ngành Kinh tế
về chất lượng đào tạo. Vậy câu hỏi “Sinh
viên Đại học Ngoại Thương trong mắt
người ngoài như thế nào?”, bạn đã bao
giờ thắc mắc hay chưa? Bạn đã khi nào
có mong muốn xây dựng một hình ảnh
về sinh viên FTU là những người trẻ đã
năng động, tài giỏi lại biết cách cư xử một
cách có văn hóa văn minh, thay vì những
tin đồn như “kiêu”, “chảnh”, “hay nhảy
việc”? Nếu câu trả lời là “Rồi”, hãy nhìn
thẳng vào thực tế xung quanh và bắt đầu
thay đổi từ những điều đơn giản nhất.
Đừng vứt rác vào ngăn bàn mà hãy
mang bỏ vào thùng sau giờ học. Đừng
ra khỏi lớp cuối cùng mà không tắt điện.
Đừng nhìn thấy vòi nước đang mở mà
bước chân đi tiếp. Đừng vì trời nóng mà
ăn mặc thiếu lịch sự hơn bình thường.
Đừng nhìn thấy thầy cô mà im lặng cúi
đầu đi. Đừng vì tức giận mà không kiểm
soát được lời nói. Đừng vì ham chơi mà
phải “ra hàng photo” trước khi làm bài thi
cuối kỳ. Đừng quát nạt, cau có với bạn
bè. Đừng phóng xe vào trường mà trên
cổ áo còn vắng bóng chiếc thẻ sinh viên.
Thay đổi không phải là quá trình có thể
diễn ra trong ngày một ngày hai. Nó phải
bắt nguồn từ việc thay đổi những thói
quen, cách ứng xử và trong suy nghĩ
hằng ngày, hằng giờ. Cũng đừng bao giờ
có suy nghĩ “Người khác làm sai, mình
cũng có thể làm sai”, hoặc “Chỉ mình
mình thì không hại gì”. Hãy thử nghĩ xem,
nếu mỗi chúng ta vứt một mẩu giấy rác ra
sân trường, và 20 000 sinh viên ai cũng
có suy nghĩ như bạn và làm điều tương
tự thì điều gì sẽ xảy ra? Sân trường có
còn là sân trường? Nếu ai cũng vô lễ
với thầy cô, ai cũng gian lận trong thi cử,
Ngoại thương có còn là Ngoại thương?
Liệu khi đó, ngôi trường này có còn xứng
đáng với vị trí hàng đầu trong giáo dục
Việt Nam nữa?
Vàtâmhuyếtcủacác
thầycô
Trong chiến lược xây dựng phát triển
trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030, Đại học Ngoại thương sẽ trở
thành một trong những trường Đại học
hàng đầu tầm khu vực và vươn lên tầm
quốc tế, lọt vào top 500 các trường Đại
học thế giới. Văn hóa văn minh là một
trong những nền tảng đầu tiên cần chú
trọng xây dựng. Dần từng bước đến thời
điểm thực hiện chiến lược giai đoạn 2020
– 2030, bản sắc của sinh viên Đại học
Ngoại thương sẽ ngày càng trở nên rõ
nét trong cộng đồng phạm vi quốc gia và
quốc tế. Từ đó, dưới sự chỉ đạo của Đảng
ủy và Ban Giám Hiệu Nhà trường, Đoàn
Thanh niên trường Đại học Ngoại thương
đã tiên phong trong việc tuyên truyền và
phát động Chương trình “Văn minh học
đường”, là những viên gạch đầu tiên đặt
nền móng cho việc thực hiện duy trì nề
nếp văn minh văn hóa.
Năm nay, Chương trình “Văn minh học
đường 2012 - 2013” sẽ lại tiếp tục được
triển khai và đồng hành cùng chúng ta
trong quá trình thay đổi gian khổ mà dài
lâu đó, là công cụ đắc lực giúp đỡ chính
từng sinh viên chúng ta trở nên có ý thức
hơn, nghiêm ngặt với bản thân hơn, trở
thành một FTUer thanh lịch theo đúng
nghĩa của nó.
Có thể bạn chưa biết, chương trình “Văn
minh học đường” được triển khai lần đầu
từ năm học 2010 - 2011. Khi đó, Chi bộ
Sinh viên đã xung phong thực hiện những
công việc góp phần làm đẹp khuôn viên
trường như nhặt rác, bóc dỡ banner đã
quá hạn, quét vôi gốc cây, kê ghế đá, dọn
dẹp kí túc. Các chương trình bảo vệ môi
trường ngoài phạm vi FTU cũng được
sinh viên Ngoại thương tham gia rất tích
cực. Có thể kể đến như nhặt rác làm sạch
sông; đạp xe ủng hộ bảo vệ môi trường;
tuyên truyền luật giao thông; tổ chức các
sự kiện trồng cây tại 19 trường tiểu học,
đưa các em lên vùng rừng núi tìm hiểu về
thế giới tự nhiên. Đặc biệt Câu lạc bộ 350
với dự án “Đỡ đầu mầm xanh” đã thành
công trong việc nâng cao ý thức, lan tỏa
thông điệp bảo vệ môi trường tới các em.
Có những chương trình của chúng ta
đã tự hào được đài truyền hình CNN và
BCC đưa tin, được Bộ Tài nguyên và Môi
trường tặng bằng khen nhiều lần.
Tâm sự với chúng tôi, Thầy Nguyễn Văn
Triệu – ThS, Bí thư Đoàn trường đã trải
lòng chia sẻ: “Các bạn sinh viên, mình là
những người trẻ, được cho là tiên phong
của xã hội, là thế hệ xây dựng tương lai,
các bạn hãy cố gắng làm những điều tốt
đẹp cho xã hội của mình. Đừng sống vô
tâm, vô cảm với những vấn đề của xã hội.
Ngay những việc chăm lo cho bản thân
còn chưa tốt, thì làm sao có thể chăm lo
cho người khác? Mong muốn các bạn
làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.
Trước hết là học hành nghiêm chỉnh, suy
nghĩ hành động cho có ích, sống nhân
văn văn hóa hơn, động lòng trắc ẩn hơn
với những mảnh đời còn nhiều bất hạnh.
Dù chỉ là giúp đỡ, tặng quà hay tham gia
tình nguyện cũng là một lần các bạn học
tập và hiểu thêm về cuộc sống. Hãy làm
những điều tốt đẹp cho cá nhân, gia đình,
cộng đồng, bằng những hành động thiết
thực. Trong đó, tất nhiên không thể thiếu
mái trường của mình. Con người như vậy
đi đâu cũng giữ được văn hóa..”
Tạmkết
“Văn minh học đường” không phải điều gì
quá to tát. Chỉ cần mỗi người trong chúng
ta thay đổi tư duy của bản thân và sẵn
sàng sửa chữa những hành vi chưa đúng
của mình, dù là nhỏ nhất, cuộc sống sẽ
trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Hãy làm
sao để khi giới thiệu mình là sinh viên Đại
học Ngoại thương, bạn thực sự cảm thấy
tự hào, bởi những năm tháng mình đã
thay đổi tích cực và trưởng thành từ mái
trường ấy; để những người tiếp xúc với
bạn phải nể phục và trân quý những giá
trị tốt đẹp và cốt cách văn hóa văn minh
mà sinh viên Ngoại thương có được.
Châu Kiều
S Ứ C T R Ẻ
6
TừmàuáoxanhcủaHàNội...
Nói đến hoạt động Đoàn trường suốt năm
vừa qua, chắc hẳn mỗi FTUer đều nghĩ
ngay tới hai chiến dịch lớn: “Tiếp sức mùa
thi” và “Mùa hè xanh” tình nguyện. Về
hoạt động “Tiếp sức mùa thi”, Tùng Linh,
thành viên ban Đối Ngoại Đoàn trường
ĐH Ngoại thương cơ sở I chia sẻ: “Năm
2012 đội tiếp sức mùa thi đã thành lập với
135 đoàn viên tham gia. Chương trình đã
giúp đỡ trực tiếp cho 10.000 lượt thí sinh
và người nhà thí sinh, hướng dẫn sơ đồ
phòng thi, trông đồ cho thí sinh dự thi, giữ
gìn an toàn giao thông, an ninh trật tự…
Những việc làm trên đã mang lại hiệu quả
thông tin nhanh chóng, thống nhất, thuận
tiện, tạo nên một ấn tượng đẹp về sinh
viên Ngoại thương.”
Chương trình tình nguyện “Hướng về
quê hương” cũng diễn ra sôi nổi không
26.3 – ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một dịp để
chúng ta nhìn lại chặng đường mà Đoàn trường ĐH Ngoại thương đã đi được
trong suốt năm vừa qua. Hãy đến với FTU Hà Nội, tp.Hồ Chí Minh và cơ sở
Quảng Ninh để cảm nhận không khí rộn ràng đầy màu sắc này, và hy vọng vào
những bước đi tiếp theo sẽ ngày càng vững vàng hơn nữa.
kém. 10 đội tình nguyện đã cùng nhau
đi tới những vùng quê nghèo khó để cải
thiện mức sống của người dân, tổ chức
tuyên truyền về các dịch bệnh và tệ nạn
xã hội, thăm hỏi gia đình chính sách và
đặc biệt là giúp trẻ em nơi đây có cơ hội
vui chơi, học tập tốt hơn… “Tuy thời gian
tình nguyện không lâu nhưng đã giúp
cho sinh viên biết cách sống và sinh hoạt
trong tập thể, biết chia sẻ với cộng đồng
và những người xung quanh, đồng thời
là cơ hội để các bạn tích lũy, thu lượm
thêm kiến thức về đất nước, con người
Việt Nam cũng như các kĩ năng cần có
trong cuộc sống.”, Tùng Linh chia sẻ.
Một hoạt động khác trong năm do FYU
tổ chức còn phải kể đến Hit the spot –
cuộc thi kiến thức mô phỏng theo chương
trình “Rung chuông vàng” đã diễn ra khá
gay cấn giữa 5 trường đại học thuộc khối
ngành kinh tế: ĐH Ngoại thương, ĐH
Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc
gia Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện
Ngân hàng. Ngoài ra, “Sắc màu Ngoại
thương” , “FTU Clubs’ Day” hay những
buổi chiếu phim miễn phí… luôn là những
dư vị khó quên đối với bất kỳ FTUer nào.
KHẮP BA CƠ SỞ
RỘN RÀNG PHONGTRÀO ĐOÀN
Muôn màu Ngoại thương
S Ứ C T R Ẻ
7...đếncháyhếtmìnhcùng
FTUcơsởII
Một phần không thể thiếu để tạo nên
Ngoại thương cơ sở II năng động, sáng
tạo chính là những cán bộ Đoàn trường
nhiệt tình - những sinh viên FTU II trực
thuộc Thành Đoàn tp. Hồ Chí Minh. Khác
với FTU Hà Nội, Đoàn trường của FTU
cơ sở tp. Hồ Chí Minh lại có cơ cấu hoạt
động bao gồm 4 ban: Ban Tổ chức –
Xây dựng Đoàn, ban Tư tưởng – Văn
hóa, ban Phong trào, và ban Học tập và
Nghiên cứu khoa học, với những đặc
điểm và nhiệm vụ riêng.
Năm 2012 là một năm sôi động với Đoàn
trường FTU cơ sở II. Những hoạt động
tiêu biểu nhất có thể kể đến là dự án cộng
đồng “Vòng ôm” - hoạt động tình nguyện
hướng tới những nạn nhân của chiến
tranh được phát động trên toàn trường,
FTU’s Green – Hành trình xanh, dự án
“Lăng kính giao thông”, một số hội thảo
về học tập có sự phối hợp với Thành
đoàn,... Đặc biệt là cuộc thi “The Duo
– Kết nối đôi” trong tháng 12, với ngôi
vị quán quân thuộc về Đặng Hữu Quốc
Văn – một FTUer K50 tích cực, đồng thời
là một cán bộ năng nổ làm công tác đối
ngoại trong Đoàn trường.
Với những hoạt động của Đoàn trường,
những FTUers mang màu áo xanh luôn
sát cánh bên nhau trong từng sự kiện.
Những người bạn ở cơ sở II gọi những
phong trào là “những chuyến đi” – nơi họ
có được những trải nghiệm thú vị, nhiều
bài học bổ ích, và trên hết là những kỉ
niệm đẹp thời sinh viên. Một thành viên
trong Đoàn trường ĐH Ngoại thương cơ
sở II chia sẻ: “Chúng tôi đã “đi”, chúng tôi
đã “cháy”, và chắc chắn là chúng tôi sẽ
“đi” nhiều hơn nữa, “cháy” mãnh liệt hơn
nữa. Sau mỗi chuyến đi, chúng tôi thấy
tim mình được đong đầy thêm bởi những
yêu thương, những kỷ niệm vui buồn,…
– những điều đã tô vẽ cho cuộc sống của
tôi thêm nhiều màu sắc hơn. Và đặc biệt
hơn cả, chúng tôi luôn tìm thấy sự quan
tâm, chia sẻ, động viên lẫn nhau, luôn tìm
thấy những vòng tay sẵn sàng dang rộng
đón lấy mình… - Những Yêu thương từ
một Đại Gia Đình…”
Liên chi Đoàn cơ sở
Quảng Ninh – khó khăn
không làm chùn bước
Phong trào Đoàn trong cơ sở Quảng
Ninh cũng phát triển mạnh mẽ về nhiều
mặt. Trong năm học vừa qua, Ban chấp
hành Liên chi đoàn cơ sở Quảng Ninh đã
tổ chức được nhiều hoạt động đa dạng
các lĩnh vực cho sinh viên toàn trường.
Những hoạt động tiêu biểu của Liên chi
đoàn đã nhận được sự hưởng ứng của
nhiều FTUers cơ sở Quảng Ninh.
Về mặt phong trào bề nổi, Liên chi
Đoàn đã tổ chức thành công ngày hội
chào K51, cuộc thi “Duyên dáng Ngoại
Thương”, thi văn nghệ “Let your talent
shine”, dạ tiệc “Let FTU Snow”,… Không
chỉ có vậy, hoạt động tình nguyện là một
khía cạnh rất được quan tâm. Năm 2012,
những tấm thiệp handmade cùng những
gói quà và các tiết mục văn nghệ đặc sắc
chính là món quà mà Liên chi Đoàn cùng
CLB Âm nhạc (MuC) gửi tặng các em ở
Trung tâm bảo trợ Trẻ em phường Hồng
Hà – Hạ Long.
Bạn Nguyễn Võ Hoài Vy, một thành viên
K50 của Liên Chi Đoàn chia sẻ rằng,
trong quá trình hoạt động, Liên Chi Đoàn
có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải
không ít khó khăn. Ban Chấp hành Liên
Chi Đoàn từ khi mới thành lập đã được
nhà trường FTU cơ sở I và II hỗ trợ
không chỉ về mặt vật chất mà còn cả tinh
thần. Hơn nữa, những thành viên luôn
luôn năng nổ, nhiệt tình đóng góp cho
các phong trào Đoàn. Tuy nhiên, do số
lượng thành viên ít, cùng với bề dày kinh
nghiệm chưa được sâu sắc, chưa có nền
móng vững vàng, nên Liên Chi Đoàn còn
gặp phải nhiều thách thức.
Theo Vy, năm nay vẫn có thể tồn tại
những khó khăn, nhưng Liên Chi Đoàn
sẽ cố gắng khắc phục bằng cách đề cao
nhiệm vụ bồi dưỡng nguồn nhân lực của
Đoàn trường để những hoạt động trong
năm nay sẽ có nhiều sự mới mẻ, có quy
mô lớn hơn và đòi hỏi khả năng tổ chức
vững vàng.
Kết	
Dù có những điểm chung, điểm riêng,
nhưng Đoàn Thanh niên ở cả 3 cơ sở
FTU Hà Nội, FTU Hồ Chí Minh và FTU
Quảng Ninh đều phát triển mạnh mẽ
ở những phong trào trong suốt năm
học, xứng đáng là “người cầm lái” giúp
định hướng và hỗ trợ một cách tốt nhất
cho hoạt động của các CLB khác trong
trường, để FTU luôn đi đầu trong các
hoạt động hướng tới thanh niên trên khắp
ba miền của đất nước.
Phan Linh - Hồng Anh
S Ứ C T R Ẻ
8
Thiênđườngẩmthực
Dọc theo con đường vào trung tâm quân
sự, những hàng quán đông đúc của Vĩnh
Phúc càng trở nên nhộn nhịp hơn nhờ
sự có mặt của các FTUers trong suốt
nhiều tháng trời. Nổi tiếng nhất có lẽ là
món bánh mỳ thịt xiên được bán tại một
con ngõ gần cổng trường và cả trên phố
chính. Điểm đặc biệt của món ăn tưởng
đã rất quen thuộc này đó là vỏ bánh còn
được quết thêm một lớp mật ong khiến
bánh khi được nướng lên có màu vàng
ruộm hấp dẫn, lại giòn và ngọt. Bên cạnh
món bánh mỳ trứ danh thì vịt quay cũng là
một đặc sản hảo hạng của “xứ” này. Với
giá cả khá “hữu nghị” 150K/con cho một
nhóm nhiều người, vịt quay trở thành món
ngon không thể bỏ qua sau chuỗi ngày ăn
uống kham khổ quanh quẩn với đậu luộc,
bắp cải, lạc rang muối,… Rất nhiều lớp đã
chọn quán vịt làm địa điểm để tổ chức các
buổi liên hoan cuối tuần, kỷ niệm mùng
8/3, hay ăn mừng kết thúc khóa học.
Ngoài ra, mỗi chiến sĩ trẻ Xuân Hòa lại
có ấn tượng với một món ăn riêng: người
thích bánh trôi, người thích sữa chua
đánh đá, người lại thích trà sữa trân châu
“Gió mới”, người lại mê mẩn thịt trâu,…
Một mảnh đất nho nhỏ, phạm vi đi lại trong
vòng 1km, nhưng vẫn là thiên đường ẩm
thực khó tìm thấy ở nơi nào khác.
XuânHòa’sservice
“Ngành” dịch vụ của thị xã nhỏ bé này
dường như phát triển theo nhu cầu của
FTUers. Riêng các điểm giặt quần áo đã
có đến 3, 4 cửa hàng, ở trong cũng như
ngoài trung tâm. Giặt quần áo tại các cửa
hàng trong trung tâm thường rẻ hơn, giá
tiền tính theo cân, và không có nước xả.
Trong khi đó, một số hàng ngoài phố sẽ
tính tiền theo bộ, đắt hơn nhưng quần áo
lại rất thơm tho. Ngọc Thúy, một K50 cho
biết: “Đến tận bây giờ, nhiều lúc mình vẫn
thấy những bộ quần áo Xuân Hòa ngày
ấy vương mùi nước xả vải rất thơm, rất
riêng – mùi hương gợi lại vô vàn kỉ niệm”.
Ngoài ra, phát triển mạnh nhất có lẽ là
dịch vụ “khó tin nhưng có thật”: tắm và
vệ sinh. Với khoảng 15 người một phòng,
nước thường xuyên mất, tắm ở ngoài là
lựa chọn hàng đầu. Chỉ 8K/lần, không giới
hạn thời gian, dịch vụ tắm là loại hình phổ
biến nhất, đặc biệt với các chiến sĩ đợt 1
khi thời tiết còn se lạnh.
Trong khi đó, vệ sinh lại có giá riêng. Tùy
theo nhu cầu mà dịch vụ vệ sinh chia
thành các mức giá 2K và 4K/lần. Tuy
nhiên, vị trí địa lý của các nhà vệ sinh này
đôi khi không đáp ứng được các trường
hợp cần kíp, hoặc gây nhụt chí cho những
cá nhân “mèo lười” đi bộ.
Dù vậy, vẫn có nhiều phiền phức khi
những dịch vụ này bonus vài tác dụng phụ
như: đang tắm thì hết nước nóng; đang
gội đầu lại mất điện; bị chủ nhà thúc giục
vì tắm lâu, đi vệ sinh lâu;… Nhưng bất
chấp tất cả, lựa chọn hầu hết vẫn là: sống
chung với lũ.
Showbizzz!!!
Nói đến showbiz với một mảnh đất xa
xôi như vậy có phần kì lạ, nhưng thực
sự “giới giải trí” tại đây phát triển đặc biệt
mạnh mẽ. Những cái đầu bùng nổ của
các FTUers đã cho ra đời những cuộc thi
hấp dẫn như Xuân Hòa’s Next Top Model
của MFC, Xuân Hòa’s Got Talent của BFF,
Liên hoan các đội tuyên truyền ca khúc
cách mạng của TCM,… Có thể nói, chính
những hoạt động chung đã kéo các chiến
sĩ lại gần nhau hơn, thêm hiểu, thêm yêu
quý, và trân trọng quãng thời gian một đi
không trở lại này. Minh Phương (K50 -
KTĐN), “ngôi vị” quán quân cuộc thi Xuân
Hòa’s Next Top Model khúc khích cười
khi nhớ về quãng thời gian ấy: “Một kỉ
niệm mình không thể quên được đó là
sau hôm chung kết, vì tối hôm trước ăn
uống quá đà, lại trúng gió nên sáng sau
đã lỡ “miệng” beauty-phun từ giường tầng
hai xuống, khiến cả phòng một phen điên
đảo. Tuy nhiên, đám bạn mình vẫn không
nề hà, dọn dẹp phòng sạch sẽ, chăm sóc
mình chu đáo và coi đấy là kỉ niệm đáng
nhớ nhất của cả phòng đợt ấy”. Thực sự,
đó là những món quà “made in Xuân Hòa”
mà bạn sẽ không bao giờ tìm thấy lần thứ
hai trong đời.
Có thể Xuân Hòa thiếu thốn, không sôi
động như Hà Nội, đến với Xuân Hòa là
một sự đảo lộn hoàn toàn nếp sống của
sinh viên – quen “cú đêm”, hiếm khi rèn
luyện thể chất, thiếu quy củ. Nhưng thế
giới thật khác ấy đã giúp mỗi “chiến sĩ”
nhận ra giá trị cuộc sống, đồng thời dúi
vào tay họ một món quà quý giá trong
ngày kéo vali trở về. Món quà đó là gì, mỗi
người lại có riêng cho mình một đáp án.
Mỗi thế hệ đi qua lại đặt cho vùng đất này một cái tên. Có người gọi đó là nơi tình
yêu bắt đầu, có người gọi đó là nỗi nhớ,… Nhưng dù là gì chăng nữa, các mảnh kí ức
đều ghép lại cho chúng ta một thế giới Xuân Hòa “có một không hai”.
XUÂN HÒA
Một thế giới khác
Hà AnhTrần
Muôn màu Ngoại thương
S Ứ C T R Ẻ8
S Ứ C T R Ẻ
9
Lýdoduynhất–đammê
Tôi có quen một cô bạn K51, thành viên khá nổi
bật ở CLB Âm nhạc MC. Khi tôi hỏi em đi hát vì
điều gì, có đơn giản chỉ vì sở thích, em lắc đầu.
Em bảo đam mê lớn nhất của em là ca hát, từ
ngày bé em đã luôn mơ được đứng trước nhiều
người để cất tiếng hát của mình. Khi lên Đại học,
em đã có cơ hội để thỏa mãn niềm đam mê ấy.
Một anh chàng K49 từng cộng tác cho báo Học
trò cười, hiện tại là họa sĩ minh họa mục Chiêm
tinh của trang tin ione.vnexpress.net, cũng trả lời
như thế. Anh còn có một tình yêu với chiếc đàn
harmonica nhưng anh nói, vẽ chiếm của anh một
khoản thời gian lớn. Không chỉ vì công việc đang
làm, anh vẽ để thỏa mãn những cảm xúc trong
mình cứ ngày một lớn lên.
Có thể họ sinh ra trong một gia đình làm nghệ
thuật, có thể không. Có thể họ được bố mẹ ủng
hộ, có thể không. Nhưng những áp đặt và định
kiến đó không quan trọng bằng việc họ đang thực
sự làm những gì mình thích, và thích những gì
mình làm.
Khiđammêtrởthành
cáinghiệp
Đinh Mai Đào Phương là cô gái ở câu chuyện thứ
nhất. Em đi hát với nghệ danh Phương Paula tại
một quán café âm nhạc mang tên Major7. “Em
đến với công việc này do tình cờ đọc trên face-
book thông tin tìm một ca sĩ nữ hát nhạc Lana Del
Rey, một thể loại khá khó hát, em đến thử giọng và
được nhận luôn. Sau khi làm việc ở đây một thời
gian, em bắt đầu hát cho band nhạc Rock cover
khá nổi tiếng ở Hà Nội là The Saturday. Đối với
em, khi đam mê và công việc là một thì cũng giống
như một cuộc dạo chơi, em không cảm thấy vất vả
gì mặc dù làm việc cũng khá căng thẳng.”
Nghề ca sĩ đối với Phương không hề đơn giản. Nó
đòi hỏi sự sáng tạo trên sân khấu, vì ấn tượng của
khán giả là tốt hay xấu phụ thuộc khá nhiều ở em.
Hơn nữa, không phải cứ lập band là đi đâu cũng
có người mời tới hát. Nếu band chơi không tốt,
không có bài mới đáp ứng nhu cầu của khách sẽ
nhanh chóng bị đào thải. Em kể, thời gian đầu em
hơi phân tâm vì nhiều khán giả hầu như chỉ đến
nghe chứ không cảm nhận những gì mà em muốn
mang lại, nên dần dần em phải tập cách đắm mình
hoàn toàn trong giai điệu. “Sau mỗi đêm diễn dù
mệt mỏi nhưng em lại thấy hưng phấn hơn, yêu
band mình và yêu công việc hơn. Hạnh phúc nhất
là khi các sản phẩm của mình được đón nhận,
hoặc đôi khi nhận được các request, inbox hỏi
mình còn diễn ở đâu nữa không. Catse đi hát tuy
không nhiều đối với thu nhập bình thường, nhưng
là nhiều đối với thu nhập của một sinh viên.”
Còn Cương Vương, admin của fanpage FTU
Drawing Club chia sẻ: “Trong quá trình quản lý
page anh phát hiện ra rất nhiều bạn có năng khiếu
nghệ thuật nhưng chưa được phát huy. Tuy việc
làm thêm hơi vất vả, anh vẫn cố gắng tạo ra một
diễn đàn cho các bạn sẵn sàng chia sẻ đam mê
của mình.” Khi được hỏi về công việc mình đang
làm tại tại Vnexpress, anh nói: “Mỗi tuần chỉ có
một bài, nhưng mỗi bài mình phải vẽ 10-12 pic
và trung bình tất cả phải sửa đi sửa lại tới ba lần.
Mình phải lo toàn bộ từ nghĩ ý tưởng, thiết kế, tô
màu, đặt lời thoại… để làm sao bài vừa gần gũi
với bạn đọc vừa thể hiện rõ đặc trưng của 12 cung
hoàng đạo. Mỗi bài vẽ mình đều hỏi ý kiến của
bạn bè về cung hoàng đạo của họ khá nhiều để
mang tới hình ảnh chân thực nhất. Vì cũng khá
áp lực, nên hiện tại anh đang tập cách cân bằng
giữa công việc và hoạt động của fanpage, cũng
như lên ý tưởng cho một buổi offline giao lưu giữa
một số họa sĩ và sinh viên từ nhiều trường để trao
đổi kinh nghiệm. Anh nghĩ, đơn giản là nếu mình
muốn thì dù khó khăn đến đâu cũng có thể làm
được.”
Tạmkết
Bạn nghĩ gì khi xem bộ phim ngắn “Bút chì, đồ
chơi và bầu trời” của vlogger HeAlwaysSmiles?
Còn tôi, trong đó tôi nhớ nhất câu nói: “Có thể bạn
không biết con đường bạn đi nhưng điều quan
trọng là bạn biết rõ nơi tim mình muốn đến.” Bạn
học kinh tế nhưng đam mê nghệ thuật, chẳng sao
cả. Hãy cứ thoải mái cầm bút chì vẽ lên bầu trời
của mình, như hai người bạn mà tôi kể trên đây,
và vô số những FTUers nữa đang làm.
Chuyện những người
Ai bảo dân kinh tế chỉ nghĩ chuyện làm giàu?
Hãy gặp hai trong số hàng ngàn FTUers đam mê nghệ
thuật và sẵn sàng theo đuổi đến cùng. Xin được tạm gọi họ
là những người “não phải”, khi những gì họ tư duy không
chỉ nằm lại ở những con số, phân tích, thống kê…
naõo phaûi
Hồng Anh
S Ứ C T R Ẻ
10
Hành trình
HULT PRIZE
ĐườngđếnvớiHult
Có thể bạn chưa biết, Hult là giải thưởng
do Đại học Hult (top 100 trường kinh
doanh lớn nhất thế giới do tạp chí Finan-
cial Times và Business Week xếp hạng)
liên kết với Quỹ Clinton Global Initiative
(đại diện là cựu tổng thống Bill Clinton)
tổ chức. Giải thưởng có tổng trị giá lên
đến 1 triệu USD được trao cho nhóm sinh
viên có ý tưởng giải quyết xuất sắc nhất
một tình huống thực tế được cho trước.
Mục đích chính của Hult là khuyến khích
những ý tưởng kinh doanh vì cộng đồng
của người trẻ, từ đó truyền tải thông điệp
thúc đẩy sự gắn kết phát triển giữa hoạt
động kinh tế với chia sẻ lợi ích cộng đồng.
Đội tuyển FTU là đại biểu duy nhất ở Việt
Nam tham dự vòng chung kết khu vực
Châu Á vừa diễn ra vào đầu tháng 3 tại
Thượng Hải. Tuy không giành được tấm
vé tham dự vòng chung kết tại New York,
nhưng 5 bạn trẻ Thanh Nga, Bảo Ngọc,
Bảo Hoàng, Thúy Hằng, Hoài Nam vẫn
thể hiện được bản lĩnh xuất sắc của sinh
viên Việt Nam khi để lại dấu ấn của mình
trong lòng bạn bè quốc tế, với thành tích
lọt vào top 4 và chỉ kém đội về nhất đúng
1 phiếu.
Khi nói về hành trình đến với cuộc thi,
Hoài Nam cho biết: “Thúy Hằng và Bảo
Ngọc là những người đầu tiên có ý định
tham gia giải thưởng Hult năm nay và
sau đó tập hợp 5 mảnh ghép của đội lại
với nhau”. Trong đội mỗi người có một
thế mạnh riêng và đảm nhận vị trí phù
hợp với những khả năng mà mình tự tin
nhất. Thúy Hằng trong vai trò đội trưởng
với những kinh nghiệm thực tế tích lũy
từ việc hoạt động trong các dự án của
ECO Vietnam Group hay Regina Cof-
fee; Thanh Nga đảm nhận việc đối ngoại,
tài trợ của dự án; Bảo Hoàng đầy kinh
nghiệm trong lĩnh vực truyền thông nên
đóng vai trò như cầu nối giữa dự án với
giới truyền thông cũng như các cá nhân,
tổ chức có mong muốn tìm hiểu, hỗ trợ,
giúp đỡ; Hoài Nam lại tự tin với khả năng
phân tích, phụ trách làm việc với dữ liệu
và đưa ra chiến lược cho đề tài.
Từ ý tưởng đến dự án thật sự là một quá
trình vất vả. Cả 5 thành viên đều là sinh
viên năm cuối, bài vở nhiều và áp lực thi
cử khá lớn. Thêm nữa mỗi người đều đã
có công việc và những dự án riêng khác
không thể bỏ nên quỹ thời gian làm việc
chung lại càng hạn hẹp. Thanh Nga chia
sẻ: “Với định hướng tìm kiếm những ý
tưởng kinh doanh vì cộng đồng, cuộc thi
đòi hỏi tụi mình không những phải vững
kiến thức kinh tế mà phải có kiến thức
xã hội sâu rộng. Khó khăn là vậy nhưng
nhờ có sự ủng hộ của mọi người và nỗ
lực của chính các thành viên đã giúp bọn
mình vượt qua được.” Một khó khăn nữa
nhóm gặp phải là vấn đề kinh phí thực
hiện dự án. Để có thể hoàn thành những
gì đã vạch ra cần một khoản kinh phí
không hề nhỏ, vì vậy công tác đối ngoại
luôn được ưu tiên hàng đầu.
Tại vòng chung kết khu vực, đội Việt Nam
được xếp cùng bảng với những đối thủ
mạnh như Úc, New Zealand (các thành
viên đều đang học MBA), hay Trung
Quốc, Đài Loan với lợi thế sân nhà. Điều
này cũng khiến các thành viên có chút lo
lắng. Nhưng vượt lên tất cả, “bọn mình
đã xác định lợi thế và tập trung vào điểm
khác biệt , cộng với tự tin và quyết tâm để
thể hiện mình”.
Những ngày cuối năm 2012, cộng đồng Ngoại thương cả nước không khỏi
hãnh diện khi cùng nhau chia sẻ thông tin nhóm 5 sinh viên FTU cơ sở II trở
thành đại diện duy nhất của Việt Nam tranh tài tại giải thưởng kinh tế lớn
nhất thế giới Hult Prize. Một lần nữa ta có thể tự hào nói rằng FTU là một môi
trường thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều tài năng.
VõThúyHằng–Độitrưởng
Giải nhất Nielsen Case Competition
2011 và English Debate Contest –
Global Me 2011.
Sinh viên Việt Nam đầu tiên là nhân
viên chính thức của Microsoft.
Quản lý dự án tại ECO Vietnam
Group, chuyên viên tài chính tại
Regina Coffee.
Học bổng AMCHAM của Hiệp hội
thương mại Mỹ năm 2011.
PhạmThanhNga
- Phụtráchđốingoại -
Muôn màu Ngoại thương
S Ứ C T R Ẻ
11
Nhữngsinhviênkinhtế
trăntrởvìnạnđói
Tình huống thực tế mà Hult 2013 đưa ra
là khủng hoảng lương thực thế giới – một
trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện
nay. Đây là đề tài quen thuộc . nhưng
cũng chính vì thế mà việc tìm ra một giải
pháp trở nên rất khó khăn. Theo Bảo
Ngọc thì “Việt Nam là nước xuất khẩu
lương thực hàng đầu thế giới mà vẫn còn
người đói”, vậy nên nhóm quyết tâm bắt
tay vào thực hiện dự án với mong muốn
phần nào có thể cái thiện tình hình đó.
Dự án của nhóm xuất phát từ ý tưởng
xây dựng một chuỗi cung ứng thực phẩm
sạch với giá cả thích hợp cho những
người dân trong khu dân cư. Nhóm đã
thử nghiệm một hệ thống phân phối sản
phẩm ăn uống của những phụ nữ buôn
bán nhỏ, bán hàng rong ở quận Bình
Thạnh. Bên cạnh đó, nhóm cũng hợp
tác với nghiên cứu sinh trường Alabama
University thiết kế hệ thống quản lý chuỗi
cung ứng thông minh để mở rộng thị
trường. Những bạn trẻ này tâm sự: “Câu
chuyện bọn mình xây dựng là để chính
những người dân đó tự vượt qua khó
khăn bằng sức lao động của mình, bọn
mình xóa đói bằng cách giảm nghèo, và
tin rằng sự thay đổi bền vững nhất phải
đến từ bên trong, từ cốt lõi của vấn đề”.
Dự án của các sinh viên Việt Nam đã tạo
được ấn tượng rất tốt với ban giám khảo
nước ngoài. Bởi “thực sự nó đã hoạt
động được một khoảng thời gian trước
khi tham gia dự thi, được kiểm nghiệm
thực tế tại chính thị trường Việt Nam”,
theo Hoài Nam. Nhóm cũng tung sản
phẩm ở các hội chợ và ghi lại doanh thu
để báo cáo luôn trong ngày thi. Đó chính
là một trong những điểm nhấn giúp cho
dự án được yêu thích và khác biệt với các
dự án còn lại.
Nhữngkhoảnhkhắc
khóquên
… Là khi cái tên Đại học Ngoại thương
từ Việt Nam được xướng lên trong top
4. “Rất vui và tự hào, đó thực sự là cảm
giác vô cùng khó tả. Bọn mình đã làm hết
sức mình, và những nỗ lực đã có kết quả
xứng đáng”.
… Là chút tiếc nuối khi không giành được
tấm vé đến New York vào tháng 9. “Vị trí
thứ hai không hẳn là không hay. Nó sẽ
là động lực để bọn mình không ngừng
cố gắng hoàn thiện hơn. Và biết đâu mọi
người sẽ nhớ đến nhóm hơn chăng vì sự
tiếc nuối này. Điều này rất gần với một
câu slogan “Vì chúng tôi chỉ là thứ hai,
nên chúng tôi luôn không ngừng cố gắng
vươn lên dẫn đầu”
… Là khi giám khảo chia sẻ sự tiếc nuối
khi nhóm chỉ về thứ nhì với một phiếu
cách biệt, và câu nói “Proud of yourself,
team Vietnam. You deserve to be the win-
ner!” (Đội Việt Nam, các bạn hoàn toàn có
quyền để tự hào về mình, các bạn cũng
rất xứng đáng giành được chiến thắng).
Cả khi những người bạn quốc tế góp ý
cho dự án, và luôn nói rằng họ ấn tượng
về những gì mà sinh viên Việt Nam mang
đến cuộc thi này.
Cuộc thi đã mang đến cho những sinh
viên FTU trẻ tuổi rất nhiều bài học và kinh
nghiệm quý giá. Những kiến thức kinh tế,
xã hội và cả giao tiếp, thuyết trình đã được
rèn luyện trong một môi trường quốc tế
chuyên nghiệp. Với Hoài Nam, “điều mà
cuộc thi mang lại trước hết chính là “net-
work”. Qua việc tham gia những cuộc thi
này, mình được tiếp xúc với những CEO,
CFO – những người từ C-level trở lên và
đó là cơ hội để mình mở rộng và học hỏi
rất nhiều điều, và qua đó họ cũng có một
cái nhìn thiện cảm với mình, với sinh viên
Ngoại Thương.”
Trở về từ Thượng Hải, nhóm vẫn tiếp tục
tập trung hoàn thiện dự án. Cả 5 thành
viên cũng hạ quyết tâm tham gia cuộc thi
online của Hult Prize để tìm kiếm cơ hội
khác tại New York.
Kết
Ai nói người trẻ thời nay chỉ chạy theo
những giá trị vật chất, học kinh tế chỉ để
làm giàu cho bản thân thì quả thật có
phần phiến diện. Những bạn trẻ FTU cơ
sở II trong bài viết này đã minh chứng cho
một thế hệ năng động, tự tin, đầy bản lĩnh
và luôn hết mình vì những giá trị cộng
đồng. Đúng như phương châm mà họ
đặt ra “Hễ đi là đến, dù chưa biết sẽ đến
đâu nhưng chắc chắn vẫn tốt hơn cứ ngồi
yên một chỗ”.
Thủy Đôn
Giải Spirit of SIFE 2012.
Thành viên nhóm quản lí dự án
Regina 3in1.
Đại diện Việt Nam tham dự vòng
chung kết quốc tế CIMA Global
Business Challenge 2011.
Giải nhất Best Business Plan Win-
ner chương trình Asian Job Ex-
press.
Giải nhất Vietnam PR Concepts 2012.
Giải nhất cuộc thi tổ chức sự kiện do
Freehugs Việt Nam tổ chức.
Danh hiệu Sinh viên tài năng 2012
của Hội sinh viên trường ĐH Ngoại
thương.
HuỳnhHồBảoNgọc
- Phụtráchchiếnlược-
LêHoàiNam
- Phụtráchchiếnlược-
TrầnViệtBảoHoàng
- Phụtráchtruyềnthông-
S Ứ C T R Ẻ
12
Trong những năm gần
đây, tarot không còn là
một khái niệm quá xa lạ
với giới trẻ. Không dừng
lại ở việc xem bói bài hay
theo học, nhiều bạn trẻ
đã theo đuổi tarot như
một công việc thực sự,
một nghề độc đáo nhưng
cũng rất thú vị và nhiều
trải nghiệm. Hãy cùng
Sức Trẻ lắng nghe chia
sẻ của bạn Trần Việt Hà
– một reader tại TADA
Project, đồng thời cũng
đang là một FTUer năm
cuối của khoa Tài chính
– Ngân hàng nhé!
Hà AnhTrần
Câu chuyệnquanh những
Lá Bài- Chào bạn, bạn có thể giới
thiệu đôi nét về mình cho bạn
đọc được không?
- Xin chào, mình là Việt Hà, nick name là
Cá. Hiện mình đang là sinh viên lớp Anh
9 K48, Tài chính – Ngân hàng. Mình cũng
đang là reader cho TADA Project.
- Công việc chính của bạn tại
TADA là gì?
- Mình hoạt động chính bên mảng Tarot
của TADA. Tại TADA có khá nhiều dịch
vụ như đọc bài tại quán café, đọc bài on-
line qua skype, Tarot on Demand. Mình
có làm dịch vụ đọc bài tại quán cafe trong
nửa năm, nhưng bây giờ chủ yếu là read
on demand. Với dịch vụ này, khách hàng
sẽ chỉ định reader, hẹn riêng và tính tiền
theo thời gian. Thêm vào đó mình cũng
có tham gia giảng dạy tại các lớp xem bài
Tarot. Đối với một mảng khác của TADA
là Astro, mình chỉ đóng vai trò chuyên gia
cố vấn thôi.
- Vậy từ khi nào bạn bắt đầu
đến với tarot? Thời gian đầu
đến học bạn có khi nào nghĩ
đến một ngày mình sẽ trở thành
một reader cho TADA không?
- Chính xác là từ tháng 2 năm 2012. Khi
đấy một người bạn của mình là Chum
Nước (Hà Tiến Cường, cũng là một
FTUer), vốn đã tham gia vào TADA có
rủ mình mang mô hình TADA đi thi “Khởi
nghiệp cùng Kawai”. Sau lần đó, dù không
được vào vòng trong nhưng mình bắt đầu
hứng thú với tarot và đăng ký theo học.
Ban đầu mình chỉ vì muốn tìm hiểu về
những kiến thức mới lạ, để làm mới bản
thân thôi. Nhưng sau đấy, mình nhận ra
là mình tiếp thu rất nhanh, và có thể coi là
có “khiếu” nhất định với Tarot. Vì vậy, sau
đó khi được đề nghị, mình đã rất hăng hái
bắt đầu công việc của một reader.
- Nhưng nhiều người nhìn nhận
tarot như một hình thức bói
toán, vì vậy mà không thực sự
tin. Còn bạn thì sao, bạn có tin
vào tarot?
- Đối với mình, đó là cả một quá trình.
Trước khi quyết định đi học, mình đã
được xem Tarot cho, đôi khi là đứng ở
vị trí người thứ ba, quan sát người khác
Tôi đi làm
S Ứ C T R Ẻ
13
TADA là một dự án được khởi xướng từ những ngày đầu mùa hè của năm 2011
với mục tiêu là đưa Tarot & Chiêm tinh học đến gần với các bạn trẻ, trở thành
công cụ giúp các bạn quyết định tốt hơn từ việc hiểu bản thân, các cơ hội & bản
chất các mối quan hệ.
Về cái tên: TADA là cụm từ viết tắt của “Tarot Dạo”.
Về triết lý: TADA = Happy Business.
Các hoạt động chính:
- Xem Tarot
- Xem bản đồ sao
- Lớp học Tarot và chiêm tinh
xem Tarot. Và lần nào mình cũng ngạc
nhiên là nó luôn đúng, vì thế không có
cách nào khác, đành tin vậy! Dù như thế
nhưng lòng tin cũng không có nhiều cơ
sở, nên mình quyết định đi học, cũng là
môt cách để tìm xem có thêm cơ sở nào
để tin hay không.
- Vậy đến giờ, sau khi đã học và
làm reader được một thời gian
khá lâu, lòng tin đó đã có thêm
những cơ sở nào?
- Ừm, câu hỏi rất hay. Có 1 câu như thế
này: “Khi xem Tarot 50 lần, bạn sẽ hiểu
được cách thức nó vận hành. Xem 100
lần, bạn sẽ hiểu được cách cuộc sống
vận hành.”. Nhờ những kiến thức được
học và tự nghiên cứu, mình hiểu được
những cơ sở giải thích cho sự chính xác
của Tarot.
Thật ra Tarot chứa đựng nhiều yếu tố
khoa học. Nó là một công cụ được dùng
phổ biến trong ngành tâm lý học phân
tích. Cơ sở chính của nó là hiện tượng
phản chiếu tâm lý. Nói nôm na là từ
những hình ảnh mang tính tượng trưng
và kích thích trí tưởng tượng của lá bài,
cùng với sự diễn giải của Reader, người
được xem có khả năng tự nhìn ra những
thông tin liên quan đến vấn đề mình đang
gặp phải, vì sao mình gặp rắc rối này, và
chìa khóa giải quyết nằm ở đâu.
- Vậy trong tarot có yếu tố nào
dự đoán tương lai hay không –
một điều được rất nhiều người
xem tarot quan tâm?
- Khả năng dự đoán tương lai của Tarot
là có, nhưng không phải tác dụng mạnh
nhất của nó. Tác dụng chính của Tarot
là giúp phân tích vấn đề, và định hướng
cách giải quyết. Cái “tương lai” của Tarot
vẽ ra, thứ nhất là tương lai gần, và thứ hai
là tương lai có thể thay đổi được. Thực
chất nó vẽ ra xu hướng phát triển của vấn
đề, nghĩa là nếu người ta không đi xem
tarot chẳng hạn, thì vấn đề sẽ phát triển
theo xu hướng đó. Còn nếu hiểu được
vấn đề rồi, người được xem Tarot hoàn
toàn có thể dùng nỗ lực của bản thân để
tác động vào tương lai theo chiều hướng
tốt đẹp nhất.
- Đến bây giờ, sau một thời gian
dài gắn bó, bạn thấy tarot đã
mang lại cho mình những gì?
- Cái Tarot mang lại cho mình, những
ngày đầu, đơn giản là được thỏa mãn
đam mê, tìm hiểu khả năng của mình, và
quan trọng nhất là được giúp đỡ người
khác.
Bên cạnh đó, nhờ những câu chuyện
được chia sẻ từ khách hàng, vốn sống
của mình tăng lên rất nhiều, thế giới quan
được mở rộng. Càng nhiều kinh nghiệm
đọc bài, Reader càng có cái nhìn đa
chiều hơn, và hiểu ra nhiều quy luật của
cuộc sống.
- Bạn có thể cho một ví dụ?
- Ví dụ một chuyện như thế này nhé:
bình thường khi bạn nghe ai đó kể lại
về chuyện chàng trai phản bội cô gái
nào đó, bạn sẽ tức giận và cho rằng đó
là kẻ không ra gì. Nhưng giả dụ, nếu
chính chàng trai đó đến tâm sự và nhờ
bạn xem Tarot, bạn sẽ nhìn ra được đằng
sau hành động của người này có những
nguyên nhân nào có những nỗi khổ tâm
riêng thế nào, và có thể sẽ nhìn ra rằng
hành động, ở một khía cạnh nào đó, là tất
yếu. Nói như vậy để thấy rằng Tarot giúp
mình có cái nhìn nhiều chiều hơn, và toàn
diện hơn về mọi thứ.
- Nhưng những Reader cũng
cần có một vài phẩm chất nhất
định phải không? Tức là khả
năng của từng người với Tarot
là không giống nhau?
- Điều này đúng! Bản thân trong Tarot
có 2 yếu tố là tâm linh và tâm lý. Muốn
phát huy được yếu tố tâm linh, cần phải
một chút gọi là “năng khiếu”. Tuy nhiên,
TADA khai thác công dụng của Tarot chủ
yếu dưới góc độ Tâm lý (hay góc độ khoa
học). Ở góc độ này không còn quá đề cao
năng khiếu tâm linh kia nữa nên bất cứ ai
cũng có thể học và sử dụng được.
Nhưng cũng giống như mọi thứ khác, như
thể thao, nấu ăn, cắm hoa..., có người
học nhanh, có người học chậm, có người
học giỏi, có người học mãi vẫn chỉ tầm
tầm bình thường. Cá nhân mình thì thấy,
cái quan trọng nhất với Reader, là cái tâm
thực sự muốn giúp đỡ người khác, và
khả năng lắng nghe. Bởi Tarot trước hết
là một cầu nối để giao tiếp. Thông qua sự
kỳ diệu của Tarot, người ta dễ mở lòng kể
chuyện hơn. có nhiều lúc, chỉ cần đc tâm
sự, thì đã thoải mái hơn nhiều rồi.
- Vậy bạn có coi đây là một
công việc part – time mang lại
thu nhập thực sự không?
- Đối với mình, đây thực sự là một công
việc đúng nghĩa. Mình có thêm một
nguồn thu nhập từ việc xem bài tarot và
giảng dạy tại TADA. Còn về con số cụ thể
thì mình xin được giữ kín.
- Thực sự những chia sẻ của
bạn đã đem đến cho mình và
bạn đọc rất nhiều thông tin bổ
ích về cả tarot và công việc của
một reader tại TADA. Bạn có lời
nào muốn gửi tới độc giả của
“Sức trẻ” số 37 lần này?
- Mình rất nhớ và cảm ơn nếu có độc giả
nào đọc bài này từng là khách hàng của
mình, bởi những ngày xem bài tại café
cũng có rất nhiều khách hàng là FTUer.
Mình cũng thực sự cảm ơn những câu
chuyện các bạn đã để lại. Đó thực sự là
một những món quà quý giá mà không
một công việc nào có thể trao tặng.
- Rất cảm ơn bạn vì buổi chia sẻ
thú vị này. Chúc bạn ngày càng
thành công hơn nữa trong công
việc cũng như học tập.
VềTADAProject:
S Ứ C T R Ẻ
14 Tôi đi làm
Một lẻ một
NGHỀPR
Trong những năm gần đây, PR (Quan hệ công chúng – Public Relation) là
một trong những sự lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu của các bạn trẻ. Điều
hài hước là ở chỗ, khi nhắc đến PR, người ngoài cuộc kêu “sướng”, còn
người trong cuộc kêu “khổ”.
Nghề PR là gì?
Nhiệm vụ của PR, hay còn gọi là Quan
hệ công chúng, là quản lý luồng thông
tin qua lại giữa một cá nhân hay một tổ
chức với công chúng. Đối với các cơ
quan hay doanh nghiệp, PR nhằm tạo
ra và giữ một hình ảnh tích cực của
chính họ trong mắt khách hàng hiện tại
và khách hàng tiềm năng.
Một chuyên viên PR thường gợi cho
mọi người về hình ảnh hào nhoáng, ăn
mặc đẹp và lịch sự, đến dự các bữa
tiệc, bắt tay và tạo mối quan hệ các
nhà báo, các doanh nhân hay trên tay
cầm bộ đàm tất bật điều khiển toàn bộ
sự kiện của một công ty trông có vẻ
rất “oai”.
Nhưng đó chỉ là một phần và là bề
nổi của PR. Danh mục thực sự những
công việc của nghề PR bao gồm:
- Biên tập tài liệu, văn bản liên quan
đến hình ảnh của công ty và các sự
kiện của công ty tổ chức: thông cáo
báo chí, brochure, bản tin nội bộ, diễn
văn,…
- Lên kế hoạch và tổ chức sự kiện cho
công ty.
- Tạo dựng quan hệ với các nhóm đối
tượng bao gồm Khách hàng, các cơ
quan truyền thông, đối tác, hay các cơ
quan chính phủ.
- Tư vấn cho các cấp lãnh đạo và các
phòng ban khác các vấn đề liên quan
đến hình ảnh của công ty.
Có hai loại PR là PR in house và PR
agency. PR in house là làm quan hệ
công chúng cho chính công ty nơi
bạn đang công tác. Làm PR agency
là chuyên làm PR cho các công ty
khác. Phần lớn những người làm PR
in house không thể đảm nhận được tất
cả các danh mục công việc nói trên mà
là người đóng vai trò kết nối giữa công
ty của mình với các Agency.
PR - sự thật đằng sau vẻ
bề ngoài
Nghe qua danh mục những công việc
của PR thì rõ ràng đây là một nghề
năng động và phù hợp với các bạn trẻ
mới ra trường. Những mối quan hệ
được tận dụng triệt để, những cơ hội
được đi đây đi đó, gặp gỡ nhiều người
thú vị cùng với yêu cầu sáng tạo trong
các chiến dịch truyền thông chính là
điểm mạnh thu hút nhiều bạn sinh viên
năng động mới rời ghế nhà trường.
Một điểm nữa cũng khiến nghề này
trở nên HOT đó là PR là nghề hái ra
tiền. Tuy nhiên đó dường như là câu
chuyện của những năm đầu tiên khi
các công ty bắt đầu biết chăm chút đến
hình ảnh của mình. Lúc đó PR lên ngôi
và những người trong nghề nhận được
thu nhập khá cao so với mặt bằng
chung. Tuy nhiên trong những năm
gần đây, điều này không còn đúng nữa
vì nhiều lý do. Chỉ có các PR manager,
những người nắm vững tất cả các kỹ
năng, và điều hành chiến lược PR cho
một tổ chức hay dự án là nhận được
lương cao. Còn hầu hết các nhân viên
PR hiện nay (đặc biệt là PR in house)
chỉ tập trung làm về một mảng như tổ
chức sự kiện hoặc liên hệ với báo chí,
thì “lương và chế độ cũng tương đối
ngang so với các ngành nghề khác
chứ không có gì nổi trội.” – Chị Đoàn
Thanh Tú, phụ trách PR của một công
ty tư vấn du học, chia sẻ. Tất nhiên,
mọi chuyện còn phụ thuộc vào quy mô
công ty và lĩnh vực mà bạn đang tham
gia làm PR.
Với PR Agency, áp lực lớn là một trong
những đặc trưng của nghề. Với vị trí
“tư vấn”, bạn phải gặp gỡ nhiều lãnh
đạo cấp cao của nhiều công ty - những
người vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm
S Ứ C T R Ẻ
15
FUMA
trong việc tạo dựng quan hệ, phải hiểu
rõ được lĩnh vực mà công ty đó đang
tham gia. Phải làm sao để lấy được sự
tin tưởng từ các “sếp” khi giao tiếp và
thể hiện kiến thức về chính lĩnh vực
của họ, khi mà hầu hết những người
làm PR ở Việt Nam còn khá trẻ về
tuổi đời.
Hơn nữa, nghề PR cần sự tỉ mẩn rất
cao. Đôi khi trong một bản thông cáo
báo chí, thiếu hay thừa một dấu phẩy
thôi cũng làm cho phía khách hàng
không hài lòng. “Chúng tôi đã đánh
mất một khách hàng, một công ty mà
chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi
trong suốt hai năm đầu tiên khi họ đặt
chân tới Việt Nam chỉ vì trong một buổi
chiêu đãi, các cô tiếp tân mà chúng tôi
thuê đã mặc áo dài màu đỏ - màu của
đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ.” –
Ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc của
T&A Ogilvy chia sẻ.
“Những người quyết định theo nghề
PR hãy cẩn thận: trong một thế giới mà
“tin tức không bao giờ ngủ”, các bạn có
rất ít thời gian dành riêng cho bản thân
mình. Bạn có thể bị dựng dậy vào nửa
đêm, trong ngày nghỉ, giữa kỳ phép với
hàng loạt các câu hỏi, các tình huống
phải tham vấn- mà vẫn phải tỏ ra hết
sức quan tâm, mềm mỏng và tập trung.
Chưa có xếp hạng cụ thể, nhưng tôi
cho rằng, nghề quan hệ công chúng
là nghề có tỷ lệ độc thân rất cao - khi
bạn phải dành quá nhiều thời gian cho
các mối quan hệ công việc, bạn hầu
như không còn thời gian cho các mối
quan hệ cá nhân, và mỗi khi quay trở
về nhà hàng đêm, đôi lúc bạn chỉ có
một mong ước duy nhất là được ở một
mình: không điện thoại, không nhắn
tin, không email, không suy nghĩ. Đơn
giản là được một mình. “ (Trích Tự sự
nghề PR – Ông Nguyễn Thanh Sơn,
giám đốc T&A Ogilvy).
Đó là áp lực với một PR agency, còn
PR in house thì mọi chuyện có vẻ dễ
thở hơn, Tuy nhiên chị Tú cho biết:
“Làm nghề này có nguy cơ mất việc
cao vì đây là bộ phận tiêu tiền của
công ty, nếu công ty gặp khó khăn họ
sẽ cắt giảm nhân sự của bộ phận này
đầu tiên.”
Nhiều người theo nghề PR chỉ được
1, 2 năm nhưng quyết định bỏ nghề vì
không chịu nổi áp lực của nó. Rõ ràng
PR là một nghề đáng mơ ước song để
theo đuổi được nó đến tận cùng cũng
không phải là chuyện dễ dàng.
PRvànhữngranhgiới
PR là quan hệ công chúng và nếu “quan
hệ” không khéo thì công chúng dễ có
những cái nhìn không tốt về nghề này.
Dường như những anh chàng chuyên
viên PR là những anh chàng ăn to nói
lớn, thường khoác lên cái vẻ ngoài mỹ
miều cho một nội dung tẻ nhạt. Những
anh chàng thường xuyên tận dụng các
mối quan hệ cá nhân, hay nặng nề hơn
là “đi cửa sau” để đạt được mục đích
của mình. Với sự phát triển của truyền
thông mạng, nhiều sự việc các công
ty móc nối với giới báo chí, tạo ra các
scandal để nổi tiếng và đầu độc độc
giả, đã không còn hiếm gặp. Theo chị
Tú, ở Việt Nam, sự trung thực trong
ngành PR dường như chưa được sự
quan tâm đúng mực.
“Làm việc gì cũng thế, không kể là PR,
cần sự trung thực. Công việc của mình
là đưa thông tin đến đúng đối tượng
khách hàng qua đúng kênh, chứ ko
phải là thừa giấy vẽ voi, tô vẽ quá
đáng. Giữ cho thuyền yên bể lặng mới
khó, tạo sóng tạo gió ra mà xử lý thì dễ
thôi.” Chị Nguyễn Ái Nhi, quản lý Mar-
keting cho một công ty bất động sản
của Mỹ, chia sẻ. Chính vì vậy, làm PR
hay bất cứ một nghề nào chăng nữa,
cần nhất vẫn là cái tâm với chính nghề
nghiệp mình theo đuổi. Chỉ như vậy,
bạn mới có thể trụ vững với vị trí xứng
đáng trong xã hội hiện đại nhiều bon
chen này.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc T&A Ogilvy
S Ứ C T R Ẻ
16
CâuchuyệnPandora
Pandora là dịch vụ radio thành công nhất
trên Internet, với 80 triệu người dùng
đăng kí, và cứ mỗi giây lại có thêm một
người theo dõi! Trong thời đại của iTunes,
Rhapsody, người ta có thể nghe mọi
thứ mình muốn mọi lúc mọi nơi, sao lại
có người muốn chờ đài phát thanh trực
tuyến chọn nhạc cho mình nghe? Không
hẳn như vậy. Tại Pandora, người dùng tự
chọn một dòng nhạc, dựa trên một nghệ
sĩ mình ưa thích và thuật toán sẽ tạo ra
một đài phát thanh riêng, không chỉ chơi
nhạc của nghệ sĩ đó mà cả những bài hát
tương tự của các nghệ sĩ khác.
Năm 2005, Will Glaser và Tim Wester-
gren thành lập Pandora.com. Họ kinh
doanh âm nhạc trong khi các đối thủ cung
cấp nhạc miễn phí mà hầu như không có
quảng cáo.Trên thực tế, họ có thể thất
bại trắng tay: 80% nhạc trực tuyến có thể
tải miễn phí. iTunes khi đó đã thành công
vang dội, thu phí 99 xu mỗi bài hát, không
có quảng cáo, với 20 triệu người dùng. Ý
tưởng về một đài phát thanh vẫn còn rất
mới mẻ.
Đối diện với tình hình đó, mô hình kinh
doanh đầu tiên của Pandora là cho phép
nghe nhạc miễn phí 10 tiếng, sau đó yêu
cầu người nghe trả 36 đôla/tháng trong
vòng một năm sau khi đã nghe hết thời
lượng miễn phí. Kết quả là: 100.000
người nghe hết 10 tiếng nhưng không chi
tiền dịch vụ cả năm. Mọi người ưa thích
Pandora nhưng không sẵn sàng chi trả.
Vào tháng 11/2005, Pandora đưa ra lựa
chọn có kèm quảng cáo. Subcriber có thể
nghe tối đa 40 tiếng miễn phí mỗi tháng.
Sau đó họ có 3 lựa chọn (a) trả 99 xu để
nghe cả tháng (b) đăng kí dịch vụ pre-
mium và được sử dụng không giới hạn
(c) không làm gì cả. Nếu chọn (c), bạn
không thể tiếp tục nghe nhạc, nhưng có
thể đăng nhập vào tháng sau. Mô hình
kinh doanh có kèm quảng cáo này là
bước tiến liều lĩnh, bởi Pandora không
có ad server hay hệ thống thông tin kế
toán, nhưng Pandora thu hút được nhiều
người dùng tới mức, chỉ trong vài tuần đã
có đủ các nhà quảng cáo (bao gồm cả
Apple) để chi trả cho cơ sở hạ tầng. Năm
2006, Pandora bổ sung tính năng mua
bản nhạc đang phát, thu được khoản phí
giới thiệu từ Amazon và iTunes.
Chưa chịu từ bỏ, vào cuối năm 2009, công
ty tung ra Pandora One, dịch vụ premium
(không có quảng cáo, chất lượng cao, có
ứng dụng desktop và ít giới hạn sử dụng
hơn) với giá 36 đôla mỗi năm. Cho tới
tháng 7/2010, Pandora có 600.000 người
đăng kí dịch vụ premium, chiếm 1% tổng
60 triệu người dùng. Chris Anderson viết
trên blog “Bạn đem cho 99% sản phẩm
chỉ để bán được 1%. Điều vô lý trở nên có
lý ở chỗ, sản phẩm số có chi phí cận biên
gần như bằng 0, và 99% kia chỉ tốn một
chút chi phí nhưng cho phép bạn tiếp cận
với thị trường lớn. Vì thế 1% chịu chi tiền
là 1% của một con số khổng lồ”
Cuối năm 2009, Pandora đã báo cáo quý
đầu tiên có lãi, và 55 triệu đôla doanh thu
hằng năm, đa phần từ quảng cáo, phần
còn lại là từ khách hàng và phí trung gian
tải nhạc từ iTunes và Amazon. Mô hình
kinh doanh mới của Pandora thành công
đến nỗi công ty đã lên sàn vào tháng
6/2011 và được định giá 2,6 tỉ đôla.
FREE
Mô hình kinh doanh gây
Freemium là một từ ghép được tạo ra bởi: Free+Premium, cung cấp miễn
phí các dịch vụ/sản phẩm với các chức năng cơ bản nhưng thu phí nếu
người sử dụng muốn sử dụng các chức năng cao cấp (premium). Đây là mô
hình kinh doanh nổi tiếng và gây khá nhiều tranh luận đối với các công ty
web 2.0
MIUM
tranh cãi
Kinh tế
S Ứ C T R Ẻ
17Khôngcócâutrảlờicho
mọibàitoán
Mô hình freemium đã phát huy hiệu quả
với Pandora, nhưng vẫn còn những cuộc
tranh luận liên miên: mô hình này giúp thu
hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng,
nhưng lại không dễ gì khiến người dùng
chịu trả tiền cho dịch vụ. Không có nguồn
thu từ người dùng, công ty phải dựa vào
doanh thu quảng cáo.
Mô hình của MailChimp vừa là câu
chuyện thành công, cũng vừa là lời cảnh
báo. Công ty cho phép gửi email newslet-
ter cho khách hàng, quản lý danh sách
đăng kí, theo dõi hoạt động của chiến
dịch email marketing. Công cụ này rất
mạnh với giao diện ứng dụng mở, tuy
nhiên sau 10 năm kinh doanh, công ty chỉ
có 85.000 người dùng trả phí.
Năm 2009, CEO Ben Chestnut quyết định
cần phải đưa ra chiến lược mới: cung cấp
miễn phí các công cụ cơ bản và thu phí
cho các tính năng đặc biệt như các công
cụ phân tích phức tạp, giúp định hướng
lại chiến dịch e-marketing hiệu quả hơn.
Chỉ trong một năm, MailChimp tăng từ
85 000 người dùng lên 450 000. Lượng
khách hàng trả phí tăng hơn 150% và
lợi nhuận tăng hơn 650%! Kết quả rất
tuyệt vời, nhưng cái giá phải trả là: công
ty gặp rất nhiều trường hợp lạm dụng hệ
thống, và chi phí cho các vấn đề pháp lý
cũng tăng lên tương ứng. Hầu hết các
trường hợp này là spam đã được ngụy
trang khéo léo, phần mềm Spam Asassin
không thể tìm ra và ngăn chặn.
Thay vì từ bỏ mô hình freemium,
MailChimp phát triển dự án Omnivore,
thuật toán tối đa hóa nhằm tìm kiếm các
email xấu. Từ 9/2009- 9/2010, công ty gửi
khoảng 70 000 lời cảnh báo, chặn gần
9000 tài khoản và cấm cửa 1900 user.
Đối với MailChimp, mô hình freemium
xứng đáng với cái giá của nó: 900 000
người đăng kí trên toàn thế giới, gửi đi
1,75 tỉ email mỗi tháng.
Tuy nhiên, Ning, một công ty cho phép
người dùng tự tạo mạng xã hội của riêng
mình, họ đã thử mô hình freemium và
phải từ bỏ vào tháng 7/2010. Là người
đồng sáng lập Mosaic, trình duyệt web
đầu tiên, và là nhà sáng lập Netscape,
Marc Andreessen đã thành lập Ning năm
2004. Với sự hỗ trợ của Marc, công ty thu
được 119 triệu đôla tiền đầu tư. Mặc dù là
nền tảng cơ sở hạ tầng mạng xã hội dẫn
đầu thị trường, Ning gặp vấn đề tương tự:
phải biến người dùng thành khách hàng
trả phí. Trong khi có 13% khách hàng trả
tiền cho dịch vụ premium, doanh thu vẫn
là chưa đủ cho các chi phí phải trả khi có
thêm người dùng miễn phí.
Vào tháng 5/2010, Ning kết thúc mô hình
freemium, đưa ra mô hình tính giá với 3
mức, bắt đầu từ 19,95 đôla mỗi tháng
cho dịch vụ cơ bản; các khách hàng đang
sử dụng sẽ có 30 ngày để chuyển đổi và
tự chọn cho mình một mức chi trả. Cho
tới nay, khoảng 50 000 mạng xã hội của
Ning đã chuyển sang hình thức trả phí,
gấp ba lần số site premium trước đây.
Ning cũng nói rằng khách hàng trả phí
tăng thêm 5000 mỗi tháng, và doanh số
công ty tăng 400%.
Mô hình kinh doanh mới của Ning dựa
vào nhiều nguồn doanh thu: dịch vụ pre-
mium, quảng cáo từ Google, hợp tác và
tài trợ. Các đối tác bao gồm nhà xuất bản
Pearson, tài trợ cho Ning 8600 mạng xã
hội giáo dục (cấp phổ thông trở lên) trong
vòng 3 năm tới, giảm chi phí cho người
dùng xuống còn 19,95 đôla/năm.
Sửdụngfreemium
Vậy khi nào nên sử dụng mô hình free-
mium? Mô hình này là hợp lý nếu sản
phẩm dễ sử dụng và có đối tượng khách
hàng tiềm năng lớn, cỡ hàng triệu người.
Và điều tối quan trọng là đem lại giá trị rõ
rệt cho khách hàng. Sẽ rất có ích nếu số
khách hàng càng nhiều càng làm tăng giá
trị sản phẩm (ví dụ như dịch vụ hẹn hò).
Freemium hoạt động tốt khi công ty có
tỉ lệ giữ chân khách hàng trong dài hạn,
và sản phẩm càng sử dụng càng có giá
trị hơn. Một phần quan trọng là phải có
chi phí biến đổi (variable cost) thấp, trong
quá trình cung cấp dịch vụ cho người
dùng miễn phí.
Ví dụ, Evernote, dịch vụ ghi chú cho cá
nhân, đã bổ sung freemium vào mô hình
kinh doanh và cơ sở người dùng tăng
lên 8 triệu người. Evernote hiện có tỉ lệ
3% người dùng chuyển đổi từ miễn phí
sang trả phí, và họ cũng phát hiện rằng,
subscriber càng hoạt động lâu thì càng
có xu hướng đăng kí premium hơn. Ví
dụ, khoảng 20% subscriber sử dụng Ev-
ernote trong vòng 2 năm đã trở thành
khách hàng trả phí, đạt doanh thu 1 triệu
đôla/tháng. Một trong những hệ số quan
trọng đối với thành công của Evernote và
các công ty freemium khác, đó là doanh
thu trên mỗi người dùng thường xuyên
(revenue per active user) và chi phí biến
đổi. Evernote thu được 0,3 đôla/người
dùng/tháng cho mỗi người dùng nhưng
chỉ chi ra 0,09 đôla/người dùng/tháng
Các công ty cũng đối mặt với nhiều thách
thức: tính năng nào là miễn phí và tính
năng nào có thể tính phí, chi phí bao
nhiêu cho người dùng miễn phí và định
giá dịch vụ premium thế nào. Bên cạnh
đó, rất khó dự tính tỉ lệ hao mòn, đặc biệt
đối với các công ty freemium, chênh lệch
càng nhiều hơn. Vì vậy, freemium có thể
phù hợp để thu hút người dùng trong giai
đoạn đầu, nhưng rất khó để xác định bao
nhiêu người dùng sẵn sàng chi trả và sẵn
sàng ở lại
Chiến lược freemium phù hợp với các
công ty như Pandora (đối với người dùng
miễn phí, chi phí cận biên rất thấp, gần
như bằng 0). Mô hình này cũng hợp lý
đối với công ty như Facebook (mạng liên
kết càng rộng, càng tăng giá trị cho các
khách hàng tiềm năng). Hoặc khi doanh
nghiệp có thể hoạt động nhờ vào một
phần khách hàng sẵn sàng chi trả, đặc
biệt là khi có các nguồn doanh thu khác
(như tiền hoa hồng giới thiệu khách hàng
hoặc quảng cáo), để bù đắp cho thiếu hụt
từ doanh thu khách hàng.
Thúy Hà (dịch)
S Ứ C T R Ẻ
18
Tiếpthịthầnkinhhọclàgì?
Tiếp thị thần kinh học (Neuromarketing) là
một lĩnh vực mới trong marketing đi sâu
nghiên cứu những phản ứng nhận thức,
cảm xúc, giác quan của người tiêu dùng
khi đứng trước các kích thích từ hoạt động
marketing. Các nhà nghiên cứu sử dụng
các công nghệ như chụp hình MRI để đo
sự thay đổi trong các phần não bộ hoặc
sử dụng Điện não đồ để nhận biết các
hoạt động của não bộ thông qua hình ảnh
quang phổ cụ thể. Mục đích cuối cùng là
giải thích tại sao người tiêu dùng lại đưa
ra được quyết định và bộ phận nào của
não điểu khiển họ làm thế. Tiếp thị thần
kinh học vừa có thể được xem xét dưới
góc độ khoa học, vừa có thể được nhìn
nhận dưới góc độ thương mại. Trên thực
tế, một số công ty quy mô lớn với mục tiêu
lớn đã đầu tư vào các phòng thí nghiệm,
tuyển dụng các nhà khoa học hay hợp tác
với giới học thuật.
Hay nói đúng hơn, họ cần phải hiểu được hành vi của người tiêu dùng
thông qua các nghiên cứu trong lĩnh vực Tiếp thị thần kinh học, một
lĩnh vực hoàn toàn mới.
Trong những năm 1950, hai nhà khoa học
tại đại học McGill đã vô tình khám phá ra
trong não của chuột thí nghiệm có một khu
vực được đặt tên là “Trung tâm thỏa mãn”
(Pleasure center). Khi kích thích khu vực
thỏa mãn của chuột thí nghiệm thông qua
dòng điện được kích hoạt bằng đòn bẩy,
chúng nhấn đòn bẩy hàng trăm lần mỗi
giờ, không cần ăn hay ngủ, cho đến khi
nhiều con kiệt sức mà chết. Những nghiên
cứu xa hơn chỉ ra khu vực Trung tâm thỏa
mãn cũng tồn tại trong não người.
Tất nhiên con người thì phức tạp hơn loài
chuột. Rất nhiều các hãng kinh doanh lớn
đã bắt đầu quan tâm đặc biệt đến việc tìm
hiểu não bộ con người có thể giúp họ hiểu
người tiêu dùng hơn như thế nào. Họ đang
dần bước vào một lĩnh vực mới nhưng
phát triển rất nhanh có tên là Tiếp thị thần
kinh học, sử dụng các công cụ theo dõi
não bộ để lý giải tại sao chúng ta thích sản
phẩm này hơn thay vì sản phẩm kia.
Con người rất giỏi thể hiện họ muốn gì,
họ thích gì hay thậm chí họ có thể trả bao
nhiêu cho một món đồ, nhưng họ không
hề giỏi trong việc đánh giá xem những
quyết định đó đến từ đâu, hoặc bị ảnh
hưởng bởi các nhân tố như hình ảnh hay
thương hiệu như thế nào và khi nào. Theo
Roger Dooley, tác giả cuốn sách “Sự ảnh
hưởng từ bộ não”, 95% những suy nghĩ,
cảm xúc và quá trình nhận thức xảy ra
trước khi chúng ta có thể nhận biết được
nó. Điều này có nghĩa là hầu hết những
người làm marketing chỉ đang tương tác
với 5% khả năng bộ não của các khách
hàng tiềm năng. Khoa học thần kinh có
thể giúp chúng ta hiểu được những yếu tố
tiềm ẩn trong quá trình đưa ra quyết định.
CokehayPepsi?
Một trong số ít các nghiên cứu đánh giá
hoạt động não bộ khi con người đưa ra
lựa chọn là các nhà khoa học đã cố gắng
trả lời một câu hỏi cũ: Tại sao mọi người
lại nói họ thích Coke hơn là Pepsi?
Người ta đã chụp hình ảnh bộ não của
những người tham gia khi họ nếm thử
Coke và Pepsi. Mỗi người đều bị che mắt,
và trong suốt cuộc thử nghiệm này, hình
ảnh chụp được cho thấy thùy não trước
HIỂUthần kinh
Về
DOANH NGHIỆP CŨNG CẦN
Kinh tế
S Ứ C T R Ẻ
19trán hoạt động rất tích cực. Đây là khu vực
phát ra các tín hiệu khiến con người thèm
ăn uống. Khi người tham gia không biết
chính xác thương hiệu của chất lỏng màu
đen có vị ngọt này, não của họ sẽ đưa ra
lựa chọn dựa trên hương vị họ nếm được.
Khi được hỏi về việc họ thấy thích thức
uống nào hơn, một nửa số người chọn
Coke và nửa còn lại chọn Pepsi. Các nhà
khoa học làm lại cuộc thử nghiệm, nhưng
lần này cho người tham gia biết họ đang
uống một lon Coca Cola, ngay lập tức
các khu vực não mới bị kích thích. Cái
tên Coca Cola có một hiệu ứng đặc biệt
đến hành vi đưa ra lựa chọn của người
tham gia. Một khi họ biết mình đang uống
Coke, họ liền nói họ thích một lon Coke
được dán nhãn hơn là một lon Coke bị che
mất nhãn, và tất nhiên là thích hơn một lon
Pepsi. Nghiên cứu này là minh chứng cho
việc lựa chọn của khách hàng không dựa
trên những đánh giá khách quan về việc
sản phẩm nào tốt hơn. Những thương
hiệu có hình ảnh tích cực trong tâm trí
người tiêu dùng sẽ đánh bại thứ gọi là chất
lượng tốt hơn.
Bộnãocủaconngườivà7
nguyêntắctácđộngđến
việcmuahàng
Theo các nhà khoa học thần kinh, bộ não
có 3 thành phần chính, mỗi bộ phận đảm
nhận một chức năng riêng biệt. Những “bộ
não con” này - ẩn chứa bên trong bộ não
lớn - bao gồm:
Bộ não “Con người” (Bộ não “Mới” hay
ngoài cùng): Phần tiến hoá nhất của bộ
não được biết đến với tư cách vỏ não.
Chịu trách nhiệm cho các suy nghĩ lôgic, ý
thức, ngôn ngữ, học tập và các tính cách
con người.
Bộ não “Động vật” (Ở giữa): Được biết
đến như hệ thống phản ứng của con
người. Chịu trách nhiệm cho cảm xúc, tâm
trạng, trí nhớ và hócmôn.
Bộ não “Bò sát” (Già nua): hệ thống kiểm
soát đối với các chức năng tồn tại cơ bản
của con người như đói, thở, phản xạ hay
bản năng tránh xa nguy hiểm.
Để nâng cao doanh số, lòng trung thành
và nhãn hiệu, bạn phải hiểu được “điểm
nóng bò sát” của các khách hàng. Một
thông điệp “vỏ não” chẳng hạn “Hãy mua
sản phẩm của tôi vì nó rẻ hơn 20%” sẽ
không mua được lòng trung thành người
tiêu dùng.
Có 7 nguyên tắc không thể bỏ qua về cách
thức và lý do người tiêu dùng mua hàng:
Bộ não già nua bị điều khiển bởi cảm xúc
Càng khơi gợi được ở khách hàng nhiều
cảm giác bằng sản phẩm/dịch vụ của mình,
bạn càng hấp dẫn khách hàng và gây ảnh
hưởng lên hành vi mua sắm của họ.
Bộ não già nua quyết định dựa trên sự
đánh đổi giữa cái lợi và sự mất mát
Hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng lên tất cả
hành vi và quyết định của con người là tìm
kiếm sự thoả mãn và tránh xa mất mát.
Theo Seth Godin, một chuyên gia market-
ing nổi tiếng, những giao dịch mua sắm
giá trị cao thường tạo ra sự mất mát mua
sắm nhiều hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp
cần bổ sung nhiều hơn lợi ích, niềm vui
sướng và sự thoả mãn vào quy trình mua
sắm. Lúc đó, họ đang thực sự tạo lập lại
thước đo giá trị của khách hàng.
Bộ não già nua bị ảnh hưởng mạnh bởi sự
bắt đầu và sự kết thúc
Các nghiên cứu đã khẳng định rằng sự
bắt đầu và kết thúc của một sự kiện hay
một trải nghiệm sẽ thay đổi nhận thức của
chúng ta về toàn bộ trải nghiệm. Những
ấn tượng ban đầu của sẽ trở thành bộ lọc
cho cách thức chúng ta nhận thức những
gì cần đi theo. Những trải nghiệm gần đây
nhất sẽ để lại một ấn tượng cuối cùng với
trọng lượng lớn hơn.
Bộ não già nua chịu sự định hướng bởi
thị giác và phản ứng nhanh chóng với các
hình ảnh.
65% các thông điệp con người nhận
được là thông qua các tin hiệu hình ảnh.
Các công ty cần đẩy mạnh và đưa ra các
thông điệp marketing của mình trên cơ sở
hình ảnh, chẳng hạn như các thiết kế sản
phẩm, hình ảnh trong quảng cáo, bao bì,...
Bộ não già nua nhận thức “sự mất mát của
việc mua sắm” theo nghĩa tương đối chứ
không phải tuyệt đối.
Sự mất mát lớn nhất đối với bộ não chính
là giá, nhưng không phải với ý nghĩa tuyệt
đối (bao nhiêu) mà là ý nghĩa tương đối:
rẻ hay đắt, sản phẩm có “đáng đồng tiền”
hay không?
Bộnão“bòsát”chỉhiểu
nhữnggìhữuhình,vật
chấtvàcụthể
Để kích thích được bộ não bò sát, các
công ty phải sử dụng các lợi ích hữu hình,
đó chính là những gì một khách hàng sẽ
nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, ngửi thấy,
sờ thấy.
Sự kiểm soát của bộ não Già nua đối
với hành vi mua sắm khác nhau tùy vào
văn hóa.
Fuma
(Dịch từ Internet)
Neuromarketing - Ảnh minh họa
S Ứ C T R Ẻ
20
T
“Một mình ở châu Âu”
– khởi đầu cho hành trình nội tâm
Một cuốn sách không chỉ về những
ngày du ngoạn qua các thánh địa
mơ ước, nó còn là một hành trình
nội tâm xuyên suốt, dai dẳng và
không thiếu những đau đớn
để nhận ra rằng: “Nỗi sợ bất
hạnh là nỗi sợ phí phạm
nhất của đời người”.
“
Một mình ở châu Âu” là điểm bắt đầu
của một câu chuyện được tác giả
Phan Việt kể trong hai cuốn sách
tiếp theo thuộc bộ sách “Bất hạnh
là một tài sản” (2013). Cô đã dành ra
một tháng đi du lịch châu Âu, một
mình, như là quãng lặng cần thiết
cho cảm nhận và quyết định,“không
quá khứ, không ràng buộc, và để hỏi những
câu hỏi bước ngoặt về tình yêu và hôn nhân”.
Ban đầu lướt qua các trang sách, có lẽ bạn đọc sẽ lầm
tưởng nó chỉ mang tính giới thiệu về du lịch châu Âu, nhưng
quả thực, song song với những chặng đường địa lý ấy còn có
những con đường của tâm trạng. Thậm chí, cảm xúc trở thành
góc nhìn chi phối mọi đánh giá cá nhân về châu Âu theo cách
chủ quan nhất nhưng tuyệt đối không hề bị phiến diện. Tác giả
bày tỏ quan điểm về Rome, Paris, Venice hay Florence… dưới
con mắt của một con người tự tin và đầy sắc sảo.
Đến với Rome, thành phố cổ kính này gợi cho Phan Việt cảm
giác “…về một chàng công tử đỏm dáng nhưng lấc cấc, hư hỏng
thuộc một dòng dõi quý tộc có lịch sử hàng ngàn năm. Tổ tiên
của anh ta có thể danh giá và tạo ra nhiều kỳ tích nhưng đến
anh ta thì hầu như tất cả văn hóa và sự lịch lãm đã biến mất, cái
còn lại chỉ là tên họ và một số đồ gia bảo mà anh ta trưng hết ở
phòng ngoài cho khách xem…”. Sự thật về hình ảnh của Rome
được nhìn nhận một cách khắt khe ngẫu hứng, nhưng cũng rất
táo bạo. Thú vị hơn, tác giả còn thẳng thắn bày tỏ những ý kiến
cá nhân, những tranh luận của mình về vấn đề tôn giáo trên đất
thánh – Vatican, hay cái nhìn đầy chiêm nghiệm về con người
Đức khi “kinh ngạc vì cái cách mà người Đức dạy con. Họ kỷ
luật và kỹ tính còn hơn người Mỹ. Được nuôi lớn lên trong sự
bình tĩnh và kỷ luật tự nhiên như thế này, hy vọng những đứa trẻ
sẽ có cơ hội
giữ đươc
sự bình tĩnh
và kỷ luật trước
những biến động
và cám dỗ của cuộc
sống người lớn sau
này”.
Xen kẽ trong hành trình
của mình là những câu
chuyện với những con người
xung quanh tác giả tại mỗi
điểm đến. Phan Việt dành tình
cảm đặc biệt cho Paris, con người
Paris – đất nước lãng mạn đủ để
quyến rũ bất cứ những ai yêu cái
Đẹp, nhất là đối với một tâm hồn đa
cảm như Phan Việt khi ấy.
Đắn đo, cuối cùng tác giả vẫn đặt chân đến Venice, và
rồi là cả Florence. Rong ruổi trên chiếc xe đạp cùng đoàn người,
sự giải phóng trong tâm hồn khiến tác giả phần nào cảm thấy
tự do…
“Một mình ở châu Âu” là cuốn hồi ký viết về những trải nghiệm
của tác giả ở Ý, Đức và Pháp trong chuyến đi vào năm 2008.
Những kiến thức văn hóa, lịch sử, tôn giáo, phong tục… ở mỗi
nơi tác giả đến dù được đánh giá dưới góc nhìn và cảm quan
của người trẻ tuổi nhưng rất sâu sắc. Dẫn dắt một cách khéo
léo, tự nhiên và Phan Việt đã thành công khi khiến độc giả đồng
cảm với mình trong cuộc hành trình đến với Châu Âu. Đối với
bản thân Phan Việt, hành trình này giúp cô nhận ra: “Nỗi sợ bất
hạnh là nỗi sợ phí phạm nhất của đời người”. Vì cuộc đời là
những chuyến đi, cho nên đối với bất cứ ai, đặc biệt là những
người trẻ, những chuyến đi là cách tốt nhất để cảm nhận cuộc
sống và tích lũy trải nghiệm thực tế cho chính mình.
Hà AnhTrần
Không gian sách
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37

Contenu connexe

Tendances

Tendances (20)

Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
[YMC] Nội san Sức trẻ số 32[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
[YMC] Nội san Sức trẻ số 32
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
 
Nội san Sức trẻ số 48
Nội san Sức trẻ số 48Nội san Sức trẻ số 48
Nội san Sức trẻ số 48
 
Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44
 
Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50Nội san Sức trẻ số 50
Nội san Sức trẻ số 50
 
Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
[YMC] Nội san Sức trẻ số 30
 
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3
 
Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1
 
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
 
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcHồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
 
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
 Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013" Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
 
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
Hồ sơ vận động tài trợ chiến dịch Xuân Tình Nguyện khoa Địa Lý 2018
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
Coffee news 33
Coffee news 33Coffee news 33
Coffee news 33
 

Similaire à [YMC] Nội san Sức trẻ số 37

Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
Hán Nhung
 

Similaire à [YMC] Nội san Sức trẻ số 37 (20)

Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
 
Issue23 vn
Issue23 vnIssue23 vn
Issue23 vn
 
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013
Tìm kiếm tài năng việt tại nhật 2013
 
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộcGiới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
Giới thiệu chương trình đạo hiếu &; dân tộc
 
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
 
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dân
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dânGiấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dân
Giấy mời truyền thông bình minh sinh viên Ver9 Kinh tế quốc dân
 
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
Toàn cành văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1030 (vanhien,vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016
 
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
what is life
what is lifewhat is life
what is life
 
SEP 2014
SEP 2014SEP 2014
SEP 2014
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch số 1168 - vanhien.vn
 
Số 3
Số 3Số 3
Số 3
 
Ngay hoi isic
Ngay hoi isicNgay hoi isic
Ngay hoi isic
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1119
 
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAYLuận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
Luận văn: Hội Châu Quang của người Hoa tại tỉnh Sóc Trăng, HAY
 
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang
Young Marketers 7 - Do Thi Thuy Trang
 

[YMC] Nội san Sức trẻ số 37

  • 1. S Ứ C T R Ẻ 1
  • 2. S Ứ C T R Ẻ 2 S Ứ C T R Ẻ
  • 3. S Ứ C T R Ẻ 3 Thângửinhữngđộcgiả đángmếncủaNộiSan SứcTrẻ, Tháng Ba đã đến với chúng ta bận rộn qua những bài kiểm tra giữa kỳ, thất thường những ngày thời tiết trở nắng trở mưa, bất ngờ in bóng dáng những cánh hoa còn tươi trong hộc bàn ngày 8/3 trên giảng đường đại học, hứng khởi trong những phong trào thanh niên 26/3 của một tuổi trẻ đầy nhiệt huyết. Dù chỉ còn vài ngày nữa là tháng Ba sẽ kết thúc, nhưng chúng tôi vẫn muốn gửi đến các bạn lời nguyện chúc này “Với tất cả những khó khăn, hạnh phúc, ngạc nhiên, hết mình hay vui vẻ mà nó đem lại, hãy sống sao cho hết mình trong tháng Ba. Hãy đừng bỏ qua bất cứ một phút giây nào của nó”. Thấm thoắt một năm học lại sắp trôi qua, đây đã là số Sức Trẻ thứ 37 đến tay bạn đọc. Cầm trên tay tờ Nội san, các bạn sẽ lần lượt được nhâm nhi những bài viết trong các chuyên mục quen thuộc: Muôn màu Ngoại thương, Chuyển động trẻ, 373K, Bí kíp Tôi có thể, Tôi đi làm, Truyện ngắn, Theo dấu bồ công anh,.. Đây đều là những chuyên mục cũ, nhưng mang hơi thở của một tháng Ba tươi mới trọn vẹn. Ban biên tập Sức trẻ thời gian qua cũng đã có cho riêng mình một sự thay đổi lớn. Từ những thành viên mới nhưng tâm huyết, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn vì những theo dõi và ủng hộ, những phản hồi và ý kiến đóng góp. Đó là động lực giúp chúng tôi tiếp tục hoàn thiện để Nội san Sức trẻ thực sự trở thành “đặc sản tinh thần” không thể thiếu của sinh viên FTU. Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các bạn! BanbiêntậpSứctrẻ Nhật ký người biên tập 1 Nhật ký người biên tập 373K 2 Bản tin sự kiện Muôn màu Ngoại thương 4 Một hình ảnh FTU thật khác 6 Rộn ràng phong trào Đoàn khắp ba cơ sở 8 Xuân Hòa – Một thế giới khác 9 Chuyện những người “não phải” 10 Hành trình Hult Prize Tôi đi làm 12 Câu chuyện quanh những lá bài 14 Một lẻ một nghề PR Kinh tế 16 Freemium – Mô hình kinh doanh gây tranh cãi 18 Doanh nghiệp cũng cần hiểu về thần kinh Không gian sách 20 “Một mình ở châu Âu” – Khởi đầu cho hành trình nội tâm Theo dấu bồ công anh 21 Mảnh tâm hồn in tiếng vọng Đồng hành cùng Sức trẻ 22 Xuân Hòa - Miền ký ức Truyện ngắn 23 Mùa của nắng Gương mặt trang bìa 26 Có một “dòng sông” chở nặng yêu thương Bí kíp Tôi có thể 28 Trăn trở câu chuyện dùng người 30 Lời khuyên tốt nhất Góc tranh luận 32 Đi tìm kim cương giữa lòng thế giới Chuyển động trẻ 34 Saint 319 và vũ đạo của niềm đam mê 36 Điện ảnh hàn lâm: Dấu hỏi chấm trong lòng công chúng 38 Sự trở lại của trào lưu Yoyo 39 Tìm về văn hóa dân tộc qua những thanh âm 40 Giải mã những cô nàng hủ nữ Trải nghiệm của tôi 42 Ngã rẽ xanh 350 Crossword Mục lục “ S Ứ C T R Ẻ 1Nhật kí người biên tập
  • 4. 2 S Ứ C T R Ẻ 3730K GiờTráiĐất2013 Thời gian: 20h30 – 21h30, Thứ bảy, ngày 23/03 Địa điểm: Quảng trường Cách mạng tháng Tám “Tôi và bạn cùng hành động” là khẩu hiệu chính của chiến dịch “Giờ Trái đất 2013” tại Việt Nam do Bộ Công thương tổ chức với nhiều hoạt động. “Giờ Trái đất” là sáng kiến toàn cầu với sự hợp tác của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) từ năm 2007. Cộng đồng được kêu gọi tắt đèn trong vòng một giờ để thể hiện sự ủng hộ với hành động vì môi trường bền vững. Từ năm 2013, Giờ Trái Đất trên toàn thế giới sẽ được tổ chức vào thứ 7 trước thứ 7 cuối cùng của tháng 3. Nguyên nhân là do thứ 7 cuối cùng của tháng 3 là thời điểm bắt đầu mùa hè tại châu Âu và trùng với một số ngày lễ tôn giáo ở nhiều nước. Lễ hội mùa xuân Việt Nam – NhậtBản(04/2013) Thời gian: 20- 21/04/2013 Địa điểm: Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam, số 148 Giảng Võ Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Nhật, Hội giao lưu văn hóa Việt – Nhật và Cục hợp tác quốc tế (Bộ VHTT&DL) phối hợp tổ chức “Lễ hội mùa xuân Việt – Nhật” nhằm góp phần vào việc mở rộng mối quan hệ hợp tác về văn hóa giữa hai nước. Nội dung lễ hội bao gồm: trưng bày hoa anh đào lụa, triển lãm ảnh, trò chơi dân gian Việt Nam – Nhật Bản, ẩm thực, trình diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống Việt Nam và Nhật Bản cùng nhiều hoạt động khác. CuộcthithiếtkếlogocủaAsiaNews Network Asia News Network (ANN) vừa phát động cuộc thi thiết kế Logo cho báo, với chủ đề “Châu Á đang nổi lên” nhằm phản ánh vai trò của khu vực đang ngày càng mở rộng trên toàn cầu. Giải thưởng cho thiết kế được chọn là 3.000 USD. Vòng đầu tiên của cuộc thi sẽ được tiến hành theo phương thức bình chọn trực tuyến để chọn ra 20 mẫu logo đặc sắc nhất vào vòng chung kết. Thời hạn nộp tác phẩm dự thi từ ngày 01- 31/3. Chi tiết cuộc thi được đăng tải trên trang web: www.asianewsnet.net/logocontest. Cuộcthi“TuổitrẻvàTổquốc” Tiếp nối thành công của mùa thứ nhất, chương trình Tuổi trẻ và Tổ quốc sẽ trở lại để tiếp tục tìm kiếm những thủ lĩnh trẻ nhiệt huyết, ham học hỏi và muốn được khám phá về tiềm năng lãnh đạo trong mình. Đối tượng dự thi là những bạn đang là thủ lĩnh của đội, nhóm, tổ chức, câu lạc bộ, dự án; có phẩm chất về lãnh đạo và đã được chứng minh qua kinh nghiệm thực tế; là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18-25, không vi phạm pháp luật. Thời hạn đăng ký với khu vực miền Bắc : 15/04/2013. Thông tin của của chương trình được cập nhật tại địa chỉ: www.facebook.com/ tuoitrevatoquoc Thời gian: 7 – 31/03/2013 Địa điểm: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. Để kỷ niệm năm hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản 2013, Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản – Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, phối hợp cùng Hội búp bê Edo- Kimekomi truyền thống Sachiei-kai và Hiệp hội trao đổi văn hóa Ki- mono Nhật Bản tổ chức triển lãm “Búp bê truyền thống Nhật Bản”. Triển lãm đã và đang giới thiệu đến các bạn hơn 250 búp bê Nhật Bản tại hai địa điểm khác nhau: Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, sẽ có khoảng hơn 200 búp bê, chủ yếu là búp bê sử dụng trong Lễ hội bé gái và Lễ hội bé trai. Tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản là một bộ sưu tập được tuyển chọn đặc biệt bao gồm hơn 40 búp bê mô tả các nhân vật trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống Nhật. Chươngtrình“Ngàyhộithanhniên2013” Thời gian: Từ 8h đến 22h ngày 23/03/2013. Địa điểm: Sân nhà G, trường Đại học Ngoại thương. Nhân dịp kỷ niệm 82 năm ngày lập năm thành lập Đoàn TNCS HCM, đồng thời hòa chung không khí của tuổi trẻ cả nước trong tháng tháng niên với những hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng, Đoàn trường tổ chức chương trình “Ngày hội thanh niên”. Chương trình ngày hội gồm một chuỗi 3 sự kiện đặc biệt được diễn ra liên tục: Ngày hội trò chơi dân gian (từ 08 – 17h ngày 23/03), chương trình: “FTU CONNECT” (19 – 22h ngày 23/03); Ngày hội thanh niên (26/03). Mọi thông tin chi tiết của chương trình được đăng tải trên website chính thức của Đoàn trường: www.doanthanhnien. ftu.edu.vn hoặc fanpage: www.facebook.com/FYU.HN Triểnlãm“BúpbêtruyềnthốngNhậtBản”
  • 5. 3S Ứ C T R Ẻ Ngày hội việc làm Job fair 2013 - VJCC(lầnthứ5) Thời gian: 14 – 17:30 ngày 23/03/2013 Địa điểm: Tầng 3 –VJCC Trải qua 4 kì tổ chức, Ngày hội việc làm (Job fair) đã trở thành sự kiện quan trọng thu hút đông đảo các bạn sinh viên cũng như người đi làm ở mọi lứa tuổi. Đến với Job fair, bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe những kinh nghiệm, kĩ năng phỏng vấn trực tiếp từ giám đốc, các nhà tuyển dụng của những doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực: điện tử, logistic, marketing, IT, bảo hiểm…; có cơ hội được giải đáp thắc mắc, trò chuyện với các nhà lãnh đạo cũng như cơ hội thể hiện bản thân với các nhà tuyển dụng. Thông tin cập nhật tại: www.vjcc.org.vn Cuộcthiảnhonline“Gócnhìn khởinghiệp” Với mong muốn khơi dậy đam mê khởi nghiệp của thế hệ trẻ, thương hiệu thời trang Owen kết hợp cùng CLB Nhà doanh nghiệp tương lai (TEC) đồng tổ chức cuộc thi ảnh “Góc nhìn khởi nghiệp”. Cuộc thi muốn hướng tới góc nhìn của cá nhân về khởi nghiệp cũng như những khía cạnh trong đời sống của một doanh nghiệp khởi nghiệp. Thời gian nhận bài dự thi từ 7/3 đến hết 27/3. Các bài dự thi được đăng tải trên fan- page của Owen (www.facebook.com/owenfashion). Chung kết cuộc thi Kiểm toán viên tàinăng(TAC) Thời gian: 11/04/2013 Tiếp nối thành công của 2 năm vừa qua, Kiểm toán viên tài năng - Talent Auditor Cup (TAC) đã trở thành sân chơi tri thức thường niên dành cho những bạn sinh viên đam mê lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Cuộc thi được tổ chức với sự phối hợp của 3 CLB Kế toán - Kiểm toán của 3 trường ĐH lớn, bao gồm: CLB Kế toán - Kiểm toán viên tương lai ĐH Ngoại Thương (CFAA), CLB Kế toán - Kiểm toán viên Học viện Tài Chính (A&A) và CLB Kế toán ĐH Hà Nội (HAC). Thông tin về cuộc thi được cập nhật tại: www.cfaa-ftu.org hoặc hotline: 01642023318 (bạn Trà). ChungkếtKhởinghiệpcùngKawai 2013 Thời gian: 20/04/2013 Khởi nghiệp cùng Kawai là cuộc thi ý tưởng kinh doanh thường niên được phát động tới sinh viên trong và ngoài Đại học Ngoại thương, do CLB Nhà doanh nghiệp tương lai trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức dưới sự bảo trợ của Quỹ học bổng Kawai. Cuộc thi năm nay được phát động từ 10/10/2012 cùng những thay đổi đáng kể trong cách thức tổ chức và dự thi và đã nhận về hơn 100 đề án của hàng trăm bạn sinh viên đến từ nhiều trường đại học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Đêm chung kết cuộc thi dự kiến được tổ chức vào ngày 20/04/2013. Thông tin chi tiết về cuộc thi được cập nhật tại: www.tec-ftu.org. Thời gian: 24/03/2013 Địa điểm: Hội trường Đại học Văn Hóa, 418 La Thành Giai điệu sinh viên – Rhythm of Students 2013 là cuộc thi do CLB Âm nhạc trường ĐH Ngoại Thương tổ chức nhằm mở rộng phong trào ca hát trong giới sinh viên, tạo ra một sân chơi lành mạnh, bổ ích cho sinh viên 3 trường: ĐH Ngoại thương, ĐH Xây Dựng và ĐH Bách khoa. Cuộc thi hướng tới đối tượng là sinh viên chính quy và tại chức trường ĐH Ngoại Thương, ĐH Xây Dựng và ĐH Bách Khoa năm học 2012-2013. Vòng sơ khảo đã được diễn ra ngày 09/03 tại ĐH Ngoại Thương và 10/03 tại ĐH Xây Dựng. 12 thí sinh được chọn lựa vào vòng chung khảo cuộc thi dự kiến sẽ được diễn ra vào tối chủ nhật, ngày 24/03/2013 tại Hội trường Đại học văn hóa Hà Nội. Chung kết “Giai điệu sinh viên – Rhythm of Students2013”
  • 6. S Ứ C T R Ẻ 4 Từcâuchuyệncủa HarvardMỹ Thời gian gần đây, lần đầu tiên tên tuổi trường Đại học Harvard, trường Đại học danh tiếng hàng đầu của Mỹ xuất hiện trên các báo đài không phải vì những thành tựu xuất sắc mà bởi sự kiện lịch sử về “gian lận thi cử”. Cụ thể, một nửa số sinh viên của một khóa đại học Harvard đã trao đổi đáp án môn thi với bạn bè khi môn đó được yêu cầu làm bài cá nhân ở nhà. Ngày 2/2/2013, hơn một nửa trong số 125 sinh viên bị điều tra đã bị đình chỉ học tập trong một thời gian, trong khi số khác bị thử thách. Tất cả các bài thi đều bị hủy, không công nhận kết quả. Đối với Đại học này, đây là một vụ bê bối không thể chấp nhận trong lịch sử. Ông Frew Faust, chủ tịch trường đại học Har- vard phát biểu, đây “là một hành vi không thể chấp nhận được, phản bội lại niềm tin vào trường Đại học Harvard”. ĐếnthựctạiởFTUHàNội Nhìn người lại ngẫm đến ta, khi mới nghe qua tin này, hẳn trong chúng ta ai cũng có cho riêng mình một tưởng tượng về mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Thế nhưng, khi biết được cụ thể câu chuyện, nhiều người không giấu được thái độ ngạc nhiên. Minh Ngọc (K50) cho biết: “Tớ thực sự ngạc nhiên bởi cảm thấy những hình phạt này có phần hơi quá cho một lỗi “nhỏ” như vậy. Các bạn ấy chỉ mới hỏi bài nhau ở nhà thôi mà?”. Còn Lan Hương (K50) thì chia sẻ: “Ngạc nhiên cũng có, nhưng bản thân tớ còn cảm thấy hơi buồn. Hình như tớ đã quen với việc thiếu coi trọng lòng trung thực trong học tập mất rồi..”. Thẳng thắn mà nói, số người nhận ra được như Hương không phải nhiều, và lại càng ít hơn trong số đó bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về việc thay đổi điều ấy. Đi học, nhưng phần lớn sinh viên vẫn giữ cho mình một thái độ đối phó, thụ động. Tình trạng gian lận trong thi cử vẫn Một hình ảnh FTU Thật khác Muôn màu Ngoại thương Boxthôngtin “Văn minh học đường” là chương trình thực hiện nội quy và quy chế của trường Đại học Ngoại thương về việc đeo thẻ, trang phục thanh lịch, về học và thi, về môi trường xanh – sạch – đẹp đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên, góp phần bồi dưỡng nhận thức và đem đến cho sinh viên các hoạt động ngoại khóa bổ ích, lành mạnh và mang tính giáo dục cao. Cụ thể, “Văn minh học đường năm học 2012 - 2013” bao gồm hai nội dung chính là chương trình “Nâng cao ý thức văn minh” và chương trình “Vì mái trường xanh – sạch – đẹp”. Chương trình “Nâng cao ý thức văn minh” sẽ đảm bảo việc thực hiện những nội dung như văn minh ứng xử giữa sinh viên với giảng viên và sinh viên, kiểm tra và nhắc nhở các câu lạc bộ về việc treo và tháo dỡ banner quá hạn, banner treo không đúng quy định, kiểm tra ý thức tuân thủ giao thông trong khuôn viên trường,.. Chương trình sẽ được thực hiện 5 ngày/tuần (từ thứ Hai đến thứ Sáu) và tiến hành theo hình thức kiểm tra đột xuất. Trong khi đó, Chương trình “Vì mái trường xanh – sạch – đẹp” dành riêng cho sinh viên K50 và K51 tham gia dọn dẹp vệ sinh, quét dọn tại khuôn viên của trường bao gồm toàn bộ sân trường, hành lang các tầng của các dãy nhà (không quét dọn phòng học). Theo quy định, chương trình này sẽ diễn ra vào thứ 7 cuối cùng của mỗi tháng, từ 8h đến 10h sáng.
  • 7. S Ứ C T R Ẻ 5thường xuyên xuất hiện, chưa kể đến thiếu ý thức và xao nhãng trong quá trình học tập trên giảng đường. Nhìn xa hơn nữa, không chỉ ở vấn đề học tập mà cả trong văn hóa ứng xử giao tiếp hằng ngày, trong việc thực hiện nội quy và đảm bảo an ninh kỷ luật, trong việc xây dựng bảo vệ môi trường thiên nhiên, sinh viên FTU cũng còn nhiều thiếu sót. Thayđổitừchínhnhững điềunhỏnhất Đại học Ngoại thương là một trong những trường Đại học hàng đầu ở Việt Nam hiện nay trong khối ngành Kinh tế về chất lượng đào tạo. Vậy câu hỏi “Sinh viên Đại học Ngoại Thương trong mắt người ngoài như thế nào?”, bạn đã bao giờ thắc mắc hay chưa? Bạn đã khi nào có mong muốn xây dựng một hình ảnh về sinh viên FTU là những người trẻ đã năng động, tài giỏi lại biết cách cư xử một cách có văn hóa văn minh, thay vì những tin đồn như “kiêu”, “chảnh”, “hay nhảy việc”? Nếu câu trả lời là “Rồi”, hãy nhìn thẳng vào thực tế xung quanh và bắt đầu thay đổi từ những điều đơn giản nhất. Đừng vứt rác vào ngăn bàn mà hãy mang bỏ vào thùng sau giờ học. Đừng ra khỏi lớp cuối cùng mà không tắt điện. Đừng nhìn thấy vòi nước đang mở mà bước chân đi tiếp. Đừng vì trời nóng mà ăn mặc thiếu lịch sự hơn bình thường. Đừng nhìn thấy thầy cô mà im lặng cúi đầu đi. Đừng vì tức giận mà không kiểm soát được lời nói. Đừng vì ham chơi mà phải “ra hàng photo” trước khi làm bài thi cuối kỳ. Đừng quát nạt, cau có với bạn bè. Đừng phóng xe vào trường mà trên cổ áo còn vắng bóng chiếc thẻ sinh viên. Thay đổi không phải là quá trình có thể diễn ra trong ngày một ngày hai. Nó phải bắt nguồn từ việc thay đổi những thói quen, cách ứng xử và trong suy nghĩ hằng ngày, hằng giờ. Cũng đừng bao giờ có suy nghĩ “Người khác làm sai, mình cũng có thể làm sai”, hoặc “Chỉ mình mình thì không hại gì”. Hãy thử nghĩ xem, nếu mỗi chúng ta vứt một mẩu giấy rác ra sân trường, và 20 000 sinh viên ai cũng có suy nghĩ như bạn và làm điều tương tự thì điều gì sẽ xảy ra? Sân trường có còn là sân trường? Nếu ai cũng vô lễ với thầy cô, ai cũng gian lận trong thi cử, Ngoại thương có còn là Ngoại thương? Liệu khi đó, ngôi trường này có còn xứng đáng với vị trí hàng đầu trong giáo dục Việt Nam nữa? Vàtâmhuyếtcủacác thầycô Trong chiến lược xây dựng phát triển trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đại học Ngoại thương sẽ trở thành một trong những trường Đại học hàng đầu tầm khu vực và vươn lên tầm quốc tế, lọt vào top 500 các trường Đại học thế giới. Văn hóa văn minh là một trong những nền tảng đầu tiên cần chú trọng xây dựng. Dần từng bước đến thời điểm thực hiện chiến lược giai đoạn 2020 – 2030, bản sắc của sinh viên Đại học Ngoại thương sẽ ngày càng trở nên rõ nét trong cộng đồng phạm vi quốc gia và quốc tế. Từ đó, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và Ban Giám Hiệu Nhà trường, Đoàn Thanh niên trường Đại học Ngoại thương đã tiên phong trong việc tuyên truyền và phát động Chương trình “Văn minh học đường”, là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc thực hiện duy trì nề nếp văn minh văn hóa. Năm nay, Chương trình “Văn minh học đường 2012 - 2013” sẽ lại tiếp tục được triển khai và đồng hành cùng chúng ta trong quá trình thay đổi gian khổ mà dài lâu đó, là công cụ đắc lực giúp đỡ chính từng sinh viên chúng ta trở nên có ý thức hơn, nghiêm ngặt với bản thân hơn, trở thành một FTUer thanh lịch theo đúng nghĩa của nó. Có thể bạn chưa biết, chương trình “Văn minh học đường” được triển khai lần đầu từ năm học 2010 - 2011. Khi đó, Chi bộ Sinh viên đã xung phong thực hiện những công việc góp phần làm đẹp khuôn viên trường như nhặt rác, bóc dỡ banner đã quá hạn, quét vôi gốc cây, kê ghế đá, dọn dẹp kí túc. Các chương trình bảo vệ môi trường ngoài phạm vi FTU cũng được sinh viên Ngoại thương tham gia rất tích cực. Có thể kể đến như nhặt rác làm sạch sông; đạp xe ủng hộ bảo vệ môi trường; tuyên truyền luật giao thông; tổ chức các sự kiện trồng cây tại 19 trường tiểu học, đưa các em lên vùng rừng núi tìm hiểu về thế giới tự nhiên. Đặc biệt Câu lạc bộ 350 với dự án “Đỡ đầu mầm xanh” đã thành công trong việc nâng cao ý thức, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường tới các em. Có những chương trình của chúng ta đã tự hào được đài truyền hình CNN và BCC đưa tin, được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng bằng khen nhiều lần. Tâm sự với chúng tôi, Thầy Nguyễn Văn Triệu – ThS, Bí thư Đoàn trường đã trải lòng chia sẻ: “Các bạn sinh viên, mình là những người trẻ, được cho là tiên phong của xã hội, là thế hệ xây dựng tương lai, các bạn hãy cố gắng làm những điều tốt đẹp cho xã hội của mình. Đừng sống vô tâm, vô cảm với những vấn đề của xã hội. Ngay những việc chăm lo cho bản thân còn chưa tốt, thì làm sao có thể chăm lo cho người khác? Mong muốn các bạn làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Trước hết là học hành nghiêm chỉnh, suy nghĩ hành động cho có ích, sống nhân văn văn hóa hơn, động lòng trắc ẩn hơn với những mảnh đời còn nhiều bất hạnh. Dù chỉ là giúp đỡ, tặng quà hay tham gia tình nguyện cũng là một lần các bạn học tập và hiểu thêm về cuộc sống. Hãy làm những điều tốt đẹp cho cá nhân, gia đình, cộng đồng, bằng những hành động thiết thực. Trong đó, tất nhiên không thể thiếu mái trường của mình. Con người như vậy đi đâu cũng giữ được văn hóa..” Tạmkết “Văn minh học đường” không phải điều gì quá to tát. Chỉ cần mỗi người trong chúng ta thay đổi tư duy của bản thân và sẵn sàng sửa chữa những hành vi chưa đúng của mình, dù là nhỏ nhất, cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều. Hãy làm sao để khi giới thiệu mình là sinh viên Đại học Ngoại thương, bạn thực sự cảm thấy tự hào, bởi những năm tháng mình đã thay đổi tích cực và trưởng thành từ mái trường ấy; để những người tiếp xúc với bạn phải nể phục và trân quý những giá trị tốt đẹp và cốt cách văn hóa văn minh mà sinh viên Ngoại thương có được. Châu Kiều
  • 8. S Ứ C T R Ẻ 6 TừmàuáoxanhcủaHàNội... Nói đến hoạt động Đoàn trường suốt năm vừa qua, chắc hẳn mỗi FTUer đều nghĩ ngay tới hai chiến dịch lớn: “Tiếp sức mùa thi” và “Mùa hè xanh” tình nguyện. Về hoạt động “Tiếp sức mùa thi”, Tùng Linh, thành viên ban Đối Ngoại Đoàn trường ĐH Ngoại thương cơ sở I chia sẻ: “Năm 2012 đội tiếp sức mùa thi đã thành lập với 135 đoàn viên tham gia. Chương trình đã giúp đỡ trực tiếp cho 10.000 lượt thí sinh và người nhà thí sinh, hướng dẫn sơ đồ phòng thi, trông đồ cho thí sinh dự thi, giữ gìn an toàn giao thông, an ninh trật tự… Những việc làm trên đã mang lại hiệu quả thông tin nhanh chóng, thống nhất, thuận tiện, tạo nên một ấn tượng đẹp về sinh viên Ngoại thương.” Chương trình tình nguyện “Hướng về quê hương” cũng diễn ra sôi nổi không 26.3 – ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một dịp để chúng ta nhìn lại chặng đường mà Đoàn trường ĐH Ngoại thương đã đi được trong suốt năm vừa qua. Hãy đến với FTU Hà Nội, tp.Hồ Chí Minh và cơ sở Quảng Ninh để cảm nhận không khí rộn ràng đầy màu sắc này, và hy vọng vào những bước đi tiếp theo sẽ ngày càng vững vàng hơn nữa. kém. 10 đội tình nguyện đã cùng nhau đi tới những vùng quê nghèo khó để cải thiện mức sống của người dân, tổ chức tuyên truyền về các dịch bệnh và tệ nạn xã hội, thăm hỏi gia đình chính sách và đặc biệt là giúp trẻ em nơi đây có cơ hội vui chơi, học tập tốt hơn… “Tuy thời gian tình nguyện không lâu nhưng đã giúp cho sinh viên biết cách sống và sinh hoạt trong tập thể, biết chia sẻ với cộng đồng và những người xung quanh, đồng thời là cơ hội để các bạn tích lũy, thu lượm thêm kiến thức về đất nước, con người Việt Nam cũng như các kĩ năng cần có trong cuộc sống.”, Tùng Linh chia sẻ. Một hoạt động khác trong năm do FYU tổ chức còn phải kể đến Hit the spot – cuộc thi kiến thức mô phỏng theo chương trình “Rung chuông vàng” đã diễn ra khá gay cấn giữa 5 trường đại học thuộc khối ngành kinh tế: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng. Ngoài ra, “Sắc màu Ngoại thương” , “FTU Clubs’ Day” hay những buổi chiếu phim miễn phí… luôn là những dư vị khó quên đối với bất kỳ FTUer nào. KHẮP BA CƠ SỞ RỘN RÀNG PHONGTRÀO ĐOÀN Muôn màu Ngoại thương
  • 9. S Ứ C T R Ẻ 7...đếncháyhếtmìnhcùng FTUcơsởII Một phần không thể thiếu để tạo nên Ngoại thương cơ sở II năng động, sáng tạo chính là những cán bộ Đoàn trường nhiệt tình - những sinh viên FTU II trực thuộc Thành Đoàn tp. Hồ Chí Minh. Khác với FTU Hà Nội, Đoàn trường của FTU cơ sở tp. Hồ Chí Minh lại có cơ cấu hoạt động bao gồm 4 ban: Ban Tổ chức – Xây dựng Đoàn, ban Tư tưởng – Văn hóa, ban Phong trào, và ban Học tập và Nghiên cứu khoa học, với những đặc điểm và nhiệm vụ riêng. Năm 2012 là một năm sôi động với Đoàn trường FTU cơ sở II. Những hoạt động tiêu biểu nhất có thể kể đến là dự án cộng đồng “Vòng ôm” - hoạt động tình nguyện hướng tới những nạn nhân của chiến tranh được phát động trên toàn trường, FTU’s Green – Hành trình xanh, dự án “Lăng kính giao thông”, một số hội thảo về học tập có sự phối hợp với Thành đoàn,... Đặc biệt là cuộc thi “The Duo – Kết nối đôi” trong tháng 12, với ngôi vị quán quân thuộc về Đặng Hữu Quốc Văn – một FTUer K50 tích cực, đồng thời là một cán bộ năng nổ làm công tác đối ngoại trong Đoàn trường. Với những hoạt động của Đoàn trường, những FTUers mang màu áo xanh luôn sát cánh bên nhau trong từng sự kiện. Những người bạn ở cơ sở II gọi những phong trào là “những chuyến đi” – nơi họ có được những trải nghiệm thú vị, nhiều bài học bổ ích, và trên hết là những kỉ niệm đẹp thời sinh viên. Một thành viên trong Đoàn trường ĐH Ngoại thương cơ sở II chia sẻ: “Chúng tôi đã “đi”, chúng tôi đã “cháy”, và chắc chắn là chúng tôi sẽ “đi” nhiều hơn nữa, “cháy” mãnh liệt hơn nữa. Sau mỗi chuyến đi, chúng tôi thấy tim mình được đong đầy thêm bởi những yêu thương, những kỷ niệm vui buồn,… – những điều đã tô vẽ cho cuộc sống của tôi thêm nhiều màu sắc hơn. Và đặc biệt hơn cả, chúng tôi luôn tìm thấy sự quan tâm, chia sẻ, động viên lẫn nhau, luôn tìm thấy những vòng tay sẵn sàng dang rộng đón lấy mình… - Những Yêu thương từ một Đại Gia Đình…” Liên chi Đoàn cơ sở Quảng Ninh – khó khăn không làm chùn bước Phong trào Đoàn trong cơ sở Quảng Ninh cũng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt. Trong năm học vừa qua, Ban chấp hành Liên chi đoàn cơ sở Quảng Ninh đã tổ chức được nhiều hoạt động đa dạng các lĩnh vực cho sinh viên toàn trường. Những hoạt động tiêu biểu của Liên chi đoàn đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều FTUers cơ sở Quảng Ninh. Về mặt phong trào bề nổi, Liên chi Đoàn đã tổ chức thành công ngày hội chào K51, cuộc thi “Duyên dáng Ngoại Thương”, thi văn nghệ “Let your talent shine”, dạ tiệc “Let FTU Snow”,… Không chỉ có vậy, hoạt động tình nguyện là một khía cạnh rất được quan tâm. Năm 2012, những tấm thiệp handmade cùng những gói quà và các tiết mục văn nghệ đặc sắc chính là món quà mà Liên chi Đoàn cùng CLB Âm nhạc (MuC) gửi tặng các em ở Trung tâm bảo trợ Trẻ em phường Hồng Hà – Hạ Long. Bạn Nguyễn Võ Hoài Vy, một thành viên K50 của Liên Chi Đoàn chia sẻ rằng, trong quá trình hoạt động, Liên Chi Đoàn có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn. Ban Chấp hành Liên Chi Đoàn từ khi mới thành lập đã được nhà trường FTU cơ sở I và II hỗ trợ không chỉ về mặt vật chất mà còn cả tinh thần. Hơn nữa, những thành viên luôn luôn năng nổ, nhiệt tình đóng góp cho các phong trào Đoàn. Tuy nhiên, do số lượng thành viên ít, cùng với bề dày kinh nghiệm chưa được sâu sắc, chưa có nền móng vững vàng, nên Liên Chi Đoàn còn gặp phải nhiều thách thức. Theo Vy, năm nay vẫn có thể tồn tại những khó khăn, nhưng Liên Chi Đoàn sẽ cố gắng khắc phục bằng cách đề cao nhiệm vụ bồi dưỡng nguồn nhân lực của Đoàn trường để những hoạt động trong năm nay sẽ có nhiều sự mới mẻ, có quy mô lớn hơn và đòi hỏi khả năng tổ chức vững vàng. Kết Dù có những điểm chung, điểm riêng, nhưng Đoàn Thanh niên ở cả 3 cơ sở FTU Hà Nội, FTU Hồ Chí Minh và FTU Quảng Ninh đều phát triển mạnh mẽ ở những phong trào trong suốt năm học, xứng đáng là “người cầm lái” giúp định hướng và hỗ trợ một cách tốt nhất cho hoạt động của các CLB khác trong trường, để FTU luôn đi đầu trong các hoạt động hướng tới thanh niên trên khắp ba miền của đất nước. Phan Linh - Hồng Anh
  • 10. S Ứ C T R Ẻ 8 Thiênđườngẩmthực Dọc theo con đường vào trung tâm quân sự, những hàng quán đông đúc của Vĩnh Phúc càng trở nên nhộn nhịp hơn nhờ sự có mặt của các FTUers trong suốt nhiều tháng trời. Nổi tiếng nhất có lẽ là món bánh mỳ thịt xiên được bán tại một con ngõ gần cổng trường và cả trên phố chính. Điểm đặc biệt của món ăn tưởng đã rất quen thuộc này đó là vỏ bánh còn được quết thêm một lớp mật ong khiến bánh khi được nướng lên có màu vàng ruộm hấp dẫn, lại giòn và ngọt. Bên cạnh món bánh mỳ trứ danh thì vịt quay cũng là một đặc sản hảo hạng của “xứ” này. Với giá cả khá “hữu nghị” 150K/con cho một nhóm nhiều người, vịt quay trở thành món ngon không thể bỏ qua sau chuỗi ngày ăn uống kham khổ quanh quẩn với đậu luộc, bắp cải, lạc rang muối,… Rất nhiều lớp đã chọn quán vịt làm địa điểm để tổ chức các buổi liên hoan cuối tuần, kỷ niệm mùng 8/3, hay ăn mừng kết thúc khóa học. Ngoài ra, mỗi chiến sĩ trẻ Xuân Hòa lại có ấn tượng với một món ăn riêng: người thích bánh trôi, người thích sữa chua đánh đá, người lại thích trà sữa trân châu “Gió mới”, người lại mê mẩn thịt trâu,… Một mảnh đất nho nhỏ, phạm vi đi lại trong vòng 1km, nhưng vẫn là thiên đường ẩm thực khó tìm thấy ở nơi nào khác. XuânHòa’sservice “Ngành” dịch vụ của thị xã nhỏ bé này dường như phát triển theo nhu cầu của FTUers. Riêng các điểm giặt quần áo đã có đến 3, 4 cửa hàng, ở trong cũng như ngoài trung tâm. Giặt quần áo tại các cửa hàng trong trung tâm thường rẻ hơn, giá tiền tính theo cân, và không có nước xả. Trong khi đó, một số hàng ngoài phố sẽ tính tiền theo bộ, đắt hơn nhưng quần áo lại rất thơm tho. Ngọc Thúy, một K50 cho biết: “Đến tận bây giờ, nhiều lúc mình vẫn thấy những bộ quần áo Xuân Hòa ngày ấy vương mùi nước xả vải rất thơm, rất riêng – mùi hương gợi lại vô vàn kỉ niệm”. Ngoài ra, phát triển mạnh nhất có lẽ là dịch vụ “khó tin nhưng có thật”: tắm và vệ sinh. Với khoảng 15 người một phòng, nước thường xuyên mất, tắm ở ngoài là lựa chọn hàng đầu. Chỉ 8K/lần, không giới hạn thời gian, dịch vụ tắm là loại hình phổ biến nhất, đặc biệt với các chiến sĩ đợt 1 khi thời tiết còn se lạnh. Trong khi đó, vệ sinh lại có giá riêng. Tùy theo nhu cầu mà dịch vụ vệ sinh chia thành các mức giá 2K và 4K/lần. Tuy nhiên, vị trí địa lý của các nhà vệ sinh này đôi khi không đáp ứng được các trường hợp cần kíp, hoặc gây nhụt chí cho những cá nhân “mèo lười” đi bộ. Dù vậy, vẫn có nhiều phiền phức khi những dịch vụ này bonus vài tác dụng phụ như: đang tắm thì hết nước nóng; đang gội đầu lại mất điện; bị chủ nhà thúc giục vì tắm lâu, đi vệ sinh lâu;… Nhưng bất chấp tất cả, lựa chọn hầu hết vẫn là: sống chung với lũ. Showbizzz!!! Nói đến showbiz với một mảnh đất xa xôi như vậy có phần kì lạ, nhưng thực sự “giới giải trí” tại đây phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Những cái đầu bùng nổ của các FTUers đã cho ra đời những cuộc thi hấp dẫn như Xuân Hòa’s Next Top Model của MFC, Xuân Hòa’s Got Talent của BFF, Liên hoan các đội tuyên truyền ca khúc cách mạng của TCM,… Có thể nói, chính những hoạt động chung đã kéo các chiến sĩ lại gần nhau hơn, thêm hiểu, thêm yêu quý, và trân trọng quãng thời gian một đi không trở lại này. Minh Phương (K50 - KTĐN), “ngôi vị” quán quân cuộc thi Xuân Hòa’s Next Top Model khúc khích cười khi nhớ về quãng thời gian ấy: “Một kỉ niệm mình không thể quên được đó là sau hôm chung kết, vì tối hôm trước ăn uống quá đà, lại trúng gió nên sáng sau đã lỡ “miệng” beauty-phun từ giường tầng hai xuống, khiến cả phòng một phen điên đảo. Tuy nhiên, đám bạn mình vẫn không nề hà, dọn dẹp phòng sạch sẽ, chăm sóc mình chu đáo và coi đấy là kỉ niệm đáng nhớ nhất của cả phòng đợt ấy”. Thực sự, đó là những món quà “made in Xuân Hòa” mà bạn sẽ không bao giờ tìm thấy lần thứ hai trong đời. Có thể Xuân Hòa thiếu thốn, không sôi động như Hà Nội, đến với Xuân Hòa là một sự đảo lộn hoàn toàn nếp sống của sinh viên – quen “cú đêm”, hiếm khi rèn luyện thể chất, thiếu quy củ. Nhưng thế giới thật khác ấy đã giúp mỗi “chiến sĩ” nhận ra giá trị cuộc sống, đồng thời dúi vào tay họ một món quà quý giá trong ngày kéo vali trở về. Món quà đó là gì, mỗi người lại có riêng cho mình một đáp án. Mỗi thế hệ đi qua lại đặt cho vùng đất này một cái tên. Có người gọi đó là nơi tình yêu bắt đầu, có người gọi đó là nỗi nhớ,… Nhưng dù là gì chăng nữa, các mảnh kí ức đều ghép lại cho chúng ta một thế giới Xuân Hòa “có một không hai”. XUÂN HÒA Một thế giới khác Hà AnhTrần Muôn màu Ngoại thương S Ứ C T R Ẻ8
  • 11. S Ứ C T R Ẻ 9 Lýdoduynhất–đammê Tôi có quen một cô bạn K51, thành viên khá nổi bật ở CLB Âm nhạc MC. Khi tôi hỏi em đi hát vì điều gì, có đơn giản chỉ vì sở thích, em lắc đầu. Em bảo đam mê lớn nhất của em là ca hát, từ ngày bé em đã luôn mơ được đứng trước nhiều người để cất tiếng hát của mình. Khi lên Đại học, em đã có cơ hội để thỏa mãn niềm đam mê ấy. Một anh chàng K49 từng cộng tác cho báo Học trò cười, hiện tại là họa sĩ minh họa mục Chiêm tinh của trang tin ione.vnexpress.net, cũng trả lời như thế. Anh còn có một tình yêu với chiếc đàn harmonica nhưng anh nói, vẽ chiếm của anh một khoản thời gian lớn. Không chỉ vì công việc đang làm, anh vẽ để thỏa mãn những cảm xúc trong mình cứ ngày một lớn lên. Có thể họ sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật, có thể không. Có thể họ được bố mẹ ủng hộ, có thể không. Nhưng những áp đặt và định kiến đó không quan trọng bằng việc họ đang thực sự làm những gì mình thích, và thích những gì mình làm. Khiđammêtrởthành cáinghiệp Đinh Mai Đào Phương là cô gái ở câu chuyện thứ nhất. Em đi hát với nghệ danh Phương Paula tại một quán café âm nhạc mang tên Major7. “Em đến với công việc này do tình cờ đọc trên face- book thông tin tìm một ca sĩ nữ hát nhạc Lana Del Rey, một thể loại khá khó hát, em đến thử giọng và được nhận luôn. Sau khi làm việc ở đây một thời gian, em bắt đầu hát cho band nhạc Rock cover khá nổi tiếng ở Hà Nội là The Saturday. Đối với em, khi đam mê và công việc là một thì cũng giống như một cuộc dạo chơi, em không cảm thấy vất vả gì mặc dù làm việc cũng khá căng thẳng.” Nghề ca sĩ đối với Phương không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự sáng tạo trên sân khấu, vì ấn tượng của khán giả là tốt hay xấu phụ thuộc khá nhiều ở em. Hơn nữa, không phải cứ lập band là đi đâu cũng có người mời tới hát. Nếu band chơi không tốt, không có bài mới đáp ứng nhu cầu của khách sẽ nhanh chóng bị đào thải. Em kể, thời gian đầu em hơi phân tâm vì nhiều khán giả hầu như chỉ đến nghe chứ không cảm nhận những gì mà em muốn mang lại, nên dần dần em phải tập cách đắm mình hoàn toàn trong giai điệu. “Sau mỗi đêm diễn dù mệt mỏi nhưng em lại thấy hưng phấn hơn, yêu band mình và yêu công việc hơn. Hạnh phúc nhất là khi các sản phẩm của mình được đón nhận, hoặc đôi khi nhận được các request, inbox hỏi mình còn diễn ở đâu nữa không. Catse đi hát tuy không nhiều đối với thu nhập bình thường, nhưng là nhiều đối với thu nhập của một sinh viên.” Còn Cương Vương, admin của fanpage FTU Drawing Club chia sẻ: “Trong quá trình quản lý page anh phát hiện ra rất nhiều bạn có năng khiếu nghệ thuật nhưng chưa được phát huy. Tuy việc làm thêm hơi vất vả, anh vẫn cố gắng tạo ra một diễn đàn cho các bạn sẵn sàng chia sẻ đam mê của mình.” Khi được hỏi về công việc mình đang làm tại tại Vnexpress, anh nói: “Mỗi tuần chỉ có một bài, nhưng mỗi bài mình phải vẽ 10-12 pic và trung bình tất cả phải sửa đi sửa lại tới ba lần. Mình phải lo toàn bộ từ nghĩ ý tưởng, thiết kế, tô màu, đặt lời thoại… để làm sao bài vừa gần gũi với bạn đọc vừa thể hiện rõ đặc trưng của 12 cung hoàng đạo. Mỗi bài vẽ mình đều hỏi ý kiến của bạn bè về cung hoàng đạo của họ khá nhiều để mang tới hình ảnh chân thực nhất. Vì cũng khá áp lực, nên hiện tại anh đang tập cách cân bằng giữa công việc và hoạt động của fanpage, cũng như lên ý tưởng cho một buổi offline giao lưu giữa một số họa sĩ và sinh viên từ nhiều trường để trao đổi kinh nghiệm. Anh nghĩ, đơn giản là nếu mình muốn thì dù khó khăn đến đâu cũng có thể làm được.” Tạmkết Bạn nghĩ gì khi xem bộ phim ngắn “Bút chì, đồ chơi và bầu trời” của vlogger HeAlwaysSmiles? Còn tôi, trong đó tôi nhớ nhất câu nói: “Có thể bạn không biết con đường bạn đi nhưng điều quan trọng là bạn biết rõ nơi tim mình muốn đến.” Bạn học kinh tế nhưng đam mê nghệ thuật, chẳng sao cả. Hãy cứ thoải mái cầm bút chì vẽ lên bầu trời của mình, như hai người bạn mà tôi kể trên đây, và vô số những FTUers nữa đang làm. Chuyện những người Ai bảo dân kinh tế chỉ nghĩ chuyện làm giàu? Hãy gặp hai trong số hàng ngàn FTUers đam mê nghệ thuật và sẵn sàng theo đuổi đến cùng. Xin được tạm gọi họ là những người “não phải”, khi những gì họ tư duy không chỉ nằm lại ở những con số, phân tích, thống kê… naõo phaûi Hồng Anh
  • 12. S Ứ C T R Ẻ 10 Hành trình HULT PRIZE ĐườngđếnvớiHult Có thể bạn chưa biết, Hult là giải thưởng do Đại học Hult (top 100 trường kinh doanh lớn nhất thế giới do tạp chí Finan- cial Times và Business Week xếp hạng) liên kết với Quỹ Clinton Global Initiative (đại diện là cựu tổng thống Bill Clinton) tổ chức. Giải thưởng có tổng trị giá lên đến 1 triệu USD được trao cho nhóm sinh viên có ý tưởng giải quyết xuất sắc nhất một tình huống thực tế được cho trước. Mục đích chính của Hult là khuyến khích những ý tưởng kinh doanh vì cộng đồng của người trẻ, từ đó truyền tải thông điệp thúc đẩy sự gắn kết phát triển giữa hoạt động kinh tế với chia sẻ lợi ích cộng đồng. Đội tuyển FTU là đại biểu duy nhất ở Việt Nam tham dự vòng chung kết khu vực Châu Á vừa diễn ra vào đầu tháng 3 tại Thượng Hải. Tuy không giành được tấm vé tham dự vòng chung kết tại New York, nhưng 5 bạn trẻ Thanh Nga, Bảo Ngọc, Bảo Hoàng, Thúy Hằng, Hoài Nam vẫn thể hiện được bản lĩnh xuất sắc của sinh viên Việt Nam khi để lại dấu ấn của mình trong lòng bạn bè quốc tế, với thành tích lọt vào top 4 và chỉ kém đội về nhất đúng 1 phiếu. Khi nói về hành trình đến với cuộc thi, Hoài Nam cho biết: “Thúy Hằng và Bảo Ngọc là những người đầu tiên có ý định tham gia giải thưởng Hult năm nay và sau đó tập hợp 5 mảnh ghép của đội lại với nhau”. Trong đội mỗi người có một thế mạnh riêng và đảm nhận vị trí phù hợp với những khả năng mà mình tự tin nhất. Thúy Hằng trong vai trò đội trưởng với những kinh nghiệm thực tế tích lũy từ việc hoạt động trong các dự án của ECO Vietnam Group hay Regina Cof- fee; Thanh Nga đảm nhận việc đối ngoại, tài trợ của dự án; Bảo Hoàng đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông nên đóng vai trò như cầu nối giữa dự án với giới truyền thông cũng như các cá nhân, tổ chức có mong muốn tìm hiểu, hỗ trợ, giúp đỡ; Hoài Nam lại tự tin với khả năng phân tích, phụ trách làm việc với dữ liệu và đưa ra chiến lược cho đề tài. Từ ý tưởng đến dự án thật sự là một quá trình vất vả. Cả 5 thành viên đều là sinh viên năm cuối, bài vở nhiều và áp lực thi cử khá lớn. Thêm nữa mỗi người đều đã có công việc và những dự án riêng khác không thể bỏ nên quỹ thời gian làm việc chung lại càng hạn hẹp. Thanh Nga chia sẻ: “Với định hướng tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh vì cộng đồng, cuộc thi đòi hỏi tụi mình không những phải vững kiến thức kinh tế mà phải có kiến thức xã hội sâu rộng. Khó khăn là vậy nhưng nhờ có sự ủng hộ của mọi người và nỗ lực của chính các thành viên đã giúp bọn mình vượt qua được.” Một khó khăn nữa nhóm gặp phải là vấn đề kinh phí thực hiện dự án. Để có thể hoàn thành những gì đã vạch ra cần một khoản kinh phí không hề nhỏ, vì vậy công tác đối ngoại luôn được ưu tiên hàng đầu. Tại vòng chung kết khu vực, đội Việt Nam được xếp cùng bảng với những đối thủ mạnh như Úc, New Zealand (các thành viên đều đang học MBA), hay Trung Quốc, Đài Loan với lợi thế sân nhà. Điều này cũng khiến các thành viên có chút lo lắng. Nhưng vượt lên tất cả, “bọn mình đã xác định lợi thế và tập trung vào điểm khác biệt , cộng với tự tin và quyết tâm để thể hiện mình”. Những ngày cuối năm 2012, cộng đồng Ngoại thương cả nước không khỏi hãnh diện khi cùng nhau chia sẻ thông tin nhóm 5 sinh viên FTU cơ sở II trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tranh tài tại giải thưởng kinh tế lớn nhất thế giới Hult Prize. Một lần nữa ta có thể tự hào nói rằng FTU là một môi trường thúc đẩy sự phát triển của rất nhiều tài năng. VõThúyHằng–Độitrưởng Giải nhất Nielsen Case Competition 2011 và English Debate Contest – Global Me 2011. Sinh viên Việt Nam đầu tiên là nhân viên chính thức của Microsoft. Quản lý dự án tại ECO Vietnam Group, chuyên viên tài chính tại Regina Coffee. Học bổng AMCHAM của Hiệp hội thương mại Mỹ năm 2011. PhạmThanhNga - Phụtráchđốingoại - Muôn màu Ngoại thương
  • 13. S Ứ C T R Ẻ 11 Nhữngsinhviênkinhtế trăntrởvìnạnđói Tình huống thực tế mà Hult 2013 đưa ra là khủng hoảng lương thực thế giới – một trong những vấn đề nhức nhối nhất hiện nay. Đây là đề tài quen thuộc . nhưng cũng chính vì thế mà việc tìm ra một giải pháp trở nên rất khó khăn. Theo Bảo Ngọc thì “Việt Nam là nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới mà vẫn còn người đói”, vậy nên nhóm quyết tâm bắt tay vào thực hiện dự án với mong muốn phần nào có thể cái thiện tình hình đó. Dự án của nhóm xuất phát từ ý tưởng xây dựng một chuỗi cung ứng thực phẩm sạch với giá cả thích hợp cho những người dân trong khu dân cư. Nhóm đã thử nghiệm một hệ thống phân phối sản phẩm ăn uống của những phụ nữ buôn bán nhỏ, bán hàng rong ở quận Bình Thạnh. Bên cạnh đó, nhóm cũng hợp tác với nghiên cứu sinh trường Alabama University thiết kế hệ thống quản lý chuỗi cung ứng thông minh để mở rộng thị trường. Những bạn trẻ này tâm sự: “Câu chuyện bọn mình xây dựng là để chính những người dân đó tự vượt qua khó khăn bằng sức lao động của mình, bọn mình xóa đói bằng cách giảm nghèo, và tin rằng sự thay đổi bền vững nhất phải đến từ bên trong, từ cốt lõi của vấn đề”. Dự án của các sinh viên Việt Nam đã tạo được ấn tượng rất tốt với ban giám khảo nước ngoài. Bởi “thực sự nó đã hoạt động được một khoảng thời gian trước khi tham gia dự thi, được kiểm nghiệm thực tế tại chính thị trường Việt Nam”, theo Hoài Nam. Nhóm cũng tung sản phẩm ở các hội chợ và ghi lại doanh thu để báo cáo luôn trong ngày thi. Đó chính là một trong những điểm nhấn giúp cho dự án được yêu thích và khác biệt với các dự án còn lại. Nhữngkhoảnhkhắc khóquên … Là khi cái tên Đại học Ngoại thương từ Việt Nam được xướng lên trong top 4. “Rất vui và tự hào, đó thực sự là cảm giác vô cùng khó tả. Bọn mình đã làm hết sức mình, và những nỗ lực đã có kết quả xứng đáng”. … Là chút tiếc nuối khi không giành được tấm vé đến New York vào tháng 9. “Vị trí thứ hai không hẳn là không hay. Nó sẽ là động lực để bọn mình không ngừng cố gắng hoàn thiện hơn. Và biết đâu mọi người sẽ nhớ đến nhóm hơn chăng vì sự tiếc nuối này. Điều này rất gần với một câu slogan “Vì chúng tôi chỉ là thứ hai, nên chúng tôi luôn không ngừng cố gắng vươn lên dẫn đầu” … Là khi giám khảo chia sẻ sự tiếc nuối khi nhóm chỉ về thứ nhì với một phiếu cách biệt, và câu nói “Proud of yourself, team Vietnam. You deserve to be the win- ner!” (Đội Việt Nam, các bạn hoàn toàn có quyền để tự hào về mình, các bạn cũng rất xứng đáng giành được chiến thắng). Cả khi những người bạn quốc tế góp ý cho dự án, và luôn nói rằng họ ấn tượng về những gì mà sinh viên Việt Nam mang đến cuộc thi này. Cuộc thi đã mang đến cho những sinh viên FTU trẻ tuổi rất nhiều bài học và kinh nghiệm quý giá. Những kiến thức kinh tế, xã hội và cả giao tiếp, thuyết trình đã được rèn luyện trong một môi trường quốc tế chuyên nghiệp. Với Hoài Nam, “điều mà cuộc thi mang lại trước hết chính là “net- work”. Qua việc tham gia những cuộc thi này, mình được tiếp xúc với những CEO, CFO – những người từ C-level trở lên và đó là cơ hội để mình mở rộng và học hỏi rất nhiều điều, và qua đó họ cũng có một cái nhìn thiện cảm với mình, với sinh viên Ngoại Thương.” Trở về từ Thượng Hải, nhóm vẫn tiếp tục tập trung hoàn thiện dự án. Cả 5 thành viên cũng hạ quyết tâm tham gia cuộc thi online của Hult Prize để tìm kiếm cơ hội khác tại New York. Kết Ai nói người trẻ thời nay chỉ chạy theo những giá trị vật chất, học kinh tế chỉ để làm giàu cho bản thân thì quả thật có phần phiến diện. Những bạn trẻ FTU cơ sở II trong bài viết này đã minh chứng cho một thế hệ năng động, tự tin, đầy bản lĩnh và luôn hết mình vì những giá trị cộng đồng. Đúng như phương châm mà họ đặt ra “Hễ đi là đến, dù chưa biết sẽ đến đâu nhưng chắc chắn vẫn tốt hơn cứ ngồi yên một chỗ”. Thủy Đôn Giải Spirit of SIFE 2012. Thành viên nhóm quản lí dự án Regina 3in1. Đại diện Việt Nam tham dự vòng chung kết quốc tế CIMA Global Business Challenge 2011. Giải nhất Best Business Plan Win- ner chương trình Asian Job Ex- press. Giải nhất Vietnam PR Concepts 2012. Giải nhất cuộc thi tổ chức sự kiện do Freehugs Việt Nam tổ chức. Danh hiệu Sinh viên tài năng 2012 của Hội sinh viên trường ĐH Ngoại thương. HuỳnhHồBảoNgọc - Phụtráchchiếnlược- LêHoàiNam - Phụtráchchiếnlược- TrầnViệtBảoHoàng - Phụtráchtruyềnthông-
  • 14. S Ứ C T R Ẻ 12 Trong những năm gần đây, tarot không còn là một khái niệm quá xa lạ với giới trẻ. Không dừng lại ở việc xem bói bài hay theo học, nhiều bạn trẻ đã theo đuổi tarot như một công việc thực sự, một nghề độc đáo nhưng cũng rất thú vị và nhiều trải nghiệm. Hãy cùng Sức Trẻ lắng nghe chia sẻ của bạn Trần Việt Hà – một reader tại TADA Project, đồng thời cũng đang là một FTUer năm cuối của khoa Tài chính – Ngân hàng nhé! Hà AnhTrần Câu chuyệnquanh những Lá Bài- Chào bạn, bạn có thể giới thiệu đôi nét về mình cho bạn đọc được không? - Xin chào, mình là Việt Hà, nick name là Cá. Hiện mình đang là sinh viên lớp Anh 9 K48, Tài chính – Ngân hàng. Mình cũng đang là reader cho TADA Project. - Công việc chính của bạn tại TADA là gì? - Mình hoạt động chính bên mảng Tarot của TADA. Tại TADA có khá nhiều dịch vụ như đọc bài tại quán café, đọc bài on- line qua skype, Tarot on Demand. Mình có làm dịch vụ đọc bài tại quán cafe trong nửa năm, nhưng bây giờ chủ yếu là read on demand. Với dịch vụ này, khách hàng sẽ chỉ định reader, hẹn riêng và tính tiền theo thời gian. Thêm vào đó mình cũng có tham gia giảng dạy tại các lớp xem bài Tarot. Đối với một mảng khác của TADA là Astro, mình chỉ đóng vai trò chuyên gia cố vấn thôi. - Vậy từ khi nào bạn bắt đầu đến với tarot? Thời gian đầu đến học bạn có khi nào nghĩ đến một ngày mình sẽ trở thành một reader cho TADA không? - Chính xác là từ tháng 2 năm 2012. Khi đấy một người bạn của mình là Chum Nước (Hà Tiến Cường, cũng là một FTUer), vốn đã tham gia vào TADA có rủ mình mang mô hình TADA đi thi “Khởi nghiệp cùng Kawai”. Sau lần đó, dù không được vào vòng trong nhưng mình bắt đầu hứng thú với tarot và đăng ký theo học. Ban đầu mình chỉ vì muốn tìm hiểu về những kiến thức mới lạ, để làm mới bản thân thôi. Nhưng sau đấy, mình nhận ra là mình tiếp thu rất nhanh, và có thể coi là có “khiếu” nhất định với Tarot. Vì vậy, sau đó khi được đề nghị, mình đã rất hăng hái bắt đầu công việc của một reader. - Nhưng nhiều người nhìn nhận tarot như một hình thức bói toán, vì vậy mà không thực sự tin. Còn bạn thì sao, bạn có tin vào tarot? - Đối với mình, đó là cả một quá trình. Trước khi quyết định đi học, mình đã được xem Tarot cho, đôi khi là đứng ở vị trí người thứ ba, quan sát người khác Tôi đi làm
  • 15. S Ứ C T R Ẻ 13 TADA là một dự án được khởi xướng từ những ngày đầu mùa hè của năm 2011 với mục tiêu là đưa Tarot & Chiêm tinh học đến gần với các bạn trẻ, trở thành công cụ giúp các bạn quyết định tốt hơn từ việc hiểu bản thân, các cơ hội & bản chất các mối quan hệ. Về cái tên: TADA là cụm từ viết tắt của “Tarot Dạo”. Về triết lý: TADA = Happy Business. Các hoạt động chính: - Xem Tarot - Xem bản đồ sao - Lớp học Tarot và chiêm tinh xem Tarot. Và lần nào mình cũng ngạc nhiên là nó luôn đúng, vì thế không có cách nào khác, đành tin vậy! Dù như thế nhưng lòng tin cũng không có nhiều cơ sở, nên mình quyết định đi học, cũng là môt cách để tìm xem có thêm cơ sở nào để tin hay không. - Vậy đến giờ, sau khi đã học và làm reader được một thời gian khá lâu, lòng tin đó đã có thêm những cơ sở nào? - Ừm, câu hỏi rất hay. Có 1 câu như thế này: “Khi xem Tarot 50 lần, bạn sẽ hiểu được cách thức nó vận hành. Xem 100 lần, bạn sẽ hiểu được cách cuộc sống vận hành.”. Nhờ những kiến thức được học và tự nghiên cứu, mình hiểu được những cơ sở giải thích cho sự chính xác của Tarot. Thật ra Tarot chứa đựng nhiều yếu tố khoa học. Nó là một công cụ được dùng phổ biến trong ngành tâm lý học phân tích. Cơ sở chính của nó là hiện tượng phản chiếu tâm lý. Nói nôm na là từ những hình ảnh mang tính tượng trưng và kích thích trí tưởng tượng của lá bài, cùng với sự diễn giải của Reader, người được xem có khả năng tự nhìn ra những thông tin liên quan đến vấn đề mình đang gặp phải, vì sao mình gặp rắc rối này, và chìa khóa giải quyết nằm ở đâu. - Vậy trong tarot có yếu tố nào dự đoán tương lai hay không – một điều được rất nhiều người xem tarot quan tâm? - Khả năng dự đoán tương lai của Tarot là có, nhưng không phải tác dụng mạnh nhất của nó. Tác dụng chính của Tarot là giúp phân tích vấn đề, và định hướng cách giải quyết. Cái “tương lai” của Tarot vẽ ra, thứ nhất là tương lai gần, và thứ hai là tương lai có thể thay đổi được. Thực chất nó vẽ ra xu hướng phát triển của vấn đề, nghĩa là nếu người ta không đi xem tarot chẳng hạn, thì vấn đề sẽ phát triển theo xu hướng đó. Còn nếu hiểu được vấn đề rồi, người được xem Tarot hoàn toàn có thể dùng nỗ lực của bản thân để tác động vào tương lai theo chiều hướng tốt đẹp nhất. - Đến bây giờ, sau một thời gian dài gắn bó, bạn thấy tarot đã mang lại cho mình những gì? - Cái Tarot mang lại cho mình, những ngày đầu, đơn giản là được thỏa mãn đam mê, tìm hiểu khả năng của mình, và quan trọng nhất là được giúp đỡ người khác. Bên cạnh đó, nhờ những câu chuyện được chia sẻ từ khách hàng, vốn sống của mình tăng lên rất nhiều, thế giới quan được mở rộng. Càng nhiều kinh nghiệm đọc bài, Reader càng có cái nhìn đa chiều hơn, và hiểu ra nhiều quy luật của cuộc sống. - Bạn có thể cho một ví dụ? - Ví dụ một chuyện như thế này nhé: bình thường khi bạn nghe ai đó kể lại về chuyện chàng trai phản bội cô gái nào đó, bạn sẽ tức giận và cho rằng đó là kẻ không ra gì. Nhưng giả dụ, nếu chính chàng trai đó đến tâm sự và nhờ bạn xem Tarot, bạn sẽ nhìn ra được đằng sau hành động của người này có những nguyên nhân nào có những nỗi khổ tâm riêng thế nào, và có thể sẽ nhìn ra rằng hành động, ở một khía cạnh nào đó, là tất yếu. Nói như vậy để thấy rằng Tarot giúp mình có cái nhìn nhiều chiều hơn, và toàn diện hơn về mọi thứ. - Nhưng những Reader cũng cần có một vài phẩm chất nhất định phải không? Tức là khả năng của từng người với Tarot là không giống nhau? - Điều này đúng! Bản thân trong Tarot có 2 yếu tố là tâm linh và tâm lý. Muốn phát huy được yếu tố tâm linh, cần phải một chút gọi là “năng khiếu”. Tuy nhiên, TADA khai thác công dụng của Tarot chủ yếu dưới góc độ Tâm lý (hay góc độ khoa học). Ở góc độ này không còn quá đề cao năng khiếu tâm linh kia nữa nên bất cứ ai cũng có thể học và sử dụng được. Nhưng cũng giống như mọi thứ khác, như thể thao, nấu ăn, cắm hoa..., có người học nhanh, có người học chậm, có người học giỏi, có người học mãi vẫn chỉ tầm tầm bình thường. Cá nhân mình thì thấy, cái quan trọng nhất với Reader, là cái tâm thực sự muốn giúp đỡ người khác, và khả năng lắng nghe. Bởi Tarot trước hết là một cầu nối để giao tiếp. Thông qua sự kỳ diệu của Tarot, người ta dễ mở lòng kể chuyện hơn. có nhiều lúc, chỉ cần đc tâm sự, thì đã thoải mái hơn nhiều rồi. - Vậy bạn có coi đây là một công việc part – time mang lại thu nhập thực sự không? - Đối với mình, đây thực sự là một công việc đúng nghĩa. Mình có thêm một nguồn thu nhập từ việc xem bài tarot và giảng dạy tại TADA. Còn về con số cụ thể thì mình xin được giữ kín. - Thực sự những chia sẻ của bạn đã đem đến cho mình và bạn đọc rất nhiều thông tin bổ ích về cả tarot và công việc của một reader tại TADA. Bạn có lời nào muốn gửi tới độc giả của “Sức trẻ” số 37 lần này? - Mình rất nhớ và cảm ơn nếu có độc giả nào đọc bài này từng là khách hàng của mình, bởi những ngày xem bài tại café cũng có rất nhiều khách hàng là FTUer. Mình cũng thực sự cảm ơn những câu chuyện các bạn đã để lại. Đó thực sự là một những món quà quý giá mà không một công việc nào có thể trao tặng. - Rất cảm ơn bạn vì buổi chia sẻ thú vị này. Chúc bạn ngày càng thành công hơn nữa trong công việc cũng như học tập. VềTADAProject:
  • 16. S Ứ C T R Ẻ 14 Tôi đi làm Một lẻ một NGHỀPR Trong những năm gần đây, PR (Quan hệ công chúng – Public Relation) là một trong những sự lựa chọn nghề nghiệp hàng đầu của các bạn trẻ. Điều hài hước là ở chỗ, khi nhắc đến PR, người ngoài cuộc kêu “sướng”, còn người trong cuộc kêu “khổ”. Nghề PR là gì? Nhiệm vụ của PR, hay còn gọi là Quan hệ công chúng, là quản lý luồng thông tin qua lại giữa một cá nhân hay một tổ chức với công chúng. Đối với các cơ quan hay doanh nghiệp, PR nhằm tạo ra và giữ một hình ảnh tích cực của chính họ trong mắt khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Một chuyên viên PR thường gợi cho mọi người về hình ảnh hào nhoáng, ăn mặc đẹp và lịch sự, đến dự các bữa tiệc, bắt tay và tạo mối quan hệ các nhà báo, các doanh nhân hay trên tay cầm bộ đàm tất bật điều khiển toàn bộ sự kiện của một công ty trông có vẻ rất “oai”. Nhưng đó chỉ là một phần và là bề nổi của PR. Danh mục thực sự những công việc của nghề PR bao gồm: - Biên tập tài liệu, văn bản liên quan đến hình ảnh của công ty và các sự kiện của công ty tổ chức: thông cáo báo chí, brochure, bản tin nội bộ, diễn văn,… - Lên kế hoạch và tổ chức sự kiện cho công ty. - Tạo dựng quan hệ với các nhóm đối tượng bao gồm Khách hàng, các cơ quan truyền thông, đối tác, hay các cơ quan chính phủ. - Tư vấn cho các cấp lãnh đạo và các phòng ban khác các vấn đề liên quan đến hình ảnh của công ty. Có hai loại PR là PR in house và PR agency. PR in house là làm quan hệ công chúng cho chính công ty nơi bạn đang công tác. Làm PR agency là chuyên làm PR cho các công ty khác. Phần lớn những người làm PR in house không thể đảm nhận được tất cả các danh mục công việc nói trên mà là người đóng vai trò kết nối giữa công ty của mình với các Agency. PR - sự thật đằng sau vẻ bề ngoài Nghe qua danh mục những công việc của PR thì rõ ràng đây là một nghề năng động và phù hợp với các bạn trẻ mới ra trường. Những mối quan hệ được tận dụng triệt để, những cơ hội được đi đây đi đó, gặp gỡ nhiều người thú vị cùng với yêu cầu sáng tạo trong các chiến dịch truyền thông chính là điểm mạnh thu hút nhiều bạn sinh viên năng động mới rời ghế nhà trường. Một điểm nữa cũng khiến nghề này trở nên HOT đó là PR là nghề hái ra tiền. Tuy nhiên đó dường như là câu chuyện của những năm đầu tiên khi các công ty bắt đầu biết chăm chút đến hình ảnh của mình. Lúc đó PR lên ngôi và những người trong nghề nhận được thu nhập khá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên trong những năm gần đây, điều này không còn đúng nữa vì nhiều lý do. Chỉ có các PR manager, những người nắm vững tất cả các kỹ năng, và điều hành chiến lược PR cho một tổ chức hay dự án là nhận được lương cao. Còn hầu hết các nhân viên PR hiện nay (đặc biệt là PR in house) chỉ tập trung làm về một mảng như tổ chức sự kiện hoặc liên hệ với báo chí, thì “lương và chế độ cũng tương đối ngang so với các ngành nghề khác chứ không có gì nổi trội.” – Chị Đoàn Thanh Tú, phụ trách PR của một công ty tư vấn du học, chia sẻ. Tất nhiên, mọi chuyện còn phụ thuộc vào quy mô công ty và lĩnh vực mà bạn đang tham gia làm PR. Với PR Agency, áp lực lớn là một trong những đặc trưng của nghề. Với vị trí “tư vấn”, bạn phải gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao của nhiều công ty - những người vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm
  • 17. S Ứ C T R Ẻ 15 FUMA trong việc tạo dựng quan hệ, phải hiểu rõ được lĩnh vực mà công ty đó đang tham gia. Phải làm sao để lấy được sự tin tưởng từ các “sếp” khi giao tiếp và thể hiện kiến thức về chính lĩnh vực của họ, khi mà hầu hết những người làm PR ở Việt Nam còn khá trẻ về tuổi đời. Hơn nữa, nghề PR cần sự tỉ mẩn rất cao. Đôi khi trong một bản thông cáo báo chí, thiếu hay thừa một dấu phẩy thôi cũng làm cho phía khách hàng không hài lòng. “Chúng tôi đã đánh mất một khách hàng, một công ty mà chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi trong suốt hai năm đầu tiên khi họ đặt chân tới Việt Nam chỉ vì trong một buổi chiêu đãi, các cô tiếp tân mà chúng tôi thuê đã mặc áo dài màu đỏ - màu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ.” – Ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc của T&A Ogilvy chia sẻ. “Những người quyết định theo nghề PR hãy cẩn thận: trong một thế giới mà “tin tức không bao giờ ngủ”, các bạn có rất ít thời gian dành riêng cho bản thân mình. Bạn có thể bị dựng dậy vào nửa đêm, trong ngày nghỉ, giữa kỳ phép với hàng loạt các câu hỏi, các tình huống phải tham vấn- mà vẫn phải tỏ ra hết sức quan tâm, mềm mỏng và tập trung. Chưa có xếp hạng cụ thể, nhưng tôi cho rằng, nghề quan hệ công chúng là nghề có tỷ lệ độc thân rất cao - khi bạn phải dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ công việc, bạn hầu như không còn thời gian cho các mối quan hệ cá nhân, và mỗi khi quay trở về nhà hàng đêm, đôi lúc bạn chỉ có một mong ước duy nhất là được ở một mình: không điện thoại, không nhắn tin, không email, không suy nghĩ. Đơn giản là được một mình. “ (Trích Tự sự nghề PR – Ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc T&A Ogilvy). Đó là áp lực với một PR agency, còn PR in house thì mọi chuyện có vẻ dễ thở hơn, Tuy nhiên chị Tú cho biết: “Làm nghề này có nguy cơ mất việc cao vì đây là bộ phận tiêu tiền của công ty, nếu công ty gặp khó khăn họ sẽ cắt giảm nhân sự của bộ phận này đầu tiên.” Nhiều người theo nghề PR chỉ được 1, 2 năm nhưng quyết định bỏ nghề vì không chịu nổi áp lực của nó. Rõ ràng PR là một nghề đáng mơ ước song để theo đuổi được nó đến tận cùng cũng không phải là chuyện dễ dàng. PRvànhữngranhgiới PR là quan hệ công chúng và nếu “quan hệ” không khéo thì công chúng dễ có những cái nhìn không tốt về nghề này. Dường như những anh chàng chuyên viên PR là những anh chàng ăn to nói lớn, thường khoác lên cái vẻ ngoài mỹ miều cho một nội dung tẻ nhạt. Những anh chàng thường xuyên tận dụng các mối quan hệ cá nhân, hay nặng nề hơn là “đi cửa sau” để đạt được mục đích của mình. Với sự phát triển của truyền thông mạng, nhiều sự việc các công ty móc nối với giới báo chí, tạo ra các scandal để nổi tiếng và đầu độc độc giả, đã không còn hiếm gặp. Theo chị Tú, ở Việt Nam, sự trung thực trong ngành PR dường như chưa được sự quan tâm đúng mực. “Làm việc gì cũng thế, không kể là PR, cần sự trung thực. Công việc của mình là đưa thông tin đến đúng đối tượng khách hàng qua đúng kênh, chứ ko phải là thừa giấy vẽ voi, tô vẽ quá đáng. Giữ cho thuyền yên bể lặng mới khó, tạo sóng tạo gió ra mà xử lý thì dễ thôi.” Chị Nguyễn Ái Nhi, quản lý Mar- keting cho một công ty bất động sản của Mỹ, chia sẻ. Chính vì vậy, làm PR hay bất cứ một nghề nào chăng nữa, cần nhất vẫn là cái tâm với chính nghề nghiệp mình theo đuổi. Chỉ như vậy, bạn mới có thể trụ vững với vị trí xứng đáng trong xã hội hiện đại nhiều bon chen này. Ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc T&A Ogilvy
  • 18. S Ứ C T R Ẻ 16 CâuchuyệnPandora Pandora là dịch vụ radio thành công nhất trên Internet, với 80 triệu người dùng đăng kí, và cứ mỗi giây lại có thêm một người theo dõi! Trong thời đại của iTunes, Rhapsody, người ta có thể nghe mọi thứ mình muốn mọi lúc mọi nơi, sao lại có người muốn chờ đài phát thanh trực tuyến chọn nhạc cho mình nghe? Không hẳn như vậy. Tại Pandora, người dùng tự chọn một dòng nhạc, dựa trên một nghệ sĩ mình ưa thích và thuật toán sẽ tạo ra một đài phát thanh riêng, không chỉ chơi nhạc của nghệ sĩ đó mà cả những bài hát tương tự của các nghệ sĩ khác. Năm 2005, Will Glaser và Tim Wester- gren thành lập Pandora.com. Họ kinh doanh âm nhạc trong khi các đối thủ cung cấp nhạc miễn phí mà hầu như không có quảng cáo.Trên thực tế, họ có thể thất bại trắng tay: 80% nhạc trực tuyến có thể tải miễn phí. iTunes khi đó đã thành công vang dội, thu phí 99 xu mỗi bài hát, không có quảng cáo, với 20 triệu người dùng. Ý tưởng về một đài phát thanh vẫn còn rất mới mẻ. Đối diện với tình hình đó, mô hình kinh doanh đầu tiên của Pandora là cho phép nghe nhạc miễn phí 10 tiếng, sau đó yêu cầu người nghe trả 36 đôla/tháng trong vòng một năm sau khi đã nghe hết thời lượng miễn phí. Kết quả là: 100.000 người nghe hết 10 tiếng nhưng không chi tiền dịch vụ cả năm. Mọi người ưa thích Pandora nhưng không sẵn sàng chi trả. Vào tháng 11/2005, Pandora đưa ra lựa chọn có kèm quảng cáo. Subcriber có thể nghe tối đa 40 tiếng miễn phí mỗi tháng. Sau đó họ có 3 lựa chọn (a) trả 99 xu để nghe cả tháng (b) đăng kí dịch vụ pre- mium và được sử dụng không giới hạn (c) không làm gì cả. Nếu chọn (c), bạn không thể tiếp tục nghe nhạc, nhưng có thể đăng nhập vào tháng sau. Mô hình kinh doanh có kèm quảng cáo này là bước tiến liều lĩnh, bởi Pandora không có ad server hay hệ thống thông tin kế toán, nhưng Pandora thu hút được nhiều người dùng tới mức, chỉ trong vài tuần đã có đủ các nhà quảng cáo (bao gồm cả Apple) để chi trả cho cơ sở hạ tầng. Năm 2006, Pandora bổ sung tính năng mua bản nhạc đang phát, thu được khoản phí giới thiệu từ Amazon và iTunes. Chưa chịu từ bỏ, vào cuối năm 2009, công ty tung ra Pandora One, dịch vụ premium (không có quảng cáo, chất lượng cao, có ứng dụng desktop và ít giới hạn sử dụng hơn) với giá 36 đôla mỗi năm. Cho tới tháng 7/2010, Pandora có 600.000 người đăng kí dịch vụ premium, chiếm 1% tổng 60 triệu người dùng. Chris Anderson viết trên blog “Bạn đem cho 99% sản phẩm chỉ để bán được 1%. Điều vô lý trở nên có lý ở chỗ, sản phẩm số có chi phí cận biên gần như bằng 0, và 99% kia chỉ tốn một chút chi phí nhưng cho phép bạn tiếp cận với thị trường lớn. Vì thế 1% chịu chi tiền là 1% của một con số khổng lồ” Cuối năm 2009, Pandora đã báo cáo quý đầu tiên có lãi, và 55 triệu đôla doanh thu hằng năm, đa phần từ quảng cáo, phần còn lại là từ khách hàng và phí trung gian tải nhạc từ iTunes và Amazon. Mô hình kinh doanh mới của Pandora thành công đến nỗi công ty đã lên sàn vào tháng 6/2011 và được định giá 2,6 tỉ đôla. FREE Mô hình kinh doanh gây Freemium là một từ ghép được tạo ra bởi: Free+Premium, cung cấp miễn phí các dịch vụ/sản phẩm với các chức năng cơ bản nhưng thu phí nếu người sử dụng muốn sử dụng các chức năng cao cấp (premium). Đây là mô hình kinh doanh nổi tiếng và gây khá nhiều tranh luận đối với các công ty web 2.0 MIUM tranh cãi Kinh tế
  • 19. S Ứ C T R Ẻ 17Khôngcócâutrảlờicho mọibàitoán Mô hình freemium đã phát huy hiệu quả với Pandora, nhưng vẫn còn những cuộc tranh luận liên miên: mô hình này giúp thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng, nhưng lại không dễ gì khiến người dùng chịu trả tiền cho dịch vụ. Không có nguồn thu từ người dùng, công ty phải dựa vào doanh thu quảng cáo. Mô hình của MailChimp vừa là câu chuyện thành công, cũng vừa là lời cảnh báo. Công ty cho phép gửi email newslet- ter cho khách hàng, quản lý danh sách đăng kí, theo dõi hoạt động của chiến dịch email marketing. Công cụ này rất mạnh với giao diện ứng dụng mở, tuy nhiên sau 10 năm kinh doanh, công ty chỉ có 85.000 người dùng trả phí. Năm 2009, CEO Ben Chestnut quyết định cần phải đưa ra chiến lược mới: cung cấp miễn phí các công cụ cơ bản và thu phí cho các tính năng đặc biệt như các công cụ phân tích phức tạp, giúp định hướng lại chiến dịch e-marketing hiệu quả hơn. Chỉ trong một năm, MailChimp tăng từ 85 000 người dùng lên 450 000. Lượng khách hàng trả phí tăng hơn 150% và lợi nhuận tăng hơn 650%! Kết quả rất tuyệt vời, nhưng cái giá phải trả là: công ty gặp rất nhiều trường hợp lạm dụng hệ thống, và chi phí cho các vấn đề pháp lý cũng tăng lên tương ứng. Hầu hết các trường hợp này là spam đã được ngụy trang khéo léo, phần mềm Spam Asassin không thể tìm ra và ngăn chặn. Thay vì từ bỏ mô hình freemium, MailChimp phát triển dự án Omnivore, thuật toán tối đa hóa nhằm tìm kiếm các email xấu. Từ 9/2009- 9/2010, công ty gửi khoảng 70 000 lời cảnh báo, chặn gần 9000 tài khoản và cấm cửa 1900 user. Đối với MailChimp, mô hình freemium xứng đáng với cái giá của nó: 900 000 người đăng kí trên toàn thế giới, gửi đi 1,75 tỉ email mỗi tháng. Tuy nhiên, Ning, một công ty cho phép người dùng tự tạo mạng xã hội của riêng mình, họ đã thử mô hình freemium và phải từ bỏ vào tháng 7/2010. Là người đồng sáng lập Mosaic, trình duyệt web đầu tiên, và là nhà sáng lập Netscape, Marc Andreessen đã thành lập Ning năm 2004. Với sự hỗ trợ của Marc, công ty thu được 119 triệu đôla tiền đầu tư. Mặc dù là nền tảng cơ sở hạ tầng mạng xã hội dẫn đầu thị trường, Ning gặp vấn đề tương tự: phải biến người dùng thành khách hàng trả phí. Trong khi có 13% khách hàng trả tiền cho dịch vụ premium, doanh thu vẫn là chưa đủ cho các chi phí phải trả khi có thêm người dùng miễn phí. Vào tháng 5/2010, Ning kết thúc mô hình freemium, đưa ra mô hình tính giá với 3 mức, bắt đầu từ 19,95 đôla mỗi tháng cho dịch vụ cơ bản; các khách hàng đang sử dụng sẽ có 30 ngày để chuyển đổi và tự chọn cho mình một mức chi trả. Cho tới nay, khoảng 50 000 mạng xã hội của Ning đã chuyển sang hình thức trả phí, gấp ba lần số site premium trước đây. Ning cũng nói rằng khách hàng trả phí tăng thêm 5000 mỗi tháng, và doanh số công ty tăng 400%. Mô hình kinh doanh mới của Ning dựa vào nhiều nguồn doanh thu: dịch vụ pre- mium, quảng cáo từ Google, hợp tác và tài trợ. Các đối tác bao gồm nhà xuất bản Pearson, tài trợ cho Ning 8600 mạng xã hội giáo dục (cấp phổ thông trở lên) trong vòng 3 năm tới, giảm chi phí cho người dùng xuống còn 19,95 đôla/năm. Sửdụngfreemium Vậy khi nào nên sử dụng mô hình free- mium? Mô hình này là hợp lý nếu sản phẩm dễ sử dụng và có đối tượng khách hàng tiềm năng lớn, cỡ hàng triệu người. Và điều tối quan trọng là đem lại giá trị rõ rệt cho khách hàng. Sẽ rất có ích nếu số khách hàng càng nhiều càng làm tăng giá trị sản phẩm (ví dụ như dịch vụ hẹn hò). Freemium hoạt động tốt khi công ty có tỉ lệ giữ chân khách hàng trong dài hạn, và sản phẩm càng sử dụng càng có giá trị hơn. Một phần quan trọng là phải có chi phí biến đổi (variable cost) thấp, trong quá trình cung cấp dịch vụ cho người dùng miễn phí. Ví dụ, Evernote, dịch vụ ghi chú cho cá nhân, đã bổ sung freemium vào mô hình kinh doanh và cơ sở người dùng tăng lên 8 triệu người. Evernote hiện có tỉ lệ 3% người dùng chuyển đổi từ miễn phí sang trả phí, và họ cũng phát hiện rằng, subscriber càng hoạt động lâu thì càng có xu hướng đăng kí premium hơn. Ví dụ, khoảng 20% subscriber sử dụng Ev- ernote trong vòng 2 năm đã trở thành khách hàng trả phí, đạt doanh thu 1 triệu đôla/tháng. Một trong những hệ số quan trọng đối với thành công của Evernote và các công ty freemium khác, đó là doanh thu trên mỗi người dùng thường xuyên (revenue per active user) và chi phí biến đổi. Evernote thu được 0,3 đôla/người dùng/tháng cho mỗi người dùng nhưng chỉ chi ra 0,09 đôla/người dùng/tháng Các công ty cũng đối mặt với nhiều thách thức: tính năng nào là miễn phí và tính năng nào có thể tính phí, chi phí bao nhiêu cho người dùng miễn phí và định giá dịch vụ premium thế nào. Bên cạnh đó, rất khó dự tính tỉ lệ hao mòn, đặc biệt đối với các công ty freemium, chênh lệch càng nhiều hơn. Vì vậy, freemium có thể phù hợp để thu hút người dùng trong giai đoạn đầu, nhưng rất khó để xác định bao nhiêu người dùng sẵn sàng chi trả và sẵn sàng ở lại Chiến lược freemium phù hợp với các công ty như Pandora (đối với người dùng miễn phí, chi phí cận biên rất thấp, gần như bằng 0). Mô hình này cũng hợp lý đối với công ty như Facebook (mạng liên kết càng rộng, càng tăng giá trị cho các khách hàng tiềm năng). Hoặc khi doanh nghiệp có thể hoạt động nhờ vào một phần khách hàng sẵn sàng chi trả, đặc biệt là khi có các nguồn doanh thu khác (như tiền hoa hồng giới thiệu khách hàng hoặc quảng cáo), để bù đắp cho thiếu hụt từ doanh thu khách hàng. Thúy Hà (dịch)
  • 20. S Ứ C T R Ẻ 18 Tiếpthịthầnkinhhọclàgì? Tiếp thị thần kinh học (Neuromarketing) là một lĩnh vực mới trong marketing đi sâu nghiên cứu những phản ứng nhận thức, cảm xúc, giác quan của người tiêu dùng khi đứng trước các kích thích từ hoạt động marketing. Các nhà nghiên cứu sử dụng các công nghệ như chụp hình MRI để đo sự thay đổi trong các phần não bộ hoặc sử dụng Điện não đồ để nhận biết các hoạt động của não bộ thông qua hình ảnh quang phổ cụ thể. Mục đích cuối cùng là giải thích tại sao người tiêu dùng lại đưa ra được quyết định và bộ phận nào của não điểu khiển họ làm thế. Tiếp thị thần kinh học vừa có thể được xem xét dưới góc độ khoa học, vừa có thể được nhìn nhận dưới góc độ thương mại. Trên thực tế, một số công ty quy mô lớn với mục tiêu lớn đã đầu tư vào các phòng thí nghiệm, tuyển dụng các nhà khoa học hay hợp tác với giới học thuật. Hay nói đúng hơn, họ cần phải hiểu được hành vi của người tiêu dùng thông qua các nghiên cứu trong lĩnh vực Tiếp thị thần kinh học, một lĩnh vực hoàn toàn mới. Trong những năm 1950, hai nhà khoa học tại đại học McGill đã vô tình khám phá ra trong não của chuột thí nghiệm có một khu vực được đặt tên là “Trung tâm thỏa mãn” (Pleasure center). Khi kích thích khu vực thỏa mãn của chuột thí nghiệm thông qua dòng điện được kích hoạt bằng đòn bẩy, chúng nhấn đòn bẩy hàng trăm lần mỗi giờ, không cần ăn hay ngủ, cho đến khi nhiều con kiệt sức mà chết. Những nghiên cứu xa hơn chỉ ra khu vực Trung tâm thỏa mãn cũng tồn tại trong não người. Tất nhiên con người thì phức tạp hơn loài chuột. Rất nhiều các hãng kinh doanh lớn đã bắt đầu quan tâm đặc biệt đến việc tìm hiểu não bộ con người có thể giúp họ hiểu người tiêu dùng hơn như thế nào. Họ đang dần bước vào một lĩnh vực mới nhưng phát triển rất nhanh có tên là Tiếp thị thần kinh học, sử dụng các công cụ theo dõi não bộ để lý giải tại sao chúng ta thích sản phẩm này hơn thay vì sản phẩm kia. Con người rất giỏi thể hiện họ muốn gì, họ thích gì hay thậm chí họ có thể trả bao nhiêu cho một món đồ, nhưng họ không hề giỏi trong việc đánh giá xem những quyết định đó đến từ đâu, hoặc bị ảnh hưởng bởi các nhân tố như hình ảnh hay thương hiệu như thế nào và khi nào. Theo Roger Dooley, tác giả cuốn sách “Sự ảnh hưởng từ bộ não”, 95% những suy nghĩ, cảm xúc và quá trình nhận thức xảy ra trước khi chúng ta có thể nhận biết được nó. Điều này có nghĩa là hầu hết những người làm marketing chỉ đang tương tác với 5% khả năng bộ não của các khách hàng tiềm năng. Khoa học thần kinh có thể giúp chúng ta hiểu được những yếu tố tiềm ẩn trong quá trình đưa ra quyết định. CokehayPepsi? Một trong số ít các nghiên cứu đánh giá hoạt động não bộ khi con người đưa ra lựa chọn là các nhà khoa học đã cố gắng trả lời một câu hỏi cũ: Tại sao mọi người lại nói họ thích Coke hơn là Pepsi? Người ta đã chụp hình ảnh bộ não của những người tham gia khi họ nếm thử Coke và Pepsi. Mỗi người đều bị che mắt, và trong suốt cuộc thử nghiệm này, hình ảnh chụp được cho thấy thùy não trước HIỂUthần kinh Về DOANH NGHIỆP CŨNG CẦN Kinh tế
  • 21. S Ứ C T R Ẻ 19trán hoạt động rất tích cực. Đây là khu vực phát ra các tín hiệu khiến con người thèm ăn uống. Khi người tham gia không biết chính xác thương hiệu của chất lỏng màu đen có vị ngọt này, não của họ sẽ đưa ra lựa chọn dựa trên hương vị họ nếm được. Khi được hỏi về việc họ thấy thích thức uống nào hơn, một nửa số người chọn Coke và nửa còn lại chọn Pepsi. Các nhà khoa học làm lại cuộc thử nghiệm, nhưng lần này cho người tham gia biết họ đang uống một lon Coca Cola, ngay lập tức các khu vực não mới bị kích thích. Cái tên Coca Cola có một hiệu ứng đặc biệt đến hành vi đưa ra lựa chọn của người tham gia. Một khi họ biết mình đang uống Coke, họ liền nói họ thích một lon Coke được dán nhãn hơn là một lon Coke bị che mất nhãn, và tất nhiên là thích hơn một lon Pepsi. Nghiên cứu này là minh chứng cho việc lựa chọn của khách hàng không dựa trên những đánh giá khách quan về việc sản phẩm nào tốt hơn. Những thương hiệu có hình ảnh tích cực trong tâm trí người tiêu dùng sẽ đánh bại thứ gọi là chất lượng tốt hơn. Bộnãocủaconngườivà7 nguyêntắctácđộngđến việcmuahàng Theo các nhà khoa học thần kinh, bộ não có 3 thành phần chính, mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng riêng biệt. Những “bộ não con” này - ẩn chứa bên trong bộ não lớn - bao gồm: Bộ não “Con người” (Bộ não “Mới” hay ngoài cùng): Phần tiến hoá nhất của bộ não được biết đến với tư cách vỏ não. Chịu trách nhiệm cho các suy nghĩ lôgic, ý thức, ngôn ngữ, học tập và các tính cách con người. Bộ não “Động vật” (Ở giữa): Được biết đến như hệ thống phản ứng của con người. Chịu trách nhiệm cho cảm xúc, tâm trạng, trí nhớ và hócmôn. Bộ não “Bò sát” (Già nua): hệ thống kiểm soát đối với các chức năng tồn tại cơ bản của con người như đói, thở, phản xạ hay bản năng tránh xa nguy hiểm. Để nâng cao doanh số, lòng trung thành và nhãn hiệu, bạn phải hiểu được “điểm nóng bò sát” của các khách hàng. Một thông điệp “vỏ não” chẳng hạn “Hãy mua sản phẩm của tôi vì nó rẻ hơn 20%” sẽ không mua được lòng trung thành người tiêu dùng. Có 7 nguyên tắc không thể bỏ qua về cách thức và lý do người tiêu dùng mua hàng: Bộ não già nua bị điều khiển bởi cảm xúc Càng khơi gợi được ở khách hàng nhiều cảm giác bằng sản phẩm/dịch vụ của mình, bạn càng hấp dẫn khách hàng và gây ảnh hưởng lên hành vi mua sắm của họ. Bộ não già nua quyết định dựa trên sự đánh đổi giữa cái lợi và sự mất mát Hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng lên tất cả hành vi và quyết định của con người là tìm kiếm sự thoả mãn và tránh xa mất mát. Theo Seth Godin, một chuyên gia market- ing nổi tiếng, những giao dịch mua sắm giá trị cao thường tạo ra sự mất mát mua sắm nhiều hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp cần bổ sung nhiều hơn lợi ích, niềm vui sướng và sự thoả mãn vào quy trình mua sắm. Lúc đó, họ đang thực sự tạo lập lại thước đo giá trị của khách hàng. Bộ não già nua bị ảnh hưởng mạnh bởi sự bắt đầu và sự kết thúc Các nghiên cứu đã khẳng định rằng sự bắt đầu và kết thúc của một sự kiện hay một trải nghiệm sẽ thay đổi nhận thức của chúng ta về toàn bộ trải nghiệm. Những ấn tượng ban đầu của sẽ trở thành bộ lọc cho cách thức chúng ta nhận thức những gì cần đi theo. Những trải nghiệm gần đây nhất sẽ để lại một ấn tượng cuối cùng với trọng lượng lớn hơn. Bộ não già nua chịu sự định hướng bởi thị giác và phản ứng nhanh chóng với các hình ảnh. 65% các thông điệp con người nhận được là thông qua các tin hiệu hình ảnh. Các công ty cần đẩy mạnh và đưa ra các thông điệp marketing của mình trên cơ sở hình ảnh, chẳng hạn như các thiết kế sản phẩm, hình ảnh trong quảng cáo, bao bì,... Bộ não già nua nhận thức “sự mất mát của việc mua sắm” theo nghĩa tương đối chứ không phải tuyệt đối. Sự mất mát lớn nhất đối với bộ não chính là giá, nhưng không phải với ý nghĩa tuyệt đối (bao nhiêu) mà là ý nghĩa tương đối: rẻ hay đắt, sản phẩm có “đáng đồng tiền” hay không? Bộnão“bòsát”chỉhiểu nhữnggìhữuhình,vật chấtvàcụthể Để kích thích được bộ não bò sát, các công ty phải sử dụng các lợi ích hữu hình, đó chính là những gì một khách hàng sẽ nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, ngửi thấy, sờ thấy. Sự kiểm soát của bộ não Già nua đối với hành vi mua sắm khác nhau tùy vào văn hóa. Fuma (Dịch từ Internet) Neuromarketing - Ảnh minh họa
  • 22. S Ứ C T R Ẻ 20 T “Một mình ở châu Âu” – khởi đầu cho hành trình nội tâm Một cuốn sách không chỉ về những ngày du ngoạn qua các thánh địa mơ ước, nó còn là một hành trình nội tâm xuyên suốt, dai dẳng và không thiếu những đau đớn để nhận ra rằng: “Nỗi sợ bất hạnh là nỗi sợ phí phạm nhất của đời người”. “ Một mình ở châu Âu” là điểm bắt đầu của một câu chuyện được tác giả Phan Việt kể trong hai cuốn sách tiếp theo thuộc bộ sách “Bất hạnh là một tài sản” (2013). Cô đã dành ra một tháng đi du lịch châu Âu, một mình, như là quãng lặng cần thiết cho cảm nhận và quyết định,“không quá khứ, không ràng buộc, và để hỏi những câu hỏi bước ngoặt về tình yêu và hôn nhân”. Ban đầu lướt qua các trang sách, có lẽ bạn đọc sẽ lầm tưởng nó chỉ mang tính giới thiệu về du lịch châu Âu, nhưng quả thực, song song với những chặng đường địa lý ấy còn có những con đường của tâm trạng. Thậm chí, cảm xúc trở thành góc nhìn chi phối mọi đánh giá cá nhân về châu Âu theo cách chủ quan nhất nhưng tuyệt đối không hề bị phiến diện. Tác giả bày tỏ quan điểm về Rome, Paris, Venice hay Florence… dưới con mắt của một con người tự tin và đầy sắc sảo. Đến với Rome, thành phố cổ kính này gợi cho Phan Việt cảm giác “…về một chàng công tử đỏm dáng nhưng lấc cấc, hư hỏng thuộc một dòng dõi quý tộc có lịch sử hàng ngàn năm. Tổ tiên của anh ta có thể danh giá và tạo ra nhiều kỳ tích nhưng đến anh ta thì hầu như tất cả văn hóa và sự lịch lãm đã biến mất, cái còn lại chỉ là tên họ và một số đồ gia bảo mà anh ta trưng hết ở phòng ngoài cho khách xem…”. Sự thật về hình ảnh của Rome được nhìn nhận một cách khắt khe ngẫu hứng, nhưng cũng rất táo bạo. Thú vị hơn, tác giả còn thẳng thắn bày tỏ những ý kiến cá nhân, những tranh luận của mình về vấn đề tôn giáo trên đất thánh – Vatican, hay cái nhìn đầy chiêm nghiệm về con người Đức khi “kinh ngạc vì cái cách mà người Đức dạy con. Họ kỷ luật và kỹ tính còn hơn người Mỹ. Được nuôi lớn lên trong sự bình tĩnh và kỷ luật tự nhiên như thế này, hy vọng những đứa trẻ sẽ có cơ hội giữ đươc sự bình tĩnh và kỷ luật trước những biến động và cám dỗ của cuộc sống người lớn sau này”. Xen kẽ trong hành trình của mình là những câu chuyện với những con người xung quanh tác giả tại mỗi điểm đến. Phan Việt dành tình cảm đặc biệt cho Paris, con người Paris – đất nước lãng mạn đủ để quyến rũ bất cứ những ai yêu cái Đẹp, nhất là đối với một tâm hồn đa cảm như Phan Việt khi ấy. Đắn đo, cuối cùng tác giả vẫn đặt chân đến Venice, và rồi là cả Florence. Rong ruổi trên chiếc xe đạp cùng đoàn người, sự giải phóng trong tâm hồn khiến tác giả phần nào cảm thấy tự do… “Một mình ở châu Âu” là cuốn hồi ký viết về những trải nghiệm của tác giả ở Ý, Đức và Pháp trong chuyến đi vào năm 2008. Những kiến thức văn hóa, lịch sử, tôn giáo, phong tục… ở mỗi nơi tác giả đến dù được đánh giá dưới góc nhìn và cảm quan của người trẻ tuổi nhưng rất sâu sắc. Dẫn dắt một cách khéo léo, tự nhiên và Phan Việt đã thành công khi khiến độc giả đồng cảm với mình trong cuộc hành trình đến với Châu Âu. Đối với bản thân Phan Việt, hành trình này giúp cô nhận ra: “Nỗi sợ bất hạnh là nỗi sợ phí phạm nhất của đời người”. Vì cuộc đời là những chuyến đi, cho nên đối với bất cứ ai, đặc biệt là những người trẻ, những chuyến đi là cách tốt nhất để cảm nhận cuộc sống và tích lũy trải nghiệm thực tế cho chính mình. Hà AnhTrần Không gian sách